Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quốc Tế Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 0
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1: RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2
1.1 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 2
1.1.1 Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 2
1.1.2 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 8
1.2 Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 15
1.2.1 Các loại rủi ro của ngân hàng thương mại 15
1.2.2 Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 18
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại 26
1.3.1 Nhân tố chủ quan thuộc về ngân hàng 26
1.3.2 Nhân tố khách quan 28
Chương 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ CHI NHÁNH CẦU GIẤY 31
2.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế chi nhánh Cầu Giấy 31
2.1.1 Lịch sử hình thành phát triển và cơ cấu tổ chức của ngân hàng 31
2.1.2 Khái quát tình hình hoạt động của chi nhánh VIB Cầu Giấy 33
2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh 40
2.2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh 40
2.2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh 48
2.3 Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng 53
Trang 22.3.1 Những kết quả đạt được 53
2.3.2 Yếu kém và nguyên nhân 54
Chương 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG QUỐC TẾ CHI NHÁNH CẦU GIẤY 60
3.1 Định hướng phát triển hoạt động tín dụng của ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Cầu Giấy 60
3.2 Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Cầu Giấy 61
3.2.1 Nâng cao chất lượng tín dụng 62
3.2.2 Xây dựng chiến lược khách hàng phù hợp 64
3.2.3 Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng 66
3.2.4 Tăng cường công tác kiểm tra giám sát nội bộ 67
3.2.5 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng 68
3.2.6 Tăng cường san sẻ rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng 69
3.2.7 Tăng cường nhận biết dấu hiệu xảy ra rủi ro, sớm phòng ngừa rủi ro và kịp thời xử lý các rủi ro, hạn chế tổn thất xảy ra 71
3.3 Kiến nghị 74
3.3.1 Kiến nghị với chính phủ 74
3.3.2 Kiến nghị với ngân hàng Nhà Nước 75
3.3.3 Kiến nghị với ngân hàng Quốc Tế Việt Nam 77
KẾT LUẬN 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
Trang 3DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ VIB : Ngân hàng Quốc Tế Việt NamTCKT : Tổ chức kinh tế
NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần
Trang 4DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
SƠ ĐỒ 1: CƠ CẤU TỔ CHỨC TẠI CHI NHÁNH VIB CẦU GIẤY 33
SƠ ĐỒ 2 : QUY TRÌNH CẤP TÍN DỤNG 41
BIỂU ĐỒ 1: TĂNG TRƯỞNG TỔNG TÀI SẢN 35
BIỂU ĐỒ 2 : TĂNG TRƯỞNG VỐN HUY ĐỘNG 36
BIỂU ĐỒ 3: TĂNG HUY ĐỘNG VỐN TỪ DÂN CƯ VÀ CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ 36
BIỂU ĐỒ 4 : TĂNG TRƯỞNG TỔNG DƯ NỢ 38
BIỂU ĐỒ 5 : TĂNG TRƯỞNG THU NHẬP 40
BIỂU ĐỒ 6 : TỶ TRỌNG CHO VAY THEO KÌ HẠN 44
BIỂU ĐỒ 7 : TỶ TRỌNG DƯ NỢ CHO VAY THEO LOẠI TIỀN 46
BIỂU ĐỒ 8 : TĂNG DƯ NỢ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH 47
BẢNG 1 : TỶ TRỌNG VỐN HUY ĐỘNG THEO ĐỐI TƯỢNG 37
BẢNG 2 : TỶ TRỌNG HUY ĐỘNG VỐN THEO KÌ HẠN 38
BẢNG 3 : CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA CHI NHÁNH 2005 – 2007 39
BẢNG 4: DƯ NỢ TÍN DỤNG THEO ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG 43
BẢNG 5 : CHI TIẾT CÁC KHOẢN NỢ CÓ VẤN ĐỀ 48
BẢNG 6 : TỶ TRỌNG NỢ QUÁ HẠN THEO KÌ HẠN SO VỚI DƯ NỢ THEO KÌ HẠN .50
BẢNG 7 :CHI TIẾT NỢ QUÁ HẠN THEO ĐỐI TƯỢNG VAY 51
BẢNG 8 : CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH 51
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động ngân hàng ngày nay được coi là xương sống của nền kinh tế, sựphát triển của nó phản ánh đúng thực trạng kinh tế của mỗi quốc gia Trong nhữngnăm gần đây ngành ngân hàng đã đạt được những kết quả hết sức khả quan vàkhẳng định là một trung gian tài chính quan trọng không thể thiếu được của nềnkinh tế thị trường Ngân hàng là tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất, đóng vai tròthủ quỹ của toàn xã hội Với đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiệnđại ngân hàng còn là nhà tư vấn, lập kế hoạch tài chính giúp doanh nghiệp
Ngân hàng cung cấp rất nhiều các dịch vụ song đem lại doanh thu lớn nhấtcho ngân hàng là hoạt động tín dụng Ngân hàng cấp tín dụng nhằm đáp ứng kịpthời nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp và cá nhân trong nền kinh tế, là hoạtđộng đem lại nhiều doanh thu thì cũng đi đôi với nhiều rủi ro, bất kì khoản tíndụng nào của ngân hàng được sử dụng không có hiệu quả thì ngân hàng cũngphải đối mặt với rủi ro tín dụng Nếu không thể kiểm soát được thì rủi ro này cònkéo theo nhiều loại rủi ro khác Hoạt động của ngân hàng chủ yếu dựa vào lòngtin của khách hàng vì vậy nếu không kiểm soát được rủi ro, một ngân hàng sụp
đổ sẽ kéo theo sự sụp đổ của toàn hệ thống ngân hàng, lúc này nó sẽ tác độngđến mọi hoạt động của nền kinh tế Chính vì vậy việc đưa ra các giải pháp hạnchế rủi ro tín dụng ngày càng trở nên quan trọng và được các ngân hàng đặc biệt
quan tâm Đó là lý do vì sao em lựa chọn đề tài “Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quốc TếViệt Nam chi nhánh Cầu Giấy” Kết cấu Chuyên Đề gồm 3 chương:
- Chương 1 : Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại.
- Chương 2 : Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHTMCP Quốc Tế chi nhánh Cầu
Giấy
- Chương 3 : Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTMCP Quốc Tế chi nhánh
Cầu Giấy
Trang 6Chương 1 RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại
1.1.1 Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại
Khái niệm: Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục cácdịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán vàthực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kì một tổ chức kinh doanh nàotrong nền kinh tế Theo luật các tổ chức tín dụng của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam “hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch
vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền và sử dụng tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”.
Với các hoạt động đa dạng và đặc trưng Ngân hàng có một vai trò rất quantrọng đối với nền kinh tế Ngân hàng được coi là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế,
là cầu nối giữa các doanh nghiệp và thị trường, là công cụ để Nhà Nước điều tiết vĩ
mô nền kinh tế và đặc biệt là cầu nối giữa nền tài chính quốc gia với nền tài chínhquốc tế Các hoạt động chính của ngân hàng :
1.1.1.1 Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là một hoạt động tạo nguồn vốn cho ngân hàng Nó đóng vai tròquan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng Vì vốn là cơ sở đểngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh, nó quyết định quy mô hoạt động tíndụng và các hoạt động khác của ngân hàng Nó quyết định năng lực thanh toán vàđảm bảo uy tín của ngân hàng trên thị trường Nó còn quyết định năng lực cạnhtranh của ngân hàng đối với các ngân hàng khác
Thực tế nguồn vốn ngân hàng huy động là bộ phận thu nhập quốc dân tạm thờinhàn rỗi trong quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng Chủ sở hữu của chúng gửivào ngân hàng để thực hiện các mục đích khác nhau Họ chuyển nhượng quyền sửdụng vốn cho ngân hàng để rồi ngân hàng trả cho họ một khoản thu nhập, đảm bảo
an toàn vốn cho họ hay cung cấp các dịch vụ cho họ với chi phí thấp Qua đó ngân
Trang 7hàng đã thực hiện vai trò tập trung và phân phối lại vốn dưới hình thức tiền tệ, làmtăng quá trình luân chuyển vốn, phục vụ và kích thích hoạt động kinh tế phát triển.
Để tạo ra lượng vốn đáng kể cho mình, các ngân hàng đã đưa ra rất nhiều hìnhthức huy động khác nhau như : Huy động bằng hình thức tiền gửi thanh toán, tiềngửi có kì hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi và tiền gửi của các tổchức tín dụng Mỗi hình thức huy động nhằm vào đối tượng khách hàng cụ thể
- Với tiền gửi thanh toán : tiền của doanh nghiệp, cá nhân gửi vào ngân hàng
để nhờ ngân hàng giữ và thanh toán hộ Lãi suất của khoản tiền này thường rất thấpthay vào đó khách hàng được hưởng các dịch vụ của ngân hàng với mức phí thấp
- Đối với tiền gửi có kì hạn : Đây thường là các khoản tiền doanh nghiệp và cánhân sẽ phải chi trả sau một thời gian xác định Họ gửi tiền vào ngân hàng với mụcđích thu lợi nhuận, được hưởng mức lãi suất cao
- Đối với tiền gửi tiết kiệm : thường nhằm phục vụ khách hàng có mục tiêuđảm bảo an toàn và sinh lời, hình thức huy động này thường rất đa dạng với mức lãisuất cạnh tranh hấp dẫn
- Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác : chủ yếu nhằm mục đích thanh toánchéo lẫn nhau và thanh toán hộ
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu : ngân hàng chỉ huy động theo hìnhthức này khi thiếu vốn, vốn tự có và vốn huy động không có đủ Mức lãi suất củahình thức huy động này thường cao Ngân hàng sẽ căn cứ vào đầu ra để quyết địnhkhối lượng huy động, mức lãi suất, thời hạn và phương thức huy động
Bên cạnh những hình thức huy động từ cá nhân và tổ chức kinh tế thì trong cácgiai đoạn cụ thể để đáp ứng nhu cầu thanh toán khi khả năng huy động bị hạn chếngân hàng còn có thể đi vay ngân hàng Nhà Nước thông qua hình thức tái chiếtkhấu hoặc tái cấp vốn, đi vay các tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên ngânhàng, vay trên thị trường vốn
Ngoài những hình thức huy động vốn ở trên ngân hàng còn có thể thu hút cácnguồn vốn nhàn rỗi từ hoạt động ủy thác về dịch vụ xã hội hay huy động đượclượng tiền thông qua hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt
Trang 81.1.1.2 Hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng được coi là hoạt động mang lại thu nhập lớn nhất cho ngânhàng Đây là hoạt động chủ yếu của ngân hàng tài trợ cho khách hàng trên cơ sở tínnhiệm Hình thức cấp tín dụng của ngân hàng rất đa dạng như cho vay ngắn hạn,trung hạn và dài hạn, bảo lãnh cho khách hàng, mua các tài sản để cho thuê Songtất cả đều có đặc điểm chung :
- Tín dụng là sự cung cấp một lượng giá trị dựa trên cơ sở lòng tin Người chovay tin tưởng người đi vay sử dụng vốn vay có hiệu quả
- Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị tên nguyên tắc hoàntrả cả gốc và lãi
Ngân hàng cũng phân tín dụng ra làm nhiều loại:
Theo thời gian (thời hạn tín dụng) tín dụng được chia làm 3 loại
- Tín dụng ngắn hạn : có thời hạn dưới 1 năm, được dùng để bổ sung sự thiếuhụt tạm thời về nguồn vốn lưu động của các doanh nghiệp và phục vụ nhu cầu sinhhoạt của các cá nhân
- Tín dụng trung hạn : thường 1 đến 5 năm, được cấp để mua sắm tài sản cốđịnh, đổi mới kĩ thuật mở rộng sản xuất xây dựng các công trình nhỏ có khả năngthu hồi vốn nhanh
- Tín dụng dài hạn : có thời hạn trên 5 năm, sử dụng để cấp vốn cho xây dựng
cơ bản, xây dựng mới, cải tiến mở rộng với quy mô lớn
Theo đối tượng tín dụng, tín dụng được chia làm 2 loại
- Tín dụng vốn lưu động : được sử dụng để hình thành vốn lưu động, bù đắpthiếu hụt tạm thời cho các tổ chức kinh tế
- Tín dụng vốn cố định : sử dụng để hình thành tài sản cố định
Theo mục đích sử dụng, tín dụng được chia làm 2 loại
- Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa : cung cấp cho các doanh nghiệp đểtiến hành lưu thông hàng hóa
- Tín dụng tiêu dùng : cung cấp cho các cá nhân hộ gia đình đáp ứng nhu cầutiêu dùng
Trang 9 Theo xuất xứ của tín dụng
- Tín dụng gián tiếp : là hình thức cấp tín dụng thông qua một trung gian tàichính, ngân hàng thương mại khác
- Tín dụng trực tiếp : là hình thức cấp tín dụng giữa người có tiền và người cầntiền Không qua bất kì trung gian tài chính nào
Ngày nay khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì tín dụng càng đóng vai tròquan trọng Tín dụng thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế, dân
cư để đầu tư cho quá trình mở rộng sản xuất, tăng trưởng kinh tế, đáp ứng đầy đủnhu cầu vốn, thúc đẩy lưu thông hàng hóa, tăng tốc độ lưu chuyển vốn cho xã hội,góp phần thúc đẩy tái sản xuất mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế pháttriển bền vững
Thông qua tín dụng ngân hàng có thể kiểm soát được khối lượng tiền cung ứnglưu thông Mặt khác tín dụng còn thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường chế độhạch toán kinh doanh, khai thác hiệu quả tiềm năng kinh tế Đồng thời tạo điều kiện
mở rộng quan hệ kinh tế trong nước với nước ngoài
1.1.1.3 Hoạt động đầu tư tài chính
Đầu tư tài chính là một nhiệm vụ kinh doanh của ngân hàng Bên cạnh khoảnmục tín dụng đầu tư tài chính được xem là hoạt động đem lại lợi nhuận quan trọngthứ hai của ngân hàng Ngân hàng tham gia hoạt động đầu tư tài chính với mục tiêutìm kiếm lợi nhuận, nâng cao khả năng thanh khoản và đa dạng hóa tài sản, hoạtđộng kinh doanh nhằm phân tán rủi ro trong hoạt động ngân hàng
Hoạt động đầu tư tài chính của ngân hàng tập trung vào nghiệp vụ đầu tưchứng khoán và tham gia liên doanh liên kết
Đối với hoạt động đầu tư chứng khoán
Trang 10Ngân hàng tham gia vào thị trường cũng giống như các tổ chức trung gian tàichính khác Ngân hàng có thể hoạt động cho mình tức là sử dụng vốn để kinh doanhkiếm lợi nhuận hoặc ngân hàng có thể hoạt động cho người khác để được thanh toáncác khoản phí, hoa hồng với tư cách là người môi giới tin cậy.
Trong nghiệp vụ đầu tư chứng khoán ngân hàng thương mại thường đầu tư vào
2 loại chứng khoán có kì hạn dài là trái phiếu chính phủ hay do chính quyền địaphương phát hành và chứng khoán do các doanh nghiệp phát hành
Chứng khoán do chính phủ, chính quyền địa phương phát hành thường lợinhuận thấp nhưng hầu như không có rủi ro và tính thanh khoản của các chứngkhoán này cũng cao Ngân hàng có thể chuyển đổi thành tiền nhanh chóng khi cầnthiết Còn chứng khoán của doanh nghiệp thường có lợi nhuận cao hơn song mức
độ an toàn thấp, rủi ro và biến động lên xuống theo thị trường, tính thanh khoản bịhạn chế vì vậy theo quy định của Nhà Nước các ngân hàng thương mại chỉ đượcđầu tư vào các chứng khoán doanh nghiệp ở mức độ nhất định để đảm bảo an toànvốn khi có biến động xảy ra
Đối với hoạt động liên doanh, liên kết
Đây là hoạt động khi mà các công ty, doanh nghiệp dưới hình thức cổ phầnhóa phát hành cổ phiếu để kêu gọi vốn góp Lúc này ngân hàng đứng ra mua cổphiếu cho chính mình với tư cách là một thành viên góp vốn Khi đó ngân hàng sẽ
cử người tham gia vào ban quản trị của doanh nghiệp Ngoài việc thu được cổ tức từhoạt động đầu tư ngân hàng còn nắm rõ được hoạt động của doanh nghiệp từ bêntrong, hiểu rõ tình hình doanh nghiệp thuận lợi cho hoạt động cấp tín dụng giữangân hàng và doanh nghiệp đảm bảo an toàn tín dụng, giảm thiểu rủi ro
1.1.1.4 Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ của ngân hàng thương mại
Dịch vụ thanh toán
Là một trong những dịch vụ ngày càng được ngân hàng chú trọng phát triển cả
về quy mô, số lượng và chất lượng Thông qua hệ thống thanh toán của ngân hàngkhách hàng đã có thêm một một phương tiện giao dịch nhanh gọn và an toàn Ngânhàng đã không ngừng và cải tiến đưa ra ngày càng nhiều hình thức thanh toán thuậntiện cho khách hàng như séc, thư tín dụng, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi và thanh
Trang 11toán qua thẻ .
- Séc là tờ lệnh trả tiền vô điều kiện của chủ tài khoản ký phát, ra lệnh chongân hàng trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để trả cho người đượcchỉ thị có tên ghi trên séc hoặc người cầm séc
- Thư tín dụng được dùng để thanh toán tiền hàng trong điều kiện bên bán đòiphải có đủ tiền để chi trả ngay và phù hợp với tổng số tiền đã giao theo hợp đồnghoặc đơn đặt hàng đã ký
- Ủy nhiệm thu : là giấy đòi tiền do người thụ hưởng lập gửi cho ngân hàng đểnhờ ngân hàng thu hộ tiền hàng hóa dịch vụ đã cung ứng
- Ủy nhiệm chi : là lệnh chi tiền của chủ tài khoản yêu cầu ngân hàng trích tiền
từ tài khoản của mình chi trả cho người thụ hưởng
- Thẻ thanh toán : là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do ngânhàng phát hành phục vụ cho khách hàng chủ yếu trong lĩnh vực thanh toán phi mậudịch Khách hàng có thể thanh toán qua thẻ, rút tiền tại máy, giao dịch
Không chỉ dừng lại ở những dịch vụ thanh toán trong nước, ngày nay ngânhàng đã mở rộng liên kết với các ngân hàng nước ngoài để đáp ứng nhu cầu thanhtoán nước ngoài của khách hàng Các dịch vụ được ngân hàng cung cấp cũng đầy
đủ và đa dạng đáp ứng mọi đối tượng khách hàng Các phương tiện thanh toán cũngbao gồm thương phiếu, séc, thẻ thanh toán và phương thức thanh toán chủ yếuthông qua thanh toán tín dụng chứng từ, nhờ thu, mở tài khoản và phương thứcchuyển tiền
Dịch vụ ngân quỹ
Dịch vụ ngân quỹ của ngân hàng bao gồm dịch vụ thu tiền và dịch vụ pháttiền Dịch vụ này đảm bảo tính thanh khoản và sự lưu thông tiền trong ngân quỹ củangân hàng
Dịch vụ thu tiền được thực hiện trên cơ sở khách hàng nộp tiền vào ngân hàng,thông thường là khách hàng đến gửi tiền, trả nợ tiền vay, lãi vay hoặc nộp tiền nhờngân hàng thanh toán
Dịch vụ phát tiền tương ứng với việc lĩnh tiền của khách hàng Thông thườngkhách hàng đến lĩnh tiền trong trường hợp rút vốn tiền gửi, lĩnh lãi tiền gửi, nhận
Trang 12tiền vay, rút tiền mặt chi tiêu .
1.1.1.5 Hoạt động khác của ngân hàng
Bên cạnh những hoạt động chính như huy động vốn và tín dụng thì ngân hàngcòn cung cấp cho khách hàng một số dịch vụ khác đi kèm nhằm đa dạng hóa cáchoạt động của mình và đáp ứng được mọi yêu cầu cần thiết của khách hàng Có rấtnhiều dịch vụ được ngân hàng cung cấp như :
- Dịch vụ ủy thác : là dịch vụ quản lý tài sản được thực hiện dưới nhiều hìnhthức và cách sắp xếp khác nhau Dịch vụ ủy thác có thể được chia thành 3 lĩnh vựcchính : việc ấn định tài sản, việc điều hành dịch vụ ủy thác, giám hộ tài sản và hoạtđộng của các cơ quan đại diện
- Dịch vụ tư vấn : là việc ngân hàng cung cấp cho khách hàng những lờikhuyên tốt nhất, những hiểu biết sâu sắc nhất về lĩnh vực mà khách hàng yêu cầu.Qua đó họ xây dựng được những phương án kinh doanh tối ưu, có những quyết địnhđúng, kịp thời trong đầu tư, sản xuất từ đó giảm thiểu được rủi ro và đạt được lợinhuận tối đa
- Dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ bảo quản ký gửi, nghiệp vụ ngân hàng trên thịtrường chứng khoán đây là những hoạt động phức tạp và đòi hỏi cần chuyên sâu vìvậy các ngân hàng thường thành lập các công ty con hoạt động chủ yếu trong lĩnhvực này
1.1.2 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại
Tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng nói riêng và của cáctrung gian tài chính nói chung, nó chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, tạo thunhập từ lãi lớn nhất và cũng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất
Danh từ tín dụng xuất phát từ gốc La Tinh có nghĩa là sự tín nhiệm lẫn nhauhay nói cách khác đó là lòng tin Theo ngôn ngữ Việt Nam thì tín dụng là quan hệvay mượn lẫn nhau trên cơ sở hoàn trả cả gốc và lãi
Theo Mác tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sởhữu sang người sử dụng, sau một thời gian nhất định lại quay về với một lượng giátrị lớn hơn giá trị ban đầu
Theo Luật các tổ chức tín dụng Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Trang 13điều 49 ghi : “Tổ chức tín dụng được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới hình
thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, bảo lãnh cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của ngân hàng Nhà Nước.”
Như vậy tín dụng ngân hàng là quan hệ kinh tế giữa người đi vay và ngân hàngtrong đó ngân hàng nhượng quyền sử dụng vốn cho người đi vay trên nguyên tắchoàn trả cả gốc lẫn lãi sau một thời gian nhất định
Các hình thức cấp tín dụng truyền thống được ngân hàng cung cấp:
1.1.2.1 Hoạt động chiết khấu thương phiếu
Thương phiếu là công cụ của tín dụng thương mại, là một giấy nợ phát sinhtrong quan hệ thương mại, dùng để xác nhận cho người cầm nó một trái quyền ngắnhạn về tiền đối với người thụ lệnh khi giấy nợ đến hạn
Thương phiếu là giấy tờ có giá, là chứng chỉ công nhận quyền hạn về tài sảnnhất định cho người chủ sở hữu hợp pháp thương phiếu Có khả năng chuyểnnhượng dễ dàng, có tính đảm bảo cao khả năng thanh toán của thương phiếu tươngđối chắc chắn
Chiết khấu thương phiếu là một nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn của ngân hàng,trong đó khách hàng chuyển nhượng quyền sở hữu những thương phiếu chưa đếnhạn thanh toán cho ngân hàng để nhận về một khoản tiền bằng mệnh giá trừ đi lợitức và hoa hồng phí
Số tiền ngân hàng trả chi khách hàng :
T = M – [{ M×i×t} + H1+H2]
Trong đó M : mệnh giá của thương phiếu
i : Lãi suất chết khấu
t : Thời hạn chiết khấu H1 : Hoa hồng phí phụ thuộc theo thời gian
H2 : Hoa hồng cố định Ngân hàng chỉ chấp nhận chiết khấu các thương phiếu :
- Còn thời hạn thanh toán theo quy định của ngân hàng Nhà Nước
- Phải hợp lệ về mặt hình thức và nội dung
- Đối với hối phiếu phải có chữ ký chấp nhận của người thụ tạo
Trang 14- Khách hàng phải chuyển nhượng quyền sở hữu cho ngân hàng dưới hình thức
ký hậu
Đến thời hạn thanh toán thương phiếu ngân hàng sẽ tiến hành thu nợ của người
có trách nhiệm thanh toán thương phiếu Nếu người nay không thanh toán ngânhàng sẽ có 2 cách để xử lý :
- Thu hồi tiền từ người xin chiết khấu, trả lại thương phiếu cho họ đòi nợ
- Tiến hành thủ tục tố tụng để truy đòi số nợ
Nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu cũng có nhiều ưu điểm:
- Chiết khấu là nghiệp vụ ít rủi ro, khả năng thu hồi nợ là khá chắc chắn
- Là hình thức tín dụng khá đơn giản, ít phiền phức đối với ngân hàng
- Chiết khấu không làm đóng băng vốn của ngân hàng vì thời hạn chiết khấuthường ngắn dưới 90 ngày và ngân hàng có thể dễ dàng xin tái chiết khấuthương phiếu ở ngân hàng Trung Ương
- Tiền của khách hàng khi chiết khấu thường được chuyển vào tài khoản tiềngửi của khách hàng bởi vậy nó tạo ra nguồn vốn cho ngân hàng
Bên cạnh đó ngân hàng vẫn có thể gặp rủi ro trong nghiệp vụ chiết khấu khi:
- Ngân hàng chiết khấu các thương phiếu giả mạo
- Người chịu trách nhiệm thanh toán mất khả năng thanh toán trước khi thươngphiếu đến hạn thanh toán
1.1.2.2 Hoạt động cho vay
Đây được coi là hoạt động mạnh nhất, đa dạng nhất trong các nghiệp vụ tíndụng được ngân hàng cung cấp Với nhiều hình thức cho vay đa dạng phù hợp vớimọi đối tượng khách hàng
Cho vay thấu chi
Thấu chi là loại tín dụng mà qua đó ngân hàng cho phép người vay được chivượt trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trongkhoảng thời gian xác định Hạn mức này được gọi là hạn mức thấu chi
Trong quá trình hoạt động khách hàng có thể ký séc, lập ủy nhiệm chi vượtquá số dư tiền gửi để chi trả (vẫn trong hạn mức thấu chi) Khi khách hàng có tiềnnhập về tài khoản ngân hàng sẽ thu nợ gốc và lãi
Số tiền lãi mà khách hàng phải trả :
Trang 15= lãi suất thấu chi × thời gian thầu chi × số tiền thấu chi
Ưu điểm của hình thức này
- Đây là hình thức vay tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong quá trìnhthanh toán, chủ động, nhanh và kịp thời
- Đây là hình thức tín dụng ngắn hạn, linh hoạt thủ tục đơn giản không gâyphiền hà nhiều cho khách hàng
Bên cạnh đó nhược điểm của hình thức cấp tín dụng này :
- Ngân hàng luôn phải dự trữ vốn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàngkhi họ còn hạn mức
- Đây là hình thức cấp tín dụng không có đảm bảo, ngân hàng cũng khôngkiểm soát được mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng vì vậy rủi ro tín dụng đốivới khoản vay là rất lớn
Vì vậy ngân hàng chỉ cấp tín dụng theo hình thức này với những khách hàngquen thuộc, có uy tín và ngân hàng có ý muốn giúp đỡ
Cho vay trực tiếp từng lần
Là hình thức cho vay tương đối phổ biến đối với các khách hàng không có nhucầu vay vốn thường xuyên, khách hàng sử dụng vốn chủ sở hữu là chủ yếu, khi cónhu cầu thời vụ hay mở rộng sản xuất thì mới vay vốn ngân hàng
Mỗi lần vay khách hàng phải trình ngân hàng phương án sử dụng vốn, ngânhàng sẽ xem xét có quyết định cho vay hay không Theo từng kì hạn nợ trong hợpđồng, ngân hàng sẽ thu gốc và lãi Trong quá trình khách hàng sử dụng nếu thấy códấu hiệu vi phạm hợp đồng ngân hàng sẽ thu nợ trước hạn hoặc chuyển nợ quá hạn.Lãi suất cho hình thức tín dụng này có thể cố định hoặc thả nổi theo thời điểm.Nghiệp vụ cho vay từng lần tương đối đơn giản, tuy nhiên mỗi lần xin vay kháchhàng phải làm đơn và trình phương án vay vì vậy ngân hàng dễ dàng có thể kiểmsoát mục đích sử dụng vốn vay của khách và hạn chế rủi ro cho khoản tín dụng
Cho vay theo hạn mức
Là nghiệp vụ tín dụng theo đó ngân hàng thỏa thuận cấp cho khách hàng hạnmức tín dụng Hạn mức có thể tính cho cả kì hoặc cuối kì Đó là số dư tối đa tại thờiđiểm tính Hạn mức tín dụng được cấp trên cơ sở nhu cầu vốn và nhu cầu vay vốn
Trang 16của khách hàng.
Đây là hình thức cho vay thuận tiện với những khách hàng vay mượn thườngxuyên, vốn vay tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuất kinh doanh, tốc độluân chuyển vốn tín dụng nhanh
Ngân hàng không xác định trước kì hạn nợ và thời hạn tín dụng, khi kháchhàng có thu nhập ngân hàng sẽ thu nợ, do đó tạo tính chủ động trong quản lý ngânquỹ của khách hàng Tuy nhiên ngân hàng khó có thể kiểm soát được hiệu quả sửdụng vốn vay của khách hàng Ngân hàng chỉ có thể phát hiện vấn đề khi kháchhàng nộp báo cáo tài chính hoặc dư nợ lâu không giảm sút Vì vậy hình thức cấp tíndụng này chỉ cấp cho các khách hàng có tín nhiệm với ngân hàng trong quan hệ tíndụng, vay vốn và trả nợ sòng phẳng
Cho vay luân chuyển
Là nghiệp vụ cho vay dựa trên luân chuyển của hàng hóa Doanh nghiệp khimua hàng có thể thiếu vốn, ngân hàng có thể cho vay để mua hàng và sẽ thu nợ khidoanh nghiệp bán hàng Người vay cam kết mọi khoản thu bán hàng đều dùng đểtrả vào tài khoản tiền vay trước khi trả thanh toán cho nhà cung cấp và lúc này cáckhoản phải thu, hàng hóa trong kho trở thành vật đảm bảo cho khoản vay
Cho vay luân chuyển thường áp dụng đối với các doanh nghiệp thương nghiệphoặc doanh nghiệp sản xuất có chu kì tiêu thụ ngắn ngày, có quan hệ vay trả thườngxuyên với ngân hàng Hình thức cho vay này rất thuận tiện cho khách hàng, đáp ứngkịp thời nhu cầu vốn
Rủi ro chỉ đến với ngân hàng khi doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiêuthụ và khi đó kéo theo khó khăn trong việc thu hồi vốn của ngân hàng
Cho vay trả góp
Là hình thức tín dụng, theo đó ngân hàng cho phép khách hàng trả gốc làmnhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thỏa thuận Đây là hình thức tín dụng tài trợnhằm khuyến khích tiêu thụ hàng hóa Thường áp dụng đối với khoản vay trung vàdài hạn tài trợ cho tài sản cố định, cho hàng hóa lâu bền
Cho vay trả góp thường có rủi ro cao do khách hàng thường thế chấp bằngchính hàng hóa mua trả góp đó Khả năng trả nợ phụ thuộc vào thu nhập đều đặn
Trang 17của người vay Rủi ro cao nên lãi suất cho vay trả góp thường là cao nhất trongkhung lãi suất cho vay của ngân hàng
Cho vay gián tiếp
Đây là hình thức cho vay thông qua các tổ chức trung gian Ngân hàng cho vaythông qua các nhóm sản xuất, hội Nông dân, hội Cự chiến binh, hội Phụ nữ, Tổchức trung gian này đứng ra tín chấp cho các thành viên vay vốn hoặc bảo lãnh chocác thành viên Điều này thuận tiện cho những người vay khi họ không có hoặckhông đủ tài sản thế chấp
Ngân hàng có thể nhờ các tổ chức trung gian này thực hiện vài khâu trong quátrình cho vay như thu nợ hay phát tiền Cho vay qua trung gian tài chính thường
áp dụng đối với thị trường có nhiều món vay nhỏ Cho vay qua trung gian nhằmgiảm bớt rủi ro, chi phí cho ngân hàng Tuy nhiên nó cũng bộc lộ nhiều yếu điểmnhư nhiều trung gian đã lợi dụng vị thế của mình để tăng lãi suất cho vay, giữ tiềncủa các thành viên khác sử dụng cho mục đích của mình
1.1.2.3 Hoạt động cho thuê tài chính
Là hình thức tín dụng trung và dài hạn Ngân hàng mua tài sản về cho kháchhàng thuê với thời hạn sao cho ngân hàng phải thu gần đủ giá trị của tài sản chothuê cộng lãi Hết hạn thuê khách hàng có thể mua lại tài sản đó Theo phương thứcnày người thuê được sử dụng tài sản mà mình cần trên cơ sở đi thuê, không phải bỏvốn mua mà chỉ phải chi tiền thuê tài sản hàng kì cho ngân hàng
Đối với ngân hàng cũng giống như một khoản cho vay thông thường ngânhàng xuất tiền với kì vọng thu về cả gốc lẫn lãi sau một thời hạn nhất định Kháchhàng phải trả gốc và lãi dưới hình thức tiền thuê hàng kì Ngân hàng cũng đối đầuvới rủi ro khi khách hàng kinh doanh không hiệu quả, không trả tiền thuê đầy đủ vàđúng hạn Tuy nhiên thuê có nhiều điểm khác so với vay Tài sản cho thuê vẫnthuộc sở hữu của ngân hàng
Tài trợ vốn dưới hình thức tín dụng cho thuê tài chính đối với bên thuê mặc dùgiá thường đắt hơn song có nhiều điểm thuận lợi:
- Nó cho phép bên thuê được nhận một khoản tài trợ là 100% các khoản đầu tư
và tiết kiệm được việc sử dụng vốn tự có của mình
- Nó không đè nặng lên bảng tổng kết tài sản và nó cho phép duy trì hay ít ra
Trang 18không làm nặng thêm năng lực đi vay.
- Nhờ việc đi thuê doanh nghiệp có khả năng đổi mới thường xuyên hơn về tàisản, tránh lạc hậu, thỏa mãn các cơ hội kinh doanh
Đối với ngân hàng cũng cần cân nhắc và hết sức cẩn trọng nếu không sẽ bị lạmdụng thái quá từ bên thuê Do thuê tài chính thường không có tài sản đảm bảo vìvậy các doanh nghiệp khi rơi vào tình cảnh nợ nần đã bão hòa về tín dụng, khả năng
tự tài trợ yếu kém, họ mới tìm đến ngân hàng tìm đến sự tài trợ theo hình thức thuêtài chính Ngân hàng phải có trách nhiệm cung cấp đúng các tài sản mà khách hàngcần và đảm bảo về chất lượng tài sản đó Nó thường là các tài sản đặc chủng, khóbán, nếu khách hàng không thuê nữa ngân hàng khó có thể thu hồi được chi phí.Đây là tài sản đi thuê do đó nhiều doanh nghiệp sử dụng không giữ gìn và bảo tucẩn thận làm hư hỏng tài sản của ngân hàng vì vậy để giảm thiểu rủi ro trong bất cứtrường hợp nào ngân hàng cũng cần giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê,thường xuyên kiểm tra và ngân hàng có quyền thu hồi nếu thấy người thuê khôngthực hiện đúng hợp đồng
1.1.2.4 Hoạt động bảo lãnh
Bảo lãnh của ngân hàng là cam kết của ngân hàng dưới hình thức thư bảo lãnh
về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng của ngân hàng khi kháchhàng không thực hiện đúng nghĩa vụ như cam kết
Bảo lãnh là hình thức tài trợ thông qua uy tín Ngân hàng không phải xuất tiềnngay khi bảo lãnh, mà chỉ phải xuất tiền khi khách hàng không thực hiện được camkết Bảo lãnh được coi như tài sản ngoại bảng và khi ngân hàng đứng ra trả nợ thaycho khách hàng thì khoản chi trả này được xếp vào tài sản xấu trong nội bảng cấuthành nợ quá hạn Vì vậy bảo lãnh cũng chứa đựng các rủi ro như một khoản chovay và đòi hỏi ngân hàng phân tích khách hàng như khi cho vay
Bảo lãnh ngân hàng là một mối liên kết trách nhiệm về tài chính giúp san sẻrủi ro cho khách hàng Bảo lãnh góp phần giảm bớt thiệt hại tài chính cho bên thứ
ba khi tổn thất xảy ra
Ngân hàng cố tìm kiếm các khoản thu từ hoạt động bảo lãnh nhằm bù đắp chiphí Phí bảo lãnh được tính trên tỷ lệ phần trăm số tiền bảo lãnh, ngoài phí ngân
Trang 19hàng có thể yêu cầu khách hàng ký quỹ, tạo nguồn tiền thanh toán cho ngân hàngvới mức lãi suất thấp.
Có rất nhiều các hình thức bảo lãnh được ngân hàng cung cấp nhưng chủ yếubao gồm :
- Bảo lãnh đảm bảo tham gia dự thầu : Là cam kết của ngân hàng với chủ đầu
tư về việc trả tiền phạt thay cho bên dự thầu nếu bên dự thầu có vi phạm các quyđịnh trong hợp đồng dự thầu
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng : là cam kết của ngân hàng về việc chi trả tổnthất hộ khách hàng nếu khách hàng không thực hiện đầy đủ hợp đồng như cam kết,gây tổn thất cho bên thứ ba
- Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả tiền ứng trước : là cam kết của ngân hàng sẽ hoàntrả tiền ứng trước cho bên mua nếu bên cung cấp không hoàn trả
- Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả vốn vay : là cam kết của ngân hàng đối với ngườicho vay về việc trả gốc và lãi thay nếu khách hàng của ngân hàng không trả được
- Bảo lãnh đảm bảo thanh toán : là cam kết của ngân hàng về việc sẽ thanhtoán tiền theo hợp đồng thanh toán cho người thụ hưởng nếu khách hàng của ngânhàng không thanh toán đủ
1.2 Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại
1.2.1 Các loại rủi ro của ngân hàng thương mại
Là một tổ chức trung gian tài chính hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ một lĩnhvực hết sức nhạy cảm và có nhiều biến động vì vậy bất kì một tác động nào của nềnkinh tế cũng gây ra những ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng Rủi ro là khảnăng xảy ra tổn thất ngoài dự kiến vì vậy nhận biết và hạn chế rủi ro luôn được ngânhàng nghiên cứu tìm giải pháp Có rất nhiều rủi ro trong hoạt động của ngân hàng :
1.2.1.1 Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng phát sinh khi mà ngân hàng không thu được đầy đủ cả gốc vàlãi của khoản vay hoặc việc thanh toán nợ gốc và lãi không đúng kì hạn Rủi ro tíndụng là kết quả của việc ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng và ngân hàng nhậnđược các giấy nhận nợ do con nợ phát hành với cam kết sẽ thanh toán cả gốc và lãi
Trang 20đầy đủ đúng hạn cho ngân hàng Nếu tất cả các khoản đầu tư của ngân hàng đượcthanh toán đầy đủ cả lãi và gốc đúng hạn thì ngân hàng không chịu bất kì rủi ro tíndụng nào
1.2.1.2 Rủi ro lãi suất
Là khả năng xảy ra tổn thất cho ngân hàng khi lãi suất thay đổi ngoài dự kiến.Lãi suất ngân hàng thường xuyên biến động với các mức độ khác nhau có thể dẫnđến tổn thất Nếu ngân hàng duy trì cơ cấu tài sản có và tài sản nợ với những kì hạnkhông cân xứng với nhau thì phải chịu những rủi ro về lãi suất khi thị trường cóbiến động bất lợi Ngân hàng có thể phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng cách làm cho kìhạn của tài sản có và tài sản nợ cân xứng với nhau Tuy nhiên nó cũng ảnh hưởngtới chức năng tích cực chuyển hóa tài sản của ngân hàng, một mặt giảm được rủi rolãi suất mặt khác cũng làm giảm khả năng sinh lời của ngân hàng Vì vậy đây chỉ làgiải pháp tương đối chứ chưa phải là giải pháp hoàn hảo
1.2.1.3 Rủi ro thanh khoản
Là khả năng xảy ra tổn thất ngoài dự kiến cho ngân hàng khi nhu cầu thanhkhoản thực tế vượt quá khả năng thanh khoản dự kiến làm gia tăng các chi phí đểđáp ứng nhu cầu thanh khoản hoặc làm cho ngân hàng mất khả năng thanh toán Nóxảy ra khi những người gửi tiền đồng thời có nhu cầu rút tiền gửi ở ngân hàng ngaylập tức Lúc này ngân hàng phải đi vay bổ sung để có nguồn thanh toán hoặc phảibán tài sản của mình để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng Ngân hàng có thểhạn chế rủi ro thanh khoản bằng cách dự trữ nhiều tiền và các tài sản có tính thanhkhoản cao tại ngân quỹ Song giải pháp này cũng có nhược điểm là nó ảnh hưởngđến khả năng sinh lời của ngân hàng vì những tài sản có tính thanh khoản caothường mang lại thu nhập ít và chi phí vốn mà ngân hàng bỏ ra cho các tài sản này
là lớn Do đó ngân hàng chỉ duy trì một lượng tiền mặt và tài sản ở mức tối ưu đủđáp ứng các nhu cầu thanh toán thường xuyên và biến động nhẹ
1.2.1.4 Rủi ro ngoại hối
Rủi ro ngoại hối là khả năng xảy ra những tổn thất ngoài dự kiến cho ngânhàng khi tỷ giá hối đoái thay đổi vượt quá thay đổi dự tính Trong cơ chế thị trường,
Trang 21tỷ giá thường xuyên dao động, sự thay đổi này đôi khi tạo ra thu nhập thặng dư hoặcthâm hụt tạm thời Tuy nhiên những thay đổi tỷ giá ngoài dự kiến dễ dẫn đến tổnthất cho ngân hàng Để phòng ngừa rủi ro hối đoái ngân hàng phải làm cân xứnggiữa tài sản có và tài sản nợ đối với mỗi loại ngoại tệ trong bảng cân đối tài sản.
1.2.1.5 Rủi ro khác
Bên cạnh những rủi ro thường gặp trong hoạt động của ngân hàng như đã nêu
ở trên thì hoạt động của ngân hàng vẫn còn chứa đựng rất nhiều các loại rủi ro khácnhư rủi ro hoạt động ngoại bảng, rủi ro công nghệ, rủi ro hoạt động và rủi ro quốcgia Tuy không thường xuyên và gây nhiều ảnh hưởng như các rủi ro thường gặpsong nó cũng có tác động tới hoạt động của ngân hàng và đôi khi là tác nhân giántiếp gây ra các rủi ro thường gặp
Rủi ro hoạt động ngoại bảng là một rủi ro mà các ngân hàng ngày nay thườngđối mặt vì với xu hướng phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, các ngân hàng đang
mở rộng các nghiệp vụ ngoại bảng, là hoạt động không thuộc bảng cân đối, ngânhàng thu được phí trong khi không cần sử dụng đến vốn kinh doanh nên nó khuyếnkhích các ngân hàng Tuy nhiên nó ảnh hưởng đến trạng thái tương lai của bảng cânđối Hoạt động này có thể bổ sung tài sản có hoặc tài sản nợ cho ngân hàng nếukhách hàng không thực hiện đúng yêu cầu của đối tác và lúc này ngân hàng phảicấp tín dụng không mong muốn cho khách hàng, nó gián tiếp ảnh hưởng tới rủi rotín dụng của ngân hàng
Rủi ro công nghệ phát sinh khi những khoản đầu tư cho phát triển không tạo rađược khoản tiết kiệm chi phí như đã dự tính khi mở rộng quy mô hoạt động Rủi rocông nghệ có thể gây ra hậu quả là khả năng cạnh tranh của ngân hàng giảm xuống
và cũng là nguyên nhân tiềm ẩn cho sự phá sản của ngân hàng trong tương lai.Rủi ro hoạt động có mối liên hệ chặt chẽ với rủi ro công nghệ và có thể phátsinh bất cứ khi nào nếu hệ thống công nghệ bị trục trặc hoặc hệ thống hỗ trợ bênngoài ngừng hoạt động
Rủi ro quốc gia xảy ra khi ngân hàng cấp tín dụng cho các công ty nước ngoài
có trụ sở ở nước ngoài Rủi ro quốc gia còn nguy hiểm hơn rủi ro tín dụng mà ngânhàng gặp phải Rủi ro này không chỉ xảy ra khi khách hàng không đủ khả năng trả
Trang 22nợ mà nó còn xảy ngay cả khi khách hàng đủ khả năng trả nợ song chính phủ nước
đó cấm hoặc hạn chế các doanh nghiệp trong việc thanh toán cho nước ngoài vì lý
do dự trữ ngoại hối hạn hẹp hoặc lý do chính trị
Ngoài những rủi ro chủ quan trong hoạt động ngân hàng còn cần kể đến các rủi
ro khách quan như rủi ro xảy ra cướp ngân hàng, hỏa hoạn, lũ lụt thiên tai tất cảđều gây ảnh hưởng cho hoạt động của ngân hàng
1.2.2 Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại
1.2.2.1 Bản chất của rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là rủi ro thường gặp nhất trong hoạt động của ngân hàngthương mại, là rủi ro gắn liền với hoạt động quan trọng nhất có quy mô lớn nhất củangân hàng thương mại Có rất nhiều khái niệm về rủi ro tín dụng như đó là khả năngkhách hàng nhận khoản tín dụng song không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối vớingân hàng gây tổn thất cho ngân hàng Hay rủi ro tín dụng phát sinh khi một bên đốitác không thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ hợp đồng đối với ngân hàng,bao gồm cả việc không thực hiện thanh toán nợ cho dù đó là nợ gốc hay nợ lãi khikhoản nợ đến hạn Rủi ro tín dụng là không thể tránh khỏi là khách quan Ngânhàng chỉ có thể kiểm soát đề phòng, hạn chế làm giảm thiệt hại do nó gây ra chứkhông thể loại trừ vì vậy rủi ro tín dụng được coi là bạn đường trong hoạt động kinhdoanh của ngân hàng
Hạn chế và kiểm soát rủi ro tín dụng luôn được ngân hàng quan tâm Hầu hếtcác ngân hàng khi thực hiện hoạt động tài trợ, đã cố gắng phân tích các yếu tố ngườivay sao cho độ an toàn là cao nhất và chỉ cấp tín dụng khi thấy đủ tiêu chuẩn.Nhưng trên thực tế không một nhà kinh doanh ngân hàng tài ba nào có thể dự đoánchính xác các vấn đề sẽ xảy ra, khả năng hoàn trả tiền vay của khách hàng có thể bịthay đổi do nhiều nguyên nhân hoặc cán bộ ngân hàng không có khả năng thực hiệnphân tích đúng Vì vậy ngân hàng luôn tìm cách chấp nhận rủi ro ở mức phù hợp
1.2.2.2 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng
Tới hoạt động của ngân hàng
- Rủi ro tín dụng làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng
Nguồn vốn của ngân hàng chủ yếu được huy động từ các tổ chức, dân cư trongnền kinh tế Nguồn vốn nay được sử dụng chính là tài trợ cho hoạt động tín dụng
Trang 23Khi rủi ro xảy ra nó ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn vốn của ngân hàng Lúc nàyngân hàng sẽ phải bù tiền ra để trả cho các khoản tiền huy động khi đến hạn Đếnmột giới hạn nào đó ngân hàng sẽ thiếu hụt không còn đủ để thanh toán vì vậy rủi rotín dụng làm giảm tính thanh khoản của ngân hàng.
- Rủi ro tín dụng làm giảm lợi nhuận của ngân hàng
Tín dụng là hoạt động tạo ra phần lớn lợi nhuận cho ngân hàng Lợi nhuận củahoạt động này được tính bằng chênh lệch giữa thu nhập cho vay và chi phí huyđộng Khi rủi ro xảy ra ngân hàng sẽ không thu được lãi vay bên cạnh đó khi phátsinh các khoản nợ xấu, nợ khó đòi ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro vànguồn của quỹ này được lấy từ lợi nhuận sau thuế Vì vậy rủi ro tín dụng ảnh hưởngtrực tiếp làm giảm doanh thu, kéo theo giảm lợi nhuận của ngân hàng
- Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín, giảm khả năng huy động vốn của ngân hàng
Là trung gian tài chính vốn được huy động chủ yếu từ nền kinh tế, vì vậy uytín của ngân hàng đóng vai trò quan trọng Khách hàng đem tiền của mình tới gửitại ngân hàng không đòi hỏi tài sản đảm bảo từ ngân hàng mà chủ yếu dựa trên lòngtin vào uy tín của ngân hàng Vì vậy một ngân hàng muốn huy động được nhiều vốnhơn thì cần tạo sự tín nhiệm của khách hàng nhiều hơn nữa Nếu một ngân hàng có
tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ quá lớn, vốn tự có nhỏ sẽ gây sự nghi ngờ mất lòng tincủa khách hàng Và khi rủi ro tín dụng xảy ra hình ảnh ngân hàng sẽ bị giảm sútkhông một cá nhân, tổ chức nào muốn gửi tiền của mình tại ngân hàng Họ khôngcảm thấy an toàn cho nguồn vốn của họ và lúc này kéo theo nhiều rủi ro khôngmong muốn đến với ngân hàng Do đó trong hoạt động của mình ngân hàng cần xâydựng một hình ảnh, uy tín tốt
- Rủi ro tín dụng dẫn đến phá sản ngân hàng
Khi rủi ro tín dụng ở mức độ nhẹ sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng,nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và nếu không kiểm soátđược thì hậu quả cuối cùng là sự phá sản của ngân hàng Khi rủi ro liên tiếp xảy rangân hàng không còn kiểm soát được, các khoản tiền lấy ra bù đắp dần làm giảmtính thanh khoản của ngân hàng, làm giảm dần vốn chủ sở hữu, giảm uy tín củangân hàng các nguồn huy động bị hạn chế mọi hoạt động của ngân hàng bị ảnh
Trang 24hưởng Ngân hàng lúc này đứng trước nguy cơ phá sản gây hậu quả nghiêm trọngảnh hưởng cho hệ thống ngân hàng nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung
Tới toàn bộ nền kinh tế
Là một trung gian tài chính, một kênh dẫn vốn cho toàn bộ nền kinh tế Ngânhàng là chủ thể chính đáp ứng mọi nhu cầu về vốn trong sản xuất kinh doanh, giúpvòng quay vốn trên thị trường diễn ra nhanh hơn, có vai trò dẫn vốn từ nơi thừa vốnđến nơi thiếu vốn, giúp các doanh nghiệp kịp thời cho quá trình tái sản xuất Nhờhoạt động của hệ thống ngân hàng đặc biệt là hoạt động tín dụng các doanh nghiệp
có điều kiện mở rộng sản xuất, cải tiến máy móc, công nghệ, tăng năng suất laođộng, tăng trưởng kinh tế Thông qua hoạt động tín dụng, ngân hàng còn là cầu nốigiữa doanh nghiệp với thị trường, ngân hàng giúp các doanh nghiệp nâng cao chấtlượng về mọi mặt của quá trình sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu của thịtrường, từ đó tạo cho doanh nghiệp một chỗ đứng vững chắc trong cạnh tranh giữamột nền kinh tế ngày càng phát triển như hiện nay Sự trợ giúp của ngân hàng tớimọi hoạt động của nền kinh tế là rất lớn vì vậy khi ngân hàng gặp rủi ro hay phá sảnkéo theo tác động xấu tới tình hình sản xuất của các doanh nghiệp Nó sẽ làm nềnkinh tế suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm nền kinh tế rơi vào biến động
Tới khách hàng
Nếu rủi ro xảy ra gây ảnh hưởng tới ngân hàng thì cũng gây ảnh hưởng trực tiếptới khách hàng những chủ nhân thực sự của nguồn vốn ngân hàng Lúc này kháchhàng phải đối mặt với nguy cơ mất vốn, mất nguồn tài trợ cho hoạt động sản xuấtkinh doanh của mình, mất quyền được sử dụng các dịch vụ do ngân hàng cung cấp.Khách hàng là những người trực tiếp gửi tiền vào ngân hàng, những người vayvốn, những người đang sử dụng các dịch vụ do ngân hàng cung cấp Họ tin tưởngvào uy tín của ngân hàng, họ gửi tiền không đòi hỏi vật thế chấp, họ tin tưởng cungcấp thông tin dự án nhờ ngân hàng tài trợ, họ thế chấp tài sản, họ sử dụng các dịch
vụ tiện ích của ngân hàng và khi rủi ro xảy ra họ là người thiệt hại nhiều nhất Vìvậy sự sụp đổ của bất kì một ngân hàng nào cũng gây hoang mang mất lòng tin củakhách hàng đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng
1.2.2.3 Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
Trang 25Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
Nguyên nhân chủ quan thuộc về ngân hàng
- Chính sách và quy trình tín dụng của ngân hàng còn nhiều hạn chế, chưa
chặt chẽ.
Hiện nay hệ thống ngân hàng thương mại chưa đưa ra một chính sách và quytrình tín dụng chung áp dụng cho toàn hệ thống, dẫn đến chưa có quy trình quản trịrủi ro tín dụng một cách hữu hiệu Chưa chú trọng đến khâu phân tích khách hàngban đầu Xếp loại rủi ro tín dụng để tính toán điều kiện và khả năng trả nợ chưathực sự chính xác Đối với cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân, hộ gia đìnhquyết định cho vay của ngân hàng chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và tài sản đảm bảochưa áp dụng công cụ chấm điểm tín dụng
- Ngân hàng còn chưa chấp hành nghiêm túc chế độ tín dụng và điều kiện cấp
tín dụng.
Đôi khi ngân hàng qua theo đuổi mục tiêu lợi nhuận nên coi nhẹ chỉ tiêu đảmbảo an toàn dẫn đến tỷ lệ nợ xấu cao, cho vay vượt mức cho phép theo quy định củangân hàng Nhà Nước dẫn đến làm giảm khả năng thanh khoản, giảm vốn chủ sởhữu của ngân hàng Đối với các khách hàng tiềm năng, khách hàng trung thànhngân hàng cố gắng tạo mọi điều kiện đôi khi gạt bỏ những rào cản, bỏ qua nhữngbước thẩm định tạo thuận lợi giữ khách hàng ở lại vay vốn tại ngân hàng Vì vậy đôikhi ngân hàng đã tự đẩy mình đối mặt với rủi ro tín dụng
- Thiếu thông tin về khách hàng, thông tin tín dụng tin cậy, kịp thời, chính xác trước khi ra quyết định cấp tín dụng.
Hiện nay các ngân hàng vẫn chưa xây dựng được kênh thông tin riêng vềkhách hàng một cách đầy đủ, chưa có kênh kiểm tra chéo thông tin Ngân hàng chỉ
có thể thẩm định thông tin của khách hàng từ hệ thống thông tin tín dụng (CIC) củangân hàng Nhà Nước và chủ yếu thông tin vẫn do khách hàng tự cung cấp Vì vậyviệc phân tích tín dụng vẫn còn hạn chế và chưa thực sự chính xác Do thông tinkhông đầy đủ số liệu có thể đã bị chỉnh sửa vì vậy việc phân tích trên những con sốkhông chính xác sẽ cho kết quả không chính xác, ảnh hưởng tới việc ra quyết định,dẫn đến rủi ro tín dụng ngày càng tăng
- Các hình thức cấp tín dụng chưa đa dạng, hạn mức tín dụng cho khách hàng
Trang 26còn hạn chế, thời hạn tín dụng chưa phù hợp, tình trạng đảo nợ và giãn nợ sử dụng không đúng mục đích.
Các ngân hàng vẫn chưa thực sự đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng của mình,vẫn chỉ chú trọng vào các sản phẩm truyền thống Hạn mức tín dụng cho kháchhàng vẫn còn nhỏ chưa linh động Với các khoản vay ngân hàng đều mong muốnthu được nợ một cách nhanh nhất và doanh thu thu được là lớn nhất Tăng nhanhkhả năng quay vòng vốn của ngân hàng làm giảm chi phí huy động, dẫn đến thờihạn tín dụng chưa phù hợp tạo sức ép cho người vay Bên cạnh đó vẫn còn tìnhtrạng đảo nợ, giãn nợ, đưa ra những khoản vay mới để trả nợ cũ nhằm mục đíchgiảm tỷ lệ nợ quá hạn Điều này làm sai lệch chỉ tiêu về nợ quá hạn, đôi khi ngânhàng sẽ đánh giá sai về hoạt động của mình và không đánh giá hết được mức rủi ro
mà ngân hàng đang đối mặt
- Năng lực, phẩm chất cán bộ tín dụng cũng là một nguyên nhân dẫn đến rủi
ro tín dụng.
Chất lượng cán bộ tín dụng yếu kém không đủ trình độ đánh giá khách hànghoặc đánh giá sai khách hàng thậm chí cố tình làm sai là một trong những nguyênnhân của rủi ro tín dụng Nhân viên tín dụng phải là những người có trình độ và vốnkiến thức xã hội tốt, phải am hiểu nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực và đặc biệt đểcho vay tốt họ phải am hiểu khách hàng của mình, am hiểu lĩnh vực và môi trườngkinh doanh của khách hàng Khi nhân viên tín dụng chưa đủ trình độ thì việc đưa ranhững quyết định sai lầm là không thể tránh khỏi Bên cạnh đó cũng tồn tại nhữngcán bộ tín dụng thiếu phẩm chất, dễ bị cám dỗ, sẵn sàng tiếp tay cho khách hàng rútruột của ngân hàng vì vậy nhân viên ngân hàng phải là những người có trình độ, cóđạo đức nghề nghiệp mới có thể làm giảm và hạn chế rủi ro cho ngân hàng
Nguyên nhân khách quan
- Từ phía người vay :
Có rất nhiều nguyên nhân cố ý hoặc không cố ý từ phía người vay gây ra rủi rocho ngân hàng Cũng có nguyên nhân do trình độ yếu kém của người vay trong dựđoán các vấn đề kinh doanh, sự yếu kém trong quản lý, rất nhiều người vay sẵn sàngmạo hiểm không lượng sức mình với mục đích thu được lợi nhuận cao Một số khác
Trang 27ngay từ khi bắt đầu vay vốn ngân hàng họ đã có ý định lừa gạt Để đạt được mụcđích của mình họ sẵn sàng tìm mọi thủ đoạn để đối phó với ngân hàng như cung cấpthông tin sai, mua chuộc cán bộ tín dụng Nhiều khách hàng sau khi được vay vốn
đã dùng vốn không đúng mục đích như đã trình bày trong phương án xin vay Việcchây ì khi đến hạn trả nợ mà không chịu trả hay cố tình vay vốn để đảo nợ cũng lànhững nguyên nhân dẫn đến khách hàng không trả được nợ đúng hạn và đầy đủ chongân hàng, gây rủi ro tín dụng cho ngân hàng
- Do môi trường pháp lý, môi trường chính trị
Trong nền kinh tế khi mà tình hình chính trị không ổn định, Nhà Nước canthiệp quá sâu vào hoạt động của nền kinh tế sẽ gây ra những biến động không đúngtheo quy luật kinh tế học và không thể lường trước được những hậu quả, tổn thất màdoanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung phải gánh chịu Bên cạnh đó mộtmôi trường pháp lý thiếu chặt chẽ, có nhiều thay đổi đột ngột cũng gây những tổnthất ngoài dự đoán cho doanh nghiệp Nó sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng thanhtoán các món nợ của doanh nghiệp và lúc này gián tiếp gây ra rủi ro cho ngân hàngkhi cấp tín dụng cho các doanh nghiệp này
Hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ bản thân ngân hàng đã chứa đựng nhiều rủi rohơn các lĩnh vực kinh doanh khác vì vậy ngân hàng cần hoạt động trong một môitrường kinh doanh lành mạnh và hành lang pháp lý chặt chẽ, nhằm giảm thiểu rủi ro
và thuận lợi trong việc thu hồi nợ
- Do môi trường kinh tế
Các yếu tố kinh tế như chu kỳ kinh tế, lãi suất thị trường, tỷ giá, lạm phát, thấtnghiệp cũng tác động gián tiếp gây nên rủi ro tín dụng Khi nền kinh tế hưngthịnh mọi hoạt động kinh tế đều diễn ra tích cực, hoạt động kinh doanh của cácdoanh nghiệp diễn ra tốt, nguồn tài trợ đảm bảo trả nợ đầy đủ và đúng hạn vì vậy rủi
ro tín dụng của các ngân hàng được hạn chế Nhưng khi nền kinh tế rơi vào suythoái, khủng hoảng, cả sản xuất và tiêu dùng đều giảm sút Doanh thu của các doanhnghiệp lúc này đều giảm, lợi nhuận bị ảnh hưởng và gián tiếp ảnh hưởng tới nguồntrả nợ cho ngân hàng Lúc này rủi ro tín dụng xảy đến với ngân hàng là rất lớn
- Do môi trường xã hội
Trang 28Phong tục tập quán thói quen tiêu dùng, trình độ văn hóa của khách hàng cũnggây nên rủi ro tín dụng cho ngân hàng Khi các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn,
họ đề xuất phương án, ngân hàng thẩm định phương án của họ nếu khả thi sẽ raquyết định cho vay Tuy nhiên tính khả thi của phương án kinh doanh còn chịu ảnhhưởng lớn của phong tục tập quán thói quen tiêu dùng và thị trường mà sản phẩmnhằm tới Các yếu tố này có thể thay đổi bất thường, các yếu tố này đôi khi làm sailệch các tính toán và khi thực hiện dự án lợi nhuận thu được sẽ không như dự tính.Việc thực hiện dự án không như kế hoạch điều này ảnh hưởng tới khả năng trả nợvay cho ngân hàng Đẩy ngân hàng đối mặt với rủi ro tín dụng
Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân khác đó là những nguyên nhân bấtkhả kháng, ngân hàng không thể kiểm soát và dự tính được như thiên tai, hỏa hoạn,chiến tranh nó cũng là những nguyên nhân gây mất khả năng thanh toán củangười vay làm tăng nợ xấu cho ngân hàng
1.2.2.4 Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng
Tuy rủi ro tín dụng là khách quan song ngân hàng phải quản lý rủi ro tín dụngnhằm hạn chế đến mức thấp nhất các tổn thất có thể xảy ra Từ những nguyên nhânnảy sinh rủi ro tín dụng, ngân hàng có thể cụ thể hóa thành một số chỉ tiêu để phảnánh và nhận biết rủi ro tín dụng được sớm hơn
Chỉ tiêu nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ
Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đến hạn thỏa thuậnghi trên hợp đồng tín dụng Khi một món nợ không trả được vào kỳ hạn nợ, toàn bộ
nợ gốc còn lại của hợp đồng sẽ được chuyển thành nợ quá hạn
Chỉ tiêu này thường nói lên chất lượng tín dụng của một ngân hàng Thôngthường chỉ số này ở mức dưới 5% thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng là bìnhthường Nếu tỷ lệ này lớn hơn 5% thì chất lượng tín dụng của ngân hàng tại thờiđiểm đó kém và rủi ro tín dụng mà ngân hàng có thể gặp phải là cao
Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn / tổng dư nợ × 100%
Chỉ tiêu nợ khó đòi và tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ
Nợ khó đòi là khoản nợ quá hạn và kèm theo một số tiêu chí khác như quá một
kì gia hạn nợ, hoặc không có tài sản đảm bảo, hoặc tài sản không bán được, con nợ
Trang 29thua lỗ chiền miên, phá sản .
Nợ khó đòi là một lời cảnh báo cho ngân hàng, hi vọng thu lại tiền của ngânhàng lúc này trở nên mong manh Ngân hàng cần có những biện pháp hữu hiệu hơn
để giải quyết tình trạng này Tỷ lệ này càng lớn thì rủi ro xảy đến với ngân hàngcàng cao
Tỷ lệ nợ khó đòi = nợ khó đòi / tổng dư nợ × 100%
Chỉ tiêu trích dự phòng rủi ro tín dụng
Tỷ lệ trích dự phòng là tỷ lệ áp dụng cho từng đối tượng và từng loại tài sản.Tài sản nào ít rủi ro thì tỷ lệ trích lập dự phòng thấp có 5 loại đối tượng cần trích dựphòng cụ thể theo Quyết định 493 của ngân hàng Nhà Nước nợ nhóm 1 trích lập0%, nợ nhóm 2 trích lập 5%, nhóm 3 trích lập 20%, nhóm 4 trích lập 50%, nhóm 5trích lập 100% và trích lập dự phòng chung cho các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm
4 là 0.75% Lượng trích dự phòng phản ánh chi phí vốn mà ngân hàng phải bỏ ra vìlượng trích dự phòng này ngân hàng phải dự trữ, nó không được sử dụng để quayvòng vốn Lượng trích dự phòng càng cao thì chi phí vốn ngân hàng bỏ ra càng lớn.Điều này là điều các ngân hàng không mong muốn
Tỷ lệ trích dự phòng = trị giá trích dự phòng /tổng dư nợ ×100%
Hiệu suất sử dụng vốn
Thể hiện khả năng sử dụng tối ưu nguồn vốn mà ngân hàng huy động được.Hiệu suất này càng cao cho thấy ngân hàng đã quay vòng vốn nhanh song kéo theongân hàng cũng phải đối mặt với rủi ro tiềm ẩn lớn
Hiệu suất sử dụng vốn = tổng dư nợ /tổng nguồn vốn huy động ×100%
Lãi treo và tỷ lệ lãi treo
Lãi treo là các khoản lãi mà khách hàng khi đến hạn trả lãi không trả đượchoặc không trả đủ Lãi treo làm giảm thu nhập của ngân hàng
Tỷ lệ lãi treo = lãi treo phát sinh /tổng thu nhập × 100%
Tỷ lệ này càng lớn thể hiện trong kì ngân hàng bị giảm thu nhập nhiều vì vậyđối với hoạt động ngân hàng tỷ lệ này càng thấp càng tốt
Các chỉ tiêu khác
Trang 30Bên cạnh những chỉ tiêu truyền thống trên ngân hàng còn đánh giá rủi ro tíndụng thông qua một số chỉ tiêu như tính đa dạng hóa của tài sản, tình hình tài chínhphương án vay của khách hàng, hay ngày nay các ngân hàng còn thường dùng môhình xếp hạng tín dụng người vay, đánh giá qua tài sản đảm bảo, quan hệ tín dụnggiữa ngân hàng và khách hàng để đánh giá thêm trước khi cấp tín dụng.
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại
1.3.1 Nhân tố chủ quan thuộc về ngân hàng
1.3.1.1 Chính sách tín dụng và quy trình cấp tín dụng
Chính sách tín dụng
Mỗi ngân hàng thương mại đều xây dựng cho mình những chính sách tín dụngriêng Song một chính sách tín dụng tốt phải thể hiện được chiến lược cho vay củangân hàng trong giai đoạn cụ thể là cơ sở để hình thành nên thủ tục cho vay Chínhsách tín dụng phải vạch ra cho cán bộ tín dụng phương hướng hoạt động và mộtkhung tham chiếu rõ ràng làm căn cứ để xem xét nhu cầu vay vốn của khách hàng.Tuy nhiên chính sách tín dụng cũng không nên quy định quá chặt chẽ sẽ bóp nghẹttính sáng tạo của cán bộ tín dụng Chính sách tín dụng cho phép cán bộ tín dụngquyết định các khoản tín dụng an toàn và hiệu quả
Một chính sách tín dụng tốt sẽ là công cụ quan trọng để đào tạo các cán bộchưa có kinh nghiệm và là cơ sở để đánh giá chất lượng thực hiện công việc của cán
bộ tín dụng Chính sách tín dụng giúp hỗ trợ đội ngũ nhân viên tín dụng chuyênnghiệp hơn vì vậy một chính sách tín dụng tốt có thể giúp hạn chế rủi ro tín dụngđối với ngân hàng
Quy trình cấp tín dụng
Khác với chính sách tín dụng quy trình cấp tín dụng là hướng dẫn cụ thể chotừng bước công việc và cách thức xử lý trong từng trường hợp cụ thể khác nhau.Quy trình tín dụng là trình tự các bước mà ngân hàng thực hiện cho vay đối vớikhách hàng Quy trình tín dụng phản ánh nguyên tắc tín dụng, phương pháp tín
Trang 31dụng, trình tự giải quyết các công việc thủ tục hành chính, thẩm quyền giải quyếtcác vấn đề liên quan đến hoạt động cấp tín dụng
Một quy trình tín dụng gồm 4 khâu cơ bản theo trình tự :
1.3.1.2 Cách thức quản lý tín dụng
Trong từng thời kì, từng giai đoạn ngân hàng tập trung vào hình thức tín dụngnào cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh tình hình kinh tế thời kì đó Trước và saukhi cấp tín dụng ngân hàng cần đưa ra nhiều hình thức kiểm tra giám sát khoản tíndụng như thế nào, cách thức xử lý đối với các khoản vay một cách linh hoạt đúngđắn ảnh hưởng rất nhiều tới hạn chế rủi ro tín dụng xảy ra với ngân hàng Trongtrường hợp người vay gặp khó khăn về tài chính tạm thời song vẫn có khả năng vàđiều kiện trả nợ ngân hàng có thể hỗ trợ khách hàng bằng cách cấp tín dụng thêm,gia hạn nợ hoặc giảm lãi Song đối với những khoản cho vay khách hàng không
có khả năng trả nợ, có ý định lừa đảo ngân hàng, ngân hàng cần phong tỏa, bán tàisản thế chấp, thu hồi nợ càng nhanh càng tốt Trong thời kì kinh tế có nhiều biếnđộng hình thức cho vay của ngân hàng cũng cần thay đổi, trong thời kì này ngânhàng cần chú trọng vào cho vay ngắn hạn để giảm thiểu được những rủi ro khônglường trước được đối với khách hàng cũng như đối với ngân hàng
Với hình thức quản lý cho vay linh hoạt, thích ứng theo từng thời kì và có hìnhthức quản lý khoản cấp tín dụng chặt chẽ sẽ giúp cho ngân hàng hạn chế được rủi rotín dụng Bên cạnh đó đa dạng các hoạt động tín dụng là một nhân tố giúp ngânhàng phân tán rủi ro Ngân hàng không nên tập trung cấp tín dụng vào một đốitượng khách hàng, một ngành nghề, một thị trường mà cần đa dạng hóa, cung cấp
Trang 32nhiều hình thức tín dụng phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng Nó tránh hiệntượng bỏ trứng vào cùng một giỏ Nếu một ngành nghề, một đối tượng khách hànghay một thị trường gặp biến động nó cũng không gây ảnh hưởng lớn, rủi ro đến hoạtđộng của ngân hàng.
1.3.1.3 Chất lượng đội ngũ cán bộ
Là nhân tố con người nhân tố quan trọng trong bất kì hoạt động nào Một hệthống ngân hàng khi đã có một quy trình cấp tín dụng chặt chẽ song độ ngũ cán bộkhông có chuyên môn nghiệp vụ, không nhạy bén chỉ dập khuôn máy móc, khôngbiết nắm bắt tình hình, cập nhật thông tin thì chất lượng quy trình cấp tín dụng sẽkhông đạt được hiệu quả như mong muốn Vì vậy chất lượng đội ngũ cán bộ ngânhàng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng
1.3.1.4 Hệ thống thông tin nội bộ và cách thu thập thông tin từ bên ngoài
Ngày nay khi mà công nghệ thông tin ngày càng phát triển thông tin khôngnhững được phổ biến rộng rãi mà ngân hàng còn có thể thu thập thông tin từ nhiềunguồn khác nhau Bên cạnh hệ thống thông tin nội bộ về khách hàng của ngân hàngthì ngân hàng Nhà Nước đã xây dựng trung tâm thông tin tín dụng liên ngân hàng
Nó nhằm cung cấp thông tin chéo nhau giữa các ngân hàng về tình hình tín dụngcủa khách hàng trên toàn hệ thống liên ngân hàng Đây là một kênh thông tin giúpcác ngân hàng có thể kiểm tra đánh giá khách hàng đầy đủ hơn nhằm đưa ra cácquyết định cấp tín dụng đúng về hạn mức cho vay, thời hạn tín dụng, cách thu hồi
nợ nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng Kênh thông tin này cũng giúpcác ngân hàng có thông tin chính xác hơn về các khách hàng lần đầu đến với ngânhàng Nó khắc phục được nhược điểm của hệ thống thông tin nội bộ chỉ có các dữkiện về các khách hàng quen thuộc đã từng giao dịch với ngân hàng
1.3.2 Nhân tố khách quan
1.3.2.1 Môi trường kinh tế, chính trị
Với một nền chính trị ổn định Nền kinh tế phát bền vững là cơ sở để cácdoanh nghiệp nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng có điều kiện ổn định hoạtđộng Các ngân hàng có điều kiện phát huy hết khả năng của mình, xây dựng nền
Trang 33kinh tế ngày càng tăng trưởng bền vững Một xã hội ngày càng ổn định dân trí ngàycàng cao, đội ngũ nhân viên với trình độ ngày càng lành nghề, trình độ quản lý vàhiểu biết của khách hàng ngày càng chặt chẽ, kéo theo hoạt động ngân hàng ít chịuảnh hưởng từ bên ngoài vì vậy rủi ro không mong muốn sẽ được hạn chế.
1.3.2.2 Hành lang pháp lý và các chính sách của Nhà Nước
Với hệ thống pháp luật và chính sách quy định chặt chẽ là cơ sở để các doanhnghiệp và ngân hàng hoạt động, phát triển theo đúng quy định Đặc biệt ngày naykhi nền kinh tế ngày càng phát triển hoạt động của các doanh nghiệp không chỉ bóhẹp trong phạm vi trong nước mà còn tham gia kinh doanh với đối tác nước ngoài,không chỉ kinh doanh các ngành nghề đơn giản như trước đây mà để đáp ứng yêucầu của thị trường nhiều ngành nghề mới đã ra đời vì vậy chính sách và các quyđịnh của Nhà Nước càng đòi hỏi phải chặt chẽ và mở rộng hơn nữa, đi sâu vào từngngành nghề, từng lĩnh vực, đưa ra nhưng tiêu chuẩn, điều kiện và quy định cáchthức hoạt động Nó không những giúp các doanh nghiệp có định hướng đúng, tuânthủ pháp luật, đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh mà nócòn quy định trách nhiệm của doanh nghiệp với Nhà Nước, với các đối tác củadoanh nghiệp Khi có một hành lang pháp lý chặt chẽ hoạt động của các doanhnghiệp sẽ bị kiểm soát bởi cơ quan chủ quản do đó hạn chế các doanh nghiệp kinhdoanh kém hiệu quả và sai lệch vì vậy khi cấp tín dụng cho các doanh nghiệp nàyngân hàng trách được các rủi ro từ phía khách hàng với ý định lừa đảo ngân hàng
Có thể coi hành lang pháp lý và các chính sách quản lý, giám sát chặt chẽ làrào cản đầu tiên hạn chế những sai phạm xảy ra, gây hậu quả không mong muốngiúp ngân hàng và các doanh nghiệp hạn chế các rủi ro trong hoạt động của mình
1.3.2.3 Trình độ quản lý và phương án kinh doanh của người vay
Với những phương án kinh doanh tốt, các chỉ tiêu tính toán đúng, dự án đượcđánh giá là khả thi, có ý tưởng là một trong những điều kiện đầu tiên để khách hàng
có thể vay vốn tại ngân hàng Song để vốn vay thực sự được sử dụng hiệu quả nócòn phụ thuộc vào trình độ quản lý của người vay Đây là một yếu tố đóng vai tròhết sức quan trọng Bởi yếu tố quản lý vốn được xem là chìa khóa thành công giúp
Trang 34khách hàng có thể trả được nợ gốc và lãi cho ngân hàng Vì vậy đối với nhữngkhoản tín dụng được cấp cho khách hàng có khả năng quản lý vốn tốt thì ngân hàngcũng tránh được rủi ro tín dụng đối với khoản tín dụng đó.
1.3.2.4 Ý thức trách nhiệm của người vay
Đây được coi là một nhân tố ảnh hưởng tới hạn chế rủi ro tín dụng của ngânhàng Mặc dù theo quy định ngân hàng chỉ cấp tín dụng với những dự án có vốngóp tối thiểu của chủ sở hữu là 30% và cam kết vốn của ngân hàng sẽ được sử dụngđúng mục đích theo hợp đồng tín dụng đã kí Song trên thực tế có rất nhiều kháchhàng khi đến vay ngân hàng để đạt được mục đích của mình họ cung cấp nhữngthông tin không đúng, khai tăng giá trị vốn chủ sở hữu góp vào dự án và khi đượccấp tín dụng rồi thì sử dụng không đúng mục đích trong hợp đồng tín dụng đã kí.Bên cạnh đó với tư tưởng không phải tiền của mình khách hàng sử dụng tiền khôngđem lại hiệu quả như dự tính mong muốn Trên thực tế còn có một bộ phận kháchhàng chây ì khi đến hạn không muốn trả lại vốn cho ngân hàng và hậu quả nhữngkhoản tín dụng đó ngân hàng sẽ phải đối mặt với rủi ro tín dụng Vì vậy ý thức tráchnhiệm của khách hàng đối với khoản tín dụng là một nhân tố giúp ngân hàng hạnchế rủi ro tín dụng
Trang 35Chương 2 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ CHI NHÁNH CẦU GIẤY
2.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế chi nhánh Cầu Giấy
2.1.1 Lịch sử hình thành phát triển và cơ cấu tổ chức của ngân hàng
2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam được thành lập theo quyết định
số 22/QĐ/NH5 ngày 25/01/1996 của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam.Được thành lập dưới hình thức một công ty cổ phần và có :
- Tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam
- Tên đầy đủ là Ngân Hàng thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam
Ngân hàng được khai trương hoạt động vào ngày 18/09/1996 với số vốn điều
lệ ban đầu là 50 tỷ đồng Viêt Nam và thời gian hoạt động là 99 năm Sau hơn 10năm hoạt động cho đến 25/12/2007 vốn điều lệ của Ngân hàng được tăng lên là2.000 tỷ đồng Tổng tài sản đã đạt trên 35.000 tỷ đồng
Cổ đông sáng lập của Ngân hàng Quốc Tế bao gồm các cá nhân, doanh nhânthành đạt tại Việt Nam và trên trường quốc tế, cùng hai hệ thống ngân hàng lớn làNgân hàng Ngoại Thương Việt Nam và Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát TriểnNông Thôn Việt Nam
Chi nhánh VIB Cầu Giấy là đơn vị thành viên trực thuộc Ngân hàng thươngmại cổ phần Quốc Tế Việt Nam được thành lập vào ngày 28/05/2002 nằm trongchiến lược mở rộng mạng lưới hoạt động của ngân hàng Đây được coi là một chinhánh lớn hoạt động trên địa bàn tiềm năng của ngân hàng
Trụ sở của chi nhánh đặt tại số 299 Cầu Giấy, Quận Cầu Giấy
Hoạt động chủ yếu trên địa bàn Quận Cầu Giấy, là một Quận mà trong vàinăm gần đây đã trở thành một trung tâm kinh tế lớn của thành phố Hà Nội Đây
Trang 36được coi là lợi thế của chi nhánh Cầu Giấy so với các chi nhánh khác cùng hệthống Với đặc điểm địa bàn tập trung chủ yếu là các doanh nghiệp, cơ sơ sản xuấtvừa và nhỏ, các cá nhân có thu nhập ổn định luôn có nhu cầu vốn cho hoạt độngkinh doanh của mình Song bên cạnh đó do địa bàn rộng, nhiều tiềm năng nên sựcạnh tranh với các ngân hàng khác là rất gay gắt Chi nhánh luôn phải tìm ra cácgiải pháp, nâng cao chất lượng phục vụ, cung cấp đa dạng các dịch vụ nhằm giữ cáckhách hàng trung thành và thu hút, lôi kéo các khách hàng tiềm năng
Luôn vươn lên để khẳng định chính mình chi nhánh VIB Cầu Giấy sau 5 nămhoạt động cũng đã có nhiều sự phát triển Cơ sở vật chất của chi nhánh được trang
bị ngày càng hiện đại, đội ngũ cán bộ nhân viên lành nghề Với số lượng gần 80 cán
bộ nhân viên, có trình độ đại học và trên đại học chiếm 98% Mạng lưới phòng giaodịch ngày càng được mở rộng Cho đến này chi nhánh đã có 3 phòng giao dịch trựcthuộc trên cùng địa bàn, là phòng giao dịch Mỹ Đình, Quan Hoa, Hoàng Quốc Việt
Là một chi nhánh ra đời muộn, còn non trẻ trong hệ thống Ngân hàng Quốc Tếsong VIB Cầu Giấy luôn xác định cho mình hướng phát triển là tập trung vào đốitượng khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các cá nhân hộ gia đình cóthu nhập ổn định Nhằm tập trung đúng đối tượng để đưa ra các dịch vụ phù hợp.Chính vì vậy, Chi nhánh VIB Cầu Giấy được coi là một trong 40 chi nhánhcủa VIB từ khi ra đời đến nay đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ Cùng với cả hệthống VIB, chi nhánh VIB Cầu Giấy đang và sẽ lớn mạnh vượt bậc cả về quy mô,
số lượng và chất lượng dịch vụ
2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh VIB Cầu Giấy
Chi nhánh VIB Cầu Giấy là một đơn vị trực thuộc hệ thống VIB Cũng giốngnhư các chi nhánh khác cơ cấu tổ chức của chi nhánh bao gồm 3 phòng ban vừa phụthuộc vừa độc lập với chức năng nhiệm vụ khác nhau Có thể khái quát sơ đồ cơ cấu
tổ chức của chi nhánh VIB Cầu Giấy như sau:
Trang 37SƠ ĐỒ 1: CƠ CẤU TỔ CHỨC TẠI CHI NHÁNH VIB CẦU GIẤY
2.1.2 Khái quát tình hình hoạt động của chi nhánh VIB Cầu Giấy
Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, kinh tế thế giớinăm vừa qua tăng trưởng 5.2% thấp hơn tốc độ tăng trưởng năm 2006 là 5.4% Kinh
tế ASEAN và Đông Á bị nhiều ảnh hưởng do thiên tai, giá xăng dầu Năm 2007cũng là năm chứng kiến nhiều biến động của nền tài chính tiền tệ thế giới Suy thoáicủa thị trường bất động sản kéo theo khủng hoảng tín dụng tại Mĩ nhanh chóng lan
ra nhiều nước trong khu vực Những rối loạn chao đảo trên thị trường chứng khoán
Phòng Kinh Doanh
Phòng Giao Dịch Khách Hàng
Phòng Giao Dịch Trực Thuộc
Tài Trợ
Thương Mại
Bộ Phận Kho Quỹ
Bộ Phận Kiểm Soát
Bộ Phận
Kế Toán
Bộ Phận Kinh Doanh
Bộ Phận Giao Dịch Khách Hàng
Giám Đốc chi nhánhHội Sở
Trang 38làm cho giá vàng và giá dầu thô tăng kỉ lục và biến động liên tục.
Năm 2007 cũng là năm đầu tiên Việt Nam trở thành thành viên chính thức của
tổ chức thương mại quốc tế WTO Tuy bối cảnh tình hình kinh tế xã hội trong nước
và quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp nhưng nhìn chung kinh tế Việt Nam vẫn tăngtrưởng và có những bước chuyển biến tích cực Tăng trưởng của Việt Nam vẫnđứng thứ 3 Châu Á, thu nhập quốc dân tính bình quân đầu người đạt 835 USD năm
2007 Thị trường chứng khoán biến động bất thường nhưng vẫn trên đà đi lên, quy
mô hóa thị trường chứng khoán tập trung đạt trên 43% so với GDP đi đôi cùng sựphát triển vượt bậc của nền kinh tế Năm 2007 cũng đánh dấu một năm nữa khốingân hàng thương mại cổ phần tăng trưởng ngoạn mục, cạnh tranh giữa các ngânhàng ngày càng trở nên gay gắt với xu hướng tự do hóa, mở rộng thị trường tàichính ngân hàng và việc ngân hàng trong nước cũng như ngân hàng nước ngoài đẩynhanh tiến trình cải cách, tăng năng lực tài chính, đầu tư công nghệ, đổi mới cơ cấu
tổ chức, phát triển nguồn nhân lực Nhiều ngân hàng đã xây dựng được hệ thốngmạng lưới chi nhánh, công nghệ dịch vụ có nhiều tiến bộ nên kết quả hoạt độngkinh doanh của khối ngân hàng đã có bước tăng trưởng mạnh so với các năm trước
Với phương châm hoạt động kinh doanh “ Luôn gia tăng giá trị cho bạn ”
trong những năm qua chi nhánh Cầu Giấy đã hoạt động, xây dựng dựa trên chấtlượng dịch vụ tiêu chuẩn cao nhất, phát triển hoạt động an toàn và bền vững, nhằmkhông ngừng mang lại những lợi ích gia tăng cho khách hàng, đối tác, cán bộ nhânviên trong hệ thống Chi nhánh đã không ngừng tăng cường đầu tư công nghệ đápứng được tốc độ phát triển, nâng cao chất lượng phục vụ được khách hàng đánh giácao trong suốt thời gian qua
Tổng tài sản của chi nhánh đạt 385.610 tỷ đồng tăng 39.5% so với năm 2006
và tăng 77.1% so với năm 2005 Tổng tài sản sinh lời của chi nhánh chiếm 95%trong tỷ trọng tổng tài sản
Trang 39BIỂU ĐỒ 1: TĂNG TRƯỞNG TỔNG TÀI SẢN
( Theo nguồn báo cáo tài chính 2005 – 2007 của chi nhánh)
Tình hình huy động vốn của chi nhánh
Trong vài năm gần đây tuy điều kiện huy động vốn có nhiều yếu tố khôngthuận lợi như tỷ lệ lạm phát ở mức cao 12.63% đã gây ra nhiều tâm lý không muốngửi tiền vào ngân hàng của dân cư cộng với năm vừa qua ngân hàng Nhà Nướcquyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của hệ thống ngân hàng thương mại từ 5% lên10% làm cho chi phí huy động vốn của các ngân hàng tăng lên Bên cạnh đó thịtrường bất động sản, thị trường chứng khoán, thị trường vàng ngày càng phát triển
nó thu hút một lượng vốn đáng kể đổ vào làm giảm lượng tiền huy động của cácngân hàng xuống Chưa kể đến hiện nay sự cạnh tranh gay gắt từ chính hệ thốnggiữa các ngân hàng thương mại cũng gây ảnh hưởng và tạo rào cản lớn tới khốilượng huy động của mỗi ngân hàng Tuy nhiên với nhiều hình thức huy động đadạng nên hoạt động huy động vốn của chi nhánh trong thời gian qua vẫn tăngtrưởng ở mức ổn định
Trang 40BIỂU ĐỒ 2 : TĂNG TRƯỞNG VỐN HUY ĐỘNG
(theo nguồn báo cáo tài chính 2005 – 2007 của chi nhánh )
Nguồn huy động vốn của chi nhánh năm 2007 đạt 374.376 tỷ đồng tăng41.34% so với năm 2006 và tăng 78.74% so với năm 2005 đây là một sự tăngtrưởng đáng kể Trong đó nguồn vốn mà ngân hàng huy động được từ các tổ chứckinh tế năm 2007 đạt 65.663 tỷ đồng tăng 165.3% so với năm 2006 và tăng 369.5%
so với năm 2005 điều nay cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng ngàycàng được mở rộng cùng với xu hướng phát triển của xã hội ngân hàng đã tập trunghướng huy động của mình tới các doanh nghiệp ngày càng gần hơn
BIỂU ĐỒ 3: TĂNG HUY ĐỘNG VỐN TỪ DÂN CƯ VÀ CÁC
TỔ CHỨC KINH TẾ
Đơn vị : triệu đồng