Hội nhập quốc tế đã mở ra nhiều cơ hội, nhưng cũng đặt ra không ít thách thức đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ ngân hàng Việt Nam khi phải cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng nước ngoài không chỉ mạnh về tiềm lực tài chính mà còn có nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển các dịch vụ ngân hàng (DVNH) hiện đại. Để đáp ứng, bắt nhịp được xu thế chung này, đồng thời tận dụng những thuận lợi mà việc hội nhập mang lại, hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua đã có những thay đổi trong cơ cấu để kịp thời thích nghi. Đa dạng hóa, hiện đại hóa loại hình hoạt động kinh doanh đang là xu thế chung của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Điều này hết sức cần thiết bởi để cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài với các gói dịch vụ đa dạng, chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm, các NHTM Việt Nam cũng cần tập trung nghiên cứu để đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhằm từng bước hội nhập vào cộng đồng tài chính khu vực và thế giới. Hiện nay, những hoạt động chính của một ngân hàng thương mại thường bao gồm các hoạt động huy động vốn, cho vay và đầu tư, làm trung gian thanh toán. Bên cạnh đó, một trong những loại hình hoạt động có vai trò quan trọng và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu hoạt động cũng như cơ cấu lợi nhuận của các NHTM Việt Nam là hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ (KDNT) tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPbank) cũng như tại các NHTM khác hiện đang chiếm một vị trí quan trọng, hỗ trợ khá nhiều cho các hoạt động khác như thanh toán quốc tế, tín dụng.. . Vai trò của hoạt động kinh doanh ngoại tệ ngày một tăng do xu thế hội nhập và giao lưu buôn bán với các quốc gia khác ngày càng có xu thế tăng. Tuy nhiên hoạt động KDNT cũng gặp nhiều khó khăn do sự biến động của hệ thống tài chính toàn cầu và sự thay đổi thường xuyên trong việc ban hành chính sách quản lý hoạt động này ở Việt Nam. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng ra đời trong bối cảnh nền kinh tế đang trong quá trình hội nhập, hoạt động kinh doanh ngoại tệ được triển khai từ những năm đầu thành lập tuy nhiên đến giai đoạn gần đây thì hoạt động này mới có bược phát triển mạnh. Kinh doanh ngoại tệ đã và đang dần trở thành hoạt động quan trọng của ngân hàng vì tạo ra thu nhập cao và góp phần thúc đẩy các hoạt động khác phát triển. Ngoài những áp lực cạnh tranh từ ngân hàng nước ngoài và ngân hàng trong nước thì với sự phát triển của mình cũng đòi hỏi VPBank phải không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm, hoàn thiện quản lý rủi ro, nâng cao hiệu quả và phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ để phục vụ khách hàng tốt hơn và đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của tình hình mới. Vì lý do đó vấn đề “Phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng” là rất cần thiết. Tác giả mong muốn tìm hiểu thực tế và phân tích về sự phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại VPBank trong những năm vừa qua, từ đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại VPBank, góp phần cung cấp những thông tin hữu ích cho nhà quản lý VPBank và những ai quan tâm vấn đề này.
MỤC LỤC Danh mục chữ viết tắt i Danh mục bảng ii Danh mục biểu đồ ii LỜI NÓI ĐẦU 1 Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về phát triển hoạt động KDNT tại ngân hàng thương mại 8 1.1. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại 8 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại 8 1.1.2. Các nghiệp vụ cụ thể trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại 10 1.2. Phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng thương mại 16 1.2.1. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại 17 1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại 20 Chương 2: Phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng VPBank 27 2.1. Giới thiệu về VPBank 27 2.1.1. Sự ra đời 27 2.1.2. Hoạt động kinh doanh 27 2.2. Thực trạng phát triển kinh doanh ngoại tệ tại VPBank 28 2.2.1. Một số nghiệp vụ được triển khai 28 2.2.2. Quy trình kinh doanh ngoại tệ tại VPBank 32 2.2.3. Tình hình phát triển kinh doanh ngoại tệ của VPBank qua các chỉ tiêu.42 2.3. Đánh giá chung 57 2.3.1. Những kết quả đạt được 57 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 58 1 Chương 3: Định hướng và một số giải pháp cơ bản để phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng VPBank trong giai đoạn tiếp theo 62 3.1. Bối cảnh mới 62 3.1.1. Khó khăn 62 3.1.2. Thách thức 71 3.2. Định hướng của ngân hàng trong thời gian tới 73 3.3 .Các giải pháp cụ thể đối với ngân hàng VPBank 74 3.3.1. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng của các hoạt động nghiệp vụ cụ thể trong hoạt động KDNT của VPBank 74 3.3.2. Nhóm giải pháp tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ 76 3.3.3. Thường xuyên đánh giá hiệu quả hoạt động KDNT 76 3.3.4. Xây dựng chính sách thu hút và phát triển nguồn nhân lực 77 3.3.5. Các giải pháp khác 79 3.4. Một số kiến nghị với ngân hàng nhà nước Việt Nam 82 3.4.1. Điều chỉnh tỷ giá một cách linh hoạt theo cơ chế thị trường 82 3.4.2. Hoàn thiện cơ chế quản lý ngoại hối 83 3.4.3. Xây dựng hành lang pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ 84 KẾT LUẬN 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 2 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 AUD Đô la Úc 2 CAD Đô la Canada 2 CNY Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc 3 CHF Đồng franc Thụy Sĩ 4 DVNH Dịch vụ ngân hàng 5 EUR Đồng Euro (Đồng tiền chung châu Âu) 6 GBP Bảng Anh 7 HO Hội sở chính 8 ISDA Hiệp hội sản phẩm phái sinh 9 JPY Yên Nhật 10 KDNT Kinh doanh ngoại tệ 11 KDNT Kinh doanh ngoại tệ 12 NHNN Ngân hàng nhà nước Việt Nam 13 NHNNg Ngân hàng nước ngoài 14 NHTM Ngân hàng thương mại 15 SGD Đô la Singapore 16 SME Doanh nghiệp vừa và nhỏ 17 TCTD Tổ chức tín dụng 18 TMCP Thương mại cổ phần 19 USD Đô la Mỹ 20 VND Việt Nam đồng 21 VPBank Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 22 XAU Vàng 23 XNK Xuất nhập khẩu 3 DANH MỤC BẢNG STT Số hiệu Nội dung Trang 1 Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của VPBank 29 2 Bảng 2.2 Quy định về các đối tượng khách hàng cho từng cấp bậc của VPBank trong kinh doanh ngoại tệ 36 3 Bảng 2.3 Quy định về những hoạt động kinh doanh ngoại tệ mà VPBank thực hiện cung cấp cho các đối tượng được phép tham gia trên thị trường ngoại hối 37 4 Bảng 2.4 Lợi nhuận kinh doanh ngoại tệ và vàng của VPBank qua các năm 43 5 Bảng 2.5 Số lượng ngoại tệ mua và bán 47 6 Bảng 2.6 Doanh số mua ngoại tệ qua các tháng của năm 2012 51 7 Bảng 2.7 Doanh số bán ngoại tệ qua các tháng của năm 2012 52 8 Bảng 2.8 Báo cáo mua bán ngoại tệ phân chia theo đối tượng khách hàng 54 9 Bảng 2.9 Cơ cấu ngoại tệ mua vào theo loại giao dịch 55 10 Bảng 2.10 Cơ cấu ngoại tệ bán ra theo loại giao dịch 55 11 Bảng 2.11 Doanh số ngoại tệ bán ra của Eximbank 56 12 Bảng 2.12 Quy mô kinh doanh ngoại tệ của VPBank 59 DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT Số hiệu Nội dung Trang 1 Biểu đồ 2.1 Doanh số ngoại tệ USD, EUR mua vào 49 2 Biểu đồ 2.2 Doanh số ngoại tệ USD, EUR bán ra 50 3 Biểu đồ 2.3 Tỷ trọng các loại ngoại tệ trong tổng doanh số mua, bán của năm 2012 53 4 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hội nhập quốc tế đã mở ra nhiều cơ hội, nhưng cũng đặt ra không ít thách thức đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ ngân hàng Việt Nam khi phải cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng nước ngoài không chỉ mạnh về tiềm lực tài chính mà còn có nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển các dịch vụ ngân hàng (DVNH) hiện đại. Để đáp ứng, bắt nhịp được xu thế chung này, đồng thời tận dụng những thuận lợi mà việc hội nhập mang lại, hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua đã có những thay đổi trong cơ cấu để kịp thời thích nghi. Đa dạng hóa, hiện đại hóa loại hình hoạt động kinh doanh đang là xu thế chung của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Điều này hết sức cần thiết bởi để cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài với các gói dịch vụ đa dạng, chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm, các NHTM Việt Nam cũng cần tập trung nghiên cứu để đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhằm từng bước hội nhập vào cộng đồng tài chính khu vực và thế giới. Hiện nay, những hoạt động chính của một ngân hàng thương mại thường bao gồm các hoạt động huy động vốn, cho vay và đầu tư, làm trung gian thanh toán. Bên cạnh đó, một trong những loại hình hoạt động có vai trò quan trọng và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu hoạt động cũng như cơ cấu lợi nhuận của các NHTM Việt Nam là hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ (KDNT) tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPbank) cũng như tại các NHTM khác hiện đang chiếm một vị trí quan trọng, hỗ trợ khá nhiều cho các hoạt động khác như thanh toán quốc tế, tín dụng . Vai trò của hoạt động kinh doanh ngoại tệ ngày một tăng 1 do xu thế hội nhập và giao lưu buôn bán với các quốc gia khác ngày càng có xu thế tăng. Tuy nhiên hoạt động KDNT cũng gặp nhiều khó khăn do sự biến động của hệ thống tài chính toàn cầu và sự thay đổi thường xuyên trong việc ban hành chính sách quản lý hoạt động này ở Việt Nam. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng ra đời trong bối cảnh nền kinh tế đang trong quá trình hội nhập, hoạt động kinh doanh ngoại tệ được triển khai từ những năm đầu thành lập tuy nhiên đến giai đoạn gần đây thì hoạt động này mới có bược phát triển mạnh. Kinh doanh ngoại tệ đã và đang dần trở thành hoạt động quan trọng của ngân hàng vì tạo ra thu nhập cao và góp phần thúc đẩy các hoạt động khác phát triển. Ngoài những áp lực cạnh tranh từ ngân hàng nước ngoài và ngân hàng trong nước thì với sự phát triển của mình cũng đòi hỏi VPBank phải không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm, hoàn thiện quản lý rủi ro, nâng cao hiệu quả và phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ để phục vụ khách hàng tốt hơn và đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của tình hình mới. Vì lý do đó vấn đề “Phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng” là rất cần thiết. Tác giả mong muốn tìm hiểu thực tế và phân tích về sự phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại VPBank trong những năm vừa qua, từ đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại VPBank, góp phần cung cấp những thông tin hữu ích cho nhà quản lý VPBank và những ai quan tâm vấn đề này. 2. Tình hình nghiên cứu 2.1Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Ở nước ngoài hoạt động KDNT là một hoạt động mang lại khá nhiều lợi nhuận và đã được thực hiện từ rất lâu. Do vậy, cũng đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này. Ngoài những giáo trình và đề tài nghiên cứu chung về hoạt động này (bao gồm những khái niệm, các nghiệp vụ của hoạt động 2 KDNT) thì ta có thể nhận thấy, đối với các ngân hàng tại nước ngoài, do tính phức tạp trong các nghiệp vụ thực hiện hoạt động KDNT, việc kiểm soát rủi ro được các nhà quản trị quan tâm nhiều hơn. Đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu đi khá sâu về việc quản trị rủi ro trong hoạt động KDNT, có thể kể đến một số đề tài như: “Foreign exchange risk management in commercial bank in Pakistan” của tác giả Maroof Hussain năm 2010, đề tài “Management of Foreign exchange risk in selected commercial bank, in Nigeria” của nhóm tác giả J.O. Adetayo, E.A. Dionco Adetayo và B. Oladejo năm 2008, đề tài “The management of Foreign Exchange Risk in UK multinationals: An empirical Investigation” của tác giả P. A. Belt và M. Glaum năm 2012, nghiên cứu “The management of Foreign Exchange Risk” của hai giáo sư by Ian H. Giddy and Gunter Dufey thuộc trường đại học New York University and University of Michigan năm 2009. Trong hầu hết các đề tài kể trên, các tác giả đã chủ yếu đi sâu vào phân tích: rủi ro kinh doanh ngoại tệ là gì, các nhân tố tác động đến rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ của các định chế tài chính và phi tài chính, các chỉ tiêu đo lường rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ và từ đó đưa ra một số biện pháp quản lý rủi ro. Một số phân tích tiêu biểu về phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ có thể kể đến như: “Efficiency of foreign markets and measures of turbulence” của hai tác giả Jacob A. Frenkel và Michael L. Mussa năm 1980, đề tài “Foreign exchange market efficiency tests: Implications of recent empirical findings” của Paul Boothe làm việc tại Department of Economics, University of Alberta, Edmonton, Alberta, Canada TG6 2H4 và David Longworth làm việc tại Bank of Canada năm 1986. 3 Hiện nay, theo tìm hiểu của bản thân, tác giả nhận thấy chưa có đề tại nào tại nước ngoài nghiên cứu riêng và cụ thể về phát triển hoạt động KDNT tại một NHTM ở Việt Nam, cụ thể là tại VPBank. 2.2Tình hình nghiên cứu ở trong nước Từ trước đến nay cũng đã có khá nhiều đề tài trong nước nghiên cứu về hoạt động kinh doanh ngoại tệ, hoặc kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại, các đề tài này tập trung chủ yếu vào việc phát triển hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại một ngân hàng thương mại. Có thể kể đến công trình của một số tác giả như: “Phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam”, luận văn thạc sỹ của tác giả Trang Quốc Hưng năm 2008; đề tài “ Giải pháp mở rộng kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng Công thương chi nhánh Đà Nẵng” đăng trong “Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010” của tác giả Trần Thị Thảo Nhi; đề tài “Giải pháp mở rộng kinh doanh ngoại tệ tại Phòng Kinh doanh thị trường tài chính VPBank” luận văn thạc sỹ của tác giả Quản Trần Tùng, năm 2010, đề tài “Quản trị rủi ro kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng TMCP Hằng Hải” của Nguyễn Thanh Hải. Bài viết “Bàn về rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ ở Việt Nam” của thạc sỹ Hà Anh Dũng trên Tạp chí Tài chính ngày 29/06/2013. Đặc biệt là luận văn thạc sỹ kinh tế của Nguyễn Công Giảng về “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam năm 2007”. Trong luận văn này, tác giả đã nêu được những khái niệm cơ bản về kinh doanh ngoại tệ đồng thời cũng đi sâu phân tích các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh ngoại tệ và đưa ra một số giải pháp, tuy nhiên khi phân tích về các đối tượng tham gia vào việc trên thị trường hối đoái thì tác giả đã không đề cập đến các cá nhân mà chỉ đề cập đến các tổ chức tài chính: Ngân hàng trung ương, ngân hàng thương mại, các công ty và định chế tài chính phi ngân hàng, các nhà môi giới (broker). Việt Nam là một nước có lực lượng lao động dồi dào, giá 4 rẻ, hàng năm Việt Nam thu về hàng tỷ USD kiều hối (Năm 2012 ước tính đạt 9,2-9,5 tỷ USD, nguồn cafef.vn), thì các cá nhân cũng là một đối tượng tham gia trên thị trường hối đoái. Mặt khác, với trình độ phát triển ngày càng nâng cao, các cá nhân đã dần dần có thể trực tiếp tham gia vào kinh doanh ngoại tệ như tham gia kinh doanh ngoại tệ qua mạng như giao dịch Forex… Ngoài ra khi phân tích về các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ trên thị trường hối đoái, tác giả có đưa ra khái niệm về nghiệp vụ Arbitrage như sau: “Arbitrage là nghiệp vụ kết hợp việc mua (bán) ngoại tệ và thực hiện việc bán (mua) ngoại tệ lại nhằm thu lợi nhuận do chênh lệch tỷ giá giữa các thị trường”, tuy nhiên thông tư số 03/2008/TT-NHNN thì các loại giao dịch hối đoái bao gồm: Giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi, giao dịch quyền chọn, hợp đồng tương lai, như vậy nghiệp vụ Arbitrage chỉ là một trường hợp đặc biệt kết hợp hai giao dịch mua bán để tạo ra lợi nhuận chứ không phải là một loại nghiệp vụ mua bán ngoại tệ Như vậy có thể thấy đã có một số công trình nghiên cứu về việc phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào đồng cấp nghiên cứu về phát triển hoạt động KDNT tại VPBank 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM nói chung và đánh giá phát triển hoạt động KDNT của ngân hàng VPBank, đề tài đề xuất giải pháp nhằm phát triển hoạt động KDNT của ngân hàng VPBank trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 3.2Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn có nhiệm vụ: Làm rõ khái niệm đặc điểm và nội dung của hoạt động KDNT và các tiêu chí đánh giá phát triển hoạt động KDNT của NHTM 5 Phân tích, đánh giá sự phát triển KDNT của Ngân hàng VPBank trong thời gian qua, trong đó đặc biệt nhấn mạnh những bất cập và nguyên nhân của những bất cập. Đề xuất giải pháp phát triển hoạt động KDNT của VPBank nhằm đáp ứng yêu cầu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ và phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng VPBank 4.2.Phạm vi nghiên cứu Về thời gian nghiên cứu của luận văn tập trung phân tích sự phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng VPBank giai đoạn từ năm 2010 đến nay. Khi đề xuất giải pháp phát triển hoạt động KDNT của VPBank đề tài đề xuất giải pháp từ nay đến năm 2020. Về không gian, đề tài phân tích hoạt động KDNT trong phạm vi theo nghĩa hẹp, tức là sẽ đi sâu nghiên cứu về hoạt động mua bán ngoại tệ của NHTM nói chung và của Ngân hàng VPBank nói riêng, các nghiệp vụ của nó và ảnh hưởng của hoạt động này tới các hoạt động cho vay ngoại tệ, thanh toán quốc tế…để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển hoạt động KDNT. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống như: phương pháp phân tích, phương pháp biện chứng duy vật phương pháp hệ thống hóa, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh và phương pháp luận giải, phương pháp thực nghiệm, phương pháp diễn giải và quy nạp Trong các phương pháp trên, phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng nhiều nhất, tác giả dựa trên số liệu từ các nguồn khác nhau và dựa vào 6 [...]... về phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại - Chương 2: Phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng VPBank - Chương 3: Định hướng và một số giải pháp cơ bản để phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng VPBank trong giai đoạn tiếp theo 7 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KDNT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Hoạt động kinh doanh ngoại. .. Những đóng góp mới của luận văn Đánh giá sự phát triển của hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng VPBank trong thời gian qua, làm rõ những bất cập và nguyên nhân của những bất cập trong kinh doanh ngoại tệ tại VPBank Đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng VPBank nhằm đáp ứng nhu cầu mới trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 7 Kết cấu của đề tài Ngoài lời... giới và sự phát triển của hệ thông ngân hàng đã làm cho hoạt động KDNT phát triển đa đạng và phong phú hơn Ở các ngân hàng hiện đại, ngoài việc kinh doanh ngoại tệ vì mục đích lợi nhuận, các giao dịch ngoại tệ cũng được sử dụng để phòng tránh rủi ro Sự phát triển của thương mại thế giới kéo theo sự phát triển của KDNT, ngược lại sự phát triển của KDNT cũng làm tiền đề, nền tảng để hoạt động ngoại thương... ngày giao hàng, số tiền mua bán không phải theo giá ghi trong hợp đồng mà là giá trị giao ngay (do mọi khoản lãi và lỗ trước đó đã được thanh toán thông qua quá trình ghi giá thị trường) 16 1.2 Phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng thương mại Phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ là việc triển khai, mở rộng các hoạt động liên quan đến ngoại tệ nhằm mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp... này, phát triển của hoạt động KDNT được xem xét khi ngân hàng có khả năng cung cấp đầy đủ lượng ngoại tệ khi khách hàng có nhu cầu mua hợp lý và khả năng mua hết số ngoại tệ khi khách hàng có nhu cầu bán 1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại 1.2.2.1 Nhân tố nội tại của ngân hàng 20 • Nguồn nhân lực Trong bất kỳ một hoạt động nào, có thể... và bán ngoại tệ của ngân hàng thương mại trong một thời gian xác định Thông thường khi doanh số thực hiện cao thì cũng có nghĩa là việc kinh doanh ngoại tệ đang phát triển và có khả năng mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng Công thức tính doanh số mua ngoại tệ: Số phát sinh có của TK mua bán ngoại tệ kinh doanh (4711) + số phát sinh có của TK cam kết giao dịch kỳ hạn tiền tệ (4741) + số phát sinh có... thống quản trị rủi ro Tất cả các hoạt động kinh doanh luôn tiềm ẩn những rủi ro Hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng vậy Đã có những bài học xương máu trên thế giới và ở Việt Nam mà qua đó chúng ta càng ý thức được tầm quan trọng của việc ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại các Ngân hàng thương mại Ngoài các rủi ro thông thường mà các hoạt động khác cũng phải đối mặt như:... vàng /ngoại tệ bán ra trong kỳ tính theo nguyên tệ: Số phát sinh Nợ TK 4711 G: Doanh số bán vàng /ngoại tệ trong kỳ tính theo VND: Số phát sinh Có TK 4712 H: Kết quả kinh doanh vàng /ngoại tệ trong kỳ H= G - (E*F) 1.2.1.2 Doanh số thực hiện Khi đánh giá bất kỳ một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh nào thì không thể không nói đến tiêu chí doanh số thực hiện Doanh số thực hiện chính là doanh số mua và bán ngoại. .. 1.1.2 Các nghiệp vụ cụ thể trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại 10 Khi kinh tế xã hội ngày càng phát triển thì các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ đang ngày càng đa dạng và phát triển, tuy nhiên các nghiệp vụ cơ bản nhất có thể kể đến như: giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn, tương lai 1.1.2.1 Nghiệp vụ giao ngay (Spot) Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ giao ngay là nghiệp vụ hai... gây tổn thất nặng nề cho ngân hàng khi tỷ giá một loại ngoại tệ nào đó đột nhiên biến động mạnh Với việc đa dạng hóa các loại ngoại tệ mạnh một cách chủ động trong kinh doanh sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng thực hiện đa dạng và phát triển thêm các nghiệp vụ KDNT khác nhau như quy đổi, điều chuyển vốn giữa các ngoại tệ với nhau trên các tài khoản tiền gửi ngân hàng tại các ngân hàng nước ngoài nhằm đảm . hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại 10 1.2. Phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng thương mại 16 1.2.1. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển hoạt động kinh doanh. về hoạt động kinh doanh ngoại tệ, hoặc kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại, các đề tài này tập trung chủ yếu vào việc phát triển hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại một ngân. doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại 17 1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại 20 Chương 2: Phát triển hoạt động kinh doanh ngoại