Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quốc Tế Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy (Trang 30 - 32)

Tuy rủi ro tín dụng là khách quan song ngân hàng phải quản lý rủi ro tín dụng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các tổn thất có thể xảy ra. Từ những nguyên nhân nảy sinh rủi ro tín dụng, ngân hàng có thể cụ thể hóa thành một số chỉ tiêu để phản ánh và nhận biết rủi ro tín dụng được sớm hơn.

Chỉ tiêu nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đến hạn thỏa thuận ghi trên hợp đồng tín dụng. Khi một món nợ không trả được vào kỳ hạn nợ, toàn bộ nợ gốc còn lại của hợp đồng sẽ được chuyển thành nợ quá hạn.

Chỉ tiêu này thường nói lên chất lượng tín dụng của một ngân hàng. Thông thường chỉ số này ở mức dưới 5% thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng là bình thường. Nếu tỷ lệ này lớn hơn 5% thì chất lượng tín dụng của ngân hàng tại thời điểm đó kém và rủi ro tín dụng mà ngân hàng có thể gặp phải là cao.

Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn / tổng dư nợ × 100%

Chỉ tiêu nợ khó đòi và tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ

Nợ khó đòi là khoản nợ quá hạn và kèm theo một số tiêu chí khác như quá một kì gia hạn nợ, hoặc không có tài sản đảm bảo, hoặc tài sản không bán được, con nợ thua lỗ chiền miên, phá sản. . .

Nợ khó đòi là một lời cảnh báo cho ngân hàng, hi vọng thu lại tiền của ngân hàng lúc này trở nên mong manh. Ngân hàng cần có những biện pháp hữu hiệu hơn để giải quyết tình trạng này. Tỷ lệ này càng lớn thì rủi ro xảy đến với ngân hàng càng

cao.

Tỷ lệ nợ khó đòi = nợ khó đòi / tổng dư nợ × 100%  Chỉ tiêu trích dự phòng rủi ro tín dụng

Tỷ lệ trích dự phòng là tỷ lệ áp dụng cho từng đối tượng và từng loại tài sản. Tài sản nào ít rủi ro thì tỷ lệ trích lập dự phòng thấp có 5 loại đối tượng cần trích dự phòng cụ thể theo Quyết định 493 của ngân hàng Nhà Nước nợ nhóm 1 trích lập 0%, nợ nhóm 2 trích lập 5%, nhóm 3 trích lập 20%, nhóm 4 trích lập 50%, nhóm 5 trích lập 100% và trích lập dự phòng chung cho các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 là 0.75%. Lượng trích dự phòng phản ánh chi phí vốn mà ngân hàng phải bỏ ra vì lượng trích dự phòng này ngân hàng phải dự trữ, nó không được sử dụng để quay vòng vốn. Lượng trích dự phòng càng cao thì chi phí vốn ngân hàng bỏ ra càng lớn. Điều này là điều các ngân hàng không mong muốn.

Tỷ lệ trích dự phòng = trị giá trích dự phòng /tổng dư nợ ×100%  Hiệu suất sử dụng vốn

Thể hiện khả năng sử dụng tối ưu nguồn vốn mà ngân hàng huy động được. Hiệu suất này càng cao cho thấy ngân hàng đã quay vòng vốn nhanh song kéo theo ngân hàng cũng phải đối mặt với rủi ro tiềm ẩn lớn.

Hiệu suất sử dụng vốn = tổng dư nợ /tổng nguồn vốn huy động ×100%  Lãi treo và tỷ lệ lãi treo

Lãi treo là các khoản lãi mà khách hàng khi đến hạn trả lãi không trả được hoặc không trả đủ. Lãi treo làm giảm thu nhập của ngân hàng.

Tỷ lệ lãi treo = lãi treo phát sinh /tổng thu nhập × 100%

Tỷ lệ này càng lớn thể hiện trong kì ngân hàng bị giảm thu nhập nhiều vì vậy đối với hoạt động ngân hàng tỷ lệ này càng thấp càng tốt.

Các chỉ tiêu khác

Bên cạnh những chỉ tiêu truyền thống trên ngân hàng còn đánh giá rủi ro tín dụng thông qua một số chỉ tiêu như tính đa dạng hóa của tài sản, tình hình tài chính phương án vay của khách hàng, hay ngày nay các ngân hàng còn thường dùng mô hình xếp hạng tín dụng người vay, đánh giá qua tài sản đảm bảo, quan hệ tín dụng

giữa ngân hàng và khách hàng để đánh giá thêm trước khi cấp tín dụng.

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hạn chế rủi ro tín dụng tại ngânhàng thương mạihàng thương mại hàng thương mại

1.3.1 Nhân tố chủ quan thuộc về ngân hàng

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quốc Tế Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w