1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh cái bè – tỉnh tiền giang

83 392 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH PHẠM THỊ THÙY DƯƠNG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH CÁI BÈ – TỈNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số ngành: 52340201 Cần Thơ, tháng 8 năm 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH PHẠM THỊ THÙY DƯƠNG MSSV: 4104505 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH CÁI BÈ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƯỚNG DẦN NGUYỄN XUÂN THUẬN Cần Thơ, tháng 8 năm 2013 LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Quý Thầy Cô khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt nhiều kiến thức quý báu và bổ ích cho em trong suốt quá trình theo học tại trường. Đăc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy Nguyễn Xuân Thuận đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hàn thành bài luận văn tốt nghiệp của mình. Tiếp theo, em xin gửi lời cảm đến Ban Giám đốc NHNo & PTNT VN chi nhánh Cái Bè đã chấp nhận và hỗ trợ em hoàn thành đợt thực tập. Hơn hết, em rất cám ơn các anh tại Phòng Kế hoạch và kinh doanh đã tận tình chỉ bảo và truyền đạt cho em những kiến thức thực tế quý báu và hữu ích. Cuối cùng, em xin kính chúc Quý Thầy Cô khoa Kinh tế à Quản trị kinh doanh, thầy Nguyễn Xuân Thuận, Ban Giám đốc NHNo & PTNT VN chi nhánh Cái Bè cùng các anh tại Phòng Kế hoạch và kinh doanh thật nhiều sữa khỏe và thành công trog công việc. Xin chúc NHNo&PTNT VN chi nhánh Cái Bè ngày càng phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh góp phần vào sự phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng đời sống người dân của huyện Cài Bè. Cần Thơ, ngày 27 tháng 11 năm 2013 Sinh viên thực hiện Phạm Thị Thùy Dương i LỜI CAM KẾT Em xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của em và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày 27 tháng 11 năm 2013 Sinh viên thực hiện Phạm Thị Thùy Dương ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. Cái Bè, ngày …. tháng …. năm 2013 Giám đốc ……………………………….. iii MỤC LỤC Trang Chương 1:GIỚI THIỆU ..................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2 1.3 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 2 1.3.1 Phạm vi không gian .................................................................................. 2 1.3.2 Phạm vi thời gian ...................................................................................... 2 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 3 2.1 Phương pháp luận ........................................................................................ 3 2.1.1 Khái quát về tín dụng ................................................................................ 3 2.1.2 Khái quát chung về TDTDH..................................................................... 6 2.1.3 Các chỉ tiêu phân tích hoạt động TDTDH ................................................ 8 2.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động TDTDH ............................................... 10 2.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 12 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu.................................................................. 12 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ................................................................ 12 Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH CÁI BÈ................ 13 3.1 Giới thiệu về NHNo & PTNT VN chi nhánh cái Bè ................................. 13 3.1.1 Khái quát đặc điểm huyện Cái Bè .......................................................... 13 3.1.2 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của NHNo & PTNT VN chi nhánh Cái Bè .................................................................................................... 13 3.1.3 Cơ cấu tổ chức ........................................................................................ 14 iv 3.1.4 Nhiệm vụ của các phòng ban .................................................................. 14 3.1.5 Hoạt động kinh doanh chủ yếu của chi nhánh ........................................ 16 3.1.6 Quy trình cho vay khách hàng ................................................................ 16 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT VN chi nhánh Cái Bè giai đoạn 2010 - 2012 và trong 6 tháng đầu năm 2013 ................................... 17 3.2.1 Giai đoạn 2010 – 2012 ............................................................................ 17 3.2.2 Trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013......................... 21 3.3Thuận lợi và khó khăn của NH ................................................................... 22 3..3.1Thuận lợi ................................................................................................. 22 3.3.2 Khó khăn ................................................................................................. 23 3.4 Phương hướng phát triển của NHNo & PTNT VN chi nhánh Cái Bè trong năm 2013.......................................................................................................... 23 Chương 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH CÁI BÈ ........................................................................... 26 4.1 Phân tích nguồn vốn cuả NHNo & PTNT VN chi nhánh Cái Bè giai đoạn 2010 - 2012 và trong 6 tháng đầu năm 2013 ................................................... 25 4.4.1 Giai đoạn 2010 – 2012 ............................................................................ 25 4.4.2 Trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013......................... 28 4.2 Khái quát hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT VN chi nhánh Cái Bè (theo thời hạn tín dụng giai đoạn 2010 - 2012 và trong 6 tháng đầu năm 2013) .......................................................................................................................... 29 4.2.1 Giai đoạn 2010 – 2012 ............................................................................ 29 4.2.2 Trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013......................... 34 4.3 Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại NHNo & PTNT VN chi nhánh Cái Bè giai đoạn 2010 - 2012 và trong 6 tháng đầu năm 2013............. 36 4.3.1 Phân tích doanh số cho vay .................................................................... 37 4.3.2 Phân tích doanh số thu nợ ....................................................................... 42 v 4.3.3 Phân tích dư nợ ....................................................................................... 47 4.3.4 Phân tích nợ xấu...................................................................................... 52 4.4 Đánh giá hoạt động TDTDH của NH Agribank Cái Bè giai đoạn 2010 - 2012 và trong 6 tháng đầu năm 2013 ................................................... 56 4.4.1 Dư nợ TDH trên vốn huy động ............................................................... 58 4.4.2 Hệ số thu nợ TDH ................................................................................... 59 4.4.3 Tỉ lệ nợ xấu TDH .................................................................................... 60 4.4.4 Vòng quay vốn TDTDH ......................................................................... 61 4.4.5 Thu nhập lãi TDH trên chi phí lãi TDH ................................................. 62 4.4.6 Lợi nhuận TDH trên dư nợ TDH ............................................................ 63 Chương 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH CÁI BÈ .................................................... 65 5.1 Đánh gia chung về hoạt động TDTDH của NHNo & PTNT VN chi nhánh Cái Bè .............................................................................................................. 65 5.1.1Thuận lợi .................................................................................................. 65 5.1.2 Tồn tại và hạn chế ................................................................................... 65 5.2Giải pháp nâng cao hoạt động TDTDH tại NHNN & PTNT VN chi nhánh Cái Bè .............................................................................................................. 65 5.2.1 Thuận lợi ................................................................................................. 65 5.2.2 Tồn tại và hạn chế ................................................................................... 67 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 69 6.1 Kết luận ...................................................................................................... 69 6.2 Kiến nghị.................................................................................................... 69 6.2.1 Đối với Chính phủ, NHNN và chính quyền địa phương ........................ 69 6.2.2 Đối với ngân hàng NH Agribank tỉnh Tiền Giang ................................. 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 71 vi DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của NH Agribank Cái Bè giai đoạn 2010 – 2012 ..................................................................................................... 18 Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của NH Agribank Cái Bè trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ............................................... 21 Bảng 4.1: Cơ cấu nguồn vốn của NH Agribank Cái Bè giai đoạn 2010 -2012 .......................................................................................................................... 26 Bảng 4.2: Cơ cấu nguồn vốn của NH Agribank Cái Bè trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ........................................................................ 28 Bảng 4.3: Tình hình hoạt động tín dụng theo thời hạn của NH Agribank Cái Bè giai đoạn 2010 -2012 .................................................................................. 30 Bảng 4.4: Tình hình hoạt động tín dụng theo thời hạn của NH Agribank Cái Bè trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ............................. 36 Bảng 4.5: Doanh số cho vay TDH cuả NH Agribank Cái Bè theo thành phần kinh tế giai đoạn 2010 -2012 ........................................................................... 38 Bảng 4.6: Doanh số cho vay TDH theo thành phần kinh tế của NH Agribank Cái Bè trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ....................... 39 Bảng 4.7: Doanh số cho vay TDH của NH Agribank Cái Bè theo mục đích sử dụng vốn giai đoạn 2010 – 2012...................................................................... 40 Bảng 4.8: Doanh số cho vay TDH của NH Agribank Cái Bè theo mục đích sử dụng vốn trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ................... 42 Bảng 4.9: Doanh số thu nợ TDH của NH Agribank Cái Bè theo thành phần kinh tế giai đoạn 2010 -2012 ........................................................................... 43 Bảng 4.10: Doanh số thu nợ TDH của NH Agribank Cái Bè theo thành phần kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ....................... 45 Bảng 4.11: Doanh số thu nợ TDH của NH Agribank Cái Bè theo mục đích sử dụng vốn giai đoạn 2010 -2012 ....................................................................... 46 Bảng 4.12: Doanh số thu nợ TDH của NH Agribank Cái Bè theo mục đích sử dụng vốn trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ................... 47 Bảng 4.13: Dư nợ TDH của NH Agribank Cái Bè theo thành phần kinh tế giai đoạn 2010 – 2012 ............................................................................................. 48 Bảng 4.14: Dư nợ TDH của NH Agribank Cái Bè theo thành phần kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ................................... 49 Bảng 4.15: Dư nợ TDH của NH Agribank Cái Bè theo mục đích sử dụng vốn giai đoạn 2010 -2012 ....................................................................................... 50 vii Bảng 4.16: Dư nợ TDH cua NH Agribank Cái Bè theo mục đích sử dụng vốn trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ................................... 51 Bảng 4.17: Nợ xấu TDH của NH Agribank Cái Bè theo thành phần kinh tế giai đoạn 2010 – 2012 ...................................................................................... 53 Bảng 4.18: Nợ xấu TDH theo thành phần kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ................................................................................. 54 Bảng 4.19: Nợ xấu TDH của NH Agribank Cái Bè theo mục đích sử dụng vốn giai đoạn 2010 -2012 ....................................................................................... 55 Bảng 4.20: Nợ xấu TDH của NH Agribank Cái Bè theo mục đích sử dụng vốn trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ................................... 56 Bảng 4.21: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động TDTDH của NH Agribank Cái Bè trong giai đoạn 2010 – 2012 và trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.......................................................................................................... 57 viii DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT VN chi nhánh Cái Bè .............. 15 Hình 4.1: Tỉ lệ dư nợ TDH trên vốn huy động ................................................ 58 Hình 4.2: Hệ số thu nợ TDH ...................................................................................... 59 Hình 4.3: Tỉ lệ nợ xấu TDH ....................................................................................... 60 Hình 4.4: Vòng quay vốn TDTDH ............................................................................ 62 Hình 4.5: Tỉ lệ giữa thu nhập lãi TDTDH và chi phí lãi TDTDH ............................. 63 Hình 4.6: Tỉ lệ lợi nhuận TDH trên dư nợ TDH ........................................................ 64 ix DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DSCV : Doanh số cho vay DSTN : Doanh số thu nợ ĐVT : Đơn vị tính NH : Ngân hàng NHNN : Ngân hàng nhà nước NHNo & PTNT VN : Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam NHTM : Ngân hàng thương mại NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần PGD : Phòng giao dịch TDH : Trung và dài hạn TDTDH : Tín dụng trung và dài hạn TCKT : Tổ chức kinh tế KBNN : Kho bạc nhà nước TCTD : Tổ chức tín dụng x CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Vốn là điều kiện hàng đầu cho sự phát triển kinh tế ở mọi quốc gia. Đặc biệt đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, để tăng trưởng và phát triển ổn định thì Việt Nam cần phải có một nguồn vốn rất lớn nhưng không phải lúc nào cũng có đủ nguồn vốn để cung ứng cho nền kinh tế. Vì vậy, cần phải có người đứng ra tập trung vốn nhàn rỗi ở mọi nơi, mọi lúc để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của nền kinh tế. Do đó, chức năng trung gian tín dụng là một trong những chức năng quan trọng của NH. Bằng vốn huy động được trong xã hội thông qua hoạt động tín dụng, các NHTM đã cung cấp vốn cho mọi hoạt động kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn một cách kịp thời cho quá trình sản xuất. Nhờ có hoạt động của hệ thống NHTM và đặc biệt là hoạt động tín dụng, các doanh nghiệp và cá nhân có điều kiện mở rộng sản xuất, cải tiến máy móc, công nghệ để tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế và nâng cao chất lượng sản phẩm cho xã hội. Trong hệ thống các NHTM ở Việt Nam hiện nay thì NHNo & PTNT VN - Agribank là NHTM hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là cho sự phát triển của nông nghiệp, nông dân và nông thôn của Việt Nam nói chung và của huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang nói riêng. Cũng như các NHTM khác hoạt động tín dụng là hoạt động chính tạo ra lợi nhuận cho NH, song hoạt động này tiềm ẩn rủi ro cao nhất. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta còn gặp nhiều khó khăn như hiện nay do chịu ảnh hưởng của biến động kinh tế thế giới cũng như trong nước hoạt động sản xuất kinh doanh gặp phải nhiều bất lợi thì hoạt động tín dụng của NH gặp rất nhiều khó khăn và rủi ro cũng tăng cao. Tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang NHNo & PTNT VN cũng đã thực sự phát huy được vai trò của mình đối với sự phát triển kinh tế của huyện thông qua việc cung cấp nguồn vốn cho các hoạt động kinh tế. Cái Bè với đặc điểm là một huyện nông nghiệp với nghề chính là trồng lúa và trồng cây ăn trái, được xếp hàng đầu về tiềm lực kinh tế vườn của tỉnh Tiền Giang do có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai màu mỡ, lao động có tay nghề cao. Với lợi thế đó, huyện Cái Bè đã tạo nhiều điều kiện để phát triển ngành nông nghiệp của huyện. Ngành công nghiệp của huyện có nhiều chuyển biến tích cực với sự hình thành của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài hai khu công nghiệp An Thạnh, An Thạnh 2. Bên cạnh đó ngành du lịch cũng được huyện tạo nhiều điều kiện phát triển. Qua đó, cho thấy nhu cầu vốn của người dân tại huyện 1 Cái Bè ngày càng tăng. Bên cạnh nhu cầu vay vốn ngắn hạn để bổ sung cho nguồn vốn sản xuất thì nhu cầu vay vốn TDH để phục vụ cho nhu cầu đầu tư mới mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh… cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống cũng khá cao. Vì vậy, để thấy rõ thực trạng hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT VN chi nhánh Cái Bè, đặc biệt là hoạt động TDTDH nên em chọn đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Cái Bè” để làm nội dung nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp của mình. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là phân tích hoạt động TDTDH tại NHNo & PTNT VN chi nhánh Cái Bè từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 để thấy rõ thực trạng của hoạt động này tại NH để đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động TDTDH tại NHNo & PTNT VN chi nhánh Cái Bè. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Phân tích nguồn vốn kinh doanh của NHNo & PTNT VN chi nhánh Cái Bè giai đoạn 2010 – 2012 và trong 6 tháng đầu năm 2013. Khái quát hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT VN chi nhánh Cái Bè theo thời hạn giai đoạn 2010 – 2012 và trong 6 tháng đầu năm 2013. Phân tích hoạt động TDTDH tại NHNo & PTNT VN chi nhánh Cái Bè giai đoạn 2010 – 2012 và trong 6 tháng đầu năm 2013. Đánh giá hoạt động TDTDH tại NHNo & PTNT VN chi nhánh Cái Bè giai đoạn 2010 – 2012 và trong 6 tháng đầu năm 2013. Đề ra một số giải pháp giúp nâng cao hoạt động TDTDH tại NHNo & PTNT VN chi nhánh Cái Bè. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi không gian Đề tài được thực hiện tại NHNo & PTNT VN chi nhánh Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. 1.3.2 Phạm vi thời gian Đề tài được thực hiện từ 12/08/2013 đến 18/11/2013. Số liệu trong đề tài được lấy từ tháng 01/2010 đến tháng 06/2013. 2 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Khái quát về tín dụng 2.1.1.1 Khái niệm về tín dụng Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. (Thái Văn Đại, 2012, trang 36) 2.1.1.2 Nguyên tắc tín dụng Các nguyên tắc tín dụng được NH xây dựng dựa trên bản chất tín dụng của NH. Trong việc cấp tín dụng các NHTM xem xét các nguyên tắc này là cơ sở quyết định các món tín dụng cấp ra cho khách hàng. Hiện nay các ở Việt Nam các NH đặt ra các nguyên tắc sau: Nguyên tắc 1: Tiền vay được sử dụng đúng mục đích thỏa thuận trên hợp đồn tín dụng. Người đi vay phải sử dụng vốn vay đúng mục đích ghi trên hợp đồng tín dụng. Đối tượng NH xem xét cho vay là các khoản chi phí mà người đi vay cần thực hiện phù hợp với nhu cầu đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Người đi vay sẽ đảm bảo được uy tín với NH kkhi sử dụng vốn vay đúng mục đích. Bên cạnh đó còn giúp cho NH thực hiện sứ mệnh của mình là góp phần phát triển sản xuất đồng thời cũng tạo ra lợi nhuận cho NH. Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích làm lãng phí nguồn vốn và không mang lại hiệu quả cho cho đồng vốn đầu tư. Vì vậy khi NH phát hiện khách hàng không sử dụng đúng mục đích mà khách hàng và NH đã thỏa thuận và NH đã đồng ý thì NH có quyền thu hồi vốn trước thời hạn để tránh tình trạng rủi ro do sự thất tín của người đi vay. Nguyên tắc 2: Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng NH đóng vai trò vừa là người đi vay cũng vừa là người cho vay. Nguồn vốn cấp tín dụng của NH là nguồn vốn do NH đi vay và NH phải trả lãi cho khoản vay nay. Vì vậy, thu đầy đủ gốc và lãi đúng hạn là điều kiện để cho NH tồn tại và phát triển. Nguyên tắc này bắt buộc người đi vay phải trả nợ gốc và lãi cho NH sau khi đáo hạn. Nếu người đi vay không chủ động trả nợ cho NH thì NH có thể phong tỏa tài khoản tiền gửi của khách hàng, chuyển nợ quá hạn hoặc phát mãi tài sản để thu hồi nợ. (Thái Văn Đại, 2012, trang 36) 3 2.1.1.3 Điều kiện cấp tín dụng Điều kiện cấp tín dụng là những yêu cầu của NH đối với người vay để làm cơ sở xem xét, ra quyết định cho vay hay không cho vay. Các khách hàng muốn được vay vốn NH phải có các điều kiện cơ bản sau đây: Có năng lực pháp lực dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật. Thực hiện quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của NHNN. (Thái Văn Đại, 2012, trang 40) 2.1.1.4 Phân loại tín dụng  Căn cứ vào thời hạn cấp tín dụng Tín dụng ngắn hạn: là những khoản cho vay có thời hạn đến 12 tháng. Tín dụng trung hạn: là những khoản cho vay có thời hạn trên 12 tháng đến 60 tháng. Tín dụng dài hạn: là những khoản cho vay có thời hạn trên 60 tháng.  Căn cứ mức độ tín nhiệm với khách hàng Tín dụng có đảm bảo: là loại tín dụng dựa trên cơ sở các tài sản bảo đảm như thế chấp, cầm cố hoặc bằng sự bảo lãnh của bên thứ ba. Loại cho vay này áp dụng cho các khách hàng không có uy tín cao đối với NH. Sự đảm bào này là căn cứ pháp lí để NH có nguồn thu nợ thứ hai, bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất thiếu chắc chắn. Tín dụng không có đảm bảo: là loại tín dụng không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự đảm bảo của bên thứ bà mà chủ yếu dựa vào uy tín của khách hàng đối với NH.  Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, công thương nghiệp là loại cho vay đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp thương mại và dịch vụ. Cho vay bất động sản là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và hình thành bất động sản. 4 Cho vay nông nghiệp là loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng… Cho vay tiêu dùng: loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng của cá nhân như mua sắm các vật dụng đắt tiền, trang trải các chi phí của cuộc sống.  Căn cứ vào hình thức cấp tín dụng Tín dụng trực tiếp: là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay cũng là người trực tiếp trả nợ. Tín dụng gián tiếp: là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay và người cho vay là hai đối tượng khác nhau. (Nguyễn Thị Cẩm, 2012, trang 6) 2.1.1.5 Thời hạn tín dụng Thời hạn tín dụng là khoản thời gian mà người vay được quyền sử dụng vốn vay. Thời hạn tín dụng là khoản thời gian được tính kể từ khimnguoiwf vay rút khoản vay đầu tiên đến đến khi trả hết nợ. Các loại thời hạn tín dụng: Thời hạn tín dụng chung bao gồm thời hạn NH giải ngân cho khách hàng, thời hạn ân hạn và thời hạn trả nợ của khách hàng. Thời hạn giải ngân: là khoản thời gian tính từ khi khách hàng rút số tiền đầu tiên cho đến khi khách hàng rút đủ số tiền vay. Thời hạn ân hạn (nếu có): là thời gian tính từ khi khách hàng rút đủ số tiền vay đến khi bắt đầu trả nợ số tiền đầu tiên. Thời gian trả nợ: là khoản thời gian tính từ khi khách hàng trả món nợ đầu tiên đến khi trả hết nợ cho NH. (Thái Văn Đại, 2012, trang 42) 2.1.1.6 Các phương thức cho vay Cho vay từng lần: là phương thức cho vay mà mỗi lần vay vốn thì khách hàng và NH thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và kí kết hợp đồng tín dụng. Cho vay theo hạn mức tín dụng: NH và khách hàng sẽ xác định và thỏa thuận hạn mức duy trì trong thời hạn nhất định hoặc theo chu kì sản xuất kinh doanh của khách hàng. Cho vay theo dự án đầu tư: là phương thức cho vay TDH, NH thẩm định dự án trước khi cho vay. Trong cho vay ngắn hạn, NH vận dụng bổ sung phương thức cho vay theo dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án phục vụ đời sống. Cho vay trả góp: NH và khách hàng sẽ xác định và thỏa thuận số lãi vay phải trả cộng với vốn gốc được chia ra để trả theo nhiều kì hạn trong thời hạn cho vay. 5 Cho vay thông qua phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: NH chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt và đại lí của NH. Cho vay theo hạn mức thấu chi: NH chấp thuận cho khách hàng được phép chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng. Cho vay hợp vốn: một nhóm các TCTD cho vay đối với một dự án hoặc phương án vay vốn của khách hàng. (Thái Văn Đại, 2012, trang 47) 2.1.1.7 Lãi suất cho vay Là tỉ lệ phần trăm giữa số lợi tức thu được trong kì và DSCV trong một thời kì nhất định. Lãi suất cho vay là mức lãi suất do NH và khách hàng thỏa thuận phù hợp với quy định của Tổng giám đốc NHNo & PTNT VN. (Nguyễn Thị Cẩm, 2012, trang 9) Lãi suất cho vay = Lãi suất tiền gửi + Chi phí + Thuế + Lợi nhuận 2.1.1.8 Mức cho vay NH quyết định mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vốn của khách hàng, giá trị tài sản đảm bảo, khả năng trả nợ và nguồn vốn của NH. NH chỉ cho vay tối đa 70% giá trị tài sản đảm bảo. Đối với khách hàng vay vốn cho phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đời sống thì mức vốn tự có của khách hàng như sau: Cho vay ngắn hạn: vốn tự có tối thiểu mà khách hàng phải có là 10% trong tổng nhu cầu vốn. Cho vay TDH: khách hàng cần có mức vốn tự có tối thiểu là 20% trong tổng nhu cầu vốn. (Nguyễn Thị Cẩm, 2012, trang 9) 2.1.2 Khái quát chung về TDTDH 2.1.1.1 Khái niệm TDTDH TDTDH là hoạt động tài chính tín dụng cho khách hàng vay vốn, cho thuê tài chính có thời hạn trên 12 tháng nhằm thực hiện các dự án phát triển sản xuất kinh doanh, phục vụ đời sống. Thời hạn cho vay được xác định căn cứ vào chu kỳ sản xuất, kinh doanh, thời gian thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và tính chất nguồn vốn của TCTD. Hiện nay, thời hạn cho vay TDH được xác định như sau: 6  Cho vay trung hạn có thời hạn trên 1 năm đến 5 năm và được sử dụng để cung cấp mua sắm tài sản cố định, cải tiến đổi mới kĩ thuật, mở rộng và xây dựng công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh.  Cho vay dài hạn có thời hạn trên 5 năm nhưng không quá thời gian hoạt động còn lại theo quyết định thành lập đối với pháp nhân và không quá 15 năm đối với các dự án phục vụ đời sống. Loại tín dụng này thường tập trung cấp vốn cho các dự án đầu tư mở rộng như đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới, các công trình thuộc cơ sở hạ tầng, cải tiến và mở rộng sản xuất. (Phạm Thị Hoàng Oanh, 2012, trang 4) 2.1.1.2 Nguồn vốn cho vay TDH NH cần có kế hoạch cụ thể về nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn TDH của nền kinh tế. Nguồn vốn cho vay TDH gồm:  Nguồn vốn huy động có kì hạn ổn định từ một năm trở lên.  Vốn vay trong nước thông qua việc phát hành trái phiếu NH.  Nguồn vốn vay từ NH nước ngoài.  Một phần nguồn vốn tự có và quỹ dự trữ NH.  Nguồn vốn ủy thác của NHNN, các TCKT trong nước và ngoài nước.  Nguồn vốn ngắn hạn: một phần nguồn vốn ngắn hạn được phép sử dụng để cho vay TDH. Hiện nay, các NHTM ở Việt Nam có thể sử dụng tối đa 30% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay TDH theo Thông tư số 15/2009/TT – NHNN. (Phạm Thị Hoàng Oanh, 2012, trang 5) 2.1.1.3 Các hình thức TDTDH Hình thức tín dụng theo dự án đầu tư: đây là hình thức TDTDH phổ biến và chủ yếu của NHTM tại Việt Nam hiện nay. Dự án do doanh nghiệp đưa ra và sau khi được các cấp có thẩm quyền xét duyệt về các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, xã hội sẽ được gởi tới NH để đáp ứng nhu cầu vay vốn tài trợ của dự án. Dựa vào lĩnh vực tài trợ mà người ta chia ra hai hình thức phổ biến sau:  Hình thức TDTDH nhằm cải tạo, thay thế, khôi phục tài sản cố định. Trong hình thức này, nguồn vốn của NH tham gia vào dự án tương đối lớn, thời gian tín dụng của dự án không dài, các dự án có quy mô vừa và nhỏ. Các dự án này đã và đang được NH tài trợ có hiệu quả.  Hình thức TDTDH nhằm đầu tư, xây dựng theo dự án mới, đổi mới kĩ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi tham gia vào hìh thức này, nguồn vốn của NH tham gia thường nhỏ hơn nguồn vốn tự có của chủ đầu tư, thời gian của dự án khá dài. Cho thuê tài chính: là hình thức cho vay tài sản thông qua hình thức thuê mua qua đó người cho thuê chuyển giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho người đi thuê sử dụng và người đi thuê có trách nhiệm thanh toán trong 7 suốt thời gian thuê và không được tự ý hủy bỏ hợp đồng. Khi hết hạn thuê người đi thuê có thể dược quyền sở hữu tài sản bằng cách mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê. Thấu chi: là việc NH cho khách hàng chi vượt số tiền trên tài khoản tiền gửi với những điều kiên nhất định. Chi phí cơ bản cho người vay là lãi suất tính trên số dư thấu chi của họ. Bảo lãnh TDH mua thiết bị trả chậm: là cam kết của NH về thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho chủ đầu tư, trả thay cho nhà nhập khẩu thiết bị, máy móc khi nhà nhập khẩu hoàn thành nghĩa vụ của mình. (Phạm Thị Hoàng Oanh, 2012, trang 5) 2.1.3 Các chỉ tiêu phân tích hoạt động TDTDH 2.1.2.1 Doanh số cho vay DSCV là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản nợ mà NH cho khách hàng vay trong khoảng thời gian nhất định bao gồm vốn đã thu hồi hoặc chưa thu hồi được và thường xác định theo tháng, quý hoặc năm. 2.1.2.2 Doanh số thu nợ DSTN là tất cả các khoản nợ mà NH đã thu về được tại một thời điểm nhất định nào đó. 2.1.2.3 Dư nợ Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh DSCV tại một thời điểm xác định mà NH chưa thu hồi. Dư nợ được xác định như sau: Dư nợ = Dư nợ đầu kì + DSCV trong kì - DSTN trong kì 2.1.2.4 Nợ xấu Nợ xấu là các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 theo Quyết định 493 năm 2005 và Quyết định sửa đổi bổ sung số 18 năm 2007 của NHNN, quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lí rủi ro tín dụng. Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:  Các khoản nợ trong hạn và TCTD đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn;  Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại;  Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2 Điều này. 8 Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:  Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;  Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì TCTD phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu);  Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3 Điều này. Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:  Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;  Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm b Khoản này;  Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;  Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3 Điều này. Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:  Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;  Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;  Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;  Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 Điều này. Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:  Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;  Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;  Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;  Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;  Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý; 9  Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 Điều này. 2.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động TDTDH 2.1.3.1 Dư nợ TDH trên vốn huy động Dư Dưnợ nợTDH TDH trên trên vốn vốnhuy huyđộng động Dư nợ nợ TDH TDH Dư x 100% = Vốn Vốnhuy huyđộng động Tỉ lệ dư nợ TDH trên vốn huy động xác định khả năng của NH trong việc sử dụng vốn huy động vào việc cho vay TDH. Tỉ lệ này cho biết một trăm đồng vốn huy động được thì có bao nhiêu đồng tham gia vào dư nợ TDH. Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay TDH đối với nguồn vốn huy động của NH. 2.1.3.2 Hệ số thu nợ TDH DSTN TDH Hệ số thu nợ TDH = x 100% DSCV TDH Chỉ tiêu này đánh giá công tác thu hồi nợ cho vay TDH của NH. Nó phản ánh trong thời kì đó với DSCV nhất định NH sẽ thu về bao nhiêu đồng vốn. Hệ số này càng cao càng được đánh giá tốt, cho thấy công tác thu hồi nợ của NH hiệu quả và ngược lại. 2.1.3.3 Tỉ lệ nợ xấu TDH Tỉ lệ nợ xấu TDH cho biết mức độ rủi ro của hoạt động TDTDH là cao hay thấp. NH có tỉ lệ nợ xấu TDH càng thấp cho thấy rủi ro của nghiệp vụ này càng thấp và ngược lại. Chỉ tiêu này được tính theo công thức sau: Nợ xấu TDH Tỉ lệ nợ xấu TDH = x100% Dư nợ TDH 2.1.3.4 Vòng quay vốn TDTDH Vòng quay vốn TDTDH đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng TDH. Nó cho biết một đồng vốn TDTDH của NH được sử dụng cho vay mấy lần trong một năm. Nếu số vòng quay càng cao thì đồng vốn TDTDH của NH quay càng nhanh và được luân huyển liên tục. Vòng quay vốn TDTDH được tính như sau: 10 DSTN TDH Vòng quay vốn TDTDH = Dư nợ TDH bình quân Trong đó dư nợ bình quân tính như sau: Dư nợ TDH đầu kì + Dư nợ TDH cuối kì Dư nợ TDH = bình quân 2 2.1.3.5 Thu nhập lãi TDH trên chi phí lãi TDH Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí lãi TDH bỏ ra sẽ tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập lãi cho NH. Tỉ lệ này càng cao thì càng tốt. Nó được tính như sau: Thu nhập lãi TDH Thu nhập lãi TDH trên = chi phí lãi TDH Chi phí lãi TDH 2.1.3.6 Lợi nhuận TDH trên dư nợ TDH Chỉ tiêu này cho biết với một dư nợ TDH sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho NH. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ hoạt động TDTDH mang lại lợi nhuận càng cao cho NH. Công thức xác định như sau: Lợi nhuận TDH Lợi nhuận TDH trên dư nợ TDH x 100% = Dư nợ TDH 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Số liệu được thu thập từ các báo cáo tài chính được cung cấp bởi phòng Kế hoạch & kinh doanh, phòng Kế toán & ngân quỹ của NHNo & PTNT VN chi nhánh Cái Bè và các sách, báo, tạp chí…có liên quan. 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu Mục tiêu 1, 2, 3: Sử dụng phương pháp so sánh số nhằm phân tích cơ cấu nguồn vốn, khái quát hoạt về động tín dụng theo thời hạn và hoạt động 11 TDTDH của NH trong các năm nghiên cứu. Phương pháp so sánh số gồm 2 hình thức: + So sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biế động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục. Công thức số tuyệt đối: Δy = y1 – y0 Trong đó: y0: chỉ tiêu năm trước y1: chỉ tiêu năm sau Δy: là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế + So sánh số tương đối: là tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối. Công thức số tương đối động thái kỳ gốc liên hoàn: y1 – y0 x 100% t1 = y0 Trong đó: y1: mức độ cần thiết nghiên cứu (mức độ kỳ báo cáo) y0: mức độ kỳ trước (mức độ dùng làm cơ sở so sánh) t1: là tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu kinh tế Mục đích của so sánh số tương đối: * So sánh hai chỉ tiêu cùng loại nhưng có mối liên hệ nhau để đánh giá sự tăng lên hay giảm xuống của một số chỉ tiêu nào đó qua thời gian. * So sánh hiệu quả với kỳ hoạt động trước, cho thấy sự tăng giảm trong hiệu quả hoạt động. Mục tiêu 4: Sử dụng các chỉ số tài chính để đánh giá hoạt động TDTDH của NH qua các năm nghiên cứu. Mục tiêu 5: Sử dụng phương pháp suy luận từ những phân tích để đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng TDTDH của NHNo & PTNT VN chi nhánh Cái Bè. 12 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH CÁI BÈ 3.1 GIỚI THIỆU VỀ NHNo & PTNT VN CHI NHÁNH CÁI BÈ 3.1.1 Khái quát về huyện Cái Bè Cái Bè là huyện nằm ở phía Tây của tỉnh Tiền Giang với diện tích 420,9 km , chiếm 17,23% diện tích toàn tỉnh với dân số khoảng 292 nghìn người, gồm 24 xã và 01 thị trấn. 2 Cái Bè là huyện có nền kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh với nghề chính là trồng lúa và cây ăn trái: diện tích trồng lúa 3 vụ khoảng 59.983 ha, cao nhất là diện tích trồng cây ăn trái với khoảng 160.000 ha với nhiều loại trái cây đặc sản nổi tiếng. Bên cạnh ngành trồng trọt thì chăn nuôi cũng phát triển không kém, quy mô cũng được mở rộng. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp cũng tăng trưởng mạnh, giải quyết việc làm cho người lao động với các ngành nghề: công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm xuất khẩu, cơ khí, sản xuất gạch ngối, vật liệu xây dựng, và nhiều ngành nghề truyền thống như làng nghề bánh phồng sữa, bánh tráng, cốm, sấy nhãn… Du lịch của huyện Cái Bè cũng rất phát triển. Cái Bè có nhiều địa điểm du lịch và lễ hội hấp dẫn thu hút khách du lịch như chợ nổi Cái Bè, làng cổ Đông Hòa Hiệp, các làng nghề truyền thống, lễ hội cúng Thủy thần, lễ hội tắm Cồn, du lịch miệt vườn… 3.1.2 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của NHNo & PTNT VN chi nhánh Cái Bè Ngày 26/03/1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 53 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) trên cơ sở tiếp nhận từ NHNN: tất cả các chi nhánh NHNN huyện, phòng Tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố. Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngày 15/11/1996, Thống đốc NHNN Việt Nam ký quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành NHNo & 13 PTNT VN với tên tiếng Anh là Viet Nam Bank for Argiculture and Rural Development và tên giao dịch quốc tế là: AVB&RD. Tháng 07/1975 NHNo & PTNT VN chi nhánh Cái Bè được thành lập thông qua quyết định của Hội đồng bộ trưởng. NHNo & PTNT VN chi nhánh Cái Bè là NH chi nhánh cấp III trực thuộc NHNo & PTNT VN tỉnh Tiền Giang và mọi hoạt động điều thông qua NHNo & PTNT VN tỉnh Tiền Giang. NHNo & PTNT chi nhánh Cái Bè toạ lạc tại khu IA Trưng Nữ Vương, thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Đây là đơn vị kinh doanh tiền tệ trong huyện với ba PGD đặt tại ba xã An Hữu, Hoà Khánh và Hậu Thành. NH Agribank Cái Bè ra đời giữa năm 1975, khi đất nước vừa được giải phóng, nền kinh tế tràn ngập khó khăn, thiếu thốn do hậu quả của chiến tranh để lại. Sau hơn 35 năm hoạt động, bên cạnh sự nỗ lực hết mình từ phía NH còn có sự đồng tình giúp đỡ của chính quyền đến nay NH đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn, cơ ngơi khang trang, đầy đủ, cơ cấu tổ chức ngày càng chặt chẽ, địa bàn ngày càng mở rộng. NH Agribank Cái Bè đã khẳng định được vị thế của mình trong sự phát triển kinh tế của huyện, luôn lấy phương châm “Mang phồn thịnh đến khách hàng” để phục vụ khách hàng. 3.1.3 Cơ cấu tổ chức Giám đốc P.Giám đốc PGD Hòa Khánh P.Giám đốc Phòng Kế hoạch & kinh doanh Phòng Kế toán & ngân quỹ PGD An Hữu P.Giám đốc PGD Hậu Thành Phòng Hành chính & nhân sự Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT VN chi nhánh Cái Bè 3.1.4 Nhiệm vụ của các phòng ban Cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT VN chi nhánh Cái Bè gồm có: Ban giám đốc gồm: một Giám đốc và hai Phó giám đốc. Các phòn ban gồm: ba phòng tại hội sở và ba PGD 14 3.1.3.1 Giám đốc Có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của NH; hướng dẫn, giám sát việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ, nội dung hoạt động được cấp trên giao. Thực hiện các chính sách chiến lược đối với khách hàng trong việc ký kết các hợp đồng tín dụng. Có quyền quyết định các vấn đề có liên quan đến việc tổ chức, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật nâng lương cho cán bộ trong đơn vị. 3.1.3.2 Phó giám đốc Có nhiệm vụ giám sát tình hình hoạt động trong cơ quan do Giám đốc phân công và ủy quyền. Thường xuyên phân tích tính hình tài chính, tình hình huy động vốn và tình hình về đầu tư tín dụng. Làm tham mưu cho Giám đốc trong điều hành các phòng nghiệp vụ. 3.1.3.3 Phòng Kế hoạch và kinh doanh Chuyên thực hiện các khoản cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và huy động vốn. Bên cạnh đó có trách nhiệm kiểm soát, theo dõi quá trình sử dụng các món vay của khách hàng. Thường xuyên thực hiện các báo cáo thống kê, xây dựng kế hoạch vốn cho toàn chi nhánh và đưa ra kế hoạch hoạt động tín dụng. 3.1.3.4 Phòng Kế toán Thực hiện các nghiệp vụ như : ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, tiến hành mở tài khoản cho khách hàng, kế toán các khoản thu chi trong ngày để xác định lượng vốn hoạt động của NH. Phân tích tình hình tài chính của NH, giúp Ban lãnh đạo có cơ sở điều chỉnh kịp thời các chỉ tiêu kế hoạch cũng như điều hành hoạt động tín dụng toàn chi nhánh. 3.1.3.5 Phòng Ngân quỹ Thực hiện các khoản thu chi tiền mặt với sự xác nhận của phòng Kế toán, bảo quản các tài sản có giá trị trong kho cũng như các giấy tờ thế chấp tài sản của khách hàng. Khách hàng sẽ đến nộp và lãnh tiền ở phòng Ngân quỹ và ngược lại phòng Ngân quỹ cũng có trách nhiệm kiểm tra số tiền. 3.1.3.6 Phòng Hành chính & Nhân sự Thực hiện việc tuyển dụng, sắp xếp, bố trí công việc phù hợp với năng lực và nhu cầu công việc, bảo vệ trật tự an toàn tài sản cuả cơ quan, quản lý toàn bộ văn thư theo quy định, giải quyết các vấn đề về lương, khen thưởng, hưu trí, thôi việc…. 15 3.1.3.7 Phòng giao dịch Là ba chi nhánh trực thuộc NHNo & PTNT VN chi nhánh Cái Bè. Ba PGD này chịu sự chỉ đạo của Giám đốc NH Agribank Cái Bè, quản lý cho vay ở khu vực An Hữu, Hậu Thành và Hòa Khánh và các xã khác theo quy định của NH Agribank Cái Bè. 3.1.5 Hoạt động kinh doanh chủ yếu của chi nhánh Huy động vốn nội và ngoại tệ với nhiều hình thức đa dạng, phong phú: tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kì hạn, tài khoản cá nhân, tiền gửi tiết kiệm, phát hành giấy tờ có giá… Cho vay vốn: ngắn, trung hạn, dài hạn bằng đồng ngoại tệ và Việt Nam đồng, với tất cả ngành nghề, các thành phần kinh tế, lãi suất thỏa thuận. Thực hiện nghiệp vụ cầm cố, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng… Làm dịch vụ ủy thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng, cá nhân trong và ngoài nước. Bán các sản phẩm dịch vụ NH hiện đại như: chuyển tiển nhanh, thanh toán quốc tế qua mạng, các loại thẻ thanh toán, chi trả kiều hối, kinh doanh ngoại tệ… 3.1.6 Quy trình cho vay khách hàng Quy trình cho vay khách hàng tại NH Agribank Cái Bè được tiến hành qua 3 giai đoạn gồm 7 bước:  Thẩm định trước khi cho vay Bước 1: Tiếp nhận, thu thập thông tin và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn Bước 2: Kiểm tra hồ sơ vay, thẩm định và lập báo cáo thẩm định cho vay Bước 3: Phê duyệt khoản vay, hoàn thành hồ sơ, ký kết hợp đồng  Kiểm tra trong khi cho vay Bước 4: Kiểm tra, kiểm soát hồ sơ trước khi giải ngân Bước 5: Giải ngân  Kiểm tra sau khi cho vay Bước 6: Theo dõi, kiểm tra khoản vay, thu hồi và xử lý nợ Bước 7: Thanh lý hợp đồng và giải chấp tài sản đảm bảo nếu khách hàng không trả được nợ 16 3.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo & PTNT VN CHI NHÁNH CÁI BÈ GIAI ĐOẠN 2010 - 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 Lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của tất cả các doanh nghiệp. NHTM cũng là một doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hóa đặc biệt chính là tiền tệ, vì vậy lợi nhuận cũng là mục tiêu hàng đầu của các NHTM nói chung và của NH Agribank Cái Bè nói riêng. Nó là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng kinh doanh của NHTM. Cũng như các doanh nghiệp khác, lợi nhuận của NH được thể hiện qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của NH. Bảng báo cáo này phản ánh tổng hợp tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của NH trong một thời kỳ kế toán, thường là 1 năm. Báo cáo còn được sử dụng như một bảng hướng dẫn để xem xét NH sẽ hoạt động thế nào trong tương lai. Ba yếu tố chính cần quan tâm khi xem xét bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là: tổng thu nhập, tổng chi phí và lợi nhuận. Với sự lãnh đạo sáng suốt của Ban giám đốc trong việc thực hiện tốt các chính sách, chủ trương của NHNN trong từng thời kì của nền kinh tế và sự nổ lực hết mình của toàn thể nhân viên đã giúp NH đạt được những kết quả khả quan trong điều kiện NH phải cạnh tranh gay gắt với các NHTM khác trên cùng địa bàn và tình hình kinh tế nước ta có nhiều biến động, khó khăn. 3.2.1 Giai đoạn 2010 – 2012 Trong giai đoạn 2010 – 2012, nền kinh tế nước ta nói chung và huyện Cái Bè nói riêng đã gặp nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu dùng… như chi phí sản xuất đầu vào tăng, dịch bệnh, đầu ra của một số sản phẩm không ổn định và giá cả hàng hóa biến động liên tục… Do đó hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân & hộ gia đình bị ảnh hưởng mà 2 đối tượng này là khách hàng vay vốn chính của NH Agribank Cái Bè nên hoạt động của NH cũng ít nhiều bị ảnh hưởng. 3.2.1.1 Về thu nhập Nguồn thu nhập của NH gồm thu nhập lãi và thu nhập phi lãi. Trong đó, thu nhập lãi luôn là nguồn thu nhập chủ yếu của NH Agribank Cái Bè nói riêng và của các NHTM nói chung. Dựa vào bảng 3.1, ta thấy thu nhập lãi của NH Agribank Cái Bè luôn chiếm trên 85% trong tổng thu nhập và tăng liên tục trong giai đoạn 2010 2012. Trong đó, thu nhập lãi của NH tăng mạnh trong năm 2011 nhưng đến năm 2012 nó chỉ tăng nhẹ và tốc độ tăng trưởng thu nhập lãi năm 2012 là 1,89%, giảm so với tốc độ tăng trưởng thu nhập lãi năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm 2011, nền kinh tế toàn cầu phải đối mặt với nhiều khó khăn: Nhật Bản bị ảnh hưởng nặng bởi thiên tai, bóng đen suy 17 Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của NH Agribank Cái Bè giai đoạn 2010 – 2012 Chỉ tiêu Tổng thu nhập Thu nhập lãi Thu nhập phi lãi Tổng chi phí Chi phí lãi Chi phí phi lãi Lợi nhuận 2010 2011 112.842 95.916 16.926 98.301 71.071 27.230 14.541 2012 154.523 129.799 24.724 130.310 102.813 27.497 24.213 150.280 132.246 18.034 126.855 90.688 36.167 23.425 2011/2010 Số tiền 41.681 33.883 7.798 32.009 31.742 267 9.672 Nguồn: Phòng Kế toán – NHNo & PTNT VN chi nhánh Cái Bè 18 % 36,94 35,33 46,07 32,56 44,66 0,98 66,52 ĐVT: triệu đồng 2012/2011 Số tiền % -4.243 -2,75 2.447 1,89 -6.690 -27,06 -3.455 -2,65 -12.125 -11,79 8.670 31,53 -788 -3,25 thái kinh tế tiếp tục đe dọa kinh tế Mỹ và khủng hoảng nợ công diễn ra trên diện rộng ở khu vực đồng Euro. Nền kinh tế nước ta cũng chịu ảnh hưởng và gặp rất nhiều khó khăn, thách thức và tỷ lệ lạm phát tăng cao gây ra những bất ổn vĩ mô cho nền kinh tế. Trước tình hình đó, Chính phủ đã đưa ra Nghị quyết số 11, về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội. Theo đó, NHNN đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, giảm tốc độ tăng trưởng cung tiền, giảm tăng trưởng tín dụng, và hạn chế tín dụng cho các hoạt động phi sản xuất. Các biện pháp này làm cho lãi suất cho vay tăng cao góp phần làm tăng thu nhập của NH. Lãi suất cho vay trong năm 2011 của NH Agribank Cái Bè cũng tăng cao: ngắn hạn dao động từ 17% - 19%/ năm, trung hạn tối thiểu 18,5%/ năm, dài hạn tối thiểu là 20,5%/ năm cho tất cả các khách hàng và các khoản vay để phục vụ hoạt động không phải là sản xuất kinh doanh là tối thiểu là 20,5%/ năm. Năm 2012 tiếp tục lại là một năm khó khăn của nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành NH nói riêng và nó còn khó khăn hơn cả năm 2011. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoàng tài chính thế giới khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn, tổng cầu và sức mua giảm, hàng tồn kho lớn, người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu, nợ xấu tăng cao, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán ảm đạm và hệ thống NH cũng liên tục phải đương đầu với quá nhiều sóng gió và chồng chất những bất ổn. Ngoài ra, các hộ sản xuất nông nghiệp cũng gặp không ít khó khăn do thời tiết ảnh hưởng xấu, giá cả biến động, sức mua yếu, dịch bệnh… Để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất, ngày 04/05/2012, NHNN đã ban hành Thông tư số 14, quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng Việt Nam đồng đối với các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế. Theo đó, trần lãi suất cho vay đối với bốn lĩnh vực ưu tiên (phục vụ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; thực hiện phương án, dự án sản xuất - kinh doanh hàng xuất khẩu quy định tại Luật Thương mại; phục vụ sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa; phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ) sẽ có mức tối đa 15%/năm. Tiếp đó NHNN cũng ban hành Thông tư số 20 điều chỉnh mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa giảm xuống chỉ còn 13%/năm và 12%/năm trong Thông tư số 33. Mà khách hàng của NH Agribank Cái Bè chủ yếu là vay vốn cho sản xuất nông nghiệp, hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn huyện lại là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và nhu cầu vay vốn ngắn hạn lại chiếm phần lớn do sản xuất mang tính thời vụ, vì vậy, nguồn thu hập đã giảm trong năm này. Bên cạnh hoạt động tín dụng là hoạt động chính của NH, hoạt động cung cấp các dịch vụ NH cũng tạo ra nguồn thu nhập cho NH. Hoạt động này cũng được NH chú trọng quan tâm và phát triển nên thu nhập phi lãi của NH 19 Agribank Cái Bè nhìn chung cũng tăng trưởng từ năm 2010 – 2012 đã góp phần làm tăng thu nhập của NH. 3.2.1.2 Về chi phí Trong giai đoạn 2010 – 2012, cũng giống với thu nhập lãi, chi phí lãi cũng là chi phí chủ yếu NH, chiếm tỉ trọng trên 70% và nhìn chung là tăng. Chi phí lãi trong năm 2011 tăng mạnh so với năm 2010 và sau đó nó lại giảm trong năm 2012. Ngày 03/03/2011, NHNN ban hành Thông tư 02 quy định lãi suất huy động tối đa bằng Việt Nam Đồng. Theo đó, các NHTM ấn định mức lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam bao gồm lãi suất tiền gửi, lãi suất chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và trái phiếu của các tổ chức, trừ TCTD và cá nhân bao gồm cả khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức không được vượt quá 14%/năm cao hơn so với năm 2010. Thực hiện theo Thông tư của NHNN nên lãi suất huy động vốn của NH Agribank Cái Bè cũng dao động từ 13% 14%/năm nhưng do lạm phát và NH có nhiều chính sách thu hút tiền gửi nên lượng tiền gửi vào NH tăng cao nên chi phí lãi của NH Agribank Cái Bè tăng cao trong năm 2011. Chi phí phi lãi năm 2011 tăng nhẹ so với năm 2010 do lương cơ bản tăng thêm 100 ngàn đồng nên chi phí nhân viên tăng lên. Trong năm 2012, NHNN đã 6 lần điều chỉnh lãi suất huy động từ 14% vào đầu năm về 8%/ năm vào cuối năm làm cơ sở cho việc giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất. Trong năm 2012, NH Agribank Cái Bè cũng đã điều chỉnh giảm lãi suất cho vay 5 lần. Việc điều chỉnh lãi suất theo chiều hướng giảm của NHNN đã làm cho chi phí lãi của NH Agribank Cái Bè giảm. Tuy nhiên, chi phí phi lãi của NH Agribank Cái Bè trong năm này cũng có sự gia tăng đột biến. Tốc độ tăng trưởng chi phí phi lãi của năm 2012 tăng cao so năm 2011. Nguyên nhân là do NH đã đổi mới một số thiết bị, máy móc phục vụ cho hoạt động của NH. Bên cạnh đó, chi phí nhân viên tiếp tục tăng và tăng cao hơn so với năm 2011 do lương cơ bản thăng thêm 220 ngàn đồng từ tháng 05/2012 nên cũng góp phần làm tăng chi phí phi lãi. Mặc dù, chi phí lãi có sự sụt giảm nhưng chi phí phi lãi lại tăng mạnh nên tổng chi phí của NH Agribank Cái Bè năm 2012 có giảm so với năm 2011 nhưng không nhiều, chỉ 2,65%. 3.2.1.3 Về lợi nhuận Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng thu nhập và tổng chi phí của NH. Có cùng xu hướng với thu nhập và chi phí, lợi nhuận của NH Agribank Cái Bè giai đoạn 2010 – 2012 nhìn chung cũng tăng trưởng nhưng không ổn định. Lợi nhuận năm 2011 tăng và năm 2012 lợi nhuận lại giảm. 20 Mặc dù lãi suất huy động vốn cao nhưng chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay vẫn còn khá cao đã làm cho lợi nhuận NH tăng mạnh trong năm 2011. Trong năm 2012, NH Agribank Cái Bè đã giảm lãi suất cho vay và việc NH áp dụng các mức lãi suất ưu đãi đối với một số ngành nghề, lĩnh vực đã làm giảm lợi nhuận của NH. 3.2.2 Trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Nhìn vào bảng 3.2, ta thấy thu nhập, chi phí, lợi nhuận của NH Agribank Cái Bè trong 6 tháng đầu năm 2013 không có biến động nhiều so với 6 tháng đầu năm 2012. Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của NH Agribank Cái Bè trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: triệu đồng 6.2013/6.2012 Chỉ tiêu 6.2012 6.2013 Số tiền % Tổng thu nhập 64.623 64.694 71 0,11 Thu nhập lãi 56.231 57.931 1.700 3,02 Thu nhập phi lãi 8.392 6.763 -1.629 -19,41 Tổng chi phí 52.011 51.630 -381 -0,73 Chi phí lãi 40.605 36.657 -3.948 -9,72 Chi phí phi lãi 11.406 14.973 3.567 31,27 Lợi nhuận 12.612 13.064 452 3,58 Nguồn: Phòng Kế toán - NHNo & PTNT VN chi nhánh Cái Bè Thu nhập: so với 6 tháng đầu năm 2012, thu nhập lãi trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng trưởng nhẹ. Thu nhập phi lãi lại giảm 1.629 triệu đồng và khoảng giảm này bằng 0,96 lần so với thu nhập lãi nên làm cho tổng thu nhập của NH Agribank Cái Bè chỉ tăng 0,11%. Nguyên nhân là do trong 6 tháng đầu năm 2013 lãi suất cho vay của NH Agribank Cái Bè chỉ ở mức 9% 13%/năm, thấp hơn so với cùng kì năm trước. Chi phí: trong 6 tháng đầu năm 2013, trần lãi suất huy động vốn lại tiếp tục giảm. Lãi suất huy động đã được NHNN điều chỉnh giảm 2 lần từ mức 8% năm về 7%/năm thấp hơn so với cùng kì năm 2012 là từ 14% giảm xuống 9%/năm. Trong 6 tháng đầu nay, NH Agribank Cái Bè không sử dụng nguồn vốn điều chuyển cũng góp phần làm giảm chi phí lãi của NH. Tuy nhiên, chi phí phi lãi của NH Agribank Cái Bè lại tiếp tục tăng do chi phí lương, chi phí quản lí và thiết bị máy móc tăng và tăng với tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng của chi phí lãi nên tổng chi phí của NH chỉ giảm nhẹ. 21 Lợi nhuận: tuy thu nhập của NH Agribank Cái Bè có tăng nhưng rất nhỏ và chi phí có giảm nhưng không nhiều do đó trong 6 tháng đầu năm 2013 lợi nhuận của NH Agribank Cái Bè mặc dù có tăng nhưng chỉ tăng 452 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Trong điều kiện kinh tế đất nước còn gặp nhiều khó khăn nhưng hoạt động kinh doanh của NH Agribank Cái Bè vẫn đạt được lợi nhuận cho thấy NH hoạt động có hiệu quả và uy tín của NH đối với khách hàng ngày càng được nâng cao. 3.3 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 3.3.1 Thuận lợi NH Agribank Cái Bè có trụ sở đạt tại thị trấn Cái Bè là trung tâm của huyện Cái Bè, nơi tập trung nhiều hoạt động kinh tế, là chợ đầu mối của các mặt hàng nông sản. Cán bộ nhân viên của NH có nhiều kinh nghiệm, nghiệp vụ giỏi, chuyên môn thành thạo; tác phong làm việc chuyên nghiệp, tuân thủ đúng theo các quy định của NH; đoàn kết và tương trợ nhau trong công việc. Sự chỉ đạo kịp thời, chính xác, đúng lúc của Ban giám đốc và sự nhiệt tình đóng góp nhiệt tình trong công tác của toàn thể cán bộ nhân viên trong NH. Đây là nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của NH Agribank Cái Bè trong quá trình hoạt động. NH Agribank Cái Bè đã hoạt động trong thời gian dài và đạt hiệu quả nên đã tạo được niềm tin đối với khách hàng. Điều đó đã giúp cho NH có nhiều khách hàng uy tín và có quan hệ lâu dài với NH. NH nhận được nhiều sự quan tâm của NH cấp trên, đặc biệt là vốn điều chuyển giúp NH đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng; sự quan tâm của các cấp chính quyền đoàn thể địa phương trong công tác đầu tư tín dụng trên địa bàn ngày một nhiều hơn. Quy trình cho vay khách hàng ngày càng đơn giản và nhanh chóng. Hồ sơ vay vốn được in mẫu sẵn và việc thành lập các tổ vay vốn tại các xã giúp khách hàng và NH tiết kiệm được thời gian và chi phí. Có thể nói rằng, NH nằm trên vùng đất phù sa màu mỡ của vùng đồng bằng sông Cửu Long, hằng năm được phù sa sông Tiền bồi đắp, khí hậu thời tiết rất phù hợp cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là phát triển cây ăn trái đặc sản với nhiều vùng chuyên canh cây ăn trái đặc sản quy mô lớn như: bưởi long Cổ Cò, bưởi da xanh, mận An Phước… Sự tăng trưởng nền kinh tế của huyện trong sản xuất nông nghiệp, vừa là tiền đề, vừa là động lực cho hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng trên địa bàn. 22 3.3.2 Khó khăn Thiết bị máy móc của NH còn thiếu, làm chậm tiến độ công việc nên khách hàng phải chờ đợi lâu. Cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin chưa đáp ứng được hết những đòi hỏi của sự phát triển trong thời gian qua. Việc triển khai các chương trình giới thiệu sản phẩm dịch vụ mới còn tốn nhiều thời gian, nhân lực, tài chính. Trên địa bàn huyện, hiện nay có khá nhiều NHTM như NH Phát triển nhà ĐBSCL (MHB), PGD NHTMCP Công Thương VN (Vietinbank), PGD NHTMCP Sài Gòn (SCB), PGD NHTMCP Đông Á (Dongabank), PGD NHTMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Do đó, áp lực cạnh tranh với các NH trên cùng địa bàn của NH Agribank Cái Bè là khá cao. Thiên tai, dịch bệnh thường xuyên xảy ra ảnh hưởng trực tiếp cho sản xuất, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, tình hình rầy nâu phá hại lúa diễn biến phức tạp làm cho đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của NH cả về lĩnh vực huy động vốn cũng như công tác cho vay và thu hồi nợ. Nhiều trường hợp khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích. Tình hình kinh tế có nhiều biến động, mức lãi suất thay đổi thường xuyên ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của NH. Sự biến động giá cả thị trường, vật tư đầu vào, giá cả nông sản, thực phẩm đầu ra, giá cả một số mặt hàng thiết yếu phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống như xăng, dầu, sắt thép, phân bón, thuốc trừ sâu… tăng cao làm ảnh hưởng đến sản xuất, thu nhập của bà con nông dân. Chính sách phát triển kinh tế của nhà nước và của địa phương có nhiều đổi mới, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển nói chung và cho hoạt động NH nói riêng. Tuy nhiên trong thời kỳ kinh tế hội nhập, môi trường kinh doanh luôn thay đổi, việc vận dụng các chính sách của nhà nước vẫn còn gặp khó khăn, vướn mắc chưa giải quyết kịp thời. 3.4 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NHNo & PTNT VN CHI NHÁNH CÁI BÈ TRONG NĂM 2013 NH Agribank Cái Bè nhận thấy được vai trò quan trọng của nguồn vốn huy động nên nhiệm vụ tăng trưởng nguồn vốn huy động trong năm 2013 được xác định là nhiệm vụ hàng đầu của NH. Tổng vốn huy động trong năm 2013 là 1.295 tỷ đồng, tăng trưởng 147 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng so với năm 2012 là 13%. 23 Tăng trưởng dư nợ cũng là mục tiêu của NH trong năm nay. Tổng dư nợ là 896 tỷ đồng, tăng trưởng 100 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng so với năm 2012 là 12,56%. Tiếp tục thực hiện tốt Nghị định 41/2010/NĐ-CP; phối kết hợp chặt chẽ với các cấp, hội để mở rộng đầu tư cho vay nông nghiệp, nông thôn dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn là 783 tỷ đồng.  Cá nhân & hộ gia đình: dư nợ cho vay cá nhân & hộ gia đình là 650 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 72,54% trên tổng dư nợ, trong đó dư nợ cho vay cá nhân & hộ gia đình để đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn là 537 tỷ đồng.  Doanh nghiệp: dư nợ cho vay doanh nghiệp: 246 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 27,46% trên tổng dư nợ. Nợ xấu cho vay doanh nghiệp là 3 tỷ, chiếm 0,33% trên tổng dư nợ và 1,22% trên dư nợ cho vay doanh nghiệp. Cho vay phải bám sát chương trình, định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương, ưu tiên cho 5 loại hình doanh nghiệp, hộ sản xuất nông nghiệp, đầu tư đa ngành, đa nghề, đa lĩnh vực trên cơ sở điều tra khảo sát các dự án có hiệu quả. Tăng trưởng dư nợ phải trên cơ sở tăng trưởng nguồn vốn ổn định, kiểm soát được chất lượng. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ: phải lấy hiệu quả dự án là chính, với tài sản đảm bảo nợ vay. Tiếp tục thực hiện điều tra nắm bắt khách hàng, rà soát nợ đến hạn trong tháng, nắm bắt nhu cầu vay vốn của khách hàng, chủ động thẩm định, hoàn tất hồ sơ vay vốn để giải ngân ngay từ những ngày đầu tháng, tránh lãng phí vốn. Đẩy mạnh phát triển bán chéo giữa sản phẩm tín dụng và các sản phẩm dịch vụ khác như: bán các sản phẩm của ABIC, phát triển thẻ,... nhằm tăng nguồn thu ngoài tín dụng. Đồng thời gắn kết bền vững lâu dài giữa khách hàng và NH, đáp ứng nhhu cầu và phục vụ khách hàng về sản phẩm tín dụng và các sản phẩm dịch vụ kèm theo hiện có. Tiếp tục thực hiện nâng cao công tác quản lí, điều hành, nắm bắt kịp thời tình hình thực hiện trong từng ngày, điều hành nhanh nhạy để thực hiện hiệu suất sử dụng vốn đạt hiệu quả cao nhất, không để đọng vốn. 24 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH CÁI BÈ 4.1 PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN CỦA NHNo & PTNT VN CHI NHÁNH CÁI BÈ ( GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013) 4.4.1 Giai đoạn 2010 – 2012 Để có thể hoạt động được thì NHTM cũng như các doanh nghiệp khác đều cần phải có nguồn vốn. Nguồn vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập hoặc huy động được dùng để đầu tư, cho vay hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác. Nguồn vốn mà NH tạo lập và huy động được không những giúp cho NH tổ chức được mọi hoạt động kinh doanh của chính mình mà còn góp phần quan trọng trong việc đầu tư phát triển cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói riêng cũng như sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế nói chung. NH Agribank Cái Bè có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của huyện trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, phát triển thế mạnh của huyện, giải quyết việc làm… NH Agribank Cái Bè đã rất nổ lực thu hút tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi trong huyện bằng nhiều biện pháp để có đủ nguồn vốn nhằm thể thực hiện tốt vai trò của mình. Dựa vào bảng 4.1, ta thấy nguồn vốn của NH Agribank Cái Bè được tạo thành từ hai nguồn chính là vốn huy động và vốn điều chuyển từ NH cấp trên. Nguồn vốn của NH Agribank Cái Bè tăng liên tục trong giai đoạn 2010 – 2012. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của năm sau cao hơn so với năm trước. Trong cơ cấu nguồn vốn của NH thì nguồn vốn huy động chiếm tỉ trọng cao và nguồn vốn điều chuyển chiếm tỉ trọng thấp, thậm chí có những năm NH không cần phải sử dụng vốn điều chuyển. Nguồn vốn của NH tăng trưởng trong giai đoạn này là do sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động.  Vốn huy động Huy động vốn là một trong những hoạt động cơ bản của các NHTM. Đây là hoạt động chủ yếu tạo ra nguồn vốn cho các hoạt động của NH. Nó quyết định rất lớn đến hoạt động kinh doanh của NH. Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu và chiếm tỉ trọng cao trong nguồn vốn của NH Agribank Cái Bè. Nếu như ở năm 2010, nguồn vốn huy động của NH đạt mức 706 tỉ đồng, chiếm 85% trong tổng nguồn vốn thì đến năm 2012 25 Bảng 4.1: Cơ cấu nguồn vốn của NH Agribank Cái Bè giai đoạn 2010 -2012 Chỉ tiêu 2010 Vốn huy động Tiền gửi của TCKT và dân cư  Tiền gửi thanh toán  Tiền gửi tiết kiệm Tiền gửi của TCTD và KBNN Giấy tờ có giá Vốn điều chuyển Tổng nguồn vốn 706.010 654.811 25.522 629.289 16.528 34.671 118.481 824.491 2011 877.360 830.228 17.613 812.615 5.113 42.019 0 877.360 2012 1.148.004 1.130.538 22.611 1.107.927 17.466 0 0 1.148.004 2011/2010 Số tiền % 171.350 24,27 175.417 26,79 -7.909 -30,99 183.326 29,13 -11.415 -69,06 7.348 21,19 -118.481 -100 52.869 6,41 Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo tài chính của NHNo & PTNT VN chi nhánh Cái Bè 26 ĐVT: triệu đồng 2012/2011 Số tiền % 270.644 30,85 300.310 36,17 4.998 28,38 295.312 36,34 12.353 241,60 -42.019 -100% 0 0 270.644 30,85 con số này đã tăng lên trên 1.148 tỉ đồng, chiếm 100% nguồn vốn của NH. Nguồn vốn huy động của NH tăng liên tục cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối. Trong vốn huy động của NH tiền gửi của TCKT và dân cư chiếm tỉ trọng cao nhất. Tiền gửi của TCKT và dân cư tăng liên tục trong giai đoạn này cả về giá trị lẫn tốc độ. Tiền gửi tiết kiệm chiếm trên 96% trong tền gửi TCKT và dân cư và khoảng 90% trong nguồn vốn huy động của NH. Tiền gửi tiết kiệm tăng liên tục với tốc độ năm sau cao hơn năm trước. Sự tăng trưởng của nguồn tiền này là nguồn tiền chủ yếu làm cho vốn huy động của NH tăng liên tục trong giai đoạn này. Trong năm 2011, lạm phát của nước ta tăng cao trên 18%. Theo quy luật thông thường, khi lạm phát tăng thì các NH cũng sẽ tăng lãi suất huy động để thu hút vốn, lãi suất huy động và lạm phát thường cùng chiều với nhau. Việc NHNN áp trần huy động vốn 14% và tình trạng các NHTM trên cùng địa bàn chạy đua lãi suất huy động vốn gay gắt giữa nên hoạt động huy động vốn của NH cũng gặp khó khăn. Tuy vậy, lãi suất huy động của NH vẫn đủ cao và có nhiều biện pháp để thu hút được khách hàng nên lượng tiền gửi vào NH tăng lên khoảng 25%. Năm 2012, mặc dù tỉ lệ lạm phát nước ta đã được kiềm chế dưới mức 7% nên lãi suất huy động vốn của NH trên 12% vẫn giảm thấp hơn so với năm 2011 nhưng nguồn vốn huy động của NH Agribank Cái Bè trong năm 2012 lại cao hơn so với 2011. Sở dĩ có tình trạng đó xảy ra là do sức mua của người dân trong năm 2012 giảm nên những người sản xuất kinh doanh chưa vội dùng tiền nhàn rỗi để đầu tư sản xuất nên gửi tiền vào NH là lựa chọn được họ ưu tiên hàng đầu. Bên cạnh đó, NH có nhiều chiến lược thu hút tiền gửi tiết kiệm như: tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm trả lãi trước, tặng quà…. Và vì NH Agribank Cái Bè là NHTM của nhà nước nên người dân an tâm hơn khi gửi tiền vào NH Agribank Cái Bè thay vì gửi vào các NHTMCP. Còn tiền gửi thanh toán nhìn chung là giảm. Nguyên nhân làm cho tốc độ tăng trưởng của tiền gửi thanh toán vào năm 2011 giảm thấp nhất là do bên cạnh các NHTM đã xuất hiện trước đó thì trong năm 2010 trên địa bàn huyện xuất hiện thêm PGD của NHTMCP Công thương Việt Nam và NHTMCP Sài Gòn nên áp lực cạnh tranh tăng lên. Và tiền gửi thanh toán giảm còn do chi phí sản xuất tăng nên nhu cầu sử dụng vốn cao nên các doanh nghiệp cũng không còn gửi tiền vào NH nhiều như trước. Trong năm 2012, nhu cầu thanh toán qua NH nên loại tiền gửi cũng tăng lên. Bên cạnh đó, NH Agribank Cái Bè đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm thu hút nguồn tiền này nên loại tiền gửi này đã gia tăng trở lại trong năm 2012. 27  Vốn điều chuyển Nguồn vốn điều chuyển cũng có vai trò quan trọng đối với NH. Nó giúp NH đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng khi NH không huy động vốn kịp. Tại NH Agribank Cái Bè, nguồn vốn điều chuyển chiếm tỉ trọng thấp và có xu hướng ngày càng giảm. Cụ thể, vốn điều chuyển năm 2010 chiếm khoảng 15% và trong hai năm 2011 và 2012, NH Agribank Cái Bè đã không phải sử dụng nguồn vốn điều chuyển. NH chỉ sử dụng vốn điều chuyển khi vốn huy động không đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng. Do trong hai năm 2011 và 2012 NH Agribank Cái Bè huy động vốn tốt đủ để cho vay khách hàng. Và do lãi suất của vốn điều chuyển cao hơn so với lãi suất huy động vốn tại chỗ nên NH đẩy mạnh huy động vốn tại chỗ để tiết kiệm chi phí. 4.4.2 Trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Nguồn vốn của NH Agribank Cái Bè trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng hơn so với cùng kì năm trước và cũng do vốn huy động tạo thành. Bảng 4.2: Cơ cấu nguồn vốn của NH Agribank Cái Bè trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Chỉ tiêu Vốn huy động Tiền gửi của TCKT và dân cư  Tiền gửi thanh toán  Tiền gửi tiết kiệm Tiền gửi của TCTD và KBNN Giấy tờ có giá Vốn điều chuyển Tổng nguồn vốn 6.2012 6.2013 990.968 979.669 19.594 960.075 11.299 0 0 990.968 1.145.066 1.123.564 22.471 1.101.093 21.502 0 0 1.145.066 ĐVT: triệu đồng 6.2013 / 6.2012 Số tiền % 154.098 15,55 143.895 14,69 2.877 14,68 141.018 14,69 10.203 90,30 0 0 0 0 154.098 15,55 Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo tài chính của NHNo & PTNT VN chi nhánh Cái Bè Trong nguồn vốn huy động trong 6 tháng đầu năm 2013, tiền gửi của TCKT và dân cư vẫn chiếm phần lớn, trong đó tiền gửi tiết kiệm tiếp tục là nguồn huy động chủ yếu của NH. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2013 mà tiền gửi tiết kiệm đã là 1.101 tỉ đồng, tăng hơn so với cùng kì năm trước. Sở dĩ tiền gửi tiết kiệm có sự gia tăng mạnh mẽ như vậy là do tình hình kinh tế 6 đầu năm 2013 của nước vẫn còn khó khăn, tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu phục hồi nhưng ở mức thấp và chưa thực sự chắc chắn mặc dù Chính phủ có nghị quyết 28 ổn định kinh tế vĩ mô. Do đó, gửi tiền vào NH cũng vẫn là lựa chọn tốt nhất cho những người có tiền nhàn rỗi. Tiền gửi thanh toán tại NH cũng cao hơn so với cùng kì năm 2012. Nhu cầu thanh toán qua NH tăng do khách hàng nhận thấy được những tiện lợi của việc thanh toán qua NH và NH Agribank Cái Bè là lựa chọn hàng đầu do đây là NHTM của nhà nước hoạt động lâu nên khách hàng cũng tin tưởng hơn. Vì trong trong 6 tháng đầu năm 2013 NH huy động vốn tốt đủ đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng nên tiếp tục không sử dụng vốn điều chuyển từ NH cấp tỉnh. 4.2 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo & PTNT VN CHI NHÁNH CÁI BÈ (THEO THỜI HẠN GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013) Hoạt động huy động vốn là hoạt động chính tạo ra nguồn vốn cho hoạt động của NH, trong đó chủ yếu là cho hoạt động tín dụng. Hoạt động tín dụng với nhiều kì hạn khác nhau là hoạt động chủ yếu ra nguồn thu nhập cho NH. Tín dụng theo thời hạn tại NH Agribank Cái Bè có thể chia làm 2 nhóm chính là ngắn hạn (thời hạn đến 12 tháng) và TDH (thời hạn trên 12 tháng). Trước khi đi vào phân tích hoạt động TDTDH của NH Agribank Cái Bè, ta sẽ phân tích khái quát hoạt động tín dụng của NH theo thời hạn để có cái nhìn sơ lược về hoạt động tín dụng của NH cũng như cơ cấu của từng loại thời hạn trong hoạt động tín dụng của NH. 4.2.1 Giai đoạn 2010 – 2012 4.2.1.1 Doanh số cho vay DSCV thể hiện quy mô hoạt động tín dụng của NH bởi vì đây là con số thể hiện tổng số tiền mà NH đã cho vay trong một thời hạn nhất định. Số liệu trong bảng 4.3 cho ta thấy, DSCV của NH Agribank Cái Bè tăng trưởng liên tục trong giai đoạn 2010 – 2012 nhưng tốc độ tăng trưởng lại giảm. DSCV tăng cho thấy NH ngày càng mở rộng hoạt động tín dụng của mình cũng như ngày càng thu hút được nhiều khách hàng. DSCV của NH tăng trong giai đoạn 2010 – 2012 chủ yếu do DSCV ngắn hạn tăng lên. Tỉ trọng DSCV ngắn hạn luôn chiếm tỉ trọng cao trong tổng DSCV (trên 90%) và tỉ trọng này ngày càng tăng. Qua đó cho thấy, hoạt động cho vay ngắn hạn chiếm ưu thế tại NH bởi vì đa phần người dân của huyện sống bằng nghề nông và kinh doanh nhỏ lẻ với chu kì sản xuất kinh doanh ngắn hạn nên nhu cầu vay vốn ngắn hạn là chủ yếu. DSCV ngắn hạn tăng một phần cũng do chi phí đầu vào tăng nên nhu cầu vay vốn ngắn hạn để bổ sung thiếu hụt vốn tạm thời của người dân trên địa bàn huyện cũng có xu hướng 29 Bảng 4.3: Tình hình hoạt động tín dụng theo thời hạn của NH Agribank Cái Bè giai đoạn 2010 -2012 Chỉ tiêu Doanh số cho vay Ngắn hạn Trung dài hạn Doanh số thu nợ Ngắn hạn Trung dài hạn Dư nợ Ngắn hạn Trung dài hạn Nợ xấu Ngắn hạn Trung dài hạn 2010 Số tiền % 1.313.767 100 1.186.513 90,31 127.254 9,69 1.211.729 100 1.115.293 92,04 96.436 7,96 773.883 100 567.317 73,31 206.566 26,69 3.620 100 1.484 40,99 2.136 59,01 2011 Số tiền % 1.389.988 100 1.282.251 92,25 107.737 7,75 1.385.856 100 1.270.279 91,66 115.577 8,34 778.015 100 579.289 74,46 198.726 25,54 2.345 100 844 35,99 1.301 64,01 2012 Số tiền % 1.433.892 100 1.322.588 92,24 111.304 7,76 1.406.030 100 1.297.672 92,29 108.358 7,71 805.877 100 604.205 74,97 201.672 25,03 4.954 100 1.585 31,99 3.369 68,01 2011/2010 Số tiền % 76.221 5,80 95.738 8,07 -19.517 -15,34 174.127 14,37 154.986 13,90 19.141 19,85 4.132 0,53 11.972 2,11 -7.840 -3,80 -1.275 -35,22 -640 -43,13 -635 -29,73 Nguồn: Phòng Kế hoạch & kinh doanh – NHNo & PTNT VN chi nhánh Cái Bè 30 ĐVT: triệu đồng 2012/2011 Số tiền % 43.904 3,16 40.337 3,15 3.567 3,31 20.174 1,46 27.393 2,16 -7.219 -6,25 27.862 3,58 24.916 4,30 2.946 1,48 2.609 111,26 741 87,80 1.868 124,45 tăng thêm. Trong năm2012, NHNN điều chỉnh lãi suất cho vay giảm liên tục và việc áp trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với một số lĩnh vực ưu tiên đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và hộ sản xuất nông nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn với mức lãi suất ưu đãi đã đẩy DSCV ngắn hạn trong năm này tiếp tục tăng nhưng do giá cả biến động theo chiều hướng bất lợi cho hoạt động sản xuất gặp khó khăn nên DSCV tăng với tốc độ thấp hơn năm 2011. DSCV ngắn hạn tăng cũng nhờ vào Nghị định 41 năm 2010 của Chính phủ tạo điều kiện vay vốn dễ dàng hơn cho người dân trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tỉ trọng của DSCV TDH chiếm tỉ trọng thấp. Trái với DSCV ngắn hạn, DSCV TDH nhìn chung lại giảm trong giai đoạn này. Trong giai đoạn nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, có nhiều biến động và lãi suất cho vay TDH lại cao hơn so với ngắn hạn, đặc biệt lãi suất cho vay TDH lại tăng rất cao trong năm 2011 nên người dân cũng hạn chế vay vốn TDH để mở rộng hoạt động sản xuất, đầu tư mới… mà chủ yếu vay vốn ngắn hạn. Ngoài ra, nhu cầu vay tiêu dùng cũng bị hạn chế do chủ trương của Chính phủ. Một nguyên nhân nữa là do cho vay TDH sẽ gặp nhiều rủi ro hơn so với ngắn hạn đặc biệt là trong giai đoạn này nên điều kiện vay vốn khó hơn và NH xét duyệt rất kĩ những dự án đầu tư, phương án sản xuất mới. Trong năm 2012, lãi suất cho vay giảm tạo điều kiện cho người dân vay vốn để phục hồi và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng do tình hình kinh tế còn khó khăn nên DSCV TDH tăng nhưng không nhiều. 4.2.1.2 Doanh số thu nợ DSTN là chỉ tiêu phản ánh các khoản cho vay mà NH thu về được khi đáo hạn trong một khoản thời gian nhất định. Nó thể hiện khả năng phân tích, đánh giá, kiểm tra khách hàng của cán bộ tín dụng. Đồng vốn được thu hồi nhằm mục đích tạo nguồn vốn tái đầu tư cho hoạt động tín dụng cũng như bảo tồn nguồn vốn của NH. Vì vậy, bên cạnh việc đẩy mạnh vệc cho vay thì công tác thu hồi nợ cũng được NH đặc biệt quan tâm vì thu nợ cũng là hoạt động quan trọng trong nghiệp vụ tín dụng của NH. DSTN của NH Agribank Cái Bè trong giai đoạn 2010 – 2012 tăng trưởng liên tục nhưng về tốc độ tăng trưởng năm 2012 giảm hơn năm 2011 do năm 2011 có nhiều khách hàng trả nợ trước hạn nên các khoản nợ đến hạn trong năm 2012 ít hơn so với năm 2011. Qua đó ta thấy được công tác thẩm định, quản lý các khoản vay và công tác thu hồi nợ được thực hiện tốt và kết hợp chặc chẽ với nhau.. DSTN tăng là do khách hàng chủ yếu vay vốn ngắn hạn. Trong cơ cấu DSTN thì DSTN ngắn hạn chiếm tỉ trọng cao, trên 90%. Cũng chính vì vậy mà sự biến động của DSTN ngắn hạn ảnh hưởng nhiều đến DSTN của NH. DSTN ngắn hạn tăng trưởng liên tục qua các năm làm cho 31 DSTN của NH tăng trong giai đoạn này. DSTN ngắn hạn tăng là do nhu cầu vay vốn ngắn hạn tăng làm cho các khoản nợ đến hạn tăng theo và công tác thẩm định khách hàng của các cán bộ tín dụng tại NH Agribank Cái Bè được thực hiện tốt, thường xuyên nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn và có những giải pháp thu hồi nợ có hiệu quả. Bên cạnh đó cũng phải kể đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng đạt hiệu quả do áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, giá cả đầu ra của nhiều mặt hàng tăng nên nguồn thu nhập tăng trong năm 2011 và khách hàng cũng cố gắng trả nợ cho NH để có thể tiếp tục vay vốn tại NH. DSCV TDH chiếm tỉ trong thấp nên DSTN TDH cũng chiếm tỉ trọng thấp. Trong năm 2012, DSTN TDH sụt gảm so với năm 2011 nhưng nhìn chung nó vẫn có sự tăng trưởng trong giai đoạn này. Khách hàng vay vốn TDH tại NH Agribank Cái Bè sẽ phải trả lãi và vốn gốc cho NH mỗi năm một lần. Bên cạnh công tác thu hồi nợ được triển khai có hiệu quả, các khoản nợ đến hạn tăng thì một nguyên nhân khác làm cho DSTN TDH năm 2011 tăng là nhìn chung do khách hàng vay vốn TDH làm ăn đạt hiệu quả, nguồn thu nhập tăng nên một số đã trả hết nợ cho NH mặc dù khoản vay này chưa tới hạn. Nhiều khách hàng trả nợ trước hạn trong năm 2011 nên các khoản nợ đến hạn trong năm 2012 giảm hơn so với năm 2011 và là nguyên nhân làm cho DSTN TDH giảm trong năm này. 4.2.1.3 Dư nợ Dư nợ phản ánh tình hình cho vay và thu nợ của NH cũng như cho biết số tiền mà NH đã cho khách hàng vay nhưng chưa thu về tại một thời điểm nhất định. Đây là chỉ tiêu đo lường tốc độ tăng trưởng tín dụng của NH. Dư nợ càng cao tạo ra nhiều lợi nhuận đồng thời cũng càng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho NH. Nhìn vào công thức tính dư nợ, ta thấy dư nợ đầu kì là cố định nên dư nợ sẽ tỉ lệ thuận với DSCV và tỉ lệ nghịch với DSTN trong kì. Từ bảng 4.3 ta thấy, dư nợ trong giai đoạn 2010 – 2012 của NH Agribank Cái Bè có sự tăng trưởng và tăng liên tục do DSCV và DSTN của NH đều tăng. Tốc độ tăng trưởng dư nợ năm 2011 chỉ 0,53% do lãi suất cho vay cao và khách hàng trả nợ tốt, nhiều món nợ trả trước hạn nên DSCV của NH tăng ít hơn DSTN. Tuy nhiên, đến năm 2012, lãi suất cho vay giảm nên DSCV tăng và các khoản nợ đến hạn năm 2012 thấp hơn so với năm 2011 làm cho DSTN tăng nhưng ít hơn DSCV nên dư nợ đã tăng lên 3,58%. DSCV, DSTN và dư nợ của NH Agribank Cái Bè đều tăng trưởng, cho thấy hoạt động tín dụng của NH ngày càng phát triển. Tỉ trọng dư nợ ngắn hạn chiếm khoảng 75% trong tổng dư nợ của NH. Dư nợ ngắn hạn tăng trưởng từ năm 2010 đến năm 2012 và tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn so với năm trước. Dư nợ ngắn hạn tăng trưởng là do chi phí 32 đầu vào tăng cao làm nhu cầu vay vốn ngắn hạn tăng trong năm 2011 và trong năm 2012, lãi suất cho vay giảm, chi phí sản xuất đầu vào tiếp tục tăng tăng nên DSCV ngắn hạn tăng. DSCV ngắn hạn tăng cũng cần phải kể đến các chính sách hỗ trợ cho nhu cầu vay vốn ngắn hạn của NHNN. DSTN tăng do hoạt động sản xuất đạt hiệu quả, công tác thu hồi nợ được thực hiện tốt và ý thức trả nợ đúng hạn của khách hàng để có thể vay vốn lại tại NH. Cả DSCV và DSTN ngắn hạn đều tăng nhưng tốc độ tăng trưởng của năm sau giảm so với năm trước. Trong đó, tốc độ tăng trưởng của DSTN ngắn hạn giảm nhiều hơn tốc độ tăng trưởng của DSCV ngắn hạn nên dư nợ ngắn hạn năm 2012 cao hơn so với năm 2011. Dư nợ TDH năm 2012 tăng so với năm 2011 nhưng nhìn chung dư nợ TDH giảm trong giai đoạn năm 2010 – 2012. Bên cạnh các chính sách hỗ trợ cho nhu cầu vay vốn ngắn hạn, NHNN cũng có những chính sách hỗ trợ cho nhu cầu vay vốn TDH của người dân trong một số ngãnh nghề, lĩnh vực như Thông tư số 05, Thông tư sửa đổi bổ sung số 21 và Thông tư số 27 năm 2009. Trong năm 2011, mặc dù có chính sách hỗ trợ nhưng lãi suất cho vay vẫn còn cao nên DSCV TDH giảm trong khi đó DSTN TDH tăng do nợ đến hạn tăng và nhiều khoản nợ được trả trước hạn làm cho dư nợ TDH giảm trong năm này. Trái lại, trong năm 2012, dư nợ TDH tăng lên một phần là do lãi suất cho vay giảm và một phần là do các khoản nợ đến hạn giảm. 4.2.1.4 Nợ xấu Trong bất kì lĩnh vực sản xuất kinh doanh nào cũng tiềm ẩn rủi ro. Hoạt động kinh doanh của NH cũng vậy. Vì vậy, nợ xầu là rủi ro mà NH không thể tránh khỏi trong quá trình cấp tín dụng dù khoản vay này đã được cán bộ tín dụng thẩm định kĩ trước khi cho vay. Khi nợ xấu xuất hiện có nghĩa là các khoản cho vay của NH có khả năng mất vốn rất cao. Đồng thời nợ xấu cũng ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận của NH mà lợi nhuận lại là mục tiêu kinh doanh của NH. Do đó, các NH luôn cố gắng hạn chế nợ xấu. Nhìn chung, nợ xấu của NH Agribank Cái Bè trong giai đoạn 2010 – 2012 là tăng. Tuy trong năm 2011, nợ xấu có sự sụt giảm nhưng đến cuối năm 2012 thì nợ xấu đã tăng trở lại. Trong tổng nợ xấu của NH Agribank Cái Bè, nợ xấu TDH chiếm tỉ trọng cao và tỉ trọng nợ xấu TDH tăng liên tục trong giai đoạn này. Tỉ trọng nợ xấu TDH năm 2010 là 59,01% đến năm 2012 tỉ lệ này đã tăng lên đến 68,01%. Nguyên nhân nợ xấu giảm trong năm 2011 là do nguồn thu nhập tăng nên khả năng trả nợ của khách hàng cao nên khách hàng vay vốn đã trả các khoản nợ đến hạn và các khoản nợ quá hạn chưa trả được trước đó. Cũng do nguồn thu nhập trong năm này tăng nên cán bộ tín dụng đẩy mạnh thực hiện công tác thu hồi, xử lý nợ xấu đồng thời cán bộ tín dụng cũng tạo điều kiện 33 thuận lợi để những khách hàng có nợ quá hạn trả được nợ. Thêm vào đó, lãi suất cho vay áp dụng tại NH Agribank Cái Bè là lãi suất thỏa thuận thay đổi theo thông báo điều chỉnh của Giám đốc NHNo & PTNT VN tỉnh Tiền Giang và việc lãi suất cho vay tăng cao trong năm này nên khách hàng cố gắng trả các khoản nợ đã quá hạn để giảm bớt gánh nặng chi phí lãi phải trả nên nợ xấu giảm xuống. Đến năm 2012, tình hình kinh tế khó khăn hơn năm 2011 mặc dù NH cũng đã giảm lãi suất cho vay và có những chính sách hỗ trợ lãi suất để giúp đỡ khách hàng giảm bớt gánh nặng chi phí nhưng nợ xấu vẫn tăng là do sự biến động không ngừng của giá cả xăng dầu, điện theo chiều hướng tăng lên nên kéo theo sự gia tăng của nhiều loại hàng hóa khác trong khi đó giá cả đầu ra lại giảm. Tình hình kinh tế nước ta có nhiều bất lợi cho hoạt động sản xuất nên một số doanh nghiệp trên địa bàn huyện làm ăn thua lỗ và hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, thời tiết tác động xấu đến sản xuất, thiếu nhân công, giá cả biến động liên tục… nên việc trả nợ vay cho NH là một vấn đề khó khăn đối với một số khách hàng. Ngoài ra nợ xấu tăng nhanh còn do, các khoản cho vay TDH thường có giá trị lớn nên khi khách hàng không thể trả nợ cho NH và các khoản nợ này bị xếp vào nợ xấu thì nợ xấu sẽ tăng cao. 4.2.2 Trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Hoạt động tín dụng của NH Agribank Cái Bè trong 6 tháng đầu năm 2013 có sự biến động như sau: cả DSCV, DSTN, dư nợ và nợ xấu của NH Agribank Cái Bè trong 6 tháng đầu năm 2013 đều tăng trưởng so với cùng kì năm trước. Sự tăng trưởng của các chỉ tiêu này được thể hiện cụ thể trong bảng 4.4. 4.2.2.1 Doanh số cho vay Tuy tình hình kinh tế nước ta trong 6 tháng đầu năm nay vẫn còn khó khăn nhưng DSCV của NH Agribank Cái Bè vẫn tăng 3,72% so với cùng kì năm trước. Trong đó cả DSCV ngắn hạn và TDH đều tăng và tốc độ tăng trưởng của DSCV TDH lại tăng cao hơn so với ngắn hạn. Trong cơ cấu DSCV 6 tháng đầu năm 2013 của NH, DSCV ngắn hạn cũng chiếm tỉ trọng cao. Mặc dù tỉ trọng DSCV ngắn hạn có sự sụt giảm so với 6 tháng đầu năm 2012 nhưng trong 6 tháng đầu năm nay DSCV ngắn hạn cũng chiếm trên 90% trong tổng DSCV. Qua đó cho thấy, NH trong năm nay cũng sẽ chủ yếu cho vay ngắn hạn. DSCV ngắn hạn tăng là do NHNN tiếp tục áp trần lãi suất cho vay ngắn hạn và điều chỉnh giảm từ mức 13%/năm đầu năm về mức 9%/năm và NH Agribank Cái Bè cũng giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ sản xuất phát triển 34 nhằm vựt dậy nền kinh tế của huyện sau những khó khăn trong giai đoạn 2010 – 2012 làm cho nhu cầu vốn của người dân trên địa bàn huyện cũng tăng lên. Bên cạnh đó, NH cũng chú trọng đến hoạt động cho vay TDH. Cũng do lãi suất cho vay giảm và cho nhu cầu vay vốn TDH để mở rộng quy mô, đầu tư mới, mua sắm vật dụng sinh hoạt, xây dựng, sửa chửa nhà cửa… của người dân cũng tăng nên DSCV TDH của NH tăng nhưng không nhiều. 4.2.2.2 Doanh số thu nợ Song song với sự tăng trưởng của DSCV, DSTN cũng có sự tăng trưởng nhưng không đáng kể. DSTN ngắn hạn vẫn chiếm tỉ trọng cao và trong 6 tháng đầu năm nay DSTN ngắn hạn của NH vẫn tăng nhưng tốc độ tăng trưởng thấp, chỉ 0,6%. Trong khi đó, DSTN TDH của NH lại giảm với tốc độ là 6,6% nên tổng DSTN chỉ tăng 0,03% so với cùng kì năm trước. DSTN ngắn hạn tăng là do nhu cầu vay vốn ngắn hạn tăng trong năm 2012 nên các khoản nợ đến hạn cũng tăng. Khách hàng luôn được cán bộ tín dụng nhắc nhở, đôn đốc về việc trả nợ. Mặt khác, NH Agribank Cái Bè là nơi cung cấp vốn chủ yếu cho người dân của huyện nên họ luôn cố gắng trả nợ và trả nợ đúng hạn để có thể tạo mối quan hệ tín dụng lâu dài với NH. Trái lại, DSTN TDH trong 6 tháng đầu năm 2013 có sự sụt giảm. Nguyên nhân chính là do DSCV TDH giảm trong giai đoạn 2010 – 2012 nên các khoảng nợ đến hạn trong 6 tháng đầu năm nay giảm và một số khoản nợ đến hạn chưa được khách hàng thanh toán do làm ăn thua lỗ trong năm 2012. 4.2.2.3 Dư nợ Dư nợ của NH Agribank Cái Bè tăng 7,04% so với cùng kì năm trước. Dư nợ tăng là do cả dư nợ ngắn hạn và dư nợ TDH đều tăng. Nguyên nhân làm cho dư nợ ngắn hạn trong 6 tháng đầu năm 2011 tăng là do lãi suất cho vay giảm và chính sách hỗ trợ sản xuất của NH nên DSCV tăng và các khoản nợ đến hạn tăng nên DSTN ngắn hạn tăng nhưng DSCV ngắn hạn lại tăng cao hơn DSTN ngắn hạn. Trái lại, DSCV TDH và DSTN TDH biến động ngược chiều với nhau. DSCV TDH tăng do lãi suất cho vay giảm và nhu cầu vốn TDH cũng bắt đầu tăng trở lại và trong khi DSTN TDH lại giảm do nợ đến hạn giảm và một số khoản nợ chưa thu được nên làm cho chênh lệch giữa DSCV và DSTN tăng so với cùng kì năm trước. 4.2.2.4 Nợ xấu Nợ xấu của NH Agribank Cái Bè trong 6 tháng đầu năm nay tăng cao hơn so với cùng kì năm trước. Nợ xấu tăng mạnh chủ yếu là cũng do nợ xấu TDH tăng hơn 39,07% so với cùng kì năm trước. Các khoản cho vay đã quá hạn trong năm 2012 đã đến hạn trả trong 6 tháng đầu năm chưa thể thu hồi do hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 35 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 của một số khách hàng tiếp tục gặp khó khăn và không mang lại hiệu quả nên nhiều khách hàng không có khả năng trả nợ. Bảng 4.4: Tình hình hoạt động tín dụng theo thời hạn của NH Agribank Cái Bè trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: triệu đồng 6.2012 6.2013 6.2013/6.2012 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 749.773 100 777.688 100 27.915 3,72 Ngắn hạn 692.416 92,35 715.381 91,99 22.965 3,32 Trung dài hạn 57.357 7,65 62.307 8,01 4.950 8,63 Doanh số thu nợ 738.717 100 738.929 100 212 0,03 Ngắn hạn 679.677 92,01 683.783 92,54 4.106 0,60 Trung dài hạn 59.040 7,99 55.146 7,46 -3.894 -6,60 Dư nợ 789.071 100 844.636 100 55.565 7,04 Ngắn hạn 592.028 75,03 635.803 75,28 43.775 7,39 Trung dài hạn 197.043 24,9 208.833 24,72 11.790 5,98 Nợ xấu 3.712 100 4.615 100 903 25,40 Ngắn hạn 1.411 38,01 1.415 30,66 4 0,28 Trung dài hạn 2.301 61,9 3.200 69,34 899 39,07 Nguồn: Phòng Kế hoạch & kinh doanh – NHNo & PTNT VN chi nhánh Cái Bè 4.3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TDTDH TẠI NHNo & PTNT VN CHI NHÁNH CÁI BÈ (GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 VÀ TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013) Tuy chiếm tỉ trọng nhỏ trong trong hoạt động tín dụng của NH Agribank Cái Bè nhưng hoạt động TDTDH cũng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn vốn cho các hoạt động đầu tư mở rộng và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, đổi mới kĩ thuật, mua sắm máy móc phục vụ nông nghiệp, cung cấp nguồn vốn cho các dự án, phương án sản xuất mới… cũng như đáp ứng nhu cầu vay vốn để xây dựng, sữa chữa nhà cửa và mua sắm vật dụng sinh hoạt gia đình, xe máy… Vì vậy, TDTDH có vai trò khá quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân của huyện Cái Bè. Để thấy rõ thực trạng hoạt động TDTDH tại NHNo & PTNT VN chi nhánh Cái Bè ta cũng sẽ phân tích hoạt động TDTDH thông qua bốn chỉ tiêu: DSCV, DSTN, dư nợ và nợ xấu theo hai khía cạnh là theo thành phần kinh tế và theo mục đích sử dụng vốn. 36 4.3.1 Phân tích doanh số cho vay 4.3.1.1 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế Trước tiên ta sẽ phân tích DSCV TDH của NH Agribank Cái Bè theo thành phấn kinh tế. Những khách hàng vay vốn tại NH Agribank Cái Bè thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau: cá nhân, cán bộ nhân viên, doanh nghiệp, công ty TNHH, công ty tư nhân và hộ gia đình… Những khách hàng này có thể chia thành 2 nhóm chính là doanh nghiệp và cá nhân & hộ gia đình.  Giai đoạn 2010 - 2012 Theo số liệu bảng 4.5, năm 2011 DSCV TDH giảm do lãi suất cho vay tăng và DSCV TDH tăng trở lại vào năm 2012 do lãi suất cho vay giảm nhưng nhìn chung trong giai đoạn 2010 – 2012 DSCV TDH của NH Agribank Cái Bè vẫn giảm. Trong cơ cấu DSCV TDH của NH Agribank Cái Bè giai đoạn 2010 – 2012 thì DSCV cá nhân & hộ gia đình chiếm tỉ trọng cao, trên 90%. Nổi bật nhất là trong năm 2012 tỉ trọng DSCV TDH cá nhân & hộ gia đình đạt mức rất cao, đạt 99,1%. Qua đó cho thấy cá nhân & hộ gia đình là khách hàng vay vốn TDH chủ yếu của NH Agribank Cái Bè. DSCV TDH của cá nhân & hộ gia đình giảm trong năm 2011 và tăng trong năm 2012 nhưng nhìn chung là giảm. Lãi suất cho vay TDH của NH Agribank Cái Bè trong năm 2011 khá cao trên 18,5% nên cá nhân & hộ gia đình có nhiều hộ gia đình chuyển sang vay vốn ngắn hạn và hạn chế vay vốn cho những mục đích chưa thực sự cần thiết như vay vốn cho mục đích tiêu dùng. Thêm vào đó, có nhiều hộ sản xuất lập đàn heo mới nên làm cho DSCV TDH đối với cá nhân & hộ gia đình tăng trong năm này. Năm 2012, NH Agribank Cái Bè đẩy mạnh cho vay nông nghiệp và nông thôn theo chỉ đạo của NHNN cộng với mức lãi suất cho vay thấp hơn so với năm 2011 nên nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn vay vốn TDH làm cho DSCV TDH trong năm này tăng lên. DSCV TDH đối với doanh nghiệp, trong đó các doanh nghiệp xay xát và lau bóng gạo chiếm phần lớn, nhìn chung là giảm. Trong đó, DSCV TDH doanh nghiệp tăng trong năm 2011 và giảm trong năm 2012. Do có nguồn cung cấp nguyên liệu dồi dào, có đầu ra ổn định và giá lương thực, thực phẩm trên thị trường thế giới tiếp tục có xu hướng tăng nên sự hình thành mới của một số doanh nghiệp xay xát và lau bóng gạo trên địa bàn huyện trong năm 2011 là nguyên nhân chính làm cho DSCV TDH đối với doanh nghiệp tăng. Lãi suất trong năm 2011 tăng cao nhưng do đây là những dự án đầu tư mới nên được NH Agribank Cái Bè hỗ trợ lãi suất cho vay theo Thông tư số 27 năm 2009 của NHNN. Lãi suất cho vay trong năm 2012 thấp hơn so với 2011, NH cũng đẩy mạnh cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng trong 37 Bảng 4.5: Doanh số cho vay TDH cuả NH Agribank Cái Bè theo thành phần kinh tế giai đoạn 2010 -2012 Chỉ tiêu Doanh nghiệp Cá nhân & hộ gia đình Tổng 2010 5.500 121.754 127.254 2011 8.200 99.537 107.737 2012 1.000 110.304 111.304 2011/2010 Số tiến % 2.700 49,09 -22.217 -18,25 -19.517 -15,34 Nguồn: Phòng Kế hoạch & kinh doanh – NHNo & PTNT VN chi nhánh Cái Bè 38 ĐVT: triệu đồng 2012/2011 Số tiến % -7.200 -87,80 10.767 10,82 3.567 3,31 năm này trên địa bàn huyện không có sự xuất hiện mới của doanh nghiệp, các doanh nghiệp cũ cũng không có nhu cầu mở rộng quy mô cũng như do sức mua của người dân giảm các doanh nghiệp cũng e dè tiếp cận nguồn vốn NH nên DSCV TDH đối với doanh nghiệp chỉ dừng ở mức 1 tỉ đồng chủ yếu để phục vụ cho việc đổi mới các thiết bị sản xuất của một số doanh nghiệp xay xát và lau bóng gạo.  Trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 DSCV TDH tại NH Agribank Cái Bè tăng hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 và chỉ có cá nhân & hộ gia đình vay vốn trong 6 tháng đầu năm 2013. Bảng 4.6: Doanh số cho vay TDH theo thành phần kinh tế của NH Agribank Cái Bè trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: triệu đồng 6.2013/6.2012 Chỉ tiêu 6.2012 6.2013 Số tiền % Doanh nghiệp 1.000 0 -1.000 -100,00 Cá nhân & hộ gia đình 56.357 62.307 5.950 10,56 Tổng 57.357 62.307 4.950 8,63 Nguồn: Phòng Kế hoạch & kinh doanh – NHNo & PTNT VN chi nhánh Cái Bè DSCV TDH đối với cá nhân & hộ gia đình tăng so với cùng kì năm trước trong 6 tháng đầu năm nay nên DSCV TDH. Với mức lãi suất cho vay TDH thấp hơn so với cùng kì năm trước và do giá cả nhiều loại trái cây tăng lên làm cho nhu cầu vốn TDH của cá nhân & hộ gia đình tăng cao để mở rộng sản xuất cũng như trồng mới vườn cây ăn trái nên DSCV tăng. Tình hình kinh tế nước ta vẫn còn khó khăn, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Cái Bè chưa có nhu cầu vay vốn TDH để mở rộng quy mô cũng như xây mới hay đổi mới thiết bị… mà chủ yếu vay vốn ngắn hạn bổ sung vốn thiếu hụt tạm thời trong 6 tháng đầu năm nay nên DSCV TDH đối với doanh nghiệp không phát sinh trong 6 tháng đầu năm 2013. 4.3.1.2 Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn Những mục đích sử dụng vốn của khách hàng có thể chia thành các nhóm chính sau: sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và những mục đích sử dụng vốn khác như dịch vụ du lịch, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vận tải hành khách…  Giai đoạn 2010 - 2012 DSCV TDH cho mục đích sản xuất kinh doanh, trong đó chủ yếu là vay vốn cho mục đích cải tạo, trồng mới vườn cây ăn trái, lập mới đàn heo, mua máy móc sản xuất nông nghiệp và những hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ, nhìn chung là tăng. Từ tháng 06.2010, NH Agribank Cái Bè thực hiện cho vay không có bảo đảm bằng tài sản tối đa đến 50 triệu đồng đối với hoạt động sản 39 Bảng 4.7: Doanh số cho vay TDH của NH Agribank Cái Bè theo mục đích sử dụng vốn giai đoạn 2010 – 2012 Chỉ tiêu Sản xuất kinh doanh Tiêu dùng Khác Tổng 2010 51.825 74.847 582 127.254 2011 44.354 61.543 1.840 107.737 2012 61.143 49.571 590 111.304 2011/2010 Số tiền % -7.471 -14,42 -13.304 -17,77 1.258 216,15 -19.517 -15,34 Nguồn: Phòng Kế hoạch & kinh doanh – NHNo & PTNT VN chi nhánh Cái Bè 40 ĐVT: triệu đồng 2012/2011 Số tiền % 16.789 37,85 -11.972 -19,45 -1.250 -67,93 3.567 3,31 xuất nông nghiệp theo Nghị định 41 của Chính phủ đã tạo điều kiện thuận lợi các hộ sản xuất nông nghiệp tiếp cận được nguồn vốn nên nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh tăng cao trong giai đoạn này. Trong năm 2011, nhận thấy nhu cầu vay vốn TDH cho hoạt động sản xuất kinh doanh tăng cao do chi phí đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu, giá nhân công … và giá cả đầu ra cũng tăng như giá heo, giá trái cây, giá gạo xuất khẩu tăng… NH Agribank Cái Bè đẩy mạnh cho vay đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng lãi suất cho vay khá cao nên khách hàng hạn chế vay vốn TDH mà chuyển sang vay ngắn hạn nên DSCV TDH cho mục đích này giảm đi. Năm 2012, DSCV TDH mục đích vay vốn cho sản xuất kinh doanh tăng do NH Agribank Cái Bè tiếp tục thực hiện theo Nghị định 41 cộng với lãi suất cho vay giảm đã tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào cải tạo, lập mới vườn cây ăn trái, lập đàn heo mới... của huyện tiếp tục phát triển theo hướng nâng cao về chất lượng về chất lượng và hiệu quả kinh tế. Tình trạng thiếu nhân công trong sản xuất nông nghiệp đặc biệt là trong thu hoạch lúa nên nhu cầu vay vốn để mua máy cắt lúa, máy gặt đập liên hợp cũng tăng góp phần làm tăng DSCV TDH của mục đích sản xuất kinh doanh. DSCV TDH đối với mục đích tiêu dùng mà trong đó đa phần là cán bộ công nhân viên vay vốn thì giảm liên tục trong giai đoạn này. Nguyên nhân là do lạm phát trong năm 2011, lãi suất cho vay tiêu dùng ở mức cao và NH Agribank Cái Bè đã thực hiện theo Nghị quyết số 11 là tập trung cho vay sản xuất kinh doanh, giảm cho vay lĩnh vực phi sản xuất trong đó có tiêu dùng mặc cho nhu cầu vay vốn tiêu dùng, nâng cao chất lượng đời sống của người dân luôn cao. Mặc dù lãi suất cho vay tiêu dùng trong năm 2012 giảm hơn so với năm 2011 nhưng nó vẫn còn cao trong bối cảnh hiện tại và điều kiện cho vay khó hơn nên khách hàng cũng khó tiếp cận được nguồn vốn. DSCV TDH cho các mục đích khác như dịch vụ du lịch, vận tải hành khách, ăn uống, lưu trú, vui chơi, giải trí… cũng biến động theo chiều hướng tăng. Như đã biết, Cái Bè có nhiều địa điểm du lịch thú vị và mô hình du lịch sinh thái của huyện phát triển… thu hút du khách từ nhiều nơi. Lãnh đạo huyện và các ngành chuyên môn đã xác định rõ vai trò của du lịch Cái Bè trong tỉnh và khu vực đồng bằng sông Cửu Long nên đã vạch ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với xu hướng phát triển bền vững tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển hơn nữa. Từ việc khai thác các tiềm năng và cảnh quan thiên nhiên, ngành du lịch huyện đã và đang tạo ra nhiều sản phẩm du lịch sinh thái hấp dẫn, có sức cạnh tranh cao, các dịch vụ gắn liền với đời sống của người dân địa phương. Du lịch phát triển kéo theo sự phát triển của dịch vụ lưu trú, ăn uống và vận tải hành khách nên nhu cầu vay vốn TDH để đầu tư cũng tăng khá cao. Bên cạnh đó, Cái Bè có đường quốc lộ 1A chạy ngang với chiều dài 41 khoảng 27 km nên dịch vụ ăn uống rất có tiềm năng phát triển. Nhu cầu vay vốn TDH để đầu tư mới cho du lịch và dịch vụ ăn uống, vận tải hành khách tăng cao và chi phí đầu vào tăng cao do lạm phát trong năm 2011 nên DSCV mục đích này tăng đột biến trong năm này.  Trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Bảng 4.8: Doanh số cho vay TDH của NH Agribank Cái Bè theo mục đích sử dụng vốn trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: triệu đồng 6.2013/6.2012 Chỉ tiêu 6.2012 6.2013 Số tiền % Sản xuất kinh doanh 31.508 22.479 -9.029 -28,66 Tiêu dùng 25.544 39.148 13.604 53,26 Khác 305 680 375 122,95 Tổng 57.357 62.307 4.950 8,63 Nguồn: Phòng Kế hoạch & kinh doanh – NHNo & PTNT VN chi nhánh Cái Bè DSCV TDH sản xuất kinh doanh của người dân trên địa bàn huyện trong 6 tháng đầu năm nay giảm hơn so với cùng kì năm trước. Nguyên nhân là do ngày càng có nhiều hộ sản xuất áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp đặc biệt là trồng cây ăn trái theo tiêu chuẩn Global GAP, VietGAP… để nâng cao chất lượng, tăng lợi nhuận cũng như tiết kiệm chi phí sản xuất nên số vốn vay của người dân cũng giảm. Ngoài ra, người chăn nuôi heo thua lỗ nặng do giá cả thức ăn tăng liên tục trong khi giá heo trên thị trường giảm mạnh trong một thời gian dài, một số hộ phải giảm đàn, tạm ngừng chăn nuôi để giảm bớt lỗ thậm chí một số hộ không còn khả năng tái đầu tư. Thêm vào đó, các doanh nghiệp cũng không có nhu cầu vay vốn TDH trong 6 tháng đầu năm nay. Ngược lại, DSCV phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và cho những mục đích khác thì lại tăng. Nguyên nhân cũng là do lãi suất cho vay đã giảm hơn so với cùng kì năm trước và nhu cầu vay vốn tăng cao. 4.3.2 Phân tích doanh số thu nợ 4.3.2.1 Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế  Giai đoạn 2010 – 2012 DSTN TDH của NH Agribank Cái Bè nhìn chung là tăng trong giai đoạn 2010 – 2012. Công tác thu hồi nợ luôn được NH Agribank Cái Bè quan tâm. Đặc biệt đối với hoạt động TDTDH thì công tác thu hồi nợ càng được quan tâm và đẩy mạnh hơn do vốn cho vay TDH thường cao và cho vay trong thời gian dài nên có nhiều rủi ro hơn. NH sẽ thu nợ gốc và lãi của khách hàng vay 42 Bảng 4.9: Doanh số thu nợ TDH của NH Agribank Cái Bè theo thành phần kinh tế giai đoạn 2010 -2012 Chỉ tiêu Doanh nghiệp Cá nhân & hộ gia đình Tổng 2010 2.179 94.257 96.436 2011 2012 5.980 109.687 115.577 5.154 103.204 108.358 2011/2010 Số tiền % 3.711 176,31 15.430 16,37 19.141 19,85 Nguồn: Phòng Kế hoạch & kinh doanh – NHNo & PTNT VN chi nhánh Cái Bè 43 ĐVT: triệu đồng 2012/2011 Số tiền % -736 -12,50 -6.483 -5,91 -7.219 -6,25 vốn TDH mỗi năm một lần với nợ gốc chia đều cho mỗi năm và lãi tính theo dư nợ giảm dần. Do cá nhân & hộ gia đình là khách hàng vay vốn TDH chủ yếu của NH nên DSTN TDH đối với cá nhân & hộ gia đình chiếm tỉ trọng cao, khoảng 95%. DSTN TDH đỗi với cá nhân & hộ gia đình tăng trong giai đoạn 2010 – 2012 do NH Agribank Cái Bè là NH cung cấp vốn chủ yếu cho hoạt động sản xuất của cá nhân & hộ gia đình mà đa phần là nông dân nên họ luôn coi trọng mối quan hệ với NH. Trong năm 2011, nguồn thu nhập của cá nhân & các hộ gia đình tăng do người dân đã xây dựng được thương hiệu cho các loại trái cây nên giá cả trái cây ổn định và ở mức cao, giá heo tăng cao kỉ lục, năng suất lúa, giá lúa tăng và mức lương của cán bộ công nhân viên cũng tăng đảm bảo nguồn thu nhập để trả nợ đúng hạn cho NH. Năm 2012, DSTN TDH giảm là do các khoản nợ đến hạn giảm và do hoạt động sản xuất gặp khó khăn như các hộ chăn nuôi heo thua lỗ do dịch bệnh, giá lúa giảm, vườn trái cây gặp dịch bệnh, chi phí sản xuất tăng… nên một số khách hàng không trả được nợ. DSTN TDH đối với doanh nghiệp nhìn chung cũng tăng trong giai đoạn này. Chiếm tỉ trọng khá thấp trong DSCV TDH của NH Agribank Cái Bè nhưng không vì thế mà công tác thu hồi nợ đối với các doanh nghiệp không được NH quan tâm. Đồng thời các doanh nghiệp cũng muốn tạo mối quan hệ lâu dài với NH nên rất chú trọng đến việc trả nợ đúng hạn cho NH để có thể trở thành khách hàng uy tín của NH. Giá gạo xuất khẩu năm 2011 tăng nên thu nhập của các doanh nghiệp này cũng tăng cao. Năm 2012, cả giá gạo xuất khẩu giảm và lượng gạo xuất khẩu sang những thị trường lớn như Trung Quốc, Indonesia, Singapore, Senegal và Philippines đều giảm nên DSTN TDH đối với các doanh nghiệp giảm do đó một số doanh nghiệp hoạt động trong ngành, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa hình thành trong năm 2011 đã xin được điều chỉnh kì hạn trả nợ nên DSTN giảm hơn so với năm 2011.  Trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 DSTN TDH của NH Agribank Cái Bè trong 6 tháng đầu năm 2013 cả DSTN TDH đối với doanh nghiệp và cá nhân & hộ gia đình đều giảm hơn so với cùng kì năm trước. Tốc độ giảm của DSCV TDH đối với doanh nghiệp giảm cao hơn tốc độ giảm của DSCV TDH đối với cá nhân & hộ gia đình. Nguyên nhân chủ yếu là do các khoản nợ đến hạn trong 6 tháng đầu năm 2013 đã giảm hơn so với cùng kì năm trước do doanh nghiệp và cá nhân & hộ gia đình chủ yếu vay ngắn hạn trong giai đoạn 2010 -2012. Riêng đối với các doanh nghiệp DSTN TDH giảm còn do sản lượng xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp xay xát và lau bóng lúa gạo tăng nhưng giá gạo xuất khẩu giảm liên tục trong 6 tháng đầu năm nay nên một số khoản nợ 44 phải thu trong 6 tháng đầu năm 2013 và một số khoản nợ xin gia hạn trước đó cũng chưa thu hồi đầy đủ nên DSTH TDH đối với doanh nghiệp cũng nghiệp. Bảng 4.10: Doanh số thu nợ TDH của NH Agribank Cái Bè theo thành phần kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: triệu đồng 6.2013/6.2012 Chỉ tiêu 6.2012 6.2013 Số tiền % Doanh nghiệp 2.275 1.041 -1.235 -54,29 Cá nhân & hộ gia đình 56.765 54.106 -2.659 -4,68 Tổng 59.040 55.146 -3.894 -6,60 Nguồn: Phòng Kế hoạch & kinh doanh – NHNo & PTNT VN chi nhánh Cái Bè 4.3.2.2 Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn  Giai đoạn 2010 - 2012 DSTN TDH đối với hoạt động sản xuất kinh doanh tăng trưởng trong giai đoạn 2010 – 2012. Trong năm 2011, khách hàng vay vốn để sản xuất kinh doanh có nguồn thu nhập tăng do giá cả trái cây, giá heo hơi, giá gạo, giá lúa đều tăng… Một nguyên nhân nữa là do người dân áp dụng khoa học kĩ thuật xử lí trái nghịch mùa, chương trình 3 giảm 3 tăng, 5 giảm 1 phải trong sản xuất lúa nên nguồn thu để trả nợ cho NH là khá tốt. Và do khách hàng trả nợ trước hạn trong năm này khá nhiều. DSTN TDH trong năm 2012 giảm một phần là do khoản nợ đến hạn giảm, một phần là do các khách hàng của NH gặp khó khăn do giá cả đầu ra giảm nhưng giá cả đầu vào tăng. DSTNTDH đối với tiêu dùng nhìn chung giảm trong giai đoạn này. Cán bộ công nhân viên là khách hàng vay vốn tiêu dùng chủ yếu và các khoản vay này được trả bằng cách trích từ lương họ và được thu mỗi quý một lần nên nguồn thu nợ của NH cũng khá ổn định. Năm 2011, các khoản nợ đến hạn cao nên DSTN TDH tiêu dùng tăng nhưng không nhiều. Với chính sách hạn chế cho vay tiêu dùng của Chính phủ làm cho các khoản nợ đến hạn của mục đích tiêu dùng giảm trong năm 2012. DSTN TDH đối với những mục đích sử dụng vốn khác lại giảm trong giai đoạn nà là do giá cả leo thang, chi phí đầu vào tăng nên các hoạt động này cũng gặp nhiều khó khăn và các khoản nợ đến hạn trong năm 2011 không nhiều. Năm 2012, các khoản nợ phải thu tăng nên DSTN cũng tăng. 45 Bảng 4.11: Doanh số thu nợ TDH của NH Agribank Cái Bè theo mục đích sử dụng vốn giai đoạn 2010 -2012 Chỉ tiêu Sản xuất kinh doanh Tiêu dùng Khác Tổng 2010 33.485 61.506 1.445 96.436 2011 2012 51.807 63.154 616 115.577 47.432 59.836 1.090 108.358 2011/2010 Số tiền 18.322 1.648 -829 19.141 % 54,72 2,68 -57,37 19,85 Nguồn: Phòng Kế hoạch & kinh doanh – NHNo & PTNT VN chi nhánh Cái Bè 46 ĐVT: triệu đồng 2012/2011 Số tiền % -4.375 -8,44 -3.318 -5,25 474 76,95 -7.219 -6,25  Trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 DSTN TDH của NH Agribank Cái Bè trong 6 tháng đầu năm 2013 giảm hơn so với cùng kì năm trước. Trong đó DSTN TDH đối với mục đích sản xuất kinh doanh, mục đích khác thì tăng và DSTN TDH đối với mục đích tiêu dùng thì lại giảm. Bảng 4.12: Doanh số thu nợ TDH của NH Agribank Cái Bè theo mục đích sử dụng vốn trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: triệu đồng 6.2013/6.2012 Chỉ tiêu 6.2012 6.2013 Số tiền % Sản xuất kinh doanh 25.846 27.870 2.024 7,83 Tiêu dùng 32.605 26.542 -6.063 -18,60 Khác 589 734 145 24,62 Tổng 59.040 55.146 -3.894 -6,60 Nguồn: Phòng Kế hoạch & kinh doanh – NHNo & PTNT VN chi nhánh Cái Bè DSTN TDH đối với sản xuất kinh doanh tăng lên do các khoản nợ phải thu đối với mục đích này tăng hơn so với cũng kì năm 2012. Tuy nhiên, do một số phương án sản xuất kinh doanh khi triển khai thực hiện lại gặp phải khó khăn do thời tiết, chi phí thực hiện cao hơn… nên không mang lại hiệu quả như mong đợi cũng là nguyên nhân làm cho DSTN TDH sản xuất kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng nhưng không nhiều. DSTN TDH tiêu dùng giảm là do chính sách hạn chế cho vay tiêu dùng trong giai đoạn 2010 – 2012 nên các khoản nợ đến hạn giảm trong 6 tháng đầu năm nay thấp hơn so với cùng kì năm 2012. DSTN TDH đối với các mục đích sử dụng vốn khác tuy có tăng cũng do các khoản nợ đến hạn tăng nhưng tỉ trọng của nó thấp trong DSTN TDH nên không ảnh hưởng nhiều đến tốc độ giảm DSTN TDH. 4.3.3 Phân tích dư nợ 4.3.3.1 Dư nợ theo thành phần kinh tế  Giai đoạn 2010 - 2012 Dư nợ TDH giảm trong năm 2011 và tăng trở lại trong năm 2012 nhưng nhìn chung trong giai đoạn 2010 – 2012 dư nợ TDH của NH Agribank Cái Bè là giảm. Như đã đề cập dư nợ phụ thuộc vào DSCV và DSTN trong kì. Nhìn vào số liệu trong bảng 4.13 ta thấy, dư nợ TDH của NH nhìn chung là giảm trong giai đoạn 2010 – 2012. Trong đó, dư nợ của cá nhân & hộ gia đình chiếm tỉ trọng cao, khoảng 95%. Dư nợ TDH của cá nhân & hộ gia đình giảm trong năm 2011 và tăng trong năm 2012 nhưng nhìn chung là giảm. Nguyên nhân làm cho dư nợ TDH 47 Bảng 4.13: Dư nợ TDH của NH Agribank Cái Bè theo thành phần kinh tế giai đoạn 2010 – 2012 Chỉ tiêu Doanh nghiệp Cá nhân & hộ gia đình Tổng 2010 9.295 197.271 206.566 2011 2012 11.605 187.121 198.726 7.451 194.221 201.672 2011/2010 Số tiền 2.310 -10.150 -7.840 Nguồn: Phòng Kế hoạch & kinh doanh – NHNo & PTNT VN chi nhánh Cái Bè 48 % 24,85 -5,15 -3,80 ĐVT: triệu đồng 2012/2011 Số tiền % -4.154 -35,79 7.100 3,79 2.946 1,48 cá nhân & hộ gia đình giảm trong 2011 là do lãi suất cho vay tăng, nhu cầu vay vốn TDH giảm nên DSCV giảm trong khi DSTN TDH lại tăng do nguồn thu nhập của người dân tăng. Trái lại, trong năm 2012 DSCV TDH tăng do lãi suất giảm, nhu cầu vay vốn TDH tăng và các khoản nợ đến hạn lại giảm nên dư nợ tăng. Xét theo từng năm dư nợ của doanh nghiệp thì biến động ngược chiều nhưng xét tổng thể thì biến động cùng chiều với dư nợ của cá nhân & hộ gia đình. Dư nợ TDH trong năm 2011 của doanh nghiệp tăng và giảm trong năm 2012 nhưng nhìn chung dư nợ TDH của doanh nghiệp trong giai đoạn này cũng giảm. Nguyên nhân là do trong năm 2011, DSCV tăng do nhu cầu vay vốn xây dựng nhà mày xay xát và lau bóng gạo tăng và DSTN cũng tăng do thu nhập của doanh nghiệp tăng nhưng DSTN tăng ít hơn DSCV nên dư nợ TDH của doanh nghiệp tăng trong năm này. Năm 2012, các doanh nghiệp lại e dè tiếp cận nguồn vốn và hoạt động sản xuất gặp khó khăn do giá giạo giảm, sức mua của người dân cũng giảm nên DSTN giảm nhưng không nhiều so với năm 2011 nên dư nợ TDH của doanh nghiệp giảm.  Trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Dư nợ TDH của NH trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng so với 6 tháng đầu năm 2012. Cụ thể, dư nợ TDH cá nhân & hộ gia đình tăng và dư nợ TDH doanh nghiệp giảm. Dư nợ cá nhân & hộ gia đình trong 6 tháng đầu năm nay tăng do lãi suất cho vay giảm, giá nhiều loại trái cây tăng cao và khoản vay đến hạn trả trong 6 tháng đầu năm nay giảm hơn so với cùng kì năm trước. Do các khoản nợ TDH của doanh nghiệp giảm và các doanh nghiệp không vay vốn của NH trong 6 tháng đầu năm cũng là nguyên nhân chính làm cho dư nợ TDH của doanh nghiệp giảm. Bảng 4.14: Dư nợ TDH của NH Agribank Cái Bè theo thành phần kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: triệu đồng 6.2013/6.2012 Chỉ tiêu 6.2012 6.2013 Số tiền % Doanh nghiệp 10.330 6.411 -3.919 -37,94 Cá nhân & hộ gia đình 187.713 202.422 15.709 8,41 Tổng 197.043 208.833 11.790 5,98 Nguồn: Phòng Kế hoạch & kinh doanh – NHNo & PTNT VN chi nhánh Cái Bè 4.3.3.2 Dư nợ theo mục đích sử dụng vốn  Giai đoạn 2010 - 2012 Dư nợ TDH của hoạt động sản xuất kinh doanh nhìn chung là tăng trong giai đoạn này. Dư nợ TDH của mục đích này giảm trong năm 2011 là do 49 Bảng 4.15: Dư nợ TDH của NH Agribank Cái Bè theo mục đích sử dụng vốn giai đoạn 2010 -2012 Chỉ tiêu Sản xuất kinh doanh Tiêu dùng Khác Tổng 2010 92.567 112.865 1.134 206.566 2011 2012 85.114 111.254 2.358 198.726 98.825 100.989 1.858 201.672 2011/2010 Số tiền % -7.453 -8,05 -1.611 -1,43 1.224 107,94 -7.840 -3,80 Nguồn: Phòng Kế hoạch & kinh doanh – NHNo & PTNT VN chi nhánh Cái Bè 50 ĐVT: triệu đồng 2012/2011 Số tiền % 13.711 13,87 -10.265 -10,16 -500 -26,91 2.946 1,46 DSCV giảm do lãi suất cho vay cao đồng thời khách hàng trả nợ đúng hạn và trước hạn nhiều do giá cả đầu ra nhiều mặt hàng tăng nên DSTN tăng. Do lãi suất cho vay giảm, NH đẩy mạnh cho vay nông nghiệp, nông dân và nông thôn nên DSCV tăng và số nợ phải thu giảm và có một số khách hàng chưa trả được nợ trong năm 2012 đã làm cho dư nợ tăng lên. Dư nợ TDH của mục đích tiêu dùng chiếm tỉ trọng cao, trên 50%. Trong giai đoạn 2010 – 2012, dư nợ tiêu dùng giảm xuống liên tục. Nguyên nhân là do chính sách hạn chế cho vay tiêu dùng, tập trung hỗ trợ cho sản xuất của NHNN trong giai đoạn kinh tế nước ta có nhiều khó khăn nên DSCV giảm liên tục và DSTN nhìn chung là giảm do các khoản nợ đến hạn giảm nhưng không nhiều. Dư nợ TDH của những mục đích vay vốn khác cũng tăng. Trong đó dư nợ của năm 2011 là cao nhất do nhu cầu vay vốn gia tăng đột biến và DSTN lại giảm do chi phí đầu vào tăng nên dư nợ cũng tăng theo.  Trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Trong 6 tháng đầu năm nay, dư TDH sản xuất kinh doanh, tiêu dùng tăng và dư nợ TDH khác thì giảm. Bảng 4.16: Dư nợ TDH cua NH Agribank Cái Bè theo mục đích sử dụng vốn trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: triệu đồng 6.2013/6.2012 Chỉ tiêu 6.2012 6.2013 Số tiền % Sản xuất kinh doanh 90.776 93.434 2.658 2,93 Tiêu dùng 104.193 113.595 9.402 9,02 Khác 2.074 1.804 -270 -13,02 Tổng 197.043 208.833 11.790 5,98 Nguồn: Phòng Kế hoạch & kinh doanh – NHNo & PTNT VN chi nhánh Cái Bè Dư nợ TDH hoạt động sản xuất kinh doanh tăng hơn so với cùng kì năm trước là do lượng vốn vay giảm do người dân áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vì vậy DSCV TDH sản xuất kinh doanh của người dân giảm và DSTN TDH của mục đích sản xuất kinh doanh tăng do các nợ phải thu cao hơn so với cùng kì năm trước nhưng do dư nợ đầu kì năm trong 6 tháng đầu năm nay cao hơn so với cùng kì năm trước nên dư nợ cao hơn. Dư nợ TDH tiêu dùng vẫn chiếm tỉ trọng cao và dư nợ TDH tiêu dùng cao hơn so với cùng kì năm 2012. Nguyên nhân do lãi suất cho vay giảm, thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện và người dân luôn có nhu cầu nâng chất lượng cuộc sống của mình trong khí đó DSTN TDH của tiêu dùng 6 tháng đầu năm nay lại thấp hơn 6 tháng đầu năm 2012 do các khoản nợ đến hạn giảm nên dư nợ tiêu dùng đã tăng lên. 51 Trái lại, dư nợ TDH những mục đích khác lại giảm hơn so với cùng kì năm trước 13,02% do lãi suất cho vay giảm, nhu cầu vay vốn tăng nhưng do khách hàng trả nợ tốt nên DSTN cũng cao nhưng tăng ít hơn DSCV. 4.3.4 Phân tích nợ xấu 4.3.4.1 Nợ xấu theo thành phần kinh tế  Giai đoạn 2010 - 2012 Nợ xấu TDH của NH Agribank Cái Bè nhìn chung là tăng trong giai đoạn 2010 – 2012. Nợ xấu TDH giảm trong năm 2011 và tăng mạnh trở lại vào năm 2012. Trong đó, nợ xấu TDH của cá nhân & hộ gia đình là chủ yếu trên 90%. Nợ xấu TDH của cá nhân & hộ gia đình nhìn chung tăng trong gia đoạn 2010 – 2012. Năm 2011, như đã nói ở phần trên do người dân làm ăn đạt hiệu quả nên công tác thu hồi và xử lí nợ xấu, thu hồi nợ đã xử lí rủi ro của cán bộ tín dụng được đẩy mạnh thực hiện và họ cũng chủ động trả các khoản nợ đã quá hạn trước đó nên nợ xấu của cá nhân & hộ gia đình giảm đi. Tỉ trọng nợ xấu của cá nhân & hộ gia đình tăng rất cao nhất là 99,97% trong năm 2012, hầu như toàn bộ nợ xấu TDH của NH trong năm này đều là nợ xấu của cá nhân & hộ gia đình. Năm 2012, cá nhân & hộ gia đình tăng cao do gặp bất lợi trong hoạt động sản xuất như dịch bệnh, chi phí đầu vào tăng, người trồng lúa được mùa nhưng giá lúa lại giảm, giá heo giảm và đặc biệt là có thông tin “chất tạo nạc” trong thịt heo làm ảnh hưởng lớn đến nhu cầu tiêu thụ thịt heo nên nhiều người nuôi phải chịu lỗ. Nợ xấu TDH của doanh nghiệp chiếm tỉ trọng rất thấp và nợ xấu TDH của doanh nghiệp giảm mạnh từ 165 triệu đồng trong năm 2010 chỉ còn 1 triệu đồng trong năm 2012. Nợ xấu TDH năm 2011 của doanh nghiệp giảm là do giá cả đầu ra của nhiều loại hàng hóa tăng, giá gạo xuất khẩu cũng tăng. Năm 2012 được đánh giá là năm đầy khó khăn đối với các doanh nghiệp nhưng do các khoản nợ xấu này không lớn nên các doanh nghiệp cũng cố gắng trả nợ cho NH để có thể tiếp tục vay vốn tại NH. Các khoản nợ quá hạn trước đó cũng được các doanh nghiệp trả sau đó. Đối với các doanh nghiệp vừa có nợ xấu ngắn hạn và nợ xấu TDH thì họ ưu tiên trả nợ xấu TDH trước do lãi suất phải trả cao hơn. 52 Bảng 4.17: Nợ xấu TDH của NH Agribank Cái Bè theo thành phần kinh tế giai đoạn 2010 – 2012 Chỉ tiêu Doanh nghiệp Cá nhân & hộ gia đình Tổng 2010 165 1.971 2.136 2011 2012 115 1.386 1.501 1 3.368 3.369 2011/2010 Số tiền -50 -585 -635 % -30,30 -29,68 -29,73 Nguồn: Phòng Kế hoạch & kinh doanh – NHNo & PTNT VN chi nhánh Cái Bè 53 ĐVT: triệu đồng 2012/2011 Số tiền % -114 99,13 1.982 143,00 1.868 124,45  Trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Trong 6 tháng đầu năm 2013, nợ xấu của NH tăng hơn so với cùng kì năm 2012, trong đó nợ xấu của NH gần như là do nợ xấu của khách hàng cá nhân & hộ gia đình, nợ xấu của doanh nghiệp gần như không có. Bảng 4.18: Nợ xấu TDH theo thành phần kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: triệu đồng 6.2013/6.2012 Chỉ tiêu 6.2012 6.2013 Số tiền % Doanh nghiệp 1 1 0 0 Cá nhân & hộ gia đình 2.300 3.199 899 39,09 Tổng 2.301 3.200 899 39,07 Nguồn: Phòng Kế hoạch & kinh doanh – NHNo & PTNT VN chi nhánh Cái Bè Nợ xấu TDH của cá nhân & hộ gia đình trong 6 tháng đầu năm nay cao hơn so với cùng kì. Do giá heo tăng kỉ lục trong năm 2011 nên nhiều hộ chăn nuôi heo vay vốn để lập đàn mới heo với số lượng lớn và giá heo giảm trong năm 2012 nhưng giá thức ăn vẫn tăng đã làm cho nhiều hộ nuôi phải chịu lỗ nên mất khả năng trả nợ cho NH và các khoản vay này vẫn chưa được trả cho NH. Trong năm 2012 nhiều hộ sản xuất cũng không thể trả nợ cho NH do dịch bệnh trên heo, cây ăn trái. Nợ xấu của doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm nay bằng với cùng kì năm trước do nợ xấu nợ xấu trong 6 tháng đầu năm nay không phát sinh. 4.3.4.2 Nợ xấu theo mục đích sử dụng vốn  Giai đoạn 2010 - 2012 Đa phần các doanh nghiệp và cá nhân & hộ gia đình vay vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nên khi các doanh nghiệp và cá nhân & hộ gia đình hoạt động không hiệu quả hoặc thua lỗ thì nợ xấu của hoạt động này sẽ tăng. Thực tế trong năm 2011 thu nhập của cả doanh nghiệp và cá nhân & hộ gia đình đều tăng nên nợ xấu giảm và 2012 việc sản xuất của hai đối tượng này đều gặp khó khăn do dịch bệnh, giá cả hàng hóa biến động liên tục… nên nợ xấu đã tăng mạnh. Trong năm 2010 và 2011 nợ xấu tiêu dùng chiếm tỉ trọng cao trong nợ xấu TDH của NH Agribank Cái đến năm 2012 tỉ trọng nợ xấu TDH mục đích tiêu dùng chỉ còn khoản 16%. Việc hạn chế cho vay tiêu dùng trong giai đoạn này nên nợ xấu cũng giảm xuống. Tiêu dùng được đảm bảo bằng lương của cán bộ nhân viên nên nợ xấu tiêu dùng của cán bộ nhân viên ít xảy ra. Tuy nhiên nợ xấu tiêu dùng chiếm tỉ trọng cao trong năm 2010 và năm 2011 là do bên cạnh cán bộ công nhân viên là khách hàng vay vốn chủ yếu của mục đích 54 Bảng 4.19: Nợ xấu TDH của NH Agribank Cái Bè theo mục đích sử dụng vốn giai đoạn 2010 -2012 Chỉ tiêu Sản xuất kinh doanh Tiêu dùng Khác Tổng 2010 707 1.351 78 2.136 2011 2012 602 824 75 1.501 2.833 533 3 3.369 2011/2010 Số tiền -105 -527 -3 -615 Nguồn: Phòng Kế hoạch & kinh doanh – NHNo & PTNT VN chi nhánh Cái Bè 55 % -14,85 -39,01 -3,85 -29,73 ĐVT: triệu đồng 2012/2011 Số tiền % 2.231 370,60 -291 -35,32 -72 -96,00 1.868 124,45 tiêu dùng thì các hộ gia đình cũng vay vốn của NH để xây dựng, sửa chữa nhà cửa hoặc mua xe… và nguồn trả nợ cũng từ hoạt động sản xuất của họ và khi hoạt động sản xuất gặp khó khăn thì nguồn thu nhập không có để trả nợ thì các khoản nợ của họ bị xếp vào nợ xấu. Nợ xấu tiêu dùng của hộ gia đình trong năm 2011 giảm là do nguồn thu nhập tăng và trong năm 2012 giảm là do hạn chế vay tiêu dùng chủ yếu vay vốn để sản xuất. Mặc dù, dư nợ của mục đích khác tăng trong giai đoạn này nhìn chung là tăng nhưng nợ xấu lại giảm khá mạnh. Nợ xấu TDH của nhưng mục đích khác trong năm 2012 chỉ ở mức 3 triệu đồng do khách hàng vay vốn cho mục đích này trả nợ tốt.  Trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Bảng 4.20: Nợ xấu TDH của NH Agribank Cái Bè theo mục đích sử dụng vốn trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: triệu đồng 6.2013/6.2012 Chỉ tiêu 6.2012 6.2013 Số tiền % Sản xuất kinh doanh 2.020 2.696 676 33,47 Tiêu dùng 280 502 222 79,29 Khác 1 2 1 100,00 Tổng 2.301 3.200 899 39,07 Nguồn: Phòng Kế hoạch & kinh doanh – NHNo & PTNT VN chi nhánh Cái Bè Nợ xấu TDH trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng 39,07% so với cùng kì năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là do nợ xấu TDH của hoạt động sản xuất kinh doanh trong 6 tháng đầu năm nay tăng do hoạt động sản xuất của cá nhân & hộ gia đình gặp nhiều bất lợi. Nợ xấu TDH tiêu dùng tăng cao so với cùng kì năm trước do các khoản nợ đến hạn trong đầu năm này chưa được trả do nguồn thu nhập giảm nên người dân không có nguồn trả nợ. Nợ xấu của những mục đích khác rất thấp do các hoạt động này có nguồn thu nhập khá ổn định. 4.4 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TDTDH TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH CÁI BÈ ( GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 VÀ TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013) Từ những phân tích về hoạt động TDTDH của NH Agribank Cái Bè trong giai đoạn 2010 – 2012 và trong 6 tháng đầu năm 2013, ta có thể thấy được thực trạng hoạt động này diễn ra như thế nào. Và để có cái nhìn rõ hơn và có những đánh giá chính xác hơn về hoạt động TDTDH của NH ta cần dựa vào một số chỉ tiêu tài chính. Sau đây là một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động 56 Bảng 4.21: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động TDTDH của NH Agribank Cái Bè trong giai đoạn 2010 – 2012 và trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Chỉ tiêu Vốn huy động DSCV TDH DSTN TDH Nợ xấu TDH Dư nợ TDH Dư nợ TDH bình quân Thu nhập lãi TDH Chi phí lãi TDH Lợi nhuận TDH Dư nợ TDH/ Vốn huy động Hệ số thu nợ TDH Tỉ lệ nợ xấu TDH Vòng quay vốn TDTDH Thu nhập lãi TDH/ Chi phí lãi TDH Lợi nhuận TDH/ Dư nợ TDH ĐVT Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng % % % Vòng Lần Lần 2010 706.010 127.254 96.436 2.136 206.566 190.753 30.396 20.390 10.006 29,26 75,78 1,03 0,51 1,49 0,05 57 2011 877.360 107.737 115.577 1.501 198.726 202.646 39.641 28.328 11.313 22,65 107,28 0,76 0,57 1,40 0,06 2012 1.148.004 111.304 108.358 3.369 201.672 200.199 39.713 24.513 15.201 17,57 97,35 1,67 0,54 1,62 0,08 6.2012 990.968 57.357 59.040 2.301 197.043 197.884,50 16.852 10.557 6.295 19,88 102,93 1,17 0,30 1,60 0,03 6.2013 1.145.066 62.307 55.146 3.200 208.833 205.252,50 17.217 9.795 7.422 18,24 88,51 1,53 0,27 1,76 0,04 TDTDH của NH Agribank Cái Bè giai đoạn 2010 – 2012 và trong 6 tháng đầu năm 2013. 4.4.1 Dư nợ TDH trên vốn huy động Chỉ tiêu dư nợ TDH trên vốn huy động xác định khả năng sử dụng vốn huy động vào cho vay TDH. Nó giúp nhà phân tích so sánh khả năng cho vay TDH của NH đối với nguồn vốn huy động. Nhìn vào tỉ lệ này ta biết được cứ 100 đồng vốn huy động được sẽ có bao nhiêu đồng tham gia vào dư nợ TDH. Giai đoạn 2010 – 2012: qua bảng 4.21, ta thấy, vốn huy động của NH Agribank Cái Bè tham gia vào dư nợ TDH giảm liên tục trong giai đoạn này từ 29,26 đồng vào năm 2010 chỉ còn 17,57 đồng vào năm 2012. Nguyên nhân làm cho dư nợ TDH trên vốn huy động của NH giảm là do lãi suất cho vay khá cao trong năm 2011 và tình hình kinh tế có nhiều bất lợi cho sản xuất kinh doanh như dịch bệnh, thời tiết tác động xấu đến sản xuất, chi phí đầu vào tăng… trong năm 2012 nên người dân hạn chế vay vốn TDH này cộng với công tác thu hồi nợ được thực hiện có tốt nên dư nợ TDH nhìn chung là giảm xuống trong giai đoạn này. Vì lãi suất huy động vốn cao trong năm 2011 và tình hình kinh tế 2012 có nhiều khó khăn do sức mua yếu nên nguồn vốn huy động của NH Agribank Cái Bè tăng liên tục. Hình 4.1: Tỉ lệ dư nợ TDH trên vốn huy động Trong 6 tháng đầu năm 2013: dư nợ TDH trên vốn huy động của NH Agribank Cái Bè giảm so với cùng kì năm 2012. Trong 100 đồng vốn huy động được có 18,24 đồng tham gia vào dư nợ TDH, thấp hơn so với cùng kì năm trước 1,64 đồng. Do chi phí sản xuất tiếp tục tăng và lãi suất cho vay cũng tiếp tục giảm nên nhu cầu vay vốn TDH của người dân tăng cao hơn so với cùng kì năm trước và DSTN TDH giảm do các khoản nợ đến hạn giảm và một số món nợ chưa thu được nên dư nợ TDH của NH Agribank Cái Bè tăng. Nguồn vốn huy động của NH trong 6 tháng đầu năm nay cũng tăng cao do tình 58 hình kinh tế còn gặp khó khăn và tốc độ tăng của vốn huy động cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của dư nợ TDH nên tỉ lệ này giảm xuống. Vốn huy động tăng cho thấy khả năng huy động của ngân hàng tốt nhưng đồng vốn tham gia vào dư nợ TDH lại giảm chứng tỏ NH chủ yếu cho vay ngắn hạn và nhu cầu vay vốn TDH của người dân giảm. Cho vay ngắn hạn ít rủi ro hơn cho vay TDH. Mặc dù ít rủi ro hơn nhưng thu nhập do cho vay ngắn hạn mang về lại thấp hơn. Trái lại, cho vay TDH rủi ro cao hơn nhưng bù lại thu nhập mà cho vay TDH mang về cho NH cũng cao hơn. NH cần mở rộng tìm kiếm khách hàng có nhu cầu vay vốn TDH. 4.4.2 Hệ số thu nợ TDH Hệ số thu nợ TDH cho biết khả năng thu hồi vốn TDH của NH cũng như khả năng trả nợ của khách hàng. Chỉ tiêu này cho biết, NH sẽ thu được bao nhiêu đồng vốn với DSCV trong một thời kì nhất định. Hệ số này càng cao cho thấy công tác thu hồi nợ của NH là tốt và ngược lại. Giai đoạn 2010 – 2012: nhìn vào bảng 4.21 ta thấy hệ số thu nợ TDH của NH Agribank Cái Bè nhìn chung là tăng trong giai đoạn 2010 – 2012. Trong năm 2011, hệ số thu nợ của NH là cao nhất, với 100 đồng vốn TDH mang đi cho vay thì NH đã thu về 107,28 đồng. Nguyên nhân là trong năm 2011, do nợ đến hạn tăng, hoạt động sản xuất đạt hiệu quả, nguồn thu nhập tăng và nhiều khoản nợ được trả trước hạn nên DSTN TDH tăng và DSCV TDH giảm do lãi suất cho vay tăng cao, người dân hạn chế vay vốn TDH. Năm 2012, lãi suất cho vay đã giảm, nhu cầu vay TDH tăng nên DSCV TDH tăng và các khoản nợ đến hạn giảm, một số khoản nợ không thu được làm cho DSTN TDH giảm đã làm hệ số thu nợ năm 2012 giảm hơn so với năm 2011 nhưng nó vẫn ở mức cao là 97,35%. Hình 4.2: Hệ số thu nợ TDH Trong 6 tháng đầu năm 2013: hệ số thu nợ TDH giảm hơn so với cùng kì năm trước nhưng hệ số này vẫn khá cao, là 88,51%. Công tác thu hồi nợ của 59 NH Agribank Cái Bè cũng được triển khai tốt nhưng do các khoản nợ đến hạn giảm và việc làm ăn của khách hàng thua lỗ nên có nhiều khoản nợ không được khách hàng thanh toán đúng hạn đã làm cho DSTN TDH trong 6 tháng đầu năm nay đã giảm. Thêm vào đó, do lãi suất cho vay giảm và nhu cầu vay vốn TDH tăng nên DSCV TDH tăng hơn so với cùng kì năm trước nên hệ số thu nợ TDH của NH giảm trong 6 tháng đầu năm 2013. Hệ số thu nợ của NH Agribank Cái Bè tăng trong gia đoạn 2010 – 2012, tuy có giảm trong 6 tháng đầu năm 2013 nhưng vẫn ở mức khá cao. Qua đó cho ta thấy NH đã triển khai tốt công tác thu hồi nợ. Cán bộ tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn, nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Do đó, bên cạnh việc tăng DSCV TDH thì NH cũng cần đẩy mạnh công tác thu hồi nợ góp phần đảm bảo an toàn cho đồng vốn đầu tư của NH và giúp đồng vốn được luân chuyển liên tục. 4.4.3 Tỉ lệ nợ xấu TDH Tỉ lệ nợ xấu TDH cho biết mức độ rủi ro của hoạt động TDTDH. Tỉ lệ nợ xấu càng thấp cho biết mức độ rủi ro của hoạt động TDTDH của NH càng thấp và ngược lại. Giai đoạn 2010 – 2012: bảng 4.2 cho thấy tỉ lệ nợ xấu TDH của NH Agribank Cái Bè trong năm 2010 – 2012 nhìn chung là tăng. Tỉ lệ nợ xấu TDH năm 2010 của NH là 1,03% và vào năm 2012 tỉ lệ nợ xấu đã là 1,67%. Hình 4.3: Tỉ lệ nợ xấu TDH Tỉ lệ nợ xấuTDH trong năm 2011 giảm còn 0,76% là do các khoản nợ quá hạn được khách hàng thanh toán và dư nợ TDH lại tăng do lãi suất cho vay cao, các khoản nợ đến hạn tăng và do khách hàng tra nợ trước hạn. Năm 2012, tỉ lệ nợ xấu tăng là do có nhiều khách hàng mất khả năng trả nợ cho NH vì hoạt động sản xuất kinh doanh có nhiều bất lợi như chi phí đầu vào tăng, giá cả nông sản biến động liên tục, dịch bệnh … nên nợ xấu TDH tăng mạnh và dư 60 nợ TDH tăng do lãi suất cho vay giảm và các khoản nợ đến hạn giảm nhưng tăng chậm hơn nợ xấu TDH. Trong 6 tháng đầu năm 2013: tỉ lệ nợ xấu TDH của NH Agribank Cái Bè tăng hơn so với cùng kì năm trước. Nguyên nhân là do chi phí sản xuất tăng, lãi suất cho vay giảm và các khoản nợ đến hạn cũng giảm nên dư nợ TDH tăng và nợ xấu TDH tăng do khách hàng gặp khó khăn nên một số khoản vay chưa được trả và do tốc độ tăng trưởng nợ xấu TDH tăng cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của dư nợ trong 6 tháng đầu năm 2013. Tuy tỉ lệ nợ xấu tăng nhưng nó vẫn ở mức thấp. Một phần cũng nhờ vào công tác thẩm định, xét duyệt cho vay, theo dõi khoản vay được cán bộ tín dụng thực hiện kĩ lưỡng. Việc phân chia cán bộ tín dụng quản lí một hoặc hai xã nhất định và trong xã có thành lập tổ vay vốn của NH đã giúp cho cán bộ tín dụng nắm bắt thông tin về khách hàng cụ thể, chính xác hơn và việc quản lí khoản vay cũng tốt hơn. Qua đó ta thấy được công tác quản lý, thu hồi và xử lí nợ xấu của NH được thực hiện tốt nên tỉ lệ nợ xấu vẫn duy trì ở mức thấp góp phần giảm thiểu rủi ro cho hoạt động TDTDH. NH cần tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong việc kiềm chế nợ xấu TDH và tiếp tục phát huy những điểm tốt trong công tác quản lí, thu hồi và xử lí nợ xấu. 4.4.4 Vòng quay vốn TDTDH Vòng quay vốn tín dụng đo lường tốc độ luân chuyển vốn TDTDH cũng như thời gian thu hồi vốn của NH là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn TDTDH càng lớn thì thời gian thu hồi vốn càng nhanh và ngược lại. Giai đoạn 2010 – 2012: nhìn chung vòng quay vốn TDTDH của NH Agribank Cái Bè tăng trong giai đoạn 2010 – 2012. Vì đây là TDTDH nên vòng quay luôn nhỏ hơn 1. Vòng quay vốn TDTDH của NH Agribank Cái Bè là 0,51 vòng trong năm 2010 tăng lên 0,57 vòng trong năm 2011. Như đã nói ở trên, do nợ đến hạn tăng, hoạt động sản xuất đạt kết quả, nguồn thu nhập của khách hàng tăng, nợ được trả trước hạn nhiều tăng nên DSTN TDH tăng và trong năm 2011 dư nợ TDH có giảm nhưng dư nợ TDH năm trước cao nên dư nợ bình quân cũng tăng, tuy nhiên nhưng tốc độ tăng (6,24%) chậm hơn tốc độ tăng của DSTN TDH (19,85%) làm cho vòng quay vốn tăng lên. Đến năm 2012, cả do các khoản nợ đến hạn giảm, một số khoản nợ không thu được nên DSTN TDH và dư nợ TDH bình quân giảm do dư nợ TDH trong năm 2011 giảm và dư nợ trong năm 2012 tăng không nhiều nên làm cho vòng quay vốn TDTDH cũng giảm xuống. Với vòng quay vốn TDTDH của NH Agribank Cái Bè lần lượt là 0,51 vòng, 0,57 vòng và 0,54 vòng thì tương đương với thời gian thu hồi vốn là khoảng 2 năm. Với tình hình kinh tế khó khăn như trong giai đoạn 2010 – 2012 thì tốc độ luân chuyển vốn TDH cũng như thời gian thu 61 hồi vốn TDH của NH Agribank Cái Bè như phân tích là khá nhanh, đồng vốn được luân chuyển khá nhanh. Hình 4.4: Vòng quay vốn TDTDH Trong 6 tháng đầu năm 2013: vòng quay vốn TDH giảm so với 6 tháng đầu năm 2012. Qua đó cho thấy vốn TDH luân chuyển chậm hơn so với cùng kì năm trước. Nguyên nhân là do DSTN TDH trong trong 6 tháng đầu năm 2013 giảm trong khi dư nợ TDH bình quân lại tăng. NH cần đưa ra những giải pháp hữu hiệu để làm tăng tối đa DSTN TDH và điều chỉnh dư nợ TDH sao cho hợp lí giúp vòng quay tăng lên. 4.4.5 Thu nhập lãi TDH trên chi phí lãi TDH Chi tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí lãi TDH mà NH bỏ ra thì NH sẽ thu về bao nhiêu đồng thu nhập. Tỉ lệ này càng cao càng tốt cho NH. Giai đoạn 2010 – 2012: Qua bảng 4.21 ta thấy tỉ lệ thu nhập lãi TDH so với chi phí lãi TDH của NH Agribank Cái Bè luôn lớn hơn 1 và nhìn chung là tăng trong giai đoạn 2010 – 2012. Năm 2011, lãi suất huy động TDH cao và lãi suất cho vay TDH cũng cao trong năm 2011 nên chi phí lãi và thu hập lãi của hoạt động TDTDH đều tăng hơn so với năm 2010 nhưng do tốc độ tăng của chi phí lãi cao hơn thu nhập lãi nên tỉ lệ này giảm so với năm 2010. Trong năm 2012, chỉ tiêu này là cao nhất, cứ 1 đồng chi phí lãi TDH mà NH bỏ ra NH sẽ thu về là 1,6 đồng. Nguyên nhân thứ nhất là do lãi suất huy động vốn trong năm 2012 thấp hơn so với 2011 nên chi phí lãi TDH giảm hơn so với năm trước. Thứ hai, lãi suất huy động giảm kéo theo lãi suất cho vay giảm trong năm 2012 cũng giảm hơn so với năm 2011 nhưng do các khoản lãi phải thu năm 2012 tăng so với năm 2011 nên thu nhập lãi TDH tăng nhưng chỉ rất ít so với năm 2011. Chi phí giảm, thu nhập không biến động nhiều nên tỉ lệ này tăng hơn so với năm 2011. 62 Hình 4.5: Tỉ lệ giữa thu nhập lãi TDTDH và chi phí lãi TDTDH Trong 6 tháng đầu năm 2013: thu nhập lãi TDH trên chi phí lãi TDH của NH Agribank Cái Bè tăng 0,16 đồng tương đương 10% so với cùng kì năm trước. Các khoản lãi TDH phải thu tăng và lãi suất huy động vốn tiếp tục giảm cũng so với cùng kì năm trước là nguyên nhân làm cho thu nhập lãi TDH trên chi phí lãi TDH của NH tăng trong 6 tháng đầu năm nay. Qua đó cho thấy thu nhập lãi do hoạt động TDTDH mang về cho NH ngày càng tăng, đây là tín hiệu tốt. NH Agribank Cái Bè có chính sách phát triển hoạt động TDTDH vừa khai thác tốt nguồn vốn vừa nâng cao thu nhập cũng như góp phần phát triển kinh tế, đời sống người dân. 4.4.6 Lợi nhuận hoạt động TDTDH trên dư nợ TDH Chỉ tiêu lợi nhuận hoạt động TDTDH trên dư nợ TDH cho biết với một đồng dư nợ TDH sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận TDH cho NH. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt cho NH vì tối đa hóa lợi nhuận luôn là mục tiêu của NH. Giai đoạn 2010 – 2012: ta thấy tỉ lệ lợi nhuận TDH trên dư nợ TDH của NH Agribank Cái Bè tăng liên tục trong giai đoạn này từ 0,05 lần trong năm 2010 tăng lên 0,08 lần vào năm 2012. Trong năm 2011, lợi nhuận từ cho vay TDH tăng do lãi suất cho vay tăng nên thu nhập lãi TDH tăng đồng thời lãi suất huy động cũng tăng nên chi phí lãi TDH tăng và chi phí lãi tăng với tốc (38,93%) độ cao hơn so với tốc độ tăng của thu nhập lãi TDH (30,41%) nên lợi nhuận chỉ tăng 13,06%, trong khi dư nợ TDH năm 2011 lại giảm do lãi suất cho vay cao nên tỉ lệ này tăng lên. Bước sang năm 2012, lãi suất cho vay giảm nhưng do các khoản lãi phải thu tăng nên thu nhập TDH tăng nhưng rất ít và chi phí TDH lại giảm nhiều do lãi suất huy động giảm do đó lợi nhuận TDH của NH Agribank Cái Bè tiếp tục tăng lên. Dư nợ của NH trong năm này tăng nhưng tốc độ tăng (1,48%) chậm hơn so với tốc độ tăng của lợi nhuận (34,37%) nên tỉ lệ lợi nhuận TDH trên dư nợ TDH tiếp tục tăng. 63 Hình 4.6: Tỉ lệ lợi nhuận TDH trên dư nợ TDH Trong trong 6 tháng đầu năm 2013: các khoản lãi phải thu tăng nhưng lãi suất cho vay giảm nên thu nhập không biến động nhiều và chi phí lãi TDH lại giảm do lãi suất huy động giảm nên lợi nhuận TDH tăng so với cùng kì năm trước. Như đã để cập, chi phí sản xuất tiếp tục tăng và lãi suất cho vay cũng tiếp tục giảm nên nhu cầu vay vốn TDH của người dân tăng cao hơn so với cùng kì năm trước và DSTN TDH giảm do các khoản nợ đến hạn giảm và một số món nợ chưa thu được nên dư nợ tăng và tăng với tố độ 5,98% cao hơn tốc độ lợi nhuận TDH (2,16%) nên tỉ lệ này giảm so với cùng kì năm trước. Qua đó cho thấy hoạt động TDTDH của NH Agribank Cái Bè ngày càng mang lại nhiều lợi nhuận cho NH. Tốc độ tăng của lợi nhuận TDH cao hơn so với tốc độ tăng của dư nợ TDH. Đây là tín hiệu đáng mừng, NH cần tiếp tục duy trì và cần đầu tư để mở rộng hoạt động TDTDH hơn nữa và cần duy trì tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận sao cho cao hơn tốc độ tăng trưởng của dư nợ TDH để đồng vốn đầu tư mang lại hiệu quả cao nhất có thể. 64 CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH CÁI BÈ 5.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TDTDH TẠI NHNo & PTNT VN CHI NHÁNH CÁI BÈ 5.1.1 Thuận lợi Nguồn vốn huy động của NH đáp ứng đầy đủ nhu cầu vay vốn TDH của khách hàng. Thu nhập và lợi nhuận do hoạt động TDTDH mang về cho NH ngày càng tăng. Hệ số thu nợ tăng và thời gian thu hồi vốn khá nhanh giúp cho vốn cho vay được thu hồi đầy đủ nhằm đảm bảo an toàn cho đồng vốn cũng như tái tạo nguồn vốn cho NH. Hoạt động TDTDH của NH ít rủi ro. Tỉ lệ nợ xấu TDH luôn ở mức thấp. 5.1.2 Tồn tại và hạn chế Nợ xấu TDH có xu hướng tăng; tỉ trọng nợ xấu TDH trong tổng dư nợ vẫn còn cao và ngày càng tăng. Tỉ trọng dư nợ TDH trong tổng dư nợ của NH còn thấp và đang có xu hướng giảm. Dư nợ TDH của mục đích tiêu dùng còn cao hơn dư nợ của mục đích sản xuất kinh doanh. Có nhiều NHTM mới thành lập, do đó NH Agribank Cái Bè phải chịu sức ép cạnh tranh với nhiều NHTM. 5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TDTDH TẠI NHNo & PTNT VN CHI NHÁNH CÁI BÈ 5.2.1 Thuận lợi Tiếp tục tăng cường huy động vốn và hạn chế sử dụng vốn điều chuyển.  Giao kế hoạch huy động vốn đối với từng cán bộ nhân viên làm cở sở xếp loại lao động hằng năm và thực hiện cơ chế khuyến khích huy động vốn.  NH nên phát tờ rơi, tờ bướm hoặc treo băng rôn quảng cáo… khi có điều chỉnh về lãi suất huy động.  Phân loại khách hàng trên cơ sở số dư tiền gủi hay thời gian gửi để áp dụng mức lãi suất huy động vốn thích hợp. Đối với khách hàng có số dư tiền 65 gửi và thời hạn gửi dài cần ưu đãi lãi suất hơn nữa và tặng thêm quà như áo mưa, ba lô hoặc nón bảo hiểm.  NH đưa ra các chương trình ưu đãi khác như bốc thăm trúng thưởng, xổ số trúng thưởng với các phần quà có giá trị như vàng, xe máy, tivi, tủ lạnh hoặc một chuyến du lịch... để thu hút khách hàng gửi tiền.  Tham gia các chương trình vì cộng đồng như trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó, xây nhà tình thương hoặc tài trợ cho các hoạt động thể dục thể thao... ở huyện nhằm quảng bà thương hiệu của NH. Tăng DSCV TDH góp phần làm tăng dư nợ TDH nhằm làm tăng thu nhập cũng như tăng lợi nhuận cho NH.  Giao kế hoạch dư nợ TDH cho các cán bộ tín dụng theo từng quý.  Đẩy mạnh mở rộng và tìm kiếm khách hàng có nhu cầu vay vốn TDH cho nhiều mục đích sử dụng vốn và thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau.  Đối với một số ngành nghề có tiềm năng phát triển và những ngành nghề truyền thống của huyện cần có chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay TDH.  Cử nhân viên đến tiếp thị những ưu đãi, các chương trình hỗ trợ lãi suất cho vay TDH đến các doanh nghiệp.  Cung cấp thông tin về những chính sách hỗ trợ, lãi suất cho vay thông qua tờ bướm, tờ rơi hoặc kết hợp với những lần đi thẩm định của cán bộ tín dụng để khách hàng nắm bắt kịp thời. NH đẩy mạnh cho vay vốn TDH cần kết hợp chặt chẽ với công tác thu hồi nợ.  Giao kế hoạch hàng quý về việc thu lãi cho vay, thu nợ cho từng cán bộ tín dụng và đây cũng là cơ sở để xếp loại lao động hàng năm.  Khuyến khích khách hàng trả nợ đúng hạn bằng cách sẽ cho những khách hàng trả nợ đúng hạn sẽ được vay mức vốn cao hơn nếu có nhu cầu. Đẩy mạnh thực hiện tốt công tác thẩm định, thực hiện tốt công tác thu hồi và xử lí nợ xấu và quản lí tốt các khoản cho vay.  NH cũng giao kế hoạch thu nợ xấu và thu nợ đã xử lí rủi ro hàng quý cho cán bộ tín dụng.  Giảm tiền lương, cắt tiền thưởng đối với cán bộ tín dụng làm phát sinh nhiều khoản nợ xấu. 66  Tăng cường công tác quản lí, theo dõi khoản vay. Nếu phát hiện khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích cần thu hồi nợ ngay.  Bên cạnh công tác thẩm định tài sản đảm bảo của khách hàng, thu thập đầy đủ thông tin về khách hàng từ chính quyền địa phương, tổ trưởng tổ vay vốn, hội nông dân, các tổ chức hoặc thông qua lịch sử vay vốn của khách hàng, cán bộ tín dụng cần đánh giá kĩ lưỡng tính khả thi của phương án sản xuất, dự án đầu tư của khách hàng vì đây mới thực sự là nguồn thu nợ chính. 5.2.2 Tồn tại và hạn chế Bên cạnh thực hiện tốt công tác quản lí, thu hồi nợ, thu hồi nợ xấu và thu hồi nợ đã xử lí rủi ro, NH cũng cần phòng tránh và hạn chế rủi ro cho hoạt động TDTDH.  Thực hiện tốt việc đánh giá, xếp loại khách hàng, phân loại nợ theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, bảo đảm phản ánh đúng thực trạng, chất lượng các khoản nợ.  NH nên hạn chế và tránh cho vay tập trung vào một số ít ngành nghề, lĩnh vực hoặc đối tượng khách hàng để hạn chế và phân tán rủi ro.  Thường xuyên dự báo các rủi ro tiềm ẩn để có biện pháp phòng ngừa, xử lí ảnh hưởng hiệu quả.  Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng nội bộ đáp ứng nhu cầu kiểm tra thông tin vay vốn của khách hàng tại chi nhánh và các PGD trực thuộc chi nhánh. Tăng cường cho vay TDH hơn nữa. Để tăng tỉ trọng dư nợ TDH, trước tiên NH cần tăng DSCV TDH với các giải pháp đã nói ở phần trên. Bên cạnh đó, NH cần có thêm nữa những chính sách hỗ trợ, giúp đỡ khách hàng như NH chủ động cơ cấu lại nợ; không thu lãi khi khách hàng gặp khó khăn do thiên tai dịch bệnh; có thời gian ân hạn cho những dự án, phương án sản xuất mới để khuyến khích người dân mạnh dạn vay vốn TDH. Đẩy mạnh cho vay vốn TDH đối với mục đích sản xuất kinh doanh.  Thực hiện điều tra kinh tế hộ thường xuyên để phân loại hộ, từ đó có chính sách đầu tư thích hợp. Qua đó, NH cần tìm nguyên nhân mà các hộ có nhu cầu vay vốn đặc biệt là nhu cầu vay vốn TDH nhưng chưa liên hệ vay để có kế hoạch phát triển đầu tư.  Tuyên truyền các chủ trương phát triển nông nghiệp của chính quyền huyện, khuyến khích người dân vay vốn cho sản xuất kinh doanh thông qua đài phát thanh của huyện hoặc thông qua các buổi họp của hội nông dân. 67 Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên của NH đặc biệt là cán bộ tín dụng cũng góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của NH Agribank Cái Bè cũng như giúp NH hạn chế được rủi ro trong hoạt động cho vay. Thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ tín dụng đến 100% cán bộ tín dụng nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ và đạo đức cũng như kĩ năng giao tiếp, tác phong, thái độ khi giao dịch với khách hàng. 68 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN NH Agribank Cái Bè là NHTM có vai trò quan trọng trong việc huy động nguồn vốn để cho vay đặc biệt là cho vay TDTDH để phát triển kinh tế của huyện, trong đó ưu tiên đầu tư cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Qua phân tích tình hình hoạt động TDTDH của NH Agribank Cái Bè giai đoạn 2010 – 2012 và trong 6 tháng đầu năm 2013 ta thấy mặc dù bộ mặt nền kinh tế của huyện có nhiều chuyển biến tích cực, thu nhập của người dân được nâng cao, đời sống ngày càng được ổn định nhưng vẫn tồn tại nhiều khó khăn như sản xuất nông nghiệp vẫn là hoạt động sản xuất chính, thiên tai, dịch bệnh, mất mùa, sự biến động của giá cả nông sản, chi phí sản xuất đầu vào tăng… Do đó, hoạt động TDTDH của NH cũng chịu nhiều ảnh hưởng. Tuy vậy, nhờ vào những chính sách phát triển phù hợp của NH nên hoạt động TDTDH của NH vẫn đạt được lợi nhuận. Nguồn vốn huy động tại chỗ luôn chiếm tỉ trọng cao thậm chí trong năm 2011 và 2012 nguồn vốn huy động chiếm 100%. Việc huy động vốn tại chỗ tốt giúp NH chủ động sử dụng nguồn vốn vào cho vay, thoát khỏi sự lệ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển. Qua đó nó cũng cho thấy lòng tin của khách hàng đối với NH ngày cang tăng. Hoạt động TDTDH của NH có nhiều biến động trong giai đoạn này do nền kinh tế có nhiều khó khăn. Khách hàng cá nhân & hộ gia đình vẫn là khách hàng vay vốn chủ yếu cả NH và dư nợ TDH của hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng tăng cho thấy NH vẫn tập trung ưu tiên cho vay nông nghiệp, nông dân và nông thôn của huyện. Chất lượng hoạt động TDTDH của NH Agribank Cái Bè là tốt. Nợ xấu TDH của NH tăng nhưng vẫn chiếm một tỉ lệ rất thấp trong tổng dư nợ của NH. Qua đó thấy được công tác quản lý, xử lí nợ xấu của NH luôn được quan tâm. Để tỉ lệ nợ xấu TDH giảm hơn nữa thì NH cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng. 6.2 KIẾN NGHỊ 6.2.1 Đối với Chính phủ, NHNN và chính quyền địa phương Chính phủ cần có những chính sách quản lý kinh tế vĩ mô hiệu quả, kịp thời giúp ổn định nền kinh tế trong nước tạo môi trường kinh doanh ổn định. 69 Hoàn thiện các bộ luật nhằm tạo môi trường pháp lý ổn định, vững chắc cho hoạt động TCTD cũng như của các NHTM. Chính phủ cần hỗ trợ nhiều hơn nữa cho NHNo & PTNT VN để NH giữ vững vị thế hàng đầu Việt Nam trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là cho sự phát triển của nông nghiệp, nông dân và nông thôn. NHNN cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các NHTM. Nếu phát hiện sai phạm cần xử lí nghiêm để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các NH. Các quy chế, chính sách, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của NHNN đối với hoạt động tín dụng phải rõ ràng, sát thực, dễ hiểu tránh gây nhầm lẫn trong quá trình thực hiện. NHNN cũng cần tiếp thu ý kiến đóng góp của các NH, tiến hành rà soát lại các văn bản, chính sách, quy chế hiện hành để kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế. Chính quyền địa phương cần thực hiện tốt công tác quản lí trên địa bàn. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần hỗ trợ NH trong việc xác nhận thông tin của khách hàng một cách đầy đủ và chính xác cũng như trong công tác thu hồi nợ và xử lí tài sản đảm bảo khi khách hàng mất khả năng trả nợ. 6.2.2 Đối với NH Agribank tỉnh Tiền Giang Chỉ đạo, thông báo kịp thời, chính xác, rõ ràng, cụ thể những chính sách, chủ trương của NHNN, Chính phủ và các ban ngành có liên quan... cho các NH chi nhánh. Hướng dẫn thực hiện các quyết định của NHNo & PTNT VN nhằm tạo sự nhất quán và thực hiện chính xác trong quá trình thực hiện giữa các NH chi nhánh trong tỉnh. Thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của các NH chi nhánh. Đáp ứng nguồn vốn kịp thời cho NH cấp dưới khi NH cấp dưới huy động vốn không đủ đáp ứng nhu cầu vay vốn trên địa bàn. Thường xuyên mở các lớp huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng. 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình huy động vốn của ngân hàng từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013. 2. Vai trò tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường. http://www.voer.edu.vn/module/vai-tro-tin-dung-trung-va-dai-han-cua-nganhang-thuong-mai-trong-nen-kinh-te-thi-truong-0 3. Khái niệm, đặc điểm, các hình thức tín dụng trung và dài hạn. http://old.voer.edu.vn/module/kinh-te/khai-niem-dac-diemcac-hinh-thuc-tindung-trung-dai-han.html 4. Nguyễn Thị Cẩm, 2012. Phân tích hoạt độngt ín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT VN huyện Cái Bè. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ. 5. Phạm Thị Hoàng Oanh, 2012. Phân tích hoạt động tín dụng trung, dài hạn và giải pháp nâng cao chất lượng tín tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ. 6. Phương hướng, mục tiêu hoạt động năm 2013 của NHNo & PTNT VN chi nhánh Cái Bè. 7. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. 8. Thông tư số 15/2009/TT – NHNN, Quy định tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn đối với tổ chức tín dụng. 9. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng trung và dài hạn. http://old.voer.edu.vn/module/kinh-te/cac-chi-tieu-phan-anh-chat-luong-tindung-trung-dai-han-ngan-hang.html 71 [...]... mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh… cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống cũng khá cao Vì vậy, để thấy rõ thực trạng hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT VN chi nhánh Cái Bè, đặc biệt là hoạt động TDTDH nên em chọn đề tài Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Cái Bè để làm nội dung nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp. .. Đơn vị tính NH : Ngân hàng NHNN : Ngân hàng nhà nước NHNo & PTNT VN : Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam NHTM : Ngân hàng thương mại NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần PGD : Phòng giao dịch TDH : Trung và dài hạn TDTDH : Tín dụng trung và dài hạn TCKT : Tổ chức kinh tế KBNN : Kho bạc nhà nước TCTD : Tổ chức tín dụng x CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Vốn là điều kiện hàng đầu... quát hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT VN chi nhánh Cái Bè theo thời hạn giai đoạn 2010 – 2012 và trong 6 tháng đầu năm 2013 Phân tích hoạt động TDTDH tại NHNo & PTNT VN chi nhánh Cái Bè giai đoạn 2010 – 2012 và trong 6 tháng đầu năm 2013 Đánh giá hoạt động TDTDH tại NHNo & PTNT VN chi nhánh Cái Bè giai đoạn 2010 – 2012 và trong 6 tháng đầu năm 2013 Đề ra một số giải pháp giúp nâng cao hoạt động TDTDH... các chi nhánh NHNN huyện, phòng Tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam Ngày 15/11/1996, Thống đốc NHNN Việt Nam ký quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. .. THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH CÁI BÈ 3.1 GIỚI THIỆU VỀ NHNo & PTNT VN CHI NHÁNH CÁI BÈ 3.1.1 Khái quát về huyện Cái Bè Cái Bè là huyện nằm ở phía Tây của tỉnh Tiền Giang với diện tích 420,9 km , chi m 17,23% diện tích toàn tỉnh với dân số khoảng 292 nghìn người, gồm 24 xã và 01 thị trấn 2 Cái Bè là huyện có nền kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh với nghề chính là trồng lúa và cây ăn trái: diện tích trồng... lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế và nâng cao chất lượng sản phẩm cho xã hội Trong hệ thống các NHTM ở Việt Nam hiện nay thì NHNo & PTNT VN - Agribank là NHTM hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là cho sự phát triển của nông nghiệp, nông dân và nông thôn của Việt Nam nói chung và của huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang nói riêng Cũng như các NHTM khác hoạt động. .. kỳ hoạt động trước, cho thấy sự tăng giảm trong hiệu quả hoạt động Mục tiêu 4: Sử dụng các chỉ số tài chính để đánh giá hoạt động TDTDH của NH qua các năm nghiên cứu Mục tiêu 5: Sử dụng phương pháp suy luận từ những phân tích để đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng TDTDH của NHNo & PTNT VN chi nhánh Cái Bè 12 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT... là Viet Nam Bank for Argiculture and Rural Development và tên giao dịch quốc tế là: AVB&RD Tháng 07/1975 NHNo & PTNT VN chi nhánh Cái Bè được thành lập thông qua quyết định của Hội đồng bộ trưởng NHNo & PTNT VN chi nhánh Cái Bè là NH chi nhánh cấp III trực thuộc NHNo & PTNT VN tỉnh Tiền Giang và mọi hoạt động điều thông qua NHNo & PTNT VN tỉnh Tiền Giang NHNo & PTNT chi nhánh Cái Bè toạ lạc tại khu... chung của đề tài là phân tích hoạt động TDTDH tại NHNo & PTNT VN chi nhánh Cái Bè từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 để thấy rõ thực trạng của hoạt động này tại NH để đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động TDTDH tại NHNo & PTNT VN chi nhánh Cái Bè 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Phân tích nguồn vốn kinh doanh của NHNo & PTNT VN chi nhánh Cái Bè giai đoạn 2010 – 2012 và trong 6 tháng đầu... và khách hàng sẽ xác định và thỏa thuận số lãi vay phải trả cộng với vốn gốc được chia ra để trả theo nhiều kì hạn trong thời hạn cho vay 5 Cho vay thông qua phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: NH chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt và đại lí của NH Cho vay theo hạn

Ngày đăng: 12/10/2015, 11:25

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w