Phân tích tình hình chi phí

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh tại xí nghiệp kinh doanh xăng dầu an bình (Trang 71)

4.2.2.1 Phân tích tình hình chi phí giai đoạn 2010 – 2012

Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, việc so sánh, phân tích chi phí giữa các kỳ kinh doanh sẽ giúp cho nhà quản trị đánh giá được tình hình chi phí cũng như khả năng tiết kiệm chi phí góp phần tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh cho đơn vị.

Ta có thể thấy sự biến động tình hình chi phí của Xí nghiệp thông qua biểu đồ sau:

61 525.061,52 571.421,75 516.231,43 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

triệu đồng

Từ biều đồ trên ta thấy tổng chi phí của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu giai đoạn 2010 – 2012 tăng giảm không đều. Tổng chi phí cao nhất vào năm 2011 (571.421,75 triệu đồng) và thấp nhất vào năm 2012 (516.231,43 triệu đồng).

Bảng số liệu thể hiện tình hình chi phí của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình qua 3 năm 2010, 2011 và 2012. (Xem trang 62)

Qua Bảng 4.6 ta thấy tổng chi phí của Xí nghiệp tăng giảm không đồng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2011 tổng chi phí của Xí nghiệp tăng 46.360,23 triệu đồng, tương ứng tăng 8,83% so với năm 2010. Nguyên nhân là do năm 2011 giá xăng dầu tăng làm cho chi phí giá vốn tăng 8,61% so với năm 2010. Bên cạnh đó, do mở rộng hệ thống bán lẻ phải vay ngân hàng nên khoản chi phí trả lãi đã tăng đáng kể trong năm, tăng 26,89% so với năm 2010. Không những vậy mà các chi phí còn lại như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác cũng tăng theo nên đã góp phần đưa tổng chi phí của năm 2011 tăng lên.

Đến năm 2012, tổng chi phí đã giảm đáng kể 55.190,32 triệu đồng, tương ứng giảm 9,66% so với năm 2011. Nguyên nhân là do các khoản chi phí đã giảm hơn so với năm 2011, do trong năm có khoảng thời gian giá xăng dầu giảm làm cho giá vốn hàng bán giảm 9,40% so với năm 2011; đặc biệt là chi phí tài chính đã giảm đi đáng kể 43,63% và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 15,95% so với năm 2011. Tuy nhiên chỉ có chi phí bán hàng tăng 32,69% so với năm 2011 là do chi phí nhân viên bán hàng, chi phí nhiên liệu và chi phí khấu hao tài sản cố định tại bộ phận bán hàng tăng. Tổng chi phí năm 2012 giảm cho thấy Xí nghiệp đã kiểm soát lại việc quản lý chi phí trong năm.

Hình 4.11 Biểu đồ thể hiện tổng chi phí của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình giai đoạn 2010 – 2012

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình giai đoạn 2010 – 2012

62

Bảng 4.6: Tình hình chi phí của Xí nghiệp kinh doanh An Bình giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị tính: triệu đồng

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình giai đoạn 2010 – 2012

Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011

CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tuyệt đối Số tương

đối (%) Số tuyệt đối

Số tương đối (%)

Giá vốn hàng bán 513.723,30 557.979,25 505.537,78 44.255,95 8,61 -52.441,47 -9,40

Chi phí tài chính 4.985,98 6.326,49 3.566,31 1.340,51 26,89 -2.760,18 -43,63

Chi phí bán hàng 1.711,50 2.364,74 3.137,70 653,24 38,17 772,96 32,69

Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.635,18 4.741,63 3.985,16 106,45 2,30 -756,47 -15,95

Chi phí khác 5,56 9,64 4,48 4,08 73,38 -5,16 -53,53

63

Để hiểu rõ hơn các nguyên nhân làm biến động tổng chi phí ta tiến hành phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành đến tổng chi phí.

 Giá vốn hàng bán

Giá vốn hàng bán còn được gọi là chi phí mua hàng đối với các doanh nghiệp thương mại. Đây là một khoản chi phí có tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí của Xí nghiệp và có ảnh hưởng lớn đến sự biến động của tổng chi phí. Qua Bảng 4.6, nhìn chung giá vốn hàng bán của Xí nghiệp tăng giảm không đều. Năm 2011 giá vốn hàng bán của Xí nghiệp tăng 44.255,95 triệu đồng, tức tăng 8,61% so với năm 2010. Đến năm 2012 giá vốn hàng bán của Xí nghiệp giảm 9,40% so với năm 2011.

Qua Bảng 4.7 ta thấy tình hình biến động giá vốn hàng bán của từng mặt hàng như sau: (Xem trang 66)

+ Xăng và diesel

Hai mặt hàng này có giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu giá vốn hàng bán. Giá vốn hàng bán của hai mặt hàng này tăng giảm không đều qua các năm. Cụ thể, năm 2011 giá vốn hàng bán của xăng tăng 10.483,07 triệu đồng, diesel tăng 46.641,96 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới sau cuộc khủng hoảng kéo theo giá xăng dầu thế giới tăng cao, đồng thời tỷ giá cũng tăng đã dẫn đến giá xăng dầu nhập khẩu tăng, làm cho giá mua của Xí nghiệp cũng tăng theo. Đến năm 2012 giá vốn hàng bán của xăng và diesel lần lượt giảm 11,42% và 9,63% so với năm 2011. Nguyên nhân là do sản lượng tiệu thụ của hai mặt hàng này giảm so với năm 2011. (Xem Bảng 4.3)

+ Dầu hỏa

Giá vốn hàng bán của dầu hỏa có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2011 giá vốn mặt hàng dầu hỏa tăng 709,77 triệu đồng, tức tăng 49,32% so với năm 2010. Đến năm 2012 giá vốn hàng bán tiếp tục tăng 1,16% so với năm 2011. Nguyên nhân làm cho giá vốn của mặt hàng dầu hỏa tăng qua 3 năm 2010 – 2012 là do ảnh hưởng của giá mua vào và sản lượng bán ra đều tăng. (Xem Bảng 4.3)

+ Mazut

Giá vốn hàng bán của mặt hàng mazut giảm liên tục giai đoạn 2010 – 2012. Cụ thể, năm 2011 thì giá vốn hàng bán giảm 8.719,67 triệu đồng, tức giảm 80,97% so với năm 2010. Đến năm 2012 thì giá vốn hàng bán của mặt hàng này giảm 38,32% so với năm 2011. Nguyên nhân làm cho giá vốn hàng bán giảm là do sản lượng tiêu thụ giảm qua 3 năm 2010, 2011 và 2012. (Xem Bảng 4.3)

+ Nhớt, dầu nhờn, mỡ nhờn

Giá vốn hàng bán của các mặt hàng nhớt, dầu nhờn, mỡ nhờn tăng giảm không đều giai đoạn 2010 – 2012. Cụ thể, năm 2011 giá vốn hàng bán của các mặt hàng này giảm 4.881,76 triệu đồng, tức giảm 96,46% so với năm 2010. Đến năm 2012 giá vốn hàng bán của các mặt hàng này tăng 4.724,50 triệu

64

đồng so với năm 2011. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do Xí nghiệp chú trọng kinh doanh hơn vào các mặt hàng xăng, diesel, dầu hỏa và mazut.

 Chi phí bán hàng

Chi phí bán hàng của Xí nghiệp bao gồm: chi phí nhân viên, chi phí nhiên liệu, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và một số chi phí bằng tiền khác.

Bảng 4.8 thể hiện chi tiết từng khoản mục chi phí bán hàng của Xí nghiệp kinh doanh An Bình giai đoạn 2010 – 2012. (Xem trang 67)

Nhìn chung, đa số các khoản chi phí bán hàng tăng, trong đó có một số khoản chi phí tăng mạnh như: chi phí nhân viên, chi phí nhiên liệu và chi phí khấu hao tài sản cố định; một số chi phí giảm như: chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác.

+ Chi phí nhân viên

Chi phí nhân viên có xu hướng tăng giai đoạn năm 2010 – 2012. Năm 2011 chi phí này tăng 4,50 triệu đồng, tức tăng 1,87% so với năm 2010. Trong năm 2012 chi phí nhân viên tiếp tục tăng thêm 145,60 triệu đồng so với năm 2011 và đạt giá trị 391,27 triệu đồng. Nguyên nhân là do tình hình lạm phát cao nên Xí nghiệp có những điều chỉnh tăng lương cho nhân viên bán hàng qua các năm.

+ Chi phí nhiên liệu

Chi phí nhiên liệu tăng mạnh giai đoạn 2010 – 2012. Năm 2011 chi phí nhiên liệu tăng 716,40 triệu đồng, hay tăng 123,54% so với năm 2010. Trong năm 2012 thì chi phí này tăng 17,42% so với năm 2011. Đây cũng là nguyên nhân khiến chi phí bán hàng tăng qua 3 năm. Nguyên nhân dẫn đến chi phí nhiên liệu tăng mạnh là do Xí nghiệp không ngừng đầu tư phục vụ công tác bán hàng. Cụ thể trong năm 2011 Xí nghiệp đã đầu tư mua hai xe bồn. Đồng thời giá cả các mặt hàng xăng dầu tăng cao đã góp phần làm cho chi phí vận tải lên cao cũng là nguyên nhân khiến cho chi phí nhiên liệu tăng.

+ Chi phí khấu hao tài sản cố định

Chi phí khấu hao tài sản cố định liên tục tăng qua 3 năm. Cụ thể năm 2011 chi phí khấu hao tài sản cố định là tăng 39,03 triệu đồng, tức tăng 26,53% so với năm 2010. Đến năm 2012 chi phí này tiếp tục tăng 74,26 triệu đồng, hay tăng 39,89% so với năm 2011. Nguyên nhân làm cho chi phí khấu hao tài sản cố định tăng là do Xí nghiệp có sự đầu tư tài sản, đổi mới trang thiết bị cho hoạt động bán hàng, góp phần làm tăng chi phí bán hàng.

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài

Chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm: chi phí thuê kho, chi phí điện, chi phí vận chuyển, thuê ngoài sửa chữa và một số chi phí khác. Chi phí dịch vụ mua ngoài tăng giảm không đều trong giai đoạn năm 2010 – 2012. Cụ thể, năm 2011 chi phí dịch vụ mua ngoài giảm 67,33 triệu đồng, tức giảm 11,30% so với năm 2010. Nguyên nhân là do trong năm 2011 đầu tư hai xe bồn nên chi phí thuê vận chuyển không còn nữa đã làm chi phí giảm nhẹ. Đến năm

65

2012 thì chi phí dịch vụ mua ngoài tăng 283,76 triệu đồng, hay tăng 53,71% so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm 2012 có một đợt sửa chữa lớn làm chi phí tăng lên.

+ Chi phí bằng tiền khác

Chi phí bằng tiền khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí bán hàng của Xí nghiệp. Chi phí này tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2011 chi phí bằng tiền khác là 108,31 triệu đồng, giảm 26,65% so với năm 2010. Nguyên nhân là do trong năm 2011 công tác phí, chi phí hội nghị và tiếp khách giảm so với năm 2010. Đến năm 2012 chi phí hội nghị tiếp khách tăng 43,55 triệu đồng, hay tăng 40,21% so với năm 2011.

Tóm lại qua phân tích trên ta thấy sự tăng lên và giảm xuống của chi phí bán hàng sẽ làm ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của Xí nghiệp, vì vậy Xí nghiệp cần có những biện pháp hợp lý nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp.

 Chi phí hoạt động tài chính

Chi phí hoạt động tài chính của Xí nghiệp chủ yếu là lãi vay. Chi phí này biến động không đều trong giai đoạn 2010 – 2012 (Xem Bảng 4.6). Cụ thể, năm 2011 chi phí này là 6.326,49 triệu đồng, tăng 1.340,51 triệu đồng, hay tăng 26,89% so với năm 2010. Sang năm 2012 chi phí này còn 3.566,31 triệu đồng, giảm 43,63% so với năm 2011. Nguyên nhân chi phí này biến động là do chi phí lãi vay tăng vào năm 2011 và giảm vào năm 2012.

 Chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm: chi phí nhân viên, chi phí vật liệu đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao tài sản cố định, thuế, phí và lệ phí, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng giảm không đều giai đoạn 2010 – 2012. Cụ thể năm 2010 chi phí quản lý doanh nghiệp là 4.635,18 triệu đồng, sang năm 2011 chi phí này tăng 106,45 triệu đồng, tức tăng 2,30% so với năm 2010. Đến năm 2012 chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 756,47 triệu đồng, hay giảm 15,95% so với năm 2011.

Bảng 4.9 thể hiện chi tiết từng khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình giai đoạn 2010 – 2012 (Xem trang 68)

66

Bảng 4.7: Giá vốn hàng bán theo mặt hàng của Xí nghiệp kinh doanh An Bình giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị tính: triệu đồng

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình giai đoạn 2010 – 2012

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch

2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 CHỈ TIÊU Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) Xăng 162.732,62 31,68 173.215,69 31,04 153.430,72 30,35 10.483,07 6,44 -19.784,97 -11,42 Diesel 333.744,25 64,96 380.386,21 68,17 343.765,69 68,00 46.641,96 13,98 -36.620,52 -9,63 Dầu hỏa 1.439,17 0,28 2.148,94 0,39 2.173,81 0,43 709,77 49,32 24,87 1,16 Mazut 10.768,86 2,10 2.049,19 0,37 1.263,84 0,25 -8.719,67 -80,97 -785,35 -38,32 Nhớt, dầu nhờn, mỡ nhờn 5.060,98 0,98 179,22 0,03 4.903,72 0,97 -4.881,76 -96,46 4.724,50 2.636,14 Tổng cộng 513.723,30 100,00 557.979,25 100,00 505.537,78 100,00 44.255,95 8,61 -52.441,47 -9,40

67

Bảng 4.8: Chi tiết từng khoản mục chi phí bán hàng của Xí nghiệp kinh doanh An Bình giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị tính: triệu đồng

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình giai đoạn 2010 – 2012

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch

2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 CHỈ TIÊU Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%)

Chi phí nhân viên 241,17 14,09 245,67 10,39 391,27 12,47 4,50 1,87 145,60 59,27

Chi phí nhiên liệu 579,91 33,88 1.296,31 54,82 1.522,10 48,51 716,40 123,54 225,79 17,42

Chi phí khấu hao tài sản cố định 147,14 8,60 186,17 7,87 260,43 8,30 39,03 26,53 74,26 39,89 Chi phí dịch vụ mua ngoài 595,61 34,80 528,28 22,34 812,04 25,88 -67,33 -11,30 283,76 53,71

Chi phí bằng tiền khác 147,67 8,63 108,31 4,58 151,86 4,84 -39,36 -26,65 43,55 40,21

68

Bảng 4.9: Chi tiết từng khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp của Xí nghiệp kinh doanh An Bình giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị tính: triệu đồng

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu An Bình giai đoạn 2010 – 2012

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch

2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 CHỈ TIÊU Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) Chi phí nhân viên 2.080,22 44,88 1.697,87 35,81 1.407,96 35,33 -382,35 -18,38 -289,91 -17,08 Chi phí vật liệu đồ

dùng văn phòng

196,70 4,24 235,01 4,96 169,37 4,25 38,31 19,48 -65,64 -27,93

Chi phí khấu hao tài sản cố định 1.040,65 22,45 1.333,38 28,12 1.340,61 33,64 292,73 28,13 7,23 0.54 Thuế, phí và lệ phí 19,12 0,42 22,28 0,46 15,94 0,40 3,16 16,53 -6,34 -28,45 Chi phí dịch vụ mua ngoài 603,49 13,02 610,22 12,87 501,33 12,58 6,73 1,12 -108,89 -17,84 Chi phí bằng tiền khác 695,00 14,99 842,87 17,78 549,95 13,80 147,87 21,28 -292,92 -34,75 Tổng cộng 4.635,18 100,00 4.741,63 100,00 3.985,16 100,00 106,45 2,30 -756,47 -15,95

69

Qua Bảng 4.9, ta thấy trong năm 2011 chi phí khấu hao tài sản cố định tăng nhiều nhất 28,13% so với năm 2010, nguyên nhân là do Xí nghiệp không ngừng đầu tư cơ sở vật chất, tài sản cố định cho bộ phận quản lý doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp.

Mặt khác, đa số các khoản chi phí giảm trong năm 2012. Nguyên nhân là do Xí nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý làm thay đổi số lượng nhân viên nên chi phí nhân viên quản lý trong giai đoạn này giảm 289,91 triệu đồng, tức giảm 17,08% so với năm 2011; Xí nghiệp không có đợt sửa chữa lớn nào trong năm 2012 nên chi phí dịch vụ mua ngoài cũng giảm 108,89 triệu đồng, tương ứng giảm 17,84% so với năm 2011; bên cạnh đó, do trong năm 2012 Xí nghiệp có ít đợt tiếp khách, hội nghị so với năm 2011 nên chi phí bằng tiền khác giảm 34,75%, ngoài ra, chi phí vật liệu đồ dùng văn phòng trong năm 2012 cũng giảm 27,93% so với năm 2011.

Tóm lại, chi phí quản lý doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh tại xí nghiệp kinh doanh xăng dầu an bình (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)