4.2.1.1 Phân tích tình hình doanh thu giai đoạn 2010 – 2012
a) Phân tích doanh thu theo thành phần của Xí nghiệp
Với những doanh nghiệp kinh doanh thương mại như Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình thì doanh thu chiếm tỷ trọng rất lớn trong toàn bộ thu nhập của doanh nghiệp. Hơn nữa doanh thu phản ánh quy mô của quá trình kinh doanh qua các thời kỳ.
Doanh thu của Xí nghiệp gồm các thành phần sau: - Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ. - Doanh thu hoạt động tài chính.
- Thu nhập khác.
Sự biến động tổng doanh thu của Xí nghiệp qua 3 năm 2010, 2011 và 2012 thông qua biểu đồ sau.
Qua biểu đồ ta thấy tổng doanh thu của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình giai đoạn 2010 – 2012 có sự tăng giảm không đều. Tổng doanh thu cao nhất vào năm 2011 (575.350,51 triệu đồng) và thấp nhất vào năm 2012 (515.880,31 triệu đồng).
Tình hình doanh thu theo thành phần của Xí nghiệp được thể hiện qua bảng sau:
Hình 4.7 Biểu đồ thể hiện tổng doanh thu của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình giai đoạn 2010 – 2012
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình giai đoạn 2010 – 2012 526.849,11 575.359,51 515.880,31 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
50
Bảng 4.1: Tình hình doanh thu theo thành phần của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị tính: triệu đồng
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình giai đoạn 2010 – 2012
Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011
CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tuyệt đối Số tương
đối (%) Số tuyệt đối
Số tương đối (%) Doanh thu thuần về
bán hàng và cung cấp dịch vụ
524.738,98 574.161,43 514.338,24 49.422,45 9,42 -59.823,19 -10,42
Doanh thu hoạt động tài chính
2.109,86 1.197,58 1.524,99 -912,28 -43,24 327,41 27,34
Thu nhập khác 0,27 0,50 17,08 0,23 85,19 16,58 3.316,00
51
Qua số liệu từ bảng trên ta thấy tổng doanh thu của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình qua 3 năm 2010, 2011 và 2012 có sự biến động không đều.
Năm 2011 tổng doanh thu của Xí nghiệp đạt 575.359,51 triệu đồng, tăng 48.510,40 triệu đồng, tương ứng tăng 9,21% so với năm 2010. Sự gia tăng này chủ yếu là do doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 49.422,45 triệu đồng, tương ứng tăng 9,42% so với năm 2010, đây là khoản doanh thu chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu doanh thu (99,79%). Bên cạnh đó, trong năm số tiền thu được từ thu nhập khác cũng tăng 85,19%, tương ứng với số tiền không đáng kể 0,23 triệu đồng so với năm 2011. Nhưng mặt khác, doanh thu hoạt động tài chính lại có phần giảm so với năm 2010, giảm 43,24%, tương ứng với số tiền giảm là 912,28 triệu đồng. Nguyên nhân là do các khoản thu từ tiền gửi ngân hàng và lãi quá hạn thanh toán của khách hàng ít hơn so với năm 2010. Tuy nhiên sự giảm đó không ảnh hưởng nhiều đến doanh thu của năm, bởi sự gia tăng trong doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có thể bù đắp phần giảm của doanh thu hoạt động tài chính nên tổng doanh thu của năm 2011 vẫn cao hơn năm 2010. Nguyên nhân là do trong năm 2011 giá mặt hàng xăng dầu tiếp tục được điều chỉnh tăng, chính vì vậy mà sản lượng xăng bán ra giảm so với năm 2010 nhưng doanh thu bán hàng năm 2011 lại tăng nhanh hơn 2010.
Sang năm 2012, thì có phần ngược lại so với năm 2011, tổng doanh thu giảm 59.479,20 triệu đồng, tương ứng giảm 10,34%. Nhân tố doanh thu hoạt động tài chính tăng 327,41 triệu đồng, tương ứng tăng 27,34% và thu nhập khác tăng mạnh 16,58 triệu đồng nguyên nhân là do thanh lý bồn chứa nhiên liệu ở kho xăng dầu. Tuy nhiên sự tăng này không đủ bù đắp sự sụt giảm của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 59.823,19 triệu đồng, tương ứng giảm 10,42% so với năm 2011. Nguyên nhân là do giá bán cùng với sản lượng tiêu thụ xăng dầu giảm mạnh nên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm so với năm 2011.
Tóm lại, sự biến động tăng giảm doanh thu tiêu thụ của Xí nghiệp chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi sự biến động của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, do nó luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh thu, bởi vì đây là hoạt động kinh doanh chính của Xí nghiệp.
b) Phân tích doanh thu theo cơ cấu mặt hàng
Trong kinh doanh nhà quản lý luôn quan tâm đến việc tăng doanh thu, đặc biệt là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ vì đây là doanh thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của Xí nghiệp. Để làm được điều đó đòi hỏi nhà quản lý cần phải phân tích tình hình biến động doanh thu theo mặt hàng, để biết mặt hàng nào có doanh thu cao, có nhu cầu trên thị trường để đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp đem lại hiệu quả cao cho Xí nghiệp.
Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình chuyên kinh doanh các mặt hàng xăng dầu như: xăng, dầu hỏa, diesel, mazut và một số sản phẩm phụ như dầu mỡ nhờn, nhớt,…
52
Bảng 4.2: Tình hình doanh thu theo mặt hàng của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị tính: triệu đồng
Nguồn: Báo cáo tài chính của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình giai đoạn 2010 – 2012
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011
MẶT HÀNG Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) Xăng 164.421,98 31,33 177.032,95 30,83 154.764,38 30,09 12.610,97 7,70 -22.268,57 -12,58 Diesel 341.065,20 65,00 392.642,52 68,38 349.441,40 67,94 51.577,32 15,12 -43.201,12 -11,00 Dầu hỏa 1.487,34 0,28 2.217,27 0,39 2.520,26 0,49 729,93 49,08 302,99 13,66 Mazut 11.877,96 2,26 2.057,37 0,36 1.954,49 0,38 -9.820,59 -82,68 -102,88 -5,00 Nhớt, dầu nhờn, mỡ nhờn 5.886,50 1,12 211,32 0,04 5.657,72 1,10 -5.697,77 -96,42 5.446,40 2.577,32 Tổng cộng 524.738,98 100,00 574.161,43 100,00 514.338,24 100,00 49.422,45 9,42 -59.823,19 -10,42
53
Bảng 4.3: Sản lượng tiêu thụ theo mặt hàng của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình giai đoạn 2010 – 2012
Nguồn: Báo cáo tài chính của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình giai đoạn 2010 – 2012
Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011
MẶT HÀNG ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tuyệt
đối
Số tương
đối (%) Số tuyệt đối
Số tương đối (%)
Xăng lít 12.902.999 10.420.263 7.680.614 -2.482.736 -19,24 -2.739.649 -26,29
Diesel (DO) lít 27.160.983 23.485.074 18.239.021 -3.675.909 -13,53 -5.246.053 -22,34
Dầu hỏa (KO) lít 113.000 124.786 126,436 11.786 10,43 1.650 1,32
54
Qua Bảng 4.2 ta thấy doanh thu từng mặt hàng có sự tăng giảm không đồng đều qua các năm.
+ Xăng
Xăng là mặt hàng có doanh thu chiếm tỷ trọng cao thứ hai sau diesel. Doanh thu của mặt hàng xăng tăng vào năm 2011 và giảm vào năm 2012. Năm 2011 doanh thu của mặt hàng này đạt 177.032,95 triệu đồng, tăng 12.610,97 triệu đồng, tức tăng 7,70% so với năm 2010. Doanh thu năm 2011 tăng là do sự biến động của nền kinh tế thế giới, đặc biệt giá xăng dầu thế giới tăng cao ảnh hưởng nhiều đến giá xăng dầu trong nước, mặt dù sản lượng bán ra chỉ đạt mức 10.420.263 lít, giảm 2.482.736 lít, tức giảm 19,24% so với năm 2010 nhưng doanh thu của mặt hàng xăng năm 2011 vẫn cao hơn so với năm 2010. Đến năm 2012 sản lượng xăng bán ra giảm 2.739.649 lít, tức giảm 26,29% so với năm 2011, nguyên nhân là do Nhà nước đã có nhiều lần điều chỉnh giá xăng và do sự cạnh tranh của các công ty xăng dầu mà doanh thu mặt hàng xăng năm 2012 của Xí nghiệp giảm 22.268,57 triệu đồng, tức giảm 12,58% so với năm 2011.
+ Diesel (DO)
Diesel là một trong những mặt hàng chủ lực của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình, mặt hàng này luôn đứng đầu về tỷ trọng sản lượng và tỷ trọng doanh thu trong tổng số. Cùng với sự tăng giá của xăng thì giá diesel cũng biến động không ngừng tăng cao. Việc tăng giá diesel đã ảnh hưởng lớn đến doanh thu mặt hàng diesel của Xí nghiệp. Cụ thể doanh thu mặt hàng diesel năm 2011 tăng 51.577,32 triệu đồng, tức tăng 15,12% so với năm 2010. Trong khi lượng bán ra của mặt hàng này trong năm 2011 giảm 3.675.909 lít, tức giảm 13,53% so với năm 2010. Đến năm 2012 thì lượng diesel bán ra tiếp tục giảm 5.246.053 lít, tức giảm 22,34% so với năm 2011. Nguyên nhân dẫn đến lượng diesel bán ra giảm qua ba năm phần lớn do giá diesel tăng cao, Xí nghiệp hạn chế lượng mua vào để đảm bảo đủ nguồn vốn kinh doanh do tổng công ty cấp xuống.
+ Dầu hỏa (KO)
Từ Bảng 4.2 và Bảng 4.3 ta thấy dầu hỏa có doanh thu và sản lượng tiêu thụ đều tăng qua 3 năm. Cụ thể năm 2011 doanh thu mặt hàng dầu hỏa tăng 729,93 triệu đồng, tức tăng 49,08% so với năm 2010. Doanh thu tăng là do sản lượng trong năm 2011 tăng 11.786 lít, tức tăng 10,43% so với năm 2010. Đến năm 2012 sản lượng tiêu thụ mặt hàng dầu hỏa tiếp tục tăng 1.650 lít. Sản lượng mặt hàng dầu hỏa bán ra tăng là do giá gas tiêu dùng ngày càng tăng cao nên một số người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang sử dụng dầu hỏa. Sản lượng tăng làm cho doanh thu mặt hàng dầu hỏa trong năm 2012 tăng 302,99 triệu đồng, tức tăng 13,66% so với năm 2011. Ngoài sản lượng tăng thì giá mặt hàng dầu hỏa tăng cũng là nguyên nhân dẫn đến doanh thu mặt hàng dầu hỏa tăng qua 3 năm.
55
65,01%
31,33% 2,26% 1,12%
0,28%
Xăng Diesel Dầu hỏa Mazut Nhớt, dầu nhờn, mỡ nhờn
+ Mazut (FO)
Qua số liệu từ 2 bảng trên ta thấy doanh thu và sản lượng tiêu thụ của mặt hàng mazut giảm qua 3 năm. Cụ thể, năm 2011 doanh thu mặt hàng mazut giảm 9.820,59 triệu đồng, hay giảm mạnh 82,68% so với năm 2010. Doanh thu giảm là do sản lượng tiêu thụ giảm 806.483 kg, tức giảm 81,79% so với năm 2010. Đến năm 2012 thì sản lượng tiếp tục giảm 63.694 kg, tức giảm 35,46% so với năm 2011, đã làm cho doanh thu năm 2012 giảm 102,88 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân là do một lượng lớn khách hàng công nghiệp chuyển sang sử dụng những loại nhiên liệu khác có giá thấp hơn và sự xuất hiện của nhiều đầu mối nhập khẩu khác đấu thầu do không thực hiện nghiêm túc về chỉ tiêu chất lượng nên giá bán thấp hơn giá của Xí nghiệp nên đã làm cho sản lượng của mặt hàng này giảm dẫn đến doanh thu giảm qua các năm.
+ Nhớt, dầu nhờn, mỡ nhờn
Qua bảng 4.2 ta thấy doanh thu của các mặt hàng nhớt, dầu nhờn, mỡ nhờn năm 2011 đạt 211,32 triệu đồng, giảm mạnh 96,42% so với năm 2010. Sự giảm mạnh này là do Xí nghiệp chú trọng kinh doanh hơn vào các mặt hàng xăng, diesel, dầu hỏa và mazut. Đến năm 2012 doanh thu của những mặt hàng này tăng 5.446,40 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân là do cùng với sự tăng giá của xăng dầu thì giá của các mặt hàng nhớt, dầu nhờn và mỡ nhờn cũng tăng theo, đồng thời sản lượng bán ra cũng tăng.
Tỷ trọng doanh thu theo từng mặt hàng của Xí nghiệp qua các năm được thể hiện qua các biểu đồ sau:
56
4.2.1.2 Phân tích tình hình doanh thu trong 6 tháng đầu năm 2011, 2012 và 2013
a) Phân tích doanh thu theo thành phần của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình
Dưới đây là bảng thể hiện tình hình doanh thu tiêu thụ của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình trong 6 tháng đầu năm 2011, 2012 và 2013.
Hình 4.9 Tỷ trọng doanh thu từng mặt hàng năm 2011 30,83%
68,38%
0,39% 0,36%
0,04%
Xăng Diesel Dầu hỏa Mazut Nhớt, dầu nhờn, mỡ nhờn
Hình 4.10 Tỷ trọng doanh thu từng mặt hàng năm 2012 30,09%
67,94%
1,10%0,38% 0,38% 0,49%
57
Bảng 4.4: Tình hình doanh thu tiêu thụ của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình trong 6 tháng đầu năm 2011, 2012 và 2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình trong 6 tháng đầu năm 2011, 2012 và 2013
Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2012/6 tháng đầu năm 2011
Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013/6 tháng đầu năm 2012 CHỈ TIÊU 6 tháng đầu năm 2011 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013
Số tuyệt đối Số tương đối
(%) Số tuyệt đối
Số tương đối (%) Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ
305.084,78 263.399,06 243.208,87 -41.685,72 -13,66 -20.190,19 -7,67
Doanh thu hoạt động tài chính
583,78 688,12 220,07 104,34 17,87 -468,05 -68,02
Thu nhập khác 0,17 17,07 0,01 16,90 9.941,18 -17,06 -99,94
58
Nhìn chung, tình hình tổng doanh thu trong 6 tháng đầu năm 2011, 2012 và 2013 có xu hướng giảm. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2012 tổng doanh thu giảm 41.564,48 triệu đồng, tức giảm 13,60% so với 6 tháng đầu năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013 tổng doanh thu giảm 7,83% so với 6 tháng đầu năm 2012.
+ Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu. Doanh thu này giảm qua các 6 tháng đầu năm. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2012 doanh thu thuần giảm 41.685,72 triệu đồng, tức giảm 13,66% so với 6 tháng đầu năm 2011, đến 6 tháng đầu năm 2013 doanh thu này lại giảm 7,67% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân của sự giảm này là do nền kinh tế còn nhiều khó khăn, sự cạnh tranh của các đại lý xăng dầu trên địa bàn làm cho sản lượng tiêu thụ xăng dầu giảm, dẫn đến doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm.
+ Doanh thu hoạt động tài chính
Doanh thu hoạt động tài chính của Xí nghiệp bao gồm: lãi tiền gửi, tiền lãi cho vay, lãi quá hạn thanh toán của khách hàng. Do hoạt động chính của Xí nghiệp là hoạt động kinh doanh nên sự biến động về doanh thu hoạt động tài chính chủ yếu là do khách hàng đến hạn thanh toán nhưng chưa trả tiền nên phải chịu lãi suất quá hạn từ phía Xí nghiệp.
Doanh thu hoạt động tài chính tăng giảm không đều qua các 6 tháng đầu năm. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2012 doanh thu này tăng 104,34 triệu đồng, tức tăng 17,87% so với 6 tháng đầu năm 2011, nguyên nhân là do có nhiều doanh nghiệp thiếu nợ Xí nghiệp quá hạn nhưng chưa thanh toán, nên phải chịu lãi suất quá hạn từ phía Xí nghiệp và một phần lãi từ tiền gửi ngân hàng. Đến 6 tháng đầu năm 2013 doanh thu hoạt động tài chính đạt giá trị 220,07 triệu đồng, giảm 468,05 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Doanh thu hoạt động này giảm là do đa số khách hàng thanh toán đúng hạn, chỉ còn một số khách hàng thanh toán quá hạn.
+ Thu nhập khác
Thu nhập khác của Xí nghiệp chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu của Xí nghiệp. 6 tháng đầu năm 2012 thu nhập khác của xí nghiệp tăng 16,90 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2011. Nguyên nhân là do Xí nghiệp thanh lý bồn chứa nhiên liệu nên làm cho thu nhập này tăng. Đến 6 tháng đầu năm 2013 thu nhập này giảm 17,06 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012.
b) Phân tích doanh thu theo mặt hàng của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình
Dưới đây là bảng số liệu thể hiện tình hình doanh thu theo mặt hàng của