Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
1,14 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
NGUYỄN THỊ HUỲNH
ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỠNG CỦA CÁ NGÁT SỌC PLOTOSUS
SP Ở HÀ TIÊN KIÊN GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
NGUYỄN THỊ HUỲNH
ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỠNG CỦA CÁ NGÁT SỌC PLOTOSUS
SP Ở HÀ TIÊN KIÊN GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
T.s NGUYỄN BẠCH LOAN
ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỠNG CỦA CÁ NGÁT SỌC PLOTOSUS SP
Ở HÀ TIÊN – KIÊN GIANG
ABSTRACT
Plotosus sp which belongs to family Plotosidae, order Siluriformes is one of the highly
commercial valuable species and potential candidates for aquaculture in coastal area of
Mekong Delta. Fish samples were collected from fisherman, who fishery in natural water bodies
and Ha Tien market once a month from January to May 2014. The samples were kept in cold
condition and transported to the laboratory of College of Aquaculture and Fisheries, Can Tho
University for analyzed. The results showed that Plotosus sp is omnivorous though animal food
predominates with relative length of gut (RLG) of means is 1,55 ± 0,1. The composition of fish
feed in small groups composed of four types of food: TVPS, DVPS, crustaceans and worms.
When adult fish nutrition wide spectrum including crustaceans, fish, worms, molluscs, organic
humus, plant and animal plankton plankton. In which, rate of fish is the highest, next to
crustacean and worm were higher than other feed component in the fish’s alimentary tract.
Keywords: striped eel catfish, Plotosus sp, types of feeding
Title: The study on nutritional characteristics of striped eel catfish (Plotosus sp) in
Ha Tien – Kien Giang province.
TÓM TẮT
Ngát sọc (Plotosus sp) thuộc họ cá Ngát Plotosidae, bộ cá da trơn Siluriformes là một
trong những loài có giá trị kinh tế cao và có thể trở thành đối tượng nuôi mới ở vùng ven biển
Đồng bằng sông Cửu Long. Mẫu cá Ngát sọc được thu mua từ ngư dân (khai thác ở các thủy
vuawcj tự nhiên thuộc vùng biển Hà Tiên, Kiên Giang) và mua ở chợ Hà Tiên định kỳ mỗi tháng
một lần, từ tháng 01/2014 đến tháng 05/2014. Sau khi rửa sạch, mẫu được bảo quản lạnh và
vận chuyển về phòng thí ngiệm Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ để phân tích. Kết quả
cho thấy cá Ngát sọc Plotosus sp là loài ăn tạp thiên về động vật với trung bình chỉ số tương
quan giữa chiều dài ruột và chiều dài thân (RLG) là 1,55 ± 0,1. Thành phần thức ăn của cá ở
nhóm kích thước nhỏ gồm có 4 loại thức ăn: TVPS, ĐVPS, giáp xác và giun. Khi cá trưởng
thành có phổ dinh dưỡng khá rộng bao gồm giáp xác, cá, giun, thân mềm, mùn bã hữu cơ, thực
vật phiêu sinh và động vật phiêu sinh. Trong đó, cá chiếm tỉ lệ cao nhất, kế đến là giáp xác và
giun.
Từ khóa: Cá Ngát sọc, Plotosus sp, phổ dinh dưỡng
1. GIỚI THIỆU
Ngành nuôi trồng thủy sản đã phát triển ở Việt Nam từ rất lâu nhưng vẫn
chưa xứng tầm với tiềm năng sẵn có. Những năm gần đây, ngành Thủy sản phải
đối mặt với nhiều thách thức như ô nhiễm môi trường, hoạt động khai thác quá
mức không hợp lý của ngư dân, làm cho nguồn lợi thủy sản có xu hướng giảm
mạnh. Một trong những biện pháp để khắc phục tình trạng trên là đa dạng hóa đối
tượng nuôi nhất là các loài cá bản địa có giá trị kinh tế. Cá Ngát sọc (Plotosus sp)
là một loài cá nước lợ có tiềm năng phát triển trong tương lai với kích thước lớn,
1
chất lượng thịt thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao nên là đặc sản của nhiều
tỉnh, thành phố ven biển ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, lại có rất
ít nghiên cứu về đối tượng này, đa số chỉ tập trung vào mô tả, phân loại và phân
bố (Nguyễn Hữu Phụng và Nguyễn Nhật Thi, 1994). Vì vậy, đề tài được thực
hiện nhằm góp phần cung cấp những thông tin về đặc điểm dinh dưỡng làm tiền
đề cho những nghiên cứu tiếp theo về nhu cầu dinh dưỡng, sản xuất giống và chế
biến thức ăn phục vụ cho việc ương nuôi đối tượng này.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mẫu cá Ngát sọc dùng cho nghiên cứu được thu chủ yếu từ các ngư dân
(đặt lú, vây chà, lưới, ghe cào) và một số ít mẫu ở các chợ địa phương tại Hà
Tiên – Kiên Giang. Việc thu mẫu được tiến hành từ tháng 01/2014 đến tháng
05/2014, định kỳ mỗi tháng thu một lần. Mẫu cá sau khi thu sẽ được bảo quản
lạnh và chuyển về Phòng Ngư loại, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ.
Tại đây, cá được quan sát, cân, đo, đếm các chỉ tiêu hình thái theo I.F Pradvin
(1973), Trần Đắc Định và Phạm Thanh Liêm (2004). Sau đó, tiến hành giải phẫu
để quan sát cấu tạo các cơ quan tiêu hóa. Hệ số tương quan giữa chiều dài ruột và
chiều dài thân (RLG) được xác định theo công thức của Al – Hussainy (1949,
trích Trần Đắc Định và Phạm Thanh Liêm, 2004). Thức ăn trong ống tiêu hóa
được cố định bằng formol 2% và phân tích thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa
của cá theo phương pháp tần số xuất hiện (TSXH) và phương pháp đếm điểm của
Biswas (1993). Phổ dinh dưỡng là sự kết hợp giữa phương pháp TSXH và
phương pháp đếm điểm. Thành phần phiêu sinh thực vật và động vật được định
danh tới giống theo tài liệu của Dr. Akihiko Shirota (1966).
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Hình thái giải phẩu các cơ quan của ống tiêu hóa cá Ngát sọc Plotosus sp
Miệng: Cá Ngát sọc có miệng cận dưới, rộng, không co duỗi được. Cho
thấy cá bắt mồi ở tầng giữa và tầng đáy.
a)
b)
Hình 3.1. Răng (a) và miệng (b) cá Ngát sọc
2
Răng: phân bố cả hai hàm, vòm miệng và hầu. Răng cá Ngát sọc nhỏ,
ngắn, bén, phổ biến cho nhóm cá ăn động vật (Nguyễn Bạch Loan, 2004). Cá
Ngát sọc không có răng chó nên tính dữ sẽ ít hơn các loài cá như: cá lóc, cá leo.
Lược mang: Có hai hàng, màu trắng, mảnh, dài thưa, cứng chắc nằm trên
các cung mang. Số lược mang dao động 22 – 28, đây là một trong những chỉ tiêu
phân loại quan trọng giữa các loài cá trong họ Plotosidae.
Hình 3.2. Lược mang cá Ngát sọc Plotosus sp
Thực quản: dạng hình ống, to, ngắn, màu trắng, vách dày mặt trong có
nhiều nếp gấp nên co dãn tốt.
Dạ dày: dạ dày dạng ống dài, to, vách dày, mặt trong cũng có nhiều nếp
gấp nên có thể co dãn tốt để chứa thức ăn có kích thước lớn.
Ruột: Cá Ngát sọc thuộc nhóm cá ruột thẳng, ngắn (RLG = 1,55 ± 0,1), có
nhiều nếp gấp. Đây là dạng ruột thường gặp ở những loài cá ăn tạp thiên về động
vật.
Gan
Thực quản
Dạ dày
Mật
Ruột
Hình 3.3. Các cơ quan tiêu hóa của cá Ngát sọc Plotosus sp
3
Kết quả quan sát hình thái, cấu tạo các cơ quan tiêu hóa cho thấy cá Ngát
sọc là loài cá ăn tạp thiên về động vật.
3.2 Tương quan giữa chiều dài ruột (Li) và chiều dài thân (Lt)
Tính ăn của cá được dự đoán dựa vào chỉ số tương quan chiều dài ruột và
chiều dài thân (RLG Relative length of gut) của 106 mẫu cá. Theo Alikunhi và
Rao (1951) chiều dài ruột của các loài động vật thì phụ thuộc vào loại thức ăn tự
nhiên mà chúng tiêu thụ, chiều dài ruột tăng theo sự gia tăng tỉ lệ các loại thức ăn
thực vật trong khẩu phần ăn của cá. Giá trị này không những thay đổi giữa các
loài khác nhau mà còn thay đổi theo từng cá thể theo qua các giai đoạn phát triển
(Bảng 3.1).
Bảng 3.1 Biến động của hệ số RLG và khối lượng cơ thể cá Ngát sọc
Nhóm
Khối lượng thân (g)
Chiều dài tổng (cm)
RLG
Số mẫu (n)
1
1,94 – 2,5g
4,3 -6,8 cm
1,2
n = 18
2
21 – 80g
14,3 – 26 cm
1,57
n = 72
3
>80g
22,7 – 27 cm
1,61
n = 36
Bảng 3.1 cho thấy trong nhóm kích cỡ cá khảo sát, giá trị RLG tăng tỉ lệ
thuận với khối lượng thân cá. Theo Smith (1991, trích Nguyễn Bạch Loan, 2004)
chiều dài ruột cá phụ thuộc vào tuổi và loại thức ăn tự nhiên mà cá tiêu thụ.
Trong quá trình tăng trưởng, ống tiêu hóa của cá sẽ gia tăng về chiều dài và số
nếp gấp, điều này dẫn tới RLG tăng. Số nếp gấp càng nhiều càng làm tăng diện
tích tiếp xúc giữa thức ăn và enzyme tiêu hóa, thức ăn sẽ dễ tiêu hóa hơn.
Tỉ lệ giữa chiều dài ruột và chiều dài tổng cộng Li/Lt của cá Ngát sọc là:
1,55 ± 0,1. Chỉ số này ở cá Ngát sọc thấp hơn cá Bông Lau 1,67 (Leng Bun
Long, 2005) và cao hơn RLG của cá Leo 0,65 ± 0,11 (Nguyễn Bạch Loan, 2004).
Theo Nikolsky (1963, trích dẫn bởi Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004)
những loài cá ăn động vật sẽ có giá trị RLG ≤ 1. Như vậy, với giá trị RLG trung
bình >1 (1,55) có thể xếp cá Ngát sọc vào nhóm cá ăn tạp thiên về động vật.
3.2 Thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa của cá Ngát sọc (Plotosus sp)
3.2.1 Phương pháp tần số xuất hiện
Kết quả cho thấy, thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa của cá Ngát sọc
kích cỡ 1,94 – 2,5g gồm có 4 loại: TVPS, ĐVPS, giun. Trong đó, thường bắt gặp
là ĐVPS (50%) và giáp xác nhỏ (50%). Thức ăn trong ống tiêu hóa của cá Ngát
4
sọc ở nhóm kích cỡ 21 – 80g và lớn hơn 80g có 7 loại: giáp xác, cá, giun, mùn bã
hữu cơ, thân mềm, động vật phiêu sinh (ĐVPS), thực vật phiêu sinh (TVPS).
Trong đó giáp xác (chủ yếu là nhóm giáp xác lớn: tôm, tép…), cá, giun và TVPS
chiếm tỉ lệ cao.
a)
b)
a)
c)
Hình 3.4. Tần số xuất hiện của các loại thức ăn trong ống tiêu hóa cá Ngát sọc
ở các kích cỡ khác nhau. a) Nhóm 1, b) Nhóm 2, c) Nhóm 3
Ở cả ba nhóm kích cỡ, tuy có tần số xuất hiện khá cao nhưng thực vật
phiêu sinh được tìm thấy nhiều ở ruột sau, còn nguyên hình dạng. Trong khi đó,
lược mang của cá ngát dạng mảnh, dài, thưa không phù hợp cho việc lọc thức ăn
có kích thước quá nhỏ như thực vật phiêu sinh; do đó, đây có thể là thức ăn ngẫu
nhiên của cá Ngát sọc.
3.2.2 Phương pháp đếm điểm
Kết quả phân tích thức ăn trong ống tiêu hóa của cá Ngát sọc (Plotosus sp)
bằng phương pháp đếm điểm cho thấy có khác biệt so với phương pháp TSXH. Ở
nhóm cá thứ nhất giun có điểm số lớn nhất (72,91%), kế đến là ĐVPS (19,79%)
và giáp xác (5,8%), thấp nhất là TVPS (1,5%). Còn ở nhóm thứ hai và nhóm thứ
5
ba thì cá có điểm số lớn nhất lần lượt là 50,93% và 47,08%, tiếp đến là giáp xác
và giun. Các loại thức ăn còn lại điểm số tương đối thấp hơn (Hình 3.5).
Hình 3.5. Điểm số của các loại thức ăn trong ống tiêu hóa ở cá Ngát sọc
Tuy với TSXH khá lớn nhưng kích thước của các loài tảo nhỏ nên điểm số
của thực vật phiêu sinh thấp. Theo kết quả phân tích thì loại thức ăn cá tuy TSXH
không cao bằng giáp xác và giun, nhưng với kích thước lớn nên điểm số cao
nhất.
3.2.3 Phổ dinh dưỡng của cá Ngát sọc
Phổ dinh dưỡng của cá là sự kết hợp giữa phương pháp tần số xuất hiện và
phương pháp đếm điểm. Kết quả cho thấy phổ dinh dưỡng của cá Ngát sọc ở
nhóm kích cỡ 1,94 – 2,5g có 4 loại thức ăn, trong đó giun có tỉ lệ cao nhất
(81,17%), thấp nhất là TVPS (1,7%). Nhóm cá 21 – 80g, có phổ dinh dưỡng
phong phú hơn bao gồm 7 loại: TVPS (2,77%), ĐVPS (0,58%), cá (47,94%),
giáp xác (3,75%), thân mềm (3,75%), giun (31,97%) và MBHC (7,33%). Những
mẫu cá có kích cỡ lớn hơn 80g không có biến động nhiều so với nhóm thứ hai,
chiếm tỉ lệ cao nhất vẫn là cá (51,18%), và thấp nhất ĐVPS và TVPS lần lượt là
0,24% và 1,81%. Phổ thức ăn này khá phong phú và thích hợp với đặc điểm cấu
tạo cơ quan tiêu hóa (miệng cận dưới, râu phát triển, dạ dày to, vách dày, ruột
ngắn, có nhiều nếp gấp). Trong đó, cá và giáp xác là 2 loại thức ăn có TSXH cao
và được cá tiêu hóa tốt. Do khi phân tích ruột sau của cá Ngát sọc thường bắt gặp
các mảnh vỏ kitin của giáp xác, vẩy và xương cá.
6
b)
a)
c)
Hình 3.6. Phổ dinh dưỡng cá Ngát sọc ở các kích cỡ khác nhau 1,94 – 2,5g (a),
21 – 80g (b) và trên 80g (c)
Từ các kết quả trên có thể kết luận cá Ngát sọc là loài cá ăn tạp thiên về
động vật. Thức ăn ưa thích của cá ở giai đoạn cá lớn là giáp xác, cá và giun, giai
đoạn cá nhỏ 1,94 – 2g là giáp xác nhỏ, giun và ĐVPS (chủ yếu là copepoida).
4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1 Kết luận
Cá Ngát sọc là loài cá ăn tạp thiên về động vật
Chỉ số tương quan chiều dài ruột trên chiều dài tổng (RLG) trung bình của
cá là 1,55 ± 0,1. Chỉ số này biến động theo sự gia tăng của khối lượng cơ thể cá.
7
c)
Nhóm cá 1,94 – 2,5g chỉ số RLG là 1,2, ở nhóm cá từ 21 đến 80g chỉ số này tăng
lên 1,57 và nhóm cá có kích thước lớn hơn 80g là 1,61.
Thức ăn của cá Ngát sọc ở kích cỡ 1,94 đến 2,5g gồm có: TVPS, ĐVPS,
giáp xác nhỏ và giun.
Thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa của cá Ngát sọc trưởng thành có 7
loại: TVPS, ĐVPS, cá, giáp xác, giun, thân mềm và MBHC. Trong đó cá là loại
thức ăn chiếm tỉ lệ cao nhất trong phổ dinh dưỡng của cá.
4.2 Đề xuất
Tiếp tục nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng của cá Ngát sọc ở mùa mưa.
Tiếp tục nghiên cứu đặc điểm sinh sản của cá Ngát sọc phục vụ cho sinh
sản nhân tạo, ương và nuôi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Âu Văn Hóa, 2011. Đặc điểm hình thái phân loại và dinh dưỡng của cá Ngát sọc
(plotosus lineatus). Luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành Nuôi trồng Thủy
sản. Đại học Cần thơ. 32 trang.
Biswas, S.P., 1993. Manual of Method in fish Biology, South Asian Publishers,
Pvt. Ltd., New Delhi, International Book Co., Abseco Hilands, N. J. India.
Dr .Akihiko Shirota, 1966. The Plankton south Viet Nam fresh water and Marine
plankton. Overseas technical cooperation Agency.
I.F. Pravdin, 1973 Phạm Thị Minh Giang dịch. Hướng dẫn nghiên cứu cá. Nxb
khoa học và kỹ thuật Hà Nội.
Nelson, Joseph S. Fishes of the world (fourth edition). Wiley. John wiley & Sons.
InC. Canada. Trang 163 – 180.
Leng Bun Long, 2005. Nghiên cứu đặc điểm sinh học cá Bông Lau (Pangasius
krempfi). Luận văn cao học. Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Bạch Loan, 2010. Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng của cá Ngát
(Plotosus canius Hamilton, 1822). Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ,
chuyên ngành thủy sản số 15a. 198-206.
Nguyễn Bạch Loan, 2012. Đặc điểm sinh học của cá Ngát (Plotosus canius
Hamilton, 1822) phân bố trên tuyến sông Hậu, Việt Nam. Luận văn tiến sĩ. Đại
học Cần thơ.
Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004. Giáo trình Phương pháp nghiên cứu
sinh học cá. Tủ sách Đại học Cần thơ, 81 trang.
Phan Phương Loan, 2006. Nghiên cứu đặc điểm sinh học cá Leo (Wallago attu)
tại An Giang. Luận văn cao học. Đại học Cần Thơ.
Vũ Ngọc Út và Dương Thị Hoàng Oanh. Giáo trình động và thực vật thủy sinh.
Đại học Cần Thơ. 308 trang.
8
THÔNG TIN LUẬN VĂN/LUẬN ÁN TỐT NGHIỆP
ĐẠI HỌC, CAO HỌC VÀ NGHIÊN CỨU SINH
KHOA THỦY SẢN – TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Tên đề tài
Abcdef
Bậc đào tạo
Ngành/Chuyên ngành
Năm
Sinh viên/ học viên/ NCS thực hiện (MSSV)
Số trang
Cán bộ hướng dẫn
Nguồn kinh phí
Đại học chính quy
Nuôi trồng thuỷ sản
2011-2014
Nguyễn Thị Huỳnh (3112859)
8 trang
T.s Nguyễn Bạch Loan
Nguồn Đào Tạo
Tóm tắt
Abstract (Đối với SV chương trình tiên tiến, Cao học và NCS)
Title: ……………….
(Ghi chú: - Tên File: Họ và tên tác giả - năm – Tên đề tài)
- Tóm tắt đề tài: New Romance, size 10; Trong 1 trang này đối với Đề tài đại học, 1-2 trang đối
với đề tài cao học và NCS; Đầy đủ thông tin mục tiêu, nội dung, phương pháp, kết quả, kết luận, ý nghĩa)
[...]... Tên đề tài Abcdef Bậc đào tạo Ngành/Chuyên ngành Năm Sinh viên/ học viên/ NCS thực hiện (MSSV) Số trang Cán bộ hướng dẫn Nguồn kinh phí Đại học chính quy Nuôi trồng thuỷ sản 2011-2014 Nguyễn Thị Huỳnh (3112859) 8 trang T.s Nguyễn Bạch Loan Nguồn Đào Tạo Tóm tắt Abstract (Đối với SV chương trình tiên tiến, Cao học và NCS) Title: ……………… (Ghi chú: - Tên File: Họ và tên tác giả - năm – Tên đề tài) - Tóm ... HUỲNH ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỠNG CỦA CÁ NGÁT SỌC PLOTOSUS SP Ở HÀ TIÊN KIÊN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN T.s NGUYỄN BẠCH LOAN ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỠNG CỦA CÁ NGÁT SỌC PLOTOSUS. .. sọc trưởng thành có loại: TVPS, ĐVPS, cá, giáp xác, giun, thân mềm MBHC Trong cá loại thức ăn chiếm tỉ lệ cao phổ dinh dưỡng cá 4.2 Đề xuất Tiếp tục nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng cá Ngát sọc mùa... nhiên cá Ngát sọc 3.2.2 Phương pháp đếm điểm Kết phân tích thức ăn ống tiêu hóa cá Ngát sọc (Plotosus sp) phương pháp đếm điểm cho thấy có khác biệt so với phương pháp TSXH Ở nhóm cá thứ giun có điểm