Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn chương các định luật bào toàn vật lý 10 trung học phổ thông ban nâng cao nhằm đánh giá mức độ nắm vững kiến thức của học sinh và rút kinh nghi
Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 100 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
100
Dung lượng
835,28 KB
Nội dung
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
PHẠM HỒNG VÂN
XÂY DỰNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN
CHƯƠNG “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN” VẬT LÝ 10
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG BAN NÂNG CAO NHẰM ĐÁNH GIÁ
MỨC ĐỘ NẮM VỮNG KIẾN THỨC CỦA HỌC SINH VÀ
RÚT KINH NGHIỆM CHO HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM VẬT LÝ
HÀ NỘI – 2015
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
PHẠM HỒNG VÂN
XÂY DỰNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN
CHƯƠNG “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN” VẬT LÝ 10
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG BAN NÂNG CAO NHẰM ĐÁNH GIÁ
MỨC ĐỘ NẮM VỮNG KIẾN THỨC CỦA HỌC SINH VÀ
RÚT KINH NGHIỆM CHO HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM VẬT LÝ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN VẬT LÝ)
MÃ SỐ: 60 14 01 11
Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. NGUYỄN HUY SINH
HÀ NỘI – 2015
2
LỜI CẢM ƠN
Sau một quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại Học Giáo Dục Đại Học Quốc Gia Hà Nội, tôi đã hoàn thành được nghiên cứu của mình. Với
tình cảm chân thành, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các Thầy, các Cô đã
tận tình giảng dạy, quan tâm, giúp đỡ, trang bị cho tôi những kiến thức quý
báu trong những năm học vừa qua, tạo điều kiện tốt cho tôi thực hiện đề tài
luận văn tốt nghiệp này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo GS.TS Nguyễn
Huy Sinh đã tận tình hướng dẫn, góp ý và động viên tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị học viên lớp Cao Học Vật Lý đã
nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt khóa học vừa qua. Cùng với đó, tôi xin cảm
ơn Sở Giáo Dục và Đào Tạo Hải Phòng, cảm ơn Ban Giám Hiệu, các anh chị
đồng nghiệp, các em học sinh trường PTTH Trần Nguyên Hãn và những
người thân trong gia đình đã quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi
trong thời gian học tập và nghiên cứu đề tài.
Hải Phòng, ngày 20 tháng 11 năm 2014
Học viên
Phạm Hồng Vân
3
DANH MỤC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Chữ viết đầy đủ
ĐC
Đối chứng
GV
Giáo viên
HS
Học sinh
KQHT
Kết quả học tập
KT
Kiểm tra
KTĐG
Kiểm tra đánh giá
PPDH
Phương pháp dạy học
THPT
Trung học phổ thông
TN
Thực nghiệm
TNKQ
Trắc nghiệm khách quan
TNKQ NLC
Trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn
TNSP
Thực nghiệm sư phạm
4
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ................................................................................................ i
Danh mục viết tắt .........................................................................................ii
Mục lục ........................................................................................................iii
Danh mục các bảng ......................................................................................vi
Danh mục các sơ đồ, hình ............................................................................vii
MỞ ĐẦU ................................................................................................
1
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT
QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC Ở
TRƯỜNG PHỔ THÔNG ...........................................................................4
1.1. Cơ sở lí luận về việc kiểm tra đánh giá (KTĐG) kết quả học tập
(KQHT) của học sinh ở trường phổ thông ....................................................4
1.1.1. Khái niệm về kiểm tra đánh giá kết quả học tập................................ 4
1.1.2. Mục đích việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh ............7
1.1.3. Chức năng của kiểm tra đánh giá trong giáo dục ................................7
1.1.4. Ý nghĩa của việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập ............................8
1.1.5. Các yêu cầu sư phạm đối với việc KTĐG kết quả học tập của
học sinh ........................................................................................................9
1.1.6. Nguyên tắc chung cần quán triệt trong kiểm tra đánh giá ...................11
1.1.7. Các hình thức kiểm tra đánh giá .........................................................11
1.1.8. Nguyên tắc chung cần quán triệt trong kiểm tra đánh giá ...................13
1.2. Cơ sở lí thuyết của kĩ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm. ....................13
1.2.1. Xác định mục tiêu dạy học ................................................................13
1.2.2. Phương pháp xây dựng các loại câu hỏi trắc nghiệm dùng
trong KTĐG ..............................................................................................15
Kết luận Chương 1 .......................................................................................35
5
Chương 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC
NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN NHẰM KIỂM
TRA ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NẮM VỮNG KIẾN THỨC CỦA
HỌC SINH VÀ RÚT KINH NGHIỆM CHO HOẠT ĐỘNG DẠY
36
CỦA GIÁO VIÊN .....................................................................................
2.1. Khái quát về vị trívà cấu trúc nội dung chương “Các định luật
bảo toàn” vật lý 10 THPT ban nâng cao .......................................................36
2.2. Phân tích nội dung kiến thức, kỹ năng học sinh cần có sau khi học
xong chương “Các định luật bảo toàn” vật lý 10 THPT ban nâng cao ...............38
2.2.1. Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng ................................
39
2.2.2. Công và Công suất .............................................................................39
2.2.3. Động năng ..........................................................................................40
2.2.4. Thế năng.............................................................................................41
2.2.5. Cơ năng ..............................................................................................42
2.3. Các kĩ năng cơ bản học sinh cần đạt được sau khi học xong
chương “Các định luật bảo toàn” ................................................................ 43
2.4. Xây dựng hệ thống câu hỏiTNKQ nhiều lựa chọn chương “Các
định luật bảo toàn ”Vật lí 10 THPT ban nâng cao ........................................44
2.4.1. Mục đích và nguyên tắc xây dựng hệ thống câu hỏi TNKQ
nhiều lựa chọn chương “Các định luật bảo toàn” ..........................................44
2.4.2. Xác định các mục tiêu cần kiểm tra đánh giá chương “Các định
luật bảo toàn ” ..............................................................................................45
2.5. Bảng phân bố số câu hỏi theo mục tiêu giảng dạy ................................50
2.6. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương
“Các định luật bảo toàn” Vật lí 10 THPT ban nâng cao ................................51
2.6.1. Động lượng và định luật bảo toàn động lượng ................................ 51
2.6.2. Câu hỏi về công và công suất .............................................................52
2.6.3. Động năng ..........................................................................................54
2.6.4. Câu hỏi về thế năng ............................................................................56
6
2.6.5. Câu hỏi về cơ năng .............................................................................58
2.7. Phân tích mức độ khó, giá trị nội dung, độ phân biệt của một số
câu TNKQ nhiều lựa chọn trong hệ thống câu hỏi biên soạn ........................61
2.7.1. Phân tích mức độ nhận biết của học sinh ............................................61
2.7.2. Phân tích các mức độ thông hiểu của học sinh ................................ 62
2.7.3. Chọn câu hỏi số 48 làm ví dụ để phân tích các mức độ vận
dụng kiến thức của học sinh .........................................................................63
Kết luận Chương 2 .......................................................................................65
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ..................................................66
3.1. Mục đích, đối tượng và thời gian thực nghiệm sư phạm .......................66
3.2. Nội dung và phương pháp thực nghiệm sư phạm ................................ 66
3.3. Tiến trình thực nghiệm sư phạm ............................................................67
3.4. Tiêu chuẩn và thang điểm đánh gi .........................................................68
3.4.1. Tiêu chí và thang điểm đánh giá bài kiểm tra................................ 68
3.4.2. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm..............................................69
3.4.3. Các bước xử lí số liệu theo phương pháp thống kê .............................70
3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm ...............................................................71
3.6. Điều chỉnh hoạt động dạy của giáo viên ................................................78
3.6.1. Những ý kiến về cách thức kiểm tra đánh giá ................................ 78
3.6.2. Một vài đề xuấtđiều chỉnh hoạt động dạy của giáo viên ......................79
Kết luận Chương 3 .......................................................................................83
KẾT LUẬN ................................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................85
PH Ụ L ỤC................................................................................................ 86
7
DANH MỤC BẢNG
Nội dung
Trang
Bảng 1.1
Ma trận hai chiều biểu thị nội dung và mức độ nhận thức. ................................
22
Bảng 1.2
Mẫu trả lời trắc nghiệm. ................................................................24
Bảng 1.3
Bảng thống kê ...............................................................................................
28
Bảng 1.4
Thang đánh giá độ phân biệt câu hỏi trắc nghiệm ................................
30
Bảng 2.1
Bảng phân phối chương trình chương “Các định luật bảo toàn”
vật lí 10 ban nâng cao ................................................................ 36
Bảng 2.2
Các mục tiêu học sinhcần đạt được sau khi học xong chương
“Các định luật bảo toàn”. ................................................................
45
Bảng 2.3
bảng phân bố câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa
chọn chương “Các định luật bảo toàn” ..........................................................
50
Bảng 3.1
Bảng phân bố câu hỏi trắc nghiệm các bài kiểm tra................................
67
Bảng 3.2
B ảng phân bố đáp án, độ khó và độ phân biệt của bài kiểm
tra sử dụng trong đợt thực nghiệm ................................................................
69
Bảng 3.3
Bảng thống kê các điểm số (Xi) của bài kiểm tra................................
72
Bảng 3.4
Bảng phân bố tần suất điểm kiểm tra của học sinh ................................
73
Bảng 3.5
Bảng phân bố tần suất lũy tích điểm kiểm tra của học sinh ................................
74
Bảng 3.6
Bảng kết quả xử lý các tham số ................................................................
75
Bảng 3.7
Tổng hợp các tham số ................................................................ 75
Bảng 3.8
Một số điều chỉnh của giáo viên trong hoạt động dạy................................
79
Bảng 3.9
Phân tích các yếu tố kiến thức và kĩ năng ................................
8
82
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Nội dung
Trang
Sơ đồ 1.1
Các thành tố tạo nên khái niệm “đánh giá” ................................ 6
Sơ đồ 1.2
Các hình thức kiểm tra đánh giá ................................................................
12
Sơ đồ 2.1
Cấu trúc nội dung chương “Các định luật bảo toàn” ................................
38
Hình 3.1
Đồ thị phân bố điểm kiểm tra của học sinh hai lớp ĐC và
TN ................................................................................................72
Hình 3.2
Đồ thị phân bố tần suất điểm kiểm tra của học sinh ................................
73
Hình 3.3
Đồ thị phân bố đường lũy tích điểm kiểm tra của học sinh. ..........................
74
9
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học
là một trong những khâu quan trọng trong quá trình dạy học. Thực tiễn giáo
dục cho thấy, dạy học không nên chỉ áp dụng một hình thức thi, kiểm tra cho
một môn học mà cần thiết phải tiến hành kết hợp tối ưu các hình thức thi kiểm
tra khác nhau mới có thể đạt được những yêu cầu của việc đánh giá kết quả
dạy học.
Xuất phát từ nhu cầu đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá và qua
thực tiễn giảng dạy môn Vật lí ở trường THPT chúng tôi lựa chọn đề tài “Xây
dựng câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn chương “Các định luật bảo
toàn” vật lý 10 THPT ban nâng cao nhằm đánh giá mức độ nắm vững
kiến thức của học sinh và rút kinh nghiệm cho hoạt động dạy của giáo
viên” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về câu hỏi trắc nghiệm.
- Nghiên cứu xây dựng hệ thống câu hỏi tự luận chương “Các định luật
bảo toàn” của Vật Lý lớp 10 THPT nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra đánh giá
mức độ nắm vững kiến thức của học sinh và rút kinh nghiệm cho hoạt động
dạy của giáo viên.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập
của học sinh ở trường THPT về điều chỉnh hoạt động dạy của giáo viên.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và nguyên tắc xây dựng hệ thống câu hỏi trắc
nghiệm.
- Nghiên cứu nội dung chương trình vật lí 10 THPT nói chung và chương
“Các đinh luật bảo toàn” nói riêng. Trên cơ sở đó xác định trình độ của mục
tiêu kiến thức mà học sinh cần đạt được.
10
- Vận dụng cơ sở lí luận xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm tự luận và
trắc nghiệm khách quan để xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp kiến thức
chương “Các định luật bảo toàn” vật lý 10 THPT.
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của hệ thống câu hỏi đã
soạn, đánh giá mức độ nhận thức của học sinh và rút kinh nghiệm cho hoạt
động dạy của giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được hệ thống câu hỏi trắc nghiệm phù hợp với các mục
tiêu đặt ra và có phương án giảng dạy thích hợp sẽ cho phép đánh giá chính
xác, khách quan mức độ nắm vững kiến thức của học sinh và có thể rút kinh
nghiệm cho hoạt động dạy của giáo viên khi dạy chương “Các định luật bảo
toàn” vật lý 10 THPT, góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học.
5. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh và điều chỉnh hoạt
động dạy học của giáo viên chương “Các định luật bảo toàn” vật lý 10 THPT.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu lí luận dạy học, lí luận về công việc đánh giá lớp học.
6.2.Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp thực nghiệm khoa học giáo dục.
- Phương pháp thống kê toán học.
6.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí số liệu thực nghiệm
sư phạm về mặt định lượng trên cơ sở đó đánh giá kết quả thực nghiệm của
học sinh.
7. Phạm vi nghiên cứu
Xây dựng và phối hợp hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan và tự
luận theo mục tiêu dạy học và nội dung chương trình nhằm kiểm tra đánh giá
11
chất lượng kiến thức của học sinh và rút kinh nghiệm cho hoạt động dạy của
giáo viên chương “Các định luật bảo toàn” môn Vật lý 10 tại trường THPT
Trần Nguyên Hãn - thành phố Hải Phòng trong năm học 2014 - 2015.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính
luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về kiểm tra đánh giá kết quả học
tập của học sinh ở trường phổ thông
Chương 2: Xây dựng và phối hợp hệ thống câu hỏi trắc nghiệm tự luận
ngắn và trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nhằm kiểm tra đánh giá
mức độ nắm vững kiến thức của học sinh và rút kinh nghiệm cho hoạt động
dạy của giáo viên chương “Các định luật bảo toàn” Vật lý 10 Trung học
phổ thông
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
12
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
1.1. Cơ sở lí luận về việc kiểm tra đánh giá (KTĐG) kết quả học tập
(KQHT) của học sinh ở trường phổ thông
1.1.1. Khái niệm về kiểm tra đánh giá kết quả học tập
a. Kiểm tra
- Kiểm tra là thuật ngữ chỉ cách thức hoạt động giáo viên sử dụng để thu
thập thông tin về biểu hiện kiến thức, kĩ năng và thái độ của học sinh trong
học tập nhằm cung cấp dữ kiện làm cơ sở cho việc đánh giá.
- Theo từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê chủ biên thì: “Kiểm tra là xem
xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét”. [7]
- Theo Từ điển giáo dục học “Kiểm tra là bộ phân hợp thành của quá trình
hoạt động dạy học nhằm nắm được những thông tin về trạng thái và KQHT
của HS về những nguyên nhân cơ bản của thực trạng đó để tìm những biện
pháp khắc phục lỗ hổng đồng thời củng cố và tiếp tục nâng cao hiệu quả của
hoạt động dạy học”.[5]
- Theo Trần Bá Hoành “Việc kiểm tra cung cấp những dữ kiện, những
thông tin làm cơ sở cho đánh giá”.[4]
- Theo Black & Wiliam (1998) “Kiểm tra là các hoạt động bao gồm quá
trình quan sát của giáo viên, trao đổi, thảo luận trong và ngoài giờ lên lớp
giữa thầy và trò, phân tích bài tập, bài kiểm tra… nhằm đánh giá mức độ tiếp
thu bài học và dự báo KQHT của HS. Nếu có được thông tin và những vấn đề
mà học sinh còn vướng mắc trong quá trình học tập, giáo viên có thể hiệu
chỉnh việc dạy học như dạy lại, thử các phương pháp dạy học khác hay cho
học sinh thêm cơ hội để thực hành…và như vậy, thành tích học tập của học
sinh sẽ được dần cải thiện”.[11]
Như vậy, trong quá trình KT nhằm thu thập thông tin để đánh giá KQHT,
hoạt động KT được thực hiện theo hai hướng: định tính và định lượng. Dựa
13
trên kết quả được ghi nhận theo hướng định tính và định lượng, giáo viên đưa
ra những phán đoán, những kết luận, những quyết định về người học hoặc về
việc dạy học.
Kiểm tra theo hướng định tính là phương thức thu thập thông tin về kết
quả học tập và rèn luyện của học sinh bằng cách quan sát và ghi nhận dựa
theo các tiêu chí giáo dục đã định.
Kiểm tra theo hướng định hướng là phương thức thu thập thông tin về
KQHT của HS bằng số như điểm số hoặc số lần thực hiện của những hoạt
động nào đó. Các phương tiện ghi nhận KQHT của HS bằng điểm hay số lần
thực hiện theo những quy tắc trong KT là mang tính chất định lượng. Còn
chính điểm số vẫn chỉ là những kí hiệu gián tiếp phản ánh trình độ học lực
của mỗi HS mang ý nghĩa định tính. Như vậy, bản thân điểm số không có ý
nghĩa về mặt định lượng.
b. Đánh giá
Trong giáo dục đánh giá là một bộ phận hợp thành rất quan trọng, một
khâu không thể tách rời của quá trình giáo dục đào tạo. Nếu giáo dục là một
hệ thống thì đánh giá đóng vai trò phản hồi của hệ thống, là cơ sở cho việc đổi
mới giáo dục và đào tạo. Vì vậy, đánh giá kết quả học tập là vấn đề luôn được
quan tâm.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về đánh giá trong giáo dục. Sau đây là một
số định nghĩa tiêu biểu:
- Định nghĩa của Jean Marie De Ketele [12]. Đánh giá có nghĩa là:
+ Thu thập thông tin đủ thích hợp, có giá và đáng tin cậy.
+ Xem xét mức độ phù hợp giữa tập hợp thông tin này với một tập hợp
các tiêu chí phù hợp với các mục tiêu định ra ban đầu, hay đã điều chỉnh trong
quá trình thu thập thông tin.
+ Nhằm ra một quyết định.
- Định nghĩa của Ralph Tyler: “Quá trình đánh giá chủ yếu là quá trình xác
định mức độ thực hiện các mục tiêu trong các chương trình giáo dục”. [2]
14
- Định nghĩa của E.Beeby: “Đánh giá giáo dục là sự thu thập và lí giải một
cách hệ thống những bằng chứng, như một phần của quá trình, dẫn tới sự
phừn xột về giá trị theo quan điểm hoạt động”. [6]
- Định nghĩa của Robert F.Mager: “Đánh giá là việc miêu tả tình hình của
học sinh và giáo viên để dự đoán công việc phải tiếp tục làm để giúp học sinh
tiến bộ” [11].
Dựa trên những định nghĩa trên, các tác giả cuốn: “Cơ sở lí luận của việc
đánhgiá chất lượng học tập của HS phổ thông” đó đưa ra định nghĩa sau đây:
“Đánh giá trong giáo dục là quá trình thu thập và lí giải kịp thời, có hệ thống
thông tin về hiện trạng, nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục căn
cứ vào mục tiêu dạy học, làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành
động tiếp theo”.
Từ định nghĩa khái quát trên về đánh giá trong giáo dục, người ta đưa ra
định nghĩa về đánh giá KQHT của HS như sau: “Đánh giá KQHT là quá trình
thu thập và xử lí thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập
của HS, về tác động và nguyên nhân của tình hình đó nhằm tạo cơ sở cho
những quyết định sư phạm của GV và nhà trường, cho bản thân HS để họ học
tập ngày một tiến bộ hơn”.[5]
Từ các định nghĩa vừa nêu trên, chúng ta có thể khẳng định các thành tố
tạo nên khái niệm “đánh giá” bao gồm: Mục đích – xác định – giải thích – sử
dụng. Khái niệm này được trình bày trên sơ đồ 1.1
Mục đích
Tại sao
thực hiện
đánh giá
này?
Xác định
Cần phải sử
dụng những
thủ thuật gì để
thu thập thông
tin.
Đánh giá
Sử dụng những tiêu
chuẩn, tiêu chí nào để
đánh giávà giải thích
những kết quả ?
Sử dụng
Sử dụng kết
quả đánh giá
như thế nào ?
Sơ đồ 1.1: Các thành tố tạo nên khái niệm “đánh giá”
15
1.1.2. Mục đích việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
Mục đích kiểm tra đánh giá kết quả học tập là để có được những quyết
định đúng đắn về quá trình dạy học. Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập
trong giáo dục nhằm vào những mục đích chính như sau:
a. Đối với học sinh
- Chuẩn đoán năng lực và trình độ của học sinh để phân loại, tuyển chọn
và định hướng cho học sinh (kiểm tra đánh giá đầu vào).
- Xác định mục tiêu học tập của học sinh theo mục tiêu của chương trình
các môn học.
- Thúc đẩy, động viên học sinh cố gắng khắc phục thiếu sót, phát huy
năng lực của mình để học tập kết quả hơn.
- Đánh giá sự phát triển nhân cách nói chung của học sinh theo mục tiêu
giáo dục (kiểm tra đánh giá đầu ra).
b. Đối với giáo viên
- Cung cấp thông tin về các đặc điểm tâm, sinh lí của học sinh và trình độ
học tập của học sinh.
- Cung cấp thông tin cụ thể về tình hình học tập của học sinh, làm cơ sở
cho việc cải tiến nội dung và phương pháp dạy học, nhằm nâng cao chất
lượng và hiệu quả giáo dục.
c. Đối với cán bộ quản lí và nghiên cứu giáo dục
- Cung cấp thông tin, làm cơ sở cho việc cải tiến mọi hoạt động của giáo
dục từ phát triển chương trình, biên soạn sách giáo khoa đến đào tạo, bồi
dưỡng giáo viên, xây dựng cơ sở vật chất, quản lí nhà trường…
- Cung cấp thông tin cần thiết cho việc đánh giá các cơ sở giáo dục.
1.1.3. Chức năng của kiểm tra đánh giá trong giáo dục
Chức năng của kiểm tra đánh giá được phân biệt dựa vào mục đích kiểm
tra đánh giá. Các tác giả nghiên cứu kiểm tra đánh giá nêu ra các chức năng
khác nhau.
16
GS.Trần Bá Hoành đề cập ba chức năng của đánh giá trong dạy học: Chức
năng sư phạm, chức năng xã hội, chức năng khoa học.
Theo GS - TS Phạm Hữu Tòng, trong thực tiễn dạy học ở phổ thông thì
chủ yếu quan tâm đến chức năng sư phạm, được chia nhỏ thành ba chức năng:
Chức năng chuẩn đoán; chức năng chỉ đạo định hướng hoạt động học; chức
năng xác nhận thành tích học tập, hiệu quả học tập.
+ Chức năng chuẩn đoán
Các bài kiểm tra trắc nghiệm có thể sử dụng như phương tiện thu lượm
thông tin cần thiết cho việc xác định hoặc việc cải tiến nội dung, mục tiêu và
phương tiện dạy học.
Có thể xây dựng các bài kiểm tra đánh giá khi bắt đầu dạy học một môn
học để thực hiện chức năng chuẩn đoán.
+ Chức năng chỉ đạo định hướng hoạt động học
Các bài kiểm tra, trắc nghiệm trong quá trình dạy học có thể được sử
dụng như phương tiện, phương pháp dạy học: thông qua việc KTĐG để dạy
(dạy bằng cách KTĐG). Đó là các câu hỏi kiểm tra từng phần, kiểm tra
thường xuyên được sử dụng như một biện pháp tích cực, hữu hiệu để chỉ đạo
hoạt động học (chỉ đạo bản thân quá trình học).
Có thể xây dựng các bài kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học một
môn học để thực hiện chức năng chỉ đạo định hướng hoạt động học.
+ Chức năng xác nhận thành tích học tập, hiệu quả học tập
Các bài kiểm tra, trắc nghiệm được sử dụng để đánh giá thành thích học
tập, xác nhận trình độ kiến thức, kĩ năng của người học.
Có thể xây dựng các bài kiểm tra đánh giá sau khi kết thúc dạy học một
môn học để thựchiện chức năng xác nhận thành tích học tập, hiệu quả học tập.
1.1.4. Ý nghĩa của việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập có một tầm quan trọng đặc biệt và
quyết định đối với chất lượng giáo dục, nó có ý nghĩa như sau:
a. Đối với học sinh
17
Việc kiểm tra đánh giá được tiến hành thường xuyên có hệ thống giúp cho
học sinh có cơ hội để củng cố tri thức, phát triển trí tuệ.
Thông qua KTĐG, học sinh có điều kiện tái hiện và chính xác hóa tri
thức, hoàn thiện, khắc sâu, hệ thống hóa những tri thức đã thu nhập được,
giúp cho học sinh rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo vận dụng tri thức, phát triển năng
lực tư duy sáng tạo. Học sinh thu được những thông tin cần thiết về quá trình
học tập để từ đó tự phân tích, tự đánh giá khả năng của mình, thấy được chỗ
mạnh chỗ yếu về kiến thức để điều chỉnh cách học cho có hiệu quả.
Giúp học sinh nâng cao tinh thần trách nhiệm, có ý chí vươn lên, củng cố
lòng tin, nâng cao ý thức tự giác và khắc phục tính chủ quan tự mãn.
b. Đối với giáo viên
Thông qua KTĐG, giáo viên thu được những thông tin phản hồi từ phía
học sinh, phát hiện thực trạng KQHT của học sinh cũng như những nguyên
nhân cơ bản dẫn tới kết quả đó. Thông qua đó giáo viên kịp thời điều chỉnh
hoạt động giảng dạy của mình cho phù hợp với mục đích yêu cầu dạy học và
trình độ nhận thức của người học.
Giúp cho GV nắm được cụ thể và khá chính xác năng lực và trình độ
mỗi HS, từ đó có biện pháp cụ thể, thích hợp bồi dưỡng riêng cho từng nhóm
học sinh, nâng cao chất lượng cho cả lớp.
c. Đối với cán bộ quản lí giáo dục
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh giúp cho các nhà quản lí đi
đến những quyết định để cải tiến và hoàn thiện nội dung hay chỉ đạo đổi mới
phương pháp dạy học.
1.1.5. Các yêu cầu sư phạm đối với việc KTĐG kết quả học tập của học sinh
Vấn đề kiểm tra đánh giá tri thức kĩ năng, kĩ xảo chỉ có tác dụng khi thực
hiện các yêu cầu sau:
18
1. Đảm bảo tính khách quan trong quá trình đánh giá
- Phản ánh trung thực kết quả lĩnh của học sinh phù hợp so
với yêu cầu chương trình quy định.
Để đảm bảo tính khách quan trong kiểm tra đánh giá từ
khâu ra đề, tổ chức thi cho tới khâu cho điểm.
Những
yêu cầu
2. Đảm bảo tính toàn diện
- Nội dung KTĐG cần bao quát toàn bộ nội dung trọng tâm
và nhiều loại kiến thức, kĩ năng với các mức độ nhận thức.
- Công cụ đánh giá cần đa dạng.
- Khả năng vận dụng, phân tích tổng hợp các phẩm chất và
kĩ năng xã hội.
kiểm tra
đánh giá
3. Đảm bảo tính thường xuyên và hệ thống
Sau mỗi tiết học, hay kết thúc một chương, cần phải có
hình thức kiểm tra đánh giá với Các câu hỏi có tính hệ thống.
kết quả
học tập
4. Đảm bảo tính công khai
Học sinh cần được biết các tiêu chuẩn, cách tiến hành và
yêu cầu KTĐG của các nhiệm vụ hay bài tập, bài kiểm tra
mà học sinh sẽ thực hiện để có thể đạt kết quả tối đa.
của học
sinh
5. Đảm bảo tính giáo dục
Kiểm tra đánh giá phải góp phần nâng cao việc học tập
của học sinh.
Qua đó học sinh nhận thấy được sự tiến bộ của bản thân,
đồng thời cũng nhận được những nhận xét trung thực của
giáo viên về khả năng của họ.
6. Đảm bảo tính phát triển
Hệ thống câu hỏi và bài tập kiểm tra phải từ dễ đến khó,
từ đơn giản đến phức tạp. Động viên kịp thời và khuyến khích
những cố gắng của HS trong học tập.
19
1.1.6. Nguyên tắc chung cần quán triệt trong kiểm tra đánh giá
Để đảm bảo tính khoa học của việc KTĐG kiến thức, kĩ năng, cần quán
triệt một nguyên tắc chung quan trọng nhất là: việc KTĐG kiến thức kĩ năng
cần đạt được tiến hành theo một quy trình hoạt động chặt chẽ. Qui trình hoạt
động này bao gồm năm yếu tố sau:
+ Xác định rõ mục đích kiểm tra đánh giá.
+ Xác định rõ nội dung cụ thể của các kiến thức kĩ năng cần KTĐG với các
tiêu chí cụ thể để làm căn cứ đối chiếu các thông tin cần thu và sẽ thu được
trong kiểm tra.
+ Xác định rõ biện pháp thu lượm thông tin (hình thức kiểm tra) phù hợp với
đặc điểm nội dung kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, mục đích kiểm tra và điều
kiện cho phép.
+ Xây dựngcác đề KT cho phép thu lượm các thông tin ứng với các mục tiêu
xác định và phù hợp với hình thức KT.
+ Tiến hành kiểm tra, thu lượm thông tin, chấm, xem xét kết quả và kết luận
đánh giáứng với các mục đích kiểm tra đã xác định.
1.1.7. Các hình thức kiểm tra đánh giá
Theo Trần Bá Hoành (1995), kiểm tra có nhiều hình thức. Quá trình dạy
học trong nhà trường thường sử dụng ba dạng kiểm tra đánh giá cơ bản đó là:
Kiểm tra đánh giá thường xuyên, kiểm tra đánh giá định kì, kiểm tra đánh giá
tổng kết.
20
Các hình thức kiểm tra đánh giá
1. Kiểm tra đánh giá
2. Kiểm tra đánh giá
3. Kiểm tra đánh
thường xuyên
định kì
giá tổng kếtKiểm tra
Kiểm tra đánh giá
Kiểm tra đánh giá
đánh giá tổng kết là
thường xuyên được
định kỳ là hình thức
hình thức kiểm tra
thực hiện thông qua
KTĐG được thực
đánh giá được thực
quan sát một cách có
hiện sau khi học
hiện vào cuối mỗi
hệ thống hoạt động
xongmột
chương
năm học, cuối khóa
của lớp học nói
lớn, một phần của
học nhằm đánh giá
chung, của mỗi HS
chương trình hoặc
kết quả chung, củng
nói riêng, qua các
sau một học kỳ. Nó
cố mở rộng chương
khâu ôn tập củng cố
giúp cho giáo viên
trình toàn năm của
bài cũ, tiếp thu bài
và học sinh nhìn lại
môn học, chuẩn bị
mới, vận dụng kiến
kết quả dạy và học
điều kiện để tiếp tục
thức đã học vào thực
sau những kỳ hạn
học chương trình
tiễn.
nhất định.
của năm học mới
KTĐG định kì
hay môn học mới.
sử dụng các phương
Đây là KTĐG
pháp như: kiểm tra
mang tính chất tổng
vấn đáp, quan sát HS
hợp, có ý nghĩa
học tập hoặc hoạt
quan
động, bài tập thực
việc cung cấp thông
hành, kiểm tra viết
tin công bằng về
tự luận hay TNKQ.
KQHT của HS.
Sơ đồ 1.2: Các hình thức kiểm tra đánh giá
21
trọng
trong
1.2. Cơ sở lí thuyết của kĩ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm.
1.2.1. Xác định mục tiêu dạy học
Các mục tiêu dạy học thường bao gồm ba lĩnh vực: kiến thức, kĩ năng,
thái độ.
1.2.1.1. Tầm quan trọng của việc xác định mục tiêu dạy học
- Cung cấp bằng chứng và tiêu chí để đánh giá
- Có được phương hướng, tiêu chí để quyết định nội dung, phương
pháp, phương tiện dạy học.
- Có được ý tưởng rõ ràng về cái cần được kiểm tra đánh giá.
- Cung cấp cho người học biết những cái mong đợi ở đầu ra của sự học
giúp người học tổ chức công việc của mình.
- Có được ý tưởng rõ về các kiến thức, kỹ năng, thái độ cần có của giáo
viên.
1.2.1. 2. Cách phát biểu mục tiêu
- Phát biểu mục tiêu cần:
+ Phải rõ ràng, cụ thể.
+ Phải truyền đạt được trong khoá học hay đơn vị học tập.
+ Phải bao gồm nội dung học tập thiết yếu của môn học.
+ Phải quy định rõ kết quả của học tập khi người học đạt đến mục tiêu.
+ Phải đo lường được.
1.2.1.3. Các mục tiêu học tập cơ bản
Các mục tiêu học tập thường bao gồm ba lĩnh vực: kiến thức, kĩ năng, thái độ.
a. Kiến thức
Đòi hỏi ở các mức độ: ghi nhớ và hiểu biết kiến thức bao gồm nhớ các
kiến thức đã biết và có thể truyền đạt lại thông tin thu nhận được bằng các
hình thức hay diễn đạt khác.Hiểu biết các mối liên hệ bên trong của kiến thức,
có khả năng phân tích, tổng hợp, đưa ra những kết luận và đánh giá.
b. Kĩ năng
22
Đòi hỏi khả năng sử dụng các tri thức đã học vào việc giải quyết một vấn
đề nhất định dựa trên những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Tức là sử dụng
kiến thức để thực hiện một công việc nào đó.
c. Thái độ
Thể hiện trạng thái nội tâm, biểu hiện ở mức độ phản ứng tích cực hay
tiêu cực, chấp nhận hay không chấp nhận đối với: sự vật, hiện tượng, con
người,…
1.2.1.4. Phân biệt các mục tiêu nhận thức
Vào năm 1956 Benjamin Bloom đã đưa radanh mục những quá trình
nhận thức được sắp xếp từ mức độ đơn giản nhất đến mức độ phức tạp nhất
như sau:
- Nhớ (Knowledge): Được định nghĩa là sự nhớ lại các dữ liệu đã học
được trước đây. Nghĩa là một người có thể nhắc lại một loạt dữ liệu, từ đơn
giản đến các phức tạp, tái hiện trong trí nhớ những thông tin cần thiết. Đây là
cấp độ thấp nhất của kết quả học tập trong lĩnh vực nhận thức.
- Thông hiểu (Comprehension): Được định nghĩa là khả năng nắm được ý
nghĩa của tài liệu. Nó được thể hiện bằng việc chuyển tài liệu từ dạng này
sang dạng khác, bằng giải thích tài liệu và bằng ước lượng xu hướng tương
lai. Kết quả học tập ở cấp độ này cao hơn so với nhớ, và là mức thấp nhất của
việc thấu hiểu sự vật.
- Vận dụng (Application): Được định nghĩa là khả năng sử dụng các tài liệu
đã học vào một hoàn cảnh cụ thể mới. Bao gồm việc áp dụng các quy tắc,
phương pháp, khái niệm, nguyên lý, định luật và lý thuyết. Kết quả học tập trong
lĩnh vực này đòi hỏi cấp độ thấu hiểu cao hơn so với cấp độ hiểu trên đây.
- Phân tích (Analysis): Được định nghĩa là khả năng phân chia một tài
liệu ra thành các phần sao cho có thể hiểu được cấu trúc của nó. Có thể bao
gồm việc chỉ ra đúng các bộ phận, mối quan hệ giữa các bộ phận, và các
nguyên lý tổ chức của chúng. Kết quả học tập ở đây thể hiện mức độ trí tuệ
cao hơn so với mức hiểu và áp dụng.
23
- Tổng hợp (Synthesis): Được định nghĩa là khả năng sắp xếp các bộ phận
lại với nhau để hình thành một tổng thể mới. Điều đó có thể bao gồm việc tạo
ra một cuộc giao tiếp đơn nhất, một kế hoạch hoặc một mạng lưới các quan hệ
trừu tượng. KQHT trong lĩnh vực này nhấn mạnh các hành vi sáng tạo, đặc
biệt tập là việc hình thành các mô hình hoặc cấu trúc mới.
- Đánh giá (Evaluation): Được định nghĩa là khả năng xác định giá trị của
tài liệu. Việc đánh giá dựa trên các tiêu chí nhất định như tiêu chí bên trong
hoặc tiêu chí bên ngoài và người đánh giá phải tự xác định hoặc được cung
cấp các tiêu chí. Kết quả học tập trong lĩnh vực này là cao nhất trong các cấp
bậc nhận thức.
1.2.2. Phương pháp xây dựng các loại câu hỏi trắc nghiệm dùng trong KTĐG
a. Khái niệm
Trắc nghiệm (test) theo tiếng Anh là “thử”, “phép thử”, “sát hạch”; theo
tiếng Hán thì “trắc” có nghĩa là đo lường, “nghiệm” là suy xét, chứng thực,
xác nhận.
Theo Gronlund “Trắc nghiệm là một công cụ hay một qui trình có hệ thống
nhằm đo lường mức độ mà một cá nhân đạt được trong một lĩnh vực cụ thể”.
Theo GS.TS Dương Thiệu Tống “Trắc nghiệm là một dụng cụ hay
phương thức hệ thống nhằm đo lường một mẫu các động thái để trả lời câu
hỏi: thành tích của các cỏ nhân như thế nào khi so sánh với những người khác
hay so sánh với một lĩnh vực các nhiệm vụ dự kiến”.
Theo GS.Trần Bá Hoành “Test có thể tạm dịch là phương pháp trắc
nghiệm, là hình thức đặc biệt để thăm dò một số đặc điểm về năng lực, trí tuệ
của học sinh (thông minh, trí nhớ, tưởng tượng, chú ý) hoặc để kiểm tra một
số kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh thuộc một chương trình nhất định.
Ngày nay, người ta hiểu trắc nghiệm là một bài tập nhỏ hoặc câu hỏi có kèm
theo câu trả lời có sẵn yêu cầu học sinh suy nghĩ rồi dùng một kí hiệu đơn
giản đã qui ước để trả lời.
24
Trắc nghiệm khách quan là phương pháp KTĐG KQHT của HS bằng hệ
thốngcâu TNKQ. Trắc nghiệm (Objective test) được gọi là khách quan vì
cách cho điểm là khách quan chứ không chủ quan như bài trắc nghiệm tự luận
(Esay test).
b. Các hình thức trắc nghiệm khách quan
* Trắc nghiệm đúng – sai (yes/no questions)
Loại này được trình bày dưới dạng một phát biểu và học sinh phải trả lời
bằng cách chọn đúng (Đ) hay sai (S).
Ưu điểm
Đây là loại câu hỏi đơn giản nhất để trắc nghiệm về những sự kiện. Nó
giúp cho việc trắc nghiệm một lĩnh vực rộng lớn trong khoảng thời gian ngắn.
Nhược điểm
+Học sinh có thể đoán mò vì vậy có độ tin cậy thấp, dễ tạo điều kiện cho học
sinh thuộc lòng hơn là hiểu.
+Học sinh giỏi có thể không thỏa mãn khi buộc phải chọn “đúng” hay “sai”
khi câu hỏi viết chưa kĩ càng.
* Trắc nghiệm ghép đôi (matching items)
Trong loại này có hai cột danh sách: dãy bên trái là phần dẫn trình bày
những nội dung muốn kiểm tra (khái niệm, định nghĩa, định luật, hiện
tượng,…) dãy bên phải là phần trả lời trình bày các nội dung (câu, mệnh đề,
công thức,…) phù hợp với nội dung của phần dẫn.
Nhiệm vụ của học sinh khi làm bài là ghép chúng lại một cách thích hợp.
Để tránh sự đoán mò của học sinh, khi soạn đề phải để số câu lựa chọn ở hai
bên không bằng nhau – số câu ở bên phải lớn hơn số câu ở bên trái.
Ưu điểm:
+ Các câu hỏi ghép đôi dễ viết, dễ dùng. Có thể dùng loại câu hỏi này để đo
các mức trí năng khác nhau.
+ Nó đặc biệt hữu hiệu trong việc đánh giá khả năng nhận biết các hệ
thức haylập các mối tương quan.
25
Nhược điểm:
+Muốn soạn câu hỏi đo các mức kiến thức cao đòi đỏi nhiều công phu.
+ Học sinh mất nhiều thời gian làm bài vì mỗi câu hỏi phải đọc lại toàn
bộ những câu lựa chọn, trong đó có cả những câu rõ ràng là không thích hợp.
* Trắc nghiệm điền khuyết (supply items)
Có thể có hai dạng, chúng có thể là những câu hỏi với giải đáp ngắn hay
cũng có thể gồm những câu phát biểu với một hay nhiều chỗ trống mà học
sinh phải điền vào một từ hay một nhóm từ ngắn.
Ưu điểm:
Học sinh có cơ hội trình bày những câu trả lời khác thường, phát huy
óc sáng tạo, luyện trí nhớ.
Nhược điểm:
+ Khi soạn thảo loại câu hỏi này thường dễ mắc sai lầm là trích nguyên
văn các câu từ trong sách giáo khoa.
+ Phạm vi KT của loại câu hỏi này thường chỉ giới hạn vào chi tiết vụn
vặt.
+ Cách chấm điểm không dễ dàng, thiếu yếu tố khách quan.
+ Đặc biệt nó chỉ kiểm tra được khả năng nhớ, không có khả năng
kiểm tra phát hiện sai lầm của học sinh.
* Câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn (multiple choice questions)
Đây là loại hay sử dụng nhất, cũng chính là loại câu hỏi trắc nghiệm
khách quan mà chúng tôi sẽ nghiên cứu và xây dựng trong chương 2 với giới
hạn kiến thức trong chương “Các định luật bảo toàn” Vật lí 10 THPT ban
nâng cao.
Một câu hỏi dạng nhiều lựa chọn gồm 2 phần: phần “gốc” và phần “lựa
chọn”.
+ Phần gốc: Là một câu hỏi hay một câu bỏ lửng (chưa hoàn tất).
26
Yêucầuphải tạo căn bản cho sự lựa chọn, bằng cách đặt vấn đề hay đưa ra một
ý tưởng rõ ràng giúp cho người làm bài hiểu rõ câu hỏi ấy muốn hỏi gì để lựa
chọn câu trả lời thích hợp.
+ Phần lựa chọn: Gồm có nhiều giải pháp có thể lựa chọn, trong đó
có một lựa chọn được dự định là đúng hay đúng nhất, còn những phần còn lại
là những “mồi nhử”. Điều quan trọng là làm sao cho những “mồi nhử” ấy đều
hấp dẫn ngang nhau với những học sinh chưa học kĩ hay chưa hiểu kĩ bài học.
Trong đề tài này chúng tôi chọn trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn vì
theo chúng tôi nếu ít lựa chọn hơn không bao quát được các khả năng sai lầm
của học sinh và nhiều lựa chọn hơn sẽ có những “mồi ” thiếu căn cứ.
Ưu điểm:
+ Độ tin cậy cao hơn.
+Học sinh phải xét đoán và phân biệt kĩ càng khi trả lời câu hỏi.
+ Tính chất giá trị tốt hơn.
+Có thể phân tích được tính chất “mồi” câu hỏi.
+Tính khách quan khi chấm.
Nhược điểm:
+Khó soạn câu hỏi.
+Thí sinh nào có óc sáng tạo có thể tìm ra câu trả lời hay hơn phương
án đã cho, nên họ có thể sẽ không thỏa mãn.
+Các câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn có thể đo được khả
năng phán đoán tinh vi và khả năng giải quyết vấn đề khéo léo một cách hiệu
nghiệm bằng loại câu hỏi tự luận soạn kĩ.
+Tốn nhiều giấy để in loại câu hỏi này hơn loại câu hỏi khác.
c. Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp trắc nghiệm khách quan
* Ưu điểm của TNKQ
- Do số lượng câu hỏi nhiều nên phương pháp trắc nghiệm khách quan có
thể kiểm tra nhiều nội dung kiến thức bao trùm gần cả chương, nhờ vậy buộc
học sinh phải học kỹ tất cả các nội dung kiến thức trong chương.
27
- Phương pháp TNKQ buộc học sinh phải tự giác, chủ động, tích cực học
tập, tránh được tình trạng học tủ, học lệch.
- Thời gian làm bài từ 1 đến 3 phút một câu hỏi, hạn chế được tình trạng
quay cóp và sử dụng tài liệu.
- Làm bài trắc nghiệm khách quan học sinh chủ yếu sử dụng thời gian để
đọc đề, suy nghĩ, không tốn thời gian viết, do vậy có tác dụng rèn luyện kỹ
năng nhanh nhẹn phát triển tư duy cho học sinh.
- Bài trắc nghiệm khách quan thường gồm nhiều câu hỏi có tính chuyên
biệt và có độ tin cậy cao.
- Có thể phân tích tính chất câu hỏi bằng phương pháp thủ công hoặc nhờ
vào các phần mềm tin học do vậy có thể sửa chữa, bổ sung hoặc loại bỏ các
câu hỏi để bài TNKQ ngày càng có giá trị hơn. Thời gian chấm bài là hoàn
toàn khách quan, không có sự chênh lệch giữa các giáo viên chấm khác nhau.
Một bài trắc nghiệm khách quan có thể dùng để kiểm tra ở nhiều lớp nhưng
phải đảm bảo không bị lộ đề.
- Kiểm tra bằng phương pháp TNKQ có độ may rủi ít hơn TNTL vì không
có những trường hợp trúng tủ, từ đó loại bỏ dần thói quen đoán mò, học lệch,
học tủ, chủ quan, sử dụng tài tiệu… của HS.
- Điểm của bài kiểm tra TNKQ hầu như thật sự là điểm do học sinh tự làm
bài, vì học sinh phải làm được 2,3…câu trở lên thì mới được một điểm trong
thang điểm 10. Do vậy xác suất quay cóp, đoán mò để được điểm rất thấp.
* Nhược điểm của trắc nghiệm khách quan
- Trắc nghiệm khách quan dùng để đánh giá các mức trí năng ở mức nhận
biết, hiểu thì thật sự có ưu điểm còn ở mức phân tích, tổng hợp, đánh giá và
thực nghiệm thì bị hạn chế, ít hiệu quả. Nó không cho phép kiểm tra khả năng
sáng tạo, chủ động, khả năng tổng hợp kiến thức, phương pháp tư duy suy
luận, giải thích, chứng minh của học sinh. Vì vậy đối với cấp học càng cao thì
khả năng áp dụng của hình thức trắc nghiệm khách quan càng bị hạn chế.
28
- Phương pháp trắc nghiệm khách quan chỉ cho biết “kết quả” suy nghĩ
của học sinh mà không cho biết quá trình tư duy, thái độ của học sinh đối với
nội dung được kiểm tra. Do đó không đảm bảo được chức năng phát hiện lệch
lạc của kiểm tra để từ đó có sự điều chỉnh việc dạy và việc học.
- Do sẵn có phương án trả lời câu hỏi, nên trắc nghiệm khách quan khó
đánh giáđược khả năng quan sát, phán đoán tinh vi, khả năng giải quyết
vấn đề khéo léo, khả năng tổ chức, sắp xếp, diễn đạt ý tưởng, khả năng suy
luận, óc tư duy độc lập, sáng tạo và sự phát triển ngôn ngữ chuyên môn của
học sinh.
- Việc soạn được câu hỏi đúng chuẩn là công việc thực sự khó khăn. Nó
yêu cầu người soạn phải có chuyên môn khá tốt, có nhiều kinh nghiệm và thời
gian. Điều khó nhất là ngoài một câu trả lời đúng thì các phương án trả lời
khác để chọn cũng phải có vẻ hợp lý.
- Do số lượng câu hỏi nhiều bao trùm nội dung của cả chương trình học
nên câu hỏi chỉ đề cập một vấn đề, kiến thức cần không khó do đó hạn chế
việc phát triển tư duy cao ở học sinh khá giỏi. Có thể có một số câu hỏi mà
những học sinh thông minh có khả năng trả lời hay hơn đáp án, nên những
học sinh đó không cảm thấy thoả mãn.
- Khó soạn được một bài TNKQ hoàn hảo và tốn kém trong việc biên
soạn, in ấn đề kiểm tra và học sinh cũng mất nhiều thời gian để đọc câu hỏi.
d. Tiến trình soạn thảo một bài trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn
Cách tốt nhất để lên kế hoạch cho một bài trắc nghiệm là liệt kê các mục tiêu
giảng dạy cụ thể hay năng lực cần đo lường (trả lời câu hỏi: Cần khảo sát
những gì ở học sinh ?) hay nói cách khác là xác định rõ mục đích của bài trắc
nghiệm.
Phân tích nội dung chương trình giảng dạy: Đặt tầm quan trọng vào
những phần nào của mônhọc và mục tiêu nào ? Những lĩnh vực nào trong các
nội dung đó nên đưa vào trong bài trắc nghiệm.
29
Cần phải suy nghĩ cách trình bày các câu hỏi dưới hình thức nào cho
hiệu quả nhất và mức độ dễ của bài trắc nghiệm đến đâu.
* Xác định mục đích của bài trắc nghiệm
Một bài trắc nghiệm có thể phục vụ nhiều mục đích nhưng ích lợi và có
hiệu quả nhất khi được soạn thảo để phục vụ cho một mục đích chuyên biệt
nào đó.
- Nếu bài trắc nghiệm là một bài thi cuối học kì nhằm xếp hạng HS thì các
câuhỏi phải đảm bảo điểm số được phân tán rộng, như vậy mới pháp hiện ra
được học sinh giỏi và học sinh kém.
- Nếu bài trắc nghiệm nhằm KT những điều hiểu biết tối thiểu về một
phần nào đó thì soạn thảo những câu hỏi sao cho hầu hết HS đều đạt được
điểm tối đa.
- Nếu bài trắc nghiệm nhằm mục đích chuẩn đoán, tìm ra những chỗ
mạnh, yếu của học sinh, giúp cho giáo viên điều chỉnh phương pháp dạy phù
hợp, thì các câu trắc nghiệm được soạn thảo phải tạo cơ hội cho học sinh
phạm tất cả mọi sai lầm về môn học nếu chưa học kĩ.
- Có thể dùng trắc nghiệm với mục đích lập luận giúp cho HS hiểu thêm
bài học và làm quen với lối thi trắc nghiệm.
Tóm lại, trắc nghiệm có thể phục vụ nhiều mục đích, người soạn trắc
nghiệm phải biết rõ những mục đích đó thì mới soạn thảo được những bài trắc
nghiệm có giá trị.
* Phân tích nội dung môn học
- Tìm ra những khái niệm quan trọng trong nội dung môn học đểkhảo sát
trong các câu trắc nghiệm.
- Phân loại hai dạng thông tin được trình bày trong môn học (hay
chương):
+ Một là những thông tin nhằm mục đích giải nghĩa hay minh họa.
+ Hai là những khái niệm quan trọng của môn học, lựa chọn những gì
học sinh cần nhớ.
30
- Lựa chọn một số thông tin và ý tưởng đòi hỏi học sinh phải có khả năng
ứng dụng những điều đã biết để giải quyết vấn đề trong tình huống mới.
* Thiết lập dàn bài trắc nghiệm
Để thiết lập được một dàn bài trắc nghiệm cần lập một bảng ma trận hai
chiều: một chiều biểu thị nội dung (chương, bài, kiến thức), một chiều ghi các
mức độ nhận thức cần đạt được (hiểu, biết, vận dụng). Bảng 1.1 là ví dụ về
ma trận hai chiều phải được chuẩnbị xong trước khi các câu hỏi trắc nghiệm
được viết ra.
Bảng 1.1: Ma trận hai chiều biểu thị nội dung và mức độ nhận thức.
Trình độ
nhận thức
Nội dung kiến thức
Các mức độ nhận biết
Nhận
Biết
Hiểu
Vận
dụng
Tổng
Trọng
số
số (%)
A
B
….
Tổng số
e. Số câu hỏi trong bài trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn
- Số câu hỏi bao gồm trong bài trắc nghiệm phải tiêu biểu cho những kiến
thức cần đòi hỏi ở học sinh phải có.
- Số câu hỏi phụ thuộc vào thời gian dành cho bài trắc nghiệm, có thể giới
hạn trong thời gian một tiết hoặc ít hơn nhưng thời gian làm bài không quá ba
giờ.
- Số câu hỏi liên quan đến mức độ phức tạp của tư duy và thói quen làm
việc của học sinh.
f. Một số nguyên tắc khi soạn thảo những câu TNKQ nhiều lựa chọn.
- Đối với phần gốc: Một câu hỏi hay phải đưa ra những ý tưởng rõ ràng
giúp cho học sinh có sự lựa chọn được dễ dàng.
31
+ Nếu phần gốc là một câu phủ định thì phải in đậm hoặc gạch dưới
chữ diễn tả sự phủ định để học sinh khỏi nhầm.
+ Phần gốc khi kết hợp với phần lựa chọn phải mang lại ý nghĩa trọn
vẹn.
- Đối với phần lựa chọn:
+ Nên có 4 đến 5 phương án lựa chọn.
+ Chỉ có một phương án đúng.
+ Nên tránh hai lần phủ định liên tiếp.
+ Câu lựa chọn không nên quá đơn giản.
+ Độ dài các câu trả lời nên gần bằng nhau.
+ Các câu trả lời nên có dạng đồng nhất.
g. Trình bày và cách chấm điểm một bài TNKQ nhiều lựa chọn
* Cách trình bày:
Có 2 cách thông dụng:
- Cách 1: Dùng máy chiếu, ta có thể viết bài trắc nghiệm trên phim ảnh
rồi chiếu lên màn ảnh từng phần hay từng câu. Mỗi câu, mỗi phần được chiếu
lên màn ảnh trong khoảng thời gian nhất định đủ cho học sinh bình thường có
thể trả lời được. Cách này có ưu điểm:
+ Kiểm soát được thời gian.
+ Tránh được sự thất thoát đề thi.
+ Tránh được phần nào gian lận.
- Cách 2: Thông dụng hơn là in bài trắc nghiệm ra nhiều bản tương ứng
với số người nhất định. Trong phương pháp này có 2 cách trả lời khác nhau:
+ Bài có dành phần trả lời của học sinh ngay trên đề thi, thẳng ở phía
bên phải hay ở phía bên trái.
+ Bài học sinh phải trả lời theo biểu mẫu sau:
Bảng 1.2: Mẫu trả lời trắc nghiệm.
Câu 1
A
B
C
32
D
Bỏ trống
Câu 2
A
B
C
D
Bỏ trống
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
…………
…………
- Lưu ý khi in bài trắc nghiệm:
+ Tránh in sai, in không rõ ràng, thiếu sót.
+ Cần được trình bày rõ ràng, dễ đọc.
+ Cần làm nổi bật phần gốc, phần lựa chọn; Cần xếp các câu theo hàng
hoặc theo cột cho dễ đọc.
+ Có thể in thành những bộ bài trắc nghiệm với những câu hỏi giống
nhau nhưng thứ tự các câu hỏi sắp xếp khác nhau.
* Chuẩn bị của học sinh
- Báo trước cho học sinh ngày giờ thi, cách thức, nội dung thi. Huấn luyện
chohọc sinh về cách thi trắc nghiệm, nhất là trong trường hợp dự thi lần đầu.
- Phải nhắc nhở học sinh trước khi làm bài.
+ HS phải lắng nghe và đọc kĩ càng những lời chỉ dẫn cách làm bài
trắc nghiệm.
+ Học sinh phải được biết về cách tính điểm.
+ Học sinh phải được nhắc nhở rằng họ phải đánh dấu các câu lựa chọn
một cách rõ ràng, sạch sẽ.
+ Học sinh nên bình tĩnh làm bài trắc nghiệm, không nên lo lắng
và phải được khuyến khích trả lời tất cả các câu hỏi dù không hoàn toàn
chính xác.
* Công việc của giám thị
- Đảm bảo nghiêm túc thời gian làm bài.
- Xếp chỗ ngồi cho học sinh sao cho tránh được nạn quay cóp.
- Phát đề thi hợp lí.
- Ngăn cấm học sinh đem tài liệu vào phòng thi.
* Chấm bài thi:
33
- Cách chấm bài thông dụng nhất của thầy giáo ở lớp học là dùng bảng
đục lỗ. Bảng này có thể dùng một miếng bìa đục lỗ ở những câu trả lời đúng;
đặt bảng đục lỗ lên bảng trả lời; những dấu gạch ở các câu trả lời đúng hiện
qua lỗ.
- Dùng máy chấm bài.
- Dùng máy vi tính chấm bài.
* Các loại điểm của bài trắc nghiệm
Có nhiều loại thang điểm áp dụng cho bài trắc nghiệm nhưng khi phân
tích đánh giá bài trắc nghiệm chúng ta thường chỉ quan tâm tới hai loại điểm
sau.
- Điểm thô: Tính bằng điểm số đo trên bài trắc nghiệm. Trong bài trắc
nghiệm, mỗi câu đúng được tính 1 điểm và mỗi câu sai là 0 điểm. Như vậy,
điểm thô là tổng điểm tất cả các câu đúng trong bài trắc nghiệm.
- Điêm chuẩn: Nhờ điểm chuẩn có thể so sánh điểm số của học sinh trong
nhiềunhóm hoặc giữa nhiều bài trắc nghiệm của nhiều môn khác nhau.
Công thức tính điểm chuẩn:
Z
x - x
s
( 1.1 )
trong đó: x: điểm thô
x : Điểm thô trung bình của nhóm làm bài trắc nghiệm
s: Độ lệch chuẩn của nhóm ấy
Áp dụng biểu thức ( 1.1 ) có thể gặp bất lợi khi dùng điểm chuẩn Z là:
+ Có nhiều trị số Z âm, gây nhiều phiền hà khi tính toán.
+ Tất cả các điểm Z đều là số lẻ.
Để tránh khó khăn này người ta dùng điểm chuẩn biến đổi T:
T = 10Z + 50
( 1.2 )
( trung bình là 50, độ lệch chuẩn là 10 )
hoặc
V = 4Z + 10
( trung bình là 10, độ lệch chuẩn là 4).
34
(1.3 )
+ Điểm 11 bậc (từ 0 đến 10) dùng ở nước ta hiện nay, đó là cách biến
đổi điểm 20 trước đây; ở đây chọn điểm trung bình là 5, độ lệch chuẩn là 2
nên:
V = 2Z + 5
( 1.4 )
Ví dụ: Học sinh có điểm thô là 45, điểm trung bình của nhóm học sinh làm
bài trắc nghiệm là 34,4; độ lệch chuẩn là 11,81. Ta có:
+ Điểm chuẩn Z:
Z
45 - 34, 4
0,89
11,81
+ Điểm chuẩn T: T = 10.Z + 50 = 10.0,89 + 50 = 58,9.
+ Điểm V (theo thang điểm 11 bậc):
V = 2.Z + 5 = 2.0,89 + 5 = 6,78.
- Cách tính trung bình thực tế và trung bình lí thuyết:
+ Trung bình thực tế: Tổng số điểm thô toàn bài trắc nghiệm của tất
cả mọi người làm bài trong nhóm chia cho tổng số người. Điểm này tùy thuộc
vào bài trắc nghiệm làm của từng nhóm:
N
x
i xi
( 1.5)
N
+ Trung bình lí tưởng: Là trung bình cộng của điểm tối đa có thể có
với điểm may rủi có thể làm đúng ( số câu chia cho số lựa chọn). Điểm này
không thay đổi với một bài trắc nghiệm cố định.
Ví dụ: Một bài có 40 câu hỏi, mỗi câu có 4 lựa chọn ta có:
Điểm may rủi:
Trung bình lí tưởng:
40
10
4
10 40
25
2
h. Phân tích câu hỏi
* Mục đích của phân tích câu hỏi
35
- Kết quả bài thi giúp giáo viên đánh giá mức độ thành công của công việc
giảng dạy và học tập để thay đổi phương pháp, lề lối làm việc.
- Mục đích thứ 2 là để xem học sinh trả lời mỗi câu như thế nào, và từ đó
sửa lại các câu hỏi để bài trắc nghiệm có thể đo lường khả năng học tập một
cách hữu hiệu hơn.
* Phương pháp phân tích câu hỏi
Trong phương pháp phân tích câu hỏi của một bài trắc nghiệm, thông
thường là so sánh câu trả lời đúng của học sinh với điểm số chung toàn bài.
Điều mong muốn chung là nhiều học sinh điểm cao và ít học sinh điểm thấp.
Nếu kết quả không như vậy, có thể nguyên nhân là do câu hỏi viết chưa chuẩn
hoặc vấn đề chưa được dạy đúng mức.
Để xét mối tương quan giữa cách trả lời câu hỏi với điểm tổng quát, có thể lấy
25% đến 30% học sinh điểm cao nhất và 25% - 33% học sinh điểm thấp nhất.
Đếm số câu trả lời cho mỗi câu hỏi trong bài trắc nghiệm để biết số học sinh
trả lời đúng, trả lời sai và không trả lời từ đó suy ra:
+ Mức độ khó của câu hỏi.
+ Mức độ phân biệt nhóm giỏi và nhóm kém của mỗi câu hỏi.
+ Mức độ lôi cuốn của các câu mồi.
Sau khi chấm xong bài trắc nghiệm cần thực hiện:
+ Sắp xếp các bài làm theo tổng số điểm từ cao xuống thấp.
+ Chia các bài thành 3 loại:
Loại 1: 25% hoặc 27% những bài điểm cao.
Loại 2: 50% hoặc 46% bài trung bình.
Loại 3: 25% hoặc 27% bài điểm thấp.
Trên cơ sở đó có thể lập bảng thống kê như sau:
Bảng 1.3: Bảng thống kê
Câu
Câu trả lời
Số nhóm
36
Tổng số
hỏi số
để chọn
Nhóm
Nhóm
giỏi
trung bình
người chọn
Nhóm kém
A
B
C
D
1
Bỏ trống
Tổng cộng
+ Ghi các điểm số đã thống kê kết quả chấm bài vào bảng với từng
nhóm và từng câu và hoàn thiện bảng.
Giải thích kết quả: phân tích xem câu mồi có hiệu quả không. Nếu cột cuối
cùng có giá trị âm và trị tuyệt đối càng lớn thì mồi càng hay. Nếu cột cuối
bằng không cần xem xét lại câu mồi đó vì nó không phân biệt được nhóm giỏi
và nhóm kém. Câu trả lời đúng bao giờ cũng có giá trị dương cao.
Khi phân tích ta cần tìm hiểu xem có khuyết điểm nào trong chính câu hỏi
hoặc trong phương pháp giảng dạy. Từ kết quả thu được, tính các chỉ số.
Đo lường độ khó của câu trắc nghiệm
+ Độ khó của câu trắc nghiệm được xác định căn cứ vào tỉ lệ phần trăm
thí sinh làm đúng câu trắc nghiệm đó.
P
nđ
.100%
N
( 0 P 1) ( 1.6 )
Trong đó: P : chỉ số độ khó.
nđ : Số học sinh làm đúng.
N : Tổng số học sinh tham gia làm trắc nghiệm.
Nếu
0 P 0, 2 : Câu hỏi rất khó.
0, 2 P 0, 4 : Câu hỏi khó
37
0, 4 P 0, 6 : Câu hỏi trung bình.
0, 6 P 0,8 : Câu hỏi dễ.
0,8 P 1 : Câu hỏi rất dễ
Câu hỏi dùng trong dạy học: 0, 2 P 0,8 là đạt yêu cầu sử dụng.
+ Độ khó vừa phải của một câu trắc nghiệm có n phương án lựa chọn
là:
(1
PVP
2
1
)
n .100%
( 1.7 )
Khi lựa chọn những câu trắc nghiệm căn cứ vào độ khó của câu đó thì
trước tiên phải gạt bỏ những câu quá khó hoặc quá dễ. Những câu đó ít tác
dụng, vì không giúp ta phân biệt được học sinh giỏi và học sinh kém.
Độ phân biệt của một câu trắc nghiệm
Độ phân biệt của một câu trắc nghiệm thể hiện khả năng phân biệt của
nhóm (số) trả lời đúng (điểm cao) với nhóm (số) trả lời sai (điểm thấp).
D
H-L
n
( 1.8 )
Trong đó:D: Độ phân biệt.
H: Số người trả lời đúng của nhóm điểm cao.
L: Số người trả lời đúng của nhóm điểm thấp.
n: Số người trong mỗi nhóm ( nhóm cao bằng nhóm thấp )
Nhóm điểm cao gồm 25% hoặc 27%, người đạt điểm cao và nhóm điểm
thấp gồm 25% đến 27% người đạt điểm thấp so với tổng số ngườitham gia
làm bài trắc nghiệm.
Khi xét yêu cầu về chỉ số độ phân biệt cần căn cứ vào mục đích trắc
nghiệm.
Một số qui tắc để đánh giá sơ bộ độ phân biệt là:
+ Nếu H = L thì độ phân biệt câu hỏi bằng 0
+ Nếu H > L thì độ phân biệt câu hỏi dương.
+ Nếu H < L thì độ phân biệt câu hỏi âm.
38
GS. Dương Thiệu Tống đã đưa ra một thang đánh giá độ phân biệt dưới
đây để giúp cho việc lựa chọn các câu trắc nghiệm tốt dùng ở lớp học.
Bảng 1.4: Thang đánh giá độ phân biệt câu hỏi trắc nghiệm
Chỉ số D
Đánh giá câu
Từ 0,4 trở lên
Rất tốt.
Từ 0,3 đến 0,39
Khá tốt, có thể làm cho tốt hơn.
Từ 0,2 đến 0,29
Tạm được, cần hoàn chỉnh.
Dười 0,19
Kém, cần loại bỏ hay sửa lại.
Độ phân biệt tốt trong khoảng D > 0,3. Nếu D < 0,1 thì câu trắc nghiệm
có độ phân biệt quá thấp không nên dùng.
Trong câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn, ngoài phân tích độ khó, độ phân
biệt cần phân tích các câu nhiễu của câu trắc nghiệm. Khi phân tích phương
án nhiễu cần căn cứ vào các dấu hiệu sau:
+ Tần số lựa chọn câu nhiễu. Nếu có nhiều lựa chọn hoặc không ai lựa
chọn câu nhiễu thì cần xem xét lại.
* Tiêu chuẩn để lựa chọn câu hỏi hay
Sau khi phân tích, chúng ta có thể tìm ra được các câu hỏi hay là những
câu có tính chất sau:
- Hệ số khó vào khoảng 40% - 62,5%.
- Hệ số phân tích dương khá cao.
- Các câu trả lời mồi có tính chất hiệu nghiệm (lôi cuốn được học sinh ở
nhóm kém), tức có độ phân biệt âm.
Chú ý:
+ Sự phân tích câu hỏi chỉ có ý nghĩa khi mỗi HS có đủ thời gian làm
mọi câu hỏi.
+ Phân tích câu hỏi giúp chúng ta biết được những khiếm khuyết của
câu hỏi hoặc thiếu sót trong công việc giảng dạy.
i. Phân tích đánh giá bài trắc nghiệm thông qua các chỉ số thống kê
* Độ khó của bài trắc nghiệm
39
- Phương pháp đơn giản để xét độ khó của bài trắc nghiệm là đối chiếu
điểm số trung bình của bài trắc nghiệm đó với độ khó vừa phải của bài trắc
nghiệm.
- Điểm trung bình lí tưởng là điểm tối đa có thể có được và điểm may rủi
của nó. Điểm may rủi này bằng số câu hỏi trắc nghiệm chia cho số lựa chọn
cho mỗi câu.
- Độ khó ( P ) của bài trắc nghiệm đối với một lớp học là tỉ số giữa điểm
trung bình của bài trắc nghiệm với tổng số câu trắc nghiệm.
P
x
K
( 0 độ khó 1 )
( 1.9 )
Với: x là điểm
trung bình thực tế của bài trắc nghiệm.
K là điểm tối đa ( bằng số câu của bài ).
- Độ khó vừa phải ( Pvp ) của bài trắc nghiệm (về lí thuyết)
C M
2 .100% ( 1.10)
Pvp
C
Với: M là điểm may rủi
C là tổng số câu trắc nghiệm.
- Độ khó của bài trắc nghiệm nhỏ hơn độ khó vừa phải thì bài trắc nghiệm
là khó so với trình độ lớp. Độ khó của bài trắc nghiệm lớn hơn độ khó vừa
phải thì bài trắc nghiệm là dễ so với trình độ lớp.
* Độ lệch chuẩn
Một trong số các số đo lường quan trọng nhất là độ lệch tiêu chuẩn. Đó
là số đo lường độ phân tán của các điểm số trong một phân bố. Có thể sử
dụng công thức để tính độ lệch chuẩn:
s
d2
( 1.11)
n -1
trong đó: n là số người làm bài.
d = xi - x
40
với xi là điểm thô của mẫu thứ i
x là điểm trung bình cộng điểm thô của mẫu
2
Hoặc:
s=
n x - x
n(n -1)
2
( 1.12)
trong đó: x là điểm số của từng học sinh.
n là số người làm.
* Độ tin cậy
Độ tin cậy của bài trắc nghiệm là số đo sự sai khác giữa điểm số bài
trắc nghiệm với điểm số thực của học sinh. Tính chất tin cậy của bài
TNKQ cho chúng ta biết mức độ chính xác khi thực hiện phép đo với dụng
cụ đo đã dùng.
Về mặt lí thuyết, độ tin cậy được xem như là một số đo sự sai khác giữa
điểm số thực và điểm số quan sát được. Điểm số thực là điểm số lí thuyết mà
học sinh phải có được nếu không mắc những sai sót trong đo lường. Điểm số
quan sát được là điểm số trên thực tế học sinh có được.
Có nhiều phương pháp để xác định độ tin cậy của bài trắc nghiệm như:
phươngpháp kiểm tra, kiểm tra lại (test–retest method); các dạng trắc nghiệm
tương đương equivalent forms); phương pháp chia đôi bài trắc nghiệm (Split
Halves method); phương pháp phỏng đoán hệ số tin cậy. Phương pháp phỏng
đoán hệ số tin cậy thông dụng nhất hiện nay là công thức Kuder Richardson
được đưa ra từ năm 1937. Thường để cho dễ tính toán, người ta áp dụng công
thức số 20 của K-R:
r
k
1k -1
pq
σ 2
( 1.13)
trong đó: k là số câu trắc nghiệm
p là tỷ lệ số câu trả lời đúng cho một câu hỏi (tức là độ khó)
q là tỷ lệ số câu trả lời sai cho một câu hỏi (q = 1 - p)
2
là phương sai ( độ lệch tiêu chuẩn bình phương).
41
Trong trường hợp các câu trắc nghiệm không quá khác biệt nhau về độ
khó ( P ), ta có thể ước lượng gần đúng
(M) và biến lượng
2
pq bằng cách tính điểm trung bình
của bài trắc nghiệm có Kcâu. Khi đó ta áp dụng công
thức số (1.13) của K-R, như sau:
M
M(1 )
k
k
r
1 k -1
σ2
(1.14)
Kết luận về độ tin cậy của một bài trắc nghiệm:
+ Nếu 0,8 r 1 thì bài trắc nghiệm đáng tin cậy
+ Nếu 0, 7 r 0,8 thì bài trắc nghiệm có độ tin cậy tạm chấp nhận
được
+ Nếu 0,5 r 0, 7 thì bài trắc nghiệm đó có độ tin cậy không cao,
chắc chắn có nhiều câu hỏi cần phải chỉnh sửa.
* Sai số tiêu chuẩn đo lường
Sai số tiêu chuẩn đo lường là một phong cách biểu thị độ tin cậy của bài
trắc nghiệm:
Công thức:
SEm Sx 1 - rtc
( 1.15)
Trong đó: SEm là sai số tiêu chuẩn đo lường.
Sx là độ lệch tiêu chuẩn của bài.
Rtc là hệ số tin cậy của bài.
* Đánh giá một bài trắc nghiệm
Đánh giá một bài trắc nghiệm là xác định độ giá trị và độ tin cậy của
nó. Một bài trắc nghiệm hay phải có độ tin cây cao, độ khó vừa phải. Khi
đánh giá độ giá trị, sự phân tích nội dung thường quan trọng hơn là các số liệu
thống kê. Khi đánh giá độ tin cậy thì phải xem xét sai số chuẩn của phép đo.
42
Việc phù hợp về độ tin cậy và độ giá trị trong việc đánh giá và tuyển chọn các
bài phù hợp với mục tiêu dạy học.
Một bài trắc nghiệm tốt là:
+ Bài trắc nghiệm khách quan đó phải có độ giá trị tức là nó đo được
những cái cần đo, định đo, muốn đo.
+ Bài trắc nghiệm khách quan phải có độ tin cậy. Một bài trắc nghiệm
khách quan tốt phải có độ tin cậy tốt và độ giá trị cao.
43
Kết luận Chương 1
Trên đây chúng tôi đã hệ thống lại cơ sở lý luận về KTĐG nói chung cũng
như cơ sở lý luận về kĩ thuật xây dựng câu hỏi TNKQ NLC. Trong đó chúng
tôi quan tâm đến những vấn đề sau đây:
- KTĐG là một khâu quan trọng không thể thiếu trong quá trình giáo dục
nói chung và trong dạy học nói riêng. KTĐG có thể tiến hành theo nhiều mục
đích khác nhau, tùy theo từng mục đích KTĐG mà có những cách tiếp cận
khác nhau. Vấn đề đánh giá KQHT của HS trước hết phải căn cứ vào mục
tiêu dạy học. Đây là cách tiếp cận theo tiêu chí, tức là đánh giá mức độ mà HS
đạt được các mục tiêu dạy học như thế nào? Luận văn nghiên cứu về KTĐG
được dựa trên cơ sở cách tiếp cận này.
- Phương pháp KTĐG ở trường phổ thông rất đa dạng: bài kiểm tra tự
luận, bài kiểm tra trắc nghiệm,…Các phương pháp KTĐG đó đều có tác dụng
thích hợp trong từng điều kiện học tập của học sinh. Do đó các giáo viên có
thể sử dụng sự phối hợp câu trắc nghiệm với tự luận một cách linh hoạt sao
cho có hiệu quả nhất nhằm góp phần nâng cao chất lượng KTĐG trong
trường phổ thông.
- Để nâng cao tính khách quan và chính xác của việc KTĐG KQHT môn
Vật Lý tốt nhất nên sử dụng kết hợp câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn với câu tự
luận ngắn để đánh giá. Chúng tôi cho rằng đây là một giải pháp hữu hiệu để
nâng cao hiệu quả của việc KTĐG KQHT của HS.
- Dựa vào cơ sở lí luận của việc KTĐG chúng tôi thiết kế qui trình xây
dựng câu TNKQNLCtrong việc kiểm tra KQHT của HS, đồng thời giúp GV
bộ môn Vật lý ở trường phổ thông có cơ sở khi xây dựng câu hỏi trắc nghiệm
và rút kinh nghiệm cho các hoạt động dạy học của mình.
44
CHƯƠNG 2
XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
NHIỀU LỰA CHỌN NHẰM KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NẮM
VỮNG KIẾN THỨC CỦA HỌC SINH VÀ RÚT KINH NGHIỆM CHO
HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN
2.1. Khái quát về vị trívà cấu trúc nội dung chương “Các định luật bảo
toàn” vật lý 10 THPT ban nâng cao
Nội dung xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa
chọn trong chương này được giới hạn trongchương “Các định luật bảo toàn”
vật lý 10 THPT ban nâng cao.
Chương “Các định luật bảo toàn” là chương thứ IV vật lí 10 THPT,
chương này đề cập tới các vấn đề sau:
Động lượng.
Định luật bảo toàn động lượng
Công và Công suất
Thế năng
Động năng
Cơ năng.
Cấu trúc chương “Các định luật bảo toàn” vật lí 10 ban nâng cao gồm 10
bài được chia thành 13 tiết như sau:
Bảng 2.1: Bảng phân phối chương trình chương“Các định luật bảo toàn”
vật lí 10 ban nâng cao
STT
1
Tên bài
Số
tiết
Nội dung
Định luật bảo toàn
động lượng
1
- Khái niệm về động lượng, biểu thức tính
động lượng.
- Nội dung, biểu thức của định luật bảo
45
toàn động lượng
2
Chuyển động bằng
phản lực. Bài tập về
định luật bảo toàn
động lượng
1
- Nguyên tắc chuyển động bằng phản lực.
- Áp dụng định luật bảo toàn động lượng để
giải một số bài tập.
3
Công và công suất
1
- Định nghĩa và công thức tính công.
- Định nghĩa và công thức tính công suất
4
Bài tập
1
- Ôn luyện bài tập về định luật bảo toàn
động lượng.
- Ôn luyện bài tập về công, công suất.
5
Động năng. Định lí
động năng.
1
- Khái niệm về động năng, công thức tính
động năng.
- Nội dung định lí động năng.
6
Thế năng. Thế năng
trọng trường
1
- Khái niệm về thế năng, công thức tính thế
năng.
7
Thế năng đàn hồi
1
- Công thức tính thế năng đàn hồi.
8
Định luật bảo toàn
cơ năng.
1
- Định nghĩa và biểu thức của cơ năng.
- Nội dung và hệ thức của định luật bảo toàn
cơ năng
9
Bài tập
1
- Ôn luyện một số bài tập về động năng, thế
năng, định luật bảo toàn cơ năng.
10
Va chạm đàn hồi và
không đàn hồi
2
- Khái niệm về va chạm đàn hồi và va chạm
không đàn hồi.
- Vận dụng định luật bảo toàn động lượng,
bảo toàn năng lượng để giải được các bài
tập đối với hai vật va chạm mềm, va chạm
đàn hồi.
11
Bài tập về các định
luật bảo toàn
1
- Sử dụng các định luật bảo toàn để giải một
số bài tập
12
Các định luật Kêple. Chuyển động
của vệ tinh.
1
- Nội dung và hệ thức của ba định luật Kêple.
46
Nội dung kiến thức của chương được trình bày tóm tắt theo sơ đồ 2.1:
Sơ đồ 2.1: Cấu trúc nội dung chương “Các định luật bảo toàn”
2.2. Phân tíchnội dung kiến thức, kỹ năng học sinh cần có sau khi học
xong chương “Các định luật bảo toàn” vật lý 10 THPT ban nâng cao
Sau khi học xong chương “Các định luật bảo toàn” yêu cầu học sinh
cần nắm vững cácnội dung kiến thức sau:
47
2.2.1. Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng
- Định nghĩa được động lượng: Động lượng của một vật khối lượng m
đang chuyển động với vận tốc v là đại lượng được xác định bởi công thức:
p mv .
( 2.1 )
- Đơn vị đo động lượng: kg.m/s.
- Nêu được hệ quả: Lực với cường độ đủ mạnh tác dụng lên một vật trong
một khoảng thời gian hữu hạn có thể làm cho động lượng của vật biến thiên.
- Từ định luật II Newton F ma , suy ra được định lí biến thiên động
lượng:
Độ biến thiên động lượng của một vật trong một khoảng thời gian nào
đó bằng xung lượng của tổng các lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian
nào đó.
Δ p F .Δt
(2.2)
- Phát biểu được định nghĩa hệ cô lập:
+ Một hệ nhiều vật được gọi là cô lập khi không có ngoại lực tác dụng
lên hệ hoặc nếu có thì các ngoại lực cân bằng.
+ Trong một hệ cô lập, chỉ có các nội lực tương tác giữa các vật, các
nội lực này trực đối nhau từng đôi một.
- Phát biểu được định luật bảo toàn động lượng đối với hệ hai vật:
Động lượng của một hệ cô lập là một đại lượng bảo toàn.
p1 p2 không đổi.
(2.3a)
Hay
m1.v1 m2.v 2 không đổi.
và
(2.3b)
là động lượng tương ứng của vật thứ nhất và vật thứ hai.
2.2.2. Công và Công suất
- Phát biểu định nghĩa công và đơn vị của công. Nêu được ý nghĩa của
công âm.
48
+ Định nghĩa: Khi một lực F không đổi tác dụng lên một vật và điểm
đặt của lực đó chuyển dời một đoạn s theo hướng hợp với hướng của lực góc
thì công thực hiện bởi lực đó được tính theo công thức:
(2.4)
A F.s.cosα
+ Đơn vị của công: Đơn vị của công là Jun ( kí hiệu là J ). Nếu F =1N
và s = 1m thì: A = 1N.1m = 1N.m = 1J
Jun là công do lực có độ lớn 1N thực hiện khi điểm đặt của lực chuyển
dời 1m theo hướng của lực.
+Ý nghĩa của công âm: Công âm (A < 0) là công của lực cản trở
chuyển động của vật.
- Phát biểu được định nghĩa, đơn vị công suất và ý nghĩa công suất.
+ Định nghĩa: Công suất là đại lượng đo bằng công sinh ra trong một
đơn vị thời gian.
P =
A
t
(2.5)
+ Đơn vị công suất: Đơn vị của công suất là Jun/giừy, được đặt tên là
oát, kí hiệu là W. 1W
1J
1s
Oát là công suất của một thiết bị được thực hiện công bằng 1J trong
thời gian 1s.
Người ta còn sử dụng một đơn vị thực hành của công là oát giờ ( W.h).
1W.h = 3600J
;
1 kW.h = 3600 kJ
+ Ý nghĩa công suất: Công suất của một lực đặc trưng cho khả năng
thực hiện công nhanh hay chậm của máy, của người, của vật.
2.2.3. Động năng
- Phát biểu được định nghĩa và viết được biểu thức đơn vị của động năng.
+ Động năng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc
v là năng lượng (kí hiệu Wđ) mà vật đó có được do nó đang chuyển động và
được xác định theo công thức.
49
Wđ
1 2
mv
2
(2.6)
+Đơn vị của động năng là: J hoặc kg.m2/s2.
Chú ý: + Động năng là đại lượng vô hướng có giá trị dương hoặc bằng không.
+ Vì độ lớn của vận tốc phụ thuộc vào hệ qui chiếu nên động năng của
một vật cũng phụ thuộc vào hệ qui chiếu.
- Nêu được mối liên hệ giữa công của lực tác dụng và độ biến thiên động
năng: Độ biến thiên động năng của một vật bằng công của ngoại lực tác
dụng lên vật làm thay đổi trạng thái của nó:
(2.7a)
Hay:
(2.7b)
+ Nếu A > 0 thì động năng tăng.
+ Nếu A < 0 thì động năng giảm.
2.2.4. Thế năng
- Phát biểu được định nghĩa trọng trường, trọng trường đều.
+ Trọng trường là trường hấp dẫn do Trái đất gây ra.
+ Trọng trường đều: Trong khoảng không gian hẹp thì vectơ gia tốc
trong trọng trường g tại mọi điểm có phương song song, cùng chiều và cùng
độ lớn.
- Phát biểu được định nghĩa thế năng trọng trường của một vật và viết
được công thức tính thế năng trọng trường. Nêu được đơn vị đo thế năng.
+ Định nghĩa: Thế năng trọng trường của một vật là dạng năng lượng
tươngtác giữa Trái đất và vật; nó phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng
trường.
+ Biểu thức: Khi một vật khối lượng m đặt ở độ cao z so với mặt đất
(trong trọng trường của Trái Đất) thì thế năng trọng trường của vật được
định nghĩa bằng công thức:
(2.8)
Wt mgz
50
Theo công thức Wt mgz thì thế năng ở ngay trên mặt đất bằng không
(vì z = 0). Thông thường mặt đất được chọn là mốc (hay gốc) thế năng.
+ Đơn vị đo: Jun ( J ).
- Nêu được mối liên hệ giữa biến thiên thế năng và công của trọng lực:
Khi một vật chuyển động trong trọng trường từ vị trí M đến vị trí N thì công
của trọng lực tác dụng lên vật có giá trị bằng hiệu thế năng trọng trường tại
M và N.
(2.9)
A MN Wt (M) - Wt (N)
+ Nếu độ cao vật giảm thì A > 0
+ Nếu độ cao vật tăng thì A < 0
- Nêu được định nghĩa thế năng đàn hồi và công thức tính thế năng đàn
hồi.
+ Định nghĩa: Thế năng đàn hồi của một vật là dạng năng lượng mà
vật có được dưới tác dụng của lực đàn hồi.
+ Công thức tính thế năng đàn hồi của một lò xo khi có biến dạng l
là:
1
Wt k(l )2
2
(2.10)
2.2.5. Cơ năng
- Phát biểu được định nghĩa cơ năng và viết được công thức tính cơ năng
của vật chuyển động trong trọng trường.
+ Định nghĩa: Khi một vật chuyển động trong trọng trường thì tổng
động năng và thế năng của vật được gọi là cơ năng của vật trong trọng
trường.
+ Công thức:
W Wđ Wt
1 2
mv mgz
2
51
(2.11)
- Phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng của một vật chuyển động
trong trọng trường: Khi một vật chuyển động trong trọng trường chỉ chiụ tác
dụng của trọng lực thì cơ năng của vật là một đại lượng bảo toàn.
Hay:
W Wđ Wt = hằng số.
(2.12a)
1 2
mv mgz hằng số.
2
(2.12b)
- Nêu được hệ quả của quá trình chuyển động của một vật trong trọng
trường:
+ Phương trình (2.12a) cho biết nếu động năng giảm thì thế năng tăng
(động năng chuyển hóa thành thế năng) và ngược lại.
+ Tại vị trí nào động năng cực đại thì thế năng cực tiểu và ngược lại.
- Phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng của vật chịu tác dụng của lực
đàn hồi:
Khi một vật chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi gây bởi sự biến dạng
của một lò xo đàn hồi thì trong quá trình chuyển động của vật, cơ năng
được tính bằng tổng động năng và thế năng đàn hồi của vật là một đại
lượng bảo toàn.
W Wđ Wt = hằng số
Hay:
(2.13a)
1
1
mv 2 k(l ) 2 hằng số
2
2
(2.13b)
2.3. Các kĩ năng cơ bản học sinh cần đạt được sau khi học xong chương
“Các định luật bảo toàn”
- Kĩ năng nhận biết hệ vật, hệ kín.
- Kĩ năng vận dụng được định luật bảo toàn động lượng để giải bài toán va
chạm mềm và giải thích được nguyên tắc chuyển động bằng phản lực.
- Kĩ năng vận dụng được công thức tính công và công suất:
(2.14)
A F.s.cosα
P
A
t
(2.15)
52
- Kĩ năng phân biệt đơn vị công và công suất.
- Kĩ năng vận dụng thành thạo công thức tính động năng ( Wđ
1
mv2 ) và
2
công thức tính công trong định lí biến thiên động năng (A = Wđ2 – Wđ1) để
giải một số bài toán có liên quan đến động năng.
- Kĩ năng vận dụng được các công thức tính thế năng hấp dẫn như phương
trình (2.8) và thế năng đàn hồi phương trình (2.10) tương ứng với việc chọn
gốc thế năng.
- Kĩ năng nhận biết khi nào vật có thế năng đàn hồi và khi nào vật có thế
năng hấp dẫn.
- Kĩ năng vận dụng định luật bảo toàn cơ năng phương trình (2.12b) và
(2.13b) để giải bài toán chuyển động của một vật.
- Kĩ năng đổi các đơn vị của các đại lượng trong đề bài toán cho thích hợp.
2.4. Xây dựng hệ thống câu hỏiTNKQ nhiều lựa chọn chương “Các định
luật bảo toàn ”Vật lí 10 THPT ban nâng cao
2.4.1. Mục đích và nguyên tắc xây dựng hệ thống câu hỏi TNKQ nhiều lựa
chọn chương “Các định luật bảo toàn”
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài, căn cứ trên các đặc điểm nội
dung, quá trình phân tích kiến thức và những yêu cầu về kỹ năng cần đạt được
của học sinh khi giảng dạy chương “ Các định luật bảo toàn ” Vật lí 10 THPT
ban nâng cao chúng tôi biên soạn và xây dựng một hệ thống câu hỏi theo
phương pháp TNKQ nhiều lựa chọn cho chương “Các định luật bảo toàn”.
Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm được xây dựng có nhiều lựa chọn nhằm
mục đích:
- Đánh giá mức độ nắm vững kiến thức của học sinh đồng thời rút kinh
nghiệm cho hoạt động dạy học của giáo viên.
- Mỗi câu hỏi sẽ có 4 lựa chọn trong đó chỉ có một lựa chọn đúng. Các
mồi (nhử) được xây dựng trên sự phân tích những sai lầm hay mắc phải của
học sinh khi học chương “Các định luật bảo toàn” .
53
Hệ thống các câu hỏi TNKQ được xây dựng có thể dùng làm bài kiểm
tra 15 phút, một tiết hoặc làm một bài KT đầu giờ, cuối giờ để đánh giá chất
lượng kiến thức HS trong khi học hoặc sau khi học xong chương “Các định
luật bảo toàn”. Tùy vào mục đích kiểm tra (KT) và đối tượng của bài KT mà
GV chọn số lượng và chất lượng câu hỏi cụ thể. Có thể sử dụng hệ thống câu
hỏi như là các bài tập giao cho HS với chức năng để họ có thể tự KTĐG
KQHT của bản thân.
Nghiên cứu về cách phân loại các hoạt động nhận thức vận dụng vào
phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ quan tâm đến ba mức độ nắm
vững tri thức:Nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
Từ các mức độ này chúng tôi có thể đánh giá về tính khả thi của đề tài
nghiên cứu.
2.4.2. Xác định các mục tiêu cần kiểm tra đánh giá chương “Các định luật
bảo toàn ”
Dựa trên các cơ sở: Nội dung sách giáo khoa, yêu cầu về nội dung kiến
thức của chương và sự phân phối chương trình vật lý 10 ban nâng cao của Bộ
Giáo dục và Đào tạo chúng tôi đã xây dựng được bảng các mục tiêu học sinh
cần đạt được sau khi học xong chương “ Các định luật bảo toàn”( Bảng 2.2)
Để chi tiết hóa các mục tiêu cần đạt được, chúng tôi chia chương “Các định
luật bảo toàn” thành 5 khối kiến thức cơ bản như sau:
Các định luật bảo toàn
Động lượng.
Định luật
bảo toàn
động lượng
Công
và
công
suất
Động
năng
Thế
năng
Cơ
năng
Bảng 2.2: Các mục tiêu học sinhcần đạt được sau khi học xong chương
“Các định luật bảo toàn”.
54
Mức độ
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
Nội dung
kiến thức
- Nhớ được định
- Ý nghĩa vật lý của -
Xác
định
nghĩa, công thức và động lượng là đại đơn vị và tính
đơn vị động lượng lượng đặc trưng cho được
của một vật.
các vật thông qua lực lượng của vật.
tương tác.
-Tính
được
- Nhớ được khái - Khái niệm hệ cô lập xung
lượng
niệm hệ cô lập và và định luật bảo toàn. của
nội dung định luật
1. Động
lượng. Định
luật bảo
động
bảo
lượng.
toàn
lực
tác
dụng lên vật.
động - Phân biệt được va - Vận dụng
chạm mềm với các định luật bảo
loại va chạm khác.
toàn
động
lượng để giải
toàn động
bài
lượng
toán va
chạm mềm và
giải
thích
được nguyên
tắc
chuyển
động
bằng
phản lực.
- Nhớ được định - Khái niệm công cơ -
Vận
nghĩa công cơ học học phải gắn với các dụngcông
và biểu tính công lực tác dụng và độ thức tính công
55
2. Công và
trong trường hợp dời điểm đặt của lực trong
trường
Công suất
tổngquát:
theo phương của lực. hợp đơn giản
A F.s.cosα
- Phân biệt được (lực không đổi
- Nhớ được đơn vị công dương và công và chuyển dời
âm (hay công phát thẳng)
đến
công là Jun ( J ).
động và công cản).
trường
hợp
phức tạp hơn.
- Nhớ được định
nghĩa và biểu thức
- Tính được
tính công suất.
công suất của
P
động cơ.
A
F.s
F.v
t
t
- Ý nghĩa công suất
- Nhớ được đơn vị đặc trưng cho tốc độ
công suất là: Oát ( sinh công của một
W) và ý nghĩa vật lí lực hay của một máy.
của công suất.
- Nhớ được định
- Động năng là một - Tính được
nghĩa động năng, dạng năng lượng cơ động năng của
biểu thức và đơn vị học mà vật có khi một vật.
của động năng.
3. Động
năng
chuyển động.
1
Wđ mv 2 (J)
2
- Vận dụng
- Mối quan hệ giữa được định lí
- Nhớ được định lí
công và năng lượng biến
thiên
và biểu thức về độ
thể hiện qua định lí động năng để
biến thiên động
biến thiên động giải các bài
năng:
năng.
56
A Wđ2 - Wđ1
- Phân biệt được định toán liên quan
nghĩa động lượng và đến công do
động năng, ý nghĩa lực thực hiện.
và bản chất vật lí của
chúng.
- Nhớ được định - Thế năng trọng - Tính được
nghĩa thế năng và trường là năng lượng thế năng và
công thức tính thế cơ học phụ thuộc vào công
của
năng trọng trường: vị trí của vật trong trọng
lực
Wt = mgz
trọng trường (vị trí trong
trường
Trong đó: z là độ tương đối giữa vật và hợp tổng quát
cao của vật so với vị Trái Đất, thế năng khi đường đi
trí chọn làm gốc thế trọng trường có thể của
năng (z = 0).
vật
có
âm dương hoặc bằng dạng bất kì.
không).
- Nhớ được mối liên
hệ giữa độ biến
thiên thế năng và
công của trọng lực:
AMN
4.Thế năng
- Thế năng đàn hồi là
= Wt(M) - dạng năng lượng cơ
Wt(N)
học dự trữ để sinh
- Nhớ được công công khi vật (lò xo) - Tính được
của lực đàn hồi:
biến dạng. Trong đó thế năng đàn
1
A12 k(x12 - x 22 )
2
thế năng đàn hồi hồi.
luôn luôn dương.
- Tính được
- Công của lực thế công do lực
- Nhớ được định không phụ thuộc vào đàn hồi thực
57
nghĩavà biểu thức hình dạng đường đi hiện khi vật
tính tính thế năng mà chỉ phụ thuộc vào biến dạng.
đàn hồi.
1
2
Wtđh kx 2
điểm đầu và điểm
cuối của quá trình.
với x là độ biến
dạng của lò xo.
- Nhớ được đơn vị
của thế năng là Jun
(J)
- Nhớ được định - Cơ năng của vật - Vận dụng
nghĩa,công thức tính bằng động năng cực được định luật
và nội dung định đại hoặc thế năng bảo toàn cơ
luật bảo toàn cơ cực đại.
năng để giải
năng của một vật - Cơ năng được bảo các bài toán
chuyển động trong toàn và biến thiên về
trọng trường.
trong
W Wđ Wt
nào.
W=
- Nhớ được công
5. Cơ năng
trường
chuyển
hợp động của một
vật
trong
trọng
trường
và
chuyển
động của một
thức và nội dung
vật dưới tác
định luật bảo toàn
dụng của lực
cơ năng của một vật
đàn hồi.
chuyển động dưới
tác dụng của lực đàn
hồi.
W=
= const
58
Với 5 mục tiêu kết hợp với 3 mức độ yêu cầu về nội dung kiến thức
được trình bày trong bảng 2.1 trong quá trình giảng dạy và học tập chúng tôi
xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài
được phân phối theo bảng 2.3.
2.5. Bảng phân bố số câu hỏi theo mục tiêu giảng dạy
Bảng 2.3 phân bố câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn
chương “Các định luật bảo toàn” theo mục tiêu giảng dạy như sau:
Bảng 2.3: Bảng phân bố câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn
chương “Các định luật bảo toàn”
Mức độ nhận thức
Nhận
Thông
Vận
Tổng
biết
hiểu
dụng
cộng
3
2
4
9
18
2. Công và Công suất
4
2
4
10
20
3. Động năng
3
2
4
9
18
4.Thế năng
3
3
3
9
18
5. Cơ năng
2
3
8
13
26
Tổng
15
12
23
50
100
%
30
26
44
100
Nội dung kiến thức
1. Động lượng. Định luật
bảo toàn động lượng.
%
Thiết lập bảng phân phối 2.3 chúng tôi đã tính đến tầm quan trọng của
mức độ nhận thức và tầm quan trọng của các nội dung kiến thức cơ bản trong
chương “Các định luật bảo toàn” Vật lí 10 THPT ban nâng cao. Trong quá
trình xây dựng, biên soạn và chọn lọc hệ thống câu hỏi trắc nghiệm đều
hướng tới hai mục tiêu chính của đề tài. Cho nên câu hỏi xây dựng cho mỗi
nội dung kiến thức đều được tính toán và phân bố phù hợp. Những nội dung
59
được xác định là quan trọng sẽ được soạn thảo các câu hỏi trắc nghiệm nhiều
hơn, ứng với thời lượng giảng dạy nhiều hơn.
2.6. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương
“Các định luật bảo toàn” Vật lí 10 THPT ban nâng cao
Hệ thống câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn được chúng tôi xây dựng dựa trên 5
mục nội dung kiến thức và 3 mức độ nhận thức đặt ra trong bảng 2.2 và 2.3
2.6.1. Động lượng và định luật bảo toàn động lượng
Yêu cầu mức độ nhận biết .
Câu 1 : Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc
v là đại lượng được xác định bởi công thức :
A. p m.v .
B. p m.v .
C. p m.a .
D. p m.a .
Câu 2 : Chọn phát biểu đúng.
Động lượng của một hệ cô lập là một đại lượng
A. không xác định.
B. bảo toàn.
C. không bảo toàn.
D. biến thiên.
Câu 3 : Đơn vị của động lượng là:
A. N/s.
B.Kg.m/s
C. N.m.
D. Nm/s.
Yêu cầu mức độ thông hiểu .
Câu 4 : Chọn phát biểu đúng
Động lượng của vật liên hệ chặt chẽ với
A. Vận tốc.
C. Quãng đường đi được.
B. Thế năng.
D. Công suất.
Câu 5 : Quá trình nào sau đây, động lượng của ôtô được bảo toàn?
A. Ôtô tăng tốc.
B. Ôtô chuyển động tròn.
C. Ôtô giảm tốc.
D. Ôtô chuyển động thẳng đều trên
đường không có ma sát.
60
Yêu cầu mức độ vận dụng.
Câu 6 : Một hòn đá có khối lượng 5 kg, bay với vận tốc 72 km/h. Động
lượng của hòn đá là:
A. p = 360 kgm/s.
B. p = 360 N.s.
C. p = 100 kg.m/s
D. p = 100 kg.km/h.
Câu 7 : Một vật có khối lượng 1 kg rơi tự do xuống đất trong khoảng thời
gian 0,5 giây ( Lấy g = 9,8 m/s2). Độ biến thiên động lượng của vật trong
khoảng thời gian đó là:
A. 5,0 kg.m/s.
B. 4,9 kg. m/s.
C. 10 kg.m/s.
D. 0,5 kg.m/s.
Câu 8: Xe A có khối lượng 1000 kg , chuyển động với vận tốc 60 km/h; xe
B có khối lượng 2000kg , chuyển động với vận tốcvận tốc 30km/h. Động
lượng của:
A. Xe A bằng xe B.
B.Không so sánh được.
C.Xe A lớn hơn xe B.
D.Xe B lớn hớn xe A.
Câu 9: Một vật chuyển động có gia tốc dưới tác dụng của lực bằng 4N, và
chuyển động. Sau thời gian 2s độ biến thiên động lượng của vật là :
A. 8kg.m.s-1.
B. 6kg.m.s.
C. 6kg.m.s-1.
D. 8kg.m.s
Đáp án:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
A
B
B
A
D
C
B
A
A
2.6.2. Câu hỏi về công và công suất
Yêu cầu mức độ nhận biết .
Câu 10 : Công thức tính công của một lực là:
A. A = F.s.
B. A = mgh.
C. A = F.s.cos .
D. A = ½.mv2.
61
Câu 11 : Chọn phát biểu đúng.
Đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của một vật trong một đơn
vị thời gian gọi là :
A. Công cơ học.
B.Công phát động.
C.Công cản.
D.Công suất.
Câu 12 : Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị công suất?
A.J.s.
B.W.
C.N.m/s.
D.HP.
Câu 13 : Chọn đáp án đúng.
Công có thể biểu thị bằng tích của
A.Năng lượng và khoảng thời gian.
B.Lực, quãng đường đi được và khoảng thời gian.
C.Lực và quãng đường đi được.
D.Lực và vận tốc.
Yêu cầu mức độ thông hiểu.
Câu 14 : Trong các lực sau đây, lực nào có lúc thực hiện công dương (A >
0) ; có lúc thực hiện công âm ( A < 0), có lúc không thực hiện công (A = 0) ?
A. Trọng lực
B. Lực kéo của động cơ.
C. Lực ma sát trượt.
D. Lực hãm phanh
Câu 15: Một vật chuyển động với vận tốc v dưới tác dụng của lực F không
đổi. Công suất của lực F là:
A. P=Fvt.
B. P=Fv.
C. P=Ft.
D. P=Fv2.
Yêu cầu mức độ vận dụng.
Câu 16 : Một người kéo một hòm gỗ trượt trên sàn nhà bằng một dây có
phương hợp với phương ngang một góc 600. Lực tác dụng lên dây bằng 150N.
Công của lực đó thực hiện được khi hòm trượt đi được 10 mét là:
A. A = 1275 J.
B.A = 750 J.
C. A = 1500 J.
D. A = 6000 J.
62
Câu 17 : Một gàu nước khối lượng 10 kg được kéo cho chuyển động đều lên
độ cao 5m trong khoảng thời gian 1 phút 40 giây (Lấy g = 10 m/s2). Công
suất trung bình của lực kéo là:
A. 0,5 W.
B.5W.
C. 50W.
D. 500 W.
Câu 18: Một xe có khối lượng m = 100 kg chuyển động đều lên dốc, dài 10
m nghiêng 30 0 so với đường ngang. Lực ma sát Fms 10 N . Công của lực kéo
F (Theo phương song song với mặt phẳng nghiêng) khi xe lên hết dốc là:
A. 100 J.
B. 860 J.
C. 5100 J.
D. 4900J.
Câu 19: Để nâng 1 vật có khối lượng 50kg lên cao 10m với vận tốc không
đổi,người ta cần thực hiện 1 công là bao nhiêu ?lấy g= 10 m/s2
A.5000J
B.500KJ
C. 5000KJ
D.Một đáp án khác.
Đáp án :
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
C
D
A
C
A
B
B
B
C
A
2.6.3. Động năng
Yêu cầu mức độ nhận biết
Câu 20: Động năng của một vật khối lượng m, chuyển động với vận tốc v là :
1
2
A. Wd mv
B. Wd mv 2 .
C. Wd 2mv 2 .
D. Wd mv 2 .
1
2
Câu 21: Trong các câu sau đây câu nào là sai?
Động năng của vật không đổi khi vật
A. Chuyển động thẳng đều.
B.Chuyển động với gia tốc không đổi.
63
C. Chuyển động tròn đều.
D. Chuyển động cong đều.
Câu 22: Độ biến thiên động năng của một vật bằng công của:
A. Trọng lực tác dụng lên vật đó.
B. Lực phát động tác dụng lên vật đó.
C.Ngoại lực tác dụng lên vật đó.
D. Lực ma sát tác dụng lên vật đó
Yêu cầu mức độ thông hiểu.
Câu 23: Chọn phát biểu đúng.
Khi vận tốc của một vật tăng gấp hai, thì
A. Gia tốc của vật tăng gấp hai.
B. Động lượng của vật tăng gấp bốn.
C. Động năng của vật tăng gấp bốn.
D. Thế năng của vật tăng gấp hai.
Câu 24: Một vật sinh công âm khi:
A. Vật chuyển động nhanh dần đều
B. Vật chuyển động chậm dần đều
C. Vật chuyển động tròn đều
D. Vật chuyển động thẳng đều
Yêu cầu mức độ vận dụng .
Câu 25: Một vật trọng lượng 1,0 N có động năng 1,0 J (Lấy g = 10m/s2).
Khi đó vận tốc của vật bằng:
A. 0,45m/s.
B. 1,0 m/s.
C. 1.4 m/s.
D. 4,5 m/s.
Câu 26: Một vận động viên có khối lượng 70kg chạy đều hết quãng đường
180m trong thời gian 45 giây. Động năng của vận động viên đó là:
A.560J.
B. 315J.
C. 875J.
D. 140J.
64
Câu 27: Một vật có khối lượng m = 500g chuyển động thẳng đều với vận
tốc v = 5m/s thì động năng của vật là:
A. 25J
B. 6,25 J
C. 6,25kg/m.s
D. 2,5kg/m.s
Câu 28: Một chiếc xe có khối lượng 2 tấn, đang chuyển động với vận tốc
15m/s thì người lái xe thấy có chướng ngại vật cách xe 20m và hãm phanh.
Xe dừng lại cách chướng ngại vật 1m. Vậy độ lớn của lực hãm là:
A. 1184,2 N
B. 22500 N
C. 15000 N
D.11842 N
Đáp án :
20
21
22
23
24
25
26
27
28
D
B
C
C
A
D
A
B
D
2.6.4. Câu hỏi về thế năng
Yêu cầu mức độ nhận biết
Câu 29 : Một vật khối lượng m, đặt ở độ cao z so với mặt đất trong trọng
trường của Trái Đất thì thế năng trọng trường của vật được xác định theo
công thức:
1
2
A. Wt mgz
B. Wt mgz .
C. Wt mg .
D. Wt mg .
Câu 30 : Một vật có khối lượng m gắn vào đầu một lò xo đàn hồi có độ cứng
k, đầu kia của lo xo cố định. Khi lò xo bị nén lại một đoạn
l ( l< 0) thì thế
năng đàn hồi bằng:
1
2
A. Wt k .l .
1
2
C. Wt k.(l ) 2 .
1
2
B. Wt k .(l ) 2 .
1
2
D. Wt k.l .
Câu 31: Thế năng trọng trường của một vật không phụ thuộc vào:
65
A. Khối lượng của vật.
B. Gia tốc trọng trường.
C. Gốc thế năng.
D.Vận tốc của vật.
Yêu cầu mức độ thông hiểu.
Câu 32: Trong các câu sau, câu nào sai?
Khi một vật từ độ cao z, chuyển động với cùng vận tốc đầu, bay xuống đất
theo những con đường khác nhau thì
A. Độ lớn của vận tốc chạm đất bằng nhau.
B. Thời gian rơi bằng nhau.
C. Công của trọng lực bằng nhau.
D. Gia tốc rơi bằng nhau.
Câu 33: Chọn phát biểu đúng.
Một vật nằm yên, có thể có
A. Vận tốc.
B. Động lượng.
C. Động năng.
D. Thế năng.
Câu 34: Chọn câu sai: Hệ thức A12 = Wt1 – Wt2 cho biết:
A. Công của trọng lực bằng độ giảm thế năng.
B. Công của trọng lực chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối
của đường đi.
C. Công của trọng lực không phụ thuộc vào hình dạng đường đi.
D. Thế năng trong trường trọng lực cho biết công của vật thực hiện.
Yêu cầu mức độ vận dụng.
Câu 35: Một vật khối lượng 1,0 kg có thế năng 1,0 J đối với mặt đất. Lấy g =
9,8 m/s2. Khi đó, vật ở độ cao:
A. 0,102 m.
B. 1,0 m.
C.9,8 m.
D. 32 m.
Câu 36: Lò xo có độ cứng k = 200 N/m, một đầu cố định, đầu kia gắn với vật
nhỏ. Khi lò xo bị giãn 2cm thì thế năng đàn hồi của hệ bằng:
66
A.0,04 J.
B. 400 J.
C. 200J.
D. 100 J
Câu 37: Hai lò xo có độ cứng kA và kB (kA = ½ kB). Treo hai vật có cùng
khối lượng vào hai lò xo ấy thì thấy lò xo A giãn ra một đoạn xA, lò xo B giãn
ra một đoạn xB. So sánh thế năng đàn hồi của hai lò xo?
A. Wta = Wtb
B. Wta = 2 Wtb
C. Wta = ½ Wtb
D. Wta = 4 Wtb
Đáp án:
29
30
31
32
33
34
35
36
37
A
B
D
B
D
D
C
A
B
2.6.5. Câu hỏi về cơ năng
Yêu cầu mức độ nhận biết.
Câu 38 : Khi một vật chuyển động trong trọng trường thì cơ năng của vật
được xác định theo công thức:
1
2
1
2
B. W mv 2 mgz .
A. W mv mgz .
1
2
1
2
1
2
C. W mv 2 k (l ) 2 .
1
2
D. W mv 2 k.l
Câu 39: Cơ năng là đại lượng.
A. Vô hướng, luôn dương
B. Vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không
C. Véctơ cùng hướng với vectơ vận tốc
D. Vectơ, có thể âm, dương hoặc bằng không
Yêu cầu mức độ thông hiểu.
Câu 40: Chọn phát biểu đúng.
Cơ năng là một đại lượng
A. Luôn luôn dương.
B. Luôn luôn dương hoặc bằng không.
67
C. Có thể âm dương hoặc bằng không.
D. Luôn khác không.
Câu 41: Cơ năng là một đại lượng:
A. Luôn luôn dương.
B. Luôn luôn dương hoặc âm.
C. Có thể âm, dương hoặc bằng không.
D. Luôn luôn khác không.
Câu 42: Khi chất điểm chuyển động chỉ dưới tác dụng của trường lực thế,
phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Thế năng không đổi.
B. Động năng không đổi.
C. Cơ năng không đổi.
D. Công của lực thế luôn bằng không.
Yêu cầu mức độ vận dụng.
Câu 43: Một vật nhỏ khối lượng m = 100g gắn vào đầu môt lò xo đàn hồi
có độ cứng k = 200 N/m (khối lượng không đáng kể), đầu kia của lò xo
được gắn cố định. Hệ được đặt trên một mặt phẳng ngang không ma sát.
Kéo vật giãn ra 5cm so với vị trí ban đầu rồi thả nhẹ nhàng. Cơ năng của
hệ vật tại vị trí đó là:
A. 25.10-2 J.
B. 50.10-2J.
C. 100.10-2J.
D. 200.10-2J.
Câu 44: Ném một vật khối lượng m từ độ cao h theo hướng thẳng đứng
3
2
xuống dưới. Khi chạm đất, vật nảy lên độ cao h h . Bỏ qua mất mát năng
lượng khi chạm đất .Vận tốc ném ban đầu phải có giá trị:
A. v0
gh
.
2
B. v0
C. v0
gh
.
3
D. v0 gh .
3
gh .
2
68
Câu 45: Một vật được ném lên độ cao1m so với mặt đất với vận tốc đầu 2
m/s. Biết khối lượng của vật bằng 0,5 kg (Lấy g = 10m/s2). Cơ năng của vật
so với mặt đất bằng:
A. 4J.
B. 5 J.
C. 6 J.
D. 7 J
Câu 46: Ở độ cao h = 20m một vật được ném thẳng đứng lên trên với vận tốc
đầu v0 = 10m/s. lấy g=10m/s2. Bỏ qua sức cản của không khí. Độ cao mà ở đó
động năng bằng thế năng của vật là:
A. 15 m.
B. 25 m.
C.12,5 m.
D. 35 m.
Câu 47: Một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 2m/s. Lấy
g=10m/s2.Độ cao cực đại của vật (tính từ điểm ném) là:
A. h = 0,2m.
B. h = 0,4m.
C. h = 2m.
D. h = 20m.
Câu 48: Một vật có khối lượng m = 3kg được thả rơi tự do từ một độ caoh =
40m so với mặt đất. Ở độ cao nào vật có động năng bằng ba thế năng của nó.
A. 5m
B. 10m
C. 15m
D. 20m
Câu 49: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 15cm. Lò xo được nén lại đến lúc chỉ
còn dài 5cm. Độ cứng của lò xo k = 100 N/m. Một viên bi có khối lượng 40g,
dùng làm đạn được cho tiếp xúc với lò xo bị nén. Khi bắn, lò xo truyền toàn
bộ thế năng cho đạn. Đạn bắn theo phương ngang và lăn trên mặt phẳng
ngang nhẵn, sau đó đi lên một mặt phẳng nghiêng, góc nghiêng
. Tính
chiều dài lớn nhất mà đạn lăn được trên mặt phẳng nghiêng.
A. s = 2,5 m
B. s = 5 m
C. s = 5,2 m
D. s = 4 m
Câu 50: Đề như câu 49. Thực ra đạn chỉ lăn được trên mặt phẳng nghiêng
được ½ chiều dài tính được ở trên. Tính hệ số ma sát của mặt phẳng nghiêng.
A.
B.
69
C.
D.
Đáp án:
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
B
C
B
C
C
A
D
C
C
A
B
B
D
2.7. Phân tích mức độ khó, giá trị nội dung, độ phân biệt của một số câu
TNKQ nhiều lựa chọn trong hệ thống câu hỏi biên soạn
Thông thường sau khi kiểm tra, chấm bài và báo điểm cho HS, nhiệm
vụ của GV là phải phân tích các câu hỏi của bài kiểm tra. Đây là việc làm rất
cần thiết, hữu ích vì nó giúp cho GV hoàn thiện hệ thống câu hỏi của mình.
Việc phân tích các câu hỏi của bài kiểm tra do giáo viên tiến hành nhằm
tìm hiểu mức độ nhận thức của học sinh bao gồm: mức độ nhớ, mức độ thông
hiểu và mức độ vận dụng. Từ đó có thể phân tích và biết được độ khó, giá trị
nội dung, độ phân biệt một số câu TNKQ nhiều lựa chọn trong bài kiểm tra để
xây dựng hệ thống câu hỏi TNKQ được hoàn thiện hơn. Để đạt được mục
đích và tính khả thi của đề tài.Chúng tôi trình bày nội dung này với những câu
hỏi trong hệ thống soạn thảo được lấy làm ví dụ:
2.7.1. Phân tích mức độ nhận biết của học sinh
Chọn câu hỏi số 39 làm ví dụ:
Câu 39: Cơ năng là đại lượng.
A. Vô hướng, luôn dương
B. Vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không
C. Véctơ cùng hướng với vectơ vận tốc
D. Vectơ, có thể âm, dương hoặc bằng không
Mục tiêu đặt ra ở câu hỏi này là:học sinh phải nhớ được khái niệm cơ năng
và một số kiến thức liên quan đến cơ năng như các đại lượng vô hướng và có
hướng, các giá trị âm, dương và bằng không. Trên cơ sở đó học sinh mới lựa
chọn được đáp án đúng.
Đáp án: B
70
Phân tích phương án nhiễu ( mồi nhử) trong câu hỏi 39:
Trong câu hỏi này, học sinh phải lựa chọn 1 trong 4 đáp án. Từ những
lưạ chọn của từng học sinh khi làm bài ta có thể đánh giá được mức độ nhớ
kiến thức của học sinh như thế nào. Chẳng hạn:
+ Phương án A, do học sinh cho rằng cơ năng bằng tổng động năng và thế
năng trong đó động năng luôn dương.
+ Đưa ra phương án C,do HS nhớ nhầm và học không kĩ khái niệm thế
năng.
+ Đưa ra phương án D, do HS nhớ nhầm và học không kĩ khái niệm thế
năng.
2.7.2. Phân tích các mức độ thông hiểu của học sinh
Chọn câu hỏi số 24 làm ví dụ :
Câu 24 : Một vật sinh công âm khi:
A. Vật chuyển động chậm dần đều
B. Vật chuyển động nhanh dần đều
C. Vật chuyển động tròn đều
D. Vật chuyển động thẳng đều
Mục tiêu đặt ra ở câu hỏi này là: Học sinh hiểu được hệ quả của định
lí biến thiên động năng.Để hiểu được hệ quả này học sinh phải hiểu một số
kiến thức liên quan như động năng của các chuyển động nhanh, chậm dần,
chuyển động tròn.
Học sinh cũng cần phải hiểu độ biến thiên động năng của chuyển
động chính là công của lực sinh ra trong quá trình đó để lựa chọn đáp án
đúng.
Đáp án: A
Phân tích phương án nhiễu ( mồi nhử ):
Trong câu hỏi này phân tích học sinh chọn đáp án giáo viên có thể
đánh giá được mức độ thông hiểu của học sinh nếu học sinh lựa chọn:
71
+ Phương án B giáo viên có thể thấy là do học sinh đọc không kĩ hoặc
không hiểu hệ quả cho rằng vật chuyển động nhanh dần thì lực phải sinh
công dương.
+ Đưa ra phương án C và D có thể đánh giá là học sinh không hiểu
bài mà chỉ chọn theo xác suất đúng sai do may rủi.
+ Nếu chọn phương án A nghĩa là học sinh đã thông hiểu định lí biến
thiên động năng và hệ quả của nó.
2.7.3. Chọn câu hỏi số 48 làm ví dụ để phân tích các mức độ vận dụng kiến
thức của học sinh
Câu 48: Một vật có khối lượng m = 3kg được thả rơi tự do từ một độ cao h =
40m so với mặt đất. Ở độ cao nào vật có động năng bằng ba thế năng của nó.
A. 5m
B. 10m
C. 15m
D. 20m
Mục tiêu: Câu hỏi này nhằm kiểm tra sự vận dụng kiến thức về cơ năng để
giải bài tập của học sinh.
Để vận dụng được kiến thức về cơ năng đã học, học sinh cần nhớ và hiểu
các kiến thức có liên quan như: động năng, thế năng và cơ năng. Đồng thời
hiểu rõ định luật bảo toàn cơ năng trong trọng trường mới có thể lựa chọn đáp
án đúng.
Đáp án đúng là: B
Khi học sinh chọn được đáp án đúng, nghĩa là học sinh đã hiểu bài, biết
phân tích ý nghĩa vật lý của thế năng, động năng và cơ năng. Có thể đánh giá
rằng học sinh đã nhớ, hiểu và biết vận dụng các kiến thức đã học. Có thể phân
tích để giải bài tập được như sau:
Chọn gốc thế năng tại mặt đất.
- Cơ năng của vật tại vị tríban đầu :
W0 Wđ0 Wt0 Wt0max mgz max
- Cơ năng của vật tại vị trí có động năng bằng ba thế năng là:
W1 Wđ1 Wt1 4Wt1 = 4mgz1
72
- Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng ta có:
W0 = W1
mgzmax = 4mgz1
z1 = zmax /4 = 10 m
Phân tích phương án nhiễu ( mồi nhử ):
Đưa ra phương án A hoặc C hoặc D cho những học sinh có kĩ năng tính
toán kém, đồng thời nhằm giảm xác suất chọn đúng của học sinh.
Tương tự tiếp tục phân tích về độ khó và độ phân biệt của các câu
còn lại để chọn câu hỏi đạt được yêu cầu, rồi lưu vào hệ thống câu hỏi
TNKQ nhiều lựa chọn. Thông qua các chỉ số cho thấy trong 50 câu TNKQ
nhiều lựa chọn mà đề tài đã xây dựng thì trong đợt thực nghiệm đã sử dụng
40 câu hỏi, các câu hỏi được sử dụng đạt các yêu cầu về độ khó và độ phân
biệt của một câu hỏi tốt với các mức độ nhận thức: nhớ, hiểu, vận dụng của
mục tiêu dạy học cần nắm vững sau khi học xong một đơn vị kiến thức
(bài/ chương/ phần).
73
Kết luận Chương 2
Việc soạn thảo nội dung các bài kiểm tra có tầm quan trọng đặc biệt trong
việc kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh.
Chúng tôi đã nghiên cứu, phân tích nội dung kiến thức chương “Các định
luật bảo toàn” từ đó đã xác định mục tiêu về mặt trình độ nhận thức ứng với
từng kiến thức mà học sinh cần đạt được, kết hợp với việc vận dụng cơ sở lí
luận về KTĐG đã soạn thảo được 50 câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn ở ba trình
độ nhận thức ( nhận biết, hiểu, vận dụng).
Từ hệ thống câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn đã xây dựng chúng tôi đã
nghiên cứu xây dựng các đề kiểm tra nhằm KTĐG kết quả học tập của học
sinh.
Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy có thể áp dụng phương pháp “Xây
dựng và phối hợp hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa
chọn” trong việc KTĐG kết quả học tập cho các phần kiến thức khác nhau
trong chương trình Vật lý THPT nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy
học Vật lý.
74
CHƯƠNG 3
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích, đối tượng và thời gian thực nghiệm sư phạm
Để kiểm tra giả thuyết khoa học của đề tài và đánh giá hiệu quả của
việc xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn,
chúng tôi tiến hành TNSP tại trường THPT Trần Nguyên Hãn – Hải Phòng.
Đối tượng thực nghiệm sư phạm là các học sinh lớp 10 của trường.
Chúng tôi chọncác học sinh lớp 10 của trườngTHPT Trần Nguyên Hãn –
thành phố Hải Phòngnăm học 2014 – 2015 và phân chia thành hai lớp:
Lớp đối chứng (ĐC) là 10 C1và lớp thực nghiệm (TN) 10 C2 do tôi
trực tiếp giảng dạy.
Để đảm bảo tính khách quan chúng tôi đã lựa chọn hai lớp đều có điều
kiện học tập và môi trường sư phạm giống nhau. Trình độ học sinh của hai
lớp nhìn chung tương đương nhau.
Chúng tôi tiến hành TNSP vào học kì I năm học 2014 – 2015 với thời
gian là 2 tuần.
3.2. Nội dung và phương pháp thực nghiệm sư phạm
Chúng tôi sử dụng hệ thống các câu hỏi TNKQ NLC chương “Các định
luật bảo toàn” vật lý 10 đã xây dựng và phối hợp với tự luận trong các bài
KTĐG KQHT của HS.
Lớp đối chứng: Sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm và bài tập trong sách giáo
khoa đồng thời giảng dạy theo phương pháp truyền thống cùa trường.
Lớp thực nghiệm: Sử dụng hệ thống các bài tập đã đã soạn thảo trong thời
gian tiến hành TNSP.
- Trong quá trình TNSP chúng tôi đã giảng, mời GV dự giờ dạy, theo dõi, ghi
chép các hoạt động của HS. Sau khi kết thúc bài học có trao đổi rút kinh nghiệm.
75
- Trong thời gian TNSP chúng tôi cho cả hai lớp ĐC và TNlàm hai lần
kiểm tra 15 phút và cuối đợt TNSP học sinh làm bài kiểm tra 45 phút,để đánh
giá hiệu quả của hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan đã soạn thảo.
3.3. Tiến trình thực nghiệm sư phạm
Chúng tôi tổ chức TNSP với 2 lớp ĐC và TN tại tại trường THPT Trần
Nguyên Hãn – Hải Phòng như đã trình bày trong mục 3.1.
Các bài kiểm tra trong đợt TNSP được chấm điểm có sự cộng tác của
các giáo viên bộ môn. Trên cơ sở đó, chúng tôi xử lý, phân tích, nhận xét và
đánh giá kết quả hai bài kiểm tra từ đó đưa ra những nhận xét về tính khả thi
và mục đích đã đạt được trong quá trình thực hiện đề tài luận văn.
- Nhóm thực nghiệm trong quá trình học chương “Các định luật bảo
toàn” đã được học và làm quen với hệ thống câu hỏi TNKQ NLC.
+ Các câu hỏi trong bài kiểm tra được lấy từ hệ thống câu hỏi TNKQ NLC
mà đề tài đã xây dựng.Các câu hỏi này đã được lựa chọn trong quá trình học với chỉ
số độ khó ở mức trung bình trở lên. Số lượng câu hỏi trong bài kiểm tra được phân
bố theo từng nội dung cần đánh giá( trung bìnhcó từ 1 đến 2 câu TNKQ NLC cho
mỗi nội dung ) và thời gian giành cho mỗi câu hỏi khoảng 3 phút.
Số lượng các câu hỏi TN chương “Các định luật bảo toàn” được phân
bố theo nội dung kiến thức của chương theo bảng 3.1 :
Bảng 3.1: Phân bố các câu hỏi TNKQ NLCtheo nội dung kiến thức
chương“Các định luật bảo toàn”
Thứ tự
1
2
3
4
Nội dung
Số câu hỏi
(1 tiết)
TNKQ
NLC
Số câu hỏi
(15 phút)
TNKQ
NLC
2
3
4
4
3
3
Động lượng. Định
luật bảo toàn động
lượng
Công và Công suất
Động năng
Thế năng
76
Số câu hỏi
(15 phút)
TNKQ
NLC
2
3
5
Cơ năng
Tổng số
Thời gian
(phút)
5
15
6
2
7
45
15
15
Đề kiểm tra của nhóm thực nghiệm được chọn trên cơ sở bảng 3.1 kết
hợp với các câu hỏi được lựa chọn từ hệ thống câu hỏi trong ngân hàng đề
kiểm tra. Đối với câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn được nhập vào phần mềm
trộn đề (ví dụ : Exam Gen, TestPro, Emp Test, Mcmix… ) để lấy được từ 4
mã đề có cùng nội dung nhưng trật tự các câu hỏi khác nhau.
- Nhóm đối chứng làm bài kiểm tra tương đương với các câu hỏi truyền
thống.
- Bài kiểm tra của lớp TN và ĐC được xây dựng tương đương nhau về:
khối lượng kiến thức, mức độ khó, trong điều kiện như nhau về thời gian.
3.4. Tiêu chuẩn và thang điểm đánh giá
3.4.1. Tiêu chí và thang điểm đánh giá bài kiểm tra
* Bài kiểm tra của nhóm thực nghiệm: Được quy về thang điểm 11 bậc để
thuận tiện cho việc thống kê và xử lí số liệu. Căn cứ vào mức độ lĩnh hội tri
thức lí luận và mức độ vận dụng (ở phạm vi kĩ năng) để đưa ra tiêu chí đánh
giá bài kiểm tra. Ví dụ đối với bài kiểm tra 1 tiết thì có các tiêu chí đánh giá
như sau:
Đối với phần TNKQ được đánh giá theo thang điểm 10 (cho tới điểm lẻ).
+ Từ 0 đến 3điểm: bài làm có nhiều thiếu sót về tri thức, chưa đạt yêu
cầu về số lượng và chất lượng.
+ Từ 3,5 đến 6,5 điểm: bài làm thể hiện nắm tri thức tương đối đầy đủ
về số lượng và chất lượng, nhưng mức độ nắm tri thức chưa sâu.
+ Từ 6,5 đến 8,5 điểm: bài làm đảm bảo các yêu cầu về số lượng và
chất lượng tri thức, nhưng còn thiếu sót chưa đầy đủ, chưa toàn diện thể hiện
có nhớ có hiểu bài, biết vận dụng.
77
+ Từ 8,5 đến 10 điểm: bài làm đảm bảo tốt các yêu cầu về số lượng và
chất lượng tri thức, đảm bảo đầy đủ chính xác, lôgic, hệ thống.
* Bài kiểm tra của nhóm đối chứng: Cũng được chấm theo thang điểm 11
bậc để thuận tiện cho việc thống kê và xử lí số liệu.
Kết quả tổng hợp được đánh giá theo thang điểm 11 được xếp thành 4
loại:
+ Kém từ 0 đến 4 điểm.
+ Trung bình từ 5 đến 6 điểm.
+ Khá từ 7 đến 8 điểm.
+ Giỏi từ 9 đến 10 điểm.
3.4.2. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm
Chúng tôi đưa ra bảng phân bố đáp án, độ khó và độ phânbiệt của 40
câu hỏi TNKQ đã được sử dụng trong đợt thực nghiệm để tiện cho việc phân
tích đánh giá kết quả các bài kiểm tra TNSP:
Bảng 3.2: Bảng phân bố đáp án, độ khó và độ phân biệt của bài kiểm
tra sử dụng trong đợt thực nghiệm
Câu
hỏi
1
2
5
6
7
9
10
11
12
14
15
18
19
Đáp
án
A
B
D
C
B
A
C
D
A
A
B
C
A
Độ khó
(P)
0,84
0,88
0,83
0,55
0,61
0,43
0,61
0,51
0,85
0,67
0,7
0,8
0,72
Mức
độ
khó
Dễ
Dễ
Dễ
Vừa phải
Vừa phải
Hơi khó
Vừa phải
Vừa phải
Dễ
Vừa phải
Dễ
Dễ
Dễ
78
Độ phân biệt Mức độ phân
(D)
biệt
0,33
Khá tốt
0,28
Tạm được
0,41
Tốt
0,44
Tốt
0,66
Tốt
0,22
Tạm được
0,31
Khá tốt
0,66
Tốt
0,38
Khá tốt
0,37
Khá tốt
0,38
Khá tốt
0,31
Khá tốt
0,34
Khá tốt
22
23
24
26
27
28
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
C
C
A
A
B
D
B
D
B
D
D
C
A
B
B
C
B
C
C
A
D
C
C
A
B
B
D
0,45
0,5
0,56
0,76
0,56
0,56
0,54
0,76
0,74
0,62
0,44
0,43
0,49
0,8
0,5
0,75
0,72
0,56
0,69
0,75
0,63
0,8
0,52
0,84
0,84
0,48
0,46
Hơi khó
Vừa phải
Vừa phải
Dễ
Vừa phải
Vừa phải
Vừa phải
Dễ
Dễ
Vừa phải
Hơi khó
Hơi khó
Hơi khó
Dễ
Vừa phải
Vừa phải
Dễ
Vừa phải
Vừa phải
Dễ
Vừa phải
Dễ
Vừa phải
Dễ
Dễ
Hơi khó
Hơi khó
0,24
0,36
0,67
0,28
0, 67
0, 3
0,45
0,63
0,52
0,46
0,23
0,69
0,45
0,64
0,6
0,37
0,58
0,51
0,56
0,37
0,48
0,6
0,4
0,29
0,16
0,3
0,45
Tạm được
Khá tốt
Khá tốt
Tạm được
Tốt
Khá tốt
Khá tốt
Tốt
Tốt
Khá tốt
Tạm được
Tốt
Khá tốt
Tốt
Tốt
Khá tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Khá tốt
Khá tốt
Tốt
Khá tốt
Tạm được
Khá tốt
Khá tốt
Khá tốt
3.4.3. Các bước xử lí số liệu theo phương pháp thống kê
Khi so sánh kết quả học tập giữa hai lớp thực nghiệm và đối chúng tôi
xử lí thống kê toán học theo các bước sau:
* Bước 1:
- Lập bảng thống kê các điểm số (Xi) của bài kiểm tra.
Bảng ghi số lần xuất hiện của từng điểm số Xi trong tổng thể nghiên cứu.
79
- Lập các bảng phân bố tần suất và tần số lũy tích.
Bảng ghi tỉ lệ % của điểm số (Xi) trong tổng thể nghiên cứu.
Để biết tần suất của tất cả các điểm Xi từ một giá trị nào đó trở xuống
(hoặc trở lên) người ta cộng dồn tần suất của điểm số Xi với tần số của tất cả
các điểm số nhỏ hơn (hoặc lớn hơn) Xi và được tần số lũy tích của điểm Xi
trở xuống (hoặc trở lên).
* Bước 2: Vẽ đồ thị các đường lũy tích.
* Bước 3: Tính các tham số thống kê đặc trưng (trung bình cộng, phương sai,
độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên, sai số tiêu chuẩn…).
- Trung bình cộng:
x
1 k
(f i x i )
N
i=1
(3.1)
Trong đó: fi là tần số của các giá trị xi
N là tổng số học sinh.
xi là điểm số.
- Phương sai s2 và độ lệch chuẩn s:
+ Phương sai s2 là sai lệch bình phương trung bình giữa các giá trị
quan sát bất kì với giá trị trung bình của dãy phân phối.
Phương sai s2 và độ lệch chuẩn s là các số đo độ phân tán của sự
phân bố, s càng nhỏ số liệu càng ít phân tán:
s2
1 n
f i (Xi - Xi )2 (3.2)
N -1 i=1
s s2
+ Độ lệch chuẩn:
(3.3)
- Hệ số biến thiên V chỉ mức độ phân tán:
V
s
X
100% (3.4)
Hệ số biến thiên V dùng để so sánh độ phân tán trong trường hợp 2 bảng
phân phối có trị trung bình cộng khác nhau hoặc hai mẫu có qui mô rất khác
nhau. Nếu hệ số biến thiên nhỏ thì độ phân tán càng ít.
- Tần số lũy tích:
ωA
80
fi
N
(3.5)
3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm
3.5.1. Kết quả kiểm tra của học sinh
Trong thời gian TNSP chúng tôi cho HS làm3 bài kiểm tra, trong đó có
hai bài kiểm tra 15 phút và 1 bài kiểm tra 1 tiết ở cả hai nhóm TN và ĐC.
Kết quả kiểm tra TNSP của các lớp ĐC và TN được trình bày trong các
bảng 3.2, 3.3, 3.4, 3.5, 3.6 và hình 3.1, 3.2, 3.3.
Bảng 3.3. Bảng thống kê các điểm số (Xi) của bài kiểm tra
Thời
gian
KT
Nhóm
Số
bài
KT
SỐ BÀI KIỂM TRA ĐẠT ĐIỂM Xi
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Điểm
10 TB
15
phút
(lần 1)
ĐC
55
0
0
4
10
14
9
8
6
4
0
0
4.75
TN
55
0
0
2
3
4
9
13
12
9
3
0
6.09
15
phút
(lần 2)
ĐC
55
0
2
6
8
7
6
7
9
8
2
0
5.15
TN
55
0
0
3
4
2
9
10
12
10
5
0
6.18
ĐC
55
0
0
5
6
8
15
8
6
6
1
0
5.13
TN
55
0
0
1
2
4
10
7
16
11
4
0
6.4
ĐC
165
0
2
15
24
29
30
23
21
18
3
0
5.01
TN
165
0
0
6
9
10
28
30
40
30
12
0
6.22
1 tiết
Tổng
hợp
Từ bảng 3.3 chúng tôi xây dựng được biểu đồ tổng hợp kết quả 3 lần
kiểm tra của HS các lớp ĐC và TN như hình 3.1.
BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ ĐIỂM THEO 11 BẬC
45
Số Bài Kiểm tra
40
35
30
ĐC
TN
25
20
15
10
5
0
1
2
3
4
5
6
Điểm
81số Xi
7
8
9
10
Hình 3.1. Đồ thị phân bố điểm kiểm tra của học sinh hai lớp ĐC và TN
Từ hình 3.1 cho thấy:
+ Tỉ lệ điểm khá của lớp TN chiếm nhiều hơn so với lớp ĐC, trong đó
điểm 8 và 9 của lớp TN đạt tỉ lệ cao, các điểm 5, 6 và 7 có tỉ lệ số bài đạt
được xấp xỉ như nhau. Đặc biệt là không có điểm 0.
+ Tỉ lệ điểm yếu, kém của lớp TN thấp hơn so với lớp ĐC. Nhìn chung tỉ số
điểm dưới trung bình của lớp ĐC chiếm ở mức cao trên tổng số điểm đạt được.
+ Điểm trung bình cộng của lớp TN (6,22) luôn cao hơn lớp ĐC (5,01).
+ Độ chênh lệch về tổng điểm trung bình giữa lớp TN và ĐC là (1,21).
Từ đồ thị phân bố điểm (hình 3.1) có thể rút ra nhận xét tỉ lệ HS đạt điểm khá ở
lớp TN cao hơn lớp ĐC. Điều này cho thấy khi HS được học và làm bài kiểm tra
theo hệ thống câu hỏi mà chúng tôi xây dựng đã đạt được hiệu quả tốt hơn.
Từ bảng kết quả 3.3 chúng tôi tính toán và đưa ra bảng phân bố tần suất (3.4).
Bảng 3.4. Bảng phân bố tần suất điểm kiểm tra của học sinh
Nhóm
SỐ % BÀI KIỂM TRA ĐẠT ĐIỂM Xi
Số bài
KT
Số HS
ĐC
55
165
TN
55
165
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1,2 9,1 14,5 17,6 18,2 13,9 12,7 10,9 1,9
0
3,6
5,4
6,1
17 18,2 24,2 18,2 7,3
0
0
Từ bảng 3.4 chúng tôi xây dựng được đồ thị phân bố tần suất theo số
(%) bài kiểm tra như hình 3.2
ĐỒ THỊ PHÂN BỐ TẦN SUẤT
Số % bài kiểm tra
30
25
20
ĐC
TN
15
10
5
0
1
2
3
4
5
6
Điểm Xi
82
7
8
9
10
Hình 3.2. Đồ thị phân bố tần suất điểm kiểm tra của học sinh
Từ hình 3.2 cho thấy:
+ Đối với nhóm thực nghiệm: Số % cao nhất đạt được ở điểm 7 (24,2%)
(điểm khá), số (%) điểm 8 (18,2%) và 9 (7,3%) chiếm tỉ lệ cao hơn so với điểm
dưới 5 đặc biệt số % đạt điểm 9 rất cao. Số học sinh đạt yêu cầu của bài thực
nghiệm là 84,9% đồ thị phân bố có dạng hình chuông chuẩn Gauxơ.
+ Đối với nhóm đối chứng: Số % học sinh đạt được yêu cầu cao nhất
ở mức điểm 5, số % các điểm 3, 4 và 5 chiếm tỉ lệ cao hơn điểm 6, 7 và 8.
Khi đó ta thấy số học sinh đạt yêu cầu của bài là 57,6% đồ thị phân bố có
dạng hình chuông chuẩn Gauxơ.
Như vậy, đồ thị phân bố tần suất cũng cao thấy số % học sinh điểm khá
của lớp thực nghiệm chiếm tỉ lệ cao so với mức điểm khá của lớp ĐC. Điều
này cho thấy sự hiệu quả của phương pháp giảng dạy và số câu hỏi mà chúng
tôi xây dựng là khá phù hợp.
Bảng 3.5. Bảng phân bố tần suất lũy tích điểm kiểm tra của học sinh
SỐ % BÀI KIỂM TRA ĐẠT ĐIỂM Xi TRỞ XUỐNG
Nhóm Số HS Số bài
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
KT
ĐC
55
165 1.2 10.3 24.8 42.4 60.6 74.5 87.2 98.1 100
TN
55
165
0
3.6
9.0 15.1 32.1 50.3 74.5 92.7 100
Từ bảng 3.5 chúng tôi xây dựng được đồ thị đường phân bố tần suất lũy
tích như hình 3.3.
ĐỒ THỊ ĐƯỜNG LŨY TÍCH
ĐIỂM KIỂM TRA CỦA HỌC SINH
Số % bài kiểm tra đạt
điểm Xi trở xuống
120
100
80
ĐC
TN
60
40
20
0
1
2
3
4
5
6
Điểm số Xi
83
7
8
9
10
Hình 3.3. Đồ thị phân bố đường lũy tích điểm kiểm tra của học sinh
Từ hình 3.3 cho thấy:
Đường tần suất tích lũy của nhóm TN nằm bên phải và nằm phía dưới
đường tần suất tích lũy của nhóm ĐC, chứng tỏ chất lượng bài kiểm tra bằng
TNKQ nhiều lựa chọn ở nhóm TN khá hơn nhóm ĐC.
Bảng 3.6. Bảng kết quả xử lý các tham số
Lớp thực nghiệm ( X 6, 22 )
Lớp đối chứng ( X 5, 01 )
fi
xi - X
(xi - X )2
fi(xi 2
X)
0
0
-5,01
25,10
0
0
106,86
93,33
1
2
3
2
15
24
-4,01
-3,01
-2,01
16,08
9,06
4,04
32,16
135,9
96,96
4,93
49,3
4
29
-1,01
1,02
29,58
-1,22
-0,22
0,78
1,78
2,78
1,49
0,05
0,61
3,17
7,73
41,72
1,6
23,18
95,1
92,76
5
6
7
8
9
30
23
21
18
3
-0,01
0,99
1,99
2,99
3,99
0
0,98
3,96
8,94
15,92
0
22,54
83,16
160,92
47,76
3,78
14,29
0
10
0
4,99
24,90
0
165 13,72
126,39
503,85
16
5
-0,11
110
608,98
(xi - X )2 fi(xi - X )2 xi
xi
fi
xi - X
0
0
- 6,22
38,69
0
1
2
3
0
6
9
-5,22
- 4,22
-3,22
27,25
17,81
10,37
4
10
- 2,22
5
6
7
8
9
28
32
38
30
12
10
0
Bảng 3.7. Tổng hợp các tham số
TN
ĐC
s
100%
x
x
fi (x i - x)2
s2
s
V
6.22
5.01
503.85
608.98
3.07
3,71
1.75
1.93
28.13
37.62
Qua bảng 3.6 cho thấy
+ Điểm trung bình của lớp TN (6,22) cao hơn lớp ĐC (5,01).
+ Hệ số biến thiên của lớp TN (28,13) nhỏ hơn lớp ĐC (37,62) nghĩa là
độ phân tán về điểm số quanh điểm trung bình của lớp thực nghiệm là nhỏ.
84
Các kết quả phân tích trên đây cho thấy rằng KQHT của HS ở lớp TN
tốt hơn lớp ĐC, chứng tỏ chất lượng nắm kiến thức của HS ở lớp TN cao hơn
ở lớp ĐC. Qua đó, có thể khẳng định rằng những HS được học theo chương
trình có sử dụng hệ thống bài tập do chúng tôi xây dựng có khả năng tiếp thu
kiến thức và nắm vững kiến thức một cách tốt hơn.
Tuy nhiên KQHT của HS lớp TN cao hơn lớp ĐC có thực sự là do
PPDH đem lại hay không? Các số liệu có đáng tin cậy không ?
Để trả lời câu hỏi đó, chúng tôi áp dụng bài toán kiểm định trong thống kê
toán học như sau.
* Kiểm định phương sai
2
sTN
= 3,07 ;
Ta có:
s2ĐC = 3,71
2
- Giả thuyết H0: Sự khác nhau giữa các phương sai sTN
và s 2ĐC là không
có ý nghĩa.
2
- Giả thuyết H1: Sự khác nhau giữa các phương sai sTN
và s 2ĐC là có ý
nghĩa.
- Chọn xác suất sai lầm α 0, 01 .
- Đại lượng kiểm định:
F
s2ĐC 3, 71 1, 21
2
3, 07
sTN
- Tra bảng tìm Fα trong bảng phân phối F ứng với mức α và các bậc tự do
với:
f TN n TN 1 155 1 154
f ĐC n ĐC 1 155 1 154
Ta tìm được Fα = 1,5
Vì F < Fα nên ta chấp nhận giả thuyết H0 bác bỏ giả thuyết H1: Sự khác
nhau giữa các phương sai của hai tổng thể mà hai mẫu xuất phát là không có ý
2
nghĩa (coi sTN
= s 2ĐC )
* Kiểm định giá trị trung bình với các phương sai bằng nhau
- Chọn xác suất sai lầm α 0, 002
85
- Giả thiết H0: Sự khác nhau giữa hai giá trị trung bình x TN và x ĐC là
không có ý nghĩa.
- Giả thiết H1: Sự khác nhau giữa hai giá trị trung bình x TN và x ĐC là có ý
nghĩa.
- Đại lượng kiểm định:
t =
với: s =
(n TN - 1)s2 ( n
vậy:
TN
n TN n
t
ĐC
ĐC
N TN . N
x TN - x ĐC
ĐC
.
(3.6)
s
N TN N
ĐC
1)s 2
2
ĐC
=
(155 - 1).3, 07 ( 155 1).3, 71
1,84
155 155 - 2
6, 22 - 5, 01 155 .155
.
5, 79
1,84
155 +155
- Tra t α : Vì nTN + nĐC> 120 nên t α tra ở bảng phân bố chuẩn với
(t) 1 -
0, 002
0,999
2
Tra bảng ta có t α = 3,1
Vì t > t α nên ta chấp nhận giả thiết H1 bác bỏ giả thiết H0: Sự khác nhau
giữa hai giá trị trung bình là có ý nghĩa.
Từ việc TN sư phạm cho phép chúng tôi kết luận:
- Điểm trung bình cộng bài KT ở nhóm TN cao hơn nhóm ĐC. Điều đó
có nghĩa là bài KT sử dụng hệ thống câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn mà chúng
tôi đã đề xuất mang lại hiệu quả cao hơn so với bài KT theo hình thức tự luận
truyền thống.
- Việc sử dụng bài kiểm tra TNKQ nhiều lựa chọn ở trường phổ thông đã
góp phần nâng cao chất lượng học tập bộ môn Vật lý, đồng thời kích thích
được khả năng tìm tòi, sáng tạo của học sinh.
- Điểm trung bình cộng của học sinh lớp TN cao hơn lớp ĐC, đại lượng
kiểm định t > chứng tỏ trong quá trình kiểm tra KQHT của học sinh bài
kiểm tra TNKQ NLC thực sự có hiệu quả.
- Đồ thị phân bố tần suất và đồ thị tần suất lũy tích cho thấy chất lượng
86
học tập của các lớp TN thực sự tốt hơn các lớp ĐC. Ở lớp TN, nhiều bài kiểm
tra có điểm số cao hơn các lớp ĐC (đồ thị tần suất lũy tích nằm phía dưới
dịch phải).
Như vậy có thể kết luận được: Kết quả kiểm tra ở lớp TN cao hơn lớp
ĐC là có ý nghĩa. Có thể khẳng định được hệ thống các câu hỏi TNKQ nhiều
lựa chọn đưa ra là hoàn toàn phù hợp.
3.6. Điều chỉnh hoạt động dạy của giáo viên
3.6.1. Những ý kiến về cách thức kiểm tra đánh giá
Để tìm hiểu nhu cầu về vấn đề thay đổi cách thức kiểm tra đánh giá hiện
nay chúng tôi đã khảo sát và điều tra 10 giáo viên của 3 trường phổ thông
trong thành phố Hải Phòng, từ các số liệu thu được có thể nhận xét rằng:
- Đa số các GV đều cho rằng nên cải tiến cách thức KTĐG hiện nay
(70%).
- Có ít ý kiến cho rằng nên giữ nguyên cách thức KTĐG hiện nay
(17,5%).
- Cũng cóít ý kiến cho rằng nên thay thế cách thức KTĐG hiện nay bằng
cách thức mới (12,5%).
Chúng tôi thử đề xuất các phương án lựa chọn, xây dựng và sử dụng loại
câu hỏi kiểm tra trong đánh giá KQHT của học sinh môn vật lí được kết quả
như sau:
- Ý kiến cho rằng sử dụng loại câu TNKQ nhiều lựa chọn chiếm tỉ lệ cao
nhất (62,5%).
- Ý kiến cho rằng nên dùng loại câu dạng tự luận như thường dùng trong
một bài kiểm tra nhưng có nhiều câu hỏi ứng dụng với nhiều mục tiêu cần đạt
trong chương trình (25,25%).
- Ý kiến cho rằng nên kết hợp câu TNKQ nhiều lựa chọn và câu hỏi tự
luận ngắn để đánh giá kết quả học tập của học sinh chiếm tỉ lệ ít (6,25%).
87
- Ý kiến cho rằng nên dùng loại câu hỏi dạng tự luận như thường dùng
trong một bài kiểm tra và chỉ cần có 1 đến 3 câu hỏi tập trung trong một số ít
mục tiêu cần đạt của chương trình chiếm tỉ lệ ít (6%)
Việc đánh giá KQHT cần được tính đền ngay từ lúc soạn bài cho từng
tiết, từng chương, tạo điều kiện để học sinh và giáo viên nắm được những
thông tin liên hệ ngược chiều từ đó kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy và học.
Thực tế cho thấy vẫn còn phổ biến tình trạng đến gần thời gian kiểm tra giáo
viên mới thông báo cho học sinh những nội dung sẽ kiểm tra và ra đề.
Khắc phục tình trạng chỉ đánh giá thông qua điểm số của bài kiểm tra
“độc quyền” trong đánh giá (GVđánh giá HS). Đánh giá cần tiến hành ngay
trong quá trình học sinh học tập trên lớp, thông qua hoạt động của HS, giáo
viên cần hướng dẫn học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá, khuyến khích
“tạo điều kiện thuận lợi để học sinh được tham gia đánh giá lẫn nhau” bên
cạnh việc GV đánh giá HS.
3.6.2. Một vài đề xuất điều chỉnh hoạt động dạy của giáo viên
Từ những khó khăn, sai lầm về kiến thức và kĩ năng còn mắc phải của học
sinh thu được qua quá trình thực nghiệm sư phạm, chúng tôi đưa ra một số
điều chỉnh trong hoạt động dạy của giáo viên thể hiện qua bảng 3.8 và minh
họa qua một ví dụ cụ thể việc vận dụng công thức tính công trong chương
“Các định luật bảo toàn”.
Bảng 3.8. Một số điều chỉnh của giáo viên trong hoạt động dạy
Những sai lầm và khó khăn của học sinh
Điều chỉnh hoạt động dạy của
giáo viên
- Khi xác định tổng động - Lưu ý với học sinh khi chuyển
lượng của hệ khi phương, từ véctơ sang độ lớn tổng động
Bài:
chiều chuyển động của các lượng của hệ bằng tổng động
Động
vật khác nhau, HSthường lượng của các vật trong hệ chỉ
lượng hiểu lầm tổng động lượng đúng
88
khihai
hoặc
các
vật
.
của hệ bằng tổng động chuyển động cùng chiều.
Định
lượng của các vật trong hệ
luật
mà
bảo
phương chiều chuyển động p2 p12 p22 2p1.p2.cos(α1 - α2 )
toàn
của các vật.
không
chú
ý
- Để đúng với mọi trường hợp
đến ta đi xét công thức tổng quát :
Xét đối với các trường hợp đặc
động
biệt:
lượng
+ Nếu α1 α2 thì cos(α1 - α2 ) 1
Kiến
nên p p1 p 2
thức
α1 - α 2 π
+Nếu
thì
cos(α1 - α 2 ) -1 nên: p p1 - p 2
+
Nếu
α1 - α 2 π / 2 thì
cos(α1 - α2 ) 0 nên: p2 p12 p22
- Vận dụng công thức tính - Giáo viên phải chỉ rõ cho học
công trong trường hợp lực sinh
trong
biểu
thức:
tác dụng khác phương với A F.s.cosα thì F.cosα chính là
độ dời, HS thường không độ lớn của lực F trên phương
hiểu
trong
biểu
thức chuyển động và chính lực F đó
Bài:
A F.s.cosα
Công
F.cosα có tác dụng gì trong
và
quá trình chuyển động.
công
- Hiểu chưa đúng về tính - Nêu lại cho học sinh về tính
tương đối của chuyển động do
tương đối của công.
đại
lượng làm cho vật chuyển động.
quãng quãng đường là đại lượng có
đường có tính chất tương tính chất tương đối nên công
(A F.s.cosα) cũng có tính
đối.
tương đối.
HS
Bài:
không
nhớ
- Nhầm lẫn đơn vị động - Nêu rõ cho HS hiểu động
89
Động
lượng là đơn vị của động lượng là đại lượng đặc trưng
năng
năng. Vì HS hiểu động cho trạng thái động lực học của
năng và động lượng là hai vật còn động năng là một dạng
tên gọi khác nhau của cùng năng lượng nên chúng là hai đại
một đại lượng nên chúng sẽ lượng khác nhau chúng có đơn
có cùng đơn vị.
vị khác nhau.
- Xác định thế năng trọng - Khắc sâu công thức tính thế
trường trong trường hợp năng, cách chọn mốc thế năng
mốc thế năng được chọn và khi tính độ cao z ta phải chọn
Bài:
khác nhau. Vì HS hiểu chiều dương của z là hướng lên.
Thế
chưa rõ khái niệm mốc thế -Khi làm bài tập nên chú ý chọn
năng
năng và không chú ý đến mốc thế năng tại vị trí bắt đầu
chiều của độ cao z.
chuyển động hoặc vị trí mà ta
xét.
- Chưa giải thích được - Làm rõ cho học sinh thế nào là
nguyên tắc chuyển động
hệ kín và hệ vật mà ta xét trong
bằng phản lực. Vì HS chưa
chuyển động là hệ kín nên khi
xác định được rõ hệ vật
đó có thể dùng định luật bảo
đang xét có được coi là hệ
toàn động lượng để giải thích.
kín hay không để có thể
vận dụng được định luật
Kĩ năng
bảo toàn động lượng.
- Kĩ năng vận dụng các
công thức tính thế năng hấp
- Khắc sâu cho học sinh cách
dẫn và thế năng đàn hồi chọn mốc thế năng.
tương ứng với việc chọn
gốc thế năng chưa tốt. Vì
HS chưa nắm rõ khái niệm
mốc thế năng.
90
* Ví dụ minh họa:
Bài tập: Một chiếc phà chuyển động với vận tốc v1 = 36 km/h đối với bờ.
Trên phà người ta làm dịch chuyển đều một chiếc xe con với vận tốc v2 = 2m/s
theo hướng từ phía đầu phà đến đuôi phà. Tìm công của lực tác dụng lên xe con
trong 0,5 phút đối với phà và đối với bờ. Cho biết lực làm dịch chuyển xe con là
50N, hướng của lực cùng hướng với hướng dịch chuyển của xe con đối với phà.
Mục đích: - Sử dụng thành thạo công thức tính công (âm, dương ).
- Khắc sâu tính tương đối của công.
Bảng 3.9: Phân tích các yếu tố kiến thức và kĩ năng
STT Các yếu tố kiến thức và kĩ năng
1
2
3
4
5
Áp dụng được công thức: A F.s.cosα
Quãng đường đối với phà: s2 =v2.t = 2.30 = 60m
Công đối với phà: A2 = F.s2 = 50. 60 = 3000 J
( cosα 1 )
Quãng đường đối với bờ:
s1 = ( v1 – v2 )t = ( 10 – 2 ).30 = 240m
Công đối với bờ: A1 F.s1 50.240 12000 J ( cosα 1 )
Số % HS
thực hiện
được
100
80
80
50
50
* Nhận xét:
Qua quá trình giải bài toán của học sinh, giáo viên thấy học sinh gặp phải
một số khó khăn do không nhớ tính tương đối của khái niệm công và cách
tính công của lực tác dụng ngược hướng với vector dịch chuyển.
Do đó khi giảng dạy về khái niệm công, giáo viên cần lưu ý cho học sinh
vì quãng đường là đại lượng có tính tương đối nên công cũng là một đại
lượng có tính tương đối. Trong biểu thức tính công giáo viên cần chú ý cho
học sinh đại lượng F.cosα chính là độ lớn của lực F trên phương chuyển
động và cũng chính lực F đó làm cho vật chuyển động, nên khi tính công đối
với những vật chuyển động có phương của lực tác dụng ngược hướng với
vectơ dịch chuyển thì học sinh phải lưu ý đến độ lớn của lực F trên phương
chuyển động chính là đại lượng F.cosα .
91
Kết luận Chương 3
Chúng tôi đã tiến hành TNSP với hệ thống câu hỏi TNKQ NLC mà tác
giả xây dựng tại các lớp ĐC và TN ở trường THPT Trần Nguyên Hãn – thành
phố Hải Phòng.
Kết quả các bài kiểm tra có sử dụng câu TNKQ NLC trong quá trình
TNSP đã được phân tích, đánh giá bằng phương pháp thống kê.
Đánh giá chúng từ TNSP cho thấy kết quả học tập của lớp TN cao hơn
lớp ĐC xét trên nhiều tiêu chí. Có thể cho rằng giả thuyết khoa học của đề tài
là đúng, đề tài mang tính khả thi và cho thấy hiệu quả của việc sử dụnghệ
thống câu hỏi TNKQ NLC trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học
sinh trườngTHPT Trần Nguyên Hãn – thành phố Hải Phòng.
Ngoài việc khắc phục những sai lầm và nhược điểm của HS thông qua
hệ thống câu hỏi TNKQ NLC, tác giả còn sơ bộ đưa ra một vài đề xuất về
điều chỉnh hoạt động giảng dạy của GV trong chương “Các định luật bảo
toàn” sao cho hiệu quả hơn.
92
KẾT LUẬN
1. Luận văn đã góp phần làm sáng tỏ thêm cơ sở lí luận của hoạt động kiểm
tra đánh giá kết quả học tập các môn học của học sinh ở trường phổ thông.
2. Áp dụng cơ sở lí luận chung chúng tôi đã điều tra khảo sát thực tiễn và xây
dựng được 50 câu hỏi TNKQ NLC thuộc kiến thức chương “Các định luật
bảo toàn” Vật Lí 10. Hệ thống câu hỏi này đã được đưa vào TNSP tại trường
THPT Trần Nguyên Hãn – thành phố Hải Phòng.
Từ những kết quả thu được, chúng tôi xin đưa ra bài học cần lưu ý
sau đây:
Khi kiểm tra đánh giá KQHT của HS không chỉ chú ý đến những mục
tiêu đã đạt được mà ngay cả những mục tiêu dạy học chưa đạt cũng phải được
quan tâm, để có kế hoạch bổ sung trước khi bước vào một chương hay một
phần có kiến thức mới. Các câu hỏi và bài tập được soạn thảo phù hợp là cơ
sở để có được kết quả học tốt, đó còn là công cụ hữu hiệu giúp cho hoạt động
kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh hiệu quả, khách quan, chính
xác và đáng tin cậy.
3. TNSP cho thấy: Hệ thống câu hỏi TNKQ NLC mà chúng tôi xây dựng đã
phát huy được hiệu quả trong dạy và học. Các thông số thống kê chỉ ra rằng:
Kết quả học tập của HS ở lớp TN cao hơn lớp ĐC.
4. Thông qua TNSP đã phát hiện một số cách hiểu sai của HS, trên cơ sở đó
đã đưa ra đề xuất điều chỉnh quá trình hoạt động dạy của GV nhằm nâng cao
hơn nữa chất lượng dạy và học chương “Các định luật bảo toàn”
Tóm lại: Mục đích và tính khả thi của đề tài đã đạt được trong quá trình
thực hiện luận văn.
93
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lương Duyên Bình - Nguyễn Xuân Chi - Tô Giang - Trần Chí Minh -
Vũ Quang - Bùi Gia Thịnh (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực
hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 THPT môn Vật lý ( Phần
chương trình SGK vật lý 10 ). Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Ê.E.Eeventzik, X.I.A.Shamash, V.A.Orlov (2005), Phương pháp dạy
học vật lý trong trường phổ thông.
3. Cao Cự Giác (2007), “ Một số điểm yếu của học sinh trong học tập và
việc xây dựng câu nhiễu cho bài tập trắc nghiệm khách quan nhiều lựa
chọn môn hóa học”, Tạp chí giáo dục, số 179.
4. Trần Bá Hoành (2010), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và
sách giáo khoa. Nxb Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
5. Trần Thị Tuyết Oanh (2007), Đánh giá và đo lường kết quả học tập.
Nxb Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
6. PaiObanya – Juma Shabani, Pter Okabukol (2007), Hướng dẫn dạy và
học trong giáo dục Đại học (Guide to Teachinh an Learning in Higher
Education ), Chịu trách nhiệm dịch thuật gồm các giảng viên của trường
Đại Học Nông Nghiệp I, Hà Nội.
7. Hoàng Phê (2004), Từ điển tiếng việt. Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.
8. Phạm Hữu Tòng (2001), Lí luận dạy học Vật lí ở trường trung học, Nxb
GiáoDục, Hà Nội.
9. Tài liệu bồ dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp
10 môn Vật lí (2006). Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
10. Phạm Hữu Tòng (2004), Dạy học Vật Lí ở trường THPT theo định
hướng phát triển hoạt động học tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa
học. Nxb Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
11. http://www.ebook.edu.vn
12. http://www.tailieu.nhagiao.edu.vn
94
PH Ụ L ỤC
ĐỀ KIỂM TRA 15’ – SỐ 1
Câu 1 : Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc
v là đại lượng được xác định bởi công thức :
A. p m.v .
B. p m.v .
C. p m.a .
D. p m.a .
Câu 2 : Quá trình nào sau đây, động lượng của ôtô được bảo toàn?
A. Ôtô tăng tốc.
B. Ôtô chuyển động tròn.
C. Ôtô giảm tốc.
D. Ôtô chuyển động thẳng đều trên
đường không có ma sát.
Câu 3 : Một vật có khối lượng 1 kg rơi tự do xuống đất trong khoảng thời
gian 0,5 giây ( Lấy g = 9,8 m/s2). Độ biến thiên động lượng của vật trong
khoảng thời gian đó là:
A. 5,0 kg.m/s.
B. 4,9 kg. m/s.
C. 10 kg.m/s.
D. 0,5 kg.m/s.
Câu 4 : Công thức tính công của một lực là:
A. A = F.s.
B. A = mgh.
C. A = F.s.cos .
D. A = ½.mv2.
Câu 5 : Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị công suất?
A.J.s.
B. W.
C. N.m/s.
D. HP.
Câu 6: Để nâng 1 vật có khối lượng 50kg lên cao 10m với vận tốc không
đổi,người ta cần thực hiện 1 công là bao nhiêu ?lấy g= 10 m/s2
A. 5000J
B.500KJ
C. 5000KJ
D. Một đáp án khác.
95
ĐỀ KIỂM TRA 15’ – SỐ 2
Câu 1 : Chọn phát biểu đúng.
Khi vận tốc của một vật tăng gấp hai, thì
A. Gia tốc của vật tăng gấp hai.
B. Động lượng của vật tăng gấp bốn.
C. Động năng của vật tăng gấp bốn.
D. Thế năng của vật tăng gấp hai.
Câu 2: Một vật có khối lượng m = 500g chuyển động thẳng đều với vận tốc
v = 5m/s thì động năng của vật là:
A. 25J
B. 6,25 J
C. 6,25kg/m.s
D. 2,5kg/m.s
Câu 3 Lò xo có độ cứng k = 200 N/m, một đầu cố định, đầu kia gắn với vật
nhỏ. Khi lò xo bị giãn 2cm thì thế năng đàn hồi của hệ bằng:
A.0,04 J.
B. 400 J.
C. 200J.
D. 100 J
Câu 4: Trong các câu sau, câu nào sai?
Khi một vật từ độ cao z, chuyển động với cùng vận tốc đầu, bay xuống đất
theo những con đường khác nhau thì
A. Độ lớn của vận tốc chạm đất bằng nhau.
B. Thời gian rơi bằng nhau.
C. Công của trọng lực bằng nhau.
D. Gia tốc rơi bằng nhau
Câu 5: Thế năng trọng trường của một vật không phụ thuộc vào:
A. Khối lượng của vật.
96
B. Gia tốc trọng trường.
C. Gốc thế năng.
D.Vận tốc của vật.
Câu 6: Khi một vật chuyển động trong trọng trường thì cơ năng của vật
được xác định theo công thức:
1
2
1
2
B. W mv 2 mgz .
A. W mv mgz .
1
2
1
2
1
2
C. W mv 2 k (l ) 2 .
1
2
D. W mv 2 k.l
97
ĐỀ KIỂM TRA 45’
Câu 1 : Chọn phát biểu đúng.
Động lượng của một hệ cô lập là một đại lượng
A. không xác định.
B. bảo toàn.
C. không bảo toàn.
D. biến thiên
Câu 2: Dưới tác dụng của lực bằng 4N, một vật thu gia tốc và chuyển động.
Sau thời gian 2s độ biến thiên động lượng của vật là :
A. 8kg.m.s-1.
B. 6kg.m.s.
C. 6kg.m.s-1.
D. 8kg.m.s
Câu 3 : Chọn phát biểu đúng.
Đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của một vật trong một đơn vị
thời gian gọi là :
A. Công cơ học.
B. Công phát động.
C. Công cản.
D. Công suất.
Câu 4 : Trong các lực sau đây, lực nào có lúc thực hiện công dương (A > 0) ;
có lúc thực hiện công âm ( A < 0), có lúc không thực hiện công (A = 0) ?
A. Trọng lực
B. Lực kéo của động cơ.
C. Lực ma sát trượt.
D. Lực hãm phanh
Câu 5: Một vật chuyển động với vận tốc v dưới tác dụng của lực F không
đổi. Công suất của lực F là:
A. P=Fvt.
B. P=Fv.
C. P=Ft.
D. P=Fv2.
Câu 6: Một xe có khối lượng m = 100 kg chuyển động đều lên dốc, dài 10
m nghiêng 30 0 so với đường ngang. Lực ma sát Fms 10 N . Công của lực kéo
F (Theo phương song song với mặt phẳng nghiêng) khi xe lên hết dốc là:
A. 100 J.
B. 860 J.
C. 5100 J.
D. 4900J.
98
Câu 7: Độ biến thiên động năng của một vật bằng công của:
A. Trọng lực tác dụng lên vật đó.
B. Lực phát động tác dụng lên vật đó.
C. Ngoại lực tác dụng lên vật đó.
D. Lực ma sát tác dụng lên vật đó
Câu 8: Một vật sinh công âm khi:
A.Vật chuyển động nhanh dần đều
B. Vật chuyển động chậm dần đều
C. Vật chuyển động tròn đều
D. Vật chuyển động thẳng đều
Câu 9 : Một vận động viên có khối lượng 70kg chạy đều hết quãng đường
180m trong thời gian 45 giây. Động năng của vận động viên đó là:
A.560J.
B. 315J.
C. 875J.
D. 140J.
Câu 10: Một chiếc xe có khối lượng 2 tấn, đang chuyển động với vận tốc
15m/s thì người lái xe thấy có chướng ngại vật cách xe 20m và hãm phanh.
Xe dừng lại cách chướng ngại vật 1m. Vậy độ lớn của lực hãm là:
A. 1184,2 N
B. 22500 N
C. 15000 N
D.11842 N
Câu 11: Chọn phát biểu đúng.
Một vật nằm yên, có thể có
A. Vận tốc.
B. Động lượng.
C. Động năng.
D. Thế năng
Câu 12: Một vật khối lượng 1,0 kg có thế năng 1,0 J đối với mặt đất. Lấy g =
9,8 m/s2. Khi đó, vật ở độ cao:
A. 0,102 m.
B. 1,0 m.
C.9,8 m.
D. 32 m.
99
Câu 13: Hai lò xo có độ cứng kA và kB (kA = ½ kB). Treo hai vật có cùng
khối lượng vào hai lò xo ấy thì thấy lò xo A giãn ra một đoạn xA, lò xo B giãn
ra một đoạn xB. So sánh thế năng đàn hồi của hai lò xo?
A. Wta = Wtb
B. Wta = 2 Wtb
C. Wta = ½ Wtb
D. Wta = 4 Wtb
Câu 14: Cơ năng là đại lượng.
A. Vô hướng, luôn dương
B.Vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không
C. Véctơ cùng hướng với vectơ vận tốc
D. Vectơ, có thể âm, dương hoặc bằng không
Câu 15: Một vật có khối lượng m = 3kg được thả rơi tự do từ một độ caoh =
40m so với mặt đất. Ở độ cao nào vật có động năng bằng ba thế năng của nó.
A. 5m
B. 10m
C. 15m
D. 20m
100
[...]... luận xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghi m tự luận và trắc nghi m khách quan để xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp kiến thức chương Các định luật bảo toàn vật lý 10 THPT - Thực nghi m sư phạm để đánh giá tính khả thi của hệ thống câu hỏi đã soạn, đánh giá mức độ nhận thức của học sinh và rút kinh nghi m cho hoạt động dạy của giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy và học 4 Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng. .. ngắn và trắc nghi m khách quan nhiều lựa chọn nhằm kiểm tra đánh giá mức độ nắm vững kiến thức của học sinh và rút kinh nghi m cho hoạt động dạy của giáo viên chương Các định luật bảo toàn Vật lý 10 Trung học phổ thông Chương 3: Thực nghi m sư phạm 12 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 1.1 Cơ sở lí luận về việc kiểm tra đánh giá. .. toán học để xử lí số liệu thực nghi m sư phạm về mặt định lượng trên cơ sở đó đánh giá kết quả thực nghi m của học sinh 7 Phạm vi nghi n cứu Xây dựng và phối hợp hệ thống câu hỏi trắc nghi m khách quan và tự luận theo mục tiêu dạy học và nội dung chương trình nhằm kiểm tra đánh giá 11 chất lượng kiến thức của học sinh và rút kinh nghi m cho hoạt động dạy của giáo viên chương Các định luật bảo toàn ... thống câu hỏi trắc nghi m phù hợp với các mục tiêu đặt ra và có phương án giảng dạy thích hợp sẽ cho phép đánh giá chính xác, khách quan mức độ nắm vững kiến thức của học sinh và có thể rút kinh nghi m cho hoạt động dạy của giáo viên khi dạy chương Các định luật bảo toàn vật lý 10 THPT, góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học 5 Đối tượng nghi n cứu Quá trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. .. lầm của học sinh * Câu trắc nghi m nhiều lựa chọn (multiple choice questions) Đây là loại hay sử dụng nhất, cũng chính là loại câu hỏi trắc nghi m khách quan mà chúng tôi sẽ nghi n cứu và xây dựng trong chương 2 với giới hạn kiến thức trong chương Các định luật bảo toàn Vật lí 10 THPT ban nâng cao Một câu hỏi dạng nhiều lựa chọn gồm 2 phần: phần “gốc” và phần lựa chọn + Phần gốc: Là một câu hỏi. .. các câu hỏi trắc nghi m được viết ra Bảng 1.1: Ma trận hai chiều biểu thị nội dung và mức độ nhận thức Trình độ nhận thức Nội dung kiến thức Các mức độ nhận biết Nhận Biết Hiểu Vận dụng Tổng Trọng số số (%) A B … Tổng số e Số câu hỏi trong bài trắc nghi m khách quan nhiều lựa chọn - Số câu hỏi bao gồm trong bài trắc nghi m phải tiêu biểu cho những kiến thức cần đòi hỏi ở học sinh phải có - Số câu hỏi. .. đúng đắn về quá trình dạy học Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập trong giáo dục nhằm vào những mục đích chính như sau: a Đối với học sinh - Chuẩn đoán năng lực và trình độ của học sinh để phân loại, tuyển chọn và định hướng cho học sinh (kiểm tra đánh giá đầu vào) - Xác định mục tiêu học tập của học sinh theo mục tiêu của chương trình các môn học - Thúc đẩy, động viên học sinh cố gắng khắc phục thiếu... năng lực của mình để học tập kết quả hơn - Đánh giá sự phát triển nhân cách nói chung của học sinh theo mục tiêu giáo dục (kiểm tra đánh giá đầu ra) b Đối với giáo viên - Cung cấp thông tin về các đặc điểm tâm, sinh lí của học sinh và trình độ học tập của học sinh - Cung cấp thông tin cụ thể về tình hình học tập của học sinh, làm cơ sở cho việc cải tiến nội dung và phương pháp dạy học, nhằm nâng cao chất... trắc nghi m Phân tích nội dung chương trình giảng dạy: Đặt tầm quan trọng vào những phần nào của mônhọc và mục tiêu nào ? Những lĩnh vực nào trong các nội dung đó nên đưa vào trong bài trắc nghi m 29 Cần phải suy nghĩ cách trình bày các câu hỏi dưới hình thức nào cho hiệu quả nhất và mức độ dễ của bài trắc nghi m đến đâu * Xác định mục đích của bài trắc nghi m Một bài trắc nghi m có thể phục vụ nhiều. .. tra đánh giá cơ bản đó là: Kiểm tra đánh giá thường xuyên, kiểm tra đánh giá định kì, kiểm tra đánh giá tổng kết 20 Các hình thức kiểm tra đánh giá 1 Kiểm tra đánh giá 2 Kiểm tra đánh giá 3 Kiểm tra đánh thường xuyên định kì giá tổng kếtKiểm tra Kiểm tra đánh giá Kiểm tra đánh giá đánh giá tổng kết là thường xuyên được định kỳ là hình thức hình thức kiểm tra thực hiện thông qua KTĐG được thực đánh giá ... dựng câu hỏi trắc nghi m nhiều lựa chọn chương Các định luật bảo toàn vật lý 10 THPT ban nâng cao nhằm đánh giá mức độ nắm vững kiến thức học sinh rút kinh nghi m cho hoạt động dạy giáo viên”...ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC PHẠM HỒNG VÂN XÂY DỰNG CÂU HỎI TRẮC NGHI M NHIỀU LỰA CHỌN CHƯƠNG “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN” VẬT LÝ 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG BAN NÂNG CAO NHẰM ĐÁNH GIÁ... Vật lý trường phổ thông có sở xây dựng câu hỏi trắc nghi m rút kinh nghi m cho hoạt động dạy học 44 CHƯƠNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHI M KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN NHẰM KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ