thực trạng của việc thu hút vốn FDI của bắc ninh

29 630 10
thực trạng của việc thu hút vốn FDI của bắc ninh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC 1 1 LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, mỗi địa phương phải tự năng động trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế của mình nhằm theo kịp và chủ động hội nhập với nền kinh tế cả nước và toàn cầu, nâng cao mức sống của người dân địa phương. Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội, bất kỳ một địa phương nào cũng phải cố gắng huy động tổng vốn đầu tư phù hợp với định hướng phát triển của địa phương mình Kể từ khi tái lập tỉnh năm 1997, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành công nghiệp của Bắc Ninh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi những mục tiêu phát triển công nghiệp cũng như kinh tế xã hội của tỉnh. Vì vậy để hiểu rõ về hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của ngành công nghiệp trong 5 năm gần đây nhóm 3 xin được chọn đề tài: “thực trạng của việc thu hút vốn FDI của Bắc Ninh” 2 2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG FDI 1.1Khái quát về FDI 1.1.1 Một vài khái niệm về FDI. FDI viết tắt của Foreign Direct Investment ( Đầu tư trực tiếp nước ngoài ) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sẩn xuất kinh doanh. Cá nhân hay tổ chức nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này. Từ nguồn Quốc tế, có một số khái niệm như sau: - Theo tổ chức thương mại thế giới(WTO) : FDI xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản từ một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lí là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lí ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản là “công ty con” hay “chi nhánh công ty”. - Quỹ tiền tệ Quốc tế( IMF) định nghĩa: FDI là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp. - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) định nghĩa: đầu tư trực tiếp là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp đặc biệt là những khoản đầu tư mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp nói trên bằng cách thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc quyền quản lý của chủ đầu tư. Theo nguồn Việt Nam, Luật Đầu tư (2005) mà quốc hội khóa XI đã thông qua có các khái niệm về “đầu tư”, “đầu tư trực tiếp”; gộp các khái niệm trên lại, có thể hiểu FDI là hình thức đầu tư do đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư tại Việt Nam hoặc nhà đầu tư Việt Nam bỏ 3 3 vốn đầu tư và tham gia quản ý hoạt động đầu tư ở nước ngoài theo luật này và các quy định khác có liên quan. => Như vậy,FDI gắn liền với sự di chuyển một khối lượng nguồn vốn dài hạn,trong đó chủ đầu tư nước ngoài dầu tư toàn bộ hay một phần đủ lớn vào các dự án,các doanh nghiệp nhằm giành quyền điều hành và quản lý đối tượng mà họ đã bỏ vốn đầu tư. 1.1.2 Đặc điểm của FDI -Được thực hiện bằng nguồn vốn tư nhân,chủ đầu tư tự quyết định đầu tư,tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh,không có các ràng buộc về chính trị,không để lại gánh nặng cho nền kinh tế. -Chủ đầu tư nước ngoài trực tiếp điều hành hoặc tham gia điều hành dự án,doanh nghiệp đầu tư theo tỉ lệ góp vốn. -Vốn đầu tư trực tiếp được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: tài sản hữu hình(tiền,máy móc thiết bị,nhà xưởng,tài nguyên...),tài sản vô hình(bí quyết kĩ thuật,bằng phát minh,nhãn hiệu hàng hóa,kiểu dáng công nghiệp...) 1.2 các hình thức FDI FDI bao gồm nhiều loại khác nhau. Tùy theo mục đích nghiên cứu và quản lý,người ta có thể phân chia theo những tiêu thức phân loại nhất định. * Phân theo bản chất đầu tư,FDI bao gồm: -Đầu tư phương tiện hoạt động Đây là hinh thức FDI trong đó công ty mẹ đầu tư mua sắm và thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư. Ngoài ra,đầu tư phương tiện hoạt động còn thể hiện qua hình thức mua lại doanh nghiệp. -Sáp nhập doanh nghiệp Đây là hình thức đầu tư được thực hiện thông qua việc chuyển toàn bộ tài sản,quyền,nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của một hoặc một số công ty cùng loại vào một công ty khác,đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. 4 4 *Phân loại theo tính chất dòng vốn Theo tính chất đầu tư dòng vốn đầu tư FDI bao gồm: -Đầu tư 100% hoặc góp vốn để thành lập doanh nghiệp Nhà đầu tư nước ngoài góp tiền vốn,tài sản,...với chủ đầu tư trong nước,hoạc bỏ 100% vốn đầu tư để thành lập doanh nghiệp mới. -Đầu tư chứng khoán Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần do một công ty trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham gia vào các quyết định quản lý công ty. -Tái đầu tư,đầu tư phát triển Nhà đầu tư có thể thực hiện đầu tư phát triển kinh doanh bằng cách bỏ vốn để mở rộng quy mô,nâng cao năng lực hoạt động của cơ sở kinh doanh. *Phân theo động cơ của nhà đầu tư -Đầu tư tìm kiếm tài nguyên Đây là các hoạt động đầu tư nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào ở nước tiếp nhận,khai thác nguồn lao động có thể kém về kĩ năng nhưng giá thấp,hoặc khai thác nguồn lao động có kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn cao,khai thác cac tài sản sẵn có thương hiệu,các tài sản trí tuệ ở nước tiếp nhận. -Đầu tư tìm kiếm hiệu quả Đây là hoạt động đầu tư nhằm tận dụng giá thành đầu vào kinh doanh thấp ở nước tiếp nhận như giá nguyên liệu rẻ,giá nhân công rẻ... -Đầu tư tìm kiếm thị trường Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường,hoặc giữ thị trường khỏi bị đối thủ cạnh tranh giành mất.Ngoài ra,hình thức đầu tư này còn nhằm tận dụng các hiệp định hợp tác knh tế giữa nước tiếp nhận với các nước và khu vực khác lấy nước tiếp nhận làm bàn đạp để thâm nhập vào các thị trường khu vực và toàn cầu. 5 5 1.3 Vai trò của FDI đối với sự phát triển kinh tế  Đối với nước nhận đầu tư Tác động tích cực: - Tăng trưởng kinh tế: FDI tác động tích cực đến các yếu tố quan trọng quyết định đến sự tăng trưởng: bổ sung vốn trong nước và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, tiếp nhận chuyển giao công nghệ hiện đại, kỹ xảo chuyên môn và phát triể khả năng công nghệ nội địa, phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm, thúc đẩy xuất nhập khẩu và tiếp cận với thị trường thế giới, tạo liên kết giữa các ngành công nghiệp. - FDI là một trong những nguồn quan trọng để bù đắp sự thiếu hụt về vốn, ngoại tệ của các nước nhận đầu tư đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. - FDI giúp phát triển khả năng công nghệ của nước chủ nhà, điều này thể hiện qua hai khía cạnh là chuyễn giao công nghệ có sẵn có từ bên ngoài và phát triển khả năng công nghệ của các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng của nước chủ nhà. - Phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm FDI đem lại lợi ích về công ăn việc làm. Đây là một tác động kép: tạo thêm việc làm cũng có nghĩa là tăng thêm thu nhập cho người lao động, từ đó tạo điều kiện tăng tích lũy trong nước. Tuy nhiên trong sự đóng góp của FDI đối với việc làm trong các nước nhận đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào chính sách và khả năng kỹ thuật của nước đó. - FDI thúc đẩy xuất khẩu và tiếp cận thị trường thế giới. - FDI giúp liên kết các ngành công nghiệp: được biều hiện chủ yếu qua tỷ trọng giá trị hàng hóa, dịch vụ trao đổi trực tiếp từ công ty nội địa trong tổng giá trị trao đổi của các công ty nước ngoài ở nước chủ nhà. - Ngoài ra FDI còn tác động đến cạnh tranh và độc quyền góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế có hiệu quả, giúp cơ cấu kinh tế nước chủ nhà chuyển dịch theo hướng hợp lý hơn đó là tăng nhanh t ỷ trọng công nghiệp, dịch vụ 6 6 và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp khai thác trong GDP, thúc đẩy sự hòa nhập vào khu vực và quốc tế của nước chủ nhà. Tác động tiêu cực: - Khi tiếp nhận FDI có nghĩa là nước chủ nhà đã mở cửa giao lưu với nền văn hóa các dân tộc trên thế giới, do đó ngoài việc tiếp thu những điều tốt đẹp không thể tránh khỏi việc du nhập những lối sống không tốt cho nền văn hóa dân tộc… - FDI có thể là mối đe dọa đến an ninh kinh tế của nước chủ nhà thông qua thao túng một số ngành sản xuất quan trọng, những hàng hóa thiết yếu hoặc đẩy mạnh đầu cơ, buôn lậu, rút chuyển vốn đi nơi khác… Hơn thế nữa, vì mục tiêu theo đuổi lợi nhuận cao, không loại trừ việc các tập đoàn xuyên quốc gia TNCs có thể can thiệp gián tiếp vào các vấn đề chính trị của nước chủ nhà. - Các nước đang phát triển có nguy cơ trở thành bãi rác công nghệ do chuyển giao công nghệ cũ, công nghệ không phù hợp với điều kiện của các nước đang phát triển, giá cả đắt hơn thực tế làm cho phía nước chủ nhà bị thiệt thòi trong quá trình chia lợi nhuận do định giá công nghệ quá cao so với giá trị thực tế của nó. - Coi thường lao động, xúc phạm lao động trong một số trường hợp, khai thác cạn kiệt sức lao động của người làm thuê, làm tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các cá nhân, giữa các vùng…  Đối với nước đi đầu tư Đối với các nước đi đầu tư, vai trò của FDI chủ yếu thể hiện ở những tác động tích cực, cụ thể ở một số khía cạnh như sau: - Khi thị trường trong nước đã bão hòa về một lọai sản phẩm nào đó thì việc đầu tư ra nước ngoài vẫn đem lại một khoản lợi nhuận cao về loại sản phẩm đó do nhu cầu về loại sản phẩm đó ở các nước đang phát triển vẫn là rất lớn. - Việc đầu tư ra nước ngoài ở các công ty có thể tránh được tình trạng cạnh tranh gay gắt diễn ra ở trong nước đi đầu tư. - Các công ty xuyên quốc gia đi đầu tư có thể tận dụng được những yếu tố mà ở trong nước họ không thể có được 7 7 - Tại thời điểm khi mà một loại công nghệ có thể đã lỗi thời ở quốc gia họ thì ở các quốc gia đang phát triển đó lại là những công nghệ mới, hiện đại, FDI giúp các nước đi đầu tư tiếp tục thu được ích lợi từ những công nghệ mà nếu sử dụng trong nước không có tác dụng gì nữa. Mặt khác, trong quá trình đầu tư ra nước ngoài thì các nhà đầu tư có thể tận dụng thêm được những công nghệ từ các nước nhận đầu tư hoặc có thể cải biến để những công nghệ mới trở nên có giá trị. 1.4 Nhân tố thúc đẩy FDI vào Việt Nam 1.4.1 Hệ thống pháp luật Luật đầu tư nước ngoài được ban hành tháng 12 năm 1987 đã tạo khuôn khổ pháp lý cơ bản cho các hoạt động đầu tư nước ngoài trực tiếp tại Việt Nam. Trước những đòi hỏi của thực tế và sự góp ý của các nhà đầu tư nước ngoài, các điều khoản về vấn đề này đã được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp; nổi bật là các lần sửa đổi vào năm 1996 và 2002 nhằm tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hợp lý, hấp dẫn hơn để khuyến khích các nhà đầu tư vào những mục tiêu trọng điểm và những lĩnh vực ưu tiên, nhất là trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hướng vào xuất khẩu và các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước. Đến năm 2005, với việc cho ra đời Luật Đầu tư 2005 và Luật Doanh nghiệp 2005 (cùng có hiệu lực từ ngày 01/07/2006) Chính phủ Việt Nam đã tạo nên những bước tiến dài trong việc điều chỉnh, cải tiến để tạo thêm hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài như được quyền đầu tư kinh doanh tất cả những gì pháp luật không cấm, thay vì chỉ được làm những việc cơ quan Nhà nước cấp phép. Ngoài việc tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho các nhà đầu tư nước ngoài, chỉnh sửa thuế thu nhập cá nhân theo hướng hạ thấp mức thuế, đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế một cửa, giảm giá dịch vụ viễn thông xuống ngang bằng mức giá tại các nước trong khu vực, nâng cấp cơ sở hạ tầng, mở rộng lĩnh vực đầu tư, cho phép các doanh nghiệp nước ngoài được đầu t vào 8 8 một số lĩnh vực trước đây chưa cho phéo như viễn thông, bảo hiểm, kinh doanh siêu thị… Bằng việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, hoạt động đầu tư trực tiếp từ nước ngoài ngày càng có nhiều bước tiến tích cực. 1.4.2 Chính sách thu hút vốn đầu tư Những chính sách về thu hút FDI cũng góp phần thực hiện những mục tiêu như tăng hay giảm lượng FDI thu được, ảnh hưởng tới việc phân bổ FDI theo lĩnh vực hay khu vực địa lý. Do vậy, bên cạnh pháp luật là bộ khung định hướng, những chính sách này cũng góp phần thúc đẩy hoạt động FDI theo hướng tích cực. Có thể kể đến những chính sách như: Chính sách thương mại: Chính sách thương mại đóng vai trò chủ đạo tác động lên việc quyết định địa điểm đầu tư. Nếu được sử dụng tốt, chính sách thương mại sẽ là một trong những công cụ hiệu quả để kích thích dòng chảy FDI. Chính sách tiền tệ: Mức lãi suất cũng góp phần ảnh hưởng đến tính ổn định của nền kinh tế như lạm phát hay tình trạng thâm hụt cáncân thanh toán. Vì chính sách này xác định mức lãi suất và chi phí sử dụng vốn tại nước nhận đầu tư nên điều này có tác động đến các quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của các nhà đầu tư tiềm năng. Chính sách thuế: Chính sách thuế quyết định đến mức thuế chung và trong trường hợp này là thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân. Nếu tất cả các yếu tố khác không đổi giữa các quốc gia thì quốc gia nào có mức thuế thu nhập thấp hơn thì quốc gia đó sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư hơn. Với mức thuế thu nhập cá nhân cũng ảnh hưởng tới việc lựa chọn địa điểm đặt trụ sở của các doanh nghiệp FDI, tác động tới lợi nhuận và cân nhắc hơn trong việc sử dụng các nhân sự nước ngoài. Chính sách tỉ giá hối đoái: Chính sách tỉ giá hối đoái liên quan đến tính ổn định cũng như tính tăng trưởng của nền kinh tế, bởi nó ảnh hưởng tới giá trị của các tài sản mà nhà đầu tư nước ngoài đưa vào nước chủ nhà kể cả tài sản vật chất và nhân lực, nó cũng tác động tới giá trị lợi nhuận khi chuyển ra nước ngoài cũng như khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu. 9 9 Ngoài ra còn một số chính sách có ảnh hưởng gián tiếp khác như: Những chính sách liên quan đến cơ cấu ngành, vùng; chính sách lao động; chính sách giáo dục, đào tạo, y tế; các quyết định trong Hiệp định... 1.5 Tiêu chí đánh giá thu hút FDI     vốn và tốc độ thu hút vốn đầu tư số lượng và tốc độ thu hút dự án vốn bình quân trên một dự án cơ cấu dự án - theo lĩnh vực - theo khu vực địa lý - theo hình thức (100%, liên doanh,hợp đồng hợp tác kinh doanh) 10 10 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG FDI VÀO BẮC NINH TRONG 5 NĂM GẦN ĐÂY (2010 ĐẾN HẾT QUÝ I NĂM 2015) 2.1 Chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp FDI Trong thời kỳ đổi mới, mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài được coi là một trong những biện pháp khai thác ngoại lực nhằm thúc đẩy nội lực để phát triển kinh tế-xã hội. Để thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh bắc ninh đã thực hiện một số chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp FDI như: Thứ nhất là Về giá thuê đất:áp dụng mức giá tối thiểu trong khung quy định của Chính phủ. Thứ hai là Về miễn giảm tiền thuê đất: + Miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản. + Miễn tiền thuê đất trong 11 năm kể từ ngày hoàn thành xây dựng cơ bản đưa dự án vào hoạt động. ngày 5/3/2015, chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã ký quyết định số 04/2015/QĐ-UBND về việc ban hành quy định ưu đãi đối với các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực xã hội hóa sử dụng đất đai đô thị trên địa bàn tỉnh Nội dung : Tỉnh Bắc Ninh thực hiện việc miễn tiền thuê đất đối với dự án thuộc lĩnh vực xã hội hóa được phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư; được nhà nước cho thuê đất để thực hiện dự án mà dự án đó thuộc danh mục; loại hình, có quy mô và tiêu chuẩn do Thủ tướng Chính phủ quy định; có cam kết thực hiện đầu tư, khi dự án đã được phê duyệt thì được hưởng chính sách ưu đãi miễn tiền thuê đất từ thời điểm có quyết định cho thuê đất, hoặc quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, hoặc từ thời điểm bàn giao đất thực tế. Trường hợp sau khi dự án hoàn thành, đưa vào hoạt động mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện kiểm tra và xác định cơ sở thực hiện xã hội hóa không đáp ứng quy định về tiêu chí, quy mô, tiêu chuẩn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo các nội dung đã cam kết thì cơ sở đã đăng ký thực hiện xã hội hóa nhưng không thực hiện theo cam kết phải nộp tiền 11 11 thuê đất đã được miễn theo chính sách và giá đất tại thời điểm được hưởng ưu đãi về đất, tiền chậm nộp được tính trên số tiền thuê đất được miễn theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Tại Quyết định Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Giao Cục Thuế tỉnh và cơ quan chức năng căn cứ theo chức năng nhiệm vụ được giao tổ chức thực hiện UBND tỉnh cũng quy định trách nhiệm của cơ sở thực hiện xã hội hóa phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường. Tổ chức triển khai dự án bảo đảm đúng yêu cầu về tiến độ và đúng nội dung đã đăng ký, đã được phê duyệt; chấp hành đầy đủ các quy định của Nhà nước trong quá trình triển khai thực hiện dự án; trường hợp thực hiện chậm tiến độ hoặc không đầy đủ theo nội dung đã đăng ký thì tùy theo mức độ vi phạm, UBND tỉnh sẽ xem xét, xử lý thu hồi đất hoặc chấm dứt thực hiện chính sách ưu đãi theo quy định. Thực hiện đầu tư dự án theo đúng nội dung dự án đã được phê duyệt và đáp ứng danh mục các loại hình, tiêu chí, quy mô, tiêu chuẩn do Thủ tướng Chính phủ quy định./. (theo Cục Quản lý công sản - Bộ Tài chính ngày 5/3/2015) Thứ ba là giảm thời gian cấp phép đầu tư + Đăng ký cấp Giấy phép đầu tư (GPĐT): Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. (Quy định chung là 15 ngày) + Thẩm định dự án cấp GPĐT: thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. (Quy định chung thời gian tối đa là 30 ngày) + Điều chỉnh GPĐT: thẩm định điều chỉnh GPĐT thực hiện trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Nếu việc điều chỉnh không cần thẩm định, thời gian tối đa là 07 ngày làm việc. + Cho ý kiến đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp GPĐT và điều chỉnh GPĐT: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án hợp lệ. 12 12 Thứ tư là Môi trường đầu tư - kinh doanh luôn được cải thiện theo hướng thông thoáng, minh bạch và hấp dẫn các nhà đầu tư, được thể hiện qua chỉ số năng lực môi trường cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh xếp thứ 6/63 tỉnh năm 2010 Thứ năm là Bắc Ninh lựa chọn các lĩnh vực ưu tiên thu hút FDI theo định hướng "sử dụng công nghệ cao, công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, khoáng sản, đất đai". Đẩy mạnh phát triển công nghiệp phụ trợ, tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, xử lý nước thải và rác thải; chú trọng các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao như: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ công nghệ thông tin, viễn thông, cung cấp phần mềm và giải pháp, nghiên cứu và phát triển (R&D)... Đầu tư của Samsung Display vào Bắc Ninh, Samsung được hưởng ưu đãi về kinh phí hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và thuế thu nhập doanh nghiệp. Cụ thể, số tiền hỗ trợ dự kiến vào khoảng 298,9 tỷ đồng, các hỗ trợ là 50% phí sử dụng hạ tầng cho 46,28ha đất dự án (286,9 tỷ đồng), hỗ trợ kinh phí đào tạo lao động là người dân của tỉnh là 1,5 triệu/người (12 tỷ đồng). Ngoài ra, sau khi hết thời hạn miễn, giảm theo luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (miễn 4 năm và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo), Samsung Display sẽ được giảm tiếp 50% thuế này cho 3 năm tiếp theo. (theo báo kinh tế Sài Gòn online ngày 3/7/2014) Thứ sáu là ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp: Các doanh nghiệp thành lập mới hoạt động trong khu kinh tế sẽ được hưởng nhiều ưu đãi trong đó có ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp TNDN. Theo quy định của pháp luật về thuế TNDN hiện hành, các doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại khu kinh tế được áp dụng mức thuế suất 10% trong thời gian 15 năm liên tục kể từ năm đầu tiên doanh nghiệp có doanh thu. Mức thuế suất ưu đãi và thời gian hưởng ưu đãi nêu trên sẽ được ghi rõ trong Giấy phép đầu tư lúc doanh nghiệp được cấp phép. 13 13 (Luat247.vn- 27/2/2015) 2.1.1 Thành tựu: Trong những năm qua, khu vực kinh tế đầu tư nước ngoài của Bắc Ninh đã khẳng định vị trí của mình và trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá của Đảng. Kết quả nổi bật của chính sách thu hút FDI của Bắc Ninh trong thời gian qua đó là: - Khu vực kinh tế có vốn FDI đã đóng góp đáng kể vào tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh. Tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI trong GDP toàn tỉnh cũng tăng dần qua các năm: năm 2001 là 7,7%; năm 2006 tăng lên 9,7% và năm 2010 đạt 28,2%. - Khu vực kinh tế có vốn FDI cũng góp phần vào chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất của tỉnh: năm 2010 đạt 22.859 tỷ đồng (chiếm 62% GTSX công nghiệp toàn tỉnh năm 2010); 9 tháng đầu năm 2011, GTSX công nghiệp FDI đạt 32.004 tỷ đồng (chiếm 72,9%). 9 tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu đạt 2.761 triệu USD, chiếm 97,7% tổng kim ngạch xuất khẩu - Đầu tư nước ngoài của Bắc Ninh đã đóng góp ngày càng lớn vào nguồn thu ngân sách của tỉnh.Nộp ngân sách của khu vực đầu tư nước ngoài năm 2010 đạt 521 tỷ đồng. Khu vực đầu tư nước ngoài góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Năm 2006, doanh nghiệp FDI đã tạo việc làm cho 7.699 người lao động, chiếm 12% tổng số lao động trong các doanh nghiệp toàn tỉnh. Đến năm 2010, số lượng người lao động làm việc cho các doanh nghiệp FDI đã tăng lên 36.800 người, chiếm 30,9% tổng số lao động trong các doanh nghiệp toàn tỉnh. 2.1.2 Hạn chế - Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật áp dụng cho việc triển khai xây dựng và hoạt động của các KCN, KKT còn chồng chéo, thiếu tính nhất quán và kế thừa, hoặc chưa được quy định đầy đủ, rõ ràng. 14 14 + Chính sách ưu đãi đầu tư đối với các dự án đầu tư vào KKT, KCN: Thứ nhất là thiếu nhất quán, chồng chéo giữa các văn bản luật (Nghị định 124/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thuế TNDN chỉ quy định ưu đãi thuế TNDN cho doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư, Nghị định 29/2008/NĐ-CP quy định ưu đãi thuế TNDN cho các dự án đầu tư mới và dự án đầu tư tư mở rộng; Luật Đầu tư quy định ưu đãi đối với dự án nhưng Luật Thuế TNDN chỉ quy định cho pháp nhân). + Phạm vi hưởng ưu đãi đối với các doanh nghiệp trong KCN ngày càng thu hẹp: Nghị định 108/2006/NĐ- CP quy định Các khu công nghiệp được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thuộc danh mục Địa bàn ưu đãi đầu tư. Nghị định 124/2008/NĐ-CP đã loại bỏ Các KCN được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ra khỏi Danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. - Quá chú trọng vào việc thu hút và kêu gọi các dự án đầu tư FDI mới, chưa giành sự quan tâm thích đáng cho công tác quản lý, giám sát, hỗ trợ doanh nghiệp FDI sau cấp phép đầu tư: công tác hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp FDI sau cấp phép còn gặp nhiều khó khăn, các đơn vị làm công tác tư vấn, hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài chưa đủ mạnh 2.2 2.2.1 Thực tế ảnh hưởng Quy mô và tốc độ thu hút vốn đầu tư FDI (Nguồn:khu công nghiệp Việt Nam-30/12/2014) Từ năm 2011 đến 2014, các KCN Bắc Ninh đã thu hút 331 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 4.972,4 triệu USD (trong đó có 261 dự án FDI, vốn đầu tư đăng ký đạt 4.620,5 triệu USD; 70 dự án đầu tư trong nước, vốn đầu tư đăng ký 351,9 triệu USD). Kết quả thu hút vốn đầu tư FDI giai đoạn 2011 2014 như sau: năm 2011, thu hút 540,18 triệu USD vốn đầu tư đăng ký, chiếm 80,8% tổng vốn đầu tư thu hút trong năm; năm 2012, thu hút 1.157,86 triệu USD vốn đầu tư đăng ký, chiếm 97,02% tổng vốn đầu tư thu hút trong năm; 15 15 năm 2013, thu hút 1.564,31 triệu USD vốn đầu tư đăng ký, chiếm 97,22% tổng vốn đầu tư thu hút trong năm; năm 2014, vốn đầu tư đăng ký 1.448,2 triệu USD. Theo UBND tỉnh Bắc Ninh, trong tháng 1/2015, toàn tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đầu tư mới cho 5 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,665 triệu USD. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh cho biết, trong tháng 3/2015, tỉnh đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư mới cho 9 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư đăng ký là 17,9 triệu USD; cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh tăng vốn cho 8 dự án với tổng vốn điều chỉnh tăng là 23,1 triệu USD.Tính chung trong 3 tháng đầu năm 2015, toàn tỉnh đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư mới cho 21 dự án với tổng vốn đầu tư là 31,93 triệu USD; cấp Giấy chứng nhận điều chỉnh tăng vốn đầu tư cho 15 dự án với tổng số vốn đầu tư tăng 32,8 triệu USD.Hiện toàn tỉnh có 661 dự án FDI đang hoạt động với tổng vốn đầu tư đăng ký là 7.934,5 triệu USD. Có những nhà đầu tư rất lớn như Samsung, tổng vốn đầu tư đăng ký tới 1,3 tỷ USD. => Kết quả trên cho thấy, tỷ trọng vốn FDI thu hút vào các KCN ngày càng chiếm phần lớn trong thu hút đầu tư vào các KCN, chất lượng các dự án ngày nâng cao. Các dự án FDI thu hút vào các KCN trong giai đoạn này đều thuộc lĩnh vực điện tử, viễn thông và công nghiệp hỗ trợ cho các ngành này. Các dự án đều sử dụng máy móc, thiết bị thế hệ mới, công nghệ sản xuất tiên tiến, sản xuất các sản phẩm sạch, không phát sinh nhiều yếu tố ảnh hưởng đến môi trường. Vốn đầu tư cho máy móc, thiết bị và công nghệ sản xuất (bao gồm cả chuyển giao công nghệ) của các dự án FDI trong giai đoạn này đạt 2.772,3 triệu USD, chiếm 60,02% tổng vốn đầu tư đăng ký của các dự án. Đây là nhân tố quan trọng thúc đẩy hàm lượng giá trị công nghệ trong giá trị của sản phẩm, giảm thiểu các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, từ đó nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị kim ngạch xuất khẩu tại các KCN tỉnh Bắc Ninh. 2.2.2.Số dự án và tốc độ thu hút dự án 16 16 Năm 2010 Số dự án đăng 35 ký mới 2011 44 2012 41 2013 100 2014 130 (Nguồn:khu công nghiệp Việt Nam-30/12/2014) Từ năm 2011 đến 2014, các KCN Bắc Ninh đã thu hút 331 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 4.972,4 triệu USD (trong đó có 261 dự án FDI, vốn đầu tư đăng ký đạt 4.620,5 triệu USD; 70 dự án đầu tư trong nước, vốn đầu tư đăng ký 351,9 triệu USD). Kết quả thu hút dự án FDI giai đoạn 2011 - 2014 như sau: năm 2011, thu hút 44 dự án FDI, vốn đầu tư đăng ký 540,18 triệu USD, chiếm 64,7% tổng số dự án và 80,8% tổng vốn đầu tư thu hút trong năm; năm 2012, thu hút 41 dự án FDI, vốn đầu tư đăng ký 1.157,86 triệu USD, chiếm 71,9% tổng số dự án và 97,02% tổng vốn đầu tư thu hút trong năm; năm 2013, thu hút 100 dự án FDI, vốn đầu tư đăng ký 1.564,31 triệu USD, chiếm 84,03% tổng số dự án và 97,22% tổng vốn đầu tư thu hút trong năm; năm 2014, vốn đầu tư đăng ký 1.448,2 triệu USD. Năm 2011, mặc dù bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng khu vực FDI đạt 4.984,5 tỷ đồng chiếm 33,9% GDP của tỉnh. Sự gia tăng này đã góp phần làm cho tỷ trọng trong GDP của ngành công nghiệp trở thành ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất (năm 2011 đã là 65,2%). Năm 2012 toàn tỉnh có 349 đơn vị FDI trong đó có 308 dự án còn hoạt động, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 4.022,13 triệu USD;Năm 2012, Bắc Ninh đã cấp mới cho 55 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đầu tư 249,23 triệu USD; điều chỉnh tăng vốn đầu tư cho 23 dự án với mức vốn tăng thêm 994,87 triệu USD. Tổng vốn đầu tư đăng ký sau điều chỉnh trong năm 2012 là 1.240,6 triệu USD Đến tháng 1/2015, toàn tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đầu tư mới cho 5 dự án FDI.Tính đến tháng 3/ 2015 toàn tỉnh có 661 dự án FDI đang hoạt động.Tính chung trong 3 tháng đầu năm 2015, toàn tỉnh đã cấp Giấy chứng 17 17 nhận đầu tư mới cho 21 dự án; cấp Giấy chứng nhận điều chỉnh tăng vốn đầu tư cho 15 dự án. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh cho biết, trong tháng 3/2015, tỉnh đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư mới cho 9 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư đăng ký là 17,9 triệu USD; cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh tăng vốn cho 8 dự án với tổng vốn điều chỉnh tăng là 23,1 triệu USD.Tính chung trong 3 tháng đầu năm 2015, toàn tỉnh đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư mới cho 21 dự án với tổng vốn đầu tư là 31,93 triệu USD; cấp Giấy chứng nhận điều chỉnh tăng vốn đầu tư cho 15 dự án với tổng số vốn đầu tư tăng 32,8 triệu USD.Hiện toàn tỉnh có 661 dự án FDI đang hoạt động với tổng vốn đầu tư đăng ký là 7.934,5 triệu USD. Có những nhà đầu tư rất lớn như Samsung, tổng vốn đầu tư đăng ký tới 1,3 tỷ USD. * Đến hết quý 1 đã có 5.411 dự án đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) được cấp phép vào khu vực Đồng bằng sông Hồng (gồm 11 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình) với tổng vốn đăng ký là 65,5 tỷ USD, chiếm 26% tổng vốn đăng ký của cả nước. (Theo Cục Đầu tư Nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Theo đó, Hà Nội đã đứng thứ đầu cả khu vực về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, với 3.116 dự án, vốn đăng ký đạt 25,5 tỷ USD (chiếm 58% tổng số dự án và 39% tổng vốn đầu tư của cả khu vực). Với sự năng động và tính cạnh tranh cao, Hải Phòng vươn lên đứng thứ hai về thu hút vốn FDI, có 465 dự án đăng ký với 11,3 tỷ USD vốn đầu tư (chiếm 9% tổng số dự án và 17% tổng vốn cả khu vực). Bên cạnh đó, Bắc Ninh đứng thứ ba, với 584 dự án, vốn đầu tư đạt 7,7 tỷ USD (chiếm 11% tổng số dự án và 12% tổng vốn của khu vực). 18 18 TT Địa Phương Số dự án 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 3116 465 584 327 114 218 337 39 115 54 42 Hà Nội Hải Phòng Bắc Ninh Hải Dương Quảng Ninh Vĩnh Phúc Hưng Yên Ninh Bình Hà Nam Nam Định Thái Bình Tổng vốn đầu tư (USD) 25.543.065.352 11.355.206.351 7.717.623.610 6.557.103.577 5.245.344.353 3.258.077.885 2.964.216.499 1.090.500.698 1.052.082.490 407.270.703 349.850.747 => Từ số liệu thống kê trên cho thấy Bắc Ninh vẫn là điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước, là tỉnh đứng trong tốp 3 khu vực đồng bằng sông hồng về thu hút vốn đầu tư (sau Hà Nội, Hải Phòng) và đứng thứ 2 về số lượng dự án (sau Hà Nội), với gần 100 dự án đầu tư mới, trong đó 90% dự án FDI có tổng vốn đầu tư 1,48 tỷ USD 2.2.3 Vốn bình quân trên một dự án Vai trò của các dự án FDI đối với sự phát triển của nền kinh tế Bắc Ninh ngày càng được thể hiện rõ. Trong 5 năm qua (2010-2014), giá trị sản xuất công nghiệp của các dự án FDI chiếm trên 90% tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh, 6 tháng đầu năm 2014, tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh gần 14,8 tỷ USD, trong đó khu vực FDI đạt gần 14,73 tỷ USD, góp phần giải quyết công ăn, việc làm cho hơn 130.000 lao động, trong đó trên 40% là lao động địa phương.  Thu Hút FDI từ Hàn Quốc Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nói chung, FDI của Hàn Quốc nói riêng vào các KCN Bắc Ninh đã tăng lên đáng kể. Năm 2007, các KCN Bắc Ninh bắt đầu tiếp nhận dòng vốn của nhà đầu tư Hàn Quốc. Quý I/2008, Bắc Ninh đã tiếp nhận dự án đầu tư sản xuất điện thoại di động của Tập đoàn Samsung đầu tư vào KCN 19 19 Yên Phong, mở đầu cho việc thu hút đầu tư các doanh nghiệp vệ tinh của Tập đoàn này. Trong 10 tháng năm 2014 tỉnh Bắc Ninh đứng đầu trong các tỉnh, thành phố về thu hút FDI từ các nhà đầu tư Hàn Quốc với 82 dự án cấp mới và 14 lượt dự án tăng vốn (với 1,2 tỷ USD và chiếm 32% tổng vốn đầu tư) Hiện nhà đầu tư Hàn Quốc lớn nhất vào Bắc Ninh là Tập đoàn Sam Sung với tổng số vốn đăng ký là 670 triệu USD (chiếm 65,04% tổng vốn FDI Hàn Quốc vào Bắc Ninh), thuê 42 ha đất; Công ty TNHH thực phẩm Orion ViNa với tổng vốn đầu tư là 47 triệu USD (chiếm 4,56%); Công ty TNHH SamSung SDI Việt Nam, vốn đăng ký 15 triệu USD (chiếm 1,45%)…Bên cạnh đó là những dự án có quy mô vừa với tổng vốn đăng ký từ 5 đến 10 triệu USD.  quy mô vốn bình quân là 15,147 triệu USD/dự án, diện tích chiếm đất  bình quân là 1,86ha/dự án Thu Hút FDI từ Nhật Bản Đối với Nhật Bản, trong 2 tháng đầu năm 2015 đã đầu tư tại Việt Nam với 25 dự án cấp mới và 17 dự án tăng vốn với tổng vốn đầu tư là 169,83 triệu USD. Lũy kế đến nay, lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo được các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư nhiều nhất với 1.316 dự án và tổng số vốn đăng ký là 31,11 tỷ USD (chiếm 83,3% tổng vốn đầu tư). Đứng thứ 2 là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với tổng số vốn là 1,66 tỷ USD (chiếm 4,5% tổng vốn đầu tư). Lĩnh vực xây dựng ở vị trí thứ 3 với tổng số vốn đầu tư là 1,17 tỷ USD (chiếm 3,1% tổng vốn đầu tư). Nhật Bản đã đầu tư vào 49/63 tỉnh thành phố trong cả nước. Bắt đầu năm 2006 tập đoàn Canon của Nhật Bản đầu tư tại KCN Quế Võ và mở rộng thêm 1 nhà máy tại KCN Tiên Sơn. Đầu tư vào Bắc Ninh với 52 dự án, vốn đầu tư 638 triệu USD (chiếm 18% tổng vốn FDI toàn tỉnh) => quy mô vốn bình quân là 12.269 triệu USD/dự án  Thu hút FDI từ Đài Loan 20 20 Được cấp chứng nhận đầu tư tại Bắc Ninh và rất nhanh chóng triển khai, Dự án Sản xuất các loại màn hình cảm ứng cho điện thoại di động, với tổng số vốn đăng ký 250 triệu USD, của nhà đầu tư Đài Loan đã đi vào hoạt động từ cuối năm 2011. 7.000 lao động đã đến làm việc cho Wintek, với doanh thu quý I/2012 đạt khoảng 287 tỷ đồng. Tính đến 2 tháng đầu năm 2015 Đài Loan 28 dự án, vốn đầu tư đăng ký 543 triệu USD => quy mô vốn bình quân là 19.392 triệu USD/dự án Thời gian qua, tỉnh Bắc Ninh đã huy động và thu hút hiệu quả dòng vốn đầu tư nước ngoài, vốn FDI vào tỉnh liên tục tăng qua các năm. Tính đến tháng 7/2014 đã có gần 434 dự án FDI với tổng vốn đầu tư hơn 7,9 tỷ USD từ nhiều tập đoàn đa quốc gia trên thế giới như: Samsung, Nokia, Hồng Hải, Canon, Pepsi Co.. đã và đang đầu tư tại tỉnh Bắc Ninh. (theo báo cáo cục thống kê Bắc Ninh – 7/2014) 2.2.4 Cơ Cấu Dự Án FDI  Theo lĩnh vực: Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong công nghiệp Bắc Ninh khá đa dạng về chuyên ngành, bao gồm đầy đủ những ngành như công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, và công nghiệp thực phẩm FDI công nghiệp Bắc Ninh phân theo ngành Ngành công nghiệp Công nghiệp nặng Công nghiệp nhẹ Công nghiệp thực phẩm Số dự án % số dự án 115 79,31 VĐK (triệu % VĐK USD) 1.914,23 90,05 23 15,86 140,32 6,60 7 4,83 71,14 3,35 (nguồn:tổng hợp và xử lý số liệu sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc Ninh) Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bắc Ninhchủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp nặng cả về số dự án lẫn vốn đầu tư đăng ký. Tính đến nay đã 21 21 cos115 dự án FDI vào ngành công nghiệp nặng chiếm 79,31% về số dự án. Các dự án đầu tư vào ngành côn nghiệp nặng luôn đòi hỏi quy mô vốn lớn, công nghệ cao nên tỷ trọng vốn đầu tư đăng ký của ngành này chiếm đến 90,05%. Các dự án đầu tư vào công nghiệp nạng cũng rất đa dạng bao gồm sản xuất thép, công nghiệp phụ trợ cho ngành ô tô, xe máy; công nghiệp điện tử tin học. Đặc biệt trong khoảng thời gian từ 2010 đến nay có rất nhiều dự án đầu tư trong nghành công nghiệp nặng với vốn đầu tư đăng ký lên đến vài chục triệuUSD như dự án sản xuất máy in của công ty Canon Việt Nam, dự án sản xuất điện thoại di động của Sam Sung....và còn nhiều dự án khác đang xúc tiến tìm cơ hội đầu tư vào Bắc Ninh Công nghiệp nhẹ cũng là ngành tạo được sự quan tâm của nhà đầu tư. Hiện nay có 23 dự án đầu tư vào ngành công nghiệp nhẹ chiếm 15,86% về số dự án và 6,6% về vốn đầu tư. Các dự án đầu tư trong ngành này chủi yếu là tập trung vào sản xuất các sản phẩm may mặc và da giày Ngành công ghiệp thực phẩm là ngành có số dự án và vốn đầu tư đăng ký ít nhất. Tính đến nay tỉnh thu hút được 7 dự án đầu tư trong nghành công nghiệp thực phẩm chiếm 15,86% về số dự án và 6,6% về vốn đầu tư. Các dự án trong nghành chủ yếu tập trung vào sản xuất các sản phẩm may mặc và da giày  Có thế thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài trong nghành công nghiệp tỉnh khá đa dạng về ngàng nghề, nhưng nhìn chung các dự án còn có quy mô nhỏ, chưa tập trung nhiều vào những ngành định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh nhuwcoong nghệ thông tin, điện tử, công nghệ vi điện tử, công nghệ sinh học. Ngành công nghiệp phụ trợ còn non yeeusdaanx đến đẩy chi phí đầu vào do phải nhập khẩu, từ đó làm giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp  Theo hình thức: FDI trong ngành công nghiệp Bắc Ninh phân theo hình thức đầu tư giai đoạn 2010-2015 22 22 Stt Hình thức đầu tư Số dự án 1 2 3 100% vốn nước ngoài 133 Liên doanh 11 Hợp đồng hợp tác kinh 1 doanh Tổng số 145 Tổng vốn đầu tư đăng ký(USD) 1.805.888.100 317.206.300 2.600.000 2.125.694.400 (nguồn:tổng hợp và xử lý số liệu sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc Ninh) Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành công nghiệp của Bắc Ninh phân theo hai hình thức chính là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và doanh nghiệp liên doannh. Trong những năm đầu thì hình thức liên doanh được chọn khá nhiều ,trong giai đoạn 1997-2005 có tới 9 dự án liên doanh được thành lập chiếm đến 81,8% trong tổng số doanh nghiệp liên doanh trong ngành công nghiệp của tỉnh, trong những năm sau hình thức này dần suy giảm (xem bảng) Hình thức doanh nghiệp 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm đến 91,7% về số dự án và 84,9% về vốn đăng ký. Trong khi hợp đồng ợp tác kinh doanh chỉ có 1 dự án chiếm 0,68%về số dự án Việc ngày càng có nhiều doanh nghiệp lựa chọn hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài cho thấy sự tin tưởng của các nhà đầu tư vào hệ thống pháp luật và môi trường đầu tư của tỉnh. Khi lựa chọn hình thức này doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong kinh doanh, doanh nghiệp có toàn quyền quyết định về các hoạt động của mình. Chính điều này sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn 2.3 Đánh giá thực trạng 2.3.1 Thành công Năm 2010, Bắc Ninh có 65 đơn vị FDI (trong đó 61 dự án FDI và 04 văn phòng đại diện, chi nhánh) với 289 đơn vị FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký của các dự án thứ cấp và các dự án kinh doanh hạ tầng KCN: 3.171,8 triệu USD. 23 23 Cuối năm năm 2011 số cơ sở sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh đã tăng lên 29.650 cơ sở (gấp 3,3 lần so với năm 1997) với 151,8 nghìn lao động (gấp 4,8 lần), trong đó có sự gia tăng đáng kể của doanh nghiệp FDI. Khu vực FDI đã phát triển thêm nhiều ngành công nghiệp mới, sản phẩm mới, đáng chú ý là ngành công nghiệp điện tử viễn thông. Hai tập đoàn Samsung (vốn đầu tư 670 triệu USD) và Canon (130 triệu USD) Từ năm 2011, các KCN Bắc Ninh đã thu hút 331 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 4.972,4 triệu USD (trong đó có 261 dự án FDI, vốn đầu tư đăng ký đạt 4.620,5 triệu USD; 70 dự án đầu tư trong nước, vốn đầu tư đăng ký 351,9 triệu USD). Kết quả thu hút dự án FDI giai đoạn 2011 - 2014 như sau: năm 2011, thu hút 44 dự án FDI, vốn đầu tư đăng ký 540,18 triệu USD, chiếm 64,7% tổng số dự án và 80,8% tổng vốn đầu tư thu hút trong năm; năm 2012, thu hút 41 dự án FDI, vốn đầu tư đăng ký 1.157,86 triệu USD, chiếm 71,9% tổng số dự án và 97,02% tổng vốn đầu tư thu hút trong năm; năm 2013, thu hút 100 dự án FDI, vốn đầu tư đăng ký 1.564,31 triệu USD, chiếm 84,03% tổng số dự án và 97,22% tổng vốn đầu tư thu hút trong năm; 9 tháng năm 2014, thu hút 76 dự án FDI, vốn đầu tư đăng ký 1.358,18 triệu USD, cũng trong tháng 9 năm 2014, Bắc Ninh là tỉnh dẫn đầu toàn quốc về thu hút vốn FDI với hơn 1,48 tỷ USD. Tính đến hết tháng 9/2014, các KCN Bắc Ninh đã thu hút 469 dự án FDI đến từ 28 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có các dự án của các Tập đoàn lớn như Canon, Foxconn, Microsoft, Samsung, ABB, Pepsico… Trong tháng 1/2015, toàn tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đầu tư mới cho 5 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,665 triệu USD; Cấp giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh tăng vốn cho 3 dự án với tổng vốn điều chỉnh tăng 5,6 triệu USD Tính đến quý I/2015 toàn tỉnh có 661 dự án FDI đang hoạt động với tổng vốn đầu tư đăng ký là 7.934,5 triệu USD. Có những nhà đầu tư rất lớn như Samsung, tổng vốn đầu tư đăng ký tới 1,3 tỷ USD. 24 24 2.3.2 Tồn tại Các doanh nghiệp FDI tại Bắc Ninh có giá trị xuất khẩu lớn nhưng giá trị gia tăng tạo ra từ hàng xuất khẩu đóng góp cho địa phương lại rất thấp. Các doanh nghiệp FDI tại Bắc Ninh có hàng xuất khẩu chỉ tham gia vào khâu sản xuất sản phẩm cuối cùng, lắp ráp sản phẩm với lượng giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị như các doanh nghiệp lớn như Samsung, Canon, Nokia. Hiện nay, có đến 90% nguyên liệu đầu vào, linh, phụ kiện để sản xuất hàng xuất khẩu tại các doanh nghiệp FDI phải nhập khẩu. Điều này đã đẩy chi phí sản xuất sản phẩm lên cao và làm giảm giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu. Bắc Ninh chỉ có chưa tới 100 doanh nghiệp hoạt động trong cụm ngành công nghiệp hỗ trợ về điện, điện tử và ô tô, xe máy với quy mô sản xuất còn rất nhỏ bé. Các doanh nghiệp nội địa có tiềm lực tài chính, công nghệ, nhân lực còn hạn hẹp và chưa đủ năng lực để sản xuất các linh, phụ kiện cung cấp cho các doanh nghiệp FDI sản xuất hàng xuất khẩu trên địa bàn hoặc nếu cung cấp chỉ là các nguyên liệu, chi tiết đơn giản. Lấy ngành hàng điện tử mặt hàng chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn nhất – làm ví dụ. Có thể thấy các doanh nghiệp trong nước mới chỉ có thể sản xuất được các loại hộp các tong, bao bì đóng gói, ốc vít, vài chi tiết nhựa đơn giản. Thậm chí các doanh nghiệp FDI hoạt động trên địa bàn tỉnh cũng chỉ sản xuất được các chi tiết đơn giản, giá trị thấp như các chi tiết chip, còn các linh kiện, chi tiết cao cấp hay phức tạp hơn đều chưa làm được. Phát triển công nghiệp hỗ trợ( CNHT) của Bắc Ninh chưa tương xứng với tiềm năng. Theo thống kê năm 2014 Bắc Ninh chỉ có hơn 140 doanh nghiệp CNHT, trong đó chủ yếu là doanh nghiệp FDI, giá trị sản xuất của khối CNHT chỉ chiếm 10,9%. Theo thống kê năm 2014, Khối doanh nghiệp CNHT có vốn đầu tư trong nước tại Bắc Ninh còn nhiều hạn chế, số lượng ít (47/140), đa số có quy mô 25 25 nhỏ, năng lực đầu tư yếu. Trong số 93 nhà cung cấp linh kiện cho Samsung thì chỉ có 7 doanh nghiệp trong nước, nhưng chỉ là cung cấp bao bì. Nguyên nhân chủ yếu do các ưu đãi của Chính phủ chưa đủ hấp dẫn. Chẳng hạn như: Các ưu đãi tín dụng, thuế, đất đai, nguồn nhân lực… chưa có quy hoạch cơ sở hạ tầng phù hợp với CNHT; chưa chỉ ra được ngành, lĩnh vực mũi nhọn cần ưu tiên phát triển; doanh nghiệp trong nước chưa chủ động đầu tư… 2.3.3 Nguyên nhân Ngành công nghiệp phụ trợ của tỉnh còn non kém, chưa thể đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp xuất khẩu, các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng xuất khẩu, thậm chí là các doanh nghiệp lớn mới đang chỉ hoạt động ở những phần có giá trị gia tăng thấp trong chuỗi giá trị sản xuất sản phẩm. Hệ thống pháp luật chính sách liên quan đến đầu tư chưa đồng bộ và thiếu nhất quán. Chính sách ưu đãi đầu tư chưa đủ sức hấp dẫn. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế cũng như chưa tạo điều kiện tốt để dòng vốn ĐTNN phát huy hiệu quả. Hạn chế về nguồn nhân lực chất lượng cao. Công tác kiểm tra, giám sát về việc thực hiện các quy định về bảo về môi trường của các doanh nghiệp còn nhiều bất cập. Công tác xúc tiến đầu tư chưa hiệu quả. 2.3.4 Giải pháp Thứ nhất là phát triển công nghiệp phụ trợ trên địa bàn tỉnh cũng như các vùng lân cận. Trong đó, tập trung vào 3 nhóm giải pháp: 26 26 Đẩy mạnh xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại để hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước trong việc sản xuất các linh, phụ kiện công nghệ cao đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp lớn. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây là khâu then chốt để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Cải cách thể chế: nghiên cứu các chính sách mới, bổ sung các chính sách đã có theo hướng tăng cường khuyến khích, ưu đãi đối với các doanh nghiệp hoạt động trong cụm ngành công nghiệp hỗ trợ. Thứ hai, triển khai thực hiện cơ chế chính sách ưu tiên, ưu đãi thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực mũi nhọn của tỉnh. Cơ chế chính sách hỗ trợ, ưu đãi bao gồm: Hỗ trợ về giải phóng mặt bằng; Hỗ trợ nhà đầu tư cung ứng và đào tạo lao động... Thứ ba, tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư sau cấp phép, tăng cường công tác thanh tra, giám sát theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật chuyên ngành đối với các dự án đầu tư; tiến hành rà soát, phân loại và xử lý theo quy định của pháp luật đối với các dự án chậm triển khai hoặc không triển khai thực hiện Thứ tư, đối mới và nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư. Chú trọng các hoạt động xúc tiến đầu tư tại chỗ theo định hướng tiết kiệm, hiệu quả. Tăng cường công tác hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư đã được cấp Giấy CNĐT. Thứ năm, tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa các thủ tục đầu tư, xây dựng, thúc đẩy nhanh việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. 27 27 KẾT LUẬN Trong những năm qua hoạt động thu hút FDI của tỉnh Bắc Ninh đã bước đầu đạt được những hiệu quả đáng khích lệ, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tuy nhiên bên cạnh những thàn công đó thì vẫn còn những hạn chế còn tồn tại trong công tác thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Bắc Ninh trong những năm vừa qua. Trong thời gian tới nhằm vượt qua những khó khăn thách thức của nền kinh tế, cũng như có thể đón đầu xu thế đầu tư mới. Bắc Ninh cần tập trung đẩy mạnh các nhóm giải pháp nhằm nhanh chóng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư tại tỉnh. 28 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình tài chính quốc tế,trường đại học Thương Mại,xuất bản2010 2. http://www.bacninhdpi.gov.vn/ Tổng hợp và xử lý số liệu sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc Ninh 3.Khu công nghiệp Việt Nam-30/12/2014 4.http://fia.mpi.gov.vn/ Theo Cục Đầu tư Nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư 5. Theo báo kinh tế Sài Gòn online ngày 3/7/2014 6. Theo Cục Quản lý công sản - Bộ Tài chính ngày 5/3/2015 7. Cafef.vn-doanh nghiệp nhà nước, FDI được ưu đãi qua nhiều? (12/10/2014) 8. Theo doanhnhan.vneconomy.vn-khối FDI hồi hộp chờ ưu đãi thuế từ luật mới 9. Luat247.vn- ưu đãi thuế và cách tính thuế TNDN với doanh nghiệp FDI 27/2/2015 10. Theo báo cáo cục thống kê Bắc Ninh 7/2014 11. Cục xúc tiến thương mại-thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) ở Việt Nam(2/12/2014) 12. Báo cáo FDI năm 2010, 2011, 2012 , 2013, 2014- sở kế hoạch và đàu tư tỉnh Bắc Ninh 29 29 [...]... sau: năm 2011, thu hút 540,18 triệu USD vốn đầu tư đăng ký, chiếm 80,8% tổng vốn đầu tư thu hút trong năm; năm 2012, thu hút 1.157,86 triệu USD vốn đầu tư đăng ký, chiếm 97,02% tổng vốn đầu tư thu hút trong năm; 15 15 năm 2013, thu hút 1.564,31 triệu USD vốn đầu tư đăng ký, chiếm 97,22% tổng vốn đầu tư thu hút trong năm; năm 2014, vốn đầu tư đăng ký 1.448,2 triệu USD Theo UBND tỉnh Bắc Ninh, trong tháng... thu hút 44 dự án FDI, vốn đầu tư đăng ký 540,18 triệu USD, chiếm 64,7% tổng số dự án và 80,8% tổng vốn đầu tư thu hút trong năm; năm 2012, thu hút 41 dự án FDI, vốn đầu tư đăng ký 1.157,86 triệu USD, chiếm 71,9% tổng số dự án và 97,02% tổng vốn đầu tư thu hút trong năm; năm 2013, thu hút 100 dự án FDI, vốn đầu tư đăng ký 1.564,31 triệu USD, chiếm 84,03% tổng số dự án và 97,22% tổng vốn đầu tư thu hút. .. số dự án và 80,8% tổng vốn đầu tư thu hút trong năm; năm 2012, thu hút 41 dự án FDI, vốn đầu tư đăng ký 1.157,86 triệu USD, chiếm 71,9% tổng số dự án và 97,02% tổng vốn đầu tư thu hút trong năm; năm 2013, thu hút 100 dự án FDI, vốn đầu tư đăng ký 1.564,31 triệu USD, chiếm 84,03% tổng số dự án và 97,22% tổng vốn đầu tư thu hút trong năm; 9 tháng năm 2014, thu hút 76 dự án FDI, vốn đầu tư đăng ký 1.358,18... ngoài của Bắc Ninh đã khẳng định vị trí của mình và trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá của Đảng Kết quả nổi bật của chính sách thu hút FDI của Bắc Ninh trong thời gian qua đó là: - Khu vực kinh tế có vốn FDI đã đóng góp đáng kể vào tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh Tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI trong... mạnh 2.2 2.2.1 Thực tế ảnh hưởng Quy mô và tốc độ thu hút vốn đầu tư FDI (Nguồn:khu công nghiệp Việt Nam-30/12/2014) Từ năm 2011 đến 2014, các KCN Bắc Ninh đã thu hút 331 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 4.972,4 triệu USD (trong đó có 261 dự án FDI, vốn đầu tư đăng ký đạt 4.620,5 triệu USD; 70 dự án đầu tư trong nước, vốn đầu tư đăng ký 351,9 triệu USD) Kết quả thu hút vốn đầu tư FDI giai đoạn... đoàn Samsung (vốn đầu tư 670 triệu USD) và Canon (130 triệu USD) Từ năm 2011, các KCN Bắc Ninh đã thu hút 331 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 4.972,4 triệu USD (trong đó có 261 dự án FDI, vốn đầu tư đăng ký đạt 4.620,5 triệu USD; 70 dự án đầu tư trong nước, vốn đầu tư đăng ký 351,9 triệu USD) Kết quả thu hút dự án FDI giai đoạn 2011 - 2014 như sau: năm 2011, thu hút 44 dự án FDI, vốn đầu tư đăng... cho việc thu hút đầu tư các doanh nghiệp vệ tinh của Tập đoàn này Trong 10 tháng năm 2014 tỉnh Bắc Ninh đứng đầu trong các tỉnh, thành phố về thu hút FDI từ các nhà đầu tư Hàn Quốc với 82 dự án cấp mới và 14 lượt dự án tăng vốn (với 1,2 tỷ USD và chiếm 32% tổng vốn đầu tư) Hiện nhà đầu tư Hàn Quốc lớn nhất vào Bắc Ninh là Tập đoàn Sam Sung với tổng số vốn đăng ký là 670 triệu USD (chiếm 65,04% tổng vốn. .. khu vực về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, với 3.116 dự án, vốn đăng ký đạt 25,5 tỷ USD (chiếm 58% tổng số dự án và 39% tổng vốn đầu tư của cả khu vực) Với sự năng động và tính cạnh tranh cao, Hải Phòng vươn lên đứng thứ hai về thu hút vốn FDI, có 465 dự án đăng ký với 11,3 tỷ USD vốn đầu tư (chiếm 9% tổng số dự án và 17% tổng vốn cả khu vực) Bên cạnh đó, Bắc Ninh đứng thứ ba, với 584 dự án, vốn đầu tư... 40% là lao động địa phương  Thu Hút FDI từ Hàn Quốc Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nói chung, FDI của Hàn Quốc nói riêng vào các KCN Bắc Ninh đã tăng lên đáng kể Năm 2007, các KCN Bắc Ninh bắt đầu tiếp nhận dòng vốn của nhà đầu tư Hàn Quốc Quý I/2008, Bắc Ninh đã tiếp nhận dự án đầu tư sản xuất điện thoại di động của Tập đoàn Samsung đầu tư vào... năm 2014, Bắc Ninh là tỉnh dẫn đầu toàn quốc về thu hút vốn FDI với hơn 1,48 tỷ USD Tính đến hết tháng 9/2014, các KCN Bắc Ninh đã thu hút 469 dự án FDI đến từ 28 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có các dự án của các Tập đoàn lớn như Canon, Foxconn, Microsoft, Samsung, ABB, Pepsico… Trong tháng 1/2015, toàn tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đầu tư mới cho 5 dự án FDI với tổng vốn đầu tư ... vốn đầu tư thu hút năm; năm 2012, thu hút 41 dự án FDI, vốn đầu tư đăng ký 1.157,86 triệu USD, chiếm 71,9% tổng số dự án 97,02% tổng vốn đầu tư thu hút năm; năm 2013, thu hút 100 dự án FDI, vốn. .. USD) Kết thu hút vốn đầu tư FDI giai đoạn 2011 2014 sau: năm 2011, thu hút 540,18 triệu USD vốn đầu tư đăng ký, chiếm 80,8% tổng vốn đầu tư thu hút năm; năm 2012, thu hút 1.157,86 triệu USD vốn đầu... án 97,22% tổng vốn đầu tư thu hút năm; tháng năm 2014, thu hút 76 dự án FDI, vốn đầu tư đăng ký 1.358,18 triệu USD, tháng năm 2014, Bắc Ninh tỉnh dẫn đầu toàn quốc thu hút vốn FDI với 1,48 tỷ

Ngày đăng: 13/10/2015, 17:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan