0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (Trang 80 -80 )

3.3.2.1. Hạn chế

- VPBank đã có nỗ lực để đa dạng hóa các nghiệp vụ ngoại hối, tuy nhiên, tỷ trọng giữa các sản phẩm chưa cân bằng. Nghiệp vụ Swap, Forward và Option tuy đã có khách hàng nhưng tỷ trọng về doanh số còn thấp, đến năm 2014 mà 3 nghiệp vụ này chỉ chiếm đến 19,86% trong tổng doanh số KDNH, trong khi nghiệp vụ Spot chiếm tới 80,14%. Nghiệp vụ Future chưa có khách hàng sử dụng.

71

- Quy trình xét duyệt chứng từ của VPBank còn phức tạp, các giao dịch đều tập trung tại hội sở để phê duyệt về số lượng và tỷ giá. Chẳng hạn khi một giao dịch spot được xác nhận thì cán bộ trực tiếp giao dịch phải ký xác nhận rồi đến trưởng phòng sau đó chuyển chứng từ lên hội sở để xin duyệt về tỷ giá và khối lượng giao dịch. Sau khi chứng từ được phê duyệt rồi mới chuyển qua bộ phận kế toán và thực hiện thanh toán. Đồng thời với quá trình đó thì đã máy tính đã phải chuyển xác nhận giao dịch cho các bộ phận như middle office để kiểm tra và tới back office để thực hiện kế toán nhưng vẫn phải chờ chứng từ giấy mới được thanh toán. Quy trình thủ tục như vậy giúp ngân hàng có thể kiểm soát chặt chẽ các giao dịch, dễ kiểm soát đươc trạng thái ngoại tệ, tuy nhiên quy trình này mất nhiều thời gian. Trước lượng giao dịch ngoại hối ngày một tăng thì việc làm mất thời gian của khách hàng sẽ gây cho khách hàng rắc rối, và có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng. Chính điều này làm cho khách hàng chưa thực sự hài lòng.

- Phần kiểm soát rủi ro của VPBank trong kinh doanh ngoại hối đã được chú trọng, tuy nhiên chưa phát triển. VPBank chưa có mô hình đo lường rủi ro đối với các công cụ phái sinh.

- Giao dịch ngoại hối tại ngân hàng VPBank chủ yếu với đồng USD, sau đó là EUR, các đồng tiền khác có giao dịch nhưng còn chiếm tỷ lệ rất thấp. VPBank chưa thực sự khai thác được hết tiềm năng của thị trường.

- Các dịch vụ ngân hàng hiện đại, mang tính trọn gói tuy nhiên chưa được phát triển đồng bộ. Sự phát triển của ngoại thương và kinh tế quốc tế đã dẫn tới các doanh nghiệp phải sử dụng rất nhiều các dịch vụ đi kèm nhau như: bảo lãnh, mở LC, tín dụng…theo xu hướng chung, các doanh nghiệp sẽ sử dụng hầu hết các dịch vụ trên ở ngân hàng, các dịch vụ mang tính đồng bộ, trọn gói của VPBank còn chưa có nhiều, vì vậy cũng gây hạn chế đối với khách hàng nói chung và kinh doanh ngoại tệ nói riêng.

3.3.2.2. Nguyên nhân

72

Thứ nhất, đội ngũ cán bộ kinh doanh ngoại hối của VPBank chưa có kiến

thức sâu về thị trường ngoại hối, đặc biệt là kiến thức về quản trị rủi ro, thiếu kiến thức về các công cụ phái sinh trong kinh doanh ngoại hối. Trong bất kỳ một hoạt động nào thì yếu tố con người luôn tạo nên tất cả. Ở VPBank các cán bộ kinh doanh ngoại hối đã thật sự nắm vững nghiệp vụ, có khả năng phân tích thị trường thực hiện rất tốt các giao dịch nhưng cán bộ trong việc kiểm soát rủi ro thì lại không có bởi đây là một vị trí đòi hỏi người có khả năng phân tích thị trường cao và phải có khả năng nhận biết rủi ro. Nguyên nhân này tạo ra tồn tại về chất lượng kinh doanh ngoại hối.

Thứ hai là yếu tố công nghệ. Hệ thống công nghệ thông tin T24 của ngân

hàng chưa hỗ trợ nhiều cho việc triển khai các nghiệp vụ KDNH phái sinh mới do vẫn đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện. Năm 2014, VPBank đã triển khai thành công hệ thống FXFO nhằm tự động hóa việc nhập giao dịch và chào giá ngoại tệ cho khách hàng tại Hội sở và các chi nhánh, giúp giảm thiểu rủi ro hoạt động, nâng cao hiệu quả vận hành, tiết kiệm thời gian, chi phí và hướng tới một mô hình chuyên nghiệp. Tuy nhiên hệ thống FXFO còn chưa hoàn thiện, chưa hỗ trợ cho các giao dịch Swap, Option, hay bị quá tải.VPBank cũng chưa có những phần mềm hiện đại để quản trị rủi ro, để tính toán lãi suất, tỷ giá cho các công cụ phái sinh như Option, Forward, Swap. Đây là những công cụ mới mẻ và cần sử dụng những thuật toán phức tạp, nếu không có phần mềm hỗ trợ thì khó có thể đưa ra quyết định chính xác. Nguyên nhân này gây ảnh hưởng đến chất lượng kinh doanh ngoại hối.

Thứ ba chưa có sự phát triển đồng đều các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối.

Các cán bộ kinh doanh ngoại hối chưa tư vấn được cho khách hàng hiểu về các nghiệp vụ ngoại hối khác để họ thấy được lợi ích của các sản phẩm này mà chuyển hướng sử dụng mà chỉ tập trung phát triển nghiệp vụ truyền thống là nghiệp vụ Spot.

Thứ tư, hệ thống Marketing về tiếp thị về dịch vụ ngoại hối của ngân hàng

cho các doanh nghiệp còn yếu khiến cho việc quảng bá, tiếp thị các nghiệp vụ ngoại hối không được thực hiện một cách chuyên nghiệp nên không đưa giới thiệu được

73

toàn bộ thông tin về sản phẩm đến với khách hàng. Nguyên nhân này tạo ra tồn tại là các doanh nghiệp tiếp cận được sản phẩm của ngân hàng đang còn ít.

Thứ năm là khả năng quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của ngân

hàng còn hạn chế. Quản trị rủi ro là một trong những nhân tố cơ bản hết sức quan trọng để một ngân hàng thành công trong hoạt động kinh doanh ngoại hối. Nhưng không chỉ riêng với VPBank mà với tất cả các ngân hàng Việt Nam trên thị trường hiện nay khả năng nhận biết rủi ro kém nên dẫn đến khả năng quản trị rủi ro cũng kém. Nguyên nhân này dẫn đến việc VPBank chưa phát triển được hết các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, ảnh hưởng đến chất lượng kinh doanh ngoại hối.

Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất là mức độ phát triển của thị trường ngoại hối. Để các ngân hàng nói

chung và VPBank nói riêng có thể phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối thì thị trường phải phát triển tới một mức độ nhất định. Nhưng trên thưc tế thị trường ngoại hối của Việt Nam chưa thể phát triển được như các nước trên thế giới thậm chí là so với các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Thứ hai là phương pháp công bố tỷ giá của NHNN mới hạn chế vào 1 loại,

các tỷ giá khác chưa được công bố công khai. NHNN mới chỉ công bố tỷ giá của USD/VND còn với các loại ngoại tệ khác thì chưa và các qui định về quản lý giao dịch với các ngoại tệ khác vẫn hầu như rất ít, chủ yếu mới chỉ có USD. Muốn phát triển một thị trường ngoại hối đa dạng nhưng mới chỉ thực hiện công cô bố tỷ giá bình quân liên ngân hàng với USD thì khó có thể phát triển một thị trường ngoại hối đa dạng

Thứ ba là qui định của NHNN trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối còn nhiều

hạn chế. Chẳng hạn như việc nhà nước buộc các ngân hàng giao dịch giữa VND và USD theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do NHNN công bố nhưng không vượt quá biên độ ±1% hay như việc người dân muốn mua ngoại hối thì phải chứng minh được mục đích mua hợp lý nhưng có thể bán ngoại hối cho ngân hàng một cách tự do. Trong vài năm trở lại đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cho phép các NHTM được thực hiện nhiều nghiệp vụ mới như quyền chọn ngoại hối, quyền chọn

74

vàng, hoán đổi lãi suất. Tuy nhiên cơ sở pháp lý cho nghiệp vụ phái sinh còn chưa đầy đủ, ngoại trừ chỉ có giao dịch hoán đổi lãi suất đã có quy chế của NHNN là Quyết định số 1133/2003/QĐ-NHNN, ngày 30/09/2003. Mặc dù hiện nay tất cả các NHTM đều được thực hiện nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ, tuy nhiên chỉ được thực hiện quyền chọn giữa ngoại tệ và ngoại tệ, còn quyền chọn giữa ngoại tệ và VND thì phải được sự cho phép từ phía NHNN. Trên thực tế, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường chuyển đổi ngoại tệ ra VND để phục vụ hoạt động đầu tư sản xuất trong nước mà hầu như không chuyển đổi từ ngoại tệ ra ngoại tệ. Đây cũng là trở ngại lớn đối với các NHTM làm cho doanh số giao dịch quyền chọn rất thấp.

75

CHƯƠNG 4 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG 4.1. Bối cảnh nền kinh tế hiện nay

Trong năm 2014, kinh tế thế giới tiếp tục đà phục hồi nhưng tăng trưởng chưa vững chắc, lạm phát tiếp tục xu hướng giảm, đồng USD và giá vàng biến động phức tạp, nhiều Ngân hàng trung ương duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế nhưng mức độ nới lỏng đang thu hẹp dần. Ở trong nước, kinh tế vĩ mô diễn biến theo hướng tích cực, phù hợp với chủ trương và các giải pháp điều hành của Chính phủ. Tuy nhiên, tổng cầu của nền kinh tế tăng chậm, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn khó khăn, sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu.

4.1.1. Khó khăn

4.1.1.1. Thị trường trong nước

Nền kinh tế Việt Nam 2014 được coi là tạm ổn định được thể hiện trên một số chỉ tiêu quan trọng. Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, GDP năm 2014 tăng 5,98% so với năm 2013. Mức tăng của năm 2014 cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và 5,42% của năm 2013 cho thấy dấu hiệu tiếp tục phục hồi của nên kinh tế. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2014 tăng 4,09% so với năm 2013 và cuối năm 2014 tăng 1,84% so với cùng kỳ năm 2013. Mức tăng CPI năm 2014 là một trong những mức tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây.Lãi suất có xu hướng giảm thấp và ổn định, không còn tình trạng chạy đua lãi suất phức tạp như những năm trước. Tỷ giá nhìn chung được duy trì khá ổn định trong thời gian dài dù có những thời điểm tỷ giá phi chính thức có biến động vượt khỏi trần biên độ, đặc biệt sau khi NHNN điều chỉnh tỷ giá chính thức lên 1% vào trung tuần tháng 6/2014. Năm 2014, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá cả nước đạt hơn 298,24 tỷ USD, tăng 12,9%, tương ứng tăng 34,17 tỷ USD so với năm 2013; trong đó xuất khẩu đạt kim ngạch 150,19 tỷ USD, tăng 13,7%, tương ứng tăng hơn 18,15 tỷ USD; và nhập khẩu đạt hơn 148,05 tỷ USD, tăng 12,1%, tương ứng tăng hơn

76

16,02 tỷ USD. Cán cân thương mại hàng hóa năm 2014 đạt mức thặng dư 2,14 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay.

Bên cạnh những thành tích đạt được, thì nền kinh tế nước ta hiện nay vẫn còn nhiều tồn tại. Đầu tiên có thể thấy, tăng trưởng kinh tế đã không đạt mục tiêu so với kế hoạch đề ra, chỉ đạt 5,42% so với 5,5%. Mục tiêu không đạt chính là biểu hiện của tình trạng khó khăn mà khu vực sản xuất đang phải đối mặt. Số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động lớn, ở mức 67.800 đơn vị, tăng 11,62% so với năm 2013. Tiếp cận vốn của doanh nghiệp vẫn còn nhiều trở ngại dù lãi suất ngân hàng có xu hướng giảm. Tỷ lệ nợ xấu cao của Ngân hàng và tình trạng khốn khó tài chính của doanh nghiệp khiến cho các điều khoản vay được các Ngân hàng kiểm soát chặt chẽ hơn. Tỷ giá dù được duy trì tương đối ổn định, nhưng thực tế đồng Việt Nam vẫn lên giá thực so với USD đã làm suy giảm đáng kể năng lực cạnh tranh của nền kinh tế cũng như của hàng hóa Việt Nam trên các thị trường quốc tế, thậm chí ngay chính ở thị trường trong nước.

Những khó khăn của thị trường trong nước tác động trực tiếp tới hoạt động KDNH, đó chính là sự phát triển của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Trong thời gian vừa qua cũng như trong thời gian tới, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam đã, đang và sẽ gặp nhiều khó khăn hơn do các yếu tố như lạm phát, lãi suất, nhất là việc tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp sẽ ngày càng khó khăn hơn, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Bên cạnh những khó khăn chung về việc tiếp cận vốn vay một cách không dễ dàng, một số ngành xuất khẩu vốn đang là thế mạnh của Việt Nam cũng đang gặp một số khó khăn riêng như các ngành: dệt may, nông sản hay mặt hàng gỗ…

Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu, do chính sách thắt chặt quản lý ngoại tệ từ NHNN, dẫn đến việc nguồn tín dụng cho vay ngoại tệ sẽ suy giảm, sẽ khiến các doanh nghiệp nhập khẩu đối mặt với khó khăn trong việc tìm nguồn ngoại tệ để thanh toán cho các hợp đồng của mình. Ngày 06/12/2013 Thống đốc NHNN đã ban hành Thông tư số 29/2013/TT-NHNN quy định cho vay bằng ngoại tệ của TCTD đối với khách hàng vay là người cư trú. Thông tư quy định khách hàng vay vốn

77

bằng ngoại tệ để thanh toán tiền nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ phải có đủ nguồn thu ngoại tệ hoặc được TCTD cam kết bán ngoại tệ để trả nợ. Mục đích ban hành Thông tư nhằm phù hợp với khả năng huy động vốn ngoại tệ ở trong nước của TCTD; kiểm soát tín dụng, hạn chế được các nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục các mặt hàng nhập khẩu không thiết yếu, hàng tiêu dùng không khuyến khích nhập khẩu do Bộ Công thương ban hành theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011; chuyển dần quan hệ huy động - cho vay bằng ngoại tệ trong nước của TCTD sang quan hệ mua - bán ngoại tệ hạn chế tình trạng đô la hoá. Điều này đặt ra một thực tế là VPBank sẽ phải sẵn sàng cung ứng được lượng ngoại tệ, đáp ứng được nhu cầu cho khách hàng để khách hàng có thể thực hiện việc thanh toán các hợp đồng ngoại của mình. Nếu như trước kia, trong trường hợp thiếu vốn ngoại tệ, VPBank với uy tín của mình có thể dùng hình thức đi vay tài trợ từ các ngân hàng nước ngoài rồi sau đó tái tài trợ lại cho các doanh nghiệp thông qua các hợp đồng tín dụng ngoại tệ, thì với việc thắt chặt cho vay tín dụng bằng ngoại tệ, các khách hàng sẽ buộc lòng phải chuyển sang việc mua trực tiếp bằng ngoại tệ để thanh toán. Điều này khiến nhu cầu về ngoại tệ tăng, trong khi lượng cung ngoại tệ đang có xu hướng giảm. Đây sẽ là khó khăn khá lớn mà VPBank cần đối mặt và tìm ra các giải pháp phù hợp.

4.1.1.2. Thị trường thế giới

Năm 2014, tình hình kinh tế thế giới vẫn còn nhiều bất ổn và biến động phức tạp. Kinh tế thế giới đang phải đối mặt với ba thách thức lớn, đó là (i) các nước mới nổi và đang phát triển vẫn chưa thoát khỏi tình trạng tồi tệ nhất, trong đó rất nhiều nước đang loay hoay tìm mô hình tăng trưởng; kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại trong năm 2014, (ii) hiện nay, khu vực châu Âu, đặc biệt là khu vực Eurozone đang phải đối mặt với tình trạng đình trệ tương tự như Nhật Bản trong những năm 1980-1998 khi rơi vào tình trạng tăng trưởng chậm và giảm phát (do đồng Euro lên giá và rủi ro giảm phát) và (iii) chính sách tiền tệ nới lỏng có thể gây ra lạm phát hoặc giảm phát tại một số nước và khu vực.

78

Kinh tế trên thế giới vẫn chưa thoát khỏi suy thoái, làm ảnh hưởng rất lớn đến các nền kinh tế khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt trong tình trạng suy thoái như hiện nay, người dân sẽ vẫn phải sống trong tình cảnh thắt lưng buộc bụng, ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu của các nước nói chung trong đó có Việt Nam. Khi các doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp khó khăn đồng nghĩa với việc hoạt động KDNH tại các NHTM nói chung và tại VPBank nói riêng sẽ gặp

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (Trang 80 -80 )

×