Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 174 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
174
Dung lượng
2,23 MB
Nội dung
LÊ THỊ LINH GIANG
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
LÊ THỊ LINH GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG VỚI CHUẨN NGHỀ NGHIỆP
GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỦA CỬ NHÂN SƯ
PHẠM DO TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG ĐÀO TẠO
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CH4 (2008 – 2011)
Hà Nội – 2010
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
LÊ THỊ LINH GIANG
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG VỚI CHUẨN NGHỀ NGHIỆP
GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỦA CỬ NHÂN SƯ
PHẠM DO TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG ĐÀO TẠO
Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục
(Chuyên ngành đào tạo thí điểm)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ ĐỨC NGỌC
Hà Nội - 2010
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ
Mở đầu
1
1. Lý do chọn đề tài
1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
2
3. Phương pháp nghiên cứu
2
4. Cấu trúc của luận văn
4
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
5
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
5
1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về chất lượng giáo viên
5
1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về chuẩn nghề nghiệp GV
9
1.1.3. Tiểu kết
19
1.2. Cơ sở lý luận
19
1.2.1. Chất lượng giáo dục
19
1.2.2. Chất lượng giáo viên
22
Nội dung
Trang
1.2.3. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên
26
1.2.4. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu
29
1.3. Kết luận Chương 1
31
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
32
2.1. Mẫu nghiên cứu
32
2.1.1. Quy trình chọn mẫu
32
2.1.2. Số lượng mẫu
32
2.2. Nội dung và tiến trình nghiên cứu
33
2.2.1. Nội dung nghiên cứu
33
2.2.2. Tiến trình nghiên cứu
33
2.3. Phương pháp nghiên cứu
35
2.4. Phương pháp thu thập thông tin
36
2.5. Đánh giá độ tin cậy và độ hiệu lực của bộ công cụ đo lường
37
2.5.1. Giai đoạn điều tra thử nghiệm
37
2.5.2. Giai đoạn điều tra chính thức
40
Chương 3: Thực trạng về mức độ đáp ứng với Chuẩn nghề nghiệp GVTH của
Cử nhân sư phạm do trường ĐHAG đào tạo
47
3.1. Một số thông tin về khách thể nghiên cứu
47
3.1.1. Phân bố khách thể nghiên cứu theo khu vực
47
3.1.2. Phân bố khách thể nghiên cứu theo giới
47
3.1.3. Phân bố khách thể nghiên cứu theo thâm niên công tác
48
Nội dung
Trang
3.1.4. Phân bố khách thể nghiên cứu theo đặc điểm khối ngành
48
3.1.5. Phân bố khách thể nghiên cứu theo KQXL tốt nghiệp
48
3.2. Bức tranh chung về mức độ đáp ứng với Chuẩn mực nghề nghiệp GVTH của
Cử nhân sư phạm do Trường ĐHAG đào tạo
49
3.2.1. Kết quả xếp loại NLNN của GV theo chuẩn mực nghề nghiệp GVTH
49
3.2.2. Mức độ đáp ứng của GV ở các tiêu chí đánh giá
51
3.2.3. So sánh sự khác biệt về kết quả đánh giá của nhóm BGH, TCM và tự đánh
giá của GV dựa theo chuẩn mực nghề nghiệp GVTH khi xét đến các yếu tố
61
3.2.4. So sánh sự khác biệt về kết quả đánh giá GV dựa theo Chuẩn nghề nghiệp
GVTH giữa các nhóm đối tượng
69
3.3. Mức độ đáp ứng với Chuẩn nghề nghiệp GVTH theo từng ngành của Cử nhân
sư phạm do Trường ĐHAG đào tạo
70
3.4. Các giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng với Chuẩn nghề nghiệp GVTH của
Cử nhân sư phạm do Trường ĐHAG đào tạo
74
3.4.1. Các kiến thức, kỹ năng cần được đào tạo, bồi dưỡng thêm
74
3.4.2. Các tiêu chí GV cho là quan trọng nhằm đáp ứng tốt cho công tác giảng dạy
tại các trường phổ thông
76
3.4.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, hướng phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm
yếu của GVTHPT do Trường ĐHAG đào tạo
77
3.5. Kết luận Chương 3
84
Kết luận và đề xuất
86
1. Mức độ đáp ứng của GV THPT do Trường ĐHAG đào tạo với chuẩn nghề
nghiệp
86
2. Những đề xuất nhằm nâng cao chất lượng CTĐT Cử nhân Sư phạm của Trường
ĐHAG
87
Nội dung
Trang
3. Một số nhận xét về Chuẩn nghề nghiệp GVTH theo Thông tư 30/2009/TT-BGD
89
Tài liệu tham khảo
93
Phụ lục
Phụ lục 1: Phiếu GV tự đánh giá
99
Phụ lục 2: Phiếu đánh giá GV của Tổ chuyên môn
101
Phụ lục 3: Phiếu đánh giá GV của Ban Giám hiệu
102
Phụ lục 4: Kết quả phân tích độ tin cậy của bộ câu hỏi trong giai đoạn điều tra thử
nghiệm
103
Phụ lục 5: Thống kê số lượng phiếu khảo sát
105
Phụ lục 6: Kết quả phân tích độ tin cậy của bộ câu hỏi trong giai đoạn điều tra
chính thức
109
Phụ lục 7: Tổng hợp chỉ số độ phân biệt dựa trên kết quả của 3 nhóm đối tượng
trong giai đoạn điều tra chính thức
111
Phụ lục 8: Mức độ đáp ứng của GV ở các tiêu chí đánh giá
112
Phụ lục 9: Kết quả phân tích kiểm định thống kê giữa hai biến độc lập
114
Phụ lục 10: So sánh sự khác biệt về kết quả đánh giá GV dựa theo chuẩn nghề
nghiệp GVTH giữa các nhóm đối tượng
122
Phụ lục 11: Kết quả phân tích mức độ đáp ứng với Chuẩn nghề nghiệp GVTH theo
từng ngành của Cử nhân Sư phạm do ĐHAG đào tạo
123
Phụ lục 12: Đánh giá độ tin cậy và độ hiệu lực của bộ công cụ đo lường dựa trên
mô hình Rasch bằng phần mềm Quest
154
Phụ lục 13: Bảng số liệu tổng hợp nguồn minh chứng sử dụng trong đánh giá GV
161
Phụ lục 14: Biểu đồ phân bố điểm trung bình trên 3 nhóm đối tượng
165
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ
Chữ viết tắt
Ban Giám hiệu
BGH
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Bộ GD&ĐT
Chất lượng giáo dục
CLGD
Chất lượng giáo viên
CLGV
Đảm bảo chất lượng
ĐBCL
Đại học An Giang
ĐHAG
Giáo viên
GV
Giáo viên tự đánh giá
GVTĐG
Học sinh
HS
Kiểm định chất lượng
KĐCL
Kết quả tốt nghiệp
KQTN
Kết quả xếp loại
KQXL
Năng lực
NL
Năng lực nghề nghiệp
NLNN
Sinh viên
SV
Trung bình
TB
Trung cấp chuyên nghiệp
TCCN
Tổ chuyên môn
TCM
Trung học
TH
Trung học cơ sở
THCS
Trung học phổ thông
THPT
Xuất sắc
XS
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên
Nội dung bảng
bảng
1.1
Tóm tắt chuẩn nghề nghiệp GVTH ban hành theo Thông tư số
30/2009
Trang
28
1.2
Quy ước thang đánh giá mức độ đáp ứng Chuẩn ở từng tiêu chí
31
2.1
Cơ cấu khách thể nghiên cứu
32
2.2
Thống kê số lượng giáo viên được điều tra thử nghiệm
37
2.3
Thống kê số lượng giáo viên được điều tra chính thức
3.1
Phân bố khách thể nghiên cứu theo khu vực
47
3.2
Phân bố khách thể nghiên cứu theo giới
47
3.3
Phân bố khách thể nghiên cứu theo thâm niên công tác
48
3.4
Phân bố khách thể nghiên cứu theo đặc điểm khối ngành
48
3.5
Phân bố khách thể nghiên cứu theo kết quả xếp loại tốt nghiệp
49
3.6
Tổng hợp KQXL GV theo Chuẩn xét theo đặc điểm khối ngành
3.7
Tổng hợp KQXL GV theo Chuẩn xét theo KQXLTN
3.8
Tổng hợp KQ kiểm định giả thuyết thống kê giữa hai biến độc
lập khi xét trong tổng thể mẫu
41 – 42
64 – 65
67
68
3.9
Tổng hợp KQ mức độ đáp ứng Chuẩn theo ngành ở từng tiêu chí
70 – 72
3.10
Tổng hợp các tiêu chí đáp ứng nhu cầu công tác của GV
76 – 77
3.11
Những điểm mạnh của GVTHPT
3.12
Những điểm yếu của GVTHPT
3.13
Hướng phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của
GVTHPT
78
78 – 79
83
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Tên
Nội dung
hình
Trang
1.1
Quan niệm về người giáo viên
22
1.2
Vai trò của giáo viên
25
3.1
Sơ đồ phân bố KQXL NLNN do GV, TCM, BGH đánh giá
50
3.2
Sơ đồ phân bố mức độ đạt được ở các tiêu chí do GVTĐG
54
3.3
3.4
Sơ đồ phân bố mức độ đạt được ở các tiêu chí của giáo viên do
TCM đánh giá
Sơ đồ phân bố mức độ đạt được ở các tiêu chí của giáo viên do
BGH đánh giá
56
59
3.5
Sự phân bố KQXL GV theo Chuẩn xét yếu tố khu vực
61
3.6
Sự phân bố mức độ đáp ứng Chuẩn theo ngành
73
MỞ ĐẦU
1.
Lý do chọn đề tài
Chất lượng giáo dục (CLGD) nói chung và CLGD phổ thông nói riêng là
vấn đề luôn được xã hội quan tâm. Bước vào thời kì đổi mới giáo dục phổ thông,
vấn đề CLGD và nâng cao CLGD càng trở nên cấp thiết, trở thành vấn đề nóng của
xã hội. Nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng GV chính là một trong các yếu tố có
tính quyết định đến chất lượng và hiệu quả giáo dục. Nghiên cứu tại Tennessee và
Dallas ở Mĩ đã kết luận: “Chất lượng GV ảnh hưởng tới thành tích học tập của HS
nhiều hơn mọi yếu tố khác” [17]. Bác Hồ đã nói: “Không có thầy giáo thì không có
giáo dục” [17] và được cụ thể hoá ở Điều 15 của Luật Giáo dục 2005: “Nhà giáo
giữ vai trò quyết định trong việc ĐBCL giáo dục” [46]. Vì thế, người GV có vai trò
đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển giáo dục, là người quyết định biến mục
đích giáo dục thành hiện thực, đảm bảo hiệu quả và CLGD. Nói cách khác, nâng
cao chất lượng đội ngũ GV là nhân tố quyết định sự nghiệp và CLGD.
Nhằm nâng cao CLGD phổ thông và tiến đến chuẩn hoá đội ngũ GV phổ
thông, Bộ GD&ĐT đã ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp GV THCS, THPT
theo Thông tư số 30 [15]. Chuẩn nghề nghiệp được xem như là thước đo NLNN của
GV trong suốt quá trình dạy học, là yêu cầu, tiêu chí có tính nguyên tắc, công khai,
mang tính nghề nghiệp để làm căn cứ đánh giá trình độ đạt được về chất lượng.
Trên cơ sở đó, việc nghiên cứu đánh giá mức độ đáp ứng của sản phẩm giáo dục với
chuẩn nghề nghiệp được xem là vấn đề cấp thiết. Việc đánh giá sự đáp ứng của SV
tốt nghiệp đối với chuẩn nghề nghiệp chính là kênh thông tin giúp nhà trường điều
chỉnh Chuẩn đầu ra và xem xét vấn đề đào tạo đáp ứng Chuẩn nghề đến mức độ
nào, đồng thời có tác dụng tích cực trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nhằm
hướng tới “Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu đề ra”.
Đối với Trường ĐHAG, việc đánh giá mức độ đáp ứng của sản phẩm đào
tạo – SV tốt nghiệp từ các CTĐT GVTH với Chuẩn nghề nghiệp được xem là “bài
toán chất lượng” mà nhà trường cần tìm lời giải chứ không phải là kết quả sẵn có từ
nơi khác. Vì thế, việc nghiên cứu đánh giá mức độ đáp ứng với Chuẩn nghề nghiệp
-1-
GVTH của Cử nhân Sư phạm do Trường ĐHAG đào tạo, là cơ sở để phân tích tiêu
chí đánh giá CTĐT của Khoa Sư phạm có đáp ứng được yêu cầu của chuẩn nghề
nghiệp GVTH, là cơ sở để điều chỉnh cấu trúc Chuẩn đầu ra và hoạt động đào tạo
các ngành Cử nhân Sư phạm của Trường ĐHAG.
Chính từ những lý lẽ trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Đánh giá mức
độ đáp ứng với Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông của Cử nhân
Sư phạm do Trường Đại học An Giang đào tạo” để nghiên cứu.
2.
Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Đo lường mức độ đáp ứng của GV do Trường ĐHAG đào tạo với Chuẩn
nghề nghiệp GVTH;
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo Cử nhân Sư
phạm của Trường ĐHAG.
3.
Phƣơng pháp nghiên cứu
3.1.
Câu hỏi nghiên cứu
- GV do Trường ĐHAG đào tạo đáp ứng ở mức độ nào với Chuẩn nghề
nghiệp GVTH?
- Có sự khác biệt như thế nào về kết quả đánh giá của cán bộ quản lý
(BGH, TCM) và tự đánh giá của GV dựa theo Chuẩn nghề nghiệp GVTH khi xét
đến các yếu tố như: khu vực, thâm niên công tác, đặc điểm khối ngành, giới, KQXL
tốt nghiệp? Nếu có sự khác biệt, vì sao có sự khác nhau giữa kết quả đánh giá của
cán bộ quản lý và tự đánh giá của GV?
3.2.
Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.2.1. Khách thể nghiên cứu:
Đồng nghiệp (BGH và TCM);
GVTĐG (GV chính là SV đã tốt nghiệp từ khoá I đến khoá VI, hiện
đang giảng dạy tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh An Giang, đúng với ngành
nghề đào tạo).
3.2.2. Đối tượng nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu của luận văn chính
là sự đáp ứng của GV do Trường ĐHAG đào tạo với Chuẩn nghề nghiệp GVTH.
-2-
3.3.
Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Đề tài sử dụng phương pháp hồi cứu các tài liệu liên quan đến đề tài:
- Nghiên cứu Chương trình khung giáo dục đại học khối ngành Sư phạm
trình độ đại học theo Quyết định 28/2006/QĐ-BGDĐT;
- Nghiên cứu Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục quốc
dân, ban hành kèm theo Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 05 năm
2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT;
- Nghiên cứu các tiêu chí đánh giá CLGV TH dựa trên: (1) điều 70 (Nhà
giáo), điều 72 (Nhiệm vụ của Nhà giáo), điều 77 (Trình độ chuẩn được đào tạo của
Nhà giáo), điều 78 (Trường Sư phạm) được quy định trong chuẩn mực nhà giáo _
Luật Giáo dục; (2) Chuẩn nghề nghiệp GVTH _ Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT;
(3) nội dung xây dựng Chuẩn nghề nghiệp GV ở một số nước trên thế giới như Mỹ,
Anh, Úc, Thái Lan;
- Nghiên cứu các văn bản của Đảng và Nhà nước liên quan đến CLGV
TH như: Luật Giáo dục, Chuẩn nghề nghiệp của GVTH, …
- Nghiên cứu các Báo cáo tổng kết của Sở GD&ĐT An Giang;
- Nghiên cứu các số liệu về cán bộ quản lý, GV, HS liên quan đến CLGV,
HS và nhà trường THPT ở tỉnh An Giang.
3.3.2. Phương pháp thu thập thông tin
Trong khi tiến hành nghiên cứu hồ sơ, văn bản và thu thập số liệu sẽ kết hợp
các phương pháp nghiên cứu như:
- Phương pháp chuyên gia;
- Phương pháp phỏng vấn;
- Phương pháp quan sát;
- Phương pháp khảo sát điều tra.
3.3.3. Công cụ được sử dụng để nghiên cứu
- Bảng hỏi để thu thập thông tin, dữ liệu;
-3-
- Các phần mềm chuyên dụng để xử lý số liệu.
4. Cấu trúc của luận văn
Luận văn 159 trang, trong đó:
Mở đầu (4 trang)
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu (27 trang)
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu (15 trang)
Chương 3: Thực trạng về mức độ đáp ứng với Chuẩn nghề nghiệp GVTH
của Cử nhân sư phạm do Trường ĐHAG đào tạo (39 trang)
Kết luận và đề xuất (7 trang)
Phụ lục (67 trang)
Formatted: Vietnamese (Vietnam)
-4-
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về chất lƣợng giáo viên
Bất cứ một nghề nào mà không có NLNN thì người hành nghề cũng không thể
hoàn thành tốt công việc của mình. Theo đó, NL sư phạm là yêu cầu quan trọng đối
với sự tồn tại, phát triển của nghề dạy học. Chính vì vậy đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu vấn đề này: tác giả Trần Bá Hoành (2001) trong bài “Chất lượng giáo
viên” [29] đưa ra các cách tiếp cận chất lượng GV dựa trên nhiều góc độ khác nhau
như đặc điểm lao động của người GV, sự thay đổi chức năng người GV trước yêu
cầu đổi mới GD, mục tiêu sử dụng GV, chất lượng từng GV và chất lượng đội ngũ
GV; đồng thời tác giả cũng giới thiệu các thành tố tạo nên CLGV bao gồm phẩm
chất và NL người GV; và các nhân tố ảnh hưởng tới CLGV.
Các tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền và Trần Việt Cường (2009) trong bài
“NL sư phạm của người GV” [35]– đã hệ thống các NL sư phạm cơ bản của người
GV thành 08 nhóm NL chính (tri thức về môn học và khoa học giáo dục, NL chẩn
đoán, NL lập kế hoạch, NL triển khai kế hoạch giáo dục và dạy học, NL kiểm tra,
đánh giá kết quả các hoạt động dạy học, NL giải quyết các vấn đề nảy sinh trong
thực tiễn dạy học, NL tự bồi dưỡng phát triển nâng cao trình độ chuyên môn –
nghiệp vụ, NL hợp tác).
Trong các nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004) với bài
“Nghề và nghiệp của người GV” [44]–, Nguyễn Hữu Châu (2008) trong bài “Chất
lượng giáo dục – những vấn đề lí luận và thực tiễn” [16], hay Trần Đình Tuấn
(2006) với bài “Chất lượng đội ngũ nhà giáo nhân tố quyết định CLGD đại học”
[57], Trịnh Hồng Hà (2004) với nghiên cứu “CLGD và đội ngũ GV” [23], Nguyễn
Thị Mùi (2010) trong bài “Một số vấn đề về NL sư phạm của GV THPT” [47],
Phạm Hồng Quang (2009) trong bài “Giải pháp đào tạo GV theo định hướng NL”
[53] đã đưa ra vai trò người GV hiện nay đã có những sự thay đổi để phù hợp với
-5-
các chức năng của người GV rộng hơn, đồng thời chứng minh được NL GV chính
là yếu tố cơ bản quyết định CLGD, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp đào tạo bồi
dưỡng GV thông qua đổi mới chương trình đào tạo GV, tăng cường yếu tố cạnh
tranh chất lượng GV, đào tạo GV là trách nhiệm của Nhà nước và phải bằng chính
sách đầu tư nguồn vốn chủ yếu từ nhà nước, tổ chức các hội nghị giữa các trường sư
phạm với các địa phương.
Tác giả Nguyễn Thanh Hoàn (2003) trong bài “Vài nét về mô hình người GV”
[26] tác giả đưa ra khái niệm người GV, những đặc điểm chính để phân biệt phẩm
chất người GV, đồng thời tác giả đưa ra một số đề nghị để cải thiện công tác và hiệu
quả công tác của người GV. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2009) với bài “GV chất lượng
cao trong thời đại hiện nay” [45] cho rằng GV chất lượng cao là những GV có trình
độ học thuật vững vàng, đủ sâu sắc và có tính phát triển thuộc chuyên ngành khoa
học – kỹ thuật – công nghệ được đào tạo, có kiến thức và nghiệp vụ sư phạm vững
vàng, có NL sáng tạo trong hoạt động thực tiễn khoa học và giáo dục, có khả năng
hành nghề sư phạm đạt kết quả hay có tính hiệu nghiệm cao, có thể đảm đương
được các vai trò mới trong một môi trường sư phạm đang biến đổi.
Mỗi công trình đề cập đến những khía cạnh khác nhau, nhưng điểm chung có
thể rút ra là: bức tranh tổng thể về cấu trúc NL sư phạm của người GV và những
yêu cầu đối với người GV.
Ngoài ra, còn một số công trình nghiên cứu khác cũng có nội dung xoay quanh
vấn đề CLGV nhưng nhìn từ nhiều góc độ khác nhau như: tác giả Trần Quốc Thành
(2009) trong bài “Đánh giá lao động sư phạm của GV phổ thông hiện nay” [55] đưa
ra các nhận định và minh chứng nhằm chứng minh lao động thực thụ của GV phổ
thông dựa trên đặc điểm lao động người GV đồng thời đưa ra đánh giá lao động sư
phạm của GV phổ thông là lao động nặng. Cùng với cách định hướng và đánh giá
về công việc của GV có nghiên cứu Phan Thanh Long (2009) về “Định lượng và
đánh giá lao động GV phổ thông” [42] tác giả cũng đã chỉ ra những nguyên tắc định
lượng công việc của GV, thực trạng lao động của GV phổ thông. Phạm Minh Hạc
(2004) với bài “Phương pháp tiếp cận nhân văn: Nhân cách người dạy – nhân cách
-6-
người học đối với vấn đề CLGV” [24], Lê Khánh Tuấn (2009) trong nghiên cứu
“Tiếp cận đổi mới phương pháp đào tạo GV THPT từ phía người sử dụng” [58] –,
Lê Thị Thanh Hoàng (2008) trong bài “Vai trò thông tin ngược trong quản lí quá
trình đào tạo GV” ––[27] các tác giả đã nghiên cứu và đưa ra nhận định các thông
tin phản hồi từ phía người được đào tạo và nhà tuyển dụng cũng là cơ sở xây dựng
chương trình đào tạo phù hợp. Hay Đặng Quốc Hòa trong bài “Góp ý về GV sư
phạm” [25] đây là bài tham luận của một phụ huynh học sinh đóng góp về các
chuẩn mực của các GV trong các trường phổ thông vốn là sản phẩm của các trường
sư phạm. Bài viết nhấn mạnh các mong muốn của xã hội và gia đình về các chuẩn
mực mà GV cần có như kiến thức chuyên môn, đạo đức mẫu mực, lòng khoan dung
và phương pháp giảng dạy,... Đây là một trong các chủ đề được các nhà nghiên cứu
giáo dục đưa ra, với mục tiêu đề cập đến khâu then chốt: nhân cách người GV và
chất lượng đội ngũ GV trong bối cảnh hội nhập.
Đồng thời còn có nghiên cứu của Sái Công Hồng (2008) với đề tài “Xây dựng
các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của GV THCS áp dụng thí điểm tại thị xã
Phúc Yên – tỉnh Vĩnh Phúc” [30]. Mục đích chính của đề tài là nghiên cứu, xây
dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của GV THCS và tiến hành đánh giá
thử nghiệm để làm cơ sở cho việc bồi dưỡng và phát triển đội ngũ GV, đồng thời
tạo cơ sở để xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy GV THPT.
Riêng ở tỉnh An Giang tính đến thời điểm chúng tôi nghiên cứu có 02 đề tài
cấp Tỉnh đề cập đến vấn đề này:
Thứ nhất, Vũ Thị Phương Anh (2007) với đề tài “Nghiên cứu xây dựng các
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GV THPT tỉnh An Giang” [1]. Nội
dung chính của đề tài là thu thập thông tin về thực trạng toàn cảnh dạy và học bậc
THPT để xây dựng và thử nghiệm chương trình bồi dưỡng nâng cao NL đội ngũ
GV THPT tỉnh An Giang, đồng thời theo dõi, lấy ý kiến chuyên gia và đánh giá
mức độ hiệu quả của biện pháp thử nghiệm và đề xuất các giải pháp.
Thứ hai, La Hồng Huy (2007) với đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao
chất lượng đội ngũ GV tiểu học tỉnh An Giang” [33]. Mục tiêu nghiên cứu chính
-7-
của đề tài là đánh giá, xác định thực trạng NL sư phạm của GV tiểu học tỉnh An
Giang, tìm ra những yếu kém tồn tại, ảnh hưởng đến CLGV tiểu học, đồng thời xây
dựng hệ thống các giải pháp bồi dưỡng đội ngũ GV tiểu học. Tuy nhiên, đối tượng
nghiên cứu của đề tài là NL sư phạm của GV tiểu học.
Các đề tài cùng đưa ra những hình ảnh chung nhất về NL sư phạm của người
GV (đối tượng là GV tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn tỉnh An Giang), đồng thời
cũng xây dựng hệ thống các giải pháp bồi dưỡng đội ngũ GV và tiến hành các giải
pháp, đề ra mô hình bồi dưỡng phù hợp, khả năng nâng cao trình độ GV trong toàn
tỉnh. Với quy trình khảo sát NL xây dựng hệ thống giải pháp thử nghiệm mô
hình đào tạo nâng cao NL GV.
Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu của thế giới cũng đề cập đến
chất lượng và đánh giá NL GV. Cùng với sự thay đổi quan niệm về mục tiêu của
giáo dục và vai trò GV đối với việc học tập của HS, quan niệm về những NL cần
thiết của một GV cũng thay đổi. Theo các tác giả Lauer và Dean (2001) [1], vào đầu
thế kỷ XX, với quan niệm giáo dục trước hết là giáo dục đạo đức, CLGV đồng
nghĩa với đạo đức của GV; thông qua phẩm chất đạo đức của chính mình trong các
hoạt động hằng ngày, GV sẽ chuyển tải những giá trị đạo đức cho HS. Vào những
thập niên 40-50 của thế kỷ XX, định nghĩa về CLGV nhấn mạnh những tố chất cá
nhân như tính ham học hỏi và sự nhiệt tình. Sang thập niên 60 của thế kỉ XX, định
nghĩa này nhấn mạnh đòi hỏi của GV phải có những kĩ năng nghiệp vụ và hành vi
sư phạm phù hợp để chuyển tải chương trình giảng dạy đến HS. Ngày nay, định
nghĩa về CLGV đã được mở rộng để bao hàm hầu hết các yếu tố NL và phẩm chất
đã nêu ở trên. CLGV hiện nay được định nghĩa là một phức hợp các yếu tố cho
phép nhà giáo thu hút HS vào những hoạt động có ý nghĩa để thúc đẩy việc học của
HS, bao gồm cả kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng sư phạm và phẩm chất cá nhân của
nhà giáo mà chúng tôi sẽ tóm lược các định nghĩa ở phần cơ sở lý luận của vấn đề
nghiên cứu.
Thế nào là một GV giỏi? Một GV giỏi có những đặc điểm nổi bật gì so với
những GV khác?
-8-
Cũng theo Lauer và Dean (2004) [1], các nghiên cứu về đặc điểm của GV giỏi
ở Hoa Kỳ nhằm giúp các nhà quản lý đưa ra tiêu chí để tuyển dụng và đánh giá GV
đã cho thấy các GV giỏi có chung đặc điểm sau đây:
(1) Có kiến thức chuyên môn đầy đủ về lĩnh vực mình phụ trách giảng dạy,
điều này rất quan trọng đối với các môn khoa học tự nhiên. Đặc biệt, GV Toán ở
THPT được đào tạo đúng chuyên ngành Toán chứ không phải chuyển từ ngành học
khác sang dạy Toán;
(2) Có kinh nghiệm giảng dạy tối thiểu 5 năm; nắm vững nội dung chương
trình và các kiến thức chuyên ngành có liên quan đến chương trình;
(3) Có kỹ năng sư phạm tổng quát và kỹ năng giảng dạy cụ thể cho môn
học mà mình đảm nhiệm; có NL tư duy và diễn đạt ngôn ngữ tốt; có khả năng lãnh
đạo, tạo được sự say mê và kích thích sự tìm tòi, khám phá của HS;
(4) Có hiểu biết về sự phát triển tâm lý của HS và thái độ của các em đối
với môn học; hiểu biết về hoàn cảnh sống và giá trị văn hóa của các em;
(5) Có hiểu biết về thói quen và kỹ năng học tập của HS; có khả năng phát
triển tư duy bậc cao ở HS; có nhiều chiến lược sư phạm để áp dụng trong các tình
huống khác nhau đối với các đối tượng HS khác nhau.
1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về chuẩn nghề nghiệp GV
Quán triệt đường lối chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, đã có
nhiều công trình nghiên cứu như: Thông tư số 43 [10], hay các báo cáo của Bộ
GD&ĐT về chuẩn nghề nghiệp như “Chuẩn nghề nghiệp GVTH (THCS và THPT)”
[14], “Báo cáo tổng hợp ý kiến của học viên các lớp tập huấn thí điểm chuẩn nghề
nghiệp GV tại Hà Tĩnh, Sơn La, Trà Vinh, Đắc Lắc, Hà Nội” [11], “Báo cáo tổng
quát kết quả việc triển khai kế hoạch thí điểm chuẩn nghề nghiệp GVTHPT tại 5
tỉnh: Hà Tĩnh, Sơn La, Trà Vinh, Đắc Lắc, TP Hà Nội” [12], “Báo cáo phân tích số
liệu đánh giá NLNN của GV theo chuẩn nghề nghiệp GVTH” [13], “Kết quả trưng
cầu ý kiến về Chuẩn nghề nghiệp GVTHPT theo đề xuất dự thảo lần thứ 6” [19],
hay nghiên cứu của tác giả Trần Bá Hoành (2010) trong bài “Những yêu cầu mới về
nghiệp vụ sư phạm trong chuẩn nghề nghiệp GVTH 2009” –[28].
-9-
Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến chuẩn nghề nghiệp GV như:
các tác giả Trần Kiều và Lê Đức Phúc (2001) trong bài “Cơ sở khoa học để xác
định chuẩn cho trường mầm non nông thôn trong công tác chỉ đạo” [41] –đã đưa ra
được những vấn đề cơ bản như xác định khái niệm, thống nhất hệ thống chuẩn mực
trong chỉ đạo thực hiện trên cơ sở mục tiêu giáo dục, chuẩn và “vùng phát triển gần
nhất của trẻ mầm non”, mối quan hệ giữa chuẩn và điều kiện giáo dục, quan điểm
hành động trong chỉ đạo. Tác giả Hồ Lam Hồng (2008) trong bài “Chuẩn nghề
nghiệp GV mầm non và quy trình xây dựng chuẩn nghề nghiệp” –[32] đã đưa ra
quan niệm về chuẩn nghề nghiệp GV mầm non và cơ sở lí luận và thực tiễn của việc
xây dựng chuẩn nghề nghiệp GV mầm non. Các tác giả Phan Sắc Long (2005) trong
bài “Chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học với việc đào tạo, bồi dưỡng và đánh giá GV”
–[43], Nguyễn Thị Ngọc Quyên (2007) trong bài “Chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học
và việc thể chế hóa việc đánh giá NLNN GV theo Chuẩn” –[54], Trần Ngọc Giao
(2007) trong bài phỏng vấn “Hiệu trưởng cũng là một nghề, cần phải có Chuẩn”
[22] đã nghiên cứu, bàn bạc xoay quanh các vấn đề về mục đích của chuẩn, nội
dung của chuẩn, việc bồi dưỡng đội ngũ GV đang hành nghề để đáp ứng tốt yêu cầu
chuẩn đưa ra đồng thời đề xuất một số kiến nghị và giải pháp.
Đồng thời có các công trình nghiên cứu của một số nước trên thế giới đưa ra
chuẩn đánh giá NL GV như:
a) Chuẩn của Thái Lan [52]
Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng phổ thông ở Thái Lan gồm 18 tiêu
chuẩn trên 03 lĩnh vực: (1) tiêu chuẩn đối với chất lượng HS; (2) tiêu chuẩn đối với
giảng dạy; (3) tiêu chuẩn đối với lãnh đạo và quản lý giáo dục. Trong đó có đề cập
đến những tiêu chuẩn mà GV cần phải đạt được:
Tiêu chuẩn 9: GV cần có phẩm chất đạo đức, trình độ/kiến thức và
NL phù hợp với trách nhiệm; luôn phấn đấu tự phát triển; và hòa nhập với cộng
đồng.
Những tiêu chí:
- 10 -
(1) Có phẩm chất và đạo đức, và được phân công phù hợp với mã
nghề đào tạo theo quy định;
(2) Có mối quan hệ tốt với HS, phụ huynh, và cộng đồng;
(3) Có lòng quyết tâm và nhiệt tình giảng dạy và phát triển HS;
(4) Luôn đặt yêu cầu đối với kiến thức và phương pháp giảng dạy
mới; lắng nghe các ý kiến, luôn sẵn sàng tiếp thu và chấp nhận sự thay đổi;
(5) Có bằng đại học sư phạm hoặc tương đương;
(6) Giảng dạy môn học liên quan tới chuyên ngành hoặc năng khiếu
được đào tạo;
(7) Trường học cần có đủ số lượng GV (đội ngũ GV và phục vụ).
Tiêu chuẩn 10: GV cần có NL quản lý hiệu quả hoạt động dạy – học,
đặc biệt dạy học lấy HS làm trung tâm.
Những tiêu chí:
(1) Có kiến thức và hiểu rõ những mục tiêu của giáo dục và chương
trình giáo dục phổ thông;
(2) Phân tích khả năng HS và hiểu rõ từng cá nhân HS;
(3) Có khả năng quản lý lấy HS làm trung tâm;
(4) Có khả năng sử dụng công nghệ để phát triển bản thân và hoạt
động học tập của HS;
(5) Đánh giá kết quả dạy và học cùng với điều kiện học tập phục vụ
HS và liên quan tới sự phát triển của HS;
(6) Sử dụng kết quả đánh giá để điều chỉnh việc giảng dạy nhằm
phát triển hết khả năng HS;
(7) Hướng dẫn, nghiên cứu, cải tiến việc học của HS và sử dụng kết
quả đó để giúp đỡ HS.
b) Chuẩn của Mỹ [30]
Vụ Quốc gia chuẩn nghề nghiệp GV NBPTS (National Board for
Professional Teaching Standards) với mục đích nâng cao chất lượng dạy và học. Vụ
- 11 -
này bắt đầu cấp chứng chỉ cho GV vào năm 1995. Vụ đã đưa ra 5 tiêu chuẩn cơ bản
nhằm đánh giá CLGV:
(1) GV phải có trách nhiệm với việc học của HS;
(2) GV phải hiểu biết về vấn đề mình dạy, biết cách truyền đạt
những hiểu biết đó cho HS;
(3) GV có trách nhiệm trong quản lý, theo dõi việc học tập của HS;
(4) GV cần biết suy nghĩ một cách hệ thống việc thực hành nghề
nghiệp và học tập từ kinh nghiệm;
(5) GV cần là thành viên trong một tổ chức giáo dục đào tạo.
Đánh giá NL GV được INTASC (Interstate New Teacher
Assessment and Support Consortium) đề xuất năm 1987. INTASC đã đưa ra hệ
thống các yêu cầu dành cho GV mới vào nghề. GV phải có một năm giảng dạy
trước khi lấy chứng chỉ. Những tiêu chí để đánh giá GV mới tương tự như tiêu chí
của NBPTS. Có 8 tiêu chí như sau:
(1) Có hiểu biết về môn học và có khả năng tạo ra môi trường sư
phạm để truyền đạt những hiểu biết của GV cho HS;
(2) Có hiểu biết về khả năng nhận thức của SV để xây dựng phương
pháp giáo dục đối với từng đối tượng HS;
(3) Có kiến thức về sự đa dạng của HS để xây dựng phương pháp
giáo dục đối với từng đối tượng HS;
(4) Có khả năng giao tiếp và tổ chức nhằm tạo ra môi trường học
tập lành mạnh;
(5) Phải xây dựng chương trình học đi đôi với hành;
(6) Biết cách nhận xét đánh giá chính thống và không chính thống;
(7) Phải có trách nhiệm trong việc luôn luôn nâng cao trình độ nghề
nghiệp;
(8) Có khả năng tạo mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, phụ huynh,
xã hội nhằm nâng cao chất lượng học tập của HS.
- 12 -
Hội Đại học và GV đại học Mỹ, AACTE (American Association of
Colleges for Teacher Education _ Reynolds 1989) đã đưa ra một tổng kết về những
tiêu chuẩn gồm 5 lĩnh vực sau:
(1) Hiểu biết về HS và việc học;
(2) Hiểu biết về chuyên môn và việc dạy;
(3) Hiểu biết về nền tảng xã hội của giáo dục;
(4) Hiểu biết về môn học;
(5) Hiểu biết về nghệ thuật.
Tiêu chuẩn CLGV (tổng cộng 10 tiêu chuẩn) của tiểu bang
Wisconsin năm 2007:
(1) Hiểu rõ các khái niệm cơ bản, công cụ tư duy, và cấu trúc của
môn học mà mình giảng dạy, và có khả năng tạo ra các kinh nghiệm học tập có ý
nghĩa cho HS của mình;
(2) Hiểu rõ quá trình tiếp thu kiến thức và kỹ năng của các đối
tượng HS có NL khác nhau, và có khả năng giúp các em phát triển trí tuệ, xã hội và
cá nhân;
(3) Hiểu rõ những khác biệt trong phong cách và phương pháp học
tập của từng em, cũng như những trở ngại trong việc tiếp thu kiến thức và kỹ năng
của các em, và có khả năng điều chỉnh phong cách giảng dạy của mình cho phù hợp
với những nhu cầu đa dạng của HS, kể cả những HS khuyết tật hoặc có hoàn cảnh
đặc biệt;
(4) Hiểu rõ và biết cách sử dụng nhiều chiến lược giảng dạy khác
nhau, trong đó bao gồm cả việc sử dụng công nghệ để khuyến khích người học phát
triển các kỹ năng tư duy phê phán, giải quyết vấn đề và NL thực hành;
(5) Sử dụng hiểu biết của mình về động cơ của HS để tạo ra được
một môi trường học tập khuyến khích tính tương tác xã hội và tham gia tích cực của
mọi HS;
- 13 -
(6) Giao tiếp bằng lời và bằng cử chỉ có hiệu quả; có khả năng sử
dụng công nghệ truyền thông trong giảng dạy nhằm khuyến khích HS tự tìm tòi
khám phá, hợp tác và tương tác trong lớp học;
(7) Tổ chức và lập kế hoạch giảng dạy một cách có hệ thống dựa
trên kiến thức về môn học, người học, cộng đồng, và mục tiêu của chương trình
học;
(8) Hiểu rõ và có khả năng sử dụng các chiến lược kiểm tra chính
thức và không chính thức để đánh giá HS và đảm bảo sự phát triển thường xuyên
trên các mặt trí tuệ, xã hội và thể chất;
(9) Luôn tư duy và tự đánh giá tác động các hoạt động giảng dạy
của mình đối với HS, phụ huynh HS, đồng nghiệp và những người khác, đồng thời
luôn chủ động tìm kiếm các cơ hội phát triển nghề nghiệp của mình;
(10) Quan hệ tốt với đồng nghiệp, phụ huynh HS và cộng đồng để
hỗ trợ việc học của HS, đồng thời luôn hành xử một cách trung thực, công bằng, và
có đạo đức.
c) Chuẩn của Anh [30]
Tại Anh, tổ chức đánh giá NL GV được thực hiện bởi Chính phủ và
các tổ chức của Chính phủ, Bộ Giáo dục đã xuất bản văn bản hướng dẫn “Những
khoá học đã được chấp nhận” (1989). Sau đó, vào năm 1992 Vụ Cao học đã xuất
bản một văn bản hướng dẫn đánh giá NL GV gồm 5 lĩnh vực cơ bản và 27 yêu cầu
cụ thể.
5 lĩnh vực cơ bản gồm:
(1) Hiểu biết môn học;
(2) Thực hành môn học;
(3) Quản lý lớp;
(4) Đánh giá và theo dõi sự phát triển của HS;
(5) Nâng cao trình độ nghiệp vụ.
Năm 1993 Vụ Giáo dục Scotland xuất bản bộ tiêu chí cơ bản cho GV
mới. Những tiêu chí này nhằm hướng dẫn những việc cần làm cho GV, bao gồm:
- 14 -
(1) NL liên quan đến môn học và nội dung giảng dạy;
(2) NL liên quan đến kỹ năng, phương pháp quản lý, đánh giá trong
lớp học;
(3) NL liên quan đến trường học;
(4) NL liên quan đến nghề nghiệp;
(5) Thái độ và trách nhiệm với nghề nghiệp.
Hội Huấn luyện GV (TTA _ Teaching Training Agency) năm 1996
đưa ra tiêu chuẩn cho GVTH và THCS tại Anh và xứ Wales, bao gồm 3 lĩnh vực.
(1) Hiểu biết về môn học;
(2) Kỹ năng lập kế hoạch giảng dạy và quản lý;
(3) Kỹ năng theo dõi đánh giá, báo cáo nhận xét.
Trung tâm đào tạo và phát triển trường học (TDA _ Training and
Development Agency for schools) là một tổ chức xã hội thuộc Vụ giáo dục và Đào
tạo của Anh. Mục tiêu của Vụ này là nâng cao khả năng học tập tốt được phân bố
trong 3 lĩnh vực chính:
(1) Thực hành nghề nghiệp;
(2) Kiến thức;
(3) Giảng dạy.
d) Chuẩn của Úc [30]
Năm 1993 Chính phủ Úc thành lập Hội đồng GV Úc. Năm 1996 Hội
đồng GV Úc đã đề xuất một hướng dẫn cấp Quốc gia nhằm đánh giá NL GV mới
với mục đích xây dựng tiêu chuẩn cho GV. Việc đưa ra tiêu chuẩn quốc gia này tạo
điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá GV thống nhất trên toàn lãnh thổ.
Có 5 lĩnh vực cơ bản:
(1) Sử dụng và phát triển sự hiểu biết và giá trị nghề nghiệp;
(2) Kỹ năng giao tiếp và làm việc với HS và đồng nghiệp;
(3) Lập kế hoạch và quản lý quá trình dạy và học;
(4) Theo dõi và đánh giá việc học tập của HS và kết quả học tập;
- 15 -
(5) Phản ánh, đánh giá việc lập kế hoạch cho việc phát triển nghề
nghiệp.
Chuẩn nghề nghiệp của GV tại bang Queesland (2005) bao gồm 12
tiêu chí sau đây:
(1) Linh hoạt và sáng tạo;
(2) Ngôn ngữ, văn chương, toán học;
(3) Thách thức về tri thức;
(4) Có mối giao tiếp bên ngoài trường học;
(5) Hoà hợp với môi trường;
(6) Hiểu biết về tin học và truyền thông;
(7) Có kỹ năng thẩm định, đánh giá, kiểm tra;
(8) Tham gia hoạt động xã hội;
(9) Có ý thức bảo vệ môi trường;
(10) Có quan hệ với cộng đồng rộng lớn;
(11) Làm việc theo nhóm;
(12) Thực hành nghề nghiệp.
e) OECD (Organisation for Economic Co-operation and Development) [30]
Trung tâm nghiên cứu giáo dục thuộc Trung tâm quan hệ và phát triển kinh
tế đã tổ chức một cuộc điều tra trên bình diện quốc tế về CLGV (OECD – 1994).
Chất lượng của GV được đánh giá từ những khía cạnh khác nhau. Khía cạnh thứ
nhất: trình độ hiểu biết của GV về lĩnh vực họ tham gia giảng dạy. Khía cạnh thứ
hai: về kỹ năng sư phạm của người GV trong đó bao gồm khả năng tập hợp và sử
dụng tri thức trong giảng dạy. Khía cạnh thứ ba: về khả năng tự nhận xét và phê
bình của từng GV. Khía cạnh thứ tư: về việc biết thông cảm và nhận biết chân giá
trị của người khác. Khía cạnh cuối cùng: khả năng quản lý của người GV ở trong và
ngoài lớp học. Những tính chất của một nhà giáo ưu tú qua cuộc khảo sát này bao
gồm:
(1)
Trách nhiệm với công việc;
(2)
Có hiểu biết về lĩnh vực mình giảng dạy;
- 16 -
(3)
Yêu trẻ;
(4)
Tạo ra hình mẫu về đạo đức;
(5)
Quản lý nhóm hiệu quả;
(6)
Ứng dụng công nghệ mới;
(7)
Biết sử dụng nhiều phương pháp dạy và học;
(8)
Biết chỉnh sửa và hoàn thiện kỹ năng giảng dạy;
(9)
Hiểu rõ từng HS của mình;
(10) Trao đổi ý kiến với đồng nghiệp;
(11) Biết đánh giá bản thân trong nghề nghiệp;
(12) Hợp tác với đồng nghiệp;
(13) Nâng cao trình độ nghề nghiệp;
(14) Đóng góp cho xã hội.
Xu hướng quốc tế trong cải cách giáo dục và đào tạo GV là chuyển từ giáo
dục định hướng nội dung sang giáo dục định hướng NL. Trong đó chuẩn được sử
dụng như một công cụ nhà nước để quản lý CLGD theo định hướng NL.
CLGD được đánh giá qua mức độ đạt được các mục tiêu giáo dục do yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội đặt ra. Về khái niệm “CLGD”, trong Hội thảo quốc gia về
CLGD và kỹ năng sống do Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục, Ủy ban quốc
gia UNESCO Việt Nam và văn phòng UNESCO tại Việt Nam tổ chức tại Hà Nội
tháng 9 năm 2003, đã có nhiều ý kiến khác nhau nhưng phần lớn các ý kiến hướng
đến định nghĩa “chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu” để coi chất lượng là sự XS
và liên quan đến chuẩn, là phản ánh mức độ thực hiện mục tiêu. Như vậy, “chuẩn”
là căn cứ để đo chất lượng. ĐBCL và KĐCL cũng dựa trên những tiêu chuẩn đã
định sẵn. Trong lĩnh vực giáo dục, điều này có ý nghĩa tác động đến CLGD, làm
cho CLGD đáp ứng với mục tiêu.
Nói đến Chuẩn GV là nói đến yêu cầu chuẩn về CLGV mà mục tiêu giáo dục
đặt ra. Chuẩn GV là thước đo NLNN của GV. NL GV hiện nay phải đáp ứng những
yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Khi có Chuẩn GV
thì chúng ta mới có cơ sở đánh giá CLGV. Mặt khác, khi xây dựng Chuẩn GV thì
- 17 -
lúc đó GV mới xác định được hướng phấn đấu, mục tiêu phấn đấu để nâng cao được
NL của mình, mới thực sự thể hiện vai trò của mình trong vấn đề “quyết định
CLGD”.
Nếu xem GV là “sản phẩm” thì CLGV là sự phù hợp của “sản phẩm” với mục
tiêu và nhu cầu của khách hàng, trong đó yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội
là mục tiêu; xã hội, HS, cha mẹ HS… là khách hàng. Vì vậy, việc ĐBCL GV là yêu
cầu đặt ra đối với việc đào tạo GV. Việc ĐBCL đòi hỏi phải được KĐCL. Xây dựng
chuẩn GV là tiêu chí để kiểm định CLGV, là xác định CLGV ở một thời điểm cụ
thể đã đạt ở mức độ nào, đã ĐBCL, tức là đã đáp ứng mục tiêu và thỏa mãn nhu cầu
chưa. Việc kiểm định CLGV theo chuẩn không chỉ để đánh giá mà còn tác động để
tạo nên chất lượng mới ở GV. Sự tác động đó chính là phát huy nội lực của GV,
giúp họ tự đánh giá và hoàn thiện những NLNN, ĐBCL của bản thân, là cơ sở để
đảm bảo tính hiệu quả cao trong hoạt động giáo dục. Đây là vấn đề đặt ra đối với
công tác đào tạo, bồi dưỡng GV.
Chuẩn GV là chuẩn mực dựa trên những tiêu chí cần thiết và tiêu chí khả năng
về NL GV để đánh giá GV. Những tiêu chí này là những yêu cầu cơ bản mà GV
phải đáp ứng hoặc vươn tới để đáp ứng yêu cầu của mục tiêu giáo dục trong từng
giai đoạn cụ thể. Đối với đội ngũ GV, NLNN biểu hiện thành các lĩnh vực tạo nên
CLGV như: phẩm chất, kiến thức, kỹ năng. Trong các lĩnh vực tạo nên NLNN GV
ở mỗi cấp học có sự khác nhau do khi thực hiện yêu cầu và nhiệm vụ giáo dục ở
mỗi cấp học, bậc học khác nhau. Vì vậy, không có chuẩn chung cho mọi loại hình
GV mà phải có chuẩn GV ở mỗi cấp học như: chuẩn GV mầm non, chuẩn GV tiểu
học, chuẩn GV TH…[56]
Để các bộ chuẩn đã được xây dựng được sử dụng trong thực tiễn và thực hiện
cải cách đào tạo GV định hướng chuẩn và NL cần:
(1) Sử dụng chuẩn nghề nghiệp GV trong việc xây dựng CTĐT GV, trước
hết là nội dung đào tạo về khoa học giáo dục;
(2) Cần xây dựng chuẩn đào tạo GV cho các nội dung đào tạo chuyên ngành
làm cơ sở cho việc xây dựng CTĐT chuyên ngành đối với các ngành đào tạo GV;
- 18 -
(3) Chuẩn nghề nghiệp GV cần được sử dụng như một căn cứ trong việc
kiểm định các CTĐT GV cũng như các hệ thống đào tạo GV;
(4) Chuẩn nghề nghiệp GV cần được sử dụng làm cơ sở cho việc bồi dưỡng
GV;
(5) Chuẩn nghề nghiệp GV cần được sử dụng trong việc đánh giá GV ở
trường phổ thông. Việc đánh giá GV theo chuẩn cần gắn với việc đánh giá thi đua
hoặc đánh giá xác định chức danh GV [8].
1.1.3. Tiểu kết
Trong nội dung phần này, chúng tôi đã trình bày tóm tắt một số vấn đề có
liên quan đến đề tài. Đó là: (1) nhóm công trình nghiên cứu về CLGV; (2) nhóm
công trình nghiên cứu về chuẩn nghề nghiệp GV. Phần lược thuật tài liệu đã cho
thấy những vấn đề mà chúng tôi quan tâm trong quá trình thực hiện đề tài cũng như
diễn giải kết quả, đó là: (1) GV là yếu tố có vai trò quyết định trong việc nâng cao
CLGD, nhưng không phải là yếu tố duy nhất mà cần có những điều kiện thuận lợi
để phát huy NL của GV; (2) đánh giá GV theo chuẩn nghề đã được nhiều nước trên
thế giới thực hiện trong nhiều năm nhưng ở Việt Nam đây là vấn đề hoàn toàn mới
nên cần có sự phối hợp của nhiều cấp, sự đồng thuận của chính GV để kết quả thu
được thực sự có giá trị; (3) việc đưa ra các giải pháp nhằm bồi dưỡng thường xuyên
đối với GV là hết sức quan trọng, nhưng cần có cơ sở để thực hiện một cách bài bản
và hữu ích, sát với thực tế.
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.2.1. Chất lƣợng giáo dục
Khái niệm chất lượng (Quality) và các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng bắt đầu
trở thành những khái niệm “trung tâm” của giáo dục đại học từ những năm 1980.
Đặc biệt, ở phương Tây, những khái niệm này ngày càng được các nhà giáo dục đại
học chú ý. Nói chung, quan niệm “chất lượng” được xem là “khó nắm bắt” và “khó
có sức thuyết phục” (van Vught, 1991).
Chất lượng là một khái niệm “đa chiều” và bao hàm nhiều yếu tố (Bogue,
1998). Nó là một từ mà nhiều người nói đến, nhưng rất khó nắm bắt. Tất cả chúng
- 19 -
ta đều có một cảm nhận trong tiềm thức về chất lượng, nhưng rất khó để định nghĩa
rõ ràng. Đó là một khái niệm nhiều mặt và bao trùm 3 khía cạnh: (1) mục tiêu; (2)
quá trình triển khai để đạt được mục tiêu; (3) thành quả đạt được. Tuy các quan
niệm về chất lượng tổng quát có khác nhau nhưng đều có chung một ý tưởng: chất
lượng là sự thỏa mãn một yêu cầu nào đó. Thực vậy, trong sản xuất, chất lượng của
một sản phẩm được đánh giá qua các mức độ đạt các tiêu chuẩn chất lượng đã đề ra
của sản phẩm. Còn trong đào tạo, chất lượng đào tạo được đánh giá qua mức độ đạt
được mục tiêu đào tạo đã đề ra đối với một CTĐT. Do vậy, trong lĩnh vực giáo dục
nói chung, hay đối với một cơ sở giáo dục nói riêng thì định nghĩa “chất lượng là sự
phù hợp với mục tiêu” là phù hợp nhất.
Theo nghĩa chung nhất, CLGD là tổng hòa những thuộc tính, đặc điểm bản
chất của tất cả những bộ phận thuộc nền giáo dục nhất định, làm cho nền giáo dục
đó có khả năng đáp ứng các mục tiêu phát triển đất nước bền vững, thõa mãn nhu
cầu và lợi ích của nhân dân và sự phát triển của người học [36].
Theo khung CLGD do UNESCO đã khuyến cáo cộng đồng Quốc tế áp dụng
trong lĩnh vực giáo dục, chất lượng của một hệ thống gồm 3 khâu cơ bản:
Chất lƣợng giáo dục
Chất lượng của các
nhân tố đầu vào
Chất lượng các hoạt
động giáo dục
Chất lượng thể hiện ở
các sản phẩm đầu ra
Từ khung CLGD trên dễ dàng cho ta xem xét chất lượng đào tạo GV trong hệ
thống trường sư phạm như một đơn vị của hệ thống giáo dục – với tổng hợp chất
lượng ban đầu của người học và người dạy (SV và giảng viên), nguồn lực, của hoạt
động giảng dạy và quá trình học tập, chất lượng của các nguồn học liệu, trang thiết
bị dạy học, phương tiện, môi trường dạy học, không gian vật chất và tâm lý của nhà
trường, bộ máy quản lý quá trình đào tạo, các mối quan hệ quản lý và chuyên
môn… và chất lượng sản phẩm đầu ra đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Song
- 20 -
Formatted: Vietnamese (Vietnam)
chúng ta khó có thể đánh giá hoàn toàn đầy đủ các nhân tố chất lượng đào tạo (vì
sản phẩm đào tạo có liên quan trực tiếp đến con người – nhân tố hết sức đa dạng và
khá phức tạp) mà chỉ có thể thâu tóm được những tiêu chí cơ bản và đại diện, chỉ
bao quát được những thành phần cần thiết nhất của giáo dục và đào tạo để đánh giá
chất lượng [31].
Như vậy, có thể xem CLGD của 4 thành phần cơ bản [61]:
Thứ nhất, yếu tố đầu vào của hệ thống giáo dục, bao gồm: các nguồn vật chất
như cơ sở vật chất của nhà trường, sách giáo khoa, tài liệu học tập, thư viện, trang
thiết bị…; con người tham gia giáo dục như các nhà quản lý giáo dục, GV, HS…;
đầu tư tài chính cho mỗi HS, tỷ lệ GDP dành cho giáo dục...
Thứ hai, quá trình giáo dục của hệ thống: thời gian dành cho học tập, phương
pháp dạy học; tương tác giữa GV và HS; quy mô lớp học...
Thứ ba, kết quả giáo dục (sản phẩm): những phẩm chất, giá trị của người học
được đào tạo: kiến thức, kỹ năng…; sự trưởng thành của người dạy trong quá trình
giáo dục…
Thứ tư, các yếu tố ảnh hưởng: các điều kiện về kinh tế, văn hóa – xã hội; kiến
thức về giáo dục cộng đồng, cơ sở hạ tầng, dân tộc, tôn giáo; nguồn lực dành cho
giáo dục; sự mong đợi của công chúng.
Từ những quan niệm về CLGD của các học giả trong và ngoài nước, khi gắn
với CLGD phổ thông nói chung và đặc biệt là đối với giáo dục ở bậc THPT nói
riêng thì CLGD được quan niệm như là vấn đề sự phù hợp của hệ thống giáo dục và
những ảnh hưởng của nó đối với CLGD. Sự phù hợp của giáo dục là khía cạnh quan
trọng nhất của CLGD, quyết định đầu vào (input), quá trình (process) và đầu ra
(outcome).
Trong các hợp phần tạo thành CLGD, chúng ta thấy một trong những yếu tố
hết sức quan trọng để tạo ra chất lượng của giáo dục đó chính là quá trình giáo dục.
Đối với giáo dục phổ thông quá trình giáo dục được cụ thể hóa là quá trình dạy và
học. Trong quá trình dạy và học thì yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đó là
chất lượng giảng dạy của đội ngũ GV. Vì vậy, thực trạng chất lượng giảng dạy của
- 21 -
đội ngũ GV ở phổ thông hiện cần phải được thường xuyên đánh giá để điều chỉnh
nhằm phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.
1.2.2. Chất lƣợng giáo viên
1.2.2.1. Quan niệm về người GV
Hiện nay, có nhiều quan niệm về người GV; trong đó có 3 quan niệm đáng
chú ý [26]:
Theo TS Philip Jackson: “Người GV là người ra quyết định có hiểu biết, hiểu
được HS và có khả năng cấu trúc lại được nội dung giảng dạy để giúp HS có thể
tiếp thu được nội dung đó; đồng thời, trong khi giảng dạy, biết khi nào phải dạy cái
gì”. Trong định nghĩa này, P.Jackson muốn nhấn mạnh tới cả phẩm chất, NL và
phương pháp giảng dạy, truyền thụ kiến thức của GV.
Theo TS David Berliner lại ví “GV là một người chấp hành”. Ông lập luận
rằng cách nói ẩn dụ này vừa chính xác (vì người GV phải thực hiện nhiều chức
năng điều hành trong lớp học và gần như là ngày nào cũng vậy) lại vừa quan trọng
(vì nói vậy sẽ làm tăng sự tôn vinh vị trí và vai trò của họ).
Theo TS Asa Hilliard, lại khẳng định rằng “Dạy học là một nỗ lực của con
người, gồm một tiếp xúc thực tế giữa GV và HS”. Như vậy, bản chất của mối quan
hệ đó quy định việc GV có thể dạy và HS có sẵn sàng học không. Việc GV sẵn sàng
chia sẻ, trao đổi ý kiến và tình cảm của mình một cách chân thành, cởi mở với HS
sẽ làm cho mối quan hệ này ngày một gắn bó hơn.
Mặc dù nhìn bề ngoài, ba quan điểm, ba cách nhìn trên về người GV có vẻ
như mâu thuẫn với nhau bởi nó làm “sống lại” những luận điểm cũ của những nhà
“nhận thức học”, “hành vi học” và “nhân văn học”. Song trên thực tế thì ngược lại,
chúng bổ sung cho nhau và tương hợp với nhau như trong sơ đồ sau đây:
Phẩm chất cá nhân
Ngƣời giáo viên
Kĩ năng
Kiến thức
Hình 1.1: Quan niệm về người giáo viên [26]
- 22 -
GV là những người được đào tạo bài bản, chính quy về sư phạm và làm việc
trong những tổ chức hành chính có thứ bậc. Do làm việc trong các tổ chức đó nên
người GV được “giao phó một bàn tay quyền lực” và có thể sử dụng quyền lực đó
một cách tốt nhất. Trong “bàn tay” này có:
(1) Quy mô và thành phần lớp học của họ;
(2) Thời gian học của các lớp;
(3) Mục tiêu, phạm vi và trình tự của chương trình học;
(4) Sách giáo khoa;
(5) Những yêu cầu để kiểm soát, quản lý hàng loạt đợt kiểm tra đánh giá ở
các cấp độ khác nhau;
Giảng dạy ở trường là một công việc. Tuy nhiên, do tính phức tạp của nó nên
người ta khó xác định được chính xác đó là loại việc gì. Các tên gọi như: “người lao
động”, “thợ dạy”, “người nghệ sĩ” và “nhà chuyên nghiệp”,... tất cả đều được dùng
để mô tả người GV. Việc nhận thức đúng đắn về nghề dạy học là rất quan trọng vì
chính điều này sẽ phần nào chi phối cách đối xử của những người khác trong xã hội
đối với người GV và đồng thời cũng chi phối bản chất mối quan hệ giữa người GV
và cán bộ quản lý giáo dục.
1.2.2.2. Vai trò người giáo viên
CLGD chịu sự tác động và chi phối của nhiều yều tố. Tuy nhiên, các nghiên
cứu đều chỉ ra rằng GV chính là yếu tố có tính quyết định đến chất lượng và hiệu
quả giảng dạy. Nghiên cứu tại Tennessee và Dallas của Mĩ đã kết luận “CLGV ảnh
hưởng tới thành tích học tập của HS nhiều hơn mọi yếu tố khác” [17]. CLGV luôn
luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của bất kì một hệ thống giáo dục nào. Muốn nâng
cao CLGD, không thể không nâng cao chất lượng đội ngũ GV. Trong xu thế đổi
mới giáo dục hiện nay, việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV nói chung ở bậc THPT
càng trở nên cấp thiết hơn.
Theo tổng kết của UNESCO, vai trò của người GV đã có sự thay đổi theo các
hướng sau đây [53]:
- 23 -
(1) Đảm nhận nhiều chức năng khác so với trước, có trách nhiệm nặng nề
hơn trong việc lựa chọn nội dung dạy học và giáo dục;
(2) Chuyển mạnh từ chỗ truyền thụ kiến thức sang tổ chức việc học của HS,
sử dụng tối đa những nguồn tri thức trong xã hội;
(3) Coi trọng hơn việc cá biệt hoá học tập, thay đổi tính chất trong quan hệ
thầy trò;
(4) Yêu cầu sử dụng rộng rãi hơn những phương tiện dạy học hiện đại do đó
có yêu cầu trang bị thêm các kiến thức, kĩ năng cần thiết;
(5) Yêu cầu hợp tác rộng rãi và chặt chẽ hơn với các GV cùng trường, thay
đổi cấu trúc trong mối quan hệ giữa các GV với nhau;
(6) Yêu cầu thắt chặt hơn mối quan hệ với cha mẹ HS và cộng đồng góp
phần nâng cao chất lượng cuộc sống;
(7) Yêu cầu GV tham gia hoạt động rộng rãi trong và ngoài nhà trường;
(8) Giảm bớt và thay đổi kiểu uy tín truyền thống trong quan hệ với HS nhất
là đối với HS lớn và cha mẹ HS.
Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc [45], vai trò người GV đã và sẽ có những
biến đổi quan trọng trong bối cảnh “nhà trường” mới: GV là huấn luyện viên; GV là
người cố vấn; GV là người quản lý quá trình học tập; GV như là người tham dự.
Theo tác giả Nguyễn Thị Ngọc Bích [5], trong quá khứ, GV chủ yếu được đào
tạo để thành người cung cấp thông tin liên quan đến môn học. Xã hội tri thức ngày
nay cần những người được giáo dục tốt và toàn diện hơn là những người được đào
tạo bài bản theo một khuôn cứng. Cần phải coi đào tạo GV như là một quá trình liên
tục và sẽ không dừng lại sau các CTĐT cứng. Trong quá khứ, GV là người truyền
đạt tri thức về môn học (ít chú ý tới các vai trò khác) (xem hình 1.2 ở trang sau).
Hiện tại yêu cầu GV vừa là người truyền đạt tri thức vừa là nhà nghiên cứu,
nhà quản lý và nhà lãnh đạo.
GV cần chấp nhận vai trò của họ đang thay đổi, trong đó phải giảm đi vai trò
người cung cấp thông tin một cách “nhồi nhét”, tăng cường vai trò là người tạo cơ
hội học tập và cổ vũ, người bình luận có trách nhiệm cung cấp thông tin và cơ hội
- 24 -
tìm kiếm, xác nhận và kiểm chứng thông tin trong những hoàn cảnh rộng hơn để tạo
ra sự hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực chuyên môn. Hơn thế nữa, với việc làm nghiên
cứu, họ sẽ không ngừng nâng cao chất lượng chương trình giảng dạy của họ (cập
nhật thông tin và có nhiều bài tập đầy thách thức hơn là một ví dụ) dựa trên việc
tăng cường thay đổi về các loại hình và chất lượng của các khóa học. GV cần trở
thành người quản lý tốt của lớp học để tạo nên một môi trường học tập tuyệt vời và
là một nhà lãnh đạo giỏi để định hướng và thôi thúc các HS học tập suốt đời cũng
như phát triển khả năng độc lập, tự tin, quyết đoán và mềm dẻo [5].
Nhà nghiên cứu
Giáo viên
Giáo
viên
Nhà
quản
lý
Người truyền đạt tri
thức môn học
Nhà
lãnh
đạo
Hình: Vai trò của giáo viên
Hình 1.2: Vai trò của giáo viên [5]
1.2.2.3. NL giáo viên – yếu tố cơ bản quyết định chất lượng giáo dục
Trong tâm lí học, NL chia thành nhiều loại khác nhau. Những NL bảo đảm
thành công cho hoạt động nghề nghiệp được gọi là NLNN. Có bao nhiêu loại nghề
thì có bấy nhiêu loại NLNN. Dạy học/giáo dục là một nghề. GV làm nghề đó cho
nên có khái niệm “NL GV”. Eric Thesaurus cho rằng NL GV có kiến thức sâu sắc
và các kỹ năng cần thiết để thực hiện vai trò của người GV. Một GV có NL là biết
tổ chức hoạt động của nhóm HS, quan tâm đến sự tiến bộ của các em. Tổ chức hoạt
động học tập hướng đến mục tiêu đặt ra; biết đào sâu một nội dung; biết giao tiếp
với đồng nghiệp, biết đặt câu hỏi về việc mình làm và biết đánh giá chất lượng công
việc của bản thân [4].
- 25 -
Mặc dù người GV có thể rất nhân hậu, gần gũi và chăm lo cho HS của mình,
nhưng đó không thể là những yếu tố duy nhất đảm bảo cho sự thành công nếu họ
không có kiến thức sâu về môn mình dạy cũng như các kiến thức chung. Ngược lại,
một GV có thể là một con người uyên bác, có kiến thức khoa học sâu rộng, nhưng
lại thiếu các tố chất cần thiết của một con người thì cũng rất khó có thể thành công
trong sự nghiệp của mình [30].
Người GV cần phải có các tố chất sau đây [30]:
(1) Nắm được kiến thức thuộc bộ môn mình dạy;
(2) Hiểu được những nguyên tắc cơ bản về sự trưởng thành và phát triển
của trẻ em;
(3) Có kiến thức chung tốt;
(4) Có phương pháp và kỹ thuật dạy học hiệu quả;
(5) Có thái độ tích cực đối với nghề nghiệp;
(6) Sẵn sàng chấp nhận sự điều chỉnh để bài giảng của mình phù hợp với
nhu cầu và điều kiện thực tế;
(7) Dũng cảm đấu tranh để đạt đến chuẩn mực.
Như thế, có thể xác định mô hình mẫu của người thầy cần xây dựng trong
giai đoạn hiện nay để ĐBCL dạy học yêu cầu là [30]:
(1) Nhân cách thể hiện ở phẩm chất đạo đức, lối sống, v.v.
(2) NLNN thể hiện ở kiến thức kỹ năng chuyên môn (về chương trình,
nội dung, phương pháp, về kiến thức, kỹ năng đặc thù của môn học, v.v) và các kiến
thức, kỹ năng sư phạm (về tâm lý trẻ em, về giao tiếp sư phạm, về mục tiêu và chiến
lược đào tạo, v.v).
Như vậy, CLGV là một yếu tố của CLGD và là một trong những nhân tố quan
trọng quyết định CLGD.
1.2.3. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên
1.2.3.1. Một số khái niệm
1.2.3.1.1. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học
- 26 -
Chuẩn nghề nghiệp GVTH là hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính
trị, đạo đức, lối sống, NL chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm mà GV TH cần phải đạt
được nhằm đáp ứng mục tiêu của giáo dục THCS và THPT [15].
Chuẩn nghề nghiệp GVTH 2009 là văn bản quy định hệ thống các yêu cầu cơ
bản đối với người GVTH về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, NL chuyên môn
và nghiệp vụ trong thời kì đổi mới giáo dục phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước [28].
Chuẩn nghề nghiệp GV là một khái niệm rộng hơn, bao gồm cả phẩm chất
chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống tác phong của nhà giáo, cùng với NL
chuyên môn, NL phát triển nghề nghiệp của người GV [28].
Chuẩn nghề nghiệp đã được xây dựng để hướng dẫn đánh giá NL GV và xác
định nhu cầu phát triển chuyên môn. Những tiêu chuẩn này kết hợp các chỉ số về
kiến thức, kỹ năng sư phạm và thái độ [2].
1.2.3.1.2. Tiêu chuẩn, tiêu chí, mức độ của Chuẩn [15]
Tiêu chuẩn là tập hợp các yêu cầu có nội dung liên quan trong cùng phạm vi
thể hiện một mặt chủ yếu của NLNN GVTH. Chuẩn nghề nghiệp GVTH gồm 6 tiêu
chuẩn và trong mỗi tiêu chuẩn có các tiêu chí khác nhau.
Tiêu chí của Chuẩn là nội dung cụ thể thuộc mỗi yêu cầu của Chuẩn thể hiện
một khía cạnh về NLNN GVTH.
Mỗi tiêu chí có 4 mức để đánh giá mức độ đạt được của GV. Mức 1 là mức
thấp nhất, phản ánh yêu cầu tối thiểu GV phải đạt; mức 4 là mức yêu cầu cao nhất
về tiêu chí đó. Mỗi mức cao hơn bao gồm các yêu cầu của mức thấp hơn liền kề
cộng thêm một vài yêu cầu mới đối với mức đó. Việc phân biệt các mức cao thấp
dựa vào số lượng và chất lượng các hoạt động GV thực hiện.
1.2.3.2. Nội dung chuẩn nghề nghiệp GVTH ban hành theo Thông tư quy
định số 30/2009/TT – BGD&ĐT, ngày 22/10/2009
Khi xem xét chuẩn nghề nghiệp GVTH ta thấy đó chính là hệ mục tiêu/chuẩn
đầu ra tối thiểu đối với sản phẩm đào tạo GV bậc TH [50].
- 27 -
Bảng 1.1: Tóm tắt chuẩn nghề nghiệp GVTH ban hành theo Thông tư quy
định số 30/2009/TT – BGD&ĐT, ngày 22/10/2009.
TIÊU CHUẨN
TIÊU CHÍ
1. Phẩm chất chính trị, đạo 1. Phẩm chất chính trị
đức lối sống của người 2. Đạo đức nghề nghiệp
GV
3. Ứng xử với HS
4. Ứng xử với đồng nghiệp
5. Lối sống, tác phong
2. NL tìm hiểu đối tượng 6. Tìm hiểu đối tượng giáo dục
và môi trường giáo dục
7. Tìm hiểu môi trường giáo dục
3. NL dạy học
8. Xây dựng kế hoạch dạy học
9. Đảm bảo kiến thức môn học
10. Đảm bảo chương trình môn học
11. Vận dụng các phương pháp dạy học
12. Sử dụng các phương tiện dạy học
13. Xây dựng môi trường học tập
14. Quản lý hồ sơ dạy học
15. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS
4. NL giáo dục
16. Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục
17. Giáo dục qua môn học
18. Giáo dục qua các hoạt động giáo dục
19. Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng
20. Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức
GD
21. Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức
5. NL hoạt động chính trị, 22. Phối hợp với gia đình HS và cộng đồng
xã hội
23. Tham gia các hoạt động chính trị, xã hội
6. NL phát triển nghề 24. Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện
nghiệp
25. Phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn GD
- 28 -
1.2.3.3. So sánh Chuẩn của Việt Nam với một số Chuẩn của một số nước
trên thế giới đã được trình bày ở phần 1.1.2
Giống nhau: về cơ bản nội dung của các Chuẩn đều đề cập đến các NL như:
NL tìm hiểu đối tượng HS, NL dạy học, NL giáo dục, NL hoạt động chính trị
XH, NL phát triển nghề nghiệp và đạo đức nghề nghiệp.
Khác nhau:
- Thứ tự ưu tiên về các yêu cầu mà GV cần đáp ứng. Chẳng hạn: Ở Việt
Nam, quan tâm đến sự phát triển toàn diện của người GV trong đó đề cao vai trò
của “đức” rồi đến “tài” và các kỹ năng khác vì vai trò của người GV sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đến sự phát triển toàn diện của HS thông qua hình thành môi trường giáo
dục cho HS. Còn ở một số nước, đề cao vai trò của HS – lấy HS làm trung tâm, đến
phát triển các kỹ năng khác và cuối cùng là đạo đức nghề nghiệp của người GV.
Điều này khá phù hợp với Nghị quyết TW2 (khóa VIII) đã chỉ rõ: “GV
phải có đủ đức, đủ tài”,… “phải nâng cao phẩm chất và NL cho đội ngũ GV”. Phẩm
chất (đức) và NL (tài) là hai bộ phận tạo nên cấu trúc nhân cách của mỗi con người,
trong đó có GV. Phẩm chất và NL hòa quyện vào nhau, chi phối lẫn nhau [29].
Một số nước chú trọng đến trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người GV
còn ở Việt Nam đề ra yêu cầu khá toàn diện về phẩm chất đạo đức, NL chuyên
môn, các kỹ năng hoạt động chính trị - XH. Cụ thể:
(1) Ở Mỹ: thiên về đào tạo kỹ năng;
(2) Ở Anh: chú trọng đào tạo chuyên môn;
(3) Ở Úc: chú trọng phát triển chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp.
1.2.4. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.2.4.1. Khái niệm năng lực
Khái niệm NL được hiểu dưới nhiều cách tiếp cận khác nhau [59]. Theo cách
tiếp cận truyền thống (tiếp cận hành vi), NL là khả năng đơn lẻ của cá nhân, được
hình thành dựa trên sự kết hợp giữa kiến thức và kỹ năng cụ thể. NL được đánh giá
thông qua kết quả có thể quan sát được.
- 29 -
Nhiều thập kỷ gần đây, NL được nhìn nhận dưới tiếp cận tích hợp. Theo Trần
Trọng Thủy và Nguyễn Quang Uẩn, NL là tổng hợp những thuộc tính độc đáo của
cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm
đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy. Còn nhà tâm lý
học người Pháp – Denyse Tremblay thì quan niệm rằng NL là khả năng hành động,
đạt được thành công và chứng minh sự tiến bộ nhờ vào khả năng huy động và sử
dụng hiệu quả nhiều nguồn lực tích hợp của cá nhân khi giải quyết các vấn đề của
cuộc sống.
Năm 2002, Tổ chức các nước kinh tế Phát triển (OECD) đã thực hiện một
nghiên cứu lớn về những NL cần đạt của người lao động trong thời kì kinh tế tri
thức. Nghiên cứu này xác định NL là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức
hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể.
Theo UNDP, NL là khả năng bền vững của cá nhân, tổ chức và xã hội trong
việc thực thi chức năng, tháo gỡ vấn đề và đặt ra mục tiêu và đạt mục tiêu đó.
Theo bài giảng Đánh giá NL quản lý, lãnh đạo có các định nghĩa NL như sau:
Thứ nhất, NL là một hệ thống các thuộc tính, đặc điểm, tài sản, nguồn vốn,
các khả năng và các mối quan hệ cho phép cá nhân hay tổ chức tồn tại và phát
triển.
Thứ hai, NL là khả năng cá nhân hay tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm
vụ và đạt các mục tiêu một cách lâu bền.
Thứ ba, NL là khả năng của cá nhân hay tổ chức đó trong việc giải quyết
những công việc của họ một cách thành công.
Thứ tư, NL là khả năng của cá nhân, nhóm, tổ chức, cộng đồng và hệ thống xã
hội bộc lộ hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động và thực hiện các vai
trò, chức năng nhất định một cách hiệu lực, hiệu quả và bền vững.
Các định nghĩa NL đều mang sắc thái khác nhau, tùy thuộc vào nghiên cứu,
đánh giá trên các cấp độ cá nhân, tổ chức, thiết chế và xã hội mà có định nghĩa phù
hợp nhưng dù định nghĩa nào cũng cần xem xét nhiều chiều, nhiều góc độ khác
nhau và phải gắn với bối cảnh để đáp ứng đúng mục đích của vấn đề nghiên cứu.
- 30 -
Trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn định nghĩa như sau: NL là khả năng của
cá nhân đó trong việc giải quyết những công việc của họ một cách thành công.
1.2.4.2. Khái niệm đáp ứng
Theo từ điển tiếng Việt đáp ứng là đáp lại theo đúng như đòi hỏi, yêu cầu
(Trung tâm Từ điển Vietlex, 2007:123) [59].
Trong nghiên cứu này, đáp ứng với công việc được hiểu là đáp lại những đòi
hỏi, yêu cầu của công việc. Người có khả năng đáp ứng với công việc là những
người có đủ NL hoàn thành tốt các yêu cầu, đòi hỏi của công việc.
Quy ước thang đánh giá cho mỗi câu hỏi:
Bảng 1.2: Quy ước thang đánh giá mức độ đáp ứng Chuẩn ở từng tiêu chí
Mức độ đáp ứng
Điểm trung bình/câu (tiêu chí)
Tốt
> 3.50
Khá
3.00 – 3.50
Trung bình
2.50 – 2.99
Yếu (chưa đạt)
< 2.50
(Căn cứ vào quy định xếp loại giáo viên theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT)
1.3. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong chương này chúng tôi đã trình bày tóm lược một số vấn đề lý thuyết có
liên quan đến đề tài. Các vấn đề đã được đề cập đến gồm có: (1) tổng quan vấn đề
nghiên cứu; (2) cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. Phần lược thuật tài liệu đã đề
cập đến những vấn đề mà chúng tôi quan tâm trong quá trình thực hiện đề tài, trên
cơ sở đó đưa ra khung lý thuyết cho nội dung chính cần nghiên cứu. Đó là: (1)
CLGD; (2) CLGV; (3) chuẩn nghề nghiệp GV; (4) một số khái niệm liên quan đến
vấn đề nghiên cứu. Tất cả những điều đáng lưu ý nói trên được chúng tôi vận dụng
vào trong thiết kế nghiên cứu của đề tài.
- 31 -
CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Formatted: Vietnamese (Vietnam)
2.1. MẪU NGHIÊN CỨU
2.1.1. Quy trình chọn mẫu
Formatted: Vietnamese (Vietnam)
Trường ĐHAG
Thống kê số lượng SV tốt nghiệp của 09
ngành đào tạo GVTHPT.
Thống kê số lượng GV do Trường ĐHAG
đào tạo tốt nghiệp đang giảng dạy ở các
trường THPT trên địa bàn tỉnh An Giang.
Sở GD&ĐT
Khảo sát theo mục tiêu & nội dung đã đề ra.
Trường THPT
2.1.2. Số lƣợng mẫu
Trong điều kiện thực tế, số lượng SV tốt nghiệp 09 ngành Sư phạm từ năm
2004 đến năm 2009 được giảng dạy đúng chuyên ngành đào tạo tại 45 trường trong
toàn tỉnh An Giang còn ít, vì vậy chúng tôi tiến hành điều tra tổng mẫu mà không
tiến hành quy trình chọn mẫu. Số liệu điều tra chính thức về khách thể nghiên cứu
được trình bày ở bảng sau:
Bảng 2.1: Cơ cấu khách thể nghiên cứu
TT
Ngành
đào tạo
Tổng
số
Giới tính
Nam
Nữ
Khu vực
Thâm niên công tác
6
5
4
3
2
1
Xếp loại tốt nghiệp
V.sâu
N.thôn
Th.thị
Giỏi
Khá
TB.Kh
TB
1
Chính trị
63
28
35
0
17
34
6
5
1
33
25
5
7
40
16
0
2
Địa lí
34
15
19
0
0
0
0
22
12
19
13
2
5
19
10
0
3
Hóa học
68
30
38
0
0
16
20
15
17
36
24
8
10
38
20
0
4
Lịch sử
60
22
38
0
0
24
22
10
4
26
25
9
5
37
18
0
5
Ngữ văn
175
35
140
49
43
19
24
12
28
83
71
21
19
108
47
1
6
Sinh học
92
30
62
0
0
33
21
26
12
41
43
8
10
44
38
0
7
Tiếng Anh
147
44
103
34
27
15
26
22
23
76
59
12
9
106
30
2
8
Toán
153
98
55
44
37
20
12
16
24
78
60
15
20
88
44
1
9
Vật lí
85
42
43
0
0
20
18
20
27
43
33
9
7
54
24
Tổng số
877
344
533
127
124
181
149
148
148
- 32 -
435
353
89
92
534
247
0
4
2.2. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU
2.2.1. Nội dung nghiên cứu
Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu cũng như mục đích,
giới hạn nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:
-
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận có liên quan đến việc đánh giá chất
lượng giảng dạy của đội ngũ GV THPT.
-
Khảo sát thực trạng về mức độ đáp ứng của GV do Trường ĐHAG đào tạo
với Chuẩn nghề nghiệp GVTH.
-
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng CTĐT cử nhân sư phạm
của Trường ĐHAG.
2.2.2. Tiến trình nghiên cứu
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung công việc và thời gian tiến hành, chúng tôi
chia tiến trình nghiên cứu đề tài thành 3 giai đoạn chủ yếu sau:
(1) Giai đoạn nghiên cứu lý luận
Thời gian tiến hành: Từ tháng 3/2010 đến 15/4/2010.
Các bước tiến hành:
-
Bước 1: Nghiên cứu tài liệu, xác định vấn đề nghiên cứu và xây dựng
đề cương luận văn;
-
Bước 2: Sau khi đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt, chúng tôi
tiến hành triển khai thực hiện các công việc như sau: hồi cứu các tài liệu liên quan
đến đề tài, khái quát và hệ thống hóa các vấn đề lý luận có liên quan đến vấn đề
nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
Mục đích:
-
Tìm hiểu các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài
nước về vấn đề đánh giá chất lượng giảng dạy của GV. Trên cơ sở phân tích, tổng
hợp và đánh giá các công trình nghiên cứu đó tìm ra hướng nghiên cứu cụ thể cho
đề tài;
-
Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài, xác định các khái niệm công cụ và
các thuật ngữ có liên quan.
- 33 -
Formatted: Vietnamese (Vietnam)
(2) Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn
Thời gian tiến hành: từ 15/4/2010 đến 20/5/2010.
Các bước tiến hành:
o Giai đoạn điều tra thử nghiệm: tiến hành điều tra 07 trƣờng với số
lượng mẫu dự kiến là 158 GV được chọn trên cơ sở mẫu thuận tiện và điều tra trên
1 nhóm đối tượng. Mục đích: đánh giá thử nghiệm bộ công cụ để xem xét sự phù
hợp với khách thể nghiên cứu.
o Giai đoạn điều tra chính thức:
- Bước 1: Tiến hành phát phiếu lần 1 đến các trường THPT trong toàn
tỉnh thông qua CBQL của các trường (có sự giúp đỡ của chuyên viên Sở GD&ĐT
An Giang và cán bộ giảng viên Trường ĐHAG);
- Bước 2: Thu phiếu khảo sát lần 1, nếu số lượng phiếu thu về không đạt
tỉ lệ trên 80% sẽ tiến hành phát phiếu lần 2 để thu thập số liệu đến khi đạt tỉ lệ cần
thiết (Chỉ phát phiếu cho cán bộ, GV chưa tham gia trả lời – Có sự giúp đỡ của
CBQL).
Mục đích:
- Tìm hiểu thực trạng mức độ đáp ứng của GV do Trường ĐHAG đào
tạo với Chuẩn nghề nghiệp;
- Tìm hiểu các nguyên nhân của thực trạng và các yếu tố tác động đến
chất lượng giảng dạy của GV.
(3) Giai đoạn xử lý số liệu và hoàn thiện luận văn
Thời gian tiến hành: từ 25/05/2010 đến 08/2010
Các bước tiến hành:
- Bước 1: Nhập liệu và xử lí dữ liệu thu thập được từ đợt điều tra;
- Bước 2: Thu thập thêm thông tin, bổ sung hoàn thiện cơ sở dữ liệu;
- Bước 3: Viết báo cáo hoàn chỉnh đề tài.
- 34 -
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu
Đề tài sử dụng phương pháp hồi cứu các tài liệu liên quan đến đề tài để từ đó
xây dựng cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu.
2.3.2. Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi
Đây là một trong những phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài này.
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được sử dụng để thu thập thông tin về nội dung
nghiên cứu.
- Bảng hỏi gồm 25 câu hỏi. Trong đó có các loại câu hỏi:
+ Câu hỏi đóng: đưa ra các phương án trả lời sẵn để người được hỏi lựa chọn.
+ Câu hỏi mở: để cho người được hỏi tự đưa ra quan điểm của mình về vấn
đề nghiên cứu.
- Trong bảng hỏi, có những câu hỏi dùng để đánh giá mức độ đáp ứng theo
các chỉ số và có những câu hỏi dùng để giải thích làm rõ thêm nội dung điều tra. Cụ
thể chúng tôi chia nhóm câu hỏi theo các chỉ số như sau:
+ Nhóm câu hỏi điều tra phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người
GV gồm các câu hỏi: 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5.
+ Nhóm câu hỏi điều tra NL tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục gồm
các câu hỏi: 2.1, 2.2.
+ Nhóm câu hỏi điều tra NL dạy học gồm các câu hỏi: 3.1, 3.2, 3.3, 3.4, 3.5,
3.6, 3.7, 3.8.
+ Nhóm câu hỏi điều tra NL giáo dục gồm các câu hỏi: 4.1, 4.2, 4.3, 4.4, 4.5,
4.6.
+ Nhóm câu hỏi điều tra NL hoạt động chính trị xã hội gồm các câu hỏi: 5.1,
5.2.
+ Nhóm câu hỏi điều tra NL phát triển nghề nghiệp gồm các câu hỏi: 6.1,
6.2.
Các câu hỏi còn lại dùng để: (1) đánh giá chung về những điểm mạnh, những
điểm yếu, hướng phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu; (2) góp ý về những
- 35 -
kiến thức, kỹ năng GV cần được đào tạo, bồi dưỡng thêm ở trường Đại học để đáp
ứng yêu cầu công tác tại trường THPT hiện nay và những đóng góp cho việc nâng
cao chất lượng đào tạo của Trường ĐHAG.
2.3.3. Phƣơng pháp chuyên gia
Qua việc trao đổi, gặp gỡ lấy ý kiến của một số chuyên gia nghiên cứu về
Chuẩn nghề nghiệp GVTH nhằm xác định thêm các biểu hiện và các chỉ số đánh giá
mức độ đáp ứng của GV tại các trường THPT trong toàn tỉnh.
2.4. PHƢƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN
Để thực hiện công việc đánh giá, chúng tôi thu thập thông tin từ nhiều nguồn
khác nhau. Các nguồn thông tin cung cấp cho việc đánh giá GV gồm:
GVTĐG theo mẫu phiếu (tham khảo phụ lục 1, trang 99). Khi GV tham gia
vào quá trình đánh giá sẽ giúp họ hiểu về Chuẩn và biết mình sẽ được đánh giá trên
những tiêu chí nào. GV sẽ chọn mức độ mô tả đúng nhất NL mình đạt được ở mỗi
tiêu chí.
BGH, TCM sẽ nhận xét và đánh giá về GV (theo mẫu phiếu ở phụ lục 2 _
trang 101 và phụ lục 3_trang 102) được xem là một kênh đánh giá. Các tiêu chí để
lựa chọn: có hiểu biết tương đối về GV, thường xuyên liên hệ với GV, biết rõ công
việc giảng dạy và các hoạt động ngoài giờ lên lớp của GV.
Các bước tổ chức thu thập thông tin:
- Bước 1: Liên hệ với BGH nhà trường phổ thông, đề đạt nguyện vọng, thảo
luận mục đích của đợt khảo sát và bố trí lịch thực hiện điều tra;
- Bước 2: Gặp gỡ GV và CBQL để phổ biến mục đích của đợt khảo sát, phổ
biến nội dung Chuẩn nghề nghiệp GVTH theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT
ban hành ngày 22 tháng 10 năm 2009;
- Bước 3: Hướng dẫn kỹ thuật trả lời phiếu, bao gồm:
+ Phát phiếu cho các thầy cô (lưu ý thầy cô xem nhưng chưa trả lời)
+ Hướng dẫn ghi phiếu
- 36 -
Formatted: Vietnamese (Vietnam)
- Bước 4: Thu phiếu trả lời (Đề nghị cung cấp minh chứng hoặc danh mục
minh chứng cho từng tiêu chí đánh giá). Đối với những thầy cô không thể nộp trực
tiếp thì gởi phiếu lại cho BGH hoặc Tổ trưởng chuyên môn.
2.5. ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY VÀ ĐỘ HIỆU LỰC CỦA BỘ CÔNG CỤ ĐO
LƢỜNG
2.5.1. Giai đoạn điều tra thử nghiệm
2.5.1.1. Số liệu tiến hành điều tra thử nghiệm
Bảng 2.2: Thống kê số lượng GV được điều tra thử nghiệm
TT
Tên trƣờng
Mã
Tổng
Số ngƣời tham
số
gia đánh giá
Tỉ lệ (%)
1
THPT Long Xuyên
1
6
6
100,0
2
THPT Thoại Ngọc Hầu
2
19
19
100,0
3
THPT Mỹ Thới
4
16
13
81,3
4
THPT Thủ Khoa Nghĩa
8
29
24
82,8
5
THPT Võ Thị Sáu
9
36
31
86,1
6
THPT An Phú
10
26
23
88,5
7
THPT Châu Văn Liêm
31
26
20
76,9
158
136
86,1
Tổng
Từ kết quả bảng trên cho thấy tổng số GV được tiến hành điều tra thử
nghiệm đạt 86,08% như vậy đủ điều kiện để tiến hành điều tra.
2.5.1.2. Phân tích số liệu điều tra
Kết quả các phiếu hỏi được nhập vào dữ liệu của phần mềm SPSS với tên
file Chay thu du lieu.sav.
Kết quả phân tích bằng phần mềm SPSS cho thấy hệ số độ tin cậy
Cronbach’s Alpha rất cao (r = 0,910). Đồng thời hệ số tương quan của mỗi câu hỏi
đối với toàn bộ các câu hỏi còn lại đạt giá trị khá tốt (tham khảo phụ lục 4, trang
103). Có 20/25 câu hỏi có hệ số tương quan đạt giá trị từ 0,434 đến 0,678 và 02/25
câu hỏi có hệ số tương quan gần 0,400 (r C5 = 0,387 và rC6 = 0,383). Điều đó chứng
tỏ các câu hỏi có tính đồng hướng, đo đúng cái cần đo, tức là các câu hỏi này đều có
- 37 -
chất lượng tốt [60]. Tuy nhiên, vẫn có 03/25 câu hỏi có hệ tương quan nhỏ hơn
0,300 nếu loại bỏ các câu hỏi thì hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha có tăng nhưng tăng
rất ít (khoảng 10-3 – từ 0,910 lên 0,911), đó là các câu:
- 1.1 (C1): Phẩm chất chính trị (r = 0,091 – rif Item Deleted = 0,911)
- 1.2 (C2): Đạo đức nghề nghiệp (r = 0,190 – rif Item Deleted = 0,911)
- 5.2 (C23): Tham gia các hoạt động chính trị xã hội (r = 0,210 – rif Item Deleted
= 0,911).
Cả 3 câu hỏi trên đều là các tiêu chí khó đánh giá vì không biết lấy minh
chứng nào để đánh giá do tính định lượng không cao. Nguyên nhân có thể do: thứ
nhất, không đủ minh chứng để đánh giá; thứ hai, người đánh giá hiểu sai nội dung
câu hỏi. Cụ thể:
- Tiêu chí 1.1 (C1) _ Phẩm chất chính trị và tiêu chí 1.2 (C2) _ Đạo đức
nghề nghiệp: đa số chỉ tập trung vào minh chứng là hồ sơ thi đua của nhà trường và
hồ sơ kiểm tra, đánh giá GV. Còn một số minh chứng khác theo ý kiến của TCM
khó có thể cung cấp đầy đủ như: biên bản góp ý cho GV của tập thể lớp HS (có một
số GV thực hiện tốt nhưng vẫn có một số vẫn chưa tiến hành); báo cáo sáng kiến
kinh nghiệm không phải GV nào cũng thực hiện hoặc minh chứng là nhận xét của
địa phương nơi cư trú nếu chưa là Đảng viên thì việc thu thập minh chứng này rất
khó khăn và thực tế ở các trường chưa yêu cầu thực hiện 100% vấn đề này nếu GV
chưa tham gia sinh hoạt Đảng.
- Tiêu chí 5.2 (C23)_Tham gia các hoạt động chính trị XH: thực tế tại các
trường THPT GV chỉ mới tập trung vào công tác chuyên môn mà chưa quan tâm
đến các hoạt động chính trị XH do điều kiện kinh tế gia đình, GV không đủ thời
gian vì hầu hết quỹ thời gian dành cho soạn giáo án, chấm bài, chuẩn bị đồ dùng
DH, dự giờ, hội họp,… đặc biệt là tâm lí e ngại, rụt rè của một số GV. Nên ở tiêu
chí này đa phần không đủ minh chứng để đánh giá.
Kết quả kiểm tra theo mô hình Rasch bằng cách sử dụng phần mềm Quest
đối với các câu hỏi trên (tham khảo phụ lục 12, trang 154)
- 38 -
Như vậy, qua kết quả phân tích độ tin cậy và độ hiệu lực của bộ câu hỏi bằng
phần mềm SPSS và Quest, ta thấy có 02 câu ngoại lai và 03 câu có hệ số tương
quan thấp, trong đó ở cả 2 lần phân tích đều xuất hiện câu 1.2 (C2) không phù hợp.
Chúng tôi đưa ra một số nhận xét như sau: có thể đây là những vấn đề rất nhạy cảm
và khó định lượng một cách cụ thể. Qua quá trình trao đổi với chuyên gia, chúng tôi
quyết định vẫn giữ lại các câu hỏi này vì đây là những nội dung không thể thiếu, là
các tiêu chí GV cần phải được đánh giá (25 tiêu chí là 25 vấn đề cốt lõi mà GV cần
phải thực hiện để đáp ứng yêu cầu của Chuẩn) nhưng phải giải thích thật kĩ các nội
dung cho khách thể điều tra hiểu được những vấn đề mà Chuẩn nghề nghiệp đưa ra,
chẳng hạn:
Câu 1.1 (C1): Phẩm chất chính trị, cần giải thích thêm một số vấn đề như
khi đánh giá về GV ở nội dung này không phải chung chung chỉ là yêu nước, yêu
chủ nghĩa xã hội mà cần cụ thể hóa ra thể hiện như thế nào, chẳng hạn: chấp hành
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia các
hoạt động chính trị - xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân,…
Câu 1.2 (C2): Đạo đức nghề nghiệp, cần giải thích thêm một số vấn đề và
đưa ra các minh chứng cụ thể chứng minh được: yêu nghề, gắn bó với nghề dạy
học; chấp hành Luật Giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của ngành; có ý thức tổ
chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà
giáo; sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho HS.
Câu 1.5 (C5): Lối sống, tác phong, cần giải thích thêm một số vấn đề và
đưa ra các minh chứng cụ thể chứng minh được: có lối sống lành mạnh, văn minh,
phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm
việc khoa học.
Chẳng hạn, các minh chứng mà GV có thể cung cấp như: hồ sơ thi đua
của nhà trường; hồ sơ kiểm tra, đánh giá GV và nhân viên; biên bản góp ý cho GV
của tập thể lớp HS; biên bản góp ý cho GV của Ban đại diện cha mẹ HS; nội dung
trả lời các câu hỏi của người đánh giá; biên bản đánh giá của Hội đồng giáo dục;
nhận xét của địa phương nơi cư trú.
- 39 -
Câu 2.1 (C6): Tìm hiểu đối tượng giáo dục, cần giải thích thêm một số vấn
đề và đưa ra các minh chứng cụ thể chứng minh được: có phương pháp thu thập và
xử lí thông tin thường xuyên về nhu cầu và đặc điểm của HS, sử dụng các thông tin
thu được vào dạy học, giáo dục. Các minh chứng có thể cung cấp: hồ sơ khảo sát do
GV tiến hành; kết quả sử dụng thông tin khảo sát, điều tra; trả lời phỏng vấn của
người được đánh giá.
Câu 4.2 (C17): Giáo dục qua môn học, cần giải thích thêm một số vấn đề
và đưa ra các minh chứng cụ thể chứng minh được: thực hiện nhiệm vụ giáo dục tư
tưởng, tình cảm, thái độ thông qua việc giảng dạy môn học và tích hợp các nội dung
giáo dục khác trong các hoạt động chính khoá và ngoại khoá theo kế hoạch đã xây
dựng. Các minh chứng có thể cung cấp: bản kế hoạch các hoạt động giáo dục được
phân công; tập bài soạn; hồ sơ kiểm tra, đánh giá GV và nhân viên; sổ chủ nhiệm,
công tác Đoàn; hồ sơ thi đua của nhà trường (kinh nghiệm, sáng kiến,...); nhận xét
của đại diện cha mẹ HS, HS, Đoàn TN và đồng nghiệp,…; tư liệu về một trường
hợp giáo dục cá biệt thành công (nếu có).
Câu 5.2 (C23): Tham gia các hoạt động chính trị xã hội, cần giải thích
thêm một số vấn đề và đưa ra các minh chứng cụ thể chứng minh được: Tham gia
các hoạt động chính trị, xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm phát triển nhà
trường và cộng đồng, xây dựng xã hội học tập. Các minh chứng có thể cung cấp: hồ
sơ kiểm tra, đánh giá GV và nhân viên; hồ sơ thi đua của nhà trường (kinh nghiệm,
sáng kiến,...); ý kiến xác nhận của lãnh đạo địa phương, đại diện cha mẹ HS; các
hình thức khen thưởng về thành tích hoạt động XH của GV.
2.5.2. Giai đoạn điều tra chính thức
2.5.2.1. Số liệu tiến hành điều tra
Số lượng phiếu phát ra: 988 phiếu (cho mỗi nhóm đối tượng: GV, TCM và
BGH);
Số lượng phiếu hợp lệ thu về: 877 phiếu.
Bảng thống kê chi tiết số lượng phiếu khảo sát chung cho từng trường và số
lượng chi tiết của từng ngành (tham khảo phụ lục 5, trang 105).
- 40 -
Bảng 2.3: Thống kê số lượng GV điều tra chính thức
TT
Tên trƣờng
Mã
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
THPT Long Xuyên
THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu
THPT Mỹ Thới
THPT Thủ Khoa Nghĩa
THPT Võ Thị Sáu
THPT An Phú
THPT An Phú 2
THPT Quốc Thái
THPT Tân Châu
THPT Đức Trí
THPT Vĩnh Xương
THPT Chu Văn An
THPT Tiến Bộ
THPT Nguyễn Chí Thanh
THPT Trần Văn Thành
THPT Châu Phú
THPT Thạnh Mỹ Tây
THPT Bình Mỹ
THPT Đoàn Kết
THPT Tịnh Biên
THPT Chi Lăng
THPT Xuân Tô
THPT Nguyễn Trung Trực
THPT DTNT An Giang
THPT Ba Chúc
THPT Nguyễn Hữu Cảnh
THPT Châu Văn Liêm
THPT Huỳnh Thị Hưởng
THPT Long Kiến
THPT Mỹ Hiệp
THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
THPT Vĩnh Bình
THPT Nguyễn Văn Thoại
THPT Nguyễn Khuyến
THPT Vọng Thê
1
2
4
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
37
39
40
41
44
- 41 -
Tổng Số ngƣời tham
số
gia đánh giá
6
6
19
19
16
13
29
24
36
31
26
23
17
16
25
24
26
24
20
20
9
8
23
18
11
11
24
21
22
18
27
25
25
23
28
23
10
10
15
14
18
15
20
19
29
27
14
12
28
22
41
39
26
20
17
17
14
14
14
14
29
29
30
30
45
45
31
0
34
28
Tỉ lệ (%)
100,0
100,0
81,3
82,8
86,1
88,5
94,1
96,0
92,3
100,0
88,9
78,3
100,0
87,5
81,8
92,6
92,0
82,1
100,0
93,3
83,3
95,0
93,1
85,7
78,6
95,1
76,9
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
0,0
82,4
Tên trƣờng
TT
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
Mã
46
THPT Hòa Lạc
47
THPT Mỹ Hội Đông
48
THPT Vĩnh Trạch
49
THPT Hòa Bình
50
THPT Châu Phong
51
THPT Bình Khánh
52
THPT Bình Thạnh Đông
53
THPT Cần Đăng
66
THPT Vĩnh Lộc
67
THPT Nguyễn Quang Diêu
Tổng
Từ kết quả bảng trên ta thấy tổng số
Tổng Số ngƣời tham
Tỉ lệ (%)
số
gia đánh giá
13
12
92,3
11
11
100,0
28
25
89,3
18
18
100,0
26
24
92,3
21
20
95,2
14
14
100,0
17
16
94,1
14
13
92,9
22
22
100,0
988
877
88,8
GV được tiến hành điều tra đạt 88,8%,
hoàn toàn mang tính đại diện cho toàn bộ mẫu điều tra. Trong toàn bộ 45 trường có
04 trường tỉ lệ phiếu thu về không đạt 80%. Tuy nhiên, kết quả này cũng không làm
ảnh hưởng đến kết quả chung của toàn bộ mẫu.
2.5.2.2. Phân tích số liệu điều tra
Trong bảng hỏi sử dụng có 25 câu hỏi thu thập thông tin về mức độ đáp ứng
với Chuẩn nghề nghiệp GVTH của cử nhân Sư phạm do Trường ĐHAG đào tạo.
Các tiêu chí này được thiết kế sử dụng cùng một loại thang đo 4 mức từ 1 đến 4.
Nhóm các câu hỏi này là nội dung chính của bảng hỏi nên nếu chúng thỏa mãn các
yêu cầu về độ tin cậy và độ hiệu lực của mô hình Rasch thì kết quả khảo sát đánh
giá mức độ đáp ứng của Chuẩn nghề nghiệp ban hành theo Thông tư số
30/2009/TT-BGDĐT với công việc của cử nhân sư phạm Trường ĐHAG là có thể
tin cậy được và phù hợp với đối tượng khảo sát.
a) Kết quả phân tích độ tin cậy dựa trên mô hình lý thuyết tương quan
trong bằng cách sử dụng phần mềm SPSS
(1)
Bảng hỏi dành cho GVTĐG
Kết quả phân tích độ tin cậy của bộ câu hỏi dựa trên độ thống nhất nội tại.
Kết quả phân tích cho thấy hệ số độ tin cậy Cronbach’s Alpha khá cao (r = 0,804),
có thể xem thang đo lường là tốt. Đồng thời hệ số tương quan của mỗi câu hỏi đối
với toàn bộ các câu hỏi còn lại đạt giá trị khá tốt: có 04/25 câu có hệ số tương quan
- 42 -
đạt giá trị từ 0,404 đến 0,500 đó là các câu 11, 13, 18, 21; có 20/25 câu có hệ số
tương quan đạt giá trị từ 0,235 đến 0,399; duy nhất có 01/25 câu có hệ số tương
quan thấp rC6 = 0,023 nhưng nếu loại bỏ câu này thì hệ số tương quan tăng không
đáng kể (Cronbach’s Alpha if Item Deleted = 0,806 0,804) nên có thể giữ nguyên
câu hỏi này vì không ảnh hưởng nhiều đến hệ số tương quan của toàn bộ câu hỏi
(tham khảo phụ lục 6.1, trang 109).
Formatted: Vietnamese (Vietnam)
Điều đó chứng tỏ các câu hỏi trong bảng hỏi có tính đồng hướng, đo đúng cái
cần đo, tức là các câu hỏi này đều có chất lượng khá tốt.
(2) Bảng hỏi dành cho TCM
Kết quả phân tích cho thấy hệ số độ tin cậy Cronbach’s Alpha rất cao (r =
0,918), có thể xem thang đo lường là tốt. Đồng thời hệ số tương quan của mỗi câu
hỏi đối với toàn bộ các câu hỏi còn lại đạt giá trị khá lý tưởng: có 23/25 câu có hệ
số tương quan đạt giá trị từ 0,421 đến 0,639; chỉ có 02/25 câu có hệ số tương quan
thấp rC23 = 0,182 và rC1 = 0,248 nhưng nếu loại bỏ câu này thì hệ số tương quan tăng
không đáng kể (Cronbach’s Alpha if Item Deleted bằng 0,919 và 0,921 xấp xỉ
0,918) nên có thể giữ nguyên câu hỏi này vì không ảnh hưởng nhiều đến hệ số
tương quan của toàn bộ câu hỏi (tham khảo phụ lục 6.2, trang 109). Điều đó chứng
Formatted: Vietnamese (Vietnam)
tỏ các câu trong bảng hỏi này có tính đồng hướng, đo đúng cái cần đo, tức là các
câu hỏi này đều có chất lượng tốt.
(3) Bảng hỏi dành cho BGH
Kết quả phân tích cho thấy hệ số độ tin cậy Cronbach’s Alpha rất cao (r =
0,887), có thể xem thang đo lường là tốt. Đồng thời hệ số tương quan của mỗi câu
hỏi đối với toàn bộ các câu còn lại đạt giá trị khá tốt: toàn bộ 25 câu đều có hệ số
tương quan đạt giá trị từ 0,339 đến 0,591 đồng thời nếu loại bỏ bớt một câu nào đó
thì hệ số tương quan đều nhỏ hơn (tham khảo phụ lục 6.3, trang 110).
Điều đó chứng tỏ các câu trong bảng hỏi này có tính đồng hướng, đo đúng
cái cần đo, tức là các câu hỏi này đều có chất lượng tốt.
Qua kết quả phân tích ta thấy:
- 43 -
Formatted: Vietnamese (Vietnam)
Tiêu chí 2.1 (C6)_Tìm hiểu đối tượng giáo dục: trong bảng hỏi dành cho
GVTĐG có rC6-GVTĐG = 0,023 còn trong bảng hỏi dành cho nhóm TCM và BGH có
r > 0,3 (rC6-TCM = 0,542 và rC6-BGH = 0,339). Qua kiểm tra minh chứng mà GV cung
cấp ở cả 3 đối tượng là hoàn toàn giống nhau. Như vậy, có khả năng cùng một minh
chứng nhưng cách nhìn nhận đánh giá khác nhau. Ở nhóm GVTĐG, họ kì vọng sẽ
làm tốt hơn nhưng thực tế chưa làm được, còn đối với nhóm cán bộ quản lý với mặt
bằng chung tại các trường việc GV thực hiện một số nhiệm vụ được ghi nhận là khá
tốt. Điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả khảo sát được phân tích ở chương 3, cụ
thể MeanC6-GVTĐG = 3,01 nhỏ hơn MeanC6-TCM = 3,15 và MeanC6-BGH = 3,12. Do đó,
kết quả trên còn chịu ảnh hưởng của yếu tố “minh chứng” và “chất lượng minh
chứng”. Chính điều này cũng lí giải vì sao giá trị độ phân biệt DC6-GVTĐG < 0,2.
Tiêu chí 5.2 (C23)_Tham gia các hoạt động chính trị XH; có sự khác biệt về
hệ số tương quan ở từng bảng hỏi, cụ thể: rC23-GVTĐG = 0,374; rC23-TCM = 0,182 và
rC23-BGH = 0,441. Ta thấy rC23-TCM thấp, hoàn toàn giống với kết quả phân tích trong
đợt điều tra thử nghiệm. Như vậy, có khả năng tiêu chí này TCM đề ra yêu cầu cao
đối với GV hoặc GV chưa tham gia tốt các hoạt động của TCM. Nhận định này khá
phù hợp với kết quả phân tích ở chương 3 khi MeanC23-TCM = 2,89 nhỏ hơn MeanC23GVTĐG
= 3,41 và MeanC23-BGH = 3,06. Đây cũng là tiêu chí mà ở nhóm TCM đánh giá
có giá trị trung bình đạt mức thấp nhất và có sự khác nhau trong kết quả đánh giá ở
từng trường về tiêu chí này.
Như vậy, kết quả phân tích độ tin cậy dựa trên mô hình lý thuyết tương quan
trong bằng cách sử dụng phần mềm SPSS ở cả 3 bảng hỏi đều khá tốt với hệ số
tương quan từ 0,8 trở lên, các câu hỏi có tính đồng hướng, đo đúng cái cần đo. Đây
là thang đo lường tốt.
b) Kết quả kiểm tra theo mô hình Rasch bằng cách sử dụng phần mềm Quest
Qua kết quả phân tích, có thể khẳng định rằng toàn bộ câu hỏi có Mean và
SD đáp ứng đủ điều kiện cần thiết cho việc thiết lập mô hình đáp ứng với lý thuyết
mô hình Rasch (tham khảo phụ lục 12, trang 154). Do đó, dữ liệu hoàn toàn phù
hợp với mô hình Rasch.
- 44 -
Formatted: Vietnamese (Vietnam)
Trong cả 3 bảng hỏi, giá trị Mean tiến đến kì vọng cho phép chính xác và
đáp ứng được điều kiện mà mô hình đưa ra nhưng có sai số (giá trị độ lệch chuẩn)
lớn hơn giá trị điều kiện cho phép. Nguyên nhân chính là do:
(1) Sai số phép đo có thể là do:
- Thông hiểu của đơn vị này và đơn vị kia khi được phổ biến về đánh giá
là không chuẩn và chưa thật sự nghiêm túc trong quá trình đánh giá;
- Đội ngũ cán bộ ở từng trường hiểu nội dung chuẩn là khác nhau.
(2) Bản thân đội ngũ GV ĐHAG có thể khác nhau ở các khu vực. Chẳng hạn,
GV khi ra trường có KQXL tốt nghiệp TB về công tác vùng sâu còn GV có KQXL
tốt nghiệp khá giỏi dạy ở thành thị dẫn đến có sự khác biệt về vùng miền.
Chính những nguyên nhân trên đã dẫn đến sai số của độ lệch chuẩn do đội
ngũ không chuẩn vì thực tế có một số đáp ứng được yêu cầu của chuẩn còn một số
thì không, nên dẫn đến chênh lệch giữa các đối tượng nhiều hơn. Do đó, khi mở
rộng quy mô mẫu thì sai số càng tăng trong khi điều tra thử nghiệm thì giá trị độ
lệch chuẩn đáp ứng được điều kiện mô hình Rasch đưa ra.
Như vậy, kết quả kiểm tra theo mô hình Rasch bằng cách sử dụng phần mềm
Quest ở cả 3 bảng hỏi dành cho 3 nhóm đối tượng, ta nhận thấy các dữ liệu đều phù
hợp với mô hình Rasch, đồng thời toàn bộ các câu hỏi đều nằm trong khoảng đồng
bộ cho phép, không có câu hỏi ngoại lai và tạo thành một cấu trúc chung, phù hợp
với đối tượng khảo sát. Qua kết quả phân tích từng câu hỏi (file .ita) cho thấy toàn
bộ các câu hỏi đều có chỉ số độ phân biệt dương tức là những câu hỏi đó đo cùng
một đặc tính với bảng hỏi. Duy nhất chỉ có một câu trong bảng hỏi dành cho nhóm
GVTĐG có D < 0,2 (Tiêu chí 2.1_Tìm hiểu đối tượng giáo dục). Còn lại các câu hỏi
đều có D > 0,3 (tham khảo phụ lục 7, trang 111).
Qua kết quả đánh giá độ tin cậy và độ hiệu lực của bộ công cụ đo lường bằng
cách dựa trên mô hình lý thuyết tương quan trong bằng cách sử dụng phần mềm
SPSS và kiểm tra theo mô hình Rasch bằng cách sử dụng phần mềm Quest, nhận
xét: độ tin cậy của bộ công cụ khá cao, các câu hỏi có tính đồng hướng, cùng đo
- 45 -
đúng cái cần đo, tạo thành một cấu trúc chung. Đây là thang đo lường tốt và phù
hợp với nhóm khách thể nghiên cứu.
- 46 -
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG VỀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG VỚI CHUẨN NGHỀ
NGHIỆP GVTH CỦA CỬ NHÂN SƢ PHẠM DO TRƢỜNG
ĐHAG ĐÀO TẠO
3.1. MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
3.1.1. Phân bố khách thể nghiên cứu theo khu vực
Bảng 3.1: Phân bố khách thể nghiên cứu theo khu vực
Khu vực
TT
Số lƣợng
Tỉ lệ (%)
1
Vùng sâu
435
49,60
2
Nông thôn
353
40,25
3
Thành thị
89
10,15
877
100%
Tổng
Từ bảng 3.1, ta thấy gần 90% SV ĐHAG sau khi tốt nghiệp được phân công
nhiệm sở về vùng sâu và nông thôn, có khả năng ở thành thị biên chế GV đã đủ.
3.1.2. Phân bố khách thể nghiên cứu theo giới
Bảng 3.2: Phân bố khách thể nghiên cứu theo giới
Giới
TT
Số lƣợng
Tỉ lệ (%)
1
Nam
344
39,22
2
Nữ
533
60,78
877
100%
Tổng
Qua bảng 3.2, ta thấy hơn 60% SV Khoa Sư phạm trường ĐHAG là nữ giới,
cho thấy tỉ lệ nam giới chọn ngành sư phạm thấp hơn nhiều so với nữ giới.
- 47 -
3.1.3. Phân bố khách thể nghiên cứu theo thâm niên công tác
Bảng 3.3: Phân bố khách thể nghiên cứu theo thâm niên công tác
TT
Thâm niên công tác
Số lƣợng
Tỉ lệ (%)
1
6 năm
127
14,48
2
5 năm
124
14,14
3
4 năm
181
20,63
4
3 năm
149
16,99
5
2 năm
148
16,88
6
1 năm
148
16,88
877
100%
Tổng
(Nguồn: Sở Giáo dục & Đào tạo An Giang, 2010)
Nhìn chung, số lượng SV hàng năm ra trường làm công tác giảng dạy trên
địa bàn Tỉnh An Giang khá đồng đều.
3.1.4. Phân bố khách thể nghiên cứu theo đặc điểm khối ngành
Bảng 3.4: Phân bố khách thể nghiên cứu theo đặc điểm khối ngành
TT
Ngành đào tạo
Số lƣợng
Tỉ lệ (%)
1
Chính trị
63
7,18
2
Địa lý
34
3,88
3
Hóa học
68
7,75
4
Lịch sử
60
6,84
5
Ngữ văn
175
19,96
6
Sinh học
92
10,49
7
Tiếng Anh
147
16,76
8
Toán
153
17,45
9
Vật lý
85
9,69
100%
Tổng
877
(Nguồn: Sở Giáo dục & Đào tạo An Giang, 2010)
- 48 -
Qua bảng số liệu ta thấy, SV tốt nghiệp ngành Địa lý ra trường giảng dạy
đúng chuyên ngành đào tạo còn ít, trong khi tỉ lệ SV ngành Ngữ văn giảng dạy đúng
chuyên ngành đào tạo nhiều nhất.
3.1.5. Phân bố khách thể nghiên cứu theo KQXL tốt nghiệp
Bảng 3.5: Phân bố khách thể nghiên cứu theo KQXL tốt nghiệp
Xếp loại
Số lƣợng
Tỉ lệ (%)
Giỏi
92
10,49
Khá
534
60,89
TB khá
247
28,16
TB
4
0,46
Tổng
877
100%
(Nguồn: Phòng Khảo thí & KĐCL trường ĐHAG, 2010)
TT
1
2
3
4
Từ bảng số liệu trên ta thấy, KQXL tốt nghiệp của SV ĐHAG từ năm 2004
đến 2009, tỉ lệ SV xếp loại khá giỏi cao chiếm hơn 70%.
3.2. BỨC TRANH CHUNG VỀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG VỚI CHUẨN NGHỀ
NGHIỆP GVTH CỦA CỬ NHÂN SƢ PHẠM DO TRƢỜNG ĐHAG ĐÀO
TẠO
3.2.1. Kết quả xếp loại NLNN của GV theo chuẩn nghề nghiệp GVTH
KQXL của GVTĐG, TCM và BGH đánh giá NLNN của GV theo Chuẩn
được minh họa bằng biểu đồ (xem trang sau).
Từ biểu đồ ta nhận thấy, đa số GV đều được xếp loại ở mức XS và Khá
(chiếm hơn 90%), mức TB chiếm tỉ lệ khá thấp trên cả 3 nhóm đối tượng. Cụ thể:
- Phần lớn GVTĐG có NL ở mức khá (chiếm 67,2%) và mức XS (chiếm
32,6%). Tỉ lệ GVTĐG ở mức TB còn thấp (chiếm 0,2%).
- KQXL GV của TCM cho thấy: phần lớn GV hiện nay ở mức khá (chiếm
77,8%). Tỉ lệ GV ở mức XS còn thấp (chiếm 15,2%), GV xếp loại NL ở mức TB
chiếm 7,0%. Kết quả này nhìn chung có sự khác biệt so với nhóm GVTĐG, nguyên
nhân chính có thể do cách nhìn nhận chủ quan của GV, còn e dè chưa dám đánh giá
thật khi đưa ra các quan điểm, nhận định của mình và chưa có nhiều kinh nghiệm
trong tự đánh giá những kết quả mà cá nhân đạt được (do thâm niên của các GV này
- 49 -
còn ít, có hơn 70% GV dưới 5 năm công tác), do đó dẫn đến tình trạng có độ lệch
giữa hai nhóm này.
- KQXL GV của BGH nhìn chung khá tương đồng với ý kiến đánh giá của
TCM, phần lớn GV ở mức khá (chiếm 78,9%). Tỉ lệ GV có NL ở mức XS còn thấp
(chiếm 13,6%), GV xếp loại ở mức TB chiếm 7,5%.
90.0%
Tổ chuyên môn
80.0%
BGH
70.0%
60.0%
GVTĐG
50.0%
Tỉ lệ %
GV tự đánh giá
Tổ chuyên môn
Ban Giám hiệu
40.0%
30.0%
20.0%
10.0%
0.0%
Xuất sắc
Khá
Trung bình
Kết quả xếp loại
Hình 3.1: Sơ đồ phân bố kết quả XL NLNN do GV, TCM, BGH đánh giá
- 50 -
Như vậy, KQXL NLNN GV theo Chuẩn có hơn 90% GV đạt loại XS và Khá,
có khả năng do trong những năm gần đây tỉnh An Giang tập trung đầu tư nhiều cho
giáo dục thông qua: Thứ nhất, các khóa tập huấn ngắn hạn do Sở GD&ĐT An
Giang, Trường ĐHAG tổ chức vào các đợt hè hoặc các đợt nghỉ giữa học kì. Thứ
hai, các trường trong tỉnh đặc biệt là các trường vùng sâu, nông thôn đã được
UBND Tỉnh đầu tư nhiều hơn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học
phục vụ công tác giảng dạy. Thứ ba, kết quả của công trình nghiên cứu của TS. Vũ
Thị Phương Anh về “Nghiên cứu xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
đội ngũ GV phổ thông tỉnh An Giang” nghiệm thu tháng 08/2007 đã được UBND
Tỉnh An Giang áp dụng, triển khai trong suốt thời gian qua thông qua việc tổ chức
tập huấn phương pháp giảng dạy chuyên đề đã có ảnh hưởng tích cực đến GV.
Các nhận định trên khá phù hợp với Báo cáo tổng kết thanh tra của Sở
GD&ĐT An Giang trong 3 năm qua. Thanh tra nhận định: “(1) Chất lượng giảng
dạy và học tập trong từng đơn vị được nâng lên khá rõ và có chuyển biến tích cực
theo hướng hạn chế tình trạng học sinh yếu kém, học sinh lên lớp không đủ chuẩn
kiến thức; (2) Các trường đều có quan tâm chỉ đạo công tác tác này, GV có ý thức
hơn trong việc sử dụng thiết bị khi lên lớp, nhiều trường đã đầu tư trang bị TV,
projector cố định tại các phòng học để phục vụ giảng dạy; (3) Đa số GV tại các đơn
vị được thanh tra đều thực hiện đúng chương trình, đảm bảo chế độ cho điểm và
thực hiện hồ sơ sổ sách chuyên môn đúng quy định; vận dụng được các phương
pháp để phát huy tính tích cực học tập của HS; có ứng dụng công nghệ thông tin
trong soạn giảng; có sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học khi lên lớp.” [3]
3.2.2. Mức độ đáp ứng của GV ở các tiêu chí đánh giá
3.2.2.1. Nhóm GVTĐG
Qua kết quả GVTĐG ở từng tiêu chí (tham khảo phụ lục 8, trang 112) có
9/25 (36%) tiêu chí GV đáp ứng tốt yêu cầu mà Chuẩn đưa ra bao gồm 5 tiêu chí
thuộc tiêu chuẩn 1 và 3.1, 3.2, 3.3, 4.6. Đây là các câu có giá trị Mean lớn hơn 3,50
(theo quy ước thang đánh giá ở mục 1.2.4.2). Ở tiêu chuẩn 1 về phẩm chất chính trị,
- 51 -
Formatted: Vietnamese (Vietnam)
đạo đức, lối sống của GV, cả 5/5 tiêu chí GV đều cảm thấy tự tin nhất khi tự đánh
giá đáp ứng tốt theo yêu cầu mà Chuẩn đã đưa ra. Như vậy, qua kết quả GVTĐG
nhận thấy GV đã gương mẫu và vận động mọi người thực hiện lối sống lành mạnh,
văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục; có tác phong mẫu
mực, làm việc khoa học. Đồng thời qua kết quả đối chiếu với mục 3.4.3.1 thấy đây
cũng chính là điểm mạnh của GV. Ở tiêu chuẩn 3 về NL dạy học, có 3/8 tiêu chí
GVTĐG đáp ứng tốt theo yêu cầu mà Chuẩn đã đưa ra. Nghĩa là, GV đã đảm bảo
dạy học đúng theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình môn học, thực hiện
một cách linh hoạt, sáng tạo kế hoạch dạy học đã được thiết kế, thực hiện tốt các
yêu cầu phân hóa. Ở tiêu chuẩn 4 về NL giáo dục, có tiêu chí 4.6 về đánh giá kết
quả rèn luyện đạo đức của HS GV tự nhận xét đáp ứng tốt theo yêu cầu mà Chuẩn
đưa ra, đó là GV đã biết phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp, cha mẹ HS, cộng đồng
và tổ chức Đoàn, Đội trong trường tạo ra sự thống nhất trong việc đánh giá kết quả
rèn luyện đạo đức của HS, đảm bảo tính khách quan công bằng, chính xác và có tác
dụng giáo dục HS. Có 64% các tiêu chí còn lại GVTĐG đáp ứng Chuẩn ở mức khá
(3,00 Mean 3,50).
Đồng thời qua phân tích liên hệ giữa kết quả đánh giá ở từng tiêu chí với đặc
điểm riêng của từng trường thông qua phân tích phương sai một yếu tố (ANOVA)
để so sánh sự khác biệt về kết quả tự đánh giá của GV ở mỗi tiêu chí. Ta đặt giả
thuyết H0 là “không có sự khác biệt về kết quả tự đánh giá của GV ở mỗi tiêu chí ở
các trường”. Thực hiện phân tích ANOVA một yếu tố trên SPSS (được tổng hợp ở
bảng của phụ lục 8 trang 112), cho kết quả như sau: có 3/25 tiêu chí (3.7, 4.2, 4.4)
không bác bỏ giả thuyết H0 vì có mức ý nghĩa lớn hơn 0,1. Điều đó có nghĩa là kết
quả đánh giá ở các tiêu chí này không có liên hệ gì với đặc điểm của từng trường.
Có 1/25 tiêu chí (3.8) giả thuyết H0 bị bác bỏ với độ tin cậy 90%; 6/25 tiêu chí (2.2,
3.3, 4.1, 4.3, 4.5, 5.2) giả thuyết H0 bị bác bỏ với độ tin cậy 95% và 15/25 tiêu chí
còn lại giả thuyết H0 bị bác bỏ với độ tin cậy 99% có nghĩa là ở các trường khác
nhau thì kết quả tự đánh giá của GV ở từng tiêu chí cũng khác nhau.
- 52 -
Như vậy, qua kết quả phân tích trên có 36% số tiêu chí GVTĐG đáp ứng tốt
với Chuẩn và 64% số tiêu chí GVTĐG đáp ứng được Chuẩn ở mức khá. Đồng thời
qua phân tích ANOVA cho kết quả có 12% số tiêu chí GVTĐG ở từng trường
không có sự khác biệt và 88% số tiêu chí GVTĐG ở từng trường có sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê với độ tin cậy trên 90%. Ta thấy đa số các tiêu chí qua kết quả tự
đánh giá của GV về mức độ đáp ứng với Chuẩn ở từng tiêu chí có thể phụ thuộc đặc
điểm từng trường. Do có khả năng ở từng trường khác nhau điều kiện tài chính, cơ
sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy ở các trường và yêu cầu đối với GV ở
từng trường khác nhau cũng ảnh hưởng đến nỗ lực áp dụng những phương pháp
giảng dạy mới của các thầy cô.
Quan sát hình 3.2 ở trang sau, nhận thấy mức TB GV đạt được ở tất cả các
tiêu chí nằm trong khoảng mức 3 và mức 4 ( X = 3,01 ; X = 3,93). Trong đó GV đạt
mức TB cao nhất ( X max = 3,93) ở tiêu chí 1.2_Đạo đức nghề nghiệp; GV đạt mức
TB thấp nhất ( X min = 3,01) ở tiêu chí 2.1_Tìm hiểu đối tượng giáo dục.
Các tiêu chí có tỉ lệ GV đạt mức 4 cao nhất: tiêu chí 1.2_Đạo đức nghề
nghiệp (chiếm 93,8%), tiêu chí 1.1_Phẩm chất chính trị (chiếm 88,9%).
Các tiêu chí có tỉ lệ GV đạt mức thấp (mức 3) chiếm tỉ lệ cao ở các tiêu chí:
tiêu chí 2.1_Tìm hiểu đối tượng giáo dục (chiếm 99,1%), tiêu chí 5.1_Phối hợp với
gia đình HS và cộng đồng (chiếm 77,7%).
Như vậy, ở các tiêu chí về Phẩm chất chính trị và Đạo đức nghề nghiệp là thế
mạnh của GV. Đây là một trong các tiêu chí quan trọng của người GV. Nhưng tiêu
chí về Tìm hiểu đối tượng giáo dục theo kết quả tự đánh giá của GV vẫn còn ở mức
thấp chứng tỏ đây là một trong các NL GV còn yếu. Nguyên nhân chủ yếu có thể là
do: GV chưa biết cách tiếp cận, khảo sát, nghiên cứu đặc điểm, tính cách và hoàn
cảnh của từng HS; chưa có kỹ năng quan sát tinh tế những diễn biến tâm lý, tư
tưởng, tình cảm của từng em để có biện pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng.
Ngoài ra, có thể là do nhiều GV mới ra trường (70% dưới 5 năm công tác) tham gia
khảo sát, là những GV còn thiếu kinh nghiệm trong tìm hiểu đối tượng và phối hợp
- 53 -
với gia đình học sinh. Kết quả nhận định này khá phù hợp với kết quả tổng hợp câu
hỏi mở được phân tích ở nội dung 3.4.3.2.
Mức 2
100%
80%
Mức 3
60%
1
2
Tỉ lệ
3
4
40%
20%
Mức 4
0%
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
2.1
2.2
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
4.1
4.2
4.3
4.4
4.5
4.6
5.1
5.2
6.1
6.2
Tiêu chí
Hình 3.2: Sơ đồ phân bố mức độ đạt được ở các tiêu chí do GVTĐG
- 54 -
3.2.2.2. Nhóm TCM đánh giá
Qua kết quả đánh giá GV của TCM ở từng tiêu chí (tham khảo phụ lục 8,
trang 112) có 7/25 (28%) tiêu chí GV đáp ứng tốt yêu cầu mà Chuẩn đưa ra bao
gồm 5 tiêu chí thuộc tiêu chuẩn 1 và 2 tiêu chí thuộc tiêu chuẩn 3. Điều này khá
tương đồng với kết quả tự đánh giá của GV ở từng tiêu chí. Có 12% số tiêu chí theo
TCM đánh giá GV đáp ứng Chuẩn ở mức TB (2,50 Mean 2,99), đó là các tiêu
chí 4.4, 5.2, 6.2. Theo TCM đánh giá, ở tiêu chí 4.4_Giáo dục qua các hoạt động
cộng đồng, thì GV chỉ mới thực hiện một cách đầy đủ các hoạt động giáo dục trong
cộng đồng theo kế hoạch đã xây dựng mà chưa thực hiện nó một cách linh hoạt và
sáng tạo. Ở tiêu chí 5.2_Tham gia các hoạt động chính trị xã hội, GV chỉ mới tham
gia các hoạt động chính trị, xã hội do các tổ chức chính trị, xã hội trong nhà trường
khởi xướng và do địa phương tổ chức mà chưa thực sự chủ động tham gia và vận
động mọi người cùng tham gia. Có 60% số tiêu chí còn lại GV đáp ứng Chuẩn ở
mức khá.
Ta đặt giả thuyết H0 là “kết quả đánh giá GV của TCM ở mỗi tiêu chí không
có liên hệ gì với đặc điểm từng trường”. Thực hiện phân tích ANOVA một yếu tố
trên SPSS được tổng hợp ở bảng của phụ lục 8, cho kết quả như sau: có 100% số
tiêu chí có mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,01 nên giả thuyết H0 bị bác bỏ với độ tin cậy
99% thì có thể nói có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết quả đánh giá GV của
TCM ở mỗi tiêu chí, có nghĩa là ở các trường khác nhau thì kết quả đánh giá GV
của TCM ở từng tiêu chí cũng khác nhau.
Vậy, qua kết quả phân tích trên cho thấy có sự tương đồng trong kết quả tự
đánh giá của GV và TCM ở các tiêu chí của tiêu chuẩn 1. Đồng thời qua kết quả
phân tích ANOVA cho thấy có 100% số tiêu chí qua cách đánh giá của TCM ở từng
trường có sự khác biệt với độ tin cậy rất cao 99%. Do đó, kết quả đánh giá GV của
TCM về mức độ đáp ứng với Chuẩn ở từng tiêu chí có thể phụ thuộc đặc điểm từng
trường.
- 55 -
Mức 1
100%
Mức 2
80%
Mức 3
60%
1
2
Tỉ lệ
3
4
40%
20%
Mức 4
0%
1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 2.1 2.2 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 3.6 3.7 3.8 4.1 4.2 4.3 4.4 4.5 4.6 5.1 5.2 6.1 6.2
Tiêu chí
Hình 3.3. Sơ đồ phân bố mức độ đạt được ở các tiêu chí của GV
do TCM đánh giá
- 56 -
Từ hình 3.3, ta nhận thấy mức TB GV đạt được ở tất cả tiêu chí đều nằm trong
khoảng mức 2 và mức 3 ( X = 2,89 ; X = 3,90). Trong đó GV đạt mức TB cao nhất
( X max = 3,90) ở tiêu chí 1.1_Phẩm chất chính trị; GV đạt mức TB thấp nhất ( X min =
2,89) ở tiêu chí 5.2_Tham gia các hoạt động chính trị xã hội.
Các tiêu chí có tỉ lệ GV đạt mức 4 cao nhất ở các tiêu chí: tiêu chí 1.1._Phẩm
chất chính trị (chiếm 90,6%) và tiêu chí 1.2_Đạo đức nghề nghiệp (chiếm 88,3%).
Các tiêu chí có tỉ lệ GV đạt mức thấp (mức 1 và mức 2) chiếm tỉ lệ cao ở các
tiêu chí: tiêu chí 4.4_Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng (chiếm 22,5%),
tiêu chí 5.2_Tham gia các hoạt động chính trị xã hội (chiếm 20,2%), tiêu chí
4.2_Giáo dục qua môn học (chiếm 0,6%).
Kết quả phân tích số liệu cho thấy hệ số tương quan giữa kết quả tự đánh giá
xếp loại của GV và kết quả đánh giá của TCM thấp vì ở cả 25 tiêu chí r < 0,3 với
mức ý nghĩa p < 0,05. Như vậy, có khả năng ở mỗi đối tượng đánh giá có cách nhìn
nhận, quan điểm khác nhau mặc dù có cùng minh chứng. Có sự khác biệt rõ giữa
“minh chứng” và “chất lượng minh chứng”.
3.2.2.3. Nhóm BGH đánh giá
Qua bảng số liệu ở phụ lục 8 (trang 112), có 7/25 (28%) tiêu chí GV đáp ứng
tốt yêu cầu mà Chuẩn đưa ra bao gồm 5 tiêu chí thuộc tiêu chuẩn 1 và 2 tiêu chí
thuộc tiêu chuẩn 3. Điều này khá tương đồng với kết quả tự đánh giá của GV và
TCM đánh giá ở từng tiêu chí. Có 12% số tiêu chí BGH đánh giá đáp ứng Chuẩn ở
mức TB (3.6, 4.4, 4.6). Ở tiêu chí 3.6_Xây dựng môi trường học tập, BGH đánh giá
GV đã biết khuyến khích HS mạnh dạn, tự tin không chỉ trả lời các câu hỏi của GV
mà còn nêu thắc mắc và trình bày ý kiến của mình; đảm bảo điều kiện học tập an
toàn nhưng GV chưa thật sự tạo được bầu không khí hăng say học tập. Ở tiêu chí
4.4_Giáo dục qua các hoạt động cộng đồng, BGH đánh giá GV chỉ mới thực hiện
một cách đầy đủ các hoạt động giáo dục trong cộng đồng theo kế hoạch đã xây
dựng mà chưa tiến hành nó một cách linh hoạt và sáng tạo. Ở tiêu chí 4.6_Đánh giá
kết quả rèn luyện đạo đức của HS, GV chỉ mới thực hiện được việc theo dõi, thu
thập thông tin về từng HS làm cơ sở cho đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của HS
- 57 -
mà chưa phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp, phụ huynh HS, cộng đồng và các tổ
chức Đoàn, Đội trong trường. Có 60% số tiêu chí còn lại đáp ứng Chuẩn ở mức khá.
Ta đặt giả thuyết H0 là “kết quả đánh giá GV của BGH ở mỗi tiêu chí không
có liên hệ gì với đặc điểm từng trường”. Thực hiện phân tích ANOVA một yếu tố
trên SPSS (được tổng hợp ở bảng của phụ lục 8, trang 112) cho kết quả như sau: có
100% số tiêu chí có mức ý nghĩa nhỏ hơ 0,01 nên giả thuyết H0 bị bác bỏ với độ tin
cậy 99% thì có thể nói có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết quả đánh giá GV
của BGH ở mỗi tiêu chí. Có nghĩa là ở các trường khác nhau thì kết quả đánh giá
GV của BGH ở từng tiêu chí cũng khác nhau. Kết quả phân tích ANOVA của hai
nhóm TCM và BGH tương đồng nhau, nghĩa là ở các tiêu chí đánh giá theo cách
nhìn nhận của TCM và BGH có sự khác biệt ở các trường khác nhau do đặc điểm và
yêu cầu từng trường.
Vậy, qua kết quả phân tích trên cho thấy có sự tương đồng trong kết quả tự
đánh giá của GV, TCM và BGH ở các tiêu chí của tiêu chuẩn 1. Đồng thời qua kết
quả phân tích ANOVA cho thấy có 100% số tiêu chí qua cách đánh giá của BGH ở
từng trường có sự khác biệt với độ tin cậy rất cao 99%. Do đó, các tiêu chí qua kết
quả đánh giá GV của BGH về mức độ đáp ứng với Chuẩn ở từng tiêu chí có thể phụ
thuộc đặc điểm từng trường.
Từ hình 3.4 ở trang sau, ta nhận thấy mức TB GV đạt được ở tất cả tiêu chí
nằm trong khoảng mức 2 và mức 3 ( X = 2,87 ; X = 3,90). Trong đó GV đạt mức TB
cao nhất ( X max = 3,90) ở tiêu chí 1.1_Phẩm chất chính trị; GV đạt mức TB thấp
nhất ( X min = 2,87) ở tiêu chí 4.4_Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng.
Các tiêu chí có tỉ lệ GV đạt mức 4 cao nhất: tiêu chí 1.1._Phẩm chất chính trị
(chiếm 90,6%) và tiêu chí 1.2_Đạo đức nghề nghiệp (chiếm 88,6%).
GV đạt mức thấp (mức 1 và mức 2) chiếm tỉ lệ cao ở các tiêu chí: tiêu chí
4.4_Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng (chiếm 24,8%), tiêu chí 3.6_Xây
dựng môi trường học tập (chiếm 20,8%).
Kết quả phân tích số liệu cho thấy: thứ nhất, hệ số tương quan giữa kết quả
tự đánh giá xếp loại của GV với nhóm BGH thấp r < 0,3 với mức ý nghĩa p < 0,1.
- 58 -
Thứ hai, có sự tương quan giữa kết quả đánh giá của TCM và BGH với r > 0,8 với p
= 0,000 (ở 13 tiêu chí) và có 12 tiêu chí r (0,091 ; 0,292) với p = 0,000.
Mức 1
100%
Mức 2
80%
60%
1
2
Tỉ lệ %
3
4
Mức 3
40%
20%
Mức 4
0%
1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 2.1 2.2 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 3.6 3.7 3.8 4.1 4.2 4.3 4.4 4.5 4.6 5.1 5.2 6.1 6.2
Tiêu chí
Hình 3.4: Sơ đồ phân bố mức độ đạt được ở các tiêu chí của GV do BGH đ.giá
- 59 -
Tóm lại, qua cách đánh giá của 3 nhóm đối tượng ta thấy: điểm mạnh của
GV hiện nay chính là có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp tốt đáp ứng
được những yêu cầu của Chuẩn. Đây là điều kiện cần có và phải có trong giáo dục,
hình thành nhân cách cho chính HS. Bởi lẽ, nói đến phẩm chất là nói đến hệ thống
những thuộc tính tâm lí biểu hiện các mối quan hệ xã hội cụ thể của mỗi người,
thường được thể hiện ra những thái độ, hành vi ứng xử. Đây là những phẩm chất
đặc trưng trong nhân cách người thầy, khi GV là một công dân gương mẫu, có ý
thức trách nhiệm xã hội, hăng hái tham gia vào sự phát triển cộng đồng, là tấm
gương sáng cho HS noi theo. Tiêu chí GV đáp ứng yêu cầu Chuẩn chưa tốt: (1) Tìm
hiểu đối tượng GD; (2) GD qua các hoạt động trong cộng đồng; (3) Tham gia các
hoạt động chính trị xã hội. Có thể GV chỉ tập trung vào truyền tải kiến thức chuyên
môn mà chưa chú trọng đến các hoạt động này nhất là đối với đối tượng GV mới ra
trường, kinh nghiệm giảng dạy còn ít. Cũng có khả năng GV chưa quan tâm đến các
hoạt động này hoặc chưa được đào tạo kĩ năng bài bản để thực hiện.
Kết quả đánh giá GV của 3 nhóm đối tượng về mức độ đáp ứng với Chuẩn ở
từng tiêu chí có thể phụ thuộc đặc điểm từng trường có thể do chế độ lao động, môi
trường lao động, điều kiện sống và làm việc,… Nếu GV được DH trong một môi
trường sư phạm tốt, có đủ điều kiện cần thiết để không ngừng phát huy mà còn nâng
cao, hoàn thiện các NL hiện có là một hạnh phúc lớn của người GV có tâm huyết
với nghề. Có một người quản lí sắc sảo, hiểu rõ nghề, biết tổ chức hợp lí lao động
của đội ngũ GV là điều mong muốn của mỗi GV, đồng thời, có một tập thể sư phạm
gần gũi trong tổ, trong trường, đoàn kết thân ái, say sưa với nghề nghiệp, hăng hái
học hỏi giúp đỡ nhau là những yếu tố tinh thần có ý nghĩa cao hơn những điều kiện
vật chất.
Có sự khác nhau trong cách đánh giá giữa hai nhóm đối tượng là GVTĐG và
cán bộ quản lý đánh giá (BGH và TCM), có khả năng do yếu tố chủ quan chi phối,
quan điểm của từng đối tượng khác nhau do cách hình thành thang đánh giá khác
nhau dù có cùng minh chứng, luận cứ đưa ra, đó chính là sự khác biệt lớn giữa
- 60 -
“minh chứng” và “chất lượng minh chứng”. Đồng thời còn bị ảnh hưởng bởi yếu tố
kinh nghiệm, thời gian công tác, vị trí công tác,…
3.2.3. So sánh sự khác biệt về kết quả đánh giá của nhóm BGH, TCM và tự
đánh giá của GV dựa theo chuẩn nghề nghiệp GVTH khi xét đến các yếu tố
3.2.3.1. Về khu vực
90.0
80.0
TCM
70.0
BGH
60.0
GVTĐG
50.0
Tỉ lệ
GVTĐG
TCM
BGH
40.0
30.0
20.0
10.0
0.0
XS
Khá
Vùng sâu
TB
XS
Khá
TB
Vùng nông thôn
XS
Khá
TB
Vùng thành thị
Hình 3.5: Sự phân bố KQXL GV theo Chuẩn xét yếu tố khu vực
Nhìn chung, qua đánh giá của 3 nhóm tượng dựa trên kết quả TB cộng: loại
XS chiếm tỉ lệ cao nhất là GV ở vùng nông thôn > vùng thành thị > vùng sâu. Loại
Khá vùng sâu chiếm tỉ lệ cao nhất, còn loại TB vùng nông thôn chiếm tỉ lệ thấp
nhất.
- 61 -
Có sự khác biệt trong cách đánh giá của từng nhóm đối tượng. Cụ thể: ở nhóm
GVTĐG đạt loại XS chiếm tỉ lệ cao hơn so với nhóm CBQL đánh giá. Còn ở loại
Khá và TB thì nhóm CBQL đánh giá chiếm tỉ lệ cao hơn nhóm GVTĐG. Nguyên
nhân có thể là do: yếu tố chủ quan chi phối, kinh nghiệm công tác, thời gian công
tác, chức vụ cũng ảnh hưởng đến việc hình thành thang điểm đánh giá ở mỗi đối
tượng.
(1) Nhóm GVTĐG
Hệ số Chi-Square được dùng để kiểm định mối liên hệ giữa KQXL của GV
theo Chuẩn với yếu tố khu vực. Giả thuyết H0 được đưa ra là: “không có mối liên hệ
giữa hai biến KQXL GV và vị trí địa lý từng trường”. Kết quả chạy hệ số ChiSquare cho mức ý nghĩa 0,074 < 0,1 nên ta có thể bác bỏ giả thuyết H0 nhưng có
33,3% số ô trong bảng chéo có tần số lý thuyết nhỏ hơn 5 nên nhìn chung giá trị 2
không còn đáng tin cậy (tham khảo phụ lục 9.1.1, trang 114). Nguyên nhân có thể
là do: GV khi tiến hành đánh giá còn mang nhiều yếu tố chủ quan, chưa thật sự
mạnh dạn đưa ra các ý kiến đánh giá cho bản thân mình. Điều đó có nghĩa là chưa
có đủ bằng chứng thống kê để kết luận được có mối liên hệ giữa hai biến.
(2) Nhóm TCM đánh giá
Giả thuyết H0 được đưa ra là: “không có mối liên hệ giữa hai biến KQXL GV
và vị trí địa lý từng trường”. Kết quả chạy hệ số Chi-Square cho giá trị như sau:
2 15,953 và mức ý nghĩa 0,003 < 0,01 thì kiểm định có ý nghĩa với độ tin cậy
99%, có nghĩa là giả thuyết H0 có thể bị bác bỏ với độ tin cậy 99% (tham khảo phụ
lục 9.1.2, trang 114). Điều đó có nghĩa là có sự khác nhau trong kết quả đánh giá
xếp loại GV theo Chuẩn khi ở các trường có vị trí địa lý khác nhau. Điều này khá
phù hợp với thực tế vì có thể ở từng trường với từng điều kiện kinh tế - xã hội và
môi trường học tập, đối tượng HS, chế độ lao động, môi trường lao động, điều kiện
sống và làm việc… khác nhau mà nhà trường đặt ra các yêu cầu khác nhau với GV.
(3) Nhóm BGH đánh giá
Giả thuyết H0 được đưa ra là: “không có mối liên hệ giữa hai biến KQXL
GV và vị trí địa lý từng trường”. Kết quả chạy hệ số Chi-Square cho giá trị như sau:
- 62 -
2 12,862 và mức ý nghĩa 0,012 < 0,05 thì kiểm định có ý nghĩa với độ tin cậy
95%, có nghĩa là giả thuyết H0 có thể bị bác bỏ với độ tin cậy 95% (tham khảo phụ
lục 9.1.3, trang 115). Điều đó có nghĩa là có sự khác nhau trong kết quả đánh giá
xếp loại GV theo Chuẩn khi ở các trường có vị trí địa lý khác nhau của nhóm BGH.
Điều này khá tương đồng với kết quả kiểm định ở nhóm TCM.
3.2.3.2. Về thâm niên công tác
(1) Nhóm GVTĐG
Kết quả đánh giá xếp loại GV theo Chuẩn của nhóm GVTĐG khi xét đến
yếu tố thâm niên công tác (tham khảo phụ lục 9.2.1, trang 115), ta thấy: các GV có
thâm niên công tác từ 1 – 3 năm tự đánh giá đạt loại XS thấp hơn các GV có thâm
niên công tác từ 4 – 6 năm.
Để thực hiện kiểm định mối liên hệ giữa hai biến thâm niên công tác với
KQXL GV dựa theo chuẩn ta sử dụng các đại lượng Gamma và tau-c của Kendall.
Chúng ta xuất phát với giả thuyết H0 rằng “không có mối liên hệ nào giữa biến thâm
niên công tác tại trường với biến KQXL GV theo chuẩn”. Kết quả như sau: =
0,127 với mức ý nghĩa 0,008 < 0,01 và tau-c = 0,070 với mức ý nghĩa 0,008 < 0,01
ta có thể bác bỏ giả thuyết H0 với độ tin cậy 99%. Điều đó có nghĩa là có mối liên
hệ giữa biến thâm niên công tác tại trường với biến KQXL GV theo Chuẩn.
(2) Nhóm TCM đánh giá
Kết quả đánh giá xếp loại GV theo Chuẩn của nhóm TCM khi xét đến yếu tố
thâm niên công tác (tham khảo phụ lục 9.2.2, trang 116), ta thấy: các GV có thâm
niên công tác từ 1 – 3 năm xếp loại TB cao hơn các GV có thâm niên công tác từ 4
– 6 năm.
Ta xuất phát với giả thuyết H0 rằng “không có mối liên hệ nào giữa biến
thâm niên công tác tại trường với biến KQXL GV theo Chuẩn”. Kết quả như sau: 2
= 25,534 với mức ý nghĩa 0,004 < 0,01; = 0,136 với mức ý nghĩa 0,009 < 0,01 và
tau-c = 0,062 với mức ý nghĩa 0,009 < 0,01 ta có thể bác bỏ giả thuyết H0 với độ tin
cậy 99%. Điều đó có nghĩa là có mối liên hệ giữa biến thâm niên công tác tại trường
với biến KQXL GV theo Chuẩn. Điều này khá tương đồng với nhóm GVTĐG.
- 63 -
(3) Nhóm BGH đánh giá
Kết quả đánh giá xếp loại GV theo chuẩn của nhóm BGH khi xét đến yếu tố
thâm niên công tác (tham khảo phụ lục 9.2.3, trang 116), ta thấy: nhóm GV có thâm
niên công tác từ 1 – 3 năm xếp loại TB cao gấp 2 lần so với nhóm GV có thâm niên
công tác từ 4 – 6 năm.
Ta xuất phát với giả thuyết H0 rằng “không có mối liên hệ nào giữa biến
thâm niên công tác tại trường với biến KQXL GV theo Chuẩn”. Kết quả như sau: 2
= 27,597 với mức ý nghĩa 0,002 < 0,01; = 0,197 với mức ý nghĩa 0,000 < 0,01 và
tau-c = 0,087 với mức ý nghĩa 0,000 < 0,01 ta có thể bác bỏ giả thuyết H0 với độ tin
cậy 99%. Điều đó có nghĩa là có mối liên hệ giữa biến thâm niên công tác tại trường
với biến KQXL GV theo Chuẩn. Điều này khá tương đồng với kết quả đánh giá của
2 nhóm trên.
Qua kết quả kiểm định thống kê trên 3 nhóm đối tượng, có sự khác nhau
trong KQXL GV theo Chuẩn khi xét đến yếu tố thâm niên công tác. Như vậy, có
khả năng nhà trường quan tâm đến kinh nghiệm của từng GV trong quá trình dạy
học và giáo dục. Điều này khá phù hợp với thực tế bởi với các GV giảng dạy lâu
năm thì “độ chín” trong tay nghề sẽ được nâng lên khá nhiều, họ có nhiều thời gian
đầu tư cho các hoạt động giáo dục kỹ năng cho HS hơn là chỉ tập trung vào truyền
đạt kiến thức chuyên môn.
3.2.3.3. Về đặc điểm khối ngành
Bảng 3.6: Tổng hợp KQXL GV theo Chuẩn xét theo đặc điểm khối ngành
Ngành
XS (%)
Khá (%)
TB (%)
GV
TCM BGH
GV
TCM BGH
Chính trị
38,1
28,6
17,5
61,9
68,2
77,7
0
3,2
4,8
Địa lí
26,5
14,7
5,9
73,5
76,5
82,3
0
8,8
11,8
Hóa học
27,9
14,7
14,7
72,1
77,9
76,5
0
7,4
8,8
Lịch sử
25,0
10,0
16,7
73,3
86,7
81,6
1,7
3,3
1,7
Ngữ văn
33,7
17,7
16,6
65,7
73,2
76,5
0,6
9,1
6,9
- 64 -
GV
TCM BGH
Formatted: Vietnamese (Vietnam)
Field Code Changed
Formatted: Vietnamese (Vietnam)
Field Code Changed
Formatted: Vietnamese (Vietnam)
Ngành
XS (%)
Khá (%)
TB (%)
Sinh học
35,9
14,2
13,0
64,1
80,4
78,3
0
5,4
8,7
Tiếng Anh
29,9
15,0
12,2
70,1
74,8
76,9
0
10,2
10,9
Toán học
34,0
11,8
13,1
66,0
83,6
80,4
0
4,6
6,5
Vật lí
36,5
12,9
8,2
63,5
80,0
84,7
0
7,1
7,1
Từ bảng số liệu nhận thấy, kết quả GVTĐG ở loại XS cao hơn so với nhóm
CBQL đánh giá. Còn kết quả ở loại TB thì GVTĐG thấp hơn nhóm CBQL.
Ta tiến hành kiểm định mối liên hệ giữa KQXL của GV theo Chuẩn với đặc
điểm khối ngành ta sử dụng hệ số Chi-Square. Giả thuyết H0 được đưa ra là: “không
có mối liên hệ giữa hai biến KQXL GV và đặc điểm khối ngành”.
Kết quả chạy hệ số Chi-Square của nhóm GVTĐG cho giá trị như sau: 2 =
13,084 và mức ý nghĩa 0,667 > 0,1 nên ta không bác bỏ giả thuyết H0 và đồng thời
có 33,3% số ô trong bảng chéo có tần số lý thuyết nhỏ hơn 5 nên giá trị 2 nói
chung không còn đáng tin cậy (tham khảo phụ lục 9.3.1, trang 117). Điều đó có
nghĩa là chưa có đủ bằng chứng thống kê để kết luận được mối liên hệ giữa hai
biến.
Kết quả chạy hệ số Chi-Square của nhóm TCM đánh giá cho giá trị như
sau: 2 = 21,129 và mức ý nghĩa 0,174 > 0,1 nên ta không bác bỏ giả thuyết H0
(tham khảo phụ lục 9.3.2, trang 118). Điều đó có nghĩa là không có sự khác nhau
trong kết quả đánh giá xếp loại GV theo Chuẩn với mỗi ngành khác nhau ở nhóm
TCM. Điều này khá tương đồng với kết quả phân tích ở nhóm GVTĐG.
Kết quả chạy hệ số Chi-Square của nhóm BGH cho giá trị như sau: 2 =
13,671 và mức ý nghĩa 0,623 > 0,1 nên ta không bác bỏ giả thuyết H0 (tham khảo
phụ lục 9.3.3, trang 118). Điều đó có nghĩa là không có sự khác nhau trong kết quả
đánh giá xếp loại GV theo Chuẩn với mỗi ngành khác nhau ở nhóm BGH. Điều này
khá tương đồng với kết quả phân tích ở 2 nhóm trên.
3.2.3.4. Về giới
(1) Nhóm GVTĐG
- 65 -
Qua kết quả đánh giá xếp loại GV của nhóm GVTĐG, nhận xét: ở nhóm
nam có 66,6% GV đạt loại khá và 33,4% đạt loại XS. Ở nhóm nữ, có 0,4% loại TB,
67,5% loại khá và 32,1% loại XS.
Để kiểm định mối liên hệ giữa KQXL của GV theo Chuẩn với đặc điểm
giới tính ta sử dụng hệ số Chi-Square. Giả thuyết H0 được đưa ra là: “không có mối
liên hệ giữa hai biến KQXL GV và đặc điểm giới”. Kết quả chạy hệ số Chi-Square
cho giá trị như sau: 2 = 1,437 và mức ý nghĩa 0,488 > 0,1 nên ta không bác bỏ giả
thuyết H0 và đồng thời có 33,3% số ô trong bảng chéo có tần số lý thuyết nhỏ hơn 5
nên giá trị 2 nói chung không còn đáng tin cậy (tham khảo phụ lục 9.4.1, trang
119). Điều đó có nghĩa là không có sự khác nhau trong kết quả đánh giá xếp loại
GV theo Chuẩn với nhóm nam và nhóm nữ.
(2) Nhóm TCM đánh giá
Qua kết quả đánh giá xếp loại GV của nhóm TCM, nhận xét: ở nhóm nam có
5,2% GV đạt loại TB, có 81,7% loại khá và 13,1% loại XS. Ở nhóm nữ, có 8,1%
GV đạt loại TB, 75,2% loại khá và 16,7% loại XS.
Giả thuyết H0 được đưa ra là: “không có mối liên hệ giữa hai biến KQXL
GV và đặc điểm giới”. Kết quả chạy hệ số Chi-Square cho giá trị như sau: 2 =
5,324 và mức ý nghĩa 0,070 < 0,1 thì kiểm định có ý nghĩa với độ tin cậy 90%, có
nghĩa là giả thuyết H0 có thể bị bác bỏ với độ tin cậy 90% (tham khảo phụ lục 9.4.2,
trang 119). Điều đó có nghĩa là có sự khác nhau trong kết quả đánh giá xếp loại GV
theo Chuẩn với nhóm nam và nhóm nữ. Như vậy, ở nhóm TCM có đề cập đến yếu
tố giới trong quá trình đánh giá, có thể do ưu tiên cho yếu tố năng động trong tham
gia các hoạt động chuyên môn, phong trào của Tổ.
(3) Nhóm BGH đánh giá
Qua kết quả đánh giá xếp loại GV của nhóm BGH, nhận xét: ở nhóm nam
có 7,9% GV đạt loại TB, có 80,5% loại khá và 11,6% đạt loại XS. Ở nhóm nữ, có
7,3% GV đạt loại TB, 77,9% loại khá và 14,8% loại XS.
Giả thuyết H0 được đưa ra là: “không có mối liên hệ giữa hai biến KQXL GV
và đặc điểm giới”. Kết quả chạy hệ số Chi-Square cho giá trị như sau: 2 = 1,838
- 66 -
và mức ý nghĩa > 0,1 nên ta không bác bỏ giả thuyết H0 (tham khảo phụ lục 9.4.3,
trang 119). Điều đó có nghĩa là không có sự khác nhau trong kết quả đánh giá xếp
loại GV theo Chuẩn với nhóm nam và nhóm nữ.
3.2.3.5. Về KQXL tốt nghiệp
Bảng 3.7: Tổng hợp KQXL GV theo Chuẩn xét yếu tố KQXLTN
XS (%)
KQXL
tốt nghiệp
Khá (%)
TB (%)
GV
TCM BGH
GV
TCM BGH
GV
TCM BGH
Giỏi
34,8
15,2
17,4
64,1
77,2
79,3
1,1
7,6
3,3
Khá
31,1
17,0
14,8
68,7
75,8
77,1
0,2
7,2
8,1
TB khá
35,2
11,3
8,9
64,8
82,2
83,0
0
6,5
8,1
Trung bình
25,0
25,0
50,0
75,0
75,0
50,0
0
0
0
Để thực hiện kiểm định mối liên hệ giữa hai biến KQTN với KQXL GV dựa
theo chuẩn ta sử dụng các đại lượng Gamma và tau-c của Kendall. Chúng ta xuất
phát với giả thuyết H0 rằng “không có mối liên hệ nào giữa biến KQXL tốt nghiệp
với biến KQXL GV theo chuẩn”.
Kết quả ở nhóm GVTĐG như sau: 2 = 5,255 với mức ý nghĩa 0,512 > 0,1;
= - 0,044 với mức ý nghĩa 0,509 > 0,1 và tau-c = - 0,016 với mức ý nghĩa 0,509 >
0,1 nên ta không bác bỏ giả thuyết H0 (tham khảo phụ lục 9.5.1, trang 120). Điều đó
có nghĩa là sự khác nhau ở KQXL tốt nghiệp không ảnh hưởng đến KQXL đánh giá
GV theo Chuẩn.
Kết quả ở nhóm TCM đánh giá như sau: 2 = 5,164 với mức ý nghĩa 0,523 >
0,1; = 0,072 với mức ý nghĩa 0,305 > 0,1 và tau-c = 0,021 với mức ý nghĩa 0,305
> 0,1 nên ta không bác bỏ giả thuyết H0 (tham khảo phụ lục 9.5.2, trang 120). Điều
đó có nghĩa là sự khác nhau ở KQXL tốt nghiệp không ảnh hưởng đến KQXL đánh
giá GV theo Chuẩn.
Kết quả ở nhóm BGH đánh giá như sau: = 0,164 với mức ý nghĩa 0,020 <
0,05 và tau-c = 0,46 với mức ý nghĩa 0,020 < 0,05 thì kiểm định có ý nghĩa ở độ tin
- 67 -
cậy 95%, điều đó có nghĩa là giả thuyết H0 có thể bị bác bỏ với độ tin cậy 95%
(tham khảo phụ lục 9.5.3, trang 121). Điều đó có nghĩa là có sự khác nhau giữa
KQXL tốt nghiệp với KQXL đánh giá GV theo Chuẩn.
Như vậy, qua kết quả so sánh sự khác biệt về kết quả đánh giá của nhóm
BGH, TCM và tự đánh giá của GV dựa theo chuẩn nghề nghiệp GVTH khi xét
đến các yếu tố về khu vực, thâm niên công tác, đặc điểm khối ngành, giới tính,
KQXL tốt nghiệp thông qua kiểm định giả thuyết thống kê có thể tóm tắt trong
bảng sau:
Bảng 3.8: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết thống kê giữa hai biến độc lập
khi xét trong tổng thể mẫu
Giả thuyết H0: hai biến độc lập với nhau
GV tự đánh giá
TCM
BGH
KQ xếp loại GV theo Chuẩn
không còn
Bác bỏ H0
Bác bỏ H0
và khu vực
đáng tin cậy
(99%)
(95%)
Bác bỏ H0
Bác bỏ H0
Bác bỏ H0
(99%)
(99%)
(99%)
Không bác bỏ
Không bác bỏ
Không bác bỏ
H0
H0
H0
Không bác bỏ
Bác bỏ H0
Không bác bỏ
H0
(90%)
H0
Không bác bỏ
Không bác bỏ
Bác bỏ H0
H0
H0
(95%)
KQ xếp loại GV theo Chuẩn
và thâm niên công tác
KQ xếp loại GV theo Chuẩn
và đặc điểm khối ngành
KQ xếp loại GV theo Chuẩn
và đặc điểm giới tính
KQ xếp loại GV theo Chuẩn
và KQXL tốt nghiệp
2
Qua kết quả tổng hợp bảng 3.8, KQXL GV theo Chuẩn bị chi phối bởi các
yếu tố về khu vực; thâm niên công tác; giới (nhóm TCM) và KQXL tốt nghiệp
(nhóm BGH). Như vậy, có thể việc hình thành thang đánh giá ở từng nhóm đối
tượng không chỉ chịu tác động của yếu tố chủ quan (người đánh giá) như kinh
nghiệm công tác, kinh nghiệm đánh giá của đối tượng điều tra, tâm lý cá nhân, thái
độ,... mà còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan như vị trí địa lí từng trường,
- 68 -
điều kiện tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, môi trường làm việc, điều
kiện kinh tế - xã hội từng khu vực, đối tượng HS,... Do đó, dù đã có Chuẩn chung
trong quá trình đánh giá xếp loại GV theo Chuẩn nhưng yêu cầu của từng trường
khác nhau dẫn đến kết quả cũng có phần bị ảnh hưởng.
3.2.4. So sánh sự khác biệt về kết quả đánh giá GV dựa theo chuẩn nghề
nghiệp GVTH giữa các nhóm đối tƣợng
3.2.4.1. Nhóm GVTĐG với nhóm TCM
Để thực hiện kiểm định mối liên hệ giữa 2 nhóm đối tượng GVTĐG với
nhóm TCM đánh giá trong kết quả đánh giá xếp loại GV theo Chuẩn ta sử dụng các
đại lượng Gamma và tau-b của Kendall. Chúng ta xuất phát với giả thuyết H0 rằng
“không có mối liên hệ nào trong kết quả đánh giá xếp loại GV theo Chuẩn giữa
nhóm GVTĐG với nhóm TCM ”. Kết quả như sau: = 0,185 với mức ý nghĩa 0,024
< 0,05 và tau-b = 0,078 với mức ý nghĩa 0,024 < 0,05. Với mức ý nghĩa < 0,05 như
trên thì kiểm định có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%, điều đó có nghĩa là giả thuyết H0 có
thể bị bác bỏ với độ tin cậy 95% (tham khảo phụ lục 10.1, trang 122). Do đó có mối
liên hệ trong KQXL đánh giá GV theo Chuẩn giữa hai nhóm đối tượng là GVTĐG
và nhóm TCM.
3.2.4.2. Nhóm GVTĐG với nhóm BGH
Chúng ta xuất phát với giả thuyết H0 rằng “không có mối liên hệ nào trong kết
quả đánh giá xếp loại GV theo Chuẩn giữa nhóm GVTĐG với nhóm BGH”. Kết quả
như sau: = 0,187 với mức ý nghĩa 0,025 < 0,05 và tau-b = 0,075 với mức ý nghĩa
0,025 < 0,05. Với mức ý nghĩa < 0,05 như trên thì kiểm định có ý nghĩa ở độ tin cậy
95%, điều đó có nghĩa là giả thuyết H0 có thể bị bác bỏ với độ tin cậy 95% (tham
khảo phụ lục 10.2, trang 122). Do đó có mối liên hệ trong KQXL đánh giá GV theo
Chuẩn giữa hai nhóm đối tượng là GVTĐG và nhóm BGH.
3.2.4.3. Nhóm BGH đánh giá với nhóm TCM
Ta đặt giả thuyết H0 rằng “không có mối liên hệ nào trong kết quả đánh giá
xếp loại GV theo Chuẩn giữa nhóm TCM với nhóm BGH ”. Kết quả như sau: =
0,916 với mức ý nghĩa 0,000 < 0,01 và tau-b = 0,569 với mức ý nghĩa 0,000 < 0,01.
- 69 -
Với mức ý nghĩa < 0,01 như trên thì kiểm định có ý nghĩa với độ tin cậy 99%, điều
đó có nghĩa là giả thuyết H0 có thể bị bác bỏ với độ tin cậy 99% (tham khảo phụ lục
10.3, trang 122). Đồng thời giá trị = 0,916 -> +1 chứng tỏ mối liên hệ giữa 2
nhóm đối tượng này là liên hệ thuận và thể hiện độ mạnh rõ rệt trong mối liên hệ
này. Điều đó có nghĩa là có mối liên hệ trong KQXL đánh giá GV theo Chuẩn giữa
hai nhóm đối tượng là nhóm TCM và nhóm BGH hay kết quả đánh giá GV theo
Chuẩn của nhóm TCM là tốt thì có thể ở nhóm BGH cũng đánh giá tốt và ngược lại
vì ở hai nhóm này có mối liên hệ thuận tương đối mạnh.
Như vậy, qua kết quả phân tích trên ta thấy có mối liên hệ trong kết quả đánh
giá GV dựa theo Chuẩn nghề nghiệp GVTH giữa các đối tượng, trong đó kết quả
đánh giá của nhóm TCM và nhóm BGH có mối liên hệ thuận mạnh nhất. Do đó, có
thể trong quá trình đánh giá các nhóm đối tượng đã dựa trên thang đánh giá chung
do Chuẩn đã quy định. Đồng thời mối liên hệ KQXL giữa nhóm GVTĐG với nhóm
cán bộ quản lý thấp phụ thuộc vào yếu tố chủ quan, kinh nghiệm, vị trí công tác,
đánh giá minh chứng. Còn nhóm TCM và BGH có mối liên hệ thuận mạnh là có thể
do ở nhóm CBQL đã có thang đánh giá chung, có cùng quan điểm và cách đánh giá
chất lượng minh chứng mà GV cung cấp.
3.3. MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG VỚI CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GVTH THEO
TỪNG NGÀNH CỦA CỬ NHÂN SƢ PHẠM DO TRƢỜNG ĐHAG ĐÀO
TẠO
Từ kết quả phân tích mức độ đáp ứng Chuẩn theo từng ngành của cử nhân Sư
phạm do Trường ĐHAG đào tạo qua kết quả đánh giá của 3 nhóm đối tượng (tham
khảo phụ lục 11, trang 123), ta có thể tổng hợp như sau:
Bảng 3.9: Tổng hợp kết quả mức độ đáp ứng Chuẩn theo ngành ở từng tiêu
chí
Giả thuyết H0: “KQXL GV theo Chuẩn của từng ngành không có mối liên hệ
gì với đặc điểm từng trường”.
- 70 -
GVTĐG
Mức độ đáp ứng Chuẩn
Tốt
Khá
TB
Bác bỏ Ho
90%
95%
99%
Không
bác bỏ
Ho
SS = 0
và Sig.
=.
Chính trị
44%
56%
0%
0%
8%
8%
80%
4%
Địa lý
40%
60%
0%
0%
0%
0%
96%
4%
Hóa học
32%
68%
0%
8%
8%
0%
80%
4%
Lịch sử
32%
68%
0%
12%
12%
0%
72%
4%
Ngữ văn
40%
60%
0%
24%
8%
16%
52%
0%
Sinh học
44%
56%
0%
8%
0%
8%
84%
0%
Tiếng Anh
36%
64%
0%
12%
8%
16%
64%
0%
Toán
44%
56%
0%
8%
28%
12%
52%
0%
Vật lý
36%
64%
0% 12%
TCM
4%
0%
84%
0%
Mức độ đáp ứng Chuẩn
Tốt
Khá
TB
Bác bỏ Ho
90%
95%
99%
Không
bác bỏ
Ho
SS = 0
và Sig.
=.
Chính trị
32%
60%
8%
12%
24%
24%
40%
0%
Địa lý
20%
64%
16%
16%
32%
24%
28%
0%
Hóa học
28%
48%
24%
8%
24%
28%
40%
0%
Lịch sử
28%
48%
24%
4%
32%
20%
44%
0%
Ngữ văn
28%
60%
12%
0%
8%
84%
8%
0%
Sinh học
32%
56%
12%
0%
28%
44%
28%
0%
Tiếng Anh
24%
60%
16%
0%
0%
96%
4%
0%
Toán
32%
56%
12%
0%
0% 100%
0%
0%
Vật lý
20%
68%
12% 24%
BGH
28%
32%
0%
Mức độ đáp ứng Chuẩn
Tốt
Khá
TB
16%
Bác bỏ Ho
90%
95%
99%
Không
bác bỏ
Ho
SS = 0
và Sig.
=.
Chính trị
28%
68%
4%
16%
20%
24%
40%
0%
Địa lý
24%
56%
20%
24%
16%
32%
20%
8%
Hóa học
28%
48%
24%
8%
24%
28%
40%
0%
- 71 -
Formatted Table
Lịch sử
28%
56%
16%
16%
24%
32%
28%
0%
Ngữ văn
24%
64%
12%
0%
8%
84%
8%
0%
Sinh học
28%
56%
16%
8%
20%
44%
28%
0%
Tiếng Anh
24%
60%
16%
0%
8%
92%
0%
0%
Toán
44%
56%
0%
8%
28%
12%
52%
0%
Vật lý
20%
60%
20%
12%
24%
36%
28%
0%
Từ bảng số liệu trên đưa ra một số nhận định như sau:
(1) Về mức độ đáp ứng Chuẩn theo từng ngành ở từng nhóm đối tượng
Theo đánh giá của nhóm GVTĐG về mức độ đáp ứng Chuẩn ở mức tốt chênh
lệch so với nhóm TCM đánh giá từ 4% đến 20%, ngành có chênh lệch thấp nhất là
ngành Hóa học và ngành Lịch sử (4%) còn ngành có chênh lệch nhiều nhất là ngành
Địa lí (20%). Như vậy, có khả năng ở ngành Hóa học và ngành Lịch sử có thang
đánh giá chung ở 3 nhóm đối tượng. Còn ở ngành Địa lí, nhóm CBQL đưa ra thang
đánh giá cao hơn so với GVTĐG.
Kết quả đánh giá giữa TCM và BGH về mức độ đáp ứng Chuẩn của GV theo
từng ngành khá tương đồng với tỉ lệ chênh lệch thấp có 4 ngành không có sự chênh
lệch (Hóa học, Lịch sử, Tiếng Anh, Vật lí) còn 5 ngành còn lại tỉ lệ chênh lệch thấp
4% (Chính trị, Địa lí, Ngữ văn và Sinh học). Duy nhất chỉ có ngành Toán có chênh
lệch cao 12%.
Theo nhận xét của GV, không có ngành nào GVTĐG ở mức TB, ngành có tỉ
lệ GVTĐG đáp ứng Chuẩn ở mức tốt nhiều nhất là ngành Chính trị, Sinh học và
Toán (44%). Điều này tương đồng với cách đánh giá của TCM.
Theo đánh giá của TCM, ngành có tỉ lệ GV đáp ứng Chuẩn ở mức TB nhiều
nhất ngành Hóa học và Lịch sử (24%). Khá tương đồng với kết quả đánh giá của
BGH.
(2) Mức độ ảnh hưởng của kết quả đánh giá khi xét đến yếu tố khu vực
Đưa ra giả thuyết H0: “KQXL GV theo Chuẩn của từng ngành không có mối
liên hệ gì với đặc điểm từng trường”.
- 72 -
Ở nhóm GVTĐG, ngành Địa lí có giả thuyết H0 được chấp nhận hoàn toàn có
nghĩa là KQXL GV theo Chuẩn của ngành Địa lí không có mối liên hệ gì với đặc
điểm từng trường, do đó có khả năng các GV của ngành Địa lí dù ở các trường khác
nhau nhưng có cùng thang đánh giá trong quá trình tự đánh giá (có thể do Hội đồng
chuyên môn quy định). Còn ở ngành Ngữ văn và Toán giả thuyết H0 bị bác bỏ nhiều
nhất (48%), có nghĩa là kết quả đánh giá GV theo Chuẩn ở 25 tiêu chí có mối liên
hệ với đặc điểm của từng trường, có thể do điều kiện ở từng trường khác nhau mà
GV có cách đánh giá khác nhau.
Ở nhóm TCM, 3 ngành có giả thuyết H0 bác bỏ nhiều nhất trên 92% là ngành
Toán, Tiếng Anh và Văn, có nghĩa là ở các trường khác nhau thì KQXL GV theo
Chuẩn ở các ngành này cũng khác nhau. Có khả năng do ở từng khu vực thì điều
kiện kinh tế xã hội, điều kiện từng trường, đặc điểm HS khác nhau nên nhóm CBQL
đưa ra các thang đánh giá khác nhau.
(3) Kết quả tổng hợp đánh giá mức độ đáp ứng Chuẩn của GV theo ngành
Khá
70%
60%
Tỉ lệ
50%
40%
Tốt
30%
TB
20%
10%
0%
Chính trị
Tốt
Khá
TB
Địa lý
Hóa học
Lịch sử
Ngữ văn
Sinh học Tiếng Anh
Toán
Vật lý
Ngành
Hình 3.6: Sự phân bố mức độ đáp ứng Chuẩn theo ngành
Từ hình 3.6, GV đáp ứng Chuẩn ở mức tốt được sắp xếp theo thứ tự giảm dần:
Toán > Chính trị > Sinh học > Ngữ văn > Hóa học > Lịch sử > Địa lí > Tiếng Anh
> Vật lí.
GV đáp ứng Chuẩn ở mức TB được sắp xếp theo thứ tự tăng dần: Toán <
Chính trị < Ngữ văn < Sinh học < Tiếng Anh < Vật lí < Địa lí < Lịch sử < Hóa học.
- 73 -
Như vậy, 3 ngành Hóa học, Lịch sử, Địa lý có tỉ lệ GV đáp ứng Chuẩn ở mức
Tốt và Khá thấp hơn cả. Do đó ở các Bộ môn này cần xây dựng kế hoạch đào tạo và
chương trình hành động cụ thể tập trung vào 25 tiêu chí của Chuẩn nhằm đáp ứng
tốt hơn yêu cầu của nhà tuyển dụng.
3.4. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG VỚI CHUẨN
NGHỀ NGHIỆP GVTH CỦA CỬ NHÂN SƢ PHẠM DO TRƢỜNG ĐHAG
ĐÀO TẠO
3.4.1. Các kiến thức, kỹ năng cần đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng thêm
Qua kết quả tham khảo ý kiến trên 3 nhóm đối tượng về những kiến thức, kỹ
năng GV cần được đào tạo, bồi dưỡng thêm ở Trường ĐHAG để đáp ứng yêu cầu
tại nơi công tác hiện nay và phân chia theo từng nội dung cụ thể:
(1) Phương pháp dạy học
100% ý kiến của GV, TCM và BGH (46/46, 12/12, 38/38) cho rằng cần
được rèn luyện chuyên sâu về phương pháp dạy học khi đang học tập tại trường đại
học.
(2) Kỹ năng sư phạm
Có 87% (20/23) ý kiến của GV, 78.6% (44/56) ý kiến của TCM và 34.1%
(15/44) ý kiến của BGH cho rằng cần bồi dưỡng thêm kỹ năng xử lý tình huống sư
phạm.
Có 13% ý kiến của GV, 16.1% ý kiến của TCM và 34.1% ý kiến của BGH
cho rằng cần tổ chức các khóa học đào tạo, bồi dưỡng thêm kỹ năng giao tiếp cho
GV.
Đối với nhóm TCM và BGH yêu cầu GV bồi dưỡng thêm kỹ năng truyền
đạt kiến thức, kỹ năng trình bày bảng (5.3% và 31.8%).
(3) Bài tập thực hành, thực tế
Có 41.8% (51/122) ý kiến của GV, 42.3% (11/26) ý kiến của TCM và 10%
(2/20) ý kiến của BGH yêu cầu tăng thêm thời gian thực tập cho SV tại các trường
phổ thông.
- 74 -
Ngoài ra, đa số các ý kiến đều tập trung vào việc rèn luyện kỹ năng thực
hành cho SV khi học tập tại trường, tránh tình trạng dạy lý thuyết suông: ý kiến của
GV (58.2%), TCM (57.7%), BGH (90%).
(4) Công tác chủ nhiệm
Có 100% (17/17) ý kiến của GV, 35.7% (10/28) ý kiến của TCM cho rằng
cần được bồi dưỡng thêm kỹ năng quản lý lớp chủ nhiệm, “nghệ thuật làm công tác
chủ nhiệm”, đồng thời TCM cho rằng GV cần được đào tạo, bồi dưỡng thêm cách
cư xử đối với HS cá biệt (10.7%), kỹ năng thực hiện công tác kiêm nhiệm, chủ
nhiệm (53.6%).
(5) Môi trường giáo dục
Có 87.5% (7/8) ý kiến của GV, 100% (10/10, 30/30) ý kiến của TCM và
BGH cho rằng cần bồi dưỡng kỹ năng tìm hiểu đối tượng giáo dục và môi trường
giáo dục nhằm phục vụ hiệu quả hơn cho công tác giảng dạy của GV.
(6) Hoạt động ngoài giờ lên lớp, phong trào Đoàn, Đội
Có 100% (17/17) ý kiến của TCM cho rằng GV cần được rèn luyện kỹ năng
tổ chức các hoạt động phong trào như: kỹ năng sinh hoạt tập thể (ca múa, kể
chuyện, trò chơi, sinh hoạt trại…), kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nói, kỹ năng lắng
nghe, kỹ năng chia sẻ, kỹ năng sinh hoạt Đoàn.
(7) Kỹ năng sống
100% (10/10) ý kiến của TCM và BGH cho rằng cần rèn luyện thêm kỹ
năng sống cho SV khi học tập tại trường như tham gia vào các hoạt động mang tính
cộng đồng, kỹ năng lắng nghe, chia sẻ.
(8) Ngôn ngữ địa phương
Cần mở các lớp đào tạo tiếng dân tộc cho GV công tác tại vùng đồng bào
Chăm và Khơmer sinh sống: 100% ý kiến của GV và TCM (20/20, 37/37).
(9) Công nghệ thông tin
Có 100% (13/13) ý kiến của GV và 95.3% (41/43) ý kiến của TCM cho
rằng nên tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn về ứng dụng công nghệ thông tin, cách
sử dụng các phần mềm phục vụ cho công tác giảng dạy ở các trường phổ thông.
- 75 -
(10) Vấn đề việc làm cho SV tốt nghiệp
Có 100% ý kiến của nhóm GV và TCM cho rằng Trường ĐHAG cần có
biện pháp giải quyết việc làm cho SV tốt nghiệp.
(11) Chất lượng đào tạo
Có 100% (39/39) ý kiến của GV, 61.1% (11/18) ý kiến của TCM và 100%
(15/15) ý kiến của BGH yêu cầu cần nâng cao kiến thức chuyên môn cho SV khi
đang học tại trường.
Có 38.9% ý kiến của TCM cho rằng nên xây dựng Chuẩn đánh giá đầu ra
chính xác hơn để SV ra trường ít có khoảng cách về trình độ chuyên môn và nghiệp
vụ.
(12) Tuyển sinh đào tạo
Có 64.5% (29/45) ý kiến của GV và 71.4% (15/21) ý kiến của TCM:
Trường ĐHAG nên tuyển sinh đủ chỉ tiêu hiện nay, đào tạo nên gắn với nhu cầu của
địa phương, khu vực ĐBSCL.
Ngoài ra Trường nên tổ chức các lớp đào tạo sau đại học tạo điều kiện cho
GV đang công tác trong tỉnh học tập: có 35.5% ý kiến của GV và 28.6% ý kiến của
TCM.
3.4.2. Các tiêu chí GV cho là quan trọng nhằm đáp ứng tốt cho công tác
giảng dạy tại các trƣờng phổ thông
Bảng 3.10: Tổng hợp các tiêu chí đáp ứng nhu cầu công tác của GV
Các tiêu chí
Kiến thức chuyên môn
NL truyền đạt
Có kiến thức thực tế về chuyên môn
Nhiệt tình trong công tác
Sáng tạo
NL giao tiếp
Có tinh thần hợp tác
Sống có ý tưởng, hoài bão
Trình độ công nghệ thông tin
Kiến thức xã hội nói chung
Uy tín của trường đại học
- 76 -
GTTB
4.94
4.80
4.67
4.52
4.48
4.48
4.39
4.26
4.22
4.17
3.83
Các tiêu chí
GTTB
Trình độ ngoại ngữ
3.76
Có khả năng hoạt động trong nhiều lĩnh vực
3.70
Có cá tính
3.56
Điểm học tập cao ở trường đại học
3.52
Theo quan điểm của GV, để đáp ứng tốt yêu cầu ở trường phổ thông thì kiến
thức chuyên môn là tiêu chí quan trọng nhất và NL truyền đạt được xem là tiêu chí
thứ hai. Đây là 2 tiêu chí có tỉ lệ GV chọn mức quan trọng và rất quan trọng gần
như tuyệt đối, điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế ở trường phổ thông vì dù GV
có phương pháp cũng như kỹ năng sư phạm tốt nhưng dạy sai kiến thức hoặc kiến
thức chuyên môn không vững thì coi như xếp loại yếu trong đánh giá tay nghề.
Nhưng nếu GV nắm vững kiến thức chuyên môn mà phương pháp truyền đạt không
tốt thì hiệu quả không cao, ảnh hưởng nhiều đến thành tích học tập của HS và GV.
Có thể xem đây là hai vấn đề cốt lõi quyết định thành công của người GV. Tiêu chí
về điểm học tập cao ở trường đại học được GV cho là kém quan trọng nhất, có lẽ
theo quan niệm SV học giỏi chưa chắc khi ra trường trở thành GV dạy giỏi, mà là
những kiến thức được học tại giảng đường sẽ được GV vận dụng như thế nào vào
quá trình giảng dạy và kết quả mang lại ra sao, GV thích nghi với môi trường sư
phạm đạt mức nào và thành công mang lại từ nghề nghiệp thế nào. Ngoài ra, không
loại trừ do điểm học tập được đánh giá trong quá trình đào tạo ở nhà trường chưa
phải đánh giá ở các mức nhận thức cao (phân tích, tổng hợp, đánh giá) nên điểm cao
hiện nay không đồng nghĩa với NL của người GV cao để đánh giá vai trò của điểm
cao. Các tiêu chí còn lại lần lượt được liệt kê trong bảng 3.10.
3.4.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, hƣớng phát huy điểm mạnh và khắc
phục điểm yếu của GV THPT do Trƣờng ĐHAG đào tạo
3.4.3.1. Những điểm mạnh
Tổng hợp ý kiến của GV, TCM và BGH nhận thấy GV THPT hiện nay có
những điểm mạnh về những mặt sau:
- 77 -
Bảng 3.11: Những điểm mạnh của GV THPT
Điểm mạnh
TT
Số lƣợng
Tỉ lệ (%)
1
Phẩm chất chính trị
851
97.0%
2
Đạo đức nghề nghiệp
798
91.0%
3
Ứng xử với đồng nghiệp
772
88.0%
4
Lối sống, tác phong
745
84.9%
5
Bảo đảm chương trình môn học
650
74.1%
Đây được xem là những tiêu chí mà ĐHAG đã đáp ứng tốt với yêu cầu của
nhà tuyển dụng, việc giáo dục chính trị tư tưởng trong SV bước đầu đem lại những
kết quả khả quan. Do đó, nhà trường cần tiếp tục phát huy những điểm mạnh thông
qua đề ra kế hoạch hành động cụ thể trong năm tiếp theo như: thường xuyên tổ chức
các buổi học chính trị trong từng tháng, đưa các chuyên đề về giáo dục đạo đức lối
sống cho SV vào các tuần lễ sinh hoạt công dân đầu khóa, sinh hoạt chủ điểm thông
qua các hoạt động kỉ niệm các ngày lễ lớn trong năm, nêu gương người tốt việc tốt,
tôn vinh các nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú để giáo dục lòng yêu nghề cho SV,
xây dựng phòng truyền thống, có chính sách khen thưởng đối với các cá nhân điển
hình tiên tiến,…
3.4.3.2. Những điểm yếu
Tổng hợp ý kiến của GV, TCM và BGH nhận thấy GV THPT hiện nay có
những điểm yếu về những mặt sau:
Những kết quả ở bảng 3.12 khá tương đồng với kết quả thống kê khi đánh giá
mức độ đáp ứng của GV ở từng tiêu chí qua đánh giá của cả 3 nhóm đối tượng ở
3.2.2.
Bảng 3.12: Những điểm yếu của GV THPT
TT
Điểm yếu
Số lƣợng
Tỉ lệ (%)
1
Tham gia các hoạt động chính trị, xã hội
781
89.1%
2
Sử dụng các phương tiện dạy học và sử dụng công
762
86.9%
- 78 -
Điểm yếu
TT
Số lƣợng
Tỉ lệ (%)
nghệ thông tin vào dạy học
3
4
Giáo dục qua môn học
Phát hiện và giải quyết các vấn đề phát sinh trong
thực tiễn giáo dục
657
74.9%
614
70.0%
5
Tìm hiểu môi trường giáo dục
579
66.0%
6
Giáo dục qua các hoạt động giáo dục
491
56.0%
7
Xây dựng môi trường học tập
412
47.0%
8
Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng
386
44.0%
9
Khả năng tự phê bình và phê bình
368
42.0%
10
Khả năng xử lý các tình huống sư phạm
351
40.0%
Các giải pháp nhằm khắc phục điểm yếu mà SV Trường ĐHAG chưa đáp ứng
được với yêu cầu của nhà tuyển dụng và nơi công tác:
(1) Điểm yếu thứ nhất: Tham gia các hoạt động chính trị xã hội
Nguyên nhân có thể là:
- Bản thân trong quá trình đào tạo, Trường ĐHAG chưa tạo ra môi
trường hoạt động cho các SV tham gia các hoạt động phong trào Đoàn, Hội;
- SV chưa ý thức được tầm quan trọng và lợi ích của việc tham gia
vào các hoạt động này bởi đây cũng là điều kiện và cơ hội phấn đấu đứng vào hàng
ngũ của Đảng, xây dựng các mối quan hệ xã hội, hình thành và phát triển các kỹ
năng hoạt động, học hỏi kinh nghiệm.
- Nguyên nhân thứ ba có thể là các GV trẻ một mặt còn lo lắng phát
triển chuyên môn hơn là tham gia các hoạt động chính trị xã hội. Cũng có thể ở đâu
đó, chưa tin tưởng thế hệ trẻ để giao việc, giao nhiệm vụ trọng trách… do đó hạn
chế GV tham gia hoạt động chính trị xã hội.
Giải pháp đề xuất:
- Xây dựng các đề tài nghiên cứu về: Thực trạng và giải pháp của việc
tham gia các hoạt động chính trị xã hội trong sinh viên;
- 79 -
- Tổ chức hội thảo bàn về vấn đề: Làm thế nào để sinh viên tích cực
tham gia vào các hoạt động chính trị xã hội;
- Tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, nguồn kinh phí và thời
gian cho SV tham gia hoạt động, có hướng đào tạo cán bộ chuyên trách về công tác
Đoàn, Hội;
- Tổ chức các buổi học chuyên đề, các hoạt động giao lưu văn hóa văn
nghệ, thể dục thể thao và hoạt động xã hội;
- Mở các lớp đào tạo “kỹ năng mềm” cho SV như: kỹ năng giao tiếp,
kỹ năng thuyết trình, kỹ năng hoạt động nhóm,… ;
- Xây dựng các câu lạc bộ theo sở thích như: Câu lạc bộ khiêu vũ, võ
thuật, hội họa, âm nhạc,…;
- Có chế độ, chính sách ưu tiên cho những SV tích cực tham gia các
hoạt động chính trị xã hội. Tăng cường phát triển Đảng trong nhà trường.
(2) Điểm yếu thứ hai: Sử dụng các phương tiện dạy học và sử dụng công
nghệ thông tin vào dạy học
Nguyên nhân có thể là:
- Phương pháp dạy học nặng về lý thuyết, chưa chú trọng thực hành
nên hiệu quả sử dụng phương tiện và công nghệ chưa cao;
- SV chưa có ý thức tìm tòi, khám phá cái mới.
Giải pháp đề xuất:
- Tổ chức các cuộc thi thiết kế đồ dùng dạy học, soạn giáo án điện tử;
- Đổi mới chương trình giảng dạy, chú trọng các nội dung thực hành;
- Hướng dẫn cho SV cách sử dụng các phần mềm chuyên dụng phục
vụ cho từng chuyên ngành vào môn phương pháp giảng dạy;
- Khuyến khích các SV nghiên cứu các đề tài về ứng dụng công nghệ
thông tin vào giảng dạy ở từng bộ môn.
(3) Điểm yếu thứ ba: Giáo dục qua môn học
Nguyên nhân có thể là:
- 80 -
- Có đến 70% GV được khảo sát có dưới 5 năm giảng dạy ở trường
phổ thông nên việc thực hiện kỹ năng dạy tích hợp hiện là vấn đề khó vì GV còn
thiếu kinh nghiệm, thời gian tập trung chủ yếu vào công tác chuyên môn. Đây là
năng lực rất khó đòi hỏi người GV phải kết hợp hài hòa giữa tri thức về khoa học cơ
bản với khoa học sư phạm trong dạy học và giáo dục HS nhằm hướng đến dạy chữ
vừa là mục đích, vừa là phương tiện GD nhân cách HS;
- GV chỉ tập trung vào truyền đạt kiến thức chuyên ngành mà chưa
thực sự quan tâm đến việc giáo dục cho SV niềm đam mê và thấy được lợi ích của
môn học;
- Chương trình đào tạo GV ở Trường ĐHAG chưa chú trọng đào tạo
lồng ghép cho SV dạy chữ với dạy người.
Giải pháp đề xuất:
- Về kiến thức:
+ Trang bị cho SV vốn tri thức khoa học cơ bản và khoa học giáo
dục, không nên xem nhẹ loại tri thức nào, đồng thời đáp ứng yêu cầu của việc đào
tạo nghề phục vụ cho dạy học sau này;
+ Cung cấp cho SV những tri thức về nghề sư phạm, về đặc điểm
sinh lý HS, về phương pháp - kỹ thuật tổ chức hoạt động học tập;
- Về kĩ năng: rèn luyện cho SV kỹ năng dạy học, kỹ năng tổ chức, kỹ
năng giao tiếp thông qua các bài tập tình huống.
- Về thái độ: giáo dục cho SV lòng yêu nghề và tinh thần yêu môn
học.
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng NL giáo dục qua môn học.
(4) Điểm yếu thứ tư: Phát hiện và giải quyết các vấn đề phát sinh trong
thực tiễn GD
Nguyên nhân có thể là:
-
Việc xây dựng chương trình đào tạo của Khoa Sư phạm chưa tập
trung vào đào tạo các kỹ năng phát hiện và giải quyết các vấn đề phát sinh trong
thực tiễn GD cho SV;
- 81 -
-
GV chưa quan tâm đến điều tra nguyện vọng, nhu cầu của SV trong
quá trình học tập;
-
SV chưa nhận thức được tầm quan trọng của các vấn đề này.
Giải pháp đề xuất:
o Bồi dưỡng NL phát hiện cho SV thông qua:
-
Tổ chức các khóa đào tạo về kỹ năng xây dựng phiếu điều tra,
-
Xây dựng các kế hoạch học chuyên đề hay Hội thảo về tổ chức điều
phỏng vấn;
tra cơ bản vào kế hoạch đào tạo của Khoa;
-
Tập huấn cho SV hoặc tổ chức hội nghị chia sẻ kinh nghiệm của
giảng viên, GV trường THPT, hoặc cựu SV của trường với SV về xây dựng hồ sơ
đối tượng DH/GD.
Đây được xem là NL rất quan trọng của người GV bởi chỉ khi nắm
vững đối tượng, GV mới có thể điều khiển được quá trình DH/GD có hiệu quả. NL
thâm nhập vào thế giới bên trong của HS, hiểu biết tường tận đặc điểm, tính cách,
hoàn cảnh của từng HS và biết cách quan sát tinh tế những diễn biến tư tưởng, tình
cảm, tâm lý của chúng là một NL then chốt để thành công.
o Bồi dưỡng NL giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn GD cần
bồi dưỡng một loạt các kỹ năng cho SV như thông qua môn học Phương pháp
nghiên cứu khoa học, tổ chức các buổi chuyên đề, hội thảo chia sẻ:
-
Kỹ năng phát hiện, nhận dạng, phát biểu vấn đề cần giải quyết
thành các đề tài nghiên cứu;
-
Kỹ năng xây dựng giả thuyết khoa học;
-
Kỹ năng xây dựng đề cương nghiên cứu;
-
Kỹ năng bố trí điều tra cơ bản;
-
Kỹ năng thực nghiệm sư phạm;
-
Kỹ năng xử lí kết quả điều tra và thực nghiệm;
-
Kỹ năng viết báo cáo khoa học;
- 82 -
-
Kỹ năng triển khai kết quả nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm
DH/GD.
Để thực hiện tốt các giải pháp này Trường ĐHAG cần có quy định,
chính sách rõ ràng để khuyến khích, tạo động lực cho SV phát triển hết NL này vì
khi SV đã hình thành được NL nghiên cứu và có thói quen giải quyết các vấn đề
bằng con đường nghiên cứu khoa học thì chắc chắn họ sẽ tìm ra được giải pháp hợp
lí với hoàn cảnh điều kiện xác định và từ đó sẽ không ngừng nâng cao trình độ NL
nghề nghiệp của bản thân sau này.
Ngoài ra, Trường ĐHAG cần quan tâm đào tạo thêm một số kỹ năng cho SV
như:
- Kỹ năng xử lý các tình huống sư phạm thông qua thường xuyên tổ chức
cuộc thi nghiệp vụ sư phạm, các hội nghị học tốt chia sẻ kinh nghiệm, giảng viên
cần chú trọng kỹ năng này trong quá trình giảng dạy cho SV đặc biệt môn Phương
pháp giảng dạy;
- Giáo dục SV ý thức trách nhiệm với tập thể, ý thức rõ quyền lợi và
nghĩa vụ của họ để tích cực tham gia vào hoạt động phê bình và tự phê bình;
- Giảng viên cần tạo ra môi trường học tập thân thiện để góp phần kích
thích sự sáng tạo trong học tập cho SV.
3.4.3.3. Hướng phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu
Kết quả tham khảo ý kiến về hướng phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm
yếu của GVTH hiện nay như sau:
Bảng 3.13: Hướng phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của GV THPT
TT
Hƣớng phát huy và khắc phục
Số lƣợng
Tỉ lệ (%)
1
Tự học, tự bồi dưỡng
816
93.0%
2
Học hỏi và phối hợp với đồng nghiệp
772
88.0%
3
Tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ
754
86.0%
4
Phát huy điểm mạnh NL sẵn có
702
80.0%
5
Khắc phục điểm yếu
675
77.0%
6
Xây dựng kế hoạch thực hiện
614
70.0%
- 83 -
Qua kết quả khảo sát ta thấy nhu cầu tự học, tự bồi dưỡng của GV hiện nay rất
cao, ý thức cầu tiến tốt. Do đó, Trường ĐHAG cần phối hợp với Sở Giáo dục và
Đào tạo An Giang và các trường THPT trong Tỉnh để cung cấp tài liệu, hướng dẫn
phương pháp tự học, tự nghiên cứu cho GV.
Nhà trường cần xây dựng kế hoạch chi tiết và phối hợp với Sở Giáo dục và
Đào tạo An Giang trong việc tổ chức các khóa tập huấn ngắn hạn, các lớp bồi
dưỡng nghiệp vụ, hội thảo chuyên đề vào các đợt nghỉ giữa kì hoặc nghỉ hè để nâng
dần chất lượng đào tạo.
Trường ĐHAG có thể nghiên cứu tổ chức diễn đàn chia sẻ, học hỏi kinh
nghiệm giữa SV với cựu SV (GV đang công tác tại các trường THPT).
3.5. KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Trong chương này, các kết quả nghiên cứu của luận văn đã được xem xét, bao
gồm: (1) đưa ra bức tranh chung về mức độ đáp ứng với chuẩn nghề nghiệp GVTH
của cử nhân Sư phạm do Trường ĐHAG đào tạo qua đánh giá của GV, TCM và
BGH; (2) đánh giá mức độ đáp ứng Chuẩn của GV 09 ngành Sư phạm; (3) so sánh
sự khác biệt về kết quả đánh giá của BGH, TCM và tự đánh giá của GV dựa theo
Chuẩn nghề nghiệp GVTH khi xét đến các yếu tố như: khu vực, thâm niên công tác,
đặc điểm khối ngành, giới, KQXL tốt nghiệp; (4) đưa ra các giải pháp nhằm nâng
cao khả năng đáp ứng với chuẩn nghề nghiệp GVTH của cử nhân Sư phạm do
Trường ĐHAG đào tạo. Kết quả được đánh giá trên 877 GV tốt nghiệp từ năm 2004
đến năm 2009, đang giảng dạy tại 45 trường THPT trên địa bàn tỉnh.
Tóm lại, kết quả luận văn cho thấy mức độ đáp ứng của GV với Chuẩn nhìn
chung là tốt. Mặc dù, các chuyên gia giáo dục nhận định CLGD THPT ở An Giang
vẫn thuộc hạng thấp nhất so với cả nước và để nâng cao CLGD của tỉnh nhà thì
nâng cao NL của đội ngũ GV vẫn là yếu tố then chốt. Có một số nguyên nhân chính
ảnh hưởng đến NL của GV là điều kiện tài chính và cơ sở vật chất thiếu thốn của
ngành giáo dục tỉnh An Giang, trình độ đầu vào và động cơ học tập của HS thấp,
GV còn thiếu đầu tư và hỗ trợ về các phương pháp giảng dạy tích cực nhằm nâng
- 84 -
cao hiệu quả giảng dạy [1]. Nhận định này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu
của luận văn khi so sánh sự khác biệt kết quả đánh giá GV theo Chuẩn với biến khu
vực, có mối liên hệ giữa hai biến này, tức là ở các trường có điều kiện khác nhau thì
kết quả đánh giá khác nhau. Những kết quả nghiên cứu của luận văn là cơ sở cho
những ý kiến đề xuất nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GV THPT.
- 85 -
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Những kết quả của luận văn được mô tả, trình bày và phân tích trong chương
III đưa ra cái nhìn tổng quan về mức độ đáp ứng của GV do Trường ĐHAG đào tạo
với Chuẩn nghề nghiệp GVTH, đồng thời điểm lại các nội dung mà GV đã đáp ứng
được với Chuẩn, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ
GV.
1. Mức độ đáp ứng của GV THPT do Trƣờng ĐHAG đào tạo với chuẩn
nghề nghiệp
KQXL NLNN của GV theo Chuẩn có: 20,5% xếp loại XS; 74,6% xếp loại
Khá và 4,9% xếp loại TB.
Có 28% số tiêu chí GV đáp ứng Chuẩn ở mức tốt (chủ yếu tiêu chuẩn 1 về
phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của GV), 60% số tiêu chí GV đáp ứng Chuẩn
ở mức Khá và 12% số tiêu chí GV đáp ứng Chuẩn ở mức TB (tập trung ở các tiêu
chí 4.4_Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng, tiêu chí 5.2_Tham gia các
hoạt động chính trị xã hội, tiêu chí 6.2_Phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong
thực tiễn giáo dục). Kết quả này phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố khu vực, có khả năng
do môi trường công tác, đối tượng HS; điều kiện tài chính, cơ sở vật chất, trang
thiết bị dạy học; sự hỗ trợ từ các cấp quản lý giáo dục về điều kiện bồi dưỡng, trao
đổi chuyên môn;…
Kết quả kiểm định thống kê giữa biến KQXL GV theo Chuẩn và biến khu
vực cho thấy: ở vùng sâu, có 5,4% GV xếp loại TB; có 77,8% loại Khá; 16,8% loại
XS. Ở nông thôn, có 4,1% loại TB; 71,5% loại Khá; 24,4% loại XS. Ở thành thị, có
5,6% loại TB; 71,5% loại Khá; 22,8% loại XS. Đồng thời có mối liên hệ giữa hai
biến này, có khả năng ở từng khu vực khác nhau do đặc điểm và yêu cầu từng
trường khác nhau nên kết quả đánh giá cũng có sự khác biệt.
Kết quả kiểm định giả thuyết thống kê giữa biến KQXL GV theo Chuẩn và
biến thâm niên công tác cho thấy: nhóm GV có thâm niên từ 1 – 3 năm đạt loại TB
là 5,6%; loại Khá là 77,6%; loại XS là 16,8%. Đối với nhóm GV có thâm niên từ 4
– 6 năm đạt loại TB là 4,3%; loại Khá là 71,2%; loại XS là 24,5%. Nhìn chung,
- 86 -
KQXL giữa hai nhóm này không có chênh lệch rõ rệt. Đồng thời kiểm định thống
kê cũng chỉ ra không có mối liên hệ giữa hai biến này.
Kết quả kiểm định thống kê giữa biến KQXL NLNN GV theo Chuẩn với
biến đặc điểm khối ngành, biến giới tính, biến KQXL tốt nghiệp nhìn chung hai
biến độc lập với nhau, không có mối liên hệ.
Kết quả kiểm định khi so sánh sự khác biệt về kết quả đánh giá GV theo
Chuẩn giữa các nhóm đối tượng, ta thấy: các cặp biến đều có mối liên hệ với nhau.
Trong đó, mối liên hệ trong kết quả đánh giá giữa nhóm TCM và BGH mạnh nhất,
liên hệ thuận.
Kết quả đánh giá theo từng ngành về mức độ đáp ứng Chuẩn của GV ở từng
tiêu chí: ngành Chính trị và ngành Toán có số tiêu chí đáp ứng Chuẩn ở mức tốt và
khá là nhiều nhất, còn ngành Hóa học là thấp nhất.
2. Những đề xuất nhằm nâng cao chất lƣợng CTĐT Cử nhân Sƣ phạm của
Trƣờng ĐHAG
(1) Đối với Trường ĐHAG
Nhà trường cần tập trung xây dựng kế hoạch hành động cho từng CTĐT Cử
nhân Sư phạm như sau:
a) Kiến thức
-
Nâng cao kiến thức chuyên môn cho SV trong suốt quá trình đào tạo tại
Trường;
-
Bồi dưỡng thêm phần vận dụng kiến thức vào thực tiễn;
-
Cần chú trọng đào tạo chuyên ngành, giảm bớt phần đại cương;
-
Tăng cường đào tạo thực hành hơn là đào tạo lý thuyết;
-
Tạo điều kiện thuận lợi cho SV tiếp cận với kiến thức bộ môn ở chương
trình phổ thông.
b) Kĩ năng
- Bồi dưỡng thêm phương pháp dạy học tích cực, phù hợp HS;
- Phương pháp truyền thụ kiến thức chuyên môn;
- Kỹ năng xử lý tình huống sư phạm trong giáo dục cộng đồng;
- 87 -
- Bồi dưỡng kỹ năng trình bày bảng, chữ viết, giọng nói, quan sát lớp;
- Chú trọng đến khả năng thực hành của GV;
- Bồi dưỡng kĩ năng quản lí lớp;
- Cho SV tập giảng nhiều hơn trước khi đi thực tập;
- Bồi dưỡng thực hiện công tác chủ nhiệm lớp với công tác kiêm nhiệm.
c) Công tác quản lý
-
Nội dung đào tạo cần sát với thực tế để phục vụ tốt hơn công tác giảng
dạy ở trường phổ thông;
-
Có kế hoạch tổ chức đi thực tế cho SV;
-
Tăng thời gian thực tập ở trường phổ thông;
-
Cần tạo điều kiện tối đa để SV được thường xuyên tiếp cận và cập nhật
với việc đổi mới dạy và học ở trường phổ thông thông qua: mời chuyên gia, chuyên
viên đầu ngành có thực tế ở phổ thông ở Sở GD&ĐT, một số GV dạy giỏi ở trường
phổ thông có kinh nghiệm giảng dạy đến nói chuyện thực tế phổ thông cho SV, tổ
chức cho SV được dự các giờ dạy mẫu của GV giỏi phổ thông theo yêu cầu của
từng bài dạy;
-
Cần xây dựng hệ thống mạng lưới giữa Trường ĐHAG với các GV dạy
giỏi ở trường phổ thông để cùng Trường rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho SV
thông qua: tổ chức các giờ dạy mẫu do GV giỏi ở phổ thông thực hiện, trao đổi kinh
nghiệm giảng dạy ở phổ thông, hướng dẫn kỹ năng, kỹ thuật dạy học,… có ảnh
hưởng trực tiếp tới rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cũng như tình cảm nghề nghiệp
của SV;
-
Đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế;
-
Kết quả của quá trình nghiên cứu được xem là minh chứng cho công tác
đánh giá SV tốt nghiệp thuộc CTĐT GV THPT trong quá trình triển khai công tác
tự đánh giá chương trình tại Trường.
- 88 -
(2) Đối với CBQL trường THPT
Đầu tư vào việc bồi dưỡng NL sư phạm cho GV. Nội dung bồi dưỡng
-
cần tập trung vào các tiêu chí như: Tìm hiểu đối tượng giáo dục, Giáo dục qua các
hoạt động trong cộng đồng, Giáo dục qua các hoạt động giáo dục, Phát hiện và giải
quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục, Vận dụng các nguyên tắc,
phương pháp, hình thức tổ chức giảng dạy. Chẳng hạn, như mở các lớp kỹ năng
mềm, các khóa tập huấn ngắn hạn, lồng ghép vào các buổi chuyên đề, khuyến khích
viết sáng kiến kinh nghiệm,…
Thiết lập những mối quan hệ “ảo” (qua mạng) giữa các trường THPT
-
trong tỉnh An Giang với các trường THPT tại các địa phương khác. Thông qua
Internet có thể xây dựng một diễn đàn cho GV học hỏi, trao đổi kinh nghiệm.
(3) Đối với GV THPT
-
Tham khảo Chuẩn nghề nghiệp GVTH để có thể tự đánh giá trung thực
NL của chính bản thân, từ đó có kế hoạch học tập, tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm;
-
Chủ động áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào lớp học của mình
(có thái độ tích cực với phương pháp giảng dạy mới, như thế mới tạo được động cơ
tìm hiểu, học hỏi và trau dồi kiến thức để tạo nên nguồn hỗ trợ giảng dạy cho chính
bản thân GV);
-
Phát huy được vai trò chủ động tích cực của người học.
3. Một số nhận xét về Chuẩn nghề nghiệp GVTH theo Thông tƣ 30/2009/TTBGD
(1) Qua kết quả phân tích số liệu điều tra với 877 GV trên địa bàn tỉnh An
Giang, nhận thấy:
- 25 tiêu chí đều nằm trong khoảng đồng bộ cho phép, không có câu hỏi
ngoại lai và tạo thành một cấu trúc chung, phù hợp với khách thể nghiên cứu;
- Các gợi ý về nguồn cung cấp minh chứng sử dụng trong đánh giá GV là
khá phù hợp;
- 89 -
- Mục đích, nội dung và cấu trúc của Chuẩn khá phù hợp và được đa số GV
đồng tình trong suốt quá trình thực hiện;
- Thang điểm đánh giá có thể chưa phù hợp vì kết quả tự đánh giá của GV
cao hơn kết quả của nhóm cán bộ quản lý hoặc có thể GV có xu hướng tự đánh giá
cao hơn trình độ thực tế;
- Dù có thang đánh giá chung nhưng KQXL NLNN GV theo Chuẩn vẫn bị
chi phối bởi đặc điểm từng trường.
(2) Mức độ phù hợp của Chuẩn nghề nghiệp trong đánh giá GVTHPT:
Hằng năm, tại Sở GD&ĐT đều triển khai thực hiện công tác thanh tra toàn
diện nhà trường, thanh tra hoạt động sư phạm nhà giáo theo thông tư 43/2006/TTBGDĐT. Các bước thực hiện được tiến hành theo đúng qui định của Bộ phục vụ
cho công tác quản lý của Sở và Trường. Tuy nhiên, đây mới chỉ là kết quả đánh giá
một chiều. Để đưa ra kết quả cuối cùng, cấp quản lý cần nhiều kênh thông tin để
đánh giá NL GV, bởi đánh giá là quá trình tác động qua lại nên thông tin cần được
khảo sát nhiều chiều để tạo cơ sở đối chiếu, so sánh trước khi quyết định.
Vì thế, việc sử dụng Chuẩn nghề nghiệp GVTH trong đánh giá GVTHPT
được xem là thích hợp trong điều kiện hiện nay, bởi:
- Đây là cơ hội GV có thể bày tỏ chính kiến của mình đồng thời cũng nâng
cao kỹ năng tự đánh giá (tự phê) cho bản thân. Cũng có thể là kênh thông tin đánh
giá tinh thần trách nhiệm và thái độ trong công việc của người GV;
- Giúp GV có thể tự đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, NLNN
từ đó xây dựng kế hoạch rèn luyện phẩm chất đạo đức và nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ;
- Là cơ sở pháp lý để các cấp quản lý thực hiện quy trình ĐBCL;
- Chuẩn nghề nghiệp GVTH là công cụ đánh giá tốt cho GVTHPT bởi cách
tiếp cận của Chuẩn được xây dựng trên cơ sở đánh giá nhân cách người GV (phẩm
chất và năng lực), đây được xem là điều kiện cần thiết trong giáo dục HS;
- Việc đánh giá CLGV theo Chuẩn không chỉ để đánh giá mà còn tác động
để tạo nên chất lượng mới ở GV. Sự tác động đó chính là phát huy nội lực của GV,
- 90 -
giúp họ tự đánh giá và hoàn thiện NLNN, là cơ sở để đảm bảo tính hiệu quả cao
trong hoạt động GD đồng thời đặt ra những kế hoạch tự bồi dưỡng cho bản thân.
(3) Một số đề xuất:
- Tiêu chí 1_Phẩm chất chính trị: nên thay dấu “chấm phẩy (;)” thành dấu
“hai chấm (:)” vì thực sự khó hình thành thang đo lường trong quá trình đánh giá,
không biết định lượng vì chưa biết lấy thang nào để đo cũng như những hồ sơ GV
cần cung cấp để minh chứng cho lòng yêu nước, yêu CNXH. Thực tế, các minh
chứng mà GV cung cấp trong quá trình đánh giá chỉ tập trung vào: hồ sơ thi đua của
nhà trường, hồ sơ kiểm tra đánh giá GV, biên bản góp ý cho GV của tập thể lớp HS
và Ban đại diện cha mẹ HS, đánh giá của Hội đồng chuyên môn, phiếu nhận xét của
địa phương nơi cư trú.
- Tiêu chí 7_Tìm hiểu môi trường giáo dục.
Thứ nhất, tiêu chí này GV khó đạt được ở mức cao, chẳng hạn để đạt được
ở mức cao GV cần hội đủ điều kiện như:
+ Biết thâm nhập thực tế để tìm hiểu tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội của địa phương nơi trường đóng thông qua tiếp xúc với cán bộ chính quyền,
đoàn thể và cha mẹ HS;
+ Biết vận dụng các phương pháp điều tra để đánh giá mức độ ảnh hưởng
của nhà trường, gia đình, cộng đồng và các phương tiện truyền thông đến việc học
tập và rèn luyện đạo đức của HS;
+ Thông tin về môi trường GD thường xuyên được cập nhật và được sử
dụng trực tiếp có hiệu quả vào quá trình dạy học và giáo dục HS.
Nguyên nhân có thể là:
+ Do điều kiện về thời gian, GV tập trung chủ yếu vào công tác chuyên
môn (soạn giảng, chuẩn bị đồ dùng dạy học, ứng dụng công nghệ vào trong giảng
dạy,…) và công tác khác (công tác chủ nhiệm, công tác Đoàn – Đội, hoạt động
ngoài giờ lên lớp,…);
+ Thực hiện chế độ đãi ngộ cho GV chưa cao nên GV vẫn còn tập trung
vào lo kinh tế gia đình.
- 91 -
Thứ hai, nội hàm của tiêu chí này đã hàm ẩn trong tiêu chí 18_Giáo dục
qua các hoạt động giáo dục và tiêu chí 22_Phối hợp với gia đình HS và cộng đồng
vì khi thực hiện nội dung của 2 tiêu chí này GV đã có thể tìm hiểu được môi trường
giáo dục thông qua các hoạt động giáo dục như công tác chủ nhiệm, công tác Đoàn
– Đội, hoạt động ngoài giờ lên lớp. Đây có thể là yêu cầu thiết thực mà GV có thể
thực hiện được.
Thứ ba, đối với các GV không làm công tác chủ nhiệm thì việc đạt tiêu chí
này rất khó do không có điều kiện thực hiện mà chủ yếu liên hệ tìm hiểu môi trường
GD thông qua GVCN lớp.
- 92 -
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1.
Vũ Thị Phương Anh (2007), Nghiên cứu xây dựng các giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng đội ngũ giáo viên THPT tỉnh An Giang, Đề tài nghiên cứu
khoa học cấp tỉnh, An Giang.
2.
Báo cáo Phát triển Việt Nam 2007 (2007), Hướng đến tầm cao mới, Công ty in
và văn hoá phẩm.
3.
Báo cáo tổng kết công tác thanh tra của Sở GD&ĐT An Giang (2007 – 2010),
An Giang.
4.
Đinh Quang Báo (2010), “Đào tạo nghiệp vụ sư phạm”, Tài liệu Hội thảo Nâng
cao chất lượng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên các trường sư phạm, Hà
Nội, tr.18-19.
5.
Nguyễn Thị Ngọc Bích (2004), “Ứng dụng phương thức quản lý chất lượng
tổng thể (TQM) và đào tạo giáo viên dạy hiệu quả”, Kỷ yếu Hội thảo khoa
học Chất lượng giáo dục và vấn đề đào tạo giáo viên, Hà Nội, tr.13-14.
6.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Báo cáo đánh giá kết quả thí điểm Chuẩn nghề
nghiệp giáo viên trung học cho giáo viên THPT, Hà Nội.
7.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Báo cáo tổng kết hoạt động tự đánh giá
chương trình đào tạo giáo viên THPT, Hà Nội.
8.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Mô hình đào tạo giáo viên THPT và TCCN
trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Hà Nội.
9.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Tài liệu hướng dẫn tự đánh giá chất lượng
chương trình đào tạo giáo viên THPT trình độ đại học, Dự án phát triển
giáo viên THPT và TCCN, Vinh.
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT về việc
hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh
tra hoạt động nhà giáo.
- 93 -
11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Báo cáo tổng hợp ý kiến học viên các lớp tập
huấn thí điểm chuẩn nghề nghiệp GV tại Hà Tĩnh - Sơn La - Trà Vinh Đắc Lắc - Hà Nội, Hà Nội.
12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Báo cáo tổng quát kết quả việc triển khai kế
hoạch thí điểm chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT tại 5 tỉnh Hà Tĩnh Sơn La - Trà Vinh - Đắc Lắc - Hà Nội, Hà Nội.
13. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Báo cáo phân tích số liệu đánh giá NLNN của
GV theo chuẩn nghề nghiệp GVTH.
14. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Chuẩn nghề nghiệp GV trung học (THCS và
THPT), Tài liệu đã được chỉnh sửa sau thẩm định vòng II, Cục Nhà giáo
và Cán bộ quản lý giáo dục, Dự án phát triển GV THPT và TCCN, Dự án
phát triển giáo dục THCS II.
15. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Thông tư 30/2009/TT-BGD&ĐT ban hành
Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung
học phổ thông, Hà Nội.
16. Nguyễn Hữu Châu (2008), Chất lượng giáo dục – những vấn đề lý luận và thực
tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội.
17. Nguyễn Thị Kim Dung (2009), “Đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên
tương lai ở một số nước trên thế giới”, Tạp chí Giáo dục, 219 (1), tr.60-62.
18. Nguyễn Kim Dung – Phạm Xuân Thanh (2003), “Về một số thuật ngữ thường
dùng trong đảm bảo chất lượng giáo dục đại học”, Tạp chí Giáo dục, 66,
tr.9.
19. Dự án phát triển giáo viên THPT và TCCN (2008), “Kết quả nghiên cứu trưng
cầu ý kiến về chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT”, Tạp chí Giáo dục, 188
(2), tr.60-61.
20. Dự án phát triển giáo viên trung học phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp,
(2008), “Một số kết quả về khảo sát thực trạng hoạt động nghề nghiệp và
đánh giá giáo viên trung học phổ thông”, Tạp chí Giáo dục, 190 (2), tr.5659.
- 94 -
21. Đại học Cần Thơ (2008), Nâng cao năng lực giáo dục nghiên cứu khoa học
trong trường đại học và trường THPT, Kỷ yếu Hội nghị khoa học năm
2008, Khoa Sư phạm.
22. Trần Ngọc Giao (2007), “Hiệu trưởng cũng là một nghề, cần phải có Chuẩn”,
Báo Giáo dục thời đại, 149, tr.3.
23. Trịnh Hồng Hà (2004), “Chất lượng giáo dục và đội ngũ giáo viên”, Kỷ yếu
Hội thảo chất lượng giáo viên và vấn đề đào tạo giáo viên, tr.38-40.
24. Phạm Minh Hạc (2004), “Phương pháp tiếp cận nhân văn: Nhân cách người
dạy – nhân cách người học đối với vấn đề chất lượng GV”, Tạp chí Giáo
dục.
25. Đặng Quốc Hòa, “Góp ý về giáo viên sư phạm”, Kỷ yếu xây dựng tiêu chuẩn
chất lượng cho các trường sư phạm Việt Nam, tr.20-22.
26. Nguyễn Thanh Hoàn (2003), “Vài nét về mô hình người giáo viên”, Tạp chí
Giáo dục, 48, tr.11-12.
27. Lê Thị Thanh Hoàng (2006), “Vai trò thông tin ngược trong quản lý quá trình
đào tạo giáo viên”, Tạp chí Giáo dục, 188 (2), tr.18-19.
28. Trần Bá Hoành (2010), “Những yêu cầu mới về nghiệp vụ sư phạm trong
chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học 2009”, Hội thảo khoa học nâng cao
chất lượng nghiệp vụ sư phạm cho các trường Đại học Sư phạm, tr.14-17.
29. Trần Bá Hoành (2001), “Chất lượng giáo viên”, Tạp chí Giáo dục, 16, tr.10-13.
30. Sái Công Hồng (2008), Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy
của giáo viên THCS áp dụng thí điểm tại thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc,
Luận văn ThS chuyên ngành Đo lường và Đánh giá trong giáo dục.
31. Hồ Lam Hồng, “Một vài suy nghĩ về chất lượng đào tạo và tiêu chí đánh giá
chất lượng”, Kỷ yếu Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho các trường sư
phạm Việt Nam, tr.30-32.
32. Hồ Lam Hồng (2008), “Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non và quy trình
xây dựng chuẩn nghề nghiệp”, Tạp chí Giáo dục, 183 (1), tr.20-23.
- 95 -
33. La Hồng Huy (2007), Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ
GV tiểu học tỉnh An Giang, đề tài NCKH cấp tỉnh, An Giang.
34. Nguyễn Xuân Tú Huyên, “Từ công tác đào tạo nghiệp vụ sư phạm đến hoạt
động nghiệp vụ hóa hoạt động đào tạo giáo viên”, Kỷ yếu Xây dựng tiêu
chuẩn chất lượng cho các trường sư phạm Việt Nam, tr.8-10.
35. Nguyễn Thị Thanh Huyền – Trần Việt Cường (2009), “Năng lực sư phạm của
người giáo viên”, Tạp chí Giáo dục, 211 (1), tr.11-12, 36.
36. Đặng Thành Hưng (2004), “Chuẩn giáo dục và chương trình giáo dục”, Tạp chí
Phát triển giáo dục, 3 (63), tr.10-12.
37. Nguyễn Công Khanh (2002), “Các nguyên tắc và kĩ thuật thiết kế công cụ đo
lường trong khoa học xã hội”, Tạp chí Giáo dục, 41, tr.13-15.
38. Nguyễn Công Khanh (2001), “Các phương pháp chọn mẫu”, Tạp chí Giáo dục,
3, tr.14-16.
39. Nguyễn Công Khanh (2006), Đại cương về thống kê và ứng dụng phần mềm
SPSS, Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo và Nghiên cứu phát triển
giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
40. Nguyễn Công Khanh (2002), “Quy trình thiết kế công cụ đo lường trong khoa
học xã hội”, Tạp chí Giáo dục, 37, tr.18-20.
41. Trần Kiều – Lê Đức Phúc (2001), “Cơ sở khoa học để xác định chuẩn cho
trường mầm non nông thôn trong công tác chỉ đạo”, Tạp chí Giáo dục, 2,
tr.3-4.
42. Phan Thanh Long (2009), “Định lượng và đánh giá giáo viên phổ thông”, Tạp
chí Giáo dục, 223 (1), tr.13-14.
43. Phan Sắc Long (2005), “Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học với việc đào
tạo, bồi dưỡng và đánh giá giáo viên”, Tạp chí Giáo dục, 117, tr.5-6.
44. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004), “Nghề và nghiệp của người giáo viên”, Tạp chí
Thông tin Khoa học giáo dục, 112, tr.9-11.
45. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2009), “Giáo viên chất lượng cao trong thời đại ngày
nay”, Tạp chí Giáo dục, 226 (2), tr.1-4.
- 96 -
46. Luật Giáo dục ban hành năm 2005, luật số 38/2005/QH11.
47. Nguyễn Thị Mùi (2010), “Một số vấn đề về năng lực sư phạm của giáo viên
THPT”, Hội thảo khoa học nâng cao chất lượng nghiệp vụ sư phạm cho
sinh viên các trường ĐHSP, tr.26-28.
48. Lê Đức Ngọc (2010), “Bàn về kiểm định chất lượng đại học”, Tài liệu tọa đàm
khoa học công tác đảm bảo chất lượng và quá trình xây dựng chuẩn đầu
ra trong các trường đại học – kinh nghiệm đối với trường Đại học Ngoại
thương, tr.15-22.
49. Lê Đức Ngọc (2004), Giáo dục đại học (Quan điểm và giải pháp), NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội.
50. Lê Đức Ngọc (2010), “Xây dựng chuẩn chương trình đào tạo giáo viên trung
học phổ thông theo cách tiếp cận của CDIO”, Tọa đàm khoa học công tác
đảm bảo chất lượng và quy trình xây dựng chuẩn đầu ra trong các trường
đại học _ Kinh nghiệm đối với Trường Đại học Ngoại thương, tr.147-166.
51. Ngô Văn Nhơn (2004), “Vận dụng quy luật kinh tế thị trường vào quản lí giáo
dục đại học Việt Nam: Nghiên cứu kinh nghiệm quản lí giáo dục của các
trường đại học danh tiếng ở Hoa Kỳ”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Chất
lượng giáo dục và vấn đề đào tạo giáo viên, tr.45-49.
52. Chu Phan (2009), “Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông ở Thái
Lan”, Dạy và học ngày nay, 2, tr.57-59.
53. Phạm Hồng Quang (2009), “Giải pháp đào tạo giáo viên theo định hướng năng
lực”, Tạp chí Giáo dục, 216 (2), tr.9-12.
54. Nguyễn Thị Ngọc Quyên (2007), “Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học và
việc thể chế hóa việc đánh giá năng lực nghề nghiệp giáo viên theo
chuẩn”, Tạp chí Giáo dục, 162 (1), tr.8-9.
55. Trần Quốc Thành (2009), “Đánh giá lao động sư phạm của giáo viên phổ thông
hiện nay”, Tạp chí Giáo dục, 226 (2), tr.5-7,43.
- 97 -
56. Nguyễn Thị Thư (2004), “Chuẩn giáo viên trung học cơ sở - vấn đề đặt ra đối
với công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học
Chất lượng giáo dục và vấn đề đào tạo giáo viên, tr.21-24.
57. Trần Đình Tuấn (2008), “Chất lượng đội ngũ nhà giáo nhân tố quyết định chất
lượng giáo dục đại học”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, 112, tr.13-15.
58. Lê Khánh Tuấn (2009), “Tiếp cận đổi mới phương pháp đào tạo giáo viên
THPT từ phía người sử dụng”, Tạp chí Giáo dục, 223 (1), tr.8-11.
59. Ngô Thị Thanh Tùng (2009), Nghiên cứu đánh giá mức độ đáp ứng với công
việc của SV tốt nghiệp đại học ngành kinh tế giai đoạn 2000 – 2005 thông
qua ý kiến người sử dụng lao động của một số doanh nghiệp trên địa bàn
Hà Nội, Luận văn ThS chuyên ngành Đo lường và Đánh giá trong giáo
dục.
60. Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu
với SPSS, NXB Hồng Đức.
61. Trung tâm Đảm bảo chất lượng và nghiên cứu phát triển giáo dục ĐHQG
(2001), 10 tiêu chí đánh giá chất lượng và điều kiện đảm bảo chất lượng
đào tạo đại học.
Tiếng Anh
62. http://www.aee.org/prof&sig/core9921.html, download Jan 23, 2010.
63. http://www.teachervision.fen.com/teaching-methods-and-management/newteacher/48338.html?page=2, download Jan 23, 2010.
64. http://www.educause.edu/copyright, download Jan 23, 2010.
- 98 -
PHỤ LỤC
Phụ lục 1:
(Kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Sở/ Phòng GD-ĐT ...........................................
Phiếu giáo viên tự đánh giá
Trường: ....................................................... Năm học: .....................................
Họ và tên giáo viên: ............................................................................................
Môn học được phân công giảng dạy:...................................................................
(Các từ viết tắt trong bảng: TC - tiêu chuẩn; tc - tiêu chí)
Điểm đạt đƣợc Nguồn minh chứng đã có
Các tiêu chuẩn và tiêu chí
1 2 3 4 1 2 3 4 5 6 7
* TC1. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người GV
+ tc1.1. Phẩm chất chính trị
+ tc1.2. Đạo đức nghề nghiệp
+ tc1.3. ứng xử với HS
+ tc1.4. ứng xử với đồng nghiệp
+ tc1.5. Lối sống, tác phong
* TC2. Năng lực tìm hiểu đối tƣợng và môi trƣờng giáo dục
+ tc2.1. Tìm hiểu đối tượng giáo dục
+ tc2.2. Tìm hiểu môi trường giáo dục
* TC3. Năng lực dạy học
+ tc3.1. Xây dựng kế hoạch dạy học
+ tc3.2. Bảo đảm kiến thức môn học
+ tc3.3. Bảo đảm chương trình môn học
+ tc3.4. Vận dụng các phương pháp dạy học
+ tc3.5. Sử dụng các phương tiện dạy học
+ tc3.6. Xây dựng môi trường học tập
+ tc3.7. Quản lý hồ sơ dạy học
+ tc3.8. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
* TC4. Năng lực giáo dục
+ tc4.1. Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục
+ tc4.2. Giáo dục qua môn học
+ tc4.3. Giáo dục qua các hoạt động giáo dục
+ tc4.4. Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng
+ tc4.5. Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ
chức GD
+ tc4.5. Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ
chức GD
+ tc4.6. Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh
* TC5. Năng lực hoạt động chính trị xã hội
+ tc5.1. Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng
+ tc5.2. Tham gia các hoạt động chính trị xã hội
* TC6. Năng lực phát triển nghề nghiệp
+ tc6.1. Tự đánh giá, tự học và rèn luyện
+ tc6.2. Phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn
GD
- Số tiêu chí đạt mức tương ứng
- Tổng số điểm của mỗi mức
- Tổng số điểm
:
- 99 -
8
MC
khác
- GV tự xếp loại
:
Đánh giá chung (Giáo viên tự đánh giá):
1. Những điểm mạnh:
-.................................................................................................................................................................................................
-.................................................................................................................................................................................................
2. Những điểm yếu:
-.................................................................................................................................................................................................
- ................................................................................................................................................................................................
3. Hướng phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu:
- ................................................................................................................................................................................................
- ................................................................................................................................................................................................
4. Ý kiến đóng góp của Quý thầy cô cho việc nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Đại học An Giang:
- ................................................................................................................................................................................................
- ................................................................................................................................................................................................
5. Ý kiến khác:
- ................................................................................................................................................................................................
Ngày.... tháng...... năm ......
(Chữ ký của giáo viên)
6. Các tiêu chí mà quý thầy cô cho là quan trọng trong công việc giảng dạy của mình:
Hoàn toàn Không
Có
không
quan
cũng
quan trọng
trọng
đƣợc
Sáng tạo
Có cá tính
Năng lực giao tiếp
Có tinh thần hợp tác
Trình độ ngoại ngữ
Kiến thức chuyên môn
Năng lực truyền đạt
Uy tín của trường đại học
Nhiệt tình trong công tác
Sống có ý tưởng, hoài bão
Trình độ công nghệ thông tin
Điểm học tập cao ở trường đại học
Kiến thức xã hội nói chung
Có kiến thức thực tế về chuyên môn
Có khả năng hoạt động trong nhiều lĩnh vực
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quý thầy cô!
Các tiêu chí
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
(12)
(13)
(14)
(15)
- 100 -
Quan
trọng
Rất
quan
trọng
Phụ lục 2:
(Kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Sở/ Phòng GD-ĐT ...........................................
Phiếu đánh giá giáo viên của tổ chuyên môn
Trường: ...............................................................
Năm học: ......................................
Tổ chuyên môn: ...................................................................................................
Họ và tên giáo viên được đánh giá:......................................................................
Môn học được phân công giảng dạy:...................................................................
(Các từ viết tắt trong bảng: TC - tiêu chuẩn; tc - tiêu chí)
Điểm
Nguồn minh chứng đã có
đạt đƣợc
Các tiêu chuẩn và tiêu chí
1 2 3 4 1 2 3 4 5 6 7 8
* TC1. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của ngƣời GV
+ tc1.1. Phẩm chất chính trị
+ tc1.2. Đạo đức nghề nghiệp
+ tc1.3. ứng xử với HS
+ tc1.4. ứng xử với đồng nghiệp
+ tc1.5. Lối sống, tác phong
* TC2. Năng lực tìm hiểu đối tƣợng và môi trƣờng giáo dục
+ tc2.1. Tìm hiểu đối tượng giáo dục
+ tc2.2. Tìm hiểu môi trường giáo dục
* TC3. Năng lực dạy học
+ tc3.1. Xây dựng kế hoạch dạy học
+ tc3.2. Bảo đảm kiến thức môn học
+ tc3.3. Bảo đảm chương trình môn học
+ tc3.4. Vận dụng các phương pháp dạy học
+ tc3.5. Sử dụng các phương tiện dạy học
+ tc3.6. Xây dựng môi trường học tập
+ tc3.7. Quản lý hồ sơ dạy học
+ tc3.8. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
* TC4. Năng lực giáo dục
+ tc4.1. Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục
+ tc4.2. Giáo dục qua môn học
+ tc4.3. Giáo dục qua các hoạt động giáo dục
+ tc4.4. Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng
+ tc4.5. Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ
chức GD
+ tc4.5. Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ
chức GD
+ tc4.6. Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh
* TC5. Năng lực hoạt động chính trị xã hội
+ tc5.1. Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng
+ tc5.2. Tham gia các hoạt động chính trị xã hội
* TC6. Năng lực phát triển nghề nghiệp
+ tc6.1. Tự đánh giá, tự học và rèn luyện
+ tc6.2. Phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn
GD
- Số tiêu chí đạt mức tương ứng
- Tổng số điểm của mỗi mức
- Tổng số điểm
:
- Xếp loại
:
- 101 -
MC
khác
Đánh giá chung (Tổ chuyên môn đánh giá):
1. Những điểm mạnh:
- ................................................................................................................................................................................................
- ................................................................................................................................................................................................
2. Những điểm yếu:
- ................................................................................................................................................................................................
- ................................................................................................................................................................................................
3. Hướng phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu:
- ................................................................................................................................................................................................
4. Những kiến thức, kỹ năng giáo viên cần được đào tạo, bồi dưỡng thêm ở trường Đại học để đáp ứng yêu cầu công tác
tại nhà trường hiện nay:
- ................................................................................................................................................................................................
- ................................................................................................................................................................................................
5. Ý kiến khác:
- ................................................................................................................................................................................................
Ngày.... tháng...... năm ......
Tổ trưởng chuyên môn
(Ký và ghi họ, tên)
Phụ lục 3:
Phiếu đánh giá giáo viên của Ban Giám hiệu
Trường: ...............................................................
Năm học: ......................................
Họ và tên giáo viên được đánh giá:......................................................................
Môn học được phân công giảng dạy:...................................................................
(Các từ viết tắt trong bảng: TC - tiêu chuẩn; tc - tiêu chí)
Điểm
Nguồn minh chứng đã có
đạt đƣợc
Các tiêu chuẩn và tiêu chí
1 2 3 4 1 2 3 4 5 6 7
* TC1. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của ngƣời GV
+ tc1.1. Phẩm chất chính trị
+ tc1.2. Đạo đức nghề nghiệp
+ tc1.3. ứng xử với HS
+ tc1.4. ứng xử với đồng nghiệp
+ tc1.5. Lối sống, tác phong
* TC2. Năng lực tìm hiểu đối tƣợng và môi trƣờng giáo dục
+ tc2.1. Tìm hiểu đối tượng giáo dục
+ tc2.2. Tìm hiểu môi trường giáo dục
* TC3. Năng lực dạy học
+ tc3.1. Xây dựng kế hoạch dạy học
+ tc3.2. Bảo đảm kiến thức môn học
+ tc3.3. Bảo đảm chương trình môn học
+ tc3.4. Vận dụng các phương pháp dạy học
+ tc3.5. Sử dụng các phương tiện dạy học
+ tc3.6. Xây dựng môi trường học tập
+ tc3.7. Quản lý hồ sơ dạy học
+ tc3.8. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
* TC4. Năng lực giáo dục
+ tc4.1. Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục
+ tc4.2. Giáo dục qua môn học
+ tc4.3. Giáo dục qua các hoạt động giáo dục
+ tc4.4. Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng
+ tc4.5. Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ
- 102 -
8
MC
khác
Điểm
đạt đƣợc
Các tiêu chuẩn và tiêu chí
1
2
Nguồn minh chứng đã có
3
4
1
2
3
4
5
6
7
8
MC
khác
chức GD
+ tc4.5. Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ
chức GD
+ tc4.6. Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh
* TC5. Năng lực hoạt động chính trị xã hội
+ tc5.1. Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng
+ tc5.2. Tham gia các hoạt động chính trị xã hội
* TC6. Năng lực phát triển nghề nghiệp
+ tc6.1. Tự đánh giá, tự học và rèn luyện
+ tc6.2. Phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn
GD
- Số tiêu chí đạt mức tương ứng
- Tổng số điểm của mỗi mức
- Tổng số điểm
:
- Xếp loại
:
Đánh giá chung (Ban Giám hiệu):
1. Những điểm mạnh:
- ................................................................................................................................................................................................
- ................................................................................................................................................................................................
2. Những điểm yếu:
- ................................................................................................................................................................................................
- ................................................................................................................................................................................................
3. Hướng phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu:
- ................................................................................................................................................................................................
- ................................................................................................................................................................................................
4. Những kiến thức, kỹ năng giáo viên cần được đào tạo, bồi dưỡng thêm ở trường Đại học để đáp ứng yêu cầu công tác
tại nhà trường hiện nay:
- ................................................................................................................................................................................................
- ................................................................................................................................................................................................
5. Ý kiến khác:
- ................................................................................................................................................................................................
Ngày.... tháng...... năm ......
Hiệu trưởng
(Ký tên và đóng dấu)
Phụ lục 4: Kết quả phân tích độ tin cậy của bộ câu hỏi trong giai đoạn điều tra
thử nghiệm
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha
N of Items
.910
25
Item-Total Statistics
C1
Scale Mean if
Item Deleted
79.20
Scale Variance
if Item Deleted
60.383
Corrected ItemTotal Correlation
.091
Cronbach's Alpha
if Item Deleted
.911
C2
79.28
59.595
.190
.911
C3
79.69
54.200
.678
.903
- 103 -
C4
Scale Mean if
Item Deleted
79.57
Scale Variance
if Item Deleted
55.803
Corrected ItemTotal Correlation
.529
Cronbach's Alpha
if Item Deleted
.906
C5
79.34
58.285
.387
.909
C6
80.08
57.186
.383
.909
C7
80.31
56.734
.437
.908
C8
79.81
54.822
.603
.904
C9
79.59
54.733
.675
.903
C10
79.46
55.391
.663
.904
C11
80.10
55.672
.493
.907
C12
79.81
55.830
.538
.906
C13
80.10
55.257
.518
.906
C14
79.80
54.857
.559
.905
C15
79.74
54.652
.642
.904
C16
80.04
55.176
.608
.904
C17
80.04
54.561
.553
.906
C18
80.29
55.436
.509
.906
C19
80.22
55.269
.434
.909
C20
80.09
54.925
.617
.904
C21
79.94
55.982
.471
.907
C22
80.01
55.141
.597
.905
C23
80.20
58.738
.210
.911
C24
79.70
55.012
.611
.904
C25
80.19
55.785
.561
.905
- 104 -
Phụ lục 5: Thống kê số lƣợng phiếu khảo sát
Số lƣợng
TT
Mã
Ban
Khảo
đầu
sát
Chính trị
Địa lý
Hóa học
Lịch sử
Giới
Ngữ văn
Sinh vật
T.Anh
Vật lí
Toán
Nữ
Nam
Lí do
BĐ
KS
BĐ
KS
BĐ
KS
BĐ
KS
BĐ
KS
BĐ
KS
BĐ
KS
BĐ
KS
BĐ
KS
BĐ
KS
BĐ
KS
1
1
6
6
0
0
1
1
1
1
2
2
0
0
0
0
1
1
1
1
0
0
4
4
2
2
2
2
19
19
1
1
0
0
4
4
1
1
4
4
2
2
3
3
2
2
2
2
13
13
6
6
3
4
16
13
1
1
1
1
1
1
1
1
4
2
2
2
1
0
4
4
1
1
13
13
3
0
1đ.học+1ch.trường+1hộsản
4
8
29
24
2
2
4
2
2
2
0
0
5
5
3
2
6
5
6
5
1
1
21
17
8
7
5 chuyển trường
5
9
36
31
3
2
0
0
2
2
3
3
7
7
4
4
6
4
5
5
6
4
22
19
14
12
2 nghỉ + 3 chuyển trường
6
10
26
23
3
3
1
1
2
2
2
2
6
5
3
1
5
5
2
2
2
2
15
12
11
11
7
11
17
16
0
0
1
1
1
1
1
1
3
3
2
2
4
3
2
2
3
3
13
12
4
4
1 nghỉ việc
8
12
25
24
3
3
0
0
2
2
1
1
4
4
1
1
7
6
4
4
3
3
9
8
16
16
1 nghỉ hộ sản
9
13
26
24
2
2
3
3
4
4
1
1
4
4
3
2
6
6
2
1
1
1
14
12
12
12
2 nghỉ việc
10
14
20
20
1
1
2
2
1
1
0
0
2
2
3
3
5
5
3
3
3
3
10
10
10
10
11
15
9
8
0
0
0
0
1
1
1
1
3
2
1
1
1
1
1
1
1
1
5
4
4
4
1 nghỉ việc
12
16
23
18
1
1
1
1
2
2
3
3
5
3
2
1
5
4
2
1
2
2
15
12
8
6
2 chuyển trường + 3 đi học
- 105 -
2nghỉ h.sản+1chuyển
trường
Số lƣợng
TT
Mã
Ban
Khảo
đầu
sát
Chính trị
Địa lý
Hóa học
Lịch sử
Giới
Ngữ văn
Sinh vật
T.Anh
Vật lí
Toán
Nữ
Nam
Lí do
BĐ
KS
BĐ
KS
BĐ
KS
BĐ
KS
BĐ
KS
BĐ
KS
BĐ
KS
BĐ
KS
BĐ
KS
BĐ
KS
BĐ
KS
13
17
11
11
2
2
1
1
0
0
1
1
1
1
1
1
2
2
1
1
2
2
6
6
5
5
14
18
24
21
1
0
0
0
5
4
2
2
3
3
1
1
5
4
6
6
1
1
10
10
14
11
3 nghỉ việc
15
19
22
18
1
1
2
2
2
1
2
2
3
2
4
3
2
1
2
2
4
4
14
12
8
6
4 đi học
16
20
27
25
2
2
0
0
2
2
3
3
6
5
4
4
2
2
6
5
2
2
18
17
9
8
17
21
25
23
4
2
0
0
3
3
1
1
5
5
3
3
5
5
1
1
3
3
16
14
9
9
18
22
28
23
2
2
2
2
1
1
3
3
3
3
3
3
9
5
5
4
0
0
18
14
10
9
19
23
10
10
1
1
1
1
0
0
0
0
2
2
2
2
1
1
1
1
2
2
9
9
1
1
20
24
15
14
1
1
0
0
2
1
1
1
4
4
1
1
2
2
3
3
1
1
9
8
6
6
1 chuyển trường
21
25
18
15
2
2
0
0
2
1
1
1
1
1
1
1
4
4
4
2
3
3
9
6
9
9
3 đi học
22
26
20
19
1
1
0
0
1
1
2
2
4
4
2
2
3
2
6
6
1
1
11
11
9
8
1 nghỉ việc
23
27
29
27
3
3
1
1
0
0
3
3
7
6
3
2
6
6
3
3
3
3
15
14
14
13
2 nghỉ việc
24
28
14
12
2
2
0
0
1
1
0
0
2
2
1
1
5
3
2
2
1
1
6
5
8
7
2 đi học
25
29
28
22
3
1
1
1
3
3
1
1
5
4
2
2
6
4
6
5
1
1
16
11
12
11
3 đi học + 3 chuyển trường
- 106 -
1 nghỉ việc+1chuyển
trường
2 nghỉ việc
4 nghỉ việc+1chuyển
trường
Số lƣợng
TT
Mã
Ban
Khảo
đầu
sát
Chính trị
Địa lý
Hóa học
Lịch sử
Giới
Ngữ văn
Sinh vật
T.Anh
Vật lí
Toán
Nữ
Nam
Lí do
BĐ
KS
BĐ
KS
BĐ
KS
BĐ
KS
BĐ
KS
BĐ
KS
BĐ
KS
BĐ
KS
BĐ
KS
BĐ
KS
BĐ
KS
26
30
41
39
2
2
4
3
5
4
3
3
8
8
5
5
2
2
10
10
2
2
24
23
17
16
2 đi học
27
31
26
20
2
1
0
0
2
1
3
2
7
7
2
1
3
3
5
4
2
1
18
15
8
5
6 đi học
28
32
17
17
1
1
0
0
1
1
0
0
4
4
3
3
2
2
5
5
1
1
14
14
3
3
29
33
14
14
1
1
0
0
0
0
1
1
5
5
2
2
1
1
3
3
1
1
10
10
4
4
30
34
14
14
1
1
0
0
1
1
0
0
2
2
2
2
4
4
2
2
2
2
9
9
5
5
31
37
29
29
4
4
1
1
0
0
1
1
5
5
4
4
6
6
4
4
4
4
25
25
4
4
32
39
30
30
2
2
1
1
2
2
3
3
4
4
4
4
7
7
3
3
4
4
19
19
11
11
33
40
45
45
3
3
2
2
2
2
3
3
10
10
4
4
5
5
11
11
5
5
27
27
18
18
34
41
31
0
3
0
1
0
4
0
1
0
6
0
2
0
5
0
7
0
2
0
21
0
10
0
THPT Nguyễn Khuyến
35
44
34
28
3
2
1
1
6
6
3
2
6
5
1
1
3
2
7
6
4
3
20
16
14
12
3 đi học + 2 chuyển trường
36
46
13
12
0
0
1
1
1
1
1
1
3
3
3
2
3
3
0
0
1
1
10
9
3
3
1 nghỉ việc
37
47
11
11
0
0
0
0
1
1
1
1
0
0
2
2
4
4
2
2
1
1
5
5
6
6
38
48
28
25
1
1
2
2
1
1
2
2
7
6
4
4
5
3
6
6
0
0
18
16
10
9
- 107 -
3 chuyển trường
Số lƣợng
TT
Mã
Ban
Khảo
đầu
sát
Chính trị
Địa lý
Hóa học
Lịch sử
Giới
Ngữ văn
Sinh vật
T.Anh
Vật lí
Toán
Nữ
Nam
Lí do
BĐ
KS
BĐ
KS
BĐ
KS
BĐ
KS
BĐ
KS
BĐ
KS
BĐ
KS
BĐ
KS
BĐ
KS
BĐ
KS
BĐ
KS
39
49
18
18
1
1
0
0
2
2
0
0
3
3
2
2
5
5
3
3
2
2
11
11
7
7
40
50
26
24
2
1
1
1
2
2
0
0
6
5
4
4
5
5
3
3
3
3
13
11
13
13
2 chuyển trường
41
51
21
20
1
1
0
0
0
0
3
2
8
8
0
0
4
4
3
3
2
2
16
15
5
5
1 chuyển trường
42
52
14
14
2
2
0
0
0
0
1
1
4
4
1
1
3
3
2
2
1
1
9
9
5
5
43
53
17
16
1
1
1
1
0
0
0
0
6
6
1
1
3
2
4
4
1
1
13
12
4
4
1 chuyển trường
44
66
14
13
2
1
1
1
2
2
1
1
3
3
1
1
1
1
2
2
1
1
4
3
10
10
1 đi học
45
67
22
22
2
2
0
0
2
2
1
1
4
4
1
1
3
3
6
6
3
3
14
14
8
8
76
63
38
34
79
69
64
60
194
175
102
91
176
149
168
151
91
85
611
536
377
341
988
877
Tổng
988
877
- 108 -
988
877
Phụ lục 6: Kết quả phân tích độ tin cậy của bộ câu hỏi trong giai đoạn
điều tra chính thức
(1) Giáo viên tự đánh giá
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha
.804
N of Items
25
Item-Total Statistics
C1
Scale Mean if
Item Deleted
83.39
Scale Variance if
Item Deleted
20.503
Corrected Item-Total
Correlation
.291
Cronbach's Alpha if
Item Deleted
.800
C2
83.35
20.684
.236
.802
C3
83.61
19.726
.352
.797
C4
83.52
19.926
.344
.798
C5
83.42
20.278
.326
.799
C6
84.27
21.398
.023
.806
C7
83.96
19.699
.366
.796
C8
83.66
19.873
.304
.800
C9
83.46
20.256
.294
.800
C10
83.45
20.145
.337
.798
C11
83.84
19.350
.420
.794
C12
83.93
20.077
.262
.802
C13
83.90
19.461
.404
.794
C14
83.77
19.741
.323
.799
C15
83.86
19.805
.314
.799
C16
84.00
19.773
.364
.797
C17
83.93
19.514
.399
.795
C18
83.95
19.426
.430
.793
C19
84.01
20.284
.235
.803
C20
83.95
19.653
.375
.796
C21
83.75
19.003
.500
.789
C22
84.05
19.830
.383
.796
C23
83.87
19.555
.374
.796
C24
83.83
19.627
.352
.797
83.95
(2) Tổ chuyên môn
20.116
.259
.802
C25
Reliability Statistics
C1
Cronbach's Alpha
N of Items
.918
25
Item-Total Statistics
Corrected
Scale Mean if
Scale Variance
Item-Total
Item Deleted
if Item Deleted
Correlation
78.88
65.285
.248
Cronbach's
Alpha if Item
Deleted
.919
C2
78.91
64.032
.421
.917
C3
79.20
61.553
.534
.915
C4
79.06
62.594
.477
.916
- 109 -
C5
Scale Mean if
Item Deleted
78.97
Scale Variance
if Item Deleted
63.360
Corrected
Item-Total
Correlation
.457
Cronbach's
Alpha if Item
Deleted
.917
C6
79.63
61.921
.542
.915
C7
79.74
61.657
.510
.916
C8
79.38
60.735
.595
.914
C9
79.23
61.181
.599
.914
C10
79.06
61.978
.570
.915
C11
79.67
61.274
.537
.915
C12
79.56
60.438
.604
.914
C13
79.66
61.932
.450
.917
C14
79.38
60.285
.626
.914
C15
79.45
60.650
.589
.914
C16
79.62
60.575
.622
.914
C17
79.69
59.841
.616
.914
C18
79.78
60.416
.615
.914
C19
79.87
60.008
.606
.914
C20
79.64
60.853
.605
.914
C21
79.60
61.693
.502
.916
C22
79.65
61.000
.555
.915
C23
79.89
64.677
.182
.921
C24
79.40
60.417
.639
.913
C25
79.79
61.625
.570
.915
(3) Ban Giám hiệu
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha
N of Items
.887
25
Item-Total Statistics
C1
Scale Mean if
Item Deleted
78.05
Scale Variance if
Item Deleted
54.994
Corrected ItemTotal Correlation
.407
Cronbach's Alpha
if Item Deleted
.885
C2
78.08
54.586
.388
.885
C3
78.37
53.127
.424
.884
C4
78.24
54.131
.348
.885
C5
78.14
54.501
.363
.885
C6
78.84
53.966
.339
.886
C7
78.92
53.476
.366
.885
C8
78.70
52.340
.465
.883
C9
78.44
51.851
.569
.880
C10
78.30
52.987
.496
.882
C11
78.80
51.448
.591
.879
C12
78.79
51.700
.543
.881
C13
79.01
52.381
.467
.883
C14
78.63
51.577
.550
.880
C15
78.78
52.599
.459
.883
C16
78.76
52.388
.477
.882
- 110 -
C17
Scale Mean if
Item Deleted
78.86
Scale Variance if
Item Deleted
51.892
Corrected ItemTotal Correlation
.478
Cronbach's Alpha
if Item Deleted
.883
C18
78.92
52.052
.482
.882
C19
79.08
51.426
.541
.881
C20
78.86
52.568
.440
.883
C21
79.02
52.930
.433
.884
C22
78.80
52.607
.432
.884
C23
78.89
52.070
.441
.884
C24
78.67
51.418
.564
.880
C25
78.91
53.124
.450
.883
Phụ lục 7: Tổng hợp chỉ số độ phân biệt của 3 nhóm đối tƣợng trong giai
đoạn điều tra chính thức
Tiêu chí
GVTĐG
TCM
BGH
1.1
0.35
0.28
0.44
1.2
0.30
0.46
0.43
1.3
0.44
0.58
0.48
1.4
0.42
0.52
0.41
1.5
0.39
0.50
0.41
2.1
0.04
0.59
0.40
2.2
0.45
0.56
0.43
3.1
0.40
0.64
0.53
3.2
0.37
0.64
0.62
3.3
0.41
0.61
0.55
3.4
0.51
0.59
0.64
3.5
0.36
0.65
0.60
3.6
0.49
0.51
0.53
3.7
0.42
0.67
0.61
3.8
0.41
0.64
0.52
4.1
0.45
0.67
0.54
4.2
0.48
0.67
0.55
4.3
0.51
0.66
0.55
4.4
0.33
0.66
0.60
4.5
0.46
0.65
0.51
4.6
0.58
0.55
0.50
5.1
0.46
0.61
0.50
5.2
0.46
0.25
0.51
6.1
0.44
0.68
0.62
- 111 -
Tiêu chí
6.2
GVTĐG
TCM
0.35
BGH
0.61
0.51
Phụ lục 8: Mức độ đáp ứng của GV ở các tiêu chí đánh giá
Tiêu
chí
GVTĐG
TB
SD
Sig.
1.1
3.89
0.31
0.000
1.2
3.93
0.30
0.002
1.3
3.66
0.47
0.000
1.4
3.76
0.43
0.000
1.5
3.86
0.35
0.000
2.1
3.01
0.10
0.001
2.2
3.32
0.47
0.021
3.1
3.62
0.49
0.003
3.2
3.82
0.39
0.007
3.3
3.83
0.38
0.028
3.4
3.44
0.50
0.000
3.5
3.35
0.48
0.007
3.6
3.38
0.49
0.000
3.7
3.50
0.50
0.135
3.8
3.42
0.49
0.093
4.1
3.28
0.45
0.023
4.2
3.35
0.48
0.195
4.3
3.33
0.47
0.014
4.4
3.27
0.45
0.372
4.5
3.32
0.47
0.032
4.6
3.53
0.50
0.007
5.1
3.22
0.42
0.000
5.2
3.41
0.49
0.020
6.1
3.45
0.50
0.000
6.2
3.33
0.47
0.006
Tiêu
chí
TCM
TB
SD
Sig.
1.1
3.90
0.31
0.000
1.2
3.87
0.36
0.000
1.3
3.58
0.57
0.000
1.4
3.71
0.50
0.000
1.5
3.81
0.42
0.002
- 112 -
Tiêu
chí
TCM
TB
SD
Sig.
2.1
3.15
0.52
0.000
2.2
3.04
0.58
0.000
3.1
3.40
0.60
0.000
3.2
3.55
0.55
0.000
3.3
3.72
0.49
0.000
3.4
3.11
0.59
0.000
3.5
3.22
0.62
0.000
3.6
3.12
0.61
0.000
3.7
3.40
0.61
0.000
3.8
3.33
0.61
0.000
4.1
3.16
0.59
0.000
4.2
3.09
0.66
0.000
4.3
3.00
0.61
0.000
4.4
2.91
0.66
0.000
4.5
3.14
0.57
0.000
4.6
3.18
0.58
0.000
5.1
3.13
0.61
0.000
5.2
2.89
0.56
0.000
6.1
3.37
0.59
0.000
6.2
2.99
0.53
0.000
Tiêu
chí
BGH
TB
SD
Sig.
1.1
3.90
0.31
0.000
1.2
3.87
0.39
0.000
1.3
3.58
0.57
0.000
1.4
3.71
0.5
0.000
1.5
3.81
0.42
0.002
2.1
3.12
0.54
0.000
2.2
3.03
0.58
0.000
3.1
3.25
0.63
0.000
3.2
3.52
0.58
0.000
3.3
3.65
0.51
0.000
3.4
3.15
0.61
0.000
3.5
3.16
0.62
0.000
3.6
2.94
0.62
0.000
- 113 -
Tiêu
chí
BGH
TB
SD
Sig.
3.7
3.33
0.63
0.000
3.8
3.18
0.60
0.000
4.1
3.19
0.61
0.000
4.2
3.09
0.67
0.000
4.3
3.03
0.64
0.000
4.4
2.87
0.66
0.000
4.5
3.09
0.62
0.000
4.6
2.94
0.58
0.000
5.1
3.15
0.63
0.000
5.2
3.06
0.69
0.000
6.1
3.28
0.63
0.000
6.2
3.04
0.54
0.000
Phụ lục 9: Kết quả phân tích kiểm định thống kê giữa 2 biến độc lập
1. Kết quả xếp loại giáo viên theo Chuẩn – khu vực
(1) Nhóm giáo viên tự đánh giá
khuvuc * xloaidg Crosstabulation
xloaidg
khuvuc
Count
TB
2
Khá
309
XS
124
Total
435
% within khuvuc
.5%
71.0%
28.5%
100.0%
Count
0
55
34
89
% within khuvuc
.0%
61.8%
38.2%
100.0%
Vung sau
Thanh thi
Nong thon
Count
0
225
128
353
% within khuvuc
.0%
63.7%
36.3%
100.0%
Count
2
Total
% within khuvuc
.2%
Chi-Square Tests
589
286
877
67.2%
32.6%
100.0%
Value
df
Asymp. Sig. (2-sided)
8.544(a)
4
.074
Likelihood Ratio
9.324
4
.053
N of Valid Cases
877
a 3 cells (33.3%) have expected count less than 5. The minimum expected count is .20.
(2) Nhóm Tổ chuyên môn đánh giá
khuvuc * xloaidg Crosstabulation
Pearson Chi-Square
xloaidg
khuvuc
Vung
sau
Count
TB
29
Khá
355
XS
51
Total
435
% within khuvuc
100.0%
6.7%
81.6%
11.7%
Thanh
thi
Count
12
63
14
89
% within khuvuc
13.5%
70.8%
15.7%
100.0%
Nong
thon
Count
20
264
69
353
% within khuvuc
5.7%
74.8%
19.5%
100.0%
- 114 -
Total
Count
61
% within khuvuc
7.0%
Chi-Square Tests
Value
682
134
877
77.8%
15.3%
100.0%
df
Asymp. Sig. (2-sided)
Pearson Chi-Square
15.953(a)
4
.003
14.807
4
.005
877
a 0 cells (.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 6.19.
(3) Nhóm Ban Giám hiệu
xloaidg * khuvuc Crosstabulation
Likelihood Ratio
N of Valid Cases
khuvuc
xloaidg
TB
Khá
XS
Total
Count
Vung sau
40
Thanh thi
3
Nong thon
23
Total
66
% within khuvuc
9.2%
3.4%
6.5%
7.5%
Count
351
73
268
692
% within khuvuc
80.7%
82.0%
75.9%
78.9%
Count
44
13
62
119
% within khuvuc
10.1%
14.6%
17.6%
13.6%
435
89
Count
% within khuvuc
100.0%
100.0%
Chi-Square Tests
353
877
100.0%
100.0%
Value
df
Asymp. Sig. (2-sided)
12.862(a)
4
.012
Likelihood Ratio
13.331
4
.010
N of Valid Cases
877
a 0 cells (.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 6.70.
2. Kết quả xếp loại giáo viên theo Chuẩn - thâm niên công tác
(1) Nhóm giáo viên tự đánh giá
xloaidg * thamnien Crosstabulation
Pearson Chi-Square
thamnien
2009
xloaidg
TB
Count
Khá
% within
thamnien
Count
XS
% within
thamnien
Count
Total
% within
thamnien
Count
% within
thamnien
2008
2007
2006
2005
2004
Total
1
1
0
0
0
0
2
.7%
.7%
.0%
.0%
.0%
.0%
.2%
113
98
99
121
79
79
589
76.4%
66.2%
66.4%
66.9%
63.7%
62.2%
67.2%
34
49
50
60
45
48
286
23.0%
33.1%
33.6%
33.1%
36.3%
37.8%
32.6%
148
148
149
181
124
127
877
100.0%
100.0%
100.0%
100.0%
100.0%
100.0%
100.0%
Symmetric Measures
Ordinal by Ordinal
Value
.070
Asymp. Std.
Error(a)
.027
Approx. T(b)
2.633
Gamma
.127
.048
2.633
.008
Spearman Correlation
.088
.033
2.605
.009(c)
Kendall's tau-c
- 115 -
Approx. Sig.
.008
Interval by
Interval
Pearson's R
.089
.033
2.658
.008(c)
N of Valid Cases
877
a Not assuming the null hypothesis.
b Using the asymptotic standard error assuming the null hypothesis.
c Based on normal approximation.
(2) Nhóm Tổ chuyên môn đánh giá
xloaidg * thamnien Crosstabulation
thamnien
xloaidg
TB
Count
Khá
% within
thamnien
Count
XS
% within
thamnien
Count
% within
thamnien
Count
Total
% within
thamnien
2009
11
2008
16
2007
6
2006
11
2005
8
2004
9
Total
61
7.4%
10.8%
4.0%
6.1%
6.5%
7.1%
7.0%
121
115
126
136
83
101
682
81.8%
77.7%
84.6%
75.1%
66.9%
79.5%
77.8%
16
17
17
34
33
17
134
10.8%
11.5%
11.4%
18.8%
26.6%
13.4%
15.3%
148
148
149
181
124
127
100.0%
100.0%
100.0%
100.0%
100.0%
100.0%
877
100.0
%
Chi-Square Tests
Pearson Chi-Square
Likelihood Ratio
Linear-by-Linear Association
N of Valid Cases
Value
25.534(a)
23.978
5.941
df
10
10
1
Asymp. Sig. (2-sided)
.004
.008
.015
877
a 0 cells (.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 8.62.
Symmetric Measures
Ordinal by Ordinal
Interval by Interval
Value
.062
Asymp. Std. Error(a)
.024
Approx.
T(b)
2.613
Gamma
.136
.051
2.613
.009
Spearman Correlation
.087
.033
2.580
.010(c)
Pearson's R
.082
.033
2.444
.015(c)
Kendall's tau-c
N of Valid Cases
Approx.
Sig.
.009
877
a Not assuming the null hypothesis.
b Using the asymptotic standard error assuming the null hypothesis.
c Based on normal approximation.
(3) Nhóm Ban Giám hiệu đánh giá
xloaidg * thamnien Crosstabulation
thamnien
xloaidg
TB
Count
Khá
% within
thamnien
Count
% within
thamnien
2009
15
2008
18
2007
7
2006
7
2005
11
2004
8
Total
66
10.1%
12.2%
4.7%
3.9%
8.9%
6.3%
7.5%
120
120
124
141
88
99
692
81.1%
81.1%
83.2%
77.9%
71.0%
78.0%
78.9%
- 116 -
XS
Count
% within
thamnien
Count
Total
% within
thamnien
13
10
18
33
25
20
119
8.8%
6.8%
12.1%
18.2%
20.2%
15.7%
13.6%
148
100.0
%
148
149
181
124
127
877
100.0%
100.0%
100.0%
100.0%
100.0%
100.0%
Chi-Square Tests
Value
27.597(a)
28.468
12.773
Pearson Chi-Square
Likelihood Ratio
Linear-by-Linear Association
N of Valid Cases
df
10
10
1
Asymp. Sig. (2-sided)
.002
.002
.000
877
a 0 cells (.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 9.33.
Symmetric Measures
Asymp. Std.
Value
Error(a)
Ordinal by Ordinal Kendall's tau-c
.087
.024
Gamma
.197
.052
Spearman Correlation
Interval by
Interval
Pearson's R
Approx.
T(b)
3.676
Approx. Sig.
.000
3.676
.000
.124
.033
3.684
.000(c)
.121
.033
3.598
.000(c)
N of Valid Cases
877
a Not assuming the null hypothesis.
b Using the asymptotic standard error assuming the null hypothesis.
c Based on normal approximation.
3. Kết quả xếp loại giáo viên theo Chuẩn - đặc điểm khối ngành
(1) Nhóm giáo viên tự đánh giá
xloaidg * nganh Crosstabulation
xloaidg
Total
TB
Count
Khá
% within
nganh
Count
XS
% within
nganh
Count
% within
nganh
Count
% within
nganh
Chinh
tri
0
Dia li
0
Hoa hoc
0
Lich su
1
.0%
.0%
.0%
1.7%
39
61.9
%
24
38.1
%
63
100.0
%
25
49
73.5%
nganh
Ngu
van
1
Sinh
0
Tieng Anh
0
Toan
0
Vat li
0
Total
2
.6%
.0%
.0%
.0%
.0%
.2%
44
115
59
103
101
54
589
72.1%
73.3%
65.7%
64.1%
70.1%
66.0%
63.5%
67.2%
9
19
15
59
33
44
52
31
286
26.5%
27.9%
25.0%
33.7%
35.9%
29.9%
34.0%
36.5%
32.6%
34
100.0
%
68
60
92
147
153
877
100.0%
100.0%
100.0%
85
100.0
%
175
100.0
100.0%
100.0%
%
Chi-Square Tests
Value
df
13.084(a)
16
Likelihood Ratio
11.172
16
Linear-by-Linear Association
.403
1
N of Valid Cases
877
a 9 cells (33.3%) have expected count less than 5. The minimum expected count is .08.
Pearson Chi-Square
- 117 -
Asymp. Sig. (2-sided)
.667
.799
.526
100.0%
(2) Nhóm Tổ chuyên môn đánh giá
xloaidg * nganh Crosstabulation
xloaid
g
TB
Count
Khá
% within
nganh
Count
XS
% within
nganh
Count
% within
nganh
Count
Total
% within
nganh
nganh
Ngu
van
16
Sinh
5
Tieng
Anh
15
Toan
7
Vat li
6
Total
61
Chinh tri
2
Dia li
3
Hoa
hoc
5
3.2%
8.8%
7.4%
3.3%
9.1%
5.4%
10.2%
4.6%
7.1%
7.0%
43
26
53
52
128
74
110
128
682
68.2%
76.5%
77.9%
86.7%
73.2%
80.4%
74.8%
83.6%
18
5
10
6
31
13
22
18
28.6%
14.7%
14.7%
10.0%
17.7%
14.2%
15.0%
11.8%
63
34
92
147
153
100.0%
100.0%
100.0%
100.0%
100.0%
68
80.0
%
11
12.9
%
85
100.0
%
Lich su
2
68
60
175
100.0
100.0% 100.0%
%
Chi-Square Tests
Likelihood Ratio
Linear-by-Linear Association
Value
21.129(a)
20.275
3.854
N of Valid Cases
877
Pearson Chi-Square
df
16
16
1
77.8%
134
15.3%
877
100.0%
Asymp. Sig. (2-sided)
.174
.208
.050
a 4 cells (14.8%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 2.36.
(3) Nhóm Ban Giám hiệu đánh giá
xloaidg * nganh Crosstabulation
xloai
dg
TB
Count
Khá
% within
nganh
Count
XS
% within
nganh
Count
Total
% within
nganh
Count
% within
nganh
nganh
Ngu
van
12
Sinh
8
Tieng
Anh
16
Toan
10
Vat li
6
Total
66
1.7%
6.9%
8.7%
10.9%
6.5%
7.1%
7.5%
52
49
134
113
692
76.5%
81.6%
76.5%
84.7%
78.9%
11
2
10
10
29
7
119
17.5%
5.9%
14.7%
16.7%
16.6%
8.2%
13.6%
63
100.0
%
34
100.0
%
68
60
123
80.4
%
20
13.1
%
153
100.0
%
72
82.3%
72
78.3
%
12
13.0
%
92
100.0
%
85
100.0
%
877
Chinh
tri
3
Dia li
4
Hoa
hoc
6
Lich su
1
4.8%
11.8%
8.8%
49
28
77.7%
Pearson Chi-Square
Likelihood Ratio
Linear-by-Linear Association
N of Valid Cases
175
100.0
100.0% 100.0%
%
Chi-Square Tests
Value
13.671(a)
15.184
1.623
df
16
16
1
76.9%
18
12.2%
147
100.0%
Asymp. Sig. (2-sided)
.623
.511
.203
877
a 4 cells (14.8%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 2.56.
- 118 -
100.0%
4. Kết quả xếp loại giáo viên theo Chuẩn – đặc điểm giới
(1) Nhóm giáo viên tự đánh giá
xloaidg * gioi Crosstabulation
gioi
xloaidg
TB
Khá
XS
Total
Count
Nam
0
Nu
2
Total
2
% within gioi
.0%
.4%
.2%
Count
229
360
589
% within gioi
66.6%
67.5%
67.2%
Count
115
171
286
% within gioi
33.4%
32.1%
32.6%
Count
344
% within gioi
100.0%
Chi-Square Tests
533
877
100.0%
100.0%
Value
df
Asymp. Sig. (2-sided)
1.437(a)
2
.488
Likelihood Ratio
2.138
2
.343
Linear-by-Linear Association
.277
1
.598
N of Valid Cases
877
a 2 cells (33.3%) have expected count less than 5. The minimum expected count is .78.
(2) Nhóm Tổ chuyên môn đánh giá
xloaidg * gioi Crosstabulation
Pearson Chi-Square
gioi
xloaidg
TB
Khá
XS
Total
Nam
Nu
43
Total
61
% within gioi
5.2%
8.1%
7.0%
Count
281
401
682
% within gioi
81.7%
75.2%
77.8%
Count
Count
45
89
134
% within gioi
13.1%
16.7%
15.3%
Count
344
% within gioi
100.0%
Chi-Square Tests
Pearson Chi-Square
Likelihood Ratio
Linear-by-Linear Association
Value
5.324(a)
5.446
.059
df
2
2
1
533
877
100.0%
100.0%
Asymp. Sig. (2-sided)
.070
.066
.808
N of Valid Cases
877
a 0 cells (.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 23.93.
(3) Nhóm Ban Giám hiệu đánh giá
xloaidg * gioi Crosstabulation
gioi
xloaidg
TB
Khá
Count
Nam
27
Nu
39
Total
66
% within gioi
7.9%
7.3%
7.5%
Count
277
415
692
% within gioi
80.5%
77.9%
78.9%
- 119 -
XS
Count
40
79
119
% within gioi
11.6%
14.8%
13.6%
Total
Count
344
533
877
% within gioi
100.0%
100.0%
100.0%
Chi-Square Tests
Value
1.838(a)
1.868
1.398
Pearson Chi-Square
Likelihood Ratio
Linear-by-Linear Association
df
2
2
1
Asymp. Sig. (2-sided)
.399
.393
.237
N of Valid Cases
877
a 0 cells (.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 25.89.
5. Kết quả xếp loại giáo viên theo Chuẩn - kết quả xếp loại tốt nghiệp
(1) Nhóm giáo viên tự đánh giá
xloaidg * xloaitn Crosstabulation
xloaitn
xloaidg
Count
TB
0
TB Khá
0
Khá
1
Gioi
1
Total
2
% within xloaitn
.0%
.0%
.2%
1.1%
.2%
Count
3
160
367
59
589
% within xloaitn
75.0%
64.8%
68.7%
64.1%
67.2%
TB
Khá
XS
Count
1
87
166
32
286
% within xloaitn
25.0%
35.2%
31.1%
34.8%
32.6%
Count
4
Total
% within xloaitn
100.0%
Chi-Square Tests
247
534
92
877
100.0%
100.0%
100.0%
100.0%
Value
df
Asymp. Sig. (2-sided)
5.255(a)
6
.512
Likelihood Ratio
4.395
6
.623
Linear-by-Linear Association
.374
1
.541
N of Valid Cases
877
a 6 cells (50.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is .01.
Symmetric Measures
Asymp. Std.
Approx.
Value
Error(a)
T(b)
Approx. Sig.
Ordinal by Ordinal Kendall's tau-c
-.016
.024
-.660
.509
Gamma
-.044
.067
-.660
.509
Spearman Correlation
-.023
.034
-.671
.502(c)
Pearson Chi-Square
Interval by Interval
Pearson's R
-.021
N of Valid Cases
.034
-.612
.541(c)
877
a Not assuming the null hypothesis.
b Using the asymptotic standard error assuming the null hypothesis.
c Based on normal approximation.
(2) Nhóm Tổ chuyên môn đánh giá
xloaidg * xloaitn Crosstabulation
xloaitn
xloaidg
TB
Khá
Count
TB
0
TB Khá
16
Khá
38
Gioi
7
Total
61
% within xloaitn
.0%
6.5%
7.2%
7.6%
7.0%
Count
3
203
405
71
682
- 120 -
% within xloaitn
75.0%
82.2%
75.8%
77.2%
Count
1
28
91
14
134
% within xloaitn
25.0%
11.3%
17.0%
15.2%
15.3%
4
247
XS
Total
Count
% within xloaitn
100.0%
100.0%
Chi-Square Tests
Value
5.164(a)
5.603
.616
Pearson Chi-Square
Likelihood Ratio
Linear-by-Linear Association
N of Valid Cases
77.8%
534
92
877
100.0%
100.0%
100.0%
df
6
6
1
Asymp. Sig. (2-sided)
.523
.469
.433
877
a 3 cells (25.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is .28.
Symmetric Measures
Ordinal by Ordinal
Interval by Interval
Value
.021
Asymp. Std. Error(a)
.020
Approx.
T(b)
1.026
Gamma
.072
.070
1.026
.305
Spearman Correlation
.033
.032
.979
.328(c)
Pearson's R
.027
.033
.785
.433(c)
Kendall's tau-c
N of Valid Cases
Approx. Sig.
.305
877
a Not assuming the null hypothesis.
b Using the asymptotic standard error assuming the null hypothesis.
c Based on normal approximation.
(3) Nhóm Ban Giám hiệu đánh giá
xloaidg * xloaitn Crosstabulation
xloaitn
xloaidg
Count
TB
0
TB Kha
20
Kha
43
Gioi
3
Total
66
% within xloaitn
.0%
8.1%
8.1%
3.3%
7.5%
Count
2
205
412
73
692
% within xloaitn
50.0%
83.0%
77.1%
79.3%
78.9%
TB
Khá
XS
Count
2
22
79
16
119
% within xloaitn
50.0%
8.9%
14.8%
17.4%
13.6%
4
247
Total
Count
% within xloaitn
Ordinal by Ordinal
Kendall's tau-c
Gamma
N of Valid Cases
100.0%
100.0%
Symmetric Measures(c)
534
92
877
100.0%
100.0%
100.0%
Value
.046
Asymp. Std.
Error(a)
.020
Approx.
T(b)
2.319
Approx. Sig.
.020
.164
.069
2.319
.020
877
a Not assuming the null hypothesis.
b Using the asymptotic standard error assuming the null hypothesis.
c Correlation statistics are available for numeric data only.
- 121 -
Phụ lục 10: So sánh sự khác biệt về kết quả đánh giá giáo viên dựa theo
Chuẩn nghề nghiệp GVTH giữa các nhóm đối tƣợng
(1) Nhóm giáo viên tự đánh giá với nhóm Tổ Chuyên môn
Directional Measures
Ordinal by Ordinal
Symmetric
Value
.078
Asymp. Std.
Error(a)
.034
Approx.
T(b)
2.262
Approx. Sig.
.024
xldg_gv Dependent
.086
.038
2.262
.024
xldg_tt Dependent
.071
.031
2.262
.024
Somers' d
a Not assuming the null hypothesis.
b Using the asymptotic standard error assuming the null hypothesis.
Symmetric Measures
Ordinal by Ordinal
Interval by Interval
Value
.047
Asymp. Std.
Error(a)
.021
Approx.
T(b)
2.262
Gamma
.185
.079
2.262
.024
Spearman Correlation
.080
.035
2.371
.018(c)
Pearson's R
.080
.035
2.369
.018(c)
Kendall's tau-c
N of Valid Cases
Approx. Sig.
.024
877
a Not assuming the null hypothesis.
b Using the asymptotic standard error assuming the null hypothesis.
c Based on normal approximation.
(2) Nhóm giáo viên tự đánh giá với nhóm Ban Giám hiệu
Directional Measures
Ordinal by Ordinal
Symmetric
Value
.075
Asymp. Std.
Error(a)
.033
Approx.
T(b)
2.244
Approx. Sig.
.025
xldg_gv Dependent
.084
.037
2.244
.025
xldg_bgh Dependent
.067
.030
2.244
.025
Somers' d
a Not assuming the null hypothesis.
b Using the asymptotic standard error assuming the null hypothesis.
Symmetric Measures
Ordinal by Ordinal
Value
.045
Asymp. Std.
Error(a)
.020
Approx.
T(b)
2.244
Gamma
.187
.081
2.244
.025
Spearman Correlation
.077
.034
2.287
.022(c)
.079
.034
2.332
.020(c)
Kendall's tau-c
Interval by Interval
Pearson's R
N of Valid Cases
Approx. Sig.
.025
877
a Not assuming the null hypothesis.
b Using the asymptotic standard error assuming the null hypothesis.
c Based on normal approximation.
3. Nhóm Ban Giám hiệu đánh giá với nhóm Tổ Chuyên môn
Directional Measures
Ordinal by Ordinal
Somers' d
Symmetric
Value
.569
Asymp. Std. Error(a)
.031
Approx.
T(b)
12.407
Approx. Sig.
.000
xldg_tt Dependent
.580
.034
12.407
.000
xldg_bgh Dependent
.558
.035
12.407
.000
a Not assuming the null hypothesis.
b Using the asymptotic standard error assuming the null hypothesis.
Symmetric Measures
- 122 -
Ordinal by Ordinal
Interval by Interval
Value
.307
Asymp. Std.
Error(a)
.025
Approx.
T(b)
12.407
Gamma
.916
.020
12.407
.000
Spearman Correlation
.583
.031
21.240
.000(c)
Pearson's R
.581
.031
21.090
.000(c)
Kendall's tau-c
N of Valid Cases
Approx. Sig.
.000
877
a Not assuming the null hypothesis.
b Using the asymptotic standard error assuming the null hypothesis.
c Based on normal approximation.
Phụ lục 11: Kết quả phân tích mức độ đáp ứng với Chuẩn nghề nghiệp
GVTH theo từng ngành của Cử nhân Sƣ phạm do ĐHAG đào tạo
1. Ngành Chính trị (N = 63)
1.1. Mức độ đáp ứng của GV ở các tiêu chí đánh giá
(1) Nhóm GVTĐG
T.chí
TB
SD
Sig.
1.1
3.92
0.27
0.00
1.2
3.97
0.18
0.04
1.3
3.73
0.45
0.84
1.4
3.78
0.42
0.68
1.5
3.92
0.27
2.1
3.00
0.00
2.2
3.21
0.41
0.04
3.1
3.70
0.46
0.39
3.2
3.86
0.35
0.00
3.3
3.84
0.37
0.52
3.4
3.54
0.50
0.54
3.5
3.25
0.44
0.25
3.6
3.40
0.49
0.94
3.7
3.49
0.50
0.18
3.8
3.48
0.50
0.41
4.1
3.33
0.48
0.41
4.2
3.57
0.50
0.64
4.3
3.43
0.50
0.86
4.4
3.25
0.44
0.61
4.5
3.30
0.46
0.69
4.6
3.59
0.50
0.32
5.1
3.30
0.46
0.24
5.2
3.49
0.50
0.83
6.1
3.37
0.49
0.75
0.78
.
6.2
3.35
0.48
0.72
Từ bảng số liệu trên, có 11/25 (44%) tiêu chí GVTĐG đáp ứng tốt yêu cầu mà Chuẩn đưa ra bao gồm
các tiêu chí thuộc tiêu chuẩn 1 và các tiêu chí 3.1, 3.2, 3.3, 3.4, 4.2, 4.6. Có 56% các tiêu chí còn lại GVTĐG đáp
ứng Chuẩn ở mức khá.
Đồng thời qua phân tích liên hệ giữa kết quả đánh giá ở từng tiêu chí với đặc điểm riêng của từng
trường thông qua phân tích phương sai một yếu tố (ANOVA) để so sánh sự khác biệt về kết quả tự đánh giá của
GV ở mỗi tiêu chí. Ta đặt giả thuyết H 0 là “kết quả tự đánh giá của GV ngành Chính trị ở mỗi tiêu chí không có
liên hệ gì với đặc điểm từng trường”. Thực hiện phân tích ANOVA một yếu tố trên SPSS được tổng hợp ở bảng
trên, cho kết quả như sau: có 2/25 tiêu chí (1.2 và 2.2) giả thuyết H 0 bị bác bỏ với độ tin cậy 95% vì có giá trị Sig.
< 0,05. Điều đó có nghĩa là kết quả đánh giá ở các tiêu chí này có liên hệ với đặc điểm của từng trường. Có 2/25
- 123 -
tiêu chí (1.1 và 3.2) giả thuyết H 0 bị bác bỏ với độ tin cậy 99%; 1/25 tiêu chí (2.1) giá trị Sum of Square = 0,000
và Sig. = . có thể do tổng các chênh lệch bình phương giữa các nhóm không phản ánh được biến thiên của biến
định lượng đang nghiên cứu (giá trị Mean của các tiêu chí) do tác động của biến phân loại xem xét (biến đặc điểm
của từng trường _ biến mã trường) và 21/25 tiêu chí còn lại giả thuyết H 0 được chấp nhận vì có Sig. > 0,1 có
nghĩa là ở các trường khác nhau thì kết quả tự đánh giá của GV ngành Chính trị ở từng tiêu chí không có sự khác
biệt.
Như vậy, qua kết quả phân tích trên có 44% số tiêu chí GV ngành Chính trị tự đánh giá đáp ứng tốt với
Chuẩn và 56% số tiêu chí GVTĐG ở mức khá. Đồng thời qua phân tích ANOVA cho kết quả có 84% số tiêu chí
GVTĐG ở từng trường không có sự khác biệt và 16% số tiêu chí GVTĐG ở từng trường có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê với độ tin cậy trên 90%. Do đó, có thể có khả năng dù các GV của ngành Chính trị ở các trường
khác nhau nhưng có cùng một thang đánh giá chung trong quá trình tự đánh giá.
(2) Nhóm TCM
Tiêu
chí
TCM
TB
SD
Sig.
1.1
3.94
0.25
0.00
1.2
3.90
0.30
0.00
1.3
3.65
0.57
0.05
1.4
3.73
0.51
0.50
1.5
3.84
0.37
0.27
2.1
3.30
0.46
0.26
2.2
3.11
0.57
0.03
3.1
3.51
0.54
0.05
3.2
3.63
0.52
0.09
3.3
3.76
0.47
0.03
3.4
3.19
0.67
0.13
3.5
3.16
0.65
0.00
3.6
3.17
0.55
0.14
3.7
3.38
0.58
0.03
3.8
3.43
0.56
0.00
4.1
3.27
0.54
0.04
4.2
3.32
0.71
0.43
4.3
3.14
0.67
0.44
4.4
3.03
0.65
0.37
4.5
3.30
0.64
0.00
4.6
3.24
0.53
0.05
5.1
3.16
0.60
0.45
5.2
2.98
0.63
0.84
6.1
3.25
0.59
0.07
6.2
3.06
0.50
0.00
Từ bảng số liệu trên, có 8/25 (32%) tiêu chí GV đáp ứng tốt yêu cầu mà Chuẩn đưa ra bao gồm 5 tiêu
chí thuộc tiêu chuẩn 1 và 3 tiêu chí thuộc tiêu chuẩn 3 (3.1, 3.2, 3.3). Điều này khá tương đồng với kết quả tự
đánh giá của GV ở từng tiêu chí. Có 2/25 số tiêu chí theo TCM đánh giá GV đáp ứng Chuẩn ở mức TB , đó là các
tiêu chí 5.2, 6.2. Có 15/25 tiêu chí còn lại đáp ứng Chuẩn ở mức khá.
Để so sánh sự khác biệt về kết quả đánh giá của TCM ở mỗi tiêu chí, đặt giả thuyết H 0 là “không có sự
khác biệt về kết quả đánh giá GV ngành Chính trị của TCM ở mỗi tiêu chí ở các trường”. Thực hiện phân tích
ANOVA một yếu tố trên SPSS được tổng hợp ở bảng trên, cho kết quả như sau: có 3/25 tiêu ch í có Sig. < 0,1 nên
giả thuyết H0 bị bác bỏ với độ tin cậy 90%, có 6/25 tiêu chí có Sig. < 0,05 nên giả thuyết H 0 bị bác bỏ với độ tin
cậy 95% và có 6/25 tiêu chí có Sig. < 0,01 nên giả thuyết H 0 bị bác bỏ với độ tin cậy 99% do đó có thể nói có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết quả đánh giá GV của TCM ở mỗi tiêu chí, có nghĩa là ở các trường khác
nhau thì kết quả đánh giá GV của TCM ở từng tiêu chí cũng khác nhau. Có 10/25 tiêu chí còn lại giả thuyết H 0
được chấp nhận vì có Sig. > 0,1 có nghĩa là đối với các tiêu chí này thì kết quả đánh giá GV của TCM ở từng tiêu
chí không có sự khác biệt.
- 124 -
Như vậy, qua kết quả phân tích trên có sự tương đồng trong kết quả tự đánh giá của GV và TCM ở tiêu
chuẩn 1. Đồng thời qua kết quả phân tích ANOVA cho thấy có 60% số tiêu chí qua cách đánh giá của TCM ở
từng trường có sự khác biệt với độ tin cậy trên 90% và có 40% số tiêu chí không có sự khác biệt. Do đó có thể có
khả năng ở một số tiêu chí có điểm tương đồng trong kết quả đánh giá của TCM ở các trường khác nhau (có thể
do Hội đồng Chuyên môn quy định) nhưng có một số tiêu chí thì không.
(3) Nhóm BGH
Tiêu
chí
BGH
TB
SD
Sig.
1.1
3.94
0.25
0.00
1.2
3.86
0.40
0.01
1.3
3.65
0.57
0.05
1.4
3.73
0.51
0.50
1.5
3.84
0.37
0.27
2.1
3.19
0.53
0.04
2.2
3.10
0.59
0.09
3.1
3.25
0.59
0.29
3.2
3.51
0.50
0.10
3.3
3.62
0.55
0.04
3.4
3.17
0.61
0.00
3.5
3.13
0.63
0.14
3.6
3.00
0.62
0.30
3.7
3.30
0.61
0.03
3.8
3.16
0.57
0.46
4.1
3.29
0.55
0.01
4.2
3.30
0.75
0.57
4.3
3.19
0.69
0.30
4.4
2.92
0.63
0.03
4.5
3.25
0.69
0.00
4.6
3.06
0.59
0.10
5.1
3.17
0.64
0.18
5.2
3.06
0.69
0.85
6.1
3.27
0.68
0.01
6.2
3.13
0.55
0.00
Từ bảng số liệu trên, có 7/25 (28%) tiêu chí GV đáp ứng tốt yêu cầu mà Chuẩn đưa ra, hoàn toàn giống
với kết quả đánh giá của TCM. Có 4% số tiêu chí BGH đánh giá GV đáp ứng Chuẩn ở mức TB _ đó là tiêu chí
4.4, có 68% số tiêu chí còn lại đáp ứng Chuẩn ở mức khá.
Để so sánh sự khác biệt về kết quả đánh giá ở mỗi tiêu chí, ta đặt giả thuyết H 0 là “không có sự khác
biệt về kết quả đánh giá GV ngành Chính trị của BGH ở mỗi tiêu chí ở các trường”. Kết quả phân tích ANOVA
một yếu tố được tổng hợp ở bảng trên: có 4/25 tiêu chí có Sig. < 0,1 nên giả thuyết H 0 bị bác bỏ với độ tin cậy
90%, có 5/25 tiêu chí có Sig. < 0,05 nên giả thuyết H 0 bị bác bỏ với độ tin cậy 95% và có 6/25 tiêu chí có Sig. <
0,01 nên giả thuyết H 0 bị bác bỏ với độ tin cậy 99%, do đó có thể có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết quả
đánh giá của BGH ở mỗi tiêu chí, có nghĩa là ở các trường khác nhau thì kết quả đánh giá của BGH ở từng tiêu
chí cũng khác nhau. Có 10/25 tiêu chí còn lại giả thuyết H 0 được chấp nhận vì có Sig. > 0,1, có nghĩa là đối với
các tiêu chí này kết quả đánh giá GV của BGH ở từng tiêu chí không có sự khác biệt.
Như vậy, qua kết quả phân tích trên có sự tương đồng trong kết quả đánh giá GV ở cả 3 nhóm đối
tượng của tiêu chuẩn 1 về mức độ đáp ứng Chuẩn. Đồng thời kết quả phân tích ANOVA cho thấy có 60% số tiêu
chí qua cách đánh giá của BGH ở từng trường có sự khác biệt với độ tin cậy trên 90% và có 40% số tiêu chí
không có sự khác biệt. Do đó có thể có khả năng ở một số tiêu chí có điểm tương đồng trong kết quả đánh giá của
BGH đối với GV ngành Chính trị ở các trường khác nhau nhưng có một số tiêu chí thì không (có thể do đặc điểm
riêng của từng trường quy định phù hợp với yêu cầu thực tế).
1.2. So sánh sự khác biệt về kết quả đánh giá của nhóm BGH, TCM và tự đánh giá của GV dựa theo
Chuẩn nghề nghiệp GVTH khi xét đến các yếu tố về khu vực, thâm niên công tác, giới, KQXL tốt nghiệp
- 125 -
Bảng: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết thống kê giữa hai biến độc lập của ngành Chính trị
Giả thuyết H0: “Hai biến độc lập với nhau”
Nhóm GVTĐG
Biến số 1
Biến số 2
Thông số kiểm định thống kê
Kết luận
2
Khu vực
KQXL GV
theo Chuẩn
Thâm niên công tác
Giới tính
Chấp nhận H0
= 3,029
Bác bỏ H0 (90%)
Chấp nhận H0
tau_c = 0,125 Sig. = 0,299 > 0,1
Nhóm TCM đánh giá
Thông số kiểm định thống kê
Biến số 2
2
= 2,823
(55,6%)
Kết luận
2
Sig. = 0,588 > 0,1
Sig. = 0,367 > 0,1
= 0,197
Thâm niên công tác
tau_c = 0,085
2
Giới tính
= 1,261
(33,3%)
2 không đáng tin cậy
Chấp nhận H0
tau_c = 0,044 Sig. = 0,611 > 0,1
Nhóm BGH đánh giá
Thông số kiểm định thống kê
Biến số 2
2
= 2,401
(66,7%)
tau_c = - 0,026 Sig. = 0,786 > 0,1
2
Giới tính
= 4,081
Kết luận
Sig. = 0,663 > 0,1
Sig. = 0,786 > 0,1
= - 0,073
Thâm niên công tác
không đáng tin cậy
Chấp nhận H0
Sig. = 0,367 > 0,1
Sig. = 0,532 > 0,1
Sig. = 0,611 > 0,1
= 0,125
Khu vực
KQXL GV
theo Chuẩn
2
Sig. = 0,082 < 0,1
Sig. = 0,299 > 0,1
= 0,251
KQXL tốt nghiệp
Biến số 1
2 không đáng tin cậy
tau_c = - 0,145 Sig. = 0,253 > 0,1
Khu vực
KQXL GV
theo Chuẩn
(33,3%)
Sig. = 0,962 > 0,1
Sig. = 0,253 > 0,1
= - 0,245
KQXL tốt nghiệp
Biến số 1
= 0,078
(50%)
2
không đáng tin cậy
Chấp nhận H0
2 không đáng tin cậy
Sig. = 0,130 > 0,1
Sig. = 0,636 > 0,1
= - 0,119
KQXL tốt nghiệp
Chấp nhận H0
tau_c = - 0,032 Sig. = 0,636 > 0,1
Từ kết quả kiểm định mối liên hệ giữa hai biến định tính trên cả 3 nhóm đối tượng khi xét đến mối liên
hệ giữa biến KQXL GV theo Chuẩn với các yếu tố như khu vực, thâm niên công tác, giới tính, KQXL tốt nghiệp
được tổng hợp ở bảng trên, ta thấy: giả thuyết H0 đều được chấp nhận trên 3 nhóm đối tượng đánh giá khi xét mối
liên hệ giữa biến KQXL GV theo Chuẩn với biến thâm niên công tác và biến xếp loại tốt nghiệp của GV khi ra
trường, nghĩa là không có mối liên hệ giữa các biến này. Nhưng khi kiểm định Chi-Square giữa biến KQXL GV
theo Chuẩn với biến khu vực và biến giới tính có đến 5 trường hợp có quá 20% số ô trong bảng chéo có tần số lý
thuyết nhỏ hơn 5, do đó giá trị
2 không còn đáng tin cậy có thể do không đủ dữ liệu mẫu để kết luận (SV ra
trường còn ít N = 63).
2. Ngành Địa lý (N = 34)
2.1. Mức độ đáp ứng của GV ở các tiêu chí đánh giá
(1) Nhóm GVTĐG
Tiêu
chí
GVTĐG
TB
SD
Sig.
1.1
3.91
0.29
0.14
1.2
3.94
0.34
0.96
1.3
3.56
0.50
0.64
1.4
3.82
0.39
0.19
1.5
3.79
0.41
0.52
- 126 -
Tiêu
chí
GVTĐG
TB
SD
Sig.
2.1
3.00
0.00
.
2.2
3.15
0.36
0.69
3.1
3.53
0.51
0.90
3.2
3.82
0.39
0.64
3.3
3.79
0.41
0.52
3.4
3.44
0.50
0.76
3.5
3.32
0.47
0.71
3.6
3.29
0.46
0.81
3.7
3.47
0.51
0.43
3.8
3.29
0.46
0.62
4.1
3.21
0.41
0.96
4.2
3.53
0.51
0.17
4.3
3.38
0.49
0.41
4.4
3.21
0.41
0.41
4.5
3.21
0.41
0.62
4.6
3.44
0.50
0.44
5.1
3.18
0.39
0.64
5.2
3.50
0.51
0.79
6.1
3.38
0.49
0.41
6.2
3.29
0.46
0.22
Từ bảng số liệu trên, có 10/25 (40%) tiêu chí GV đáp ứng tốt yêu cầu mà Chuẩn đưa ra, có 60% các
tiêu chí còn lại đáp ứng Chuẩn ở mức khá.
Ta đặt giả thuyết H0 là “không có sự khác biệt về kết quả tự đánh giá của GV ngành Địa lí ở mỗi tiêu
chí cho từng trường”. Kết quả phân tích ANOVA một yếu tố được tổng hợp ở bảng trên: 1/25 tiêu chí (2.1) giá trị
Sum of Square = 0,000 và Sig. = ., có thể do tổng các chênh lệch bình phương giữa các nhóm không phản ánh
được biến thiên của biến định lượng đang nghiên cứu (giá trị Mean của các tiêu chí) và do tác động của biến phân
loại xem xét (biến đặc điểm của từng trường _ biến mã trường), có 24/25 tiêu chí còn lại giả thuyết H 0 được chấp
nhận vì có Sig. > 0,1 có nghĩa là ở các trường khác nhau thì kết quả tự đánh giá c ủa GV ở từng tiêu chí không có
sự khác biệt.
Như vậy, qua kết quả phân tích trên có 40% số tiêu chí GV ngành Địa lí tự đánh giá đáp ứng tốt và 60%
số tiêu chí đáp ứng ở mức khá so với Chuẩn, đồng thời qua phân tích ANOVA cho kết quả có 96% số tiêu chí
GVTĐG ở từng trường không có sự khác biệt. Do đó, có thể có khả năng dù các GV của ngành Địa lí ở các
trường khác nhau nhưng có cùng một thang đánh giá trong quá trình tự đánh giá.
(2) Nhóm TCM
Tiêu
chí
TCM
TB
SD
Sig.
1.1
3.85
0.44
0.58
1.2
3.56
0.56
0.48
1.3
3.79
0.41
0.13
1.4
3.76
0.50
0.74
1.5
3.06
0.49
0.04
2.1
3.24
0.55
0.03
2.2
3.35
0.65
0.01
3.1
3.41
0.56
0.01
3.2
3.53
0.56
0.01
3.3
3.03
0.58
0.58
3.4
3.15
0.50
0.03
3.5
3.15
0.70
0.01
- 127 -
Tiêu
chí
TCM
TB
SD
Sig.
3.6
3.35
0.69
0.05
3.7
3.26
0.57
0.08
3.8
3.21
0.59
0.02
4.1
3.03
0.76
0.06
4.2
2.85
0.61
0.07
4.3
2.91
0.71
0.00
4.4
2.94
0.55
0.00
4.5
3.24
0.61
0.00
4.6
3.06
0.65
0.03
5.1
2.97
0.39
0.19
5.2
3.26
0.57
0.00
6.1
3.00
0.49
0.00
6.2
3.29
0.46
0.22
Từ bảng số liệu trên ta thấy: có 5/25 (20%) tiêu chí TCM đánh giá GV đáp ứng tốt yêu cầu của Chuẩn
(1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 3.2). Có 4/25 (16%) tiêu chí TCM đánh giá GV đáp ứng Chuẩn ở mức TB (4.2, 4.3, 4.4, 5.1).
Có 64% số tiêu chí còn lại đáp ứng Chuẩn ở mức khá.
Ta đặt giả thuyết H0 là “kết quả đánh giá GV ngành Địa lí của TCM ở mỗi tiêu chí không có liên hệ gì
với đặc điểm từng trường”. Kết quả phân tích ANOVA một yếu tố được tổng hợp ở bảng trên: có 4/25 tiêu chí có
Sig. < 0,1 nên giả thuyết H 0 bị bác bỏ với độ tin cậy 90%, có 8/25 tiêu chí có Sig. < 0,05 nên giả thuyết H 0 bị bác
bỏ với độ tin cậy 95% và có 6/25 tiêu chí có Sig. < 0,01 nên giả thuyết H 0 bị bác bỏ với độ tin cậy 99% thì có thể
nói có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết quả đánh giá GV của TCM ở mỗi tiêu chí, có nghĩa là ở các tr ường
khác nhau thì kết quả đánh giá GV của TCM ở từng tiêu chí cũng khác nhau. Có 7/25 tiêu chí còn lại giả thuyết
H0 được chấp nhận vì có Sig. > 0,1 có nghĩa là đối với các tiêu chí này thì kết quả đánh giá GV của TCM ở từng
tiêu chí không có sự khác biệt.
Như vậy, qua kết quả phân tích trên có sự tương đồng trong kết quả tự đánh giá của GV và TCM ở tiêu
chuẩn 1. Đồng thời qua kết quả phân tích ANOVA cho thấy có 72% số tiêu chí qua cách đánh giá của TCM ở
từng trường có sự khác biệt với độ tin cậy trên 90% và có 28% số tiêu chí không có sự khác biệt.
(3) Nhóm BGH
Tiêu
chí
BGH
TB
SD
Sig.
1.1
3.91
0.29
1.2
3.85
0.44
0.09
1.3
3.56
0.56
0.48
1.4
3.79
0.41
0.13
1.5
3.76
0.50
0.74
2.1
3.03
0.46
0.06
2.2
3.24
0.55
0.03
3.1
3.06
0.60
0.17
3.2
3.47
0.61
0.05
3.3
3.65
0.49
0.01
3.4
3.09
0.57
0.00
3.5
3.12
0.59
0.06
3.6
2.82
0.58
0.00
3.7
3.21
0.59
3.8
3.06
0.55
4.1
3.24
0.61
0.00
4.2
3.03
0.76
0.06
4.3
2.91
0.75
0.01
4.4
2.85
0.56
0.09
- 128 -
.
0.04
.
BGH
Tiêu
chí
TB
SD
Sig.
4.5
2.94
0.55
0.00
4.6
2.82
0.72
0.82
5.1
3.09
0.67
0.07
5.2
3.15
0.56
0.00
6.1
3.15
0.61
0.01
6.2
3.03
0.52
0.00
Từ bảng số liệu trên ta thấy: có 6/25 (24%) tiêu chí GV đáp ứng tốt yêu cầu mà Chuẩn đưa ra, là các
tiêu chí thuộc tiêu chuẩn 1 và tiêu chí 3.3. Có 20% số tiêu chí theo BGH đánh giá GV đáp ứng Chuẩn ở mức TB
(3.6, 4.3, 4.4, 4.5, 4.6). Có 56% số tiêu chí còn lại theo BGH đánh giá GV đáp ứng Chuẩn ở mức khá.
Để so sánh sự khác biệt về kết quả đánh giá của BGH ở mỗi tiêu chí, ta đặt giả thuyết H 0 là “không có
sự khác biệt về kết quả đánh giá GV ngành Địa lí của BGH ở mỗi tiêu chí ở các trường”. Kết quả phân tích
ANOVA một yếu tố được tổng hợp ở bảng trên: 2/25 tiêu chí (1.1, 3.8) giá trị Sum of Square = 0,000 và Sig. = .,
có thể do tổng các chênh lệch bình phương giữa các nhóm không phản ánh được biến thiên của biến định lượng
đang nghiên cứu (giá trị Mean của các tiêu chí) và do tác động của biến phân loại xem xét (biến đặc điểm của
từng trường _ biến mã trường), có 6/25 tiêu chí có Sig. < 0,1 nên giả thuyết H 0 bị bác bỏ với độ tin cậy 90%, có
4/25 tiêu chí có Sig. < 0,05 nên giả thuyết H 0 bị bác bỏ với độ tin cậy 95% và có 8/25 tiêu chí có Sig. < 0,01 nên
giả thuyết H0 bị bác bỏ với độ tin cậy 99%, do đó có thể nói có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết quả đánh
giá của BGH ở mỗi tiêu chí, có nghĩa là ở các trường khác nhau thì kết quả đánh giá của BGH ở từng tiêu chí
cũng khác nhau. Có 5/25 tiêu chí còn lại giả thuyết H 0 được chấp nhận vì có Sig. > 0,1 có nghĩa là đối với các
tiêu chí này thì kết quả đánh giá không có sự khác biệt.
Như vậy, qua kết quả phân tích trên có sự tương đồng trong kết quả đánh giá GV ở cả 3 nhóm đối
tượng của tiêu chuẩn 1 về mức độ đáp ứng Chuẩn. Đồng thời qua kết quả phân tích ANOVA cho thấy có 72% số
tiêu chí qua cách đánh giá của BGH ở từng trường có sự khác biệt với độ tin cậy trên 90% và khoảng 28% số tiêu
chí không có sự khác biệt.
2.2. So sánh sự khác biệt về kết quả đánh giá của nhóm BGH, TCM và tự đánh giá của GV dựa theo
Chuẩn nghề nghiệp GVTH khi xét đến các yếu tố về khu vực, thâm niên công tác, giới, KQXL tốt nghiệp
Bảng: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết thống kê giữa hai biến độc lập của ngành Địa lý
Giả thuyết H0: “Hai biến độc lập với nhau”
Nhóm GVTĐG
Biến số 1
Biến số 2
Thông số kiểm định thống kê
Kết luận
Khu vực
KQXL GV
theo Chuẩn
Thâm niên công tác
Giới tính
KQXL tốt nghiệp
Biến số 1
Biến số 2
Khu vực
KQXL GV
theo Chuẩn
Thâm niên công tác
Giới tính
KQXL tốt nghiệp
Biến số 1
Biến số 2
2
= 0,844
(50%)
2 không đáng tin cậy
Sig. = 0,656 > 0,1
Sig. = 0,304 > 0,1
= 0,400
tau_c = 0,138
2
= 0,001
Chấp nhận H0
Sig. = 0,304 > 0,1
(25%)
2 không đáng tin cậy
Sig. = 0,982 > 0,1
Sig. = 0,314 > 0,1
= - 0,343
Chấp nhận H0
tau_c = - 0,163 Sig. = 0,314 > 0,1
Nhóm TCM đánh giá
Thông số kiểm định thống kê
2
= 3,429
(77,8%)
Sig. = 0,489 > 0,1
Sig. = 0,821 > 0,1
= - 0,089
tau_c = - 0,038 Sig. = 0,821 > 0,1
2
= 0,688
(66,7%)
Sig. = 0,709 > 0,1
= 0,814
Sig. = 0,214 > 0,1
tau_c = 0,121 Sig. = 0,214 > 0,1
Nhóm BGH đánh giá
Thông số kiểm định thống kê
- 129 -
Kết luận
2
không đáng tin cậy
Chấp nhận H0
2 không đáng tin cậy
Chấp nhận H0
Kết luận
2
Khu vực
KQXL GV
theo Chuẩn
= 8,630
(77,8%)
2 không đáng tin cậy
Sig. = 0,071 < 0,1
Sig. = 0,176 > 0,1
= - 0,578
Thâm niên công tác
tau_c = - 0,180 Sig. = 0,176 > 0,1
2
Giới tính
= 2,565
(66,7%)
Chấp nhận H0
2 không đáng tin cậy
Sig. = 0,277 > 0,1
Sig. = 0,346 > 0,1
= 0,684
KQXL tốt nghiệp
Chấp nhận H0
tau_c = 0,090 Sig. = 0,346 > 0,1
Kết quả kiểm định mối liên hệ giữa hai biến định tính cho kết quả tương tự như ngành Chính trị. Từ bảng
trên cho ta kết quả, không có mối liên hệ nào giữa biến KQXL GV theo Chuẩn với biến thâm niên công tác và
biến xếp loại tốt nghiệp trên cả 3 nhóm đối tượng đánh giá. Ngoài ra, giá trị
2 không còn đáng tin cậy khi xét
mối liên hệ giữa biến KQXL GV theo Chuẩn với biến khu vực, giới tính vì có quá 20% số ô trong bảng chéo có
tần suất mong đợi dưới 5 (có thể do số lượng SV ngành Địa lí tốt nghiệp ra trường ít N = 34).
3. Ngành Hóa học (N = 68)
3.1. Mức độ đáp ứng của GV ở các tiêu chí đánh giá
(1) Nhóm GVTĐG
Tiêu
chí
GVTĐG
TB
SD
Sig.
1.1
3.91
0.29
0.76
1.2
3.96
0.21
0.96
1.3
3.76
0.43
0.05
1.4
3.85
0.36
0.46
1.5
3.91
0.29
2.1
3.00
0.00
2.2
3.37
0.49
0.95
3.1
3.54
0.50
0.19
3.2
3.82
0.38
0.12
3.3
3.87
0.34
0.04
3.4
3.41
0.50
0.44
3.5
3.29
0.46
0.37
3.6
3.41
0.50
0.74
3.7
3.47
0.50
0.62
3.8
3.28
0.45
0.19
4.1
3.32
0.47
0.66
4.2
3.40
0.49
0.38
4.3
3.34
0.48
0.61
4.4
3.16
0.37
0.63
4.5
3.40
0.49
0.60
4.6
3.46
0.50
0.18
5.1
3.19
0.40
0.11
5.2
3.38
0.49
0.03
6.1
3.38
0.49
0.07
0.76
.
6.2
3.26
0.44
0.23
Từ bảng số liệu trên có 8/25 (32%) tiêu chí GVTĐG đáp ứng tốt yêu cầu mà Chuẩn đưa ra bao gồm các
tiêu chí thuộc tiêu chuẩn 1 và các tiêu chí 3.1, 3.2, 3.3. Có 68% các tiêu chí còn lại GVTĐG ở mức khá.
Đặt giả thuyết H 0 là “kết quả tự đánh giá của GV ngành Hóa học ở mỗi tiêu chí không có liên hệ gì với
đặc điểm từng trường”. Kết quả phân tích ANOVA một yếu tố được tổng hợp ở bảng trên: 1/25 tiêu chí (2.1) giá
trị Sum of Square = 0,000 và Sig. = ., có 2/25 tiêu chí giả thuyết H 0 bị bác bỏ với độ tin cậy 90% vì có giá trị Sig.
< 0,1 và có 2/25 tiêu chí giả thuyết H 0 bị bác bỏ với độ tin cậy 95%. Điều đó có nghĩa là kết quả đánh giá ở các
tiêu chí này có liên hệ với đặc điểm của từng trường. Có 20/25 tiêu chí giả thuyết H 0 được chấp nhận vì có Sig. >
- 130 -
0,1 có nghĩa là ở các trường khác nhau thì kết quả tự đánh giá của GV ngành Hóa học ở từng tiêu chí không có sự
khác biệt.
Như vậy, qua kết quả phân tích trên có 32% số tiêu chí đáp ứng tốt với Chuẩn và 68% số tiêu chí đáp
ứng ở mức khá so với Chuẩn, đồng thời qua phân tích ANOVA cho kết quả: có 80% số tiêu chí GVTĐG ở từng
trường không có sự khác biệt và khoảng 20% số tiêu chí GVTĐG ở từng trường có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê với độ tin cậy trên 90%. Do đó, có thể có khả năng dù các GV của ngành Hóa học ở các trường khác nhau
nhưng có cùng một thang đánh giá trong quá trình tự đánh giá.
(2) Nhóm TCM
Tiêu
chí
TCM
TB
SD
Sig.
1.1
3.88
0.37
0.00
1.2
3.78
0.42
0.01
1.3
3.60
0.52
0.16
1.4
3.76
0.43
0.36
1.5
3.82
0.38
0.12
2.1
3.22
0.48
0.02
2.2
2.99
0.66
0.08
3.1
3.50
0.59
0.01
3.2
3.54
0.53
0.01
3.3
3.69
0.50
0.06
3.4
3.03
0.57
0.87
3.5
3.18
0.67
0.03
3.6
3.07
0.63
0.13
3.7
3.38
0.60
0.23
3.8
3.25
0.66
0.01
4.1
3.04
0.44
0.03
4.2
3.06
0.64
0.00
4.3
2.90
0.58
0.00
4.4
2.75
0.61
0.11
4.5
2.96
0.47
0.51
4.6
3.04
0.56
0.05
5.1
2.99
0.53
0.00
5.2
2.88
0.56
0.50
6.1
3.38
0.57
0.19
6.2
3.03
0.49
0.02
Từ bảng số liệu trên, có 7/25 (28%) tiêu chí GV đáp ứng tốt yêu cầu mà Chuẩn đưa ra bao gồm 5 tiêu
chí thuộc tiêu chuẩn 1 và 2 tiêu chí thuộc tiêu chuẩn 3 về năng lực dạy học (3.2, 3.3). Điều này khá tương đồng
với kết quả tự đánh giá của GV ở từng tiêu chí. Có 6/25 (24%) tiêu chí GV đáp ứng Chuẩn ở mức TB gồm 2.2,
4.3, 4.4, 4.5, 5.1, 5.3. Có 48% số tiêu chí còn lại đáp ứng Chuẩn ở mức khá.
Ta đặt giả thuyết H 0 là “không có sự khác biệt về kết quả đánh giá GV ngành Hóa học của TCM ở mỗi
tiêu chí ở các trường”. Kết quả phân tích ANOVA một yếu tố được tổng hợp ở bảng trên: có 2/25 tiêu chí có Sig.
< 0,1 nên giả thuyết H 0 bị bác bỏ với độ tin cậy 90%, có 6/25 tiêu chí có Sig. < 0,05 nên giả thuyết H 0 bị bác bỏ
với độ tin cậy 95% và có 7/25 tiêu chí có Sig. < 0,01 nên giả thuyết H 0 bị bác bỏ với độ tin cậy 99%, như vậy có
thể nói có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết quả đánh giá GV của TCM ở mỗi tiêu chí, có nghĩa là ở các
trường khác nhau thì kết quả đánh giá của TCM cũng khác nhau. Có 10/25 tiêu chí còn lại giả thuyết H 0 được
chấp nhận vì có Sig. > 0,1 có nghĩa là đối với các tiêu chí này thì kết quả đánh giá của TCM không có sự khác
biệt.
Như vậy, qua kết quả phân tích trên có sự tương đồng trong kết quả tự đánh giá của GV và TCM ở tiêu
chuẩn 1. Đồng thời qua kết quả phân tích ANOVA cho thấy có 60% số tiêu chí TCM đánh giá GV ở từng trường
có sự khác biệt với độ tin cậy trên 90% và có 40% số tiêu chí không có sự khác biệt.
- 131 -
(3) Nhóm BGH
BGH
Tiêu
chí
TB
SD
Sig.
1.1
3.88
0.37
0.00
1.2
3.78
0.42
0.01
1.3
3.60
0.52
0.16
1.4
3.76
0.43
0.36
1.5
3.82
0.38
0.12
2.1
3.22
0.48
0.02
2.2
2.99
0.66
0.08
3.1
3.50
0.59
0.01
3.2
3.54
0.53
0.01
3.3
3.69
0.50
0.06
3.4
3.03
0.57
0.87
3.5
3.18
0.67
0.03
3.6
3.07
0.63
0.13
3.7
3.38
0.60
0.23
3.8
3.25
0.66
0.01
4.1
3.04
0.44
0.03
4.2
3.06
0.64
0.00
4.3
2.90
0.58
0.00
4.4
2.75
0.61
0.11
4.5
2.96
0.47
0.51
4.6
3.04
0.56
0.05
5.1
2.99
0.53
0.00
5.2
2.88
0.56
0.50
6.1
3.38
0.57
0.19
6.2
3.03
0.49
0.02
Từ bảng số liệu trên, có 7/25 (28%) tiêu chí BGH GV đáp ứng tốt yêu cầu mà Chuẩn đưa ra, hoàn toàn
giống với kết quả đánh giá của TCM. Có 6/25 (24%) tiêu chí đáp ứng Chuẩn ở mức TB (2.2, 4.3, 4.4, 4.5, 5.1,
5.2). Có 48% số tiêu chí còn lại đáp ứng Chuẩn ở mức khá.
Ta đặt giả thuyết H 0 là “kết quả đánh giá GV ngành Hóa học của BGH ở mỗi tiêu chí không có liên hệ
gì với đặc điểm từng trường”. Kết quả phân tích ANOVA một yếu tố được tổng hợp ở bảng trên: có 2/25 tiêu chí
có Sig. < 0,1 nên giả thuyết H 0 bị bác bỏ với độ tin cậy 90%, có 6/25 tiêu chí có Sig. < 0,05 nên giả thuyết H 0 bị
bác bỏ với độ tin cậy 95% và có 7/25 tiêu chí có Sig. < 0,01 nên giả thuyết H 0 bị bác bỏ với độ tin cậy 99%, như
vậy có thể có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết quả đánh giá của BGH ở mỗi tiêu chí, có nghĩa là ở các
trường khác nhau thì kết quả đánh giá của BGH ở từng tiêu chí cũng khác nhau. Có 10/25 tiêu chí còn lại giả
thuyết H0 được chấp nhận vì có Sig. > 0,1 có nghĩa là đối với các tiêu chí này thì kết quả đánh giá của BGH
không có sự khác biệt.
Như vậy, có sự tương đồng trong kết quả đánh giá GV ở cả 3 nhóm đối tượng của tiêu chuẩn 1, đồng
thời qua kết quả phân tích ANOVA cho thấy có 60% số tiêu chí qua cách đánh giá của BGH ở từng trường có sự
khác biệt với độ tin cậy trên 90% và có 40% số tiêu chí không có sự khác biệt.
3.2. So sánh sự khác biệt về kết quả đánh giá của nhóm BGH, TCM và tự đánh giá của GV dựa theo
Chuẩn nghề nghiệp GVTH khi xét đến các yếu tố về khu vực, thâm niên công tác, giới, KQXL tốt nghiệp
Bảng: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết thống kê giữa hai biến độc lập của ngành Hóa học
Giả thuyết H0: “Hai biến độc lập với nhau”
Nhóm GVTĐG
Biến số 1
Biến số 2
Thông số kiểm định thống kê
Kết luận
KQXL GV
theo Chuẩn
Khu vực
Thâm niên công tác
2
= 1,087
(16,7%)
Sig. = 0,581 > 0,1
Sig. = 0,300 > 0,1
= 0,210
- 132 -
Chấp nhận H0
Chấp nhận H0
tau_c = 0,127
2
Giới tính
Biến số 2
2
Thâm niên công tác
(55,6%)
tau_c = 0,030
2
Giới tính
Sig. = 0,720 > 0,1
= 0,186
(50%)
2
= 3,050
(55,6%)
tau_c = 0,079 Sig. = 0,305 > 0,1
Giới tính
2
= 1,375
không đáng tin cậy
Chấp nhận H0
Chấp nhận H0
Kết luận
2 không đáng tin cậy
Sig. = 0,549 > 0,1
Sig. = 0,305 > 0,1
= 0,182
Thâm niên công tác
2
2 không đáng tin cậy
tau_c = 0,029 Sig. = 0,701 > 0,1
Nhóm BGH đánh giá
Thông số kiểm định thống kê
Biến số 2
Kết luận
Sig. = 0,911 > 0,1
Sig. = 0,701 > 0,1
= 0,093
Khu vực
KQXL GV
theo Chuẩn
= 2,138
Sig. = 0,710 > 0,1
Sig. = 0,720 > 0,1
= 0,074
KQXL tốt nghiệp
Biến số 1
Chấp nhận H0
tau_c = - 0,012 Sig. = 0,916 > 0,1
Nhóm TCM đánh giá
Thông số kiểm định thống kê
Khu vực
KQXL GV
theo Chuẩn
Chấp nhận H0
Sig. = 0,737 > 0,1
Sig. = 0,916 > 0,1
= - 0,026
KQXL tốt nghiệp
Biến số 1
Sig. = 0,300 > 0,1
= 0,113
(50%)
Chấp nhận H0
2 không đáng tin cậy
Sig. = 0,503 > 0,1
Sig. = 0,077 > 0,1
= 0,414
KQXL tốt nghiệp
Chấp nhận H0
tau_c = 0,143 Sig. = 0,077 > 0,1
Kết quả kiểm định mối liên hệ giữa hai biến định tính ở bảng trên: ở nhóm GVTĐG, biến KQXL GV
theo Chuẩn không có mối liên hệ nào với các biến được kiểm định. Ở nhóm TCM và BGH khi kiểm định mối
liên hệ giữa biến KQXL GV theo Chuẩn với biến khu vực, giới tính giá trị
2 không còn đáng tin cậy vì có quá
20% số ô trong bảng chéo có tần suất mong đợi dưới 5 (có khả năng do tập dữ liệu mẫu không đủ lớn); đồng thời
kết quả kiểm định cho thấy không có mối liên hệ nào giữa biến KQXL GV theo Chuẩn với biến thâm niên công
tác và biến xếp loại tốt nghiệp trên 2 nhóm đối tượng này.
4. Ngành Lịch sử
4.1. Mức độ đáp ứng của GV ở các tiêu chí đánh giá
(1) Nhóm GVTĐG
Tiêu
chí
GVTĐG
TB
SD
Sig.
1.1
3.82
0.39
0.99
1.2
3.88
0.45
0.95
1.3
3.72
0.45
0.23
1.4
3.78
0.42
0.02
1.5
3.82
0.39
2.1
3.00
0.00
2.2
3.28
0.45
0.33
3.1
3.60
0.49
0.63
3.2
3.82
0.39
0.44
3.3
3.83
0.38
0.18
3.4
3.35
0.48
0.03
3.5
3.42
0.50
0.45
3.6
3.28
0.45
0.33
- 133 -
0.44
.
Tiêu
chí
GVTĐG
TB
SD
Sig.
3.7
3.48
0.50
0.08
3.8
3.45
0.50
0.11
4.1
3.20
0.40
0.03
4.2
3.33
0.48
0.67
4.3
3.27
0.45
0.52
4.4
3.23
0.43
0.79
4.5
3.18
0.39
0.68
4.6
3.42
0.50
0.31
5.1
3.20
0.40
0.81
5.2
3.50
0.50
0.06
6.1
3.35
0.48
0.05
6.2
3.23
0.43
0.10
Từ bảng số liệu trên, có 8/25 (32%) tiêu chí GV đáp ứng tốt yêu cầu mà Chuẩn đưa ra, là các tiêu chí
thuộc tiêu chuẩn 1 và các tiêu chí 3.1, 3.2, 3.3. Có 68% các tiêu chí còn lại GVTĐG đáp ứng Chuẩn ở mức khá .
Đồng thời qua phân tích liên hệ giữa kết quả đánh giá ở từng tiêu chí với đặc điểm riêng của từng
trường, ta đặt giả thuyết H 0 là “không có sự khác biệt về kết quả tự đánh giá của GV ngành Lịch sử ở mỗi tiêu chí
cho từng trường”. Kết quả phân tích ANOVA một yếu tố được tổng hợp ở bảng trên: có 3/25 tiêu chí giả thuyết
H0 bị bác bỏ với độ tin cậy 90%, có 3/25 tiêu chí giả thuyết H 0 bị bác bỏ với độ tin cậy 95%; 1/25 tiêu chí (2.1)
giá trị Sum of Square = 0,000 và Sig. = . Có 18/25 tiêu chí còn lại giả thuyết H 0 được chấp nhận, có nghĩa là ở
các trường khác nhau thì kết quả tự đánh giá của GV không có sự khác biệt.
Như vậy, có 32% số tiêu chí GVTĐG đáp ứng tốt và 68% số tiêu chí GV đáp ứng ở mức khá so với
Chuẩn, đồng thời qua phân tích ANOVA có 72% số tiêu chí GVTĐG không có sự khác biệt và 24% số tiêu chí
GVTĐG có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy trên 90%.
(2) Nhóm TCM
Tiêu
chí
TCM
TB
SD
Sig.
1.1
3.88
0.37
0.01
1.2
3.78
0.42
0.42
1.3
3.60
0.52
0.04
1.4
3.76
0.43
0.39
1.5
3.82
0.38
0.36
2.1
3.22
0.48
0.05
2.2
2.99
0.66
0.00
3.1
3.50
0.59
0.27
3.2
3.54
0.53
0.01
3.3
3.69
0.50
0.01
3.4
3.03
0.57
0.37
3.5
3.18
0.67
0.38
3.6
3.07
0.63
0.42
3.7
3.38
0.60
0.42
3.8
3.25
0.66
0.10
4.1
3.04
0.44
0.01
4.2
3.06
0.64
0.09
4.3
2.90
0.58
0.01
4.4
2.75
0.61
0.02
4.5
2.96
0.47
0.11
4.6
3.04
0.56
0.04
5.1
2.99
0.53
0.01
- 134 -
Tiêu
chí
TCM
TB
SD
Sig.
5.2
2.88
0.56
0.20
6.1
3.38
0.57
0.02
6.2
3.03
0.49
0.00
Từ bảng số liệu trên có 7/25 (28%) tiêu chí TCM đánh giá GV đáp ứng tốt yêu cầu mà Chuẩn đưa ra,
bao gồm 5 tiêu chí thuộc tiêu chuẩn 1 và 2 tiêu chí thuộc tiêu chuẩn 3 (3.2, 3.3), điều này khá tương đồng với kết
quả tự đánh giá của GV ở từng tiêu chí. Có 6/25 (24%) tiêu chí TCM đánh giá GV đáp ứng Chuẩn ở mức TB
(2.2, 4.3, 4.4, 4.5, 5.1, 5.2). Có 48% số tiêu chí còn lại TCM đánh giá GV đáp ứng Chuẩn ở mức khá.
Ta đặt giả thuyết H 0 là “kết quả đánh giá GV ngành Lịch sử của TCM ở mỗi tiêu chí không có liên hệ gì
với đặc điểm từng trường”. Kết quả phân tích ANOVA một yếu tố được tổng hợp ở bảng trên: có 4% số tiêu chí
giả thuyết H0 bị bác bỏ với độ tin cậy 90%, có 32% số tiêu chí giả thuyết H 0 bị bác bỏ với độ tin cậy 95% và có
20% số tiêu chí giả thuyết H 0 bị bác bỏ với độ tin cậy 99%, như vậy có thể có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về
kết quả đánh giá của TCM ở các tiêu chí này, có nghĩa là ở các trường khác nhau thì kết quả đánh giá của TCM
cũng khác nhau. Có 44% số tiêu chí còn lại giả thuyết H 0 được chấp nhận, có nghĩa là đối với các tiêu chí này thì
kết quả đánh giá của TCM không có sự khác biệt.
Như vậy, qua kết quả phân tích trên có sự tương đồng trong kết quả tự đánh giá của GV và TCM ở tiêu
chuẩn 1. Đồng thời qua kết quả phân tích ANOVA cho thấy có 60% số tiêu chí qua cách đánh giá của TCM ở
từng trường có sự khác biệt với độ tin cậy trên 90% và có 40% số tiêu chí không có sự khác biệt.
(3) Nhóm BGH
Tiêu
chí
BGH
TB
SD
Sig.
1.1
3.95
0.22
0.01
1.2
3.90
0.35
0.17
1.3
3.60
0.53
0.04
1.4
3.70
0.46
0.39
1.5
3.77
0.43
0.36
2.1
3.07
0.45
0.03
2.2
3.05
0.39
0.00
3.1
3.22
0.61
0.17
3.2
3.58
0.59
0.00
3.3
3.72
0.58
0.03
3.4
3.27
0.55
0.00
3.5
3.13
0.57
0.01
3.6
2.93
0.48
0.36
3.7
3.38
0.56
0.13
3.8
3.30
0.59
0.36
4.1
3.15
0.58
0.01
4.2
3.08
0.62
0.09
4.3
3.02
0.50
0.08
4.4
2.87
0.60
0.00
4.5
3.07
0.52
0.06
4.6
2.93
0.63
0.04
5.1
3.17
0.59
0.01
5.2
3.05
0.75
0.06
6.1
3.25
0.57
0.00
6.2
2.98
0.50
0.00
Từ bảng số liệu trên, có 7/25 (28%) tiêu chí GV đáp ứng tốt yêu cầu mà Chuẩn đưa ra, hoàn toàn giống
với kết quả đánh giá của TCM. Có 16% số tiêu chí theo BGH đánh giá GV đáp ứng Chuẩn ở mức TB, đó là các
tiêu chí 3.6, 4.4, 4.6, 6.2. Có 56% số tiêu chí còn lại đáp ứng Chuẩn ở mức khá.
- 135 -
Ta đặt giả thuyết H 0 là “không có sự khác biệt về kết quả đánh giá GV ngành Lịch sử của BGH ở mỗi
tiêu chí ở các trường”. Kết quả phân tích ANOVA một yếu tố được tổng hợp ở bảng trên: có 16% số tiêu chí giả
thuyết H0 bị bác bỏ với độ tin cậy 90%, có 24% số tiêu chí giả thuyết H 0 bị bác bỏ với độ tin cậy 95% và có 32%
số tiêu chí giả thuyết H 0 bị bác bỏ với độ tin cậy 99%, như vậy có thể có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết
quả đánh giá của BGH, có nghĩa là ở các trường khác nhau thì kết quả đánh giá của BGH ở từng tiêu chí cũng
khác nhau. Có 28% số tiêu chí còn lại giả thuyết H 0 được chấp nhận, có nghĩa là đối với các tiêu chí này thì kết
quả đánh giá của BGH ở từng tiêu chí không có sự khác biệt.
Như vậy, qua kết quả phân tích trên có sự tương đồng trong kết quả đánh giá GV ở cả 3 nhóm đối
tượng của tiêu chuẩn 1 về mức độ đáp ứng Chuẩn. Đồng thời qua kết quả phân tích ANOVA cho thấy có 72% số
tiêu chí qua cách đánh giá của BGH ở từng trường có sự khác biệt với độ tin cậy trên 90% và có 28% số tiêu chí
không có sự khác biệt. Do đó có thể có khả năng ở một số tiêu chí có điểm tương đồng trong kết quả đánh giá của
BGH đối với GV ngành Lịch sử ở các trường khác nhau nhưng có một số tiêu chí thì không (có thể do đặc điểm
riêng của từng trường quy định phù hợp với yêu cầu thực tế).
4.2. So sánh sự khác biệt về kết quả đánh giá của nhóm BGH, TCM và tự đánh giá của GV dựa theo
Chuẩn nghề nghiệp GVTH khi xét đến các yếu tố về khu vực, thâm niên công tác, giới, KQXL tốt nghiệp
Bảng: Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết thống kê giữa hai biến độc lập của ngành Lịch sử
Giả thuyết H0: “Hai biến độc lập với nhau”
Nhóm GVTĐG
Biến số 1
Biến số 2
Thông số kiểm định thống kê
Kết luận
Khu vực
KQXL GV
theo Chuẩn
Thâm niên công tác
Giới tính
KQXL tốt nghiệp
Biến số 1
Biến số 2
Khu vực
KQXL GV
theo Chuẩn
Thâm niên công tác
Giới tính
KQXL tốt nghiệp
Biến số 1
Biến số 2
Khu vực
2
= 6,930
(44,4%)
tau_c = 0,116
2
KQXL GV
theo Chuẩn
Giới tính
= 0,724
(33,3%)
2 không đáng tin cậy
Sig. = 0,696 > 0,1
Sig. = 0,524 > 0,1
= - 0,174
Chấp nhận H0
tau_c = - 0,054 Sig. = 0,524 > 0,1
Nhóm TCM đánh giá
Thông số kiểm định thống kê
2
= 4,461
(66,7%)
Kết luận
2
Sig. = 0,347 > 0,1
Sig. = 0,378 > 0,1
= 0,221
tau_c = 0,052
2
= 0,707
(66,7%)
2 không đáng tin cậy
Sig. = 0,702 > 0,1
Sig. = 0,985 > 0,1
= - 0,005
Chấp nhận H0
tau_c = - 0,001 Sig. = 0,985 > 0,1
Nhóm BGH đánh giá
Thông số kiểm định thống kê
2
= 1,729
(66,7%)
0,1
tau_c = 0,087
0,1
2
= 1,919
0,1
tau_c = 0,121
0,1
- 136 -
không đáng tin cậy
Chấp nhận H0
Sig. = 0,378 > 0,1
Kết luận
2
không đáng tin cậy
Sig. = 0,210 >
Sig. = 0,210 >
(50%)
Sig. = 0,383 > 0,1
= 0,505
KQXL tốt nghiệp
Chấp nhận H0
Sig. = 0,233 > 0,1
Sig. = 0,785 > 0,1
= 0,292
Thâm niên công tác
2 không đáng tin cậy
Sig. = 0,140 > 0,1
Sig. = 0,233 > 0,1
= 0,282
Chấp nhận H0
2 không đáng tin cậy
Sig. = 0,081 >
Sig. = 0,081 >
Chấp nhận H0
Kết quả kiểm định mối liên hệ giữa hai biến định tính ở bảng trên: KQXL GV theo Chuẩn không có mối
liên hệ nào với biến thâm niên công tác và biến KQXL tốt nghiệp ở cả 3 nhóm đối tượng. Đồng thời khi kiểm
định mối liên hệ giữa biến KQXL GV theo Chuẩn với biến khu vực, giới tính giá trị
2 không còn đáng tin cậy
vì có quá 20% số ô trong bảng chéo có tần suất mong đợi dưới 5 có khả năng do tập dữ liệu mẫu không đủ lớn.
5. Ngành Ngữ văn (N = 175)
5.1. Mức độ đáp ứng của GV ở các tiêu chí đánh giá
(1) Nhóm GVTĐG
Tiêu
chí
GVTĐG
TB
SD
Sig.
1.1
3.92
0.27
0.09
1.2
3.91
0.35
0.00
1.3
3.67
0.47
0.29
1.4
3.78
0.42
0.28
1.5
3.90
0.30
0.05
2.1
3.02
0.15
0.00
2.2
3.35
0.48
0.09
3.1
3.60
0.49
0.01
3.2
3.78
0.42
0.62
3.3
3.79
0.41
0.49
3.4
3.43
0.50
0.06
3.5
3.28
0.45
0.90
3.6
3.38
0.49
0.09
3.7
3.51
0.50
0.13
3.8
3.46
0.50
0.96
4.1
3.25
0.44
0.66
4.2
3.34
0.47
0.12
4.3
3.34
0.48
0.72
4.4
3.37
0.48
0.36
4.5
3.37
0.48
0.02
4.6
3.58
0.50
0.43
5.1
3.27
0.45
0.00
5.2
3.42
0.49
0.13
6.1
3.44
0.50
0.05
6.2
3.33
0.47
0.10
Từ bảng số liệu trên, có 10/25 (40%) tiêu chí GV đáp ứng tốt yêu cầu của Chuẩn. Có 60% các tiêu chí
còn lại GVTĐG đáp ứng Chuẩn ở mức khá.
Ta đặt giả thuyết H 0 là “không có sự khác biệt về kết quả tự đánh giá của GV ngành Ngữ văn ở mỗi tiêu
chí cho từng trường”. Kết quả phân tích ANOVA một yếu tố được tổng hợp ở bảng trên: có 24% số tiêu chí giả
thuyết H0 bị bác bỏ với độ tin cậy 90%, có 8% số tiêu chí giả thuyết H 0 bị bác bỏ với độ tin cậy 95%; 16% số tiêu
chí giả thuyết H 0 bị bác bỏ với độ tin cậy 99%. Có 52% số tiêu chí còn lại giả thuyết H 0 được chấp nhận, có nghĩa
là ở các trường khác nhau thì kết quả tự đánh giá của GV ở từng tiêu chí không có sự khác biệt.
Như vậy, qua kết quả phân tích trên có 40% số tiêu chí GV ngành Ngữ văn tự đánh giá đáp ứng tốt với
Chuẩn và 60% số tiêu chí ở mức khá. Đồng thời qua phân tích ANOVA cho kết quả có 52% số tiêu chí GVTĐG
ở từng trường không có sự khác biệt và 48% số tiêu chí GVTĐG ở từng trường có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê với độ tin cậy trên 90%.
(2) Nhóm TCM
Tiêu
chí
TCM
TB
SD
Sig.
1.1
3.91
0.28
0.00
1.2
3.90
0.34
0.00
1.3
3.56
0.60
0.00
- 137 -
Tiêu
chí
TCM
TB
SD
Sig.
1.4
3.66
0.55
0.01
1.5
3.87
0.37
0.02
2.1
3.17
0.56
0.12
2.2
3.03
0.61
0.00
3.1
3.45
0.62
0.00
3.2
3.53
0.54
0.00
3.3
3.78
0.45
0.00
3.4
3.17
0.64
0.01
3.5
3.31
0.59
0.00
3.6
3.13
0.65
0.13
3.7
3.46
0.62
0.00
3.8
3.39
0.63
0.00
4.1
3.18
0.62
0.00
4.2
3.09
0.70
0.01
4.3
3.02
0.61
0.00
4.4
2.89
0.68
0.00
4.5
3.21
0.63
0.00
4.6
3.22
0.57
0.00
5.1
3.23
0.62
0.00
5.2
2.92
0.56
0.00
6.1
3.42
0.61
0.00
6.2
2.98
0.52
0.00
Từ bảng số liệu trên, có 7/25 (28%) tiêu chí GV đáp ứng tốt yêu cầu mà Chuẩn đưa ra bao gồm 5 tiêu
chí thuộc tiêu chuẩn 1 và 2 tiêu chí thuộc tiêu chuẩn 3 (3.2, 3.3). Điều này khá tương đồng với kết quả tự đánh giá
của GV ở từng tiêu chí. Có 12% số tiêu chí theo TCM đánh giá GV đáp ứng Chuẩn ở mức TB (4.4, 5.2, 6.2), có
60% số tiêu chí còn lại đáp ứng Chuẩn ở mức khá.
Ta đặt giả thuyết H 0 là “kết quả đánh giá GV ngành Ngữ văn của TCM ở mỗi tiêu chí không có liên hệ
gì với đặc điểm từng trường”. Kết quả phân tích ANOVA một yếu tố được tổng hợp ở bảng trên: có 8% số tiêu
chí giả thuyết H 0 bị bác bỏ với độ tin cậy 95%, có 84% số tiêu chí giả thuyết H 0 bị bác bỏ với độ tin cậy 99% như
vậy có thể có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết quả đánh giá của TCM ở các tiêu chí này, có nghĩa là ở các
trường khác nhau thì kết quả đánh giá của TCM cũng khác nhau. Có 8% số tiêu chí còn lại giả thuyết H 0 được
chấp nhận, có nghĩa là đối với các tiêu chí này thì kết quả đánh giá của TCM ở từng tiêu chí không có sự khác
biệt.
Như vậy, kết quả phân tích trên có sự tương đồng trong kết quả tự đánh giá của GV và TCM ở tiêu
chuẩn 1. Đồng thời qua kết quả phân tích ANOVA cho thấy có 92% số tiêu chí qua cách đánh giá của TCM ở
từng trường có sự khác biệt với độ tin cậy trên 95% và có 8% số tiêu chí không có sự khác biệt. Do đó có thể có
khả năng có thang đánh giá chung trong kết quả đánh giá của TCM ngành Ngữ văn ở các trường khác nhau (có
thể do Hội đồng Chuyên môn quy định).
(3) Nhóm BGH
Tiêu
chí
BGH
TB
SD
Sig.
1.1
3.91
0.28
0.00
1.2
3.87
0.38
0.01
1.3
3.56
0.60
0.00
1.4
3.66
0.55
0.01
1.5
3.87
0.37
0.02
2.1
3.15
0.58
0.12
2.2
3.01
0.63
0.00
3.1
3.31
0.59
0.00
- 138 -
BGH
Tiêu
chí
TB
SD
Sig.
3.2
3.50
0.60
0.00
3.3
3.65
0.51
0.00
3.4
3.17
0.60
0.00
3.5
3.13
0.63
0.00
3.6
2.95
0.65
0.01
3.7
3.45
0.64
0.00
3.8
3.17
0.59
0.00
4.1
3.26
0.66
0.00
4.2
3.09
0.70
0.01
4.3
3.04
0.68
0.00
4.4
2.94
0.67
0.00
4.5
3.17
0.68
0.00
4.6
2.97
0.54
0.31
5.1
3.28
0.65
0.00
5.2
3.14
0.71
0.00
6.1
3.34
0.65
0.00
6.2
3.02
0.53
0.00
Từ bảng số liệu trên, có 6/25 (24%) tiêu chí GV đáp ứng tốt yêu cầu mà Chuẩn đưa ra, khá tương đồng
với kết quả đánh giá của TCM. Có 12% số tiêu chí theo BGH đánh giá GV đáp ứng Chuẩn ở mức TB (3.6, 4.4,
4.6). Có 64% số tiêu chí còn lại đáp ứng Chuẩn ở mức khá.
Ta đặt giả thuyết H 0 là “không có sự khác biệt về kết quả đánh giá GV ngành Ngữ văn của BGH ở mỗi
tiêu chí ở các trường”. Kết quả phân tích ANOVA một yếu tố được tổng hợp ở bảng trên: có 8% số tiêu chí giả
thuyết H0 bị bác bỏ với độ tin cậy 95%, có 84% số tiêu chí giả thuyết H 0 bị bác bỏ với độ tin cậy 99% như vậy có
thể có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết quả đánh giá của BGH, có nghĩa là ở các trường khác nhau thì kết
quả đánh giá của BGH ở từng tiêu chí cũng khác nhau. Có 8% số tiêu chí còn lại giả thuyết H 0 được chấp nhận,
có nghĩa là đối với các tiêu chí này thì kết quả đánh giá của BGH không có sự khác biệt.
Như vậy, qua kết quả phân tích trên có sự tương đồng trong kết quả đánh giá GV ở cả 3 nhóm đối
tượng của tiêu chuẩn 1 về mức độ đáp ứng Chuẩn. Đồng thời qua kết quả phân tích ANOVA cho thấy có 92% số
tiêu chí qua cách đánh giá của BGH ở từng trường có sự khác biệt với độ tin cậy trên 95% và có 8% số tiêu chí
không có sự khác biệt. Do đó có thể có khả năng đa số tiêu chí có điểm tương đồng trong kết quả đánh giá của
BGH đối với GV ngành Ngữ văn ở các trường khác nhau (có thể do đặc điểm ngành nghề quy định).
5.2. So sánh sự khác biệt về kết quả đánh giá của nhóm BGH, TCM và tự đánh giá của GV dựa theo
Chuẩn nghề nghiệp GVTH khi xét đến các yếu tố về khu vực, thâm niên công tác, giới, KQXL tốt nghiệp
Bảng: Tổng hợp kết quả kiểm định thống kê giữa hai biến độc lập của ngành Ngữ văn
Giả thuyết H0: “Hai biến độc lập với nhau”
Nhóm GVTĐG
Biến số 1
Biến số 2
Thông số kiểm định thống kê
Kết luận
Khu vực
KQXL GV
theo Chuẩn
Thâm niên công tác
Giới tính
KQXL tốt nghiệp
Biến số 1
KQXL GV
theo Chuẩn
Biến số 2
Khu vực
2
= 2,046
(33,3%)
Sig. = 0,727 > 0,1
= 0,137
tau_c = 0,075
2
= 0,811
2 không đáng tin
cậy
Sig. = 0,214 > 0,1
Chấp nhận H0
Sig. = 0,214 > 0,1
(33,3%)
2 không đáng tin
cậy
Sig. = 0,667 > 0,1
= 0,035
Sig. = 0,810 > 0,1
Chấp nhận H0
tau_c = 0,013
Sig. = 0,810 > 0,1
Nhóm TCM đánh giá
Thông số kiểm định thống kê
2
Sig.
= 15,859
(22,2%)
= 0,003 < 0,1
- 139 -
Kết luận
2
không đáng tin
cậy
= 0,104
Thâm niên công tác
tau_c = 0,053
2
Giới tính
= 5,236
(16,7%)
Biến số 2
2
= 6,740
Sig. = 0,481 > 0,1
Giới tính
= 0,578
Sig. = 0,936 > 0,1
Chấp nhận H0
2 không đáng tin
(33,3%)
cậy
Sig. = 0,749 > 0,1
= - 0,258
KQXL tốt nghiệp
Kết luận
cậy
Sig. = 0,936 > 0,1
tau_c = 0,004
2
Chấp nhận H0
2 không đáng tin
(44,4%)
Sig. = 0,148 > 0,1
= 0,012
Thâm niên công tác
Chấp nhận H0
Bác bỏ H0 (90%)
tau_c = - 0,030
Sig. = 0,481 > 0,1
Nhóm BGH đánh giá
Thông số kiểm định thống kê
Khu vực
KQXL GV
theo Chuẩn
Sig. = 0,341 > 0,1
Sig. = 0,073 < 0,1
= - 0,093
KQXL tốt nghiệp
Biến số 1
Sig. = 0,341 > 0,1
Sig. = 0,116 > 0,1
Chấp nhận H0
tau_c = - 0,050
Sig. = 0,116 > 0,1
Kết quả kiểm định mối liên hệ giữa hai biến định tính ở bảng trên: KQXL GV theo Chuẩn không có mối
liên hệ nào với biến thâm niên công tác và biến KQXL tốt nghiệp ở cả 3 nhóm đối tượng.
Kiểm định mối liên hệ giữa biến KQXL GV theo Chuẩn với biến khu vực, giới tính giá trị
2 không còn
đáng tin cậy vì có quá 20% số ô trong bảng chéo có tần suất mong đợi dưới 5 (có khả năng do tập dữ liệu mẫu
không đủ lớn ở 3 nhóm đối tượng). Riêng ở nhóm TCM đánh giá, kiểm định mối liên hệ giữa biến KQXL GV
theo Chuẩn với biến giới tính Sig. < 0,1, ta có thể kết luận với tập dữ liệu mẫu, có đủ bằng chứng để nói rằng biến
KQXL GV theo Chuẩn có mối liên hệ với biến giới tính.
6. Ngành Sinh học
6.1. Mức độ đáp ứng của GV ở các tiêu chí đánh giá
(1) Nhóm GVTĐG
Tiêu
chí
GVTĐG
TB
SD
Sig.
1.1
3.90
0.30
0.90
1.2
3.95
0.27
0.87
1.3
3.63
0.49
0.19
1.4
3.73
0.45
0.80
1.5
3.86
0.35
0.97
2.1
3.01
0.10
0.00
2.2
3.38
0.49
0.42
3.1
3.63
0.49
0.26
3.2
3.83
0.38
0.30
3.3
3.88
0.33
0.68
3.4
3.39
0.49
0.56
3.5
3.40
0.49
0.39
3.6
3.41
0.50
0.68
3.7
3.54
0.50
0.90
3.8
3.54
0.50
0.14
4.1
3.27
0.45
0.06
4.2
3.38
0.49
0.05
4.3
3.25
0.44
0.16
4.4
3.17
0.38
0.35
4.5
3.35
0.48
0.19
4.6
3.54
0.50
0.79
- 140 -
Tiêu
chí
GVTĐG
TB
SD
Sig.
5.1
3.23
0.42
0.00
5.2
3.36
0.48
0.17
6.1
3.50
0.50
0.51
6.2
3.32
0.47
0.10
Từ bảng số liệu trên, có 11/25 (44%) tiêu chí GV đáp ứng tốt yêu cầu mà Chuẩn đưa ra bao gồm 5 tiêu
chí thuộc tiêu chuẩn 1 và các tiêu chí 3.1, 3.2, 3.3, 3.7, 3.8, 4.6. Có 56% các tiêu chí còn lại GVTĐG đáp ứng
Chuẩn ở mức khá.
Đặt giả thuyết H 0 là “kết quả tự đánh giá của GV ngành Sinh học ở mỗi tiêu chí không có liên hệ gì với
đặc điểm từng trường”. Kết quả phân tích ANOVA một yếu tố được tổng hợp ở bảng trên: có 8% số tiêu chí giả
thuyết H0 bị bác bỏ với độ tin cậy 90% và 8% số tiêu chí giả thuyết H 0 bị bác bỏ với độ tin cậy 99%. Điều đó có
nghĩa là kết quả đánh giá ở các tiêu chí này có liên hệ với đặc điểm của từng trường. Có 84% số tiêu chí giả
thuyết H0 được chấp nhận, có nghĩa là ở các trường khác nhau thì kết quả tự đánh giá của GV ngành Sinh học ở
từng tiêu chí không có sự khác biệt.
Như vậy, qua kết quả phân tích trên có 44% số tiêu chí GV đáp ứng tốt và 56% số tiêu chí đáp ứng ở
mức khá so với Chuẩn, đồng thời qua phân tích ANOVA cho kết quả có 84% số tiêu chí GVTĐG ở từng trường
không có sự khác biệt và 16% số tiêu chí GVTĐG ở từng trường có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với độ tin
cậy trên 90%. Do đó, có thể có khả năng dù các GV của ngành Sinh học ở các trường khác nhau nhưng có cùng
một thang đánh giá trong quá trình tự đánh giá.
(2) Nhóm TCM
Tiêu
chí
TCM
TB
SD
Sig.
1.1
3.91
0.28
0.00
1.2
3.88
0.42
0.00
1.3
3.59
0.56
0.00
1.4
3.73
0.49
0.14
1.5
3.80
0.45
0.05
2.1
3.13
0.52
0.11
2.2
3.03
0.56
0.26
3.1
3.51
0.56
0.02
3.2
3.67
0.49
0.02
3.3
3.86
0.38
0.23
3.4
3.12
0.57
0.16
3.5
3.27
0.61
0.27
3.6
3.13
0.52
0.04
3.7
3.41
0.61
0.01
3.8
3.35
0.64
0.00
4.1
3.15
0.57
0.00
4.2
3.14
0.57
0.03
4.3
3.03
0.48
0.00
4.4
2.93
0.57
0.00
4.5
3.12
0.53
0.21
4.6
3.12
0.66
0.00
5.1
3.18
0.63
0.02
5.2
2.86
0.57
0.00
6.1
3.27
0.58
0.00
6.2
2.97
0.54
0.00
Từ bảng số liệu trên, có 8/25 (32%) tiêu chí GV đáp ứng tốt yêu cầu mà Chuẩn đưa ra bao gồm 5 tiêu
chí thuộc tiêu chuẩn 1 và 3 tiêu chí thuộc tiêu chuẩn 3 (3.1, 3.2, 3.3). Điều này khá tương đồng với kết quả tự
- 141 -
đánh giá của GV ở từng tiêu chí. Có 12% số tiêu chí theo TCM đánh giá GV đáp ứng Chuẩn ở mức TB ( 4.4, 5.2,
6.2). Có 56% số tiêu chí còn lại TCM đánh giá đáp ứng Chuẩn ở mức khá.
Ta đặt giả thuyết H 0 là “kết quả đánh giá GV ngành Sinh học của TCM ở mỗi tiêu chí không có liên hệ
gì với đặc điểm từng trường”. Kết quả phân tích ANOVA một yếu tố được tổng hợp ở bảng trên: có 28% số tiêu
chí giả thuyết H0 bị bác bỏ với độ tin cậy 95%, có 44% số tiêu chí giả thuyết H 0 bị bác bỏ với độ tin cậy 99%,
như vậy có thể ở các trường khác nhau thì kết quả đánh giá GV của TCM ở từng tiêu chí cũng khác nhau. Có
28% số tiêu chí còn lại giả thuyết H 0 được chấp nhận, có nghĩa là đối với các tiêu chí này thì kết quả đánh giá GV
của TCM ở từng tiêu chí không có sự khác biệt.
Như vậy, qua kết quả phân tích trên có sự tương đồng trong kết quả tự đánh giá của GV và TCM ở tiêu
chuẩn 1. Đồng thời qua kết quả phân tích ANOVA cho thấy có 72% số tiêu chí qua cách đánh giá của TCM ở
từng trường có sự khác biệt với độ tin cậy trên 95% và có 28% số tiêu chí không có sự khác biệt.
(3) Nhóm BGH
Tiêu
chí
BGH
TB
SD
Sig.
1.1
3.91
0.28
0.00
1.2
3.89
0.35
0.30
1.3
3.59
0.56
0.00
1.4
3.73
0.49
0.14
1.5
3.80
0.45
0.05
2.1
3.08
0.56
0.15
2.2
3.02
0.59
0.33
3.1
3.33
0.61
0.16
3.2
3.57
0.54
0.00
3.3
3.66
0.48
0.00
3.4
3.14
0.62
0.05
3.5
3.18
0.66
0.01
3.6
2.93
0.59
0.00
3.7
3.29
0.62
0.00
3.8
3.16
0.56
0.41
4.1
3.16
0.58
0.00
4.2
3.14
0.57
0.03
4.3
3.03
0.52
0.00
4.4
2.79
0.70
0.01
4.5
3.09
0.57
0.36
4.6
2.84
0.54
0.07
5.1
3.17
0.62
0.01
5.2
2.99
0.67
0.00
6.1
3.28
0.60
0.01
6.2
3.00
0.55
0.00
Từ bảng số liệu trên có 7/25 (28%) tiêu chí GV đáp ứng tốt yêu cầu mà Chuẩn đưa ra là các tiêu chí
thuộc tiêu chuẩn 1 và tiêu chí 3.2, 3.3. Có 16% số tiêu chí theo BGH đánh giá GV đáp ứng Chuẩn ở mức TB (3.6,
4.4, 4.6, 5.2). Có 56% số tiêu chí còn lại GV đáp ứng ở mức khá.
Ta đặt giả thuyết H 0 là “không có sự khác biệt về kết quả đánh giá GV ngành Sinh học của BGH ở mỗi
tiêu chí ở các trường”. Kết quả phân tích ANOVA một yếu tố được tổng hợp ở bảng trên: có 72% số tiêu chí giả
thuyết H0 bị bác bỏ với độ tin cậy trên 90%, như vậy có thể có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết quả đánh
giá của BGH, có nghĩa là ở các trường khác nhau thì kết quả đánh giá của BGH ở từng tiêu chí cũng khác nhau.
Có 28% số tiêu chí còn lại giả thuyết H 0 được chấp nhận, có nghĩa là đối với các tiêu chí này kết quả đánh giá của
BGH ở từng tiêu chí không có sự khác biệt. Như vậy, qua kết quả phân tích trên có sự tương đồng trong kết quả
đánh giá GV ở cả 3 nhóm đối tượng về mức độ đáp ứng Chuẩn ở tiêu chuẩn 1.
6.2. So sánh sự khác biệt về kết quả đánh giá của nhóm BGH, TCM và tự đánh giá của GV dựa theo
Chuẩn nghề nghiệp GVTH khi xét đến các yếu tố về khu vực, thâm niên công tác, giới, KQXL tốt nghiệp
Bảng: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết thống kê giữa hai biến độc lập của ngành Sinh học
- 142 -
Biến số 1
Giả thuyết H0: “Hai biến độc lập với nhau”
Nhóm GVTĐG
Biến số 2
Thông số kiểm định thống kê
2
Khu vực
KQXL GV
theo Chuẩn
Thâm niên công tác
2
Giới tính
2
Thâm niên công tác
Sig. = 0,570 > 0,1
= 10,070
(44,4%)
Giới tính
Sig. = 0,485 > 0,1
= 0,708
(50%)
Sig. = 0,702 > 0,1
= - 0,022
2
Sig. = 0,922 > 0,1
= 9,697
(44,4%)
Sig. = 0,046 < 0,05
= 0,518
Thâm niên công tác
tau_c = 0,209
Giới tính
2
= 1,621
Kết luận
Chấp nhận H0
2 không đáng tin cậy
tau_c = - 0,006
Sig. = 0,922 > 0,1
Nhóm BGH đánh giá
Thông số kiểm định thống kê
Biến số 2
Chấp nhận H0
2 không đáng tin cậy
Sig. = 0,485 > 0,1
tau_c = 0,054
2
Chấp nhận H0
Bác bỏ H0 (90%)
Sig. = 0,039 < 0,05
= 0,148
Khu vực
KQXL GV
theo Chuẩn
= 3,041
tau_c = 0,060
Sig. = 0,570 > 0,1
Nhóm TCM đánh giá
Thông số kiểm định thống kê
KQXL tốt nghiệp
Biến số 1
Sig. = 0,579 > 0,1
Sig. = 0,081 < 0,1
= 0,110
Biến số 2
Kết luận
Bác bỏ H0 (90%)
Sig. = 0,579 > 0,1
tau_c = 0,060
Khu vực
KQXL GV
theo Chuẩn
(16,7%)
Sig. = 0,091 < 0,1
= 0,090
KQXL tốt nghiệp
Biến số 1
= 4,793
Chấp nhận H0
Kết luận
2 không đáng tin cậy
Sig. = 0,003 < 0,05
Sig. = 0,003 < 0,05
(33,3%)
Bác bỏ H0 (95%)
2 không đáng tin cậy
Sig. = 0,445 > 0,1
= 0,056
Sig. = 0,789 > 0,1
Chấp nhận H0
tau_c = 0,018
Sig. = 0,789 > 0,1
Kết quả kiểm định mối liên hệ giữa hai biến định tính ở bảng trên: ở nhóm GVTĐG, biến KQXL GV
theo Chuẩn không có mối liên hệ nào với biến thâm niên công tác và biến KQXL tốt nghiệp nhưng lại có mối liên
hệ với biến khu vựcvà biến giới tính với độ tin cậy của phép kiểm định là 90%.
Ở nhóm TCM đánh giá, biến KQXL GV theo Chuẩn không có mối liên hệ nào với biến thâm niên công
KQXL tốt nghiệp
tác và biến KQXL tốt nghiệp. Ngoài ra, giá trị
2 không còn đáng tin cậy khi kiểm định mối liên hệ giữa biến
KQXL GV theo Chuẩn với biến khu vực, giới tính.
Ở nhóm BGH đánh giá, giá trị
2 không còn đáng tin cậy khi kiểm định mối liên hệ giữa biến KQXL
GV theo Chuẩn với biến khu vực, giới tính. Nhưng khi kiểm định mối liên hệ giữa biến KQXL GV theo Chuẩn
với biến thâm niên công tác có mối liên hệ giữa hai biến này với độ tin cậy của phép kiểm định là 95%. Ngoài ra,
biến KQXL GV theo Chuẩn không có mối liên hệ nào với biến KQXL tốt nghiệp.
7. Ngành Tiếng Anh (N = 147)
7.1. Mức độ đáp ứng của GV ở các tiêu chí đánh giá
(1) Nhóm GVTĐG
GVTĐG
Tiêu chí
TB
SD
Sig.
1.1
3.86
0.34
0.00
1.2
3.91
0.28
0.00
1.3
3.67
0.47
0.18
1.4
3.73
0.45
0.19
- 143 -
GVTĐG
Tiêu chí
TB
SD
Sig.
1.5
3.80
0.40
0.42
2.1
3.01
0.12
0.00
2.2
3.32
0.47
0.52
3.1
3.61
0.49
0.18
3.2
3.80
0.40
0.07
3.3
3.80
0.40
0.01
3.4
3.48
0.50
0.02
3.5
3.40
0.49
0.75
3.6
3.38
0.49
0.23
3.7
3.47
0.50
0.85
3.8
3.37
0.48
0.28
4.1
3.26
0.44
0.83
4.2
3.33
0.47
0.14
4.3
3.33
0.47
0.12
4.4
3.31
0.47
0.59
4.5
3.29
0.46
0.25
4.6
3.54
0.50
0.09
5.1
3.17
0.38
0.01
5.2
3.41
0.49
0.52
6.1
3.46
0.50
0.09
6.2
3.33
0.47
0.38
Từ bảng số liệu trên, có 9/25 (36%) tiêu chí GV đáp ứng tốt yêu cầu mà Chuẩn đưa ra gồm các tiêu chí
thuộc tiêu chuẩn 1 và các tiêu chí 3.1, 3.2, 3.3, 4.6. Có 64% tiêu chí còn lại GV đáp ứng Chuẩn ở mức khá.
Đặt giả thuyết H0 là “kết quả tự đánh giá của GV ngành Tiếng Anh ở mỗi tiêu chí không có liên hệ gì
với đặc điểm từng trường”. Kết quả phân tích ANOVA một yếu tố được tổng hợp ở bảng trên: có 36% số tiêu chí
giả thuyết H0 bị bác bỏ với độ tin cậy trên 90%, có nghĩa là kết quả đánh giá ở các tiêu chí này có liên hệ với đặc
điểm của từng trường. Có 64% số tiêu chí giả thuyết H0 được chấp nhận, có nghĩa là ở các trường khác nhau thì
kết quả tự đánh giá của GV ở từng tiêu chí không có sự khác biệt.
(2) Nhóm TCM
TCM
Tiêu chí
TB
SD
Sig.
1.1
3.87
0.36
0.00
1.2
3.88
0.37
0.00
1.3
3.66
0.53
0.00
1.4
3.72
0.52
0.00
1.5
3.73
0.49
0.00
2.1
3.12
0.57
0.00
2.2
2.98
0.61
0.00
3.1
3.37
0.63
0.00
3.2
3.49
0.60
0.00
3.3
3.95
3.36
0.13
3.4
3.12
0.58
0.00
3.5
3.29
0.61
0.00
3.6
3.14
0.66
0.00
3.7
3.37
0.60
0.00
3.8
3.34
0.59
0.00
4.1
3.14
0.64
0.00
4.2
3.10
0.69
0.00
- 144 -
TCM
Tiêu chí
TB
SD
Sig.
4.3
3.02
0.68
0.00
4.4
2.90
0.74
0.00
4.5
3.12
0.62
0.00
4.6
3.12
0.61
0.00
5.1
3.09
0.64
0.00
5.2
2.84
0.57
0.00
6.1
3.38
0.60
0.00
6.2
2.98
0.61
0.00
Từ bảng số liệu trên, có 6/25 (24%) số tiêu chí GV đáp ứng tốt yêu cầu mà Chuẩn đưa ra bao gồm 5
tiêu chí thuộc tiêu chuẩn 1 và tiêu chí 3.3. Có 16% số tiêu chí TCM đánh giá GV đáp ứng Chuẩn ở mức TB (2.2,
4.4, 5.2, 6.2). Có 60% số tiêu chí còn lại đáp ứng Chuẩn ở mức khá.
Ta đặt giả thuyết H 0 là “kết quả đánh giá GV ngành Sinh học của TCM ở mỗi tiêu chí không có liên hệ
gì với đặc điểm từng trường”. Kết quả phân tích ANOVA được tổng hợp ở bảng trên: có 96% số tiêu chí giả
thuyết H0 bị bác bỏ với độ tin cậy 99%, như vậy có thể nói ở các trường khác nhau thì kết quả đánh giá GV của
TCM cũng khác nhau. Có 4% số tiêu chí còn lại giả thuyết H 0 được chấp nhận, có nghĩa là đối với các tiêu chí
này thì kết quả đánh giá của TCM ở từng tiêu chí không có sự khác biệt.
Như vậy, qua kết quả phân tích ANOVA cho thấy có 96% số tiêu chí qua cách đánh giá của TCM ở
từng trường có sự khác biệt với độ tin cậy trên 99%. Do đó có thể có khả năng ở các trường khác nhau thì yêu cầu
của TCM khác nhau tùy vào tình hình thực tế.
(3) Nhóm BGH
BGH
Tiêu chí
TB
SD
Sig.
1.1
3.87
0.36
0.00
1.2
3.80
0.45
0.00
1.3
3.66
0.53
0.00
1.4
3.72
0.52
0.00
1.5
3.73
0.49
0.00
2.1
3.09
0.58
0.00
2.2
2.97
0.62
0.00
3.1
3.15
0.64
0.00
3.2
3.42
0.64
0.00
3.3
3.60
0.56
0.00
3.4
3.12
0.64
0.00
3.5
3.19
0.66
0.00
3.6
2.98
0.68
0.04
3.7
3.29
0.67
0.00
3.8
3.20
0.60
0.00
4.1
3.19
0.66
0.00
4.2
3.10
0.69
0.00
4.3
3.05
0.69
0.00
4.4
2.84
0.67
0.00
4.5
3.07
0.70
0.00
4.6
2.86
0.63
0.04
5.1
3.08
0.66
0.00
5.2
3.04
0.73
0.00
6.1
3.20
0.65
0.00
6.2
3.04
0.62
0.00
- 145 -
Từ bảng số liệu trên có 6/25 (24%) tiêu chí BGH đánh giá GV đáp ứng tốt yêu cầu mà Chuẩn đưa ra là
các tiêu chí thuộc tiêu chuẩn 1 và tiêu chí 3.3. Có 16% số tiêu chí BGH đánh giá GV đáp ứng Chuẩn ở mức TB
(2.2, 3.6, 4.4, 4.6). Có 60% số tiêu chí còn lại đáp ứng Chuẩn ở mức khá.
Ta đặt giả thuyết H0 là “không có sự khác biệt về kết quả đánh giá GV ngành Tiếng Anh của BGH ở
mỗi tiêu chí ở các trường”. Kết quả phân tích ANOVA một yếu tố được tổng hợp ở bảng trên: có 100% số tiêu
chí giả thuyết H 0 bị bác bỏ với độ tin cậy trên 95%, như vậy có thể có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết quả
đánh giá GV của BGH, có nghĩa là ở các trường khác nhau thì kết quả đánh giá của BGH ở từng tiêu chí cũng
khác nhau.
Như vậy, qua kết quả phân tích trên có sự tương đồng trong kết quả đánh giá GV ở cả 3 nhóm đối
tượng của tiêu chuẩn 1 về mức độ đáp ứng Chuẩn. Đồng thời ở từng trường khác nhau có thể có khả năng các
trường có yêu cầu khác nhau ở các tiêu chí.
7.2. So sánh sự khác biệt về kết quả đánh giá của nhóm BGH, TCM và tự đánh giá của GV dựa theo
Chuẩn nghề nghiệp GVTH khi xét đến các yếu tố về khu vực, thâm niên công tác, giới, KQXL tốt nghiệp
Bảng: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết thống kê giữa hai biến độc lập của ngành Tiếng Anh
Giả thuyết H0: “Hai biến độc lập với nhau”
Nhóm GVTĐG
Biến số 1
Biến số 2
Thông số kiểm định thống kê
Kết luận
Khu vực
KQXL GV
theo Chuẩn
Thâm niên công tác
Giới tính
KQXL tốt nghiệp
Biến số 1
Biến số 2
Khu vực
KQXL GV
theo Chuẩn
Thâm niên công tác
Giới tính
KQXL tốt nghiệp
Biến số 1
Biến số 2
Khu vực
KQXL GV
theo Chuẩn
Thâm niên công tác
Giới tính
KQXL tốt nghiệp
2
= 4,161
(16,7%)
Sig. = 0,125 > 0,1
= 0,344
Sig. = 0,003 < 0,01
tau_c = 0,240
2
Chấp nhận H0
Bác bỏ H0 (99%)
Sig. = 0,003 < 0,01
= 2,269
Chấp nhận H0
Sig. = 0,132 > 0,1
= - 0,210
Sig. = 0,262 > 0,1
Chấp nhận H0
tau_c = - 0,086
Sig. = 0,262 > 0,1
Nhóm TCM đánh giá
Thông số kiểm định thống kê
2
= 2,450
(22,2%)
Sig. = 0,654 > 0,1
= 0,261
Sig. = 0,013 < 0,05
tau_c = 0,135
2
Kết luận
(16,7%)
Sig. = 0,329 > 0,1
= 0,012
Chấp nhận H0
Sig. = 0,950 > 0,1
Chấp nhận H0
tau_c = 0,003
Sig. = 0,950 > 0,1
Nhóm BGH đánh giá
Thông số kiểm định thống kê
2
= 3,607
(22,2%)
Sig. = 0,462 > 0,1
= 0,200
tau_c = 0,096
2
= 0,505
Sig. = 0,066 < 0,1
(16,7%)
Sig. = 0,777 > 0,1
= 0,167
Kết luận
Sig. = 0,066 < 0,1
không đáng tin cậy
Bác bỏ H0 (95%)
Sig. = 0,013 < 0,05
= 0,223
2
2
không đáng tin cậy
Bác bỏ H0 (90%)
Chấp nhận H0
Sig. = 0,400 > 0,1
Chấp nhận H0
tau_c = 0,043
Sig. = 0,400 > 0,1
Kết quả kiểm định mối liên hệ giữa hai biến định tính ở bảng trên như sau: ở cả 3 nhóm đối tượng không
có mối liên hệ nào giữa biến KQXL GV theo Chuẩn với biến giới tính và biến KQXL tốt nghiệp nhưng giữa biến
KQXL GV theo Chuẩn với biến thâm niên công tác lại có mối liên hệ với độ tin cậy của phép kiểm định từ 90%
trở lên. Tuy nhiên, ở nhóm TCM và BGH đánh giá, giá trị
2 không còn đáng tin cậy khi kiểm định mối liên hệ
giữa biến KQXL GV theo Chuẩn với biến khu vực, còn với nhóm GVTĐG hai biến này không có mối liên hệ nào
cả.
- 146 -
8. Ngành Toán học (N = 153)
8.1. Mức độ đáp ứng của GV ở các tiêu chí đánh giá
(1) Nhóm GVTĐG
GVTĐG
Tiêu chí
TB
SD
Sig.
1.1
3.86
0.35
0.02
1.2
3.90
0.34
0.00
1.3
3.62
0.49
0.00
1.4
3.72
0.45
0.05
1.5
3.82
0.38
0.12
2.1
3.01
0.08
0.99
2.2
3.32
0.47
0.03
3.1
3.66
0.48
0.02
3.2
3.82
0.39
0.43
3.3
3.82
0.38
0.29
3.4
3.42
0.50
0.03
3.5
3.35
0.48
0.29
3.6
3.41
0.49
0.32
3.7
3.57
0.50
0.36
3.8
3.41
0.49
0.34
4.1
3.32
0.47
0.11
4.2
3.27
0.44
0.10
4.3
3.33
0.47
0.01
4.4
3.28
0.45
0.06
4.5
3.33
0.47
0.44
4.6
3.55
0.50
0.46
5.1
3.22
0.42
0.00
5.2
3.37
0.49
0.73
6.1
3.53
0.50
0.04
6.2
3.37
0.48
0.05
Từ bảng số liệu trên, có 44% số tiêu chí GVTĐG đáp ứng tốt yêu cầu mà Chuẩn đưa ra bao gồm các
tiêu chí thuộc tiêu chuẩn 1 và các tiêu chí 3.1, 3.2, 3.3, 3.7, 4.6, 6.1. Có 56% số tiêu chí còn lại GVTĐG đáp ứng
Chuẩn ở mức khá.
Đặt giả thuyết H 0 là “kết quả tự đánh giá của GV ngành Toán ở mỗi tiêu chí không có liên hệ gì với đặc
điểm từng trường”. Kết quả phân tích ANOVA một yếu tố ở bảng trên: có 48% số tiêu chí giả thuyết H 0 bị bác bỏ
với độ tin cậy trên 90%, có nghĩa là kết quả đánh giá ở các tiêu chí này có liên hệ với đặc điểm của từng trường.
Có 52% số tiêu chí giả thuyết H 0 được chấp nhận, có nghĩa là ở các trường khác nhau thì kết quả tự đánh giá của
GV ngành Toán ở từng tiêu chí không có sự khác biệt.
(2) Nhóm TCM
TCM
Tiêu chí
TB
SD
Sig.
1.1
3.90
0.33
0.00
1.2
3.88
0.34
0.00
1.3
3.54
0.57
0.00
1.4
3.72
0.49
0.00
1.5
3.84
0.38
0.00
2.1
3.16
0.50
0.00
2.2
3.07
0.55
0.00
3.1
3.37
0.56
0.00
3.2
3.63
0.51
0.00
- 147 -
TCM
Tiêu chí
TB
SD
Sig.
3.3
3.71
0.47
0.00
3.4
3.12
0.55
0.00
3.5
3.18
0.60
0.00
3.6
3.09
0.63
0.00
3.7
3.48
0.59
0.00
3.8
3.34
0.58
0.00
4.1
3.17
0.56
0.00
4.2
3.05
0.67
0.00
4.3
2.97
0.64
0.00
4.4
2.92
0.64
0.00
4.5
3.17
0.54
0.00
4.6
3.26
0.54
0.00
5.1
3.12
0.56
0.00
5.2
2.91
0.54
0.00
6.1
3.52
0.54
0.00
6.2
3.00
0.50
0.00
Từ bảng số liệu trên có 32% số tiêu chí GV đáp ứng tốt yêu cầu mà Chuẩn đưa ra bao gồm 5 tiêu chí
thuộc tiêu chuẩn 1 và tiêu chí 3.2, 3.3, 6.1. Có 12% số tiêu chí theo TCM đánh giá GV đáp ứng Chuẩn ở mức TB
(4.3, 4.4, 5.2). Có 56% số tiêu chí còn lại đáp ứng Chuẩn ở mức khá.
Ta đặt giả thuyết H 0 là “kết quả đánh giá GV ngành Toán của TCM ở mỗi tiêu chí không có liên hệ gì
với đặc điểm từng trường”. Kết quả phân tích ANOVA cho kết quả có 100% số tiêu chí giả thuyết H 0 bị bác bỏ
với độ tin cậy 99% thì có thể nói ở các trường khác nhau thì kết quả đánh giá GV của TCM ngành Toán ở từng
tiêu chí cũng khác nhau.
Như vậy, qua kết quả phân tích ANOVA cho thấy có 100% số tiêu chí qua cách đánh giá của TCM ở
từng trường có sự khác biệt với độ tin cậy 99%. Do đó có thể có khả năng ở các trường khác nhau thì yêu cầu của
TCM khác nhau tùy vào tình hình thực tế.
(3) Nhóm BGH
BGH
Tiêu chí
TB
SD
Sig.
1.1
3.86
0.35
0.02
1.2
3.90
0.34
0.00
1.3
3.62
0.49
0.00
1.4
3.72
0.45
0.05
1.5
3.82
0.38
0.12
2.1
3.01
0.08
0.99
2.2
3.32
0.47
0.03
3.1
3.66
0.48
0.02
3.2
3.82
0.39
0.43
3.3
3.82
0.38
0.29
3.4
3.42
0.50
0.03
3.5
3.35
0.48
0.29
3.6
3.41
0.49
0.32
3.7
3.57
0.50
0.36
3.8
3.41
0.49
0.34
4.1
3.32
0.47
0.11
4.2
3.27
0.44
0.10
4.3
3.33
0.47
0.01
4.4
3.28
0.45
0.06
- 148 -
BGH
Tiêu chí
TB
SD
Sig.
4.5
3.33
0.47
0.44
4.6
3.55
0.50
0.46
5.1
3.22
0.42
0.00
5.2
3.37
0.49
0.73
6.1
3.53
0.50
0.04
6.2
3.37
0.48
0.05
Từ bảng số liệu trên, có 44% số tiêu chí BGH đánh giá GV đáp ứng tốt yêu cầu mà Chuẩn đưa ra, các
tiêu chí thuộc tiêu chuẩn 1 và tiêu chí 3.1, 3.2, 3.3, 3.7, 4.6, 6.1. Có 56% số tiêu chí đáp ứng Chuẩn ở mức khá.
Đặt giả thuyết H 0 là “không có sự khác biệt về kết quả đánh giá GV ngành Toán của BGH ở mỗi tiêu
chí ở các trường”. Kết quả phân tích ANOVA được tổng hợp ở bảng trên, có 48% số tiêu chí giả thuyết H 0 bị bác
bỏ với độ tin cậy trên 90% thì có thể nói có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết quả đánh giá của BGH có
nghĩa là ở các trường khác nhau thì kết quả đánh giá GV ngành Toán của BGH ở từng tiêu chí cũng khác nhau và
có 52% số tiêu chí giả thuyết H 0 được chấp nhận có nghĩa là có một số tiêu chí không có sự khác biệt trong cách
đánh giá ở từng trường.
8.2. So sánh sự khác biệt về kết quả đánh giá của nhóm BGH, TCM và tự đánh giá của GV dựa theo
Chuẩn nghề nghiệp GVTH khi xét đến các yếu tố về khu vực, thâm niên công tác, giới, KQXL tốt nghiệp
Bảng: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết thống kê giữa hai biến độc lập của ngành Toán học
Giả thuyết H0: “Hai biến độc lập với nhau”
Nhóm GVTĐG
Biến số 1
Biến số 2
Thông số kiểm định thống kê
Kết luận
Khu vực
KQXL GV
theo Chuẩn
Thâm niên công tác
Giới tính
KQXL tốt nghiệp
Biến số 1
Biến số 2
Khu vực
KQXL GV
theo Chuẩn
Thâm niên công tác
Giới tính
KQXL tốt nghiệp
Biến số 1
Biến số 2
Khu vực
KQXL GV
theo Chuẩn
Thâm niên công tác
Giới tính
KQXL tốt nghiệp
2
= 6,634
Bác bỏ H0 (95%)
Sig. = 0,036 < 0,05
= - 0,008
tau_c = - 0,005
2
Sig. = 0,950 > 0,1
Sig. = 0,950 > 0,1
= 0,673
Chấp nhận H0
Sig. = 0,412 > 0,1
= - 0,147
Sig. = 0,338 > 0,1
tau_c = - 0,077
Sig. = 0,338 > 0,1
Nhóm TCM đánh giá
Thông số kiểm định thống kê
2
= 4,812
(44,4%)
tau_c = - 0,002
Sig. = 0,973 > 0,1
Sig. = 0,973 > 0,1
= 4,203
(33,3%)
Sig. = 0,805 > 0,1
tau_c = 0,013
Sig. = 0,805 > 0,1
Nhóm BGH đánh giá
Thông số kiểm định thống kê
= 9,718
tau_c = 0,030
= 1,468
Chấp nhận H0
2 không đáng tin
(16,7%)
tau_c = 0,038
- 149 -
Kết luận
cậy
Sig. = 0,579 > 0,1
Sig. = 0,579 > 0,1
Sig. = 0,480 > 0,1
= 0,135
Chấp nhận H0
2 không đáng tin
(33,3%)
Sig. = 0,045 < 0,05
= 0,075
2
Kết luận
2 không đáng tin
cậy
Sig. = 0,122 > 0,1
= 0,049
2
Chấp nhận H0
cậy
Sig. = 0,307 > 0,1
= - 0,005
2
Chấp nhận H0
Sig. = 0,424 > 0,1
Sig. = 0,424 > 0,1
Bác bỏ H0 (90%)
Chấp nhận H0
Chấp nhận H0
Kết quả kiểm định mối liên hệ giữa hai biến định tính ở bảng trên như sau:
Ở nhóm GVTĐG, biến KQXL GV theo Chuẩn có mối liên hệ với biến khu vực với độ tin cậy của phép
kiểm định 95%. Còn biến KQXL GV theo Chuẩn không có mối liên hệ nào với biến thâm niên công tác, giới
tính, KQXL tốt nghiệp.
Ở nhóm TCM đánh giá, KQXL GV theo Chuẩn không có mối liên hệ nào với thâm niên công tác, KQXL
tốt nghiệp; đồng thời giá trị
2 không còn đáng tin cậy khi kiểm định mối liên hệ giữa biến KQXL GV theo
Chuẩn với biến khu vực, giới tính.
Ở nhóm BGH đánh giá, giá trị
2 không còn đáng tin cậy khi kiểm định mối liên hệ giữa biến KQXL
GV theo Chuẩn với biến khu vực. Kết quả kiểm định cho thấy có mối liên hệ giữa biến KQXL GV theo Chuẩn
với thâm niên công tác nhưng với biến giới tính và biến KQXL tốt nghiệp thì không có mối liên hệ nào.
9. Ngành Vật lý (N = 85)
9.1. Mức độ đáp ứng của GV ở các tiêu chí đánh giá
(1) Nhóm GVTĐG
GVTĐG
Tiêu chí
TB
SD
Sig.
1.1
3.91
0.29
0.52
1.2
3.99
0.11
0.41
1.3
3.65
0.48
0.41
1.4
3.73
0.45
0.12
1.5
3.89
0.31
0.81
2.1
3.00
0.00
0.41
2.2
3.29
0.46
0.94
3.1
3.62
0.49
0.55
3.2
3.89
0.31
0.68
3.3
3.88
0.32
0.79
3.4
3.45
0.50
0.21
3.5
3.45
0.50
0.33
3.6
3.35
0.48
0.48
3.7
3.45
0.50
0.69
3.8
3.39
0.49
0.08
4.1
3.32
0.47
0.70
4.2
3.29
0.46
0.78
4.3
3.32
0.47
0.49
4.4
3.25
0.43
0.39
4.5
3.34
0.48
0.37
4.6
3.52
0.50
0.25
5.1
3.21
0.41
0.09
5.2
3.41
0.50
0.19
6.1
3.48
0.50
0.02
6.2
3.40
0.49
0.08
Từ bảng số liệu trên, có 36% số tiêu chí GV đáp ứng tốt yêu cầu mà Chuẩn đưa ra bao gồm các tiêu chí
thuộc tiêu chuẩn 1 và các tiêu chí 3.1, 3.2, 3.3, 3.7, 4.6. Có 64% số tiêu chí còn lại GVTĐG đáp ứng Chuẩn ở
mức khá.
Đặt giả thuyết H0 là “kết quả tự đánh giá của GV ngành Vật lí ở mỗi tiêu chí không có liên hệ gì với
đặc điểm từng trường”. Kết quả phân tích ANOVA một yếu tố được tổng hợp ở bảng trên: có 16% số tiêu chí giả
thuyết H0 bị bác bỏ với độ tin cậy trên 90%, có nghĩa là kết quả đánh giá ở các tiêu chí này có liên hệ với đặc
điểm của từng trường. Có 84% số tiêu chí giả thuyết H 0 được chấp nhận, có nghĩa là ở các trường khác nhau thì
kết quả tự đánh giá của GV ngành Vật lí ở từng tiêu chí không có sự khác biệt.
(2) Nhóm TCM
TCM
Tiêu chí
TB
SD
Sig.
1.1
3.89
0.31
0.00
- 150 -
TCM
Tiêu chí
TB
SD
Sig.
1.2
3.84
0.37
0.00
1.3
3.46
0.59
0.00
1.4
3.72
0.48
0.21
1.5
3.79
0.47
0.07
2.1
3.12
0.50
0.08
2.2
2.98
0.56
0.08
3.1
3.22
0.61
0.01
3.2
3.45
0.57
0.00
3.3
3.64
0.55
0.10
3.4
3.00
0.58
0.68
3.5
3.02
0.65
0.01
3.6
3.06
0.50
0.02
3.7
3.24
0.63
0.13
3.8
3.13
0.63
0.03
4.1
3.09
0.63
0.03
4.2
3.04
0.59
0.68
4.3
3.02
0.60
0.40
4.4
2.94
0.66
0.01
4.5
3.08
0.56
0.23
4.6
3.14
0.58
0.20
5.1
3.11
0.62
0.04
5.2
2.85
0.50
0.06
6.1
3.32
0.56
0.18
6.2
3.01
0.48
0.06
Từ bảng số liệu trên, có 5/25 (20%) tiêu chí TCM đánh giá GV đáp ứng tốt yêu cầu mà Chuẩn đưa ra
(1.1, 1.2, 1.4, 1.5, 3.3). Có 12% số tiêu chí TCM đánh giá GV đáp ứng Chuẩn ở mức TB (2.2, 4.4, 5.2). Có 68%
số tiêu chí còn lại đáp ứng Chuẩn ở mức khá.
Ta đặt giả thuyết H0 là “kết quả đánh giá GV ngành Vật lí của TCM ở mỗi tiêu chí không có liên hệ gì
với đặc điểm từng trường”. Kết quả phân tích ANOVA: có 68% số tiêu chí giả thuyết H 0 bị bác bỏ với độ tin cậy
trên 90%, như vậy có thể ở các trường khác nhau thì kết quả đánh giá GV của TCM ngành Vật lí ở từng tiêu chí
cũng khác nhau và có 32% số tiêu chí giả thuyết H 0 được chấp nhận, nghĩa là ở một số tiêu chí không có sự khác
biệt trong kết quả đánh giá ở mỗi trường.
(3) Nhóm BGH
BGH
Tiêu chí
TB
SD
Sig.
1.1
3.89
0.31
0.00
1.2
3.86
0.44
0.35
1.3
3.46
0.59
0.00
1.4
3.72
0.48
0.21
1.5
3.79
0.47
0.07
2.1
3.09
0.50
0.07
2.2
2.99
0.55
0.23
3.1
3.13
0.63
0.00
3.2
3.40
0.62
0.00
3.3
3.58
0.50
0.00
3.4
3.02
0.60
0.03
3.5
3.16
0.55
0.03
3.6
2.84
0.59
0.29
3.7
3.11
0.62
0.00
3.8
2.99
0.57
0.02
- 151 -
BGH
Tiêu chí
TB
SD
Sig.
4.1
3.12
0.64
0.03
4.2
3.04
0.59
0.68
4.3
3.04
0.61
0.33
4.4
2.80
0.61
0.00
4.5
3.01
0.63
0.13
4.6
2.91
0.55
0.02
5.1
3.08
0.60
0.04
5.2
3.00
0.65
0.01
6.1
3.19
0.65
0.01
6.2
3.01
0.48
0.06
Từ bảng số liệu trên, có 5/20 (20%) tiêu chí BGH đánh giá GV đáp ứng tốt yêu cầu mà Chuẩn đưa ra là
các tiêu chí 1.1, 1.2, 1.4, 1.5, 3.3. Có 12% số tiêu chí BGH đánh giá GV đáp ứng Chuẩn ở mức TB (2.2, 3.6, 3.8,
4.4, 4.6). Có 60% số tiêu chí còn lại đáp ứng Chuẩn ở mức khá.
Đặt giả thuyết H0 là “không có sự khác biệt về kết quả đánh giá GV ngành Vật lí của BGH ở mỗi tiêu
chí ở các trường”. Kết quả phân tích ANOVA được tổng hợp ở bảng trên, có 72% số tiêu chí giả thuyết H 0 bị bác
bỏ với độ tin cậy trên 90%, như vậy có thể có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết q uả đánh giá GV của BGH,
có nghĩa là ở các trường khác nhau thì kết quả đánh giá GV ngành Vật lí của BGH ở từng tiêu chí cũng khác nhau
và có 28% số tiêu chí giả thuyết H 0 được chấp nhận có nghĩa là có một số tiêu chí không có sự khác biệt trong
cách đánh giá ở từng trường.
9.2. So sánh sự khác biệt về kết quả đánh giá của nhóm BGH, TCM và tự đánh giá của GV dựa theo
Chuẩn nghề nghiệp GVTH khi xét đến các yếu tố về khu vực, thâm niên công tác, giới, KQXL tốt nghiệp
Bảng: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết thống kê giữa hai biến độc lập ngành Vật lý
Giả thuyết H0: “Hai biến độc lập với nhau”
Nhóm GVTĐG
Biến số 1
Biến số 2
Thông số kiểm định thống kê
Kết luận
Khu vực
KQXL GV
theo Chuẩn
Thâm niên công tác
Giới tính
KQXL tốt nghiệp
Biến số 1
Biến số 2
Khu vực
KQXL GV
theo Chuẩn
Thâm niên công tác
Giới tính
KQXL tốt nghiệp
Biến số 1
KQXL GV
theo Chuẩn
Biến số 2
Khu vực
Thâm niên công tác
2
= 0,827
(16,7%)
Sig. = 0,661 > 0,1
= 0,197
tau_c = 0,139
2
Sig. = 0,216 > 0,1
Sig. = 0,216 > 0,1
= 1,462
Sig. = 0,890 > 0,1
tau_c = 0,014
Sig. = 0,890 > 0,1
Nhóm TCM đánh giá
Thông số kiểm định thống kê
= 4,756
(55,6%)
tau_c = - 0,030
Sig. = 0,682 > 0,1
Sig. = 0,682 > 0,1
= 0,746
Sig. = 0,026 < 0,05
tau_c = 0,137
Sig. = 0,026 < 0,05
Nhóm BGH đánh giá
Thông số kiểm định thống kê
= 2,415
Kết luận
2 không đáng tin
Chấp nhận H0
Chấp nhận H0
Sig. = 0,689 > 0,1
= 0,522
2
Chấp nhận H0
cậy
Sig. = 0,313 > 0,1
= - 0,080
2
Chấp nhận H0
Chấp nhận H0
Sig. = 0,227 > 0,1
= 0,030
2
Chấp nhận H0
tau_c = 0,025
- 152 -
Kết luận
2 không đáng tin
(66,7%)
Sig. = 0,660 > 0,1
= 0,084
Bác bỏ H0 (95%)
cậy
Sig. = 0,714 > 0,1
Sig. = 0,714 > 0,1
Chấp nhận H0
2
Giới tính
= 1,330
Chấp nhận H0
Sig. = 0,514 > 0,1
= 0,335
Sig. = 0,188 > 0,1
Chấp nhận H0
tau_c = 0,066
Sig. = 0,188 > 0,1
Kết quả kiểm định mối liên hệ giữa hai biến định tính ở bảng trên như sau:
Ở nhóm GVTĐG, biến KQXL GV theo Chuẩn có mối liên hệ với các biến được kiểm định.
Ở nhóm TCM đánh giá, KQXL GV theo Chuẩn không có mối liên hệ nào với thâm niên công tác, biến
KQXL tốt nghiệp
giới tính; đồng thời giá trị
2 không còn đáng tin cậy khi kiểm định mối liên hệ giữa biến KQXL GV theo Chuẩn
với biến khu vực. Nhưng biến KQXL GV theo Chuẩn với biến KQXL tốt nghiệp có mối liên hệ với độ tin cậy
của phép kiểm định là 95%.
Ở nhóm BGH đánh giá, giá trị
2 không còn đáng tin cậy khi kiểm định mối liên hệ giữa biến KQXL
GV theo Chuẩn với biến khu vực. Kết quả kiểm định cho thấy không có mối liên hệ giữa biến KQXL GV theo
Chuẩn với thâm niên công tác, biến giới tính và biến KQXL tốt nghiệp.
Formatted: Vietnamese (Vietnam)
- 153 -
Phụ lục 12: Đánh giá độ tin cậy và độ hiệu lực của bộ công cụ đo lƣờng
dựa trên mô hình Rasch bằng phần mềm Quest
Kết quả ước tính phù hợp thống kê
Item Estimates (Thresholds)
19/ 7/10 14:18
all on chaythu (N = 136 L = 25 Probability Level= .50)
------------------------------------------------------------------------------------Summary of item Estimates
=========================
Mean
-.32
SD
1.17
SD (adjusted)
1.07
Reliability of estimate
Khi dữ liệu phù hợp với mô hình thì:
Mean phải bằng hoặc gần 0.00
SD phải bằng hoặc gần 1.00
.82
Fit Statistics
===============
Infit Mean Square
Mean
1.01
SD
Outfit Mean Square
Mean
1.00
.18
SD
Infit t
Mean
Outfit t
-.08
SD
Mean phải bằng hoặc gần 1.00
SD phải bằng hoặc gần 0.00
.25
Mean
1.32
SD
.01
1.08
0 items with zero scores
0 items with perfect scores
Kết quả ước tính trường hợp
Summary of case Estimates
=========================
Mean
.97
SD
1.41
SD (adjusted)
Reliability of estimate
1.34
.90
Fit Statistics
===============
Infit Mean Square
Mean
.99
SD
.39
Outfit Mean Square
Mean
1.00
SD
Infit t
Mean
SD
-.09
1.35
.68
Mean phải bằng hoặc gần 1.00
SD phải bằng hoặc gần 0.00
Outfit t
Mean
SD
.34
.67
0 cases with zero scores
0 cases with perfect scores
Theo kết quả được cung cấp ở trên về các điều kiện cần kiểm tra trước khi phân tích ta thấy:
Ước tính phù hợp thống kê (Summary of item Estimates): giá trị Mean = -.32 gần bằng với giá trị Mean điều kiện
(bằng hoặc gần 0.00) và SD = 1.17 xấp xỉ với SD điều kiện (bằng hoặc gần 1.00). Giá trị Mean của Infit Mean
Square và Outfit Mean Square lần lượt là 1.01 và 1.00 gần bằng với giá trị Mean điều kiện (bằng hoặc gần 1.00);
giá trị SD của Infit Mean Square và Outfit Mean Square lần lượt là .18 và .25 xấp xỉ với SD điều kiện (bằng hoặc
gần 0.00). Do đó, ta có thể kết luận: dữ liệu phù hợp với mô hình Rasch.
Ước tính trường hợp (Summary of case Estimates): Giá trị Mean của Infit Mean Square và Outfit Mean Square
lần lượt là .99 và 1.00 gần bằng với giá trị Mean điều kiện (bằng hoặc gần 1.00); giá trị SD của Infit Mean Square
và Outfit Mean Square lần lượt là .39 và .68 lớn hơn SD điều kiện (bằng hoặc gần 0.00_có thể sai lệch 20% nếu
mẫu nhỏ). Do đó, ta có thể kết luận: dữ liệu phù hợp với mô hình Rasch.
Như vậy, có thể khẳng định rằng toàn bộ câu hỏi có Mean và SD đáp ứng đủ điều kiện cần thiết cho
việc thiết lập mô hình đáp ứng với lý thuyết mô hình Rasch. Do đó, dữ liệu hoàn toàn phù hợp với mô hình
Rasch.
Kiểm tra mức độ phù hợp của các câu hỏi do mô hình cung cấp (xem biểu đồ trang sau), ta thấy: độ tin
cậy của tính toán đạt 90% là đáng tin cậy, tuy nhiên từ biểu đồ thể hiện mức độ phù hợp của câu hỏi có 02 câu
- 154 -
trong bộ câu hỏi có giá trị Infit MNSQ nằm ngoài khoảng [0,77; 1,30], có nghĩa là chúng không tạo thành một
cấu trúc, hay còn gọi là các yếu tố ngoại lai. Do đó, cần phải loại bỏ chúng ra khỏi nhóm hoặc chỉnh sửa nội dung
lại cho phù hợp.
Các câu hỏi thuộc nhóm ngoại lai là các câu:
1.2 (C2)_ Đạo đức nghề nghiệp: khó đánh giá vì không biết lấy Chuẩn nào để đánh giá do tính
định lượng không cao, không có thang chung để đo lòng yêu nghề, sự tâm huyết với nghề DH, tấm gương tốt để
HS noi theo.
4.2 (C17)_Giáo dục qua môn học: thực tế từ trước đến nay tại các trường THPT GV chưa quan
tâm đến vấn đề này vì chủ yếu tập trung toàn bộ thời gian vào chuyên môn. Đặc biệt đối với những GV mới ra
trường chưa đủ NL để thực hiện tiêu chí này mà chỉ tập trung truyền thụ kiến thức chuyên môn cho HS.
Formatted: Vietnamese (Vietnam)
TTCM CHAY THU DU LIEU
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Item Fit
19/ 7/10 14:18
all on chaythu (N = 136 L = 25 Probability Level= .50)
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------INFIT
MNSQ
.63
.67
.71
.77
.83
.91
1.00
1.10
1.20
1.30
1.40
1.50
----------
+---------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+1 item 1
.
|
2 item 2
.
3 item 3
.
4 item 4
.
|
5 item 5
.
|
6 item 6
.
|
7 item 7
.
8 item 8
.
9 item 9
.
10 item 10
.
11 item 11
.
12 item 12
.
13 item 13
.
14 item 14
.
15 item 15
.
16 item 16
.
*
.
|
*
*
*
.
.
|
*
*
.
.
.
|
*
*
.
*
*
*
.
.
|
.
|
.
|
|
*
.
.
|
.
*
*
|
21 item 21
*
.
|
|
20 item 20
.
.
.
19 item 19
25 item 25
.
.
|
.
.
|
|
.
*
*
|
.
.
.
| *
*
*
.
*
* |
.
24 item 24
.
|
18 item 18
23 item 23
.
|
*
17 item 17
22 item 22
*
.
*
.
|
.
|
.
Như vậy, qua kết quả phân tích độ tin cậy và độ hiệu lực của bộ câu hỏi bằng phần mềm SPSS và
Quest, ta thấy có 02 câu ngoại lai và 03 câu có hệ số tương quan thấp, trong đó ở cả 2 lần phân tích đều xuất hiện
câu 1.2 (C2) không phù hợp. Chúng tôi đưa ra một số nhận xét như sau: có thể đây là những vấn đề rất nhạy cảm
và khó định lượng một cách cụ thể. Qua quá trình trao đổi với chuyên gia, chúng tôi quyết định vẫn giữ lại các
câu hỏi này vì đây là những nội dung không thể thiếu, là các tiêu chí GV cần phải được đánh giá (25 tiêu chí là 25
vấn đề cốt lõi mà GV cần phải thực hiện để đáp ứng yêu cầu của Chuẩn) nhưng phải giải thích thật kĩ các nội
dung cho khách thể điều tra hiểu được những vấn đề mà Chuẩn nghề nghiệp đưa ra, chẳng hạn:
Câu 1.1 (C1): Phẩm chất chính trị, cần giải thích thêm một số vấn đề như khi đánh giá về GV ở nội
dung này không phải chung chung chỉ là yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội mà cần cụ thể hóa ra thể hiện như thế
nào, chẳng hạn: chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia các
hoạt động chính trị - xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân,…
Câu 1.2 (C2): Đạo đức nghề nghiệp, cần giải thích thêm một số vấn đề và đưa ra các minh chứng cụ
thể chứng minh được: yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học; chấp hành Luật Giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định
của ngành; có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo;
sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho HS.
Câu 1.5 (C5): Lối sống, tác phong, cần giải thích thêm một số vấn đề và đưa ra các minh chứng cụ
thể chứng minh được: có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục; có
tác phong mẫu mực, làm việc khoa học.
Chẳng hạn, các minh chứng mà GV có thể cung cấp như: hồ sơ thi đua của nhà trường; hồ sơ kiểm
tra, đánh giá GV và nhân viên; biên bản góp ý cho GV của tập thể lớp HS; biên bản góp ý cho GV của Ban đại
- 155 -
diện cha mẹ HS; nội dung trả lời các câu hỏi của người đánh giá; biên bản đánh giá của Hội đồng giáo dục; nhận
xét của địa phương nơi cư trú.
Câu 2.1 (C6): Tìm hiểu đối tượng giáo dục, cần giải thích thêm một số vấn đề và đưa ra các minh
chứng cụ thể chứng minh được: có phương pháp thu thập và xử lí thông tin thường xuyên về nhu cầu và đặc điểm
của HS, sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục. Các minh chứng có thể cung cấp: hồ sơ khảo sát
do GV tiến hành; kết quả sử dụng thông tin khảo sát, điều tra; trả lời phỏng vấn của người được đánh giá.
Câu 4.2 (C17): Giáo dục qua môn học, cần giải thích thêm một số vấn đề và đưa ra các minh chứng
cụ thể chứng minh được: thực hiện nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ thông qua việc giảng dạy môn
học và tích hợp các nội dung giáo dục khác trong các hoạt động chính khoá và ngoại khoá theo kế hoạch đã xây
dựng. Các minh chứng có thể cung cấp: bản kế hoạch các hoạt động giáo dục được phân công; tập bài soạn; hồ sơ
kiểm tra, đánh giá GV và nhân viên; sổ chủ nhiệm, công tác Đoàn; hồ sơ thi đua của nhà trường (kinh nghiệm,
sáng kiến,...); nhận xét của đại diện cha mẹ HS, HS, Đoàn TN và đồng nghiệp,…; tư liệu về một trường hợp giáo
dục cá biệt thành công (nếu có).
Câu 5.2 (C23): Tham gia các hoạt động chính trị xã hội, cần giải thích thêm một số vấn đề và đưa
ra các minh chứng cụ thể chứng minh được: Tham gia các hoạt động chính trị, xã hội trong và ngoài nhà trường
nhằm phát triển nhà trường và cộng đồng, xây dựng xã hội học tập. Các minh chứng có thể cung cấp: hồ sơ kiểm
tra, đánh giá GV và nhân viên; hồ sơ thi đua của nhà trường (kinh nghiệm, sáng kiến,...); ý kiến xác nhận của
lãnh đạo địa phương, đại diện cha mẹ HS; các hình thức khen thưởng về thành tích hoạt động XH của GV.
2.5.2. Giai đoạn điều tra chính thức
Kết quả kiểm tra theo mô hình Rasch bằng cách sử dụng phần mềm Quest
(1) Bảng hỏi dành cho GVTĐG
Kết quả ước tính phù hợp thống kê
Summary of item Estimates
=========================
Mean
Khi dữ liệu phù hợp với mô hình thì:
Mean phải bằng hoặc gần 0.00
SD phải bằng hoặc gần 1.00
.00
SD
1.68
SD (adjusted)
1.67
Reliability of estimate
.99
Fit Statistics
===============
Infit Mean Square
Mean
.99
SD
Outfit Mean Square
Mean
1.10
.07
SD
.36
Infit t
Mean phải bằng hoặc gần 1.00
SD phải bằng hoặc gần 0.00
Outfit t
Mean
-.20
Mean
SD
1.83
SD
.68
1.87
0 items with zero scores
0 items with perfect scores
Kết quả ước tính trường hợp
Summary of case Estimates
=========================
Mean
.15
SD
1.18
SD (adjusted)
Reliability of estimate
1.06
.81
Fit Statistics
===============
Infit Mean Square
Mean
1.00
SD
Outfit Mean Square
Mean
1.10
.35
SD
Infit t
Mean
SD
Outfit t
-.08
1.14
1.89
Mean
SD
.22
.67
0 cases with zero scores
0 cases with perfect scores
- 156 -
Mean phải bằng hoặc gần 1.00
SD phải bằng hoặc gần 0.00
Theo kết quả được cung cấp ở trên về các điều kiện cần kiểm tra trước khi phân tích ta thấy:
- Ước tính phù hợp thống kê (Summary of item Estimates): giá trị Mean = .00 bằng với giá trị Mean
điều kiện (bằng hoặc gần 0.00) và SD = 1.68 lớn hơn SD điều kiện (bằng hoặc gần 1.00), như vậy có khả năng
một số GV khi tự nhận xét về mình còn e dè chưa đánh giá đúng hoặc GVTĐG trình độ của mình cao hơn thực
tế. Giá trị Mean của Infit Mean Square và Outfit Mean Square lần lượt là .99 và 1.10 gần bằng với giá trị Mean
điều kiện (bằng hoặc gần 1.00); giá trị SD của Infit Mean Square và Outfit Mean Square lần lượt là .07 và .36 xấp
xỉ với SD điều kiện (bằng hoặc gần 0.00). Do đó, ta có thể kết luận: dữ liệu phù hợp với mô hình Rasch.
- Ước tính trường hợp (Summary of case Estimates): Giá trị Mean của Infit Mean Square và Outfit
Mean Square lần lượt là 1.00 và 1.10 gần bằng với giá trị Mean điều kiện (bằng hoặc gần 1.00); giá trị SD của
Infit Mean Square là .35 xấp xỉ với SD điều kiện (bằng hoặc gần 0.00). Do đó, ta có thể kết luận: dữ liệu phù hợp
với mô hình Rasch.
Như vậy, có thể khẳng định rằng toàn bộ câu hỏi có Mean và SD đáp ứng đủ điều kiện cần thiết cho
việc thiết lập mô hình đáp ứng với lý thuyết mô hình Rasch. Do đó, dữ liệu hoàn toàn phù hợp với mô hì nh
Rasch.
Kiểm tra mức độ phù hợp của các câu hỏi do mô hình cung cấp, ta có:
Formatted: Vietnamese (Vietnam)
GV TU DANH GIA
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Item
Fit
16/ 7/10 6:45
all on gvtdg (N = 877 L = 25 Probability Level= .50)
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------INFIT
MNSQ
.63
.67
.71
.77
.83
.91
1.00
1.10
1.20
1.30
1.40
----------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+--1 item 1
.
*
|
.
2 item 2
.
*
|
.
3 item 3
.
*
.
4 item 4
.
*
|
.
5 item 5
.
*
|
.
6 item 6
.
|
*
.
7 item 7
.
*|
.
8 item 8
.
|
*
.
9 item 9
.
*
|
.
10 item 10
.
*
|
.
11 item 11
.
*
|
.
12 item 12
.
|
*
.
13 item 13
.
*
|
.
14 item 14
.
|
*
.
15 item 15
.
|
*
.
16 item 16
.
*|
.
17 item 17
.
*
|
.
18 item 18
.
*
|
.
19 item 19
.
|
*
.
20 item 20
.
*|
.
21 item 21
.
*
|
.
22 item 22
.
* |
.
23 item 23
.
*
.
24 item 24
.
| *
.
25 item 25
.
|
*
.
Từ kết quả phân tích cho thấy, độ tin cậy của tính toán đạt kết quả 81% là đáng tin cậy, toàn bộ câu hỏi
có giá trị Infit MNSQ nằm trong khoảng [0,77; 1,30], có nghĩa là chúng tạo thành một cấu trúc.
(2) Bảng hỏi dành cho TCM
Kết quả ước tính phù hợp thống kê
TO CHUYEN MON DANH GIA
-----------------------------------------------------------------------------------------Item Estimates (Thresholds)
16/ 7/10
11: 2
all on chaythu (N = 877 L = 25 Probability Level= .50)
-----------------------------------------------------------------------------------------Summary of item Estimates
=========================
Khi dữ liệu phù hợp với mô hình thì:
Mean
-.57
SD
1.48
Mean phải bằng hoặc gần 0.00
SD (adjusted)
1.46
SD phải bằng hoặc gần 1.00
Reliability of estimate
.98
- 157 -
Formatted: Vietnamese (Vietnam)
Fit Statistics
===============
Infit Mean Square
Outfit Mean Square
Mean
.97
Mean
1.02
SD
.15
SD
.30
Infit t
Outfit t
Mean
-1.07
Mean
-.46
SD
3.08
SD
2.41
0 items with zero scores
0 items with perfect scores
Mean phải bằng hoặc gần 1.00
SD phải bằng hoặc gần 0.00
Formatted: Vietnamese (Vietnam)
Kết quả ước tính trường hợp
Summary of case Estimates
=========================
Mean
1.72
SD
1.40
SD (adjusted)
1.34
Reliability of estimate
.91
Fit Statistics
===============
Infit Mean Square
Outfit Mean Square
Mean
.95
Mean
1.02
SD
.41
SD
.81
Infit t
Outfit t
Mean
-.27
Mean
-.07
SD
1.48
SD
1.21
0 cases with zero scores
1 cases with perfect scores
Mean phải bằng hoặc gần 1.00
SD phải bằng hoặc gần 0.00
Theo kết quả được cung cấp ở trên về các điều kiện cần kiểm tra trước khi phân tích ta thấy:
- Ước tính phù hợp thống kê (Summary of item Estimates): giá trị Mean = -.57 nhỏ hơn giá trị Mean
điều kiện (bằng hoặc gần 0.00) và SD = 1.48 lớn hơn SD điều kiện (bằng hoặc gần 1.00). Giá trị Mean của Infit
Mean Square và Outfit Mean Square lần lượt là .97 và 1.02 gần bằng với giá trị Mean điều kiện (bằng hoặc gần
1.00); giá trị SD của Infit Mean Square và Outfit Mean Square lần lượt là .15 và .30 xấp xỉ với SD điều kiện
(bằng hoặc gần 0.00). Do đó, ta có thể kết luận: dữ liệu phù hợp với mô hình Rasch.
- Ước tính trường hợp (Summary of case Estimates): Giá trị Mean của Infit Mean Square và Outfit
Mean Square lần lượt là 0.95 và 1.02 gần bằng với giá trị Mean điều kiện (bằng hoặc gần 1.00); giá trị SD của
Infit Mean Square và Outfit Mean Square lần lượt là .41 và .81 lớn hơn SD điều kiện (bằng hoặc gần 0.00). Do
đó, ta có thể kết luận: dữ liệu phù hợp với mô hình Rasch.
Như vậy, có thể khẳng định rằng toàn bộ câu hỏi có Mean và SD đáp ứng đủ điều kiện cần thiết cho
việc thiết lập mô hình đáp ứng với lý thuyết mô hình Rasch. Do đó, dữ liệu hoàn toàn phù hợp với mô hình
Rasch.
Kiểm tra mức độ phù hợp của các câu hỏi do mô hình cung cấp, ta có:
TO CHUYEN MON DANH GIA
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Item Fit
16/ 7/10 11: 2
all on chaythu (N = 877 L = 25 Probability Level= .50)
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------INFIT
MNSQ
.63
.67
.71
.77
.83
.91
1.00
1.10
1.20
1.30
1.40
----------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+--1 item 1
.
|
*
.
2 item 2
.
|
*
.
3 item 3
.
*
|
.
4 item 4
.
|
*
.
5 item 5
.
|
*
.
6 item 6
.
*
|
.
7 item 7
. *
|
.
8 item 8
. *
|
.
9 item 9
.
*
|
.
10 item 10
.
*
|
.
11 item 11
.
*
|
.
12 item 12
.
|
*
.
13 item 13
.
*
|
.
14 item 14
.
| *
.
15 item 15
.
*
|
.
16 item 16
.
*|
.
17 item 17
.
*
|
.
18 item 18
.
|
*
.
19 item 19
. *
|
.
20 item 20
.
* |
.
21 item 21
.
*
|
.
22 item 22
.
|
*
.
23 item 23
.
|
*
.
24 item 24
.
*
|
.
25 item 25
.
*
|
.
- 158 -
Formatted: Vietnamese (Vietnam)
Formatted: Vietnamese (Vietnam)
Formatted: Vietnamese (Vietnam)
Từ kết quả phân tích cho thấy, độ tin cậy của tính toán đạt kết quả 91% là đáng tin cậy, toàn bộ câu hỏi
có giá trị Infit MNSQ nằm trong khoảng [0,77; 1,30], có nghĩa là chúng tạo thành một cấu trúc.
(3) Bảng hỏi dành cho BGH
Kết quả ước tính phù hợp thống kê
BAN GIAM HIEU DANH GIA
------------------------------------------------------------------------------------Item Estimates (Thresholds)
14/ 7/10 21:28
all on bgh2 (N = 877 L = 25 Probability Level= .50)
------------------------------------------------------------------------------------Summary of item Estimates
=========================
Khi dữ liệu phù hợp với mô hình thì:
Mean
-.37
SD
1.21
Mean phải bằng hoặc gần 0.00
SD (adjusted)
1.20
SD phải bằng hoặc gần 1.00
Reliability of estimate
.98
Fit Statistics
===============
Infit Mean Square
Outfit Mean Square
Mean phải bằng hoặc gần 1.00
Mean
.93
Mean
.90
SD
.11
SD
.10
SD phải bằng hoặc gần 0.00
Infit t
Outfit t
Mean
-1.79
Mean
-1.66
SD
2.34
SD
1.57
0 items with zero scores
0 items with perfect scores
Formatted: Vietnamese (Vietnam)
Kết quả ước tính trường hợp
Summary of case Estimates
=========================
Mean
1.65
SD
1.07
SD (adjusted)
.99
Reliability of estimate
.87
Fit Statistics
===============
Infit Mean Square
Outfit Mean Square
Mean
.91
Mean
.90
SD
.41
SD
.47
Infit t
Outfit t
Mean
-.47
Mean
-.28
SD
1.51
SD
1.17
0 cases with zero scores
1 cases with perfect scores
Mean phải bằng hoặc gần 1.00
SD phải bằng hoặc gần 0.00
Theo kết quả được cung cấp ở trên về các điều kiện cần kiểm tra trước khi phân tích ta thấy:
- Ước tính phù hợp thống kê (Summary of item Estimates): giá trị Mean = -.37 gần bằng với giá trị
Mean điều kiện (bằng hoặc gần 0.00) và SD = 1.21 xấp xỉ SD điều kiện (bằng hoặc gần 1.00). Giá trị Mean của
Infit Mean Square và Outfit Mean Square lần lượt là .93 và .90 gần bằng với giá trị Mean điều kiện (bằng hoặc
gần 1.00); giá trị SD của Infit Mean Square và Outfit Mean Square lần lượt là .11 và .10 xấp xỉ với SD điều kiện
(bằng hoặc gần 0.00). Do đó, ta có thể kết luận: dữ liệu phù hợp với mô hình Rasch.
- Ước tính trường hợp (Summary of case Estimates): Giá trị Mean của Infit Mean Square và Outfit
Mean Square lần lượt là 0.91 và 0.90 gần bằng với giá trị Mean điều kiện (bằng hoặc gần 1.00); giá trị SD của
Infit Mean Square và Outfit Mean Square lần lượt là .41 và .47 lớn hơn SD điều kiện (bằng hoặc gần 0.00). Do
đó, ta có thể kết luận: dữ liệu phù hợp với mô hình Rasch.
Vậy có thể khẳng định rằng toàn bộ câu hỏi có Mean và SD đáp ứng đủ điều kiện cần thiết cho việc
thiết lập mô hình đáp ứng với lý thuyết mô hình Rasch. Do đó, dữ liệu hoàn toàn phù hợp với mô hình Rasch.
- 159 -
Kiểm tra mức độ phù hợp của các câu hỏi do mô hình cung cấp, ta có:
BAN GIAM HIEU DANH GIA
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Item Fit
14/ 7/10 21:28
all on bgh2 (N = 877 L = 25 Probability Level= .50)
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------INFIT
MNSQ
.63
.67
.71
.77
.83
.91
1.00
1.10
1.20
1.30
1.40
----------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+--1 item 1
.
*
|
.
2 item 2
.
|
*
.
3 item 3
.
| *
.
4 item 4
.
|
*
.
5 item 5
.
|
*
.
6 item 6
.
*
|
.
7 item 7
.
*
|
.
8 item 8
.
*
|
.
9 item 9
.
*
|
.
10 item 10
.
*
|
.
11 item 11
.
*
|
.
12 item 12
.
*|
.
13 item 13
.
*
|
.
14 item 14
.
*
|
.
15 item 15
.
*
|
.
16 item 16
.
| *
.
17 item 17
.
*
|
.
18 item 18
.
*
|
.
19 item 19
.
*
|
.
20 item 20
.
*
|
.
21 item 21
*
|
.
22 item 22
.
*
|
.
23 item 23
.
|
*
.
24 item 24
.
| *
.
25 item 25
.
*
|
.
Từ kết quả phân tích cho thấy, độ tin cậy của tính toán đạt kết quả 87% là đáng tin cậy, toàn bộ câu hỏi
có giá trị Infit MNSQ nằm trong khoảng [0,77; 1,30], có nghĩa là chúng tạo thành một cấu trúc.
- 160 -
Formatted: Vietnamese (Vietnam)
Formatted: Vietnamese (Vietnam)
Phụ lục 12: Bảng số liệu tổng hợp nguồn minh chứng sử dụng trong đánh giá giáo viên
TC
1
2
3
4
5
6
GVTĐG
TT
MINH CHỨNG
1
2
3
4
5
6
1
2
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
1
2
3
4
5
6
1
2
1
Hồ sơ thi đua của nhà trường
Hồ sơ kiểm tra, đánh giá giáo viên và nhân viên
Biên bản góp ý cho giáo viên của tập thể lớp HS
Biên bản góp ý cho giáo viên của Ban đại diện cha mẹ HS
Báo cáo sáng kiến, kinh nghiệm
Nội dung trả lời các câu hỏi của người đánh giá
Hồ sơ khảo sát do giáo viên tiến hành
Kết quả sử dụng thông tin khảo sát, điều tra
Bản kế hoạch dạy học và bản kế hoạch các mặt công tác giáo dục được phân công
Tập bài soạn thể hiện PPDH tích cực
Các loại sổ sách, hồ sơ dạy học (Sổ hội họp, sổ dự giờ, sổ kế hoạch bộ môn, Sổ tay tích lũy kiến thức, sổ ghi chép)
Biên bản đánh giá bài lên lớp (tổ, HS)
Bài kiểm tra, bài thi, bảng điểm kết quả học tập của HS
Báo cáo sáng kiến, kinh nghiệm của GV
Đề kiểm tra đánh giá
Sổ gọi tên và ghi điểm môn học
Đồ dùng dạy học, bảng phụ
Hồ sơ thi đua của nhà trường (kinh nghiệm, sáng kiến,...)
Ngân hàng bài tập và câu hỏi môn học
Sổ biên bản sinh hoạt lớp, sổ chủ nhiệm lớp, sổ liên lạc (đối với GVCN)
Bản kế hoạch các hoạt động giáo dục được phân công
Tập bài soạn
Hồ sơ kiểm tra, đánh giá giáo viên và nhân viên
Sổ chủ nhiệm, công tác Đoàn
Hồ sơ thi đua của nhà trường
Tư liệu về 1 trường hợp giáo dục cá biệt thành công nếu có
Hồ sơ kiểm tra, đánh giá giáo viên và nhân viên
Hồ sơ thi đua của nhà trường
Hồ sơ bồi dưỡng và tự bồi dưỡng
- 161 -
SL
781
778
353
257
346
167
800
716
692
717
800
677
659
388
762
709
774
510
426
490
399
640
571
490
329
74
644
496
648
%
89.1%
88.7%
40.2%
29.3%
39.5%
19.0%
91.2%
81.6%
78.9%
81.7%
91.2%
77.2%
75.1%
44.2%
86.9%
80.9%
88.2%
58.2%
48.6%
55.9%
45.5%
73.0%
65.1%
55.9%
37.5%
8.4%
73.4%
56.6%
73.9%
Tổ chuyên
môn
SL
%
767 87.5%
760 86.7%
339 38.6%
253 28.9%
328 37.4%
160 18.2%
788 89.8%
702 80.1%
688 78.5%
709 80.9%
790 90.1%
643 73.3%
629 71.7%
381 43.4%
741 84.5%
699 79.7%
767 87.5%
489 55.8%
419 47.8%
454 51.8%
377 43.0%
595 67.8%
537 61.2%
454 51.8%
309 35.2%
67
7.6%
610 69.5%
472 53.8%
616 70.2%
BGH
SL
791
770
316
254
335
156
778
709
683
710
789
660
642
381
741
693
761
491
412
454
377
595
537
454
309
67
596
472
623
%
90.2%
87.8%
36.0%
29.0%
38.2%
17.8%
88.7%
80.8%
77.9%
81.0%
90.0%
75.2%
73.2%
43.4%
84.5%
79.0%
86.8%
56.0%
47.0%
51.8%
43.0%
67.8%
61.2%
51.8%
35.2%
7.6%
68.0%
53.8%
71.0%
2
3
4
GVTĐG
MINH CHỨNG
TT
SL
505
450
500
Văn bằng, chứng chỉ các lớp bồi dưỡng
Sáng kiến kinh nghiệm
Hồ sơ đánh giá GV, nhân viên trong trường
%
57.6%
51.3%
57.0%
Biểu đồ nguồn minh chứng sử dụng trong đánh giá giáo viên
100.0%
90.0%
80.0%
70.0%
Tỉ lệ
TC
60.0%
GVTĐG
50.0%
Tổ CM
40.0%
BGH
30.0%
20.0%
10.0%
0.0%
1
2
3
4
Nguồn minh chứng TC1
- 162 -
5
6
Tổ chuyên
môn
SL
%
491 56.0%
414 47.2%
446 50.8%
BGH
SL
491
412
446
%
56.0%
47.0%
50.8%
94.0%
92.0%
Tỉ lệ
90.0%
88.0%
86.0%
GVTĐG
84.0%
Tổ CM
82.0%
BGH
80.0%
78.0%
76.0%
74.0%
1
2
Nguồn minh chứng TC2
100.0%
90.0%
Tỉ lệ
80.0%
70.0%
60.0%
GVTĐG
50.0%
Tổ CM
40.0%
BGH
30.0%
20.0%
10.0%
0.0%
1
2
3
4
5
6
7
8
Nguồn minh chứng TC3
- 163 -
9
10
11
12
80.0%
70.0%
Tỉ lệ
60.0%
50.0%
GVTĐG
40.0%
Tổ CM
30.0%
BGH
20.0%
10.0%
0.0%
1
2
3
4
5
6
Nguồn minh chứng TC4
80.0%
70.0%
Tỉ lệ
60.0%
50.0%
GVTĐG
40.0%
Tổ CM
30.0%
BGH
20.0%
10.0%
0.0%
1
2
Nguồn minh chứng TC5
- 164 -
80.0%
70.0%
Tỉ lệ
60.0%
50.0%
GVTĐG
40.0%
Tổ CM
30.0%
BGH
20.0%
10.0%
0.0%
1
2
3
4
Nguồn minh chứng TC6
Phụ lục 13: Biểu đồ phân bố điểm trung bình trên 3 nhóm đối tƣợng
Histogram
Histogram
Histogram
80
200
60
150
60
50
40
Frequency
Frequency
Frequency
40
100
30
20
20
50
10
Mean =3.49
Std. Dev. =0.185
N =877
0
Mean =3.31
Std. Dev. =0.334
N =877
0
2.80
3.00
3.20
3.40
dtb_gv
3.60
3.80
4.00
2.00
3.00
4.00
5.00
6.00
dtb_tt
Mẫu đã loại bỏ những phiếu trả lời cực đoan
- 165 -
Mean =3.28
Std. Dev. =0.302
N =877
0
2.00
2.50
3.00
3.50
dtb_bgh
4.00
4.50
[...]... thông của Cử nhân Sư phạm do Trường Đại học An Giang đào tạo để nghiên cứu 2 Mục đích nghiên cứu của đề tài - Đo lường mức độ đáp ứng của GV do Trường ĐHAG đào tạo với Chuẩn nghề nghiệp GVTH; - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo Cử nhân Sư phạm của Trường ĐHAG 3 Phƣơng pháp nghiên cứu 3.1 Câu hỏi nghiên cứu - GV do Trường ĐHAG đào tạo đáp ứng ở mức độ nào với Chuẩn nghề nghiệp GVTH?... của Cử nhân Sư phạm do Trường ĐHAG đào tạo, là cơ sở để phân tích tiêu chí đánh giá CTĐT của Khoa Sư phạm có đáp ứng được yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp GVTH, là cơ sở để điều chỉnh cấu trúc Chuẩn đầu ra và hoạt động đào tạo các ngành Cử nhân Sư phạm của Trường ĐHAG Chính từ những lý lẽ trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài Đánh giá mức độ đáp ứng với Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông. .. thập thông tin, dữ liệu; -3- - Các phần mềm chuyên dụng để xử lý số liệu 4 Cấu trúc của luận văn Luận văn 159 trang, trong đó: Mở đầu (4 trang) Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu (27 trang) Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu (15 trang) Chương 3: Thực trạng về mức độ đáp ứng với Chuẩn nghề nghiệp GVTH của Cử nhân sư phạm do Trường ĐHAG đào tạo (39 trang) Kết luận và đề xuất (7 trang)... (Trình độ chuẩn được đào tạo của Nhà giáo) , điều 78 (Trường Sư phạm) được quy định trong chuẩn mực nhà giáo _ Luật Giáo dục; (2) Chuẩn nghề nghiệp GVTH _ Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT; (3) nội dung xây dựng Chuẩn nghề nghiệp GV ở một số nước trên thế giới như Mỹ, Anh, Úc, Thái Lan; - Nghiên cứu các văn bản của Đảng và Nhà nước liên quan đến CLGV TH như: Luật Giáo dục, Chuẩn nghề nghiệp của GVTH, … - Nghiên... thức, kỹ năng đặc thù của môn học, v.v) và các kiến thức, kỹ năng sư phạm (về tâm lý trẻ em, về giao tiếp sư phạm, về mục tiêu và chiến lược đào tạo, v.v) Như vậy, CLGV là một yếu tố của CLGD và là một trong những nhân tố quan trọng quyết định CLGD 1.2.3 Chuẩn nghề nghiệp giáo viên 1.2.3.1 Một số khái niệm 1.2.3.1.1 Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học - 26 - Chuẩn nghề nghiệp GVTH là hệ thống các yêu... Biết đánh giá bản thân trong nghề nghiệp; (12) Hợp tác với đồng nghiệp; (13) Nâng cao trình độ nghề nghiệp; (14) Đóng góp cho xã hội Xu hướng quốc tế trong cải cách giáo dục và đào tạo GV là chuyển từ giáo dục định hướng nội dung sang giáo dục định hướng NL Trong đó chuẩn được sử dụng như một công cụ nhà nước để quản lý CLGD theo định hướng NL CLGD được đánh giá qua mức độ đạt được các mục tiêu giáo. .. lao động người GV đồng thời đưa ra đánh giá lao động sư phạm của GV phổ thông là lao động nặng Cùng với cách định hướng và đánh giá về công việc của GV có nghiên cứu Phan Thanh Long (2009) về “Định lượng và đánh giá lao động GV phổ thông [42] tác giả cũng đã chỉ ra những nguyên tắc định lượng công việc của GV, thực trạng lao động của GV phổ thông Phạm Minh Hạc (2004) với bài “Phương pháp tiếp cận nhân. .. dụng chuẩn nghề nghiệp GV trong việc xây dựng CTĐT GV, trước hết là nội dung đào tạo về khoa học giáo dục; (2) Cần xây dựng chuẩn đào tạo GV cho các nội dung đào tạo chuyên ngành làm cơ sở cho việc xây dựng CTĐT chuyên ngành đối với các ngành đào tạo GV; - 18 - (3) Chuẩn nghề nghiệp GV cần được sử dụng như một căn cứ trong việc kiểm định các CTĐT GV cũng như các hệ thống đào tạo GV; (4) Chuẩn nghề nghiệp. .. nghiệp từ khoá I đến khoá VI, hiện đang giảng dạy tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh An Giang, đúng với ngành nghề đào tạo) 3.2.2 Đối tượng nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu của luận văn chính là sự đáp ứng của GV do Trường ĐHAG đào tạo với Chuẩn nghề nghiệp GVTH -2- 3.3 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu 3.3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu Đề tài sử dụng phương pháp hồi cứu các tài liệu liên quan... khung giáo dục đại học khối ngành Sư phạm trình độ đại học theo Quyết định 28/2006/QĐ-BGDĐT; - Nghiên cứu Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục quốc dân, ban hành kèm theo Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 05 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; - Nghiên cứu các tiêu chí đánh giá CLGV TH dựa trên: (1) điều 70 (Nhà giáo) , điều 72 (Nhiệm vụ của Nhà giáo) , điều 77 (Trình độ chuẩn được đào ...ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC LÊ THỊ LINH GIANG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG VỚI CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỦA CỬ NHÂN SƯ PHẠM DO TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN. .. trúc Chuẩn đầu hoạt động đào tạo ngành Cử nhân Sư phạm Trường ĐHAG Chính từ lý lẽ trên, định chọn đề tài Đánh giá mức độ đáp ứng với Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông Cử nhân Sư phạm. .. nghiên cứu đánh giá mức độ đáp ứng với Chuẩn nghề nghiệp -1- GVTH Cử nhân Sư phạm Trường ĐHAG đào tạo, sở để phân tích tiêu chí đánh giá CTĐT Khoa Sư phạm có đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp GVTH,