2.1.5.1 Phân tích các yếu tố môi trường
a) Môi trường vĩ mô
Các yếu tố môi trường vĩ mô bao gồm: các yếu tố kinh tế, yếu tố chính trị pháp luật, yếu tố kỹ thuật công nghệ, yếu tố tự nhiên.
Yếu tố kinh tế
Các yếu tố kinh tế như: các giai đoạn chu kỳ kinh tế, mức độ lạm phát, lãi suất ngân hàng,… đều có ảnh hưởng lớn đến kinh doanh của doanh nghiệp.
Yếu tố khoa học – kỹ thuật
Các tiến bộ khoa học – kỹ thuật và công nghệ sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thể cung cấp được những sản phẩm và dịch vụ có tính năng và công dụng ưu việt hơn và tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới thỏa mãn cao nhu cầu của khách hàng với giá cả có thể thấp hơn.
Yếu tố chính trị và pháp luật
Yếu tố chính trị và pháp luật có ảnh hưởng chi phối một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp và là lực lượng tác động rất mạnh mẽ, nó bao gồm: hệ thống pháp luật hiện hành, hệ thống các quan điểm chính sách của chính phủ, những biến đổi chính trị trong nước, khu vực và thế giới. Lãi ròng Tổng tài sản Lãi ròng Vốn chủ sở hữu Lãi ròng Doanh thu
19
Yếu tố tự nhiên
Điều kiện tự nhiên bao gồm: khí hậu, thủy văn, sông ngòi, đồi núi, nguồn khoáng sản, quặng mỏ và các tài nguyên thiên nhiên khác…trở thành một trong những yếu tố rất quan trọng để hình thành lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ.
Các vấn đề ô nhiễm môi trường, lãng phí tài nguyên cùng với nhu cầu nguồn lực ngày càng lớn đối với nguồn lực có hạn khiến cho doanh nghiệp phải thay đổi quyết định và biện pháp hoạt động liên tục.
b) Môi trường vi mô
Các yếu tố môi trường này bao gồm: đối thủ cạnh tranh, nhà cung ứng, khách hàng, sản phẩm thay thế.
Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: đối thủ cạnh tranh là những doanh nghiệp cung ứng cùng một loại sản phẩm hay dịch vụ và cùng hoạt động trên một thị trường. Sự hiểu biết các đối thủ cạnh tranh có một ý nghĩa quan trong đối với các doanh nghiệp. Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào sự tương tác giữa các yếu tố như số lượng doanh nghiệp tham gia cạnh trạnh, mức độ tăng trưởng của ngành, cơ cấu chi phí cố định và mức độ đa dạng hóa sản phẩm. Sự tồn tại của các nhân tố này có xu hướng làm tăng nhu cầu và hoặc tuyệt vọng của doanh nghiệp muốn đạt được và bảo vệ thị phần của mình, chúng làm cho sự cạnh tranh thêm gay gắt.
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: là những doanh nghiệp hiện tại chưa là đối thủ cạnh tranh, nhưng trong tương lai có thể họ sẽ gia nhập ngành và trở thành đối thủ cạnh tranh. Việc xuất hiện đối thủ cạnh tranh mới dẫn đến nguy cơ là làm cho mức lợi nhuận của doanh nghiệp có khả năng bị suy giảm do họ đưa vào khai thác các năng lực sản xuất mới với mong muốn giành được thị phần và các nguồn lực cần thiết.
Sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế là những sản phẩm không cùng chủng loại với sản phẩm đang xem xét nhưng nó có thể thỏa mãn, đáp ứng cùng nhu cầu nào đó của khách hàng. Đa phần các sản phẩm thay thế là kết quả của sự phát triển công nghệ và những sản phẩm thay thế có tính năng vượt trội và giá rẻ hơn.
Nhà cung ứng
Những doanh nghiệp cung cấp các yếu tố đầu vào cho một doanh nghiệp khác hoạt động được gọi là nhà cung ứng. Không một doanh nghiệp nào mà không cần đến nhà cung ứng.
Đối với những công ty kinh doanh với chức năng mua và bán, những nhà cung ứng là các công ty bán sản phẩm cho các công ty kinh doanh. Nhà cung ứng còn được sử dụng để chỉ ra những tổ chức cung cấp tài chính và lao động.
20
Khách hàng
Khách hàng là người tiêu thụ sản phẩm của một doanh nghiệp nào đó cung ứng. Sự tín nhiệm của khách hàng là tài sản vô giá của doanh nghiệp. Sự tín nhiệm đó đạt được do biết thỏa mãn cao hơn các nhu cầu và thị hiếu của khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh. Nói cách khác, hiểu biết khách hàng nhằm đáp ứng đối đa nhu cầu, thị hiếu và sở thích của khách hàng là mục tiêu hàng đầu đối với mọi doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu này, các doanh nghiệp cũng cần phải biết khách hàng hiện tại và tương lai là ai qua việc phân loại khách hàng.
Trên cơ sở phân tích các yếu tố vĩ mô và vi mô giúp cho doanh nghiệp xác định rõ ưu nhược điểm của mình để đưa ra các biện pháp điều chỉnh thích hợp. (Nguyễn Phạm Thanh Nam và Trương Chí Tiến, 2007, trang 60 – 83) 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu thứ cấp lấy từ sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, được cung cấp từ phòng Kế toán của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Đối với mục tiêu thực hiện kế toán xác định kết quả kinh doanh tháng 6 năm 2013 tại Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình được tiến hành theo phương pháp ghi sổ kép, phương pháp tổng hợp, phương pháp đánh giá bằng phương pháp tính trị giá của hàng xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền.
- Đối với mục tiêu phân tích kết quả kinh doanh của Xí nghiệp về doanh thu, chi phí, lợi nhuận được tiến hành theo phương pháp so sánh số tuyệt đối, số tương đối và phương pháp liên hệ cân đối.
- Đối với mục tiêu phân tích một số chỉ tiêu tài chính như ROA, ROE và ROS sử dụng một số tỷ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp.
- Đối với mục tiêu đề ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán và nâng cao hiệu quả hoạt động của Xí nghiệp được thực hiện bằng phương pháp suy luận căn cứ vào cách hạch toán kế toán và kết quả phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.
21
CHƯƠNG 3
KHÁI QUÁT VỀ XÍ NGHIỆP KINH DOANH XĂNG DẦU AN BÌNH
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÍ NGHIỆP KINH DOANH XĂNG DẦU AN BÌNH DOANH XĂNG DẦU AN BÌNH
3.1.1 Giới thiệu về xí nghiệp
Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình là đơn vị trực thuộc Công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu Kiên Giang. Được Hội đồng quản trị Tổng Công ty Lương thực Miền Nam quyết định thành lập theo số 03/QĐ-HĐQT ngày 15/01/2004. Xí nghiệp được thành lập từ hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật do Công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu Kiên Giang cấp.
- Địa chỉ: số 44 Ngô Thời Nhiệm, Phường An Bình, Thành phố Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang.
- Điện thoại: (077) 3923 228 – 6257 225 - Fax: (077) 3874 149
- Mã số thuế: 1700100989 – 018
- Chuyên kinh doanh sỉ và lẻ các mặt hàng: + Xăng A83, A92
+ Dầu DO, KO, FO + Nhớt các loại.
Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình được gọi tắt là đơn vị kinh tế, hoạt động theo chế độ hạch toán phụ thuộc trực thuộc toàn diện, chịu sự quản lý điều hành trực tiếp của Ban Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Kiên Giang, là thành viên của Công ty Lương thực Miền Nam được đăng ký kinh doanh và sử dụng con dấu riêng theo quy định của Nhà nước. Công ty chịu trách nhiệm tiến hành các thủ tục đăng ký kinh doanh, khắc dấu của xí nghiệp tại cơ quan quản lý nhà nước địa phương. Giám đốc Xí nghiệp chịu trách nhiệm xây dựng qui chế về tổ chức, định biên lao động và hoạt động của Xí nghiệp, trình Giám đốc Công ty phê duyệt.
Từ khi thành lập đến nay Xí nghiệp có một kho xăng dầu với diện tích xây dựng 6.525 m2 với tổng sức chứa trên 4.500 m3 xăng dầu. Hệ thống phương tiện vận chuyển gồm 5 xe bồn với dung tích mỗi xe từ 10.000 lít đến 14.000 lít, 2 tàu vận chuyển với tổng sức chứa 850 m3 xăng dầu.
3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ
3.1.2.1 Chức năng
Xí nghiệp có chức năng chính là kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu… đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội, đảm bảo nhu cầu an ninh quốc phòng và yêu cầu phát triển kinh tế trọng điểm trên địa bàn được phân công.
22
Ngoài các mặt hàng chủ yếu là xăng dầu Xí nghiệp còn tổ chức kinh doanh nhiều loại hình dịch vụ như: kinh doanh kho bể (giữ hộ hàng hóa, cấp lẻ…), vận tải xăng dầu…
3.1.2.2 Nhiệm vụ
Phát huy nguồn lực, tổ chức kinh doanh có hiệu quả để hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch mà Tổng Công ty giao. Ngày càng mở rộng thêm các loại hình dịch vụ trong lĩnh vực kinh doanh nhằm gia tăng thị phần. Bên cạnh đó phải khai thác một cách có hiệu quả tài sản, nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp, đồng thời chống lãng phí gây thất thoát tài sản và nguồn vốn nhằm mang lại lợi ích cho Xí nghiệp và xã hội.
Trong công tác kinh doanh tạo ra nguồn hàng có lợi thế hơn, xây dựng thị trường bán buôn, bán lẻ vững chắc và ổn định. Đẩy mạnh tốc độ phát triển các điểm bán lẻ, hệ thống đại lý.
Tuân thủ luật pháp của Nhà nước, quy định của Bộ Tài chính trong việc hạch toán và lập báo cáo tài chính, báo cáo kế hoạch.
Thực hiện và làm tròn các nghĩa vụ đối với Nhà nước về các khoản thuế, phí,…
Không ngừng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả kinh doanh, mở rộng hợp tác để góp phần tích cực chăm lo và nâng cao đời sống công nhân viên trong Xí nghiệp.
Góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung.
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA TỪNG PHÒNG BAN PHÒNG BAN
3.2.1 Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp
Bộ máy tổ chức của Xí nghiệp được xây dựng theo kiểu trực tuyến chức năng. Đứng đầu là Giám đốc Xí nghiệp được Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu Kiên Giang bổ nhiệm. Dưới Giám đốc là hai Phó Giám đốc, một Phó Giám đốc kinh doanh và một Phó Giám đốc phụ trách kho. Bên dưới là các phòng ban, đứng đầu các phòng ban là các trưởng phòng có nhiệm vụ lãnh đạo và quản lý nhân viên thuộc phòng ban của mình, đồng thời tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc tổ chức và điều hành mọi hoạt động của Xí nghiệp.
23
Sơ đồ bộ máy tổ chức
Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức Xí nghiệp 3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban
- Giám đốc Xí nghiệp: là người chịu trách nhiệm cao nhất trước Giám đốc của Công ty, pháp luật Nhà nước và kết quả thực hiện của toàn đơn vị.
- Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh: theo dõi mua bán hàng hóa và các hoạt động của cửa hàng, tham mưu cho Giám đốc về các phương án mua hàng hóa của xí nghiệp đầu mối. Thực hiện tốt việc giao tiếp phục vụ khách hàng nhằm thu hút người mua, theo dõi cập nhật sổ sách kế toán về nhập xuất hàng hóa, tiền bán hàng hàng ngày và báo cáo tiền thu được về tổ kế toán xí nghiệp.
- Phó Giám đốc phụ trách kho: theo dõi hoạt động của kho, xà lan, đội xe, bảo vệ, cuối tháng họp bình xét đánh giá năng lực hoạt động của từng tổ.
- Bộ phận kế toán: thực hiện kế toán toàn bộ các nghiệp vụ phát sinh theo đúng quy định về công tác tài chính kế toán Nhà nước, quy chế tài chính Công ty. Tham mưu với Ban lãnh đạo xí nghiệp, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, tính toán các khoản chi phí sử dụng cho đơn vị, thống kê số liệu, hạch toán và quyết toán đảm bảo theo quy định, đáp ứng kịp thời theo yêu cầu của Ban lãnh đạo xí nghiệp và Công ty.
- Bộ phận Tổng kho: thường xuyên kiểm tra các dụng cụ thiết bị về an toàn phòng cháy chữa cháy, phòng chống cháy nổ, an toàn lao động, các quy định bảo quản, bảo mật tốt hàng hóa của Công ty tại kho. Thực hiện tốt quy Tổ Kinh doanh Tổ Kế toán Tổ Bảo vệ Tổ Xà lan Tổ Xe bồn Tổ Kho Phòng Kế toán Phó Giám đốc kinh doanh Phó Giám đốc phụ trách Kho, Xe, Xà lan XÍ NGHIỆP KINH DOANH XĂNG DẦU
AN BÌNH
24
trình nhập xuất xăng dầu thường xuyên, theo dõi kiểm tra tình hình trong kho để đảm bảo an toàn về người và tài sản của kho.
- Tổ xe: phục vụ giao hàng tận nơi khi khách hàng có yêu cầu mua hàng hóa, thực hiện theo phương châm của xí nghiệp đề ra là “ba đúng”. Đúng số lượng, đúng chất lượng, đúng thời gian. Đề xuất ý kiến sửa chữa thay thế các phụ tùng hư hỏng (kịp thời) để đảm bảo phục vụ công tác vận chuyển xăng dầu một cách tốt nhất. Chịu trách nhiệm giữ gìn bảo quản tốt xe được phân công quản lý. Chấp hành tốt về quy định an toàn giao thông khi tham gia giao thông.
- Tổ xà lan: phục vụ khi xí nghiệp có nhu cầu mua hàng hóa từ nơi mua về nhập kho, bảo quản các thiết bị, phòng chống cháy nổ, phòng cháy chữa cháy.
- Tổ bảo vệ: quản lý khu vực ra vào tại kho, kiểm tra phòng cháy chữa cháy, kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh khu vực đảm bảo xanh sạch đẹp cho đơn vị.
3.3 TỔ CHỨC KẾ TOÁN
3.3.1 Sơ đồ bộ máy kế toán
Ghi chú: tác động qua lại
tác động trực tiếp
Hình 3.2 Sơ đồ bộ máy kế toán 3.3.2 Nhiệm vụ
- Kế toán trưởng: Lập và theo dõi quá trình thực hiện các hoạt động kinh tế, tham mưu cho Ban lãnh đạo Xí nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Xí nghiệp về các số liệu các báo cáo, quyết toán của Xí nghiệp và điều hành nhân viên, thực hiện đúng các quy định Nhà nước, Công ty về các công tác tài chính, kế toán.
- Kế toán thanh toán: Trợ giúp kế toán trưởng trong việc tổ chức công tác kế toán.
- Thủ quỹ: Thực hiện công việc thu chi và quản lý tiền lương trong Xí nghiệp. Cuối cùng đối chiếu với kê toán, kiểm tra tồn quỹ để nộp về Công ty.
KẾ TOÁN TRƯỞNG
BỘ PHẬN BÁN HÀNG VÀ TIẾP
THỊ
KẾ TOÁN
25
- Bộ phận bán hàng và tiếp thị:
+ Bộ phận bán hàng: Giao dịch khách hàng trực tiếp, hay qua điện thoại về giá bán xăng, dầu, nhớt theo bảng giá của Xí nghiệp. Làm báo cáo công nợ bán hàng hàng ngày. Theo dõi tồn xăng, dầu, nhớt để kịp thời báo cáo lãnh đạo. Hằng ngày đúng chín giờ sáng nắm lại các thông tin giá cả trên thị trường, viết các lệnh điều xe theo hóa đơn của khách hàng.
+ Bộ phận tiếp thị: Phân loại khách hàng tiêu thụ xăng, dầu, nhớt. Kết hợp với nhân viên kế toán xăng, dầu, nhớt của khách hàng ở xa.
3.3.3 Chính sách kế toán áp dụng
- Xí nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính.
- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào 31/12 hằng năm. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VNĐ). - Nguyên tắc đánh giá tài sản cố định: do Xí nghiệp là đơn vị trực thuộc Công ty nên việc đánh giá tài sản cố định Xí nghiệp không đánh giá mà do Công ty đánh giá.
- Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định: Khấu hao tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình được tính theo phương pháp đường thẳng,