B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp §HBK Hµ Néi ViÖn Kinh tÕ vµ Qu¶n lýMỤC LỤC * Đặc điểm tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH MTV Minh Thuận. 16 SV: Th©n Ngäc Linh Líp: QTTC K12 1 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp §HBK Hµ Néi ViÖn Kinh tÕ vµ Qu¶n lý- LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Bắt đầu từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường và gia nhập với nền kinh tế thế giới (WTO) đã tạo nên một diện mạo mới cho Việt Nam. Trong cơ chế mới, với sự hoạt động của nhiều thành phần kinh tế, tính độc lập tự chủ trong các doanh nghiệp ngày càng cao hơn, mỗi doanh nghiệp phải năng động sáng tạo trong kinh doanh, phải chịu trách nhiệm trước kết quả kinh doanh của mình, bảo toàn được vốn kinh doanh và quan trọng hơn là kinh doanh có lãi. Doanh nghiệp kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao là cơ sở để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển ngày càng vững chắc trong nền kinh tế thị trường. Cùng với sự chuyển mình của kinh tế, để bắt kịp với tốc độ phát triển của kinh tế đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý, đặc biệt là cán bộ quản lý kinh tế phải trau dồi kiến thức, đủ điều kiện đáp ứng được với sự chuyển mình đó. Trong mô hình chung của quản lý kinh tế, Kế toán là một công cụ đắc lực và không thể không có ở bất cứ loại hình doanh nghiệp nào. Bên cạnh các biện pháp quản lý chung, việc tổ chức hợp lý công tác kế toán là rất hợp lý và cần thiết, giúp doanh nghiệp có đầy đủ thông tin kịp thời, chính xác để đưa ra quyết định kinh doanh đúng đắn. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, việc tổ chức quản lý nói chung và quản lý kế toán nói riêng của Công ty TNHH MTV Minh Thuận đã có những kết quả cơ bản và phát huy được những tác dụng nhất định trong công tác quản lý, chỉ đạo sản xuất kinh doanh, nó có tác động liên quan đến các lĩnh vực kinh tế khác. Xuất phát từ lý luận đã học và được sự truyền đạt giảng dạy của các thầy cô giáo của trường đại học Kinh tế quốc dân, kết hợp giữa lý thuyết và thực tế, em đã tiếp thu được những lý thuyết cơ bản của chuyên ngành kế toán, em đã tìm hiểu về đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức bộ máy quản lý, đặc điểm về hệ thống kế toán của Công ty TNHH MTV Minh Thuận, được thể hiện qua báo cáo thực tập tốt nghiệp này. Em xin cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy giáo, Ths.Nguyễn Minh Đức, cùng các thành viên trong phòng kế toán Công ty TNHH MTV Minh Thuận đã giúp em hoàn thành bản báo cáo thực tập tốt nghiệp này. SV: Th©n Ngäc Linh Líp: QTTC K12 1 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp §HBK Hµ Néi ViÖn Kinh tÕ vµ Qu¶n lý- PHẦN 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MTV MINH THUẬN 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 1.1.1 Vài nét về Công ty Tên Công ty : CÔNG TY TNHH 1TV MINH THUẬN Địa chỉ trụ sở chính : Tổ 5 Khu 6 phường yết kiêu/ Hạ Long Quảng Ninh Điện thoại: (+84) 02183895742 Fax: (+84) 02183895197 Email: anhkyap@gmail.com www: applaza.vn Số tài khoản: 44010000401305 Tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV Loại hình doanh nghiệp: Cổ ty cổ phần. Giám đốc: Vũ Thị Lộc Vốn kinh doanh: Vốn Điều lệ : 5,5. Tỷ Thành lập ngày 25 tháng 5 năm 2010 - Tổng số lao độ ng có có đến 31/12/2013 là 190 người 1.1.2. Quá trình phát triển Công ty Công ty TNHH 1TV Minh Thuận được thành lập ngày 12 tháng 7 năm 2006 theo giấy phép kinh doanh số 5400242147 ngày 10 tháng 4 năm 2006 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp. Đến nay công ty TNHH 1TV Minh Thuận đã phát triển lớn mạnh rất nhiều so với những ngày đầu thành lập. Tuy chỉ là một doanh nghiệp mới nhưng trong những năm qua công ty đã đạt được những thành công đáng kể và được đánh giá là doanh nghiệp tư nhân luôn lấy chữ tín làm hàng đầu. Trải qua 9 năm xây dựng và trưởng thành, cán bộ công nhân viên, quản lí tại công ty có thể tự hào về những bước phát triển mạnh mẽ và vững vàng của công ty trong những giai đoạn phát triển mới. Hàng năm công ty luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh tế, chính trị, số nộp Ngân sách Nhà nước luôn vượt chỉ tiêu. Những đóng góp không nhỏ của công ty cho sự phát triển chung của tỉnh Quảng Ninh đã được công nhận, công ty luôn nhân được sự quan tâm, đông viên được chính quyền địa phương. Thành tích đạt được: + ND tỉnh Quảng Ninh tặng Bằng khen cho tập thể và cá nhân xuất sắc năm 2013. + Cục thuế tỉnh Quảng Ninh tặng Giấy khen cho đơn vị đã có thành tích thực hiện các chính sách của nhà nước năm 2013 + Công an tỉnh Quảng Ninh tặng Bằng khen cho tập thể CBCNV đã có thành tích xuất sắc trong việc bảo vệ đại hội Đảng các cấp năm 2013. SV: Th©n Ngäc Linh Líp: QTTC K12 2 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp §HBK Hµ Néi ViÖn Kinh tÕ vµ Qu¶n lý- + Trung ương Hội các Doanh nghiệp trẻ Việt Nam bình chọn là thương hiệu tiêu biểu các tỉnh miền núi phía Bắc và được trao tặng giải Sao Vàng Miền núi phía Bắc năm 2008. 1.2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty 1.2.1. Chức năng Là doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân và được hạch toán kinh doanh độc lập. Công ty phải đảm bảo tiến hành kinh doanh có lãi dựa trên hoạt động kinh doanh theo đúng luật định. Công ty chuyên kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ như bàn, ghế, xe máy… Làm nhà phân phối chính cho các sản phẩm của các hãng xe máy như: Honda, Piaggio, Yamaha… 1.2.2. Nhiệm vụ - Công ty phải đẩy mạnh công tác kinh doanh, phục vụ tối ưu các yêu cầu của khách hàng trong khả năng của mình. - Hạch toán minh bạch, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước, với địa phương nơi Công ty đóng địa bàn kinh doanh. -Đảm bảo kinh doanh có lãi, có uy tín với tất cả mọi khách hàng. Đảm bảo quyền lợi, đời sống của công nhân viên trong Công ty ở mức khá so với các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành nghề khác. Thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi đối với người lao động theo đúng quy định. - Cân bằng giữa tài sản và nguồn vốn để nguồn vốn kinh doanh luôn dồi dào, đầu tư có hiệu quả nhất. Quản lý chặt chẽ công nợ khách hàng để có kế hạch thu hồi nợ một cách hiệu quả. Thực hiện các báo cáo thống kê, kế toán, báo cáo định kỳ lên Ban quản trị Công ty và các cơ quan quản lý cấp trên... 1.2.3. Đặc điểm lĩnh vực hoạt động Trong những năm đầu tiên với số vốn ban đầu chưa nhiều công ty chỉ tập trung vào những mặt hàng nhỏ lẻ và chưa được nhiều về mặt số lượng như một số mặt hàng về bàn, ghế, đồ dùng học sinh... Nhưng cho đến nay với sự phát triển ngày càng đi lên, công ty đã trở thành một công ty có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và là đại lí lớn nhất chuyên kinh doanh các sản phẩm về xe máy, ô tô,...Công ty là nhà phân phối chính thức cho một số hãng xe như Honda, Piaggio, Yamaha... Công ty TNHH 1TV Minh Thuận là nhà phân phối và nhập khẩu các mặt hàng nội thất, đồ gỗ mỹ nghệ, đồ gia dụng thiết bị văn phòng với các thương hiệu trong nước Hòa Phát, Xuân Hòa, Dafuco..và các mặt hàng tinh xảo tại các làng nghề . Từ cuối năm 2010 một số mặt hàng ô tô, xe máy cũng được công ty mạnh dạn kinh doanh với các sản phẩm của nhà cung cấp Yamaha, Honda... Hoạt động chủ yếu của công ty là: SV: Th©n Ngäc Linh Líp: QTTC K12 3 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp §HBK Hµ Néi ViÖn Kinh tÕ vµ Qu¶n lý- - Tổ chức bán buôn, bán lẻ các mặt hàng thuộc lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty( Hàng nội thất, đồ ghỗ mỹ nghệ, thiết bị văn phòng, xe máy các loại honda, Yamaha...) - Tổ chức dịch vụ lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa các loại sản phẩm( giường tủ, bàn ghế, thiết bị văn phòng, xe máy....) do công ty kinh doanh - Chủ động tìm hiểu thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng kinh tế. Vì là doanh nghiệp kinh doanh thương mại nên công ty rất quan tâm đến các ý kiến phản hồi từ người tiêu dùng để rút kinh nghiệm và phục vụ tốt hơn chính vì vậy ngoài việc đảm bảo nguồn hàng cung cấp chất lượng tốt nhất công ty còn chú trọng khâu dịch vụ bán hàng và sau bán hàng xây dựng đội ngũ nhân viên bán hàng nhiệt tình, đội ngũ thợ lắp ráp và kỹ thuật lành nghề, tạo được niềm tin nơi khách hàng nhằm thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng. Các chương trình chăm sóc khách hàng như gọi điện hỏi thăm ý kiến khách hàng, bảo trì, bảo dưỡng miễn phí các sản phẩm... luôn được phòng kinh doanh chú trọng kên kế hoạch triển khai. Từ các hoạt động đó thương hiệu và uy tín của công ty ngày càng được mở rộng trên thị trường. 1.2.5. Cơ cấu tổ chức của Công ty Bộ máy quản lý của công ty xây dựng theo phương pháp trực tuyến chức năng. Phương pháp này tạo được sự thống nhất từ trên xuống và cũng là một loại hình được áp dụng phổ biến nhất nước ta hiện nay, nhất là đối với những doanh nghiệp thương mại. Bộ máy quản lý của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Ban giám đốc Phòng kinh doanh Phòng tổ chức - hành chính Bộ phận bán hàng Phòng kế toán tài chính Bộ phận bốc xếp Phòng kế hoạch Bộ phận sửa chữa bảo dưỡng (Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính) Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong công ty. SV: Th©n Ngäc Linh Líp: QTTC K12 4 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp §HBK Hµ Néi ViÖn Kinh tÕ vµ Qu¶n lý- + Giám đốc: Có nhiệm vụ: Tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng cổ đông; tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư; ký kết các hợp đồng tài chính và thương mại, tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh thường nhật của Công ty theo những thông lệ quản lý tốt nhất; Miễn nhiệm, cách chức hoặc ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật, cho nghỉ chế độ, quyết định mức lương của Phó giám đốc, Kế toán trưởng Công ty và cử, bãi miễn người đại diện quản lý phần vốn của Công ty đầu tư ở doanh nghiệp khác; Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật, xếp lương, cho nghỉ chế độ các chức danh cán bộ, nhân viên Công ty; Tuyển dụng lao động, ký kết hợp đồng, bố trí sử dụng, quyết định lương và phụ cấp (nếu có), khen thưởng, kỷ luật, cho nghỉ chế độ hoặc cho thôi việc người lao động trong Công ty theo quy định của pháp luật và quy chế của Công ty. + Phó giám đốc: Là người giúp giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ của mình được phân công. Phó giám đốc có nhiệm vụ thay mặt giám đốc khi giám đốc đi vắng hoặc được giám đốc uỷ quyền để giải quyết và điều hành công tác nội chính, có trách nhiệm thường xuyên bàn bạc với giám đốc về công tác tổ chức, tài chính, sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho giám đốc nắm bắt và điều chỉnh kế hoạch. Triển khai các công việc đã thống nhất xuống các bộ phận thuộc khối mình phụ trách kịp thời và thông tin nhanh những thuận lợi, khó khăn trong việc điều hành để giám đốc rút kinh nghiệm và đề ra phương hướng chỉ đạo mới. Các phòng ban chức năng: + Phòng kế toán: Phụ trách thực hiện các công việc về tài chính kế toán của công ty, là một trong những phòng giữ vị trí quan trọng trong việc điều hành quản lý kinh tế, thông tin kinh tế trong mọi lĩnh vực kinh doanh. Phòng kế toán có nhiệm vụ tổ chức sắp xếp hợp lý, khoa học tập trung các bộ phận trong phòng để hoàn thành nhiệm vụ được giao về công tác kế toán tài chính. Giúp đỡ cấp trên đề ra kế hoạch sản xuất kinh doanh (doanh thu, tiền lương, thuế…). Ghi chép phản ánh số liệu hiện có về tình hình vận động toàn bộ tài sản của công ty, giám sát việc sử dụng, bảo quản tài sản của công ty, đặc biệt là các phương tiện vận tải, máy móc thiết bị. + Phòng kinh doanh: Là phòng quan trọng nhất của Công ty, giúp giám đốc các mặt về tình hình khách hàng là bao nhiêu, lập các kế hoạch xây dựng chiến lược mở rộng thị trường. Tham mưu cho giám đốc về công tác kinh doanh của công ty bao gồm: Công tác tìm kiếm nguồn hàng, công tác tiếp thị sản phẩm, tìm kiếm mở rộng khách hàng, lập hợp đồng, làm thủ tục thanh toán và thanh lý hợp đồng. + Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ giúp giám đốc thực hiện công tác tuyển dụng lao động căn cứ vào nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty. Thực hiện việc tập hợp các bảng chấm công tại các bộ phận, phòng ban, tham mưu đề xuất lộ trình nâng lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty. SV: Th©n Ngäc Linh Líp: QTTC K12 5 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp §HBK Hµ Néi ViÖn Kinh tÕ vµ Qu¶n lý- + Phòng kế hoạch: Giúp giám đốc thực hiện các kế hoạch về kinh doanh của Công ty. + Các bộ phận bán hàng, bộ phận sửa chữa, bảo dưỡng: có nhiệm vụ thực hiện công việc sản xuất kinh doanh của Công ty dưới sự điều hành của ban giám đốc và sự quản lý gián tiếp của các phòng ban. 1.3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm và các công tác Marketing: 1.3.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm trong những năm gần đây Doanh thu một số dịch vụ Công ty TNHH MTV Minh Thuận trong những năm vừa qua như sau Bảng 1.1. Doanh thu một số dịch vụ chính Đơn vị: Triệu đồng Dịch vụ Kinh doanh xe máy Vận tải hàng hóa Sửa chữa, bảo dưỡng Các loại dịch vụ khác Tổng doanh thu Năm 2012 Năm 2013 Tỷ Tỷ Giá trị Giá trị trọng trọng 25.535 84,41 23.582 86,11 3.761 12,43 2.881 10,52 650 2,15 647 2,36 306 1,01 275 1,00 30.252 100 27.385 100 Chênh lệch Tỷ lệ Giá trị % -1.953 -7,65 -880 -23,40 -3 -0,46 -31 -10,04 -2.867 -9,48 Nguồn: Phòng kinh doanh – Công ty TNHH MTV Minh Thuận Qua bảng phân tích ta thấy tổng doanh thu của Công ty năm 2013 có xu hướng giảm mạnh so với năm 2012, cụ thể doanh thu năm 2013 chỉ đạt 27.385 triệu đồng, giảm 2.867 triệu so với năm 2012, tương đương với tỷ lệ giảm 9,48%. Theo số liệu của phòng kế toán của công ty thì doanh thu của công ty trong nhiều loại hình dịch vụ thì dịch vụ cung ứng phương tiện xe máy chiếm tỷ lệ cao hơn nhất, sau đó là đến dịch vụ vận tải, và tiếp theo đó là dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng, còn lại là các loại dịch vụ khác. Năm 2013 thì mức doanh thu của dịch vụ cung ứng xe máy đóng góp vào doanh thu chung của công ty là 23.582 triệu đồng chiếm 86,11%, dịch vụ vận tải là 2.881 triệu đồng chiếm 10,52%, dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng là 647 triệu đồng chiếm 2,36%, dịch còn lại là các dịch vụ khác là 275 triệu đồng chiếm 1%. 1.3.2 Hoạt động Marketing a) Chính sách thị trường của Công ty * Thị trường của công ty. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường, công ty luôn quan tâm đến việc giữ vững và mở rộng một số thị trường mới. Đây là yếu tố quyết định tới vận mệnh của công ty. Công ty luôn chú trọng về thị trường tỉnh Quảng Ninh, ngoài ra công ty cũng là đại lý phân phối lớn chuyên phân phối các mặt hàng về xe máy cho rất nhiều các của hàng hay công ty nhỏ ở các tỉnh phía Bắc và một số tỉnh phía Nam. SV: Th©n Ngäc Linh Líp: QTTC K12 6 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp §HBK Hµ Néi ViÖn Kinh tÕ vµ Qu¶n lý- * Đặc điểm về khách hàng của công ty. Công ty luôn tập trung vào 2 nhóm khách hàng chính là khách hàng mua sử dụng trực tiếp và các đại lí nhỏ lẻ để đảm bảo cho việc kinh doanh của công ty được diễn ra thông suốt, ngoài ra công ty thường xuyên thường xuyên tìm kiếm, khai thác và mở rộng thị trường trên phạm vi toàn quốc. b) Chính sách sản phẩm. Đối với thị trường hiện nay công ty luôn hướng đến nhu cầu của hầu hết tất cả các nhóm khách hàng để đáp ứng tối đa mong muốn và nguyện vọng của họ như: + Đối với khách hàng là người có thu nhập vừa hoặc thấp thì có thể sử dụng các sản phẩm ở mức độ trung bình của các hãng như Honda, Yamaha như một số dòng xe số: Wave, Jupiter, Dream… + Đối với khách hàng là người có thu nhập cao có thể sử dụng các dòng xe tay ga như Lead, Airblade, Vespa… Ngoài ra công ty còn cung cấp các sản phẩm như giường, tủ, bàn, ghế… Danh mục hàng hóa của công ty: Sản phẩm( NT) Nhà phân phối XUÂN HÒA DAFUCO Bàn ghế học sinh Nhà phân phối YAMAHA Sản phẩm(Xe) Nozza Tủ hồ sơ Mio classico Bàn làm việc, bàn họp Nouvo SX, LX Ghế Taurus( cơ, đĩa) Kệ kính Sirius ( cơ, đĩa, đúc) Bộ giường tủ Jupiter( cơ, đĩa, đúc) Sopha Exciter đúc RC, GP Salon gỗ HÀNG NHẬP KHẨU Thảm Sopha KHÁC Honda( Drem, wa &, Future, Lead, vision..) SYM( EZ, Attila, Elegant, joyride Bộ Giưởng tủ TE Thiết bị vệ sinh: Bồn tắm, vòi xịt, chậu rửa… Xe đạp, xe máy điện c) Chính sách giá Với mỗi loại hàng hoá khác nhau và mỗi khách hàng khác nhau sau khi đã tính toán mức chi phí phải trả cộng với phần lãi được hưởng, Công ty sẽ tiến hành đàm phán với khách hàng để nhận thức được vấn đề cạnh tranh gay gắt trong thị trường vận tải biển. Công ty mới thành lập với thị phần thị trường chưa lớn, nên SV: Th©n Ngäc Linh Líp: QTTC K12 7 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp §HBK Hµ Néi ViÖn Kinh tÕ vµ Qu¶n lý- trong quá trình thương lượng Công ty nên có những điều chỉnh giá để giành được quyền vận chuyển. Như vậy, việc tính giá phương tiện vận tải cũng giống như các loại hàng hoá và dịch vụ khác, việc xác định giá cũng dựa trên các yếu tố sau: + Giá bán phải đảm bảo tính có lãi. + Giá dựa trên nhu cầu thị trường. + Giá phải đảm bảo cho sự phát triển của hàng. + Giá phải đảm bảo cho cạnh tranh. 1.4. Tình hình lao động tiền lương 1.4.1. Cơ cấu lao động tại Công ty Công ty TNHH MTV Minh Thuận hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực cung ứng xe máy. Sản phẩm chính của Công ty là các loại xe máy mà Công ty làm đại lý cho các khách hàng ở khu vực tỉnh Quảng Ninh. Mang nhiều đặc thù của doanh nghiệp thương mại nên lao động của Công ty cũng có những đặc điểm riêng biệt. Theo số liệu thống kê đến hết ngày 31/12/2013, Công ty TNHH MTV Minh Thuận có 190 cán bộ công nhân viên. Trong đó lực lượng gián tiếp sản xuất có 20, trong đó người đạt trình độ đại học là 9 người, còn lại đều đạt trình độ cao đẳng, trung cấp. Lực lượng nòng cốt của Công ty là lao động bán hàng, lao động trực tiếp tạo ra dịch vụ với số lượng 170 người. Trong đó thợ bậc 5, bậc 6 có 15 người, lao động trực tiếp có 30 người. Còn những bộ phận quản lý thì được bố trí rất gọn nhẹ và hợp lý như bộ phận kế toán mỗi phần hành được đảm nhiệm bởi một kế toán viên. Có thể khái quát đặc điểm lao động của Công ty qua bảng phân tích sau: Bảng 1.2. Đội ngũ lao động của Công ty giai đoạn 2012 – 2013 TT Các tiêu thức 31/12/2012 Số người 1 Tổng số nhân viên % 31/12/2013 Số người % Chênh Lệch 178 100 190 100 Số tuyệt đối (người) 12 Số tương đối (%) 6,74 Theo tính chất lao động 2 - Gián tiếp SX - Trực tiếp SX Theo giới tính 18 160 10,11 89,89 20 170 10,53 89,47 2 10 11,11 6,25 3 - Nam - Nữ Theo trình độ - Đại học - Trung cấp, cao đẳng - Lao động khác Theo độ tuổi lao động - Từ 20 – 30 162 16 91,01 8,99 174 16 91,58 8,42 12 - 7,41 - 16 8 154 8,99 4,49 86,52 20 11 159 10,53 5,79 83,68 4 3 5 25,00 37,50 3,25 104 58,43 113 59,47 9 8,65 4 5 SV: Th©n Ngäc Linh Líp: QTTC K12 8 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp §HBK Hµ Néi - Từ 30 -40 - Từ 40 – 50 - Trên 50 ViÖn Kinh tÕ vµ Qu¶n lý36 37 1 20,22 20,79 0,56 39 37 1 20,53 19,47 0,53 3 8,33 - - (Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính) Nhận xét: Từ bảng phân tích số liệu lao động của Công ty qua các năm 2012, 2013 ta có những đánh giá như sau: Tổng số lao động của Công ty năm 2013 tăng 12 người so với năm 2012, tương ứng với tốc độ tăng là 6,74%. Lao động tăng là do Công ty mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, điều này là phù hợp với tình hình thực tế của Công ty. Lao động tăng ở cả lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Cụ thể: lao động gián tiếp năm 2013 so với năm 2012 tăng 02 người, tương ứng với tốc độ tăng 11,11% là do trong năm 2013 Công ty đã tuyển dụng thêm 2 kỹ sư phụ trách mảng kỹ thuật. Lao động trực tiếp năm 2013 so với năm 2012 tăng 10 người, tương ứng với tốc độ tăng 6,25%. Ta thấy rằng lao động gián tiếp có tốc độ tăng lớn hơn tốc độ tăng của lao động trực tiếp, tuy nhiên xét về cơ cấu lao động trực tiếp vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất – trên 89%, điều này phù hợp với tính chất doanh nghiệp sản xuất của Công ty. Về giới tính, theo số liệu thống kê số lao động nữ trong năm 2012 và 2013 là không thay đổi. Lao động nữ của Công ty chủ yếu được bố trí làm việc tại các bộ phận có tính chất công việc không vất vả như tạp vụ, dọn dẹp vệ sinh phương tiện, kho bãi,….Xét về cơ cấu ta thấy cơ cấu lao động nam trong tổng số CNV của Công ty chiếm tỷ trọng lớn nhất – 91,58% năm 2013. Về trình độ lao động, có thể thấy trình độ lao động của Công ty tương đối cao, cụ thể: Lao động có bằng đại học năm 2012 là 16 người, chiếm 8,99%; năm 2013 là 20 người, chiếm 10,53% và tăng 4 người (25%) so với năm 2012. Số lao động này chủ yếu nằm ở bộ phận lao động quản lý, gián tiếp sản xuất, một số kỹ sư phụ trách mảng kỹ thuật. Lao động có bằng cao đẳng, trung cấp năm 2012 là 8 người, chiếm 4,49%; năm 2013 là 11 người, chiếm 5,79% và tăng 3 người (37,5%) so với năm 2012. Lao động này chủ yếu nằm ở các bộ phận gián tiếp sản xuất và một số người ở đội vận tải. Về độ tuổi lao động: Ta thấy rằng Công ty có cơ cấu lao động trẻ, điều này được thể hiện qua tỷ trọng lao động, cụ thể lao động có độ tuổi từ 20-30 chiếm tỷ trọng cao nhất (58,43% năm 2012; 59,47% năm 2013), đây là đội ngũ lao động trẻ, nhiệt huyết, sáng tạo và là nhân tố quan trọng giúp Công ty ổn định và phát triển trong thời gian tới. SV: Th©n Ngäc Linh Líp: QTTC K12 9 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp §HBK Hµ Néi ViÖn Kinh tÕ vµ Qu¶n lý- 1.4.2. Các hình thức phân phối tiền lương tại Công ty Công ty áp dụng hình thức tính lương duy nhất là tính lương khoán sản phẩm theo tập thể áp dụng cho cả bộ phận văn phòng Công ty và bộ phận trực tiếp sản xuất, tùy theo tính chất công việc mà Công ty áp dụng đơn giá giao khoán khác nhau, điều này nhằm đảm bảo phân phối thu nhập một cách công bằng nhất. Công thức tính lương như sau: TLi = TLK Trong đó: TLi: Là tiền lương của công nhân thứ i TLK: Là tiền lương khoán mà người lao động được hưởng. + Công thức tính tiền lương khoán: Vql TLK = x ∑NixHixKdci Ni x Hi xKdci Trong đó: - Ni: Là số ngày làm việc thực tế của người lao động thứ i trong tháng, số ngày làm việc thực tế được lấy căn cứ vào bảng chấm công của từng cá nhân, từng bộ phận phòng ban - Hi: Là hệ số lương theo cấp bậc công việc và hệ số khuyến khích công việc được quy định tại Công ty Hi = HCB + HPC Trong đó: HCB: Là hệ số lương cán bộ công nhân viên HPC: Là hệ số phụ cấp mà người lao động được hưởng Kdci: là hệ số điều chỉnh công việc Vql: Quỹ tiền lương khoán của từng bộ phận, phòng ban. Vql = Q x ĐGTL Trong đó: - Q: Là sản lượng sản phẩm hoặc doanh thu thực hiện trong kỳ - ĐGTL: Là đơn giá tiền lương giao khoán Nđm x((HCBCV/24) x 2.100.000 x Kđc x Pc) ĐGTL = đ/tấn (đ/đồng) SLđm Ví dụ đơn giá tiền lương cho 1 số chức danh như sau: Bảng 1.3. Bảng tính đơn giá cho 1 số công việc chính STT 1. 2. 3. Nội dung Đơn giá tiền lương Ghi chú Quản lý Công ty 20đ/1.000 đ doanh thu Bán xe 70 đ/1.000 đ doanh thu Dịch vụ khác 60 đ/1.000 đ doanh thu (Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính) Cuối tháng bảng chấm công và bảng đánh giá chất lượng công việc được chuyển lên phòng kế toán làm căn cứ để tính lương cho từng lao động theo công SV: Th©n Ngäc Linh Líp: QTTC K12 10 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp §HBK Hµ Néi ViÖn Kinh tÕ vµ Qu¶n lý- thức tính lương đã được thể hiện như ở phần 1, sau đó kế toán lập bảng chia lương cho từng lao động. Ví dụ: Tổng doanh thu thực hiện trong tháng của Công ty TNHH MTV Minh Thuận là 11.652.810.700 đồng, đơn giá lương bộ phận quản lý là 20đ/1.000đ doanh thu. Vậy tổng quỹ lương khoán bộ phận văn phòng trong tháng 05/2013: Tổng quỹ lương văn phòng = 11.652.810.700 x 0,02 =233.056.214 đồng, làm tròn 233.056.000 đồng Tổng điểm của công nhân viên bộ phận văn phòng(∑NixHixKdci) = 3.305,25 điểm, vậy: Từ kết quả tính toán, ta có công thức tính lương cho từng nhân viên bộ phận văn phòng như sau: Tính tổng thu nhập của ông Đặng Đình Nam– nhân viên phòng hành chính – tổ chức, ông Nam có hệ số lương cơ bản theo quy định là 2,18, hệ số phân loại của ông Nam là 1, trong tháng 05/2013 ông Nam có số ngày công làm việc thực tế là 25 công. Điểm lương của ông Nam được tính theo công thức sau: NixHixKdci = 25x2,18x1=54,5 điểm Vậy tiền lương khoán của ông Nam trong tháng 05/2013 là: TLK 233.056.000 x 54,5 3.305,25 = 3.842.845 đồng, làm tròn = 3.843.000 đồng Ngoài lương khoán như trên, trong tháng 05/2013 ông Nam còn được lĩnh thêm khoản tiền lương thêm giờ, được tính theo công thức sau: TLTG = = ( H CB + H PC ) xLmin xN TG x 20% 26 TLTG: Tiền lương thêm giờ Lmin: là mức lương tối thiểu áp dụng, theo quy định của Công ty là 1.050.000 NTG: Số ngày lễ mà người lao động được hưởng lương lễ trong tháng Ví dụ trong tháng 05/2013 ông Đặng Đình Nam có 5 ngày lương thêm giờ, vậy tiền lương thêm giờ của ông Nam được tính như sau: TLTG = 2,18 x 2.100.000 x5 x 20% 26 = 176.077 đồng làm tròn = 176.000 đồng Tổng thu nhập ông Nam được hưởng : = 3.843.000+176.000 = 4.019.000 đồng Tương tự sẽ tính ra tiền lương thực lĩnh của các cá nhân khác trong bộ phận văn phòng SV: Th©n Ngäc Linh Líp: QTTC K12 11 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp §HBK Hµ Néi ViÖn Kinh tÕ vµ Qu¶n lý- Đối với bộ phận trực tiếp Áp dụng cho bộ phận bán xe máy, bộ phận vận chuyển hàng hóa Ví dụ: Tổng quỹ lương của bộ phận cung ứng dịch vụ là 194.251.000 đồng Tổng điểm của công nhân viên bộ phận cung ứng dịch vụ (∑N ixHixKcdi) = 1.528,82 điểm, vậy: Từ kết quả tính toán, ta có công thức tính lương cho từng nhân viên bộ phận cung ứng dịch vụ như sau: Tính tổng thu nhập của ông Đỗ Văn Ngần– nhân viên kinh doanh, có hệ số lương cơ bản theo quy định là 5,17, số ngày làm việc thực tế của ông Ngần là 29 công. Điểm lương của ông Ngần được tính theo công thức sau: NixHixKcdi = 25x2,18x1=149,93 điểm Vậy tiền lương khoán của ông Ngần trong tháng 05/2013 là: TLK = 194.251.000 x 149,93 1.528,82 = 19.050.021 đồng, làm tròn = 19.050.000 đồng Tương tự sẽ tính ra tiền lương thực lĩnh của các cá nhân khác trong bộ phận cung ứng dịch vụ cũng như tại các bộ phận trực tiếp khác. SV: Th©n Ngäc Linh Líp: QTTC K12 12 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp ViÖn Kinh tÕ vµ Qu¶n lý-§HBK Hµ Néi Bảng 1.4. Bảng chia lương văn phòng Đơn vị: Công ty TNHH MTV Minh Thuận Bộ phận: Văn phòng Cộng 132,01 ... ... 2,65 2,65 2,96 2,34 0,20 132,21 25 25 25 25 1.05 0 5 ... ... ... ... - - 12 B B B B B B B B ... 66,25 66,25 74,00 58,50 15 11 1 1 1 1 1 1 1 1 ... B B B B ... 1 1 1 1 3.305,25 ... 15 16 17 176.000 ... 4.671.000 4.671.000 5.218.000 4.125.000 - 233.056.000 233.056.000 555.000 19 ... ... - 20 11.123.000 9.960.000 9.378.000 9.378.000 7.564.000 6.293.000 6.857.000 5.376.000 4.019.000 3.843.000 3.014.000 ... 4.671.000 4.671.000 5.218.000 4.125.000 - 233.611.000 ... 4.671.000 4.671.000 5.218.000 4.125.000 18 ... - Tổng cộng Lễ 14 11.123.000 9.960.000 9.378.000 9.378.000 7.564.000 6.293.000 6.857.000 5.376.000 3.843.000 3.843.000 3.014.000 Phép 13 11.123.000 9.960.000 9.378.000 9.378.000 7.564.000 6.293.000 6.857.000 5.376.000 3.843.000 3.843.000 3.014.000 Thêm giờ 10 157,75 141,25 133,00 133,00 107,25 89,25 97,25 76,25 54,50 54,50 42,75 Khoán 9 TL cha phân loại 8 Hệ số phân loại Làm trong lễ 7 Điểm giao khoán Lễ 6 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 PC tổ trưởng ... 2,65 2,65 2,96 2,34 5 6,31 5,65 5,32 5,32 4,29 3,57 3,89 3,05 2,18 2,18 1,71 Tiền lương Làm trong lễ ... 4 Thêm giờ 3 6,31 5,65 5,32 5,32 4,29 3,57 3,89 3,05 2,18 2,18 1,71 Khoán 2 Vũ Văn Tâm Trần Vũ Bình Trần Viết Viện Phạm Thị Thu Hà Hoàng Văn Thương Nguyễn Hoàng Quân Dương Lệ Anh Hà Trọng Khoản Đặng Đình Nam Vũ Văn Bách Phạm Thị Hằng ... Vũ Đức Minh Vũ Trờng Giang Nguyễn Bích Thủy Lê Thị Thu Huyền Ngày công thực tế Tổng HS+PC 1 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 ... 38 39 40 41 Họ và tên PC CVTN STT HSCBCV cơ bản Hệ số cấp bậc GK thànhPhân loại mức độ hoàn BẢNG CHIA LƯƠNG Tháng 05 năm 2013 (Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính) SV: Th©n Ngäc Linh Líp: QTTC K12 13 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp ViÖn Kinh tÕ vµ Qu¶n lý-§HBK Hµ Néi Bảng 1.5. Bảng chia lương đội xe vận tải Đơn vị: Công ty TNHH MTV Minh Thuận Bộ phận: Cung ứng dịch vụ - 149,93 135,72 109,48 113,39 126,88 132,24 65,80 120,64 68,15 68,15 68,15 65,80 63,22 63,22 58,86 63,22 55,97 3 3 3 3 3 3 2 3 3 1 3 3 - - 1.528,82 B B B B B B B B B B B B B B 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 19.050.000 17.245.000 13.910.000 14.407.000 16.121.000 16.802.000 8.361.000 15.328.000 8.659.000 8.659.000 8.659.000 8.361.000 8.033.000 8.033.000 7.479.000 8.033.000 7.111.000 129.639.000 194.251.000 - - - - Tổng cộng PC tổ trưởng Làm trong lễ 6.514.000 5.897.000 3.284.000 4.927.000 5.746.000 2.961.000 5.242.000 2.961.000 2.961.000 2.961.000 1.974.000 2.747.000 2.747.000 916.000 2.747.000 2.432.000 36.395.000 57.017.000 Lễ 19.050.000 17.245.000 13.910.000 14.407.000 16.121.000 16.802.000 8.361.000 15.328.000 8.659.000 8.659.000 8.659.000 8.361.000 8.033.000 8.033.000 7.479.000 8.033.000 7.111.000 129.639.000 194.251.000 Phép TL cha phân loại Hệ số phân loại 44 Điểm giao khoán 485 Làm trong lễ 53,67 Lễ 3 3 2 3 Thêm giờ 29 29 28 29 26 29 28 29 29 29 29 28 29 29 27 29 29 Thêm giờ 53,67 5,17 4,68 3,91 3,91 4,88 4,56 2,35 4,16 2,35 2,35 2,35 2,35 2,18 2,18 2,18 2,18 1,93 Tiền lương Khoán 5,17 4,68 3,91 3,91 4,88 4,56 2,35 4,16 2,35 2,35 2,35 2,35 2,18 2,18 2,18 2,18 1,93 Khoán Đỗ Văn Ngần Phạm Tuấn Anh Nguyễn Văn Thoại Nguyễn Xuân Bắc Lê Kim Hải Nguyễn Xuân Sao Nguyễn Doãn Lương Vũ Văn Đoàn Đoàn Văn Luân Nguyễn Việt Quang Nguyễn Viết Tuân Hoàng Ngọc Tuyền Vũ Văn Túy Trần Văn Thành Vũ Văn Dụng Đặng Đình Hào Dư Đức Việt Cộng Tổng cộng Ngày công thực tế Tổng HS+PC 1 2 3 4 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 Họ và tên PC CVTN STT HSCBCV cơ bản Hệ số cấp bậc GK thànhPhân loại mức độ hoàn BẢNG CHIA LƯƠNG Tháng 05 năm 2013 25.564.000 23.142.000 17.194.000 19.334.000 16.121.000 22.548.000 11.322.000 20.570.000 11.620.000 11.620.000 11.620.000 10.335.000 10.780.000 10.780.000 8.395.000 10.780.000 9.543.000 166.034.000 251.268.000 (Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính) SV: Th©n Ngäc Linh Líp: QTTC K12 14 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp §HBK Hµ Néi ViÖn Kinh tÕ vµ Qu¶n lý- * Nhận xét về công tác lao động, tiền lương của Công ty Công tác lao động tiền lương của Công ty rất năng động, lương của lao động được trả theo doanh thu. Doanh thu của Công ty thường dao động lớn tuỳ theo từng tháng. Có tháng doanh thu rất cao, gấp đôi giá trị trung bình, có tháng lại rất thấp. Sự biến động của tiền lương theo doanh thu là hợp lý bởi doanh thu tăng, cường độ làm việc tăng, lương công nhân và các bộ phận liên quan cũng tăng theo. Khối văn phòng, phụ trợ cũng phấn khởi hơn khi làm việc vất vả được bù đắp lại. Khi doanh thu thấp, lương sản xuất thấp. Nếu lương khối văn phòng, phụ trợ cao mà lương sản xuất, những người trực tiếp làm ra sản phẩm thấp thì sẽ gây ra đố kị, ảnh hưởng đến sản xuất chung. Bởi vậy, lương được trả một cách hợp lý, công bằng tác động trực tiếp đến kết quả lao động của từng cán bộ, công nhân viên trong Công ty. 1.5. Tình hình vật tư, tài sản cố định 1.5.1 Tình hình vật tư * Đặc điểm nguyên vật liệu của Công ty TNHH MTV Minh Thuận Đối với công ty, chi phí nguyên vật liệu chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ vì khoản chi phí này mang tính hỗ trợ cho việc bán hàng của Công ty. Để đảm bảo cung cấp nguyên vật liệu được đầy đủ, kịp thời phục vụ hiệu quả cho việc bán hàng, phòng kinh doanh Công ty dựa trên kế hoạch bán hàng, kế hoạch kinh doanh, thông qua các chỉ tiêu quy định của Công ty, các đơn đặt hàng và khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty mà lập kế hoạch thu mua vật liệu cho từng tháng, quý, năm. Vật liệu mua phải đảm bảo đầy đủ cả về số lượng, chủng loại và chất lượng, có đội ngũ chuyên làm nhiệm vụ thu mua. Tuỳ theo hiệu quả kinh tế mà bộ phận thu mua quyết định thuê vận chuyển hay tự vận chuyển bằng phương tiện của mình.Việc giao nhận vật liệu ở bộ phận thu mua cũng như ở kho được tiến hành cân đo, kiểm tra chủng loại và kiểm nghiệm vật tư. Giá vật liệu luôn thay đổi nên Công ty thường dự trữ vật liệu ở mức cần thiết có thể sản xuất liên tục không làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất của công ty khi nguyên vật liệu có sự biến đổi lớn và khan hiếm nguyên liệu. Các loại nguyên vật liệu chủ yếu phục vụ sản xuất tại Công ty bao gồm các loại nhiên liệu, phụ tùng phục vụ sửa chữa, các loại phụ tùng thay thế thiết bị sản xuất, một số hóa chất đầu vào phục vụ quá trình sản xuất. * Phân loại nguyên vật liệu Hiện nay chủng loại các loại nguyên vật liệu trong Công ty rất phong phú, đa dạng, để thực hiện tốt công tác quản lý nguyên vật liệu, Công ty TNHH MTV Minh Thuận căn cứ vào tác dụng của nguyên vật liệu để xây dựng lên hệ thống danh điểm nguyên vật liệu tại Công ty theo mã hiệu của từng loại vật tư. Mã hiệu các loại vât tư được sắp xếp theo vần và theo trình tự thời gian xuất hiện của từng loại vật tư đó. Nguyên vật liệu trong Công ty được chia thành những loại sau: SV: TrÇn Quang Th¾ng Long Líp: QTTC K2b_H¹ 15 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp §HBK Hµ Néi ViÖn Kinh tÕ vµ Qu¶n lý- - Vật liệu: Hiện nay Công ty không chia các loại vật tư thành nguyên vật liệu chính hay NVL phụ mà gọi chung các loại vật liệu phụ tùng sửa chữa và nhiên liệu. Các loại vật liệu tại Công ty rất đa dạng và phong phú, chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí nguyên vật liệu tại Công ty. Các loại vật liệu sẽ chuyển hóa thành thành phẩm sau quá trình sản xuất. Các loại vật liệu của Công ty bao gồm phụ tùng phục vụ sửa chữa như vòng bi, đèn pha, bình ắc quy.... - Phụ tùng thay thế: Các loại bu lông, ốc vít, dây đai thiết bị sản xuất.... - Nhiên liệu: Xăng dầu chạy phương tiện vận tải, máy phát điện phục vụ sản xuất... 1.5.2 Tình hình tài sản cố định * Đặc điểm tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH MTV Minh Thuận Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ cung ứng xe máy, dịch vụ vận tải nên tỷ trọng TSCĐ trong tổng tài sản của Công ty chiếm tỷ lệ lớn, là một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Tài sản cố định của Công ty chủ yếu phục vụ cho hoạt động vận tải bao gồm 4 xe ô tô tải ben,…, ngoài ra TSCĐ còn dùng để phục vụ cho hoạt động quản lý như hệ thống văn phòng làm việc của Công ty, các thiết bị phục vụ quản lý như máy tính, bàn làm việc, máy điều hòa….để phục vụ tốt cho công tác quản lý TSCĐ, Công ty tiến hành phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện, bao gồm: - Nhà cửa vật kiến trúc: Văn phòng làm việc, hệ thống kho hàng, cửa hàng kinh doanh xe máy - Phương tiện vận tải: Ô tô tải ben, ô tô thùng bệ,.... - Máy móc thiết bị: Các thiết bị phục vụ cho công tác hỗ trợ vận tải như máy cẩu, máy phát điện,.... Trên cơ sở việc phân loại TSCĐ, các TSCĐ của Công ty được theo dõi chặt chẽ theo cả ba mặt: Nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại, vì vậy việc theo dõi TSCĐ sẽ được thuận lợi, giúp phản ánh được chính xác tình hình TSCĐ, trình độ trang bị TSCĐ, nguồn hình thành TSCĐ…. * Phương pháp trích khấu hao TSCĐ Công ty thực hiện việc trích khấu hao TSCĐ theo hướng dẫn của Thông tư 203/2009/TT-BTC, ngày 20/10/2009 của Bộ tài chính về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng theo công thức tính như sau: Số KH phải Số KH phải trích Số khấu hao tăng Số KH giảm = + trích trong tháng tháng trước trong tháng này trong tháng này Mức trích khấu hao của từng TSCĐ: Mức trích Nguyên giá x tỷ lệ KH Số ngày thực tế sử = x KHTSCĐ 12 x ngày trong tháng dụng trong tháng Căn cứ vào công thức tính khấu hao TSCĐ như trên, cuối tháng kế toán TSCĐ tiến hành lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. SV: Th©n Ngäc Linh Líp: QTTC K12 16 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp §HBK Hµ Néi ViÖn Kinh tÕ vµ Qu¶n lý- PHẦN 2 PHÂN TÍCH CÔNG TÁC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH MTV MINH THUẬN 2.1. Nội dung, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy tài chính kế toán của Công ty TNHH MTV Minh Thuận Để phù hợp với đặc điểm quy trình kinh doanh và mô hình quản lý kinh doanh, bộ máy kế toán của Công ty cũng được tổ chức theo mô hình tập trung. Trong đó kế toán trưởng chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động theo sự phân công, điều hành của mình. Các kế toán viên có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho kế toán trưởng thực hiện tốt các nhiệm vụ phần hành được giao. Hiện tại Công ty TNHH MTV Minh Thuận có 05 kế toán, được phân công làm các nhiệm vụ phần hành kế toán khác nhau, được khái quát qua mô hình tổ chức bộ máy kế toán như sau: Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH MTV Minh Thuận Kế toán trưởng Kế toán TSCĐ Kế toán lương kiêm kế toán thanh toán Kế toán vốn bằng tiền Thủ quỹ kiêm kế toán theo dõi vật tư (Nguồn số liệu: Phòng kế toán) Chức năng, nhiệm vụ của từng phần hành kế toán: + Kế toán trưởng: Tổ chức quản lý và điều hành bộ máy kế toán, tổ chức quản lý công tác tài chính của Công ty, thực hiện việc chỉ đạo kiểm tra các thành phần nghiệp vụ của các bộ phận kế toán. Hàng tháng căn cứ vào nghiệp vụ của các bộ phận kế toán để vào sổ cái và lên biểu bảng báo cáo tài chính. Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Cuối kỳ thực hiện kết chuyển xác định kết quả sản xuất kinh doanh. + Kế toán vốn bằng tiền: Có nhiệm vụ theo dõi, hạch toán tình hình thu chi tiền mặt tại Công ty và tiền gửi tại ngân hàng. Lập các phiếu thu - chi, giấy báo có - giấy báo nợ, kiểm tra chứng từ, thủ tục trước khi thanh toán. Theo dõi tình hình phát sinh doanh thu, ghi chép phản ánh một cách chính xác, đầy đủ tình hình biến động doanh thu của Công ty. SV: Th©n Ngäc Linh Líp: QTTC K12 17 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp §HBK Hµ Néi ViÖn Kinh tÕ vµ Qu¶n lý- + Kế toán lương kiêm công nợ: Có nhiệm vụ theo dõi và thanh toán các khoản công nợ của các khách hàng, đôn đốc các khoản công nợ đến hạn phải thu công nợ nội bộ công ty, theo dõi tình hình các công nợ phải trả, tham mưu đề xuất với trưởng phòng kế toán các công nợ sắp đến hạn trả và đến hạn trả. Tập hợp, theo dõi tình hình biến động phát sinh các loại thuế, thực hiện việc khai thuế theo đúng chế độ quy định. + Kế toán tài sản cố định: Có nhiệm vụ theo dõi hạch toán tình hình tăng giảm, trích khấu hao tài sản cố định. Lập bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định. Cùng với các bộ phận sử dụng máy móc thiết bị thường xuyên làm báo cáo về tình hình tài sản cố định bao gồm cả về số lượng và chất lượng các tài sản. + Thủ quỹ kiêm kế toán vật tư: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình xuất nhập tồn các loại vật tư nhiên liệu, tổng hợp phân loại các khoản mục, chi phí trong các loại hình đồng thời có nhiệm vụ lập bảng phân bộ nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ. Theo dõi tình hình thu chi quỹ tiền mặt, thực hiện chi tiền cho khách hàng, nội bộ công ty, thu tiền từ khách hàng và thu từ nội bộ công ty. Với bộ máy kế toán được tổ chức hợp lý gọn nhẹ, có hệ thống, được chuyên môn hoá cao, Phòng Kế toán Công ty luôn đáp ứng đầy đủ yêu cầu mà cấp trên đặt ra, giúp Công ty hoạt động có hiệu quả xứng đáng là công cụ quản lý trong hệ thống kế toán của công ty cũng như góp phần nâng cao được chất lượng kiểm soát nội bộ trong Công ty. 2.2. Phân tích hệ thống kế toán của Công ty * Các chính sách kế toán chung - Đơn vị tiền tệ dùng để hạch toán: đồng Việt Nam. - Phương pháp tính nguyên giá TSCĐ: theo giá mua thực tế. - Phương pháp tính khấu hao: theo phương pháp khấu hao đường thẳng. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên. - Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ. - Niên độ kế toán: được tính bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. * Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán tại Công ty TNHH MTV Minh Thuận Công ty áp dụng hệ thống chứng từ kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐBTC, ngày 20/3/2006 của Bộ tài chính. Các chứng từ kế toán được lập theo đúng mẫu biểu quy định, trong đó có đầy đủ các thông tin sau: - Tên và số hiệu của chứng từ kế toán. - Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán. - Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán. - Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán. - Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. - Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ. SV: Th©n Ngäc Linh Líp: QTTC K12 18 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp §HBK Hµ Néi ViÖn Kinh tÕ vµ Qu¶n lý- - Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán; - Những chứng từ dùng làm căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán phải có thêm chỉ tiêu định khoản kế toán. Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán tại công ty bao gồm các bước sau: - Lập chứng từ kế toán theo các yếu tố của chứng từ (hoặc tiếp nhận chứng từ từ bên ngoài) - Kiểm tra chứng từ: kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp và hợp lý của chứng từ như: chữ ký, tính chính xác của số liệu. - Sử dụng chứng từ cho lãnh đạo nghiệp vụ và ghi sổ kế toán - Bảo quản và sử dụng chứng từ kế toán trong kỳ hạch toán - Chuyển chứng từ vào lưu trữ và huỷ Chứng từ mệnh lệnh: Loại chứng từ này có tác dụng truyền đạt những chỉ thị hoặc mệnh lệnh công tác nào đó. Loại chứng này không được dùng để ghi vào sổ sách kế toán. Ví dụ: Lệnh chi tiền mặt. Lệnh xuất kho vật tư. - Chứng từ chấp hành: Đây là loại chứng từ xác minh rằng chứng từ mệnh lệnh đã được thực hiện. Loại chứng này dùng để làm cơ sở để ghi vào sổ sách kế toán. Ví dụ: Phiếu chi, phiếu thu, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, giấy báo có, giấy báo nợ,…. Trong thực tế để đơn giản và thuận tiện trong khi lập chứng từ người ta thường kết hợp 02 loại chứng từ: Chứng từ mệnh lệnh và chứng từ chấp hành thành chứng từ liên hợp. Ví dụ: Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, phiếu lĩnh vật tư. + Sổ nhật ký chung: Là loại chứng từ dùng để tổng hợp số liệu của các chứng từ gốc theo từng nghiệp vụ kinh tế, đồng thời định khoản các nghiệp vụ để nhằm giảm bớt khối lượng ghi chép kế toán. Ví dụ: Các nghiệp vụ thu hoặc chi tiền mặt phát sinh trong khoảng thời gian từ 05 đến 10 ngày được tập hợp để lên 01 Sổ nhật ký chung để ghi vào sổ sách kế toán 01 lần. Lập Sổ nhật ký chung là bước kế tiếp sau bước lập các chứng từ gốc. Tính chính xác và kịp thời của nó phụ thuộc trực tiếp vào tính chính xác và kịp của chứng từ gốc. Các loại chứng từ thường được áp dụng tại công ty như sau: Bảng 2.1. Bảng danh mục chứng từ tại Công ty STT Tên chứng từ 1 Lao động tiền lương: Bảng chấm công, bảng chấm công làm thêm giờ, bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán tiền lương làm thêm giờ, Giấy đi đường, Bảng kê trích nộp các khoản theo lương. 2 Hàng tồn kho: Phiếu nhập kho. Phiếu xuất kho. Bảng kê mua hàng. Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng, vật rẻ tiền mau hỏng. Biên bản kiểm kê vật tư công cụ, sẩn phẩm, hàng hoá. 3 Tiền tệ: Phiếu thu. Phiếu chi. Giấy đề nghị tạm ứng. Giấy đề nghị thanh toán. Biên bản kiểm kê quỹ 4 Tài sản cố định: Hợp đồng mua, bán tài sản cố định, Biên bản thanh lý SV: Th©n Ngäc Linh Líp: QTTC K12 19 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp §HBK Hµ Néi ViÖn Kinh tÕ vµ Qu¶n lý- hợp đồng mua, bán tài sản cố định. Biên bản kiểm kê tài sản cố định. Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định. 5 Doanh thu: Bảng tính doanh và thuế giá trị gia tăng phải nộp. Bảng kê chi tiết doanh thu. Phiếu kế toán. 6 Khác: Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH. Hoá đơn giá trị gia tăng. (Nguồn số liệu: Phòng kế toán) * Vận dụng hệ thống tài khoản kế toán Công ty sử dụng hệ thống tài khoản kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐBTC, ngày 20/3/2006 của Bộ tài chính. Hệ thống tài khoản sử dụng trong Công ty được mở để ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Ngoài ra để phục vụ cho việc theo dõi chi tiết và chính xác, phần lớn các tài khoản được mở thành các tài khoản cấp II, III chi tiết cho từng đối tượng. Bảng 2.2. Bảng danh mục hệ thống tài khoản sử dụng tại Công ty STT Số hiệu TK Tên tài khoản 1 111 Tiền mặt 2 112 Tiền gửi Ngân hàng 3 113 Tiền đang chuyển 4 131 Phải thu khách hàng 5 133 Thuế GTGT được khấu trừ 6 138 Phải thu khác 7 139 Dự phòng phải thu khó đòi 8 141 Tạm ứng 9 142 Chi phí trả trước ngắn hạn 10 151 Hàng mua đang đi đường 11 152 Nguyên vật liệu 12 153 Công cụ dụng cụ 13 154 Chi phí SXKDDD 14 155 Thành phẩm 15 156 Hàng hoá 16 157 Hàng gửi bán 17 211 TSCĐ HH 18 213 TSCĐ VH 19 214 Hao mòn TSCĐ 20 241 Xây dựng cơ bản dở dang 21 242 Chi phí trả trước dài hạn 22 311 Vay ngắn hạn 23 315 Nợ dài hạn đến hạn trả 24 331 Phải trả người bán 25 333 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 26 334 Phải trả Công nhân viên 27 335 Chi phí phải trả 28 338 Phải trả, phải nộp khác SV: Th©n Ngäc Linh Líp: QTTC K12 20 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp §HBK Hµ Néi 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 ViÖn Kinh tÕ vµ Qu¶n lý- 341 342 411 415 421 441 511 521 621 622 627 632 635 641 642 711 811 821 911 Vay dài hạn Nợ dài hạn Nguồn vốn kinh doanh Các quỹ Lợi nhuận chưa phân phối Nguồn vốn đầu tư XDCB Doanh thu Các khoản giảm trừ doanh thu Chi phí NVLTT Chi phí NCTT Chi phí SXC Giá vốn hàng bán Chi phí tài chính Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp Thu nhập khác Chi phí khác Chi phí thuế TNDN Xác định kết quả kinh doanh (Nguồn số liệu: Phòng kế toán) * Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán Với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty như hiện nay. Hình thức kế toán mà Công ty TNHH MTV Minh Thuận áp dụng là hình thức kế toán: “Nhật ký chung” đây là hình thức kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh, quá trình hạch toán và được sử dụng trên máy vi tính với các mẫu bảng biểu theo đúng quy định của Bộ tài chính, trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc kế toán Nhà nước quy định. Quá trình hạch toán được thể hiện theo sơ đồ sau: Sơ đồ 2.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung tại Công ty Chứng từ gốc Sổ quỹ Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ, định kỳ SV: Th©n ĐốiNgäc chiếuLinh kiểm tra Sổ nhật ký chung Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Líp: QTTC K12 21 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp §HBK Hµ Néi ViÖn Kinh tÕ vµ Qu¶n lý- (Nguồn số liệu: Phòng kế toán) Tuy nhiên tất cả các định khoản và tạo lập các sổ sách đều được thực hiện trên máy tính theo chu trình sau: Sơ đồ 2.3. Sơ đồ quy trình công tác kế toán trong hệ thống kế toán máy Nghiệp vụ phát sinh Xử lý nghiệp vụ Nhập chứng từ Máy thực hiện in các sổ sách liên quan : - Sổ đăng ký Sổ nhật ký chung - Sổ cái, sổ chi tiết - Bảng cân đối tài khoản - Báo cáo tài chính, thuế In tài liệu và lưu giữ Khoá sổ kết chuyển kỳ sau (Nguồn số liệu: Phòng kế toán) Từ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán tiến hành phân loại chứng từ, định khoản (xử lý nghiệp vụ) sau đó nhập chứng từ vào máy, toàn bộ dữ liệu kế toán đư ợc xử lý tự động trên máy: vào sổ Nhật ký chung, sổ chi tiết tài khoản, sổ cái tài khoản, sổ tổng hợp tài khoản, các bảng kê và các các báo cáo kế toán. * Báo cáo kế toán tại Công ty Báo cáo tài chính là những báo cáo được lập dựa vào phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ các sổ sách kế toán theo các chỉ tiêu tài chính phát sinh tại những thời điểm hoặc thời kỳ nhất định. Các báo cáo tài chính phản ánh một cách hệ thống tình hình tài sản của đơn vị tại những thời điểm. Kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình sử dụng vốn trong những thời kỳ nhất định, đồng thời được giải trình giúp cho đối tượng sử dụng thông tin tài chính nhận biết được thực trạng tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị để đề ra các quyết định phù hợp. Các báo cáo tài chính phải đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ, số liệu phản ánh trung thực, chính xác, phục vụ đầy đủ và kịp thời. SV: Th©n Ngäc Linh Líp: QTTC K12 22 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp §HBK Hµ Néi ViÖn Kinh tÕ vµ Qu¶n lý- Hệ thống báo cáo tài chính trong công ty bao gồm: - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả kinh doanh - Báo cá lưu chuyển tiền tệ - Thuyết minh báo cáo tài chính. Những báo cáo này được lập 01 lần/năm vào cuối niên độ kế toán. Ngoài ra để đáp ứng yêu cầu quản lý, hệ thống báo cáo tài chính có thể được lập theo tháng, quý…. +/ Nơi gửi Báo cáo tài chính: Sở tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục thống kê, Cục thuế; các đơn vị khác có liên quan như: Ngân hàng, Tổ chức tín dụng ... - Việc lập báo cáo tài chính giúp cho Công ty tổng hợp và trình bày một cách khái quát, toàn diện về tình hình sử dụng tài sản, nguồn vốn hình thành tài sản và tình hình hoạt động kinh doanh trong năm tài chính Thông tin báo cáo tài chính đó là căn cứ quan trọng cho việc ra quyết định về quản lý, điều hành kinh doanh của các chủ Doanh nghiệp. Ngoài ra Công ty còn sử dụng các lạo báo cáo khác như: - Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp - Quyết toán sử dụng hoá đơn. 2.3. Phân tích chi phí và giá thành Công ty thuộc loại hình doanh nghiệp dịch vụ nên chi phí của Công ty bao gồm chi phí giá vốn hàng bán và chi phí quản lý kinh doanh. * Chi phí hàng hóa: Chi phí hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí của Công ty và là khoản mục lớn trong tổng chi phí. Chi phí hàng hóa của công ty rất phong phú và đa dạng với các loại sắt thép xây dựng...đến các loại thiết bị nước....Các loại hàng hóa này đều được mua ngoài nên giá cả thường biến động rất lớn, phụ thuộc nhiều vào tỷ giá ngoại tệ trên thị trường. Chi phí hàng hóa được tính bằng công thức: Chi phí hàng hóa = Chi phí giá vốn mua hàng + Chi phí vận chuyển (nếu có) Chi phí hàng hóa được tập hợp và tính ngay sau từng lần xuất hàng giao cho người mua. Hiện nay công ty đang chọn phương pháp tính giá hàng hóa xuất kho theo phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ. Và việc tính giá này do phòng kế toán của Công ty đảm nhiệm. Trị giá vốn hàng hóa xuất kho = lượng thực tế xuất kho x đơn giá bình quân Đơn giá bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ SV: Th©n Ngäc Linh = Trị giá thực tế HH + tồn đầu kỳ Trị giá HH nhập trong kỳ Líp: QTTC K12 23 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp §HBK Hµ Néi ViÖn Kinh tÕ vµ Qu¶n lý- Số lượng thực tế HH + tồn đầu kỳ * Chi phí quản lý doanh nghiệp: Số lượng HH nhập kho trong kỳ - Chí phí tiền lương: Đây là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty. Chi phí tiền lương cho bộ phận quản lý của Công ty bao gồm: Tiền lương, tiền công và các khoản tiền phụ cấp, tiền ăn giữa ca, các khoản trích BHTN, BHYT, BHXH (tỷ lệ trích 22% tính vào chi phí SXKD, trong đó 18% BHXH, 3% BHYT và 1% BHTN). - Chi phí đồ dùng văn phòng: Phản ánh chi phí CCDC đồ dùng cho công tác quản lý. - Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh các chi phí TSCĐ dùng chung cho Công ty như: Nhà cửa làm việc của các phòng ban, kho tàng vật kiến trúc, phương tiện truyền dẫn, máy móc thiết bị quản lý dùng trên văn phòng. Thuế, phí và lệ phí: Phản ánh chi phí về thuế phí, lệ phí như: thuế môn bài, thuế nhà đất và các khoản nhà đất và các khoản phí, lệ phí khác. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ chung toàn Công ty như: Các khoản chi mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ nhãn hiệu thương mại. - Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí khác phát sinh thuộc quản lý chung toàn Công ty, ngoài các chi phí kể trên như: Chi phí tiếp khách chi phí hội nghị, công tác phí, tàu xe, khoản chi cho lao động nữ… 2.4. Phân tích tình hình tài chính của Công ty 2.4.1. Phân tích khái quát các báo cáo tài chính 2.4.1.1. Phân tích khái quát bảng cân đối kế toán Đánh giá khái quát tình hình tài chính là việc xem xét, nhận định sơ bộ bước đầu về tình hình tài chính của doanh nghiệp, cung cấp cho nhà quản lý biết thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng như đánh giá sức mạnh tài chính của mình. Để đánh giá một cách khái quát tình hình tài chính của thông qua các chỉ tiêu Công ty chủ yếu của bảng cân đối kế toán, tiến hành so sánh theo chiều ngang và chiều dọc đối với từng chỉ tiêu để xác định các chênh lệch, mức độ tăng giảm từ đó rút ra kết luận chung về tình hình tài chính của Công ty . Bảng 2.4. Bảng cân đối kế toán năm 2012, 2013 ĐVT: Đồng 31/12/2012 STT I 1 Diễn giải TÀI SẢN NGẮN HẠN Tiền và các khoản tương đương tiền SV: Th©n Ngäc Linh 31/12/2013 Chênh lệch Tỷ Giá trị trọng 5.222.348.319 26,01 Tỷ Giá trị trọng 4.793.047.270 25,03 Tỷ lệ % -429.301.049 -8,22 1.914.519.801 1.094.246.190 -820.273.611 -42,84 9,54 5,71 Líp: QTTC K12 Giá trị 24 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp §HBK Hµ Néi ViÖn Kinh tÕ vµ Qu¶n lý- a 2 a b c Tiền Các khoản phải thu ngắn hạn Phải thu của khách hàng Trả trước cho người bán Các khoản phải thu khác 1.914.519.801 1.771.558.850 1.570.463.573 156.025.000 45.070.277 9,54 8,82 7,82 0,78 0,22 1.094.246.190 335.773.115 257.663.408 52.000.000 26.109.707 5,71 1,75 1,35 0,27 0,14 -820.273.611 -1.435.785.735 -1.312.800.165 -104.025.000 -18.960.570 3 Hàng tồn kho 1.460.034.843 7,27 3.286.052.151 17,16 1.826.017.308 a 4 a b II Hàng tồn kho Tài sản ngắn hạn khác Chi phí trả trước ngắn hạn Thuế GTGT được khấu trừ TÀI SẢN DÀI HẠN 1.826.017.308 740.989 -30.290.797 31.031.786 -497.463.741 1 Tài sản cố định -493.010.899 -3,33 a Tài sản cố định hữu hình 1.460.034.843 7,27 3.286.052.151 17,16 76.234.825 0,38 76.975.814 0,40 45.783.311 0,23 15.492.514 0,08 30.451.514 0,15 61.483.300 0,32 14.853.243.349 73,99 14.355.779.608 74,97 14.815.737.46 73,80 14.322.726.566 74,80 5 14.815.737.46 73,80 14.322.726.566 74,80 5 15.580.282.08 77,61 15.351.026.966 80,17 1 (1.028.300.400 (764.544.616) (3,81) (5,37) ) 37.505.884 0,19 33.053.042 0,17 37.505.884 0,19 33.053.042 0,17 20.075.591.668 100,00 19.148.826.878 100,00 13.167.703.441 65,59 11.675.183.308 60,97 8.466.719.988 42,17 6.786.243.081 35,44 806.078.818 4,02 828.037.229 4,32 7.082.758.784 35,28 5.322.126.855 27,79 129.056.325 0,64 102.593.000 0,54 -42,84 -81,05 -83,59 -66,67 -42,07 125,0 7 125,07 0,97 -66,16 101,91 -3,35 -493.010.899 -3,33 -229.255.115 -1,47 -263.755.784 34,50 -4.452.842 -4.452.842 -926.764.790 -1.492.520.133 -1.680.476.907 21.958.411 -1.760.631.929 -26.463.325 -11,87 -11,87 -4,62 -11,33 -19,85 2,72 -24,86 -20,51 - Nguyên giá - Gía trị hao mòn luỹ kế (*) 2 a I 1 a b c d e 2 a II 1 a b Tài sản dài hạn khác Chi phí trả trước dài hạn Tổng cộng tài sản NỢ PHẢI TRẢ Nợ ngắn hạn Vay và nợ ngắn hạn Phải trả người bán Người mua trả tiền trước Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước Các khoản phải trả, phải nộp khác Nợ dài hạn Vay và nợ dài hạn VỐN CHỦ SỞ HỮU Vốn chủ sở hữu Vốn đầu tư của chủ sở hữu Lợi nhuận chưa phân phối Tổng cộng nguồn vốn 379.185.494 1,89 241.763.400 1,26 -137.422.094 -36,24 69.640.567 0,35 291.722.597 1,52 4.700.983.453 23,42 4.888.940.227 25,53 4.700.983.453 23,42 4.888.940.227 25,53 6.907.888.227 34,41 7.473.643.570 39,03 6.907.888.227 34,41 7.473.643.570 39,03 5.500.000.000 27,40 5.500.000.000 28,72 1.407.888.227 7,01 1.973.643.570 10,31 20.075.591.668 100,00 19.148.826.878 100,00 222.082.030 318,90 187.956.774 4,00 187.956.774 4,00 565.755.343 8,19 565.755.343 8,19 0 0,00 565.755.343 40,18 -926.764.790 -4,62 (Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính năm 2012, 2013) * Phân tích tình hình cơ cấu tài sản Là việc so sánh giữa số cuối kỳ và đầu kỳ hay giữa năm nay với năm trước về số tuyệt đối, về tỷ trọng của từng chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán.Từ đó đánh giá tỷ trọng từng loại so với tổng số và xu hướng biến động của chúng thông qua các niên độ kế toán, kết quả sẽ giúp cho việc ra quyết định đầu tư vào các loại tài sản cũng như huy động các loại tài sản một cách hợp lý. Từ bảng phân tích trên ta thấy: - Tài sản ngắn hạn có sự biến động qua các năm. Cụ thể: năm 2012 có giá trị là 5.222.348.319 đồng, chiếm tỷ trọng 26,01%/tổng tài sản; năm 2013 giảm với giá trị tuyệt đối là: 429.301.049 đồng (tương ứng 8,22%). Nguyên nhân là do: SV: Th©n Ngäc Linh Líp: QTTC K12 25 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp §HBK Hµ Néi ViÖn Kinh tÕ vµ Qu¶n lý- + Vốn bằng tiền là một loại vốn linh hoạt và rất cần thiết cho Công ty. Vốn bằng tiền của Công ty TNHH MTV Minh Thuận có xu hướng giảm mạnh. Cụ thể năm 2012 là 1.914.519.801 đồng, chiếm tỷ trọng 9,54%/tông tài sản, và năm 2013 giảm còn 1.094.246.190 đồng (giảm 820.273.611 đồng so với năm 2012, tương ứng 42,84%). Đứng trên góc độ của một nhà quản trị, sự thay đổi này không tốt vì nó làm khả năng thanh toán của Công ty giảm xuống. + Các khoản phải thu: năm 2012 là 1.771.558.850 đồng, chiếm tỷ trọng 8,82%/tổng tài sản, đến năm 2013 giảm với giá trị tuyệt đối là: 1.435.785.735 đồng (tương ứng 81,05%). Chứng tỏ Công ty đã cố gắng trong việc đôn đốc khách hàng trả tiền. + Hàng tồn kho: là khoản mục chiếm 7,27% đến 17,16%, so sánh kết quả năm 2013 với năm 2012 hàng tồn kho tăng về giá trị tuyệt đối là 1.826.017.308 đồng (tương ứng 125,07%). Kết quả này cho thấy Công ty đang gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ, làm tăng dự trữ vật tư, từ đó làm tăng tình trạng ứ đọng vốn, làm cho đồng vốn quay vòng kém hiệu quả hơn trong quá trình tái sản xuất. + Tài sản ngắn hạn khác tăng nhẹ qua các năm, từ 76.234.825 đồng lên thành 76.975.814 đồng. Nguyên nhân là do chi phí thuế GTGT chưa được khấu trừ tăng, tuy nhiên TSNH khác tăng nhẹ chứng tỏ Công ty có ít chi phí phát sinh liên quan đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều niên độ kế toán. - Tài sản dài hạn cũng có xu hướng giảm xuống, năm 2013 đạt giá trị 14.355.779.608 đồng, chiếm tỷ trọng 74,97%, giảm 497.463.741 đồng so với cuối năm 2012, với tỷ lệ giảm tương ứng là 3,35%. Nguyên nhân là do: Tài sản cố định giảm 493.010.899 đồng so với cuối năm 2012, với tỷ lệ giảm tương ứng là 3,33%. Mặc dù vậy nhưng do tốc độ giảm của tài sản cố định thấp hơn tốc độ giảm chung của tài sản dẫn tới tỷ trọng tài sản cố định vẫn tăng từ 73,8% lên thành 74,8%. Ta có thể đưa ra chỉ số tỷ suất đầu tư: Tài sản dài hạn Tỷ suất đầu tư = Tổng tài sản Tỷ suất đầu tư2012 = 73,99% Tỷ suất đầu tư2013 = 74,97% Tóm lại, qua việc phân tích sự biến động của cơ cấu tài sản giai đoạn 20122013, ta có thể nhận thấy: Tài sản dài hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản (từ 73,99% đến 74,97%). Bên cạnh đó, tỷ trọng tài sản dài hạn có xu hướng tăng qua các năm => Công ty đang đầu tư vào máy móc thiết bị, cơ sở vật chất để tăng năng suất lao động và mở rộng sản xuất. * Phân tích tình hình cơ cấu nguồn vốn Đó là việc so sánh giữa số cuối kỳ và số đầu kỳ hoặc số năm nay với số năm trước về số tuyệt đối, số tương đối của từng chỉ tiêu nguồn vốn trong bảng CĐKT. Qua SV: Th©n Ngäc Linh Líp: QTTC K12 26 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp §HBK Hµ Néi ViÖn Kinh tÕ vµ Qu¶n lý- việc phân tích các số liệu đó, ta sẽ biết được tình hình cơ cấu vốn và quản lý vốn của Công ty. Từ bảng phân tích ta thấy: - Nợ phải trả của Công ty có sự biến động qua các năm. Cụ thể: năm 2013 đạt 11.675.183.308 đồng, chiếm tỷ trọng 60,97%/tổng nguồn vốn, giảm với giá trị tuyệt đối là: 1.492.520.133 đồng (tương ứng 11,33%). Bên cạnh đó, so với tổng tài sản, nợ phải trả của Công ty chiếm tỷ trọng rất cao (chiếm từ 65,59% năm 2012 và 60,97% năm 2013) => mức chiếm dụng vốn của Công ty rất lớn, điều này khó khăn cho Công ty trong việc trang trải các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn: + Nợ ngắn hạn của Công ty vào năm 2013 có giá trị là 6.786.243.081 đồng, chiếm tỷ trọng 35,44%/tổng nguồn vốn, giá trị tuyệt đối giảm so với cuối năm 2012 là: 1.680.476.907 đồng (tương ứng 19,85%). + Nợ dài hạn: vào năm 2013 đạt giá trị 4.888.940.227 đồng, chiếm tỷ trọng 25,53%/tổng nguồn vốn, giá trị tuyệt đối tăng lên là: 187.956.774 đồng (tương ứng 4%) so với năm 2012 - Nguồn vốn chủ sở hữu tăng qua các năm, cụ thể là: năm 2012 có giá trị là 6.907.888.227 đồng, chiếm tỷ trọng 34,41%/tổng nguồn vốn, đến năm 2013 tăng lên so với năm 2012 là 565.755.343 đồng (tương ứng với 8,19%). Nguồn vốn chủ sở hữu tăng do được bổ sung từ lợi nhuận => Điều này rất tốt cho Công ty, nã phản ánh được khả năng tự chủ và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Từ đó , ta có thể đưa ra chỉ số tỷ suất tự tài trợ: Nguồn vốn chủ sỏ hữu Tỷ suất tự tài trợ = Tổng nguồn vốn Tỷ suất tự tài trợ 2012 = 34,41% Tỷ suất tự tài trợ 2013 = 39,03% Tóm lại, cơ cấu nguồn vốn của Công ty trong giai đoạn 2010-2013 không hợp lý, nợ phải trả chiếm tỷ lệ rất cao, điều này không tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng thanh toán kém trong việc trang trải các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng, đây là dấu hiệu tốt thể hiện khả năng tự chủ của Công ty. 2.4.1.2. Phân tích tình hình tài chính thông qua báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh BẢNG 2.5. BẢNG PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2013 ĐVT: Đồng STT 1 2 3 4 5 Chỉ tiêu Tổng doanh thu và dịch vụ Các khoản giảm trừ doanh thu Doanh thu thuần Giá vốn hàng bán Lợi nhuận gộp SV: Th©n Ngäc Linh Năm 2012 Năm 2013 So sánh Giá trị Giá trị ± 30.252.124.309 27.385.374.712 -2.866.749.597 0 30.252.124.309 27.385.374.712 -2.866.749.597 28.252.464.410 25.699.263.172 -2.553.201.238 1.999.659.899 1.686.111.540 -313.548.359 Líp: QTTC K12 % -9,48 -9,48 -9,04 -15,68 27 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp §HBK Hµ Néi 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 Doanh thu hoạt động tài chính Chi phí tài chính - Trong đó : Lãi vay phải trả Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Thu nhập khác Chi phí khác Lợi nhuận khác Tổng lợi nhuận trước thuế Chi phí thuế TNDN hiện hành Chi phí thuế TNDN hoãn lại Lợi nhuận sau thuế ViÖn Kinh tÕ vµ Qu¶n lý14.623.993 169.929.284 169.929.284 14.759.685 192.904.236 192.904.236 765.295.858 135.692 22.974.952 22.974.952 0 -49.502.676 0,93 13,52 13,52 -6,08 814.798.534 1.029.556.074 742.671.131 -286.884.943 -27,86 45.378.288 53.443.066 (8.064.778) 1.021.491.296 255.372.824 64.026.298 52.356.971 11.669.327 754.340.458 188.585.115 41,09 -2,03 -244,69 -26,15 766.118.472 565.755.343 18.648.010 -1.086.095 19.734.105 -267.150.838 -66.787.709 0 -200.363.129 -26,15 (Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính năm 2012, 2013) Mục tiêu của phân tích tài chính qua bảng báo cáo tài chính là phân tích biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp là tìm hiểu nguồn gốc, thực trạng và xu hướng của doanh thu, chi phí, lợi nhuận. Nó giúp ta có được niềm tin đáng tin cậy từ doanh thu, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp và nhận thức được nguồn gốc và khả năng tạo lợi nhuận và những xu hướng của chúng trong tương lai. Qua bảng trên ta thấy: Doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có xu hướng giảm xuống, năm 2012 doanh thu đạt 30.252.124.309 đồng, sang năm 2013 giảm còn 27.385.374.712 đồng. Điều này cho thấy: tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty ngày càng khó khăn và thị trường có xu hướng ngày càng thu hẹp. Giá vốn hàng bán trong năm 2013 giảm so với năm 2012 là 9,04%. Ta thấy tốc độ giảm giá vốn hàng bán chậm hơn so với tốc độ giảm doanh thu thuần, đây là một dấu hiệu không tốt, thể hiện trong năm 2013 Công ty sử dụng không tốt các nguồn lực hiện có, sử dụng lãng phí chi phí. Do doanh thu thuần giảm làm chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp của Công ty giảm qua các năm, năm 2013 so với năm 2012 giảm 6,08%. Ta thấy tốc độ giảm chi phí bán hàng và QLDN thấp hơn tốc độ giảm doanh thu, như vậy để tạo ra 1 đồng lãi gộp Công ty cần nhiều chi phí BH và QLDN hơn. Qua bảng 2.5 ta thấy: Lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2013 thì giảm xuống là 200.363.129 đồng so với năm 2012, tương ứng với tỷ lệ giảm tương đối là 26,15%. Nguyên nhân là do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2013 giảm so với năm 2012, mặt khác do công tác quản lý chi phí không tốt cũng là nguyên nhân chính làm giảm lợi nhuận của Công ty. 2.4.2. Phân tích hiệu quả tài chính 2.4.2.1. Phân tích hiệu quả hoạt động tài chính của Công ty a) Năng suất của tổng tài sản SV: Th©n Ngäc Linh Líp: QTTC K12 28 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp §HBK Hµ Néi ViÖn Kinh tÕ vµ Qu¶n lý- Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân 30.252.124.309 Năng suất của tổng tài sản 2012 = = 1,79 lần 16.928.050.298 27.385.374.712 Năng suất của tổng tài sản 2013 = = 1,4 lần 19.612.209.273 Trong đó, tổng tài sản bình quân của các năm được tính như sau: Năng suất của tổng tài sản = Tổng tài sản 13.780.508.928 + 20.075.591.668 = = 16.928.050.298 đồng 2 bình quân 2012 Tổng tài sản 20.075.591.668 + 19.148.826.878 = = 19.612.209.273 đồng 2 bình quân 2013 Qua đó ta thấy năng suất của tổng tài sản giảm. Năm 2012, cứ một đồng tài sản góp phần tạo ra được 1,79 đồng doanh thu thuần tương ứng với 1,79 lần. Năm 2013, chỉ số này còn 1,4 lần, giảm 0,39 lần so với năm 2012. Để hiểu rõ được nguyên nhân ta sẽ đi sâu vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng qua các chỉ số sau đây: Do ảnh hưởng của doanh thu thuần: Δ1 = 27.385.374.712/16.928.050.298 - 30.252.124.309/16.928.050.298 = -0,17 Do ảnh hưởng của tổng tài sản: Δ2 = 27.385.374.712/19.612.209.273 - 27.385.374.712/16.928.050.298 = -0,22 Tổng hợp ảnh hưởng của 2 nhân tố: Δ = Δ1 + Δ2 = (-0,17) + (-0,22) = -0,39 Nhận xét: Như vậy năng suất tổng tài sản giảm là do ảnh hưởng của cả 2 nhân tố: Do doanh thu thuần giảm 9,48% làm cho năng suất tổng tài sản giảm 0,17 lần. Do tổng tài sản bình quân tăng làm cho năng suất tổng tài sản giảm 0,22 lần. Như vậy có thể thấy trong năm 2013 Công ty đã sử dụng không tốt tài sản mà nguyên nhân chính là do việc đầu tư tài sản chưa hợp lý, trong khi Công ty tăng cường đầu tư tài sản thì hiệu quả thu được lại giảm xuống. b. Năng suất tài sản dài hạn Năng suất tài sản dài hạn = Doanh thu thuần Tài sản dài hạn bình quân 30.252.124.309 = 2,66 lần 11.384.680.839 27.385.374.712 Năng suất tài sản dài hạn 2013 = = 1,88 lần 14.604.511.479 Trong đó, Tài sản dài hạn bình quân các năm được tính như sau: Tài sản dài hạn 7.916.118.328 + 14.853.243.349 = 11.384.680.839 đồng 2 bình quân 2012 Tài sản dài hạn = 14.853.243.349 + 14.355.779.608 = 14.604.511.479 đồng Năng suất tài sản dài hạn 2012 SV: Th©n Ngäc Linh = Líp: QTTC K12 29 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp §HBK Hµ Néi ViÖn Kinh tÕ vµ Qu¶n lý- bình quân 2013 2 Năng suất tài sản dài hạn năm 2012 là 2,66 lần, phản ánh trong năm 2012 cứ 1 đồng tài sản dài hạn tham gia SXKD sẽ rạo ra 2,66 đồng doanh thu thuần, chỉ tiêu này năm 2013 giảm còn 1,88 đồng, giảm 0,78 lần so với năm 2012, tương ứng với tỷ lệ giảm 29,43%. Điều này cho thấy, hiệu suất sử dụng tài sản cố định của Công ty có xu giảm xuống. Để hiểu rõ được nguyên nhân ta sẽ đi sâu vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng qua các chỉ số sau đây: Do ảnh hưởng của doanh thu thuần: Δ1 = 27.385.374.712/11.384.680.839 - 30.252.124.309/11.384.680.839 = -0,25 Do ảnh hưởng của tài sản dài hạn: Δ2 = 27.385.374.712/14.604.511.479 - 27.385.374.712/11.384.680.839 = -0,53 Tổng hợp ảnh hưởng của 2 nhân tố: Δ = Δ1 + Δ2 = (-0,25) + (-0,53) = -0,78 Nhận xét: Như vậy năng suất tài sản dài hạn giảm là do ảnh hưởng của cả 2 nhân tố: Do doanh thu thuần giảm 9,48% làm cho năng suất tài sản dài hạn giảm 0,25 lần. Do tài sản dài hạn bình quân tăng làm cho năng suất tài sản dài hạn giảm 0,53 lần. Như vậy trong năm 2013 Công ty sử dụng tài sản dài hạn chưa hiệu quả, trong thời gian tới Công ty cần tăng cường nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản này bằng cách tăng cường xúc tiến mở rộng thị trường, tiến hành thanh lý những tài sản cố định có hiệu quả sử dụng thấp. c. Năng suất tài sản ngắn hạn Doanh thu thuần Năng suất tài sản ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn bình quân 30.252.124.309 Năng suất tài sản ngắn hạn 2012 = = 5,46 lần 5.543.369.460 27.385.374.712 Năng suất tài sản ngắn hạn 2013 = = 5,47 lần 5.007.697.795 Trong đó, Tài sản ngắn hạn bình quân các năm được tính: Tài sản ngắn hạn 5.864.390.600 + 5.222.348.319 = = 5.543.369.460 đồng 2 bình quân 2012 Tài sản ngắn hạn 5.222.348.319 + 4.793.047.270 = = 5.007.697.795 đồng 2 bình quân 2013 Qua chỉ tiêu năng suất tài sản ngắn hạn cho thấy một cái nhìn khái quát về hiệu quả sử dông tài sản ngắn hạn của Công ty. Năm 2012, cứ đầu tư bình quân một đồng tài sản ngắn hạn tham gia SXKD sẽ góp phần tạo ra 5,46 đồng doanh thu thuần. Sang năm 2013 tạo ra được 5,47 đồng. Nguyên nhân là do trong năm 2013, trong khi doanh thu thuần giảm 9,48% thì tài sản ngắn hạn cũng giảm 9,66%. Điều đó cho thấy việc sử SV: Th©n Ngäc Linh Líp: QTTC K12 30 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp §HBK Hµ Néi ViÖn Kinh tÕ vµ Qu¶n lý- dụng tài sản ngắn hạn đã có hiệu quả hơn, thể hiện chất lượng công tác sử dông tài sản ngắn hạn trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng tăng lên. Để hiểu rõ được nguyên nhân ta sẽ đi sâu vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng qua các chỉ số sau đây: Do ảnh hưởng của doanh thu thuần: Δ1 = 27.385.374.712/5.543.369.460 - 30.252.124.309/5.543.369.460 = -0,52 Do ảnh hưởng của tài sản ngắn hạn bình quân: Δ2 = 27.385.374.712/5.007.697.795 - 27.385.374.712/5.543.369.460 = 0,53 Tổng hợp ảnh hưởng của 2 nhân tố: Δ = Δ1 + Δ2 = (-0,52) + 0,53 = 0,01 Nhận xét: Như vậy năng suất tài sản ngắn hạn tăng là do ảnh hưởng của cả 2 nhân tố: Do doanh thu thuần giảm 9,48% làm cho năng suất tài sản ngắn hạn giảm 0,52 lần. Do tài sản ngắn hạn bình quân giảm làm cho năng suất tài sản ngắn hạn tăng 0,53 lần. d. Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho = Vòng quay hàng tồn kho 2012 = Vòng quay hàng tồn kho 2013 = Doanh thu thuần Giá trị hàng tồn kho bình quân 30.252.124.309 1.914.007.915 27.385.374.712 2.373.043.497 = 15,81 vòng = 11,54 vòng Trong đó, hàng tồn kho bình quân các năm được tính: Hàng tồn kho bình quân 2012 Hàng tồn kho bình quân 2013 = = 2.367.980.986 + 1.460.034.843 2 1.460.034.843 + 3.286.052.151 2 = 1.914.007.915 đồng = 2.373.043.497 đồng => Thời gian một vòng quay hàng tồn kho Kỳ luân chuyển hàng = tồn kho 360 Vòng quay hàng tồn kho Kỳ luân chuyển hàng 360 = = 23 (ngày/vòng) 15,81 tồn kho 2012 Kỳ luân chuyển hàng 360 = = 31 (ngày/vòng) 11,54 tồn kho 2013 SV: Th©n Ngäc Linh Líp: QTTC K12 31 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp §HBK Hµ Néi ViÖn Kinh tÕ vµ Qu¶n lý- Qua trên ta nhận thấy, số vòng quay hàng tồn kho của năm 2013 là 11,54 vòng giảm so với năm 2012 là 15,81 vòng; đồng thời thời gian của một vòng quay năm 2013 là 31 ngày tăng so với năm 2012 là 23 ngày. Vậy số vòng quay hàng tồn kho của Công ty có xu hướng giảm xuống, cho thấy công tác quản lý hàng tồn kho chưa hiệu quả, điều này sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn do số vốn giữ lại trong kho sẽ nhiều hơn. Công ty cần có biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ hơn nữa, giải phóng lượng hàng tồn kho dù trữ để xoay vòng vốn nhanh, tạo điều kiện thuận lợi để thu lại vốn đã bỏ ra. e.Vòng quay thu nợ (bán chịu) Doanh thu thuần Vòng quay thu nợ = Nợ phải thu bình quân 30.252.124.309 = 13,99 vòng 2.162.430.229 27.385.374.712 Vòng quay thu nợ 2013 = = 25,99 vòng 1.053.665.983 Trong đó nợ phải thu bình quân được trích từ số liệu trong bảng cân đối kế toán, được tính như sau: Nợ phải thu 2.553.301.608 + 1.771.558.850 = = 2.162.430.229 đồng 2 bình quân 2012 Nợ phải thu 1.771.558.850 + 335.773.115 = = 1.053.665.983 đồng 2 bình quân 2013 Vòng quay thu nợ 2012 = => kỳ thu tiền bình quân Kỳ thu tiền bình quân = Kỳ thu tiền bình quân 2012 = Kỳ thu tiền bình quân 2013 360 Vòng quay thu nợ 360 = 26 (ngày/vòng) 13,99 360 = = 14 (ngày/vòng) 25,99 Quá trình kinh doanh luôn làm phát sinh các mối quan hệ giữa người mua và người bán. Một doanh nghiệp muốn đẩy nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm phải có chính sách phải có chính sách bán hàng, sách lược thu tiền và chưa chắc khi sản phẩm của xuất kho là đã tiêu thụ và thu tiền được ngay. Vì vậy đứng trên góc độ nhà quản trị doanh nghiệp thì vấn đề luôn phải quan tâm đến là thời gian thu hồi các khoản nợ. Do vậy chỉ tiêu Kỳ thu tiền bình quân là một trong các chỉ tiêu quan trọng cho thấy khả năng thu hồi vốn trong thanh toán của doanh nghiệp. Ta thấy, vòng thu nợ của hai năm 2012 và 2013 là khá tốt SV: Th©n Ngäc Linh Líp: QTTC K12 32 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp §HBK Hµ Néi ViÖn Kinh tÕ vµ Qu¶n lý- 2.4.2.2. Phân tích khả năng sinh lợi a. Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) ROE là tiêu chuẩn phổ biến để đánh giá tình hình hoạt động tài chính của các nhà đầu tư và các nhà quản lý. ROE đo lường tính hiệu quả của đồng vốn chủ sở hữu của Công ty. Chỉ tiêu này xem xét lợi nhuận trên mỗi đồng của vốn chủ sở hữu mang đi đầu tư. Tỷ suất sinh lời vốn chủ Lợi nhuận sau thuế = sở hữu (ROE) Vốn chủ sở hữu bình quân 766.118.472 x 100% = 12,47% 6.524.828.991 565.755.343 ROE 2013 = x 100% =8,19% 7.190.765.899 Trong đó nguồn vốn chủ sở hữu bình quân được tính như sau: ROE 2012 = Vốn chủ sở hữu 6.141.769.754 + 6.907.888.227 = = 6.524.828.991 đồng 2 bình quân 2012 Vốn chủ sở hữu 6.907.888.227 + 7.473.643.570 = = 7.190.765.899 đồng 2 bình quân 2013 Ta thấy, năm 2012 là 12,47% có nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu mang đi đầu tư thì thu được 12,47 đồng lợi nhuận sau thuế và năm 2013 tỷ suất này giảm xuống là 8,19%. b. Tỷ suất sinh lời tài sản (ROA) Chỉ tiêu ROA nhắm xem xét sự kết hợp tác động giữa tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và số vòng quay tổng. ROA là công cụ đo lường cơ bản tính hiệu quả của việc phân phối và quản lý các nguồn lực ở Công ty Tỷ suất sinh lời tài sản = (ROA) ROA 2012 = ROA 2013 = Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bình quân 766.118.472 16.928.050.298 565.755.343 19.612.209.273 x 100% = 4,53% x 100% = 2,88% Ta nhận thấy tỷ suất sinh lời tài sản của Công ty giảm cụ thể: năm 2012 là 4,53%, điều đó có nghĩa là cứ 100 đồng tài sản bỏ ra thì thu về được 4,53 đồng lợi nhuận sau thuế và năm 2013 là 2,88% giảm 1,64%. Điều đó cho thấy hiệu suất sử dụng tài sản năm này là không tốt. Vậy Công ty cần có giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. SV: Th©n Ngäc Linh Líp: QTTC K12 33 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp §HBK Hµ Néi ViÖn Kinh tÕ vµ Qu¶n lý- c. Đòn bẩy tài chính (Đòn cân nợ) Đòn bẩy tài chính là một công cụ để gia tăng tỷ suất sinh lời vốn góp. Vấn đề khó khăn và thách thức của đòn cân nợ là cố gắng sao cho nó có sự cân bằng giữa lợi ích và chi phí của việc đi vay nợ. Tổng vốn bình quân Đòn bẩy tài chính = Vốn chủ sở hữu bình quân Đòn bẩy tài chính 2012 = Đòn bẩy tài chính 2013 = 16.928.050.298 6.524.828.991 19.612.209.273 7.190.765.899 = 2,59 lần = 2,73 lần d. Doanh lợi doanh thu sau thuế (ROS) Khả năng sinh lợi phản ánh năng lực kinh doanh, là tiền đề cho tương lai, cho phép Công ty đánh giá được tình trạng tiềm năng tăng trưởng, qua đó giúp nhà quản trị điều chỉnh lại cơ cấu tài chính và hoạch định chiến lược ngăn ngõa rủi ro ở mức độ tốt nhất, cũng như phương hướng tăng trưởng sản xuất kinh doanh trong tương lai. Doanh lợi doanh thu sau = thuế (ROS) ROS 2012 = ROS 2013 = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần 766.118.472 30.252.127.309 565.755.343 27.385.374.712 x 100% = 2,53% x 100% = 2,07% Ta thấy, Doanh lợi doanh thu sau thuế thấp và giảm rất nhiều, cụ thể là: năm 2012 là 2,53% có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thuần thì Công ty thu được 2,53 đồng lợi nhuận sau thuế, và năm 2013 tỷ lệ này là 2,07%. Điều này cho thấy Công ty ngày càng đang gặp nhiều khó khăn. 2.4.3. Phân tích an toàn tài chính 2.4.3.1. Phân tích tình hình cân đối giữa tài sản và nguồn vốn BẢNG 2.6: SO SÁNH CÂN ĐỐI GIỮA TÀI SẢN - NGUỒN VỐN (Đơn vị tính: Đồng) Tài sản ngắn hạn So sánh Nợ ngắn hạn Năm 2012 Năm 2013 SV: Th©n Ngäc Linh 5.222.348.319 4.793.047.270 > < 8.466.719.988 6.786.243.081 Líp: QTTC K12 34 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp §HBK Hµ Néi Tài sản dài hạn ViÖn Kinh tÕ vµ Qu¶n lý- So sánh Nợ dài hạn + Vốn CSH 14.853.243.349 11.608.871.680 Năm 2012 > 14.355.779.608 12.362.583.797 Năm 2013 > (Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính năm 2012, 2013) Qua bảng so sánh trên ta thấy: Năm 2012 và năm 2013: Mối quan hệ giữa Tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn thì Tài sản ngắn hạn luôn nhỏ hơn nợ ngắn hạn, cụ thể là : năm 2012 Tài sản ngắn hạn có 5.222.348.319 đồng trong khi đó nợ ngắn hạn là 8.466.719.988 đồng; năm 2012 Tài sản ngắn hạn có 4.793.047.270 đồng trong khi đó nợ ngắn hạn là 6.786.243.081 đồng. Mối quan hệ giữa Tài sản dài hạn với nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu, ta thấy Tài sản dài hạn cũng luôn nhỏ hơn nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu. Cụ thể: năm 2012 Tài sản dài hạn là 14.853.243.349 đồng còn nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu là 11.608.871.680 đồng. Năm 2013, Tài sản dài hạn là 14.355.779.608 đồng còn nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu là 12.362.583.797 đồng. Với cơ câu tài sản - nguồn vốn nh vậy, trong 2 năm này hoạt động sản xuất kinh doanh có phần trầm lắng hơn, vốn dài hạn và chủ sở hữu không đủ tài trợ cho tài sản dài hạn dẫn tới 1 phần tài sản dài hạn được tài trợ bởi nợ ngắn hạn, điều này làm tăng rủi ro tài chính cho Công ty. Phương hướng của Công ty trong thời gian tới là hoàn tất quá trình cổ phần hoá huy động vốn để sản xuất kinh doanh dần đi vào ổn định * Phân tích sự đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Vốn luân chuyển là chỉ tiêu rất quan trọng trong việc đánh giá mức độ an toàn tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết hai điều cốt yếu: - Tài sản cố định của doanh nghiệp có được tài trợ vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn hay không? - Doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không? Vốn luân chuyển = Nguồn vốn dài hạn - Tài sản dài hạn = Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn Trong đó: Nguồn vốn dài hạn = Nợ dài hạn + Nguồn vốn chủ sở hữu BẢNG 2.7: VỐN LUÂN CHUYỂN (Đơn vị tính: Đồng) CHỈ TIÊU 1. Tài sản dài hạn 2. Nguồn vốn chủ sở hữu 3.Nợ dài hạn SV: Th©n Ngäc Linh Năm 2012 14.853.243.349 6.907.888.227 4.700.983.453 Năm 2013 14.355.779.608 7.473.643.570 4.888.940.227 Líp: QTTC K12 35 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp §HBK Hµ Néi 4. Nguồn vốn dài hạn (2+5) Vốn luân chuyển (4-1) ViÖn Kinh tÕ vµ Qu¶n lý11.608.871.680 -3.244.371.669 12.362.583.797 -1.993.195.811 (Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính năm 2012, 2013) Từ bảng trên ta thấy: Vốn luân chuyển năm 2012 và năm 2013 lại âm => nguồn vốn dài hạn không đủ tài trợ cho tài sản dài hạn và doanh nghiệp phải đầu tư thêm bằng một phần nguồn vốn ngắn hạn. Tài sản ngắn hạn không đáp ứng đủ để trả các khoản nợ ngắn hạn. Nh vậy, ta thấy mức độ an toàn tài chính của Công ty thấp. 2.4.3.2. Phân tích các khoản phải thu và phải trả trong ngắn hạn Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp thường xuyên phát sinh các khoản phải thu, phải trả giữa khách hàng, nhà cung cấp với doanh nghiệp. Mà các khoản phải thu , phải trả đòi hỏi phải co một thời gian nhất định, do đó việc Công ty bị chiếm dụng vốn hoặc đi chiếm dụng vốn của các khách hàng hoặc các doanh nghiệp khác là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, trong hoạt động của Công ty còng nh các doanh nghiệp khác nói chung cần tránh tình trạng khách hàng nợ quá nhiều trong thời gian quá lâu. Do đó, thông qua việc nghiên cứu khả năng thanh toán của Công ty cho ta thấy được mức độ an toàn tài chính và đánh giá được tình hình tài chính của Công ty. BẢNG 2.8: NỢ PHẢI THU - PHẢI TRẢ (Đơn vị tính: Đồng) Chỉ tiêu 31/12/2013 So sánh 31/12/2012 Giá trị 1. Các khoản phải thu ngắn hạn 2. Nợ ngắn hạn Chênh lệch Phải thu – Phải trả 335.773.115 6.786.243.081 -6.450.469.966 1.771.558.850 8.466.719.988 -6.695.161.138 -1.435.785.735 -1.680.476.907 244.691.172 Tỷ lệ % -81,05 -19,85 -3,65 (Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính năm 2012, 2013) Qua bảng trên ta thấy: Các phải thu luôn nhỏ hơn các khoản phải trả. Điều này chứng tỏ, Công ty chiếm dụng vốn nhiều hơn đang bị chiếm dụng vốn trong ngắn hạn. Nguyên nhân là do: Công ty thực hiện đầu tư theo chiều sâu (mua sắm dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị mới) nên nhu cầu vốn để tài trợ cho TSDH là lớn, nhưng nguồn vốn từ bên trong Công ty lại không đủ đáp ứng nên Công ty phải đi vay làm cho tổng nợ của Công ty tăng lên, bên cạnh đó giá trị Tài sản dài hạn cũng tăng, buộc Công ty phải vay ngắn hạn của Ngân hàng và các quỹ hỗ trợ khác làm các khoản nợ của Công ty tăng Từ việc xem xét các khoản phải thu và phải trả trong ngắn hạn của Công ty qua các năm gần đây, ta có thể đưa ra hệ số công nợ như sau: Hệ số công nợ SV: Th©n Ngäc Linh = Nợ phải thu ngắn hạn Nợ phải trả ngắn hạn Líp: QTTC K12 36 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp §HBK Hµ Néi Hệ số công nợ2012 = Hệ số công nợ 2013 = ViÖn Kinh tÕ vµ Qu¶n lý1.771.558.850 x 100% = 20,92% 8.466.719.988 335.773.115 x 100% = 4,95% 6.786.243.081 2.4.3.3. Phân tích khả năng thanh toán của Công ty a. Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động để đảm bảo cho một đồng nợ ngắn hạn. Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành = Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành2012 = Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành2013 = Giá trị Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn phải trả 5.222.348.319 8.466.719.988 4.793.047.270 6.786.243.081 = 0,62 lần = 0,71 lần Ta thấy tỷ số khả năng thanh toán hiện hành của Công năm 2012 là 0,62 lần, năm 2013 tăng lên đạt 0,71 lần. Tuy nhiên hệ số này cả 2 năm đều nhỏ hơn 1 cho thấy tài sản ngắn hạn của Công ty không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Điều này cho thấy khả năng thanh toán hiện hành của Công ty là không được tốt. Như vậy, khả năng thanh toán hiện hành của Công ty trong các năm qua rất kém mặc dù có tăng và hiện tại là không thuận lợi để Công ty có thể huy động thêm vốn vay ngắn hạn để đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh. b. Tỷ số khả năng thanh toán nhanh Tỷ số này cho biết khả năng thanh toán thực sự của doanh nghiệp và được tính toán dùa trên các tài sản lưu động có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để đáp ứng nhu cầu khi cần thiết. Tỷ số khả năng thanh toán nhanh Tỷ số khả năng thanh toán nhanh 2012 Tỷ số khả năng thanh toán nhanh 2013 = = = Tài sản lưu động – Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn phải trả 5.222.348.319 – 1.460.034.843 = 0,44 lần 8.466.719.988 4.793.047.270 – 3.286.052.151 = 0,22 lần 6.786.243.081 Thông qua tính toán trên ta nhận thấy hệ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty có sự chuyển biến theo chiều hướng giảm dần. Tỷ số này năm 2012 là 0,44 SV: Th©n Ngäc Linh Líp: QTTC K12 37 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp §HBK Hµ Néi ViÖn Kinh tÕ vµ Qu¶n lý- lần có nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn chỉ được đảm bảo bởi 0,44 đồng có khả năng quy đổi nhanh ra tiền, năm 2012 tỷ số này giảm xuống 0,22 lần. Điều này cho thấy sự phụ thuộc của Công ty vào các khoản nợ ngắn hạn là rất cao hay khả năng thanh toán nhanh của Công ty là rất thấp. Nguyên nhân là do sự tăng giảm tài sản lưu động. Như vậy, khả năng thanh toán nhanh của Công ty là không tốt, Công ty cần có biện pháp thu hồi công nợ để đáp ứng nhu cầu thanh toán khi cần thiết. c. Tỷ số khả năng thanh toán tức thời Tỷ số khả năng thanh toán tức thời Tỷ số khả năng thanh toán tức thời 2012 Tỷ số khả năng thanh toán tức thời 2013 = = = Tiền Nợ ngắn hạn phải trả 1.914.519.801 = 0,23 lần 8.466.719.988 1.094.246.190 = 0,16 lần 6.786.243.081 Khả năng thanh toán tức thời của Công ty năm 2013 có xu hướng giảm so với năm 2012 và tỷ số này còn tương đối thấp điều đó cho thấy Công ty đang gặp khó khăn trong thanh toán do lượng tiền chiếm tỷ trọng rất bé. Công ty cấn có biện pháp thu hồi công nợ nhanh nhất nhắm đáp ứng nhu cầu thanh toán. * Nhận xét về tình hình tài chính của Công ty + Doanh thu năm 2013 tăng 6.136.286.866đ tăng tuyệt đối là 66,75% so với năm 2012 mặt khác hiệu quả kinh doanh khá cao do Công ty thực hiện rất tốt việc quản lý các khoản chi làm chi phí giảm, nhất là chi phí giá vốn hàng bán, để tạo ra một đồng doanh thu cần ít chi phí giá vốn hơn. + Tài sản ngắn hạn giảm 23,42% do tiền mặt giảm 86,83%, Phải thu của khách hàng tăng 1,54%, chứng tỏ nợ đọng nhiều, Công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn gây khó khăn trong các khoản thanh toán ngắn hạn. + Tài sản dài hạn tăng, Công ty rất quan tâm tới công tác đầu tư mua sắm TSCĐ nâng cao năng lực sửa chữa. + Năm 2013, nguồn vốn giảm 3.347.543.922 đồng chủ yếu là do nợ phải trả giảm, giảm 3.737.317.954 đồng. Trong khi đó vốn chủ sở hữu lại có xu hướng tăng nhẹ, điều này góp phần nâng cao khả năng tự chủ về mặt tài chính cho Công ty. + Sức sinh lời của năm 2013 tốt hơn so với năm 2012 do lợi nhuận biên ROS tăng, sức sinh lời cơ sở BEP tăng, tỷ suất sinh lời tài sản ROA tăng. Muốn tăng sức sinh lời, Công ty phải tăng lợi nhuận ròng bằng cách quản lý chặt các khoản chi phí hơn nữa. SV: Th©n Ngäc Linh Líp: QTTC K12 38 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp §HBK Hµ Néi ViÖn Kinh tÕ vµ Qu¶n lý- + Khả năng thanh toán các khoản nợ tức thời còn yếu, Công ty sẽ gặp khó khăn trong thanh toán các khoản nợ tức thời. Bù lại, tỷ suất tự tài trợ cao, lượng vốn chủ sở hữu đủ lớn để tài trợ cho tài sản, Công ty không sợ rủi ro trong hoạt động tài chính. Nhìn chung, khả năng tài chính của Công ty tương đối mạnh. Công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn nên gặp khó khăn trong thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Do chưa quản lý chặt các khoản chi nên hiệu quả kinh doanh của năm 2013 chưa cao. Công ty cần có biện pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao lợi nhuận, tăng sức sinh lời. PHẦN 3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ LỰA CHỌN HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP 3.1 Đánh giá chung về công tác tài chính kế toán của Công ty 3.1.1. Những ưu điểm *Về tổ chức công tác kế toán: - Về thực hiện chức năng hạch toán: bộ máy kế toán đã giúp đơn vị thực hiện đầy đủ giai đoạn hạch toán của một Doanh nghiệp hạch toán độc lập. Từ chứng từ SV: Th©n Ngäc Linh Líp: QTTC K12 39 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp §HBK Hµ Néi ViÖn Kinh tÕ vµ Qu¶n lý- hạch toán, ghi sổ kế toán đến lập hệ thống báo cáo kế toán đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban trong Công ty với phòng kế toán, đảm bảo công tác được trôi chảy, nhịp nhàng. - Phòng tài vụ đã xây dựng được quy chế về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên, do đó đã tạo được mối quan hệ có tính vị trí, lệ thuộc và kiểm soát lẫn nhau. Bộ máy kế toán đã hoạt động rất hiệu quả do sự phân công, tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa các kế toán theo tính chất khác nhau của khối lượng công tác kế toán. - Các số liệu kế toán được hạch toán một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời cung cấp thông tin cho các nhà quản lý để từ đó có các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, sử dụng đồng vốn, đây chính là nhân tố quan trọng góp phần giúp Công ty tăng trưởng liên tục trong thời gian vừa qua. - Mọi hoạt động kinh tế phát sinh đều được ghi chép trên chứng từ ban đầu, số liệu kế toán sạch sẽ, rõ ràng và đáng tin cậy. - Các chứng từ được lập trên máy vi tính, theo đúng mẫu biểu quy định theo quyết định số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006, các thông tin trên các chứng từ được ghi chép phản ánh một cách đầy đủ, thể hiện đúng theo quy định của Bộ Tài chính. - Với mỗi loại chứng từ Công ty quy định quy trình luân chuyển một cách rõ ràng, kịp thời, góp phần phản ánh một cách chính xác tình hình phát sinh các hoạt động kinh tế tại Công ty. - Các chứng từ sau khi được cập nhật hạch toán đầy đủ được lưu tại phòng kế toán với các tủ đựng tài liệu kiên cố, vững chắc đảm bảo lưu trữ theo đúng quy định của Nhà nước. Khi mở các tài khoản để theo dõi ghi lại những nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh Công ty TNHH MTV Minh Thuận đã tuân thủ theo mọi nguyên tắc, quy định về hệ thống tài khoản kế toán của pháp lệnh kế toán hiện hành - Việc sử dụng bộ sổ kế toán theo hình thức ghi sổ “Sổ nhật ký chung” đã mang lại nhiều thuận lợi phù hợp với việc thực hiện chuyên môn hóa và phân công lao động kế toán. Mẫu sổ in sẵn và thống nhất tạo nên những quy định chung cho việc thực hiện ghi chép sổ sách, đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời cho quản lý và lập báo cáo định kỳ đúng thời hạn. Hệ thống sổ đơn giản, thuy nhiên quy mô công việc kế toán rất lớn nên khối lượng công việc kế toán nhiều, đòi hỏi trình độ kế toán cao. - Hệ thống sổ sách kế toán của Công ty tương đối hoàn chỉnh. Bộ máy kế toán được phân công bố trí theo từng bộ phận cụ thể, rõ ràng. Bộ phận kế toán là bộ phận không thể thiếu được trong Công ty, cán bộ nhân viên trong phòng đều là những người có trình độ, có năng lực, nhiệt tình, trung thực đã góp phần tích cực vào công tác hạch toán kế toán của Công ty. *Về tình hình tài chính: SV: Th©n Ngäc Linh Líp: QTTC K12 40 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp §HBK Hµ Néi ViÖn Kinh tÕ vµ Qu¶n lý- - Hệ số tự tài trợ năm 2013 tăng mạnh so với năm 2012, đạt 39,03% cho thấy khả năng tự chủ về mặt tài chính của Công ty đã tăng mạnh. - Số vòng quay các khoản phải thu tăng tới 85,78% so với năm 2012 thể hiện hiệu quả thu hồi công nợ của Công ty là rất tốt, điều này giúp cho lượng vốn bị chiếm dụng giảm, Công ty có thêm vốn để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh. - Các chỉ tiêu vòng quay tài sản ngắn hạn có xu hướng tăng lên so với năm 2012 cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty là rất tốt. 3.1.2. Những mặt hạn chế Bên cạnh những ưu điểm công tác tài chính kế toán của Công ty còn tồn tại những nhược điểm sau: * Về công tác kế toán Hiện tại các nhân viên trong phòng kế toán của Công ty kiêm nhiệm các phần hành kế toán khác nhau . Điều này giúp Công ty tiết kiệm được chi phí, tuy nhiên nếu khối lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều sẽ dẫn đến chậm cung cấp thông tin, gây khó khăn cho hoạt động quản lý. Về hệ thống tài khoản chi tiết dùng để tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của kế toán tập hợp CPSX và chưa phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty. Chi phí sản xuất được tập hợp vào TK 621, 622, 627 những tài khoản này chưa chi tiết theo từng yếu tố chi phí, chưa thể hiện chi tiết đầy đủ các yếu tố của chi phí như quy định của Bộ Tài chính và gây khó khăn trong việc theo dõi biến động các chi phí sản xuất theo yếu tố. Công ty áp dụng ghi sổ theo hình thức Sổ nhật ký chung là hoàn toàn phù hợp với quy mô cũng như đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. Tuy nhiên cùng với việc ngày càng phát triển mở rộng hơn thì công việc kế toán cũng ngày càng nhiều hơn, các nghiệp vụ phát sinh lớn, do đó việc phản ánh tất cả các nghiệp vụ vào sổ Sổ nhật ký chung sẽ dễ dẫn đến bị trùng lặp nghiệp vụ, dẫn đến sai sót về số liệu kế toán. Theo kiến nghị của em, Công ty nên chuyển sang sử dụng hình thức kế toán nhật ký chung, Công ty có thể tham khảo tại Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. *Về tình hình tài chính: - Hệ số khả năng thanh toán hiện hành mặc dù tăng nhưng ở mức nhỏ hơn 1 cho thấy tài sản ngắn hạn không đủ để tài trợ cho các khoản nợ ngắn hạn. - Hệ số khả năng thanh toán lãi vay giảm 29,96% so với năm 2012 cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh đã giảm đi rõ rệt. - Hệ số khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời giảm cho thấy Công ty gặp nhiều khó khăn trong việc huy động tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng các tài sản có khả năng chuyển hóa thành tiền mặt cao. - Vòng quay tài sản dài hạn, vòng quay tổng tài sản còn thấp và giảm cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn, tổng tài sản là chưa cao. SV: Th©n Ngäc Linh Líp: QTTC K12 41 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp §HBK Hµ Néi ViÖn Kinh tÕ vµ Qu¶n lý- - Số vòng quay hàng tồn kho giảm 26,99% so với năm 2012 thể hiện công tác quản lý, lập kế hoạch sử dụng vật tư là rất kém, làm tăng chi phí lưu kho. - Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi đều giảm so với năm 2012 cho thấy hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2013 đã giảm hơn so với năm 2012. 3.2 Định hướng đề tài tốt nghiệp Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH MTV Minh Thuận vận dụng những kiến thức đã học, được sự giúp đỡ của các phòng ban, tham khảo kinh nghiệm của những người đi trước và sự chỉ bảo tận tình của Giảng viên Ths.Nguyễn Minh Đức, dựa vào tình hình thực tế tại Công ty, em lựa chọn đề tài tốt nghiệp: "PHÂN TÍCH & ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MTV MINH THUẬN" Kính mong được sự hướng dẫn, chỉ bảo của Thầy giáo, Cô giáo trong Viện kinh tế & quản lý - Trường Đại Học Bách Khoa - Hà Nội để em hoàn thiện đồ án tốt nghiệp. Đề cương sơ bộ đồ án tốt nghiệp: LỜI MỞ ĐẦU PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan về tài chính doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm về tài chính doanh nghiệp 1.1.2. Các quan hệ tài chính chủ yếu của doanh nghiệp 1.1.3. Vị trí, vai trò của tài chính doanh nghiệp 1.1.3.1.Vị trí của tài chính doanh nghiệp 1.1.3.2.Vai trò của tài chính doanh nghiệp 1.1.4.Các chức năng của tài chính doanh nghiệp 1.1.4.1. Chức năng phân phối 1.1.4.2. Chức năng giám đốc 1.2.Quản trị tài chính doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm về quản trị tài chính doanh nghiệp 1.2.2. Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp 1.2.3. Nội dung chủ yếu của quản trị tài chính doanh nghiệp 1.2.4. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới quản trị tài chính doanh nghiệp 1.3. Phân tích tài chính doanh nghiệp 1.3.1. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp 1.3.2. Mục đích, ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp 1.3.2.1. Mục đích của phân tích tài chính doanh nghiệp 1.3.2.2. Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp 1.3.3.Các tài liệu sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp 1.3.4. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp SV: Th©n Ngäc Linh Líp: QTTC K12 42 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp §HBK Hµ Néi ViÖn Kinh tÕ vµ Qu¶n lý- 1.3.4.1. Phương pháp so sánh 1.3.4.2. Phương pháp phân tích tỷ lệ 1.3.4.3. Phương pháp thay thế liên hoàn 1.3.4.4. Phương pháp phân tích Dupont 1.4.Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 1.4.1.Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính 1.4.1.1. Phân tích tình hình tài chính qua Bảng cân đối kế toá 1.4.1.2. Phân tích tình hình tài chính qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 1.4.2. Phân tích rủi ro tài chính 1.4.2.1. Phân tích khả năng thanh toán 1.4.2.2. Phân tích khả năng quản lý nợ 1.4.3. Phân tích hiệu quả tài chính 1.4.3.1.Phân tích khả năng quản lý tài sản 1.4.3.2. Phân tích khả năng sinh lời 1.4.4. Phân tích đẳng thức Dupont 1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp Error: Reference source not found 1.5.1. Môi trường bên ngoài doanh nghiệp 1.5.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 1.6. Phương hướng biện pháp cải thiện tình hình tài chính doanh nghiệp PHẦN 2. PHẦN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MTV MINH THUẬN 2.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH MTV Minh Thuận. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 2.1.2. Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH MTV Minh Thuận 2.1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong một số năm gần đây 2.2. Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH MTV Minh Thuận 2.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính 2.2.1.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán 2.2.1.2. Đánh giá khái quát tình hình tài chính thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2.2.2. Phân tích rủi ro tài chính 2.2.3. Phân tích hiệu quả tài chính 2.2.3.1. Phân tích khả năng quản lý tài sản 2.2.4. Phân tích mô hình dupont 2.3. Đánh giá chung về tình hình tài chính của Công ty SV: Th©n Ngäc Linh Líp: QTTC K12 43 B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp §HBK Hµ Néi ViÖn Kinh tÕ vµ Qu¶n lý- PHẦN 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MTV MINH THUẬN 3.1. Biện pháp 1 3.2. Biện pháp 2 SV: Th©n Ngäc Linh Líp: QTTC K12 44 [...]... cáo thực tập tốt nghiệp ĐHBK Hà Nội Viện Kinh tế và Quản lý- PHN 2 PHN TCH CễNG TC TI CHNH - K TON CA CễNG TY TNHH MTV MINH THUN 2.1 Ni dung, nhim v v t chc b mỏy ti chớnh k toỏn ca Cụng ty TNHH MTV Minh Thun phự hp vi c im quy trỡnh kinh doanh v mụ hỡnh qun lý kinh doanh, b mỏy k toỏn ca Cụng ty cng c t chc theo mụ hỡnh tp trung Trong ú k toỏn trng chu trỏch nhim iu hnh mi hot ng theo s phõn cụng,... inh hu hỡnh ti Cụng ty TNHH MTV Minh Thun L mt doanh nghip hot ng trong lnh vc dch v cung ng xe mỏy, dch v vn ti nờn t trng TSC trong tng ti sn ca Cụng ty chim t l ln, l mt phn khụng th thiu trong hot ng kinh doanh ca Cụng ty Ti sn c nh ca Cụng ty ch yu phc v cho hot ng vn ti bao gm 4 xe ụ tụ ti ben,, ngoi ra TSC cũn dựng phc v cho hot ng qun lý nh h thng vn phũng lm vic ca Cụng ty, cỏc thit b phc... thp thỡ s gõy ra k, nh hng n sn xut chung Bi vy, lng c tr mt cỏch hp lý, cụng bng tỏc ng trc tip n kt qu lao ng ca tng cỏn b, cụng nhõn viờn trong Cụng ty 1.5 Tỡnh hỡnh vt t, ti sn c nh 1.5.1 Tỡnh hỡnh vt t * c im nguyờn vt liu ca Cụng ty TNHH MTV Minh Thun i vi cụng ty, chi phớ nguyờn vt liu ch chim t l nh vỡ khon chi phớ ny mang tớnh h tr cho vic bỏn hng ca Cụng ty m bo cung cp nguyờn vt liu c y... Cỏc k toỏn viờn cú nhim v tham mu, giỳp vic cho k toỏn trng thc hin tt cỏc nhim v phn hnh c giao Hin ti Cụng ty TNHH MTV Minh Thun cú 05 k toỏn, c phõn cụng lm cỏc nhim v phn hnh k toỏn khỏc nhau, c khỏi quỏt qua mụ hỡnh t chc b mỏy k toỏn nh sau: S 2.1 S t chc b mỏy k toỏn ti Cụng ty TNHH MTV Minh Thun K toỏn trng K toỏn TSC K toỏn lng kiờm k toỏn thanh toỏn K toỏn vn bng tin Th qu kiờm k toỏn theo... ni b cụng ty, thu tin t khỏch hng v thu t ni b cụng ty Vi b mỏy k toỏn c t chc hp lý gn nh, cú h thng, c chuyờn mụn hoỏ cao, Phũng K toỏn Cụng ty luụn ỏp ng y yờu cu m cp trờn t ra, giỳp Cụng ty hot ng cú hiu qu xng ỏng l cụng c qun lý trong h thng k toỏn ca cụng ty cng nh gúp phn nõng cao c cht lng kim soỏt ni b trong Cụng ty 2.2 Phõn tớch h thng k toỏn ca Cụng ty * Cỏc chớnh sỏch k toỏn chung - n... cụng ty nh hin nay Hỡnh thc k toỏn m Cụng ty TNHH MTV Minh Thun ỏp dng l hỡnh thc k toỏn: Nht ký chung õy l hỡnh thc k toỏn phự hp vi c im kinh doanh, quỏ trỡnh hch toỏn v c s dng trờn mỏy vi tớnh vi cỏc mu bng biu theo ỳng quy nh ca B ti chớnh, trờn c s tuõn th cỏc nguyờn tc k toỏn Nh nc quy nh Quỏ trỡnh hch toỏn c th hin theo s sau: S 2.2 Trỡnh t ghi s k toỏn theo hỡnh thc nht ký chung ti Cụng ty. .. chng loi cỏc loi nguyờn vt liu trong Cụng ty rt phong phỳ, a dng, thc hin tt cụng tỏc qun lý nguyờn vt liu, Cụng ty TNHH MTV Minh Thun cn c vo tỏc dng ca nguyờn vt liu xõy dng lờn h thng danh im nguyờn vt liu ti Cụng ty theo mó hiu ca tng loi vt t Mó hiu cỏc loi võt t c sp xp theo vn v theo trỡnh t thi gian xut hin ca tng loi vt t ú Nguyờn vt liu trong Cụng ty c chia thnh nhng loi sau: SV: Trần Quang... Vn bng tin l mt loi vn linh hot v rt cn thit cho Cụng ty Vn bng tin ca Cụng ty TNHH MTV Minh Thun cú xu hng gim mnh C th nm 2012 l 1.914.519.801 ng, chim t trng 9,54%/tụng ti sn, v nm 2013 gim cũn 1.094.246.190 ng (gim 820.273.611 ng so vi nm 2012, tng ng 42,84%) ng trờn gúc ca mt nh qun tr, s thay i ny khụng tt vỡ nú lm kh nng thanh toỏn ca Cụng ty gim xung + Cỏc khon phi thu: nm 2012 l 1.771.558.850... phỏp kờ khai thng xuyờn - Phng phỏp tớnh thu GTGT: Theo phng phỏp khu tr - Niờn k toỏn: c tớnh bt u t ngy 01/01 v kt thỳc vo ngy 31/12 hng nm * T chc vn dng h thng chng t k toỏn ti Cụng ty TNHH MTV Minh Thun Cụng ty ỏp dng h thng chng t k toỏn theo Quyt nh s 15/2006/QBTC, ngy 20/3/2006 ca B ti chớnh Cỏc chng t k toỏn c lp theo ỳng mu biu quy nh, trong ú cú y cỏc thụng tin sau: - Tờn v s hiu ca chng... V c Minh V Trng Giang Nguyờn Bớch Thy Lờ Th Thu Huyn Ngy cụng thc t Tng HS+PC 1 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 38 39 40 41 H v tờn PC CVTN STT HSCBCV c bn H s cp bc GK thnhPhõn loi mc hon BNG CHIA LNG Thỏng 05 nm 2013 (Ngun: Phũng T chc Hnh chớnh) SV: Thân Ngọc Linh Lớp: QTTC K12 13 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý-ĐHBK Hà Nội Bng 1.5 Bng chia lng i xe vn ti n v: Cụng ty TNHH MTV Minh ... Kinh tế Quản lý- PHN GII THIU CHUNG V CễNG TY TNHH MTV MINH THUN 1.1 Quỏ trỡnh hỡnh thnh v phỏt trin ca Cụng ty 1.1.1 Vi nột v Cụng ty Tờn Cụng ty : CễNG TY TNHH 1TV MINH THUN a ch tr s chớnh :... CHNH TI CễNG TY TNHH MTV MINH THUN 2.1 Gii thiu chung v Cụng ty TNHH MTV Minh Thun 2.1.1 Quỏ trỡnh hỡnh thnh v phỏt trin ca Cụng ty 2.1.2 Lnh vc hot ng sn xut kinh doanh ca Cụng ty 2.1.3 T chc... CễNG TY TNHH MTV MINH THUN 2.1 Ni dung, nhim v v t chc b mỏy ti chớnh k toỏn ca Cụng ty TNHH MTV Minh Thun phự hp vi c im quy trỡnh kinh doanh v mụ hỡnh qun lý kinh doanh, b mỏy k toỏn ca Cụng ty