0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Chọn câuhỏi số 48 làm ví dụ để phân tích các mức độ vận

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN CHƯƠNG CÁC ĐỊNH LUẬT BÀO TOÀN VẬT LÝ 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG BAN NÂNG CAO NHẰM ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NẮM VỮNG KIẾN THỨC CỦA HỌC SINH VÀ RÚT KINH NGHI (Trang 72 -75 )

thức của học sinh

Câu 48: Một vật có khối lượng m = 3kg được thả rơi tự do từ một độ cao h = 40m so với mặt đất. Ở độ cao nào vật có động năng bằng ba thế năng của nó.

A. 5m B. 10m

C. 15m D. 20m

Mục tiêu: Câu hỏi này nhằm kiểm tra sự vận dụng kiến thức về cơ năng để

giải bài tập của học sinh.

Để vận dụng được kiến thức về cơ năng đã học, học sinh cần nhớ và hiểu các kiến thức có liên quan như: động năng, thế năng và cơ năng. Đồng thời hiểu rõ định luật bảo toàn cơ năng trong trọng trường mới có thể lựa chọn đáp án đúng.

Đáp án đúng là: B

Khi học sinh chọn được đáp án đúng, nghĩa là học sinh đã hiểu bài, biết phân tích ý nghĩa vật lý của thế năng, động năng và cơ năng. Có thể đánh giá rằng học sinh đã nhớ, hiểu và biết vận dụng các kiến thức đã học. Có thể phân tích để giải bài tập được như sau:

Chọn gốc thế năng tại mặt đất. - Cơ năng của vật tại vị tríban đầu :

0 đ0 t0 t0max max W W W  W mgz

- Cơ năng của vật tại vị trí có động năng bằng ba thế năng là: 1 đ1 t1 4 t1 1

73

- Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng ta có:

W0 = W1

mgzmax = 4mgz1

z1 = zmax /4 = 10 m

Phân tích phương án nhiễu ( mồi nhử ):

Đưa ra phương án A hoặc C hoặc D cho những học sinh có kĩ năng tính toán kém, đồng thời nhằm giảm xác suất chọn đúng của học sinh.

Tương tự tiếp tục phân tích về độ khó và độ phân biệt của các câu còn lại để chọn câu hỏi đạt được yêu cầu, rồi lưu vào hệ thống câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn. Thông qua các chỉ số cho thấy trong 50 câu TNKQ nhiều lựa chọn mà đề tài đã xây dựng thì trong đợt thực nghiệm đã sử dụng 40 câu hỏi, các câu hỏi được sử dụng đạt các yêu cầu về độ khó và độ phân biệt của một câu hỏi tốt với các mức độ nhận thức: nhớ, hiểu, vận dụng của mục tiêu dạy học cần nắm vững sau khi học xong một đơn vị kiến thức (bài/ chương/ phần).

74

Kết luận Chương 2

Việc soạn thảo nội dung các bài kiểm tra có tầm quan trọng đặc biệt trong việc kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh.

Chúng tôi đã nghiên cứu, phân tích nội dung kiến thức chương “Các định luật bảo toàn” từ đó đã xác định mục tiêu về mặt trình độ nhận thức ứng với

từng kiến thức mà học sinh cần đạt được, kết hợp với việc vận dụng cơ sở lí luận về KTĐG đã soạn thảo được 50 câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn ở ba trình độ nhận thức ( nhận biết, hiểu, vận dụng).

Từ hệ thống câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn đã xây dựng chúng tôi đã nghiên cứu xây dựng các đề kiểm tra nhằm KTĐG kết quả học tập của học sinh.

Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy có thể áp dụng phương pháp “Xây dựng và phối hợp hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn” trong việc KTĐG kết quả học tập cho các phần kiến thức khác nhau

trong chương trình Vật lý THPT nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy học Vật lý.

75 CHƯƠNG 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM


Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN CHƯƠNG CÁC ĐỊNH LUẬT BÀO TOÀN VẬT LÝ 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG BAN NÂNG CAO NHẰM ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NẮM VỮNG KIẾN THỨC CỦA HỌC SINH VÀ RÚT KINH NGHI (Trang 72 -75 )

×