1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý tài chính tại bệnh viện c thái nguyên thực trạng và giải pháp

108 710 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 896,72 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH –––––––––––––––––––––––––––– NGUYỄN THỊ HÀ QUYỀN TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM TRONG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN C THÁI NGUYÊN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH –––––––––––––––––––––––––––– NGUYỄN THỊ HÀ QUYỀN TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM TRONG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN C THÁI NGUYÊN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Mã số : 60.34.04.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN CẢNH TOÀN THÁI NGUYÊN - 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả NGUYỄN THỊ HÀ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ii LỜI CẢM ƠN Được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, khoa Sau đại học và thầy giáo hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Cảnh Toàn, tôi tiến hành thực hiện đề tài: "Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý tài chính tại Bệnh viện C Thái Nguyên - Thực trạng và giải pháp". . Nguyễn Cảnh Toàn Tôi xin trân . - . . Do thời gian có hạn, năng lực còn hạn chế nên bản luận văn không thể tránh khỏi những thiết sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để bản luận văn của tôi được hoàn thiện hơn. ! Tác giả NGUYỄN THỊ HÀ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iii MỤC LỤC Lời cam đoan ................................................................................................................. i Lời cảm ơn ..................................................................................................................ii Mục lục ........................................................................................................................iii Danh mục các chữ viết tắt...........................................................................................vi Danh mục bảng và sơ đồ............................................................................................vii MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1 1.Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................... 3 4. Đóng góp mới của luận văn..................................................................................... 3 5. Bố cục của luận văn ................................................................................................. 4 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM TRONG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU ................................... 5 1.1. Tổng quan về đơn vị sự nghiệp có thu................................................................. 5 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của hoạt động sự nghiệp ................................................ 5 1.1.2. Đơn vị sự nghiệp có thu trong nền kinh tế thị trường...................................... 8 1.2. Quyền tự chủ trong quản lý tài chinh đối với đơn vị sự nghiệp có thu ...........14 1.2.1. Khái niệm tự chủ trong quản lý tài chính .......................................................14 1.2.2. Mục tiêu, nguyên tắc thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính.........16 1.2.3. Nội dung tự chủ trong quản lý tài chính đối với đơn vị SNCT.....................18 1.2.4. Những nhân tố tác động đến việc thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp có thu .........................................................................22 1.2.5. Cơ sở pháp lý cho việc thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính của các bệnh viện........................................................................................................26 1.3. Các nghiên cứu về việc thực hiện quyền tự chủ trong việc quản lý tài chính tại các bệnh viện công lập................................................................................28 1.3.1. Các nghiên cứu về việc thực hiện quyền tự chủ trong việc quản lý tài chính tại một số bệnh viện nước ngoài .....................................................................28 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iv 1.3.2. Các nghiên cứu về việc thực hiện quyền tự chủ trong việc quản lý tài chính tại một số bệnh viện trong nước ......................................................................31 1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Bệnh viện C Thái Nguyên ....................................35 Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................37 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................37 2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................37 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ......................................................................37 2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin.....................................................................37 2.2.3. Phương pháp phân tích đánh giá .....................................................................38 2.3. Hệ thống chỉ tiêu phân tích .................................................................................38 2.3.1. Nhóm chỉ tiêu về thu........................................................................................38 2.3.1.1. Thu hoạt động sự nghiệp ..............................................................................38 2.3.1.2. Thu khác ........................................................................................................38 2.3.2. Nhóm chỉ tiêu về chi ........................................................................................38 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM TRONG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN C THÁI NGUYÊN..................................................................39 3.1. Khái quát về Bệnh viện C Thái Nguyên............................................................39 3.1.1. Đặc điểm hoạt động của Bệnh viện C Thái Nguyên .....................................39 3.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý của Bệnh viện C Thái Nguyên ............................40 3.2. Thực trạng việc thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính tại Bệnh viện C Thái Nguyên ...................................................................................................43 3.2.1. Thực trạng cơ chế tự chủ về nguồn thu của Bệnh viện C Thái Nguyên ......43 3.2.2. Thực trạng việc thực hiện tự chủ về chi tiêu tài chính của Bệnh viện C Thái Nguyên ...............................................................................................................49 3.2.3. Tự chủ trong quản lý chu trình ngân sách của Bệnh viện C Thái Nguyên ..65 3.2.3.1. Lập dự toán....................................................................................................65 3.2.3.2. Thực hiện dự toán .........................................................................................65 3.2.3.3. Quyết toán tài chính ......................................................................................67 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ v 3.3. Đánh giá chung về tình hình thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính tại Bệnh viện C Thái Nguyên ..........................................................................68 3.3.1. Kết quả đạt được ..............................................................................................68 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân..................................................................................70 Chƣơng 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM TRONG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN C THÁI NGUYÊN..................................................................74 4.1. Định hướng phát triển Bệnh viện C Thái Nguyên ............................................74 4.1.1. Định hướng phát triển chung ngành y tế ........................................................74 4.1.2. Định hướng phát triển Bệnh viện C Thái Nguyên .........................................75 4.2. Giải pháp hoàn thiện việc thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính tại Bệnh viện C Thái Nguyên ....................................................................................79 4.2.1. Giải pháp khai thác nguồn tài chính ...............................................................79 4.2.2. Hoàn thiện cơ chế quản lý chi tiêu ..................................................................84 4.2.3. Tăng cường cơ sở vật chất, đưa tiến bộ tin học ứng dụng vào công tác quản lý tài chính .........................................................................................................85 4.2.4. Xây dựng đội ngũ cán bộ tài chính kế toán chuyên trách có tinh thần trách nhiệm, có nghiệp vụ cao ...................................................................................86 4.2.5. Tăng cường quản lý và kiểm soát quá trình chấp hành kỷ luật tài chính trong đơn vị .................................................................................................................87 4.2.6. Nâng cao nhận thức và tăng cường hơn nữa công tác chỉ đạo, điều hành ...90 4.3. Một số kiến nghị..................................................................................................91 4.3.1. Kiến nghị với đơn vị chủ quản ........................................................................91 4.3.2. Kiến nghị với Nhà nước ..................................................................................92 KẾT LUẬN ...............................................................................................................94 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................96 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BHYT : Bảo hiểm y tế BYT : Bộ y tế CMNV : Chuyên môn nghiệp vụ DVYT : Dịch vụ y tế HĐTX : Hoạt động thường xuyên KCB : Khám chữa bệnh NSNN : Ngân sách nhà nước NVYT : Nghiệp vụ y tế PVS : Phỏng vấn sâu SNCT : Sự nghiệp có thu TCBV : Tài chính bệnh viện TLN : Thảo luận nhóm TSCĐ : Tài sản cố định TTB : Trang thiết bị XHH : Xã hội hóa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vii DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ Bảng 3.1: Các nguồn tài chính của Bệnh viện C Thái Nguyên ...................... 43 Bảng 3.2: Kinh phí NSNN cấp ........................................................................ 44 Bảng 3.3: Các chỉ tiêu chuyên môn hàng năm................................................ 45 Bảng 3.4: Nội dung các khoản chi thường xuyên theo nhóm chi ................... 63 Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện C Thái Nguyên .................................. 42 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Đầu tư cho sức khỏe là đầu tư cho phát triển, góp phần xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, đồng thời góp phần nâng cao an sinh xã hội. Tài chính y tế là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc đầu tư cho sức khỏe nhằm hướng tới mục tiêu trên. Thời gian dài trước đây chúng ta quan niệm y tế, giáo dục … là các lĩnh vực “phi sản xuất vật chất”, đối lập với lĩnh vực sản xuất vật chất như nông nghiệp, công nghiệp. Chính quan điểm sai lầm này đã kéo theo sự đầu tư thấp trong lĩnh vực y tế vì quan niệm đầu tư vào lĩnh vực này là tiêu tốn nguồn lực của Nhà nước mà không sáng tạo ra giá trị và giá trị sử dụng. Các bệnh viện, cơ sở y tế chỉ đơn thuần là cơ quan hành chính sự nghiệp thu đủ, chi đủ. Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường đã có những thay đổi căn bản trong nhận thức, quan điểm về ngành y tế. Ngành y tế được coi là một ngành trong hệ thống kinh tế quốc dân và thuộc nhóm ngành dịch vụ phục vụ các nhu cầu có tính chất phúc lợi xã hội. Đầu tư cho y tế không phải là tiêu phí mà là đầu tư cơ bản, đầu tư cho phát triển. Theo quan điểm mới, bệnh viện là một đơn vị kinh tế dịch vụ nhưng khác với các đơn vị kinh doanh dịch vụ bởi hoạt động cung cấp dịch vụ của bệnh viện không đặt mục tiêu lợi nhuận làm mục tiêu quan trọng nhất. Đơn vị kinh tế dịch vụ thông qua các hoạt động dịch vụ của mình để có thu nhập và tích cực hoạt động không vì doanh lợi. Từ quan niệm trên, Đảng và Nhà nước ta đã có những thay đổi căn bản trong cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, lần lượt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2 là Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ về “Chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu; Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về “Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập”(NĐ43) nhằm đổi mới cơ chế tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và các đơn vị y tế công lập nói riêng, làm cho hệ thống y tế vận hành năng động hơn, hiệu quả hơn. Chính sách mới đã tạo điều kiện cho các đơn vị y tế phát huy đầy đủ nội lực; phát huy tính sáng tạo của con người và sử dụng nguồn lực có hiệu quả nhất. Thực tế cho thấy trong thời gian qua có những địa phương, đơn vị đã mạnh dạn thay đổi cách làm và đã mang lại những hiệu quả tốt. Ở những nơi đó người cán bộ y tế làm việc hiệu quả hơn, thu nhập cao hơn và người bệnh được chăm sóc tốt hơn. Vì vậy việc đổi mới cơ chế tài chính là việc làm cần thiết để vừa huy động nhiều hơn nguồn lực cho y tế vừa sử dụng và phát huy tối đa năng lực của toàn bộ hệ thống nhằm phục vụ sức khỏe nhân dân tốt hơn. Từ những tri thức được thu nhận được trong quá trình là học viên Thạc sĩ, với nhận thức cùng thực tiễn nhiều năm công tác trong ngành y, tôi chọn đề tài: “Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý tài chính tại Bệnh viện C Thái Nguyên - thực trạng và giải pháp” 2. Mục tiêu nghiên cứu * Mục tiêu chung: Đánh giá được hiệu quả việc thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính tại Bệnh viện C Thái Nguyên, đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính tại Bệnh viện. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3 * Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa được những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý tài chính tại các bệnh viện công lập. - Đánh giá được hiệu quả việc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý tài chính tại Bệnh viện C Thái Nguyên. - Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý tài chính tại Bệnh viện C Thái Nguyên. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu : Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý tài chính tại Bệnh viện C Thái Nguyên. * Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Nghiên cứu trong phạm vi Bệnh viện C Tỉnh Thái Nguyên. - Về thời gian: Thu thập tài liệu trong khoản thời gian từ năm 2009 đến năm 2012. * Về nội dung: Tập trung nghiên cứu việc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý tài chính tại Bệnh viện C Thái Nguyên. 4. Đóng góp mới của luận văn - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý tài chính tại các bệnh viện công lập. - Phân tích rõ thực trạng của việc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý tài chính tại Bệnh viện C Thái Nguyên. - Kiến nghị với các cấp, các ngành và lãnh đạo đơn vị bổ sung sửa đổi chính sách, thay đổi phương pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý tài chính tại Bệnh viện C nói riêng cũng như các đơn vị y tế công lập trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 4 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồng có bốn chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về việc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu. Chƣơng 2 : Phương pháp nghiên cứu. Chƣơng 3: Thực trạng của việc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý tài chính ở Bệnh viện C Thái Nguyên. Chƣơng 4: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý tài chính tại Bệnh viện C Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 5 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM TRONG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU 1.1. Tổng quan về đơn vị sự nghiệp có thu 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của hoạt động sự nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm hoạt động sự nghiệp “Sự nghiệp” với ý nghĩa thông thường nhất là chỉ những công việc có lợi ích chung và lâu dài cho xã hội. Hoạt động sự nghiệp là những hoạt động không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất, nhưng nó tác động trực tiếp đến lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, có tính quyết định năng suất lao động xã hội. Hoạt động sự nghiệp ở nước ta là những hoạt động văn hoá thông tin, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học, y tế, thể dục thể thao... được quy định tại Nghị định số 73/CP ngày 24/12/1960 về điều lệ tài vụ sự nghiệp văn xã. Trong tác phẩm của mình, Mác và Ăngghen khi nghiên cứu xã hội như một hệ thống diễn biến liên tục đã nêu trong xã hội có ít nhất 5 hệ thống: - Hệ thống sản xuất vật chất làm chức năng chủ yếu bảo đảm sự trao đổi vật chất giữa con người và thiên nhiên. - Hệ thống tái sản sinh và phát triển về mặt sinh học của con người, bao gồm cả các hệ thống tổ chức gia đình cưới hỏi, hệ thống dịch vụ, y tế và rèn luyện thân thể, chức năng của nó là duy trì loài người. - Hệ thống sản xuất tinh thần, làm chức năng bồi dưỡng con người về mặt tri thức, tình cảm và đạo đức để trở thành những thành viên tích cực của xã hội. - Hệ thống giao tiếp xã hội làm chức năng liên kết tất cả mọi người trong cộng đồng xã hội, giúp cho xã hội hoạt động được như một hệ thống hoàn chỉnh, đồng thời cũng giúp tạo thành những tầng lớp xã hội nhỏ hơn trong xã hội lớn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 6 - Hệ thống tổ chức và quản lý làm chức năng phối hợp sự hoạt động của các hệ thồng nhỏ trong hệ thống xã hội lớn nói chung. Như vậy hoạt động sự nghiệp có liên quan đến toàn bộ hoạt động của xã hội loài người. Tuy nhiên mặc dù trong xã hội tồn tại nhiều loại hoạt động khác nhau nhưng nếu quy theo tính chất thì có hai loại hoạt động lớn là: hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động sự nghiệp . Điểm khác nhau cơ bản giữa hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động sự nghiệp là ở chỗ: hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu tạo ra sản phẩm vật chất cho xã hội, mang lại lợi ích trực tiếp cho chủ thể tổ chức ra hoạt động đó. Ngược lại hoạt động sự nghiệp chủ yếu cung cấp các dịch vụ công cho xã hội mà không vì mục đích sinh lợi thoả mãn nhu cầu chung, vì lợi ích của cả cộng đồng về mặt kinh tế cũng như xã hội. Từ cách nhìn nhận như vậy, có thể coi hoạt động sự nghiệp chủ yếu mang ý nghĩa phục vụ cho hoạt động kinh tế và hoạt động xã hội. Những hoạt động phục vụ cho hoạt động kinh tế gọi là hoạt động sự nghiệp kinh tế. Những hoạt động phục vụ cho hoạt động văn hoá xã hội gọi là hoạt động sự nghiệp văn hoá xã hội. Qua đó, chúng ta thấy rằng hoạt động sự nghiệp thuộc phạm trù thượng tầng kiến trúc nhưng nó có khả năng điều chỉnh hạ tầng cơ sở. 1.1.1.2. Đặc điểm hoạt động sự nghiệp Hoạt động sự nghiệp có các đặc điểm cơ bản sau: - Hoạt động sự nghiệp gắn bó hữu cơ với quá trình tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần. Kết quả của hoạt động sự nghiệp chủ yếu là tạo ra các hàng hoá công cộng ở dạng vật chất và phi vật chất, phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp quá trình tái sản xuất xã hội. Nhờ sử dụng những hàng hoá công cộng do hoạt động sự nghiệp tạo ra mà quá trình sản xuất của cải vật chất được thuận lợi và ngày càng đạt hiệu quả cao. Hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, thể dục, thể thao đem đến tri thức và đảm bảo sức khỏe cho lực lượng lao động, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 7 tạo điều kiện cho lao động có chất lượng ngày càng tốt hơn; hoạt động sự nghiệp khoa học, văn hoá thông tin mang lại những hiểu biết cho con người về tự nhiên, xã hội tạo ra những công nghệ mới phục vụ sản xuất và đời sống…Vì vậy, hoạt động sự nghiệp luôn gắn bó hữu cơ và tác động tích cực đến quá trình tái sản xuất xã hội. - Hoạt động sự nghiệp nói chung không nhằm mục đích lợi nhuận trực tiếp nhất là những hoạt động sự nghiệp do Nhà nước tiến hành Trong nền kinh tế thị trường, các sản phẩm dịch vụ do hoạt động sự nghiệp tạo ra đều có thể trở thành hàng hoá cung ứng cho mọi thành phần trong xã hội. Nhưng việc cung ứng những hàng hoá này cho thị trường chủ yếu không vì mục đích lợi nhuận như hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhà nước tổ chức, duy trì và tài trợ cho các hoạt động sự nghiệp để cung cấp những sản phẩm, dịch vụ cho thị trường trước hết nhằm thực hiện vai trò của Nhà nước trong việc phân phối lại thu nhập và thực hiện các chính sách phúc lợi công cộng khi can thiệp vào thị trường. Nhờ đó, sẽ hỗ trợ cho các ngành kinh tế hoạt động bình thường, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đảm bảo nhân lực, thúc đẩy hoạt động kinh tế phát triển và ngày càng đạt hiệu quả hơn, đảm bảo và không ngừng nâng cao đời sống, sức khỏe, văn hóa, tinh thần của nhân dân. - Hoạt động sự nghiệp luôn gắn liền và bị chi phối bởi các chương trình phát triển phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước. Trong kinh tế thị trường, Chính phủ tổ chức, duy trì và đảm bảo hoạt động sự nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội. Để thực hiện những mục tiêu kinh tế xã hội nhất định, Chính phủ tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia như: chương trình xóa mù chữ, chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng, chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình, chương trình phòng chống AIDS, chương trình phòng chống tội phạm, chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình phủ sóng phát thanh truyền Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 8 hình…Những chương trình mục tiêu quốc gia này chỉ có Nhà nước với vai trò của mình mới có thể thực hiện một cách triệt để và có hiệu quả. Nếu để tư nhân thực hiện, vì mục tiêu lợi nhuận có thể sẽ hạn chế đến tiêu dùng trong xã hội và do đó xã hội không thể phát triển cân đối được. 1.1.2. Đơn vị sự nghiệp có thu trong nền kinh tế thị trường 1.1.2.1. Khái niệm đơn vị sự nghiệp có thu Đơn vị sự nghiệp là những tổ chức được thành lập để thực hiện các hoạt động sự nghiệp, những hoạt động này nhằm duy trì và đảm bảo sự hoạt động bình thường của xã hội, mang tính chất phục vụ là chủ yếu, không vì mục tiêu lợi nhuận. Những đơn vị sự nghiệp trong quá trình hoạt động sự nghiệp được phép thu phí để bù đắp một phần hay toàn bộ chi phí hoạt động. Hiện nay có 2 loại hình đơn vị sự nghiệp là đơn vị sự nghiệp không có thu và đơn vị sự nghiệp có thu. Đơn vị sự nghiệp không có thu là đơn vị do nhà nước thành lập được đảm bảo hoàn toàn nhu cầu tài chính cho đơn vị hoạt động để cung cấp dịch vụ cho xã hội tiêu dùng, đơn vị không thu một khoản phí, lệ phí nào. Những hoạt động này thường là những hoạt động cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho xã hội, phạm vi tiêu dùng rộng rãi và chỉ có Nhà nước mới có thể thực hiện được một cách hiệu quả nhất. Thuộc về những hoạt động này như: các hoạt động về văn hoá tuyên truyền, giáo dục tiểu học, đào tạo, khoa học, y tế cho người nghèo, đảm bảo xã hội. Đơn vị sự nghiệp có thu (SNCT) là đơn vị được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập mà nhu cầu tài chính đảm bảo cho đơn vị hoạt động ngoài việc Nhà nước cung cấp còn được thu một phần dưới dạng phí, lệ phí và các khoản đóng góp của người tiêu dùng để bù đắp một phần hay toàn bộ chi phí hoạt động, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức và bổ sung tái tạo chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị. Những hoạt động này thường là những hoạt động cung cấp các dịch vụ có tác động trực tiếp đến quá trình sản Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 9 xuất và đời sống mà người tiêu dùng có thể thấy ngay hiệu quả sử dụng dịch vụ mang lại và nếu không có cũng sẽ không đạt được lợi ích mong muốn. Đơn vị sự nghiệp có thu được xác định bởi các tiêu thức cơ bản sau: - Do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập mà trong đó chủ yếu là do cơ quan hành chính nhà nước thành lập. Căn cứ vào vị trí và phạm vi hoạt động mà các đơn vị sự nghiệp có thu đó có thể do Thủ tướng Chính phủ, hoặc Bộ trưởng Bộ quản lý ngành, hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trực tiếp ra quyết định thành lập. - Trong quá trình hoạt động được Nhà nước cho phép thu các loại phí để bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí hoạt động, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức và bổ sung tái tạo chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị. - Nhằm cung cấp dịch vụ công cho xã hội (thực hiện hoạt động sự nghiệp được nhà nước uỷ quyền) không nhằm mục đích sinh lợi. Dịch vụ công là những hoạt động vì lợi ích chung. Dịch vụ công có những dấu hiệu cơ bản sau: + Là những hoạt động phục vụ lợi ích tối cần thiết cho xã hội, đảm bảo các quyền và nghĩa vụ cơ bản của con người, đảm bảo cuộc sống bình thường và an toàn. + Những hoạt động này về cơ bản do các tổ chức được Nhà nước uỷ quyền đứng ra thực hiện (có thể nhà nước, có thể tư nhân), song Nhà nước vẫn chịu trách nhiệm cuối cùng về những hoạt động này. Bởi với vai trò là người bảo đảm công bằng xã hội, Nhà nước phải có nghĩa vụ bảo đảm những mục tiêu chính của dịch vụ công. + Là những hoạt động theo pháp luật công nên mọi đối tượng thụ hưởng đều có điều kiện và khả năng như nhau, không phân biệt hoàn cảnh cụ thể về xã hội, chính trị hay kinh tế. + Về nguyên tắc dịch vụ công không phải là dịch vụ thương mại, do đó không tồn tại trong môi trường cạnh tranh và cũng không vì mục tiêu lợi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 10 nhuận hay nói cách khác việc trao đổi dịch vụ công không thông qua quan hệ thị trường đầy đủ. - Có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Tức các đơn vị sự nghiệp có thu đáp ứng đầy đủ 4 tiêu chí: + Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận; + Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; + Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và chịu trách nhiệm bằng các tài sản đó; + Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. 1.1.2.2. Phân loại đơn vị sự nghiệp có thu Dựa vào các tiêu thức khác nhau đơn vị sự nghiệp có thu cũng được phân thành nhiều loại khác nhau: Căn cứ vào vị trí, đơn vị sự nghiệp gồm: Đơn vị sự nghiệp có thu ở trung ương như Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh truyền hình Việt nam, các bệnh viện, trường học do các Bộ ngành, cơ quan ở trung ương quản lý. Đơn vị sự nghiệp có thu ở địa phương như Đài phát thanh truyền hình ở các địa phương, các bệnh viện trường học do địa phương quản lý… Căn cứ vào từng lĩnh vực hoạt động sự nghiệp cụ thể, đơn vị sự nghiệp có thu bao gồm: Đơn vị sự nghiệp giáo dục, đào tạo Đơn vị sự nghiệp y tế (Bảo vệ chăm sóc sức khoẻ nhân dân) Đơn vị sự nghiệp văn hoá, thông tin Đơn vị sự nghiệp phát thanh, truyền hình Đơn vị sự nghiệp dân số - trẻ em, kế hoạch hoá gia đình Đơn vị sự nghiệp thể dục, thể thao Đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ, môi trường Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 11 Đơn vị sự nghiệp kinh tế (Duy tu, sửa chữa đê điều, trạm trại) Đơn vị sự nghiệp có thu khác. Căn cứ vào chủ thể thành lập thì đơn vị sự nghiệp gồm: Đơn vị sự nghiệp có thu công lập: Do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trực tiếp ra quyết định thành lập Đơn vị sự nghiệp có thu ngoài công lập như bán công, dân lập, tư nhân: được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận. Đơn vị sự nghiệp có thu của các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp Đơn vị sự nghiệp có thu do các Tổng công ty thành lập Căn cứ vào khả năng thu phí của đơn vị, đơn vị sự nghiệp có thu được chia làm ba loại: Đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi phí): Là đơn vị sự nghiệp có nguồn thu đảm bảo được toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, ngân sách nhà nước (NSNN) không phải cấp kinh phí bảo đảm hoạt đông thường xuyên cho đơn vị. Đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên (gọi tắt là đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí): Là đơn vị có nguồn thu sự nghiệp chưa tự trang trải toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, NSNN vẫn phải cấp một phần kinh phí hoạt động thường xuyên cho đơn vị. - Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên do NSNN bảo đảm toàn bộ (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp do NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động). Việc phân loại đơn vị sự nghiệp theo quy định trên, được ổn định trong thời gian 3 năm, sau thời hạn 3 năm sẽ xem xét phân loại lại cho phù hợp. Trong thời gian ổn định phân loại, trường hợp đơn vị sự nghiệp có thay đổi chức năng, nhiệm vụ, tổ chức thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét điều chỉnh phân loại lại cho phù hợp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 12 Phương pháp phân loại đơn vị sự nghiệp: Mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên = của đơn vị (%) Tổng số nguồn thu sự nghiệp ------------------------------------ x 100 % Tổng số chi hoạt động thường xuyên Căn cứ vào mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên, đơn vị sự nghiệp được phân loại như sau: - Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động, gồm: + Đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xác định theo công thức trên, bằng hoặc lớn hơn 100%. + Đơn vị sự nghiệp đã tự bảo đảm chi phí hoạt động từ nguồn thu sự nghiệp, từ nguồn NSNN do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước đặt hàng. - Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động: Là đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xác định theo công thức trên, từ trên 10% đến dưới 100%. - Đơn vị sự nghiệp do NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động, gồm: + Đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xác định theo công thức trên, từ 10% trở xuống. + Đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu. 1.1.2.3. Đặc điểm đơn vị sự nghiệp có thu Đơn vị SNCT là các đơn vị sự nghiệp, do vậy đặc điểm hoạt động trước hết giống với các đơn vị sự nghiệp nói chung đồng thời cũng có những đặc điểm riêng của một đơn vị hoạt động có thu, ảnh hưởng quyết định đến cơ chế quản lý tài chính của đơn vị. Các đặc điểm đó là: - Hoạt động theo nhiệm vụ chính trị, chuyên môn được giao, không vì mục đích sinh lợi. - Do khả năng hạn hẹp của NSNN, không thể bảo đảm tất cả các khoản chi cho hoạt động dịch vụ của các đơn vị sự nghiệp đáp ứng nhu cầu xã hội. Nhà nước cho phép các đơn vị SNCT được thu một số loại phí, lệ phí từ hoạt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 13 động của mình như: học phí, viện phí, phí kiểm dịch... từ cá nhân, tập thể sử dụng các dịch vụ do đơn vị cung cấp để bù đắp một phần hay toàn bộ chi phí hoạt động, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức và bổ sung tái tạo chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị. - Các đơn vị SNCT được tổ chức sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ phù hợp với lĩnh vực hoạt động chuyên môn của mình. Do vậy, nguồn tài chính của các đơn vị SNCT không chỉ có kinh phí từ NSNN cấp mà còn có nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp khác. - Đơn vị SNCT chịu sự quản lý trực tiếp của cơ quan chủ quản (Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố). Đồng thời chịu sự quản lý về mặt chuyên môn của các Bộ, ngành chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực hoạt động sự nghiệp và chính quyền địa phương nơi đơn vị đóng trụ sở và hoạt động. Như vậy, hoạt động của các đơn vị SNCT chịu sự quản lý của nhiều cấp quản lý với mối quan hệ đan xen, phức tạp ảnh hưởng đến cơ chế quản lý của đơn vị. 1.1.2.4. Vai trò của đơn vị sự nghiệp có thu Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp có thu là một bộ phận của nền kinh tế và có vị trí quan trọng đặc biệt trong nền kinh tế quốc dân. Trong thời gian qua, các đơn vị sự nghiệp công ở trung ương và địa phương đã có nhiều đóng góp cho sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Thể hiện: - Cung cấp các dịch vụ công về giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục, thể thao... có chất lượng cao cho xã hội, đáp ứng nhu cầu ngày ngày tăng của nhân dân, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. - Thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao như: đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng và trình độ; khám chữa bệnh, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, nghiên cứu và ứng dụng các kết quả khoa học, công nghệ; cung cấp các sản phẩm văn hoá, nghệ thuật... phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 14 - Đối với từng lĩnh vực hoạt động sự nghiệp, các đơn vị sự nghiệp có thu đều có vai trò chủ đạo trong việc tham gia đề xuất và thực hiện các đề án, chương trình lớn phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước. - Thông qua hoạt động thu phí, lệ phí theo quy định của Nhà nước đã góp phần tăng cường nguồn lực cùng với NSNN đẩy mạnh đa dạng hoá và xã hội hóa (XHH) nguồn lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Thực hiện chủ trương XHH hoạt động sự nghiệp của Nhà nước, trong thời gian qua các đơn vị sự nghiệp ở tất cả các lĩnh vực đã tích cực mở rộng các loại hình, phương thức hoạt động, một mặt đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. Đồng thời qua đó cũng thu hút sự đóng góp của nhân dân đầu tư cho sự phát triển của hoạt động sự nghiệp, của xã hội. 1.2. Quyền tự chủ trong quản lý tài chinh đối với đơn vị sự nghiệp có thu 1.2.1. Khái niệm tự chủ trong quản lý tài chính Tự chủ trong quản lý tài chính là cơ chế quản lý nhằm tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị SNCT về các mặt hoạt động tài chính, tổ chức bộ máy và sắp xếp lao động qua đó làm tăng chất lượng hoạt động cung cấp dịch vụ công của đơn vị, tạo điều kiện cho các đơn vị sự nghiệp tăng thu, đảm bảo trang trải kinh phí hoạt động, quản lý thống nhất nguồn thu, đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước. Đây là một nội dung mới của pháp luật tài chính, thể hiện sự thay đổi về chất trong nhận thức về vấn đề quản lý tài chính và sử dụng tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu. Khác với cơ chế tài chính của các đơn vị sự nghiệp đơn thuần, cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp có thu có những đặc trưng sau: + Đơn vị sự nghiệp có các hoạt động dịch vụ phải đăng ký, kê khai, nộp đủ các loại thuế và các khoản khác (nếu có), được miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 15 + Đơn vị sự nghiệp có hoạt động dịch vụ được vay vốn của các tổ chức tín dụng, được huy động vốn của cán bộ, viên chức trong đơn vị để đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp, tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tự chịu trách nhiệm trả nợ vay theo quy định của pháp luật. + Đơn vị thực hiện đầu tư, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp. Đối với tài sản cố định sử dụng vào hoạt động dịch vụ phải thực hiện trích khấu hao thu hồi vốn theo quy định áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nước. Số tiền trích khấu hao tài sản cố định và tiền thu từ thanh lý tài sản thuộc nguồn vốn NSNN đơn vị được để lại bổ sung Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Số tiền trích khấu hao, tiền thu thanh lý tài sản thuộc nguồn vốn vay được dùng để trả nợ vay. Trường hợp đã trả đủ nợ vay, đơn vị được để lại bổ sung Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp đối với số còn lại (nếu có). + Đơn vị sự nghiệp mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để phản ánh các khoản kinh phí thuộc NSNN theo quy định của Luật NSNN; được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước để phản ánh các khoản thu, chi của hoạt động dịch vụ. + Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của Nhà nước, đơn vị SNCT được chủ động xây dựng tiêu chuẩn, định mức và chế độ chi tiêu nội bộ cho các khoản chi hoạt động thường xuyên cao hơn hoặc thấp hơn quy định, trong phạm vi nguồn tài chính được sử dụng; đảm bảo hoạt động thường xuyên, thực hiện nhiệm vụ được giao, phù hợp với đặc điểm đơn vị, tăng cường công tác quản lý và sử dụng kinh phí tiết kiệm có hiệu quả. Quy chế chi tiêu nội bộ và việc xây dựng các định mức chi của đơn vị SNCT đã khắc phục những bất cập, lạc hậu của một số chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách hiện hành của Nhà nước như: chế độ công tác phí, chế độ chỉ tiêu hội nghị, chi biên soạn giáo trình, chi vượt giờ của ngành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 16 giáo dục, chi bồi dưỡng trực đêm của ngành y tế, chi tổ chức xét xử của ngành toà án... + Cơ chế tự chủ trong quản lý tài chính cho phép các đơn vị được quyết định kế hoạch sử dụng lao động và xây dựng quỹ tiền lương, tạo ra cơ sở pháp lý để các đơn vị SNCT được phép tăng thu nhập cho người lao động, hợp pháp hoá các khoản thu nhập ngoài lương của cán bộ, viên chức. Từ đó tạo động lực khuyến khích người lao động tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. + Cơ chế tự chủ trong quản lý tài chính cho phép các đơn vị tự chủ trong việc lập, chấp hành dự toán thu, chi. Để đáp ứng các yêu cầu của cơ chế tài chính mới đối với cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị sự nghiệp, cơ chế cấp phát ngân sách cũng có thay đổi cơ bản so với cơ chế cấp phát bằng hạn mức kinh phí như trước đây. Từ năm 2004, thực hiện cấp phát ngân sách theo phương thức: các đơn vị sử dụng ngân sách căn cứ tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách, quy chế chi tiêu nội bộ của các đơn vị SNCT đã được cấp chủ quản phê duyệt, khối lượng nhiệm vụ thực tế phát sinh và dự toán được giao để rút kinh phí tại Kho bạc Nhà nước để chi tiêu. Vì vậy quyết định giao dự toán của cơ quan chủ quản cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để các đơn vị SNCT được rút kinh phí qua kho bạc Nhà nước. Ngoài ra, các đơn vị SNCT được chuyển kinh phí chưa được sử dụng sang năm sau thực hiện. Cơ chế cấp phát mới thuận tiện và đơn giản hơn cho các đơn vị sử dụng ngân sách đồng thời tăng cường vai trò kiểm tra, kiểm soát của Kho bạc Nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN. 1.2.2. Mục tiêu, nguyên tắc thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính 1.2.2.1. Mục tiêu thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính Trong nền kinh tế thị trường, các đơn vị sự nghiệp có thu cần có sự thay đổi về mục tiêu tự chủ trong quản lý tài chính cho phù hợp với các quy luật khách quan. Các mục tiêu trong thời kỳ đổi mới là: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 17 - Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao; phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội; tăng nguồn thu nhằm từng bước giải quyết thu nhập cho người lao động. - Thực hiện chủ trương xã hội hoá trong việc cung cấp dịch vụ cho xã hội, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp, từng bước giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước. - Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp, Nhà nước vẫn quan tâm đầu tư để hoạt động sự nghiệp ngày càng phát triển; bảo đảm cho các đối tượng chính sách - xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ theo quy định ngày càng tốt hơn. - Phân biệt rõ cơ chế quản lý nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp với cơ chế quản lý nhà nước đối với cơ quan hành chính nhà nước. - Sắp xếp có tổ chức biên chế, hợp đồng lao động. - Sử dụng kinh phí tiết kiệm, hiệu quả và tăng thu nhập. 1.2.2.2. Nguyên tắc thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính Nguyên tắc thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính là các quy định, các chuẩn mực có tính chỉ đạo mà các đơn vị sự nghiệp có thu phải tuân thủ trong quá trình thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính. Đó là các nguyên tắc: - Hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đối với hoạt động sản xuất hàng hoá, cung cấp dịch vụ phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, phù hợp với khả năng chuyên môn và tài chính của đơn vị. - Thực hiện công khai, dân chủ theo quy định của pháp luật. - Thực hiện quyền tự chủ phải gắn với tự chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và trước pháp luật về những quyết định của mình; đồng thời chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 18 - Bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. 1.2.3. Nội dung tự chủ trong quản lý tài chính đối với đơn vị SNCT 1.2.3.1. Tự chủ về các khoản thu, mức thu Nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu gồm kinh phí do NSNN cấp, nguồn thu sự nghiệp và nguồn thu khác. Đơn vị sự nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thu phí, lệ phí phải thực hiện thu đúng, thu đủ theo mức thu, đối tượng thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định khung mức thu phí, đơn vị căn cứ nhu cầu chi phục vụ cho hoạt động, khả năng đóng góp của xã hội để quyết định mức thu cụ thể cho phù hợp với từng loại hoạt động, từng đối tượng, nhưng không được vượt quá khung mức thu do cơ quan có thẩm quyền quy định. Đơn vị thực hiện chế độ miễn giảm mức thu cho các đối tượng chính sách xã hội theo quy định của nhà nước. Đối với sản phẩm hàng hoá, dịch vụ được cơ quan nhà nước đặt hàng thì mức thu theo đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; trường hợp sản phẩm chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định giá, thì mức thu được xác định trên cơ sở dự toán chi phí được cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định chấp thuận. Đối với những hoạt động dịch vụ theo hợp đồng với các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước, đơn vị được quyết định các khoản thu, mức thu cụ thể, theo nguyên tắc bảo đảm đủ bù đắp chi phí và có tích luỹ. 1.2.3.2. Tự chủ về sử dụng nguồn tài chính Các khoản chi của đơn vị sự nghiệp có thu gồm các khoản chi thường xuyên và các khoản chi không thường xuyên. Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, đối với các khoản chi thường xuyên, Thủ trưởng đơn vị được quyết định một số mức Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 19 chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Căn cứ tính chất công việc, Thủ trưởng đơn vị được quyết định phương thức khoán chi phí cho từng bộ phận, đơn vị trực thuộc. Quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm mới và sửa chữa lớn tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật và quy định. * Định mức chi của đơn vị Trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật và chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của Nhà nước, các đơn vị có quyền chủ động xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, định mức và chế độ chi tiêu nội bộ để đảm bảo hoạt động thường xuyên cho phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị và tăng cường công tác quản lý, sử dụng kinh phí tiết kiệm có hiệu quả. Ngày 9/8/2006 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 71/2006/TTBTC hướng dẫn các đơn vị SNCT xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ theo quy định tại Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ. Thông tư này quy định rõ những nội dung chi mà các đơn vị SNCT bắt buộc phải tuân thủ quy định hiện hành áp dụng chung cho tất cả các loại hình đơn vị thụ hưởng ngân sách, ví dụ như tiêu chuẩn định mức trang bị ôtô, định mức tiêu chuẩn trụ sở làm việc, chi đoàn ra, chi đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức....Riêng đối với các khoản chi phí như quản lý hành chính (công tác phí, hội nghị phí, thông tin liên lạc, dịch vụ công cộng...), chi hoạt động thường xuyên, tuỳ theo từng nội dung công việc, nếu xét thấy cần thiết, có hiệu quả, Thủ trưởng đơn vị SNCT được quyết định mức chi cao hoặc thấp hơn mức chi do Nhà nước quy định trong phạm vi nguồn thu được sử dụng. 1.2.3.3. Tiền lương, tiền công của người lao động Tiền lương, tiền công của người lao động trong các đơn vị sự nghiệp có thu được xác định như sau: - Đối với những hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhà nước giao, chi phí tiền lương, tiền công cho cán bộ, viên chức và người lao động Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 20 (gọi tắt là người lao động), đơn vị tính theo lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định; - Đối với những hoạt động cung cấp sản phẩm do nhà nước đặt hàng có đơn giá tiền lương trong đơn giá sản phẩm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đơn vị tính theo đơn giá tiền lương quy định. Trường hợp sản phẩm chưa được cơ quan có thẩm quyền quy định đơn giá tiền lương, đơn vị tính theo lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định; - Đối với những hoạt động dịch vụ có hạch toán chi phí riêng, thì chi phí tiền lương, tiền công cho người lao động được áp dụng theo chế độ tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước. Trường hợp không hạch toán riêng chi phí, đơn vị tính theo lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định. Nhà nước khuyến khích đơn vị sự nghiệp tăng thu, tiết kiệm chi, thực hiện tinh giảm biên chế, tăng thêm thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ được giao, sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với NSNN; tuỳ theo kết quả hoạt động tài chính trong năm, đơn vị được xác định tổng mức chi trả thu nhập trong năm của đơn vị, trong đó: - Đối với đơn vị tự bảo đảm chi phí hoạt động được quyết định tổng mức thu nhập trong năm cho người lao động sau khi đã thực hiện trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; - Đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động, được quyết định tổng mức thu nhập trong năm cho người lao động, nhưng tối đa không quá 3 lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm do nhà nước quy định sau khi đã thực hiện trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Việc chi trả thu nhập cho người lao động trong đơn vị được thực hiện theo nguyên tắc người nào có hiệu suất công tác cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi được trả nhiều hơn. Thủ trưởng đơn vị chi trả thu nhập theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 21 Khi nhà nước điều chỉnh các quy định về tiền lương, nâng mức lương tối thiểu; khoản tiền lương cấp bậc, chức vụ tăng thêm theo chế độ nhà nước quy định (gọi tắt là tiền lương tăng thêm theo chế độ nhà nước quy định) do đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm từ các khoản thu sự nghiệp và các khoản khác theo quy định của Chính phủ. Trường hợp sau khi đã sử dụng các nguồn trên nhưng vẫn không bảo đảm đủ tiền lương tăng thêm theo chế độ nhà nước quy định, phần còn thiếu sẽ được NSNN xem xét, bổ sung để bảo đảm mức lương tối thiểu chung theo quy định của Chính phủ. 1.2.3.4. Trích lập và sử dụng các quỹ Hàng năm sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi (nếu có), đơn vị trích lập các quỹ theo trình tự như sau: - Trích tối thiểu 25% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp dùng để đầu tư, phát triển nâng cao hoạt động sự nghiệp, bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, chi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, trợ giúp thêm đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề năng lực công tác cho cán bộ, viên chức đơn vị; được sử dụng góp vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và khả năng của đơn vị và theo quy định của pháp luật. Việc sử dụng Quỹ do thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. - Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động; - Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập. Đối với 2 Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi, mức trích tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 22 + Quỹ dự phòng ổn định thu nhập để bảo đảm thu nhập cho người lao động. + Quỹ khen thưởng dùng để thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, cá nhân trong và ngoài đơn vị theo hiệu quả công việc và thành tích đóng góp vào hoạt động của đơn vị. Mức thưởng do thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. + Quỹ phúc lợi dùng để xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi, chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể của người lao động trong đơn vị; trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động, kể cả trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức; chi thêm cho người lao động trong biên chế thực hiện tinh giản biên chế. Thủ trưởng đơn vị quyết định việc sử dụng quỹ theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. 1.2.4. Những nhân tố tác động đến việc thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp có thu 1.2.4.1. Cơ chế quản lý tài chính Cơ chế quản lý tài chính là tổng thể các phương pháp, công cụ và hình thức tác động lên một hệ thống để liên kết phối hợp hành động giữa các bộ phận thành viên trong hệ thống nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng của quản lý. Quyết định sự thành công hay thất bại trong quản lý nói chung và trong quản lý thu - chi tại đơn vị nói riêng, đó chính là phương pháp và công cụ quản lý. Cơ chế quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp có thu là một nhân tố có ảnh hưởng quan trọng tới công tác tự chủ trong quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu. Nó có vị trí rất quan trọng thể hiện ở những nội dung cơ bản sau đây: Một là, cơ chế quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp có thu có vai trò cân đối giữa việc hình thành, tạo lập và sử dụng các nguồn lực tài chính (các nguồn thu) nhằm đáp ứng các yêu cầu hoạt động (các khoản chi) của đơn vị Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 23 sự nghiệp có thu. Do đó, cơ chế phải được xây dựng phù hợp với loại hình hoạt động của đơn vị nhằm tăng cường và tập trung nguồn lực tài chính, đảm bảo sự linh hoạt, năng động và phong phú đa dạng về hình thức, giúp cho các đơn vị sự nghiệp có thu hoàn thành tốt nhiệm vụ được nhà nước giao. Hai là, cơ chế quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp có thu tác động đến quá trình chi tiêu ngân quỹ quốc gia, ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ của các đơn vị sự nghiệp có thu. Vì vậy, cơ chế đó phải khắc phục được tình trạng lãng phí các nguồn tài chính, đồng thời khuyến khích sử dụng tiết kiệm trong chi tiêu và tôn trọng nhiệm vụ và hoạt động nghiệp vụ chuyên môn của đơn vị sự nghiệp có thu. Ba là, cơ chế quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp có thu đóng vai trò như một cán cân công lý, đảm bảo tính công bằng hợp lý trong việc phân phối, sử dụng các nguồn lực tài chính giữa các loại hình đơn vị sự nghiệp có thu, nhằm tạo môi trường bình đẳng, cũng như sự phát triển hài hoà giữa các ngành, các lĩnh vực khác nhau trong khu vực sự nghiệp có thu. Bốn là, cơ chế quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp có thu góp phần tạo hành lang pháp lý cho quá trình tạo lập và sử dụng nguồn tài chính trong các đơn vị sự nghiệp có thu. Nó được xây dựng trên quan điểm thống nhất và hợp lý, từ việc xây dựng các định mức, tiêu chuẩn chi tiêu đến quy định về cấp phát, kiểm tra, kiểm soát quá trình chi tiêu nhằm phát huy vai trò của cơ chế tự chủ trong quản lý tài chính, đạt được mục tiêu của kinh tế vĩ mô. Mặt khác, cơ chế quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp có thu quy định khung pháp lý về mô hình tổ chức, hoạt động của đơn vị sự nghiệp có thu. Chính vì vậy, xây dựng cơ chế quản lý tài chính phải quan tâm về tổ chức bộ máy, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ cán bộ, kết hợp với tăng cường chế độ thống nhất chỉ huy, trách nhiệm thủ trưởng các đơn vị dự toán và các cấp, các ngành trong quản lý. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 24 1.2.4.2. Công tác tổ chức quản lý thu - chi Tổ chức quản lý thu - chi tại các đơn vị sự nghiệp có thu cũng là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến khả năng tự chủ trong quản lý tài chính tại đơn vị. Công tác tổ chức có tốt mới có thể tạo thêm được nhiều nguồn thu và tăng thêm doanh thu trong những nguồn thu đã có đồng thời sử dụng hợp lý các khoản chi trong điều kiện các nguồn thu cho phép. Để công tác tự chủ trong quản lý tài chính mang lại hiệu quả cao thì công tác tổ chức quản lý thu chi cần phải: Đối với các nguồn thu: phải tổ chức lập kế hoạch, dự toán thật khoa học, chính xác và kịp thời. Đề ra các biện pháp tổ chức thu thích hợp đối với các nguồn thu từ phí, lệ phí (các nguồn thu không phải từ NSNN cấp) để tránh tình trạng thất thoát nguồn thu. Đối với các khoản chi: Nhằm đạt được tiêu chuẩn tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý các khoản chi của các đơn vị sự nghiệp có thu cần thiết phải tổ chức chặt chẽ từ khâu xây dựng kế hoạch, dự toán, xây dựng định mức, thường xuyên phân tích, đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm việc thực hiện các khoản chi của các đơn vị sự nghiệp có thu nói riêng cũng như công tác tài chính của các đơn vị sự nghiệp nói chung. Đối với các khoản chi tại đơn vị sự nghiệp có thu, việc tổ chức quản lý thu- chi được thực hiện theo một quy trình thống nhất: Lập dự toán Ngân sách - Chấp hành Ngân sách - Kế toán và quyết toán Ngân sách. Quy trình này được lặp đi lặp lại hàng năm tạo nên chu trình Ngân sách. Trong quá trình tổ chức quản lý thu - chi tại các đơn vị sự nghiệp có thu thì kiểm tra là một hoạt động rất quan trọng, không thể thiếu được, bởi lẽ kiểm tra tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu có tác dụng tăng cường công tác tự chủ trong quản lý tài chính nói chung và tăng cường quản lý thu - chi nói riêng, thúc đẩy thực hiện kế hoạch sử dụng hợp lý các khoản thu - chi nói riêng, thúc đẩy thực hiện kế hoạch công tác của đơn vị, đảm bảo tính mục Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 25 đích của đồng vốn, thúc đẩy việc sử dụng hợp lý các khoản thu - chi nhằm tăng hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của số vốn ngân sách đầu tư cho các hoạt động sự nghiệp cũng như góp phần thực hành tiết kiệm, thúc đẩy đơn vị tôn trọng chính sách, chế độ, kỷ luật tài chính của Nhà nước. Kiểm tra tài chính bao gồm: - Kiểm tra trước khi thực hiện kế hoạch tài chính: Là loại kiểm tra được tiến hành trước khi xây dựng, xét duyệt và quyết định dự toán kinh phí (kiểm tra quá trình lập dự toán thu, chi tại các đơn vị sự nghiệp có thu) - Kiểm soát thường xuyên: Là loại kiểm tra được tiến hành ngay trong quá trình các ngành các cơ quan đơn vị thực hiện kế hoạch tài chính đã được quyết định. Kiểm tra thường xuyên chính là kiểm tra ngay trong các hoạt động tài chính, trong các nghiệp vụ tài chính phát sinh (kiểm soát quá trình thực hiện thu, chi tại các đơn vị sự nghiệp có thu) - Kiểm soát thường xuyên là một trong những nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến công tác quản lý tài chính của các đơn vị đặc biệt là các đơn vị sự nghiệp có thu, Kiểm soát thường xuyên nhằm thực hiện việc giám sát, kiểm tra liên tục, hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, trong suốt năm đối với các hoạt động tài chính, các nghiệp vụ tài chính phát sinh nên có thể phát hiện kịp thời những sai sót, vị phạm chính sách, chế độ kỷ luật tài chính, có tác dụng ngăn chặn, phòng ngừa chúng một cách hữu hiệu, trên cơ sở đó thúc đẩy hoàn thành các kế hoạch tài chính, tổ chức và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn thu, đảm bảo chi đúng, chi đủ, chi có hiệu quả đáp ứng yêu cầu của quản lý nhà nước và phát triển kinh tế xã hội. - Kiểm tra sau khi thực hiện kế hoạch tài chính: Là loại kiểm tra được tiến hành sau khi đã kết thúc giai đoạn thực hiện các kế hoạch tài chính (kiểm tra, duyệt các khoản đã thu, chi của đơn vị sự nghiệp có thu). Mục đích của kiểm tra tài chính ở giai đoạn này là xem xét lại tính đúng đắn, hợp lý xác thực của các hoạt động tài chính cũng như các số liệu, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 26 tài liệu tổng hợp được đưa ra trong các sổ sách, báo biểu, từ đó có thể tổng kết rút ra các bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính trong các kỳ sau. 1.2.4.3. Trình độ cán bộ quản lý Con người là nhân tố trung tâm của bộ máy quản lý, là khâu trọng yếu trong việc xử lý các thông tin để đề ra các quyết định quản lý. Trình độ cán bộ quản lý là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến tính kịp thời chính xác của các quyết định quản lý, do đó nó có ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của bộ máy quản lý, quyết định sự thành bại của công tác quản lý nói chung cũng như công tác tự chủ trong quản lý tài chính nói riêng. Đối với các cơ quan quản lý cấp trên, nếu cán bộ quản lý tài chính có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, sẽ đưa ra được những biện pháp quản lý phù hợp, xử lý thông tin quản lý kịp thời, chính xác làm cho hoạt động quản lý ngày càng đạt kết quả tốt. Đối với các đơn vị cơ sở trực tiếp chi tiêu, một đội ngũ cán bộ kế toán tài chính có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm công tác là một điều kiện hết sức cần thiết để đưa công tác quản lý tài chính kế toán của các đơn vị cơ sở ngày càng đi vào nề nếp, tuân thủ các chế độ quy định về tài chính, kế toán của Nhà nước, góp phần vào hiệu quả của công tác quản lý tài chính trong toàn ngành. 1.2.5. Cơ sở pháp lý cho việc thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính của các bệnh viện 1.2.5.1. Đặc điểm chính sách tự chủ trong quản lý tài chính của các bệnh viện Chính sách tự chủ trong quản lý tài chính là trao quyền tự chủ giúp cho các bệnh viện phát triển hơn đáp ứng sự đòi hỏi của xã hội và của bệnh nhân. Hoạt đông tài chính của Bệnh viện C Thái Nguyên nói riêng cũng như hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công Việt Nam nói chung đều có những đặc điểm sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 27 - Tài chính bán chỉ huy: Đại đa số các mục sử dụng kinh phí cũng như các mục thu đều phải vào “ Khung quy định”. Tuy nhiên vẫn có một số dịch vụ thu theo quy định riêng của mỗi bệnh viện được xây dựng căn cứ vào biểu giá. - Tài chính tập trung điều hành: Phần lớn tập trung chi vào điều hành như lương, sửa chữa thường xuyên, chi phí nghiệp vụ chuyên môn và chi phí quản lý khác. Tỷ lệ đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm trang thiết bị chuyên dùng để đổi mới nâng cấp các bệnh viện vẫn còn rất thấp. - Tài chính không tích lũy: Với quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập mang tính “bao cấp”. Các đơn vị sự nghiệp thụ động, đợi “sự cho phép” và “cung cấp kinh phí từ NSNN”, ít có cơ may phát triển do không có quỹ dự phòng, tích luỹ. Tuy nhiên với cơ chế quản lý tài chính trao quyền cho các đơn vị sự nghiệp được chủ động quyết định sử dụng các mục chi trong phạm vi kinh phí được cấp, các bệnh viện có nhiều khả năng phát triển hơn do chủ động về tài chính. - Tài chính không có chỉ số lượng giá hiệu quả: Nhà nước quản lý nguồn thu và nhất là quản lý chặt chẽ các quy trình sử dụng kinh phí nhưng hoàn toàn không đề ra các chỉ số lượng giá đầu vào hay hiệu quả sử dụng. Vì vậy, đặt quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập vừa dễ lại vừa khó tuỳ thuộc vào cách nhìn của mỗi nhà quản lý. 1.2.5.2. Các văn bản pháp quy liên quan đến chính sách tự chủ trong quản lý tài chính Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sự nghiệp thực hiện thống nhất và đầy đủ cơ chế tài chính, Chính phủ đã ban hành nghị định 43 là cơ sở pháp lý quan trọng để các đơn vị sự nghiệp đổi mới cơ chế quản lý tài chính, chuyển sang thực hiện cơ chế mới - cơ chế tự chủ trong quản lý tài chính. Để triển khai thực hiện tốt Nghị định số 43, Bộ Tài chính đã chủ trì và phối hợp với các cơ quan có liên quan ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành sau: - Thông tư số 71/2006/TT - BTC ngày 09/08/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43 của Chính phủ; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 28 - Thông tư 113/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi bổ sung Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị - Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 06/09/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính - Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 06 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước - Nghị định số 137/2006/ NĐ - CP ngày 14/11/2006 về phân cấp quản lý tài sản trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp. - Thông tư số 245/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài chính Quy định thực hiện một số nội dung của Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. 1.3. Các nghiên cứu về việc thực hiện quyền tự chủ trong việc quản lý tài chính tại các bệnh viện công lập 1.3.1. Các nghiên cứu về việc thực hiện quyền tự chủ trong việc quản lý tài chính tại một số bệnh viện nước ngoài Ở các nước, việc tự chủ trong quản lý tài chính được gắn liền với tự chủ bệnh viện. Khái niệm tự chủ bệnh viện đồng nghĩa với việc cạnh tranh để nâng cao chất lượng điều trị và thu hút người bệnh. Trên thế giới kết quả tự chủ trong quản lý tài chính bệnh viện đã được nhiều nghiên cứu đánh giá, tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến không thống nhất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 29 Một số nghiên cứu cho thấy, tự chủ trong quản lý tài chính đã tạo sự cạnh tranh trong các bệnh viện, nâng cao hiệu quả hoạt động của bệnh viện, tăng chất lượng dịch vụ và tăng thu nhập cho nhân viên y tế. Từ hồi cứu dữ liệu thanh toán viện phí của người bệnh nội trú ở các bệnh viện trong toàn quốc 3 năm (2002-2004), nghiên cứu của Chi-Chen Chen và cộng sự cho thấy Đài Loan là nước có 16% bệnh viện công, 15% Bệnh viện Không thu lợi và 69% còn lại là các bệnh viện thu lợi nhuận [33]. Việc thực hiện tự chủ trong quản lý tài chính bệnh viện nhằm vào phần chi phí mà bảo hiểm không thanh toán (ví dụ: nằm phòng đặc biệt, tăng thêm giờ làm, tăng chất lượng điều trị chăm sóc người bệnh, cung cấp dịch vụ vận chuyển, v.v...) để tăng thêm thu nhập, đồng thời tăng thu hút người bệnh chứ không chú trọng vào việc giảm giá dịch vụ khám chữa bệnh. Như vậy, tự chủ trong quản lý tài chính đã tạo nên sự cạnh tranh lớn trong hệ thống các bệnh viện tại nước này. Mặc dù sự cạnh tranh khá phức tạp nhưng là động lực để tăng chất lượng dịch vụ KCB. Trong nhóm nước đang phát triển, Jordan là một trong những quốc gia gặp khó khăn về kinh phí cho hệ thống Y tế, đặc biệt là trong các bệnh viện công. Nghiên cứu can thiệp của Dwayne A. Bank và cộng sự trong 2 bệnh viện công Princess Raya ở khu vực Irbid và Bệnh viện Al Karak trong 2 năm 2000-2001 cho thấy, việc tăng quyền tự chủ cho bệnh viện đã có hiệu quả rõ rệt về nhiều mặt, trong đó có cải thiện về quản lý và tự chủ kinh tế [34]. Bệnh viện Princess Raya được thành lập năm 1995 với số giường bệnh là 64. Chỉ riêng chi lương năm 1999 cho nhân viên chiếm 40% chi phí hoạt động của bệnh viện. Riêng chi thuốc đã chiếm khoảng 69% các chi phí ngoài trả lương. Do cân đối được tài chính nên Bệnh viện hoạt động có hiệu quả. Từ kinh nghiệm của Bệnh viện Princess Raya, Bộ y tế Jordan cũng đã đề ra chính sách về quyền tự chủ trong quản lý tài chính bệnh viện trong việc cân đối thu chi cho 23 bệnh viện công của nước này. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 30 Một số nghiên cứu khác lại cho thấy lợi ích đem lại từ tự chủ bệnh viện trên thực tế không đạt được như hy vọng, tự chủ bệnh viện tuy đạt được một số thành công nhất định về hiệu quả, chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh nhưng không mang tính hệ thống. Năm 1998, Trường đại học y tế công cộng Havard đã thực hiện một số nghiên cứu về tự chủ bệnh viện tại năm nước đang phát triển, Ấn Độ, Indonesia, Ghana, Zimbabwe, Kenya [35]. Nghiên cứu kết hợp cả phân tích định lượng và định tính (thu thập và phân tích số liệu thứ cấp, quan sát trực tiếp, phỏng vấn và phát vấn) những kinh nghiệm dựa trên khung lý thuyết mà nhóm nghiên cứu đưa ra với bốn tiêu chí đánh giá kết quả tự chủ bệnh viện là hiệu quả, công bằng, chất lượng khám chữ bệnh và độ tin tưởng của cộng đồng. Tại Bang Andhra Pradesh Ấn Độ, mô hình Chính phủ bang này sử dụng để trao quyền tự chủ cho bệnh viện là thông qua việc tạo ra một tổ chức độc lập thay thế cho Bộ y tế trong quản lý bệnh viện nhưng vẫn nằm dưới sự quản lý của chính phủ bang thay vì trao quyền tự chủ cho từng bệnh viện. Trong mô hình này, bệnh viện có một mức độ tự quyết về tài chính và quản lý, tuy nhiên không đáng kể. Các bệnh viện đã tìm được một số hình thức để tăng thu như thu viện phí, quyên góp, sổ xố, và nhận các hỗ trợ từ bên ngoài. Một số kết quả thu được là thời gian bảo trì và sửa chữa trang thiết bị y tế giảm mạnh, số lượng trang thiết bị được đầu tư tăng nhanh, đặc biệt trong khu vực cấp cứu và hồi sức; cơ sở hạ tầng, điện, nước đều được cải thiện. Chất lượng khám chữa bệnh cũng được đánh giá tốt lên thông qua nghiên cứu định tính trên phản hồi của bệnh nhân. Một số điểm chưa đạt được trong tự chủ bệnh viện ở mô hình này là chế độ khuyến khích về lương cho nhân viên không thay đổi so với cơ chế cũ do bệnh viện vẫn không có quyền tự chủ về nhân lực. Indonesia bắt đầu thực hiện tự chủ trong quản lý tài chính từ năm 1991 tại Bệnh viện đơn vị Swadana [35]. Đây là một bệnh viện trực thuộc chính phủ, chịu sự quản lý của Bộ y tế, Bộ Nội vụ và chính quyền địa phương. Mô Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 31 hình tự chủ tại Swadana và tính chất của hệ thống quản lý về cơ bản rất tương đồng với Việt Nam. Bệnh viện có quyền giữ lại viện phí, được mua phụ kiện thiết bị, thuốc, tăng lương cho cán bộ và thuê cán bộ hợp đồng. Bệnh viện được tổ chức đấu thầu cho thuê dịch vụ ăn uống, giặt và vệ sinh. Tuy nhiên, Bệnh viện Không được dùng viện phí để đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị. Giá viện phí được quy định và quá trình lên kế hoạch vẫn tập trung ở mức quản lý cao hơn. Sau khi thực hiện tự chủ trong quản lý tài chính, nguồn kinh phí của Bệnh viện đã tăng lên đáng kể. Điều đáng ngạc nhiên là nguồn thu từ NSNN hỗ trợ cũng tăng lên, công bằng tiếp cận dịch vụ giảm do viện phí tăng, bằng chứng là số lượng giường bệnh phục vụ người nghèo giảm và mức viện phí gần đạt mức tại bệnh viện tư. Số lượng cán bộ y tế khá ổn định vì tự chủ Bệnh viện Không cho phép thuê hay sa thải cán bộ biên chế. Nếu chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh (KCB) được đánh giá dựa trên tiêu chí tỷ lệ sử dụng giường bệnh và thời gian sử dụng dịch vụ hầu như không có nhiều thay đổi. Bằng chứng rõ ràng cho tự chủ bệnh viện là thu nhập tăng thêm cho bác sỹ từ đó số ngày nghỉ của bác sỹ giảm (nghiên cứu chỉ nhắc đến đối tượng bác sỹ mà không đề cập tới những loại hình nhân viên y tế khác). 1.3.2. Các nghiên cứu về việc thực hiện quyền tự chủ trong việc quản lý tài chính tại một số bệnh viện trong nước Các bệnh viện ở Việt Nam bắt đầu thực hiện cơ chế tự chủ trong quản lý tài chính gắn liền với tự chủ bệnh viện theo Nghị định 43. Cho đến nay đã có một số nghiên cứu về thực trạng thu chi và thực hiện cơ chế tự chủ trong quản lý tài chính trong tự chủ bệnh viện. Nhóm nghiên cứu chính sách phát triển của Ngân hàng thế giới đã công bố kết quả của một nghiên cứu gần đây của họ về ảnh hưởng của tự chủ bệnh viện công tại Việt Nam vào tháng 7 năm 2012 [32]. Theo kết quả của nghiên cứu này, chính sách tự chủ bệnh viện tại Việt Nam dẫn đến tăng cả số lượng bệnh nhân nội trú và ngoại trú mặc dù không nhiều. Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 32 giường bệnh và hiệu quả hoạt động thì không thay đổi do cấu trúc chi phí không thay đổi. Nghiên cứu này chỉ ra rằng mặc dù số lượng bệnh nhân tăng và cấu trúc chi không thay đổi, song tổng chi phí không tăng. Trong khi đó, chi phí từ tiền túi của bệnh nhân và chi phí cho một ca bệnh lại tăng. Bên cạnh đó, cũng không thấy sự cải thiện về chất lượng KCB và mức độ nguồn lực được sử dụng. Kết quả của các nghiên cứu khác tại các bệnh viện công lập ở Việt Nam lại cho thấy: Sau khi thực hiện cơ chế tự chủ trong quản lý tài chính, các đơn vị đều mở rộng các loại hình dịch vụ KCB [22], [31]. Do vậy, nguồn thu của các bệnh viện đều tăng. Tỷ trọng và cơ cấu nguồn thu đều thay đổi theo hướng tỷ trọng NSNN cấp giảm, tỷ trọng nguồn thu sự nghiệp tăng. Cơ cấu chi cũng có sự thay đổi. Thu nhập của nhân viên y tế (NVYT) được cải thiện. Năm 2009, Viện Chiến lược và chính sách y tế phối hợp với Vụ Kế hoạch tài chính Bộ y tế (BYT) đã tiến hành nghiên cứu đánh giá tình hình thực hiện Nghị định 43 trong hệ thống bệnh viện công lập [31]. Nghiên cứu gồm 3 mục tiêu, trong đó có mục tiêu đánh giá kết quả triển khai thực hiện Nghị định 43 tại các bệnh viện công lập về các mặt: Thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính. Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra cắt ngang kết hợp với hồi cứu các số liệu hoạt động của bệnh viện trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2008. Số liệu được thu thập dựa trên biểu mẫu có sẵn, phỏng vấn cán bộ y tế, thảo luận nhóm (TLN) và phân tích bệnh án. Nghiên cứu được thực hiện tại 18 bệnh viện gồm 7 bệnh viện tuyến trung ương (tại Hà Nội có Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Bạch Mai), 5 bệnh viện tuyến tỉnh/thành phố và 6 bệnh viện tuyến quận huyện. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết các bệnh viện đều mở rộng các loại hình dịch vụ KCB, do đó có sự thay đổi rõ rệt về các hoạt động chuyên môn. So sánh số liệu 2008 và 2005 tại các bệnh viện trung ương cho thấy: Công suất sử dụng giường bệnh tăng 17%, số lượt nhập viện tăng 1,2-1,4 lần, số xét nghiệm bình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 33 quân/lượt bệnh nhân tăng 1,4 lần và chụp CT Scanner trung bình/lượt bệnh nhân tăng 2 lần. Tự chủ trong quản lý tài chính đã tạo điều kiện cho các bệnh viện chủ động hơn về tài chính [31]. Tổng nguồn thu của các bệnh viện tăng nhanh qua các năm từ khi thực hiện tự chủ. So sánh năm 2008 với năm 2005, nguồn thu của bệnh viện tuyến trung ương tăng gần 3 lần, trong đó mức tăng chủ yếu là từ nguồn thu sự nghiệp bao gồm viện phí trực tiếp, viện phí bảo hiểm y tế (BHYT) và nguồn thu khác. Tỷ trọng và cơ cấu các nguồn thu thay đổi theo hướng tỷ trọng nguồn thu từ NSNN cấp cho hoạt động thường xuyên (HĐTX) giảm liên tục qua các năm, trong khi tỷ trọng nguồn thu sự nghiệp tăng và chiếm đến 72% ở bệnh viện tuyến trung ương. Về cơ cấu chi cũng có sự thay đổi: Tổng chi cho con người tăng (ở bệnh viện trung ương năm 2008 tăng 1,9 lần năm 2005). Tỷ trọng chi cho thuốc trong tổng chi cho chuyên môn nghệp vụ có xu hướng tăng. Chi duy tu bảo dưỡng chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi cho chuyên môn nghiệp vụ (CMNV) (khoảng 1%) và có xu hướng giảm rõ rệt. Chẳng hạn, thu nhập của NVYT làm việc tại các bệnh viện trung ương năm 2008 đã tăng 1,7 lần so với năm 2005. Các bệnh viện đã tăng cường đầu tư trang thiết bị (TTB) theo hình thức XHH với các hình thức đa dạng [31]. Số TTB y tế được đầu tư tăng qua các năm, đặc biệt là các TTB kỹ thuật cao như CT scanner và MRI. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc thực hiện tự chủ có nhiều tác động tích cực song cũng cho thấy một số hạn chế như nguy cơ lạm dụng dịch vụ để tận thu dưới các hình thức sử dụng thuốc không hợp lý, tăng nhập viện nội trú, tăng thời gian điều trị nội trú và đặc biệt là tăng chỉ định các xét nghiệm và TTB kỹ thuật cao [31]. Nguy cơ tăng chi phí điều trị, ở bệnh viện tuyến trung ương chi phí điều trị nội trú năm 2008 tăng 1,1-2,8 lần năm 2005. Chất lượng phục vụ người bệnh có thể bị ảnh hưởng do đông bệnh nhân, khối lượng công việc nhiều và tỷ lệ điều dưỡng/bác sỹ không đủ so với quy định. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 34 Năm 2010, Phan Hiếu Nghĩa đã tiến hành nghiên cứu “Bước đầu đánh giá tác động của thực hiện tự chủ trong quản lý tài chính đến hiệu quả, chất lượng cung ứng dịch vụ tại Bệnh viện đa khoa khu vực Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2007-2009’’[22]. Bệnh viện Hồng Ngự là một bệnh viện địa phương hạng 2. Nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp điều tra cắt ngang kết hợp với hồi cứu các số liệu hoạt động của bệnh viện trong khoảng thời gian từ 2007-2009. Số liệu được thu thập dựa trên hồi cứu số liệu thứ cấp, phỏng vấn sâu (PVS) cán bộ quản lý, phát vấn NVYT và người bệnh để tìm hiếu thông tin về sự hài lòng. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, tỷ trọng thu từ NSNN trong tổng nguồn thu của bệnh viện thấp và có xu hướng giảm từ 37% năm 2007 xuống 32% năm 2009. Thu sự nghiệp có xu hướng tăng, số thu năm 2009 tăng 1,7 lần so với năm 2007. Nhờ thực hiện tự chủ trong quản lý tài chính, nguồn thu sự nghiệp của bệnh viện ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn thu của Bệnh viện. tự chủ trong quản lý tài chính đã cải thiện thu nhập của NVYT. Năm 2010, Nguyễn Thị Toàn nghiên cứu “Thực trạng tài chính tại Bệnh viện đa khoa quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng trong 3 năm (20072009)’’ [27]. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu số liệu thứ cấp kết hợp PVS cán bộ quản lý. Kết quả cho thấy sau 3 năm thực hiện tự chủ trong quản lý tài chính nguồn thu sự nghiệp của bệnh viện cũng tăng gần 2 lần. Viện Chiến lược và chính sách y tế đã thực hiện một nghiên cứu lớn, đánh giá khá toàn diện kết quả thực hiện tự chủ ở các bệnh viện và đề xuất một số giải pháp khắc phục các hạn chế khi thực hiện tự chủ trong quản lý tài chính. Tuy nhiên, nghiên cứu mới thực hiên dựa vào số liếu thứ cấp và đánh giá của NVYT, nghiên cứu chưa thực hiện đánh giá kết quả từ phía người bệnh sử dụng dịch vụ. Trong nghiên cứu năm 2010, tác giả Phan Hiếu Nghĩa đã đánh giá sự hài lòng của người bệnh nội trú tại thời điểm nghiên cứu, song không so sánh được với kỳ gốc, chưa phân tích trong mối liên quan với các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 35 yếu tố xã hội, thu nhập của người bệnh. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Toàn phân tích thực trạng thu chi dưới góc độ nghiên cứu tài chính doanh nghiệp, không nghiên cứu tài chính bệnh viện (TCBV) trong mối quan hệ với tăng chi phí điều trị làm giảm khả năng tiếp cận dịch vụ y tế (DVYT) của người bệnh và chất lượng DVYT. Cả ba nghiên cứu đã phát hiện xu hướng tăng nguồn thu sự nghiệp song chưa phân tích tỷ trọng và xu hướng nguồn thu của các nhóm dịch vụ trong tổng thu sự nghiệp cũng như các nguyên nhân tăng thu của từng nhóm. Các nghiên cứu cũng chưa loại trừ yếu tố trượt giá khi so sánh số liệu tài chính các năm trong khi hệ số trượt giá của Việt Nam rất cao. Các nghiên cứu cũng chỉ so sánh kết quả các năm thực hiện với kỳ gốc, không so sánh theo 2 giai đoạn thời gian trước và sau khi thực hiện tự chủ trong quản lý tài chính, để loại trừ ảnh hưởng của các yếu tố khác. Vì vậy, trong nghiên cứu này, kết quả hoạt động tài chính các năm sẽ được quy về một mặt bằng giá (giá gốc - năm 2006) để loại trừ yếu tố biến động giá. Đồng thời các kết quả của giai đoạn 2006-2011 cũng được so sánh với giai đoạn 2001-2006, để loại trừ biến động của các yếu tố khác. 1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Bệnh viện C Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên là tỉnh có nhiều cơ sở khám chữa bệnh công lập và tư nhân phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân của tỉnh và vùng. Đây là thế mạnh về y tế để thực hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe nhân dân nhưng cũng là gắng nặng cho các bệnh viện công lập vì ngân sách đầu tư cho y tế bị chia nhỏ, kinh phí cấp trên đầu giường bệnh thấp, gây khó khăn cho các bệnh viện trong quá trình hoạt động. Qua bài học kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện quyền tự, tự chịu trách nhiệm về quản lý tài chính của một số bệnh viện công lập trong nước, Bệnh viện C Thái Nguyên cũng cần vận dụng một cách có hiệu quả việc thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính tại bệnh viện, nhằm tăng nguồn thu và giảm bớt gánh nặng cho nguồn ngân sách của tỉnh. Cụ thể như sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 36 Thứ nhất, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn ngân sách của tỉnh cấp cho các bệnh viện, Giảm chi phí bằng các định mức khoán, tiết kiệm và cắt giảm nhân lực bằng các biện pháp phù hợp, khuyến khích nhân viên làm việc với định mức năng suất lao động cao để tăng thu nhập chính đáng. Thứ hai, nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh, thực hiện hợp đồng chuyển giao kỹ thuật mới ở các bệnh viện tuyến trung ương, tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học cấp tỉnh, đẩy mạnh chất lượng phục vụ nhằm tăng nguồn thu cho bệnh viện. Thứ ba, đa dạng hoá các hình thức dịch vụ và đồng bộ hoá dịch vụ nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của người bệnh và xã hội. Thay đổi quan niệm bệnh viện ngồi đợi bệnh nhân đến sang chủ động đến với bệnh nhân, thâm nhập cộng đồng trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu xã hội. Thứ tƣ, khuyến khích các đối tác đầu tư cùng góp vốn bằng hình thức cổ phần để đầu tư xây dựng khu KCB theo yêu cầu, tiếp tục triển khai công tác XHH y tế nhằm tăng cường cơ sở vật chất cho bệnh viện. Tóm lại, nếu Bệnh viện C Thái Nguyên biết tận dụng hết năng lực và phát huy lợi thế của mình trong việc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý tài chính thì những khó khăn về vấn đề tài chính không còn là bài toán khó giải nữa. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 37 Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu - Tại sao phải thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý tài chính tại Bệnh viện C Thái Nguyên? - Việc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý tài chính tại Bệnh viện C Thái Nguyên có những tồn tại nào? - Các giải pháp nào được đưa ra nhằm thực hiện tốt quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý tài chính tại Bệnh viện C Thái Nguyên và nâng cao đời sống công nhân viên. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin - Thu thập thông tin thứ cấp Được chọn lọc và tổng hợp từ các tài liệu: Nghị định 43/2006/NĐ-CP; Các thông tư hướng dẫn thực hiện; Nghị định 95/1994/NĐ-CP; Các thông tư hướng dẫn thực hiện và các quyết định về việc thực hiện giá thu viện phí trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên; Báo cáo tài chính, báo cáo tình hình thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, các văn bản quản lý của Bệnh viện C Thái Nguyên từ năm 2009 đến năm 2012. Thể hiện thông tin: Phương pháp thể hiện thông tin chủ yếu thông qua các sơ đồ, bảng biểu. 2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin Sau khi đã thu thập được các thông tin thứ cấp và sơ cấp, thì phương pháp tổng hợp lại các thông tin sẽ cho cái nhìn khái quát về vấn đề tài chính, tình hình thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý và sử dụng nguồn tài chính tại Bệnh viện C Thái nguyên. Qua đó cũng cho thấy bức tranh khái quát về việc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý tài chính tại các bệnh viện công lập thuộc tỉnh Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 38 Phương pháp tổng hợp thông tin sẽ giúp cho việc phân tích thông tin được chính xác, hiệu quả hơn. 2.2.3. Phương pháp phân tích đánh giá - Phương pháp thống kê mô tả: Dùng các chỉ số để phân tích đánh giá mức độ biến động và mối quan hệ giữa các hiện tượng. - Phương pháp thống kê so sánh: Nhằm so sánh, đánh giá và kết luận về tình hình quản lý thu, chi tài chính tại Bệnh viện C Thái Nguyên qua các năm tài chính. - Phương pháp đối chiếu: Để đánh giá thực trạng khó khăn, thuận lợi từ đó có đề xuất giải pháp nhằm thực hiện tốt quyền từ chủ trong quản lý tài chính tại Bệnh viện C Thái Nguyên. 2.3. Hệ thống chỉ tiêu phân tích 2.3.1. Nhóm chỉ tiêu về thu 2.3.1.1. Thu hoạt động sự nghiệp - Giá trị và cơ cấu nguồn thu (%): + Thu viện phí trực tiếp tại bệnh viện: Các khoản thu trực tiếp từ bệnh nhân không có thẻ bảo hiểm y tế và các đối tượng không được hưởng chế độ bảo hiểm y tế ( Tai nạn lao động, một số trường hợp tai nạn giao thông...). + Thu viện phí thông qua hệ thống bảo hiểm y tế : Các khoản thu đối với bệnh nhân được hưởng bảo hiểm y tế. Chi phí điều trị của đối tượng này bệnh viện sẽ được bảo hiểm y tế thanh toán theo quy định. 2.3.1.2. Thu khác 2.3.2. Nhóm chỉ tiêu về chi - Giá trị và cơ cấu chi ngân sách cho các mục chi thường xuyên (%) + Chi hoạt động thường xuyên của đơn vị + Chi không thường xuyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 39 Chƣơng 3 THỰC TRẠNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM TRONG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN C THÁI NGUYÊN 3.1. Khái quát về Bệnh viện C Thái Nguyên 3.1.1. Đặc điểm hoạt động của Bệnh viện C Thái Nguyên Bệnh viện C Thái Nguyên là bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh hạng II, nằm trên địa bàn thị xã Sông Công, trước đây là bệnh viện ngành thuộc Bộ công nghiệp được chuyển giao sang Sở y tế Bắc Thái từ 01/01/1988 là bệnh viện đa khoa của tỉnh nằm ở trục đường quốc lộ 3 thuộc Khối 2 - Phường Phố Cò Thị xã Sông công - Thái Nguyên. Có nhiệm vụ: Khám chữa cho nhân dân các dân tộc và cán bộ công nhân viên chức. Khu vực phía nam của tỉnh Thái Nguyên và nhân dân các khu vực tỉnh liền kề như Hà Nội, Bắc Giang, Vĩnh Phúc... Sau gần 30 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện C Thái Nguyên đã phát triển vượt bậc, từng bước trở thành một đơn vị y tế chuyên sâu có hạ tầng cơ sở ngày một khang trang, thiết bị y tế hiện đại đồng bộ, có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm. Bệnh viện đã thực hiện xuất sắc chức năng nhiệm vụ Sở Y tế giao cho: Khám chữa bệnh cho bệnh nhân trong tỉnh, đào tạo cán bộ , nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến, hợp tác quốc tế và quản lý tốt kinh tế y tế, đáp ứng nhu cầu bảo vệ sức khỏe nhân dân. Hàng năm, Bệnh viện C Thái Nguyên đã khám cho gần 250.000 lượt bệnh nhân ngoại trú, điều trị cho gần 30.000 bệnh nhân nội trú. Bệnh viện còn là cơ sở thực hành của trường Đại học Y dược Thái Nguyên và trường cao đẳng y tế Thái Nguyên. Quá trình thực hiện củng cố sắp xếp lại tổ chức đổi mới quản lý theo hướng đi mới của nền kinh tế thị trường, Bệnh viện đã mạnh dạn đầu tư theo hướng cổ phần nhưng thiết bị y tế gắn liền quyền lợi và nghĩa vụ thu nhập với hiệu quả khám chữa bệnh tại bệnh viện như: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 40 Năm 2006 Bệnh viện tiếp tục củng cố hoạt động của bộ phận bán công. Từ năm 2007 đến năm 2008 Bệnh viện đã trang bị thêm một số thiết bị hiện đại như: máy xét nghiệm sinh hóa AU 400, máy siêu âm màu 4 chiều, máy rửa phim kỹ thuật số... Năm 2010 Bệnh viện xây dựng trung tâm trị liệu ung thư với các trang thiết bị hiện đại như: Dao Gama điều trị ung thư, máy chụp cộng hưởng từ, máy chụp cắt lớp vi tính 16 dãy. Đội ngũ y bác sỹ cùng toàn thể cán bộ công nhân viên toàn bệnh viện cùng các tổ chức đoàn thể dưới sự lãnh đạo của Đảng bao gồm các tổ chức công đoàn nữ công được kiện toàn đầy đủ từ cán bộ phòng ban đến các khoa đến các tổ chức đoàn thể quần chúng về cơ cấu tổ chức và số lượng cán bộ, đảm bảo ban chấp hành của các tổ chức chính trị xã hội kiện toàn theo quy định. Đội ngũ cán bộ chủ chốt các đơn vị phòng ban, các đơn vị trực thuộc được xắp sếp bố trí là những đảng viên xuất sắc, gương mẫu, có uy tín có phẩm chất đạo đức và năng lực công tác. Do vậy thông qua việc sắc xếp tổ chức đội ngũ cán bộ đảm bảo về số lượng, cơ cấu tổ chức đồng bộ từ trên xuống dưới và các phòng ban, khoa trực thuộc phát huy năng lực cá nhân phân công đúng người đúng việc công tác tổ chức hội thảo chuyên đề khoa học được phát huy tính tích cực sáng tạo của đội ngũ bác sỹ và toàn thể cán bộ công nhân viên trong đơn vị tạo thành hệ thống đoàn kết thống nhất góp phần hoàn thành các mục tiêu nhiệm vụ kinh tế, chính trị của đơn vị. 3.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý của Bệnh viện C Thái Nguyên Năm 2009 bệnh viện được giao chỉ tiêu kế hoạch là 380 giường bệnh, năm 2012 chỉ tiêu giường bệnh của bệnh viện là 480 giường bệnh với 473 cán bộ công nhân viên và được tổ chức thành nhiều khoa phòng với: * Cơ cấu nhân lực : Tổng số 473 người - Cán bộ đại học: 132 người Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 41 Trong đó + BS chuyên khoa II 6 người + BS chuyên khoa I 27 người + Tiến sỹ 1 người + Thạc sỹ 3 người + Dược sỹ CKI 1 người - Trung học, cao đẳng - Nhân viên khác 272 người 69 người * Cơ cấu tổ chức: - Ban giám đốc (1 Giám đốc và 3 Phó giám đốc) - 6 phòng chức năng: Phòng Tổ chức cán bộ, phòng Kế hoạch Tổng hợp, phòng Tài chính Kế toán, phòng Vật tư - Thiết bị y tế, phòng Điều dưỡng, phòng Hành chính quản trị. - 16 khoa lâm sàng: Khoa Khám bệnh, khoa Hồi sức cấp cứu, khoa Tai mũi họng, khoa Răng hàm mặt, khoa Mắt, khoa Đông y, khoa Vật lý trị liệu, ,khoa Phẫu thuật - GMHS, khoa Ngoại chấn thương, khoa Ngoại tổng hợp, khoa Phụ sản, khoa Nhi, khoa Nội tổng hợp, khoa Nội tim mạch, khoa Lây, khoa ung bướu - 6 khoa cận lâm sàng: Khoa Xét nghiệm Huyết học vi sinh, khoa Sinh hóa, khoa Chẩn đoán hình ảnh, khoa Dược, khoa Dinh dưỡng, khoa Chống nhiễm khuẩn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 42 GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN PHÓ GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ, HẬU CẦN PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÒNG VẬT TƢ TBYT PHÒNG KẾ HOACH TỔNG HỢP KHOA KHÁM BỆNH KHOA NỘI TIM MẠCH K NGOẠI CHẤN THƢƠNG NỘI TỔNG HỢP K NGOẠI TỔNG HỢP KHOA HỒI SỨC CẤP CỨU K PHẪU THUẬT GÂY MÊ KHOA LÂY KHOA PHỤ SẢN PHÒNG TỔ PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH CLS PHÓ GIÁM ĐỐC CHUYÊN MÔN KHOA CĐ HÌNH ẢNH KHOA K SINH HÓA KHOA CHỐNG NK KHOA NHI K HUYẾT HỌC -VI SINH KHOA TAI MŨI HỌNG KHOA ĐÔNG Y PHÒNG ĐIỀU DƢỠNG KHOA MẮT KHOA VẬT LÝ TRỊ LIỆU K DƢỢC PHÒNG HÀNH CHÍNH QUẢN TRỊ K RĂNG HÀM MẶT KHOA UNG BƢỚU KHOA DINH DƢỠNG CHỨC CÁN BỘ Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện C Thái Nguyên (Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ Bệnh viện C Thái Nguyên) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 43 3.2. Thực trạng việc thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính tại Bệnh viện C Thái Nguyên 3.2.1. Thực trạng cơ chế tự chủ về nguồn thu của Bệnh viện C Thái Nguyên Kể từ khi được áp dụng cơ chế tự chủ trong quản lý tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP, nguồn thu tài chính của Bệnh viện C Thái Nguyên tăng mạnh qua các năm, trong đó nguồn thu tăng chủ yếu từ hoạt động thu phí, lệ phí và hoạt động khác, qua đó góp phần tăng cường cơ sở trang thiết bị và cải thiện thu nhập cho cán bộ công nhân viên của Bệnh viện. Bảng 3.1: Các nguồn tài chính của Bệnh viện C Thái Nguyên Năm Năm 2009 Số tiền STT Chỉ tiêu (triệu Năm 2010 Số tiền Tỷ lệ đồng) (triệu Năm 2011 Số tiền Tỷ lệ đồng) (triệu Năm 2012 Số tiền Tỷ lệ đồng) (triệu Tỷ lệ đồng) I NSNN cấp 17.389 35,5 19.201 33,3 22.109 35,7 25.576 35,6 II Thu phí, lệ phí 31.420 64,1 38.263 66,4 39.508 63,8 45.732 63,7 III Thu khác Tổng số 189 48.998 0,4 192 100 57.656 0,3 341 100 61.958 0,5 474 0,7 100 71.782 100 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Bệnh viện từ năm 2009 đến 2012) Nhận xét: Nguồn tài chính của Bệnh viện C Thái Nguyên tăng khi thực hiện cơ chế tự chủ trong quản lý tài chính; tỷ trọng nguồn kinh phí NSNN cấp và nguồn thu phí, lệ phí trong tổng nguồn tài chính không tăng nhưng tổng số tiền thu phí, lệ phí ngày càng tăng do hoạt động thu phí, lệ phí khám chữa bệnh tại Bệnh viện được tăng cường đẩy mạnh. 3.2.1.1. Nguồn NSNN cấp Bệnh viện C Thái Nguyên là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động. Nguồn kinh phí NSNN cấp cho Bệnh viện gồm: kinh phí đảm bảo hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 44 kinh phí khám chữa bệnh trẻ em dưới 6 tuổi được miễn nộp phí, lệ phí khám chữa bệnh. Bảng 3.2: Kinh phí NSNN cấp Đơn vị: triệu đồng Năm 2009 2010 2011 2012 NSNN cấp 17.389 19.201 22.109 25.576 Kinh phí hoạt động thường xuyên 15.788 19.201 21.959 25.447 150 129 Chỉ tiêu KP khám chữa bệnh trẻ em dưới 6 tuổi 1.601 Kinh phí nghiên cứu khoa học (Nguồn: Báo cáo tài chính của Bệnh viện từ năm 2009 đến năm 2012) Căn cứ vào dự toán ngân sách nhà nước hàng năm giao cho Sở Y tế và dự toán hàng năm của Bệnh viện C Thái Nguyên, Sở Y tế giao dự toán cho Bệnh viện C Thái Nguyên. Qua Bảng số liệu trên ta thấy: kinh phí NSNN cấp từ năm 2009 đến năm 2012 có xu hướng tăng dần qua các năm. Trong đó, kinh phí hoạt động thường xuyên tăng từ 17.389 triệu đồng lên 25.576 triệu đồng, kinh phí khám chữa bệnh trẻ em dưới 6 tuổi năm 2009 là 1.601 triệu đồng, kinh phí nghiên cứu khoa học năm 2011 là 150 triệu đồng, năm 2012 là 129 triệu đồng. Trên thực tế, kinh hoạt động thường xuyên tăng là do Bệnh viện được tăng giường bệnh kế hoạch, từ 380 giường vào năm 2009 lên 480 giường vào năm 2012. Bệnh viện ngày càng tự chủ hơn về tình hình tài chính của mình nên đã giảm dần sự phụ thuộc vào kinh phí NSNN cấp cho hoạt động thường xuyên. Hoạt động nghiên cứu khoa học được tăng cường nhằm phát triển khả năng nghiên cứu của các bác sĩ tại Bệnh viện để khám và chữa bệnh cho các bệnh nhân ngày càng tốt hơn. Hoạt động khám chữa bệnh trẻ em dưới 6 tuổi không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập theo Thông tư số 26/2005/TTSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 45 BTC ngày 6/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính được tăng lên qua các năm thể hiện sự quan tâm của nhà nước và Bệnh viện đối với trẻ em dưới 6 tuổi. 3.2.1.2. Thu phí, lệ phí Hiện tại Bệnh viện đang thực hiện việc thu một phần viện phí theo Nghị định 95/CP ngày 27/8/1994 của Chính phủ, Thông tư liên Bộ 14/TTLB của Bộ y tế - Tài chính - LĐTBXH và Ban vật giá Chính phủ, Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT - BYT - BTC - BLĐTB&XH. Một phần viện phí là phần chi phí cho việc khám bệnh, chữa bệnh được tính theo dịch vụ đối với người bệnh ngoại trú và theo ngày giường điều trị đối với người bệnh nội trú. Một phần viện phí mới chỉ tính đối với tiền thuốc, dịch truyền, máu, hoá chất, xét nghiệm, phim XQ, vật tư tiêu hao thiết yếu và dịch vụ khám chữa bệnh. Chưa tính khấu hao tài sản cố định chi phí sửa chữa thường xuyên, chi phí hành chính, đào tạo, nghiên cứu khoa học, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị lớn… Phí, lệ phí là nguồn thu rất quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn từ 63,7% đến 66,4% trong cơ cấu nguồn tài chính của Bệnh viện và không ngừng tăng trong những năm qua: năm 2009 là 31.420 triệu đồng, năm 2010 là 38.263 triệu đồng, năm 2011 là 39.508 triệu đồng, năm 2012 là 45.732 triệu đồng. Bảng 3.3: Các chỉ tiêu chuyên môn hàng năm STT Chỉ tiêu Lần Giường % Người Ca Ca Nghìn 7 Tổng số xét nghiệm lần 8 Tổng số X Quang Lần 9 Tổng số lần chụp cắt lớp Lần 10 Tổng số lần chụp cộng hưởng từ Lần 11 Tổng số siêu âm Lần 1 2 3 4 5 6 Tổng số lần khám bệnh Giường bệnh thực hiện Công suất giường bệnh Tổng số bệnh nhân nội trú Tổng số phẫu thuật Tổng số thủ thuật Đơn vị Năm 2009 169.282 753,5 215,3 25.847 6.749 18.381 Năm 2010 135.030 628,2 144,6 22.033 5.444 16.114 Năm 2011 155.434 637,2 141,6 23.726 5.593 15.753 Năm 2012 131.763 652,6 145 24.854 5.751 16.349 1.414 1.172 1.761 2.129 50.439 2.997 39.308 1.995 963 27.856 40.627 2.739 1.654 28.699 37.028 2.410 1.769 29.551 36.029 (Nguồn : Báo cáo tình hình hoạt động bệnh viện từ năm 2009 - 2012) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 46 Qua bảng số liệu trên ta thấy, các chỉ tiêu chuyên môn năm sau đều cao hơn năm trước. Có được sự thành công này là do Bệnh viện đã đầu tư nâng số giường bệnh từ 380 giường bệnh năm 2009 lên 480 giường bệnh năm 2012, không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, nhiều kỹ thuật mới được áp dụng qua các năm như: Phẫu thuật nội soi: Bệnh viện đã triển khai được gần 20 loại phẫu thuật thuốc các lĩnh vực ngoại, sản, tai mũi họng, hoàn thiện kỹ thuật cắt tử cung hoàn toàn và bán phần, bóc nhân sơ tử cung bằng nội soi, mổ lấy sỏi niệu quản nội soi, mổ nang nước thận nội soi. Bệnh viện đã triển khai thêm phẫu thuật nội soi bóc tách bảo tồn buồng trứng vòi trứng trong các trường hợp chửa ngoài tử cung khi tình trạng cho phép, phẫu thuật nội soi khớp để chẩn đoán và điều trị. Lĩnh vực mổ mở: Triển khai được nhiều phẫu chuyên sâu như phẫu thuật sọ não, phẫu thuật các bệnh lý về cột sống (gai đôi, thoát vị đĩa đệm, cột sống thắt lưng có liệt tủy), vá sọ bằng lưới vít titan, điều trị phẫu thuật u não bằng dao Gama Nguồn thu viện phí tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn tài chính của Bệnh viện nhưng chưa đảm bảo “Thu đúng, thu đủ”. Cụ thể là: Thứ nhất, giá viện phí hiện đang áp dụng ở nước ta không phải là giá tính đủ mà chỉ là một phần viện phí. Theo Mark, cấu thành nên giá trị của sản phẩm gồm: C1 + C2 + V + M Các sản phẩm của y tế là các sản phẩm mang tính dịch vụ. Do đó giá thành của các dịch vụ y tế cũng phải bao gồm các yếu tố trên. Trong đó: C1 gồm: Nhà xưởng, thiết bị máy móc (gọi chung là TSCĐ) C2 - Chi phí trực tiếp gồm: Thuốc (chiếm 50-55%) ; Phim; Máu; Dịch; Vật tư tiêu hao; Khấu hao TSCĐ; Một phần tiền công V gồm: Chi phí đào tạo; Lương M : giá trị thặng dư (biểu hiện ra lợi nhuận) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 47 Hiện nay ở Việt Nam mới chỉ tính một phần viện phí trong khoản C2chi phí trực tiếp nhưng cũng không đủ. Giá viện phí hiện nay chỉ gồm thuốc, phim, máu, dịch truyền còn vật tư tiêu hao, khấu hao TSCĐ và một phần tiền công chưa tính trong giá viện phí mà do Nhà nước bao cấp. Trong khi đó, tại các nước có nền kinh tế phát triển, thậm chí tại ngay các bệnh viện nước ngoài tại Việt Nam đều áp dụng mức giá viện phí tính đủ nên mức viện phí này khá cao so với giá viện phí của nước ta. Xét trên khía cạnh hiệu quả tổng hợp của nền kinh tế thì mức giá viện phí như hiện nay không những không hiệu quả về kinh tế mà còn gây mất công bằng trong chăm sóc sức khoẻ. Người bệnh chỉ phải nộp một phần nhỏ trong tổng chi phí sử dụng dịch vụ y tế còn lại do Nhà nước bao cấp. Điều này là không phù hợp trong điều kiện nguồn NSNN hạn hẹp. Hơn nữa không khuyến khích người lao động phát huy hết năng lực vì mức thù lao thấp. Mặt khác, xét trên khía cạnh công bằng, hiệu quả trong chăm sóc sức khoẻ thì mức giá viện phí hiện nay cũng không phù hợp. Theo nhiều nghiên cứu của các chuyên gia trong và ngoài nước thì mức thu viện phí ở Việt Nam là cao mặc dù mới chỉ tính một phần chi phí. Trong khi đó, dù là người giàu hay nghèo thì khi sử dụng các dịch vụ y tế đều chịu cùng một mức giá. Rõ ràng gánh nặng về giá dịch vụ y tế đổ lên vai người nghèo gây ra bất công bằng. Chính điều này không chỉ gây ra mất công bằng trong chăm sóc sức khoẻ mà còn tạo ra “Bẫy nghèo đói” ảnh hưởng đến chính sách phát triển kinh tế xã hội khác như chính sách xóa đói giảm nghèo… Thứ hai, xét về phía Bệnh viện, tổng thu tăng nhưng chưa đảm bảo thu “Đủ”. Nói đủ ở đây không phải là thu đủ các chi phí cho giá dịch vụ y tế mà hiện nay theo quy định của Nhà nước, giá thu mới chỉ bao gồm một phần viện phí. Chưa đủ ở đây có nghĩa là: vẫn còn có hiện tượng thất thoát trong quá trình thu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 48 Thất thu trong khám chữa bệnh ngoại trú, nội trú đặc biệt là các dịch vụ khám và xét nghiệm. Cho đến nay, Bệnh viện đã có kế hoạch triển khai hệ thống thu phí đồng bộ, kết hợp các phòng ban chức năng và sử dụng hệ thống nối mạng nội bộ để quản lý việc thu phí. Tuy nhiên hệ thống này vẫn còn nhiều trục trặc. Vì vậy Bệnh viện phải nỗ lực có các giải pháp khác để tận thu nguồn kinh phí này. Ngoài ra còn phải kể đến hiện tượng “thất thu ngầm”. Sau khi Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân ra đời năm 1963, hệ thống y tế tư nhân ở Việt Nam bao gồm : phòng khám, bệnh viện của tư nhân, các hiệu thuốc tư nhân… phát triển khá mạnh mẽ trong đó chủ yếu là các cơ sở khám chữa bệnh và cơ sở dược tư nhân quy mô nhỏ. Các cơ sở này trở thành đối thủ cạnh tranh của các bệnh viện công. Tuy nhiên, có những bệnh viện, phòng khám tư cạnh tranh không lành mạnh đã thông đồng với các bác sỹ trong bệnh viện công để bác sỹ chỉ bệnh nhân ra khám ở phòng khám của mình hoặc các bác sỹ kê đơn thuốc theo yêu cầu của cửa hàng dược… Cũng cần phải nói thêm rằng có một phần đáng kể dịch vụ y tế tư nhân do chính các thầy thuốc công làm việc ngoài giờ. Hiện ở nước ta chưa có con số thống kê chính thức số lượng các dịch vụ kiểu này là bao nhiêu. Và chính các bác sỹ đó cũng kéo khách hàng của bệnh viện thành khách hàng riêng của mình. 3.2.1.3. Thu khác Thu khác tại bệnh viện bao gồm: thu từ quầy thuốc, thu từ hoạt động dịch vụ ăn uống, trong giữ xe. Các nguồn thu khác mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn kinh phí nhưng có một vai trò hết sức quan trọng, là nguồn thu nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên của Bệnh viện. Với sự quan tâm của lãnh đạo Bệnh viện cùng với cơ chế tự chủ về tài chính, nguồn thu khác tại Bệnh viện ngày càng tăng trong những năm qua từ 189 triệu năm 2009 lên 474 triệu năm 2012. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 49 3.2.2. Thực trạng việc thực hiện tự chủ về chi tiêu tài chính của Bệnh viện C Thái Nguyên 3.2.2.1. Chi hoạt động thường xuyên Hàng năm Viện được sử dụng nguồn Ngân sách Nhà nước cấp chi thường xuyên, nguồn phí lệ phí để lại và nguồn thu sự nghiệp để chi cho các hoạt động thường xuyên theo 4 nhóm mục sau: * Nhóm 1: Các khoản chi cho cá nhân Bao gồm các khoản chi về lương, tiền công, phụ cấp lương ( được tính theo chế độ hiện hành, kể cả nâng bậc lương hàng năm) và khoản nộp theo lương (bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn), phúc lợi tập thể, tiền lương tăng thêm, trợ cấp, phụ cấp khác. Đây là khoản bù đắp hao phí sức lao động, đảm bảo duy trì qua trình tái sản xuất sức lao động cho cán bộ công chức và lao động hợp đồng của Bệnh viện. - Tiền lương, tiền công: Đối với cán bộ nhân viên, hợp đồng thực hiện chi trả theo hệ số lương cơ bản. - Phụ cấp lương: + Phụ cấp chức vụ: thực hiện theo Thông tư 02/2005/TT-BNV ngày 5/1/2005 hướng dẫn phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với cán bộ, công chức. + Phụ cấp làm đêm, thêm giờ: thực hiện theo Thông tư 08/2005/TTLT/BNV-BTC ngày 5/01/2005 hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ công chức, viên chức. + Phụ cấp trực, phẫu thuật thủ thật trong bệnh viện: Phụ cấp thường trực chuyên môn y tế, phẫu thuật, thủ thuật thực hiện theo thông tư liên tịch số 09/2003/TTLT-BYT-BTC-BNV ngày 29/9/2003 hướng dẫn thực hiện Quyết định số Quyết định 155/2003/QĐ-TTg ngày 30/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ quy định sửa đổi, bổ sung một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức ngành Y tế . Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 50 + Phụ cấp đặc biệt của ngành: Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 02/2006/TTLT-BYT-BNV-BTC ngày 23-1-2006 của Liên Bộ Y tế, Nội vụ, Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 276/2005/QĐ-TTg ngày 1-112005 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với cán bộ, viên chức tại các cơ sở y tế của Nhà nước và hướng dẫn liên ngành số 392/HDLN-YT-NV-TC ngày 01 tháng 6 năm 2006 của UBND Tỉnh Thái Nguyên, riêng đối với các khoa trực tiếp khám, điều trị và chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS phải chấm công cụ thể những ngày có bệnh nhân HIV điều trị tại khoa, kế toán tiền lương có trách nhiệm kiểm tra theo dõi cụ thể, những ngày có bệnh nhân thì được hưởng 50% còn lại thì hưởng theo quy định của khoa mình đang công tác. + Phụ cấp độc hại, nguy hiểm: Thực hiện theo thông tư số 07/2005/BNV ngày 5/11/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với cán bộ công chức, viên chức. - Các khoản đóng góp (BHXH, BHYT, BHTN, Kinh phí công đoàn): Bệnh viện trích nộp và đóng góp đầy đủ cho tất cả các cán bộ, công nhân viên của Bệnh viện theo chế độ hiện hành của Nhà nước - Tiền lương tăng thêm: Thực hiện cơ chế tự chủ trong quản lý tài chính, từ kết quả hoạt động của Bệnh viện, đổi mới phương thức hoạt động, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Bệnh viện đã tạo nguồn tăng tiền lương cho cán bộ công nhân viên. Hàng tháng, phòng Tài chính kế toán bệnh viện có trách nhiệm theo dõi báo cáo thu chi tài chính để có kết quả hoạt động tài chính từng tháng, tạm trích 40% số chênh lệch thu chi để ứng tiền thu nhập tăng thêm cho nhân viên và được chia như sau: * Phân loại ABC + Theo ngày công Loại A: Đạt 21 ngày công Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 51 Loại B: Đạt 17 đến 20 ngày công Loại C: Đạt 13 đến 16 ngày công Nghỉ tự do 1 ngày đạt loại C, 2 ngày trở lên sẽ xem xét hình thức kỷ luật. Trường hợp nghỉ phép, nghỉ ốm, thai sản thì nghỉ ngày nào không tính ngày đó. + Theo công tác chuyên môn: Loại A: Hoàn thành tốt nhiệm vụ, không có sai phạm Loại B: Năm suất lao động thấp hoặc mắc một sai phạm nhỏ Loại C: Năng suất lao động quá thấp hoặc vi phạm 2 sai phạm nhỏ hay một sai sót vừa. Loại khuyến khích: Vi phạm 2 sai sót vừa hoặc một sai sót lớn nhưng chưa ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Nếu sai sót ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh gây mất uy tín cho bệnh viện thì sẽ xét hình thức kỷ luật. * Cách tính hệ số chia thu nhập tăng thêm: + Theo hệ số ABC A: Hệ số 1 B: Hệ số 0,8 C: Hệ số 0,6 Loại KK: Hệ số 0,4 + Theo chức vụ: Giám đốc: 2,8 Phó giám đốc: 2,3 Trưởng khoa, phòng: 1,8 Phó khoa phòng: 1,6 Bác sỹ: 1,5 Dược sỹ cao cấp: 1,45 Cán bộ đại học: 1,2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 52 Điều dưỡng trưởng ĐH : 1,4 Điều dưỡng trưởng CĐ: 1,3 Điều dưỡng trưởng TH: 1,2 Điều dưỡng cao đẳng: 0,95 Điều dưỡng trung học: 0,9 Y tá hành chính: 0,95 Hộ lý, bảo vệ: 0,8 Các vị trí kiêm nhiệm cộng thêm: Bí thư đảng bộ: 0,2 Phó bí thư đảng ủy; đảng ủy viên; bí thư chi bộ; bí thư đoàn thanh niên; chủ tịch công đoàn: 0,1 Chi ủy viên các chi bộ; bí thư, phó bí thư chi đoàn; ủy viên ban chấp hành công đoàn; bí thư các chi đoàn; ủy viên ban chấp hành đoàn thanh niên bệnh viện: 0.05 Tổ trưởng tổ đảng, tổ trưởng công đoàn: 0,025 Kiêm chức: 0,2 Mức chi tăng thu nhập của nhân viên tập sự và nhân viên hợp đồng có kỳ hạn được hưởng bằng 85% của nhân viên chính thức có trình độ tương đương. Cuối năm sau khi tính toán chính xác số chênh lệch thu chi, giám đốc quyết định tỷ lệ trích để trả thu nhập tăng thêm cho nhân viên. Tỷ lệ trích tối đa không vượt quá 60% , số tiền còn lại chưa chi dùng để chi cho nhân viên vào các dịp lễ và cuối năm. * Nhóm 2: Các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn Bao gồm các khoản chi thanh toán dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, thông tin tuyên truyền liên lạc, hội nghị, công tác phí, chi thuê mướn, đoàn ra, đoàn vào, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định phục vụ công tác chuyên môn, chi nghiệp vụ chuyên môn của ngành. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 53 - Chi thanh toán dịch vụ công cộng + Tiền điện, nước: Bệnh viện khoán chi số KW điện năng tiêu thụ và nước sinh hoạt cho các khoa phòng, lắp công tơ cho từng khoa phòng, nếu khoa nào vượt định mức khoán xét thấy lý do không chính đáng thì sẽ tự nộp số tiền vượt định mức. Nghiêm cấm sử dụng điện vào việc riêng, nếu cá nhân và khoa phòng nào vi phạm việc sử dụng điện nước đều phải sử phạt theo quy chế bệnh viện. Thay bóng điện có công suất lớn bằng những bóng điện có công suất nhỏ, đủ ánh sáng. Tiền điện hàng tháng thanh toán theo chỉ số công tơ dùng điện của sở điện lực. + Tiền nhiên liệu: Thanh toán theo thực tế sử dụng trên cở sở căn cứ vào lịch công tác tuần, lịch điều xe, số km đường đi được chốt hàng tháng, định mức tiêu hao nhiên liệu của từng loại xe: Xe Nissan 6 chỗ: 24 lít/100km Xe Nissan 4 chỗ: 17 lít/100km Xe Misubsi cứu thương: 15 lít/100km Xe Toyota cứu thương: 18 lít/100km + Vệ sinh môi trường: Căn cứ vào nhu cầu thực tế của Bệnh viện và khả năng làm việc của các công ty dọn vệ sinh, hàng năm Bệnh viện ký hợp đồng nguyên tắc, trên cở sở kết quả làm việc, phòng Tài chính Kế toán sau khi kiểm tra đủ thủ tục thanh toán cho khách hàng. - Chi vật tư văn phòng Hàng tháng, tùy thuộc vào số lượng bệnh nhân, các khoa phòng dự trù chi tiết hàng tiêu hao hành chính phục vụ bệnh nhân, giám đốc giao cho phòng hành chính quản trị quản lý việc xét duyệt và cấp phát định mức chi của các khoa. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 54 Đối với văn phòng phẩm và hàng tiêu hao hành chính phục vụ công tác của nhân viên, căn cứ vào số nhân viên của từng khoa phòng, bệnh viện thực hiện khoán cấp phát hàng đến từng khoa phòng ngay từ đầu năm, trong năm nếu có phát sinh đột biến như việc tách khoa hay thành lập các khoa mới thì căn cứ vào tình hình thực tế, giám đốc bệnh viện ra quyết định cấp bổ sung ngoài định mức khoán đầu năm. Vật tư văn phòng khác: Ngoài những văn phòng phẩm trong bảng kê chi tiết khoán chi, công cụ, dụng cụ văn phòng và các văn phòng phẩm khác được trang bị theo nhu cầu công việc của từng khoa, phòng. Định kỳ hàng tháng phòng Hành chính Quản trị tập hợp nhu cầu sử dụng của các phòng, khoa trình lãnh đạo Bệnh viện phê duyệt về số lượng và giá cho từng mặt hàng trước khi tiến hành mua và cấp cho các phòng, khoa. Tăng cường công tác kiểm tra sử dụng đúng mục đích yêu cầu, chống lãng phí Khi phô tô tài liệu phục vụ cho công tác chuyên môn phải qua xét duyệt của phòng hành chính, chỉ phô tô những tài liệu thực sự cần thiết. Giao khoán cho bộ phận văn thư quản lý về máy phô tô và giấy mực phô tô. - Chi thông tin tuyên truyền, liên lạc + Cước phí điện thoại công vụ nhà riêng và điện thoại di dộng của ban giám đốc Về trang bị điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động tiêu chuẩn, trang bị điện thoại và chi phí mua máy điện thoại, chi phí lắp đặt hòa mạng, bệnh viện thực hiện theo quy định tại quyết định số 78/2001/QĐ-TTG ngày 16 tháng 5 năm 2001 của Thủ tướng chính phủ về ban hành quy định, tiêu chuẩn, định mức sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng, điện thoại di động đối với các cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, quyết định số 179/2002/QĐ-TTG ngày 16 tháng 12 năm 2002 của Thủ tướng cính phủ về việc sửa đổi bổ sung quy định về tiêu chuẩn định mức sử dụng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 55 điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động, căn cứ vào công văn số 429/CV/TCVG ngày 28 tháng 5 năm 2003 của Sở tài chính Tỉnh Thái Nguyên. Mức chi cụ thể như sau: Đối với Giám đốc: Mức thanh toán điện thoại cố định tại nhà riêng: 100.000đ/tháng. Mức thanh toán điện thoại di động: 250.000đ/tháng. Đối với Phó Giám đốc: Mức thanh toán điện thoại cố định tại nhà riêng: 100.000đ/tháng. + Điện thoại cố định lắp cho các khoa, phòng Mỗi khoa phòng trong bệnh viện được lắp 1 máy điện thoại cố định, việc quản lý sử dụng điện thoại tại các khoa được giao cho các y tá trưởng trong từng khoa quản lý. Bệnh viện chi trả tiền thuê bao, chi phí gọi nội hạt, chi phí gọi để giao dịch công tác cho từng máy, ngoài ra khoa nào gọi ngoài công việc trên thì phải tự thanh toán tiền. Y tá trưởng các khoa thu tiền và nộp về phòng kế toán. + Cước phí bưu chính, quảng cáo, sách báo, tạp chí thư viện chi theo thực tế phát sinh sau khi có sự đề nghị của phòng Hành chính Quản trị và sự phê duyệt của Giám đốc. - Chi hội nghị, công tác phí + Công tác phí trong và ngoài nước Việc bố trí cho cán bộ công nhân viên đi công tác ban giám đốc bệnh viện và trưởng các phòng ban chức năng xem xét cân đối nếu thật cần thiết thì mới cử cán bộ đi công tác và phải kèm theo quyết định của giám đốc bệnh viện, khi về phải báo cáo công việc đã giải quyết đến đâu và phải được lãnh đạo xác nhận vào giấy đi đường, giấy công tác phải ghi đúng nội dung quy định như ngày, tháng, đi bằng phương tiện gì, thời gian đến và thời gian đi và phải có xác nhận của nơi công tác. Áp dụng phụ cấp công tác phí Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 56 Đi trong phạm vi từ 10 km trở lại thì bệnh viện dùng mức khoán theo tháng, Ban giám đốc cùng các phòng ban chức năng đã họp và quyết định mức khoán công tác phí theo tháng cho CBCNV trong bệnh viện như sau: * Phòng tổ chức 1 xuất văn thư chuyển CV 25.000 đồng * Phòng hành chính 1 xuất mua hàng VPP + Dụng cụ PVBN 75.000 đồng * Phòng Tài chính kế toán 1 xuất giao dịch kho bạc 200.000 đồng Trong phạm vi từ 16 đến 30 km thì áp dụng mức bồi dưỡng 40.000 đồng/ lần Trong phạm vi có cự ly từ 60 km trở lên / lần đi về trong ngày, chuyển bệnh nhân thì áp dụng mức 60.000 đồng Đối với CBCNV được cử đi công tác hoặc hội thảo tại các tỉnh, thành phố lớn và thời gian công tác kéo dài trên 1 ngày thì được hưởng phụ cấp công tác phí là 100.000 đồng/ ngày. Trường hợp CBCNV đi công tác phải dùng phương tiện nhà nước thì thanh toán theo vé tầu xe trên chặng đường đi công tác Trường hợp CNV không có tiêu chuẩn được bố trí xe ô tô khi đi công tác phải đi bằng phương tiện cá nhân (xe máy) thì được thanh toán tiền tự túc phương tiện tương đương với mức giá vé tàu, vé xe của tuyến đường đi công tác. Tiền thuê nhà nghỉ áp dụng theo quy định hiện hành, đơn vị không thực hiện chế độ khoán tiền thuê phòng nghỉ cán bộ đi công tác thuê phòng nghỉ phải có chứng từ hợp lệ như hóa đơn tài chính theo quy định của bộ tài chính và không vượt quá mức quy định. Tùy theo chức vụ của cán bộ đi công tác và yêu cầu cấp bách của công việc giám đốc bệnh viện duyệt cụ thể cho từng trường hợp được thanh toán tiền vé máy bay khi đi công tác. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 57 Chứng từ thanh toán công tác phí của cán bộ công chức đi công tác Giấy đi đường phải có ký duyệt của thủ trưởng cơ quan cử cán bộ đi công tác, phải ghi đầy đủ nội dung yêu cầu trong giấy, và phải có xác định của nơi đến công tác. Vé tầu xe, đường, cầu phà và cước hành lý (nếu có) Đối với cán bộ đi công tác tại nước ngoài: hạn chế sử dụng kinh phí bệnh viện cho tập thể hoặc cá nhân đi công tác nước ngoài trường hợp đặc biệt phải được các cấp có thẩm quyền hoặc giám đốc phê duyệt, chi thanh toán công tác phí cho cán bộ đi công tác nước ngoài thực hiện theo quy định tại thông tư số 91/2005/TT – BTC ngày 18 tháng 10 năm 2005 của Bộ tài chính quy định về chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí. + Chi hội nghị phí Mức chi cho hội nghị như: hoa, băng cờ, khẩu hiệu, chè nước được chi tùy theo tình hình thực tế của từng hội nghị nhưng phải trên cơ sở tiết kiệm. Các hội nghị như đại hội CNVC, hội nghị tổng kết, sơ kết thực hiện theo quy định của nhà nước bệnh viện không chi tiền cho các đại biểu đến dự hội nghị. - Chi thuê mướn: Thực hiện theo hợp đồng lao động trên cơ sở nhu cầu thực tế của Bệnh viện. - Chi đoàn ra: Chi theo quy định tại Thông tư số 91/2005/TT-BTC về chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí. - Chi sửa chữa mua sắm tài sản cố định hàng năm + Chi sửa chữa thường xuyên phải đúng chế độ sửa chữa, máy móc hỏng phải có biên bản xác định nguyên nhân và tình trạng hỏng hội đồng gồm có: Máy móc Phòng vật tư y tế Phòng tài vụ Nơi có máy hỏng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 58 Nhà cửa: Phòng hành chính quản trị Phòng tài vụ Khoa, phòng có nhà hỏng Sau đó mới tiến hành báo cáo lãnh đạo làm dự toán cho sửa chữa + Chứng từ sửa chữa phải có đầy đủ các giấy tờ theo quy định và chữ ký của các bên liên quan + Việc sửa chữa lớn TSCĐ phải có kế hoạch từ đầu năm, phòng hành chính quản trị và phòng vật tư thiết bị y tế phải lên kế hoạch gửi về phòng tài vụ để phòng tài vụ cân đối vốn và trình giám đốc cho phép sửa chữa những máy móc nào, chỉ sửa chữa những máy móc có giá trị lâu dài không sửa chữa những máy đã lạc hậu. Chứng từ thanh toán phải có đầy đủ báo giá hợp đồng theo quy định. +Đầu năm yêu cầu các khoa, phòng lập kế hoạch mua sắm tài sản gửi về phòng hành chính quản trị (nếu tài sản là phương tiện dụng cụ QL và các TS khác), gửi về phòng vật tư (nếu là máy móc thiết bị công tác), phòng hành chính và phòng vật tư có trách nhiệm phê duyệt sơ bộ và tổng hợp nhu cầu mua sắm tài sản cần thiết của các khoa phòng và trình bày với ban giám đốc trong buổi họp phê duyệt mua sắm tài sản trong năm, căn cứ biên bản cuộc họp phòng tài chính kế toán lập dự toán mua sắm tài sản trong năm. + Trường hợp các thiết bị y tế hỏng đột xuất không có thiết bị y tế để phục vụ cấp cứu, chẩn đoán và điều trị bệnh nhân thì phải có biên bản và đề nghị của khoa có thiết bị y tế đó trình giám đốc để có quyết định mua bổ sung ngay. +Thủ tục mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định thực hiện theo quy định hiện hành và phải có đầy đủ hồ sơ sau: Dự toán mua sắm, sửa chữa được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Phê duyệt kết quả đấu thầu hoặc quyết định chỉ định thầu của cấp có thẩm quyền (đối với trường hợp mua sắm, xây dựng, sửa chữa phải thực hiện đấu thầu); Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 59 Phiếu báo giá của đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ; thông báo giá của cơ quan có thẩm quyền (đối với trường hợp mua sắm, xây dựng, sửa chữa không thực hiện đấu thầu); Hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ - Chi nghiệp vụ chuyên môn: Bao gồm chi mua vật tư chuyên môn; chi trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng không phải là tài sản cố định; chi mua, in ấn chỉ dùng cho chuyên môn của ngành; chi đồng phục trang phục; chi sách, tài liệu, chế độ dùng cho công tác chuyên môn của ngành; chi mua súc vật dùng cho hoạt động chuyên môn; chi thanh toán hợp đồng với bên ngoài; chi khác. Các khoản chi này chi theo quy định hiện hành của Nhà nước căn cứ vào nhu cầu sử dụng của Bệnh viện trong năm, cũng như theo dự trù của các khoa, phòng Bệnh viện. Bệnh viện C là một trong hai bệnh viện đã đi vào hoạt động phần mềm quản lý bệnh viện do đó tránh được tình trạng thất thu viện phí, từ năm 2006 giám đốc bệnh viện đã tổ chức triển khai nghị định 43/NĐ- CP của thủ tướng chính phủ, thực hiện chế độ chi cho công tác chuyên môn tăng cường quản lý việc sử dụng thuốc, dịch truyền, hóa chất xét nghiệm, phim XQ và vật tư tiêu hao + Hội đồng thuốc họp thường xuyên để xem xét việc cung cấp thuốc hợp lý tránh để tồn đọng thuốc lâu ngày + Giao cho phòng vật tư thiết bị y tế và phòng điều dưỡng quản lý việc sử dụng vật tư tiêu hao trong các khoa phòng , lập định mức sử dụng bông băng cồn gạc khuyến khích việc tiết kiệm vật tư tiêu hao nhằm giảm bớt một phần chi phí hàng tháng của đơn vị + Việc quản lý thu hồi thuốc đã xuất sử dụng cho bệnh nhân mà bệnh nhân không dùng phải được thực hiện triệt để hàng ngày khoa dược có báo cáo thống kê số lượng thu hồi thuốc và chuyển về phòng tài vụ để hạch toán giảm chi phí. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 60 + Về việc trang bị quần áo chăn màn cho bệnh nhân giao cho phòng hành chính quản trị quản lý cấp phát đến từng khoa, quần áo may cho bệnh nhân phải đúng chủng loại vải, rộng rãi dễ cử động. Khi cấp phát quần áo chăn màn cho các khoa phòng hành chính phải thu hồi đồ cũ để thực hiện hủy theo đúng quy định. +Về trang bị quần áo cho nhân viên y tế Giám đốc Bệnh viện quy định một năm được trang bị một bộ quần áo, phòng hành chính quản trị phải có trách nhiệm hợp đồng với đối tượng nhận may, thực hiện may đồng loạt theo đúng mẫu mã quy định, cùng chủng loại vải, khi thanh toán giá cả phải hợp lý, chứng từ thanh toán phải đầy đủ. Việc in ấn tài liệu chuyên môn phải có kế hoạch từ đầu năm, đầu quí, số lượng in hạn chế tránh tình trạng phải hủy mẫu biểu khi có quy định mới * Nhóm 3: Chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ chuyên môn và các công trình cơ sở hạ tầng Hàng năm các khoa, phòng có nhu cầu về mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định lập dự trù về chủng loại, quy cách, tiêu chuẩn kỹ thuật gửi phòng Hành chính Quản trị, phòng Vật tư thiết bị y tế tập hợp trình Giám đốc phê duyệt trên cơ sở phù hợp với kinh phí được Nhà nước phân bổ hàng năm. * Nhóm 4: Các khoản chi thường xuyên khác - Chi các khoản phí và lệ phí; bảo hiểm tài sản, phương tiện: Chi theo thực tế phát sinh trên cơ sở hoá đơn, chứng từ kế toán hợp lý. - Chi tiếp khách Đơn vị thực hiện chế độ chi tiêu tiếp khách theo quyết định số 15/2008/QĐ - UBND của Ủy ban nhân dân Tỉnh Thái Nguyên ra ngày 27 tháng 3 năm 2008 quyết định về chế độ chi tiêu tiếp khách trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên, đối tượng được mời cơm được quy định như sau: + Các Sở ban ngành đóng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên + Các cơ quan đơn vị trên địa bàn Tỉnh liên quan trực tiếp đến hoạt động của bệnh viện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 61 + Các đoàn khách trong và ngoài Tỉnh đến làm việc thăm quan học tập và làm việc tại bệnh viện Mức chi không vượt quá 200.000 đ/01 suất - Chi lập quỹ dự phòng ổn định thu nhập của đơn vị thực hiện khoán chi và sự nghiệp có thu: Mức trích do Giám đốc Bệnh viện quy định để đảm bảo thu nhập cho người lao động trong trường hợp nguồn thu bị giảm sút. - Chi lập quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi: Mức trích tối đa không quá 3 tháng tiền lương và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm, tỷ lệ trích quỹ khen thưởng hàng năm do giám đốc bệnh viện quyết định vào cuối năm. + Quỹ khen thưởng: Khen thưởng định kỳ, hay đột xuất cho tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác đạt kết quả cao nhằm thúc đẩy tinh thần, trách nhiệm người lao động trong toàn đơn vị và những cá nhân, tập thể ngoài đơn vị có thành tích đóng góp cho sự phát triển của Bệnh viện. Mức thưởng do Hội đồng thi đua khen thưởng quyết định. Hàng tháng hội đồng thi đua họp và ra quyết định khen thưởng đối với cá nhân có thành tích trong tháng. Với một số vị trí công tác là bác sỹ hoặc y tá chưa được xét hợp đồng hoặc biên chế giám đốc bệnh viện và hội đồng khen thưởng quyết định chi thưởng hàng tháng để khuyến khích các cá nhân nâng cao năng xuất lao động. Trong năm bệnh viện thường xuyên thành lập các đoàn khám sức khỏe ngoại viện đi khám cho các cơ quan, đơn vị trường học trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Vì số lượng người khám đông, số bác sỹ, y tá đi khám ít, cường độ làm việc cao lên giám đốc quyết định trích từ quỹ khen thưởng bồi dưỡng cho các cá nhân trong đoàn khám theo quy định Ngày thường - Trưởng đoàn: 130 000 đồng - Phó đoàn: 120 000 đồng - Bác sỹ: 100 000 đồng - Y tá: 50 000 đồng - Cán bộ thống kê: 60 000 đồng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 62 Ngày nghỉ: - Trưởng đoàn: 250 000 đồng - Phó đoàn: 240 000 đồng - Bác sỹ: 200 000 đồng - Y tá: 100 000 đồng - Cán bộ thống kê: 120 000 đồng Giám đốc bệnh viện quyết định dùng một phần kinh phí thu được từ các đoàn khám sức khỏe ngoại viện thưởng hỗ trợ cho các đơn vị đối tác để phục vụ cho công tác tổ chức khám sức khỏe tại đơn vị, mức thưởng tùy theo số lượng người khám, ngày khám theo tỷ lệ trên số tiền công khám thu được nhưng không vượt quá 50% số tiền công khám và được giám đốc bệnh viện ra quyết định cụ thể theo từng đoàn khám. Quỹ khen thưởng còn dùng chi thưởng cho các cá nhân ngoài đơn vị có thành tích đóng góp vào hoạt động của đơn vị trong các dịp lễ, tết. + Quỹ phúc lợi: Để xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi, chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể của đơn vị như: chi hiếu, hỷ, khuyến học, chi thăm quan, nghỉ mát, học tập kinh nghiệm, các ngày lễ tết và trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động. Mức chi cụ thể như sau: Chi hiếu: Bố trí một chuyến xe ô tô cho việc hiếu được áp dụng với tứ thân phụ mẫu và con của cán bộ nhân viên trong Bệnh viện, mức chi là 1 vòng hoa và tiền phúng 200.000đ. Một số trường hợp đặc biệt do Giám đốc quyết định. Chi hỷ: Chi quà chúc mừng trị giá 200.000đ/người. Chi khuyến học: Đối với cán bộ nhân viên đi học khi bảo vệ luận án, luận văn tốt nghiệp được hỗ trợ số kinh phí theo cấp đào tạo: bảo vệ luận án Tiến sĩ, chuyên khoa 2 được hỗ trợ 1.000.000đ, bảo vệ luận văn thạc sĩ, chuyên khoa 1 được hỗ trợ 500.000đ, thi tốt nghiệp đại học, cử nhân điều dưỡng đạt loại giỏi được hỗ trợ 500.000đ. Đối với con cán bộ công nhân viên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 63 nếu đạt học sinh giỏi thì được nhận phần thưởng 100.000đ; nếu được vào thẳng trường đại học hoặc thi đỗ đại học năm đầu được nhận phần thưởng 350.000đ/cháu; nếu đoạt giải ở các cấp sẽ được nhận phần thưởng theo các mức: đoạt giải quốc gia 500.000đ/cháu, đoạt giải cấp tỉnh 300.000đ/cháu, đoạt giải cấp thị xã 150.000đ/cháu. Chi thăm quan nghỉ mát hàng năm không dưới 1.000.000đ/người/năm. Chi kỷ niệm những ngày lễ lớn: Chi cho cán bộ công chức, viên chức nhân dịp ngày thành lập Bệnh viện, tết dương lịch, tết âm lịch, 27/2, 01/5, 2/9 do giám đốc quyết định tùy theo tình hình tài chính mỗi năm. Chi trợ cấp khó khăn đột xuất: Chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất được áp dụng cho những trường hợp cán bộ nhân viên của Bệnh viện gặp khó khăn đặc biệt được Công đoàn xem xét, đề xuất và do Giám đốc quyết định. - Chi lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp có thu: được sử dụng để đầu tư phát triển nâng cao hoạt động sự nghiệp, ưu tiên mua sắm trang thiết bị TSCĐ phục vụ cho chuyên môn, chi hỗ trợ cán bộ công nhân viên nghiên cứu các đề tài khoa học kỹ thuật, trợ giúp đào tạo, huấn luyện tay nghề, hội thảo khoa học. Tỷ lệ trích quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp là không quá 25% số chênh lệch thu chi hàng năm, cuối năm tùy thuộc vào số tiền chênh lệch thu chi mà giám đốc bệnh viện quyết định tỷ lệ % trích quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Bảng 3.4: Nội dung các khoản chi thƣờng xuyên theo nhóm chi Năm Nhóm chi Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Tổng 2009 Tổng số Tỷ lệ (triệu (%) đồng) 14.271 29,2 28.069 57,5 3.144 6,5 3.325 6,8 48.809 100 2010 2011 Tổng Tổng số số Tỷ lệ Tỷ lệ (triệu (triệu (%) (%) đồng) đồng) 19.407 33,7 22.087 35,8 32.730 57,0 33.231 53,9 3.046 5,3 2.663 4,4 2.281 4,0 3.636 5,9 57.464 100 61.617 100 2012 Tổng số Tỷ lệ (triệu (%) đồng) 26.935 37,8 41.035 57,5 1.068 1,5 2.259 3,2 71.297 100 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Bệnh viện từ năm 2009 đến 2012) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 64 Như vậy, nhìn vào bảng trên ta thấy, trong cơ cấu các khoản chi thường xuyên của bệnh viện từ năm 2009 đến năm 2012 thì các khoản chi cho con người thuộc nhóm 1 tăng từ 14.271 triệu đồng lên 26.935 triệu đồng do chi phí tiền lương và thu nhập tăng thêm của cán bộ công nhân viên Bệnh viện tăng, tỷ trọng trên tổng kinh phí tăng từ 29,2% vào năm 2009 lên 37,8% vào năm 2012. Chi nghiệp vụ chuyên môn thuộc nhóm 2 chủ yếu chi mua hàng hoá, vật tư dùng cho chuyên môn của ngành đang có xung hướng tăng nhanh về giá trị từ 28.069 triệu đồng lên 41.035 triệu đồng chiếm tỷ trọng từ 53,9% đến 57,5% trong tổng chi của Bệnh viện. Chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định, thuộc nhóm 3 cao nhất vào năm 2009 là 3.144 triệu đồng chiếm tỷ trọng 6,5% và giảm dần trong các năm sau, năm 2010 là 3.046 triệu đồng chiếm tỷ trọng 5,3%, năm 2011 là 2.663 triệu đồng chiếm tỷ trọng 4,4%, năm 2012 là 1.068 chiếm tỷ trọng 1,5% khá thấp so với quy mô của Bệnh viện. Đây là điều Bệnh Viện cần phải quan tâm hơn nữa, ưu tiên đầu tư về cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu chữa bệnh kịp thời của bệnh nhân. Các khoản chi thường xuyên khác tăng trong năm 2009 và 2011 chủ yếu tăng chi lập quỹ do công tác chữa bệnh tại Bệnh viện ngày càng được nâng cao với nhiều loại hình dịch vụ phục vụ các bệnh nhân nhờ đó Bệnh viện đã tăng mạnh về nguồn thu, chênh lệch thu lớn hơn chi ngày càng nhiều từ đó tăng trích lập quỹ tại Bệnh viện. 3.2.2.2. Chi hoạt động không thường xuyên * Chi khám, chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi Các khoản chi này được thực hiện từ nguồn kinh phí khám, chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi theo Thông tư 14/2005/TT-BYT hướng dẫn thực hiện khám bệnh, chữa bệnh, quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi tại các cơ sở y tế công lập. Nhìn chung các khoản chi này của Bệnh viện đã thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục, mức chi của Thông tư 14/2005/TT-BYT. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 65 * Chi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ Năm 2011, Bệnh viện được tỉnh giao kinh phí nghiên cứu khoa học để thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh nhằm nâng cao chất lượng phục vụ bệnh nhân trong công tác phòng và chữa bệnh. Các khoản chi đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ được thực hiện theo quyết định 3034/2007/QĐ-UBND ngày 27/12/2007, quy định định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước tỉnh Thái Nguyên. 3.2.3. Tự chủ trong quản lý chu trình ngân sách của Bệnh viện C Thái Nguyên 3.2.3.1. Lập dự toán Lập dự toán thu chi các nguồn kinh phí của Bệnh viện là thông qua các nghiệp vụ tài chính để cụ thể hoá định hướng phát triển, kế hoạch hoạt động ngắn hạn của Bệnh viện, trên cơ sở tăng nguồn thu hợp pháp và vững chắc, đảm bảo được hoạt động thường xuyên của bệnh viện, đồng thời từng bước củng cố và nâng cấp cơ sở vật chất của Bệnh viện, tập trung đầu tư đúng mục tiêu ưu tiên nhằm đạt hiệu quả cao, hạn chế tối đa lãng phí và tiêu cực, từng bước tính công bằng trong sử dụng các nguồn đầu tư cho Bệnh viện. Khi xây dựng dự toán thu chi của Bệnh viện cần căn cứ vào: Phương hướng nhiệm vụ của đơn vị Chỉ tiêu, kế hoạch có thể thực hiện được Kinh nghiệm thực hiện các năm trước Khả năng ngân sách nhà nước cho phép Khả năng cấp vật tư của Nhà nước và của thị trường Khả năng tổ chức quản lý và kỹ thuật của đơn vị 3.2.3.2. Thực hiện dự toán Thực hiện dự toán là khâu quan trọng trong quá trình quản lý tài chính bệnh viện. Đây là quá trình sử dụng tổng hoà các biện pháp kinh tế tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu đã được ghi trong kế hoạch thành hiện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 66 thực. Thực hiện dự toán đúng đắn là tiền đề quan trọng để thực hiện các chỉ tiêu phát triển bệnh viện. Tổ chức thực hiện dự toán là nhiệm vụ của tất cả các phòng, ban, các bộ phận trong đơn vị. Do đó đây là một nội dung được đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý tài chính của bệnh viện. Việc thực hiện dự toán diễn ra trong một niên độ ngân sách ( ở nước ta là một năm từ ngày 01/01 đến 31/12 hàng năm). Căn cứ thực hiện dự toán Dự toán thu chi ( kế hoạch) của bệnh viện đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đây là căn cứ mang tính chất quyết định nhất trong chấp hành dự toán của bệnh viện. Đặc biệt là trong điều kiện hiện nay, cùng với việc tăng cường quản lý Nhà nước bằng pháp luật, một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý tài chính ngày càng được hoàn thiện. Việc chấp hành dự toán thu chi ngày càng được luật hoá, tạo điều kiện cho đơn vị chủ động thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mình. Khả năng nguồn tài chính có thể đáp ứng nhu cầu hoạt động của bệnh viện. Chính sách, chế độ chi tiêu và quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước. Yêu cầu của công tác thực hiện dự toán Đảm bảo phân phối, cấp phát, sử dụng nguồn kinh phí một cách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả. Đảm bảo giải quyết linh hoạt về kinh phí. Do sự hạn hẹp của nguồn kinh phí và những hạn chế về khả năng dự toán nên giữa thực tế diễn ra trong quá trình chấp hành và dự toán có thể có những khoảng cách nhất định đòi hỏi phải có sự linh hoạt trong quản lý. Nguyên tắc chung là chi theo dự toán nhưng nếu không có dự toán mà cần chi thì có quyết định kịp thời, đồng thời có thứ tự ưu tiên việc gì trước, việc gì sau. Khi thực hiện dự toán bệnh viện cần phải chú ý: + Thuốc men đảm bảo khám và chữa bệnh + Trang thiết bị Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 67 + Tiền lương và phụ cấp cho cán bộ công nhân viên + Sửa chữa, nâng cấp bệnh viện Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán và nhận được thông báo cấp vốn hạn mức, đơn vị chủ động sử dụng để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tổ chức thực hiện thu nhận các nguồn tài chính theo kế hoạch và theo quyền hạn. Tổ chức thực hiện các khoản chi theo chế độ, tiêu chuẩn và định mức do Nhà nước quy định trên cơ sở đánh giá hiệu quả, chất lượng công việc. 3.2.3.3. Quyết toán tài chính Công tác quyết toán là khâu cuối cùng của quá trình sử dụng kinh phí. Đây là quá trình phản ánh đầy đủ các khoản chi và báo cáo quyết toán ngân sách theo đúng chế độ báo cáo về biểu mẫu, thời gian, nội dung và các khoản chi tiêu. Trên cơ sở các số liệu báo cáo quyết toán có thể đánh giá hiệu quả phục vụ của chính bệnh viện, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đồng thời rút ra ưu, khuyết điểm của từng bộ phận trong quá trình quản lý để làm cơ sở cho việc quản lý ở chu kỳ tiếp theo đặc biệt là làm cơ sở cho việc lập kế hoạch của năm sau. Muốn công tác quyết toán được tốt cần phải: Tổ chức bộ máy kế toán theo quy định nhưng đảm bảo tinh giản, gọn nhẹ, linh hoạt và hiệu quả. Mở sổ sách theo dõi đầy đủ và đúng quy định. Ghi chép cập nhật, phản ánh kịp thời và chính xác. Thường xuyên tổ chức đối chiếu, kiểm tra. Cuối kỳ báo cáo theo mẫu biểu thống nhất và xử lý những trường hợp trái với chế độ để tránh tình trạng sai sót. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 68 3.3. Đánh giá chung về tình hình thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính tại Bệnh viện C Thái Nguyên 3.3.1. Kết quả đạt được Mô hình tự chủ trong quản lý tài chính của Bệnh viện được thực hiện từ trước đến nay và nhất là từ năm 2006 khi thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP Bệnh viện C Thái Nguyên đã chủ động xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ thống nhất trong toàn Bệnh viện, được quyết định định mức chi cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do Nhà nước quy định cho phù hợp với đặc thù hoạt động và nguồn tài chính của Bệnh viện. Đây là căn cứ pháp lý của đơn vị để Bệnh viện điều hành, quyết toán kinh phí và thực hiện kiểm soát đánh giá hiệu quả hoạt động của các đơn vị trong Bệnh viện theo kết quả “đầu ra” giảm dần quản lý theo yếu tố “đầu vào”. Chủ động xây dựng phương án sắp xếp tổ chức theo hướng tinh gọn; xây dựng cơ cấu, tiêu chuẩn chức danh công chức, nhằm nâng cao trình độ về chuyên môn, ngoại ngữ, tin học cho đội ngũ cán bộ công chức của Bệnh viện. Chủ động ký kết các hợp đồng lao động phù hợp với khối lượng công việc và khả năng nguồn tài chính, giảm dần áp lực về biên chế, tháo gỡ khó khăn cho đơn vị do có nhu cầu lao động lớn nhưng được giao biên chế thấp cụ thể hiện nay. Đồng thời tích cực khai thác các nguồn thu sự nghiệp từ hoạt động cung ứng dịch vụ và được chủ động sử dụng các nguồn kinh phí tuỳ theo yêu cầu hoạt động của Bệnh viện, đảm bảo chi tiêu hiệu quả, tiết kiệm trên cơ sở quy chế chi tiêu nội bộ . Kết quả thực hiện cho thấy tình hình tài chính của Bệnh viện đã được cải thiện đáng kể, thể hiện trên một số mặt sau: * Về nhận thức, tư tưởng Có thể nói Nghị định 43/2006/NĐ-CP đã tác động mạnh mẽ tới nhận thức và tư tưởng của cán bộ viên chức trong Bệnh viện. Với cơ chế tài chính mới này đã được cán bộ, viên chức đón nhận một cách tự giác, tin tưởng. Đồng thời, nó đã làm thay đổi tư duy cũ ở một bộ phận không nhỏ những cán Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 69 bộ có tư tưởng chông chờ, ỷ nại và sức ỳ mà bấy lâu vẫn còn tồn tại từ cơ chế tập trung, bao cấp cũ chuyển sang. Đến thời điểm này, cán bộ, viên chức trong Bệnh viện đều ý thức được rằng việc tự chủ trong quản lý tài chính gắn liền với yêu cầu trách nhiệm và hiệu quả công tác ngày càng cao. Vì vậy, bản thân mỗi cán bộ, viên chức đều ra sức thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đóng góp vào sự phát triển, thịnh vượng của cơ quan, đơn vị. * Về kết quả hoạt động Một là, Căn cứ quyết định giao quyền tự chủ trong quản lý tài chính của Ủy ban nhân dân Tỉnh Thái Nguyên, Bệnh viện lập dự toán chi hàng năm theo số thu sự nghiệp và nguồn kinh phí NSNN cấp chi bảo đảm hoạt động thường xuyên ổn định trong 3 năm. Bệnh viện đã tiến hành xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, quy định chặt chẽ, tiết kiệm các khoản chi như: Chi điện, nước, xăng dầu, chi hội nghị, chi tiếp khách, chi phúc lợi, lễ tết... kiện toàn công tác tổ chức, bố trí hợp lý hoá từng khâu công việc chuyên môn và ưu tiên đầu tư nhân tài, vật lực cho việc nâng cao chất lượng chuyên môn, chú trọng những khâu, những hoạt động tạo ra nguồn thu. Trên cơ sở tiết kiệm chi và chủ động tăng thêm nguồn thu, đã góp phần tăng thu nhập cho cán bộ viên chức, trích lập các quỹ và bổ sung kinh phí hoạt động. Hai là, doanh thu của Bệnh viện qua các năm không ngừng tăng lên, Bệnh viện đang tìm mọi biện pháp để tăng các nguồn thu và khai thác được nhiều nguồn thu mới. Ba là, Do được chủ động trong việc trả lương tăng thêm, nên Bệnh viện đã tuyển dụng, ký kết các hợp đồng lao động phù hợp với nhu cầu công việc và khả năng tài chính của đơn vị, do đó đã tăng cường được đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, có trình độ học vấn và chất lượng chuyên môn cao. Bốn là, Để nâng cao hiệu quả hoạt động sự nghiệp có thu, Bệnh viện đã xây dựng phương án sắp xếp tổ chức theo hướng tinh gọn, xây dựng các tiêu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 70 chuẩn, chức danh cho từng cán bộ, viên chức, trên cơ sở đó có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học... cho họ. 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân * Hạn chế - Một số cán bộ, viên chức vẫn muốn duy trì cơ chế quản lý cũ, vẫn tồn tại tâm lý lo ngại bị Nhà nước cắt giảm kinh phí và băn khoăn về chất lượng hoạt động chuyên môn bị giảm hoặc xuất hiện tâm lý so bì về sự bất bình đẳng, không công bằng về phân phối thu nhập trong nội bộ đơn vị nói riêng và giữa các đơn vị trong ngành nói chung. - Cơ chế tài chính mới cũng cho phép đơn vị được xây dựng định mức chi tiêu cao hơn, hoặc thấp hơn định mức quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, tất cả các định mức chi tiêu này phải được thể hiện trong quy chế chi tiêu nội bộ của từng đơn vị. Tuy nhiên quy chế chi tiêu nội bộ Bệnh viện xây dựng chưa sát với yêu cầu được giao. Do vậy, khi cơ quan kiểm tra, thanh tra, kiểm toán làm việc với đơn vị rất có thể yêu cầu đơn vị phải giải trình, xuất toán những khoản chi cao hơn định mức chi trong quy chế chi tiêu nội bộ. Đây chính là điểm mâu thuẫn với quy định về quyền tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp có thu được quy định trong Nghị định 43/2006/NĐ-CP. - Bước đầu chuyển sang cơ chế mới, bắt buộc thủ trưởng đơn vị và các bộ phận tham mưu, giúp việc phải tiếp cận và làm quen với một số công việc mới, mặc dù bản chất hoạt động sự nghiệp, hoạt động dịch vụ công là phi lợi nhuận nhưng trong bối cảnh hiện nay nó có tính chất tương tự như hoạt động sản xuất kinh doanh, đều phải cân nhắc, tính toán đến hiệu quả kinh tế. Bộ máy tổ chức quản lý tài chính nhất là đội ngũ cán bộ kế toán tài chính có trình độ, năng lực tiếp cận nhanh cái mới song mới chỉ là kế toán tài chính thông thường, mà chưa có con mắt kế toán của nhà kế toán quản trị. Việc phân tích lập kế hoạch còn nhiều hạn chế. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 71 - Bệnh viện đã ứng dụng tin học hóa trong quản lý song vẫn còn thất thu lớn. Bệnh viện vẫn chưa thu hết nguồn thu từ khám chữa bệnh cũng như tận dụng khai thác các nguồn thu khác. - Hoạt động thường xuyên của Bệnh viện hiện nay phụ thuộc chủ yếu vào nguồn thu viện phí và BHYT. Song bảng giá viện phí được Bộ Y tế quy định từ năm 1995 đến nay đã trải qua nhiều năm vẫn không thay đổi. Thêm nữa giá viện phí hiện nay như đã phân tích ở trên chỉ bao gồm một phần rất nhỏ trong tổng giá thành dịch vụ đang gây ra nhiều bất cập xét cả về mặt hiệu quả kinh tế lẫn công bằng trong chăm sóc sức khoẻ. Bệnh viện có hàng loạt những dịch vụ mới không có trong biểu giá quy định nhất là các dịch vụ sử dụng kỹ thuật cao gây khó khăn trong việc định giá thu dịch vụ y tế. - Cơ sở quản lý của Nhà nước hiện hành chủ yếu mang tính khai thác (thu nộp) mà chưa kích thích tăng trưởng, nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu. Bởi theo quy định hiện hành nguồn thu viện phí dùng để tăng cường khả năng cung cấp vật tư tiêu hao, trang thiết bị y tế, thưởng cho cán bộ công nhân viên mà chưa được tiết kiệm cho hoạt động XDCB. Ngoài ra, mối quan hệ giữa các bộ ngành còn nhiều điều chưa thống nhất từ khâu lập kế hoạch phân phối, cấp phát và kiểm tra quyết toán. Đặc biệt là chưa có hệ thống tiêu chuẩn cũng như phương pháp, để đánh giá hiệu quả sử dụng các đồng vốn chi tiêu trong bệnh viện. - Mặc dù Nghị định 43/2006/NĐ-CP đề cao quyền tự chủ trong quản lý tài chính, tự quyết, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp có thu. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai vẫn còn nhiều vướng mắc, đặc biệt là việc mua sắm TSCĐ và sửa chữa lớn còn quá nhiều thủ tục hành chính, qua nhiều bước, nhiều cấp gây phiền hà cho đơn vị. Ví dụ: Để mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ bằng nguồn kinh phí ngân sách cấp hoặc vốn tự có thì trước hết Sở y tế phải có thông báo ghi kế hoạch mua sắm cho đơn vị. Sau đó, đơn vị phải lập dự toán chi ngân sách Nhà nước Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 72 để Sở duyệt rồi mới tiến hành các thủ tục tiếp theo. Nếu mua sắm tài sản có giá trị trên 100 triệu đồng thì phải trình Sở y tế duyệt kế hoạch đấu thầu, rồi mới tiến hành thủ tục đấu thầu, sau đó lại phải xin phê duyệt kết quả đấu thầu. Riêng sửa chữa lớn TSCĐ, không có quy định nào phân cấp giới hạn giá trị dưới 100 triệu đồng đơn vị được quyền tự quyết mà không phải qua Sở y tế; toàn bộ thủ tục từ xin chủ trương, lập báo cáo đầu tư, hợp đồng thuê tư vấn lập thiết kế dự toán, duyệt thiết kế dự toán, duyệt kế hoạch đấu thầu hoặc chỉ định thầu và kết quả đấu thầu sửa chữa lớn đều phải trình qua Sở y tế duyệt. Rõ ràng, với quy trình, thủ tục hành chính trên áp dụng đối với đơn vị rất phiền hà, mất nhiều thời gian, và dẫn tới hiệu quả hoạt động của đơn vị bị giảm sút. * Nguyên nhân của những hạn chế - Hệ thống văn bản chế độ tự chủ trong quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp nói chung và đơn vị sự nghiệp có thu nói riêng còn bộc lộ những hạn chế trong quá trình thực chi. Các định mức, chế độ chi tiêu trong đơn vị sự nghiệp có thu dù được nhà nước quy định nhưng tính khả thi không cao, chưa phù hợp với thực tế, khó vận dụng hoặc tạo điều kiện cho đơn vị hạch toán chi tiêu không trung thực vì không thể áp dụng được. Các định mức chi tổng hợp làm căn cứ lập dự toán và giao nhiệm vụ chi Ngân sách, cấp phát và quản lý tài chính hàng năm chưa phù hợp với thực tế chi và nhiệm vụ được giao. - Văn bản quy định về thu viện phí có từ lâu hiện nay đã lỗi thời và không còn phù hợp trong nền kinh kinh tế thị trường. - Nhận thức của một số cán bộ tại các đơn vị về việc thực hiện chế độ tài chính mới chưa đúng mức, chỉ đơn thuần xem việc thực hiện tự chủ trong quản lý tài chính là tăng thu nhập cho cán bộ công chức mà chưa chú trọng đến các yêu cầu quản lý, thực hiện tiết kiệm chống lãng phí, nâng cao hiệu suất làm việc, hiệu quả công tác. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 73 - Thủ trưởng và cán bộ làm công tác tài chính kế toán ở các đơn vị được giao quyền tự chủ trong quản lý tài chính chưa nắm rõ các quy định về những nội dung được tự chủ cũng như trách nhiệm của đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ trong quản lý tài chính; chưa thực sự năng động, chủ động trong việc triển khai thực hiện cơ chế tự chủ trong quản lý tài chính ở đơn vị mình. - Hệ thống các phòng ban chức năng giúp việc cho Giám đốc còn cồng kềnh, chức năng nhiệm vụ còn chồng chéo. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 74 Chƣơng 4 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM TRONG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN C THÁI NGUYÊN 4.1. Định hƣớng phát triển Bệnh viện C Thái Nguyên 4.1.1. Định hướng phát triển chung ngành y tế Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân (1989); Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992); Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/2/2005 về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến 2030 đã tiếp tục khẳng định sự phát triển của sự nghiệp y tế trong thời kỳ mới. Đó là: Đầu tư cho sức khoẻ chính là đầu tư cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, mỗi gia đình. Tăng cường đầu tư cho phát triển hệ thống y tế từ NSNN và từ sự đóng góp của cộng đồng thông qua hình thức thu viện phí một cách hợp lý và khuyến khích phát triển hình thức bảo hiểm y tế. Thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khoẻ. Thực hiện công bằng là bảo đảm cho mọi người đều được chăm sóc sức khoẻ, phù hợp với khả năng kinh tế của xã hội, đồng thời Nhà nước có chính sách khám chữa bệnh miễn phí và giảm phí đối với người có công với nước, người nghèo, người sống ở vùng có nhiều khó khăn và đồng bào các dân tộc thiểu số. Xã hội hoá sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Đa dạng hoá các hình thức tổ chức chăm sóc sức khoẻ: nhà nước, dân lập và tư nhân trong đó y tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Phát triển các loại hình chăm sóc sức khoẻ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của nhân dân trong điều kiện nguồn lực của Nhà nước đầu tư cho y tế còn hạn chế. Khuyến khích, hướng dẫn và quản lý tốt hoạt động của các cơ sở y tế dân lập, y tế tư nhân nhằm mục tiêu thiết Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 75 thực phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, chống mọi biểu hiện tiêu cực trong các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Xuất phát từ định hướng phát triển trên, chủ trương của Nhà nước cũng như Bộ Y tế trong việc đổi mới công tác quản lý bệnh viện công ở nước ta là: Thứ nhất, chuyển từ mô hình quản lý thuần tuý chuyên môn sang mô hình quản lý đơn vị kinh tế dịch vụ. Tổ chức hệ thống định mức kinh tế hợp lý. Quản lý chặt chẽ các yếu tố đầu vào, chi phí và thu nhập. Chuyển trọng tâm từ “bác sỹ” sang trọng tâm “người yêu cầu dịch vụ”. Thứ hai, đa dạng hoá các hình thức dịch vụ và đồng bộ hoá dịch vụ nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của người bệnh và xã hội. Thay đổi quan niệm bệnh viện ngồi đợi bệnh nhân đến sang chủ động đến với bệnh nhân, thâm nhập cộng đồng trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu xã hội, tổ chức hệ thống marketing. Thứ ba, chủ động thích ứng trong môi trường cạnh tranh. Không chỉ các bệnh viện nhà nước làm kinh tế dịch vụ mà gồm cả các bệnh viện bán công, tư nhân kể cả đầu tư nước ngoài. Thứ tư, xoá dần cơ chế xin - cho trong đầu tư và cấp phát kinh phí. Các dự án, chương trình đầu tư phải qua đấu thầu theo quy định của pháp luật. Tự chịu trách nhiệm chủ động cân đối, bảo đảm các nguồn lực cho hoạt động và cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên trong bệnh viện. 4.1.2. Định hướng phát triển Bệnh viện C Thái Nguyên 4.1.2.1. Quan điểm phát triển Với định hướng trở thành Bệnh viện đa khoa hàng đầu của Tỉnh Thái Nguyên, Bệnh viện đã không ngừng cải thiện điều kiện CSSK cho nhân dân, tăng cường công tác đào tạo, chỉ đạo tuyến và hợp tác quốc tế cũng như công tác quản lý tài chính. Hướng đi Bệnh viện trong thời gian tới nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược trên là: Một là, Bệnh viện cho mọi người, mọi người đều được điều trị tại Bệnh viện, được hưởng các dịch vụ y tế như nhau không phân biệt giàu nghèo,... Đó là hướng đi thực thi công bằng y tế. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 76 Hai là, thực hiện công bằng và hiệu quả y tế. Để đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, Bệnh viện cần có thêm nguồn kinh phí trong điều kiện NSNN cấp cho rất hạn hẹp. Vì vậy, một mặt có biện pháp tăng thu viện phí và BHYT nhưng đồng thời thực hiện chế độ miễn giảm cho người nghèo, người có công với cách mạng,... theo quy định của Nhà nước. Quán triệt quan điểm thu viện phí của World Bank (theo Inrestment in health - 1992 WB): Thu viện phí để giảm bớt gánh nặng cho NSNN mà vẫn giữ được công bằng y tế. Đó là phải “thu phí có chọn lọc”: Người nghèo thì được miễn giảm, người giàu phải đóng đủ. Đây được coi là hướng hợp lý nhất. Ba là, thực hiện và hướng tới khái niệm CSSK ban đầu trong bệnh viện. Đó là hướng ưu tiên sử dụng công nghệ thích hợp; phân tích giá cả hiệu quả để tránh lãng phí; cập nhật khoa học xem phần nào làm trước, phần nào làm sau? Phần nào nên làm và phần nào không nên làm? Bốn là, thực hiện Bệnh viện hướng về cộng đồng. Đó là: Bệnh viện hướng về yêu cầu của cộng đồng Bệnh viện dựa vào cộng đồng. Bệnh viện là trung tâm sức khỏe cộng đồng. Bệnh viện là tác nhân phát triển công bằng y tế trong cộng đồng. 4.1.2.2. Các mục tiêu, các chỉ tiêu cơ bản của chiến lược phát triển * Về cơ cấu tổ chức - Củng cố lại các phòng chức năng để các phòng này thực sự là tham mưu đắc lực, hiệu quả cho Giám đốc về chuyên môn kỹ thuật, về kinh tế tài chính. - Củng cố và sắp xếp lại các khoa Lâm sàng và Cận lâm sàng để các khoa phát huy được tính chủ động, sáng tạo và thu được kết quả cao nhất trong hoạt động chuyên môn. - Tách Phòng Quản lý Nghiên cứu Khoa học và Đào tạo ra khỏi phòng Kế hoạch tổng hợp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 77 - Triển khai thành lập khoa mới là khoa Nội tiết và rối loạn chuyển hóa. - Thành lập mới Khu khám và điều trị tự nguyện theo yêu cầu: với quy mô từ 50 - 70 giường nội trú và khám điều trị 200 bệnh nhân ngoại trú với phương thức hoạt động hạch toán độc lập tự chủ hoàn toàn về biên chế và kinh phí để đảm bảo cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh tốt nhất cho nhân dân. * Về nhân lực Giai đoạn 2012 đến 2015 sẽ phát triển nguồn nhân lực theo hàng năm cùng với việc tăng số bệnh nhân thu dung để đến 2015 số nhân lực trong toàn Bệnh viện đạt khoảng 600 nhân viên theo đúng tỷ lệ quy định và tổng số bệnh nhân thu dung là 50.000 đến 60.000 bệnh nhân.. * Về kỹ thuật chuyên môn - Tập trung phát triển các hoạt động khám chữa bệnh kỹ thuật cao song song với việc mở rộng công tác khám chữa bệnh thông thường. - Đẩy nhanh quá trình hiện đại hoá và tiếp thu các kỹ thuật tiên tiến tại các bệnh viện tuyến trung ương, đưa trình độ chuyên môn kỹ thuật của Bệnh viện từng bước được nâng cao, đáp ứng đòi hỏi của Bệnh viện đa khoa loại I của tỉnh. - Triển khai các kỹ thuật mới trong lĩnh vực sản, nội, ngoại khoa như: Phẫu thuật nong van tim, hỗ trợ sinh sản bằng phương pháp IUI, phẫu thuật mổ u não, phát triển phẫu thuật nội soi gan mật, điều trị xạ phẫu các u ở phần thân bằng dao Gamma, điều trị xạ phẫu bằng máy gia tốc tuyến tính. * Về đạo tạo, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến: Bệnh viện tiếp tục cử cán bộ đi học bổ túc chuyên môn ở các bệnh viện tuyến trên ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh theo yêu cầu phát triển kỹ thuật, cử một số bác sỹ đi học ở nước ngoài theo chương trình hợp tác. - Tiếp tục cử các bác sỹ đi học tiến sỹ, thạc sỹ, chuyên khoa I, chuyên khoa II, cử y tá đi học cử nhân. Tăng cường hợp tác với bệnh viện trung ương để thường xuyên hội chẩn các ca phực tạp, triển khai phẫu thuật mới tại bệnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 78 viện tạo điều kiện cho các bác sỹ của bệnh viện học tập tốt đồng thời giảm khó khăn cho người bệnh phải đi xa tốn kém. - Duy trì học tập chuyên môn hàng tháng dưới nhiều hình thức như mời các giáo sư đầu ngành, các bác sỹ giỏi về trao đổi chuyên môn với các bác sỹ trong bệnh viện, đặc biệt là hệ nội bằng các cuộc hội chẩn sinh hoạt khoa học. - Bệnh viện tổ chức sinh hoạt khoa học với nội dung ngắn gọn, phong phú, tích cực tham gia các buổi sinh hoạt khoa học của tuyến Trung ương. Tiếp tục đề nghị Bộ y tế và các bệnh viện trung ương hỗ trợ theo đề án 1816 gồm 3 bệnh viện cũ: Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện K Trung ương, Viện Mắt Trung ương và thêm Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện đa khoa TW Thái Nguyên. - Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học nhất là những đề tài có tác dụng thiết thực phục vụ công tác khám cữa bệnh tại bệnh viện. * Về hoạt động dịch vụ - Xây dựng khu điều trị tự nguyện theo yêu cầu với quy mô từ 50-70 giường nội trú và khám điều trị chất lượng cao cho 200 bệnh nhân ngoại trú. - Cung ứng các dịch vụ tốt nhất và chất lượng về cơ sở vật chất kỹ thuật của các buồng điều trị nội trú và ngoại trú. * Về tài chính - Căn cứ vào nhu cầu phát triển ngành, các chỉ tiêu nhiệm vụ đề ra trong chiến lược để xác định quy mô, cơ cấu tổ chức quản lý và hình thành các chỉ tiêu định mức tài chính. - Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu, định mức thu chi tài chính làm công cụ đo lường và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch dài hạn, kế hoạch hàng năm của Bệnh viện. - Tăng thu từ các dịch vụ như dịch vụ điều trị tự nguyện theo yêu cầu trong điều trị nội trú và ngoại, dịch vụ tiện ích về phòng nằm điều trị chất lượng cao và theo nhu cầu người bệnh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 79 - Thực hiện chi theo Quy chế chi tiêu nội bộ, triệt để tiết kiệm: nhân lực, điện nước, văn phòng phẩm, xăng xe…. 4.2. Giải pháp hoàn thiện việc thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính tại Bệnh viện C Thái Nguyên 4.2.1. Giải pháp khai thác nguồn tài chính Thực hiện xã hội hóa sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung và công tác khám chữa bệnh nói riêng là thực hiện đường lối đổi mới của Đảng ta trong lĩnh vực y tế. Xã hội hóa là quy luật tất yếu để đạt tới mục tiêu mọi người đều được chăm sóc sức khỏe và được khám chữa bệnh dựa trên cơ sở Nhà nước và nhân dân cùng làm, huy động mọi tiềm năng xã hội cho chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường. Xã hội hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển sự nghiệp bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung và công tác khám chữa bệnh nói riêng trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Trong xu thế đó, nguồn tài chính của Bệnh viện C Thái Nguyên rất đa dạng. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để quản lý các nguồn thu nhằm tăng cường khai thác các nguồn này. 4.2.1.1.Đối với nguồn NSNN Mặc dù kinh phí thường xuyên là do NSNN cấp hàng năm tăng chậm và ngày càng có tỷ trọng giảm trong tổng nguồn kinh phí của Bệnh viện song đây là nguồn kinh phí tương đối ổn định. Có thể nói nguồn NSNN hiện vẫn là nguồn kinh phí chủ đạo cho các bệnh viện công. Bởi ngoài kinh phí thường xuyên, NSNN còn đầu tư với khối lượng lớn cho Bệnh viện dưới các Dự án đầu tư XDCB. Bệnh viện cần phát huy thế mạnh đơn vị dự toán cấp II trên cơ sở tiêu chí phát triển của Bệnh viện và chủ trương đầu tư trọng điểm của Nhà nước. Tranh thủ sự giúp đỡ của các ban ngành hữu quan tạo môi trường thuận lợi cho Bệnh viện khai thác tối đa nguồn ngân sách, trên cơ sở thực hiện tốt các chỉ tiêu nhiệm vụ hàng năm cũng như việc quản lý Dự án đầu tư để đẩy nhanh tiến độ giải ngân. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 80 4.2.1.2. Đối với nguồn viện phí Nguồn viện phí là nguồn chủ yếu bổ xung kinh phí cho hoạt động chuyên môn của Bệnh viện. Trong những năm qua, nguồn thu này có tốc độ tăng trưởng mạnh. Bệnh viện cần duy trì tốc độ tăng trưởng này. Song như đã nói ở chương 3, hiện nay Bệnh viện vẫn còn để thất thoát trong quá trình thu viện phí. Vấn đề đặt ra là cần thu đúng, thu đủ. Đây là điều kiện thiết yếu và là yếu tố để tăng nguồn vốn quan trọng này nhưng vẫn đảm bảo được công bằng y tế. Đó là: Thu đúng theo quy định của Nhà nước. Thực hiện thu từng mục đặc biệt là thuốc và chuẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm. Riêng đối với giá chi phí cho hình thức tự nguyện cần hạch toán đủ trong phẫu thuật, xét nghiệm và chuẩn đoán hình ảnh. Thu đủ: ngoài việc thu đúng theo quy định của Nhà nước, Bệnh viện cần thu phí có chọn lọc theo khuyến cáo của World Bank: thu đủ những ai có khả năng đóng góp và miễn giảm cho những ai ít có khả năng đóng góp. Thu đủ còn bao gồm việc thu vào kinh phí bệnh viện chứ không phải thu vào túi của một số cá nhân. Muốn đạt được mục tiêu trên, Bệnh viện cần phải: Thứ nhất, thực hiện thu tại chỗ tạo thuận lợi cho bệnh nhân. Bệnh nhân dù nằm ở bất cứ khoa phòng nào, sử dụng bất cứ dịch vụ nào đều có thể nộp tiền ở nơi mà mình thấy thuận tiện nhất. Đặc biệt trong việc thu khám và xét nghiệm, cần sắp xếp, bố trí lại hệ thống tổ chức một cách hợp lý đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện cho bệnh nhân. Chẳng hạn: tất cả các bệnh nhân đến khám chữa bệnh (trừ các trường hợp cấp cứu thì đến thẳng phòng cấp cứu) được tiếp đón tại “Phòng tiếp đón”. Tại đây, các bác sỹ, y tế sẽ tiếp bệnh nhân, hỏi bệnh nhân về yêu cầu khám chữa bệnh, tình trạng bệnh tật... Khi đã hiểu và nắm được nhu cầu, nguyện vọng cũng như tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân, các bác sỹ sẽ tư vấn, chỉ dẫn bệnh nhân đến các chuyên khoa sâu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 81 cần thiết. Có như vậy vừa tránh tình trạng ùn tắc bệnh nhân vừa góp phần làm giảm thất thu cho bệnh viện. Đối với bệnh nhân thì không bị khám chữa bệnh không đúng với nguyện vọng, nhanh chóng, thuận tiện tránh các khám chữa bệnh không cần thiết gây lãng phí cho cả người bệnh lẫn NSNN. Thứ hai, có chính sách miễn giảm viện phí đúng đối tượng: người có thẻ người nghèo, người có công với cách mạng, thương binh, con liệt sỹ... Giảm bớt nhập viện không cần thiết, gia tăng các điều trị ngoại trú tại Bệnh viện trong ngày. Thứ ba, để tăng nguồn thu viện phí và BHYT trong điều kiện giá viện phí không được quá cao để đảm bảo công bằng trong chăm sóc sức khoẻ , bệnh viện cần có chiến lược cho việc khai thác nguồn thu này. Cụ thể là thay cho việc thu viện phí theo mức giá chung như hiện nay đối với tất cả các đối tượng đến khám chữa bệnh, bệnh viện có thể áp dụng mức giá cao đối với những người muốn khám theo yêu cầu ( gồm cả yêu cầu về thời gian khám chữa bệnh, yêu cầu lựa chọn bác sỹ, yêu cầu về hình thức khám chữa bệnh...). Khi xây dựng mức giá viện phí tự nguyện này ngoài việc tính đủ chi phí, Bệnh viện cần lưu ý một số điểm sau: Khi xây dựng mức giá viện phí tự nguyện bệnh viện cần phải dựa trên cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc định giá. Mức giá viện phí tự nguyện phụ thuộc vào tính chất, chất lượng dịch vụ y tế mà bệnh viện cung cấp, hình thức và phương thức cung ứng, thời gian và địa điểm cung ứng, nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế tự nguyện, phương thức thanh toán, tâm lý người sử dụng dịch vụ... Ngoài ra còn phụ thuộc vào chính sách quản lý vi mô và vĩ mô về dịch vụ y tế công cộng nói chung và dịch vụ y tế tự nguyện nói riêng. Bệnh viện có thể đa dạng hoá các cách định giá dịch vụ y tế cho hình thức tự nguyện. Cụ thể là: (1). Giá chi trả theo từng loại dịch vụ: giá cả được hình thành trên cơ sở các chi phí trực tiếp, gián tiếp của các dịch vụ y tế mà bệnh nhân đã sử dụng theo từng mục (khám bệnh, thuốc, can thiệp...) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 82 Giá dịch vụ = Chi phí trực tiếp + Chi phí gián tiếp + Lợi nhuận (Lợi nhuận: Tuỳ theo loại hình dịch vụ để xác định) (2). Giá dịch vụ trọn gói: là việc người sử dụng trả như nhau cho một loại hình khám chữa bệnh nào đó mà không cần quan tâm tới diễn biến của quá trình sử dụng dịch vụ y tế. Thực chất của việc định giá này là người cung cấp dịch vụ đã xác định tương đối chuẩn chi phí cần thiết và giá này cao hơn giá trị trung bình cần thiết. (3). Giá cố định cho mỗi lần mắc bệnh: cách tính giá này áp dụng cho các khách hàng có bệnh mãn tính và “khách hàng thuỷ chung”. Có nghĩa là bệnh viện nắm khá rõ bệnh sử của người sử dụng dịch vụ và khuyến khích sự thuỷ chung của khách hàng bằng việc chỉ lấy tiền công chẩn đoán lần đầu, các lần tiếp theo nếu không có bệnh tình mới phát sinh thì không phải trả công chẩn đoán... Cách định giá này khuyến khích khách hàng theo một chu kỳ điều trị hoàn chỉnh và sự trở lại trong tương lai, đây cũng là một kiểu cạnh tranh của các cơ sở dịch vụ y tế. 4.2.1.3. Đối với nguồn khác Bệnh viện cần tăng cường nguồn thu từ các dịch vụ bổ trợ, các hợp đồng nghiên cứu khoa học...Bệnh viện có thể sử dụng các biện pháp huy động nguồn vốn đóng góp của nhân dân dưới hình thức góp vốn cùng đầu tư, liên doanh liên kết. Bệnh viện có thể xây dựng Bệnh viện bán công, trong đó vốn Nhà nước gồm quyền sử dụng đất, đội ngũ cán bộ công nhân viên. Phần kêu gọi đóng góp của nhân dân bao gồm máy móc, TTB y tế.... Bệnh viện có thể đa dạng các hình thức đầu tư để thu hút các đối tác không chỉ trong mà còn ở ngoài nước như: Tư nhân bỏ vốn mua trang thiết bị đặt tại bệnh viện và tự lo cả kinh phí bảo dưỡng. Việc thu hồi vốn được thông qua thu phí dịch vụ. Bệnh viện có thiết bị phục vụ khám chữa bệnh, trả tiền sử dụng máy thông qua cơ chế trích một tỷ lệ cố định trên số phí dịch vụ thu được. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 83 Hoặc cả bệnh viện và đối tác đầu tư cùng góp vốn bằng hình thức cổ phần để đầu tư xây dựng bệnh viện bán công trong bệnh viện hoặc hoạt động độc lập như một vệ tinh của bệnh viện. Hoặc tư nhân cho bệnh viện vay tiền để đầu tư mua sắm trang thiết bị, nhà cửa, cơ sở hạ tầng. Bệnh viện trả dần bằng ngân sách hàng năm hoặc trả bằng nguồn kinh phí, viện phí thu được từ hoạt động chuyên môn. 4.2.1.4. Xây dựng bệnh viện hướng về khách hàng Bệnh viện cần xây dựng bệnh viện theo hướng thoả mãn nhu cầu của khách hàng thay vì buộc khách hàng theo mình. Khách hàng của bệnh viện chính là những người có nhu cầu khám, chữa bệnh. Bệnh viện cần xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với bệnh nhân: thường xuyên tổ chức các cuộc điều tra, phỏng vấn để ngoài việc khảo sát tình hình bệnh tật còn phải tìm hiểu nguyện vọng, nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Thành lập hội đồng khách hàng làm nhiệm vụ tiếp nhận những phản hồi từ phía khách hàng. Mở rộng các hình thức cung cấp dịch vụ: khám chữa bệnh tại nhà, khám chữa bệnh theo yêu cầu... Bệnh viện có thể phát triển theo hướng mô hình khép kín phục vụ bệnh nhân từ A - Z. Hiện ở Việt Nam, Bệnh viện Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh là một điển hình làm tốt mô hình này. Bệnh nhân đến bệnh viện ngoài việc được khám chữa bệnh ra còn có thể đăng ký chỗ ngủ trọ ngay tại Bệnh viện, cung ứng dịch vụ tiện ích về phòng nằm điều trị chất lượng cao và theo nhu cầu của người bệnh. Mua thuốc và vật dụng khác ngay trong khuôn viên Bệnh viện và Bệnh viện có cả dịch vụ ăn uống rất thuận tiện cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân… 4.2.1.5. Phát huy nội lực trong bệnh viện Đây được coi là một trong những điều kiện tiên quyết thực hiện hướng phát triển của Bệnh viện. Bệnh viện C là một Bệnh viện đa khoa lớn trong tỉnh Thái Nguyên, cơ sở vật chất khang trang, có nhiều TTB y tế hiện đại, đội Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 84 ngũ bác sỹ có tay nghề. Vì vậy Bệnh viện cần có kế hoạch để sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực sẵn có của mình tránh gây lãng phí, chảy máu “chất xám”. Muốn vậy bệnh viện cần có chế độ đãi ngộ hợp lý, đảm bảo sự hài lòng của nhân viên. Thay cho việc trả lương hàng tháng theo cấp bậc, hệ số như hiện nay, bệnh viện có thể trả lương theo tuần làm việc. Mức lương này được trả sao cho xứng với công sức mà người lao động bỏ ra. Ngoài ra cần có chính sách đãi ngộ hợp lý với đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao... Có như vậy mới phát huy được nhân tố con người vừa giảm tình trạng tiêu cực trong bệnh viện. Bệnh viện cần khai thác, sử dụng có hiệu quả hệ thống máy móc, thiết bị y tế. Sử dụng công nghệ đúng mục đích, đúng chức năng tránh tình trạng mua mà không sử dụng vì thiếu đồng bộ hoặc sử dụng không hết công suất hoặc sử dụng mà không bảo trì. 4.2.2. Hoàn thiện cơ chế quản lý chi tiêu 4.2.2.1. Xây dựng hệ thống định mức, tiêu chuẩn chế độ chi tiêu nội bộ hợp lý Định mức chi NSNN không những là căn cứ để lập kế hoạch mà còn là cơ sở để tiến hành công tác kiểm tra kiểm soát công tác tài chính kế toán. Mỗi ngân sách chi của Bệnh viện cần phải có tiêu chuẩn thích hợp nhằm đảm bảo tính hiệu quả tránh lãng phí . Khi xây dựng định mức tiêu chuẩn trong nội bộ cần đảm bảo những nguyên tắc sau: Thứ nhất, quy chế chi tiêu nội bộ phải đảm bảo cho Bệnh viện hoàn thành nhiệm vụ chính trị, thực hiện hoạt động thường xuyên phù hợp với tính đặc thù trong lĩnh vực y tế nhưng vẫn đảm bảo sử dụng kinh phí có hiệu quả và tăng cường công tác quản lý tài chính. Thứ hai, quy chế chi tiêu nội bộ được công khai thảo luận trong Bệnh viện, có ý kiến của tổ chức công đoàn. Nguyên tắc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ là ưu tiên chi nghiệp vụ để đảm bảo chất lượng chuyên môn. Tăng thu, tiết kiệm chi hành chính và tổ chức, phân công lao động cho hợp lý và có hiệu quả. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 85 Để đảm bảo các nguyên tắc trên, quá trình xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của Bệnh viện thực hiện theo các bước sau: Xác định nhu cầu chi cho mỗi nhóm chi. Việc xác định chi cho mỗi nhóm có thể dựa trên: Định mức tiêu hao các loại vật tư dụng cụ cho mỗi hoạt động và theo quy chế nội bộ cũng như quy định hiện hành của nhà nước. Căn cứ vào số lượng thống kê qua số chi quyết toán từ đó lượng giá chất lượng và lượng giá hiện thực hiệu quả 5 mục tiêu đề ra của Bệnh viện. Từ đó đúc rút kinh nghiệm để lên kế hoạch cho phù hợp. Cân đối giữa khả năng và nhu cầu chi để quyết định định mức chi cho từng nhóm. Đây là bước khó khăn và phức tạp đòi hỏi phải xác lập thứ tự ưu tiên đối với từng khoản chi. Đồng thời phải dành ra một khoản "không tiên lượng trước”- quỹ dự phòng để đảm bảo chi tiêu trong trường hợp có biến động: lạm phát, quy định của nhà nước thay đổi... 4.2.2.2. Thực hiện khoán quản tại một số khoa, phòng trong Bệnh viện Thực hiện khoán quản có nghĩa là Bệnh viện chỉ khoán về kế hoạch còn toàn bộ nguồn tài chính vẫn do Bệnh viện thu và quản lý. Bệnh viện giao cho các Khoa, phòng nhận khoán một mức khoán. Nếu vượt qua ngưỡng khoán đó thì đơn vị nhận khoán được thưởng theo mức trong khung quy định của Nhà nước. Việc xác định mức khoán kế hoạch dựa trên số kinh phí mà Bệnh viện chi cho bộ phận này. Làm tốt công tác khoán sẽ giúp cho Bệnh viện giảm sức ép quản lý theo chiều rộng, tập trung nguồn lực quản lý theo chiều sâu. Đồng thời vẫn đảm bảo cho việc quản lý có hiệu quả nguồn kinh phí nhất là tránh thất thoát các nguồn thu. Đối với các đơn vị nhận khoán bắt buộc phải có kế hoạch tăng thu tiết kiệm các khoản chi. 4.2.3. Tăng cường cơ sở vật chất, đưa tiến bộ tin học ứng dụng vào công tác quản lý tài chính Để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ được giao, việc tăng cường cơ sở vật chất, hiện đại hóa trang thiết bị làm việc đưa vào ứng dụng tin học vào Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 86 trong quản lý tài chính nhằm nâng cao chất lượng quản lý là việc làm hết sức có ý nghĩa. Trong quá trình thực hiện giải pháp này cần chú ý tới một số vấn đề sau: Việc mua sắm tài sản phải cân đối với nhiệm vụ được giao, đặc biệt là các máy móc chuyên môn cần theo chiến lược sử dụng. Công nghệ thích hợp: công nghệ mới, hiện đại nhưng giá cả phải chăng, dễ sử dụng, dễ bảo trì, nguồn nguyên liệu cho hoạt động của máy móc phải đa dạng, có nguyên liệu thay thế. Hiện đại hóa TTB làm việc không có nghĩa là mua sắm thiết bị đắt tiền mà là cung cấp đầy đủ TTB cần thiết phục vụ hoạt động cho Bệnh viện. Đảm bảo các thiết bị tối cần thiết cho hoạt động hành chính như: phương tiện đi lại, máy vi tính... theo hướng tiết kiệm, hiệu quả. Tăng cường quản lý tài chính bằng cách thực hiện triển khai đồng bộ việc ứng dụng công nghệ vào trong quản lý. Củng cố hệ thống mạng nội bộ. Nâng cấp, cải tiến phần mềm quản lý bệnh viện cũng như phần mềm kế toán đang dùng. 4.2.4. Xây dựng đội ngũ cán bộ tài chính kế toán chuyên trách có tinh thần trách nhiệm, có nghiệp vụ cao Có thể nói, một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác quản lý nói chung và công tác quản lý tài chính Bệnh viện nói riêng là đội ngũ cán bộ công tác Tài chính kế toán. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ Tài chính chuyên trách, có tinh thần trách nhiệm, có nghiệp vụ Tài chính kế toán cần được xem như một khâu then chốt trong việc hoàn thiện quản lý Tài chính. Để thực hiện giải pháp này cần từng bước thực hiện các bước sau: Rà soát đánh giá lại toàn bộ bộ máy quản lý Tài chính kinh tế về năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức. Trên cơ sở đó tiến hành sắp xếp lại tổ chức, kiện toàn lại toàn bộ bộ máy quản lý Tài chính theo hướng tinh gọn, chuyên trách, hoạt động có hiệu quả. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 87 Tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ bằng nhiều hình thức: tham gia các lớp đào tạo trung, cao cấp, tham dự các lớp tập huấn để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cũng như cập nhật các văn bản chế độ, kiến thức mới trong quản lý. Cán bộ làm công tác tài chính kế toán phải là những cán bộ trung thực, phải có nghiệp vụ chuyên môn giỏi. Do đó, việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ phải toàn diện cả về lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức trình độ chuyên môn và năng lực thực tiễn. Ngoài ra, để tiết kiệm chi, Bệnh viện cần rà soát và đánh giá lại một số hoạt động phục vụ công tác chuyên môn. Hoạt động nào mà Bệnh viện thực hiện kém hiệu quả, tiêu tốn nhân lực và tài chính thì thay cho việc Bệnh viện tự làm như hiện nay bằng việc ký hợp đồng thuê đơn vị chuyên trách cung cấp. Chẳng hạn: hoạt động vệ sinh nhà; buồng bệnh; hoạt động giặt là; an ninh Bệnh viện. Thêm nữa, thay cho việc phải tuyển dụng thêm nhân viên vào biên chế, bệnh viện có thể ký hợp đồng sử dụng lao động hoặc linh động trong việc mời chuyên gia của đơn vị khác đến khám chữa bệnh theo yêu cầu và mổ các trường hợp khó. 4.2.5. Tăng cường quản lý và kiểm soát quá trình chấp hành kỷ luật tài chính trong đơn vị Nội dung của giải pháp này bao gồm: tăng cường quản lý và kiểm soát qúa trình chi tiêu Ngân sách theo Luật Ngân sách và đảm bảo chấp hành nghiêm kỷ luật tài chính trong các đơn vị dự toán. Thứ nhất, Để công tác kiểm soát qúa trình chi tiêu Ngân sách theo luật Ngân sách được thực hiện có hiệu quả và chất lượng cao thì chúng ta phải tiến hành kiểm soát chi một cách liên tục từ khâu lập dự toán Ngân sách, chấp hành Ngân sách đến khâu quyết toán Ngân sách. Lập dự toán ngân sách Luật ngân sách quy định: “Dự toán được duyệt là điều kiện đầu tiên để thực hiện chi Ngân sách Nhà nước”. Dự toán ngân sách được duyệt thực chất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 88 là kế hoạch chi Ngân sách Nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cần phải nhận thức rằng kế hoạch hoá là yêu cầu có tính khách quan, là phương thức quản lý kinh tế - xã hội nói chung và lĩnh vực quản lý tài chính nói riêng. Công tác kế hoạch hoá thực hiện tốt sẽ là cơ sở cho việc giám sát, kiểm soát trước khi chi Ngân sách, đảm bảo phân phối ngân sách một cách hợp lý cho các đơn vị dự toán. Để công tác lập dự toán Ngân sách thực hiện được chức năng giám sát trước khi chi Ngân sách, làm cơ sở cho quá trình chấp hành và quyết toán Ngân sách, cần phải thực hiện các biện pháp sau đây: Thực hiện đúng quy trình xây dựng dự toán Ngân sách. Quy định một cách cụ thể và chấp hành nghiêm ngặt thời gian lập dự toán ở các đơn vị dự toán với các biểu mẫu thống nhất và các định mức, tiêu chuẩn rõ ràng, biên chế định biên phù hợp với nhiệm vụ được giao. Dự toán Ngân sách của các đơn vị phải thể hiện được đầy đủ chi tiết nội dung thu - chi (kể cả thường xuyên và không thường xuyên) vì trên cơ sở đó mới có thể xác định được kế hoạch Ngân sách tương đối chính xác và tạo cơ sở cho việc kiểm soát chi tiêu ở các khâu tiếp theo. Chấp hành ngân sách Kiểm soát chi trong quá trình chấp hành Ngân sách thực chất là việc kiểm soát trong quá trình sử dụng kinh phí. Mua vật tư phục vụ công tác chuyên môn hay kinh phí sửa chữa thường xuyên tài sản cố định nên phân đều theo quý trong năm, không nên để dồn vào quý cuối năm. Để làm được như vậy thì phòng Tài chính phải cập nhật số liệu thường xuyên, rà soát các khoản chi, bố trí lại bộ máy tổ chức của phòng và phân công công việc phù hợp với trình độ năng lực của từng cán bộ. Kế toán quyết toán Ngân sách Công tác hạch toán kế toán là công cụ quan trọng hàng đầu đối với công tác tài chính. Nội dung giai đoạn này của chu trình Ngân sách là phản Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 89 ánh, đánh giá và kiểm tra lại quá trình lập và chấp hành Ngân sách. Việc cần thiết trước mắt là đưa công tác kế toán của các đơn vị đi vào nề nếp, thực hiện nghiêm pháp lệnh kế toán và thống kê. Với trình độ cán bộ làm công tác kế toán của các đơn vị dự toán như hiện nay, bên cạnh việc rà soát, sắp xếp lại tổ chức, đào tạo, tập huấn... cần thiết phải nghiên cứu lựa chọn phương pháp hạch toán và hệ thống sổ sách kế toán phù hợp với đặc điểm của ngành, đơn giản tiện lợi, không đòi hỏi quá nhiều biểu mẫu, các biểu mẫu trùng lắp, khó thực hiện. Phải thực sự coi trọng công tác quyết toán Ngân sách, đánh giá đúng công tác quyết toán là hoạt động kiểm soát sau khi chi Ngân sách: Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo tài chính định kỳ với đầy đủ các báo cáo tài chính theo đúng quy định. Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động độc lập với phòng Tài chính nhằm sớm phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi tiêu cực, gian lận trong quản lý và điều hành hoạt động tài chính góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, nhân lực, tiền vốn, hạn chế lãng phí, tham nhũng, góp phần hoàn thiện công tác tự chủ trong quản lý tài chính. Thứ hai, để công tác chấp hành kỷ luật tài chính trong đơn vị dự toán từng bước đi vào nề nếp, Bệnh viện C Thái Nguyên cần thực hiện các biện pháp sau: Quy định rõ chế độ trách nhiệm đối với các cán bộ làm công tác tài chính kế toán tại các đơn vị, tăng cường kiểm soát trước khi chuẩn chi tại các đơn vị. Có biện pháp xử lý kiên quyết đối với các trường hợp vi phạm kỷ luật tài chính như các khoản thu ngoài sổ sách kế toán, chi tiêu tuỳ tiện, lập chứng từ thanh toán không đúng thực tế: Xử lý hành chính theo đúng quy định của Pháp lệnh xử lý các vi phạm trong lĩnh vực tài chính kế toán. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 90 Người duyệt chi sai chế độ quy định phải có trách nhiệm “bồi hoàn cho công quỹ. Các khoản thu để ngoài sổ sách kế toán đều phải bị thu hồi. Xử lý kỷ luật về tổ chức cán bộ đối với các trường hợp cố tình vi phạm hoặc tái phạm. Đối với các trường hợp lập chứng từ “khống” để tham ô phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 4.2.6. Nâng cao nhận thức và tăng cường hơn nữa công tác chỉ đạo, điều hành Đổi mới cơ chế tự chủ trong quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu đòi hỏi phải có sự thay đổi mạnh mẽ về tư duy, nhận thức, tư tưởng và hành động của mọi cấp, mọi ngành, mọi cán bộ, công chức, viên chức từ trung ương đến cơ sở. Đó không chỉ là công việc của các cơ quan, đơn vị sự nghiệp, mà là công việc chung của các cơ quan quản lý hành chính nói riêng và toàn xã hội nói chung. Bởi vì, hoạt động sự nghiệp luôn gắn liền, chịu sự tác động, chi phối của hoạt động quản lý hành chính Nhà nước và có đóng góp cho sự phát triển của toàn xã hội. Tuy nhiên, các cơ quan hành chính thì có chức năng quản lý Nhà nước, còn đơn vị sự nghiệp lại có chức năng cung cấp các dịch vụ công cộng; từ đó cơ chế và phương thức quản lý mới của các cơ quan hành chính Nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp có thu phải đảm bảo tính phù hợp, cần xoá bỏ tình trạng “hành chính hoá” các hoạt động sự nghiệp, các cơ quan quản lý Nhà nước không can thiệp sâu vào hoạt động nội bộ của đơn vị sự nghiệp có thu. Từ những quan điểm chủ đạo trên, thời gian tới đơn vị cần tiếp tục tập trung đẩy mạnh việc học tập, quán triệt cơ chế tự chủ trong quản lý tài chính mới trong toàn thể đội ngũ cán bộ, viên chức và người lao động, để cho mọi người thấy được lợi ích thiết thực của cơ chế này. Đặc biệt, hàng năm nên có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác tài chính kế toán để họ tham mưu cho lãnh đạo và thực hiện vai trò hướng dẫn cho cán bộ, viên chức thực hiện đúng chế độ của Nhà nước ban hành. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 91 4.3. Một số kiến nghị 4.3.1. Kiến nghị với đơn vị chủ quản - Sở y tế cần nghiên cứu đề xuất để bổ sung, hoàn thiện cơ chế tự chủ trong quản lý tài chính cho từng loại đơn vị sự nghiệp (Vì hiện tại ngành Y tế có nhiều loại hình đơn vị sự nghiệp có thu). Trong đó, chú trọng tới cơ chế tài chính đặc thù cho một số đơn vị có nguồn thu lớn. - Các đề xuất cơ chế chính sách nên hướng tới mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động sự nghiệp, tăng thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, đời sống tinh thần cho cán bộ, viên chức và người lao động. - Các cơ chế chính sách mới được ban hành, đi liền sau đó phải có các văn bản hướng dẫn cụ thể để các đơn vị triển khai thực hiện đồng bộ, nhất quán. - Do tính chất đặc thù, chuyên biệt của ngành, cần thiết phải thành lập tổ công tác để nghiên cứu, đánh giá quá trình thực hiện cơ chế tự chủ trong quản lý tài chính ở các đơn vị sự nghiệp, kịp thời đề xuất với bộ, ngành khác của Nhà nước bổ sung hoàn thiện cơ chế cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Vì hiện tại, Bộ Y tế chưa đề xuất và phối hợp với các Bộ Tài chính, Bộ Lao động thương binh và xã hội để ban hành thông tư liên tịch nào đối với một số lĩnh vực đặc thù của ngành (Trong khi đó, một số Bộ khác đã làm được việc này như: Bộ Văn hoá Thông tin, Bộ Giáo dục Đào tạo, Bộ Khoa học Công nghệ). - Tiếp tục rà soát chức năng, nhiệm vụ, củng cố lề lối làm việc, kết hợp với phân cấp, uỷ quyền và giao trách nhiệm cụ thể để nâng cao tính chủ động của thủ trưởng đơn vị sự nghiệp có thu. Đặc biệt, ở các khâu như thanh lý tài sản cố định có giá trị nhỏ, phê duyệt dự toán mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định, phê duyệt quyết toán ban quản lý dự án tỉnh... - Tổ chức các khoá bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao trình độ quản lý tài chính, quản lý kinh tế cho thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp có thu. Công tác này phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, và định kỳ. - Chính sách tự chủ trong quản lý tài chính đề cao trách nhiệm của đơn vị, nhưng cần tránh các việc làm tuỳ tiện, nằm ngoài khuôn khổ pháp luật. Vì Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 92 vậy, trong quá trình thực hiện cần có sự kiểm tra, kiểm soát trong nội bộ đơn vị và của các cơ quan cấp trên như: Thanh tra, Kiểm toán... Trong kiểm tra, kiểm soát nên quan tâm đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị theo kết quả “đầu ra”, giảm dần việc quản lý theo các yếu tố “đầu vào”. - Trong lúc còn thực hiện thu một phần viện phí theo giá viện phí cũ, Sở Y tế cần đề nghị Tỉnh cấp bù phần viện phí chưa được tính trong cơ cấu giá cho các bệnh viện. Trước mắt đề nghị cấp bổ sung kinh phí do thay đổi chế độ phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật, chế độ phụ cấp đặc thù của ngành để Bệnh viện thanh toán cho nhân viên y tế, thực hiện đúng chế độ chính sách do Nhà nước đã ban hành. 4.3.2. Kiến nghị với Nhà nước - Nhà nước cần có chiến lược phát triển ngành y tế nói chung và công tác khám chữa bệnh nói riêng. Trong điều kiện nguồn NSNN hạn hẹp như hiện nay lại phải đầu tư vào nhiều lĩnh vực. Đồng thời để thực hiện chủ trương xã hội hoá y tế, Nhà nước cần tiến hành tư nhân hoá, cổ phần hoá các bệnh viện quy mô nhỏ. Xây dựng một số bệnh viện Nhà nước để có thể đầu tư trọng điểm cho các bệnh viện này phát triển. Có như vậy mới có thể tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực không chỉ của Nhà nước mà của cả nền kinh tế quốc dân nhưng vẫn không ảnh hưởng đến tính công bằng trong chăm sóc sức khoẻ. - Nhà nước cần ban hành và hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm đổi mới, bổ sung cơ chế, chính sách liên quan đến sự phát triển của các bệnh viện nói chung và Bệnh viện C Thái Nguyên nói riêng phù hợp với quy định của pháp luật và sự phát triển của ngành y tế trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc hoàn thiện cơ chế chính sách phải tiến hành từ khâu rà soát, đánh giá các cơ chế, chính sách, chế độ đã thực hiện trong thời gian qua, xem xét nhu cầu hiện tại và tính đến đòi hỏi trong tương lai. Cơ chế, chính sách mới phải theo hướng đồng bộ, tránh tình trạng chồng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 93 chéo, không minh bạch, không tạo ra kẽ hở và không gây cản trở cho quá trình thực hiện. - Quan tâm tới phân cấp và uỷ quyền mạnh mẽ, đơn giản hoá các thủ tục trình duyệt, thực hiện cơ chế một cửa, giảm bớt các tầng, nấc trung gian, nhằm tạo quyền chủ động thực sự cho các đơn vị trong quá trình tổ chức hoạt động. - Đổi mới phương thức cấp phát kinh phí. Thay cho việc cấp vốn ngân sách theo đầu vào bằng việc cấp vốn theo kết quả đầu ra. Nghĩa là, thay cho việc xây dựng kế hoạch ngân sách dựa vào số giường bệnh kế hoạch như hiện nay bằng việc cấp vốn căn cứ vào kết quả đầu ra: Bệnh viện đã chăm sóc và chữa khỏi được bao nhiêu bệnh nhân; có bao nhiêu bệnh nhân được khám bệnh... - Liên Bộ cần thay đổi nguyên tắc xây dựng giá viện phí: có cơ cấu giá hợp lý, tính giá của các dịch vụ trên một mặt bằng giá, hàng năm điều chỉnh giá theo chỉ số giá. Sử dụng giá viện phí như một công cụ tài chính để khuyến khích hoặc hạn chế kỹ thuật, góp phần thực hiện tốt phân tuyến kỹ thuật, hạn chế vượt tuyến và chống quá tải tuyến trên. - Bổ sung dần nhóm chi cho con người và khấu hao tài sản cố định vào cơ cấu tính giá để tiến tới thu đủ viện phí song song với lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 94 KẾT LUẬN Hoạt động tự chủ trong quản lý tài chính của Bệnh viện C Thái Nguyên đóng một vị trí hết sức quan trọng, góp phần vào sự thành công của quá trình cải cách tài chính công, tạo điều kiện cho Bệnh viện chủ động sử dụng nguồn lực tài chính, lao động, cơ sở vật chất để thực hiện nhiệm vụ được giao, chủ động phân bổ nguồn tài chính của đơn vị theo nhu cầu chi tiêu đối với từng lĩnh vực trên tinh thần tiết kiệm, thiết thực hiệu quả, đồng thời mở rộng các hoạt động dịch vụ, tăng nguồn thu. Chính sách tự chủ tạo điều kiện cho Bệnh viện thực hiện việc kiểm soát chi tiêu nội bộ, phát huy tính dân chủ, chủ động, sáng tạo của người lao động; nâng cao kỹ năng quản lý, chất lượng hoạt động sự nghiệp; từng bước giảm sự can thiệp của cơ quan quản lý cấp trên; yêu cầu về công khai, minh bạch trong tổ chức sắp xếp công việc, nhân sự, chi tiêu tài chính được thực hiện, tạo không khí đoàn kết, phấn khởi trong nội bộ đơn vị. Trong những năm qua, công tác tự chủ trong quản lý tài chính của Bệnh viện C Thái Nguyên đã đi vào nề nếp và đạt được những thành tựu đáng kể, đáp ứng được yêu cầu đổi mới quản lý kinh tế, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu cải cách tài chính của Bệnh viện trong những năm qua. Mặc dù vậy, trong quá trình thực hiện đổi mới cơ chế tài chính đã bộc lộ một số điểm hạn chế cần phải có những giải pháp hoàn thiện. Vì vậy luận văn đã hoàn thành những nhiệm vụ sau: * Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về việc thực hiện quyền, tự chịu trách nhiệm trong quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu. * Phân tích việc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý tài chính tại Bệnh viện C Thái Nguyên trong giai đoạn 2009 - 2012, từ đó nêu lên những thành công và hạn chế đồng thời đã chỉ rõ nguyên nhân của những hạn chế đó. * Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác tự chủ trong quản lý tài chính tại Bệnh viện C Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 95 Trong khuôn khổ giới hạn của luận văn và khả năng trình độ của tác giả, luận văn chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Nhưng hy vọng rằng những vấn đề đã được nêu lên trong luận văn có thể đóng góp một phần nhỏ bé trong việc hoàn thiện việc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiện trong quản lý tài chính tại Bệnh viện C Thái Nguyên nói riêng và hoàn thiện cơ chế tự chủ trong quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu nói chung./. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt 1. Bệnh viện C Thái nguyên, Tỉnh Thái Nguyên (2008, 2009, 2010, 2011) báo cáo tài chính năm 2008,2009,2010,2011. 2. Bệnh viện C Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên (2009) , Đánh giá tình hình thực hiện nghị định 43 giai đoạn 2007-2009 và phương án tự chủ về tài chính giai đoạn 2010-2012. 3. Bệnh viện C Thái nguyên, Tỉnh Thái Nguyên (2008, 2009, 2010, 2011) báo cáo thống kê năm 2008,2009,2010,2011. 4. Bệnh viện C Thái nguyên, Tỉnh Thái Nguyên (2008, 2009, 2010, 2011) Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2008, 2009, 2010, 2011. 5. Bệnh viện đa khoa Tỉnh Phú thọ (2011), Tỉnh Phú Thọ, Báo cáo tóm tắt hoạt động của Bệnh viện năm từ năm 2006-2010, Phú Thọ. 6. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới Số 46-NQ/TW, Ngày 23/2/2005, Hà Nội. 7. Bộ Tài Chính (2006), Thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 06 tháng 9 năm 2006, Về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội. 8. Bộ tài chính (2007), Thông tư 113/2007/TT-BTC ngày 24 tháng 9 năm 2007, Sửa đổi thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 06 tháng 9 năm 2006, Hà Nội. 9. Bộ Y tế (2007), Thông tư sô 15/2007/TT - BYT ngày 12/12/2007 về việc hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết hoặc góp vốn liên doanh để mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ tại các cơ sở y tế công lập, Hà nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 97 10.Bộ Y tế (2011), Qui chế bệnh viện, Nhà xuất bản Y Học, Hà Nội. 11.Chính phủ (1994), Nghị định 95/1994/NĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 1994, Về việc thu một phần viện phí, Hà Nội. 12.Chính phủ (2002), Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2002, Chế độ tài chính áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu, Hà Nội. 13.Chính phủ (2006), Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006, Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội. 14.Chính phủ (2005), Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP, ngày 14/08/2005 của chính phủ về việc đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục, thể thao, Hà Nội 15.Nguyễn Thị Kim Chúc (2011),Báo cáo chuyên đề: Kinh tế y tế và ứng dụng trong quản lý tài chính bệnh viện, Dự án hỗ trợ đổi mới hệ thống y tế Việt Nam, Bộ Y Tế, Hà Nội 16. Mai Đình Đức (2007), Giáo trình Kinh tế y tế, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 17.Học viện Tài chính, (2010), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội. 18.Nguyễn Nam Liên (2011),Báo cáo chuyên đề: Quản lý ngân sách nhà nước dành cho Bệnh viện, Dự án hỗ trợ đổi mới hệ thống y tế Việt Nam, Bộ Y Tế, Hà Nội 19.Liên bộ: Tài chính, Y Tế, Lao động thương binh xã hội, Ban vật giá Chính phủ (1995), Thông tư 14/TTLB ngày 30 tháng 09 năm 1995, Hướng dẫn thực việc thu một phần viện phí, Hà Nội. 20.Liên bộ: Tài chính, Y Tế, Lao động thương binh xã hội, (2006), Thông tư 03/TTLT- BYT- BTC- BLĐTB$XH ngày 26 tháng 01 năm 2006, Bổ sung Thông tư 14/TTLB ngày 30 tháng 09 năm 1995 của liên bộ Y tế - Tài chính - Lao động Thương binh và Xã hội - Ban Vật giá Chính phủ hướng dẫn thực hiện việc thu một phần viện phí, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 98 21.Nguyễn Hoàng Long (2011),Báo cáo chuyên đề: Tài chính y tế ở Việt Nam, Dự án hỗ trợ đổi mới hệ thống y tế Việt Nam, Bộ Y Tế, Hà Nội 22.Phan Hiếu Nghĩa (2010), Bước đầu đánh giá tác động của thực hiện tự chủ tài chính đến hiệu quả, chất lượng cung ứng dịch vụ tại Bệnh viện đa khoa khu vực Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2007-2009, Trường Đại học y tế công cộng Hà Nội. 23. Vũ Xuân Phú (2008), Giáo trình Kinh tế Y tế, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 24.Quốc hội nước CHXHXCN Việt Nam (2005), Luật kế toán và văn bản hướng dẫn thi hành, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 25.Nguyễn Thị Kim Tiến (2011),Báo cáo chuyên đề: Xã hội hóa và tự chủ tài chính Bệnh viện, Dự án hỗ trợ đổi mới hệ thống y tế Việt Nam, Bộ Y Tế, Hà Nội 26.Trần Văn Tiến (2011),Báo cáo chuyên đề: Bảo hiểm y tế và tài chính bệnh viện, Dự án hỗ trợ đổi mới hệ thống y tế Việt Nam, Bộ Y Tế, Hà Nội 27.Nguyễn Thị Toàn (2010), Thực trạng tài chính tại Bệnh viện đa khoa quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng trong 3 năm (2007-2009), Trường Đại học y tế công cộng Hà Nội. 28.Phạm Lê Tuấn (2011),Báo cáo chuyên đề: Hệ thống y tế và đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính y tế ở Việt Nam, Dự án hỗ trợ đổi mới hệ thống y tế Việt Nam, Bộ Y Tế, Hà Nội 29. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2007), Quyết định 2340/2007/QĐ-UBND ngày 25 tháng 10 năm 2007 Về việc Ban hành mức giá thu một phần viện phí và các dịch vụ y tế áp dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh trong hệ thống y tế nhà nước thuộc Tỉnh Thái Nguyên quản lý, Thái Nguyên. 30. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2011), Quyết định 25/2011/QĐ-UBND ngày 13 tháng 06 năm 2011 Về việc Ban hành mức giá thu một phần viện phí và các dịch vụ y tế áp dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh trong hệ thống y tế nhà nước thuộc Tỉnh Thái Nguyên quản lý, Thái Nguyên. 31.Viện chiến lược và chính sách y tế (2009), Đánh giá tình hình thực hiện Nghị định 43 trong hệ thống bệnh viện công lập, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 99 II. Tiếng Anh 32.Adam Wagstaff và Sarah Bales (2012), "The impacts of Public Hospital Autonomization. The World Bank Development Research Group. Human Development and Public Services Team". 33. Chi Chen Che (2010), "Hospital competition and patient - perceived quality of care : Evidence from a single - payers system in Taiwan, Health Policy". 34.Dwayne A Banks (2002), "Implementing Hospital Autonomy in Jordan : An Economic Cost Analysis of Princess Raya Hospital". 35.Ramesh G và Mukesh C (1996), Recent Experiences with Hospital Autonomy in Developing countries - What can we learn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ [...]... năm c ng t c trong ngành y, tôi chọn đề tài: Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý tài chính tại Bệnh viện C Thái Nguyên - th c trạng và giải pháp 2 M c tiêu nghiên c u * M c tiêu chung: Đánh giá đư c hiệu quả vi c th c hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính tại Bệnh viện C Thái Nguyên, đưa ra c c giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả vi c th c hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính. .. C sở pháp lý cho vi c th c hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính c a c c bệnh viện 1.2.5.1 Đ c điểm chính sách tự chủ trong quản lý tài chính c a c c bệnh viện Chính sách tự chủ trong quản lý tài chính là trao quyền tự chủ giúp cho c c bệnh viện phát triển hơn đáp ứng sự đòi hỏi c a xã hội và c a bệnh nhân Hoạt đông tài chính c a Bệnh viện C Thái Nguyên nói riêng c ng như hoạt động c a c c đơn... trong quản lý tài chính ở Bệnh viện C Thái Nguyên Chƣơng 4: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện vi c th c hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý tài chính tại Bệnh viện C Thái Nguyên Số hóa bởi Trung tâm H c liệu – Đại h c Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 5 Chƣơng 1 C SỞ LÝ LUẬN VÀ TH C TIỄN VỀ VI C TH C HIỆN QUYỀN TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM TRONG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI C C ĐƠN VỊ SỰ... chính tại Bệnh viện Số hóa bởi Trung tâm H c liệu – Đại h c Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3 * M c tiêu c thể: - Hệ thống hóa đư c những vấn đề lý luận và th c tiễn trong vi c th c hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý tài chính tại c c bệnh viện c ng lập - Đánh giá đư c hiệu quả vi c th c hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý tài chính tại Bệnh viện C Thái Nguyên. .. thập tài liệu trong khoản thời gian từ năm 2009 đến năm 2012 * Về nội dung: Tập trung nghiên c u vi c th c hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý tài chính tại Bệnh viện C Thái Nguyên 4 Đóng góp mới c a luận văn - Hệ thống hóa c c vấn đề lý luận c bản về th c hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý tài chính tại c c bệnh viện c ng lập - Phân tích rõ th c trạng c a vi c th c. .. Nguyên - Đề xuất c c giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả vi c th c hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý tài chính tại Bệnh viện C Thái Nguyên 3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên c u * Đối tượng nghiên c u : Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý tài chính tại Bệnh viện C Thái Nguyên * Phạm vi nghiên c u: - Về không gian: Nghiên c u trong phạm vi Bệnh viện C Tỉnh Thái Nguyên - Về... vi c th c hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý tài chính tại Bệnh viện C Thái Nguyên - Kiến nghị với c c cấp, c c ngành và lãnh đạo đơn vị bổ sung sửa đổi chính sách, thay đổi phương pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả vi c th c hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý tài chính tại Bệnh viện C nói riêng c ng như c c đơn vị y tế c ng lập trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên Số hóa... H c liệu – Đại h c Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 4 5 Bố c c của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồng c bốn chương: Chƣơng 1: C sở lý luận và th c tiễn về vi c th c hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý tài chính tại c c đơn vị sự nghiệp c thu Chƣơng 2 : Phương pháp nghiên c u Chƣơng 3: Th c trạng c a vi c th c hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản. .. tra, kiểm soát c a Kho b c Nhà nư c, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN 1.2.2 M c tiêu, nguyên t c th c hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính 1.2.2.1 M c tiêu th c hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính Trong nền kinh tế thị trường, c c đơn vị sự nghiệp c thu c n c sự thay đổi về m c tiêu tự chủ trong quản lý tài chính cho phù hợp với c c quy luật khách quan C c m c tiêu trong thời kỳ... tài chính Nguyên t c th c hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính là c c quy định, c c chuẩn m c có tính chỉ đạo mà c c đơn vị sự nghiệp c thu phải tuân thủ trong quá trình th c hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính Đó là c c nguyên t c: - Hoàn thành nhiệm vụ đư c giao Đối với hoạt động sản xuất hàng hoá, cung c p dịch vụ phải phù hợp với ch c năng, nhiệm vụ đư c giao, phù hợp với khả năng chuyên ... đề lý luận th c quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm quản lý tài bệnh viện c ng lập - Phân tích rõ th c trạng vi c th c quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm quản lý tài Bệnh viện C Thái Nguyên - Kiến... Thái Nguyên? - Vi c th c quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm quản lý tài Bệnh viện C Thái Nguyên c tồn nào? - C c giải pháp đưa nhằm th c tốt quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm quản lý tài Bệnh viện. .. vi c th c quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm quản lý tài đơn vị nghiệp c thu Chƣơng : Phương pháp nghiên c u Chƣơng 3: Th c trạng vi c th c quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm quản lý tài Bệnh viện

Ngày đăng: 11/10/2015, 05:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w