Chi phí thuốc và hóa chất: tất cả các hộ nuôi đều sử dụng thuốc, hoá chất trong

Một phần của tài liệu Thuế chống bán phá giá (Trang 25 - 30)

quá trình nuôi với rất nhiều chủng loại khác nhau. Chính việc gia tăng mật độ nuôi quá cao đã làm cho chất lượng nước môi trường nuôi khó kiểm soát. Đây là cơ hội để mầm bệnh xâm nhập vật nuôi và hệ quả là nhu cầu sử dụng thuốc và hóa chất ngày càng gia tăng.

Việc sử dụng thuốc và hóa chất hiệu quả sẽ ảnh hưởng đến năng suất cá tra thương phẩm, nếu sử dụng thuốc và hóa chất đúng nhu cầu, mục đích và liều lượng sẽ góp phần nâng cao năng suất cá tra nuôi thịt. Nếu cao hơn mức này có nghĩa là lạm dụng hoặc cá bị bệnh với mức độ nhiễm và tần suất xuất hiện cao, hậu quả là năng suất thấp do tỉ lệ các chết cao, giá thành sản xuất tăng do phát sinh chi phí này, từ đó lợi nhuận bị giảm, đồng thời chất lượng cá sẽ thấp, mất dần lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu.

Xuất khẩu cá tra liên tục tăng lên trong những năm qua, nhưng người nuôi cá tra trong 5 năm qua lại thường ở trong tình trạng lỗ nhiều hơn lãi.

Theo Thạc sỹ Phạm Thị Thu Hồng, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Vĩnh Long, các kết quả khảo sát từ năm 2007 đến đầu năm 2012 ở An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ và Vĩnh Long, cho thấy, chỉ có năm 2007 và năm 2011 người nuôi cá tra có

lãi, còn các năm từ 2008 đến 2010 và đầu năm 2012 người nuôi cá tra bị lỗ, có năm lỗ nặng. Cụ thể, năm 2007, người nuôi cá tra lãi bình quân 1.500 đ/kg, năm 2011 lãi bình quân 3.187 đ/kg, năm 2008 lỗ 400 đ/kg, năm 2009 lỗ 1.700 đ/kg, năm 2010 lỗ tới 3.020 đ/kg và đầu năm nay lỗ 123 đ/kg.

 Các cơ sở trên chứng minh rằng cá tra của Việt Nam không hề bán phá giá với các lí lẽ chứng minh cũng như quy trình cụ thể ,các mức phí chi trả cho các mặt hàng này .

V. Kết luận

1. Những mặt khó khăn, hạn chế còn tồn tại mà các doanh nghiệp Việt Nam

1.1. Khó khăn của người nuôi cá

- Khó khăn về nguyên vật liệu nuôi trồng: Đến nay, chưa có quy hoạch chung cho vùng nguyên liệu ĐBSCL, các vùng nuôi hiện nay đều do người nuôi phát triển một cách tự phát. Một số yếu tố như con giống, nguồn nước, thức ăn cho cá, lao động… đều có những vấn đề và đang gây khó cho người nuôi cá. Về con giống, do người nuôi giống “kích” cho cá giống đẻ nhiều lần trong năm nên chất lượng cá con kém, đề kháng yếu. Có thời điểm thiếu nguồn giống người nuôi phải mua từ nhiều nguồn trôi nổi, chất lượng không bảo đảm. Đã có dự án thay đàn cá bố mẹ có tính trạng di truyền cao do Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II thực hiện,nhưng để phát huy tác dụng cần phải chờ. Nguồn nước ở ĐBSCL ngày càng ô nhiễm do biến đổi khí hậu và nằm ở cuối nguồn; lực lượng lao động ngày càng thiếu hụt cả về lượng và chất.

- Khó khăn về vốn: chi phí đầu tư 1 ha nuôi cá tra khoảng 7 tỷ đồng, người nuôi tự huy động trong gia đình khoảng 30%, ngân hàng chỉ cho vay chỉ khoảng 1 tỷ đồng, còn lại phải dựa vào DN. Bắt tay với DN thì người nuôi bị ràng buộc nhiều thứ, mức lợi nhuận thấp lại phải gánh chịu mọi rủi ro. Khi DN xuất khẩu gặp khó về vốn thì người nuôi cũng lao đao, nợ nần dắt dây phải cầu cứu ngân hàng dù sẵn sàng chịu lãi suất cao nhưng ngân hàng cũng không mặn mà vì thuộc diện rủi ro cao.

- Khó khăn về giá thành: Để thu được 1kg cá tra nguyên liệu cỡ cá 1kg/con, người nuôi phải đầu tư 1 con giống và 1,7 kg thức ăn cùng các khoản chi phí thuốc thú y, nhân công, lãi tín dụng. Tỷ lệ cá hao hụt trung bình khoảng 30%; cỡ cá tiêu

thụ là 850g/con, do đó để có 1kg cá thành phẩm cần tới khoảng 1,7 con cá giống. Ngoài ra còn các loại phí khác như khấu hao tài sản cố định, điện, chi phí đánh bắt cá, phí chứng nhận (nếu có), tập huấn kỹ thuật… Tính đầy đủ, giá thành cá tra nguyên liệu hiện nay lên tới 24.000Đ/Kg. Yếu tố ảnh hưởng đến giá bán của nông dân còn do DN không chế biến sâu và đa dạng sản phẩm mà chủ yếu xuất sản phẩm cá tra fillet (hiện tới 99%). Bên cạnh đó, sự cạnh tranh không lành mạnh bằng chiêu thức hạ giá bán đã làm cho giá xuất khẩu ngày càng giảm dẫn đến giá mua cá nguyên liệu giảm theo, người nuôi cá phụ thuộc hoàn toàn vào DN và thị trường xuất khẩu nên không mặn mà đầu tư.

- Chịu rủi ro cao: Nghề nuôi cá tra phải đối mặt với nhiều rủi ro như thiên tai, dịch bệnh, biến động thị trường. Bảo hiểm cho người nuôi cá cũng đã triển khai, nhưng với ràng buộc gắt gao về điều kiện mua lẫn điều kiện bồi thường của DN bảo hiểm. Chỉ khoảng 40% hồ sơ bảo hiểm được duyệt, song việc bồi thường còn quá nhiêu khê và phần thua thiệt vẫn thuộc về người nuôi. Nhiều vụ kiện giữa người nuôi và bảo hiểm đã xảy ra, và người nuôi vẫn tiếp tục hứng chịu những rủi ro của nghề.

1.2. Khó khăn của DN xuất khẩu

- Khó khăn về nguyên liệu: Vì không tổ chức được liên kết ngành, nhiều DN lớn đã tự đứng ra tổ chức chuỗi sản xuất của mình bằng việc mở rộng đầu tư đến những khâu đầu tiên của chuỗi sản xuất: sản xuất giống, sản xuất thức ăn và nuôi cá. Nhưng hầu hết DN kiểu này cũng chỉ đáp ứng được vài chục phần trăm nhu cầu nguyên liệu của mình. Sự biến động của giá bán cá tra ảnh hưởng lớn đến vùng nguyên liệu.

Bảng 1: Doanh nghiệp chế biến xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2012

Công suất/ngày Số DN Tỷ lệ sản lượng ngành

Trên 100 tấn 5 34%

100 tấn 10 25%

30 tấn 20 8%

Dưới 30 tấn 81 16%

Tổng cộng 136 100%

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của VASEP

- Khó khăn về vốn: Nhu cầu vốn để đầu tư vào vùng nguyên liệu và công nghệ vẫn là khó khăn chủ yếu của DN. do xuất khẩu xuống thấp, thiếu vốn, nợ dây chuyền giữa DN, người nuôi cá, đại lý cung cấp thức ăn, thuốc thú y thủy sản, con giống, ngân hàng đã tạo ra một bức tranh ảm đạm của ngành cá tra. Các nhà máy sản xuất cầm chừng và đang trong thời điểm khó khăn nhất, đã xuất hiện những DN không đủ sức trả nợ, bên bờ vực phá sản.

- Khó khăn về công nghệ: Công nghệ chế biến của các DN không đồng bộ, chỉ có hơn chục “đại gia” đầu tư cho nhà máy có thiết bị và công nghệ đáp ứng nhu cầu của khách hàng (với loại sản phẩm hiện tại là cá fillet). Còn lại ở quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, dù tiếp cận được khách hàng nhưng khó đáp ứng nhu cầu đối với các thị trường khó tính như Mỹ, EU. Chưa có đầu tư cho phát triển công nghệ cao, đáp ứng nhu cầu sản xuất sản phẩm sâu, đa dạng hóa sản phẩm, tạo ra hàng hóa có giá trị gia tăng cao, lại giá trị xuất khẩu cao cho con cá tra.

2. Định hướng tương lai cho các doanh nghiệp Việt Nam.

- Thứ nhất, nếu vẫn tiếp tục theo đuổi thị trường Mỹ, điều mà các doanh nghiệp Việt Nam cần làm ở đây là: Nâng cao chất lượng sản phẩm từ khâu nuôi trồng về con giống, hồ ao, thức ăn,.. đến khâu chế biến sản phẩm xuất khẩu;Tăng cường các biện pháp cạnh tranh phi giá để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu thay cho cạnh tranh bằng giá thấp, đó là phải đẩy mạnh các dịch vụ hậu mãi, tiếp thị quảng cáo, áp dụng các điều kiện mua bán có lợi cho khách hàng,...Hoàn thiện hệ thống sổ sách chứng từ kế toán phù hợp với các quy định của luật pháp và chuẩn mực quốc tế, lưu trữ đầy đủ hồ sơ về tình hình kinh doanh nhằm chuẩn bị sẵn sàng các chứng cứ, các lập luận chứng minh không bán phá giá của doanh nghiệp; Tạo ra những mối liên kết với các tổ chức Lobby để vận động hành lang nhằm lôi kéo những đối tượng có cùng quyền lợi ở nước khởi kiện ủng hộ mình; Chủ động thương lượng với chính phủ của nước khởi kiện thực hiện cam kết giá; …

- Thứ hai, các DN nên xây dựng cho mình một chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và đa phương hóa thị trường xuất khẩu để phân tán rủi ro, tránh tập trung xuất khẩu với một khối lượng lớn vào một nước vì điều này có thể tạo ra cơ sở cho các nước khởi kiện bán phá giá. Chúng ta có thể đẩy mạnh xuất sang một số thị trường như Nhật Bản, Trung quốc,..

- Thứ ba, thị trường trong nước cũng là một tiềm năng vô cùng lớn đối với các doanh nghiệp. Với rất nhiều rào cản hiện nay đặt ra khi xuất khẩu như vậy thì tại sao chúng ta lại không quay về thị trường trong nước để tìm cơ hội kinh doanh? Nếu bỏ ngỏ thị trường trong nước để theo đuổi những thị trường khác khó khăn hơn thì liệu có nên tiếp tục hay không là một vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam nên xem xét đến.

-Nâng cao chất lượng đầu vào, nhằm tăng khả năng cạnh tranh về chất lượng thay cho cạnh tranh về giá cả.

-Tận dụng thu hút đầu tư, thu hút vốn để mở rộng quy mô ngành.

KẾT LUẬN

Việt Nam, trên thực tế chưa phải là mục tiêu chính trong các vụ kiện bán phá giá lớn trên thế giới.

Các ngành sản xuất và doanh nghiệp học hỏi, rút kinh nghiệm dần sau mỗi vụ kiện nhằm bảo vệ tốt nhất lợi ích hợp pháp của mình.

Một phần của tài liệu Thuế chống bán phá giá (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w