Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 17 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
17
Dung lượng
260,86 KB
Nội dung
Chương II CHỦ THỂ CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM Bài 4 CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC I. KHÁI NIỆM VÀ ÐẶC ÐIỂM CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC. 1. Khái niệm cơ quan nhà nước. 2. Ðặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước. II. PHÂN LOẠI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC. 1. Theo căn cứ pháp lý để thành lập: cơ quan hành chính nhà nước được phân thành hai loại. 2. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ hoạt động. 3. Căn cứ vào tính chất và phạm vi thẩm quyền. 4. Căn cứ vào cách thức tổ chức và giải quyết công việc. III. HỆ THỐNG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC. 1. Các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương. 2. Các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. 3. Các đơn vị cơ sở trực thuộc cơ quan hành chính nhà nước. IV. CẢI TỔ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC TRONG CÔNG CUỘC CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA. ________________________________________________________________________ _______________________ I. KHÁI NIỆM VÀ ÐẶC ÐIỂM CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC. 1. Khái niệm cơ quan nhà nước Bộ máy nhà nước là một chỉnh thể thống nhất, được tạo thành bởi các cơ quan nhà nước. Bộ máy nhà nước Việt nam gồm bốn hệ thống cơ quan chính: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan toà án và cơ quan kiểm sát. Theo Hiến pháp 1992, bộ máy nhà nước được phác thảo như sau: Thông qua bản phác thảo, luật Việt nam đặt vai trò của cơ quan lập pháp rất lớn, không chỉ thiết lập ra các hệ thống cơ quan khác mà còn là cơ quan chỉ đạo, giám sát chung. Tuy nhiên, cơ quan chấp hành của Quốc hội là Chính phủ (cơ quan đứng đầu hệ thống cơ quan hành pháp), cũng có vai trò rất quan trọng trong việc quản lý nhà nước và thực thi các văn bản mà Quốc hội ban hành. Hệ thống cơ quan đứng đầu là Chính phủ, thực hiện chức năng hành pháp là cơ quan hành chính nhà nước. Tóm lại, cơ quan hành chính nhà nước là một loại cơ quan trong bộ máy nhà nước được thành lập theo hiến pháp và pháp luật, để thực hiện quyền lực nhà nước, có chức năng quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. 2. Ðặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước a. Ðặc điểm chung Cơ quan hành chính nhà nước là một loại cơ quan nhà nước, là một bộ phận cấu thành bộ máy nhà nước. Do vậy, cơ quan hành chính nhà nước cũng mang đầy đủ các đặc điểm chung của các cơ quan nhà nước . Cụ thể là: 1. Cơ quan hành chính nhà nước hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, được tổ chức và hoạt động trên nguyên tắc tập trung dân chủ. Tính quyền lực nhà nước thể hiện ở chổ: + Cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận của bộ máy nhà nước; + Cơ quan hành chính nhà nước nhân danh nhà nước để hoạt động. 2. Mỗi cơ quan hành chính nhà nước đều có một thẩm quyền nhất định, thẩm quyền này do pháp luật quy định, đó là tổng thể những quyền và nghĩa vụ cụ thể mang tính quyền lực, được nhà nước trao cho để thực hiện nhiệm vụ, chức năng của mình, cụ thể: + Các cơ quan nhà nước tổ chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật và để thực hiện pháp luật; + Trong quá trình hoạt động có quyền ban hành các quyết định hành chính thể hiện dưới hình thức là các văn bản pháp quy và các văn bản cá biệt; + Ðược thành lập theo quy định của Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh hoặc theo quyết định của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên; + Ðược đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp và báo cáo hoạt động trước cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp; + Có tính độc lập và sáng tạo trong tác nghiệp điều hành nhưng theo nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc quyền lực phục tùng. 3. Về mặt thẩm quyền thì cơ quan hành chính nhà nước được quyền đơn phương ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính và văn bản đó có hiệu lực bắt buộc đối với các đối tượng có liên quan; cơ quan hành chính nhà nước có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với các đối tượng chịu sự tác động, quản lý của cơ quan hành chính nhà nước. b. Ðặc điểm đặc thù 1. Cơ quan hành chính nhà nước có chức năng quản lý hành chính nhà nước, thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong khi đó các cơ quan nhà nước khác chỉ tham gia vào hoạt động quản lý trong phạm vi, lĩnh vực nhất định. 2. Cơ quan hành chính nhà nước nói chung là cơ quan chấp hành, điều hành của cơ quan quyền lực nhà nước: + Thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động chấp hành, điều hành. Ðiều đó có nghĩa là cơ quan hành chính nhà nước chỉ tiến hành các hoạt động để chấp hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết của cơ quan quyền lực nhà nước trong phạm vi hoạt động chấp hành, điều hành của nhà nước. + Các cơ quan hành chính nhà nước đều trực tiếp hoặc gián tiếp phụ thuộc vào cơ quan quyền lực nhà nước, chịu sự lãnh đạo, giám sát, kiểm tra của các cơ quan quyền lực nhà nước cấp tương ứng và chịu trách nhiệm báo cáo trước cơ quan đó. + Các cơ quan hành chính nhà nước có quyền thành lập ra các cơ quan chuyên môn để giúp cho cơ quan hành chính nhà nước hoàn thành nhiệm vụ. 3. Cơ quan hành chính nhà nước là hệ thống cơ quan có mối liên hệ chặt và có đối tượng quản lý rộng lớn. + Ðó là hệ thống các đơn vị cơ sở như công ty, tổng công ty, nhà máy, xí nghiệp thuộc lĩnh vực kinh tế; trong lĩnh vực giáo dục có trường học; trong lĩnh vực y tế có bệnh viện + Hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước mang tính thường xuyên, liên tục và tương đối ổn định, là cầu nối đưa đường lối, chính sách pháp luật vào cuộc sống. + Tất cả các cơ quan hành chính nhà nước có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đó là mối quan hệ trực thuộc trên-dưới, trực thuộc ngang-dọc, quan hệ chéo tạo thành một hệ thống thống nhất mà trung tâm chỉ đạo là Chính phủ. 4. Cơ quan hành chính nhà nước có chức năng quản lý nhà nước dưới hai hình thức là ban hành các văn bản quy phạm và văn bản cá biệt trên cơ sở hiến pháp, luật, pháp lệnh và các văn bản của các cơ quan hành chính nhà nước cấp trên nhằm chấp hành, thực hiện các văn bản đó. Mặt khác trực tiếp chỉ đạo, điều hành, kiểm tra hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước dưới quyền và các đơn vị cơ sở trực thuộc của mình. 5. Cơ quan hành chính nhà nước là chủ thể cơ bản, quan trọng nhất của Luật hành chính. Tóm lại, cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, trong phạm vi thẩm quyền của mình thưc hiện hoạt động chấp hành - điều hành và tham gia chính yếu vào hoạt động quản lý nhà nước. II. PHÂN LOẠI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Việc phân loại các cơ quan hành chính nhà nước được tiến hành dựa trên những căn cứ, những tiêu chuẩn khác nhau. Có thể căn cứ vào những quy định của pháp luật, trình tự thành lập, địa giới hoạt động, nguyên tắc tổ chức và quản lý công việc Tùy thuộc vào từng loại căn cứ mà ta có các loại cơ quan hành chính nhà nước sau: 1. Theo căn cứ pháp lý để thành lập: cơ quan hành chính nhà nước được phân thành hai loại: * Loại 1: Các cơ quan hiến định: là loại cơ quan hành chính nhà nước + Do Hiến pháp quy định việc thành lập. + Ðược thành lập trên cơ sở các đạo luật và văn bản dưới luật. Ðây là các cơ quan hành chính nhà nước mà việc tổ chức, hoạt động của cơ quan này do hiến pháp quy định bao gồm các cơ quan: Chính phủ, các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, UBND các cấp. Ðây là những cơ quan hành chính nhà nước quan trọng nhất, có vị trí ổn định, tồn tại lâu dài. * Loại 2: Các cơ quan luật định: là cơ quan hành chính nhà nước do luật, các văn bản dưới luật quy định việc thành lập. + Ðây là các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn kể cả ở trung ương và địa phương. Bao gồm các tổng cục, các cục, sở, phòng, ban các cơ quan này là cơ quan chuyên môn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung. + Ðược thành lập trên cơ sở Hiến pháp, nhưng có tính năng động hơn, phù hợp với những thay đổi của hoạt động quản lý nhà nước. 2. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ hoạt động Cơ quan hành chính nhà nước được phân làm cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. - Cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương: bao gồm Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Các cơ quan này hoạt động trên phạm vi toàn quốc, văn bản pháp luật do các cơ quan này ban hành có hiệu lực trên phạm vi cả nước và có tính bắt buộc thi hành đối với mọi cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới, với các tổ chức xã hội và mọi công dân. - Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương: bao gồm UBND các cấp (tỉnh, huyện, xã), các sở, phòng, ban. Ðây là các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập và hoạt động trên một phạm vi lãnh thổ nhất định, các văn bản pháp luật do các cơ quan này ban hành có hiệu lực trong một phạm vi lãnh thổ nhất định. Tuy có sự phân chia thành cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương nhưng các cơ quan hành chính nhà nước này luôn tạo thành một thể thống nhất, quan hệ chặt chẽ với nhau trên nguyên tắc tập trung dân chủ. Tuy vậy, ở mỗi cấp cơ quan hành chính nhà nước, các tên gọi của những đơn vị hành chính tương đương không giống nhau. Ðiều này, một mặt nói lên rằng, tuy cùng cấp nhưng các cơ quan này có những chức năng tương đồng, nhưng cũng có những chức năng riêng biệt, đặc thù. Bởi vậy, có sự khác nhau giữa các loại cơ quan hành chính nhà nước ở cùng một cấp (ví dụ: thành phố trực thuộc trung ương có một số chức năng không giống tỉnh). 3. Căn cứ vào tính chất và phạm vi thẩm quyền Căn cứ vào phạm vi thẩm quyền thì cơ quan hành chính nhà nước được phân chia thành: Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung và cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn. - Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung: là cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết mọi vấn đề trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, đối với các đối tượng khác nhau như cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, công dân. Các cơ quan loại này gồm có Chính phủ và UBND các cấp. - Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn: là các cơ quan quản lý theo ngành hay theo chức năng, hoạt động trong một ngành hay một lĩnh vực nhất định và là cơ quan giúp việc cho cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung. + ở trung ương có các cơ quan sau: các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; + ở địa phương có các cơ quan : các Cục, Sở, Phòng, Ban. - Các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn được chia làm hai loại: + Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn chuyên ngành: thẩm quyền của các cơ quan này được giới hạn trong một ngành hay một vài ngành có liên quan. Ví dụ: Bộ Công an, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. + Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn tổng hợp: Là các cơ quan nhà nước có chức năng quản lý chuyên môn tổng hợp. Ví dụ: Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Lao động- thương binh và xã hội. Các cấp chính quyền Cơ quan hành chính nhà nướ c có thẩm quyền chung Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn Cấp Trung ương Chính phủ Bộ Cấp Tỉnh UBND Tỉnh Sở Cấp Huyện UBND Huyện Phòng Cấp Xã UBND Xã Ban 4. Căn cứ vào cách thức tổ chức và giải quyết công việc Nếu căn cứ vào nguyên tắc tổ chức và giải quyết công việc thì cơ quan hành chính nhà nước chia thành hai loại sau: (Ðiều 112, 114, 115 và 124 Hiến pháp 1992) - Các cơ quan tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo: Các cơ quan này thường giải quyết những công việc và quy định những vấn đề quan trọng có liên quan đến nhiều lĩnh vực nên cần có sự bàn bạc, đóng góp của nhiều thành viên. Ðây là các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung bao gồm Chính phủ và UBND các cấp. Trên cơ sở Hiến định (Ðiều 115 và 124 Hiến pháp 1992), những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Chính phủ, hoặc UBND phải được thảo luận tập thể và quyết định theo đa số. Như vậy, người đứng đầu các cơ quan này (TTCP, Chủ tịch UBND) có thẩm quyền giải quyết một số vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ hoặc UBND tương ứng. - Các cơ quan tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc lãnh đạo một người: là các cơ quan tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc chế độ thủ trưởng một người, đứng đầu mỗi cơ quan đó là thủ trưởng cơ quan như bộ trưởng, giám đốc các sở, phòng, ban. Họ là những người thay mặt cơ quan ra những quyết định nhằm thực hiện những nhiệm vụ, công việc và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Các cơ quan hoạt động theo chế độ thủ trưởng chủ yếu là những cơ quan đòi hỏi phải giải quyết công việc mang tính tác nghiệp cao. Quyết định của thủ trưởng là quyết định của cơ quan mang tính đại diện, nhưng chế độ trách nhiệm là trách nhiệm cá nhân. Những người là cấp phó thủ trưởng, người đứng đầu các bộ phận cơ quan chỉ là người giúp thủ trưởng cơ quan, thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công, phân cấp của thủ trưởng cơ quan. Tuy vậy, quyết định của thủ trưởng cơ quan là quyết định cao nhất. III. HỆ THỐNG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Sự hình thành và phát triển của các cơ quan hành chính nhà nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, quan trọng nhất là đặc điểm tổ chức quyền lực nhà nước, đặc điểm phát triển kinh tế xã hội, văn hoá, địa lý, dân cư, khoa học kỹ thuật. Hơn nữa, trong từng chế độ, trong mỗi giai đoạn lịch sử, yêu cầu của quản lý nhà nước cũng khác nhau. Các cơ quan hành chính nhà nước có mối quan hệ chặt chẽ, qua lại với nhau tạo thành một hệ thống thống nhất, toàn vẹn. Mỗi cơ quan hành chính là một khâu không thể thiếu được trong chuỗi mắc xích của bộ máy. Tính thống nhất ấy thể hiện: - Tính thống nhất ở sự bền chặt liên tục, thường xuyên hơn bất kỳ hệ thống cơ quan nào trong bộ máy nhà nước. - Do tính chất thống nhất về chức năng nghiệp vụ: quản lý nhà nước- chấp hành và điều hành. - Chính phủ là cơ quan trung tâm, chỉ đạo, điều khiển chung đối với các cơ quan hành chính nhà nước. Theo Hiến pháp 1992, hệ thống hành chính nhà nước gồm có: + Các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương. + Các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. + Các đơn vị cơ sở trực thuộc bộ máy hành chính nhà nước hợp thành. 1. Các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương. a. Chính phủ, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất ¨ Vị trí pháp lý của Chính phủ trong hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước 1. Chính phủ là một thiết chế chính trị nắm quyền hành pháp, theo nguyên tắc thống nhất quyền lực nhà nước có sự phân công, phân cấp rành mạch giữa ba quyền: lập, hành và tư pháp, Chính phủ có chức năng cụ thể là: + Có quyền lập qui để thực hiện các luật do cơ quan lập pháp định ra; + Quản lý công việc hàng ngày của nhà nước; + Quyền tổ chức bộ máy hành chính và quản lý bộ máy đó; + Trong phạm vi luật định, có quyền tham gia vào các dự luật, hỗ trợ Quốc hội trong hoạt động lập pháp. 2. Là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của nhà nước, đảm bảo hiệu lực của bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở. Là cơ quan điều hành cao nhất, Chính phủ chỉ đạo tập trung, thống nhất các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cấp chính quyền địa phương. Chính phủ có toàn quyền quyết định các vấn đề có liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước trên phạm vi toàn quốc, trừ các công việc của Quốc hội và UBTV Quốc hội. (Ðiều 112 Hiến pháp 1992 và Chương II, Luật tổ chức Chính phủ công bố ngày 10/02/1992) 3. Là cơ quan chấp hành của Quốc hội, Chính phủ và các thành viên của Chính phủ chịu sự giám sát của Quốc hội, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo với Quốc hội. Chính phủ phải trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội khi Quốc hội hoặc đại biểu Quốc hội có yêu cầu. 4. Trách nhiệm của Chính phủ và các cơ quan thành viên: Chính phủ do Quốc hội lập ra trong kỳ họp thứ nhất của mỗi khoá Quốc hội. Quốc hội bầu TTCP theo đề nghị của Chủ tịch nước, giao cho TTCP đề nghị danh sách các Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ để Quốc hội phê chuẩn. Ðiều này xác định ba yếu tố: + Vai trò và trách nhiệm của Chính phủ trước Quốc hội; + Vai trò cá nhân của TTCP trong việc lãnh đạo toàn bộ công việc của Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Lãnh đạo toàn bộ hoạt động của Chính phủ là Thủ tướng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội, có quyền ra quyết định, chỉ thị, xác định vai trò, trách nhiệm của các thành viên khác trong Chính phủ; xác định trách nhiệm cá nhân của những thành viên này. + Trách nhiệm cá nhân Bộ trưởng về lĩnh vực mình phụ trách. ¨ Thẩm quyền của Chính phủ - Quyền sáng kiến lập pháp: Trên cơ sở đường lối chính sách pháp luật của Ðảng và nhà nước, Chính phủ dự thảo: + Các văn bản luật trình Quốc hội; + Các văn bản pháp lệnh trình UBTV Quốc hội; + Các dự án kế hoạch nhà nước và ngân sách nhà nước; + Các chính sách lớn về đối nội và đối ngoại của nhà nước. - Quyền lập quy: tức là ban hành những văn bản quản lý dưới luật có tính chất qui phạm pháp luật nhằm: + Ðưa ra các chủ trương, biện pháp để thực hiện chính sách, pháp luật; + Bảo vệ lợi ích nhà nước; + Bảo đảm trật tự xã hội; + Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; Chính phủ có thẩm quyền ban hành nghị quyết, nghị định. TTCP có thẩm quyền ban hành quyết định, chỉ thị. Trong đó, nghị định của Chính phủ bao giờ cũng là văn bản pháp quy. - Quyền quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội theo đúng đường lối, chủ trương chính sách của Ðảng, văn bản luật của Quốc hội, UBTV Quốc hội và hệ thống văn bản lập quy của Chính phủ. - Quyền xây dựng và lãnh đạo toàn bộ hệ thống tổ chức, các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương tới địa phương, từ cơ quan HCNN có thẩm quyền chung đến cơ quan HCNN có thẩm quyền chuyên môn. - Quyền tổ chức những đơn vị sản xuất, kinh doanh theo những hình thức thích hợp, lãnh đạo các đơn vị ấy kinh doanh theo đúng kế hoạch, đúng cơ chế, đúng pháp luật. ¨ Cơ cấu tổ chức Chính phủ - Về cơ cấu tổ chức: Chính phủ gồm có Thủ tướng Chính phủ, các Phó thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và các thành viên khác. Theo quy định của pháp luật thì Thủ tướng Chính phủ bắt buộc phải là đại biểu Quốc hội. + Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục hoạt động đến khi Quốc hội khóa mới thành lập Chính phủ mới. + Bộ và các cơ quan ngang bộ do Quốc hội thành lập theo đề nghị của TTCP. [...]... thuộc Chính phủ nếu có mối liên hệ với nhau, phải có trách nhiệm tôn trọng quyền quản lý của nhau, phối hợp thực hiện những nhiệm vụ của nhà nước 2 Các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương ¨ Khái niệm: Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương là những cơ quan hành chính nhà nước thay mặt chính quyền ở địa phương ¨ Phân cấp: Các cơ quan HCNN ở địa phương được chia thành ba cấp - Cơ quan hành chính nhà. .. đầu các cơ quan này do Chủ tịch UBND quyết định bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm - Việc thành lập hay bãi bỏ những cơ quan này do UBND quyết định sau khi tham khảo ý kiến của cơ quan chủ quản chuyên môn cấp trên 3 Các đơn vị cơ sở trực thuộc cơ quan hành chính nhà nước Ðây không phải là cơ quan hành chính nhà nước nhưng chúng nằm trong hệ thống của các cơ quan hành chính nhà nước Các đơn vị cơ sở trực... quan hành chính nhà nước cấp tỉnh: tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện: huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; - Cơ quan hành chính nhà nước cấp xã: xã, phường, thị trấn Trên thực tế, ở các địa phương cơ sở đều có các ấp, hoạt động gần giống như một cấp hành chính địa phương thứ tư Tuy nhiên, về mặt pháp lý, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương... cấp tỉnh, huyện, xã ¨ Lý luận về các cơ quan nhà nước ở địa phương: - Các cơ quan nhà nước ở địa phương không phải là "cơ quan của địa phương" Quyền lực nhà nước là tập trung thống nhất Ðây là những cơ quan thay mặt cho nhà nước ở địa phương để thực hiện chức năng quản lý ở địa phương theo luật định - Các cơ quan nhà nước ở địa phương được hình thành từ trong quá trình lịch sử, gắn bó với các điều kiện... chấp hành của HÐND, nó là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương có chức năng và nhiệm vụ chấp hành hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HÐND cùng cấp - Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND được quy định cụ thể trong Hiến pháp 1992 và Luật tổ chức HÐND và UBND (Ðiều 42 , Luật sửa đổi); ¨ Tính chất và hoạt động - UBND là cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung... ¨ Từ các căn cứ đó, cơ cấu bộ máy hành chính nhà nước sẽ được điều chỉnh theo hướng giảm dần số lượng Cần cải tiến, sắp xếp, bố trí lại cán bộ, chức năng của từng cơ quan để bộ máy quản lý gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả CÂU HỎI 1 Tại sao nói cơ quan quản lý hành chính nhà nước là chủ thể cơ bản của luật hành chính? 2 Phân loại cơ quan quản lý hành chính nhà nước căn cứ vào tính... cấp (cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung), vừa phụ thuộc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung ở cấp trên vừa phụ thuộc vào hội đồng nhân dân (HÐND) cùng cấp (cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp ở địa phương) Ví dụ: UBND huyện Ô Môn, trong hoạt động của mình vừa phụ thuộc vào UBND tỉnh Cần Thơ vừa phụ thuộc vào HÐND huyện Ô Môn + Các sở, phòng, ban (cơ quan hành chính nhà nước. .. nhận thức đúng hơn về chính quyền địa phương Chính quyền địa phương không chỉ là những cơ quan thực hiện những chức năng mà cơ quan trung ương khi trung ương không thể thực hiện được như một "cánh tay nối dài", chúng còn có vai trò và sứ mệnh riêng ¨ Nguyên tắc hoạt động Khác với cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương và với các cơ quan nhà nước khác, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương được... phải đảm bảo việc phối hợp và điều hoà chung trong Chính phủ, bởi vì quyết định của tập thể Chính phủ là quyết định cao nhất của cơ quan hành pháp nước CHXHCN Việt nam b Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan khác thuộc Chính phủ ¨ Bộ, cơ quan ngang Bộ (gọi tắt là cơ quan cấp Bộ) là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chuyên môn ở trung ương; là cơ quan chuyên môn được tổ chức theo chế độ thủ trưởng... cơ quan ngang Bộ - Chính phủ chỉ hoạt động dưới hai danh nghĩa: tập thể Chính phủ, hoặc cá nhân TTCP Không có danh nghĩa thường vụ hay thường trực Chính phủ bởi vì theo Luật tổ chức Chính phủ hiện hành, không có cơ quan thường trực Chính phủ - Chính phủ là cơ quan làm việc theo chế độ tập thể, những vấn đề quan trọng của Chính phủ phải được thảo luận và quyết định theo đa số (Ðiều 19 Luật tổ chức Chính . CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM Bài 4 CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC I. KHÁI NIỆM VÀ ÐẶC ÐIỂM CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC. 1. Khái niệm cơ quan nhà nước. 2. Ðặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước. . thì cơ quan hành chính nhà nước được phân chia thành: Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung và cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn. - Cơ quan hành chính nhà nước. lý nhà nước. 2. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ hoạt động Cơ quan hành chính nhà nước được phân làm cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. - Cơ quan