phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tây đô

96 483 1
phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tây đô

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH PHÙNG XUÂN KHÁNH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂY ĐÔ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Tài Chính Ngân Hàng Mã ngành: 52340201 Tháng 11-Năm 2013 i TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH PHÙNG XUÂN KHÁNH MSSV: 4104519 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂY ĐÔ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Mã ngành: 52340201 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ĐOÀN TUYẾT NHIỄN ii Tháng 11-Năm 2013 LỜI CẢM TẠ Trước hết, em xin chân thành cám ơn tất cả quý thầy cô của Trường Đại Học Cần Thơ, đặc biệt là quý thầy cô của Khoa Kinh Tế – Quản Trị Kinh Doanh đã tận tình giảng dạy em trong suốt thời gian còn ngồi trên ghế nhà trường. Từ đó, em đã tích tũy được vốn kiến thức cần thiết để thực hiện được bài luận văn của mình. Lời cảm ơn tiếp theo em xin gửi đến cô Đoàn Tuyết Nhiễn là giáo viên trực tiếp hướng dẫn bài luận văn cho em. Trong quá trình hoàn thành bài luận văn, em đã gặp phải nhiều khó khăn như: phân tích thêm những khoản mục không cần thiết, cơ sở lý luận chưa chắc chắn, tài liệu tham khảo chưa đầy đủ,… Nhưng nhờ có sự giúp đỡ, chỉ dẫn nhiệt tình và chi tiết của Cô mà em đã dần dần loại bỏ được những phần thừa, bổ sung và chỉnh sửa thêm cho những phần còn thiếu sót khiến bài luận văn của em ngày càng hoàn thiện hơn. Một lần nữa, em xin chân thành cám ơn cô Đoàn Tuyết Nhiễn. Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc và tập thể cán bộ, nhân viên của ngân hàng thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam chi nhánh Tây Đô đã đồng ý cho em thực tập. Hơn hết, em xin chân thành cảm ơn các anh, chị, cán bộ lãnh đạo Phòng Khách hàng doanh nghiệp vì sự giúp đỡ, hướng dẫn, cho em nhiều lời khuyên bổ ích trong quá trình thực tập. Cuối cùng, em xin kính chúc tất cả quý thầy cô Trường Đại Học Cần Thơ luôn dồi dào sức khỏe và đạt nhiều thành công trong sự nghiệp giáo dục. Chúc Ban Giám đốc và tập thể cán bộ, nhân viên của ngân hàng thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam chi nhánh Tây Đô có thật nhiều sức khỏe, gặt hái được nhiều thành công và trở thành chi nhánh đứng đầu của thành phố Cần Thơ. Trà Nóc, ngày 18 tháng 11 năm 2013 Người thực hiện Phùng Xuân Khánh i TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Trà Nóc, ngày 18 tháng 11 năm 2013 Người thực hiện Phùng Xuân Khánh ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... Trà Nóc, ngày ……tháng ……năm 2013 TL. Giám đốc Phó Giám đốc (ký tên và đóng dấu) iii MỤC LỤC Trang Chương 1 GIỚI THIỆU...................................................................................1 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.............................................................................1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................2 1.2.1 Mục tiêu chung.......................................................................................2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể.......................................................................................2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU.........................................................................2 1.3.1 Phạm vị không gian ................................................................................2 1.3.2 Phạm vi thời gian....................................................................................2 1.3.3 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................2 Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....4 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN ...........................................................................4 2.1.1 Các khái niệm.........................................................................................4 2.1.2 Các nguyên tắc cho vay ..........................................................................6 2.1.3 Điều kiện cho vay...................................................................................7 2.1.4 Các phương thức cho vay .......................................................................8 2.1.5 Tiêu chí phân chia quy mô của Khách hàng Doanh nghiệp tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam Chi nhánh Tây Đô ....................................................9 2.1.6 Các công việc chính của qui trình cho vay tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam Chi nhánh Tây Đô ...........................................................................9 2.1.7 Chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay doanh nghiệp ...............................14 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................16 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu................................................................16 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ..............................................................16 Chương 3 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂY ĐÔ ...............................19 3.1 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ...............................19 3.1.1 Điều kiện tự nhiên ................................................................................19 iv 3.1.2 Tình hình kinh tế xã hội........................................................................20 3.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH TÂY ĐÔ.............................22 3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY ...............................................................23 3.3.1 Cơ cấu tổ chức:.....................................................................................23 3.3.2 Chức năng của các phòng ban...............................................................25 3.4 TÌNH HÌNH HOẠT ÐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG .........27 3.4.1 Nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng .....................................27 3.4.2 Lĩnh vực đầu tư chủ yếu .......................................................................28 3.4.3 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank chi nhánh Tây Đô từ năm 2010 – 6 tháng đầu năm 2013 ......................................................28 3.4.4 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng hoạt động của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Tây Đô. ..................................................33 Chương 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂY ĐÔ.................................................................................36 4.1 TÌNH HÌNH CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG ........................................36 4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG...........................................................................................................38 4.2.1 Phân tích tình hình doanh số cho vay doanh nghiệp..............................42 4.2.2 Phân tích tình hình doanh số thu nợ doanh nghiệp ................................51 4.2.3 Phân tích tình hình dư nợ doanh nghiệp................................................60 4.2.4 Phân tích tình hình nợ xấu doanh nghiệp ..............................................65 4.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG...........................................................................................................72 4.3.1 Dư nợ doanh nghiệp trên vốn huy động ................................................75 4.3.2 Tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp....................................................................76 4.3.3 Vòng quay vốn tín dụng .......................................................................79 4.3.4 Hệ số thu nợ doanh nghiệp ...................................................................79 v Chương 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂY ĐÔ.............................................................80 Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................83 6.1 KẾT LUẬN.............................................................................................83 6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................84 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................85 vi DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012 ..................................................................................................................... 29 Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 06/2011 – 06/2013 ........................................................................ 32 Bảng 4.1 Tình hình cho vay của ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012............... 36 Bảng 4.2 Tình hình cho vay của ngân hàng giai đoạn 06/2011 – 06/2013..... 37 Bảng 4.3 Tình hình cho vay doanh nghiệp của ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012................................................................... 39 Bảng 4.4 Tình hình cho vay doanh nghiệp của ngân hàng giai đoạn 06/2011 – 06/2013......................................................... 41 Bảng 4.5 Tình hình doanh số cho vay doanh nghiệp của ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012................................................................... 43 Bảng 4.6 Tình hình doanh số cho vay doanh nghiệp của ngân hàng giai đoạn 06/2011 – 06/2013......................................................... 50 Bảng 4.7 Tình hình doanh số thu nợ doanh nghiệp của ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012................................................................... 52 Bảng 4.8 Tình hình doanh số thu nợ doanh nghiệp của ngân hàng giai đoạn 06/2011 – 06/2013......................................................... 57 Bảng 4.9 Tình hình dư nợ doanh nghiệp của ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012 .................................................................................. 61 Bảng 4.10 Tình hình dư nợ doanh nghiệp của ngân hàng giai đoạn 06/2011 – 06/2013 ...................................................................... 62 Bảng 4.11 Tình hình nợ xấu doanh nghiệp của ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012 ................................................................................ 66 Bảng 4.12 Tình hình nợ xấu doanh nghiệp của ngân hàng giai đoạn 06/2011 – 06/2013 ...................................................................... 67 Bảng 4.13 Đánh giá hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012................................................................. 73 Bảng 4.14 Đánh giá hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng giai đoạn 06/2011 – 06/2013....................................................... 74 Bảng 4.15 Phân loại tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp của ngân hàng qua các tiêu chí trong giai đoạn 2010 – 2012 ..................................... 76 Bảng 4.16 Phân loại tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp của ngân hàng qua các tiêu chí trong giai đoạn 06/2011 – 06/2013 ........................... 78 vii DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 3.1 Sơ đồ thể hiện cơ cấu tổ chức của Vietinbank Tây Đô ................... 24 Hình 4.1 Biểu đồ dự báo tình hình xuất khẩu nông nghiệp giai đoạn 2010 2015...................................................................... 47 Hình 4.2 Cơ cấu doanh số cho vay doanh nghiệp qua các năm 2010, 2011, 2012 ............................................................ 48 Hình 4.3 Biểu đồ so sánh giữa DSCV doanh nghiệp và DSTN doanh nghiệp của ngành thủy sản qua các năm 2010, 2011, 2012 ....................... 54 Hình 4.4 So sánh DSTN doanh nghiệp vừa và nhỏ giữa giai đoạn 06/2011 và 2011, giai đoạn 06/2012 và 2012 ......... 58 Hình 4.5 So sánh DSTN doanh nghiệp trong ngắn hạn giữa giai đoạn 06/2011 và 2011, giai đoạn 06/2012 và 2012 ......... 59 viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CBTD : Cán bộ tín dụng. CHXHCN : Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa. Cty TNHH : Công ty Trách nhiệm hữu hạn. DNg : Doanh nghiệp. DSCV : Doanh số cho vay. DSTN : Doanh số thu nợ. ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long. HĐQT : Hội đồng quản trị. KHDN : Khách hàng doanh nghiệp. KTXH : Kinh tế, Xã hội. NHCT : Ngân hàng Công Thương. NHCV : Ngân hàng cho vay. NHCTD : Ngân hàng cấp tín dụng. NHNN : Ngân hàng Nhà Nước. PGD : Phòng giao dịch. SXKD : Sản xuất, Kinh doanh. TMCP : Thương mại Cổ phần. TM, DV : Thương mại, dịch vụ. TPCT : Thành phố Cần Thơ. TSĐB : Tài sản đảm bảo. UBNN : Uỷ ban nhân dân. VHĐ : Vốn huy động. ix CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong năm 2012, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã 4 lần giảm trần lãi suất huy động. Theo thông tư số 05/2012/TT-NHNN ngày 12/03/2012 thì lãi suất được giảm từ 14%/năm xuống 13%/năm, lần thứ 2 giảm xuống còn 12%/năm (thông tư số 08/2012/TT-NHNN ngày 11/04/2012), lần thứ 3 lãi suất trần huy động là 11%/năm (thông tư 17/2012/TT-NHNN ngày 28/05/2012), và lần giảm cuối cùng trong năm áp dụng theo thông tư số 19/2012/TT-NHNN với 9%/năm. Trong 6 tháng đầu năm 2013 ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục thay đổi trần lãi suất huy động 3 lần, gần đây nhất là ngày 28/06/2013 áp dụng theo thông tư số 15/2013/TT-NHNN lãi suất huy động bằng VNĐ chỉ còn 7%/năm. Mục đích của việc hạ trần lãi suất huy động là để giảm lãi suất cho vay, giúp các doanh nghiệp giảm chi phí lãi vay phải chịu. Kết quả trong 6 tháng đầu năm 2013 rất khả quan, cụ thể là tín dụng của toàn hệ thống đến cuối tháng 6 ước tính tăng 4,5% so với cuối năm 2012, trong đó tín dụng bằng VNĐ tăng 7,55%, tín dụng bằng ngoại tệ giảm 9,4%. Bên cạnh tăng trưởng tín dụng có dấu hiệu tốt, thì theo Ngân hàng Nhà nước đến hết tháng 05/2013, nợ xấu của toàn hệ thống giảm xuống 4,65% trên tổng dư nợ, thay vì 6% vào khoảng tháng 02/2013 và 8,6-10% hồi tháng 10/2012. Điều này có thể cho thấy nhiều doanh nghiệp đã tiếp cận được nguồn vốn để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên, việc cho các doanh nghiệp vay vốn sẽ mang lại nguồn lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng nhưng lại tồn tại rất nhiều rủi ro cho ngân hàng và với quy mô về vốn lớn khi phát vay sẽ mang lại tổn thất nặng nề cho ngân hàng nếu không thu hồi được vốn. Chính vì thế, để giảm thiểu rủi ro thì cũng đồng nghĩa với việc ngân hàng Vietinbank chi nhánh Tây Đô phải nâng cao hoạt động cho vay doanh nghiệp. Như vậy, phân tích thực trạng cho vay doanh nghiệp, xem xét về những thành công đồng thời phải nhìn nhận những hạn chế, từ đó nghiên cứu và đề ra các giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro và hoàn thiện hơn quy trình cho vay doanh nghiệp là việc làm cần thiết giúp ngân hàng Vietinbank chi nhánh Tây Đô để có thể hoàn thành tốt kế hoạch chung của ngân hàng. 1 Với những thay đổi mới về nền kinh tế và nhiệm vụ quan trọng của ngân hàng trước mắt nên em quyết định chọn đề tài: “Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam chi nhánh Tây Đô” để hiểu sâu hơn về tình hình cho vay doanh nghiệp của ngân hàng và đề ra giải pháp cho ngân hàng hoàn thành tốt kế hoạch của mình. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam chi nhánh Tây Đô giai đoạn 2010 – 06/2013, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng trong thời gian tới. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để đạt được yêu cầu của mục tiêu chung, đề tài sẽ tập trung vào những mục tiêu cụ thể như sau: – Mục tiêu 1: Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam chi nhánh Tây Đô giai đoạn 2010 – 06/2013. – Mục tiêu 2: Đánh giá về hoạt động cho vay doanh nghiệp của Vietinbank chi nhánh Tây Đô trong giai đoạn 2010 – 06/2013. – Mục tiêu 3: Đề ra giải pháp nâng cao hoạt động cho vay doanh nghiệp của Vietinbank chi nhánh Tây Đô. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vị không gian Đề tài được lấy số liệu tại ngân hàng Vietinbank chi nhánh Tây Đô. Ngân hàng cho vay các doanh nghiệp chủ yếu trên địa bàn thành phố Cần Thơ và có một số doanh nghiệp ở các tỉnh lân cận. 1.3.2 Phạm vi thời gian Đề tài lấy số liệu từ năm 2010 đến hết 6 tháng đầu năm 2013. Đề tài được thực hiện từ ngày 12/08/2013 đến ngày 18/11/2013. 1.3.3 Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về tình hình cho vay doanh nghiệp của ngân hàng như doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ,… Đồng thời phân tích 2 các chỉ số đánh giá hoạt động cho vay doanh nghiệp. Từ đó tìm ra giải pháp nâng cao hoạt động cho vay doanh nghiệp. 3 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Các khái niệm  Ngân hàng Theo Luật các tổ chức tín dụng của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2010, trang 2): ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo qui định của Luật các tổ chức tín dụng. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.  Ngân hàng thương mại Theo Luật các tổ chức tín dụng của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2010, trang 2): ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo qui định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận. Theo Luật các tổ chức tín dụng của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2010, trang 4): hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.  Doanh nghiệp Theo Luật doanh nghiệp của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005, trang 1): doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tài sản riêng, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Dựa theo qui mô có thể phân loại doanh nghiệp có qui mô lớn, doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ. Các tiêu chí phổ biến nhất được sử dụng để phân loại doanh nghiệp là: số lượng lao động bình quân mà doanh nghiệp sử dụng trong năm, tổng mức vốn đầu tư của doanh nghiệp, tổng doanh thu hằng năm của doanh nghiệp. Theo điều 3 nghị định 90/2001/NĐ-CP của chính phủ, phân loại doanh nghiệp theo qui mô gồm có:  Doanh nghiệp có qui mô nhỏ: có vốn đăng ký không quá 10 tỷ hoặc số lao động trung bình hằng năm không quá 300 người. 4  Doanh nghiệp có qui mô lớn: có vốn đăng ký kinh doanh lớn hơn 10 tỷ hoặc số lao động trung bình hằng năm lớn hơn 300 người. Dựa trên thành phần sở hữu doanh nghiệp, doanh nghiệp được chia thành:  Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối (trên 50%); được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.  Doanh nghiệp ngoài nhà nước gồm các doanh nghiệp có vốn trong nước, mà nguồn vốn thuộc sở hữu tập thể, tư nhân một người hoặc một nhóm người hoặc có chủ sở hữu nhà nước nhưng chiếm từ 50% vốn điều lệ trở xuống. Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước gồm có: các hợp tác xã, các doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân, công ty cổ phần không có vốn nhà nước, các công ty cổ phần có tỷ lệ vốn nhà nước từ 50% vốn điều lệ trở xuống.  Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, không phân biệt tỷ lệ vốn của bên nước ngoài góp bao nhiêu. Khu vực này có hai loại hình chủ yếu là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh giữa nước ngoài và các đối tác trong nước. Dựa trên hình thức và giới hạn trách nhiệm của chủ sở hữu, doanh nghiệp được phân loại thành:  Doanh nghiệp tư nhân: là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi cá nhân chỉ được phép thành lập một doanh nghiệp tư nhân.  Công ty cổ phần: là doanh nghiệp mà vốn điều lệ của công ty được chia thành nhều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần của doanh nghiệp được gọi là cổ đông và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.  Công ty trách nhiệm hữu hạn: là doanh nghiệp mà các thành viên trong công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.  Công ty hợp danh: là doanh nghiệp trong đó có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu của công ty, cùng kinh doanh dưới một cái tên chung (gọi là thành viên hợp danh). Thành viên hợp danh phải là cá nhân và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Ngoài ra trong 5 công ty hợp danh còn có các thành viên góp vốn. (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2005, trang 12)  Tín dụng và cho vay Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. (Thái Văn Đại, 2008, trang 83) Theo Luật các tổ chức tín dụng của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2010, trang 4): tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng, các tổ chức tín dụng với các đơn vị, các tổ chức kinh tế và cá nhân được thực hiện với hình thức các tổ chức tín dụng sẽ đứng ra huy động rồi sử dụng nguồn vốn đó để cho vay đối với đối tượng nêu trên. Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, bao thanh toán, và nghiệp vụ cấp tín dụng khác. Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một khoảng thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. 2.1.2 Các nguyên tắc cho vay Việc vay vốn là nhu cầu tự nguyện của khách hàng và là cơ hội để ngân hàng cấp tín dụng và thu lợi nhuận từ hợp đồng của mình. Tuy nhiên, cấp tín dụng liên quan đến việc sử dụng vốn huy động của khách hàng nên phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Nói chung khách hàng vay vốn của ngân hàng phải đảm bảo nguyên tắc:  Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng Việc sử dụng vốn cho vay vào mục đích gì do hai bên, ngân hàng và khách hàng, thỏa thuận ghi trên hợp đồng tín dụng. Đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích thỏa thuận nhằm bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng thu hồi nợ sau này. Do vậy, về phía ngân hàng trước khi cho vay cần tìm hiểu rõ mục đích vay vốn của khách hàng đồng thời phải kiểm tra xem khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích không. Điều này rất quan trọng vì việc sử dụng vốn đúng mục đích hay không có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thu hồi nợ sau này. 6 Về phía khách hàng, việc sử dụng vốn vay đúng mục đích góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay đồng thời giúp doanh nghiệp đảm bảo khả năng hoàn trả nợ cho ngân hàng. Từ đó, nâng cao uy tín khách hàng đối với ngân hàng và củng cố quan hệ vay vốn giữa khách hàng và ngân hàng sau này.  Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc lẫn lãi đúng thời hạn trên hợp đồng tín dụng đã thỏa thuận Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay là một nguyên tắc không thể thiếu trong hoạt động cho vay. Theo nguyên tắc này khách hàng phải trả vốn và lãi sau một thời gian nhất định. Nếu các khoản tín dụng không được hoàn trả đúng hạn, thì nhất định sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả của ngân hàng hoặc có trường hợp ngân hàng hoàn toàn không thu hồi được nợ dẫn đến kinh doanh thua lỗ và có thể dẫn đến mất khả năng thanh toán. (Phan Thị Cúc, 2010, trang 86) Để thực hiện nguyên tắc này, đối với các khoản vay ngân hàng qui định kỳ hạn nợ. Khi đến hạn mà khách hàng không trả thì ngân hàng có quyền trích tiền gửi của khách hàng hoặc chuyển sang nợ quá hạn và cũng có thể thông báo cho tòa án kinh tế khi tranh chấp. (Thái Văn Đại, 2008, trang 43) 2.1.3 Điều kiện cho vay Mặc dù khi cho vay, ngân hàng yêu cầu khách hàng vay vốn phải đảm bảo các nguyên tắc như vừa nêu trên nhưng thực tế không phải khách hàng nào cũng có thể tuân thủ đúng các nguyên tắc này. Do vậy, để giúp cho việc đảm bảo các nguyên tắc vay vốn, ngân hàng chỉ xem xét cho vay khi khách hàng thỏa mãn một số điều kiện vay nhất định. Các điều kiện vay vốn khách hàng cần có bao gồm:  Đối với khách hàng là pháp nhân và cá nhân Việt Nam  Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo qui định của pháp luật  Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp  Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết  Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi phù hợp với qui định của pháp luật  Thực hiện qui định về đảm bảo tiền vay theo qui định của chính phủ và hướng dẫn của ngân hàng nhà nước Việt Nam. (Thái Văn Đại, 2008, trang 46)  Đối với khách hàng là pháp nhân và cá nhân nước ngoài 7 Phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó được Bộ luật Dân sự các nước CHXHCN Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc được điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định. (Phan Thị Cúc, 2010, trang 88) 2.1.4 Các phương thức cho vay Theo qui định của ngân hàng nhà nước tổ chức tín dụng được phép thỏa thuận với khách hàng về việc áp dụng các phương thức cho vay:  Cho vay từng lần: mỗi lần vay vốn, khách hàng và tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng. Phương thức này phù hợp với các đơn vị kinh doanh theo từng thương vụ hay theo thời vụ.  Cho vay theo hạn mức tín dụng: ngân hàng và khách hàng sẽ xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong thời hạn nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất kinh doanh. Phương thức này thường được áp dụng đối với những khách hàng có quan hệ truyền thống tốt đẹp với ngân hàng.  Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: là phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng nhưng ngân hàng sẽ cam kết dành cho khách hàng số hạn mức tín dụng đã định, không vì thiếu vốn mà từ chối cho vay. Vì vậy ngân hàng phải bớt món vay của khách hàng khác để giữ cam kết về hạn mức tín dụng và khách hàng cũng phải trả một mức phí cho việc duy trì hạn mức dự phòng.  Cho vay theo dự án: là phương thức cho vay trung và dài hạn, ngân hàng phải thẩm định dự án trước khi cho vay. Lượng vốn ngân hàng cần cho phương thức này lớn và phải ổn định.  Cho vay trả góp: ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với vốn gốc được chia ra để trả theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.  Cho vay thông qua phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng vốn vay trong hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt và đại lý của ngân hàng.  Cho vay theo hạn mức thấu chi: ngân hàng thỏa thuận bằng văn bản cho phép khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng. 8  Cho vay hợp vốn: một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án vay vốn của khách hàng, trong đó có một tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác. (Thái Văn Đại, 2008, trang 54) 2.1.5 Tiêu chí phân chia quy mô của Khách hàng Doanh nghiệp tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam Chi nhánh Tây Đô Áp dụng theo số 8766/TGĐ-NHCT5+6+19 về việc phân khúc khách hàng thì Khách hàng Doanh nghiệp bao gồm:  Doanh nghiệp (bao gồm cả đơn vị hạch toán phụ thuộc của doanh nghiệp), Hợp tác xã có doanh thu thuần năm trước liền kề từ 5 tỷ đồng trở lên.  Tổng công ty Quản lý vốn Nhà nước; Các Ban Quản Lý Dự án; Đơn vị sự nghiệp công lập và các Tổ chức kinh tế khác.  Tiêu chí phân khúc: Doanh thu thuần  Phân khúc Khách hàng Doanh nghiệp cụ thể: Khách hàng Doanh nghiệp (KHDN) vừa và nhỏ:  KHDN vi mô: từ 5 tỷ đồng  dưới 60 tỷ đồng  KHDN nhỏ: từ 60 tỷ đồng  dưới 200 tỷ đồng  KHDN vừa: từ 200 tỷ đồng  500 tỷ đồng  KHDN nhiều tiền gửi: là những khách hàng có lượng huy động tiền mặt, tiền nhàn rỗi lớn.  KHDN FDI vừa và nhỏ từ 5 tỷ đồng  dưới 500 tỷ đồng Khách hàng Doanh nghiệp (KHDN) lớn  KHDN FDI lớn: trên 500 tỷ đồng  KHDN lớn quy mô vừa: từ 500 tỷ đồng  1000 tỷ đồng  KHDN siêu lớn trên 1000 tỷ đồng 2.1.6 Các công việc chính của qui trình cho vay tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam Chi nhánh Tây Đô Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, qui định của ngân hàng trong việc cung cấp tín dụng. Trong đó xây dựng các bước đi cụ thể theo một trình tự nhất định kể từ khi chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cho đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng. Đây là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn 9 mang tính chất liên hoàn theo một trật tự nhất định, đồng thời có quan hệ chặt chẽ và gắn bó với nhau. Việc xây dựng quy trình tín dụng hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động quản trị nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao doanh lợi. Việc xây dựng quy trình tín dụng một cách hợp lý sẽ có tác dụng: Quy trình tín dụng làm cơ sở cho việc xây dựng một mô hình tổ chức thích hợp tại ngân hàng. Dựa vào quy trình tín dụng, ngân hàng sẽ thiết lập các thủ tục hành chánh sao cho phù hợp với những quy định của luật pháp và đảm bảo mục tiêu an toàn trong kinh doanh. Có thể nói quy trình tín dụng là một văn bản bắt buộc thực hiện trong nội bộ ngân hàng và thường được in thành văn bản, hoặc sổ tay nhằm hướng dẫn việc thực hiện thống nhất nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng, nhờ đó các nhân viên ngân hàng biết được trách nhiệm phải thực hiện ở vị trí của mình, mối quan hệ với các đồng nghiệp khác hoặc hiểu rõ hơn vai trò của mình trong toàn bộ quy trình, từ đó có thái độ đúng trong công việc. Quy trình tín dụng còn là cơ sở để kiểm soát tiến trình cấp tín dụng và điều chỉnh chính sách tín dụng cho phù hợp với thực tiễn. Cụ thể, Theo Sổ tay tín dụng của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (2010), các công việc chính của quy trình cho vay tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi Nhánh Tây Đô:  Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn Khi một khách hàng có nhu cầu đề nghị Ngân hàng cung cấp vốn vay, Cán bộ tín dụng trao đổi với khách hàng, và tùy thuộc là khách hàng hiện tại hay mới, để xác định những nội dung sau: Đối với khách hàng mới: hướng dẫn khách hàng thiết lập hồ sơ đề nghị xin vay vốn và cung cấp những thông tin cần thiết theo quy định của NHCT. Đối với khách hàng hiện tại: hướng dẫn khách hàng bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu và các thông tin cần thiết theo quy định của NHCT. Sau đó, CBTD tiếp nhận hồ sơ đề nghị xin vay vốn của khách hàng/ NHCTD cấp dưới/ NHCTD cấp trên đối chiếu và kiểm tra tính xác thực, đầy đủ, hợp pháp và hợp lệ của hồ sơ. Yêu cầu khách hàng bổ sung nếu cần thiết. CBTD lập phiếu giao nhận hồ sơ, trong đó nêu rõ ngày tháng nhận đủ hồ sơ để có cơ sở xác minh nguyên nhân chậm trễ (nếu có) trong giải quyết đề nghị xin vay vốn. 10  Bước 2: Thẩm định các điều kiện vay vốn Trên cơ sở các hồ sơ, thông tin do khách hàng cung cấp và các thông tin thu thập được từ các nguồn khác, Cán bộ tín dụng đánh giá sơ bộ về khả năng đáp ứng điều kiện xin vay vốn của khách hàng để báo cáo với Lãnh đạo phòng khách hàng: + Xem xét mục đích đề nghị vay vốn của khách hàng. + Thời hạn hoạt động còn lại của doanh nghiệp (nếu có) so với thời hạn đề nghị vay vốn. + Sự phù hợp và khớp đúng của các số liệu phản ánh tình hình hoạt động của doanh nghiệp luân chuyển qua các năm. + Quyền hạn và trách nhiệm của người đại diện tham gia ký kết các văn bản, tài liệu, đề nghị/ thỏa thuận với NHCV thông qua Điều lệ doanh nghiệp, Biên bản đại hội cổ đông và Nghị quyết HĐQT, Nghị quyết Hội đồng thành viên, Giấy ủy quyền (nếu có). + Đánh giá năng lực pháp lý + Đánh giá năng lực điều hành, sản xuất kinh doanh:  Trình độ, kinh nghiệm của thành viên Ban lãnh đạo trong lĩnh vực chủ chốt của khách hàng.  Các mối quan hệ cá nhân, mức độ hợp tác trong Ban lãnh đạo.  Cơ chế ra quyết định và quản lý tài chính của Công ty.  Biến động về nhân sự lãnh đạo (nếu có) và tác động đến hoạt động SXKD, tài chính và quan hệ tín dụng của khách hàng.  Người đứng đầu, người giữ vai trò quyết định đối với hoạt động SXKD, tài chính của Công ty.  Bước 3: Xác định phương thức cho vay  Bước 4: Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng Số liệu về tình hình SXKD của khách hàng ít nhất 2 năm gần nhất (đối với khách hàng hoạt động dưới 2 năm, phải có được số liệu từ khi hoạt động đến thời điềm gần nhất). Xác định nguồn số liệu và đánh giá chất lượng số liệu. Phân tích về sản lượng sản xuất, sản lượng tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận của khách hàng qua các năm, so sánh tương tối và tuyệt đối để thấy quy mô, 11 xu hướng biến động. Nguyên nhân tăng, giảm sản lượng, doanh thu, lợi nhuận (chủ quan, khách quan). Đánh giá về hiệu quả kinh doanh, tốc độ tăng trưởng thông qua một số chỉ tiêu cơ bản, so sánh với các hệ số chung của ngành/ khách hàng cùng loại. + Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, khả năng sinh lời: hệ số lãi ròng, ROA, ROE… + Phân tích khả năng tăng trưởng: tỷ lệ tăng trưởng doanh thu, tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận… + Phân tích hoạt động: vòng quay hàng tồn kho, vòng quay khoản phải thu, vòng quay tổng tài sản. + Các chỉ tiêu phân tích khác (tùy từng trường hợp cụ thể). Chiến lược sản xuất kinh doanh: chính sách bán hàng, tiếp cận thị trường, mạng lưới phân phối, phương thức thanh toán. Trường hợp Công ty lỗ (năm tài chính), có lỗ lũy kế, lỗ do mới đi vào hoạt động sau quá trình đầu tư cơ bản: phân tích nguyên nhân lỗ, các yếu tố ảnh hưởng, đánh giá tính khả thi của phương án khắc phục lỗ.  Bước 5: Phân tích, đánh giá tình hình tài chính của khách hàng Số liệu về tình hình tài chính của khách hàng ít nhất 2 năm gần nhất (đối với khách hàng hoạt động dưới 2 năm, phải có được số liệu từ khi hoạt động đến thời điểm gần nhất). Xác định nguồn số liệu và đánh giá chất lượng số liệu. Khái quát đặc điểm ngành nghề kinh doanh, cách thức tổ chức SXKD dẫn đến những điểm đặc điểm về nguồn vốn và sử dụng vốn. Khái quát sự biến động về quy mô tài sản có/ tài sản nợ: tăng giảm số %, +/-. Phân tích chi tiết những khoản mục lớn, có biến động nhiều, thể hiện đặc thù hoạt động của khách hàng. đặc biệt lưu ý chất lượng, khả năng thu hồi đối với các khoản mục: hàng tồn kho, khoản phải thu, chi phí chờ kết chuyển, tài sản cố định và đầu tư dài hạn… Đánh giá tình hình tài chính qua một số chỉ tiêu tài chính: + Vốn lưu động ròng: thể hiện mức độ ổn định của nguồn vốn trong việc sử dụng vốn. + Khả năng thanh toán thông qua các chỉ tiêu về hệ số khả năng thanh toán chung, khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh. 12 + Đánh giá khả năng tự chủ tài chính của khách hàng thông qua đánh giá về hệ số tự tài trợ và các chỉ tiêu khác như: hệ số nợ so với tài sản, hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu. + Đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng thông qua hệ số khả năng hoàn trả nợ vay, khả năng thanh toán lãi. + Các chỉ tiêu phân tích khác (tùy từng trường hợp cụ thể). Nhận định những thay đổi về tình hình tài chính của khách hàng trong tương lai ảnh hưởng đến khả năng trả nợ.  Bước 6: Lập tờ trình thẩm định cho vay Căn cứ vào kết quả thẩm định, Cán bộ tín dụng lập tờ trình thẩm định cho vay theo qui định của Ngân hàng Công Thương (biểu mẫu 9H2.1 Tờ trình thẩm định cho vay) Sau đó, Cán bộ tín dụng phải tái thẩm định và trình duyệt cho lãnh đạo phòng khách hàng.  Bước 7: Lập tờ trình thẩm định phương án sản xuất kinh doanh/ dự án đầu tư (nếu có) Cán bộ tín dụng thực hiện quy trình theo định hướng của phụ lục 7E – hướng dẫn thẩm dịnh phương án SXKD/ dự án đầu tư và các phụ đính 7E1 – danh mục câu hỏi điều tra đánh giá phương án SXKD/ dự án đầu tư, phụ đính 7E2 – đánh giá hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của phương án SXKD, phụ đính 7E3 – kỹ thuật tính toán hiệu quả tài chính, khả năng trả nợ và các chỉ tiêu tài chính của dự án đầu tư.  Bước 8: Bảo đảm tiền vay và hợp đồng bảo đảm tiền vay Cán bộ tín dụng thực hiện qui trình theo phụ lục 7A – hướng dẫn thẩm định và lập báo cáo thẩm định TSBĐ và phụ lục 7B – hướng dẫn quản lý TSBĐ  Bước 9: Quy trình giải ngân Quy trình giải ngân được thực hiện theo phụ lục 7G – quy trình giải ngân.  Bước 10: Kết luận và đề xuất Cán bộ tín dụng đưa ra kết luận và đề xuất với lãnh đạo phòng khách hàng.  Bước 11: Kiểm soát, giám sát tín dụng 13 Cán bộ quản lý rủi ro, Lãnh đạo phòng quản lý rủi ro thường xuyên cập nhật thông tin, phân tích, đánh giá và kịp thời cảnh báo các dấu hiệu rủi ro (về cơ chế, chính sách; thị trường; tác nghiệp,…), đề xuất giải pháp giảm thiểu, ngăn ngừa và khắc phục rủi ro chuyển phòng Khách hàng.  Bước 12: Thu nợ gốc và xử lý những phát sinh  Bước 13: Thanh lý hợp đồng cho vay Khi bên vay trả xong nợ gốc và lãi thì hợp đồng cho vay hết hiệu lực và các bên không cần lập biên bản thanh lý hợp đồng. Trường hợp khách hàng yêu cầu thì CBTD soạn thảo biên bản thanh lý hợp đồng trình Lãnh đạo phòng khách hàng kiểm soát và ký biên bản thanh lý.  Bước 14: Giải chấp tài sản đảm bảo CBTD lập biên bản bàn giao trả tài sản bảo đảm nợ vay trình Lãnh đạo phòng khách hàng kiểm soát và ký duyệt. 2.1.7 Các chỉ tiêu dùng để phân tích tình hình hoạt động cho vay doanh nghiệp được sử dụng trong bài viết. 2.1.7.1 Chỉ tiêu phân tích tình hình cho vay  Doanh số cho vay Doanh số cho vay (DSCV) là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã cho khách hàng vay trong một khoảng thời gian nhất định bao gồm vốn đã thu hồi hay chưa thu hồi.  Doanh số thu nợ Doanh số thu nợ (DSTN) là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng thu về được khi đáo hạn (và cả những khoản nợ được thu hồi trước hạn) trong một khoảng thời gian nhất định nào đó.  Dư nợ cho vay Dư nợ là toàn bộ số tiền cho vay mà ngân hàng chưa thu về được vào một thời điểm nhất định, được xác định bằng cách so sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Cụ thể là: Dư nợ cuối kỳ = Dư nợ đầu kỳ + DSCV trong kỳ - DSTN trong kỳ Như vậy dư nợ cho vay cuối kỳ phụ thuộc vào ba yếu tố:  Thứ nhất là dư nợ cho vay đầu kỳ: đây là dư nợ của cuối kỳ trước chuyển sang, là số không thay đổi trong kỳ này. 14  Thứ hai là DSCV trong kỳ: doanh số cho vay trong kỳ tăng thì dư nợ cho vay trong kỳ cũng tăng và ngược lại.  Thứ ba là DSTN trong kỳ: doanh số thu nợ trong kỳ tỷ lệ nghịch với dư nợ cho vay cuối kỳ. Nếu doanh số thu nợ tăng thì dư nợ cho vay cuối kỳ giảm và ngược lại. Các chỉ tiêu trên cũng được áp dụng để phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp. 2.1.7.2 Chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay doanh nghiệp  Chỉ số 1: Dư nợ DNg trên nguồn vốn huy động Nếu chỉ số tổng dư nợ trên vốn huy động nhỏ hơn 1 (tổng dư nợ nhỏ hơn vốn huy động) thì khả năng sử dụng vốn trong cho vay của ngân hàng là hạn chế, không mang về lợi nhuận tối đa vì ngân hàng phải tốn chi phí trả lãi tiền gửi cho khách hàng nhưng lại không có thu nhập do không cho vay hết lượng tiền đã huy động. Ngược lại, nếu chỉ số tổng dư nợ trên vốn huy động lớn hơn 1 (tức là dư nợ lớn hơn vốn huy động) thì vốn huy động không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay, chi nhánh sẽ phải sử dụng vốn điều chuyển từ hội sở. Mà vốn điều chuyển có lãi suất cao làm chi nhánh tốn kém nhiều chi phí hơn so với việc sử dụng nguồn vốn huy động. Hơn thế, nếu việc điều chuyển vốn không thực hiện kịp thời hay không thể thực hiện do hội sở không đủ vốn thì sẽ ảnh hưởng đến thanh khoản của ngân hàng. Vì vậy chỉ số này dao động gần bằng 1 sẽ tốt cho ngân hàng. Áp dụng cho chỉ tiêu dư nợ cho vay doanh nghiệp ta có: Dư nợ DNg/VHĐ = Dư nợ DNg tổng vốn huy động  Chỉ số 2: Tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp Tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp đo lường rủi ro trong hoạt động cho vay doanh nghiệp, chất lượng hoạt động cho vay doanh nghiệp. Chỉ số này thấp đồng nghĩa với nợ xấu thấp (khi dư nợ không đổi), tức là hoạt động cho vay an toàn và chất lượng cao. Nếu chỉ số này cao chứng tỏ rủi ro cao đòi hỏi ngân hàng cần phải có những biện pháp kịp thời để giảm nợ xấu. Nợ xấu của doanh nghiệp Tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp = Dư nợ doanh nghiệp 15  Chỉ số 3: Vòng quay vốn tín dụng doanh nghiệp Đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ là nhanh hay chậm. Trong đó, dư nợ bình quân được tính theo năm, quý hay tháng tùy thuộc vào chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đi vay. Nếu vòng quay vốn tín dụng nhỏ có nghĩa là vốn quay vòng chậm, thì nguồn vốn chưa được sử dụng hiệu quả và không đem về lợi nhuận tối đa cho ngân hàng. Áp dụng riêng với doanh nghiệp, ta có vòng quay vốn tín dụng doanh nghiệp: Doanh số thu nợ doanh nghiệp Vòng quay vốn tín dụng DNg = Dư nợ DNg bình quân  Chỉ số 4: Hệ số thu nợ doanh nghiệp Đánh giá công tác thu hồi nợ cho vay doanh nghiệp của ngân hàng. Thông thường, hệ số này càng lớn (kèm theo điều kiện tỷ lệ nợ xấu thấp và vòng quay vốn tín dụng cao) chứng tỏ khả năng thu hồi được thực hiện càng tốt và ngược lại. Hệ số thu nợ doanh nghiệp có thể lớn hơn 1, bằng 1 hay nhỏ hơn 1; tùy theo trong năm các khoản nợ đến hạn nhiều hay ít, công tác thu hồi nợ có thực hiện tốt hay không. Hệ số thu nợ DN = Doanh số thu nợ doanh nghiệp Doanh số cho vay doanh nghiệp 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Đề tài thực hiện dựa vào nguồn số liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính của ngân hàng Vietinbank chi nhánh Tây Đô từ năm 2010 đến hết 6 tháng đầu năm 2013. 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu * Áp dụng cho từng mục tiêu cụ thể: – Mục tiêu 1: Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam chi nhánh Tây Đô giai đoạn 2010 – 06/2013. Sử dụng phương pháp phân tích – phương pháp so sánh số liệu về tình hình cho vay doanh nghiệp của ngân hàng trong giai đoạn 2010 – 06/2013 để 16 thấy rõ sự biến động của doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ,… qua các năm. Từ đó có thể nhận xét khái quát hơn, chính xác hơn về tình hình cho vay doanh nghiệp của đơn vị. – Mục tiêu 2: Đánh giá về hoạt động cho vay doanh nghiệp của Vietinbank chi nhánh Tây Đô trong giai đoạn 2010 – 06/2013. Sử dụng các chỉ tiêu liên quan đến cho vay doanh nghiệp như chỉ tiêu dư nợ cho vay doanh nghiệp trên tổng nguồn vốn huy động, chỉ tiêu doanh số thu nợ doanh nghiệp trên doanh số cho vay doanh nghiệp, chỉ tiêu nợ xấu doanh nghiệp trên dư nợ doanh nghiệp,… – Mục tiêu 3: Đề ra giải pháp nâng cao hoạt động cho vay doanh nghiệp của Vietinbank chi nhánh Tây Đô. Dựa trên các phân tích ở trên, từ những mặt hạn chế của ngân hàng đề ra giải pháp khả thi nhằm nâng cao hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng. * Các phương pháp sử dụng: – Phương pháp so sánh: là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Các chỉ tiêu này có cùng một nội dung, một tính chất tương tự nhằm để xác định mức biến động, xu hướng của các chỉ tiêu. Nó cho phép chúng ta tổng hợp được những nét chung, tách ra được những nét riêng của các hiện tượng được so sánh. Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo chỉ tiêu.  Các hình thức so sánh:  So sánh số bằng tuyệt đối: là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh quy mô, khối lượng của sự kiện. Tác dụng của nó là phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch, sự biến động về quy mô, khối lượng. ∆F = F1 – F0 Trong đó: + F0: Chỉ tiêu năm gốc + F1: Chỉ tiêu năm phân tích + ∆F: Phần chênh lệch tăng/giảm của các chỉ tiêu kinh tế Phương pháp này dùng để so sánh số liệu năm đang tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu kinh tế để xem xét có sự biến động không? Và tìm ra 17 nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.  So sánh số bằng tương đối: là kết quả của phép chia giữa giá trị chênh lệch của kỳ phân tích và ký gốc với giá trị kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. ∆F = F1 F x 100 (∆F = 1 x 100 – 100) F0 F0 Trong đó: + F0: Chỉ tiêu năm gốc + F1: Chỉ tiêu năm phân tích + ∆F: Phần chênh lệch tăng/giảm của các chỉ tiêu kinh tế Phương pháp này làm rõ tình hình biến động của mức độ các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.  Các kỹ thuật so sánh:  So sánh theo chiều ngang: nhằm xác định các tỷ lệ và xu hướng biến động giữa các kỳ của 1 chỉ tiêu.  So sánh theo chiều dọc: nhằm xác định mối tương quan giữa các chỉ tiêu của từng kỳ. 18 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂY ĐÔ 3.1 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ 3.1.1 Điều kiện tự nhiên  Bắc và Tây Bắc giáp Quận Ô Môn.  Tây và Tây Nam giáp Huyện Phong Điền.  Nam và Đông Nam giáp Quận Ninh Kiều.  Đông giáp Sông Hậu, ngăn cách với Huyện Bình Minh của Tỉnh Vĩnh Long. Ngày 02 tháng 01 năm 2004, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 05/2004/NĐ-CP, về việc thành lập các quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, các huyện Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt và các xã, phường, thị trấn thuộc thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương. Theo Quyết định đó, Quận Bình Thủy cũng được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của các phường: Bình Thu, An Thới, Trà Nóc và các xã: Long Hoà, Long Tuyền và Thới An Đông (thuộc thành phố Cần Thơ cũ); đổi các xã Long Hoà, Long Tuyền, Thới An Đông lần lượt thành các phường Long Hoà, Long Tuyền, Thới An Đông. Quận Bình Thuỷ sau khi được thành lập có 6.877,69 ha diện tích tự nhiên và 86.279 nhân khẩu; có 6 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các phường: Bình Thủy, An Thới, Trà Nóc, Long Hoà, Long Tuyền, Thới An Đông. Ngày 06 tháng 11 năm 2007, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 162/2007/NĐ-CP, về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường; thành lập xã, phường thuộc quận Bình Thủy, quận Ô Môn, huyện Thốt Nốt và huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ. Theo đó, thành lập phường Bùi Hữu Nghĩa thuộc quận Bình Thuỷ trên cơ sở điều chỉnh 637,12 ha diện tích tự nhiên và 11.185 nhân khẩu của phường An Thới, thành lập phường Trà An thuộc quận Bình Thuỷ trên cơ sở điều chỉnh 565,67 ha diện tích tự nhiên và 5.339 nhân khẩu của phường Trà Nóc. Sau khi điều chỉnh, quận Bình Thủy có 7.059,31 ha diện tích tự nhiên với 97.051 nhân khẩu, có 8 đơn vị hành chính phường trực thuộc, bao gồm các 19 phường: Trà Nóc, Trà An, An Thới, Bùi Hữu Nghĩa, Thới An Đông, Bình Thủy, Long Tuyền, Long Hoà 3.1.2 Tình hình kinh tế xã hội Với vị thế cửa ngõ của thành phố Cần Thơ, Bình Thủy mang dáng vẻ sôi động của một quận đang trong thời kỳ đẩy mạnh đô thị hoá. Quận có hệ thống giao thông thuỷ, bộ khá đa dạng, có Khu công nghiệp Trà Nóc I, Nhà máy Nhiệt điện,… Vượt lên những khó khăn do mới chia tách, Bình Thủy đã khẳng định mình qua những bước phát triển vững chắc và tự tin để xác lập vị thế của một quận công nghiệp trong tương lai. Quận Bình Thủy được thành lập đầu năm 2004. Trong gần hai năm qua, ấn tượng sâu sắc với những ai từng đặt chân tới đây chính là hệ thống kết cấu hạ tầng và diện mạo đô thị ngày một khởi sắc, bắt nhịp với sức bật của một thành phố trẻ. Những động thái đang diễn ra ở quận Bình Thủy không nằm ngoài nỗ lực khơi dậy và khai thác có hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tạo bước đột phá trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội. Địa bàn quận trãi dài bên bờ sông Hậu, phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Long, Tây giáp huyện Phong Điền, Nam giáp quận Ninh Kiều và Bắc giáp quận Ô Môn; Quận có hệ thống giao thông thủy, bộ thuận lợi, có Cảng Cần Thơ phục vụ cho việc giao thương vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy. Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ có các trục chính như tuyến Quốc lộ 91, 91B nối liền Cầu Cần Thơ đi các tỉnh lân cận và phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa từ các khu công nghiệp trên địa bàn; đường Võ Văn Kiệt nối liền với Sân bay Cần Thơ là cửa ngõ đường không của thành phố Cần Thơ. Trên địa bàn quận có Bộ Tư lệnh và các cơ quan Quân khu 9 đóng quân; Quận có 08 di tích lịch sử văn hóa (07 di tích cấp quốc gia), thuận lợi cho tiềm năng phát triển du lịch. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn luôn được giữ vững và ổn định. Năm 2008 UBND quận đã đề nghị và được chấp thuận thành lập phường Trà An (tách từ phường Trà Nóc), phường Bùi Hữu Nghĩa (tách từ phường An Thới), nâng lên 08 phường; chia tách và thành lập 10 khu vực, nâng lên 46 khu vực trực thuộc với dân số 117.452 người. Buổi đầu thành lập giá trị sản lượng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp do địa phương quản lý đạt 1.217 tỷ đồng; Thu nhập bình quân đầu người: 13.360.000 đồng. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn quận đạt 694 tỷ đồng. Phát huy truyền thống đoàn kết nhất trí, Đảng bộ chính quyền và nhân dân quận Bình Thủy luôn quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu KTXH đã đề ra; 20 cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nông nghiệp đô thị. Giá trị sản lượng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân 420,428 tỷ đồng/năm; thu nhập bình quân đầu người tăng 3,805 triệu đồng/năm; tổng mức đầu tư toàn xã tăng bình quân 259,7 tỷ đồng/năm. Nhằm chỉnh trang bộ mặt đô thị của quận, UBND quận tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa 26 công trình trên các lĩnh vực, phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và chăm sóc sức khỏe nhân dân với kinh phí 163,867 tỷ đồng; đầu tư 46 công trình nâng cấp hệ thống giao thông, với kinh phí 66,985 tỷ đồng; vận động nhân dân thực hiện 139 công trình xây dựng giao thông, với kinh phí 66,985 tỷ đồng; hiện nay, 8/8 phường thuộc quận đều có hệ thống giao thông 2 – 4 mét đảm bảo lưu thông thuận tiện. Thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, quận đã xây dựng 04 phường, 46 khu vực đạt chuẩn văn hóa; tỷ lệ gia đình văn hóa hàng năm đạt trên 95%. Vượt lên những khó khăn, lúng túng bước đầu của một quận mới chia tách, với quyết tâm phải giành thắng lợi ngay từ năm đầu, Quận uỷ, Uỷ ban nhân dân quận Bình Thủy đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong đó công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là hướng đột phá. Theo đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiến hành đầu tư trên địa bàn, trên cơ sở những chính sách khuyến khích của thành phố, quận tiến hành nghiên cứu và đề xuất với Uỷ ban nhân dân thành phố điều chỉnh một số chủ trương, chính sách cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Trong đó, quận đặc biệt chú trọng đến các vấn đề như: đền bù giải phóng mặt bằng, các chính sách ưu đãi đầu tư. Đồng thời, quận còn chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương thường xuyên quan tâm nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, từ đó có giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Đặc biệt, quận đã thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đưa bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính hoạt động theo mô hình "một cửa"; niêm yết công khai các thủ tục hành chính, thời gian giải quyết từng loại hồ sơ, mức thu phí, lệ phí tại các phòng, ban cấp quận và uỷ ban nhân dân các phường, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai dự án trên địa bàn. Dấu ấn phát triển của Bình Thủy còn được thể hiện qua những chuyển biến tích cực về diện mạo đô thị. Điều đó thể hiện những nỗ lực của Quận uỷ, Uỷ ban nhân dân quận nhằm thực hiện đồng bộ kế hoạch phát triển kinh tế gắn với đẩy mạnh tốc độ đô thị hoá theo hướng văn minh, hiện đại. 21 Phát triển đô thị trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng là quá trình Bình Thủy tự đổi mới. Trên hành trình vinh quang, nhưng cũng nhiều gian nan, thử thách đó, bằng tiếng nói đồng thuận, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bình Thủy đã có sự khởi đầu tốt đẹp. Nỗ lực vươn lên bằng việc khơi dậy nội lực, quận Bình Thủy đang khẳng định vai trò quan trọng cùng với các ngành, các cấp xây dựng thành phố Cần Thơ ngày càng văn minh, giàu đẹp, xứng đáng với sự kỳ vọng của Trung ương và nhân dân cả nước. 3.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH TÂY ĐÔ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Tây Đô (Vietinbank Tây Đô) có tiền thân ban đầu là Phòng dịch Trà Nóc được thành lập năm 1998. Đến tháng 07/2002 Phòng dịch Trà Nóc được Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam) quyết định nâng cấp lên chi nhánh cấp 2 trực thuộc chi nhánh cấp 1 là Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Cần Thơ. Từ ngày 01/11/2006, căn cứ quyết định số 258/QĐ-HĐQT NHCT ngày 16/01/2006 về việc chuyển chi nhánh cấp 2 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh KCN Trà Nóc thành chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Công Thương Việt Nam bổ nhiệm, trưởng phó các phòng ban do giám đốc quyết định. Về lĩnh vực hoạt động chính của Ngân hàng Công Thương chi nhánh Tây Đô chủ yếu là hoạt động huy động vốn và cho vay vốn, ngoài ra ngân hàng còn mở thêm các hoạt động như thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, dịch vụ thu hộ, nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng là vốn huy động tại chỗ, ngoài ra còn có nguồn vốn điều hòa từ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, tuy nhiên nguồn vốn huy động tại chỗ là chủ yếu. Về trụ sở chính làm việc trước đây đặt tại 6/8 Lê Hồng Phong, phường Trà Nóc sau đó được dời về tại lô 30A9 KCN Trà Nóc 1, Phường Trà Nóc, Quận Bình Thủy TPCT vào năm 2006 với diện tích là 1000 m2. Với địa thế thuận lợi KCN Trà Nóc là nơi tập trung của nhiều xí nghiệp, công ty lớn và tại đây có nhiều khách hàng lớn quan hệ với Vietinbank Tây Đô như: Công ty CP hóa chất Cần Thơ, Công ty TNHH bột mì Đại Phong, SKF Quang Minh,… do đó các doanh nghiệp tại khu vực này hầu như có tiền gửi bằng tiền VND hoặc ngoại tệ và cũng là khách hàng chủ lực của ngân hàng. Mục tiêu chiến lược của ngân hàng là “Nâng giá trị cuộc sống” với phương châm như vậy nên Vietinbank Tây Đô có những chính sách ưu đãi đối với những khách hàng lớn và khách hàng thân thuộc,với khách hàng đi vay có 22 thể được hưởng mức lãi suất thấp hơn trong biên độ nhất định hay những chương trình quà tặng, trúng thưởng,… với khách hàng tiền gửi.  Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Tây Đô.  Tên Giao dịch: Vietinbank Tây Đô.  Trụ sở chính: Số Lô 30A9 KCN Trà Nóc 1, Phường Trà Nóc, Quận Bình Thủy, Thành Phố Cần Thơ.  Điện thoại liên hệ: 07103 743317  Fax: 07103 841317  Website: http://www.vietinbank.vn Các chương trình vay vốn của Ngân hàng chủ yếu hướng vào các thành phần kinh tế thực sự khó khăn, thiếu chi phí sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế xã hội của quận. Mục tiêu của Ngân hàng là góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhân dân, cải tạo bộ mặt nông thôn theo hướng tích cực. Nhờ vào những nỗ lực của Ngân hàng cùng với sự phấn đấu từ bản thân các hộ nông dân, từ năm 1993 đến nay đã có nhiều hộ nông dân thoát khỏi khó khăn, đói nghèo, vươn lên làm giàu, đời sống được nâng cao, phương tiện sinh hoạt gia đình được cải thiện, bộ mặt nông thôn được đổi mới sâu sắc. 3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY 3.3.1 Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức của ngân hàng thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam bao gồm các bộ phận như:  Giám đốc là người đứng đầu chi nhánh quản lý Phòng Tổ chức Hành chính, Phòng Khách hàng doanh nghiệp.  Hai phó giám đốc phụ trách quản lý từng nhóm phòng ban và có nhiệm vụ báo cáo với Giám đốc.  Một Phó giám đốc phụ trách quản lý các bộ phận như: Phòng Kế toán, Tổ thông tin điện toán, Phòng Tổng hợp, Phòng Tiền tệ & Kho quỹ;  Một Phó giám đốc phụ trách quản lý các bộ phận như: Phòng giao dịch Bình Thủy, Phòng Khách hàng bán lẻ, Phòng giao dịch Thốt Nốt, Phòng giao dịch Ô Môn. 23 GIÁM ĐỐC P.TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH P.KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP P.KHÁCH HÀNG BÁN LẺ PGD THỐT NỐT PGD Ô MÔN PGD BÌNH THUỶ PHÓ GIÁM ĐỐC P.TT&KQ T.TỒNG HỢP TỔ THÔNG TIN ĐIỆN TOÁN P.KẾ TOÁN PHÓ GIÁM ĐỐC Nguồn : Phòng Tổ chức hành chánh Vietinbank Tây Đô Hình 3.1 : Sơ đồ thể hiện cơ cấu tổ chức của Vietinbank Tây Đô 24 3.3.2 Chức năng của các phòng ban  Giám đốc Giám đốc và 2 Phó Giám đốc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Tây Đô, chịu trách nhiệm chung trong hoạt động của đơn vị, đồng thời tiếp nhận những thông tin từ Trụ sở chính gửi xuống, đồng thời hoạch định chiến lược cho Chi nhánh.  Phó Giám đốc Hai phó giám đốc, một phụ trách Phòng khách hàng Bán lẻ và PGD Bình Thủy, PGD Ô môn, PGD Thốt Nốt; một phụ trách kế toán, Tổ tổng hợp và kho quỹ Có trách nhiệm hỗ trợ và giúp đỡ Giám đốc điều hành mọi hoạt động của chi nhánh theo sự phân công và ủy quyền của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về quyền hạn và trách nhiệm được phân công.  Phòng Kế toán: Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến quá trình thanh toán như: ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, mở tài khoản cho khách hàng, kế toán các khoản thu chi trong ngày, dùng bút toán chuyển khoản trong thanh toán giữa ngân hàng với khách hàng, giữa ngân hàng chi nhánh với ngân hàng Công Thương Việt Nam. Hoạch định những nhiệm vụ phát sinh trong ngày, cuối ngày cân đối thu chi tồn quỹ để đối chiếu với thủ quỹ và tiền mặt phải khớp giữa hồ sơ sổ sách kế toán với tồn quỹ tiền mặt tại kho quỹ.  Phòng hành chính – nhân sự: Tổ chức, sắp xếp, bố trí nhân sự giữa các phòng ban, tạo điều kiện cho các phòng chức năng thực hiện tốt nhiệm vụ của mình như cung cấp thiết bị đồ dùng, bố trí nhân lực, chăm sóc sức khoẻ cán bộ công nhân viên, tổ chức điều chỉnh lương, bảo hiểm, trợ cấp hưu trí,…  Phòng tiền tệ kho quỹ: Là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý tiền mặt theo quy định của NHNN và ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy thu chi tiền mặt cho các tổ chức và cá nhân. 25  Phòng Khách hàng Doanh nghiệp: Đây là bộ phận quan trọng chịu sự điều hành trực tiếp từ Giám đốc và phó Giám đốc về hoạt động kinh doanh của ngân hàng, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn và đồng thời chịu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn của ngân hàng sao khi cho vay, định giá tài sản đảm bảo nợ vay, thu hồi nợ vay khi phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích.  Phòng Khách hàng Bán lẻ: Tìm kiếm, tiếp thị, tư vấn, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng là cá nhân, hộ gia đình. Phối hợp với các bộ phận liên quan cung cấp trọn gói các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng TMCP Công thương cho khách hàng cá nhân phù hợp với chế độ, quy định hiện hành của ngân hàng TMCP Công thương kết hợp bán chéo, bán thêm sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, tối đa hóa lợi ích mang lại cho khách hàng. Theo dõi giám sát khoản vay, đôn đốc thu hồi nợ vay, thu hồi các khoản nợ xấu, nợ ngoại bảng, nợ xử lý rủi ro. Quản lý khai thác hồ sơ, thông tin của khách hàng là cá nhân, hộ gia đình theo quy định của ngân hàng TMCP Công thương. Nghiên cứu, đề xuất cải tiến sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển sản phẩm dịch vụ mới cho khách hàng là cá nhân, hộ gia đình.  Tổ thông tin – Điện toán: Thực hiện quản lý toàn bộ hệ thống vi tính của ngân hàng. Đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng hoạt động một cách thông suốt qua hệ thống mạng vi tính.  Phòng giao dịch Ô Môn: Phòng giao dịch Ô môn được khai trương vào ngày 19/08/2009 đặt tại số 736/6 đường 26/03 Phường Châu Văn Liêm, Quận Ô môn thành phố Cần Thơ. Phòng thành lập nhằm tạo điều kiện cho các tiểu thương, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuận lợi trong vay vốn, tiếp cận các sản phẩm hiện đại và các dịch vụ tiện ích; đồng thời nhằm thực hiện chiến lược chuyên môn hoá, đa dạng hoá đối tượng Khách hàng, nâng cao hiệu quả huy động vốn, tập trung vốn cho việc phát triển doanh nghiệp trên địa bàn của ngân hàng TMCP Công Thương Tây Đô. 26  Phòng giao dịch Bình Thuỷ : Phòng giao dịch Bình Thuỷ được mở ra nhằm thực hiện các nghiệp vụ: huy động vốn, cấp tín dụng, cung cấp dịch vụ, ngân hàng và thực hiện các mục khác theo quy định của NHNN Việt Nam, ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, uỷ quyền của Giám đốc Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi Nhánh Tây Đô.  Phòng giao dịch KCN Thốt Nốt: Phòng giao dịch KCN Thốt Nốt được khai trương vào ngày 12/08/2010 đặt tại số 256/4 quốc lộ 91, Phường Thốt Nốt, Quận Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ.  Tổ Tổng hợp: Tham mưu cho Ban Giám đốc về lãi suất huy động, lãi suất cho vay, chiến lượt phát triển kinh doanh của Chi nhánh. Đầu mối trong triển khai chương trình FTP, điều hành, cân đối vốn kinh doanh chung của toàn Chi nhánh. Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, thực hiện báo cáo tổng hợp, lưu trữ số liệu hoạt động chung toàn Chi nhánh theo quy định của NHNN, ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. 3.4 TÌNH HÌNH HOẠT ÐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG 3.4.1 Nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng  Huy động vốn: Nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn bằng VNĐ, bằng ngoại tệ của mọi cá nhân và các tổ chức, doanh nghiệp.  Cho vay: Cho vay ngắn hạn, trung, dài hạn các thành phần kinh tế ở tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đời sống, trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là cho vay hộ sản xuất.  Nhận làm dịch vụ chuyển tiền cho mọi cá nhân và các tổ chức có yêu cầu.  Nhận thu tiền mặt và ngân phiếu thanh toán của khách hàng.  Nhận phục vụ việc mở tài khoản của cá nhân, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp Nhà nước.  Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ.  Nhận làm dịch vụ cho ngân hàng phục vụ người nghèo. 27  Cho vay các chương trình chỉ định của Chính phủ: cho vay hỗ trợ ngành nông nghiệp.  Phát hành các chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu.  Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng.  Thu phí bảo hiểm, thu ngân sách Nhà nước, thu học phí cho Đại học Y dược, làm Đại lý bảo hiểm cho VIETINBANK AVIVA. 3.4.2 Lĩnh vực đầu tư chủ yếu  Nông nghiệp.  Thương mại dịch vụ.  Khách sạn, Nhà hàng.  Công nghiệp chế biến Thủy sản, Lương thực thực phẩm, sắt thép, phân bón.  Hoạt động cá nhân và công cộng.  Sản xuất, kinh doanh, thương mại…  Xây dựng công trình. 3.4.3 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank chi nhánh Tây Đô từ năm 2010 – 6 tháng đầu năm 2013 Ngân hàng thương mại cũng là một tổ chức kinh doanh trong nền kinh tế cho nên cũng như các tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh khác, luôn có mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận. Có thể nói rằng lợi nhuận phản ánh rõ nhất về kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó là hiệu số giữa tổng thu nhập và tổng chi phí. Do đó, để có cái nhìn tổng quát về kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì chúng ta sẽ tiến hành phân tích thông qua tổng thu nhập và tổng chi phí. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nền kinh tế của Việt Nam không được ổn định các doanh nghiệp cũng như các ngân hàng thương mại phải đối mặt với nhiều khó khăn thêm vào đó là áp lực cạnh tranh khi mở cửa hội nhập,… Từ những khó khăn trong và ngoài nước để mang lại lợi nhuận dương cho mình thì các doanh nghiệp, các ngân hàng,… phải có sự cố gắng và nổ lực của rất nhiều tập thể, cán bộ, nhân viên vì mục tiêu, kế hoạch đã đề ra. Đối với ngân hàng thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam chi nhánh Tây Đô thì kết quả hoạt động kinh doanh chưa tốt là do năm 2011 ngân hàng đã có lợi nhuận âm. 28 Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012. Năm 2010 Tiêu chí Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011-2010 2012-2011 Số tiền Thu nhập 94.742 100,0 95.630 100,0 113.768 100,0 888 0,9 18.138 19,0  Lãi 68.189 72,0 62.653 65,5 72.951 64,1 (5.536) (8,1) 10.298 16,4 4.701 5,0 4.802 5,0 5.413 4,8 101 2,1 611 12,7  hđkd 16.896 17,8 23.651 24,8 29.927 26,3 6.755 40,0 6.276 26,5  khác 4.956 5,2 4.524 4,7 5.477 4,8 (432) (8.7) 953 21,1 Chi phí 85.112 100,0 119.686 100,0 94.507 100,0 34.574 40,6 (25.179) (21,0)  lãi 40.488 47,6 45.145 37,7 47.148 49,9 4.657 11,5 2.003 4,4  dịch vụ 2.115 2,5 2.219 1,9 2.371 2,5 104 4,9 152 6,8  hđkd 5.648 6,6 6.429 5,4 6.775 7,2 781 13,8 346 5,4  khác 36.861 43,3 65.893 55,1 38.213 40,4 29.032 78,8 (27.680) (42,0) 9.630 x (24.056) x 19.261 x -33.686 (349,8) 43.317 180,1  dịch vụ Lợi nhuận Số tiền Tỷ trọng (%) Chênh lệch Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Đơn vị tính: triệu đồng Số tiền Mức (%) Nguồn: Bảng cân đối chi tiết tại Vietinbank Tây Đô giai đoạn 2010 – 2012. Ghi chú: hđkd: hoạt động kinh doanh 29 Số tiền Mức (%) Nhìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Tây Đô ta thấy: năm 2011 là năm mà Chi nhánh Tây Đô chịu tổn thất nặng nề. Tốc độ tăng thu nhập của chi nhánh quá thấp so với tốc độ tăng đột biến của chi phí. Cụ thể tốc độ tăng thu nhập là 0,9% và tốc độ tăng của chi phí là 40,6% (tốc độ tăng chi phí gấp 45 lần tốc độ tăng thu nhập) làm cho lợi nhuận của chi nhánh mang con số âm. Năm 2012 Vietinbank Tây Đô đã thoát khỏi tình trạng chi phí cao hơn thu nhập, cụ thể là thu nhập đạt 113.768 triệu đồng và chi phí đạt 94.507 triệu đồng làm cho lợi nhuận của ngân hàng tăng cao (đạt mức 19.261 triệu đồng). Để hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh thì phải đi tìm hiểu từng khoản mục để tìm ra nguyên nhân của sự biến động của từng khoản mục.  Về thu nhập Thu nhập của Vietinbank chi nhánh Tây Đô chủ yếu là từ hoạt động tín dụng (luôn chiếm trên 60% tổng thu nhập). Qua các năm đều thấy thu nhập của chi nhánh tăng lên. Nhưng năm 2011 thì thu nhập của chi nhánh tăng lên rất ít. Nguyên nhân chính là do thu nhập từ hoạt động tín dụng năm 2011 của ngân hàng giảm. Vì các doanh nghiệp tại khu công nghiệp Trà Nóc lâm vào tình trạng khó khăn, nên chi nhánh Vietinbank Tây Đô gặp khó khăn trong việc thu lãi từ hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, thu nhập từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng (chiếm tỷ trọng khoảng 20%) tăng mạnh, điều này dẫn đến thu nhập của chi nhánh tăng lên nhưng rất ít. Năm 2012 tất cả các hoạt động của ngân hàng đều mang lại nguồn thu nhập tăng thêm cho ngân hàng so với năm 2011. Do năm 2012 Vietinbank đã có sự thay đổi lớn về nhân sự, chi nhánh đã được Hội sở chính điều chuyển những lãnh đạo xuất sắc và tuyển những cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ cao cho chi nhánh, với mục tiêu cải thiện tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Vẫn tiếp tục khai thác nguồn thu nhập chính từ hoạt động tín dụng đồng thời kiểm tra giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của khách hàng, chú trọng lựa chọn tiếp cận những khách hàng có tình hình kinh doanh tốt để cung cấp dịch vụ. Vì vậy, thu nhập của chi nhánh năm 2012 đã tăng lên.  Về Chi phí Khi thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập thì chi phí từ lãi cũng chiếm khoảng 40% trong tổng chi phí. Qua bảng số liệu ta thấy, chi phí năm 2011 so với năm 2010 có sự biến động rất lớn, năm 2011 chi phí tăng lên rất cao vượt qua xa thu nhập của ngân hàng. 30  Nguyên nhân thứ nhất làm cho chi phí của ngân hàng cao như vậy là do năm 2011 cơ cấu nguồn vốn huy động chưa hợp lý đã làm cho chi phí huy động vốn cao tức việc trả lãi tiền gửi cao. Ngoài ra, chi phí của nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở chính khá cao, mà trong năm 2011 nguồn vốn điều chuyển của ngân hàng lại tăng lên làm cho chi phí của ngân hàng cũng tăng lên.  Nguyên nhân thứ 2 là do cán bộ lãnh đạo của ngân hàng thiếu trách nhiệm trong việc theo dõi, giám sát hoạt động kinh doanh của các khách hàng. Vì vậy, ngân hàng đã chịu gánh nặng từ việc bị doanh nghiệp làm chứng từ chiết khấu giả, ngân hàng không thu được tiền, rồi doanh nghiệp lại tiếp tục làm chứng từ chiết khấu giả khác để nhận tiền và thanh toán bộ chứng từ giả trước đó. Toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp đã chiếm đoạt của Vietinbank Tây Đô là gần 90 tỷ đồng. Điều này làm cho Vietinbank Tây Đô có một khoản chi phí khổng lồ, đồng thời cho thấy cán bộ tín dụng chưa quản lý tốt khách hàng của mình. Đến năm 2012 thì chi phí của ngân hàng giảm so với năm 2011. Như đã phân tích, năm 2011 ngân hàng đã bị doanh nghiệp lừa chiếm đoạt tài sản,… nhưng tình trạng này không xảy ra đối với ngân hàng vào năm 2012 cho nên chi phí của ngân hàng không thể cao hơn năm 2011. Bên cạnh đó, việc cắt giảm nhân sự, giảm chi phí cho nhân viên, giảm chi phí dự phòng,… cho nên chi phí năm 2012 của ngân hàng đã giảm xuống. Tuy nhiên, nếu so sánh với năm 2010 thì chi phí của ngân hàng năm 2012 đã tăng 9.395 triệu đồng (tăng 11,0%). Như vậy, tuy chi phí của ngân hàng năm 2012 đã giảm so với năm 2011 nhưng vẫn còn khá cao. Mặc dù chi phí cao chưa hẳn đã là điều xấu đối với ngân hàng, nhưng ngân hàng cũng cần phải có kế hoạch kiểm soát, quản lý nguồn chi phí của mình để hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt được kết quả tốt hơn.  Về lợi nhuận Sau khi đã phân tích rõ nguyên nhân của sự biến động của tổng thu nhập và tổng chi phí qua từng giai đoạn, ta thấy tình hình lợi nhuận của ngân hàng Vietinbank chi nhánh Tây Đô năm 2011 giảm so với năm 2010, và đến năm 2012 thì tăng mạnh. Như vậy, sau khi thấy lợi nhuận của mình giảm ngân hàng đã cải thiện được tình hình hoạt động kinh doanh của mình để khẳng định uy tín, cũng như sức mạnh của ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng phải tiếp tục kiểm tra, giám sát tín dụng chặt chẽ hơn, đồng thời kiểm soát khoản chi phí tốt hơn để mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng trong thời gian tới. 31 Ngoài ra, Ngân hàng không nên quá tập trung vào thu nhập từ hoạt động tín dụng vì nó mang lại lợi nhuận cao nhưng chứa nhiều rủi ro cho ngân hàng, thay vào đó ngân hàng có thể tăng tỷ trọng của thu nhập từ dịch vụ, hoạt động kinh doanh. Nếu kết hợp cả hai điều trên thì ngân hàng có thể đạt được một kết quả hoạt động kinh doanh tốt, đồng thời phân tán được rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình. Sau khi đã phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong giai đoạn 2010 – 2012 chúng ta đã biết được nguyên nhân làm cho tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng có sự biến động như vậy. Để xem hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong giai đoạn gần đây nhất có diễn biến như thế nào thì chúng ta sẽ phân tích xu hướng của tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 06/2011 – 06/2013. Xu hướng: Trong 6 tháng đầu năm 2011 với nhiều khó khăn của các doanh nghiệp tại khu vực nói riêng và các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ nói chung thì hoạt động kinh doanh của chi nhánh gặp nhiều khó khăn, điều này làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu. Cụ thể, chi phí của ngân hàng bằng 97% thu nhập của ngân hàng, như vậy cho thấy lợi nhuận của ngân hàng là rất thấp trong 6 tháng đầu năm 2011. Trong 6 tháng đầu năm 2012 so với 6 tháng đầu năm 2011 thì tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng đã trở về quỹ đạo, lợi nhuận của 6 tháng đầu năm 2012 đã là con số dương. Trong khoảng thời gian này thì nguồn nhân lực của chi nhánh đã có sự thay đổi gần như hoàn toàn, các cán bộ lãnh đạo của chi nhánh đều được thay thế. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh tốt như vậy một phần cũng nhờ sự lãnh đạo của các cán bộ mới. Bên cạnh đó, thì ngân hàng đã cắt giảm chi phí cho nên lợi nhuận của ngân hàng tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2012. Tình hình này được duy trì tiếp tục đến 6 tháng đầu năm 2013, cụ thể lợi nhuận của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2013 cao hơn 714 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Dưới đây là bảng số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Vietinbank chi nhánh Tây Đô trong giai đoạn 06/2011 – 06/2013 để làm căn cứ cho những phân tích trên: 32 Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 06/2011 – 06/2013. 06/2011 Tiêu chí 06/2012 06/2013 Chênh lệch 06/2012-06/2011 06/2013-06/2012 Số tiền Thu nhập 75.523 100,0 84.782 100,0 88.264 100,0 9.259 12,3 3.482 4,1  lãi 51.913 68,7 56.091 66,2 57.018 64,6 4.178 8,0 927 1,7 3.765 5,0 4.476 5,3 6.011 6,8 711 18,9 1.535 34,3  hđkd 16.092 21,3 21.112 24,9 22.018 24,9 5.020 31,2 906 4,3  khác 3.753 5,0 3.103 3,7 3.217 3,6 (650) (17,3) 114 3,7 Chi phí 73.173 100,0 78.174 100,0 80.942 100,0 5.001 6,8 2.768 3,5  lãi 28.249 38,6 39.851 51,0 42.616 52,7 11.602 41,1 2.765 6,9  dịch vụ 1.488 2,0 1.903 2, 4 2.210 2,7 415 27,9 307 16,1  hđkd 4.033 5,5 5.433 6,9 5.746 7,1 1.400 34,7 313 5,8  khác 39.403 53,8 30.987 39,6 30.370 37,5 (8.416) (21,4) (617) (2,0) 2.350 x 6.608 x 7.322 x 4.258 181,2 714 10,8  dịch vụ Lợi nhuận Số tiền Tỷ trọng (%) Chênh lệch Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Đơn vị tính: triệu đồng Số tiền Mức (%) Nguồn: Bảng cân đối chi tiết tại Vietinbank Tây Đô giai đoạn 06/2011 – 06/2013. Ghi chú: hđkd: hoạt động kinh doanh 33 Số tiền Mức (%) 3.4.4 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng hoạt động của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Tây Đô. 3.4.4.1 Thuận lợi Trong những năm vừa qua tình hình kinh tế trên địa bàn quận Bình Thủy tiếp tục phát triển, nhiều công trình, dự án được xây dựng như, khu công nghiệp Trà Nóc I, II, Nhà máy nhiệt điện,... làm cho bộ mặt đô thị quận Bình Thủy ngày càng được khởi sắc. Điều này giúp ngân hàng mở rộng được quy mô tín dụng. Hơn nữa, Chính phủ đã điều chỉnh, bổ sung và ban hành nhiều chính sách vĩ mô phù hợp với điều kiện thực tiễn. Điều này tạo môi trường hoạt động thông thoáng, môi trường kinh doanh ít rủi ro cho ngân hàng, đặc biệt là sự tăng trưởng tín dụng cũng như chất lượng tín dụng. Bên cạnh đó, được sự chỉ đạo và hỗ trợ kịp thời của UBND TP. Cần Thơ, ngân hàng Nhà nước chi nhánh Cần Thơ, đã tạo điều kiện thuận lợi về cung ứng nguồn vốn, đầy đủ và kịp thời cho ngân hàng, góp phần hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Sản phẩm dịch vụ dựa trên nền công nghệ hiện đại hóa phát triển khá nhanh, ngân hàng đã đưa vào vận hành giao dịch trên phần mềm mới INCAS, đây là phần mềm giao dịch hiện đại, tạo nhiều thuận lợi cho công tác quản lý ngân hàng và khách hàng khi đến giao dịch tại ngân hàng. Đội ngũ cán bộ nhiệt tình, có kinh nghiệm phục vụ kịp thời nhu cầu vốn cho kinh tế địa phương. Công tác đào tạo cán bộ luôn được chú trọng và đang chuẩn hóa dần. Cùng với việc mở rộng, nâng cao mức đầu tư, chi nhánh còn chú ý đến phong cách phục vụ khách hàng. Với phương châm “Nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, bảo mật”, tập thể ngân hàng đã tạo được niềm tin và sự thoải mái cho khách hàng đến giao dịch, quan hệ vay vốn gửi tiền. 3.4.4.2 Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi thì ngân hàng cũng có một số khó khăn sau: Thị trường trong nước ngày càng mở rộng theo hướng hội nhập vào nền kinh tế thế giới, nên tính cạnh tranh ngày càng gay gắt, đòi hỏi giá cả phải được giảm thấp và chất lượng sản phẩm ngày càng nâng cao hơn. Chính sách bảo đảm tiền vay: thế chấp, tín chấp,... chưa tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh khi ra quyết định cho vay. Khách hàng chủ yếu của Ngân hàng là các hộ dân và các doanh nghiệp nhỏ, hoạt động kinh doanh của họ phần lớn phụ thuộc vào các yếu tố khách 34 quan như thời tiết, giá cả thị trường, những biến động khác. Từ đó ảnh hưởng đến công tác thu nợ của ngân hàng. Trong những năm qua công tác huy động vốn, sử dụng vốn gặp không ít khó khăn, lũ lụt thiên tai liên tiếp xảy ra ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, gây thiệt hại cho người dân và gây khó khăn cho ngân hàng. 3.4.4.3 Định hướng hoạt động của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Tây Đô trong thời gian tới  Với những kết quả đạt được trong những năm qua, ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Tây Đô đề ra mục tiêu kinh doanh cho năm 2013 như sau:  Tăng cường huy động vốn phấn đấu tăng trưởng vốn khoảng 20% trở lên so với năm 2012.  Tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng, mở rộng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như đầu tư các hộ sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có khả năng tài chính tốt nhằm mang lại lợi nhuận cao, nhưng an toàn vốn, phấn đấu giảm dư nợ từ 20% trở lên.  Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ xử lý rủi ro để tăng nguồn thu; bên cạnh đó sẽ mở rộng các sản phẩm dịch vụ để tăng nguồn thu ngoài tín dụng, cắt giảm các khoản chi phí không cần thiết.  Theo kế hoạch đã thực hiện 6 tháng đầu năm 2013. Đến thời điểm hiện tại thì ngân hàng có phương hướng tập trung vào các công việc sau:  Đẩy mạnh công tác huy động vốn tại chỗ, phấn đấu tăng thêm 350 tỷ so với năm 2012, bằng các biện pháp quyết lệt có thể áp dụng được trong điều kiện có sự cạnh tranh trên địa bàn.  Tăng cường công tác xử lý nợ, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu ở mức cho phép (nhỏ hơn 3% tổng dư nợ). Kiểm tra sử dụng vốn vay theo quy định, đạt yêu cầu, đặc biệt chú ý món vay lớn phải kiểm tra 100% nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trong thời gian tới.  Đẩy mạnh công tác thu lãi đạt yêu cầu cao nhất và đặc biệt chú ý các món lãi quá hạn, các món lãi lớn. Xử lý mạnh để thu hồi các món nợ rủi ro theo kế hoạch đề ra.  Trên cơ sở thực hiện kế hoạch năm 2013. Dự kiến kế hoạch kinh doanh năm 2014. Lập kế hoạch và đề ra biện pháp, chỉ tiêu sát với tình hình thực tế ở địa bàn. 35 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂY ĐÔ 4.1 TÌNH HÌNH CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Tây Đô cũng như các ngân hàng thương mại khác, nghiệp vụ cho vay là hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong thu nhập cũng như chi phí của ngân hàng. Lợi nhuận càng cao thì rủi ro mang lại càng nhiều cho nên hoạt động cho vay ẩn chứa rất nhiều rủi ro. Vì vậy, đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng phải có kinh nghiệm trong nghiệp vụ cho vay đồng thời quản lý các khoản vay một cách chặt chẽ. Tình hình cho vay của ngân hàng Vietinbank chi nhánh Tây Đô được thể hiện qua bảng số liệu: Bảng 4.1: Tình hình cho vay của ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012. Đơn vị tính: triệu đồng 2011-2010 Tiêu chí 2010 2011 2012 DSCV 2.903.707 3.072.122 DSTN 2.532.275 Dư nợ 671.433 2012-2011 Số tiền Mức (%) 2.471.913 168.415 5,8 2.979.949 2.688.764 447.674 17,7 (291.185) 763.606 546.755 92.173 13,7 (216.851) (28,4) Số tiền (600.209) (19,5) Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp của Vietinbank Tây Đô giai đoạn 2010 – 2012. Ghi chú: DSCV: Doanh số cho vay DSTN: Doanh số thu nợ  Doanh số cho vay Năm 2011 so với năm 2010 doanh số cho vay tuy tăng 168.415 triệu đồng nhưng tốc độ tăng này chỉ đạt 5,8%, do trong năm nay NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, lãi suất huy động đạt mức 14%/năm nghĩa là lãi suất cho vay lúc này còn khá cao khoảng 18% đến 20%, nhưng nhu cầu xin vay vốn ngân hàng của các khách hàng trên địa bàn cao. Đến năm 2012 doanh số cho vay của ngân hàng giảm 600.209 triệu đồng so với năm 2011. Đây cũng là tình hình chung của ngành ngân hàng trong giai đoạn năm 2012 mặc dù lãi suất cho vay đã giảm để các doanh nghiệp tiếp cận 36 Mức (%) (9,8) được nguồn vốn nhưng doanh số cho vay của ngân hàng vẫn giảm. Nguyên nhân là do để khắc phục những thiệt hại trong năm 2011 ngân hàng đang tăng cường giám sát chặt chẽ hoạt động tín dụng và thận trọng trong việc cho vay những doanh nghiệp, cá nhân,... có khả năng tài chính không đáng tin cậy.  Doanh số thu nợ Nhìn chung thì sự biến động của doanh số thu nợ giống với sự biến động của doanh số cho vay. Nghĩa là năm 2011 doanh số thu nợ tăng so với năm 2010, và đến năm 2012 thì doanh số thu nợ lại giảm. Tuy nhiên nếu nhìn trên một khía cạnh khác thì cho thấy tình hình thu nợ của ngân hàng khá tốt, vì trong năm 2011 thì tốc độ tăng của doanh số thu nợ (17,7%) cao hơn tốc độ tăng của doanh số cho vay (5,8%) so với tình hình thu nợ và cho vay năm 2010. Đến năm 2012 thì tốc độ giảm của doanh số thu nợ (9,8%) thấp hơn tốc độ giảm của doanh số cho vay (19,5%). Như vậy có thể cho thấy ngân hàng đang tăng cường thu nợ và khắt khe hơn trong việc cho vay.  Dư nợ Do sự biến động của doanh số cho vay và doanh số thu nợ giống nhau cho nên dẫn đến sự biến động của dư nợ cũng tăng vào năm 2011 nhưng lại giảm vào năm 2012. Dựa vào tình hình trên có thể thấy được mục đích của ngân hàng trong thời gian tới là đang tích cực thu các khoản nợ cũ và hạn chế cho vay các khách hàng mới có khả năng tài chính không đáng tin cậy để giảm dự nợ trong thời gian tới. Để biết rõ hơn về xu hướng trong thời gian tới của ngân hàng thì ta nên xem xét tình hình cho vay của ngân hàng trong gian đoạn gần đây nhất – giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013: Bảng 4.2: Tình hình cho vay của ngân hàng giai đoạn 06/2011 – 06/2013. Đơn vị tính: triệu đồng 06/2012-06/2011 Tiêu chí 06/2011 06/2012 06/2013 DSCV 1.903.186 1.597.468 DSTN 1.551.713 Dư nợ 726.725 06/2013-06/2012 Số tiền Mức (%) 1.269.047 (305.718) (16,1) (328.421) (20,6) 1.573.157 1.189.746 21.444 1,4 (383.411) (24,4) 787.917 626.057 61.192 8,4 (161.860) (20,5) Số tiền Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp của Vietinbank Tây Đô giai đoạn 06/2011 – 06/2013. 37 Mức (%) Xu hướng: Trong 6 tháng đầu năm 2011 doanh số cho vay cao và ngân hàng đang trong giai đoạn bắt đầu đối mặt với những khó khăn với việc thu nợ và dư nợ tăng cao. Chiến lược của ngân hàng thể hiện càng ngày càng rõ hơn trong các năm sau, cụ thể 6 tháng đầu năm 2012 DSTN vẫn đang được duy trì tăng so với 6 tháng đầu năm 2011 còn DSCV thì lại giảm so với 6 tháng đầu năm 2011. Tuy nhiên, DSTN chỉ bằng 98,5% DSCV nên dư nợ vẫn còn tăng lên và đang ở mức khá cao. Đến 6 tháng đầu năm 2013 thì ngân hàng đã giảm được dư nợ của mình và hoàn thành tốt kế hoạch đề ra. Tuy nhiên nguyên nhân từ đâu làm cho doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ lại có sự biến động như vậy. Chúng ta sẽ phân tích chi tiết hơn để tìm hiểu rõ nguyên nhân thông qua tình hình cho vay doanh nghiệp của ngân hàng vì cho vay doanh nghiệp là khoản mục chiếm tỷ trọng cao trong doanh số cho vay của ngân hàng Vietinbank chi nhánh Tây Đô. 4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG Khu Công nghiệp Trà Nóc là một khu công nghiệp lớn của Thành phố Cần Thơ, là nơi tập trung rất nhiều doanh nghiệp hoạt động. Vì thế để tạo điều kiện thuận lợi cho cả doanh nghiệp và các ngân hàng thương mại thì các ngân hàng đều có thành lập chi nhánh tại Khu Công nghiệp Trà Nóc, trong đó có ngân hàng Vietinbank chi nhánh Tây Đô. Vì vậy, cũng như các ngân hàng khác thì cho vay doanh nghiệp là hoạt động chủ yếu mang lại thu nhập cho ngân hàng Vietinbank chi nhánh Tây Đô. Trong những năm gần đây, cụ thể là từ năm 2010 trở lại đây thì điều kiện thị trường tài chính có nhiều diễn biến khá phức tạp. Trong đó, tình hình biến động của lãi suất từ năm 2012 đến nay, NHNN đã nhiều lần thay đổi trần lãi suất huy động, cho vay, thay đổi lãi suất cơ bản làm cho lãi suất cho vay của ngân hàng Vietinbank chi nhánh Tây Đô không ngừng thay đổi. Sự biến động của lãi suất có chiều hướng tốt cho các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được với nguồn vốn của ngân hàng với một chi phí thấp. Tuy nhiên, ngân hàng không thể mặc nhiên mà cấp vốn cho nhiều doanh nghiệp được vì nguồn vốn của ngân hàng cũng có giới hạn. Trước tình hình NHNN đang tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng như vậy, thì hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng Vietinbank chi nhánh Tây Đô đã có diễn biến như thế nào? Sau đây là tình hình cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng Vietinbank chi nhánh Tây Đô: 38 Bảng 4.3: Tình hình cho vay doanh nghiệp của ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012. Đơn vị tính: triệu đồng Tiêu chí 2010 2011 2012 Chênh lệch Chênh lệch 2011-2010 2012/2011 Số tiền Mức (%) Số tiền Mức (%) DSCV doanh nghiệp 1.486.579 1.609.296 1.276.821 122.717 8,3 (332.475) (20,7) DSTN doanh nghiệp 1.340.606 1.341.934 1.501.179 1.328 0,1 159.245 11,9 Dư nợ doanh nghiệp 455.773 723.135 498.777 267.362 58,7 (224.358) (31,0) DSCV doanh nghiệp/Tổng DSCV (%) 51,2 52,4 51,7 1,2 2,3 (0,7) (1,4) DSTN doanh nghiệp/Tổng DSTN (%) 52,9 45,0 55,8 (7,9) (14,9) 10,8 24,0 Dư nợ doanh nghiệp/Tổng dư nợ (%) 67,9 94,7 91,2 26,8 39,5 (3,5) (3,7) Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp của Vietinbank Tây Đô giai đoạn 2010 – 2012. Ghi chú: DSCV: Doanh số cho vay DSTN: Doanh số thu nợ 39  Về doanh số cho vay doanh nghiệp DSCV doanh nghiệp năm 2011 tăng so với năm 2010 và chiếm tỷ trọng 52,4% trong tổng DSCV (cao hơn 1,2 điểm phần trăm so với năm 2010). Đồng thời DSCV doanh nghiệp năm 2011 có tốc độ tăng (8,3%) cao hơn tốc độ tăng của tổng DSCV (1% ở bảng 4.1). Trong giai đoạn này thì các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc sản xuất, kinh doanh của mình, dẫn đến hàng tồn kho nhiều mà không có đầu ra để tiêu thụ nên nhu cầu về vốn để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh là rất cần thiết. Với nhu cầu xin vay vốn cao của các doanh nghiệp cho nên DSCV doanh nghiệp của ngân hàng tăng lên. Tuy nhiên đến năm 2012 ngân hàng phải giảm DSCV doanh nghiệp xuống, vì kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng năm 2011 là âm cho nên năm 2012 ngân hàng phải cân nhắc thân trọng trong việc sử dụng nguồn vốn để phục vụ cho nghiệp vụ cho vay doanh nghiệp.  Về doanh số thu nợ của doanh nghiệp DSTN doanh nghiệp năm 2011 gần như không thay đổi nhiều so với năm 2010. Tuy nhiên khi xét về tỷ trọng của DSTN doanh nghiệp so với tổng DSTN thì ta nhìn thấy rõ ràng tỷ trọng của DSTN doanh nghiệp năm 2011 giảm 7,9 điểm phần trăm (tức là tốc độ giảm gần 15%). Như vậy cho thấy công tác thu nợ doanh nghiệp năm 2011 của ngân hàng không được tốt. Đến năm 2012, trong khi tổng DSTN giảm thì DSTN doanh nghiệp lại tăng lên. Và tỷ trọng DSTN của doanh nghiệp trên tổng DSTN cũng tăng 10,8 điểm phần trăm. Để khắc phục những thất bại trong năm 2011 thì năm 2012 ngân hàng đã giám sát chặt chẽ hơn hoạt động cho vay doanh nghiệp và tăng cường công tác thu nợ doanh nghiệp.  Về dư nợ doanh nghiệp Trên sự biến động ngược chiều giữa DSCV doanh nghiệp và DSTN doanh nghiệp trong giai đoạn 2010 – 2012 làm cho dư nợ doanh nghiệp có sự biến động rất mạnh. Cụ thể, năm 2011 dư nợ doanh nghiệp tăng lên. Trong khi đó thì tổng dư nợ tăng với tốc độ thấp hơn tốc độ tăng của dư nợ doanh nghiệp, làm cho tỷ trọng của dư nợ doanh nghiệp trên tổng dư nợ tăng lên con số 94,7% so với năm 2011. Như vậy, trong tổng dư nợ của ngân hàng thì hầu hết đều là dư nợ doanh nghiệp. Năm 2012 tuy là ngân hàng đã giảm DSCV doanh nghiệp và tăng cường công tác thu nợ doanh nghiệp để làm giảm dư nợ doanh nghiệp nhưng tỷ trọng của dư nợ doanh nghiệp trên tổng dư nợ vẫn còn rất cao (91,2%). Ngân hàng cần phải cơ cấu lại dư nợ doanh nghiệp trong tổng dư nợ cho hợp lý. 40 Bảng 4.4: Tình hình cho vay doanh nghiệp của ngân hàng giai đoạn 06/2011 – 06/2013. Đơn vị tính: triệu đồng Tiêu chí 06/2011 06/2012 06/2013 Chênh lệch Chênh lệch 06/2012-06/2011 06/2013-06/2012 Số tiền Mức (%) Số tiền Mức (%) DSCV doanh nghiệp 1.235.531 884.461 801.457 (351.070) (28,4) (83.004) (9,4) DSTN doanh nghiệp 967.837 878.638 842.283 (89.199) (9,2) (36.355) (4,1) Dư nợ doanh nghiệp 723.467 728.958 457.951 5.491 0,8 (271.007) (37,2) DSCV doanh nghiệp/Tổng DSCV (%) 72,5 55,4 63,2 (17,1) (23,6) 7,8 14,1 DSTN doanh nghiệp/Tổng DSTN (%) 62,4 55,9 70,8 (6,5) (10,5) 14,9 26,8 Dư nợ doanh nghiệp/Tổng dư nợ (%) 87,9 92,5 73,1 4,6 5,2 (19,4) (20,9) Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp của Vietinbank Tây Đô giai đoạn 06/2011 – 06/2013. Ghi chú: DSCV: Doanh số cho vay DSTN: Doanh số thu nợ 41 Để biết ngân hàng có cơ cấu được dư nợ doanh nghiệp trong tổng dư nợ hay không ta cần dựa vào tình hình cho vay doanh nghiệp của 6 tháng đầu năm 2013 để thấy rõ xu hướng của ngân hàng trong thời gian tới: qua bảng số liệu về tình hình cho vay doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2013 thì ta thấy ngân hàng đã và đang cơ cấu lại tỷ trọng của dư nợ cho vay doanh nghiệp trên tổng dư nợ một cách hợp lý. Cụ thể là, tỷ trọng của dư nợ doanh nghiệp trên tổng dư nợ 6 tháng đầu năm 2013 giảm 19,4 điểm phần trăm so với 6 tháng đầu năm 2012. Như vậy có thể thấy xu hướng của ngân hàng trong thời gian tới sẽ tăng tỷ trọng DSCV doanh nghiệp trên tổng DSCV, tăng tỷ trọng DSTN doanh nghiệp trên tổng DSTN, nhưng tốc độ tăng tỷ trọng của DSTN doanh nghiệp cao hơn DSCV doanh nghiệp. Tuy dư nợ doanh nghiệp trên tổng dư nợ giảm nhưng con số là 73,1% (6 tháng đầu năm 2013) thì vẫn còn rất cao. Vì vậy rủi ro của ngân hàng sẽ tập trung vào nghiệp vụ cho vay doanh nghiệp, ngân hàng cần phải có biện pháp phân tán rủi ro được của mình để hoạt động kinh doanh của ngân hàng được an toàn hơn. Để tìm hiểu rõ nguyên nhân của sự biến động về DSCV doanh nghiệp, DSTN doanh nghiệp, Dư nợ doanh nghiệp thì ta nên phân tích chi tiết từng khoản mục để tìm ra nguyên nhân chính của sự biến động trên. 4.2.1 Phân tích tình hình doanh số cho vay doanh nghiệp Sau khi phân tích khái quát về tình hình cho vay doanh nghiệp của Vietinbank chi nhánh Tây Đô chúng ta đã có cái nhìn sơ lược về nó. Do đó để tìm hiểu chi tiết hơn chúng ta sẽ phân tích theo từng khoản mục và trong từng khoản mục chúng ta sẽ phân loại khác nhau như phân loại theo quy mô doanh nghiệp, theo thời hạn, theo ngành nghề kinh doanh. Mục đích của việc phân tích theo những cách phân loại này là giúp cho nhà quản trị ngân hàng xác định được những thành phần, đối tượng cụ thể nào có vai trò quan trọng và ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của ngân hàng. Trước tiên, ta sẽ đi vào phân tích doanh số cho vay của doanh nghiệp và phân loại doanh số cho vay của doanh nghiệp theo quy mô doanh nghiệp, theo thời hạn, theo ngành nghề kinh doanh. Trong đó, theo ngành nghề kinh doanh phân chia theo các nhóm ngành như: ngành thủy sản, ngành nông nghiệp, ngành công nghiệp, ngành thương mại – dịch vụ (không bao gồm ngành vận tải), nhóm ngành khác (bao gồm bất động sản, xây dựng, vận tải,…), do ngành thủy sản có sự biến động rất bất thường nên em xin được tách ra khỏi ngành nông nghiệp để phân tích được rõ nguyên nhân của sự biến động hơn. 42 Bảng 4.5: Tình hình doanh số cho vay doanh nghiệp của ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012. Năm 2010 Tiêu chí Năm 2011 Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền 1.486.579 100,0 1.609.296 100,0 414.072 27,9 457.288  Vừa và nhỏ 1.072.507 72,1 1.152.008 Theo thời hạn 1.486.579 100,0  Ngắn hạn 1.135.817 Chênh lệch 2011-2010 2012-2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền 1.276.821 100,0 122.717 28,4 408.199 32,0 71,6 868.622 1.609.296 100,0 76,4 1.236.503 350.762 23,6 372.793 1.486.579 100,0 376.085 25,3 501.041  Nông nghiệp 81.436 5,5  Công nghiệp 559.607  Thương mại, Dịch vụ  Khác Theo quy mô doanh nghiệp  Lớn  Trung hạn và dài hạn Theo ngành nghề kinh doanh  Thủy sản Tỷ trọng (%) Chênh lệch Số tiền Mức (%) 8,3 (332.475) (20,7) 43.216 10,4 (49.089) (10,7) 68,0 79.501 7,4 (283.386) (24,6) 1.276.821 100,0 122.717 8,3 (332.475) (20,7) 76,8 1.078.200 84,4 100.686 8,9 (158.303) (12,8) 23,2 198.621 15,6 22.031 6,3 (174.172) (46,7) 1.609.296 100,0 1.276.821 100,0 122.717 8,3 (332.475) (20,7) 31,1 224.419 17,6 124.956 33,2 (276.622) (55,2) 80.491 5,0 110.977 8,7 (945) (1,2) 30.486 37,9 37,6 578.690 36,0 579.256 45,4 19.083 3,4 566 0,1 248.017 16,7 243.359 15,1 208.627 16,3 (4.658) (1,9) (34.732) (14,3) 221.434 14,9 205.715 12,8 153.542 12,0 (15.719) (7,1) (52.173) (25,4) Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp của Vietinbank Tây Đô giai đoạn 2010 – 2012. 43 Mức (%)  Theo quy mô doanh nghiệp  Doanh nghiệp vừa và nhỏ Năm 2011 DSCV doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ tăng so với năm 2010. Tuy mặt bằng lãi suất cho vay doanh nghiệp năm 2011 rất cao (khoảng 18 – 20%/năm) tùy theo đối tượng khách hàng, thời hạn và mục đích vay, nhưng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ Vietinbank Chi nhánh Tây Đô đã đưa ra nhiều chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi để hỗ trợ họ vượt qua khó khăn. Đến năm 2012, DSCV doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ đã giảm mạnh với tốc độ 24,6%. Nguyên nhân vì giai đoạn này là giai đoạn khó khăn của các doanh nghiệp, đồng thời các doanh nghiệp vừa và nhỏ không sử dụng nguồn vốn đúng với mục đích đã thỏa thuận cho nên ngân hàng đã giám sát chặt chẽ hơn các khoản vay cũ và hạn chế những khoản vay mới để phòng ngừa những rủi ro có thể ngân hàng phải đối mặt.  Doanh nghiệp lớn Nhìn chung DSCV doanh nghiệp có quy mô lớn có sự biến động giống DSCV các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Năm 2011 DSCV doanh nghiệp lớn tăng so với năm 2010. Do các doanh nghiệp lớn có tiềm lực tài chính mạnh nên có khả năng trụ vững cao trong thời gian nền kinh tế gặp nhiều khó khăn và không ổn định, nên ngân hàng cũng hỗ trợ rất nhiều cho các doanh nghiệp lớn trong việc tiếp cận nguồn vốn. Bên cạnh đó, nhu cầu vay vốn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, nâng cấp dây chuyền sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp lớn tăng lên. Vì vậy, ngân hàng đã cung cấp nguồn vốn cho các doanh nghiệp lớn, tăng doanh số cho vay vì mục đích vay vốn của các doanh nghiệp đã cam kết với ngân hàng. Đến năm 2012 thì DSCV doanh nghiệp lớn đã giảm so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu là nguyên nhân khách quan, do chi phí vốn của các doanh nghiệp quá cao và ngân hàng không thể cho vay bởi vì:  Thứ nhất, các doanh nghệp lớn có hợp tác với Vietinbank chi nhánh Tây Đô đã được ngân hàng hỗ trợ để nâng cấp dây chuyền sản xuất trong năm 2011, cho nên nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp lớn trong năm 2012 sẽ giảm đi.  Thứ hai là do nhiều biến cố đối với ngân hàng cho nên việc tăng cường giám sát chặt chẽ đối với các khoản vay là cần thiết đối với ngân hàng. Nhưng điều này đã làm các doanh nghiệp lớn phải đối mặt với quá trình thẩm định khá khắt khe cùng hàng loạt các thủ tục phải bổ sung thêm; ngoài việc bị 44 đánh giá lại các tài sản đảm bảo thường xuyên doanh nghiệp còn phải chứng mình khả năng tài chính, nợ cũ, khả năng trả nợ mới,… Vì vậy cho dù lãi suất cho vay giảm liên tục thì các doanh nghiệp nếu không đáp ứng đủ các điều kiện khắt khe của ngân hàng thì cũng không thể tiếp cận được nguồn vốn. Vì vậy tỷ trọng DSCV doanh nghiệp vừa và nhỏ so với DSCV doanh nghiệp lớn luôn dao động xung quanh con số 70% và 30%.  Theo thời hạn  Ngắn hạn Nếu xét hình thức DSCV doanh nghiệp theo thời hạn thì ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao, như vậy cho thấy ngân hàng Vietinbank chi nhánh Tây Đô cho vay doanh nghiệp chủ yếu là ngắn hạn. Năm 2011 DSCV ngắn hạn tăng so với năm 2010, đồng thời tỷ trọng cũng tăng 0,4 điểm phần trăm. Nguyên nhân là do:  Thứ nhất, vốn huy động trong ngắn hạn của ngân hàng chiếm 74,9% (tức 409.924 triệu đồng) cho nên ngân hàng tập trung chủ yếu cho vay ngắn hạn để hạn chế và phòng ngừa rủi ro.  Thứ hai, khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ (chiếm khoảng 70% doanh số cho vay doanh nghiệp). Mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu vay vốn ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động tạm thời thiếu hụt do đặc điểm của qui mô hoạt động vừa và nhỏ có thời gian cần thiết cho một qui trình sản xuất không lâu. Vì vậy, kỳ hạn vay vốn phù hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ là ngắn hạn. Cho nên DSCV các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng thì DSCV doanh nghiệp trong ngắn hạn cũng có xu hướng tăng lên. Năm 2012 DSCV doanh nghiệp trong ngắn hạn tuy đã giảm so với năm 2011, nhưng tỷ trọng của DSCV doanh nghiệp theo ngắn hạn vẫn tăng lên 2,7 điểm phần trăm. Như vậy cho thấy tuy DSCV doanh nghiệp trong ngắn hạn giảm nhưng cơ cấu cho vay theo thời hạn của ngân hàng trong năm thì ngắn hạn vẫn là chủ yếu.  Trung hạn và dài hạn Năm 2011 DSCV doanh nghiệp theo thời hạn trung và dài hạn tăng so với năm 2010. Trong giai đoạn này các doanh nghiệp lớn muốn vươn lên vượt qua giai đoạn khó khăn của nền kinh tế nên nhu cầu vay vốn để nâng cấp dây chuyền sản xuất là cần thiết. Cụ thể, có một số doanh nghiệp lớn hợp tác với ngân hàng Vietinbank chi nhánh Tây Đô như: Công ty Cổ Phần Phân Bón & 45 Hóa Chất Cần Thơ, Cty TNHH Bột mì Đại Phong, SKF Quang Minh,… có mục tiêu tìm kiếm các hợp đồng xuất khẩu sang các nước Lào, Campuchia, Myanmar,… dẫn đến nhu cầu nhập khẩu một số máy móc thiết bị để nâng cao năng suất của các doanh nghiệp này tăng lên. Điều này làm cho nhu cầu vay vốn trung và dài hạn của doanh nghiệp tăng lên, và với mục tiêu nâng cấp tài sản để phục vụ xuất khẩu nên ngân hàng cũng đã hỗ trợ nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu xét về tỷ trọng thì DSCV doanh nghiệp trong trung và dài hạn vẫn giảm 0,4 điểm phần trăm so với năm 2010. Đến năm 2012, DSCV doanh nghiệp kỳ hạn trung và dài hạn giảm xuống còn 198.621 triệu đồng (tức giảm 46,7%). Vì trong năm nay, nhu cầu vay vốn trong khoảng thời gian dài của các doanh nghiệp rất ít, ngân hàng chỉ cho vay được một món trung hạn trị giá khoảng 80 tỷ và 2 món dài hạn khoảng 100 tỷ ngoài.  Theo ngành nghề kinh doanh Doanh số cho vay theo ngành nghề kinh tế được chia ra thành: ngành thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp, thương mại – dịch vụ và ngành khác. Dựa trên bảng số liệu thì ta thấy DSCV doanh nghiệp của tất cả các ngành qua các năm điều có sự biến động bất thường. Trong năm 2011 thì ngành thủy sản và công nghiệp được chú trọng, đến năm 2012 thì ngành nông nghiệp lại được tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng dễ dàng hơn.  Ngành thủy sản Theo kế hoạch của Sở Công Thương Thành phố Cần Thơ, năm 2011 ngành thủy sản đạt 145,78 nghìn tấn với trị giá 506,17 triệu USD và chiếm tỷ trọng 40% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của thành phố. Vì thế, trong giai đoạn năm 2011 thì thủy sản là một trong các ngành có nhu cầu vay vốn rất cao và các doanh nghiệp thủy sản của thành phố Cần Thơ được tập trung chủ yếu ở Khu Công nghiệp Trà Nóc. Nhu cầu vay vốn của ngành thủy sản rất lớn nên Vietinbank Tây Đô đã hỗ trợ cho các doanh nghiệp ngành thủy sản rất nhiều. Đây cũng là nguyên nhân làm cho DSCV ngành thủy sản tăng lên rất cao. Đến năm 2012, theo kế hoạch của ngân hàng Vietinbank chi nhánh Tây Đô thì sẽ giảm 50% DSCV ngành thủy sản và tăng cường công tác thu nợ đối với các doanh nghiệp nhóm ngành này, làm cho DSCV ngành thủy sản năm 2012 giảm 55,2% so với năm 2011. Nguyên nhân chính là do Công ty TNHH An Khang chuyên kinh doanh, chế biến thủy – hải sản đã làm 44 bộ chứng từ chiết khấu xuất khẩu giả để chiếm đoạt tài sản của ngân hàng với số tiền 128 tỷ đồng, do các bộ chứng từ giả nên ngân hàng không thể thu hồi được tiền. 46 Hơn thế nữa công ty tiếp tục làm chứng chiết khấu từ giả khác để thanh toán các bộ chứng từ giả trước đó với số tiền 38 tỉ đồng. Đây là tổn thất lớn ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng năm 2011 (lợi nhuận của ngân hàng năm 2011 là con số âm). Vì vậy, ngân hàng nhận thấy năng lực tài chính của các doanh nghiệp thủy sản đã suy yếu, và thận trọng hơn khi cho vay các doanh nghiệp thủy sản nên DSCV đối với nhóm ngành này đã giảm xuống.  Ngành nông nghiệp Nguồn: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, dự báo một số mặt hàng xuất khấu Việt Nam thời kỳ 2010 – 2015. Hình 4.1: Biểu đồ dự báo tình hình xuất khẩu nông nghiệp giai đoạn 2010 – 2015. Trước định hướng phát triển của thành phố Cần Thơ, ngân hàng Vietinbank chi nhánh Tây Đô nhận thấy ngành nông nghiệp của thành phố Cần Thơ gặp rất nhiều khó khăn. Do phải chịu ảnh hưởng nhiều của sự thay đổi thời tiết, khí hậu,... nên nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp ngành nông nghiệp trong năm 2011 này không tăng so với năm 2010, và DSCV doanh nghiệp ngành này của ngân hàng vẫn duy trì ở mức khoảng 80 tỷ đồng. Đến năm 2012, tình hình của ngành nông nghiệp ở địa bàn thành phố Cần Thơ có sự khởi sắc. Vì thế năm 2012 ngân hàng Vietinbank Tây Đô đã giúp các doanh nghiệp ngành nông nghiệp có nguồn vốn mua sắm tài sản để thực hiện sản xuất và thu hoạch có hiệu quả hơn, làm cho DSCV doanh nghiệp ngành nông nghiệp tăng so với năm 2011. Vì sao nền nông nghiệp của thành phố Cần Thơ lại khởi sắc? Từ hai nguyên nhân chính sau: 47  Thứ nhất, theo báo cáo tổng kết của Sở Công Thương thành phố Cần Thơ thì tình hình xuất khẩu cho nông dân năm 2012 thực hiện khá tốt, xuất khẩu sang thị trường Châu Phi tăng thêm 3 quốc gia so với năm 2011, đồng thời qua báo cáo cũng cho thấy rằng ngành nông nghiệp là một trong những mặt hàng chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của thành phố Cần Thơ (chiếm tỷ trọng trên 30%).  Thứ hai, vào cuối năm 2011 Thủ tướng ban hành quyết định (sửa đổi, bổ sung) về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản như sau: kể từ ngày 20/01/2012 hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác, hợp tác xã doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ nông sản và dịch vụ cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp với nông dân đều được hỗ trợ lãi suất. Nhà nước sẽ cho vay 100% giá trị máy móc, thiết bị sản xuất trong nước với tỉ lệ nội địa hóa trên 60% và có nhãn hàng hóa; đồng thời hỗ trợ 100% lãi suất trong hai năm đầu và 50% năm thứ 3. Ngân hàng nhà nước sẽ cấp phần bù lãi suất. Thủ tướng cũng quyết định hỗ trợ các tỉnh ĐBSCL 120 tỷ đồng để mua giống sản xuất vụ đông xuân 2011 – 2012.  Ngành công nghiệp Thế mạnh của hệ thống ngân hàng Công Thương Việt Nam là cho vay doanh nghiệp ngành công nghiệp. Vì vậy, ngân hàng Vietinbank Tây Đô cũng không ngoại lệ, cho vay doanh nghiệp ngành công nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu cho vay doanh nghiệp theo ngành nghề kinh doanh. 5% 38% 36% 5% 25% 31% 15% 17% 13% Năm 2010 15% Năm 2011 45% 9% 18% 16% 12% Năm 2012 Năm 2012 Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp Vietinbank Tây Đô giai đoạn 2010 – 2012. T hủy sản Ghi chú: TMDV: Thương mại, dịch vụ Nông nghiệp Công nghiệp T MDV Ngành khác Hình 4.2: Cơ cấu doanh số cho vay doanh nghiệp theo ngành nghề qua các năm 2010, 2011, 2012 48 DSCV doanh nghiệp ngành công nghiệp luôn tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu cho vay doanh nghiệp theo ngành nghề kinh doanh. Như vậy có thể cho thấy Vietinbank Tây Đô luôn mở rộng hoạt động cho vay đối với nhóm ngành nghề này. Ngoài ra, Chính phủ đưa ra nhiều gói kích cầu nhằm hỗ trợ lãi suất cho nhóm ngành công nghiệp. Vì thế DSCV doanh nghiệp ngành công nghiệp qua các năm đều được tăng lên, nhưng đây là dấu hiệu tốt hay xấu thì chúng ta cần xem xét doanh số thu nợ, nợ xấu của nhóm ngành nghề này ở phần sau mới có thể đưa ra kết luận chính xác được.  Ngành thương mại, dịch vụ Đây là ngành chiếm tỷ trọng tương đối trong cơ cấu DSCV doanh nghiệp của ngân hàng, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng qua các năm lại bị sụt giảm. Cụ thể, năm 2012 DSCV doanh nghiệp ngành thương mại, dịch vụ giảm 39.390 triệu đồng so với năm 2010 (tức giảm 15,9% so với năm 2010). Nguyên nhân là do: tình hình kinh tế trong giai đoạn 2010 – 2012 gặp nhiều khó khăn, người dân giảm nhu cầu chi tiêu cho các loại hình vui chơi giải trí nên các doanh nghiệp ngành thương mại dịch vụ hạn chế vay vốn hơn; thực hiện theo chủ trương của NHNN ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc khối ngành sản xuất nên doanh nghiệp ngành thương mại, dịch vụ phải chịu lãi suất vay khá cao. Hơn thế nữa Vietinbank Tây Đô nằm ở khu vực tập trung nhiều khu công nghiệp với các doanh nghiệp chuyên hoạt động sản xuất kinh doanh, cho nên người dân sống ở đây chủ yếu là công nhân, người dân lao động. Với mức thu nhập thấp thì nhu cầu chi tiêu cho loại hình thương mại, dịch vụ sẽ không cao, dẫn đến tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thương mại, dịch vụ gặp nhiều khó khăn nên nhu cầu vay vốn ngân hàng cũng giảm.  Ngành khác DSCV doanh nghiệp các ngành khác đều giảm qua các năm, năm 2011 giảm 15.719 triệu đồng so với năm 2010, đến năm 2012 thì lại giảm 52.173 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu là do ngành bất động sản và xây dựng, từ những thông tin từ các bài báo, tin tức, sự kiện,... thì chúng ta cũng đã biết bất động sản là ngành đang gặp rất nhiều khó khăn, các dự án giao dịch nhà đất tại Cần Thơ dường như đóng băng, kéo theo ngành xây dựng cũng rơi vào tình trạng “hấp hối”; hơn nữa việc hạn chế tín dụng phi sản xuất và quy định tỷ lệ tính rủi ro của bất động sản lên tới 250% khiến cho ngân hàng cũng khó mà đưa ra quyết định tăng DSCV đối với nhóm ngành này vì nó ẩn chứa rủi ro quá cao. 49 Bảng 4.6: Tình hình doanh số cho vay doanh nghiệp của ngân hàng giai đoạn 06/2011 – 06/2013. 06/2011 Tiêu chí 06/2012 06/2013 Chênh lệch 06/2012-06/2011 06/2013-06/2012 Số tiền 1.235.531 100,0 884.461 100,0 801.457 100,0 (351.070) (28,4) (83.004) (9,4)  Lớn 348.949 28,2 277.781 31,4 258.664 32,3 (71.168) (20,4) (19.117) (6,9)  Vừa và nhỏ 886.582 71,8 606.680 68,6 542.793 67,7 (279.902) (31,6) (63.887) (10,5) Theo thời hạn 1.235.531 100,0 884.461 100,0 801.457 100,0 (351.070) (28,4) (83.004) (9,4)  Ngắn hạn 1.098.692 88,9 739.942 83,7 675.117 84,2 (358.750) (32,7) (64.825) (8,8) 136.839 11,1 144.519 16,3 126.340 15,8 5,6 (18.179) (12,6) 1.235.531 100,0 884.461 100,0 801.457 100,0 (351.070) (28,4) (83.004) (9,4) 503.775 40,8 228.127 25,8 195.863 24,4 (275.648) (54,7) (32.264) (14,1)  Nông nghiệp 56.836 4,6 61.948 7,0 55.313 6,9 5.112 9,0 (6.635) (10,7)  Công nghiệp 379.601 30,7 400.668 45,3 373.590 46,6 21.067 5,5 (27.078) (6,8)  Thương mại, Dịch vụ 156.637 12,7 114.011 12,9 94.215 11,8 (42.626) (27,2) (19.796) (17,4)  Khác 138.682 11,2 79.707 9,0 82.476 10,3 (58.975) (42,5) 2.769 3,5  Trung hạn và dài hạn Theo ngành nghề kinh doanh  Thủy sản Số tiền Số tiền Tỷ trọng (%) Chênh lệch Tỷ trọng (%) Theo quy mô doanh nghiệp Tỷ trọng (%) Đơn vị tính: triệu đồng Số tiền 7.680 Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp của Vietinbank Tây Đô giai đoạn 06/2011 – 06/2013. 50 Mức (%) Số tiền Mức (%) Xu hướng theo quy mô doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ DSCV của doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ đều giảm trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, nhưng tỷ trọng cho vay doanh nghiệp lớn đang tăng lên trong 6 tháng đầu năm 2013. Nghĩa là tốc độ giảm của DSCV các doanh nghiệp vừa và nhỏ lớn hơn tốc độ giảm của DSCV các doanh nghiệp lớn. Xu hướng theo thời hạn DSCV doanh nghiệp theo ngắn hạn, trung và dài hạn đều giảm trong giai đoạn 06/2011 – 06/2013. Sự biến động đáng chú ý là vào 6 tháng cuối năm 2011: Tại thời điểm 06/2011 đến cuối năm 2011, DSCV doanh nghiệp trong ngắn hạn 1.098.632 triệu đồng (06/2011) và đạt 1.236.503 triệu đồng (năm 2011), như vậy cho thấy trong giai đoạn đang xét trên thì vào 6 tháng cuối năm 2011 DSCV doanh nghiệp trong ngắn hạn rất ít. Điều này cho thấy ngân hàng Vietinbank Chi nhánh Tây Đô bắt đầu tăng cường giám sát chặt chẽ các khoản vay cũ và hạn chế cho vay các khách hàng mới trong ngắn hạn vào giai đoạn 6 tháng cuối năm 2011. Còn DSCV doanh nghiệp theo trung và dài hạn trong 6 tháng đầu năm 2013 đã giảm so với 6 tháng đầu năm 2012, cho thấy ngân hàng đang cơ cấu lại DSCV theo thời hạn, tức ngân hàng sẽ cho vay ngắn hạn để thời gian thu hồi vốn được nhanh hơn đồng thời dễ theo dõi và quản lý các khoản nợ hơn. Xu hướng theo ngành nghề kinh doanh Hầu như DSCV doanh nghiệp giảm trong các ngành nghề kinh doanh, chỉ riêng DSCV các doanh nghiệp theo ngành nghề khác là tăng lên, nguyên nhân chủ yếu là do giai đoạn này ngân hàng có kế hoạch tăng cho vay các doanh nghiệp trong ngành vận tải thêm 10% làm cho khoản mục cho vay doanh nghiệp theo ngành nghề khác tăng. 4.2.2 Phân tích tình hình doanh số thu nợ doanh nghiệp Như phân tích trên thì chúng ta đã biết tình hình DSCV doanh nghiệp. Bên cạnh đó, DSTN doanh nghiệp cũng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tính hợp lý về những khoản mà ngân hàng đã giải ngân cho các doanh nghiệp. Vì vậy ngân hàng muốn hoạt động hiệu quả và bền vững thì bên cạnh việc cho vay thì còn phải chú trọng công tác thu nợ. Tình hình DSTN doanh nghiệp của ngân hàng như sau: 51 Bảng 4.7: Tình hình doanh số thu nợ doanh nghiệp của ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012. Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2010 Tiêu chí Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011-2010 2012-2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền 1.340.606 100,0 1.341.934 100,0 1.501.179 100,0 1.328 0,1 159.245 11,9  Lớn 380.134 28,4 503.110 37,5 384.147 25,6 122.976 32,4 (118.963) (23,6)  Vừa và nhỏ 960.472 71,6 838.824 62,5 1.117.032 74,4 (121.648) (12,7) 278.208 33,2 Theo thời hạn 1.340.606 100,0 1.341.934 100,0 1.501.179 100,0 1.328 0,1 159.245 11,9  Ngắn hạn 1.092.051 81,5 1.005.012 74,9 1.240.218 82,6 (87.039) (8,0) 235.206 23,4 248.555 18,5 336.922 25,1 260.961 17,4 88.367 35,6 (75.961) (22,5) 1.340.606 100,0 1.341.934 100,0 1.501.179 100,0 1.328 0,1 159.245 11,9 362.261 27,0 300.384 22,4 388.457 25,9 (61.877) (17,1) 88.073 29,3  Nông nghiệp 60.123 4,5 70.587 5,3 126.412 8,4 10.464 17,4 55.825 79,1  Công nghiệp 490.085 36,6 523.400 39,0 602.057 40,1 33.315 6,8 78.657 15,0  Thương mại, Dịch vụ 213.451 15,9 252.200 18,8 263.548 17,6 38.749 18,2 11.348 4,5  Khác 214.686 16,0 195.363 14,5 120.705 8,0 (19.323) (9,0) (74.658) (38,2) Theo quy mô doanh nghiệp  Trung hạn và dài hạn Theo ngành nghề kinh doanh  Thủy sản Tỷ trọng (%) Chênh lệch Số tiền Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp của Vietinbank Tây Đô giai đoạn 2010 – 2012. 52 Mức (%) Số tiền Mức (%)  Theo quy mô doanh nghiệp Năm 2011 là một năm khó khăn của cả nền kinh tế, tuy ngân hàng Vietinbank chi nhánh Tây Đô đã hỗ trợ về vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất nhiều. Tuy nhiên, doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa đủ sức để vực dậy trong nền kinh tế khó khăn, bên cạnh đó những doanh nghiệp lớn vẫn cố gắng duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trong tình hình chung của nền kinh tế như vậy, những khoản cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ ngân hàng không thể thu hồi được đúng thời hạn. Cụ thể, DSTN doanh nghiệp nhỏ giảm 121.648 triệu đồng (tức giảm 12,7%) so với năm 2010. Để rút ngắn khoảng cách giữa việc cho vay và thu nợ, thì ngân hàng phải tăng cường công tác thu nợ đối với các nhóm doanh nghiệp lớn. Vì vậy, DSTN doanh nghiệp lớn tăng 127.976 triệu đồng (tức tăng 32,4%). Năm 2012 ngân hàng chuyển sang tăng cường công tác thu nợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì dư nợ năm 2011 của các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất cao, ngân hàng phải thúc đẩy các doanh nghiệp trả nợ và xử lý những khoản nợ đã quá hạn để tránh gặp phải những tổn thất lớn có thể xảy ra đối với ngân hàng. Cụ thể, DSTN doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt 1.117.032 triệu đồng cao hơn 278.208 triệu đồng so với năm 2011. Về phía của các doanh nghiệp lớn thì ngân hàng vẫn duy trì tốt công tác thu nợ của mình ( số dư của thu nợ doanh nghiệp lớn bằng 94,1% số dư của cho vay doanh nghiệp lớn).  Theo thời hạn  Ngắn hạn DSTN doanh nghiệp trong ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trên 80%, riêng năm 2011, DSTN doanh nghiệp trong ngắn hạn chỉ chiếm 74,9% trong tổng DSTN doanh nghiệp theo thời hạn. Vì khả năng trả nợ của doanh nghiệp giảm trong năm 2011 nên công tác thu hồi nợ của ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Năm 2012 thì công tác thu hồi nợ của ngân hàng được đặc biệt chú trọng hơn, trong khi ngân hàng đang giảm DSCV doanh nghiệp trong ngắn hạn (1.236.503 triệu đồng năm 2011 giảm còn 1.078.200 triệu đồng) thì DSTN doanh nghiệp trong ngắn hạn tăng lên (1.005.012 triệu đồng năm 2011 tăng lên đến 1.240.218 triệu đồng). Sự gia tăng của DSTN doanh nghiệp trong ngắn hạn cho thấy công tác thu hồi nợ của ngân hàng có kết quả khả quan. Bên cạnh đó cũng do sự giám sát chặt chẽ và thận trọng trong công tác cho vay của các 53 cán bộ tín dụng cho nên làm cho công tác thu hồi nợ của ngân hàng được tiến hành thuận lợi.  Trung và dài hạn Tuy DSTN doanh nghiệp trong trung và dài hạn luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng DSTN doanh nghiệp nhưng trong năm 2011 lại có sự biến động mạnh. Cụ thể năm 2011, DSTN doanh nghiệp trong trung và dài hạn tăng mạnh so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong thời gian này việc thu hồi nợ doanh nghiệp trong ngắn hạn đã gặp khó khăn nên để hạn chế thiệt hại thì ngân hàng tăng cường và thúc đẩy doanh nghiệp trả nợ các khoản nợ cũ đến hạn và những khoản nợ quá hạn của doanh nghiệp trong trung và dài hạn. Bên cạnh đó, ngân hàng đã tăng doanh số cho vay các doanh nghiệp để nâng cấp máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất,… cho nên phải thu các khoản nợ cũ đến hạn để đảm bảo cân đối giữa việc cho vay và thu hồi nợ ở một tỷ lệ không quá chênh lệch. Năm 2012, DSTN doanh nghiệp trong trung và dài hạn giảm xuống so với năm 2011. Nhưng xét về khía cạnh khác thì DSTN doanh nghiệp trong trung và dài hạn vẫn được ngân hàng duy trì vì DSTN doanh nghiệp trong trung và dài hạn cao hơn DSCV doanh nghiệp trong trung và dài hạn. Như vậy cho thấy công tác thu hồi nợ các khoản vay trung và dài hạn của ngân hàng trong năm 2012 gặp nhiều thuận lợi.  Theo ngành nghề kinh doanh  Ngành thủy sản Triệu đồng 600.000 501.041 500.000 400.000 376.085 362.261 388.457 DSCV doanh nghiệp ngành Thủy sản 300.384 300.000 224.419 DSTN doanh nghiệp ngành Thủy sản 200.000 100.000 0 2010 2011 2012 Năm Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp Vietinbank Tây Đô giai đoạn 2010 – 2012. Ghi chú: DSCV: doanh số cho vay DSTN: doanh số thu nợ Hình 4.3: Biểu đồ so sánh giữa DSCV doanh nghiệp và DSTN doanh nghiệp của ngành thủy sản qua các năm 2010, 2011, 2012. 54 Qua hình trên ta thấy ngành thủy sản có sự biến động rất mạnh lẫn về DSCV và DSTN. Đối với DSTN doanh nghiệp ngành thủy sản, năm 2011 DSTN giảm so với năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp ngành thủy sản gặp phải những rào cản thương mại của các nước nhập khẩu thủy sản Việt Nam, dẫn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thủy sản lao đao, khiến cho ngân hàng Vietinbank Tây Đô cũng gặp khó khăn trong công tác thu nợ. Ngoài ra, một số doanh nghiệp thủy sản khác sử dụng vốn đầu tư đa dạng nhiều ngành nghề khác hay nói cách khác là sử dụng vốn vay không đúng mục đích trong đó có bất động sản, và khi bất động sản bị đóng băng thì các doanh nghiệp mất khả năng thanh khoản trong ngắn hạn dẫn đến không thể trả nợ được cho ngân hàng trong thời gian ngắn. Hơn thế nữa, ngân hàng không thể thu hồi tiền từ các khoản cho vay công ty TNHH An Khang chuyên kinh doanh, chế biến thủy – hải sản vì doanh nghiệp này phá sản. Đến năm 2012, DSTN doanh nghiệp ngành thủy sản so với năm 2011. Vì trong giai đoạn này, ngân hàng đang tập trung thu hồi các khoản nợ từ nhóm ngành này để giảm rủi ro cho ngân hàng, thêm vào đó khoảng đầu quý II năm 2012 một số doanh nghiệp thủy sản đã ký được hợp đồng xuất khẩu sang Nhật Bản và Châu Âu nhằm phục vụ cho diệp Noel 2012 và Tết năm 2013 cho nên ngành thủy sản năm 2012 sẽ khởi sắc vào quý III. Từ đó, công tác thu nợ của ngân hàng gặp nhiều thuận lợi hơn.  Ngành nông nghiệp DSTN ngành nông nghiệp đều tăng qua các năm, tăng mạnh nhất vào năm 2012 (tăng 55.825 triệu đồng tăng 79,1% so với năm 2011). Vì năm 2012 là năm khởi sắc của ngành nông nghiệp dẫn đến hoạt động xuất khẩu nông nghiệp của thành phố Cần Thơ diễn ra sôi nổi và gặp nhiều thuận lợi. Tuy phải cạnh tranh giá cấp thấp với các nước Ấn Độ, Pakistan, Myanmar nhưng các doanh nghiệp ngành nông nghiệp vẫn ký được các hợp đồng xuất khẩu sang các thị trường lớn trên thế giới trong năm 2012 và kéo dài sang năm 2013. Vì vậy, các doanh nghiệp ngành nông nghiệp cũng đang trở thành đối tác tốt với ngân hàng Vietinbank Tây Đô.  Ngành công nghiệp Các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành công nghiệp đều được ngân hàng Vietinbank Tây Đô chú trọng và hỗ trợ rất nhiều trong những ngày đầu hợp tác. Vì đây là nhóm khách hàng mục tiêu của cả hệ thống ngân hàng Công Thương Việt Nam, cho nên từ công tác cho vay đến công tác thu nợ đều được 55 kiểm tra, giám sát chặt chẽ nhưng không quá khắt khe để các doanh nghiệp có thể hợp tác tốt hơn với Vietinbank Tây Đô.  Ngành thương mại, dịch vụ Nhận ra tiềm năng của ngành thương mại, dịch vụ không thích hợp trong địa hình cũng như bối cảnh của khu Công Nghiệp Trà Nóc, cho nên ngoài việc nhu cầu vay vốn giảm của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành này thì các doanh nghiệp cũng nhanh chóng trả nợ cho ngân hàng Vietinbank Tây Đô. Bên cạnh đó, trung tâm thành phố Cần Thơ mới là thị trường có tiềm năng có thể khai thác đối với các doanh nghiệp ngành thương mại, dịch vụ. Với định hướng thị trường như vậy, cho nên các doanh nghiệp ngành thương mại, dịch vụ dần dần tập trung vào trung tâm thành phố Cần Thơ chỉ có một vài doanh nghiệp còn hợp tác với ngân hàng Vietinbank chi nhánh Tây Đô.  Ngành khác DSTN của các ngành khác giảm dần qua các năm, trong đó giảm mạnh nhất vào năm 2012 (giảm 74.658 triệu đồng, tức giảm 38,2% so với năm 2011). Nguyên nhân chủ yếu tập trung vào nhóm ngành bất động sản và xây dựng. Trong giai đoạn này tình hình kinh doanh của ngành bất động sản có chiều hướng rất xấu, dường như ngành bất động sản đang bị đóng băng, kéo theo tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng cũng xuống dốc, điều này làm cho các doanh nghiệp thuộc 2 nhóm ngành này phải gặp khó khăn trong việc xoay vòng vốn. Vì vậy, công tác thu hồi nợ ngân hàng đối với nhóm ngành khác cũng gặp khó khăn trong giai đoạn này. Tuy nhiên, nhận thấy được những điều này, cho nên ngân hàng đang giảm DSCV thuộc 2 nhóm ngành này và thúc đẩy các doanh nghiệp sớm trả nợ, để giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Tiếp theo chúng ta sẽ xem xét hu hướng trong thời gian gần đây, tình hình doanh số thu nợ có sự biến động như thế nào, có chiều hướng giống những năm trước đó hay khác? Qua bảng số liệu bên dưới thì ta có thể nhìn thấy: DSTN doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2013 giảm so với 6 tháng đầu năm 2012. Cụ thể là giảm 36.355 triệu đồng (tức giảm 4,1%) so với 6 tháng đầu năm 2012, nhưng vẫn còn cao hơn DSCV doanh nghiệp 40.826 triệu đồng (6 tháng đầu năm 2013). Để có cái nhìn rõ hơn về xu hướng của doanh số thu nợ doanh nghiệp trong giai đoạn gần đây thì ta sẽ phân tích chi tiết hơn qua bảng số liệu sau: 56 Bảng 4.8: Tình hình doanh số thu nợ doanh nghiệp của ngân hàng giai đoạn 06/2011 – 06/2013. Đơn vị tính: triệu đồng 06/2011 Tiêu chí Số tiền 06/2012 Tỷ trọng (%) Theo quy mô doanh nghiệp 967.837 100,0  Lớn 320.555  Vừa và nhỏ 06/2013 Tỷ trọng (%) Số tiền Số tiền Chênh lệch Chênh lệch 06/2012-06/2011 06/2013-06/2012 Tỷ trọng (%) Số tiền Mức (%) Số tiền (89.199) (9,2) (36.355) (4,1) (86.157) (26,9) 34.056 14,5 Mức (%) 878.638 100,0 842.283 100,0 33,1 234.398 26,7 268.454 31,9 647.282 66,9 644.240 73,3 573.829 68,1 (3.042) (0,5) (70.411) (10,9) Theo thời hạn 967.837 100,0 878.638 100,0 842.283 100,0 (89.199) (9,2) (36.355) (4,1)  Ngắn hạn 800.632 82,7 773.378 88,0 735.662 87,3 (27.254) (3,4) (37.716) (4.9)  Trung hạn và dài hạn 167.205 17,3 105.260 12,0 106.621 12,7 (61.945) (37,0) 1.361 1,3 Theo ngành nghề kinh doanh 967.837 100,0 878.638 100,0 842.283 100,0 (9,2) (36.355) (4,1)  Thủy sản 303.632 31,4 264.152 30,1 202.142 24,0 (39.480) (13,0) (62.010) (23,5)  Nông nghiệp 46.433 4,8 50.161 5,7 67.532 8,0 3.728 8,0 17.371 34,6  Công nghiệp 360.462 37,2 369.818 42,1 394.440 46,8 9.356 2,6 24.622 6,7  Thương mại, Dịch vụ 136.317 14,1 124.756 14,2 87.556 10,4 (11.561) (8,5) (37.200) (29,8)  Khác 120.993 12,5 69.751 7,9 90.613 10,8 (51.242) (42,4) 20.862 29,9 (89.199) Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp của Vietinbank Tây Đô giai đoạn 06/2011 – 06/2013. 57 Xu hướng theo quy mô Sự biến động của DSTN doanh nghiệp vừa và nhỏ là điểm đáng chú ý nhất. Cụ thể ta so sánh 06/2011 so với 2011 và 06/2012 so với 2012. Triệu đồng 1.200.000 1.000.000 800.000 1.117.032 838.824 647.282 644.240 600.000 DSTN 6 tháng DSTN năm 400.000 200.000 0 6T-2011 và 2011 6T-2012 và 2012 Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp Vietinbank Tây Đô của 06/2011, 2011, 06/2012, 2012 Ghi chú: DSTN: doanh số thu nợ Hình 4.4: So sánh DSTN doanh nghiệp vừa và nhỏ giữa giai đoạn 06/2011 và 2011, giai đoạn 06/2012 và 2012. Công tác thu nợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 6 tháng đầu năm 2011 vẫn rất tốt, tuy nhiên đến 6 tháng cuối năm 2011 thì công tác thu nợ của ngân hàng không được khả quan, như vậy nguyên nhân làm cho DSTN các doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2011 không được tốt chủ yếu là do 6 tháng cuối năm 2011. Vì 6 tháng cuối năm 2011, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tiềm lực tài chính yếu thì sẽ gặp khó khăn trong việc xoay vòng vốn, điều này dẫn đến nghĩa vụ trả nợ ngân hàng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ không được thực hiện đúng thời hạn. Hơn thế nữa, giai đoạn này nội bộ nhân sự của ngân hàng có sự thay đổi lớn, những cán bộ tín dụng mới khi tiếp nhận bàn giao cũng cần có thời gian để tìm hiểu tình hình hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho nên đến năm 2012 thì công tác thu nợ của ngân hàng đã có sự chuyển biến tốt. Cụ thể tuy 6 tháng đầu năm 2012 DSTN các doanh nghiệp vừa và nhỏ (644.240 triệu đồng) thấp hơn 6 tháng đầu năm 2011 (647.282 triệu đồng) nhưng vẫn lớn hơn DSCV doanh nghiệp vừa và nhỏ (606.680 triệu đồng – 6 tháng đầu năm 2012), đồng thời đến cuối năm 2012 thì DSTN doanh nghiệp vừa và nhỏ cao hơn 278.208 triệu đồng so với năm 2011. 58 6 tháng đầu năm 2013 thì DSTN các doanh nghiệp lớn có xu hướng tăng lên và DSTN các doanh nghiệp vừa và nhỏ có xu hướng giảm xuống. Xu hướng theo thời hạn Thông thường các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường vay ngắn hạn là chủ yếu cho nên nếu DSTN các doanh nghiệp vừa và nhỏ có sự biến động như thế nào thì DSTN trong ngắn hạn sẽ có sự biến động tương tự như vậy, Cụ thể ta có nhìn hình bên dưới: Triệu đồng 1.400.000 1.240.218 1.200.000 1.005.012 1.000.000 800.000 800.632 773.378 DSTN 6 tháng 600.000 DSTN năm 400.000 200.000 0 6T-2011 và 2011 6T-2012 và 2012 Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp Vietinbank Tây Đô của 06/2011, 2011, 06/2012, 2012 Ghi chú: DSTN: doanh số thu nợ Hình 4.5: So sánh DSTN doanh nghiệp trong ngắn hạn giữa giai đoạn 06/2011 và 2011, giai đoạn 06/2012 và 2012. Như vậy cho thấy tình hình thu nợ 6 tháng cuối năm 2011 của ngân hàng không được tốt và đến 6 tháng đầu năm 2012 tình hình thu nợ của ngân hàng có chuyển biến tốt và được duy trì đến cuối năm 2012. Tương tự xu hướng DSTN doanh nghiệp theo quy mô 6 tháng đầu năm 2013 thì DSTN doanh nghiệp trong ngắn hạn có xu hướng giảm, còn trong trung và dài hạn có xu hướng tăng lên vào 6 tháng đầu năm 2013. Dự đoán trong thời gian tới thì DSTN của các doanh nghiệp trong trung và dài hạn sẽ tăng lên do những khoản vay trung và dài hạn của các doanh nghiệp trong năm 2011 sẽ đến hạn. 59 Xu hướng theo ngành nghề kinh doanh Sự biến động của DSTN của các nhóm ngành nghề trong 6 tháng đầu năm 2013 cũng không khác các giai đoạn trước ngoại trừ ngành thương mại, dịch vụ và nhóm ngành khác.  Ngành thương mại, dịch vụ Như đã biết, nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp nhóm ngành này đang giảm dần và công tác thu hồi nợ cũng rất tốt trong giai đoạn 2010 – 2012 cho nên dư nợ của nhóm ngành này chiếm tỷ lệ rất thấp, vì vậy đến 6 tháng đầu năm 2013 DSTN doanh nghiệp ngành thương mại, dịch vụ giảm không đồng nghĩa là công tác thu hồi nợ của ngân hàng với nhóm ngành này không tốt. Vì dư nợ thấp và DSCV chỉ đạt 94.215 triệu đồng (6 tháng đầu năm 2013) còn DSTN ở mức 87.556 triệu đồng (6 tháng đầu năm 2012) chiếm 92,9% DSCV, công tác thu nợ của ngân hàng như vậy đã là rất tốt.  Ngành khác DSTN của ngành khác trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng lên so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2012 các ngành vận tải của khu vực Cần Thơ có sự chuyển biến khá tốt, tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhóm ngành vận tải gặp nhiều thuận lợi, cho nên nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp nhóm ngành này tăng lên, kéo theo DSTN của nhóm ngành này cũng tăng lên theo. Vì vậy DSTN của ngành khác tăng lên trong 6 tháng đầu năm 2013 chủ yếu là do DSTN của nhóm ngành vận tải tăng lên. 4.2.3 Phân tích tình hình dư nợ doanh nghiệp Phân tích dư nợ cho vay doanh nghiệp cho chúng ta biết tổng số tiền hiện tại mà ngân hàng chưa thu về được tự việc cho vay các doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Đây là chỉ tiêu quan trọng giúp ngân hàng xác định được những khoản nợ nào cần tăng cường để thu hồi, những khoản nợ nào cần theo dõi,… từ đó có kế hoạch thu hồi hợp lý. Tình hình dư nợ doanh nghiệp của ngân hàng tăng đột biến năm 2011. Với tốc độ tăng trưởng là 58,7% trong khi đó tốc độ tăng trưởng tín dụng (tốc độ tăng của tổng dư nợ tăng) của ngân hàng chỉ đạt 13,7%. Như vậy, đây là điều tốt hay xấu thì chúng ta cần phải xem xét nhiên cứu tìm hiểu ra nguyên nhân cụ thể mới biết được là xấu hay tốt. Đồng thời phân loại tiêu chí theo nhiều hướng khác nhau để biết được những tiêu chí nào tăng thì tốt tiêu chí nào tăng thì xấu, và ngược lại. Dưới đây là bảng số liệu dư nợ doanh nghiệp của ngân hàng Vietinbank chi nhánh Tây Đô trong giai đoạn 2010 – 06/2013: 60 Bảng 4.9: Tình hình dư nợ doanh nghiệp của ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012. Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2010 Tiêu chí Số tiền Năm 2011 Tỷ trọng (%) Năm 2012 Tỷ trọng (%) Số tiền Số tiền Tỷ trọng (%) Chênh lệch Chênh lệch 2011-2010 2012-2011 Số tiền Số tiền Mức (%) 58,7 (224.358) (31,0) 24.052 19,6 Theo quy mô doanh nghiệp 455.773 100,0 723.135 100,0 498.777 100,0  Lớn 168.614 37,0 122.792 17,0 146.844 29,4 (45.822) (27,2)  Vừa và nhỏ 287.159 63,0 600.343 83,0 351.933 70,6 313.184 109,1 (248.410) (41,4) Theo thời hạn 455.773 100,0 723.135 100,0 498.777 100,0 267.362 58,7 (224.358) (31,0)  Ngắn hạn 258.677 56,8 490.168 67,8 328.150 65,8 231.491 89,5 (162.018) (33,1)  Trung hạn và dài hạn 197.096 43,2 232.967 32,2 170.627 34,2 35.871 18,2 (62.340) (26,8) Theo ngành nghề kinh doanh 455.773 100,0 723.135 100,0 498.777 100,0 267.362 58,7 (224.358) (31,0)  Thủy sản 102.078 22,4 302.735 41,9 138.697 27,8 200.657 196,6 (164.038) (54,2)  Nông nghiệp 97.199 21,3 107.103 14,8 91.668 18,4 9.904 10,2 (15.435) (14,4)  Công nghiệp 105.917 23,3 161.207 22,3 138.406 27,7 55.290 52,2 (22.801) (14,1)  Thương mại, Dịch vụ 94.138 20,6 85.297 11,8 30.376 6,1 (8.841) (9,4) (54.921) (64,4)  Khác 56.441 12,4 66.793 9,2 99.630 20,0 10.352 18,3 32.837 49,2 Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp của Vietinbank Tây Đô giai đoạn 2010 – 2012. 61 267.362 Mức (%) Bảng 4.10: Tình hình dư nợ doanh nghiệp của ngân hàng giai đoạn 06/2011 – 06/2013. Đơn vị tính: triệu đồng 06/2011 Tiêu chí Số tiền 06/2012 Tỷ trọng (%) Theo quy mô doanh nghiệp 723.467 100,0  Lớn 197.008  Vừa và nhỏ 06/2013 Tỷ trọng (%) Số tiền Số tiền Tỷ trọng (%) Chênh lệch Chênh lệch 06/2012-06/2011 06/2013-06/2012 Số tiền Mức (%) 0,8 (271.007) (37,2) (30.833) (15,7) (29.121) (17,5) Số tiền 728.958 100,0 457.951 100,0 27,2 166.175 22,8 137.054 29,9 526.459 72,8 562.783 77,2 320.897 70,1 36.324 6,9 (241.886) (43,0) Theo thời hạn 723.467 100,0 728.958 100,0 457.951 100,0 5.491 0,8 (271.007) (37,2)  Ngắn hạn 556.737 77,0 456.732 62,7 267.605 58,4 (100.005) (18,0) (189.127) (41,4)  Trung hạn và dài hạn 166.730 23,0 272.226 37,3 190.346 41,6 105.496 63,3 (81.880) (30,1) Theo ngành nghề kinh doanh 723.467 100,0 728.958 100,0 457.951 100,0 5.491 0,8 (271.007) (37,2)  Thủy sản 302.221 41,8 266.710 36,6 132.418 28,9 (35.511) (11,8) (134.292) (50,4)  Nông nghiệp 107.602 14,9 118.890 16,3 79.449 17,3 11.288 10,5 (39.441) (33,2)  Công nghiệp 125.056 17,3 192.057 26,4 117.556 25,7 67.001 53,6 (74.501) (38,8)  Thương mại, Dịch vụ 114.458 15,8 74.552 10,2 37.035 8,1 (39.906) (34,9) (37.517) (50,3) 74.130 10,2 76.749 10,5 91.493 20,0 14.744 19,2  Khác 5.491 Mức (%) Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp của Vietinbank Tây Đô giai đoạn 06/2011 – 06/2013. 62 2.619 3,5  Theo quy mô doanh nghiệp  Doanh nghiệp vừa và nhỏ Năm 2011 DSCV doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ tăng và DSTN doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ giảm, điều này làm cho dư nợ doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ tăng lên mạnh. Cụ thể, hiệu của DSCV và DSTN của doanh nghiệp vừa và nhỏ là 313.184 triệu đồng, đồng nghĩa với dư nợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng 313.184 triệu đồng (tức tăng 109,1% so với năm 2010). Năm 2012 do công tác thu hồi nợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tốt, thêm vào đó DSCV các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì giảm làm cho dư nợ của doanh nghiệp vừa và nhỏ giảm mạnh (giảm 248.410 triệu đồng, giảm 41,4% so với năm 2011). Trong 6 tháng đầu năm 2013 thì ngân hàng có xu hướng tiếp tục giảm dư nợ này xuống mức an toàn để đảm bảo cho hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng.  Doanh nghiệp lớn Khả năng “chịu đựng” trước một nền kinh tế đang gặp khó khăn của các doanh nghiệp lớn luôn mạnh hơn các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong một thời gian nhất định, vì vậy tình hình dư nợ của các doanh nghiệp lớn dao động không mạnh như dư nợ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Dựa trên những phân tích về DSCV và DSTN của doanh nghiệp lớn qua từng giai đoạn ta có thể biết được dư nợ năm 2011 của doanh nghiệp giảm xuống và đến năm 2012 lại tăng lên. Trong 6 tháng đầu năm 2013, con số dư nợ doanh nghiệp lớn vẫn đang được kiểm soát chặt chẽ.  Theo thời hạn Qua các năm, sự biến động của dư nợ doanh nghiệp trong cả ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đếu giống nhau. Trong đó, dư nợ doanh nghiệp trong ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với doanh nghiệp trung và dài hạn, do cho vay ngắn hạn là hoạt động cho vay chủ yếu của ngân hàng Vietinbank chi nhánh Tây Đô, các khoản vay này có tính thanh khoản cao và tốc độ thu hồi vốn nhanh. Tuy nhiên, tỷ trọng của dư nợ doanh nghiệp trong ngắn hạn cần phải được cơ cấu cho hợp lý, con số này vẫn còn khá thấp (dưới 70%). Hơn nữa, dư nợ tăng không thể kết luận chắc chắn rằng ngân hàng đang ngày càng phát triển, vì nếu như tốc độ tăng trưởng của dư nợ tăng đột biến, 63 tức là tăng lên quá nhanh (năm 2011 tăng 89,5% so với năm 2010) thì có thể ngân hàng sẽ phải gánh chịu nhiều rủi ro. Để hoạt động cho vay của ngân hàng được phát trển tốt hơn thì năm 2012 ngân hàng đã có kế hoạch giảm dư nợ doanh nghiệp trong cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Và kế hoạch này vẫn được áp dụng cho đến 6 tháng đầu năm 2013.  Theo ngành nghề kinh doanh Sự biến động của dư nợ phụ thuộc nhiều vào DSCV và DSTN, với kế hoạch tăng cường công tác thu nợ và giảm DSCV cho nên dư nợ của các ngành đều giảm trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ngoại trừ các ngành khác. Dư nợ doanh nghiệp được phân chia thành các nhóm ngành như: ngành thủy sản, ngành nông nghiệp, ngành công nghiệp, ngành thương mại – dịch vụ, ngành khác (bao gồm ngành bất động sản, ngành xây dựng, ngành vận tải,…).  Ngành thủy sản Dư nợ của ngành thủy sản năm 2011 tăng lên rất cao (tăng 200.657 triệu đồng, tăng 196,6% so với năm 2010), cho nên từ năm 2012 ngân hàng phải giảm con số dư nợ của ngành này xuống để giảm thiểu rủi ro (dư nợ ngành thủy sản năm 2012 giảm 164.038 triệu đồng, giảm 54,2% so với năm 2011). Kế hoạch giảm dư nợ của ngành thủy sản vẫn được duy trì đến 6 tháng đầu năm 2013 (dư nợ ngành thủy sản 6 tháng đầu năm 2013 giảm 134.292 triệu đồng, giảm 50,4% so với 6 tháng đầu năm 2012).  Ngành nông nghiệp Dư nợ của năm 2011 đối với nhóm ngành nông nghiệp tăng lên 11.288 triệu đồng (tăng 10,5%) so với năm 2010. Đến năm 2012, do tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhóm ngành này tốt cho nên việc trả nợ cho ngân hàng cũng được thực hiện tốt, giúp dư nợ ngành nông nghiệp của ngân hàng cũng được giảm đi so với năm 2011. Tình hình này vẫn đang kéo dài đến 6 tháng đầu năm 2013, cụ thể dư nợ ngành nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2013 giảm 33.441 triệu đồng (giảm 33,2%) so với 6 tháng đầu năm 2012. Tuy nhiên, nếu xét về cơ cấu dư nợ doanh nghiệp của ngành nông nghiệp trong dư nợ doanh nghiệp thì tỷ trọng của nhóm này ngày càng tăng lên, cho thấy ngân hàng Vietinbank Tây Đô cũng đang tìm kiếm thêm nhiều đối tác mới trong nhóm ngành nông nghiệp này. 64  Ngành công nghiệp Đây là nhóm ngành cho vay chủ yếu của ngân hàng Vietinbank Tây Đô, cho nên ngân hàng muốn mở rộng tín dụng đối với nhóm ngành này, đồng thời công tác thu nợ đối với nhóm ngành này cũng khá thuận lợi. Vì vậy dư nợ của nhóm ngành này cũng được theo dõi chặt chẽ. Cụ thể, khi dư nợ năm 2011 tăng 55.290 triệu đồng so với năm 2010, thì đến năm 2012 ngân hàng lại kiếm chế con số dư nợ xuống còn 138.406 triệu đồng (tức giảm 22.801 triệu đồng, giảm 14,1% so với năm 2011). Với những gói kích cầu, nhằm hỗ trợ lãi suất thường xuyên của Chính Phủ đối với nhóm ngành này cho nên việc trả nợ ngân hàng không phải là gánh nặng quá lớn đối với nhóm ngành này. Và 6 tháng đầu năm 2013, dư nợ doanh nghiệp ngành công nghiệp tiếp tục giảm xuống.  Ngành thương mại, dịch vụ Do công tác thu hồi nợ của ngân hàng với nhóm ngành này qua các năm rất tốt, đồng thời DSCV của nhóm ngành này cũng giảm qua các năm. Cho nên dẫn đến tình hình dư nợ của nhóm ngành này chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu dư nợ doanh nghiệp theo nhóm ngành.  Ngành khác Bắt dầu từ năm 2012, ngân hàng Vietinbank Tây Đô mở rộng tín dụng đối với nhóm ngành Vận tải làm cho dư nợ doanh nghiệp của các ngành cũng có sự chuyển biến tích cực. Dự nợ ngành vận tải trong năm 2012 tăng trưởng theo chiều hướng tốt, đồng thời kéo theo dự nợ doanh nghiệp các ngành khác cũng tăng trưởng theo chiều hướng tốt. Tuy nhiên các khoản dự nợ của ngành bất động sản và xây dựng vẫn còn khá cao cho nên, ngân hàng cũng cần phải có kế hoạch theo dõi, giám sát các khoản dư nợ của nhóm ngành bất động sản và xây dựng. 4.2.4 Phân tích tình hình nợ xấu doanh nghiệp Trong những năm vừa qua, tình hình nợ xấu doanh nghiệp của ngân hàng Vietinbank chi nhánh Tây Đô có xu hướng biến động mạnh. Cụ thể năm 2011, nợ xấu doanh nghiệp tăng 21.577 triệu đồng tăng gấp 6,4 lần năm 2010. Những năm sau đó, ngân hàng đã phải theo dõi, quản lý tình hình nợ xấu doanh nghiệp của mình chặt chẽ hơn và nợ xấu doanh nghiệp trong giai đoạn gần đây có xu hướng giảm xuống. Để tìm hiểu rõ nguyên nhân tại sao nợ xấu doanh nghiệp lại có sự biến động mạnh như vậy, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích các thành phần chi tiết trong nợ xấu của doanh nghiệp qua bảng số liệu sau: 65 Bảng 4.11: Tình hình nợ xấu doanh nghiệp của ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012. Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2010 Tiêu chí Số tiền Năm 2011 Tỷ trọng (%) Số tiền Năm 2012 Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Chênh lệch Chênh lệch 2011-2010 2012-2011 Số tiền Mức (%) Số tiền Mức (%) Theo quy mô doanh nghiệp 3.348 100,0 24.925 100,0 11.334 100,0 21.577 644,5 (13.591) (54,5)  Lớn 1.156 34,5 1.853 7,4 2.741 24,2 697 60,3 888 47,9  Vừa và nhỏ 2.192 65,5 23.072 92,6 8.593 75,8 20.880 952,6 (14.479) (62,8) Theo thời hạn 3.348 100,0 24.925 100,0 11.334 100,0 21.577 644,5 (13.591) (54,5)  Ngắn hạn 2.753 82,2 22.647 90,9 8.937 78,9 19.894 722,6 (13.710) (60,5) 595 17,8 2.278 9,1 2.397 21,1 1.683 282,9 119 5,2 3.348 100,0 24.925 100,0 11.334 100,0 21.577 644,5 (13.591) (54,5)  Thủy sản 419 12,5 16.980 68,1 6.551 57,8 16.561 3952,5 (10.429) (61,4)  Nông nghiệp 654 19,5 920 3,7 705 6,2 266 40,7 (215) (23,4)  Công nghiệp 862 25,7 3.784 15,2 1.540 13,6 2.922 339,0 (2.244) (59,3)  Thương mại, Dịch vụ 658 19,7 596 2,4 505 4,5 (62) (9,4) (91) (15,3)  Khác 755 22,6 2.645 10,6 2.033 17,9 1.890 250,3 (612) (23,1)  Trung hạn và dài hạn Theo ngành nghề kinh doanh Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp của Vietinbank Tây Đô giai đoạn 2010 – 2012. 66 Bảng 4.12: Tình hình nợ xấu doanh nghiệp của ngân hàng giai đoạn 06/2011 – 06/2013. Đơn vị tính: triệu đồng 06/2011 Tiêu chí Số tiền Theo quy mô doanh nghiệp 06/2012 Tỷ trọng (%) Số tiền 06/2013 Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Chênh lệch Chênh lệch 06/2012-06/2011 06/2013-06/2012 Số tiền Mức (%) Số tiền Mức (%) 7.665 100,0 19.762 100,0 6.540 100,0 12.097 157,8 (13.222) (66,9) 912 11,9 1.559 7,9 880 13,5 757 83,0 (789) (47,3)  Vừa và nhỏ 6.753 88,1 18.203 92,1 5.660 86,5 11.450 169,6 (12.543) (68,9) Theo thời hạn 7.665 100,0 19.762 100,0 6.540 100,0 12.097 157,8 (13.222) (66,9)  Ngắn hạn 5.610 73,2 17.323 87,7 5.138 78,6 11.713 208,8 (12.185) (70,3)  Trung hạn và dài hạn 2.055 26,8 2.439 12,3 1.402 21,4 384 18,7 (1.037) (42,5) Theo ngành nghề kinh doanh 7.665 100,0 19.762 100,0 6.540 100,0 12.097 157,8 (13.222) (66,9)  Thủy sản 2.437 31,8 14.275 72,2 3.606 55,1 11.838 485,8 (10.669) (74,7)  Nông nghiệp 880 11,5 926 4,7 640 9,8 46 5,2 (286) (30,9)  Công nghiệp 1.903 24,8 2.242 11,3 1.085 16,6 339 17,8 (1.157) (51,6) 649 8,5 601 3,1 272 4,2 (48) (7,4) (329) (54,7) 1.796 23,4 1.718 8,7 937 14,3 (78) (4,3) (781) (45,5)  Lớn  Thương mại, Dịch vụ  Khác Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp của Vietinbank Tây Đô giai đoạn 06/2011 – 06/2013. 67  Theo quy mô doanh nghiệp  Doanh nghiệp vừa và nhỏ Tình hình nợ xấu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2011 tăng lên 9,5 lần so với năm 2010. Nguyên nhân làm cho ngân hàng Vietinbank chi nhánh Tây Đô có tình hình nợ xấu trong năm 2011 cao như vậy là do: trong giai đoạn này các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đối mặt với nền kinh tế Cần Thơ gặp nhiều khó khăn. Vì là quy mô của doanh nghiệp nhỏ cho nên điều kiện kinh tế xấu đi thì khả năng tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ nhanh chóng suy yếu. Dẫn đến khả năng trả nợ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ giảm đi. Từ đó, ngân hàng Vietinbank Tây Đô gặp khó khăn trong công tác thu nợ, qua thời gian các khoản nợ của nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ được ngân hàng phân loại vào nhóm nợ xấu để ngân hàng chú trọng theo dõi và giải quyết. Đến năm 2012, sau khi ngân hàng đã có sự giám sát chặt chẽ hơn với các khoản nợ của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nhóm nợ xấu thì ngân hàng đã tăng cường công tác thu hồi nợ đối với nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ này. Vì vậy, nợ xấu trong năm 2012 của các doanh nghiệp vừa và nhỏ giảm so với năm 2011. Công tác thu hồi nợ vẫn được tiếp tục duy trì trong 6 tháng đầu năm 2013, vì nợ xấu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn rất cao, cho nên ngân hàng không thể lơ là trước công tác thu hồi nợ tốt trong năm 2012 được. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2013 nợ xấu của doanh nghiệp vừa và nhỏ giảm xuống còn 5.660 triệu đồng (giảm 12.543 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012).  Doanh nghiệp lớn Sự biến động nợ xấu của doanh nghiệp lớn không giống so với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mặc dù công tác thu hồi nợ các doanh nghiệp lớn trong năm 2011 là khá tốt, tuy nhiên nợ xấu của các doanh nghiệp vẫn tăng lên. Nguyên nhân chính là do, Công ty TNHH An Khang có nguy cơ phá sản làm cho ngân hàng phân loại nợ của doanh nghiệp này vào nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) trong năm 2011. Vì vậy, nợ xấu của các doanh nghiệp lớn tăng lên trong năm 2011 chủ yếu là do sự gia tăng của nợ nhóm 5. Đến năm 2012, tuy không có doanh nghiệp lớn nào phải phá sản nhưng tình hình nợ xấu của các doanh nghiệp lớn vẫn tăng lên. Cụ thể, nợ xấu của các doanh nghiệp lớn tăng 888 triệu đồng (tăng 47,9%) so với năm 2011. Nguyên nhân là do, trong năm 2011 ngân hàng đã cho các doanh nghiệp lớn 68 vay vốn để hỗ trợ các doanh nghiệp lớn nâng cấp thiết bị, máy móc phục vụ xuất khẩu cho nên các khoản nợ cũ của doanh nghiệp lớn (chủ yếu là các món nợ trung và dài hạn đến hạn) ngân hàng phải tăng cường thu hồi. Vì vậy để giám sát, theo dõi và quản lý chặt chẽ hơn các khoản nợ cũ của doanh nghiệp lớn ngân hàng đã phân loại các khoản nợ này vào nhóm 3 (thuộc nhóm nợ xấu), làm cho nợ xấu của các doanh nghiệp lớn tăng lên trong năm 2012. Tuy ngân hàng có sự giám sát, theo dõi chặt chẽ các khoản nợ xấu, nhưng vẫn hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh hết mình. Đến 6 tháng đầu năm 2013 thì số dư nợ xấu của các doanh nghiệp lớn đã giảm. Cụ thể, nợ xấu của doanh nghiệp lớn giảm 789 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012.  Theo thời hạn  Ngắn hạn Tình hình nợ xấu doanh nghiệp trong ngắn hạn của năm 2011 tăng lên đột biến. Cụ thể, năm 2011 tăng 19.894 triệu đồng gấp 7,2 lần so với năm 2010. Nguyên nhân là do ngân hàng Vietinbank chủ yếu mở rộng quy mô tín dụng doanh nghiệp trong ngắn hạn, nên các khoản nợ xấu của doanh nghiệp cũng chủ yếu là ngắn hạn. Bên cạnh đó, trong năm 2011 khả năng trả nợ của các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ thấp, mà các doanh nghiệp này chủ yếu là vay vốn ngắn hạn của ngân hàng. Điều này làm cho các khoản nợ của doanh nghiệp trong ngắn hạn được phân loại vào nhóm nợ xấu. Hơn nữa, khoản nợ của công ty TNHH An Khang là khoản nợ ngắn hạn khi công ty phá sản thì sẽ dẫn đến nợ nhóm 5 tăng lên. Đến năm 2012, công tác thu hồi nợ trong ngắn hạn của ngân hàng có diễn biến theo chiều hướng tích cực. Vì vậy, nợ xấu của doanh nghiệp trong ngắn hạn đã giảm xuống. Trong giai đoạn gần đây nhất, thì tình hình nợ xấu doanh nghiệp trong ngắn hạn vẫn đang có chiều hướng giảm xuống. Vì công tác thu hồi nợ các doanh nghiệp trong ngắn hạn của ngân hàng vẫn đang được thực hiện tốt trong 6 tháng đầu năm 2013 cho nên tình hình nợ xấu doanh nghiệp trong ngắn hạn cũng được cải thiện theo chiều hướng tốt.  Trung và dài hạn Nợ xấu của doanh nghiệp trong trung và dài hạn chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu nợ xấu doanh nghiệp theo thời hạn. Tuy nhiên, cũng tăng lên đột biến trong năm 2011 (tăng gấp 2,8 lần năm 2010). Tuy công tác thu hồi nợ trong năm 2011 tốt nhưng chủ yếu các khoản nợ thu hồi là các khoản nợ đủ tiêu 69 chuẩn. Vì vậy, nguyên nhân chính là do các dự án xin vay vốn để sản xuất kinh doanh, nhưng các doanh nghiệp lại sử dụng vốn để đầu tư dàn trãi, dẫn đến hoạt động kinh doanh không đạt được hiệu quả. Vì vậy, khi các doanh nghiệp còn chưa thu hồi được vốn từ dự án thì không thể trả được nợ cho ngân hàng. Đến năm 2012 thì nợ xấu của doanh nghiệp trong trung và dài hạn tiếp tục tăng lên. Tuy trong giai đoạn này, ngân hàng Vietinbank đã theo dõi các khoản nợ xấu trong trung và dài hạn chặt chẽ hơn nhưng các khoản nợ quá hạn đã được ngân hàng chuyển sang nhóm nợ xấu để quản lý. Vì vậy, công tác thu nợ của ngân hàng tốt nhưng số dư nợ xấu doanh nghiệp trong trung và dài hạn vẫn tăng. Trong giai đoạn gần đây nhất thì tình hình nợ xấu trong trung và dài hạn đã được cải thiện và nó đang có xu hướng giảm xuống. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2013 giảm 1.037 triệu đồng (giảm 42,5%) so với 6 tháng đầu năm 2012. Như vậy, ngân hàng vẫn đang tăng cường công tác thu hồi nợ và quản lý chặt chẽ nợ xấu doanh nghiệp trong trung và dài hạn cùa mình.  Theo ngành nghề kinh doanh  Ngành thủy sản Trong năm 2011, nợ xấu doanh nghiệp ngành thủy sản tăng mạnh lên một cách nhanh chóng. Từ con số 419 triệu đồng (năm 2010) lên đến con số 16.980 triệu đồng (năm 2011), như vậy nợ xấu doanh nghiệp ngành thủy sản năm 2011 tăng gấp 39,5 lần so với năm 2010. Nguyên nhân chính là do công ty TNHH An Khang phá sản làm cho khoản nợ xấu của ngân hàng Vietinbank Tây Đô tăng lên đột ngột. Dẫn đến năm 2011, nợ xấu doanh nghiệp ngành thủy sản tăng lên rất cao. Đến năm 2012, ngân hàng không còn đặt niềm tin nhiều vào các doanh nghiệp ngành thủy sản, cho nên ngân hàng một mặt giảm cho vay, một mặt tăng cường thu nợ. Tình hình nợ xấu trong năm 2012 đã có chiều hướng giảm xuống (giảm 10.429 triệu đồng) nhưng vẫn còn ở mức cao. Vì vậy, ngân hàng cũng đang tiếp tục duy trì việc thu nợ đối với nhóm ngành này. Cụ thể hơn, 6 tháng đầu năm 2013 tình hình nợ xấu doanh nghiệp ngành thủy sản có chiều hướng giảm xuống (giảm 10.669 triệu đồng) so với 6 tháng đầu năm 2012. 70  Ngành nông nghiệp Tình hình nợ xấu doanh nghiệp của ngành nông nghiệp ở mức khá cao trong giai đoạn 2010 – 2011 vì trong giai đoạn này ngành nông nghiệp chịu nhiều khó khăn của thời tiết, khí hậu, dịch bệnh, thiên tai,... Vì vậy nợ xấu của nhóm ngành này tăng lên là chuyện không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, đến năm 2012 các doanh nghiệp ngành nông nghiệp gặp được nhiều cơ hội hơn và hoạt động kinh doanh bắt đầu có sự sôi nổi. Vì được nhà nước hỗ trợ và các doanh nghiệp cũng ký thêm được những hợp đồng xuất khẩu sang các nước, cho nên tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành nông nghiệp trở nên tốt hơn. Vì vậy công tác thu hồi nợ của ngân hàng cũng gặp nhiều thuận lợi, kéo theo đó các khoản nợ xấu cũng dần dần đang được xử lý tốt. Trong 6 tháng đầu năm 2013 nợ xấu doanh nghiệp ngành nông nghiệp tiếp tục giảm xuống so với 6 tháng đầu năm 2012. Như vậy cho thấy nợ xấu doanh nghiệp nhóm ngành này đang có chiều hướng giảm dần.  Ngành công nghiệp Ngành công nghiệp là ngành được ngân hàng Vietinbank chú trọng tăng trưởng quy mô tín dụng, cho nên nợ xấu của các doanh nghiệp nhóm ngành này tăng là điều không thể tránh khỏi. Cụ thể, năm 2011 nợ xấu doanh nghiệp ngành công nghiệp tăng 2.922 triệu đồng. Đến năm 2012 thì nợ xấu của doanh nghiệp ngành công nghiệp đã giảm xuống 2.244 triệu đồng. Vì ngân hàng luôn có sự giám sát chặt chẽ đối với các doanh nghiệp ngành công nghiệp nên khi nợ xấu tăng lên thì ngân hàng sẽ tìm cách để xử lý các khoản nợ xấu. Và con số này tiếp tục giảm trong 6 tháng đầu năm 2013 (giảm 1.157 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012).  Ngành thương mại, dịch vụ Tình hình nợ xấu của các doanh nghiệp nhóm ngành này đang có chiều hướng giảm qua các năm. Vì nhu cầu đối với nhóm ngành này của người dân ở Khu Công Nghiệp Trà Nóc không cao và ngày càng giảm, dẫn đến một số doanh nghiệp đã dần dần tiến về thị trường trung tâm thành phố Cần Thơ để khai thác. Vì vậy, các doanh nghiệp tranh thủ thanh toán các khoản nợ của mình đối với ngân hàng để tập trung về thị trường trung tâm thành phố Cần Thơ nhằm tìm kiếm nguồn lợi nhuận từ đây, do nhu cầu về thương mại và dịch vụ ở đây rất cao cho nên đây là thị trường có tiềm năng lớn đối với các doanh nghiệp ngành thương mại, dịch vụ. Trong thời gian tới với điều kiện như vậy có thể quy mô tăng trưởng tín dụng đối với nhóm ngành này của ngân hàng Vietinbank chi nhánh Tây Đô có thể tiếp tục giảm xuống. 71  Ngành khác Năm 2011, nợ xấu doanh nghiệp của nhóm ngành khác tăng lên 1.890 triệu đồng, tăng gấp 2,5 lần so với năm 2010. Nguyên nhân là do ngân hàng dứt khoát chuyển các khoản nợ quá hạn của các doanh nghiệp ngành xây dựng và bất động sản vào nhóm nợ xấu để quản lý chặt chẽ hơn. Vì tình hình kinh doanh bất động sản và xây dựng gặp nhiều khó khăn, bất động sản thì đóng băng nên xây dựng từ đó cũng xuống dốc theo. Đối với các khoản nợ của nhóm ngành này ngân hàng gặp khó khăn trong công tác thu hồi, nên phải phân loại vào nhóm nợ xấu. Năm 2012, sở dĩ nợ xấu doanh nghiệp của nhóm ngành khác giảm xuống so với năm 2011 không phải là do các doanh nghiệp bất động sản và xây dựng trả nợ cho ngân hàng. Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2012 các doanh nghiệp ngành vận tải được ngân hàng Vietinbank Tây Đô tăng doanh số cho vay vì họ có tình hình hoạt động kinh doanh tốt và có thiện chí trả nợ cho ngân hàng. Vì vậy, nợ xấu doanh nghiệp nhóm ngành khác giảm một phần lớn là do nợ xấu các doanh nghiệp ngành vận tải giảm. Tình hình này được kéo dài đến 6 tháng đầu năm 2013 (giảm 781 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012). 4.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG Sau khi đã phân tích về tình hình hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng Vietinbank chi nhánh Tây Đô chúng ta nhìn rõ được sự biến động của doanh số cho vay doanh nghiệp, doanh số thu nợ doanh nghiệp, dư nợ doanh nghiệp và nợ xấu doanh nghiệp. Đồng thời chúng ta cũng đã biết được nguyên nhân gây nên sự biến động đó. Tiếp theo chúng ta sẽ đi vào đánh giá hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng để xem hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng là tốt hay chưa tốt. Hoạt động cho vay doanh nghiệp là một phần trong hoạt động cho vay, cho nên cũng sẽ có những đặc điểm như hoạt động cho vay. Vì thế, ta có thể sử dụng những chỉ số đánh giá hoạt động cho vay để áp dụng và đánh giá hoạt động cho vay doanh nghiệp. Một số chỉ số được sử dụng như: dư nợ trên vốn huy động, vòng quay vốn tín dụng doanh nghiệp, hệ số thu nợ doanh nghiệp, tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp. Sau đây là bảng số liệu về các chỉ tiêu để đánh giá hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng Vietinbank chi nhánh Tây Đô: 72 Bảng 4.13: Đánh giá hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012. Chỉ tiêu Đơn vị tính 2010 2011 2012 (1) DSCV nghiệp doanh Triệu đồng 1.486.579 1.609.296 1.276.821 (2) DSTN nghiệp doanh Triệu đồng 1.340.606 1.341.934 1.501.179 (3) Dư nợ nghiệp đầu kỳ doanh Triệu đồng 309.800 455.773 723.135 (4) Dư nợ nghiệp cuối kỳ doanh Triệu đồng 455.773 723.135 498.777 (5) Dư nợ doanh nghiệp bình quân Triệu đồng 382.767 589.454 610.956 (6) Nợ xấu của doanh nghiệp Triệu đồng 3.348 24.925 11.334 (7) Vốn huy động Triệu đồng 655.448 546.941 630.458 Lần 0,70 1,32 0,79 Vòng 3,5 2,3 2,5 Hệ số thu nợ DNg = (2)/(1) % 90,2 83,4 117,6 Tỷ lệ nợ xấu DNg = (6)/(4) % 0,7 3,4 2,3 Dư nợ DNg trên VHĐ = (4)/(7) Vòng quay vốn TD = (2)/(5) Nguồn: Phòng Kế toán tổng hợp của Vietinbank Tây Đô giai đoạn 2010 – 2012. Ghi chú: DSCV: doanh số cho vay DSTN: doanh số thu nợ VHĐ: vốn huy động DNg: doanh nghiệp TM, DV: thương mại, dịch vụ TD: tín dụng 73 Bảng 4.14: Đánh giá hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng giai đoạn 06/2011 – 06/2013. Chỉ tiêu Đơn vị tính 06/2011 06/2012 06/2013 (1) DSCV nghiệp doanh Triệu đồng 1.235.531 884.461 801.457 (2) DSTN nghiệp doanh Triệu đồng 967.837 878.638 842.283 (3) Dư nợ nghiệp đầu kỳ doanh Triệu đồng 455.773 723.135 498.777 (4) Dư nợ nghiệp cuối kỳ doanh Triệu đồng 723.467 728.958 457.951 (5) Dư nợ doanh nghiệp bình quân Triệu đồng 589.620 726.047 478.364 (6) Nợ xấu của doanh nghiệp Triệu đồng 7.665 19.762 6.540 (7) Vốn huy động Triệu đồng 501.322 587.666 894.561 Lần 1,44 1,24 0,51 Vòng 1,64 1,21 1,76 Hệ số thu nợ DNg = (2)/(1) % 78,3 99,3 105,1 Tỷ lệ nợ xấu DNg = (6)/(4) % 1,1 2,7 1,4 Dư nợ DNg trên VHĐ = (4)/(7) Vòng quay vốn TD = (2)/(5) Nguồn: Phòng Kế toán tổng hợp của Vietinbank Tây Đô giai đoạn 06/2011 – 06/2013. Ghi chú: DSCV: doanh số cho vay DSTN: doanh số thu nợ VHĐ: vốn huy động DNg: doanh nghiệp TM, DV: thương mại, dịch vụ 74 4.3.1 Dư nợ doanh nghiệp trên vốn huy động Chỉ tiêu dư nợ doanh nghiệp trên vốn huy động phản ánh khả năng sử dụng vốn huy động vào cho vay doanh nghiệp của ngân hàng. Theo thông tư 13/2010/TT-NHNN, các ngân hàng chỉ được sử dụng tối đa 80% vốn huy động để cấp tín dụng. Qua bảng số liệu ta thấy tình hình dư nợ doanh nghiệp trên vốn huy động khá cao, năm 2010 dư nợ doanh nghiệp trên vốn huy động đạt 70% cho thấy việc sử dụng nguồn vốn của ngân hàng vào cho vay doanh nghiệp khá thuận lợi. Tuy nhiên ngân hàng Vietinbank Tây Đô phải xin điều chuyển vốn từ Hội sở chính vì tổng dư nợ trên tổng vốn huy động đạt mức 102%, có nghĩa là khi ngân hàng Vietinbank Tây Đô huy động được 1 đồng, sẽ đem sử dụng vào việc cho vay doanh nghiệp là 0,7 đồng. Năm 2011, tổng dư nợ gấp 1,4 lần vốn huy động, đồng nghĩa với việc ngân hàng Vietinbank vẫn tiếp tục xin điều chuyển vốn từ Hội sở chính, nguồn vốn điều chuyển này có chi phí khá cao và đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chi phí của ngân hàng năm 2011 tăng lên đột biến. Trong đó thì dư nợ doanh nghiệp trên vốn huy động chiếm 94%, ngân hàng cần phải giảm dư nợ doanh nghiệp xuống mức an toàn để phân tán được rủi ro. Riêng năm 2012, ngân hàng Vietinbank Tây Đô sử dụng 87% vốn huy động để cho vay, nhưng con số này vẫn cao hơn 80% (tỷ lệ cấp tín dụng tối đa của vốn huy động) nên ngân hàng Vietinbank chi nhánh Tây Đô tiếp tục sử dụng vốn điều chuyển của Hội sở chính để cho vay. Tuy nhiên, ngân hàng đã sử dụng hết nguồn vốn huy động của mình và sử dụng vốn điều chuyển không nhiều cho nên chi phí của ngân hàng tăng theo chiều hướng tích cực. Trong đó dư nợ cho vay doanh nghiệp trên vốn huy động là 0,79 lần như vậy việc sử dụng vốn huy động cho vay cá nhân khá thấp. Ngân hàng cần có kế hoạch cơ cấu lại giữa việc sử dụng vốn huy động để cho vay doanh nghiệp và cá nhân cho hợp lý để phân tán được rủi ro cho ngân hàng. Đồng thời, ngân hàng phải tìm cách tăng nguồn vốn huy động để sử dụng cho hoạt động cho vay của mình vì nguồn vốn huy động của ngân hàng còn rất thấp mà nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp ở Khu Công Nghiệp Trà Nóc cao, ngân hàng có thể sử dụng vốn điều chuyển nhưng nó có chi phí lớn hơn vốn huy động và phụ thuộc nhiều vào Hội sở chính. Đến 6 tháng đầu năm 2013 tình hình hoạt động của ngân hàng Vietinbank Tây Đô có chuyển biến, tổng dư nợ cho vay chỉ chiếm 70% nguồn vốn huy động (thấp hơn 80% theo qui định tại thông tư 13), và sử dụng 51% để cho vay doanh nghiệp. Ở giai đoạn này, ngân hàng chưa sử dụng hết nguồn 75 vốn huy động để cho vay, như vậy việc trả lãi tiền gửi cho phần vốn huy động chưa sử dụng sẽ là một khoản chi phí dư thừa mà ngân hàng phải gánh chịu. Tóm lại, việc ngân hàng sử dụng vốn huy động để cho vay cần nhỏ hơn 80% để đảm bảo an toàn nhưng không nên quá thấp, đồng thời cơ cấu lại tỷ lệ cho vay doanh nghiệp và tỷ lệ cho vay cá nhân đối với nguồn vốn huy động cho hợp lý để phân tán được rủi ro cho ngân hàng. 4.3.2 Tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp Chi tiêu này phản ánh được hoạt động tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng một cách rõ rệt. Chỉ tiêu này càng thấp càng tốt, vì nó cho biết nếu chỉ tiêu này thấp đồng nghĩa với ngân hàng cho vay các doanh nghiệp và rất ít doanh nghiệp được liệt kê vào danh sách các doanh nghiệp có nợ xấu tại ngân hàng. Hay nói cách khác là hoạt động tín dụng của ngân hàng khá tốt. Ngược lại, chỉ tiêu này càng cao thì đồng nghĩa với việc ngân hàng đang đứng trước nguy cơ rủi ro cao trong việc không thu hồi được vốn. Bảng 4.15: Phân loại tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp của ngân hàng qua các tiêu chí trong giai đoạn 2010 – 2012. Đơn vị tính: % Tiêu chí Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 0,7 3,4 2,3  Đối với DNg vừa, nhỏ 0,7 1,5 1,9  Đối với DNg lớn 0,8 3,8 2,4  Trong ngắn hạn 1,1 4,6 2,7  Trong trung, dài hạn 0,3 1,0 1,4  Ngành thủy sản 0,4 5,6 4,7  Ngành nông nghiệp 0,7 0,9 0,8  Ngành công nghiệp 0,8 2,3 1,1  Ngành TM, DV 0,7 0,7 1,7  Ngành khác 1,3 4,0 2,0 Tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp Nguồn: Phòng Kế toán tổng hợp của Vietinbank Tây Đô giai đoạn 2010 – 2012. Ghi chú: DNg: doanh nghiệp TM, DV: thương mại, dịch vụ 76 Năm 2011, tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp của ngân hàng lên đến 3,4%, cho thấy mức độ rủi ro của ngân hàng đã tăng cao, trong khi theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ban hành ngày 22/04/2005 có khuyến cáo tỷ lệ nợ xấu không quá 3% để đảm bảo an toàn (ta cũng có thể áp dụng để so sánh tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp với mức khuyến cáo 3% trên nhằm đánh giá mức độ rủi ro trong hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng). Nguyên nhân xuất phát từ:  Thứ nhất là nợ xấu của các doanh nghiệp lớn. Tỷ lệ nợ xấu của doanh nghiệp lớn đạt 3,8% cao hơn 0,4 điểm phần trăm so với tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp.  Thứ hai là tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp trong ngắn hạn đạt 4,6% cao hơn 1,2 điểm phần trăm so với tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp.  Thứ ba, xuất phát từ nợ xấu của 2 nhóm ngành thủy sản và ngành khác (chủ yếu là ngành bất động sản và xây dựng). Tỷ lệ nợ xấu lần lượt của doanh nghiệp nhóm ngành thủy sản và ngành khác là 5,6% và 4,0% cao hơn tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp lần lượt là 2,2 và 0,6 điểm phần trăm. Đến năm 2012, sau khi được sự hỗ trợ từ Hội sở chính thì tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp của ngân hàng đã giảm xuống còn 2,3%, đây là điều đáng khen cho sự nổ lực hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp vẫn còn khá cao nên ngân hàng cũng cần phải giám sát chặt chẽ tình hình nợ xấu của doanh nghiệp và kiềm chế tỷ lệ nợ xấu giảm xuống càng thấp càng tốt. Ngân hàng cần phải chú trọng hơn trong việc:  Theo dõi nợ xấu của các doanh nghiệp lớn. Tuy tỷ lệ nợ xấu của doanh nghiệp lớn giảm 1,4 điểm phần trăm so với năm 2011 nhưng vẫn còn cao hơn tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp (cao hơn 0,1 điểm phần trăm).  Tăng cường giám sát các khoản nợ xấu doanh nghiệp trong trung và dài hạn, vì tỷ lệ nợ xấu của nhóm này đang tăng lên. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng phải tiếp tục công tác thu nợ các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp, vì tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp trong ngắn hạn vẫn còn cao hơn 0,4 điểm phần trăm so với tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp.  Xử lý nợ xấu của doanh nghiệp thuộc nhóm ngành thủy sản. Nợ xấu của nhóm ngành thủy sản tuy giảm nhưng vẫn còn rất cao nên ngân hàng phải tiếp tục duy trì công tác thu nợ đối với nhóm ngành này. Trong 6 tháng đầu năm 2013, tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp của ngân hàng chỉ còn 1,4%, cho thấy rằng tình hình nợ xấu của doanh nghiệp đã ở mức an toàn, và công tác quản lý nợ xấu của ngân hàng đang được thực hiện khá tốt. 77 Bảng 4.16: Phân loại tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp của ngân hàng qua các tiêu chí trong giai đoạn 06/2011 – 06/2013. Đơn vị tính: % Tiêu chí 06/2011 Tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp 06/2012 06/2013 1,1 2,7 1,4  Đối với DNg vừa, nhỏ 0,5 1,0 0,6  Đối với DNg lớn 1,3 3,2 1,8  Trong ngắn hạn 1,0 3,8 1,9  Trong trung, dài hạn 1,2 0,9 0,7  Ngành thủy sản 0,8 5,4 2,7  Ngành nông nghiệp 0,8 0,8 0,8  Ngành công nghiệp 1,5 1,2 0,9  Ngành TM, DV 0,6 0,8 0,7  Ngành khác 2,4 2,2 1,0 Nguồn: Phòng Kế toán tổng hợp của Vietinbank Tây Đô giai đoạn 06/2011 – 06/2013. Ghi chú: DNg: doanh nghiệp TM, DV: thương mại, dịch vụ Nhiệm vụ trước mắt đối với ngân hàng bây giờ xử lý những khoản nợ ảnh hưởng mạnh đến tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp. Dựa vào bảng 4.16 ta thấy:  Ngân hàng cần tập trung thu hồi các khoản nợ xấu từ các doanh nghiệp ngành thủy sản. Vì tỷ lệ nợ xấu của doanh nghiệp ngành thủy sản tuy đã khá an toàn chỉ có 2,7% (nhỏ hơn tỷ lệ nợ xấu ở mức an toàn là 3,0%), nhưng vẫn cao hơn 1,3 điểm phần trăm so với tỷ lệ nợ xấu của các doanh nghiệp. Vì vậy ngân hàng phải tiếp tục quản lý chặt chẽ, tăng cường công tác thu hồi nợ đối với các doanh nghiệp ngành thủy sản.  Ngân hàng tăng cường giám sát, theo dõi nợ xấu của các doanh nghiệp lớn, đồng thời giám sát chặt chẽ nợ xấu của doanh nghiệp trong ngắn hạn. Mặc dù trong thời gian gần đây, ngân hàng đã kiểm soát tốt tình hình nợ xấu doanh nghiệp. Nhưng nợ xấu có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng cho nên không thể lơ là mà ngân hàng cần phải duy trì tiến độ kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong công tác thẩm định và thu hồi nợ. 78 4.3.3 Vòng quay vốn tín dụng Vòng quay vốn tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng Vietinbank Tây Đô năm 2011 là 2,3 vòng, đã giảm 1,2 vòng so với năm 2010. Nguyên nhân là do năm 2011 công tác thu nợ của ngân hàng gặp nhiều khó khăn, và các doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong vấn đề hoạt động kinh doanh của mình cho nên không thể trả nợ được cho ngân hàng đúng hạn. Đến năm 2012, vòng quay vốn tín dụng doanh nghiệp đã tăng lên mức 2,5 vòng. Hơn thế nữa, 6 tháng đầu năm 2013 tốc độ tăng của vòng quay vốn tín dụng doanh nghiệp là 45% so với 6 tháng đầu năm 2012. Như vậy cho thấy tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng trong thời gian gần đây bắt đầu có dấu hiệu tăng tốc độ lên càng nhanh. Như vậy, ngân hàng tiếp tục duy trì tốt công tác thu nợ và đẩy mạnh tốc độ tăng của vòng quay vốn tín dụng doanh nghiệp, tập trung vào việc cho vay doanh nghiệp trong ngắn hạn hơn là dài hạn để hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng ngày càng tốt hơn. 4.3.4 Hệ số thu nợ doanh nghiệp Hệ số này phản ánh kết quả thu hồi nợ doanh nghiệp của Ngân hàng cũng như khả năng trả nợ vay của doanh nghiệp. Hệ số này cho biết trong một kỳ kinh doanh, từ một đồng DSCV doanh nghiệp, ngân hàng sẽ thu hồi được bao nhiều đồng vốn. Hệ số thu nợ doanh nghiệp qua các năm 2010, 2011, 2012 luôn đạt trên 80% cho thấy việc thu hồi nợ của ngân hàng không phải là thấp, tuy nhiên năm 2011 thì hệ số này giảm 6,8 điểm phần trăm so với năm 2010. Điều này cho thấy việc thu nợ doanh nghiệp so với cho vay doanh nghiệp không được tốt như năm 2010. Nhưng đến năm 2012 thì doanh số thu nợ doanh nghiệp cao hơn cả doanh số cho vay doanh nghiệp, vì trong giai đoạn này ngân hàng có kế hoạch giảm doanh số cho vay doanh nghiệp và tăng cường công tác thu nợ để ổn định tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Và nó vẫn được duy trì đến 6 tháng đầu năm 2013, cụ thể hệ số thu nợ doanh nghiệp tăng 5,8 điểm phần trăm so với 6 tháng đầu năm 2012. Tóm lại, hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng Vietinbank chi nhánh Tây Đô năm 2011 không được tốt vì công tác thu nợ ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Trong thời gian gần đây, ngân hàng đã quản lý chặt chẽ hoạt động cho vay doanh nghiệp của mình và từng bước nâng cao nghiệp vụ này để mang lại nguồn thu nhập cao cho ngân hàng. 79 CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂY ĐÔ Những khó khăn của ngân hàng Vietinbank Tây Đô (1) Tỷ lệ nợ xấu của doanh nghiệp cao, với mức an toàn là 3% thì tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng lại đạt mức 3,4% (năm 2011), cao gấp 1,13 lần so với mức an toàn, cho nên ngân hàng sẽ gặp rủi ro cao. (2) Vốn huy động còn thấp không đủ để đáp ứng đủ nhu cầu cho vay, ngân hàng phải nhờ vốn điều chuyển từ Hội sở chính. Nguồn vốn điều chuyển có chi phí cao cho nên làm cho chi phí của ngân hàng tăng lên. (3) Sử dụng vốn huy động để cho vay doanh nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao so với cho vay cá nhân, điều này dẫn đến hậu quả là rủi ro của ngân hàng sẽ tập trung mà không được phân tán, như vậy hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ kém hiệu quả. (4) Cán bộ tín dụng chưa linh hoạt trong công tác thẩm định tín dụng và chưa theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng. Khi tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng xấu đi thì cán bộ tín dụng chưa đủ kinh nghiệm để kịp thời xử lý. Giải pháp cho những khó khăn của ngân hàng Vietinbank Tây Đô (1) Tăng cường kiểm soát sự biến động của nợ xấu doanh nghiệp Muốn xử lý nợ xấu doanh nghiệp thì phải tìm hiểu nguyên nhân tại sao doanh nghiệp lại không trả được nợ, từ đó giúp doanh nghiệp ngăn chặn nợ xấu tiếp tục phát sinh. Để nợ xấu không phát sinh với quy mô rộng thì phải triệt tiêu phần gốc phát sinh nợ xấu bằng một số giải pháp như:  Tăng cường công tác thu nợ đối với nhóm ngành thủy sản, đồng thời quản lý chặt chẽ các khoản nợ xấu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng phải kiểm tra giám sát các dự án vay vốn đầu tư, dự án vay vốn nâng cấp máy móc, thiết bị của các doanh nghiệp lớn để tránh trường hợp các doanh nghiệp lớn sử dụng vốn vay không đúng mục đích.  Với tình trạng sức mua giảm như hiện nay thì ngân hàng cần phải giúp các doanh nghiệp hợp tác với mình đẩy nhanh đầu ra cho hàng hóa để giảm hàng tồn kho. Ngân hàng có thể tăng cho vay tiêu dùng để kích cầu, từ đó tăng 80 nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của người dân cho các doanh nghiệp. Như vậy mới giúp các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả và có thiện chí trả nợ cho ngân hàng.  Ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đầy đủ theo quy định của NHNN và sử dụng nó để giải quyết nợ xấu.  Thực hiện biện pháp cơ cấu lại nợ để phản ánh đúng về các khoản nợ  Ngân hàng cũng có thể bán các khoản nợ cho các công ty quản lý nợ nhằm kiềm chế sự tăng mạnh của nợ xấu. (2) Tăng cường huy động vốn Hiện tại vốn huy động của ngân hàng chưa đủ để cho vay do có nhiều doanh nghiệp hợp tác với Vietinbank Tây Đô, vì vậy ngân hàng cần tăng cường thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trên địa bàn thành phố Cần Thơ bằng những cách như:  Vietinbank Tây Đô cần thực hiện nhiều hình thức tri ân khách hàng cũ để thu hút khách hàng mới.  Tổ chức những buổi trao đổi với các giao dịch viên để họ có thái độ phục vụ khách hàng tốt để khách hàng cảm nhận được sự quan tâm và cách phục vụ chuyên nghiệp của Vietinbank Tây Đô.  Ngân hàng cũng phấn đấu để có kết quả hoạt động kinh doanh tốt, như thế uy tín của ngân hàng trên địa bàn thành phố Cần Thơ sẽ được nâng cao. Điều này giúp cho người dân cảm thấy tin tưởng vào uy tín ngân hàng và đến gửi tiền. Đồng thời, phải tránh những tiêu cực từ trong nội bộ của ngân hàng để không ảnh hưởng xấu đến lòng tin của khách hàng về ngân hàng.  Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt: Áp dụng mức lãi suất cho vay không giống nhau đối với các khoản cho vay khác nhau tùy thuộc vào kỳ hạn, loại tiền, dự án vay vốn và khách hàng vay vốn cụ thể. Do lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của các doanh nghiệp nên mức lãi suất đưa ra phải hợp lý, được hình thành dựa trên thỏa thuận với khách hàng, hài hòa lợi ích ngân hàng và doanh nghiệp (tức là lãi suất sau khi thỏa thuận phải lớn hơn hoặc bằng mức sàn lãi suất do Hội sở chính đưa ra). Đối với các doanh nghiệp lớn có quan hệ tín dụng lâu dài với ngân hàng nên có sự ưu đãi về lãi suất để duy trì quan hệ hợp tác. (3) Ngân hàng phải cơ cấu lại tỷ lệ sử dụng vốn cho vay doanh nghiệp và tỷ lệ sử dụng vốn cho vay cá nhân cho hợp lý để phân tán được rủi ro của mình. Ngân hàng có thể duy trì ở mức 5:3 thì mức độ rủi ro của ngân hàng sẽ 81 giảm và khi có vấn đề phát sinh xảy ra có thể bù đắp được tổn thất, hạn chế thiệt hại cho ngân hàng. (4) Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng, đồng thời giúp cán bộ tín dụng tiếp cận được những tình huống thực tế để có những hướng xử lý đúng đắn. Vì vậy ngân hàng cần phải:  Tăng cường hình thức đào tạo tập trung, kết hợp với hình thức tập huấn thực tế tại chỗ nhằm giúp cho cán bộ tín dụng vừa nắm vững được lý thuyết về chuyên môn nghiệp vụ vừa cọ xát được với những vần đề thực tế. Ngân hàng có thể tổ chức các buổi sinh hoạt nghiệp vụ định kỳ, tổ chức buổi thảo luận những vướng mắc trong công tác tín dụng về văn bản, qui trình nghiệp vụ,… Bên cạnh đó, ngân hàng cũng phải khuyến khích các cán bộ tín dụng tự học, tự nghiên cứu, tự nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của mình để tránh sự tụt hậu trước sự thay đổi của nền kinh tế thị trường và sự thay đổi công nghệ trong quá trình phát triển của ngân hàng.  Đánh giá chất lượng của cán bộ tín dụng thường xuyên để sàn lọc và phân loại cán bộ tín dụng. Công việc phân loại cán bộ tín dụng sẽ giúp ngân hàng có hướng đào tạo phù hợp hơn. 82 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) là một trong những ngân hàng lớn mạnh nhất của Việt Nam. Vì vậy, khi ngân hàng Vietinbank chi nhánh Tây Đô được thành lập thì đã có uy tín tại khu Công Nghiệp Trà Nóc, từ đó đã thu hút được nhiều doanh nghiệp. Mặc dù Chi nhánh được thành lập với sứ mệnh hỗ trợ cho ngành Công nghiệp, nhưng những năm trở lại đây ngân hàng Vietinbank chi nhánh Tây Đô đã có sự mở rộng đầu tư, cho vay đối với nhiều đối tượng thuộc nhiều ngành nghề khác nhau như: nông nghiệp, vận tải,… Từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thành phố Cần Thơ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong giai đoạn 2010 – 06/2013 nền kinh tế thành phố Cần Thơ gặp nhiều khó khăn, làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng lâm vào tình trạng hàng tồn kho nhiều, khả năng thanh khoản thấp, điều này đã kéo theo hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng không được tốt, đặc biệt là năm 2011 ngân hàng cung cấp vốn vay cho các doanh nghiệp rất nhiều mà công tác thu hồi nợ của ngân hàng thì kém, dẫn đến dư nợ tăng mạnh theo hướng tiêu cực. Do đó, làm cho nợ xấu của ngân hàng chủ yếu là của hoạt động cho vay doanh nghiệp, năm 2011 nợ xấu doanh nghiệp tăng lên đột biến. Trong thời gian gần đây, tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp đã được ngân hàng quản lý chặt chẽ hơn. Nhiệm vụ trước mắt của ngân hàng là cần phải có những giải pháp thiết thực nhất để giải quyết triệt để những vấn đề còn tồn tại, đồng thời nâng cao được hoạt động cho vay doanh nghiệp của mình. Từ đó, tạo điều kiện để hoạt động cho vay doanh nghiệp mang lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng trong những năm tới nhưng vẫn đảm bảo cho ngân hàng thực hiện tốt mục tiêu đạt lợi nhuận cao và đảm bảo an toàn trong kinh doanh. Tuy nhiên, bài làm vẫn chưa có sự so sánh với một số ngân hàng cùng quy mô khác như: BIDV Tây Đô, Vietcombank Tây Đô,… cho nên chưa thấy được những điểm mạnh và điểm yếu của ngân hàng. Trong bối cảnh chung của nền kinh tế gặp khó khăn, các ngân hàng cùng quy mô khác cũng sẽ gặp khó khăn, nếu có thể so sánh được giữa Vietinbank Tây Đô với các ngân hàng khác thì sẽ đưa ra được kết luận chắc chắn hơn về hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng là tốt hay xấu. Bên cạnh đó, nếu có được số liệu của các quý hoặc tháng thì sẽ thấy rõ hơn về sự biến động của tiêu chí cần phân tích, từ đó đưa ra được kết luận chính xác hơn. Vì vậy, nếu bài viết bổ sung được những thiếu sót trên sẽ hoàn chỉnh hơn. 83 6.2 KIẾN NGHỊ  Đối với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam là cơ quan chỉ đạo trực tiếp trong mọi hoạt động của các chi nhánh, trong đó có chi nhánh Tây Đô. Chính vì vậy, để cải thiện tình hình cho vay doanh nghiệp của chi nhánh Tây Đô trong thời gian tới, kiến nghị với ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam các vấn đề như sau:  Chỉ đạo cụ thể và điều thêm các chuyên viên tín dụng giỏi để hỗ trợ Chi nhánh trong quá trình hoạt động cũng như giúp Chi nhánh giải quyết các vấn đề khó khăn đối với những khoản vay chất lượng xấu.  Tổ chức thường xuyên mở các lớp đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho các cán bộ mới, đồng thời phải cho các cán bộ mới cọ xát với những tình huống thực tế để giúp các cán bộ mới không ngỡ ngàng khi va chạm thực tế và nhanh chóng tiếp cận với công việc.  Hỗ trợ về mặt tài chính, thông tin và công nghệ cho Chi nhánh để Chi nhánh có thể thực hiện tốt nghiệp vụ cho vay.  Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề tín dụng đối với các doanh nghiệp để từ đó trả lời những thắc mắc của doanh nghiệp, định hướng thị trường mới cho các doanh nghiệp, giúp đỡ các doanh nghiệp đẩy mạnh hàng tồn kho,…  Đối với chính quyền địa phương  Cần phát huy tốt vai trò hỗ trợ cho ngân hàng trong việc cung cấp thông tin về khách hàng đang hoạt động kinh doanh trên địa bàn mình quản lý.  Khi xác nhận hồ sơ xin vay vốn, UBND các quận, huyện, thị xã cần phải giải quyết nhanh hồ sơ vay vốn nhằm giúp hoạt động tín dụng của ngân hàng diễn ra thuận lợi hơn.  Tích cực giúp đỡ ngân hàng trong việc xử lý các vụ kiện khách hàng có nợ quá hạn tuy có điều kiện, khả năng trả nợ nhưng lại thiếu thiện chí trả nợ. 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cẩm nang đầu tư, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại – Dịch vụ TP.Cần Thơ. Định hướng xuất khẩu TP. Cần Thơ đến năm 2020, [online] . [Ngày truy cập: 20 tháng 10 năm 2013] 2. Đinh Thị Minh Trang (2012). Phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Ninh Kiều. Luận văn Đại học. Trường Đại học Cần Thơ. 3. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam (2010). Sổ tay tín dụng. 4. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam (2013). QĐ số 8766 v/v Phân khúc khách hàng. 5. Nguyễn Thị Anh Thư (2010). Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang. Luận văn Đại học. Trường Đại học Cần Thơ. 6. Phan Thị Cúc (2010). Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM. 7. Phan Thị Hoàng Yến (2010). Quy trình cho vay của Ngân hàng Công Thương Việt Nam – Vietinbank, [pdf] . [Ngày truy cập: 3 tháng 10 năm 2013] 8. Thái Văn Đại (2008). Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Tủ sách Trường Đại học Cần Thơ. 85 [...]... trình cho vay doanh nghiệp là việc làm cần thiết giúp ngân hàng Vietinbank chi nhánh Tây Đô để có thể hoàn thành tốt kế hoạch chung của ngân hàng 1 Với những thay đổi mới về nền kinh tế và nhiệm vụ quan trọng của ngân hàng trước mắt nên em quyết định chọn đề tài: Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam chi nhánh Tây Đô để hiểu sâu hơn về tình hình. .. hiểu sâu hơn về tình hình cho vay doanh nghiệp của ngân hàng và đề ra giải pháp cho ngân hàng hoàn thành tốt kế hoạch của mình 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam chi nhánh Tây Đô giai đoạn 2010 – 06/2013, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng trong thời gian tới... kỳ vọng của Trung ương và nhân dân cả nước 3.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH TÂY ĐÔ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Tây Đô (Vietinbank Tây Đô) có tiền thân ban đầu là Phòng dịch Trà Nóc được thành lập năm 1998 Đến tháng 07/2002 Phòng dịch Trà Nóc được Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam) quyết... hàng thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam chi nhánh Tây Đô giai đoạn 2010 – 06/2013 Sử dụng phương pháp phân tích – phương pháp so sánh số liệu về tình hình cho vay doanh nghiệp của ngân hàng trong giai đoạn 2010 – 06/2013 để 16 thấy rõ sự biến động của doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ,… qua các năm Từ đó có thể nhận xét khái quát hơn, chính xác hơn về tình hình cho vay doanh nghiệp của đơn... cầu của mục tiêu chung, đề tài sẽ tập trung vào những mục tiêu cụ thể như sau: – Mục tiêu 1: Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam chi nhánh Tây Đô giai đoạn 2010 – 06/2013 – Mục tiêu 2: Đánh giá về hoạt động cho vay doanh nghiệp của Vietinbank chi nhánh Tây Đô trong giai đoạn 2010 – 06/2013 – Mục tiêu 3: Đề ra giải pháp nâng cao hoạt động cho vay. .. động cho vay doanh nghiệp của Vietinbank chi nhánh Tây Đô trong giai đoạn 2010 – 06/2013 Sử dụng các chỉ tiêu liên quan đến cho vay doanh nghiệp như chỉ tiêu dư nợ cho vay doanh nghiệp trên tổng nguồn vốn huy động, chỉ tiêu doanh số thu nợ doanh nghiệp trên doanh số cho vay doanh nghiệp, chỉ tiêu nợ xấu doanh nghiệp trên dư nợ doanh nghiệp, … – Mục tiêu 3: Đề ra giải pháp nâng cao hoạt động cho vay doanh. .. dụng cho phù hợp với thực tiễn Cụ thể, Theo Sổ tay tín dụng của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (2010), các công việc chính của quy trình cho vay tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi Nhánh Tây Đô:  Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn Khi một khách hàng có nhu cầu đề nghị Ngân hàng cung cấp vốn vay, Cán bộ tín dụng trao đổi với khách hàng, và tùy thuộc là khách hàng. .. Thương Việt Nam) quyết định nâng cấp lên chi nhánh cấp 2 trực thuộc chi nhánh cấp 1 là Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Cần Thơ Từ ngày 01/11/2006, căn cứ quyết định số 258/QĐ-HĐQT NHCT ngày 16/01/2006 về việc chuyển chi nhánh cấp 2 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh KCN Trà Nóc thành chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Công Thương Việt Nam bổ nhiệm, trưởng phó các phòng ban do... nợ doanh nghiệp Doanh số cho vay doanh nghiệp 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Đề tài thực hiện dựa vào nguồn số liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính của ngân hàng Vietinbank chi nhánh Tây Đô từ năm 2010 đến hết 6 tháng đầu năm 2013 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu * Áp dụng cho từng mục tiêu cụ thể: – Mục tiêu 1: Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp của ngân hàng. .. thành:  Doanh nghiệp tư nhân: là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp Mỗi cá nhân chỉ được phép thành lập một doanh nghiệp tư nhân  Công ty cổ phần: là doanh nghiệp mà vốn điều lệ của công ty được chia thành nhều phần bằng nhau gọi là cổ phần Cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần của doanh nghiệp được gọi là cổ đông và chịu

Ngày đăng: 12/10/2015, 18:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan