Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 97 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
97
Dung lượng
1,21 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
--------------------------------------------------------
NGUYỄN CHÂU NGỌC TÙNG
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ
CHÂU ĐỐC – TỈNH AN GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Tài chính – Ngân hàng
Mã số ngành:52340201
Tháng 10 - Năm 2013
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong nền kinh tế hiện nay, hoà nhập vào phát triển cùng nền kinh tế thế
giới vẫn là mục tiêu mà các quốc gia không ngừng phấn đấu để đưa đất nước
mình vươn, tuy nhiên, mỗi quốc gia có mỗi điểm xuất phát khác nhau.Đối với
Việt Nam là một quốc gia với hơn 80% dân số sống dựa vào nông nghiệp, nên
bên cạnh đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu các ngành công nghiệp, thương mại,
dịch vụ, … thì việc đẩy mạnh và củng cố một nền nông nghiệp vững chắc là một
vấn đề hết sức quan trọng, tạo tiền đề cho một nền kinh tế phát triển ổn định và
bền vững. Để đạt được những mục tiêu đó thì ngoài các chính sách, chủ trương
đúng đắn của Đang và Nhà nước thì không thể không kể đến vai trò quan trọng
của các định chế tài chính, đặc biệt là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam, một ngân hàng thương mại nhà nước có vai trò chủ đạo
trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nông thôn.
Năm 2013, sản xuất nông nghiệp được dự báo gặp nhiều khó khăn, thị
trường đang có nhiều biến động: giá cả xăng dầu tăng, vật tư nông nghiệp có
chiều hướng tăng làm tăng chi phí đầu vào trong khi sản phẩm lương thực,
chăn nuôi, thủy sản cùng nhiều loại hoa màu chưa có đầu ra ổn định và giá cả
biến động liên tục ảnh hưởng đến lợi nhuận sản xuất của nông dân. Vì vậy,
nguồn vốn cần cho sản xuất nông nghiệp ngày càng cao, đặc biệt là tín dụng
nông thôn.
An Giang là tỉnh có sản xuất nông, ngư nghiệp là thế mạnh, Châu Đốc là
một thành phốvùng biên thuần nông nên việc cần vốn tín dụng để tái đầu tư là
rất cần thiết. Để đáp ứng nhu cầu vốn của người dân một cách hiệu quả thi vai
trò của hoạt động tín dụng là hết sức quan trọng. Nhiệm vụ của ngân hàng là
phải nâng cao chất lượng của hoạt động tín dụng bằng cách đa dạng và đẩy
mạnh phương thức huy động vốn, đồng thời thu hồi vốn một cách có hiệu quả
nhất. Với sự hiện diện của hơn 20 ngân hàng cạnh trạnh thì để mở rộng quy
mô hoạt động nhằm tăng lợi nhuận thì Ngân hàng cũng phải đối mặt với nhiều
rủi ro. Làm thế nào để cân bằng giữa Lợi nhuận và rủi ro, đồng thời nâng cao
hiệu quả hoạt động của ngân hàng là vấn đề được quan tâm hàng đầu.
Từ thực tế này em chọn đề tài: “Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam tại thành phố Châu
Đốc, tỉnh An Giang”để nghiên cứu nhằm hiểu rõ hoạt động tín dụng, những
thuận lợi và khó khăn mà ngân hàng đang gặp phải, từ đó đề xuất các giải
1
pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cũng như tìm hiểu mức độ hài lòng
của khách hàng khi đến vay vốn.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1Mục tiêu tổng quát
Đề tài phân tích, đánh giá tình hình hoạt động tín dụng qua 3 năm 20102012 và 6 tháng đầu năm 2013 tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam chi nhánh thành phố Châu Đốc để thấy rõ thực trạng tín dụng,
từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân
hàng trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng từ năm 2010
đến tháng 6 năm 2013.
Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng từ năm 2010 đến tháng 6
năm 2013, thông qua phân tích các chỉ số tài chính.
Đánh giá, đưa ra giải pháp hợp lí để nâng cao khả năng hiệu quả hoạt
động tín dụng của ngân hàng.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Đề tài được nghiên cứu ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
chi nhánh thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang.
1.3.2Thời gian
Thông tin thứ cấp để phân tích những vấn đề có liên quan trong đề tài
nghiên cứu được thu thập từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013.
Thông tin sơ cấp được thu thập trực tiếp từ bảng câu hỏi phỏng vấn các
nông hộ từ tháng 12/08/2013 đến 18/11/2013.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là doanh số cho vay, doanh số thu nợ,
dư nợ, nợ xấu,… tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành
phố Châu Đốc, tỉnh An Giangtừ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013.
2
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái quát về tín dụng
2.1.1.1 Khái niệm
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về tín dụng. Nhìn chung, một hoạt
động được gọi là tín dụng phải có các điều kiện sau:
- Thứ nhất: Có sự chuyển giao tạm thời (có thời hạn).
- Thứ hai: Một lượng giá trị dưới dạng hàng hoá hoặc tiền tệ.
- Thứ ba: Có sự hoàn trả và giá trị hoàn trả phải lớn hơn giá trị ban đầu.
[Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh (2010), tr.28]
2.1.1.2. Bản chất của tín dụng
Tín dụng tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất khác nhau. Ở bất cứ
phương thức nào tín dụng cũng biểu hiện ra bên ngoài như là sự vay mượn tạm
thời một vật hoặc một số vốn bằng tiền, nhờ vậy mà người ta có thể sử dụng được
giá trị của hàng hoá hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua trao đổi.
Để vạch rõ bản chất của tín dụng cần thiết phải nghiên cứu liên hệ kinh tế
trong quá trình hoạt động của tín dụng và mối quan hệ của nó với quá trình tái
sản xuất.[Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh (2010), tr.30]
a) Sự vận động của tín dụng
Tín dụng là một mối quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người đi
vay, giữa họ có mối quan hệ với nhau thông qua vận động giá trị vốn tín dụng
được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ hoặc hàng hoá. Quá trình vận động đó
được thể hiện qua các giai đoạn sau:
- Thứ nhất: Phân phối tín dụng dưới hình thức cho vay. Ở giai đoạn này,
vốn tiền tệ hoặc giá trị vật tư hàng hoá được chuyển từ người cho vay sang người
đi vay. Như vậy khi cho vay, giá trị vốn tín dụng được chuyển sang cho người đi
vay, đây là một đặc điểm cơ bản khác với việc mua bán hàng hoá thông thường.
Mác viết: “… Trong việc cho vay, chỉ có 1 bên nhận được giá trị, và cung chỉ có
1 bên nhượng đi giá trị mà thôi”.
- Thứ hai: Sử dụng vốn tín dụng trong quá trình tái sản xuất. Sau khi nhận
được giá trị vốn tín dụng, người đi vay được quyền sự dụng giá trị đó để thoả
mãn một mục đích nhất định. Tuy nhiên người đi vay không có quyền sở hữuvề
giá trị đó, mà chỉ sử dụng tạm thời trong một thời gian nhất định.
3
- Thứ ba: Sự hoàn trả của tín dụng. Đây là giai đoạn kết thúc một vòng tuần
hoàn của tín dụng. Sau khi vốn tín dụng đã hoàn thành một chu kỳ sản xuất để
quay trở về với hình thái tiền tệ, thì người đi vay hoàn trả lại cho người cho vay.
Như vậy, sự hoàn trả của tín dụng là đặc trưng thuộc về bản chất vận động
của tín dụng, là dấu ấn phân biệt phạm trù tín dụng với các phạm trù kinh tế khác.
b) Hoạt động của tín dụng trong tầm vĩ mô
Sau năm 1930 lý thuyết cho vay đã được thừa nhận và sử dụng để phân tích
hoạt động của tín dụng và lãi suất trong nền kinh tế thị trường. Quỹ cho vay được
hình thành và vận động giữa các chủ thể tham gia trong quá trình tái sản xuất,
bao gồm các xí nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, lưu thông, các tổ chức tài chính –
tín dụng Nhà nước và công dân.
Cung và cầu của quỹ cho vay
- Cung của quỹ cho vay:
+ Tiết kiệm cá nhân: Thu nhập của cá nhân được chia làm 2 phần: tiêu
dùng và tiết kiệm. Số thu về tiết kiệm cá nhân, một phần được sử dụng để mua
nhà đất hoặc đầu tưtrực tiếp vào các chứng khoán; một phần còn lại được đầu
tư gián tiếp vào thị trường vốn và tiền tệ thông qua các ngân hàng, công ty tài
chính, quỹ tiết kiệm, HTX tín dụng,…
+ Tiết kiệm của nhà doanh nghiệp: Tổng số tiết kiệm cua nhà doanh
nghiệp là phần lợi nhuận không chia và khấu hao; số tiền tiết kiệm này khi nhà
doanh nghiệp chưa sử dụng đến thì có thể trở thành một bộ phận ngân quỹ cho
vay thông qua thị trường vốn và tiền tệ.
+ Mức thừa tiền cùa ngân sách Nhà nước: mức thặng dư ngân sách Nhà
nước bằng thu nhập trừ đi chi phí về hàng hoá dịch vụ.
+ Mức tăng của khối lượng tiền tệ cung ứng: cơ sở để tính mức tăng
này là khối lượng tiền tệ lưu thông ngoài Ngân hàng và tiền trên tài khoản séc.
- Cầu về quỹ cho vay:
+ Nhu cầu về dầu tư của doanh nghiệp: Khu vực doanh nghiệp đóng
vai trò quan trọng nhất về nhu cầu của quỹ cho vay.
+ Nhu cầu về tín dụng tiêu dùng cá nhân: Ở các nước phát tiển tín dụng
tiêu dùng chiếm một tỷ trọng đáng kể.
+ Sự thiếu hụt ngân sách của chính phủ: Khi ngân sách Nhà nước bị thâm
hụt, Nhà nước phải đi vay thông qua phát hành công trái hay trái phiếu kho bạc
để bù đắp khoản bội chi hàng năm.
4
+ Ngoài ra mức giảm kối lượng tiền tệ cung ứng và mức tăng dự trữ
tiền tệ cũng là hai thành phần của số cầu. Khi ngân hàng trung ương tăng tỷ lệ
dự trữ bắt buộc hoặc thực hiện thắt chặt tiền tệ thì cũng làm tăng nhu cầu vốn.
Đặc điểm của quỹ cho vay
- Quỹ cho vay biểu hiện quan hệ giữa những người tham gia quá trình tái
sản xuất, bao gồm các doanh nghiệp sản xuất và lưu thông hàng hoá cũng như
Nhà nước và dân cư. Mục đích sử dụng quỹ cho vay là nhằm thoả mãn nhu cầu
vốn tiền tệ tạm thời cho sản xuất và tiêu dùng.
- Quỹ cho vay chủ yếu tập trung và phân phối thông qua: Các tổ chức tín
dụng. Trong nền sản xuất hàng hoá hiện đại, phân phối quỹ cho vay thường được
thực hiện bằng 2 cách: phân phối trực tiếp như mua trái phiếu công ty và qua các
tổ chức trung gian như ngân hàng, công ty tài chính, quỹ tiết kiệm, quỹ bảo hiểm
xã hội, quỹ tín dụng và các tổ chức tín dụng khác. Trong đó việc phân phối qua
các tổ chức trung gian chiếm đại bộ phận.
- Quỹ cho vay vận động trên cơ sở hoàn trả và có lãi suất: Sự hoàn trả là
đặc trưng riêng của quỹ tín dụng, đồng thời nó phản ánh bản chất vận động của
quỹ cho vay. Tuần hoàn và luân chuyển vốn trong nền kinh tế quyết định khả
năng hoàn trả tín dụng. Về hình thức, sự hoàn trả được thực hiện trên cơ sở thoả
thuận bằng hợp đồng tín dụng giữa người cho vay và người đi vay.
- Tín dụng là phương pháp huy động vốn quan trọng nhất của nền kinh tế
thị trường. Vì vậy sử dụng có hiệu quả phương pháp này sẽ góp phần giải quyết
nhu cầu đang là vấn đề cấp thiết cho sản xuất và đầu tư.
2.1.1.3. Các hình thức của tín dụng
Trong nền kinh tế, hoạt động tín dụng rất phong phú, đa dạng. Trong
quản lý tín dụng, các nhà kinh tế dựa vào nhiều cơ sở khác nhau để phân loại.
Cụ thể:
Căn cứ vào thời hạn tín dụng
- Tín dụng ngắn hạn: là tín dụng có thời hạn đến 1 năm, thường được sử
dụng để phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống.
- Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn cho vay từ trên 1 năm đến
5 năm, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn để mua sắm máy móc thiết bị, cải tiến và đổi
mới kỹ thuật, qui trình công nghệ, sửa chữa nhỏ,...
- Tín dụng dài hạn: là tín dụng có thời hạn cho vay trên 5 năm, dùng để đáp
ứng nhu cầu vốn cho việc đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất, đáp ứng nhu cầu
vốn cho những dự án đầu tư có qui mô lớn.
Căn cứ vào đối tượng tín dụng
5
- Tín dụng vốn lưu động: Tín dụng vốn lưu động là loại tín dụng được sử
dụngnhằm hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp như: cho vay để dự trữ
hàng hóa, mua nguyên vật liệu cho sản xuất
- Tín dụng vốn cố định: Tín dụng vốn cố định là loại tín dụng được cung
cấp nhằm hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp.
Căn cứ vào mục đích tín dụng
- Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá: là hình thức tín dụng nhằm
cung cấp vốn cho các doanh nghiệp để tiến hành sản xuất kinh doanh, và tiêu thụ
hàng hóa.
- Tín dụng học tập: là hình thức tín dụng dùng để phục vụ nhu cầu học tập
của sinh viên.
- Tín dụng tiêu dùng: là hình thức tín dụng nhằm để đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng như là: mua sắm xe cộ, các vật dụng tiện nghi trong gia đình.
Căn cứ vào chủ thể tín dụng
- Tín dụng thương mại: là quan hệ tín dụng giữa các công ty, xí nghiệp, các
tổ chức kinh tế với nhau được thể hiện qua hình thức mua bán chịu hàng hóa cho
nhau.
- Tín dụng ngân hàng: là quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng với các tổ
chức và cá nhân được thực hiện dưới hình thức ngân hàng đứng ra huy động vốn
bằng tiền và cho vay đối với các đối tượng nói trên.
- Tín dụng nhà nước: là quan hệ tín dụng mà trong đó Nhà nước là người đi
vay.
Căn cứ vào đối tượng trả nợ
- Tín dụng trực tiếp: Là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay cũng
là người trực tiếp trả nợ.
- Tín dụng gián tiếp: Là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay và
người trả nợ là 2 đối tượng khác nhau. [Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh (2010),
tr.32]
2.1.2 Một số quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Việt Nam về nghiệp vụ tín dụng
2.1.2.1 Nguyên tắc cho vay
- Tiền vay phải được sử dụng đúng mục đích đã thoả thuận trên hợp đồng
tín dụng.
Theo nguyên tắc này, tiền vay phải được sử dụng đúng cho các nhu cầu đã
được bên vay trình bày với Ngân hàng và được Ngân hàng cho vay chấp nhận.
6
Đó là các khoản chi phí, những đối tượng phù hợp với nội dung sản xuất kinh
doanh của bên vay. Ngân hàng có quyền từ chối và hủy bỏ mọi yêu cầu vay vốn
không được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận, việc sử dụng vốn vay sai mục
đích thể hiện sự thất tín của bên vay và hứa hẹn những rủi ro cho khoản vay. Do
đó tuân thủ nguyên tắc này khi cho vay Ngân hàng có quyền yêu cầu bắt buộc
bên vay phải sử dụng tiền vay đúng mục đích đã cam kết và thường xuyên giám
sát hành động của bên vay về phương diện này.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của bên vay gắn liền với hiệu quả cho vay
Ngân hàng. Hiệu quả kinh tế của họat động sản xuất kinh doanh của khách hàng
vay vốn là cơ sở cho sự an toàn của khoản vay.
Thiếu yêu cầu này không thể nói đến sự tồn tại và phát triển của các mối
quan hệ vay vốn. Vì vậy, hiệu quả kinh tế của tiền vay được đưa ra như một sự
đảm bảo, một sự cam kết của bên vay vốn. Việc thỏa thuận và sự cụ thể hóa
nguyên tắc này như một trong những điều kiện cho vay được sử dụng làm cơ sở
để Ngân hàng thiết lập quan hệ tín dụng và giám sát hoạtđộng của các ngân
hàngvay vốntrong quá trình hoạt động có sử dụng vốn vay của Ngân hàng.
- Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạnđã thoả
thuận trong hợp đồng tín dụng.
Nguyên tắc này bắt nguồn từ bản chất của tín dụng là giao dịch cung cầu về
vốn, tín dụng chỉ là giao dịch quyền sử dụng vốn trong một thời gian nhất định.
Trong khoảng thời gian cam kết giao dịch, ngân hàng và bên vay thỏa thuận
trong hợp đồng tín dụng rằng ngân hàng sẽ chuyển giao quyền sử dụng một
lượng giá trị nhất định cho bên vay. Khi kết thúc kỳ hạn, bên vay phải hoàn trả
quyền này cho ngân hàng với một khoản chi phí nhất định cho việc sử dụng vốn
vay.
Nguyên tắc này là nguyên tắc về tính bảo tồn của tín dụng: Tiền vay
phảiđược bảo đảm không bị giảm giá, tiền vay phải được bảo đảm thu hồi đầy đủ
và có sinh lời. Tuân thủ nguyên tắc này là cơ sở đảm bảo cho sự phát triển kinh
tế, xã hội được ổn định, các mối quan hệ của ngân hàng được phát triển theo xu
thế an toàn và năng động. Nguyên tắc này ràng buộc các ngân hàng không thể an
toàn đối với các khách hàng làm ăn yếu kém, không trả được nợ, gây khó khăn
cho các khách hàng khác.
2.1.2.2 Điều kiện cho vay
Điều kiện cho vay là những yêu cầu của ngân hàng nối với các bên để làm
căn cứ xem xét quyết định thiết lập quan hệ tín dụng. Nội dung của điều kiện cho
vay cũng làm cơ sở cho việc xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình sử
dụng tiền vay.
7
Các khách hàng muốn được vay vốn ngân hàng phải có các điều kiện cơ
bản sau đây:
- Có năng lực pháp lực dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm
dân sự theo quy định của pháp luật.
- Đối với khách hàng là pháp nhân và cá nhân Việt Nam.
- Pháp nhân phải có pháp lực dân sự.
- Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật hành vi
dân sự.
- Đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi
dân sự.
- Thành viên hợp doanh của công ty hợp doanh phải có năng lực pháp lực
và hành vi dân sự.
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết.
- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thivà có
hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp
với quy định của pháp luật.
- Thực hiện quy định về bảo nảm tiền vay theo quy định của Chính Phủ,
Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, và hướng dẫn của Ngân Hàng Nông Nghiệp và
Phát Triển Nông Thôn Việt Nam.
- Các điều kiện cho vay có thể được từng ngân hàng cụ thể hóa tuỳ thuộc
vào đặc điểm hoạt động của từng khách hàng, đặc điểm của từng khoản vay, tùy
thuộc vào môi trường kinh doanh...
2.1.2.3 Đối tượng cho vay
Đối tượng cho vay của Ngân hàng là phần thiếu hụt trong tổng giá trị cấu
thành tài sản cố định, tài sản lưu động và các khoản chi phí cho quá trình sản xuất
kinh doanh của khách hàng trong một thời kì nhất định.
Ngân hàng cho vay các đối tượng sau:
- Giá trị vật tư, hàng hóa, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để khách
hàng thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh của kháchhàng trong một thời kì
nhất định.
- Số tiền vay trả cho các tổ chức tín dụng trong thời gian thi công chưa bàn
giao và đưa tài sản cố định vào sử dụng đối với cho vay trung và dài hạn để đầu
tư tài sản cố định mà khoản lãi sẽ được tính từng giá trị tài sản cố định đó.
8
Ngân hàng không cho vay các đối tượng sau:
- Số tiền thuế phải nộp (trừ số tiền thuế xuất khẩu, nhập khẩu).
- Số tiền để trả nợ gốc và lãi vay cho tổ chức tín dụng khác.
- Số tiền vay trả cho chính tổ chức tín dụng vay vốn.
2.1.2.4 Thời hạn cho vay
Ngân hàng cho vay và khách hàng thỏa thuận về thời hạn cho vay căn cứ
vào:
- Chu kì sản xuất, kinh doanh của đối tượng đầu tư.
- Thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư.
- Khả năng trả nợ của khách hàng.
- Nguồn vốn cho vay của Ngân hàng.
2.1.2.5 Lãi suất cho vay
Lãi suất cho vay là tỉ lệ phần trăm giữa số lợi tức thu được trong kỳ so
với số vốn cho vay phát ra trong một thời kỳ nhất định. Thông thường lãi suất
tính cho năm, quý, tháng.
Lãi suất cho vay thực hiện theo qui định của Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn cấp trên trong từng thời kỳ.
Cho vay theo hạn mức tín dụng thì lãi suất áp dụng tại thời điểm nhận nợ,
cho vay lưu vụ lãi suất áp dụng tại thời điểm lưu vụ.
Trường hợp gia hạn nợ, giảm nợ thì lãi suất cho vay áp dụng theo thỏa
thuận ghi trên hợp đồng tín dụng.
Lãi suất nợ quá hạn tối đa bằng 150% lãi suất cho vay.
2.1.2.6 Mức cho vay
Ngân hàng nơi cho vay quyết định mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vay
vốn của khách hàng, giá trị tài sản làm đảm bảo tiền vay (nếu khoản vay áp dụng
bảo đảm bằng tài sản), khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn
vốn của Ngân hàng.
Mức vốn tự có tham gia của khách hàng vào dự án, phương án sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, đời sống, cụ thể như sau:
- Đối với cho vay ngắn hạn: Khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 10%
trong tổng nhu cầu vốn.
- Đối với cho vay trung hạn, dài hạn: Khách hàng phải có vốn tự có tối
thiểu 15% trong tổng nhu cầu vốn.
9
2.1.2.7 Phương thức cho vay
- Cho vay từng lần:
Là phương thức cho vay mà mỗi lần vay vốn khách hàng và tổ chức tín
dụng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.
Cho vay từng lần thích hợp với các đơn vị kinh doanh theo từng thương vụ
hay vay theo thời vụ như cho vay nhập một lượng hàng vào dịp tết, bán xong là
trả hết nợ, cho vay dự trữ nguyên vật liệu theo thời vụ, hết vụ là trả hết tiền vay.
Mỗi lần vay thì khách hàng và ngân hàng phải ký kết hợp đồng tín dụng.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng:
Theo phương thức này thì ngân hàng và khách hàng sẽ xác định và thỏa
thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong thời hạn nhất định hoặc theo chu kỳ sản
xuất kinh doanh.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng:
Đây là phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng, nhưng ngân hàng sẽ
cam kết dành cho khách hàng số hạn mức tín dụng đã định, không vì tình hình
thiếu vốn để từ chối cho vay. Ngân hàng phải bớt các món vay của khách hàng
khác để giữ cam kết về hạn mức tín dụng nên khách hàng phải trả một mức phí
cho việc duy trì hạn mức dự phòng. Đó là số chênh lệch giữa hạn mức tín dụng
với số thực vay.
- Cho vay theo dự án:
Đây là phương thức cho vay trung và dài hạn, ngân hàng phải thẩm định dự
án trước khi cho vay. Tuy nhiên, trong cho vay ngắn hạn ngân hàng vận dụng bổ
sung phương thức cho vay theo dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án
phục vụ đời sống.
-Cho vay trả góp:
Khi vay vốn thì ngân hàng và khách hàng xác định, thỏa thuận số lãi vay
phải trả cộng với vốn gốc được chia ra để trả theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn
cho vay.
- Cho vay thông qua phát hành và sử dụng thẻ tín dụng:
Tổ chức tín dụng chấp nhận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong
phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền
mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt và đại lý của tổ chức tín tín
dụng. Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, tổ chức tín dụng và khách
hàng phải tuân theo các qui định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.
10
- Cho vay theo hạn mức thấu chi:
Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận
cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng.
- Cho vay hợp vốn:
Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc
phương án vay vốn của khách hàng. Trong đó có một tổ chức tín dụng làm đầu
mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác.
2.1.2.8Phân loại nợ quá hạn, nợ xấu.
Khái niệm:
Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã
quá hạn.
Nợ xấu (NPL) là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 quy định tại Điều 6
hoặc Điều 7 về phân loại nợ. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ đánh giá chất
lượng tín dụng của tổ chức tín dụng.
* Phân loại nợ:
- Nhóm 01 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
+ Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng
thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn.
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn tối thiểu trong vòng 01 năm đối với các
khoản nợ trung và dài hạn, 03 tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn.
- Nhóm 02 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày.
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã
được cơ cấu lại.
+ Các khoản nợ khác như:
Trường hợp khách hàng có nhiều hơn 01 khoản nợ với tổ chức tín dụng mà
có bất kỳ khoản nợ bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn thì tổ chức tín dụng
bắt buột phải phân loại các khoản nợ còn lại của khách hàng đó vào nhóm 02 này
hoặc nhóm có rủi ro cao hơn.
Trường hợp các khoản nợ (kể cả trong hạn và cơ cấu lại thời hạn trả nợ
trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại) mà tổ chức tín dụng có đủ cơ sở để đánh
giá là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm thì tổ chức tín dụng chủ động
tự quyết định phân loại các khoản nợ đó vào nhóm 02 hoặc các nhóm nợ có rủi ro
cao hơn.
11
- Nhóm 03 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày.
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời
hạn đã cơ cấu lại.
+ Các khoản nợ khác ở nhóm 02 nếu bị đánh giá có rủi ro cao và không
được xếp vào nhóm 02.
- Nhóm 04 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày đến 360 ngày.
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày
theo thời hạn đã cơ cấu lại.
+ Các khoản nợ khác ở nhóm 02 nếu có rủi ro cao và không được xếp vào
nhóm 02 hoặc nhóm 03.
- Nhóm 05 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.
+ Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý.
+ Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo
thời hạn đã được cơ cấu lại.
+ Các khoản nợ khác ở nhóm 02 nếu có rủi ro cao và không được xếp vào
nhóm 02, 03 hoặc 04.
2.1.2.9 Quy trình cho vay
(1) , (6)
KHÁCH HÀNG
PHÒNG TÍN DỤNG
(2) , (5)
(3)
(8)
PHÒNG KẾ TOÁN
(4)
(7)
GIÁM ĐỐC
QUY TRÌNH CHO VAY TAI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ TRÁT
TRIỂN NÔNG THÔN
(1) Khách hàng đến liên hệ với cán bộ tín dụng để được hướng dẫn về điều
kiện vay vốn và lập hồ sơ vay vốn.
(2) Cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định khách hàng vay vốn, kiểm tra tính
hợp lệ, hợp pháp của các tài liệu do khách hàng cung cấp; phân tích tính khả thi,
12
hiệu quả của phương án, dự án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống, khả năng
trả nợ của khách hàng vay vốn; kiểm tra phân tích về biện pháp bảo đảm tiền vay.
Sau đó cán bộ tín dụng lập tờ trình thẩm định; chịu trách nhiệm về các kết quả
phân tích, thẩm định trên tờ trình và ý kiến đề xuất về việc cho vay hay không
cho vay, kế đến chuyển toàn bộ hồ sơ và tờ trình đến lãnh đạo phòng Tín dụng
xem xét.
(3) Trưởng phòng Tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp
của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng lập, tiến hành xem xét, tái
thẩm định (nếu cần thiết), ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu
có) và trình giám đốc hoặc người được ủy quyền hợp pháp xem xét quyết định.
(4) Giám đốc chi nhánh Ngân hàng hoặc người được ủy quyền sẽ xem xét
lại toàn bộ hồ sơ vay vốn và tờ trình của cán bộ tín dụng. Nếucần thiết Giám đốc
có thể quyết định thành lập tồ tái thẩm định để thẩm định lại phương án, dự án
vay. Sau đó, sẽ quyết định vay hay không cho vay và chuyển cho phòng tín dụng.
(5) Nếu không cho vay thì phòng Tín dụng sẽ thông báo với khách hàng
bằng văn bản. Nếu cho vay thì cán bộ Tín dụng cùng khách hàng lập hợp đồng
tín dụng kèm theo giấy nhận nợ, hợp đồng thế chấp, cầm cố giao dịch đảm bảo
tài sản đồng thời cùng khách hàng thực hiện việc công chứng thế chấp tại cơ
quan có liên quan.
(6) Sau khi xong thủ tục Công chứng, đăng kí giao dịch đảm bảo, khách
hàng chuyển toàn bộ hồ sơ cho phòng tín dụng. Kế đến hồ sơ này được trình cho
lãnh đạo ký.
(7) Sau đó phòng Tín dụng chuyển hồ sơ đến cho phòng Kế toán.
(8) Bộ phận Kế toán sẽ làm thủ tục giải ngân cho khách hàng.
Ưu điểm: Thẩm định trực tiếp đến hộ vay vốn, giúp nắm bắt thông tin được
chính xác và kịp thời.
Nhược điểm: Tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và cho vay chậm, tốn kém chi phí
cho hộ sản xuất và chi phí ngân hàng để thẩm định đến từng hộ vay vốn.[Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2010), Tr.12]
2.1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng
2.1.3.1 Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ
- Doanh số cho vay: là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân
hàng cho khách hàng vay trong khoảng thời gian nhất định bao gồm vốn đã thu
hồi hay chưa thu hồi lại. Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quý
hoặc năm.
13
- Doanh số thu nợ: là tất cả các khoản thu nợ mà ngân hàng đã thu về
không phân biệt thời điểm cho vay.
- Dư nợ tín dụng: là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm nào đó ngân hàng
hiện cho vay bao nhiêu và đây cũng chính là khoản mà ngân hàng phải thu về.
Dư nợ tín dụng là để đánh giá tình hình hoạt động của ngân hàng qua các chỉ tiêu
so sánh mức độ tăng giảm qua các năm.
2.1.3.2 Hệ số thu nợ
Doanh số thu nợ
Hệ số thu nợ =
x 100%
Tổng doanh số cho vay
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả thu nợ của ngân hàng hay khả năng trả nợ
vay của khách hàng, chỉ tiêu này cho ta biết được số tiền mà ngân hàng thu được
trong một thời kỳ kinh doanh nhất định từ doanh số cho vay. Hệ số này càng lớn
thì công tác thu hồi vốn của ngân hàng càng hiệu quả và ngược lại.[Thái Văn Đại
(2012), tr.139]
2.1.3.3Nợ xấu trên tổng dư nợ
Tổng dư nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu =
x 100%
Tổng dư nợ
Chỉ tiêu này đo lường chất lượng tín dụng của ngân hàng. Những ngân hàng
nào có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân
hàng đó cao.[Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt (2010), tr.29]
2.1.3.4 Vòng quay vốn tín dụng
Doanh số thu nợ
Vòng quay vốn tín dụng =
Dư nợ bình quân
Đây là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi
nợ vay nhanh hay chậm. Nó phản ánh hiệu quả của đồng vốn tín dụng thông qua
tính luân chuyển của nó. Đồng vốn được quay vòng càng nhanh thì càng hiệu quả
và đem lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng.[Thái Văn Đại (2012), tr.139]
2.1.3.5 Tổng dư nợ trên vốn huy động
Tổng dư nợ
Tổng dư nợ / Vốn huy động =
Vốn huy động
Chỉ tiêu cho thấy khả năng sử dụng vốn của ngân hàng, chỉ tiêu này quá lớn
hay quá nhỏ đều không tốt. Nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của
14
ngân hàng thấp và ngược lại, nếu chỉ tiêu này nhỏ thì ngân hàng sử dụng nguồn
vốn không hiệu quả. [Thái Văn Đại (2012), tr.138]
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua:
- Báo cáo tài chính tại phòng tín dụng của ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang từ năm
2010 đế tháng 6 năm 2013.
- Thông tin kinh tế - xã hội của Thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang từ
phòng
Số liệu sơ cấp trong đề tài được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp
khách hàng vay bằng bảng câu hỏi soạn sẵn.
Mẫu số liệu được thu thập tại 2 xã Vĩnh Châu và Vĩnh Tế
2.2.1.1 Cỡ Mẫu
Đề tài sử dụng công thức sau để tính cỡ mẫu phù hợp:
[p(1-p)]
n =
x Z2a/2
MOE2
Trong đó:
n: là cỡ mẫu
p: tỉ lệ xuất hiện của các phần tử trong đơn vị lấy mẫu đúng nhưmục tiêu
chọn mẫu (0 ≤ p ≤ 1)
p(1-p) : độ biến động của dữ liệu
MOE: sai số cho phép với cỡ mẫu nhỏ
Z : Giá thị tra bảng của phân phối chuẩn tắc ứng với độ tin cậy
Trong trường hợp bất lợi nhất là độ biến động của dữ liệu ở mức tối đa thì
p=0,5
Sai số cho phép với cỡ mẫu nhỏ là 10%
Độ tin cậy trong nghiên cứu là 90% hay α= 10%. Khi đó Zα/2=1,564
Từ đó ta có :
n = (0,25 x 1,5642)/ 0,12 = 62
Vậy cỡ mẫu tối thiểu là 62 quan sát thì mới đảm bảo được ý nghĩa của mô
hình.
15
2.2.1.2 Phương pháp chọn mẫu
Mẫu phỏng vấn được lấy theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện: Các đơn
vị mẫu được chọn tại 1 địa điểm và vào 1 thời gian nhất định. [Mai Văn Nam
(2008), Tr.185]
Mẫu trong đề tài được thu thập trong hai xã Vĩnh Châu và Vĩnh Tế.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Trong quá trình phân tích, các phương pháp phân tích số liệu được sử dụng
gồm :
Đối với mục tiêu (1) và (2): phân tích khái quát kết quả hoạt động kinh
doanh và phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng qua 3 năm 2010-2012 và 6
tháng đầu năm 2013 được thực hiện thông qua công cụ thống kê mô tả nhằm mô
tả bức tranh tổng quát về tình hình cơ bản của đơn vị đang được nghiên cứu, thức
trạng hoạt động kinh doanh cũng như tình hình tín dụng trong thời gian nghiên
cứu và sử dụng phương pháp so sánh nhằm thấy được mức độ biến động của các
chỉ tiêu nghiên cứu qua các năm:
- So sánh số tuyệt đối: Biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện trạng hoặc
quá trình kinh tế - xã hội trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể. Là
kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu
kinh tế. [Mai Văn Nam (2008), Tr.39]
Y= Y1 – Y0
Y0 : Chỉ tiêu năm gốc.
Y1 : Chỉ tiêu năm sau.
Y : Phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu.
- So sánh số tương đối : Biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai chỉ tiêu thống
kê cùng loại nhưng khác nhau về thời gian hoặc không gian hoặc giữa hai chỉ tiêu
khác loại nhưng có quan hệ với nhau. Trong hai chỉ tiêu để so sánh của số tương
đối, sẽ có một số được chọn làm gốc để so sánh. So sánh số tương đối là kết quả
của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
[Mai Văn Nam (2008), Tr.40]
T2 – T1
T =
x 100%
T1
Trong đó :
T : Tốc độ tăng trưởng của năm sau so với năm trước (%).
T1 : Số liệu năm gốc.
16
T2 : Số liệu năm sau.
Phương pháp thống kê mô tả: Thống kê là một hình thức trình bày số liệu
thống kê và thông tin đã thu thập làm cơ sở để phân tích và kết luận. Các đại
lượng thống kê mô tả chỉ tính được với các biến định lượng.
Đối với mục tiêu (3): dựa vào kết quả phân tích và thống kê mô tả từ kết
quả phỏng vấn trực tiếp từ các hộ gia đình. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả, khả năng của hoạt động tín dụng của chi nhánh.
17
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNGNÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC
TỈNH AN GIANG
3.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN CHI NHÁNH CHÂU ĐỐC, TỈNH AN GIANG
3.1.1 Sự hình thành và phát triển
3.1.1.1 Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ra đời theo
Nghị định số 53 HĐBT ngày 26/02/1988 của Hội đồng bộ trưởng về thành lập
Ngân hàng chuyên doanh và có tên là Ngân hàng phát triển nông nghiệp Việt
Nam. Đến năm 1990 cùng với sự thay đổi của đất nước, Ngân hàng phát triển
nông nghiệp Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng Việt Nam theo Quyết định số
400/CP ra ngày 14/11/1990 của Chủ tịch hội đồng bộ trưởng (nay là Chính
Phủ) và quyết định 603/NH-QĐ ngày 22/12/1990 cùa Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam. Tới năm 1996 đổi tên là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam theo quyết định số 280 QĐ-HN5 ngày 15/10/1996 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển Nông thôn Việt Nam đã và đang là Ngân hàng thương mại quốc doanh
không chỉ giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển trong kinh
tế nông nghiệp, nông thôn mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy
mọi lĩnh vực khác của nền kinh tế.
3.1.1.2 Giới thiệu về Thị xã Châu Đốc
Các đơn vị hành chính của Thị xã Châu Đốc
Thị xã Châu Đốc có 7 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 5 phường và 2
xã: phường Châu Phú A, phường Châu Phú B, phường Núi Sam, phường Vĩnh
Mỹ, phường Vĩnh Ngươn, xã Vĩnh Châu, xã Vĩnh Tế.
Lịch sử hình thành
Năm 1868, sau khi quân Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây, nhà cầm
quyền thực dân chia Nam Kỳ thành 24 hạt Tham biện. Trong đó, hạt Châu
Đốc trông coi hạt Đông Xuyên (Long Xuyên) và Sa Đéc. Ngày 30 tháng
12 năm 1899, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định đổi hạt Tham biện thành
tỉnh; chia An Giang thành 2 tỉnh Châu Đốc và Long Xuyên.
18
Trong Cách mạng tháng Tám, lực lượng cách mạng khởi nghĩa giành
chính quyền ngày 24 tháng 8 năm 1945. Đến 20 tháng 01 năm 1946, quân
Pháp chiếm lại Châu Đốc.
Theo sự phân chia của chính quyền Cách mạng, ngày 06 tháng
3 năm 1948, Châu Đốc thuộc huyện Châu Phú A của tỉnh Long Châu Hậu.
Đến cuối năm 1950, huyện Châu Phú A thuộc huyện Long Châu Hà. Đến cuối
năm 1956, chính quyền Ngô Đình Diệm sát nhập Châu Đốc với Long Xuyên
thành tỉnh An Giang, địa bàn Châu Đốc nằm trên xã Châu Phú thuộc tổng
Châu Phú, quận Châu Phú tỉnh An Giang. Từ năm 1957, Châu Đốc thuộc
huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Năm 1964, sau khi chính quyền Việt Nam
Cộng hòa tách tỉnh, Châu Đốc thuộc tổng Châu Phú, quận Châu Phú, tỉnh
Châu Đốc cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975. Đến giữa năm 1966, thành lập
thị xã ủy Châu Đốc.
Mùa nước năm 1967 thực hiện chỉ đạo của Khu ủy khu 8 và Tỉnh ủy An
Giang trong hội nghị mở rộng tại núi Cô Tô, Châu Đốc được chọn làm mặt
trận chính của tỉnh trong chiến dịch Xuân 1968. Năm 1971, huyện Châu Phú
vẫn thuộc tỉnh An Giang sau khi tách tỉnh Long Châu Hà. Cho đến tháng
5 năm 1974, huyện Châu Phú thuộc tỉnh Long Châu Hà theo Hội nghị thường
trực Trung ương Cục cho đến ngày giải phóng. Tháng 2/ 1976, thị xã Châu
Đốc thuộc tỉnh An Giang, gồm 2 xã: Châu Phú A và Châu Phú B.
Ngày 27 tháng 01 năm 1977, nhận thêm xã Vĩnh Ngươn của huyện Châu
Phú theo Quyết định số 199/TC.UB của UBND tỉnh An Giang.
Vị trí địa lý
Thị xã Châu Đốc nằm trên bờ sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh
khoảng 245 km về phía tây, nếu chạy xe buýt mất khoảng 6 tiếng.
- Phía bắc thành phố giáp huyện An Phú.
- Phía đông giáp huyện Phú Tân và thị xã Tân Châu.
- Phía nam giáp huyện Châu Phú
- Phía tây nam giáp huyện Tịnh Biên và biên giới với Campuchia.
Kinh tế, cơ cấu ngành nghề trong huyện
Kinh tế Châu Đốc tăng trưởng nhanh và mạnh.Năm 2012, tốc độ tăng
trưởng GDP của thị xã Châu Đốc đạt 16,10%, thu nhập bình quân đầu người
trên 35,36 triệu đồng, tổng vốn đầu tư phát triển gần 2.720 tỷ đồng, lĩnh vực
thương mại- dịch vụ- du lịch tiếp tục phát huy thế mạnh, với mức tăng trưởng
đạt 18,01% và chiếm 70,47% tỷ trọng cơ cấu kinh tế địa phương Ngoài ra,
19
thành phố cũng tập trung phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên
địa bàn phường Vĩnh Mỹ, Vĩnh Châu,...
Thương mại-dịch vụ
Với tiềm năng là một thành phố du lịch nên thương mại - dịch vụ của
thành phố là một ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế thành phố. Hệ thống
siêu thị, trung tâm thương mại, chợ, các trung tâm mua bán phân bố rộng khắp
trên địa bàn thành phố. Hàng hóa phân bố rộng khắp đến các địa bàn trong
thành phố. Dịch vụ nhà hàng khách sạn cũng phát triển,với một chuỗi các
khách sạn, nhà hàng lớn như Victoria (4,5 sao), Châu Phố (3 sao), Bến Đá (3
sao), Đông Nam (2 sao), Song Sao (2 sao), Trung Nguyễn ( 2 sao ), Hải Châu
(2 sao)...
Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Đây không phải là một ngành trọng điểm của thành phố nhưng cũng
đóng góp một phần vào sự phát triển của thành phố.Các cụm công nghiệp,tiểu
thủ công nghiệp được thành phố quan tâm đầu tư và phát triển đã giải quyết
một phần cho lao động nhàn rỗi nông thôn.
Nông nghiệp
Đây là một ngành đã hình thành và phát triển từ rất lâu đời ở thành
phố.Loại hình nông nghiệp đô thị là một thế mạnh của thành phố.Các cánh
đồng đã được cơ giới hóa trong công tác trước,trong và sau thu hoạch do đó
năng suất không ngừng tăng và chất lượng nông phẩm cũng tăng lên.
3.1.2. Các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng
Nghiệp vụ huy động vốn:
- Nhận huy động tiền gửi của các cá nhân, pháp nhân bằng đồng Việt
Nam và ngoại tệ dưới các hình thức.
- Nhận tiền gửi thanh toán, tiết kiệm không kì hạn, kì phiếu với nhiều thể
thức đa dạng với mức lãi suất phù hợp. Các chứng chỉ tiền gửi được thế chấp
dưới lãi suất ưu đãi.
Nghiệp vụ cho vay: Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng
đồng Việt Nam đối với tất cả các thành phần kinh tế với mức lãi suất và thời
hạn cho vay phù họp. Đối tượng cho vay đa dạng, phong phú, phương thức
cho vay phù hợp với từng loại hình sản xuất kinh doanh.
Cung cấp các dịch vụ Ngân hàng:
- Thanh toán, dịch vụ Western Union.
- Mua ngoại tệ và chi trả kiều hối.
20
- Mua bán các loại trái phiếu kho bạc và các dịch vụ khác...
3.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý chi nhánh
Giám đốc
P.Giám đốc
P.Giám đốc
Phòng
Phòng
kế hoạch – kinh doanh
Hành chính nhân sự
Phòng kế toán
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Thành phố Châu Đốc
Qua sơ đồ sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Châu Đốc nhìn
chung gọn nhẹ, đảm bảo tính linh hoạt và nhanh chóng trong vấn đề giải quyết
công việc phù hợp và đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thị trường, hiện nay
NHNo&PTNT Châu Đốc gồm 25 cán bộ nhân viên, các cán bộ điều được đào
tạo về nghiệp vụ và về chuyên môn, thường xuyên không ngừng nâng cao cải
tiến các thể chế, quy trình nghiệp vụ và quy tắc điều hành. Các cán bộ luôn
được củng cố và phát huy tinh thần đoàn kết nội bộ nên quá trình công tác rất
thuận lợi và nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu của thị trường một cách kịp
thời.
Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban:
Ban giám đốc:
Gồm có 3 người, 1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc, được phân công như sau:
Giám đốc phụ trách chung chịu trách nhiệm trực tiếp về công tác tổ chức hành
chính, xây dựng kế hoạch kinh doanh của đơn vị; 1 Phó Giám đốc phụ trách công
tác kế toán ngân quỹ; 1 Phó Giám đốc trực phụ trách phòng tín dụng và thay
Giám đốc điều hành hoạt động Ngân hàng khi Giám đốc đi vắng.
Ban giám đốc trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của Ngân hàng, tiếp
nhận công các công văn, chỉ thị và phổ biến cho CBCNV Ngân hàng thực hiện.
- Tổ chức chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước và các quy định về chế độ, thể lệ có liên quan đến kinh doanh của
Ngân hàng do NHNo & PTNT Việt Nam ban hành.
-Ban Giám đốc còn hoạch định chiến lược kinh doanh, ký duyệt các hồ sơ
vay vốn, lập hội đồng khen thưởng, kỷ luật, xét nâng lương cho CBNV và trình
lên Ngân hàng cấp trên quyết định.
21
Phòng kế hoạch – kinh doanh:
- Phòng kế hoạch kinh doanh gồm 11 người: 1 trưởng phòng, 2 phó phòng
và 8 cán bộ tín dụng phụ trách các xã, phường, thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh, hướng dẫn khi khách hàng đến xin
vay.
+ Trực tiếp xem xét và thẩm định các khoản vay vốn của khách hàng.
+ Theo dõi các khoản nợ trong suốt quá trình cho vay, kể từ khi khách hàng
nhận tiền vay cho đến khi kết thúc hợp đồng vay vốn.
+ Chịu trách nhiệm kiểm tra, xử lý, đôn đốc thu hồi các khoản nợ vay.
+ Tổng hợp, phân tích các thông tin kinh tế, quản lý doanh mục khách hàng
và phân loại khách hàng.
+ Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê chuyên đề, báo cáo sơ kết tổng hợp
tháng, quý, năm theo quy định.
+ Đề xuất chiến lược kinh doanh và huy động vốn.
Phòng kế toán – ngân quỹ:
- Phòng kế toán – ngân quỹ có 11 người: 1 trưởng phòng, 2 phó
phòng (1 phó phòng phụ trách vi tính, 1 phó phòng phụ trách ngân quỹ kiêm
thủ quỹ), 6 nhân viên giao dịch phụ trách chi tiêu, tài sản, tiền gửi tiết kiệm,
dịch vụ chuyển tiền, nghiệp vụ thẻ,… 2 kiểm ngân. Phòng có nhiệm vụ sau:
+ Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và hạch toán
nghiệp vụ thanh toán theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam.
+ Làm dịch vụ thu chi tiền mặt, các chứng từ có giá, quản lý kho tiền,
bảo quản kho tài sản thế chấp, quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện giải ngân
và thu nợ.
+ Tổng hợp lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, cháp hành chế độ báo cáo
theo quy định và bảo vệ kế hoạch quyết toán tài chính hành quý, hàng năm so
với Ngân hàng cấp trên.
3.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM 2010-2013 CỦA
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI
NHÁNH CHÂU ĐỐC, TỈNH AN GIANG
Dựa vào bảng số bên dưới ta thấy lợi nhuận của ngân hàng liên tục tăng
qua 3 năm. Cụ thể, năm 2010 lợi nhuận đạt đạt 7.586 triệu đồng, đến năm
2011 lợi nhuận tiếp tục tăng lên đến 9.830 triệu đồng, tương ứng tăng
22
2.244triệu đồng. Đến năm 2012 lợi nhuận đạt 14.259 triệu đồng, tăng 4.429
triệu đồng so với năm 2011. Ta khái quát tình hình trên qua hình sau:
Tỷ đồng
Hình 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNN Châu Đốc
qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2012,2013
Doanh thu
Ta thấy doanh thu tăng ổn định qua các năm, năm 2011 và 2012 tăng lần
lượt 22,08% và 4,32% so với năm trước đó. Trong đó, doanh thu từ lãi chiếm
tỷ trọng cao trong tổng doanh thu và có tốc độ tăng nhanh khiến cho doanh
thu vẫn tăng lên vào năm 2011, mặc dù khoản thu khác đã giảm 2.845 triệu
đồng so với năm 2010. Vào năm tiếp theo, tức năm 2012, doanh thu vẫn tăng
lên, tuy nhiên tốc độ cũng như độ lớn có phần chững lại so với năm 2011.
Doanh thu tăng do thu thu cả từ hai hoạt động thu lãi và thu khác cùng tăng
lên. Đây là một khoản thu (ví dụ như thu hoàn nhập dự phòng rủi ro…) chỉ
chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu.
23
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNN chi nhánh
Châu Đốc qua 3 năm 2010-2012
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch
Chênh lệch
2011/2010
2012/2011
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
tiền
(%)
tiền
(%)
49.950
60.980
63.615
11.030
22,08
2.635
4,32
41.525
55.400
62.420
13.875
33,41
7.020
12,67
8.425
5.580
6.696
(2.845)
(33,77)
1.116
20
Chi phí
42.364
43.530
49.356
3.166
7, 47
5.826
13,38
Chi trả lãi
30.987
43.160
48.749
12.173
39,28
5.589
12,95
Chi khác
11.367
370
607
(10.997)
(96,74)
237
64,05
7.586
9.830
14.259
2.244
29,58
4.429
45,06
Doanh thu
Thu lãi hoạt
động tín dụng
Thu khác
Lợi nhuận
Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNN chi nhánh
Châu Đốc 6 tháng đầu năm 2011-2013
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch 6T
2012/2011
Số
Tỷ lệ
tiền
(%)
Chênh lệch 6T
2013/2012
Số
Tỷ lệ
tiền
(%)
6T
2011
6T
2012
6T
2013
31.859
41.032
76.560
9.173
28,79
35.528
86,59
27.960
33.816
68.622
5.856
20,94
34.806
50,72
3.899
7.216
7.356
3.317
85,07
140
1,94
Chi phí
23.062
37.609
59.105
14.547
63,08
21.496
57,16
Chi trả lãi
22.817
37.147
58.498
14.330
62,80
21.351
57,48
245
463
607
218
88,98
144
31,23
8.797
3.422
17.455
(5.375)
(61,10)
14.033
410,02
Chỉ tiêu
Doanh thu
Thu lãi hoạt
động tín dụng
Thu khác
Chi khác
Lợi nhuận
Nguồn : Phòng tín dụng của NHNo & PTNT Châu Đốc, 2010,2011,2012, 6T/2013
24
Riêng 6 tháng đầu năm 2012 thu từ hoạt động tín dụng đạt 7.216 triệu
đồng. Cùng kỳ năm 2013 doanh thu đạt 7.356 triệu đồng, tăng 140 triệu đồng,
ứng với mức tăng 1,94%. Đạt được mức tăng trưởng như vậy là do ngân hàng
đã kết hợp tốt công tác tăng cường, mở rộng cho vay và công tác đôn đốc, thu
lãi đúng hạn.
Đạt được kết quả này là do ngân hàng có chính sách phù hợp trong công
tác huy động vốn và chính sách cho vay như chính sách về lãi suất, chính sách
ưu đãi khi cho vay, các chương trình khuyến mãi…Bên cạnh đó ngân hàng
cũng nâng cao chất lượng các dịch vụ hiện có nhằm làm hài lòng khách hàng
và tạo niềm tin đối với uy tín của ngân hàng. Thông qua đó ngày càng thu hút
khách hàng làm cho hoạt động tín dụng thu từ cho vay của ngân hàng ngày
càng tăng làm cho tổng thu nhập của ngân hàng cũng tăng lên vì khoản thu từ
lãi cho vay là khoản thu luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của
ngân hàng, bên cạnh đó thì ngân hàng còn tăng doanh thu thông qua các hoạt
động dịch vụ mở thẻ, đăng ký tin nhắn báo gốc-lãi khi đến kỳ thanh toán,….
Chi phí
Để đạt được mức doanh thu trên thì ngân hàng cũng đã bỏ ra rất nhiều
chi phí tương ứng và tốc độ tăng của chi phí nhìn chung qua năm tăng nhưng
chậm tạo điều kiện cho lợi nhuận tăng tốt. Nhìn chung tổng chi phí tăng qua
các năm nhưng mức tăng đều dưới 15%. Năm 2011 tăng 7,47% so với năm
2010. Nguyên nhân của sự tăng lên trong tổng chi phí là do chi trả lãi. Mục
cho trả lãi tăng đến 12 tỷ đồng, ứng với 39,28% trong khi đó chi khác lại giảm
đi hơn 10 tỷ.
Sang năm 2012, tổng chi phí tăng 13,38% so với năm 2011. Mức tăng
cao hơn giai đoạn trước là do cả chi phí trả lãi và chi khác đều tăng với mức
tăng lần lượt là 12,95% và 64,05%.
Riêng 6 tháng đầu năm 2013, tổng chi phí cũng tăng hơn 57% so với
cùng kỳ năm 2012.
25
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠINGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH
THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC, TỈNH AN GIANG
4.1. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VỐN TẠI NGÂN HÀNGTRONG
THỜI GIAN TỪ NĂM 2010 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2013
Do cán bộ hướng dẫn tại ngân hàng không nắm được lượng vốn điều
chuyển của ngân hàng cấp trên chuyển xuống nên đề tài xin bỏ qua phần phân
tích vốn điều chuyển. Dưới đây là kết quả huy động vốn của ngân hàng qua ba
năm:
Nhìn vào bảng số liệu 4.1 và 4.2ta thấy, tình hình nguồn vốn huy động
của ngân hàng qua 3 năm và 06 tháng có chiều hướng tăng trưởng tốt. Tuy
vậy giai đoạn năm 2010-2011 thì vốn huy động có tốc độ tăng trưởng âm
9,59%. Trong đó, khoản giảm chủ yếu gây ra là do lượng tiền gửi tiết kiệm có
kì hạn sụt giảm mạnh một lượng tiền là hơn 31 tỷ dồng, với tộc độ giảm là
13,64%. Nguyên nhân cho sự sụt giảm này là do năm 2011 là một năm kinh tế
đầy khó khăn, từ đầu năm trần lãi suất liên tục giảm về 13%, 12%, 11%, 9%,
lãi suất huy động thấp nên không thu hút được khách hàng. Tuy nhiên với uy
tín thương hiệu của Agribank cùng sự nổ lực của toàn bộ nhân viên nên kết
quả này được cải thiện đang kể vào thời gian sau.
Đặc biệt là trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 nguồn vốn huy
động tăng khá mạnh, cụ thể là vào giai đoạn2011-2012 tổng vốn huy động
tăng hơn 32 tỷ đồng với tốc độ tăng là 12,20% và 6 tháng đầu năm 2013 là
257 tỷ đồng. Đạt được kết quả khả quan trên là do để định hướng thị trường,
ngay từ đầu năm 2012, NHNN đã đưa ra mục tiêu giảm lãi suất huy động
xuống còn 9-10%/năm vào cuối năm 2012, đồng thời đưa ra lộ trình giảm
trung bình mỗi quí 1%/năm. Từ tháng 5-2012, NHNN đã qui định trần lăi suất
cho vay ngắn hạn VND đối với lĩnh vực ưu tiên là nông nghiệp nông thôn,
xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ứng
dụng công nghệ cao; trần lăi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với các
lĩnh vực ưu tiên được điều chỉnh giảm từ mức 15%/năm xuống 12%/năm, phù
hợp với xu hướng giảm của trần lãi suất tiền gửi VND.Đến cuối năm 2012, lãi
suất huy động VND giảm mạnh từ 3-6%/năm, lãi suất cho vay giảm từ 59%/năm so với cuối năm 2011 và trở về mức lãi suất của năm 2007. Lãi suất
cho vay ưu tiên giảm về mức 12%/năm, cho vay sản xuất kinh doanh khác và
cho vay tiêu dùng ở mức 12-15%/năm, riêng lãi suất cho vay đối với các
khách hàng tốt chỉ còn 9-11%/năm. Tổng phương tiện thanh toán và tín dụng
26
tăng lần lượt khoảng 20% và 9%, phù hợp với mục tiêu kiềm chế lạm phát ở
mức thấp (6,8%), góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh
tế.
Vốn huy động tại chính nhánh thành phố Châu Đốc bao gồm tiền gửi
thanh toán, tiền gửi tiết kiệm và huy động giấy tờ có giá (kỳ phiếu). Trong đó
tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 50%) và là nguồn vốn có tốc
độ tăng trưởng khá ổn định. Cụ thể, năm 2010 đạt 271.208 triệu đồng, trong
đó tiền gửi có kì hạn là 266.108 triệu đồng, chiếm 91,7% trong tổng nguồn
vốn huy động. Sang năm 2011 thì giảm xuống 36.298 triệu đồng, nguyên nhân
như đã nêu là do khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng đến nền kinh tế
trong nước, tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tâm lý của
khách hàng. Mặt khác, NHNN áp dụng chế độ lãi suất cơ bản, quy định trần
lãi suất huy động cho các ngân hàng, điều đó cũng phần nào hạn chế chính
sách huy động vốn của ngân hàng. Và đến năm 2012 thì tốc độ tăng trưởng
của tiền gửi tiết kiệm tăng vượt bậc so với năm 2011, tăng 32.090 triệu đồng
so với 2011. Trong đó tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn đều tăng, đối với
tiền gửi không kỳ hạn tăng 1.800 triệu đồng, đối với tiền gửi có kỳ hạn tăng
30.290 triệu đồng so với năm 2011.
Riêng 6 tháng đầu năm 2013 thì tình hình lượng tiền gửi tiết kiệm tăng
trưởng rất tốt. 6 tháng đầu năm 2013 đạt 380.400 triệu đồng, tăng 228.573
triệu đồng so với 6 tháng đầu 2012, khi kênh đầu tư vàng không còn mức hấp
dẫn của nó thì các người dân có xu hướng chuyển sang gửi tiền tiết kiệm để
bảo toàn khoản tiền đầu tư của mình.
Hình 4.1: Diễn biến trần lãi suất huy động từ tháng 8/2011 đến tháng 6/2013
Nguồn: vnexpress.net(*: Dự kiến)
Bên cạnh tiền gửi tiết kiệm thì tiền gửi thanh toán và kỳ phiếu cũng nằm
trong nguồn vốn huy động của ngân hàng và có xu hướng tăng qua các năm.
27
Trong đó, tiền gửi thanh toán năm 2011 tăng 2.480 triệu đồng so với năm
2010 và năm 2012 tăng 1.400 triệu đồng so với năm 2011.
Còn kỳ phiếu thì năm 2011 tăng 730 triệu đồng so với năm 2010. Năm
2012 đạt 6.900 triệu đồng, tiếp tục tăng 120 triệu đồng so với 2011. Qua 3
năm thì kỳ phiếu chỉ tăng nhẹ dưới 13% do bộ phận dân cư của thị xã (chính
thức lên thành phố vào tháng 9 năm 2013) chưa có thói quen mua kỳ phiếu để
đầu tư, chủ yếu kỳ phiếu thông qua các lần phát hành tại các phường, xã theo
phát động của địa phương và xem như công cụ để dành. Bước sang 6 tháng
năm 2013 thì con số này đạt 14.100 triệu đồng, tăng 10.246 triệu đồng, tăng
khá nhiều so với cùng kỳ năm 2012. Có được sự tăng trưởng này là do thông
tin thị xã Châu Đốc được nâng cấp lên thành đô thị loại 2 vào tháng 9 năm
2013 nên đã thu hút khá nhiều nhà đầu tư, thông qua đó ngân hàng phát hành
kỳ phiếu nhằm nâng cao nguồn vốn huy động của ngân hàng.
Bảng 4.1: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Châu Đốc
qua 3 năm 2010-2012
Vốn Huy
Động
I. TG
Thanh Toán
Không kì hạn
II. TG
tiết kiệm
Không kì hạn
Có kì hạn
III. Phát hành
GTCG
Tổng
Năm 2010
Số
tiền
Tỷ
Trọng
(%)
Năm 2011
Số
tiền
Tỷ
Trọng
(%)
Năm 2012
Tỷ
Trọng
(%)
Số
tiền
Chênh lệch
2011/2010
Số
Tỷ lệ
tiền
(%)
Chênh lệch
2012/2011
Số tiền Tỷ lệ
(%)
18.492
6,25
20.900
7,82
21.300
7,10
2.408
13,02
400
1,91
18.492
6,25
20.900
7,82
21.300
7,10
2.408
13,02
400
1,91
271.208
91,70
239.710
89,65
271.800
90,60
(31.498)
(11,61)
32.090
13,39
5.110
1,88
9.900
4,13
11.700
3,90
4.790
93,74
1.800
18,18
266.108
98,12
229.810
95,87
260.100
86,70
(36.298)
(13,64)
30.290
13,18
6.050
2,05
6.780
2,54
6.900
2,30
730
12,07
120
1,77
295.750
100
267.390
100
300.000
100
(28.360 )
(9,59)
32.610
12,20
ĐVT: Triệu đồng
28
Bảng 4.2: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Châu Đốc
6 tháng đầu năm 2011-2013
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch 6T
2012/2011
Số
Tỷ lệ
tiền
(%)
Chênh lệch 6T
2013/2012
Số
Tỷ lệ
tiền
(%)
6T
2011
Số
tiền
6T
2012
Số
tiền
6T
2013
Số
tiền
I. TG Thanh Toán
10.458
11.898
30.500
1.440
13,77
18.602
156,34
Không kì hạn
10.458
11.898
30.500
1.440
13,77
18.602
156,34
121.089
151.827
380.400
30.738
25,38
228.573
150,55
5.075
6.536
20.200
1.461
28,79
13.664
209,08
116.014
145.292
360.200
29.278
25,24
214.908
147,91
3.290
3.854
14.100
564
17,14
10.246
265,82
134.837
167.580
425.000
32.743
24,28
257.420
153,61
Vốn Huy Động
II. TG tiết kiệm
Không kì hạn
Có kì hạn
III. Phát hành GTCG
Tổng
Ghi chú:
- VHĐ: Vốn huy động
- TG: Tiền gửi
- GTCG: Giấy tờ có giá
Nguồn : Phòng tín dụng của NHNo & PTNT Châu Đốc, 2010,2011,2012, 6T 2011-2013
4.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG
4.2.1. Doanh số cho vay
Doanh số cho vay là tổng số tiền mà Ngân hàng đã giải ngân dưới hình
thức tiền mặt hoặc chuyển khoản trong một khoảng thời gian nhất định.
Doanh số cho vay phản ánh kết quả về việc phát triển, mở rộng hoạt động cho
vay và tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Nếu như các nhân tố khác
không đổi thì doanh số cho vay càng cao phản ánh việc mở rộng hoạt động
cho vay của ngân hàng ngày càng tốt và ngược lại. Sự tăng trưởng của doanh
số cho vay thể hiện quy mô tăng trưởng của hoạt động tín dụng. Ngân hàng có
vốn mạnh thì doanh số cho vay có thể cao hơn nhiều lần so với các ngân hàng
có nguồn vốn nhỏ. Do bản chất của tín dụng là “đi vay để cho vay”, vì thế
nguồn vốn huy động được trong mỗi năm ngân hàng cần có những biện pháp
hữu hiệu để sử dụng nguồn vốn đó thật hiệu quả nhằm tránh tình trạng ứ đọng
vốn.
Trong giai đoạn 2009 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, Ngân hàng
No&PTNT chi nhánh Châu Đốc đã đạt được sự tăng trưởng đáng kể về doanh
29
số cho vay. Dưới đây là những bảng thống kê doanh số cho vay của Ngân
hàng được phân theo: thời hạn, thành phần kinh tế và theo ngành nghề kinh tế.
4.2.1.1. Theo thời hạn
Ngân hàng No&PTNT chi nhánh Châu Đốc cho vay ngắn hạn nhằm mục
đích cung cấp vốn cho người dân buôn bán, sản xuất, tái sản xuất, đầu tư vào
các đối tượng như: giống cây, lao động, thuốc bảo vệ thực vật... Và cho vay
trung - dài hạn để cải tiến kỹ thuật, mở rộng sản xuất, đầu tư xây dựng cơ bản
mới, đầu tư cho các dự án phục vụ đời sống, cơ giới hóa nông nghiệp, người
dân đầu tư mua sắm các dụng cụ sản xuất như: máy cày, máy bơm, máy sấy,.
hay phục vụ đời sống cán bộ, công nhân viên như sửa chữa nhà cửa, xây dựng
công trình, tạo vốn cho các doanh nghiệp để kinh doanh nhằm tạo ra sản
phẩm, lợi nhuận.
Tình hình cho vay theo thời hạn được thể hiện rõ trong bảng dưới đây:
Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo thởi hạn của ngân hàng giai đoạn
2010 – 2012
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
Số
Số
Số
tiền
Ngắn hạn
%
tiền
%
tiền
Chênh lệch
2011/2010
%
2012/2011
Số
tiền
%
Số tiền
%
372.980
82
428.973
83,58
446.568
83,69
55.993
15,01
17.595
4,10
81.874
18
84.274
16,42
87.004
16,31
2.400
2,93
2.730
3,24
454.854
100
513.247
100
533.572
100
58.393
12,84
20.325
3,96
Trung,
dài hạn
TỔNG
Nguồn : Phòng tín dụng của NHNo & PTNT Châu Đốc, 2010,2011,2012, 6T 2011-2013
30
Bảng 4.4: Doanh số cho vay theo thởi hạn của ngân hàng trong 6 tháng đầu
năm 2011 - 2013
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
6T/2011
6T/2012
6T/2013
Số
Số
Số
tiền
Ngắn
hạn
%
tiền
%
tiền
Chênh lệch
6T 2012/2011
%
Số
tiền
%
6T 2013/2012
Số
tiền
%
266.884
86,36
273.276
83,55
495.791
83,66
6.392
2,40
222.515
81,43
42.137
13,64
53.791
16,45
96.813
16,34
11.654
27,66
43.022
79,98
309.021
100
327.067
100
592.604
100
18.046
5,84
265.537
81,19
Trung,
dài hạn
TỔNG
Nguồn : Phòng tín dụng của NHNo & PTNT Châu Đốc, 2010,2011,2012, 6T 2011-2013
Qua các bảng 4.3 và bảng 4.4 doanh số cho vay giai đoạn từ năm 2010 đến
tháng 6 năm 2013 ta thấy nhìn chung chỉ tiêu này đều có sự gia tăng rất tốt qua
các năm. Cụ thể, năm 2011 tổng doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng tăng
58.393 triệu đồng tương ứng tăng 12,84% so với năm 2010, đó là một sự tăng
trưởng đáng ghi nhận của ngân hàng.Nguyên nhân tăng là do nhu cầu sử dụng
vốn trong nông nghiệp trên địa bàn ngày càng tăng do người dân sử dụng vốn vào
nông nghiệp ngày càng đa dạng, kết hợp nhiều ngành nghề vừa trồng lúa vừa
chăn nuôi, kết hợp xen canh đa vụ, ngoài ra còn có mở thêm dịch vụ lò sấy lúa,
gặt lúa bằng máy với qui mô nhỏ phục vụ trên địa bàn.
Chuyển sang 2012 chỉ tiêu này tiếp tục tăng với tỷ lệ tăng là 3,96% so với
2011 và đạt doanh số 533.572 triệu đồng.Còn đối với 6 tháng đầu năm 2013 tổng
doanh số cho vay đạt 592.604 triệu đồng tăng 108,67% so với doanh số 308.634
triệu đồng của 6 tháng đầu năm 2012. Do nhu cầu cần vốn kinh doanh mua bán
hàng hóa của các tiểu thương trên địa bàn thành phố Châu Đốc tăng thêm do địa
phương thực hiện nhiều dự án xây dựng mới như các khu phố thương mại và mở
rộng thêm diện tích chợ nhà lồng Châu Đốc.
Đầu tiên, tỷ trọng doanh số cho vay cho ta thấy cơ cấu cho vay của ngân
hàng tập trung chủ yếu vào các khoản cho vay ngắn hạn với tỷ trọng chiếm
hơn 4/5, trong khi đó các khoản cho vay trung và dài hạn chỉ chiếm khoảng
1/5 tổng doanh số cho vay trong năm. Bởi vì những khoản cho vay trung và
dài hạn là những khoản cho vay lớn và có thời gian dài nên thường chứa nhiều
rủi ro hơn, khả năng luân chuyển vốn tín dụng lại thấp. Thêm vào đó, từ năm
31
2012 do Ngân hàng thực hiện chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho vay đối với
lĩnh vực nông nghiệp theo nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng
ưu tiên phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn nên các hộ dân đến vay vốn
chủ yếu là hình thức vay ngắn hạn nhằm phục vụ cho chi phí sản xuất nông
nghiệp ngày càng nhiều hơn.
a) Doanh số cho vay ngắn hạn
Nhìn chung trong tổng doanh số cho vay thì doanh số cho vay ngắn hạn
của Ngân hàng chiếm tỷ trọng hơn 80% doanh số cho vay, lớn hơn nhiều so
các khoản vay trung, dài hạn.
Từ bảng số liệu 4.3 và 4.4 trên cho thấy doanh số cho vay ngắn hạn của
NHNo&PTNT thành phố Châu Đốc tăng qua các năm và ngân hàng dường
như đang rất chú trọng cho vay vốn ngắn hạn, đặc biệt đối với các hộ nông
dân vay ngắn hạn phục vụ sản xuất nông nghiệp và kinh doanh các dịch vụ
phục vụ nông nghiệp. Năm 2010 doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng
82% so với tổng doanh số cho vay. Năm 2011, doanh số cho vay ngắn hạn
tăng tuyệt đối so với năm 2010 là 55.993 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 83,58% so
với tổng doanh số cho vay, tỷ lệ tăng 15,01% so với năm 2010. Năm 2012,
doanh số cho vay ngắn hạn tiếp tục tăng đạt 446.568 triệu đồng, chiếm tỷ
trọng 83,69%, tăng tuyệt đối so với năm 2011 là 17.595 triệu đồng, tỷ lệ tăng
4,10% so với năm 2011.Nguyên nhân của sự gia tăng doanh số cho vay ngắn
hạn trong những năm qua là do sự thay đổi chính sách tín dụng theo chủ
trương của Đảng và Nhà Nước, phát triển hoạt động tín dụng một cách linh
dộng nhất giúp cho nguồn vốn ngân hàng ngày càng đáp ứng sâu rộng nhu cầu
vốn cho nền kinh tế.
Trong sự tăng lên qua các năm thì trong giai đoạn 6 tháng đầu năm của
mỗi năm cũng có sự tăng lên đáng kể. 6 tháng đầu năm 2011 doanh số cho
vay ngắn hạn chiếm 86,36% trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn năm 2011,
chiếm tỷ trọng khá cao. 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay ngắn hạn đạt
hơn 495 tỷ đồng, chiếm 83,66% doanh số cho vay, tăng hơn 222.515 triệu
đồng tương ứng với 81,43% so với cùng kì năm trước.
Ngoài những nguyên nhân trên thì còn có sự phấn đấu của cán bộ tín
dụng trong việc đẩy mạnh công tác thẩm định, giảm bớt các thủ tục không cần
thiết mang lại sự tối ưu trong công tác thẩm định. Song song đó, những khách
hàng truyền thống luôn được Ngân hàng luôn chú trọng đến, những nông dân
vay vốn sản xuất lúa, thêm nữa còn tăng cường cho vay các hộ kinh doanh
mua bán nhỏ và các doanh nghiệp tư nhân tạm thời thiếu vốn mua hàng, sản
xuất kinh doanh nên đếnvay vốn Ngân hàng trong thời gian ngắn. Chính vì
32
vậy mà doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng luôn gia tăng và chiếm tỷ
trọng cao trong tổng doanh số cho vay. Ngoài ra, còn do khách hàng có xu
hướng chuyển sang vay vốn ngắn hạn nhiều vì lãi suất thấp hơn so với vay
vốn trung và dài hạn.
b) Doanh số cho vay trung và dài hạn
Doanh số cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng khá thấp trong doanh
số cho vay theo thời hạn, chỉ khoảng 20% trong tổng doanh số cho vay vì lĩnh
vực cho vay này chứa nhiều rủi ro: rủi ro thanh khoản vì vốn vay lớn thời gian
thu hồi vốn dài nên nguy cơ mất vốn cao. Nhìn chung chỉ tiêu này vẫn tăng
qua từng năm nhưng vẫn mang tính chất dè chừng. NHNo&PTNT Châu Đốc
cho vay vốn trung - dài hạn chủ yếu đầu tư mua sắm máy móc phục vụ sản
xuất nông nghiệp, lò sấy lúa, nhà máy xay xát gạo, xây dựng sửa chữa nhà ở,
phục vụ đời sống,...
Năm 2010 doanh số cho vay trung và dài hạn đạt 81.874 triệu đồng,
chiếm tỷ trọng 18% trong doang số cho vay,sang năm 2011 doanh số này chỉ
đạt 84.274 triệu đồng chiếm tỷ trọng 16,42% và tăng 2,93%. Trong đó cho
vay 3 hợp đồng đầu tư lò sấy lúa ở các xã Vĩnh Châu, Vĩnh Tế và Vĩnh Ngươn
với tổng giá trị hơn 1,5 tỷ đồng.
Đến năm 2012 doanh số cho vay trung - dài hạn có sự tăng nhiều hơn cụ
thể là 2.730 triệu đồng tương ứng 3,24% và chiếm tỷ trọng 16,31%.Riêng đối
với 6 tháng đầu năm 2012 so với 6 tháng cùng kỳ năm 2011 thì có sự
tăng11.645 triệu đồng về số tuyệt đối. 6 tháng 2012 doanh số cho vay trung và
dài hạn đạt 53.791 triệu đồng thì so với cùng kì năm 2013 doanh số lại tăng
thêm 79,98% tương ứng mức tăng 43.002 triệu đồng.
Việc doanh số cho vay trung hạn tăng liên tục là do nhu cầu sản xuất
kinh doanh của người dân ngày càng gia tăng các năm. Đồng thời theo chủ
trương chỉ đạo của tỉnh nhà tích cực đầu tư về các xã xây dựng và phát triển
nông thôn mới, đặc biệt là khoản mà Ngân hàng cho vay hỗ trợ làm đường
giao thông nông thôn mới, lắp đặt hệ thống mạng lưới điện đến vùng sâu,
vùng xa. Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ cho vay dài hạn đối với hộ nông dân
mua sắm thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp như mua máy cày, máy sới,
máy gặt đập liên hợp...
4.2.1.2. Theo ngành kinh tế
Bên cạnh việc phân tích doanh số cho vay theo thời hạn thì ta cũng tiến
hành phân tích doanh số cho vay theo ngành kinh tế. Khi phân tích số liệu
33
theo ngành kinh tế giúp ta thấy được sự tác động của từng ngành đến doanh số
cho vay của ngân hàng qua từng năm thông qua bảng số liệu 4.5, 4.6 bên dưới.
a) Nông nghiệp
Qua bảng số liệu 4.5ta thấy được phần lớn khách hàng của chi nhánh là
doanh nghiệp và hộ cá thể nên cho vay nông nghiệp hiện tại chỉ chiếm giá trị
khá thấp trong tổng doanh số cho vay (chiếm hơn 20% tổng doanh số cho vay)
và có tốc độ tăng trưởng không ổn định. Cụ thể năm 2011 doanh số cho vay
ngành nông nghiệp tăng 112.290 triệu đồng (tăng hơn 1540%, tức hơn 15 lần)
so với năm 2010. Đến năm 2012 doanh số cho vay ngành này giảm lại, giảm
28.042 triệu đồng so với năm 2011.
Nhìn chung thì doanh số cho vay ngành nông nghiệp qua các năm có xu
hướng tăng qua các năm và chững lại vào năm 2012. Còn đối với khoảng thời
gian 6 tháng đầu mỗi năm thì có xu hướng ngược lại. 6 tháng 2012 lại giảm
14,93% so với năm 2011. Còn 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay ngành
này đạt mức 95.567 triệu đồng tăng lên 60,97% tương đương với tăng thêm
36.198 triệu đồng so với cùng kì năm 2012.
Nguyên nhân doanh số cho vay ngắn hạn ngành nông nghiệp tăng mạnh
giai đoạn 2010 – 2011 là do trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều
chỉ thị, nghị quyết, nghị định quan trọng để định hướng và làm hành lang pháp
lý cho các tổ chức tín dụng tập trung đầu tư vào các ngành nghề kinh tế lãi
suất cho vay nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu giảm 0,5-1%/năm và dao
động ở mức 14,5-17%/năm, thậm chí chỉ còn 13,5%/năm. Bên cạnh đó diện
tích đất nông nghiệp khá lớn, đa phần người dân ở đây trồng lúa là chính vì
vậy nhu cầu vay vốn phục vụ cho nông nghiệp ngày càng tăng là điều tất yếu.
Thêm vào đó với chi phí đầu tư mùa vụ (cải tạo đất, cây giống, phân bón, máy
móc...) ngày càng tăng cao, hay chủ trương độc canh cây lúa, đẩy mạnh xen
canh tăng vụ, hiện nay có nhiều nông dân mạnh dạn phát triển kinh tế chăn
nuôi bò, heo theo mô hình mới mang tính hiệu quả kinh tế cao ðang ðýợc mở
rộng quy mô áp dụng ngày càng tãng. ðã làm tăng nhu cầu tín dụng ngắn hạn,
và điều này làm cho doanh số cho vay nông nghiệp ngày càng tăng. Sang năm
2012 doanh số cho vay ngày này giảm lại do ngân hàng thực hiện điều chỉnh
lại cơ cấu cho vay theo ngành, cụ thể là giảm tỷ trọng cho vay nông nghiệp và
tăng tỷ trọng cho vay ngành tiêu dùng.
34
Bảng 4.5: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế của ngân hàng từ 2010 - 2012
ĐVT: Triệu Đồng
Chênh lệch
Chỉ Tiêu
2010
2011
2012
2011/2010
Số tiền
Nông nghiệp
2012/2011
(%)
Số tiền
(%)
7.290
119.580
91.538
112.290
1540,33
-28.042
(23,45)
Ngành thuỷ, hải sản
22.052
66.840
100.524
44.788
203,10
33.684
50,39
Tiểu thủ công nghiệp
9.750
6.400
10.040
(3.350)
(34,36)
3.640
56,88
Thương mại dịch vụ
149.413
258.650
150.515
109.237
73,11
(108.135)
(41,81)
Cho vay tiêu dùng
211.610
24.570
120.027 (187.040)
(88,39)
95.457
388,51
Ngành nghề khác
54.739
37.270
60.928
(17.469)
(31,91)
23.658
63,48
454.854
513.247
533.572
58.393
12,84
20.325
3,96
TỔNG
Bảng 4.6: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế của ngân hàng 6 tháng đầu
năm2011 - 2013
ĐVT: Triệu Đồng
Chênh lệch
6T
2011
Chỉ Tiêu
6T
2012
6T
2013
6T2012/6T2011
Số tiền
(%)
6T2013/6T2012
Số tiền
Số tiền
Nông nghiệp
69.790
59.369
95.567
(10.421)
(14,93)
36.198
60,97
Ngành thuỷ, hải sản
44.111
63.783
90.529
19.672
44,60
26.746
41,93
Tiểu thủ công nghiệp
4.853
7.209
15.045
2.356
48,55
7.836
108,70
136.255
85.494
160.546
(50.761)
(37,25)
75.052
87,79
Cho vay tiêu dùng
23.008
71.383
150.350
48.375
210,25
78.967
110,62
Ngành nghề khác
31.004
39.829
80.567
8.825
28,46
40.738
102,28
309.021
327.067
592.604
18.046
5.84
265.537
81,19
Thương mại dịch vụ
TỔNG
Nguồn : Phòng tín dụng của NHNo & PTNT Châu Đốc, 2010,2011,2012, 6T 2011-2013
35
b) Thuỷ sản
Đây là nguồn vốn cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu mua tôm giống, cá
giống, thức ăn, thuốc ngừa bệnh và các chi phí khác phục vụ việc nuôi trồng
thuỷ sản. Đa số người dân nuôi trồng theo dạng bao tiêu hợp đồng với các xí
nghiệp chế biến thuỷ sản nên đảm cho khả năng thanh toán cho các hộ vay
vào cuối vụ. Năm 2011 cho vay thuỷ sản tăng 44.788 triệu đồng, tương đương
203,10% so với năm 2010. Do trong năm 2011 diễn biến thời tiết không có
nhiều thuận lợi, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng đã ảnh hưởng đến khả năng
nuôi trồng. Tuy nhiên, tổng cục thuỷ sản đã phối hợp với địa phương chỉ đạo
kịp thời nên phần nào hạn chế thiệt hại cho người nuôi và tình hình nuôi trồng
vẫn được duy trì. Kết quả sản xuất của toàn tỉnh An Giang tăng khá so với
năm 2010, tăng hơn 82%.
Sang năm 2012, cho vay ở lĩnh vực này tăng 33.684 triệu đồng, ứng với
50,39% so với năm 2011. Trong năm nay tình hình nuôi trồng thuỷ sản không
thuận lợi với những cơn bão lần lượt đổ bộ vào nước ta và cá tra nguyên liệu
liên tục rớt giá thảm hại, thậm chí xuống dưới mức giá thành sản xuất làm cho
người nuôi cá trong tỉnh rơi vào tình cảnh khó khăn triền miên. Tuy vậy diện
tích nuôi trồng tính đến 23/11/2012 vẫn tăng 112,2% so với cùng kỳ năm
2011 và sản lượng thu hoạch luỹ kế từ đầu năm đạt 1.095.742 tấn, bằng
102,6% so với cùng kỳ năm trước do xu hướng người nuôi trồng hy vọng tình
hình sản xuất sẽ khá hơn và tính thu nhập lý thuyết thì vẫn đủ khả năng trả nợ,
bên cạnh việc lấy công làm lời thì việc mở rộng thêm diện tích sản xuất do
đây là ngành truyền thống diện tích mặt nước lớn nên nhu cầu vay vốn tăng
khá cao trong năm 2012.
Nhìn chung thì tình hình cho vay ngành này trong 6 tháng đầu năm giai
đoạn 2011-2013 cũng có diễn biến cùng chiều. Nếu giai đoạn 2011-2012 tốc
độ tăng cho vay ngành này là 231,37% thì chỉ trong 6 tháng đầu năm của giai
đoạn trên, doanh số cho vay ngành này chiếm hơn 44,60%. Sang 6 tháng đầu
năm 2013 thì tình hình thời tiết tiếp tục diễn biến không thuận lợi, ở toàn bộ
vùng đồng bằng sông Cửu Long thì nắng nóng và thay đổi bất thường nê n
phần nào ảnh hưởng đến việc nuôi trồng của người dân. Bên cạnh đó giá cả
của một số loại thuỷ sản tăng khá mạnh, đặc biệt là giá cá điêu hồng đá lên
đến đỉnh điểm giúp cho người nuôi thu lợi và bù đắp phần nào thiệt hại của
năm trước. Cụ thể 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay ngành thuỷ sản đạt
90.529 triệu đồng, tăng 26.746 triệu đồng, ứng với 41,93% so với 6 tháng đầu
năm 2012.
36
c) Tiểu thủ công nghiệp
Đối với các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và tiểu thủ công nghiệp là
những loại hình chủ yếu là những khoản cho vay trung hạn, nhìn chung tốc độ
cho vay tăng nhanh qua từng năm. Như đã được phân tích, giới thiệu ở trên thì
Châu Đốc là thành phố có tiềm năng về kinh tế, nhu cầu người dân ngày càng
cao, khu vực giải tỏa nhiều nên việc vay vốn xây dựng, sửa chữa cao. Mặc
khác với chủ trương công nghiệp hóa và đa dạng ngành nghề nên nhu cầu vốn
của người dân để xây dựng sửa chữa ngày càng cao đặc biệt là sự nâng cấp
máy, dụng cụ sản xuất của làng dệt truyền thống. Cụ thể là vào năm 2011
giảm 3.350 triệu đồng, tức 34,36% so với năm 2010, cho đến năm 2012 thì chỉ
tiêu ở ngành này tăng trở lại 3.640 triệu đồng tăng 56,88% so với năm 2011 và
đạt 10.040 triệu đồng.
Xét giai đoạn 2011-2012, doanh số cho vay ngành tiểu thủ công nghiệp
tăng 56,88%, trong đó giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 đã có tốc độ tăng
trưởng hơn 48% so với giai đoạn cùng kỳ năm 2011.Đối với 6 tháng 2012,
doanh số cho vay của ngành đạt được 7.209 triệu đồng, so với cùng kì thì năm
2013 chỉ tiêu này đạt 15.045 triệu đồng tăng 108,7% so với 6 tháng 2011.
Vốn vay của loại hình này luôn cao qua từng năm là do nhiều nguyên
nhân đó là tình hình kinh tế ở thành phố luôn ổn định, ngoài ra thành phố đang
từng bước phát triển nhu cầu nhà ở, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cảnh
quan đô thị nhưng vẫn chú trọng giữ gìn, phát triển cho các làng nghề tiểu thủ
công nghiệp truyền thống, nhằm đáp ứng cơ sở vật chất của một đô thị loại 2.
Nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất ngày càng tăng thì bên cạnh đó giá cả
nguyên vật liệu đang theo chiều hướng tăng cao
Ta thấy thời hạn trả nợ của loại hình cho vay trung hạn khá lâu nên khi
Ngân hàng cần vốn thì không có và nó cũng chứa đựng nhiều rủi ro, vì thế
Ngân hàng cho vay với tỷ trọng thấp. Nhưng nhìn chung tốc độ gia tăng năm
sau vẫn cao hơn năm trước là do có một số khách hàng có uy tín luôn được
Ngân hàng quan tâm cho vay khi họ có nhu cầu. Với số tiền cho vay xây
dựng, sửa chữa, tiểu thủ công nghiệp luôn tăng cao trong những năm gần đây
đã giúp Ngân hàng đạt được phần nào chỉ tiêu đề ra.
d) Thương mại – Dịch vụ
Doanh số cho vay đối với ngành này liên tục tăng qua 2 năm và giảm
vào năm 2012, cụ thể năm 2011 doanh số cho vay tăng thêm 109.237 triệu
đồng về số tuyệt đối, tương ứng tăng 73,11% (doanh số cho vay năm 2010 là
149.413 triệu đồng). Đến năm 2012 doanh số cho vay ngành này giảm108.135
triệu đồng tức giảm41,81% so với năm 2011.
37
Trong đó, 6 tháng đầu năm 2012 so với cùng kỳ năm 2011 thì cũng giảm
tương ứng 37,25% về số tương đối, về số tuyệt đối thì cũng đã giảm hơn
50.761 triệu đồng. Còn đối với 6 tháng 2013 chỉ tiêu này đạt 160.546 triệu
đồng tăng 87,79% tương ứng tăng 75.052 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm
2012.
Nguyên nhân do hiện nay ngành thương mại - dịch vụ đang trên đà phát
triển, các công ty TNHH thương mại dịch vụ, du lịch, doanh nghiệp tư nhân
cũng bắt đầu phát triển nhằm đáp ứng kịp thời những nhu cầu cho cuộc sống
hiện đại vì vậyvốn đầu tư vào các ngành này cũng tăng dần qua các năm. Cho
vay khách hàng thuộc ngành này thường có vòng quay vốn nhanh ngân hàng
dễ thu hồi vốn tốt và liên tục. Vì thế, ngân hàng luôn chú trọng nâng cao cho
vay đối với ngành này. Bên cạnh đó thì nguồn vốn này cũng được tập trung
vào việc xây dựng một số công trình vui chơi giải trí như Vạn Hương Mai,
phố thương mại Khang An, các mô hình khách sạn trong khu vực Núi Sam
nhằm phục vụ nhu cầu tham quan, du lịch của khách hành hương trong dịp lễ
hội Vía bà Chúa xứ Núi Sam diễn ra trong thời gian khá dài.
e) Cho vay tiêu dùng
Bên cạnh cho vay sản xuất nông nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ thì
doanh số cho vay tiêu dùng hiện đang chiếm tỷ trọng khá cao (hơn 45%) và
tăng mạnh qua các năm. Cụ thể năm giảm 187.040 triệu đồng, ứng với giảm
88,39%, so với năm 2010. Đến năm 2012 là 120.027 triệu đồng, tăng trở lại
95.457 triệu đồng, tương ứng với 388,51%.
Nguyên nhân là do đời sống nhân dân ngày càng cao nên nhu cầu vay
tiêu dùng của họ ngày càng lớn như: phục vụ nhu cầu đời sống cá nhân, cán
bộ công nhân viên chức cải thiện đời sống như cho vay mua sắm thiết bị, đồ
dùng trong gia đình, sữa chữa nhà,… tuy nhiên đến khi người dân không còn
nhu cầu mua sắm nữa thì doanh số cho vay lĩnh vực này giảm xuống. Nhu cầu
người dân hiện đang được đánh giá là rất cao và sẽ tiếp tục tăng do đời sống
của đại bộ phận dân cư trên địa ngày càng được nâng cao. Doanh số cho vay
ngành này cũng phụ thuộc vào cơ cấu doanh số cho vay của ngân hàng theo
từng năm.
f) Ngành khác
Ngoài ra ngân hàng còn cho vay các đối tượng khác, chủ yếu là cho vay
mua sắm các thiết bị sản xuất nông nghiệp, cho vay xuất khẩu lao động, mua
các vật tư thiết bị phục vụ nuôi cá,…. Năm 2011 là 37.207 triệu đồng, giảm
17.469 triệu đồng. đến năm 2012 thì doanh số cho vay trong ngành này tăng
lên 60.928 triệu đồng, tăng 23.658 triệu đồng so với năm 2011. Trong đó cho
38
vay ngành khác chủ yếu là trong ngắn hạn. Riêng 6 tháng đầu năm 2013
doanh số cho vay ngành này đạt 80.567 triệu đồng, so với cùng kỳ năm trước
tăng hơn 40 tỷ đồng.
4.2.1.3. Theo thành phần kinh tế
Trong những năm qua, chi nhánh ngân hàng đã không ngừng tìm kiếm
khách hàng mới và giải quyết kịp thời nhu cầu vốn hợp lý cho các doanh
nghiệp, hộ gia đình và cá nhân. Trong từng thời điểm Ngân hàng có sự thay
đổi trong cơ cấu cho vay của mình để phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn của
khách hàng. Địa bàn ngành nghề chủ yếu là nuôi trồngthuỷ sản, thương mại dịch vụ, tiểu thương nên cá nhân và hộ gia đình có nhu cầu vay vốn rất lớn
chiếm trên 80% trong tổng nhu cầu vốn vay đối với thành phần kinh tế. Còn
đối với loại hình công ty do thành phố phát triển nhưng còn non trẻ, số lượng
doanh nghiệp chưa nhiều, quy mô nhỏ nên nhu cầu vốn chưa thực sự nhiều,
nhưng cũng tăng tương đối qua các năm.
a) Cá nhân và hộ gia đình
Nhìn vào bảng số liệu bên dưới ta có thể thấy nhu cầu vay vốn của cá
nhân và hộ kinh doanh tăng qua các năm. Vào năm 2011 là 466.450 triệu
đồng, nghĩa là tăng 39.141 triệu đồng, ứng với 9,16% so với 2010. Đến năm
2012 thì doanh số này tăng lên 4,93%, tương ứng với 23.000 triệu đồng .
6 tháng đầu năm 2012 so với cùng kỳ năm 2011 thì có cùng xu hướng
chung với cả năm tăng 1,09%. Riêng 6 tháng đầu năm 2013 thì doanh số cho
vay đối với hộ kinh doanh đạt 546.954 triệu đồng, tăng rất nhanh so với thời
gian cùng kỳ năm 2012, tăng hơn 85%.
Nhìn vào đây thì có thể thấy tuy ngân hàng định hướng phát triển với vai
trò chủ đạo làm trụ cột đối với nền kinh tế địa phương, đặc biệt là đối với
nông nghiệp và nông thôn, thì bên cạnh đó ngân hàng chi nhánh Châu Đốc
cũng hoạt động dựa vào tình hình nhu cầu của địa phương. Đối với một thị xã
vừa được nâng cấp lên đô thị loại 2 thì trong quá trình chuẩn bị cho sự phát
triển chung của toàn thành phố thì nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng được
nâng cao thấy rõ, biểu hiện qua nhu cầu của vay vốn để mua sắm tư liệu sinh
hoạt bằng những hợp đồng tín dụng có giá trị lớn. Mặt khác, ngân hàng còn
cho vay nhằm hỗ trợ vốn cho cán bộ công nhân viên chức để phục vụ nhu cầu
tiêu dùng cá nhân. Qua đó có thể thấy rõ năng lực về vốn cũng như nguồn
khách hàng uy tín với ngân hàng là khá tốt.
39
Bảng 4.7: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của ngân hàng giai đoạn
2010 – 2012
ĐVT: Triệu đồng
2010
Chỉ tiêu
2011
Số
Số
tiền
%
tiền
Chênh lệch
2012
Số
%
2011/2010
%
tiền
Số tiền
%
2012/2011
Số tiền
Cá nhân
Hộ GĐ
427.309
93,94 466.450
90,88 489.450
91,73 39.141
9,16
8,27 19.252
69,89
23.000
%
4,93
Công ty
Doanh
nghiệp
TỔNG
27.545
6,06
46.797
9,12
44.122
(2.675) (5,72)
454.854
100 513.247
100 533.572
100 58.393 12,84
20.325
Bảng 4.8: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của ngân hàng trong 6
3,96
tháng đầu năm 2011 - 2013
ĐVT: Triệu đồng
6T/2011
Chỉ tiêu
6T/2012
Số
Số
%
tiền
tiền
Chênh lệch
6T/2013
Số
%
6T 2012/2011
%
tiền
Số tiền
%
6T 2013/2012
Số tiền
%
Cá nhân
Hộ GĐ
291.248
94,25 294.437
90,02 546.954
92,30
3.189
1,09 252.517
85,76
Công ty
Doanh
nghiệp
TỔNG
17.773
309.021
5,75
32.630
100 327.067
9,98
45.650
7,7% 14.857
100 592.604
100 18.046
82,07
13.020
39,90
5,84 265.537
81,19
Nguồn : Phòng tín dụng của NHNo & PTNT Châu Đốc, 2010,2011,2012, 6T/2013
40
b) Công ty, doanh nghiệp
Với một đô thị mới và diện tích còn khá khiêm tốn thì số lượng các nhà
đầu tư thành lập doanh nghiệp là chưa nhiều nên nhu cầu vay vốn của đối
tượng này chiếm tỷ lệ khá thấp (khoảng 13%) trong tổng nhu cầu vay vốn của
ngân hàng. Cụ thể, năm 2011 nhu cầu vay tăng 69,89% so với năm 2010 do có
một loạt các công ty du lịch cùng với sự phát triển của các tour du lịch về
nguồn hướng về thiên nhiên và các sự đổ bộ của công ty xe khách, điển hình
là Phương Trang, Mai Linh.
Sang năm 2012 nhu cầu vay giảm nhẹ 5,72% so với năm 2011, giảm
2.675 triệu đồng.Tuy nhìn chung cả năm 2012 doanh số cho vay công ty,
doanh nghiệp giảm so với 2011 nhưng xét riêng 6 tháng đầu năm 2012 thì so
với cùng kỳ năm 2011 thì tăng hơn 3.189 triệu đồng. Riêng 6 tháng đầu năm
2013 chỉ tiêu này tăng 252.517 triệu đồng so với thời gian cùng kỳ năm 2012,
tương ứng với 85,76%. Ta có thể thấy hiệu ứng tích cực của việc được nâng
cấp lên thành phố và các công trình đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cũng như
các dự án nâng cấp khác đang được khởi công cũng góp phần làm cho các
doanh nghiệp thêm động lực để đa dạng đầu tư vào các lĩnh vực mới.
4.2.2 Doanh số thu nợ
Vay mượn – hoàn trả là một phần của quy trình tín dụng, bên cạnh vấn đề
cho vay thì doanh số thu nợ cũng là một về quan trọng mà chi nhánh cần phải
quan tâm sâu sát. Doanh số thu nợ là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả
công tác tín dụng của ngân hàng. Ngoài ra nó còn thể hiện rõ hơn khả năng thẩm
định, đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng. Việc thu hồi nợ tốt sẽ đảm bảo
cho ngân hàng có thể bảo đảm, duy trì, mở rộng công tác cho vay.
Nhìn vào bảng 4.9 và 4.10 ta thấy tổng doanh số thu nợ có xu hướng tăng
lên qua các năm, cho thấy công tác này đang được thực hiện tốt. Từ đó cho thấy
công tác tín dụng của ngân hàng được quan tâm chặt chẽ nên tổng doanh số thu
nợ tăng dần qua các năm. Tổng doanh số thu nợ trên địa bàn vào năm 2010 là
420.375 triệu đồng, sang năm 2011 doanh số tăng lên thành 443.397 triệu đồng,
tăng 5,48% ứng với 23.022 triệu đồng. Năm 2012 thì doanh số này có phần sụt
giảm so với năm 2011, chỉ đạt được 438.742 triệu đồng, giảm 1,05% tương ứng
với 4.655 triệu đồng. Do vào năm 2012 đã xảy ra vụ việc 1 cán bộ tín dụng lừa
gạt vay của một số khách hàng cá nhân hơn 3 tỷ đồng, làm cho việc thu nợ của
ngân hàng trì trệ trong suốt quãng thời gian này.
Doanh số thu nợ nhìn tổng quan có sự tăng trưởng, cho thấy hoạt động tín
dụng đang thực hiện đúng và đủ vai trò của mình, chọn lọc và quản lý tốt khách
hàng và điều kiện sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như hộ cá thể
41
đang diễn ra thuận lợi nên có thiện chí trả nợ khiến doanh số thu nợ của ngân
hàng tăng.
Bảng 4.9: Doanh số thu nợ theo thời hạn của ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012
ĐVT: Triệu đồng
2010
Chỉ tiêu
Ngắn hạn
2011
Số
Số
Số
2011/2010
tiền
tiền
tiền
Số tiền
344.708
Trung, dài hạn
75.667
TỔNG
Chênh lệch
2012
420.375
363.586 359.769
2012/2011
Số tiền
%
%
18.878
5,48
(3.817)
(1,05)
78.973
4.144
5,48
(838)
(1,05)
443.397 438.742
23.022
5,48
(4.655)
(1,05)
79.811
Bảng 4.10: Doanh số thu nợ theo thời hạn của ngân hàng trong 6 tháng đầu
năm 2011-2013
ĐVT: Triệu đồng
6T/2011
Chỉ tiêu
Số
219.464
tiền
Chênh lệch
6T/2013
Số
%
tiền
Ngắn hạn
6T/2012
Số
%
6T 2012/2011
%
tiền
Số tiền
%
6T 2013/2012
Số tiền
6,04 162.424
%
84,95 232.720
81,20 395.144
82
13.256
69,79
15,05
18,80
86.793
18
14.974
38,50
32.926
61,12
100 481.883
100
28.230
10,93 195.296
68,15
Trung,
dài hạn
TỔNG
38.893
258.357
53.867
100 286.587
Nguồn : Phòng tín dụng của NHNo & PTNT Châu Đốc, 2010,2011,2012, 6T/2013
42
Ta tiến hành phân tích doanh số thu nợ thông qua các khía cạnh sau
4.2.2.1 Theo thời hạn
Trong tồng doanh số thu nợ thì thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, khoảng
80% và tăng trưởng qua các năm, do trong doanh số cho vay thì chỉ tiêu cho vay
ngắn hạn tăng trưởng đều qua các năm nên kéo theo doanh số thu nợ cũng có
biến động tương tự.
Vào năm 2011 doanh số thu nợ ngắn hạn là 363.586 triệu đồng, tăng 18.878
triệu đồng, tương ứng 5,48% so với năm 2010. Sang năm 2012 thì doanh số thu
nợ ngắn hạn giảm 1,05% so với năm 2011. Do trong năm nay một tình hình sản
xuất, kinh doanh không đạt được lợi nhuận nên các khoản ngắn hạn khó thu hơn.
Riêng 6 tháng đầu năm 2013 doanh số này đạt 395.144 triệu đồng, tăng 69,79%
so với cùng kỳ năm 2012, tăng 162.424 triệu đồng.
Cũng như ngắn hạn, doanh số thu nợ trong dài hạn tăng giảm ổn định tương
tự qua các năm. Cụ thể là năm 2011 đạt 79.811 triệu đồng, tăng 4.143 triệu đồng,
ứng với 5,48% so với năm 2010. Năm 2012 chỉ tiêu này giảm 1,05% so với 2011.
Trong đó 6 tháng đầu năm 2013, chỉ tiêu trung, dài hạn này tăng 61,12% so với
cùng kỳ năm 2012, tăng 32.926 triệu đồng.
4.2.2.2 Theo ngành kinh tế
Để có một cái nhìn chi tiết hơn về doanh số thu nợ, ta tiến hành đi phân tích
doanh số thu nợ theo ngành kinh tế thông qua bảng sau:
Bảng 4.11: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế của ngân hàng từ 2010 đến
tháng 6 năm 2013
ĐVT: Triệu Đồng
Chênh lệch
Chỉ Tiêu
2010
2011
2012
2011/2010
Số tiền
2012/2011
(%)
Số tiền
(%)
Nông nghiệp
24.160
50.163
89.679
26.003
107,63
39.516
78,78
Ngành thuỷ, hải sản
39.437
24.274
80.436
(15.163)
(38,45)
56.162
231,37
Tiểu thủ công nghiệp
12.111
5.870
8.457
(6.241)
(51,53)
2.587
44,07
Thương mại dịch vụ
167.880
185.079
110.787
17.199
10,24
(74.292)
(40,14)
Cho vay tiêu dùng
116.556
139.982
100.570
23.426
20,10
(39.412)
(28,16)
Ngành nghề khác
60.231
38.029
48.813
(22.202)
(36,86)
10.784
28,36
420.375
443.397
438.742
23.022
5,48
(4.655)
(1,05)
TỔNG
Nguồn : Phòng tín dụng của NHNo & PTNT Châu Đốc, 2010,2011,2012, 6T 2011-2013
Bảng 4.12: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế của ngân hàng từ 2010 đến
43
tháng 6 năm 2013
ĐVT: Triệu Đồng
Chênh lệch
6T
2011
Chỉ Tiêu
6T
2012
6T
2013
6T2012/6T2011
Số tiền
(%)
6T2013/6T2012
Số tiền
(%)
Nông nghiệp
35.082
60.533
90.697
25.451
72,55
30.164
49,83
Ngành thuỷ, hải sản
24.506
50.754
78.446
26.248
107,11
27.692
54,56
Tiểu thủ công nghiệp
3.035
5.961
9.457
2.926
96,41
3.496
58,65
Thương mại dịch vụ
93.360
68.698
120.880
(24.662)
(26,42)
52.182
75,96
Cho vay tiêu dùng
82.360
68.271
120.580
(14.089)
(17,11)
52.309
76,62
Ngành nghề khác
20.014
32.370
61.823
12.356
61,74
29.453
90,99
258.357
286.587
481.883
28.230
10,93
195.296
68,15
TỔNG
Nguồn : Phòng tín dụng của NHNo & PTNT Châu Đốc, 2010,2011,2012, 6T 2011-2013
a) Nông Nghiệp
Nông nghiệp là ngành truyền thống của người dân, tuy nhiên doanh số
cho vay ngành này chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng doanh số cho vay nên
dẫn đến doanh số thu nợ cũng khá thấp, dưới 30% trong tổng doanh số thu nợ.
Ta thấy doanh số thu nợ ngành này qua năng đều tăng, cụ thể: năm 2011 thu
được 50.163 triệu đồng, tăng 107,63%, tương đương 26.003 triệu đồng so với
năm 2010 (năm 2010 thu được 24.160 triệu đồng). Sang năm 2012 thì chỉ tiêu
thu nợ tăng 39.516 triệu đồng so với năm 2011. Như đã biết thì năm 2011 là
năm cho vay nông nghiệp đối với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn nên doanh số thu nợ năm 2011 và 2012 tăng rất mạnh.
6 tháng đầu năm 2012 so với cùng kỳ năm 2011 thì cũng tăng lên đáng
kể, tăng 26.451 triệu đồng. Riêng 6 tháng đầu năm 2013, chỉ tiêu này đạt đến
90.697 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012 thì đạt mức tăng trưởng
49,83%, tăng 30.164 triệu đồng.Doanh số thu nợ ngành này đạt được kết quả
khả quan như vậy là do người dân biết ứng dụng khoa học kỹ thuật vào canh
tác, cơ giới hoá sản xuất để nâng cao hiệu quả thu hoạch làm cho vụ mùa bội
thu và giá cả trong những năm gần đây cũng tăng tương đối nên khả năng trả
nợ của bà con nông dân là khá tốt. Bên cạnh đó, các cấp chính quyền cũng hỗ
trợ các lớp tập huấn kỹ thuật, giúp bà con nâng cao kinh nghiệm canh tác, sản
xuất của mình nhằm nâng cao đời sống của bản thân hộ gia đình.
44
b) Thuỷ hải sản
Như đã phân tích, doanh số cho của ngành này khá biến động do ảnh hưởng
của thời tiết cũng như các yếu tố khác tác động. Tuy nhiên, đa số bà con nông
dân đều ký hợp đồng bao tiêu với các xí nghiệp thu mua nên nguồn thu nhập vào
mỗi cuối vụ là khá ổn định làm cho doanh số thu nợ có xu hướng tăng. Vào năm
2010 doanh số thu nợ của ngành này là 39.437 triệu đồng, sang năm 2011 giảm
15.163 triệu đồng, tương đương 38,45% so với năm 2010. Do trong năm này dịch
bệnh xảy ra trên diện rộng nên, tuy đã có hướng chỉ đạo khắc phục của tỉnh nhà
nhưng giá cá, tôm nguyên liệu đầu vào vẫn không khả quan hơn, gây khó khăn
cho thu nhập của người nuôi trồng đẫn đến ảnh hưởng đến khả năng trả nợ.
Sang năm 2012 doanh số thu nợ tăng khá mạnh, đạt 80.436 triệu đồng, tăng
56.162 triệu đồng, ứng với 231,37 % so với năm 2011. Tuy diễn biến thời tiết vẫn
diễn ra không thuận lợi cho việc nuôi trồng nhưng người dân vẫn phải tiếp tục
sản xuất canh tác nên dẫn đến nhu cầu vay vào năm này là rất cao, hầu hết người
dân chọn cách trả hết nợ vay của năm trước và vay lại với hạn mức cũ hoặc cao
hơn nên doanh số thu nợ vào năm 2012 tăng khá nhiều. Riêng 6 tháng đầu năm
2013 thì doanh số thu nợ đạt 78.446 triệu đồng, tăng 54,56% so với cùng kỳ năm
2012.
c) Tiểu thủ công nghiệp
Doanh số cho vay của ngành này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số
cho vay nên doanh số thu nợ cũng chỉ chiếm tỷ trông khá nhỏ so với các ngành
khác. Năm 2011, doanh số thu nợ chỉ đạt 5.870 triệu đồng, giảm 51,53% so với
năm 2010. Do trong năm này doanh số cho vay ngành ngày có sự sụt giảm nên
kéo theo vấn đề thu nợ có phần chùn lại. Sang năm 2012 thì doanh số thu nợ
ngành này khả quan trở lại cùng chuyển biến tăng với tình hình cho vay, đạt
8.457 triệu đồng, tăng 44,07%, tăng tương ứng 2.587 triệu đồng so với năm 2011.
Còn riêng 6 tháng đầu năm 2013 doanh số này đạt 9.457 triệu đồng, tăng 58,65%
so với 6 tháng đầu năm 2012.
d) Thương mại – dịch vụ
Nhìn chung doanh số thu nợ ngành này tăng qua 2 năm 2010, 2011,
giảm vào năm 2012, cũng như tăng qua 6 tháng đầu năm 2012. Đây là lĩnh
vực đang được chú ý phát triển nhất, các loại hình thương mại - dịch vụ là
nhân tố phát triển năng động nhất trong việc nắm bắt nhu cầu, thị hiếu khách
hàng, nhất là khi ở Châu Đốc nổi tiếng với lễ hội Vía Bà thì lượng khách đến
viếng hàng năm luôn đạt trên 200.000 lượt khách viếng thăm. Điều này cho
thấy ngành thương mại dịch vụ của địa phương đang phát triển tốt, tạo thuận
lợi cho công tác thu hồi vốn của ngân hàng. Hoạt động của các loại hình
thương mại - dịch vụ đã đáp ứng về cơ bản nhu cầu sản xuất và kinh doanh
45
của cá nhân, gia đình cũng như doanh nghiệp. Vì vậy ngân hàng dễ dàng trong
công tác thu nợ đối với lĩnh vực này.
Năm 2011, ngân hàng thu nợ lĩnh vực này tăng 17.199 triệu đồng tương
ứng 10,24% so với 2010. Cuối năm 2012, con số này ngân hàng thu được
110.878 triệu đồng giảm 74.201 triệu đồng so với 2011. Trong đó thời gian 6
tháng đầu năm là thời điểm vía bà diễn ra nhưng tình hình thu nợ vẫn không
khả quan, giảm 26,42% so với cùng kỳ năm 2011. Do lượng khách đến viếng
lễ hội vía Bà chứa xứ Núi Sam giảm dần từ năm 2011, đến năm 2012 thì tăng
lên 24% so với cùng kỳ nhưng khách đến chủ yếu là viếng thăm và du lịch
nên không sử dụng nhiều dịch vụ tại địa phương nên tình hình kinh doanh của
ngành này không tốt ảnh hưởng đến việc doanh thu ngành này giảm. Trongkhi
đó, so với 6 tháng năm 2012 chỉ tiêu này chỉ đạt68.698 triệu đồng, thì 6 tháng
2013 doanh số thu nợ tăng 52.182 triệu đồng tương ứng tăng 75,96%.
e) Cho vay tiêu dùng
Doanh số thu nợ lĩnh vực tiêu dùng cũng rất khả quan. Cụ thể, năm 2011
thu được 139.982 triệu, tăng 20,10% tương ứng với 23.426 triệu đồng so với
năm 2011. Sang năm 2012 thì doanh số thu nợ của ngành này giảm xuống còn
100.570 triệu đồng, giảm 28,16%, giảm 39.412 triệu đồng so với năm 2011.
Nguyên nhân biến động là do tình hình cho vay trong 3 năm 2010, 2011, 2012
doanh số cho vay của Ngân hàng trong lĩnh vực tiêu dùng biến động liên tục,
như vay xây nhà, sửa chửa nhà, mua sắm phương tiện đi lại.... nên cũng ảnh
hưởng đến độ biến động của công tác cho vay. Riêng 6 tháng đầu năm 2013,
doanh số này đạt 120.580 triệu đồng, tăng 76,62% so với 6 tháng đầu năm
2012, tăng 52.309 triệu đồng.
f) Ngành khác
Đối với các ngành khác doanh số thu nợ có sự biến động qua các năm.
Năm 2010 là 60.231 triệu đồng, năm 2011 chỉ tiêu này giảmcòn 38.029 triệu
ðồng, giảm 22.202 triệu ðồng,giảm36,86% so với 2010. Năm 2012 doanh thu
ngành này đạt 48.813 triệu đồng, tăng 10.784 triệu đồng, tăng hơn 28%.
Mặt khác, năm 2010 ngân hàng cho vay nhiều nên doanh số thu nợ cao
là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, sang năm 2011 doanh số thu nợ bắt đầu giảm dần.
Riêng 6 tháng đầu năm 2013 doanh số thu nợ đạt 61.823 triệu đồng
tăng29.453 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012.
4.2.2.3 Theo thành phần kinh tế
Qua hai bảng 4.13 và 4.14,doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế ở bên
dưới ta thấy Doanh số thu nợ đối với các thành phần kinh tế cũng tăng theo
46
tổng doanh số thu nợ. Và nhìn qua doanh số thu nợ ta thấy đối với cá nhân và
hộ gia đình chiếm phần lớn tổng doanh số thu nợ trong thành phần kinh tế
(chiếm hơn 80%).
Bảng 4.13: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế của ngân hàng
(2010 – 2012)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
Số
Số
Số
%
tiền
tiền
%
tiền
Chênh lệch
2011/2010
%
2012/2011
Số
tiền
%
Số
tiền
%
Cá nhân
Hộ GĐ
390.930
93
396.910
89,52
394.255
89,86
5.980
1,53
(2.655)
(0,67)
29.445
7
46.487
10,48
44.487
10,14
17.042
57,88
(2.000)
(4,30)
420.375
100
443.397
100
438.742
100
23.022
5,48
4.655
(1,05)
Công ty
Doanh
nghiệp
TỔNG
Nguồn : Phòng tín dụng của NHNo & PTNT Châu Đốc, 2010,2011,2012, 6T/2013
a) Cá nhân, hộ gia đình
Doanh số cho vay đối với thành phần cá nhân, hộ gia đình tăng qua các
năm, nhưng doanh số thu nợ lại biến động tăng rồi lại giảm. Cụ thể, năm 2011
tăng 1,53% so với năm 2010. Sang năm 2012, doanh số thu nợ này lạigiảm
xuống2.655 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ giảm0,67% so với năm 2011. Tuy có
giảm nhưng nhìn chung khả năng thu nợ từ các khách hàng là cá nhân là khá
cao.
Trong khi doanh số thu nợ đối với thành phần cá nhân và hộ gia đình của
6 tháng 2012 đạt 255.397 triệu đồng thì với 6 tháng 2013 doanh số đã tăng
thêm 183.616 triệu đồng, tăng tới 71,89%. Bởi công tác thẩm định của cán bộ
tín dụng đối với khách hàng tốt và trong thời gian qua quá trình sản xuất cũng
gặp nhiều thuận lợi cùng với giá cả tương đối nên việc thu hồi nợ rất tốt làm
doanh số thu nợ tăng. Phần giảm thì chỉ giảm tỷ lệ nhỏ do có một vài hộ kinh
doanh không hiệu quả dẫn đến thua lỗ, nhưng chỉ chiếm tỷ trọng ít trong tổng
doanh số thu nợ.
Bảng 4.14: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế của ngân hàngtrong6
tháng đầu năm 2012 và 2013
47
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
6T/2011
6T/2012
6T/2013
Số
Số
Số
%
tiền
Tiền
%
Chênh lệch
6T 2012/2011
%
tiền
Số tiền
%
6T 2013/2012
Số
tiền
%
Cá nhân
Hộ GĐ
241.845
93,61
255.397
89,12
439.013
91,10
13.552
5,60
183.616
71,89
16.512
6,39
31.190
10,88
42.870
8,90
14.678
88,89
11.680
37,45
258.357
100
286.587
100
481.883
100
28.230
10,93
195.296
68,15
Công ty
Doanh
nghiệp
TỔNG
Nguồn : Phòng tín dụng của NHNo & PTNT Châu Đốc, 2010,2011,2012, 6T/2013
b) Doanh nghiệp
Nhìn chung doanh số thu nợ đối với các loại hình doanh nghiệp trên địa
bàn cũng biến động cùng chiều với doanh số thu nợ của hộ kinh doanh các
năm. Năm 2010, doanh số thu nợ chỉ đạt hơn 29 tỷ đồng thì sang năm 2011
chỉ tiêu nay đạt 46.487 triệu đồng, tăng gấp rưỡi. Tuy nhiên sang năm 2012
tốc độ tăng mang dấu âm, giảm 4,30% so với 2011 với mức giảm 2.000 triệu
đồng. Qua đây, cũng cho thấy được quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp tương đối tốt nên chỉ tiêu thu nợ đạt kết quả cao qua các năm.
Còn riêng sáu tháng đầu năm 2013 doanh số thu nợ tăng thêm 11.680
triệu đồng, tương ứng tăng 37,45% so với cùng kỳ năm 2012 (có doanh số thu
nợ đạt 31.190 triệu đồng).
4.2.3 Tình hình dư nợ
Trong phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng không thể không xét
tới chỉ tiêu dư nợ của ngân hàng. Dư nợ có một ý nghĩa quan trọng trong việc
phản ánh quy mô hoạt động tín dụng của ngân hàng tại một thời điểm nhất
định, thường là cuối kỳ kinh doanh. Nó cho biết tình hình cho vay, thu nợ đạt
hiệu quả như thế nào đến thời điểm báo cáo, đồng thời cho biết số nợ mà ngân
hàng còn phải thu từ khách hàng. Dư nợ bao gồm số tiền lũy kế của năm trước
chưa thu hồi được và số dư phát sinh trong năm hiện hành. Tổng dư nợ cho
vay cao và tăng trưởng nhìn chung phản ánh một phần hiệu quả hoạt động tín
dụng tốt và ngược lại tổngdư nợ tín dụng thấp, ngân hàng không có khả năng
mở rộng hoạt động chovay hay mở rộng thị phần, khả năng tiếp thị của ngân
48
hàng kém.Tuy nhiên tổng dư nợ cao chưa hẳn đã phản ánh hiệu quả tín dụng
của ngân hàng cao vì đôi khi nó là biểu hiện cho sự tăng trưởng nóng của hoạt
động tín dụng, vượt quá khả năng về vốn cũng như khả năng kiểm soát rủi ro
của ngân hàng, hoặc mức dư nợ cao, hoặc tốc độ tăng trưởng nhanh do mứclãi
suất cho vay của ngân hàng thấp hơn so với thị trường dẫn đến tỷ suất
lợinhuận giảm. Vì lẽ đó mà dư nợ luôn là chỉ tiêu được Ngân hàng quan tâm
hàng đầu.
Ta thấy tổng dư nợ của ngân hàng tăng đều qua các năm do tốc độ tăng
của doanh số cho vay cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của doanh số thu nợ
nên làm phát sinh thêm dư nợ qua mỗi năm. Cụ thể năm 2011, tổng dư nợ của
Ngân hàng tăng 25,36% so với năm 2010. Năm 2012, tổng dư nợ là 440.132
triệu đồng tăng 94.830 triệu đồng (tương ứng tăng 27,46%) so với năm 2011.
So với 1 năm trước thì tháng 6 năm 2013 tổng dư nợ tăng lên 49.139 triệu
đồng, với tốc độ tăng 15,57% so với thời điểm tháng 6 năm 2012 (tổng dư nợ
đạt 385.782 triệu đồng). Điều này cho thấy tình hình tín dụng cũng như thu nợ
đang có xu hướng phát triển tốt, Ngân hàng ngày càng tạo khẳng định vị trí
trong lòng khách hàng. Chất lượng tín dụng ngày càng được cải thiện với cơ
cấu cho vay hợp lý, doanh số cho vay tập trung phần lớn ở các khoản ngắn
hạn làm giảm bớt rủi ro cho Ngân hàng. Công tác thu nợ ngày càng hoàn
thành tốt hơn làm doanh số thu nợ không ngừng tăng lên qua các năm. Tuy
nhiên để xem xét thêm về tình hình dư nợ thì ta đi phân tích chi tiết tình hình
dư nợ như sau:
4.2.3.1 Theo thời hạn cho vay
Mức độ dư nợ cao thể hiện là Ngân hàng có quy mô hoạt động rộng,
nguồn vốn mạnh và đa dạng. Để hiểu rõ hơn về tình hình dư nợ của Ngân
hàng diễn biến như thế nào trong 3 năm 2010-2012 cùng với 6 tháng đầu năm
2013 ta xem xét bảng số liệu sau:
Từ bảng 4.15 và bảng 4.16 ở trên thì nhìn chung dư nợ của ngân hàng
qua 3 năm cũng như 6 tháng đầu năm 2012 thì tình hình dư nợ đối với thời
gian cho vay ngắn hạn chiếm đến gần 80%, còn lại là trung và dài hạn. Mức
tăng trưởng nhìn chung ổn định qua các năm duy trì ở mức xấp xỉ 30%.
a) Dư nợ ngắn hạn
Nhìn chung dư nợ ngắn hạn tăng đều qua các năm. Do sự tăng trưởng
mạnh mẽ của doanh số cho vay ngắn hạn trong những năm vừa qua và chiếm
tỷ trọng lớn trong doanh số cho vay đã làm cho dư nợ ngắn hạn này cũng tăng
lên và chiếm tỷ trọng cao. Năm 2010 dư nợ ngắn hạn 80,93% tỷ trọng. Năm
2011 chỉ tiêu này tăng 65.387 triệu đồng tương ứng tăng 29,33% so với 2010.
49
Đến 2012 dư nợ ngắn hạn tiếp tục tăng hơn 2011, tăng trưởng thêm 30,14%,
tương ứng tăng 86.889 triệu đồng.
Đến tháng 6 năm 2013 dư nợ đạt 475.767 triệu đồng, tăng 113.264 triệu
đồng với tốc độ tăng 31,24%% so với thời điểm cùng kỳ một năm trước.
Bảng 4.15: Dư nợ theo thời hạn của ngân hàng giai đoạn (2010 – 2012)
ĐVT: Triệu đồng
2010
2011
2012
Số
Số
Số
tiền
tiền
tiền
222.934
288.321
Trung, dài hạn
52.518
TỔNG
275.452
Chỉ tiêu
Ngắn hạn
Chênh lệch
2011/2010
2012/2011
Số
tiền
%
375.120
65.387
29,33
86.889
30,14
56.981
65.012
4.463
8,50
8.031
14,09
345.302
440.132
69.850
25,36
94.830
27,46
Số tiền
%
Nguồn : Phòng tín dụng của NHNo & PTNT Châu Đốc, 2010,2011,2012, 6T/2013
Bảng 4.16: Dư nợ theo thời hạn của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm
2011- 2013
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Ngắn hạn
6T/2011
6T/2012
6T/2013
Số
Số
Số
tiền
tiền
tiền
Chênh lệch
6T 2012/2011
Số tiền
270.354
362.503
475.767
Trung, dài hạn
55.762
23.279
75.086
TỔNG
326.116
385.782
550.853
6T 2013/2012
%
Số tiền
%
23,51
113.264
31,24
(11.954) (21,44)
51.807
222,55
165.071
42,79
61.093
49.139
15,57
Nguồn : Phòng tín dụng của NHNo & PTNT Châu Đốc, 2010,2011,2012, 6T/2013
Đạt được tỷ lệ tăng như vậy là do chi nhánh luôn mở rộng qui mô tín
dụng, đặc biệt với các khoản vay ngắn hạn. Đa số các khách hàng đều có
phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, công tác kiểm tra sau trước và
trong cho vay cũng được hiện tốt, quản lý tốt các món vay với các địa bŕn đã
được phân chia, nền kinh tế địa phươngđang phát triển kéo theo đó là sự gia
tăng nhu cầu vốn lưu động của người dân điều đó đã làm dư nợ ngắn hạn của
chi nhánh tăng cao.
b) Dư nợ trung - dài hạn
50
Tình hình dư nợ trung và dài hạn tăng đều qua các năm. Mặc dù dư nợ
cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng không lớn (dưới 20%) và có sự tăng
trưởng qua các năm. Cụ thể năm 2011 dư nợ trung và dài hạn là 56.981 triệu
đồng chiếm tỷ trọng 26% và giảm 8,5% so với 2010. Nguyên nhân là do, các
khoản vay trung và dài hạn từ trước năm 2009, 2010 và đến hạn trả vào năm
2011 nên doanh số thu nợ tăng cao trong năm 2011. Đến 2012 chỉ tiêu này đạt
65.012 triệu đồng chiếm 14,77% trong tổng dư nợ và tăng 8.031 triệu đồng
tương ứng 14,09% so với 2011.
Còn đối với tháng 6/2013 dư nợ đạt 75.086 triệu đồng, tăng 28.835 triệu
đồng tương ứng với tăng 62,34% so với thời điểm tháng 6 cùng kỳ năm 2012.
Nhìn chung, tình hình dư nợ của Ngân hàng như phân tích đã thể hiện
khả năng hoạt động tín dụng của Ngân hàng tương đối tốt. Nhưng Ngân hàng
cần quan tâm tích cực hơn trong công tác thu nợ, nhằm nâng mức doanh số
thu nợ và hạ mức dư nợ nhằm hạn chế rủi ro.
4.2.3.2Theo ngành kinh tế
Cũng giống như dư nợ theo thời hạn tín dụng, dư nợ theo ngành kinh tế
cũng có mức dư nợ khác nhau tùy vào từng ngành kinh tế mà Ngân hàng cho
vay và được thể hiện cụ thể sau đây:
a) Nông nghiệp
Qua bảng 4.17 và 4.18 ta thấy Nông nghiệp hiện không còn là một trong
những đối tượng chủ yếu mà Ngân hàng đã cho vay nên doanh số cho vay lẫn
thu nợ đều chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số. Năm 2010 dư nợ
ngànhnông nghiệp là 3.505 triệu đồng, chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng dư
nợ theo ngành. Sang năm 2011 dư nợ của ngành nông nghiệp lại tiếp tục tăng
lên đạt 72.922 triệu đồng, tăng 69.417 triệu đồng hay tăng 1980,51% so với
năm 2010.
51
Bảng 4.17: Dư nợ theo ngành kinh tế của ngân hàng từ 2010 - 2012
ĐVT: Triệu Đồng
Chênh lệch
Chỉ Tiêu
2010
2011
2012
2011/2010
Số tiền
2012/2011
(%)
Số tiền
(%)
Nông nghiệp
3.505
72.922
74.781
69.417
1980,51
1.859
2,55
Ngành thuỷ, hải sản
5.407
47.973
68.061
42.566
787,24
20.088
41,87
Tiểu thủ công nghiệp
6.580
7.110
8.693
530
8,05
1.583
22,26
Thương mại dịch vụ
98.615
172.186
211.914
73.571
74,60
39.728
23,07
157.752
42.340
61.797
(15.412)
(73,16)
19.457
45,95
3.593
2.771
14.886
(822)
(22,88)
12.115
437,21
275.452
345.302
440.132
69.850
25,36
94.830
27,46
Cho vay tiêu dùng
Ngành nghề khác
TỔNG
Bảng 4.18: Dư nợ theo ngành kinh tế của ngân hàng 6 tháng đầu năm
2011-2013
ĐVT: Triệu Đồng
Chênh lệch
6T
2011
Chỉ Tiêu
6T
2012
6T
2013
6T2012/6T2011
Số tiền
(%)
6T2013/6T2012
Số tiền
(%)
Nông nghiệp
38.213
71.758
79.651
35.404
92,65
7.893
11,00
Ngành thuỷ, hải sản
25.012
61.002
80.144
56.078
224,20
19.142
31,38
Tiểu thủ công nghiệp
8.398
8.358
14.821
1.543
18,37
6.463
77,33
141.510
188.982
251.580
87.200
61,62
62.598
33,12
Cho vay tiêu dùng
98.400
45.452
91.567
(33.491)
(34,04)
46.115
101,46
Ngành nghề khác
14.583
10.230
33.630
7.762
53,23
23.400
228,74
326.116
385.782
550.853
154.496
47,37
165.071
42,79
Thương mại dịch vụ
TỔNG
Nguồn : Phòng tín dụng của NHNo & PTNT Châu Đốc, 2010,2011,2012, 6T 2011-2013
Trong đó, lãi suất cho vay nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu giảm
0,5-1%/năm và dao động ở mức 14,5-17%/năm, thậm chí chỉ còn 13,5%/năm
thúc đẩy nhu cầu vay của nông hộ. Trong năm 2010-2011, được xem là năm
cho vay nông nghiệp nên dư nợ ngành này tăng lên rất lớn.Bước sang năm
2012 dư nợ của ngành nông nghiệp tiếp tục tăng lên. Năm 2012 dư nợ là
74.781 triệu đồng, tăng 2,55% so với năm 2011.Tới tháng 6 năm 2013 dư nợ
52
tiếp tục tăng lên đạt mức 79.651 triệu đồng, so với một năm trước tăng hơn 7
tỷ đồng.
Nguyên nhân tăng làdo ngành nông nghiệp tuy không còn là đối tượng
cho vay chủ yếu mà ngân hàng hướng đến nhưng lâu nay vẫn là khách hàng
truyền thống cho vay của Ngân hàng vì vậy mà Ngân hàng luôn giữ cho tổng
dư nợ trong ngành này tăng lên hàng năm. Ta thấy tốc độ tăng của doanh số
cho vay sản xuất nông nghiệp lớn hơn tốc độ tăng của doanh số thu nợ nên dư
nợ cho vay sản xuất nông nghiệp tăng liên tục.
b) Thuỷ hải sản
Do sự bất ổn của thị trường cá nguyên liệu, giá thức ăn cũng như điều
kiện tự nhiên không thuận lợi nên làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ nuôi trồng. Doanh số cho vay
ngành này tăng liên tục qua các năm nhưng doanh số thu nợ lại giảm vào năm
2011 và sau đó tăng trở lại, qua đó cũng tác động đến tình hình dư nợ của
ngành này. Cụ thể năm 2010, dư nợ ngành thuỷ hải sản là 5.407 triệu đồng.
Bước sang năm 2011 thì dư nợ tăng lên thành 47.973 triệu đồng, mức tăng
42.566 triệu đồng, tương ứng 787,24%. Sang năm 2012 thì lại tiếp tục tăng
thêm 41,87%, tức tăng 20.088 triệu đồng, thành 68.061 triệu đồng.
Riêng 6 tháng đầu năm 2013 dư nợ ngành đã tăng hơn 31 tỷ đồng so với
cùng kỳ năm 2012, mức tăng 31,38%
Do năm 2010, tình hình nuôi trồng không khả quan nên ngân hàng đã
giảm lượng vốn vay của ngành thuỷ sản, bước sang năm 2011 thì nhu cầu vay
để tái đầu tư là khá lớn nên ngân hàng tăng doanh số ngành này lên và tình
hình thu nợ vay của năm trước đó khá ổn. Sang năm 2012, ngân hàng tiếp tục
cho tái vay các hộ đã vay và mở rộng thêm lượng khách hàng vay và tình hình
thu nợ cũng khá khả quan mặc dù tình hình sản xuất không tốt lắm. Qua đó ta
thấy tình hình dư nợ của ngành này khá ổn.
c) Công nghiệp - Xây dựng
Qua bảng số liệu 4.17, ta thấy tình hình dư nợ ở ngành này tăng qua các
năm. Năm 2011 doanh số dư nợ là 7.110 triệu đồng tăng 530 triệu đồng so với
năm 2010. Năm 2012 thì chỉ tiêu này đạt 8.693 triệu đồng tăng 22,26% tương
ứng với giá trị 1.583 triệu đồng so với năm 2011.
Tháng 6 năm 2013 dư nợ cũng tiếp tục tăng đạt mức 14.281 triệu đồng
so với một năm trước tăng 77,33%, tăng hơn 6 tỷ đồng.
53
Nguyên nhân ta là do tốc độ tăng của doanh số cho vay của ngành tiểu
thủ công nghiệp luôn cao hơn tốc độ tăng của doanh thu nợ nên làm mức dư
nợ tăng liên tục.
d) Thương mại - dịch vụ
Nhìn chung dư nợ ở ngành thương mại - dịch vụ tốc độ tăng liên tục khá
cao. Năm 2011 dư nợ ở ngành này là 172.186 triệu đồng tăng so với 2010 là
74,60% tương ứng 73.571 triệu đồng. Đến 2012 chỉ tiêu này cũng tăng lên
211.914 triệu đồng tăng so với 2011 là 39.728 triệu đồng.
Đến cuối quý II năm 2013, dư nợ đạt 251.580 triệu đồng tăng 33,12%,
tăng hơn 62 tỷ đồng so với giữa năm 2012. Từ đó ta thấy được các ngành
thương mại - dịch vụ ở địa phương cũng đang được quan tâm chú trọng phát
triển.
e) Cho vay tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng giảm mạnh vào năm 2011 và tăng lại vào năm 2012.
Cụ thể năm 2010 dư nợ đạt 157.752 triệu đồng, tuy nhiên sang năm 2011 dư
nợ giảm mạnh xuống còn 42.340 triệu đồng, tương ứng giảm 73,16%. Do các
khoản vay chủ yếu dành cho cán bộ công nhân viên chức nên tình hình trả nợ
hàng tháng dựa vào lương của họ. Vì vậy doanh số thu nợ tăng lên, bên cạnh
đó doanh số cho vay lại giảm xuống vào năm 2011 do họ không có nhu cầu
vay nên làm cho dư nợ giảm mạnh. Sang năm 2012 thì hình dư nợ là 61.797
triệu đồng, tăng hơn so với năm 2011 là 19.457 triệu đồng, tăng ứng với mức
45,95%. Do vào năm 2012 bộ phận khách hàng này có nhu cầu vay lại nên
doanh số cho vay tăng lên, còn doanh số thu nợ giảm do năm 2011 cho vay ít
nên thu nợ ít là hiển nhiên, dần đến dư nợ tăng lên vào năm 2012.
6 tháng năm 2013 dư nợ ngành này đạt 91.567 triệu đồng, tăng 46.155
triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012.
f) Ngành khác
Dư nợ các ngành khác qua ba năm có sự biến động giảm rồi lại tăng. Cụ
thể, năm 2010 dư nợ các ngành này đạt 3.593 triệu đồng. Sang năm 2011 dư
nợ giảm chỉ còn 2.771 triệu đồng, giảm 822 triệu đồng so với năm 2010 tương
ứng với tốc độ giảm 22,88%. Dư nợ đối với lĩnh vực này vào năm 2011 giảm
là do trong năm này các khoản nợ như cho vay tiêu dùng, phục vụ đời sống
công nhân viên... đã đến hạn thu hồi. Đến năm 2012, dư nợ tăng lên đến
14.886 triệu so với năm 2011, đây là mức tăng rất lớn, đến 437,21%.
Còn đối với 6 tháng 2013 dư nợ đạt 33.630 triệu đồng, tăng 228,74%
tương đương tăng 23.400 triệu đồng so giữa năm 2012.
54
4.2.3.3 Theo thành phần kinh tế
Tương tự như tỷ trọng đối với doanh số cho vay thì thành phần cá nhân
và hộ gia đình chiếm tỷ trọng cao, hơn 90%, trong tổng dư nợ cho vay của
ngân hàng. Bởi địa bàn phát triển chưa nhiều nên các loại hình cho vay đối với
chủ thể là doanh nghiệp còn rất hạn chế. Do đó, tỷ trọng có sự chênh lệch
đáng kể. Để hiểu rõ hơn về mức dư nợ của ngân hàng đối với thành phần kinh
tế ta sẽ tìm hiểu thông qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 4.19: Dư nợ theo thành phần kinh tế của ngân hàng giai đoạn
2010 – 2012
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
Số
Số
Số
Tiền
%
tiền
%
tiền
Chênh lệch
2011/2010
%
2012/2011
Số
tiền
%
Số
tiền
%
Cá nhân
Hộ GĐ
248.407
90,18
321.947
93,24
417.142
94,78
73.540
29,60
95.195
29,57
27.045
9,82
23.355
6,76
22.990
5,22
(3.690)
(13,64)
(365)
(1,56)
275.452
100
345.302
100
440.132
100
69.850
25,36
94.830
24,46
Công ty
Doanh
nghiệp
TỔNG
Nguồn : Phòng tín dụng của NHNo & PTNT Châu Đốc, 2010,2011,2012, 6T/2013
a) Cá nhân và hộ gia đình
Nhìn chung dư nợ cho vay đối với cá nhân và hộ gia đình có sự tăng đều
qua các năm. Trong khi năm 2010 dư nợ chỉ đạt 248.407 triệu đồng thì sang
năm 2011 dư nợ tăng thêm 73.540 triệu đồng tương ứng tăng 29,60% so với
năm 2010. Qua năm 2012 dư nợ tiếp tục tăng lên và đạt mức 417.142 triệu
đồng tăng 95.195 tỷ đồng tương ứng 29,57% so với năm 2011.
55
Bảng 4.20 Dư nợ theo thành phần kinh tế của ngân hàng trong 6 tháng đầu
năm 2012 và 2013
ĐVT: Triệu đồng
6T/2011
Chỉ tiêu
6T/2012
Số
tiền
Số
%
tiền
Chênh lệch
6T/2013
6T 2012/2011
Số
%
tiền
%
6T 2013/2012
Số
tiền
Số
%
tiền
%
Cá nhân
Hộ GĐ
297.810 90,70 327.361 91,23 525.083 95,32 (18.066) (6,55) 197.722
60,40
Công ty
Doanh
nghiệp
TỔNG
28.306
326.116
9,30
58.421
100 385.782
8,77
25.770
100 550.853
4,68
(3.511) (12,40) (32.651) (55,89)
100 (21.577) (7,09) 165.071
Nguồn : Phòng tín dụng của NHNo & PTNT Châu Đốc, 2010,2011,2012, 6T/2013
Tháng 6/2013 dư nợ được hơn 525 tỷ đồng so với năm thời gian 6 tháng
đầu năm 2012 dư nợ tăng hơn 197 tỷ đồng và với tốc độ tăng 60,4%.
Dư nợ ngày càng tăng cho thấy nhu cầu vay vốn của cá nhân và hộ gia
đình ngày một tăng đồng thời càng thể hiện quy mô của ngân hàng ngày càng
phát triển hơn.
b) Doanh nghiệp
Trong năm 2011 do hoạt động thu nợ của ngân hàng đối với thành phần
kinh tế là doanh nghiệp tăng khá nhanh nên làm cho dư nợ vào cuối năm 2011
giảm 3.690 triệu đồng và giảm 13,64% so với năm 2010 (có dư nợ là 27.045
triệu đồng). Sang năm 2012 dư nợ tiếp tục giảm và đạt mức 22.990, giảm 365
triệu đồng so với 2011.
Đến tháng 6 năm 2013 dư nợ đối với doanh nghiệp tăng lên 25.770 triệu
đồng tăng 7.321 đồng tương ứng với mức tăng 39,68% so với cùng kỳ năm
2012.
Do khoảng thời gian sau doanh số cho vay của doanh nghiệp tăng nhanh
nhanh hơn khả năng thu hồi nợ làm tăng dư nợ lên.
Tổng kết, qua phân tích tình hình dư nợ theo thời hạn tín dụng, theo
ngành kinh tế và theo thành phần kinh tế của NHNo&PTNT thành phốChâu
56
42,79
Đốc nhìn chung ta thấy có sự gia tăng qua thời gian. Chỉ tiêu này đánh giá
được phần nào hoạt động tín dụng của Ngân hàng, công tác thu hồi nợ được
thực hiện kịp thời, cán bộ tín dụng luôn làm việc tích cực nên hiệu quả tín
dụng ngày càng được nâng cao, khả năng xoay chuyển đồng vốn của Ngân
hàng luôn thuận lợi mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng và cho nhiều hộ nông
dân khác.
4.2.4 Nợ xấu
Đi kèm với hoạt động tín dụng thì chất lượng của các món vay cũng là
một vấn đề hết sức quan trọng luôn được đặt lên hàng đầu. Trong những năm
gần đây, vấn đề nợ xấu nổi cộm lên như một vấn đề nhức nhối của ngân hàng.
Vấn đề giải quyết nợ xấu làm lành mạnh tình hình tài chính của các ngân hàng
thương mại từ lâu đã được Chính phủ, ngành ngân hàng cũng như các đơn vị
hữu quan xem là một trọng tâm lớn trong tiến trình cơ cấu hệ thống ngân hàng
hiện nay. Sự yếu kém của các ngân hàng thương mại sẽ có tác động tiêu cực
đến các lĩnh vực khác của nền kinh tế.
Nợ xấu là biểu hiện rõ nét của chất lượng tín dụng. Khi phát sinh nợ xấu
thì đồng nghĩa khoản vay đó của ngân hàng đang gặp rủi ro. Việc cần làm của
ngân hàng là tìm ra các nguyên nhân phát sinh nợ xấu, sau đó tìm ra các giải
pháp để nhằm hạn chế nợ xấu, nhằm giảm thiểu rủi ro của khoản vay, qua đó
góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Theo quyết định số
18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 04 năm 2007 thì nợ xấu là những khoản
nợ thuộc nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5, là những khoản nợ đến kỳ hạn trả nhưng
chưa được thanh toán và ngân hàng đã làm thủ tục chuyển sang các nhóm nợ
xấu.
Cụ thể tổng nợ xấu năm 2011 là 4.479 triệu đồng tăng 794 triệu đồng
tương đương tăng 21,55% so với năm 2010. Đến 2012thì tổng nợ xấu là 4.852
triệu đồng tiếp tục tăng so với 2011 là 8,33%. Đến giữa năm 2013tổng nợ xấu
tiếp tục tăng lên6.053 triệu đồng, so với tháng 6/2012 thì nợ xấu của ngân
hàng tăng hơn 67,53%.Sau đây ta sẽ xem xét các khía cạnh nợ xấu của
NHNo&PTNN chi nhánh Châu Đốc.
4.2.4.1 Theo thời hạn
Từ bảng 4.21 và 4.22 thì nhìn chung nợ xấu của ngân hàng tăng dần qua
các năm. Trong đó ta thấy tỷ trọng nợ xấu theo ngắn hạn tương đồng với tỷ
trọng trong doanh số cho vay ngắn hạn chiếm hơn 80%. Qua đây, ta nhận thấy
một đều là lợi nhuận luôn song hành cùng rủi ro, điều hiển nhiên đối với
những khoản cho vay nhiều bên cạnh thu được lợi nhuận cao sẽ chứa nhiều rủi
ro hơn. Nợ xấu của ngân hàng có xu hướng tăng qua thời gian thể hiện một tín
57
hiệu không tốt cho thấy công tác tín dụng của ngân hàng ngày chưa được trú
trọng vẫn còn những khúc mắc từ quá trình thẩm định đến công tác thu hồi
vốn.
Bảng 4.21: Nợ xấu theo thời hạn của ngân hàng giai đoạn (2010 – 2012)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Ngắn hạn
Trung, dài hạn
Chênh lệch
2010
2011
2012
Số
Số
Số
tiền
tiền
tiền
3.235
3.928
4.050
693
21,42
122
3,11
450
551
802
101
22,44
251
45,55
2011/2010
Số
tiền
2012/2011
Số tiền
%
%
TỔNG
3.685
4.479
4.852
794 21,55
373
Bảng 4.22: Nợ xấu theo thời hạn của ngân hàng trong 6 tháng đầu giai đoạn
8,33
2011 - 2013
ĐVT: Triệu đồng
6T/2011
Chỉ tiêu
Số
%
tiền
Chênh lệch
6T/2013
Số
tiền
Ngắn hạn
6T/2012
Số
%
6T 2012/2011
%
tiền
Số tiền
%
6T 2013/2012
Số tiền
%
2.046
87,96
3.084
85,36
5.143 84,97
1.038
50,73
2.059
66,76
280
12,04
529
14,64
910 15,03
249
88,93
381
72,02
2.326
100
3.613
100
1.287
55,33
2.440
67,53
Trung,
dài hạn
TỔNG
6.053
100
Nguồn : Phòng tín dụng của NHNo & PTNT Châu Đốc, 2010,2011,2012, 6T/2013
58
a) Ngắn hạn
Qua bảng số liệu 4.21 và 4.22 ở trên, ta thấy nợ xấu ngắn hạn tăng liên
tục qua các năm. Cụ thể như sau: Năm 2010 nợ xấu đối với các khoản cho vay
ngắn hạn là 3.235 triệu đồng chiếm tỷ trọng 87,79%, thì sang năm 2011 số nợ
này lại tăngthêm 21,42%, tương đương 693 triệu đồng. Qua năm 2012, nợ xấu
ngắn hạn tăng chậm lại, chỉ tăng 122 triệu đồng với tốc độ tăng 3,11% so với
năm 2011.
Tháng 6/2013 so với cùng kỳ năm 2012 thì nợ xấu có tốc độ tăng khá
lớn, tăng 2.059 triệu đồng,tốc độ tăng hơn66% so với giữa năm 2012. Trong
đó 6 tháng đầu năm 2012, nợ xấu ngắn hạn là 3.084 triệu đồng, chiếm tỷ trọng
85,36% trong tổng nợ xấu và 6 tháng đầu năm 2013 tỷ trọng nợ xấu là
84,97%.
Các khoản cho vay ngắn hạn tuy chứa đựng ít rủi ro nhưng qua phân tích
tình hình nợ xấu ta thấy chỉ tiêu này vẫn tăng nhưng với tốc tộ chậm, khoảng
20%. Điều này khiến ta phải suy nghĩ lại công tác thẩm định, cũng như công
tác kiểm tra sau cho vay.
b) Trung – dài hạn
Nhìn chung nợ xấu theo trung và dài hạn có tình hình biến động tương tự
như ngắn hạn qua các năm. Năm 2010, nợ xấu trung và dài hạn là 450 triệu
đồng chiếm tỷ trọng 12,21%. Qua năm 2011 nợ xấu trung hạn tăng
22,44%,tăng 101 triệu đồng. Và sang năm 2012, nợ xấu lại tăng thêm 251
triệu đồng thành 802 triệu đồng, tăng 45,55% so với năm 2011.
Qua sáu tháng 2013 tình hình nợ xấu vẫn chưa có dấu hiệu giảm xuống,
lại tăng thêm381 triệu đồng, tức tăng 72,02%so với cùng kỳ năm 2012.
Sở dĩ món nợ xấu này của ngân hàng tăng lên qua các năm cho thấy biểu
hiện của sự lỏng lẽo trong công tác thẩm định, cũng như tiến trình kiểm tra
sau cho vay là chưa chặt chẽ. Sau khi cho vay thì cán bộ tín dụng hầu như
không đi kiểm tra mà chỉ ngồi tại phòng đánh giá, dẫn đến tính khách quan
trong công tác đánh giá này là không có.
4.2.4.1 Theo thành phần kinh tế
Ngoài việc tìm hiểu tình hình nợ xấu của ngân hàng theo thời hạn ở trên.
Thì nhìn chung đối với thành phần kinh tế cũng giống như doanh số cho vay
và dư nợ cho vay thì đối tượng cho vay càng nhiều càng nhiều rủi ro nợ xấu.
Ta xem bảng số liệu 4.23 và 4.24dưới đây để hiểu rõ hơn thực trạng nợ xấu
của ngân hàng theo thành phần kinh kế.
59
Nhìn chung các khoản nợ xấu đối với thành phần kinh tế là cá nhân và
hộ gia đình, còn đối tượng là doanh nghiệp thì không phát sinh nợ xấu. Cụ thể
nợ xấu năm 2011 là 4.479 triệu đồng tăng 794 triệu đồng tương đương tăng
21,55% so với năm 2010. Đến 2012thì tổng nợ xấu là 4.852 triệu đồng tiếp tục
tăng so với 2011 là 8,33%. Đến giữa năm 2013 nợ xấu tiếp tục tăng lên6.053
triệu đồng, so với tháng 6/2012 thì nợ xấu của ngân hàng tăng hơn 67,53%.
Bảng 4.23: Nợ xấu theo thành phần kinh tế của ngân hàng giai đoạn
(2010 – 2012)
ĐVT: Triệu đồng
2010
Chỉ tiêu
2011
Số
Số
tiền
%
Chênh lệch
2012
2011/2010
Số
%
tiền
%
tiền
Số
tiền
2012/2011
Số
tiền
%
%
Cá nhân
3.685
100
4.479
100
4.852
100
794
21,55
373
8,33
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
3.685
100
4.479
100
4.852
100
794 21,55
373
Bảng 4.24: Nợ xấu theo thành phần kinh tế của ngân hàng trong 6 tháng đầu
8,33
Hộ GĐ
Công ty
Doanh nghiệp
TỔNG
năm 2011 - 2013
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
CN, Hộ GĐ
6T/2011
6T/2012
6T/2013
Số
Số
Số
tiền
tiền
tiền
Chênh lệch
6T 2012/2011
Số
tiền
%
6T 2013/2012
Số tiền
%
2.326
3.613
6.053
1.287
55,33
2.440
67,53
0
0
0
0
0
0
0
2.326
3.613
6.053
1.287
55,33
2.440
67,53
Công ty
Doanh nghiệp
TỔNG
Nguồn : Phòng tín dụng của NHNo & PTNT Châu Đốc, 2010,2011,2012, 6T/2013
4.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG
60
Trong thời gian qua chi nhánh đã đang và luôn cố gắng hoàn thành các kế
hoạch đề ra, nhất là kế hoạch sử dụng vốn, thực hiện nghiêm chỉnh đường lối,
chủ trương, chính sách phát triển của địa phương, hợp tác, hỗ trợ các dự án có
tính khả thi cao, hiệu quả đầu tư tốt để mở rộng hoạt động sử dụng vốn, bên cạnh
đó cũng duy trì mối quan hệ than thiết với các khách hàng truyền thống. Để đánh
giá hoạt động của ngân hàng thì ta tiến hành phân tích các chỉ tiêu sau:
Bảng 4.25: Chỉ tiêu đánh giá hoạt động của ngân hàng qua 3 năm 2010-2012
Chỉ tiêu
Thời gian
ĐVT
2010
2011
2012
Vốn huy động
Triệu đồng
295.750
267.390
300.000
Doanh số cho vay
Triệu đồng
454.854
513.247
533.572
Doanh số thu nợ
Triệu đồng
420.375
443.397
438.742
Tổng dư nợ
Triệu đồng
275.452
345.302
440.132
Dư nợ BQ
Triệu đồng
244.450
310.377
392.717
Nợ xấu
Triệu đồng
3.685
4.479
4.852
Hệ số thu nợ
%
92,42
86,39
82,23
Nợ xấu trên tổng dư nợ
%
1,34
1,30
1,10
Dư nợ trên vốn huy động
Lần
0,93
1,29
1,47
Vòng quay vốn tín dụng
Vòng
1,86
1,65
1,36
61
Bảng 4.26: Chỉ tiêu đánh giá hoạt động của ngân hàng qua 6 tháng
đầu năm 2011-2013
Chỉ tiêu
Thời gian
ĐVT
6T2011
6T2012
6T2013
Vốn huy
động
Triệu đồng
134.837
167.580
425.000
Doanh số cho
vay
Triệu đồng
309.021
327.067
592.604
Doanh số thu
nợ
Triệu đồng
258.357
286.587
481.883
Tổng dư nợ
Triệu đồng
326.116
385.782
550.853
Dư nợ BQ
Triệu đồng
300.415
367.419
495.493
Nợ xấu
Triệu đồng
2.326
3.613
6.053
Hệ số thu nợ
%
83,60
87,62
81,32
Nợ xấu trên
tổng dư nợ
%
0,71
0,94
1,10
Dư nợ trên
vốn huy động
Lần
2,42
2,30
1,30
Vòng quay
vốn tín dụng
Vòng
0,86
0,78
1,20
4.3.1Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động
Chỉ số này này đánh giá khả năng huy động vốn của các chi nhánh để
phục vụ cho hoạt động tín dụng. Ngoài ra, chỉ tiêu này còn đánh giá khả năng
sử dụng vốn huy động để cho vay của ngân hàng, qua đó cho thấy ngân hàng
có sử dụng vốn huy động để cho vay có hiệu quả hay không.
Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Bởi vì, nếu chỉ tiêu này
lớn thì cho thấy nguồn vốn huy động thấp hơn so với số tiền đã cho vay mà
ngân hàng chưa thu hồi được. Điều này có thể gây ra tình trạng thiếu hụt thanh
khoản cho ngân hàng. Ngược lại, chỉ tiêu này nhỏ thì cho thấy ngân hàng đang
sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả, không phát huy được hết khả
năng sinh lời của tài sản, ảnh hưởng đến lợi nhuận chung của ngân hàng.
Qua Bảng 4.25, ta thấy chỉ số dư nợ trên nguồn vốn huy động của
NHNo&PTNN chi nhánh Châu Đốc liên tục tăng qua mỗi năm và ngày càng
62
lớn. Giá trị của chỉ số trong giai đoạn 2010 - 2012 lần lượt là 0,93; 1,29 và
1,47. Đến tháng 6/2013, chỉ số này là 1,30. Những số liệu này cho thấy ngân
hàng đang rơi vào trường hợp giá trị lớn hơn 1. Qua đó phản ánh thực trạng là
ngân hàng đã thực hiện tốt công tác sử dụng vốn nhưng về công tác huy động
vốn thì chưa được tốt. Ngân hàng đã cho vay nhiều hơn vốn huy động được.
Vì vậy, phần thiếu hụt được ngân hàng bù đắp bằng việc sử dụng vốn điều
chuyển. Như chúng ta đã phân tích ở phần nguồn vốn của ngân hàng, việc
ngân hàng ngày càng phụ thuộc vào vốn điều chuyển sẽ làm cho chi phí sử
dụng vốn tăng lên do chi phí có được vốn điều chuyển lớn hơn vốn huy động.
Vì vậy, sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Tuy nhiên do tác giả không lấy
được số liệu vốn điều chuyển nên đề tài xin được phép không đề cập đến vấn
đề này.
Chỉ số này tăng lên qua từng năm, nguyên nhân là do sự canh tranh ngày
càng gay gắt trong việc thu hút tiền gửi giữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn.
Với số lượng hơn 20 ngân hàng phân bố đều khắp nội ô thành phố thì ví như
miếng bánh nhỏ đã nhỏ lại bị chia ra càng nhỏ. Ngoài ra, do tình hình lạm phát
tăng cao trong giai đoạn vừa qua cộng hưởng với sự biến động của các kênh
đầu tư khác làm cho người dân không còn “tha thiết” với kênh tiết kiệm của
ngân hàng. Điều đó làm cho nguồn vốn huy động tăng trưởng chậm lại trong
giai đoạn trên, trong khi nhu cầu vốn tín dụng ngày càng mở rộng.
Vì vậy, vấn đề đặt ra mà ngân hàng cần phải giải quyết là phải kéo chỉ
tiêu này xuống xoay quanh giá trị là 1 (có thể thấp hơn hoặc cao hơn đôi chút)
để có thể vừa sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động, vừa có thể đảm bảo an
toàn trong thanh khoản, giảm chi phí sử dụng vốn điều chuyển từ Hội sở. Để
làm được điều này, đòi hỏi trong thời gian tới, ngân hàng cần phải đẩy mạnh
công tác huy động vốn hơn nữa bằng nhiều cách thức khác nhau để giảm chi
phí do việc sử dụng quá nhiều vốn điều chuyển từ Hội sở.
4.3.2 Vòng quay vốn tín dụng
Chỉ số này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, nó cho biết thời
gian thu hồi vốn của ngân hàng là nhanh hay chậm. Chỉ số này càng lớn cho
thấy khả năng thu hồi nợ của ngân hàng càng nhanh, nhưng nó chỉ mang ý
nghĩa tương đối. Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 thì cho thấy ngân hàng không kịp
thu hồi vốn về để cho vay ở kỳ tiếp theo. Nếu hệ số này quá lớn thì cho thấy
ngân hàng đang tập trung vào tín dụng ngắn hạn quá nhiều, làm hạn chế khả
năng sinh lời của đồng vốn.
Nhìn chung trong ba năm qua, vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng ổn
định ở mức trên 1 vòng. Nguyên nhân là do tốc độ gia tăng của doanh số thu
63
nợ và dư nợ bình quân ổn định và gần bằng nhau. Ngoài ra, do tín dụng ngắn
hạn chiếm hơn 80% cơ cấu dư nợ của Agribank Châu Đốc nên thời hạn thu
hồi các khoản vay nhanh hơn.
Vòng quay tín dụng luôn lớn hơn 1 trong giai đoạn vừa qua cho thấy vốn
cho vay của ngân hàng được sử dụng có hiệu quả. Tuy nhiên, nếu ngân hàng
chú trọng vào việc gia tăng cho vay ngắn hạn để thu hồi vốn nhanh thì có thể
mang lại lợi nhuận ít hơn vì lợi nhuận thu về từ các khoản cho vay ngắn hạn
thường không cao bằng các khoản vay trung và dài hạn.
4.3.3 Hệ số thu nợ
Hệ số này đánh giá công tác thu hồi nợ cho vay của ngân hàng. Hệ số
này càng lớn thì càng tốt. Qua đó, phản ánh khả năng thu nợ của ngân hàng
trên số tiền đã cho vay, hay hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ của
khách hàng.
Qua bảng 4.21, ta thấy hệ số thu nợ của ngân hàng qua các năm đạt trung
bình trên 82%. Đây là một kết quả khá cao, qua đó cho thấy công tác thu nợ
của ngân hàng được tiến hành khá tốt. Đạt được kết quả này là nhờ các cán bộ
tín dụng đã thực hiện tốt công tác thẩm định hồ sơ vay vốn, thường xuyên
kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng, giám sát và theo dõi các khoản
nợ chặt chẽ do đó mà giảm thiểu được rủi ro cho ngân hàng. Ngoài ra, bên
cạnh một số đối tượng vay vốn gặp khó khăn như đã phân tích thì nhìn chung
kết quả kinh doanh của các khách hàng vay vốn của ngân hàng là khả quan,
nhờ kinh doanh có lãi nên các khách hàng này thực hiện nghĩa vụ đúng hạn.
Từ đó giúp công tác thu hồi nợ của ngân hàng được thực hiện dễ dàng hơn
thúc đẩy doanh sô thu nợ tăng cao. Đây là điều mà ngân hàng cần tiếp tục phát
huy trong thời gian tới.
4.3.4 Nợ xấu trên tổng dư nợ
Nhìn chung, trong giai đoạn 2010 - 6/2013, ta thấy rằng tỷ lệ nợ xấu của
ngân hàng được kiểm soát ổn định dưới mức 1,4%. Đây là một tỷ lệ tương đối
an toàn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên, xét về mặt số
tuyệt đối, con số này là khá lớn.
Chúng ta có thể thấy tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng vẫn ở mức an toàn
nhưng về mặt khối lượng thì cho thấy hoạt động tín dụng đã xuất hiện dấu
hiệu không tốt ở một số đối tượng vay vốn mà chúng ta đã nghiên cứu ở phần
phân tích hoạt động tín dụng. Nguyên nhân là do ảnh hưởng từ nền kinh tế với
nhiều biến động phức tạp, cũng như những vấn đề nội tại của khách hàng, một
số khách hàng đã không chịu được những tác động đó nên không thể tránh
64
khỏi tình trạng kinh doanh thua lỗ, dẫn đến việc mất khả năng trả nợ cho ngân
hàng.
Từ những vấn đề trên, để có thể hạn chế nợ xấu trong thời gian sắp tới,
ngân hàng cần có những giải pháp xử lý nợ xấu thông qua nhiều biện pháp
giải quyết khác nhau. Bên cạnh đó, ngân hàng cần phải tích cực hơn nữa trong
công tác cho vay nhằm hạn chế rủi ro tín dụng đến mức thấp nhất, từ đó giảm
được chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh
của ngân hàng ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.
Ta tiến hành phân tích sâu hơn nhưng phần trong nợ xấu để thấy rõ hơn
nguyên nhân
Bảng 4.27. Nợ xấu theo thời hạn trên tổng dư nợ giai đoạn 2010-2012
Chỉ tiêu
Thời gian
ĐVT
2010
Nợ xấu ngắn hạn trên
1,17
1,14
0,92
0,16
0,16
0,18
1,33
1,3
1,1
%
tổng dư nợ
Tổng
2012
%
tổng dư nợ
Nợ xấu dài hạn trên
2011
%
Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ nợ xấu xét theo thời hạn của ngân hàng chủ
yếu là ngắn hạn và có hướng giảm dần. còn nợ xấu dài hạn thì lại có xu hướng
tăng lên, nhưng xét chung tổng thời hạn thì giảm từ 1,33 xuống 1,1 tức giảm
0,23%. Cho thấy tình hình nợ xấu của ngân hàng theo thời hạn của ngân hàng
đang chuyển biến theo chiều hướng tốt.
4.4Thực trạng và nhu cầu vốn vay tại ngân hàng
4.4.1Thực trạng vốn vay tại ngân hàng
4.4.1.1 Tình hình giải ngân với số tiền vay kỳ vọng
Trong tổng số 62 hộ được vay thì thì có 38 hộ được giải ngân đúng với số
tiền kỳ vọng. Còn lại 2 hộ không được giải ngân đúng với số tiền muốn vay với lí
do là “Tài sản thế chấp không đảm bảo nợ vay” nên ngân hàng đã điều chỉnh số
tiền muốn vay trong hợp đồng giảm xuống.
Với số tiền còn lại không vay được thì khách hàng tìm đến nguồn vay khác
là người thân là chủ yếu
65
Bảng 4.28. Tình hình giải ngân với số tiền vay kỳ vọng
Chỉ tiêu
Tần số
Phần trăm(%)
Không
2
3,2
Đúng
60
96,8
Tổng
62
100,0
Nguồn: Kết quả điều tra thống kê năm 2013
4.4.1.2 Thời hạn vay, phương thức vay
Khi được chấp nhận vay thì nhiều nhất là khoản thời gian trung và dài hạn
với tỷ lệ 59,68%, tiếp theo là ngắn hạn với tỷ lệ là 38,71%, cuối cùng là món vay
dài hạn chỉ có 1 món trong tổng số 62 mẫu được phỏng vấn.
Bảng 4.29. Thời hạn vay
Chỉ tiêu
Tần số
Phần trăm (%)
Ngắn hạn
24
38,7
Trung hạn
37
59,7
1
1,6
62
100,0
Dài hạn
Tổng
Nguồn: Kết quả điều tra thống kê năm 2013
Trong đó các món vay trên thì có 52 món vay theo phương thức từng lần,
10 món vay trả góp. Trong đó vay trả góp là các cán bộ công nhân viên chức ở
các Uỷ ban phường, xã. Còn các hộ vay từng lần chủ yếu là các hộ nông dân.
Bảng 4.30. Phương thức vay
Chỉ tiêu
Tần số
Phần trăm (%)
Từng lần
52
83,9
Trả góp
10
16,1
62
100,0
Tổng
Nguồn: Kết quả điều tra thống kê năm 2013
66
4.4.1.3 Mục đích vay và tài sản thế chấp
Bảng 4.31. Bảng chéo mục đích vay và tài sản thế chấp
Mục đích vay
Trồng
trọt
Tài sản
thế chấp
Nhà cửa
Sổ đỏ
Tổng
Chăn
nuôi
Tiêu
dùng
Tổng
Khác
Kinh
doanh
Phần
trăm
(%)
0
1
0
2
0
3
17,0
18
14
6
8
2
48
53,0
18
15
6
10
2
51
100
Nguồn: Kết quả điều tra thống kê năm 2013
Ta thấy trong tổng số 62 hộ được vay thì có 51 hộ phải thế chấp tài sản,
đồng nghĩa với 11 hộ còn lại được vay tín chấp, đó là những khách hàng là công
nhân viên chức vay với bảng lương tương ứng của mình. Trong 51 hộ vay thế
chấp thì chủ yếu là thế chấp sổ đỏ, còn lại chỉ có 3 hộ thế chấp tài sản là nhà cửa.
Và mục đích vay chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, tiêu dùng và kinh doanh
cũng chiếm tỷ lệ tương đối.
4.4.1.4 Quy trình kiểm tra
Bảng 4.32. Quy trình kiểm tra
Chỉ tiêu
Tần số
Phần trăm (%)
Trước và trong cho vay
26
41,9
Trước, trong và sau khi cho vay
36
58,1
62
100,0
Tổng
Nguồn: Kết quả điều tra thống kê năm 2013
Trong quá trình được phỏng vấn thì chỉ có 36/62 hộ cho biết rằng cán bộ
tín dụng chỉ tiến hành kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Còn lại 26 hộ
ứng với tỷ lệ 41,9% cho biết rằng cán tín dụng không tiến hành công tác kiểm
tra sau khi cho vay. Đây là một con số đáng quan tâm, khi mà ngân hàng đã
giải ngân thì cán bộ tín dụng phụ trách từng địa bàn hải tiền hàng công tác
kiểm tra sau cho vay để đảm bảo số tiền khách hàng đã nhận được được sử
dụng vào đúng mục đích và thu nhập, tài sản đảm bảo của người khách hàng
đó đủ khả năng để trả nợ vay.
67
4.4.1.5 Thu nhập của khách hàng
Bảng 4.33. Thu nhập của khách hàng
Chỉ tiêu
Tần số
Phần trăm (%)
Dưới 5 triệu
31
50,0
Từ 5 triệu đến dưới 8 triệu
26
41,9
Từ 8 triệu đến 10 triệu
3
4,8
Trên 10 triệu
2
3,2
62
100,0
Tổng
Nguồn: Kết quả điều tra thống kê năm 2013
Nhìn vào bảng thu nhập ta thấy đa số khách hàng được phỏng vấn có thu
nhập dưới 5 triệu/tháng chiếm tỷ lệ 50%. Kế đó là khoảng thu nhập từ 5 đến dưới
8 triệu có tỷ lệ 41,9%. Thấp nhất là lượng thu nhập trên 10 triệu đồng/ tháng, với
số lượng là 2 khách hàng. Hai khách hàng này vay lần lượt với số tiền là 120
triệu đồng và 400 triệu đồng.
4.4.2Nhu cầu vốn vay tại ngân hàng
4.4.2.1 Lượng vốn vay
Số tiền vay trung bình của khách hàng đến vay tại ngân hàng là 81.609.000
đồng, độ lệch chuẩn là 68.898.000 đồng. Hộ có số tiền vay thấp nhất là 10 triệu
đồng, trường hợ này thường là các hộ vay nhỏ lẻ, phục vụ mục đích tiêu dùng
hoặc chăn nôi nhỏ với diện tích đât hay giá trị sổ đỏ thấp. Hộ vay cao nhất là 400
triệu đồng. Những hộ này thường là có mục đích vay để kinh doanh tổng hợp, với
số món vay từ 2 trở lên.
Bảng 4.34. Lượng vốn vay của khách hàng
ĐVT: Triệu đồng
Số tiền vay
ngân hàng
Cỡ mẫu
Thấp nhất
Cao nhất
Trung bình
Độ lệch chuẩn
92
10,0
400,0
81,6
68,9
Nguồn: Kết quả điều tra thống kê năm 2013
4.4.2.2 Ý kến cho vay của ngân hàng
Trong tổng số 92 mẫu thu thập thì có 62 hộ được ngân hàng chấp thuận vay
và đã giải ngân, 30 hộ không được chấp nhập cho vay, chiếm tỷ lệ 32.60% với
nhiều lý do khác nhau, được thể hiện qua bảng thống kê sau:
Trong tổng số 30 hộ không được vay thì các hộ có phương án sản xuất kinh
doanh không hiệu quả chiếm tỷ lệ 50%. Trong quá trình lập hồ sơ thủ tục thì các
68
hộ này không thể hiện được số tiền mình vay dùng cho kinh doanh là hiệu quả
nên ngân hàng đã trả hồ sơ và thông báo từ chối vay, Bên cạnh đó cũng có những
trường hợp vay đáo hạn muốn gia tăng thêm số tiền vay nhưng giá trị tài sản lại
không đủ để đảm bảo số tiền vay. Và có 1 trường hợp người bảo lãnh không đồng
ý bảo lãnh tiếp tục cho người đi vay nên đã đến ngân hàng yêu cầu khôn chấp
nhận giải ngân đối với khách hàng đó khi đáo hạn.
Bảng 4.35. Lý do không được vay
Chỉ tiêu
Tần số
Phần trăm (%)
Đã từng phát sinh nợ xấu
1
3,3
Không có tài sản thế chấp
1
3,3
Món vay trước chưa thanh toán hết
1
3,3
Người bảo lãnh món vay trước không đồng ý
tiếp tục bảo lãnh
1
3,3
15
50,0
Sổ đỏ mang thế chấp không được uỷ quyền
1
3,3
Thu nhập không đảm bảo khả năng trả nợ
6
20,0
Vay đáo hạn, muốn vay thêm nhưng giá trị tài
sản đảm bảo không đảm bảo nợ vay
4
13,3
30
100
Phương án sản xuất kinh doanh không hiệu quả
Tổng
Nguồn: Kết quả điều tra thống kê năm 2013
4.4.3.3 Nguồn vay khác khi không được vay
Khi không được ngân hàng chấp nhận vay thì các hộ tiếp tục tìm nguồn vay
khác. Trong đó các ngân hàng khác là mục tiêu mà họ hướng đến nhiều nhất, kế
đó là người thân và bạn bè. Chỉ có 1 trường hợp tìm đến vay nóng và chơi hụi.
Điều này cho thấy ngoài ngân hàng thì còn có nhiều hình thức cho vay mà khách
hàng cũng có nhu cầu vay.
69
Bảng 4.36 Nguồn vay khác
Chỉ tiêu
Tần số
Phần trăm (%)
Bạn bè
7
23,3
Người thân
9
30,0
12
40,0
Vay nóng
1
3,3
Chơi hụi
1
3,3
30
100
Ngân hàng khác
Tổng
Nguồn: Kết quả điều tra thống kê năm 2013
70
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦANGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH
THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC, TỈNH AN GIANG
5.1. GIẢI PHÁP
5.1.1. Trong công tác huy động vốn
- Việc huy động vốn có vai trò trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng, hiện nay nguồn vốn huy động tại địa phương còn thấp nên vẫn phải
sử dụng vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên, đặc biệt là cuối năm, do đó chi
phí cho việc sử dụng vốn vay rất caonên mặc dù hoạt động có hiệu quả nhưng lợi
nhuận mang về là chưa cao. Vì vậy việc tăng trưởng nguồn vốn huy động là
nhiệm vụ tất yếu, quan trọng mà Ngân hàng cần phấn đấu thêm.
Ngân hàng cần phải nhận thức hơn nữa rằng vốn huy động là một bộ phận
quan trọng cấu thành nguồn vốn hoạt động của ngân hàng. Nhưng qua phân tích
ta thấy công tác huy động vốn của ngân hàng chưa đạt hiệu quả, bình quân qua
các năm tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động chỉ đạt khoảng 13%. Ngân hàng
cần phải xem lại công tác huy động vốn của mình để trong những năm tới chỉ tiêu
này được tăng lên đáng kể. Muốn huy động, thu hút thêm vốn nhàn rỗi trong dân
cư thì Ngân hàng cần có những chính sách cụ thể, phù hợp với tình hình địa
phương. Một số biện pháp có thể thực như sau:
- Trong cơ cấu vốn huy động thì tiền gửi thanh toán không kỳ hạn của các
tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng khá thấp, chỉ cao hơn tiền gửi tiết kiệm không kỳ
hạn. Đây là nguồn vốn rẻ mà ngân hàng có thể tận dụng do lãi suất cả loại tiền
gửi này rất thấp, giúp giảm chi phí đầu vào cho Ngân hàng. Do là khoản tiền gửi
không kì hạn nên Ngân hàng cần tính toán thời điểm khách hàng rút ra để có
những chiến lược kinh doanh phù hợp đối với số vốn tiền gửi ngắn hạn loại này.
- Nguồn vốn huy động kế tiếp ngân hàng cần chú ý tiếp theo là lượng tiền
gửi tiết kiệm không kỳ hạn. tốc độ tăng qua các năm luôn trên 18%, tuy nhiên xét
tổng thể thì lại không ổn định. Điều cần làm đối với vốn huy động loại này là
phải duy trì được lượng khách hàng thân thiết bằng các chính sách ưu đãi về lại
lãi suất cũng như dịch vụ nhằm tạo sự thoải mái, thuận lợi cho khách hàng đến
gửi tiền.
- Nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là quan trọng nhất, đây là khoản
tiền gửi mà Ngân hàng có thể biết được thời điểm rút ra của khách hàng, từ đó
Ngân hàng có thể chủ động trong việc sử dụng theo những mục tiêu nhằm mang
lại lợi nhuận tối đa. Để thu hút dược lượng tiền gửi tiết kiệm thì lãi suất phải đủ
hấp dẫn, không quá chênh lệch so với các tổ chức tín dụng trên cùng địa bàn,
71
thường xuyên điều chỉnh lãi suất phù hợp mỗi tháng để khách hàng có thể tìm
kiếm được lãi suất phù hợp với mình, từ đó thu hút thêm nguồn vốn huy động của
khách hàng. Ngoài ra còn phải quan tâm đến lợi ích của khách hàng, tình hình
lạm phát tuy đang được duy trì ở mức chấp nhận được nhưng cũng còn chứa
đựng nhiều bất ổn, thì mức lãi suất thực tế mà khách hàng nhận được là chưa cao.
- Mạnh dạn tuyên truyền, phát hành kỳ phiếu đến bộ phận dân cư của địa
phương nhằm tìm kiếm thêm nguồn vốn dài hạn, ổn định cho Ngân hàng.
- Thực hiện các cuộc điều tra phiếu, đề tài nhằm đánh giá, ước lượng cụ thể
nhu cầu về vốn của đại bộ phần còn lại của dân cư mà ngân hàng chưa hướng đến
được. Bên cạnh đó thì việc nhận thêm sinh viên thực hiện đề tài tại Ngân hàng
mình cũng là một cách để thông qua đó biết được cái nhìn, đánh giá ở nhiều góc
độ đối với nguồn vốn của Ngân hàng mình.
- Bên cạnh đó, điều mà tác giả chưa thấy Ngân hàng thực hiện là tiếp cận
các đối tượng tiểu thương mua bán trong các nhà lồng chợ. Đây là một thị trường
rất tiềm năng mà chưa có được sự chú trọng của Ngân hàng.
5.2.2.Đối với công tác cho vay
Do bản chất của tín dụng là “Đi vay để cho vay” nên nguuồn vốn mà ngân
hàng huy động được cần có kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả nhằm tạo ra lợi nhuận
tối đa. Qua phân tích tình hình cho vay của ngân hàng thì nhìn chung là có tăng
trưởng nhưng chưa ổn định. Với mức tăng trưởng chệch giữa giai đoạn 20102011 và 2011-2012 là 8,88%, cho thấy ngân hàng còn dễ chịu nhiều tác động từ
bên ngoài. Do đó để công tác cho vay có hiệu quả hơn thì cần có những biện
pháp cụ thể như:
- Mở rộng và phổ biến các các hình thức cho vay nhằm giúp cho người dân
có thể biết và tư vấn để các đối tượng khách hàng, đặc biệt là khách hàng là nông
dân, có thể hiểu được nội dung vay nhằm giúp món vay đúng mục đích của người
dùng. Thông qua đó đáp ứng đầy đủ kịp thời cho người có nhu cầu vay vốn và có
khả năng sử dụng vốn có hiệu quả. Tiến hành cho vay rộng rãi đối với mọi thành
phần kinh tế với số tiền cho vay phù hợp với tài sản đảm bảo và khả năng trả nợ
của khách hàng. Đặc biệt chú trọng đối tượng doanh nghiệp vì doanh số cho vay
đối tượng này còn thấp, dưới 10%.
- Trong tổng doanh số cho vay thì cho vay ngắn hạn chiếm đến 82% , điều
này giúp Ngân hàng hạn chế rủi ro. Tuy nhiên trong tiến trình phát triển dài lâu
thì cũng cần để ý đến nguồn vốn cho vay dài hạn. Vì vốn dĩ xã hội ngày càng
phát triểm, đời sống của con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu xây
dựng cơ sở vật chất xứng tầm với nhu cầu ngày càng cao là điều tất yếu. Khi đó
lượng vốn cần cho thời hạn trung và dài hạn sẽ tăng lên. Do đó Ngân hàng cần có
72
chiến lược mở rộng đối với khoan cho vay này một cách thận trọng, có kiểm soát,
tránh tình trạng chạy theo doanh số mà chất lượng khoản vay không đạt chuẩn.
- Mở rộng dư nợ một cách an toàn, hiệu quả trên cơ sở chấp hành nghiêm
chỉnh các quy định của ngân hàng Nhà nước, thường xuyên thông báo cho khách
hàng điều chỉnh lãi suất đối với các hợp đồng tín dụng cho vay theo cơ chế lãi
suất thả nổi. chú trọng chính sách tín dụng ngắn hạn để giúp ngân hàng dễ thu hồi
nợ nhanh, tăng tốc độ luân chuyển vốn, nhằm sử dụng tối đa nguồn vốn.
- Tập trung phát triển và cho vay các lĩnh vực vốn là thế mạnh của địa
phương như: sản xuất lúa gạo, nuôi trồng thủy sản. Đây là hai thế mạnh đặc trưng
của địa phương. Bởi vậy, chi nhánh cần khảo sát lại địa bàn và chọn lọc những hộ
sản xuất kinh doanh thật sự có hiệu quả, tìm kiếm các dự án hiệu quả để triển
khai cho vay, từ đó từng bước nhân rộng triển khai tài trợ cho phù hợp.
- Ngoài ra, cần chú trọng đến công tác thẩm định hồ sơ vay, tránh tình trạng
áp đặt chỉ tiêu dẫn đến việc cho vay dễ dãi, không sàng lọc khách hàng kỹ càng
dẫ đến chất lượng khoản vay kém, gây thất thoát về sau.
5.2.3. Đối với công tác thu nợ
Thông tin truyền thông thời gian vừa qua cho thấy việc mua bán nợ xấu
nhằm tiến hành thay máu cho các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao. Nhìn kỹ thì
Agribank chính là một trong top 4 ngân hàng đăng ký bán nợ xấu cao nhất. Tình
hình của toàn hệ thống là vậy, ta xét riêng vấn đề nợ xấu của chi nhánh thì đều
tăng qua các năm với tốc độ trung bình là 22%, tức trong 1 tỷ đồng cho vay thì có
khoảng 220 triệu đồng khó thu hồi, tương đương khoảng 2 đến món vay, tuỳ lĩnh
vực cho vay.Theo thống kê thu thập được từ phỏng vấn thì chỉ có 58,1% thực
hiện đầy đủ công tác trên. Tức 41,9% hộ còn lại chưa được thực hiện đầy đủ công
tác trên. Đây là một vấn đề cần được xem xét lại. Điều đó cho thấy công tác thu
hồi nợ gặp rất nhiều khó khăn cần có những biện pháp cải thiện:
- Phân tích, đánh giá, phân loại khách hàng. Đây là một công việc quan
trọng của nghiệp vụ tín dụng. Chính vì vậy khách hàng đặt vấn đề vay vốn,
chúng ta phải nắm được các thông tin về khách hàng của mình như: tình hình
tài chính, khả năng tổ chức sản xuất, hiệu quả trong tương lai, mức độ uy tín
của khách hàng...bằng việc thu thập, phân tích, điều tra, đánh giá khách hàng
đó. Từ đó tiến hành phân loại khách hàng, phân loại dư nợ, củng cố khách
hàng truyền thống có uy tín với Ngân hàng nhằm thiết lập mối quan hệ tín
dụng lâu dài với khách hàng có uy tín.
- Theo dõi sát các khoản vay, không cho vay nhiều vào một hay một số
ngành kinh tế, lĩnh vực, cá nhân, tổ chức dẫn đến tình trạng dễ mất kiểm soát
trong công tác đôn đốc, nhắc nhở người vay trả lãi và gốc đúng hạn.
73
- Tập trung xử lý nợ nhóm 3,4,5, kết hợp cùng các cấp chính quyền địa
phương xử lý và khởi kiện đối với những khách hàng không có khả năng
thanh toán nợ cho Ngân hàng. Ngoài ra cũng cần khéo léo trong công tác giải
quyết nợ xấu, tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng để thanh lý những tài sản
thế chấp với giá cao nhất có thể nhằm thu hồi vốn một cách triệt để, tránh rủi
ro, thiệt hại cho ngân hàng.
- Khi khách hàng có dấu hiệu phát sinh nợ xấu, phải tìm hiểu nguyên
nhân để có giải pháp thích hợp. Ngân hàng nên tiến hành phân loại khách
hàng theo khả năng tài chính hoặc theo đạo đức tín dụng để kịp thời có những
chính sách ưu đãi đối với các khách hàng được đánh giá là t ố t .
- Tăng cường chất lượng của nguồn nhân lực bằng cách tuyển dụng, đào
tạo và bố trí một cách hợp lý nhằm phát huy được những ưu điểm của nhân
viên, từ đó mang lại nguồn lợi chất xám cho Ngân hàng. Bên cạnh đó cũng
cần có những buổi họp nhằm nâng cao đạo đức nghề nghiệp nhằm giúp cán bộ
tín dụng, thẩm định thực hiện đúng vai trò của mình, đúng lương tâm của một
cán bộ tín dụng.
- Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ công tác đánh giá, kiểm tra quy trình giám sát
cho vay.
74
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Bài luận của tác giả đã phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh thành phố Châu Đốc trong ba năm
2010Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt
Nam huyện Gò Quao tỉnh Kiên Giang2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Bài viết phân
tích tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thông qua việc phân tích
bảng kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Qua việc phân tích ta thấy
tình hình doanh thu của ngân hàng tăng trưởng tốt qua các năm, tốt nhất là nửa
đầu năm 2013 và doanh thu tăng trưởng chủ yếu là do thu lãi hoạt động tín
dụng. Tuy tình hình doanh thu là rất tốt nhưng song hành với nó là chi phí
cũng tăng lên đáng kể và góp phần chính trong mục chi phí tăng lên là chi trả
lãi. Tuy vậy lợi nhuận ngân hàng tạo ra vẫn tăng liên tục qua các năm với tốc
độ tăng luôn trên 25%.
Mục tiêu kế đến của đề tài là phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng
thông qua việc phân tích các khía cạnh về vốn huy động, cho vay, thu nợ, dư
nợ và tình hình nợ xấu. Vế vốn huy động thì ngân hàng huy động vốn tốt
nhưng tăng trưởng không ổn định và vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho vay
của ngân hàng nên vẫn phải sử dụng vốn điều chuyển từ cấp trên, điều đó góp
phần làm khiến chi phí của ngân hàng tăng lên. Trong nguồn vốn huy động thì
tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng thấp nhất (dưới 4,5%), chiếm tỷ trọng nhiều
nhất là tiền gửi tiết kiệm có kì hạn, đây là nguồn vốn mà ngân hàng có thể chủ
động về việc sử dụng một cách hợp lí nhất để tạo ra lỗi nhuận nhiều nhất cho
ngân hàng. Bên cạnh đó việc phát hàng giấy tờ có giá của ngân hàng chưa
thực sự được chú trọng vì đây chi phí bỏ ra là đáng kể và mục đích phát hành
cần phải được tính toán kĩ lưỡng.
Doanh số cho vay của ngân hàng tăng trưởng nhanh với mức tăng trưởng
trên 12%. Trong đó, cho vay tập trung chủ yếu là ngắn hạn, tập trung chủ yếu
là cho vay các ngành thương mại dịch vụ và tiêu dùng. Trong đó cho vay cá
nhân và hộ gia đình là chủ yếu .Ta thấy ngân hàng cũng thận trọng trong việc
đầu tư vốn cho các món vay dài hạn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Và do đặc điểm kinh
tế tại địa phương nên việc cho vay chủ yếu tập trung ở ngành thương mại dịch
vụ, tiêu dùng và nuôi trồng thuỷ sản là chủ yếu.
Doanh số thu nợ tương đối khả quan. Điều này còn tuỳ thuộc vào tình
hình kinh doanh, buôn bán của khách hàng và tình hình khách quan của thị
75
trường. Tuy nhiên, với hệ thống báo nợ đến hạn bằng tin nhắn của ngân hàng
giúp khách hàng biết được các món vay sắp đến hạn cần phải thu xếp để tiến
hành trả và công tác đôn đốc, nhắc nhở của cán bộ tín dụng cũng hết sức kịp
thời. Tuy vậy nợ xấu vẫn còn xảy ra và có chiều hướng tăng dần qua các năm,
tập trung chủ yếu ở ngắn hạn nơi mà doanh số cho vay là rất cao, cho thấy dù
công tác quản lý tốt nhưng vẫn còn lỏng lẽo.
Qua các phần phân tích trên, ta có thể thấy trong suốt thời gian qua Ngân
hàng đang phát triển theo chiều hướng tốt. Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại,
vướng mắc mà ngân hàng cần xem xét để hoàn thiện hơn sức cạnh tranh của
mình.
6.2. KIẾN NGHỊ
6.2.1. Đối với chính quyền đại phương
Cần có chính sách hỗ trợ các hộ nông dân, các đối tượng hộ nghèo, cận
nghèo thông qua liên kết với ngân hàng.
Thụ lí và giải quyết các hồ sơ, đơn khiếu kiện thụ lí tài sản với tiến độ
nhanh hơn, giúp cho ngân hàng nhanh chóng thu hồi vốn.
Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức tín dụng nhằm cung cấp đầy đủ các thông
tin, chính sách hỗ trợ tín dụng, quy trình, hồ sơ vay vốn, nhằm làm tăng tính
thuyết phục của hồ sơ vay.
76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thái Văn Đại, 2012. Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại.
Ðại học Cần Thơ.
2. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Quản trị ngân hàng thương
mại. NXB Đại học Cần Thơ.
3. Huỳnh Thị Thu Hiền, 2012. Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương
mại cổ phần công thương chi nhánh Cần Thơ. Đại học Cần Thơ.
4.Thạch Kim Khánh, 2012. Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Huyện Trà Cú. Đại học Cần Thơ.
5. Mai Văn Nam, 2008. Giáo trình Nguyên lý thống kê kinh tế. NXB Văn hoá
thông tin.
77
PHỤ LỤC 1
BẢNG CÂU HỎI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
BẢNG CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ BIẾN
ĐỘNG TRONG QUY TRÌNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
AGRIBANK CHÂU ĐỐC
Xin chào anh (chị), tôi là Nguyễn Châu Ngọc Tùng, là sinh viên của
trường Đại học Cần Thơ, khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh. Hiện nay, tôi đang
nghiên cứu đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Việt Nam thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang”.
Trong đó, tôi tìm hiểu thêm về “Nguyên nhân của sự biến động trong quá
trình tín dụng tại Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh
Châu Đốc”.
Rất mong anh (chị) dành chút thời gian quý báu để giúp tôi hoàn thành
bảng câu hỏi dưới đây. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của anh (chị). Tôi cam
đoan mọi thông tin anh (chị) cung cấp sẽ được giữ bí mật tuyệt đối và chỉ được
sử dụng cho mục đích nghiên cứu trong phạm vi đề tài này.
78
Q1. Anh (chi) có từng vay vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn không? (đánh dấu X vào ô chọn)
Không
Có
Q2. Số tiền kỳ vọng anh (chị) muốn vay là bao nhiêu?
………………………………………………………………………………….…
……………………………………………………………………………….
Q3. Anh (chị) có được Ngân hàng chấp nhập cho vay đúng kỳ vọng
không?(đánh dấu X vào ô chọn)
Không
---> đến Câu 5
Có
---> đến Câu 7
Q4. Lý do anh (chị) không được cho vay vốn đúng kỳ vọng?
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Q5. Khi không được vay, anh (chị) tìm đến nguốn vốn vay nào
khác?(khoanh tròn vào số được chọn)
Bạn bè
1
Người thân
2
Ngân hàng khác
3
Vay nóng (lãi suất cao)
4
Chơi hụi
5
Khác (ghi rõ)…………………………………….. 6
Q6. Anh (chị) có được giải ngân đúng với số tiền vay không?(đánh dấu
X vào ô chọn)
Không
---> tiếp tục
Có
---> đến Câu 10
Q7. Số tiền còn lại không vay được, anh (chị) tìm đến nguốn vốn vay
nào khác? (khoanh tròn vào số được chọn)
Bạn bè
1
Người thân
2
Ngân hàng khác
3
Vay nóng (lãi suất cao)
4
79
Khác (ghi rõ)…………………………………….. 5
Q8. Lý do không được vay hết?
………………………………………………………………………………..……
………………………………………………………………………………..
Q9. Anh (chị) vay với thời hạn bao lâu? (khoanh tròn vào số được chọn)
Ngắn hạn
(dưới 1 năm)
1
Trung Hạn
(từ 1 đến 5 năm)
2
Dài hạn (trên 5 năm)
3
Q10. Phương thức vay là gì?(khoanh tròn vào số được chọn)
Vay từng lần
1
Vay theo hạn mức tín dụng
2
Vay theo dự án đầu tư
3
Vay trả góp
4
Vay theo hạn mức tín dụng dự phòng
5
Vay theo hạn mức thấu chi
6
Q11. Anh (chị) đến ngân hàng vay vốn để dùng vào mục đích gì?
(Khoanh tròn vào số được chọn)
Trồng trọt
1
Chăn nuôi
2
Tiêu dùng
3
Kinh doanh, buôn bán
4
Khác (ghi rõ)…………………………………….. 5
Q12. Khi vay, ngân hàng có yêu cầu anh (chị) có thế chấp tài sản
không? (đánh dấu X vào ô chọn)
Không
Có
Q13. Loại tài sản thế chấp mà ngân hàng yêu cầu là gì? (Khoanh tròn
vào số được chọn)
Nhà cửa
1
Sổ đỏ
2
Khác (ghi rõ) …………………………….. 3
80
Q14. Anh (chị) vui lòng cho biết thời gian từ lúc nộp hồ sơ đến lúc nhận
tiền là bao lâu?
…………………………………………………………………………………
Q15. Anh (chị) vui khoanh tròn vào số thứ tự của quy trình kiểm tra
giám sát mà cán bộ tín dụng đã thực hiệntrong suốt quá trình vay
Trình tự kiểm tra, giám sát vốn vay như sau:
Số 1. Kiểm tra trước cho vay: thẩm định, tái thầm định các điều kiện vay
vốn
Số 2. Kiểm tra trong khi cho vay: kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ
của hồ sơ khách hàng, hồ sơ vay vốn, hồ sơ tài sản đảm bảo tiền vay và các
chứng từ; Sự đúng khớp giữa chứng minh thư và người vay, giữa người nhận tiền
và người có tên trên giấy đề nghị vay vốn…
Số 3. Kiểm tra sau khi cho vay:
- Chậm nhất là sau 15 ngày kể từ ngày giải ngân, cán bộ tín dụng phải kiểm
tra việc sử dụng vốn vay và tài sản đảm bảo.
- Nội dung kiểm tra như sau:
+ Kiểm tra mục đích vốn vay theo hồ sơ đã ghi trong hợp đồng tín dụng.
+ Kiểm tra biện pháp tổ chức triển khai và tiến độ thực hiện dự án, phương
án; đánh giá hiệu quả của dự án, phương án vay vốn.
+ Kiểm tra hiện trạng, tình hình biến động, thay đổi tài sản bảo đảm tiền
vay.
+ Kiểm tra nguồn thu nhập của khách hàng.
Q16. Khi đến hạn,anh (chị) có trả đủ gốc không? (đánh dấu X vào ô
chọn)
Không
Có
Q17. Thu nhập thực tế hàng tháng của anh (chị) là bao nhiêu? (đánh
dấu X vào ô chọn)
Dưới 5 triệu
Từ 5 đến dưới 8 triệu
Từ 8 đến 10 triệu
Trên 10 triệu
Q18. Thu nhập anh (chị) ghi trong hợp đồng tín dụng là bao nhiêu?
81
…………………………………………………………………………………..…
………………………………………………………………………………..
Q19. Khó khăn khiến anh (chị) khi không trả đủ gốc là gì?
………………………………………………………………………………….…
…..……………………………………………………………………………
Q20. Hướng giải quyết của Ngân hàng khi không trả đủ gốc là gì?
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Q21. Anh (chị) vui lòng cho biết thông tin của chủ hộ?
Họvàtên……………………………………………………………………….
Giới tính: Nam (Nữ)
Tuổi:…………
Nghềnghiệp:…………………………………………………………………..
Địa chỉ:………………………………………………………………………...
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của anh (chị)!
Chúc anh (chị) sức khoẻ, thành đạt!
82
PHỤ LỤC 2
KẾT QUẢ BẢNG CÂU HỎI
Muốn vay
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid
10.000.000
1
1.1
1.1
1.1
15.000.000
1
1.1
1.1
2.2
20.000.000
7
7.6
7.6
9.8
25.000.000
1
1.1
1.1
10.9
30.000.000
5
5.4
5.4
16.3
32.000.000
2
2.2
2.2
18.5
35.000.000
3
3.3
3.3
21.7
38.000.000
2
2.2
2.2
23.9
40.000.000
4
4.3
4.3
28.3
42.000.000
1
1.1
1.1
29.3
43.000.000
1
1.1
1.1
30.4
45.000.000
4
4.3
4.3
34.8
48.000.000
1
1.1
1.1
35.9
50.000.000
8
8.7
8.7
44.6
52.000.000
1
1.1
1.1
45.7
55.000.000
2
2.2
2.2
47.8
60.000.000
4
4.3
4.3
52.2
65.000.000
2
2.2
2.2
54.3
70.000.000
2
2.2
2.2
56.5
72.000.000
1
1.1
1.1
57.6
75.000.000
6
6.5
6.5
64.1
76.000.000
1
1.1
1.1
65.2
80.000.000
2
2.2
2.2
67.4
85.000.000
1
1.1
1.1
68.5
90.000.000
2
2.2
2.2
70.7
95.000.000
1
1.1
1.1
71.7
100.000.000
6
6.5
6.5
78.3
110.000.000
1
1.1
1.1
79.3
120.000.000
3
3.3
3.3
82.6
135.000.000
1
1.1
1.1
83.7
140.000.000
1
1.1
1.1
84.8
150.000.000
5
5.4
5.4
90.2
170.000.000
1
1.1
1.1
91.3
180.000.000
2
2.2
2.2
93.5
185.000.000
1
1.1
1.1
94.6
83
200.000.000
2
2.2
2.2
96.7
250.000.000
1
1.1
1.1
97.8
400.000.000
2
2.2
2.2
100.0
92
100.0
100.0
Total
Ý kiến cho vay của ngân hàng
Valid
Frequency
30
Percent
32.6
Valid
Percent
32.6
Cumulative Percent
32.6
chấp
nhận
62
67.4
67.4
100.0
Total
92
100.0
100.0
Không
chấp
nhận
Lý do không được vay
Frequency
Valid
Percent
Valid
Cumulative
Percent
Percent
62
67.4
67.4
67.4
Đã từng phát sinh nợ xấu
1
1.1
1.1
68.5
Không có tài san thế chấp
1
1.1
1.1
69.6
Món vay trước chưa thanh toán hết
1
1.1
1.1
70.7
Người bảo lãnh món vay trước không đồng
1
1.1
1.1
71.7
15
16.3
16.3
88.0
Sổ đỏ mang thế chấp không được uỷ quyền
1
1.1
1.1
89.1
Thu nhập không đảm bảo khả năng trả nợ
6
6.5
6.5
95.7
Vay đáo hạn, muốn vay thêm nhưng giá trị
4
4.3
4.3
100.0
92
100.0
100.0
ý tiếp tục chấp nhận bảo lãnh
Phương án SXKD không hiệu quả
tài sản thế chấp không đủ
Total
Nguồn vay khác
Frequency
Missing
Total
Valid Percent
Cumulative Percent
Bạn bè
7
7.6
23.3
23.3
Người thân
9
9.8
30.0
53.3
12
13.0
40.0
93.3
Vay nóng
1
1.1
3.3
96.7
Chơi hụi
1
1.1
3.3
100.0
Total
30
32.6
100.0
System
62
67.4
92
100.0
Ngân hàng khác
Valid
Percent
84
Giải ngân đúng
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid
Missing
Khong
2
2.2
3.2
3.2
Dung
60
65.2
96.8
100.0
Total
62
67.4
100.0
System
30
32.6
92
100.0
Total
Nguồn vay thêm
Valid
Người thân
Missing
System
Frequency
2
Percent
2.2
90
97.8
62
92
Total
Valid
Percent
100.0
Cumulative
Percent
100.0
100.0
Lý do không đuợc vay hết
Valid
Frequency Percent
Valid
Percent
Percent
90
97.8
97.8
97.8
2
2.2
2.2
100.0
92
100.0
100.0
Tài sản thế chấp
giá trị không cao
Total
Cumulative
Thời hạn vay
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid
Missing
Total
Ngắn hạn
24
26.1
38.7
38.7
Trung hạn
37
40.2
59.7
98.4
1
1.1
1.6
100.0
Total
62
67.4
100.0
System
30
32.6
62
92
Dài hạn
85
100.0
Phương thức vay
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid
Missing
Từng lần
52
56.5
83.9
83.9
Trả góp
10
10.9
16.1
100.0
Total
62
67.4
100.0
System
30
32.6
62
92
Total
100.0
Mục đích vay
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid
Missing
Trồng trọt
19
20.7
30.6
30.6
Chăn nuôi
15
16.3
24.2
54.8
Tiêu dùng
13
14.1
21.0
75.8
Kinh doanh
11
12.0
17.7
93.5
Khác
4
4.3
6.5
100.0
Total
62
67.4
100.0
System
30
32.6
62
92
Total
100.0
Thế chấp tài sản
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid
Missing
Không thế chấp
11
12.0
17.7
17.7
Có thế chấp
51
55.4
82.3
100.0
Total
62
67.4
100.0
System
30
32.6
62
92
Total
100.0
Tài sản thế chấp
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative
Percent
Nhà cửa
Valid
Missing
Total
3
3.3
5.9
5.9
Sổ đỏ
48
52.2
94.1
100.0
Total
51
55.4
100.0
System
41
44.6
62
92
86
100.0
Quy trình kiểm tra
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative
Percent
Trước và trong cho vay
Valid
26
28.3
41.9
41.9
27
43.5
51.9
100.0
Total
52
83.9
100.0
System
10
16.1
62
100.0
Trước, trong và sau khi cho
vay
Missi
ng
Total
Thu nhập thực tế
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid
Missing
Total
Dưới 5 triệu
31
33.7
50.0
50.0
Từ 5 triệu đến dưới 8 triệu
26
28.3
41.9
91.9
Từ 8 triệu đến 10 triệu
3
3.3
4.8
96.8
Trên 10 triệu
2
2.2
3.2
100.0
Total
62
67.4
100.0
System
30
32.6
62
92
87
100.0
LỜI CẢM TẠ
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Đoàn Tuyết Nhiễn, giảng
viên khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, đã giúp đỡ, truyền đạt kinh nghiệm,
hướng dẫn nhiệt tình cho tôi trong suốt quá trình làm luận văn
Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý ban lãnh đạo ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Châu Đốc đã giúp đỡ, tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi thực tập để áp dụng những lý thuyết từ trường học vào thực
tiễn.
Tôi cũng thật sự lời biết ơn gia đình tôi và các hộ gia đình đã động viên,
ủng hộ, nhiệt tình trả lời phỏng vấn giúp tôi hoàn thành số mẫu của đề tài.
Ngoài ra tôi cũng chân thành cảm ơn các bạn Đỗ Thị Ngọc Ngà, Trương
Hữu Trung Tín, Phùng Xuân Khánh, Bùi Thanh Phúc đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình hoàn thành luận văn.
Do sự hạn hẹp về thời gian lẫn kiến thức nên không tránh khỏi sai sót.
Mong quý thầy, cô và bạn bè góp ý để giúp tôi hoàn thiện bài nghiên cứu này,
cũng như các bài nghiên cứu về sau.
Trân trọng!
Cần Thơ, ngày 22 tháng 11 năm 2013
Người thực hiện
Nguyễn Châu Ngọc Tùng
i
TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu
của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng
cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày 22 tháng 11 năm 2013
Người thực hiện
Nguyễn Châu Ngọc Tùng
ii
TRANG NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
..........................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
Châu Đốc, ngày 22 tháng 11 năm 2013
TM. Giám đốc
PP. KDDV
iii
MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU .................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát .................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 2
1.3.1 Không gian ................................................................................................ 2
1.3.2 Thời gian ................................................................................................... 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 2
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 3
2.1 Phương pháp luận ........................................................................................ 3
2.1.1 Khái quát về tín dụng ................................................................................ 3
2.1.2 Một số quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Việt Nam về nghiệp vụ tín dụng ........................................................................ 6
2.1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng .................. 13
2.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 15
Chương 3:GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNGNÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC
TỈNH AN GIANG ........................................................................................... 18
3.1 Giới thiệu về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh
Châu Đốc, tỉnh An Giang ................................................................................ 18
3.1.1 Sự hình thành và phát triển ..................................................................... 18
3.1.2 Các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng.................................... 20
3.2Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2010-2013 củangân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Châu Đốc, tỉnh An Giang.............. 22
Chương 4:PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI
NHÁNH THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC, TỈNH AN GIANG ............................. 26
iv
4.1 Tình hình huy động vốn tại ngân hàng trong thời gian từ năm 2010 đến
tháng 6 năm 2013 ............................................................................................. 26
4.2 Phân tích hoạt động cho vay tại ngân hàng ............................................... 29
4.2.1 Doanh số cho vay .................................................................................... 29
4.2.3 Tình hình dư nợ....................................................................................... 48
4.2.4 Nợ xấu ..................................................................................................... 57
4.3Đánh giá hoạt động của ngân hàng ............................................................. 60
4.3.1 Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động .................................................... 62
4.3.2 Vòng quay vốn tín dụng.......................................................................... 63
4.3.3 Hệ số thu nợ ............................................................................................ 64
4.3.4 Nợ xấu trên tổng dư nợ ........................................................................... 64
4.4 Thực trạng và nhu cầu vốn vay tại ngân hàng ........................................... 65
4.4.1 Thực trạng vốn vay tại ngân hàng .......................................................... 65
4.4.2 Nhu cầu vốn vay tại ngân hàng ............................................................... 68
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI
NHÁNH THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC, TỈNH AN GIANG ............................. 71
5.1 Giải pháp .................................................................................................... 71
5.1.1 Trong công tác huy động vốn ................................................................. 71
5.2.2 Đối với công tác cho vay ........................................................................ 72
5.2.3 Đối với công tác thu nợ........................................................................... 73
Chương 6:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 75
6.1 Kết luận ...................................................................................................... 75
6.2 Kiến nghị.................................................................................................... 76
6.2.1 Đối với chính quyền đại phương ............................................................ 76
v
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNN chi nhánh
Châu Đốc qua 3 năm 2010-2012 ..................................................................... 24
Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNN chi nhánh ........ 24
Bảng 4.1: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Châu Đốc . 28
Bảng 4.2: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Châu Đốc . 29
Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo thởi hạn của ngân hàng giai đoạn .............. 30
Bảng 4.4: Doanh số cho vay theo thởi hạn của ngân hàng trong 6 tháng đầu . 31
Bảng 4.5: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế của ngân hàng từ 2010 - 2012
.......................................................................................................................... 35
Bảng 4.6: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế của ngân hàng 6 tháng đầu . 35
Bảng 4.7: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của ngân hàng giai đoạn
.......................................................................................................................... 40
Bảng 4.8: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của ngân hàng trong 6 . 40
Bảng 4.9: Doanh số thu nợ theo thời hạn của ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012
.......................................................................................................................... 42
Bảng 4.10: Doanh số thu nợ theo thời hạn của ngân hàng trong 6 tháng đầu . 42
Bảng 4.11: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế của ngân hàng từ 2010 đến
tháng 6 năm 2013 ............................................................................................. 43
Bảng 4.12: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế của ngân hàng từ 2010 đến . 43
Bảng 4.13: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế của ngân hàng.............. 47
Bảng 4.14: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế của ngân hàngtrong6 ... 47
Bảng 4.15: Dư nợ theo thời hạn của ngân hàng giai đoạn (2010 – 2012) ....... 50
Bảng 4.16: Dư nợ theo thời hạn của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm ......... 50
Bảng 4.17: Dư nợ theo ngành kinh tế của ngân hàng từ 2010 - 2012 ............. 52
Bảng 4.18: Dư nợ theo ngành kinh tế của ngân hàng 6 tháng đầu năm .......... 52
Bảng 4.19: Dư nợ theo thành phần kinh tế của ngân hàng giai đoạn .............. 55
Bảng 4.20 Dư nợ theo thành phần kinh tế của ngân hàng trong 6 tháng đầu .. 56
Bảng 4.21: Nợ xấu theo thời hạn của ngân hàng giai đoạn (2010 – 2012) ..... 58
vi
Bảng 4.22: Nợ xấu theo thời hạn của ngân hàng trong 6 tháng đầu giai đoạn 58
Bảng 4.23: Nợ xấu theo thành phần kinh tế của ngân hàng giai đoạn ............ 60
Bảng 4.24: Nợ xấu theo thành phần kinh tế của ngân hàng trong 6 tháng đầu 60
Bảng 4.25: Chỉ tiêu đánh giá hoạt động của ngân hàng qua 3 năm 2010-2012
.......................................................................................................................... 61
Bảng 4.26: Chỉ tiêu đánh giá hoạt động của ngân hàng qua 6 tháng............... 62
Bảng 4.27. Nợ xấu theo thời hạn trên tổng dư nợ giai đoạn 2010-2012 ......... 65
Bảng 4.28. Tình hình giải ngân với số tiền vay kỳ vọng ................................. 66
Bảng 4.29. Thời hạn vay .................................................................................. 66
Bảng 4.30. Phương thức vay ............................................................................ 66
Bảng 4.31. Bảng chéo mục đích vay và tài sản thế chấp ................................. 67
Bảng 4.32. Quy trình kiểm tra ......................................................................... 67
Bảng 4.33. Thu nhập của khách hàng .............................................................. 68
Bảng 4.34. Lượng vốn vay của khách hàng..................................................... 68
Bảng 4.35. Lý do không được vay ................................................................... 69
Bảng 4.36 Nguồn vay khác .............................................................................. 70
vii
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNN Châu Đốc qua 3
năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2012,2013 24
Hình 4.1 Diễn biến trần lãi suất huy động từ tháng 8/2011 đến tháng 6/2013 28
viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AGRIBANK:
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Việt Nam
CBCNV:
Cán bộ công nhân viên
NPL:
Nợ phân loại
NHNo&PTNT:
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Việt Nam
HTX:
Hợp tác xã
TNHH:
Trách nhiệm hữu hạn
ix
[...]... NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC TỈNH AN GIANG 3.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH CHÂU ĐỐC, TỈNH AN GIANG 3.1.1 Sự hình thành và phát triển 3.1.1.1 Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ra đời theo Nghị định số 53 HĐBT ngày 26/02/1988 của Hội đồng bộ trưởng về thành. .. chính tại phòng tín dụng của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang từ năm 2010 đế tháng 6 năm 2013 - Thông tin kinh tế - xã hội của Thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang từ phòng Số liệu sơ cấp trong đề tài được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp khách hàng vay bằng bảng câu hỏi soạn sẵn Mẫu số liệu được thu thập tại 2 xã Vĩnh Châu và Vĩnh... đổi tên là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam theo quyết định số 280 QĐ-HN5 ngày 15/10/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam đã và đang là Ngân hàng thương mại quốc doanh không chỉ giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển trong kinh tế nông nghiệp, nông thôn mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc... huyện Châu Phú A của tỉnh Long Châu Hậu Đến cuối năm 1950, huyện Châu Phú A thuộc huyện Long Châu Hà Đến cuối năm 1956, chính quyền Ngô Đình Diệm sát nhập Châu Đốc với Long Xuyên thành tỉnh An Giang, địa bàn Châu Đốc nằm trên xã Châu Phú thuộc tổng Châu Phú, quận Châu Phú tỉnh An Giang Từ năm 1957, Châu Đốc thuộc huyện Châu Phú, tỉnh An Giang Năm 1964, sau khi chính quyền Việt Nam Cộng hòa tách tỉnh, Châu. .. một ngành trọng điểm của thành phố nhưng cũng đóng góp một phần vào sự phát triển của thành phố. Các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được thành phố quan tâm đầu tư và phát triển đã giải quyết một phần cho lao động nhàn rỗi nông thôn Nông nghiệp Đây là một ngành đã hình thành và phát triển từ rất lâu đời ở thành phố. Loại hình nông nghiệp đô thị là một thế mạnh của thành phố. Các cánh đồng đã được... sơ, thẩm định và cho vay chậm, tốn kém chi phí cho hộ sản xuất và chi phí ngân hàng để thẩm định đến từng hộ vay vốn. [Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2010), Tr.12] 2.1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng 2.1.3.1 Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ - Doanh số cho vay: là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng cho khách hàng vay trong... sử dụng gồm : Đối với mục tiêu (1) và (2): phân tích khái quát kết quả hoạt động kinh doanh và phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 được thực hiện thông qua công cụ thống kê mô tả nhằm mô tả bức tranh tổng quát về tình hình cơ bản của đơn vị đang được nghiên cứu, thức trạng hoạt động kinh doanh cũng như tình hình tín dụng trong thời gian nghiên cứu và. .. Sang năm 2012, tổng chi phí tăng 13,38% so với năm 2011 Mức tăng cao hơn giai đoạn trước là do cả chi phí trả lãi và chi khác đều tăng với mức tăng lần lượt là 12,95% và 64,05% Riêng 6 tháng đầu năm 2013, tổng chi phí cũng tăng hơn 57% so với cùng kỳ năm 2012 25 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠINGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC, TỈNH AN GIANG. .. sản thế chấp, quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện giải ngân và thu nợ + Tổng hợp lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, cháp hành chế độ báo cáo theo quy định và bảo vệ kế hoạch quyết toán tài chính hành quý, hàng năm so với Ngân hàng cấp trên 3.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM 2010-2013 CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH CHÂU ĐỐC, TỈNH AN GIANG Dựa vào bảng số bên dưới... tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt và đại lý của tổ chức tín tín dụng Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, tổ chức tín dụng và khách hàng phải tuân theo các qui định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng 10 - Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi ... VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH CHÂU ĐỐC, TỈNH AN GIANG 3.1.1 Sự hình thành phát triển 3.1.1.1 Khái quát Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển nông thôn Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển nông thôn. .. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠINGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC, TỈNH AN GIANG 4.1 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VỐN TẠI NGÂN HÀNGTRONG THỜI GIAN... hiệu hoạt động ngân hàng vấn đề quan tâm hàng đầu Từ thực tế em chọn đề tài: Phân tích hoạt động tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang để