Chính sách kế toán áp dụng

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh tại xí nghiệp kinh doanh xăng dầu an bình (Trang 36)

- Xí nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính.

- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào 31/12 hằng năm. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VNĐ). - Nguyên tắc đánh giá tài sản cố định: do Xí nghiệp là đơn vị trực thuộc Công ty nên việc đánh giá tài sản cố định Xí nghiệp không đánh giá mà do Công ty đánh giá.

- Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định: Khấu hao tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình được tính theo phương pháp đường thẳng, dựa vào tỷ lệ khấu hao theo quy định tại thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính.

- Phương pháp kế toán đối với hàng tồn kho:

+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên. + Phương pháp xuất kho: Bình quân gia quyền.

+ Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Trích lập và hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo hướng dẫn tại thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 của Bộ Tài chính.

26 3.3.4 Hình thức kế toán

 Hình thức kế toán áp dụng tại Xí nghiệp: Kế toán trên máy vi tính

Ghi chú:

Nhập số kiệu hàng ngày:

In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm: Đối chiếu, kiểm tra:

Hình 3.3Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính

 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính:

(1) Hằng ngày, kế toán căn cứ vào chứng tế kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.

Theo quy định của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (sổ cái ...) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

(2) Cuối tháng (hoặc bất kì vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kì. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính khi đã in ra giấy.

Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định.

Cuối kỳ, sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lí theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay. - Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết PHẦN MỀM KẾ TOÁN MÁY VI TÍNH CHỨNG TỪ KẾ TOÁN BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CÙNG LOẠI SỔ KẾ TOÁN

- Báo cáo tài chính - Báo cáo kế toán quản trị

27

3.4 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP KINH DOANH XĂNG DẦU AN BÌNH TỪ NĂM 2010 ĐẾN NGHIỆP KINH DOANH XĂNG DẦU AN BÌNH TỪ NĂM 2010 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2013

Trong mọi lĩnh vực hoạt động, sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp trong một thời gian nhất định đều được đánh giá thông qua nhiều chỉ tiêu. Trong đó lợi nhuận là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh vào cuối một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm). Các doanh nghiệp cũng như các tổ chức kinh tế luôn quan tâm tới vấn đề là thực hiện tốt mục tiêu kế hoạch đề ra để đạt được mục đích cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận. Đây cũng là mục tiêu của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình trong suốt quá trình hoạt động của mình. Để thấy rõ tình hình hoạt động của Xí nghiệp qua các năm như thế nào, ta có bảng số liệu sau đây:

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình giai đoạn 2010 – 2012 Đơn vị tính: triệu đồng Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chỉ

tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tuyệt

đối Số tương đối (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) Tổng doanh thu 526.849,11 575.359,51 515.880,31 48.510,40 9,21 -59.479,20 -10,34 Tổng chi phí 525.061,52 571.421,75 516.231,43 46.360,23 8,83 -55.190,32 -9,66 Lợi nhuận 1.787,59 3.937,76 -351,12 2.150,17 120,28 -4.288,88 -108,92

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình giai đoạn 2010 – 2012

Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng doanh thu của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình có nhiều biến động qua các năm.

- Năm 2011 tổng doanh thu của xí nghiệp là 575.359,51 triệu đồng, tăng 48.510,40 triệu đồng, tương ứng tăng 9,21% so với năm 2010. Nguyên nhân của sự tăng là do giá bán xăng dầu liên tục được điều chỉnh tăng 2 lần vào 24/02 và 29/03, nhưng điều chỉnh giảm nhẹ vào 26/08 và 10/10.

- Năm 2012, tổng doanh thu của Xí nghiệp là 515.880,31 triệu đồng, giảm 59.479,20 triệu đồng, tương ứng giảm 10,34% so với năm 2011, nguyên nhân là do giá xăng dầu được điều chỉnh giảm liên tục vào các ngày 09/05, 23/05, 07/06, 21/06, 02/07, 11/11 và 28/12; bên cạnh đó, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng 4 lần vào các ngày 20/07, 01/08, 13/08 và 28/08.

Tổng chi phí trong giai đoạn này cũng biến động lúc tăng lên lúc giảm xuống.

28 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Năm 2011 tổng chi phí của Xí nghiệp tăng 46.360,23 triệu đồng, tương ứng tăng 8,83% so với năm 2010. Nguyên nhân là do giá xăng dầu thế giới năm 2011 tăng mạnh làm ảnh hưởng giá xăng dầu trong nước.

- Năm 2012 tổng chi phí của Xí nghiệp giảm 55.190,32 triệu đồng, tương ứng giảm 9,66% so với năm 2011. Nguyên nhân là do sau cơn sốt giá xăng dầu thế giới năm 2011 đến năm 2012 giá xăng dầu đã hạ nhiệt và giá cả xăng dầu trong nước đã được điều chỉnh giảm nên giá vốn hàng bán của Xí nghiệp đã giảm xuống.

Qua bảng số liệu trên ta thấy năm 2011 tốc độ tăng của tổng doanh thu cao hơn tốc độ tăng của tổng chi phí nên đã làm cho lợi nhuận của năm 2011 tăng 2.150,17 triệu đồng, tương ứng tăng 120,28% so với năm 2010. Năm 2012 do tổng doanh thu không bù bắp đủ cho tổng chi phí nên Xí nghiệp bị lỗ. Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình trong 6 tháng đầu năm 2011, 2012 và 2013

Đơn vị tính: triệu đồng Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2012/6 tháng đầu năm 2011 Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013/6 tháng đầu năm 2012 Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2011 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Số tuyệt đối Số tương đối (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) Tổng doanh thu 305.668,73 264.104,25 243.428,95 -41.564,48 -13,60 -20.675,30 -7,83 Tổng chi phí 300.686,75 264.354,79 243.795,27 -36.331,96 -12,08 -20.559,52 -7,78 Lợi nhuận 4.981,98 -250,54 -366,32 -5.232,52 -105,03 -115,78 46,21

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình trong 6 tháng đầu năm 2011, 2012 và 2013

Qua Bảng 3.2 ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2011, 2012 và 2013 có xu hướng giảm.

Tổng doanh thu 6 tháng đầu năm 2012 giảm 41.564,48 triệu đồng, tương ứng giảm 13,60% so với 6 tháng đầu năm 2011. Nguyên nhân là do giá xăng dầu được điều chỉnh giảm liên tục vào các ngày 09/05, 23/05, 07/06 và 21/06.

Tổng doanh thu 6 tháng đầu năm 2013 giảm 20.675,30 triệu đồng, tương ứng giảm 7,83% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do giá xăng dầu có sự biến động tăng giảm liên tục, cụ thể được điều chỉnh tăng 2 lần vào các ngày 28/03 và 14/06 và được điều chỉnh giảm 3 lần vào các ngày 09/04, 18/04 và 26/04.

29

Tổng chi phí 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 lần lượt giảm 12,08% và 7,78% so với 6 tháng đầu năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012, nguyên nhân là do sản lượng xăng dầu tiêu thụ giảm, đồng thời do sự biến động giá xăng dầu nên làm cho chi phí giảm qua các 6 tháng đầu năm.

Do tổng doanh thu không bù đắp đủ cho tổng chi phí nên làm cho Xí nghiệp bị lỗ trong 6 tháng đầu năm 2012 và 2013.

 Tóm lại, qua phân tích báo cáo kết quả kinh doanh của Xí nghiệp từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 ta thấy hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp có xu hướng giảm, nguyên nhân là do kinh tế gặp khó khăn, giá cả xăng dầu biến động liên tục làm cho giá cả các yếu tố đầu vào và các khoản chi phí của Xí nghiệp tăng cao.

3.5 NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA XÍ NGHIỆP KINH DOANH XĂNG DẦU AN BÌNH TRIỂN CỦA XÍ NGHIỆP KINH DOANH XĂNG DẦU AN BÌNH

3.5.1 Thuận lợi

- Được sự chỉ đạo trực tiếp và sự quan tâm của Ban Giám đốc Công ty tập trung giải quyết các công việc trọng tâm và trọng điểm đạt kết quả tốt.

- Lãnh đạo tốt công tác dự báo thông tin giá xăng dầu trong và ngoài nước. Tập trung theo dõi sát diễn biến thị trường giá bán ra trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

- Được sự ủng hộ của ngành, các cấp trực thuộc Công ty.

- Lãnh đạo tốt công tác tư tưởng, tạo được sự đồng thuận cao, đoàn kết luôn giữ vững, xây dựng tổ chức ổn định, góp phần kiểm soát tốt các mặt công tác trong lãnh đao điều hành đơn vị.

- Tham gia đấu thầu đạt kết quả tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác điều hành kinh doanh.

- Công tác đầu tư xây dựng cơ bản hệ thống bán lẻ cũng được lãnh đạo Công ty chú trọng quan tâm định hướng phát triển mang tính bền vững cho ngành hàng.

- Sau hơn 9 năm hoạt động Xí nghiệp đã tạo được sự tín nhiệm từ phía khách hàng, vì thế uy tín của Xí nghiệp ngày một nâng cao.

3.5.2 Khó khăn

- Nguồn nhân lực cán bộ hiện chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của Xí nghiệp.

- Trong năm giá bán lẻ dầu do cao hơn giá bán của các nước lân cận diễn ra trên biển cũng làm giảm sản lượng của nhóm khách hàng tàu đánh bắt so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, các đối thủ cạnh tranh giá bán cho các đại lý trên địa bàn tỉnh Kiên Giang làm ảnh hưởng rất nhiều đến công tác điều hành kinh doanh năm 2012.

30

- Số lượng xí nghiệp có kinh doanh cùng ngành hàng xăng dầu ngày một tăng lên nên tính cạnh tranh về giá bán, thị phần diễn ra ngày càng phức tạp hơn.

- Vốn của xí nghiệp chủ yếu do Công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu Kiên Giang cấp xuống bằng nguồn vay ngân hàng, do đó Xí nghiệp phải chịu lãi suất cao.

3.5.3 Phương hướng phát triển

- Tiếp tục khai thác tốt và hiệu quả về thế mạnh của ngành xăng dầu về sức chứa, uy tín của thương hiệu là “Uy tín – Chất lượng” thông qua việc bảo vệ thành công ứng dụng ISO: 9001:2008.

- Kiểm soát và khai thác tốt hiệu quả sau đầu tư hai tàu dầu, để đảm bảo khai thác thị trường các đảo ở Phú Quốc trong thời gian tới nhiều tiềm năng và mở rộng thị phần. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Làm tốt công tác thị trường, tìm kiếm khách hàng mới, tạo mối quan hệ tốt với khách hàng tiềm năng và khách hàng truyền thống như lên kế hoạch chăm sóc khách hàng bằng nhiều phương thức ưu đãi cho khách hàng.

- Duy trì phát huy tinh thần trách nhiệm của người lao động, tăng cường đoàn kết nội bộ, nâng cao năng lực bộ máy, nhân sự, điều hành của các tổ bộ phận, khắc phục nhanh những tồn tại hạn chế trong quản lý (nếu có).

- Quản lý chặt chẽ các chi phí, kiểm soát tốt vòng quay vốn, thu hồi nhanh công nợ, công nợ khó đòi và nợ chậm luân chuyển.

- Tập trung chú trọng công tác cán bộ, đổi mới công tác tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra và giám sát nhiệm vụ trong từng lĩnh vực được phân công năm 2013, với mục tiêu đào tạo cán bộ giỏi chuyên ngành, luân chuyển cán bộ phù hợp với nhiệm vụ, phân công đúng người, đúng việc.

- Đề xuất khảo sát thị trường Phú Quốc, tiếp tục đầu tư hệ thống các cửa hàng bán lẻ phát triển thị trường tiềm năng.

31 CHƯƠNG 4

KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI XÍ NGHIỆP KINH DOANH XĂNG DẦU AN BÌNH 4.1 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH THÁNG 6 NĂM 2013

4.1.1 Kế toán doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán

4.1.1.1 Tài khoản sử dụng

- TK 5111 – Doanh thu bán hàng hóa

+ TK 5111X222 – NHXD – Doanh thu xăng dầu nội địa + TK 5111X253 – NHXD – Doanh thu xăng dầu vận chuyển - TK 512 – Doanh thu nội bộ

+ TK 5121X213 – NHXD – Doanh thu xăng dầu nội bộ - TK 632 – Giá vốn hàng bán

+ TK 6320X2A0 – NHXD – Giá vốn hàng bán + TK 6320X2A2 – NHXD – Hao hụt bảo quản Một số tài khoản liên quan: TK 131, 156, 336, …

4.1.1.2 Chứng từ

- Phiếu xuất kho, hợp đồng bán hàng, giấy giao hàng, hóa đơn giá trị gia tăng để hạch toán doanh thu.

- Phiếu xuất kho và bảng kê giá vốn để hạch toán giá vốn.

4.1.1.3 Lưu đồ luân chuyển chứng từ

a) Kế toán giá vốn hàng bán

Nhận được đơn đặt hàng từ khách hàng, bộ phận bán hàng và tiếp thị lập hợp đồng bán hàng thành 2 bản, cùng với đơn đặt hàng trình Giám đốc hoặc kế toán trưởng xem xét, ký duyệt. Hợp đồng số 2 giao cho khách hàng, còn 1 bản chuyển cho kế toán bán hàng.

Nhận được đơn đặt hàng và hợp đồng bán hàng kế toán bán hàng nhập liệu in phiếu xuất kho thành 2 liên trình Giám đốc, kế toán trưởng duyệt. Sau đó chuyển 1 liên cho bộ phận tổng kho để kiểm tra, xuất hàng và ghi thẻ kho, liên còn lại chuyển cho bộ phận bán hàng và tiếp thị.

Bộ phận bán hàng phản ánh nghiệp vụ bán hàng vào phần mềm. Định kỳ, in số Nhật ký bán hàng và Sổ Cái.

32

Ghi chú: KH: Khách hàng

HĐBH: Hợp đồng bán hàng PXK: Phiếu xuất kho

Hình 4.1 Lưu đồ luân chuyển chứng từ giá vốn hàng bán

Bộ phận bán hàng và tiếp thị Phần mềm Giám đốc – Kế toán trưởng Bộ phận tổng kho

PXK Xem xét, ký duyệt PXK duyệt B A B PXK duyệt Kiểm tra, xuất hàng, ghi thẻ kho PXK duyệt Thẻ kho KH A PXK CSDL In PXK HĐBH duyệt Đơn đặt hàng Nhập liệu Đơn đặt hàng HĐBH duyệt Bắt đầu Đơn đặt hàng KH Lập HĐBH HĐBH Đơn đặt hàng Xem xét, ký duyệt Đơn đặt hàng HĐBH Đơn đặt hàng HĐBH duyệt Đơn đặt hàng HĐBH duyệt Cập nhật CSDL PXK duyệt Nhập liệu CSDL PXK duyệt In sổ Nhật ký bán hàng và Sổ Cái Định kỳ Kết thúc Sổ Nhật ký bán hàng Sổ Cái PXK duyệt

33

Nhận xét:

Việc tổ chức chứng từ và lưu chuyển chứng từ tại Xí nghiệp được bộ phận kế toán xây dựng chặt chẽ và hiệu quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những chứng từ sau khi sử dụng được kế toán lưu trữ cẩn thận, được sắp xếp theo trình tự thời gian và đóng từng tập theo từng tháng. Vì vậy, khi cần xem xét, kiểm tra, đối chiếu rất thuận tiện, dễ tìm giúp kế toán tiết kiệm được thời gian và công sức.

b) Kế toán doanh thu bán hàng

Căn cứ vào hóa đơn GTGT do bộ phận bán hàng chuyển đến, kế toán

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh tại xí nghiệp kinh doanh xăng dầu an bình (Trang 36)