0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Về doanh thu

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XĂNG DẦU DẦU KHÍ BẠC LIÊU (Trang 67 -67 )

Doanh thu là một yếu tố rất quan trọng đối với công ty, vì nó là một chỉ tiêu có liên quan đến phần lợi nhuận của công ty. Qua các năm hoạt động cho thấy doanh thu của công ty bị giảm dần, nhưng chỉ tăng trong nửa năm 2014 này, để giúp doanh thu của công ty tăng lên qua từng thời kỳ, sau đây là một số đề xuất giúp doanh thu của công ty có thể tăng lên:

Do công ty kinh doanh chủ yếu nhiều nhất là mặt hàng xăng dầu và xăng dầu là hàng tiêu dùng thiết yếu nhất của người dân nên để tăng doanh thu công ty cần phải mở rộng quy mô kinh doanh, xây dựng thêm một số đại lý bán lẻ xăng dầu mà tập trung nhiều nhất tại những điểm nhiều dân cư sinh sống có nhu cầu tiêu thụ xăng dầu cao hơn.

Vì mặt hàng xăng dầu là mặt hàng mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho công ty nên công ty cần phải có nhiều chính sách khuyến mãi đối với các khách hàng thân thiết của mình, đặc biệt là những khách hàng mua với số lượng lớn, vì làm như vậy không những giữ chân các khách hàng truyền thống mà còn thu hút, lôi kéo thêm được các hàng tiềm năng, từ đó doanh thu mang lại cho công ty sẽ tăng lên nhiều hơn.

Do công ty có kinh doanh nhiều cửa hàng bách hóa để có sức cạnh tranh trên thị trường công ty cần phải đẩy mạnh công tác tiếp thị, khuyến mãi, giảm giá hàng bán cho khách hàng và đề ra các chính sách tặng quà vào những dịp lễ, tết cho các khách hàng thân thiết nhất vì làm như vậy mức độ trung thành của họ đối với công ty sẽ tăng cao.

Đối với lĩnh vực kinh doanh nhà hàng khách sạn công ty cần phải có chính sách chăm sóc đặc biệt đối với khách hàng, đặc biệt là tạo ra một sự khác biệt gây ấn tượng cho khách hàng mà các đối thủ khác không có vì như vậy không những khách hàng cũ có thể quay trở lại mà còn có thể giúp công ty quảng bá hình ảnh của mình.

Tóm lại, công ty cần phải mở rộng quy mô kinh doanh, tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác, khách hàng nhằm giúp công ty có sức cạnh tranh nhiều hơn so với các đối thủ trong ngành.

Xem xét tình hình biến động của thị trường hiện tại để có thể dự đoán được trong tương lai, từ đó công ty có thể biết được mình có nên tăng thêm số lượng hàng hóa bán hay không, cũng như việc đáp ứng kịp thời của công ty trong nhu cầu tiêu thụ của người dân trong tương lai.

Mặt khác, công ty cần phải tăng cường mở rộng chiến lược marketing như: quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm thêm nhiều khách hàng đối tác mới nhằm gia tăng thêm lượng hàng hóa bán ra.

Tổ chức thi đua trong nội bộ công ty, vì như thế họ mới có tinh thần làm việc với trách nhiệm cao hơn mang lại năng suất nhiều hơn cho công ty.

Để giúp tăng một phần doanh thu từ hoạt động tài chính công ty có thể tìm hiểu rõ thêm trên thị trường chứng khoán để giúp công ty có thể đầu tư đúng chỗ vào những cổ phiêú mà có thể mang nhiều lợi ích cho công ty trong tương lai.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, có rất nhiều công ty gia nhập ngành và cũng có nhiều công ty bị giải thể, phá sản, điều này đã gây nhiều áp lực lớn cho hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Xăng dầu Dầu khí Bạc Liêu. Qua quá trình phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 cho thấy kết quả mang lại cho công ty chưa đạt được hiệu quả cao, có sự biến động tăng giảm thất thường về lợi nhuận, tuy nhiên lợi nhuận là yếu tố được cấu thành bởi doanh thu và chi phí. Xét về mặt doanh thu thì kết quả cho thấy qua các năm hoạt động doanh thu mà công ty đạt được bị giảm dần qua ba năm từ năm 2011 đến năm 2013 (giảm từ 1.208.571.496 nghìn đồng năm 2011 xuống còn 1.147.873.269 nghìn đồng), nhưng sang nữa năm đầu 2014 thì doanh thu này tăng lên so với cùng kỳ năm trước (6 tháng đầu năm 2013 là 583.839.396 nghìn đồng sang 6 tháng đầu năm 2014 là 628.130.511 nghìn đồng). Sỡ dĩ doanh thu tăng giảm thất thường ở đây là vì công ty kinh doanh chủ yếu mặt hàng xăng dầu và dưới sự quản lý của nhà nước nên khả năng bị ảnh hưởng nhiều từ nền kinh tế nước nhà là không thể tránh khỏi.

Bên cạnh đó chi phí đem lại cho công ty qua 3 năm rưỡi hoạt động cũng có sự biến động tương tự như doanh thu, điều này cũng chứng tỏ doanh thu có được nhiều hay ít thì cũng phải dựa vào các chi phí cấu thành tạo nên sản phẩm mà chi phí chủ yếu ở đây là giá vốn hàng bán vì nó là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tất cả các loại của tổng chi phí, mặt khác chi phí giảm chứng tỏ công ty cũng có thực hiện tốt trong việc tiết kiệm chi phí. Sự biến động thất thường của doanh thu và chi phí đã tác động đến tình hình lợi nhuận của công ty đây là mục tiêu hàng đầu mà công ty cần muốn có trong hoạt động kinh doanh, sau khi phân tích kết quả mang lại lợi nhuận cho công ty không đạt được hiệu quả cao, nhìn chung là bị lỗ nhiều và chỉ lãi được trong năm 2013 và chỉ lãi được 213.611 nghìn đồng chiếm tỷ lệ 4,6% so với năm 2012, nguyên nhân lãi ở đây chủ yếu là do tốc độ gia tăng của chi phí giảm đi nhiều hơn tốc gia tăng của doanh thu.

Đối với tài chính công ty sử dụng hiệu quả nhất trong việc tạo ra doanh thu là tài sản cố định thông qua việc phân tích hệ số vòng quay tài sản cố định. Bên cạnh đó khả năng thanh toán trả nợ ngắn hạn bằng tiền mặt và ROS của công ty chưa được tốt cho lắm. Tóm lại qua các năm hoạt động công ty còn

gặp nhiều khó khăn vì thế công ty cần phải nhiều biện pháp, chính sách để tăng doanh thu và giảm chi phí vì như vậy công ty mới đạt được lợi nhuận cao.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối với công ty

Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần Xăng dầu Dầu khí Bạc Liêu cùng với việc thực hiện đề tài nghiên cứu: “Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty”, sau quá trình phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, tác giả có một số kiến nghị sau:

Công ty cần phải chú trọng nhiều hơn trong việc tiết kiệm chi phí cho mọi hoạt động

Thành lập một đội ngũ đầy kinh nghiệm cho việc thực hiện các chiến lược marketing, vì hiện nay có rất nhiều đối thủ cạnh tranh cùng với sự phát triển của xã hội ngày nay nên việc quảng bá thương hiệu cũng là một việc cần thiết cho sự phát triển và tồn tại của công ty.

Cần có những chính sách đãi ngộ cho các nhân viên của công ty để khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên từ đó họ sẽ tích cực nhiều hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình.

Công ty cần phải tích cực nhiều hơn trong việc xác định sự biến động của thì trường để từ đó có thể dự đoán được nhu cầu của thị trường trong tương lai, đồng thời giúp công ty lôi kéo được nhiều khách hàng hơn.

Cần phải giữ vững mối quan hệ khách hàng, luôn phải tạo niềm tin đối với khách hàng, cần phải có hoạt động khuyến mãi nhiều hơn đối với các khách hàng thân thiết của mình.

Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng kiến thức để nâng cao tay nghề cho các nhân viên của công ty.

Cần phải có biện pháp xử lý nhanh chóng hàng tồn kho tránh tình trạng ứ đọng hàng tồn kho quá nhiều.

Nguồn vốn chủ sỡ hữu của công ty ít, do đó công ty cần phải huy động vốn nhiều hơn để tiếp tục hỗ trợ cho việc kinh doanh của mình trong những năm kế tiếp.

6.2.2 Đối với chính quyền địa phương

Vì lượng vốn công ty tương đối ít và ít hơn nhiều so với đối thủ cạnh tranh, cụ thể là tính đến 6 tháng đầu năm 2014 tổng nguồn vốn công ty chỉ có được là 112.029.705 nghìn đồng trong khi công ty đối thủ là công ty cổ phần

thương nghiệp Cà Mau là 570.875.396 nghìn đồng, chính vì thế nên Nhà nước cần phải hỗ trợ vốn cho công ty để công ty có thể hoạt động tốt hơn trong những năm sắp tới.

Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp luôn tìm cách trốn thuế một phần muốn giữ lại nhiều lợi nhuận kiếm được phần khác do kinh doanh không đạt lợi nhuận cao trong khi những doanh nghiệp khác phải đóng thuế đúng theo quy định hằng năm tạo nên sự bất bình đẳng trong việc đóng thuế của các doanh nghiệp, chính vì thế nhà nước cần có chính sách kiểm soát, thu thuế hợp lý của từng ngành sản xuất cũng như từng doanh nghiệp đang kinh doanh.

Do hiện nay tình hình kinh tế trong nước có nhiều bất ổn và có nhiều doanh nghiệp phải ngưng hoạt động và phá sản, điển hình trong 6 tháng đầu năm số doanh nghiệp gia nhập kinh doanh bị giảm 4,1% so với cùng kỳ năm ngoái (theo Tổng cục thống kê), chính vì thế để đứng vững trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sức cạnh tranh cao cho nên nhà nước cần phải tìm cách xây dựng môi trường cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp.

Lãi suất vay luôn là mối lo ngại của nhiều doanh nghiệp mà tình hình lợi nhuận của công ty bị giảm dần qua những năm hoạt động, không có sự tiến triển gì. Nhà nước cần quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ nguồn vốn ưu đãi với lãi suất thấp cho các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Việt Ngọc, 2012. Phân tích hoạt động kinh doanh. Đại

học Điện Lực, Hà Nội.

2. Trịnh Văn Sơn, 2005. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh. Đại

học Huế.

3. Bùi Văn Trịnh, 2010. Bài Giảng phân tích hoạt động kinh doanh. Đại

học Cần Thơ.

4. Phạm Phát Tiến, 2013. Bài giảng phân tích hoạt động kinh doanh. Đại

học Cần Thơ.

5. Phạm Thị Gái, 2004. Phân tích hoạt động kinh doanh. Nhà xuất bản

thống kê Hà Nội.

6. Lai Nguyễn Bảo Ngọc, 2011. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh

công ty cổ phần cơ khí điện máy Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp. Đại học

Cần Thơ.

7. Nguyễn Thị Phương Thảo, 2009. Phân tích kết quả hoạt động kinh

doanh tại công ty xăng dầu Vĩnh Long. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần

Thơ.

8. Nguyễn Thị Trúc Giang, 2010. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh

doanh tại công ty TNHH thương mại dịch vụ Hoàng Hà. Luận văn tốt

nghiệp. Đại học Cần Thơ.

9. Bùi Thị Thanh Lan, 2009. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh

DNTN Toàn Thịnh 2006-2008. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ.

Một số tài liệu website:

1. Hải Minh, 2014. 6 tháng đầu năm: 4.751 doanh nghiệp bị giải thể. <http://www.baomoi.com/6-thang-dau-nam-4751-doanh-nghiep-giai- the/45/14169085.epi>. [Ngày truy cập: 16 tháng 9 năm 2014].

2. Bộ tài chính, 2013. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số

điều của luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

<http://thuvienphapluat.vn/archive/Van-ban-hop-nhat-12-VBHN-BTC- nam-2013-hop-nhat-Nghi-dinh-huong-dan-Luat-thue-thu-nhap-doanh- nghiep-vb214483.aspx>. [Ngày truy cập: 23 tháng 09 năm 2014].

3. Tổng cục thống kê, 2014. Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu 2014. <http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=403&&ItemID=15038>.

4. Bạc Liêu Online, 2012. Trong khó khăn kinh tế - xã hội của Bạc Liêu

vẫn phát triển.

<http://baobaclieu.vn/newsdetails/1D3FE17F807/Trong_kho_khan_kinh _te_xa_hoi_cua_Bac_Lieu_van_phat_trien_.aspx>. [Ngày truy cập: 05 tháng 10 năm 2014].

5. Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, 2013. Phân tích cơ cấu

nguồn vốn và tài sản <http://kenhsinhvien.net/topic/phan-tich-co-cau-

PHỤ LỤC

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY

Sự chênh lệch của lợi nhuận giữa năm 2012 so với năm 2011:

Chỉ tiêu kỳ phân tích: LN12 = DTT12 – GVHB12 – CPBH12 – CPQLDN12 +

DTHĐTC12 – CPTC12 + TNK12 – CPK12 = 6.180.456 nghìn đồng.

Chỉ tiêu kỳ gốc: LN11 = DTT11 – GVHB11 – CPBH11 – CPQLDN11 +

DTHĐTC11 – CPTC11 + TNK11 – CPK11 = 7.949.849 nghìn đồng.

Đối tượng phân tích: LN = LN12 – LN11 = -1.769.393 nghìn đồng.

Kết quả đó cho ta thấy lợi nhuận năm 2012 bị giảm hết 1.769.393 nghìn đồng so với năm 2011, nguyên nhân giảm ở đây là do các yếu tố:

Ảnh hưởng của doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ

LN (1) = DTT12 - GVHB11 – CPBH11 – CPQLDN11 + DTHĐTC11

CPTC11 + TNK11 – CPK11 = - 18.657.981 nghìn đồng.

DTT = LN (1) – LN11 = DTT12 – DTT11 = 1.178.080.386 -

1.204.688.216 = -26.607.830 nghìn đồng.

Qua đó cho thấy doanh thu giảm làm cho lợi nhuận giảm 26.607.830 nghìn đồng.

Ảnh hưởng của giá vốn hàng bán

LN (2) = DTT12 – GVHB12 - CPBH11 – CPQLDN11 + DTHĐTC11

CPTC11 + TNK11 – CPK11 = 6.116.758 nghìn đồng.

GVHB = LN (2) – LN (1) = - GVHB12 + GVHB11 = -1.149.489.822 +

1.174.264.561 = 24.774.739

Qua đó cho thấy giá vốn hàng bán giảm làm cho lợi nhuận tăng 24.774.739 nghìn đồng.

Ảnh hưởng của chi phí bán hàng

LN (3) = DTT12 – GVHB12 – CPBH12 - CPQLDN11 + DTHĐTC11 -

CPTC11 + TNK11 – CPK11 = 8.040.208 nghìn đồng.

CPBH = LN (3) - LN (2) = -CPBH12 + CPBH11 = -21.640.017 +

23.563.467 = 1.923.450 nghìn đồng.

Qua đó cho thấy chi phí bán hàng giảm làm cho lợi nhuận tăng 1.923.450 nghìn đồng.

Ảnh hưởng của chi phí quản lý doanh nghiệp

LN (4) = DTT12 – GVHB12 – CPBH12 – CPQLDN12 + DTHĐTC11

CPTC11 + TNK11 – CPK11 = 7.619.705 nghìn đồng.

CPQLDN = LN (4) – LN (3) = -CPQLDN12 + CPQLDN11 = -

3.164.789 + 2.744.286 = -420.503 nghìn đồng.

Qua đó cho thấy chi phí quản lý doanh nghiệp tăng làm cho lợi nhuận giảm 420.503 nghìn đồng.

Ảnh hưởng của doanh thu từ hoạt động tài chính

LN (5) = DTT12 – GVHB12 – CPBH12 – CPQLDN12 + DTHĐTC12

CPTC11 + TNK11 – CPK11 = 6.838.030 nghìn đồng.

DTHĐTC = LN (5) - LN (4) = DTHĐTC12 - DTHĐTC11 = 2.651.995 -

3.433.670 = -781.675 nghìn đồng.

Qua đó cho thấy doanh thu từ hoạt động tài chính giảm làm cho lợi nhuận giảm 781.675 nghìn đồng.

Ảnh hưởng của chi phí hoạt động tài chính

LN (6) = DTT12 – GVHB12 – CPBH12 – CPQLDN12 + DTHĐTC12

CPTC12+ TNK11 – CPK11 = 5.991.079 nghìn đồng.

CPTC = LN (6) – LN (5) = -CPTC12 + CPTC11 = -863.706 + 16.755 =

-846.951 nghìn đồng.

Qua đó cho thấy chi phí từ hoạt động tài chính tăng làm cho lợi nhuận giảm 846.951 nghìn đồng.

Ảnh hưởng của thu nhập khác

LN (7) = DTT12 – GVHB12 – CPBH12 – CPQLDN12 + DTHĐTC12

CPTC12 + TNK12 – CPK11 = 6.624.311 nghìn đồng.

TNK = LN (7) – LN (6) = TNK12 – TNK11 = 1.082.841 - 449.609 =

633.232 nghìn đồng.

Qua đó cho thấy thu nhập khác tăng làm cho lợi nhuận tăng 633.232 nghìn đồng.

Ảnh hưởng của chi phí khác

LN (8) = LN12 = DTT12 – GVHB12 – CPBH12 – CPQLDN12 + DTHĐTC12

CPK = LN (8) – LN (7) = -CPK12 + CPK11 = -476.432 + 32.577 = -443.855 nghìn đồng.

Qua đó cho thấy chi phí khác tăng làm cho lợi nhuận giảm 443.855 nghìn đồng.

Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến sự tăng giảm của lợi nhuận

Đối với nhân tố làm tăng lợi nhuận

Giá vốn hàng bán: 24.774.739 nghìn đồng. Chi phí bán hàng: 1.923.450 nghìn đồng. Thu nhập khác: 633.232 nghìn đồng.

Đối với các nhân tố làm giảm lợi nhuận

Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ: 26.607.830 nghìn đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp: 420.503 nghìn đồng.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XĂNG DẦU DẦU KHÍ BẠC LIÊU (Trang 67 -67 )

×