Phân tích môi trường kinh doanh của Xí nghiệp

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh tại xí nghiệp kinh doanh xăng dầu an bình (Trang 95)

4.2.5.1 Phân tích các yếu tố môi trường kinh doanh của Xí nghiệp

a) Môi trường vĩ mô

 Yếu tố kinh tế

- Mức tăng trưởng kinh tế: Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây phát triển không ổn định. Tăng trưởng GDP chậm lại từ năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bên ngoài và thiếu ổn định vĩ mô bên trong. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng GDP trong năm 2010 là 6,78%, đến năm 2011 tốc độ tăng trưởng GDP giảm còn 5,89%. Tốc độ tăng trưởng GDP trong năm 2012 chỉ đạt 5,03% thấp hơn so với năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2013 ở mức 4,9%.

- Lạm phát: Trong những năm gần đây, nền kinh tế có nhiều biến động. Theo đánh giá của Bộ tài chính, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam khá cao so với các nước trên thế giới. Năm 2010 tỷ lệ lạm phát của Việt Nam là 11,75%, đến năm 2011 tỷ lệ lạm phát tăng cao đạt 18,58%. Trong năm 2012 tỷ lệ lạm phát được kiềm chế ở mức 6,81% và 6 tháng đầu năm 2013 đạt 6,69%.

85

- Lãi suất ngân hàng: lãi suất ngân hàng quyết định việc đầu tư của các doanh nghiệp. Lãi suất cao làm cho các doanh nghiệp không mạnh dạn trong việc đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngược lại, lãi suất thấp sẽ làm cho các doanh nghiệp đầu tư mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh.

Với nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay đi cùng với chính sách kiềm chế lạm phát của chính phủ, trong những năm qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không ngừng điều chỉnh lãi suất cơ bản theo sự biến động của thị trường.

Bảng 4.15: Tình hình biến động lãi suất cơ bản từ năm 2010 đến tháng 6/2013

Nguồn: website< www.sbv.gov.vn> [25/09/2013]

 Yếu tố khoa học – kỹ thuật

Với sự phát triển của khoa học công nghệ đã giúp cho ngành kinh doanh xăng dầu xây dựng các bồn bể chứa ngày càng hiện đại với hệ thống công nghệ xuất nhập bán tự động của các kho chứa.

Sự phát triển của công nghệ đã giúp cho công tác kiểm định chất lượng ngày càng được nâng cao, tiết kiệm thời gian công sức và mang lại hiệu quả cao.

Công nghệ thông tin đã giúp các doanh nghiệp xử lý số liệu nhanh chóng bằng những phần mềm được viết sẵn theo yêu cầu riêng của từng doanh nghiệp. Bên cạnh đó hệ thống mạng giúp cho công việc truyền dẫn số liệu mang lại hiệu quả cao, tiết kiệm thời gian và chi phí.

 Yếu tố chính trị và pháp luật

Việt Nam là một trong những nước có chế độ chính trị ổn định. Đây là điều kiện thuận lợi thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời tạo sự quan tâm cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng sản xuất kinh doanh.

Chính sách của Nhà nước và pháp luật có nhiều thay đổi tạo điều kiện kinh doanh cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xăng dầu nói riêng. Nghị định 84/2009/NĐ-CP quy định về kinh doanh xăng dầu và điều kiện kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam. Với nội dung nghị định thì giá bán xăng dầu sẽ được áp dụng theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.

Bộ Tài chính ban hành thông tư 169/2009/TT-BTC hướng dẫn thực hiện quyết toán bù lỗ kinh doanh các mặt hàng xăng dầu. Nghị định 104/2011/NĐ- CP ngày 16 tháng 11 năm 2011 quy định xử phạt vi phạm hành chính về kinh

NĂM LÃI SUẤT CƠ BẢN (%/năm)

01/02/2010 8 01/11/2010 8 05/11/2010 9 01/12/2011 9 01/12/2012 9 30/06/2013 9

86

doanh xăng đầu. Các quy định đó tạo điều kiện cho việc kinh doanh xăng dầu được phát triển và lợi ích của người tiêu dùng được nâng cao.

 Yếu tố tự nhiên

Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng được quan tâm và chú trọng, tạo thách thức lớn cho các ngành công nghiệp nói chung và ngành xăng dầu nói riêng. Bên cạnh đó, vấn đề năng lượng ngày càng khan hiếm đã tác động không nhỏ đến sự hoạt động của doanh nghiệp. Dầu và khí đốt là hai nguồn năng lượng đang trở nên cạn kiệt vì nhu cầu tiêu dùng trên thế giới ngày một gia tăng.

Kiên Giang có địa hình đa dạng, bờ biển dài, nhiều sông, núi, đảo, tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí và điều kiện tự nhiên thuận lợi đã tạo cho tỉnh nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển kinh tế - xã hội. Vị trí địa lý thuận lợi: phía bắc giáp Campuchia, phía nam giáp tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, phía đông giáp An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, phía tây giáp Vịnh Thái Lan đã tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp.

b) Môi trường vi mô

 Đối thủ cạnh tranh

 Đối thủ cạnh tranh trực tiếp

Đối thủ cạnh tranh của Xí nghiệp được chia làm 2 nhóm chính: các công ty quốc doanh và các doanh nghiệp tư nhân và hộ sản xuất kinh doanh.

Hiện nay, Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình có các đối thủ cạnh tranh có quy mô và chiếm thị phần đáng kể:

+ Công ty cổ phần dầu khí Petromekong + Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu Kiên Giang + Chi nhánh công ty Petimex (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Công ty xăng dầu quân đội + Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ

 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Việt Nam đã mở cửa hội nhập kinh tế thế giới và ngành xăng dầu là một lĩnh vực tạo ra lợi nhuận cao vì thế các công ty nước ngoài không thể bỏ qua. Hiện nay đã có một số sản phẩm của doanh nghiệp nước ngoài liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam như: SHELL, TOTAL…

 Sản phẩm thay thế

Xăng dầu là nguồn tài nguyên không thể phục hồi, do đó trong tương lai tài nguyên này sẽ bị cạn kiệt và không thể khai thác. Hiện nay xăng dầu nước ta được thay thế bởi gas, khí đốt… Gas là nguồn năng lương lớn và ít gây ô nhiễm môi trường. Khí đốt là nguồn nhiên liệu có khả năng thay thế xăng dầu mà các nhà máy nhiệt điện đang sử dụng như: nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ ở

87

Bà Rịa Vũng Tàu, nhà máy nhiệt điện Phả Lại ở Hải Dương… Ngoài ra năng lượng sinh học cũng đang được nhà nước chú ý phát triển.

 Nhà cung ứng

- Nhà cung ứng hàng hóa: nhà cung ứng hàng hóa lớn của Xí nghiệp là Công ty cổ phần dầu khí Kiên Giang.

- Nhà cung cấp vốn: Xí nghiệp được cấp vốn từ công ty cấp trên là Công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu Kiên Giang, ngoài ra Xí nghiệp còn có mối quan hệ với các ngân hàng.

- Nhà cung cấp lao động: Xí nghiệp chủ yếu sử dụng lao động trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, đặc biệt là lao động trong tỉnh. Nguồn nhân lực ở Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung và Thành phố Rạch Giá nói riêng khá dồi dào nên việc tìm kiếm lao động không gặp nhiều khó khăn.

 Khách hàng

Khách hàng là một phần của Xí nghiệp vì nhu cầu tiêu dùng của họ ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi mua hàng. Xăng dầu vừa là sản phẩm công nghiệp vừa là hàng tiêu dùng thiết yếu. Trong ngành xăng dầu hiện nay, giá cả của công ty nào phù hợp nhất cùng với hoa hồng dành cho đại lý hưởng cao nhất sẽ là điểm thu hút các doanh nghiệp tư nhân ký kết hợp đồng làm đại lý. Tổng đại lý và đại lý không những là những kênh phân phối hữu hiệu mà còn là khách hàng đặc biệt của Xí nghiệp.

Hiện nay, Xí nghiệp vẫn duy trì mối quan hệ tốt với các khách hàng công nghiệp, các công ty kinh doanh nhỏ, sở ban ngành và một bộ phận lớn khách hàng là những người đi đường.

88

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA XÍ

NGHIỆP KINH DOANH XĂNG DẦU AN BÌNH

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh tại xí nghiệp kinh doanh xăng dầu an bình (Trang 95)