1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thuế chống bán phá giá

30 246 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

MỞ ĐẦU Chúng ta đã bước sang thế kỉ XXI. Đây là thời kỳ mà các quan hệ quốc tế đã phát triển tới mức không một quốc gia nào dù lớn hay nhỏ, dù thuộc hệ thống kinh tế xã hội nào có thể tồn tại và phát triển mà không chịu sự tác động ấy. Đây cũng là thời kỳ diễn ra qúa trình biến đổi từ một nền kinh tế thế giới bao gồm nhiều nền kinh tế quốc gia sang nền kinh tế toàn cầu, từ sự phát triển kinh tế theo chiều rộng sang phát triển kinh tế theo chiều sâu. Việt Nam cũng đang hội nhập cùng nền kinh tế thế giới đem theo nhiều cơ hội thông qua việc xuất nhập khẩu lượng hàng hoá càng nhiều đặc biệt là xuất khẩu hàng hoá như: gạo, cafe, cao su, dầu thô, dệt may, thuỷ sản... Trong đó, ngày thuỷ sản được xem là một trong những ngành chủ lực của nước ta. Xuất khẩu thuỷ sản đặc biệt là xuất khẩu cá tra, cá ba sa đang phát triển nhanh chóng, ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong ngành thuỷ sản. Song bên cạnh đó hội nhập cũng đem lại nhiều thách thức, nhiều cạnh tranh hơn cho hàng hoá trên thị trường thế giới. Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải đối mặt với vô số những rào cản về thương mại phi thuế quan ở các thị trường nhập khẩu bởi bảo hộ, hạn chế tự do thương mại dưới nhiều hình thức như chống phá giá, chống trợ cấp, tự vệ...làm giảm đáng kể hiệu quả của những nỗ lực mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua, khiến triển vọng thị trường xuất khẩu bấp bênh, đặc biệt là ở thị trường Mỹ. Trong vài năm trở lại đây, cá tra cá ba sa Việt Nam được nhập khẩu vào thị trường Mỹ dưới dạng cá phi lê đông lạnh đã góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cá của dân Mỹ, đồng thời thúc đẩy nghề nuôi cá tra cá ba sa ở Việt Nam, mang lại lợi ích cho cả hai quốc gia. Để ngăn việc xâm nhập ngày càng mạnh của cá tra cá ba sa của Việt Nam, Hiệp hội các chủ trại nuôi cá nheo của Mỹ đã đâm đơn kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá. Đây chính là rào cản nguy hiểm đối với chúng ta vì nó gây hại lâu dài và trên diện rộng nếu ta không thể đối phó được. Vì vậy để bỏ được rào cản này chúng ta cần tìm hiểu kỹ về thị trường cũng như về các rủi ro để phòng tránh. 1 I. Tổng quan về thuế chống bán 1. Khái niệm ,đặc trưng và vai trò I.1. Khái niệm phá giá. Thuế chống bán phá giá: là khoản thuế bổ sung bên cạnh thuế nhập khẩu thông thường, do cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu ban hành, đánh vào sản phẩm nước ngoài bị bán phá giá vào nước nhập khẩu. Đây là loại thuế nhằm chống lại việc bán phá giá và loại bỏ những thiệt hại do việc hàng nhập khẩu bán phá giá gây ra. Việc xác định mức thuế chống bán phá giá phải dựa trên trên biên độ phá giá của sản phẩm có liên quan. Biên độ phá giá chính là sự chênh lệch về giá giữa giá xuất khẩu đang xem xét với giá thông thường của sản phẩm tại thị trường nội địa, hoặc giá xuất khẩu sang nước thứ ba, hoặc giá cấu thành của sản phẩm. I.2. Đặc điểm Về bản chất, bán phá giá trong thương mại quốc tế là hành vi phân biệt giá cả đối với cùng một sản phẩm hoặc sản phẩm tương tự, nhưng giá xuất khẩu lại thấp hơn giá tiêu thụ nội địa. Khác với hiện tượng trợ cấp nhà nước, bán phá giá là hành vi có tính chất doanh nghiệp Thuế phải được căn cứ trên các căn cứ khoa học xác đáng khhi áp dụng vào mặt hàng nào đó Thuế không xoá đi sự lưu thông mặt hàng trên thị trường Vừa mang răn đe nhưng cũng vừa thíc đẩy sự phát triển quan hệ quốc tế lành mạnh I.3. Vai trò Trên thực tế, thuế chống bán phá giá được nhiều nước sử dụng như một hình thức "bảo hộ hợp pháp" đối với sản xuất nội địa của mình. Biện pháp này tránh gây ra sự thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước hiện tại và trong tương lai, góp phần vào quá trình phát triển kinh tế thị trường. 2 Việc chống bán phá giá chủ yếu bảo vệ lợi ích kinh tế, song việc chống bán phá giá thành công lại là sự tổng hợp rất nhiều biện pháp mang tính quyền lực pháp lý nhà nước.Việc chống bán phá giá có tác động đến sản xuất, sự lành mạnh trong kinh doanh cũng như tác động đến các chủ thể tham gia làm họ mặn mà trong kinh doanh, sự tác động của chống bán phá giá đến việc tạo nên những kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về chống bán phá giá giúp các quy luật của thị trường thêm phát triển tốt hơn. Ngoài ra, thuế chống bán phá giá còn góp phần tăng ngân sách cho Nhà nước. 2. Cơ sở áp dụng thuế chống bán phá giá Cơ sở áp dụng thuế chống bán phá giá là sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền tuyên bố được bán phá, do đó để áp dụng thuế chống bán phá giá cần đảm bảo 4 điều kiện sau: (1) Sản phẩm đang bán phá giá: Sản phẩm của nước xuất khẩu đang được bán ở thị trường của nước nhập khẩu với mức giá thấp hơn giá bán thông thường của sản phẩm đó ở trên thị trường nước xuất khẩu. (2)Có sự thiệt hại: Có thiệt hại về vật chất do hành động bán phá giá gây ra hoặc đe doạ gây ra đối với các doanh nghiệp nội địa đang sản xuất các sản phẩm tương tự với sản phẩm bán phá giá, hoặc gây ra sự trì trệ đối với quá trình thành lập của một ngành công nghiệp trong nước. (3)Phải có mối quan hệ nhân quả giữa bán phá giá và thiệt hại vật chất (hoặc đe doạ gây ra thiệt hại vật chất) do chính hành động bán phá giá đó gây ra. Cơ quan điều tra không được áp đặt cho hàng nhập khẩu những gì do các yếu tố khác gây ra. (4)Tác động của bán phá giá phải có tính bao trùm, ảnh hưởng tới cộng đồng rộng lớn. 3. Tác động của thuế chống bán phá giá Thuế chống bán phá giá gây bất lợi cho ngành sản xuất bị đe doa dẫn theo sự ảnh hưởng phá sản các doanh nghiệp thuộc ngành đó 3 Thuế chống bán phá giá sẽ gây ảnh hưởng tới uy tín và sự xâm nhập sau này khó khan với nước xuất khẩu Tuy nhiên, dưới góc độ khác, thuế chống bán phá giá không phải không đem lại những lợi ích nhất định: thuế bán phá giá tạo điều kiện cho nhà sản xuất có điều kiện phát huy tối đa năng lực sản xuất, các doanh nghiệp có thêm thái độ cẩn trọng xem xét kiểm tra kĩ lưỡng trước khi xâm nhập vào thị trường xuất khẩu. II.Thực trạng áp dụng thuế chống bán phá giácủa Mỹ đối với các doanh nghiệp Việt Nam 1. Tác động của thuế chống bán phá giá đến tình hình xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường Mỹ. a .Trước khi bị áp thuế chống bán phá giá Việt Nam bắt đầu xuất khẩu cá tra, basa vào thị trường Mỹ kể từ năm 1996. Sản phẩm cá tra, basa philê do Việt Nam sản xuất được người tiêu dùng Mỹ đặc biệt ưa chuộng do chất lượng ngon, giá thành hạ và có hương vị tương tự như cá da trơn bản địa. Trong nước, với việc không ngừng nâng cao trình độ sản xuất, áp dụng các kỹ thuật nuôi trồng tiên tiến, khép kín, sản lượng cá tra Việt Nam không ngừng tăng mạnh, giá thấp hơn, đáp ứng ngày một tốt hơn cho nhu cầu xuất khẩu. Năm 2001, Việt Nam ký kết Hiệp định thương mại song phương với Mỹ khiến thuế nhập khẩu thủy sản giảm xuống còn 0%. Do vậy, lượng cá tra, basa xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ đã không ngừng tăng mạnh, từ 59 tấn năm 1996 lên 3.191 tấn năm 2000, và đến năm 2001 thì đã đạt con số kỷ lục xấp xỉ 8.000 tấn. Tuy nhiên, chính vì sản lượng xuất khẩu vào thị trường Mỹ tăng quá nhanh là mối up hiếp đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thủy sản của Mỹ. Do vậy, vào ngày 28/06/2002, Hiệp hội chủ trại nuôi cá da trơn Mỹ (CFA) đã đệ đơn kiện một số doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam lên Bộ Thương mại Mỹ (DOC) và Ủy Ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC). Trong đơn kiện, CFA đưa ra hai đề xuất áp dụng thuế chống phá giá để DOC xem xét. Nếu Việt Nam được xác định không phải là một nước theo nền kinh tế thị trường, thì mức thuế suất chống phá giá áp dụng sẽ là 190%. Còn nếu Việt Nam được xác định là có nền kinh tế thị trường, thì mức thuế suất chống phá giá áp dụng sẽ là 144%. Theo Lập luận của CFA, giá trị 4 hợp lý là 4,19 USD/pao, trong khi giá xuất khẩu là 1,44 USD/pao. Mức độ bán phá giá là 190,2%. Đến năm 2003,sau khi kết thúc vụ kiện, Bộ Thương mại Mỹ đã đánh thuế chống bán phá giá cá tra, ba sa các doanh nghiệp (DN) VN từ 31,45% đến 63,88%, nhiều người nghĩ, loại cá da trơn này sẽ bị “chết yểu”. Cho dù gây ra nhiều khó khăn cho ngành sản xuất cá tra Việt Nam, “cuộc chiến cá da trơn” cũng đã tạo ra nhiều cơ hội rất tốt để cho cá tra phát triển thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, “từ cô bé lọ lem biến thành công chúa”. Sau khi Đạo luật An ninh Trang trại và Đầu tư Nông thôn của Mỹ năm 2001 được ban hành không cho phép cá tra Việt nam mang tên catfish, không như những lo lắng của các nhà sản xuất cá tra Việt Nam, cá phi lê đông lạnh của Việt nam vẫn giữ được thị trường Mỹ dù số lượng xuất khẩu sang Mỹ có suy giảm trong giai đoạn cao trào của “cuộc chiến” nhưng với giá cao hơn chút ít (Bảng 1). Việc thay đổi tên gọi của cá tra Việt Nam đã không ảnh hưởng đến các mối quan hệ thương mại đã được thiết lập giữa các nhà kinh doanh xuất khẩu Việt Nam và nhập khẩu Mỹ (Brambilla và ctv., 2008). Các nghiên cứu thực nghiệm với các mô hình kinh tế lượng của Nguyễn Minh Đức và Kinnucan (2007a, 2007b, 2008) cũng khẳng định rằng đạo luật ghi nhãn catfish năm 2001lại tạo ra các tác động tích cực đối với giá cá tra Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Mỹ. Bảng 1. Giá và Sản Lượng Cá Da Trơn tại Thị Trường Mỹ 1999-2005 Đơn vị Giá cá phi lê Việt Nam $/lb. Giá cá phi lê Mỹ $/lb. Thuế chống phá giá $/lb. Giá cá nuôi Mỹ $/lb. Nhập khẩu từ Việt Nam Triệu lbs. Sản lượng cá phi lê Mỹ Triệu lbs. Sản lượng cá nuôi Mỹ Triệu lbs. 1999 2.04 2.76 -74 2 120 597 2000 1.52 2.83 -75 7 120 594 2001 1.26 2.61 -65 17 115 597 2002 1.29 2.39 -57 10 131 631 2003 1.21 2.41 0.64 58 4 125 661 2004 1.15 2.62 0.61 70 7 122 630 2005 0.93 2.67 0.49 72 17 124 601 Có thể thấy sản lượng qua các năm có sự thay đổi rõ rêt, đặc biệt trong giai đoạn cao trào của vụ kiện là năm 2003, sản lượng đã tụt giảm xuông chỉ còn dưới 4 5 nghìn tấn. Tuy nhiên, đến năm 2008, kim ngạch xuất khẩu cá da trơn vào thịtrường Mỹ của các doanh nghiệp Việt Nam theo thống kê của Hải quan Mỹ, tháng 2/2008 Mỹ nhập khẩu 4.356 tấn cá da trơn các loại, tăng 26,7% so tháng 2/2007, đưa tổng lượng nhập khẩu cá da trơn vào Mỹ 2 tháng đầu năm 2008 đạt 8.740 tấn, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2007. Tháng 9/2009, Mỹ đã nhập khẩu trên 4 nghìn tấn cá tra Việt Nam, trị giá 13,48 triệu USD, tăng 77% về lượng và 75% về giá trịso với cùng kỳ 9 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra sang thị trường này tăng gần 63% về giá trị đạt trên 95 triệu USD . Thị phần xuất khẩu vào Mỹ cũng tăng từ 5,2% năm 1996 lên 85,4% năm 2000 và 95,9% năm 2012 (Gafin, 2013). Biểu đồ 1: Khối lượng và giá trị xuất khẩu cá tra vào Mỹ 1996-2012 Nguồn:Gafin,2013 Và việc bị “xử thua” trong sự kiện chống bán phá giá lại là động lực để các DN tích cực tìm thị trường mới. Chỉ 4 năm sau cơ cấu thị trường thay đổi căn bản: Mỹ chỉ còn 6,9% (trước đó là 90%), EU cao nhất với 48%, Nga 9,2%, các nước ASEAN 7,9%, Trung Quốc (kể cả Hongkong) 4%, Australia 3,9% và 20,1% các thị trường khác. 6 b .Sau khi áp thuế chống bán phá giá Năm 2013, cá tra Việt Nam được xuất khẩu sang 136 quốc gia và vùng lãnh thổ với kim ngạch 1,8 tỷ USD. Trong đó, riêng thị trường Mỹ đạt kim ngạch xuất khẩu 380 triệu USD, chiếm hơn 21%. Biểu đồ 2: Kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Mỹ 2010-10 tháng đầu năm 2014 (triệu USD) Nguồn: Tổng hợp từ VASEP Trong giai đoạn 2010-2013, giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Mỹ vẫn liên tục tăng, từ 177 triệu USD lên 381 triệu USD, tăng 115%. Nguyên nhân chính là sự cạnh tranh trên thị trường thủy sản ngày càng gay gắt, đồng thời giá thuế cũng diễn biến bất lợi.Tuy nhiên đã có dấu hiệu chững lại, do nhiều nguyên nhân cả về nguồn nguyên liệu trong nước, rào cản kỹ thuật và mức thuế chống bán phá giá đang bị áp dụng. Đối với mặt hàng cá tra, cá basa, do Mỹ xếp hai loại cá này vào loại cá da trơn, vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam phải chịu mức thuế chống phá giá từ 36% đến 68%. Theo Bộ Thương mại Mỹ, trong năm 2013, Mỹ nhập khẩu hơn 101,874 nghìn tấn cá tra, tăng 5% so với năm 2012, trong đó nhập khẩu từ Việt Nam 101,838 nghìn tấn. Tháng 1/2014, Mỹ nhập khẩu 8,755 nghìn tấn cá tra từ Việt Nam. Mỹ hiện là thị trường nhập khẩu cá tra đứng thứ 2, chiếm 18,9% tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam. Theo Cục Nghề cá Mỹ (NMFS), 8 tháng đầu năm 2014, Mỹ nhập khẩu 63,276 nghìn tấn cá tra từ Việt Nam, giảm 14,71% so với cùng kỳ năm 2013. 7 Và theo số liệu của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu cá tra sang Mỹ trong 9 tháng đầu năm 2014 đạt giá trị 240,81 triệu USD, giảm 16,7% so với cùng kỳ năm 2013. Tuy vậy, Việt Nam vẫn duy trì là nước xuất khẩu cá tra và cá da trơn hàng đầu vào thị trường Mỹ, chiếm 92,7% tổng khối lượng. Giá trung bình cá tra Việt Nam XK sang Mỹ trong 9 tháng đầu năm 2014 ở mức 3,09 USD/kg, tăng 1,31% so với cùng kỳ năm 2013. Giá philê cá tra đông lạnh Việt Nam các cỡ trên thị trường Mỹ trong năm 2014 đều tăng nhẹ so với năm ngoái. Việt Nam cũng là 1 trong 3 nước đứng đầu về số vụ bị từ chối nhập khẩu cá và sản phẩm thủy sản (theo số liệu tuyệt đối) tại 4 thị trường nhập khẩu lớn là EU, Mỹ, Nhật Bản và Australia, đồng thời là quốc gia có số vụ từ chối cao nhất so với giá trị hàng xuất khẩu thủy sản tại EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Tổng giá trị trung bình tổn thất hàng năm do các vụ từ chối nhập hàng thủy sản của Việt Nam lên tới 14 triệu USD/năm (Tạ Hà, 2013). Bảng 3: Số lô hàng cá tra của Việt Nam bị trả lại tại các thị trường Mỹ (Số cảnh báo) Mặt hàng Cá tra Năm 2010 35 Năm 2011 10 Năm 2012 25 Năm 2013 4 11/10 -71,42 12/11 150,0 13/12 -84,0 Nguồn: Tổng hợp từ www.accessdata.fda.gov Nhìn chung số lô hàng cá da trơn bị cảnh báo có xu hướng giảm, nguyên nhân chủ yếu đối với các lô hàng bị FDA cảnh cáo là do nhiễm chất salmonella và vấn đề về thuốc thú y không có danh mục được sử dụng ở Mỹ. 8 Nguồn: Số liệu Hải Quan Việt Nam Mặc dù xuất khẩu cá tra giảm 12,7% trong quý 1/2015 nhưng cần nhìn nhận điểm tích cực của mặt hàng này là xuất khẩu cá tra trong tháng 3 chỉ giảm 1,1% so với cùng kỳ năm trước trong khi tháng 2 và tháng 1 lần lượt giảm 26,3% và 12,2%. 9 Đồng thời, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường nhập khẩu cá tra Việt lớn nhất là Hoa Kỳ và EU đã tăng trưởng đến 22,1% và 21,4% trong tháng 3. Theo Hải quan Việt Nam, từ 1/1/2015 đến 15/3/2015 XK cá tra sang Mỹ đạt giá trị 62,59 triệu USD, giảm 14,4% so với cùng kỳ năm 2014. Hiện nay, giá cá tra phile đông lạnh loại 5-7 oz XK sang thị trường Mỹ đang ở mức 1,45 USD/pao, giảm khoảng 5 xen so với cùng kỳ năm 2014 .  So sánh trước và sau thuế : Nội dung so sánh Sản lượng xuất khẩu Trước khi áp dụng thuế -Năm 1996: 59 tấn -Năm 2000: 3.191 tấn -Năm 2001: sấp sỉ 8000 tấn Sản lượng xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam vào thị trường Mỹ không ngừng tăng mạnh. Sau khi áp dụng thuế -Năm 2003: dưới 4000 tấn. -Năm 2008: khoảng 4.356 tấn. -Năm 2009: Mỹ nhập khẩu trên 4000 tấn cá tra của Việt Nam. -Năm 2013: Việt Nam xuất 100.000 tấn cá tra sang Mỹ. -Từ đầu năm đến giữa tháng 3.2015, xuất khẩu cá tra sang Mỹ đạt giá trị 62,59 triệu USD Thị phần xuất khẩu Năm 1996: 5,2% Năm 2000: 85,4% Năm 2012: 95,9% Hạn ngạch nhập khẩu Mức thuế Chỉ được xuất khẩu sang Mỹ một lượng nhất định theo mức giá sàn, khống chế lượng cá da trơn xuất sang Mỹ. -Năm 2003: 64% (0,64$/kg) -Năm 200 4: 61% (0,61$/kg) 0% 10 -Năm 2005: 49% (0,49$/kg) -Ngày 23/7/2013: Mỹ áp dụng mức thuế từ 36.8463.88% với mặt hàng cá tra, cá basa của Việt Nam. -Năm 2014: có 25 doanh nghiệp Việt Nam phải chịu mức thuế 1,2 đô la Mỹ/kg. Còn lại các doanh nghiệp phải chịu mức thuế 2,11 đo la Mỹ/kg. -Mỹ đưa ra mức giá sàn cho mặt hàng cá da trơn vào thị trường Mỹ. -Gần đây, giá cá phi lê đông lạnh và cá basa đang có xu hướng tăng nhẹ. Giá cả - Sản lượng cá da trơn Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ bị giảm sút mạnh. Kim ngạch liên tục giảm mạnh so với giai đoạn trước khi Mỹ áp dụng thuế chống bán phá giá. Việc xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam vào thị trường Mỹ gặp nhiều khó khăn, giảm sút. - Hạn ngạch nhập khẩu của Mỹ áp dụng đối với sản phẩm cá da trơn Việt Nam ngày càng trở nên khắt khe và hạn chế. Với mức thuế chống bán phá giá cao, hạn ngạch nhập khẩu hạn chế, Mỹ đang tạo sức ép vô cùng lớn cho cá tra, cá basa Việt Nam. Hạn ngạch ngày càng giảm, góp phần bảo hộ cá da trơn nội địa của Mỹ. - Về giá, Mỹ hạn chế mức giá của cá tra và cá basa Việt Nam bằng cách đưa ra giá sàn, với 1 lượng nhập khẩu nhất định. Giá cá phi lê tra phi lê đông lạnh và cá basa gần đây xuất khẩu sang Mỹ đã có sự tăng nhe. Ảnh hưởng của việc áp dụng thuế chống bán phá giá: 11 - Việc Mỹ áp dụng thuế chống bán phá giá cá tra và cá basa VN gây khó khăn vô cùng lớn cho các doanh nghiệp VN xuất khẩu vào Mỹ. Việc Mỹ không ngừng tăng thuế chống bán phá giá cá da trơn VN có thể không khiến giá xuất khẩu tăng nhưng sẽ khiến giá bán tăng, DN VN sẽ bị yếu đi về sức cạnh tranh so với các DN nước khác .Doanh nghiệp Việt Nam bán với giá cao hơn lại không cạnh tranh được, ít người mua. Điều này còn do cả công ty nhập khẩu của Mỹ, muốn lãi nhiều lại nhập của Việt Nam với giá rẻ nhưng khi nhập giá rẻ rồi nó cũng bán với giá cạnh tranh hơn nên mới bị kiện.“Những doanh nghiệp chế biến cá ở Việt Nam và người nuôi cá của Việt Nam muốn giữ được thị phần lại tiếp tục phải giảm giá và tiếp tục thua lỗ, người nông dân nuôi cá tra sẽ là người phải chịu thiệt hại và thua lỗ cuối cùng. - Áp dụng thuế chống bán phá giá cao lên mặt hang cá da trơn Việt Nam, Mỹ đã khiến không ít doanh nghiệp VN phải chịu thiệt thòi. Vì muốn bảo vệ Dn trong nước, Mỹ đã áp thuế chống phá giá quá cao và vô lý lên mặt hang cá da trơn VN, khiến không ít DN điêu đứng. Hạn ngạch bị hạn chế 1 lượng nhất định với giá sàn, kim ngạch giảm sút, giá bán tăng nhẹ, các Doanh nghiệp VN ngày càng lao đao khó giữ vững chỗ đứng của mình trên thị trường Mỹ. - Trước đây có tầm hơn 30 doanh nghiệp hoạt động trên thị trường Mỹ ,tuy nhiên do mức thuế áp quá lớn ,tính đến tháng 8 năm 2014 thì chỉ còn khoảng 3 doanh nghiệp có thể trụ được trên thị trường Mỹ do được hưởng ưu đãi về thuế . 2. Thực trạng áp dụng chính sách thuế chống bán phá giá của Mỹ đối với cá da trơn của Việt Nam. Ngày 31/3/2014, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả cuối cùng đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá (CBPG) lần thứ 9 giai đoạn từ ngày 1/8/2011 đến 31/7/2012 (POR 9) đối với philê cá tra đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam. Theo đó, DOC vẫn giữ quan điểm chọn Indonesia để tính giá trị thay thế dù kinh tế quốc gia này không tương đồng với Việt Nam do giá con giống, thức ăn, giá cá sống, phụ phẩm… đều cao hơn so với Việt Nam. Ngày 02 tháng 7 năm 2014, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ra Quyết định sơ bộ đợt rà soát hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 10 (POR10) cho giai đoạn từ ngày 01/8/2012 đến 31/7/2013 đối với sản phẩm cá tra, basa nhập khẩu từ 12 Việt Nam. Trong kết luận sơ bộ, DOC tiếp tục sử dụng Indonesia làm nước thay thế để tính toán biên độ phá giá (như trong kết quả sơ bộ và cuối cùng của POR9) và xác định mức thuế tạm thời đối với các nhà sản xuất, xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam như sau: - Doanh nghiệp bị đơn bắt buộc: DOC lựa chọn 02 bị đơn bắt buộc là Công ty Cổ phần Hùng Vương và Công ty Cổ phần Anvifish. Theo Quyết định sơ bộ, mức thuế tạm thời cho Công ty Hùng Vương là $0.58/kg, và công ty Anvifish là $2.39/kg (mức thuế này được tính toán dựa trên thông tin “dữ liệu sẵn có bất lợi”) - Doanh nghiệp bị đơn tự nguyện (gồm 23 doanh nghiệp): nhận mức thuế 0.58 USD/kg, giảm đáng kể so với kết quả cuối cùng của POR9 (từ mức $1.20/kg xuống còn $0.58/kg). - Thuế suất toàn quốc: $DOC đã tính toán lại mức thuế toàn quốc (dựa trên dữ kiện sẵn có bất lợi) và đưa ra mức $2.39/kg. Mỹ hiện là thị trường NK cá tra lớn nhất của Việt Nam, chiếm 21,9% tổng giá trị XK cá tra.Nguyên nhân khiến các doanh nghiệp xuất khẩu dè dặt xuất hàng sang Mỹ là do trong tháng 1, nhiều DN XK thủy sản đã giảm dần lượng hàng cá tra XK sang thị trường Mỹ để nghe ngóng kết quả cuối cùng thuế Chống bán phá giá (CBPG) lần thứ 10 (POR10), công bố vào ngày 8-1. Theo đó, mức thuế mà Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố trong POR10 cao hơn so với mức thuế sơ bộ khiến nhiều DN đã không tiếp tục xuất cá tra sang thị trường Mỹ.Cụ thể, thuế suất áp dụng cho sản phẩm cá tra philê đông lạnh của công ty Agifish và 23 DN bị đơn tự nguyện khác ở mức 0,97 USD/kg, tăng so với kết quả sơ bộ mà DOC đưa ra hồi tháng 7-2014 là 0,58 USD/kg. Đối với mức thuế chung toàn quốc được giữ nguyên so với kết quả sơ bộ POR10 là 2,39 USD/kg. Các doanh nghiệp Việt Nam cho rằng, quyết định bất công này sẽ ảnh hưởng lớn không chỉ đến bản thân họ mà còn là hàng chục ngàn hộ nuôi cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả rà soát đối với công ty mới la Golden Quality được hưởng thuế suất 0%. Mức thuế cụ thể cho từng công ty như sau: STT DN xuất khẩu Mức thuế sơ bộMức thuế cuối 13 (USD/kg) cùng (USD/Kg) 1 Vinh Hoan Corporation 0,42 0,03 2 Hung Vuong Group 2,15 1,20 3 An My Fish Joint Stock Company 0,99 0,42 4 Anvifish Joint Stock Company 0,99 0,42 5 Asia Commerce Fisheries Joint Stock Company 0,99 0,42 6 Binh An Seafood Joint Stock Company 0,99 0,42 7 Cadovimex II Seafood Import-Export and Processing Joint Stock Company 0,99 0,42 8 Cantho Import-Export Seafood Joint Stock Company 0,99 0,42 9 Cuu Long Fish Import-Export Corporation 0,99 0,42 10 Cuu Long Fish Joint Stock Company 0,99 0,42 11 East Sea Seafoods Limited Liability Company 0,99 0,42 12 Green Farms Company 0,99 0,42 13 Hiep Thanh Seafood Joint Stock Company 0,99 0,42 14 Hoa Phat Seafood Import-Export and Processing JSC 0,99 0,42 15 International Development & Investment Corporation 0,99 0,42 16 NTSF Seafoods Joint Stock Company 0,99 0,42 17 QVD Food Company Ltd. 0,99 0,42 Seafood Joint 14 Stock 18 Saigon Mekong Fishery Co., Ltd. 0,99 0,42 19 Seafood Joint Stock Company No.4 Branch Dongtam Fisheries Processing Company 0,99 0,42 20 Southern Fishery Industries Company Ltd. 0,99 0,42 21 Sunrise Corporation 0,99 0,42 `22 Thien Ma Seafood Co., Ltd. 0,99 0,42 23 To Chau Joint Stock Company 0,99 0,42 24 Viet Phu Food & Fish Corporation 0,99 0,42 25 Vinh Quang Fisheries Corporation 0,99 0,42 Thuế suất chung cả nước 0,99 2,11 0,24 0,00 Nhà xuất khẩu mới 1 Golden Quality Đánh giá về tác động của vụ kiện này,VASEP thừa nhận, xuất khẩu cá tra, cá basa trong nước sụt giảm mạnh trong thời gian bị áp thuế chống BPG. Đến nay, kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa vào Mỹ chỉ còn chiếm chưa đầy10% tổng giá trị xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam. Bản thân các DN khi theo đuổi các vụ kiện chống BPG cũng phải chịu đựng hàng loạt các loại chi phí, từ tiền thuê luật sư, thuế, tiền thế chân mà có loại lên đến 80% - 100% tổng giá trị xuất khẩu của DN vào thị trường bị kiện, v.v. Khi xác định theo kiện, DN sẽ mất tới 5 – 10 năm vì theo quy định chỉ khi nào liên tục trong 3 năm, mức áp thuế bằng 0% thì DN mới đủ điều kiện được xóa hoàn toàn thuế chống BPG. 3. Cơ sở áp dụng thuế chống bán phá giá của Mỹ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Bộ Thương mại Mỹ khẳng định việc nếu gỡ bỏ thuế CBPG có thể khiến các doanh nghiệp Việt Nam lại tiếp tục "ngựa quen đường cũ", còn Tòa án Thương mại Mỹ 15 cho rằng, gỡ bỏ thuế CBPG có thể gây "tổn thương" tới ngành công nghiệp cá da trơn của Mỹ. Đây chỉ là những lời khẳng định mang tính chất tạm thời, được đưa ra trong thời gian quá chóng vánh vì ngành công nghiệp cá da trơn Việt Nam đã không cung cấp được bằng chứng pháp lý cho Bộ Thương mại Mỹ hoặc Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ về việc nên từ bỏ thuế CBPG với cá tra, basa Việt Nam. Để áp đặt thuế chống phá giá, Bộ Thương mại Hoa Kỳ và Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ phải xác định được hàng hóa nhập khẩu được bán ở mức thấp hơn giá trị bình thường và gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho một ngành sản xuất trong nước. Các giai đoạn chính của một cuộc điều tra chống bán phá giá tại Hoa Kỳ: - Giai đoạn 1: Khởi sự điều tra để áp đặt thuế chống phá giá (thông thường là 20 ngày sau khi có đơn khiếu nại yêu cầu áp đặt thuế chống phá giá) - Giai đoạn 2: Điều tra sơ bộ của Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ về thiệt hại (thông thường là 45 ngày sau khi có đơn khiếu nại) - Giai đoạn 3: Xác định sơ bộ của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (140 ngày sau khi bắt đầu điều tra, tối đa là 190 ngày đối với những trường hợp phức tạp). - Giai đoạn 4: Quyết định cuối cùng của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (215 ngày sau khi bắt đầu điều tra, tối đa là 275 ngày). - Giai đoạn 5: Quyết định cuối cùng của Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ về thiệt hại (260 ngày sau khi bắt đầu điều tra) - Giai đoạn 6: Lệnh áp đặt thuế chống phá giá (khoảng một tuần sau khi có quyết định cuối cùng của Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ). * Quy trình áp thuế chống bán phá giá tại Mỹ: Bước 1: Bước 2: Tính giá trị Xác định thông thường (hoặc giá nền kinh tế trị bình quân gia quyền thông thường) của sản phẩm tương tự ở nội địa. 16 Bước 3: Tính giá xuất khẩu của sản phẩm bị kiện Bước 4: So sánh giá trị thông thường với giá xuất khẩu và tính biên độ phá giá. Xác định QG bị áp thuế chống bán phá giá có nền kinh tế nào. + TH1: Là QG có nền kinh tế thị trường, khi đó trực tiếp tính giá trị SX tại QG đó. + TH2: Là QG có nền kinh tế phi thị trường, so sánh với một QG thứ 3 tương đồng. Đây chính là giá XK tại thị trường nước NK. + So sánh và tìm ra phần chênh lệch bằng cách: Giá thông thường – giá XK. + Cộng dồn các giao dịch theo phương pháp bình quân gia quyền. *phương pháp tính biên độ phá giá tiêu biểu: Phương pháp Zeroing (Quy về 0): Theo phương pháp bình quân gia quyền 1 (theo quy định của WTO): Tất cả các mức biên độ của các chênh lệch được cộng hết với nhau. Các giá trị biên độ âm bù trừ cho các giá trị biên độ dương để ra một khối lượng bán phá giá cuối cùng. Biên độ bán phá giá = (giá trị thông thường bình quân gia quyền – giá xuất khẩu bình quân gia quyền)/Giá CIF Theo phương pháp “quy về 0 – Zeroing”: Tuy nhiên, Mỹ áp dụng một cách thức tính khác. Đó là tách riêng từng giao dịch và chỉ lấy những giao dịch có biên độ dương để tính khối lượng bán phá giá. Còn các giao dịch có biên độ bán phá giá là âm thì coi như không có bán phá giá và không tính vào khối lượng bán phá giá chung. Cách thức này gọi là “Quy về 0” (Zeroing) và là chủ đề được tranh cãi gay gắt trong thực tiễn chống bán phá giá quốc tế: Biên độ bán phá giá=Tổng khối lượng bán phá giá/Tổng giá trị sản phẩm bán phá giá tính theo giá CIF Xét ví dụ sau: 17 Rõ ràng cách tính “quy về 0” này bất lợi hơn rất nhiều cho doanh nghiệp xuất khẩu. Trong cùng một ví dụ trên đây, nếu tính theo cách thông thường thì biên độ bán phá giá là 0.56%; doanh nghiệp xuất khẩu sẽ được coi là không bán phá giá vì biên độ này được coi là không đáng kể (nhỏ hơn 2%). Trong khi đó, nếu áp dụng cách thức “Quy về 0” thì biên độ phá giá sẽ là 3,9%. Nhận xét: Rõ ràng cách tính này bất lợi hơn rất nhiều cho doanh nghiệp xuất khẩu. Thật vậy, tính toán theo cách này, biên độ phá giá sẽ luôn dương. Bởi vậy, việc sử dụng ‘zeroing’ sẽ gần như là luôn làm tăng bất kỳ mức thuế chống bán phá giá nào, và đôi khi sẽ tạo ra một loại thuế chưa bao giờ có, làm phát sinh biện pháp chưa bao giờ được sử dụng. 18 Cách tính này không chỉ gây ra sự thiệt thòi hơn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Mỹ, phương pháp “Quy về 0” còn không thuyết phục được doanh nghiệp xuất khẩu về tính công bằng. Mục đích cuối cùng của chống bán phá giá vẫn được coi là ngăn chặn cạnh tranh không lành mạnh từ bên ngoài để tránh ảnh hưởng tới toàn bộ nền công nghiệp trong nước của nước nhập khẩu, tuy nhiên trên thực tế biện pháp chống bán phá giá đã bị lạm dụng để xây dựng hàng rào bảo hộ nền SX trong nước. Vì vậy, không có lý do chính đáng nào biện hộ cho việc loại bớt một số giao dịch và không xem xét một cách toàn diện sự tác động của tất cả các đơn hàng bị kiện đối với ngành công nghiệp của nước nhập khẩu như Mỹ. III. Phản ứng từ phía các doanh nghiệp Việt Nam 1. Hành động từ phía các doanh nghiệp Việt Nam Khi bị kiện, Việt Nam phản ứng mạnh mẽ trước việc chính phủ Mỹ cáo buộc Việt Nam bán phá giá mặt hang cá da trơn. Việt Nam cân nhắc khởi kiện lên Tổ chức thương mại thế giới WTO và giữ vững lập trường, khẳng định VN không bán phá giá cá da trơn. Ngoài ra Việt Nam có thể triển khai nhiều giải pháp khác để đối phó, đặc biệt là phương án tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu .VN cho rằng việc áp thuế chống bán phá giá mang màu sắc bảo hộ sản xuất trong nước của Chính phủ Mỹ. Tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 20-11-2014, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về việc Ủy ban Thương mại Mỹ áp thuế chống bán phá giá đối với cá da trơn của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết: “Chúng tôi khẳng định các công ty Việt Nam không bán phá giá mặt hàng filet cá tra, cá ba sa đông lạnh vào thị trường Mỹ. Việc Ủy ban Thương mại Mỹ áp thuế chống bán phá giá đối với những mặt hàng này là không công bằng, đi ngược lại tinh thần tự do thương mại cũng như quan hệ kinh tế, thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước, không phù hợp với quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam - Mỹ". Đối với các cơ quan nhà nước cần cân nhắc tiến hành khởi kiện lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Tuy nhiên, việc này rất tốn kém, mất nhiều thời gian và chưa chắc chắn có kết quả tốt. Chúng ta chỉ có thể hạn chế thiệt hại bằng một số 19 giải pháp cụ thể như: Tiếp tục tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thêm các thị trường khác ngoài Mỹ như Nga, Trung Quốc, Trung Đông, Nam Mỹ… để không tăng cao nguồn cung cho thị trường Mỹ; đồng thời tổ chức tiếp xúc, tọa đàm với các cơ quan chính phủ Mỹ để đấu tranh nhằm buộc DOC không sử dụng Indonesia là nước thứ ba để so sánh giá làm cơ sở tính thuế vì điều kiện sản xuất quá khác nhau giữa Việt Nam và Indonesia, mà thay bằng các nước có điều kiện tương đồng với Việt Nam như Bangladesh. Về lâu dài, chúng ta phải đấu tranh để Mỹ công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường đầy đủ. Riêng đối với sản xuất trong nước, Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn sẽ tiếp tục triển khai thực hiện Nghị định 36 ngày 29.4.2014 về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra, qua đó kiểm soát và nâng cao được chất lượng sản phẩm, giá bán sẽ tăng lên góp phần làm giảm biên độ tính mức thuế chống bán phá giá của Mỹ. Đối với phía doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra, chúng ta cần có giải pháp cụ thể gì để giúp họ sản xuât, chế biến, tiêu thụ cá tra, cá basa tốt hơn? Từ kinh nghiệm có được trong hơn 10 năm qua, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra muốn kinh doanh, mở rộng thị trường xuất khẩu tại thị trường Mỹ không có cách nào khác phải chủ động phòng tránh và đối phó thông qua tìm hiểu bản chất, thủ tục tiến hành, sử dụng các biện pháp ứng phó thích hợp. Ngoài ra các doanh nghiệp cần triển khai kịp thời các biện pháp để khắc phục các lý do cụ thể mà Mỹ dựa vào để áp thuế chống bán phá giá sản phẩm cá tra của doanh nghiệp; tiếp tục tìm kiếm, mở rộng thêm thị trường khác ngoài thị trường Mỹ. 2. Cơ sở lí luận cho các hành động từ phía các doanh nghiệp Việt Nam Việc DOC quyết định chọn Indonesia làm quốc gia thay thế để tính toán biên độ phá giá và áp mức thuế chống bán phá giá dành cho doanh nghiệp Việt Nam là một quyết định khá bất ngờ và mâu thuẫn. Trong các đợt xem xét hành chính trước đó, DOC đã liên tục phản đối chọn Indonesia làm nước thay thế để tính toán giá trị sản xuất đầu vào đối với cá tra Việt Nam. Hơn nữa, Indonesia chỉ là nước nhập khẩu ròng philê cá tra đông lạnh từ Việt Nam, mà không xuất khẩu cá tra ra thị trường thế giới. Quyết định chọn Indonesia làm quốc gia thay thế đã mâu thuẫn với chính quyết định của DOC. Trước đó vào ngày 8/11/2012, khi công bố danh sách 6 quốc gia sẽ được sử dụng làm nước thay thế để tính toán mức thuế chống bán phá giá cho 20 POR9, Indonesia không nằm trong danh sách này do tổng thu nhập quốc gia giữa Việt Nam và Indonesia lại hoàn toàn khác nhau. Chính DOC đã thừa nhận Indonesia không có đầy đủ dữ liệu về giá và thiếu các thông số cơ bản về tài chính, đồng thời không có sự “tương đồng về điều kiện kinh tế” với Việt Nam đối với hơn một nửa số tiêu chí của POR. Tuy nhiên, quyết định sơ bộ lần này vẫn chưa có hiệu lực cho tới khi quyết định cuối cùng được ban hành. Theo quy trình của DOC, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra của Việt Nam sẽ sẽ có 120 ngày để xem xét khiếu nại POR9. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có thông cáo báo chí phản đối mức thuế trong quyết định sơ bộ đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá lần 9 của DOC đối với cá tra xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ. VASEP rất bất bình trước việc đột ngột thay đổi cách chọn quốc gia thay thế và phản đối mức thuế trong quyết định sơ bộ cho đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá lần 9 của DOC. Trước đó, VASEP cùng các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang Hoa Kỳ đã khiếu nại phán quyết cuối cùng POR8 của DOC lên Tòa án Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (US CIT), yêu cầu xem xét tính chính xác trong các tính toán và buộc DOC phải lựa chọn lại quốc gia thay thế hợp lý hơn và tính toán lại mức thuế. CIT đã chấp nhận đơn khởi kiện và yêu cầu Hải quan Mỹ tạm dừng không thu thuế chống bán phá giá của các doanh nghiệp theo kết luận cuối cùng của POR8 cho tới khi có phán quyết cuối cùng của Tòa án này. Trước đây, DOC đã thông báo Indonesia không nằm trong danh sách các nước được chọn nhưng sau đó lại đưa vào. Cho dù đang bị áp lực lớn từ Hiệp hội các chủ trại nuôi cá nheo Mỹ nhưng DOC cần có cái nhìn khách quan và công bằng hơn trong quá trình xem xét vụ kiện chống bán phá giá cá tra Việt Nam. Quyết định sơ bộ mang tính trừng phạt này của DOC khiến các doanh nghiệpVN nghi ngờ về tính công bằng trong quá trình xem xét của DOC. Chính vì các dữ liệu của Indonesia cao hơn so với dữ liệu nuôi cá ở Bangladesh đã khiến cho mức thuế chống bán phá giá lần này tăng cao vô lý. Vì không công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường, nên khi xác định mức thuế chống bán phá giá, DOC chọn một nước khác có nền kinh tế thị trường, với những điều kiện gần tương đương với Việt Nam làm nước thay thế để lấy số 21 liệu tính chi phí sản xuất và giá bán. Trong các đợt xem xét hành chính, một số nước như Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia, Pakistan, Philippines được đưa ra phân tích nhưng cuối cùng Banladesh được cho là lựa chọn thích hợp nhất làm nước thay thế. Với điều kiện sản xuất gần như tương đồng, giá thành sản xuất ở Bangladesh không khác mấy với Việt Nam. Bangladesh là nước sản xuất cá tra “hypophthalmus” thương phẩm và nuôi trong ao như Việt Nam, chi phí sản xuất và doanh thu của người nuôi cá tra ở Việt Nam và Bangladesh là tương đương nhau. Chính vì vậy, không có lý do để Indonesia trở thành nước thay thế hoặc dữ liệu của nước này được coi là đáng tin cậy hơn trong đợt xem xét hành chính lần này cũng như trong quyết định cuối cùng của đợt xem xét hành chính lần thứ 8 vừa qua. Cơ cấu giá thành sản xuất cá tra nuôi ao gồm có: thức ăn, cá giống, lương công nhân, tiền bơm nước, lãi ngân hàng, thuốc..., trong đó riêng tỷ lệ đầu tư cho thức ăn đã chiếm khoảng 70 - 75% tổng giá thành, cộng thêm chi phí con giống thì lên tới khoảng 85%. Bởi vậy, giá thức ăn chăn nuôi và chất lượng thức ăn chăn nuôi cá là yếu tố quyết định đến giá thành và chất lượng cá. Và, như vậy, việc quản lý chất lượng là vấn đề tiên quyết đối với sự sống còn của con cá tra, cá ba sa hiện nay. Tháng 11.2008, Bộ NN và PTNT đã ban hành Quy định về quản lý chất melamine trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, trong đó cấm nhập khẩu, sản xuất kinh doanh và sử dụng các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhiễm melamine. 22 Cơ cấu giá thành sản xuất cá tra: do phụ thuộc rất lớn vào biến động thị trường đến các yếu tố đầu vào của chuỗi sản xuất nên rất khó tính giá thành cá tra chính xác vì luôn có sự chênh nhau giữa nuôi nhỏ lẻ và nuôi qui mô công nghiệp. Các chi phí đầu vào từ thức ăn, con giống, thuốc, hóa chất, giá xăng dầu….đều là những biến phí tác động lớn đến giá thành. Chi phí sản xuất cá tra là tổng chi phí các yếu tố đầu vào để phục vụ sản xuất từ con giống nuôi trong 6,5 – 7 tháng để thành cá thương phẩm. Giá thành sản xuất cá tra được tính cho một đơn vị trọng lượng cá (kg) là thương số của tổng chi phí sản xuất và tổng trọng lượng cá thu hoạch. Chi phí sản xuất cá tra được cấu thành bởi chi phí cố định và chi phí biến đổi. - Chi phí cố định: gồm chi phí khấu hao đầu tư ban đầu (đào ao, cống bọng) và thuê đất (hoặc khấu hao đầu tư mua đất). Chi phí này thường không biến động trong một vụ sản xuất do được xác định ngay từ đầu vụ nuôi. Chi phí này chiếm tỉ trọng trung bình 3% trong tổng chi phí sản xuất và ngày càng có xu hướng giảm do giá trị đầu tư cho 1 ha mặt nước ao nuôi ngày càng tăng. 23 - Chi phí biến đổi: gồm chi phí chuẩn bị ao, quản lý nước, giống, thức ăn, thuốc và hóa chất dùng trong nuôi thuỷ sản, công chăm sóc, thu hoạch, vận chuyển, lãi vay ngân hàng. Những chí phí này trong thời gian qua có biến động rất cao do tác động của cơ chế thị trường, nhất là mặt hàng thức ăn thủy sản. Chi phí này cũng dao động tùy theo qui mô sản xuất và mức độ đầu tư. Trong chí phí biến đổi, chi phí thức ăn chiếm tỉ trọng cao nhất (70 – 80,5%), kế đến là chi phí con giống (trung bình là 6-8%), tiếp theo là chi phí sử dụng thuốc và hóa chất (4-6%), chi phí trả lãi vay ngân hàng (3 – 4,8%). Đây là những chi phí trong thời gian qua đã liên tục biến động theo chiều hướng tăng bất lợi cho người nuôi. Tác động các yếu tố lên giá thành sản xuất cá tra - Chi phí về giống: trong cơ cấu giá thành sản phẩm thì con giống có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tuy chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong chuỗi giá trị sản xuất (khoảng 6- 10% cơ cấu trong giá thành) nhưng nó có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, sản lượng nuôi. Chọn con giống tốt là biện pháp loại từ đầu một trong những rủi ro thua lỗ trong quá trình nuôi. Chi phí này biến động và phụ thuộc vào mật độ thả nuôi, chất lượng con giống và giá giống. + Mật độ nuôi: người nuôi thả giống với mật độ quá cao (với chủ định trừ hao hụt do bệnh trong quá trình nuôi) với mong muốn được sản lượng cao/đơn vị diện tích mặt nước. Thế nhưng đây lại là nguy cơ để dịch bệnh lây lan và chất lượng nguồn nước xấu đi, từ đó sẽ phát sinh thêm chi phí sử dụng thuốc và hóa chất. + Chất lượng giống: giống cá tra nuôi hầu hết không được kiểm dịch và không kiểm soát được chất lượng nên tỉ lệ hao hụt rất cao, nguy cơ xảy ra bệnh và rủi ro do cá chậm lớn là rất cao, từ đó phát sinh chi phí thả bù cá và chi phí thuốc/hóa chất trị bệnh và xử lý môi trường trong quá trình nuôi. - Chi phí thức ăn: thức ăn trong nuôi cá tra thịt chiếm tỷ trọng rất cao và là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cá tra thịt. Khi nuôi với mật độ thấp hơn và sử dụng thức ăn ít hơn 300 tấn/ha/vụ thì chi phí đầu tư là thấp nhất nhưng hiệu quả vốn đầu tư lại cao nhất. Với tình hình giá cá tra thương phẩm đang thấp và giá thức ăn tăng cao thì việc chọn nuôi với mật độ thấp mang lại hiệu quả cao hơn về đồng vốn đầu tư. 24 + Giá thức ăn: đa số các hộ nuôi cá tra sử dụng thức ăn viên công nghiệp. Chủng loại thức ăn được sử dụng đa dạng, tuy nhiên tỉ lệ đạm trung bình giữa các chủng loại thức ăn không biến động lớn. Một nghịch lý mặc dù là một nước nông nghiệp nhưng gần như tất cả nguyên liệu dùng để chế biến thức ăn thủy sản đều nhập khẩu, trong đó thành phần chiếm tỉ trong lớn là bột cá và đậu nành. Do đó, mọi sự biến động của kinh tế thị trường đều ảnh hưởng trực tiếp đến giá thức ăn như: tỉ suất hối đoái, thuế xuất/ nhập khẩu, lãi suất ngân hàng... Hiện tại giá thức ăn cho cá tra ở mức khá cao đây là một trong những nguyên nhân góp phần làm tăng chi phí sản xuất cho người nuôi. + Chất lượng thức ăn: một tác nhân khác nữa ảnh hưởng đến chi phí sản xuất đó là chất lượng thức ăn. Hiện nay, hệ số thức ăn cho cá tra nuôi thương phẩm ngày càng cao từ 1, 6 – 1.85, chính chất lượng giảm sút đã làm tăng hệ số chuyển hoá thức ăn, hệ lụy không những làm gia tăng chi phí thức ăn mà còn có thể làm gia tăng nguồn chất hữu cơ tích tụ trong hệ thống cần phải sên vét, hút bùn cũng góp phần gián tiếp làm tăng chi phí sản xuất. - Chi phí thuốc và hóa chất: tất cả các hộ nuôi đều sử dụng thuốc, hoá chất trong quá trình nuôi với rất nhiều chủng loại khác nhau. Chính việc gia tăng mật độ nuôi quá cao đã làm cho chất lượng nước môi trường nuôi khó kiểm soát. Đây là cơ hội để mầm bệnh xâm nhập vật nuôi và hệ quả là nhu cầu sử dụng thuốc và hóa chất ngày càng gia tăng. Việc sử dụng thuốc và hóa chất hiệu quả sẽ ảnh hưởng đến năng suất cá tra thương phẩm, nếu sử dụng thuốc và hóa chất đúng nhu cầu, mục đích và liều lượng sẽ góp phần nâng cao năng suất cá tra nuôi thịt. Nếu cao hơn mức này có nghĩa là lạm dụng hoặc cá bị bệnh với mức độ nhiễm và tần suất xuất hiện cao, hậu quả là năng suất thấp do tỉ lệ các chết cao, giá thành sản xuất tăng do phát sinh chi phí này, từ đó lợi nhuận bị giảm, đồng thời chất lượng cá sẽ thấp, mất dần lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu. Xuất khẩu cá tra liên tục tăng lên trong những năm qua, nhưng người nuôi cá tra trong 5 năm qua lại thường ở trong tình trạng lỗ nhiều hơn lãi. Theo Thạc sỹ Phạm Thị Thu Hồng, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Vĩnh Long, các kết quả khảo sát từ năm 2007 đến đầu năm 2012 ở An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ và Vĩnh Long, cho thấy, chỉ có năm 2007 và năm 2011 người nuôi cá tra có 25 lãi, còn các năm từ 2008 đến 2010 và đầu năm 2012 người nuôi cá tra bị lỗ, có năm lỗ nặng. Cụ thể, năm 2007, người nuôi cá tra lãi bình quân 1.500 đ/kg, năm 2011 lãi bình quân 3.187 đ/kg, năm 2008 lỗ 400 đ/kg, năm 2009 lỗ 1.700 đ/kg, năm 2010 lỗ tới 3.020 đ/kg và đầu năm nay lỗ 123 đ/kg.  Các cơ sở trên chứng minh rằng cá tra của Việt Nam không hề bán phá giá với các lí lẽ chứng minh cũng như quy trình cụ thể ,các mức phí chi trả cho các mặt hàng này . V. Kết luận 1. Những mặt khó khăn, hạn chế còn tồn tại mà các doanh nghiệp Việt Nam 1.1. Khó khăn của người nuôi cá - Khó khăn về nguyên vật liệu nuôi trồng: Đến nay, chưa có quy hoạch chung cho vùng nguyên liệu ĐBSCL, các vùng nuôi hiện nay đều do người nuôi phát triển một cách tự phát. Một số yếu tố như con giống, nguồn nước, thức ăn cho cá, lao động… đều có những vấn đề và đang gây khó cho người nuôi cá. Về con giống, do người nuôi giống “kích” cho cá giống đẻ nhiều lần trong năm nên chất lượng cá con kém, đề kháng yếu. Có thời điểm thiếu nguồn giống người nuôi phải mua từ nhiều nguồn trôi nổi, chất lượng không bảo đảm. Đã có dự án thay đàn cá bố mẹ có tính trạng di truyền cao do Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II thực hiện,nhưng để phát huy tác dụng cần phải chờ. Nguồn nước ở ĐBSCL ngày càng ô nhiễm do biến đổi khí hậu và nằm ở cuối nguồn; lực lượng lao động ngày càng thiếu hụt cả về lượng và chất. - Khó khăn về vốn: chi phí đầu tư 1 ha nuôi cá tra khoảng 7 tỷ đồng, người nuôi tự huy động trong gia đình khoảng 30%, ngân hàng chỉ cho vay chỉ khoảng 1 tỷ đồng, còn lại phải dựa vào DN. Bắt tay với DN thì người nuôi bị ràng buộc nhiều thứ, mức lợi nhuận thấp lại phải gánh chịu mọi rủi ro. Khi DN xuất khẩu gặp khó về vốn thì người nuôi cũng lao đao, nợ nần dắt dây phải cầu cứu ngân hàng dù sẵn sàng chịu lãi suất cao nhưng ngân hàng cũng không mặn mà vì thuộc diện rủi ro cao. - Khó khăn về giá thành: Để thu được 1kg cá tra nguyên liệu cỡ cá 1kg/con, người nuôi phải đầu tư 1 con giống và 1,7 kg thức ăn cùng các khoản chi phí thuốc thú y, nhân công, lãi tín dụng. Tỷ lệ cá hao hụt trung bình khoảng 30%; cỡ cá tiêu 26 thụ là 850g/con, do đó để có 1kg cá thành phẩm cần tới khoảng 1,7 con cá giống. Ngoài ra còn các loại phí khác như khấu hao tài sản cố định, điện, chi phí đánh bắt cá, phí chứng nhận (nếu có), tập huấn kỹ thuật… Tính đầy đủ, giá thành cá tra nguyên liệu hiện nay lên tới 24.000Đ/Kg. Yếu tố ảnh hưởng đến giá bán của nông dân còn do DN không chế biến sâu và đa dạng sản phẩm mà chủ yếu xuất sản phẩm cá tra fillet (hiện tới 99%). Bên cạnh đó, sự cạnh tranh không lành mạnh bằng chiêu thức hạ giá bán đã làm cho giá xuất khẩu ngày càng giảm dẫn đến giá mua cá nguyên liệu giảm theo, người nuôi cá phụ thuộc hoàn toàn vào DN và thị trường xuất khẩu nên không mặn mà đầu tư. - Chịu rủi ro cao: Nghề nuôi cá tra phải đối mặt với nhiều rủi ro như thiên tai, dịch bệnh, biến động thị trường. Bảo hiểm cho người nuôi cá cũng đã triển khai, nhưng với ràng buộc gắt gao về điều kiện mua lẫn điều kiện bồi thường của DN bảo hiểm. Chỉ khoảng 40% hồ sơ bảo hiểm được duyệt, song việc bồi thường còn quá nhiêu khê và phần thua thiệt vẫn thuộc về người nuôi. Nhiều vụ kiện giữa người nuôi và bảo hiểm đã xảy ra, và người nuôi vẫn tiếp tục hứng chịu những rủi ro của nghề. 1.2. Khó khăn của DN xuất khẩu - Khó khăn về nguyên liệu: Vì không tổ chức được liên kết ngành, nhiều DN lớn đã tự đứng ra tổ chức chuỗi sản xuất của mình bằng việc mở rộng đầu tư đến những khâu đầu tiên của chuỗi sản xuất: sản xuất giống, sản xuất thức ăn và nuôi cá. Nhưng hầu hết DN kiểu này cũng chỉ đáp ứng được vài chục phần trăm nhu cầu nguyên liệu của mình. Sự biến động của giá bán cá tra ảnh hưởng lớn đến vùng nguyên liệu. Bảng 1: Doanh nghiệp chế biến xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2012 Công suất/ngày Số DN Tỷ lệ sản lượng ngành Trên 100 tấn 5 34% 100 tấn 10 25% Dưới 100 tấn 20 17% 27 30 tấn 20 8% Dưới 30 tấn 81 16% Tổng cộng 136 100% Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của VASEP - Khó khăn về vốn: Nhu cầu vốn để đầu tư vào vùng nguyên liệu và công nghệ vẫn là khó khăn chủ yếu của DN. do xuất khẩu xuống thấp, thiếu vốn, nợ dây chuyền giữa DN, người nuôi cá, đại lý cung cấp thức ăn, thuốc thú y thủy sản, con giống, ngân hàng đã tạo ra một bức tranh ảm đạm của ngành cá tra. Các nhà máy sản xuất cầm chừng và đang trong thời điểm khó khăn nhất, đã xuất hiện những DN không đủ sức trả nợ, bên bờ vực phá sản. - Khó khăn về công nghệ: Công nghệ chế biến của các DN không đồng bộ, chỉ có hơn chục “đại gia” đầu tư cho nhà máy có thiết bị và công nghệ đáp ứng nhu cầu của khách hàng (với loại sản phẩm hiện tại là cá fillet). Còn lại ở quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, dù tiếp cận được khách hàng nhưng khó đáp ứng nhu cầu đối với các thị trường khó tính như Mỹ, EU. Chưa có đầu tư cho phát triển công nghệ cao, đáp ứng nhu cầu sản xuất sản phẩm sâu, đa dạng hóa sản phẩm, tạo ra hàng hóa có giá trị gia tăng cao, lại giá trị xuất khẩu cao cho con cá tra. 2. Định hướng tương lai cho các doanh nghiệp Việt Nam. - Thứ nhất, nếu vẫn tiếp tục theo đuổi thị trường Mỹ, điều mà các doanh nghiệp Việt Nam cần làm ở đây là: Nâng cao chất lượng sản phẩm từ khâu nuôi trồng về con giống, hồ ao, thức ăn,.. đến khâu chế biến sản phẩm xuất khẩu;Tăng cường các biện pháp cạnh tranh phi giá để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu thay cho cạnh tranh bằng giá thấp, đó là phải đẩy mạnh các dịch vụ hậu mãi, tiếp thị quảng cáo, áp dụng các điều kiện mua bán có lợi cho khách hàng,...Hoàn thiện hệ thống sổ sách chứng từ kế toán phù hợp với các quy định của luật pháp và chuẩn mực quốc tế, lưu trữ đầy đủ hồ sơ về tình hình kinh doanh nhằm chuẩn bị sẵn sàng các chứng cứ, các lập luận chứng minh không bán phá giá của doanh nghiệp; Tạo ra những mối liên kết với các tổ chức Lobby để vận động hành lang nhằm lôi kéo những đối tượng có cùng quyền lợi ở nước khởi kiện ủng hộ mình; Chủ động thương lượng với chính phủ của nước khởi kiện thực hiện cam kết giá; … 28 - Thứ hai, các DN nên xây dựng cho mình một chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và đa phương hóa thị trường xuất khẩu để phân tán rủi ro, tránh tập trung xuất khẩu với một khối lượng lớn vào một nước vì điều này có thể tạo ra cơ sở cho các nước khởi kiện bán phá giá. Chúng ta có thể đẩy mạnh xuất sang một số thị trường như Nhật Bản, Trung quốc,.. - Thứ ba, thị trường trong nước cũng là một tiềm năng vô cùng lớn đối với các doanh nghiệp. Với rất nhiều rào cản hiện nay đặt ra khi xuất khẩu như vậy thì tại sao chúng ta lại không quay về thị trường trong nước để tìm cơ hội kinh doanh? Nếu bỏ ngỏ thị trường trong nước để theo đuổi những thị trường khác khó khăn hơn thì liệu có nên tiếp tục hay không là một vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam nên xem xét đến. -Nâng cao chất lượng đầu vào, nhằm tăng khả năng cạnh tranh về chất lượng thay cho cạnh tranh về giá cả. -Tận dụng thu hút đầu tư, thu hút vốn để mở rộng quy mô ngành. KẾT LUẬN Việt Nam, trên thực tế chưa phải là mục tiêu chính trong các vụ kiện bán phá giá lớn trên thế giới. 29 Các ngành sản xuất và doanh nghiệp học hỏi, rút kinh nghiệm dần sau mỗi vụ kiện nhằm bảo vệ tốt nhất lợi ích hợp pháp của mình. 30 [...]... trong thực tiễn chống bán phá giá quốc tế: Biên độ bán phá giá= Tổng khối lượng bán phá giá/ Tổng giá trị sản phẩm bán phá giá tính theo giá CIF Xét ví dụ sau: 17 Rõ ràng cách tính “quy về 0” này bất lợi hơn rất nhiều cho doanh nghiệp xuất khẩu Trong cùng một ví dụ trên đây, nếu tính theo cách thông thường thì biên độ bán phá giá là 0.56%; doanh nghiệp xuất khẩu sẽ được coi là không bán phá giá vì biên độ... gia quyền *phương pháp tính biên độ phá giá tiêu biểu: Phương pháp Zeroing (Quy về 0): Theo phương pháp bình quân gia quyền 1 (theo quy định của WTO): Tất cả các mức biên độ của các chênh lệch được cộng hết với nhau Các giá trị biên độ âm bù trừ cho các giá trị biên độ dương để ra một khối lượng bán phá giá cuối cùng Biên độ bán phá giá = (giá trị thông thường bình quân gia quyền – giá xuất khẩu bình... áp đặt thuế chống phá giá (khoảng một tuần sau khi có quyết định cuối cùng của Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ) * Quy trình áp thuế chống bán phá giá tại Mỹ: Bước 1: Bước 2: Tính giá trị Xác định thông thường (hoặc giá nền kinh tế trị bình quân gia quyền thông thường) của sản phẩm tương tự ở nội địa 16 Bước 3: Tính giá xuất khẩu của sản phẩm bị kiện Bước 4: So sánh giá trị thông thường với giá xuất... giảm, góp phần bảo hộ cá da trơn nội địa của Mỹ - Về giá, Mỹ hạn chế mức giá của cá tra và cá basa Việt Nam bằng cách đưa ra giá sàn, với 1 lượng nhập khẩu nhất định Giá cá phi lê tra phi lê đông lạnh và cá basa gần đây xuất khẩu sang Mỹ đã có sự tăng nhe Ảnh hưởng của việc áp dụng thuế chống bán phá giá: 11 - Việc Mỹ áp dụng thuế chống bán phá giá cá tra và cá basa VN gây khó khăn vô cùng lớn cho... quyền – giá xuất khẩu bình quân gia quyền) /Giá CIF Theo phương pháp “quy về 0 – Zeroing”: Tuy nhiên, Mỹ áp dụng một cách thức tính khác Đó là tách riêng từng giao dịch và chỉ lấy những giao dịch có biên độ dương để tính khối lượng bán phá giá Còn các giao dịch có biên độ bán phá giá là âm thì coi như không có bán phá giá và không tính vào khối lượng bán phá giá chung Cách thức này gọi là “Quy về 0”... ngừng tăng thuế chống bán phá giá cá da trơn VN có thể không khiến giá xuất khẩu tăng nhưng sẽ khiến giá bán tăng, DN VN sẽ bị yếu đi về sức cạnh tranh so với các DN nước khác Doanh nghiệp Việt Nam bán với giá cao hơn lại không cạnh tranh được, ít người mua Điều này còn do cả công ty nhập khẩu của Mỹ, muốn lãi nhiều lại nhập của Việt Nam với giá rẻ nhưng khi nhập giá rẻ rồi nó cũng bán với giá cạnh tranh... cho biết phản ứng của Việt Nam về việc Ủy ban Thương mại Mỹ áp thuế chống bán phá giá đối với cá da trơn của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết: “Chúng tôi khẳng định các công ty Việt Nam không bán phá giá mặt hàng filet cá tra, cá ba sa đông lạnh vào thị trường Mỹ Việc Ủy ban Thương mại Mỹ áp thuế chống bán phá giá đối với những mặt hàng này là không công bằng, đi ngược lại... mức thuế trong quyết định sơ bộ đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá lần 9 của DOC đối với cá tra xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ VASEP rất bất bình trước việc đột ngột thay đổi cách chọn quốc gia thay thế và phản đối mức thuế trong quyết định sơ bộ cho đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá lần 9 của DOC Trước đó, VASEP cùng các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang Hoa Kỳ đã khiếu nại phán... cách thức “Quy về 0” thì biên độ phá giá sẽ là 3,9% Nhận xét: Rõ ràng cách tính này bất lợi hơn rất nhiều cho doanh nghiệp xuất khẩu Thật vậy, tính toán theo cách này, biên độ phá giá sẽ luôn dương Bởi vậy, việc sử dụng ‘zeroing’ sẽ gần như là luôn làm tăng bất kỳ mức thuế chống bán phá giá nào, và đôi khi sẽ tạo ra một loại thuế chưa bao giờ có, làm phát sinh biện pháp chưa bao giờ được sử dụng 18... việc chính phủ Mỹ cáo buộc Việt Nam bán phá giá mặt hang cá da trơn Việt Nam cân nhắc khởi kiện lên Tổ chức thương mại thế giới WTO và giữ vững lập trường, khẳng định VN không bán phá giá cá da trơn Ngoài ra Việt Nam có thể triển khai nhiều giải pháp khác để đối phó, đặc biệt là phương án tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu VN cho rằng việc áp thuế chống bán phá giá mang màu sắc bảo hộ sản xuất trong ... dụng thuế chống bán phá giá Cơ sở áp dụng thuế chống bán phá giá sản phẩm quan có thẩm quyền tuyên bố bán phá, để áp dụng thuế chống bán phá giá cần đảm bảo điều kiện sau: (1) Sản phẩm bán phá giá: ... bị bán phá giá vào nước nhập Đây loại thuế nhằm chống lại việc bán phá giá loại bỏ thiệt hại việc hàng nhập bán phá giá gây Việc xác định mức thuế chống bán phá giá phải dựa trên biên độ phá giá. .. bán phá giá không tính vào khối lượng bán phá giá chung Cách thức gọi “Quy 0” (Zeroing) chủ đề tranh cãi gay gắt thực tiễn chống bán phá giá quốc tế: Biên độ bán phá giá= Tổng khối lượng bán phá

Ngày đăng: 13/10/2015, 17:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w