Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 116 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
116
Dung lượng
1,06 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LÊ THỊ NHÀN
KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH
KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI XÍ NGHIỆP
KINH DOANH XĂNG DẦU AN BÌNH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kế toán tổng hợp
Mã số ngành: 52340301
Tháng 11 năm 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LÊ THỊ NHÀN
MSSV: 4104377
KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH
KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI XÍ NGHIỆP
KINH DOANH XĂNG DẦU AN BÌNH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KẾ TOÁN TỔNG HỢP
Mã số ngành: 52340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TH.S NGUYỄN THÚY AN
Tháng 11 năm 2013
LỜI CẢM TẠ
Sau hơn ba năm học tập tại Trường Đại học Cần Thơ cùng với thời gian
thực tập tại Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình, tôi đã hoàn thành đề tài
luận văn tốt nghiệp của mình. Đề tài được hoàn thành là nhờ công lao to lớn
của Quý thầy cô Trường Đại học Cần Thơ, những ý kiến hướng dẫn của cô
Nguyễn Thúy An và sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban lãnh đạo cùng các anh, chị
tại cơ quan thực tập.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
+ Quý thầy cô Trường Đại học Cần Thơ nói chung và Quý thầy cô Khoa
Kinh tế − Quản trị kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ nói riêng đã tận tình
giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập
vừa qua.
+ Cô Nguyễn Thúy An là giáo viên hướng dẫn đã tận tình hướng dẫn tôi
để có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
+ Ban lãnh đạo cùng các anh, chị tại Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An
Bình đã chấp nhận cho tôi thực tập và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành
đề tài.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời kính chúc đến quý thầy cô và Ban lãnh đạo
cùng các anh, chị tại Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình được dồi dào
sức khỏe và công tác tốt.
Chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày
tháng
năm 2013
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi rõ họ tên)
Lê Thị Nhàn
i
TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày
tháng
năm 2013
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi rõ họ tên)
Lê Thị Nhàn
ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
Kiên Giang, ngày tháng năm
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên và đóng dấu)
iii
MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU..............................................................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................1
1.2.1 Mục tiêu chung ...................................................................................................1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................2
1.3.1 Phạm vi về không gian .......................................................................................2
1.3.2 Phạm vi về thời gian ...........................................................................................2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................2
1.4 Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu ..........................................2
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................4
2.1 Cơ sở lý luận ..........................................................................................................4
2.1.1 Khái niệm kết quả hoạt động kinh doanh ...........................................................4
2.1.2 Nội dung và nguyên tắc kế toán xác định kết quả kinh doanh ...........................4
2.1.3 Tổ chức kế toán xác định kết quả kinh doanh ....................................................4
2.1.4 Khái niệm, mục đích phân tích kinh doanh ......................................................15
2.1.5 Phân tích môi trường kinh doanh .....................................................................18
2.2 Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................20
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ...........................................................................20
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu ...........................................................................20
Chương 3: KHÁI QUÁT VỀ XÍ NGHIỆP KINH DOANH XĂNG DẦU AN
BÌNH..........................................................................................................................21
3.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An
Bình............................................................................................................................21
3.1.1 Giới thiệu về xí nghiệp .....................................................................................21
3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ ....................................................................................21
3.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban.................................22
3.2.1 Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp............................................................................22
3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban .......................................................23
3.3 Tổ chức kế toán ...................................................................................................24
3.3.1 Sơ đồ bộ máy kế toán .......................................................................................24
iv
3.3.2 Nhiệm vụ ..........................................................................................................24
3.3.3 Chính sách kế toán áp dụng ..............................................................................25
3.3.4 Hình thức kế toán..............................................................................................26
3.4 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp kinh doanh xăng
dầu An Bình từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013 .....................................................27
3.5 Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của Xí nghiệp kinh
doanh xăng dầu An Bình ...........................................................................................29
3.5.1 Thuận lợi...........................................................................................................29
3.5.2 Khó khăn...........................................................................................................29
3.5.3 Phương hướng phát triển ..................................................................................30
Chương 4: KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH
DOANH TẠI XÍ NGHIỆP KINH DOANH XĂNG DẦU AN BÌNH......................31
4.1 Kế toán xác định kết quả kinh doanh tháng 6 năm 2013.....................................31
4.1.1 Kế toán doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán ............................................31
4.1.2 Kế toán doanh thu và chi phí hoạt động tài chính ............................................37
4.1.3 Kế toán thu nhập khác ......................................................................................41
4.1.4 Kế toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp..........................................42
4.1.5 Kế toán xác định kết quả kinh doanh ...............................................................47
4.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp từ năm 2010 đến
tháng 6 năm 2013.......................................................................................................49
4.2.1 Phân tích tình hình doanh thu ...........................................................................49
4.2.2 Phân tích tình hình chi phí ................................................................................60
4.2.3 Phân tích tình hình lợi nhuận............................................................................72
4.2.4 Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh.......................................81
4.2.5 Phân tích môi trường kinh doanh của Xí nghiệp..............................................84
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ
TOÁN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP
KINH DOANH XĂNG DẦU AN BÌNH ..................................................................88
5.1 Nhận xét về công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Xí nghiệp
kinh doanh xăng dầu An Bình ...................................................................................88
5.2 Những tồn tại của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình ..............................88
5.2.1 Về công tác kế toán...........................................................................................88
5.2.2 Về kết quả kinh doanh ......................................................................................88
5.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán và nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh tại Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình .........................89
v
5.3.1 Biện pháp hoàn thiện công tác kế toán .............................................................89
5.3.2 Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ........................................89
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................91
6.1 Kết luận................................................................................................................91
6.2 Kiến nghị .............................................................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................93
PHỤ LỤC ..................................................................................................................94
vi
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu
An Bình giai đoạn 2010 – 2012.............................................................................. 27
Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu
An Bình trong 6 tháng đầu năm 2011, 2012 và 2013............................................. 28
Bảng 4.1 Tình hình doanh thu theo thành phần của Xí nghiệp kinh doanh xăng
dầu An Bình giai đoạn 2010 – 2012 ....................................................................... 50
Bảng 4.2 Tình hình doanh thu theo mặt hàng của Xí nghiệp kinh doanh xăng
dầu An Bình giai đoạn 2010 – 2012 ....................................................................... 52
Bảng 4.3 Sản lượng tiêu thụ theo mặt hàng của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu
An Bình giai đoạn 2010 – 2012.............................................................................. 53
Bảng 4.4 Tình hình doanh thu tiêu thụ của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An
Bình trong 6 tháng đầu năm 2011, 2012 và 2013................................................... 57
Bảng 4.5 Tình hình doanh thu theo mặt hàng của Xí nghiệp kinh doanh xăng
dầu An Bình trong 6 tháng đầu năm 2011, 2012 và 2013 ...................................... 59
Bảng 4.6 Tình hình chi phí của Xí nghiệp kinh doanh An Bình giai đoạn 2010
– 2012 ..................................................................................................................... 62
Bảng 4.7 Giá vốn hàng bán theo mặt hàng của Xí nghiệp kinh doanh An Bình
giai đoạn 2010 – 2012............................................................................................. 66
Bảng 4.8 Chi tiết từng khoản mục chi phí bán hàng của Xí nghiệp kinh doanh
An Bình giai đoạn 2010 – 2012.............................................................................. 67
Bảng 4.9 Chi tiết từng khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp của Xí nghiệp
kinh doanh An Bình giai đoạn 2010 – 2012........................................................... 68
Bảng 4.10 Tình hình chi phí của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình
trong 6 tháng đầu năm 2011, 2012 và 2013 ........................................................... 70
Bảng 4.11 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của Xí nghiệp kinh doanh
xăng dầu An Bình giai đoạn 2010 – 2012 .............................................................. 73
Bảng 4.12 Các nhân tố ảnh hưởng đến ợi nhuận của Xí nghiệp kinh doanh An
Bình trong 6 tháng đầu năm 2011, 2012 và 2013................................................... 78
Bảng 4.13 Các tỷ số tài chính của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình
giai đoạn 2010 – 2012............................................................................................. 82
Bảng 4.14 Các tỷ số tài chính của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình
trong 6 tháng đầu năm 2011, 2012 và 2013 ........................................................... 83
Bảng 4.15 Tình hình biến động lãi suất cơ bản từ năm 2010 đến tháng 6/2013 .... 85
vii
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ...........................6
Hình 2.2 Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán ................................................................7
Hình 2.3 Sơ đồ hạch toán chi phí bán hàng .................................................................8
Hình 2.4 Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp...........................................10
Hình 2.5 Sơ đồ hạch toán doanh thu hoạt động tài chính..........................................12
Hình 2.6 Sơ đồ hạch toán chi phí hoạt động tài chính...............................................13
Hình 2.7 Sơ đồ hạch toán thu nhập khác ...................................................................13
Hình 2.8 Sơ đồ hạch toán chi phí khác ......................................................................14
Hình 2.9 Sơ đồ hạch toán xác định kết quả kinh doanh ............................................15
Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức Xí nghiệp ................................................................23
Hình 3.2 Sơ đồ bộ máy kế toán .................................................................................24
Hình 3.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính ................26
Hình 4.1 Lưu đồ luân chuyển chứng từ giá vốn hàng bán ........................................32
Hình 4.2 Lưu đồ luân chuyển chứng từ bán hàng thu tiền ........................................33
Hình 4.3 Lưu đồ luân chuyển chứng từ thu lãi tiền gửi ngân hàng...........................37
Hình 4.4 Lưu đồ luân chuyển chứng từ chi phí lãi vay .............................................38
Hình 4.5 Lưu đồ luân chuyển chứng từ kế toán thu nhập khác.................................41
Hình 4.6 Lưu đồ luân chuyển chứng từ kế toán chi phí bán hàng và quản lý
doanh nghiệp..............................................................................................................44
Hình 4.7 Biểu đồ thể hiện tổng doanh thu của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu
An Bình giai đoạn 2010 – 2012 ................................................................................49
Hình 4.8 Tỷ trọng doanh thu từng mặt hàng năm 2010 ............................................55
Hình 4.9 Tỷ trọng doanh thu từng mặt hàng năm 2011 ............................................56
Hình 4.10 Tỷ trọng doanh thu từng mặt hàng năm 2012 ..........................................56
Hình 4.11 Biểu đồ thể hiện tổng chi phí của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu
An Bình giai đoạn 2010 – 2012.................................................................................61
Hình 4.12 Biểu đồ thể hiện tình hình tổng lợi nhuận của Xí nghiệp kinh doanh
xăng dầu An Bình giai đoạn 2010 – 2012 .................................................................72
viii
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
WTO
:
Tổ chức Thương mại Thế giới
SXKD
:
Sản xuất kinh doanh
DT
:
Doanh thu
CCDC
:
Công cụ, dụng cụ
NH
:
Ngân hàng
CKTT
:
Chiết khấu thanh toán
HH
:
Hàng hóa
CC
:
Cung cấp
TCSĐ
:
Tài sản cố định
GTGT
:
Giá trị gia tăng
BHXH
:
Bảo hiểm xã hội
BHYT
:
Bảo hiểm y tế
KPCĐ
:
Kinh phí công đoàn
ROA
:
Return on asset
ROE
:
Return on equity
ROS
:
Return on sale
HĐBH
:
Hóa đơn bán hàng
KH
:
Khách hàng
PXK
:
Phiếu xuất kho
CSDL
:
Cơ sở dữ liệu
BPBH
:
Bộ phận bán hàng
CP
:
Chi phí
QLDN
:
Quản lý doanh nghiệp
HĐSXKD
:
Hoạt động sản xuất kinh doanh
GDP
:
Tổng sản phẩm quốc nội
ix
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mục đích cuối cùng của các doanh
nghiệp là lợi nhuận. Lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu, nó giúp cho doanh
nghiệp vừa tích lũy vốn, có điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất, tăng khả
năng cạnh tranh trên thị trường, vừa đảm bảo đời sống cho người lao động và
làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước. Muốn vậy, để có được hiệu quả kinh
doanh tốt, doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra, phân tích, đánh giá đầy
đủ, chính xác mọi diễn biến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hầu hết những quyết định quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh
doanh đều phải xuất phát từ việc phân tích. Muốn việc phân tích được khách
quan và chính xác thì cần phải dựa trên những dữ liệu, thông tin phù hợp và
chính xác. Phân tích hoạt động kinh doanh là việc cần thiết phải làm sau mỗi
kỳ kinh doanh để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, trên cơ sở đó đề ra
các biện pháp đúng đắn trong việc sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được mục
tiêu đề ra là tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Đối với ngành xăng dầu của nước ta hiện nay, cùng với quá trình chuyển
đổi nền kinh tế từ tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý
của Nhà nước, hoạt động phân phối xăng dầu cũng đã trải qua các giai đoạn
tương ứng, từ phương thức cung cấp theo định lượng, áp dụng một mức giá
thống nhất do Nhà nước quy định đến mua bán theo nhu cầu, thông qua hợp
đồng kinh tế. Mặt khác, khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), chúng ta không cam kết về việc mở
cửa thị trường kinh doanh xăng dầu. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là
không mở cửa cho các hãng xăng dầu nước ngoài vào thị trường kinh doanh ở
khâu hạ nguồn, mà vấn đề chỉ còn là thời gian cụ thể. Song, đa số các doanh
nghiệp xăng dầu Việt Nam hiện nay thiếu tính linh hoạt trước mỗi đợt biến
động của giá dầu thế giới. Thực tế đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải
tự tích lũy tài chính và xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, tiết giảm chi
phí để tăng sức cạnh tranh.
Với mong muốn được tìm hiểu thực tế về công tác xác định kết quả kinh
doanh cũng như phân tích tình hình kinh doanh của xí nghiệp nên tôi đã chọn
đề tài “Kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh tại Xí nghiệp
kinh doanh xăng dầu An Bình” để làm đề tài tốt nghiệp của mình.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Thông qua cách thực hiện hạch toán kết quả kinh doanh của Xí nghiệp
kinh doanh xăng dầu An Bình tháng 6 năm 2013 nhằm so sánh giữa lý thuyết
và thực tế về kế toán xác định kết quả kinh doanh. Ngoài ra căn cứ vào các
bảng báo cáo tài chính qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013,
từ đó phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của xí nghiệp. Trên cơ sở đó, đề
1
xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán và nâng cao hiệu quả kinh
doanh của xí nghiệp trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Thực hiện kế toán xác định kết quả kinh doanh tháng 6 năm 2013 tại Xí
nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình;
- Phân tích kết quả kinh doanh của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An
Bình về doanh thu, chi phí và lợi nhuận qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6
tháng đầu năm 2013 để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp,
cũng như phát hiện được ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục;
- Phân tích một số chỉ tiêu tài chính như ROA, ROE, ROS để đánh giá
hiệu quả hoạt động kinh doanh;
- Đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán và nâng
cao hiệu quả kinh doanh tại Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình trong
thời gian tới.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi về không gian
Đề tài luận văn được thực hiện tại Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An
Bình.
1.3.2 Phạm vi về thời gian
Thời gian thực hiện đề tài: từ ngày 12/08/2013 đến ngày 18/11/2013.
Số liệu nghiên cứu trong luận văn được lấy từ năm 2010 đến 6 tháng đầu
năm 2013.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu chủ yếu là kết quả hoạt động kinh doanh của Xí
nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình.
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN
CỨU
Trong quá trình nghiên cứu có tài liệu liên quan sau:
* Đoàn Thị Kim Hoài (2011), Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
tại Công ty cổ phần vật tư Hậu Giang (2008 – 2010). Nội dung chủ yếu của đề
tài nghiên cứu hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2008 –
2010, bài viết phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động của
doanh thu và lợi nhuận, từ những phân tích trên tác giả đưa ra một số biện
pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Đề tài sử
dụng phương pháp phân tích so sánh số tuyệt đối, số tương đối và phương
pháp thay thế liên hoàn.
* Phan Thị Hồng Thắm (2010), Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
tại Công ty xăng dầu Trà Vinh. Bài viết phân tích tình hình tiêu thụ xăng dầu,
bảng kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của công ty qua 3
2
năm 2007 – 2009 và 6 tháng đầu năm 2010, từ đó đề ra một số biện pháp
nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Bài viết sử dụng phương
pháp so sánh số tuyệt đối, số tương đối và phương pháp thay thế liên hoàn.
* Nguyễn Hải Linh (2009), Kế toán xác định và phân tích kết quả kinh
doanh của Công ty Nông sản thực phẩm Xuất khẩu Cần Thơ (2009). Nội dung
chủ yếu của đề tài là tập hợp doanh thu, chi phí để xác định kết quả kinh
doanh. Đồng thời, phân tích tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của
Công ty qua 3 năm 2006, 2007 và 2008. Từ những phân tích trên đưa ra giải
pháp nhằm nâng cao kết quả kinh doanh của Công ty trong thời gian tới. Đề
tài sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối và số tương đối.
3
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái niệm kết quả hoạt động kinh doanh
Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng về các hoạt động kinh doanh,
hoạt động tài chính và hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ hạch
toán. (Bộ Tài chính, 2007, trang 489)
2.1.2 Nội dung và nguyên tắc kế toán xác định kết quả kinh doanh
2.1.2.1 Nội dung
- Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh: là số chênh lệch giữa doanh
thu thuần và trị giá vốn hàng bán (Gồm cả sản phẩm, hàng hóa, bất động sản
đầu tư và dịch vụ, giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp, chi phí liên quan
đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư, như: chi phí khấu hao, chi phí
sửa chữa, nâng cấp, chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý, nhượng bán
bất động sản đầu tư), chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Kết quả hoạt động tài chính: là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt
động tài chính và chi phí hoạt động tài chính.
- Kết quả hoạt động khác: là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác
và các khoản chi phí khác. (Bộ Tài chính, 2007, trang 489)
2.1.2.2 Nguyên tắc
- Phản ánh đầy đủ, chính xác các khoản kết quả hoạt động kinh doanh
của kỳ kế toán theo quy định của chính sách tài chính hiện hành.
- Kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng
loại hoạt động (Hoạt động sản xuất, chế biến, hoạt động kinh doanh thương
mại, dịch vụ, hoạt động tài chính…). Trong từng loại hoạt động kinh doanh có
thể cần hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng ngành, từng loại dịch
vụ.
- Các khoản doanh thu và thu nhập được chuyển vào TK 911 – Xác định
kết quả kinh doanh là số doanh thu thuần và thu nhập thuần. (Bộ Tài chính,
2007, trang 489)
2.1.3 Tổ chức kế toán xác định kết quả kinh doanh
2.1.3.1 Kế toán kết quả hoạt động kinh doanh
a) Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Khái niệm
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được,
hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán
sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm các khoản phụ
thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có).
4
Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là nhằm phản ánh tình
hình doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phát sinh và tình hình kết
chuyển doanh thu bán hàng thuần trong kỳ kế toán.
Theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 14 doanh thu bán hàng hóa,
sản phẩm được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm điều kiện sau:
- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích với quyền sở
hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;
- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người
sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch
bán hàng;
- Xác định được chi phí có liên quan đến bán hàng.
Chứng từ kế toán
- Hóa đơn bán hàng (mẫu số 02-GTTT-3LL và mẫu số 02-GTTT-2LL);
- Hóa đơn GTGT (mẫu số 01-GTKT-3LL và mẫu số 01-GTKT-2LL);
- Hóa đơn GTGT do doanh nghiệp tự in và đã đăng ký với cơ quan thuế;
- Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho;
- Bảng thanh toán hàng đại lý, hàng ký gởi…
Tài khoản sử dụng
TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: phản ánh doanh
thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán của
hoạt động SXKD từ các giao dịch và các nghiệp vụ sau:
- Bán hàng: Bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, bán hàng hóa
mua vào và bất động sản đầu tư;
- Cung cấp dịch vụ: Thực hiện công việc đã thỏa thuận theo hợp đồng
trong một kỳ, hoặc nhiều kỳ kế toán, như cung cấp dịch vụ vận tải, dịch vụ
cho thuê TSCĐ theo phương thức cho thuê hoạt động… (Bộ Tài chính, 2007,
trang 386)
Gồm 6 tài khoản cấp 2:
+ TK 5111 – Doanh thu bán hàng hóa
+ TK 5112 – Doanh thu bán các thành phẩm
+ TK 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ
+ TK 5114 – Doanh thu trợ cấp, trợ giá
+ TK 5117 – Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư
+ TK 5118 – Doanh thu khác
5
TK 512 – Doanh thu nội bộ: phản ánh doanh thu của số sản phẩm,
hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong nội bộ doanh nghiệp. Doanh thu nội bộ là lợi
ích kinh tế thu được từ việc bán hàng hóa, sản phẩm, cung cấp dịch vụ nội bộ
giữa các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc trong cùng một công ty, Tổng
công ty tính theo giá bán nội bộ. (Bộ Tài chính, 2007, trang 402)
TK 512 có 3 tài khoản cấp 2:
+ TK 5121 – Doanh thu bán hàng hóa
+ TK 5122 – Doanh thu bán các thành phẩm
+ TK 5123 – Doanh thu cung cấp dịch vụ
Sơ đồ hạch toán
TK 521, 531, 532
TK 511, 512
TK 111, 112, 131
Phản ánh DT
Các khoản giảm
trừ DT
TK 911
TK 3331
Thuế GTGT
K/c DT thuần
Nguồn: Bộ Tài chính, 2007, trang 910
Hình 2.1 Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
b) Kế toán giá vốn hàng bán
Khái niệm
Giá vốn hàng bán là trị giá của số sản phẩm, hàng hóa, lao vụ dịch vụ
hoàn thành đã tiêu thụ được trong kỳ kế toán.
Chứng từ kế toán
- Phiếu xuất kho;
- Bảng tổng hợp nhập xuất tồn;
- Bảng phân bổ giá vốn;
- Các chứng từ kế toán khác có liên quan.
Tài khoản sử dụng: TK 632 – Giá vốn hàng bán: phản ánh trị giá vốn
của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư, giá thành sản xuất của
sản phẩm xây lắp (Đối với doanh nghiệp xây lắp) bán trong kỳ. (Bộ Tài chính,
2007, trang 447)
6
Sơ đồ hạch toán
TK 156, 157
TK 632
Giá vốn HH xác
định tiêu thụ
TK 156
Nhập kho hàng bị trả lại
TK 156,1381…
TK 911
K/c giá vốn hàng bán
Hao hụt, mất mát sau
khi trừ bồi thường
TK 159
Số dự phòng giảm giá hàng
tồn kho năm nay < năm trước
Số dự phòng giảm giá hàng
tồn kho năm nay > năm trước
Nguồn: Bộ Tài chính, 2007, trang 926
Hình 2.2 Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán
c) Kế toán chi phí bán hàng
Khái niệm
Chi phí bán hàng là các khoản chi phí phát sinh phục vụ cho công tác bán
hàng của doanh nghiệp trong kỳ kế toán.
Chứng từ kế toán
- Bảng lương, Bảng phân bổ tiền lương;
- Phiếu xuất kho vật liệu, công cụ dụng cụ,…; Bảng phân bổ vật liệu,
công cụ dụng cụ;
- Bảng phân bổ chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển;
- Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ;
- Hóa đơn GTGT/hóa đơn bán hàng.,… phục vụ cho công việc bán hàng.
Tài khoản sử dụng
TK 641 – Chi phí bán hàng: phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong
quá trình bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ, bao gồm các chi phí chào
hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí
bảo hành sản phẩm, hàng hóa (trừ hoạt động xây lắp), chi phí bảo quản, đóng
gói, vận chuyển… (Bộ Tài chính, 2007, trang 460)
TK 641 có 7 tài khoản cấp 2:
+ TK 6411 – Chi phí nhân viên
+ TK 6412 – Chi phí vật liệu, bao bì
7
+ TK 6413 – Chi phí dụng cụ, đồ dùng
+ TK 6414 – Chi phí khấu hao TSCĐ
+ TK 6415 – Chi phí bảo hành
+ TK 6417 – Chi phí dịch vụ mua ngoài
+ TK 6418 – Chi phí bằng tiền khác
Sơ đồ hạch toán
TK 641
TK 334, 338
Tiền lương và các
khoản trích theo lương
TK 911
K/c chi phí bán hàng
TK 153
Xuất kho CCDC
TK 214
Trích khấu hao TSCĐ
TK 111, 112, 331
CP bên
ngoài cc
TK 133
TK 142, 242, 335
CP phân bổ, trích trước
Nguồn: Bộ Tài chính, 2007, trang 929
Hình 2.3 Sơ đồ hạch toán chi phí bán hàng
d) Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Khái niệm
Chi phí quản lý doanh nghiệp là các khoản chi phí quản lý chung của
doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp thường bao gồm các khoản chi
phí sau:
- Chi phí về tiền lương, phụ cấp, BHXH, BHYT và KPCĐ cho nhân viên
bộ phận quản lý doanh nghiệp.
- Chi phí về nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ dùng cho văn phòng
phẩm, các dụng cụ quản lý nhỏ.
- Chi phí về khấu hao TSCĐ dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp.
8
- Thuế môn bài; thuế nhà đất; thuế GTGT nộp cho sản phẩm, hàng hóa,
lao vụ dịch vụ (trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp
trực tiếp).
- Chi phí về các dịch vụ thuê ngoài phục vụ cho công tác quản lý như
tiền điện nước, điện thoại văn phòng, tiền thuê các TSCĐ, tiền sửa chữa TSCĐ
dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp.
- Các khoản chi phí bằng tiền mặt khác như: chi phí tiếp khách, tổ chức
hội nghị công nhân viên, công tác phí, thù lao cho hội đồng quản trị, chi phí
đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ.
- Lãi về nợ vay dùng cho SXKD.
- Các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng trợ cấp mất việc
làm. (Bộ Tài chính, 2007, trang 464 – 465)
Chứng từ kế toán
- Bảng lương, Bảng phân bổ tiền lương;
- Phiếu xuất kho vật liệu, công cụ dụng cụ,…; Bảng phân bổ vật liệu,
công cụ dụng cụ;
- Bảng phân bổ chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển;
- Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ;
- Hóa đơn GTGT/hóa đơn bán hàng và các chứng từ kế toán khác phục
vụ cho công việc quản lý doanh nghiệp.
Tài khoản sử dụng
TK 642– Chi phí quản lý doanh nghiệp
TK 642 có 8 tài khoản cấp 2:
+ TK 6421 – Chi phí nhân viên quản lý
+ TK 6422 – Chi phí vật liệu quản lý
+ TK 6423 – Chi phí đồ dùng văn phòng
+ TK 6424 – Chi phí khấu hao TSCĐ
+ TK 6425 – Thuế, phí và lệ phí
+ TK 6426 – Chi phí dự phòng
+ TK 6427 – Chi phí dịch vụ mua ngoài
+ TK 6428 – Chi phí bằng tiền khác
9
Sơ đồ hạch toán
TK 642
TK 334, 338
Tiền lương và các
khoản trích theo lương
TK 153
Xuất kho CCDC
TK 139
Số dự phòng phải thu khó
đòi năm nay < năm trước
TK 911
K/c chi phí QLDN
TK 214
Trích khấu hao TSCĐ
TK 111, 112, 331
CP bên
ngoài cc
TK 133
TK 142, 242, 335
CP phân bổ, trích trước
TK 333
Thuế, phí, lệ phí phải
trả Nhà nước
TK 139
Số dự phòng phải thu khó
đòi năm nay > năm trước
Nguồn: Bộ Tài chính, 2007, trang 930
Hình 2.4 Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp
2.1.3.2 Kế toán thu nhập và chi phí hoạt động tài chính
a) Kế toán thu nhập hoạt động tài chính
Khái niệm
Kế toán thu nhập hoạt động tài chính là nhằm phản ánh các khoản thu
nhập về các hoạt động tài chính, ngoài thu nhập về bán hàng và thu nhập khác
của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Doanh thu hoạt động tài chính gồm:
- Tiền lãi cho vay; lãi tiền gửi; lãi bán hàng trả chậm, trả góp; lãi đầu tư
trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hóa, dịch
vụ; lãi cho thuê tài chính;…
- Thu nhập từ cho thuê tài sản, cho người khác sử dụng tài sản;
10
- Cổ tức, lợi nhuận được chia;
- Thu nhập về hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài
hạn;
- Thu nhập chuyển nhượng, cho thuê cơ sở hạ tầng;
- Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác;
- Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ; khoản lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ;
- Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn;…(Bộ Tài chính, 2008, trang 461 –
462)
Chứng từ kế toán
- Chứng từ có liên quan đến việc mua bán trái phiếu, tín phiếu, hợp đồng
góp vốn…
Tài khoản sử dụng
TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
Sơ đồ hạch toán
TK 911
TK 515
K/c DT hoạt động
tài chính
TK 111, 112
Lãi tiền gửi ngân
hàng, cho vay lấy lãi
Nguồn: Bộ Tài chính, 2007, trang 410 – 414
Hình 2.5 Sơ đồ hạch toán doanh thu hoạt động tài chính
b) Kế toán chi phí hoạt động tài chính
Khái niệm
Kế toán chi phí tài chính là nhằm phản ánh những khoản chi phí hoạt
động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các
hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên
doanh, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng
khoán,…; khoản lập và hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, đầu
tư khác, khoản lỗ về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ và bán ngoại tệ… trong kỳ kế
toán của doanh nghiệp. (Bộ Tài chính, 2007, trang 453)
Chứng từ kế toán
- Phiếu tính lãi;
- Hóa đơn bán hàng/Hóa đơn GTGT;
- Các chứng từ khác liên quan đến chi phí tài chính.
Tài khoản sử dụng
TK 635 – Chi phí hoạt động tài chính
11
Sơ đồ hạch toán
TK 635
TK 111, 112, 131
Trả lãi vay NH, CKTT
cho người mua
TK 911
K/c CP tài chính
TK 3368
CP lãi vay trả cho
Tổng công ty
Nguồn: Bộ Tài chính, 2007, trang 928
Hình 2.6 Sơ đồ hạch toán chi phí hoạt động tài chính
2.1.3.3 Kế toán thu nhập và chi phí khác
a) Kế toán thu nhập khác
Khái niệm
Kế toán các khoản thu nhập khác là nhằm phản ánh tình hình phát sinh
và kết chuyển các khoản thu nhập khác của doanh nghiệp ngoài thu nhập bán
hàng, thu nhập từ hoạt động tài chính trong kỳ của doanh nghiệp.
Thu nhập khác của doanh nghiệp gồm:
- Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ;
- Thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng;
- Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ;
- Các khoản thuế được ngân sách Nhà nước hoàn lại;
- Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ;
- Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóa,
sản phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (nếu có);
- Thu nhập quà tặng bằng tiền, hiện vật của tổ chức, cá nhân tặng cho
doanh nghiệp;
- Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hay
quên ghi sổ kế toán năm nay mới phát hiện,… (Bộ Tài chính, 2008, trang 470)
Chứng từ kế toán
- Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng;
- Phiếu thu, giấy báo có của ngân hàng;
- Biên bản thanh lý, nhượng bán TSCĐ;
- Các chứng từ khác có liên quan.
Tài khoản sử dụng
TK 711 – Thu nhập khác
12
Sơ đồ hạch toán
TK 911
TK 711
TK 111, 112, 131
K/c thu nhập khác
TK 3331
Thu nhập thanh lý,
nhượng bán TSCĐ
TK 111, 112
Thu phạt do vi phạm hợp
đồng kinh tế
TK 331, 338
Các khoản nợ phải trả mà
chủ nợ không đòi
TK 3331
Số thuế GTGT đầu ra được giảm,
trừ vào số thuế GTGT phải nộp
trong kỳ
Nguồn: Bộ Tài chính, 2007, trang 931
Hình 2.7 Sơ đồ hạch toán thu nhập khác
b) Kế toán chi phí khác
Khái niệm
Kế toán chi phí khác là nhằm phản ánh các khoản chi phí và các khoản lỗ
do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của
doanh nghiệp.
Chi phí khác trong doanh nghiệp là những khoản lỗ do các sự kiện hay
các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp gây ra;
cũng có thể là những khoản chi phí bị bỏ sót từ những năm trước.
Chi phí khác trong doanh nghiệp bao gồm:
- Chi phí về thanh lý, nhượng bán TSCĐ.
- Giá trị còn lại của TSCĐ khi thanh lý, nhượng bán.
- Tiền phạt do vi phạm hợp đồng.
- Bị phạt thuế, truy nộp thuế.
- Các khoản chi phí do kế toán ghi nhằm, hay bỏ sót khi vào sổ.
- Các khoản chi phí khác. (Bộ Tài chính, 2007, trang 478)
Chứng từ kế toán
- Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng;
13
- Phiếu chi, giấy báo nợ của ngân hàng;
- Biên bản thanh lý, nhượng bán TSCĐ;
- Các chứng từ khác có liên quan.
Sơ đồ hạch toán
TK 111, 112, 141
TK 811
Chi khắc phục tổn thất do gặp
rủi ro trong HĐKD
TK 911
K/c CP khác
TK 211, 213
Giảm TSCĐ nhượng
bán, thanh lý
TK 214
TK 111, 112, 141
Chi phí cho nhượng
bán, thanh lý TSCĐ
TK 133
TK 111, 112, 333
Số tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng
kinh tế, bị phạt thuế, truy thuế
Nguồn: Bộ Tài chính, 2007, trang 936
Hình 2.8 Sơ đồ hạch toán chi phí khác
2.1.3.4 Kế toán xác định kết quả kinh doanh
Khái niệm
Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm kết
quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính, kết quả
hoạt động khác. (Bộ Tài chính, 2007, trang 489)
Chứng từ kế toán
Các chứng từ kết chuyển như: Phiếu kế toán, Bảng tổng hợp chứng từ kết
chuyển,…
Tài khoản sử dụng
TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
14
Sơ đồ hạch toán
TK 511, 512
TK 911
TK 632
K/c giá vốn hàng bán
K/c DT thuần
TK 641
TK 515
K/c CP bán hàng
K/c DT tài chính
TK 642
K/c CP QLDN
TK 711
TK 635
K/c thu nhập khác
K/c CP tài chính
TK 811
K/c CP khác
TK 421
K/c lãi
K/c lỗ
Nguồn: Bộ Tài chính, 2007, trang 941
Hình 2.9 Sơ đồ hạch toán xác định kết quả kinh doanh
2.1.4 Khái niệm, mục đích phân tích kinh doanh
2.1.4.1 Khái niệm
“Phân tích kinh doanh là việc phân chia các hoạt động, quá trình và kết
quả kinh doanh ra thành các bộ phận cấu thành rồi dùng các phương pháp liên
hệ, so sánh, đối chiếu và tổng hợp lại nhằm rút ra bản chất, tính quy luật và xu
hướng vận động, phát triển của hiện tượng nghiên cứu; tính toán, truyền đạt và
xác định yêu cầu cho việc thay đổi quá trình kinh doanh, chính sách kinh
doanh và hệ thống thông tin. Phân tích kinh doanh hiểu được các vấn đề kinh
doanh và cơ hội kinh doanh, trong đó chứa đựng các yêu cầu cụ thể, cần thiết
và đề xuất các giải pháp khả thi để đạt được mục đích kinh doanh.” (Nguyễn
Văn Công, 2009, trang 6)
2.1.4.2 Mục đích
Mục đích của phân tích kinh doanh là giúp doanh nghiệp tạo ra nhiều lợi
nhuận, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Phân tích kinh doanh là một công cụ
hữu hiệu nhằm đánh giá chính xác thực trạng kết quả và hiệu quả kinh doanh,
kết quả và hiệu quả của các hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính trong quan
hệ mật thiết với hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.
15
Phân tích kinh doanh còn là một công cụ dự báo các điều kiện và kết
quả, hiệu quả kinh doanh trong tương lai và là công cụ xác định tình trạng hiện
tại của doanh nghiệp cũng như đánh giá chính xác các quyết định quản trị và
các quyết định kinh doanh khác.
Có thể nói, phân tích kinh doanh có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với
các nhà quản trị doanh nghiệp, là cơ sở và là căn cứ giúp cho các nhà quản trị
khắc phục những khiếm khuyết trong hoạt động, phát huy những mặt tích cực
và dự đoán được tình hình phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Trên
cơ sở đó, các nhà quản lý đề ra được các giải pháp hữu hiệu nhằm lựa chọn
quyết định phương án kinh doanh tối ưu sao cho hiệu quả đạt được là cao nhất.
(Nguyễn Văn Công, 2009, trang 7)
2.1.4.3 Phương pháp phân tích
Để tiến hành phân tích kinh doanh, người ta thường sử dụng các phương
pháp cụ thể như sau:
Phương pháp so sánh
Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc
so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản và
được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong
phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế – xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô.
Nguyên tắc so sánh:
(i) Tiêu chuẩn so sánh:
Tiêu chuẩn để so sánh thường là:
- Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh;
- Tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua;
- Chỉ tiêu của các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành;
- Chỉ tiêu bình quân của nội ngành;
- Các thông số thị trường;
- Các chỉ tiêu có thể so sánh khác;
(ii) Điều kiện so sánh:
Các chỉ tiêu so sánh được phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian;
cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán; quy mô và
điều kiện kinh doanh.
Để phục vụ cho các mục đích cụ thể của phân tích kinh doanh, các nhà
phân tích thường tiến hành so sánh bằng các cách cụ thể dưới đây:
So sánh bằng số tuyệt đối
Là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. Ví dụ
so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa thực hiện kỳ này và thực
hiện kỳ trước.
16
So sánh bằng số tương đối
Là tỉ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể
hiện mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu
gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. (Nguyễn Tấn Bình, 2004, trang 16 – 17)
Phương pháp liên hệ cân đối
Đây là phương pháp dùng để phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân
tố mà giữa chúng sẵn có mối liên hệ cân đối và chúng là những nhân tố độc
lập. Một lượng thay đổi trong chỉ tiêu phân tích đúng bằng một lượng tương
ứng.
Những liên hệ cân đối thường gặp trong phân tích như: tài sản và nguồn
vốn; cân đối hàng tồn kho; đẳng thức quá trình kinh doanh; nhu cầu vốn và sử
dụng vốn, …
Gọi Q là chỉ tiêu phân tích:
Gọi a, b, c: các nhân tố − có quan hệ độc lập, ảnh hưởng đến chỉ tiêu
phân tích.
Q=a+b+c
Đối tượng phân tích:
∆Q = Q1 − Q0
Ta có:
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “a” là:
∆a = a1 − a0
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “b” là:
∆b = b1 − b0
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “c” là:
∆c = c1 – c0
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
∆a + ∆b + ∆c = ∆Q: đối tượng phân tích (Nguyễn Tấn Bình, 2004, trang
28 – 29)
2.1.4.4 Một số tỷ số đánh giá hiệu quả kinh doanh
Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp. Lợi nhuận được mọi
người quan tâm và cố gắng tìm hiểu. Khi phân tích, lợi nhuận được đặt trong
tất cả các mối quan hệ có thể (doanh thu, tài sản, vốn chủ sở hữu…); mỗi góc
độ nhìn đều cung cấp cho nhà phân tích một ý nghĩa cụ thể để phục vụ các
quyết định quản trị.
a) Suất sinh lời của tài sản
Hệ số suất sinh lời của tài sản – ROA: return on asset, mang ý nghĩa: một
đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Hệ số càng cao thể hiện sự
17
sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản hợp lý và hiệu quả. (Nguyễn Tấn Bình,
2004, trang 219)
ROA =
Lãi ròng
(2.1)
Tổng tài sản
b) Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu
Hệ số suất sinh lời của vốn chủ sở hữu – ROE (return on equity) mang ý
nghĩa một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng cho chủ
sở hữu. (Nguyễn Tấn Bình, 2004, trang 220)
Lãi ròng
ROE =
(2.2)
Vốn chủ sở hữu
c) Suất sinh lời của doanh thu
Hệ số suất sinh lời của doanh thu – ROS (return on sale) mang ý nghĩa
một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.
Lãi ròng
ROS =
(2.3)
Doanh thu
2.1.5 Phân tích môi trường kinh doanh
2.1.5.1 Phân tích các yếu tố môi trường
a) Môi trường vĩ mô
Các yếu tố môi trường vĩ mô bao gồm: các yếu tố kinh tế, yếu tố chính
trị pháp luật, yếu tố kỹ thuật công nghệ, yếu tố tự nhiên.
Yếu tố kinh tế
Các yếu tố kinh tế như: các giai đoạn chu kỳ kinh tế, mức độ lạm phát,
lãi suất ngân hàng,… đều có ảnh hưởng lớn đến kinh doanh của doanh nghiệp.
Yếu tố khoa học – kỹ thuật
Các tiến bộ khoa học – kỹ thuật và công nghệ sẽ giúp cho các doanh
nghiệp có thể cung cấp được những sản phẩm và dịch vụ có tính năng và công
dụng ưu việt hơn và tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới thỏa mãn cao nhu
cầu của khách hàng với giá cả có thể thấp hơn.
Yếu tố chính trị và pháp luật
Yếu tố chính trị và pháp luật có ảnh hưởng chi phối một cách trực tiếp
hoặc gián tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp và là lực lượng tác động
rất mạnh mẽ, nó bao gồm: hệ thống pháp luật hiện hành, hệ thống các quan
điểm chính sách của chính phủ, những biến đổi chính trị trong nước, khu vực
và thế giới.
18
Yếu tố tự nhiên
Điều kiện tự nhiên bao gồm: khí hậu, thủy văn, sông ngòi, đồi núi, nguồn
khoáng sản, quặng mỏ và các tài nguyên thiên nhiên khác…trở thành một
trong những yếu tố rất quan trọng để hình thành lợi thế cạnh tranh của các sản
phẩm và dịch vụ.
Các vấn đề ô nhiễm môi trường, lãng phí tài nguyên cùng với nhu cầu
nguồn lực ngày càng lớn đối với nguồn lực có hạn khiến cho doanh nghiệp
phải thay đổi quyết định và biện pháp hoạt động liên tục.
b) Môi trường vi mô
Các yếu tố môi trường này bao gồm: đối thủ cạnh tranh, nhà cung ứng,
khách hàng, sản phẩm thay thế.
Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: đối thủ cạnh tranh là những doanh nghiệp
cung ứng cùng một loại sản phẩm hay dịch vụ và cùng hoạt động trên một thị
trường. Sự hiểu biết các đối thủ cạnh tranh có một ý nghĩa quan trong đối với
các doanh nghiệp. Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào sự tương tác giữa các yếu
tố như số lượng doanh nghiệp tham gia cạnh trạnh, mức độ tăng trưởng của
ngành, cơ cấu chi phí cố định và mức độ đa dạng hóa sản phẩm. Sự tồn tại của
các nhân tố này có xu hướng làm tăng nhu cầu và hoặc tuyệt vọng của doanh
nghiệp muốn đạt được và bảo vệ thị phần của mình, chúng làm cho sự cạnh
tranh thêm gay gắt.
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: là những doanh nghiệp hiện tại chưa là đối
thủ cạnh tranh, nhưng trong tương lai có thể họ sẽ gia nhập ngành và trở thành
đối thủ cạnh tranh. Việc xuất hiện đối thủ cạnh tranh mới dẫn đến nguy cơ là
làm cho mức lợi nhuận của doanh nghiệp có khả năng bị suy giảm do họ đưa
vào khai thác các năng lực sản xuất mới với mong muốn giành được thị phần
và các nguồn lực cần thiết.
Sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế là những sản phẩm không cùng chủng loại với sản
phẩm đang xem xét nhưng nó có thể thỏa mãn, đáp ứng cùng nhu cầu nào đó
của khách hàng. Đa phần các sản phẩm thay thế là kết quả của sự phát triển
công nghệ và những sản phẩm thay thế có tính năng vượt trội và giá rẻ hơn.
Nhà cung ứng
Những doanh nghiệp cung cấp các yếu tố đầu vào cho một doanh nghiệp
khác hoạt động được gọi là nhà cung ứng. Không một doanh nghiệp nào mà
không cần đến nhà cung ứng.
Đối với những công ty kinh doanh với chức năng mua và bán, những nhà
cung ứng là các công ty bán sản phẩm cho các công ty kinh doanh. Nhà cung
ứng còn được sử dụng để chỉ ra những tổ chức cung cấp tài chính và lao động.
19
Khách hàng
Khách hàng là người tiêu thụ sản phẩm của một doanh nghiệp nào đó
cung ứng. Sự tín nhiệm của khách hàng là tài sản vô giá của doanh nghiệp. Sự
tín nhiệm đó đạt được do biết thỏa mãn cao hơn các nhu cầu và thị hiếu của
khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh. Nói cách khác, hiểu biết khách hàng
nhằm đáp ứng đối đa nhu cầu, thị hiếu và sở thích của khách hàng là mục tiêu
hàng đầu đối với mọi doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu này, các doanh
nghiệp cũng cần phải biết khách hàng hiện tại và tương lai là ai qua việc phân
loại khách hàng.
Trên cơ sở phân tích các yếu tố vĩ mô và vi mô giúp cho doanh nghiệp
xác định rõ ưu nhược điểm của mình để đưa ra các biện pháp điều chỉnh thích
hợp. (Nguyễn Phạm Thanh Nam và Trương Chí Tiến, 2007, trang 60 – 83)
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu thứ cấp lấy từ sổ sách kế toán, báo
cáo tài chính, được cung cấp từ phòng Kế toán của Xí nghiệp kinh doanh xăng
dầu An Bình.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Đối với mục tiêu thực hiện kế toán xác định kết quả kinh doanh tháng 6
năm 2013 tại Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình được tiến hành theo
phương pháp ghi sổ kép, phương pháp tổng hợp, phương pháp đánh giá bằng
phương pháp tính trị giá của hàng xuất kho theo phương pháp bình quân gia
quyền.
- Đối với mục tiêu phân tích kết quả kinh doanh của Xí nghiệp về doanh
thu, chi phí, lợi nhuận được tiến hành theo phương pháp so sánh số tuyệt đối,
số tương đối và phương pháp liên hệ cân đối.
- Đối với mục tiêu phân tích một số chỉ tiêu tài chính như ROA, ROE và
ROS sử dụng một số tỷ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh
doanh của Xí nghiệp.
- Đối với mục tiêu đề ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán và
nâng cao hiệu quả hoạt động của Xí nghiệp được thực hiện bằng phương pháp
suy luận căn cứ vào cách hạch toán kế toán và kết quả phân tích kết quả hoạt
động kinh doanh của Xí nghiệp qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu
năm 2013.
20
CHƯƠNG 3
KHÁI QUÁT VỀ XÍ NGHIỆP KINH DOANH XĂNG DẦU
AN BÌNH
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÍ NGHIỆP KINH
DOANH XĂNG DẦU AN BÌNH
3.1.1 Giới thiệu về xí nghiệp
Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình là đơn vị trực thuộc Công ty
TNHH MTV xuất nhập khẩu Kiên Giang. Được Hội đồng quản trị Tổng Công
ty Lương thực Miền Nam quyết định thành lập theo số 03/QĐ-HĐQT ngày
15/01/2004. Xí nghiệp được thành lập từ hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật do
Công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu Kiên Giang cấp.
- Địa chỉ: số 44 Ngô Thời Nhiệm, Phường An Bình, Thành phố Rạch
Giá, Tỉnh Kiên Giang.
- Điện thoại: (077) 3923 228 – 6257 225
- Fax: (077) 3874 149
- Mã số thuế: 1700100989 – 018
- Chuyên kinh doanh sỉ và lẻ các mặt hàng:
+ Xăng A83, A92
+ Dầu DO, KO, FO
+ Nhớt các loại.
Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình được gọi tắt là đơn vị kinh tế,
hoạt động theo chế độ hạch toán phụ thuộc trực thuộc toàn diện, chịu sự quản
lý điều hành trực tiếp của Ban Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Kiên
Giang, là thành viên của Công ty Lương thực Miền Nam được đăng ký kinh
doanh và sử dụng con dấu riêng theo quy định của Nhà nước. Công ty chịu
trách nhiệm tiến hành các thủ tục đăng ký kinh doanh, khắc dấu của xí nghiệp
tại cơ quan quản lý nhà nước địa phương. Giám đốc Xí nghiệp chịu trách
nhiệm xây dựng qui chế về tổ chức, định biên lao động và hoạt động của Xí
nghiệp, trình Giám đốc Công ty phê duyệt.
Từ khi thành lập đến nay Xí nghiệp có một kho xăng dầu với diện tích
xây dựng 6.525 m2 với tổng sức chứa trên 4.500 m3 xăng dầu. Hệ thống
phương tiện vận chuyển gồm 5 xe bồn với dung tích mỗi xe từ 10.000 lít đến
14.000 lít, 2 tàu vận chuyển với tổng sức chứa 850 m3 xăng dầu.
3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ
3.1.2.1 Chức năng
Xí nghiệp có chức năng chính là kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm
hóa dầu… đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội, đảm bảo nhu cầu an ninh
quốc phòng và yêu cầu phát triển kinh tế trọng điểm trên địa bàn được phân
công.
21
Ngoài các mặt hàng chủ yếu là xăng dầu Xí nghiệp còn tổ chức kinh
doanh nhiều loại hình dịch vụ như: kinh doanh kho bể (giữ hộ hàng hóa, cấp
lẻ…), vận tải xăng dầu…
3.1.2.2 Nhiệm vụ
Phát huy nguồn lực, tổ chức kinh doanh có hiệu quả để hoàn thành tốt
nhiệm vụ kế hoạch mà Tổng Công ty giao. Ngày càng mở rộng thêm các loại
hình dịch vụ trong lĩnh vực kinh doanh nhằm gia tăng thị phần. Bên cạnh đó
phải khai thác một cách có hiệu quả tài sản, nguồn vốn do ngân sách nhà nước
cấp, đồng thời chống lãng phí gây thất thoát tài sản và nguồn vốn nhằm mang
lại lợi ích cho Xí nghiệp và xã hội.
Trong công tác kinh doanh tạo ra nguồn hàng có lợi thế hơn, xây dựng
thị trường bán buôn, bán lẻ vững chắc và ổn định. Đẩy mạnh tốc độ phát triển
các điểm bán lẻ, hệ thống đại lý.
Tuân thủ luật pháp của Nhà nước, quy định của Bộ Tài chính trong việc
hạch toán và lập báo cáo tài chính, báo cáo kế hoạch.
Thực hiện và làm tròn các nghĩa vụ đối với Nhà nước về các khoản thuế,
phí,…
Không ngừng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả kinh doanh, mở rộng hợp
tác để góp phần tích cực chăm lo và nâng cao đời sống công nhân viên trong
Xí nghiệp.
Góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa khu vực Đồng
Bằng Sông Cửu Long nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung.
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA TỪNG
PHÒNG BAN
3.2.1 Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp
Bộ máy tổ chức của Xí nghiệp được xây dựng theo kiểu trực tuyến chức
năng. Đứng đầu là Giám đốc Xí nghiệp được Tổng Giám đốc Công ty TNHH
MTV xuất nhập khẩu Kiên Giang bổ nhiệm. Dưới Giám đốc là hai Phó Giám
đốc, một Phó Giám đốc kinh doanh và một Phó Giám đốc phụ trách kho. Bên
dưới là các phòng ban, đứng đầu các phòng ban là các trưởng phòng có nhiệm
vụ lãnh đạo và quản lý nhân viên thuộc phòng ban của mình, đồng thời tham
mưu cho Ban Giám đốc trong việc tổ chức và điều hành mọi hoạt động của Xí
nghiệp.
22
Sơ đồ bộ máy tổ chức
XÍ NGHIỆP KINH
DOANH XĂNG DẦU
AN BÌNH
Giám đốc Xí nghiệp
Phó Giám đốc
kinh doanh
Tổ Kinh
doanh
Phó Giám đốc
phụ trách Kho,
Xe, Xà lan
Tổ Kho
Tổ Xe
bồn
Tổ Xà
lan
Phòng Kế toán
Tổ Bảo
vệ
Tổ Kế
toán
Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức Xí nghiệp
3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban
- Giám đốc Xí nghiệp: là người chịu trách nhiệm cao nhất trước Giám
đốc của Công ty, pháp luật Nhà nước và kết quả thực hiện của toàn đơn vị.
- Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh: theo dõi mua bán hàng hóa và các
hoạt động của cửa hàng, tham mưu cho Giám đốc về các phương án mua hàng
hóa của xí nghiệp đầu mối. Thực hiện tốt việc giao tiếp phục vụ khách hàng
nhằm thu hút người mua, theo dõi cập nhật sổ sách kế toán về nhập xuất hàng
hóa, tiền bán hàng hàng ngày và báo cáo tiền thu được về tổ kế toán xí nghiệp.
- Phó Giám đốc phụ trách kho: theo dõi hoạt động của kho, xà lan, đội
xe, bảo vệ, cuối tháng họp bình xét đánh giá năng lực hoạt động của từng tổ.
- Bộ phận kế toán: thực hiện kế toán toàn bộ các nghiệp vụ phát sinh theo
đúng quy định về công tác tài chính kế toán Nhà nước, quy chế tài chính Công
ty. Tham mưu với Ban lãnh đạo xí nghiệp, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh
doanh, tính toán các khoản chi phí sử dụng cho đơn vị, thống kê số liệu, hạch
toán và quyết toán đảm bảo theo quy định, đáp ứng kịp thời theo yêu cầu của
Ban lãnh đạo xí nghiệp và Công ty.
- Bộ phận Tổng kho: thường xuyên kiểm tra các dụng cụ thiết bị về an
toàn phòng cháy chữa cháy, phòng chống cháy nổ, an toàn lao động, các quy
định bảo quản, bảo mật tốt hàng hóa của Công ty tại kho. Thực hiện tốt quy
23
trình nhập xuất xăng dầu thường xuyên, theo dõi kiểm tra tình hình trong kho
để đảm bảo an toàn về người và tài sản của kho.
- Tổ xe: phục vụ giao hàng tận nơi khi khách hàng có yêu cầu mua hàng
hóa, thực hiện theo phương châm của xí nghiệp đề ra là “ba đúng”. Đúng số
lượng, đúng chất lượng, đúng thời gian. Đề xuất ý kiến sửa chữa thay thế các
phụ tùng hư hỏng (kịp thời) để đảm bảo phục vụ công tác vận chuyển xăng
dầu một cách tốt nhất. Chịu trách nhiệm giữ gìn bảo quản tốt xe được phân
công quản lý. Chấp hành tốt về quy định an toàn giao thông khi tham gia giao
thông.
- Tổ xà lan: phục vụ khi xí nghiệp có nhu cầu mua hàng hóa từ nơi mua
về nhập kho, bảo quản các thiết bị, phòng chống cháy nổ, phòng cháy chữa
cháy.
- Tổ bảo vệ: quản lý khu vực ra vào tại kho, kiểm tra phòng cháy chữa
cháy, kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh khu vực đảm bảo xanh sạch đẹp cho
đơn vị.
3.3 TỔ CHỨC KẾ TOÁN
3.3.1 Sơ đồ bộ máy kế toán
KẾ TOÁN TRƯỞNG
BỘ PHẬN BÁN
HÀNG VÀ TIẾP
THỊ
KẾ TOÁN
THANH TOÁN
Ghi chú:
THỦ QUỸ
tác động qua lại
tác động trực tiếp
Hình 3.2 Sơ đồ bộ máy kế toán
3.3.2 Nhiệm vụ
- Kế toán trưởng: Lập và theo dõi quá trình thực hiện các hoạt động kinh
tế, tham mưu cho Ban lãnh đạo Xí nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Chịu
trách nhiệm trước lãnh đạo Xí nghiệp về các số liệu các báo cáo, quyết toán
của Xí nghiệp và điều hành nhân viên, thực hiện đúng các quy định Nhà nước,
Công ty về các công tác tài chính, kế toán.
- Kế toán thanh toán: Trợ giúp kế toán trưởng trong việc tổ chức công tác
kế toán.
- Thủ quỹ: Thực hiện công việc thu chi và quản lý tiền lương trong Xí
nghiệp. Cuối cùng đối chiếu với kê toán, kiểm tra tồn quỹ để nộp về Công ty.
24
- Bộ phận bán hàng và tiếp thị:
+ Bộ phận bán hàng: Giao dịch khách hàng trực tiếp, hay qua điện thoại
về giá bán xăng, dầu, nhớt theo bảng giá của Xí nghiệp. Làm báo cáo công nợ
bán hàng hàng ngày. Theo dõi tồn xăng, dầu, nhớt để kịp thời báo cáo lãnh
đạo. Hằng ngày đúng chín giờ sáng nắm lại các thông tin giá cả trên thị
trường, viết các lệnh điều xe theo hóa đơn của khách hàng.
+ Bộ phận tiếp thị: Phân loại khách hàng tiêu thụ xăng, dầu, nhớt. Kết
hợp với nhân viên kế toán xăng, dầu, nhớt của khách hàng ở xa.
3.3.3 Chính sách kế toán áp dụng
- Xí nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính.
- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào 31/12 hằng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VNĐ).
- Nguyên tắc đánh giá tài sản cố định: do Xí nghiệp là đơn vị trực thuộc
Công ty nên việc đánh giá tài sản cố định Xí nghiệp không đánh giá mà do
Công ty đánh giá.
- Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định: Khấu hao tài sản cố định
hữu hình, tài sản cố định vô hình được tính theo phương pháp đường thẳng,
dựa vào tỷ lệ khấu hao theo quy định tại thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày
20/10/2009 của Bộ Tài chính.
- Phương pháp kế toán đối với hàng tồn kho:
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.
+ Phương pháp xuất kho: Bình quân gia quyền.
+ Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Trích lập và hoàn nhập các
khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo hướng dẫn tại thông tư số
228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 của Bộ Tài chính.
- Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế.
25
3.3.4 Hình thức kế toán
Hình thức kế toán áp dụng tại Xí nghiệp: Kế toán trên máy vi tính
CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
SỔ KẾ TOÁN
PHẦN MỀM
KẾ TOÁN
BẢNG TỔNG HỢP
CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
CÙNG LOẠI
MÁY VI TÍNH
- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết
- Báo cáo tài chính
- Báo cáo kế toán quản trị
Ghi chú:
Nhập số kiệu hàng ngày:
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm:
Đối chiếu, kiểm tra:
Hình 3.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính:
(1) Hằng ngày, kế toán căn cứ vào chứng tế kế toán hoặc bảng tổng hợp
chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác
định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo
các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.
Theo quy định của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập
vào sổ kế toán tổng hợp (sổ cái ...) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
(2) Cuối tháng (hoặc bất kì vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực
hiện các thao tác khóa sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu
giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm
bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kì. Người làm kế
toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính khi
đã in ra giấy.
Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định.
Cuối kỳ, sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng
thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lí theo quy định về sổ kế toán ghi
bằng tay.
26
3.4 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA XÍ
NGHIỆP KINH DOANH XĂNG DẦU AN BÌNH TỪ NĂM 2010 ĐẾN
THÁNG 6 NĂM 2013
Trong mọi lĩnh vực hoạt động, sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp
trong một thời gian nhất định đều được đánh giá thông qua nhiều chỉ tiêu.
Trong đó lợi nhuận là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả
hoạt động kinh doanh vào cuối một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm). Các
doanh nghiệp cũng như các tổ chức kinh tế luôn quan tâm tới vấn đề là thực
hiện tốt mục tiêu kế hoạch đề ra để đạt được mục đích cuối cùng là tối đa hóa
lợi nhuận. Đây cũng là mục tiêu của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình
trong suốt quá trình hoạt động của mình. Để thấy rõ tình hình hoạt động của
Xí nghiệp qua các năm như thế nào, ta có bảng số liệu sau đây:
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu
An Bình giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ
tiêu
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Tổng
526.849,11 575.359,51 515.880,31
doanh
thu
Tổng
525.061,52 571.421,75 516.231,43
chi
phí
Lợi
1.787,59
3.937,76
-351,12
nhuận
Chênh lệch
2011/2010
Số
Số tuyệt tương
đối
đối
(%)
48.510,40
9,21
Chênh lệch
2012/2011
Số
Số tuyệt
tương
đối
đối
(%)
-59.479,20
-10,34
46.360,23
8,83
-55.190,32
-9,66
2.150,17 120,28
-4.288,88
-108,92
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình
giai đoạn 2010 – 2012
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng doanh thu của Xí nghiệp kinh doanh
xăng dầu An Bình có nhiều biến động qua các năm.
- Năm 2011 tổng doanh thu của xí nghiệp là 575.359,51 triệu đồng, tăng
48.510,40 triệu đồng, tương ứng tăng 9,21% so với năm 2010. Nguyên nhân
của sự tăng là do giá bán xăng dầu liên tục được điều chỉnh tăng 2 lần vào
24/02 và 29/03, nhưng điều chỉnh giảm nhẹ vào 26/08 và 10/10.
- Năm 2012, tổng doanh thu của Xí nghiệp là 515.880,31 triệu đồng,
giảm 59.479,20 triệu đồng, tương ứng giảm 10,34% so với năm 2011, nguyên
nhân là do giá xăng dầu được điều chỉnh giảm liên tục vào các ngày 09/05,
23/05, 07/06, 21/06, 02/07, 11/11 và 28/12; bên cạnh đó, giá xăng dầu được
điều chỉnh tăng 4 lần vào các ngày 20/07, 01/08, 13/08 và 28/08.
Tổng chi phí trong giai đoạn này cũng biến động lúc tăng lên lúc giảm
xuống.
27
- Năm 2011 tổng chi phí của Xí nghiệp tăng 46.360,23 triệu đồng, tương
ứng tăng 8,83% so với năm 2010. Nguyên nhân là do giá xăng dầu thế giới
năm 2011 tăng mạnh làm ảnh hưởng giá xăng dầu trong nước.
- Năm 2012 tổng chi phí của Xí nghiệp giảm 55.190,32 triệu đồng, tương
ứng giảm 9,66% so với năm 2011. Nguyên nhân là do sau cơn sốt giá xăng
dầu thế giới năm 2011 đến năm 2012 giá xăng dầu đã hạ nhiệt và giá cả xăng
dầu trong nước đã được điều chỉnh giảm nên giá vốn hàng bán của Xí nghiệp
đã giảm xuống.
Qua bảng số liệu trên ta thấy năm 2011 tốc độ tăng của tổng doanh thu
cao hơn tốc độ tăng của tổng chi phí nên đã làm cho lợi nhuận của năm 2011
tăng 2.150,17 triệu đồng, tương ứng tăng 120,28% so với năm 2010. Năm
2012 do tổng doanh thu không bù bắp đủ cho tổng chi phí nên Xí nghiệp bị lỗ.
Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu
An Bình trong 6 tháng đầu năm 2011, 2012 và 2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ
tiêu
6 tháng
đầu năm
2011
6 tháng
đầu năm
2012
6 tháng
đầu năm
2013
Chênh lệch 6 tháng
đầu năm 2012/6
tháng đầu năm
2011
Chênh lệch 6 tháng
đầu năm 2013/6
tháng đầu năm
2012
-20.675,30
Số
tương
đối
(%)
-7,83
305.668,73
264.104,25
243.428,95
-41.564,48
Số
tương
đối
(%)
-13,60
300.686,75
264.354,79
243.795,27
-36.331,96
-12,08
-20.559,52
-7,78
4.981,98
-250,54
-366,32
-5.232,52
-105,03
-115,78
46,21
Số tuyệt
đối
Tổng
doanh
thu
Tổng
chi phí
Lợi
nhuận
Số tuyệt
đối
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình
trong 6 tháng đầu năm 2011, 2012 và 2013
Qua Bảng 3.2 ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp
trong 6 tháng đầu năm 2011, 2012 và 2013 có xu hướng giảm.
Tổng doanh thu 6 tháng đầu năm 2012 giảm 41.564,48 triệu đồng, tương
ứng giảm 13,60% so với 6 tháng đầu năm 2011. Nguyên nhân là do giá xăng
dầu được điều chỉnh giảm liên tục vào các ngày 09/05, 23/05, 07/06 và 21/06.
Tổng doanh thu 6 tháng đầu năm 2013 giảm 20.675,30 triệu đồng, tương
ứng giảm 7,83% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do giá xăng
dầu có sự biến động tăng giảm liên tục, cụ thể được điều chỉnh tăng 2 lần vào
các ngày 28/03 và 14/06 và được điều chỉnh giảm 3 lần vào các ngày 09/04,
18/04 và 26/04.
28
Tổng chi phí 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 lần lượt
giảm 12,08% và 7,78% so với 6 tháng đầu năm 2011 và 6 tháng đầu năm
2012, nguyên nhân là do sản lượng xăng dầu tiêu thụ giảm, đồng thời do sự
biến động giá xăng dầu nên làm cho chi phí giảm qua các 6 tháng đầu năm.
Do tổng doanh thu không bù đắp đủ cho tổng chi phí nên làm cho Xí
nghiệp bị lỗ trong 6 tháng đầu năm 2012 và 2013.
Tóm lại, qua phân tích báo cáo kết quả kinh doanh của Xí nghiệp từ
năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 ta thấy hoạt động kinh doanh của Xí
nghiệp có xu hướng giảm, nguyên nhân là do kinh tế gặp khó khăn, giá cả
xăng dầu biến động liên tục làm cho giá cả các yếu tố đầu vào và các khoản
chi phí của Xí nghiệp tăng cao.
3.5 NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT
TRIỂN CỦA XÍ NGHIỆP KINH DOANH XĂNG DẦU AN BÌNH
3.5.1 Thuận lợi
- Được sự chỉ đạo trực tiếp và sự quan tâm của Ban Giám đốc Công ty
tập trung giải quyết các công việc trọng tâm và trọng điểm đạt kết quả tốt.
- Lãnh đạo tốt công tác dự báo thông tin giá xăng dầu trong và ngoài
nước. Tập trung theo dõi sát diễn biến thị trường giá bán ra trên địa bàn tỉnh
Kiên Giang.
- Được sự ủng hộ của ngành, các cấp trực thuộc Công ty.
- Lãnh đạo tốt công tác tư tưởng, tạo được sự đồng thuận cao, đoàn kết
luôn giữ vững, xây dựng tổ chức ổn định, góp phần kiểm soát tốt các mặt công
tác trong lãnh đao điều hành đơn vị.
- Tham gia đấu thầu đạt kết quả tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác
điều hành kinh doanh.
- Công tác đầu tư xây dựng cơ bản hệ thống bán lẻ cũng được lãnh đạo
Công ty chú trọng quan tâm định hướng phát triển mang tính bền vững cho
ngành hàng.
- Sau hơn 9 năm hoạt động Xí nghiệp đã tạo được sự tín nhiệm từ phía
khách hàng, vì thế uy tín của Xí nghiệp ngày một nâng cao.
3.5.2 Khó khăn
- Nguồn nhân lực cán bộ hiện chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của Xí
nghiệp.
- Trong năm giá bán lẻ dầu do cao hơn giá bán của các nước lân cận diễn
ra trên biển cũng làm giảm sản lượng của nhóm khách hàng tàu đánh bắt so
với cùng kỳ. Bên cạnh đó, các đối thủ cạnh tranh giá bán cho các đại lý trên
địa bàn tỉnh Kiên Giang làm ảnh hưởng rất nhiều đến công tác điều hành kinh
doanh năm 2012.
29
- Số lượng xí nghiệp có kinh doanh cùng ngành hàng xăng dầu ngày một
tăng lên nên tính cạnh tranh về giá bán, thị phần diễn ra ngày càng phức tạp
hơn.
- Vốn của xí nghiệp chủ yếu do Công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu
Kiên Giang cấp xuống bằng nguồn vay ngân hàng, do đó Xí nghiệp phải chịu
lãi suất cao.
3.5.3 Phương hướng phát triển
- Tiếp tục khai thác tốt và hiệu quả về thế mạnh của ngành xăng dầu về
sức chứa, uy tín của thương hiệu là “Uy tín – Chất lượng” thông qua việc bảo
vệ thành công ứng dụng ISO: 9001:2008.
- Kiểm soát và khai thác tốt hiệu quả sau đầu tư hai tàu dầu, để đảm bảo
khai thác thị trường các đảo ở Phú Quốc trong thời gian tới nhiều tiềm năng và
mở rộng thị phần.
- Làm tốt công tác thị trường, tìm kiếm khách hàng mới, tạo mối quan hệ
tốt với khách hàng tiềm năng và khách hàng truyền thống như lên kế hoạch
chăm sóc khách hàng bằng nhiều phương thức ưu đãi cho khách hàng.
- Duy trì phát huy tinh thần trách nhiệm của người lao động, tăng cường
đoàn kết nội bộ, nâng cao năng lực bộ máy, nhân sự, điều hành của các tổ bộ
phận, khắc phục nhanh những tồn tại hạn chế trong quản lý (nếu có).
- Quản lý chặt chẽ các chi phí, kiểm soát tốt vòng quay vốn, thu hồi
nhanh công nợ, công nợ khó đòi và nợ chậm luân chuyển.
- Tập trung chú trọng công tác cán bộ, đổi mới công tác tổ chức, lãnh
đạo, kiểm tra và giám sát nhiệm vụ trong từng lĩnh vực được phân công năm
2013, với mục tiêu đào tạo cán bộ giỏi chuyên ngành, luân chuyển cán bộ phù
hợp với nhiệm vụ, phân công đúng người, đúng việc.
- Đề xuất khảo sát thị trường Phú Quốc, tiếp tục đầu tư hệ thống các cửa
hàng bán lẻ phát triển thị trường tiềm năng.
30
CHƯƠNG 4
KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH
DOANH TẠI XÍ NGHIỆP KINH DOANH XĂNG DẦU AN BÌNH
4.1 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH THÁNG 6 NĂM
2013
4.1.1 Kế toán doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán
4.1.1.1 Tài khoản sử dụng
- TK 5111 – Doanh thu bán hàng hóa
+ TK 5111X222 – NHXD – Doanh thu xăng dầu nội địa
+ TK 5111X253 – NHXD – Doanh thu xăng dầu vận chuyển
- TK 512 – Doanh thu nội bộ
+ TK 5121X213 – NHXD – Doanh thu xăng dầu nội bộ
- TK 632 – Giá vốn hàng bán
+ TK 6320X2A0 – NHXD – Giá vốn hàng bán
+ TK 6320X2A2 – NHXD – Hao hụt bảo quản
Một số tài khoản liên quan: TK 131, 156, 336, …
4.1.1.2 Chứng từ
- Phiếu xuất kho, hợp đồng bán hàng, giấy giao hàng, hóa đơn giá trị gia
tăng để hạch toán doanh thu.
- Phiếu xuất kho và bảng kê giá vốn để hạch toán giá vốn.
4.1.1.3 Lưu đồ luân chuyển chứng từ
a) Kế toán giá vốn hàng bán
Nhận được đơn đặt hàng từ khách hàng, bộ phận bán hàng và tiếp thị lập
hợp đồng bán hàng thành 2 bản, cùng với đơn đặt hàng trình Giám đốc hoặc
kế toán trưởng xem xét, ký duyệt. Hợp đồng số 2 giao cho khách hàng, còn 1
bản chuyển cho kế toán bán hàng.
Nhận được đơn đặt hàng và hợp đồng bán hàng kế toán bán hàng nhập
liệu in phiếu xuất kho thành 2 liên trình Giám đốc, kế toán trưởng duyệt. Sau
đó chuyển 1 liên cho bộ phận tổng kho để kiểm tra, xuất hàng và ghi thẻ kho,
liên còn lại chuyển cho bộ phận bán hàng và tiếp thị.
Bộ phận bán hàng phản ánh nghiệp vụ bán hàng vào phần mềm. Định kỳ,
in số Nhật ký bán hàng và Sổ Cái.
31
Phần mềm
Bộ phận bán hàng và tiếp thị
Giám đốc – Kế toán trưởng
Bộ phận tổng kho
Bắt đầu
B
KH
Đơn đặt hàng
HĐBH
Đơn đặt hàng
PXK duyệt
Xem xét,
ký duyệt
Lập HĐBH
Kiểm tra,
xuất hàng,
ghi thẻ kho
Đơn đặt hàng
HĐBH
Đơn đặt hàng
HĐBH duyệt
KH
A
Đơn đặt hàng
HĐBH duyệt
In PXK
PXK
CSDL
Nhập liệu
HĐBH duyệt
Đơn đặt hàng
HĐBH duyệt
Xem xét,
ký duyệt
PXK
Đơn đặt hàng
A
PXK duyệt
Cập nhật
CSDL
PXK duyệt
Nhập liệu
CSDL
PXK duyệt
PXK duyệt
In sổ Nhật ký bán
hàng và Sổ Cái
Định kỳ
Sổ Cái
Sổ Nhật ký
bán hàng
Kết thúc
Ghi chú:
KH: Khách hàng
HĐBH: Hợp đồng bán hàng
PXK: Phiếu xuất kho
Hình 4.1 Lưu đồ luân chuyển chứng từ giá vốn hàng bán
32
B
PXK
duyệt
Thẻ
kho
Nhận xét:
Việc tổ chức chứng từ và lưu chuyển chứng từ tại Xí nghiệp được bộ
phận kế toán xây dựng chặt chẽ và hiệu quả.
Những chứng từ sau khi sử dụng được kế toán lưu trữ cẩn thận, được sắp
xếp theo trình tự thời gian và đóng từng tập theo từng tháng. Vì vậy, khi cần
xem xét, kiểm tra, đối chiếu rất thuận tiện, dễ tìm giúp kế toán tiết kiệm được
thời gian và công sức.
b) Kế toán doanh thu bán hàng
Căn cứ vào hóa đơn GTGT do bộ phận bán hàng chuyển đến, kế toán
thanh toán tiến hành nhập liệu, in phiếu thu gồm 3 liên trình Giám đốc, kế toán
trưởng xem xét và duyệt. Sau đó chuyển phiếu thu cho thủ quỹ. Nhận được
phiếu thu đã duyệt thủ quỹ thu tiền, ghi sổ quỹ, 1 liên của phiếu thu giao cho
khách hàng, 1 liên chuyển cho kế toán thanh toán, liên còn lại thủ quỹ lưu.
Nhận phiếu thu đã thu tiền từ thủ quỹ, kế toán thanh toán phản ánh nghiệp vụ
thu tiền khách hàng vào phần mềm, lưu lại phiếu thu và hóa đơn. Định kỳ, in
Sổ chi tiết bán hàng và Sổ Cái.
Kế toán thanh toán
BPBH
Giám đốc – Kế toán trưởng
Phần mềm
Thủ quỹ
A
Bắt đầu
In phiếu thu
Phiếu thu duyệt
Phiếu thu
Hóa đơn GTGT
CSDL
Nhập liệu
Hóa đơn GTGT
Phiếu thu
Thu tiền,
ghi sổ quỹ
Xem xét,
ký duyệt
Hóa đơn
GTGT
Phiếu thu duyệt
A
Cập nhật
CSDL
Phiếu thu duyệt
Nhập liệu
Phiếu thu
duyệt
In Sổ chi tiết bán
hàng và Sổ Cái
Định kỳ
Sổ Cái
Sổ chi tiết
bán hàng
Kết thúc
Sổ
quỹ
KH
CSDL
Phiếu thu
duyệt
Tiền
Phiếu
thu
duyệt
Ghi chú:
BPBH: Bộ phận bán hàng
GTGT: Giá trị gia tăng
KH: Khách hàng
Hình 4.2 Lưu đồ luân chuyển chứng từ bán hàng thu tiền
33
4.1.1.4 Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh vào sổ sách kế toán
Căn cứ vào các chứng từ phát sinh liên quan đến doanh thu bán hàng và
giá vốn hàng hàng bán đã được thu thập, kiểm tra, kế toán tiến hành nhập liệu
vào Sổ Nhật ký chung, sau đó được phần mềm tổng hợp vào Sổ Cái. Tuy
nhiên, trong phần trình bày ở đây, tôi chỉ đề cập đến Sổ Cái, còn Sổ Nhật ký
chung phản ánh tất cả các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 06/2013 được trình
bày ở phần phụ lục.
XÍ NGHIỆP KINH DOANH XĂNG DẦU AN BÌNH
Địa chỉ: 44 Ngô Thời Nhiệm – Rạch Sỏi – Kiên Giang
(Trích) SỔ CÁI
Tháng 06 năm 2013
Tên tài khoản: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Ngày,
tháng ghi
sổ
Chứng từ
Số hiệu
Ngày,
tháng
Diễn
giải
A
B
C
D
01/06/2013 X06/1019 01/06/2013 Bán
xăng
A92:
203 lít;
dầu
DO:
153 lít
…
…
…
…
30/06/2013 4
30/06/2013 Kết
chuyển
doanh
thu
xăng
dầu
nội địa
30/06/2013 4
30/06/2013 Kết
chuyển
doanh
thu
xăng
dầu
vận
chuyển
Tổng
cộng
Số hiệu: 511
Đơn vị tính: VND
Số hiệu
TK đối
ứng
Số phát sinh
Nợ
Có
E
1
2
1310X0TD
…
7.392.855
…
9110X200
45.150.697.854
9110X200
216.959.949
45.367.657.803 45.367.657.803
Ngày 30 tháng 06 năm 2013
Người lập
Kế toán trưởng
34
XÍ NGHIỆP KINH DOANH XĂNG DẦU AN BÌNH
Địa chỉ: 44 Ngô Thời Nhiệm – Rạch Sỏi – Kiên Giang
(Trích) SỔ CÁI
Tháng 06 năm 2013
Tên tài khoản: Doanh thu nội bộ
Số hiệu: 512
Đơn vị tính: VND
Ngày,
tháng ghi
sổ
A
07/06/2013
07/06/2013
12/06/2013
19/06/2013
20/06/2013
24/06/2013
…
30/06/2013
30/06/2013
Chứng từ
Số hiệu Ngày, tháng
B
X06/1205
X06/1206
X06/1260
X06/1382
X06/1401
X06/1437
...
X06/1332
5
C
07/06/2013
07/06/2013
12/06/2013
19/06/2013
20/06/2013
24/06/2013
…
30/06/2013
30/06/2013
Diễn giải
Số hiệu TK
đối ứng
D
Bán dầu DO: 10.000 lít
Bán nhớt CRB 20W40 CF/SF: 144 lít
Xuất dầu chạy Xalan đi hiệu chuẩn định
kỳ
Xuất nhớt sử dụng xe bồn 68C-01262
Xuất mỡ bò sử dụng xe bồn
Xuất nhớt sử dụng xe bồn 68C-00401
…
Xuất xăng sử dụng máy phát điện cửa
hàng số 02
Kết chuyển doanh thu bán hàng nội bộ
sang TK 911
Tổng cộng
E
3361X000
3361X000
Số phát sinh
Nợ
Có
1
2
187.727.272
9.818.181
6412X422
6412X422
6412X422
6412X422
…
15.761.398
1.015.480
460.238
1.015.481
…
6412X422
1.608.672
9110X200
288.557.641
288.557.641
288.557.641
Ngày 30 tháng 06 năm 2013
Người lập
Kế toán trưởng
35
XÍ NGHIỆP KINH DOANH XĂNG DẦU AN BÌNH
Địa chỉ: 44 Ngô Thời Nhiệm – Rạch Sỏi – Kiên Giang
(Trích) SỔ CÁI
Tháng 06 năm 2013
Tên tài khoản: Giá vốn hàng bán
Số hiệu: 632
Đơn vị tính: VND
Ngày,
tháng ghi
sổ
A
01/06/2013
01/06/2013
01/06/2013
01/06/2013
01/06/2013
…
30/06/2013
30/06/2013
30/06/2013
30/06/2013
30/06/2013
Chứng từ
Số hiệu
Ngày,
tháng
B
X06/1019
X06/1061
X06/1062
X06/1122
X06/1123
…
X06/1332
X06/1505
X06/1612
7
7
C
01/06/2013
01/06/2013
01/06/2013
01/06/2013
01/06/2013
…
30/06/2013
30/06/2013
30/06/2013
30/06/2013
30/06/2013
Diễn giải
D
PXK-X1-Bán xăng A92: 203 lít; dầu DO: 153 lít
PXK-X1-Bán dầu DO: 400 lít
PXK-X1-Bán xăng A92: 594 lít; dầu DO: 28 lít
PXK-X1-Bán xăng A92: 8.000 lít; dầu DO: 2.000 lít
PXK-X1-Bán dầu DO: 10.000 lít
…
PXK-X1-Xuất xăng sử dụng máy phát điện cửa hàng
số 02
PXK-X1-Bán xăng A92: 150 lít; dầu DO: 13 lít
PXK-X1-Bán xăng A92: 102 lít; dầu DO: 15 lít
Kết chuyển giá vốn hàng bán sang TK 911
Kết chuyển hao hụt bảo quản sang TK 911
Tổng cộng
Số hiệu TK
đối ứng
E
1561X200
1561X200
1561X200
1561X200
1561X200
…
1310X0TD
1310X0TD
1310X0TD
9110X200
9110X200
Số phát sinh
Nợ
1
7.053.165
7.467.484
12.769.401
202.581.265
187.192.912
…
Có
2
1.608.642
3.335.288
2.386.301
44.831.692.119
132.691.269
44.964.383.388 44.964.383.388
Ngày 30 tháng 06 năm 2013
Người lập
Kế toán trưởng
36
4.1.2 Kế toán doanh thu và chi phí hoạt động tài chính
4.1.2.1 Tài khoản sử dụng
- TK 515 – Doanh thu tài chính
+ TK 5155X2B2 – NHXD – Thu lãi tiền gửi
+ TK 5155X254 – NHXD – Cho vay lấy lãi
- TK 635 – Chi phí tài chính
+ TK 6355X2B2 – NHXD – Trả lãi tiền vay
Ngoài ra còn một số tài khoản có liên quan khác: 112, 336, …
4.1.2.2 Chứng từ
Căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi, giấy báo có và các giấy tờ có liên quan
4.1.2.3 Lưu đồ luân chuyển chứng từ
a) Doanh thu tài chính
Đến hạn trả lãi, ngân hàng tính toán trả lãi phải trả, báo có tài khoản của
Xí nghiệp. Nhận được giấy báo có, kế toán thanh toán kiểm tra nhập liệu vào
phần mềm. Định kỳ, in Sổ kế toán tiền gửi ngân hàng.
Phần mềm
Kế toán thanh toán
Ngân
hàng
Bắt đầu
Cập nhật
CSDL
Giấy báo có
Nhập liệu
CSDL
Giấy
báo có
Giấy
báo có
In Sổ kế toán tiền
gửi ngân hàng
Định kỳ
Sổ kế toán tiền
gửi ngân hàng
Kết thúc
Hình 4.3 Lưu đồ luân chuyển chứng từ thu lãi tiền gửi ngân hàng
b) Chi phí tài chính
Nhận được thông báo lãi từ Công ty, kế toán thanh toán tính toán, đối
chiếu, lập phiếu chi thành 3 liên trình Giám đốc, kế toán trưởng xem xét, ký
duyệt. Sau đó chuyển phiếu chi đã duyệt cho thủ quỹ. Thủ quỹ căn cứ vào
phiếu chi tiến hành xuất quỹ chi tiền và ghi sổ quỹ, 1 liên giao cho ngân hàng,
1 liên giao cho kế toán thanh toán, liên còn lại thủ quỹ giữ.
37
Nhận được phiếu chi và giấy báo nợ của ngân hàng, kế toán thanh toán
tiến hành nhập liệu vào phần mềm. Định kỳ, in Sổ chi tiết chi phí lãi vay.
Kế toán thanh toán
Công
ty
Phần mềm
Giám đốc – Kế toán trưởng
Bắt đầu
A
Phiếu
chi
Thông báo lãi
Thông báo lãi
Phiếu chi
duyệt
Xem xét, ký
duyệt
Tính toán,
đối chiếu,
lập phiếu chi
Ngân
hàng
Chi tiền, ghi
Sổ quỹ
Phiếu
chi duyệt
Phiếu
chi
A
Phiếu chi
duyệt
Giấy báo nợ
Cập nhật vào CSDL
CSDL
Giấy
báo nợ
Tiền
Sổ
quỹ
Ngân
hàng
Phiếu
chi duyệt
Nhập liệu
Giấy
báo nợ
Thủ quỹ
Phiếu chi
duyệt
In Sổ chi tiết
chi phí lãi vay
Định kỳ
Phiếu chi
duyệt
Sổ chi tiết chi
phí lãi vay
Kết thúc
Hình 4.4 Lưu đồ luân chuyển chứng từ chi phí lãi vay
38
4.1.2.4 Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh vào sổ sách kế toán
XÍ NGHIỆP KINH DOANH XĂNG DẦU AN BÌNH
Địa chỉ: 44 Ngô Thời Nhiệm – Rạch Sỏi – Kiên Giang
( Trích) SỔ CÁI
Tháng 06 năm 2013
Tên tài khoản: Doanh thu hoạt động tài chính
Số hiệu: 515
Đơn vị tính: VND
Ngày,
tháng ghi
sổ
A
10/06/2013
21/06/2013
26/06/2013
26/06/2013
…
30/06/2013
30/06/2013
30/06/2013
30/06/2013
Chứng từ
Số hiệu
Ngày,
tháng
B
X06/0002
X06/0003
X06/0193
X06/0194
…
X06/0251
X06/0252
6
6
C
10/06/2013
21/06/2013
26/06/2013
26/06/2013
…
30/06/2013
30/06/2013
30/06/2013
30/06/2013
Diễn giải
D
Hạch toán tiền lãi QH 24 ngày số HĐ 4218 ngày 02/03/2012
Hạch toán tiền lãi QH 09 ngày số HĐ 3706 ngày 03/05/2013
Thu lãi tiền gửi ngân hàng chi nhánh Westernbank KG
Thu lãi tiền gửi ngân hàng chi nhánh Sacombank KG
…
Thu lãi tiền gửi ngân hàng chi nhánh KienLongBank KG
Thu lãi tiền gửi ngân hàng chi nhánh VPBank KG
Kết chuyển cho vay lấy lãi sang TK 911
Kết chuyển thu lãi tiền gửi sang TK 911
Tổng cộng
Số hiệu
TK đối
ứng
Số phát sinh
Nợ
Có
E
1
2
1310X0TD
9.744.000
1310X0TD
270.000
1121X030
216.526
1121X090
338.731
…
…
1121X100
261.938
1121X070
1.627
9110X200 10.014.000
9110X200
3.906.079
13.920.079 13.920.079
Ngày 30 tháng 06 năm 2013
Người lập
Kế toán trưởng
39
XÍ NGHIỆP KINH DOANH XĂNG DẦU AN BÌNH
Địa chỉ: 44 Ngô Thời Nhiệm – Rạch Sỏi – Kiên Giang
SỔ CÁI
Tháng 06 năm 2013
Tên tài khoản: Chi phí tài chính
Số hiệu: 635
Đơn vị tính: VND
Ngày, tháng
ghi sổ
Chứng từ
Số hiệu
Ngày, tháng
A
B
30/06/2013 X06/0001
30/06/2013 10
Diễn giải
C
D
30/06/2013 Phải trả Công ty chi phí lãi vay
30/06/2013 Kết chuyển chi phí tài chính sang TK 911
Tổng cộng
Số hiệu TK
đối ứng
E
3368X000
9110X200
Số phát sinh
Nợ
Có
1
185.751.820
185.751.820
2
185.751.820
185.751.820
Ngày 30 tháng 06 năm 2013
Người lập
Kế toán trưởng
40
4.1.3 Kế toán thu nhập khác
4.1.3.1 Tài khoản sử dụng
TK 711 – Thu nhập khác
+ TK 7110X2B9 – NHXD – Thu nhập khác
Ngoài ra còn có tài khoản liên quan: TK 111
4.1.3.2 Chứng từ
- Phiếu thu
4.1.3.3 Lưu đồ luân chuyển chứng từ
Căn cứ vào hóa đơn, chứng từ liên quan, kế toán thanh toán nhập liệu in
phiếu thu thành 3 liên, liên 1 lưu cùng số hóa đơn, chứng từ liên quan, 2 liên
chuyển cho thủ quỹ. Thủ quỹ thu tiền, ghi sổ quỹ và lưu lại 1 liên, liên còn lại
giao cho người nộp tiền.
Kế toán thanh toán
Phần mềm
Bắt đầu
In phiếu thu
Thủ quỹ
Phiếu thu
Hóa đơn, chứng
từ liên quan
CSDL
Thu tiền,
ghi sổ quỹ
Nhập liệu
Hóa đơn,
chứng từ
liên quan
Hóa đơn,
chứng từ
liên quan
Phiếu
thu
Phiếu thu
Tiền
Người
nộp
tiền
Phiếu
thu
Kết thúc
Hình 4.5 Lưu đồ luân chuyển chứng từ kế toán thu nhập khác
41
Sổ quỹ
4.1.3.4 Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh vào sổ sách kế toán
XÍ NGHIỆP KINH DOANH XĂNG DẦU AN BÌNH
Địa chỉ: 44 Ngô Thời Nhiệm – Rạch Sỏi – Kiên Giang
SỔ CÁI
Tháng 06 năm 2013
Tên tài khoản: Thu nhập khác
Ngày,
tháng ghi
sổ
Chứng từ
Số hiệu
Diễn giải
Số hiệu: 711
Đơn vị tính: VND
Số hiệu
Số phát
TK đối
sinh
ứng
Nợ Có
Ngày,
tháng
A
B
C
D
30/06/2013 X06/0036 30/06/2013 Thu tiền lẻ
kiểm quỹ
30/06/2013 11
30/06/2013 Kết chuyển
thu nhập khác
sang TK 911
Tổng cộng
E
1111X010
1
9110X200
669
669
2
669
669
Ngày 30 tháng 06 năm 2013
Người lập
Kế toán trưởng
4.1.4 Kế toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
4.1.4.1 Tài khoản sử dụng
- TK 641 – Chi phí bán hàng
+ TK 6411X211 – NHXD – Tiền ăn trưa
+ TK 6412X422 – NHDV – CP xăng dầu
+ TK 6413X230 – NHXD – CP dụng cụ đồ dùng
+ TK 6413X430 – NHDV – CP dụng cụ đồ dùng
+ TK 6414X440 – NHDV – CP khấu hao TSCĐ
+ TK 6417X27B – NHXD – CP kiểm định, kiểm dịch, giao nhận
+ TK 6417X47B – NHDV – CP kiểm định, kiểm dịch, giao nhận
+ TK 6417X270 – NHXD – CP thuê nhà, thuê kho
+ TK 6417X271 – NHXD – CP điện
+ TK 6417X273 – NHXD – CP điện thoại, Internet
+ TK 6417X274 – NHXD – CP sửa chữa nhỏ thuê ngoài
+ TK 6417X288 – NHXD – CP mua bảo hiểm
42
+ TK 6417X474 – NHDV – CP sửa chữa nhỏ thuê ngoài
+ TK 6418X28Z – NHXD – CP bằng tiền khác
+ TK 6418X48Z – NHDV – CP bằng tiền khác
+ TK 6418X281 – NHXD – CP công tác phí, vé máy bay
- TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
+ TK 6421X211 – NHXD – Tiền ăn trưa
+ TK 6422X223 – NHXD – CP văn phòng phẩm
+ TK 6423X230 – NHXD – CP dụng cụ đồ dùng
+ TK 6423X430 – NHDV – CP dụng cụ đồ dùng
+ TK6424X240 – NHXD – CP khấu hao TSCĐ
+ TK 6425X259 – NHXD – Các khoản phí và lệ phí khác
+ TK 6425X459 – NHDV – Các khoản phí và lệ phí khác
+ TK 6427X27Z – NHXD – CP dịch vụ mua ngoài khác
+ TK 6427X47Z – NHDV – CP dịch vụ mua ngoài khác
+ TK 6427X273 – NHXD – CP điện thoại, Internet
+ TK 6427X274 – NHXD – CP sửa chữa nhỏ thuê ngoài
+ TK 6427X288 – NHXD – CP mua bảo hiểm
+ TK 6427X488 – NHDV – CP mua bảo hiểm
+ TK 6428X28Z – NHXD – CP bằng tiền khác
4.1.4.2 Chứng từ
Phiếu chi, phiếu xuất kho, bảng phân bổ công cụ dụng cụ, bảng trích
trước chi phí thuê kho, giấy báo nợ, bảng phân bổ chi phí mua bảo hiểm,…
4.1.4.3 Lưu đồ luân chuyển chứng từ
Căn cứ vào hóa đơn, chứng từ liên quan, kế toán thanh toán nhập liệu, in
phiếu chi thành 3 liên, sau đó trình Giám đốc, kế toán trưởng xem xét, ký
duyệt và chuyển cho thủ quỹ. Thủ quỹ tiến hành xuất quỹ chi tiền và ghi sổ
quỹ, 1 liên giao cho người nhận tiền, 1 liên thủ quỹ giữ, liên còn lại chuyển
cho kế toán thanh toán, kế toán thanh toán tiến hành nhập liệu vào phần mềm.
Định kỳ, in Sổ chi tiết bán hàng và Sổ chi tiết quản lý doanh nghiệp.
43
Phần mềm
Kế toán thanh toán
Giám đốc – Kế toán trưởng
Bắt đầu
In phiếu chi
Hóa đơn, chứng
từ liên quan
CSDL
A
Hóa đơn,
chứng từ
liên quan
Phiếu chi
duyệt
Xem xét,
ký duyệt
Phiếu
chi
Hóa đơn,
chứng từ
liên quan
B
Phiếu chi
Nhập liệu
Phiếu chi
duyệt
A
Thủ quỹ
Chi tiền,
ghi sổ quỹ
Phiếu chi
duyệt
Tiền
B
Phiếu chi
duyệt
Cập nhật CSDL
Nhập liệu
CSDL
Phiếu chi
duyệt
Phiếu chi
duyệt
In Sổ chi tiết
bán hàng và Sổ
chi tiết QLDN
Định kỳ
Sổ chi tiết
bán hàng
Sổ chi tiết
QLDN
Kết thúc
Ghi chú:
QLDN: quản lý doanh nghiệp
Hình 4.6 Lưu đồ luân chuyển chứng từ kế toán chi phí bán hàng và quản lý
doanh nghiệp
44
Sổ quỹ
Người
nhận
tiền
4.1.2.4 Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh vào sổ sách kế toán
XÍ NGHIỆP KINH DOANH XĂNG DẦU AN BÌNH
Địa chỉ: 44 Ngô Thời Nhiệm – Rạch Sỏi – Kiên Giang
(Trích) SỔ CÁI
Tháng 06 năm 2013
Tên tài khoản: Chi phí bán hàng
Số hiệu: 641
Đơn vị tính: VND
Ngày, tháng
ghi sổ
Chứng từ
Số hiệu
Ngày, tháng
A
12/06/2013
14/06/2013
14/06/2013
…
30/06/2013
B
X06/1260
X06/0010
X06/0010
…
8
C
12/06/2013
14/06/2013
14/06/2013
…
30/06/2013
30/06/2013
8
30/06/2013
30/06/2013
8
30/06/2013
Diễn giải
D
Xuất dầu chạy xalan đi hiệu chuẩn định kỳ
Chi tiền biển số meca ca xe 68C-01509
Chi tiền phí đăng kiểm xe 68C-01509
…
Kết chuyển chi phí mua bảo hiểm sang TK
911
Kết chuyển chi phí công tác phí, vé máy
bay sang TK 911
Kết chuyển chi phí bằng tiền khác sang TK
911
Tổng cộng
Số hiệu TK
đối ứng
E
5121X213
1111X010
1111X010
…
9110X200
Số phát sinh
Nợ
Có
1
15.761.398
160.000
277.273
…
2
…
5.181.179
9110X200
1.335.055
9110X200
624.000
165.770.312
165.770.312
Ngày 30 tháng 06 năm 2013
Người lập
Kế toán trưởng
45
XÍ NGHIỆP KINH DOANH XĂNG DẦU AN BÌNH
Địa chỉ: 44 Ngô Thời Nhiệm – Rạch Sỏi – Kiên Giang
(Trích) SỔ CÁI
Tháng 06 năm 2013
Tên tài khoản: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Số hiệu: 642
Đơn vị tính: VND
Ngày, tháng
ghi sổ
Chứng từ
Số hiệu
Ngày, tháng
A
04/06/2013
04/06/2013
04/06/2013
04/06/2013
…
30/06/2013
B
X06/0008
X06/0009
X06/0010
X06/0012
…
9
C
04/06/2013
04/06/2013
04/06/2013
04/06/2013
…
30/06/2013
30/06/2013
30/06/2013
9
9
30/06/2013
30/06/2013
Diễn giải
D
Phí CK trả tiền công ty (AgriBank KG)
Phí CK trả tiền công ty (WesternBank KG)
Phí CK trả tiền công ty (BIVBank KG)
Phí CK trả tiền công ty (KienLongBank KG)
…
Kết chuyển chi phí dịch vụ mua ngoài khác sang
TK 911
Kết chuyển chi phí mua bảo hiểm sang TK 911
Kết chuyển chi phí bằng tiền khác sang TK 911
Tổng cộng
Số hiệu TK
đối ứng
E
1121X010
1121X030
1121X060
1121X100
…
9110X200
Số phát sinh
Nợ
1
95.455
10.909
74.318
22.000
…
9110X200
9110X200
107.666.031
Có
2
…
3.936.091
2.268.878
52.475.856
107.666.031
Ngày 30 tháng 06 năm 2013
Người lập
Kế toán trưởng
46
4.1.5 Kế toán xác định kết quả kinh doanh
4.1.5.1 Tài khoản sử dụng
- TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
+ TK 9110X200 – NHXD – Kết quả HĐSXKD
+ TK 9110X400 – NHDV – Kết quả HĐSXKD
4.1.5.2 Chứng từ
Bảng tính và kết chuyển doanh thu, chi phí hoạt động kinh doanh, hoạt
động tài chính và hoạt động khác.
4.1.5.3 Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh vào sổ sách
Cuối kỳ kế toán tiến hành kết chuyển doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh
thu hoạt động tài chính, thu nhập khác, giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động tài
chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp vào tài khoản 911 để
xác định kết quả kinh doanh của Xí nghiệp.
XÍ NGHIỆP KINH DOANH XĂNG DẦU AN BÌNH
Địa chỉ: 44 Ngô Thời Nhiệm – Rạch Sỏi – Kiên Giang
(Trích) SỔ CÁI
Tháng 06 năm 2013
Tên tài khoản: Xác định kết quả kinh doanh
Ngày,
tháng ghi
sổ
Chứng từ
Số
Ngày,
hiệu
tháng
A
B
30/06/2013 10
…
…
30/06/2013 9
Diễn
giải
C
D
30/06/2013 Kết
chuyển
chi phí
tài
chính
…
…
30/06/2013 Kết
chuyển
chi phí
bằng
tiền
khác
Tổng
cộng
Số hiệu
TK đối
ứng
Số hiệu: 911
Đơn vị tính: VND
Số phát sinh
Nợ
E
6355X2B2
1
185.751.820
…
6428X28Z
…
52.475.856
Có
2
…
45.929.639.717 45.929.639.717
Ngày 30 tháng 06 năm 2013
Người lập
Kế toán trưởng
47
XÍ NGHIỆP KINH DOANH XĂNG DẦU
AN BÌNH
44 Ngô Thời Nhiệm – Rạch Sỏi – Kiên Giang
Mẫu số B 02 – DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Tháng 6 năm 2013
Đơn vị tính: VND
Mã Thuyết
Tháng 6 năm
CHỈ TIÊU
số
minh
2013
1
2
3
4
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01
VI.25
45.656.215.444
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung
cấp dịch vụ (10 = 01 – 02)
4. Giá vốn hàng bán
02
10
VI.26
VI.27
0
45.656.215.444
11
VI.28
44.964.383.388
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
dịch vụ (20 = 10 – 11)
6. Doanh thu hoạt động tài chính
20
21
VI.29
13.920.079
7. Chi phí tài chính
22
VI.30
185.751.820
- Trong đó: Chi phí lãi vay
8. Chi phí bán hàng
23
24
185.751.820
165.770.312
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
25
107.666.031
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh
{30 = 20 + (21 – 22) – (24 + 25)}
11. Thu nhập khác
30
246.563.972
31
669
12. Chi phí khác
13. Lợi nhuận khác (40 = 31 – 32)
32
40
0
669
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50
= 30 + 40)
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp
(60 = 50 – 51 – 52)
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*)
50
246.564.641
Người lập biểu
51
52
60
691.832.056
VI.31
VI.32
246.564.641
70
Ngày 30 tháng 06 năm 2013
Kế toán trưởng
Giám đốc
48
4.2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA XÍ
NGHIỆP TỪ NĂM 2010 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2013
4.2.1 Phân tích tình hình doanh thu
4.2.1.1 Phân tích tình hình doanh thu giai đoạn 2010 – 2012
a) Phân tích doanh thu theo thành phần của Xí nghiệp
Với những doanh nghiệp kinh doanh thương mại như Xí nghiệp kinh
doanh xăng dầu An Bình thì doanh thu chiếm tỷ trọng rất lớn trong toàn bộ thu
nhập của doanh nghiệp. Hơn nữa doanh thu phản ánh quy mô của quá trình
kinh doanh qua các thời kỳ.
Doanh thu của Xí nghiệp gồm các thành phần sau:
- Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ.
- Doanh thu hoạt động tài chính.
- Thu nhập khác.
Sự biến động tổng doanh thu của Xí nghiệp qua 3 năm 2010, 2011 và
2012 thông qua biểu đồ sau.
triệu đồng
600.000
575.359,51
526.849,11
515.880,31
500.000
400.000
300.000
200.000
100.000
0
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình
giai đoạn 2010 – 2012
Hình 4.7 Biểu đồ thể hiện tổng doanh thu của Xí nghiệp kinh doanh
xăng dầu An Bình giai đoạn 2010 – 2012
Qua biểu đồ ta thấy tổng doanh thu của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu
An Bình giai đoạn 2010 – 2012 có sự tăng giảm không đều. Tổng doanh thu
cao nhất vào năm 2011 (575.350,51 triệu đồng) và thấp nhất vào năm 2012
(515.880,31 triệu đồng).
Tình hình doanh thu theo thành phần của Xí nghiệp được thể hiện qua
bảng sau:
49
Bảng 4.1: Tình hình doanh thu theo thành phần của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị tính: triệu đồng
Chênh lệch 2011/2010
CHỈ TIÊU
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Số tương
đối (%)
49.422,45
9,42
-59.823,19
Số tương
đối (%)
-10,42
-43,24
327,41
27,34
85,19
9,21
16,58
-59.479,20
3.316,00
-10,34
Số tuyệt đối
Doanh thu thuần về
bán hàng và cung cấp
dịch vụ
Doanh thu hoạt động
tài chính
Thu nhập khác
Tổng doanh thu
524.738,98
574.161,43
514.338,24
2.109,86
1.197,58
1.524,99
-912,28
0,27
526.849,11
0,50
575.359,51
17,08
515.880,31
0,23
48.510,40
Chênh lệch 2012/2011
Số tuyệt đối
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình giai đoạn 2010 – 2012
50
Qua số liệu từ bảng trên ta thấy tổng doanh thu của Xí nghiệp kinh doanh
xăng dầu An Bình qua 3 năm 2010, 2011 và 2012 có sự biến động không đều.
Năm 2011 tổng doanh thu của Xí nghiệp đạt 575.359,51 triệu đồng, tăng
48.510,40 triệu đồng, tương ứng tăng 9,21% so với năm 2010. Sự gia tăng này
chủ yếu là do doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 49.422,45
triệu đồng, tương ứng tăng 9,42% so với năm 2010, đây là khoản doanh thu
chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu doanh thu (99,79%). Bên cạnh đó, trong
năm số tiền thu được từ thu nhập khác cũng tăng 85,19%, tương ứng với số
tiền không đáng kể 0,23 triệu đồng so với năm 2011. Nhưng mặt khác, doanh
thu hoạt động tài chính lại có phần giảm so với năm 2010, giảm 43,24%,
tương ứng với số tiền giảm là 912,28 triệu đồng. Nguyên nhân là do các khoản
thu từ tiền gửi ngân hàng và lãi quá hạn thanh toán của khách hàng ít hơn so
với năm 2010. Tuy nhiên sự giảm đó không ảnh hưởng nhiều đến doanh thu
của năm, bởi sự gia tăng trong doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có thể
bù đắp phần giảm của doanh thu hoạt động tài chính nên tổng doanh thu của
năm 2011 vẫn cao hơn năm 2010. Nguyên nhân là do trong năm 2011 giá mặt
hàng xăng dầu tiếp tục được điều chỉnh tăng, chính vì vậy mà sản lượng xăng
bán ra giảm so với năm 2010 nhưng doanh thu bán hàng năm 2011 lại tăng
nhanh hơn 2010.
Sang năm 2012, thì có phần ngược lại so với năm 2011, tổng doanh thu
giảm 59.479,20 triệu đồng, tương ứng giảm 10,34%. Nhân tố doanh thu hoạt
động tài chính tăng 327,41 triệu đồng, tương ứng tăng 27,34% và thu nhập
khác tăng mạnh 16,58 triệu đồng nguyên nhân là do thanh lý bồn chứa nhiên
liệu ở kho xăng dầu. Tuy nhiên sự tăng này không đủ bù đắp sự sụt giảm của
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 59.823,19 triệu đồng, tương ứng
giảm 10,42% so với năm 2011. Nguyên nhân là do giá bán cùng với sản lượng
tiêu thụ xăng dầu giảm mạnh nên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
giảm so với năm 2011.
Tóm lại, sự biến động tăng giảm doanh thu tiêu thụ của Xí nghiệp chịu
ảnh hưởng chủ yếu bởi sự biến động của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ, do nó luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh thu, bởi vì đây là hoạt
động kinh doanh chính của Xí nghiệp.
b) Phân tích doanh thu theo cơ cấu mặt hàng
Trong kinh doanh nhà quản lý luôn quan tâm đến việc tăng doanh thu,
đặc biệt là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ vì đây là doanh thu chiếm
tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của Xí nghiệp. Để làm được điều đó đòi hỏi
nhà quản lý cần phải phân tích tình hình biến động doanh thu theo mặt hàng,
để biết mặt hàng nào có doanh thu cao, có nhu cầu trên thị trường để đưa ra kế
hoạch kinh doanh phù hợp đem lại hiệu quả cao cho Xí nghiệp.
Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình chuyên kinh doanh các mặt
hàng xăng dầu như: xăng, dầu hỏa, diesel, mazut và một số sản phẩm phụ như
dầu mỡ nhờn, nhớt,…
51
Bảng 4.2: Tình hình doanh thu theo mặt hàng của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình giai đoạn 2010 – 2012
Năm 2010
MẶT HÀNG
Xăng
Diesel
Dầu hỏa
Mazut
Nhớt, dầu nhờn,
mỡ nhờn
Tổng cộng
Năm 2011
Năm 2012
Giá trị
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
Tỷ
trọng
(%)
164.421,98
341.065,20
1.487,34
11.877,96
5.886,50
31,33
65,00
0,28
2,26
1,12
177.032,95
392.642,52
2.217,27
2.057,37
211,32
30,83
68,38
0,39
0,36
0,04
154.764,38
349.441,40
2.520,26
1.954,49
5.657,72
30,09
67,94
0,49
0,38
1,10
524.738,98 100,00
574.161,43 100,00
514.338,24 100,00
Đơn vị tính: triệu đồng
Chênh lệch 2012/2011
Chênh lệch 2011/2010
Số
Số
Số
Số
tương
tương
tuyệt
tuyệt
đối
đối
đối
đối
(%)
(%)
12.610,97
7,70
-22.268,57
-12,58
51.577,32
15,12
-43.201,12
-11,00
729,93
49,08
302,99
13,66
-9.820,59
-82,68
-102,88
-5,00
-5.697,77
-96,42
5.446,40 2.577,32
49.422,45
Nguồn: Báo cáo tài chính của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình giai đoạn 2010 – 2012
52
9,42
-59.823,19
-10,42
Bảng 4.3: Sản lượng tiêu thụ theo mặt hàng của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình giai đoạn 2010 – 2012
MẶT HÀNG ĐVT
Xăng
Diesel (DO)
Dầu hỏa (KO)
Mazut (FO)
lít
lít
lít
kg
Năm 2010
12.902.999
27.160.983
113.000
986.095
Năm 2011
Năm 2012
10.420.263
23.485.074
124.786
179.612
7.680.614
18.239.021
126,436
115.918
Chênh lệch 2011/2010
Số tuyệt
Số tương
đối
đối (%)
-2.482.736
-19,24
-3.675.909
-13,53
11.786
10,43
-806.483
-81,79
Chênh lệch 2012/2011
Số tương
Số tuyệt đối
đối (%)
-2.739.649
-26,29
-5.246.053
-22,34
1.650
1,32
-63.694
-35,46
Nguồn: Báo cáo tài chính của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình giai đoạn 2010 – 2012
53
Qua Bảng 4.2 ta thấy doanh thu từng mặt hàng có sự tăng giảm không
đồng đều qua các năm.
+ Xăng
Xăng là mặt hàng có doanh thu chiếm tỷ trọng cao thứ hai sau diesel.
Doanh thu của mặt hàng xăng tăng vào năm 2011 và giảm vào năm 2012.
Năm 2011 doanh thu của mặt hàng này đạt 177.032,95 triệu đồng, tăng
12.610,97 triệu đồng, tức tăng 7,70% so với năm 2010. Doanh thu năm 2011
tăng là do sự biến động của nền kinh tế thế giới, đặc biệt giá xăng dầu thế giới
tăng cao ảnh hưởng nhiều đến giá xăng dầu trong nước, mặt dù sản lượng bán
ra chỉ đạt mức 10.420.263 lít, giảm 2.482.736 lít, tức giảm 19,24% so với năm
2010 nhưng doanh thu của mặt hàng xăng năm 2011 vẫn cao hơn so với năm
2010. Đến năm 2012 sản lượng xăng bán ra giảm 2.739.649 lít, tức giảm
26,29% so với năm 2011, nguyên nhân là do Nhà nước đã có nhiều lần điều
chỉnh giá xăng và do sự cạnh tranh của các công ty xăng dầu mà doanh thu
mặt hàng xăng năm 2012 của Xí nghiệp giảm 22.268,57 triệu đồng, tức giảm
12,58% so với năm 2011.
+ Diesel (DO)
Diesel là một trong những mặt hàng chủ lực của Xí nghiệp kinh doanh
xăng dầu An Bình, mặt hàng này luôn đứng đầu về tỷ trọng sản lượng và tỷ
trọng doanh thu trong tổng số. Cùng với sự tăng giá của xăng thì giá diesel
cũng biến động không ngừng tăng cao. Việc tăng giá diesel đã ảnh hưởng lớn
đến doanh thu mặt hàng diesel của Xí nghiệp. Cụ thể doanh thu mặt hàng
diesel năm 2011 tăng 51.577,32 triệu đồng, tức tăng 15,12% so với năm 2010.
Trong khi lượng bán ra của mặt hàng này trong năm 2011 giảm 3.675.909 lít,
tức giảm 13,53% so với năm 2010. Đến năm 2012 thì lượng diesel bán ra tiếp
tục giảm 5.246.053 lít, tức giảm 22,34% so với năm 2011. Nguyên nhân dẫn
đến lượng diesel bán ra giảm qua ba năm phần lớn do giá diesel tăng cao, Xí
nghiệp hạn chế lượng mua vào để đảm bảo đủ nguồn vốn kinh doanh do tổng
công ty cấp xuống.
+ Dầu hỏa (KO)
Từ Bảng 4.2 và Bảng 4.3 ta thấy dầu hỏa có doanh thu và sản lượng tiêu
thụ đều tăng qua 3 năm. Cụ thể năm 2011 doanh thu mặt hàng dầu hỏa tăng
729,93 triệu đồng, tức tăng 49,08% so với năm 2010. Doanh thu tăng là do sản
lượng trong năm 2011 tăng 11.786 lít, tức tăng 10,43% so với năm 2010. Đến
năm 2012 sản lượng tiêu thụ mặt hàng dầu hỏa tiếp tục tăng 1.650 lít. Sản
lượng mặt hàng dầu hỏa bán ra tăng là do giá gas tiêu dùng ngày càng tăng cao
nên một số người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang sử dụng dầu hỏa. Sản
lượng tăng làm cho doanh thu mặt hàng dầu hỏa trong năm 2012 tăng 302,99
triệu đồng, tức tăng 13,66% so với năm 2011. Ngoài sản lượng tăng thì giá
mặt hàng dầu hỏa tăng cũng là nguyên nhân dẫn đến doanh thu mặt hàng dầu
hỏa tăng qua 3 năm.
54
+ Mazut (FO)
Qua số liệu từ 2 bảng trên ta thấy doanh thu và sản lượng tiêu thụ của
mặt hàng mazut giảm qua 3 năm. Cụ thể, năm 2011 doanh thu mặt hàng mazut
giảm 9.820,59 triệu đồng, hay giảm mạnh 82,68% so với năm 2010. Doanh
thu giảm là do sản lượng tiêu thụ giảm 806.483 kg, tức giảm 81,79% so với
năm 2010. Đến năm 2012 thì sản lượng tiếp tục giảm 63.694 kg, tức giảm
35,46% so với năm 2011, đã làm cho doanh thu năm 2012 giảm 102,88 triệu
đồng so với năm 2011. Nguyên nhân là do một lượng lớn khách hàng công
nghiệp chuyển sang sử dụng những loại nhiên liệu khác có giá thấp hơn và sự
xuất hiện của nhiều đầu mối nhập khẩu khác đấu thầu do không thực hiện
nghiêm túc về chỉ tiêu chất lượng nên giá bán thấp hơn giá của Xí nghiệp nên
đã làm cho sản lượng của mặt hàng này giảm dẫn đến doanh thu giảm qua các
năm.
+ Nhớt, dầu nhờn, mỡ nhờn
Qua bảng 4.2 ta thấy doanh thu của các mặt hàng nhớt, dầu nhờn, mỡ
nhờn năm 2011 đạt 211,32 triệu đồng, giảm mạnh 96,42% so với năm 2010.
Sự giảm mạnh này là do Xí nghiệp chú trọng kinh doanh hơn vào các mặt
hàng xăng, diesel, dầu hỏa và mazut. Đến năm 2012 doanh thu của những mặt
hàng này tăng 5.446,40 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân là do cùng
với sự tăng giá của xăng dầu thì giá của các mặt hàng nhớt, dầu nhờn và mỡ
nhờn cũng tăng theo, đồng thời sản lượng bán ra cũng tăng.
Tỷ trọng doanh thu theo từng mặt hàng của Xí nghiệp qua các năm được
thể hiện qua các biểu đồ sau:
2,26%
1,12%
0,28%
31,33%
65,01%
Xăng
Diesel
Dầu hỏa
Mazut
Nhớt, dầu nhờn, mỡ nhờn
Hình 4.8 Tỷ trọng doanh thu từng mặt hàng năm 2010
55
0,36%
0,39%
0,04%
30,83%
68,38%
Xăng
Diesel
Dầu hỏa
Mazut
Nhớt, dầu nhờn, mỡ nhờn
Hình 4.9 Tỷ trọng doanh thu từng mặt hàng năm 2011
0,38%
1,10%
0,49%
30,09%
67,94%
Xăng
Diesel
Dầu hỏa
Mazut
Nhớt, dầu nhờn, mỡ nhờn
Hình 4.10 Tỷ trọng doanh thu từng mặt hàng năm 2012
4.2.1.2 Phân tích tình hình doanh thu trong 6 tháng đầu năm 2011,
2012 và 2013
a) Phân tích doanh thu theo thành phần của Xí nghiệp kinh doanh xăng
dầu An Bình
Dưới đây là bảng thể hiện tình hình doanh thu tiêu thụ của Xí nghiệp
kinh doanh xăng dầu An Bình trong 6 tháng đầu năm 2011, 2012 và 2013.
56
Bảng 4.4: Tình hình doanh thu tiêu thụ của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình trong 6 tháng đầu năm 2011, 2012 và 2013
Đơn vị tính: triệu đồng
6 tháng đầu
năm 2011
CHỈ TIÊU
6 tháng đầu
năm 2012
Chênh lệch 6 tháng đầu năm
2012/6 tháng đầu năm 2011
6 tháng đầu
năm 2013
305.084,78
263.399,06
243.208,87
-41.685,72
Số tương đối
(%)
-13,66
583,78
688,12
220,07
104,34
0,17
305.668,73
17,07
264.104,25
0,01
243.428,95
16,90
-41.564,48
Số tuyệt đối
Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu hoạt động tài
chính
Thu nhập khác
Tổng doanh thu
Chênh lệch 6 tháng đầu năm
2013/6 tháng đầu năm 2012
-20.190,19
Số tương đối
(%)
-7,67
17,87
-468,05
-68,02
9.941,18
-13,60
-17,06
-20.675,30
-99,94
-7,83
Số tuyệt đối
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình trong 6 tháng đầu năm 2011, 2012 và 2013
57
Nhìn chung, tình hình tổng doanh thu trong 6 tháng đầu năm 2011, 2012
và 2013 có xu hướng giảm. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2012 tổng doanh thu
giảm 41.564,48 triệu đồng, tức giảm 13,60% so với 6 tháng đầu năm 2011.
Đến 6 tháng đầu năm 2013 tổng doanh thu giảm 7,83% so với 6 tháng đầu
năm 2012.
+ Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng cao
nhất trong tổng doanh thu. Doanh thu này giảm qua các 6 tháng đầu năm. Cụ
thể, 6 tháng đầu năm 2012 doanh thu thuần giảm 41.685,72 triệu đồng, tức
giảm 13,66% so với 6 tháng đầu năm 2011, đến 6 tháng đầu năm 2013 doanh
thu này lại giảm 7,67% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân của sự
giảm này là do nền kinh tế còn nhiều khó khăn, sự cạnh tranh của các đại lý
xăng dầu trên địa bàn làm cho sản lượng tiêu thụ xăng dầu giảm, dẫn đến
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm.
+ Doanh thu hoạt động tài chính
Doanh thu hoạt động tài chính của Xí nghiệp bao gồm: lãi tiền gửi, tiền
lãi cho vay, lãi quá hạn thanh toán của khách hàng. Do hoạt động chính của Xí
nghiệp là hoạt động kinh doanh nên sự biến động về doanh thu hoạt động tài
chính chủ yếu là do khách hàng đến hạn thanh toán nhưng chưa trả tiền nên
phải chịu lãi suất quá hạn từ phía Xí nghiệp.
Doanh thu hoạt động tài chính tăng giảm không đều qua các 6 tháng đầu
năm. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2012 doanh thu này tăng 104,34 triệu đồng, tức
tăng 17,87% so với 6 tháng đầu năm 2011, nguyên nhân là do có nhiều doanh
nghiệp thiếu nợ Xí nghiệp quá hạn nhưng chưa thanh toán, nên phải chịu lãi
suất quá hạn từ phía Xí nghiệp và một phần lãi từ tiền gửi ngân hàng. Đến 6
tháng đầu năm 2013 doanh thu hoạt động tài chính đạt giá trị 220,07 triệu
đồng, giảm 468,05 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Doanh thu hoạt
động này giảm là do đa số khách hàng thanh toán đúng hạn, chỉ còn một số
khách hàng thanh toán quá hạn.
+ Thu nhập khác
Thu nhập khác của Xí nghiệp chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng
doanh thu của Xí nghiệp. 6 tháng đầu năm 2012 thu nhập khác của xí nghiệp
tăng 16,90 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2011. Nguyên nhân là do Xí
nghiệp thanh lý bồn chứa nhiên liệu nên làm cho thu nhập này tăng. Đến 6
tháng đầu năm 2013 thu nhập này giảm 17,06 triệu đồng so với 6 tháng đầu
năm 2012.
b) Phân tích doanh thu theo mặt hàng của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu
An Bình
Dưới đây là bảng số liệu thể hiện tình hình doanh thu theo mặt hàng của
Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình trong 6 tháng đầu năm 2011, 2012 và
2013.
58
Bảng 4.5: Tình hình doanh thu theo mặt hàng của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình trong 6 tháng đầu năm 2011, 2012 và 2013
Đơn vị tính: triệu đồng
6 tháng đầu năm
2011
MẶT HÀNG
Xăng
Diesel
Dầu hỏa
Mazut
Nhớt, dầu nhờn,
mỡ nhờn
Tổng cộng
6 tháng đầu năm
2012
6 tháng đầu năm
2013
Giá trị
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
Tỷ
trọng
(%)
93.966,11
208.739,01
1.220,34
1.098,31
61,02
30,80
68,42
0,40
0,36
0,02
79.414,82
178.874,30
1.317,00
974,58
2.818,37
30,15
67,91
0,50
0,37
1,07
76.245,98
162.804,02
1.507,89
705,31
1.945,67
31,35
66,94
0,62
0,29
0,80
305.084,78 100,00
263.399,06 100,00
243.208,87 100,00
Chênh lệch 6 tháng
đầu năm 2012/6 tháng
đầu năm 2011
Số
Số
tương
tuyệt
đối
đối
(%)
-14.551,29
-15,49
-29.864,71
-14,31
96,66
7,92
-123,73
-11,27
2.757,35 4.518,99
-41.685,72
-13,66
Chênh lệch 6 tháng
đầu năm 2013/6
tháng đầu năm 2012
Số
Số
tương
tuyệt
đối
đối
(%)
-3.168,84
-3,99
-16.070,28
-8,98
190,90
14,50
-269,27
-27,63
-872,70
-30,96
-20.190,19
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình trong 6 tháng đầu năm 2011, 2012 và 2013
59
-7,67
Qua Bảng 4.5 ta thấy doanh thu của đa số các mặt hàng giảm, trừ dầu
hỏa có xu hướng tăng.
- Đối với các mặt hàng xăng, diesel, mazut có xu hướng giảm. Cụ thể 6
tháng đầu năm 2012, doanh thu mặt hàng xăng giảm 15,49%, diesel giảm
14,31%, mazut giảm 11,27% so với 6 tháng đầu năm 2011. Đến 6 tháng đầu
năm 2013, doanh thu của xăng lại giảm 3,99%, diesel giảm 8,98%, mazut
giảm 27,63% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân dẫn đến doanh thu
các mặt hàng này giảm là do tình hình kinh doanh xăng dầu của Xí nghiệp
ngày càng gặp nhiều khó khăn, do có sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp
cạnh tranh cùng lĩnh vực như: Công ty xăng dầu quân đội, Xí nghiệp kinh
doanh xăng dầu Kiên Giang… làm cho sản lượng tiêu thụ của các mặt hàng
này giảm, đồng thời do sự biến động của giá xăng dầu thế giới làm cho giá bán
xăng dầu trong nước biến động liên tục.
- Đối với dầu hỏa có xu hướng tăng. Cụ thể 6 tháng đầu năm 2012 doanh
thu đạt 1.317,00 triệu đồng, tăng 96,66 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm
2011. Sang 6 tháng đầu năm 2013 doanh thu của dầu hỏa tăng 14,50% so với
6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân chính là do lượng hàng hóa xuất bán cho
nội bộ công ty tăng, hơn nữa Xí nghiệp đã phát triển thêm một số khách hàng
công nghiệp mới sử dụng mặt hàng dầu hỏa phục vụ cho sản xuất.
- Đối với các mặt hàng nhớt, dầu nhờn, mỡ nhờn thì doanh thu tăng giảm
không đồng đều. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2012 doanh thu các mặt hàng này
tăng mạnh 2.757,35 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2011. Đến 6 tháng đầu
năm 2013 doanh thu giảm giảm 30,96% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên
nhân của sự biến động này là do nền kinh tế có nhiều biến động, thị trường có
nhiều đối thủ cạnh tranh nên Xí nghiệp không tập trung nhiều vào mặt hàng
này, chủ yếu Xí nghiệp chú trọng vào các mặt hàng xăng, dầu đã dẫn đến
những thay đổi trên. Song Xí nghiệp cần tập trung nhiều hơn cho các mặt hàng
nhớt, dầu nhờn, mỡ nhờn vì mặt hàng này còn nhiều thị trường tiềm năng chưa
khai thác hết.
4.2.2 Phân tích tình hình chi phí
4.2.2.1 Phân tích tình hình chi phí giai đoạn 2010 – 2012
Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, việc so sánh, phân tích chi phí giữa
các kỳ kinh doanh sẽ giúp cho nhà quản trị đánh giá được tình hình chi phí
cũng như khả năng tiết kiệm chi phí góp phần tăng hiệu quả hoạt động kinh
doanh cho đơn vị.
Ta có thể thấy sự biến động tình hình chi phí của Xí nghiệp thông qua
biểu đồ sau:
60
triệu đồng
600.000
571.421,75
525.061,52
516.231,43
500.000
400.000
300.000
200.000
100.000
0
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu
An Bình giai đoạn 2010 – 2012
Hình 4.11 Biểu đồ thể hiện tổng chi phí của Xí nghiệp kinh doanh
xăng dầu An Bình giai đoạn 2010 – 2012
Từ biều đồ trên ta thấy tổng chi phí của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu
giai đoạn 2010 – 2012 tăng giảm không đều. Tổng chi phí cao nhất vào năm
2011 (571.421,75 triệu đồng) và thấp nhất vào năm 2012 (516.231,43 triệu
đồng).
Bảng số liệu thể hiện tình hình chi phí của Xí nghiệp kinh doanh xăng
dầu An Bình qua 3 năm 2010, 2011 và 2012. (Xem trang 62)
Qua Bảng 4.6 ta thấy tổng chi phí của Xí nghiệp tăng giảm không đồng
đều qua các năm. Cụ thể, năm 2011 tổng chi phí của Xí nghiệp tăng 46.360,23
triệu đồng, tương ứng tăng 8,83% so với năm 2010. Nguyên nhân là do năm
2011 giá xăng dầu tăng làm cho chi phí giá vốn tăng 8,61% so với năm 2010.
Bên cạnh đó, do mở rộng hệ thống bán lẻ phải vay ngân hàng nên khoản chi
phí trả lãi đã tăng đáng kể trong năm, tăng 26,89% so với năm 2010. Không
những vậy mà các chi phí còn lại như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh
nghiệp và chi phí khác cũng tăng theo nên đã góp phần đưa tổng chi phí của
năm 2011 tăng lên.
Đến năm 2012, tổng chi phí đã giảm đáng kể 55.190,32 triệu đồng, tương
ứng giảm 9,66% so với năm 2011. Nguyên nhân là do các khoản chi phí đã
giảm hơn so với năm 2011, do trong năm có khoảng thời gian giá xăng dầu
giảm làm cho giá vốn hàng bán giảm 9,40% so với năm 2011; đặc biệt là chi
phí tài chính đã giảm đi đáng kể 43,63% và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm
15,95% so với năm 2011. Tuy nhiên chỉ có chi phí bán hàng tăng 32,69% so
với năm 2011 là do chi phí nhân viên bán hàng, chi phí nhiên liệu và chi phí
khấu hao tài sản cố định tại bộ phận bán hàng tăng. Tổng chi phí năm 2012
giảm cho thấy Xí nghiệp đã kiểm soát lại việc quản lý chi phí trong năm.
61
Bảng 4.6: Tình hình chi phí của Xí nghiệp kinh doanh An Bình giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị tính: triệu đồng
Chênh lệch 2011/2010
CHỈ TIÊU
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Số tuyệt đối
Giá vốn hàng bán
Chi phí tài chính
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí khác
Tổng chi phí
513.723,30
4.985,98
1.711,50
4.635,18
5,56
525.061,52
557.979,25
6.326,49
2.364,74
4.741,63
9,64
571.421,75
505.537,78
3.566,31
3.137,70
3.985,16
4,48
516.231,43
44.255,95
1.340,51
653,24
106,45
4,08
46.360,23
Số tương
đối (%)
8,61
26,89
38,17
2,30
73,38
8,83
Chênh lệch 2012/2011
Số tuyệt đối
-52.441,47
-2.760,18
772,96
-756,47
-5,16
-55.190,32
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình giai đoạn 2010 – 2012
62
Số tương
đối (%)
-9,40
-43,63
32,69
-15,95
-53,53
-9,66
Để hiểu rõ hơn các nguyên nhân làm biến động tổng chi phí ta tiến hành
phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành đến tổng chi phí.
Giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán còn được gọi là chi phí mua hàng đối với các doanh
nghiệp thương mại. Đây là một khoản chi phí có tỷ trọng cao nhất trong tổng
chi phí của Xí nghiệp và có ảnh hưởng lớn đến sự biến động của tổng chi phí.
Qua Bảng 4.6, nhìn chung giá vốn hàng bán của Xí nghiệp tăng giảm không
đều. Năm 2011 giá vốn hàng bán của Xí nghiệp tăng 44.255,95 triệu đồng, tức
tăng 8,61% so với năm 2010. Đến năm 2012 giá vốn hàng bán của Xí nghiệp
giảm 9,40% so với năm 2011.
Qua Bảng 4.7 ta thấy tình hình biến động giá vốn hàng bán của từng mặt
hàng như sau: (Xem trang 66)
+ Xăng và diesel
Hai mặt hàng này có giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ
cấu giá vốn hàng bán. Giá vốn hàng bán của hai mặt hàng này tăng giảm
không đều qua các năm. Cụ thể, năm 2011 giá vốn hàng bán của xăng tăng
10.483,07 triệu đồng, diesel tăng 46.641,96 triệu đồng so với năm 2010.
Nguyên nhân là do ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới sau cuộc khủng
hoảng kéo theo giá xăng dầu thế giới tăng cao, đồng thời tỷ giá cũng tăng đã
dẫn đến giá xăng dầu nhập khẩu tăng, làm cho giá mua của Xí nghiệp cũng
tăng theo. Đến năm 2012 giá vốn hàng bán của xăng và diesel lần lượt giảm
11,42% và 9,63% so với năm 2011. Nguyên nhân là do sản lượng tiệu thụ của
hai mặt hàng này giảm so với năm 2011. (Xem Bảng 4.3)
+ Dầu hỏa
Giá vốn hàng bán của dầu hỏa có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể,
năm 2011 giá vốn mặt hàng dầu hỏa tăng 709,77 triệu đồng, tức tăng 49,32%
so với năm 2010. Đến năm 2012 giá vốn hàng bán tiếp tục tăng 1,16% so với
năm 2011. Nguyên nhân làm cho giá vốn của mặt hàng dầu hỏa tăng qua 3
năm 2010 – 2012 là do ảnh hưởng của giá mua vào và sản lượng bán ra đều
tăng. (Xem Bảng 4.3)
+ Mazut
Giá vốn hàng bán của mặt hàng mazut giảm liên tục giai đoạn 2010 –
2012. Cụ thể, năm 2011 thì giá vốn hàng bán giảm 8.719,67 triệu đồng, tức
giảm 80,97% so với năm 2010. Đến năm 2012 thì giá vốn hàng bán của mặt
hàng này giảm 38,32% so với năm 2011. Nguyên nhân làm cho giá vốn hàng
bán giảm là do sản lượng tiêu thụ giảm qua 3 năm 2010, 2011 và 2012. (Xem
Bảng 4.3)
+ Nhớt, dầu nhờn, mỡ nhờn
Giá vốn hàng bán của các mặt hàng nhớt, dầu nhờn, mỡ nhờn tăng giảm
không đều giai đoạn 2010 – 2012. Cụ thể, năm 2011 giá vốn hàng bán của các
mặt hàng này giảm 4.881,76 triệu đồng, tức giảm 96,46% so với năm 2010.
Đến năm 2012 giá vốn hàng bán của các mặt hàng này tăng 4.724,50 triệu
63
đồng so với năm 2011. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do Xí nghiệp chú
trọng kinh doanh hơn vào các mặt hàng xăng, diesel, dầu hỏa và mazut.
Chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng của Xí nghiệp bao gồm: chi phí nhân viên, chi phí
nhiên liệu, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và một
số chi phí bằng tiền khác.
Bảng 4.8 thể hiện chi tiết từng khoản mục chi phí bán hàng của Xí
nghiệp kinh doanh An Bình giai đoạn 2010 – 2012. (Xem trang 67)
Nhìn chung, đa số các khoản chi phí bán hàng tăng, trong đó có một số
khoản chi phí tăng mạnh như: chi phí nhân viên, chi phí nhiên liệu và chi phí
khấu hao tài sản cố định; một số chi phí giảm như: chi phí dịch vụ mua ngoài
và chi phí bằng tiền khác.
+ Chi phí nhân viên
Chi phí nhân viên có xu hướng tăng giai đoạn năm 2010 – 2012. Năm
2011 chi phí này tăng 4,50 triệu đồng, tức tăng 1,87% so với năm 2010. Trong
năm 2012 chi phí nhân viên tiếp tục tăng thêm 145,60 triệu đồng so với năm
2011 và đạt giá trị 391,27 triệu đồng. Nguyên nhân là do tình hình lạm phát
cao nên Xí nghiệp có những điều chỉnh tăng lương cho nhân viên bán hàng
qua các năm.
+ Chi phí nhiên liệu
Chi phí nhiên liệu tăng mạnh giai đoạn 2010 – 2012. Năm 2011 chi phí
nhiên liệu tăng 716,40 triệu đồng, hay tăng 123,54% so với năm 2010. Trong
năm 2012 thì chi phí này tăng 17,42% so với năm 2011. Đây cũng là nguyên
nhân khiến chi phí bán hàng tăng qua 3 năm. Nguyên nhân dẫn đến chi phí
nhiên liệu tăng mạnh là do Xí nghiệp không ngừng đầu tư phục vụ công tác
bán hàng. Cụ thể trong năm 2011 Xí nghiệp đã đầu tư mua hai xe bồn. Đồng
thời giá cả các mặt hàng xăng dầu tăng cao đã góp phần làm cho chi phí vận
tải lên cao cũng là nguyên nhân khiến cho chi phí nhiên liệu tăng.
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định
Chi phí khấu hao tài sản cố định liên tục tăng qua 3 năm. Cụ thể năm
2011 chi phí khấu hao tài sản cố định là tăng 39,03 triệu đồng, tức tăng
26,53% so với năm 2010. Đến năm 2012 chi phí này tiếp tục tăng 74,26 triệu
đồng, hay tăng 39,89% so với năm 2011. Nguyên nhân làm cho chi phí khấu
hao tài sản cố định tăng là do Xí nghiệp có sự đầu tư tài sản, đổi mới trang
thiết bị cho hoạt động bán hàng, góp phần làm tăng chi phí bán hàng.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm: chi phí thuê kho, chi phí điện, chi
phí vận chuyển, thuê ngoài sửa chữa và một số chi phí khác. Chi phí dịch vụ
mua ngoài tăng giảm không đều trong giai đoạn năm 2010 – 2012. Cụ thể,
năm 2011 chi phí dịch vụ mua ngoài giảm 67,33 triệu đồng, tức giảm 11,30%
so với năm 2010. Nguyên nhân là do trong năm 2011 đầu tư hai xe bồn nên
chi phí thuê vận chuyển không còn nữa đã làm chi phí giảm nhẹ. Đến năm
64
2012 thì chi phí dịch vụ mua ngoài tăng 283,76 triệu đồng, hay tăng 53,71%
so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm 2012 có một đợt sửa chữa lớn
làm chi phí tăng lên.
+ Chi phí bằng tiền khác
Chi phí bằng tiền khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí bán hàng
của Xí nghiệp. Chi phí này tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2011 chi
phí bằng tiền khác là 108,31 triệu đồng, giảm 26,65% so với năm 2010.
Nguyên nhân là do trong năm 2011 công tác phí, chi phí hội nghị và tiếp
khách giảm so với năm 2010. Đến năm 2012 chi phí hội nghị tiếp khách tăng
43,55 triệu đồng, hay tăng 40,21% so với năm 2011.
Tóm lại qua phân tích trên ta thấy sự tăng lên và giảm xuống của chi phí
bán hàng sẽ làm ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của Xí nghiệp, vì vậy Xí nghiệp
cần có những biện pháp hợp lý nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh của Xí nghiệp.
Chi phí hoạt động tài chính
Chi phí hoạt động tài chính của Xí nghiệp chủ yếu là lãi vay. Chi phí này
biến động không đều trong giai đoạn 2010 – 2012 (Xem Bảng 4.6). Cụ thể,
năm 2011 chi phí này là 6.326,49 triệu đồng, tăng 1.340,51 triệu đồng, hay
tăng 26,89% so với năm 2010. Sang năm 2012 chi phí này còn 3.566,31 triệu
đồng, giảm 43,63% so với năm 2011. Nguyên nhân chi phí này biến động là
do chi phí lãi vay tăng vào năm 2011 và giảm vào năm 2012.
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm: chi phí nhân viên, chi phí vật
liệu đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao tài sản cố định, thuế, phí và lệ phí,
chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác. Chi phí quản lý doanh
nghiệp tăng giảm không đều giai đoạn 2010 – 2012. Cụ thể năm 2010 chi phí
quản lý doanh nghiệp là 4.635,18 triệu đồng, sang năm 2011 chi phí này tăng
106,45 triệu đồng, tức tăng 2,30% so với năm 2010. Đến năm 2012 chi phí
quản lý doanh nghiệp giảm 756,47 triệu đồng, hay giảm 15,95% so với năm
2011.
Bảng 4.9 thể hiện chi tiết từng khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp
của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình giai đoạn 2010 – 2012 (Xem
trang 68)
65
Bảng 4.7: Giá vốn hàng bán theo mặt hàng của Xí nghiệp kinh doanh An Bình giai đoạn 2010 – 2012
Năm 2010
CHỈ TIÊU
Xăng
Diesel
Dầu hỏa
Mazut
Nhớt, dầu nhờn,
mỡ nhờn
Tổng cộng
Giá trị
Tỷ
trọng
(%)
162.732,62
333.744,25
1.439,17
10.768,86
5.060,98
31,68
64,96
0,28
2,10
0,98
513.723,30 100,00
Năm 2011
Năm 2012
Giá trị
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
Tỷ
trọng
(%)
173.215,69
380.386,21
2.148,94
2.049,19
179,22
31,04
68,17
0,39
0,37
0,03
153.430,72
343.765,69
2.173,81
1.263,84
4.903,72
30,35
68,00
0,43
0,25
0,97
557.979,25 100,00
505.537,78 100,00
Đơn vị tính: triệu đồng
Chênh lệch
Chênh lệch
2011/2010
2012/2011
Số
Số
Số tuyệt tương
Số tuyệt
tương
đối
đối
đối
đối
(%)
(%)
10.483,07
6,44
-19.784,97
-11,42
46.641,96 13,98
-36.620,52
-9,63
709,77 49,32
24,87
1,16
-8.719,67 -80,97
-785,35
-38,32
-4.881,76 -96,46
4.724,50 2.636,14
44.255,95
8,61
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình giai đoạn 2010 – 2012
66
-52.441,47
-9,40
Bảng 4.8: Chi tiết từng khoản mục chi phí bán hàng của Xí nghiệp kinh doanh An Bình giai đoạn 2010 – 2012
Năm 2010
CHỈ TIÊU
Chi phí nhân viên
Chi phí nhiên liệu
Chi phí khấu hao tài sản cố định
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí bằng tiền khác
Tổng cộng
Năm 2011
Giá trị
Tỷ
trọng
(%)
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
241,17
579,91
147,14
595,61
147,67
1.711,50
14,09
33,88
8,60
34,80
8,63
100,00
245,67 10,39
1.296,31 54,82
186,17
7,87
528,28 22,34
108,31
4,58
2.364,74 100,00
Năm 2012
Giá trị
Tỷ
trọng
(%)
391,27 12,47
1.522,10 48,51
260,43
8,30
812,04 25,88
151,86
4,84
3.137,70 100,00
Đơn vị tính: triệu đồng
Chênh lệch
Chênh lệch
2011/2010
2012/2011
Số
Số
Số
Số
tương
tương
tuyệt
tuyệt
đối
đối
đối
đối
(%)
(%)
4,50
1,87
145,60 59,27
716,40 123,54
225,79 17,42
39,03 26,53
74,26 39,89
-67,33 -11,30
283,76 53,71
-39,36 -26,65
43,55 40,21
653,24 38,17
772,96 32,69
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình giai đoạn 2010 – 2012
67
Bảng 4.9: Chi tiết từng khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp của Xí nghiệp kinh doanh An Bình giai đoạn 2010 – 2012
Năm 2010
CHỈ TIÊU
Giá trị
Chi phí nhân viên
Chi phí vật liệu đồ
dùng văn phòng
Chi phí khấu hao
tài sản cố định
Thuế, phí và lệ phí
Chi phí dịch vụ
mua ngoài
Chi phí bằng tiền
khác
Tổng cộng
Tỷ
trọng
(%)
Năm 2011
Giá trị
Năm 2012
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
Tỷ
trọng
(%)
Đơn vị tính: triệu đồng
Chênh lệch
Chênh lệch
2011/2010
2012/2011
Số
Số
Số
Số
tương
tương
tuyệt
tuyệt
đối
đối
đối
đối
(%)
(%)
-382,35 -18,38
-289,91 -17,08
38,31 19,48
-65,64 -27,93
2.080,22
196,70
44,88
4,24
1.697,87
235,01
35,81
4,96
1.407,96
169,37
35,33
4,25
1.040,65
22,45
1.333,38
28,12
1.340,61
33,64
292,73
28,13
19,12
603,49
0,42
13,02
22,28
610,22
0,46
12,87
15,94
501,33
0,40
12,58
3,16
6,73
16,53
1,12
-6,34 -28,45
-108,89 -17,84
695,00
14,99
842,87
17,78
549,95
13,80
147,87
21,28
-292,92 -34,75
4.635,18
100,00
4.741,63
100,00
3.985,16
100,00
106,45
2,30
-756,47 -15,95
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình giai đoạn 2010 – 2012
68
7,23
0.54
Qua Bảng 4.9, ta thấy trong năm 2011 chi phí khấu hao tài sản cố định
tăng nhiều nhất 28,13% so với năm 2010, nguyên nhân là do Xí nghiệp không
ngừng đầu tư cơ sở vật chất, tài sản cố định cho bộ phận quản lý doanh nghiệp
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp.
Mặt khác, đa số các khoản chi phí giảm trong năm 2012. Nguyên nhân là
do Xí nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý làm thay đổi số lượng
nhân viên nên chi phí nhân viên quản lý trong giai đoạn này giảm 289,91 triệu
đồng, tức giảm 17,08% so với năm 2011; Xí nghiệp không có đợt sửa chữa lớn
nào trong năm 2012 nên chi phí dịch vụ mua ngoài cũng giảm 108,89 triệu
đồng, tương ứng giảm 17,84% so với năm 2011; bên cạnh đó, do trong năm
2012 Xí nghiệp có ít đợt tiếp khách, hội nghị so với năm 2011 nên chi phí
bằng tiền khác giảm 34,75%, ngoài ra, chi phí vật liệu đồ dùng văn phòng
trong năm 2012 cũng giảm 27,93% so với năm 2011.
Tóm lại, chi phí quản lý doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc
làm tăng lợi nhuận của Xí nghiệp. Vì vậy, Xí nghiệp cần phải quan tâm điều
chỉnh chi phí một cách hợp lý nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh của Xí nghiệp.
Chi phí khác
Chi phí khác của Xí nghiệp chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi phí
của Xí nghiệp, chủ yếu là tiền thưởng cho thủ kho. Chi phí này tăng giảm qua
các năm không đồng đều do chính sách thưởng của Xí nghiệp thay đổi qua các
năm. Năm 2010 chi phí khác là 5,56 triệu đồng. Sang năm 2011 chi phí này
đạt là 9,64 triệu đồng, tăng 4,08 triệu đồng, tức tăng 73,2% so với năm 2010.
Đến năm 2012 chi phí này giảm 5,16 triệu đồng so với năm 2011. (Xem Bảng
4.6)
4.2.2.2 Phân tích tình hình chi phí trong 6 tháng đầu năm 2011, 2012
và 2013
Bảng số liệu thể hiện tình hình chi phí của Xí nghiệp kinh doanh xăng
dầu An Bình trong 6 tháng đầu năm 2011, 2012 và 2013. (Xem trang 70)
69
Bảng 4.10: Tình hình chi phí của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình trong 6 tháng đầu năm 2011, 2012 và 2013
CHỈ TIÊU
6 tháng
đầu năm
2011
6 tháng
đầu năm
2012
6 tháng
đầu năm
2013
Giá vốn hàng bán
Chi phí tài chính
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí khác
Tổng chi phí
291.796,42
5.157,57
1.084,46
2.644,30
4,00
300.686,75
259.125,23
2.117,99
1.392,85
1.714,97
3,75
264.354,79
239.467,88
1.657,85
1.249,43
1.420,11
0,00
243.795,27
Chênh lệch 6 tháng
đầu năm 2012/6 tháng
đầu năm 2011
Số tương
Số tuyệt đối
đối (%)
-32.671,19
-11,20
-3.039,58
-58,93
308,39
28,44
-929,33
-35,14
-0,25
-6,25
-36.331,96
-12,08
Đơn vị tính: triệu đồng
Chênh lệch 6 tháng
đầu năm 2013/6 tháng
đầu năm 2012
Số tương
Số tuyệt đối
đối (%)
-19.657,35
-7,59
-460,14
-21,73
-143,42
-10,30
-294,86
-17,19
-3,75
-100,00
-20.559,52
-7,78
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình trong 6 tháng đầu năm 2011, 2012 và 2013
70
Nhìn chung, tổng chi phí của Xí nghiệp giảm qua các 6 tháng đầu năm.
Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2012 tổng chi phí giảm 36.331,96 triệu đồng, hay
giảm 12,08% so với 6 tháng đầu năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013, tổng
chi phí giảm 7,78% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do các yếu
tố chi phí trong tổng chi phí đều giảm.
+ Giá vốn hàng bán
Trong cơ cấu chi phí thì giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất. Giá
vốn hàng bán giảm qua các 6 tháng đầu năm 2011, 2012 và 2013. Trong 6
tháng đầu năm 2012, giá vốn hàng bán của Xí nghiệp giảm 32.671,19 triệu
đồng, tương ứng giảm 11,20% so với 6 tháng đầu năm 2011. Đến 6 tháng đầu
năm 2013 giá vốn hàng bán giảm 7,59% so với 6 tháng đầu năm 2012.
Nguyên nhân là do giá các sản phẩm xăng dầu thế giới trong 6 tháng đầu năm
2012 chủ yếu theo xu hướng giảm sâu do ảnh hưởng từ việc tăng trưởng yếu
kém của Mỹ, Trung Quốc (là những nước sử dụng dầu thô nhiều nhất thế giới)
cũng như cuộc khủng hoảng nợ công đang lan rộng tại khu vực sử dụng đồng
tiền chung Euro. Cùng với xu hướng giảm mạnh trên thị trường thế giới thì
trong 6 tháng đầu năm 2012 giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu trong nước cũng
đã được điều chỉnh tăng 2 lần và giảm 4 lần. Đến 6 tháng đầu năm 2013,
những thông tin về tình hình chính trị bất ổn tại Trung Đông và thông tin từ
các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc và khu vực đồng tiền chung Châu Âu
là những yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới diễn biến giá dầu thô trên thị trường thế
giới. 6 tháng đầu năm 2013 giá dầu thô trên thị trường New York dao động
trong khoảng 86,89 – 98,4 USD/thùng, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2012.
Những tác động đó ảnh hưởng tới giá xăng dầu trong nước 6 tháng đầu năm
2013, được điều chỉnh tăng 2 lần vào các ngày 28/3 và 14/6; điều chỉnh giảm 3
lần vào các ngày 9, 18 và 24 tháng 6 năm 2013.
+ Chi phí tài chính
Chi phí tài chính là khoản chi phí chiếm tỷ trọng cao thứ 2 sau giá vốn
hàng bán. Chi phí tài chính giảm qua các 6 tháng đầu năm. Cụ thể, 6 tháng đầu
năm 2012 chi phí tài chính giảm 3.039,58 triệu đồng, hay giảm 58,93% so với
6 tháng đầu năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013 chi phí này giảm 21,73% so
với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân dẫn đến chi phí tài chính giảm là do
các khoản vay Tổng công ty và ngân hàng giảm, thêm vào đó lãi suất cho vay
trung bình của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013 giảm còn 9%/năm so với lãi
suất 12%/năm trong 6 tháng đầu năm 2012.
+ Chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng tăng giảm không đều qua các 6 tháng đầu năm. Cụ thể,
6 tháng đầu năm 2012 chi phí bán hàng tăng 308,39 triệu đồng, tức tăng
28,44% so với 6 tháng đầu năm 2011. Nguyên nhân là do từ ngày 01/05/2012
Chính phủ điều chỉnh lương tối thiểu từ 830.000 đồng lên 1.050.000 đồng làm
cho chi phí bán hàng tăng. Đến 6 tháng đầu năm 2013 chi phí bán hàng giảm
10,30% so với 6 tháng đầu năm 2012, nguyên nhân chính là do sản lượng tiêu
thụ xăng dầu giảm làm cho chi phí bán hàng giảm.
71
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp có xu hướng giảm qua các 6 tháng đầu
năm. 6 tháng đầu năm 2012 chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 929,33 triệu
đồng, tức giảm 35,14% so với 6 tháng đầu năm 2011, đến 6 tháng đầu năm
2013 chi phí này giảm 17,19% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân
chủ yếu là do Xí nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác
quản lý làm cho chi phí này giảm.
+ Chi phí khác
Chi phí khác chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng chi phí, sự thay
đổi của nó không ảnh hưởng nhiều đến tình hình chi phí của Xí nghiệp.
4.2.3 Phân tích lợi nhuận
4.2.3.1 Phân tích tình hình lợi nhuận giai đoạn 2010 – 2012
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp, là chỉ tiêu
chất lượng, tổng hợp phản ánh kết quả kinh tế của mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Lợi nhuận là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượng khác, nhằm đánh giá
hiệu quả của các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá
hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất vào hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
Lợi nhuận của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình là phần tổng
doanh thu trừ đi tổng chi phí. Do Xí nghiệp hạch toán trực thuộc phụ thuộc với
Tổng Công ty nên Xí nghiệp không phải tính thuế thu nhập doanh nghiệp mà
toàn bộ lợi nhuận của Xí nghiệp chuyển về Tổng Công ty để xác định thuế thu
nhập phải nộp. Vì vậy, kết quả đó chính là lợi nhuận của Xí nghiệp.
Tình hình biến động lợi nhuận của Xí nghiệp được thể hiện qua biểu đồ
sau:
triệu đồng
4.000
3.500
3.000
2.500
2.000
1.500
1.000
500
0
-500
3.937,76
1.787,59
-351,12
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình
giai đoạn 2010 – 2012
Hình 4.12 Biểu đồ thể hiện tình hình tổng lợi nhuận của Xí nghiệp
kinh doanh xăng dầu An Bình giai đoạn 2010 – 2012
72
Qua biểu đồ trên ta thấy tổng lợi nhuận của Xí nghiệp tăng giảm không
đều qua các năm. Năm 2011, Xí nghiệp đạt lợi nhuận cao nhất, đến năm 2012
Xí nghiệp bị lỗ. Nguyên nhân chủ yếu Xí nghiệp bị lỗ vào năm 2012 là do lợi
nhuận từ HĐKD giảm mạnh so với năm 2011 vì lợi nhuận từ hoạt động này
chiếm tỷ trọng rất lớn và là nguồn hình thành lợi nhuận chủ yếu của Xí
nghiệp.
Để hiểu rõ hơn những nguyên nhân làm biến động lợi nhuận của Xí
nghiệp trong giai đoạn 2010 – 2012, ta phân tích các yếu tố cấu thành lợi
nhuận.
Bảng 4.11: Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của Xí nghiệp kinh doanh
xăng dầu An Bình giai đoạn 2010 – 2012
Chỉ tiêu
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Doanh
524.738,98 574.161,43 514.338,24
thu thuần
Giá vốn
513.723,30 557.979,25 505.537,78
hàng bán
Chi phí
1.711,50
2.364,74
3.137,70
bán hàng
Chi phí
4.635,18
4.741,63
3.985,16
QLDN
Lợi
4.669,00
9.075,81
1.677,60
nhuận
HĐKD
Doanh
2.109,86
1.197,58
1.524,99
thu tài
chính
Chi phí
4.985,98
6.326,49
3.566,31
tài chính
Lợi
-2.876,12
-5.128,91
-2.041,32
nhuận tài
chính
Thu nhập
0,27
0,50
17,08
khác
Chi phí
5,56
9,64
4,48
khác
Lợi
-5,29
-9,14
12,60
nhuận
khác
Tổng lợi
1.787,59
3.937,76
-351,12
nhuận
Đơn vị tính: triệu đồng
Chênh
Chênh
lệch
lệch
2011/2010
2012/2011
49.422,45
-59.823,19
44.255,95
-52.441,47
653,24
772,96
106,45
-756,47
4.406,81
-7.398,21
-912,28
327,41
1.340,51
-2.760,18
-2.252,79
3.087,59
0,23
16,58
4,08
-5,16
-3,85
21,74
2.150,17
-4.288,88
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình
giai đoạn 2010 – 2012
73
a) Phân tích lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp được tạo thành từ các
nhân tố: doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản
lý doanh nghiệp. Ta có:
Lợi nhuận thuần từ HĐKD = Doanh thu thuần – GVHB – CPBH –
CPQLDN.
Gọi LKD là lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2011 so với năm 2010
Đối tượng phân tích: ∆LKD = 4.406,81 triệu đồng.
→ Vậy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp năm 2011 tăng
4.406,81 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân của sự gia tăng này chủ
yếu do tác động của các nhân tố sau:
- Nhân tố làm tăng lợi nhuận:
+49.422,45 triệu đồng
+ Doanh thu thuần:
49.422,45 triệu đồng
- Nhân tố làm giảm lợi nhuận:
-45.015,64 triệu đồng
+ Giá vốn hàng bán:
44.255,95 triệu đồng
+ Chí phí bán hàng:
653,24 triệu đồng
+ Chí phí quản lý doanh nghiệp:
106,45 triệu đồng
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
49.422,45 − 45.015,64 = 4.406,81 triệu đồng. Đúng bằng đối tượng
phân tích.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2012 so với năm 2011
Đối tượng phân tích: ∆LKD = -7.398,21 triệu đồng.
→ Vậy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp năm 2012 giảm
7.398,21 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân của sự giảm này chủ yếu
do tác động của các nhân tố sau:
- Nhân tố làm tăng lợi nhuận:
+53.197,94 triệu đồng
+ Giá vốn hàng bán:
52.441,47 triệu đồng
+ Chí phí quản lý doanh nghiệp:
756,47 triệu đồng
- Nhân tố làm giảm lợi nhuận:
-60.596,15 triệu đồng
+ Doanh thu thuần:
59.823,19 triệu đồng
+ Chí phí bán hàng:
772,96 triệu đồng
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
53.197,94 − 60.596,15 = -7.398,21 triệu đồng. Đúng bằng đối tượng
phân tích.
74
Hoạt động kinh doanh là hoạt động chính của Xí nghiệp nên lợi nhuận
của Xí nghiệp cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động này. Qua phân
tích trên, ta thấy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp tăng giảm
không đồng đều. Năm 2011 lợi nhuận từ HĐKD của Xí nghiệp tăng 4.406,81
triệu đồng so với năm 2010. Trong năm 2011 nhà nước có nhiều lần điều
chỉnh giá cả các mặt hàng xăng dầu, cụ thể là hai lần tăng và hai lần giảm. Do
giá trị tăng lên cao rất nhiều so với giá trị giảm xuống của mỗi lần điều chỉnh
giá, cộng thêm chính sách hàng tồn kho hợp lý của Xí nghiệp đã làm cho
doanh thu trong năm 2011 của Xí nghiệp tăng cao, dẫn đến lợi nhuận trong
năm 2011 tăng lên đáng kể. Đến năm 2012 lợi nhuận từ hoạt động này giảm
đáng kể 7.398,21 triệu đồng so với năm 2011, nguyên nhân là do Xí nghiệp
gặp khó khăn trong việc tìm nguồn cung xăng dầu để mua vào nên sản lượng
giảm, đồng thời do nhà nước có nhiều lần điều chỉnh giảm giá cả xăng dầu làm
cho lợi nhuận bán hàng giảm mạnh.
b) Phân tích lợi nhuận tài chính
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính của Xí nghiệp được tạo thành từ các
nhân tố: doanh thu tài chính và chi phí tài chính. Ta có:
Lợi nhuận tài chính = Doanh thu tài chính – Chi phí tài chính.
Gọi LTC là lợi nhuận từ hoạt động tài chính.
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính năm 2011 so với năm 2010
Đối tượng phân tích: ∆LTC = -2.252,79 triệu đồng.
→ Vậy lợi nhuận từ hoạt động tài chính của Xí nghiệp năm 2011 giảm
hơn 2.252,79 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân của sự giảm này chủ
yếu do tác động của các nhân tố sau:
- Nhân tố làm tăng lợi nhuận:
0 triệu đồng
- Nhân tố làm giảm lợi nhuận:
-2.252,79 triệu đồng
+ Doanh thu tài chính:
912,28 triệu đồng
+ Chí phí tài chính:
1.340,51 triệu đồng
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
0 − 2.252,79 = -2.252,79 triệu đồng. Đúng bằng đối tượng phân
tích.
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính năm 2012 so với năm 2011
Đối tượng phân tích: ∆LTC = 3.087,59 triệu đồng.
→ Vậy lợi nhuận từ hoạt động tài chính của Xí nghiệp năm 2012 tăng
hơn 3.087,59 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân của sự gia tăng này
chủ yếu do tác động của các nhân tố sau:
- Nhân tố làm tăng lợi nhuận:
+3.087,59 triệu đồng
+ Doanh thu tài chính:
327,41 triệu đồng
+ Chí phí tài chính:
2.760,18 triệu đồng
75
- Nhân tố làm giảm lợi nhuận:
0 triệu đồng
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
3.087,59 − 0 = 3.087,59 triệu đồng. Đúng bằng đối tượng phân tích.
Qua phân tích trên ta thấy hoạt động tài chính lỗ giai đoạn 2010 –
2012. Cụ thể, hoạt động tài chính của Xí nghiệp năm 2010 lỗ 2.876,12 triệu
đồng. Đến năm 2011 hoạt động này lỗ hơn 2.252,79 triệu đồng so với năm
2011. Sang năm 2012 lỗ còn 2.041,32 triệu đồng. Nguyên nhân dẫn đến hoạt
động tài chính lỗ là do nhu cầu vốn kinh doanh của Xí nghiệp nên Xí nghiệp
phải vay ngân hàng và vay Tổng Công ty qua các năm. Số tiền lãi vay hàng
năm đã kéo chi phí hoạt động tài chính tăng và ảnh hưởng đến hoạt động này
hàng năm đều lỗ.
c) Lợi nhuận khác
Lợi nhuận từ hoạt động khác của Xí nghiệp được tạo thành từ các nhân
tố: thu nhập khác và chi phí khác. Ta có:
Lợi nhuận khác = Thu nhập khác – Chi phí khác.
Gọi LK là lợi nhuận từ hoạt động khác.
Lợi nhuận từ hoạt động khác năm 2011 so với năm 2010
Đối tượng phân tích: ∆LK = -3,85 triệu đồng.
→ Vậy lợi nhuận từ hoạt động khác của Xí nghiệp năm 2011 giảm hơn
3,85 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân của sự giảm này chủ yếu do
tác động của các nhân tố sau:
- Nhân tố làm tăng lợi nhuận:
+0,23 triệu đồng
+ Thu nhập khác
0,23 triệu đồng
- Nhân tố làm giảm lợi nhuận:
-4,08 triệu đồng
+ Chí phí khác:
4,08 triệu đồng
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
0,23 − 4,08 = -3,85 triệu đồng. Đúng bằng đối tượng phân tích.
Lợi nhuận từ hoạt động khác năm 2012 so với năm 2011
Đối tượng phân tích: ∆LK = 21,74 triệu đồng.
→ Vậy lợi nhuận từ hoạt động khác của Xí nghiệp năm 2012 tăng hơn
21,74 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân của sự gia tăng này chủ yếu
do tác động của các nhân tố sau:
- Nhân tố làm tăng lợi nhuận:
+21,74 triệu đồng
+ Thu nhập khác
16,58 triệu đồng
+ Chi phí khác
5,16 triệu đồng
- Nhân tố làm giảm lợi nhuận:
0 triệu đồng
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
76
21,74 − 0 = 21,74 triệu đồng. Đúng bằng đối tượng phân tích.
Lợi nhuận hoạt động khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng lợi nhuận
của Xí nghiệp. Qua phân tích trên ta thấy lợi nhuận từ hoạt động khác tăng
giảm không đều qua 3 năm. Năm 2011 hoạt động khác lỗ hơn 3,85 triệu đồng
so với năm 2010. Số lỗ trong năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 là do Xí
nghiệp có chế độ khen thưởng cho thủ kho trong năm 2011 tăng so với năm
2010 dẫn đến chi phí hoạt động khác tăng lên trong năm 2011. Đến năm 2012
thì lợi nhuận từ hoạt động khác đạt giá trị 12,6 triệu đồng, nguyên nhân là do
Xí nghiệp thanh lý bồn chứa xăng dầu làm cho thu nhập khác tăng so với năm
2011 là 21,74 triệu đồng.
4.3.2.2 Phân tích tình hình lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm 2011,
2012 và 2013
Dưới đây là bảng số liệu thể hiện tình hình lợi nhuận của Xí nghiệp kinh
doanh xăng dầu An Bình trong 6 tháng đầu năm 2011, 2012 và 2013.
Qua bảng số liệu sau ta thấy Xí nghiệp lỗ trong 6 tháng đầu năm 2012 và
2013. Nguyên nhân của việc lỗ này là do lợi nhuận từ HĐKD không đủ bù đắp
cho hoạt động tài chính.
Để hiểu rõ hơn những nguyên nhân làm biến động lợi nhuận của Xí
nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2011, 2012 và 2013, ta phân tích các yếu tố cấu
thành lợi nhuận.
77
Bảng 4.12: Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm 2011,
2012 và 2013
Chỉ tiêu
Doanh thu
thuần
Giá vốn
hàng bán
Chi phí
bán hàng
Chi phí
QLDN
Lợi nhuận
HĐKD
Doanh thu
tài chính
Chi phí tài
chính
Lợi nhuận
tài chính
Thu nhập
khác
Chi phí
khác
Lợi nhuận
khác
Tổng lợi
nhuận
6 tháng
đầu năm
2011
6 tháng
đầu năm
2012
6 tháng
đầu năm
2013
305.084,78 263.399,06 243.208,87
Đơn vị tính: triệu đồng
Chênh lệch 6
Chênh lệch
tháng đầu
6 tháng đầu
năm 2012/6
năm 2013/6
tháng đầu
tháng đầu
năm 2011
năm 2012
-41.685,72
-20.190,19
291.796,42 259.125,23 239.467,88
-32.671,19
-19.657,35
1.084,46
1.392,85
1.249,43
308,39
-143,42
2.644,30
1.714,97
1.420,11
-929,33
-294,86
9.559,60
1.166,01
1.071,45
-8.393,59
-94,56
583,78
688,12
220,07
104,34
-468,05
5.157,57
2.117,99
1.657,85
-3.039,58
-460,14
-4.573,79
-1.429,87
-1.437,78
3.143,92
-7,91
0,17
17,07
0,01
16,90
-17,06
4,00
3,75
0,00
-0,25
-3,75
-3,83
13,32
0,01
17,15
-13,31
4.981,98
-250,54
-366,32
-5.232,52
-115,78
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình trong 6
tháng đầu năm 2011, 2012 và 2013
a) Phân tích lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012 so
với 6 tháng đầu năm 2011
Đối tượng phân tích: ∆LKD = -8.393,59 triệu đồng.
→ Vậy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp 6 tháng đầu
năm 2012 giảm 8.393,59 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2011. Nguyên
nhân của sự giảm này chủ yếu do tác động của các nhân tố sau:
- Nhân tố làm tăng lợi nhuận:
+33.600,52 triệu đồng
+ Giá vốn hàng bán:
32.671,19 triệu đồng
78
+ Chí phí quản lý doanh nghiệp:
929,33 triệu đồng
- Nhân tố làm giảm lợi nhuận:
-41.994,11 triệu đồng
+ Doanh thu thuần:
41.685,72 triệu đồng
+ Chí phí bán hàng:
308,39 triệu đồng
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
33.600,52 − 41.994,11 = -8.393,59 triệu đồng. Đúng bằng đối tượng
phân tích.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 so
với 6 tháng đầu năm 2012
Đối tượng phân tích: ∆LKD = -94,56 triệu đồng.
→ Vậy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp 6 tháng đầu
năm 2013 giảm 94,56 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân
của sự giảm này chủ yếu do tác động của các nhân tố sau:
- Nhân tố làm tăng lợi nhuận:
+20.095,63 triệu đồng
+ Giá vốn hàng bán:
19.657,35 triệu đồng
+ Chí phí bán hàng:
143,42 triệu đồng
+ Chí phí quản lý doanh nghiệp:
294,86 triệu đồng
- Nhân tố làm giảm lợi nhuận:
-20.190,19 triệu đồng
+ Doanh thu thuần:
20.190,19 triệu đồng
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
20.095,63 − 20.190,19 = -94,56 triệu đồng. Đúng bằng đối tượng
phân tích.
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm qua các 6 tháng đầu năm. Cụ
thể, trong 6 tháng đầu năm 2012 lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm
mạnh 8.393,59 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm
2013 lợi nhuận từ hoạt động này giảm 94,56 triệu đồng so với 6 tháng đầu
năm 2012. Nguyên nhân là do sản lượng tiêu thụ trong 6 tháng đầu năm 2012
và 2013 giảm, đồng thời do nhà nước điều chỉnh giá xăng dầu làm cho giá cả
xăng dầu biến động liên tục trong 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 làm cho lợi
nhuận từ hoạt động này giảm.
b) Phân tích lợi nhuận tài chính
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 6 tháng đầu năm 2012 so với 6 tháng
đầu năm 2011
Đối tượng phân tích: ∆LTC = 3.143,92 triệu đồng.
→ Vậy lợi nhuận từ hoạt động tài chính của Xí nghiệp 6 tháng đầu năm
2012 tăng hơn 3.143,92 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2011. Nguyên nhân
của sự tăng này chủ yếu do tác động của các nhân tố sau:
79
- Nhân tố làm tăng lợi nhuận:
+3.143,92 triệu đồng
+ Doanh thu tài chính:
104,34 triệu đồng
+ Chí phí tài chính:
3039,58 triệu đồng
- Nhân tố làm giảm lợi nhuận:
0 triệu đồng
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
3.143,92 − 0 = 3.143,92 triệu đồng. Đúng bằng đối tượng phân tích.
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng
đầu năm 2012
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 6 tháng đầu năm 2012:
Đối tượng phân tích: ∆LTC = -7,91 triệu đồng.
→ Vậy lợi nhuận từ hoạt động tài chính của Xí nghiệp 6 tháng đầu năm
2013 giảm 7,91 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân của sự
giảm này chủ yếu do tác động của các nhân tố sau:
+ Mức độ ảnh hưởng bởi nhân tố doanh thu tài chính:
- Nhân tố làm tăng lợi nhuận:
+460,14 triệu đồng
+ Chí phí tài chính:
460,14 triệu đồng
- Nhân tố làm giảm lợi nhuận:
-468,05 triệu đồng
+ Doanh thu tài chính:
468,05 triệu đồng
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
460,14 − 468,05= -7,91 triệu đồng. Đúng bằng đối tượng phân tích.
Qua phân tích trên ta thấy hoạt động tài chính lỗ trong 6 tháng đầu
năm 2011, 2012 và 2013. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2012 hoạt động tài
chính lỗ 1.429,86 triệu đồng, đến 6 tháng đầu năm 2013 thì số lỗ này tăng
thêm 7,91 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do tiền lãi
gửi ngân hàng giảm mạnh hơn lãi vay từ ngân hàng. Bên cạnh đó do Xí nghiệp
hoạt động kinh doanh chủ yếu từ vay ngân hàng và Tổng Công ty nên chi phí
cho khoản vay này cao nên hoạt động tài chính lỗ qua các năm.
c) Lợi nhuận khác
Lợi nhuận từ hoạt động khác 6 tháng đầu năm 2012 so với năm 2011
Đối tượng phân tích: ∆LK = 17,15 triệu đồng.
→ Vậy lợi nhuận từ hoạt động khác của Xí nghiệp 6 tháng đầu năm 2012
tăng hơn 17,15 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2011. Nguyên nhân của sự
tăng này chủ yếu do tác động của các nhân tố sau:
- Nhân tố làm tăng lợi nhuận:
+17,15 triệu đồng
+ Thu nhập khác
16,90 triệu đồng
+ Chí phí khác:
0,25 triệu đồng
80
- Nhân tố làm giảm lợi nhuận:
0 triệu đồng
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
17,15 − 0 = 17,15 triệu đồng. Đúng bằng đối tượng phân tích.
Lợi nhuận từ hoạt động khác 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu
năm 2012
Đối tượng phân tích: ∆LK = -13,31 triệu đồng.
→ Vậy lợi nhuận từ hoạt động khác của Xí nghiệp 6 tháng đầu năm 2013
giảm hơn 13,31 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân của sự
giảm này chủ yếu do tác động của các nhân tố sau:
- Nhân tố làm tăng lợi nhuận:
+3,75 triệu đồng
+ Chí phí khác:
3,75 triệu đồng
- Nhân tố làm giảm lợi nhuận:
-17,06 triệu đồng
+ Thu nhập khác
17,06 triệu đồng
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
3,75 − 17,06 = -13,31 triệu đồng. Đúng bằng đối tượng phân tích.
Lợi nhuận từ hoạt động khác tăng giảm không đều qua các 6 tháng
đầu năm. Cụ thể, lợi nhuận từ hoạt động này của Xí nghiệp trong 6 tháng đầu
năm 2012 tăng 17,15 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2011, nguyên nhân là
do Xí nghiệp thanh lý bồn chứa xăng dầu. Đến 6 tháng đầu năm 2013 lợi
nhuận từ hoạt động khác này có phần giảm hơn so với 6 tháng đầu năm 2012
là 13,31 triệu đồng, nhưng đây không phải là hoạt động chính của Xí nghiệp
nên sự giảm của khoản lợi nhuận này không ảnh hưởng lớn đến tổng lợi
nhuận.
4.2.4 Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh
4.2.4.1 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của Xí nghiệp giai
đoạn 2010 – 2012
Để đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp,
người ta có nhiều cách làm khác nhau. Một trong những cách được sử dụng
phổ biến nhất đó là phân tích các tỷ số tài chính. Thông qua các tỷ số đó mà
người ta có thể biết được hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị đó. Trong
đó, lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ
quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ và những giải pháp kỹ thuật, quản lý kinh tế
tại doanh nghiệp. Vì vậy, lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính mà bất cứ đối tượng
nào muốn đặt quan hệ với doanh nghiệp đều quan tâm.
81
Bảng 4.13: Các tỷ số tài chính của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình
giai đoạn 2010 – 2012
Chỉ tiêu
Doanh thu
thuần
Lợi nhuận
trước thuế
Tổng tài sản
bình quân
Vốn chủ sở
hữu bình
quân
ROS
ROA
ROE
Đơn
Năm 2010
vị
tính
Triệu 524.738,98
đồng
Triệu
1.787,59
đồng
Triệu 61.400,87
đồng
Triệu 59.120,65
đồng
%
%
%
0,34
2,91
3,02
Năm 2011
Năm 2012
574.161,43
514.338,24
Chênh
lệch
2011/2010
49.422,45
Chênh
lệch
2012/2011
-59.823,19
3.937,76
-351,12
2.150,17
-4.288,88
47.537,68
38.288,13
-13.863,19
-9.249,55
46.771,33
37.240,57
-12.349,32
-9.530,76
0,69
8,28
8,42
-0,07
-0,92
-0,94
0,35
5,37
5,40
-0,76
-9,20
-9,36
Nguồn: Tính toán từ báo cáo tài chính năm 2010, 2011 và 2012
của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình
a) Suất sinh lời của doanh thu (ROS)
Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu được tạo ra
trong kỳ. Qua số liệu từ bảng trên, ta thấy suất sinh lời của doanh thu của Xí
nghiệp qua các năm tăng giảm không đồng đều. Cụ thể, suất sinh lời của
doanh thu năm 2010 là 0,34%, sang năm 2011 tăng lên 0,69%, tức tăng 0,35%
so với năm 2010. Những con số này nói lên rằng: trong năm 2010 cứ 100 đồng
doanh thu sẽ mang lại cho Xí nghiệp 0,34 đồng lợi nhuận. Sang năm 2011,
con số trên cho thấy hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp hiệu quả hơn nghĩa
là cứ 100 đồng doanh thu sẽ tạo ra 0,69 đồng lợi nhuận. Sở dĩ năm 2011 tỷ
suất này có giá trị cao hơn là do doanh thu tăng lên đủ bù đắp cho những
khoản chi phí tăng nên lợi nhuận tạo ra nhiều hơn. Đến năm 2012 tỷ suất lợi
nhuận trên doanh thu là -0,07%, giảm 0,76% so với năm 2011. Điều này cho
thấy hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp kém hiệu quả. Nhìn chung qua 3
năm 2010 – 2012, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Xí nghiệp chưa cao vẫn
còn ở mức thấp, vì vậy Xí nghiệp cần có những biện pháp hợp lý hơn trong
việc kiểm soát chi phí.
b) Suất sinh lời của tài sản (ROA)
Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời của một đồng tài sản được đầu tư,
phản ánh hiệu quả việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của Xí nghiệp. Tỷ
số này cho biết cứ 100 đồng tài sản trong một thời gian nhất định tạo ra được
bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ đơn vị kinh
doanh sử dụng vốn có hiệu quả. Qua bảng số liệu trên ta thấy suất sinh lời của
tài sản tăng giảm qua các năm. Cụ thể, suất sinh lời của tài sản của Xí nghiệp
năm 2010 là 2,91%, có nghĩa là trong năm cứ 100 đồng tài sản Xí nghiệp sử
dụng kinh doanh đã mang về cho Xí nghiệp 2,91 đồng lợi nhuận. Sang năm
82
2011 thì cứ 100 đồng tài sản thì tạo ra 8,28 đồng lợi nhuận, tức tăng 5,37 đồng
so với năm 2010. Trong năm 2011 Xí nghiệp quản lý tốt hơn tình hình chi phí
và quản lý tài sản hiệu quả đã làm cho suất sinh lời trong năm 2011 tăng so
với năm 2010. Đến năm 2012 suất sinh lời của tài sản đã giảm xuống -0,92%,
là do lợi nhuận ròng trong năm giảm đáng kể so với năm 2011.
c) Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)
Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu
tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2010 cứ 100 đồng vốn thì tạo ra 3,02
đồng lợi nhuận. Đến năm 2011 do lợi nhuận ròng tăng đáng kể đã làm tỷ số
này tăng lên, cứ 100 đồng vốn tự có tạo ra 8,42 đồng lợi nhuận, tăng 5,40
đồng so với năm 2010. Qua đó thấy được trong năm 2011 Xí nghiệp quản lý
tốt nguồn vốn chủ sở hữu. Đến năm 2012 do lợi nhuận ròng giảm đáng kể đã
làm cho tỷ số này giảm xuống -0,94%. Qua phân tích trên cho thấy việc sử
dụng vốn chủ sở hữu của Xí nghiệp chưa tốt, trong những năm tiếp theo Xí
nghiệp cần có biện pháp tốt hơn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh.
4.2.4.1 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của Xí nghiệp
trong 6 tháng đầu năm 2011, 2012 và 2013
Bảng 4.14: Các tỷ số tài chính của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình
trong 6 tháng đầu năm 2011, 2012 và 2013
Đơn
vị
tính
Chỉ tiêu
Doanh thu
thuần
Lợi nhuận
trước thuế
Tổng tài sản
bình quân
Vốn chủ sở
hữu bình
quân
ROS
ROA
ROE
6 tháng
đầu năm
2011
6 tháng
đầu năm
2012
6 tháng
đầu năm
2013
Triệu 305.084,78 263.399,06 243.208,87
đồng
Triệu
4.981,98
-250,54
-366,32
đồng
Triệu 43.658,16 46.678,17 39.203,70
đồng
Triệu 39.622,02 44.624,58 30.607,40
đồng
%
%
%
1,63
11,41
12,57
-0,10
-0,54
-0,56
-0,15
-0,93
-1,20
Chênh
lệch 6
tháng đầu
năm
2012/6
tháng đầu
năm 2011
-41.685,72
Chênh
lệch 6
tháng đầu
năm
2013/6
tháng đầu
năm 2012
-20.190,19
-5.232,52
-115,78
3.020,01
-7.474,47
5.002,56
-14.017,18
-1,73
-11,95
-13,14
-0,05
-0,39
-0,64
Nguồn: Tính toán từ báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2011, 2012 và 2013 của Xí nghiệp
kinh doanh xăng dầu An Bình
a) Suất sinh lợi trên doanh thu (ROS)
Nhìn chung tỷ số này trong 6 tháng đầu năm 2011, 2012 và 2013 đều rất
thấp. Cụ thể, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 6 tháng đầu năm 2011 là 1,63%,
83
sang 6 tháng đầu năm 2012 giảm còn -0,10%. Những con số này nói lên rằng:
trong 6 tháng đầu năm 2011 cứ 100 đồng doanh thu sẽ mang lại cho doanh
nghiệp 1,63 đồng lợi nhuận. Sang 6 đầu năm 2012 con số này cho thấy hoạt
động kinh doanh của Xí nghiệp không hiệu quả, nghĩa là cứ 100 đồng doanh
thu thì lợi nhuận giảm 0,10 đồng. Tỷ số này trong 6 tháng đầu năm 2013 lại
giảm xuống -0,15%, nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thì lợi nhuận giảm 0,15
đồng, ít hơn 0,05 đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do lợi
nhuận và doanh thu thuần đều giảm ảnh hưởng đến tỷ số này. Qua đó, ta thấy
Xí nghiệp hoạt động không hiệu quả trong 6 tháng đầu năm 2012 và 2013.
b) Suất sinh lời trên tài sản (ROA)
Tỷ số này cho biết cứ 100 đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Trong 6 tháng đầu năm 2011 tỷ suất sinh lời của tài sản là 11,41%, nghĩa là cứ
100 đồng tài sản đem đầu tư thì tạo ra 11,41 đồng lợi nhuận. Sang 6 tháng đầu
năm 2012, tỷ số này là -0,54%, nghĩa là cứ 100 đồng tài sản đầu tư thì lợi
nhuận giảm 0,54 đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2013 tỷ số này giảm xuống còn
-0,93%, nghĩa là cứ 100 đồng tài sản bỏ ra lợi nhuận giảm 0,93 đồng. Qua tỷ
số này cho thấy việc đầu tư tài sản của Xí nghiệp kém hiệu quả trong 6 tháng
đầu năm 2012 và 2013.
c) Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)
Trong 6 tháng đầu năm 2011 suất sinh lời của vốn chủ sở hữu là 12,57%,
cho biết 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 12,57 đồng lợi nhuận. Sang 6 tháng
đầu năm 2012, tỷ số này là -0,56%, cho thấy cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ
ra thì lợi nhuận giảm 0,56 đồng. Đến 6 tháng đầu năm 2013 tỷ số này lại giảm
xuống còn -1,2%, tức 100 đồng vốn chủ sở hữu thì lợi nhuận giảm 1,20 đồng.
Tình hình này cho thấy Xí nghiệp đầu tư vốn chủ sở hữu không có hiệu quả
trong 6 tháng đầu năm 2012 và 2013.
4.2.5 Phân tích môi trường kinh doanh của Xí nghiệp
4.2.5.1 Phân tích các yếu tố môi trường kinh doanh của Xí nghiệp
a) Môi trường vĩ mô
Yếu tố kinh tế
- Mức tăng trưởng kinh tế: Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần
đây phát triển không ổn định. Tăng trưởng GDP chậm lại từ năm 2008 do ảnh
hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bên ngoài và thiếu ổn định vĩ mô
bên trong. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng GDP trong năm 2010 là 6,78%, đến năm
2011 tốc độ tăng trưởng GDP giảm còn 5,89%. Tốc độ tăng trưởng GDP trong
năm 2012 chỉ đạt 5,03% thấp hơn so với năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2013 ở
mức 4,9%.
- Lạm phát: Trong những năm gần đây, nền kinh tế có nhiều biến động.
Theo đánh giá của Bộ tài chính, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam khá cao so với
các nước trên thế giới. Năm 2010 tỷ lệ lạm phát của Việt Nam là 11,75%, đến
năm 2011 tỷ lệ lạm phát tăng cao đạt 18,58%. Trong năm 2012 tỷ lệ lạm phát
được kiềm chế ở mức 6,81% và 6 tháng đầu năm 2013 đạt 6,69%.
84
- Lãi suất ngân hàng: lãi suất ngân hàng quyết định việc đầu tư của các
doanh nghiệp. Lãi suất cao làm cho các doanh nghiệp không mạnh dạn trong
việc đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngược lại, lãi suất thấp sẽ làm cho
các doanh nghiệp đầu tư mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh.
Với nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay đi cùng với chính sách
kiềm chế lạm phát của chính phủ, trong những năm qua Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam không ngừng điều chỉnh lãi suất cơ bản theo sự biến động của thị
trường.
Bảng 4.15: Tình hình biến động lãi suất cơ bản từ năm 2010 đến tháng 6/2013
NĂM
LÃI SUẤT CƠ BẢN (%/năm)
8
8
9
9
9
9
01/02/2010
01/11/2010
05/11/2010
01/12/2011
01/12/2012
30/06/2013
Nguồn: website< www.sbv.gov.vn> [25/09/2013]
Yếu tố khoa học – kỹ thuật
Với sự phát triển của khoa học công nghệ đã giúp cho ngành kinh doanh
xăng dầu xây dựng các bồn bể chứa ngày càng hiện đại với hệ thống công
nghệ xuất nhập bán tự động của các kho chứa.
Sự phát triển của công nghệ đã giúp cho công tác kiểm định chất lượng
ngày càng được nâng cao, tiết kiệm thời gian công sức và mang lại hiệu quả
cao.
Công nghệ thông tin đã giúp các doanh nghiệp xử lý số liệu nhanh chóng
bằng những phần mềm được viết sẵn theo yêu cầu riêng của từng doanh
nghiệp. Bên cạnh đó hệ thống mạng giúp cho công việc truyền dẫn số liệu
mang lại hiệu quả cao, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Yếu tố chính trị và pháp luật
Việt Nam là một trong những nước có chế độ chính trị ổn định. Đây là
điều kiện thuận lợi thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời tạo sự
quan tâm cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng sản xuất kinh doanh.
Chính sách của Nhà nước và pháp luật có nhiều thay đổi tạo điều kiện
kinh doanh cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xăng dầu nói
riêng. Nghị định 84/2009/NĐ-CP quy định về kinh doanh xăng dầu và điều
kiện kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam. Với nội dung nghị định thì giá bán
xăng dầu sẽ được áp dụng theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
Bộ Tài chính ban hành thông tư 169/2009/TT-BTC hướng dẫn thực hiện
quyết toán bù lỗ kinh doanh các mặt hàng xăng dầu. Nghị định 104/2011/NĐCP ngày 16 tháng 11 năm 2011 quy định xử phạt vi phạm hành chính về kinh
85
doanh xăng đầu. Các quy định đó tạo điều kiện cho việc kinh doanh xăng dầu
được phát triển và lợi ích của người tiêu dùng được nâng cao.
Yếu tố tự nhiên
Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng được quan tâm và chú
trọng, tạo thách thức lớn cho các ngành công nghiệp nói chung và ngành xăng
dầu nói riêng. Bên cạnh đó, vấn đề năng lượng ngày càng khan hiếm đã tác
động không nhỏ đến sự hoạt động của doanh nghiệp. Dầu và khí đốt là hai
nguồn năng lượng đang trở nên cạn kiệt vì nhu cầu tiêu dùng trên thế giới
ngày một gia tăng.
Kiên Giang có địa hình đa dạng, bờ biển dài, nhiều sông, núi, đảo, tài
nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí và điều kiện tự nhiên thuận lợi đã tạo cho
tỉnh nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển kinh tế - xã hội. Vị trí địa lý thuận
lợi: phía bắc giáp Campuchia, phía nam giáp tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, phía
đông giáp An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, phía tây giáp Vịnh Thái Lan đã tạo
điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp.
b) Môi trường vi mô
Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Đối thủ cạnh tranh của Xí nghiệp được chia làm 2 nhóm chính: các công
ty quốc doanh và các doanh nghiệp tư nhân và hộ sản xuất kinh doanh.
Hiện nay, Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình có các đối thủ cạnh
tranh có quy mô và chiếm thị phần đáng kể:
+ Công ty cổ phần dầu khí Petromekong
+ Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu Kiên Giang
+ Chi nhánh công ty Petimex
+ Công ty xăng dầu quân đội
+ Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Việt Nam đã mở cửa hội nhập kinh tế thế giới và ngành xăng dầu là một
lĩnh vực tạo ra lợi nhuận cao vì thế các công ty nước ngoài không thể bỏ qua.
Hiện nay đã có một số sản phẩm của doanh nghiệp nước ngoài liên doanh với
doanh nghiệp Việt Nam như: SHELL, TOTAL…
Sản phẩm thay thế
Xăng dầu là nguồn tài nguyên không thể phục hồi, do đó trong tương lai
tài nguyên này sẽ bị cạn kiệt và không thể khai thác. Hiện nay xăng dầu nước
ta được thay thế bởi gas, khí đốt… Gas là nguồn năng lương lớn và ít gây ô
nhiễm môi trường. Khí đốt là nguồn nhiên liệu có khả năng thay thế xăng dầu
mà các nhà máy nhiệt điện đang sử dụng như: nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ ở
86
Bà Rịa Vũng Tàu, nhà máy nhiệt điện Phả Lại ở Hải Dương… Ngoài ra năng
lượng sinh học cũng đang được nhà nước chú ý phát triển.
Nhà cung ứng
- Nhà cung ứng hàng hóa: nhà cung ứng hàng hóa lớn của Xí nghiệp là
Công ty cổ phần dầu khí Kiên Giang.
- Nhà cung cấp vốn: Xí nghiệp được cấp vốn từ công ty cấp trên là Công
ty TNHH MTV xuất nhập khẩu Kiên Giang, ngoài ra Xí nghiệp còn có mối
quan hệ với các ngân hàng.
- Nhà cung cấp lao động: Xí nghiệp chủ yếu sử dụng lao động trong khu
vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, đặc biệt là lao động trong tỉnh. Nguồn nhân
lực ở Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung và Thành phố Rạch Giá nói riêng
khá dồi dào nên việc tìm kiếm lao động không gặp nhiều khó khăn.
Khách hàng
Khách hàng là một phần của Xí nghiệp vì nhu cầu tiêu dùng của họ ảnh
hưởng trực tiếp đến hành vi mua hàng. Xăng dầu vừa là sản phẩm công nghiệp
vừa là hàng tiêu dùng thiết yếu. Trong ngành xăng dầu hiện nay, giá cả của
công ty nào phù hợp nhất cùng với hoa hồng dành cho đại lý hưởng cao nhất
sẽ là điểm thu hút các doanh nghiệp tư nhân ký kết hợp đồng làm đại lý. Tổng
đại lý và đại lý không những là những kênh phân phối hữu hiệu mà còn là
khách hàng đặc biệt của Xí nghiệp.
Hiện nay, Xí nghiệp vẫn duy trì mối quan hệ tốt với các khách hàng công
nghiệp, các công ty kinh doanh nhỏ, sở ban ngành và một bộ phận lớn khách
hàng là những người đi đường.
87
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ
TOÁN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA XÍ
NGHIỆP KINH DOANH XĂNG DẦU AN BÌNH
5.1 NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
KINH DOANH TẠI XÍ NGHIỆP KINH DOANH XĂNG DẦU AN BÌNH
Hiện nay, Xí nghiệp tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung ở
phòng kế toán của Xí nghiệp. Theo hình thức này, tất cả công việc kế toán
như: phân loại chứng từ, nhập liệu vào phần mềm kế toán, in báo cáo… đều
được thực hiện tập trung tại phòng kế toán của Xí nghiệp.
Xí nghiệp áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính được thiết kế theo
nguyên tắc của hình thức Nhật ký chung. Hình thức này có ưu điểm là kết cấu
sổ sách, mẫu biểu đơn giản, số lượng sổ sách ít…
Xí nghiệp tổ chức luân chuyển chứng từ một cách khoa học và hợp lý.
Mọi hoạt động kinh tế tài chính xảy ra trong quá trình hoạt động đều được
phản ánh vào chứng từ kế toán một cách trung thực, kịp thời và đầy đủ. Căn
cứ vào chế độ chứng từ kế toán Nhà nước đã ban hành và yêu cầu thực tiễn
của mình mà Xí nghiệp đã áp dụng hệ thống mẫu biểu chứng từ kế toán phù
hợp.
Hệ thống tài khoản kế toán Xí nghiệp đang áp dụng đáp ứng được yêu
cầu của công tác hạch toán trong Xí nghiệp. Hệ thống mã khách hàng, hệ
thống tài khoản chi tiết của Xí nghiệp đều dựa trên hệ thống tài khoản áp dụng
thống nhất của Bộ Tài chính và thực tiễn của Xí nghiệp.
5.2 NHỮNG TỒN TẠI CỦA XÍ NGHIỆP KINH DOANH XĂNG DẦU
AN BÌNH
5.2.1 Về công tác kế toán
Xí nghiệp đang thực hiện tính giá vốn hàng hóa xuất bán theo phương
pháp bình quân gia quyền, là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, tương đối
chính xác. Tuy nhiên do nghiệp vụ nhập xuất hàng hóa diễn ra khá thường
xuyên, giá cả hàng hóa cũng thường xuyên biến động phức tạp nên dùng
phương pháp này là không xác định được giá xuất kho tại bất kỳ thời điểm nào
trong tháng.
5.2.2 Về kết quả kinh doanh
Sản lượng tiêu thụ một số mặt hàng chính như xăng, diesel, mazut có xu
hướng giảm qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.
Chi phí hoạt động của Xí nghiệp vẫn còn tương đối cao, ảnh hưởng nhiều
đến lợi nhuận của Xí nghiệp hàng năm. Đặc biệt do nhu cầu vốn kinh doanh
nên Xí nghiệp đi vay các khoản từ Tổng Công ty và ngân hàng nên hàng năm
chi phí lãi vay phải trả rất cao. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Xí nghiệp
hàng năm vẫn còn ở mức thấp do ảnh hưởng của chi phí khá cao.
88
Cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn hoạt động còn khá ít so với quy
mô của Xí nghiệp.
Số lượng nhân viên bán hàng còn thiếu nên các cửa hàng phải thuê lao
động phổ thông chưa được trang bị nghiệp vụ bán hàng. Các nhân viên bán
hàng hiện tại thì nghiệp vụ bán hàng của nhân viên còn thấp, thái độ phục vụ
chưa được chu đáo.
5.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI XÍ
NGHIỆP KINH DOANH XĂNG DẦU AN BÌNH
5.3.1 Biện pháp hoàn thiện công tác kế toán
Phương pháp tính giá vốn hàng bán theo phương pháp bình quân gia
quyền, theo tôi nên đổi sang phương pháp tính theo giá hạch toán thì sẽ phù
hợp hơn. Giá hạch toán sẽ xác định được giá xuất kho tại bất kỳ thời điểm nào
trong tháng, mà không phải đợi đến cuối tháng.
5.3.2 Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
5.3.2.1 Biện pháp làm tăng sản lượng tiêu thụ
Xí nghiệp nên tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, mở rộng và
phát triển mạng lưới kinh doanh. Tìm hiểu, nghiên cứu và mở rộng thêm hệ
thống cửa hàng bán lẻ nhằm nâng cao vị thế trong thị trường bán lẻ, đặc biệt là
trên địa bàn thành phố Rạch Giá.
Tiếp tục giữ mối quan hệ tốt với đại lý vì họ không những là kênh phân
phối hàng hóa xuống tận tay người tiêu dùng mà còn là khách hàng đặc biệt có
khối lượng hàng hóa giao dịch lớn. Mở rộng tìm kiếm thêm những đại lý mới
với chính sách thu hút và linh hoạt hơn để những hộ kinh doanh tư nhân sẵn
sàng ký kết hợp đồng với Xí nghiệp. Những chính sách đó có thể là định mức
công nợ hợp lý, hoa hồng đại lý hấp dẫn.
Khai thác thêm một số của hàng xăng dầu mới ở những tuyến đường lớn,
lưu lượng xe cộ qua nhiều, tạo điều kiện mua hàng thuận lợi.
5.3.2.2 Điều chỉnh giá bán phù hợp
Định giá bán phù hợp cho đại lý để tăng sản lượng tiêu thụ, mở rộng thị
trường tiêu thụ. Thu hút khách hàng mới bằng những chính sách hoa hồng cho
những người trung gian theo tỷ lệ phần trăm giá trị sản phẩm mà khách hàng
mới sẽ tiêu thụ trong thời gian nhất định.
Giá vốn hàng bán liên quan trực tiếp từ giá nhập hàng, nếu giá nhập hàng
thấp thì giá bán của Xí nghiệp có khả năng cạnh tranh cao hơn so với công ty
khác. Do đó, Xí nghiệp nên nhập hàng trực tiếp từ tổng công ty cổ phần dầu
khí Kiên Giang, không nên nhập hàng từ các công ty khác vì như thế chi phí
phát sinh tăng lên nhiều hơn, đẩy giá bán cao hơn so với giá các công ty cạnh
tranh trên địa bàn thành phố Rạch Giá.
89
5.3.2.3 Kiểm soát các chi phí
Tăng cường quản lý và thường xuyên kiểm tra công tác luân chuyển
hàng hóa nhằm tiết kiệm chi phí một cách hiệu quả nhất.
Đối với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: xây dựng định
mức sử dụng điện, nước, điện thoại, lập dự toán chi phí ngắn hạn giúp Xí
nghiệp quản lý chi phí cụ thể hơn. Thực hiện công tác công khai quản lý chi
phí đến từng bộ phận trực thuộc Xí nghiệp.
Nâng cao ý thức tiết kiệm của cán bộ, công nhân viên của Xí nghiệp
bằng việc thiết lập quy chế khen thưởng hoặc khiển trách về việc sử dụng tiết
kiệm, lãng phí tài sản chung của Xí nghiệp.
5.3.2.4 Nâng cấp đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho một số cửa hàng
Xí nghiệp cần chú trọng nhiều hơn đến vấn đề chất lượng sản phẩm, đảm
bảo sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất và ổn định cho người tiêu dùng. Thường
xuyên bố trí nhân viên ở bộ phận kỹ thuật kiểm tra các thiết bị đo lường,
truyền dẫn, trụ bơm; định kỳ bảo trì sửa chữa và đầu từ thêm các trang thiết bị
hiện đại đảm bảo hàng hóa đúng chất lượng.
Nâng cấp, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cửa hàng trên địa bàn
thành phố Rạch Giá nhằm đảm bảo chất lượng và số lượng hàng hóa giao cho
khách hàng, từ đó tăng sức cạnh tranh đối với các công ty khác, góp phần nâng
cao doanh thu cho Xí nghiệp.
5.3.2.5 Giải pháp về nhân sự
Tuyển dụng nhân sự thật sự có tài và có thể phục vụ tốt nhất cho Xí
nghiệp. Quá trình tuyển dụng cần phải được công khai và thông báo rộng rãi.
Xí nghiệp cần có kế hoạch tập huấn cho nhân viên giúp nâng cao nghiệp
vụ bán hàng cho nhân viên và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Đồng
thời có những chính sách khen thưởng hợp lý cho cửa hàng và nhân viên đạt
kết quả tốt để tạo động lực nâng cao hiệu quả bán hàng của cửa hàng hay khả
năng làm việc của nhân viên.
Thường xuyên tổ chức các hoạt động mang tính chất tập thể như: hội
thao, văn nghệ tạo điều kiện cho nhân viên thân thiện và hòa đồng cùng giúp
nhau trong công việc, cùng nhau tiến bộ và đưa Xí nghiệp đi lên.
90
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Qua thời gian thực tập tại Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình, tôi
xin đưa ra một số kết luận về Xí nghiệp:
Trong công tác kế toán, Xí nghiệp đã vận dụng hình thức kế toán trên
máy vi tính được thiết kế theo nguyên tắc của hình thức Nhật ký chung để
phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Phương pháp này giúp rút ngắn thời
gian, do đó công việc kế toán phần nào được giảm bớt, số liệu được xử lý
nhanh gọn và chính xác.
Xí nghiệp đã thực hiện đầy đủ các trình tự và đúng nguyên tắc như Bộ
Tài chính quy định về doanh thu, chi phí. Phòng kế toán đã cập nhật và cung
cấp thông tin cần thiết một cách kip thời cho Ban Giám đốc để đưa ra những
quyết định hợp lý, đúng lúc.
Qua phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp kinh doanh
xăng dầu An Bình, ta nhận thấy rằng Xí nghiệp hoạt động kinh doanh không
khả quan trong những năm gần đây. Tổng doanh thu và chi phí biến động
trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 do sự ảnh hưởng của sự
biến động các mặt hàng xăng dầu thế giới. Lợi nhuận của Xí nghiệp lỗ trong
năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Qua phân tích các tỷ số tài chính của Xí
nghiệp, ta thấy ROS, ROA, ROE của Xí nghiệp ở mức thấp. Bên cạnh đó, chi
phí hoạt động còn khá cao đã ảnh hưởng đến lợi nhuận hàng năm. Đặc biệt là
nhu cầu vốn của Xí nghiệp rất cao, nên hàng năm khoản chi phí trả lãi vay là
rất cao. Vì vậy, Xí nghiệp cần có những biện pháp hợp lý để kiểm soát tốt chi
phí và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu và tài sản.
Tóm lại, cùng với sự phát triển của nền kinh tế nước ta nói chung và
ngành xăng dầu nói riêng cũng không ngừng vươn lên. Hiện nay, Xí nghiệp
kinh doanh xăng dầu An Bình có không ít đối thủ cạnh tranh hoạt động trên
cùng địa bàn, do vậy Xí nghiệp nên chú trọng giữ vững và mở rộng thị phần,
luôn đáp ứng nhu cầu của khách hàng, cũng như đảm bảo chất lượng nguồn
hàng hóa từ đó nâng cao uy tín trên thương trường.
6.2 KIẾN NGHỊ
Hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp không chỉ chịu ảnh hưởng bởi
những nhân tố chủ quan bên trong Xí nghiệp và còn chịu tác động bởi các
nhân tố khách quan như môi trường kinh doanh, chính sách nhà nước,… Sau
đây là một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Xí
nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình trong thời gian tới:
Đối với Nhà nước
Nhà nước tạo môi trường cạnh tranh, điều kiện pháp lý công bằng cho
các doanh nghiệp kinh doanh cùng lĩnh vực.
91
Cần khuyến khích các công ty tham gia hệ thống cửa hàng theo đúng quy
hoạch, phát triển đồng đều trên các vùng miền nhất là vùng sâu vùng xa để
đem lại cho người tiêu dùng có nhiều lựa chọn dịch vụ có chất lượng tốt nhất,
giá cả cạnh tranh.
Nguyên tắc điều hành giá theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà
nước, có lên, có xuống theo tín hiệu của thị trường thế giới; mức giá bán lẻ
xăng của Việt Nam tương đương với mặt bằng giá của các nước có chung
đường biên giới để ngăn ngừa và hạn chế tình trạng buôn lậu xăng dầu qua
biên giới.
Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra của các cơ quan quản lý chức
năng có liên quan và ban hành các chế tài xử lý các vi phạm nhằm sắp xếp, ổn
định hệ thống phân phối theo quy định của pháp luật hiện hành về kinh doanh
xăng dầu.
Khuyến khích các doanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh thuộc mọi
thành phần kinh tế định hình kinh doanh lâu dài, hiện đại hóa cơ sở vật chất,
giảm thiểu các yếu tố làm bất ổn thị trường và nguy cơ cháy nổ, ô nhiễm môi
trường,… chủ động nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và xã hội.
Đối với Tổng công ty
Tổng công ty nên quan tâm và hỗ trợ nhiều hơn cho Xí nghiệp kinh
doanh xăng dầu An Bình về kỹ thuật cũng như tài chính.
92
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ tài chính, 2007. Chế độ kế toán Việt Nam. Hồ Chí Minh: Nhà xuất
bản lao động xã hội.
2. Bộ Tài chính, 2008. Nội dung và hướng dẫn 26 chuẩn mực kế toán
Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản lao động xã hội.
3. Nguyễn Phạm Thanh Nam và Trương Chí Tiến, 2007. Quản trị hoc.
Cần Thơ: Nhà xuất bản thống kê.
4. Nguyễn Tấn Bình, 2004. Phân tích hoạt động doanh nghiệp. Hồ Chí
Minh: Nhà xuất bản thống kê.
5. Nguyễn Văn Công, 2009. Giáo trình Phân tích kinh doanh. Hà Nội:
Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
93
PHỤ LỤC
(Trích) SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Tháng 06/2013
Đơn vị tính: VND
Loại
A
HDX-B1
HDX-B1
PXK-X1
HDX-B1
HDX-B1
PXK-X1
HDX-B1
HDX-B1
PXK-X1
HDX-B1
HDX-B1
PXK-X1
HDX-B1
HDX-B1
Chứng từ gốc
Ngày
B
01/06/2013
01/06/2013
01/06/2013
01/06/2013
01/06/2013
01/06/2013
01/06/2013
01/06/2013
01/06/2013
01/06/2013
01/06/2013
01/06/2013
01/06/2013
01/06/2013
Diễn giải
Số
C
X06/1019
X06/1019
X06/1019
X06/1061
X06/1061
X06/1061
X06/1062
X06/1062
X06/1062
X06/1122
X06/1122
X06/1122
X06/1123
X06/1123
Tài khoản
Nợ
Có
D
E
F
VAT-Bán xăng A92: 203 lít; dầu DO: 153 lít
1310X0TD 3331X212
Bán xăng A92: 203 lít; dầu DO: 153 lít
1310X0TD 5111X222
PXK-X1-Bán xăng A92: 203 lít; dầu DO: 153 lít
6320X2A0 1561X200
VAT-Bán dầu DO: 400 lít
1310X0TD 3331X212
Bán dầu DO: 400 lít
1310X0TD 5111X222
PXK-X1-Bán dầu DO: 400 lít
6320X2A0 1561X200
VAT-Bán xăng A92: 594 lít; dầu DO: 28 lít
1310X0TD 3331X212
Bán xăng A92: 594 lít; dầu DO: 28 lít
1310X0TD 5111X222
PXK-X1-Bán xăng A92: 594 lít; dầu DO: 28 lít
6320X2A0 1561X200
VAT-Bán xăng A92: 8.000 lít; dầu DO: 2.000 lít
1310X0TD 3331X212
Bán xăng A92: 8.000 lít; dầu DO: 2.000 lít
1310X0TD 5111X222
PXK-X1-Bán xăng A92: 8.000 lít; dầu DO: 2.000 lít 6320X2A0 1561X200
VAT-Bán dầu DO: 10.000 lít CK
1310X0TD 3331X212
Bán dầu DO: 10.000 lít CK
1310X0TD 5111X222
94
Số phát sinh
Nợ
1
739.285
7.392.855
7.053.165
778.182
7.781.818
7.467.484
1.339.102
13.391.018
12.769.401
20.414.546
204.145.454
202.581.265
18.700.000
187.000.000
Có
2
739.285
7.392.855
7.053.165
778.182
7.781.818
7.467.484
1.339.102
13.391.018
12.769.401
20.414.546
204.145.454
202.581.265
18.700.000
187.000.000
Chứng từ gốc
Diễn giải
Loại
Ngày
Số
A
B
C
D
HDX-B1 01/06/2013 X06/1124 VAT-Bán xăng A83: 2.000 lít; dầu DO: 3.000 lít
HDX-B1 01/06/2013 X06/1124 Bán xăng A83: 2.000 lít; dầu DO: 3.000 lít
PXK-X1 01/06/2013 X06/1124 PXK-X1-Bán xăng A83: 2.000 lít; dầu DO: 3.000
lít
HDX-B1 01/06/2013 X06/1125 VAT-Bán xăng A92: 1.000 lít; A83: 5.000 lít
HDX-B1 01/06/2013 X06/1125 Bán xăng A92: 1.000 lít; A83: 5.000 lít
PXK-X1 01/06/2013 X06/1125 PXK-X1-Bán xăng A92: 1.000 lít; A83: 5.000 lít
HDX-B1 01/06/2013 X06/1126 VAT-Bán dầu DO: 1.000 lít CK
HDX-B1 01/06/2013 X06/1126 Bán dầu DO: 1.000 lít CK
PXK-X1 01/06/2013 X06/1126 PXK-X1-Bán dầu DO: 1.000 lít CK
…
…
…
…
BTKC
30/06/2013 10
Kết chuyển chi phí tài chính
BTKC
30/06/2013 11
Kết chuyển thu nhập khác
BTKC
30/06/2013 13
Kết chuyển lãi lỗ
BTKC
30/06/2013 17
Kết chuyển chi phí khấu hao TSCĐ
BTKC
30/06/2013 17
Kết chuyển chi phí xăng dầu
BTKC
30/06/2013 17
Kết chuyển chi phí dụng cụ đồ dùng
BTKC
30/06/2013 17
Kết chuyển chi phí sửa chữa nhỏ thuê ngoài
BTKC
30/06/2013 17
Kết chuyển chi phí kiểm định, kiểm dịch, giao
nhận
BTKC
30/06/2013 17
Kết chuyển chi phí bằng tiền khác
BTKC
30/06/2013 18
Kết chuyển chi phí dụng cụ đồ dùng
95
Tài khoản
Số phát sinh
Nợ
Có
E
F
1310X0TD 3331X212
1310X0TD 5111X222
Nợ
1
9.708.183
97.081.817
Có
2
9.708.183
97.081.817
6320X2A0 1561X200
96.299.598
96.299.598
1310X0TD
1310X0TD
6320X2A0
1310X0TD
1310X0TD
6320X2A0
…
9110X200
7110X2B9
9110X200
6414X440
9110X400
9110X400
9110X400
3331X212
5111X222
1561X200
3331X212
5111X222
1561X200
…
6355X2B2
9110X200
4212X200
9110X400
6412X422
6413X430
6417X474
12.274.547
122.745.453
120.997.145
1.877.273
18.772.727
18.719.291
…
185.751.820
669
506.068.166
42.408.632
91.012.188
450.000
6.616.372
12.274.547
122.745.453
120.997.145
1.877.273
18.772.727
18.719.291
…
185.751.820
669
506.068.166
42.408.632
91.012.188
450.000
6.616.372
9110X400
6417X47B
2.747.273
2.747.273
9110X400
9110X400
6418X48Z
6423X430
19.800.000
238.182
19.800.000
238.182
Loại
A
BTKC
BTKC
BTKC
BTKC
BTKC
BTKC
BTKC
BTKC
BTKC
BTKC
BTKC
BTKC
BTKC
BTKC
BTKC
BTKC
BTKC
BTKC
Chứng từ gốc
Ngày
Số
B
C
30/06/2013 18
30/06/2013 18
30/06/2013 18
30/06/2013 22
30/06/2013 4
30/06/2013 4
30/06/2013 5
30/06/2013 6
30/06/2013 6
30/06/2013 7
30/06/2013 7
30/06/2013 8
30/06/2013 8
30/06/2013 8
30/06/2013 8
30/06/2013 8
30/06/2013 8
30/06/2013 8
BTKC
BTKC
BTKC
30/06/2013
30/06/2013
30/06/2013
8
8
8
Diễn giải
Tài khoản
D
Kết chuyển các khoản phí và lệ phí khác
Kết chuyển chi phí dịch vụ mua ngoài khác
Kết chuyển chi phí mua bảo hiểm
Kết chuyển lãi lỗ
Kết chuyển doanh thu xăng dầu nội địa
Kết chuyển doanh thu xăng dầu vận chuyển
Kết chuyển doanh thu bán hàng nội bộ
Kết chuyển cho vay lấy lãi
Kết chuyển thu lãi tiền gửi
Kết chuyển giá vốn hàng bán
Kết chuyển hao hụt bảo quản
Kết chuyển tiền ăn trưa
Kết chuyển chi phí dụng cụ đồ dùng
Kết chuyển chi phí thuê nhà, thuê kho
Kết chuyển chi phí điện
Kết chuyển chi phí điện thoại, Internet
Kết chuyển chi phí sửa chữa nhỏ thuê ngoài
Kết chuyển chi phí kiểm định, kiểm dịch, giao
nhận
Kết chuyển chi phí mua bảo hiểm
Kết chuyển chi phí công tác phí, vé máy bay
Kết chuyển chi phí bằng tiền khác
96
Số phát sinh
Nợ
E
9110X400
9110X400
9110X400
4212X400
5111X222
5111X253
5121X213
5155X254
5155X2B2
9110X200
9110X200
9110X200
9110X200
9110X200
9110X200
9110X200
9110X200
Có
F
6425X459
6427X47Z
6427X488
9110X400
9110X200
9110X200
9110X200
9110X200
9110X200
6320X2A0
6320X2A2
6411X211
6413X230
6417X270
6417X271
6417X273
6417X274
Nợ
1
14.274.299
100.000
752.505
93.582.187
45.150.697.854
216.959.949
288.557.641
10.014.000
3.906.079
44.831.692.119
132.691.269
6.250.000
1.238.764
19.400.000
7.640.297
272.911
2.075.000
Có
2
14.274.299
100.000
752.505
93.582.187
45.150.697.854
216.959.949
288.557.641
10.014.000
3.906.079
44.831.692.119
132.691.269
6.250.000
1.238.764
19.400.000
7.640.297
272.911
2.075.000
9110X200
6417X27B
1.127.273
1.127.273
9110X200
9110X200
9110X200
6417X288
6418X281
6418X28Z
5.181.179
1.335.055
624.000
5.181.179
1.335.055
624.000
Loại
A
BTKC
BTKC
BTKC
BTKC
BTKC
BTKC
BTKC
BTKC
BTKC
BTKC
Chứng từ gốc
Ngày
B
30/06/2013
30/06/2013
30/06/2013
30/06/2013
30/06/2013
30/06/2013
30/06/2013
30/06/2013
30/06/2013
30/06/2013
Diễn giải
Số
C
9
9
9
9
9
9
9
9
9
9
Tài khoản
D
Kết chuyển chi phí khấu hao TSCĐ
Kết chuyển chi phí tiền ăn trưa
Kết chuyển chi phí văn phòng phẩm
Kết chuyển chi phí dụng cụ đồ dùng
Kết chuyển các khoản phí và lệ phí khác
Kết chuyển chi phí điện thoại, Internet
Kết chuyển chi phí sửa chữa nhỏ thuê ngoài
Kết chuyển chi phí dịch vụ mua ngoài khác
Kết chuyển chi phí mua bảo hiểm
Kết chuyển chi phí bằng tiền khác
TỔNG CỘNG
97
Nợ
E
6424X240
9110X200
9110X200
9110X200
9110X200
9110X200
9110X200
9110X200
9110X200
9110X200
Có
F
9110X200
6421X211
6422X223
6423X230
6425X259
6427X273
6427X274
6427X27Z
6427X288
6428X28Z
Số phát sinh
Nợ
1
123.512.706
11.625.000
2.700.000
2.000.495
43.000
2.032.029
15.219.696
3.936.091
2.268.878
52.475.856
104.647.770.496
Có
2
123.512.706
11.625.000
2.700.000
2.000.495
43.000
2.032.029
15.219.696
3.936.091
2.268.878
52.475.856
104.647.770.496
XÍ NGHIỆP KINH DOANH XĂNG DẦU AN BÌNH
44 Ngô Thời Nhiệm – Rạch Sỏi – Kiên Giang
Mã số thuế: 1700100989018
PHIẾU CHI
Ngày 30 tháng 06 năm 2013
Số: X06/0041
Họ và tên người nhận tiền: Nguyễn Hữu Hoàng
Địa chỉ: XN KDXD An Bình
Có: 1111X010
Lý do chi:
Nợ các tài khoản:
- Chi tiền điện cửa hàng số 04
411.453 VND
6417X271
- Thuế GTGT được khấu trừ
43.429 VND
1331X220
- Chi tiền điện thoại cửa hàng số 04
22.816 VND
6417X273
Số tiền:
477.698 VND
(Viết bằng chữ): Bốn trăm bảy mươi bày ngàn sáu trăm chin mươi tám
đồng
Kèm theo:
chứng từ gốc.
Ngày 30 tháng 06 năm 2013
Giám đốc Kế toán trưởng Thủ quỹ
Người lập phiếu Người nhận tiền
Đã nhận đủ số tiền (Viết bằng chữ): Bốn trăm bảy mươi bày ngàn sáu trăm
chin mươi tám đồng.
98
Mẫu số: 01 GTKT-3LL
QM/2013N
HÓA ĐƠN
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Liên 1: Lưu
Số: 0128819
Ngày 26 tháng 06 năm 2013
Đơn vị bán hàng: XÍ NGHIỆP KINH DOANH XĂNG DẦU AN BÌNH
Mã số thuế: 1700100989018
Địa chỉ: 44 Ngô Thời Nhiệm – Rạch Sỏi – Kiên Giang
Số tài khoản……………
Điện thoại:.......................................................................................................................
Họ tên người mua hàng...................................................................................................
Tên đơn vị............................Bán lẻ............................................................................................
Mã số thuế:......................................................................................................................
Địa chỉ................................................................. ... Số tài khoản....................................
Hình thức thanh toán: Tiền mặt
ST
Tên hàng hóa, dịch vụ
Đơn vị
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
T
tính
A
B
C
1
2
3=1x2
1 Dầu DO
Lít
50
19.454,54
972.727
2 Phí dầu
Lít
50
500
25.000
Cộng tiền hàng:
Thuế suất GTGT: 10%
Tiền thuế GTGT:
Tổng cộng tiền thanh toán
Số tiền viết bằng chữ: Một triệu không trăm bảy chục ngàn đồng
Người mua hàng
(Ký, ghi rõ họ, tên)
Người bán hàng
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên)
977.727
97.273
1.075.000
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên)
(Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hoá đơn)
99
XÍ NGHIỆP KINH DOANH XĂNG DẦU AN BÌNH
44 Ngô Thời Nhiệm – Rạch Sỏi – Kiên Giang
PHIẾU XUẤT KHO
Số: X06/1123
Ngày 01 tháng 06 năm 2013
Nợ: 6320X2A0
Có: 1561X200
Đơn vị nhận hàng: DNTN Tấn Phát – (Lê Thị Vân)
Địa chỉ: Quốc lộ 80 Ấp Ngã Ba, TT Kiên Lương, KL, Kiên Giang
Lý do xuất: PXK-X1-Bán dầu DO: 10.000 lít CK
Xuất tại kho: XDA – Tổng kho xăng dầu – XD
STT
Tên,
nhãn
hiệu,
quy
cách,
phẩm
chất
vật tư,
hàng
hóa
Mã hàng
hóa
1
Dầu Do
HXD0007
ĐVT
Ẩm
độ
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Lít
0,00
10.000,00 18.719,29 187.192.912
187.192.912
Cộng
Tổng số tiền (Viết bằng chữ): Một trăm tám mươi bảy triệu một trăm chín
mươi hai ngàn chín trăm mười hai đồng
GIÁM ĐỐC
KẾ TOÁN NGƯỜI LẬP
100
THỦ KHO
NGƯỜI NHẬN
XÍ NGHIỆP KINH DOANH XĂNG DẦU AN BÌNH
Địa chỉ: 44 Ngô Thời Nhiệm – Rạch Sỏi – Kiên Giang
(Trích) SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
Kỳ PS: từ 01/06/2013 Đến 30/06/2013
5111X222 – NHXD – Doanh thu xăng dầu nội địa
Đơn vị tính: VND
STT
Chứng từ gốc
Loại
Số
Diễn giải
Số phát sinh VND
Ngày
TK ĐƯ
Nợ
Có
1
HDX-B1
X06/1139 01/06/13
Bán Xăng A92: 2000, Dầu DO: 3000 lít CK
1310X0TD
98.127.272
2
HDX-B1
X06/1124 01/06/13
Bán Xăng A83: 2000, Dầu DO: 3.000 lít CK
1310X0TD
97.081.817
3
HDX-B1
X06/1126 01/06/13
Bán Dầu DO: 1000 lít CK
1310X0TD
18.772.727
…
…
…
…
…
…
…
692 HDX-B1
X06/1331 30/06/13
Bán Xăng A92: 48 lít
1310X0TD
1.071.273
693 HDX-B1
X06/1329 30/06/13
Bán Xăng A92: 240 lít, Dầu DO: 101 lít
1310X0TD
7.394.728
694 BTKC
4
Kết chuyển doanh thu bán hàng
9110X200
30/06/13
Tổng cộng
45.150.697.854
45.150.697.854 45.150.697.854
+ Số dư đầu kỳ: 0 VND
+ Số dư cuối kỳ: 0 VND
Ngày 30 tháng 06 năm 2013
Kế toán trưởng
Người lập
101
XÍ NGHIỆP KINH DOANH XĂNG DẦU AN BÌNH
Địa chỉ: 44 Ngô Thời Nhiệm – Rạch Sỏi – Kiên Giang
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
Kỳ PS: từ 01/06/2013 Đến 30/06/2013
5111X253 – NHXD – Doanh thu xăng dầu vận chuyển
Đơn vị tính: VND
STT
Chứng từ gốc
Diễn giải
Số phát sinh VND
Loại
Số
Ngày
TK ĐƯ
1
HDX-B4
X06/1201
06/06/13
Thu tiền cho thuê Xalan vận chuyển
1310X0TD
34.090.909
2
HDX-B4
X06/1192
06/06/13
Thu tiền vận chuyển xe bồn
1310X0TD
909.090
3
HDX-B4
X06/1212
07/06/13
Thu tiền vận chuyển xe bồn
1310X0TD
1.181.817
4
HDX-B4
X06/1287
14/06/13
Thu tiền vận chuyển xe bồn
1310X0TD
454.544
5
HDX-B4
X06/1399
20/06/13
Vận chuyển
1310X0TD
363.635
6
HDX-B4
X06/1420
20/06/13
Thu tiền vận chuyển bằng phương tiện Xalan
1310X0TD
41.748.136
7
HDX-B4
X06/1451
24/06/13
Cho thuê Xalan KG 36896 vận chuyển hàng hoá
1310X0TD
47.520.909
8
HDX-B4
X06/1562
28/06/13
Cho thuê vận chuyển Xalan KG 36896
1310X0TD
90.690.909
9
BTKC
4
30/06/13
Kết chuyển doanh thu bán hàng
9110X200
Tổng cộng
+ Số dư đầu kỳ: 0 VND
Nợ
Có
216.959.949
216.959.949
216.959.949
+ Số dư cuối kỳ: 0 VND
Ngày 30 tháng 06 năm 2013
Kế toán trưởng
Người lập
102
XÍ NGHIỆP KINH DOANH XĂNG DẦU AN BÌNH
Địa chỉ: 44 Ngô Thời Nhiệm – Rạch Sỏi – Kiên Giang
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
Kỳ PS: từ 01/06/2013 Đến 30/06/2013
5121X213 – NHXD – Doanh thu xăng dầu nội bộ
Đơn vị tính: VND
STT
Chứng từ gốc
Loại
Số
Diễn giải
Ngày
Số phát sinh VND
TK ĐƯ
Nợ
Có
1
HDX-B6
X06/1205 07/06/13
Bán Dầu DO: 10.000 lít
3361X000
187.727.272
2
HDX-B6
X06/1206 07/06/13
Bán Nhớt CRB 20W40 CF/SF: 144 lít
3361X000
9.818.181
3
HDX-B6
X06/1260 12/06/13
Xuất dầu chạt Xalan đi hiệu chuẩn định kỳ
6412X422
15.761.398
4
HDX-B6
X06/1382
19/06/13
Xuất nhớt sử dụng xe bồn 68C-01262
6412X422
1.015.480
5
HDX-B6
X06/1401
20/06/13
Xuất mở bò sử dụng xe bồn
6412X422
460.238
6
HDX-B6
X06/1437
24/06/13
Xuất nhớt sử dụng xe bồn 68C-00401
6412X422
1.015.481
7
HDX-B6
X06/1469
26/06/13
Xuất dầu sử dụng xe bồn T06/2013
6412X422
70.027.779
8
HDX-B6
X06/1467
26/06/13
Xuất dầu chạy vận chuyển hàng hóa Xalan KG 42344 6412X422
1.123.140
9
HDX-B6
X06/1332
30/06/13
Xuất xăng sử dụng máy phát điện Cửa hàng số 02
6412X422
1.608.672
10
BTKC
5
30/06/13
Kết chuyển doanh thu bán hàng nội bộ
9110X200
Tổng cộng
+ Số dư đầu kỳ: 0 VND
288.557.641
288.557.641
288.557.641
+ Số dư cuối kỳ: 0 VND
Ngày 30 tháng 06 năm 2013
Kế toán trưởng
Người lập
103
XÍ NGHIỆP KINH DOANH XĂNG DẦU AN BÌNH
Địa chỉ: 44 Ngô Thời Nhiệm – Rạch Sỏi – Kiên Giang
(Trích) SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
Kỳ PS: từ 01/06/2013 Đến 30/06/2013
6320X2A0 – NHXD – Giá vốn hàng bán
Đơn vị tính: VND
STT
Chứng từ gốc
Diễn giải
Số phát sinh VND
Loại
Số
Ngày
1
PXK-X1
X06/1139
01/06/13
Bán Xăng A92: 2000, Dầu DO: 3000 lít CK
1561X200
41.285.671
2
PXK-X1
X06/1124
01/06/13
Bán Xăng A83: 2000, Dầu DO: 3.000 lít CK
1561X200
96.299.598
3
PXK-X1
X06/1126
01/06/13
Bán Dầu DO: 1000 lít CK
1561X200
18.719.291
4
PXK-X1
X06/1125
01/06/13
Bán Xăng A92: 1.000, A83: 5.000 lít CK
1561X200
120.997.145
…
…
…
…
TK ĐƯ
…
Nợ
…
Có
…
706 PXK-X1
X06/1331
30/06/13
Bán Xăng A92: 48 lít
1561X200
989.933
707 PXK-X1
X06/1329
30/06/13
Bán Xăng A92: 240 lít, Dầu DO: 101 lít
1561X200
6.839.233
708 PXK-X1
X06/1332
30/06/13
Xuất xăng sử dụng máy phát điện Cửa hàng số 02 1561X200
1.608.642
709 PXK-X9
X06/0007
30/06/13
Xuất điều chỉnh giá trị hàng tồn kho nhớt
1561X200
710 BTKC
7
30/06/13
Kết chuyển giá vốn hàng bán
9110X200
Tổng cộng
+ Số dư đầu kỳ: 0 VND
37.800
44.831.692.119
44.831.692.119 44.831.692.119
+ Số dư cuối kỳ: 0 VND
Ngày 30 tháng 06 năm 2013
Kế toán trưởng
Người lập
104
XÍ NGHIỆP KINH DOANH XĂNG DẦU AN BÌNH
Địa chỉ: 44 Ngô Thời Nhiệm – Rạch Sỏi – Kiên Giang
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
Kỳ PS: từ 01/06/2013 Đến 30/06/2013
6320X2A2 – NHXD – Hao hụt bảo quản
Đơn vị tính: VND
STT
Chứng từ gốc
Loại
Số
1
BTCP
X06/0001
2
BTKC
7
Diễn giải
Ngày
30/06/13
30/06/13
Số phát sinh VND
TK ĐƯ
Xử lý hao hụt kiểm
kê tháng
1381X000
Kết chuyển giá vốn
hàng bán
9110X200
Tổng cộng
+ Số dư đầu kỳ: 0 VND
Nợ
Có
132.691.269
132.691.269
132.691.269
132.691.269
+ Số dư cuối kỳ: 0 VND
Ngày 30 tháng 06 năm 2013
Kế toán trưởng
Người lập
105
[...]... gian tới 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Thực hiện kế toán xác định kết quả kinh doanh tháng 6 năm 2013 tại Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình; - Phân tích kết quả kinh doanh của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình về doanh thu, chi phí và lợi nhuận qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp, cũng như phát hiện được ưu điểm cần phát huy và. .. tranh Với mong muốn được tìm hiểu thực tế về công tác xác định kết quả kinh doanh cũng như phân tích tình hình kinh doanh của xí nghiệp nên tôi đã chọn đề tài Kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh tại Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình để làm đề tài tốt nghiệp của mình 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Thông qua cách thực hiện hạch toán kết quả kinh doanh của Xí nghiệp kinh. .. chuyển vào TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh là số doanh thu thuần và thu nhập thuần (Bộ Tài chính, 2007, trang 489) 2.1.3 Tổ chức kế toán xác định kết quả kinh doanh 2.1.3.1 Kế toán kết quả hoạt động kinh doanh a) Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Khái niệm Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được, hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh. .. giúp doanh nghiệp tạo ra nhiều lợi nhuận, nâng cao hiệu quả kinh doanh Phân tích kinh doanh là một công cụ hữu hiệu nhằm đánh giá chính xác thực trạng kết quả và hiệu quả kinh doanh, kết quả và hiệu quả của các hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính trong quan hệ mật thiết với hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp 15 Phân tích kinh doanh còn là một công cụ dự báo các điều kiện và kết quả, ... phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 20 CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ XÍ NGHIỆP KINH DOANH XĂNG DẦU AN BÌNH 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÍ NGHIỆP KINH DOANH XĂNG DẦU AN BÌNH 3.1.1 Giới thiệu về xí nghiệp Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình là đơn vị trực thuộc Công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu Kiên Giang Được Hội đồng quản trị Tổng... nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình tháng 6 năm 2013 nhằm so sánh giữa lý thuyết và thực tế về kế toán xác định kết quả kinh doanh Ngoài ra căn cứ vào các bảng báo cáo tài chính qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, từ đó phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của xí nghiệp Trên cơ sở đó, đề 1 xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán và nâng cao hiệu quả kinh doanh của xí nghiệp trong... - Phân tích một số chỉ tiêu tài chính như ROA, ROE, ROS để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh; - Đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán và nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình trong thời gian tới 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi về không gian Đề tài luận văn được thực hiện tại Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình 1.3.2 Phạm vi về thời gian... liệu - Đối với mục tiêu thực hiện kế toán xác định kết quả kinh doanh tháng 6 năm 2013 tại Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình được tiến hành theo phương pháp ghi sổ kép, phương pháp tổng hợp, phương pháp đánh giá bằng phương pháp tính trị giá của hàng xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền - Đối với mục tiêu phân tích kết quả kinh doanh của Xí nghiệp về doanh thu, chi phí, lợi nhuận được tiến... tính toán, truyền đạt và xác định yêu cầu cho việc thay đổi quá trình kinh doanh, chính sách kinh doanh và hệ thống thông tin Phân tích kinh doanh hiểu được các vấn đề kinh doanh và cơ hội kinh doanh, trong đó chứa đựng các yêu cầu cụ thể, cần thiết và đề xuất các giải pháp khả thi để đạt được mục đích kinh doanh. ” (Nguyễn Văn Công, 2009, trang 6) 2.1.4.2 Mục đích Mục đích của phân tích kinh doanh là... hiệu quả kinh doanh trong tương lai và là công cụ xác định tình trạng hiện tại của doanh nghiệp cũng như đánh giá chính xác các quyết định quản trị và các quyết định kinh doanh khác Có thể nói, phân tích kinh doanh có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các nhà quản trị doanh nghiệp, là cơ sở và là căn cứ giúp cho các nhà quản trị khắc phục những khiếm khuyết trong hoạt động, phát huy những mặt tích