TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH VÕ THỊ PHƯƠNG NHUNG KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN TH
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
VÕ THỊ PHƯƠNG NHUNG
KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU
ÂU VỮNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kế toán tổng hợp 2 – K37
Mã số ngành: 52340301
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
VÕ THỊ PHƯƠNG NHUNG
MSSV: 4114145
KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU
THÁNG 12 – NĂM 2014
Trang 3LỜI CẢM TẠ Luận văn tốt nghiệp này là thành quả của quá trình học tập 4 năm dưới sự hướng dẫn và dìu dắt tận tình của quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ, cùng với sự chỉ dẫn và giúp đỡ về nhiều mặt của các cô chú, anh chị tại Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Âu Vững
Trước hết, xin cho em gửi lời cám ơn chân thành đến quý thầy cô Khoa kinh tế và quản trị kinh doanh của trường Đại học Cần Thơ đã không ngại vất
vả truyền đạt kiến thức cho chúng em bằng cả tấm lòng nhiệt huyết của mình Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô Hà Mỹ Trang, người
đã tận tình chỉ dẫn, đóng góp những ý kiến quý báu để em có thể hoàn thành bài luận văn của mình
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Âu Vững đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi, giúp đỡ em rất nhiều trong việc tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu của công ty trong suốt thời gian thực tập vừa qua
Tuy nhiên, do thời gian thực tập và kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự đóng góp chân tình của quý thầy cô, cơ quan thực tập và các bạn để đề tài được hoàn chỉnh hơn
Em xin kính chúc quý thầy cô, Ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên trong Công ty dồi dào sức khoẻ, gặt hái được nhiều thành công
Ngày tháng năm Sinh viên thực hiện
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 4TRANG CAM KẾT Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất
kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào
Ngày tháng năm Sinh viên thực hiện
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 5NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
Ngày … tháng … năm ……
Thủ trưởng đơn vị (Ký tên và đóng dấu)
Trang 6MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU 01
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 01
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 02
1.2.1 Mục tiêu chung 02
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 02
1.3 Phạm vi nghiên cứu 02
1.3.1 Không gian 02
1.3.2 Thời gian 02
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 02
Chương 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 03
2.1 Cơ sở lí luận 03
2.1.1 Khái quát về chi phí sản xuất 03
2.1.2 Khái quát về giá thành sản phẩm 06
2.1.3 Nội dung công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 07
2.1.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 10
2.1.5 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 11
2.1.6 Phương pháp tính giá thành sản phẩm 13
2.2 Phương pháp nghiên cứu 14
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 14
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 15
Chương 3: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU ÂU VỮNG 16
3.1 Lịch sử hình thành và phát triển 16
3.1.1 Một số thông tin chung về công ty 16
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 16
3.2 Cơ cấu tổ chức 17
3.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty 17
3.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán công ty 18
3.3 Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh 20
3.3.1 Mục tiêu 20
Trang 73.3.2 Chức năng 20
3.3.3 Nhiệm vụ 20
3.3.4 Ngành nghề kinh doanh 21
3.4 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty 21
3.4.1 Các chính sách kế toán 21
3.4.2 Phần mềm kế toán 22
3.5 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 22
3.5.1 Tổng quan kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2011, 2012 và 2013 22
3.5.2 Tổng quan kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012, 2013 và 2014 28
3.6 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển 30
3.6.1 Thuận lợi 30
3.6.2 Khó khăn 31
3.6.3 Phương hướng phát triển 32
Chương 4: KẾ TOÁN PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU ÂU VỮNG 34
4.1 Quy trình sản xuất sản phẩm 34
4.2 Nguyên tắc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty 34
4.2.1 Nguyên tắc tập hợp chi phí sản xuất 34
4.2.2 Nguyên tắc tính giá thành sản phẩm 35
4.3 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty 34
4.3.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 36
4.3.2 Kế toán tập hơp chi phí nhân công trực tiếp 38
4.3.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung 42
4.3.4 Đánh giá sản phẩm dở dang 46
4.3.5 Tổng hợp chi phí tính giá thành sản phẩm 46
4.4 Phân tích chung tình hình biến động chi phí sản xuất 47
4.4.1 Phân tích chung tình hình biến động chi phí sản xuất giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013 47
4.4.2 Phân tích chung tình hình biến động chi phí sản xuất 6 tháng đầu năm 2012, 2013 và 2014 48
Trang 84.5.1 Tình hình thực tế sử dụng nguyên vật liệu trực tiếp dùng để sản xuất 1
tấn tôm thành phẩm trong tháng 05/2014 50
4.5.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến mức tiêu hao nguyên vật liệu trực tiếp 51
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY 54
5.1 Đánh giá công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành của công ty 54 5.1.1 Ưu điểm 54
5.1.2 Khuyết điểm 54
5.2 Biện pháp hoàn thiện công tác kế toán và hạ giá thành sản phẩm 55
5.2.1 Biện pháp hoàn thiện công tác kế toán 55
5.2.2 Biện pháp hạ giá thành sản phẩm 55
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58
6.1 Kết luận 58
6.2 Kiến nghị 58
6.2.1 Đối với Nhà nước 58
6.2.2 Đối với cơ quan thuế 59
6.2.3 Đối với cơ quan thẩm quyền địa phương 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
PHỤ LỤC 62
Trang 9DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Bảng thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2011 đến 2013 23 Bảng 3.2 Bảng thể hiện tình hình kinh doanh 6 tháng đầu năm của công ty giai đoạn 2012 - 2014 28 Bảng 4.1 Bảng biến động chi phí sản xuất từ năm 2011 đến năm 2013 47 Bảng 4.2 Bảng biến động chi phí sản xuất 6 tháng đầu năm giai đoạn 2012-
2014 48 Bảng 4.3 Bảng thể hiện tỷ trọng thực tế của từng khoản mục chi phí có trong giá thành sản phẩm tháng 05/2014 50 Bảng 4.4 Bảng thể hiện chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có trong 1 tấn thành phẩm tháng 05/2014 50 Bảng 4.5 Bảng thể hiện sự ảnh hưởng của trình độ công nhân sản xuất đến mức tiêu hao nguyên vật liệu trong 1 tấn tôm thành phẩm 53
Trang 10DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 07
Hình 2.2 Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 08
Hình 2.3 Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung 09
Hình 2.4 Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên 11
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty 17
Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán công ty 19
Hình 3.3 Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ 22
Hình 3.4 Tình hình lợi nhuận sau thuế của công ty giai đoạn 2011- 2013 27
Hình 4.1 Quy trình sản xuất tôm đông lạnh 34
Hình 4.2 Sơ đồ luân chuyển chứng từ nguyên vật liệu trực tiếp 36
Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện tình hình nguyên vật liệu xuất dùng để sản xuất tôm thành phẩm trong tháng 05/2014 37
Hình 4.4 Sơ đồ tập hợp nguyên liệu xuất dùng tháng 05/2014 38
Hình 4.5 Sơ đồ luân chuyển chứng từ chi phí nhân công trực tiếp 39
Hình 4.6 Sơ đồ tập hợp chi phí nhân công trực tiếp tháng 05/2014 41
Hình 4.7 Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất chung 45
Hình 4.8 Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất mặt hàng tôm sú tháng 5/2014 46
Hình 4.9 Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất mặt hàng tôm thẻ tháng 5/2014 45
Hình 4.10 Biểu đồ thể hiện các kênh cung ứng tôm nguyên liệu 52
Trang 11DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Tiếng Việt
BP QLNS Bộ phận quản lý nhân sự LNST Lợi nhuận sau thuế
CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp PX Phân xưởng
CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp PXSX Phân xưởng sản xuất CPSXC Chi phí sản xuất chung QLDN Quản lý doanh nghiệp CPSXPS Chi phí sản xuất phát sinh QLNS Quản lý nhân sự
Tiếng Anh
AHPNS Acute hepatopancreatic necrosis syndrome: Hội chứng
hoại tử gan tụy cấp BRC British Retail Consortium: Hiệp hội bán lẻ Anh Quốc
DL Development Licence: Giấy phép phát triển
EMS Early Mortality Syndrome: Hội chứng tôm chết sớm
HACCP Hazard Analysis and Critical Control Points: Hệ thống
phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn HLSO Headless shell – on: Tôm sú, tôm thẻ, tôm chì bỏ đầu
HOSO Head on shell – on shrimp: Tôm sú nguyên con
IQF Individual Quick Frozen: Cấp đông nhanh từng cá thể
Trang 12CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong nền kinh tế có nhiều biến động phức tạp như hiện nay, mỗi doanh nghiệp đều phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt từ các doanh nghiệp khác
ở cả trong và ngoài nước Nắm bắt được tâm lí người tiêu dùng ưa chuộng sản phẩm vừa rẻ vừa chất lượng, cũng như để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam luôn tìm mọi cách để sản xuất và cung cấp cho thị trường những sản phẩm, dịch vụ không những có chất lượng cao, đa dạng về chủng loại và mẫu mã, mà còn nằm ở mức giá cả hợp lí nhất Để làm được điều đó, đòi hỏi người kế toán phải có đầy đủ kinh nghiệm và hết sức tỉnh táo khi đưa các loại chi phí vào giá thành của sản phẩm Nếu xác định không đúng đắn chúng ta có thể bỏ sót hoặc thêm vào các chi phí không hợp lý khiến cho giá thành của sản phẩm bị đội lên và làm mất tính cạnh tranh về giá cả của mặt hàng trên thị trường
Như chúng ta đã biết, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý bởi vì nó tác động trực tiếp đến giá bán sản phẩm, sản lượng tiêu thụ và lợi nhuận chung của toàn doanh nghiệp Đặc biệt, giá thành sản phẩm không những là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng, phản ánh chất lượng nhiều mặt hoạt động cũng như khả năng quản lí tài chính của doanh nghiệp, mà giá thành còn là căn cứ để lập kế hoạch phân tích và kiểm soát chi phí Dựa vào đó, doanh nghiệp có thể sử dụng chi phí tiết kiệm, hiệu quả, và định giá bán sao cho phù hợp nhất với yêu cầu của người tiêu dùng Việc tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách khoa học sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp khai thác tối đa nguồn lực tiềm tàng, nâng cao khả năng cạnh tranh về giá, đồng thời cũng khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường Mặt khác, đối với nhà quản trị thì vấn đề chi phí luôn được đặc biệt chú trọng bởi lợi nhuận thu được nhiều hay ít đều phải chịu ảnh hưởng trực tiếp của những chi phí đã bỏ ra Do
đó, việc quản lý chi phí, đánh giá công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp càng giữ vai trò quan trọng hơn nữa Nhận thức được tầm quan trọng cũng như những lợi ích thiết thực đó, tôi
đã chọn đề tài “Kế toán xác định giá thành sản phẩm và phân tích biến động chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Âu Vững” làm đề tài cho luận văn của mình
Trang 131.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Âu Vững Từ đó, phân tích các yếu tố làm biến động chi phí và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán cũng như hạ thấp giá thành sản phẩm
- Thời gian thực hiện đề tài: từ ngày 11/08/2014 đến ngày 17/11/2014
- Thời gian thu thập số liệu: từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2014 tại Công
ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Âu Vững
- Số liệu sử dụng để tính giá thành trong đề tài: tháng 05 năm 2014 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tôm sú và tôm thẻ tại Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Âu Vững
Trang 14Để tiến hành hoạt động sản xuất, doanh nghiệp phải biết kết hợp 3 yếu tố
cơ bản, đó là: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động Hao phí của những yếu tố này biểu hiện dưới hình thức giá trị được gọi là chi phí sản xuất
Như vậy, chi phí là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định; hoặc chi phí còn được hiểu là những phí tổn bằng nguồn lực, tài sản cụ thể sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh (Huỳnh Lợi, 2009)
Các loại chi phí phát sinh một cách thường xuyên trong quá trình sản xuất kinh doanh, nó luôn vận động thay đổi trong quá trình tái sản xuất, tính
đa dạng của nó luôn được biểu hiện cụ thể gắn liền với sự đa dạng, phức tạp của các loại hình sản xuất khác nhau, của các giai đoạn sản xuất công nghệ khác nhau, của sự phát triển không ngừng của tiến bộ khoa học kỹ thuật (Võ Văn Nhị, Phạm Thanh Liêm & Lý Kim Huê, 1999)
2.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất
Do tính chất phức tạp, biến động không ngừng của chi phí sản xuất nên công việc xác định đúng từng khoản mục chi phí hay đưa chúng vào đúng từng loại chi phí giúp cho công tác quản lý và hạch toán dễ dàng hơn Dưới đây là một số tiêu thức phổ biến dùng để phân loại chi phí sản xuất:
a Theo tính chất, nội dung kinh tế của chi phí
Theo cách phân loại này, người ta căn cứ vào nội dung, tính chất kinh tế của chi phí mà không xét đến công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh để chia thành các yếu tố chi phí
Chi phí sản xuất theo tiêu thức này bao gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu: là toàn bộ giá trị nguyên vật liệu sử dụng cho
sản xuất kinh doanh trong kỳ (bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu, chi phí phụ tùng thay thế,…)
Trang 15- Chi phí nhân công: bao gồm các khoản tiền lương chính, tiền lương
phụ, phụ cấp theo lương và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ của người lao động (Huỳnh Lợi, 2009)
- Chi phí khấu hao TSCĐ: là phần giá trị hao mòn của TSCĐ chuyển
dịch vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: là số tiền phải trả cho các loại dịch vụ mua
ngoài phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh như các khoản tiền điện, tiền nước, điện thoại, thuê mặt bằng,…
- Chi phí khác bằng tiền: là những chi phí sản xuất kinh doanh khác chưa
được phản ánh trong các chi phí nói trên nhưng đã chi bằng tiền như chi phí tiếp khách, hội nghị,…
Cách phân loại này cho ta biết được tổng chi phí bỏ ra ban đầu, kết cấu,
tỷ trọng của từng yếu tố chi phí sản xuất để phân tích, đánh giá các chỉ tiêu, làm căn cứ lập kế hoạch và kiểm soát chi phí theo yếu tố phục vụ yêu cầu thông tin quản trị của doanh nghiệp
b Theo chức năng hoạt động
Đây là cách phân loại phổ biến nhất trong các doanh nghiệp sản xuất Theo cách phân loại này, người ta căn cứ vào chức năng hoạt động của từng loại chi phí phát sinh để phân loại Dựa vào cách phân loại này, chi phí được chia thành hai loại lớn: chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất
Chi phí sản xuất
Là toàn bộ chi phí liên quan đến giai đoạn chế biến nguyên vật liệu thành thành phẩm bằng sức lao động của công nhân kết hợp với việc sử dụng máy móc thiết bị Chi phí sản xuất bao gồm ba khoản mục chính:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật
liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu,… sử dụng trực tiếp để sản xuất sản phẩm (Bùi Văn Trường, 2006) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được hạch toán trực tiếp vào đối tượng chịu phí Tuy nhiên, khi nguyên liệu trực tiếp được sử dụng cho nhiều loại sản phẩm mà không thể xác định mức tiêu hao thực tế cho từng loại sản phẩm (hoặc đối tượng chịu chi phí) thì kế toán phải tiến hành phân bổ theo tiêu thức thích hợp
- Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương và các khoản trích
theo lương được hạch toán trực tiếp vào các đối tượng chịu chi phí Đó là chi
Trang 16tiếp vận hành, điều khiển quy trình công nghệ sản xuất (đối với quy trình công nghệ tự động hóa)
- Chi phí sản xuất chung: Là loại chi phí khác 2 loại chi phí trên (chi phí
vật liệu gián tiếp, công cụ dụng cụ, tiền lương nhân viên quản lý sản xuất, khấu hao TSCĐ dùng để sản xuất,…) (Bùi Văn Trường, 2006) Các chi phí này phát sinh trong phạm vi các phân xưởng nhằm mục đích phục vụ hoặc quản lý quá trình sản xuất sản phẩm
Chi phí ngoài sản xuất
Là các chi phí phát sinh ngoài quá trình sản xuất sản phẩm liên quan đến quá trình tiêu thụ sản phẩm hoặc phục vụ công tác quản lý chung toàn doanh nghiệp Chi phí ngoài sản xuất chia làm 2 loại:
- Chi phí bán hàng: là toàn bộ chi phí phát sinh phục vụ cho khâu tiêu
thụ sản phẩm như chi phí vận chuyển, bốc dỡ thành phẩm giao cho khách hàng, chi phí bao bì, khấu hao các phương tiện vận chuyển, tiền lương nhân viên bán hàng, hoa hồng bán hàng, chi phí tiếp thị quảng cáo,…
- Chi phí QLDN: bao gồm tất cả các chi phí phục vụ cho công tác tổ
chức và quản lý trong toàn doanh nghiệp như: chi phí văn phòng, tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý doanh nghiệp, khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp, các chi phí dịch vụ mua ngoài khác,…
c Theo mối quan hệ với thời kì xác định kết quả kinh doanh
Chi phí sản phẩm: là những chi phí gắn liền với sản phẩm sản xuất ra hoặc mua hàng hóa trong kỳ Sự phát sinh và khả năng bù đắp của chi phí sản phẩm trải qua nhiều thời kỳ sản xuất kinh doanh khác nhau Vì vậy chi phí sản phẩm là dòng chi phí gắn liền với nhiều rủi ro tìm tàng từ sự biến động của thị trường (Nguyễn Phú Giang, 2005)
- Đối với hoạt động sản xuất: chi phí sản phẩm là chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung phát sinh trong
kỳ
- Đối với hoạt động kinh doanh thương mại: chi phí sản phẩm là giá mua
và chi phí mua hàng hóa trong kỳ
Chi phí thời kỳ: là những chi phí phát sinh và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong một kỳ kế toán (Nguyễn Phú Giang, 2005) Chi phí thời kỳ không phải là một phần của giá trị sản phẩm sản xuất hoặc hàng hóa mua vào
mà chúng là những chi phí được khấu trừ vào kỳ tính lợi nhuận (như chi phí hoa hồng bán hàng, chi phí quảng cáo, chi phí thuê nhà,…) Chúng được tính
Trang 17toán kết chuyển hết để xác định kết quả kinh doanh ngay trong kỳ hạch toán
mà chúng phát sinh (Võ Văn Nhị và cộng sự, 2002)
Ngoài các tiêu thức phân loại phổ biến trên, ta còn có một số cách phân loại chi phí sản xuất khác như phân loại theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí (chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp), theo cách ứng xử (biến phí, định phí, chi phí hỗn hợp), chi phí phục vụ cho lập kế hoạch và ra quyết định (chi phí chênh lệch, chi phí kiểm soát được và không kiểm soát được, chi phí cơ hội, chi phí ẩn)
2.1.2 Khái quát về giá thành sản phẩm
2.1.2.1 Khái niệm
Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành trong điều kiện nhất định Giá thành sản phẩm là một đại lượng cá biệt, mang tính giới hạn và là một chỉ tiêu chất lượng quan trọng đối với doanh nghiệp sản xuất, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng như các giải pháp kinh
tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện nhằm đạt mục đích sản xuất là khối lượng sản phẩm nhiều nhất với chi phí sản xuất tiết kiệm và lợi nhuận cao nhất (Huỳnh Lợi, 2009)
2.1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm
Tùy theo yêu cầu quản lí cũng như các tiêu thức phân loại mà giá thành được chia thành các loại tương ứng
a Phân loại giá thành theo thời điểm xác định
- Giá thành kế hoạch: được xác định trước khi bước vào kinh doanh cho
tổng sản phẩm trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, dự toán chi phí của kỳ kế hoạch
- Giá thành định mức: là giá thành sản phẩm được xây dựng dựa trên tiêu
chuẩn của chi phí định mức Giá thành định mức thường được lập cho từng loại sản phẩm trước khi sản xuất Nó là đơn vị cơ sở để xây dựng giá thành kế hoạch, giá thành dự toán, xác định chi phí tiêu chuẩn (Huỳnh Lợi và Nguyễn Khắc Tâm, 2002)
- Giá thành thực tế: được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất dựa
trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm, dịch
vụ tập hợp được trong kỳ
Trang 18b Phân loại theo nội dung cấu thành
- Giá thành sản xuất: là chỉ tiêu phản ánh tất cả các chi phí phát sinh liên
quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất (CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC)
- Giá thành toàn bộ: là toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến một khối
lượng sản phẩm hoàn thành từ khi sản xuất đến khi tiêu thụ
2.1.3 Nội dung công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
2.1.3.1 Tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
a Tập hợp chi phí sản xuất
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm tất cả các khoản chi phí về vật liệu chính, vật liệu phụ và nhiên liệu được sử dụng để trực tiếp sản xuất sản phẩm Các nguyên vật liệu này có thể xuất từ kho ra sử dụng, tự sản xuất, hoặc mua về đưa vào sử dụng ngay
- Chứng từ sử dụng: hóa đơn mua hàng, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, thẻ kho,…
- Tài khoản sử dụng: TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”, tài khoản này không có số dư cuối kỳ
Kết cấu TK 621 được thể hiện trên sơ đồ hạch toán sau:
Hình 2.1 Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Trị giá NVL mua về giao ngay cho BPSX TK111, 112, 331,…
Trị giá NVL xuất kho
Kết chuyển chi phí NVLTT
Trị giá NVL dùng không hết để lại PX (BTĐ)
Trang 19- CPNCTT bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương tính vào chi phí sản xuất như KPCĐ, BHYT, BHXH, BHTN của công nhân trực tiếp chế tạo ra sản phẩm
CPNCTT của riêng từng loại sản phẩm thì tập hợp theo từng loại sản phẩm CPNCTT của nhiều loại sản phẩm thì tập hợp chung và trước khi tổng hợp để tính giá thành, phải phân bổ cho từng đối tượng tính giá thành theo các tiêu thức như: định mức tiền lương, hệ số phân bổ, số giờ hoặc ngày công tiêu chuẩn,…
- Chứng từ sử dụng: Bảng thanh toán tiền lương, bảng chấm công, phiếu thanh toán tạm ứng, bảng kê thanh toán chi phí cho nhân viên hợp đồng,…
- Tài khoản sử dụng: TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” Tài khoản này không có số dư cuối kỳ
Kết cấu TK 622 được thể hiện trên sơ đồ hạch toán sau:
Hình 2.2 Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
- CPSXC là những chi phí để sản xuất ra sản phẩm gắn với công tác phục
Trích trước tiền lương nghỉ phép cho công TK335
TK338
Các khoản trích theo lương tính vào CPSX
TK154
TK111
Tiền lương
CN thuê ngoài
Trang 20vụ; chi phí NVL dùng cho máy móc, thiết bị; chi phí CCDC, khấu hao máy móc thiết bị, TSCĐ khác; chi phí dịch vụ thuê ngoài phục vụ sản xuất,…
Nếu phân xưởng sản xuất ra 2 loại sản phẩm trở lên và tổ chức theo dõi riêng chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm thì CPSXC phải được phân bổ cho từng loại sản phẩm để kết chuyển vào chi phí sản xuất sản phẩm Người ta thường căn cứ vào các tiêu thức: tỷ lệ tiền lương công nhân sản xuất, tỷ lệ với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, tỷ lệ với số giờ máy hoạt động,…
- Chứng từ sử dụng: Phiếu chi, phiếu tạm ứng, bảng thanh toán tiền lương nhân viên phân xưởng, bảng trích khấu hao TSCĐ…
- Tài khoản sử dụng: TK 627 “Chi phí sản xuất chung” Tài khoản này không có số dư cuối kì
Kết cấu TK 627 được thể hiện trên sơ đồ hạch toán sau:
Hình 2.3 Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung
Khoản làm giảm chi phí SCX
TK111, 152, 338
Kết chuyển CPSXC
Các khoản trích khấu hao TSCĐ thuộc PXSX
Trang 21 Mức phân bổ chi phí cho từng khoản mục chi phí dựa trên công thức sau:
b Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Là phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp chi phí sản xuất Thực chất của việc xác định đối tượng tập hợp chi phí là xác định nơi phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ phận, quy trình sản xuất,…) và nơi chịu chi phí (sản phẩm A, sản phẩm B,…) (Huỳnh Lợi, 2009)
Căn cứ để xác định được đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là: Địa bàn sản xuất, cơ cấu tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất, đặc điểm sản phẩm, yêu cầu quản lý
2.1.3.2 Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành
a Đối tượng tính giá thành
Đối tượng tính giá thành chính là khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhất định mà công ty cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm
Căn cứ để xác định đối tượng tính giá thành là dựa vào quy trình công nghệ sản xuất của doanh nghiệp, đặc điểm của sản phẩm, yêu cầu quản lý, trình độ và phương tiện của kế toán
b Kỳ tính giá thành
Là khoảng thời gian cần thiết phải tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị Tùy thuộc đặc điểm kinh tế, kỹ thuật sản xuất và nhu cầu thông tin giá thành, kỳ tính giá thành có thể được xác định khác nhau (tháng, quý, năm,…) (Huỳnh Lợi, 2009)
2.1.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
- Do công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên nên trong đề tài, tôi chỉ đi sâu vào kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm khi hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp này
- Tài khoản sử dụng: Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
x
Tổng giá trị chi phí sản xuất
ở từng khoản mục chi phí Tổng tiêu thức dùng để phân bổ
ở từng khoản mục chi phí
Trang 22- Dưới đây là sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên
Hình 2.4 Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai
thường xuyên 2.1.5 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Theo Huỳnh Lợi (2009, trang 67) thì: “Sản phẩm dở dang cuối kỳ là những sản phẩm tại thời điểm tính giá thành chưa hoàn thành về mặt kỹ thuật sản xuất và thủ tục quản lý ở các giai đoạn của quy trình công nghệ chế biến sản phẩm”
Còn việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ là xác định chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ (Huỳnh Lợi, 2009)
Tùy thuộc vào đặc điểm, mức độ CPSX trong sản phẩm dở dang và yêu cầu quản lý về chi phí sản xuất, ta có thể đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ bằng một trong những phương pháp sau:
Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo CPNVLTT:
Theo phương pháp này thì giá trị sản phẩm dở dang chỉ tính chi phí nguyên vật liệu chính hoặc nguyên vật liệu trực tiếp Còn các chi phí khác tính toàn bộ cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ
Đây là phương pháp thường được áp dụng đối với các doanh nghiệp có chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn (từ 80% trở lên) trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm dở dang ít
chi phí sản xuất TK154
TK155 Khoản làm giảm
Nhập kho thành phẩm
gửi đại lý Xuất bán hoặc
TK157, 632
TK111, 152 TK621
Trang 23Nếu CPNVLTT được sử dụng toàn bộ ngay từ đầu của quy trình sản xuất, thì tỷ lệ hoàn thành của khoản mục chi phí này trong sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính là 100%
Ưu điểm: tính toán đơn giản, nhanh nhưng kết quả kém chính xác vì chỉ tính mỗi khoản nguyên vật liệu chính còn chi phí khác tính cho cả sản phẩm hoàn thành
Ưu điểm: có khả năng đánh giá chính xác giá trị sản phẩm dở dang vì tính hết mọi khoản chi phí cho sản phẩm dở dang Tuy nhiên, giai đoạn tính toán khá phức tạp vì phải xác định mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang
Tỷ lệ hoàn thành +
x
Số lượng SPDD cuối kỳ
Tỷ lệ hoàn thành
x
=
Số lượng SPDD cuối kỳ
Tỷ lệ hoàn thành
X
Số lượng SPDD cuối kỳ
Tỷ lệ hoàn thành
Số lượng
SP hoàn thành trong kỳ
+ Chi phí
x
Trang 24Còn đối với những chi phí sản xuất sử dụng toàn bộ ngay từ đầu quy trình sản xuất, tham gia vào sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang cuối
kỳ cùng một mức độ thì tỷ lệ hoàn thành là 100%
c Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí định mức
Phương pháp này được áp dụng khi hệ thống định mức chi phí có độ chính xác cao
Công thức tính:
2.1.6 Phương pháp tính giá thành sản phẩm
2.1.6.1 Phương pháp giản đơn (Phương pháp trực tiếp)
- Đối tượng áp dụng: áp dụng đối với những doanh nghiệp có quy trình
công nghệ sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít hoặc sản xuất với khối lượng lớn và chu kì sản xuất ngắn, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cũng là đối tượng tính giá thành
- Công thức tính:
2.1.6.2 Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ
- Đối tượng áp dụng: Các doanh nghiệp trong cùng một quy trình sản
xuất, bên cạnh sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ Giá trị sản phẩm chính phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất; giá trị sản phẩm phụ có thể được tính theo giá ước tính, giá kế hoạch hay giá nguyên liệu ban đầu,
- Công thức tính:
2.1.6.3 Phương pháp tỷ lệ:
- Đối tượng áp dụng: áp dụng trên cùng một quy trình công nghệ sản
xuất ra một nhóm sản phẩm cùng loại với những chủng loại, phẩm cấp, quy cách khác nhau Chi phí các sản phẩm này không có quan hệ tương ứng tỷ lệ
Định mức chi phí
X
Tỷ lệ hoàn thành
∑
Giá trị khoản điều chỉnh giảm giá thành
kỳ
CPSX phát sinh trong kỳ
CPSX
dở dang cuối kỳ
Giá trị ước tính sản phẩm phụ
Trang 25- Công thức tính:
Ngoài ra còn có:
- Phương pháp hệ số: trên cùng một quy trình công nghệ sản xuất sử
dụng cùng loại vật tư, lao động, máy móc, thiết bị sản xuất,…nhưng kết quả tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau và giữa những sản phẩm có quan hệ tỷ lệ với nhau
- Phương pháp phân bước: áp dụng cho những quy trình công nghệ sản
xuất gồm nhiều giai đoạn chế biến kế tiếp nhau, mỗi bước chế biến ra một loại bán thành phẩm và bán thành phẩm của bước này là đối tượng chế biến của
bước tiếp theo
- Phương pháp đặt hàng: được áp dụng để tính giá thành của các quá
trình sản xuất theo đơn đặt hàng Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành theo đơn đặt hàng
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu được thu thập chủ yếu là số liệu thứ cấp từ phòng sản xuất, phòng hành chính nhân sự và phòng tài chính kế toán của Công ty Cổ phần Chế biến
Giá thành kế
hoạch của nhóm sản phẩm
Số lượng sản phẩm hoàn thành trong nhóm
Giá thành định mức sản phẩm
Tỷ lệ tính giá thành của nhóm
sản phẩm
Tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm
Tổng giá thành kế hoạch của nhóm sản phẩm
Giá thành định mức sản phẩm
Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm
Trang 26Ngoài ra, số liệu đề tài cũng như các thông tin liên quan còn được tham khảo trên internet, sách, báo và các tài liệu có liên quan về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Trong đề tài sử dụng 4 phương pháp phân tích số liệu:
Phương pháp so sánh: Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân
tích dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) Đây là phương pháp đơn giản được sử dụng nhiều trong quá trình phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô
Có 2 phương pháp so sánh như sau:
- Phương pháp số tuyệt đối: Là hiệu số của hai chỉ tiêu, chỉ tiêu kỳ phân
tích và chỉ tiêu kỳ gốc Ví dụ so sánh kết quả thực hiện thực tế và kế hoạch hoặc so sánh giữa kết quả thực hiện kỳ này với kỳ trước
+ Công thức tính:
Chênh lệch tuyệt đối = Chỉ tiêu kỳ phân tích – Chỉ tiêu kỳ gốc
+ Ý nghĩa: phương pháp này được áp dụng nhằm đánh giá sự tăng lên hay giảm xuống của một chỉ tiêu nào đó qua thời gian
- Phương pháp số tương đối: Là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích
với chỉ tiêu kỳ gốc
+ Công thức tính:
Chênh lệch tương đối = (Chỉ tiêu kỳ phân tích/Chỉ tiêu kỳ gốc) x 100% + Ý nghĩa: ngoài việc được áp dụng nhằm đánh giá sự tăng lên hay giảm xuống của một chỉ tiêu nào đó qua thời gian, hoặc đánh giá mức độ hoàn thành
kế họach của một doanh nghiệp, phương pháp này còn giúp các nhà quản trị đánh giá một vấn đề nào đó ở hai thị trường khác nhau
Phương pháp hạch toán: đây là phương pháp được sử dụng khá phổ
biến trong việc tập hợp các loại chi phí sản xuất và kết chuyển chi phí tính giá thành sản phẩm
Phương pháp phân tích: để chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến giá
thành sản phẩm, từ đó đề ra biện pháp điều chỉnh thích hợp
Phương pháp tổng hợp: Đây là phương pháp đơn giản nhất, sử dụng
các phép tính đơn giản để tổng hợp số liệu
Trang 27CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY SẢN
XUẤT KHẨU ÂU VỮNG 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
3.1.1 Một số thông tin chung về công ty
Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Âu Vững có tên giao dịch quốc tế là: AuVung Seafood Processing & Exporting Joint Stock Company
Tên viết tắt: Auvung Seafood
Chủ tịch HĐQT/ Giám đốc: bà Âu Ngọc Vững
Logo công ty:
Khẩu hiệu chất lượng: “Sự hài lòng của khách hàng là sự thành công của chúng tôi”
Địa chỉ: số 99, quốc lộ 1A, xã Tân Thạnh, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu
AuVung Seafood được thành lập và đi vào hoạt động vào tháng 6/2006
Trang 28Chỉ mới thành lập không lâu nhưng các sản phẩm của AuVung Seafood
không những đã chinh phục được sự tín nhiệm của người tiêu dùng trong
nước, mà còn XK sang những thị trường khó tính như Đài Loan, Hàn Quốc,
Nhật Bản, Trung Quốc, Hong Kong và một số nước ở Châu Âu,…
Trong quá trình hình thành và phát triển, công ty đã đạt được nhiều thành
tích to lớn không chỉ về mặt kinh tế mà còn góp phần vào các mục tiêu xã hội,
tạo công ăn việc làm cho người lao động Dưới đây là một số thành tích tiêu
biểu mà AuVung Seafood đã đạt được:
Ngày 13/10/2009, được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu khen tặng về
việc đã đạt thành tích xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tích cực
tham gia thực hiện tốt chính sách xã hội
Ngày 18/02/2009, nhận bằng khen của Trung ương Hội chữ thập đỏ
trong hoạt động nhân đạo, tích cực góp phần xây dựng Hội chữ thập đỏ Việt
Nam vững mạnh
Năm 2011, AuVung Seafood còn nằm trong top 200 thương hiệu Việt
Nam đạt giải Sao Vàng Đất Việt
Dưới sự quản lý của giám đốc (tức Chủ tịch HĐQT), bộ máy quản lý của
công ty là một thể thống nhất với các phòng ban có quan hệ mật thiết với
nhau Tuy nhiên, ở mỗi phòng ban lại có chức năng và nhiệm vụ riêng, cụ thể :
P Điều hành SX
P Kỹ thuật
cơ điện
Trang 29 Giám đốc/ Chủ tịch HĐQT: Là người quản lý cao nhất, phụ trách chung điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đại diện cho mọi quyền lực và nghĩa vụ của công ty trước pháp luật và cơ quan Nhà nước
Các phó giám đốc: Là người điều hành trực tiếp các bộ phận mình phụ trách, ký các hợp đồng lao động đối với công nhân lao động trực tiếp, lập kế hoạch về khâu mình quản lý
Phòng hành chính nhân sự: Có nhiệm vụ chủ yếu là quản lý nhân sự, cán bộ công nhân viên, lao động và tiền lương cho công ty, hệ thống hóa các chính sách về lao động, tiền lương, tiền thưởng,… đảm bảo đúng theo quy định hiện hành của Nhà nước Ngoài ra, còn thực hiện công tác bảo vệ nội bộ và an ninh quốc phòng tại nơi công ty đóng trụ sở
Phòng tài chính kế toán: Là bộ phận không thể thiếu ở hầu hết các doanh nghiệp, có chức năng thực hiện nhiệm vụ về kế toán tài chính, hạch toán kinh doanh, quản lý tài sản, nguồn vốn của công ty, quản lý tài chính hằng năm đảm bảo an toàn, hiệu quả và đúng nguyên tắc của chế độ kế toán tại Việt Nam, giải quyết kịp thời các nguồn phục vụ sản xuất, quản lý các nguồn vốn, cập nhật thường xuyên những chính sách pháp luật của Nhà nước…
Phòng kinh doanh xuất khẩu: Theo dõi cơ cấu sản xuất trong ngày, làm các bộ chứng từ xuất khẩu, lên kế hoạch xuất hàng, chào hàng, trực tiếp làm hợp đồng mua bán, xuất hóa đơn
Phòng công nghệ: Hướng dẫn quy trình sản xuất, theo dõi và kiểm soát chất lượng, kiểm tra vi sinh, kháng sinh,…
Phòng kỹ thuật: Theo dõi bảo trì, bảo dưởng máy móc thiết bị, điện đảm bảo nhiệt độ lạnh để bảo quản sản phẩm tốt, duy trì độ lạnh cần thiết cho sản phẩm,…
Phòng điều hành sản xuất: Thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của Ban Giám đốc đề ra, thúc đẩy hệ thống sản xuất, phân công lao động và các dây chuyền máy móc thiết bị hoạt đông sao cho đạt hiệu quả tối ưu nhất
3.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán công ty
Dưới đây là cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Âu Vững:
Trang 30Nguồn : phòng tài chính kế toán
Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán công ty Trong đó :
Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm về số liệu kế toán của công ty trước pháp luật Quan hệ với đối tác cấp trên về các nghiệp vụ tài chính kế toán, lập kế hoạch chỉ đạo công việc chung của kế toán viên Có nhiệm vụ hỗ trợ Ban giám đốc trong việc đưa ra quyết định liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty và chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc
về số liệu báo cáo quyết toán tài chính
Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ tập hợp phân bổ tất cả các chi phí theo
từng thời điểm và tính giá thành sản phẩm, xác định kết quả kinh doanh của công ty Trợ giúp kế toán trưởng trong việc theo dõi kiểm tra chi tiết công việc
Kế toán ngân hàng: hàng ngày cập nhật chứng từ thu chi, đối chiếu
công nợ với khách hàng, chịu trách nhiệm theo dõi tiền tệ và các nghiệp vụ phát sinh tại ngân hàng, hàng tháng tiến hành đối chiếu sổ sách kế toán với sổ phụ của ngân hàng Định kỳ cung cấp các báo cáo cần thiết về cho kế toán trưởng
Thủ quỹ: chịu trách nhiệm về thu chi quỹ tiền mặt của công ty Kiểm
tra tồn quỹ hằng ngày Theo dõi cân đối thu chi tiền mặt Định kỳ đối chiếu số liệu của sổ quỹ với kế toán ngân hàng, công nợ và thanh toán (thu - chi)
Kế toán vật tư
Kế toán ngân hàng
Thủ quỹ
Trang 31 Kế toán vật tư: Phản ánh tình hình thu mua, nhập xuất tồn kho vật tư
Tính giá trị thực tế của vật tư thu mua và kiểm tra kế hoạch cung cấp vật tư về
số lượng nhập kho Xử lý vật liệu thừa, thiếu trên sổ sách so với thực tế, phân
bổ giá trị vật liệu tiêu hao vào các đối tượng sử dụng
Kế toán thành phẩm: Có trách nhiệm theo dõi tình hình nhập kho, xuất kho thành phẩm tại công ty, theo dõi từng loại thành phẩm và giá cả của từng loại thành phẩm đó; lập báo cáo và chịu trách nhiệm về tình hình thành phẩm sản xuất tại công ty cho Ban giám đốc và các bộ phận
3.3 MỤC TIÊU, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, NGÀNH NGHỀ KINH DOANH
Hơn thế nữa, Ban quản lý cùng toàn thể cán bộ công nhân viên của công
ty đang từng bước phấn đấu đưa thương hiệu Âu Vững trở thành một thương hiệu quen thuộc và tin cậy trong lòng của khách hàng và là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu về doanh thu cũng như quy mô trong ngành xuất khẩu
và khai thác thuỷ sản
3.3.2 Chức năng
Xuất phát từ nhu cầu xã hội, xu hướng mở rộng hợp tác với nước ngoài cùng với nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi, công ty đã lựa chọn ngành nghề kinh doanh chính là nuôi trồng, khai thác, thu mua, chế biến, bảo quản, kinh doanh, xuất - nhập khẩu và phân phối các sản phẩm từ thủy sản cho thị trường
ở cả trong và ngoài nước
3.3.3 Nhiệm vụ
Với tình hình xã hội như hiện nay, AuVung Seafood đã tự đặt cho mình những nhiệm vụ cần thiết như sau :
Hoạch định chiến lược kinh doanh, đáp ứng kịp thời nhu cầu xã hội
và đảm bảo sản phẩm đạt uy tín chất lượng, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường
Trang 32 Tạo được công ăn, việc làm ổn định cho nhân viên và công nhân sản xuất, đảm bảo tạo điều kiện nâng cao kiến thức cho nhân viên và tay nghề cho công nhân sản xuất
Đảm bảo an toàn lao động trong quá trình chế biến, sản xuất
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra doanh thu và lợi nhuận tối ưu 3.3.4 Ngành nghề kinh doanh
Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Âu Vững chuyên mua bán, chế biến, đông lạnh, xuất khẩu thủy sản và tiêu thụ nội địa với 2 dòng sản phẩm chủ chốt là tôm sú và tôm thẻ (ngoài ra công ty còn có các loại mặt hàng khác như cá, mực,…)
Công ty áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm tiên tiến như HACCP, tiêu chuẩn E.U số DL446, BRC Version 5
Loại quy trình được áp dụng: HOSO, HLSO,
Dạng tôm đông lạnh được đóng gói: Block, Semi Block, IQF
Thị trường xuất khẩu chủ yếu: Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Hong Kong, và một số nước ở thị trường Châu Âu,…
3.4 CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY
Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Phương pháp khấu hao TSCĐ: khấu hao theo phương pháp đường thẳng
Phương pháp tính giá thành sản phẩm: phương pháp giản đơn
Kỳ tính giá thành: hàng tháng
Phương pháp tính trị giá xuất kho: phương pháp bình quân gia quyền
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên
Hình thức kế toán: Chứng từ ghi sổ
Trang 33Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Hình 3.3 Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ 3.4.2 Phần mềm kế toán
Hiện tại công ty đang sử dụng phần mềm kế toán ACSOFT được mua từ phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) Bao gồm các phần hành:
kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp, sổ kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, tìm kiếm, hệ thống, trợ giúp
3.5 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
3.5.1 Tổng quan kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2011, 2012
và 2013
Dưới đây là bảng thể hiện tình hoạt động kinh doanh của công ty trong 3
năm 2011, 2012 và 2013 vừa qua (chi tiết xem phụ lục 01, 02, 03):
Trang 34Bảng 3.1 Bảng thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2011 đến 2013
Trang 35Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2011, 2012
và 2013 của công ty, ta thấy rằng công ty đã và đang kinh doanh rất thành công trong việc đem về mức lợi nhuận ngày càng cao và tiến bộ hơn qua các năm Các chỉ tiêu về doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng như lợi nhuận đều tăng vượt bậc so với năm 2011
Doanh thu của công ty tăng rõ rệt, cụ thể như sau:
Năm 2012, doanh thu chỉ đạt 1.054.076 triệu đồng, tăng 2.798 triệu đồng, tương đương với phần tăng 0,27% so với năm 2011 (1.051.278 triệu đồng) Nhưng đến năm 2013, doanh thu của công ty đột ngột tăng cao lên đến 1.974.810 triệu đồng, tăng 87,35%, tương đương 920.734 triệu đồng so với năm 2012
Thêm vào đó, doanh thu hàng xuất khẩu cũng có xu hướng ngày càng tăng nhanh và chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu doanh thu của công ty Cụ thể: năm 2012, doanh thu XK của công ty là 1.032.286 triệu đồng, tăng 17.535 triệu (tức 1,73%) so với năm 2011 Và đến năm 2013, con số này nhảy vọt lên 1.939.135 triệu đồng, tăng 87,85% (tức 906.849 triệu đồng) so với năm 2012 Nguyên nhân của sự tăng nhanh này là do tình hình thời tiết có nhiều thuận lợi cho hoạt động khai thác thủy sản trên biển, chất lượng cũng như tỷ trọng con giống do đánh bắt xa bờ khá cao, làm cho công ty ngày càng nhận được nhiều đơn hàng ở cả trong và ngoài nước Bên cạnh đó, tôm đã trở thành mặt hàng chủ lực của ngành thủy sản nên giá xuất khẩu mặt hàng tôm tại các thị trường đều tăng mạnh Không những thế, các mặt hàng thủy sản đông lạnh xuất khẩu của công ty có sự tăng trưởng cả về khối lượng và giá trị góp phần làm tăng doanh thu công ty trong năm
Về mặt hiệu quả kinh doanh, từ năm 2011 đến năm 2012, doanh thu thuần của công ty có xu hướng giảm nhẹ từ 1.042.663 triệu đồng (năm 2011) xuống còn 1.042.213 triệu đồng (năm 2012), tức giảm 450 triệu đồng (0,04%)
Lý giải cho điều này là do trong năm 2012, Nhật tăng cường các quy chế kiểm tra gay gắt hơn các mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là tôm với mức dư lượng kháng sinh Ethoxyquin thấp đến bằng 0,01ppm làm cho giá xuất khẩu của mặt hàng tôm giảm mạnh, cùng với dịch bệnh xảy ra liên tiếp bao gồm đốm trắng, đầu vàng, hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS), gây thiệt hại lớn cho người nuôi và ảnh hưởng đáng kể đến giá trị cũng như sản lượng xuất khẩu, khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn Hơn thế nữa, trong cùng thời điểm này, những thương lái Trung Quốc
Trang 36khiến tàu thuyền đánh bắt hải sản gặp nhiều khó khăn, thiếu nguồn nguyên liệu đầu vào làm cho công ty bị chậm tiến độ so với hợp đồng, điều này làm cho các khoản giảm trừ doanh thu tăng từ 8.615 triệu (năm 2011) lên 11.863 triệu (năm 2012), tức tăng 3.248 triệu đồng Chính điều này đã làm cho doanh thu thuần giảm theo
Tuy nhiên, đến năm 2013, mặc dù trong 3 tháng đầu năm đơn hàng xuất khẩu tôm sang Nhật vẫn liên tục bị trả về, nhưng doanh thu thuần của công ty vẫn tăng vọt lên 1.957.666 triệu đồng, tăng 915.453 triệu đồng (tức 87,80%)
so với năm 2012 Nguyên nhân hiệu quả kinh doanh của công ty tăng cao là do vào tháng 4/2013 Nhật Bản đã dở bỏ quy chế kiểm tra khắt khe đối với mặt hàng tôm Việt Nam, đồng thời công ty đã chủ động được nguồn nguyên liệu sạch từ các ao tôm do công ty thả nuôi và từ các hộ dân liên kết nên đã hạn chế được phần lớn bệnh tôm Nước xuất khẩu tôm chính trong khu vực là Thái Lan bị ảnh hưởng của Hội chứng tôm chết sớm (EMS) cùng với Trung Quốc
là nước có nhu cầu lớn về các mặt hàng tôm cũng đang bị ảnh hưởng của dịch bệnh vả bão lụt Chính điều này đã làm cho các đơn hàng xuất khẩu liên tục tăng Bên cạnh đó, trong thời gian này công ty cũng đã mở rộng sản xuất với nhiều mặt hàng có giá trị cao và thành công trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới Hơn thế nữa, việc sử dụng chi phí một cách hợp lí và hiệu quả cũng góp phần không nhỏ vào việc làm tăng lợi nhuận của công ty
Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy doanh thu từ HĐTC của công ty biến động ngược chiều với doanh thu trong HĐKD Cụ thể như sau:
Năm 2012, doanh thu HĐTC giảm mạnh từ 24.661 triệu đồng (năm 2011) xuống còn 2.500 triệu đồng (năm 2012), tức giảm đến 89,86% (tương đương 22.161 triệu đồng) Do thời gian này dịch bệnh tôm nuôi diễn ra tràn lan gây thiệt hại lớn trên diện rộng, không chỉ riêng AuVung Seafood mà hầu như các Công ty xuất khẩu thủy sản đều rơi vào tình trạng thiếu vốn Mặt khác, Công ty không huy động vốn từ các cổ đông kịp, phải sử dụng nguồn tài chính từ các khoản tiền gởi để phục vụ sản xuất nên lãi từ tiền gởi đã giảm đáng kể Đồng thời, khi nhận thanh toán tiền hàng qua hệ thống ngân hàng, Công ty cũng phải chịu một khoản thiệt thòi trong khoản mục này Nhưng đến năm 2013, doanh thu từ HĐTC có xu hướng tăng lên đến 7.500 triệu đồng, tăng 182,92%, tương đương với số tiền là 4.573 triệu đồng so với năm 2012
Lý giải cho sự tăng nhanh này là do trong năm tình hình xuất khẩu có nhiều thuận lợi, nguồn thu từ ngoại tệ cũng cao hơn rất nhiều so với năm trước, đồng thời tỷ giá trao đổi ngoại tệ cũng diễn biến theo chiều hướng có lợi cho các Công ty xuất khẩu trong nước Hơn thế nữa, việc huy động vốn từ các cổ đông cũng góp phần làm tăng nhanh khoản doanh thu này
Trang 37 Tương tự doanh thu, các khoản mục về chi phí tài chính và chi phí QLDN cũng có sự biến động đáng kể qua các năm Nguyên nhân cụ thể là do:
Nguyên liệu từ khai thác bị hạn chế, tác động từ lạm phát làm cho giá xăng, dầu, chi phí điện, nước,… dùng để phục vụ sản xuất tăng Bên cạnh đó, nhiều hộ nuôi tôm ở ĐBSCL đã không thả nuôi tôm sú nghịch mùa bởi lo ngại tôm chết hàng loạt như những năm trước dẫn đến việc thiếu hụt nguyên liệu, làm cho công ty phải mua nguyên liệu với giá cao hơn bình thường
Ngoài ra, công ty có chế độ ưu đãi về phí sinh hoạt, đi lại, nghỉ ngơi cho công nhân viên nên chi phí quản lý tăng
Riêng về chi phí bán hàng, nhìn vào bảng trên ta thấy khoản mục này có
xu hướng tăng nhanh Cụ thể: năm 2012, chi phí bán hàng của công ty đạt giá trị 28.448 triệu đồng, tăng 12,34% (tức 3.126 triệu đồng) Đến năm 2013, con
số này tiếp tục tăng lên đến 45.930 triệu đồng, tăng 17.482 triệu đồng, tức 61,45% so với năm 2012 Sự tăng nhanh này là do tôm đã trở thành mặt hàng chủ lực, được tiêu thụ ngày càng nhiều, đặc biệt là khu vực nước ngoài Do đó, chi phí trao đổi, lưu thông hàng hóa ra bên nước bạn cùng với chiến lược đầu
tư vào việc môi giới, quảng bá sản phẩm, tiếp thị sản phẩm ở các thị trường xuất khẩu quen thuộc và những thị trường mới hợp tác phát triển càng tăng dần qua từng năm
Qua bảng trên, ta thấy rất rõ các chỉ tiêu lợi nhuận của công ty bao gồm lợi nhuận gộp (chỉ tiêu này chịu sự ảnh hưởng trực tiếp từ doanh thu thuần và giá vốn hàng bán), lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh (kết quả của việc lấy doanh thu hoạt động tài chính trừ đi phần chi phí thời kỳ), lợi nhuận trước thuế (là lợi nhuận từ hoạt động chính của công ty và có thêm phần lợi nhuận từ những hoạt động khác) và lợi nhuận sau thuế đều tăng nhanh qua các năm
Dưới đây là biểu đồ thể hiện tình hình lợi nhuận sau thuế của công ty:
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Triệu đồng
Trang 38Lợi nhuận sau thuế là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng, được đặc biệt quan tâm, phản ánh rõ nhất tình hình kinh doanh của công ty Như chúng ta đã thấy, lợi nhuận sau thuế của công ty không ngừng tăng và có xu hướng tăng nhanh qua từng năm Điều này chứng tỏ công ty trong giai đoạn 2011- 2013 hoạt động khá hiệu quả: Năm 2012, LNST của công ty là 34.255 triệu đồng, tăng 134,39%, tức 19.410 triệu đồng so với năm 2011 (14.614 triệu đồng) Và đến năm 2013, con số này nhảy vọt lên 53.665 triệu đồng, tăng 56,66% (tương đương 19.410 triệu đồng) so với năm 2012 Như vậy, công ty ngày càng hoạt động có hiệu quả mặc dù trong năm 2013, một số chỉ tiêu chi phí có xu hướng tăng nhưng không ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả kinh doanh vì công ty mở rộng kinh doanh nên chi phí tăng là điều không thể tránh khỏi.
Tóm lại, chúng ta có thể kết luận rằng: Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong vài năm gần đây có nhiều chuyển biến to lớn, mặc dù trong năm
2012 công ty có gặp một vài khó khăn nhưng không đáng kể Những chuyển biến này đã thể hiện sự nổ lực hết mình của toàn thể công ty trong việc gia tăng chất lượng hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và không ngừng mở rộng quy mô, thị trường nhằm đưa Âu Vững trở thành một công ty ngày càng vững mạnh
3.5.2 Tổng quan kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012,
2013 và 2014
Để biết rõ hơn về kết quả kinh doanh của công ty trong 6 tháng đầu của 3 năm 2012, 2013, 2014, ta đi vào phân tích bảng 3.2 sau:
Trang 39Bảng 3.2 Bảng thể hiện tình hình kinh doanh 6 tháng đầu năm của công ty giai đoạn 2012 – 2014
Trang 40Nhìn chung tình hình hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm của công ty giai đoạn 2012 - 2014 có nhiều khả quan Các khoản mục về doanh thu và lợi nhuận đều có xu hướng tăng qua các năm và tăng đột biến vào 6 tháng đầu năm 2014 Cụ thể như sau:
- Doanh thu tăng từ 387.655 triệu (năm 2012) lên 760.567 triệu (năm 2013), tức tăng 372.912 triệu (96,20%) Và đến năm 2014, con số này lên đến 1.090.774 triệu đồng, tức tăng 330.207 triệu so với năm 2013
- Lợi nhuận năm 2013 tăng 4.127 triệu (tức 190,10%) so với 2012, và đến năm 2014 con số này tăng lên 25.290 triệu, tức 401,56% so với năm 2013 Nguyên nhân là do vào tháng 4/2013, sau khi Nhật dỡ bỏ quy định kiểm tra Trifluralin với tôm Việt Nam, giúp cho việc xuất khẩu thuận lợi hơn, các doanh nghiệp trong nước dần khôi phục và thị trường trong nước cũng trở nên lạc quan hơn Riêng AuVung Seafood đã nhanh chóng mở rộng sản xuất, đẩy mạnh các mặt hàng xuất khẩu Thêm vào đó, quá trình thu mua, đánh bắt hải sản gặp nhiều thuận lợi với tỷ trọng con giống khá cao, vận dụng các loại máy móc hiện đại vào quá trình sản xuất, cùng với việc ký kết thành công nhiều hợp đồng lớn làm cho doanh thu cũng như lợi nhuận công ty tăng một cách nhanh chóng trong 2 năm 2013 và 2014 Điều này chứng tỏ, công ty ngày càng
ăn nên làm ra và đạt hiệu quả kinh doanh rất cao
Xét về mặt chi phí, khi nhìn vào bảng 3.2, ta nhận thấy các khoản mục chi phí có xu hướng biến động không đều, tăng giảm qua các năm Chỉ có chi phí bán hàng là tăng liên tục từ 10.861 triệu (năm 2012) lên 16.342 triệu (năm 2013), tức tăng 5.481 triệu (theo số tuyệt đối) và 50,46% (theo số tương đối) Đến năm 2014, chi phí này tăng nhanh lên đến 26.868 triệu, tăng hơn 60% so với năm 2013 Như vậy, trong giai đoạn này, song song với việc kí kết nhiều hợp đồng cung cấp sản phẩm làm tăng doanh thu, chi phí chi trả cho công tác bán hàng cũng vì thế mà tăng theo Tuy khoản mục chi phí này tăng nhanh nhưng tăng không kịp doanh thu nên lợi nhuận của công ty vẫn tăng đáng kể 3.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
3.6.1 Thuận lợi
Trong những năm qua, thủy sản luôn là mặt hàng chiến lược về xuất khẩu của Việt Nam Thêm vào đó, ngày 07/11/2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO Những điều kiện thuận lợi
đó đã đẩy các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp thủy sản nói riêng vươn lên nhanh chóng