Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 105 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
105
Dung lượng
2,11 MB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KINH TẾ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN CÁ TẦM VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn : VÕ ĐÌNH QUYẾT
Sinh viên thực hiện
: TRẦN THỊ MỸ TIÊN
Mã số sinh viên
: 53131723
Khánh Hòa, 2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KINH TẾ
BỘ MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN CÁ TẦM VIỆT NAM
GVHD: VÕ ĐÌNH QUYẾT
SVTH: TRẦN THỊ MỸ TIÊN
MSSV: 55131723
Khánh Hòa, tháng 6/2015
i
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, cho phép em được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến
Quý thầy cô Khoa Kinh tế trường Đại Học Nha Trang đã tận tâm giúp đỡ em trong
suốt quá trình làm báo cáo thực tập, đã truyền đạt cho em những kiến thức lý thuyết
cũng như những kỹ năng lý luận làm nền tảng cơ bản cho em hoàn thành báo cáo này.
Em cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Cá Tầm Việt Nam cùng
với các anh chị Phòng Kinh doanh đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong
quá trình thực tập tốt nghiệp.
Với kiến thức còn hạn chế,nên khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những sai
sót.Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Quý thầy cô để bài khóa luận của em
được hoàn thiện hơn.
Ngoài ra, em cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy Võ Đình Quyết người đã luôn tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã giúp đỡ rất nhiệt tình,
động viên tinh thần để em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp của mình.
Xin trân trọng cảm ơn!
Nha Trang, tháng 06 năm 2015
Sinh viên
Trần Thị Mỹ Tiên
ii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Nha Trang, ngày 15 tháng 06 năm 2015
Giảng viên
Võ Đình Quyết
iii
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN XÁC NHẬN THỰC TẬP
Kính gửi:Công ty Cổ phần Cá Tầm Việt Nam
Em tên là:
TRẦN THỊ MỸ TIÊN
Sinh viên lớp: 53QTKD 02 – Khoa kinh tế – Trường Đại học Nha Trang.
Được sự đồng ý của nhà trường và Công ty Cổ phần Cá Tầm Việt Nam, em đã có
cơ hội được thực tập tốt nghiệp tại Phòng Kinh doanh của Quý Công ty trong suốt thời
gian từ tháng 3đến tháng 6năm 2015.
Vớisự giúp đỡ tận tình của các cô, chú, anh chị trong Công ty, em đã hoàn thành
tốt đợt thực tập tốt nghiệp này.Tại đây, em cũng đã tích lũy thêm nhiều kinh
nghiệmthực tế mà khi còn ngồi trên ghế nhà trường em chưa có được.
Đến nay thời gian thực tập đã hết, em viết đơn này kính mong Ban Giám đốc
Công ty, Phòng Hành chính Nhân sự, Phòng Kinh doanh xác nhận quá trình thực tập
vừa qua của em tại Quý Công ty.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn Quý Công ty đã tạo mọi điều kiện tốt
nhất giúpem hoàn thành tốt đợt thực tập tốt nghiệp này và cũng xin chúc toàn thể Ban
Lãnh đạo cùng các Cán bộ Công nhân viên Công ty được dồi dào sức khỏe và gặt hái
được nhiều thành công trong thời gian tới.
Nha Trang, ngày 15 tháng 06 năm 2015.
Sinh viên thực tập
Nhận xét của công ty:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Nha Trang, ngày 15 tháng 06 năm 2015.
Ban Lãnh Đạo
iv
TÓM TẮT ĐỒ ÁN
1.1 Tầm quan trọng
Nghiên cứu hoạt động tiêu thụ giúp cho Công ty có được đầu ra sản phẩm hiệu quả.
Công ty đảm bảo được công tác tiêu thụ thì coi như doanh nghiệp đã đạt được mục
tiêu cuối cùng và thu được lợi nhuận sau một thời gian dài đầu tư với các đơn vị trực
thuộc Tập đoàn chịu trách nhiệm nghiên cứu con giống mua từ nước ngoài về, và ấp
nở chúng thành công.
1.2 Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần Cá Tầm Việt Nam.
- Phân tích những tác động ảnh hưởng hoạt động tiêu thụ cá tầm ở Công ty.
-Đề xuất những đánh giá và đề xuất một số giải pháp.
1.3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu: Dữ liệu được thu thập từ báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh của công ty, các tài liệu trên báo, tạp chí, internet có liên quan đến đề tài.
Phương pháp xử lý dữ liệu: Tácgiả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp,
thống kê để xử lý dữ liệu.
1.4Những kết quả chính của nghiên cứu
Qua việc nghiên cứu xác định ưu điểm và nhược điểm hiện tại của hệ thống hoạt
động tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Đề xuất giải pháp để giúp công ty hoàn thiện hoạt động tiêu thụ.
v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... i
TÓM TẮT ĐỒ ÁN ............................................................................................. iv
1.1 Tầm quan trọng .................................................................................................... iv
1.2 Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... iv
1.3 Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... iv
1.4 Những kết quả chính của nghiên cứu ................................................................... iv
MỤC LỤC ............................................................................................................ v
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ ........................................................................................... x
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................ xi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................ xii
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN ............................................................................... 1
1.1 Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................... 1
1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................................1
1.2.2 Mục tiêu riêng ..................................................................................................1
1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................2
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................2
1.4 Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 2
1.5 Ý nghĩa của nghiên cứu.......................................................................................... 2
1.6 Kết cấu của đề tài ................................................................................................... 2
CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ .................. 3
SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP ......................................................... 3
2.1 Khái niệm tiêu thụ sản phẩm.................................................................................. 3
vi
2.2 Vai trò của tiêu thụ sản phẩm................................................................................. 3
2.3 Nội dung của hoạt động tiêu thụ sản phẩm ............................................................ 5
2.3.1 Nghiên cứu nhu cầu thị trường ........................................................................5
2.3.3 Tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm .............................................................5
2.3.3.1 Lựa chọn địa điểm .....................................................................................5
2.3.3.2 Lựa chọn kênh phân phối ..........................................................................7
2.3.3.3 Tổ chức xúc tiến yểm trợ hoạt động tiêu thụ sản phẩm ............................9
2.3.3.4 Tổ chức thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm .......................................15
CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÁ TẦM VIỆT NAM ........................................ 16
3.1 Tổng quan về Công ty Cổ Phần Cá Tầm Việt Nam trực thuộc Tập đoàn Cá Tầm
Việt Nam………… .................................................................................................... 16
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.............................................16
3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ .................................................................................18
3.1.2.1 Chức năng................................................................................................18
3.1.2.2 Nhiệm vụ .................................................................................................18
3.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy ..................................................................................19
3.1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.............................................19
3.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng .................................................20
3.1.4 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của Công ty .....................21
3.1.4.1Thuận lợi ..................................................................................................21
3.1.4.2Khó khăn ..................................................................................................21
3.1.4.2 Phương hướng phát triển của Công ty ....................................................21
3.1.5Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ ..............................................22
3.1.5.1 Các nhân tố môi trường vĩ mô .................................................................22
3.1.5.2 Các nhân tố môi trường vi mô .................................................................27
3.1.6 Năng lực kinh doanh của Công ty .................................................................29
vii
3.1.6.1 Vốn ..........................................................................................................29
3.1.6.2 Lao động ..................................................................................................31
3.1.6.3 Năng lực quản lý .....................................................................................32
3.1.7 Kết quả hoạt động kinh doanh .......................................................................33
3.2 Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Cá Tầm Việt Nam37
3.2.1 Nội dung của hoạt động tiêu thụ sản phẩm ...................................................37
3.2.1.1 Giới thiệu sản phẩm ................................................................................37
3.2.1.2 Sản lượng tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong giai đoạn 2011-2013 ...42
3.2.1.3 Giá sản phẩm của Công ty trong giai đoạn 2011-2013 ...........................43
3.2.1.4 Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong giai đoạn 2011-2013 ...44
3.2.2 Nghiên cứu nhu cầu thị trường ......................................................................45
3.2.3 Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Cá Tầm Việt
Nam .........................................................................................................................47
3.2.3.1 Tổ chức mạng lưới tiêu thụ .....................................................................47
3.2.3.2 Tổ chức công tác xúc tiến bán hàng yểm trợ cho hoạt động tiêu thụ......54
3.2.3.3 Phân tích kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Cá
Tầm Việt Nam giai đoạn 2011-2013 ...................................................................58
3.3 Đánh giá chung hoạt động tiêu thụ của Công ty Cổ phần Cá Tầm Việt Nam trong
giai đoạn 2011-2013 ................................................................................................... 73
3.3.1 Những mặt đạt được ......................................................................................73
3.3.2 Những hạn chế ...............................................................................................73
CHƯƠNG IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN ĐẨY MẠNH HOẠT
ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÁ TẦM VIỆT
NAM ................................................................................................................... 75
4.1 Giải pháp 1: Tăng cường công tác điều tra nghiên cứu thị trường ...................... 75
4.2 Giải pháp 2: Hoàn thiện hệ thống vận chuyển hàng hóa đến tay người tiêu dùng
của Công ty.. .............................................................................................................. 76
viii
4.3 Giải pháp 3: Thâm nhập và phát triển thị trường xuất khẩu ................................ 77
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 79
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 80
ix
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Ưu - Nhược điểm của phương tiện quảng cáo ............................................... 10
Bảng 2.2 Ưu – Nhược điểm của quảng cáo ................................................................... 11
Bảng 2.3 Ưu – Nhược điểm của quan hệ công chúng ................................................... 14
Bảng 3.1: Cơ cấu góp vốn của Công Ty Cổ Phần Cá Tầm Việt Nam .......................... 18
Bảng 3.2 Tổng vốn kinh doanh của Công ty trong giai đoạn năm 2011-2013 ............. 30
Bảng 3.3 Cơ cấu lao động ............................................................................................. 31
Bảng 3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2011-2013............................ 33
Bảng 3.5 Hiệu quả kinh doanh trong giai đoạn 2011 – 2013 ........................................ 35
Bảng 3.6 Sản lượng tiêu thụ sản phẩm của Công ty giai đoạn 2011-2013 ................... 42
Bảng 3.7 Giá sản phẩm của Công ty trong giai đoạn 2011-2013.................................. 43
Bảng 3.8 Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong giai đoạn 2011-2013 ......... 44
Bảng 3.9 Dịch vụ hậu mãi ............................................................................................. 54
Bảng 3.10 Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong giai đoạn 2011-2013 ....... 58
Bảng 3.11 Doanh thu tiêu thụ các dòng sản phẩm cá tầm ở thị trường TP. Hồ Chí Minh
....................................................................................................................................... 61
Bảng 3.12 Doanh thu tiêu thụ các dòng sản phẩm cá tầm ở thị trường Hà Nội ............ 64
Bảng 3.13 Doanh thu tiêu thụ các dòng sản phẩm cá tầm ở thị trường Nha Trang ...... 67
Bảng 3.14 Doanh thu tiêu thụ các dòng sản phẩm cá tầm ở các thị trường khác ......... 70
x
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Những kênh phân phối điển hình cho hàng hóa tiêu dùng..............................7
Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức Công ty .................................................................................19
Sơ đồ 3.2 Kênh phân phối sản phẩm cá tầm .................................................................48
Sơ đồ 3.3 Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty giai đoạn 2011-2013 ..................59
xi
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 Cá tầm Beluga ................................................................................................37
Hình 3.2 Cá tầm Nga .....................................................................................................38
Hình 3.3 Cá tầm Siberian ..............................................................................................39
Hình 3.4 Cá tầm tươi cắt khúc .......................................................................................40
Hình 3.5 Cá tầm cấp đông nguyên con..........................................................................40
Hình 3.6 Cá tầm hun khói..............................................................................................41
Hình 3.7 Trứng cá đen Caviar .......................................................................................41
Hình 3.8 Khu vực vùng biển mà cá tầm sinh sống trên thế giới ...................................45
Hình 3.9 Hình Caviar de Đuc and Michelin 3 Star Chef - Christian Le Squer ............56
Hình 3.10 Các vị giám khảo đang thưởng thức món trứng cá tầm thượng hạng ..........57
CARVIAR DE ĐUC ..................................................... Error! Bookmark not defined.
Hình 3.11 Cá tầm của công ty tham gia lễ hội Beer Hà Nội năm 2011 ........................57
xii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NHNN
: Ngân hàng nhà nước.
TNHH
: Trách nhiệm hữu hạn.
BH&CCDV
: Bán hàng và cung cấp dịch vụ.
CSH
: Chủ sở hữu.
ROS
: Return on Sales – Doanh lợi doanh thu.
ROA
: Return on Assets-Doanh lợi tổng vốn.
ROE
: Return on Equity – Doanh lợi vốn chủ sở hữu.
GLOBALG.A.P
:Global Good Agricultural Practices – Thực hành nông nghiệp
tốt toàn cầu. Một tổ chức được thiết lập nhằm đưa ra các tiêu
chuẩn tự nguyện áp dụng cho vệc chứng nhận các sản phẩm nông
nghiệp và thủy sản trên thế giới.
CITES
:Convention on International Trade in Endangered Species
Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật
hoang dã nguy cấp của thế giới.
FAO
:Food and Agriculture Organization - Tổ chức lương thực
và nông nghiệp.
1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1.1 Lý do chọn đề tài
Hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường, việc tiêu thụ sản phẩm là vấn đề
quan tâm hàng đầu đối với mỗi doanh nghiệp.Với mục tiêu cuối cùng là thu được lợi
nhuận cao nhất, thì việc doanh nghiệp phải mở rộng thị trường, đảm bảo được công tác
tiêu thụ sản phẩm tốt nhất thì mới có cơ sở tích lũy nguồn vốn và tái sản xuất mở rộng.
Tiêu thụ là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất – kinh doanh, thực hiện tốt khâu tiêu
thụ sản phẩm sẽ đảm bảo cho chu kỳ kinh doanh diễn ra liên tục, bù đắp được chi phí
đã bỏ ra trong quá trình sản xuất từ đó thu được lợi nhuận và tiếp tục tái sản xuất. Tiêu
thụ sản phẩm là một khâu quan trọng trong chu kỳ kinh doanh, xét cho đến cùng có
tiêu thụ sản phẩm thì công ty mới có thể thúc đẩy các hoạt động khác, vì vậy đòi hỏi
mỗi doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống phương pháp, căn cứ, chiến lược, kế hoạch
tiêu thụ sản phẩm, đồng thời đưa ra các biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ
sản phẩm, mở rộng thị trường. Như vậy tiêu thụ sản phẩm là vấn đề sống còn đối với
các doanh nghiệp trên thương trường và cũng chính là vấn đề then chốt quyết định tới
vận mệnh của doanh nghiệp.
Thấy được tầm quan trọng của công tác tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp
hiện nay, qua thời gian thực tập ở Công ty Cổ phần Cá Tầm Việt Nam cùng với những
kiến thức đã học ở trường, em đã chọn đề tài cho luận văn tốt nghiệp là: “Nghiên cứu
hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Cá Tầm Việt Nam” làm đề tài
của khóa luận tốt nghiệp. Qua đề tài này em mong muốn được tìm hiểu sâu hơn cơ sở
lý luận về công tác tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp nói chung và công tác tiêu
thụ sản phẩm tại Công ty Cổ Phần Cá Tầm Việt Nam nói riêng.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu về hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cá Tầm Việt Nam.
1.2.2 Mục tiêu riêng
Hệ thống lý thuyết về hoạt động tiêu thụ, vai trò hoạt động tiêu thụ.
Đánh giá tình hình hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần Cá Tầm
Việt Nam.
Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của
Công ty Cá Tầm Việt Nam.
2
1.3Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứucác hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Cá Tầm Việt
Nam.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Quá trình tổ chức và hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty trên phạm
vitrong nước.
Số liệu nghiên cứu được thu thập trong thời gian từ năm 2011-2013.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu, tổng hợp và phân tích mà Công ty cung cấp.
Phương pháp thống kê so sánh: So sánh số tuyệt đối và số tương đối.
1.5 Ý nghĩa của nghiên cứu
Đánh giá được hoạt động tiêu thụ của Công ty như thế nào.Từ đó đưa ra các
biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ và nâng cao khả năng cạnh tranh của
Công ty.
1.6 Kết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận, kết cấu đề tài bao gồm 4 chương:
Chương 1:Tổng quan.
Chương 2: Cơ sở lý luận về hoạt động tiêu thụ.
Chương 3: Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Cá Tầm
Việt Nam.
Chương 4: Một số giải pháp góp phần đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại
Công ty Cổ phần Cá Tầm Việt Nam.
3
CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ
SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP
2.1 Khái niệm tiêu thụ sản phẩm
Với mỗi cơ chế quản lý kinh tế, công tác tiêu thụ sản phẩm được thực hiện bằng
các hình thức khác nhau. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, các cơ quan hành
chính kinh tế can thiệp rất sau vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp. Do đó, hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong thời kỳ này chủ yếu là giao nộp sản
phẩm cho các đơn vị theo các địa chỉ và giá cả do nhà nước định sẵn.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp có quyền tự chủ quyết
định và tự chịu trách nhiệm về các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì công
tác tiêu thụ sản phẩm có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp.
Hiểu theo nghĩa hẹp: Tiêu thụ sản phẩm được coi là một quá trình chuyển hình
thái giá trị hàng hóa (H-T), chuyển giao hàng hóa cho khách hàng và nhận tiền từ họ.
Sau khi hai bên mua bán đạt được sự thống nhất, người bán giao hàng và người mua
trả tiền, quá trình tiêu thụ kết thúc ở đây.Theo phạm vi này thì hoạt động tiêu thụ sản
phẩm đồng nghĩa với hoạt động bán hàng.
Theo nghĩa rộng: Tiêu thụ sản phẩm là bao gồm các biện pháp về tổ chức kinh
tế và kế hoạch nhằm thực hiện nghiên cứu nhu cầu thị trường, tổ chức sản xuất, tiếp
nhận sản phẩm, phân phối sản phẩm, tổ chức bán hàng, các hoạt động xúc tiến hỗn
hợp và các công tác dịch vụ sau bán hàng đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng với
hiệu quả cao nhất.( Lê Thị Hiệp Thương & Nguyễn Việt Quyên dịch, 2002)
2.2 Vai trò của tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là
yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Do vậy, vấn đề tiêu
thụ phải đặt lên hàng đầu nó là cơ sở là căn cứ để quyết định hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Tiêu thụ sản phẩm là một khâu quan trọng của quá trình tái sản xuất trong các
doanh nghiệp. Quá trình sản xuất kinh doanh là một quá trình phức tạp bao gồm nhiều
khâu, giai đoạn liên tục: sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêu dùng. Mỗi bộ phận đảm
nhận một nhiệm vụ nhất định, chúng cómối quan hệ qua lại thống nhất, chặt chẽ và
tương hổ lẫn nhau.Tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò quyết định trong quá trình bởi vì sản
4
phẩm sản xuất ra để trao đổi để bán trên thị trường và doanh nghiệp chỉ sản xuất kinh
doanh cái mà thị trường cần chớ không phải sản xuất kinh doanh cái mà doanh nghiệp
sẳn có.
Vì vậy khi quá trình tiêu thụ sản phẩm tốt, có hiệu quả thì doanh nghiệp mới bù
đắp được chi phí đã bỏ ra để sản xuất, thu lợi nhuận từ đó thực hiện quá trình tái sản
xuất, đảm bảo được hoạt động lâu dài của doanh nghiệp.
Tiêu thụ sản phẩm thực hiện mục đích sản xuất và tiêu dùng: tiêu thụ sản phẩm
là nơi đưa sản phẩm đến nơi tiêu dùng, là nơi lưu thông hàng hóa, là cầu nối giữa nhà
sản xuất, phân phối với người tiêu dùng. Nó giúp các nhà sản xuất hiểu thêm về vấn đề
tiêu dùng của khách hàng, và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình.
Tiêu thụ sản phẩm là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp.Khi sản phẩm doanh nghiệp được tiêu thụ, tức là nó được người tiêu dùng chấp
nhận để thỏa mãn một nhu cầu nào đó.Sức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thể
hiện sự uy tín của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, sự thích ứng với nhu cầu khách
hàng và sự cần thiết của hoạt động dịch vụ.Nói cách khác tiêu thụ sản phẩm phản ánh
điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp.
Tiêu thụ sản phẩm là tiền đề giúp cho doanh nghiệp có sự dự đoán trong hoạt
động sản xuất kinh doanh: qua tiêu thụ sản phẩm, các doanh nghiệp dự đoán được nhu
cầu tiêu dùng của xã hội nói chung và từng khu vực nói riêng đối với từng loại sản
phẩm. Trên cơ sở đó các doanh nghiệp sẽ xây dựng kế hoạch phù hợp nhằm đạt được
hiệu quả cao nhất.
Trong điều kiện “Mởcửa” nền kính tế hội nhập với các nước trong khu vực và
trên thế giới, thì việc tiêu thụ sản phẩm sẽ là cầu nối thắt chặt thêm mối quan hệ quốc
tế, nối liền thị trường trong nước và thị trường quốc tế, thúc đẩy thương mại quốc tế
ngày càng phát triển. Việc tiêu thụ sản phẩm ra thị trường nước ngoài sẽ làm cân bằng
cán cân thương mại quốc tế đưa nước ta ra khỏi tình trạng nhập siêu, điều hòa tiêu
dùng, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Về phương diện xã hội thì tiêu thụ sản phẩm có vai trò trong việc cân đối giữa
cung và cầu trong nền kinh tế quốc tế. (Lê Thị Hiệp Thương & Nguyễn Việt Quyên
dịch, 2002)
5
2.3 Nội dung của hoạt động tiêu thụ sản phẩm
2.3.1 Nghiên cứu nhu cầu thị trường
Nghiên cứu thị trường là sự nhận thức một cách khoa học, có hệ thống mọi
nhân tố tác động của thị trưởng mà doanh nghiệp phải tính đến khi ra quyết định của
mình, phải điều chỉnh các mối quan hệ của doanh nghiệp với thị trường và tìm cách
ảnh hưởng tới chúng. Nghiên cứu thị trường tạo ra các thông tin cần thiết về ảnh
hưởng của thị trường với việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ làm cơ sở cho việc
ra quyết định về chính sách tiêu thụ sản phẩm hàng hóa (Song Thương & Tường Vy
dịch, 2005).
Nghiên cứu thị trường nhằm trả lời các câu hỏi: Thị trường đang cần những loại
sản phẩm gì? Đặc điểm kinh tế-kỹ thuật của nó ra sao? Dung lượng thị trường đó như
thế nào? Ai là người tiêu thụ những loại sản phẩm đó?
Hơn nữa, trong nền kinh tế thị trường lợi nhuận là mục tiêu sống còn của doanh
nghiệp.Để có được lợi nhuận doanh nghiệp phải tiêu thụ được sản phẩm của mình và
sản phẩm hàng hóa đó phải phù hợp với nhu cầu thị trường. Do vậy, hoạt động nghiên
cứu là một khâu rất quan trọng đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp đặc biệt là hoạt động thị trường.
2.3.3 Tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm
2.3.3.1Lựa chọn địa điểm
Lựa chọn địa điểm liên quan đến nội dung xác định thịtrường của doanh nghiệp
theo tiêu chuẩn địa lý và khách hàng đồng thời cụ thể hóa các yếu tố này trong chiến
lược tiêu thụ sản phẩm.
Lựa chọn địa điểm theo yếu tố địa lý:
Lựa chọn địa điểm theo yếu tố địa lý thực chất là xác định thị trường thích hợp
của doanh nghiệp theo tiêu thức địa lý và phân chia thị trường thích hợp tương ứng với
khu vực kiểm soát của các đơn vị thành viên của doanh nghiệp.
- Giới hạn tổng quát: xác định cho toàn doanh nghiệp. Tuỳ theo quy mô và năng
lực của từng doanh nghiệp, tuỳ theo nhu cầu thị trường khác nhau mà độ rộng của thị
trường theo tiêu thức địa lý khác nhau. Nếu độ rộng quá hẹp so với khả năng của
doanh nghiệp sẽ gây lãng phí, bỏ lỡ cơ hội tiêu thụ sản phẩm.
- Giới hạn khu vực: xác định cho đơn vị thành viên và được hiểu là các phân
đoạn của thị trường tổng quát. Độ lớn của giới hạn khu vực là không đồng nhất
6
tùythuộc vào đặc điểm kinh doanh. Mỗi khu vực giới hạn thường tương đương độc lập
với nhau và được giao cho các đơn vị thành viên của doanh nghiệp kiểm soát.
- Giới hạn điểm: Xác định cho điểm bán hàng. Một khu vực giới hạn thị trường
đã xác định của doanh nghiệp có thể và thường là rất rộng lớn.Nếu cả khu vực thị
trường chỉ có một đầu mối tiếp xúc với khách hàng thì khoảng cách từ nguồn hàng đến
nơi họ cần hàng có thể là rất lớn. Do đó hạn chế khả năng tiêu thụ của doanh nghiệp.
Để gần hơn, phục vụ khách hàng tốt hơn cần xác định các điểm bán hàng hợp lý.Trong
một khu vực có thể đặt nhiều điểm bán hàng.Mỗi điểm bán hàng cần có một kích
thước xác định và được xác định bằng khoảng cách giữa điểm bán hàng với khách
hàng ở xa nhất.
Lựa chọn địa điểm theo yếu tố khách hàng:
Khách hàng với nhu cầu mua sắm của họ là nguồn hấp dẫn chủ yếu của doanh
nghiệp.Tuy nhiên trong một khu vực thị trường, đặc điểm của khách hàng là khác
nhau.Sự khác biệt này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng bán hàng và cách thức vận
chuyển, cách thức bán hàng.
Các nhóm khách hàng với tư cách là “điểm đến” của sản phẩm và đặc điểm của
nhóm khách hàng mà doanh nghiệp muốn bán sản phẩm cho họ sẽ quyết định nhiều
vấn đề cần giải quyết trong quá trình xây dựng chiến lược phân phối.
- Danh mục khách hàng và kênh phân phối:
Điểm đến cuối cùng của sản phẩm luôn là người sử dụng sản phẩm mà doanh
nghiệp kinh doanh.Doanh nghiệp có thể trực tiếp tiếp xúc bán hàng khi đó hình thành
kênh phân phối trực tiếp.Hoặc doanh nghiệp có thể dùng các nhà trung gian để bán sản
phẩm cho người sử dụng như vậy sẽ hình thành kênh phân phối gián tiếp.
- Danh mục khách hàng và phân phối hiện vật:
Các nhóm khách hàng khác nhau có ảnh hưởng lớn đến kế hoạch phân phối
hiện vật của doanh nghiệp.Các nhóm khách hàng có thể có các danh mục sản phẩm và
khối lượng, chất lượng sản phẩm khác nhau.Thời gian nghiên cứu khách hàng và danh
mục chất lượng sản phẩm, thời gian, địa điểm tiêu thụ sản phẩm cho từng nhóm khách
hàng cụ thể.
7
2.3.3.2 Lựa chọn kênh phân phối
Chiều dài kênh phân phối được xác định bằng số các cấp độ trung gian có mặt
trong kênh và phân loại theo nhiều tiêu tức: theo mức độ trung gian, theo sự độc lập
hay phụ thuộc giữa các thành viên kênh.
Nhà SX
Nhà SX
Nhà SX
Nhà SX
Đại lý
Nhà bán
Nhà bán
buôn
buôn
Nhà bán lẻ
Nhà bán lẻ
Nhà bán lẻ
Người
Người TD
Người TD
Người TD
TD
A
B
C
D
Sơ đồ 2.1 Những kênh phân phối điển hình cho hàng hóa tiêu dùng
Số mức độ trung gian trong kênh phấn phối tạo nên kênh phân phối có độ dài ngắn
khác nhau:
-
Kênh cấp 0 (A): Đây là loại kênh phân phối trực tiếp từ người sản xuất đến
người tiêu dùng cuối cùng không thông qua bất cứ trung gian phân phối nào. Cấu trúc
kênh này được áp dụng cho các loại hàng hóa dễ hỏng, dễ vỡ và những loại hành hóa
đòi hỏi kỹ thuật cao, phải có sự hướng dẫn sử dụng với những hàng hóa mà người sản
xuất độc quyền phân phối.
Với loại kênh này, nó đảm báo sự giao tiếp chặt chẽ của nhà sản xuất, tăng
cường trách nhiệm trên thị trường, đảm bảo tính chủ đạo của nhà sản xuất trong phân
phối. Thông tin mà nhà sản xuất thu được sẽ thực tế hơn và hữu ích hơn, nhà sản xuất
được tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, nắm bắt được nhu cầu của họ một cách dễ
dàng hơn là thông qua các trung gian phân phối.
8
Bên cạnh những ưu điểm trên thì kênh phân phối trực tiếp có hạn chế là trình độ
chuyên môn thấp, tổ chức và quản lý kênh sẽ phức tạp hơn, vốn của công tyluân
chuyển chậm, nguồn nhân lực bị phân tán.
Những phương thức marketing trực tiếp của kênh cấp 0 là bán hàng lưu động,
bán hàng dây chuyền, đặt hàng qua bưu điện, marketing qua điện thoại, bán hàng qua
ti vi và các cửa hàng của người sản xuất.
Nhìn chung, trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế phát triển nhanh, quy mô
mở rộng thì cấu trúc kênh này rất hiếm, nó chiếm tỷ trọng nhỏ trong toàn bộ hệ thống
kênh phân phối bởi nó chỉ phù hợp với nền sản xuất có quy mô nhỏ, quan hệ thị trường
hẹp.
-
Kênh cấp 1 (B): Được gọi là kênh 1 cấp. Nhà sản xuất có thể thông qua các cửa
hàng bán lẻ để trực tiếp phân phối hàng hóa, sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Với
loại kênh này, một mặt nó vẫn phát huy được lợi thế của kênh phân phối trực tiếp, mặt
khác nó làm tăng chức năng chuyên môn hóa, phát triển năng lực sản xuất. Tuy nhiên,
trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, đòi hỏi sự khắt khe của
khách hàng là đảm bảo hàng hóa phải có mặt ở khắp nơi, tạo điều kiện cho việc mua
bán được dễ dàng thì cấu trúc kênh phân phối này vẫn chưa phải là tối ưu.
-
Kênh cấp 2 (C): Đây là loại kênh 2 cấp. Là kênh phân phối mà sản phẩm hay
hàng hóa đến được tay người tiêu dùng phải thông qua các thành phần trung gian, các
thành viên này có thể là các trung gian bán sĩ, các trung gian bán lẻ rồi mới đến tay
khách hàng là người sử dụng cuối cùng.
-
Kênh cấp 3 (D): Là kênh phân phối mà sản phẩm hay hàng hóa đến được tay
khách hàng phải thông qua các trung gian, các thành viên này có thể là trung gian bán
sỉ, các trung gian bán lẻ, đại lý hay doanh nghiệp môi giới, hoặc là tổng hợp trung gian
này rồi mới đến tay khách hàng là người sử dụng cuối cùng.
Loại kênh cấp 2 và cấp 3 là loại kênh dài và đầy đủ nhất.Đây là loại kênh phổ
biến trong phân phối hàng hóa. Nó giải quyết được mâu thuẫn: sản xuất tập trung, tiêu
dùng rộng khắp. Tuy nhiên với việc sử dụng kênh dài thì chi phí cho việc thiết lập
kênh là rất lớn, việc điều hành và quản lý kênh phân phối gặp nhiều khó khăn.Vì vậy,
nhà quản lý cần phải đầu tư và quản lý một cách thích hợp để tránh trùng lặp và giảm
chi phí xuống. (GS.TS. Trần Minh Đạo, 2011)
9
2.3.3.3 Tổ chức xúc tiến yểm trợ hoạt động tiêu thụ sản phẩm
-
Quảng cáo
Theo Luật thương mại Việt Nam 2005 – (điều 102): “Quảng cáo thương mại là
hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt
động kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ của mình”.
Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện thông tin để truyền đạt tin tức về chất
lượng hay ưu điểm của sản phẩm đến khách hàng. Để thực hiện được việc này, các
doanh nghiệp phải chi ra một khoản tiền nhất định. (Nhóm Th.S Quách Thị
BửuChâu,2007)
Những phương tiện quảng cáo bên trong mạng lưới kinh doanh bao gồm:
+ Biển đề tên cơ sở kinh doanh
+ Quảng cáo qua người bán hàng
+ Quảng cáo trên bao bì hàng hóa
Những phương tiện quảng cáo bên ngoài mạng lưới kinh doanh thương mại bao gồm:
+ Báo
+ Tạp chí
+ Truyền hình
+ Quảng cáo bằng Pano, áp phích
+ Quảng cáo qua bưu điện
+ Quảng cáo trên Internet
+ Tài
trợ
cho
trêntruyền hình
chương
trình
10
Bảng 2.1Ưu - Nhược điểm của phương tiện quảng cáo
Phương tiện
Ưu điểm
-
Uyển chuyển, định được
thời gian
Báo chí
-
Bao quát thị trường
-
Được chấp nhận và sử
dụng rộng rãi
Tạp chí
-
Mức độ tin cậy cao
-
Tần suất cáo
-
Chọn lọc độc giả
-
Chất lượng in tốt
-
Gắn bó với độc giả trong
Truyền hình
-
Thời gian quảng cáo
ngắn
-
Thông tin dễ bị bỏ hoặc
đọc sơ lược
-
Chất lượng hình ảnh
kém, màu sắc kém
-
Thời gian gián đoạn dài
giữa hai lần xuất bản
-
Tần suất thấp
thanh, màu sắc, hình
-
Không chọn lọc khán giả
ảnh, dễ liên tưởng
-
Có thể bị nhàm chán, bỏ
thời gian dài
-
Nhược điểm
Kết hợp tốt giữa âm
-
Phạm vi rộng
-
Tần suất cao
-
Dễ gây sự chú ý, có tính
qua
-
Thời gian quảng cáo
ngắn
hấp dẫn
Quảng cáo
ngoài trời
-
Linh động
-
Ít chịu áp lực quảng cáo
cạnh tranh
-
Hạn chế sáng tạo
-
Không chọn lọc người
xem
-
Bị chi phối về yêu cầu
mỹ quan
Thư trực tiếp
-
Linh động
-
Chọn lọc đối tượng
-
Không chịu tác động của
quảng cáo cạnh tranh
Internet
-
Cá nhân hóa
-
Linh hoạt về địa lý, kịp
thời. Chi phí không cao
-
Người đọc dễ bỏ qua, ít
chú ý
-
Chi phí khá cao
-
Số lượng độc giả hạn
chế
11
(Nhóm Th.S Quách Thị Bửu Châu, 2007)
Quảng cáo có ba nhóm mục tiêu:
+ Một là mục tiêu nhằm để cung cấp thông tin.
+ Hai là mục tiêu nhằm để thuyết phục.
+ Ba là mục tiêu nhằm để nhắc nhở.
Các bước để tiến hành chương trình quảng cáo:
+ Bước 1: Xác định mục tiêu quảng cáo.
+ Bước 2: Quyết định về ngân sách.
+ Bước 3: Quyết định thông điệp.
+ Bước 4: Lựa chọn phương tiện quảng cáo.
+ Bước 5: Đo lường, kiểm tra và đánh giá tác động của quảng cáo.
Bảng 2.2Ưu – Nhược điểm của quảng cáo
Ưu điểm
-
-
-
Nhược điểm
Có thể tiếp xúc với nhiều khách
-
Quảng cáo cho nhiều khách
hàng trong cùng một thời gian
hàng không phải là khách hàng
Rất tốt trong việc tạo ra hình
tiềm năng dẫn tới lãng phí tiền
ảnh về nhãn hiệu
của
Tính năng động và sự lựa chọn
của phương tiện cao
-
Tính không trông thấy được cao,
dẫn tới quảng cáo đó trở thành
mục tiêu của những chỉ trích
-
Marketing trực tiếp
Marketing trực tiếp là việc sử dụng điện thoại, thư điện tử và những công cụ
tiếp xúc khác (không phải là người) để giao tiếp và dẫn dụ một đáp ứng từ những
khách hàng riêng biệt hoặc tiềm năng.
Marketing trực tiếp là để dãn đến bán hàng trực tiếp không qua trung giang.
( Th.S Quách Thị Bửu Châu, 2007)
Marketing trực tiếp là phương thức truyền thông trực tiếp mà doanh nghiệp sử
dụng để tiếp cận khách hàng mục tiêu ở các phân khúc nhỏ mong muốn tạo ra các đáp
ứng tức thì.( TS Trần Thị Ngọc Trang, 2007)
-
Lợi ích của marketing trực tiếp
Cách thức này có thể lựa chọn nhiều khách hàng tiềm năng tốt hơn.
Thông điệp bán được cá nhân hóa và khách hàng hóa.
12
Marketing trực tiếp có thể xây dựng mối quan hệ liên tục với khách
hàng.
Có thể đến với khách hàng tiềm năng vào những thời điểm thích hợp và
được tiếp nhận nhiều hơn.
Thử nghiệm những thay đổi về quảng cáo, giá , lợi ích…
Đối thủ cạnh tranh không xem được những chiến lược của công ty dành
riêng cho khách hàng.
Đánh giá được hiệu quả vì có thể đo lường phản ứng của khách hàng.
-
Mục tiêu của marketing trực tiếp
Tác động đến nhận thức và dự định mua sau đó của khách hàng.
Tạo cơ hội cho nhân viên bán hàng.
Gửi những thông điệp nhấn mạnh đến hình ảnh và sự ưa thích của công
ty.
Thông tin và hướng dẫn khách hàng để chuẩn bị cho lần mua sau.
-
Một số hình thức marketing trực tiếp
Marketing qua catalogue.
Marketing qua thư điện tử trực tiếp.
Marketing từ xa qua điện thoại, thư.
Marketing trực tiếp.
-
Các bước để tiến hành chương trình maketing trực tiếp
Bước 1: Xác định mục tiêu.
Bước 2: Xây dựng cơ sở dữ liệu marketing.
Bước 3: Kế hoạch maketing trực tiếp và phương tiện.
Bước 4: Kiểm tra và đánh giá.
-
Quan hệ công chúng
Quan hệ công chúng là những hoạt động quan hệ xã hội của doanh nghiệp với
các nhóm công chúng, nhằm xây dựng thái độ tốt về doanh nghiệp đối với công
chúng liên kết hành vi, phúc lợi của công ty với phúc lợi của cộng đồng. (Ts.Trần
Thị Ngọc Trang, 2007)
- Mục tiêu của quan hệ công chúng:
+ Đạt được những vị trí tốt trên các phương tiện cho các thông cáo báo chí và
diễn giả của công ty.
13
+ Truyền thông những báo cáo về thành quả hoạt động của công ty.
+ Đạt được vị trí cần thiết cho công ty khi nổ ra cuộc tranh luận.
+ Kết hợp hoạt động xã hội với quảng cáo.
+ Giành nhiều phương tiện tường thuật hơn cạnh tranh.
+ Giữ vững tình cảm của công chúng.
+ Vươn tới nhiều nhóm phương tiện.
+ Xây dựng thiện cảm của công chúng với sản phẩm, công ty và với ngành.
- Một số hình thức hoạt động của quan hệ công chúng:
+ Phương tiện truyền thông đại chúng:
Họp báo.
Thông cáo báo chí.
Mời tham gia sự kiện.
Tài liệu quan hệ công chúng..
Bản tin.
Brochure hay tờ rơi: Phim tự
giới thiệu về công ty.
+ Giao tiếp cá nhân:
Trả lời phỏng vấn báo chí
Phát biểu trước công chúng
14
Bảng 2.3 Ưu – Nhược điểm của quan hệ công chúng
Ưu điểm
-
Chi phí xây dựng và thực hiện
Nhược điểm
-
Nhà tiếp thị ít có khả năng
chương trình tính trên đầu
điều khiển trực tiếp. Nỗ lực
người được tiếp cận thấp và
của mỗi nhà tiếp thị đều gặp
thường nhằm vào một đối
phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ
tượng cụ thể.
các nhà tiếp thị cũng quan tâm
đến đối tượng và phương tiện
giống nhau.
-
Các nhà quản trị công ty hiện
nay có xu hướng xem nhẹ
tuyên truyền cổ động hoặc sử
dụng nó như một phương tiện
dự bị. Thế nhưng một chiến
dịch tuyên truyền cổ động tốt
phối hợp với các công cụ xúc
tiến khác có thể đem lại kết
quả cáo mà tốn ít chi phí.
-
Tham gia hội chợ, triển lãm
Hội chợ là hoạt động xúc tiến tập trung trong một thời gian và một địa bàn nhất
định; trong đó tổ chức, cá nhân, sản xuất kinh doanh được trưng bày hàng hoá của
mình nhằm mục đích tiếp thị, ký kết hợp đồng mua bán sản phẩm hàng hoá.
Triển lãm là hoạt động xúc tiến thông qua việc trưng bày sản phẩm hàng hoá, tài liệu
về sản phẩm hàng hoá để giới thiệu, quảng cáo nhằm thúc đẩy, mở rộng hoạt động tiêu
thụ sản phẩm hàng hoá.
Hội chợ là hoạt động mang tính định kỳ được tổ chức tại một địa điểm, thời
gian nhất định, là nơi người bán và người mua trực tiếp giao dịch với nhau.Triển lãm
là hoạt động cũng gần như hội chợ, song mục đích của người tham gia triển lãm không
phải để bán hàng tại chỗ mà là để giới thiệu, quảng cáo.Ngày nay để thuận tiện và để
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong việc giảm chi phí, các nhà tổ chức thường tổ
chức kết hợp hội chợ và triển lãm.
15
Hội chợ triển lãm là dịp quan trọng để doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp với khách
hàng.Khi tiếp xúc với khách hàng vấn đề không tránh khỏi là giao tiếp với khách hàng.
Do vậy doanh nghiệp phải chuẩn bị tốt sản phẩm hàng hoá và cán bộ nhân viên trực
tiếp giao tiếp với khách hàng.
2.3.3.4 Tổ chức thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm
-
Các hình thức tiêu thụ sản phẩm
Trong kinh doanh người bán có thể chọn lựa các hình thức và phương thức bán
hàng phù hợp với điều kiện của mình. Thực tiễn trong hoạt động kinh doanh có các
hình thức sau:
+ Bán lẻ: là tất cả những hoạt động có liên quan đến việc bán hàng hóa hay
dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng cho bản thân
chứ không phải kinh doanh. Có nhiều tổ chức – nhà sản xuất, nhà bán buôn,
nhà bán lẻ thực hiện các chức năng bán lẻ, nhưng phần lớn công việc bán lẻ
là do những nhà bán lẻ chuyên nghiệp thực hiện. Việc bán lẻ có thể thực
hiện qua nhân viên bán trực tiếp, bưu điện, điện thoại hay bán lẻ tự động.
(GS.TS.Trần Minh Đạo, 2011)
+ Bán buôn: Bán buôn bao gồm tất cả các hoạt động nhằm bán hàng hóa và
dịch vụ cho những người mua về để bán lại hoặc để kinh doanh. Các nhà
bán buôn có nhiều đặc điểm khác với nhà bán lẻ. Thứ nhất do họ giao dịch
chủ yếu với các khách hàng buôn bán nên họ ít quan tâm đến quảng cáo, địa
điểm và bầu không khí cửa hàng. Thứ hai nhà bán buôn thường có phạm vi
buôn bán rộng hơn và khối lượng hàng hóa giao dịch cũng lớn hớn. Thứ ba,
họ chịu các quy định về luật pháp và thuế khác với người bán
lẻ.(GS.TS.Trần Minh Đạo, 2011)
16
CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÁ TẦM VIỆT NAM
3.1 Tổng quan về Công ty Cổ Phần Cá Tầm Việt Nam trực thuộc Tập đoàn Cá
Tầm Việt Nam
-
Tên Công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN CÁ TẦM VIỆT NAM
-
Tên Công ty viết bằng tiếng nước ngoài: VIỆT NAM STURGEON JOINT
STOCK COMPANY
-
Biểu tượng của Công ty:
-
Trụ sở chính: 12B Hùng Vương, Phường Lộc Thọ, Thành phố Nha Trang, Tỉnh
Khánh Hòa, Việt Nam
-
Điện thoại: 058.3527710
Fax
-
Website
Email
-
Mã số doanh nghiệp: 0103467406
-
Giấy CNĐKKD số: 0103467406 do Sở Kế hoạch và Đầu Tư cấp lần đầu ngày
: www.catam.vn
:
058.3527710
:
info@catam.vn
10 tháng 09 năm 2009, đăng ký thay đổi lần thứ 8 ngày 26 tháng 04 năm 2012
-
Vốn điều lệ: 300.000.000.000 đồng (Ba trăm tỷ đồng)
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty Cổ phần Cá Tầm Việt Nam là một trong các thành viên của Tập đoàn
Cá Tầm Việt Nam hoạt động ở thành phố Nha Trang.Chuyên kinh doanh xuất khẩu cá
tầm và trứng cá đen tại Nha Trang, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bình Thuận…. Công ty
hướng tới xây dựng và phát triển thương hiệu cá tầm Việt Nam trở thành 1 thương
hiệu lớn trong khu vực và Thế giới.
- Năm 2009: Sản lượng cá tầm của Tập đoàn đạt trên 70 tấn/năm, cá tầm
Siberian cho lứa trứng đầu tiên từ lứa thử nghiệm năm 2005,cá tầm thương
phẩm lần đầu được giới thiệu tại thị trường Việt Nam. Đồng thời thành lập
Công ty Cổ phần Cá Tầm Việt Nam đểtập trung quản lý có hệ thống và đầu tư
17
vào các Công ty con ở các địa phương khác nhau.
Tập đoàn Cá Tầm Việt Nam được thành lập 2007đã trải qua nhiều năm nghiên
cứu, thử nghiệm. Đề án cấp bộ về nuôicá tầm Nga và ấp nở trứng cá tầm với sự hỗ trợ,
hướng dẫn của Bộ Thủy Sản, Bộ KH&CN, Hội nghề cá cùng nhiều cơ quan, đoàn thể
khác. Kết quả là Công ty TNHH Cá Tầm Việt Nam Đà Lạt là cơ sở đầu tiên của Tập
đoàn Cá Tầm Việt Nam.
Các mốc quan trọng trong lịch sử hoạt động của tập đoàn như:
- Năm 2006: Nghiên cứu thành công đề án “Bảo tồn và nuôi trồng loài cá tầm
tại Việt Nam”.
- Năm 2007:Thành lập Công ty TNHH Cá Tầm Việt Nam – Đà Lạt tại Đà Lạt,
là cơ sở ươmgiống và nuôi cá tầm đầu tiên tại Việt Nam.
- Năm 2008: Thành lập Công ty CP Tầm Long Đami tại Bình Thuận với quy
mô nuôi trồng rộng lớn và mức đầu tư cao, đặt nền móng cho ngành công
nghiệp nuôi cá tầm tại Việt Nam.
- Năm 2010: Trứng cá đen lần đầu xuất hiện tại thị trường Việt Nam dưới
thương hiệu Caviar de Đuc.Đây cũng là năm đánh dấu việc ấp nở trứng cá
tầm thành công tại cơ sở Hồ Tuyền Lâm- Đà Lạt.
- Năm 2011: Thương hiệu Cá Tầm Việt Nam trở nên quen thuộc với người
tiêu dùng.
- Năm 2011: Thương hiệu trứng cá đen Caviar de Đuc được ưa chuộng tại hệ
thống nhà hàng khách sạn cao cấp.
- Năm 2011: Thành lập Công ty TNHH MTV Cá Tầm Việt Nam - Bình Định.
- Năm 2012: Thành lập Công ty TNHH Cá Tầm Việt Nam – Đắk Lắk.
- Năm 2012: Làm giống cá thành công từ đàn cá bố mẹ năm 2007.
- Năm 2012: Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật để nuôi cá tại Hồ Thủy Điện Đồng
Nai.
- Năm 2012: Khảo nghiệm và lập dự án nuôi cá tại Hồ Thủy Điện Sơn La.
18
Bảng 3.1: Cơ cấu góp vốn của Công Ty Cổ Phần Cá Tầm Việt Nam
Số cổ phần
Giá trị cổ phần
nắm giữ
(VNĐ)
Hà Văn Hải
12.000.000
120.000.000.000
40
2
Hà Thị PhươngThảo
6.000.000
60.000.000.000
20
3
Hà Vân Hiền
3.000.000
30.000.000.000
10
4
Lê Anh Đức
9.000.000
90.000.000.000
30
30.000.000
300.000.000.000
100
STT
Tên cổ đông
1
Tổng cộng
Tỉ lệ(%)
3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ
3.1.2.1 Chức năng
Công ty Cổ phần Cá Tầm Việt Nam được thành lập từ nguồn vốn cổ phần tư
nhân với chức năng chính là kinh doanh các dòng sản phẩm cá tầm khai thác từ các
Công ty trong Tập đoàn Cá Tầm Việt Nam.
Ngoài ra, Công ty cũng có chức năng hoạt động trên các lĩnh vực khác như
nghiên cứu thị trường, phát triển các thương hiệu của các mặt hàng nông, lâm, thủy hải
sản và xuất nhập khẩu.
3.1.2.2 Nhiệm vụ
Chuyên kinh doanh các sản phẩm của cá tầm do các thành viên trong tập đoàn
cá tầm sản xuất. Tự chủkinh doanh trên cơ sở thực hiện tốt các nguyên tắc quản lý
kinh tế, tài chính, các chủ trươngchính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước.
Khẳng định vị trí cá tầm của Tập đoàn Việt Nam là nơi nghiên cứu, sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm đứng đầu thị trường Việt Nam là đơn vị duy nhất xuất khẩu trứng cá
đen ra thế giới.
Thực hiện nghiêm túc các chế độ quản lý lao động, giải quyết đúng đắn, hài
hòa mối quan hệ giữa lợi ích xã hội và lợi ích Công ty và người lao động, đảm bảo đời
sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
Thực hiện chế độ an toàn thực phẩm, đặt chất lượng lên hàng đầu khi đưa sản
phẩm đến tay người tiêu dùng.
Tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Thực hiện nhiều mặt công tác
xã hội khác như đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ tài năng trẻ…
19
3.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy
3.1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Đại Hội Đồng Cổ Đông
Ban Kiểm Soát
Hội Đồng Quản Trị
Tổng Giám Đốc
Giám Đốc Kinh Doanh
Giám Đốc Tài Chính
Hành Chính- Nhân Sự
Bộ phận Bán
Bộ phận
Bộ phận Tài
Bộ phận Kế
Bộ phận Hành
Bộ phận
Hàng
Marketing
Chính
Toán
Chính
Nhân Sự
Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức Công ty
(Nguồn: Phòng Hành chính- Nhân sự)
20
3.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng
-
Đại hội đồng cổ đông:
Theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty, Đại hội đồng cổ đông là cơ quan
quyền lực cao nhất của Công ty gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, họp mỗi năm
ít nhất 01 (một) lần. Đại hội đồng cổ đông quyết định tổ chức lại và giải thể Công ty,
quyết định định hướng phát triển của Công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội
đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát.
-
Hội đồng quản trị:
Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị cao nhất của Công ty, có đầy đủ quyền
hạn để thay mặt Công ty quyết định các vấn đề liên quan đến mục tiêu và lợi ích của
Công ty, ngoại trừ các vấn đề thuộc quyền hạn của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng
quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Cơ cấu Hội đồng quản trị hiện tại như sau:
-
Ban kiểm soát:
Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt
động kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty. Cơ cấu Ban kiểm soát hiện tại
như sau: 01 Trưởng Ban kiểm soát và 02 thành viên, nhiệm kỳ của Ban kiểm soát 05
(năm) năm; thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn
chế. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc.
-
Tổng Giám đốc:
Hội đồng quản trị bổ nhiệm là người điều hành mọi hoạt động hàng ngày của
Công ty theođúng quy định của pháp luật, điều lệ Công ty, quyết định của Hội đồng
quản trị. Tổng Giám đốc Công ty chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách
nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc điều hành; thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ
được giao.
-
Phó Tổng Giám đốc:
Hội đồng quản trị bổ nhiêm, là người được Tổng Gám đốc Công ty phân công
và ủy quyền quản lý, điều hành một số lĩnh vực hoạt động của Công ty. Phó Tổng
Giám đốc liên đới chịu trách nhiệm với Tổng Giám đốc Công ty trước Hội đồng quản
trị về việc điều hành các công việc được giao.
-
Ban Giám đốc:
+ Giám đốc kinh doanh: là người am hiểu nhiều lĩnh vực kinh doanh của Công
21
ty, lập và thực hiện các kế hoạch kinh doanh đã được đề ra, đồng thời tìm
kiếm khách hàng, mở rộng mạng lưới phân phối. Là người trực tiếp quản trị
và điều phối bộ phận bán hàng và bộ phận marketing.
+ Giám đốc tài chính: có nhiệm vụ tổ chức công tác hoạch toán kế toán và
quản lý tài chính của Công ty, thu thập và cung cấp thông tin về các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh trong kỳ, chịu trách nhiệm về tình hình thu chi của
Công ty.Là người trực tiếp quản lý và chỉ đạo bộ phận kế toán và bộ phận
tài chính.
+ Giám đốc nhân sự: Có chức năng tuyển dụng, bố trí lao động duy trì nguồn
nhân lực ổn định sản xuất kinh doanh.Là người trực tiếp quản lý và điều
hành bộ phận hành chính nhân sự.
-
Các bộ phận chức năng:Gồm bộ phận bán hàng, bộ phận marketing, bộ phận
kế toán, bộ phận tài chính, bộ phận hành chính, bộ phận nhân sự. Mỗi bộ phận đều có
nhiệm vụ riêng cùng phối hợp với nhau trong các hoạt động của Công ty.
3.1.4 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của Công ty
3.1.4.1Thuận lợi
Công ty là đơn vị trực thuộc của Tập đoàn Cá Tầm Việt Nam là một hệ thống
khép kín từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ.
Cơ cấu tổ chức quản lý gọn nhẹ phù hợp với quy mô của Công ty.
Công ty có mối quan hệ tốt với khách hàng của nhiều thị trường.
Sản phẩm của Công ty đa dạng về chủng loại và đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế, an
toàn vệ sinh thực phẩm luôn đặt lên hàng đầu. Đã tạo được uy tín ở thị trường trong
nước và đang phát triển ở thị trường quốc tế.
Thủy sản là một ngành nghề kinh tế mũi nhọn được nhà nước quan tâm và đầu
tư. Chính sách kích cầu, hỗ trợ lãi suất và chính sách thuế của Nhà nước đã tạo thuận
lợi hơn trong hoạt động tài chính.
3.1.4.2Khó khăn
Ngành nghề nuôi cá tầm hầu hết phụ thuộc vào thiên nhiên là chính. Do đó, gặp
nhiều rủi ro dẫn đến hoạt động tiêu thụ của Công ty gặp nhiều hạn chế.
Thị trường cạnh tranh gay gắt không những trong nước mà còn ở quốc tế.
3.1.4.2 Phương hướng phát triển của Công ty
-
Phấn đấu đạt chỉ tiêu kinh doanh tăng trưởng cao.
22
-
Xây dựng các phươngán khả thi có hiệu quả, tận dụng tối đa các nguồn lực đưa
hoạt động tiêu thụ sản phẩm là nhiệm vụ trung tâm hàng đầu.
-
Tiếp tục giữ vững và duy trì quan hệ tốt với khách hàng truyền thống.
-
Mở rộng thị trường buôn bán sản phẩm cá tầm ở quốc tế.
-
Không ngừng tìm kiếm khách hàng mới mở rộng thị trường xuất khẩu.
-
Tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho người lao động.
3.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ
3.1.5.1Các nhân tố môi trường vĩ mô
+
Môi trường kinh tế
Tình hình kinh tế Việt Nam năm 2011 đến năm 2014 về sản xuất kinh doanh
chịu nhiều áp lực từ những bất ổn về kinh tế chính trị thế giới, do vậy khả năng hấp
thụ vốn của nền kinh tế chưa cao, sức ép nợ xấu còn nặng nề, hàng hóa trong nước tiêu
thụ chậm, năng lực quản lý và cạnh tranh của doanh nghiệp thấp. Dẫn đến thị trường
tiêu thụ sản phẩm trong nước và ngoài nước bị thu hẹp, giá nhiều loại sản phẩm như
thủy sản cũng ở mức thấp trong khi giá nguyên liệu đầu vào cũng tăng cao gây nhiều
khó khăn cho phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2014 ước tính tăng 5,98% so với năm
2013 trong đó quý I tăng 5,06%; quý II tăng 5,34% ; quý III tăng 6,07%; quý IV tăng
6,96%. Mức tăng trưởng năm nay cao hớn mức tăng 5,25% của năm 2012 và mức tăng
5,42% của năm 2013 cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế. Trong mức tăng
5,98% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,49%, cao
hơn mức 2,64% của năm 2013, đóng góp 0,61 điểm phần trăm vào mức tăng chung
Sản lượng thủy sản năm 2014 ước tính đạt 6332,5 nghìn tấn, tăng 5,2% so với
năm trước, trong đó ngành cá đạt 4571 nghìn tấn, tăng 4,5%; tôm đạt 790,5 nghìn tấn,
tăng 9,3%. Sản lượng thủy sản nuôi trồng cả năm ước tính đạt 3413,3 nghìn tấn, tăng
6,1% so với năm trước, trong đó cá 2449,1 nghìn tấn. Kéo theo sản lượng tiêu thụ thịt
cá tầm tại thị trường Việt Nam cũng tăng khoảng 2.500-3.500 tấn mỗi năm.
Lãi suất
Cuộc khủng hoảng nổ ra, Việt Nam nhanh chóng có ứng xử mà điển hình là gói
kích cầu 1 tỷ USD qua bù lãi suất.Gói hỗ trợ này tác động chính đối với lãi suất cho
vay khá mềm năm 2009. Tuy nhiên, những năm sau đó lãi suất cho vay tiếp tục leo
23
thang, đặc biệt là ngột ngạt năm 2011 có 3 lần điều chỉnh lãi suất: lãi suất huy động
ngắn dao động từ 5%-7%/năm, lãi suất huy động dài hạn 7,1%-10%/năm, lãi suất cho
vay của ngân hàng thương mại cũng giảm mạnh, với lãi suất trung, dài hạn.
Do những khó khăn của nền kinh tế lãi suất huy động và lãi suất cho vay đều có
xu hướng giảm, giảm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VNĐ đối với một số lĩnh
vực, ngành kinh tế từ 8%/năm xuống còn 7%/năm. Đồng thời, NHNN công bố lãi suất
tối đa với tiền gửi VNĐ không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 1%/năm, tiền gửi
có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng từ 6% xuống còn 5,5%; NHNN cũng ra yêu cầu
các ngân hàng thương mại xem xét rút lãi suất cho vay VNĐ xuống tối đa 13%/năm
đối với các khoản nợ cũ, như một biện pháp để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp.
Sau khi điều chỉnh giảm đồng bộ các mức lãi suất vào tháng 3/2014, mặt bằng lãi suất
huy động và cho vay bằng VNĐ đến nay đã giảm 1,0-1,5%/năm so với cuối năm 2013,
góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu
kiểm soát lạm phát và ổn định nền kinh tế.
Lạm phát
Lạm phát trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí cho tất cả các hoạt động của doanh
nghiệp, đặc biệt là chi phí đầu vào. Trong thời gian từ năm 2011 đến 2014, lạm phát
bắt đầu giảm dần và cao nhất vào năm 2011 với tỷ lệ 18,58%. Mức tăng lạm phát đã
đẩy chi phí cho các yếu tố đầu vào tăng cao. Điều này đã dẫn đến thách thức không
nhỏ đối với doanh nghiệp khi hàng loạt chi phí đầu vào tăng đột biến.
Bước sang năm 2012, với các chính sách của Chính phủ nhằm kiềm chế lạm
phát, tỷ lệ lạm phát của năm 2012 đã giảm còn 6,81% và giảm còn 6,04% trong năm
2013, sang năm 2014 tiếp tục giảm, chỉ còn 4,09% – mức thấp nhất trong vòng 10 năm
qua. Tuy nhiên lạm phát vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro với những diễn biến khó lường,
đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn dự phòng phương án đối phó với những rủi ro do lạm
phát cho kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Tỷ giá hối đoái
Tháng 6/2014, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã điều chỉnh tăng tỷ giá
VND/USD thêm 1%, với mục tiêu ổn định cung cầu ngoại tệ và khuyến khích xuất
khẩu trong những tháng còn lại. Ngay sau quyết định này, tỷ giá đã dịu bớt lại sau đợt
tăng vào tháng 5/2014 do yếu tố tâm lý xuất phát từ căng thẳng ở Biển Đông. Tỷ giá
24
VND/USD niêm yết giao dịch bình quân tại Vietcombank tháng 6/2014 là 21.188
(mua) - 21.230 (bán), bám sát tỷ giá bình quân liên ngân hàng.
Tuy nhiên giai đoạn từ nửa sau tháng 10 đến cuối tháng 12/2014, tỷ giá liên tục
tăng mạnh. Trong giai đoạn đó, có lúc tỷ giá đã dịu lại vào đầu tháng 12/2014 do
NHNN công bố đã bán ra khoảng 1,1 tỷ USD tính đến chiều ngày 1/12/2014. Tuy
nhiên, tỷ giá trên thị trường tự do lại quay đầu tăng mạnh ngay sau đó, giao dịch ở
mức 21.570 - 21.580 VND/USD ngày 31/12, tăng 320 đồng so với ngày 15/10/2014.
Tỷ giá VND/USD niêm yết tại Vietcombank dao động trong khoảng 21.380 - 21.405
(ngày 31/12), tăng 150 đồng so với ngày 15/10. Chênh lệch tỷ giá giữa 2 thị trường
đứng ở mức cao, khoảng 200 đồng so với mức chỉ 30 đồng thời điểm tỷ giá bắt đầu leo
thang (15/10).
Ngay những ngày đầu năm 2015, NHNN đã quyết định tăng thêm 1% đối với tỷ
giá VND/USD (ngày 7/1). Hành động tăng tỷ giá này được cho là thể hiện quyết tâm
ổn định thị trường ngoại hối trước nhu cầu lớn đối với đồng bạc xanh, đồng thời phù
hợp với tình hình hiện tại khi đồng USD đang mạnh dần lên so với các đồng tiền khác.
Song song đó, dự trữ ngoại hối của Việt Nam trong năm 2014 đang dồi dào ở mức hơn
35 tỷ USD, nên NHNN sẵn sàng bán ra để ổn định thị trường nếu cần thiết.
Tỷ giá hối đoái ổn định không chỉ hỗ trợ tích cực kiềm chế lạm phát thông qua
hạn chế tăng giá hàng hóa nhập khẩu, từ các loại máy móc thiết bị, nguyên, nhiên, vật
liệu đến hàng hóa tiêu dùng mà còn góp phần cải thiện cán cân thương mại, thu hút
đầu tư nước ngoài và tăng dự trữ ngoại hối.Là một doanh nghiệp nuôi trồng, kinh
doanh, xuất khẩu cá tầm, trứng cá tầm; tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp.Tỷ giá hối đoái ổn định giúp cho doanh nghiệp
hoạch định các kế hoạch kinh doanh một cách chính xác hơn, giảm rủi ro cho doanh
nghiệp.
+
Môi trường tự nhiên
Cá tầm sống trong môi trường nước lạnh, sạch và oxy hòa tan cao tốt nhất trên
6 mg/lít. Nhiệt độ nước phù hợp cho sự tăng trưởng của cá tầm từ 18 - 27oC. Cá tầm
có thể sống được khi nhiệt độ cao hơn, nhưng khả năng tăng trưởng kém, nếu nhiệt độ
cao kéo dài có thể gây chết hoặc phát triển dịch bệnh.
Nghề nuôi cá tầm trên thế giới đang áp dụng đối với khí hậu ôn đới. Tuy nhiên,
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới công nghệ nuôi trồng chủ yếu tập trung vào cơ sở hệ
25
thống chăn nuôi và nguồn dinh dưỡng, thức ăn cho cá. Sau một thời gian dài nghiên
cứu và thử nghiệm, tập đoàn đã tìm ra môi trường lý tưởng cho loài cá nước lạnh khó
tính này: môi trường hồ nước chan hòa với thiên nhiên. Đặc biệt so với các vùng khác
trên thế giới thời gian từ khi thả nuôi đến khi thu hoạch trứng khoảng 5 – 6 năm; bình
quân chỉ bằng 2/3 hay 1/2 thời gian so với vùng khác. Trên thế giới, Osetra và Beluga
là hai loại cá có thời gian thu hoạch trứng cá lâu nhất, nhưng lại cho chất lượng trứng
cao nhất. Tuy nhiên tại Việt Nam, nhờ có thời gian thu hoạch trứng cá sớm hơn, nên
có thể thu hoạch được hai loại trứng cá này sớm hơn.
Ví dụ: trong tự nhiên, phải mất 8 năm để thu hoạch trứng cá Osetra và 12 năm
đối với Beluga, nhưng tại Việt Nam thì chỉ mất 5năm để thu hoạch Osetra và 7năm để
thu hoạch Beluga.
+
Môi trường văn hóa xã hội
Dân số Việt Nam 90,5 tr/người (Thống kê số liệu năm 2014). Tỷ suất tăng dân
số trung bình là 1,06%/năm giai đoạn 2009-2014 so với tỷ suất 1,2%/năm của giai
đoạn 1999-2014. Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là 73,2 năm, trong đó nam
giới là 70,6 năm, nữ giới là 76 năm. Với tỷ lệ dân số phụ thuộc là 44%, người trên 65
tuổi là 7,1%, Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ dân số vàng.
Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động 69%. Nguồn nhân công tuy giá rẻ nhưng
đặc biệt người dân Việt Nam mang trong mình bản chất cần cù, siêng năng, nhanh học
hỏi là lợi thế để Công ty có được một nguồn lao động chất lượng.
+
Môi trường chính trị-pháp luật
Nền chính trị Việt Nam ổn định, rất thuận lợi cho việc phát triển thị trường kinh
doanh. Nghị định 59/2005/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản hết sức
chặt chẻ như tiêu chuẩn về kỹ thuật, vệ sinh, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi
trường…đều phải đảm bảo theo đúng quy định pháp luật đảm bảo chất lượng đầu ra.
Ngoài ra hoạt động xuất khẩu của Doanh nghiệp chịu tác động bởi sự thỏa
thuận và các Hiệp định song và đa phương của Chính phủ đối với quốc gia mà Doanh
nghiệp có đối tác kinh doanh. Với đặc thù ngành nghề hoạt động là ngành thủy sản,
hoạt động của doanh nghiệp cũng chịu sự tác động với các chính sách dài hạn của
Chính phủ, cụ thể là Quy hoạch phát triển ngành thủy sản trong dài hạn. Các chính
sách về ngành trong thời điểm hiện tại có thể kể đến 3 văn bản lớn:
Nghị định 67/2014/NĐ-CP chính sách phát triển thủy sản.
26
Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 (Quyết định số
1690/QĐ-TTg ngày 16/09/2010 của Thủ tướng Chính phủ).
Đề án Tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và
phát triển bền vững (Quyết định số2760/QĐ-BNN-TCTS ngày
22/11/2013 của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn).
Đồng thời nhà nước cũng đưa ra quy định tại Điều 6 Nghị định 67/2014/NĐ-CP
quy định về những chính sách ưu đãi về thuế.Tạo điều kiện cho người dân có thể khai
thác nuôi trồng thủy sản để cung cấp nguồn cầu trong nước và phát triển ra thị trường
nước ngoài, đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển.
+
Môi trường công nghệ
Theo đánh giá của Bộ Khoa học và Công nghệ, đến nay, hoạt động khoa học và
công nghệ trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đã có bước tiến quan trọng, tạo ra công
nghệ sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm của hơn 30 đối tượng nuôi mới có
giá trị kinh tế cao góp phần đa dạng hoá sản phẩm thủy sản. Điển hình là loại cá song,
cá hồi, cá tầm, cá lăng, cá chầy đất, cá anh vũ, cá chiên, cá chạch sông, cá đối mục, cá
còm, cá thát lát, cá lăng nha, cá chẽm, cá hồng Mỹ, cá bống bớp, cá chim vây vàng, cá
chình hoa, tu hài, hàu Thái Bình Dương, cua biển, ốc hương, hải sâm, nghêu…
Sau 7 năm dài nỗ lực thử nghiệm, nghiên cứu, cơ sở ươm giống của tập đoàn tại
Đập tràn hồ Tuyền Lâm, Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã ấp nở và làm giống thành công
trứng giống cá tầm Nga (Acipenser gueldenstaedtii), Beluga, Siberian.... Đây là thành
tích xứng đáng cho việc tuân thủ triệt để các tiêu chuẩn, nguyên tắc của từng bước
trong quy trình nhân giống cá tầm: từ khâu tuyển chọn và nuôi dưỡng cá bố mẹ, theo
dõi giám sát từng con bằng chíp điện tử, đến việc tạo môi trường trú đông hoàn hảo
cho cá, kích thích sinh sản lấy trứng, thụ tinh rồi ấp nở thành cá giống.
Áp dụng tiêu chuẩn Global G.A.P một tổ chức được thiết lập nhằm đưa ra các
tiêu chuẩn tự nguyện áp dụng cho việc chứng nhận các sản phẩm nông nghiệp và thủy
sản trên thế giới. Trong các trang trại của Cá Tầm Việt Nam, hệ thống lồng lưới được
bố trí khoa học tại các lòng hồ nước lạnh, tận dụng tối đa các điều kiện tự nhiên từ môi
trường nhưng cũng đồng thời tuân thủ chặt chẽ các quy định của tiêu chuẩn
GLOBALG.A.P. Nhờ đó, cá tầm thương phẩm của Tập đoàn chung và Công ty nói
riêng có chất lượng vượt trội, sánh ngang với cá tầm được đánh bắt ngoài thiên nhiên,
và vẫn đảm bảo được mục tiêu cân bằng sinh thái và các mục tiêu về môi trường khác.
27
Áp dụng công nghệ máy móc hiện đại trong quá trình điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
trong khẩu phần ăn cho cá, quản lý dịch bệnh và công tác siêu âm được thực hiện hiện
định kỳ bởi các chuyên gia Nga nhằm phục vụ việc phân tách cá theo giới tính khi đã
trưởng thành từ góc độ sinh học.
3.1.5.2Các nhân tố môi trường vi mô
+
Khách Hàng
Khách hàng trong nước:
Hiện nay, sức tiêu thụ thịt cá tầm của thị trường trong nước lớn, cung không
đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa.Đồng thời không những Công ty mà cả Tập
đoàn Cá Tầm Việt Nam đều đang chịu một sức ép khá lớn từ phía khách hàng đối với
giá cả của sản phẩm. Đặc biệt là khi cá tầm Trung Quốc được nhập khẩu sang Việt
Nam và bán với giá thấp hơn một nửa thậm chí là một phần ba so với giá cá tầm Việt
Nam.
Chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, thu nhập của người dân ngày
càng được cải thiện. Yêu cầu về chất lượng và chủng loại sản phẩm của khách hàng
cũng tăng theo đặc biệt là những khách sành về ẩm thực. Đánh vào tâm lý đó Công ty
là một thành viên trong Tập đoàn Cá Tầm Việt Nam tiêu thụ sản phẩm của Tập đoàn
làm ra với chất lượng thịt cá tầm chắc, dai, thơm ngon, bổ dưỡng có nguồn gốc suất xứ
rõ ràng và có nhiều chủng loại sản phẩm để khách hàng lựa chọn.
Đối với sản phẩm trứng cá đen (Caviar) là một dòng sản phẩm xa xỉ giành cho
giới thượng lưu, quý tộc, những người có thu nhập thấp hầu như không nghĩ đến dùng
món trứng cá đen dù nó rất dinh dưỡng vì mức giá chi trả cho nó rất cao. Sản phẩm
này gần như là rất kén đối tượng khách hàng, hầu hết sản phẩm phân phối trong trong
nước ở các khách sạn 5 sao, nhà hàng sang trọng,…là những đối tượng khách
hàngsang trọng có tiền hay địa vị trong xã hội sử dụng sản phẩm này để thể hiện sự
quý phái của bữa tiệc hay là ngày kỷ niệm…
Khách hàng nước ngoài:
Hiện nay trữ lượng khai thác cũng như chất lượng trứng cá đen mà Công ty
đang tiêu thụ chỉ cung cấp cho thị trường Việt Nam. Tuy nhiên khách nước ngoài khi
đến Việt Nam du lịch, họ cũng rất thích và tin dùng sản phẩm cá tầm Việt Nam và đều
có xu hướng mua sản phẩm đem về nước họ để biếu tặng và sử dụng vì giá rẻ hơn
28
nhiều đủ sức đáp ứng việc xuất khẩu trứng cá đen ra thị trường thế giới. Công ty chỉ
mới đang gửi mẫu sản phẩm qua các thị trường Nhật, Pháp, Nga, để họ xem xét và
nhận nhập khẩu sản phẩm cá tầm nhất là dòng trứng cá đen điểm mạnh của Tập đoàn
nói chung và Công ty nói riêng. Tuy nhiên yêu cầu của khách hàng ở các thị trường
này đối với chất lượng trứng cá đen là rất cao.Trong khi đó thương hiệu của trứng cá
đen trên thị trường quốc tế chưa mạnh. Công ty cần phải nổ lực xây dựng thương hiệu
quốc tế, tạo niềm tin cho khách hàng đối với chất lượng trứng cá đen của Việt Nam.
+
Nhà cung cấp:
Công ty Cổ phần Cá Tầm là thành viên của Tập đoàn Cá Tầm chính vì vậy nhà
cung cấp chính của Công ty chính là các thành viên trong chuỗi Tập đoàn Cá Tầm chịu
trách nhiệm về nghiên cứu và nuôi cá như: Hồ Đami ở Bình Thuận, hồ Tuyền Lâm ở
Đà Lạt, hồ thủy điện Sơn La, hồ Đăk Lăk…Công ty là một doanh nghiệp lớn kinh
doanh cátầm và có tài chính lành mạnh. Công ty có quan hệ khá tốt với các tổ chức tài
chính trung gian. Các tổ chức này có sự tin tưởng đối với các kế hoạch kinh doanh của
Công ty do vậy nguồn vốn vẫn đáp ứng cho nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh và
các kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp.
Bao bì-hộp dùng cho đóng gói thịt cá tầm và trứng cá đen được yêu cầu rất cao
nhất là hộp đựng trứng cá đen nó phải hội tụ đầy vẻ quý phái như chất lượng của nó,
đòi hỏi đơn vị cung cấp sản phẩm phải hiểu rõ về sản phẩm bên trong để có thể thiết
kế sao cho phù hợp. Trong khi đó, số nhà cung cấp bao bì-hộp đảm bảo chất lượng
không nhiều, do đó doanh nghiệp có một sự phụ thuộc đối với các nhà cung cấp.
+
Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Cá tầm là loài cá khá mới tại Việt Nam nhưng đến nay nó đã bắt đầu thâm nhập
được vào thị trường Việt Nam và trở thành sản phẩm không còn quá xa lạ với người
dân Việt Nam, thể hiện qua sản lượng tiêu thụ hàng năm tăng lên đáng kể. Công ty Cổ
phần Cá Tầm Việt Nam tự hào là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm cá
tầm đã thành công trong việc chiếm gần hết thị trường phía nam Việt Nam. Và “Cá
Tầm Việt Nam” là thương hiệu nổi tiếng trên thị trường Việt Nam hiện nay.
Hiện nay, mức độ cạnh tranh trong kinh doanh để tiêu thụ sản phẩm cá tầm tại
Việt Nam là tương đối thấp. Tuy nhiên Công ty đang chịu một áp lực cạnh tranh lớn từ
phía sản phẩm cá tầm Trung Quốc nhập trái phép vào thị trường Việt Nam với giá
29
thành rẻ, nhưng kém chất lượng (do nuôi giống lai, sử dụng nhiều thức ăn tăng trọng,
kháng sinh…)
Trứng cá đen là một sản phẩm khá đắt đỏ, quá trình nuôi để có được trứng chất
lượng là rất khó, cần có nhiều đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm đến từ nước Nga
đất nước mạnh nhất về nuôi cá tầm. Do đó, hiện nay tại Việt Nam chưa có đơn vị nào
phân phối sản phẩm trứng cá đen ngoài trừ công ty thuộc Tập đoàn Cá Tầm là đơn vị
duy nhất độc quyền về trứng cá đen, mang thương hiệu Caviar de Duc mang đầy đủ
chất lượng từ khâu nuôi để lấy trứng cho đến khâu tiêu thụ đều làm theo tiêu chuẩn
quốc tế. Chính vì vậy Công ty chưa có đối thủ cạnh tranh nào trong nước về hiện tại
mặt hàng trứng cá đen này.
+
Đối thủ tiềm ẩn
Đối thủ tiềm ẩn phân phối sản phẩm cá tầm tại Việt Nam hiện nay chưa nhiều,
chỉ tập trung ở 1 số trại nuôi cá tầm thương phẩm nhỏ lẻ trong tỉnh Lâm Đồng. Sở dĩ
các đối thủ này không gây ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của Công ty vì nguồn
giống của họ là do Tập đoàn Cá Tầm Việt Nam cung cấp, và Công ty cũng là đơn vị
bao tiêu toàn bộ các sản phẩm này để cung cấp ra thị trường, họ chỉ có thể tiêu thụ 1
lượng nhỏ các sản phẩm còn lại ở các chợ và các nhà hàng tại địa phương.
+
Sản phẩm thay thế
Sản phẩm chính của công ty là cá tầm và trứng cá đen là 2 mặt hàng thủy sản
có giá trị ẩm thực và giá trị dinh dưỡng cao. Vì vậy sản phẩm thay thế là những sản
phẩm thơm ngon, giàu chất bổ, sang trọng như cá hồi, trứng cá hồi, yến sào, vi cá mập,
cá tra, cá basa…
Cá hồi, cá tra, cá basa, yến sào…là những sản phẩm có giá trị cao, phổ biến,
được nhiều người biết đến và tin dùng hơn so với cá tầm và trứng cá đen.Đặc biêt là cá
tra, cá basa, yến sào của Việt Nam là những sản phẩm lâu năm và có thương hiệu trên
trường quốc tế trong khi đó cá tầm Việt Nam chỉ mới bắt đầu phát triển.
Như vậy qua phân tích trên có thể thấy áp lực thay thế sản phẩm cá tầm và
trứng cá tầm bằng cá hồi, trứng cá hồi, cá tra, cá basa, yến sào là rất lớn.
3.1.6Năng lực kinh doanh của Công ty
3.1.6.1 Vốn
30
Bảng 3.2 Tổng vốn kinh doanh của Công ty trong giai đoạn năm 2011-2013
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu
A.Vốn vay
B.Vốn
CSH
Tổng vốn
2011
Số tiền
2012
2013
%
191.763.025.486 52,27% 233.825.302.007 43,81% 204.465.536.190 40,51% (29.359.765.817) -14,36%
42.062.276.521
17,99%
175.135.359.200 47,73% 299.937.972.565 56,19% 300.248.933.669 59,49%
366.898.384.686
100%
%
533.763.274.572
100%
Số tiền
504.714.469.859
%
100%
Tuyệt đối
2012/2011
Tuyệt đối
%
Số tiền
2013/2012
%
310.961.103
0,10%
124.802.613.366 41,61%
(29.048.804.714)
-5,76%
166.864.889.887 31,26%
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Trong tổng nguồn vốn của Công ty bao gồm vốn vay và vốn chủ sở hữu, ta nhận thấy tại Công ty Cổ phần Cá Tầm Việt Nam khoản
vốn vay và vốn chủ sở hữu gần bằng nhau.Điều đó cho thấy Công ty sử dụng cả hai nguồn vốn tự có và nguồn vốn đi vay để duy trì hoạt
động kinh doanh của mình.Tuy nhiên nguồn vốn chủ sở hữu vẫn nhiều hơn so với vốn vay cho thấy Công ty có khả năng tự chủ nguồn vốn.
Tổng nguồn vốn của Công ty từ năm 2011-2012 tăng, cụ thểtăng 166.864.889.887VNĐ đạt 31,26% và từ năm 2012-2013 giảm
29.048.804.714 VNĐ đạt 5,76%.
Nhìn trên bảng ta thấy vốn vay chiếm tỷ lệ thấp hơn so với vốn chủ sở hữu chỉ có năm 2011 là ngược lại.Cụ thể vốn vay ở năm 2011
là 191.763.025.486 VNĐ. Ở năm 2012 là 233.825.302.007 VNĐ tăng hơn so với năm 2011 là 42.062.276.521 VNĐ tăng 17,99%. Năm
2013 là 204.465.536.190 giảm hơn so với năm 2012 là 29.359.765.817 VNĐ tương đương giảm 14,36 %.Như đã nói ở trên, Công ty mạnh
về vốn tự có nên vốn chủ sở hữu chiếm phần trăm cao hơn trong tổng nguồn vốn.Ở năm 2011 vốn tự có là 310.961.103 VNĐ.
31
Năm 2012 vốn chủ sở hữu là 299.937.972.565 VNĐ tăng hơn so với năm 2011
là124.802.613.366VNĐ tương đương tăng 41.61%. Ở năm 2013 là 300.248.933.669VNĐ
tăng hơn so với năm 2012 là tăng 175.135.359.200VNĐ tương đương tăng 0.10%.
Dựa trên những số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn của Công ty đang tiến triển tốt
vốn vay giảm và tăng được vốn chủ sở hữu.Công ty đang tăng dần khả năng tự chủ về
nguồn vốn đáp ứng yêu cầu kinh doanh liên tục nguồn vốn của Công ty được gia tăng qua
các năm.
3.1.6.2 Lao động
Bảng 3.3 Cơ cấu lao động
Số lượng (người)
STT
1
2
3
Tiêu chí
Trình
độ
chuyên
môn
Giới
tính
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Lao động
phổ thông
Nam
Nữ
Tổng số lao động
2011
2012 2013
2013/2012
Tuyệt
%
đối
2
20%
2
25%
0
0%
2012/2011
Tuyệt
%
đối
0
0%
-1
-11,11%
2
40,00%
10
9
5
10
8
7
12
10
7
1
3
3
0
0%
2
200%
14
11
16
13
17
15
1
2
6%
15%
2
2
14,29%
18,18%
25
29
32
3
10%
4
16,00%
(Nguồn: Phòng Hành chính- Nhân sự)
Ở năm 2011 tổng số lao động của Công ty là 25 người trong đó số lao động nữ là 11
người và nam 14 người. Ở năm 2012 số lượng lao động tăng thêm 4 người tương ứng 16%,
trong đó nữ là 13 người tăng hơn so với năm 2011 là 2 người tương ứng với tăng 18,18%
lao động nam tăng 2 tương ứng 14,29%. Trình độ chuyên môn của lực lượng lao động tăng
qua các năm. Và năm 2013 số lượng lao động tăng so với năm 2012 là 3 người tương đương
tăng 10%, trong đó tăng 2 nữ và 1 nam. Nhìn chung cơ cấu lao động của Công ty trong thời
gian qua là khá hợp lý, điều nay đã đang và sẽ tiếp tục tạo động lực thúc đẩy Công ty ngày
càng tiến lên.
32
3.1.6.3 Năng lực quản lý
Hoạt động quản trị tại bất kỳ Công ty nào đều bao gồm các hoạt động: hoạch
định, tổ chức, điều khiển, kiểm soát. Tại Công ty Cổ phần Cá Tầm Việt Nam trong
những năm qua hoạt động quản trị của Công ty vẫn diễn ra thường xuyên liên tục.Tuy
nhiên, công tác quản trị từ trước đến nay vẫn chưa chú trọng vào từng hoạt động cụ thể
nào Công ty. Mặt khác các hoạt động của Công ty chỉ tiến hành chủ yếu theo dự định
của thành viên Ban Giám đốc, cho nên hoạt động này gần như chỉ được xem là hoạt
động chính của các nhà quản lý, còn đối với từng cá nhân lao động trong Công ty chưa
thực sự ý thức được vai trò trong hoạt động thực hiện những chiến lược, kế hoạch mà
Ban Giám đốc đề ra.
Nhờ nỗ lực và khả năng xoay trở, linh hoạt trong công việc, cũng như sự am
hiểu về thị trường và kinh nghiệm của Ban lãnh đạo, Công ty đã giữ vững được doanh
số tăng đều hàng năm.
Nhìn chung, hiện nay hoạt động quản trị tại Công ty Cổ phần Cá Tầm chưa
được quan tâm đúng mức xứng với tầm vóc của nó. Tuy nhiên Công ty đang cố gắng
nỗ lực hết mình để hoạt động kinh doanh ngày càng tốt hơn.
33
3.1.7Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2011-2013
ĐVT: VNĐ
STT
Chỉ tiêu
Năm 2011
Năm 2012
1
Doanh thu BH & CCDV
2.832.338.874
2
Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế
329.865.229
428.588.859
3
Lợi nhuận sau thuế
99.786.587
321.441.644
Năm 2013
10.262.125.612 7.788.900.605
Chênh lệch
Năm 2013/2012
Năm 2012/2011
Tuyệt đối
%
Tuyệt đối
%
(2.473.225.007)
-24,10%
375.600.704
(52.988.155)
-12,36%
98.723.630
29,93%
300.480.563
(20.961.081)
-6,52%
221.655.057
222,13%
(Nguồn: Phòng tài chính – Kế toán)
7.429.786.738 262,32%
34
Nhận xét:
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ mỗi năm có xu hướng tăng
mạnh. Ở năm 2012 là 10.262.125.612 VNĐ tăng hơn so với năm 2011là
7.429.786.738VNĐ tương đương tăng 262,32%. Ở năm 2013 doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ là 7.788.900.605 VNĐ giảm 2.473.225.007 VNĐ tương
đương giảm 24,10% so với năm 2012. Điều này cho thấy Công ty hoạt động kinh
doanh tốt từ năm 2011-2012, từ năm 2012- 2013 trở đi hoạt động kinh chưa đạt hiểu
quả tốt.
Lợi nhuận trước thuế năm 2011 của Công ty là 329.865.229 VNĐ. Năm 2012
lợi nhuận trước thuế là 428.588.859 VNĐ tăng 98.723.630 VNĐ so với năm 2011
chiếm 29,93%. Năm 2013 lợi nhuận trước thuế giảm so với năm 2012 là 52.988.155
VNĐ tương ứng với giảm 12,36%.
Lợi nhuận sau thuế của Công ty ở năm 2011 là 99.786.587 VNĐ, năm 2012 là
321.441.644 VNĐ tăng mạnh 221.655.057 VNĐ tương ứng 222,13%, lợi nhuận hoạt
động kinh doanh tăng trong khi đó mức thuế phải trả không tăng. Còn ở năm 2013
giảm 20.961.081VNĐ tương đương 6,52% so với năm 2012, điều này là do lợi nhuận
thuần từ hoạt động kinh doanh giảm trong năm này.
35
Bảng 3.5 Hiệu quả kinh doanh trong giai đoạn 2011 – 2013
ĐVT: VNĐ
STT
1
2
3
4
Chỉ tiêu
Lợi nhuận sau
thuế
Doanh thu và thu
nhập
Tổng vốn bình
quân
Vốn CSH bình
quân
2011
2012
2013
99.786.587
321.441.644
58.804.110.243
10.600.911.119
2013/2012
2012/2011
Tuyệt đối
%
Tuyệt đối
%
300.480.563
(20.961.081)
-6,52%
221.655.057
222,13%
9.154.118.566
(1.446.792.553)
-13,65%
(48.203.199.124)
-81,97%
366.898.384.686
533.763.274.572 504.714.469.859 -29.048.804.714
-5,44%
166.864.889.887
45,48%
175.135.359.200
299.937.972.565 300.248.933.669
310.961.103
0,10%
124.802.613.366
71,26%
5
ROS
0,17%
3,03%
3,28%
0,25%
8,25%
2,86%
1686,88%
6
ROA
0,03%
0,06%
0,06%
0,00%
-1,14%
0,03%
121,43%
7
ROE
0,06%
0,11%
0,10%
-0,01%
-6,62%
0,05%
88,09%
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế Toán)
36
+ Doanh lợi doanh thu:
ROS =
Nhận xét:
Qua bảng phân tích trên ta thấy trong năm 2012 trong kỳ kinh doanh cứ trong
100 đồng doanh thu và thu nhập mà doanh nghiệp thu được trong kỳ thì có 3,03 đồng
lợi nhuận sau thuế tăng 2,86 đồng tương ứng với tăng 1686,88%so với năm 2011. Ở
năm 2013 trong một kỳ kinh doanh cứ trong 100 đồng doanh thu và thu nhập mà
doanh nghiệp thu được trong kỳ thì có 3,28 đồng lợi nhuận sau thuế tăng 0,25 đồng so
với năm 2012 tương đương tăng 8,25%.
Chỉ tiêu doanh lợi doanh thu và thu nhập của Công ty tăng trong 3 năm chứng
tỏ hiệu quả sử dụng chi phí càng tốt, Công ty làm ăn có hiệu quả,đó là nhân tố giúp
ban lãnh đạo mở rộng thị trường tăng doanh thu, tuy nhiên tỷ số này vẫn còn nhỏ. Vì
vậy Công ty cần xem xét và đưa ra các biện pháp để cho chỉ tiêu doanh lợi doanh thu
tăng cao hơn trong tương lai.
+ Doanh lợi tổng vốn:
ROA =
Nhận xét:
Doanh lợi tổng vốn phản ánh hiệu quả của việc sử dụng tổng vốn vào hoạt động
kinh doanh.
Qua phân tích trên ta có năm 2012 trong kỳ kinh doanh cứ bỏ ra 100 đồng vốn
vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì tạo ra được 0,06 đồng lợi nhuận sau
thuế tăng 0,03 đồng tương đương với tăng 121,43%so với 2011. Ở năm 2013 trong kỳ
kinh doanh cứ bỏ ra 100 đồng vốn vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì tạo
ra được 0,06 đồng lợi nhuận sau thuế mức tăng xấp xỉ bằng 0 đồng so với năm 2012
tương đương giảm 1,14%cho thấy trong 2 năm này doanh lợi tổng vốn không tăng
nhiều.
Nhìn chung doanh lợi tổng vốn có tăng qua các năm, nhưng mức tăng không
đáng kể, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tương đối tốt, ngoài ra doanh lợi tổng vốn
được xem là hợp lý khi lớn hơn hoặc bằng lãi suất đi vay trên thị trường, ta có thể thấy
tỷ suất này rất thấp so với lãi suất thị trường, tuy tỷ suất này có tăng nhưng vẫn thể
hiện Công ty sử dụng tổng vốn chưa hiệu quả.
37
+ Doanh lợi vốn chủ sở hữu:
ROE =
Nhận xét:
Qua bảng phân tích ở trên cho ta thấy năm 2012 cứ bỏ ra 100 đồng vốn chủ sở
hữu đưa vào hoạt động kinh doanh thì tạo ra được 0,11 đồng lợi nhuận sau thuế tăng
0,05 đồng tương đương tăng 88,09%so với năm 2011. Ở năm 2013 cứ bỏ ra 100 đồng
vốn chủ sở hữu vào hoạt động kinh doanh thì tạo ra được 0,10 đồng lợi nhuận sau thuế
giảm 0.01 đồng so với năm 2012 tương đương với giảm 6,62%.
Nhìn chung doanh lợi vốn chủ sở hữu tăng trong 2 năm đầu nhưng đến năm
2012-2013 giảm nhẹ, điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh
nghiệp chưa tốt. Vì vậy Công ty cần đưa ra các chính sách phù hợp để gia tăng lợi
nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu.
3.2 Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Cá Tầm Việt
Nam
3.2.1Nội dung của hoạt động tiêu thụ sản phẩm
3.2.1.1 Giới thiệu sản phẩm
Các loại cá tầm điển hình mà Tập đoàn Cá Tầm đang nuôi:
-
Cá tầm Beluga
Hình 3.1 Cá tầm Beluga
38
+
Nhập một lần duy nhất vào năm 2009, từ Germany.
+
Trọng lượng trung bình: 9-15kg/con.
+
Số lượng hiện có: 7800 con nuôi tại Đami và 42 con ởĐăk Lăk.
+
Thời điểm cho trứng 15 năm châu Âu và dự tính ở Việt Nam là 8 năm.
+
Mũ cá thon, hơi hếch lên trên, miệng cá ở phía trước mặt (không phải là ở
phần dưới như cá loại cá tầm khác).
+
Mình cá màu xám-bạc, bạch kim – phản sáng khi có ánh mặt trời, không có
nhiều gai như cá tầm Nga.
+
Trọng lượng khi trưởng thành: 70 – 80 kg/con
+
Tuổi thọ:100 năm.
+
Dinh dưỡng: thức ăn công nghiệp, cá tươi.
+
Mục đích nuôi: lấy trứng và duy trì nguồn gen Beluga tại Việt Nam.
-
Cá tầm Nga
Hình 3.2 Cá tầm Nga
39
+
Năm nhập: từ năm 2007 và bổ sung hàng năm.
+
Nguồn nhập: Ucranine, Hungary, Russia.
+
Nuôi tại tất cả các Công ty thành viên của Cá Tầm Việt Nam. Và là 1 trong 2
đối tượng nuôi chiến lược của Cá Tầm Việt Nam.
-
+
Cá tầm Nga có mình tròn, xương sống và 2 bên hông nhiều gai góc.
+
Mũi tù tròn, miệng ở phần dưới đầu cá.
+
Cả phần mình dưới của cá (phần bụng) màu vàng cát, màu vàng óng mật ong.
+
Trọng lượng trung bình: 1-15 kg/con.
+
Số lượng hiện có 100.000 con. Trong đó số cá thành thục: 1700 con (Đa Mi).
+
Tuổi cho trứng 7 năm Châu Âu và Việt Nam là 4 năm.
+
Trọng lượng khi trưởng thành: 25 kg/con.
+
Dinh dưỡng: thức ăn công nghiệp và cá tươi.
+
Mục đích nuôi: lấy trứng và cá thương phẩm.
Cá tầm Siberian
Hình 3.3 Cá tầm Siberian
+
Năm nhập: từ năm 2007 và năm 2009.
+
Trọng lượng trung bình: 1-15kg/con.
+
Số lượng hiện có 51.
+
Tuổi thọ cho trứng 7 năm ở Châu Âu và Việt Nam là 4 năm.
+
Trọng lượng khi trưởng thành:25kg/con.
+
Tuổi thọ: 15-20 năm.
+
Dinh dưỡng: thức ăn công nghiệp và cá tươi.
+
Mục đích nuôi: lấy trứng và cá thương phẩm.
40
Các sản phẩm từ cá tầm mà Công ty Cổ phần Cá Tầm Việt Nam đang tiêu thụ:
-
Cá tầm tươi sống
Hình 3.4Cá tầm tươi cắt khúc
Thành phần dinh dưỡng trong 100gr trọng lượng: Calories 143.37 Kali, chất
béo:8.21gr, Đạm: 17.37gr, Vitamin E: 4,44 mgr, DHA: 0,54g, Canxi: 22mgr,
Sắt:0.38gr.
Cá tầm chứa hai loại chất dinh dưỡng là EPA và DHA. Hàm lượng DHA trong
100gr thịt cá là khoảng 0,54 gr, cung cấp tinh chất DHA cho bà mẹ mang thai và trẻ
em. Cá tầm thịt trắng, dai, vị thơm, bùi, có thành phần dinh dưỡng cao, dễ hấp thụ và
dễ tiêu hóa.
-
Cá tầm cấp đông
Hình 3.5 Cá tầm cấp đông nguyên con
Thành phần dinh dưỡng như cá tầm sống vì sản phẩm được cấp đông với tiêu
chuẩn quốc tế, bằng phương pháp “Cấp đông đột ngột” giúp sản phẩm giữ nguyên các
chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất vốn có rất nhiều trong thịt cá. Được đóng gói
chân không trong bao bì tiêu chuẩn, sản phẩm đảm bảo vệ sinh và chất lượng, tiện lợi
trong việc sử dụng tại nhà.
41
-
Cá tầm hun khói
Hình 3.6 Cá tầm hun khói
+
Gỗ sồi và hỗn hợp các loại gỗ được sử dụng cho cá tầm hun khói.
+
Quá trình hun khói lạnh, thịt cá vẫn giữ được các đặc điểm dinh dưỡng tương
đương với thịt cá tươi.
+
Khi hun khói xong, thịt cá có màu nâu vàng hấp dẫn, giàu dinh dưỡng vitamin
và khoáng chất.
Sản phẩm cá tầm hun khói có thể ăn trực tiếp không cần chế biến.
-
Trứng cá đen (Caviar)
Hình 3.7 Trứng cá đen Caviar
Caviar hay còn gọi là trứng cá đen được khai thác từ cá tầm được coi là một
trong 10 sản vật của thế giới không thể bỏ qua, và luôn nằm trong top những món ăn
sang trọng và đắt đỏ nhất. Trứng cá đen vô cùng bổ dưỡng với thành phần các vitamin
A, D và đặc biệt là Acid béo Omega-3. Thưởng thức trứng cá đen đòi hỏi cách bài trí
và đồ ăn kèm hợp chuẩn như nghi lễ cầu kỳ, và hương vị ngọt bùi tan chảy của từng
hạt trứng đã khiến không biết bao nhiêu thực khách say mê. Trứng cá đen được thưởng
thức khi lạnh, với các vật dụng cầu kỳ bằng thủy tinh, pha lê hay vàng bạc.
42
3.2.1.2Sản lượng tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong giai đoạn 2011-2013
Bảng 3.6 Sản lượng tiêu thụ sản phẩm của Công ty giai đoạn 2011-2013
ĐVT: Kg
Nhóm hàng
2011
Cá tầm hun khói
15
Cá tầm cấp đông
Cá tầm sống nguyên con
Trứng cá đen Caviar
1.000
5.160
20
2012
80
Chênh lệch 2013/2012
Chênh lệch 2012/2011
Tuyệt đối
%
Tuyệt đối
%
(70)
-87,56%
65
436%
-88,16%
-34,88%
67,88%
8.184
9.522
10
818%
185%
50%
2013
10
9.184
1.087
(8.097)
14.681
9.561
(5.121)
30
50
20
(Nguồn Phòng Kinh Doanh)
Cá tầm hun khói năm 2012 là 80 kg tăng hơn so với năm 2011 là 65 kg tỷ lệ tăng chiếm 436%. Năm 2013 là 10 kg giảm hơn so với
năm 2012 là 70 kg tỷ lệ giảm chiếm 87,56%.
Cá tầm cấp đông năm 2012 là 9.184 kg tăng hơn so với năm 2011 là 8.184 kg tỷ lệ tăng chiếm 818%. Năm 2013 là 1.087 kg giảm
hơn so với năm 2012 là 8.097 tỷ lệ giảm chiếm 88.16%.
Cá tầm sống nguyên con năm 2012 là 14.681 kg tăng hơn so với năm 2011 là 9.522 kg tỷ lệ tăng chiếm 185%. Năm 2013 là 9.561
kg giảm hơn so với năm 2012 là 5.121 kg tỷ lệ giảm chiếm 34,88%.
Trứng cá đen Caviar năm 2012 là 30 kg tăng hơn so với năm 2011 là 10 kg tỷ lệ tăng chiếm 50%. Năm 2013 là 50 kg tăng hơn so
với năm 2012 là 20 kg chiếm tỷ lệ tăng 67.88%.
Sản lượng cá tầm sống cao nhất và trứng cá đen là thấp nhất.
43
3.2.1.3 Giá sản phẩm của Công ty trong giai đoạn 2011-2013
Bảng 3.7 Giá sản phẩm của Công ty trong giai đoạn 2011-2013
ĐVT: VNĐ/Kg
Chỉ tiêu
2011
Cá tầm hun khói
Cá tầm cấp đông
Cá tầm sống
Trứng Cá tầm
650000
200.000
400.000
20.100.000
Chênh lệch 2013/2012
Tuyệt đối
%
630.000
800.000
170.000
26,98%
180.000
360.000
180.000
100,00%
500.000
650.000
150.000
30,00%
20.500.000 21.500.000 1.000.000
4,88%
Nguồn Phòng Kinh Doanh
2012
2013
Chênh lệch 2012/2011
Tuyệt đối
%
-20.000
-3,08%
-20.000
-10,00%
100.000
25,00%
400.000
1,99%
Giá cá tầm hun khói năm 2012 là 630.000 VNĐ/kg giảm hơn so với năm 2011 là 20.000 VNĐ/kg tỷ lệ giảm 3,08%. Năm 2013 là
800.000 VNĐ/kg tăng hơn so với năm 2011 là 170.000 tỷ lệ tăng 26,98%.
Giá cá tầm cấp đông năm 2012 là 180.000 VNĐ/kg giảm hơn so với năm 2011 là 20.000 VNĐ/kg tương đương với tỷ lệ giảm 10%.
Năm 2013 là 360.000 VNĐ/kg tăng 180.000 VNĐ/kg tỷ lệ tăng 100%.
Giá cá tầm sống nguyên con năm 2012 là 500.000 VNĐ/kg tăng hơn so với năm 2011 là 100.000 VNĐ/kg tương đương với tỷ lệ
tăng 25%. Năm 2013 là 650.000 VNĐ/kg tăng hơn so với năm 2012 là 150.000 VNĐ/kg tương đương với tỷ lệ tăng 30%.
Trứng cá đen Caviar năm 2012 là 20.500.000 VNĐ/kg tăng hơn so với năm 2011 là 400.000 VNĐ/kg tỷ lệ tăng 1,99%. Năm 2013 là
21.500.000 VNĐ/kg tăng hơn so với năm 2012 là 1.000.000 VNĐ/kg tỷ lệ tăng 4,88%.
Giá sản phẩm cá tầm cấp đông là thấp nhất và giá trứng cá đen là cao nhất nó góp phần không nhỏ trong việc mang lại doanh thu
cho Công ty.
44
3.2.1.4 Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong giai đoạn 2011-2013
Bảng 3.8Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong giai đoạn 2011-2013
ĐVT: VNĐ
Chênh lệch 2013/2012
Chênh lệch 2012/2011
Nhóm hàng
2011
2012
2013
Tuyệt đối
%
Tuyệt đối
%
Cá tầm hun khói
Cá tầm cấp đông
Cá tầm sống nguyên
con
Trứng cá đen Caviar
TC
9.750.000
200.000.000
50.639.400
1.653.057.000
8.000.000
391.302.000
(42.639.400)
(1.261.755.000)
-84,20%
-76,33%
40.889.400
1.453.057.000
419,38%
726,53%
2.063.940.000
7.340.735.000
6.214.494.000
(1.126.241.000)
-15,34%
5.276.795.000
255,67%
402.000.000
2.675.690.000
615.000.000
9.659.431.400
1.082.847.500
467.847.500
7.696.643.500
(1.962.787.900)
(Nguồn Phòng Kinh Doanh)
76,07%
-20,32%
213.000.000
6.983.741.400
52,99%
261,01%
Cá tầm hun khói năm 2012 doanh thu tiêu thụ 50.639.400 VNĐ tăng hơn so với năm 2011 là 40.889.400 VNĐ tỷ lệ tăng chiếm
419,38%. Năm 2013 là 8.000.000 VNĐ giảm hơn so với năm 2012 là 42.639.400 VNĐ tỷ lệ giảm chiếm 84,20%.
Cá tầm cấp đông năm 2012 doanh thu tiêu thụ 1.653.057.000 VNĐ tăng hơn so với năm 2011 là 1.453.057.000 VNĐ tỷ lệ tăng
chiếm 726,53%. Năm 2013 là 391.302.000 VNĐ giảm hơn so với năm 2012 là 1.261.755.000 VNĐ tỷ lệ giảm chiếm 76,33%.
Cá tầm sống nguyên con năm 2012 doanh thu tiêu thụ 7.340.735.000 VNĐ tăng hơn so với năm 2011 là 5.276.795.000 VNĐ tỷ lệ
giảm chiếm 255,67%. Năm 2013 là 6.214.494.000 VNĐ giảm hơn so với năm 2012 là 1.126.241.000 VNĐ tỷ lệ giảm chiếm 15,34%.
Trứng cá đen Caviar năm 2012 doanh thu tiêu thụ 615.000.000 VNĐ tăng hơn so với năm 2011 là 213.000.000 VNĐ tỷ lệ tăng
chiếm 52,99%. Năm 2013 là 1.082.847.500 VNĐ tăng hơn so với năm 2012 là 467.847.500 VNĐ tỷ lệ tăng chiếm 76,07%.
45
Tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm năm 2012 là 9.659.431.400 VNĐ tăng hơn
so với năm 2011 là 6.983.741.400 VNĐ tỷ lệ tăng chiếm 261,01%. Năm 2013 là
7.696.643.500 giảm hơn so với năm 2012 là 1.962.787.900 VNĐ tỷ lệ giảm chiếm
20,32%.
Như vậy ta thấy lượng sản phẩm tiêu thụ của Công ty mỗi năm tăng giảm qua
các năm một tăng. Năm 2013 doanh thu của Công ty giảm nhưng không đáng kể việc
giảm này là do nguồn sản lượng từ các hồ nuôi không đủ cung cấp do điều kiện tự
nhiên không ổn định. Hiện nay Công ty đang thực hiện những chính sách nhằm tăng
khả năng tiêu thụ sản phẩm.
3.2.2 Nghiên cứu nhu cầu thị trường
Hơn 90% các quốc gia trên thế giới sử dụng cá tầm đến từ các vùng biển
Caspian, biển Đen bởi cá tầm sinh sống tại các vùng biển này.Thời gian đầu, việc khai
thác cá tầm và trứng cá đen dựa vào việc đánh bắt ngoài thiên nhiên.
Hình 3.8 Khu vực vùng biển mà cá tầm sinh sống trên thế giới
Do việc khai thác và đánh bắt cá tầm tự do, từ cuối những năm 90 lượng cá tầm
ngoài thiên nhiên giảm đáng kể và dẫn tới nguy cơ tuyệt chủng của loài cá này.
Từ năm 1995, đã bắt đầu xuất hiện các Công ty nuôi trồng cá tầm vì sự tuyệt
chủng của cá tầm khiến chúng được đưa vào danh sách các động vật quý hiếm của
CITES.
Ngày nay, việc cung cấp thịt và trứng cá tầm vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu
của thị trường. Sự phát triển của kinh tế thế giới và mở rộng thương mại mang lại cơ
hội và tiềm năng cho các Công ty và nhà phân phối cá tầm và trứng cá đen với mức
giá: đối với trứng cá đen, mức giá bình quân từ 800USD/kg đến 5.000USD/kg; thịt cá
tầm là 60.000 tấn, mức giá bình quân từ 7USD/kg đến 12USD/kg (giá bán buôn).
46
Theo số liệu chính thức của FAO về việc đánh bắtcá tầm ở những thập niên 70
những năm 90, tổng khối lượng thịt tá tầm là 30.000 tấn và 3.000 tấn trứng cá muối
mỗi năm, nhưng số lượng năm 2012 là 60.000 tấn thịt cá tầm và 180 tấn trứng cá
muối. Vì vậy có thể thấy rằng lượng cung hiện nay của ngành nuôi trồng cá tầm chỉ
đáp ứng 1/18 nhu cầu của thị trường.
Năm 2007 đánh dấusự xuất hiện củasản phẩmcá tầm, chủ yếu là cá cầmtươitrên
thị trườngViệt Nam.Tuy nhiên, cho đến năm 2011 thì người tiêu dùng mới thực sự tiếp
cận một cách dễ dàng về chất lượng, giá cả của các sản phẩm từcá tầm một cách an
toàn và thuận lợi được cung cấp bởi Công ty Cổ phần Cá Tầm Việt Nam. Đến nay, khi
nhắc đến cá tầm và các sản phẩm từcá tầm thì không thể không nhắc đến Tập đoàn Cá
Tầm Việt Nam với nguồn cung ngày càng lớn mạnh về số lượng, đa dạng về chủng
loại sản phẩm và chất lượng ngày một nâng cao.
Phân loại thị trường
Cá tầm sống/tươi: hiện nay chỉ có thể tiêu thụ sản phẩm cá tầm sống nguyên
con hoặc cá tầm cấp đông nguyên con tại 1 số thị trường như: Hà Nội, TP. HCM, Bà
Rịa - Vũng Tàu, Đà Lạt, Bảo Lộc, Đa Mi, Bình Định, Đắk Lắk, Nha Trang. Các thị
trường còn lại như Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế..là những thị trường cực kỳ tiềm năng
với sức tiêu thụ lớn, tuy vậy hiện nay khách hàng ở những thị trường này chưa thể mua
được sản phẩm cá tầm tươi sống vì Công ty chưa có đại lý phân phối ở những thị
trường này.Hơn nữa, việc vận chuyển cá sống sẽ gặp nhiều khó khăn và chi phí vận
chuyển lớn, làm tăng giá thành sản phẩm. Vì thế, trong tương lai Công ty cũng đã đặt
mục tiêu đẩy mạnh việc phát triển đại lý tại các thị trường này.
Cá tầm xông khói và Caviar: do đặc tính gọn nhẹ, dễ dàng trong vấn đề vận
chuyển nên khách hàng có nhu cầu trên toàn quốc đều có thể mua hàng và được giao
tận nơi bằng hình thức chuyển phát nhanh hoặc gửi theo các phương tiện vận chuyển
khác mà vẫn đảm bảo được chất lượng của sản phẩm.
Tuy nhiên, do giá thành còn cao nên 2 sản phẩm này rất kén chọn khách hàng.
Hơn nữa, cũng chưa có nhiều đối tượng khách hàng tiếp xúc với 2 loại sản phẩm này.
Để có thể mở rộng thị trường tiêu thụ và tăng doanh số bán hàng cho 2 loại sản phẩm
này thì trước hết cần phải nâng cao nhận thức về giá trị dinh dưỡng mà sản phẩm
mang lại, sự tiện lợi khi sử dụng…để có thể dễ dàng tìm kiếm khách hàng và khuếch
trương mạng lưới tiêu thụ.
47
3.2.3 Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Cá Tầm Việt
Nam
3.2.3.1 Tổ chức mạng lưới tiêu thụ
-
Địa điểm phân bố sản phẩm
Công ty thực hiện việc phân phối sản phẩm và giới thiệu sản phẩm bằng việc
mởNhà hàng AOM ở tại địa chỉ 12B-Hùng Vương TP. Nha Trang, nơi giới thiệu các
món ăn từ cá tầm, trứng cá đen Caviarcho khách hàng thưởng thức và có thể mua về
sử dụng hay làm quàtặng. Nha Trang có lợi thế rất quan trọng là thành phố du lịch nổi
tiếng ở Việt Nam, đồng thời khu vực mà Công ty mở là nơi mà khách du lịch trong và
ngoài nước thường hay lui tới.Nơi đây rất thích hợp cho Công ty để quảng bá, giới
thiệu toàn bộ dòng sản phẩm cá tầm đồng thời chế biến các món từ cá để khách hàng
thưởng thức. Để những người nước ngoài trước nay thưởng thức cá tầm xuất xứ chính
là từ Nga, Đức, Nhật…nay sản phẩm này có mặt ở Việt Nam và mang chất lượng
tương đương với sản phẩm của các nước trên thế giới tuy nhiên giá thành rẻ hơn nhiều.
Phân bố ở các nhà hàng của khách sạn lớn như TP.Nha Trang: Shereton,
Havana, Ana Mandara, Sunrise, Vinpearl, Michellia, Six Senses Hideaway, Diamond
Bay, An Lam Ninh Van Bay, Mia Resort, Amiana….;Tp. HCM: Caravelle, New
World, Sheraton, Park Hyatt, Sofitel, Majestic Park Royal, Saigon Palace, Duxton,
Grand, New Pacific….Tp. Hà Nội: Sofitel Metropole, Sofitel Plaza, Sheraton,
Daewoo, Fortuna, Grand Plaza và một số các khách sạn ở các Tỉnh thành khác nhưng
số lượng ít. Các khách sạn này thuộc vào những khách sạn sang trọng nhất, là nơi lui
tới của cả khách trong và ngoài nước. Do đó, những khách nơi đây họ có đủ điều kiện
để chi trả cho những bữa ăn đắt tiền, bổ dưỡng, sang trọng. Chính yếu tố trên mà các
dòng sản phẩm của cá tầm như cá tươi để chế biến ra các loại món ăn khác nhau hay
cá tầm hun khói ăn kèm với bánh mì đen mang hương vị cổ truyền của nước Nga được
phục vụ cho những thực khách sành điệu và sang trọng đẳng cấp. Đặc biệt không thể
thiếu đó là trứng cá đen (Caviar) một sản vật trên thế giới thể hiện đẳng cấp, nó tôn
lênsự sang trọng của bữa tiệc. Trong khi đó giá thành lại rẻ hơn so với những nước
khác như vậy ở thế giới, khách du lịch nhất là người Nga sẽ tin dùng và thưởng thức
sản phẩm tưởng chừng là xa xỉ ở đất nước của họ trở nên vừa túi tiền khi thưởng
thức.Ngoài ra, những khách thuộc hàng thương gia trong nước cũng coi đây là sản
phẩm sang trọng và thường được lựa chọn cho những bữa tiệc.
48
Các sản phẩm cá tầm thương phẩm như cá cấp đông, cá tươi nguyên con, cá cắt
khúc của Công ty còn được bán ở các siêu thị nhưMaximax, Metro, Big C,… các siêu
thị lớn ở Việt Nam với mức giá niêm yết và đều có mã code hàng chính hãng của Tập
đoàn Cá Tầm Việt Nam để người tiêu dùng tin dùng, không sợ bị nhầm các sản phẩm
cá tầm Trung Quốc.
-
Tổ chức kênh phân phối
Sản phẩm của Công ty được tiêu thụ ở các thị trường Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh,
Nha Trang,…Để đưa được sản phẩm đến tay người tiêu dùng, Công ty đã sử dụng hệ
thống kênh phân phối bán sản phẩm thông qua trang website trực tuyến
www.catam.vn, bán qua nhà hàng do Công ty mở, siêu thị, nhà bán sỉ và ký gửi sản
phẩm ở các nhà hàng khách sạn lớn theo khu vực địa lý để đến tay người tiêu dùng. Cụ
thể qua sơ đồ sau:
Người tiêu
Công Ty
dùng
Bán Buôn
Ký gửi sản
phẩm
Sơ đồ 3.2 Kênh phân phối sản phẩm cá tầm
Kênh phân phối cấp 1:Bán sản phẩm trên website trực tuyến khách hàng sẽ mua
sản phẩm bằng cách đăng ký tài khoản trên trang website, giá sản phẩm cũng được
công khai, thông tin về độ dinh dưỡng cũng được đăng tải, chỉ cần click vào sản phẩm
cần mua, số lượng bao nhiêu, thì sẽ có các nhân viên bán hàng của Công ty liên hệ với
khách hàng giao hàng tận nơi với chất lượng đảm bảo.
Kênh phân phối 2 cấp: Công ty phân phối sản phẩm cho đơn vị đại lý ở khắp
tỉnh thành đó là Công ty TNHH Huỳnh Ngọc Thu, Công ty TNHH MTV Cá Tầm Việt
Nam, Cơ sở Lê Đình Chinh, Vũng Tàu là đơn vị đại lý mua sản phẩm của Công ty
thông qua hợp đồng mua bán với Công ty, cung cấp liên tục các dòng sản phẩm cá tầm
tươi sống theo số lượng bên mua yêu cầu.
Ký gửi sản phẩm ở các nhà hàng, khách sạn 5 sao trên toàn quốc sản phẩm chủ
yếu là cá tầm xông khói, cấp đông cắt khúc và Caviar.
Nhìn chungCông ty có hệ thống kênh phân phối rất thuận lợi, hỗ trợ tối đa cho
việc tiêu thụ và phân phối sản phẩm.
49
-
Tổ chức kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty
+ Lựa chọn phương thức bán hàng
Công ty thực hiện ba phương thức bán hàng đó là bán buôn và bán lẻ và ký gửi sản
phẩm.
Hình thức bán lẻ
Bán thông qua website, hàng hóa sẽ trực tiếp đến tay người tiêu dùng.
Website shop.catam.vn là website Thương mại điện tử (đang trong giai đoạn
hoạt động thử nghiệm) chuyên bán các sản phẩm thuộc Tập đoàn Cá Tầm Việt Nam.
Website shop.catam.vn thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần Cá Tầm Việt Nam
tại 12B - Hùng Vương - Nha Trang - Khánh Hòa.
Hướng dẫn sử dụng website:
Khi vào website của Công ty, người dùng tối thiểu phải 18 tuổi hoặc truy cập
dưới sự giám sát của cha mẹ hay người giám hộ hợp pháp.
Công ty sẽ cấp giấy phép sử dụng để khách hàng có thể mua hàng trên website
trong khuôn khổ Điều khoản và Điều kiện sử dụng đã đề ra.
Nghiêm cấm sử dụng bất kỳ phần nào của trang website này với mục đích
thương mại hoặc nhân danh bất kỳ đối tác thứ ba nào nếu không được công ty cho
phép bằng văn bản. Nếu vi phạm bất cứ điều nào trong đây, Công ty sẽ hủy giấy phép
của khách hàng mà không cần báo trước.
Khách hàng phải đăng ký tài khoản với thông tin xác thực về bản thân và phải
cập nhật nếu có bất kỳ thay đổi nào.Mỗi người truy cập phải có trách nhiệm với mật
khẩu, tài khoản và hoạt động của mình trên website.Hơn nữa, khách hàng phải thông
báo cho Công ty biết khi tài khoản bị truy cập trái phép.Công ty không chịu bất kỳ
trách nhiệm nào, dù trực tiếp hay gián tiếp, đối với những thiệt hại hoặc mất mát gây
ra do khách hàng không tuân thủ quy định.
Trong suốt quá trình đăng ký, khách hàng đồng ý nhận email quảng cáo
từwebsite.Sau đó, nếu không muốn tiếp tục nhận mail, khách hàng sẽ có thể từ chối
bằng cách nhấp vào đường link ở dưới cùng trong mọi email quảng cáo.
o Phương thức chuyển hàng
Đối với khách hàng ở tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng
Tàu, ĐakLak, Lâm Đồng:
50
- Khách hàng ở khu vực nội thànhCông ty sẽ giao hàng tận nơi sau khi nhận
được thông tin đặt hàng.
- Khách hàng ở khu vực ngoại thành hàng sẽ được giao sau 24h tính từ thời
điểm đặt hàng.
Đối với khách hàng ở các tỉnh khác:
- Khách hàng sẽ được nhận hàng sau khi đã hoàn thành thủ tục mua hàng,
chuyển khoản.
o Thay đổi và hủy bỏ giao dịch tại shop
Khách hàng có trách nhiệm cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác khi tham
gia giao dịch tại shop.catam.vn.Trong trường hợp khách hàng nhập sai thông tin gửi
vào trang thông tin điện tử bán hàng shop.catam.vn, shop.catam.vn có quyền từ chối
thực hiện giao dịch. Ngoài ra, trong mọi trường hợp, khách hàng đều có quyền đơn
phương chấm dứt giao dịch nếu đã thực hiện các biện pháp sau đây:
Thông báo cho shop.catam.vn qua đường dây nóng hoặc nhập lời nhắn tại địa
chỉ http://shop.catam.vn/lien-he.html
Trả lại hàng hoá đã nhận nhưng chưa sử dụng hoặc hưởng bất kỳ lợi ích nào từ
hàng
hóa
đó(theo
quy
định
của
chính
sách
đổi
trả
hàng
tại http://www.shop.catam.vn/chinh-sach-doi-tra-hang)
Trong
trường
hợpsai
thông
tin
phát
sinh
từ
phía shop.catam.vn
mà shop.catam.vn có thể chứng minh đó là lỗi của hệ thống hoặc từ bên thứ ba (sai giá
sản phẩm, sai kích thước, …), shop.catam.vn sẽ đền bù cho khách hàng một mã giảm
giá cho các lần mua cá tiếp theo với mệnh giá tùy từng trường hợp cụ thể và có quyền
không thực hiện giao dịch bị lỗi.
Giá sản phẩm được công ty niêm yết trên trang website khách hàng sẽ không
cần lo ngại về việc mua sản phẩm mắc hơn ở bên ngoài vì khách hàng có cơ hội tham
khảo giá nhiều nơi để quyết định mua sản phẩm của công ty.Số lượng do khách hàng
quyết định.
Hình thức bán buôn cho đại lý
Bên cạnh đó Công ty còn có cả hình thức bán buôn qua các đại lý thông qua
hợp đồng mua bán giữa hai bên. Hiện tại Công ty phân phối cho đại lý như:
-
Công ty TNHH MTV Nhà hàng Trên Sông Số 38 Đường số 3, Khu Phố 1, P. Thảo
Điền Q2, HCM.
51
-
Công ty TNHH Huỳnh Ngọc Thu 795 Huỳnh Tấn Phát, Q.7, TP Hồ Chí Minh.
-
Công ty TNHH Vạn Thịnh Trí Phường 7, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Công ty TNHH Huỳnh Ngọc Thu Số 348/1 Nguyễn An Ninh, TP Vũng Tàu, và Số
23/3 Hải Sơn, Phước Hưng, TP Bà Rịa.
-
Cơ sở Lê Đình Chính Số D7 Ông Ích Khiêm P9, TP Vũng Tàu.
Số lượng: Hàng được giao theo từng đơn hàng, nhưng không dưới 1 (một) tấn/
lần, và tổng khối lượng không ít hơn 12 (mười hai) tấn/tháng.
Đơn giá: 150.000 đ/kg (một trăm ngàn đồng/ kg). Đơn giá này có giá trị thực
hiện cho đến khi hai bên có thỏa thuận mới bằng văn bản theo yêu cầu của Công ty.
Các sản phẩm cá tầm thương phẩm như cấp đông cắt khúc, cá tươi còn được
tiêu thụ ở các siêu thị lớn như Metro, Maximax, Big C…ở khắp tỉnh thành.
Hình thức ký gửi sản phẩm
o Đối tượng mà Công ty ký gửi sản phẩm
Các nhà hàng, khách sạn 4-5 sao trên toàn quốc (tập trung vào loại hình
business hotels). Tuy nhiên, thời gian đầu khi triển khai kế hoạch, chỉ tập trung vào
các khu vực sau:
Tp. Nha Trang: Sheraton, Vinpearl, Novotel, Havana, Michellia, Ana Mandara,
Six Senses Hideaway,Diamond Bay, An Lam Ninh Van Bay, Mia Resort, Amiana...
Tp. HCM: Caravelle, New World, Sheraton, Park Hyatt, Sofitel, Majestic Park
Royal, Saigon Palace, Duxton, Grand, New Pacific…
Tp. Hà Nội: Sofitel Metropole, Sofitel Plaza, Sheraton, Daewoo, Fortuna,
Grand Plaza.
o Giá sản phẩm ký gửi
Niêm yết giá bán lẻ thống nhất cả Tập đoàn.
Có bảng giá đính kèm tại tủ trưng bày sản phẩm có đóng dấu của Cty.
Nghiêm cấm nhân viên phía đối tác bán giá cao hơn bảng giá niêm yết quy định.
o Chiết khấu
Quy định mức chiết khấu bán hàng cố định không phụ thuộc vào doanh số bán hàng.
Mức chiết khấu đề xuất tối đa cho sản phẩm cá tầm xông khói là 20%.
Mức chiết khấu đề xuất tối đa cho sản phẩm cá tầm thương phẩm là 15%.
Nếu đối tác tiêu thụ Caviar tốt, hoặc đòi hỏi khắt khe thì có thể nâng mức chiết khấu
cho Caviar giao động từ 20-30%.
52
+ Phương thức thanh toán
Hình thức bán lẻ trên trang website
Cụ thể phương thức giao dịch khi khách hàng đặt mua hàng tại
wwwshop.catam.vn như sau:
Khách hàng khi mua cá tầm tại shop.catam.vn phải thực hiện các thao tác đặt
hàng và nhận hàng theo trình tự sau:
Cách 1: Thanh toán trước online qua thẻ tín dụng (Tài khoản ngân hàng, Visa,
Master card…):
Bước 1: Khách hàng đặt hàng, cung cấp thông tin đầy đủ, xác thực.
Bước 2: Khách hàng thanh toán trước.
Bước 3: shop.catam.vn kiểm tra, xác nhận đơn hàng và chuyển hàng.
Bước 4: Khách hàng kiểm tra và nhận hàng.
Cách 2: Thanh toán sau:
Bước 1: Khách hàng đặt hàng, cung cấp thông tin đầy đủ, xác thực.
Bước 2: shop.catam.vn xác thực đơn hàng.
Bước 3: shop.catam.vn xác nhận thông tin khách hàng (điện thoại, tin
nhắn, email).
Bước 4: shop.catam.vn chuyển hàng.
Bước 5: Khách hàng nhận hàng và thanh toán.
Các bước thanh toán sau chỉ chấp nhận tại một số khu vực nhất định và tùy theo
mặt hàng.
Trong các trường hợp, khách hàng có thể tra cứu thông tin giao dịch qua email
gửi vào hộp thư khách hàng đã đăng ký với shop.catam.vn hoặc tra cứu tình trạng giao
dịch tại website http://www.shop.catam.vn/don-hang/orders/. Ngoài ra, khách hàng có
thể tra cứu được lịch sử giao dịch khi đăng nhập vào tài khoản của mình tại website
shop.catam.vn.
Trường hợp khách hàng muốn chỉnh sửa thông tin, khách hàng thông báo cho
shop.catam.vn qua đường dây nóng 0169 777 1 777 hoặc ghi lời nhắn tại shop.cam.vn.
Công ty chịu trách nhiệm về nội dung thông tin cung cấp trên trang thông tin
điện tử shop.catam.vn, thực hiện quy định của Pháp Luật về giao kết hợp đồng, đặt
hàng, thanh toán.
53
Lưu ý:
Chi phí chuyển hàng đến tận nơi theo yêu cầu của Quý Khách hàng ở xa
(Chuyển phát nhanh & bảo đảm) sẽ được thỏa thuận ngay lúc đặt mua hàng.
Sau khi chuyển tiền cho Công ty, khách hàng phải thông báo bằng Fax, Email
hoặc điện thoại để thuận tiện cho việc kiểm tra tài khoản, Công ty sẽ đóng gói và
chuyển phát nhanh tới địa chỉ của người mua nhanh chóng, ngay sau khi nhận được
báo có xác định đã chuyển khoản.
Hình thức bán cho đại lý
Hình thức thanh toán: Tiền mặt hoặc chuyển khoản.
Bên mua phải đặc cọc số tiền 100.000.000 đồng để bên Công ty cung cấp sản
phẩm cho bên mua.Số tiền sẽ được trả lại sau khi thanh lý hợp đồng.
Thanh toán bằng chuyển khoản: ngay sau khi đơn hàng được Công ty xác nhận
khả năng đáp ứng đơn hàng, thì bên mua phải tiến hành chuyển khoản vào tài khoản
của Công ty, số tiền tương đương với giá trị đơn hàng. Việc chuyển khoản phải được
thực hiện xong trước thời điểm giao hàng ít nhất 2 ngày. Nếu Công ty không nhận
được tiền trước thời điểm giao hàng thì Công ty có quyền chối thực hiện đơn hàng.
Thanh toán bằng tiền mặt: bên mua phải thanh toán 100% giá trị đơn hàng tại
thời điểm giao hàng ngay sau khi nhận hàng. Nếu sau khi nhận mà bên mua không
thanh toán hoặc thiếu và không được sự đồng ý của bên Công ty, bên Công ty sẽ từ
chối giao hàng lô tiếp theo. Nếu trong 3 ngày mà bên mua vẫn không thanh toán số
tiền lô hàng nhận thì Công ty sẽ tự động trừ vào tiền đặt cọc.
Hình thức thanh toán ký gửi sản phẩm
o Thanh toán ngay sau khi bán hết số hàng cũ và nhận ký gửi hàng mới.
o Thanh toán định kỳ 2 tuần/lần.
o Thanh toán 1 tháng/lần sau khi kiểm kê toàn bộ số lượng sản phẩm đã
bán trong tháng và có sự xác nhận của cả 2 bên.
+ Tổ chức dịch vụ hậu mãi
Dịch vụ hậu mãi sẽ tốt cho khách hàng cũ và mới liên tục đến với doanh
nghiệp. Một thống kê nhỏ cho thấy, nếu sau khi bán một sản phẩm, dịch vụ hậu mãi tốt
thì qua lời giới thiệu và tuyên truyền của khách hàng, có thể dẫn đến đơn hàng của
nhiều sản phẩm khác.
54
Công ty chú trọng dịch vụ hậu mãi đối với toàn bộ đối tượng khách hàng từ bán
buôn, bán lẻ trên website hay bán theo hình thức ký gửi nhằm giữ niềm tin của khách
hàng về Công ty, tạo uy tín cũng như giữ chân khách hàng. Một số hoạt động cụ thể
của dịch vụ hậu mãi của Công ty được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.9 Dịch vụ hậu mãi
Trường hợp
Các xử lý
Khách hàng trả lại hàng do cá chết trong Nhận lại đơn hàng, gửi lời xin lỗi đến
quá trình giao hàng, hoặc gặp phải vấn đề khách hàng, gửi lại cho khách hàng con cá
giao sai đơn hàng…
khác nguyên vẹn và giao nhanh. Nếu
trong trường hợp hết loại sản phẩm mà
khách hàng muốn có thì sẽ tùy vào khách
hàng yêu cầu mà xử lý.
Khách hàng than phiền về việc sử dụng Tiếp nhận ý kiến của khách hàng, kiểm tra
trang website của Công ty để mua sản lại website của Công ty, yêu cầu nhân
phẩm không được, hay về dịch vụ sản viên thực hiện liền yêu cầu khách hàng
phẩm.
nhanh nhất.
Thắc mắc của khách hàng
Tư vấn giải đáp tận tình cho khách hàng.
Công ty thực hiện công tác hậu mãi khá tốt, cần phát huy vấn đề này trong thời
gian dài để duy trì việc kinh doanh ổn định đem lại uy tín cho Công ty trong lòng
khách hàng.
3.2.3.2 Tổ chức công tác xúc tiến bán hàng yểm trợ cho hoạt động tiêu thụ
-
Quảng cáo
Quảng cáo trên tạp chí: Ẩm Thực Việt, thường xuyên viết bài cho các tạp chí,
báo địa phương và các ấn phẩm khác có liên quan đến ẩm thực và thủy hải sản.
Quảng cáo trên mạng Internet:
Đăng bài, chia sẽ các bài viết về Cá Cầm và Trứng cá đen trên các trang mua
bán trực tuyến.
Bình luậnnhững bài viết trên mạng liên quan đến cá tầm và trứng cá đen, đồng
thời để lại thông tin website Công ty.
Cung cấp “Promotion code” để giảm giá cho 1 lần like hoặc được nhận code
giảm giá nếu giới thiệu người mua.
55
Đăng những thông tin bổ ích về sức khỏe khi sử dụng sản phẩm cá tầm lên
trang chủ http: www.catam.vn. Mức giảm giá khi mua nhiều sản phẩm trực tuyến trên
web, tặng voucher cho khách hàng để có thể thưởng thức hương vị cá tầm tươi ngon
tại các chuỗi nhà hàng trên toàn quốc nơi phân phối sản phẩm của Công ty cho khách
hàng trung thành.
Công ty còn kết hợp với các nhà hàng, khách sạn 4-5 sao trên toàn quốc để
quảng bá thêm cho sản phẩm thông qua website của họ.
Sử dụng các website khác quảng cáo cho sản phẩm của mình và trích cho họ
phần trăm lợi nhuận.
-
Marketing trực tiếp
Công ty thực hiện việc tìm kiếm số điện thoại, email, thông tin người cần liên
hệ/ thu mua ở các resort, khách sạn, nhà hàng, hệ thống siêu thị... liên hệ gởi thư ngỏ,
báo giá, brochure, hình ảnh sản phẩm. Điện thoại cho khách hàng để xin cuộc hẹn đến
gặp trực tiếp (ở thị trường Nha Trang) để thúc đẩy đơn hàng.
Đối với những khách hàng ở xa liên hệ tư vấn bằng điện thoại, yêu cầu hỗ trợ từ
các đại lý và Công ty con khi khách hàng cần xem sản phẩm trực tiếp.
Lập danh sách và theodõi khách hàng tiềm năng, khách hàng đã mua hàng,
thường xuyên gọi điện hỏi thăm về chất lượng sản phẩm, thái độ phục vụ của nhân
viên Công ty, hỏi thêm về các đơn hàng tiếp theo.
-
Quan hệ công chúng
Khi vừa mới đi vào hoạt động, công ty đã có quan hệ tốt với giới báo chí
vàchính quyền địa phương.Hợp tác với các nhân vật nổi tiếng như đầu bếp các khách
sạn 5 sao, những nhân vật được xã hội kính nể, các diễn viên/ca sĩ/nghệ sĩ đang được
khán giả hâm mộ...để họ ăn thử sản phẩm và phát biểu những điều tốt đẹp về các sản
phẩm của tập đoàn.
Công ty tổ chức các buổi họp báo để giúp khách hàng hiểu rõ thêm về sản
phẩm, cách phân biệt sản phẩm cá tầm Việt Nam với cá tầm Trung Quốc, và trả lời
những câu hỏi mà các báo chí đặt ra. Tại buổi họp báo Công ty còn thực hiện việc mổ
lấy trứng cá tầm (Caviar) và nêu những công dụng lẫn quá trình để có thể tạo ra trứng
cá một cách tự nhiên, để người tiêu dùng có thể hiểu tại sao giá trứng cá lại cao ngất
ngưỡng và được coi là hàng xa xỉ, cực phẩm và mang lại giá trị dinh dưỡng cao cho
người sử dụng nó.
56
Ngoài ra, Công ty còn thường xuyên tổ chức các buổi event giới thiệu sản phẩm
trứng cá đen Caviar (mang thương hiệu Caviar de Đức) và các sản phẩm khác liên
quan đến cá tầm tại các khách sạn 5 sao sang trọng khách mời là doanh nhân, nghệ sĩ,
đầu bếp nổi tiếng trong và ngoài nước….những người có tầm ảnh hưởng lớn đến công
chúng để có thể quảng bá rộng rãi sản phẩm của Công ty. Từ đó Công ty sẽ có thể nhìn
nhận những gì mình đã đạt được hay không đạt được qua những lời nhận xét của các
chuyên gia ẩm thực để rút kinh nghiệm đưa sản phẩm của Công ty trở nên lớn mạnh và
phổ biến.
Hình 3.9Hình Caviar de Đuc and Michelin 3 Star Chef - Christian Le Squer
Công ty Tài Trợ cho chương trình chung kết Top Chef Việt Nam được chiếu
trên đài HTV7, đưa sản phẩm trứng cá tầm (Caviar de Đuc) đến gần với công chúng
thông qua một chương trình thực tế.
57
Hình 3.10 Các vị giám khảo đang thưởng thức món trứng cá tầm thượng hạng
CARVIAR DE ĐUC
-
Tham gia hội chợ và triển lãm
Công ty tham gia lễ hội Ha Noi Beer Fesival 2011 đem các dòng sản phẩm cá
tầm thương phẩm đến giới thiệu với người tiêu dụng, bằng việc chế biến sẵn các sản
phẩm từ thịt cá tầm cho khách hàng nếm thử, đồng thời giới thiệu sản phẩm cá tầm
hun khói độc quyền chỉ có ở Công ty ăn liền không cần quan chế biến với bánh mì sẽ
được trưng bày tại quầy cùng với việc thưởng thức các loại bia mà lễ hội mang lại.
Hình 3.11 Cá tầm của Công ty tham gia lễ hội Beer Hà Nội năm 2011
58
3.2.3.3 Phân tích kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Cá Tầm Việt Nam giai đoạn 2011-2013
-
Kết quả tiêu thụ sản phẩm nói chung
Bảng3.10Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong giai đoạn 2011-2013
ĐVT: VNĐ
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Chênh lệch 2013/2012
Chênh lệch 2012/2011
Thị
trường
TP.Hồ
Doanh thu
Tỷ
trọng
Doanh thu
Tỷ
trọng
Doanh thu
Tỷ
trọng
Tuyệt đối
%
Tuyệt đối
%
1.070.276.000
47,06%
4.346.744.130
47,37%
3.463.489.575
53,68%
(883.254.555)
-20,32%
3.276.468.130
306,13%
668.922.500
29,41%
3.380.800.990
36,84%
1.448.914.710
22,46%
(1.931.886.280)
-57,14%
2.711.878.490
405,41%
401.353.500
17,65%
482.971.570
5,26%
923.597.220
14,32%
440.625.650
91,23%
81.618.070
20,34%
Khác
133.784.500
5,88%
965.943.140
10,53%
615.731.480
9,54%
(350.211.660)
-36,26%
832.158.640
622,01%
TC
2.274.336.500
100%
9.176.459.830
100%
6.451.732.985
100%
(2.724.726.845)
-29,69%
6.902.123.330
303,48%
Chí Minh
Hà Nội
Nha
Trang
(Nguồn: Phòng Kinh doanh)
59
5000.0
47,37%
4500.0
4000.0
Triệu Đồng
53,68%
36,84%
3500.0
3000.0
2500.0
2000.0
1500.0
1000.0
500.0
22,46%
47,06%
29,41%
17,65%
5,88%
10,53%
14,32%
9,54%
5,26%
.0
2011
TP.Hồ Chí Minh
2012
Hà Nội
Nha Trang
2013
Khác
Sơ đồ 3.3 Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty giai đoạn 2011-2013
Trong năm 2011-2013, các thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty tăng giảm
qua các năm. Cụ thể doanh thu tiêu thụ năm 2012 là 9.176.459.830VNĐ tăng hơn so
với năm 2011 là 6.902.123.330 VNĐ chiếm 303,48%. Năm 2013 là 6.451.732.985
VNĐ giảm 2.724.726.845 VNĐ chiếm 29,69% so năm 2012. Năm 2011 doanh thu
giảm hơn so với các năm vì Công ty mới bắt đầu nhân giống thành công sản phẩm cá
tầm tuy nhiên vào cuối năm thời tiết xấu lũ lụt lớn, các hồ thủy điện nuôi cá bị nhiễm
bẩn, dẫn đến các chết hàng loạt do đó sản lượng không đủ tung ra thị trường dẫn đến
doanh thu thấp. Năm 2012 Công ty đã khắc phục kip thời và đứa sản phẩm vào thị
trường với uy tín cao về chất lượng sản phẩm của Công ty trở nên được ưa chuộng tuy
giá thành cao do vậy mà doanh thu tăng. Năm 2013 giảm so với 2012 nguyên nhân là
do sản phẩm trở nên bình ổn và bị sản phẩm cá tầm Trung Quốc nhập lậu nên doanh
thu của Công ty trở nên giảm.
TP. Hồ Chí Minh là thị trường tiêu thụ lớn nhất của Công ty qua 3 năm, năm
2011doanh thu là 1.070.276.000VNĐ chiếm 47,06% trong tổng doanh thu tiêu thụ,
năm 2012 doanh thu đạt 4.346.744.130 VNĐ chiếm tỷ trọng 47,37% trong tổng doanh
thu, năm 2013 doanh thu đạt3.463.489.575 VNĐ chiếm tỷ trọng 53,68% trong tổng
doanh thu. Năm 2012 doanh thu 4.346.744.130 VNĐ tăng hơn 3.276.468.130 VNĐ tỷ
lệ tăng chiếm 306,13% so với năm 2011. Năm 2013 doanh thu 3.463.489.575 VNĐ
giảm hơn 883.254.555 VNĐ tỷ lệ giảm chiếm 20,32%.
60
Hà Nội là thị trường tiêu thụ lớn thứ 2 của Công ty qua 3 năm, năm 2011 doanh
thu 668.922.500 VNĐ chiếm 29,41% trong tổng doanh thu tiêu thụ, năm 2012 doanh
thu đạt 3.380.800.990 VNĐ chiếm tỷ trọng 36,84% trong tổng doanh thu, năm 2013
doanh thu đạt1.448.914.710 VNĐ chiếm tỷ trọng 22,46% trong tổng doanh thu. Năm
2012 doanh thu 3.380.800.990 VNĐ tăng hơn 2.711.878.490 VNĐ tỷ lệ tăng chiếm
405,41% so với năm 2011. Năm 2013 doanh thu 1.448.914.710 VNĐ giảm hơn
1.931.886.280 VNĐ tỷ lệ giảm chiếm 57,14%.
Nha Trang là thị trường tiêu thụ lớn thứ 3 của Công ty qua 3 năm, năm 2011
doanh thu tiêu thụ 401.353.500 VNĐ chiếm 17,65% trong tổng doanh thu tiêu thụ,
năm 2012 doanh thu đạt 482.971.570 VNĐ chiếm tỷ trọng 5,26% trong tổng doanh
thu, năm 2013 doanh thu đạt923.597.220 VNĐ chiếm tỷ trọng 14,32% trong tổng
doanh thu. Năm 2012 doanh thu 482.971.570 VNĐ tăng hơn 81.618.070 VNĐ tỷ lệ
tăng chiếm 20,34% so với năm 2011. Năm 2013 doanh thu 923.597.220 VNĐ tăng
hơn 440.625.650 VNĐ tỷ lệ tăng chiếm 91,23%.
Thị trường khác gồm: Vũng Tàu, Đăk Lăk, Đà Lạt, Bình Thuận, Bình Định…
năm 2011 doanh thu tiêu thụ 133.784.500 VNĐ chiếm 5,88% trong tổng doanh thu
tiêu thụ, năm 2012 doanh thu đạt 965.943.140 VNĐ chiếm tỷ trọng 10,53% trong tổng
doanh thu tiêu thụ, năm 2013 doanh thu đạt615.731.480 VNĐ chiếm tỷ trọng 9,54%
trong tổng doanh thu. Năm 2012 doanh thu 965.943.140 VNĐ tăng hơn 832.158.640
VNĐ tỷ lệ tăng chiếm 622,01% so với năm 2011. Năm 2013 doanh thu 615.731.480
VNĐ giảm hơn 350.211.660 VNĐ tỷ lệ giảm chiếm 36,26%.
61
-
Phân tích tình hình hoạt động tiêu thụ cá tầm ở từng phân khúc thị trường
+ TP. Hồ Chí Minh:
Bảng 3.11 Doanh thu tiêu thụ các dòng sản phẩm cá tầm ở thị trường TP. Hồ Chí Minh
ĐVT:VNĐ
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
2013/2012
2012/2011
Doanh thu
Tỷ
trọng
Doanh thu
Tỷ trọng
Doanh thu
Tỷ trọng
Tuyệt đối
%
Tuyệt đối
%
Cá tầm hun
khói
215.232.504
17,95%
669.833.270
18,22%
712.093.457
20,56%
42.260.186
6,31%
454.600.767
211,21%
Cá tầm cấp
đông
412.591.398
34,40%
987.580.266
26,86%
569.744.035
16,45%
(417.836.231) -42,31%
574.988.868
139,36%
Cá tầm
sống
nguyên con
323.009.297
26,93% 1.309.239.332
35,61%
700.317.592
20,22%
(608.921.740) -46,51%
986.230.035
305,33%
Trứng cá
đen Caviar
248.518.087
20,72%
710.257.991
19,32%
1.481.334.491
42,77%
771.076.500
108,56%
461.739.904
185,80%
TC
1.199.351.286
100%
3.676.910.860
100%
3.463.489.575
100%
(213.421.285)
-5,80%
Nhóm hàng
(Nguồn: Phòng Kinh doanh)
2.477.559.574 206,57%
62
Doanh thu mà thị trường TP. Hồ Chí Minh mang lại năm 2012 là 3.676.910.860
VNĐ tăng hơn 2.477.559.574 VNĐ tương ứng với tỷ lệ tăng 206,57% so với năm
2011. Năm 2013 doanh thu tiêu thụ 3.463.489.575 VNĐ giảm hơn 213.421.285 VNĐ
tương ứng với tỷ lệ giảm 5,8% so với năm 2012. Năm 2011 lượng sản phẩm tiêu thụ ít
hơn so với năm 2012, nguyên nhân do cung sản phẩm tung ra thị trường của Công ty
ít, sản phẩm cá mới du nhập vào thị trường Việt Nam khách hàng vẫn chưa biết đến
nhiều đồng thời giá đắt, nhất là Caviar.Tuy nhiên thị trường TP. Hồ Chí Minh vẫn là
thị trường mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Năm 2013 thì tỷ lệ doanh thu có giảm
tuy nhiên không đáng kể, do nhiều sản phẩm thay thế trên thị trường tuy nhiên giá
thành lại rẻ hơn, do đó phân tán việc tiêu dùng sản phẩm bổ dưỡng và đẳng cấp như cá
tầm.
Cá tầm hun khói thị trường TP Hồ Chí Minh năm 2011 doanh thu tiêu thụ
215.232.504 VNĐ chiếm tỷ trọng 17,95% trong tổng doanh thu tiêu thụ, năm 2012
doanh thu 669.833.270 VNĐ chiếm tỷ trọng 18,22%, năm 2013 doanh thu
712.093.457 VNĐ chiếm tỷ trọng 20,56%. Năm 2012 doanh thu 669.833.270 VNĐ
tăng 454.600.767 VNĐ tương ứng với mức tăng 211,21% so với năm 2011. Năm 2013
doanh thu 712.093.457 VNĐ tăng 42.260.186 VNĐ tỷ lệ tăng 6,31% so với năm 2012.
Sản phẩm cá hun khói là một sản phẩm mới chỉ có ở Tập đoàn Cá Tầm mới chế biến
ra, do đó doanh thu tiêu sản phẩm này tăng mạnh qua các năm ở thị trường TP.Hồ Chí
Minh hầu hết là tiêu thụ ở các nhà hàng khách sạn lớn.
Cá tầm cấp đông thị trường TP Hồ Chí Minh năm 2011 doanh thu tiêu thụ
412.591.398 VNĐ chiếm tỷ trọng 34,40% trong tổng doanh thu tiêu thụ, năm 2012
doanh thu là 987.580.266 VNĐ chiếm tỷ trọng 26,86%, năm 2013 doanh thu
569.744.035 VNĐ chiếm tỷ trọng 16,45%. Năm 2012 doanh thu 987.580.266 VNĐ
tăng 574.988.868 VNĐ tương ứng với mức tăng 139,36% so với năm 2011. Năm 2013
doanh thu 569.744.035 VNĐ giảm 417.836.231 VNĐ tỷ lệ giảm 42,31% so với năm
2012. Sản phẩm cá cấp đông, doanh thu tiêu thụ tăng giảm không đồng đều nguyên
nhân do có nhiều sản phẩm cá cấp đông trên thị trường lấn át sản phẩm của Công ty,
và năm 2011 sản phẩm cá nuôi xuất bán thấp do đó sản phẩm cấp đông đưa ra thị
trường không nhiều đều giảm do đó doanh thu tiêu thụ cá cũng không cao.
Cá tầm sống nguyên con thị trường TP Hồ Chí Minh năm 2011 doanh thu tiêu
thụ 323.009.297 VNĐ chiếm tỷ trọng 26,93% trong tổng doanh thu tiêu thụ, năm 2012
63
doanh thu1.309.239.332VNĐ chiếm tỷ trọng 35,61%, năm 2013 doanh thu
700.317.592 VNĐ chiếm tỷ trọng 20,22%. Năm 2012 doanh thu 1.309.239.332 VNĐ
tăng 986.230.035 VNĐ tương ứng với mức tăng 305,33% so với năm 2011. Năm 2013
doanh thu700.317.592 VNĐ giảm 608.921.740 VNĐ tỷ lệ giảm 46,51% so với năm
2012. Sản phẩm cá tầm sống nguyên con, doanh thu tiêu thụ cũng tăng giảm không
đồng đều.Nguyên nhân do sản phẩm cá tầm sống trong lúc vận chuyển rất nhiều rủi ro
do chặn đường dài cá dễ chết khi đến với đại lý hay người tiêu dùng, Công ty phải bỏ
số tiền để bù vào khoản. Tuy nhiên số lượng đại lý nhận mua cá tầm sống nguyên con
vẫn nhiều hơn các sản phẩm khác mà Công ty phân phối.
Trứng cá đen Caviar thị trường TP Hồ Chí Minh năm 2011 doanh thu tiêu thụ
248.518.087VNĐ chiếm tỷ trọng 20,72% trong tổng doanh thu tiêu thụ, năm 2012
doanh thu 710.257.991 VNĐ chiếm tỷ trọng 19,32%, năm 2013 doanh thu
1.481.334.491VNĐ chiếm tỷ trọng 42,77%. Năm 2012 doanh thu710.257.991 VNĐ
tăng 461.739.904 VNĐ tương ứng với mức tăng 185,80% so với năm 2011. Năm 2013
doanh thu 1.481.334.491 VNĐ tăng 771.076.500 VNĐ tỷ lệ tăng108,56% so với năm
2012. Sản phẩm trứng cá đen Caviar, doanh thu tiêu thụ tăng mạnh do nguyên nhân
Trứng cá đen nuôi ở nước ngoài thời gian lâu, do đó giá thành đắt đỏ về Việt Nam Tập
đoàn đã thử nghiệm và đã rút ngắn thời gian mà chất lượng vẫn ngang với sản phẩm
quốc tế. Do vậy mà giá thành rẻ,điều này thu hút tiêu dùng nhiều của khách du lịch
trong và ngoài nước những người thuộc hạng doanh nhân người có tiền có thể dùng
sản phẩm biếutặng, hay dùng trong bữa tiệc thể hiện đẳng cấp. Sản lượng tiêu thụ
không nhiều do kén chọn khách hàng tuy nhiên giá cao nên đẩy doanh thu tăng.
64
+ Thị trường Hà Nội:
Bảng 3.12 Doanh thu tiêu thụ các dòng sản phẩm cá tầm ở thị trường Hà Nội
ĐVT: VNĐ
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
2013/2012
2012/2011
Tỷ
trọng
Doanh thu
Tỷ
trọng
Doanh thu
Tỷ
trọng
Tuyệt đối
%
Tuyệt đối
%
Cá tầm hun
136.192.621
khói
19,39%
497.653.906
14,72%
156.193.006
10,89%
(341.460.900)
-68,61%
361.461.285
265,40%
Cá tầm cấp
đông
203.686.901
29,00%
854.666.490
25,28%
278.481.407
19,41%
(576.185.083)
-67,42%
650.979.589
319,60%
Cá tầm
sống
nguyên con
135.456.806
19,29%
351.941.383
10,41%
408.304.165
28,46%
56.362.782
16,01%
216.484.577
159,82%
Trứng cá
đen Caviar
227.032.297
32,32%
1.676.539.211
49,59%
591.446.985
41,23%
(1.085.092.226)
-64,72% 1.449.506.914
638,46%
TC
702.368.625
100%
3.380.800.990
100%
1.434.425.563
100%
(1.946.375.427)
-57,57% 2.678.432.365
381,34%
Nhóm hàng
Doanh thu
(Nguồn: Phòng Kinh doanh)
65
Doanh thu mà thị trường Hà Nội mang lại năm 2012 là 3.380.800.990 VNĐ
tăng hơn 2.678.432.365 VNĐ tương ứng với tỷ lệ tăng 381,34% so với năm 2011.
Năm 2013 doanh thu tiêu thụ 1.434.425.563 VNĐ giảm hơn 1.946.375.427 VNĐ
tương ứng với tỷ lệ giảm 57,57% so với 2012. Năm 2011 lượng sản phẩm tiêu thụ ít
hơn so với năm 2012.Nguyên nhân do cá tầm mới tung ra thị trường, do đó sản phẩm
được khách hàng ở Hà Nội ưa chuộng và Công ty cũng có chính sách bán hàng tốt ở
thị trường này, từ khâu bán đến khâu đảm bảo nguyên vẹn sản phẩm vận chuyển xa
đến Hà Nội và khả năng rủi ro trong quá trình vận chuyển đã được tính tới.Do đó hoạt
động tiêu thụ cũng tăng mạnh nhất trong 2 năm này. Năm 2013 thì tỷ lệ doanh thu
giảm mạnh, do người tiêu dùng ở thị trường này có xu hướng tiêu dùng sản phẩm này
ít lại và có nhiều mặt hàng cá khác thay thế.
Cá tầm hun khói thị trường Hà Nội năm 2011 doanh thu tiêu thụ 136.192.621
VNĐ chiếm tỷ trọng 19,39% trong tổng doanh thu tiêu thụ, năm 2012 doanh thu
497.653.906 VNĐ chiếm tỷ trọng 14,72%, năm 2013 doanh thu 156.193.006 VNĐ
chiếm tỷ trọng 10,89%. Năm 2012 doanh thu 497.653.906 VNĐ tăng 361.461.285
VNĐ tương ứng với mức tăng 265,40% so với năm 2011. Năm 2013 doanh thu
156.193.006 VNĐ giảm 341.460.900 VNĐ tỷ lệ giảm 68,61% so với năm 2012. Sản
phẩm này tăng giảm doanh thu tiêu thị không đều, do thị trường này cũng không ưa
chuộng sản phẩm cá hun khói và mức tiêu thụ hầu hết là các nhà hàng, khách sạn lớn ở
Hà Nội.
Cá tầm cấp đông thị trường Hà Nội năm 2011 doanh thu tiêu thụ 203.686.901
VNĐ chiếm tỷ trọng 29% trong tổng doanh thu tiêu thụ, năm 2012 doanh thu
854.666.490 VNĐ chiếm tỷ trọng 25,28%, năm 2013 doanh thu 278.481.407 VNĐ
chiếm tỷ trọng 19,41%. Năm 2012 doanh thu854.666.490 VNĐ tăng 650.979.589
VNĐ tương ứng với mức tăng 319,60% so với năm 2011. Năm 2013 doanh
thu278.481.407 VNĐ giảm 576.185.083 VNĐ tỷ lệ giảm 67,42% so với năm 2012.
Doanh thu tăng mạnh từ năm 2011-2012 do mức độ tiện lợi mà sản phẩm mang lại, cá
vẫn giữ nguyên độ dinh dưỡng, giá thành sản phẩm này cũng rẻ hơn so với các dòng
sản phẩm khác. Năm 2013 lại giảm, do khách hàng không coi sản phẩm cá tầm là
nguồn thực phẩm sử dụng chính mà thay thế nhiều bởi các sản phẩm khác và một phần
do năm này sản lượng cá không nhiều.
66
Cá tầm sống nguyên con thị trường Hà Nội năm 2011 doanh thu tiêu thụ
135.456.806 VNĐ chiếm tỷ trọng 19,29% trong tổng doanh thu tiêu thụ, năm 2012
doanh thu 351.941.383 VNĐ chiếm tỷ trọng 10,41%, năm 2013 doanh thu
408.304.165 VNĐ chiếm tỷ trọng 28,46%. Năm 2012 doanh thu là 351.941.383 VNĐ
tăng 216.484.577 VNĐ tương ứng với mức tăng 159,82% so với năm 2011. Năm 2013
doanh thu 408.304.165 VNĐ tăng 56.362.782 VNĐ tỷ lệ tăng16,01% so với năm
2012. Sản phẩm cá tầm sống nguyên con, doanh thu tiêu thụ tăng đồng đều nguyên
nhân do sản phẩm cá tầm sống nguyên con ở thị trường này có xu hướng tiêu thụ
nhiều, nhất là các khách sạn nhà hàng 5 sao ở Hà Nội và các đại lý.
Trứng cá đen Caviar thị trường Hà Nội năm 2011 doanh thu tiêu thụ
227.032.297 VNĐ chiếm tỷ trọng 32,32% trong tổng doanh thu tiêu thụ, năm 2012
doanh thu 1.676.539.211 VNĐ chiếm tỷ trọng 49,59% trong tổng doanh thu, năm 2013
doanh thu 591.446.985 VNĐ chiếm tỷ trọng 41,23% trong tổng doanh thu. Năm 2012
doanh thu 1.676.539.211 VNĐ tăng 1.449.506.914 VNĐ tương ứng với mức tăng
638,46% so với năm 2011. Năm 2013 doanh thu là591.446.985 VNĐ giảm
1.085.092.226 VNĐ tỷ lệ giảm 64,72% so với năm 2012. Sản phẩm trứng cá đen
Caviar, doanh thu tiêu thụ tăng giảm không đồng đều,thị trường Hà Nội tin dùng sản
phẩm này mạnh từ năm 2011-2012, khách hàng ở Hà Nội hầu hết là người có tiền do
đó sản phẩm Caviar đưa ra thị trường được những người có tiền tin dùng liền làm
doanh thu tiêu thụ tăng. Năm 2013 giảm lại do giá trứng tăng do đó khách hàng tiêu
dùng co hẹp lại.
67
+ Thị trường Nha Trang:
Bảng 3.13 Doanh thu tiêu thụ các dòng sản phẩm cá tầm ở thị trường Nha Trang
ĐVT: VNĐ
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
2013/2012
2012/2011
Doanh thu
Tỷ
trọng
Doanh thu
Tỷ
trọng
Doanh thu
Tỷ
trọng
Tuyệt đối
%
Tuyệt đối
%
Cá tầm hun
khói
21.873.766
5,45%
20.381.400
4,22%
22.535.772
2,44%
2.154.372
10,57%
(1.492.365)
-6,82%
Cá tầm cấp
đông
145.370.238
36,22%
155.323.657
32,16% 462.906.927 50,12%
307.583.270
198,03%
9.953.419
6,85%
Cá tầm
sống nguyên
con
60.805.055
15,15%
50.953.501
10,55% 109.169.191 11,82%
58.215.691
114,25% (9.851.555)
-16,20%
Trứng cá
đen Caviar
173.304.441
43,18%
256.313.012
53,07% 328.985.330 35,62%
72.672.318
28,35%
83.008.571
47,90%
TC
401.353.500
100%
482.971.570
100%
440.625.650
91,23%
81.618.070
20,34%
Nhóm hàng
923.597.220
100%
(Nguồn: Phòng Kinh doanh)
68
Doanh thu mà thị trường TP. Nha Trang mang lại năm 2012, 482.971.570 VNĐ
tăng hơn 81.618.070 VNĐ tương ứng với tỷ lệ tăng 20,34% so với năm 2011. Năm
2013 doanh thu tiêu thụ 923.597.220 VNĐ tăng hơn 440.625.650 VNĐ tương ứng với
tỷ lệ tăng91,23% so với năm 2012. Tổng doanh thu ở thị trường Nha Trang tăng đều
và tăng mạnh nhất năm 2013. Nguyên nhân do các dòng sản phẩm cá tầm được tin
dùng hầu nhưở các nhà hàng, khách sạn lớn ở Nha Trang, nơi tập trung lượng khách
hàng tiềm năng của sản phẩm.Mặc dù vậy,số lượng sản phẩm được cung cấpkhông
nhiều nên doanh thuvẫn tăng như không cao. Đồng thời Công ty mở thử nghiệm nhà
hàng với phong cách đặc sắc,khách hàng có thể thưởng thức sản phẩm do chính Công
ty làm ra ở nhiệt độ âm cũng là một phần càng thu hút khách hàng.
Cá tầm hun khói thị trường Nha Trang năm 2011 doanh thu tiêu thụ
21.873.766 VNĐ chiếm tỷ trọng 5,45% trong tổng doanh thu tiêu thụ, năm 2012 doanh
thu 20.381.400 VNĐ chiếm tỷ trọng 4,22% trong tổng doanh thu, năm 2013 doanh
thu22.535.772 VNĐ chiếm tỷ trọng 2,44% trong tổng doanh thu. Năm 2012 doanh
thu20.381.400 VNĐ giảm 1.492.365VNĐ tương ứng với mức giảm6,82% so với năm
2011. Năm 2013 doanh thu 22.535.772 VNĐ tăng 2.154.372 VNĐ tỷ lệ tăng10,57%
so với năm 2012. Tuy sản phẩm cá tầm hun khói có doanh thu tiêu thụ tăng đều mỗi
năm nhưng vẫn không cao, sản phẩm này chỉ được ưa chuộng nhiều ở các Nhà hàng
phục vụ cho khách nước ngoài, vì các sản phẩm cá hun khói vẫn chưa được nhiều
người Việt Nam sử dụng.
Cá tầm cấp đông thị trường Nha Trang năm 2011 doanh thu tiêu thụ
145.370.238 VNĐ chiếm tỷ trọng 36,22% trong tổng doanh thu tiêu thụ, năm 2012
doanh thu 155.323.657 VNĐ chiếm tỷ trọng 32,16% trong tổng doanh thu, năm 2013
doanh thu 462.906.927 VNĐ chiếm tỷ trọng 50,12% trong tổng doanh thu. Năm 2012
doanh thu 155.323.657 VNĐ tăng 9.953.419 VNĐ tương ứng với mức tăng 6,85% so
với năm 2011.Năm 2013 doanh thu 462.906.927 VNĐ tăng307.583.270 VNĐ tỷ lệ
giảm 198,03% so với năm 2012. Doanh thu tăng đều qua các năm tăng mạnh nhất từ
2012-2013 do mức độ tiện lợi mà sản phẩm mang lại, cá vẫn giữ nguyên độ dinh
dưỡng, giá thành sản phẩm này cũng rẻ hơn so với các dòng sản phẩm khác và được
bán nhiều ở các siêu thị Nha Trang.
Cá tầm sống nguyên con thị trường Nha Trang năm 2011 doanh thu tiêu thụ
60.805.055 VNĐ chiếm tỷ trọng 15,15% trong tổng doanh thu, năm 2012 doanh thu
69
50.953.501VNĐ chiếm tỷ trọng 10,55%, năm 2013 doanh thu 109.169.191 VNĐ
chiếm tỷ trọng 11,82% trong tổng doanh thu. Năm 2012 doanh thu 50.953.501VNĐ
giảm 9.851.555VNĐ tương ứng với mức giảm 16,20% so với năm 2011. Năm 2013
doanh thu 109.169.191VNĐ tăng 58.215.691 VNĐ tỷ lệ tăng 114,25% so với năm
2012. Sản phẩm cá tầm sống nguyên con doanh thu tiêu thụ tăng giảm không
đều,nguyên nhân do khách hàng mua sản phẩm trực tiếp trên websiteCông ty ít, hầu
hết bán ở Nhà hàng mà Công ty mởra kinh doanh hoặc ký gửi 1 số ít các nhà hàng Nha
Trang như Vinpearl, Sunrise…
Trứng cá đen Caviar thị trường Nha Trang năm 2011 doanh thu tiêu thụ
173.304.441 VNĐ chiếm tỷ trọng 43,18% trong tổng doanh thu tiêu thụ, năm 2012
doanh thu 256.313.012 VNĐ chiếm tỷ trọng 53,07%, năm 2013 doanh thu
328.985.330 VNĐ chiếm tỷ trọng 35,62% trong tổng doanh thu. Năm 2012 doanh thu
256.313.012 VNĐ tăng 83.008.571 VNĐ tương ứng với mức tăng 47,90% so với năm
2011. Năm 2013 doanh thu 328.985.330 VNĐ tăng72.672.318 VNĐ tỷ lệ tăng 28,35%
so với năm 2012. Sản phẩm Trứng cá đen Caviar, doanh thu tiêu thụ tăng đều thị
trường Nha Trang bởi vì khi Nhà hàng Công ty mở có Bar bằng băng đá nơi đây khách
hàng tới có thể thưởng thức Caviar, đồng thời uống Beluga do vậy kích thích sự ưa
thích của khách du lịch nước ngoài những người có điều kiện. Làm sản phẩm trở nên
có tiếng ở thị trường Nha Trang, và được khách đặt mua Caviar làm quà biếu làm cho
doanh thu tiêu thụ tăng.
70
+ Thị trường khác:
Bảng 3.14 Doanh thu tiêu thụ các dòng sản phẩm cá tầm ở các thị trường khác
ĐVT: VNĐ
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
2013/2012
2012/2011
Doanh thu
Tỷ
trọng
Doanh thu
Tỷ
trọng
Doanh thu
Tỷ
trọng
Tuyệt đối
%
Tuyệt đối
%
Cá tầm hun
khói
14.916.972
11,15%
89.349.740
9,25%
51.475.152
8,36%
(37.874.589)
-42,39%
74.432.769
498,98%
Cá tầm cấp
đông
80.872.730
60,45%
533.007.425
55,18%
250.479.566 40,68% (282.527.859)
-53,01%
452.134.694
559,07%
Cá tầm sống
nguyên con
20.375.379
15,23%
97.656.851
10,11%
69.269.792
11,25%
(28.387.060)
-29,07%
77.281.472
379,29%
Trứng cá đen
Caviar
17.619.419
13,17%
245.929.123
25,46%
244.506.971 39,71%
(1.422.153)
-0,58%
228.309.705
1295,78%
TC
133.784.500
100%
965.943.140
100%
615.731.480
(350.211.660)
-36,26%
832.158.640
622,01%
Nhóm hàng
100%
(Nguồn: Phòng Kinh doanh)
71
Doanh thu mà các thị trường khác mang lại như Vũng Tàu, Đăk Lăk, Đà Lạt,
Bình Thuận, Bình Định… năm 2012 là 965.943.140 VNĐ tăng hơn 832.158.640 VNĐ
tương ứng với tỷ lệ tăng 622,01% so với 2011. Năm 2013 doanh thu tiêu thụ
615.731.480 VNĐ giảm hơn 350.211.660 VNĐ tương ứng với tỷ lệ giảm36,26% so
với năm 2012. Tổng doanh thu ở thị ở các thị trường tăng không đều chỉ tăng từ 20112012 và giảm 2013. Nguyên nhân do mới được nuôi thành công và thị trường tiêu thụ
nhiều chỉ ở các nơi có hồ nuôi,sau đó là ra thành phố Vũng Tàu và các tỉnh thành khác
biết đến tên tuổi cá tầm của Tập đoàn Việt Nam. Tuy nhiên năm 2013 doanh thu đạt ít
lại do sản lượng một phần không đủ cung cấp.
Cá tầm hun khói ở thị trường khác năm 2011 doanh thu tiêu thụ 14.916.972
VNĐ chiếm tỷ trọng 11,15% trong tổng doanh thu tiêu thụ, năm 2012 doanh thu là
89.349.740 VNĐ chiếm tỷ trọng 9,25%, năm 2013 doanh thu 51.475.152 VNĐ chiếm
tỷ trọng 8,36%. Năm 2012 doanh thu 89.349.740 VNĐ tăng 74.432.769 VNĐ tương
ứng với mức tăng 498,98% so với năm 2011. Năm 2013 doanh thu 51.475.152 VNĐ
giảm 37.874.589 VNĐ tỷ lệ giảm 42,39% so với năm 2012. Sản phẩm cá tầm hun khói
có doanh thu tiêu thụ tăng giảmkhông đồng đều mỗi năm,do các thị trường tiêu thụ
loại sản phẩm này không được nhiều, chỉ ổn định ở một số ít thị trường, và chỉ trong
môi trường nhà hàng hay tiệc ít ai sử dụng loại sản phẩm này hằng ngày.
Cá tầm cấp đông ở thị trường khác, năm 2011 doanh thu tiêu thụ là 80.872.730
VNĐ chiếm tỷ trọng 60,45% trong tổng doanh thu tiêu thụ, năm 2012 doanh thu là
533.007.425 VNĐ chiếm tỷ trọng 55,18%, năm 2013 doanh thu 250.479.566 VNĐ
chiếm tỷ trọng 40,68% trong tổng doanh thu. Năm 2012 doanh thu 533.007.425 VNĐ
tăng 452.134.694 VNĐ tương ứng với mức tăng 559,07% so với năm 2011.Năm 2013
doanh thu 250.479.566 VNĐ giảm282.527.859 VNĐ tỷ lệ giảm 53,01% so với năm
2012. Doanh thu tăng giảm không đồng đều tăng 2011-2012 và giảm 2013 sản phẩm
này cũng được ưa chuộng ở các siêu thị ở các thị trường, hay khách hàng đặc mua trên
website về tiêu dùng hằng ngày tuy nhiên giảm mạnh ở năm 2013 do sản lượng tung ra
thị trường không đủ dẫn đến giảm.
Cá tầm sống nguyên con ở thị trường khác, năm 2011 doanh thu tiêu thụ là
20.375.379 VNĐ chiếm tỷ trọng 15,23% trong tổng doanh thu tiêu thụ, năm 2012
doanh thu là 97.656.851 VNĐ chiếm tỷ trọng 10,11%, năm 2013 doanh thu
69.269.792 VNĐ chiếm tỷ trọng 11,25% trong tổng doanh thu. Năm 2012 doanh thu
72
97.656.851 VNĐ tăng 77.281.472 VNĐ tương ứng với mức tăng 379,29% so với năm
2011. Năm 2013 doanh thu 69.269.792 VNĐ giảm28.387.060 VNĐ tỷ lệ giảm 29,07%
so với năm 2012. Sản phẩm cá tầm sống nguyên con doanh thu tiêu thụ tăng giảm
không đều tăng mạnh năm 2011-2012 và giảm cũng là năm 2013. Nguyên nhân do sản
phẩm hầu hết được tiêu thụ ở các hồ nuôi vận chuyển dễ dàng không bị hao hụt nhiều,
đại lý lớn ở Vũng Tàuvận chuyển có sự hao hụt tuy nhiên nơi này mua số lượng nhiều
nên đủ bù đắp, sau đó các đại lý ở nơi khác hay khách hàng đặt mua trực tiếp trên
website trong năm 2012.Do đó doanh thu tăng năm 2013, giảm do nhu cầu khách hàng
giảm lại sản lượng cung cấp ít đội giá lên dẫn đến thị trường co lại trong tiêu dùng.
Trứng cá đen Caviar thị trường khác, năm 2011 doanh thu tiêu thụ là
17.619.419 VNĐ chiếm tỷ trọng 13,17% trong tổng doanh thu tiêu thụ, năm 2012
doanh thu là 245.929.123 VNĐ chiếm tỷ trọng 25,46%, năm 2013 doanh thu
244.506.971 VNĐ chiếm tỷ trọng 39,71% trong tổng doanh thu. Năm 2012 doanh thu
245.929.123 VNĐ tăng 228.309.705 VNĐ tương ứng với mức tăng 1295,78% so với
năm 2011. Năm 2013 doanh thu 244.506.971 VNĐ giảm 1.422.153 VNĐ tỷ lệ0,58%
so với năm 2012. Sản phẩm trứng cá đen Caviar doanh thu tiêu thụ qua các năm tăng
không cao, riêngtừ năm 2012-2013 doanh thu lại giảm nhưng con số không đáng
kể.Tiêu thụ Caviar ở các tỉnh thành chỉ ở mức tương đối và nằm rải rác ở các tỉnh
thành,vì giá của sản phẩm khá cao và kén chọn khách hàng.Đặc biệt lượng sản phẩm
cung cấp vẫn chưa nhiều, vì thế chưa thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng ở
các thị trườngnày.
73
3.3 Đánh giá chung hoạt động tiêu thụ của Công ty Cổ phần Cá Tầm Việt Nam
trong giai đoạn 2011-2013
3.3.1 Những mặt đạt được
Chủng loại tiêu dụng các dòng sản phẩm về cá tầm phong phú và nhất là sản
phẩm Caviar chỉ có duy nhất ở Việt Nam do Công ty phân phối, tạo sự thuận tiện cho
việc lựa chọn sản phẩm của khách hàng khi đến với trên trang website của Công ty
dành cho các khách hàng ở xa,hay Công ty còn phân phối sản phẩm ở các đại lý siêu
thị, ký gửi ở các nhà hàng khách sạn lớn ở khắp các tỉnh thành; những khách hàng
trong TP Nha Trang thì có thể đến với Nhà hàng mà Công ty mở để có thể mua, ăn
tiệc…đáp ứng được nhiều nhu cầu của khách hàng.
Công ty bán hàng qua mạng với phương thức thanh toán rõ ràng cụ thể: nếu
khách hàng mua hàng qua mạng sẽ được hướng dẫn đăng nhập tài khoản, cho đến khi
khách hàng chọn mua sản phẩm trên website, các bước thanh toán sản phẩm đều được
hướng dẫn cụ thể trên website sau khi khách hàng đã chuyển tiền vào tài khoản Công
ty sẽ có nhân viên tư vấn cho khách hàng khi nào hàng được giao,điều này nhằm
khuyến khích các đối tượng khách hàng mua hàng của Công ty.
Đối với các khách hàng là đại lý là những nơi phân phối sản phẩm Công ty đều
thể hiện hết việc giao dịch thông qua mẫu hợp đồng do Công ty chuẩn bị, áp dụng các
thủ tục đơn giản, gọn gàng và nhanh chóng, tiết kiệm thời gian cho khách hàng bởi vì
họ chính là người phân phối sản phẩm của Công ty nhiều nhất. Công ty sẽ có thể đẩy
mạnh mở rộng thị trường tiêu thụ.
Công ty có đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm, có trình độ và đạo đứcnghề
nghiệp, luôn luôn chấp hành đúng nội quy của Công ty.
Công ty có văn phòng nằm ở TP Nha Trang đồng thời nhà hàng mà Công ty mở
là một địa điểm lý tưởng để kinh doanh, tiếp xúc trực tiếp phản ánh của khách hàng dễ
dàng.Địa điểm của Công ty mở văn phòng và kinh doanh nhà hàng nằm ở nơi đắc địa
tập trung nhiều khách du lịch rất thuận tiện cho việc tiêu thụ hàng hóa và kinh doanh
nhà hàng.
3.3.2 Những hạn chế
Dựa vào số liệu doanh thu tiêu thụ của Công ty cho thấy Công ty về mặt hoạt
động tiêu thụ vẫn chưa thực hiện tốt.
74
Công tác nghiên cứu thị trường chưa được thực hiện một cách bài bản, chưa
mang tính chuyên nghiệp, chưa dự báo tốt xu hướng tiêu dùng để từ đó dự trù cá ở các
hồ nuôi sao cho đủ cung cấp cho thị trường..
Chưa thể đưa sản phẩm ra bên ngoài thị trường Quốc tế được.
Nguyên nhân:
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm không cao do nguyên nhân đó là sản lượng cá
cung cấp ra thị trường không nhiều. Tập đoàn Cá Tầm Việt Namthực hiệntheo mô
hình tự nhiên, cá được nuôi ở các lồng bè ở hồ thủy điện do vậy mà khi thời tiết thay
đổi do hiện tượng Trái đất ấm dần lên, nhiệt độ nước hồ tăng gây chết cá rất nhiều ảnh
hưởng lớn đến sản lượng sản phẩm.
Công ty không có đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm để thực hiện việc nghiên
cứu thị trường nhằm giúp Công ty đưa ra chiến lược dài hạn để làm sao tiêu thụ được
sản phẩm cá tầm lớn và đánh bật các sản phẩm cá khác đang cạnh tranh trên thị
trường.
Về sản phẩm cá tầm nuôi với quy mô theo tiêu chuẩn quốc tế mang yếu tố tự
nhiên là chính,cágiốngđượctuyển chọn kỹ lưỡng, chất lượng tốt và được nhập từ các
nước có nền phát triển về nuôi cá tấm trên toàn thế giới.Quy trình nuôi cá cũng rất
phức tạp cá có thể chết rất dễ, do vậy mà sản lượng cá từ hồ nuôi đưa vào thị trường
tiêu thụ không đủ đáp ứng cầu.Tuy sản lượng xuất ra không đủ cầu nhưng chất lượng
lại rất đảm bảo.Lúc này giá sản phẩm cá đắt hơn các sản phẩm cá khác trên thị trường.
Nhất là trứng cá đen Caviar trung bình một con cá tầm cái 10kg thì chỉ có 1 kg trứng
chưa tính lớp mở bao bọc qua Công đoạn bảo quản do vậy giá cao ngất ngưởng.
Với xu hướng hội nhập vào nền kinh tế khu vực thế giới, Công ty muốn đưa sản
phẩm ra thị trường Nga, Pháp, Nhật,…Tuy nhiên thủ tục Hải quan từ bên Việt Nam và
bên nhập khẩu nước ngoài cũng khó khăn đòi hỏi nhiều giấy chứng nhận và quy trình
hết sức phức tạp. Đồng thời sản lượng Công ty vẫn chưa có đủ để đáp ứng thị trường
Quốc tế.
75
CHƯƠNG IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN ĐẨY MẠNH HOẠT
ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÁ TẦM VIỆT
NAM
Qua phân tích tình hình hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần Cá Tầm
Việt Nam cho thấy Công ty chỉ chú trọng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm cá tầm ở
trong nước, chưa có đủ sản lượng để đưa sản phẩm ra ngoài quốc tế. Sản phẩm thuộc
dòng cao cấp do đó rất kén khách hàng. Chưa chú trọng đến việc mở các cửa hàng ở
các tỉnh thành để có thể cũng cấp sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhiều hơn.
4.1 Giải pháp 1: Tăng cường công tác điều tra nghiên cứu thị trường
Lý do: Nghiên cứu thị trường là hoạt động cần thiết, Công ty muốn tồn tại phải
gắn quá trình kinh doanh của mình với thị trường, do đó Công ty cần phải nắm bắt rõ
thị trường và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh sao cho phù hợp để sản phẩm của Công
ty được thị trường chấp nhận. Đầu tiên Công ty cần tăng cường công tác nghiên cứu và
nắm bắt nhu cầu thị trường mà cụ thể Công ty phải xác định rõ cơ cấu kinh doanh
trong thời gian tới. Do công tác nghiên cứu thị trường chưa được diễn ra với quy mô
lớn và mang tính chất chuyên nghiệp, chưa dự báo tốt xu hướng tiêu dùng sản
phẩmdẫn đến các sản phẩm của Công ty tiêu thụ với số lượng ít,đồng thời bị sản phẩm
cá tầm Trung Quốc nhập lậu tràn lan trên thị trường với giá thành rẻ hơn gấp mấy lần
và chất lượng không bằng sản phẩm cá của Tập đoàn. Mặc dù giá sản phẩm của Công
ty cao tương ứng với chất lượng mà nó mang lại, nhưng người tiêu dùng không phải ai
cũng có thể tiêu dùng sản phẩm đắt tiền, do vậy sản phẩm Công ty cũng sẽ bị các sản
phẩm cá khác thay thể tiêu thụ nhiều hơn.
Nội dung của giải pháp:
- Công ty cần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường để nắm rõ hơn xu thế
cũng như mức sống nhu cầu tiêu dùng của khách hàng trong thị trường.
- Tổ chức lại cơ cấu nghiên cứu thị trường, đề cử những cán bộ có năng lực, năng
động nhạy bén với thị trường có chuyên môn sâu rộng về sản phẩm cũng như các kiến
thức kinh tế nói chung…nhằm theo dõi, thu thập, phân tích, đánh giá những thông tin
về thị trường, giúp cho ban lãnh đạo có những chính sách phù hợp trong thị trường đầy
biến động và cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
- Theo dõi những quy định của nhà nước về nuôi trồng và kinh doanh ngành thủy
sản.
76
- Nghiên cứu thị hiếu tiêu dùng sản phẩm, thức ăn hàng ngày của khách hàng,
xem có chú trọng đến mức độ bổ dưỡng sản phẩm hay không.Nếu khách hàng mà
Công ty hướng tới là những đối tượng sang trọng có địa vị thì họ sẽ rất thích dùng sản
phẩm quý giá, bổ dưỡng và ngon miệng thì lúc này Công ty nhấn mạnh vào điểm
mạnh của cá tầm với độ bổ dưỡng vượt bật hơn các loại cá khác trên thị trường, hương
vị ngọt bùi tan chảy và hoàn mỹ. Việc tập trung nghiên cứu chính vào những đối tượng
này sẽ quyết định đến việc tiêu dùng sản phẩm của Công ty.
- Phân tích đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm so với sản phẩm của đối
thủ và các dòng sản phẩm thay thế như các loại hải sản cá các loại, tôm, mực…khác
trên thị trường. Từ đó đưa ra cơ hội mà Công ty có được và phòng ngừa thách thức sẽ
xảy ra.
Đưa ra các đề xuất về chính sách marketing cho Công ty.
Cung cấp các thông tin kỹ năng nghiệp vụ cho các cửa hàng và đại lý
của Công ty.
Phối hợp liên kết với mạng lưới đại lý của Công ty để nắm bắt được
những thông tin cụ thể và chính xác của từng khu vực.
Thực hiện giải pháp này giúp Công ty nắm bắt và dự đoán được xu hướng tiêu
dùng của khách hàng, từ đó giúp Công ty tiêu thụ hàng hóa được tốt hơn.
4.2 Giải pháp 2: Hoàn thiện hệ thống vận chuyển hàng hóa đến tay người tiêu
dùng của Công ty
Lý do: Công ty thực hiện việc bán lẻ cho khách hàng thông qua mạng website
và giao hàng trực tiếp đến tay người tiêu dùng. Do đó quá trình vận chuyển làm sao
cho cá vẫn giữ nguyên độ tươi và không bị chết dọc đường đi là điều quan trọng. Công
ty vẫn chưa chú trọng phương tiện và các công cụ bảo hộ cho cá do đó việc cá bị chết
trên đường vận chuyển, dẫn đến khách hàng đổi trả lại hàng cũng diễn ra nhiều. Đối
với sản lượng cá giao cho đại lý ở các tỉnh xa cũng gặp tình trạng không bảo quản tốt
dẫn đến cá chết trong quá trình vận chuyển do va đập mạnh và số lượng cá tươi bị đổi
trả lại nhiều. Công ty chi 20% để bù cho các khoản tổn thất này.Ngoài ra sản phẩm
trứng Cá đen cũng cần được bảo quản cẩn trọng vì rất dễ bị hư trong quá trình vận
chuyển không đúng cách, hoặc điều kiện bảo quản không tốt.
77
Nội dung giải pháp:
Công ty chú trọng đến các thiết bị bảo vệ cá trong quá trình vận chuyển.Như
thiết kế thùng đựng cá có độ chống sốc cao, dùng các loại công cụ làm cho cá chết lâm
sàn trong quá trình vận chuyển trong thời gian dài từ nơi sản xuất đến nới tiêu
thụ.Nhiệt độ trong khoang chứa cá phải lạnh để giữ cá không bị ươn. Thời gian xe vận
chuyển cá phải quy định đúng thời gian đến nơi.
Ngoài ra sản phẩm trứng cá đen là sản phẩm cao cấp trong tất cả các dòng sản
phẩm Công ty phân phối, việc bảo quản càng phải được chú trọng.Trứng cá đen sau
khi qua xử lý được bảo quản trong hộp thiết cao cấp và bỏ trên khối đá lớn, hoặc trong
quá trình vận chuyển xa cần để trong thùng giữ nhiệt bỏ khối đá và độ lạnh khoan
cũng phải thấp giữ nguyên độ tươi của trứng.
4.3Giải pháp 3: Thâm nhập và phát triển thị trường xuất khẩu
Lý do: Có thể nói, trong những năm qua thủy sản Việt Nam đã tăng trưởng rất
nhanh chóng và chiếm được một vị trí quan trọng trên thị trường thế giới. Số lượng
các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới tiêu thụ sản phẩm thủy sản của Việt Nam liên
tục được mở rộng, từ các thị trường khu vực Châu Á, sang tới các nướcChâu Âu. Do
vậy đó là lợi thế để giúp Công ty có thể xuất khẩu mặt hàng trứng cá đen ra ngoài thị
trường quốc tế, vì giá trứng cá đen tuy ở thị trường Việt Nam là đắt nhưng so với mặt
bằng giá trứng cá đen ở Nga hay ở các nước khác trên thế giới đang nuôi thì giá rẻ hơn
nhiều và chất lượng vẫn ngang tầm.
Nội dung giải pháp:
Công ty cần kết hợp với các hồ nuôi trong Tập đoàn để có thể đưa ra giải pháp
nhằm hạn chế những rủi ro có thể có về mặt chủ quan để đưa được số lượng lớn sản
phẩm ra thị trường vừa cung cấp được thị trường trong nước và mở rộng xuất khẩu
sang các thị trường tiềm năng như Pháp, Nga, Nhật…Công ty cần đảm bảo nâng cao
chất lượng sản phẩm khi muốn gia nhập vào thị trường quốc tế.
78
KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu tình hình hoạt động tiêu thụ cá tầm tại Công ty Cổ phần
Cá Tầm Việt Nam 2011-2013,nghiên cứu đã thực hiện và hoàn thành những nội dung
sau:
Thứ nhất: Đề tài “Nghiên cứu hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần
Cá Tầm Việt Nam” đã hệ thống hóa một cách có chọn lọc các vấn đề về tiêu thụ sản
phẩm của doanh nghiệp, khẳng định vai trò của hoạt động tiêu thụ đối với sự sống còn
của doanh nghiệp.
Thứ hai: Luận văn đã đi sâu vào quá trình phân tích đánh giá thực trạng công
tác tiêu thụ sản phẩm tại Công ty, cho thấy Công ty cổ phần Cá Tầm Việt Nam là một
Công ty có hoạt động kinh doanh hiệu quả và đang trên đà phát triển, Công ty cũng có
rất nhiều lợi thế là nơi phân phối duy nhất sản phẩm được Tập đoàn Cá Tầm nhân
giống nuôi thành công loại cá quý hiếm này.Nhưng bên cạnh đó, Công ty cũng gặp
nhiều rủi ro về sản phẩm cá Trung Quốc không đảm bảo chất lượng tràn lan trên thị
trường, đồng thời nguồn sản phẩm được nuôi dựa vào thiên nhiên là chính và do khí
hậu đang thay đổi tạo nhiều điều bất lợi đến Tập đoàn cũng như Công ty trong việc
kinh doanh.
Thứ ba: Thông qua việc nghiên cứu các hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công
ty, cho thấyCông ty đã đạt được những thành công nhất định nhưng vẫn còn tồn tại
những mặt hạn chế. Những mặt đạt được: Công ty đã vận dụng thành công việc kinh
doanh thương mại điện tửgiúp cho Công ty tiết kiệm được chi phí, mở rộng nhiều kênh
giao dịch với khách hàng, quảng bá và tiếp thị cho thị trường một cách dễ dàng và chi
phí thấp; các phương thức thanh toán bán hàng của Công ty thuận tiện, nhanh chóng,
giá bán được niêm yết rõ ràng; nhân viên tư vấn tận tìnhgiúp khách hàng dễ dàng trong
việc tiếp cận sản phẩm của Công ty. Bên cạnh đó Công ty cần khắc phục những mặt
hạn chế như: việc nghiên cứu thị trường cần được chú trọng vì nó quyết định đến hoạt
động tiêu thụ sản phẩm của Công ty, mở rộng thêm thị trường xuất khẩu, đồng thời
hoàn thiện hệ thống vận chuyển hàng hóa để sản phẩm đưa đến khách hàng vẫn đảm
bảo chất lượng tốt nhất. Trên đây là kết quả mà đề tài đã đúc kết được sau quá trình
nghiên cứu hoạt động tiêu thụ của Công ty cổ phần Cá Tầm Việt Nam.
79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách
1. GS.TS Trần Minh Đạo (2011), Giáo trình Marketing, Nhà xuất bản thống kê,
Hà Nội.
2. Nhóm Th.S Quách Thị Bửu Châu (2007), Marketing căn bản, nhà xuất bản Lao
Động.
3. Ts.Trần Thị Ngọc Trang (2007), Quản trị chiêu thị, Nhà xuất bản Lao Động và
Xã Hội.
4. Lê Thị Hiệp Thương & Nguyễn Việt Quyên dịch (2002), Quản trị bán hàng,
Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
5. Song Thương & Tường Vy dịch (2011), Cẩm nang nghiên cứu thị trường, Nhà
xuất bản Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.
Trang website
6. http://vietstock.vn/2014/10/nhnn-cong-bo-ha-hang-loat-tran-lai-suat-huy-dongva-cho-vay-757-390768.htm
7. http://shop.catam.vn/
8. http://baocongthuong.com.vn/
9. http://tvplus.com.vn/tin-tuc/138-caviar-de-duc-mot-trong-10-san-vat-cua-thegioi-ma-dan-sanh-am-thuc-khong-the-bo-qua.html.
10. Báo Thư viện pháp luật: http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-dinh-67-2014ND-CP-chinh-sach-phat-trien-thuy-san-vb238831.aspx
Bài tham khảo
11. Lê Vương Anh (2014), Nghiên cứu hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ
Phần Lương Thực Nam Trung Bộ Chi Nhánh Khánh Hòa, Khóa luận tốt nghiệp
Đai học, Trường Đại Học Nha Trang.
12. Báo cáo tài chính củaCông ty 2011-2013.
80
PHỤ LỤC
81
PHỤ LỤC 1
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 2011
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2011
TÀI SẢN
Mã số
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN
100
I. Tiền và các khoản tương tương tiền
1. Tiền
2. Các khoản tương đương tiền
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
1. Đầu tư ngắn hạn
2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*)
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
1. Phải thu khách hàng
2. Trả trước cho người bán
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn
4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng
xây dựng
5. Các khoản phải thu khác
6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*)
IV. Hàng tồn kho
1. Hàng tồn kho
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*)
V. Tài sản ngắn hạn khác
1. Chi phí trả trước ngắn hạn
2. Thuế GTGT được khấu trừ
3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà
nước
4. Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính
phủ
5. Tài sản ngắn hạn khác
B. TÀI SẢN DÀI HẠN
I. Các khoản phải thu dài hạn
1. Phải thu dài hạn của khách hàng
2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc
3. Phải thu dài hạn nội bộ
4. Phải thu dài hạn khác
5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*)
II. Tài sản cố định
1. Tài sản cố định hữu hình
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
110
111
112
120
121
129
130
131
132
133
134
135
139
140
141
149
150
151
152
154
Thuyết Số cuối năm
minh
V.01
V.02
V.03
157
158
200
210
211
212
213
218
219
220
221
222
223
V.04
V.05
Đơn vị tính:
VNĐ
Số đầu năm
7,942,133,782
58,742,396,822
288,742,566
288,742,566
1,353,962,364
250,917,450
246,563,324
-
301,159,870
301,159,870
7,711,868,618
248,878,120
7,462,990,498
-
-
-
856,481,590
144,373,402
144,373,402
6,155,055,450
13,697,386
391,463,294
5,173,124,324
5,173,124,324
45,556,244,010
184,589,010
-
-
-
-
5,749,894,770
497,874,070,937
1,373,605,859
1,352,683,949
1,592,886,243
(240,202,294)
45,371,655,000
169,238,167,830
1,459,594,675
1,459,594,675
1,521,618,243
(62,023,568)
82
2. Tài sản cố định thuê tài chính
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
3. Tài sản cố định vô hình
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
III. Bất động sản đầu tư
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
1. Đầu tư vào công ty con
2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh
3. Đầu tư dài hạn khác
4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài
hạn (*)
V. Tài sản dài hạn khác
1. Chi phí trả trước dài hạn
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
3. Tài sản dài hạn khác
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
A. NỢ PHẢI TRẢ
I. Nợ ngắn hạn
1. Vay và nợ ngắn hạn
2. Phải trả người bán
3. Người mua trả tiền trước
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
5. Phải trả người lao động
6. Chi phí phải trả
7. Phải trả nội bộ ngắn hạn
8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng
xây dựng
9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn
khác
10. Dự phòng phải trả ngắn hạn
11. Quỹ khen thưởng, phúc lợi
12. Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính
phủ
II. Nợ dài hạn
1. Phải trả dài hạn người bán
2. Phải trả dài hạn nội bộ
3. Phải trả dài hạn khác
4. Vay và nợ dài hạn
5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm
7. Dự phòng phải trả dài hạn
8. Doanh thu chưa thực hiện
224
225
226
227
228
229
230
240
241
242
250
251
252
258
259
260
261
262
268
270
300
310
311
312
313
314
315
316
317
318
319
V.06
V.07
V.08
V.09
V.10
V.11
20,921,910
24,063,540
(3,141,630)
496,279,630,000
496,279,630,000
-
167,534,030,000
15,214,030,000
152,320,000,000
-
-
-
220,835,078
21,610,078
199,225,000
505,816,204,719
206,038,952,976
205,295,202,976
732,320,254
10,544,380
590,372,647
454,134,764
370,675,375
-
244,543,155
244,543,155
227,980,564,652
177,487,097,996
177,487,097,996
1,006,250,000
96,080,674
1,568,968,000
71,438,422
100,694,000
-
-
-
203,137,155,556 174,643,666,900
320
323
327
-
-
-
-
330
331
332
333
334
335
336
337
338
743,750,000
743,750,000
-
-
V.12
83
9. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
I. Vốn chủ sở hữu
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
2. Thặng dư vốn cổ phần
3. Vốn khác của chủ sở hữu
4. Cổ phiếu quỹ (*)
5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản
6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái
7. Quỹ đầu tư phát triển
8. Quỹ dự phòng tài chính
9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
11. Nguồn vốn đầu tư XDCB
12. Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
1. Nguồn kinh phí
2. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
339
400
410
411
412
413
414
415
416
417
418
419
420
421
422
430
432
433
440
V.13
299,777,251,743
299,777,251,743
300,000,000,000
(222,748,257)
505,816,204,719
50,493,466,656
50,493,466,656
50,816,001,500
(322,534,844)
227,980,564,652
84
PHỤ LỤC 2
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 2012
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2012
TÀI SẢN
Mã số
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
1. Tiền
2. Các khoản tương đương tiền
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
1. Đầu tư ngắn hạn
2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*)
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
1. Phải thu khách hàng
2. Trả trước cho người bán
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn
4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng
xây dựng
5. Các khoản phải thu khác
6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*)
IV. Hàng tồn kho
1. Hàng tồn kho
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*)
V. Tài sản ngắn hạn khác
1. Chi phí trả trước ngắn hạn
2. Thuế GTGT được khấu trừ
3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà
nước
4. Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính
phủ
5. Tài sản ngắn hạn khác
B. TÀI SẢN DÀI HẠN
I. Các khoản phải thu dài hạn
1. Phải thu dài hạn của khách hàng
2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc
3. Phải thu dài hạn nội bộ
4. Phải thu dài hạn khác
5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*)
II. Tài sản cố định
1. Tài sản cố định hữu hình
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
2. Tài sản cố định thuê tài chính
100
110
111
112
120
121
129
130
131
132
133
134
135
139
140
141
149
150
151
152
154
Thuyết Số cuối năm
minh
263,470,243,363
V.01
84,438,017
84,438,017
259,846,908,682
239,356,697
1,688,647,242
V.02
V.03
V.04
157
158
200
210
211
212
213
218
219
220
221
222
223
224
V.05
V.06
Đơn vị tính:
VND
Số đầu năm
7,942,133,782
288,742,566
288,742,566
1,353,962,364
250,917,450
246,563,324
-
258,573,914,170
(655,009,427)
82,545,982
82,545,982
3,456,350,682
76,107,933
637,350,749
-
856,481,590
144,373,402
144,373,402
6,155,055,450
13,697,386
391,463,294
-
-
-
2,742,892,000
298,240,101,062
1,200,077,309
1,161,795,269
1,592,886,243
(431,090,974)
-
5,749,894,770
497,874,070,937
1,373,605,859
1,352,683,949
1,592,886,243
(240,202,294)
-
85
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
3. Tài sản cố định vô hình
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
III. Bất động sản đầu tư
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
1. Đầu tư vào công ty con
2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh
3. Đầu tư dài hạn khác
4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài
hạn (*)
V. Tài sản dài hạn khác
1. Chi phí trả trước dài hạn
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
3. Tài sản dài hạn khác
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
A. NỢ PHẢI TRẢ
I. Nợ ngắn hạn
1. Vay và nợ ngắn hạn
2. Phải trả người bán
3. Người mua trả tiền trước
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
5. Phải trả người lao động
6. Chi phí phải trả
7. Phải trả nội bộ ngắn hạn
8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng
xây dựng
9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn
khác
10. Dự phòng phải trả ngắn hạn
11. Quỹ khen thưởng, phúc lợi
12. Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính
phủ
II. Nợ dài hạn
1. Phải trả dài hạn người bán
2. Phải trả dài hạn nội bộ
3. Phải trả dài hạn khác
4. Vay và nợ dài hạn
5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm
7. Dự phòng phải trả dài hạn
8. Doanh thu chưa thực hiện
9. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
225
226
227
228
229
230
240
241
242
250
251
252
258
259
260
261
262
268
270
300
310
311
312
313
314
315
316
317
318
319
V.07
V.08
V.09
V.10
V.11
V.12
38,282,040
55,379,790
(17,097,750)
297,009,630,000
103,944,030,000
193,065,600,000
-
20,921,910
24,063,540
(3,141,630)
496,279,630,000
496,279,630,000
-
30,393,753
30,393,753
561,710,344,425
261,611,651,038
261,108,526,038
160,573,465
629,071,186
309,131,859
1,534,565,056
-
220,835,078
21,610,078
199,225,000
505,816,204,719
206,038,952,976
205,295,202,976
732,320,254
10,544,380
590,372,647
454,134,764
370,675,375
-
258,475,184,472 203,137,155,556
320
323
327
-
-
330
331
332
333
334
335
336
337
338
339
503,125,000
503,125,000
-
743,750,000
743,750,000
-
V.13
86
B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
I. Vốn chủ sở hữu
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
2. Thặng dư vốn cổ phần
3. Vốn khác của chủ sở hữu
4. Cổ phiếu quỹ (*)
5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản
6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái
7. Quỹ đầu tư phát triển
8. Quỹ dự phòng tài chính
9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
11. Nguồn vốn đầu tư XDCB
12. Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
1. Nguồn kinh phí
2. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
400
410
411
412
413
414
415
416
417
418
419
420
421
422
430
432
433
440
V.14
300,098,693,387
300,098,693,387
300,000,000,000
98,693,387
561,710,344,425
299,777,251,743
299,777,251,743
300,000,000,000
(222,748,257)
505,816,204,719
87
PHỤ LỤC 3
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 2013
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Ngày 31 tháng 12 năm 2013
TÀI SẢN
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
1. Tiền
2. Các khoản tương đương tiền
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
1. Đầu tư ngắn hạn
2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*)
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
1. Phải thu khách hàng
2. Trả trước cho người bán
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn
4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch HĐXD
5. Các khoản phải thu khác
6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*)
IV. Hàng tồn kho
1. Hàng tồn kho
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*)
V. Tài sản ngắn hạn khác
1. Chi phí trả trước ngắn hạn
2. Thuế GTGT được khấu trừ
3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước
4. Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ
5. Tài sản ngắn hạn khác
B. TÀI SẢN DÀI HẠN
I. Các khoản phải thu dài hạn
1. Phải thu dài hạn của khách hàng
2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc
3. Phải thu dài hạn nội bộ
4. Phải thu dài hạn khác
5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*)
II. Tài sản cố định
1. Tài sản cố định hữu hình
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
2. Tài sản cố định thuê tài chính
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
3. Tài sản cố định vô hình
- Nguyên giá
MÃ
SỐ
100
110
111
112
120
121
129
130
131
132
133
134
135
139
140
141
149
150
151
152
154
157
158
200
210
211
212
213
218
219
220
221
222
223
224
225
226
227
228
THUYẾT 31/12/2013
MINH
170,616,988,549
V.1
118,489,068
118,489,068
164,982,416,934
3,032,133,362
1,958,334,656
V.2
160,646,958,343
(655,009,427)
V.3
56,803,875
56,803,875
5,459,278,672
8,419,092
75,245,072
V.4
5,375,614,508
277,101,606,743
V.6
V.7
954,339,998
V.5
939,737,270
1,384,274,500
(444,537,230)
V.6
14,602,728
55,379,790
Đơn vị tính: VND
31/12/2012
263,470,243,363
84,438,017
84,438,017
259,846,908,682
239,356,697
1,688,647,242
258,573,914,170
(655,009,427)
82,545,982
82,545,982
3,456,350,682
76,107,933
637,350,749
2,742,892,000
298,240,101,062
1,200,077,309
1,161,795,269
1,592,886,243
(431,090,974)
38,282,040
55,379,790
88
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
III. Bất động sản đầu tư
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
1. Đầu tư vào công ty con
2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh
3. Đầu tư dài hạn khác
4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn
V. Tài sản dài hạn khác
1. Chi phí trả trước dài hạn
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
3. Tài sản dài hạn khác
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
A. NỢ PHẢI TRẢ
I. Nợ ngắn hạn
1. Vay và nợ ngắn hạn
2. Phải trả người bán
3. Người mua trả tiền trước
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
5. Phải trả người lao động
6. Chi phí phải trả
7. Phải trả nội bộ
8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây
dựng
9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác
10. Dự phòng phải trả ngắn hạn
11. Quỹ khen thưởng, phúc lợi
12. Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ
II. Nợ dài hạn
1. Phải trả dài hạn người bán
2. Phải trả dài hạn nội bộ
3. Phải trả dài hạn khác
4. Vay và nợ dài hạn
5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm
7. Dự phòng phải trả dài hạn
8. Doanh thu chưa thực hiện
9. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
I. Vốn chủ sở hữu
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
2. Thặng dư vốn cổ phần
3. Vốn khác của chủ sở hữu
4. Cổ phiếu quỹ (*)
5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản
229
230
240
241
242
250
251
252
258
259
260
261
262
268
270
300
310
311
312
313
314
315
316
317
318
319
320
323
327
330
331
332
333
334
335
336
337
338
339
400
410
411
412
413
414
415
V.7
V.7.1
V.7.2
V.8
V.9
V.10
V.11
V.12
V.13
V.14
(40,777,062)
275,945,157,520
226,133,671,200
49,811,486,320
(17,097,750)
297,009,630,000
103,944,030,000
193,065,600,000
202,109,225
30,393,753
123,489,084
30,393,753
78,620,141
447,718,595,292 561,710,344,425
147,319,421,342 261,611,651,038
147,018,403,986 261,108,526,038
16,426,700,000 5,394,754,541
160,573,465
152,976,597
629,071,186
181,598,351
309,131,859
481,153,634
1,534,565,056
124,381,220,863
301,017,356
301,017,356
300,399,173,950
300,399,173,950
300,000,000,000
-
258,475,184,472
503,125,000
503,125,000
300,098,693,387
300,098,693,387
300,000,000,000
-
89
6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái
7. Quỹ đầu tư phát triển
8. Quỹ dự phòng tài chính
9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
11. Nguồn vốn đầu tư XDCB
12. Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
1. Nguồn kinh phí
2. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
416
417
418
419
420
421
422
430
432
433
440
399,173,950
447,718,595,292
98,693,387
561,710,344,425
90
PHỤ LỤC 4
BẢNG KẾT QUẢ KINH DOANH
ĐVT: VNĐ
Chênh lệch
STT
Chỉ tiêu
Năm 2011
1
Doanh thu BH & CCDV
2,832,338,874
2
3
4
5
6
Các khoản giảm trừ doanh
thu
Doanh thu thuần về BH &
CCDV
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp về BH &
CCDV
Doanh thu hoạt động tài
chính
93,799,700
Năm 2012
Năm 2013
10,262,125,612 7,788,900,605
1,021,000
-
Năm 2013/2012
Tuyệt đối
%
Năm 2012/2011
Tuyệt đối
%
(2,473,225,007)
-24.10%
7,429,786,738
262.32%
(1,021,000)
-100.00%
(92,778,700)
-98.91%
(2,472,204,007)
-24.09%
7,522,565,438
274.69%
2,738,539,174
10,261,104,612 7,788,900,605
5,763,268,147
5,131,062,806
4,517,562,351
(613,500,455)
-11.96%
(632,205,341)
-10.97%
(3,024,728,973)
5,130,041,806
3,271,338,254
(1,858,703,552)
-36.23%
8,154,770,779
-269.60%
55,207,699,339
8,145,906
1,072,517,961
1,064,372,055
13066.34% (55,199,553,433)
-99.99%
7
Chi phí tài chính
40,121,763,791
381,155,411
427,061,200
45,905,789
12.04%
(39,740,608,380)
-99.05%
8
Trong đó: chi phí lãi vay
40,121,763,791
381,155,411
427,061,200
45,905,789
12.04%
(39,740,608,380)
-99.05%
9
Chi phí bán hàng
793,071,576
492,498,367
163,188,455
(329,309,912)
-66.87%
(300,573,209)
-37.90%
11,018,265,911
3,888,709,073
3,518,099,858
(370,609,215)
-9.53%
(7,129,556,838)
-64.71%
249,869,088
375,824,861
235,506,702
(140,318,159)
-37.34%
125,955,773
50.41%
10
11
Chi phí quản lý doanh
nghiệp
Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh
12
Thu nhập khác
857,871,730
331,660,601
292,700,000
(38,960,601)
-11.75%
(526,211,129)
-61.34%
13
Chi phí khác
777,875,589
278,896,603
152,605,998
(126,290,605)
-45.28%
(498,978,986)
-64.15%
91
14
15
16
17
Lợi nhuận khác
Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế
Thuế thu nhập doanh
nghiệp hiện hành
Lợi nhuận sau thuế
79,996,141
52,763,998
140,094,002
87,330,004
165.51%
(27,232,143)
-34.04%
329,865,229
428,588,859
375,600,704
(52,988,155)
-12.36%
98,723,630
29.93%
230,078,642
107,147,215
75,120,141
(32,027,074)
-29.89%
(122,931,427)
-53.43%
99,786,587
321,441,644
300,480,563
(20,961,081)
-6.52%
221,655,057
222.13%
[...]... Việt Nam nói riêng 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu về hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cá Tầm Việt Nam 1.2.2 Mục tiêu riêng Hệ thống lý thuyết về hoạt động tiêu thụ, vai trò hoạt động tiêu thụ Đánh giá tình hình hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần Cá Tầm Việt Nam Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cá Tầm Việt Nam. .. Minh Đạo, 2011) 16 CHƯƠNG III THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÁ TẦM VIỆT NAM 3.1 Tổng quan về Công ty Cổ Phần Cá Tầm Việt Nam trực thuộc Tập đoàn Cá Tầm Việt Nam - Tên Công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN CÁ TẦM VIỆT NAM - Tên Công ty viết bằng tiếng nước ngoài: VIỆT NAM STURGEON JOINT STOCK COMPANY - Biểu tượng của Công ty: - Trụ sở chính: 12B Hùng Vương, Phường... nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứucác hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Cá Tầm Việt Nam 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu Quá trình tổ chức và hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty trên phạm vitrong nước Số liệu nghiên cứu được thu thập trong thời gian từ năm 2011-2013 1.4 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập dữ liệu, tổng hợp và phân tích mà Công ty. .. phần Cá Tầm Việt Nam cùng với những kiến thức đã học ở trường, em đã chọn đề tài cho luận văn tốt nghiệp là: Nghiên cứu hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Cá Tầm Việt Nam làm đề tài của khóa luận tốt nghiệp Qua đề tài này em mong muốn được tìm hiểu sâu hơn cơ sở lý luận về công tác tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp nói chung và công tác tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ Phần Cá Tầm Việt. .. phần Cá Tầm Việt Nam Chương 4: Một số giải pháp góp phần đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Cá Tầm Việt Nam 3 CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP 2.1 Khái niệm tiêu thụ sản phẩm Với mỗi cơ chế quản lý kinh tế, công tác tiêu thụ sản phẩm được thực hiện bằng các hình thức khác nhau Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, các cơ quan hành... của nghiên cứu Đánh giá được hoạt động tiêu thụ của Công ty như thế nào.Từ đó đưa ra các biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ và nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty 1.6 Kết cấu của đề tài Ngoài lời mở đầu, kết luận, kết cấu đề tài bao gồm 4 chương: Chương 1:Tổng quan Chương 2: Cơ sở lý luận về hoạt động tiêu thụ Chương 3: Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Cá Tầm Việt. .. nghề cá cùng nhiều cơ quan, đoàn thể khác Kết quả là Công ty TNHH Cá Tầm Việt Nam Đà Lạt là cơ sở đầu tiên của Tập đoàn Cá Tầm Việt Nam Các mốc quan trọng trong lịch sử hoạt động của tập đoàn như: - Năm 2006: Nghiên cứu thành công đề án “Bảo tồn và nuôi trồng loài cá tầm tại Việt Nam - Năm 2007:Thành lập Công ty TNHH Cá Tầm Việt Nam – Đà Lạt tại Đà Lạt, là cơ sở ươmgiống và nuôi cá tầm đầu tiên tại Việt. .. nhiệm vụ 3.1.2.1 Chức năng Công ty Cổ phần Cá Tầm Việt Nam được thành lập từ nguồn vốn cổ phần tư nhân với chức năng chính là kinh doanh các dòng sản phẩm cá tầm khai thác từ các Công ty trong Tập đoàn Cá Tầm Việt Nam Ngoài ra, Công ty cũng có chức năng hoạt động trên các lĩnh vực khác như nghiên cứu thị trường, phát triển các thương hiệu của các mặt hàng nông, lâm, thủy hải sản và xuất nhập khẩu 3.1.2.2... Bảng 3.6 Sản lượng tiêu thụ sản phẩm của Công ty giai đoạn 2011-2013 42 Bảng 3.7 Giá sản phẩm của Công ty trong giai đoạn 2011-2013 43 Bảng 3.8 Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong giai đoạn 2011-2013 44 Bảng 3.9 Dịch vụ hậu mãi 54 Bảng 3.10 Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong giai đoạn 2011-2013 58 Bảng 3.11 Doanh thu tiêu thụ các dòng sản phẩm cá tầm ở thị... Doanh thu tiêu thụ các dòng sản phẩm cá tầm ở thị trường Hà Nội 64 Bảng 3.13 Doanh thu tiêu thụ các dòng sản phẩm cá tầm ở thị trường Nha Trang 67 Bảng 3.14 Doanh thu tiêu thụ các dòng sản phẩm cá tầm ở các thị trường khác 70 x DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 Những kênh phân phối điển hình cho hàng hóa tiêu dùng 7 Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức Công ty 19 Sơ đồ 3.2 Kênh phân phối sản phẩm cá tầm ... TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÁ TẦM VIỆT NAM 3.1 Tổng quan Công ty Cổ Phần Cá Tầm Việt Nam trực thuộc Tập đoàn Cá Tầm Việt Nam - Tên Công ty viết tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN... chung công tác tiêu thụ sản phẩm Công ty Cổ Phần Cá Tầm Việt Nam nói riêng 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu hoạt động tiêu thụ sản phẩm Công ty Cá Tầm Việt Nam 1.2.2 Mục tiêu. .. luận hoạt động tiêu thụ Chương 3: Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm Công ty Cổ phần Cá Tầm Việt Nam Chương 4: Một số giải pháp góp phần đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm Công ty Cổ phần Cá