1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng

112 622 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- ĐOÀN THỊ HẢI YẾN PHÁT TRIỂN KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- ĐOÀN THỊ HẢI YẾN PHÁT TRIỂN KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Thị Nhàn Hà Nội - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn với đề tài “Phát triển kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng” là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu trong khóa luận được sử dụng trung thực. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong khóa luận này chưa từng được công bố tại bất kỳ công trình nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, Ngày 15 tháng 06 năm 2015 Tác giả luận văn Đoàn Thị Hải Yến LỜI CẢM ƠN Có được kết quả này, trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn đến tập thể quý Thầy Cô giáo trường đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, những người đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong khóa học vừa qua. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn PGS., TS Đặng Thị Nhàn đã hướng dẫn, giúp đỡ tận tình và trách nhiệm để tôi hoàn thành bản luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo Ngân hàng, lãnh đạo các phòng ban, các anh chị cán bộ công nhân viên tại hội sở Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng đã nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình hoàn thành luận văn này. Những lời cảm ơn sau cùng tôi xin gửi lời cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã động viên, ủng hộ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này. Hà Nội, Ngày 15 tháng 06 năm 2015 Tác giả luận văn Đoàn Thị Hải Yến TÓM TẮT Hoạt động kinh doanh ngoại hối (KDNH) hiện nay đang chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động của các Ngân hàng thương mại, hỗ trợ khá nhiều cho các hoạt động khác như thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại, tín dụng… Phát triển KDNH sẽ giúp nâng cao khả năng cạnh tranh, nâng cao vị thế của Ngân hàng trên thị trường trong nước và quốc tế. Việt Nam gia nhập WTO đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội trao đổi mua bán hàng hóa với các doanh nghiêp nước ngoài. Phát triển hoạt động KDNH của các Ngân hàng thương mại cũng là một mắt xích giúp cho kinh tế đối ngoại của Việt Nam ngày càng phát triển. Trong luận văn tác giả đã đưa ra các khái niệm liên quan đến thị trường ngoại hối, các nghiệp vụ KDNH cũng như đưa ra các quan điểm về phát triển KDNH, các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển KDNH và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển KDNH. Luận văn đã sử dụng tổng hợp các phương pháp như tổng hợp, phân tích, so sánh… để tiến hành nghiên cứu thực trạng phát triển KDNH tại VPBank. Căn cứ vào các luận điểm lý thuyết cùng các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển KDNH, luận văn đã tập trung làm rõ thực trạng phát triển KDNH tại VPBank giai đoạn 2011-2014, từ đó đánh giá toàn diện về thực trạng phát triển KDNH tại VPBank, nêu ra được những kết quả đã đạt được, những hạn chế còn tồn tại và chỉ ra được nguyên nhân của những hạn chế trên. Từ việc đánh giá thực trạng, luận văn có đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển KDNH tại VPBank trong thời gian tiếp theo, một số kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển KDNH của các Ngân hàng thương mại nói chung và VPBank nói riêng. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ................................................... i DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... ii DANH MỤC HÌNH VẼ .......................................................................................... iii LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ ..............5 LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ............................................................................................5 1.1. Tổng quan các kết quả nghiên cứu về kinh doanh ngoại hối .......................................5 1.1.1. Tình hình nghiên cứu tại nước ngoài .................................................................................... 5 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước....................................................................................... 6 1.2. Cơ sở lý luận về phát triển kinh doanh ngoại hối của NHTM.....................................8 1.2.1. Các khái niệm liên quan đến thị trường ngoại hối.................................................. 8 1.2.2. Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối ..................................................................... 11 1.2.3. Quan điểm về phát triển kinh doanh ngoại hối của NHTM................................. 21 1.2.4. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh doanh ngoại hối tại NHTM.................. 21 1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh doanh ngoại hối của NHTM .......... 27 CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .........34 2.1. 2.2. 2.3. 2.3.1. 2.3.2. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................34 Tổng quan phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ..............................35 Thu thập và phân tích dữ liệu ............................................................................35 Thu thập dữ liệu:..................................................................................................... 35 Phân tích dữ liệu ..................................................................................................... 36 CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG .................................38 3.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng ................................38 3.1.1. Sự ra đời .................................................................................................................. 38 3.1.2. Hoạt động kinh doanh ............................................................................................ 39 3.2. Thực trạng phát triển kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng........................................................................................................................45 3.2.1. Quy trình kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng . 46 3.2.2. Tình hình phát triển kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng qua các chỉ tiêu........................................................................................................ 55 3.3. Đánh giá chung thực trạng phát triển kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng giai đoạn 2011-2014.............................................................................69 3.3.1. Những kết quả đạt được....................................................................................................... 69 3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân .......................................................................................... 70 4.1. Bối cảnh nền kinh tế hiện nay ...........................................................................75 4.1.1. Khó khăn ................................................................................................................. 75 4.1.2. Thách thức............................................................................................................... 83 4.2. Định hướng phát triển của VPBank trong thời gian tới.....................................84 4.3. Các giải pháp phát triển kinh doanh ngoại hối tại VPBank ..............................86 4.3.1. Hoàn thiện và phát triển các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối............................. 86 4.3.2. Tăng cường công tác quản trị trong hoạt động kinh doanh ngoại hối................. 88 4.3.3. Xây dựng chính sách thu hút và phát triển nguồn nhân lực .............................................. 90 4.3.4. Đầu tư phát triển công nghệ thông tin ngân hàng hỗ trợ phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối .................................................................................................................................. 91 4.3.5. Các giải pháp khác ............................................................................................................... 92 4.4. Một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam .............................................95 4.4.1. Điều chỉnh tỷ giá một cách linh hoạt theo cơ chế thị trường............................................. 95 4.4.2. Hoàn thiện cơ chế quản lý ngoại hối................................................................................... 96 4.4.3. Xây dựng hành lang pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh ngoại hối .................. 97 KẾT LUẬN ..............................................................................................................99 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu 2 AUD Đô la Úc 3 CAD Đô la Canada 4 CNY Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc 5 CHF Đồng franc Thụy Sĩ 6 DVNH Dịch vụ ngân hàng 7 EUR Đồng Euro (Đồng tiền chung châu Âu) Eximbank Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam 9 GBP Bảng Anh 10 HO Hội sở chính 11 ISDA Hiệp hội sản phẩm phái sinh 12 JPY Yên Nhật 13 KDNH Kinh doanh ngoại hối 14 NHNN Ngân hàng nhà nước Việt Nam 15 NHTM Ngân hàng thương mại 16 Sacombank Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín 17 SGD Đô la Singapore 18 SME Doanh nghiệp vừa và nhỏ 19 TCTD Tổ chức tín dụng 20 TMCP Thương mại cổ phần 21 USD Đô la Mỹ 22 VND Việt Nam đồng 23 VPBank Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 24 XAU Vàng 25 XNK Xuất nhập khẩu 8 i DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Bảng 1 Bảng 3.1 Nội dung Trang Quy định về các đối tượng khách hàng cho từng cấp bậc của VPBank trong KDNH 48 Quy định về những hoạt động kinh doanh ngoại 2 Bảng 3.2 hối mà VPBank thực hiện cung cấp các đối tượng 48 được phép tham gia trên thị trường ngoại hối 3 Bảng 3.3 4 Bảng 3.4 5 Bảng 3.5 6 Bảng 3.6 Số lượng mua và bán ngoại hối của VPBank giai đoạn 2011-2014 Báo cáo kinh doanh ngoại hối phân chia theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2011-2014 Quy mô kinh doanh ngoại hối tại VPBank giai đoạn 2011-2014 Cơ cấu doanh số các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối tại VPBank giai đoạn 2011-2014 ii 55 57 62 63 DANH MỤC HÌNH VẼ STT Hình Nội dung Trang 1 Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu 33 2 Hình 3.1 3 Hình 3.2 4 Hình 3.3 5 Hình 3.4 Tình hình tài sản và nguồn vốn của VPBank giai đoạn 2011-2014 Tình hình huy động vốn và cho vay của VPBank giai đoạn 2011-2014 Diễn biến chỉ tiêu ROA, ROE của VPBank giai đoạn 2011-2014 Doanh số ngoại tệ USD, EUR của VPBank 39 40 43 57 giai đoạn 2011-2014 Biểu đồ thu nhập thuần từ hoạt động kinh 6 Hình 3.5 doanh ngoại hối hàng năm của VPBank, ACB và Sacombank giai đoạn 2011-2014 iii 59 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Trong xu thế mở cửa, hội nhập nền kinh tế thế giới hiện nay, hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng đã và đang đượcmở rộng trên phạm vi khu vực và thế giới. Các Ngân hàng thương mại (NHTM) đang có xu thế mở rộng nhiều nghiệp vụ kinh doanh mới trên thị trường đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, cá nhân. Hiện nay, những hoạt động chính của một ngân hàng thương mại thường bao gồm các hoạt động huy động vốn, cho vay và đầu tư, làm trung gian thanh toán... Bên cạnh đó, một trong những loại hình hoạt động có vai trò quan trọng và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu hoạt động cũng như cơ cấu lợi nhuận của các NHTM Việt Nam là hoạt động kinh doanh ngoại hối. Hoạt động kinh doanh ngoại hối (KDNH) tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) cũng như tại các NHTM khác hiện đang chiếm một vị trí quan trọng, hỗ trợ khá nhiều cho các hoạt động khác như thanh toán quốc tế, tín dụng... Vai trò của hoạt động kinh doanh ngoại hối ngày một tăng do xu thế hội nhập và giao lưu buôn bán với các quốc gia khác ngày càng có xu thế tăng. Tuy nhiên hoạt động KDNH cũng gặp nhiều khó khăn do sự biến động của hệ thống tài chính toàn cầu và sự thay đổi thường xuyên trong việc ban hành chính sách quản lý hoạt động này ở Việt Nam. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng ra đời trong bối cảnh nền kinh tế đang trong quá trình hội nhập, hoạt động KDNH được triển khai từ những năm đầu thành lập tuy nhiên đến giai đoạn gần đây thì hoạt động này mới có bước phát triển mạnh. KDNH đã và đang dần trở thành hoạt động quan trọng của ngân hàng vì tạo ra thu nhập cao và góp phần thúc đẩy các hoạt động khác phát triển. Ngoài những áp lực cạnh tranh từ ngân hàng nước ngoài và ngân hàng trong nước thì với sự phát triển của mình cũng đòi hỏi VPBank phải không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm, hoàn thiện quản lý rủi ro, nâng cao hiệu quả và phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối để phục vụ khách hàng tốt hơn và đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của tình hình mới. Vì lý do đó vấn đề “Phát triển kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng” là rất cần thiết. Tác giả mong muốn tìm 1 hiểu thực tế và phân tích tình hình KDNH tại VPBank trong những năm vừa qua, từ đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển kinh doanh ngoại hối tại VPBank, góp phần cung cấp những thông tin hữu ích cho nhà quản lý VPBank và những ai quan tâm vấn đề này. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài - Mục đích nghiên cứu của đề tài: Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận về KDNH, đề tài phân tích và đánh giá tình hình KDNH, những tồn tại và khó khăn trong quá trình triển khai nghiệp vụ này tại VPBank trong thời gian qua. Từ đó, tìm ra những nguyên nhân còn tồn tại để để xuất các biện pháp nhằm phát triểnKDNH tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng trong giai đoạn tiếp theo. - Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài có các nghiệm vụ sau:  Những vấn đề lý luận chungvề phát triển kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thương mại?  Thực trạng phát triển kinh doanh ngoại hối tại VPBank?  Giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần phát triển KDNH tại VPBank? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nhiên cứu của luận văn là những vấn đề về kinh doanh ngoại hối và phát triển kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại. - Phạm vi nghiên cứu :  Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)  Thời gian nghiên cứu: từ năm 2011 đến tháng 12 năm 2014.  Trong hoạt KDNH, đề tài này chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu là các loại ngoại tệ mạnh (gồm có : USD, EUR, 2 GBP, AUD, JPY, CAD, CHF, SGD) và vàng vì đây là hai loại ngoại hối có doanh số giao dịch chủ yếu và lớn nhất tại VPBank . 3 5. Phương pháp nghiên cứu Dữ liệu sơ cấp trong đề tài được thu thập trong thời gian làm việc và quan sát công việc kinh doanh ngoại hối tại VPBank. Dữ liệu thứ cấp được trích từ báo cáo thường niên của VPBank, số liệu thống kê từ Phòng Kinh doanh thị trường tài chính, phòng thanh toán quốc tế của ngân hàng, báo chí, internet…Các dữ liệu được trình bày qua các biểu đồ, bằng phương pháp khảo sát, thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp, diễn dịch- quy nạp để trình bày các vấn đề lý luận và thực tiễn. 6. Những đóng góp mới của đề tài Đề tài nghiên cứu này đã đem lại những đóng góp về mặt khoa học cũng như thực tiễn sau: - Về mặt khoa học: đề tài đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về KDNH và phát triển KDNH. - Về mặt thực tiễn: đề tài đã đánh giá được thực trạng phát triển KDNH tại VPBank, tìm ra các nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển KDNH tại VPBank, từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển KDNH tại VPBank trong thời gian tiếp theo. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận thì nội dung chính của luận văn được chia thành 4 chương sau đây: Chương 1 : Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về phát triển kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng thương mại. Chương 2 : Phương pháp luận và thiết kế nghiên cứu Chương 3 : Thực trạng phát triển kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng Chương 4 : Một số giải pháp phát triển kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan các kết quả nghiên cứu về kinh doanh ngoại hối 1.1.1. Tình hình nghiên cứu tại nước ngoài Ở nước ngoài hoạt động KDNH là một hoạt động mang lại khá nhiều lợi nhuận và đã được thực hiện từ rất lâu. Do vậy, cũng đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này. Ngoài những giáo trình và đề tài nghiên cứu chung về hoạt động này (bao gồm những khái niệm, các nghiệp vụ của KDNH) có thể nhận thấy, đối với các ngân hàng tại nước ngoài, do tính phức tạp trong các nghiệp vụ thực hiện hoạt động KDNH, việc kiểm soát rủi ro được các nhà quản trị quan tâm nhiều hơn. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu đi khá sâu về việc quản trị rủi ro trong hoạt động KDNH, có thể kể đến một số đề tài như: “Foreign exchange risk management in commercial bank in Pakistan” của tác giả Maroof Hussain năm 2010 tại trường The University of Lahore, đề tài “Management of Foreign exchange risk in selected commercial bank, in Nigeria” của nhóm tác giả J.O. Adetayo, E.A. Dionco Adetayo và B. Oladejo năm 2008 tại trường Obafemi Awolowo University, đề tài “The management of Foreign Exchange Risk in UK multinationals: An empirical Investigation” của tác giả P. A. Belt và M. Glaum năm 2012, đề tài “The management of Foreign Exchange Risk” của hai giáo sư By Ian H. Giddy và Gunter Dufey thuộc trường đại học New York University and University of Michigan năm 2009. Trong hầu hết các đề tài kể trên, các tác giả đã chủ yếu đi sâu vào phân tích: rủi ro KDNH là gì? Các nhân tố tác động đến rủi ro trong KDNH của các định chế tài chính và phi tài chính? Các chỉ tiêu đo lường rủi ro trong KDNH và từ đó đưa ra một số biện pháp quản lý rủi ro? Một số phân tích tiêu biểu về phát triển KDNH cóthể kể đến như: “Efficiency of foreign markets and measures of turbulence”của hai tác giả Jacob A. Frenkel và Michael L. Mussa năm 1980, đề tài“Foreign exchange market efficiency 5 tests: Implications of recent empiricalfindings” của Paul Boothe làm việc tại Department of Economics, Universityof Alberta, Edmonton, Alberta, Canada và David Longworth làmviệc tại Bank of Canada năm 1986. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước Từ trước đến nay cũng đã có khá nhiều đề tài trong nước nghiên cứu về hoạt động kinh doanh ngoại hối, hoặc kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại, các đề tài này tập trung chủ yếu vào việc phát triển hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại hối tại một ngân hàng thương mại. Có thể kể đến công trình của một số tác giả như: - Luận văn thạc sỹ “Phát triển kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Nha Trang” của tác giả Đỗ Thị Hòa năm 2013 tại Đại học Đà Nẵng. Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển kinh doanh ngoại tệ và rút ra được các kinh nghiệm phát triển kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng ở Việt Nam. Từ việc đánh giá thực trạng phát triển kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Nha Trang giai đoạn 2010-2012 tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh doanh ngoại tệ tại Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Nha Trang trong thời gian tới. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương là ngân hàng hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối nên có nhiều ưu điểm cho VPBank học hỏi kinh nghiệm. - Luận văn thạc sỹ kinh tế của Đào Hữu Thành về “Phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” tại trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân năm 2010. Trong luận văn này, tác giả đã nêu được những khái niệm cơ bản về KDNH đồng thời cũng đi sâu phân tích các tiêu chí đánh giá hiệu quả KDNH và đưa ra một số giải pháp, tuy nhiên khi phân tích về các đối tượng tham gia vào thị trường hối đoái thì tác giả đã không đề cập đến các cá nhân mà chỉ đề cập đến các tổ chức tài chính: Ngân hàng trung ương, ngân hàng thương mại, các công ty và định chế tài chính phi ngân hàng, các nhà môi giới (broker). Việt Nam là một nước có lực lượng lao động dồi dào, giá rẻ, hàng năm Việt Nam thu về hàng tỷ USD kiều hối (Ủy ban Người Việt Nam ở nước ngoài cho biết kiều hối năm 2013 6 đạt con số ấn tượng 11 tỷ USD), thì các cá nhân cũng là một đối tượng tham gia trên thị trường hối đoái. Mặt khác, với trình độ phát triển ngày càng nâng cao, các cá nhân đã dần dần có thể trực tiếp tham gia vào kinh doanh ngoại tệ như tham gia kinh doanh ngoại tệ qua mạng như giao dịch Forex… - Luận văn thạc sỹ “Quản trị rủi ro kinh doanh ngoại tệ của Ngân Hàng TMCP Hàng Hải” của tác giả Nguyễn Thanh Hải năm 2012 tại Đại học Kinh Tế Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Tác giả đã nghiên cứu, đánh giá tình hình quản lý rủi ro hoạt động kinh doanh ngoại hối hiện tạicủa Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam; Nhận diện các rủi ro kinh doanh ngoại hối mà Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam đã và đang đối mặt; Đưa ra được các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát rủi ro kinh doanh ngoại tệ áp dụng hiệu quả tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam và có thể áp dụng được trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam. - Luận án tiến sĩ “Quản lý rủi ro trong KDNH của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Bùi Quan Tín năm 2013 tại trường Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài đã xác định được những nguyên nhân của tồn tại trong quản lý rủi ro ngoại hối của các NH TMCP và từ đó đề ra các giải pháp để hạn chế rủi ro trong KDNH tại các NH TMCP nói chung và các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM nói riêng. Ngoài ra, đề tài còn kiến nghị những biện pháp nhằm hỗ trợ cho sự phát triển hoạt động KDNH và quản lý rủi ro trong KDNH. Như vậy có thể thấy đã có một số công trình nghiên cứu về việc phát triển hoạt động KDNH nhưng chưa có công trình đồng cấp nào nghiên cứu về phát triển hoạt động KDNH tại VPBank. Trong quá trình nghiên cứu tác giả có tham khảo và kế thừa ý tưởng của các công trình luận văn trước để phục vụ nghiên cứu những vấn đề lý luận chung cũng như khi đề xuất kiến nghị và giải pháp để phát triển kinh doanh ngoại hối của ngân hàng VPBank. 7 1.2. Cơ sở lý luận về phát triển kinh doanh ngoại hối của NHTM 1.2.1. Các khái niệm liên quan đến thị trường ngoại hối 1.2.1.1. Khái niệm ngoại hối Khái niệm ngoại hối được hiểu theo luật định và tương đối thống nhất giữa các quốc gia. Tại Việt Nam, khái niệm ngoại hối được đề cập trong khoản 1, điều 4, Pháp lệnh ngoại hối ngày 13 tháng 12 năm 2005 của Ủy ban thường vụ quốc hội: Ngoại hối bao gồm: - Đồng tiền của quốc gia, lãnh thổ khác, đồng tiền chung Châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ). - Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ như séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, chứng chỉ tiền gửi và các phương tiện thanh toán khác. - Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ như trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác. - Vàng thuộc dự trữ ngoại hối quốc gia, vàng trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú, vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. - Đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế. Như vậy, ngoại hối bao gồm các phương tiện thanh toán được sử dụng trong thanh toán quốc tế. Trong đó, phương tiện thanh toán là những thứ có sẵn để chi trả. Đối với một quốc gia, ngoại hối bao gồm ngoại tệ, các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ, vàng tiêu chuẩn quốc tế, đồng tiền quốc gia do người không cư trú nắm giữ. Ngoại hối là hàng hóa mua bán trên thị trường ngoại hối, nhưng trong thực tế, người ta chủ yếu giao dịch mua bán ngoại tệ. Trong luận văn này, ngoại hối và thị trường ngoại hối cũng được hiểu và sử dụng theo nghĩa thực tế nêu trên, nghĩa là: - Ngoại hối trùng với ngoại tệ - Thị trường ngoại hối trùng với thị trường ngoại tệ. 8 1.2.1.2. Thị trường ngoại hối Thị trường ngoại hối – The Foreign Exchange Market (được viết tắt là FOREX hay FX) là nơi thực hiện việc trao đổi mua bán các ngoại tệ và các phương tiện chi trả có giá trị bằng ngoại tệ để thỏa mãn nhu cầu của các chủ thể kinh tế mà giá cả ngoại tệ được xác định trên cơ sở cung cầu ngoại tệ. Thị trường hối đoái bao gồm những yếu tố cơ bản: Cung cầu và giá cả. Giá cả trên thị trường ngoại hối chính là tỷ giá. Tỷ giá hối đoái của ngoại tệ do cung, cầu trên thị trường ngoại hối quyết định. Thị trường ngoại hối cho phép các đồng tiền được chuyển đổi nhằm mục đích tạo sự thuận tiện cho hoạt động thương mại quốc tế hoặc các giao dịch tài chính. Một cách khái quát hơn "Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra việc mua, bán các đồng tiền khác nhau". (Nguyễn Văn Tiến, 2010) Trong thực tế, do hoạt động mua bán tiền tệ xảy ra chủ yếu giữa các ngân hàng (chiếm khoảng 85% tổng doanh số giao dịch), nên theo nghĩa hẹp thì thị trường ngoại hối là nơi mua bán ngoại tệ giữa các ngân hàng, tức là thị trường Interbank. Thị trường ngoại hối hình thành và phát triển gắn liền với nhu cầu phát triển trong mối quan hệ đối ngoại giữa các quốc gia trên lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ, hoạt động đầu tư, tín dụng, thanh toán và lĩnh vực văn hóa xã hội… Hoạt động trên thị trường ngoại hối luôn phát triển và rất sôi động, hoạt động liên tục trong 24/24 giờ trong ngày. Các chức năng của thị trường ngoại hối: - Chức năng cơ bản của thị trường ngoại hối là cung cấp dịch vụ cho các khách hàng thực hiện các giao dịch thương mại quốc tế. Ví dụ: một khách hàng là công ty muốn nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ từ nước ngoài sẽ có nhu cầu ngoại hối nếu hóa đơn hàng hóa và dịch vụ được ghi bằng ngoại tệ; hoặc là nhà xuất khẩu có nhu cầu chuyển đổi ngoại hối thành nội tệ, nếu hóa đơn xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ được ghi bằng ngoại tệ. - Giúp luân chuyển các khoản đầu tư, tín dụng quốc tế, các giao dịch tài chính quốc tế khác cũng như giao lưu giữa các quốc gia. 9 - Thông qua hoạt động của thị trường ngoại hối, sức mua đối ngoại của tiền tệ được xác định một cách khách quan theo quy luật cung cầu thị trường. - Thị trường ngoại hối là nơi kinh doanh và cũng cấp các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng các hợp đồng như kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn, tương lai. - Thị trường ngoại hối là nơi NHTW tiến hành can thiệp để tỷ giá biến động theo hướng có lợi cho nền kinh tế. 1.2.1.3. Các thành viên tham gia trên thị trường ngoại hối Một cách tổng quát, bất cứ ai có cung cầu ngoại hối tiến hành giao dịch mua bán các đồng tiền khác nhau đều trở thành thành viên của thị trường ngoại hối. Như vậy có thể nói các thành viên tham gia trên thị trường ngoại hối là rất đông đảo và đa dạng. Để phân loại các thành viên này, người ta căn cứ vào các tiêu chí khác nhau để phân loại. Nếu căn cứ vào hình thái tổ chức, đối tượng tham gia thị trường ngoại hối bao gồm: - Nhóm khách hàng mua bán lẻ (Retail Clients): bao gồn các công ty nội địa và đa quốc gia, những nhà đầu tư quốc tế và tất cả những ai có nhu cầu mua bán ngoại hối nhằm hai mục đích: Chuyển đổi tiền tệ và phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Thông thường, nhóm khách hàng mua bán lẻ không giao dịch trực tiếp với nhau mà thường mua bán thông qua các NHTM. - Các NHTM (Commercial Banks): Có ảnh hưởng lớn đến sự vận động của thị trường ngoại hối. Ngân hàng hoạt động trong thị trường ngoại hối với 2 danh nghĩa: đóng vai trò trung gian cho các khách hàng tham gia thị trường và ngân hàng hoạt động bằng chính danh nghĩa của mình. Ngân hàng chủ động có mặt trên thị trường để làm dịch vụ tốt theo yêu cầu của khách hàng, quản lý nguồn vốn ngoại tệ của ngân hàng sao cho phù hợp, an toàn và tạo ra lợi nhuận bằng cách tận dụng thời cơ mua thấp – bán cao. - Những nhà môi giới ngoại hối (Foreign exchange brokers): là những người được pháp luật quy định kinh doanh hợp pháp thực hiện vai trò trung gian trong giao dịch ngoại tệ giữa các đối tượng tham gia trên thị trường ngoại hối mà chủ yếu là ngân hàng, doanh nghiệp, công chúng với nhau, bản thân ngân hàng 10 cũng là nhà môi giới. Các nhà môi giới tạo điều kiện cho cung cầu tiếp cận nhau, đóng góp tích cực cho hoạt động thị trường ngoại hối như cung cấp thông tin thị trường, khả năng tìm bạn hàng nhanh chóng, đảm bảo sự vận hành tốt của thị trường thông qua liên lạc giữa người mua, người bán cho đến khi thỏa thuận được giao dịch. Các nhà môi giới được trả công cho từng giao dịch được gọi là phí hoa hồng môi giới. - Ngân hàng Trung ương (Central Bank): Ngân hàng Trung ương tham gia vào thị trường hối đoái với tư cách là cơ quan quản lý của Nhà nước nhằm giám sát và điều tiết thị trường trong khuôn khổ pháp luật quy định.Theo dõi sự biến động tỷ giá, khi cần thiết Ngân hàng Trung ương sẽ can thiệp vào thị trường để điều chỉnh tỷ giá hối đoái theo hướng ổn định nền kinh tế. NHTW mua bán, chuyển đổi tiền tệ nhằm đảm bảo an toàn và gia tăng giá trị dự trữ ngoại hối quốc gia. Ngoài ra, NHTW còn là đại lý trong việc mua hộ, bán hộ ngoại hối cho chính phủ. 1.2.2. Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối Hoạt động KDNH của NHTM ra đời từ sự phát triển quan hệ thương mại giữa các vùng, lãnh thổ và giữa các quốc gia. Trong từng lãnh thổ, từng quốc gia lưu hành một loại đồng tiền riêng đã gây trở ngại khó khăn cho việc mua bán, thanh toán, đồng thời rất phức tạp trong việc chuyển đổi tiền tệ. Quá trình đó thúc đẩy sự ra đời của các tổ chức chuyên đảm nhiệm các chức năng riêng biệt thực hiện nhận đổi tiền, giữ hộ tiền và thanh toán. Chính từ đó mới phát sinh những vụ mua bán ngoại hối kiếm lời, còn gọi là KDNH. Trước những năm 1980, thị trường hối đoái chủ yếu phục vụ các nhà xuất nhập khẩu. Từ những năm 1980 trở về sau, các giao dịch trên thị trường hối đoái ngoài việc phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu còn phục vụ cho mục đích đầu cơ và mục đích khác. Nói tóm lại, hầu hết các hoạt động buôn bán quốc tế đều kéo theo các giao dịch ngoại hối và ngược lại, rất nhiều sự kiện liên quan đến ngoại hối đều có tác động đến ngoại thương. Các giao dịch ngoại hối quốc tế được thực hiện thông qua 11 ngân hàng vì thế nghiệp vụ KDNH của ngân hàng chính là chất xúc tác, là điều kiện đảm bảo an toàn cho các bên tham gia hoạt động xuất nhập khẩu cũng như tài trợ cho họ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. KDNH theo nghĩa rộng bao gồm các hoạt động mua bán ngoại hối, đầu tư, đi vay, cho vay, bảo lãnh và các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối. Theo nghĩa hẹp, người ta hiểu khái niệm hoạt động KDNH đơn thuần là việc mua bán số dư ngoại hối trên tài khoản. (Nguyễn Văn Tiến,2010) Khi kinh tế xã hội ngày càng phát triển thì các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối đang ngày càng đa dạng và phát triển, tuy nhiên các nghiệp vụ cơ bản nhất có thể kể đến như: giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn, tương lai... 1.2.2.1. Nghiệp vụ giao ngay (Spot) Nghiệp vụ giao ngay là giao dịch ngoại hối mà hai bên thực hiện mua bán một lượng ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán trong vòng 02 (hai) ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày cam kết mua, bán. Trong giao dịch giao ngay, ngày giá trị được hai bên thỏa thuận có thể: - Trùng với ngày giao dịch (Value today) - Bằng ngày giao dịch + 01 (một) ngày làm việc (Value tomorrow) - Bằng ngày giao dịch + 02 (hai) ngày làm việc (Value spot) Tỷ giá giao ngay là tỷ giá do NHTM niêm yết tại thời điểm giao dịch hoặc do hai bên thỏa thuận nhưng phải đảm bảo trong biên độ quy định của NHNN công bố trong từng thời kỳ (nếu có). Giao dịch giao ngay là nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối đơn giản, dễ thực hiện nhất và khá phổ biến trên thị trường hối đoái, đặc biệt là ở Việt Nam. Tỷ giá mua bán trong giao dịch này được lấy trực tiếp từ tỷ giá giao ngay đã được niêm yết trên thị trường tại thời điểm giao dịch. Tuy nhiên, trong những trường hợp muốn giao dịch giữa hai loại ngoại hối mà tỷ giá giữa chúng chưa được niêm yết sẵn thì các nhà kinh doanh sẽ phải tự xác định bằng kỹ thuật tính chéo tỷ giá. 12 Trong giao dịch giao ngay, ngân hàng không thu phí giao dịch hay hoa hồng mà sử dụng chênh lệch giữa tỷ giá bán và tỷ giá mua để trang trải các chi phí giao dịch kể cả bù đắp rủi ro và thu lợi nhuận. Nghiệp vụ giao ngay có ý nghĩa rất lớn đối với các NHTM: - Thứ nhất, chênh lệch tỷ giá mua, bán rất hẹp thông thường nhỏ hơn 0,1% nên thị trường giao ngay có tính thanh khoản rất cao, khối lượng mua bán lớn. Do đó, các NHTM có thể thu được lợi nhuận lớn từ việc tăng doanh số mua bán ngoại hối trên thị trường giao ngay. - Thứ hai, do tốc độ truyền tin nhanh chóng cho nên những thay đổi của thị trường ảnh hưởng tức thời lên tỷ giá tức là tỷ giá hối đoái trên thị trường luôn biến động để phản ánh những thay đổi của thị trường. - Thứ ba, đây là thị trường có tính thanh khoản rất cao vì:  Luôn sẵn có số tiền cần thiết.  Tại địa điểm cần có.  Tại thời điểm có nhu cầu.  Bằng đồng tiền cần có.  Với giá cả hợp lý. Những nhà kinh doanh không thể bỏ qua những thay đổi có tính đột biến trên một thị trường rất sôi động và có tính toàn cầu như thị trường ngoại hối. Thị trường ngoại hối giao ngay có hai cấp, đó là: thị trường liên ngân hàng trực tiếp và thị trường liên ngân hàng gián tiếp thông qua môi giới. Trên thị trường liên ngân hàng trực tiếp, các ngân hàng giao dịch trực tiếp với nhau không thông qua nhà môi giới. Tất cả các ngân hàng tham gia thị trường đều là nhà tạo lập thị trường. Ngân hàng này yết giá mua vào và bán ra cho ngân hàng kia và ngược lại. Vì giao dịch giữa các ngân hàng trên thị trường liên ngân hàng không diễn ra trên sở giao dịch và các giao dịch được thực hiện một cách liên tục nên thị trường này được biết đến như là thị trường: Phi tập trung, liên tục, đấu giá mở cửa và giao dịch hai chiều. 13 Trên thị trường liên ngân hàng gián tiếp, các ngân hàng đặt các lệnh giới hạn một chiều cho các nhà môi giới. Nhà môi giới ghi lệnh này vào sổ và tìm cách đối chiếu lệnh mua với các lệnh bán đồng tiền đó từ các ngân hàng khác. Trong khi các ngân hàng tiến hành các giao dịch, một mặt cho chính mình, mặt khác cho khách hàng, thì những nhà môi giới chỉ giao dịch duy nhất cho khách hàng. Trong giao dịch nhà môi giới sẽ đưa ra tỷ giá tốt nhất cho khách hàng. Tỷ giá này gọi là tỷ giá tay trong. Thông qua hoạt động môi giới, nhà môi giới sẽ thu hoa hồng từ ngân hàng mua và ngân hàng bán. Do tính chất hoạt động thị trường ngoại hối thông qua nhà môi giới được biết đến như là thị trường: Bán tập trung, liên tục, đặt lệnh có giới hạn và thông qua phương thức đấu giá một chiều. Nghiệp vụ Spot có tác dụng đáp ứng nhanh chóng nhu cầu ngoại tệ của khách hàng khi cần mua hoặc cần bán ngoại tệ đồng thời tạo điều kiện thuận tiện cho việc di chuyển vốn giữa các quốc gia với nhau. Nghiệp vụ Spot không chỉ tạo điều kiện cho ngân hàng tìm kiếm lợi nhuận thông qua chênh lệch tỷ giá mà còn đáp ứng kịp thời giao dịch trên thị trường để cân đối ngoại tệ, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ trong thanh toán, đảm bảo kiểm soát được trạng thái ngoại hối theo quy định của NHNN. 1.2.2.2. Nghiệp vụ kỳ hạn (Forward) Nghiệp vụ hối đoái kỳ hạn là nghiệp vụ hai bên cam kết sẽ mua, bán với nhau một lượng ngoại tệ theo một mức tỷ giá xác định và việc thanh toán sẽ được thực hiện vào một thời điểm xác định trong tương lai (sau ngày giá trị giao ngay). Giao dịch kỳ hạn tại Việt Nam có một số đặc điểm: Về kỳ hạn của các giao dịch kỳ hạn (theo quyết định số QĐ 1452/2004/QĐNHNN ngày 10/11/2004 về giao dịch hối đoái của các TCTD được phép hoạt động ngoại hối): Kỳ hạn của các giao dịch kỳ hạn giữa VND và ngoại tệ khác: từ 3 đến 365 ngày. Kỳ hạn của các giao dịch kỳ hạn giữa các ngoại tệ với nhau: do TCTD và khách hàng tự thỏa thuận. 14 Nguyên tắc xác định tỷ giá kỳ hạn theo quyết định 648/2004/QĐ-NHNN ngày 28/05/2004 như sau:  Tỷ giá kỳ hạn do TCTD và khách hàng thỏa thuận  Tỷ giá kỳ hạn giữa VND và USD không được vượt quá mức tỷ giá được xác định trên cơ sở:  Tỷ giá giao ngay vào ngày ký hợp đồng  Chênh lệch giữa hai mức lãi suất hiện hành: lãi suất cơ bản của đồng Việt Nam (%/năm) và lãi suất mục tiêu của đô la Mỹ (%/năm)  Kỳ hạn của hợp đồng Cụ thể, tỷ giá kỳ hạn được tính theo công thức sau: Trong đó : F: Tỷ giá kỳ hạn S: Tỷ giá giao ngay RT: Lãi suất %/năm của đồng tiền định giá Rc: Lãi suất %/năm của đồng tiền yết giá T: Thời hạn của hợp đồng kỳ hạn tính theo năm Bên cạnh việc sử dụng công cụ giao dịch hối đoái có kỳ hạn để bù đắp rủi ro, việc mua và bán ngoại tệ có kỳ hạn có thể nhằm mục đích sinh lời dựa vào sự biến động của tỷ giá. Trong trường hợp đó, người mua và người bán cùng sẵn sàng chấp nhận rủi ro hối đoái: người mua ngoại tệ hy vọng rằng họ có thể bán lại bằng nghiệp vụ trao ngay để kiếm lời tại thời điểm họ nhận được ngoại tệ; người bán cũng hy vọng mua lại số ngoại tệ đó bằng nghiệp vụ trao ngay với giá rẻ hơn tại thời điểm kết thúc giao dịch có kỳ hạn mà họ vừa bán ngoại tệ. Điều kiện để thực hiện nghiệp vụ kỳ hạn là: Có các quy định của pháp luật về xác định tỷ giá kỳ hạn, phí hợp đồng... 15 Khách hàng biết đến nghiệp vụ này của ngân hàng và có yêu cầu thực hiện nó nhằm tránh rủi ro do những biến động bất thường của tỷ giá ảnh hưởng bất lợi tới hoạt động kinh doanh của khách hàng. Khả năng của ngân hàng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Nếu ngân hàng chỉ thực hiện một nghiệp vụ kỳ hạn đơn lẻ, ngân hàng có thể phải gánh chịu một rủi ro hối đoái thay cho khách hàng của mình. Vậy mối quan hệ của ngân hàng với các khách hàng khác, với các ngân hàng bạn trong nước và thế giới là yếu tố quan trọng để ngân hàng thực hiện được các nghiệp vụ đối ứng, loại trừ rủi ro trên. Nghiệp vụ kỳ hạn có nhiều ý nghĩa tích cực đối với các NHTM, tuy nhiên còn có cả các mặt còn hạn chế. Mặt tích cực: - Giao dịch hối đoái kỳ hạn là một trong những công cụ phòng chống rủi ro cho những đối tượng tham gia trên thị trường hối đoái. - Cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu, các nhà đầu tư dự đoán tỷ giá ngoại tệ tăng hay giảm trong tương lai thì quyết định nên mua kỳ hạn hoặc bán kỳ hạn để ngăn chặn sự thiệt hại về thu nhập và tài sản khi tỷ giá biến động. - Cho phép những người tham gia mua bán ngoại tệ có thể xác định được thu nhập, chi phí cũng như lợi nhuận trước khi lựa chọn quyết định kinh doanh của mình. Mặt hạn chế: - Khách hàng phải ký quỹ khi ký hợp đồng kỳ hạn. - Hợp đồng kỳ hạn không thể bị hủy bỏ đơn phương mà không có sự thỏa thuận của hai đối tác. - Nghĩa vụ của hai bên không thể chuyển giao cho bên thứ ba nên hợp đồng kỳ hạn có tính thanh khoản không cao. 1.2.2.3. Nghiệp vụ hối đoái hoán đổi (Swap) Nghiệp vụ hối đoái hoán đổi là nghiệp vụ đồng thời mua và bán cùng một đồng tiền nhất định, trong đó ngày giá trị mua vào và ngày giá trị bán ra là khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm lý hợp đồng. 16 Nghiệp vụ hối đoái hoán đổi là nghiệp vụ đồng thời mua và bán cùng một số lượng đồng tiền (chỉ có hai đồng tiền được sử dụng trong giao dịch), trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch là khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng. Về bản chất, một giao dịch hoán đổi bao gồm một giao dịch giao ngay và một giao dịch kỳ hạn, hai giao dịch này thông thường được thực hiện với cùng một đối tác. Giao dịch Swap không làm thay đổi trạng thái ngoại tệ của ngân hàng do có hai giao dịch đồng thời mua và bán số lượng ngoại tệ bằng nhau. Công thức tính điểm hoán đổi (swap points) Trong đó: S: Tỷ giá giao ngay RD: Chênh lệch lãi suất t: Kỳ hạn Rc: Lãi suất đồng tiền yết giá Điều kiện để thực hiện nghiệp vụ Swap cũng tương tự như với nghiệp vụ kỳ hạn, tuy nhiên nghiệp vụ Swap có những ưu điểm hơn so với nghiệp vụ có kỳ hạn đối với một số đối tượng sau: - Một doanh nghiệp lớn vừa hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu. Doanh nghiệp này vừa nhận được khoản thu ngoại tệ từ xuất khẩu, doanh nghiệp đó muốn đổi nội tệ để sử dụng chi trả trong nước. Tuy nhiên, lại có nhu cầu ngoại tệ trong tháng tới để trả tiền hàng nhập khẩu. Thay vì ký kết hợp đồng bán ngoại tệ giao ngay và hợp đồng mua ngoại tệ kỳ hạn, doanh nhiệp này sẽ sử dụng Swap. Như vậy, doanh nghiệp vừa đảm bảo tránh được rủi ro hối đoái vừa giảm được chi phí giao dịch phải trả cho ngân hàng khi chỉ ký kết Swap, chứ không phải hai hợp đồng riêng biệt. - Đối với NHTM, Swap là công cụ hữu hiệu tạo ra trạng thái vốn của hai đồng tiền mà không làm ảnh hưởng tới trạng thái ngoại hối. Vì vậy, giao dịch này 17 trong thực tế thường được các ngân hàng thực hiện với nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu sử dụng một đồng tiền nhất định mà không phải đi vay trên thị trường. Nghiệp vụ Swap còn giúp các ngân hàng cân bằng được sự mất cân đối về hối đoái trong các nghiệp vụ tiền gửi và tiền vay. 1.2.2.4. Nghiệp vụ quyền chọn (Options) Quyền chọn ngoại hối (quyền chọn mua hoặc bán ngoại hối) là một hợp đồng giữa người mua và người bán, theo đó người bán trao cho người mua quyền chứ không phải nghĩa vụ mua (call) hoặc bán (put) một số lượng nhất định ngoại tệ trong một khoảng thời gian được xác định với tỷ giá nhất định (tỷ giá thực hiện). Đổi lại người mua phải trả cho người bán một khoản phí (gọi là phí Option). Người bán quyền chọn được hưởng khoản phí đó cho dù người mua có thực hiện hay không thực hiện quyền chọn của mình. Có hai loại giao dịch quyền chọn là quyền chọn kiểu Mỹ và quyền chọn kiểu châu Âu: Quyền chọn kiểu Mỹ: Cho phép người nắm giữ được thực hiện quyền mua (Call options) hoặc bán (Put options) vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng Quyền chọn kiểu châu Âu: Chỉ cho phép người nắm giữ được thực hiện quyền vào đúng ngày đáo hạn. Ngoài ra còn có cách phân biệt khác là phân biệt theo quyền chọn bán (put option) và quyền chọn mua (call option) - Quyền chọn mua (call option): là hợp đồng quyền chọn cho phép người mua nó có quyền nhưng không bắt buộc, được mua một số lượng ngoại tệ ở một mức giá và trong một thời hạn xác định trước. Tại thời điểm đến hạn, nếu tỷ giá trên thị trường thấp hơn tỷ giá trong hợp đồng thì người mua quyền sẽ từ chối việc thực hiện hợp đồng và mua ngoại tệ trên thị trường, còn người bán quyền được hưởng khoản chi phí mua quyền. Còn nếu tỷ giá trên thị trường cao hơn tỷ giá trong hợp đồng thì người mua quyền sẽ thực hiện quyền mua ngoại tệ của mình và người bán quyền có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ số lượng ngoại tệ đã ghi trong hợp đồng. 18 - Quyền chọn bán (put option): là hợp đồng quyền chọn cho phép người mua nó có quyền, nhưng không bắt buộc, được bán một số lượng ngoại tệ ở một mức giá và trong thời hạn xác định trước. Hợp đồng này cũng có nguyên lý như hợp đồng quyền chọn mua. Người mua quyền sẽ thực hiện hợp đồng khi tỷ giá trên thị trường thấp hơn tỷ giá trong hợp đồng và không thực hiện hợp đồng khi tỷ giá biến động theo chiều ngược lại Trong giao dịch quyền chọn, người mua quyền phải trả một khoản phí để được quyền thực hiện việc mua, bán một giao dịch nào đó. Như vậy, hợp đồng quyền chọn là một công cụ đảm bảo tỷ giá thực sự cho các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu, các nhà đầu tư. Tham gia vào thị trường quyền chọn, ngoài các ngân hàng, các nhà xuất nhập khẩu còn có các tổ chức kinh tế có ngoại tệ trên tài khoản, muốn tăng thu nhập bằng việc thu các lệ phí quyền và chấp nhận làm đối tác thụ động, hay các hãng đầu cơ tham gia với mục đích thu lợi nhuận chênh lệch. Nghiệp vụ kinh doanh theo hợp đồng quyền chọn là một hoạt động nghiệp vụ phổ biến và hữu dụng trên thị trường ngoại hối thế giới. Đây không những là công cụ để phòng chống rủi ro do sự biến động bất lợi của tỷ giá mà còn đầu cơ tạo khả năng kiếm lời rất được ưa chuộng, là sự tổng hợp của nhiều nghiệp vụ nên khắc phục được những nhược điểm của các công cụ khác như nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ, kinh doanh theo kỳ hạn. Tuy nhiên, để có thể sử dụng có hiệu quả loại công cụ này đòi hỏi thị trường phải phát triển hoàn chỉnh, các chủ thể tham gia thị trường phải có khả năng và điều kiện để phân tích, dự đoán sự biến động của thị trường. Hiện nay, do thị trường hối đoái trong nước còn nhiều hạn chế, phát triển chưa đồng bộ, thiếu thông tin cập nhật nên chưa áp dụng nghiệp vụ kinh doanh này. 1.2.2.5. Nghiệp vụ tương lai (Futures) Giao dịch ngoại hối tương lai là một thỏa thuận mua bán số lượng ngoại tệ theo tỷ giá được xác định do hai bên thỏa thuận tại thời điểm hiệc lực và việc 19 chuyển giao ngoại tệ được thực hiện vào một ngày xác định trong tương lai thông qua Sở giao dịch hối đoái. Về nội dung cơ bản thì nghiệp vụ KDNH theo hợp đồng tương lai cũng tương tự như giao dịch kỳ hạn, nghĩa là hoạt động mua bán một số lượng ngoại tệ nhất định theo tỷ giá xác định tại ngày giao dịch và việc thực hiện chuyển giao ngoại tệ được thực hiện vào một ngày trong tương lai, tuy nhiên hợp đồng tương lai được chuẩn hóa: số lượng ngoại tệ của mỗi hợp đồng, ngày đến hạn của hợp đồng và được giao dịch thông qua các sàn giao dịch tương lai. Trong khi hợp đồng tương lai nói đến việc mua bán trong tương lai thì mục đích của Phòng Kinh doanh thị trường tài chính tương lai là giảm thiểu rủi ro phá vỡ hợp đồng giữa hai bên. Do đó, việc mua bán đòi hỏi cả hai bên đặt cọc một khoản tiền ban đầu, gọi là tiền ký quỹ (hay "biên", margin). Ngoài ra, thông thường do giá tương lai thay đổi hàng ngày nên mức chênh lệch giữa giữa giá đã ấn định trước và giá tương lai mỗi ngày cũng được tính toán hàng ngày. Trung tâm giao dịch sẽ rút tiền trong tài khoản ký quỹ của một bên và chuyển vào tài khoản của bên kia, sao cho mỗi bên sẽ nhận được khoản lãi hay lỗ thích hợp mỗi ngày. Nếu tài khoản ký quỹ xuống thấp hơn một giá trị nào đó thì người ta sẽ yêu cầu thêm khoản ký quỹ (gọi là "gọi vốn biên") và chủ sở hữu sẽ phải bổ sung thêm tiền vào tài khoản này. Quy trình này gọi là ghi giá thị trường (marking to the market). Do đó, vào ngày giao hàng, số tiền mua bán không phải theo giá ghi trong hợp đồng mà là giá trị giao ngay (do mọi khoản lãi và lỗ trước đó đã được thanh toán thông qua quá trình ghi giá thị trường). Ý nghĩa của nghiệp vụ tương lai đối với các NHTM: - Hợp đồng tương lai cho phép giao dịch ngoại tệ có giá trị nhỏ nên dễ dàng và thuận lợi trong giao dịch. - Hợp đồng tương lai cung cấp cho những nhà đầu cơ một phương tiện kinh doanh và cho những người ngại rủi ro một công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá tốt. - Tuy nhiên hợp đồng tương lai có những hạn chế là chỉ giao dịch giới hạn trong một số ngoại tệ nhất định, việc chuyển giao ngoại tệ chỉ thực hiện ở một số 20 ngày trong năm và đây là loại hợp đồng không cho khách hàng quyền chọn như trong hợp đồng quyền chọn. 1.2.3. Quan điểm về phát triển kinh doanh ngoại hối của NHTM Khái niệm: Phát triển kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thương mại là việc NHTM mở rộng mua bán các loại ngoại hối khác nhau nhằm đảm bảo cân đối các nhu cầu về ngoại hối của ngân hàng và tìm cách thu lợi nhuận trực tiếp thông qua chênh lệch về tỷ giá và lãi suất giữa các đồng tiền khác nhau trên cơ sở kiểm soát rủi ro và phục vụ chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Vai trò của việc phát triển kinh doanh ngoại hối: Phát triển KDNH của mỗi ngân hàng sẽ giúp nâng cao khả năng cạnh tranh, nâng cao vị thế của ngân hàng đó trên thị trường cả trong nước và quốc tế. Các ngân hàng hiện nay không chỉ cạnh tranh với các ngân hàng trong nước mà còn phải cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Việt Nam gia nhập WTO đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội trao đổi mua bán hàng hóa với các doanh nghiệp nước ngoài. Phát triển hoạt động KDNH của các NHTM cũng là một mắtxích giúp cho kinh tế đối ngoại của Việt Nam ngày càng phát triển. Phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối góp phần tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển. Việc KDNH của ngânhàng liên quan đến rất nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực sản xuất, nhiềudịch vụ khác nhau trong nền kinh tế. Bởi vậy nếu KDNH của ngân hàng phát triển thì kéo theo các ngành nghề khác của nền kinh tế cũng phát triển theo. 1.2.4. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh doanh ngoại hối tại NHTM 1.2.4.1. Doanh số kinh doanh ngoại hối Doanh số kinh doanh ngoại hối của một Ngân hàng thương mại trong một thời kỳ được tính bằng tổng doanh số ngoại hối mua vào và bán ra với khách hàng trong thời kỳ đó. Doanh số KDNH = Doanh số mua + doanh số bán (ngoại hối) 21 Hiện nay, khi thị trường ngoại hối phát triển, đồng nghĩa với việc cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, nếu ngân hàng mở rộng chênh lệch giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán (spread) thì sẽ không hấp dẫn khách hàng, dẫn đến doanh số mua bán ngoại tệ thấp. Do đó, một ngân hàng muốn tăng lợi nhuận thì trong cạnh tranh các ngân hàng có xu hướng thu hẹp spread nhằm tăng doanh số mua bán ngoại tệ của mình. Thông thường khi doanh số mua và bán ngoại tệ tăng trưởng so với những năm trước đồng nghĩa với việc KDNH đã ngày một phát triển, đem lại hiệu quả cao cho ngân hàng. Đương nhiên không phải lúc nào doanh số mua, bán ngoại tệ cũng thể hiện sự phát triển của hoạt động KDNH bởi đôi khi những yếu tố này phụ thuộc vào tình hình chung của thị trường tiền tệ, đồng thời cũng gián tiếp chịu tác động từ nhu cầu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, tuy vậy nếu hiểu theo một cách đơn giản, khi doanh số mua và bán tăng, nghĩa là doanh thu từ hoạt động này cũng tăng do ngân hàng có thể thu được phí từ khách hàng khi thực hiện hoạt động KDNH. Điều này đồng nghĩa với việc KDNH đang trên đà phát triển. 1.2.4.2. Doanh thu và lợi nhuận từ việc mua bán ngoại hối Doanh thu ngoại hối là luồng tiền có được khi ngân hàng mua bán ngoại hối trên thị trường. Lợi nhuận là số tiền có được từ doanh thu sau khi trừ đi chi phí, tính toán lãi lỗ từ việc kinh doanh ngoại hối. Khi doanh thu ngoại hối của ngân hàng cao hơn số lượng bán ngoại tệ chứng tỏ ngân hàng đang hoạt động có lãi và hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng đang phát triển. Ngược lại khi doanh thu ngoại hối thấp hơn thì ngân hàng kinh doanh có thể đang bị lỗ, sự phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng đó đang bị đình trệ. Sau khi tổng kết giao dịch theo quý, kết quả lợi nhuận cao hay thấp sẽ đánh giá được sự phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng đó. Thu nhập từ hoạt động KDNH bao gồm: 22 - Lãi thu được do chênh lệch giữa giá bán và giá mua ngoại hối. Trên thị trường ngoại hối có ba phương pháp cơ bản để thu lãi. Ví dụ, trên thị trường giao ngay, đó là: + Lãi phát sinh khi nhà kinh doanh tạo trạng thái ngoại hối: Nhà kinh doanh có thể tạo trạng thái ngoại hối bằng cách mua bán một đồng tiền nào đó, chờ cho tỷ giá biến động sau đó cân bằng trạng thái ngoại hối và thu lãi + Lãi thu được từ kinh doanh chênh lệch tỷ giá: là việc tại cùng một thời điểm mua một đồng tiền ở nơi có giá thấp và bán lại đồng tiền này ở nơi có giá trị cao hơn để ăn chênh lệch tỷ giá. + Lãi thu được từ chênh lệch tỷ giá mua vào và bán ra: Do tỷ giá mua vào bao giờ cũng thấp hơn tỷ giá bán ra nên chênh lệch tỷ giá mua bán chính là thu nhập của ngân hàng. Ta có công thức tính như sau: Lãi KDNH = Doanh số mua bán ngoại hối * spread Trong đó: Spread = Tỷ giá bán – tỷ giá mua - Phí thu được từ các giao dịch ngoại hối (Phí từ cung cấp các sản phẩm ngoại hối phái sinh) Lợi nhuận là mục tiêu sống còn của bất kỳ dịch vụ kinh doanh nào nên một ngân hàng có hoạt động KDNH phát triển thì thu nhập từ hoạt động KDNH phải chiếm một tỷ lệ tương đối so với tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng. 1.2.4.3. Quy mô kinh doanh ngoại hối Quy mô KDNH mà tác giả đề cập ở đây đó là trên phương diện nguồn nhân lực được huy động để thực hiện việc KDNH, số lượng đối tác thực hiện giao dịch trên thị trường tiền tệ, số lượng chi nhánh được thực hiện giao dịch ngoại hối. Khi đề cập đến số lượng nguồn nhân lực sử dụng trong hoạt động KDNH, không hẳn có nghĩa là một NHTM cứ có nhiều người tham gia vào hoạt động này thì hoạt động này được coi là phát triển. Trong vấn đề này, chúng ta có thể hiểu được rằng, khi việc thực hiện hoạt động KDNH đem lại kết quả tốt, ngày càng phát triển thì quy mô nguồn nhân lực sử dụng vào hoạt động này cũng sẽ được chú trọng 23 tăng cường cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng được với sự phát triển của hoạt động này. Bên cạnh đó việc mở rộng thêm các đối tác thực hiện hoạt động KDNH cũng phần nào đó thể hiện sự phát triển của hoạt động này bởi lẽ khi có thêm đối tác nghĩa là chúng ta sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc tham khảo giá để xác định mức giá tốt nhất để thực hiện. Không những thế, việc mở rộng các đối tác cũng sẽ đồng nghĩa với việc tăng nguồn cung và cầu ngoại hối, giúp cho hoạt động này phát triển hơn. 1.2.4.4. Mức độ phát triển của dịch vụ KDNH Các sản phẩm ngoại hối chính là các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng, các sản phẩm ngoại hối ngày càng được nâng cao về số lượng và chất lượng cũng phản ánh sự phát triển của hoạt động kinh doanh ngoại hối kể cả về số lượng và chất lượng. Cung cấp dịch vụ ngoại hối ngày một an toàn hơn cho khách hàng cũng là một tiêu chí phản ánh hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng đó đang thực sự phát triển. 1.2.4.5. Quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối Ngày nay hoạt động KDNH của NHTM ngày càng đa dạng, phong phú đi kèm với nó là các rủi ro, trong hoạt động KDNH có các loại rủi ro sau: - Các rủi ro cơ bản: Rủi do tỉ giá, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh toán. - Rủi ro trong hồ sơ mua bán ngoại tệ: Hồ sơ mua bán ngoại tệ chưa rõ ràng, hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ. Thông tin khách hàng không chính xác, rõ ràng, Không cập nhật thông tin khách hàng kịp thời khi có thay đổi…, - Rủi ro trong hợp đồng mua bán ngoại tệ: Hợp đồng không đầy đủ, ko chặt chẽ hoặc không đúng với các quy định về quản lý ngoại hối, thanh toán và pháp luật, không thực hiện đúng các điều khoản cam kết, không thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro biến động tỉ giá với các hợp đồng kỳ hạn mua bán ngoại tệ, thu phí qua hợp đồng dịch vụ (hoa hồng, chi phí tiền mặt) làm tăng tỉ giá thực tế vượ trần quy định; - Rủi ro khi hạch toán: Hạch toán sai số tiền, loại tiền, tỷ giá, nhầm đối tác giao dịch… 24 Sau đây chúng ta đi sâu vào xem xét một số rủi ro cơ bản trong hoạt động KDNH  Rủi ro về tỷ giá hối đoái Rủi ro tỷ giá hối đoái là sự rủi ro có ý nghĩa rộng lớn của nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối. Rủi ro này xuất hiện khi một đối tác đã mua vào một lượng ngoại tệ mà đồng tiền này đang bị mất giá (giá hiện nay thấp hơn giá mua vào) hoặc ngược lại, đồng tiền đã bán ra đang lên giá. Rủi ro về tỷ giá cũng xuất hiện khi các doanh nghiệp ký kết hợp đồng ngoại thương, theo đó họ phải thanh toán một số lượng ngoại tệ nhất định trong tương lai khi đối tác giao hàng, từ khi ký kết hợp đồng đến khi thanh toán là một khoảng thời gian khá dài cho sự biến động của tỷ giá. Nếu nhà doanh nghiệp không sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro thì khi tỷ giá ngoại tệ biến động sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Cụ thể khi tỷ giá ngoại tệ tăng sẽ hoàn toàn bất lợi cho nhà nhập khẩu và nếu tỷ giá giảm sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà xuất khẩu. Để hạn chế rủi ro các nhà xuất khẩu và nhập khẩu cũng như các ngân hàng cần phải sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá như kỳ hạn, hoán đổi, giao dịch tiền tệ tương lai, quyền chọn. Tuỳ theo dự đoán của mình mà lựa chọn công cụ phòng ngừa thích hợp, trong kinh doanh ngoại hối luôn cần tạo vị thế ngoại tệ cân bằng. Nếu ngân hàng ký hợp đồng mua kỳ hạn với khách hàng B thì đồng thời phải tìm đầu ra ký hợp đồng bán kỳ hạn với khách hàng C, khi đến hạn dù tỷ giá có biến động thì Ngân hàng cũng không bị thiệt.  Rủi ro thanh toán Với mỗi một nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối do Ngân hàng ký kết, luôn xuất hiện rủi ro do bên đối tác không thực hiện trách nhiệm của họ và hậu quả là hoạt động này sẽ kết thúc bằng một khoản lỗ. Giả sử, một ngân hàng A bán cho một khách hàng hay một ngân hàng B 10 triệu USD với tỷ giá USD/CHF là 1.6670 và mua một lượng này từ Ngân hàng C theo tỷ giá USD/CHF là 1.6665. Sau khi đã ký kết hợp đồng với người mua, người mua bị phá sản và không thể thực hiện trách nhiệm của mình. Tỷ giá của USD/CHF trên thị trường hạ xuống còn 1.6650. Ngân hàng A đã mua 10 triệu USD theo tỷ giá 1.6665 nhưng không bán tiếp theo tỷ giá 25 này được và phải chịu một khoản lỗ là 15.000CHF. Đôi khi rủi ro này xảy ra không phải do khách hàng bị phá sản nhưng vì tiền về không kịp, hoặc khách hàng thanh toán chậm cũng dẫn đến rủi ro. Như vậy rủi ro thanh toán phụ thuộc vào uy tín của khách hàng, để giảm thiểu rủi ro này các Ngân hàng cần phải lựa chọn kỹ khách hàng, chỉ ký kết hợp đồng mua bán ngoại tệ với khách hàng uy tín, có quan hệ tốt hoặc có quy định một hạn mức tín dụng về ngoại tệ để khi đến hạn thanh toán, nếu trên tài khoản tiền gửi không đủ tiền, ngân hàng có thể cho vay để khách hàng thanh toán.  Rủi ro tín dụng Ngân hàng với chức năng là đi vay để cho vay. Rủi ro tín dụng xảy ra khi một đối tác không thể thanh toán đúng hạn theo như đã thoả thuận, nguyên nhân thường liên quan đến tình hình tài chính của đối tác như mất khả năng thanh toán, phá sản, chênh lệch về kỳ hạn thanh toán giữa các hợp đồng... Hậu quả của rủi ro tín dụng rất khó lường, đặc biệt trên thị trường ngoại hối các giao dịch thường mang tính dây chuyền. Vì mục đích của các nhà kinh doanh ngoại tệ luôn tạo vị thế cân bằng, nên khi họ mua ngoại tệ kỳ hạn của khách hàng này, cũng có nghĩa họ sẽ ký một hợp đồng bán kỳ hạn cho một khách hàng khác để hưởng chênh lệch. Do vậy trên thị trường ngoại hối khi một giao dịch được thoả thuận sẽ kéo theo hàng loạt các giao dịch khác. Cho nên nếu có một khâu thanh toán bị gián đoạn sẽ gây phản ứng dây chuyền ảnh hưởng đến các thành viên khác hoặc tác động đến hoạt động của thị trường ngoại hối. Ví dụ : Giả sử khách hàng A vay của ngân hàng B 1 triệu USD và bán với tỷ giá 21.246 VND/USD, ngân hàng B không giữ số ngoại tệ này mà lại bán cho Ngân hàng C, ngân hàng B ký hợp đồng kỳ hạn mua của ngân hàng D 1,1 triệu USD kỳ hạn 3 tháng để trả cho khách hàng tiền gửi E khi đến hạn. Ngân hàng D ký hợp đồng mua kỳ hạn 3 tháng số tiền 1,1triệu USD với khách hàng F để bán cho ngân hàng B. Nhưng khi đến hạn, khách hàng F mất khả năng thanh toán nên Ngân hàng D không có ngoại tệ giao cho Ngân hàng B, kéo theo ngân hàng B không có ngoại tệ giao trả cho khách hàng E...thì rủi ro sẽ xuất hiện. Để giữ uy tín thì Ngân hàng D sẽ lấy vốn ngoại tệ của mình hoặc đi vay để thanh toán cho Ngân hàng B. 26 Một ngân hàng được đánh giá là có sự phát triển trong KDNH là ngân hàng phát triển tốt các nghiệp vụ phái sinh phòng ngừa rủi ro tỷ giá, đồng thời có biện pháp kiểm soát tốt trạng thái ngoại tệ. 1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh doanh ngoại hối của NHTM Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển KDNH của NHTM gồm có nhân tố chủ quan (nhân tố nội tại của ngân hàng) và nhân tố khách quan (nhân tố bên ngoài ngân hàng). 1.2.5.1. Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến sự phát triển KDNH của NHTM  Nguồn nhân lực Trong bất kỳ một hoạt động nào, có thể thấy rằng con người luôn đóng vai trò quan trọng nhất bởi chính con người là người tổ chức và thực hiện, quản lý và duy trì các hoạt động đó. Các nhân tố khác chỉ là những phương tiện, công cụ giúp cho con người thực hiện tốt vai trò của mình. Đặc biệt trong lĩnh vực hoạt động KDNH càng đòi hỏi một đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn, am hiểu sâu về nghiệp vụ để theo dõi và phân tích chính xác xu hướng biến đổi của tỷ giá để thực hiện việc kinh doanh một cách hiệu quả, đem lại lợi nhuận cho khách hàng. Trong xu thế hiện nay, các cán bộ KDNH vừa phải giỏi chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng phân tích thị trường, bên cạnh đó cũng cần phải có khả năng sử dụng các trang thiết bị máy móc, khoa học công nghệ để hỗ trợ hoạt động KDNH một cách tốt nhất. Hiện nay, trước xu thế hiện đại hóa, các ngân hàng đều giao dịch với nhau thông qua mạng máy tính và vì đây là giao dịch không chỉ giới hạn ở biên giới quốc gia mà nó còn là giao dịch trên toàn cầu, do đó những ngôn từ được sử dụng trong giao dịch dều được chuẩn hóa bằng ngôn ngữ thông dụng là tiếng anh để tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các đối tác cho thể tham gia. Từ đó có thể thấy, nếu nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động KDNH không đáp ứng được những nhu cầu nói trên, hoạt động KDNH sẽ không thể có kết quả tốt được.  Cơ sở vật chất kỹ thuật Bên cạnh nguồn lực chủ chốt là con người thì yếu tố cơ sở vật chất cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng vì nó chính là những thiết bị cần thiết để hỗ trợ 27 việc thực hiện hoạt động này. Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và việc ứng dụng nó trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống và đặc biệt lĩnh vực công nghệ thông tin đã được ứng dụng một cách rộng rãi trong kinh doanh ngân hàng cũng như trong lĩnh vực KDNH. Các ngân hàng hiện nay khi thực hiện giao dịch KDNH với nhau đều thông qua một hệ thống REUTER hoặc các phần mềm tích hợp riêng phục vụ cho mục đích cua hoạt động này. Các ngân hàng nếu muốn thực hiện giao dịch đều phải có những phương tiện, cơ sở máy móc, hạ tầng phù hợp để kết nối được với nhau. Do vậy, có thể thấy để thực hiện được hoạt động KDNH yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật là một nhân tố không thể thiếu.  Quy trình và thủ tục thực hiện hoạt động KDNH Quy trình và thủ tục thực hiện hoạt động KDNH chính là những quy định riêng của Ngân hàng về cách thức để thực hiện hoạt động này bên cạnh những quy định pháp luật của Nhà nước. Những quy trình và thủ tục này cũng giúp các Ngân hàng thực hiện các giao dịch theo một chuẩn mực quy định sẵn, tạo điều kiện cho các giao dịch viên có thể biết cách để thực hiện đúng một giao dịch. Quy trình và thủ tục cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện giao dịch, đồng thời cũng khiến khách hàng thấy đơn giản, không phức tạp, tuy vậy bên cạnh đó cũng cần phải có tính chặt chẽ, có khả năng kiếm soát tốt, hạn chế rủi ro trong hoạt động KDNH. Bên cạnh đó những quy định trong đó cũng phải phù hợp với điều kiện của từng ngân hàng và từng giai đoạn phát triển của thị trường ngoại hối.  Các nghiệp vụ khác của NHTM có ảnh hưởng tới hoạt động KDNH Các NHTM ngoài những nghiệp vụ có liên quan đến VND còn có các hoạt động liên quan đến ngoại hối như: huy động vốn bằng ngoại hối, mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế... Có thể thấy rằng các nghiệp vụ này có mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau; phát triển nghiệp vụ này sẽ có điều kiện mở rộng và phát triển các nghiệp vụ khác. Trong đó hoạt động thanh toán quốc tế và cho vay thanh toán hàng xuất nhập khẩu có ảnh hưởng nhiều và trực tiếp đến hoạt động KDNH. 28 Thanh toán quốc tế là việc thực hiện thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đều bằng ngoại tệ. Vì vậy đều phải liên quan đến nghiệp vụ KDNH. Cho vay ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ hay sản xuất ra hàng xuất khẩu thì cuối cùng cũng phát sinh nghiệp vụ mua ngoại tệ để trả nợ tiền vay, hoặc bán ngoại tệ lấy VNĐ. Vì vậy, việc mở rộng cho vay thanh toán hàng xuất khẩu sẽ tạo điều kiện để phát triển nghiệp vụ KDNH và qua đó thúc đẩy hiệu quả nghiệp vụ này. Bên cạnh đó, hoạt động kiều hối cũng có thể sẽ là một nghiệp vụ ảnh hưởng đến hoạt động KDNH khi mà các ngân hàng có thể tập trung khai thác, thu hút những khách hàng đến nhận lượng kiều hối này bán lại cho Ngân hàng. Điều này sẽ tăng thêm nguồn cung ngoại tệ cho các Ngân hàng. Bên cạnh đó, đây là những khách hàng thường xuyên có người thân từ nước ngoài gửi tiền về, do đó đây cũng là mảng hoạt động ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động KDNH. Tóm lại, các nghiệp vụ nói trên ít nhiều đều có ảnh hưởng đến hiệu quả nghiệp vụ KDNH của các NHTM. Các hoạt động này thường có tốc độ phát triển gần ngang nhau, theo chiều hướng tỷ lệ thuận.  Hệ thống quản trị rủi ro Tất cả các hoạt động kinh doanh luôn tiềm ẩn những rủi ro. Hoạt KDNH cũng vậy, nó chứa đựng những rủi ro mãnh liệt tới mức nếu không quản lý được những rủi ro đó, nó có thể làm tiêu tan, làm sụp đổ cả một hệ thống ngân hàng. Đã có những bài học xương máu trên thế giới và ở Việt Nam mà qua đó chúng ta càng ý thức được tầm quan trọng của việc ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động KDNH tại các Ngân hàng thương mại. Ngoài các rủi ro thông thường mà các hoạt động khác cũng phải đối mặt như: rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro kỹ thuật, rủi ro hoạt động, rủi ro pháp lý, rủi ro quốc gia… thì KDNH còn phải chịu một rủi ro rất đặc biệt, đó là rủi ro tỷ giá. Do tỷ giá biến động thường xuyên và vô lối, nên rủi ro tỷ giá được xem là rủi ro thường trực và đặc trưng của hoạt động KDNH của các ngân hàng. Như vậy có thể thấy, một trong những nhân tố ảnh hưởng khá lớn đến hiệu quả KDNH của một ngân hàng đó là việc ngân hàng đó 29 có khả năng quản trị, hạn chế và phòng ngừa các rủi ro xảy ra trong việc thực hiện hoạt động KDNH của mình hay không. Điều này không phải dễ thực hiện vì việc quản trị rủi ro sẽ phải được thực hiện, phối hợp giữa các phòng ban, đồng thời việc đưa ra những biện pháp để phòng ngừa rủi ro cũng cần linh hoạt và đúng đắn, phù hợp với xu hướng phát triển của KDNH trong từng thời kỳ. 1.2.5.2. Các nhân tố khách quan ảnh hưởng tới sự phát triển KDNH của NHTM  Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và quốc tế Thực tế cho thấy, các nước có nền kinh tế phát triển thì hoạt động KDNH cũng phát triển. Sự phát triển này ban đầu nhằm đáp ứng các nhu cầu thương mại quốc tế đến một trình độ nào đó các ngân hàng kinh doanh cho chính mình để kiếm lời và bảo hiểm rủi ro. Còn ở các nước đang phát triển, hoạt động KDNH cũng đơn giản, nhu cầu giao dịch ngoại tệ không lớn, trình độ các thành viên tham gia thị trường cũng hạn chế. Một quốc gia có tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ổn định, vững mạnh sẽ là một môi trường tốt cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, là một yếu tố thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế cùng với các hoạt động tài chính tiền tệ. Trên cơ sở đó, đồng bản tệ của quốc gia này sẽ có giá trị và ổn định trên thị trường, giành được một tỷ giá hối đoái thuận lợi trong trao đổi KDNH với nước ngoài. Hoạt động ngoại thương phát triển dẫn đến hoạt động thanh toán quốc tế phát triển, góp phần không nhỏ thúc đẩy hoạt động KDNH vì buôn bán với nước ngoài là bộ phận lớn tuyệt đối trong việc cung và cầu ngoại tệ. Ngược lại, một quốc gia có nền kinh tế không ổn định, tình hình chính trị, xã hội rối ren, có nhiều mâu thuẫn xung đột, nội chiến về đảng phái, sắc tộc... chẳng những sẽ kìm hãm tốc độ phát triển mà còn làm giảm sút hiệu quả của việc buôn bán và hợp tác quốc tế. Trong điều kiện như vậy, mọi yếu tố như cung cầu ngoại tệ, sự biến động của tỷ giá và sự tồn tại của thị trường hối đoái sẽ không còn ý nghĩa sâu sắc. Như trường hợp của Việt Nam, trước Đại hội Đảng VI (1986), nền kinh tế nước ta là nền kinh tế tự cung tự cấp, khép kín với thị trường quốc tế và chia cắt giữa các địa phương trong nước, buôn bán chủ yếu diễn ra với các nước XHCN, 30 kim ngạch xuất khẩu thấp, đầu tư nước ngoài bị hạn chế, tỷ giá bị Nhà nước cố định... Tất cả những nhân tố trên có tác động tiêu cực đến kinh tế đối ngoại của Việt Nam, chẳng những kìm hãm tốc độ phát triển mà còn làm giảm sút hiệu quả của việc buôn bán và hợp tác quốc tế. Trong điều kiện như vậy, mọi yếu tố như cung cầu ngoại tệ, các yếu tố tác động đến tỷ giá, sự biến động của tỷ giá và sự tồn tại của thị trường hối đoái là không cần thiết đối với các doanh nghiệp trong nước cũng như trong quan hệ kinh tế với nước ngoài. Vì vậy, hoạt động KDNH của các NHTM không có môi trường, điều kiện để phát triển mở rộng cũng như nâng cao hiệu quả. Trong quá trình đổi mới hiện nay, việc phát triển nền kinh tế thị trường, đổi mới các chính sách kinh tế ngoại thương, ngoại hối, từ bỏ chế độ tỷ giá cố định là xu thế tất yếu khi nền kinh tế nước ta từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới, góp phần không nhỏ thúc đẩy hoạt động KDNH; từ đó nâng cao hiệu quả của nghiệp vụ này trong các NHTM. Những yếu tố cơ bản trên đây có mối quan hệ chặt chẽ, đan xen nhau và cùng tác động tổng thể nhiều chiều tới hoạt động KDNH của các NHTM. Môi trường kinh tế - xã hội phát triển ổn định là cơ sở đẩy mạnh hoạt động đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu và lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp; đồng thời tạo tiền đề thúc đẩy thị trường ngoại hối hình thành và phát triển, giúp các NHTM mở rộng và đa dạng hóa các nghiệp vụ KDNH. Hệ thống các cơ chế điều hành tỷ giá và lãi suất của NHNN chính là các công cụ có tính chất pháp lý điều tiết các hoạt động kinh doanh trên thị trường. Do đó, cần tiến hành phân tích tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng trên cũng như phải biết vận dụng cơ chế của nhà nước, chủ động nắm bắt sự biến động của cung cầu ngoại tệ và tỷ giá hối đoái, nghiên cứu thực trạng hoạt động của thị trường tài chính, ngoại hối trước khi quyết định thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh để vừa phục vụ được khách hàng, vừa đảm bảo có lãi trong KDNH.  Chính sách tiền tệ 31 Chính sách tiền tệ là công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước về tiền tệ do NHNN trực tiếpđiều hành nhằm ổn định giá trị đồng tiền và tăng trưởng kinh tế. Chính sách tiền tệkhông chỉ điều chỉnh khối tiền tệ tăng giảm theo tín hiệu thị trường, mua ngoại tệ cungứng cho ngân sách mà còn điều chỉnh khối tiền tệ có sẵn trong lưu thông cho phù hợpvới mức tăng tổng sản phẩm kinh tế quốc dân, phù hợp giữa tổng cung và tổng cầu vềmối quan hệ giữa tiền và hàng hoá nói chung, không gây thừa hay thiếu tiền so với nhucầu lưu thông. Chính sách tiền tệ hướng vào việc khống chế nguồn gốc làm tăng giảmtiền cung ứng, làm tăng giảm khối lượng tiền tệ. Qua đó ta thấy rằng chính sách tiền tệ kết hợp chặt chẽ với chính sách ngoại hối góp phần ổn định tiền tệ, bảo vệ giá cả đối nộivà đối ngoại của đồng tiền trên cơ sở kiểm soát được giá cả, cân bằng cán cân TTQT, ổnđịnh TGHĐ.  Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái của Ngân hàng Nhà nước Tỷ giá hối đoái, mặc dù đã có lịch sử lâu dài trong các giai đoạn phát triển của nhân loại, nhưng cho đến nay vẫn còn là vấn đề hết sức phức tạp. Sự phức tạp được thể hiện trên hai phương diện: Một là ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài (tình hình kinh tế, thị trường tài chính quốc tế và chính sách can thiệp của các nước...) và các yếu tố này không nằm trong tầm khống chế của một quốc gia. Hai là sự tương tác nhiều chiều của các chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ ở mỗi nước. Hình thức biểu hiện tổng hợp về sự tương tác từ hai phương diện trên chính là quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Nói chung có rất nhiều yếu tố tác động lên tỷ giá hối đoái, một số yếu tố cơ bản là: - Sức mua của các đơn vị tiền tệ và tốc độ lạm phát ở các nước hữu quan. - Trạng thái cán cân thanh toán quốc tế ảnh hưởng trực tiếp đến cung cầu ngoại tệ thông qua đó tác động lên tỷ giá. - Chênh lệch lãi suất giữa các nước, giữa thị trường tín dụng nội địa và quốc tế. - Một số các nhân tố tác động lên cung cầu ngoại tệ qua đó ảnh hưởng đến tỷ giá như các cú sốc chính trị, thói quen tâm lý, các nhân tố xã hội... Đến lượt mình, bất kỳ một biến động nhỏ của tỷ giá hối đoái cũng tác động tới rất nhiều lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân như các hoạt động xuất nhập khẩu, 32 đầu tư nước ngoài, tình hình lạm phát… Tất cả các nhân tố này lại ảnh hưởng, chi phối trực tiếp đến hoạt động KDNT của các NHTM nói riêng và thị trường ngoại hối nói chung. Do đó có thể nói biến động của tỷ giá có tác động sâu, nhiều chiều tới hoạt động KDNT của các NHTM.  Trạng thái ngoại tệ Đối với Ngân hàng thương mại, trạng thái ngoại hối (Foreign Exchange Position) của mỗi ngoại tệ là chênh lệch giữa tổng tài sản có và tổng tài sản nợ (gồm cả nội bảng và ngoại bảng) của ngoại tệ đó tại một thời điểm nhất định. Các giao dịch liên quan đến ngoại tệ được chia làm hai nhóm: Nhóm làm phát sinh sự chuyển giao quyền sử dụng và nhóm làm phát sinh sự chuyển giao quyền sở hữu về ngoại tệ. Trong đó, chỉ những giao dịch làm phát sinh sự chuyển giao quyền sở hữu thì mới làm phát sinh trạng thái ngoại tệ. Theo đó, bao gồm các giao dịch sau: Mua, bán ngoại tệ (giao ngay và kỳ hạn). Thu, chi lãi suất bằng ngoại tệ. Các khoản thu, chi phí dịch vụ bằng ngoại tệ. Các khoản cho, tặng, biếu, viện trợ bằng ngoại tệ. Các khoản ngoại tệ bị mất, rách, nát, hư hỏng không còn giá trị. Những giao dịch làm phát sinh tăng quyền sở hữu về ngoại tệ đều làm phát sinh trạng thái trường hay còn gọi là trạng thái dương của ngoại tệ đó (Long The Foreign Currency – LFC) và những giao dịch làm phát sinh giảm quyền sở hữu về ngoại tệ đều làm phát sinh trạng thái đoản hay còn gọi là trạng thái âm của ngoại tệ đó (Short The Foreign Currency – SFC). 33 CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu có vai trò, ý nghĩa quan trọng quyết định đến kết quả và thành công của luận văn. Do đó, tác giả mong muốn đi sâu vào trình bày phương pháp nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu trong chương 2. 2.1. Quy trình nghiên cứu Nghiên cứu này tập trung vào đánh giá sự phát triển KDNH tại VPBank, để làm rõ được vấn đề này người viết đã lập kế hoạch và tuân theo quy trình nghiên cứu bao gồm các bước được mô phỏng như sơ đồ bên dưới Xác định vấn đề nghiên cứu Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Tổng quan lý luận Phân tích thực trạng phát triển KDNH tại VPBank qua các chỉ tiêu Đánh giá thực trạng phát triển KDNH tại VPBank Đưa ra một số giải pháp phát triển KDNH tại VPBank Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu 34 2.2. Tổng quan phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Là công trình nghiên cứu khoa học nên trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả chủ yếu sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, quy nạp, diễn dịch, để thực hiện nghiên cứu và đối chiếu giữa chính sách quản lý của nhà nước với thực tế hoạt động của ngành ngân hàng, tham khảo các lý thuyết tài chính tiền tệ, ngân hàng. Trong quá trình nghiên cứu có sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn đồng thời tham khảo các tài liệu, các công trình nghiên cứu của các tác giả trong ngoài nước liên quan đến nội dung nghiên cứu, cũng như sử dụng các số liệu tham khảo từ các cơ quan hữu quan và các số liệu từ tài liệu nước ngoài. 2.3. Thu thập và phân tích dữ liệu 2.3.1. Thu thập dữ liệu:  Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp Phương pháp này tiến hành thu thập kết quả đánh giá kết quả hoạt động KDNH của VPBank từ năm 2011 đến tháng 12 năm 2014 từ các nguồn sau: - Các báo cáo thường niên của VPBank từ năm 2011-2014 - Các báo cáo hoạt động KDNH của VPBank 2011-2014 - Các báo cáo của chính phủ, bộ ngành, số liệu của các cơ quan thống kê về tình hình kinh tế xã hội. - Báo cáo thường niên, báo cáo KDNH của các ngân hàng Eximbank, ACB và Sacombank. - Các nghị định, quy định của chính phủ, các văn bản hướng dẫn của NHNN, các pháp lệnh của ban thường vụ Quốc hội về hoạt động ngoại hối tại Việt Nam. Việc triển khai thu thập số liệu sơ cấp được triển khai theo các bước như sau: Bước 1: Tác giả xác định các loại thông tin cần có, có thể tiếp cận và liệt kê chi tiết. Bước 2: Tìm cách tiếp cận thông tin, yêu cầu lấy thông tin tới các đối tác, đơn vị có thể cung cấp. Bước 3: Nhận và tổng hợp cho quá trình phân tích 35  Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Phương pháp này dựa trên nguồn thông tin thứ cấp thu thập được từ những tài liệu nghiên cứu trước đây, các báo cáo về nâng cao, mở rộng và phát triển kinh doanh ngoại hối của các NHTM, các tài liệu giáo trình hoặc các xuất bản khoa học liên quan đến KDNH từ đó xây dựng cơ sở luận cứ để chứng minh giả thuyết. Ngoài ra đề tài cũng có sử dụng số liệu thu thập về ROA, ROE, .... của VPBank và một số ngân hàng cùng địa bàn qua các năm từ 2011 - 2014. 2.3.2. Phân tích dữ liệu Dữ liệu thu thập sẽ thống kê, phân tích, tổng hợp, hiệu chỉnh và đánh giá; đồng thời sử dụng của bảng, biểu đồ và hình để minh họa làm tăng độ tin cậy trong nghiên cứu.  Phương pháp phân tích tỷ lệ Phương pháp phân tích tỷ lệ nhằm đánh giá sự phát triển của hoạt động KDNH của Ngân hàng, tìm hiểu các điểm mạnh điểm yếu của hoạt động kinh doanh, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phát triển KDNH tại VPBank.  Phương pháp so sánh Đây là phương pháp phổ biến nhất, dễ thực hiện thông qua việc so sánh đối chiếu giữa các con số để có một kết luận về sự chênh lệch giữa chúng. Tùy theo đối tượng nghiên cứu mà các chỉ tiêu đem so sánh có thể giữa số thực tế với số kế hoạch; giữa số thực tế của kỳ phân tích với số thực tế của kỳ gốc; giữa các đơn vị với nhau hoặc với một đơn vị điển hình nào đó; so sánh với chỉ tiêu bình quân của một giai đoạn hoặc của ngành,... Kết quả của phép so sánh là xác định được mức chênh lệch (bằng số tuyệt đối hoặc tương đối) giữa các chỉ tiêu đem so sánh. Để thực hiện phép so sánh cần đảm bảo các điều kiện so sánh được giữa các chỉ tiêu, đó là: - Thống nhất về nội dung so sánh. Điều này rất cần được lưu ý khi có những sự thay đổi về tên gọi và nội dung của các chỉ tiêu đem so sánh. 36 - Thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu. Điều này xuất phát từ chỗ có những chỉ tiêu có thể được tính từ những phương pháp khác nhau và vì vậy cho những kết quả không giống nhau. - Thống nhất về đơn vị tính, thời gian và quy mô so sánh. Trong đề tài các số liệu về kết quả KDNH, lợi nhuận, doanh số mua vào bán ra của các loại ngoại tệ được so sánh các năm với nhau để đánh giá sự phát triển của KDNH tại VP Bank, từ đó tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh, từ đó đề ra các biện pháp phát triển KDNH.  Phương pháp đồ thị Các loại biểu đồ và đồ thị được sử dụng trong phân tích, nghiên cứu gồm có: - Biểu đồ phân tích sự biến động của chỉ tiêu theo thời gian: cho thấy sự phát triển của chỉ tiêu phân tích trong giai đoạn nhất định, đồng thời cũng có thể giúp cho việc dự đoán chỉ tiêu trong tương lai. - Biểu đồ hình khối: biểu hiện các chỉ tiêu nghiên cứu bằng các hình khối. Trên biểu đồ các khối được biểu hiện theo một tỷ lệ nhất định để đảm bảo tính so sánh được. Ưu điểm của loại biểu đồ này là dễ thấy, dễ nhận biết. Tuy nhiên tính định lượng của biểu đồ không cao. - Biểu đồ phân tích kết cấu: được sử dụng để thể hiện tỷ lệ các bộ phận cấu thành một tổng thể nào đó. Diện tích các phần trên biểu đồ thể hiện theo một tỷ lệ và phản ánh phần kết cấu nhất định nào đó của chỉ tiêu. Trong đề tài có sử dụng các biểu đồ thể hiện doanh số các KDNH tăng dần qua các năm, doanh số mua vào và bán ra của các loại ngoại tệ, đặc biệt là các loại ngoại tệ mạnh. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các biểu đồ hình khối, biểu đồ phân tích kết cấu nhằm thể hiện rõ tỷ trọng các loại ngoại tệ trong tổng doanh số mua bán năm 2011-2014. 37 CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG 3.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 3.1.1. Sự ra đời Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (tên giao dịch là VPBank) tiền thân là Ngân hàng TMCP Các Doanh nghiệp Ngoài Quốc Doanh Việt Nam, được thành lập ngày 12/08/1993, vốn điều lệ 20 tỷ đồng. Sau 21 năm hoạt động, VPBank đã nâng vốn điều lệ lên 6.347 tỷ đồng, phát triển mạng lưới lên hơn 200 điểm giao dịch, với đội ngũ trên 7.000 cán bộ nhân viên. Các chức năng hoạt động chủ yếu của VPBank bao gồm: Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, từ các tổ chức kinh tế và dân cư; Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư từ khả năng nguồn vốn của ngân hàng; Kinh doanh ngoại hối; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác; Cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng và các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của NHNN Việt Nam. Là thành viên của nhóm 12 ngân hàng hàng đầu Việt Nam (G12), VPBank đang từng bước khẳng định uy tín của một ngân hàng năng động, có năng lực tài chính ổn định và có trách nhiệm với cộng đồng. Để đạt được tầm nhìn đầy tham vọng, VPBank đã triển khai chiến lược tăng trưởng quyết liệt trong giai đoạn 2012 2017 với sự hỗ trợ của công ty tư vấn hàng đầu thế giới McKinsey. Với chiến lược này, VPBank nỗ lực tăng trưởng hữu cơ trong các phân khúc khách hàng mục tiêu, khẩn trương xây dựng các hệ thống nền tảng để phục vụ tăng trưởng, và luôn chủ động theo dõi các cơ hội trên thị trường. Để chuẩn bị cho việc tăng trưởng ổn định và bền vững, VPBank đã tiến hành đồng bộ các giải pháp xây dựng hệ thống nền tảng. Ngân hàng luôn đi đầu thị trường trong việc ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến trong các sản phẩm, dịch vụ và hệ thống vận hành. Cùng với việc xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, hiệu quả, các hệ thống quản trị nhân sự cốt lõi đã được xây dựng và 38 triển khai thành công tại VPBank. Bên cạnh đó, Ngân hàng đã từng bước phát triển một hệ thống quản trị rủi ro độc lập, tập trung và chuyên môn hóa, đáp ứng chuẩn mực quốc tế và gắn kết với chiến lược kinh doanh của Ngân hàng. Song song với việc thực thi những thông lệ quốc tế tốt nhất về quản trị doanh nghiệp, VPBank cũng không ngừng hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo chính sách quản trị công ty rõ ràng và minh bạch. Với những nỗ lực không ngừng, thương hiệu của VPBank đã trở nên ngày càng vững mạnh và được khẳng định qua nhiều giải thưởng uy tín như: Ngân hàng thanh toán xuất sắc nhất do Citibank, Bank of New York trao tặng, giải thưởng Ngân hàng có chất lượng dịch vụ được hài lòng nhất, Thương hiệu quốc gia 2012, Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam cùng nhiều giải thưởng khác. Đây là tiền đề, là cơ sở để VPBank có thể phát triển sâu và rộng hoạt động kinh doanh ngoại hối của mình. 3.1.2. Hoạt động kinh doanh Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) được thể hiện qua một số chỉ tiêu như : tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, doanh số huy động và 39 cho vay như sau : Hình 3.1 : Tình hình tài sản và nguồn vốn của VPBankgiai đoạn 2011-2014 (Nguồn : Báo cáo tài chính của VPBank 2011 – 2014) Hình 3.1 cho thấy : Tổng tài sản liên tục tăng trưởng mạnh mẽ qua các năm. Năm 2011, tổng tài sản của VPBank đạt 82.818 tỷ đồng thì đến năm 2012 tổng tài sảnđã tăng lên 102.673 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 24%. Tăng trưởng tổng tài sản trong năm 2012 chủ yếu đóng góp từ tăng trưởng cho vay khách hàng, chứng khoán đầu tư, tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác. Năm 2013, tổng tài sản tăng lên 121.264 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 18%. Tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản trong năm này có giảm sút so với năm trước. Tăng trưởng tổng tài sản có đóng góp lớn từ tăng trưởng mạnh ở danh mục cho vay khách hàng và danh mục chứng khoán. Sự biến động này đã làm cho cấu trúc bảng cân đối tài sản có sự dịch chuyển đáng kể, đưa tỷ trọng cho vay khách hàng tăng lên 43%, danh mục chứng khoán chiếm 31%, tiền gửi và cho vay các TCTD khác giảm xuống còn 10% tổng tài sản. Đây là cơ sở cho một sự tăng trưởng bền vững của tổng tài sản trong những năm tiếp theo. Đến năm 2014, tổng tài sản tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ, đặt 163.241 40 tỷ đồng tại thời điểm 31/12/2014, tăng 41.977 tỷ đồng (tương đương 34.6%) so với cùng kỳ năm 2013 và vượt 5% so với kế hoạch đặt ra từ đầu năm. Cấu trúc tài sản tiếp tục có sự chuyển dịch đáng kể vào cho vay khách hàng (đóng góp 48% tổng tài sản) và danh mục chứng khoán (đóng góp 32% tổng tài sản), là nền tảng cho sự tăng trưởng bền vững của các năm tiếp theo. Vốn chủ sở hữu của ngân hàng cũng tăng trưởng đều qua các năm nhưng mức tăng trưởng không lớn. Năm 2011, vốn chủ sở hữu của VPBank là 5.996 tỷ đồng, sang năm 2012, vốn chủ sở hữucủa ngân hàng tăng lên 12% đạt 6.709 tỷ đồng. Sang năm 2013, vốn chủ sở hữutiếp tục tăng và đạt mức 7.727 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 15%, cao hơn so với mức tăng của năm 2012. Ngày 17/02/2014, VPBank đã được NHNN chấp thuận việc tăng vốn điều lệ lên 6.347 tỷ đồng theo hình thức chia cổ tức bằng cổ phiếu và chia cổ phiếu thưởng từ lợi nhận để lại và quỹ dự phòng bổ sung vốn điều lệ. Tính đến thời điểm 31/12/2014, tổng vốn chủ sở hữu hợp nhất của VPBank đạt 8.980 tỷ đồng, tăng 1.254 tỷ đồng so với cuối năm 2013 (tăng 16%). Hình 3.2: Tình hình huy động vốn và cho vay của VPBank giai đoạn 2011-2014 (Nguồn : Báo cáo tài chính VPBank 2011- 2014) 41 Nhìn vào hình 3.2 ta có thể thấy huy động vốn của ngân hàng tăng mạnh qua các năm, trong khi dư nợ cho vay thì tăng trưởng chậm hơn nhiều và giá trị huy động vốn cao hơn nhiều so với dư nợ cho vay. Cụ thể : Giá trị huy động được của ngân hàng trong năm 2011 là 29.412 tỷ đồng, năm 2012, chỉ tiêu này tăng lên 59.514 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 102% và là mức tăng trưởng vượt bậc. Đây là mức tăng trưởng dẫn đầu thị trường ngân hàng năm 2012 và cũng là mức tăng trưởng cao nhất của VPBank từ trước đến nay. Tăng trưởng mạnh mẽ về huy động vốn là một trong những chiến lược của Ngân hàng nhằm nâng cao khả năng thanh khoản và an toàn hoạt động ngân hàng. Năm 2013, tốc độ tăng trưởng huy động vốn của VPBank là 41%, tốc độ này thấp hơn rất nhiều so với năm 2012, giá trị huy động vốn trong năm này là 83.844 tỷ đồng. Tuy nhiên, mức tăng trưởng này là vượt kế hoạch đề ra và nằm trong nhóm các ngân hàng thương mại có tăng trưởng cao về huy động. VPBank luôn đặt trọng tâm mục tiêu huy động vốn từ dân cư và tổ chức kinh tế nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn thị trường 2, nâng cao dự trữ thanh khoản và đi theo đúng định hướng chiến lược tăng trưởng hữu cơ về quy mô trong giai đoạn đầu. Trong các nguồn huy động, nguồn đến từ khách hàng cá nhân có mức tăng tuyệt đối lớn nhất (tăng 16.570 tỷ đồng, tương ứng 44%), duy trì tỷ trọng đóng góp trong tổng huy động khách hàng ở mức cao (65%), góp phần thực hiện chiến lược bán lẻ của Ngân hàng và nâng cao tính ổn định, bền vững của nguồn vốn. Tính đến 31/12/2014, VPBank đã huy động được 108.354 tỷ đồng, tăng ròng hơn 24.500 tỷ đồng (tương đương 29%) so với 2013, cao hơn nhiều mức tăng trưởng bình quân của toàn ngành ngân hàng và thuộc nhóm các ngân hàng TMCP có tăng trưởng cao về huy động. Bên cạnh chiến lược trọng tâm là bán lẻ, VPBank còn tập trung khai thác triệt để cơ hội ở các khối khách hàng doanh nghiệp để tăng trưởng và đa dạng hóa thêm nguồn vốn huy động, đồng thời tranh thủ các nguồn vốn huy động giá rẻ 42 khác.Ngay từ đầu năm 2014, Ban Điều hành đã có những biện pháp để tăng trưởng huy động cụ thể như: Thiết kế đa dạng nhiều kênh và sản phẩm huy động với các tính chất đặc thù, và phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng như: Tiết kiệm gửi góp linh hoạt Easy Savings phù hợp với khách hàng có nhu cầu vốn đột xuất, tiết kiệm trực tuyến giúp khách hàng gửi tiền mọi lúc mọi nơi mà không phải đến ngân hàng; Linh hoạt trong chính sách điều chuyển vốn nội bộ nhằm khuyến khích và tạo động lực tăng trưởng huy động; Triển khai đồng loạt các dự án, chương trình nhằm tăng trưởng số dư tiền gửi thanh toán, đa dạng hóa nguồn huy động và giảm chi phí vốn huy động. Dư nợ cho vay có giá trị thấp hơn nhiều so với giá trị huy động. Nếu như năm 2011, dư nợ cho vay là 29.184 tỷ đồng, chỉ thấp hơn một chút so với giá trị huy động trong năm 2011, thì sang năm 2012, con số này đã có sự khác biệt lớn. Dư nợ cho vay trong năm 2012 chỉ tăng trưởng 26%, đạt giá trị 36.903 tỷ đồng. Năm 2013, dư nợ cho vay tăng trưởng mạnh hơn với mức tăng 42%, đạt giá trị 52.474 tỷ đồng. đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc so với mức bình quân trong vòng 3 năm qua và tăng cao hơn nhiều so với tăng trưởng chung toàn ngành. Có được điều này là nhờ VPBank áp dụng nhiều chương trình và các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi phù hợp với tình hình thị trường và đối tượng khách hàng trong thời kỳ kinh tế còn khó khăn. Và tính đến 31/12/2014, dư nợ cho vay đạt 78.379 tỷ đồng tương ứng với mức tăng trưởng 49,4%, mức tăng trưởng khá cao nhưng so với giá trị huy động, con số này vẫn rất thấp. Song song với tăng trưởng tín dụng, VPBank đã và đang áp dụng nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tài sản và kiểm soát chất lượng tín dụng. Điển hình là việc hoàn tất triển khai quy trình xử lý và phê duyệt tín dụng tập trung, đẩy mạnh và chuyên môn hóa công tác thu hồi nợ. Chính vì vậy mà tỷ lệ nợ xấu luôn được kiểm soát ở mức an toàn, duy trì ở mức 2,81% vào năm 2013 và 2,54% vào cuối năm 2014. Ngoài ra, VPBank cũng là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc xúc tiến nghiên cứu triển khai Hiệp ước vốn theo chuẩn Basel II với sự phối hợp của các đơn vị tư vấn nước ngoài, bao gồm việc xây dựng chiến lược tổng thể về hệ thống công nghệ thông tin để hỗ trợ các phương 43 pháp đo lường rủi ro tín dụng, thị trường, hoạt động, tính toán vốn, hệ thống ICAAP. Hình 3.3 : Diễn biến chỉ tiêu ROA, ROE của VPBank giai đoạn 2011-2014 (Nguồn : Báo cáo tài chính VPBank 2011-2014) Nhìn vào hình 3.3 có thể thấy khả năng sinh lời của VPBank diễn biến không ổn định do sự tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế. ROA của ngân hàng đạt giá trị khá cao trong năm 2011 : 0,97%. Nhưng sang năm 2012, ROA giảm xuống chỉ còn 0,7% do lợi nhuận giảm 11% từ 800 tỷ đồng còn 715 tỷ đồng trong khi tổng tài sản lại tăng 24%. Năm 2013, ROA tăng trở lại mức 0,84% do lợi nhuận tăng 42% lên 1018 tỷ đồng, cao hơn rất nhiều so với mức tăng trưởng 18% của tổng tài sản. Tính đến 31/12/2014, ROA của ngân hàng đạt 0,77%, hơi giảm so với mức cuối năm 2013, do lợi nhuận tăng 23% nhưng thấp hơn mức tăng 34,6% của tổng tài sản. ROE của VPBank cũng có diễn biến tương tự với ROA. Năm 2011, ROE ở mức rất cao: 13,34%. Năm 2012, lợi nhuận giảm 11% trong khi vốn chủ sở hữu tăng 12% dẫn đến ROE giảm mạnh xuống còn 10,66%. Năm 2013, lợi nhuận tăng 42% trong khi vốn chủ sở hữu chỉ tăng 15% nên ROE tăng trở lại đạt mức 13,17%. 44 Đến 31/12/2014, ROE duy trì ở mức 13,96%, tăng nhẹ 0,79% so với cùng kỳ năm 2013 do lợi nhuận tăng 23% trong khi vốn chủ sở hữu chỉ tăng 16,2%. Năm 2012 là năm đặc biệt khó khăn với nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Hoạt động kinh doanh của VPBank cũng không năm ngoài bối cảnh chung đó. Mặt khác, việc tăng cường đầu tư vào hệ thống cơ sở nền tảng là mục tiêu không thể thiếu trong những năm đầu của quá trình chuyển đổi mà VPBank đang thực hiện nên làm cho mức chi phí hoạt động và đầu tư tăng cao dẫn dến lợi nhuận và khả năng sinh lời giảm. Năm 2013 và cuối năm 2014, nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn nhưng các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của ngân hàng vẫn tăng so với năm 2012 và kế hoạch đề ra. Có thể nói, 2013 và năm 2014 là hai năm thành công của VPBank, thể hiện ở việc hoàn thành tốt các chỉ tiêu kinh doanh đề ra và tăng trưởng cao so với năm trước. Lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, các chỉ tiêu về quy mô của VPBank có bước tiến nhanh và bền vững. Vượt qua những khó khăn chung, VPBank tiếp tục đạt những bước tăng trưởng ấn tượng về quy mô cho vay, huy động đưa đến một bảng cân đối tài sản và nguồn vốn có cấu trúc vững mạnh. Kết quả đạt được trong năm 2014 thể hiện nỗ lực lớn của VPBank trong điều kiện thị trường tài chính còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, mặt khác tạo nền tảng tài chính để bứt phá trong các năm tiếp theo. Đối với Ngân hàng, điều này đã khẳng định định hướng đúng đắn và sáng suốt của Hội đồng Quản trị, sự phối hợp và chỉ đạo linh hoạt của Ban Điều hành cũng như nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên VPBank. Đối với khách hàng, đối tác và các cổ đông, những thành quả đạt được đã chứng tỏ VPBank là một ngân hàng tin cậy và an toàn, khẳng định vị trí và thương hiệu của mình trên thị trường tài chính Việt Nam. 3.2. Thực trạng phát triển kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng. Các năm gần đây, VPBank đã đẩy mạnh phát triển các hoạt động dịch vụ bên cạnh nghiệp vụ ngân hàng truyền thống là tín dụng, trong đó có hoạt động kinh doanh ngoại hối được chú trọng. 45 3.2.1. Quy trình kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 3.2.1.1. Quy định chung VPBank thực hiện việc mua ngoại hối từ các nguồn sau: - Tại các chi nhánh của VPBank, có thể khai thác được từ nhiều nguồn khác nhau như: Nguồn thu từ các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ, tiền mặt của cư dân là người cư trú và người không cư trú, kiều hối, các đại lý vàng… Các chi nhánh không được thực hiện mua của khách hàng này bán cho khách hàng kia, bắt buộc mọi giao dịch đều phải thông qua phòng Kinh doanh thị trường tài chính. - Tại phòng kinh doanh thị trường tài chính : Mua từ chi nhánh trong hệ thống: VPBank thông qua đầu mối là Phòng Kinh doanh thị trường tài chính sẽ mua ngoại hối từ các chi nhánh có nguồn cung ngoại hối dồi dào hoặc các chi nhánh bán có mục đích điều hoà vốn trong nội bộ hệ thống. Mua trên thị trường liên ngân hàng: VPBank chủ yếu thực hiện mua ngoại hối từ các TCTD trên thị trường liên ngân hàng thông qua phòng Kinh doanh thị trường tài chính – Trung tâm thị trường tài chính nhằm giải quyết thanh khoản của toàn hệ thống khi trạng thái ngoại hối của cả hệ thống âm hoặc để đáp ứng kịp thời nhu cầu ngoại hối cho các khách hàng của chi nhánh. VPBank thực hiện việc bán ngoại hối cho các đối tượng khách hàng sau: - Tại các chi nhánh VPBank : Bán cho khách hàng: Thông thường các chi nhánh sẽ thực hiện việc bán ngoại hối cho khách hàng nhằm mục đích thanh toán các hợp đồng ngoại thương hoặc bán cho những khách hàng có nhu cầu mua ngoại hối đáp ứng đủ các tiêu chí của pháp lệnh ngoại hối và điều kiện mà ngân hàng đề ra. - Tại phòng Kinh doanh thị trường tài chính: Bán cho chi nhánh trong hệ thống: Thường thì giao dịch bán ngoại hối từ nguồn này nhằm mục đích đáp ứng cho các nhu cầu của các khách hàng của chi nhánh. Giao dịch này sẽ được thực hiện thông qua phòng kinh doanh thị trường tài 46 chính. Lượng ngoại hối từ hội sở bán cho chi nhánh được thực hiện theo tỷ giá nội bộ thông qua phần mềm FX. Bán trên thị trường liên ngân hàng: VPBank chủ yếu thực hiện việc bán ngoại hối cho các TCTD trên thị trường liên ngân hàng thông qua Trung tâm thị trường tài chính nhằm mục đích cân bằng trạng thái hoặc hưởng chênh lệch kiếm lời. Hiện nay, tại các chi nhánh chủ yếu thực hiện các nghiệp vụ mua bán ngoại hối giao ngay đối với khách hàng, nghiệp vụ mua bán ngoại hối kỳ hạn hoặc hoán đổi chủ yếu được thực hiện tại Hội sở. Tại Trung tâm thị trường tài chính, trung tâm đầu mối đại diện cho VPBank thực hiện KDNH, hiện chủ yếu thực hiện các nghiệp vụ mua bán ngoại hốigiao ngay, kỳ hạn, giao dịch hoán đổi với các chi nhánh VPBank cũng như với các TCTD, các NHTM khác trên thị trường ngoại hối liên ngân hàng. Bên cạnh đó, phòng Kinh doanh thị trường tài chính còn phối hợp với phòng Phát triển sản phẩm khối bán buôn từng bước nghiên cứu một số nghiệp vụ phức tạp hơn như: Hợp đồng quyền chọn cũng như nghiên cứu triển khai và thực hiện thí điểm những giao dịch sản phẩm cơ cấu đầu tiên của hệ thống VPbank Nghiệp vụ KDNH của VPBank được thực hiện thông qua đầu mối chính là phòng kinh doanh thị trường tài chính- Khối Nguồn vốn và Thị trường tài chính. Các chi nhánh, phòng giao dịch là trung gian mua bán với khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế. Đây là phòng chịu trách nhiệm quản lý về mua bán ngoại hối trên toàn hệ thống, cơ cấu của phòng gồm 3 bộ phận như sau: Bộ phận giao dịch liên ngân hàng, bộ phận giao dịch với các khách hàng lớn, và bộ phận giao dịch với các chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn hệ thống. Các chi nhánh, phòng giao dịch là nơi mua bán ngoại hối với khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế. Phòng kinh doanh thị trường tài chính có chức năng kinh doanh các sản phẩm của thị trường tài chính (ngoại trừ cổ phiếu) với thị trường chuyên nghiệp và với khách hàng tổ chức nhằm tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Thị trường chuyên nghiệp sẽ do giao dịch viên (trader) phụ trách còn đối tượng khách hàng khác sẽ do nhân viên bán hàng (sales) phụ trách. Việc phân định thị trường chuyên nghiệp và khách hàng sẽ được phân định rõ trong quy trình hoạt động cho từng loại sản phẩm 47 của trung tâm. Nguyên tắc xác định thị trường chuyên nghiệp là các đối tượng giao dịch với VPBank mà các giao dịch này chủ yếu phục vụ cho các nghiệp vụ đầu cơ hoặc phòng ngừa rủi ro chứ không phải là kinh doanh lấy lãi biên (Margin). Các sản phẩm của thị trường tài chính bao gồm ngoại hối giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi ngoại tệ, quyền chọn, vàng vật chất, vàng trên tài khoản theo quy định của pháp luật ; nhóm sản phẩm phái sinh lãi suất, tín dụng và giá cả hàng hóa, giao dịch sàn hàng hóa, trái phiếu và các loại giấy tờ có giá khác trên thị trường thứ cấp…Ngoài ra, phòng còn phối hợp với khối quản trị rủi ro để kiểm soát các hạng mục liên quan đến rủi ro thị trường như rủi ro lãi suất, tỷ giá…trong khuôn khổ hạn mức đã được ALCO phê duyệt. Bên cạnh đó, phòng cũng có các nhiệm vụ như : Báo cáo và kiểm soát trạng thái ngoại hối (position), vàng và lãi suất, đảm bảo những trạng thái này nằm trong hạn mức cho phép. Cân đối trạng thái ngoại hối của các chi nhánh. Trạng thái ngoại hối của các chi nhánh sẽ được quản lý tập trung tại hội sở, cuối ngày nếu các chi nhánh có trạng thái ngoại hối sẽ được phòng kinh doanh thị trường tài chính lập báo cáo và chuyển trạng thái về bằng không bằng các giao dịch mua hoặc bán ngoại hối. Cùng với bộ phận tài chính kế toán, đối chiếu các báo cáo lỗ lãi trong hoạt động kinh doanh để kiểm soát tính 48 chính xác của báo cáo. Bảng 3.1: Quy định về các đối tượng khách hàng cho từng cấp bậc của VPBank trong kinh doanh ngoại hối Đầu cơ Giao với dịch Giao dịch Giao khách với tổ chức với hàng cá kinh tế nhân Phòng kinh Được phép dịch Giao dịch liên với liên ngân hàng ngân hàng trong nước ngoài nước Được phép Được phép Được phép Được phép Được phép Được phép Không Không doanh TTTC Chi nhánh Không & PGD (Nguồn:Quy trình thực hiện nghiệp vụ FX của VPBank) Bảng 3.2: Quy định về những hoạt động kinh doanh ngoại hối mà VPBank thực hiện cung cấp các đối tượng được phép tham gia trên thị trường ngoại hối Loại giao dịch/đối Tổ chức tín dụng Tổ chức kinh tế tượng Tổ chức khác, cá nhân Giao ngay Được phép Được phép Được phép Kỳ hạn Được phép Được phép Được phép Hoán đổi Được phép Được phép Được phép Quyền chọn* Được phép Được phép Chưa được phép Tương lai Chưa được phép Chưa được phép Chưa được phép (Nguồn: Quy trình thực hiện nghiệp vụ FX của VPBank) Xây dựng tỷ giá mua bán ngoại hối Hàng ngày, vào đầu giờ làm việc, cán bộ giao dịch của phòng kinh doanh thị trường tài chính, Khối Nguồn vốn và Thị trường tài chính lấy tỷ giá USD/VND bình quân liên ngân hàng do NHNN công bố, căn cứ theo tỷ giá thực tế trên Reuters, căn cứ theo cung cầu ngoại hối trên thị trường liên ngân hàng của ngày làm việc trước đó, căn cứ theo trạng thái ngoại hối thực tế của VPBank và sau khi tham 49 khảo tỷ giá của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam và một số ngân hàng khác sẽ tiến hành lập bảng tỷ giá giao ngay. Bảng tỷ giá bao gồm cả tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra, tỷ giá tiền mặt và tỷ giá chuyển khoản của từng loại ngoại hối so với đồng Việt Nam theo phương pháp yết giá trực tiếp. Sau khi được lãnh đạo phòng và Giám đốc phê duyệt, bảng tỷ giá này sẽ được truyền lên trang Web của VPBbank cũng như trang Web nội bộ làm căn cứ để các chi nhánh VPBank tham khảo, dựa vào đó để giao dịch với khách hàng. Trong trường hợp tỷ giá USD/VND thực tế trên thị trường liên ngân hàng hoặc tỷ giá các loại ngoại hối khác trên Reuters biến động vượt ra khỏi biên độ giá mà Trung tâm thị trường tài chính đã yết vào đầu ngày thì cán bộ giao dịch sẽ trình lãnh đạo phòng kinh doanh thị trường tài chính quyết định yết và thông báo lại bảng tỷ giá mới. Kiểm tra trạng thái ngoại hối, số dư tài khoản, hạn mức giao dịch Khi thực hiện mua hoặc bán ngoại hối, chuyên viên phòng Kinh doanh thị trường tài chính phải căn cứ vào số dư trạng thái ngoại hối để cân bằng mua hoặc bán. Bên cạnh đó, chuyên viên giao dịch còn phải nắm rõ số dư ngoại hối trên tài khoản để quyết định giao dịch. Trên màn hình kiểm soát trạng thái, chuyên viên giao dịch có thể dễ dàng kiểm soát được trạng thái đối với từng đồng tiền. Những thông tin hiển thị bao gồm, hạn mức đối với từng đồng tiền giao dịch, trạng thái đã giao dịch, số lượng còn được phép tiếp tục giao dịch, doanh số đã cam kết mua giao ngay, doanh số đã cam kết bán giao ngay, doanh số đã cam kết mua kỳ hạn, doanh số đã cam kết bán kỳ hạn). Hiện tại, những giao dịch giao ngay mà không cùng ngày hiệu lực với ngày thực hiện giao dịch (2 ngày làm việc sau đó value-spot hoặc 1 ngày làm việc sau đó value-tom) và những giao dịch mua bán ngoại hối kỳ hạn đều được quản lý ngoại bảng vào những tài khoản thích hợp. Giao dịch kỳ hạn phải được theo dõi trên những tài khoản ngoại bảng. Từ những tài khoản này sẽ tính toán được trạng thái ngoại hối của một loại ngoại hối nào đó. Những tài khoản nói trên cho phép những cán bộ có trách nhiệm quản trị rủi ro và những giao dịch viên có thể dễ dàng nắm bắt được tình hình hoạt động KDNH. 50 Việc kiểm tra số dư tài khoản nhằm đảm bảo có đủ nguồn thanh toán khi thực hiện mua bán ngoại hối. Đối với những giao dịch với các TCTD, các NHTM trên thị trường ngoại hối liên ngân hàng, chuyên viên giao dịch phải theo dõi và đảm bảo giao dịch trong hạn mức doanh số còn lại với đối tác đó. Hạn mức trạng thái ngoại hối được cấp dựa trên cơ sở hạn mức được NHNN quy định cho VPBank. Phòng Kinh doanh thị trường tài chính có trách nhiệm quản lý, duy trì hạn mức trạng thái ngoại hối của hệ thống VPBank tuân thủ theo đúng hạn mức trạng thái ngoại hối do NHNN Việt nam quy định tại từng thời kỳ. Đánh giá kết quả hoạt động KDNH Theo hệ thống kế toán của ngân hàng, tất cả các nghiệp vụ ngoại hối phát sinh được hạch toán theo nguyên tệ. Các khoản mục tài sản và nợ phải trả có gốc tiền tệ khác với VND của VPBank được quy đổi sang VND theo tỷ giá của ngân hàng tại ngày lập bảng cân đối kế toán. Các khoản mục phi tiền tệ có gốc ngoại tệ phát sinh trong năm được quy đổi sang VND theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch. Các thu nhập và chi phí bằng ngoại tệ được hạch toán bằng VND trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất theo tỷ giá tại ngày phát sinh giao dịch. Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các tài khoản kinh doanh ngoại tệ vào ngày lập bảng cân đối kế toán được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất. Kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ của phòng Kinh doanh Thị trường tài chính và của các chi nhánh được hệ thống phần mềm của ngân hàng (T24) tự động đánh giá hàng ngày. Cuối ngày làm việc phòng Kinh doanh thị trường tài chính phối hợp với phòng Quản trị rủi ro thị trường, phòng Nghiệp vụ thị trường tài chính kiểm soát trạng thái của các chi nhánh và của toàn hàng nhằm đảm bảo không vi phạm quy định của NHNN và quy định của VPBank. So với một số ngân hàng khác, đặc biệt là Eximbank thì mô hình hoạt động KDNH của Vpbank có điểm chung là phòng kinh doanh ngoại hối trực thuộc Khối thị trường tài chính theo mô hình tập trung tại hội sở, tuy nhiên có những điểm khác biệt rõ rệt như tách riêng bộ phận kinh doanh và bộ phận hạch toán giao dịch ngoại 51 hối ở những khối khác nhau (Khối Nguồn vốn và thị trường tài chính và khối Vận hành), điều này đảm bảo tính độc lập, khách quan của việc theo dõi các giao dịch ngoại hối đồng thời cũng giúp cho nhân viên đi sâu vào chuyên môn nghiệp vụ của mình. 3.2.1.2. Quy trình thực hiện kinh doanh ngoại hối  Đối với khách hàng là các tổ chức tín dụng Những giao dịch này được thực hiện tại Phòng kinh doanh thị trường tài chính do đây là đầu mối được phép thực hiện các giao dịch này. Các chi nhánh chỉ được phép thực hiện giao dịch mua, bán với các tổ chức kinh tế, cá nhân còn đối với các tổ chức tín dụng các chi nhánh không được phép giao dịch. Giao dịch với các TCTD được thực hiện qua hệ thống REUTERS Dealing, đối với các đối tác không sử dụng mạng REUTERS thì lập Hợp đồng mua bán ngoại tệqua Fax. Cán bộ giao dịch thực hiện giao dịch mua bán ngoại hối với các Ngân hàng để đáp ứng nhu cầu của chi nhánh, cân bằng trạng thái ngoại tệ và kinh doanh trong phạm vi hạn mức được giao. Trường hợp phát sinh nhu cầu giao dịch vượt hạn mức được giao phải báo cáo phụ trách phòng để xin ý kiến trước khi xác nhận giao dịch, nếu vượt quá hạn mức của phòng thì phụ trách phòng phối hợp với phòng Quản trị rủi ro thị trường khối Quản trị rủi ro có trách nhiệm trình các cấp phê duyệt có thẩm quyền theo quy định của Hội đồng quản trị trong từng thời kỳ. Nếu chuyên viên giao dịch cố tình giao dịch vượt hạn mức được phép thì phòng Quản trị rủi ro thị trường khối Quản trị rủi ro sẽ đưa ra cảnh báo. Trường hợp có dấu hiệu cố tình vi phạm hạn mức, chuyên viên giao dịch vi phạm hạn mức đó sẽ bị áp dụng các hình thức kỷ luật theo quy định hiện hành của VPBank. Các giao dịch mua bán ngoại tệ khác phục vụ nhu cầu của các chi nhánh không tính vào hạn mức ngày của cán bộ giao dịch, nhưng phải cân bằng trong thái trong ngày. Nếu cuối ngày vẫn còn trạng thái mở thì sẽ tính vào hạn mức của cán bộ giao dịch. Hạn mức giao dịch ngoại hối được chia thành các loại hạn mức sau : Hạn mức mua bán ngoại hối VPBank chuyển tiền trước Hạn mức tổng giá trị hợp đồng mua bán ngoại hối giao ngay Hạn mức tổng giá trị hợp đồng mua bán ngoại hối kỳ hạn 52 Hạn mức dừng lỗ trong ngày Hạn mức lỗ cộng dồn Hạn mức chênh lệch dòng tiền hoán đổi tiền tệ Hạn mức giá trị chịu rủi ro (VaR) đối với kinh doanh ngoại hối Chuyên viên giao dịch sau khi giao dịch với khách hàng theo đúng thẩm quyền và hạn mức giao dịch của mình sẽ lập bộ chứng từ giao dịch gồm phiếu giao dịch và phiếu in ra từ hệ thống Reuters, chuyển cho phòng Quản trị rủi ro thị trường khối Quản trị rủi ro. Phiếu giao dịch phải phản ảnh đầy đủ thông tin bao gồm: đối tác, số lượng, tỷ giá, ngày hiệu lực, chỉ dẫn thanh toán… Phòng Quản trị rủi ro thị trường kiểm tra các thông tin trên chứng từ giao dịch theo đúng chức năng, nhiệm vụ (về hạn mức, tỷ giá…), trình ký cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của từng thời kỳ và bàn giao chứng từ cho phòng Nghiệp vụ thị trường tài chính – khối Tài chính. Nhân viên phòng nghiệp vụ thị trường tài chính nhận chứng từ, kiểm tra các thông tin trên chứng từ và thực hiện nhập liệu vào hệ thống, xác nhận giao dịch. Tùy thuộc vào thỏa thuận của VPBank với khách hàng trong từng thời kỳ về phương thức xác nhận giao dịch, việc xác nhận giao dịch được chia thành 2 trường hợp: - Xác nhận giao dịch với khách hàng qua Swift (điện MT300): Phòng nghiệp vụ thị trường tài chính phối hợp với Trung tâm thanh toán để xác nhận giao dịch. Trường hợp không nhận được điện SWIFT đúng hạn hoặc có sai sót thì lập điện tra soát qua SWIFT - Xác nhận giao dịch với khách hàng bằng hợp đồng: Phòng nghiệp vụ thị trường tài chính liên hệ với khách hàng để hoàn thiện hợp đồng và xác nhận. Nhân viên nghiệp vụ thị trường tài chính lập và gửi điện thanh toán cho đối tác, theo dõi và xử lý các vướng mắc phát sinh và lưu trữ chứng từ theo quy định. Đối với các giao dịch kỳ hạn, hoán đổi phải mở sổ và nhập vào phần mềm theo dõi hạn thanh toán để đảm bảo thanh toán đúng thời hạn đã cam kết. 53  Đối với khách hàng là các tổ chức kinh tế, cá nhân Căn cứ vào nhu cầu mua bán ngoại hối của khách hàng (thông qua điện thoại, fax, hoặc văn bản…những khách hàng này đã có văn bản thỏa thuận về giao dịch qua fax, điện thoại với VPBank). Bước 1 : Chi nhánh thực hiện kiểm tra chứng từ mua bán ngoại hối theo quy định hiện hành. Bước 2 : Trong trường hợp chứng từ giao dịch phù hợp, số tiền phù hợp với hạn mức giao dịch ngoại hối dành cho khách hàng, chi nhánh thông báo tỷ giá tại thời điểm giao dịch cho khách hàng. Trường hợp khách hàng có yêu cầu đàm phán thay đổi tỷ giá giao dịch, chi nhánh phải trao đổi với phòng Kinh doanh thị trường tài chính trước khi chấp thuận giao dịch với khách hàng. Bước 3 : Thực hiện xác nhận với khách hàng về giao dịch. Bước 4 : Nhập nội dung giao dịch vào hệ thống theo quy định. Trong quá trình mua bán với khách hàng, chi nhánh đồng thời thực hiện mua bán với phòng Kinh doanh thị trường tài chính để cân bằng trạng thái của chi nhánh. Giao dịch mua bán giữa phòng Kinh doanh thị trường tài chính và chi nhánh được thực hiện thông qua phần mềm giao dịch FX nội bộ và thực hiện thông qua các bước sau: Bước 1 : Chi nhánh nhập nhu cầu mua bán vào màn hình mua bán ngoại hối trên phần mềm FX nội bộ các thông tin bao gồm : Chiều mua/bán, khối lượng giao dịch, ngày giao dịch, ngày giá trị, đồng tiền mua, các thông tin khác…Phòng Kinh doanh thị trường tài chính sẽ nhập tỷ giá mua/bán vào màn hình. Căn cứ kết quả báo giá trên màn hình giao dịch, chi nhánh đàm phán với khách hàng và có quyết định mua bán với phòng Kinh doanh thị trường tài chính hay không, nếu không chấp nhận giá này thì đơn vị kinh doanh hủy giao dịch, còn nếu chấp nhận giá thì chuyển sang bước 2. Bước 2 : Phòng kinh doanh thị trường tài chính cập nhật giao dịch vào phiếu giao dịch, sao kê giao dịch đã thành công của chi nhánh. Hệ thống phần mềm FX sẽ 54 tự động tích hợp với phần mềm T24 của ngân hàng, phòng Nghiệp vụ thị trường tài chính khối Tài chính kiểm tra lại thông tin đã được tích hợp và duyệt lệnh. Cuối ngày, phòng Nghiệp vụ thị trường tài chính sẽ đối chiếu giao dịch với phòng Kinh doanh thị trường tài chính và phòng Quản trị rủi ro thị trường. 3.2.2. Tình hình phát triển kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng qua các chỉ tiêu 3.2.2.1. Doanh số kinh doanh ngoại hối Sự ổn định của thị trường ngoại hối trong năm 2014 đã mang đến những điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp. Để nâng cao chất lượng dịch vụ ngoại hối, VPBank đã không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm phục vụ khách hàng xuất nhập khẩu nhằm tăng các tiện ích cho khách hàng, đồng thời tăng tính cạnh tranh và doanh số giao dịch. Xét về góc độ vận hành, năm 2014, VPBank đã triển khai thành công hệ thống FXFO nhằm tự động hóa việc nhập giao dịch và chào giá ngoại hối cho khách hàng tại Hội sở và các chi nhánh, giúp giảm thiểu rủi ro hoạt động, nâng cao hiệu quả vận hành, tiết kiệm thời gian, chi phí và hướng tới một mô hình chuyên nghiệp. VPBank cũng tăng cường công tác quản trị đối với hoạt động KDNH theo các chuẩn mực quốc tế và phù hợp với điều kiện thị trường Việt Nam, đồng thời không ngừng bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ kinh doanh của toàn hệ thống. Theo đó, hoạt động KDNH của VPBank trong năm 2014 vẫn duy trì được sự tăng trưởng và đạt được kết quả khả quan. 55 Bảng3.3: Số lượng mua và bán ngoại hối của VPBank giai đoạn 2011-2014 (Đơn vị:triệu VND) Loại ngoại hối 2011 AUD 913.446 - CAD CNY 13.900 - CHF 2012 2013 2014 1.886.434 3.752.942 1.370.155 269.648 256.711 609.160 36.909 55.629 8.713 39.606 1.758 3 EUR 28.084.928 58.935.502 27.212.078 27.987.618 GBP 358 1.426.082 3.703.045 332.280 JPY 3.700.553 4.555.435 4.432.670 2.624.101 SGD 142.213 671.737 367.683 1.461.289 USD 26.899.492 132.226.993 306.757.276 501.993.991 7 2.073.115 22.102.932 200.048.353 348.612.907 558.490.241 - XAU Tổng 59.754.888 (Nguồn: Báo cáo kinh doanh ngoại hôi nội bộ của VPBank) Qua bảng số liệu trên, ta thấy doanh số hoạt động của VPBank chủ yếu là các loại ngoại tệ : USD, EUR, AUD và JPY. Các loại ngoại tệ khác ít được giao dịch do các loại ngoại tệ khác rất ít phát sinh trong thanh toán quốc tế mà chủ yếu từ các khách hàng nhỏ lẻ mua ngoại tệ để phục vụ cho những mục đích như đi du học nước ngoài, đi du lịch, công tác… Bên cạnh đó trong hoạt động kinh doanh, có những cặp đồng tiền rất hay được sử dụng như: EURUSD, USDJPY, GBPUSD. Ba cặp đồng tiền này được giao dịch rất nhiều trên thị trường quốc tế có tính lỏng cao nên giá chào ra rất chuyên nghiệp. Với những giao dịch chuẩn mực được quy định là 1 triệu USD quy đổi trở lên, chênh lệch giữa giá mua và giá bán mà các ngân hàng trên thị trường quốc tế chào ra chỉ lệch nhau từ 2 đến 3 điểm cơ bản. Trong khi đó, nếu giao dịch những cặp đồng tiền khác (VD: USDTHB, USDNOK, USDSEK…) thì chênh lệch giá lên tới hàng chục, thậm chí hàng trăm điểm cơ bản. 56 Bảng số liệu trên còn cho ta thấy, trong nhiều năm liền, doanh số USD chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các loại ngoại tệ khác. Nguyên nhân do truyền thống kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu từ trước tới nay hầu hết đều sử dụng USD trong thanh toán quốc tế. Đồng USD được sử dụng trong lưu thông quốc tế giữ vai trò của “tiền tệ thế giới”. Nói cách khác, đồng USD là một đồng tiền mạnh, ổn định, được tự do chuyển đổi và lưu hành khắp thế giới (chiếm 70% kim ngạch thương mại thế giới). Tuy vậy, việc quá lạm dụng vào việc thanh toán bằng đồng USD sẽ tiềm ẩn bất lợi khi giá trị đồng USD không ổn định sẽ khiến các doanh nghiệp đối mặt với thua lỗ, tâm lý e ngại lan truyền sẽ khiến cho tình trạng mất cân đối USD càng trầm trọng và càng làm tỷ giá biến động mạnh hơn. Do đó, riêng với USD, để có thể chủ động trong việc cân đối nguồn tránh trường hợp mua bán chênh lệch nhau quá lớn, các chi nhánh VPBank đã phải báo trước ít nhất là 1 ngày đối với những giao dịch có số lượng từ 1 triệu USD trở lên, báo cho phòng kinh doanh TTTC tổng hợp để lập phương án cân đối. Đối với các đồng ngoại tệ khác, chi nhánh không phải báo trước bởi vì chuyên viên giao dịch phòng KDTTTC có thể giao dịch trên thị trường liên ngân hàng với số lượng giao dịch rất lớn. Doanh số ngoại tệ mua vào và bán ra đã tăng dần qua các năm (2011 đến 2014), đặc biệt là hai loại ngoại tệ chủ yếu USD và EUR được thể hiện rõ nét trong đồ thị 3.4 dưới đây. 57 Hình 3.4:Doanh số ngoại tệ USD, EUR của VPBank giai đoạn 2011-2014 (Nguồn: Báo cáo KDNH nội bộ của VPBank) Xét về đối tượng khách hàng mua bán ngoại tệ với VPBank, thì đối tượng là các tổ chức tín dụng chiếm tỷ trọng rất lớn trung bình khoảng từ 60-80% tổng giá trị mua bán, điều này chứng tỏ VPBank đã có những bước phát triển mới, rõ ràng trong kinh doanh ngoại tệ, từ chỗ chỉ mua bán để phục vụ nhu cầu của các tổ chức, cá nhân, ngân hàng cũng đã dần chuyển sang tự kinh doanh trên thị trường tài chính. Bên cạnh đó, nếu như các năm trước đây, số lượng ngoại tệ mua bán với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài rất ít, gần như không có thì năm 2013 đã có bước phát triển nhảy vọt với số lượng ngoại tệ mua và bán lần lượt chiếm 14,5% và 8,4% tổng doanh số giao dịch. Nguyên nhân là do VPBank đã có những nỗ lực nhằm cải tạo cơ sở khách hàng, chuyển dần sang phục vụ các khách hàng SME có nhu cầu về mua bán ngoại tệ và thanh toán quốc tế nhằm phát triển ngân hàng theo định hướng ngân hàng hiện đại trên thế giới. 58 Bảng 3.4: Báo cáo kinh doanh ngoại hối phân chia theo đối tượng khách hànggiai đoạn 2011-2014 Đơn vị: Triệu VND Đối tượng 2011 2012 2013 2014 Tổ chức kinh tế 3.447.815 12.892.985 25.090.598 87.133.200 TCTD 40.458.762 140.327.839 283.403.883 350.492.602 7.013.853 758.174 63.902.795 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Đối tượng khác 15.850.321 39.813.676 39.360.254 56.961.644 Tổng cộng 59.756.898 200.048.353 348.612.908 558.490.241 (Nguồn: Báo cáo kinh doanh ngoại tệ nội bộ của VPBank) 3.2.2.2. Doanh thu và lợi nhuận từ việc mua bán ngoại hối Kể từ khi tuyên bố hồi sinh sau khi đưa ra hàng loạt các chính sách như tập trung sâu vào KDNH, năm 2011 thu nhập thuần từ KDNH của VPBank đạt 24 tỷ đồng. Lợi nhuận KDNH đóng góp 7,6% trong tổng lợi nhuận của ngân hàng. Đây là con số đáng khích lệ cho ngân hàng cũng tập thể cán bộ Phòng Kinh doanh TTTC. Vì trong năm 2011, VPBank đưa ra giá chào bán ngoại tệ luôn luôn thấp hơn các ngân hàng khác và giá mua cao hơn. Đặc biệt, VPBank đã cung cấp cho khách hàng bản tin nhận định về sự biến động giá vàng và ngoại tệ để khách hàng có thể cập nhật hằng ngày đáp ứng sự mong đợi hết sức cần thiết từ phía khách hàng. Song song với việc ra bản tin hàng ngày, VPBank còn đặt ti vi màn hình lớn thông báo biến động giá ngoại tệ trên thị trường quốc tế từng giây ngay ở lối vào chính của Hội Sở nhằm mục đích thu hút khách hàng đến giao dịch ngày càng nhiều hơn vì khoảng 7 giờ sáng đã có mặt những khách hàng kinh doanh tiền tệ đang đợi để nhìn vào ti vi. Với những chính sách và hoạt động kinh doanh ngoại hối đúng đắn đã giúp cho VPBank năm 2011 có thu nhập thuần từ kinh doanh ngoại hối gần bằng các đối thủ mạnh như Á Châu đạt 39,6 tỷ đồng, Sacombank đạt lợi nhuận về kinh doanh 59 ngoại hối là 25,4 tỷ đồng. Cả hai Ngân hàng Á Châu và Sacombank đều mạnh về tiềm lực tài chính và có khả năng vượt qua về lợi nhuận kinh doanh ngoại hối. Năm 2012, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, lợi nhuận hoạt động kinh doanh ngoại hối tại VPBank tăng không đáng kể chỉ đạt được 30 tỷ đồng. Vào năm 2013, VPBank mở rộng các nghiệp vụ phái sinh; giao dịch điện tử; nâng cấp máy chủ, phần mềm để kết nối trực tiếp với những khách hàng có số dư tiền gửi và thanh toán lớn; áp dụng giao dịch tại nhà với một số khách hàng. Từ những nỗ lực và phấn đấu trong năm đã giúp ngân hàng thu về lợi nhuận kinh doanh ngoại hối là 65 tỷ đồng tăng gấp đôi so với năm 2011. Hình 3.5: Biểu đồ thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối hàng năm của VPBank, ACB và Sacombank giai đoạn 2011-2014 (Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng) Về phía đối thủ mạnh như Ngân hàng Á Châu, hiện nay Ngân hàng Á Châu có mạng lưới rộng khắp cả nước với 350 chi nhánh và phòng giao dịch và tiềm lực tài chính rất mạnh (tổng tài sản chiếm 4,46%, vốn huy động chiếm 5,8%, dư nợ chiếm 3%, lợi nhuận chiếm 7,7% của toàn ngành ngân hàng). Với tốc độ tăng trưởng trong năm 2011 tăng 56,2%, ACB hiện là ngân hàng TMCP có quy mô lớn 60 nhất, hoạt động đa lĩnh vực nhất được đánh giá là ngân hàng hấp dẫn nhà đầu tư nhất nên sự ảnh hưởng của ACB đối với khách hàng là rất lớn. Đối thủ mạnh thứ hai là Ngân hàng Sacombank - một ngân hàng có quy mô được xếp ở vị trí thứ hai sau ACB. Hiện nay, Sacombank đang dẫn đầu về quy mô vốn điều lệ và có mạng lưới hoạt động 44/64 tỉnh thành trong cả nước. Mặc dù doanh số về lợi nhuận kinh doanh tiền tệ của Sacombank giảm xuống bất ngờ kém xa so với VPBank và ACB, lợi nhuận chỉ đạt 4,2 tỷ đồng. Tuy nhiên, Sacombank là ngân hàng TMCP duy nhất ở Việt Nam nhận được giải thưởng: “Ngân hàng có dịch vụ ngoại hối tốt nhất năm 2012” vì tổng doanh số mua bán ngoại tệ của Sacombank đạt 13 tỷ USD trong khi VPBank chỉ có 3,9 tỷ USD. Cũng giống như Sacombank, số lượng giao dịch ngoại hối tại ACB cao hơn rất nhiều so với VPBank. Năm 2012, lợi nhuận về kinh doanh ngoại hối của VPBankđạt 30 tỷ đồng, đóng góp 6,5% tổng lợi nhuận của ngân hàng, chỉ tăng rất ít so với năm 2011, tuy nhiên hầu hết các ngân hàng đều ít nhiều bị ảnh hưởng(như Sacombank bị sụt giảm nghiêm trọng). Điều này một lần nữa chứng tỏ rằng VPBankđã khẳng định vị thế về kinh nghiệm kinh doanh tiền tệ của mình. Với con số ấn tượng này đã tạo một bước đi vững chắc cho ngân hàng cũng như Phòng kinh doanh TTTC tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong năm 2013. Với mạng lưới quan hệ quốc tế rộng lớn là tài sản vô giá đối với một ngân hàng hoạt động mạnh trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối nhưVPBank. Tuy nhiên, một bất ngờ lớn là sau khi lợi nhuận từ kinh doanh ngoại hối của Sacombank giảm còn rất thấp trong năm 2012 thì sang năm 2013 với nhiều bứt phá trong việc đa dạng hóa dịch vụ,…đãđem đến một con số lợi nhuận rất ấn tượng đạt 100,8 tỷ đồng tăng gấp hơn 24 lần so với năm 2012. Một bất ngờ khác nữa xảy ra trong năm 2013, ACB đã bứt phá ngoạn mục lợi nhuận đạt 155,1 tỷ đồng trong khi VPBank chỉ đạt 65 tỷ đồng. Con số này không nói lên được sự yếu thế của VPBank vì doanh số mua bán ngoại tệ không cao bằng các ngân hàng khác nhưng VPBank lại có lợi nhuận tương đối cao. VPBank tuy đã mở rộng chi nhánh, phòng giao dịch và đa dạng hóa các dịch vụ nhưng cũng không nhanh chân bằng ACB, và Sacombank vì VPBank chỉ tập trung chủ yếu vào thành phố lớn. 61 Trong tương lai, VPBank phải có chính sách để bứt phá ngoạn mục để có thể giành vị trí cao hơn, nếu không thực hiện tốt những chính sách về kinh doanh ngoại hối thì VPBank sẽ không thể cạnh tranh với những ngân hàng lớn như Sacombank. 3.2.2.3. Quy mô kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng Từ những năm đầu thực hiện hoạt động KDNH với việc thực hiện với hơn 20 đối tác trên thị trường liên ngân hàng thì đến những năm gần đây, số lượng đối tác trên thị trường liên ngân hàng trong và ngoài nước mà VPBank đã thực hiện giao dịch đã lên đến con số hơn 300 ngân hàng trong tổng số hơn 4000 ngân hàng đại lý. Điều này cho thấy hoạt động KDNH tại VPBank đã được thực hiện một cách khá hiệu quả, bên cạnh đó việc thực hiện với nhiều đối tác cũng tạo cơ hội cho VPBank có được một tỷ giá có lợi nhất cho mình. Số lượng chi nhánh trong toàn hệ thống được phép thực hiện giao dịch KDNH cũng đã tăng dần trong những năm qua. Bên cạnh đó, có thể thấy tại phòng Kinh doanh thị trường tài chính, nếu như trước đây số nhân viên thực hiện hoạt động này chỉ là hơn 10 người thì quy mô phòng hiện đã được mở rộng với gần 30 nhân viên, đội ngũ nhân viên này đều là những người đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh tế, tài chính với độ tuổi trẻ, với những ước mơ hoài bão lớn, đồng thời khả năng tiếp xúc với công nghệ cũng như những thông tin mới khá nhanh nhạy và sắc bén. 62 Bảng 3.5: Quy mô kinh doanh ngoại hối tại VPBank giai đoạn 2011-2014 Chỉ tiêu Ngân 2011 hàng Số lượng ngân hàng đại đại lý lý 2012 2013 2014 2.613 3.412 3.958 4.301 160 190 206 10 6 4 4 4 12 19 23 Số lượng chi nhánh và phòng giao dịch của 110 Chi nhánh VPBank Số lượng cán Đại học bộ nhân viên theo trình độ tại Phòng KD Thạc sỹ TTTC Nguồn: Báo cáo nội bộ của VPBank Hiện nay, nhận thức được vai trò đầu tàu của mình trong hoạt động KDNH của toàn hệ thống, các cán bộ thực hiện hoạt động KDNH tại Phòng kinh doanh thị trường tài chính đặc biệt là ban lãnh đạo cũng đã chủ động tích cực trong việc triển khai những công nghệ mới, đồng thời học hỏi và đề xuất tham gia những khoá học về các giao dịch quyền chọn để sẵn sàng tham gia sau khi được sự cho phép của NHNN. Bên cạnh đó, ban lãnh đạo của VPBank cũng đã thể hiện sự ủng hộ, nhất trí và khuyến khích các cán bộ học hỏi thêm kinh nghiệm từ các ngân hàng nước ngoài. Như vậy, trong tương lai quy mô hoạt động KDNH của hệ thống VPBank sẽ không chỉ tăng trưởng về số lượng mà chất lượng chắc chắn cũng sẽ tăng trưởng mạnh. 3.2.2.4. Mức độ phát triển của dịch vụ kinh doanh ngoại hối Những kết quả đạt được của Phòng KD TTTC một phần là nhờ vào VPBank đã chú trọng công tác hoàn thiện sản phẩm ngoại hối, cải tiến công nghệ của mình. Hiện tại, VPBank tuy chưa phải là ngân hàng cung cấp nhiều nhất các nghiệp vụ hối 63 đoái trong hệ thống, tuy nhiên điều này sẽ được khắc phục trong thời gian tới. Sự đa dạng về sản phẩm ngoại hối đã góp phần đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng về việc hạn chế rủi ro khi thanh toán của khách hàng. Xét về cơ cấu mua bán ngoại hối theo loại hình giao dịch thì phần lớn các giao dịch được thực hiện ở VPBank là giao dịch mua bán ngoại hối giao ngay, tuy nhiên cũng bắt đầu ghi nhận sự xuất hiện của các giao dịch kỳ hạn và hoán đổi. Đây là kết quả của sự nỗ lực của ngân hàng trong một khoảng thời gian dài cải tiến quy trình, nỗ lực học hỏi từ các ngân hàng đối tác nước ngoài đặc biệt là từ cổ đông lớn OCBC (Overseas Chinese Banking Corporation Limited) đến từ Singapore (xem bảng 2.7 và 2.8). Tuy nhiên vào cuối năm 2013, OCBC đã thoái vốn tại VPBank và chuyển nhượng toàn bộ cổ phần OCBC nắm giữ cho nhà đầu tư trong nước sau khi thu được khoản lợi nhuận hơn 14 triệu USD trong 7 năm góp vốn tại VPBank. Bảng 3.6: Cơ cấu doanh số các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối tại VPBank giai đoạn 2011-2014 Đơn vị: triệu VND. SPOT NGHIỆP VỤ SWAP FORWARD OPTION Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ lệ lệ lệ lệ Doanh số (%) Doanh số (%) Doanh số (%) TỔNG Doanh số (%) 46.446.491 79,14 1.792.646 3,05 8.654.782 14,75 1.792.646 3,05 58.686.565 156.896.078 79,81 7.560.947 3,85 24.568.402 12,50 7.560.947 3,85 196.586.374 274.258.660 80,04 13.121.725 3,83 42.144.174 12,30 13.121.725 3,83 342.646.284 439.712.943 80,14 16.754.708 3,05 75.490.672 13,76 16.754.708 3,05 548.713.031 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 (Nguồn: Báo cáo KDNH nội bộ của VPBank) Nhìn vào bảng số liệu trên, ta có thể thấy ngay, hoạt động KDNH của VPBank chủ yếu tập trung vào nghiệp vụ SPOT, chiếm đến 80% tổng doanh số của toàn bộ hoạt động KDNH. Lý do xuất phát từ thói quen giao dịch của khách hàng, 64 khách hàng vẫn chưa thấy được sự cần thiết phải giao dịch kỳ hạn để phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Chủ yếu khách hàng thực hiện giao dịch giao ngay với mục đích thanh toán các hợp đồng xuất nhập khẩu. Sau giao dịch SPOT có thể kế đên giao dịch Forward, chiếm khoảng 14% tổng doanh số KDNH của VPBank. Thực tiễn tại Việt Nam cho thấy các giao dịch kỳ hạn hầu như mới phát triển vào giữa năm 1998 trở lại đây, tức là sau khi có Quyết định số 16 và 17/1998- NHNN7 ngày 10/01/1998 của Thống đốc NHNN quy định về việc ấn định tỷ giá mua bán ngoại tệ kỳ hạn, hoán đổi của các TCTD được phép hoạt động giao dịch ngoại hối kỳ hạn, hoán đổi. Mục đích chính của giao dịch kỳ hạn là nhằm bảo hiểm rủi ro ngoại hối khi tỷ giá thay đổi vì trong hoạt động xuất nhập khẩu, rủi ro về tỷ giá là không thể tránh khỏi nếu như một trong hai bên mua bán thanh toán bằng ngoại tệ. Về phương diện lý thuyết cũng như thực tế, tỷ giá giao dịch được xác định trên cơ sở tỷ giá giao ngay và chênh lệch lãi suất của hai đồng tiền. Ở Việt Nam, tỷ giá kỳ hạn USDVND được xác định dựa theo tỷ giá chính thức do NHNN công bố và chênh lệch lãi suất giữa USD do Cục dữ trữ liên bang Mỹ công bố và lãi suất cơ bản VND do NHNN công bố. Quy định về cách tính giá kỳ hạn USDVND theo lãi suất cơ bản thật ra chỉ có tác dụng tạo ra khung trần và sàn cho tỷ giá kỳ hạn, còn về tỷ giá thực tế được giao dịch giữa ngân hàng với khách hàng hoặc giữa các ngân hàng với nhau thì căn cứ vào lãi suất thực tế mà 2 bên sẵn sàng đi vay và cho vay. Tuy nhiên, NHNN lại không có quy định gì ràng buộc đối với việc giao dịch các đồng ngoại tệ khác USD. Đối với riêng VPBank, nghiệp vụ mua bán ngoại tệ kỳ hạn bắt đầu được thực hiện từ năm 2008 và phát triển mạnh vào những năm gần đây. Mức yêu cầu ký quỹ của VPBank đối với các giao dịch kỳ hạn thông thường là từ 10%-15% cho các loại ngoại tệ. Tỷ lệ ký quỹ này là khá cao so với các ngân hàng khác, đặc biệt là ở Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam - Eximbank, khi thực hiện giao dịch kỳ hạn với Eximbank khách hàng phải ký quỹ 3% giá trị 65 hợp đồng cho các giao dịch USD/VND, từ 7%-10% cho các giao dịch ngoại tệ khác USD/VND nêu trên. Tại Việt Nam, từ khi có Quyết định số 203/QĐ/NHNN13 ngày 20/09/1994 của Thống đốc NHNN ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng; Quyết định số 430/1997/ QĐ/NHNN13 ngày 24/12/1997 của Thống đốc NHNN về việc thực hiện giao dịch hoán đổi giữa NHNN với các NHTM; Quyết định số 17/1998/QĐ/NHNN7 của Thống đốc NHNN ngày 10/01/1998 kèm theo quy chế giao dịch ngoại hối thì nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ đã thực sự có ý nghĩa trên thị trường ngoại hối. Trình tự thực hiện nghiệp vụ hoán đổi giữa Phòng Kinh doanh thị trường tài chính và các chi nhánh trong hệ thống diễn ra như sau: + Khi các chi nhánh VPBank có nhu cầu Căn cứ theo phê duyệt của Tổng Giám đốc, Phòng Kinh doanh thị trường tài chính sẽ chào điểm SWAP và thoả thuận những điều khoản trong hợp đồng với chi nhánh rồi thực hiện cân bằng trên thị trường liên ngân hàng. Trong trường hợp cần thiết phải giao dịch với NHNN (khi thiếu VND chẳng hạn), VPBank gửi đề nghị bằng văn bản đến NHNN (Vụ chính sách tiền tệ) trong đó ghi rõ số liệu chứng minh tình hình thiếu vốn khả dụng bằng đồng VN để NHNN xem xét, quyết định. + Khi được NHNN chấp thuận, VPBank thực hiện hoán đổi ngoại tệ với NHNN theo mẫu hợp đồng hoặc thực hiện qua hệ thống giao dịch trên mạng Reuters. + Việc chuyển USD để bán cho NHNN phải được thực hiện và kết thúc chậm nhất trong vòng hai ngày làm việc tiếp theo sau ngày ký hợp đồng hoán đổi ngoại tệ (hoặc ngày xác nhận giao dịch hoán đổi ngoại tệ qua mạng Reuters). Ngay sau khi nhận được báo có ngoại tệ, NHNN chuyển tiền VND cho VPBank thực hiện hoán đổi ngoại tệ. + Việc chuyển VND để mua lại USD từ NHNN phải được thực hiện và kết thúc chậm nhất trong vòng hai ngày làm việc tiếp theo sau ngày kết thúc hợp đồng giao dịch hoán đổi ngoại tệ (hoặc ngày kết thúc kỳ hạn giao dịch hoán đổi ngoại tệ 66 đã xác định trên mạng Reuters). Ngay sau khi nhận được báo có VND, NHNN chuyển USD cho ngân hàng thực hiện hoán đổi ngoại tệ. Đối tượng tham gia giao dịch Swap với VPBank là các tổ chức kinh tế điều này cũng tương tự như ở Eximbank, kỳ hạn giao dịch swap tối thiểu là 3 ngày tối đa 365 ngày. Cả 2 ngân hàng đều quy định khách hàng không phải trả phí cho loại giao dịch này. Việc ban hành quy chế về giao dịch hoán đổi ngoại tệ thực sự là cần thiết và có ý nghĩa. Xuất phát từ nhu cầu giao dịch hoán đổi của ngân hàng nhằm đáp ứng kịp thời cho khách hàng cũng như cân đối ngoại tệ cho chính bản thân ngân hàng. Tuy nhiên, giao dịch hoán đổi trong thời gian qua tuy có tăng nhưng còn rất hạn chế và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số hoạt động tại VPBank. Theo quy định 1452/2004/QĐ-NHNN, nếu một TCTD muốn thực hiện giao dịch quyền chọn của một đồng ngoại tệ với VND thì phải xin phép NHNN. Trường hợp giao dịch quyền chọn các loại ngoại tệ khác thì TCTD được chủ động giao dịch. Thủ tục xin phép thực hiện giao dịch quyền chọn yêu cầu TCTD phải có quy trình giao dịch cụ thể, chặt chẽ, phải có biện pháp kiểm soát rủi ro phát sinh. Điều này đòi hỏi TCTD trước hết phải có một hệ thống chương trình quản trị rủi ro hỗ trợ vì những công thức toán học liên quan đến tính giá quyền chọn rất phức tạp, phương pháp cân bằng trạng thái quyền chọn cũng không phải dễ thực hiện nếu chỉ tính toán bằng những biện pháp thủ công. Hiện tại, VPBank mà đại diện là Trung tâm thị trường tài chính đang phối hợp với những chuyên gia nước ngoài để hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro và tính giá quyền chọn nhằm triển khai nhiều hơn những giao dịch quyền chọn. Phòng Kinh doanh ngoại tệ cũng đang tìm kiếm những khóa học quốc tế nhằm đưa các cán bộ của phòng KDNH đi tập huấn và học hỏi kinh nghiệm. So với Eximbank, thì VPBank là ngân hàng đi sau trong nghiệp vụ quyền chọn do những đặc điểm về định hướng kinh doanh và phân khúc khách hàng nên thời gian đầu khi thành lập VPBank chưa tập trung phát triển mạnh mảng kinh doanh ngoại tệ. 67 Nghiệp vụ KDNH theo hợp đồng tương lai: Đến nay, nghiệp vụ này vẫn chưa được thực hiện ở Việt Nam. Các NHTM và TCTD chưa nhận được những văn bản pháp luật hướng dẫn về nghiệp vụ này. Do đó, trong tương lai gần, nghiệp vụ này sẽ được thực hiện tại VPBank. 3.2.2.5. Quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối NHTM kinh doanh trên thị trường ngoại hối sẽ gặp phải một số rủi ro như Rủi ro tỷ giá, rủi ro thanh toán, rủi ro tín dụng… Trong đó rủi ro tỷ giá là rủi ro cơ bản nhất và ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng. Công tác quản trị rủi ro KDNH được thực hiện tại Phòng quản trị rủi ro thị trường thuộc Khối quản trị rủi ro. Phòng quản trị rủi ro thị trường chịu trách nhiệm xây dựng chi tiết các chính sách, quy trình, công cụ, hướng dẫn phương pháp đo lường rủi ro thị trường, đề xuất hạn mức rủi ro thị trường độc lập trình cấp thẩm quyền phê duyệt và thực hiện giám sát rủi ro thị trường hàng ngày/ hàng tháng theo quy định của VPBank. Trong năm 2014, Chính sách quản lý rủi ro thị trường ban hành đã đưa ra những nguyên tắc cơ bản và hệ thống công cụ, giới hạn rủi ro thị trường kiểm soát hoạt động kinh doanh (trading book) và các trạng thái rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng (banking book). Với các công cụ kiểm soát số kinh doanh như hạn mức Trạng thái ngoại tệ ròng, hạn mức PV01, hạn mức chênh lệch ròng tiền, Duration…và số Ngân hàng như đo lường chênh lệch kỳ hạn (theo mô hình repricing – khe hở định giá lại). Khi các điều kiện về cơ sở hạ tầng và mức độ sẵn có của dữ liệu đã sẵn sàng, VPBank sẽ áp dụng các phương pháp ưu việt hơn như VaR, mô phỏng Monte Carlo…để đo lường chính xác độ rủi ro và xác định mức phân bổ vốn cần thiết để bù đắp rủi ro thị trường theo các tiêu chuẩn chuẩn mực của Basel 2. Công tác dự báo diễn biến thị trường có vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý rủi ro thị trường. Bộ phận quản lý rủi ro thị trường phối hợp với các đơn vị chuyên trách thực hiện nhiệm vụ thu thập và phân tích thông tin, dữ liệu để đưa ra những dự báo nhận biết những thay đổi tiềm ẩn trên thị trường. Từ đó, VPBank có cơ sở đầy đủ để quyết định những biện pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả. Hiện tại, 68 hệ thống quản trị rủi ro đã có vai trò rất lớn trong việc đưa ra quyết định kinh doanh như: kiểm tra hạn mức, đưa ra các cảnh báo, hỗ trợ đặt lệnh dừng lỗ…. Giao dịch ngoại tệ sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự đồng ý của đại diện khối quản trị rủi ro, chuyên viên quản lý rủi ro phải thường xuyên xem xét các trạng thái rủi ro để đảm bảo trạng thái này luôn nằm trong định mức, khẩu vị rủi ro đã được phê duyệt. Nếu xảy ra vượt hạn mức, phòng quản trị rủi ro thị trường có quyền yêu cầu các khối kinh doanh đóng trạng thái. Tính đến hết năm 2014, khối quản trị rủi ro đã đưa ra 28 báo cáo nội bộ phân tích và dự báo về diễn biến thị trường như: Báo cáo phân tích ngành kinh doanh, báo cáo tổng hợp phân tích về biến động tỷ giá… Trong thời gian tới, VPBank sẽ chủ động nghiên cứu các mô hình đo lường rủi ro đối với các công cụ phái sinh để đảm bảo sẵn sàng kiểm soát các rủi ro này khi VPBank quyết định cung ứng những sản phẩm này trên thị trường Việt Nam. 3.3. Đánh giá chung thực trạng phát triển kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng giai đoạn 2011-2014 3.3.1. Những kết quả đạt được Kinh doanh ngoại tệ đã góp phần làm thay đổi cơ cấu khách hàng. Cơ sở khách hàng của VPBank đã có những thay đổi đáng kể, từ chỗ chỉ chủ yếu phục vụ cho các khách hàng cá nhân và Micro SME, VPBank đã chuyển dần sang phục vụ các khách hàng SME, những doanh nghiệp có nhiều hoạt động xuất nhập khẩu như các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài… Giao dịch ngoại hối đã được đa dạng hóa, nếu như trước đây chỉ chủ yếu là giao dịch giao ngay thì hiện tại các giao dịch kỳ hạn, quyền chọn, hoán đổi cũng đã được ngân hàng dần đưa vào sử dụng. Nhận thức về tầm quan trọng của nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và vận dụng chúng ngày càng phổ biến và hiệu quả, bằng việc triển khai đa dạng các loại giao dịch ngoại hối như: giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi…bước đầu VPBank đã tạo được dấu ấn cũng như nhận thức cho một số khách hàng trong việc vận dụng chúng vào để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, hạn chế rủi ro về tỷ giá. Cung ứng thêm các công cụ tài chính, góp phần làm phong phú và đa dạng sản phẩm dịch vụ của VPBank trên thị trường ngoại hối. VPBank giờ đây 69 không chỉ tập trung vào những sản phẩm kinh doanh ngân hàng truyền thống mà còn hướng tới triển khai các sản phẩm phái sinh hiện đại. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ đã góp phần thúc đẩy các hoạt động khác phát triển hơn đặc biệt là hoạt động thanh toán và tài trợ thương mại. Năm 2014, doanh số chuyển tiền thanh toán trong nước và doanh số chuyển tiền quốc tế đều tăng so với các năm trước. Hoạt động tài trợ thương mại cũng có những bước phát triển tích cực với việc ký kết các thỏa thuận hợp tác, triển khai nhiều giao dịch tài trợ thương mại với các ngân hàng đại ký, cùng với việc chú trọng cung cấp các dịch vụ cho các định chế tài chính. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ không chỉ hỗ trợ hoạt động thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại mà còn hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động tín dụng tại VPBank. Đối với các khách hàng vay vốn tại VPbank, VPBank nghiên cứu, triển khai các sản phẩm hoán đổi tiền tệ ché, hoán đổi lãi suất phù hợp với nhu cầu riêng của từng khách hàng giúp khách hàng phòng ngừa rủi ro tỷ giá và rủi ro lãi suất vay vốn. Mạng lưới ngân hàng đại lý đã được mở rộng không ngừng cùng với sự phát triển của phòng Định chế tài chính, VPBank đã dần dần tạo được các mối quan hệ với các ngân hàng, làm tiền đề cho sự phát triển của hoạt động kinh doanh ngoại tệ bởi các đối tác là tổ chức tài chính là những đối tác vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Doanh số kinh doanh ngoại tệ đã không ngừng tăng trưởng, mở rộng qua các năm, từ chỗ chỉ có các hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ, phục vụ khách hàng là chính thì VPBank đã dần chuyển sang tự kinh doanh để tạo lợi nhuận cho chính ngân hàng. 3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 3.3.2.1. Hạn chế - VPBank đã có nỗ lực để đa dạng hóa các nghiệp vụ ngoại hối, tuy nhiên, tỷ trọng giữa các sản phẩm chưa cân bằng. Nghiệp vụ Swap, Forward và Option tuy đã có khách hàng nhưng tỷ trọng về doanh số còn thấp, đến năm 2014 mà 3 nghiệp vụ này chỉ chiếm đến 19,86% trong tổng doanh số KDNH, trong khi nghiệp vụ Spot chiếm tới 80,14%. Nghiệp vụ Future chưa có khách hàng sử dụng. 70 - Quy trình xét duyệt chứng từ của VPBank còn phức tạp, các giao dịch đều tập trung tại hội sở để phê duyệt về số lượng và tỷ giá. Chẳng hạn khi một giao dịch spot được xác nhận thì cán bộ trực tiếp giao dịch phải ký xác nhận rồi đến trưởng phòng sau đó chuyển chứng từ lên hội sở để xin duyệt về tỷ giá và khối lượng giao dịch. Sau khi chứng từ được phê duyệt rồi mới chuyển qua bộ phận kế toán và thực hiện thanh toán. Đồng thời với quá trình đó thì đã máy tính đã phải chuyển xác nhận giao dịch cho các bộ phận như middle office để kiểm tra và tới back office để thực hiện kế toán nhưng vẫn phải chờ chứng từ giấy mới được thanh toán. Quy trình thủ tục như vậy giúp ngân hàng có thể kiểm soát chặt chẽ các giao dịch, dễ kiểm soát đươc trạng thái ngoại tệ, tuy nhiên quy trình này mất nhiều thời gian. Trước lượng giao dịch ngoại hối ngày một tăng thì việc làm mất thời gian của khách hàng sẽ gây cho khách hàng rắc rối, và có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng. Chính điều này làm cho khách hàng chưa thực sự hài lòng. - Phần kiểm soát rủi ro của VPBank trong kinh doanh ngoại hối đã được chú trọng, tuy nhiên chưa phát triển. VPBank chưa có mô hình đo lường rủi ro đối với các công cụ phái sinh. - Giao dịch ngoại hối tại ngân hàng VPBank chủ yếu với đồng USD, sau đó là EUR, các đồng tiền khác có giao dịch nhưng còn chiếm tỷ lệ rất thấp. VPBank chưa thực sự khai thác được hết tiềm năng của thị trường. - Các dịch vụ ngân hàng hiện đại, mang tính trọn gói tuy nhiên chưa được phát triển đồng bộ. Sự phát triển của ngoại thương và kinh tế quốc tế đã dẫn tới các doanh nghiệp phải sử dụng rất nhiều các dịch vụ đi kèm nhau như: bảo lãnh, mở LC, tín dụng…theo xu hướng chung, các doanh nghiệp sẽ sử dụng hầu hết các dịch vụ trên ở ngân hàng, các dịch vụ mang tính đồng bộ, trọn gói của VPBank còn chưa có nhiều, vì vậy cũng gây hạn chế đối với khách hàng nói chung và kinh doanh ngoại tệ nói riêng. 3.3.2.2. Nguyên nhân  Nguyên nhân chủ quan 71 Thứ nhất, đội ngũ cán bộ kinh doanh ngoại hối của VPBank chưa có kiến thức sâu về thị trường ngoại hối, đặc biệt là kiến thức về quản trị rủi ro, thiếu kiến thức về các công cụ phái sinh trong kinh doanh ngoại hối. Trong bất kỳ một hoạt động nào thì yếu tố con người luôn tạo nên tất cả. Ở VPBank các cán bộ kinh doanh ngoại hối đã thật sự nắm vững nghiệp vụ, có khả năng phân tích thị trường thực hiện rất tốt các giao dịch nhưng cán bộ trong việc kiểm soát rủi ro thì lại không có bởi đây là một vị trí đòi hỏi người có khả năng phân tích thị trường cao và phải có khả năng nhận biết rủi ro. Nguyên nhân này tạo ra tồn tại về chất lượng kinh doanh ngoại hối. Thứ hai là yếu tố công nghệ. Hệ thống công nghệ thông tin T24 của ngân hàng chưa hỗ trợ nhiều cho việc triển khai các nghiệp vụ KDNH phái sinh mới do vẫn đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện. Năm 2014, VPBank đã triển khai thành công hệ thống FXFO nhằm tự động hóa việc nhập giao dịch và chào giá ngoại tệ cho khách hàng tại Hội sở và các chi nhánh, giúp giảm thiểu rủi ro hoạt động, nâng cao hiệu quả vận hành, tiết kiệm thời gian, chi phí và hướng tới một mô hình chuyên nghiệp. Tuy nhiên hệ thống FXFO còn chưa hoàn thiện, chưa hỗ trợ cho các giao dịch Swap, Option, hay bị quá tải.VPBank cũng chưa có những phần mềm hiện đại để quản trị rủi ro, để tính toán lãi suất, tỷ giá cho các công cụ phái sinh như Option, Forward, Swap. Đây là những công cụ mới mẻ và cần sử dụng những thuật toán phức tạp, nếu không có phần mềm hỗ trợ thì khó có thể đưa ra quyết định chính xác. Nguyên nhân này gây ảnh hưởng đến chất lượng kinh doanh ngoại hối. Thứ ba chưa có sự phát triển đồng đều các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối. Các cán bộ kinh doanh ngoại hối chưa tư vấn được cho khách hàng hiểu về các nghiệp vụ ngoại hối khác để họ thấy được lợi ích của các sản phẩm này mà chuyển hướng sử dụng mà chỉ tập trung phát triển nghiệp vụ truyền thống là nghiệp vụ Spot. Thứ tư, hệ thống Marketing về tiếp thị về dịch vụ ngoại hối của ngân hàng cho các doanh nghiệp còn yếu khiến cho việc quảng bá, tiếp thị các nghiệp vụ ngoại hối không được thực hiện một cách chuyên nghiệp nên không đưa giới thiệu được 72 toàn bộ thông tin về sản phẩm đến với khách hàng. Nguyên nhân này tạo ra tồn tại là các doanh nghiệp tiếp cận được sản phẩm của ngân hàng đang còn ít. Thứ năm là khả năng quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của ngân hàng còn hạn chế. Quản trị rủi ro là một trong những nhân tố cơ bản hết sức quan trọng để một ngân hàng thành công trong hoạt động kinh doanh ngoại hối. Nhưng không chỉ riêng với VPBank mà với tất cả các ngân hàng Việt Nam trên thị trường hiện nay khả năng nhận biết rủi ro kém nên dẫn đến khả năng quản trị rủi ro cũng kém. Nguyên nhân này dẫn đến việc VPBank chưa phát triển được hết các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, ảnh hưởng đến chất lượng kinh doanh ngoại hối.  Nguyên nhân khách quan Thứ nhất là mức độ phát triển của thị trường ngoại hối. Để các ngân hàng nói chung và VPBank nói riêng có thể phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối thì thị trường phải phát triển tới một mức độ nhất định. Nhưng trên thưc tế thị trường ngoại hối của Việt Nam chưa thể phát triển được như các nước trên thế giới thậm chí là so với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Thứ hai là phương pháp công bố tỷ giá của NHNN mới hạn chế vào 1 loại, các tỷ giá khác chưa được công bố công khai. NHNN mới chỉ công bố tỷ giá của USD/VND còn với các loại ngoại tệ khác thì chưa và các qui định về quản lý giao dịch với các ngoại tệ khác vẫn hầu như rất ít, chủ yếu mới chỉ có USD. Muốn phát triển một thị trường ngoại hối đa dạng nhưng mới chỉ thực hiện công cô bố tỷ giá bình quân liên ngân hàng với USD thì khó có thể phát triển một thị trường ngoại hối đa dạng Thứ ba là qui định của NHNN trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối còn nhiều hạn chế. Chẳng hạn như việc nhà nước buộc các ngân hàng giao dịch giữa VND và USD theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do NHNN công bố nhưng không vượt quá biên độ ±1% hay như việc người dân muốn mua ngoại hối thì phải chứng minh được mục đích mua hợp lý nhưng có thể bán ngoại hối cho ngân hàng một cách tự do. Trong vài năm trở lại đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cho phép các NHTM được thực hiện nhiều nghiệp vụ mới như quyền chọn ngoại hối, quyền chọn 73 vàng, hoán đổi lãi suất. Tuy nhiên cơ sở pháp lý cho nghiệp vụ phái sinh còn chưa đầy đủ, ngoại trừ chỉ có giao dịch hoán đổi lãi suất đã có quy chế của NHNN là Quyết định số 1133/2003/QĐ-NHNN, ngày 30/09/2003. Mặc dù hiện nay tất cả các NHTM đều được thực hiện nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ, tuy nhiên chỉ được thực hiện quyền chọn giữa ngoại tệ và ngoại tệ, còn quyền chọn giữa ngoại tệ và VND thì phải được sự cho phép từ phía NHNN. Trên thực tế, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường chuyển đổi ngoại tệ ra VND để phục vụ hoạt động đầu tư sản xuất trong nước mà hầu như không chuyển đổi từ ngoại tệ ra ngoại tệ. Đây cũng là trở ngại lớn đối với các NHTM làm cho doanh số giao dịch quyền chọn rất thấp. 74 CHƯƠNG 4 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG 4.1. Bối cảnh nền kinh tế hiện nay Trong năm 2014, kinh tế thế giới tiếp tục đà phục hồi nhưng tăng trưởng chưa vững chắc, lạm phát tiếp tục xu hướng giảm, đồng USD và giá vàng biến động phức tạp, nhiều Ngân hàng trung ương duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế nhưng mức độ nới lỏng đang thu hẹp dần. Ở trong nước, kinh tế vĩ mô diễn biến theo hướng tích cực, phù hợp với chủ trương và các giải pháp điều hành của Chính phủ. Tuy nhiên, tổng cầu của nền kinh tế tăng chậm, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn khó khăn, sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu. 4.1.1. Khó khăn 4.1.1.1. Thị trường trong nước Nền kinh tế Việt Nam 2014 được coi là tạm ổn định được thể hiện trên một số chỉ tiêu quan trọng. Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, GDP năm 2014 tăng 5,98% so với năm 2013. Mức tăng của năm 2014 cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và 5,42% của năm 2013 cho thấy dấu hiệu tiếp tục phục hồi của nên kinh tế. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2014 tăng 4,09% so với năm 2013 và cuối năm 2014 tăng 1,84% so với cùng kỳ năm 2013. Mức tăng CPI năm 2014 là một trong những mức tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây.Lãi suất có xu hướng giảm thấp và ổn định, không còn tình trạng chạy đua lãi suất phức tạp như những năm trước. Tỷ giá nhìn chung được duy trì khá ổn định trong thời gian dài dù có những thời điểm tỷ giá phi chính thức có biến động vượt khỏi trần biên độ, đặc biệt sau khi NHNN điều chỉnh tỷ giá chính thức lên 1% vào trung tuần tháng 6/2014. Năm 2014, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá cả nước đạt hơn 298,24 tỷ USD, tăng 12,9%, tương ứng tăng 34,17 tỷ USD so với năm 2013; trong đó xuất khẩu đạt kim ngạch 150,19 tỷ USD, tăng 13,7%, tương ứng tăng hơn 18,15 tỷ USD; và nhập khẩu đạt hơn 148,05 tỷ USD, tăng 12,1%, tương ứng tăng hơn 75 16,02 tỷ USD. Cán cân thương mại hàng hóa năm 2014 đạt mức thặng dư 2,14 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay. Bên cạnh những thành tích đạt được, thì nền kinh tế nước ta hiện nay vẫn còn nhiều tồn tại. Đầu tiên có thể thấy, tăng trưởng kinh tế đã không đạt mục tiêu so với kế hoạch đề ra, chỉ đạt 5,42% so với 5,5%. Mục tiêu không đạt chính là biểu hiện của tình trạng khó khăn mà khu vực sản xuất đang phải đối mặt. Số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động lớn, ở mức 67.800 đơn vị, tăng 11,62% so với năm 2013. Tiếp cận vốn của doanh nghiệp vẫn còn nhiều trở ngại dù lãi suất ngân hàng có xu hướng giảm. Tỷ lệ nợ xấu cao của Ngân hàng và tình trạng khốn khó tài chính của doanh nghiệp khiến cho các điều khoản vay được các Ngân hàng kiểm soát chặt chẽ hơn. Tỷ giá dù được duy trì tương đối ổn định, nhưng thực tế đồng Việt Nam vẫn lên giá thực so với USD đã làm suy giảm đáng kể năng lực cạnh tranh của nền kinh tế cũng như của hàng hóa Việt Nam trên các thị trường quốc tế, thậm chí ngay chính ở thị trường trong nước. Những khó khăn của thị trường trong nước tác động trực tiếp tới hoạt động KDNH, đó chính là sự phát triển của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Trong thời gian vừa qua cũng như trong thời gian tới, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam đã, đang và sẽ gặp nhiều khó khăn hơn do các yếu tố như lạm phát, lãi suất, nhất là việc tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp sẽ ngày càng khó khăn hơn, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh những khó khăn chung về việc tiếp cận vốn vay một cách không dễ dàng, một số ngành xuất khẩu vốn đang là thế mạnh của Việt Nam cũng đang gặp một số khó khăn riêng như các ngành: dệt may, nông sản hay mặt hàng gỗ… Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu, do chính sách thắt chặt quản lý ngoại tệ từ NHNN, dẫn đến việc nguồn tín dụng cho vay ngoại tệ sẽ suy giảm, sẽ khiến các doanh nghiệp nhập khẩu đối mặt với khó khăn trong việc tìm nguồn ngoại tệ để thanh toán cho các hợp đồng của mình. Ngày 06/12/2013 Thống đốc NHNN đã ban hành Thông tư số 29/2013/TT-NHNN quy định cho vay bằng ngoại tệ của TCTD đối với khách hàng vay là người cư trú. Thông tư quy định khách hàng vay vốn 76 bằng ngoại tệ để thanh toán tiền nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ phải có đủ nguồn thu ngoại tệ hoặc được TCTD cam kết bán ngoại tệ để trả nợ. Mục đích ban hành Thông tư nhằm phù hợp với khả năng huy động vốn ngoại tệ ở trong nước của TCTD; kiểm soát tín dụng, hạn chế được các nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục các mặt hàng nhập khẩu không thiết yếu, hàng tiêu dùng không khuyến khích nhập khẩu do Bộ Công thương ban hành theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011; chuyển dần quan hệ huy động - cho vay bằng ngoại tệ trong nước của TCTD sang quan hệ mua - bán ngoại tệ hạn chế tình trạng đô la hoá. Điều này đặt ra một thực tế là VPBank sẽ phải sẵn sàng cung ứng được lượng ngoại tệ, đáp ứng được nhu cầu cho khách hàng để khách hàng có thể thực hiện việc thanh toán các hợp đồng ngoại của mình. Nếu như trước kia, trong trường hợp thiếu vốn ngoại tệ, VPBank với uy tín của mình có thể dùng hình thức đi vay tài trợ từ các ngân hàng nước ngoài rồi sau đó tái tài trợ lại cho các doanh nghiệp thông qua các hợp đồng tín dụng ngoại tệ, thì với việc thắt chặt cho vay tín dụng bằng ngoại tệ, các khách hàng sẽ buộc lòng phải chuyển sang việc mua trực tiếp bằng ngoại tệ để thanh toán. Điều này khiến nhu cầu về ngoại tệ tăng, trong khi lượng cung ngoại tệ đang có xu hướng giảm. Đây sẽ là khó khăn khá lớn mà VPBank cần đối mặt và tìm ra các giải pháp phù hợp. 4.1.1.2. Thị trường thế giới Năm 2014, tình hình kinh tế thế giới vẫn còn nhiều bất ổn và biến động phức tạp. Kinh tế thế giới đang phải đối mặt với ba thách thức lớn, đó là (i) các nước mới nổi và đang phát triển vẫn chưa thoát khỏi tình trạng tồi tệ nhất, trong đó rất nhiều nước đang loay hoay tìm mô hình tăng trưởng; kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại trong năm 2014, (ii) hiện nay, khu vực châu Âu, đặc biệt là khu vực Eurozone đang phải đối mặt với tình trạng đình trệ tương tự như Nhật Bản trong những năm 1980-1998 khi rơi vào tình trạng tăng trưởng chậm và giảm phát (do đồng Euro lên giá và rủi ro giảm phát) và (iii) chính sách tiền tệ nới lỏng có thể gây ra lạm phát hoặc giảm phát tại một số nước và khu vực. 77 Kinh tế trên thế giới vẫn chưa thoát khỏi suy thoái, làm ảnh hưởng rất lớn đến các nền kinh tế khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt trong tình trạng suy thoái như hiện nay, người dân sẽ vẫn phải sống trong tình cảnh thắt lưng buộc bụng, ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu của các nước nói chung trong đó có Việt Nam. Khi các doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp khó khăn đồng nghĩa với việc hoạt động KDNH tại các NHTM nói chung và tại VPBank nói riêng sẽ gặp không ít khó khăn. Bên cạnh đó, việc chưa thoát khỏi tình trạng suy thoái cũng khiến cho các ngân hàng trên thế giới nói chung kể cả những ngân hàng lớn, có uy tín cũng gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh. Điều này khiến cho lãi suất cho các khoản tiền gửi ngoại tệ của VPBank cũng suy giảm đáng kể. Bên cạnh đó, trước tình hình khó khăn chung như hiện nay, để tránh rủi ro, VPBank cũng có những quy định chặt chẽ về việc đầu tư các khoản vốn ngoại tệ trên các tài khoản đặt tại nước ngoài, theo đó quy định không được để quá nhiều ngoại tệ tại các tài khoản này. Điều này sẽ làm giảm bớt lãi do hoạt động đầu tư kinh doanh qua đêm từ các tài khoản này mang lại. Việc này sẽ khíến cho nguồn thu nhập từ ngoại tệ tại VPBank ít đi và từ đó tạo áp lực lên hoạt động KDNH phải thực hiện tốt hơn để có thể đáp ứng được nhu cầu của hệ thống. 4.1.1.3. Môi trường kinh doanh chưa hoàn thiện Hoạt động kinh doanh ngoại tệ muốn mở rộng, phát triển hơn nữa phải có một nền tảng vững chắc là thị trường hối đoái. Hiện nay, ở Việt Nam chưa có một thị trường hối đoái hoàn chỉnh theo đúng nghĩa của nó mà chỉ ở giai đoạn sơ khai là thị trường giao dịch ngoại tệ và thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Mặc dù đã đạt được những thành tích đáng khích lệ song thị trường ngoại tệ liên ngân hàng vẫn bộc lộ một số hạn chế ảnh hưởng tới hoạt động KDNH của VPBank nói riêng và của các NHTM nói chung. Hiện nay, trên thị trường chưa có các nhà môi giới ngoại hối chuyên nghiệp để tạo điều kiện cho cung cầu gặp nhau, hiện nay chức năng này chỉ có Vụ quản lý ngoại hối NHNN đảm nhiệm. Bên cạnh đó việc đối tượng tham gia thị trường còn hạn chế cũng là khó khăn chung của các NHTM trong đó bao gồm cả VPBank. Chúng ta biết rằng trong các tầng lớp dân cư hiện nay còn tồn 78 đọng một lượng ngoại tệ mặt rất lớn. Nếu đối tượng tham gia thị trường được mở rộng không giới hạn sẽ thu hút được một bộ phận lớn dân cư tham gia thị trường, hạn chế được các hoạt động mua bán trên thị trường “chợ đen”. Điều này cũng sẽ tạo cho VPBank cũng như các NHTM khác có một không gian rộng hơn để giao dịch, có thêm nhiều lựa chọn hơn. Thứ hai, thiếu một thị trường tiền tệ hoàn hảo. Thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư các khoản đầu tư ngắn hạn bằng cách mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu kho bạc… Nhưng điều quan tâm hàng đầu của họ là tính lỏng của tài sản đang nắm giữ. Hiện nay tính lỏng của các tài sản này chưa cao, việc thực hiện chuyển đổi tự do trên thị trường chưa phát triển nhiều. Điều này sẽ khiến cho không chỉ VPBank mà các NHTM khác khó có thế sử dụng các nghiệp vụ như mua, bán, cho vay ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, để từ đó phát triển hoạt động KDNH. Cuối cùng, trình độ hiểu biết của dân chúng về thị trường ngoại hối và các nghiệp vụ kinh doanh trên thị trường này còn rất hạn chế. Ngay cả các doanh nghiệp Việt Nam cũng chỉ quen với nghiệp vụ mua bán ngoại tệ giao ngay mà chưa có thói quen mua bán kỳ hạn, họ để mặc rủi ro về tỷ giá. Do vậy, các NHTM nói chung và VPBank nói riêng khó có thể mở rộng các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ vốn có của thị trường ngoại hối như mua bán có kỳ hạn, SWAP, mua bán quyền chọn… 4.1.1.4. Chính sách quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước Thị trường ngoại hối Việt Nam có thể nói được ra đời vào năm 1991, đánh dấu bằng việc Thống đốc NHNN ra quyết định số 107-NH/QĐ ngày 16/8/1991 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giao dịch ngoại tệ (TTGDNT). Trên cơ cở Quy chế này, hai Trung tâm giao dịch Ngoại tệ tại TP.HCM và Hà Nội lần lượt ra đời vào tháng 8 và 11 năm 1991. Theo đó các NHTM, các tổ chức XNK kinh doanh trực tiếp với nước ngoài, NHTW có thể mua bán ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu của mình. Các giao dịch được đấu giá vào 14h thứ ba và thứ sáu hàng tuần. Việc các NHTM và các tổ chức kinh tế có hoạt động ngoại tệ lớn giao 79 dịch tại hai Trung tâm là bước tập dượt đầu tiên trong giao dịch mua bán ngoại tệ theo cơ chế thị trường. Văn bản pháp lý đầu tiên quy định về quản lý ngoại hối tại Việt Nam là điều lệ quản lý ngoại hối ban hành theo Nghị định số 102-CP ngày 6/7/1963 của Hội đồng Chính phủ. Sau đó vào ngày 13 tháng 12 năm 2005, sau kỳ họp thứ 7 quốc hội hóa XI, Quốc Hội đã chính thức ban bành pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PLUBTVQH11 đã điều chỉnh các hoạt động ngoại hối tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vào ngày 18 tháng 3 năm 20113 Pháp lệnh được sửa đổi, điều chỉnh và bổ sung. Ngoài các pháp lệnh thì Chính phủ còn có các nghị định nhằm quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh ngoại hối, nghị định mới nhất là nghị định số 70/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 07 năm 2014. Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối về các hoạt động ngoại hối của người cư trú, người không cư trú tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các nội dung liên quan đến quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, quản lý hoạt động kinh doanh vàng, quản lý vay, trả nợ nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh, vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ, vay có bảo lãnh của Chính phủ, xử lý vi phạm về ngoại hối và hoạt động ngoại hối được thực hiện theo quy định khác của Chính phủ. NHNN cũng không ngừng đổi mới điều hành tỷ giá theo hướng tăng tính thị trường của tỷ giá, phản ánh sát cung cầu ngoại tệ. Ngày 26/02/1999 được coi là ngày quan trọng trong điều hành chính sách tỷ giá, thời điểm NHNN thay đổi cách xác định tỷ giá hối đoái chính thức USD/VND. Nếu trước ngày 26/02/1999 cơ chế điều hành tỷ giá là hàng ngày NHNN công bố tỷ giá chính thức USD/VND, trên cơ sở đó các NHTM được chủ động quy định tỷ giá mua bán ngoại tệ của mình trong biên độ nhất định thì ngày 26/02/1999 với Quyết định 65/1999/QĐ-NHNN7, NHNN đã bãi bỏ việc công bố tỷ giá chính thức nói trên và thay vào đó là công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, các NHTM căn cứ vào đó được phép xác định tỷ giá mua vào và bán ra đối với USD không được vượt quá biên độ do NHNN công bố từng 80 thời kỳ. Có thể nói đây là một bước đổi mới rất quan trọng, không những trong quan niệm, trong tư duy mà cả trong thực tiễn quản lý, với cơ chế này làm cho tỷ giá trên thị trường vận động một cách khách quan, phản ánh đúng hơn các quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường đồng thời cũng phù hợp với cơ chế điều hành tỷ giá của nhiều nước trên thế giới. Biên độ tỷ giá các NHTM được phép cộng/trừ khi thương lượng với khách hàng cũng không ngừng đổi mới. Nếu như trong giai đoạn đầu thực hiện cơ chế này, NHNN còn quy định quá chi tiết các mức biên độ và biên độ quá hẹp, được coi là vẫn can thiệp quá sâu vào công việc kinh doanh của NHTM thì nó cũng dần được chỉnh sửa theo hướng nới rộng hơn (hiện nay biên độ tỷ giá USD/VND được phép thoả thuận là +-3% theo Quyết định 2666/QĐ-NHNN ngày 25/11/2009, riêng các loại ngoại tệ khác USD do Tổng Giám Đốc ngân hàng quyết định). Bước sang năm 2014, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục điều hành tỉ giá theo hướng linh hoạt, kết hợp chặt chẽ với chính sách lãi suất, góp phần nâng cao vị thế của VND và giảm dần tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế. Ngay từ đầu năm, NHNN đã đề ra mục tiêu là tiếp tục ổn định tỉ giá với biên độ tăng không quá 2% trong năm 2014 nhằm kiểm soát kỳ vọng về sự mất giá của VND. Để góp phần hỗ trợ xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo mục tiêu Quốc hội và Chính phủ đề ra, chiều 18/6/2014, NHNN đã quyết định nâng tỉ giá chính thức thêm 1% lên 21.246 VND/USD, có hiệu lực từ ngày 19/6/2014. Đây là lần điều chỉnh tỉ giá đầu tiên trong vòng 1 năm qua (sau quyết định nâng tỉ giá thêm 1% lên 21.036 VND/USD vào chiều 27/6/2013) và là lần thứ 2 trong gần 3 năm trở lại đây. Quyết định điều chỉnh tỉ giá được ban hành trong bối cảnh giá mua bán USD được duy trì ở mức cao trong thời gian trước đó, chủ yếu do kỳ vọng về khả năng NHNN sẽ điều chỉnh tỉ giá sau những thông điệp của Thống đốc và định hướng chính sách tỉ giá trong năm 2014. Nhờ các giải pháp điều hành nhất quán, kết hợp đồng bộ giữa chính sách tỉ giá, lãi suất và các công cụ chính sách tiền tệ, quản lý ngoại hối và hoạt động thông tin, tuyên truyền, tỉ giá và thị trường ngoại tệ về cơ bản tiếp tục ổn định. Sau quyết định điều chỉnh tỉ giá của NHNN, tỉ giá giao dịch trên thị trường liên ngân hàng và 81 tại các NHTM tuy nhích nhẹ, nhưng vẫn thấp hơn mức trần quy định và đã nhanh chóng giảm xuống ngay sau đó, thanh khoản thị trường tiếp tục được duy trì như trong những tháng đầu năm. Tỉ giá ổn định cũng giúp NHNN mua thêm ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối quốc gia lên tới 35 tỉ USD, mức cao nhất từ trước đến nay, tình trạng đô la hóa tiếp tục giảm. Đến cuối tháng 12/2014, tỉ lệ tiền gửi ngoại tệ/tổng phương tiện thanh toán khoảng 11,4%, giảm so với mức khoảng 12,4% vào cuối năm 2012-2013. Trong thời gian qua khi NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, thận trọng đã đem lại một số tác dụng như việc quản lý tiền tệ, tín dụng, lãi suất, thị trường ngoại tệ, vàng đang đi vào hướng ổn định; hoạt động kinh doanh thu đổi ngoại tệ bước đầu đã lập lại trật tự theo qui định của pháp luật. Vì thế trong tương lai, để tiếp tục triển khai có kết quả cao hơn nữa các giải pháp chính sách tiền tệ, quản lý ngoại tệ, Thủ tướng đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước và các bộ liên quan cần tập trung triển khai các nhiệm vụ mới. Trong đó có việc trong tháng 10/2011, Ngân hàng Nhà nước đa ban hành nghị định số 95/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày 10/12/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo hướng tập trung xử lý các vi phạm về quản lý ngoại hối, kinh doanh vàng trong đó có các chế tài để xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến việc niêm yết, giao dịch, thanh toán, quảng cáo, mua bán, vận chuyển, thu đổi ngoại tệ, vàng không đúng các quy định pháp luật, kể cả việc đình chỉ, rút giấy phép hoạt động, tịch thu tài sản vi phạm. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước phải ban hành ngay thông tư hướng dẫn nhằm kiểm soát chặt hoạt động thanh toán, niêm yết, quảng cáo bằng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam. Đáng chú ý là Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước ban hành qui định về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối thay thế qui định hiện hành theo hướng giảm giới hạn tổng trạng thái ngoại tệ dương và tổng trạng thái ngoại tệ âm của tổ chức tín dụng. Cũng theo chỉ đạo của Thủ tướng, Ngân hàng Nhà nước sẽ ban hành qui định mức ngoại tệ tiền mặt tối đa người cư trú được phép mang ra nước ngoài không phải khai báo hải quan tối đa là 5.000 đô la Mỹ. 82 Ngoài ra, vào buổi họp báo thường kỳ tháng 10 vừa diễn ra mới đây, NHNN quyết đinh giảm trần lãi suất tiền gửi ngoại tệ USD đối với cá nhân tại các TCTD, chi nhánh NHNNg từ mức 1%/năm xuống còn 0,75%/năm, quy định này có hiệu lực từ ngày 29/10/2014. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan thành lập tổ công tác liên ngành để kiểm tra, giám sát chặt chẽ luồng ngoại tệ cho vay và thanh toán theo danh mục do Bộ Công Thương đề xuất. Như vậy, với việc thắt chặt quản lý ngoại hối bằng khá nhiều các biện pháp nêu trên là một khó khăn không nhỏ không chỉ đối với VPBank nói riêng mà cho toàn bộ hệ thống NHTM nói chung. Việc quy định nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đồng thời để mức lãi suất tiền gửi ngoại tệ ở mức thấp sẽ khó thu hút được nguồn ngoại tệ gửi vào các ngân hàng, điều này càng tạo mức độ khan hiếm ngoại tệ của các ngân hàng. Bên cạnh đó, việc giảm hạn mức trạng thái ngoại hối của các ngân hàng cũng sẽ khiến các ngân hàng phải cẩn trọng và suy tính kỹ càng trong việc mua bán ngoại hối để không bị vượt quá giới hạn cho phép. 4.1.2. Thách thức 4.1.2.1. Môi trường kinh doanh ngày càng mang tính cạnh tranh cao Hiện nay khi mà Việt Nam đã gia nhập WTO, sân chơi chung cho các ngân hàng đã trở nên bình đẳng, đồng thời cũng trở nên khắc nghiệt hơn nhiều với sự xuất hiện của các ngân hàng nước ngoài từ hình thức đơn giản như mở văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Việt Nam tới việc thành lập cả những ngân hàng 100% vốn nước ngoài (có thể kể đến như HSBC, ANZ, Standard Chartered Bank…). Với sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài thì thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam đã thực sự trở nên ngày một khốc liệt. Sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường là điều có thể dễ dàng nhìn thấy và nhận ra. Hiện tại thì sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại trong nước đã và đang diễn ra hết sức khốc liệt. Chưa kể đến việc gia nhập của các ngân hàng thương mại nước ngoài với nguồn vốn và kinh nghiệm cao hơn chúng ta khá nhiều. 83 Đây là một thách thức lớn mà các ngân hàng thương mại trong nước cần phải lưu tâm và tìm cách để vượt qua. Nếu như từ trước đến nay, những ngân hàng được coi là ông lớn trên thị trường liên ngân hàng với thế mạnh là nguồn vốn lớn như ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, ngân hàng Ngoại thương, ngân hàng Đầu tư và Phát triển, ngân hàng Công thương có thể tự tin ở vị thế lớn mạnh của mình, thì với tình hình như hiện nay, nếu không tập trung, tìm cách phát triển hợp với xu thế chung, trau dồi kinh nghiệm kinh doanh, học hỏi tích luỹ và thay đổi thì những ngân hàng này cũng có thể bị đánh bật khỏi vị trí của mình. Từ trước tới nay hoạt động KDNH tại VPBank chưa thực sự tương xứng với tầm vóc của một NHTM hàng đầu Việt Nam do chính sách trong thời gian qua của VPBank mới chỉ tập trung đáp ứng được nhu cầu ngoại tệ cho toàn hệ thống chứ chưa thực sự đặt mục tiêu lợi nhuận từ hoạt động KDNH lên hàng đầu. Do đó, trên thực tế, kinh nghiệm trong việc thực hiện hoạt động KDNH của VPBank so với một số ngân hàng lớn khác trong nước như Vietcombank, BIDV hay đặc biệt so với các ngân hàng nước ngoài chắc chắn còn nhiều hạn chế. Do vậy, để đối mặt với sự cạnh tranh đang ngày một khốc liệt như hiện nay VPBank buộc phải thay đổi và đưa ra được chiến lược phù hợp thì mới có thể vượt qua được khó khăn này. 4.1.2.2. Thói quen kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam Đối với rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, việc sử dụng các công cụ tài chính ngoại hối để phòng tránh các rủi ro trong kinh doanh, đặc biệt là rủi ro về tỷ giá vẫn còn rất xa lạ, hầu như các doanh nghiệp chỉ dừng lại ở việc mua đi, bán lại ngoại tệ khi có nhu cầu. Điều này đặt ra những thách thức với VPBank nếu có các cán bộ giỏi nghiệp vụ có thể tiếp cận và thuyết phục được các doanh nghiệp này sử dụng các công cụ tài chính phái sinh thì sẽ có được một thị trường tiềm năng lớn cho sự phát triển của hoạt động kinh doanh ngoại tệ. 4.2. Định hướng phát triển của VPBank trong thời gian tới Năm 2015, kinh tế thế giới được dự báo sẽ tiếp tục hồi phục, dẫn đầu là nền kinh tế Hoa Kỳ. Khu vực EU tuy tang trưởng chậm nhưng cũng sẽ khắc phục được vấn đề nợ công. Các thị trường Nhật Bản, Trung QUốc có thể chững lại song ảnh 84 hưởng là không quá lớn. Đối với kinh tế trong nước, chinh phủ Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm ở mức 6,2%. Một số chỉ số vi mô khác tiếp tục được dự báo ở mức tích cực như chỉ số CPI ước tăng 5%, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 10%. Đối với ngành ngân hàng, từ cuối tháng 12/2014, một số tổ chức xếp hạng tín nhiệm đã nâng triển vọng tín nhiệm ngành Ngân hàng Việt Nam từ mức “tiêu cực” lên mức “ổn định”. Dự báo xu hướng sáp nhật ngân hàng sẽ diễn ra mạnh trong năm 2015. Ngoài ra việc Thông tư 36 (quy định về các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) chính thức có hiệu lực trong tháng 2/2015sẽ là văn bản lớn và quan trọng nhất ảnh hưởng tích cực đến thị trường ngân hàng xét trên khía cạnh minh bạch hóa và quản trị rủi ro. Nhìn chung, bức tranh của ngành ngân hàng trong năm 2015 được dự báo là sẽ tiếp tục ổn định và tích cực hơn. Đối với VPBank, năm 2015 cũng là năm thứ ba trên chặng đường triển khai chiến lược 5 năm giai đoạn 2012-2017. Sau 2 năm (2013-2014) tập trung xây dựng và củng cố các hệ thống nền tảng để chuẩn bị cho phát triển quy mô lớn, năm 2015 sẽ là năm đầu tiên chuyển sang giai đoạn hai của chương trình chuyển đổi toàn diện, với nhiệm vụ trọng tâm là thúc đẩy tăng trưởng quyết liệt để đạt được các mục tiêu về quy mô và mục tiêu tham vọng trở thành một trong những ngân hàng cổ phần hàng đầu vào năm 2017 theo đúng chiến lược đã đề ra. Tiếp nối những công việc đã triển khai trong năm 2014, trong năm 2015 VPBank tập trung vào hai mục tiêu cơ bản: Thứ nhất, thúc đẩy tăng trưởng quyết liệt tập trung vào các phân khúc khách hàng trọng tâm của chiến lược và các khu vực thị trường chọn lọc. Cụ thể, tăng trưởng tín dụng, huy động và cơ sở khách hàng sẽ được đẩy mạnh tại hai phân khúc khách hàng chủ chốt là Khách hàng cá nhân và SME thông qua việc nâng cao năng suất bán hàng và chất lượng đội ngũ. Đối với các khối khách hàng tổ chức lớn CMB&CIB, tập trung vào việc tái cấu trúc danh mục cho vay, đẩy mạnh bán chéo và cung cấp các sản phẩm chuyên sâu. Các khối kinh doanh còn lại sẽ đẩy mạnh phát triển sản phẩm và tối ưu hóa bảng cân đối. 85 Thứ hai, tiếp tục củng cố các hệ thống nền tảng theo hướng tập trung hóa, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động ở mọi khâu mấu chốt. Cụ thể VPBank sẽ tiếp tục đặt trọng tâm vào hệ thống quản trị rủi ro, củng cố hệ thống phê duyệt; củng cố hệ thống quản lý, xử lý và thu hồi nợ có vấn đề; triển khai và hoàn thiện hệ thống mô hình tổ chức, hệ thống bán hàng và dịch vụ; phát triển nhân sự; và tăng cường hệ thống công nghệ tiên tiến đảm bảo phục vụ tốt quá trình phát triển nhanh của các hoạt động kinh doanh cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ. 4.3. Các giải pháp phát triển kinh doanh ngoại hối tại VPBank 4.3.1. Hoàn thiện và phát triển các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối 4.3.1.1. VPBank cần tập trung khai thác nguồn cung ngoại hối. Để có thể tận dụng được nguồn cung ngoại hối một cách tốt nhất, thu hút những khách hàng có nguồn cung ngoại hối dồi dào, với số lượng lớn để họ bán lại cho ngân hàng trong những thời điểm thiếu hụt ngoại tệ. Ban Tổng giám đốc có thể có những chính sách ưu đãi hơn cho các chi nhánh khi họ bán được nhiều ngoại tệ cho HO như việc: các chi nhánh này sẽ được mua ngoại tệ khi có nhu cầu với mức giá ưu đãi hoặc số lượng ưu đãi hơn, hoặc các chi nhánh có thể được phép nâng hạn mức tự doanh của mình khi hoạt động KDNH đạt kết quả tốt. Bên cạnh đó bản thân các chi nhánh cần chủ động thực hiện các chiến dịch Marketing để khách hàng có thể tiếp cận và hiểu rõ hơn những dịch vụ mà chi nhánh có thể cung cấp cho khách hàng, đặc biệt là các nghiệp vụ phái sinh mà khách hàng chưa biết đến. Như chúng ta cũng biết, một trong những yếu tố để thu hút khách hàng bán bán ngoại tệ cho ngân hàng đó là chính sách giá cả. Do vậy, các chi nhánh cần áp dụng một chính sách giá cả hấp dẫn phù hợp với từng đối tượng khách hàng phù hợp trên cơ sở cân đối chi phí, lợi nhuận, thị phần và các mục tiêu khác mà VPBank đặt ra. Giá cả mà chúng ta đang nhắc đến ở đây đó chính là tỷ giá, như vậy tức là tỷ giá mua bán ngoại hối ở các chi nhánh không nên quá cứng nhắc, gò bó mà cần linh hoạt và phù hợp với cung cầu ngoại tệ trên thị trường, đồng thời vẫn đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng. Mức tỷ giá này có thể cân nhắc thay đổi linh hoạt tuỳ thuộc vào từng đối tượng khách hàng, từng thời điểm và từng loại hình dịch vụ cụ thể. 86 Đồng thời có những chính sách ưu đãi đối với những khách hàng cung có thể bán cho ngân hàng một loại ngoại tệ lớn. Có như vậy mới giảm được tình trạng găm giữ ngoại tệ trong dân chúng và các tổ chức kinh tế hoạt động trên lĩnh vực xuất nhập khẩu, đồng thời góp phần giảm bớt sự căng thẳng cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Mua bán ngoại tệ sôi động sẽ làm cho sự vận động của thị trường ngoại hối càng trở nên trơn tru hơn, tiếp sức cho nền kinh tế phát triển tự tin hơn. 4.3.1.2. Từng bước đa dạng hóa các loại hình giao dịch Như đã phân tích ở trên, hiện nay VPBank đang thực hiện 4 loại hình giao dịch KDNH đó là: Spot, Forward, Swap, Option, trong đó nghiệp vụ Spot chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giao dịch còn các nghiệp vụ còn lại chiếm một phần nhỏ. Riêng nghiệp vụ Future vẫn chưa được thực hiện. Như vậy có thể thấy hoạt động KDNH tại VPBank chủ yếu còn mang tính sơ khai, chưa có sự kết hợp chặt chẽ với thị trường tiền tệ và chưa có hoạt động dự trữ đầu cơ. Trên thị trường thế giới, nghiệp vụ Option và nghiệp vụ Future có tính phòng ngừa rủi ro hết sức hiệu quả và đã được thực hiện từ rất lâu. Hiện tại, VPBank vẫn chưa thực hiện được giao dịch tương lai do chưa có chưa có một hệ thống quản trị rủi ro hoàn thiện. Trong tương lai VPBank cần tích cực hơn nữa trong việc làm việc với các ngân hàng nước ngoài có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này, để họ tư vấn và dần dần từng bước thực hiện nhiều hơn những giao dịch quyền chọn. Còn với loại hình giao dịch tương lai, do hiện tại những giao dịch này trên tại thị trường Việt Nam vẫn chưa phát triển và do nguồn lực của VPBank còn nhiều hạn chế, nên trong thời gian trước mắt, có thể chưa cần tập trung phát triển loại hình giao dịch này. Riêng đối với loại hình giao dịch kỳ hạn và hoán đổi, do chưa quen với những loại hình giao dịch này nên khách hàng của VPBank chắc chắn còn nhiều bỡ ngỡ. Do vậy các chi nhánh trên toàn hệ thống cần có có những cán bộ thật giỏi nghiệp vụ để tăng cường hoạt động tư vấn, giới thiệu cho khách hàng hiểu rõ hơn những lợi ích mà nghiệp vụ này có thể mang lại. Từ đó, khách hàng sẽ biết đến và sử dụng các loại hình giao dịch này nhiều hơn. 87 4.3.1.3. Cung cấp các dịch vụ kèm theo trong hoạt động kinh doanh ngoại hối Ngân hàng có thể cung cấp một số các dịch vụ kèm theo như tư vấn tài chính – tiền tệ, tỷ giá, phương thức thanh toán, áp dụng chính sách tỷ giá, phí mang tính cạnh tranh cao. Trong quá trình thực hiện giao dịch, có thể phát sinh những nhu cầu mà do hạn chế, một nghiệp vụ KDNH không thể đáp ứng được, khi đó cần phải kết hợp các nghiệp vụ khác nhau nhằm đưa đến cho khách hàng những lựa chọn tốt nhất, từ đó khách hàng tin tưởng và sẽ gắn bó lâu dài với Ngân hàng. Ví dụ, để hạn chế rủi ro tỷ giá, ngay khi có một hợp đồng xuất khẩu, thời hạn thanh toán là 3 tháng, doanh nghiệp tiến hành ký hợp đồng Forward với VPBank kỳ hạn 3 tháng. Tuy nhiên sau 2 tháng doanh nghiệp đã thu được ngoại tệ do giao hàng sớm và doanh nghiệp cần tiền đồng để trả lương cho nhân viên. Khi đó doanh nghiệp có thể thực hiện nghiệp vụ Swap 1 tháng với VPBank với hình thức bán USD giao ngay cho VPBank và mua lại USD kỳ hạn 1 tháng. Như vậy, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, VPBank cần thực hiện 2 nghiệp vụ là Foward và Swap. Hiện nay, đối với một số khách hàng lớn thì đã quen thuộc với các nghiệp vụ phái sinh này, tuy nhiên đối với các đối tượng khách hàng SME, VPBank cần tư vấn cho khách hàng để khách hàng có lựa chọn tốt nhất. Bên cạnh đó, vấn đề lựa chọn tỷ giá để thanh toán cần sự tư vấn của VPBank do Doanh nghiệp không thể tự nắm được xu thế biến động của mỗi loại tỷ giá vì doanh nghiệp không có hiểu biết chuyên sâu về KDNH. VPBank cần xác định vai trò then chốt và không thể thiếu công tác tư vấn cho khách hàng nhằm giúp khách hàng nắm vững phương thức thực hiện, xu hướng biến động tỷ giá… sao cho tất cả những thông tin này trở thành yếu tố hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc thực hiện hợp đồng ngoại thương. Các tư vấn này giúp cho khách hàng cảm thấy không thể thiếu thông tin tư vấn hữu ích từ VPBank trong hoạt động kinh doanh của mình, qua đó khách hàng sẽ ngày càng tin tưởng và gắn bó lâu dài hơn với Ngân hàng. 4.3.2. Tăng cường công tác quản trị trong hoạt động kinh doanh ngoại hối 4.3.2.1. Tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối 88 Thứ nhất, VPBank phải thường xuyên xây dựng các báo cáo đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh của các đối tác chiến lược, khách hàng chủ đạo, các đối thủ cạnh tranh để làm căn cứ cho việc thực hiện các giao dịch kinh doanh ngoại hối tránh rủi ro trong thanh toán. Thứ hai,xây dựng quy trình kinh doanh ngoại hối bài bản, cho phép quản lý rủi ro trong các giao dịch kinh doanh ngoại tệ. Thứ ba,VPBank cần xây dựng hệ thống các hạn mức và các báo cáo phân tích ngoại hối như hạn mức trạng thái qua đêm, hạn mức đối với các trạng thái ứng với các kỳ hạn 1 tuần, 2 tuần... 1 tháng, 2 tháng, hạn mức giao dịch của khách hàng… nhằm hạn chế rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng. 4.3.2.2. Thường xuyên đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối VPBank cần chủ động tổ chức các cuộc khảo sát thăm dò ý kiến của khách hàng và chi nhánh về nhu cầu ngoại tệ cũng như các quy trình và thủ tục có liên quan: VPBank cần có những cuộc khảo sát thăm dò các chi nhánh về việc thực hiện hoạt động KDNH, để các chi nhánh nêu lên các khó khăn, vướng mắc, đồng thời có những kiến nghị riêng về quy trình thủ tục đang được áp dụng và thực hiện. Các chi nhánh chính là những người làm trực tiếp với khách hàng, họ là người sẽ phải tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để từ đó đưa ra được nhu cầu về ngoại tệ của chi nhánh. Đồng thời, VPBank cũng có thể đưa ra một mẫu phiếu thăm dò khách hàng xem ý kiến phản hối của khách hàng về dịch vụ mà ngân hàng đang cung cấp, những nhu cầu về ngoại tệ của khách hàng đã được đáp ứng đầy đủ hay chưa, có vấn đề gì khúc mắc trong quy trình thủ tục thực hiện hay không. Bên cạnh đó, VPBank có thể cứ các đoàn công tác xuống trực tiếp làm việc với các chi nhánh, tiếp xúc trực tiếp với các khách hàng để nghe những ý kiến đóng góp của họ, từ đó có những thay đổi và vạch ra chiến lược phát triển một cách hợp lý. VPBank cần xây dựng những tiêu chí cụ thể, rõ ràng và phù hợp nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động KDNH, từ đó định kỳ hàng năm căn cứ vào những tiêu chí này để đánh giá đồng thời có chính sách khen thường đối với những chi nhánh đạt hiệu quả tốt. Hiện nay, VPBank vẫn chưa có một bảng tiêu chí cụ thể nào đánh giá 89 về việc chi nhánh nào hoạt động có hiệu quả hơn trong lĩnh vực KDNH, do vậy cũng chưa có những cơ chế ban thưởng hợp lý, kích thích khả năng làm việc của các cán bộ. Trong tương lai, VPBank cần xây dựng những tiêu chí cụ thể phù hợp với mục đích tiến hành hoạt động KDNH của ngân hàng mình nhằm khuyến khích động viên các chi nhánh hoạt động tốt và nhắc nhở các chi nhánh còn hoạt động chưa hiệu quả. Điều này sẽ kích thích khiến các chi nhánh chủ động hơn trong việc tìm kiếm khách hàng, tư vấn cho khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng mình tạo đà cho sự phát triển của hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Bên cạnh đó hàng năm, VPBank nên tổ chức hội nghị tổng kết về hoạt động kinh doanh đối ngoại nhằm tạo điều kiện cho các chi nhánh trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Ngân hàng cũng nên thường xuyên có các buổi hội thảo chuyên đề KDNH, các buổi nói chuyện về tình hình kinh tế, chính trị của các nước trên thế giới, trong đó cung cấp những thông tin cần thiết và giải đáp thắc mắc. Đồng thời tăng cường tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn nghiệp vụ về thanh toán quốc tế và KDNH cho các cán bộ lãnh đạo và các nhân viên nghiệp vụ của các chi nhánh. 4.3.3. Xây dựng chính sách thu hút và phát triển nguồn nhân lực Như đã phân tích ở trên, con người luôn là yếu tố chủ đạo, quan trọng nhất trong các hoạt động vì con người chính là chủ thể để thực hiện những hoạt động đó. Do vậy, đối với VPBank, muốn đạt hiệu quả cao trong công việc thì yếu tố cần quan tâm đầu tiên là làm sao có được một đội ngũ cán bộ năng động, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, đồng thời am hiểu pháp luật và có đạo đức trong kinh doanh. Để có được một đội ngũ như vậy thì trước tiên, ngân hàng cần có chế độ tuyển dụng một cách hợp lý nhằm sử dụng được các nhân viên có bằng cấp chuyên môn, tinh thông nghiệp vụ đáp ứng được nhu cầu hiện tại đang thay đổi của ngân hàng, đồng thời có phẩm chất đạo đức tốt, tác phong làm việc nhanh nhẹn, phong cách giao tiếp cởi mở, lịch sự. Tăng cường thu hút các sinh viên xuất sắc từ các trường đại học về làm việc. Bên cạnh đó, KDNH là một lĩnh vực mới, nhạy cảm và sẽ là một hoạt động ngày càng phát triển trong mô hình ngân hàng hiện đại. Vì vậy, VPBank cần có chính sách đầu tư thích đáng, tài trợ cho các cán bộ chuyên môn đi học tập, nâng 90 cao trình độ ở cả trong và ngoài nước, tạo điều kiện khuyến khích các cán bộ được học trong khả năng. Hoạt động KDNH đòi hỏi khá nhiều điều kiện khắt khe đối với những cán bộ thực hiện giao dịch. Một cán bộ thực sự giỏi là một cán bộ không những am hiểu về nghiệp vụ mình làm mà còn phải đáp ứng năng lực về ngoại ngữ, am hiểu pháp luật và các thông lệ quốc tế, sử dụng thành thạo các thiết bị hiện đại phục vụ công việc, có sức khỏe tốt, có khả năng thu thập thông tin, phân tích tình hình kinh tế vĩ mô, chính trị..., có sự nhạy cảm trong nghề nghiệp, có tính quyết đoán, có kỷ luật và đạo đức nghề nghiệp để xử lý tình huống, giao dịch một cách có hiệu quả nhất. Tuy nhiên, VPBank cũng cần chú ý đến việc phân loại và có những chương trình đào tạo riêng đối với cấp quản lý và cấp cán bộ do những yêu cầu về một quản lý giỏi chắc chắn sẽ có những yếu tố khác hơn so với yêu cầu về một cán bộ giỏi. Chẳng hạn như, đối với các nhà quản lý, bên cạnh việc đào tạo cho họ có một kiến thức chuyên môn sâu rộng thì cũng cần phải bồi dưỡng cho họ những kiến thức về quản trị nhân sự, quản trị doanh nghiệp, cơ sở lý luận chính trị.... Không những thế, cần chú trọng quy hoạch và có định hướng bồi dưỡng những cán bộ trẻ, có năng lực, cho họ tiếp xúc với những chương trình đào tạo mang chuẩn mức quốc tế để chuẩn bị cho thế hệ lãnh đạo tương lai đáp ứng được xu thế hội nhập quốc tế. Cuối cùng, để thu hút và phát triển được những nguồn nhân lực trẻ trong một môi trường cạnh tranh và nhiều áp lực như hiện nay thì VPBankcần có một chế độ phúc lợi tốt nhằm động viên tinh thần, nuôi dưỡng các nhân tài phục vụ cho sự phát triển trong tương lai của toàn hệ thống. Cần có những chính sách khen thưởng rõ ràng, lấy hiệu quả công việc làm thước đo khen thưởng, có những món quà kịp thời để động viên tinh thần của cán bộ. 4.3.4. Đầu tư phát triển công nghệ thông tin ngân hàng hỗ trợ phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, các Ngân hàng nói chung và VPBank nói riêng đều phải đầu tư vào công nghệ thông tin để hỗ trợ các nghiệp vụ ngân hàng một cách triệt để nhất, lấy công nghệ là công cụ đắc lực thúc 91 đẩy các hoạt động kinh doanh. Với khả năng cho phép tự động hóa hoạt động tác nghiệp, xây dựng và phát triển các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, đột phá các lĩnh vực bán buôn và đặc biệt là mảng kinh doanh ngoại tệ, tăng cường kiểm tra, giám sát, hiện đại hóa công nghệ thông tin Ngân hàng là yếu tố lâu dài đảm bảo sự phát triển bền vững của một Ngân hàng hiện đại. Trong thời gian qua, VPBank đã tự động hóa nhiều chương trình phục vụ cho mảng KDNH: mua bán ngoại tệ liên chi nhánh, báo nguồn đi, nguồn về… tuy nhiên các chương trình tự động vẫn còn nhiều bất cập. Hệ thống mạng chưa có hệ thống phân tích thông tin thị trường ngoại hối, hệ thống truyền số liệu thường xuyên bị quá tải, hay phải tạm ngưng để bảo trì, nâng cấp… Do vậy, các phòng ban liên quan cần phải được trang bị hệ thống máy tính nối mạng với tốc độ cao, đầu tư các trang thiết bị hạ tầng, các phần mềm tiên tiến hiện đại. Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại sẽ giúp cho VPBank nâng cấp chất lượng quản lý, giảm giá thành sản phẩm, nắm bắt kịp thời thông tin thị trường ngoại hối, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh. 4.3.5. Các giải pháp khác Mở rộng và liên kết các nghiệp vụ có liên quan đến kinh doanh ngoại hối Trong một NHTM, các hoạt động kinh doanh thường có liên quan, tác động tới nhau theo nhiều cách thức và phương diện. Hoạt động này phát triển sẽ tạo điều kiện thúc đẩy các hoạt động khác phát triển theo. Hoạt động KDNH có liên quan trực tiếp và mật thiết hoạt động Thanh toán quốc tế và hoạt động huy động và cho vay ngoại tệ. Bên cạnh đó cũng có một số hoạt động khác có thể tận dụng để tạo điều kiện cho hoạt động KDNH phát triển như hoạt động kiều hối. a/ Đối với hoạt động Thanh toán quốc tế: - Có chính sách thu hút khách hàng một cách hợp lý: Tiếp tục tìm cách duy trì với những khách hàng lớn, đang có quan hệ thường xuyên, tạo cho họ những ưu đãi như: cho mức ký quỹ thấp, tư vấn miễn phí cho khách hàng về các phương thức giao dịch và thanh toán có lợi cho họ, thực hiện những mức phí ưu đãi cho các khách hàng có cam kết sử dụng dịch vụ lâu dài của ngân hàng. 92 - Đối với những khách hàng có nguồn thu ngoại tệ lớn, cần tạo nhiều ưu đãi, hoặc tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng của khách hàng để đáp ứng, từ đó thúc đẩy việc những khách hàng này bán lại ngoại tệ cho ngân hàng, tạo nguồn cung ngoại tệ dồi dào hơn. - Đơn giản hóa các quy trình thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi và nhanh chóng nhất cho các khách hàng trong việc thực hiện nghiệp vụ này, đồng thời thu hút được những khách hàng mới. b/ Hoạt động huy động và cho vay ngoại tệ: - Nghiệp vụ huy động vốn ngoại tệ tạo ra nguồn cung cấp vốn ngoại tệ cho hoạt động KDNH, do vậy các chi nhánh cần phải tiếp tục thu hút các nguồn ngoại tệ còn chưa được sử dụng trong dân cư và các doanh nghiệp bằng việc thực hiện lãi suất cạnh tranh, tích cực đẩy mạnh quảng cáo, tiếp thị... - Đối với nghiệp vụ cho vay ngoại tệ: tiếp tục phát triển vững chắc thị phần tín dụng bằng cách nâng cao công tác thẩm định khách hàng, thu hút thêm khách hàng bằng cách mở rộng tiện ích như tư vấn miễn phí về các hoạt động kinh doanh có liên quan tới khoản vốn được vay, đề xuất các kế hoạch trả nợ phù hợp nhất với khách hàng… c/ Hoạt động kiều hối: - Thực hiện mức phí chuyển tiền và tỷ giá cạnh tranh, có thoả thuận đối với những đối tượng thường xuyên chuyển tiền và có nhu cầu bán ngoại tệ cho các chi nhánh; - Tăng cường công tác thông tin, hướng dẫn chi tiết cho khách hàng khi mở tài khoản, chuyển tiền, nhận tiền; phải có hướng dẫn cụ thể, chi tiết từng loại hình dịch vụ kiều hối (thủ tục chuyển, lĩnh ngoại tệ); - Các chi nhánh nên có biện pháp khuyến khích người nhận bán lại hoặc gửi vào tài khoản của ngân hàng. Hoàn thiện văn bản quy định, quy trình về kinh doanh ngoại hối 93 Một số văn bản quy định về ngoại tệ của VPBank được ban hành từ cách đây nhiều năm và không còn phát huy tác dụng trong điều kiện thị trường ngoại hối biến động như hiện nay. Thứ nhất, văn bản 133-2011/TB-TGĐ quy định về chênh lệch giữa giá mua với giá bán giữa Phòng kinh doanh thị trường tài chính với các chi nhánh ở mức nhất định. Điều này là không đúng theo những nguyên tắc yết giá cơ bản. Phần chênh lệch giá giữa giá mua và giá bán thường phụ thuộc vào tính thông dụng của một đồng tiền và độ biến động của đồng tiền đó. Những đồng tiền thông dụng và phổ biến, được giao dịch rộng rãi như USD hay EUR thường có độ chênh lệch giữa giá mua và giá bán rất thấp. Ngược lại, những đồng tiền ít được giao dịch như THB (đồng bạt Thái Lan) hoặc đồng NOK (Krone Na Uy) thường có độ chênh giá lớn hơn nhiều. Ngay đối với USD và EUR vào những thời điểm biến động mạnh, chênh lệch giữa hai mức giá này cũng được các NHTM kéo rộng hơn. Vì thế việc quy định bắt buộc Phòng kinh doanh thị trường tài chínhphải yết phần chênh lệch giá này cố định sẽ gây ra ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống. Văn bản tiếp theo có thể thấy cũng có nhiều bất cập đó là văn bản 512012/QĐi-TGĐ có quy định những biện pháp khen thưởng đối với những chi nhánh thu hút được nguồn ngoại tệ về cho VPBank nhưng lại không quy định về việc khen thưởng những chi nhánh bán ngoại tệ. Với văn bản này có thể thấy rằng VPBank mới chỉ tập trung vào việc thu hút ngoại tệ để đáp ứng cho nhu cầu của toàn hệ thống tại những thời điểm thiếu hụt ngoại tệ. Tuy vậy hiện nay thị trường ngoại hối biến đổi ngày càng phức tạp cân bằng giữa cung ngoại tệ và cầu ngoại tệ thường không cân đối, có lúc nghiêng về phía cung có lúc lại nghiêng về phía cầu dẫn đến việc các NHTM cũng bị dư thừa hoặc thiếu hụt ngoại tệ theo thời điểm. Như vậy có thể thấy tại thời điểm dư thừa ngoại tệ, việc khen thưởng động viên cần tập trung khuyến khích vào các chi nhánh bán được ngoại tệ. Như vậy có thể thấy văn bàn nói trên chưa thực sự được linh hoạt và hợp lý tại tất cả các thời điểm. Do vậy đối với văn bản liên quan đến cơ chế khen thưởng cần được xem xét và điều tiết một cách linh hoạt, phù hợp với xu thế của thị trường ngoại hối lúc đó. 94 VPBank cũng cần nhanh chóng nghiên cứu phương án ký kết hợp đồng khung các sản phẩm phái sinh ISDA để tạo tiền để triển khai các sản phẩm mới trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của hệ thống. 4.4. Một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam 4.4.1. Điều chỉnh tỷ giá một cách linh hoạt theo cơ chế thị trường Trong hoạt động KDNH , một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất đó là chế độ tỷ giá của NHNN, vì chế độ tỷ giá này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tỷ giá giao dịch trên thị trường (Trong luận văn này, tác giả chủ yếu chỉ để cập phân tích đến chế độ tỷ giá USD/VND vì đây là tỷ giá được quan tâm nhiều nhất và hoạt động KDNH thực hiện với USD chiếm một tỷ lệ cao nhất). Trên lý thuyết có ba loại chế độ tỷ giá đó là: chế độ tỷ giá thả nổi, chế độ tỷ giá cố định và chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết. Hiện nay, tại Việt Nam đang sử dụng chế độ tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của NHNN. Mặc dù để tỷ giá tự điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của thị trường tuy vậy NHNN sẽ trực tiếp can thiệp để điều chỉnh tỷ giá khi thấy những biến động lớn trong tỷ giá sẽ gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế. Tuy vậy, có những giai đoạn, NHNN đã quản lý và can thiệp quá sâu vào tỷ giá khiến chế độ tỷ giá này mất đi sự linh hoạt cần có của nó. Điều này được thể hiện qua việc từ thời điểm trước tháng 12/2007, NHNN hầu như điều chỉnh tỷ giá theo hướng tăng liên tục, điều này có nghĩa là NHNN đã gián tiếp hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Như vậy có thể thấy rằng, trong thời gian đó sự can thiệp của NHNN là quá nhiều, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động KDNH. Tuy vậy, vấn đề gì cũng có hai mặt. Nếu bây giờ NHNN để thả nổi tỷ giá mà không tham gia điều tiết thì sẽ gây ra những cú sốc với một nền kinh tế còn đang phát triển và còn có nhiều yếu tố chưa bền vững như Việt Nam hiện nay. Do đó, cách hợp lý nhất là NHNN có thể từ từ thực hiện chính sách tỷ giá linh hoạt phù hợp với các điều kiện phát triển của thị trường theo từng thời kỳ. NHNN có thể thực hiện bằng cách nới rộng biên độ giao động của tỷ giá. Trên thực tế nếu như trước kia biên độ này để ở mức rất thấp là 0,25% thì đến tháng 03/2008 biên độ này đã được nới rộng lên mức 1%, đến 26/11/2009 mức biên độ này đã được nới rộng lên mức 3%, và ngày 11/2/2011, biên độ tỷ giá bị thu hẹp xuống còn 95 1% sau khi tỷ giá liên ngân hàng được chính thức nâng lên mức 20.693 đồng/USD (tăng lên 9,3%). Vào ngày 19/06/2014, NHNN một lần nữa điều chỉnh tỷ giá USD/VND bình quân liên ngân hàng thêm 1% nữa (từ 20.693 lên 21.246) nhằm phản ánh chính xác hơn cung cầu ngoại tệ thị trường, tạo sự ổn định cho thị trường ngoại tệ. Có thể thấy rằng thời gian vừa qua tỷ giá đã được NHNN điều chỉnh một cách linh hoạt và phù hợp với thị trường hơn. Việc biên độ tỷ giá được nới rộng hơn so với biên độ tỷ giá cũng cho biết tỷ giá có khả năng biến động lớn nên buộc các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải quan tâm tới việc bảo hiểm rủi ro tỷ giá và như vậy thì các sản phẩm như hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn ngoại tệ hay hợp đồng hoán đổi ngoại tệ của các ngân hàng cũng sẽ có cơ hội phát triển mạnh hơn. Đồng thời việc nới rộng biên độ giao dịch cũng sẽ khiến cho các ngân hàng chủ động hơn trong việc niêm yết tỷ giá một cách hợp lý, tạo môi trường cạnh tranh công bằng cho các ngân hàng. Tuy vậy việc để mức biên độ như hiện nay cũng chưa thật kích thích hoạt động KDNH. NHNN cần có biện pháp điều chỉnh và công bố tỷ giá linh hoạt hơn, cần theo sát hơn với tỷ giá trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng để thu hẹp đáng kể chênh lệch tỷ giá giao dịch của các ngân hàng với tỷ giá trên thị trường tự do. Cần xem xét tiếp tục nới rộng biên độ này ở mức cho phép để vừa có thể quản lý thị trường với tư cách là người mua bán cuối cùng, vừa tạo điều kiện cho các ngân hàng yết giá cạnh tranh, làm cho thị trường sôi động hơn. Trong dài hạn, tỷ giá nên từng bước được thả nổi theo cung cầu ngoại tệ, hướng tới tự do hóa tỷ giá có sự quản lý vĩ mô của NHNN thông qua các công cụ đòn bẩy kinh tế. 4.4.2. Hoàn thiện cơ chế quản lý ngoại hối NHNN cần tăng cường vai trò kiểm soát của mình đối với các NHTM và các TCTD trong việc thực hiện các quy chế mà NHNN ban hành. Đồng thời NHNN cũng cần nắm bắt các vướng mắc của các ngân hàng để từ đó có những phản ứng kịp thời. Bên cạnh đó, NHNN cũng nên giao quyền chủ động hơn nữa cho các NHTM trong nước trong lĩnh vực KDNH, nhất là trong điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ với các tập đoàn tài chính quốc tế. 96 Để hoàn thiện cơ chế quản lý ngoại hối, một trong những nhân tố không thể thiếu đó là NHNN cần phải có những biện pháp để tăng dự trữ ngoại hối. Bởi lẽ, để thực hiện một chính sách tỷ giá thả nổi có điều tiết hợp lý từ NHNN thì điều cần thiết là NHNN cần phải nắm giữ một lượng ngoại hối đủ để thực hiện việc can thiệp khi cần thiết. Quản lý dự trữ ngoại hối tốt cũng sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường ngoại hối. Trong thời gian qua, dữ trữ ngoại hối của Việt Nam đã tăng một cách đáng kể cho thấy nền kinh tế của Việt Nam đang phát triển khá khả quan. Tuy vậy, thực trạng quản lý dư trữ ngoại hối của Việt Nam cũng đang có một số bất cập như: hành lang pháp lý cho hoạt động dự trữ ngoại hối còn bộc lộ nhiều bất cập về tổ chức và thực hiện quản lý dự trữ ngoại hối, về nghiệp vụ kiểm soát, quản lý nội bộ hoạt động dự trữ ngoại hối, chiến lược quản lý dự trữ ngoại hối vẫn thụ động, hoạt động đầu tư dự trũ đơn điệu, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin còn nhiều hạn chế, thiếu cán bộ có trình độ và kinh nghiệm. Để khắc phục và hoàn thiện tình hình dự trữ ngoại hối có thể thực hiện một số điều như: sửa đổi, bổ sung quy định quản lý dự trữ ngoại hối, hoàn thiện chức năng nhiệm vụ của các cấp quản lý dự trữ ngoại hối, tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng, hình thành các quỹ dự trữ ngoại hối theo chức năng và xây dựng cơ cấu ngoại tệ và cơ cấu đầu tư dự trữ ngoai hối cho từng quỹ, tăng cưởng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ... 4.4.3. Xây dựng hành lang pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh ngoại hối NHNN cần có các văn bản pháp quy, hướng dẫn nhằm giúp cho thị trường công cụ phái sinh có cơ sở để nhanh chóng đi vào hoạt động và phát triển. Cần nhanh chóng nghiên cứu và ban hành đồng bộ kịp thời các văn bản pháp quy về nghiệp vụ phái sinh và tạo môi trường pháp lý, khung pháp lý là cơ sở quan trọng nhất để tạo nên những rào chắn bảo vệ sự lành mạnh của thị trường tài chính. Có như vậy NHTM mới có điều kiện tham gia vào thị trường để phòng ngừa rủi ro cho mình và góp phần thúc đẩy công cụ này phát triển thông qua việc cung cấp dịch vụ về các công cụ này cho khách hàng. 97 Bên cạnh đó, hiện nay có một số điều luật điều chỉnh hoạt động KDNH và thị trường ngoại hối nói chung còn mang tính bắt buộc, thiếu tính sáng tạo và nhiều kẽ hở và đôi khi có những quy định còn không phù hợp với thời điểm thị trường lúc đó. Do vậy, NHNN cần nghiên cứu thị trường vào từng thời điểm phù hợp và việc áp dụng nguồn luật hiện thời còn phù hợp hay không để có thể kịp thời sửa đổi vì sự phát triển chung của thị trường ngoại hối. NHNN cũng nên sửa đổi các văn bản luật về kinh doanh ngoại hối hiện hành theo hướng dần dần tự do hóa thị trường ngoại hối, giảm những can thiệp mang tính áp đặt của nhà nước hay NHNN vào tỷ giá hay vào các ngân hàng. 98 KẾT LUẬN Kinh doanh ngoại hối là lĩnh vực rất phức tạp thường xuyên đối mặt với những nguy cơ từ sự biến động của các thị trường. Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực năng động và hấp dẫn đối với các ngân hàng và các nhà đầu tư khi tiến hành giao dịch trên thị trường hối đoái. Hiện nay, Việt Nam cũng đa dạng các nghiệp vụ giao dịch hối đoái nhưng do thói quen, tập quán kinh doanh của người Việt mà giao dịch trên thị trường chủ yếu là Spot, Forward và Swap. Trong tương lai, khi nền kinh tế Việt Nam phát triển hơn nữa có vị thế trên trường quốc tế thì các nghiệp vụ như Options, thị trường tương lai sẽ tiến hành giao dịch nhiều hơn. Ngân hàng VPBank sẽ có những chính sách tích cực hơn để phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối nhằm thu hút các nhà đầu tư ngày càng thực hiện đa dạng nghiệp vụ hối đoái nhằm hạn chế rủi ro cho các ngân hàng, cho các nhà đầu tưđặc biệt là giúp cho ngân hàng và nhà đầu tư kiếm được lợi nhuận cao từ các nghiệp vụ hối đoái này. Để đạt được mục tiêu nâng cao khả năng cạnh tranh của VPBank không chỉ với các ngân hàng trong nước mà hướng tới các ngân hàng tiên tiến trên thế giới, ngân hàng VPBank luôn cố gắng và không ngừng hoàn thiện, phát triển và nâng cao chất lượng của các hoạt động dịch vụ nói chung và hoạt động kinh doanh ngoại hối nói riêng nhằm phục vụ tốt nhất cho mọi nhu cầu của khách hàng. Trên cơ sở kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, vận dụng những kiến thức đãđược tiếp thu, luận văn với đề tài “Phát triển kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng” đã hoàn thành những nội dung chủ yếu sau: Thứ nhất: Làm rõ các khái niệm liên quan đến thị trường ngoại hối, kinh doanh ngoại hối và các tiêu chí đánh giá sự phát triển KDNH tại NHTM. Thứ hai: Phân tích, đánh giá tình hình phát triển KDNH tại VPBank một cách khách quan, trung thực, đưa ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. 99 Thứ ba: Trên cơ sở phân tích một số thách thức cũng như khó khăn mà VPBank đã, đang và sẽ phải đối mặt, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển KDNH tại VPBank trong thời gian tiếp theo. Do thời gian có hạn và trình độ bản thân còn nhiều hạn chế nên chắc chắn trong bài viết không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý từ các thầy, cô để em có thể hoàn thiện được bài luận văn hoàn chỉnh. 100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt: 1. Phan Thị Thu Hà, 2006. Giáo trình Ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê. 2. Nguyễn Thanh Hải, 2012. Quản trị rủi ro kinh doanh ngoại tệ của Ngân Hàng TMCP Hàng Hải. Luận văn Thạc sỹ. Trường Đại học Kinh Tế Đại Học Quốc Gia Hà Nội. 3. Đỗ Thị Hòa, 2013. Phát triển kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Nha Trang. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Đà Nẵng. 4. Khối Nguồn vốn và thị trường tài chính VPBank, 2011. Quy trình thực hiện nghiệp vụ FX tại VPBank. 5. Khối tài chính VPBank, 2011, 2012, 2013, 2014. Báo cáo tài chính của VPBank. 6. Nguyễn Thị Mùi, 2006. Quản trị ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính. 7. Quốc hội, 2005, 2013. Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 và định 160/2006/NĐ-CP, Pháp lệnh ngoại hối số 06/2013/UBTVQH13. 8. Quốc hội, 2010. Luật các Tổ chức Tín dụng. 9. Nguyễn Văn Tiến, 2010. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê. 10. Nguyễn Văn Tiến, 2010. Thị trường ngoại hối và các nghiệp vụ phái sinh. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê. 11. Nguyễn Văn Tiến, 2009. Tài chính quốc tế. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê. 12. Đào Hữu Thành, 2010. Phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hang Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Luận văn Thạc sỹ. Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân. 101 Bùi Quang Tín, 2013. Quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các 13. ngân hàng thương mại cổ phần tại Thành phố Hồ Chí Minh. Luận án Tiến sĩ. Trường Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh. 14. Tổng cục thống kê, 2011-2014. Chỉ số giá tiêu dùng các tháng trong năm 15. Tổng cục thống kê, 2011-2014. Giá trị Xuất nhập khẩu Tiếng Anh: 16. Adetayo J.O, Dionco Adetayo E.A và Oladejo B, 2008.Management of foreign exchange risk in selected commercial banks in Nigeria. Obafemi Awolowo University. 17. Belt P.A.và Glaum M, 2012. The management of Foreign exchange risk in UK multinationals: An empirical Investigation. 18. Ian H. Giddy and Gunter Dufey, 2009, The management of foreign exchane risk. 19. Jacob A.Frenkel và Michael L. Mussa, 1980, Efficiency of foreign markets and measures of turbulence. 20. Maroof Hussain, 2010, Foreign exchange risk management in commercial bank in Pakistan. The University of Lahore. 21. Mishkin, 2005, The Economics of Money, Banking, and Financial Market. Columbia University. 22. Paulk Boothe, 1986, Implications of recent empirical findings. 102 [...]... luận về phát triển kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng thương mại Chương 2 : Phương pháp luận và thiết kế nghiên cứu Chương 3 : Thực trạng phát triển kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng Chương 4 : Một số giải pháp phát triển kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH DOANH NGOẠI HỐI... về phát triển kinh doanh ngoại tệ và rút ra được các kinh nghiệm phát triển kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng ở Việt Nam Từ việc đánh giá thực trạng phát triển kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Nha Trang giai đoạn 2010-2012 tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh doanh ngoại tệ tại Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Nha Trang trong thời gian tới Ngân. .. ro hoạt động kinh doanh ngoại hối hiện tạicủa Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam; Nhận diện các rủi ro kinh doanh ngoại hối mà Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam đã và đang đối mặt; Đưa ra được các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát rủi ro kinh doanh ngoại tệ áp dụng hiệu quả tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam và có thể áp dụng được trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam - Luận án... ngân hàng phát triển thì kéo theo các ngành nghề khác của nền kinh tế cũng phát triển theo 1.2.4 Các tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh doanh ngoại hối tại NHTM 1.2.4.1 Doanh số kinh doanh ngoại hối Doanh số kinh doanh ngoại hối của một Ngân hàng thương mại trong một thời kỳ được tính bằng tổng doanh số ngoại hối mua vào và bán ra với khách hàng trong thời kỳ đó Doanh số KDNH = Doanh số mua + doanh số... ngân hàng mua bán ngoại hối trên thị trường Lợi nhuận là số tiền có được từ doanh thu sau khi trừ đi chi phí, tính toán lãi lỗ từ việc kinh doanh ngoại hối Khi doanh thu ngoại hối của ngân hàng cao hơn số lượng bán ngoại tệ chứng tỏ ngân hàng đang hoạt động có lãi và hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng đang phát triển Ngược lại khi doanh thu ngoại hối thấp hơn thì ngân hàng kinh doanh có thể đang... hoạt động kinh doanh ngoại hối, hoặc kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại, các đề tài này tập trung chủ yếu vào việc phát triển hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại hối tại một ngân hàng thương mại Có thể kể đến công trình của một số tác giả như: - Luận văn thạc sỹ Phát triển kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Nha Trang” của tác giả Đỗ Thị Hòa năm 2013 tại Đại... trạng phát triển kinh doanh ngoại hối tại VPBank?  Giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần phát triển KDNH tại VPBank? 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nhiên cứu của luận văn là những vấn đề về kinh doanh ngoại hối và phát triển kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại - Phạm vi nghiên cứu :  Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Việt Nam. .. Thương chi nhánh Nha Trang trong thời gian tới Ngân hàng TMCP Ngoại Thương là ngân hàng hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối nên có nhiều ưu điểm cho VPBank học hỏi kinh nghiệm - Luận văn thạc sỹ kinh tế của Đào Hữu Thành về Phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam tại trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân năm 2010 Trong luận văn này, tác giả... và giải pháp để phát triển kinh doanh ngoại hối của ngân hàng VPBank 7 1.2 Cơ sở lý luận về phát triển kinh doanh ngoại hối của NHTM 1.2.1 Các khái niệm liên quan đến thị trường ngoại hối 1.2.1.1 Khái niệm ngoại hối Khái niệm ngoại hối được hiểu theo luật định và tương đối thống nhất giữa các quốc gia Tại Việt Nam, khái niệm ngoại hối được đề cập trong khoản 1, điều 4, Pháp lệnh ngoại hối ngày 13 tháng... từ ngân hàng nước ngoài và ngân hàng trong nước thì với sự phát triển của mình cũng đòi hỏi VPBank phải không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm, hoàn thiện quản lý rủi ro, nâng cao hiệu quả và phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối để phục vụ khách hàng tốt hơn và đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của tình hình mới Vì lý do đó vấn đề Phát triển kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh ... trạng phát triển kinh doanh ngoại hối Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 45 3.2.1 Quy trình kinh doanh ngoại hối Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 46 3.2.2 Tình hình phát triển kinh. .. TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG 38 3.1 Giới thiệu Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 38 3.1.1 Sự đời 38 3.1.2 Hoạt động kinh doanh. .. triển kinh doanh ngoại hối Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng qua tiêu 55 3.3 Đánh giá chung thực trạng phát triển kinh doanh ngoại hối Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng giai

Ngày đăng: 16/10/2015, 19:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w