0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Phân tích dữ liệu

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (Trang 46 -48 )

Dữ liệu thu thập sẽ thống kê, phân tích, tổng hợp, hiệu chỉnh và đánh giá; đồng thời sử dụng của bảng, biểu đồ và hình để minh họa làm tăng độ tin cậy trong nghiên cứu.

 Phương pháp phân tích tỷ lệ

Phương pháp phân tích tỷ lệ nhằm đánh giá sự phát triển của hoạt động KDNH của Ngân hàng, tìm hiểu các điểm mạnh điểm yếu của hoạt động kinh doanh, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phát triển KDNH tại VPBank.

 Phương pháp so sánh

Đây là phương pháp phổ biến nhất, dễ thực hiện thông qua việc so sánh đối chiếu giữa các con số để có một kết luận về sự chênh lệch giữa chúng.

Tùy theo đối tượng nghiên cứu mà các chỉ tiêu đem so sánh có thể giữa số thực tế với số kế hoạch; giữa số thực tế của kỳ phân tích với số thực tế của kỳ gốc; giữa các đơn vị với nhau hoặc với một đơn vị điển hình nào đó; so sánh với chỉ tiêu bình quân của một giai đoạn hoặc của ngành,... Kết quả của phép so sánh là xác định được mức chênh lệch (bằng số tuyệt đối hoặc tương đối) giữa các chỉ tiêu đem so sánh.

Để thực hiện phép so sánh cần đảm bảo các điều kiện so sánh được giữa các chỉ tiêu, đó là:

- Thống nhất về nội dung so sánh. Điều này rất cần được lưu ý khi có những sự thay đổi về tên gọi và nội dung của các chỉ tiêu đem so sánh.

37

- Thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu. Điều này xuất phát từ chỗ có những chỉ tiêu có thể được tính từ những phương pháp khác nhau và vì vậy cho những kết quả không giống nhau.

- Thống nhất về đơn vị tính, thời gian và quy mô so sánh.

Trong đề tài các số liệu về kết quả KDNH, lợi nhuận, doanh số mua vào bán ra của các loại ngoại tệ được so sánh các năm với nhau để đánh giá sự phát triển của KDNH tại VP Bank, từ đó tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh, từ đó đề ra các biện pháp phát triển KDNH.

 Phương pháp đồ thị

Các loại biểu đồ và đồ thị được sử dụng trong phân tích, nghiên cứu gồm có: - Biểu đồ phân tích sự biến động của chỉ tiêu theo thời gian: cho thấy sự phát triển của chỉ tiêu phân tích trong giai đoạn nhất định, đồng thời cũng có thể giúp cho việc dự đoán chỉ tiêu trong tương lai.

- Biểu đồ hình khối: biểu hiện các chỉ tiêu nghiên cứu bằng các hình khối. Trên biểu đồ các khối được biểu hiện theo một tỷ lệ nhất định để đảm bảo tính so sánh được. Ưu điểm của loại biểu đồ này là dễ thấy, dễ nhận biết. Tuy nhiên tính định lượng của biểu đồ không cao.

- Biểu đồ phân tích kết cấu: được sử dụng để thể hiện tỷ lệ các bộ phận cấu thành một tổng thể nào đó. Diện tích các phần trên biểu đồ thể hiện theo một tỷ lệ và phản ánh phần kết cấu nhất định nào đó của chỉ tiêu.

Trong đề tài có sử dụng các biểu đồ thể hiện doanh số các KDNH tăng dần qua các năm, doanh số mua vào và bán ra của các loại ngoại tệ, đặc biệt là các loại ngoại tệ mạnh. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các biểu đồ hình khối, biểu đồ phân tích kết cấu nhằm thể hiện rõ tỷ trọng các loại ngoại tệ trong tổng doanh số mua bán

38

CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (Trang 46 -48 )

×