Vào thế kỷ XIX, Vua Thái Lan đã ký hiệp ước với các cường quốc châu Âu và thi hành chính sách hiện đại hóa, áp dụng những sự cách tân theo kiểu châu Âu trong hoạt động của Nhà nước.. Vua
Trang 1BÀI THẢO LUẬN NHÓM IV.
Đề tài: Mô hình hành chính của Thái Lan hoặc 1 nước đang phát triển ( mô hình Nhà nước, tổ chức bộ máy Trung ương – địa phương, tổ chức công vụ và đánh giá)
Bài làm:
1.Tổng quan về Vương quốc Thái Lan:
• Vị trí địa lý: Đông Nam Á
• Thủ đô: Bangkok
• Diện tích: 514.000 km2
• Dân số: gần 66,5 triệu người (2010)
• GDP: 539,871 tỷ USD (2009)
• Mô hình nhà nước: Quân chủ lập hiến
• Quốc vương: Bhumibol Adulyadej
• Thủ tướng: Jingluck
Vương quốc Thái Lan là một trong những quốc gia lớn trong khu vực Đông Nam Á Về cấu trúc địa lý có thể chia Thái Lan thành 4 miền: miền Bắc, miền Đông Bắc, cao nguyên miền Trung và miền Nam với những điểm tương đối khác biệt Ngôn ngữ được sử dụng ở Thái Lan
là tiếng Thái, tiếng Anh và tiếng Hán cũng được sử dụng rộng rãi
Thái Lan là đất nước Phật giáo với hơn 95% dân cư theo đạo phật
Thái Lan là nước thành viên Liên Hợp Quốc và là một trong những thành viên sang lập, có tiếng nói quan trọng trong khối ASEAN
Lịch sử phát triển của Nhà nước Thái Lan gắn liền với sự cầm quyền của nhiều đời vua Cho đến ngày nay, Vua Thái Lan vẫn được coi là trung tâm quyền lực mặc dù Thái Lan đã chuyển sang chế độ quân chủ lập hiến từ tương đối lâu Theo truyền thống, quốc khánh Thái Lan chính là ngày sinh nhật của Vua đương quyền
2 CẤU TRÚC NHÀ NƯỚC:
Thái Lan có một đặc điểm quan trọng khác với nhiều nước đang phát triển khác trên thế giới
là đất nước này không phải trải qua thời kỳ thuộc địa của phương Tây Thể chế hành chính Nhà nước Thái Lan chuyển từ chế độ quân chủ chuyên chế với quyền lực tối thượng nằm trong tay nhà Vua sang chế độ quân chủ lập hiến kể từ năm 1932 Vào thế kỷ XIX, Vua Thái Lan đã ký hiệp ước với các cường quốc châu Âu và thi hành chính sách hiện đại hóa, áp dụng những sự cách tân theo kiểu châu Âu trong hoạt động của Nhà nước Vua Cholongkom trong suốt một thời gian dài (1868-1910) đã tiến hành những cải cách quan trọng và mạnh
Trang 2mẽ về thể chế hành chính và hoạt động công vụ Những cải cách này đã tạo nên những thay đổi to lớn trong hành chính Thái Lan hiện đại
Hiện nay, theo quy định của Hiến pháp Thái Lan nhà Vua vẫn là nguyên thủ quốc gia, theo chế độ kế vị và nắm giữ quyền bổ nhiệm Thủ tướng Trên thực tế, do ảnh hưởng của uy tín
và giành được sự tôn trọng của người dân nên quyền lực của nhà Vua còn lớn hơn so với quy định của Hiến Pháp
Hiến pháp Thái Lan hiện được ban hành năm 1991 và được bổ sung năm 1992, lập ra chế
độ dân chủ và Chính phủ liên hiệp nhiều đảng (sau cuộc đảo chính quân sự năm 1991) và
bộ máy thư lại, lực lượng vũ trang quân đội, cảnh sát và thiết lập bộ máy hành chính dân sự
Hiến pháp 1991 của Thái Lan quy định việc thiết lập nên một cơ quan lập pháp là Quốc hội với hai viện: Hạ viện với các nghị sĩ do nhân dân trực tiếp bầu ra, và Thượng viện với các Thượng nghị sĩ do chỉ định Hiến pháp cũng quy định Chính phủ với Thủ tướng đứng đầu là
cơ quan hành pháp cao nhất của Thái Lan Đến tháng 6/1992, Hiến pháp này được Quốc hội sữa đổi, quy định một số điểm mới như: Thủ tướng nhất thiết phải là một Nghị sĩ được bầu
ra trong thành phần Hạ viện; hạn chế quyền hạn của Thượng nghị viện ở việc điều tra hay phủ quyết các dự luật; và Chủ tịch Hạ nghị viện đồng thời là Chủ tịch Quốc hội
Các cuộc cải cách khu vực công năm 1992 hướng vào việc tinh giản bộ máy hành chính Thể chế hành chính được cải cách theo hướng hiện đại, và yêu cầu xây dựng một đội ngũ công chức chuyên môn hóa cao và trong sạch; Chính phủ đóng vai trò ủng hộ, xúc tác, thúc đẩy, hơn là vai trò kiểm soát hành chính, cho nên thể chế được cải cách nhiều hướng phân quyền, tư nhân hóa, phi quy chế hóa
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC THÁI LAN
Quyền Hành Pháp
(CHÍNH PHỦ)
Quyền Tư Pháp
(TÒA ÁN)
Trang 3Quyền Lập Pháp
(QUỐC HỘI)
Chúng ta có thể khái quát một số đặc điểm trọng tâm sau:
Tổ chức bộ máy nhà nước: Cấu trúc đơn nhất
2.1 Vua:
- Nguyên thủ Quốc gia, theo chế độ kế vị, bất khả xâm phạm;
- Tổng tư lệnh quân đội;
- Nắm quyền bổ nhiệm Thủ tướng theo sự đề cử của Quốc hội;
- Có quyền giải tán Quốc hội và cho bầu cử quốc hội mới;
- Nhà lãnh đạo tinh thần phật giáo của đất nước,…
- Ban hành tình trạng khẩn cấp;
- Ký ban hành các dự luật khi Quốc hội thông qua
2.2 Quyền lập pháp:
• Quốc hội gồm Thượng viện và Hạ viện
• Chủ tịch Hạ viện là Chủ tịch Quốc hội
• Hạ viện: 500 thành viên trên 25 tuổi, phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 4 năm
• Thượng viện: 200 thành viên trên 40 tuổi, do Vua bổ nhiệm theo sự đề cử của Thủ tướng, nhiệm kỳ 6 năm, chính trực, không thiên vị chính trị, không đảng phái Một dự luật được Quốc hội thông qua sau đó trình nhà Vua ký ban hành
Trường hợp nhà Vua không đồng ý ký dự luật đó thì Quốc hội phải thảo luận lại Nếu có trên 2/3 nghị sĩ đồng ý thì trình lại nhà Vua xem xét Nếu nhà Vua tiếp tục không đồng ý thì Thủ tướng Chính phủ có quyền ký công bố và xem như luật đó có hiệu lực thi hành Điều đặc biệt ở Thái Lan chính là chủ thể có quyền trình dư án luật là:
- Chính phủ
- Đại biểu Quốc hội
- Hoặc lớn hơn 50.000 người dân
Luật pháp: dựa trên hệ thống dân luật (civil Law- hệ thống Luật Châu Âu lục địa), với các ảnh hưởng của thông luật Anh (common law: dựa trên thông tục, tập quán, án lệ)
2.3 Quyền hành pháp: Chính phủ
Quyền Hành pháp: thuộc về Chính phủ, Chính phủ gồm Thủ tướng, các Phó thủ tướng và các Bộ trưởng
2.4 Quyền Tư pháp: Tòa án
Toà án đóng góp ý kiến đối với các dự luật, hệ thống Toà án gồm có: Toà án tối cao, toà phúc thẩm, toà sơ thẩm
Toà án tối cao xử phúc thẩm cao nhất tất cả các lĩnh vực (giám đốc thẩm hay chung thẩm) Toà phúc thẩm xử tất cả các loại án
Có 8 toà sơ thẩm (cấp 1): Toà dân sự, Toà hình sự, Toà gia đình, Toà vị thành niên, Toà lao động, Toà thuế vụ, các Toà án tỉnh
3 TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC:
3.1 Chính phủ Trung ương:
Ở Thái Lan, quyền hành pháp được trao cho Chính phủ Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ và làm nhiệm vụ điều phối chính sách của Chính phủ Căn cứ vào đề nghị của Quốc hội, Nhà vua bổ nhiệm Thủ tướng Chính phủ Ngoài ra, Thủ tướng còn nắm quyền
đề nghị nhà Vua bổ nhiệm các Chánh án và các công chức cao cấp Nội các có vai trò cố vấn cho nhà vua về việc thực hiện các chức năng của mình
Thành phần của Nội các gồm Thủ tướng và Bộ trưởng của các bộ sau đây:
Trang 4- Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã
- Bộ Thương mại
- Bộ Quốc phòng
- Bộ Giáo dục
- Bộ Ngoại giao
- Bộ Tài chính
- Bộ Công nghiệp
- Bộ Nội vụ
- Bộ Tư pháp
- Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội
- Bộ Y tế
- Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
- Bộ Giao thông và Liên lạc
- Bộ Đại học
3.2 Chính quyền địa phương:
Chính quyền địa phương của Thái Lan được tổ chức theo nguyên tắc phân quyền, tản quyền, có các đơn vị chính quyền địa phương đặc biệt với các quyền bán tự trị
Cả nước có 76 tỉnh Có 2 thành phố trực thuộc trung ương là: Bangkok và Pattaya Tỉnh trưởng và 2 Phó Tỉnh trưởng do Bộ Nội vụ bổ nhiệm
Địa giới hành chính gồm: Tỉnh - quận / huyện - Phường/ xã - làng
Các loại hình chính quyền địa phương như sau:
v Chính quyền Thủ đô Bangkok :
Gồm có 36 quận và các cơ quan đại diện và cơ quan hành chính Cơ quan đại diện có tên gọi là Hội đồng thủ đô, gồm các đại biểu được bầu ra với nhiệm kỳ bốn năm Hội đồng có thể chất vấn và tranh luận các hoạt động do cơ quan hành chính tiến hành hay dự kiến thực hiện Cơ quan hành pháp cũng bao gồm các đại biểu dân cử, gồm 1 Thống đốc và 4 Phó Thống đốc
v Thành phố Pattaya:
Được xem là vùng hành chính đặc biệt kể từ năm 1978 do ngành du lịch tại đây mở rộng
ra rất nhiều Thành phố có một cơ quan Hội đồng đại diện gồm 9 đại biểu dân cử và 8 thành viên bổ nhiệm Thị trưởng được bầu trong số đó
v Chính quyền tỉnh:
Được thiết lập ở các vùng nông thôn ngoài phạm vi các đô thị và các quận vệ tinh Hội đồng tỉnh có từ 18 đến 36 đại biểu dân cử, nhiệm kỳ 4 năm Nhiệm kỳ chính của Ủy viên Hội đồng là xem xét lại các hoạt động của chính quyền tỉnh Tỉnh trưởng là người đứng đầu chính quyền tỉnh, chịu trách nhiệm điều hành hành chính
v Chính quyền đô thị:
Có thể chia thành 3 loại: Thành phố, Thị trấn và Xã
Việc phân chia này căn cứ vào mật độ đân số và nguồn thu tại địa phương sở tại để tự quản lý Mỗi chính quyền có hai loại hình cơ quan: Cơ quan dân cử có từ 12 đến 24 đại biểu được bầu ra với nhiệm kỳ 4 năm và cơ quan chấp hành có Thị trưởng và các Phó Thị trưởng, bắt buộc phải là đại biểu của Hội đồng dân cử Số lượng các Phó Thị trưởng có từ 2-4 người, tùy thuộc vào sự phân loại đô thị đó Có một nhân viên hành chính đô thị giúp việc cho thị trưởng trong việc theo dõi các hoạt động
v Chính quyền các quận theo hệ thống vệ tinh:
Quận vệ tinh được tổ chức theo hệ thống quản lý Ban có các quan chức dân cử và bổ nhiệm Quận trưởng thường là Chủ tịch Ủy ban Mỗi quận có 9 đại biểu được dân sở tại bầu ra cho nhiệm kỳ 4 năm
Trang 5* Chức năng của chính quyền địa phương bao gồm:
Chính quyền địa phương thực hiện các chức năng quản lý, điều hành hành chính và cung cấp các dịch vụ công như: Thu lượm rác thải, vệ sinh đường phố, duy tu các phương tiện giao thong, thoát nước, ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm, cấp nước, hệ thống đèn chiếu sáng và phòng cháy
Cấp chính quyền địa phương càng thấp thì các nhiệm vụ hành chính càng giảm
Có một số chức năng đồng thời là của Chính phủ trung ương và chính quyền địa phương Trong trường hợp này, Chính phủ trung ương không chỉ tham gia vào việc cung cấp dịch
vụ, và chịu trách nhiệm theo dõi và kiểm soát việc thực hiện của chính quyền địa
phương
4 TỔ CHỨC CÔNG VỤ:
Chế độ công vụ Thái Lan đã có từ thời kỳ Sukhothai (1238-1378), sau đó trải qua giai đoạn Ayudhya (1350-1767), và cuối cùng là giai đoạn Bangkok (từ 1782 đến nay) Thời
kỳ đầu tiên đặc trưng bằng mối quan hệ chuyên chế và gia trưởng của nhà Vua và nhân dân lo toan kiếm sống trong thời bình và đoàn kết đấu tranh chống kẻ thù mỗi khi có chiến tranh Hình thức chuyên quyền độc đoán này về sau được thay thế bằng mối quan
hệ “chủ-tớ” vào thời kỳ Ayudhya với nghĩa vụ của người dân là phục vụ nhà Vua Năm
1982, nhà Vua Cholongkom đã thực hiện nhiều biện pháp cách tân theo hướng tổ chức
hệ thống quyền lực theo cấp bậc và thành lập ra 12 bộ Trên nền tảng các cải cách mới, lần đầu tiên Thái Lan đã có sự phân biệt chức năng quân sự với chức năng dân sự Thái Lan đã ban hành Luật Công vụ đầu tiên vào năm 1928 với hai đặc điểm nổi bậc là
“nguyên tắc làm việc suốt đời và cơ hội bình đẳng trong tuyển dụng” Sau đó có các Luật Công vụ khác ban hành vào những năm 1936, 1942, 1952, 1954, và 1975 Luật Công vụ
1975 được xem là một cải cách lớn trong công vụ nước này, do nó thay thế hệ thống công vụ lâu đời dựa vào thứ bậc của con người trong xã hội bằng một hệ thống phân loại chức danh hiện đại Theo quy định của Luật Công vụ 1975, các quan chức chính trị không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này, và cấm các công chức không được trở thành các quan chức chính trị
Chế độ công vụ hiện nay của Thái Lan dựa theo hệ thống công tích, thực tài và căn cứ vào bốn khái niệm chủ yếu:
+ Năng lực
+ Cơ hội công bằng
+ An toàn công việc và
+ Trung lập về chính trị
Cơ quan quản lý nhân sự trung ương là Hội đồng Công vụ Thái Lan với nhiều chức năng
và nhiệm vụ khác nhau Tổng số công chức trong cả nước khoảng 1,2 triệu người
Các chức danh công vụ được phân loại thành ba khung:
+ Các chức danh chung
+ Các chức danh chuyên môn
+ Các chức danh điều hành cao cấp nhất
Khái niệm khung nhằm giúp phát triển các thang lương, các chức danh và quản lý chức nghiệp Các chức danh này còn được phân loại thành tám nhóm ngành nghề và các bậc Việc tuyển dụng công chức thuộc trách nhiệm của Hội đồng Công vụ và tiến hành theo 3 hình thức là:
+ Thi tuyển cạnh tranh
+ Xét tuyển
+ Bổ nhiệm đối với những người có trình độ chuyên môn đặc biệt vào các chức vụ chuyên gia
Thi tuyển bao gồm nội dung:
+ Kiến thức chung
Trang 6+ Kiến thức cụ thể
Và sau khi thi tuyển Hội đồng tuyển dụng công chức còn kiểm tra xem cá nhân đó có phù hợp với chức danh định tuyển hay không qua xem xét hồ sơ, kinh nghiệm công tác và quá trình giáo dục của người này
Đánh giá công chức do cấp trên trực tiếp của người công chức thực hiện mỗi năm hai lần vào tháng 4 và tháng 9 hàng năm
Các yếu tố đánh giá như:
+ Kết quả công tác
+ Trình độ chuyên môn
+ Kỹ luật lao động
Kết quả đánh giá được sử dụng làm căn cứ chính để nâng lương và quyết định mức nâng lương cho công chức, người nào không đạt qua đánh giá thì năm đó không được nâng lương
6 ĐÁNH GIÁ CHUNG:
Từ đặc điểm nền hành chính của các nước đang phát triển và cách diễn giải một điển hình nền hành chính của Thái Lan, ta có thể học tập ở họ những điểm then chốt:
Thứ nhất, tiêu chuẩn của Thượng nghị sĩ (chính trực, không đảng phái) buộc họ phải tập trung thực hiện nhiệm vụ tại Quốc hội, tích cực tham gia phản biện các chính sách của Chính phủ;
Thứ hai, chính quyền địa phương được tổ chức đa dạng về loại hình giúp khai thác được tiềm năng, lợi thế về quy mô, vị trí của từng địa phương;
Thứ ba, thái Lan là một nước đang phát triển, nhưng đã sớm áp dụng được những cải cách
và hiện đại hóa hoạt động quản lý nhà nước theo mô hình tiến bộ của các nước phương Tây;
Thứ tư, về cách thức, nội dung tuyển dụng công chức của Thái Lan có nhiều điểm tích cực
mà Việt Nam cần nghiên cứu và lựa chọn những điểm phù hợp để áp dụng nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ;
Thứ năm, Luật đạo đức Công vụ ra đời 1994 là bước cải cách tích cực trong nền công vụ Thái Lan Việt Nam nên chăng cũng cần có một hệ thống pháp luật liên quan đến vấn đề đạo đức công vụ, công chức giống như Thái Lan đang làm,…