1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xăng dầu dầu khí bạc liêu

89 511 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 665,36 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH THẠCH MỸ CHI PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XĂNG DẦU DẦU KHÍ BẠC LIÊU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kinh tế học Mã số ngành: 52310101 Tháng 12 - 2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH THẠCH MỸ CHI MSSV: 4113880 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XĂNG DẦU DẦU KHÍ BẠC LIÊU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kinh tế học Mã số ngành: 52310101 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN HUỲNH THỊ KIM UYÊN Tháng 12 – 2014 LỜI CẢM TẠ Trong suốt gần 4 năm học tại trường Đại Học Cần Thơ, em đã nhận được nhiều tình cảm cùng với sự chỉ dẫn tận tình đặc biệt là trong quá trình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức trong học tập và các kinh nghiệm trong cuộc sống từ các Thầy, Cô. Và chính bản thân em cũng đã học hỏi được rất nhiều điều từ sự chỉ dạy đó. Em xin phép gửi lời cảm ơn rất chân thành đến các Thầy, Cô thuộc Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh, đặc biệt nhất là cô Huỳnh Thị Kim Uyên là người đã chỉ dẫn và giúp đỡ em rất tận tình trong quá trình làm luận văn của mình, nhất là vào lúc em bị vấp phải một khó khăn lớn nhất mà từ trước đến giờ em chưa gặp phải trên chặn đường học tập của mình. Ngoài ra, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến công ty cổ phần Xăng dầu Dầu khí Bạc Liêu đã cho em thực tập trong suốt quá trình làm đề tài này. Và đặc biệt em cũng xin cảm ơn anh Trần Quân Bảo là người đã nhiệt tình chỉ dẫn và cung cấp số liệu để em hoàn thành bài luận văn của mình. Và cuối cùng em xin gửi đến quý Thầy, Cô trường Đại Học Cần Thơ Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Cô Huỳnh Thị Kim Uyên và các anh, chị thuộc bộ phận kế toán tài chính của công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Bạc Liêu lời chúc sức khỏe, luôn thành đạt trong công việc và cuộc sống. Cần thơ, ngày…. Tháng…. năm 2014 Người thực hiện (Ký và ghi rõ họ tên) Thạch Mỹ Chi i TRANG CAM KẾT Tôi xin cam đoan đề tài này là do chính tôi thực hiện, được hoàn thành dựa trên kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày…. Tháng…. năm 2014 Người thực hiện (Ký và ghi rõ họ tên) Thạch Mỹ Chi ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ Ngày…. Tháng….năm 2014 Thủ trưởng đơn vị (Ký tên và đóng dấu) iii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ Ngày…. Tháng….năm 2014 Giáo viên hướng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên) Huỳnh Thị Kim Uyên iv MỤC LỤC CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU............................................................................1 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.............................................................................1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................2 1.2.1 Mục tiêu chung ...................................................................................2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................2 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .........................................................................2 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU.........................................................................3 1.4.1 Phạm vi về không gian........................................................................3 1.4.2 Phạm vi về thời gian ...........................................................................3 1.4.3 Đối tượng nghiên cứu .........................................................................3 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ..........................................................................3 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......5 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN .....................................................................................5 2.1.1 Những vấn đề chung liên quan đến phân tích hoạt động kinh doanh ...5 2.1.1.1 Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh ..................................5 2.1.1.2 Đối tượng phân tích hoạt động kinh doanh ..................................5 2.1.1.3 Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh .............................5 2.1.1.4 Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh................................5 2.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh............................6 2.1.2.1 Doanh thu ....................................................................................6 2.1.2.2 Chi phí .........................................................................................6 2.1.2.3 Lợi nhuận.....................................................................................7 2.1.3 Lý thuyết về các chỉ số tài chính cơ bản đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh...................................................................................................7 2.1.3.1 Các hệ số hoạt động.....................................................................7 2.1.3.2 Các tỷ số về khả năng sinh lời......................................................8 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................................9 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu..............................................................9 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ............................................................9 CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XĂNG DẦU DẦU KHÍ BẠC LIÊU...........................................................................................11 3.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XĂNG DẦU DẦU KHÍ BẠC LIÊU .............................................................................................................11 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty ..................................11 3.1.2 Ngành nghề kinh doanh ....................................................................12 3.1.3 Bộ máy tổ chức của công ty..............................................................12 3.1.3.1 Cơ cấu tổ chức quản lý công ty .................................................12 3.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban ..................................13 v 3.2 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY....................................14 3.2.1 Thuận lợi ..........................................................................................14 3.2.2 Khó khăn ..........................................................................................15 3.3 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY.....................................16 3.4 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 .................................16 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XĂNG DẦU DẦU KHÍ BẠC LIÊU.............21 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014........................................................21 4.1.1 Phân tích chung về tình hình doanh thu của công ty qua các năm hoạt động ..........................................................................................................21 4.1.2 Phân tích doanh thu theo thành phần.................................................22 4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHI PHÍ CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 ................................................................27 4.2.1 Phân tích chung về tình hình chi phí của công ty qua các năm hoạt động ..........................................................................................................27 4.2.2 Phân tích chi phí theo thành phần .....................................................28 4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 ................................................................33 4.3.1 Phân tích chung về tình hình lợi nhuận của công ty qua các năm hoạt động ..........................................................................................................33 4.3.2 Phân tích lợi nhuận theo thành phần .................................................35 4.3.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận.................................41 4.4 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 ................................................................43 4.4.1 Các hệ số hoạt động..........................................................................43 4.4.2 Các hệ số sinh lời..............................................................................47 CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN XĂNG DẦU DẦU KHÍ BẠC LIÊU ...................................................................................................53 5.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN ĐỌNG TRONG CÔNG TY....................53 5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHO CÔNG TY............................................................................................54 5.2.1 Về chí phí .........................................................................................54 5.2.2 Về doanh thu ....................................................................................55 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................57 6.1 KẾT LUẬN.............................................................................................57 6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................58 vi 6.2.1 Đối với công ty .................................................................................58 6.2.2 Đối với chính quyền địa phương.......................................................58 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................60 PHỤ LỤC .....................................................................................................62 vii DANH SÁCH BẢNG Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2011-6T/ 2014..17 Bảng 3.2 Chênh lệch kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 20116T/2014………………………………………………………………………17 Bảng 4.1 Doanh thu theo thành phần của công ty từ năm 2011- 6T/2014…..23 Bảng 4.2 Chênh lệch doanh thu theo thành phần của công ty từ năm 20116T/2014………………………………………………………………………24 Bảng 4.3 Chi phí theo thành phần của công ty từ năm 2011-6T/2014………28 Bảng 4.4 Chênh lệch chi phí theo thành phần của công ty từ năm 20116T/2014………………………………………………………………………30 Bảng 4.5 Lợi nhuận theo thành phần của công ty từ năm 2011-6T/2014……36 Bảng 4.6 Chênh lệch lợi nhuận theo thành phần của công ty từ năm 20116T/2014……………………………………………………………………....37 Bảng 4.7 Số liệu phân tích sự chênh lệch lợi nhuận của công ty từ năm 2011 – 6T/2014………………………………………………………………………42 Bảng 4.8 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận…………………...43 Bảng 4.9 Các hệ số hoạt động của công ty từ năm 2011-6T/2014…………..44 Bảng 4.10 Các hệ số sinh lời của công ty từ năm 2011-6T/2014……………48 viii DANH SÁCH HÌNH Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức công ty………………………………………………12 Hình 4.1 Biểu đồ tình hình tổng doanh thu của công ty từ năm 20116T/2014............................................................................................................21 Hình 4.2 Biểu đồ tình hình tổng chi phí của công ty từ năm 2011-6T/2014...27 Hình 4.3 Biểu đồ các thành phần chi phí của công ty từ năm 2011-6T/2014..33 Hình 4.4 Biểu đồ tình hình lợi nhuận sau thuế của công ty từ năm 2016T/2014………………………………………………………………………34 Hình 4.5 Biểu đồ lợi nhuận theo thành phần của công ty từ năm 20116T/2014………………………………………………………………………40 ix DANH MỤC VIẾT TẮT CPBH: chi phí bán hàng CPQLDN: Chi phí quản lý doanh nghiệp DTBHVCCDV: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ DTHĐTC: Doanh thu hoạt động tài chính DTT: Doanh thu thuần GVHB: Giá vốn hàng bán HĐKD: Hoạt động kinh doanh HTK: Hàng tồn kho LNST: lợi nhuận sau thuế NNH: Nợ ngắn hạn NPT: Nợ phải trả TNV: Tổng nguồn vốn TSCĐ: Tài sản cố định TSDH: Tài sản dài hạn TSLĐ: Tài sản lưu động TSNH: tài sản ngắn hạn TTS: Tổng tài sản VCSH: Vốn chủ sở hữu ROA: Tỷ suất sinh lời trên tài sản ROE: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROS: Tỷ suất sinh lời trên doanh thu x CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp luôn ngày càng gay gắt. Mỗi doanh nghiệp đều muốn tồn tại và phát triển bắt buộc họ không ngừng gia tăng việc sản xuất kinh doanh của mình, luôn không ngừng vươn tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Khi Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2007, điều này đã tạo nên sự phát triển mới cho nền kinh tế của nước nhà, đồng thời giúp các doanh nghiệp trong nước có thể mở rộng ra thị trường nước ngoài, tạo nên mối quan hệ vững chắc giữa Việt Nam với nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh việc hội nhập, thì các doanh nghiệp Việt Nam phải chịu sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp khác trong và ngoài nước là điều không thể tránh khỏi. Để được đứng vững trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải kinh doanh có lợi nhuận, đồng thời giúp các doanh nghiệp tự hoàn thiện chính mình. Theo số liệu của tổng cục thống kê Việt Nam tính chung 6 tháng đầu năm 2014 cả nước có 37.315 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký 230.900 tỷ đồng, giảm 4,1% về số doanh nghiệp đăng ký thành lập và tăng 19,3% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2013 và có 33.454 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động và bị giải thể. Qua số liệu đó cho ta thấy việc gia nhập kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam đang ngày càng gặp khó khăn. Để được tồn tại và phát triển trên thương trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh tinh tế cũng như việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề rất quan trọng, giúp các doanh nghiệp có thể đánh giá được thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình như thế nào, có hiệu quả hay không và từ đó có thề đề ra các giải pháp nhằm hạn chế các rủi ro, phát huy thêm những điểm mạnh, sở trường của mình để từ đó tạo thêm nhiều điều kiện giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, tăng hiệu quả kinh doanh. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh giúp các doanh nghiệp biết được tình hình hoạt động kinh doanh của mình cũng như sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai thông qua các chỉ tiêu kinh tế như: doanh thu, chi phí, lợi nhuận, các chỉ số tài chính…. Dựa vào những chỉ tiêu đó, doanh nghiệp có thể đề ra các kế hoạch kinh doanh và dự đoán được doanh nghiệp kinh doanh có lợi nhuận hay không, khả năng sinh lời là bao nhiêu, để từ đó đưa ra các quyết định đầu tư, mở rộng kinh doanh cho doanh nghiệp trong tương lai. 1 Công ty cổ phần Xăng dầu Dầu khí Bạc Liêu là một doanh nghiệp nhà nước với chức năng kinh doanh thương mại nội địa và xuất nhập khẩu trực tiếp. Công ty luôn có những phương hướng hoạt động đúng đắn, không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh. Mạng lưới kinh doanh của công ty tương đối rộng, chính vì thế công ty luôn chú trọng trong việc điều hành quản lý hoạt động kinh doanh của công ty. Tính đến thời điểm hiện tại công ty có vốn điều lệ 21.550.000.000 đồng. Vì thế lợi nhuận luôn là nhiệm vụ hàng đầu của công ty, thông qua đó để công ty có thể tiếp tục hoạt động tốt hơn đòi hỏi cần phải có các chính sách quản lý phù hợp giúp công ty đạt được lợi nhuận tối đa, năng cao khả năng cạnh tranh và luôn tìm ra các giải pháp để giải quyết những vấn đề còn tồn đọng trong công ty. Nhận thấy tầm quan trọng trong việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, cho nên tác giả đã chọn “Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Xăng dầu Dầu khí Bạc Liêu” làm đề tài nghiên cứu. Thông qua đó có thể hiểu rõ hơn hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua như thế nào và từ đó đưa ra các giải pháp giúp cho công ty cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh của mình. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí Bạc Liêu từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm giúp công ty nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong thời gian tới. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể (1) Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014. (2) Phân tích các chỉ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014. (3) Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty trong thời gian tới. 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty như thế nào? Thông qua các chỉ tiêu tài chính, tình hình hoạt động kinh của công ty qua các năm như thế nào? Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới? 2 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Phạm vi về không gian Đề tài được thực hiện tại công ty cổ phần Xăng dầu Dầu khí Bạc Liêu. 1.4.2 Phạm vi về thời gian Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 8-11/2014. Số liệu được thu thập dùng trong nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014. 1.4.3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Xăng dầu Dầu khí Bạc Liêu. 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Có rất nhiều đề tài nghiên cứu về phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, nhưng trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả không thể trình bày hết các nghiên cứu trước đây, mà chỉ liệt kê một số đề tài nghiên cứu đặc biệt có liên quan đến đề tài mà tác giả đang thực hiện và sử dụng nó để làm tài liệu tham khảo cho đề tài của mình: Lai Nguyễn Bảo Ngọc, 2011 “Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh công ty cổ phần cơ khí điện máy Cần Thơ”. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là nhằm tìm hiểu, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Cơ khí Điện máy Cần Thơ từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2011. Từ đó đề ra giải pháp khắc phục những tồn tại và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho công ty. Kết hợp với phương pháp so sánh tương đối, tuyệt đối để đánh giá kết quả cho thấy doanh thu của công ty tăng qua mỗi năm từ đó kéo theo lợi nhuận của công ty cũng tăng lên qua các năm. Bên cạnh đó tác giả còn phân tích các chỉ số tài chính của công ty để đánh giá được hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty qua mỗi năm. Nguyễn Thị Phương Thảo, 2009 “Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty xăng dầu Vĩnh Long”. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty Xăng Dầu Vĩnh Long qua 3 năm từ năm 2006-2008 từ đó đánh giá đúng thực trạng hoạt động của công ty, từ đó đưa ra những biện pháp nhằm làm cho hoạt động của doanh nghiệp đạt được hiệu quả hơn. Đề tài này đã sử dụng phương pháp so sánh tương đối tuyệt đối và phương pháp thay thế liên hoàn. Kết quả cho thấy công ty quá trình hoạt động của công ty chưa được 3 khả quan, cụ thể là lợi nhuận của công ty bị giảm qua các năm, đồng thời các tỉ số tài chính của công ty chưa được tốt, chẳng hạn như các chỉ tiêu lợi nhuận bị giảm dần qua 3 năm hoạt động. Nguyễn Thị Trúc Giang, 2010 “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ Hoàng Hà”. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ. Bài nghiên cứu này nhằm phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty qua ba năm từ năm 2007 đến năm 2009, từ đó đề ra giải pháp nhằm giúp công ty haotj động kinh doanh được hiệu quả hơn. Đề tài này đã sử dụng phương pháp so sánh tương đối và tuyệt đối. Kết quả cho thấy trong 3 năm qua công ty hoạt động chưa đạt hiệu quả cao, cụ thể doanh thu giảm dần từ đó kéo theo lợi nhuận cũng giảm xuống, cụ thể: từ 81,40 triệu đồng năm 2007 lợi nhuận giảm còn 68,42 triệu đồng vào năm 2009. Về các chỉ số tài chính đều cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty chưa đạt, kết quả giảm dần từ năm 2007 đến 2009, ví dụ tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA): năm 2007 đạt 3,06% đến năm 2009 giảm còn 2,63%. 4 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Những vấn đề chung liên quan đến phân tích hoạt động kinh doanh 2.1.1.1 Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả của hoạt động kinh doanh, các nguồn tiềm năng cần khai thác ở doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. (Trịnh Văn Sơn, 2005.Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh. Đại học Huế). 2.1.1.2 Đối tượng phân tích hoạt động kinh doanh Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình và kết quả của hoạt động kinh doanh cùng với sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình và kết quả đó, được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế.( Bùi Văn Trịnh, 2010. Bài giảng phân tích hoạt động kinh doanh. Đại Học Cần Thơ). Kết quả của hoạt động kinh doanh mà ta nghiên cứu có thể là kết quả của từng giai đoạn riêng biệt như kết quả mua hàng, sản xuất, bán hàng…hay có thể là kết quả tổng hợp của quá trình kinh doanh, tài chính… 2.1.1.3 Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh - Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng. - Xác định các nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu và tìm nguyên nhân gây nên các mức độ ảnh hưởng đó. - Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng và khắc phục những tồn tại yếu kém. - Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã định. 2.1.1.4 Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh - Kiểm tra đánh giá thông qua các chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng - Giúp doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn khả năng, sức mạnh và hạn chế của doanh nghiệp. 5 - Giúp doanh nghiệp dự báo được những cơ hội cũng như những mối đe dọa có thể xảy ra trong tương lai. - Là công cụ trong việc thực hiện những chức năng quản trị có hiệu quả của doanh nghiệp. - Phát hiện khả năng tiềm tàng. 2.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh 2.1.2.1 Doanh thu Doanh thu là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp, phản ánh tình hình tiêu thụ hàng hóa trong kì của doanh nghiệp, và là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ số tiền thu được từ việc bán hàng hóa, sản phẩm, cung cấp dịch vụ và các khoản doanh thu khác. Doanh thu bao gồm: Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ là giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán ra trong kì. Doanh thu từ hoạt động tài chính là các khoản thu nhập mà doanh nghiệp có được từ các khoản tài chính như: góp vốn liên doanh, hoạt động đầu tư mua bán chứng khoán, thu tiền lãi, cho vay… Thu nhập khác là các khoản thu nhập mà doanh nghiệp có được hay không phải từ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình như: thanh lý tài sản cố định, thu tiền khoản nợ khó đòi, bảo hiểm, bồi thường. 2.1.2.2 Chi phí Chi phí là những khoản tiền mà doanh nghiệp bỏ ra để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chi phí bao gồm: - Giá vốn hàng bán: là số tiền mà doanh nghiệp bỏ ra để mua hàng hóa, phục vụ cho việc kinh doanh của doanh nghiệp hay là giá thực tế xuất kho của số sản phẩm, hàng hóa đã được xác định tiêu thụ. - Chi phí bán hàng: gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, đóng gói sản phẩm, bao bì tiền lương, các khoản trả cho nhân viên. - Chi phí quản lý doanh nghiệp: là những chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra cho những việc có liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty như chi phí nhân viên quản lý , chi phí vận chuyển, phí thiết bị văn phòng, công cụ, dụng cụ, khấu hao tài sản cố định… 6 2.1.2.3 Lợi nhuận Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra trong kỳ, đây là một chỉ tiêu mà hầu hét người sản xuất kinh doanh mong đợi. * Một số khái niệm lợi nhuận có liên quan: - Lợi nhuận gộp: là lợi nhuận thu được của công ty sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi các khoản giảm trừ như giảm giá hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu và trừ giá vốn hàng bán. - Lợi nhuận trước thuế: là lợi nhuận đạt được trong quá trình sản xuất kinh doanh. - Lợi nhuận sau thuế: là phần còn lại sau khi nôp thuế thu nhập doanh nghiệp cho ngân sách Nhà nước, lợi nhuận sau thuế dùng để trích lập các quỹ đối với các doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tùy theo lĩnh vực đầu tư khác nhau, lợi nhuận cũng được tạo ra từ nhiều hoạt động khác nhau: - Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: là lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thuần của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được tính toán dựa trên cơ sở lợi nhuận gộp từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp trong kỳ báo cáo. - Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: phản ánh hiệu quả của hoạt động tài chính doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy thu nhập hoạt động tài chính trừ đi các chi phí phát sinh từ hoạt động này. - Lợi nhuận khác: là những khoản lợi nhuận doanh nghiệp không dự tính trước hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra. Những khoản lợi nhuận khác có thể do chủ quan đơn vị hoặc do khách quan đưa tới. 2.1.3 Lý thuyết về các chỉ số tài chính cơ bản đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh 2.1.3.1 Các hệ số hoạt động Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Hệ số vòng quay hàng tồn kho thường được so sánh qua các năm để đánh giá năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm. Hệ số này lớn 7 hơn cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh và ngược lại, nếu hệ số này nhỏ thì tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp. Hệ số vòng quay hàng tồn kho (HTK) càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ động nhiều . Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu khoản mục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính có giá trị giảm qua các năm. Hệ số vòng quay HTK = (Giá vốn hàng bán)/(HTK bình quân) Vòng quay tổng tài sản dùng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài sản của công ty. Thông qua hệ số này chúng ta có thể biết được với mỗi một đồng tài sản có bao nhiêu đồng doanh thu được tạo ra. Hệ số vòng quay tổng tài sản (TTS) càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản của công ty vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả Vòng quay TTS = Doanh thu thuần/TTS bình quân Vòng quay tài sản lưu động (TSLĐ) phản ánh tốc độ luân chuyển tài sản nhanh hay chậm, và đánh giá khả năng sử dụng tài sản lưu động trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản lưu động tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Số vòng quay tài sản lưu động cao sẽ dẫn đến hiệu quả sử dụng tài sản cao. Vòng quay TSLĐ = Doanh thu thuần/Tổng TSLĐ bình quân Vòng quay tài sản cố định giúp đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp, cho thấy 1 đồng TSCĐ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ số này càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Vòng quay TSCĐ = Doanh thu thuần/TSCĐ bình quân 2.1.3.2 Các tỷ số về khả năng sinh lời Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA): Chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mà không cần quan tâm đến cấu trúc tài chính. Chỉ tiêu này cho biết công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một đồng tài sản. ROA = (Tổng LN sau thuế)/(Tổng tài sản) Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS): 8 Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất này càng cao thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng cao. ROS = LN sau thuế/Doanh thu thuần Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE): Cho biết cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số này phụ thuộc vào thời vụ kinh doanh. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào quy mô và mức độ rủi ro của công ty. ROE = (Lợi nhuận sau thuế)/(Vốn chủ sở hữu) 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp được thu thập từ các phòng ban của công ty cổ phần Xăng dầu Dầu khí Bạc Liêu. Ngoài ra tác giả còn tham khảo những tài liệu, thông tin từ sách báo, tạp chí chuyên ngành, các trang web khác có liên quan đến đề tài nghiên cứu. 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu - Đối với mục tiêu thứ nhất, tác giả sử dụng phương pháp so sánh tương đối, tuyệt đối để đối chiếu các chỉ tiêu nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014. - Đối với mục tiêu thứ hai, tác giả cũng sử dụng phương pháp phân tích các chỉ số tài chính nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014. - Đối với mục tiêu thứ ba, từ việc phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty thông qua mục tiêu 1 và 2 đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty trong thời gian tới. * Phương pháp so sánh So sánh là một phương pháp được sử dụng rộng rãi trong phân tích kinh doanh. Sử dụng phương pháp so sánh là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng một nội dung, một tính chất tương tự để xác định xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu đó. Phương pháp so sánh tuyệt đối: Là hiệu số của hai chỉ tiêu. Chỉ tiêu kỳ phân và chỉ tiêu kỳ gốc, chẳng hạn như so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa việc thực hiện kỳ này với việc thực hiện kỳ trước. 9  F = F1 – F0 Trong đó:  F: phần chênh lệch tăng thêm, giảm giữa hai kỳ F1: Trị số chỉ tiêu kỳ phân tích F0: Trị số chỉ tiêu kỳ gốc Số tuyệt đối là mức độ biểu hiện quy mô, khối lượng giá trị của một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian, địa điểm cụ thể. Nó có thể tính bằng thước đo hiện vật, giá trị, giờ công. Số tuyệt đối là cơ sở để tính các chỉ số khác. So sánh số tuyệt đối của các chỉ tiêu của kinh tế, giữa kỳ kế hoạch và thực tế, giữa những khoảng thời gian, không gian khác nhau. Để thấy được mức độ hoàn thành kế hoạch, quy mô phát triển của chỉ tiêu kinh tế nào đó. Phương pháp so sánh tương đối: Là tỉ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc để thể hiện mức độ hoàn thành kế hoạch hoặc tỉ lệ của các số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.  F = (F1/F0)*100 - 100 Trong đó:  F: phần trăm gia tăng của chỉ tiêu phân tích F1: Trị số chỉ tiêu kỳ phân tích F0: Trị số chỉ tiêu kỳ gốc * Phương pháp liên hệ cân đối Trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hình thành nhiều mối liên hệ cân đối. Cân đối là sự cân bằng về lượng giữa hai mặt, giữa các yếu tố của quá trình kinh doanh. Phương pháp liên hệ cân đối được sử dụng nhiều trong công tác lập và xây dựng kế hoạch và ngay cả trong công tác hạch toán để nghiên cứu các mối liên hệ về lượng của các yếu tố và quá trình kinh doanh. Trên cơ sở đó có thể xác định ảnh hưởng của các nhân tố. Giả sử có chỉ tiêu: A = a + b – c Đối tượng phân tích: A  A1  A0 Ảnh hưởng của nhân tố a: = (a1 – a0) Ảnh hưởng của nhân tố b: = (b1 – b0) Ảnh hưởng của nhân tố c: = - (c1 – c0) 10 CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XĂNG DẦU DẦU KHÍ BẠC LIÊU 3.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XĂNG DẦU DẦU KHÍ BẠC LIÊU 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Đầu năm 1997 do tình hình phân chia tách tỉnh Minh Hải được tách ra làm hai tỉnh: tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu. Được sự chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh Minh Hải Công ty Thương Nghiệp Minh Hải chuyển giao toàn bộ về tỉnh Bạc Liêu đổi tên là: Công ty Thương Nghiệp Bạc Liêu. Trụ sở chính đặt tại 121 Phan Ngọc Hiển, phường 3, thị xã Bạc Liêu. Điện thoại: 824163 – 824164 – 824165; Fax: 821879 Có tài khoản: - Ngân hàng Công thương Bạc Liêu số: 102010000331027 - Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Bạc Liêu số: 011.100.005951.5 - Vốn điều lệ: 21.550.000.000 Đầu năm 2004 Công ty Thương Nghiệp Bạc Liêu theo quyết định cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước của UBND tỉnh Bạc Liêu chuyển đổi thành Công ty CP Thương nghiệp Bạc Liêu với 51% vốn nhà nước nắm giữ, 49% vốn do cổ đông đóng góp. Cơ cấu tổ chức quản lý hiện nay của công ty đứng đầu là hội đồng quản trị định ra phương hướng hoạt động của công ty bằng các Nghị quyết Hội đồng quản trị, Ban giám đốc sẽ thực thi các Nghị quyết trên bằng cách điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty theo phương hướng đã được Hội đồng quản trị quyết định. Tuy quy mô kinh doanh tương đối rộng nhưng với bộ máy gọn nhẹ vẫn đảm bảo năng suất cao, phân công công tác đúng chuyên môn giúp cho mọi hoạt động kinh doanh của công ty được vận hành tốt, mặc dù vẫn còn gặp một ít khó khăn trong vấn đề phân cấp quyền quản lý và thực hiện nhiệm vụ. Ngoài các cửa hàng trực thuộc công ty còn hai chi nhánh chính thức tại TP. Hồ Chí Minh và TP. Cà Mau; chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh chủ yếu khai thác và cung cấp các nguồn hàng đầu vào cho công ty, chi nhánh tại Cà Mau chịu trách nhiệm bán ra và quản lý toàn bộ các đơn vị trực thuộc công ty tại địa bàn tỉnh Cà Mau. 11 Tháng 6 năm 2012, tại Đại Hội cổ đông, Đại hội thồng nhất đổi tên công ty thành Công ty CP Xăng dầu Dầu khí Bạc Liêu và chuyển trụ sở về số 89, Hai Bà Trưng, Phường 3, TP. Bạc Liêu. 3.1.2 Ngành nghề kinh doanh Công ty cổ phần Xăng dầu Dầu khí Bạc Liêu chuyên kinh doanh theo lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Trong đó: - Lĩnh vực thương mại: kinh doanh các loại xăng dầu, bách hóa, vật liệu xây dựng và kim khí điện máy. - Dịch vụ: kinh doanh nhà hàng khách sạn. 3.1.3 Bộ máy tổ chức của công ty 3.1.3.1 Cơ cấu tổ chức quản lý công ty Cơ cấu quản lý nhân sự của công ty có cơ cấu quản lý gọn nhẹ, trong đó tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công nhân viên rất cao.Tận dụng hết năng lực và điều quan trọng là công ty bố trí nhân viên phù hợp với năng lực, trình độ của từng người. Hiện nay tổng số lao động của công ty là 168 người trong đó có 51 nữ, còn lại là nam. Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: đại học 17, trung cấp 34, sơ cấp 6, công nhân kỹ thuật 33. Về trình độ chính trị: cao cấp 1, trung cấp 9, sơ cấp 12. Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Ban giám đốc Phòng kinh tế TH Phòng kế toán TC Các đơn vị trực thuộc Nguồn: Phòng Kế toán tài chính Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức của công ty 12 3.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban * Hội đồng quản trị và ban giám đốc: - Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh dài hạn, ngắn hạn, dự án đầu tư, phương án lieeb doanh, đề án tổ chức quản lý của công ty, quy hoạch đào tạo lao động, phương án phối hợp kinh doanh của các đơn vị trực thuộc. - Ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế đã ký với các đối tác, chỉ đạo xây dựng và phê duyệt các định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá tiền lương phù hợp với các quy định nhà nước. - Quyết định phương thức kinh doanh khung giá hoặc giá mua, giá bán hàng hóa và dịch vụ phù hợp với những quy định của nhà nước và thị trường. - Kiểm tra các đơn vị trực thuộc việc thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật, phương thức kinh doanh, tài sản, hàng hóa tiền vốn của công ty. - Là chủ tài khoản, là người duy nhất ký các phiếu tài chính trong công ty. Khi giám đốc đi vắng ủy quyền cho một phó giám đốc ký thay. * Phòng Kinh tế tổng hợp: Bộ phận kinh doanh: Là tham mưu chủ đạo cho ban giám đốc và Hội đồng quản trị về công tác kinh doanh trong đơn vị. Từ đầu năm phải xây dựng kế hoạch kinh doanh mua vào – bán ra và tồn kho hợp lý để đảm bảo hàng hóa kinh doanh và phục vụ theo chức năng kinh doanh của công ty. Khai thác các nguồn hàng và tạo ra những kênh phân phối hợp lý để tiêu thụ hàng hóa đã khai thác, sử dụng hình thức bán hàng không qua kho để tăng nhanh vòng quay hàng tồn kho. Bộ phận tổ chức lao động tiền lương: Có chức năng tham mưu, giúp việc cho giám đốc điều hành, quản lý lĩnh vực tổ chức cán bộ, lao động tiền lương và quản lý hành chính. Làm tham mưu cho giám đốc xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ công nhân lao động. Lập sổ theo dõi nắm vững biến động tăng, giảm số lượng, chất lượng lao động, thời gian lao động, đề xuất việc tổ chức bộ máy quản lý, mạng lưới kinh doanh, phân công và sử dụng lao động hợp lý. 13 Trưởng phòng tổ chức hành chính chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc, có trách nhiệm quản lý điều hành mọi hoạt động thuộc chức năng nhiệm vụ của phòng. * Kế toán tài chính: - Mở sổ theo dõi, theo dõi chính xác toàn bộ tài sản tiền vốn công ty, quản lý và sử dụng theo đúng quy định của chế độ hoạch toán kế toán, thống kê hiện hành, phản ánh kịp thời tình hình sử dụng, biến động tài sản, vốn. + Ghi chép đầy đủ chứng từ ban đầu + Cập nhật sổ sách kế toán. + Kế toán phải phản ánh đầy đủ trung thực, chính xác, khách quan. - Định kỳ hàng quý và khi kết thúc năm tài chính kế toán trưởng phải tổ chức kiểm kê toàn bộ tài sản và vốn hiện có, xác định chính xác số tài sản thừa, thiếu, tài sản ứ đọng, mất phẩm chất, nguyên nhân để xử lý trách nhiệm, đồng thời làm căn cứ lập báo cáo tài chính công ty. - Trưởng phòng kinh doanh chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật việc quản lý điều hành các hoạt động kinh doanh. * Các đơn vị trực thuộc: - Chủ động kế hoạch đặt và nhận hàng của công ty, tổ chức đẩy mạnh bán buôn và bán lẻ theo phương thức kinh doanh của công ty và kế hoạch hàng tự danh của cơ sở phải được giám đốc phê duyệt. - Tổ chức quản lý lao động, quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn công ty, vốn tự doanh, tài sản, công cụ công ty. - Có trách nhiệm ghi chép, phản ánh đầy đủ trung thực chính xác các hoạt động kinh tế phát sinh. Hoạch toán đúng đủ, không được bỏ sót bất cứ thương vụ, mặt hàng nào. Tự cân đối thu – chi (theo định mức) hoạt động tự doanh và làm tròn nghĩa vụ thuế theo luật định. - Các đồng chí cấp trưởng chịu trách nhiệm trước giám đốc và phương luật việc quản lý điều hành cán bộ - công nhân lao động thuộc đơn vị. 3.2 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY 3.2.1 Thuận lợi Công ty có mạng lưới kinh doanh tương đối rộng, đặc biệt là các cửa hàng được trải rộng và tương đối ổn định tạo điều kiện thuận lợi trong việc mua bán, lưu thông hàng hóa. 14 Công ty đã được thành lập khá lâu, tạo được nhiều mối quan hệ lâu năm với các đối tác của công ty, giữ chân được nhiều khách hàng. Đội ngũ mậu dịch viên có nhiều kinh nghiệm trong việc mua, bán. Từ khi thành lập đến nay, công ty luôn đảm bảo được đời sống của mỗi cán bộ công nhân viên thật đầy đủ, đúng kỳ và đúng chế độ. Có nhiều kho lưu trữ hàng, bảo đảm không thiếu hụt hàng hóa trong những trường hợp hàng hóa trên thị trường khan hiếm. Trụ sở chính của công ty nằm tại trung tâm thành phố, thuận lợi trong việc tìm kiếm của khách hàng để dễ dàng trao đổi, đặt hàng mua bán. Các cán bộ, công nhân viên có nhiều kinh nghiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, năng động, nhạy bén với tình hình kinh tế thị trường, đồng thời được trang bị các thiết bị làm việc đầy đủ, giúp họ thực hiện tốt vai trò cung cấp và phản ánh chính xác, kịp thời những thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy quy mô kinh doanh của công ty tương đối rộng nhưng với bộ máy gọn nhẹ vẫn đảm bảo năng suất cao, phân công công tác đúng với chuyên môn giúp cho mọi hoạt động kinh doanh của công ty được vận hành tốt và thuận lợi. 3.2.2 Khó khăn Sự cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành là rất lớn làm cho giá mua bán có sự biến động mạnh, ảnh hưởng đến việc mua bán của công ty, đòi hỏi công ty có những biện pháp đổi mới kinh doanh để có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường. Nguồn vốn kinh doanh chủ yếu là vốn vay làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty, việc thu các khoản nợ dây dưa, khó đòi, tiến chuyển chậm, khả năng giảm nợ không đáng kể. Giá đầu vào của xăng dầu có lúc tăng lên gần bằng hoặc vượt giá trần quy định, do ảnh hưởng của các chi phí đầu vào, đặc biệt là chi phí vận chuyển và thông qua nhiều đầu mối làm cho việc kinh doanh của công ty kém hiệu quả. Sự biến động của nền kinh tế Việt Nam nói chung, của tỉnh nhà nói riêng, cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc mua bán hàng hóa của công ty, đặc biệt ảnh hưởng về giá cả. 15 3.3 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY Đa số vốn của công ty chủ yếu do chi phối của nhà nước, nên công ty luôn đặt nhiệm vụ hàng đầu là phải góp phần bình ổn giá cả thị trường Bạc Liêu đặc biệt là lĩnh vực xăng dầu. Nhờ vào đó, trong thời gian qua công ty cổ phần Xăng dầu Dầu khí Bạc Liêu đã thực sự tạo được sự tín nhiệm của khách hàng trong và ngoài tỉnh. Công ty chuyên kinh doanh trên nhiều lĩnh vực nên việc uy tín, chất lượng là vấn đề rất quan trọng và luôn được quan tâm. Tiếp tục củng cố mối quan hệ với khách hàng truyền thống và từng bước mở rộng thị trường mới, lôi kéo được nhiều khách hàng mới. Hằng năm công ty hoạt động luôn đặt ra các mục tiêu phát triển trong lĩnh vực kinh doanh. Theo báo cáo từ phòng kế toán tài chính cho biết, tính hết năm 2014 công ty đặt ra các mục tiêu cụ thể như sau: đối với kinh doanh xăng dầu đạt 65%, bách hóa đạt 13% và vật liệu xây dựng ở mục tiêu đạt 22%. Duy trì mối quan hệ nội bộ, đặc biệt trong việc trao đổi thông tin thường xuyên giữa các bộ phận nghiệp vụ trong văn phòng của công ty với các đơn vị trực thuộc. 3.4 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 Đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của nhiều đối thủ trong và ngoài tỉnh. Công ty luôn cố gắng khắc phục những khó khăn và tìm ra nhiều các phương hướng nhằm giúp công ty ngày càng kinh doanh có hiệu quả hơn và có thể đứng vững trên thị trường. Qua những năm hoạt động gần đây, cho thấy công ty kinh doanh thực sự chưa đạt được hiệu quả cao mặc dù công ty đã có nhiều cố gắng trong kinh doanh, để thấy được về tình hình hoạt động của công ty qua các năm hoạt động dưới đây là một số chỉ tiêu có liên quan nhiều nhất đến việc đánh giá về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014: 16 Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2011-6T/ 2014 Đơn vị tính: 1000 VNĐ Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T/2013 6T/2014 Doanh thu 1.208.571.496 1.181.815.223 1.147.873.269 583.839.396 628.130.511 Chi phí 1.200.621.646 1.175.634.766 1.141.360.242 580.864.367 626.513.917 LNTT 7.949.849 6.180.456 6.513.027 2.975.028 1.616.594 Thuế TNDN 1.345.939 1.525.899 1.644.859 745.982 355.651 LNST 6.603.910 4.654.557 4.868.168 2.229.046 1.260.943 Nguồn: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2011-6T/2014 Từ số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ta có thể thấy được sự tăng giảm về các chỉ tiêu trên thông qua bảng chênh lệch kết quả hoạt động kinh doanh của công ty dưới đây: Bảng 3.2 Chênh lệch kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 20116T/2014 Chỉ tiêu Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Giá trị (1000 VNĐ) % Giá trị (1000 VNĐ) Doanh thu (26.756.273) (2,21) Chi phí (24.986.880) LNTT Chênh lệch 6T/20136T/2014 % Giá trị (1000 VNĐ) % (33.941.954) (2,87) 44.291.115 7,59 (2,08) (34.274.524) (2,92) 45.649.550 7,86 (1.769.393) (22,26) 332.571 5,38 (1.358.434) (45,66) Thuế TNDN 179.960 13,37 118.960 7,8 (390.331) 52,32 LNST (1.949.353) (29,52) 213.611 4,59 (968.103) (43,43) Nguồn: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2011-6T/2014 Qua số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2011- 6 tháng đầu năm 2014 ta thấy công ty kinh doanh chưa đạt hiệu quả cao, có sự biến động không đều. Xét về mặt doanh thu, qua các năm hoạt động cho thấy tính từ năm 2011 đến năm 2013 thì doanh thu của công ty có chiều hướng giảm dần, nhưng đến 6 tháng đầu năm 2014 thì lại tăng lên so với cùng kỳ năm 2013. Cụ thể, năm 2011 doanh thu của công ty đạt 1.208.571.496 nghìn 17 đồng, nhưng khi bước sang năm 2012 thì doanh thu giảm còn 1.181.815.223 nghìn đồng với giá trị giảm 26.756.273 nghìn đồng, tương đương vơi tỷ lệ giảm gần 2,21%, bước sang năm 2013 thì doanh thu giảm còn 1.147.873.269 nghìn đồng và giảm ở mức 33.941.954, tương đương với tỷ lệ giảm 2,87% so với năm 2012. Tình hình hoạt động của công ty trong 3 năm vừa qua chưa thật sự mang lại hiệu quả về doanh thu, công ty này kinh doanh với nhiều ngành nghề, trong đó chiếm nhiều nhất là xăng dầu nên việc doanh thu giảm là do những tháng cuối năm 2012 và những tháng đầu năm 2013 vừa qua chính phủ dùng “mệnh lệnh hành chính” yêu cầu không tăng giá một số mặt hàng thiết yếu, nhất là giá xăng dầu trong khi đó công ty kiếm được nhiều doanh thu chủ yếu nhờ vào mặt hàng xăng dầu, dựa trên sự bình ổn giá đó đã làm cho doanh thu của công ty không được tăng lên. Mặt khác tình hình kinh tế thế giới tính đến năm 2013 vẫn còn nhiều bất ổn và biến động phức tạp, tạo nên nhiều yếu tố không thuận lợi làm ảnh hưởng đến nền kinh tế - xã hội trong nước, khiến cho nước ta gặp nhiều khó khăn, có nhiều bất cập chưa được giải quyết gây áp lực lớn cho việc sản xuất kinh doanh, phần lớn nhất là có nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể. Trong hoàn cảnh đó thì công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Bạc Liêu cũng khó tránh khỏi làm cho tình hình kinh doanh của công ty cũng gặp không ít khó khăn nhất là năm 2013, chính vì thế đã làm cho doanh thu của công ty ngày càng bị giảm xuống. Trong 3 năm hoạt động vừa qua cho thấy doanh thu của công ty giảm dần liên tục, nhưng khi tính đến trong nửa năm đầu của năm 2014 thì lại có bước phục hồi so với cùng kỳ năm 2013, cụ thể vào 6 tháng đầu năm 2013 doanh thu công ty chỉ đạt 583.839.396 nghìn đồng, nhưng tính vào tháng 6 năm nay thì doanh thu công ty có sự chuyển biến tích cực, đạt được ở mức 628.130.511. Xét về giá trị chênh lệch cùng kỳ nửa năm đầu của năm 2013 và 2014 thì đạt 44.291.115 nghìn đồng, tương đương với tỷ lệ tăng 7,59%. Nguyên nhân tăng ở đây là do trong nửa năm đầu của năm 2014 tình hình kinh tế Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực hơn, tình hình lạm phát được kiềm chế ở mức thấp, nền kinh tế vĩ mô tương đối ổn định hơn so với những năm trước, theo báo cáo của tổng cục thống kê tình hình về chỉ số giá tiêu dùng trong 6 tháng đầu năm nay thì có một số mặt hàng có xu hướng tăng lên, trong đó có vật liệu xây dựng, hàng thực phẩm, du lịch,… qua đó cho thấy công ty có sự tác động tích cực trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, cũng như việc tăng giá tiêu dùng tại một số mặt hàng của cả nước nói chung nên khả năng tác động đến việc tăng giá tại những mặt hàng đó mà công ty đang kinh doanh là điều không thể tránh khỏi, điển hình như tăng giá tiêu dùng tại mặt hàng vật liệu xây dựng, theo báo cáo của Bộ tài chính thì chỉ số giá tiêu dùng trong 6 tháng đầu năm 2014 này đã tăng lên 4,77% so với cùng kỳ năm trước. Do công ty 18 này ngoài việc kinh doanh xăng dầu ra thì công ty còn kinh doanh về vật liệu xây dựng, nhà hàng khách sạn, bách hóa,… cho nên trong 6 tháng đầu năm này doanh thu mang lại cho công ty cũng tăng lên khá cao, mặt khác công ty chủ yếu là vốn của nhà nước nên công ty luôn ảnh hưởng theo sự thay đổi nền kinh tế nước nhà. Từ số liệu trên cho ta thấy, chi phí của công ty qua các năm có sự biến động không đều. Chi phí giảm từ năm 2011 đến năm 2013, nhưng khi bước sang tháng 6 năm 2014 thì chi phí tăng lên so với cùng kỳ năm 2014. Tính từ năm 2011 đến năm 2013 chi phí giảm từ 1.200.621.646 nghìn đồng năm 2011 xuống còn 1.175.634.766 năm 2012 và 1.141.360.242 năm 2013. Tuy nhiên xét về cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2013 và 2014 thì chi phí của công ty tăng lên, cụ thể tăng từ 580.864.367 nghìn đồng lên 626.513.917. Sở dĩ việc tăng, giảm của chi phí chủ yếu dựa trên giá vốn hàng bán, vì chỉ tiêu này là phần quyết định lớn nhất về chi phí trong hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, mặt khác giá vốn hàng bán phụ thuộc vào số lượng hàng hóa bán ra. Trong 3 năm qua chi phí của công ty giảm dần, điều này chứng tỏ số lượng bán ra của công ty bị giảm sút, chẳng hạn như mặt hàng xăng dầu trong năm 2011 công ty bán được là 43.012 m3 khi đến sang năm 2013 thì lượng xăng dầu bán ra được giảm còn 36.447 m3, chứng tỏ chi phí đầu vào của công ty bị giảm. Mặt khác, cũng có thể nói công ty có chính sách tiết kiệm hơn về chi phí, đây là một dấu hiệu tốt. Nói về mức chênh lệch tổng chi phí của công ty thì con số thể hiện rõ ở đây là mức chênh lệch giữa năm 2012 so với năm 2011 là giảm 2,08% và giữa năm 2013 so với năm 2012 là giảm ở mức 2,92%. Xét về 6 tháng đầu năm 2014 so với năm 2013 chênh lệch của chi phí này là tăng ở mức 7,86%, chứng tỏ việc kinh doanh của công ty có sự tiến triển vì số lượng hàng hóa bán cũng tăng lên so với cùng kỳ năm ngoái, vì vậy để đảm bảo số lượng bán ra, công ty phải bỏ ra nhiều chi phí trong việc tạo ra nhiều sản phẩm. Lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu trong việc hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, đối với công ty cổ phần Xăng dầu Dầu khí Bạc Liêu cũng vậy, lợi nhuận chính là yếu tố sống còn của công ty. Đối với lợi nhuận trước thuế của công ty thì kết quả cho thấy lợi nhuận này bị giảm vào năm 2012 so với năm 2011 và giảm từ 7.949.849 nghìn đồng xuống còn 6.180.456 nghìn đồng, tương ứng với mức giảm 1.769.393 nghìn đồng. Tuy con số lợi nhuận trước thuế này giảm đi nhưng khi tính đến thuế thu nhập doanh nghiệp thì kết quả cho thấy công ty vẫn phải đóng thuế ở năm 2012 cao hơn so với năm 2011, nguyên nhân ở đây chủ yếu là do doanh thu mang lại cho công ty bị giảm xuống kéo theo lợi nhuận của công ty cũng bị giảm trong khi đó công ty vẫn 19 phải đóng thuế cho nhà nước với mức thuế suất ở đây là 25%, mặt khác thuế thu nhập doanh nghiệp mà công ty phải nộp chịu sự tác động từ các khoản thu nhập tính thuế trong đó có thu nhập khác vì trong năm 2012 này thu nhập khác của công ty chủ yếu là từ việc thanh lý tài sản tăng lên khá cao, cụ thể tăng từ 449.609 nghìn đồng lên đến 1.082.842 nghìn đồng, chính vì những nguyên nhân đó dẫn đến thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty tăng lên từ đó làm cho khoản phải nộp này của công ty không thể giảm được trong năm 2012 này. Sau khi loại trừ thuế thu nhập doanh nghiệp mà công ty phải nộp, kết quả cuối cùng mà công ty đang mong đợi đó chính là lợi nhuận sau thuế. Dựa vào số liệu bảng 3.1 cho ta thấy lợi nhuận của công ty qua các năm có sự biến động không đồng đều. Cụ thể, từ năm 2011 đến năm 2012 lợi nhuận sau thuế của công ty giảm xuống ở mức 1.949.353 nghìn đồng, tương đương với tỷ lệ giảm 29,52% nhưng khi đến sang năm 2013 thì lợi nhuận tăng so với năm 2012, cụ thể từ 4.654.577 nghìn đồng năm 2012 tăng lên 4.868.168 nghìn đồng năm 2013, qua đó cho thấy con số chênh lệch của 2 năm này 213.611, tương đương với tỷ lệ 4,59%. Nhưng khi so về tháng 6 năm 2013 với năm 2014 thì lợi nhuận của công ty giảm ở mức tuyệt đối là 968.103 nghìn đồng với tỷ lệ giảm 43,43%. Việc giảm doanh thu của công ty vào năm 2012 này là do doanh thu của công ty trong năm này giảm bởi sự tác động của nền kinh tế trong nước. Nhưng khi đến năm 2013 lợi nhuận sau thế của công ty tăng ngược trở lại, nhưng ở mức tăng không đáng kể, lý do là chi phí của công ty giảm nhiều hơn so với doanh thu, đây là một kết quả tốt mà công ty đang mong muốn, điều này chứng tỏ công ty có sự cố gắng nhiều trong việc quản lý, kiểm soát về chi phí. Tuy nhiên lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm 2014 giảm mạnh, nguyên nhân là do tốc độ gia tăng của chi phí cao hơn tốc độ gia tăng của doanh thu, cụ thể tốc độ gia tăng của doanh thu chỉ ở mức 7,6%, trong khi đó chi phí gia tăng lên ở mức 7,9% so với cùng kỳ, chính vì thế việc chi phí tăng cao hơn doanh thu làm cho lợi nhuận của công ty bị giảm trong giai đoạn này. Để hiểu rõ hơn nhiều về sự biến động của doanh thu, chi phí, lợi nhuận sẽ được phân tích cụ thể trong các phần sau. 20 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XĂNG DẦU DẦU KHÍ BẠC LIÊU 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 4.1.1 Phân tích chung về tình hình doanh thu của công ty qua các năm hoạt động Qua 3 năm rưỡi hoạt động kinh doanh cho thấy nhìn chung doanh thu mà công ty đạt được chưa thực sự có hiệu quả cao, điều đó được thể hiện rõ qua biểu đồ dưới đây, khái quát chung về tổng doanh thu của công ty: 1400000000 1200000000 Nghìn đồng 1000000000 800000000 Doanh thu 600000000 400000000 200000000 0 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T/2013 6T/2014 Năm Nguồn: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2011- 6T/2014 Hình 4.1 Biểu đồ tình hình tổng doanh thu của công ty từ năm 20116T/2014 Qua biểu đồ trên cho ta thấy tổng doanh thu của công ty bị giảm dần qua ba năm hoạt động, giảm từ năm 2011 đến năm 2013, cụ thể trong năm 2011 tổng doanh thu của công ty này đạt được 1.208.571.496 nghìn đồng, nhưng khi sang đến năm 2012 và năm 2013 thì doanh thu của công ty này giảm dần, chẳng hạn năm 2012 doanh thu chỉ còn 1.181.815.223 nghìn đồng, năm 2013 là 1.147.873.269 nghìn đồng. Xét về mặt chênh lệch của năm 2012 và 2011 thì doanh thu của công ty bị giảm đi 26.756.273 nghìn đồng, chiếm tỷ lệ 2,21% và giảm đi 33.941.954 nghìn đồng, tương đương với tỷ lệ 2,87% giữa năm 2013 so với năm 2012. Nguyên nhân giảm ở đây chủ yếu là do doanh thu thuần về bán hàng bị giảm mạnh qua ba năm hoạt động, chứng tỏ trong những 21 năm qua khối lượng hàng hóa bán ra của công ty bị giảm mạnh, đồng thời trong thời gian này công ty còn phải chịu ảnh hưởng của nền kinh tế trong nước, do công ty chuyên kinh doanh nhiều lĩnh vực như: xăng dầu, vật liệu xây dựng, bách hóa,… trong năm 2012 thị trường bất động sản bị trì trệ nên đã kéo theo sự sa sút của các công ty có kinh doanh vật liệu xây dựng, chính vì vậy mà công ty cổ phần Xăng dầu Dầu khí Bạc Liêu muốn tránh khỏi là không thể được. Mặt khác, theo báo cáo của bộ tài chính trong năm 2013 tổng cầu giảm, sức mua yếu, điều đó chứng tỏ nhu cầu tiêu thụ của thị trường bị giảm mạnh, điều này đã làm ảnh hưởng tình hình doanh thu của công ty bị giảm nhiều qua các năm. Tuy nhiên khi xét vào nửa năm đầu của năm 2014 thì doanh thu này có sự chuyển biến tích cực, doanh thu của công ty tăng lên so với cùng kỳ năm trước, và con số tăng lên được là 44.291.115 nghìn đồng, tương đương với tỷ lệ tăng 7,59%. Doanh thu tăng trong kỳ này chủ yếu là do công ty thu được từ hoạt động tài chính, đặc biệt là tiền lãi ngân hàng. Việc gia tăng doanh thu đã chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có bước tiển triển mới. 4.1.2 Phân tích doanh thu theo thành phần Doanh thu của công ty cổ phần Xăng dầu Dầu khí Bạc Liêu bao gồm: doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ (DTTBHVCCDV), doanh thu từ hoạt động tài chính (DTHĐTC), các khoản thu nhập khác. Để thấy rõ sự biến động của các doanh thu qua các năm biểu đồ bên dưới sẽ cho thấy rõ về điều đó: 22 23 Tổng Thu nhập khác 1.181.815.223 1.082.842 2.651.995 1.178.080.386 Năm 2012 1.147.873.269 4.968.889 - 1.142.904.380 Năm 2013 583.839.396 1.524.751 - 582.314.645 6T/2013 628.130.511 3.620.022 119.425 624.391.064 6T/2014 Đơn vị tính: 1000 VNĐ Nguồn: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2011-6T/2014 1.208.571.496 449.609 3.433.671 1.204.688.216 Doanh thu thuần bán hàng và cung cáp dịch vụ Doanh thu từ hoạt động tài chính Năm 2011 Chỉ tiêu Bảng 4.1 Doanh thu theo thành phần của công ty từ năm 2011-6T/2014 Bảng 4.2 Chênh lệch doanh thu theo thành phần của công ty từ năm 20116T/2014 Chỉ tiêu Chênh lệch năm 2012/2011 Giá trị (1000 VNĐ) DTTBHVCCDV DTHĐTC Thu nhập khác Tổng Chênh lệch năm 2013/2012 % Giá trị (1000 VNĐ) Chênh lệch 6T/20146T/2013 % Giá trị (1000 VNĐ) % (26.607.830) (2,21) (35.176.006) (2,99) 42.076.419 7,23 (781.676) (22,77) (2.651.995) (100) 119.425 - 633.233 140,84 3.886.047 358,87 2.095.271 137,42 (26.756.273) (2,21) (33.941.954) (2,87) 44.291.115 7,59 Nguồn: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2011-6T/2014 Doanh thu thuần từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ, bao gồm nhiều doanh thu từ hoạt động kinh doanh xăng dầu, cửa hàng bách hóa, vật liệu xây dựng,… Trong năm 2011 doanh thu này đạt 1.204.688.216 nghìn đồng, nhưng đến năm 2012 thì doanh thu này giảm 1.178.080.386, qua số liệu trên cho ta thấy doanh thu của công ty bị giảm xuống ở mức 26.607.830, tương đương với tỷ lệ 2,21%. Nguyên nhân việc giảm doanh thu này là do công ty phải chịu ảnh hưởng từ nền kinh tế nước nhà còn nhiều khó khăn, nhu cầu xăng dầu bị sụt giảm, chính sách kinh doanh xăng dầu chưa được vận hành đầy đủ theo nghị định 84/2009/NĐ-CP dẫn đến hàng loạt công ty kinh doanh xăng dầu trong nước gặp nhiều khó khăn, làm doanh thu bị giảm và điều này công ty cổ phần Xăng dầu Dầu khí Bạc Liêu cũng bị ảnh hưởng. Mặt khác, do giá bình quân các sản phẩm và thuế nhập khẩu năm 2012 tăng xấp xỉ 15% đối với xăng và 10% đối với dầu, trong khi giá bán lẻ trong nước chỉ được tăng khoảng 12% đối với xăng và 6 % đối với dầu. Nói rõ hơn nữa thì theo Bộ tài chính cho biết trong năm 2011 thuế nhập khẩu được điều chỉnh nhiều lần trong năm, nhưng đa số điều chỉnh theo hướng giảm xuống so với mức đầu năm quy định, cụ thể trong giữa năm này thì nhà đã điều chỉnh mặt hàng xăng giảm từ 6% xuống còn 0%, dầu hỏa từ 6% xuống còn 2%. Khi sang năm 2012 thì thuế nhập khẩu này đã được nhà nước điều chỉnh tăng lên so với con số lúc đầu mà nhà nước đã đưa ra, chẳng hạn đối với mặt hàng xăng thì thuế nhập khẩu này tăng từ 4% lên 7%, dầu hỏa tăng từ 5% lên 8%,… qua những thay đổi trên cho thấy nếu nhà nước thay đổi thuế nhập khẩu theo chiều hướng tăng sẽ gây nhiều khó khăn cho công ty. Chính vì những nguyên nhân trên cho thấy giá đầu vào của xăng dầu tăng trong khi giá bán lẻ ra trong nước lại thấp, do đó doanh thu mang lại cho công ty bị giảm sút vì công ty kinh chủ yếu nhiều nhất là mặt hàng xăng dầu, đây là một bất lợi lớn cho việc kinh doanh xăng dầu trong năm 24 nay. Mặt khác công ty kinh doanh vật liệu xây dựng, nhưng trong tình hình kinh tế tỉnh Bạc Liêu năm này nhà nước đang cố gắng kiềm chế lạm phát, cắt giảm đầu tư công, do không có đủ ngân sách đáp ứng nên nhiều dự án, công trình đang triển khai thực hiện phải đình hoãn, cho nên đây cũng là một bất lợi lớn cho công ty. Tính đến năm 2013 doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tiếp tục bị giảm xuống và giảm xuống ở mức tuyệt đối là 35.176.006 nghìn đồng, tương đương với tỷ lệ giảm 2,99% so với năm 2012. Tính đến thời điểm này doanh thu thuần của công ty chưa có bước phục hồi, tình hình đó xảy ra liên tục là do nền kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều bất ổn và biến động phức tạp, chịu sự ảnh hưởng về nợ công của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước Châu Âu, ngoài ra doanh thu vẫn còn giảm là do trong năm này công ty có thu hẹp lại cửa hàng bách hóa nhằm mở rộng kho tồn trữ hàng hóa, nên doanh thu trực tiếp mà cửa hàng này mang lại bị giảm xuống dẫn đến tổng doanh thu thuần của công ty cũng bị giảm. Khi tính cả 6 tháng đầu năm 2014 thì doanh thu này của công ty có sự thay đổi lớn, tức doanh thu công ty tăng lên được ở mức 42.076.419 nghìn đồng, tương đương với tỷ lệ tăng 7,23% so với cùng kỳ năm trước. Dựa vào con số đó cho thấy công ty đang có xu hướng thay đổi mới, có sự cố gắng nhiều trong hoạt động kinh doanh. Nguyên nhân của việc gia tăng này là do tình hình kiềm chế lạm phát đang ở mức thấp, kinh tế vĩ mô được ổn định hơn so với những năm trước và công ty có mở rộng thêm quy mô hoạt động kinh doanh, ngoài ra trong thời kỳ này giá xăng dầu tăng lên so với cùng kỳ năm trước và giá thành phẩm trên thị trường thế giới trong chu kỳ tăng giá ở xu hướng tăng, nên Bộ Tài chính cho phép các doanh nghiệp trong nước được điều chỉnh một cách phù hợp về giá bán lẻ xăng, vì công ty thu được nhiều doanh thu nhất là từ hoạt động kinh doanh xăng dầu nên đây cũng là một điểm thuận lợi cho công ty. Qua số liệu của bảng 4.3 và bảng 4.4 cho thấy, doanh thu hoạt động tài chính của công ty có sự biến động không đều, tính từ năm 2011 đến năm 2013 thì doanh thu này giảm dần, nhưng tính vào nửa năm 2014 thì chỉ tiêu này tăng lên so với cùng kỳ năm ngoái. Chẳng hạn, trong năm 2011 thì doanh thu này đạt 3.433.671 nghìn đồng nhưng đến năm 2012 giảm còn là 2.651.995 nghìn đồng và đến năm 2013 thì doanh thu này không có mang lại kết quả gì cho công ty. Sỡ dĩ trong năm 2013 này công ty không thu được từ hoạt động tài chính vì công ty đi vay nợ nhiều hơn so với năm ngoái và khoản nợ vay ở đây là 17.097.102 nghìn đồng tăng lên 7.836.775 nghìn đồng, dựa vào đó cho thấy khoản tiền để gửi vào ngân hàng của công ty bị sụt giảm vì thế công ty đã sử dụng những khoản tiền lãi có được từ việc gửi ngân hàng để bù đắp qua phần lãi mà công ty đã đi vay, trong khi đó khoản đầu tư về tài chính của công ty 25 trong năm 2013 thì không có, cho nên trong năm 2013 này công ty không được khoản doanh thu này. Mặt khác, xét về nguyên nhân giảm của khoản doanh thu này trong 3 năm hoạt động là do công ty giảm đi phần các khoản đầu tư tài chính chủ yếu ở đây là hoạt động tiền gửi ngân hàng, điển hình trong năm 2011 thì công ty đã đầu tư tài chính là 30 tỷ đồng nhưng đến năm 2012 và 2013 thì khoản đầu tư không còn nữa, chính vì vậy mà doanh thu từ hoạt động tài chính này đã giảm dần qua 3 năm. Tuy nhiên tính đến 6 tháng đầu năm 2014 thì con số về khoản này có sự thay đổi, theo số liệu thống kê cho biết doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ này tăng lên so với cùng kỳ năm trước, nhưng mức tăng ở đây tương đối nhẹ và chỉ tăng lên được 119.425 nghìn đồng, tuy con số này chưa được cao cho lắm nhưng nó cũng là một nguồn thu nhâp quan trọng mà công ty đang mong đợi vì nó cũng góp phần vào việc bù đắp những khoản lỗ trong kinh doanh mà công ty đang gặp phải, ngoài ra việc thu được từ khoản này cũng nhờ vào tiền lãi ngân hàng mà công ty có được. Một khoản doanh thu khác nữa mà công ty có được là khoản thu nhập khác, đối với thu nhập khác thì bao gồm các khoản thu từ thanh lý tài sản, bồi thường, bảo hiểm,… Nhìn vào số liệu trên ta thấy khoản thu nhập này chiếm một phần rất nhỏ và thấp nhất trong các doanh thu khác. Qua các năm hoạt động nhìn chung là thu nhập này của công ty có xu hướng tăng lên, chẳng hạn từ năm 2011 đến năm 2012 thì doanh thu tăng lên được ở mức tuyệt đối là 633.233 nghìn đồng, đến năm 2013 tăng lên 3.886.047 nghìn đồng so với năm 2012, đối với 6 tháng đầu năm nay thì doanh thu này cũng tăng lên so với cùng kỳ năm trước và tăng lên thêm được là 2.095.271, tương ứng với tỷ lệ tăng là 137,42%. Nguồn doanh thu này tăng đa số chủ yếu là thu từ việc thanh lý tài sản của công ty và thu được từ nợ khó đòi. Tuy nhiên, chỉ tiêu này tăng lên qua mỗi năm, nhưng nó không có ảnh hưởng gì nhiều đến tổng doanh thu của công ty. Tóm lại doanh thu của công ty đạt được chủ yếu là từ doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, cho nên việc tăng giảm doanh thu của công ty chủ yếu đều bị yếu tố này tác động nhiều nhất. Bên cạnh đó những nguyên nhân làm tăng giảm doanh thu chủ yếu là từ các nhu cầu thị trường tiêu thụ, cũng như thu nhập của người dân, nếu thu nhập của họ tăng cao thì khả năng tiêu thụ hàng hóa cũng tăng lên và ngược lại. Mặt khác, công ty cổ phần Xăng dầu Dầu khí Bạc Liêu có kinh doanh về các vật liệu xây dựng do đó việc doanh thu của công ty tăng lên là phải xem xét vào mức sống của người dân, nếu mức sống họ được nâng lên thì nhu cầu về việc sửa sang nhà ở của họ cũng ngày càng tăng. Ngoài ra doanh thu mang lại cho công ty nhiều hay ít 26 cũng còn phải phụ thuộc vào tình hình kinh tế nước nhà, đặc biệt là những giá cả trên thị trường quy định. 4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHI PHÍ CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 4.2.1 Phân tích chung về tình hình chi phí của công ty qua các năm hoạt động Chi phí là phần rất quan trọng có ảnh hưởng trong quá trình hoạt động của công ty vì nó sức ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận, đây là chỉ tiêu mà các doanh nghiệp không muốn có được nhiều. Để thấy rõ về tổng chi phí của công ty cổ phần Xăng dầu Dầu khí Bạc Liêu trong những năm qua được kết quả ra sao, điều này sẽ được thể hiện rõ qua biểu đồ bên dưới: 1400000000 1200000000 Nghìn đồng 1000000000 800000000 Chi phí 600000000 400000000 200000000 0 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T/2013 6T/2014 Năm Nguồn: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2011-6T/2014 Hình 4.2 Biểu đồ tình hình tổng chi phí của công ty từ năm 2011-6T/ 2014 Nhìn vào biểu đồ trên cho thấy, chi phí của công ty bị giảm dần qua ba năm hoạt động, điển hình trong năm 2012 tổng chi phí của công ty bị giảm từ 1.200.621.646 nghìn đồng xuống còn 1.175.634.766 nghìn đồng, giảm ở mức tuyệt đối là 24.986.880 nghìn đồng, chiếm tỷ lệ giảm 2,08% so với năm 2011. Sang năm 2013 cũng vậy chi phí của công ty bị giảm còn 1.141.360.242 nghìn đồng, tương ứng ở mức giảm 34.274.524 nghìn đồng, tương đương với tỷ lệ giảm 2,92%. Nhưng khi tính vào 6 tháng đầu năm 2014 thì chi phí này tăng lên so với cùng kỳ năm ngoái và mức giảm ở đây là 45.649.550, tương đương giảm 7,86%. Việc tăng giảm về chi phí của công ty chủ yếu là do sự tác động của nhiều chi phí khác, nhưng trong đó chi phí về giá vốn hàng bán vì nó là phần tác động lớn nhất đến tổng chi phí của công ty, để hiểu rõ về những vấn 27 28 1.200.621.646 Tổng chi phí 1.175.634.766 476.432 3.164.789 21.640.017 863.706 1.149.489.822 Năm 2012 1.141.360.242 1.291.441 5.015.506 23.494.773 868.810 1.110.689.712 Năm 2013 580.864.367 18.538 2.110.009 10.447.052 555.515 567.733.253 6T/2013 Nguồn: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2011-6T/2014 32.577 2.744.286 Chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí khác 23.563.467 16.755 Chi phí tài chính Chi phí bán hàng 1.174.264.561 Năm 2011 Giá vốn hàng bán Chỉ tiêu 626.513.917 150 2.286.293 10.620.631 42.482 613.564.361 6T/2014 Bảng 4.3 Chi phí theo thành phần của công ty từ năm 2011-6T/2014 Đơn vị tính: 1000 VNĐ đề này, ta sẽ đi phân tích cụ thể về các chi phí theo thành phần qua phần bên dưới. 4.2.2 Phân tích chi phí theo thành phần Trong phần tổng chi phí thì chi phí theo thành phần bao gồm: giá vốn hàng bán (GVHB), chi phí tài chính (CPTC), chi phí bán hàng (CPBH), chi phí quản lý doanh nghiệp (CPQLDN), các chi phí phát sinh khác (CPK). Qua những năm qua, chi phí mang lại cho công ty cổ phần Xăng dầu Dầu khí Bạc Liêu không phải là công ít, để thấy rõ kết quả mang lại của từng loại chi phí thì bảng bên dưới sẽ cho thấy rõ được điều này. Bảng 4.4 Chênh lệch chi phí theo thành phần của công ty từ năm 20116T/2014 Chỉ tiêu Chênh lệch năm 2012/2011 Giá trị (1000 VNĐ) Giá vốn hàng bán % Chênh lệch năm 2013/2012 Giá trị (1000 VNĐ) % Chênh lệch 6T/20146T/2013 Giá trị (1000VNĐ) % (24.774.739) (2,11) (38.800.110) (3,38) 45.831.108 8,07 Chi phí tài chính 846.951 5055,9 5.104 0,59 (513.033) (92,35) Chi phí bán hàng (1.923.450) (8,16) 1.854.756 8,57 173.579 1,66 Chi phí quản lý doanh nghiệp 420.503 15,32 1.850.717 58,48 176.284 8,35 Chi phí khác 443.855 1362,5 815.009 171,07 (18.388) (99,19) (24.986.880) (2,08) (34.247.524) (2,92) 45.649.550 (7,86) Tổng Nguồn: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2011 đến 6T/2014 Giá vốn hàng bán là một chi phí rất quan trọng có liên quan đến việc xác định lợi nhuận của công ty, vì giá vốn hàng bán luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng chi phí hoạt động của công ty. Qua số liệu của 2 bảng trên cho biết, tình hình chi phí về giá vốn hàng bán của công ty giảm liên tục qua ba năm hoạt động, điển hình trong năm 2012 giá vốn hàng bán của công ty bị giảm xuống ở mức tuyệt đối là 24.774.739 nghìn đồng, tương đương với tỷ lệ giảm 2,11% so với năm 2011, trong năm 2013 cũng vậy chỉ tiêu này bị giảm đi ở mức 38.800.110 nghìn đồng chiếm tỷ lệ 3,38%. Nguyên nhân của việc giảm ở đây là do trong những năm qua lượng hàng mà công ty bán ra được bị giảm đi đáng kể, nói cách khác việc bán hàng hóa bị giảm xuống là do nhu cầu tiêu thụ của người dân bị giảm đi, kéo theo việc cung cấp số lượng đầu vào cho các nơi bán hàng của công ty bị giảm sút làm cho các giá trị đầu vào của công ty cũng phải giảm theo, điển hình như mặt hàng vật liệu xây dựng số lượng mà công ty bán ra được trong ba năm qua cũng bị giảm và giảm từ 109.249 tấn năm 2011 xuống còn 93.317 tấn năm 2012 và còn 89.541 tấn năm 2013 (báo cáo của phòng kế toán tài chính). Song song đó tình hình kinh tế của tỉnh vẫn còn gặp một chút khó khăn, có nhiều công trình đang xây dựng phải ngưng hoạt động cũng như việc cung cấp các mặt hàng vật liệu xây dựng cho các công trình này cũng bị giảm xuống dẫn đến lượng đầu vào cũng giảm theo. Bên cạnh đó do trong những năm này nền kinh tế nước ta vẫn còn hơi phức tạp, điển hình nhất là trong năm 2013 khả năng tiêu thụ của thị trường bị giảm mạnh, do tổng cầu giảm và sức mua yếu nên công ty phải bớt đi việc cung cấp các hàng hóa cho 29 các cửa hàng đơn vị trực thuộc kinh doanh của mình và làm cho chi phí đầu vào cũng bị giảm sút. Tuy nhiên trong 6 tháng đầu năm này giá vốn hàng bán của công ty lại tăng lên so với cùng kỳ năm 2013 và nó tăng thêm được 45.831.108 nghìn đồng ứng với tỷ lệ tăng 8,07%. Nguyên nhân tăng ở đây là do trong nửa năm nay công ty đã bán được nhiều hàng hóa hơn nhất là xăng dầu và các mặt hàng bách hóa, mức sống của người dân ngày càng được cải thiện hơn nên việc tiêu thụ của họ cũng tăng lên cao, do đó để đảm bảo việc cung cấp đủ số lượng bán ra cho người dân nên công ty phải thu mua vào với số lượng lớn hơn năm trước. Mặt khác, trong thời kỳ này giá xăng dầu tăng lên so với cùng kỳ năm trước nên kéo theo giá nguyên vật liệu đầu vào của công ty tăng lên, chính vì vậy phí đầu vào trong kỳ này lớn hơn so với phí đầu vào của kỳ năm trước. Bên cạnh đó giá vốn hàng bán cũng có sự ảnh hưởng nhiều từ doanh thu mà công ty có được, nếu như doanh thu thu được nhiều thì đương nhiên giá trị đầu vào cũng tăng lên. Tóm lại, giá vốn hàng bán còn có liên quan đến những nhà cung cấp và sự biến động của thị trường. Chính vì vậy để kiểm soát về các khoản của chi phí này đòi hỏi công ty phải có biện pháp tính toán thật kỹ trong việc quản lý nó, đồng thời công ty phải tìm ra những nhà cung cấp cho phù hợp, xem xét thật kỹ các giá cả đầu vào của công ty, do là công ty có nhiều các đơn vị trực thuộc nên cần phải xem xét kỹ trong việc đầu tư nhiều vào những chi nhánh mang lại nhiều doanh thu hơn và cần phải tính kỹ hơn, dự đoán được tình hình thị trường biến động như thế nào, nhất là khả năng tiêu thụ nhằm tránh tình trạng giá vốn hàng bán tăng cao. Thông qua số liệu của bảng 4.5 và bảng 4.6 chi phí tài chính của công ty có sự tăng lên rõ rệt và con số này tăng lên rất cao, chẳng hạn trong năm 2011 chi phí này chỉ đạt ở mức 16.755 nghìn đồng nhưng khi bước năm 2012 thì con số này tăng lên đến 863.706 nghìn đồng, với mức tăng tuyệt đối là 846.951, chiếm tỷ lệ 5055,9% so với năm 2011, kể cả năm 2013 cũng vậy chi phí này cũng tăng lên và con số đó lên đến là 868.810 nghìn đồng tăng 5.104 nghìn đồng so với năm 2012. Tuy những con số này không cao so với tổng chi phí, nhưng sự tăng lên như vậy sẽ ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty, cũng như lợi nhuận thu được hằng năm. Sự tăng lên về chi phí này chủ yếu là do công ty phải trả tiền lãi vay cho ngân hàng vì trong những năm này công ty đã xây dựng lại trụ sở chính của mình, do tài chính bị hạn hẹp nên bắt buộc công ty phải đi vay các khoản tiền đó, ngoài ra công ty còn đang mở rộng quy mô kinh doanh tại cửa hàng Trà Kha và đại lý bán lẻ nằm ngoài tỉnh Bạc Liêu, nên số lượng tiền vay của công ty ngày càng tăng lên. Trong ba năm hoạt động công ty cố gắng điều chỉnh lại quy mô kinh doanh của mình nên việc vay tiền 30 để thực hiện những hoạt động này là không thể tránh khỏi, tuy nhiên qua những năm này công ty cũng có cố gắng phấn đấu trong việc kinh doanh nên khả năng trả nợ của công ty cũng có thể nói là khả quan, chính vì vậy mức nợ của công ty giảm xuống và làm cho việc chi trả tiền lãi vay này cũng giảm đi trong nửa năm 2014, cụ thể hơn là trong 6 tháng đầu năm 2013 chi phí này đạt ở mức 555.512 nghìn đồng sang 6 tháng đầu năm 2014 con số này giảm đi đáng kể chỉ còn 42.482 nghìn đồng, ứng với mức giảm là 513.033 nghìn đồng với tỷ lệ 92,35%, đây là một kết quả đáng mừng cho công ty. Điều này cũng chứng tỏ công ty có những biện pháp thích hợp trong việc tiết kiệm chi phí. Đối với chi phí bán hàng thì lại có sự biến động không đông đều. Tính từ năm 2011 đến năm 2012 thì chi phí này giảm xuống, từ 23.563.467 nghìn đồng giảm còn 21.640.017 nghìn đồng, điều này cho thấy công ty đã giảm được 1.923.450 nghìn đồng, tương đương với tỷ lệ giảm là 8,16%. Nguyên nhân trong việc giảm ở đây là do nguồn vốn của công ty bị sụt giảm so với năm trước, nên công ty cũng giảm bớt đi các công tác quảng cáo bán hàng, tiếp thị,… Bước qua năm 2013 thì chi phí này lại tăng trở lại, chênh lệch ở mức 1.854.756 nghìn đồng chiếm tỷ lệ tăng là 8,57% so với năm 2012. Sang năm 2014, chỉ tính ở nửa năm thì chi phí này cũng tăng lên và tăng ở mức 173.579 nghìn đồng ứng với 1,66%. Sự tăng lên của chi phí này là do giá cả hàng hóa ngày càng tăng, đồng tiền trong nước ngày càng bị mất giá để đảm bảo cuộc sống cho các nhân viên, giữ chân nhân viên và để nhân viên làm việc hiệu quả hơn nên công ty đã tăng lương cho các nhân viên của mình, đồng thời hiện nay có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trong ngành. Bên cạnh đó nguồn vốn công ty đã tăng thêm so với năm trước nên công ty đã tăng cường đẩy mạnh công tác bán hàng nhằm giữ chân khách hàng truyền thống, lôi kéo thêm các khách hàng mới, vì công ty có nhiều cửa hàng bách hóa nên những công tác ở đây chủ yếu tập trung nhiều nhất là ở các cửa hàng này, chính vì những nguyên nhân trên nên chi phí bán hàng của công ty đã tăng dần lên. Tuy nhiên, việc tăng cường nhiều các công tác này cũng bị ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty, nên công ty cần phải xem xét các tình hình thị trường hiện nay như thế nào, thời tiết ra sao để tránh trường hợp lãng phí trong việc giữ chân, lôi kéo khách hàng. Một khoản chi phí phát sinh khác trong hoạt động kinh doanh của công ty là chi phí quản lý doanh nghiệp. Qua số liệu của 2 bảng trên cho thấy chi phí này của công ty có sự biến động đều. Trong năm 2011 con số của chi phí này là 2.744.286 nghìn đồng, nhưng bước qua năm 2012 con số này đã thay đổi thành 3.164.789 nghìn đồng tăng 420.503 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 15,32% so với năm 2011, đến năm 2013 chi phí này cũng tăng lên và 31 tăng thêm được 1.850.717 nghìn đồng chiếm 58,48% so với năm 2012, nếu so sánh độ khoảng nữa năm thì chi phí này cũng tăng lên, cụ thể trong 6 tháng đầu năm 2013 chi phí này chỉ đạt 2.110.009 nghìn đồng qua nửa năm đầu 2014 thì nó tăng lên là 2.286.293 nghìn đồng. Tóm lại qua nhiều năm hoạt động chi phí hoạt quản lý doanh nghiệp của công ty tăng qua mỗi năm, nguyên nhân chủ yếu là công ty ngày càng mở rộng kinh doanh, đặc biệt là mới xây dựng lại trụ sở chính nên chi phí bỏ ra nhiều cho việc mua thêm các thiết bị văn phòng, ngoài ra giá điện, nước, internet ngày càng tăng, tiền hỗ trợ cho các nhân viên về điện thoại cũng được tăng thêm nên việc tăng chi phí này là không thể tránh khỏi. Song song đó, do công ty này có quy mô kinh doanh tương đối rộng, có rất nhiều chi nhánh tại tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau, để vận chuyển các hàng hóa đến các cửa hàng đơn vị trực thuộc này đòi hỏi công ty phải bỏ ra nhiều về chi phí vận chuyển, nhưng chi phí vận chuyển ở đây tập trung nhiều nhất là tiền mua xăng dầu nên khả năng tiêu thụ về xăng dầu của công ty cũng là khá lớn do vậy chi phí bỏ ra cho phần này cũng chiếm tương đối nhiều. Đây cũng là một chi phí tương đối khá quan trọng nên công ty cần phải tiết kiệm, có chính sách phù hợp hơn trong việc chi tiêu cho các khoản này. Trong quá trình hoạt động kinh doanh công ty luôn phải chịu nhiều các khoản chi phí nên một khoản chi phí phát sinh khác mà công ty không mong muốn đó là chi phí khác. Từ năm 2011 đến năm 2013 khoản chi phí này tăng dần lên và nó tăng từ 32.577 nghìn đồng năm 2011 lên đến 1.291.441 nghìn đồng năm 2013. chỉ trong ba năm hoạt động mà chi phí này tăng lên khá cao, tuy nó chiếm tỷ trọng ít nhất so với các khoản chi phí khác, nhưng sự tăng lên của nó cũng là một điều bất lợi cho công ty. Chi phí khác ở đây chủ yếu là các chi phí các buổi họp hội, có nhiều hợp đồng ký kết nên trong ba năm này công ty đã phải bỏ ra nhiều chi phí cho các hoạt động của mình. Tuy nhiên ở nữa năm 2014 thì khoản này đã giảm xuống từ 18.538 nghìn đồng giảm còn 150 nghìn đồng so với 6 tháng đầu năm 2013, nguyên nhân giảm ở đây là do chỉ vào mới nửa năm đầu nên số lượng về buổi họp của công ty chưa được nhiều cho lắm. Khoản chi phí khác giảm chứng tỏ công ty cũng có các chính sách kiểm soát và tiết kiệm về chi phí góp phần làm tăng lợi nhuận cho công ty. Tóm lại, chi phí là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty, vì nó có sức ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của công ty. Chính vì vậy công ty cần phải có những biện pháp chính sách tiết kiệm chi phí cho phù hợp, đặc biệt công ty cần phải quan tâm nhiều hơn đến giá vốn hàng bán vì nó là phần chiếm tỷ trọng lớn nhất và rất cao trong tổng chi phí. 32 Để thấy rõ hơn về từng loại chi phí và chiếm tỷ trọng được bao nhiêu trong tổng chi phí, biểu đồ bên dưới sẽ cho ta thấy rõ về điều này: 100% 90% 80% 70% 60% Chi phí khác 50% Chi phí quản lý doanh nghiệp 40% Chi phí bán hàng 30% Chi phí tài chính 20% Giá vốn hàng bán 10% 0% Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T/2013 6T/2014 Năm Nguồn: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2011-6T/2014 Hình 4.3 Biểu đồ các thành phần chi phí công ty từ năm 2011-6T/2014 4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 4.3.1 Phân tích chung về tình hình lợi nhuận của công ty qua các năm hoạt động Lợi nhuận là một mục tiêu hàng đầu trong quá trình hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp và nó là tiêu chí đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Dựa vào nó mà doanh nghiệp có thể biết được hoạt động kinh doanh của mình tốt hay xấu, kết quả lời hay lỗ,… để từ đó doanh nghiệp có thể đề ra các phương hướng mới nhằm giúp công ty ngày càng phát triển và có thể đứng vững trên thị trường. Để hiểu rõ hơn về tình hình lợi nhuận của công ty cổ phần Xăng dầu Dầu khí Bạc Liêu, biểu đồ dưới đây sẽ cho ta thấy được điều này: 33 7000000 Nghìn đồng 6000000 5000000 4000000 Lợi nhuận sau thuế 3000000 2000000 1000000 0 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T/2013 6T/2014 Năm Nguồn: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2011-6T/2014 Hình 4.4 Biểu đồ tình hình lợi nhuận sau thuế của công ty từ năm 20116T/2014 Nhìn vào biểu đồ trên cho ta thấy tình hình chung về lợi nhuận của công ty biến động thất thường qua các năm. So sánh ở mỗi năm thì lợi nhuận này chiếm cao nhất vào năm 2011 với con số mang lại cho công ty là 6.603.910 nghìn đồng, nguyên nhân chủ yếu là do trong năm này doanh thu bán hàng mang lại cho công ty rất cao so với năm khác cộng thêm việc trả nợ tiền lãi cho ngân hàng ở mức rất thấp so với việc chi trả khác, con số trả nợ trong năm này chỉ đạt 16.755 nghìn đồng. Sang năm 2012 lợi nhuận của công ty bị giảm xuống rất nhiều và giảm còn 4.654.577 nghìn đồng, tương đương với mức giảm 1.949.353 nghìn đồng, chiếm tỷ lệ giảm 29,52% so với năm 2011. Lý do giảm ở đây là vì doanh thu mang lại cho công ty bị giảm xuống nhiều so với năm 2011 và chi phí mà công ty phải trả chi phí trong năm này gần bằng với doanh thu, trong khi đó công ty còn phải chi trả tiền đóng thuế thu nhập doanh nghiệp cao hơn năm trước. Mặt khác trong năm 2012 nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, có nhiều doanh nghiệp bị giải thể, phá sản lạm phát tăng cao, gây nhiều bất lợi cho các công ty trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các chi phí đầu vào. Nhưng khi qua năm 2013 thì lợi nhuận công ty tăng trở lại, tuy nhiên mức tăng này chưa được cao cho lắm và nó chỉ tăng thêm 213.611 nghìn đồng ứng với 4,59% so với năm 2012. Mặc dù con số này tăng không đáng kể nhưng cũng có thể nói trong năm này công ty cũng có cố gắng trong hoạt động kinh doanh của mình. Tính đến nữa năm 2014 thì lợi nhuận mang lại cho công ty bị sụt giảm so với 6T/2013, tỷ lệ giảm ở đây chiếm gần 43,43% bằng với mức tuyệt đối là 968.103 nghìn đồng. Mặc dù 34 doanh thu thuần mang lại cho công ty trong nửa năm nay tăng lên so với cùng kỳ năm trước, nhưng tốc độ tăng của chi phí cao hơn tốc độ tăng của doanh thu, điều này chứng tỏ chi phí mà công ty phải bỏ ra nhiều hơn so với doanh thu, đây là một kết quả mà công ty không muốn có. Để khắc phục những vấn đề này đòi hỏi công ty phải có biện pháp tiết kiệm chi phí, nhất là giá vốn hàng bán, vì nó có ảnh hưởng rất lớn đến tổng chi phí của công ty nếu, nó giảm thì chi phí của công ty sẽ giảm theo, đồng thời sẽ kéo lợi nhuận của công ty tăng lên, giúp cho công ty ngày càng phát triển. 4.3.2 Phân tích lợi nhuận theo thành phần Lợi nhuận sau thế là lợi nhuận cuối cùng mà công ty có được là sẽ phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua mỗi năm. Sự hiện diện của tiêu chí này là bắt nguồn từ nhiều tiêu chí khác có liên quan, chẳng hạn: lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ (BHVCCDV), lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (HĐKD), lợi nhuận khác, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế, thuế thu nhập doanh nghiệp. Bảng bên dưới sẽ cho ta thấy rõ mức ảnh hưởng của từng tiêu chí đến lợi nhuận sau thuế như thế nào trong qua 3 năm rưỡi hoạt động của công ty. 35 36 1.345.939 6.603.910 Thuế thu nhập doanh nghiệp Lợi nhuận sau thuế 4.654.557 1.525.899 6.180.456 606.410 5.574.046 28.590.564 Năm 2012 4.868.168 1.644.859 6.513.028 3.677.448 2.835.580 32.214.669 Năm 2013 2.229.046 745.982 2.975.029 1.506.213 1.468.816 14.581.392 6T/2013 1.260.943 355.651 1.616.594 3.619.872 (2.003.278) 10.826.703 6T/2014 Đơn vị tính: 1000 VNĐ Nguồn: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2011-6T/2014 7.949.849 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 417.032 7.532.817 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Lợi nhuận khác 30.423.654 Năm 2011 Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ Chỉ tiêu Bảng 4.5 Lợi nhuận theo thành phần của công ty từ năm 2011-6T/2014 Bảng 4.6 Chênh lệch lợi nhuận theo thành phần của công ty từ năm 20116T/2014 Chỉ tiêu Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Giá trị (1000VNĐ) Giá trị (1000 VNĐ) % % Chênh lệch 6T/20146T/2013 Giá trị (1000 VNĐ) % Lợi nhuận gộp từ BH và CCDV (1.833.090) (6,03) 3.624.105 12,66 (3.754.689) (25,75) Lợi nhuận thuần từ HĐKD (1.958.771) (26,0) (2.738.466) (49,13) (3.472.094) (236,39) Lợi nhuận khác 189.378 45,41 3.071.038 506,43 2.113.659 140,33 Tổng lợi nhuận trước thuế (1.769.393) (22,26) 332.572 5,38 (1.358.435) (45,66) 179.960 13,37 118.960 7,8 (390.331) (52,32) (1.949.353) (29,52) 213.611 4,59 (968.103) (43,43) Thuế thu nhập doanh nghiệp LNST Nguồn: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2011-6T/2014 Qua số liệu của 2 bảng trên cho ta thấy lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty có sự biến động không đều. Lợi nhuận này có được chủ yếu là phụ thuộc vào doanh thu thuần và giá vốn hàng bán. Trong năm 2011 thì chỉ tiêu này đạt 30.423.654 nghìn đồng, nhưng sang năm 2012 lợi nhuận này đã giảm đi còn 28.590.564 nghìn đồng, chiếm tỷ lệ giảm 6,03%. Sỡ dĩ lợi nhuận này giảm chủ yếu là do doanh thu bán hàng của công ty bị giảm xuống 2,21%, trong khi giá vốn hàng bán chỉ giảm 2,11%, qua đó cho thấy tốc độ giảm của doanh thu nhiều hơn so với chi phí, điều này đã làm cho lợi nhuận giảm đi nhiều trong năm 2012. Nhưng khi bước sang năm 2013 tuy con số doanh thu mang lại cho công ty không được tốt cho lắm nhưng kết quả mang lại từ nguồn này cao hơn nhiều so với chi phí bỏ ra, điều đó cũng có nghĩa tỷ lệ giảm của doanh thu chậm hơn so với tỷ lệ giảm của giá vốn hàng bán, cụ thể trong năm 2013 lợi nhuận gộp mà công ty đạt được là 32.214.669 nghìn đồng tăng 12,66% so với năm 2012, bên cạnh đó giá vốn hàng bán giảm nhiều chủ yếu là do sản lượng tiêu thụ mà công ty có được cũng bị giảm, điển hình như mặt hàng xăng dầu trong ba năm qua lượng tiêu thụ của công ty giảm đi từ 39.552 m3 trong năm 2012 xuống còn 36.447 m3 vào năm 2013, chiếm tỷ lệ giảm 7,85%, đối với sản lượng tiêu thụ của vật liệu xây dựng cũng bị giảm từ năm 2012 đến năm 2013, cụ thể giảm từ 93.317 tấn còn 89.541 tấn tương đương với tỷ lệ giảm là 4,05% so với năm 2012. Ngoài ra, khoản chi phí này giảm cũng có thể nói công ty đã có chính sách tiết kiệm chi phí vì công ty có 37 kinh doanh ngành hàng bách hóa, nên khả năng tiết kiệm chi phí của công ty chủ yếu là các giá trị đầu vào về các hàng hóa mà công ty đã thu mua, cụ thể hơn là công ty luôn tìm kiếm những nhà cung ứng có thể cung cấp cho công ty những hàng hóa với giá rẻ và chất lượng, nhờ vào đó mà công ty đã giảm đi phần nào về chi phí đầu vào. Xét về nửa năm đầu 2014 thì lợi nhuận này đem lại cho công ty thấp hơn so với 6 tháng đầu năm 2013 và thấp đi ở mức tuyệt đối là 3.754.689 nghìn đồng giảm đi 25,75%, việc giảm ở đây chủ yếu là do khả năng tiêu thụ của công ty tăng chậm hơn so với chi phí đầu vào, tức tốc độ tăng của doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ chậm hơn và thấp hơn so với tốc độ tăng của giá vốn hàng bán, cho nên lợi nhuận trong kỳ này bị giảm so với kỳ trước của năm 2013. Tóm lại để đẩy lợi nhuận gộp tăng lên đòi hỏi tốc độ tăng của doanh thu thuần phải cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của giá vốn hàng bán, để đạt được những điều đó công ty cần phải kiểm soát lại các chi phí đầu vào và cần đề ra các phương pháp phù hợp để đẩy doanh thu bán hàng tăng lên, vì như vậy công ty mới đạt được hiệu quả cao hơn trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là khoảng chênh lệch từ lợi nhuận gộp trừ đi các khoản chi phí hoạt động của công ty. Nhìn vào 2 bảng trên cho ta thấy, lợi nhuận từ HĐKD của công ty giảm dần qua mỗi giai đoạn, chẳng hạn vào năm 2011 lợi nhuận này đem lại cho công ty là 7.532.817 nghìn đồng, sang năm 2012 chỉ còn 5.574.046 nghìn bị giảm đi 1.958.771 nghìn đồng, tiếp đến năm 2013 lợi nhuận của công ty cũng bị giảm mất 2.738.466 nghìn đồng so với năm 2012. Nếu xét theo nửa năm thì lợi nhuận của công ty cũng bị giảm tương tự, cụ thể vào nửa năm đầu 2014 lợi nhuận mang lại cho công ty bị lỗ đến 3.472.094 so với cùng kỳ năm 2013. Nhìn chung ba năm lợi nhuận từ hoạt đông kinh doanh của công ty bị giảm dần qua từng thời kỳ, sỡ dĩ việc giảm ở đây chủ yếu là do sản lượng bán ra của công ty bị giảm sút kéo theo doanh thu của công ty bị giảm mà doanh thu giảm làm giảm đi lợi nhuận gộp của công ty, mặt khác công ty còn phải trả các lãi vay với chi phí rất cao làm cho chi phí hoạt động tài chính của công ty tăng lên từ năm 2011 đến năm 2013, nhưng xét về mặt ảnh hưởng nhiều nhất đến lợi nhuận này là chi phí quản lý doanh nghiệp vì đây là chi phí tăng lên đều và rất cao qua từng năm, từng thời kỳ. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2014 lợi nhuận này bị thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân chủ yếu là do lợi nhuận gộp của công ty giảm đi khá nhiều trong 6 tháng đầu năm 2014 so với cùng kỳ năm 2013 và giảm đến mức 25,75%, trong khi chênh lệch của năm 2012 và 2011 chỉ giảm ở mức 6,03%, bên cạnh đó trong kỳ này công ty còn phải chi trả tiền bán hàng và quản lý doanh nghiệp nhiều trong khi doanh thu mang lại cho 38 công ty không được bao nhiêu, vì vậy mà lợi nhuận từ HĐKD của công ty bị lỗ đi nhiều hơn so với kỳ năm trước. Một nguồn lợi nhuận nữa mà công ty có được đó chính là lợi nhuận khác. Lợi nhuận khác là khoản chênh lệch thừ thu nhập khác và chi phí khác, đối với lợi nhuận khác bao gồm các khoản như: thu từ việc khách hàng vi phạm hợp đồng, thanh lý tài sản, thu được từ các khoản nợ khó đòi, tiền được bồi thường,… Tuy lợi nhuận mang này mang lại cho công ty là không được bao nhiêu nhưng nó cũng góp phần nào giúp cho lợi nhuận của công ty tăng lên. Nhìn vào kết quả của 2 bảng trên cho ta thấy lợi nhuận này luôn tăng lên qua từng thời kỳ, trong năm 2011 lợi nhuận này chỉ mang lại cho công ty 417.032 nghìn đồng, sang năm 2012 thì con số này đổi thành 606.410 nghìn đồng, điều này cho thấy trong năm 2012 công ty đã tăng thêm được 189.378 nghìn đồng, đến năm 2013 cũng vậy lợi nhuận này đã tăng lên và tăng rất cao ở mức tuyệt đối là 3.071.038 nghìn đồng, tương ứng với mức tăng 506,43%. Khi xét theo từng kỳ thì cho thấy nguồn lợi nhuận này cũng mang lại cho công ty cũng tương đối khá cao, cụ thể trong nửa năm đầu 2013 lợi nhuận khác chỉ được 1.506.213 nghìn đồng, qua nửa năm 2014 thì con số này tăng lên thành 3.619.872 nghìn đồng, chứng tỏ trong nửa năm đầu 2014 lợi nhuận mang lại cho công ty đã tăng thêm được là 2.113.659 nghìn đồng so với cùng kỳ năm 2013. Những khoản lợi nhuận khác mà công ty có chủ yếu là từ việc thanh lý tài sản và thu từ các khoản nợ khó đòi. Tuy khoản lợi nhuận này không mang lại nhiều cho công ty nhưng có thể nói, nó cũng có góp phần trong việc bù đắp vào những phần lỗ mà công ty gặp phải. Thông qua đó cho thấy công ty không ngừng tìm kiếm những hoạt động chiếm lợi cao ngoài việc kinh doanh của mình và công ty cũng có biện pháp giảm chi phí trong việc tìm kiếm những hoạt động đó và những hoạt động chủ yếu là từ việc thu đòi nợ từ những khách hàng đã mua hàng của công ty mà vẫn còn thiếu lại, cụ thể là trước khi giấy nợ công ty đã tập trung tìm hiểu rõ về khách hàng để xem xét kỹ về khả năng có thể trả được nợ của khách hàng trong thời gian nào là nhiều nhất để từ đó giúp công ty tránh tình trạng khách hàng xin gia hạn trả nợ nhiều lần. Trong phần tổng lợi nhuận trước thuế thì qua các dữ liệu trên cho thấy, tổng lợi nhuận này đều giảm qua các năm nhưng chỉ tăng duy nhất vào năm 2013. Nguyên nhân của việc giảm ở đây chủ yếu là do lợi nhuận từ HĐKD của công ty giảm liên tục vì trong tổng lợi nhuận trước thuế thì lợi nhuận từ HĐKD chiếm tỷ trọng rất lớn trong phần này. Riêng đối với năm 2013 tổng lợi nhuận này tăng chủ yếu là nhờ vào lợi nhuận khác tăng lên rất cao và chiếm giá trị cao hơn so với lợi nhuận từ HĐKD, nhờ vào đó mà công ty đã bù đắp cho phần lỗ của lợi nhuận HĐKD này. 39 Phần lợi nhuận trên chưa cho được kết quả kinh doanh của công ty để có được kết quả cuối cùng thì công ty phải bỏ ra khoản chi phí nữa đó chính là thuế thu nhập doanh nghiệp. Dựa vào những số liệu ở bảng trên cho ta thấy sự khác biệt nhiều nhất là nằm ở thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm 2011 và năm 2012, sỡ dĩ thuế năm 2012 này công ty phải đóng nhiều hơn so với năm 2011 nguyên nhân là do có một khoản thu nhập trong thu nhập chịu thuế của công ty này tăng cao so với năm trước và khoản đó là thu nhập khác, cụ thể tăng từ 449.609 nghìn đồng lên đến 1.082.842 nghìn đồng, bên cạnh đó thuế suất mà công ty vẫn phải đóng đó là 25% cho nên việc đóng thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty này trong năm 2012 cao hơn so với năm 2011. Qua ba năm rưỡi hoạt động, nhìn chung lợi nhuận mang lại cho công ty chưa được khả quan cho lắm, khi so sánh trọn vẹn nguyên năm thì chỉ có năm 2013 lợi nhuận tăng lên, nhưng chỉ tăng ở mức tương đối. Qua đó cho thấy công ty cũng có sự cố gắng trong việc tìm kiếm lợi nhuận và góp phần giúp cho công ty được phát triển tốt hơn. Tóm lại để đạt được lợi nhuận cao đòi hỏi công ty cần phải có các chính sách, biện pháp phù hợp về vấn đề chi phí và doanh thu để từ đó công ty có thể phát triển nhiều hơn có sức cạnh tranh hơn trên thị trường. Đối với lợi nhuận cuối cùng mà công ty thu được là nhờ vào những thành phần lợi nhuận khác, để thấy được những đóng góp của từng phần lợi nhuận đó ta có thể thấy rõ từ biểu đố bên dưới: 40000000 35000000 30000000 25000000 20000000 Nghìn đồng 15000000 10000000 5000000 0 -5000000 Lợi nhuận khác Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T/2013 6T/2014 Năm Nguồn: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2011-6T/2014 Hình 4.5 Biểu đồ lợi nhuận theo thành phần của công ty từ năm 20116T/2014 40 4.3.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thì lợi nhuận chính là mục đích chính mà công ty cần đạt được, nhưng lợi nhuận có được đều phải chịu sự ảnh hưởng từ nhiều các nhân tố khác khác nhau. Công ty cổ phần Xăng dầu Dầu khí Bạc Liêu chuyên kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, nhưng chủ yếu là xăng dầu lợi nhuận có được chịu sự ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, doanh thu từ hoạt động tài chính, chi phí tài chính, thu nhập khác và chi phí hoạt động khác (không xét thuế thu nhập doanh nghiệp) và nó được xác định qua công thức sau: LN = DTT - GVHB - CPBH - CPQLDN + DTHĐTC - CPTC + TNK – CPK Trong đó: LN : Lợi nhuận kê toán trước thuế DTT: Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ GVHB: Giá vốn hàng bán CPBH: Chi phí bán hàng CPQLDN: chi phí quản lý doanh nghiệp DTHĐTC: Doanh thu hoạt động tài chính CPTC: Chi phí tài chính TNK: Thu nhập khác CPK: Chi phí khác Để thấy rõ sự chênh lệch của các nhân tố ảnh hưởng này, và để biết được sự chênh lệch về lợi nhuận qua các năm hoạt động của công ty, bảng sau sẽ chỉ ra rõ về vấn đề này: 41 42 32.577 CPK 7.949.849 449.609 TNK LN 16.755 CPTC 3.433.670 23.563.467 CPBH DTHĐTC 1.174.264.561 GVHB 2.744.286 1.204.688.216 DTT CPQLDN Năm 2011 Chỉ tiêu 6.513.028 1.291.441 4.968.890 868.810 - 5.015.506 23.494.773 1.110.689.712 1.142.904.380 Năm 2013 2.975.029 18.538 1.524.751 555.515 - 2.110.009 10.447.052 567.733.253 582.314.645 6T/2013 1.616.594 150 3.620.022 42.482 119.425 2.286.293 10.620.631 613.564.361 624.391.064 6T/2014 (1.769.393) 443.855 633.232 846.951 (781.675) 420.503 (1.923.450) (24.774.739) (26.607.830) 2012/2011 Nguồn: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 2011-6T/2014 6.180.456 476.432 1.082.841 863.706 2.651.995 3.164.789 21.640.017 1.149.489.822 1.178.080.386 Năm 2012 Bảng 4.7 Số liệu phân tích sự chênh lệch lợi nhuận của công ty từ năm 2011-6T/2014 332.572 815.009 5.104 5.104 (2.651.995) 1.850.717 1.854.756 (38.800.110) (35.176.006) 2013/2012 Chênh lệch (1.358.435) (18.388) 2.095.271 (513.033) 119.425 176.284 173.579 45.831.108 42.076.419 6T/20146T/2013 Đơn vị tính: 1000 Dựa vào số liệu trên ta sử dụng phương pháp liên hệ cân đối cùng với công thức đã được xác định trên nhằm để phân tích sự chênh lệch lợi nhuận qua các năm hoạt động của công ty, thông qua đó cho ta thấy rõ những nhân tố nào đã làm tăng hay giảm lợi nhuận qua các năm hoạt động và bảng sau đây là kết quả tổng hợp về các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty: Bảng 4.8 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận Đơn vị tính: 1000 VNĐ Chênh lệch năm 2012/2011 Nhân tố làm tăng lợi nhuận GVHB: CPBH: TNK: Nhân tố làm giảm lợi nhuận Chênh lệch năm 2013/2012 24.774.739 GVHB: 1.923.450 TNK: 38.800.110 3.886.049 633.232 Chênh lệch 6T/20146T/2013 DTT: 42.076.419 DTHĐTC: 119.425 CPTC: 513.033 TNK: 2.095.271 CPK: 18.388 Tổng: 27.331.421 Tổng: 42.686.159 Tổng: 44.822.536 DTT: 26.607.830 35.176.006 GVHB: 45.831.108 DTT: CPQLDN: 420.503 CPBH: 1.854.756 CPBH: 173.579 DTTHĐTC: 781.675 CPQLDN: 1.850.717 176.284 CPHĐTC: 846.951 DTHĐTC: 2.651.995 CPK: 443.855 CPTC: CPK: Tổng: 29.100.814 Tổng: CPQLDN: 5.104 815.009 42.353.587 Tổng: 46.180.971 4.4 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 4.4.1 Các hệ số hoạt động Đối với các hệ số hoạt động này thì bao gồm: hệ số vòng quay tổng tài sản, vòng quay tài sản lưu động, vòng quay tài sản cố định, vòng quay hàng tồn kho, để biết được sự biến động của những vòng quay này tại công ty cổ phần Xăng dầu Dầu khí Bạc Liêu như thế nào, bảng bên dưới sẽ thể hiện rõ về vấn đề này: 43 44 1000 VNĐ 4. TSCĐ bình quân Lần Lần Lần Vòng quay TSLĐ = 1/5 Vòng quay TSCĐ = 1/4 Hệ số vòng quay HTK = 2/6 23,95 69,27 11,05 9,32 49.027.014 109.010.334 17.392.283 129.210.647 1.174.264.561 1.204.688.216 Năm 2011 Năm 2013 23,41 51,47 10,26 8,39 49.103.332 114.832.984 22.889.122 140.450.176 21,91 45,91 12,56 9,63 50.703.591 91.019.368 24.893.885 118.703.159 1.149.489.822 1.110.689.712 1.178.080.386 1.142.904.380 Năm 2012 Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty từ năm 2011-6T/2014 Lần Vòng quay TTS = 1/3 1000 VNĐ 1000 VNĐ 3. Tổng tài sản bình quân 6. HTK bình quân 1000 VNĐ 2. Giá vốn hàng bán 1000 VNĐ 1000 VNĐ 1. Doanh thu thuần 5. TSLĐ bình quân Đơn vị tính Chỉ tiêu Bảng 4.9 Các hệ số hoạt động của công ty từ năm 2011-6T/2014 12,76 23,79 6,78 5,15 44.509.022 85.831.338 24.479.578 113.057.256 567.733.253 582.314.645 6T/2013 15,85 25,07 7,64 5,71 38.520.002 81.713.050 24.910.668 109.256.748 613.564.361 624.391.064 6T/2014 Trong những năm hoạt động vừa qua tình hình về tài sản của công ty có sự biến động không đều. Đối với tổng tài sản thì trong năm 2011 tổng tài sản công ty có được là 156.639.653 nghìn đồng sang năm 2012 tổng tài sản này giảm xuống còn 123.804.514 bước qua năm 2013 cũng vậy chỉ tiêu này giảm xuống còn 113.591.804 nghìn đồng. Sỡ dĩ tổng tài sản này thay đổi chủ yếu là dựa vào tài sản lưu động của công ty, thông qua bảng cân đối kế toán cho thấy tài sản lưu động của công ty bị giảm dần qua ba năm hoạt động và giảm từ 132.887.126 nghìn đồng xuống còn 85.706.080 nghìn đồng vì thế đã kéo tổng tài sản của công ty bị giảm, mặt khác tài sản lưu động bị giảm dần đi chủ yếu là do tiền mặt của công ty có được bị giảm dần qua thời gian và khoản tiền này giảm đa số là vì công ty chủ yếu sử dụng để bổ sung cho việc tu bổ, xây dựng lại trụ sở chính của mình. Khi bước sang 6 tháng đầu năm 2014 thì tổng tài sản của công ty tăng lên so với cùng kỳ năm trước và tăng từ 102.299.999 nghìn đồng lên đến 112.029.705 nghìn đồng chiếm tỷ lệ tăng 9,51%, con số tổng tài sản tăng lên là vì tài sản lưu động của công ty tăng lên. Sỡ dĩ tài sản lưu động tăng là vì trong thời kỳ này các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho của công ty tăng lên khá cao cộng thêm phần tiền mặt mà công ty có được cũng tăng lên chính vì những nguyên nhân đó nên tài sản lưu động của công ty tăng và cũng kéo theo tổng tài sản tăng. Tóm lại tổng tài sản thay đổi chủ yếu dựa vào tài sản lưu động. Còn đối với tài sản cố định thì thông qua bảng cân đối kế toán cho thấy tài sản cố định của công ty tăng dần qua mỗi năm và từng thời kỳ, cụ thể tăng từ 21.060.997 nghìn đồng năm 2011 lên đến 25.070.523 nghìn đồng năm 2013. Khi xét về nửa năm đầu của năm 2013 và 2014 thì tài sản cố định của công ty cũng tăng lên và tăng từ 24.241.908 nghìn đồng lên 25.065.460 nghìn đồng, tương ứng mức tăng 823.552 nghìn đồng. Nguyên nhân tăng chủ yếu là vì công ty đang mở rộng quy mô kinh doanh điển hình như tại cửa hàng trà kha và đặc biệt có thêm trụ sở mới với quy mô rộng hơn so với trước và mua thêm nhiều trang thiết bị mới hiện đại hơn và chất lượng hơn, tập trung nhiều là các thiết văn phòng, chính vì những nguyên nhân đó nên tài sản cố định của công ty đã tăng dần lên qua mỗi năm. Vòng quay tổng tài sản đánh giá sự hiệu quả trong việc sử dụng tài sản của công ty vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nó cho biết 1 đồng tài sản có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Theo số liệu của bảng 4.13 và bảng 4.14 cho thấy hệ số này trong năm 2011 công ty đạt là 9,32 nghĩa là cứ 1 đồng tổng tài sản có thể tạo ra 9,32 đồng doanh thu. Bước qua năm 2012 thì con số này đã thay đổi thành là 8,39, tức là cứ 1 đồng tổng tài sản có thể tạo ra 8,39 đồng doanh thu, song kết quả này cho ta thấy vòng quay tổng tài sản trong năm 2012 bị giảm đi so với năm trước và giảm ở mức 0,93 so với năm 45 2011, sở dĩ vấn đề giảm ở đây là do doanh thu thuần mang lại cho công ty bị giảm dần trong năm 2012 trong khi tổng tài sản bình quân của công ty thì lại tăng, chính vì điều đó đã làm cho hệ số này cũng bị giảm theo. Nhưng khi bước sang năm 2013 thì hệ số vòng quay này có bước phục hồi trở lại và nó đã tăng lên đạt ở con số 9,63 cao hơn cả trong năm 2011 và 2012, tăng ở mức 1,15. Nguyên nhân tăng ở đây chủ yếu là do tốc độ gia tăng của tổng tài sản bị giảm đi rất nhiều so với tốc gia tăng của doanh thu, rõ hơn là doanh thu thuần bị giảm chỉ ở mức tương đối là 2,98% trong khi đó thì tổng tài sản bình quân lại giảm xuống đến 15,48%. Khi so sánh của 6 tháng đầu năm 2014 với 6 tháng đầu năm 2013 thì hệ số vòng quay đem lại cho công ty là có hiệu quả, cụ thể trong 6 tháng đầu năm 2013 hệ số này chỉ đạt 5,15 tức 1 đồng tài sản có thể tạo ra 5,15 đồng doanh thu, tính vào nữa năm kế tiếp thì con số này tăng lên được là 5,71 tăng được ở mức 0,56 so với nửa năm đầu 2013, hệ số này tăng lên là vì doanh thu thuần mà công ty đạt được ở 6 tháng đầu năm 2014 tăng lên so với cùng kỳ năm ngoái trong khi đó tổng tài sản bình quân thì bị giảm đi nhiều. Tóm lại để công ty kinh doanh có hiệu quả đòi hỏi công ty phải biết cách sử dụng tài sản của mình để tạo ra được nhiều doanh thu hơn và từ đó có thể giúp cho công ty hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn. Hệ số vòng quay tài sản lưu động, đối với hệ số này cho biết 1 đồng tài sản lưu động có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy hệ số này mà công ty đạt được qua các năm có sự tăng giảm thất thường. Cụ thể, năm 2011 hệ số này đạt 11,05 nghĩa là cứ 1 đồng tài sản lưu động có thể tạo 11,05 đồng doanh thu, khi sang qua năm 2012 thì hệ số này giảm còn 10,26, tương ứng với mức giảm là 0,79 so với năm 2011. Nhưng khi bước qua năm 2013 thì hệ số này đã tăng ngược trở lại và đạt được ở con số là 12,56 điều đó cho thấy cứ một đồng tài sản lưu động có thể tạo ra 12,56 đồng doanh thu, đây là một dấu hiệu tốt cho công ty, chứng tỏ công ty có bước phát triển mới và tính đến 6 tháng đầu năm 2014 này thì hệ số này mang lại cho công ty cũng tương đối tốt và tiếp tuc tăng lên so với cùng kỳ năm trước. Sở dĩ việc tăng giảm ở đây chủ yếu là do sự tác động của doanh thu thuần mang lại cho công ty qua mỗi năm hoạt động. Nhìn chung công ty sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu cũng có thể nói là đạt được ở mức tương đối có hiệu quả, chính vì vậy công ty cần phải quan tâm trong việc sử dụng nguồn tài sản này. Đối với vòng quay tài sản cố định, hệ số này cho biết 1 đồng tài sản cố định có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu cho công ty, hệ số này càng cao chứng tỏ công ty càng kinh doanh đạt hiệu quả hơn. Qua số liệu trên cho ta thấy trong năm 2011 hệ số này của công ty đạt được là 69,27 tức 1 đồng tài sản cố định của công ty có thể tạo ra 69,27 đồng doanh thu, sang năm 2012 và 46 2013 thì hệ số vòng quay này bị giảm dần qua các năm và con số giảm còn lần lượt là 51,47 và 45,91 tương đương mức giảm 17,8 của năm 2012 so với năm 2011 và giảm đi mất 5,56 của năm 2013 so với năm 2012. Sở dĩ hệ số vòng quay này giảm dần qua các năm là do tài sản cố định bình quân tăng dần đều qua mỗi năm trong khi đó doanh thu thuần thì bị giảm xuống dần nên đã kéo vòng quay tài sản cố định bị giảm theo. Khi bước qua 6 tháng đầu năm 2014 thì hệ số này có dấu hiệu tăng lên so với cùng kỳ năm trước và con số đạt được là 25,07 nghĩa là 1 đồng tài sản cố định có thể tạo ra được 25,07 đồng doanh thu, nguyên nhân của việc tăng là nhờ vào doanh thu thuần mang lại cho công ty nhiều hơn so với cùng kỳ năm 2013, sở dĩ doanh thu mang lại cho công ty trong kỳ này cao hơn là vì trong năm 2014 này tình hình kinh tế có bước phục hồi, thị trường tiêu thụ tăng lên giúp cho công ty bán được nhiều hàng hóa với số lượng cao hơn cho nên doanh thu mang lại cho công ty cũng tăng lên từ đó giúp cho hệ số vòng quay tài sản cố định này tăng lên so với các kỳ năm trước. Tóm lại qua bảng số liệu trên cho thấy công ty sử dụng tài sản cố định có hiệu quả hơn tài sản lưu động và đây là điểm mạnh của công ty nên công ty cần phải phát huy thêm trong việc sử dụng tài sản cố định vào trong hoạt động kinh doanh của mình. Vòng quay hàng tồn kho cho biết nếu hệ số này tăng cao chứng tỏ doanh nghiệp bán hàng nhanh và không bị ứ đọng nhiều. Nhìn vào bảng trên cho ta thấy sự biến động của vòng quay hàng tồn kho trong ba năm là giảm dần, cụ thể là trong năm 2012 hệ số này giảm từ 23,95 vào năm 2011 xuống còn 23,41, tương ứng với mức giảm 0,54 so với năm 2011. Đến năm 2013 cũng vậy hệ số này giảm còn 21,91 tương ứng với mức giảm 1,5. Qua những kết quả đó cho thấy việc hàng tồn kho giảm dần qua các năm hoạt động chủ yếu là do tốc độ gia tăng của giá vốn hàng bán bị giảm dần qua ba năm trong khi đó thì hàng tồn kho bình quân lại tăng dần, chính vì vậy mà vòng quay hàng tồn kho bị giảm dần qua ba năm. Nhưng trong 6 tháng đầu năm 2014 thì công ty đã tích cực hơn trong việc quản lý hàng tồn kho làm cho vòng quay hàng tồn kho của công ty tăng lên cao so với cùng kỳ năm 2013, cụ thể nó tăng từ 12,76 lên 15,85 một dấu hiệu tốt trong việc quản lý hàng tồn kho, nói một cách khác công ty có sự cố gắng trong việc xử lý hàng tồn kho của mình, việc hàng tồn kho giảm sẽ giúp cho công ty giảm bớt đi phần nào về chi phí bảo quản, cho nên công ty cần phải có những chính sách phù hợp để xử lý hàng tồn kho của mình bị đọng lại qua mỗi năm. 4.4.2 Các hệ số sinh lời Hệ số sinh lời là một phần rất quan trọng đối với nhiều nhà đầu tư, đối tác vì dựa vào nó để xem công ty đó có khả năng sinh lời như thế nào, để có 47 48 % % ROE = 1/4 ROA = 1/3 4.654.557 Năm 2012 4.868.168 Năm 2013 4,22 18,09 0,55 36.506.821 156.639.653 3,76 12,76 0,40 36.475.425 123.804.514 4,29 13,14 0,43 37.039.971 113.591.804 1.204.688.216 1.178.080.386 1.142.904.380 6.603.910 Năm 2011 Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty từ năm 2011-6T/2014 % 1000 VNĐ Tổng vốn chủ sở hữu ROS = 1/2 1000 VNĐ 1000 VNĐ Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ Tổng tài sản 1000 VNĐ Đơn vị tính Lợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu Bảng 4.10 các hệ số sinh lời của công ty từ năm 2011-6T/2014 1.260.943 6T/2014 2,18 6,05 0,38 36.863.873 102.299.999 1,13 3,28 0,20 38.427.712 112.029.705 582.314.645 624.391.064 2.229.046 6T/2013 thể ra quyết định đầu tư hay không. Bảng bên dưới sẽ thể hiện rõ về các hệ số sinh lời của công ty cổ phần Xăng dầu Dầu khí Bạc Liêu qua các năm hoạt động: Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS) cho biết cứ 100 đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua kết quả của hai bảng trên cho thấy tỷ suất lợi nhuận này có sự biến động không đều. Cụ thể trong năm 2011 tỷ suất này đạt được 0,55% tức là cứ 100 đồng doanh thu sẽ tạo ra được 0,55 đồng lợi nhuận, sang năm 2012 thì con số này bị giảm còn 0,4% có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu tạo ra được 0,4 đồng lợi nhuận, giảm đi 0,15% điều này cũng có nghĩa trong 100 đồng doanh thu lợi nhuận được tạo ra trong năm 2012 bị thấp hơn 0,15 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân của việc giảm lợi nhuận ở đây là do lợi nhuận cuối cùng mang lại cho công ty bị giảm đi nhiều so với doanh thu, nói một cách khác tốc độ gia tăng của lợi nhuận giảm nhiều hơn so với doanh thu thuần, rõ hơn là lợi nhuận giảm 29,52% trong khi doanh thu chỉ giảm 2,21%. Sang năm 2013 thì tỷ suất lợi nhuận có xu hướng tăng lên trở lại và nó tăng từ 0,4% năm 2012 lên 0,43% tương ứng với mức tăng 0,03%, điều này chứng tỏ trong 100 đồng doanh thu lợi nhuận được tạo ra vào năm 2013 cao hơn năm 2012 là 0,03 đồng. Sở dĩ tăng ở đây chủ yếu là lợi nhuận mang lại cho công ty trong năm này có xu hướng tăng lên trong khi đó doanh thu thuần lại bị giảm, nên tỷ suất lợi nhuận trên tổng doanh thu tăng lên vào năm 2013. Khi so sánh vào nửa năm đầu 2013 và 2014 thì kết quả cho thấy tỷ suất này không mang lại hiệu quả cho công ty vì tỷ suất này bị giảm dần qua hai thời kỳ, cụ thể trong 6 tháng đầu năm 2013 thì tỷ suất này đạt là 0,38% nhưng khi bước sang 6 tháng đầu năm sau thì nó giảm xuống còn 0,2%, đây là một báo động xấu cho công ty. Chính vì vậy để tồn tại và phát triển công ty cần phải xem xét thật kỹ trong quá trình quản lý chi phí của mình vì chi phí là nhân tố tác động lớn nhất và đóng vai trò quyết định đến lợi nhuận của công ty như thế nào, lời hay lỗ. Vì công ty chuyên kinh doanh chủ yếu là mặt hàng xăng dầu và dưới sự quản lý của nhà nước bắt buộc công ty phải đảm bảo giá cả thị trường trong tỉnh nên việc ảnh hưởng của nền kinh tế chung của cả nước đối với công ty là rất lớn, dẫn đến tỷ suất lợi nhuận này bị tăng giảm thất thường. Xét về mặt đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty thông qua ROS thì kết quả cho thấy tỷ suất này mà công ty có được đều là giá trị dương chứng tỏ công ty kinh doanh có hiệu quả, nhưng khi so sánh với đối thủ cạnh tranh của công ty là công ty cổ phần thương nghiệp Cà Mau thì tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần của công ty này nhìn chung đa số đều cao hơn, cụ thể trong năm 2011 thì ROS của công ty này đạt 0,91%, đạt 0,64% trong năm 2012 qua số liệu này đã cho thấy công ty cổ phần Xăng dầu Dầu khí Bạc Liêu tuy kinh doanh có hiệu quả nhưng vẫn đạt hiệu quả thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên khi bước sang năm 2013 thì hiệu quả kinh doanh của công ty xăng dầu dầu khí Bạc Liêu cao hơn so với công ty đối thủ và cao hơn 49 ở mức 0,01%, tuy con số chênh lệch này không cao nhưng vẫn chứng tỏ công ty đã có phát triển trong kinh doanh của mình. Khi sang 6 tháng đầu năm 2014 thì ROS của công ty đối thủ cao hơn rất nhiều so với công ty này và đạt được ở mức 0,74% điều này cho thấy công ty Xăng dầu Dầu khí Bạc Liêu kinh doanh trong nửa năm đầu 2014 tuy có hiệu quả nhưng vẫn đạt ở mức thấp và thấp hơn 0,54% so với công ty đối thủ. Nhìn chung trong những năm hoạt động vừa qua công ty xăng dầu dầu khí Bạc Liêu hoạt động kinh doanh có hiệu quả, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với đối thủ cạnh tranh, cho nên công ty cần phải phát huy thêm để tăng tỷ suất ROS này. Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA), nó cho biết cứ 100 đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Trong năm 2011 công ty đạt được tỷ suất này là 4,22% có nghĩa là cứ 100 đồng tài sản có thể tạo ra 4,22 đồng lợi nhuận, con số này cho thấy công ty sử dụng hiệu quả về tài sản trong hoạt động kinh doanh của mình. Khi bước qua năm 2012 thì tỷ suất này bị giảm xuống còn 3,76% ứng với mức giảm 0,46%, tức là 100 đồng tài sản trong năm 2012 tạo ra lợi nhuận thấp hơn 0,46 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân giảm ở đây là do tốc độ gia tăng của lợi nhuận sau thuế bị giảm đi nhiều hơn tốc độ gia tăng của tổng tài sản, trong đó lợi nhuận giảm 29,52% so với năm 2011 và tổng tài sản thì chỉ giảm ở mức tỷ lệ là 20,96%, chính vì những điều này mà ROA của công ty trong năm 2012 bị giảm mạnh. Nhưng khi bước sang năm 2013 thì ROA của công ty có dấu hiệu tăng lên trở lại và nó chỉ tăng ở mức là 0,53% so với năm 2012, sở dĩ tăng lên ở đây là do lợi nhuận sau thuế tăng lên so với năm 2012 trong khi đó thì tổng tài sản lại bị giảm, nhờ vào điều này mà công ty có được một kết quả khả quan trong việc sử dụng tài sản vào hoạt động kinh doanh của mình. Nhưng nếu so sánh về nửa năm đầu 2013 và 2014 thì tỷ suất này trong 6 tháng đầu năm lại bị giảm xuống qua từng giai đoạn và con số hiện có của công ty trong kỳ này là 1,13% có nghĩa là cứ 100 đồng tài sản tạo ra được 1,13 đồng lợi nhuận, nguyên nhân giảm là do tốc độ gia tăng của tổng tài sản có xu hướng tăng lên trong khi đó thì lợi nhuận có xu hướng giảm vì thế mà ROA của công ty bị giảm đi trong giai đoạn này. Khi xét về tính hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty thông qua ROA thì nhìn chung công ty kinh doanh có hiệu qua các năm hoạt động, tuy nhiên so sánh với đối thủ cạnh tranh là công ty thương nghiệp Cà Mau thì ROA mang lại cho công ty đối thủ này đa số là cao hơn so với công ty, cụ thể trong năm 2011 và 2012 thì ROA của công ty đối thủ này là 8,71% và 5,83%, nhưng khi sang năm 2013 thì tỷ suất này thấp hơn so với công ty và chỉ đạt là 4,29%, chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận trong kinh của công ty cao hơn so với đối thủ cạnh. Nhưng khi sang 6 tháng đầu năm 2014 thì ROA của công ty đối thủ cao 50 hơn so với công ty và cao hơn ở mức 1,7%. Nói tóm lại, trong những năm hoạt động vừa qua của công ty, kết quả cho thấy công ty đã sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận một cách có hiệu quả và đạt hiệu quả ở mức tương đối thấp và thấp hơn khi so với đối thủ cạnh tranh. Chính vì những điều đó nên công ty cần phải phát triển kinh doanh nhiều hơn nữa cũng như việc mở rộng đầu tư để giúp công ty có thể kinh doanh có hiệu hơn trong những kỳ sắp tới. Một tỷ số khác nữa mà công ty có được là tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), đây là một tỷ số đo lường khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty. Trong năm 2011 tỷ suất này đạt được là 18,09%, có nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 18,09 đồng lợi nhuận, sang năm 2012 thì tỷ suất này giảm đi còn 12,76% tương ứng với mức giảm là 5,33%, có nghĩa là 100 đồng vốn chủ sở hữu so với năm 2011 thì năm 2012 đã tạo ra lợi nhuận thấp hơn 5,33 đồng, nguyên nhân là vì tốc độ gia tăng của lợi nhuận bị giảm nhiều hơn so với tốc độ gia tăng của vốn chủ sở hữu, cụ thể là đối với lợi nhuận thì tốc độ đó giảm đi đến 29,52% trong khi vốn chủ sở hữu chỉ giảm ở mức tương đối là 0,09% chính vì nguyên nhân đó đã làm cho ROE của công ty bị giảm trong năm 2012 này. Đến năm 2013 thì tỷ suất này tăng trở lại và mức tăng chênh lệch là 0,38%, tức là trong năm 2013 thì 100 đồng vốn chủ sỏ hữu có thể tạo ra đồng lợi nhuận cao hơn so với năm 2012 là 0,38 đồng, tuy mức này tăng lên không cao nhưng có thể nói khả năng sinh lời của công ty cũng được tăng lên so với năm trước. Trong 6 tháng đầu năm 2014 thì con số này mà công ty đạt được là 3,28%, tức cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 3,28 đồng lợi nhuận, so sánh với kỳ của năm trước thì kết quả cho thấy tỷ suất này của công ty bị giảm xuống ở mức 2,77%, nguyên nhân của việc giảm ở đây chủ yếu là do lợi nhuận sau thuế mang lại cho công ty bị giảm đi rất nhiều chiếm tỷ lệ giảm đến 43,43%, trong khi đó thì vốn chủ sở hữu thì lại tăng lên là 4,24%, chính vì những điều này nên tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của công ty bị giảm xuống. Qua số liệu của bảng trên cho ta thấy công ty đã sử dụng vốn chủ sở hữu để tạo ra lợi nhuận qua mỗi năm mỗi thời kỳ điều mang lại hiệu quả kinh doanh cho công ty, tuy nhiên khi so sánh với đối thủ cạnh tranh trong những năm qua ROE của công ty lại thấp hơn so với công ty đối thủ chẳng hạn như ROE trong năm 2011 là 26,52%, đạt 17,83% năm 2012 và đạt 9,56% 6 tháng đầu năm 2014, qua những con số đó cho thấy công ty tuy đã sử dụng vốn chủ sở hữu để tạo ra lợi nhuận là có hiệu quả nhưng vẫn còn thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh. Tóm lại qua việc phân tích các tỷ số ROS, ROA, ROE ở trên ta thấy ROE là một tỷ số chiếm cao nhất trong ba tỷ số đó. Qua đó cho biết công ty sử dụng nguồn vốn của mình vào hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả hơn 51 nhiều so với tổng tài sản. Riêng đối với ROS thì công ty chưa đạt được hiệu quả cho lắm, chính vì vậy công ty cần phải quan tâm nhiều hơn đối với doanh thu, để đạt được doanh thu cao công ty cần phải có các chính sách phù hợp để đẩy mạnh các công tác có liên quan đến việc tăng doanh thu. 52 CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN XĂNG DẦU DẦU KHÍ BẠC LIÊU 5.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN ĐỌNG TRONG CÔNG TY Trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2011 – 6 tháng 2014 cho thấy công ty có nhiều cố gắng trong hoạt động kinh doanh của mình mặc dù lợi nhuận mang lại cho công ty không đạt được nhiều hiệu quả cho lắm. Tuy nhiên bên cạnh việc kinh doanh đó công ty còn gặp một vấn đề vẫn còn tồn đọng trong công ty, cụ thể: Doanh thu mang lại cho công ty bị giảm dần từ năm 2011-2013, chỉ tăng lên trở lại trong 6 tháng đầu năm nay, điều này cho thấy khả năng tiêu thụ của công ty chưa đạt được hiệu quả trong ba năm qua. Mặc dù giá vốn hàng bán bỏ ra của công ty bị giảm nhưng xét về mặt tốc độ gia tăng thì chỉ tiêu này có xu hướng giảm gần bằng so với xu hướng giảm của doanh thu thuần (năm 2012 so với năm 2011 thì doanh thu thuần của công ty giảm 2,21% trong khi đó tổng chi phí giảm là 2,11%) trong khi vẫn chưa tính các chi phí khác, nên chính vì điều này làm cho lợi nhuận của công ty không mang lại hiệu quả cao. Số lượng hàng tồn kho của công ty vẫn nhiều, tăng dần qua các năm và từng thời kỳ, từ đó làm cho vòng quay hàng tồn kho của công ty bị giảm mạnh kéo theo việc bỏ ra chi phí để bảo quản về những nguồn hàng này ngày càng nhiều hơn. Khả năng thanh toán tiền mặt của công ty vẫn còn yếu kém, chẳng hạn năm 2011 hệ số này là 0,32, năm 2012 là 0,3, năm 2013 là 0,19 và 6 tháng đầu năm 2014 này là 0,3 tất cả con số này đều nhỏ hơn 1 chứng tỏ việc trả nợ ngắn hạn bằng tiền mặt của công ty không đạt hiệu quả cao và gặp nhiều khó khăn. Do công ty có nhiều chi nhánh cửa hàng đơn vị trực thuộc kinh doanh nên việc tập hợp các số liệu về kết quả kinh doanh vẫn còn bị chậm dẫn đến công ty bị hạn chế về thời gian lập báo cáo cho các cấp trên. Công ty có quy mô kinh doanh tương đối rộng, nhưng số lượng nhân viên của công ty tương đối ít là 168 người vì thế đã gây thêm gánh nặng về công việc cho các nhân viên trong công ty. 53 Bộ máy tổ chức trong công ty tương đối gọn nhẹ nhưng còn gặp khó khăn trong việc phân cấp quyền quản lý và thực hiện nhiệm vụ. 5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHO CÔNG TY 5.2.1 Về chí phí Vấn đề cắt giảm chi phí là một điều rất cấp bách trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp nói chung, của công ty cổ phần Xăng dầu Dầu khí Bạc Liêu nói riêng, đối với công ty này chuyên kinh doanh trên nhiều lĩnh vực nên cần phải có nhiều chính sách trong việc tiết kiệm làm giảm chi phí, dưới đây là một số đề xuất về các giải pháp làm giảm chi phí cho công ty như: Vì xăng dầu là mặt hàng kinh doanh chính của công ty, nên đòi hỏi công ty cần phải giảm bớt lượng hàng tồn kho về mặt hàng này để từ đó có thể giúp công ty giảm bớt đi chi phí bảo quản. Vật liệu xây dựng cũng là một mặt hàng kinh doanh chiếm tỷ trọng tương đối cao của công ty nên công ty cần phải chú trọng vào việc kiểm tra thật kĩ về chất lượng của các mặt hàng này nhằm tránh tình trạng chi trả tiền bồi thường cho những hàng hóa kém chất lượng, vì đây là những vật liệu phục vụ cho nhu cầu xây dựng thiết yếu nhất của người dân. Tóm lại đối với chi phí nguyên vật liệu đầu vào chiếm phần quan trọng nhất trong việc chi trả các loại chi phí, nên công ty cần phải chọn các nhà cung ứng cho phù hợp, vì nó sẽ xây dựng mối quan hệ kinh doanh lâu dài từ đó sẽ tạo điều kiện cho công ty trong việc thu mua hàng hóa ở mức giá rẻ hơn và có nhiều ưu đãi hơn, đồng thời sẽ giảm rủi ro hơn trong việc tìm kiếm thu mua các nguyên vật liệu đầu vào, đảm bảo tín an toàn và chất lượng cao. Bên cạnh đó cần phải xem xét, dự đoán tình hình biến động của thị trường để tìm cách thay thế nguyên vật liệu đầu vào với giá phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí. Về hàng tồn kho công ty thì cho thấy qua 3 năm rưỡi hoạt động khoản này có xu hướng tăng lên, việc tăng chủ yếu ở đây là các mặt hàng thuộc lĩnh vực kinh doanh bách hóa, do đó công ty không nên để tồn trữ hàng tồn kho quá nhiều vì nếu như vậy sẽ ảnh hưởng đến chi phí bảo quản của công ty tăng lên quá cao làm cho tổng chi phí tăng lên, vì vậy công ty nên xử lý hàng tồn kho này nhanh hơn bằng cách là: giảm giá (mua 1 tặng 1, giảm 50%) và bán hàng lưu động đối với các mặt hàng có thời hạn tiêu thụ nhất định, tiêu dùng (sữa, các loại bánh, các loại nước,…). 54 Mặc dù công ty kinh doanh chủ yếu xăng dầu là lợi thế trong việc tiết kiệm chi phí vận chuyển, nhưng do công ty kinh doanh với quy mô tương đối rộng nên công ty cần phải giảm chi phí vận chuyển là một chi phí nằm trong chi phí quản lý doanh nghiệp bằng cách phải xác định đúng tuyến đường đi trước khi vận chuyển hàng hóa đến nơi tiêu thụ tránh trường hợp phải chạy trên những con đường chiếm nhiều cây số từ nơi bắt đầu vận chuyển đến nơi tiêu thụ, đồng thời công ty cần phải chuyển hàng thẳng đến nơi cần có, tránh trường hợp qua nhiều khâu trung gian vì làm như vậy sẽ tiết kiệm nhiều hơn cho chi phí vận chuyển này. Đối với chi phí bán hàng công ty cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trong quá trình chọn kênh tiêu thụ và việc tuyển chọn này phải phù hợp với đặc thù của đơn vị, chi phí thấp. Ngoài ra công ty cần phải có biện pháp tốt nhất trong việc trả tiền thưởng vào các dịp lễ, tết hay khen thưởng cuối năm,… cho các nhân viên bán hàng của công ty cụ thể nếu nhân viên nào thường xuyên đi trễ vượt qua mức quy định của công ty thì sẽ trừ vào tiền thưởng của họ vì làm như vậy sẽ giảm bớt đi khoản chi trả cho nhân viên đồng thời giúp tăng thêm phần trách nhiệm của nhân viên đối với công ty. Trong chi phí quản lý doanh nghiệp: công ty cần phải có tiết kiệm hơn trong việc sử dụng điện, nước, tiền điện thoại cho các nhân viên,… sử dụng cho hiệu quả đối với các máy móc thiết bị của công ty, không nên để chúng vẫn còn hoạt động khi không cần thiết. Một chi phí khác cần phải tiết kiệm nữa đó là các chi phí giao dịch, kí kết hợp đồng, hội họp,… vì nó cũng có sức ảnh hưởng rất lớn đến việc chi trả của công ty. 5.2.2 Về doanh thu Doanh thu là một yếu tố rất quan trọng đối với công ty, vì nó là một chỉ tiêu có liên quan đến phần lợi nhuận của công ty. Qua các năm hoạt động cho thấy doanh thu của công ty bị giảm dần, nhưng chỉ tăng trong nửa năm 2014 này, để giúp doanh thu của công ty tăng lên qua từng thời kỳ, sau đây là một số đề xuất giúp doanh thu của công ty có thể tăng lên: Do công ty kinh doanh chủ yếu nhiều nhất là mặt hàng xăng dầu và xăng dầu là hàng tiêu dùng thiết yếu nhất của người dân nên để tăng doanh thu công ty cần phải mở rộng quy mô kinh doanh, xây dựng thêm một số đại lý bán lẻ xăng dầu mà tập trung nhiều nhất tại những điểm nhiều dân cư sinh sống có nhu cầu tiêu thụ xăng dầu cao hơn. 55 Vì mặt hàng xăng dầu là mặt hàng mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho công ty nên công ty cần phải có nhiều chính sách khuyến mãi đối với các khách hàng thân thiết của mình, đặc biệt là những khách hàng mua với số lượng lớn, vì làm như vậy không những giữ chân các khách hàng truyền thống mà còn thu hút, lôi kéo thêm được các hàng tiềm năng, từ đó doanh thu mang lại cho công ty sẽ tăng lên nhiều hơn. Do công ty có kinh doanh nhiều cửa hàng bách hóa để có sức cạnh tranh trên thị trường công ty cần phải đẩy mạnh công tác tiếp thị, khuyến mãi, giảm giá hàng bán cho khách hàng và đề ra các chính sách tặng quà vào những dịp lễ, tết cho các khách hàng thân thiết nhất vì làm như vậy mức độ trung thành của họ đối với công ty sẽ tăng cao. Đối với lĩnh vực kinh doanh nhà hàng khách sạn công ty cần phải có chính sách chăm sóc đặc biệt đối với khách hàng, đặc biệt là tạo ra một sự khác biệt gây ấn tượng cho khách hàng mà các đối thủ khác không có vì như vậy không những khách hàng cũ có thể quay trở lại mà còn có thể giúp công ty quảng bá hình ảnh của mình. Tóm lại, công ty cần phải mở rộng quy mô kinh doanh, tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác, khách hàng nhằm giúp công ty có sức cạnh tranh nhiều hơn so với các đối thủ trong ngành. Xem xét tình hình biến động của thị trường hiện tại để có thể dự đoán được trong tương lai, từ đó công ty có thể biết được mình có nên tăng thêm số lượng hàng hóa bán hay không, cũng như việc đáp ứng kịp thời của công ty trong nhu cầu tiêu thụ của người dân trong tương lai. Mặt khác, công ty cần phải tăng cường mở rộng chiến lược marketing như: quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm thêm nhiều khách hàng đối tác mới nhằm gia tăng thêm lượng hàng hóa bán ra. Tổ chức thi đua trong nội bộ công ty, vì như thế họ mới có tinh thần làm việc với trách nhiệm cao hơn mang lại năng suất nhiều hơn cho công ty. Để giúp tăng một phần doanh thu từ hoạt động tài chính công ty có thể tìm hiểu rõ thêm trên thị trường chứng khoán để giúp công ty có thể đầu tư đúng chỗ vào những cổ phiêú mà có thể mang nhiều lợi ích cho công ty trong tương lai. 56 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, có rất nhiều công ty gia nhập ngành và cũng có nhiều công ty bị giải thể, phá sản, điều này đã gây nhiều áp lực lớn cho hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Xăng dầu Dầu khí Bạc Liêu. Qua quá trình phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 cho thấy kết quả mang lại cho công ty chưa đạt được hiệu quả cao, có sự biến động tăng giảm thất thường về lợi nhuận, tuy nhiên lợi nhuận là yếu tố được cấu thành bởi doanh thu và chi phí. Xét về mặt doanh thu thì kết quả cho thấy qua các năm hoạt động doanh thu mà công ty đạt được bị giảm dần qua ba năm từ năm 2011 đến năm 2013 (giảm từ 1.208.571.496 nghìn đồng năm 2011 xuống còn 1.147.873.269 nghìn đồng), nhưng sang nữa năm đầu 2014 thì doanh thu này tăng lên so với cùng kỳ năm trước (6 tháng đầu năm 2013 là 583.839.396 nghìn đồng sang 6 tháng đầu năm 2014 là 628.130.511 nghìn đồng). Sỡ dĩ doanh thu tăng giảm thất thường ở đây là vì công ty kinh doanh chủ yếu mặt hàng xăng dầu và dưới sự quản lý của nhà nước nên khả năng bị ảnh hưởng nhiều từ nền kinh tế nước nhà là không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó chi phí đem lại cho công ty qua 3 năm rưỡi hoạt động cũng có sự biến động tương tự như doanh thu, điều này cũng chứng tỏ doanh thu có được nhiều hay ít thì cũng phải dựa vào các chi phí cấu thành tạo nên sản phẩm mà chi phí chủ yếu ở đây là giá vốn hàng bán vì nó là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tất cả các loại của tổng chi phí, mặt khác chi phí giảm chứng tỏ công ty cũng có thực hiện tốt trong việc tiết kiệm chi phí. Sự biến động thất thường của doanh thu và chi phí đã tác động đến tình hình lợi nhuận của công ty đây là mục tiêu hàng đầu mà công ty cần muốn có trong hoạt động kinh doanh, sau khi phân tích kết quả mang lại lợi nhuận cho công ty không đạt được hiệu quả cao, nhìn chung là bị lỗ nhiều và chỉ lãi được trong năm 2013 và chỉ lãi được 213.611 nghìn đồng chiếm tỷ lệ 4,6% so với năm 2012, nguyên nhân lãi ở đây chủ yếu là do tốc độ gia tăng của chi phí giảm đi nhiều hơn tốc gia tăng của doanh thu. Đối với tài chính công ty sử dụng hiệu quả nhất trong việc tạo ra doanh thu là tài sản cố định thông qua việc phân tích hệ số vòng quay tài sản cố định. Bên cạnh đó khả năng thanh toán trả nợ ngắn hạn bằng tiền mặt và ROS của công ty chưa được tốt cho lắm. Tóm lại qua các năm hoạt động công ty còn 57 gặp nhiều khó khăn vì thế công ty cần phải nhiều biện pháp, chính sách để tăng doanh thu và giảm chi phí vì như vậy công ty mới đạt được lợi nhuận cao. 6.2 KIẾN NGHỊ 6.2.1 Đối với công ty Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần Xăng dầu Dầu khí Bạc Liêu cùng với việc thực hiện đề tài nghiên cứu: “Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty”, sau quá trình phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, tác giả có một số kiến nghị sau: Công ty cần phải chú trọng nhiều hơn trong việc tiết kiệm chi phí cho mọi hoạt động Thành lập một đội ngũ đầy kinh nghiệm cho việc thực hiện các chiến lược marketing, vì hiện nay có rất nhiều đối thủ cạnh tranh cùng với sự phát triển của xã hội ngày nay nên việc quảng bá thương hiệu cũng là một việc cần thiết cho sự phát triển và tồn tại của công ty. Cần có những chính sách đãi ngộ cho các nhân viên của công ty để khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên từ đó họ sẽ tích cực nhiều hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình. Công ty cần phải tích cực nhiều hơn trong việc xác định sự biến động của thì trường để từ đó có thể dự đoán được nhu cầu của thị trường trong tương lai, đồng thời giúp công ty lôi kéo được nhiều khách hàng hơn. Cần phải giữ vững mối quan hệ khách hàng, luôn phải tạo niềm tin đối với khách hàng, cần phải có hoạt động khuyến mãi nhiều hơn đối với các khách hàng thân thiết của mình. Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng kiến thức để nâng cao tay nghề cho các nhân viên của công ty. Cần phải có biện pháp xử lý nhanh chóng hàng tồn kho tránh tình trạng ứ đọng hàng tồn kho quá nhiều. Nguồn vốn chủ sỡ hữu của công ty ít, do đó công ty cần phải huy động vốn nhiều hơn để tiếp tục hỗ trợ cho việc kinh doanh của mình trong những năm kế tiếp. 6.2.2 Đối với chính quyền địa phương Vì lượng vốn công ty tương đối ít và ít hơn nhiều so với đối thủ cạnh tranh, cụ thể là tính đến 6 tháng đầu năm 2014 tổng nguồn vốn công ty chỉ có được là 112.029.705 nghìn đồng trong khi công ty đối thủ là công ty cổ phần 58 thương nghiệp Cà Mau là 570.875.396 nghìn đồng, chính vì thế nên Nhà nước cần phải hỗ trợ vốn cho công ty để công ty có thể hoạt động tốt hơn trong những năm sắp tới. Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp luôn tìm cách trốn thuế một phần muốn giữ lại nhiều lợi nhuận kiếm được phần khác do kinh doanh không đạt lợi nhuận cao trong khi những doanh nghiệp khác phải đóng thuế đúng theo quy định hằng năm tạo nên sự bất bình đẳng trong việc đóng thuế của các doanh nghiệp, chính vì thế nhà nước cần có chính sách kiểm soát, thu thuế hợp lý của từng ngành sản xuất cũng như từng doanh nghiệp đang kinh doanh. Do hiện nay tình hình kinh tế trong nước có nhiều bất ổn và có nhiều doanh nghiệp phải ngưng hoạt động và phá sản, điển hình trong 6 tháng đầu năm số doanh nghiệp gia nhập kinh doanh bị giảm 4,1% so với cùng kỳ năm ngoái (theo Tổng cục thống kê), chính vì thế để đứng vững trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sức cạnh tranh cao cho nên nhà nước cần phải tìm cách xây dựng môi trường cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp. Lãi suất vay luôn là mối lo ngại của nhiều doanh nghiệp mà tình hình lợi nhuận của công ty bị giảm dần qua những năm hoạt động, không có sự tiến triển gì. Nhà nước cần quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ nguồn vốn ưu đãi với lãi suất thấp cho các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Việt Ngọc, 2012. Phân tích hoạt động kinh doanh. Đại học Điện Lực, Hà Nội. 2. Trịnh Văn Sơn, 2005. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh. Đại học Huế. 3. Bùi Văn Trịnh, 2010. Bài Giảng phân tích hoạt động kinh doanh. Đại học Cần Thơ. 4. Phạm Phát Tiến, 2013. Bài giảng phân tích hoạt động kinh doanh. Đại học Cần Thơ. 5. Phạm Thị Gái, 2004. Phân tích hoạt động kinh doanh. Nhà xuất bản thống kê Hà Nội. 6. Lai Nguyễn Bảo Ngọc, 2011. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh công ty cổ phần cơ khí điện máy Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ. 7. Nguyễn Thị Phương Thảo, 2009. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty xăng dầu Vĩnh Long. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ. 8. Nguyễn Thị Trúc Giang, 2010. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thương mại dịch vụ Hoàng Hà. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ. 9. Bùi Thị Thanh Lan, 2009. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh DNTN Toàn Thịnh 2006-2008. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ. Một số tài liệu website: 1. Hải Minh, 2014. 6 tháng đầu năm: 4.751 doanh nghiệp bị giải thể. . [Ngày truy cập: 16 tháng 9 năm 2014]. 2. Bộ tài chính, 2013. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế thu nhập doanh nghiệp. . [Ngày truy cập: 23 tháng 09 năm 2014]. 3. Tổng cục thống kê, 2014. Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu 2014. . [Ngày truy cập: 03 tháng 10 năm 2014]. 60 4. Bạc Liêu Online, 2012. Trong khó khăn kinh tế - xã hội của Bạc Liêu vẫn phát triển. . [Ngày truy cập: 05 tháng 10 năm 2014]. 5. Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, 2013. Phân tích cơ cấu nguồn vốn và tài sản . [ Ngày truy cập: 08 tháng 10 năm 2014]. 61 PHỤ LỤC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY Sự chênh lệch của lợi nhuận giữa năm 2012 so với năm 2011: Chỉ tiêu kỳ phân tích: LN12 = DTT12 – GVHB12 – CPBH12 – CPQLDN12 + DTHĐTC12 – CPTC12 + TNK12 – CPK12 = 6.180.456 nghìn đồng. Chỉ tiêu kỳ gốc: LN11 = DTT11 – GVHB11 – CPBH11 – CPQLDN11 + DTHĐTC11 – CPTC11 + TNK11 – CPK11 = 7.949.849 nghìn đồng. Đối tượng phân tích:  LN = LN12 – LN11 = -1.769.393 nghìn đồng. Kết quả đó cho ta thấy lợi nhuận năm 2012 bị giảm hết 1.769.393 nghìn đồng so với năm 2011, nguyên nhân giảm ở đây là do các yếu tố: Ảnh hưởng của doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ LN (1) = DTT12 - GVHB11 – CPBH11 – CPQLDN11 + DTHĐTC11 – CPTC11 + TNK11 – CPK11 = - 18.657.981 nghìn đồng.  DTT = LN (1) – LN11 = DTT12 – DTT11 = 1.178.080.386 - 1.204.688.216 = -26.607.830 nghìn đồng. Qua đó cho thấy doanh thu giảm làm cho lợi nhuận giảm 26.607.830 nghìn đồng. Ảnh hưởng của giá vốn hàng bán LN (2) = DTT12 – GVHB12 - CPBH11 – CPQLDN11 + DTHĐTC11 – CPTC11 + TNK11 – CPK11 = 6.116.758 nghìn đồng.  GVHB = LN (2) – LN (1) = - GVHB12 + GVHB11 = -1.149.489.822 + 1.174.264.561 = 24.774.739 Qua đó cho thấy giá vốn hàng bán giảm làm cho lợi nhuận tăng 24.774.739 nghìn đồng. Ảnh hưởng của chi phí bán hàng LN (3) = DTT12 – GVHB12 – CPBH12 - CPQLDN11 + DTHĐTC11 CPTC11 + TNK11 – CPK11 = 8.040.208 nghìn đồng.  CPBH = LN (3) - LN (2) = -CPBH12 + CPBH11 = -21.640.017 + 23.563.467 = 1.923.450 nghìn đồng. Qua đó cho thấy chi phí bán hàng giảm làm cho lợi nhuận tăng 1.923.450 nghìn đồng. 62 Ảnh hưởng của chi phí quản lý doanh nghiệp LN (4) = DTT12 – GVHB12 – CPBH12 – CPQLDN12 + DTHĐTC11 – CPTC11 + TNK11 – CPK11 = 7.619.705 nghìn đồng.  CPQLDN = LN (4) – LN (3) = -CPQLDN12 + CPQLDN11 = - 3.164.789 + 2.744.286 = -420.503 nghìn đồng. Qua đó cho thấy chi phí quản lý doanh nghiệp tăng làm cho lợi nhuận giảm 420.503 nghìn đồng. Ảnh hưởng của doanh thu từ hoạt động tài chính LN (5) = DTT12 – GVHB12 – CPBH12 – CPQLDN12 + DTHĐTC12 – CPTC11 + TNK11 – CPK11 = 6.838.030 nghìn đồng.  DTHĐTC = LN (5) - LN (4) = DTHĐTC12 - DTHĐTC11 = 2.651.995 - 3.433.670 = -781.675 nghìn đồng. Qua đó cho thấy doanh thu từ hoạt động tài chính giảm làm cho lợi nhuận giảm 781.675 nghìn đồng. Ảnh hưởng của chi phí hoạt động tài chính LN (6) = DTT12 – GVHB12 – CPBH12 – CPQLDN12 + DTHĐTC12 – CPTC12+ TNK11 – CPK11 = 5.991.079 nghìn đồng.  CPTC = LN (6) – LN (5) = -CPTC12 + CPTC11 = -863.706 + 16.755 = -846.951 nghìn đồng. Qua đó cho thấy chi phí từ hoạt động tài chính tăng làm cho lợi nhuận giảm 846.951 nghìn đồng. Ảnh hưởng của thu nhập khác LN (7) = DTT12 – GVHB12 – CPBH12 – CPQLDN12 + DTHĐTC12 – CPTC12 + TNK12 – CPK11 = 6.624.311 nghìn đồng.  TNK = LN (7) – LN (6) = TNK12 – TNK11 = 1.082.841 - 449.609 = 633.232 nghìn đồng. Qua đó cho thấy thu nhập khác tăng làm cho lợi nhuận tăng 633.232 nghìn đồng. Ảnh hưởng của chi phí khác LN (8) = LN12 = DTT12 – GVHB12 – CPBH12 – CPQLDN12 + DTHĐTC12 – CPTC12 + TNK12 – CPK12 = 6.180.456 nghìn đồng. 63  CPK = LN (8) – LN (7) = -CPK12 + CPK11 = -476.432 + 32.577 = -443.855 nghìn đồng. Qua đó cho thấy chi phí khác tăng làm cho lợi nhuận giảm 443.855 nghìn đồng. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến sự tăng giảm của lợi nhuận Đối với nhân tố làm tăng lợi nhuận Giá vốn hàng bán: 24.774.739 nghìn đồng. Chi phí bán hàng: 1.923.450 nghìn đồng. Thu nhập khác: 633.232 nghìn đồng. Đối với các nhân tố làm giảm lợi nhuận Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ: 26.607.830 nghìn đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp: 420.503 nghìn đồng. Doanh thu từ hoạt động tài chính: 781.675 nghìn đồng. Chi phí hoạt động tài chính: 846.951 nghìn đồng. Chi phí khác: 443.855 nghìn đồng. Tổng lợi nhuận: 27.331.421 – 29.100.814 = -1.769.393 nghìn đồng. Đúng bằng với đối tượng phân tích. Sự chênh lệch của lợi nhuận giữa năm 2013 so với năm 2012 Chỉ tiêu kỳ phân tích: LN13 = DTT13 – GVHB13 – CPBH13 – CPQLDN13 + DTHĐTC13 – CPTC13 + TNK13 – CPK13 = 6.513.028nghìn đồng. Chỉ tiêu kỳ gốc: LN12 = DTT12 – GVHB12 – CPBH12 – CPQLDN12 + DTHĐTC12 – CPTC12 + TNK12 – CPK12 = 6.180.456 nghìn đồng. Đối tượng phân tích:  LN = LN13 – LN12 = 332.572 nghìn đồng. Qua kết quả vừa tính được cho thấy qua năm 2013 lợi nhuận của công ty tăng lên so với năm 2012 và nó tăng thêm được 332.572 nghìn đồng, nguyên nhân do các yếu sau: Ảnh hưởng của doanh thu thuần LN (1) = DTT13 - GVHB12 – CPBH12 – CPQLDN12 + DTHĐTC12 – CPTC12 + TNK12 – CPK12 = -28.995.550 nghìn đồng.  DTT = LN (1) – LN12 = DTT13 – DTT12 = -35.176.006 nghìn đồng. 64 Qua đó cho thấy doanh thu thuần giảm làm cho lợi nhuận giảm 35.176.006 nghìn đồng. Ảnh hưởng của giá vốn hàng bán LN (2) = DTT13 – GVHB13 - CPBH12 – CPQLDN12 + DTHĐTC12 – CPTC12 + TNK12 – CPK12 = 9.804.560 nghìn đồng.  GVHB = LN (2) – LN (1) = -GVHB13 + GVHB12 = 38.800.110 nghìn đồng. Qua đó cho thấy giá vốn hàng bán giảm làm cho lợi nhuận tăng 35.176.006 nghìn đồng. Ảnh hưởng của chi phí bán hàng LN (3) = DTT13 – GVHB13 – CPBH13 - CPQLDN12 + DTHĐTC12 – CPTC12 + TNK12 – CPK12 = 7.949.804 nghìn đồng.  CPBH = LN (3) – LN (2) = -CPBH13 + CPBH12 = -1.854.756 nghìn đồng. Qua đó cho thấy chi phí bán hàng tăng làm cho lợi nhuận giảm 1.854.756 nghìn đồng. Ảnh hưởng của chi phí quản lý doanh nghiệp LN (4) = DTT13 – GVHB13 – CPBH13 – CPQLDN13 + DTHĐTC12 – CPTC12 + TNK12 – CPK12 = 6.099.087 nghìn đồng.  CPQLDN = LN (4) – LN (3) = -CPQLDN13 + CPQLDN12= -1.850.717 nghìn đồng. Qua đó cho thấy chi phí quản lý doanh nghiệp tăng làm cho lợi nhuận giảm 1.850.717 nghìn đồng. Ảnh hưởng doanh thu từ hoạt động tài chính LN (5) = DTT13 – GVHB13 – CPBH13 – CPQLDN13 + DTHĐTC13 CPTC12 + TNK12 – CPK12 = 3.447.092 nghìn đồng.  DTHĐTC = LN (5) – LN (4) = DTHĐTC13 - DTHĐTC12 = -2.651.995 nghìn đồng. Qua đó cho thấy doanh thu hoạt động tài chính giảm làm cho lợi nhuận giảm 2.651.995 nghìn đồng. Ảnh hưởng chi phí tài chính 65 LN (6) = DTT13 – GVHB13 – CPBH13 – CPQLDN13 + DTHĐTC13 – CPTC13 + TNK12 – CPK12 = 3.441.988 nghìn đồng.  CPTC = LN (6) – LN (5) = -CPTC13 + CPTC12 = -5.104 nghìn đồng. Qua đó cho thấy chi phí tài chính tăng làm cho lợi nhuận giảm 5.104 nghìn đồng. Ảnh hưởng thu nhập khác LN (7) = DTT13 – GVHB13 – CPBH13 – CPQLDN13 + DTHĐTC13 – CPTC13 + TNK13 - CPK12 = 7.328.037 nghìn đồng.  TNK = LN (7) – LN (6) = TNK13 – TNK12 = 3.886.049 nghìn đồng. Qua đó cho thấy thu nhập khác tăng làm cho lợi nhuận tăng 3.886.049 nghìn đồng. Ảnh hưởng của chi phí khác LN (8) = LN13 = DTT13 – GVHB13 – CPBH13 – CPQLDN13 + DTHĐTC13 – CPTC13 + TNK13 – CPK13 = 6.513.028nghìn đồng.  CPK = LN (8) – LN (7) = -CPK13 + CPK12 = -815.009 nghìn đồng. Qua đó cho thấy chi phí khác tăng làm cho lợi nhuận giảm 815.009 nghìn đồng. Tổng hợp các nhân tố có ảnh hưởng đến sự tăng giảm của lợi nhuận Đối với nhân tố làm tăng lợi nhuận Giá vốn hàng bán: 38.800.110 nghìn đồng. Thu nhập khác: 3.886.049 nghìn đồng. Đối với nhân tố làm giảm lợi nhuận Doanh thu thuần: 35.176.006 nghìn đồng. Chi phí bán hàng: 1.854.756 nghìn đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp: 1.850.717 nghìn đồng. Doanh thu hoạt động tài chính: 2.651.995 nghìn đồng. Chi phí tài chính: 5.104 nghìn đồng. Chi phí khác: 815.009 nghìn đồng. Tổng lợi nhuận = 42.686.159 – 42.353.587 = 332.572. Đúng bằng với đối tượng phân tích. 66 Sự chênh lệch của lợi nhuận giữa 6 tháng năm 2014 so với 6 tháng năm 2012 Chú thích: + 6 tháng 2013: 1 + 6 tháng 2014: 2 Chỉ tiêu kỳ phân tích: LN2 = DTT2 – GVHB2 – CPBH2 – CPQLDN2 + DTHĐTC2 – CPTC2 + TNK2 – CPK2 = 1.616.594 nghìn đồng. Chỉ tiêu kỳ gốc: LN1 = DTT1 – GVHB1 – CPBH1 – CPQLDN1 + DTHĐTC1 – CPTC1 + TNK1 – CPK1 = 2.975.029 nghìn đồng. Đối tượng phân tích:  LN = LN2 – LN1 = -1.358.435 nghìn đồng. Qua kết quả vừa tính được cho thấy lợi nhuận của công ty bị giảm trong nữa năm đầu 2014 và giảm xuống ở mức 1.358.435 nghìn đồng so với nữa năm đầu 2013, nguyên nhân giảm ở đây là do nhiều yếu tố tác động như: Ảnh hưởng của doanh thu thuần LN (1) = DTT2 - GVHB1 – CPBH1 – CPQLDN1 + DTHĐTC1 – CPTC1 + TNK1 – CPK1 = 45.051.448 nghìn đồng.  DTT = LN (1) – LN1 = DTT2 – DTT1 = 42.076.419 nghìn đồng. Qua đó cho thấy doanh thu tăng làm lợi nhuận tăng 42.076.419 nghìn đồng. Ảnh hưởng của giá vốn hàng bán LN (2) = DTT2 – GVHB2 – CPBH1 – CPQLDN1 + DTHĐTC1 – CPTC1 + TNK1 – CPK1 = -779.660 nghìn đồng.  GVHB: LN (2) – LN (1) = -GVHB2 + GVHB1 = -45.831.108 nghìn đồng. Qua đó cho thấy giá vốn hàng bán tăng làm cho lợi nhuận giảm 45.831.108 nghìn đồng. Ảnh hưởng của chi phí bán hàng LN (3) = DTT2 – GVHB2 – CPBH2 - CPQLDN1 + DTHĐTC1 – CPTC1 + TNK1 – CPK1 = -953.239 nghìn đồng.  CPBH = LN (3) – LN (2) = -CPBH2 + CPBH1 = -173.579 nghìn đồng. Qua đó cho thấy chi phí bán hàng tăng làm cho lợi nhuận giảm 173.579 nghìn đồng. 67 Ảnh hưởng của chi phí quản lý doanh nghiệp LN (4) = DTT2 – GVHB2 – CPBH2 – CPQLDN2 + DTHĐTC1 – CPTC1 + TNK1 – CPK1 = -1.129.523 nghìn đồng.  CPQLDN = LN (4) – LN (3) = -CPQLDN2 + CPQLDN1 = -176.284 nghìn đồng. Qua đó cho thấy chi phí quản lý doanh nghiệp tăng làm cho lợi nhuận giảm 176.284 nghìn đồng. Ảnh hưởng của doanh thu hoạt động tài chính LN (5) = DTT2 – GVHB2 – CPBH2 – CPQLDN2 + DTHĐTC2 – CPTC1 + TNK1 – CPK1 = -1.010.098 nghìn đồng.  DTHĐTC = LN (5) – LN (4) = DTHĐTC2 – DTHĐTC1 = 119.425 nghìn đồng. Qua đó cho thấy doanh thu hoạt động tài chính tăng làm cho lợi nhuận tăng 119.425 nghìn đồng. Ảnh hưởng của chi phí tài chính LN (6) = DTT2 – GVHB2 – CPBH2 – CPQLDN2 + DTHĐTC2 – CPTC2 + TNK1 – CPK1 = -497.065 nghìn đồng.  CPTC = LN (6) – LN (5) = -CPTC2 + CPTC1 = 513.033 nghìn đồng. Qua đó cho thấy chi phí tài chính giảm làm cho lợi nhuận tăng 513.033 nghìn đồng. Ảnh hưởng của thu nhập khác LN (7) = DTT2 – GVHB2 – CPBH2 – CPQLDN2 + DTHĐTC2 – CPTC2 + TNK2 – CPK1 = 1.598.206 nghìn đồng.  TNK = LN (7) – LN (6) = TNK2 – TNK1 = 2.095.271 nghìn đồng. Qua đó cho thấy thu nhập khác tăng làm cho lợ nhuận tăng 2.095.271 nghìn đồng. Ảnh hưởng của chi phí khác LN (8) = LN2 = DTT2 – GVHB2 – CPBH2 – CPQLDN2 + DTHĐTC2 – CPTC2 + TNK2 – CPK2 = 1.616.594 nghìn đồng.  CPK = LN (8) – LN (7) = -CPK2 + CPK1 = 18.388 nghìn đồng. Qua đó cho thấy chi phí khác giảm làm cho lợi nhuận tăng 18.388 nghìn đồng. 68 Tổng hợp các nhân tố có ảnh hưởng đến sự tăng giảm của lợi nhuận Đối với nhân tố làm tăng lợi nhuận Doanh thu thuần: 42.076.419 nghìn đồng. Doanh thu hoạt động tài chính: 119.425 nghìn đồng. Chi phí tài chính: 513.033 nghìn đồng. Thu nhập khác: 2.095.271 nghìn đồng. Chi phí khác: 18.388 nghìn đồng. Đối với nhân tố làm giảm lợi nhuận Giá vốn hàng bán: 45.831.108 nghìn đồng Chi phí bán hàng: 173.579 nghìn đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp: 176.284 nghìn đồng. Tổng lợi nhuận = 44.822.536– 46.180.971 = -1.358.435. Đúng bằng với đối tượng phân tích. 69 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TÀI SẢN A. TÀI SẢN NGẮN HẠN (100=110+120+130+140+150) I. Tiền và các khoản tương đương tiền 1. Tiền 2. Các khoản tương đương tiền II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 1. Đầu tư ngắn hạn 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) (2) III. Các khoản phải thu ngắn hạn 1. Phải thu khách hàng 2. Trả trước cho người bán 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 4. Phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng 5. Các khoản phải thu khác 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) IV. Hàng tồn kho 1. Hàng tồn kho 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) V. Tài sản ngắn hạn khác 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 2. Thuế GTGT được khấu trừ 3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 5. Tài sản ngắn hạn khác B. TÀI SẢN DÀI HẠN (200=210+220+240+250+260) I. Các khoản phải thu dài hạn 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 3. Phải thu dài hạn nội bộ 4. Phải thu dài hạn khác 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi II. Tài sản cố định 1. Tài sản cố định hữu hình - Nguyên giá - Giá trị hao mòn lũy kế (*) 2. Tài sản cố định thuê tài chính - Nguyên giá - Giá trị hao mòn lũy kế (*) 3. Tài sản cố định vô hình - Nguyên giá - Giá trị hao mòn lũy kế (*) 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở MÃ SỐ 100 NĂM 2011 TM NĂM 2012 NĂM 2013 132.887.126.106 96.322.656.288 85.706.080.417 37,812,187,929 26.417.545.583 14.505.957.988 37.812.187.929 30.000.000.000 26.417.545.683 - 14.505.957.988 - 121 129 30.000.000.000 - - - 130 14.421.715.578 16.011.093.122 16.450.882.571 131 132 133 134 11,735,618,933 3.382.531.347 - 11.137.847.394 4.610.136.018 - 16.110.513.152 610.095.511 - 721.988.070 -1.418.404.772 839.503.606 -576.393.896 306.667.804 -576.393.896 48.277.233.866 54.963.134.104 -6.685.900.238 49.929.430.940 54.908.659.922 -5.051.228.982 51.477.752.234 56.528.981.216 -5.051.228.982 2.375.988.732 1.794.604.490 - 3.964.586.543 3.146.379.701 - 3.271.487.642 2.187.176.091 - 158 200 581.384.242 23.752.526.963 818.206.842 27.481.857.736 1.084.311.533 27.885.723.183 210 211 - - - 212 - - - - - - 21.060.996.963 9.446.661.400 22.026.185.171 -12.579.523.771 4.800.000.000 4,800,000,000 6.814.335.563 24.717.247.736 8.232.350.400 21.865.468.167 -13.633.117.767 4.800.000.000 4.800.000.000 11.684.897.336 25.070.523.183 17.807.354.029 30.235.698.231 -12.428.335.202 4.800.000.000 4.800.000.000 2.463.169.154 110 111 112 120 135 139 140 141 149 150 151 152 154 213 218 219 220 221 222 223 224 225 226 227 228 229 230 V.01 V.02 V.03 V.04 V.05 V.06 V.07 V.08 V.09 V.10 V.11 70 dang III. Bất động sản đầu tư - Nguyên giá - Giá trị hao mòn lũy kế IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 1. Đầu tư vào công ty con 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 3. Đầu tư dài hạn khác 4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*) V. Tài sản dài hạn khác 1. Chi phí trả trước dài hạn 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 3. Tài sản dài hạn khác Tổng cộng tài sản (270=100+200) NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ (300=310+330) I. Nợ ngắn hạn 1. Vay và nợ ngắn hạn 2. Phải trả người bán 3. Người mua trả tiền trước 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 5. Phải trả người lao động 6. Chi phí phải trả 7. Phải trả nội bộ 8. Phải trả theo tiến độ hợp đồng xây dựng 9. Các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 11. Quỹ khen thưởng phúc lợi II. Nợ dài hạn 1. Phải trả dài hạn người bán 2. Phải trả dài hạn nội bộ 3. Phải trả dài hạn khác 4. Vay và nợ dài hạn 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 7. Dự phòng phải trả dài hạn 8. Doanh thu chưa thực hiện 9. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ B. VỐN CHỦ SỞ HỮU (400=410+430) I. Vốn chủ sở hữu 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 2. Thặng dư vốn cổ phần 3. Vốn khác của chủ sở hữu 4. Cổ phiếu quỹ (*) 5. Chênh lệch đánh giá lại tài 240 241 242 250 V.12 2.691.530.000 2.691.530.000 2.691.530.000 - - - 2.791.530.000 -100.000.000 2.791.530.000 -100.000.000 2.791.530.000 -100.000.000 - 73.080.000 73.080.000 - 123.670.000 123.670.000 - 268 270 156.639.653.068 123.804.514.024 113.591.803.600 300 120.132.832.225 87.329.089.455 76.551.832.509 118.251.397.821 55.463.836.855 1.002.578.364 3.310.094.314 87,257.397.325 9.260.326.745 47.561.310.606 288.343.625 2.318.646.939 76.358.053.126 17.097.102.465 48.172.094.019 305.055.527 3.694.864.043 5.349.989.898 658.147.224 - 4.833.217.309 - 5.937.420.038 - 51.505.420.075 22.574.578.473 845.688.983 961.331.091 1.881.434.404 - 420.973.628 71.692.130 - 305.828.051 193.779.383 - 336 346.261.780 71.692.130 19.234.130 337 1.535.172.624 - - 174.545.253 - 400 36.506.820.843 36.475.424.569 37.039.971.091 36.506.820.843 21.550.000.000 -544.000.000 - 36.475.424.569 21.550.000.000 -544.000.000 - 37.039.971.091 21.550.000.000 -544.000.000 - 251 252 258 259 260 261 262 310 311 312 313 314 315 316 317 318 319 320 323 330 331 332 333 334 335 410 411 412 413 414 415 V.13 V.14 V.21 V.15 V.16 V.17 V.18 V.19 V.20 V.21 V.22 71 sản 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 7. Quỹ đầu tư phát triển 8. Quỹ dự phòng tài chính 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 11. Nguồn vốn đầu tư XDCB 12. Quỹ hỗ trợ xắp xếp lại doanh nghiệp Tổng cộng nguồn vốn (440=300+400) 416 417 418 419 9.453.630.597 - 9.939.604.326 2.468.261.034 - 9.939.604.326 2.468.261.034 - 420 3.822.284.973 3.061.559.209 3.626.105.731 421 422 - - - 440 156.639.653.068 123.804.514.024 113.591.803.600 2.224.905.273 72 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 6 THÁNG NĂM 2013 VÀ 6 THÁNG NĂM 2014 TÀI SẢN A. TÀI SẢN NGẮN HẠN (100=110+120+130+140+15 0) I. Tiền và các khoản tương đương tiền 1. Tiền 2. Các khoản tương đương tiền II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 1. Đầu tư ngắn hạn 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) (2) III. Các khoản phải thu ngắn hạn 1. Phải thu khách hàng 2. Trả trước cho người bán 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 4. Phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng 5. Các khoản phải thu khác 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) IV. Hàng tồn kho 1. Hàng tồn kho 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) V. Tài sản ngắn hạn khác 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 2. Thuế GTGT được khấu trừ 3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 5. Tài sản ngắn hạn khác B. TÀI SẢN DÀI HẠN (200=210+220+240+250+26 0) I. Các khoản phải thu dài hạn 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 3. Phải thu dài hạn nội bộ 4. Phải thu dài hạn khác 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi II. Tài sản cố định 1. Tài sản cố định hữu hình MÃ SỐ 100 TM 110 6 THÁNG NĂM 2013 75.330.021.431 6 THÁNG NĂM 2014 84.298.034.562 19.301.381.908 22.115.642.479 111 112 V.01 19.301.381.908 - 22.115.642.479 - 120 V.02 - - 121 129 - - 130 14.282.392.374 17.027.023.507 131 132 133 134 14.441.149.706 54.060.492 - 14.160.737.791 2.079.951.185 - 363.576.072 -576.393.896 931.543.538 -145.209.007 39.088.612.644 44.139.841.626 -5.051.228.982 43.705.388.628 47.230.477.910 -3.525.089.282 2.657.634.505 1.837.621.374 - 1.449.979.948 938.966.047 - 158 200 820.013.131 26.969.978.148 511.013.901 27.731.670.352 210 211 - - 212 - - - - 24.241.908.148 17.008.738.994 25.065.460.407 19.286.660.320 135 139 140 141 149 150 151 152 154 213 218 219 220 221 V.03 V.04 V.05 V.06 V.07 V.08 73 - Nguyên giá - Giá trị hao mòn lũy kế (*) 2. Tài sản cố định thuê tài chính - Nguyên giá - Giá trị hao mòn lũy kế (*) 3. Tài sản cố định vô hình - Nguyên giá - Giá trị hao mòn lũy kế (*) 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang III. Bất động sản đầu tư - Nguyên giá - Giá trị hao mòn lũy kế IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 1. Đầu tư vào công ty con 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 3. Đầu tư dài hạn khác 4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*) V. Tài sản dài hạn khác 1. Chi phí trả trước dài hạn 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 3. Tài sản dài hạn khác Tổng cộng tài sản (270=100+200) NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ (300=310+330) I. Nợ ngắn hạn 1. Vay và nợ ngắn hạn 2. Phải trả người bán 3. Người mua trả tiền trước 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 5. Phải trả người lao động 6. Chi phí phải trả 7. Phải trả nội bộ 8. Phải trả theo tiến độ hợp đồng xây dựng 9. Các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 11. Quỹ khen thưởng phúc lợi II. Nợ dài hạn 1. Phải trả dài hạn người bán 2. Phải trả dài hạn nội bộ 3. Phải trả dài hạn khác 4. Vay và nợ dài hạn 222 223 224 29.600.769.050 -12.592.030.056 - 32.615.798.205 -13.329.137.885 - 4.800.000.000 4.800.000.000 2.433.169.154 4.800.000.000 4.800.000.000 978.800.087 2.691.530.000 2,536.609.945 - - 2.791.530.000 -100.000.000 2.791.530.000 -254.920.055 36.540.000 36.540.000 - 129.600.000 129.600.000 - 268 270 102.299.999.579 112.029.704.914 300 65.436.126.579 73.601.993.187 65.416.892.449 54.132.858.503 315.376.009 3.322.054.867 73.601.993.187 10.000.000.000 54.090.061.835 148.233.149 2.173.906.937 5.380.922.601 - 3.191.653.356 - 1.918.282.418 3.749.698.862 320 - - 323 330 331 332 333 334 347.398.051 19.234.130 - 248.439.048 - 225 226 227 228 229 230 240 241 242 250 V.09 V.10 V.11 V.12 251 252 258 259 260 261 262 310 311 312 313 314 315 316 317 318 319 V.13 V.14 V.21 V.15 V.16 V.17 V.18 V.19 V.20 74 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 7. Dự phòng phải trả dài hạn 8. Doanh thu chưa thực hiện 9. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ B. VỐN CHỦ SỞ HỮU (400=410+430) I. Vốn chủ sở hữu 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 2. Thặng dư vốn cổ phần 3. Vốn khác của chủ sở hữu 4. Cổ phiếu quỹ (*) 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 7. Quỹ đầu tư phát triển 8. Quỹ dự phòng tài chính 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 11. Nguồn vốn đầu tư XDCB 12. Quỹ hỗ trợ xắp xếp lại doanh nghiệp Tổng cộng nguồn vốn (440=300+400) 335 - - 336 19.234.130 - 337 - - 400 36.863.873.000 38.427.711.727 36.863.873.000 21.550.000.000 -544.000.000 - 38.427.711.727 21.550.000.000 -544.000.000 - 416 417 418 419 9.939,604,326 2.468.261.034 - 10.780.995.785 2.201.344.781 - 420 3.450.007.640 4.439.371.161 421 422 - - 440 102.299.999.579 112.029.704.914 410 411 412 413 414 415 V.21 V.22 75 BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2013 CHỈ TIÊU 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01-02) 4. Giá vốn hàng bán MS 01 NĂM 2011 1.204.690.650.329 NĂM 2012 1.178.081.594.367 NĂM 2013 1.143.152.482.907 02 2.434.616 1.208.233 248.102.482 10 1.204.688.215.713 1.178.080.386.134 1.142.904.380.425 1.174.264.561.288 1.149.489.822.176 1.110.689.711.710 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11) 6. Doanh thu hoạt động tài chính 7. Chi phí tài chính 20 30.423.654.425 28.590.563.958 32.214.668.715 3.433.670.676 2.651.995.006 - 16.755.327 863.706.426 868.810.214 Trong đó lãi vay phải trả 8. Chi phí bán hàng 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 10. Lợi nhuận thuần từ HĐ kinh doanh 11. Thu nhập khác 12. Chi phí khác 13. Lợi nhuận khác (40=31-32) 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50=30+40) 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 17. Lợi nhuận sau thuế (60=50-51) 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) 23 16.755.327 863.706.426 607.810.214 24 25 23.563.466.835 2.744.286.308 21.640.016.774 3.164.789.334 23.494.773.077 5.015.505.780 30 7.532.816.631 5.574.046.430 2.835.579.644 31 32 40 449.609.434 32.577.114 417.032.320 1.082.841.597 476.431.634 606.409.963 4.968,889.198 1.291.440.953 3.677.448.245 50 7.949.848.951 6.180.456.393 6.513.027.889 1.345.938.968 1.525.898.955 1.644.859.472 - - - 60 6.603.909.983 4.654.557.438 4.868.168.417 70 - - - 11 21 22 51 52 TM VI. 25 VI. 27 VI. 26 VI. 28 VI. 30 VI. 30 76 BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 6 THÁNG NĂM 2013 VÀ 6 THÁNG NĂM 2014 CHỈ TIÊU 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01-02) 4. Giá vốn hàng bán 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11) 6. Doanh thu hoạt động tài chính 7. Chi phí tài chính Trong đó lãi vay phải trả 8. Chi phí bán hàng 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 10. Lợi nhuận thuần từ HĐ kinh doanh 11. Thu nhập khác 12. Chi phí khác 13. Lợi nhuận khác (40=31-32) 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50=30+40) 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 17. Lợi nhuận sau thuế (60=50-51) 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) 77 6 THÁNG NĂM 2013 582.435.449.178.606 6 THÁNG NĂM 2014 637.996.208.940 134.533.665 582.314.644.941 13.605.144.809 624.391.064.131 567.733.253.303 14.581.391.638 613.564.360.791 10.826.703.340 555.515.188 555.515.188 10.447.051.843 2.110.008.627 1.468.815.980 119.424.987 42.482.384 42.482.384 10.620.630.671 2.286.293.489 -2.003.278.217 1.524.751.091 18.538.497 1.506.212.594 2.975.028.574 3.620.021.945 149.948 3.619.871.997 1.616.593.780 745.982.143 2.229.046.431 - 355.650.632 1.260.943.148 - [...]... biến động của doanh thu, chi phí, lợi nhuận sẽ được phân tích cụ thể trong các phần sau 20 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XĂNG DẦU DẦU KHÍ BẠC LIÊU 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 4.1.1 Phân tích chung về tình hình doanh thu của công ty qua các năm hoạt động Qua 3 năm rưỡi hoạt động kinh doanh cho thấy nhìn chung doanh. .. quan trọng trong việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, cho nên tác giả đã chọn Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Xăng dầu Dầu khí Bạc Liêu làm đề tài nghiên cứu Thông qua đó có thể hiểu rõ hơn hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua như thế nào và từ đó đưa ra các giải pháp giúp cho công ty cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh của mình 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN... và kết quả của hoạt động kinh doanh, các nguồn tiềm năng cần khai thác ở doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (Trịnh Văn Sơn, 2005.Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Đại học Huế) 2.1.1.2 Đối tượng phân tích hoạt động kinh doanh Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình và kết quả của hoạt. .. 4.654.557 4.868.168 2.229.046 1.260.943 Nguồn: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2011-6T/2014 Từ số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ta có thể thấy được sự tăng giảm về các chỉ tiêu trên thông qua bảng chênh lệch kết quả hoạt động kinh doanh của công ty dưới đây: Bảng 3.2 Chênh lệch kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 20116T/2014 Chỉ tiêu Chênh lệch 2012/2011... 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí Bạc Liêu từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm giúp công ty nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong thời gian tới 1.2.2 Mục tiêu cụ thể (1) Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 (2) Phân tích các chỉ số tài... động kinh doanh cho công ty Kết hợp với phương pháp so sánh tương đối, tuyệt đối để đánh giá kết quả cho thấy doanh thu của công ty tăng qua mỗi năm từ đó kéo theo lợi nhuận của công ty cũng tăng lên qua các năm Bên cạnh đó tác giả còn phân tích các chỉ số tài chính của công ty để đánh giá được hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty qua mỗi năm Nguyễn Thị Phương Thảo, 2009 Phân tích kết quả hoạt động. .. tài của mình: Lai Nguyễn Bảo Ngọc, 2011 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh công ty cổ phần cơ khí điện máy Cần Thơ” Luận văn tốt nghiệp Đại học Cần Thơ Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là nhằm tìm hiểu, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Cơ khí Điện máy Cần Thơ từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2011 Từ đó đề ra giải pháp khắc phục những tồn tại và nâng cao hiệu quả hoạt động. .. cho công ty, chi nhánh tại Cà Mau chịu trách nhiệm bán ra và quản lý toàn bộ các đơn vị trực thuộc công ty tại địa bàn tỉnh Cà Mau 11 Tháng 6 năm 2012, tại Đại Hội cổ đông, Đại hội thồng nhất đổi tên công ty thành Công ty CP Xăng dầu Dầu khí Bạc Liêu và chuyển trụ sở về số 89, Hai Bà Trưng, Phường 3, TP Bạc Liêu 3.1.2 Ngành nghề kinh doanh Công ty cổ phần Xăng dầu Dầu khí Bạc Liêu chuyên kinh doanh. .. b0) Ảnh hưởng của nhân tố c: = - (c1 – c0) 10 CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XĂNG DẦU DẦU KHÍ BẠC LIÊU 3.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XĂNG DẦU DẦU KHÍ BẠC LIÊU 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Đầu năm 1997 do tình hình phân chia tách tỉnh Minh Hải được tách ra làm hai tỉnh: tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu Được sự chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh Minh Hải Công ty Thương Nghiệp... cho doanh nghiệp trong tương lai 1 Công ty cổ phần Xăng dầu Dầu khí Bạc Liêu là một doanh nghiệp nhà nước với chức năng kinh doanh thương mại nội địa và xuất nhập khẩu trực tiếp Công ty luôn có những phương hướng hoạt động đúng đắn, không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh Mạng lưới kinh doanh của công ty tương đối rộng, chính vì thế công ty luôn chú trọng trong việc điều hành quản lý hoạt động kinh doanh ... động doanh thu, chi phí, lợi nhuận phân tích cụ thể phần sau 20 CHƯƠNG PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XĂNG DẦU DẦU KHÍ BẠC LIÊU 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU CỦA... PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XĂNG DẦU DẦU KHÍ BẠC LIÊU 21 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2011 ĐẾN THÁNG ĐẦU NĂM 2014 21 4.1.1 Phân tích. .. vấn đề tồn đọng công ty Nhận thấy tầm quan trọng việc phân tích kết hoạt động kinh doanh, tác giả chọn Phân tích kết hoạt động kinh doanh công ty cổ phần Xăng dầu Dầu khí Bạc Liêu làm đề tài nghiên

Ngày đăng: 16/10/2015, 23:14

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w