1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao chất luợng tín dụng đối với Ngân hàng thương mại tại chi nhánh ngân hàng NNo&PTNT Đống Đa

60 387 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp nâng cao chất luợng tín dụng đối với Ngân hàng thương mại tại chi nhánh ngân hàng NNo&PTNT Đống Đa
Trường học Trường Đại Học Nông Nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại Chuyên đề tốt nghiệp
Thành phố Đống Đa
Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 344 KB

Nội dung

Giải pháp nâng cao chất luợng tín dụng đối với Ngân hàng thương mại tại chi nhánh ngân hàng NNo&PTNT Đống Đa

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Chất lượng tín dụng là đề tài quen thuộc thường được nhắc đến đốivới hoạt động của Ngân hàng Với tất cả các Ngân hàng thì tín dụng là phầnkhông thể thiếu Tín dụng không phải là xuất hiện từ đầu khi có Ngân hàng,nhưng vai trò của nó là rất quan trọng đối với sự tồn tại của Ngân hàng và cảnền kinh tế

Chất lượng tín dụng ngày càng phải được nâng cao, giúp cho cácNgân hàng có thể kinh doanh cũng như giúp cho các doanh nghiệp, tổ chức,

cá nhân có nhu cầu có thể tiếp cận dễ dàng hơn với Ngân hàng để có thể thựchiện phương án kinh doanh của mình Tại mỗi thời điểm lại có thêm nhiềuvấn đề mới nảy sinh, vì thế mà hoạt động tín dụng mang lại lợi nhuận nhiềunhất cho Ngân hàng nhưng nó cũng mang rủi ro cao nhất chính vì thế nângcao chất lượng tín dụng không bao giờ là đề tài cũ trong hoạt động của Ngân

hàng Vì vậy em quyết định chọn đề tài: “ Giải pháp nâng cao chất luợng tín dụng đối với Ngân hàng thương mại tại chi nhánh ngân hàng NNo&PTNT Đống Đa ” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình

Trong chuyên đề này gồm có 3 chương trình bày các vấn đề có liênquan đến chất lượng tín dụng

Chương I Những vấn đề cơ bản về tín dụng và chất lượng tín dụng

Chương II Thực trạng chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Đống Đa

Chương III Các giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng

Như vậy, trong đề tài này cũng chỉ đề cập đến một phần về chấtlượng tín dụng trong giai đoạn hiện nay

Trang 2

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG VÀ

CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG

1.1 Tổng quan về tín dụng ngân hàng:

1.1.1 Khái quát về hoạt động của ngân hàng thương mại.

Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt vớinhững hoạt động kinh doanh đa dạng và phức tạp Ta có thể phân chia cácnghiệp vụ của ngân hàng theo các tiêu thức khác nhau, nhưng một trongnhững cách phân chia hiệu quả nhất là:

Nghiệp vụ huy động vốn: là nghiệp vụ đặc trưng của tất cả các ngânhàng, trong đó ngân hàng sẽ nhận quyền sử dụng vốn của khách hàng trongmột khoảng thời gian và có trách nhiệm phải hoàn trả số vốn đó và lãi theođúng yêu cầu của khách hàng Khối lượng huy động vốn thể hiện được tiềmnăng của ngân hàng trong khả năng đáp ứng yêu cầu vay vốn và rút vốn củakhách hàng Trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng thì vốn huy động củangân hàng thường chiếm tỷ trọng lớn ( khoảng 70% - 80% trên tổng tài sản).Trên cơ sở đặc điểm và kỳ hạn thực của nguồn vốn ta có thể chia nghiệp vụhuy động vốn thành 2 nghiệp vụ nhỏ:

Trang 3

• Nghiệp vụ huy động tiền gửi thanh toán – tiền gửi phát séc: vớinguồn vốn này ngân hàng cần phải đảm bảo nhu cầu thanh toán của kháchhàng bất cứ lúc nào mà khách hàn có yêu cầu Tuy vậy thì nghiệp vụ huyđộng này có chi phí rất rẻ, hơn nữa ngân hàng còn có thể thu thêm được thôngqua nghiệp vụ thanh toán hộ khách hàng.

• Nghiệp vụ huy động tiền gửi có kì hạn: nguồn vốn huy động được ởnghiệp vụ này sẽ có kì hạn xác định trước và lãi suất của loại huy động vốnnày sẽ cao hơn các loại hình huy động vốn khác.Vì thế có thể nói nguồn vốnnày có chi phí cao nhất nhưng ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn này để tàitrợ cho các khoản vay của khách hàng

Ngoài nghiệp vụ huy động vốn trên thì ngân hàng còn một cách nữa

để huy động vốn đó là Vay vốn: nghiệp vụ này giúp ngân hàng huy độngđược vốn nhưng chưa thể xác định được chi phí bỏ ra để huy động nguồn vốn

này Hoạt động sử dụng vốn.

Các nguồn vốn sau khi được huy động thì ngân hàng sẽ sử dụng vàonhiều mục đích với nguyên tắc là một phần vốn được đưa vào dự trữ dướidạng tiền mặt hoặc tài sản có tính lỏng cao Phần còn lại sẽ được sử dụng vàocác hoạt động sinh lời chính phần này tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng và cũng

để bù đắp chi phí hoạt động của ngân hàng Nghiệp vụ sử dụng vốn của ngânhàng rất đa dạng, tuy nhiên căn cứ vào tính chất của nghiệp vụ thì có thể chiathành 3 loại nghiệp vụ sau:

• Nghiệp vụ chiết khấu: là nghiệp vụ ngân hàng mua lại các loại giấy

tờ có giá và ngân hàng sẽ được hưởng một mức lợi tức chiết khấu tương ứngvới chi phí và rủi ro mà ngân hàng sẽ gặp phải khi sở hữu các giấy tờ có giánày Các giấy tờ có giá này thường là thương phiếu, trái phiếu, công trái…Sau khi chấp nhận chiết khấu ngân hàng có thể giữ lại đến lúc đáo hạn hoặc

có thể chiết khấu lại trên thị trường

Trang 4

• Nghiệp vụ đầu tư: Ngân hàng có thể mua các loại giấy tờ có giávới mục đích thu lợi nhuận bao gồm lãi thu được từ phần chi lợi tức từ chứngkhoán ngân hàng sở hữu và lợi nhuận ngân hàng có được khi bán các giấy tờ

có giá này với mức giá cao hơn khi mua vào Nghiệp vụ đầu tư được chiathành 2 nhóm:

a Đầu tư với mục đích thanh khoản: ngân hàng tối đa hóa khả năng sinhlời của chứng khoán nhưng vẫn đảm bảo khả năng thanh khoản cao Vìthế chứng khoán ngắn hạn chính là dự trữ để thanh toán

b Đầu tư với mục đích lợi nhuận: các chứng khoán hoặc giấy tờ có giánày chủ yếu là các loại có thời hạn dài ( như trái phiếu Chính phủ,chứng khoán….)

c Nghiệp vụ cho vay: đây chính là hoạt động quan trọng mang lại lợinhuận chủ yếu cho ngân hàng ( 70% - 80% trên tổng thu nhập) Tuynhiên đây cũng là nghiệp vụ mang tính rủi ro cao nhất

1.1.1.2 Các hoạt động khác.

Ngân hàng còn nhiều nghiệp vụ khác để phục vụ cho nền kinh tếngày càng sôi động Chính vì vậy còn có các dịch vụ và nghiệp vụ ngoại bảngkhác như:

- Dịch vụ thanh toán hộ ( thu hộ – chi hộ )

- Dịch vụ chuyển tiền

- Dịch vụ bảo quản các tài sản và giấy tờ có giá

- Dịch vụ môi giới bất động sản, môi giới đầu tư chứng khoán

- Dịch vụ tư vấn cho khách hàng

- Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm

Nhờ các dịch vụ và hoạt động trên ngân hàng cũng có thể huy độngđược vốn hoặc thu được phí

Trang 5

Các nghiệp vụ ngoại bảng: để đảm bảo khả năng cạnh tranh và tănghiệu quả hoạt động của ngân hàng với các tổ chức phi tài chính, các ngânhàng đã mở rộng thêm các hoạt động ngoại bảng như:

- Chứng khoán hóa tài sản: ngân hàng phát hành chứng khoán đốivới những nhóm tài sản nhất định, phần lớn là các khoản nợ ở nghiệp vụ nàyngân hàng sẽ thu được các khoản phí dịch vụ quản lý, phí giám sát…Đồngthời cũng có thể đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn tín dụng

- Bán nợ: ngân hàng tiến hành chuyển quyền sở hữu về thu nhậphoặc quyền sở hữu hoàn toàn với các khoản vay của mình Đây là biện pháp

để giải quyết các khoản nợ khó đòi, nó sẽ giúp ngân hàng thu hồi một phầncác khoản nợ khó đòi

- Bảo lãnh: ngân hàng cam kết dưới hình thức thư bảo lãnh vềthực hiện nghĩa vụ đúng như cam kết

1.1.2 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại.

1.1.2.1 Khái niệm về hoạt động tín dụng.

Tín dụng là quan hệ và vay mượn, gồm cả đi vay và cho vay Tuynhiên khi gắn nó với chủ thể nhất định như ngân hàng ( hoặc các trung giankhác ) ví dụ như tín dụng ngân hàng thì chỉ bao hàm nghĩa là ngân hàng chovay

Tín dụng là hoạt động tài trợ của Ngân hàng cho khách hàng ( cònđược gọi là tín dụng Ngân hàng ) Tín dụng là hoạt động quan trọng nhất củacác ngân hàng nói riêng và của các trung gian tài chính nói chung, tín dụngchiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng tài sản, tạo thu nhập từ lãi lớn nhất nhưngcũng là hoạt động mang lại rủi ro cao nhất

Theo luật các tổ chức tín dụng của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩaViệt Nam, điều 49 ghi “ Tổ chức tín dụng được cấp tín dụng cho tổ chức, cá

Trang 6

nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giákhác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định củaNgân hàng Nhà nước ”.

Tín dụng ngân hàng có 3 loại quan hệ chủ yếu là:

• Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và doanh nghiệp

• Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng cá nhân hoặc hộgia đình

• Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và các khách hàng khác trongnước và quốc tế

Tín dụng của ngân hàng mang những đặc trưng:

• Phân phối tín dụng dưới hình thức cho vay: đây là giai đoạn vốntiền tệ chuyển từ ngân hàng đến người vay

• Sử dụng vốn: người đi vay sau khi nhận được vốn vay sẽ sử dụngvào những mục đích như mình đã trình bày để vay vốn

• Hoàn trả tín dụng: đây là giai đoạn kết thúc chu trình quay vòngvốn vay Vốn tín dụng được quay trở lại hình thức cấp tín dụng ban đầunhưng có thêm một phần giá trị mới là phần lãi người đi vay trả cho việc sửdụng khoản vốn đó

1.1.2.2 Các hình thức tín dụng của Ngân hàng thương mại.

- Phân loại theo thời gian ( thời hạn tín dụng )

• Tín dụng ngắn hạn: từ 12 tháng trở xuống

• Tín dụng trung hạn: từ 1 năm đến 5 năm

• Tín dụng dài hạn: trên 5 năm

Tài sản lưu động thường có vòng quay hơn 1 vòng trong một năm, vìvậy ngân hàng cấp tín dụng ngắn hạn với thời hạn 1 năm trở xuống

Các tài sản cố định như phương tiện vận tải cây trồng vật nuôi, trangthiết bị chống hao mòn có yêu cầu được tài trợ từ 1 đến 5 năm

Trang 7

Công trình xây dựng như nhà, sân bay, cầu đường, máy móc thiết bị cógiá trị lớn thường có thời gian sử dụng lâu có yêu cầu tài trợ trên 5 năm, cóthể tới 10 hoặc 30 năm.

- Phân loại theo hình thức: gồm chiết khấu, cho vay, bảo lãnh và chothuê

• Chiết khấu thương phiếu là việc ngân hàng ứng trước tiền cho kháchhàng tương ứng với giá trị của thương phiếu trừ đi phần thu nhập của kháchhàng để sở hữu một thương phiếu trừ đi phần thu nhập của khách hàng để sởhữu một thương phiếu chưa đến hạn, đây chỉ là hình thức trao đổi trái quyền

• Cho vay là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kếtkhách hàng phải trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định

• Bảo lãnh là việc ngân hàng cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính

hộ khách hàng của mình Mặc dù không phải xuất tiền ra nhưng ngân hàng đãcho khách hàng sử dụng uy tín của mình để thu lợi

• Cho thuê là việc ngân hàng bỏ tiền mua tài sản để cho khách hàngthuê theo những thỏa thuận nhất định, sau thời gian nhất định khách hàngphải trả cả gốc và lãi cho ngân hàng

- Phân loại theo tài sản đảm bảo:

Tài sản đảm bảo các khoản tín dụng cho phép ngân hàng có đượcnguồn thu nợ thứ hai bằng cách bán các tài sản đó khi nguồn thu nợ thứ nhấtkhông có hoặc không đủ

Có thể chia thành tín dụng có đảm bảo bằng uy tín của khách hàng,

có đảm bảo bằng thế chấp, cầm cố tài sản

- Phân loại tín dụng theo rủi ro: tùy theo mỗi ngân hàng có một cáchphân loại khách nhau Một số ngân hàng lớn chia thành 10 thang bậc rủi rotheo các dấu hiệu rủi ro từ thấp đến cao Cách phân loại này giúp ngân hàngthường xuyên đánh giá lại tính an toàn của các khoản tín dụng, trích lập dựphòng tổn thất kịp thời

Trang 8

Tín dụng lành mạnh: các khoản tín dụng có khả năng thu hồi cao Tín dụng có vấn đề: các khoản tín dụng có dấu hiệu không lànhmạnh như khách hàng chậm tiêu thụ hàng hóa, tiến độ thực hiện chậm….

Nợ quá hạn có khả năng thu hồi: các khoản nợ đã quá hạn với thờigian ngắn và khách hàng có kế hoạch khắc phục tốt, tài sản đảm bảo có giá trịcao

Nợ qua hạn khó đòi: nợ quá hạn quá lâu, khả năng trả nợ rất kém,tài sản thế chấp nhỏ hoặc bị giảm giá…

- Phân loại khác

• Theo ngành kinh tế ( công, nông nghiệp )

• Theo đối tượng tín dụng ( tài sản lưu động, tài sản cố định…)

• Theo mục đích ( sản xuất, tiêu dùng…)

1.1.2.3 Các nghiệp vụ tín dụng

a Chiết khấu thương phiếu.

Thương phiếu được hình thành chủ yếu từ quá trình mua bán chịuhàng hóa và dịch vụ giữa các khách hàng với nhau Người bán ( hoặc ngườithụ hưởng ) có thể giữ thương phiếu đến hạn để đòi tiền người mua ( hoặcngười phải trả ) hoặc mang đến ngân hàng để xin chiết khấu trước hạn

Trang 9

Hình 1.1: Chiết khấu thương phiếu

(1).Người bán chuyển hàng hóa hoặc dịch vụ cho người mua

(2).Thương phiếu được lập, người mua kí, cam kết trả tiền cho người thụhưởng khi thương phiếu đến hạn và giao thương phiếu cho người bán đồngthời là người thụ hưởng

(3).Trong thời hạn có hiệu lực của thương phiếu, người bán có thể mangthương phiếu đến ngân hàng để xin chiết khấu

(4).Sau khi kiểm tra độ an toàn của thương phiếu, ngân hàng có thể phát tiềncho người bán và nắm giữ thương phiếu ( ngân hàng có thể yêu cầu người bán

ký hậu thương phiếu, cam kết trả tiền cho ngân hàng nếu người mua khôngtrả, quyền truy đòi đối với thương phiếu )

(5).Đến hạn, ngân hàng chuyển thương phiếu đến người mua đòi tiền ( nếungười mua không trả tiền, ngân hàng có quyền đòi tiền của các bên kí tên trênthương phiếu )

b Cho vay

• Thấu chi: Thấu chi là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép

người vay được chi trội ( vượt ) trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến 1

Ngân hàng

Trang 10

giới hạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định Giới hạn bày được gọi

là hạn mức thấu chi

Để được thấu chi khách hàng phải làm đơn xin ngân hàng hạn mứcthấu chi và thời gian thấu chi Trong thời gian hoạt động khách hàng có thể kíséc, lập ủy nhiệm chi, mua thẻ séc… vượt qua số dư tiền gửi để chi trả Khikhách hàng có tiền nhập về tài khoản tiền gửi ngân hàng sẽ thu nợ gốc và lãi Các khoản chi quá hạn mức thấu chi sẽ bị phạt với lãi xuất phạt vàkhông được sử dụng hình thức này

Thấu chi là hình thức tín dụng ngắn hạn, linh hoạt, thủ tục đơn giản,phần lớn là không có đảm bảo hay thế chấp cho cả doanh nghiệp và cá nhânvài ngày hay vài tháng trong năm dùng để trả Nhìn chung hình thức này chỉ

sử dụng với các khách hàng có độ tin cậy cao, thu nhập đều đặn và kì thunhập ngắn

• Cho vay trực tiếp từng lần: là hình thức cho vay tương đối phổ

biến của ngân hàng đối với các khách hàng không có nhu cầu vay thườngxuyên, không có điều kiện để được cấp hạn mức thấu chi

Mỗi lần vay khách hàng phải làm đơn và trình ngân hàng phương

án sử dụng vốn vay Ngân hàng sẽ phân tích khách hàng và kí hợp đồng chovay, xác định quy mô cho vay, thời hạn giải ngân, thời hạn trả nợ, lãi suất vàyêu cầu bảo đảm nếu cần Mỗi món vay được tách biệt nhau thành các hồ sơ (khế ước nhận nợ ) khác nhau

Theo từng kỳ hạn nợ hạn trong hợp đồng, ngân hàng sẽ thu gốc vàlãi Trong quá trình khách hàng sử dụng tiền vay, ngân hàng sẽ kiểm soát mụcđích và hiệu quả Nếu thấy có dấu hiệu vi phạm hợp đồng ngân hàng sẽ thu

nợ trước hạn hoặc chuyển nợ quá hạn Lãi có thể cố định hoặc thả nổi theothời điểm tính lãi

Trang 11

• Cho vay theo hạn mức: đây là nghiệp vụ tín dụng theo đó ngânhàng thỏa thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng Hạn mức tín dụng cóthể tính cho cả kì hoặc cuối kì Đó là số dư vay tại thời điểm tính.

Hạn mức tín dụng được cấp trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinhdoanh, nhu cầu vay vốn của khách khàng

Trong kì khách hàng có thể thực hiện vay trả nhiều lần, song dư nợkhông được vượt quá hạn mức tín dụng

Hình 1.1.b.1 : Cho vay theo hạn mức

Mỗi lần vay khách hàng chỉ cần trình bày phương án sử dụng tiềnvay, nộp các chứng từ chứng minh đã mua hàng hoặc dịch vụ và nêu yêu cầuvay Sau khi kiểm tra tính chất hợp pháp và hợp lệ của chứng từ, ngân hàng sẽphát tiền cho khách hàng

Đây là hình thức cho vay thuận tiện cho những khách hàng vaymượn thường xuyên, vốn vay tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuấtkinh doanh Trong nghiệp vụ này ngân hàng không xác định trước kì hạn nợ

và thời hạn tín dụng Khi khách hàng có thu nhập, ngân hàng sẽ thu nợ, do đótạo chủ động quản lý ngân quỹ cho khách hàng

Trang 12

• Cho vay luân chuyển: Là nghiệp vụ cho vay dựa trên luân chuyển

của hàng hóa Doanh nghiệp khi mua hàng có thể thiếu vốn Ngân hàng có thểcho vay để mua hàng và sẽ thu nợ khi doanh nghiệp bán hàng Đầu năm hoặcquí người vay phải làm đơn xin vay luân chuyển Ngân hàng và khách hàngthỏa thuận với nhau về phương thức vay, hạn mức tín dụng, các nguồn cungcấp hàng hóa và khả năng tiêu thụ Hạn mức tín dụng có thể được thỏa thuậntrong 1 năm hoặc nhiều năm

Khi vay khách hàng chỉ cần gửi đến ngân hàng các chứng từ hóađơn nhập hàng và số tièn cần vay, ngân hàng sẽ cho vay và trả tiền cho ngườibán

Cho vay luân chuyển thường áp dụng đối với các doanh nghiệpthương nghiệp hoặc doanh nghiệp sản xuất có chu kỳ tiêu thụ ngắn ngày, cóquan hệ vay trả thường xuyên với ngân hàng

Cho vay luân chuyển rất thuận tiện cho khách hàng vì thủ tục vaychỉ cần thực hiện 1 lần cho nhiều lần vay

• Cho vay trả góp: cho vay trả góp là hình thức tín dụng, theo đó

ngân hàng cho phép khách hàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng

đã được thỏa thuận Cho vay trả góp thường được áp dụng cho các khoản vaytrung và dài hạn, tài trợ cho các tài sản cố định hoặc hàng lâu bền

Ngân hàng thường cho vay trả góp với người tiêu dùng thông quahạn mức nhất định Ngân hàng sẽ thanh toán cho người bán lẻ về số hàng hóa

mà khách hàng đã mua trả góp Các cửa hàng bán lẻ nhận được tiền ngay khibán hàng từ phí ngân hàng và làm đại lý thu tiền cho ngân hàng, hoặc kháchhàng trả trực tiếp cho ngân hàng Đây là hình thức tài trợ cho người muanhằm khuyến khích tiêu thụ hàng hóa

Cho vay trả góp rủi ro cao do khách hàng thường thế chấp bằnghàng hóa mua trả góp Khả năng trả nợ phụ thuộc vào thu nhập đều đặn củangười vay

Trang 13

• Cho vay gián tiếp: Đây là hình thức cho vay thông qua các tổ

chức trung gian

Hình 1.1.b.2: Cho vay gián tiếp

(1).Phân tích tín dụng trước khi vay

(2).Ngân hàng trực tiếp phát tiền cho khách hàng

(3).Các tổ chức trung gian thu nợ hộ cho khách hàng

Ngân hàng có thể chuyển một vài khâu của hoạt động cho vay sangcác tổ chức trung gian như thu nợ, phát tiền vay… Tổ chức trung gian cũng

có thể đứng ra tín chấp cho các thành viên vay, hoặc các thành viên trongnhóm bảo lãnh cho một thành viên vay

Ngân hàng cũng có thể cho vay thông qua người bán lẻ các sản phẩm đầu vàocủa quá trình sản xuất Việc cho vay này sẽ hạn chế người vay sử dụng saimục đích tiền vay

Ngân hàng

Trung gian, tổ, đội, nhóm

Khách hàng ( thường là nông dân, người

buôn bán nhỏ )

Trang 14

Hình 1.1.b.3: Cho vay gián tiếp

(1).Ngân hàng kí hợp đồng tín dụng với người vay

(2).Người vay mua hàng (nguyên liệu cho sản xuât, tài sản cố định, câygiống…)

(3).Người bán tập trung các hóa đơn bán hàng gửi lên ngân hàng đề nghịthanh toán, sau đó ngân hàng thu nợ của khách hàng

Cho vay gián tiếp thường được áp dụng với thị trường có nhiều mónvay nhỏ, người vay phân tán, cách xa ngân hàng Trong trường hợp này chovay qua trung gian sẽ tiết kiệm được chi phí cho vay

Cho vay qua trung gian đều nhằm giảm bớt rủi ro của ngân hàng, tuynhiên nó cũng có nhiều điểm yếu, ví dụ như nhiều trung gian sẽ lợi dụng vịthế của mình để thu lợi

c Cho thuê tài sản ( thuê – mua ): là hình tức tín dụng trung và dài

hạn Ngân hàng mua tài sản cho khách hàng thuê với thời gian sao cho ngânhàng phải thu gần đủ ( hoặc đủ) giá trị của tài sản cho thuê cộng lãi ( thời hạngần 80 – 90% đời sống kinh tế của tài sản ) Hết hạn thuê khách hàng có thểmua lại tài sản đó

Người vay

Trang 15

Hình 1.1.c.1: Thuê – mua

(1).Khách hàng làm đơn gửi ngân hàng nêu yêu cầu về tài sản cần thuê Sau khi phân tích dự án và tình hình tài chính của khách hàng, ngân hàng kí hợp đồng thuê mua với khách hàng

(2).Khách hàng gặp người sản xuất để nêu yêu cầu về quy cách, chất lượng tàisản thuê, người sản xuất có thể phải cam kết bảo hành cho người thuê

(3).Ngân hàng kí hợp đồng mua tài sản với người sản xuất

(4).Người bán giao tài sản cho người thuê

(5).Ngân hàng kiểm soát tình hình tài sản thuê, thu tiền thuê, hoặc thu hồi tàisản nếu thấy người thuê vi phạm

Cho thuê ( thuê – mua ) giống với một khoản cho vay thông thường ởchỗ ngân hàng phải xuất tiền với kì vọng thu về cả gốc lẫn lãi sau thời hạnnhất định, khách hàng phải trả gốc và lãi dưới hình thức tiền thuê hàng kì.Ngân hàng cũng phải đối đầu với rủi ro khi khách hàng kinh doanh không cóhiệu qủa, không trả được tiền thuê đầy đủ và đúng hạn Tuy nhiên ở hình thức

Ngân hàng(người cho thuê)

Nhà cung cấp trang thiết bị Khách hàng

(người thuê)

Trang 16

này thì tài sản vẫn thuộc quyền sở hữu của ngân hàng, ngân hàng có quyềnthu hồi nếu thấy người vay không thực hiện đúng hợp đồng Cho thuê không

có tài sản đảm bảo, nhiều tài sản thuê mang tính đặc chủng, khó bán, khi thuhồi chi phí tháo dỡ sẽ cao… vì thế cho thuê có rủi ro rất cao đối với ngânhàng

d Bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh: bảo lãnh của ngân hàng là cam kết của

ngân hàng dưới hình thức thư bảo lãnh về việc thực hiện các nghĩa vụ tàichính thay cho khách hàng của ngân hàng khi khách hàng không thực hiệnđúng nghĩa vụ như cam kế

Bảo lãnh thường có 3 bên: bên hưởng bảo lãnh, bên được bảo lãnh vàbên bảo lãnh Bảo lãnh của ngân hàng nghĩa là ngân hàng sẽ là người bảolãnh, khách hàng của ngân hàng sẽ là người được bảo lãnh và người hưởngbảo lãnh sẽ là bên thứ ba

• Các loại bảo lãnh phân theo mục tiêu:

- Bảo lãnh đảm bảo tham gia dự thầu: là cam kết của ngân hàng vớichủ đầu tư ( chủ thầu ) về việc trả tiền phạt thay cho bên dự thầu nếu bên dựthầu vi phạm các quy định trong hợp đồng dự thầu

Trong hoạt động kinh tế có rất nhiều hoạt động bên trong được thựchiện thông qua đấu thầu như đấu thầu xây dựng, đấu thầu cung cấp thiết bị…

Để hạn chế rủi ro khi các nhà thầu vi phạm hợp đồng chủ đầu tư thường yêucầu các bên dự thầu phải kí quỹ ( đặt cọc ) Vì kí quỹ gây ra nhiều phiền phứccho cả hai bên nên nhiều chủ đầu tư thường yêu cầu thay thế kí quỹ bằng bảolãnh của ngân hàng

- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: là cam kết của ngân hàng về việc chitrả tổn thất hộ khách hàng nếu khách hàng không thực hiện đầy đủ hợp đồngnhư cam kết, gây tổn thất cho bên thứ ba

Các hợp đồng được bảo lãnh như hợp đồng cung cấp hàng hóa, xâydựng, thiết kế… Việc khách hàng vi phạm hợp đồng như cung cấp không

Trang 17

đúng hạn, không đúng chất lượng cam kết… đều có thể gây tổn thất lớn chobên thứ ba, mặt khác thúc đẩy khách hàng nghiêm chỉnh thực hiện hợp đồng.

- Bảo lãnh đảm bảo trả tiền ứng trước: nhiều người cung cấp yêu cầukhách hàng ( người mua hàng hóa, dịch vụ ) phải đặt trước một phần tiềntrong giá trị hợp đồng cung cấp Tiền đặt cọc vừa giúp bên cung cấp có mộtphần vốn để sản xuất kinh doanh, vừa có tác dụng ràng buộc người mua phảimua hàng đã đặt Tuy nhiên, đề phòng người cung cấp không cung cấp hàngđồng thời lại không trả tiền đặt cọc, bên mua yêu cầu bên cung cấp phải cóbảo lãnh của ngân hàng về việc sẽ trả tiền ứng trước Vậy bảo lãnh hoàn trảtiền ứng trước là cam kết của ngân hàng về việc hoàn trả tiền ứng trước chobên mua ( người hưởng bảo lãnh ) nếu bên cung cấp (người được bảo lãnh )không trả

- Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả vốn vay ( bảo lãnh vay vốn ) : nhiều tổchức tín dụng khi cho vay đòi hỏi phải có đảm bảo hoặc bằng hàng hóa,chứng khoán, bất động sản, hoặc bảo lãnh của bên thứ ba… Nhà nước, doanhnghiệp, tổ chức tín dụng có nhu cầu vay vốn bằng cách phát hành trái phiếu.Tuy nhiên nếu uy tín của người vay trên thị trườngđó chưa cao, việc pháthành sẽ rất khó khăn Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả vốn vay là cam kết của ngânhàng đối với người vay về việc sẽ trả gốc và lãi đúng hạn nếu khách hàngkhông trả được

- Bảo lãnh đảm bảo thanh toán: là cam kết của ngân hàng về việc sẽthanh toán tiền theo đúng hợp đồng thanh toán cho người thụ hưởng nếukhách hàng của ngân hàng không thanh toán đủ

Trang 18

(4)Theo đúng như hợp đồng bảo lãnh đã kí với khách hàng, ngân hàng yêucầu khách hàng phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng ( trả

nợ gốc, lãi…)

1.1.2.4 Vai trò của hoạt động tín dụng

Tín dụng là hoạt động cơ bản mang lại thu nhập chính cho các ngânhàng Chính vì thế hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của ngân

Ngân hàng ( bên bảo lãnh)

Khách hàng của ngân hàng

( bên được bảo lãnh)

Người thứ ba( bên hưởng bảo lãnh)

Trang 19

hàng, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, nhất là trong nềnkinh tế thị trường với nhiều thách thức và cạnh tranh gay gắt Tín dụngthường chiếm tỷ trọng cao 70 -80% trên tổng tài sản của ngân hàng, và vì thế

mà tín dụng mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho ngân hàng ở các nước pháttriển thì tín dụng mang lại khoảng 60% cho các ngân hàng Còn ở Việt Namthì khoảng gần 90% Như vậy ta có thể thấy tầm quan trọng của tín dụng đốivới ngân hàng, không những thế mà tín dụng còn có ảnh hưởng đến cả nềnkinh tế

Ngân hàng huy động nguồn tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế, thôngqua tín dụng ngân hàng sẽ đáp ứng nhu cầu về vốn của các doanh nghiệpcũng như các cá nhân khác đang cần vốn để kinh doanh hoặc thực hiện các kếhoạch đầu tư của mình Nhờ đó mà việc sản xuất kinh doanh được mở rộng,hiệu quả sử dụng vốn được nâng cao, tăng cường vốn đầu tư vào nền kinh tế Vốn là nhân tố rất quan trọng trong quá trình hoạt động của các tổchức kinh tế Có đủ vốn các doanh nghiệp cũng như các cá nhân có thể thựchiện kế hoạch đầu tư hoặc sản xuất kinh doanh của mình Khi không có vốnthì các bản kế hoạch cũng như dự định không thể thực hiện được, các chủ thểkinh doanh không thể đưa ra kế hoạch kinh doanh khi họ không có vốn Vìvậy họ phải kiếm các ngồn vốn nhàn rỗi trên thị trường để huy động phục vụcho mục đích của mình Tuy vậy để tìm kiếm được nguồn vốn đang nhàn rỗi

từ rất nhiều chủ thể khác là rất khó khăn Tín dụng ngân hàng sẽ giúp họ giảiquyết bớt phần khó khăn trong khâu tìmcác đối tượng đang trong tình trạng

có vốn nhàn rỗi Nhờ đó mà vốn tiền tệ được luân chuyển trong nền kinh tếmột cách liên tục, góp phần tăng tích lũy cơ bản và tăng trưởng kinh tế thôngqua nguồn thu từ việc cung cấp tín dụng

Tín dụng ngân hàng góp phần cơ cấu lại nền kinh tế quốc dân Nềnkinh tế thị thường luôn có các trạng thái phát triển đối lập nhau Các ngành

có sự phát triển lâu đời, điều kiện thuận lợi sẽ phát triển được mạnh mẽ,

Trang 20

nhưng một số ngành khác không có điều kiện được như thế thì sẽ gặp nhiềukhó khăn Để thúc đẩy được các ngành yếu kém có thể phát triển hơn, cơ cấulại nhằm cân đối so với nền kinh tế thì phải cần có vốn Chính vì thế vốn tíndụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng đối với việc cơ cấu lại nền kinh tế Tín dụng ngân hàng tác động đến hiệu quả sản xuất doanh và thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế.

1.2 Chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm về chất lượng tín dụng

Trước đây khái niệm chất lượng tín dụng chỉ được bó hẹp trong phạmtrù an toàn tín dụng Điều đó có nghĩa là chất lượn tín dụng được đo lườngbằng mức tổn thất phát sinh trực tiếp từ rủi ro đối với mỗi khoản vay của ngânhàng đó có ít các khoản nợ xấu và thiệt hại từ các khoản vay đó là thấp Mộtkhoản tín dụng có chất lượng là khoản tín dụng được hoàn trả cả gốc và lãitheo đúng hợp đồng

Cho đến nay việc đánh giá chất lượng tín dụng của một ngân hàngcần nhiều chỉ tiêu hơn và phức tạp hơn Tín dụng thực chất là quan hệ giữahai chủ thể ngân hàng và khách hàng, do đó hoạt động tín dụng được đánh giá

là có chất lượng khi nó đáp ứng được nhu cầu của của hai chủ thể

Về phía ngân hàng, chất lượng tín dụng được thể hiện ở chỗ phạm vi

và giới hạn tín dụng phải phù hợp với thực lực của bản thân ngân hàng Đồngthời phải đảm bảo được tính cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường Chấtlượng tín dụngnphải được gắn liền với độ an toàn của cốn vay ( nghĩa là đảmbảo nguyên tắc hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi khi kết thúc hợp đồng)

Về phía khách hàng, một khoản tín dụng có chất lượng khi khoản tíndụng đó đáp ứng được nhu cầu về vốn của khách hàng ( về khối lượng vốncần thiết để kinh doanh ) Khoản tín dụng đó phải phù hợp về lãi suất, kỳ hạn

Trang 21

khoản vay, đáp ứng được nhu cầu vốn của khách hàng về cả khối lượng vốn

và thời hạn sử dụng vốn

Nói tóm lại, sản phẩm tín dụng của ngân hàng được coi là chấtlượng khi khoản tín dụng đó dáp ứng được nhu cầu của khách hàng, phù hợpvới mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước và đảm bảo sự tồn tại

và phát triển của ngân hàng

1.2.3 Một số chỉ tiêu về chất lượng tín dụng

1.2.2.1 Doanh số cho vay

Ngân hàng là người cho vay của nền kinh tế, hoạt động của chínhngân hàng là cho vay vì thế nên doanh số cho vay thể hiện rõ hoạt động củangân hàng có hiệu quả không Doanh số cho vay mang tính thời kì, nó thểhiện quy mô hoạt động tín dụng trong năm của ngân hàng Đây cũng chính làchỉ tiêu để đánh giá ngân hàng một cách chính xác Các số liệu sẽ được sosánh với nhau để nhận thấy sự thay đổi giữa các năm, tình hình hoạt động củangân hàng tốt hay xấu cũng sẽ thể hiện qua chỉ tiêu này

Một ngân hàng hoạt động có hiệu quả thì doanh số cho vay sẽ cao và tăng đềutheo từng năm, còn nếu doanh số cho vay không cao và biến động nhiềuchứng tỏ tình hình hoạt động của ngân hàng không ổn định hoặc có biến độnglơn trong nền kinh tế Doanh số cho vay nhiều chứng tỏ hoạt động tín dụngcủa ngân hàng được phát triển và được chú trọng về khâu nâng cao chấtlượng

1.1.1.3 Nợ quá hạn

Nợ quá hạn chính là các khoản nợ đến hạn thanh toán của hợp đồng

mà khách hàng đã kí với ngân hàng thế nhưng khách hàngkhông thể trả được.Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng của ngânhàng, nó thể hiện tình hình thu nợ của ngân hàng, các khó khăn mà ngân hàng

Trang 22

gặp phải trong quá trình hoạt động Ngân hàng là người cho vay xong cũng lại

là người đi vay nên khi khách hàng không thể trả được nợ đúng hạn như camkết thì khó khăn của ngân hàng sẽ rất lớn, trong báo cáo kết quả kinh doanhcủa ngân hàng mà tỉ lệ nợ quá cao thì gây ảnh hưởng xấu tới uy tín của ngânhàng, khó khăn hơn trong hoạt động kinh doanh về sau

Với một ngân hàng có số nợ quá hạn cao qua hàng năm không códấu hiệu khả thi hơn, như vậy có thể kết luận chất lượng tín dụng của ngânhàng rất kém, chỉ tiêu nợ quá hạn rất quan trọng trong việc đánh giá chấtlượng tín dụng của ngân hàng vì thế có đôi khi trong báo cáo các ngân hàng

sẽ không đưa ra con số chính xác của dư nợ các nhóm 3 đến 5 Nếu một ngânhàng có chất lượng tín dụng không tốt, tình trạng nợ quá hạn cao, điều hiểnnhiên là ngân hàng không thu được lợi nhuận cao, hoạt động sẽ không cóhiệu quả

1.1.1.4 Thời hạn hoàn vốn và vòng quay vốn

Thời hạn hoàn vốn: là khoảng thời gian tính từ lúc cho vay đến khingân hàng thu hết nợ Việc xác định chính xác thời hạn cho vay có ý nghĩaquan trọng trong việc đảm bảo nguyên tắc cho vay Thời hạn hoàn vốn lớnhơn tốc độ luân chuyển vốn thì người sử dụng vốn vay sẽ sử dụng vốn đểthực hiện mục đích khác, gây khó khăn trong việc thu nợ của ngân hàng vàhơn nữa còn chứa đựng những rủi ro tiềm tàng Nếu thời hạn cho vay ngắn thì

sẽ tạo áp lực về thời gian đối với khách hàng, khiến cho khách hàng khôngthể trả nợ cho ngân hàng đúng thời hạn Chính vì vậy, ngân hàng cần phải xácđịnh chính xác thời gian cho vay hợp lý và tạo điều kiện thuận lợi cho cảkhách hàng và chính ngân hàng

Vòng quay vốn tín dụng: Đây là chỉ tiêu thường được các NHTMtính toán hàng năm để đánh giá khả năng tổ chức, quản lý vốn tín dụng vàchất lượng tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng Vòng quaycủa vốn tín dụng càng cao càng chứng tỏ nguồn vay ngân hàng luân chuyển

Trang 23

càng nhanh, tham gia càng nhiều vào chu kì sản xuất và lưu thông hàng hóa.Một đồng vốn khi cho vay được nhiều lần sẽ đem lại nhiều lợi nhuận hơn.Tuy nhiên, cần xét đến yếu tố quan trọng là “dư nợ bình quân” Khi dư nợbình quân thấp sẽ làm cho vòng quay lớn nhưng lại không phản ánh chấtlượng khoản tín dụng là cao bởi thực tế nó thể hiện khả năng cho vay kém củangân hàng Đồng thời, nếu tốc độ quay quá nhanh cũng thể hiện cơ cấu tíndụng chưa hợp lý, cần sửa đổi.

Về chất lượng tín dụng mà nhận xét thì 2 chỉ tiêu trên được đánhgiá dựa trên việc so sánh số liệu hàng năm của ngân hàng được tính toán theocông thức riêng, thời hạn vay vốn không hoàn toàn do người vay vốn có thể

tự quyết định được mà còn phải qua khâu thẩm định của ngân hàng về mụcđích sử dụng vốn, sau khi thẩm định ngân hàng có thể tính toán sơ qua đượcthời hạn cần vay vốn của khách hàng, từ đó có thể ra quyết định cho kháchhàng đó vay vốn với hời hạn là bao lâu: Thời hạn hoàn vốn có ảnh hưởngkhông nhỏ tới chất lượng tín dụng của ngân hàng bởi khi ngân hàng đưa ra thìhạn hoàn thành kế hoạch kinh doanh và có đủ tiền để thanh toán với ngânhàng

Còn về vòng quay vốn tín dụng cũng ảnh hưởng nhiều đến chấtlượng tín dụng của ngân hàng, không phải lúc nào vòng quay vốn với tốc độnhanh hay chậm đều là tốt, tùy từng thời điểm và điều kiện kinh tế chung màngười ta có thể kết luận là vòng quay vốn với tốc độ thế nào là tốt

Trang 24

1.1.1.5 Thu nhập từ hoạt động cho vay

Tỷ trọng thu nhập từ

hoạtđộng tín dụng

=Thu nhập từ hoạt động tín dụng

Tổng thu nhập Hoạt động tín dụng tuy chứa nhiều rủi ro nhưng lại là hoạt động manglại thu nhập chính cho ngân hàng Do vậy, chất lượng hoạt động tín dụngđược nâng cao chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó góp phần nâng cao khả năng sinhlợi nhuận cho ngân hàng Thu nhập từ hoạt động cho vay là chỉ tiêu cần thiết

để đo lường khả năng sinh lời của ngân hàng do hoạt động tín dụng mang lại.chính vì vậy ngoài việc giảm tỉ lệ nợ quá hạn thì ngân hàng còn phải tăngđược thu nhập từ hoạt động cho vay Thu nhập từ hoạt động cho vay thể hiệnhoạt động cho vay của ngân hàng phát triển đến đâu, đương nhiên là khi thunhập cao nghĩa là ngân hàng hoạt động có hiệu quả và chất lượng tín dụngcủa ngân hàng tốt

1.1.1.6 Hiệu suất sử dụng vốn

Chỉ tiêu này phản ánh tỉ lệ vốn cho vay trong tổng nguồn vốn huyđộng Hiệu suất sử dụng vốn xem xét, đánh giá tỉ trọng cho vay đã phù hợpvới khả năng đáp ứng về vốn của bản thân ngân hàng cũng như nền kinh tếhay chưa

Chỉ tiêu này được thể hiện bằng công thức:

Hiệu suất sử dụng vốn = Tổng dư nợ

Trang 25

Tỉ lệ này rất quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, thôngqua tỉ lệ này mà ngân hàng có thể biết được so với số vốn huy động đượcmình sử dụng thế nào.

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của NHTM

1.3.1 Nhân tố chủ quan

Đây chính là các nhân tố xuất phát từ bên trong ngân hàng gây ảnhhưởng đến chất lượng tín dụng Có rất nhiều nguyên nhân liên quan nhưng cóthể tóm gọn lại một số nguyên nhân chính sau:

1.3.1.1 Chiến lược kinh doanh của ngân hàng

Đây là một trong số các nguyên nhân chính ảnh hưởng trực tiếp đếnchất lượng tín dụng của ngân hàng Các ngân hàng có thể đưa ra kế hoạchkinh doanh, các chiến lược thực hiện mục tiêu của mình qua đó cải thiện tìnhhình kinh doanh cũng như chất lượng tín dụng Tuy nhiên không phải lúc nàocác chiến lược để mở rộng thị trường hay cải thiện tình hình kinh doanh cũngđạt được kết quả tốt, đôi khi các chiến lược kinh doanh không đúng thời điểm

sẽ khiến cho tình hình không được tốt hơn như lúc trước khi thực hiện

Nhưng hầu hết các chiến lược của ngân hàng đã được tính toán kỹlưỡng, xem xét một cách cẩn thận cho phù hợp với tình hình phát triển cũngnhư khả năng hoạt động của ngân hàng

1.1.1.7 Chính sách tín dụng của ngân hàng

Để đạt được các mục tiêu trong kinh doanh các ngân hàng đều phảiđưa ra các chính sách để thực hiện Với tín dụng cũng thế, để cải thiện chấtlượng tín dụng ngân hàng cần nghiên cứu thảo luận để có thể đưa ra các chínhsách thiết thực để có thể nâng cao chất lượng tín dụng, các chính sách đượcđưa ra phải phù hợp với tình hình hoạt động của ngân hàng, phù hợp với cácđiều kiện kinh tế xã hội

Trang 26

Đôi khi các chính sách của ngân hàng không đem lại hiệu quả tốt chongân hàng và như thế ngân hàng cần bổ sung và thay đổi một số chính sách

mà mình đang thực hiện sao cho phù hợp với điều kiện hoạt động của ngânhàng và đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế

1.1.1.8 Đội ngũ cán bộ tín dụng

Đây chính là nguyên nhân rất quan trọng đối với chất lượng tíndụng, cán bộ tín dụng là người trực tiếp thực hiện chiến lược kinh doanh vàcác chính sách của ngân hàng Chính vì thế đây là nhân tố rất quan trọng ảnhhưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng Về cán bộ tín dụng thì có một

số điều đáng lưu ý như trình độ của cán bộ tín dụng, đạo đức nghề nghiệp…Với một số cán bộ tín dụng có trách nhiệm, trình độ đã đựợc đào tạo và tưcách tốt thì việc thực hiện các chính sách và chiến lược kinh doanh sẽ đạtđược kết quả tốt theo kế hoạch Thế nhưng với một người không có các điềukiện trên sẽ không thể làm việc có hiệu quả và tất nhiên chất lượng tín dụng

sẽ không đạt được như ý muốn

Đây có thể coi là nhân tố rất quan trọng đối với ngân hàng để thựchiện tất cả các mục đích kinh doanh của mình, hơn nữa về hoạt động tín dụngthì nhân tố về cán bộ không thể thiếu được Các cán bộ tín dụng trực tiếptham gia vào quá trình tín dụng đem lại nhiều lợi ích cho ngân hàng Tuynhiên không thể tin tưởng hoàn toàn vào tư cách của các cán bộ tín dụngđược, đôi khi có trường hợp đạo đức của cán bộ tín dụng bị tha hóa khôngtrung thực trong công việc, hoặc cán bộ tín dụng không đủ trình độ chuyênmôn để thực hiện công tác của mình Chính các nhân tố không tốt trên khiếncho ngân hàng bị thiệt hại nhiều và kém đi sự phát triển Qua đó ta càng thấy

sự quan trọng của nhân tố con người trong công việc nhất là trong công tác tíndụng

1.1.1.9 Quy trình phát triển tín dụng

Trang 27

Đây là vấn đề rất quan trọng đối với các cán bộ tín dụng vì khi thựchiện công tác của mình họ cần làm theo đúng quy trình tín dụng đã được đưa

ra Thế nhưng do tình hình kinh tế ngày càng phát triển và thay đổi, ngânhàng cũng phải thay đổi bổ sung để phù hợp hơn với những thay đổi của nềnkinh tế Để phù hợp hơn với quá trình phát triển của nền kinh tế thì các quytrình tín dụng cũng cần được thay đổi, nhận thức và cách làm việc cũng cầnthay đổi để phù hợp hơn…

1.1.1.10 Vấn đề về kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Đây cũng là vấn đề quản lý, về thanh tra về bản thân ngân hàng, yếu

tố này cũng quan trọng không kém bởi nếu không thực hiện thường xuyênhoặc chỉ làm cho qua loa sẽ không đạt được kết quả Kiểm tra kiểm soát vềnội bộ sẽ tránh được các sai sót trong thực hiện các chính sách cũng như việclàm sai trái của cán bộ tín dụng Đây có thể coi là bước cuối cùng trong cácbiện pháp để nâng cao chất lượng tín dụng trong ngân hàng Đây là việc làmkhông thể thiếu trong ngân hàng, nên làm thường xuyên và thật khách quanthì hiệu quả của việc làm này sẽ cao hơn rất nhiều

Về vấn đề kiểm tra kiểm soát cũng chưa được các ngân hàng chútrọng nhiều vì thế chỉ khi nào có vụ việc xảy ra mới bắt đầu thanh tra kiểm trathì đã quá muộn Nhiều vụ việc xảy ra không có cách nào tháo gỡ gây thiệthại cho ngân hàng rất nhiều nhất là trong công tác tín dụng Hoạt động tíndụng mang lại lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng thế mà lại không được kiểmtra kiểm soát thường xuyên và chặt chẽ sẽ dẫn đến thiệt hại không lườngtrước cho hoạt động của ngân hàng nói chung và chất lượng tín dụng sẽkhông được đảm bảo

Trang 28

Nhân tố liên quan đến uy tín và đạo đức của người đi vay: Đây đượccoi là một trong những yếu tố quan trọng nhất tác động đến chất lượng tíndụng của các ngân hàng Trên thực tế đã chứng minh đạo đức và khả năng chitrả của khách hàng có thể thay đổi sau khi thực hiện kế hoạch sử dụng vốn.Nhiều trường hợp khách hàng mạo hiểm với nguồn vốn vay được để kì vọngthu lại lợi nhuận cao hơn, chính vì thế mà họ sẵn sàng làm sai với kế hoạchban đầu đã được ngân hàng chấp nhận Để thực hiện điều này họ đã thực hiệnrất nhiều cách để ứng phó với sự kiểm tra giám sát của ngân hàng như: cungcấp thông tin sai, mua chuộc cán bộ ngân hàng… Đương nhiên việc kháchhàng sử dụng sai mục đích nguồn vốn sẽ dẫn đến rủi ro đối với ngân hàng.Như thế ta có thể thấy uy tín và đạo đức của khách hàng là rất quan trọng đốivới ngân hàng, nó có thể là tiêu chuẩn để đánh giá khả năng hợp tác làm việc

Trang 29

của khách hàng đó Uy tín của khách hàng sẽ được đánh giá qua thời gian hợptác giữa khách hàng đó và ngân hàng.

Khách hàng là người chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn vaycủa ngân hàng Chính vì thế nếu khách hàng trung thực làm đúng như cam kếtkhi vay vốn, dự án đã được ngân hàng thẩm định và cấp phép cho vay thì khảnăng xảy ra rủi ro sẽ thấp Còn nềukhách hàng có ý sử dụng sai mục đích,nguồn vốn cho vay của ngân hàng được sử dụng vào mục đích khác hoặc các

dự án có tính rủi ro cao hơn, khi thất bại ngân hàng sẽ không thu được vốn vàlãi của mình Vì thế việcthẩm định, phân tích dự án và khách hàng về tínhtrung thực là rất quan trọng Đây cũng là một trong các biện pháp giúp nângcao chất lượng tín dụng

1.3.2.2 Môi trường kinh tế xã hội

Môi trường kinh tế xã hội tạo ra phong tục tập quán của mỗi conngười và hoạt động của ngân hàng cũng là thành viên của nền kinh tế nênkhông nằm ngoài khuôn khổ đó Hoạt động tín dụng cũng chịu tác động củamôi trường kinh tế chính trị và quy định của pháp luật Nhà nước

Môi trường pháp lý: Việt Nam là nước phát triển theo định hướng xãhội chủ nghĩa nên nguyên tắc hoạt động của ngân hàng cũng theo sự kiểmsoát riêng của Nhà nước thông qua các luật pháp được đặt ra Môi trườngpháp lý thống nhất và ổn định sẽ là điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinhdoanh của ngân hàng cũng như các doanh nghiệp Vì thế nó cũng tác độngđến chất lượng tín dụng của ngân hàng Các chính sách kinh tế có tác động rấtlớn và trực tiếp đến lĩnh vực tài chính ngân hàng như: chính sách tiền tệ,chính sách tài khóa… Chỉ một sự thay đổi nhỏ trong chính sách của Nhà nướccũng dẫn đến sự chuyển hướng của các hoạt động kinh tế ngân hàng sẽ chịuảnh hưởng lớn vì ngân hàng là trung gian trong nền kinh tế Chính vì thế xây

Trang 30

dựng được môi trường pháp lý thống nhất và phù hợp với điều kiện kinh tếcủa đất nước là rất quan trọng Trên thực tế thì tại Việt Nam môi trường pháp

lý vẫn chưa ổn định, pháp luật vẫn phải sửa đổi để phù hợp với đường lối pháttriển Chính vì vậy ngành tài chính ngân hàng vẫn chịu rất nhiều tác độngkhông tốt từ những việc trên

Môi trường kinh tế xã hội: môi trường kinh tế ổn định sẽ tạo điềukiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng nhưcác ngân hàng, khi các doanh nghiệp hoặc khách hàng của ngân hàng sản xuấtkinh doanh có hiệu quả thì việc sử dụng vốn và hoàn trả vốn cho ngân hàng làchuyện dễ dàng Tâm lý khách hàng sẽ thoải mái hơn khi vay vốn và hoàn trảgốc, lãi Bên cạnh đó môi trường cạnh tranh lành mạnh sẽ tạo áp lực khiếnngân hàng phải hoàn thiện, nâng cao khả năng làmviệc, uy tín của mình để

mở rộng thị trường và thu hút thêm khách hàng mới Không chỉ môi trườngkinh tế trong nước có tác động đến chất lượng tín dụng mà sự thay đổi củanền kinh tế thế giới cũng có ảnh hưởng không nhỏ, đặc biệt là các doanhnghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu Sự thay đổi ấy thông qua sựbiến động của nhu cầu thị trường ( về cung cầu hay về tỷ giá…)

Môi trường chính trị xã hội ổn định sẽ tạo điều kiện tốt cho hệ thốngngân hàng hoạt động cũng như các doanh nghiệp cũng sẽ yên tâm và mạnhdạn đưa ra các kế hoạch kinh doanh có hiệu quả cao hơn Nếu tình hình chínhtrị xã hội có nhiều bất ổn sẽ mang lại nhiều rủi ro cho các hoạt động của cácngân hàng và doanh nghiệp chính vì thế sẽ ảnh hưởng đến cả nền kinh tế Môitrường chính trị kinh tế xã hội ổn định luôn là điều kiện thuận lợi cho cácngân hàng nâng cao hoạt động của mình nhất là trong hoạt động tín dụng.thể nâng cao hoạt động của mình cũng như chất lượng tín dụng của ngânhàng

Ngày đăng: 18/04/2013, 17:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Chiết khấu thương phiếu (1).Người bán chuyển hàng hóa hoặc dịch vụ cho người mua. - Giải pháp nâng cao chất luợng tín dụng đối với Ngân hàng thương mại tại chi nhánh ngân hàng NNo&PTNT Đống Đa
Hình 1.1 Chiết khấu thương phiếu (1).Người bán chuyển hàng hóa hoặc dịch vụ cho người mua (Trang 9)
Hình 1.1.b.1 : Cho vay theo hạn mức - Giải pháp nâng cao chất luợng tín dụng đối với Ngân hàng thương mại tại chi nhánh ngân hàng NNo&PTNT Đống Đa
Hình 1.1.b.1 Cho vay theo hạn mức (Trang 11)
Hình 1.1.b.2: Cho vay gián tiếp (1).Phân tích tín dụng trước khi vay - Giải pháp nâng cao chất luợng tín dụng đối với Ngân hàng thương mại tại chi nhánh ngân hàng NNo&PTNT Đống Đa
Hình 1.1.b.2 Cho vay gián tiếp (1).Phân tích tín dụng trước khi vay (Trang 13)
Hình 1.1.b.3: Cho vay gián tiếp (1).Ngân hàng kí hợp đồng tín dụng với người vay - Giải pháp nâng cao chất luợng tín dụng đối với Ngân hàng thương mại tại chi nhánh ngân hàng NNo&PTNT Đống Đa
Hình 1.1.b.3 Cho vay gián tiếp (1).Ngân hàng kí hợp đồng tín dụng với người vay (Trang 14)
Hình 1.1.d.1: Bảo lãnh - Giải pháp nâng cao chất luợng tín dụng đối với Ngân hàng thương mại tại chi nhánh ngân hàng NNo&PTNT Đống Đa
Hình 1.1.d.1 Bảo lãnh (Trang 18)
Bảng 2: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời hạn. - Giải pháp nâng cao chất luợng tín dụng đối với Ngân hàng thương mại tại chi nhánh ngân hàng NNo&PTNT Đống Đa
Bảng 2 Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời hạn (Trang 37)
Bảng 3: Tỷ lệ nợ xấu - Giải pháp nâng cao chất luợng tín dụng đối với Ngân hàng thương mại tại chi nhánh ngân hàng NNo&PTNT Đống Đa
Bảng 3 Tỷ lệ nợ xấu (Trang 38)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w