1.2.4.1. Doanh số kinh doanh ngoại hối
Doanh số kinh doanh ngoại hối của một Ngân hàng thương mại trong một thời kỳ được tính bằng tổng doanh số ngoại hối mua vào và bán ra với khách hàng trong thời kỳ đó.
22
Hiện nay, khi thị trường ngoại hối phát triển, đồng nghĩa với việc cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, nếu ngân hàng mở rộng chênh lệch giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán (spread) thì sẽ không hấp dẫn khách hàng, dẫn đến doanh số mua bán ngoại tệ thấp. Do đó, một ngân hàng muốn tăng lợi nhuận thì trong cạnh tranh các ngân hàng có xu hướng thu hẹp spread nhằm tăng doanh số mua bán ngoại tệ của mình.
Thông thường khi doanh số mua và bán ngoại tệ tăng trưởng so với những năm trước đồng nghĩa với việc KDNH đã ngày một phát triển, đem lại hiệu quả cao cho ngân hàng. Đương nhiên không phải lúc nào doanh số mua, bán ngoại tệ cũng thể hiện sự phát triển của hoạt động KDNH bởi đôi khi những yếu tố này phụ thuộc vào tình hình chung của thị trường tiền tệ, đồng thời cũng gián tiếp chịu tác động từ nhu cầu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, tuy vậy nếu hiểu theo một cách đơn giản, khi doanh số mua và bán tăng, nghĩa là doanh thu từ hoạt động này cũng tăng do ngân hàng có thể thu được phí từ khách hàng khi thực hiện hoạt động KDNH. Điều này đồng nghĩa với việc KDNH đang trên đà phát triển.
1.2.4.2. Doanh thu và lợi nhuận từ việc mua bán ngoại hối
Doanh thu ngoại hối là luồng tiền có được khi ngân hàng mua bán ngoại hối trên thị trường. Lợi nhuận là số tiền có được từ doanh thu sau khi trừ đi chi phí, tính toán lãi lỗ từ việc kinh doanh ngoại hối.
Khi doanh thu ngoại hối của ngân hàng cao hơn số lượng bán ngoại tệ chứng tỏ ngân hàng đang hoạt động có lãi và hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng đang phát triển. Ngược lại khi doanh thu ngoại hối thấp hơn thì ngân hàng kinh doanh có thể đang bị lỗ, sự phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng đó đang bị đình trệ.
Sau khi tổng kết giao dịch theo quý, kết quả lợi nhuận cao hay thấp sẽ đánh giá được sự phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng đó.
23
- Lãi thu được do chênh lệch giữa giá bán và giá mua ngoại hối. Trên thị trường ngoại hối có ba phương pháp cơ bản để thu lãi. Ví dụ, trên thị trường giao ngay, đó là:
+ Lãi phát sinh khi nhà kinh doanh tạo trạng thái ngoại hối: Nhà kinh doanh có thể tạo trạng thái ngoại hối bằng cách mua bán một đồng tiền nào đó, chờ cho tỷ giá biến động sau đó cân bằng trạng thái ngoại hối và thu lãi
+ Lãi thu được từ kinh doanh chênh lệch tỷ giá: là việc tại cùng một thời điểm mua một đồng tiền ở nơi có giá thấp và bán lại đồng tiền này ở nơi có giá trị cao hơn để ăn chênh lệch tỷ giá.
+ Lãi thu được từ chênh lệch tỷ giá mua vào và bán ra: Do tỷ giá mua vào bao giờ cũng thấp hơn tỷ giá bán ra nên chênh lệch tỷ giá mua bán chính là thu nhập của ngân hàng. Ta có công thức tính như sau:
Lãi KDNH = Doanh số mua bán ngoại hối * spread Trong đó: Spread = Tỷ giá bán – tỷ giá mua
- Phí thu được từ các giao dịch ngoại hối (Phí từ cung cấp các sản phẩm ngoại hối phái sinh)
Lợi nhuận là mục tiêu sống còn của bất kỳ dịch vụ kinh doanh nào nên một ngân hàng có hoạt động KDNH phát triển thì thu nhập từ hoạt động KDNH phải chiếm một tỷ lệ tương đối so với tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng.
1.2.4.3. Quy mô kinh doanh ngoại hối
Quy mô KDNH mà tác giả đề cập ở đây đó là trên phương diện nguồn nhân lực được huy động để thực hiện việc KDNH, số lượng đối tác thực hiện giao dịch trên thị trường tiền tệ, số lượng chi nhánh được thực hiện giao dịch ngoại hối.
Khi đề cập đến số lượng nguồn nhân lực sử dụng trong hoạt động KDNH, không hẳn có nghĩa là một NHTM cứ có nhiều người tham gia vào hoạt động này thì hoạt động này được coi là phát triển. Trong vấn đề này, chúng ta có thể hiểu được rằng, khi việc thực hiện hoạt động KDNH đem lại kết quả tốt, ngày càng phát triển thì quy mô nguồn nhân lực sử dụng vào hoạt động này cũng sẽ được chú trọng
24
tăng cường cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng được với sự phát triển của hoạt động này.
Bên cạnh đó việc mở rộng thêm các đối tác thực hiện hoạt động KDNH cũng phần nào đó thể hiện sự phát triển của hoạt động này bởi lẽ khi có thêm đối tác nghĩa là chúng ta sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc tham khảo giá để xác định mức giá tốt nhất để thực hiện. Không những thế, việc mở rộng các đối tác cũng sẽ đồng nghĩa với việc tăng nguồn cung và cầu ngoại hối, giúp cho hoạt động này phát triển hơn.
1.2.4.4. Mức độ phát triển của dịch vụ KDNH
Các sản phẩm ngoại hối chính là các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng, các sản phẩm ngoại hối ngày càng được nâng cao về số lượng và chất lượng cũng phản ánh sự phát triển của hoạt động kinh doanh ngoại hối kể cả về số lượng và chất lượng. Cung cấp dịch vụ ngoại hối ngày một an toàn hơn cho khách hàng cũng là một tiêu chí phản ánh hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng đó đang thực sự phát triển.
1.2.4.5. Quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối
Ngày nay hoạt động KDNH của NHTM ngày càng đa dạng, phong phú đi kèm với nó là các rủi ro, trong hoạt động KDNH có các loại rủi ro sau:
- Các rủi ro cơ bản: Rủi do tỉ giá, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh toán.
- Rủi ro trong hồ sơ mua bán ngoại tệ: Hồ sơ mua bán ngoại tệ chưa rõ ràng, hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ. Thông tin khách hàng không chính xác, rõ ràng, Không cập nhật thông tin khách hàng kịp thời khi có thay đổi…,
- Rủi ro trong hợp đồng mua bán ngoại tệ: Hợp đồng không đầy đủ, ko chặt chẽ hoặc không đúng với các quy định về quản lý ngoại hối, thanh toán và pháp luật, không thực hiện đúng các điều khoản cam kết, không thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro biến động tỉ giá với các hợp đồng kỳ hạn mua bán ngoại tệ, thu phí qua hợp đồng dịch vụ (hoa hồng, chi phí tiền mặt) làm tăng tỉ giá thực tế vượ trần quy định;
- Rủi ro khi hạch toán: Hạch toán sai số tiền, loại tiền, tỷ giá, nhầm đối tác giao dịch…
25
Sau đây chúng ta đi sâu vào xem xét một số rủi ro cơ bản trong hoạt động KDNH Rủi ro về tỷ giá hối đoái
Rủi ro tỷ giá hối đoái là sự rủi ro có ý nghĩa rộng lớn của nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối. Rủi ro này xuất hiện khi một đối tác đã mua vào một lượng ngoại tệ mà đồng tiền này đang bị mất giá (giá hiện nay thấp hơn giá mua vào) hoặc ngược lại, đồng tiền đã bán ra đang lên giá.
Rủi ro về tỷ giá cũng xuất hiện khi các doanh nghiệp ký kết hợp đồng ngoại thương, theo đó họ phải thanh toán một số lượng ngoại tệ nhất định trong tương lai khi đối tác giao hàng, từ khi ký kết hợp đồng đến khi thanh toán là một khoảng thời gian khá dài cho sự biến động của tỷ giá. Nếu nhà doanh nghiệp không sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro thì khi tỷ giá ngoại tệ biến động sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Cụ thể khi tỷ giá ngoại tệ tăng sẽ hoàn toàn bất lợi cho nhà nhập khẩu và nếu tỷ giá giảm sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà xuất khẩu.
Để hạn chế rủi ro các nhà xuất khẩu và nhập khẩu cũng như các ngân hàng cần phải sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá như kỳ hạn, hoán đổi, giao dịch tiền tệ tương lai, quyền chọn. Tuỳ theo dự đoán của mình mà lựa chọn công cụ phòng ngừa thích hợp, trong kinh doanh ngoại hối luôn cần tạo vị thế ngoại tệ cân bằng. Nếu ngân hàng ký hợp đồng mua kỳ hạn với khách hàng B thì đồng thời phải tìm đầu ra ký hợp đồng bán kỳ hạn với khách hàng C, khi đến hạn dù tỷ giá có biến động thì Ngân hàng cũng không bị thiệt.
Rủi ro thanh toán
Với mỗi một nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối do Ngân hàng ký kết, luôn xuất hiện rủi ro do bên đối tác không thực hiện trách nhiệm của họ và hậu quả là hoạt động này sẽ kết thúc bằng một khoản lỗ. Giả sử, một ngân hàng A bán cho một khách hàng hay một ngân hàng B 10 triệu USD với tỷ giá USD/CHF là 1.6670 và mua một lượng này từ Ngân hàng C theo tỷ giá USD/CHF là 1.6665. Sau khi đã ký kết hợp đồng với người mua, người mua bị phá sản và không thể thực hiện trách nhiệm của mình. Tỷ giá của USD/CHF trên thị trường hạ xuống còn 1.6650. Ngân hàng A đã mua 10 triệu USD theo tỷ giá 1.6665 nhưng không bán tiếp theo tỷ giá
26
này được và phải chịu một khoản lỗ là 15.000CHF. Đôi khi rủi ro này xảy ra không phải do khách hàng bị phá sản nhưng vì tiền về không kịp, hoặc khách hàng thanh toán chậm cũng dẫn đến rủi ro. Như vậy rủi ro thanh toán phụ thuộc vào uy tín của khách hàng, để giảm thiểu rủi ro này các Ngân hàng cần phải lựa chọn kỹ khách hàng, chỉ ký kết hợp đồng mua bán ngoại tệ với khách hàng uy tín, có quan hệ tốt hoặc có quy định một hạn mức tín dụng về ngoại tệ để khi đến hạn thanh toán, nếu trên tài khoản tiền gửi không đủ tiền, ngân hàng có thể cho vay để khách hàng thanh toán.
Rủi ro tín dụng
Ngân hàng với chức năng là đi vay để cho vay. Rủi ro tín dụng xảy ra khi một đối tác không thể thanh toán đúng hạn theo như đã thoả thuận, nguyên nhân thường liên quan đến tình hình tài chính của đối tác như mất khả năng thanh toán, phá sản, chênh lệch về kỳ hạn thanh toán giữa các hợp đồng... Hậu quả của rủi ro tín dụng rất khó lường, đặc biệt trên thị trường ngoại hối các giao dịch thường mang tính dây chuyền. Vì mục đích của các nhà kinh doanh ngoại tệ luôn tạo vị thế cân bằng, nên khi họ mua ngoại tệ kỳ hạn của khách hàng này, cũng có nghĩa họ sẽ ký một hợp đồng bán kỳ hạn cho một khách hàng khác để hưởng chênh lệch. Do vậy trên thị trường ngoại hối khi một giao dịch được thoả thuận sẽ kéo theo hàng loạt các giao dịch khác. Cho nên nếu có một khâu thanh toán bị gián đoạn sẽ gây phản ứng dây chuyền ảnh hưởng đến các thành viên khác hoặc tác động đến hoạt động của thị trường ngoại hối.
Ví dụ : Giả sử khách hàng A vay của ngân hàng B 1 triệu USD và bán với tỷ giá 21.246 VND/USD, ngân hàng B không giữ số ngoại tệ này mà lại bán cho Ngân hàng C, ngân hàng B ký hợp đồng kỳ hạn mua của ngân hàng D 1,1 triệu USD kỳ hạn 3 tháng để trả cho khách hàng tiền gửi E khi đến hạn. Ngân hàng D ký hợp đồng mua kỳ hạn 3 tháng số tiền 1,1triệu USD với khách hàng F để bán cho ngân hàng B. Nhưng khi đến hạn, khách hàng F mất khả năng thanh toán nên Ngân hàng D không có ngoại tệ giao cho Ngân hàng B, kéo theo ngân hàng B không có ngoại tệ giao trả cho khách hàng E...thì rủi ro sẽ xuất hiện. Để giữ uy tín thì Ngân hàng D sẽ lấy vốn ngoại tệ của mình hoặc đi vay để thanh toán cho Ngân hàng B.
27
Một ngân hàng được đánh giá là có sự phát triển trong KDNH là ngân hàng phát triển tốt các nghiệp vụ phái sinh phòng ngừa rủi ro tỷ giá, đồng thời có biện pháp kiểm soát tốt trạng thái ngoại tệ.