CHUYÊN đề đặc điểm CHẾ độ NHIỆT của KHÍ hậu VIỆT NAM TRONG THI học SINH GIỎI QUỐC GIA

258 2.9K 6
CHUYÊN đề đặc điểm CHẾ độ NHIỆT của KHÍ hậu VIỆT NAM TRONG THI học SINH GIỎI QUỐC GIA

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI LỜI NÓI ĐẦU Trong hành trình phát triển của nền giáo dục Việt Nam, hệ thống các trường THPT chuyên ngày càng khẳng định được vị thế quan trọng của mình trong việc phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng nhân tài, chắp cánh những ước mơ bay cao, bay xa tới chân trời của tri thức và thành công. Đối với các trường THPT chuyên, công tác học sinh giỏi luôn được đặt lên hàng đầu, là nhiệm vụ trọng tâm của mỗi năm học. Hội thảo khoa học các trường THPT chuyên Khu vực Duyên Hải và Đồng bằng Bắc Bộ là một hoạt động bổ ích diễn ra vào tháng 11 thường niên. Đây là dịp gặp gỡ, giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi Quốc gia, Quốc tế giữa các trường THPT chuyên trong khu vực. Năm năm qua, các hội thảo khoa học đều nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các trường, bước đầu đã đem đến những hiệu ứng tốt, tác động không nhỏ đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và chất lượng đội tuyển học sinh giỏi quốc gia của các trường Chuyên. Năm 2013 là năm thứ 6, hội thảo khoa học của Hội các trường THPT chuyên Khu vực Duyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ được tổ chức tại Thái Bình mảnh đất quê lúa, mang trong mình truyền thống yêu nước và truyền thống hiếu học. Tại hội thảo lần này, chúng tôi chủ trương tập trung vào những vấn đề mới mẻ, thiết thực và có ý nghĩa đối với việc bồi dưỡng học sinh giỏi, để quý thầy cô đã, đang và sẽ đảm nhiệm công tác này tiếp tục trao đổi, học tập, nâng cao hơn nữa năng lực chuyên môn của mình. Tập tài liệu của Hội thảo lần thứ VI bao gồm những chuyên đề khoa học đạt giải của quý thầy cô trong Hội các trường THPT chuyên Khu vực Duyên hải và Đồng bằng Bắc bộ. Các bài viết đều tập trung vào những vấn đề trọng tâm đã được hội đồng khoa học trường THPT chuyên Thái Bình thống nhất trong nội dung hội thảo. Nhiều chuyên đề thực sự là những công trình khoa học tâm huyết, say mê của quý thầy cô, tạo điểm nhấn quan trọng cho diễn đàn, có thể coi là những tư liệu quý cho các trường trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của quý thầy cô đến từ các trường THPT chuyên Khu vực Duyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ cùng các trường THPT chuyên với vai trò quan sát viên. Chúng tôi hy vọng, sẽ tiếp tục nhận được nhiều hơn nữa sự phản hồi, đóng góp, trao đổi của quý thầy cô để các chuyên đề khoa học hoàn thiện hơn. Thái Bình, tháng 11 năm 2013 TR­êng THPT Chuyªn th¸i b×nh Trường THPT Chuyên Thái Bình 1 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Chuyên đề xếp loại xuất sắc CHUYÊN ĐỀ: ĐẶC ĐIỂM CHẾ ĐỘ NHIỆT CỦA KHÍ HẬU VIỆT NAM TRONG THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA Nhóm viên Địa lý Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong-Nam Định A. PHẦN MỞ ĐẦU I. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiệt độ là một yếu tố quan trọng của tự nhiên, là nguồn gốc và động lực của nhiều hiện tượng, quá trình tự nhiên. Trong địa lí tự nhiên nói chung , địa lí tự nhiên Việt Nam nói riêng, nội dung kiến thức về yếu tố nhiệt độ chiếm một khối lượng kiến thức tương đối lớn và rất quan trọng trong hệ thống kiến thức địa lí, nó có ảnh hưởng, tác động lớn đến không những các yếu tố tự nhiên mà còn tác động đến các hoạt động kinh tế - xã hội. Hiểu rõ nội dung kiến thức của chuyên đề này, ta sẽ dễ dàng hiểu rõ hơn về đặc điểm các thành phần tự nhiên khác. Đối với học sinh và giáo viên các trường chuyên, ngoài việc trang bị được các kiến thức cơ bản về học phần này, còn yêu cầu hiểu sâu sắc và rèn luyện các kỹ năng có liên quan, giải các bài tập thực tế có liên quan đến chế độ nhiệt. Trong điều kiện trên toàn quốc chưa có bộ sách giáo khoa chuẩn cho học sinh trường chuyên, lượng kiến thức cho nội dung này được đề cập rất ít trong tài liệu sách giáo khoa. Vì vậy, việc học tập và giảng dạy học phần này gây không ít khó khăn cho các thầy cô và học sinh chuyên, đặc biệt trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Trong khi đó, yếu tố Nhiệt của khí hậu Việt Nam lại là một trong những nội dung có vị trí quan trọng, thường xuất hiện trong các kỳ thi chọn Học sinh giỏi các cấp tỉnh, quốc gia. Vì thế chuyên đề này nhằm mục đích hệ thống hóa các nội dung kiến thức cơ bản về yếu tố Nhiệt của khí hậu Việt Nam, các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nhiệt, tác động của nó đến tự nhiên và các hoạt động kinh tế xã hội, các dạng bài tập có liên quan... Chuyên đề này rất hữu ích cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi. II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Đề tài nhằm cung cấp tới người đọc những kiến thức, kĩ năng cơ bản trong học và làm bài tập về chế độ nhiệt của khí hậu Việt Nam. Như đã đề cập trong phần đặt vấn đề: nội dung về chế độ nhiệt của khí hậu được thể hiện trong sách giáo khoa rất ít, nhưng vai trò của nó thì rất quan trọng trong cả tự nhiên và kinh tế - xã hội. Vì vây, thông qua quá trình giảng dạy, đặc biệt bồi dưỡng học sinh Trường THPT Chuyên Thái Bình 2 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI giỏi, chúng tôi đã tích lũy được lượng kiến thức và kĩ năng tương đối hoàn chỉnh về chế độ nhiệt của khí hậu Việt Nam và đã được thể hiện đầy đủ trong đề tài này. Đề tài là toàn bộ bức tranh giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn về chế độ nhiệt của khí hậu nước ta; các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nhiệt; tác động của chế độ nhiệt đến các thành phần tự nhiên, các hoạt động kinh tế- xã hội; hệ thống hóa các dạng bài tập của nội dung này. Đây có thể coi là nguồn tài liệu khá hữu ích đối với giáo viên và học sinh trong giảng dạy và học tập môn Địa lí, đặc biệt trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi. B. PHẦN NỘI DUNG I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CHẾ ĐỘ NHIỆT CỦA KHÍ HẬU VIỆT NAM 1. Đặc điểm chung So sánh với các chỉ tiêu khí hậu nhiệt đới, các chỉ số khí hậu của nước ta trên tuyệt đại bộ phận lãnh thổ (trừ các vùng núi có độ cao trên 1500m) đều đạt và vượt. + Lượng bức xạ tổng cộng trung bình năm: 110 - 130 Kcal/cm2 + Cán cân bức xạ trung bình năm: 85 - 110 Kcal/cm2 + Nhiệt độ trung bình năm: 22 - 250C + Nhiệt độ tổng cộng trung bình năm: 8.000 - 9.0000C + Biên độ nhiệt độ trung bình năm: 5 - 100C + Có sự thống trị của khối khí nhiệt đới. + Thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch. + Mỗi địa phương trong năm đều có 2 lần Mặt Trời qua thiên đỉnh. Phần lớn các nơi trong cả nước khoảng cách giữa 2 lần này ngắn nên biểu đồ chế độ nhiệt trong năm có một cực đại và một cực tiểu. 2 Sự phân hóa nhiệt độ Chế độ nhiệt của nước ta có sự phân hóa phức tạp cả theo thời gian và không gian. 2.1 Phân hóa theo không gian - Phân hóa theo chiều Bắc Nam: Nhìn chung nhiệt độ trung bình năm của nước ta giảm dần từ nam ra bắc, trung bình 0,35oC/1 độ vĩ tuyến, nhiều hơn so với các nước khác trong khu vực nhiệt đới như Ấn Độ chỉ có 0,04oC, Lào 0,2oC/1 độ vĩ tuyến. Trường THPT Chuyên Thái Bình 3 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Bảng 1: Nhiệt độ trung bình năm của một số địa điểm của nước ta Địa điểm Vĩ độ Nhiệt độ trung bình năm o Lạng Sơn 21 50’B 21,6oC Hà Nội 21o01’B 23,5oC Vinh 18o40’B 23,9oC Quảng Trị 16o44’B 25,0oC Huế 16o24’B 25,2oC Quảng Ngãi 15o08’B 25,8oC Quy Nhơn 13o46’B 26,8oC TP Hồ Chí Minh 10o49’B 27,1oC Vào mùa đông nhiệt độ trung bình giữa hai miền Bắc Nam có sự khác biệt rõ rệt. Càng vào phía Nam nhiệt độ trung bình tháng 1 càng tăng mạnh. Còn vào mùa hạ, nhiệt độ gần như đồng đều trên khắp lãnh thổ. Nhiệt độ trung bình tháng 7 của Hà Nội là 28,9oC, Huế là 29,4oC, thành phố Hồ Chí Minh là 28,9oC. Bảng 2: Nhiệt độ trung bình tháng 1 của một số địa điểm của nước ta Địa điểm Nhiệt độ trung bình tháng 1 Hà Nội 16,4oC Vinh 17,6oC Đồng Hới 19,0oC Huế 20,0oC Đà Nẵng 21,3oC Quy Nhơn 23,0oC Nha Trang 23,8oC Tp Hồ Chí Minh 25,8oC Về biên độ nhiệt, nơi nào chịu tác động của gió mùa Đông Bắc sẽ có biên độ nhiệt cao hơn, vì thế biên độ nhiệt giảm dần từ Bắc vào Nam. Trường THPT Chuyên Thái Bình 4 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Bảng 3: Biên độ nhiệt của một số địa điểm của nước ta Địa điểm Lai Châu Hà Nội Vinh Huế Tp Hồ Chí Minh Biên độ nhiệt trung bình năm 9,4oC 12,5oC 12,0oC 9,4oC 3,1oC - Sự phân hóa nhiệt độ theo độ cao: Ở nước ta do 3/4 diện tích lãnh thổ là đồi núi nên sự phân hóa nhiệt độ theo độ cao rất rõ rệt. Càng lên cao nhiệt độ trung bình năm càng giảm. Bảng 4: Nhiệt độ trung bình năm của một số địa điểm ở nước ta Địa điểm Độ cao Nhiệt độ trung bình năm Sơn La 676m 21,0oC Tam Đảo 897m 18,0oC Sa Pa 1570m 15,2oC Plâycu 800m 21,8oC Đà Lạt 1513m 18,3oC Vì thế, mặc dù là xứ sở nhiệt đới nhưng ở những vùng núi cao Việt Nam có khí hậu mát mẻ, nhiều nơi có phong cảnh đẹp, địa hình thuận lợi đã được xây dựng thành các điểm du lịch nghỉ mát nổi tiếng như Đà Lạt, Bà Nà, Sa Pa, Tam Đảo, Mẫu Sơn.. - Phân hóa theo chiều Đông - Tây: Do ảnh hưởng của biển và do tác dụng chắn gió của các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam đã dẫn tới sự phân hóa Đông – Tây của nhiệt độ. Biểu hiện rõ rệt nhất là sự khác nhau về chế độ nhiệt giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc nước ta. Ở cùng một độ cao, nhiệt độ trung bình của Tây Bắc thường cao hơn Đông Bắc. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc kết hợp với địa hình. Vùng Đông Bắc là vùng chịu tác động mạnh mẽ nhất tác động của gió mùa Đông Bắc nên có một mùa đông lạnh, nhiệt độ thấp nhất nước ta. Do ảnh hưởng của dãy Hoàng Liên Sơn vuông góc với gió mùa Đông Bắc, những luồng gió mùa đầu mùa và cuối mùa thường yếu nên hầu như không Trường THPT Chuyên Thái Bình 5 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI tác động đến vùng này, chỉ những luồng gió mùa mạnh mới thổi đến đây, nhưng khi gió mùa Đông Bắc vượt núi sang sườn bên kia thì đã bị suy yếu và biến tính nên bớt lạnh hơn, nhiệt độ tăng lên. Sự hạ thấp nhiệt độ ở Tây Bắc chủ yếu là do độ cao địa hình. 2.2. Phân hóa theo thời gian Biểu hiện rõ rệt nhất là sự phân chia thành hai mùa là mùa nóng và mùa lạnh. Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên chế độ nhiệt của nước ta có sự phân hóa rõ rệt theo mùa. Tuy nhiên gió mùa Đông Bắc chỉ hoạt động ở phía bắc dãy Bạch Mã nên chỉ có miền Bắc mới có mùa đông lạnh, nhiệt độ hạ thấp còn ở miền Nam nóng quanh năm, nền nhiệt độ ổn định. Bảng 5: Nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng 1 và tháng 7 của một số địa điểm ở nước ta (oC) Địa điểm Hà Nội Huế Tp Hồ Chí Minh Nhiệt độ trung Nhiệt độ trung Nhiệt độ trung bình năm bình tháng 7 bình tháng 1 23,4 28,9 16,4 25,1 29,4 19,7 26,9 28,9 25,8 II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẾ ĐỘ NHIỆT CỦA KHÍ HẬU VIỆT NAM Chế độ nhiệt Việt Nam chịu tác động tổng hợp của nhiều nhân tố: vị trí địa lý, hoàn lưu khí quyển, địa hình… Các nhân tố này đã quy định đặc điểm cơ bản của khí hậu Việt Nam có chế độ nhiệt của miền nhiệt đới. Chúng cũng là nguyên nhân tạo ra sự phân hóa nhiệt rất phức tạp theo thời gian và không gian: 1. Vị trí địa lý * Vĩ độ địa lý: - Phần đất liền Việt Nam nằm từ: 8034’B – 23023’B + Với vị trí này, Việt Nam nằm hoàn toàn trong khu vực nội chí tuyến Bắc bán cầu, hàng năm góc nhập xạ lớn, trong năm tất cả mọi địa điểm ở Việt Nam đều có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh nên nhận được lượng bức xạ hàng năm lớn => nhiệt độ trung bình năm cao. + Do nằm trong vùng nội trí tuyến nên chênh lệch thời gian chiếu sáng và góc nhập xạ giữa 2 mùa không quá lớn nên biên độ nhiệt hàng năm không cao. - Việt Nam trải dài trên khoảng 15 vĩ tuyến nên: Trường THPT Chuyên Thái Bình 6 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI + Góc nhập xạ giảm dần từ Bắc – Nam => Nhiệt nhận được giảm dần từ Bắc – Nam => Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc – Nam. + Chênh lệch thời gian chiếu sáng giữa 2 mùa giảm dần từ Bắc – Nam => Biên độ nhiệt giảm dần từ Bắc – Nam. + Khoảng cách giữa 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh tăng dần từ Bắc – Nam => 2 đỉnh nhiệt càng vào Nam càng cách xa nhau. + Ảnh hưởng của gió mùa đông bắc trong mùa đông giảm mạnh từ Bắc – Nam => trong mùa đông, nhìn chung nhiệt tăng nhanh từ Bắc – Nam. * Giáp biển - Việt Nam tiếp giáp biển Đông – vùng biển rộng lớn, ấm, ẩm – có chức năng điều hòa khí hậu làm tăng nhiệt độ nước ta trong mùa đông lạnh giá, giảm nhiệt độ trong mùa hè oi bức; biên độ nhiệt không lớn => Chế độ nhiệt điều hòa hơn, giúp cho Việt Nam không bị sa mạc hóa như một số nước cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi. - Biển là 1 trong những nhân tố tạo ra sự phân hóa chế độ nhiệt, vùng ven biển chế độ nhiệt điều hòa hơn; nhiệt độ trung bình, biên độ nhiệt thấp hơn so với khu vực ở sâu trong đất liền có cùng vĩ độ. 2. Hoàn lưu khí quyển Nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa với 2 mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ với tính chất trái ngược nhau đã tạo ra sự phân hóa nhiệt theo thời gian và làm cho sự phân hóa nhiệt theo không gian rõ rệt hơn. - Hoàn lưu gió mùa tạo ra sự phân hóa chế độ nhiệt theo mùa: + Gió mùa mùa đông (gió mùa Đông Bắc) nguồn gốc khối khí lạnh từ phương Bắc di chuyển vào Việt Nam theo hướng Đông Bắc vào thời gian từ tháng XI – IV năm sau với tính chất lạnh khô=> tạo nên mùa đông lạnh, nhiệt độ hạ thấp. Gió này hoạt động không liên tục mà thành từng đợt và tính chất có thay đổi giữa đầu và cuối mùa đông: đầu và giữa mùa đông lạnh khô, cuối mùa đông lạnh ẩm làm cho nhiệt độ tại 1 địa điểm trong mùa đông thay đổi liên tục. + Mùa hạ, nước ta chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ, hướng chính Tây Nam vào khoảng tháng V – X với tính chất nóng, ẩm=> tạo nên mùa hạ nóng, nhiệt độ cao. Nguồn gốc gió Tây Nam trong mùa hạ không đồng nhất: đầu mùa hạ, gió có nguồn gốc từ vịnh Bengan, giữa và cuối mùa hạ là gió tín phong Nam bán Trường THPT Chuyên Thái Bình 7 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI cầu vượt xích đạo, nên trong suốt mùa hè, nhiệt độ không đồng nhất, đặc biệt là duyên hải Bắc Trung Bộ nhiệt độ chênh lệch khá lớn giữa đầu, giữa và cuối mùa hạ. - Gió mùa kết hợp với địa hình làm cho chế độ nhiệt có sự phân hóa theo không gian sâu sắc hơn: + Sự kết hợp giữa gió mùa Đông Bắc với hướng của địa hình là dãy Bạch Mã, cùng với hình dáng lãnh thổ dài theo chiều vĩ tuyến là nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa chế độ nhiệt theo chiều Bắc – Nam. + Hướng của gió mùa Đông Bắc kết hợp với hướng Tây Bắc – Đông Nam của dãy Hoàng Liên Sơn làm cho chế độ nhiệt có sự khác nhau giữa Đông Bắc và Tây Bắc + Gió mùa mùa hạ với hướng chính Tây Nam kết hợp với yếu tố địa hình cũng tạo ra sự phân hóa nhiệt rõ nét giữa các khu vực. Gió mùa Tây Nam với các bức chắn địa hình tạo ra hiệu ứng phơn làm nhiệt độ ở các khu vực khuất gió tăng cao trong đầu mùa hạ, những khu vực đón gió trực tiếp thì nhiệt độ thấp hơn, những khu vực địa hình song song với hướng gió thì nhiệt độ cũng tăng cao. 3. Bề mặt đệm (chủ yếu là địa hình) Địa hình chủ yếu tạo ra sự phân hóa nhiệt theo không gian, đồng thời còn làm khắc sâu sự phân hóa nhiệt theo thời gian. - Phần lớn địa hình Việt Nam là đồi núi thấp nên tính nhiệt đới của chế độ nhiệt của vùng nội chí tuyến được bảo toàn ở vành đai chân núi. - Hướng địa hình: + Địa hình Việt Nam có hướng nghiêng chính là Tây Bắc – Đông Nam, kết hợp với hướng núi chủ đạo cũng là Tây Bắc – Đông Nam nên ảnh hưởng của biển dễ dàng xâm nhập vào đất liền làm chế độ nhiệt điều hòa hơn. + Hướng núi Tây Bắc – Đông Nam gần như vuông góc với hướng gió mùa đông và mùa hạ, vì vậy các dãy núi trở thành bức chắn địa hình tạo ra sự phân hóa nhiệt theo chiều Đông – Tây (dãy Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn…). + Bên cạnh hướng Tây Bắc – Đông Nam, núi Việt Nam còn có hướng Tây – Đông như dãy Hoành Sơn, Bạch Mã tạo ra các bức chắn địa hình làm sâu sắc thêm sự phân hóa nhiệt theo chiều Bắc – Nam đặc biệt là trong mùa đông, các dãy núi này trở thành ranh giới các mức ảnh hưởng của khối không khí lạnh. Trường THPT Chuyên Thái Bình 8 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI + Dãy núi hướng vòng cung (các cánh cung Đông Bắc) tạo điều kiện cho gió mùa mùa đông có thể xâm nhập sâu vào Việt Nam, gây nên mùa đông nhiệt độ hạ thấp đối lập với mùa hạ nhiệt độ cao. - Độ cao địa hình: + Việt Nam có 1 bộ phận địa hình có độ cao trên 2000 m làm phá vỡ tính chất nhiệt đới của chế độ nhiệt. + Độ cao địa hình tạo ra sự phân hóa nhiệt theo đai cao: Càng lên cao, không khí càng loãng, bức xạ mặt đất càng giảm nên nhiệt độ càng giảm. Việt Nam có 15 % lãnh thổ có độ cao > 1000m, chế độ nhiệt có sự phân hóa theo các đai cao: Những khu vực độ cao dưới 600 – 700 ở miền Bắc và dưới 1000 m ở miền Nam: có chế độ nhiệt vùng nhiệt đới với nền nhiệt độ cao. Khu vực có độ cao 600 m ở miền Bắc từ 900m ở miền Nam đến 2600m: có chế độ nhiệt của miền khí hậu cận nhiệt đới, nhiệt độ hạ thấp. Khu vực có độ cao >2600m: có chế độ nhiệt của miền khí hậu ôn đới, nhiệt độ xuống rất thấp. Sự khác biệt về chế độ nhiệt giữa các địa phương là kết quả tác động của tất cả các nhân tố trên, trong đó từng khu vực mà có nhân tố đóng vai trò chủ yếu. III. TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ NHIỆT ĐẾN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ Xà HỘI NƯỚC TA. Yếu tố nhiệt có ảnh hưởng rất lớn đến tự nhiên và kinh tế xã hội nước ta. Khí hậu Việt Nam với nền nhiệt cao đã quy định thiên nhiên Việt Nam mang đặc điểm của miền nhiệt đới, đồng thời các hoạt động kinh tế xã hội cũng có những nét đặc trưng riêng của miền. Sự phân hóa nhiệt theo thời gian và không gian góp phần tạo ra sự phân hóa các thành phần tự nhiên rất đa dạng. Các hoạt động kinh tế xã hội cũng có những thay đổi phù hợp với sự phân hóa này. 1. Tác động của chế độ nhiệt đến các thành phần tự nhiên 1.1. Tác động của chế độ nhiệt đến địa hình - đất - Việt Nam có nền nhiệt độ cao, thúc đẩy quá trình phong hóa đặc biệt là phong hóa vật lí diễn ra với cường độ mạnh. Quá trình này đã tạo ra khối lượng vật liệu lớn cho quá trình xâm thực bóc mòn diễn ra nhanh. Từ đó tác động gián tiếp tới sự hình thành các dạng địa hình xâm thực, xói mòn phổ biến ở miền núi Việt Nam và hình thành loại đất feralit đặc trưng của miền khí hậu nhiệt đới. - Sự phân hóa nhiệt theo mùa và theo ngày đêm càng làm cho quá trình phong hóa diễn ra nhanh hơn. Đặc biệt ở vùng núi cao, chênh lệch nhiệt độ ngày Trường THPT Chuyên Thái Bình 9 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI đêm rất lớn (ban ngày nhiệt độ cao; ban đêm nhiệt độ xuống rất thấp) quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh => thúc đẩy quá trình hình thành các dạng địa hình bóc mòn, xâm thực. - Bên cạnh đó, sự phân hóa nhiệt theo đai cao với 3 đai cao tương ứng 3 chế độ nhiệt khác nhau đã làm cho quá trình phong hóa diễn ra với cường độ khác nhau theo độ cao; cùng với tác động gián tiếp của nhiệt thông qua sinh vật đã hình thành ở mỗi đai cao một loại đất điển hình: + Đai nhiệt đới chân núi: nhiệt độ cao => phong hóa diễn ra với cường độ mạnh; sinh vật phát triển=> đất feralit có tầng đất dày, đất feralit là chủ yếu + Đai cận nhiệt đới trên núi: nhiệt độ giảm => cường độ phong hóa giảm, sinh vật thưa hơn => quá trình feralit chậm lại, đất feralit có mùn. + Đai ôn đới núi cao: nhiệt độ thấp => phong hóa diễn ra với cường độ yếu, sinh vật rất ít => quá trình feralit ngừng trệ, hình thành đất mùn thô núi cao. 1.2. Tác động của chế độ nhiệt đến sinh vật - Nhiệt có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố sinh vật nước ta. Trên nền nhiệt độ cao, nắng nóng quanh năm thì sinh vật miền nhiệt đới chiếm ưu thế ở Việt Nam, phổ biến là rừng rậm nhiệt đới với nhiều tầng tán, cây lá rộng. Thành phần loài ưa nhiệt chiếm ưu thế điển hình là các cây nhiệt đới họ Đậu, Vang, Dâu Tằm, Dầu; các loài động vật của đới nóng: công, trĩ, gà lôi, vẹt, khỉ, vượn, nai hoẵng… - Sự phân hóa của chế độ nhiệt tác động trực tiếp tới sự phân hóa sinh vật: + Sự phân hóa nhiệt theo chiều Bắc – Nam, kết hợp với sự phân hóa nhiệt theo mùa (ở miền Bắc có 1 mùa nóng và một mùa lạnh; miền nam nóng quanh năm) đã tạo ra sự khác biệt rõ nét về sinh vật 2 miền. Miền bắc có nhiều loại sinh vật có nguồn gốc từ phương bắc; miền Nam chủ yếu là sinh vật nhiệt đới. + Sự phân hóa nhiệt theo đai cao góp phần tạo ra sự phân hóa sinh vật theo đai cao với 3 đai tương ứng 3 nền nhiệt khác nhau: Đai nhiệt đới chân núi: nhiệt cao =>hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa. Đai cận nhiệt trên núi: nhiệt độ giảm =>hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim. Đai ôn đới núi cao: nhiệt độ hạ thấp=>các loài sinh vật ôn đới thưa thớt. Sự phân hóa nhiệt theo chiều Bắc Nam làm cho ranh giới các đai sinh vật ở miền Nam lên cao hơn so với miền Bắc. 1.3. Tác động của chế độ nhiệt đến thủy văn Trường THPT Chuyên Thái Bình 10 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Nền nhiệt cao làm cho sông ngòi nước ta không bị đóng băng như các nước vùng ôn đới. Nhiệt độ cao trong mùa khô làm tăng lượng bốc hơi nước, từ đó làm sâu sắc thêm sự phân hóa của chế độ nước theo mùa. Nhiều nơi nhiệt độ cao kéo dài dẫn đến hạn hán. 1.4. Tác động của chế độ nhiệt đến các yếu tố khí hậu khác Các yếu tố khí hậu có mối quan hệ chặt chẽ. Nhiệt chịu tác động của nhiều yếu tố khí hậu nhưng đồng thời cũng tác động mạnh tới sự hình thành và phân hóa các yếu tố này. Mưa - Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn tới chế độ mưa. Nền nhiệt độ cao của khí hậu Việt Nam làm cho quá trình bốc hơi diễn ra với cường độ mạnh, góp phần tăng độ ẩm không khí, gián tiếp làm lượng mưa tăng. - Ở nước ta, sự thay đổi nhiệt độ theo đai cao làm cho lượng mưa phân hóa rõ theo các đai cao khác nhau. Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm nên độ ẩm bão hòa càng giảm, lượng mưa tăng. Đây cũng là một trong những lý do làm cho những vùng núi cao thường là nơi mưa nhiều. Khí áp Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp tới sự hình thành khí áp. Trong mùa hạ do nhiệt độ Đồng Bằng Bắc Bộ lên cao, tại đây đã hình thành trung tâm áp thấp Bắc Bộ hút gió từ biển thổi vào làm cho miền Bắc nước ta chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ có hướng Đông Nam khác hẳn hướng Tây Nam ở các vùng khác. 2. Tác động của chế độ nhiệt đến kinh tế - xã hội 2.1 Tác động của chế độ nhiệt đến các ngành kinh tế Chế độ nhiệt có ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh tế. Trên nền nhiệt độ cao, các hoạt động sản xuất của chúng ta có thể diễn ra quanh năm. Sự phân hóa của nhiệt độ đã tạo ra tính mùa vụ của một số ngành kinh tế phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. - Nông nghiệp: Nông nghiệp là ngành chịu tác động rất lớn của nhiệt độ. Nền nhiệt cao quy định nông nghiệp Việt Nam mang đặc điểm của nền nông nghiệp nhiệt đới với các sản phẩm đặc trưng của miền nhiệt đới. Một năm, chúng ta có thể phát triển nhiều vụ sản xuất, đẩy mạnh thâm canh. Trường THPT Chuyên Thái Bình 11 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Sự phân hóa nhiệt theo mùa, theo đai cao góp phần tạo ra sự đa dạng trong sản phẩm nông nghiệp. Bên cạnh các sản phẩm nhiệt đới chúng ta còn có các sản phẩm của miền ôn đới cận nhiệt: xu hào, cải bắp… Sự phân hóa Bắc – Nam làm cho sản xuất nông nghiệp 2 miền có đặc trưng riêng: miền Bắc tổng nhiệt thấp hơn, có mùa lạnh nên có thêm nhiều sản phẩm ôn đới, cận nhiệt. Miền Nam tổng nhiệt cao hơn nên sản phẩm nhiệt đới là chủ yếu. Miền này có thể phát triển nhiều vụ sản xuất, đẩy mạnh thâm canh. Sự thất thường trong chế độ nhiệt ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất: những đợt nóng, lạnh giá kéo dài gây thiệt hại lớn cho mùa màng. - Dịch vụ: Khác với các nước vùng ôn đới, cận cực, Việt Nam với nền nhiệt độ cao quanh năm đã tạo điều kiện cho hoạt động GTVT cũng như các hoạt động dịch vụ khác ở có thể diễn ra quanh năm mà không gặp phải những trở ngại như: sông biển bị đóng băng, tuyết phủ…Theo sự thay đổi của chế độ nhiệt, nhu cầu dịch vụ của người dân có sự khác nhau đặc biệt là ở miền Bắc, các ngành phải cung ứng kịp thời các sản phẩm theo nhu cầu tiêu dùng. Trong các ngành dịch vụ, du lịch là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất của chế độ nhiệt. Sự phân hóa nhiệt theo đai cao tạo ra những vùng nghỉ dưỡng mát mẻ thu hút nhiều khách du lịch. Sự phân hóa mùa của nhiệt độ cũng ảnh hưởng tới mùa hoạt động du lịch. Mùa nóng là mùa du lịch nghỉ dưỡng phát triển nhất, mùa lạnh là mùa lễ hội. Nền nhiệt độ của khu vực phía Nam cao và ổn định quanh năm tạo điều kiện cho hoạt động du lịch, đặc biệt du lịch biển diễn ra quanh năm. 2.2 Tác động của chế độ nhiệt đến đời sống dân cư, xã hội Với nền nhiệt độ không quá cao cũng không quá thấp, Việt Nam là địa bàn thuận lợi cho sự tập trung dân cư với mật độ cao. Cùng một điều kiện địa hình, những nơi có nhiệt độ ôn hòa dân cư tập trung đông đúc, tiêu biểu như Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ. Những nơi có chế độ nhiệt khắc nghiệt như duyên hải Bắc Trung Bộ (có thời kì đầu mùa hạ nhiệt độ lên rất cao). Sự phân hóa nhiệt theo mùa, đặc biệt là sự hạ thấp nhiệt độ trong mùa đông ở miền Bắc hình thành trong dân cư thói quen sinh hoạt theo mùa: thời gian làm việc, trang phục, ẩm thực, các hoạt động vui chơi , giải trí, các tập tục giữa các mùa khác nhau; giữa miền Bắc và miền Nam cũng khác nhau. Trường THPT Chuyên Thái Bình 12 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Sự thất thường của chế độ nhiệt ảnh hưởng lớn đời sống sinh hoạt. Có những ngày quá nóng hay có những ngày quá lạnh ảnh hưởng tới sinh hoạt và sức khỏe con người. IV. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC 1. Phương pháp Dạy học tích cực là một tất yếu khách quan nhằm hướng đến người học làm trung tâm. Hiện nay nhất là đối với trường chuyên, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đang là đòi hỏi cấp thiết để tạo ra các thế hệ học sinh biết làm chủ, chiếm lĩnh tri thức và giải quyết các vấn đề có liên quan. Vì vậy, với các nội dung Địa lý nói chung và phần chế độ nhiệt nói riêng đặc biệt dành cho đối tượng học sinh giỏi, cần vận dụng các phương pháp dạy học tích cực một cách triệt để và hiệu quả. Dưới đây, xin giới thiệu một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực cho nội dung chế độ nhiệt nhằm kích thích sự hứng thú, tư duy của học sinh, từ đó nâng cao hiệu quả giờ học. 1.1.Dạy học theo nhóm, cặp: Do đặc điểm số lượng học sinh giỏi không nhiều, chỉ giới hạn từ 10 – 15 em, việc áp dụng phương pháp này vô cùng hiệu quả. Các nhóm không quá đông nên các em học sinh có cơ hội làm việc hết mình để hoàn thành nhiệm vụ. Phương pháp này giúp các em có khả năng tương tác với người học khác, là một cách để học tập cách định hướng bài làm, sử dụng phương tiện để giải quyết vấn đề. Thậm chí, phương pháp này đôi khi có hiệu quả hơn là việc tương tác với giáo viên. “Học thầy không tày học bạn”. Hoạt động theo cặp thường có nội dung thảo luận đơn giản hơn, diễn ra trong thời gian nhanh hơn làm việc theo nhóm. Ở phần chế độ nhiệt, phương pháp này có thể áp dụng cho mọi nội dung: giải thích về đặc điểm chế độ nhiệt (làm việc theo cặp vì nội dung đơn giản), sự phân hóa chế độ nhiệt (làm việc theo nhóm: phân hóa theo thời gian, phân hóa theo không gian...), các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nhiệt (nhóm), sự biến đổi chế độ nhiệt và nguyên nhân (nhóm,cặp)..... Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi thời gian nhất định để các nhóm làm việc, thảo luận và trình bày. 1.2. Đàm thoại gợi mở: Đây là phương pháp truyền thống, sử dụng tương đối phổ biến trong các trường, các cấp học. Với phương pháp này, học sinh hoạt động cả lớp hoặc cá nhân. Giáo viên dựa vào những phản hồi thường xuyên của học sinh để liên tiếp Trường THPT Chuyên Thái Bình 13 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI đưa ra những gợi ý hoặc tái hiện kiến thức nhằm đưa học sinh tới nội dung cần đạt. Đối tượng học sinh giỏi là đối tượng có kiến thức chắc chắn, vững vàng nên phương pháp này đem lại hiệu quả rất lớn. Đây là phương pháp dễ thực hiện và được thực hiện với mọi nội dung bài học, có thể kết hợp xen kẽ với các phương pháp khác. 1.3. E learning: E-Learning là một phương thức dạy học mới dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. Với E-Learning, việc học là linh hoạt mở. Người học có thể học bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, với bất cứ ai, học những vấn đề bản thân quan tâm, phù hợp với năng lực và sở thích, phù hợp với yêu cầu công việc… mà chỉ cần có phương tiện là máy tính và mạng Internet. Ở chuyên đề này, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tìm các thông tin trên mạng Internet về sự biến đổi chế độ nhiệt – biến đổi khí hậu toàn cầu và nguyên nhân hoặc học sinh chủ động tìm kiếm công cụ học tập như hình động, ảnh, video để phục vụ cho cả chuyên đề. Đây thực sự là phương pháp có khả năng giúp người học chủ động tiếp cận với việc tự học, tự tìm tòi, nhất là không chỉ tìm ra tri thức mà còn tìm ra cách thức tiếp cận tri thức. Phương thức học tập này mang tính tương tác cao, sẽ hỗ trợ bổ sung cho các phương thức đào tạo truyền thống góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Tuy nhiên phương pháp này có hạn chế là không phải mọi học sinh đều có máy tính cá nhân và không phải học sinh nào cũng có thể sử dụng máy tính kết nối Internet để tìm kiếm và lưu trữ dữ liệu một cách thành thục. 1.4. Dạy học dự án: Phương pháp này đòi hỏi rất nhiều công sức của cả thầy và trò. Khi đã tiến hành thành công phương pháp này, học sinh sẽ trưởng thành hơn nhiều về mọi lĩnh vực: kĩ năng sử dụng công cụ (máy tính), kĩ năng sử dụng phương tiện, đồ dùng học tập (hình ảnh, bản đồ, số liệu...), kĩ năng trình bày trước đám đông, nhất là cách thức tìm kiếm tri thức – chủ động tìm tòi phương thức để nắm bắt tri thức. Nói một cách khác, đây là phương pháp dạy học rõ ràng nhất mà giáo viên có thể dạy cho học sinh phương pháp học – Vấn đề cốt yếu với học sinh giỏi. Giáo viên có thể tiến hành theo các bước: khảo sát (1 giờ), dựa vào khảo sát và lực học của học sinh để chia nhóm và giao nhiệm vụ (1 giờ), các nhóm làm việc (3 ngày – 1 tuần), các nhóm báo cáo kết quả (1 giờ) và tự đánh giá đánh giá (1 giờ). Nhiệm vụ của các nhóm được giao phải tương đồng, cùng cấp độ với nhau về nội dung và độ khó. Giáo viên phải thường xuyên đôn đốc quá Trường THPT Chuyên Thái Bình 14 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI trình làm việc của các nhóm, theo dõi tiến độ và giúp đỡ kịp thời. Nội dung công việc càng cụ thể thì việc tiến hành và đánh giá càng đơn giản, dễ thực hiện. Tổng thời gian thực hiện cả quá trình khoảng 2 tuần. Với chuyên đề chế độ nhiệt, giáo viên có thể cho học sinh tìm hiểu về sự phân hóa nhiệt độ, thông qua khảo sát rồi chia nhóm và giao nhiệm vụ như sau: + Nhóm 1: Sự phân hóa theo thời gian + Nhóm 2: Sự phân hóa theo không gian Hoặc tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nhiệt: + Nhóm 1: Các nhân tố:... + Nhóm 2: Các nhân tố:... Hạn chế của phương pháp này là tốn nhiều thời gian trên lớp trong khi giáo viên còn nhiều công việc khác về chuyên môn và công tác kiêm nhiệm, học sinh không chỉ học một môn nên không thể áp dụng thường xuyên. 1.5. Giải quyết vấn đề: Ở phương pháp này, giáo viên đưa học sinh vào những tình huống có vấn đề rồi giúp học sinh tự lực giải quyết vấn đề đặt ra. Bằng cách này, học sinh có thể vừa nắm tri thức mới, vừa nắm được phương pháp đi tới tri thức đó, lại vừa phát triển tư duy tích cực, sáng tạo và biết cách vận dụng tri thức đã có vào tình huống mới. Để tiến hành phương pháp này cần trải qua 4 giai đoạn: thâm nhập vấn đề, tìm giải pháp, trình bày giải pháp, ứng dụng. Phương pháp này được áp dụng tốt nhất trong phần gợi mở học sinh vào bài học mới hoặc làm bài tập ứng dụng. Chuyên đề chế độ nhiệt có thể áp dụng trong các nội dung sau: + Giải thích đặc điểm chế độ nhiệt + Trình bày và giải thích sự phân hóa chế độ nhiệt + Ảnh hưởng các nhân tố đến chế độ nhiệt + Sự biến đổi chế độ nhiệt + Làm bài tập ứng dụng. 2. Phương pháp động não: Động não là phương pháp giúp cho học sinh trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó. Phương pháp này sẽ kích thích tư duy của học sinh với nhiều ý tưởng sáng tạo và độc đáo. Các câu trả lời của học sinh cần đơn giản, ngắn gọn. Giáo viên thu thập tất cả mọi câu trả lời, mọi ý kiến lên bảng hoặc giấy A0 mà không bình luận việc đúng, sai trừ việc trùng lặp, sau đó phân loại ý kiến. Sau khi phân loại, giáo viên cùng học sinh làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng hoặc còn chưa chính xác Trường THPT Chuyên Thái Bình 15 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI và tổng hợp. Ở chuyên đề nhiệt độ, giáo viên có thể sử dụng phương pháp này trong phần các nhân tố ảnh hưởng đến nhiệt độ. Học sinh có thể liệt kê hàng loạt các nhân tố ảnh hưởng, có những nhân tố nhỏ lẻ, giáo viên cần ghi nhận tất cả các câu trả lời rồi phân tích, nhóm và sắp xếp các nhân tố theo mức độ ảnh hưởng. Phương pháp này có thể sử dụng phổ biến do học sinh giỏi đã có vốn kiến thức sâu, rộng nên các câu trả lời thường súc tích, có ý và dễ phân loại. Bên cạnh đó, các em có khả năng định hướng để phân tích các vấn đề chưa rõ ràng sẽ rõ hơn hoặc có khả năng thuyết phục để bác bỏ các ý kiến chưa chính xác. Việc tiến hành không cần chuẩn bị kĩ lưỡng, nhiều thời gian nên rất dễ áp dụng. 1.6. Lược đồ tư duy: Là một sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý tưởng mang tính kế hoạch hay kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm. Giáo viên hướng dẫn học sinh viết tên chủ đề ở trung tâm hoặc vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề. Từ chủ đề trung tâm vẽ các nhánh chính rồi từ nhánh chính lại vẽ các nhánh phụ. Mỗi cấp độ nhánh chính, phụ có các nội dung được “mã hóa” cùng một loại chữ, màu mực. Phương pháp này dùng để tóm tắt nội dung, ôn tập chủ đề, trình bày tổng quan... Ở chuyên đề chế độ nhiệt, có thể dùng lược đồ tư duy để tổng quan nội dung sự phân hóa chế độ nhiệt, ôn tập... 1.7. Kể chuyện: Phương pháp kể chuyện địa lý ít được áp dụng trong toàn bài nhưng có thể sử dụng như một hoạt động nhỏ để giáo viên kích thích sự chú ý, hướng học sinh vào nội dung bài giảng hoặc sẽ là một ví dụ điển hình minh chứng cho luận điểm. Phương pháp này yêu cầu học sinh hoặc giáo viên cần phải đọc nhiều, nhớ các kiến thức ngoài cuộc sống và áp dụng đúng chỗ. Với chuyên đề nhiệt độ, giáo viên có thể kích thích học sinh phát biểu kể về những điểm nóng nhất nước ta, mức độ nóng của nó hoặc giáo viên kể về những câu chuyện sự khác biệt nhiệt độ giữa các vùng, trong các thời điểm trong năm... Ví dụ câu chuyện về sự biến đổi nhiệt độ của Việt Nam: “Khí hậu nước ta vốn mang đặc điểm của vùng nhiệt đới. Đặc biệt, về mùa hè, khi cả 2 miền đều chịu ảnh hưởng của cùng khối khí nóng ẩm thì ít có sự chênh lệch nhiệt độ giữa 2 miền Nam Bắc. Tuy vậy, lần đầu tiên trong lịch sử ngành Khí tượng Thủy văn nước ta ghi nhận được vào giữa mùa hè mà tiết trời miền Bắc, nhất là tại các tỉnh vùng núi, lạnh rét như những ngày mùa đông. Lúc 7 giờ sáng nay (13.6), các trạm khí tượng vùng núi quan trắc được nhiệt độ thấp nhất tiếp tục giảm thấp. Cụ thể, núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc) giảm xuống 18,2o C; Hoàng Su Phì (Hà Trường THPT Chuyên Thái Bình 16 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Giang) lạnh rét 17,4o C. Ngân Sơn (Bắc Cạn) rét hơn 15,2o C; Mù Cang Chải (Yên Bái) giảm tới 12,8o C; đèo Pha Đin (Sơn La) xuống đến 16,6o C; núi Mẫu Sơn (Lạng Sơn) ở mức 15,8o C. Sa Pa (Lào Cai) giảm còn 12o C, Sìn Hồ (Lai Châu) rét nhất 11o C. Đặc biệt, vào sáng sớm nhiều địa phương ở vùng núi còn xuất hiện sương mù mờ mịt. Tiết trời lạnh rét là do ban đêm bầu trời từ ít đến quang mây, dẫn đến bức xạ mặt đất lớn khiến nhiệt nhiệt độ giảm sâu.” Từ câu chuyện này, giáo viên có thể dẫn học sinh đến vấn đề chênh lệch nhiệt độ giữa các địa phương như TP Hồ Chí Minh với Tam Đảo, có thể chênh nhau đến 15o ngay trong mùa hè, để từ đó thấy được sự biến đổi khí hậu thể hiện trong sự thay đổi nhiệt độ đột ngột ở nước ta. Trên đây là một số phương pháp dạy học tích cực môn Địa lý nên được áp dụng để kích thích hứng thú và tư duy sáng tạo của học sinh. Với từng phương pháp đã mô tả tương đối cụ thể về ưu điểm và giới thiệu cách tiến hành, áp dụng. Tất nhiên, mỗi phương pháp đều có các ưu, nhược điểm nhất định. Với lực học giỏi của học sinh, giáo viên có thể căn cứ vào thời gian, khả năng sử dụng công cụ của học sinh để ứng dụng linh hoạt và kết hợp các phương pháp trong một giờ dạy. 2. Phương tiện Một số tư liệu dùng để giảng dạy trong chuyên đề Chế độ nhiệt. Phần bài tập có thể áp dụng các bảng số liệu trong phần phương tiện này để học sinh có thể nhận xét, phân tích hoặc giải thích chế độ nhiệt nước ta. 2.1. Phần đặc điểm chế độ nhiệt của Việt Nam - Biểu hiện đặc điểm chung chế độ nhiệt của Việt Nam + Atlat Địa lí Việt Nam (trang khí hậu, đặc biệt các bản đồ nhiệt) + Bản đồ nhiệt độ trung bình thế giới Trường THPT Chuyên Thái Bình 17 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Hình 1: Bản đồ nhiệt độ trung bình thế giới Hình 2: Bản đồ nhiệt độ trung bình năm của Việt Nam Trường THPT Chuyên Thái Bình 18 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Bảng 6: Bảng nhiệt độ trung bình năm một số địa phương nước ta Nhiệt độ trung bình Tổng nhiệt hoạt động Địa điểm Vĩ độ năm năm o o Lạng Sơn 21 50’B 21,6 C 7738oC Hà Nội 21o01’B 23,5oC 8577oC Vinh 18o40’B 23,9oC 8723oC Huế 16o24’B 25,2oC 9170oC Quy Nhơn 13o46’B 26,8oC 8233oC TP HCM 10o49’B 27,1oC 9891oC 2.2. Các phương tiện dùng để giải thích cho các đặc điểm chế độ nhiệt Hình 3: Sơ đồ chuyển động biểu kiến trong năm của Mặt Trời Dùng hình này để giúp học sinh giải thích cho tính nhiệt đới của chế độ nhiệt: + Việt Nam nằm trong vùng nộ chí tuyến Bắc bán cầu, mọi nơi trên đất nước ta trong năm đều có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh, góc nhập xạ lớn, lượng nhiệt nhận được nhiều. + Dùng hình này cũng giải thích cho học sinh tại sao trong chế độ nhiệt của miền lãnh thổ phía Bắc có dạng một cực đại, một cực tiểu (khoảng cách hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh ngắn), còn trong chế độ nhiệt của phần lãnh thổ phía Nam có dạng ha cực đại, hai cực tiểu (do khoảng cách hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh cách xa nhau). 2.3. Phần sự phân hóa chế độ nhiệt *. Biểu hiện Trường THPT Chuyên Thái Bình 19 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI - Theo thời gian: dùng hai bản độ nhiệt trung bình tháng 1 và tháng 7 trong Atlat Địa lí Việt Nam. Hình 4: Bản đồ Nhiệt độ trung bình nước ta tháng 1 và tháng 7 + Dùng bảng số liệu về nhiệt độ trung bình tháng 1 và tháng 7 ở nước ta. Bảng 7: nhiệt độ trung bình năm, tháng 1, tháng 7 một số địa điểm Việt Nam Địa điểm Hà Nội Huế Tp HCM Nhiệt độ TB năm 23,4 25,1 26,9 Trường THPT Chuyên Thái Bình Nhiệt độ TB tháng Nhiệt độ TB tháng 7 1 28,9 16,4 29,4 19,7 28,9 25,8 20 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI 900 35 800 30 700 25 600 500 20 400 15 300 10 200 5 100 0 0 1 2 3 4 5 6 L­îng m­a 7 8 9 10 11 12 NhiÖt ®é Biểu đồ nhiệt độ - lượng mưa Thừa Thiên Huế 350 35 300 30 250 25 200 20 150 15 100 10 50 5 0 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 L­îngm­a NhiÖt ®é Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa Hà Nội - Phân hóa theo không gian Trường THPT Chuyên Thái Bình 21 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI + Chiều Bắc Nam Bản đồ nhiệt độ trung bình tháng 1 #. Dùng các bảng số liệu sau: Bảng nhiệt độ trung bình năm một số địa điểm Địa điểm Lạng Sơn Hà Nội Vinh Quảng Trị Huế Quảng Ngãi Quy Nhơn TP Hồ Chí Minh Vĩ độ 21o50’B 21o01’B 18o40’B 16o44’B 16o24’B 15o08’B 13o46’B 10o49’B Trường THPT Chuyên Thái Bình 22 Nhiệt độ trung bình năm 21,6oC 23,5oC 23,9oC 25,0oC 25,2oC 25,8oC 26,8oC 27,1oC HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Bảng 6: Biên độ nhiệt năm một số địa điểm Việt Nam Địa điểm Biên độ nhiệt trung bình năm Lai Châu 9,4oC Hà Nội 12,5oC Thanh Hóa 12,0oC Vinh 12,0oC Huế 9,4oC Tp Hồ Chí Minh 3,1oC #. Có thể sử dụng biểu đồ nhệt và mưa hai địa điểm Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh 350 35 350 35 300 30 300 30 250 25 250 25 200 20 200 20 150 15 150 15 100 10 100 10 50 5 50 5 0 0 0 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 L­îng m­a 1 2 3 4 5 6 7 8 9101112 NhiÖt ®é L­îng m­a NhiÖt ®é So sánh 2 biểu đồ nhiệt độ lượng mưa Hà Nội và TP Hồ Chí Minh Trường THPT Chuyên Thái Bình 23 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI + Phân hóa theo độ cao • Dùng bản đồ khí hậu chung trong Atlat hoặc bản đồ khí hậu Việt Nam so sánh đặc điểm chế độ nhiệt của hai trạm khí hậu cùng khác nhau về độ cao như Đà Lạt – Nha Trang, Lạng Sơn – Sa Pa • • Sử dụng bảng số liệu về nhiệt độ trung bình năm một số địa điểm có độ cao khác nhau Địa điểm Độ cao Nhiệt độ trung bình năm Sơn La 676m 21,0oC Tam Đảo 897m 18,0oC Sa Pa 1570m 15,2oC Plâycu 800m 21,8oC Đà Lạt 1513m 18,3oC Bảng nhiệt độ trung bình năm một số địa điểm + Theo chiều Đông – Tây Trường THPT Chuyên Thái Bình 24 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI So sánh 2 trạm Lạng Sơn và Điện Biên Phủ + Giải thích sự phân hóa: Gió mùa và địa hình Sử dụng các bản đồ và lược đồ sau: Trường THPT Chuyên Thái Bình 25 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Trường THPT Chuyên Thái Bình 26 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI *. Nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nhiệt nước ta - Vĩ độ địa lý – vị trí địa lý Trường THPT Chuyên Thái Bình 27 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI - Hình dạng lãnh thổ - Địa hình Trường THPT Chuyên Thái Bình 28 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI - Lược đồ gió mùa Tháng 7 Trường THPT Chuyên Thái Bình 29 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Tháng 1 Trường THPT Chuyên Thái Bình 30 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI V. HỆ THỐNG BÀI TẬP 1. Dạng 1: Bài tập gắn với atlát Địa lý Việt Nam 1.1. Định hướng chung Trong chương trình thi học sinh giỏi quốc gia thì kĩ năng khai thác atlat Địa lý luôn được coi trọng – là một kĩ năng bắt buộc phải được kiểm tra. Vì thế, trong hệ thống câu hỏi phần Địa lý Việt Nam hầu hết các câu đều có gắn với atlat Địa lý. Lúc này, atlat Địa lý được sử dụng là một kênh kiến thức đòi hỏi học sinh phải biết khai thác để trả lời cho câu hỏi. Đồng thời học sinh còn phải nắm chắc kiến thức cơ bản để vận dụng xác định cấu trúc bài làm, giải thích nguyên nhân. Cách thức chung để tìm hiểu: - Đối với nội dung về chế độ nhiệt Việt Nam thì học sinh cần phải bám sát bản đồ khí hậu, đặc biệt là các bản đồ nhiệt (bản đồ nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng 1, nhiệt độ trung bình tháng 7), đường biểu diễn nhiệt độ của biểu đồ nhiệt độ – lượng mưa tại các trạm khí tượng. - Khi trình bày đặc điểm chế độ nhiệt của cả nước hoặc một địa phương học sinh cần xác định được cấu trúc nội dung cần tìm hiểu: + Nền nhiệt chung (thể hiện rõ qua nhiệt độ trung bình năm): cao hay thấp + Chế độ nhiệt phân hoá như thế nào? (phân hoá theo thời gian, theo không gian – phân hoá bắc nam, đông tây, đai cao…) Tuỳ thuộc yêu cầu cụ thể của đề bài mà học sinh xác định các tiêu chí cho phù hợp, có thể thêm hoặc bớt tiêu chí. - Khi đã có cấu trúc nội dung trả lời, học sinh biết khai thác kiến thức từ atlat để làm rõ các nội dung đó, lấy ví dụ cụ thể trong atlat để minh hoạ. Ví dụ: nhiệt độ trung bình năm của nước ta cao thể hiện rõ tính chất nhiệt đới của khí hậu (đại bộ phận lãnh thổ có nhiệt độ trung bình năm trên 200C, trừ vùng núi cao) - Để giải thích cho các đặc điểm của chế độ nhiệt thì học sinh phải nắm chắc các nhân tố ảnh hưởng tới nhiệt độ (đã được học kĩ ở lớp 10), có kĩ năng vận dụng vào Việt Nam, tìm được mối quan hệ giữa yếu tố nhiệt độ với các yếu tố tự nhiên khác. Ví dụ: Nhiệt độ trung bình năm của nước ta cao do: Vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bắc bán cầu, trong năm mọi địa điểm đều có lần mặt Trường THPT Chuyên Thái Bình 31 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI trời lên thiên đỉnh, góc nhập xạ quanh năm lớn, lượng bức xạ mặt trời nhận được lớn. Tuy nhiên, nhiệt độ trung bình năm lại có sự khác biệt rõ rệt giữa bắc và nam, miền bắc có nhiệt độ trung bình năm thấp hơn. Để giải thích cho đặc điểm này thì không phải chỉ dựa vào mối quan hệ giữa góc nhập xạ, thời gian chiếu sáng với nhiệt độ nữa mà đối Việt Nam học sinh phải biết khai thác các yếu tố tác động tới chế độ nhiệt rất đặc thù: nổi bật là tác động của gió mùa, đặc biệt là gió mùa đông bắc; tác động địa hình (hướng sườn), đặc điểm của hình dạng lành thổ… Như vậy, các nhóm nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới chế độ nhiệt của nước ta mà học sinh cần nắm chắc để vận dụng bao gồm: vị trí địa lý – góc nhập xạ, chuyển động biểu kiến của mặt trời, hoạt động của hoàn lưu khí quyển (đặc biệt là gió mùa), địa hình, hình dáng lãnh thổ, dòng biển… 1.2. Ví dụ cụ thể 1. 2. 1. Các bài tập về chế độ nhiệt nói chung gắn với các bản đồ nhiệt độ Bài 1: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy xác định trên bản đồ các vùng có nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất? Giải thích? Hướng dẫn: - Học sinh sẽ khai thác ở bản đồ nhiệt độ trung bình năm. Dựa vào phân tầng màu – xác định các thang màu thể hiện cho nhiệt độ trung bình năm cao nhất, thấp nhất rồi quan sát vào bản đồ để xác định những khu vực nào có màu nền đó. - Sau khi đã xác định được các khu vực có nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất, học sinh vận dụng kiến thức về các nhân tố ảnh hưởng tới nhiệt độ để giải thích: xem vị trí của khu vực có gì đặc biệt? Đặc điểm địa hình (độ cao, hướng sườn + hướng gió mùa)… - Nội dung chính học sinh cần trả lời được sẽ là: + Những khu vực có nhiệt độ trung bình năm thấp nhất – dưới 180C chủ yếu ở những vùng núi cao như: ♦ Vùng núi Hoàng Liên Sơn, một bộ phận nhỏ núi cao ở thượng nguồn sông Chảy và đỉnh núi ca oven biên giới Việt Lào. Nguyên nhân do ảnh hưởng của địa hình núi cao và gió mùa đông bắc. ♦ Một bộ phận nhỏ ở vùng núi cao Kon tum và vùng núi cao cực Nam Trung Bộ (trên cao nguyên Lâm Viên). Do ảnh hưởng của độ cao địa hình Trường THPT Chuyên Thái Bình 32 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI + Những khu vực có nhiệt độ trung bình năm cao nhất – trên 240C chủ yếu ở những vùng: đồng bằng ven biển miền Trung (từ phía nam dãy Hoành Sơn), phần lãnh thổ phía nam (trừ những vùng núi, cao nguyên cao trên 500m) Do nằm gần xích đạo hơn, hầu như không chịu tác động của gió mùa đông bắc. Bài 2: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy nhận xét đặc điểm chế độ nhiệt ở nước ta và giải thích. Hướng dẫn phân tích đề: - Nguồn kiến thức khai thác là atlat Địa lý – bản đồ khí hậu, chú ý các bản đồ nhiệt độ, biểu đồ nhiệt ẩm tại các trạm khí tượng và kiến thức đã học. - Nội dung: 2 yêu cầu nội dung: + Nhận xét đặc điểm chế độ nhiệt + Giải thích các đặc điểm chế độ nhiệt của nước ta. - Từ yêu cầu nội dung sẽ ra định hướng cấu trúc câu trả lời: + Đối với phần nhận xét đặc điểm chế độ nhiệt: cần đưa những nội dung gì? Lựa chọn ví dụ minh hoạ sao cho điển hình nhất. + Đồi với phần giải thích cần vận dụng kiến thức đã học về các nhân tố ảnh hưởng tới nhiệt độ để giải thích: vị trí địa lý – góc nhập xạ, hình dạng lãnh thổ, gió mùa, địa hình…. Nội dung trả lời cơ bản: - Nền nhiệt cao thể hiện rõ rệt tính nhiệt đới: nhiệt độ trung bình năm: đại bộ phận lãnh thổ >200C, trừ khu vực núi cao: < 200C. Nguyên nhân: Vị trí nội chí tuyến BBC, mọi địa điểm trong năm đều có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh. - Phân hoá rõ rệt theo thời gian và không gian + Phân hoá theo thời gian: Thể hiện ở sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng 1 và tháng 7. Tháng 1 có nhiệt độ TB thấp, đại bộ phận lãnh thổ có nhiệt độ dưới 240C; còn tháng 7, đại bộ phận có nhiệt > 240C. Do tác động của chế độ gió mùa: Vào mùa đông đại bộ phận lãnh thổ chịu tác động của gió mùa ĐB làm hạ thấp nhiệt độ. Mùa hạ, chịu tác động của gió mùa Tây Nam có tính chất nóng ẩm -> nền nhiệt độ cao. Do chuyển động biểu kiến của MT lên có sự chênh lệch góc nhập xạ và thời gian chiếu sáng giữa các mùa trong năm. + Phân hoá Bắc - Nam: Trường THPT Chuyên Thái Bình 33 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Càng vào nam nhiệt độ tăng, biên độ nhiệt năm giảm dần. Nhiệt độ trung bình tháng 1 tăng mạnh từ Bắc vào Nam (dẫn chứng), nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam (dẫn chứng) Do lãnh thổ kéo dài theo chiều B - N: càng vào nam: góc nhập xạ tăng dần, ảnh hưởng của gió mùa ĐB suy yếu dần. Ảnh hưởng của bức chắn địa hình theo chiều Đ - T như dãy Hoành Sơn, Bạch Mã….. + Phân hoá đai cao: Càng lên cao nhiệt độ càng giảm: VD: Nền nhiệt độ TB năm của vùng núi cao Hoàng Liên Sơn: dưới 200C; còn đồng bằng sông Hồng: 20 - 240C. Do địa hình chủ yếu là đồi núi với độ cao phân bậc; 14% S cao 1000 2000m, 1% cao trên 2000m, mà càng lên cao nhiệt độ càng giảm (-0,60C/100m độ cao + Phân hoá hướng sườn Có sự phân hoá đông - tây thể hiện rõ ở nền nhiệt trong mùa đông giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc. Nếu so 2 địa điểm cùng độ cao thì địa điểm ở Tây Bắc có nhiệt độ thấp hơn (VD: Lạng Sơn - Điện Biên: nhiệt độ TB tháng 1:) Khu vực đồng bằng Bắc Bộ và ven biển miền Trung, trong tháng 7 có nền nhiệt độ cao hơn hẳn các khu vực cùng độ cao (đạt > 280C) Do ảnh hưởng của bức chắn địa hình và hướng gió mùa ♣ Một số ví dụ khác có cách triển khai tương tự: Bài 3: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy chứng minh chế độ nhiệt của nước ta phân hóa rõ rệt theo chiều Bắc Nam và giải thích. Bài 4: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy nhận xét đặc điểm nhiệt độ trung bình tháng 1 của nước ta và giải thích. Bài 5: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy nhận xét sự phân bố nhiệt độ trung bình tháng 1 của miền khí hậu phía Bắc. Bài 6: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy nhận xét đặc điểm nhiệt độ trung bình tháng 7 của nước ta và giải thích. 1. 2. 2. Các bài tập về nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nhiệt - Với các bài có liên quan đến nhân tố ảnh hưởng chế độ nhiệt thì có thể lồng ghép ngay trong các bài trình bày, nhận xét đặc điểm chế độ nhiệt chung và giải thích; cũng có thể tách ra hỏi riêng về nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nhiệt. - Để giải quyết được dạng bài bài này đòi hỏi học sinh: Trường THPT Chuyên Thái Bình 34 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI + Một là, phải nắm chắc kiến thức về các nhân tố ảnh hưởng tới nhiệt độ, gồm: Vị trí địa lý – góc nhập xạ, gió mùa, địa hình (độ cao, hướng sườn), hình dáng lãnh thồ. + Hai là, biết cách khai thác tổng hợp từ nhiều trang atlát để tìm mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên để giải thích. Ví dụ khai thác bản đồ địa hình, tìm mối liên hệ giữa địa hình với nhiệt độ…. - Trong phần ví dụ trên, đã có những giải thích về đặc điểm chế độ nhiệt. Sau đây là một vài ví dụ khác hỏi riêng về nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nhiệt. Học sinh sẽ vận dụng kiến thức lý thuyết đã đề cập ở phần trước là xong. Bài 1: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nhiệt nước ta. Hướng dẫn: Yêu cầu nhắc lại kiến thức phần đại cương: các nhân tố tác động đến chế độ nhiệt (vĩ độ địa lí – bức xạ mặt trời, hoàn lưu khí quyển, bề mặt đệm) Vận dụng kiến thức đã học để phân tích các nhân tố Bài 2: Địa hình có ảnh hưởng như thế nào đến chế độ nhiệt nước ta? Hướng dẫn: Xác định yêu cầu đề bài: Phân tích tác động của địa hình đến chế độ nhiệt. Các yếu tố địa hình như độ cao, hướng núi, hướng sườn đã tác động đến chế độ nhiệt như thế nào? Cụ thể: Địa hình chủ yếu tạo ra sự phân hóa nhiệt theo không gian, đồng thời còn làm khắc sâu sự phân hóa nhiệt theo thời gian. - Phần lớn địa hình Việt Nam là đồi núi thấp nên tính nhiệt đới của chế độ nhiệt của vùng nội chí tuyến được bảo toàn ở vành đai chân núi. - Hướng địa hình + Địa hình Việt Nam có hướng nghiêng chính là Tây Bắc – Đông Nam, kết hợp với hướng núi chủ đạo cũng là Tây Bắc – Đông Nam nên ảnh hưởng của biển dễ dàng xâm nhập vào đất liền làm chế độ nhiệt điều hòa hơn. + Hướng núi Tây Bắc – Đông Nam gần như vuông góc với hướng gió mùa đông và mùa hạ, vì vậy các dãy núi trở thành bức chắn địa hình tạo ra sự phân hóa nhiệt theo chiều Đông – Tây (dãy Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn…)dẫn chứng. + Bên cạnh hướng Tây Bắc – Đông Nam, núi Việt Nam còn có hướng Tây – Đông như dãy Hoành Sơn, Bạch Mã tạo ra các bức chắn địa hình làm sâu Trường THPT Chuyên Thái Bình 35 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI sắc thêm sự phân hóa nhiệt theo chiều Bắc – Nam đặc biệt là trong mùa đông, các dãy núi này trở thành ranh giới các mức ảnh hưởng của khối không khí lạnh. + Dãy núi hướng vòng cung (các cánh cung Đông Bắc) tạo điều kiện cho gió mùa mùa đông có thể xâm nhập sâu vào Việt Nam, đặc biệt vùng Đông Bắc làm cho vùng này có một mùa đông lạnh nhất nước ta với 3 tháng nhiệt độ dưới 300. Đây cũng là nguyên nhân làm cho vùng này có biên độ nhiệt trong năm lớn. - Độ cao địa hình: + Việt Nam có 1 bộ phận địa hình có độ cao trên 2000 m làm phá vỡ tính chất nhiệt đới của chế độ nhiệt. + Độ cao địa hình tạo ra sự phân hóa nhiệt theo đai cao: Càng lên cao, không khí càng loãng, bức xạ mặt đất càng giảm nên nhiệt độ càng giảm. Việt Nam có 15 % lãnh thổ có độ cao > 1000m, chế độ nhiệt có sự phân hóa theo các đai cao: Những khu vực độ cao dưới 600 – 700 ở miền Bắc và dưới 1000 m ở miền Nam: có chế độ nhiệt vùng nhiệt đới với nền nhiệt độ cao. Khu vực có độ cao 600 m ở miền Bắc từ 900m ở miền Nam đến 2600m: có chế độ nhiệt của miền khí hậu cận nhiệt đới, nhiệt độ hạ thấp. Khu vực có độ cao >2600m: có chế độ nhiệt của miền khí hậu ôn đới, nhiệt độ xuống rất thấp. 2. 3. Các bài tập liên quan tới biểu đồ tương quan nhiệt – ẩm ở các trạm khí tượng trong atlát Địa lý Bài 1: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy trình bày đặc điểm chế độ nhiệt của Đà Lạt. Hướng dẫn: Xác định cấu trúc các tiêu chí khi đọc chế độ nhiệt ở 1 trạm khí tượng: - Vị trí đại lý và độ cao của trạm (dựa vào bản đồ địa hình + khí hậu) - Nằm ở miền khí hậu nào - Đặc điểm chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình năm, tháng cao nhất, thấp nhất, biên độ nhiệt, biến trình nhiệt Nội dung chính: - Đà Lạt nằm ở khoảng 110 50’B, ở độ cao trên 1500m (1513m), thuộc miền khí hậu phía Nam, vùng khí hậu Tây Nguyên. Đà Lạt có nhiệt độ trung bình năm 18 - 200C. Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 5 - khoảng 19,70C. Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1, khoảng 160C. Biên độ nhiệt năm nhỏ, khoảng 3 -40C. Biến trình nhiệt năm có 2 cực đại. Trường THPT Chuyên Thái Bình 36 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Bài 2: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam hãy so sánh sự khác nhau về chế độ nhiệt của các trạm khí tượng Nha Trang và Đà Lạt. Và rút ra kết luận. (Câu hỏi tương tự cho các trạm khí tượng khác như: Lạng Sơn và Sa Pa, Lạng Sơn và Điện Biên Phủ,) Hướng dẫn phân tích đề: - Nguồn kiến thức: chỉ dựa vào atlat địa lý - Dạng bài so sánh - Nội dung: Yêu cầu so sánh về chế độ nhiệt của 2 trạm khí tượng là Nha Trang và Đà Lạt. - Định hướng cách làm: + Bước 1: xác định tiêu chí so sánh Vị trí (vĩ độ, độ cao) của hai trạm Thuộc miền khí hậu nào? Đặc điểm chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ tháng cao nhất, thấp nhất, biên độ nhiệt năm, biến trình nhiệt năm. + Bước 2: Dựa vào các tiêu chí, khai thác kiến thức trên biểu đồ (dóng sang trục nhiệt độ, đo tính để xác định nhiệt độ của các tháng) tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau. + Rút ra kết luận: 2. Dạng 2: Bài tập gắn với bảng số liệu 2.1. Định hướng chung Kĩ năng phân tích bảng số liệu thống kê là một trong những kĩ năng quan trọng trong học tập và nghiên cứu bộ môn địa lý cũng như được sử dụng nhiều trong các ngành học khác và trong cuộc sống. Nắm vững kĩ năng này cũng góp phần tăng cường năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh. Về mặt hình thức, có thể chia thành hai dạng câu hỏi: - Dạng câu hỏi yêu cầu phân tích số liệu gắn với việc vẽ biểu đồ. Thông thường câu hỏi gồm hai phần: vẽ biểu đồ, sau đó nhận xét từ số liệu và từ biểu đồ đã vẽ. Đây là dạng câu hỏi tương đối dễ, chỉ cần tổng hợp, phân tích số liệu và đưa ra một vài nhận xét. - Dạng câu hỏi chỉ yêu cầu phân tích số liệu. Đây là dạng câu hỏi khó vì có nhiều số liệu với mối liên hệ phức tạp giữa chúng và tất nhiên phải đưa ra nhiều nhận xét. Thông thường với dạng này, cần thiết phải xử lý thêm một số chỉ tiêu mới từ bảng số liệu đã cho mới có thể có được những nhận xét đầy đủ, toàn diện. Trường THPT Chuyên Thái Bình 37 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Đối với chuyên đề chế độ nhiệt Việt Nam các câu hỏi trong thi học sinh giỏi khu vực và Quốc gia thường xuất hiện dạng câu hỏi thứ hai. Để trả lời tốt các câu hỏi dạng này HS cần theo 1 trình tự nhất định: * Bước 1: Nắm được mục đích làm việc với bảng số liệu (đó chính là yêu cầu của câu hỏi) - Phải đọc kĩ câu hỏi để nắm được yêu cầu và phạm vi cần nhận xét, phân tích. - Phát hiện ra yêu cầu chủ đạo, nhất là những cái “bẫy” để phòng tránh. - Tái hiện các kiến thức cơ bản đã học có liên quan. Các số liệu bao giờ cũng phải gắn với một hay một vài hiện tượng địa lý tự nhiên hoặc kinh tế – xã hội nào đó. Đối với nhận xét chế độ nhiệt của một địa phương thì có các nội dung chính như: nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất, biên độ nhiệt năm, số tháng lạnh (nhiệt độ dưới 180C), số tháng nóng (nhiệt độ trên 250C), sự phân hoá nhiệt độ theo thời gian -> phân mùa; * Bước 2: Nghiên cứu kĩ bảng số liệu: - Đọc tên bảng số liệu, tiêu đề của bảng, đơn vị tính, các chỉ tiêu được đề cập tới bảng số liệu - Căn cứ vào yêu cầu câu hỏi và các chỉ tiêu thể hiện trong bảng số liệu để xác định rõ các tiêu chí cần nhận xét. Phải xem xét xem, để làm rõ nhận xét theo yêu cầu đề bài cần có những chỉ tiêu gì? Những chỉ tiêu nào đã có trong bảng số liệu và cần phải xử lý thêm những tiêu chí nào từ bảng số liệu gốc. Từ đó phác thảo dàn ý trình bày. Ví dụ: Bảng số liệu cho nhiệt độ trung bình tháng I, nhiệt độ trung bình tháng VII, nhiệt độ trung bình năm của 1 số địa phương, yêu cầu nhận xét về chế độ nhiệt, tính phân mùa và sự thay đổi nhiệt độ theo vĩ độ địa lý của Việt Nam * Bước 3: Xử lý số liệu: - So sánh các số liệu theo cột dọc và hàng ngang theo một trình tự hợp lý để tìm ra mối quan hệ giữa các hàng loạt số liệu. Các kĩ năng phân tích mối quan hệ giữa các hiện tượng và quá trình địa lý là một thước đo tốt để đánh giá trình độ học sinh. Cần chú ý tới các giá trị đặc biệt: giá trị năm đầu – năm cuối, giá trị lớn nhất – nhỏ nhất, trị số trung bình, các số liệu mang tính đột biến (tăng, giảm đột ngột). Đặc biệt nếu các giá trị diễn biến theo nhiều năm cần xem xét xem xu hướng phát triển trong toàn quá trình có giống nhau không? Hay phải chia ra các thời kì với xu hướng phát triển khác nhau. Trường THPT Chuyên Thái Bình 38 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Nếu bảng số liệu có nhiều đối tượng, hay trong cơ cấu có nhiều thành phần, khi nhận xét không liệt kê nhận xét riêng lẻ cho từng thành phần, vì như thế bài nhận xét rất dài và sẽ không khái quát được những đặc điểm chung. Trong trường hợp này chúng ta cần phân nhóm đối tượng có các đặc điểm giống nhau. Có thể sử dụng trị số trung bình để phân nhóm cao hơn hoặc thấp hơn; các đối tượng cùng có trị số cao vào một nhóm, cùng có trị số thấp vào một nhóm… - Chú ý phân tích các số liệu mang tầm khái quát trước, các số liệu cụ thể sau. Thường là đi từ các số liệu phản ánh đặc tính chung của tập hợp số liệu tới các số liệu chi tiết về một thuộc tính nào đó, một bộ phận nào đó của tập hợp các đối tượng, các hiện tượng địa lý được nói tới trong bảng - Luôn tìm cách so sánh, đối chiếu, tổng hợp trên cả hai phương diện: số liệu tuyệt đối và tương đối - Không được bỏ sót số liệu vì các số liệu được đưa vào bảng đều đã được người viết lựa chọn và có ý đồ từ trước. Bởi vậy, nếu bỏ sót dữ kiện sẽ dẫn đến những cắt nghĩa sai sót. - Biết cách đặt ra những câu hỏi để giải đáp trong quá trình phân tích, tổng hợp các dữ liệu địa lý. * Bước 4: Rút ra nhận xét theo yêu cầu câu hỏi và giải thích (nếu có): - Việc đưa ra nhận xét phải dựa trên yêu cầu của câu hỏi và kết quả xử lý số liệu. - Các nhận xét phải sắp xếp theo một trình tự nhất định: từ khái quát đến cụ thể, từ cao xuống thấp, từ phức tạp đến đơn giản. - Mỗi nhận xét đều phải có dẫn chứng cụ thể dựa vào bảng số liệu, HS phải biết chọn lọc số liệu làm dẫn chứng phù hợp cho từng nhận xét. 2. 2. Ví dụ cụ thể Bài 1: Cho bảng số liệu sau: Địa điểm Lạng Sơn Hà Nội Vinh Huế Quy Nhơn TP. Hồ Chí Minh Nhiệt độ trung bình tháng 1 (0C) 13,3 16,4 17,6 19,7 23,0 25,8 Trường THPT Chuyên Thái Bình Nhiệt độ trung bình tháng 7 (0C) 27,0 28,9 29,6 29,4 29,7 27,1 39 Nhiệt độ trung bình năm (0C) 21,2 23,5 23,9 25,1 26,8 27,1 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Hãy nhận xét và giải thích sự thay đổi chế độ nhiệt từ Bắc vào Nam. Hướng dẫn: Bước 1: Yêu cầu học sinh đọc kĩ câu hỏi, xác định yêu cầu câu hỏi, dạng câu hỏi phân tích bảng số liệu nhận xét và giải thích theo yêu cầu đề bài, gạch chân cụm từ quan trọng: từ Bắc vào Nam Bước 2: Nghiên cứu phân tích bảng số liệu: + Bảng số liệu có 3 tiêu chí về chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình tháng 1 (tháng lạnh nhất); nhiệt độ trung bình tháng 7(tháng nóng nhất), nhiệt độ trung bình năm của các địa điểm từ Bắc vào Nam. + Cần phải nhận xét thêm một tiêu chí nữa là biên độ nhiệt độ năm trên cơ sở sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất. + Vận dụng kiến thức bài khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. + Vận dụng kiến thức bài vị trí địa lí và đất nước nhiều đồi núi để giải thích. Bước 3: Lập dàn ý và vận dụng kiến thức để lấp đầy dàn ý + Nhận xét: Biểu hiện của sự thay đổi chế độ nhiệt từ Bắc vào Nam: . Nhiệt độ trung bình tháng 1 . Nhiệt độ trung bình tháng 7 . Nhiệt độ trung bình năm . Biên độ nhiệt năm + Giải thích cho các ý đã nhận xét. Cụ thể: 1. Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam - Nhiệt độ trung bình tháng 1: càng vào Nam nhiệt độ càng tăng mạnh và sự chênh lệch nhiệt độ khá lớn (Lạng Sơn và TP. Hồ Chí Minh chênh lệch nhiệt độ tới 1205) - Nhiệt độ trung bình tháng 7 cũng có sự khác nhau giữa Bắc và Nam: nhiệt độ trung bình của Vinh cao hơn Huế và Quy Nhơn cao hơn Tp. Hồ Chí Minh. Sự chênh lệch nhiệt độ từ Bắc vào Nam rất ít (Lạng Sơn và tp. Hồ Chí Minh chênh lệch nhiệt độ là 0,10C) - Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam (dẫn chứng) - Biên độ nhiệt năm lại giảm dần từ Bắc vào Nam (Lạng Sơn là 1403 nhưng tp. Hồ Chí Minh chỉ là 103) 2. Giải thích - Nhiệt độ trung bình tháng 1 tăng mạnh, Nhiệt độ trung bình năm tăng dần và biên độ nhiệt năm giảm dần từ Bắc vào Nam vì: Trường THPT Chuyên Thái Bình 40 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI + Do vị trí gần hay xa xích đạo: Càng vào phía Nam càng gần xích đạo nên có góc chiếu của tia sáng Mặt Trời càng lớn, sẽ nhận được lượng nhiệt Mặt Trời lớn và khoảng cách giữa 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh càng xa nhau hơn -> Nền nhiệt độ các tỉnh phía Bắc có 1 cực đại 1 cực tiểu tiểu, còn ở phía Nam có 2 + Do ảnh hưởng của gió mùa đông Bắc kết hợp với bức chắn địa hình là dãy Bạch Mã, hình dạng lãnh thổ kéo dài theo chiều vĩ độ -> càng vào phía Nam GMĐB càng suy yếu dần và đến Huế thì dừng hẳn chỉ còn thời tiết se lạnh, từ Đà Nẵng trở vào thì hầu như không chịu ảnh hưởng của GMĐB. - Tháng 7 là mùa hè của nước ta (Mặt trời đang chuyển động biểu kiến ở BCB), trên phạm vi cả nước chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam nên nền nhiệt độ cao và sự chênh lệch nhiệt độ ít. + Vinh, Quy Nhơn, Huế có nhiệt độ cao hơn do chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn. + Vinh cao hơn Huế, Quy Nhơn cao hơn Tp. hồ Chí Minh vì TP. Hồ Chí minh và Huế mưa nhiều hơn nên nhiệt độ thấp hơn. + Hà Nội cao hơn Tp. HCM vì khoảng cách 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Hà Nội gần nhau hơn, lượng mưa ở Hà Nội ít hơn tp. HCM. Bài 2: (dạng câu hỏi sự thay đổi chế độ nhiệt theo chiều Đông Tây) Cho hai bảng số liệu: Bảng 1: Nhiệt độ trung bình tháng của Lạng Sơn và Lai Châu(0C) Tháng I II III IV VII IX X XI XII I Lạng Sơn 13,3 14,3 18,2 22,1 23,3 26,9 27,0 26,6 25,2 22,2 18,3 14,3 (độ cao 258 m) Điện Biên 17,1 18,0 21,3 24,6 24,5 26,5 26,5 26,6 26,1 23,7 20,6 17,7 (độ cao 244m) Bảng 2: Biên độ nhiệt của Lạng Sơn và Lai Châu Biên độ nhiệt tuyệt đối Biên độ nhiệt TB Vĩ độ Địa điểm (chênh lệch nhiệt độ năm tối cao và tối thấp) 0 0 21 50’ Bắc Lạng Sơn 13 7 4109 22 0 03’ Bắc Điện Biên 904 3706 Trường THPT Chuyên Thái Bình V VI 41 VII HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Từ các bảng số liệu trên, nhận xét và giải thích sự phân hóa chế độ nhiệt theo hướng Đông- Tây ở Bắc Bộ Hướng dẫn phân tích đề: - Lưu ý là đề bài chỉ yêu cầu nhận xét về sự phân hóa nhiệt độ theo chiều Đông- Tây ở Bắc Bộ. - Đề bài cho 2 địa điểm Lạng Sơn và Điện Biên ta thấy hai địa điểm này ở độ cao tương đương nhau, vị trí Lạng Sơn ở miền khí hậu Đông Bắc còn Điện Biên ở miền khí hậu Tây Bắc. Lạng Sơn đón trực tiếp gió mùa ĐB nên vào Tháng I nhiệt độ xuống thấp hơn - Chú ý sự chênh lệch biên độ nhiệt TB năm, biên độ nhiệt tuyệt đối của 2 địa điểm (so sánh và phân tích) - Rút ra kết luận chung Bài 3: (dạng câu hỏi sự thay đổi chế độ nhiệt theo độ cao địa hình) Cho bảng số liệu: Nhiệt độ trung bình tháng và năm của hai địa điểm Quy Nhơn và Plâycu (đơn vị: 0C) Quy Nhơn (độ cao 5 m) Plâycu (độ cao 800 m) I II III IV V VI VII VII I IX X XI XII Cả năm 23, 0 23, 8 25, 3 27, 2 28, 8 29, 6 29, 7 29, 8 28, 2 26, 6 25, 3 23, 7 26, 8 19, 0 20, 7 22, 7 24, 0 24, 0 23, 0 22, 4 22, 2 22, 3 21, 7 20, 7 19, 3 21, 8 Dựa vào bảng số liệu hãy nhận xét và giải thích sự phân hóa nhiệt độ giữa Đông Trường Sơn với Tây Nguyên Hướng dẫn phân tích đề: - Lưu ý là đề bài yêu cầu nhận xét và giải thích về sự phân hóa nhiệt độ giữa Đông Trường Sơn với Tây Nguyên. - Đề bài cho 2 địa điểm Quy Nhơn và Plâycu ta thấy hai địa điểm này ở độ cao khác nhau, sau khi so sánh ta thấy nhiệt độ TB năm, nhiệt độ các tháng ở hai địa điểm này có sự khác nhau. Trường THPT Chuyên Thái Bình 42 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI - Plâycu có nhiệt độ TB năm thấp hơn do ảnh hưởng của địa hình, nằm ở độ cao 800m, nhiệt độ thay đổi theo độ cao, càng lên cao nhiệt độ càng giảm. 3. Các dạng bài tập khác liên quan đến đến chế độ độ nhiệt - Dạng bài phân tích mối quan hệ giữa chế độ nhiệt và các yếu tố tự nhiên khác. - Dạng bài giải thích: dùng chế độ nhiệt để giải thích cho các hiện tượng địa lí tự nhiên, kinh tế - xã hội. Đối với các dạng bài này cần vận dụng linh hoạt kiến thức phần chế độ nhiệt để làm bài. C. PHẦN KẾT LUẬN Qua thực tế nghiên cứu và giảng dạy về nội dung chế độ nhiệt nói chung, đặc biệt chế độ nhiệt của khí hậu Việt Nam, càng thấy được vai trò quan trọng của nó đối với thiên nhiên Việt Nam và các hoạt động kinh tế xã hội Việt Nam. Vì thế mà nội dung này thường xuất hiện trong các bài thi, đặc biệt bài thi học sinh giỏi. Để dạy nội dung này, đặc biệt dạy cho đối tượng học sinh giỏi một cách hiệu quả chúng tôi đã hoàn thành đề tài Chế độ nhiệt của khí hậu Việt Nam trong thi học sinh giỏi Quốc gia. Đề tài này đã giúp cho giáo viên và học sinh có được những kiến thức và kĩ năng cơ bản nhất khi luyện về yếu tố nhiệt của khí hậu Việt Nam. Đối với giáo viên: Cung cấp cho giáo viên kiến thức đầy đủ nhất về đặc điểm chế độ nhiệt của khí hậu Việt Nam Giúp cho giáo viên hiểu rõ hơn các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nhiệt của khí hậu Việt Nam. Đồng thời lượng kiến thức này sẽ giúp cho giáo viên giải thích các đặc điểm của chế độ nhiệt. Phân tích được tác động của nhiệt độ đến các yếu tố tự nhiên khác và các vấn đề kinh tế xã hội. Phần kiến thức này giúp giáo viên giải thích được một số đặc điểm tự nhiên cũng như các vấn đề kinh tế - xã hội do yếu tố nhiệt chi phối. Định hướng cho giáo viên một số phương pháp và phương tiện dạy học nội dung này hiệu quả hơn. Gợi ý một số dạng câu hỏi, bài tập nội dung chế độ nhiệt của khí hậu Việt Nam. Đối với học sinh Là tài liệu đầy đủ và rõ ràng cho học sinh khi học về chế độ nhiệt. Giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức và bài tập về chế độ nhiệt của khí hậu Việt Nam. Trên đây là đề tài mà chúng tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu. Chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót, rất mong sự góp ý của các bạn đồng nghiệp. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! Trường THPT Chuyên Thái Bình 43 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Chuyên đề xếp loại A Đề tài: KIẾN THỨC CƠ BẢN VÀ CÁC DẠNG CÂU HỎI VỀ YẾU TỐ NHIỆT ĐỘ CỦA KHÍ HẬU VIỆT NAM TRONG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA Giáo viên: Đinh Thị Bích Ngọc Trường THPT Chuyên Lương Văn Tụy - Ninh Bình PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Trong chương trình thi học sinh giỏi quốc gia, nội dung địa lí tự nhiên bao gồm địa lí tự nhiên đại cương và địa lí tự nhiên Việt Nam được đánh giá là phần kiến thức hay và khó. Để làm tốt các câu hỏi này học sinh phải nắm vững kiến thức cơ bản, phải tư duy lô gic, nhạy bén và sáng tạo. Khí hậu là thành phần tự nhiên phức tạp chịu tác động của nhiều nhân tố và khí hậu có mối quan hệ qua lại với các thành phần tự nhiên khác. Đây là phần kiến thức tự nhiên được lựa chọn đưa vào các câu hỏi của đề thi quốc gia nhiều nhất một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Vì vậy với nội dung kiến thức này, giáo viên bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi quốc gia thường đầu tư thời gian nhiều hơn, tìm tòi, tư duy để có được kiến thức chính xác, phong phú và cách truyền đạt phương pháp làm bài mang lại hiệu quả tối đa cho học sinh. Trong giới hạn của chuyên đề, yếu tố nhiệt độ – một trong các yếu tố quan trọng của khí hậu được lựa chọn làm nội dung trình bày. Chuyên đề: “Kiến thức cơ bản và các dạng câu hỏi về yếu tố nhiệt độ của khí hậu Việt Nam trong bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia” đi sâu phân tích các kiến thức liên quan đến nhiệt độ của khí hậu Việt Nam chương trình Địa lí lớp 12 trên cơ sở kế thừa các kiến thức về nhiệt độ của phần địa lí tự nhiên đại cương trong chương trình địa lí lớp 10, chuyên đề hệ thống một số dạng câu hỏi trong các đề thi học sinh giỏi quốc gia và một số vấn đề có liên quan đến nhiệt độ đang diễn ra ở Việt Nam và trên thế giới hiện nay. Với nội dung như vậy, chuyên đề là tài liệu sử dụng của tác giả trong quá trình giảng dạy và là tài liệu tham khảo cho những giáo viên quan tâm đến vấn đề này. Trường THPT Chuyên Thái Bình 44 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI 2. Mục đích của đề tài - Cung cấp hệ thống kiến thức cơ bản về nhiệt độ của khí hậu Việt Nam phục vụ cho bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia một cách chính xác, đầy đủ và khoa học. - Giới thiệu các dạng câu hỏi về yếu tố nhiệt độ của Việt Nam trong các đề thi học sinh giỏi quốc gia và quá trình tập huấn đội tuyển. - Liên hệ với các diễn biến về nhiệt độ ở Việt Nam và trên thế giới trong những năm gần đây. 3. Nhiệm vụ của đề tài - Xây dựng hệ thống kiến thức về yếu tố nhiệt độ: đặc điểm chung của nhiệt độ, các nhân tố ảnh hưởng tới nhiệt độ, mối quan hệ với các yếu tố tự nhiên khác, thuận lợi và khó khăn của chế độ nhiệt mang lại…. - Hệ thống các dạng câu hỏi và cách hướng dẫn học sinh tư duy, trả lời các câu hỏi nhanh và hiệu quả. - Liên hệ thực tiễn sự thay đổi về nhiệt độ trong thời gian gần đây. 4. Phạm vi và giá trị nghiên cứu * Phạm vi nghiên cứu: - Nội dung nghiên cứu của chuyên đề chủ yếu nằm trong chương trình địa lí lớp 12 nâng cao, mở rộng tham khảo tìm hiểu các tài liệu khác có liên quan và nội dung đề thi học sinh giỏi quốc gia những năm gần đây. - Các vấn đề thực tiễn về nhiệt độ đang diễn ra hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới. * Giá trị nghiên cứu: - Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí. PHẦN NỘI DUNG PHẦN 1 KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ YẾU TỐ NHIỆT ĐỘ CỦA KHÍ HẬU VIỆT NAM Việc nắm kiến thức cơ bản là nền tẳng vững chắc cho tư duy và cơ sở cho thăng hoa sáng tạo nên trong quá trình làm bài thi học sinh giỏi yêu cầu đầu tiên là học sinh cần trang bị cho mình hệ thống kiến thức cơ bản đầy đủ, chính xác và được sắp xếp một cách khoa học. Trước hết, chuyên đề trình bày một cách hệ thống kiến thức cơ bản về yếu tố nhiệt độ trong Trường THPT Chuyên Thái Bình 45 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI khí hậu Việt Nam, đây là kiến thức nền tảng giúp học sinh giải quyết các câu hỏi về chế độ nhiệt. 1. Đặc điểm chế độ nhiệt của nước ta Chế độ nhiệt nước ta phản ánh tác động của bức xạ và nắng, của hoàn lưu gió mùa và gió tín phong cũng như của địa hình. Do đó, ngoài đặc điểm chung của chế độ nhiệt khu vực khí hậu nhiệt đới, chế độ nhiệt nước ta có sự phân hoá đa dạng và còn mang tính thất thường của khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa. 1.1. Nhiệt độ trung bình năm của nước ta cao Phần lớn lãnh thổ nước ta có nhiệt độ trung bình trên 200C, chỉ có một bộ phận vùng núi cao có nền nhiệt độ dưới 200C. Khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ của nước ta nhiệt độ trung bình năm trên 250C vượt quá tiêu chuẩn nhiệt đới nhiều. Với nền nhiệt độ cao như vậy cho phép nước ta phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với các cây trồng đòi hỏi lượng nhiệt và lượng bức xạ lớn. Bảng 1.1. Nhiệt độ trung bình năm của các địa điểm Vĩ độ 21051’B 21002’B 18040’B 16044’B 16026’B 15008’B 13046’B 10049’B 10000’B Nhiệt độ trung bình năm (0C) 21,2 23,5 23,9 25,0 25,1 25,8 26,8 27,1 27,6 Địa điểm Lạng Sơn Hà Nội Vinh Quảng Trị Huế Quảng Ngãi Quy Nhơn TP. Hồ Chí Minh Cà Mau 1.2. Chế độ nhiệt của nước ta có sự phân hoá đa dạng 1.2.1. Nhiệt độ phân hoá theo thời gian Quan sát Atlat so sánh nền nhiệt độ trung bình tháng 1 và tháng 7 hoặc đường biểu diễn nhiệt độ của các trạm khí hậu ta thấy sự chênh lệch. Trường THPT Chuyên Thái Bình 46 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Tháng 1 hầu hết diện tích lãnh thổ nước ta có nhiệt độ dưới 240C, trong khi tháng 7, hầu hết lãnh thổ nước ta có nhiệt độ trên 240C. Để theo dõi chi tiết sự phân hoá theo mùa của nhiệt độ, có thế phân biệt các tháng rất nóng (trên 250C), tháng nóng (trên 200C), tháng lạnh vừa (dưới 200C), lạnh (dưới 180C), rét (dưới 150C), rất rét (dưới 100C). Sự phân hoá theo mùa rõ nhất ở khu vực phía Bắc. Khu vực miền núi phía Bắc mùa đông rét và rất rét, mùa hạ nóng và lạnh vừa. Khu vực đồng bằng Bắc Bộ mùa đông lạnh, mùa hạ rất nóng. Từ Đà Nẵng trở vào Bình Thuận không có tháng nào dưới 200C coi như không có mùa đông nhưng vẫn có sự phân hoá nhiệt độ theo mùa giữa các tháng. Từ tháng 11 đến tháng 2 là các tháng nóng, từ tháng 3 đến tháng 10 là các tháng rất nóng. Khu vực Nam Bộ quanh năm nhiệt độ trên 250C hầu như không có sự dao động nhiệt độ theo mùa. Bảng 1.2. Nhiệt độ trung bình tháng 1 và tháng 7 ở các địa điểm Địa điểm Sa Pa Lạng Sơn Hà Nội Huế Quy Nhơn TP. Hồ Chí Minh Tháng 1 (0C) 8,5 13,3 16,4 20,0 23,0 25,8 Tháng 7 (0C) 19,5 26,6 28,2 29,4 29,7 27,1 1.2.2. Nhiệt độ phân hoá theo chiều Bắc – Nam (theo vĩ độ) - Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam (Quan sát bảng 1.1). Tại Lạng Sơn nhiệt độ trung bình năm là 21,20C đến Cà Mau nhiệt độ đạt 27,6 0C nhu vậy chênh lệch nhiệt độ giữa hai địa điểm là 6,40C. Theo đó tổng nhiệt độ năm cũng tăng dần từ Bắc vào Nam: Phía Bắc đèo Hải Vân nhiệt độ trên dưới 80000C/năm. Từ Đà Nẵng đến Bình Thuận tổng nhiệt độ trên 90000C, Nam Bộ khoảng 100000C. - Nhiệt độ tháng thấp nhất tăng dần từ Bắc vào Nam (Quan sát bảng 1.2). Chênh lệch nhiệt độ tháng thấp nhất giữa các địa điểm theo chiều Bắc – Nam là rất lớn chủ yếu do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc làm nền nhiệt độ của các điểm phía Bắc giảm mạnh. Chênh lệch nhiệt độ giữa Sa Trường THPT Chuyên Thái Bình 47 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Pa và TP. Hồ Chí Minh trong tháng 1 là 17,30C. Trong khi đó nhiệt độ tháng 7 không có xu hướng tăng dần theo chiểu Bắc – Nam mà miền Bắc và miền Nam nhiệt độ thấp hơn khu vực duyên hải miền Trung chủ yếu do hoạt động của gió phơn ở khu vực duyên hải miền Trung. Chênh lệch nhiệt độ giữa Sa Pa và TP. Hồ Chí Minh trong tháng 7 là 7,60C, so với tháng 1 thì mức độ chênh nhiệt độ này là rất ít. Nhiệt độ tối thấp của các địa điểm cũng tăng dần từ Bắc vào Nam. - Biên độ nhiệt năm và biên độ nhiệt tuyệt đối giảm dần từ Bắc vào Nam. Do ảnh hưởng của các nhân tố như vị trí địa lí và hoàn lưu khí quyển mà nhiệt độ tháng 1 của các địa điểm theo chiều Bắc – Nam khác nhau rất nhiều nên biên độ nhiệt có sự khác biệt. Khu vực miền Bắc có nhiệt độ tháng 1 rất thấp so với nhiệt độ trung bình nên có biên độ nhiệt năm lớn. Đặc biệt những điểm chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa đông bắc thì nhiệt độ tối thấp là rất nhỏ làm cho biên độ nhiệt tối thấp lên tới hơn 400C như Lạng Sơn hay Hà Nội… Bảng 1.3. Biên độ nhiệt trung bình năm và biên độ nhiệt tuyệt đối các địa điểm Biên độ nhiệt trung bình Biên độ nhiệt tuyệt Địa điểm 0 năm ( C) đối (0C) Lạng Sơn 13,7 41,9 Hà Nội 12,5 40,1 Huế 9,7 32,5 TP. Hồ Chí Minh 3,1 26,2 1.2.3. Nhiệt độ phân hoá theo độ cao địa hình Địa hình nước ta có sự phân hoá phức tạp theo độ cao, càng lên cao không khí càng loãng, bức xạ mặt đất càng mạnh, khả năng giữ nhiệt của không khí kém làm cho nhiệt độ giảm. Địa hình nước ta có 75% là đồi núi, chủ yếu là đồi núi thấp dưới 1000m, núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1%, chính vì vậy nhiệt độ giữa đồng bằng và miền núi có sự chênh lệch và nhiệt độ giữa các vùng núi cũng khác nhau. Sự phân hoá nhiệt độ diễn ra ở khu vực đồng bằng độ cao thấp có nhiệt độ cao hơn khu vực miền núi cùng vĩ độ. Nha Trang có vĩ độ 12016’B và Đà Lạt có vĩ độ 11056’B nhưng nhiệt độ chênh nhau rất lớn 80C lần lượt là 26,30C và 18,30C. Nhiệt độ Trường THPT Chuyên Thái Bình 48 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI miền núi phía Bắc thấp hơn miền núi phía Nam có cùng độ cao. Sa Pa và Đà Lạt có độ cao không chênh nhau quá nhiều lần lượt là: 1570m và 1513m nhưng nhiệt độ chênh nhau tới 3,10C lần lượt là 15,20C và 18,30C. Nguyên nhân chủ yếu là do miền bắc nhiệt độ khu vực miền núi không chỉ giảm do ảnh hưởng của độ cao mà còn do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc. Khu vực miền núi ở miền Nam không chịu ảnh hưởng mạnh của khối không khí lạnh từ phía Bắc nên nhiệt độ chỉ giảm do ảnh hưởng của độ cao. Bảng 1.4. Nhiệt độ trung bình năm một số địa điểm Khu vực Phía Bắc Phía Nam Địa điểm Sơn La Tam Đảo Sa Pa Hoàng Liên Sơn Pleiku Đà Lạt Nha Trang Độ cao (m) 676 897 1570 2170 800 1513 10-20 Nhiệt độ (0C) 21,0 18,0 15,2 12,8 21,8 18,3 26,3 1.2.4. Nhiệt độ phân hoá theo hướng sườn Sự phân hoá nhiệt độ theo hướng sườn biểu hiện không rõ nét trên toàn lãnh thổ. Hiện tượng này chỉ biểu hiện ở những khu vực địa hình cao và khu vực chịu ảnh hưởng mạnh của các loại gió theo mùa. Đối với gió mùa đông bắc, khu vực đón gió sẽ chịu ảnh hưởng mạnh của khối không khí lạnh, nền nhiệt độ hạ thấp hơn nhiều so với khu vực khuất gió như khu vực Đông Bắc và Tây Bắc. Khi gió mùa đông bắc đầu mùa hoạt động còn yếu nhưng vẫn làm nhiệt độ khu vực Đông Bắc giảm nhưng khi gặp dãy Hoàng Liên Sơn vuông góc với hướng gió, gió không vượt qua được hoặc đã bị biến tính nên khu vực Tây Bắc nhiệt độ vẫn chưa hạ rõ nét. Chỉ vào giữa mùa đông khi gió mùa đông bắc hoạt động mạnh, vượt dãy Hoàng Liên Sơn làm cho nhiệt độ khu vực này hạ thấp. Cuối mùa gió đông bắc hiện tượng diễn ra như đầu mùa. Chính vì vậy hai bên sườn dãy Hoàng Liên Sơn, khu vực Tây Bắc mùa đông đến muộn, kết thúc sớm và không Trường THPT Chuyên Thái Bình 49 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI lạnh lắm, khu vực Đông Bắc mùa đông đến sớm và kết thúc muộn, nhiệt độ thấp. Đối với gió mùa Tây Nam, khu vực khuất gió diễn ra hiện tượng gió vượt núi (hiện tượng phơn) nên có nền nhiệt độ cao hơn so với khu vực đón gió. 1.3. Chế độ nhiệt của nước ta có tính chất thất thường Chế độ nhiệt của nước ta có sự phân hoá theo mùa nhưng không ổn định, có năm rét sớm, có năm rét muộn, có năm thời gian rét kéo dài gây nên các hiện tượng thời tiết cực đoan khác. Sự thất thường trong chế độ nhiệt chủ yếu diễn ra ở miền Bắc, nơi mà gió mùa đông Bắc đã mang lại không khí lạnh từ vùng ôn đới xuống. Cường độ thất thường thể hiện qua sự dao động của nhiệt độ năm lạnh nhất và năm nóng nhất so với giá trị trung bình. Nhiệt độ tháng 1 là tháng lạnh nhất của miền Bắc có thể nóng hoặc lạnh hơn so với giá trị trung bình nhiều năm từ 3 đến 60C. Ở Lạng Sơn, nhiệt độ trung bình của tháng 1 các năm khoảng 13,70C, nhưng năm rét nhất (1930) chỉ có 7,80C lạnh hơn tới 5,90C, đến năm 1950 nhiệt độ tháng 1 là 17,90C nóng hơn mức trung bình 4,20C. Càng xuống phía Nam thì sự dao động mùa lạnh càng nhỏ đi cùng với sự suy yếu của gió mùa đông bắc. Ở Đồng Hới sự dao động nhiệt độ lần lượt là -2,90C và +4,20C so với giá trị trung bình. Trong mùa nóng, sự đồng nhất về tính chất của các khối không khí hoạt động trên lãnh thổ đã san bằng sự chênh lệch nói trên nên mức dao động nhiệt độ của tháng 7, tháng nóng nhất trong mùa hạ ít hơn chỉ từ 1-20C. Sự thất thường của chế độ nhiệt còn thể hiện ở thời điểm bắt đầu và kết thúc của mùa nóng và mùa lạnh. Ở khu vực Đông Bắc, mùa đông khá ổn định, thời gian bắt đầu và kết thúc mùa lạnh chỉ dao động từ 12-20 ngày nhưng càng xuống phía sự dao động về ngày bắt đầu và kết thúc mùa lạnh càng mạnh. Khu vực Bắc Trung Bộ mức dao động này khoảng 30-40 ngày. Sự thất thường trong chế độ nhiệt có ảnh hưởng tới hoạt động sinh hoạt và sản xuất nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nhiệt của nước ta 2.1. Vị trí địa lí Vị trí địa lí quyết định lượng bức xạ và nắng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng đến đặc điểm chế độ nhiệt của nước ta. Vị trí địa lí Trường THPT Chuyên Thái Bình 50 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI trên đất liền của nước ta, với điểm cực Bắc sát chí tuyến Bắc và điểm cực Nam cách xích đạo không xa đã khiến cho khắp mọi nơi trên lãnh thổ có 2 ngày mặt trời lên thiên đỉnh trong một năm. Vị trí nội chí truyến khiến cho mặt trời luôn đứng cao trên đường chân trời, chính vì vậy lượng bức xạ mặt trời và số giờ nắng trong năm ở nước ta rất cao, cân bằng bức xạ luôn dương quanh năm đạt tiêu chuẩn chí tuyến và cận xích đạo. Do lãnh thổ kéo dài dẫn đến sự khác nhau trong chế độ nhiệt giữa khu vực phía Bắc và phía Nam. Bức xạ tổng cộng cũng như cân bằng bức xạ cao dần từ bắc vào nam, bước nhảy là sau vĩ tuyến 160B qua đèo Hải Vân. Phía Bắc khoảng 110-140 kcal/cm2/năm, phía Nam từ 140-160 kcal/cm2/năm nên nhiệt độ trung bình năm cũng tăng dần từ Bắc vào Nam. Càng đi về phía Bắc khoảng cách giữa 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh càng lớn, càng đi về phía Nam khoảng cách đó càng lớn làm cho hai lần nhiệt độ cực đại ở phía Bắc sít lại gần nhau và chập thành một với tháng nóng nhất là tháng VI-VII, tháng lạnh nhất là tháng XII-I. Như vậy miền Bắc có một cực đại và một cực tiểu. Ở miền Nam chế độ nhiệt có 2 lần cực đại và 2 lần cực tiểu, cực đại tuyệt đối là tháng IV và cực đại tương đối vào tháng VIII, cực tiểu tuyệt đối vào tháng XII và cực tiểu tương đối vào tháng VI. Số giờ nắng ở nước ta cũng biền động mạnh. Miền Bắc khoảng 1400-2000 giờ/năm, miền Nam từ 2000-3000 giờ/năm. Do ảnh hưởng của vị trí địa lí nên nước ta có chế độ ngày ngắn và ít dao động trong năm. Ngày dài nhất và ngắn nhất tại Đồng Văn chênh nhau 2 giờ 37 phút, tại Cà Mau chỉ chênh nhau 1 giờ 10 phút. 2.2. Hoàn lưu khí quyển Hoàn lưu khí quyển là nhân tố ảnh hưởng quan trọng làm thay đổi rõ nét chế độ nhiệt của khu vực phía Bắc, làm tính địa đới trong chế độ nhiệt của khu vực phía Bắc bị thay đổi mạnh mẽ trong mùa đông. Do vị trí đặc biệt của mình, Việt Nam đã chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của gió mùa, không ở đâu trong khu vực Đông Nam Á gió mùa đông bắc lạnh khô tràn xa xuống phía nam như thế và cũng không ở đâu gió mùa tây nam nóng ẩm lại tiến mạnh lên phía Bắc như vậy. Vào tháng I tiêu biểu cho mùa gió đông bắc. Giữa mùa đông, cao áp Xibia mạnh nhất và ở gần Đông Nam Á nhất trong năm, khối không khí Trường THPT Chuyên Thái Bình 51 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI lạnh từ cao áp Xibia tràn về đã làm cho nền nhiệt độ của miền Bắc giảm mạnh nhất là khu vực đón gió là miền núi Đông Bắc và đồng bằng sông Hồng. Khu vực đồi núi Đông Bắc có địa hình tương đối thấp nhưng có hướng núi vòng cung, mở ra ở phía bắc và chụm đầu ở dãy Tam Đảo, vì vậy khi gió mùa đông bắc thổi khối không khí lạnh từ áp cao Xibia về thì hệ thống núi đông bắc như cửa ngõ hút gió làm nhiệt độ khu vực miền núi phía Bắc nhiệt độ xuống rất thấp. Trước mỗi đợt gió mùa đông bắc về thời tiết thường có mưa nhỏ. Gió mùa đông bắc càng di chuyển về phía Nam càng bị biến tính và bị cản do các bức chắn địa hình nên ảnh hưởng càng ít đi. Khu vực Bắc Trung Bộ chỉ có 1-2 tháng lanh. Từ sau đèo Hải Vân khối không khí lạnh này hầu như không ảnh hưởng đến chế độ nhiệt của khu vực phía Nam. Tháng V-VI, khi gió Tây Nam đầu mùa hoạt động đã gây hiện tượng phơn ở khu vực Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ làm nhiệt độ khu vực này tăng mạnh, nhiệt độ trung bình tháng cao hơn hẳn khu vực Bắc Bộ và Nam Bộ. Gió Tây Nam đầu mùa này có nguồn gốc từ áp cao Bắc Ấn Độ Dương (vịnh Bengan) thổi về nước ta, do áp cao không quá mạnh và gió di chuyển quãng đường ngắn, di chuyển qua diện tích lục địa lớn trước khi đến nước ta nên tầng không khí còn mỏng, độ ẩm thấp. Gió Tây Nam không vượt qua được các bức chắn địa hình là dãy Trường Sơn và hệ thống núi trung bình ở biên giới Việt Lào gây hiện tượng phơn cho Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Tháng VII, VIII hiện tượng phơn giảm dần và đến tháng IX thì chấm dứt ở khu vực miền Trung từ tháng X nhiệt độ khu vực này lại tuân theo quy luật tăng dần từ Bắc vào Nam. Như vậy, hoàn lưu khí quyển góp phần tạo ra những khác biệt trong chế độ nhiệt trên bức tranh nhiệt độ chung do ảnh hưởng của vị trí địa lí. 2.3. Địa hình Cũng giống như hoàn lưu khí quyển, địa hình cũng là nhân tố phá vỡ tính địa đới trong chế độ nhiệt ở một số khu vực. Càng lên cao nhiệt độ càng giảm do không khí loãng nên bức xạ nhiệt của Trái đất mất đi càng nhiều. Cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm đi 0,60C nên những khu vực địa hình cao nhiệt độ thấp hơn những khu vực địa hình thấp có cùng vĩ độ như khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên. Trường THPT Chuyên Thái Bình 52 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Hướng của địa hình cũng ảnh hưởng tới chế độ nhiệt của nơi đón gió và khuất gió. Khu vực đón gió mùa đông bắc thì nhiệt độ thấp hơn khu vực khuất gió. Khu vực khuất gió mùa Tây Nam thì nhiệt độ tăng cao rõ rệt. Điều này đã dẫn đến sự phân hoá nhiệt độ theo hướng sườn ở một số nơi. 3. Mối quan hệ giữa nhiệt độ với các thành phần tự nhiên khác 3.1. Nhiệt độ ảnh hưởng đến lượng bốc hơi Nhiệt độ có mối quan hệ mật thiết với các yếu tố khác của khí hậu và các thành phần tự nhiên khác. Nhiệt độ ảnh hưởng tới lượng bốc hơi trong khí quyển. Nhiệt độ càng cao, lượng bốc hơi càng lớn. Vì vậy lượng bốc hơi ở nước ta khoảng 1000mm/năm tương ứng với nền nhiệt độ cao. Lượng bốc hơi cũng có sự phân hoá từ bắc vào Nam, từ Quảng Bình trở vào nhiệt độ cao lượng bốc hơi vượt quá 1000mm/năm, phía Bắc đèo ngang lượng bốc hơi còn khoảng 800-1000mm/năm, lượng bốc hơi thấp nhất tại miền núi Bắc Bộ từ 500-800mm/năm. Lượng bốc hơi còn thay đổi theo sự thay đổi nhiệt độ theo mùa. Ở Bắc Bộ, do gió mùa đông bắc vừa hạ thấp nhiệt độ lại mang lượng mưa nhỏ vào cuối mùa đông nên lượng bốc hơi cực tiểu rơi vào các tháng II-III, mùa hạ nóng lượng bốc hơi cực đại khoảng tháng V, VI, VII. Ở Nam Bộ, lượng bốc hơi cực đại trùng với thời gian nhiệt độ cực đại tuyệt đối là tháng III-IV, lượng bốc hơi cực tiểu khoảng tháng X, XI khi nhiệt độ đã giảm dần. Nhiệt độ giảm theo độ cao ở khu vực miền núi cũng làm độ bốc hơi giảm theo. Hoàng Liên Sơn lương bốc hơi chỉ còn 494mm/năm. 3.2. Nhiệt độ ảnh hưởng đến khí áp Nhiệt độ càng cao, không khí nở ra, mật độ không khí càng loãng, tỉ trọng không khí giảm là nguyên nhân làm cho khí áp giảm. Vào tháng VIVII ở đồng bằng Bắc Bộ có những ngày nhiệt độ tăng rất cao làm xuất hiện áp thấp nhiệt lực ở khu vực Bắc Bộ. Chính hạ áp này đã hút gió Tây Nam hoạt động mạnh ở khu vực Bắc Bộ và làm đổi hướng gió thành hướng Đông Nam. Cũng chính vì nhiệt độ cao trong mùa hạ đã làm nước biển bốc hơi mạnh mẽ, nhiệt độ cao và sự bốc hơi nước đã hình thành các khu áp thấp ngoài biển đông và là hạt nhân hình thành bão trên biển đông. Bên cạnh đó Trường THPT Chuyên Thái Bình 53 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI sự chênh lệch nhiệt độ ở khu vực ven biển cũng làm xuất hiện các khu khí áp thay đổi ngày đêm và tạo nên các loại gió thay đổi theo ngày đêm. 3.3. Nhiệt độ ảnh hưởng tới sinh vật và sự hình thành đất Mỗi loài thích nghi với một chế độ nhiệt nhất định, phân bố ở nơi thích hợp với nó. Chính vì vậy, ở nước ta có những khu vực địa hình cao, nhiệt độ trung bình năm thấp hơn mức tiêu chuẩn nhiệt đới đã làm xuất hiện các loài sinh vật khu vực cận nhiệt đới và ôn đới như thông, lãnh sam, đỗ quyên. Ngược lại ở Tây Nguyên và Nam Bộ nhiệt độ cao xuất hiện các loài cận xích đạo và xích đạo như các cây họ dầu… Khu vực có nhiệt độ thấp đặc biệt trong mùa đông, ngoài các sinh vật của có nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt đới thì nói chung sinh vật nước ta chậm phát triển hơn trong mùa đông. Khu vực có nhiệt độ cao, lượng mưa ít, bốc hơi mạnh sinh vật kém phát triển gây nên hiện tượng hoang mạc hoá, sa mạc hoá. Nhiệt độ ảnh hưởng quan trọng đến quá trình phong hoá hình thành đất. Ở nước ta do nhiệt độ cao nên quá trình hình thành đất diễn ra nhanh, ở những miền núi cao, nhiệt độ thấp, phong hoá yếu nên đất hình thành chậm và kém dinh dưỡng hơn. 4. Thuận lợi và khó khăn do chế độ nhiệt mang lại 4.1. Thuận lợi Với nền nhiệt độ cao trên toàn lãnh thổ cho phép nước ta phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với năng suất cao, khả năng xen canh, tăng vụ lớn đặc biệt là cây lúa gạo và các cây công nghiệp nhiệt đới. Do chế độ ngày ngắn ảnh hưởng đến quang hợp của thực vật nên các giống cây trồng của nước ta hầu hết có chu kì quang ngắn. Sự phân hoá nhiệt độ theo mùa và theo độ cao cho phép nước ta phát triển tập đoàn cây trồng vật nuôi đa dạng trên cơ sở của nông nghiệp nhiệt đới. Đối với miền Bắc việc canh tác cây vụ đông ngày càng quan trọng với các sản phẩm đặc trung như cải bắp, súp lơ,… Nền nhiệt độ cao, số giờ nắng nhiều còn tạo điều kiện cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt diễn ra thuận lợi như ngành như sản xuất muối, du lịch,… những khu vực có nền nhiệt độ thấp hơn thuận lợi phát triển hình thức du lịch nghỉ dưỡng như Sa Pa, Đà Lạt… Trường THPT Chuyên Thái Bình 54 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI 4.2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi do chế độ nhiệt của nước ta mang lại thì còn có những khó khăn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và sinh hoạt. Lượng nhiệt dồi dào của nước ta chỉ có ích lợi nếu độ ẩm đầy đủ, nếu thiếu ẩm sẽ gây khô hạn với cảnh quan hoang mạc, bán sa mạc như Ninh Thuận, Bình Thuận. Những khu vực chịu ảnh hưởng mạnh của hiện tượng phơn hay gió Lào nhiệt độ tăng cao cục bộ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân và hoạt động sản xuất nông nghiệp. Những khu vực nhiệt độ thấp trong mùa đông đặc biệt là khu vực miền núi phía bắc làm nhiệt độ giảm mạnh xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan như rét đậm, rét hại, sương muối, sương giá ảnh hưởng tới cây trồng và vật nuôi. Sự thất thường của chế độ nhiệt, năm rét sớm, năm rét muộn, nóng quá, lạnh quá khiến cho việc theo dõi điều khiển thời vụ gieo trồng và chọn các giống cây chịu được các thiên tai như rét, hạn…gặp khó khăn. Để đảm bảo hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp người sản xuất cần có những kiến thức nhất định về đặc điểm của khí hậu và những diễn biến của nó trong những năm gần đây. 5. Diễn biến của chế độ nhiệt nước ta trong những năm gần đây Nền nhiệt độ của nước ta thay đổi theo diễn biến chung của khí hậu toàn cầu đó là hiện tượng nhiệt độ trung bình năm tăng lên. Trong 50 năm qua (1958 - 2007), nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam tăng lên khoảng từ 0,5oC đến 0,7oC. Nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè và nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Bắc tăng nhanh hơn ở các vùng khí hậu phía Nam. Nhiệt độ trung bình năm của 4 thập kỷ gần đây (1961 - 2000) cao hơn trung bình năm của 3 thập kỷ trước đó (1931- 1960). Nhiệt độ trung bình năm của thập kỷ 1991 - 2000 ở Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh đều cao hơn trung bình của thập kỷ 1931 - 1940 lần lượt là 0,8; 0,4 và 0,6oC. Năm 2007, nhiệt độ trung bình năm ở cả 3 nơi trên đều cao hơn trung bình của thập kỷ 1931 - 1940 là 0,8 - 1,3oC và cao hơn thập kỷ 1991 - 2000 là 0,4 - 0,5oC. Nếu nhiệt độ tiếp tục tăng mực nước biển sẽ tăng và một phần diện tích nước ta sẽ bị ngập dưới mực nước biển. Phần Trường THPT Chuyên Thái Bình 55 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI lớn diện tích ngập lụt thuộc về các vùng trọng điểm sản xuất lương thực thực phẩm và dân cư sinh sống đông đúc ở nước ta. Nhiệt độ ngày càng diễn biến thất thường. Trong những năm gần đây hiện tượng nhiệt độ tuyết đối cao và tuyệt đối thấp, hiện tượng rét kéo dài, nóng kéo dài diễn ra nhiều và mạnh hơn. Hiện tượng nhiệt độ xuống thấp tại Sa Pa năm 2008 gây hiện tượng băng tuyết trong vài ba ngày là trận băng giá kỉ lục nhất trong vòng 40 năm qua. Khu vực Bắc Bộ cũng chống chọi với đợt rét kỉ lục đầu năm 2008. Đợt rét kéo dản kỉ lục trong lịch sử quan trắc tới hơn 35 ngày liên tục. Rét đậm diễn ra trên diện rộng với nhiều khu vực ảnh hưởng nặng như đông bắc bắc bộ, đồng bằng bắc bộ, vùng núi cao phía bắc. Đợt rét đã gây xáo trộn cuộc sống của người dân và gây thiệt hại không nhỏ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đối lập với sự hạ thấp của nhiệt độ năm 2008, đến năm 2010 miền Bắc lại chứng kiến đợt nắng nóng gay gắt và kéo dài kỷ lục trong tháng VI và tháng VII. Do liên tục chịu sự chi phối của áp thấp phía tây với hiệu ứng phơn khá mạnh trong tháng VI và tháng VII năm 2010 đã xuất hiện 2 đợt nắng nóng gay gắt và kéo dài tại các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ. Đợt từ ngày 8 đến ngày 20/VI/2010 nhiệt độ cao nhất trong đợt nắng nóng này phổ biến từ 36-39oC, đặc biệt tại các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, nhiệt độ cao nhất lên tới 40-41oC, một số nơi lên tới trên 42oC và nhiều nơi đạt giá trị cao nhất trong chuỗi số liệu lịch sử. Sang tháng VII đã tiếp tục xảy ra một đợt nắng nóng diện rộng, gay gắt và kéo dài ở Bắc Bộ từ ngày 2/VII đến ngày 12/VII và ở ven biển Trung Bộ từ những ngày cuối tháng VI đến ngày 13/VII với nhiệt độ cao nhất phổ biến ở vùng núi Bắc Bộ và Nam Trung Bộ từ 35 – 38oC, riêng ở đồng bằng trung du Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ từ 38 – 40oC, có nơi lên tới trên 40oC như Kim Bôi (Hòa Bình): 40,8oC (ngày 5/VII), Hà Nội: 40,1oC (ngày 5/VII), Tĩnh Gia (Thanh Hóa): 42,2oC (ngày 6/VII)..và đây cũng là những giá trị cao nhất trong chuỗi số liệu lịch sử cùng thời kỳ. Như vậy, chế độ nhiệt của nước ta những năm gần đây có những thay đổi thất thường so với đặc điểm chung của chế độ nhiệt. Vấn đề này đang nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, chúng ta cần có những biện pháp ứng phó với những thay đổi này. Trường THPT Chuyên Thái Bình 56 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI PHẦN 2 CÁC DẠNG CÂU HỎI VÊ YẾU TỐ NHIỆT ĐỘ CỦA KHÍ HẬU VIỆT NAM Do yêu cầu về tính sáng tạo cao, đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Địa lí không theo một khuôn mẫu nào nhất định về dạng đề, cách làm bài thay đổi theo từng dạng. Quan sát các đề thi học sinh giỏi quốc gia từ năm 2008 đến 2013, thống kê các dạng câu hỏi có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến yếu tố nhiệt độ của khí hậu Việt Nam xuất hiện: Dạng 1: Câu hỏi với bảng số liệu: nhận xét, nhận xét và giải thích, phân tích về yếu tố nhiệt độ của các địa điểm hoặc một địa điểm qua các năm, hoặc nhận xét, phân tích so sánh đặc điểm khí hậu của các địa điểm trong đó có yếu tố khí hậu… Dạng 2: Câu hỏi với Atlat Địa lí Việt Nam: so sánh, phân tích, giải thích, trình bày về chế độ nhiệt của các tỉnh, các khu vực, hoặc làm việc với các trạm khí hậu… Dạng 3: Câu hỏi chứng minh, giải thích, phân tích các nhân tố ảnh hưởng, phân tích các mối quan hệ giữa nhiệt độ với các yếu tố khác, giải thích các điểm nhiệt độ đặc biệt… Dạng 4: Câu hỏi tính toán: áp dụng hoặc biến đổi công thức có sẵn. Như vậy, để làm bài có hiệu quả các dạng bài trên, học sinh phải có kĩ năng địa lí thành thạo để tìm tòi, khám phá tri thức tiềm ẩn trong các trang Atlat, các bảng số liệu thông kê,..trên cơ sở nắm chắc, hiểu sâu kiến thức địa lí cơ bản và có tính tư duy sáng tạo. Học sinh học thuộc theo các dạng đề thi không phải việc bắt buộc phải học trong thi học sinh giỏi quốc gia vì các dạng đề luôn luôn thay đổi. Giáo viên cần dạy cho học sinh cách tư duy, vận dụng kiến thức một cách linh hoạt để giải quyết yêu cầu của đề bài. Chuyên đề thống kê một số dạng câu hỏi thường thi và cách hướng dẫn học sinh cách tư duy làm bài sau đây: 1. Dạng 1: Câu hỏi với bảng số liệu Đối với dạng câu hỏi này học sinh cần phân tích, so sánh các số liệu theo hàng nganh, cột dọc để rút ra các nhận xét cần thiết. - Phân tích câu hỏi, làm rõ yêu cầu và phạm vi cần phân tích, nhận xét và phát hiện những yêu cầu chủ đạo để tập trung làm rõ. Trong một số Trường THPT Chuyên Thái Bình 57 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI trường hợp cần thiết cần sử lí số liệu trước khi nhận xét. Phát hiện các mối liên hệ giữa số liệu theo cột dọc và hàng ngang, chú ý các giá trị đặc biệt: lớn nhất, nhỏ nhất… - Tái hiện kiến thức cơ bản đã học có liên quan đến yêu cầu của câu hỏi và đến các số liệu đã cho, xác định tiêu chí phù hợp với yêu cầu của bảng số liệu, phác thào dàn ý trình bày từ khái quát đến cụ thể. Ví dụ: Nhiệt độ trung bình tháng và năm tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh (0C) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng 16,4 17,0 20,2 23,7 27,3 28,8 28,9 28,2 27,2 24,6 21,4 18,2 Hà Nội TP. HCM 25,8 26,7 27,9 28,9 28,3 27,5 27,1 27,1 26,8 26,7 26,4 25,7 Hãy phân tích sự khác biệt trong chế độ nhiệt của hai địa điểm trên và giải thích vì sao có sự khác biệt đó. Cách làm: Trước hết học sinh cần tính số liệu nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt năm phục vụ cho phần nhận xét. + Phân tích sự khác biệt trong chế độ nhiệt o Hà Nội có nền nhiệt độ thấp hơn TP. Hồ Chí Minh. o Biên độ nhiệt của Hà Nội cao hơn TP. Hồ Chí Minh. o Biến trình nhiệt của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh khác nhau. + Giải thích nguyên nhân của sự khác biệt: - Hà Nội chịu ảnh hưởng của gió mùa đông vắng thồi từ phía Bắc xuống nên nhiệt độ trung bình mùa đông thấp, TP. Hồ Chí Minh không chịu tác động của gió này nên nhiệt độ cao làm nhiệt độ trung bình năm cao hơn. - Hà Nội nằm ở gần chí tuyến Bắc và nền nhiệt độ hạ thấp trong mùa đông nên biên độ nhiệt cao hơn TP. Hồ Chí Minh. TP. Hồ Chí Minh nằm gần xích đạo nền nhiệt cao quanh năm nên biên độ nhiệt thấp hơn. - Hà Nội nằm gần chí tuyến Bắc nên thời gian 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh ngắn hơn, tháng nóng nhất là tháng 6-7 cao hơn nhiệt độ TP. Hồ Chí Minh. TP. Hồ Chí Minh có hai lần mặt trời lên đỉnh cách xa nhau nên nhiệt độ cao nhất vào tháng 4. Trường THPT Chuyên Thái Bình 58 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Bài tập 1: Cho bảng số liệu Nhiệt độ của một số địa điểm (0C) Nhiệt độ TB năm Địa điểm Hà Nội (21002’B) Huế (16026’B) TP. HCM (10049’B) 23,5 25,1 27,1 Nhiệt độ TB Nhiệt độ TB tháng lạnh tháng nóng 16,4 (tháng I) 19,7 (tháng I) 25,7 (tháng XII) 28,9 (tháng VII) 29,4 (tháng VII) 28,9 (tháng IV) Biên độ nhiệt độ TB năm 12,5 Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 2,7 Nhiệt độ tối cao tuyệt đối 42,8 Biên độ nhiệt độ tuyệt đối 40,1 9,7 8,8 41,3 32,5 3,2 13,8 40,0 26,2 Qua bảng số liệu hãy nhận xét chế độ nhiệt của các địa điểm và nêu sự biết đổi nhiệt độ theo vĩ độ. Giải thích nguyên nhân của sự biến đổi đó. Bài tập 2: Nhiệt độ trung bình tháng của Lạng Sơn và Lai Châu (0C) 1 Tháng Lạng (258m) Lai (244m) 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Sơn 13,3 14,3 18,2 22,1 23,3 26,9 27,0 26,6 25,2 22,2 18,3 14,3 Châu 17,1 18,0 21,3 24,6 24,5 26,5 26,5 26,6 26,1 23,7 20,6 17,7 Nhận xét và giải thích sự khác biệt chế độ nhiệt của 2 địa điểm trên. Bài tập 3: Nhiệt độ và lượng bốc hơi trung bình tháng của Lạng Sơn và Lai Châu Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Hà Nội Huế 12 Nhiệt độ 0 ( C) Bốc hơi (mm) Nhiệt độ 0 ( C) Bốc hơi (mm) 12 16,4 17,0 20,2 23,7 27,3 28,8 28,9 28,2 27,2 24,6 21,4 18,2 71 60 57 65 99 98 101 84 84 96 90 85 20,0 20,9 23,1 26,0 28,3 29,3 29,4 28,9 27,1 25,1 23,1 20,8 45 40 66 83 112 136 143 134 85 62 50 43 Trường THPT Chuyên Thái Bình 59 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Nhiệt độ 25,8 26,7 27,9 28,9 28,3 27,5 27,1 27,1 26,8 26,7 26,4 25,7 TP. 0 ( C) HCM Bốc hơi (mm) 165 179 215 200 144 106 112 126 101 99 109 Nhận xét và giải thích đặc điểm nhiệt độ và lượng bốc hơi của các địa điểm. Rút ra mối quan hệ giữa nhiệt độ và lượng mưa. 2. Dạng 2: Câu hỏi với Atlat Địa lí Việt Nam Câu hỏi yêu cầu sử dụng Atlas địa lí Việt Nam trở thành phổ biến trong các đề thi học sinh giỏi quốc gia. Để khai thác kiến thức từ Atlas yêu cầu học sinh phải sử dụng tổng hợp cả kiến thức và kĩ năng địa lí, đồng thời phải sử dụng kĩ năng tư duy, trong nhiều trường hợp còn cần đến sự sáng tạo. Thông thường câu hỏi gắn với Atlas có dạng: “Dựa vào Atlas địa lí Việt Nam và kiến thức đã học…”. Với những câu hỏi kiểu này, nhiều thí sinh chỉ dựa vào một trong hai cơ sở để làm (hoặc là Atlas hoặc là kiến thức đã học) để làm bài. Việc làm đó không cho phép trình bày kiến thức một cách đầy đủ. Nếu chỉ dựa vào kiến thức đã học, nhiều kiến thức từ Atlas bị bỏ sót đặc biệt là các kiến thức về sự phân bố cụ thể, mối quan hệ về không gian lãnh thổ của các sự vật, hiện tượng địa lí. Nếu chỉ dựa vào Atlas thì nhiều kiến thức như tình hình phát triển, nguyên nhân phát triển, đường lối, chính sách, kinh nghiệm và truyền thống của dân cư không được đề cập đến một cách đầy đủ và hợp lí. Để làm tốt câu hỏi này, học sinh phải hệ thống được các kiến thức có thể khai thác được từ các trang Atlas liên quan đến câu hỏi, các loại kiến thức đã được học khó khai thai thác trên Atlas. Khi làm bài cần kết hợp hai loại kiến thức này một cách thích hợp. Ví dụ: Dựa vào Atlas địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy xác định trên bản đồ các vùng có nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất? Giải thích? Cách làm: Học sinh cần sử dụng trang 9, trang 13, trang 14 của Atlas địa lí Việt Nam. Trường THPT Chuyên Thái Bình 60 129 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI + Những khu vực có nhiệt độ trung bình năm thấp nhất có nền nền nhiệt độ dưới 180C chủ yếu ở các vùng núi cao: Vùng núi Hoàng Liên Sơn và một phần núi cao ở biên giới Việt – Trung, Việt – Lào. Giải thích: Do ảnh hưởng của độ cao địa hình và hoạt động của gió mùa đông bắc. Vùng núi Kon Tum và cao nguyên Lâm Viên Giải thích: Do ảnh hưởng của độ cao địa hình. + Những khu vực nằm trong thang nhiệt độ cao trên 240C phân bố dọc phần phía nam của duyên hải miền Trung, Trung Tây Nguyên và Nam Bộ. Giải thích: Do vị trí ở phía nam, gần xích đạo, gần như không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc lạnh. Đặc biệt khu vực duyên hải miền Trung chịu ảnh hưởng của gió Lào hoạt động mạnh trong mùa hạ. Bài tập 1: Dựa vào Atlas địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, so sánh chế độ nhiệt của các trạm khí hậu Sa Pa, Đà Lạt. Bài tập 2: Dựa vào các trạm khí hậu Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh rút ra nhận xét về chế độ nhiệt của nước ta và giải thích. Bài tập 3: Dựa vào Atlas địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét và giải thích chế độ nhiệt của nước ta. 3. Dạng 3: Câu hỏi chứng minh, giải thích, phân tích… Dạng câu hỏi này thường yêu cầu phân tích mối quan hệ nhân quả, đánh giá tác động, phân tích mối quan hệ…đòi hỏi học sinh thi học sinh giỏi quốc gia phải có một quá trình tích luỹ lâu dài và công phu về cả kiến thức và kĩ năng địa lí, kĩ năng tư duy, cách làm bài lô gic và khoa học, khả năng dẫn dắt và làm sáng tỏ vấn đề một cách dễ hiểu nhất. Nắm vững kiến thức cơ bản là nền tảng vững chắc cho tư duy và cơ sở cho thăng hoa, sáng tạo, nhất là trong đề thi học sinh giỏi quốc gia cần tính sáng tạo cao học sinh cần lựa chọn và huy động tối đa kiến thức đã học và kiến thức khai thác được trên Atlat phù hợp với yêu cầu của câu hỏi. Dù câu hỏi có phức tạp đến chừng nào cũng có thể liên hệ được với các kiến thức cơ bản có tính chất gốc của nội dung cần hỏi. Những kiến thức này có tính cơ bản, ổn định, làm nền tảng cho sự phát triển kiến thức. Mỗi câu hỏi khó có thể được xem như là một sự phát triển cao hơn của kiến thức cơ bản, khi gặp Trường THPT Chuyên Thái Bình 61 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI những câu hỏi như vật là quy về kiến thức cơ bản tìm kiếm phương pháp giải quyết thích hợp. Học sinh cần sử dụng các kiến thức đã học kết hợp với kĩ năng làm bài tư duy về mối quan hệ nhân quả, về mối quan hệ so sánh, liên hệ, ảnh hưởng lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng hay kĩ năng trả lời câu hỏi mang tính tổng hợp… giải quyết yêu cầu của đề bài. Ví dụ: Dựa vào Atlas địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh rằng chế độ nhiệt của nước ta biểu hiện quy luật địa đới và quy luật phi địa đới. Giải thích nguyên nhân các biểu hiện đó. Cách làm: Chế độ nhiệt của nước ta biểu hiện quy luật địa đới + Nhiệt độ trung bình năm cao trên 200C + Tổng lượng bức xạ lớn + Số giờ nắng trong năm lớn Giải thích: Do nước ta nằm trong vành đai nhiệt nóng giữa 2 vòng đai nhiệt 200C của 2 bán cầu. Chế độ nhiệt nước ta biểu hiện quy luật phi địa đới: + Nhiệt độ biểu hiện quy luật đai cao. Tự nhiên nước ta được chia thành 3 đai cao với đặc điểm nhiệt độ phân hoá rõ rệt. * Đai nhiệt đới gió mùa từ 0 đến 600m (miền Bắc) và từ 0 đến 9001000m (miền Nam): mùa hạ nóng, với nhiệt độ trung bình tháng trên 250C, thoả mãn yêu cầu về nhiệt cao của các loài cây nhiệt đới và xích đạo. * Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi: từ 600m ở miền Bắc và 9001000m ở miền Nam đến 2600m: nhiệt độ khoảng 200C ở độ cao từ 600 1600m, sau đó nhiệt độ hạ thấp xuống dưới 200C ở độ cao 1600 – 2600m. * Đai ôn đới gió mùa trên núi từ 2.600m trở lên: quanh năm rét dưới 150C, mùa đông xuống dưới 100C. Giải thích: Do càng lên cao nhiệt độ càng giảm khoảng 0,60C/100m. + Chế độ nhiệt biểu hiện phân hoá theo quy luật địa ô * Nơi đón gió mùa đông bắc sẽ lạnh hơn nơi khuất gió khoảng 230C như khu vực Đông Bắc và Tây Bắc trong mùa đông. * Nơi đón gió mùa tây nam cũng ẩm hơn và nhiệt độ thấp hơn so với nơi chịu hiệu ứng phơn. Các dãy núi bình phong quan trọng nhất là dải Hoàng Liên Sơn, dải núi biên giới Việt – Lào, dải Trường Sơn (Tây Trường THPT Chuyên Thái Bình 62 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ). * Biên độ nhiệt khu vực ven biển cao hơn khu vực phía Tây. Lạng Sơn có biên độ nhiệt năm 13,70C, Lai Châu: 9,40C. Quy Nhơn có biên độ nhiệt là 6,80C, Plei Ku có biên độ nhiệt 5,00C. Giải thích: sự phân hoá theo kinh độ chủ yếu do hiệu ứng phơn và tác dụng bức chắn của địa hình gây ra, còn vị trí so với biển thì ít tác dụng do nước ta hẹp ngang. Bài tập 1: Dựa vào Atlas địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nhiệt của nước ta. Bài tập 2: Dựa vào Atlas địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh tính phân hoá của chế độ nhiệt nước ta. Bài tập 3: Dựa vào Atlas địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh rằng địa hình là nhân tố quan trọng dẫn tới sự phân hoá của chế độ nhiệt nước ta. 4. Dạng 4: Câu hỏi tính toán Dạng bài này cần sử dụng các công thức tính toán có sẵn hoặc các phép tính suy ra từ công thức sẵn có. Các công thức có liên quan đến nhiệt độ như: Tính nhiệt độ trung bình ngày (0C): Nhiệt độ trung bình ngày = tổng nhiệt độ 3 lần đo trong ngày (lúc 5 giờ, 13 giờ, 21 giờ) - Tính nhiệt độ trung bình tháng (0C): Nhiệt độ trung bình tháng là trung bình cộng nhiệt độ tất cả các ngày trong tháng Tính nhiệt độ trung bình năm (0C): Nhiệt độ trung bình năm là trung bình cộng nhiệt độ trung bình các tháng Tính biên độ nhiệt năm (0C): Biên độ nhiệt năm = Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất – nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất. Tính sự chênh lệch nhiệt độ theo độ cao của 2 địa điểm (0C): Sử dụng kiến thức: Lên cao 1000m nhiệt độ giảm 60C Trường THPT Chuyên Thái Bình 63 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Sau khi tính toán, học sinh sẽ quay trở về làm bài ở dạng 1 đã hướng dẫn ở trên. Ví dụ: Nhiêt độ trung bình các tháng trong năm của một số địa điểm (0C) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TP Hạ Long 17 18 19 24 27 29 29 27 27 27 24 19 TP Vũng Tàu 26 27 28 30 29 29 28 28 28 28 28 27 a. Xác định biên độ nhiệt trung bình năm và nhiệt độ trung bình các tháng mùa hạ của 2 thành phố. b. Nhận xét và giải thích sự khác biệt về chế độ nhiệt của TP Hạ Long và TP Vũng Tàu. PHẦN KẾT LUẬN Kiến thức và kĩ năng địa lí giáo viên truyền đạt và hướng dẫn học sinh trong nội dung ôn tập cho học sinh giỏi quốc gia đòi hỏi phải được tích luỹ trong một thời gian dài vì khối lượng kiến thức nhiều và các kĩ năng làm bài đa dạng và khó. Vì vậy, trong quá trình dạy giáo viên cần sắp xếp một cách khoa học, hợp lí để đạt được hiệu quả cao nhất. Chuyên đề hệ thống kiến thức có liên quan đến chế độ nhiệt của nước ta và đưa ra một số dạng câu hỏi có thể được sử dụng trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia. Đây là những kiến thức nền tảng về chế độ nhiệt mà học sinh sẽ sử dụng để giải quyết các dạng câu hỏi có liên quan. Chuyên đề là tài liệu giảng dạy của tác giả, không tránh khỏi nhiều vấn đề chưa hợp lí sẽ được rút kinh nghiệm và hoàn chỉnh trong các chuyên đề tiếp theo./. Người thực hiện Đinh Thị Bích Ngọc Trường THPT Chuyên Thái Bình 64 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Chuyên đề xếp loại A CHUYÊN ĐỀ: YẾU TỐ NHIỆT CỦA KHÍ HẬU VIỆT NAM Ths. Lê Thúc Đương – Ths. Lê Văn Tùng (Trường THPT Chuyên Quốc Học - Huế) A. MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA CHUYÊN ĐỀ Phần đặc điểm chung tự nhiên có một dung lượng kiến thức khá lớn khoảng 15% trong toàn bộ chương trình địa lý 12. Trong đó, nội dung khí hậu Việt Nam đóng vai trò hết sức quan trọng. Yếu tố khí hậu như là yếu tố cơ bản, yếu tố nền quy định, chi phối đến các yếu tố tự nhiên khác (thổ nhưỡng, sinh vật, địa hình, sự phân hóa thiên nhiên…nước ta) Yếu tố nhiệt độ (chế độ nhiệt), lượng mưa là một trong những yếu tố hết sức quan trọng quy định đặc điểm khí hậu của Việt Nam. Yếu tố nhiệt độ là một trong các chỉ tiêu được phân tích, đánh giá về khí hậu, phân vùng khí hậu ở nước ta. Tìm hiểu, đánh giá, phân tích chỉ số nhiệt độ và các chỉ số khác kèm theo trong khí hậu cũng có giá trị thực tiển rất cao đặc biệt là vận dụng yếu tố nhiệt độ vào việc đánh giá mục tiêu phục vụ nông nghiệp, du lịch… Trong cấu trúc đề thi học sinh giỏi quốc gia giai đoạn 2005 - 2012 (HSGQG), trong hơn 7 năm thì tần suất xuất hiện nội dung yếu tố nhiệt độ với khí hậu Việt Nam là 2/7 năm. Để nắm bắt được đặc điểm nổi bật của chế độ nhiệt của khí hậu nước ta và vận dụng giải thích các vấn đề kiến thức liên quan trong việc giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia đòi hỏi giáo viên và học sinh phải nghiên cứu kĩ mảng chuyên đề này. Việc giảng dạy nội dung địa lý tự nhiên Việt Nam trong những năm qua đã có nhiều thuận lợi hơn do nguồn tài liệu khá phong phú, được biên soạn phù hợp theo hướng đổi mới việc dạy học. Tuy vậy, nội dung yếu tố nhiệt độ trong khí hậu Việt Nam chưa được biên soạn cụ thể, có hệ thống. Để có tài liệu phục vụ công tác giảng dạy và học tập địa lý tự nhiên Việt Nam, đặc biệt là nội dung yếu tố nhiệt độ với khí hậu Việt Nam, nhóm địa lý chúng tôi xin phép tổng hợp một số nội dung chủ yếu của nhiệt độ với khí hậu Việt Nam. Trường THPT Chuyên Thái Bình 65 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI 2. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Tổng hợp, hệ thống hóa một số nội dung liên quan đến yếu tố nhiệt độ trong khí hậu nước ta. - Phân tích, chứng minh đặc điểm yếu tố nhiệt độ với khí hậu, các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nhiệt nước ta. -Xây dựng hệ thống bài tập thông qua nội dung yếu tố nhiệt độ với khí hậu nước ta phục vụ giảng dạy, kiểm tra - đánh giá học sinh. B. NỘI DUNG Sơ đồ cấu trúc nội dung Nhiệt độ của khí hậu Việt Nam Các yếu tố ảnh hưởng đến chế độ nhiệt của khí hậu Việt Nam Đặc điểm chế độ nhiệt của nước ta Sự phân vùng khí hậu Việt Nam Bài tập vận dụng 1. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chế độ nhiệt của khí hậu Việt Nam 1.1.1. Vị trí, lãnh thổ Nước ta nằm hoàn toàn trong đới nội chí tuyến Bán cầu Bắc. Vị trí nằm trong khu vực nội chí tuyến khiến cho mặt trời luôn đứng cao trên đường chân trời, độ cao mặt trời thấp nhất lúc giữa trưa ở Đồng Văn là 43o12’, ở vĩ độ 20oB là 46o46’ và vĩ độ 10oB tới 56o46’. Không kể thời gian Mặt trời lên thiên đỉnh, trong nhiều tháng khác, độ cao Mặt trời vào lúc giữa trưa cũng đạt trên 80o. Kết quả là ở nước ta lượng bức xạ tổng cộng rất lớn, còn cân bằng bức xạ dương quanh năm, chính điều này đã làm cho nhiệt độ trung bình năm trên 23oC, tổng lượng nhiệt hoạt động từ 8.000 - 9.000oC, đạt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới. Trường THPT Chuyên Thái Bình 66 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Vị trí địa lí của nước ta, với điểm cực bắc cách chí tuyến Bắc hơn 0o04’ và điểm cực nam cách xích đạo 8o34’, đã khiến cho khắp mọi nơi đều có hai lần mặt trời qua thiên đỉnh, nhưng khoảng cách về thời gian giữa hai lần ấy không đồng nhất giữa các vùng (ở cao nguyên Đồng văn chỉ trong vài ngày còn ở bán đảo Cà Mau khoảng cách này là gần 5 tháng). Tình hình như trên đã dẫn đến sự khác nhau trong chế độ nhiệt giữa các khu vực ở phía Bắc và phía Nam của lãnh thổ: ở miền Bắc chế độ nhiệt có dạng chí tuyến, ở miền Nam có dạng Xích đạo. Điều này giúp chúng ta hiểu tại sao ngày nóng nhất trong năm ở Tp. Hồ Chí Minh và Nam Bộ đều sớm từ tháng tư trong khi những ngày nắng gay gắt nhất ở Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ là những ngày cuối tháng năm và trung tuần tháng VII. Nếu không có sự tác động của gió mùa, với lãnh thổ kéo dài trên 15o vĩ khiến cho nhiệt độ giảm dần từ Nam ra Bắc và biên độ nhiệt trong năm ở miền Bắc cao hơn miền Nam. Sự chênh lệch nhiệt độ trung bình năm giữa hai miền có thể tới 6oC và sự chênh lệch nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất có thể lên tới 14oC. Ví dụ nhiệt độ trung bình năm của Lạng Sơn (21o50’B) là 21,6oC trong khi Tp. Hồ Chí Minh (10o49’B) tới 27,1oC. Nếu nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất của Lạng Sơn là 13,3oC thì Tp. Hồ Chí Minh là 26,8oC. Một hệ quả quan trọng của vùng nội chí tuyến là chế độ ngày ngắn và ít dao động trong năm. Ở cực Bắc nước ta ngày dài nhất (22/6) được 12 giờ 23 phút và ngày ngắn nhất 10 giờ 46 phút (22/12), vào xuân phân, thu phân, là 12 giờ 06 phút và 12 giờ 08 phút. Điều này đã làm cho biên độ nhiệt ngày đêm không quá lớn. 1.1.2. Đặc điểm bề mặt đệm Địa hình nước ta là nhân tố tác động mạnh mẽ tới nhiệt độ. Nước ta có ¾ diện tích là đồi núi, do đó nhiệt độ ở nước ta có sự phân hoá theo độ cao và theo chiều đông - tây. Sapa (22o20’B, 1570 m) và Lai Châu (22o03’B, 244m) ở vĩ độ xấp xỉ nhau nhưng do Sapa nằm ở độ cao cao hơn nên nhiệt độ trung bình năm chỉ là 15,2oC thấp hơn Lai Châu (22,6oC), hay Đà Lạt (11o57’B, 513m) và Nha Trang (12o13’B, 6m) ở vĩ độ xấp xỉ nhau nhưng do Đà Lạt nằm ở độ cao cao hơn nên nhiệt độ trung bình năm chỉ là 18,3oC thấp hơn Nha Trang (26,3oC). Ở phía Bắc, do ảnh hưởng của địa hình khiến cho chế độ nhiệt giữa Đông Bắc và Tây Bắc cũng có sự khác biệt. Tây Bắc có mùa đông đến muộn và kết thúc sớm còn Đông Bắc có mùa đông đến sớm kết thúc muộn. Sở dĩ như vậy vì do Đông Bắc có các cánh cung mở rộng về phía Bắc và phía Đông hút gió Trường THPT Chuyên Thái Bình 67 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI mùa Đông Bắc lạnh còn Tây Bắc bị dãy Hoàng Liên Sơn cao chắn gió, nếu gió mùa Đông Bắc vượt qua dãy núi cao này thì cũng đã bị biến tính. Hệ thống sông ngòi và Biển Đông ảnh hưởng đến cơ chế gió mùa (biến tính các khối khí khi đi qua biển) và hiệu ứng vi khí hậu đã làm cho mùa đông nhiệt độ không xuống quá thấp, mùa hè ít nóng bức. 1.1.3. Hoàn lưu khí quyển a. Gió mùa. Gió mùa mùa đông góp phần làm cho biên độ nhiệt lớn hơn. Càng vào Nam càng xa tác động của gió mùa mùa đông nên biên độ nhiệt độ càng nhỏ. Ví dụ, biên độ nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội (21o01’B) là 12,5oC trong khi Tp. Hồ Chí Minh chỉ có 3,1oC. Nếu biên độ nhiệt tuyệt đối (nhiệt độ tối cao và tối thấp) của Hà Nội là 40,1oC thì Tp. Hồ Chí Minh thấp hơn nhiều: 26,2oC. Ở phía Bắc, khu vực Đông Bắc chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông nên biên độ nhiệt lớn hơn khu vực Tây Bắc. Có thể chứng minh như sau: biên độ nhiệt độ trung bình năm của Lạng Sơn là 13,7oC trong khi Lai Châu (22o03’B) thấp hơn chỉ có 9,4oC, nếu biên độ nhiệt tuyệt đối ở Lạng Sơn là 41,9oC thì Lai Châu chỉ có 37,6oC. Hình 1. Đường biến thiên của nhiệt độ (oC) theo thời gian trong đợt gió mùa Đông Bắc tràn về Gió mùa mùa hạ với hai khối khí xuất phát từ vịnh Bengan ở bắc Ấn Độ Dương và khối khí xích đạo (Em) với tính chất nóng ẩm đã làm nền nhiệt độ của nước ta tăng. Tại Hà Nội, vào thời kỳ này nhiệt độ vào khoảng 27oC vào Nam nhiệt độ có giảm từ 26 - 28oC. Tuy nhiên, khối khí từ vịnh Bengan khi di chuyển vào đầu mùa hạ, càng lên phía Bắc và sang sườn Đông của dãy Trường Sơn, do hiệu ứng phơn gây ra gió Tây khô nóng (“gió Lào”) làm nhiệt độ có thể lên tới 40oC. Nhiệt độ ở Hà Nội là 29 - 30oC, Bắc Trung Bộ 36 - 38oC. Trường THPT Chuyên Thái Bình 68 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Hình 2. Đường biến thiên của nhiệt độ (oC) theo thời gian trong đợt gió mùa Tây Nam tràn về. b.Gió Mậu Dịch. Nền nhiệt của nước ta còn bị chi phối bởi gió Mậu Dịch Bán cầu Bắc xuất phát từ rìa phía Nam của trung tâm khí áp cao cận chí tuyến suốt cả 12 tháng trong năm. Tuy nhiên, ảnh hưởng của gió Mậu Dịch không liên tục do bị lấn át bởi các trung tâm gió mùa. Gió Mậu Dịch làm nhiệt độ tăng lên trong những thời điểm gió mùa mùa đông suy yếu ở miền Bắc. c. Front. Front cực (Front lạnh) là nơi gặp gỡ giữa khối khí cực mới đến với khối khí nóng hơn đang tồn tại trên lãnh thổ (NPc đất/ NPc biển, NPc biển/ Tm). Khi front cực xuất hiện làm nhiệt độ giảm liên tục từ 3 - 5oC/24h, có thể đến 5 10oC/24h. Bảng 1. Tần suất hạ nhiệt độ do ảnh hưởng của Front cực (Đơn vị: %). Tần suất Lạng Sơn Lai Châu Hà Nội Vinh 1000 m Nhiệt độ (oC) 24 – 25 20 – 22 500 m Nhiệt độ (oC) 8500 – 9000 8000 – 8500 25oC, mưa khá lớn, nền nhiệt tương đối ổn định. Đai cận nhiệt gió mùa trên núi: tiếp theo đai nhiệt đới gió mùa đến độ cao 2600m. Khí hậu tương đối mát mẻ, không có tháng nào quá 25oC, lượng mưa lớn do địa hình. Trường THPT Chuyên Thái Bình 74 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Đại ôn đới gió mùa núi cao: từ 2600m trở lên (chỉ có ở khu vực Hoàng Liên Sơn). Nhiệt độ thấp 28oC. Mùa Lạnh từ tháng XI đến tháng IV, nhìn chung nền nhiệt ở miền bắc thấp, thấp nhất vào tháng I. Nhiệt độ trung bình tháng I chủ yếu từ 14 - 18oC và 24oC do nằm gần xích đạo, quanh năm nhận được góc chiếu sáng lớn. 1.2.4. Chế độ nhiệt nước ta có xu hướng biến động do biến đổi khí hậu toàn cầu Theo đánh giá của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), Việt Nam nằm trong 5 nước đứng đầu thế giới dễ bị tổn thương nhất đối với biến đổi khí hậu. Viện Khoa Học Thủy Lợi cho biết, sự biến đổi khí hậu toàn cầu đã có những tác động không nhỏ đến thời tiết, khí hậu Việt Nam. Theo đánh giá của Trung Tâm Quốc Tế Về Quản Lý Môi Trường (ICEM), tại Việt Nam, nhiệt độ trong vòng 50 năm gần đây đã tăng khoảng 0,5 - 0,7oC, Đến năm 2020 nhiệt độ sẽ tăng từ 1- 2oC vào, từ 1,5 - 2,5oC vào năm 2070. Những khu vực có nhiệt độ tăng cao nhất là Tây Bắc và Việt Bắc. Bảng 11: Xu hướng biến động nhiệt độ một số địa điểm giai đoạn 1931 - 2000. Thập kỷ 1931-1940 1941-1950 1951-1960 1961-1970 1971-1980 1981-1990 1991-2000 T HN 23,3 23,6 23,5 23,5 23,4 23,6 24,1 T N ĐN 25,4 25,5 25,8 26,0 25,8 25,8 25,8 TSN 27,0 26,9 27,0 27,2 27,3 27,4 27,6 HN 15,9 17,5 16,5 16,3 16,0 16,4 17,0 T 1 ĐN 21,1 21,4 21,5 21,6 21,4 21,4 21,7 TSN 25,8 25,8 25,8 25,6 25,9 25,9 26,3 HN 28,6 28,8 28,8 29,2 29,0 29,3 29,4 7 ĐN 28,7 28,9 29,2 29,5 29,5 29,1 29,2 TSN 26,8 26,8 27,2 27,4 27,4 27,4 27,4 (Chú thích: (TN): Nhiệt độ trung bình năm; (T1) và (T7):Nhiệt độ trung bình tháng I và tháng VII; HN: Hà Nội; ĐN: Đà Nẵng; TSN: Tân Sơn Nhất) Qua bảng số liệu, ta thấy Hà Nội từ năm 1931 đến năm 2000 nhiệt độ trung bình năm tăng từ 23,3oC lên 24,1oC, tăng 0,8oC trong vòng 70 năm. Nhiệt Trường THPT Chuyên Thái Bình 76 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI độ tháng I tăng 1,1oC, nhiệt độ tháng VII tăng 0,8oC. Các địa điểm khác trong thời gian trên nhiệt độ cũng có tăng lên đáng kể. Biến đổi khí hậu làm cho tần suất, cường độ cực đoan của khí hậu tăng lên rất nhiều lần. Chúng ta có thể cảm nhận được nhiệt độ của mùa hè với các đợt nắng nóng tăng lên và kéo dài gây ra tình trạng hạn hán, mùa đông ngắn lại nhưng các đợt rét đậm, rét hại có khi kéo dài liên tục đến hơn 1 tháng (mùa đông năm 2007), trong mùa đông số ngày mưa phùn giảm dần làm cho nền nhiệt độ chung hạ thấp hơn so với mức trung bình. 1.3. Sự phân vùng khí hậu Việt Nam Bảng 12. Chỉ tiêu của các miền và vùng khí hậu. MIỀN KHÍ HẬU BẮC NAM Lượng bức xạ tổng cộng TB 2 năm (kcal/cm /năm) ≤ 140 > 140 Số giờ nắng TB năm (giờ) ≤ 2000 > 2000 Biên độ nhiệt TB năm (00C) o ≥9C o Các dãy núi theo hướng T – Đ như: Hoành Sơn, Bạch Mã đã ngăn cản và làm biến tính ảnh hưởng của gió mùa đông bắc xuống phía Nam từ đó tăng cường thêm sự phân hóa B – N của chế độ nhiệt nước ta (d/c nhiệt độ trung bình Trường THPT Chuyên Thái Bình 130 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI năm, biên độ dao động nhiệt, số tháng lạnh của Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh). > Các cánh cung ở vùng Đông Bắc: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều mở ra ở phía bắc và phía đông, lưng lồi ra biển, một đầu chụm lại ở dãy Tam Đảo có tác động hút gió mùa đông bắc trực tiếp và đầu tiên của nước ta. Do đó, mùa đông ở đây kéo dài và lạnh nhất nước ta (d/c Lạng Sơn) > Hướng Tây Bắc – Đông Nam của dãy Hoàng Liên Sơn đã ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa đông bắc đến vùng Tây Bắc làm cho mùa đông ở đây đến muộn và kết thúc sớm hơn vùng Đông Bắc (d/c trạm Điện Biên). > Hướng tây bắc đông nam của dãy Trường Sơn gây hiệu ứng phơn cho đồng bằng duyên hải miền Trung vào đầu mùa hạ. Do đó nhiệt độ trung bình tháng 7 của vùng cao nhất cả nước Câu 3: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiên thức đã học cho biết Gió mùa mùa đông ảnh hưởng như thế nào đến chế độ nhiệt nước ta? Gợi ý * Khái quát đặc điểm chế độ nhiệt nước ta: đạt chỉ tiêu của khí hậu nhiệt đới, có sự phân hóa đa dạng theo không gian và thời gian. Đặc điểm đó do tác động của nhiều nhân tố trong đó có gió mùa (đặc biệt là gió mùa mùa đông): * Khái quát về gió mùa Đông Bắc: thời gian, nguồn gốc, hướng, tính chất, * Ảnh hưởng: - GMĐB là nguyên nhân chính làm cho nhiệt độ trung bình tháng 1 nước ta hạ thấp, thấp hơn rất nhiều so với nhiệt độ trung bình tháng 7, đặc biêt ở miền Bắc có từ 2 – 3 tháng nhiệt độ dưới 180C, thậm chí có địa điểm dưới 150C (d/c) - Gió mùa Đông Bắc kết hợp với các dãy núi theo hướng Tây – Đông (dãy Hoành Sơn, dãy Bạch Mã...) đã tăng cường sự phân hóa của nhiệt độ theo chiều Bắc – Nam (d/c nhiệt độ phần lãnh thổ phía Bắc và Nam): - Gió mùa Đồng Bắc kết hợp với địa hình tạo nên sự phân hóa chế độ nhiệt giữa Đông Bắc và Tây Bắc. > Các cánh cung ở vùng Đông Bắc: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều mở ra ở phía bắc và phía đông, lưng lồi ra biển, một đầu chụm lại ở dãy Tam Đảo có tác động hút gió mùa đông bắc trực tiếp và đầu tiên của nước ta. Do đó, mùa đông ở đây kéo dài và lạnh nhất nước ta (d/c trạm Lạng Sơn) > Hướng Tây Bắc – Đông Nam của dãy Hoàng Liên Sơn đã ngăn cản và làm suy yếu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc đến vùng Tây Bắc làm cho mùa Trường THPT Chuyên Thái Bình 131 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI đông ở đây đến muộn và kết thúc sớm hơn vùng Đông Bắc (d/c trạm Điện Biên). - Ngoài ra, hoạt động gió mùa mùa đông cũng tạo nên tinh thất thường của chế độ nhiệt nước ta: có năm mùa đông đến sớm, có năm mùa đông đến muộn, có năm ngay trong mùa đông nhiệt độ lên cao do NPc suy yếu... Câu 4: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiên thức đã học giải thích Tại sao Tây Bắc và Đông Bắc đều có nền nhiệt độ thấp vào mùa đông? Gợi ý * Khải quát: Tây Bắc và Đông Bắc đều có nền nhiệt độ thấp vào mùa đông (d/c) * Giải thích: + Đông Bắc: địa hình thấp (độ cao trung bình 500 – 600m) nhưng lại có các cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều mở ra ở phía bắc và phía đông, lưng lồi ra biển, một đầu chụm lại ở dãy Tam Đảo có tác động hút gió mùa đông bắc trực tiếp và đầu tiên của nước ta. Do đó, mùa đông ở đây kéo dài và lạnh nhất nước ta (d/c trạm Lạng Sơn) + Tây Bắc tuy ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc suy yếu (do dãy Hoàng Liên Sơn ngăn cản và làm biến tính) nhưng địa hình cao đồ sộ nhất nước ta nên nhiệt độ trung bình vẫn xuống khá thấp trong mùa đông. Câu 5: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiên thức đã học giải thích Tại sao nhiệt độ trung bình cao nhất của Hà Nội là tháng 7 còn của thành phố Hồ Chí Minh là tháng 4? Gợi ý * Nhiệt độ trung bình cao nhất của Hà Nôi vào tháng 7: 28,90C do Hà Nội nằm ở khoảng vĩ độ 210B gần chí tuyến Bắc, có thời gian 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh đều nằm trong khoảng tháng 7 nên nhận được góc nhập xạ lớn, thời gian chiếu sáng dài, nền nhiệt độ cao. * Biến trình nhiệt của Thành phố Hồ Chí Minh có 2 cực đại vào tháng 4 và tháng 10 phù hợp với chuyển động biểu kiến của tia sáng Mặt Trời ở khoảng 100B nhưng nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 vì trùng với thời gian mùa khô ở Nam Bộ, lượng bốc hơi lớn, nền nhiệt cao. Tháng 10 nhiệt độ thấp hơn do là tháng mưa cực đại. 2: Bài tập liên quan đến đặc điểm chế độ nhiệt của 1 trạm khí hậu, 1 vùng lãnh thổ: 2.1. Nhận dạng: Trường THPT Chuyên Thái Bình 132 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Câu hỏi dạng này thường yêu cầu học sinh trình bày, phân tích, chứng minh hoặc so sánh đặc điểm chế độ nhiệt của 1 trạm khí hậu hoặc 1 vùng lãnh thổ (cả nước, miền tự nhiên, vùng khí hậu) hoặc đặc điểm của 1 yếu tố nhiệt độ (nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng 1, nhiệt độ trung bình tháng 7, biên độ giao động nhiệt...) của nước ta. 2.2. Câu hỏi: Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiên thức đã học Phân tích đặc điểm nhiệt độ trung bình năm của nước ta? Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiên thức đã học Trình bày đặc điểm nhiệt độ trung bình tháng 1 của nước ta và giải thích? Câu 3: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiên thức đã học Trình bày đặc điểm nhiệt độ trung bình tháng 7 của nước ta và giải thích? Câu 4: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiên thức đã học Chứng minh tính địa đới trong yếu tố nhiệt của khí hậu nước ta và giải thích? Câu 5: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiên thức đã học Chứng minh quy luật địa đới và phi địa đới thể hiện rõ nét qua yếu tố nhiệt độ ở nước ta? Câu 6: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiên thức đã học So sánh nhiệt độ trung bình tháng 1 và tháng 7 ở nước ta và giải thích? Câu 7: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiên thức đã học Phân tích đặc điểm chế độ nhiệt của trạm Lạng Sơn? Câu 8: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiên thức đã học Chứng minh chế độ nhiệt của miền Tây Bắc và Bắc Trung bộ có sự phân hóa rõ nét? Câu 9: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiên thức đã học So sánh đặc điểm chế độ nhiệt giữa vùng Đông Bắc và Tây Băc? Câu 10: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiên thức đã học So sánh đặc điểm chế độ nhiệt của trạm Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và giải thích? 2.3. Cách làm: a. Trình bày, so sánh đặc điểm của 1 - 2 trạm khí hậu và giải thích * Mở bài: Nêu khái quát trạm KH thuộc miền và vùng KH nào? độ cao? vĩ độ? kiểu KH nào? * Nội dung: Trình bày dựa vào các biểu đồ định vị trong Atlat và giải thích theo các yếu tố: Trường THPT Chuyên Thái Bình 133 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Chứng minh Giải thích + Nhiệt độ TB năm: dựa vào vĩ độ, độ cao, gió mùa + Nhiệt độ cực đại,cực tiểu chuyển động biểu kiến MT, gió mùa + Biên độ dao động nhiệt: vĩ độ ,gió mùa + Số tháng lạnh: gió mùa đông bắc + Biến trình nhiệt: vĩ độ b. Trình bày, so sánh 1 yếu tố nhiệt độ hoặc chế độ nhiệt của 1 lãnh thổ: * KQ đặc điểm chế độ nhiệt hoặc vị trí, giới hạn của lãnh thổ đó. * Nội dung: Chứng minh Giải thích 0 + Đặc điểm chung: tính nhiệt đới (>20 ): vĩ độ, địa hình, gió mùa + Sự phân hóa: - Theo thời gian (mùa) – So sánh tháng 1 và 7 vĩ độ và gió mùa - Theo Bắc – Nam (quy luật địa đới) hình dạng lãnh thổ, gió mùa - Theo chiều Đông – tây: (quy luật địa ô) gió mùa kết hợp với địa hình - Theo độ cao: (quy luật đai cao) độ cao địa hình Lưu ý: tùy theo từng đề bài để nêu 1 yếu tố hay từng yếu tố của chế độ nhiệt((nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng 1, nhiệt độ trung bình tháng 7, biên độ giao động nhiệt... 2.4. Ví dụ minh họa: Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiên thức đã học So sánh và giải thích đặc điểm chế độ nhiệt của trạm Hà Nội, Huế và Thành phố Hồ Chí Minh để rút ra đặc điểm của khí hậu nước ta? Gợi ý * Giới thiệu về 3 trạm KH phản ánh đặc điểm của KH nước ta. * So sánh: + Giống nhau: Tính chất nhiệt đới cả 3 trạm đều có: nền nhiệt cao, nhiệt độ TB năm >20 , Nhiệt độ Tb t7 >24 , biên độ nhiệt độ tương đối lớn Giải thích: do 3 địa điểm đều nằm hoàn toàn trong vành đai nội chí tuyến của Bắc bán cầu, quanh năm có góc nhập xạ lớn, thời gian chiếu sáng dài, trong năm có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh... + Khác nhau: Nhiệt độ có sự phân hóa Bắc Nam - Nhiệt độ TB năm tăng dần từ B vào N (d/c) - Biên độ dao động nhiệt giảm dần từ B vào N (d/c) - Biến trình nhiệt: phía B 1 cực đại, Nam: 2 cực đại (d/c) Trường THPT Chuyên Thái Bình 134 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI - To TB t1 tăng dần từ B vào N (d/c) - Số tháng không dạt chỉ tiêu nhiệt đới (d/c) Giải thích: do vai trò của hình dạng lãnh thổ kéo dài, gió mùa Đông Bắc và bức chắn dãy Bạch Mã - HN gần chí tuyến chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc mạnh - ĐN: nằm ở sau dãy Bạch Mã, gần như không chịu ảnh hưởng của gió mừa đông bắc - HCM: gần xích đạo, không ảnh hưởng của NPc Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiên thức đã học So sánh nhiệt độ trung bình tháng 1 và tháng 7 ở nước ta và giải thích ? Gợi ý * Giới thiệu về đặc điểm chế độ nhiệt nước ta. * Giống nhau: + Phần lớn lãnh thổ nước ta có Nhiệt độ TB 2 tháng đều khá cao: trên 0 18 C đạt tiêu chuẩn của khí hậu nhiệt đới GT: > do nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai nội chí tuyến của BBC > Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp nên tính nhiệt đới được bảo toàn + Vùng khí hậu Nam Bộ ở cả 2 tháng đều 24-280C GT: do nằm gần XĐ, quanh năm góc nhập xạ lớn, thời gian chiếu sáng dài, biên độ dao động nhiệt nhỏ. + Chế độ nhiệt đều thay đổi theo độ cao: càng lên cao nhiệt độ càng giảm (d/c) + Phân hóa giữa các vùng, miền (do ảnh hưởng của nhân tố vị trí, địa hình, gió mùa) * Khác nhau: +) Nhiệt độ TB tháng 1 nhỏ hơn nhiều tháng 7 - Tháng 1 là tháng có nhiệt độ TB thấp nhất trong năm của nước ta: phần lớn đều dưới 200C - GT: do BBC chếch xa MT nhất, nước ta có góc nhập xạ nhỏ nhất và thời gian chiếu sáng ngắn nhất trong năm.- Do ảnh hưởng của NPc với tần suất lớn - Tháng 7 là tháng có nhiệt độ cao nhất trong năm của hầu hết các vùng ở nước ta: phần lớn có nhiệt độ trên 240C - GT: do BBC ngả nhiều nhất về phía MT, góc nhập xạ lớn, thời gian chiếu sáng dài, không ảnh hưởng của NPc +) Tháng 1 phân hóa B - N rõ nét nhất: - càng vào Nam nhiệt độ TB tháng 1 càng giảm (VD: HN –Huế –HCM) do chuyển động biểu kiến của MT, do ảnh hưởng của NPc... Trường THPT Chuyên Thái Bình 135 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI - Phân chia thành 2 miển: B: nhiệt độ dưới 180C, N: trên 200C ranh giới là Bạch Mã +) Tháng 7: nhiệt độ đồng đều trên toàn lãnh thổ, phân hóa B-N không còn thể hiện, chủ yếu là phân hóa theo Đ-T (hướng sườn) - Khu vực phía đông: nền nhiệt độ cao nhất cả nước>280C : KV đồng bằng BB (do thời gian 2 lần MT lên thiên đỉnh gần sát nhau) và ĐB DH miền Trung: do địa hình thấp và ảnh hưởng của hiệu ứng phơn do bức chắn địa hình dãy TS chắn gió mùa mùa hạ. - Khu vực núi phía Tây nền nhiệt độ thấp hơn: phổ biến dưới 280C , nhiều nơi dưới 240C do ảnh hưởng của độ cao và địa hình đón gió mưa nhiều... 3. Bài tập bảng số liệu: Câu 1: Cho BSL: Chế độ nhiệt ở 1 số địa điểm Địa điểm Hà Giang (118m) Hữu Lũng (40m) Lai Châu (224m) Hà Nội (5m) Nhiệt độ TB Nhiệt độ TB Biên độ dao tháng 1 thấp nhất động năm 15.5 2.2 11.8 13.7 -2.1 13.3 17.3 4.9 9.2 16.6 2.7 12.2 Nhận xét và giải thích vê chế độ nhiệt của các địa điểm trên. Gợi ý: * Các địa điểm đều có nhiệt độ TB tháng 1 thấp, nhiệt độ thấp nhất rất thấp, biên độ dao động nhiệt năm cao (d/c) GT: do các địa điểm này đều chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc * Tuy nhiên chế độ nhiệt ở các địa điểm khác nhau do mức độ ảnh hưởng gió mùa đông bắc không giống nhau: - Giữa Đông Bắc và Tây Bắc: + d/c so sánh Hà Giang với Lai Châu + GT: Lai Châu ảnh hưởng của NPc suy yếu do dãy Hoàng Liên Sơn ngăn cản còn Hà Giang đón gió NPc trực tiếp với cường độ mạnh hơn. - Ngay trong vùng Đông Bắc khác biệt (d/c) : do vị trí và địa hình + Hữu Lũng: nằm giữa 2 cánh cung, đón gió NPc trực tiếp + Hà Giang nằm ở địa hình cao hơn nên nhiệt độ thấp hơn Hà Nội + Hà Nội ảnh hưởng của NPc với cường độ yếu hơn Lạng Sơn Trường THPT Chuyên Thái Bình 136 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Câu 2) Dựa vào bảng số liệu sau : Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm. Nhiệt độ trungbình Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ trung tháng I ( oC) tháng VII ( oC) bình năm ( oC) Lạng Sơn 13,3 27,0 21,2 Hà Nội 16,4 28,9 23,5 Vinh 17,6 29,6 23,9 Huế 19,7 29,4 25,1 Quy Nhơn 23,0 29,7 26,8 Tp. Hồ Chí Minh 25,8 27,1 26,9 Hãy nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam. Giải thích nguyên nhân. a/ Nhận xét: - Nhìn chung nhiệt độ trung bình năm và nhiệt độ trung bình tháng 1 tăng dần từ Bắc vào Nam (d/c). GT: Do hình dạng lãnh thổ kéo dài, càng vào nam góc nhập xạ càng lón, thời gian chiếu sáng càng dài nền nhiệt độ càng cao. Ngoài ra, do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc càng vào nam càng suy yếu, đến Huế chỉ còn thời tiết lạnh - Nhiệt độ trung bình tháng VII không có sự chênh lệch nhiều giữa các địa phương, các địa điểm miền Trung có nhiệt độ cao hơn miền Bắc và miền Nam do ảnh hưởng của hiệu ứng phơn khô nóng gây ra bởi dãy Trường Sơn ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa tây nam vào đầu mùa hạ. Địa điểm PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1/ KẾT LUẬN: Việc rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp các dạng bài tập môn địa lí là một việc làm rất cần thiết nhằm giúp học sinh tiếp thu kiến thức được nhanh hơn và vận dụng kiến thức một cách linh hoạt hơn. Đó là một qúa trình lâu dài cần có sự rèn luyện thường xuyên của mỗi giáo viên Địa lí trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên việc tận dụng thời gian trong một vài tiết học, một vài buổi chuyên đề trên lớp để bồi dưỡng cho học sinh các dạng bài tổng hợp phần khí hậu nói chung cũng như yếu tố nhiệt của khí hậu nói riêng là nhiệm vụ không dễ thực hiện của giáo viên. Nguyên nhân bởi vì, địa lí tự nhiên Việt Nam là một phần kiến thức khó hiểu, các câu hỏi và bài tập lại phong phú, đa dạng nên để Trường THPT Chuyên Thái Bình 137 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI tổng hợp thành các dạng bài như phần kinh tế - xã hội sẽ không tránh khỏi những ý kiến trái chiều và còn nhiều vấn đề cần đưa ra tranh luận. Do đó, trong khuôn khổ phạm vi kiến thức của đề tài chắc chắn sẽ không thể đáp ứng được hết những yêu cầu, mong muốn của quý thầy cô giáo và học sinh; tuy nhiên phần nào cũng mở ra những hướng, những gợi ý cần thiết để chúng ta tiếp tục hoàn thiện thêm phần kĩ năng làm bài thi học sinh giỏi quốc gia môn Địa lí. Đề tài đề cập đến vấn đề khá hóc búa trong ôn tập môn Địa lí thuộc phần địa lí tự nhiên Việt Nam. Điều cốt lõi để làm được dạng bài phần yếu tố nhiệt của khí hậu Việt Nam là phải nắm được kiến thức phần địa lí tự nhiên đại cương, có kĩ năng khai thác Atlat nhuần nhuyễn để nắm được cách giải chung cho từng dạng bài. Nội dung bài viết có thể chưa thật đầy đủ, nhiều chỗ giải thích chưa thật rõ ràng vì kiến thức và kinh nghiệm của bản thân còn nhiều hạn chế ...Tất cả những điều này mong quý thầy cô giáo đóng góp ý kiến để đề tài hoàn chỉnh hơn . 2/KIẾN NGHỊ: * Đối với các giáo viên giảng dạy môn Địa lí từ cấp THCS cho đến THPT, đặc biệt là các giáo viên trực tiếp ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí, cần tạo mọi điều kiện về thời gian ở trên lớp để hướng dẫn cho học sinh cách tư duy tổng hợp các mảng kiến thức thành các dạng bài để tiếp thu bài học dễ dàng hơn và không thấy bỡ ngỡ khi gặp phải các câu hỏi khó. * Đối với học sinh, trong quá trình học phần yếu tố nhiệt của khí hậu Việt Nam phải biết khai thác Atlat trên cơ sở các dạng bài đã tổng hợp một cách linh hoạt, tránh rập khuân và phải chú ý vào yêu cầu của câu hỏi. Trường THPT Chuyên Thái Bình 138 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Địa lí tự nhiên Việt Nam – NXB Giáo dục— PGS.TS Đặng Duy Lợi 2. Hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí – Lê Thông (chủ biên) – NXB Giáo Dục Việt Nam, 3. Hướng dẫn khai thác Atlat Địa lí Việt Nam - Lê Thông (chủ biên) – NXB Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh... 4. Sách giáo khoa địa lí lớp 12-NXB Giáo dục năm 2005. 5. Tài liệu tập huấn phát triển chuyên môn giáo viên trường THPT chuyên môn Địa lí – Bộ Giáo Dục và Đào Tạo – Năm 2011. ---------------***----------------- Trường THPT Chuyên Thái Bình 139 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Chuyên đề xếp loại B TÌM HIỂU MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHẾ ĐỘ NHIỆT CỦA KHÍ HẬU VIỆT NAM Nhóm : Địa lý Trường : THPT Chuyên Thái Bình A. ĐẶT VẤN ĐỀ Khí hậu có 3 yếu tố cơ bản là: nhiệt, gió, mưa trong đó nhiệt là một yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc quy định đặc điểm khí hậu, thiên nhiên nước ta. Nó có ảnh hưởng rất lớn đến các thành phần tự nhiên khác như đất, sinh vật, địa hình, thủy văn...cũng như đời sống kinh tế - xã hội. Đây là một trong những nội dung khó, có tính chất chuyên sâu của phần khí hậu Việt Nam, nằm trong cấu trúc đề thi HSG quốc gia môn Địa lý lớp 12 THPT hằng năm. Trong quá trình giảng dạy, chúng tôi luôn trăn trở để tìm cách hướng dẫn học sinh tiếp cận kiến thức 1 cách có hệ thống và bản chất nhất để việc học tập đạt kết quả cao nhất. Sau đây là 1 vài kinh nghiệm của chúng tôi trong quá trình dạy phần đặc điểm chế độ nhiệt trong khí hậu của Việt Nam để xin được trao đổi cùng các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp. B. NỘI DUNG I. Những kiến thức, kĩ năng, phương tiện cần thiết đối với giáo viên và học sinh 1. Về phía học sinh cần đạt được những mục tiêu sau: + Phân tích và giải thích được đặc điểm chung của chế độ nhiệt nước ta. + Học sinh phải thấy được các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nhiệt nước ta, mối quan hệ của chế độ nhiệt với các yếu tố khác của khí hậu: gió, mưa...; với các thành phần tự nhiên khác cũng như ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng lãnh thổ và cả nước. + Biết vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết từng bài, từng vấn đề cụ thể liên quan đến chế độ nhiệt. Để đạt được những mục tiêu trên, học sinh cần phải có đủ phương tiện, thiết bị học tập, nắm vững kĩ năng đọc và phân tích bản đồ khí hậu Việt Nam treo tường, bản đồ trong Atlat địa lí Việt Nam; biết thu thập, khai thác các thông tin có liên quan đến chế độ nhiệt của Việt Nam. Trong đó, học sinh phải biết triệt để khai thác kiến thức từ Atlat địa lí Việt Nam. Trường THPT Chuyên Thái Bình 140 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI 2. Về phía giáo viên cần: + Nắm chắc những kiến thức liên quan đến chế độ nhiệt của Việt Nam theo chương trình phổ thông, chương trình nâng cao, chương trình chuyên sâu và đặc biệt là những kiến thức liên quan đến mục tiêu cần đạt như trên. + Biết cách hướng dẫn học sinh tích cực, chủ động khai thác các phương tiện, thiết bị dạy học nhất là Atlat địa lí Việt Nam để hiểu kiến thức và vận dụng những kiến thức vào giải quyết những vấn đề tự nhiên, kinh tế - xã hội cụ thể. + Biết cách rèn kĩ năng tối thiểu mà học sinh cần phải có như khai thác bản đồ trang 9 trong Atlat địa lí Việt Nam, phân tích đặc điểm chế độ nhiệt của cả nước, từng vùng khí hậu, từng miền khí hậu, phân tích các mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố tự nhiên, các thành phần tự nhiên với nhau, tự nhiên với kinh tế - xã hội, thành lập dàn ý đối với từng vấn đề cụ thể, kĩ năng làm bài thi, kiểm tra… II. Nội dung chính 1. Đặc điểm chung của chế độ nhiệt nước ta 1.1 Chế độ nhiệt nước ta mang tính chất đặc trưng của vùng nhiệt đới a. Biểu hiện – Tổng bức xạ lớn khoảng 110 – 160 kcal/cm2/năm. - Cân bằng bức xạ quanh năm dương và đạt đến 75 – 100 kcal/cm2/năm (trừ vùng núi cao) - Nhiệt độ trung bình năm + Phần lớn lãnh thổ nước ta có nhiệt độ trung bình năm cao trên 200C, vượt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới (trừ vùng núi cao) + Ở đa số các trạm khí hậu, hầu hết là các tháng nhiệt độ trên 20 0C . Ở phần lãnh thổ phía Bắc: có 7 – 8 tháng nhiệt độ trên 200C . Ở phần lãnh thổ phía Nam không có tháng nào nhiệt độ dưới 200C(trừ vùng núi cao) + Nhìn chung trên lãnh thổ nước ta, không có 1 tháng nào lại không có thời tiết nóng trên 200C. Ví dụ tháng lạnh nhất của Hà Nội là tháng 1, tần suất thời tiết nóng trên 200C là 13% và tăng nhanh vào mùa xuân để đến mùa hè là thống trị hoàn toàn - Tổng nhiệt hoạt động lớn: 8000 – 100000C – Tổng bức xạ lớn khoảng 110 – 160 kcal/cm2/năm; cân bằng bức xạ quanh năm dương và đạt đến 75 – 100 kcal/cm2/năm (trừ vùng núi cao) Trường THPT Chuyên Thái Bình 141 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI - Số giờ nắng nhiều: 1400 – 3000 giờ / năm. Trong 1 tháng, nước ta có đến 200 giờ nắng trong mùa hè; còn mùa đông thì vẫn không kém 70 giờ - Trong biến trình nhiệt của 1 năm: miền bắc rõ 1 cực tiểu – 1 cực đại; miền Nam có 2 cực đại, 2 cực tiểu = > tất cả mọi địa điểm trên lãnh thổ nước ta trong năm đều có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh - Biên độ nhiệt nhỏ + Biên độ nhiệt ngày: Hầu hết các địa điểm trên lãnh thổ nước ta có biên độ nhiệt ngày đều đạt chỉ tiêu khí hậu nhiệt đới, nghĩa là không dưới 60C, chỉ trừ vùng duyên hải và các đảo ở phía Bắc + Biên độ nhiệt năm: Phần lớn các địa điểm trên lãnh thổ nước ta có biên độ nhiệt năm đảm bảo tiêu chuẩn biên độ nhiệt năm của khí hậu nhiệt đới (Trừ các vùng lãnh thổ ở Bắc Bộ do tác động của hoàn lưu gió mùa, nhất là gió mùa Đông Bắc) b. Nguyên nhân: - Vị trí địa lý nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến của Bắc bán cầu 0 (8 34’B => 23023’ B) nên góc nhập xạ lớn quanh năm, tất cả mọi địa điểm trên lãnh thổ nước ta trong năm đều có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh nên hàng năm lãnh thổ nước ta nhận được lượng bức xạ Mặt Trời lớn - Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi nhưng phần lớn là đồi núi thấp ( 85% diện tích có độ cao dưới 1000m) nên tính nhiệt đới được bảo toàn 1.2 Chế độ nhiệt nước ta có sự phân hóa đa dạng Tính chất phân hóa của nền nhiệt trên lãnh thổ nước ta được biểu hiện theo cả thời gian và không gian. a.Theo thời gian trong năm * Biểu hiện - Theo mùa + Rất dễ có thể nhận ra được sự tương phản về nền nhiệt độ trong năm trên lãnh thổ nước ta giữa các tháng mùa đông và các tháng mùa hạ, điển hình ở phần lãnh thổ phía bắc(từ bắc dãy Bạch Mã trở ra). Mùa đông, nền nhiệt độ các tháng thường thấp hơn so với mùa hạ. Ở phía bắc, mùa đông, trung bình có khoảng 3 tháng nhiệt độ < 200c, khu vực đồng bằng bắc bộ và miền núi phía bắc là < 180c. Phía nam nền nhiệt có giảm nhưng không nhiều, về cơ bản vẫn ở mức cao trên 20 0C. Sự chênh lệch nền nhiệt độ giữa mùa đông và mùa hạ có lẽ biểu hiện rõ nhất là nhiệt độ giữa tháng 1 và tháng 7 hàng năm. Tháng 1, hầu hết phần lãnh thổ phía bắc nhiệt độ ở mức < 180c, phía nam, khu vực Đông Nam Trường THPT Chuyên Thái Bình 142 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long nền nhiệt vẫn duy trì ở mức cao >24 0c, còn khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên nhiệt độ giảm so với tháng 7 và chỉ ở mức < 240c. Ngược lại vào tháng 7, trên toàn bộ lãnh thổ nước ta nhiệt độ đều ở mức cao, phổ biến > 240c. + Sự phân hóa nền nhiệt theo thời gian trong năm còn được biểu hiện ở biến trình thay đổi nhiệt độ giữa các tháng trong năm. Nhiệt độ trung bình tháng trên lãnh thổ bắt đầu có chiều hướng tăng dần từ tháng 2,3,4…và thường đạt cực đại vào tháng 7, sau đó giảm dần và xuống cự tiểu thường vào tháng 1. Riêng một số khu vực thuộc lãnh thổ phía nam, nhiệt độ cực đại sớm hơn là vào tháng 4 do chuyển động biểu kiến mặt trời trong năm, tác động của mưa( vào tháng tư lượng mưa rất ít ) - Trong 1 ngày đêm: nhiệt độ ban ngày luôn cao hơn nhiệt độ ban đêm do chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong 1 ngày đêm. * Nguyên nhân Nguyên nhân về sự phân hóa nền nhiệt theo thời gian trong năm nói trên là do một phần là tác động của chuyển động biểu kiến mặt trời, nhưng phần chủ yếu là hoạt động của cơ chế gió mùa, đặc biệt gió mùa đông bắc lạnh. - Về mùa đông mặt trời di chuyển biểu kiến xuống nam bán cầu, lượng bức xạ mặt trời theo xu hướng chung trên lãnh thổ nước ta giảm, riêng các tỉnh phía bắc chịu ảnh hưởng sâu sắc của cơ chế gió mùa đông bắc lạnh nên nền nhiệt giảm mạnh, phá vỡ nền chung của nền nhiệt nhiệt đới. - Ngược lại mùa hạ, mặt trời di chuyển biểu kiến lên bắc bán cầu, lượng bức xạ mặt trời và nhiệt trên lãnh thổ nước ta nhận được lớn, cơ chế gió mùa đông bắc không còn ảnh hưởng nên nhiệt độ tăng trở lại và ở mức cao như vốn có. b. Theo không gian lãnh thổ *. Theo chiều bắc- nam. - Biểu hiện: Càng vào phía Nam, nhiệt độ trung bình năm càng cao, tổng nhiệt hoạt động càng lớn, biên độ nhiệt càng nhỏ + Từ phía bắc của dãy Bạch Mã trở ra, nền nhiệt độ trung bình năm nhìn chung thấp hơn so với phần lãnh thổ từ phía nam của dãy Bạch Mã trở vào. Phía bắc nhiệt độ trung bình năm phổ biến là ở mức 200c – 240c, trong khi phía nam nhiệt độ trung bình năm phổ biến là > 240c. Tổng nhiệt độ hoạt động trong năm ở phần lãnh thổ phía bắc chỉ khoảng 8.0000c- 9.5000c, trong khi phần lãnh thổ phía nam có thể lên đến 9.5000c - 10.0000c. Do phía nam nằm lui về phía xích Trường THPT Chuyên Thái Bình 143 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI đạo luôn có góc nhập xạ mặt trời lớn, và không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc lạnh. + Sự phân hóa nền nhiệt độ theo hướng bắc nam được biểu hiện rõ nhất là vào mùa đông.Phía Bắc nhiệt độ các tháng mùa đông đều thấp, khoảng từ 3-4 tháng nhiệt độ < 200c. Trong khi đó phía nam nhiệt độ vẫn hầu hết ở mức cao > 240c. Biến trình thay đổi nhiệt độ theo hướng tăng dần từ bắc vào nam. Nhiệt độ trung bình tháng 1 của một số địa điểm trên lãnh thổ nước ta( 0c) Lạng Sơn 13,3 Hà Nội 16,4 Vinh 17,6 Huế 19,7 Đà Nẵng 21,3 TPHCM 25,8 Rach Giá 26,0 + Biên độ nhiệt năm có sự thay đổi theo sát với tác động của gió mùa đông bắc lạnh. Biên độ nhiệt năm giảm dần từ bắc vào nam. Biên độ nhiệt năm của một số địa điểm trên lãnh thổ nước ta( oc ) Lạng Sơn Hà Nội Vinh Huế TPHCM Rạch Giá 13,7 12,5 12,0 9,7 3,1 3,1 - Nguyên nhân của sự phân hóa nền nhiệt độ theo chiều bắc nam nói trên là do lãnh thổ nước ta kéo dài trên nhiều vĩ độ, từ chí tuyến về xích đạo, kết hợp với tác động của gió mùa đông bắc lạnh. Các tỉnh phía bắc nằm gần chí tuyến, chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa đông bắc lạnh. Càng vào phía nam càng gần xích đạo, mức độ ảnh hưởng của gió mùa đông bắc càng giảm. *. Theo độ cao - Biểu hiện + Nhiệt độ trung bình năm giảm theo độ cao, càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Ở các khu vực núi cao, hay trên các cao nguyên, nền nhiệt thấp hơn so với các vùng đồi núi thấp và đồng bằng, nhiều nơi mang sắc thái của nền nhiệt á nhiệt và ôn đới, thời tiết mát mẻ. + Biên độ nhiệt năm cũng thay đổi theo hướng tương tự, giảm dẩn từ thấp lên cao. Nhiệt độ TB năm(0c) Địa điểm Độ cao(m) Biên độ nhiệt năm(0c) Hà Nội Sa Pa Nha Trang Đà Lạt 1.500 1500 Trường THPT Chuyên Thái Bình > 20 24 1500m và > 2000m thậm chí là > 3000m. Vì càng lên cao không khí càng loãng, càng hấp thụ được ít bức xạ nhiệt từ mặt đất truyền lên nên nhiệt độ giảm. *. Theo chiều đông- tây - Hướng phân hóa nền nhiệt theo chiều đông tây trên lãnh thổ không thực sự tiêu biểu. Do lãnh thổ nước ta hẹp ngang. Tuy vậy sự phân hóa này cũng có thể thấy ở một số khu vực, chẳng hạn sự phân hóa nền nhiệt giữa khu vực Đông Bắc và Tây Bắc, tiêu biểu là Quảng Ninh và Điện Biên, Lai Châu. Với mức độ ảnh hưởng của biển khác nhau, về mùa đông, tuy Quảng Ninh chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa đông bắc nhưng sự lạnh giá bớt khắc nghiệt hơn Điện Biên và Lai Châu. Nhiệt độ trung bình tháng 1 của Quảng Ninh là > 180c trong khi một số khu vực của Điện Biên Lai Châu là < 140c . Ngược lại vào mùa hạ, cùng thời điểm thường nhiệt độ ở Quảng Ninh mát mẻ hơn so với Điện Biên Lai Châu. Do Quảng Ninh gần biển còn Lai Châu và Điện Biên nằm sâu trong nội địa. - Ngoài ra sự phân hóa nhiệt độ theo chiều đông tây cũng có thể thấy ở sự phân hóa nền nhiệt độ trong tháng 7 giữa các đồng bằng ven biển biển Miền Trung và khu vực đồi núi Trường Sơn, giữa Đồng bằng Bắc Bộ với vùng núi Tây Bắc. Sự phân hóa này chủ yếu là dưới hình thái phân hóa theo hướng sườn ảnh hưởng của hiệu ứng phơn do dãy Trường Sơn và hệ thống núi Tây Bắc chắn gió tây nam. Các đồng bằng ở sườn khuất gió nên có nhiệt độ cao hơn so với các sườn đón gió. Nhiệt độ ở các đồng bằng thời điểm này hầu hết ở mức > 280c, trong khi đó khu vực núi Trường Sơn và vùng núi Tây Bắc chỉ ở mức > 240c, hoặc >200c 1.3. Chế độ nhiệt nước ta biến động thất thường a. Biểu hiện Khí hậu có 3 yếu tố chính: nhiệt, gió, mưa. Tính thất thường của khí hậu thể hiện ở tất cả các yếu tố của khí hậu, trong đó thể hiện khá rõ qua chế độ nhiệt. Đối với chế độ nhiệt, đặc tính này thể hiện ở thời gian bắt đầu và kết thúc của các thời kỳ nóng, lạnh ( thời gian thay đổi mùa), biên độ nhiệt ngày, biên độ nhiệt năm, nhiệt độ tối đa và tối thiểu trong các thời kỳ nóng, lạnh, mức độ nóng lạnh của mỗi mùa. Cụ thể như sau: - Sự thất thường của chế độ nhiệt thể hiện ở thời gian bắt đầu và kết thúc của các thời kỳ nóng, lạnh (thời gian thay đổi mùa) ở nước ta. Nguyên nhân là Trường THPT Chuyên Thái Bình 145 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI do sự hoạt động thất thường của gió mùa cùng với hướng địa hình và hướng núi, các nhiễu động khác trong khí quyển: + Theo quy ước giai đoạn nhiệt độ dưới 200C được xem là mùa lạnh ở miền Bắc (mùa đông). Qua thống kê nhiều năm của các nhà khoa học thời kỳ này thường từ tháng XI – IV năm sau, và ngày bắt đầu, kết thúc thời kỳ lạnh dao động từ 15 đến 30 ngày (rét sớm, rét muộn). Sự dao động này ngoài khác nhau giữa các năm còn khác nhau giữa các vùng, vùng có mùa đông ngắn càng dao động nhiều: Ở Hà Nội năm 1946 mùa đông đến sớm 29 ngày, năm 1948 đến sớm 18 ngày, năm 1957 đến muộn mất 17 ngày so với trung bình. Mùa đông năm 1927 đã kết thúc muộn 17 ngày so với trung bình Ở Đồng Hới năm 1949, mùa đông đến sớm 45 ngày, năm 1948, mùa đông đến muộn mất 31 ngày. Năm 1944 mùa đông kết thúc sớm 55 ngày, năm 1932 mùa đông kết thúc muộn 27 ngày so với trung bình. + Mùa nóng với quy ước là thời kỳ nhiệt độ trên 250C, thời gian bắt đầu và kết thúc của thời kỳ mùa nóng ít dao động hơn (không quá 15 ngày) và biến động mạnh nhất ở các tỉnh Bắc Trung Bộ - nơi chịu ảnh hưởng mạnh của gió phơn Tây Nam. - Sự thất thường thể hiện ở nhiệt độ cực tiểu, cực đại ở các địa phương. Ví dụ: Địa Tháng 1 – (năm) Tháng 6 – (năm) điểm Nhiệt độ cực Nhiệt độ cực Nhiệt độ cực Nhiệt độ cực đại tiểu đại tiểu 0 0 0 Lạng 31.6 C(1931) -2.1 C (1963) 37.6 C (1949) 60C (1922) Sơn Hà Nội 32.40C (1937) 2.70C (1955) 40.40C (1949) 20.00C (1964) Vinh 34.90C (1911) 4.00C (1914) 42.10C (1912) 19.70C (1964) - Ngoài ra sự thất thường của chế độ nhiệt còn thể hiện ở sự thay đổi nhiệt độ trong 1 ngày của các địa phương, nhất là vào mùa đông: + Ở miền Bắc và Đông bắc Bắc Bộ, nhiệt độ trong 1 ngày đêm ( biên độ nhiệt ngày đêm) chênh lệch nhau tới gần 20 0C, do sự luôn phiên hoạt động của gió mùa Đông Bắc và gió Tín Phong Bắc bán cầu (chủ yếu vào mùa xuân), cùng với những nhiễu động khác. Trường THPT Chuyên Thái Bình 146 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI + Ngược lại với hiện tượng trên cũng có những ngày đêm nhiệt độ hầu như không thay đổi (thể hiện rõ trong mùa hạ ở Đồng bằng bắc Bộ và Bắc Trung Bộ - những ngày có gió phơn Tây Nam khô nóng hoạt động) - Sự bất thường trong chế độ nhiệt còn thể hiện ở nhiều hiện tượng khác: Ví dụ về mùa đông ở miền Bắc, xen kẽ các đợt lạnh kéo dài lại có những ngày nắng nóng lạ thường với thời tiết như mùa hạ; ngược lại, giữa mùa hạ nóng bức; đôi khi trời trở gió heo may, se lạnh, có mưa; bầu trời ảm đạm như ngày cuối đông (Ví như ngày 9, 10, 11 tháng 6 năm 2013 vẫn còn có không khí lạnh tràn về) - Theo không gian lãnh thổ, ngay trong nội một vùng nền nhiệt không có sự đồng nhất. Ở các tỉnh miền núi phía bắc, ở các huyện vùng cao về mùa đông có thời tiết lạnh giá hơn có khi xuồng < 00c. Cùng một dãy núi nhưng sườn bên này có thể nhiệt độ thấp hơn hoặc cao hơn sườn bên kia. b. Nguyên nhân Tính thất thường của khí hậu nói chung và chế độ nhiệt nói riêng liên quan mật thiết với hoạt động của gió mùa, nhất là gió mùa mùa đông. Trong từng năm, gió mùa có thể hoạt động mạnh, yếu, nhiều, ít khác nhau; sự tranh chấp giữa các khối khí gây ra những biến động của nhiệt độ trung bình tháng, năm, dao động nhiệt độ trong ngày đêm cũng như thời gian thay đổi mùa 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến nhiệt độ nước ta. 2.1. Vị trí địa lí. - Nước ta nằm từ vĩ độ 8034'B đến 23023'B, trong khu vực nội tuyến Bắc bán cầu nên quanh năm có góc nhập xạ lớn,có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh, lượng ánh sáng và nhiệt nhận được luôn cao, cân bằng bức xạ nhiệt luôn dương. - Nằm trải dài trên 15 độ vĩ nên góc nhập xạ có xu hướng giảm dần từ Bắc vào Nam. - Nước ta nằm phía Đông bán đảo Đông Dương, giáp biển Đông rộng lớn, là một vùng biển nhiệt đới nên khi các khối khí qua biển đã được làm biến tính nhiệt độ điều hoà hơn. Mặt khác, tạo nên sự chênh lệch nhiệt độ theo lục địa và đại dương theo mùa nên là nơi nằm ở khu vực hợp lưu của nhiều khối khí có tính chất khác nhau. 2.2.Gió. * Gió mùa: là 1 trong những nhân tố quan trọng hàng đầu tạo sự phân hoá trong nhiệt độ nước ta - Gió mùa mùa Đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau: lạnh khô nên nhiệt độ mùa đông xuống thấp hơn (từ Bạch Mã trở ra Bắc). Vào phía Nam hoạt Trường THPT Chuyên Thái Bình 147 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI động của gió mùa mùa đông yếu dần, gió tín phong BBC chiếm ưu thế nên nền nhiệt cao hơn. Đây là nguyên nhân chính tạo nên phân hoá nhiệt độ theo Bắc Nam. - Gió mùa mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 10: nóng ẩm nên nhiệt độ mùa hạ cao hơn. Đó là nhân tố tạo nên tính phân mùa trong chế độ nhiệt nước ta. * Gió địa phương: + Gió Fơn: hoạt động chủ yếu ở Nam Tây Bắc, Duyên hải miền Trung gây thời tiết khô nóng. + Gió núi và gió thung lũng. gió đất và gió biển ảnh hưởng đến nhiệt độ của 1 khu vực nhỏ, thay đổi trong ngày. 2.3. Địa hình. - Nước ta có địa hình chủ yếu là đồi núi thấp chiếm 60% diện tích, nếu tính cả đồng bằng thì 85% diện tích thấp dưới 1000m nên đã bảo toàn tính nhiệt đới nên phần lớn nước ta có nhiệt độ trung bình trên 200C (trừ vùng núi cao). - Địa hình nước ta có tính phân bậc nên nhiệt độ có sự phân hoá đai cao: khi lên cao trung bình nhiệt độ giảm 0,60C( nêu dẫn chứng) - Hướng địa hình miền núi cũng ảnh hưởng đến nhiệt độ nước ta khi có sự kết hợp với gió mùa: + Dãy núi hướng vòng cung ở Đông Bắc tạo điều kiện cho gió mùa mùa Đông xâm nhập mạnh xuống nước ta nên nền nhiệt mùa đông ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ thấp nhất cả nước. + Dãy núi hướng Tây Bắc Đông Nam (Hoàng Liên Sơn, Tam Điệp, Hoành Sơn, Bạch Mã) làm giảm tác động của gió mùa mùa đông xuống phía nam làm nhiệt độ mùa đông tăng dần khi vào nam + Các dãy núi ở biên giới Việt - Lào chặn gió mùa mùa hạ theo hướng Tây Nam tạo nên hiệu ứng Fơn làm tăng nhiệt độ mùa hạ ở đồng bằng duyên hải miền trung ( là khu vực có nhiệt độ mùa hạ cao nhất cả nước 2.4. Front. Nước ta chịu tác động của fron cực vào mùa đông. Khi fron cực đi đến đâu thì phạm vi tác động của gió mùa đông bắc đến đó thường dừng lại ở vĩ độ 160B, khi fron cực tràn qua nhiệt độ nơi đó giảm nhanh. 3. Bài tập ứng dụng. 3.1 Các dạng bài tập Trường THPT Chuyên Thái Bình 148 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI a. Dạng tái hiện và giải thích đặc điểm phân bố nền nhiệt trên lãnh thổ nước ta dựa vào Atlat. * Tái hiện thực trạng - Trong phần bài tập này người học ngoài nắm chắc các kĩ năng về khai thác Altat, cần phải nắm chắc kiến thức cơ bản, xây dựng được định hướng về các khía cạnh trong khai thác kiến thức để khai thác kiến thức được đầy đủ và có tính hệ thống. + Trước hết phải bao quát về nền nhiệt trung bình cả nước để đánh giá về chỉ tiêu nhiệt của vùng nhiệt đới. + Tiếp theo là sự phân hóa nền nhiệt theo không gian và thời gian trong năm trên lãnh thổ: >Theo mùa, các tháng trong năm >Theo không gian lãnh thổ . Bắc – nam . Đông Tây . Chiều cao . Hướng sườn… *Giải thích. Để giải thích tốt được các đặc điểm về phân bố nền nhiệt trên lãnh thổ cần: - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố nhiệt - Từng hướng phân hóa, xác định các nhân tố “trội”chi phối - Sự kết hợp các nhân tố trong chi phối phân bố nhiệt trên lãnh thổ b. Dạng phân tích bảng số liệu và các biểu đồ khí hậu Phần bài tập này, thường gắn với các dạng bài tập rèn kĩ năng phân tích bảng số liệu và biểu đồ. - Các bảng số liệu, biểu đồ có tính đặc trưng phản ánh về chế độ nhiệt trên bình diện chung của nước ta cũng như từng khu vực, địa phương nói riêng theo từng khía cạnh khác nhau. - Người học cần có kĩ năng về phân tích dữ liệu thông tin dựa vào các bảng, biểu cũng như khả năng vận dụng làm rõ các hiện tượng . Vídụ: Cho bảng số liệu Nhiệt độ trung bình tháng tại một số địa điểm trên lãnh thổ nước 0 ta(0 c) Trường THPT Chuyên Thái Bình 149 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Trạm Lạng Sơn Hà Nội Sa Pa Đà Nẵng TPHCM I 13,3 16,4 8,5 21,3 25,8 II 14,3 17,0 9,9 22,4 26,7 III 18,2 20,2 13,9 24,1 27,9 IV 22,1 23,7 17,0 26,2 28,9 V 25,5 27,3 18,3 28,2 28,3 VI 26,9 28,8 19,6 29,2 27,5 VII 27,0 28,9 19,8 29,1 27,1 VIII 26,6 28,2 19,5 28,8 27,1 IX 25,2 27,2 18,1 27,3 26,8 X 22,2 24,6 15,6 25,7 26,7 XI 18,3 21,4 13,4 24,0 26,4 XII 14,8 18,2 9,5 21,9 25,7 * Dựa vào bảng số liệu, hãy phân tích về chế độ nhiệt của của các trạm, từ đó rút ra nhận xét cần thiết về đặc điểm chế độ nhiệt trên lãnh thổ nước ta. - Nhìn chung hầu hết nhiệt độ chung bình năm của các trạm đều cao ở mức trên 200c( trừ Sa Pa). Do nằm trong vùng nội chí tuyến nên quanh năm nhận được lượng nhiệt lớn. Riêng Sa Pa hầu hết các tháng < 200c. Do chi phối bởi yếu tố địa hình núi cao. - Biến trình nhiệt độ trong năm các trạm đều có hướng tăng dần từ tháng 1 và đạt cực đại vào tháng 7. Sau đó giảm dần và thấp nhất vào tháng 1. Sự thay đổi nhiệt độ nói trên trùng với diễn biến của chuyển động biểu kiến mặt trời. Riêng TPHCM cực đại vào tháng 4, cực tiểu tháng 12. Do nằm lui về phía xích đạo, - Nhiệt độ trung bình các tháng mùa đông ở các trạm đều thấp hơn các tháng mùa hè. - Nền nhiệt trung bình năm có sự phân hóa giữa các trạm. Cao nhất là trạm TPHCM, tiếp đến là trạm Đà nẵng và giảm dần đến trạm Hà Nội, Lạng Sơn(d/c). Như vậy nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ nam ra bắc. Sự thay đổi này biểu hiện rõ nhất trong tháng 1( d/c). Nguyên nhân là do ngoài yếu tố vĩ độ địa lí còn do mức độ ảnh hưởng của gió mùa đông bắc lạnh theo hướng giảm dần từ bắc vào nam. - Ở các trạm phía bắc thì so với trạm Hà Nội, trạm Lạng Sơn có số tháng nhiệt độ < 20 nhiều hơn( 4 tháng) trong khi Hà Nội chỉ có 3 tháng. Vì Lạng Sơn chịu ảnh hưởng gió mùa động bắc mạnh nhất, đón gió mùa đông bắc sớm nhất nước ta. - Nền nhiệt theo các trạm còn phản ảnh phân hóa theo độ cao. Rõ nhất là trạm Hà Nội với trạm Sa Pa( d/c) - Biên độ nhiệt năm cũng có sự phân hóa giữa các trạm. Cao nhất là trạm Lạng Sơn( khoảng 110c - 120c), sau đó giảm dần đến các trạm Hà Nội( 90c – 100c), Nha Trang( 30c - 40c) TPHCM( 20c -30c)…Nguyên nhân chủ yếu là do mức độ chịu tác động của gió mùa đông bắc lạnh và vĩ độ địa lí. Trường THPT Chuyên Thái Bình 150 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI - Sa Pa mặc dù nằm ở khu vực núi cao, nhưng biên độ nhiệt năm cũng khá lớn > 11 0c. Vì đây là khu vực chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa đông bắc. - Nhìn chung nền nhiệt trong năm ở các trạm phía nam ổn định hơn các trạm phía bắc. c. Dạng xây dựng biểu đồ nhiệt ẩm - Nhiệt ẩm là hai đại lượng đặc trưng của khí hậu có mối liên hệ tương tác với nhau. - Các dạng biểu đồ về nhiệt ẩm thường ở các dạng kết hợp giữa cột và đường, hai đường biểu diễn. - Biểu đồ đường d.Dạng so sánh và giải thích nền nhiệt của các khu vực và các trạm - Đây là dạng bài tập đòi hỏi người học phải có cái nhìn vừa bao quát, vừa chi tiết về nền nhiệt trên lãnh thổ, hiểu bản chất về đặc thù địa lí từng khu vực và địa phương để cắt nghĩa và giải thích. Ví dụ: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam kết hợp với kiến thức đã học hãy so sánh và giải thích về đặc điểm nền nhiệt của hai trạm Nha Trang và Lạng Sơn. * Giống nhau + Nhiệt độ trung bình năm của hai trạm đều cao > 200c. Do hai trạm đều nằm trong khu vực nội chí tuyến nên góc nhập xạ lớn, nhiệt cao. + Biến trình nhiệt thay đổi các tháng trong năm theo hướng tăng dần từ tháng 2 và đạt cực đại vào tháng 7 sau đó giảm dần và cực tiểu vào tháng 1. Biến trình thay đổi theo sát chuyển động biểu kiến mặt trời. * Khác nhau + Nhiệt độ trung bình năm trạm Lạng Sơn thấp hơn so với trạm Nha Trang. Lạng Sơn > 200c, còn trạm Nha Trang > 240c . Tính phân hóa nhiệt theo thời gian trong năm ở trạm Lạng Sơn rõ hơn. Lạng sơn có tới 4 tháng nhiệt độ < 18 0c, trong khi đó Nha Trang không tháng nào nhiệt độ dưới 200c. Nguyên nhân do Lạng Sơn ở gần chí tuyến, chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa đông bắc lạnh, còn Nha Trang nằm lui về phía xích đạo, không chịu ảnh hưởng gió mùa đông bắc lạnh, nóng quanh năm. + Nhiệt độ trung bình tháng ở Lạng Sơn tăng dần từ tháng 2 và đạt cực đại vào tháng 7. Nhưng trạm Nha Trang cũng tăng dần từ tháng 2 nhưng nhanh chóng đạt cực đại vào tháng 4 và duy trì nhiệt cao kéo dài đến tháng 7. Nguyên nhân do Nha Trang gần xích đạo, khoảng cách 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh giãn ra về thời gian hơn so với Lạng Sơn Trường THPT Chuyên Thái Bình 151 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI + Biên độ nhiệt trạm Lạng Sơn cao hơn nhiều so với Nha Trang. Lạng Sơn khoảng 110c - 120c, còn Nha Trang chỉ khoảng 2oc - 30c. Vì Lạng Sơn chịu ảnh hưởng gió mùa đông bắc sâu sắc hơn. + Các tháng có nhiệt độ cao nhất của Nha Trang lớn hơn trạm Lạng Sơn và nền nhiệt trạm Nha Trang cũng ổn định hơn so với trạm Lạng Sơn. Do trạm Nha Trang gần xích đạo. e.Dạng phân tích mối quan hệ giữa chế độ nhiệt với các thành phần tự nhiên khác. - Đây là phần kiến thức rèn về kĩ năng phân tích mối quan hệ nhân quả. - Người học cần phải thấy được những ảnh hưởng qua lại giữa yếu tố nhiệt với các thành phần tự nhiên khác để cắt nghĩa giải thích cho các đặc điểm về nền nhiệt. Ví dụ. Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam, hãy chứng minh địa hình có ảnh hưởng sâu sắc đến phân bố nền nhiệt trên lãnh thổ nước ta. + Địa hình nước ta tuy chủ yếu là đồi núi nhưng lại phần lớn là đồi núi thấp nên không phá vỡ tính chất chung của nền nhiệt nhiệt đới. Nền nhiệt trên lãnh thổ nước ta phổ biến vẫn ở mức > 200c( trừ các khu vực núi cao) + Địa hình có cấu trúc đa dạng đặc điểm này đã tạo nên sự phân hóa nền nhiệt theo không gian lãnh thổ nước ta. . Tính phân bậc địa hình núi đã tạo nên các vành đai nhiệt, đường bình độ nhiệt độ có sự thay đổi từ thấp lên cao theo hướng giảm dần. Về cơ bản trên lãnh thổ nước ta hình thành 3 vành đai nhiệt theo các đới khí hậu : nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới…(d/c) . Các hướng núi gắn với các dãy núi nằm án ngữ các hướng gió chính thổi vào nước ta, góp phần tạo ra sự phân hóa nền nhiệt theo hướng sườn. Tiêu biểu là các cánh cung và các dãy núi chạy theo hướng tây bắc đông nam. Như dãy Trường Sơn tạo sự phân hóa nền nhiệt theo hướng đông - tây, dãy Hoàng Liên Sơn chắn gió mùa đông bắc lạnh về mùa đông làm cho khu vực Tây Bắc chịu ảnh hưởng gió mùa đông bắc yếu hơn Đông Bắc tạo sự khác nhau về nhiệt độ giữa Đông Bắc và Tây Bắc. Nhưng mùa hạ các dãy núi này lại là các bức tường gây hiện tượng phơn. . Một số các nhánh núi đâm ngang ra biển, còn góp phần làm sâu sắc thêm sự phân hóa nền nhiệt theo chiều bắc – nam. Ví dụ dãy Bạch Mã Trường THPT Chuyên Thái Bình 152 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI + Tính phân hóa đa dạng phức tạp của địa hình cũng đã tạo nên tính phức tạp trong phân hóa nhiệt độ trên lãnh thổ nước ta. Ngay trong một khu vực, nền nhiệt ở nơi này khác với nơi kia( dc). 3.2. Một số ví dụ Câu 1. Gió mùa mùa hạ ảnh hưởng đến nhiệt độ nước ta như thế nào? - Nêu thời gian hoạt động, tính chất của gió mùa mùa hạ. - Làm cho nhiệt độ mùa hạ đều cao trên 250C (trừ vùng núi cao) - Khi vượt qua núi thuộc biên giới Việt Lào, gió trở nên khô nóng làm cho duyên hải Miền Trung có nhiệt độ cao nhất cả nước. Câu 2. Gió mùa đông ảnh hưởng đến nhiệt độ nước ta như thế nào? - Nêu thời gian hoạt động, tính chất, nguồn gốc, phạm vi hoạt động. - Đây là nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự phân hoá nhiệt độ nước ta theo Bắc Nam, khi kết hợp với địa hình tạo nên phân hoá nhiệt độ theo khu vực: + nhiệt độ trung bình + nhiệt độ trung bình tháng 1 + Sự chênh lệch nhiệt độ trung bình năm giữa miền Bắc và miền Nam so với chênh lệch nhiệt độ tháng lạnh nhất ở 2 miền. + Biên độ nhiệt + Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất, biên độ nhiệt giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Câu 3. Tại sao chế độ nhiệt nước ta ở miền Bắc có 1 cực đại và 1 cực tiểu, ở miền Nam có 2 cực đại và 2 cực tiểu? - Do nước ta nằm trong vùng nội tuyến Bắc bán cầu nên trong năm có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh. - Nằm trải dài trên 150 vĩ tuyến. Ở phía Nam gần xích đạo 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh xa nhau nên chế độ nhiệt có 2 cực đại và 2 cực tiểu (kiểu xích đạo). Ở miền Bắc nằm gần chí tuyến nên 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh gần nhaunên chế độ nhiệt có 1 cực đại và 1 cực tiểu. Câu 4. Tại sao ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, trong mùa đông xen các đợt nhiệt độ thấp, thời tiết rét buốt có một vài ngày nhiệt độ khá ấm áp? - Vào mùa đông nước ta chịu tác động của khối khí NPc tính chất lạnh từ vùng áp cao Xibia thổi về theo từng đợt gây thời tiết lạnh nhiệt độ xuống thấp. - Nước ta nằm trong vùng hoạt động của gió tín phong Bắc Bán Cầu hoạt động quanh năm theo hướng Đông Bắc nên khi gió mùa mùa đông suy yếu thì miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có hoạt động của tín phong thì tiết ấm áp hơn. Trường THPT Chuyên Thái Bình 153 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Câu 5. Địa hình vùng núi Trường Sơn Nam ảnh hưởng như thế nào đến nhiệt độ của miền? - Đặc điểm địa hình của vùng ( nêu rõ) - Ảnh hưởng: + Tạo nên phân hoá đai cao (dẫn chứng) + Phân hoá đông tây (d/c) C. TIỂU KẾT Trên đây là một số kinh nghiệm trong giảng dạy phần “ Chế độ nhiệt trong khí hậu Việt Nam” của nhóm Địa lý trường THPT Chuyên Thái Bình. Trong thời gian có hạn, tài liệu ít ỏi, vốn kiến thức còn hạn chế nên trong nội dung của chuyên đề chúng tôi nghĩ sẽ không tránh khỏi những thiều sót. Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cùng các bạn đồng nghiệp để chuyên đề của chúng tôi được hoàn thiện hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! Trường THPT Chuyên Thái Bình 154 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Chuyên đề xếp loại B CHUYÊN ĐỀ DUYÊN HẢI BẮC BỘ MÔN ĐỊA LÍ YẾU TỐ NHIỆT CỦA KHÍ HẬU VIỆT NAM TRONG THI HSGQG Nhóm giáo viên Đại lý Trường THPT chuyên Hạ Long - Quảng Ninh A. PHẦN MỞ ĐẦU: 1. Lý do chọn đề tài: Bức xạ Mặt trời là nguồn gốc và động lực của nhiều hiện tượng và quá trình tự nhiên ở bề mặt đất. Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho bề mặt đất là bức xạ Mặt Trời. Vì vậy nhiệt độ có thể coi là đại lượng thể hiện được bức xạ Mặt trời xuống bề mặt Trái Đất. Nhiệt độ là một trong những yếu tố môi trường cần thiết và thay đổi. Nó thâm nhập vào mọi khu vực của sinh quyển và sâu sắc ảnh hưởng đến tất cả các hình thức của cuộc sống. Với một đất nước khí hậu nhiệt đới như Việt Nam thì yếu tố nhiệt độ là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất trong khí hậu. Nó tạo nên tính nhiệt đới của khí hậu, tạo nên sự phân hóa đa dạng và phức tạp của khí hậu nước ta và nó tác động tới mọi mặt đời sống và phát triển KT – XH. Hiện nay trong các đề thi HSGQG, phần nội dung khí hậu, đặc biệt là yếu tố nhiệt của khí hậu Việt Nam rất hay được đề cập tới với nhiều hình thức hỏi khác nhau. Vì vậy, việc tìm hiểu về nhiệt độ, sự phân bố cuả nó ở Việt Nam và các nguyên nhân ảnh hưởng có ý rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học cũng như thực tiễn. 2. Mục đích của đề tài: Với chuyên đề “Yếu tố Nhiệt của Khí hậu Việt Nam trong thi HSGQG”. Tác giả muốn đề cập đến các nội dung về Nhiệt, các dạng câu hỏi và bài tập về Nhiệt có thể được đặt ra trong các đề thi HSGQG. B. PHẦN NỘI DUNG: II. Khái quát về nhiệt độ đại cương: 1. Bức xạ Mặt Trời: Khái niệm: - Bức xạ mặt trời là năng lượng ánh sáng phát ra từ mặt trời toả vào không gian đến bề mặt trái đất. - BXMTr cung cấp nhiệt và ánh sáng cho trái đất. Trường THPT Chuyên Thái Bình 155 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Bức xạ mặt trời: Bức xạ mặt trời phụ thuộc vào góc nhập xạ (góc tiếp xạ) và thời gian chiếu sáng (thời gian chiếu xạ) a) Góc nhập xạ thay đổi theo vĩ độ, theo địa hình, theo thời gian chiếu sáng: • Góc nhập xạ thay đổi theo vĩ độ: - Góc nhập xạ giảm dần từ xích đạo về 2 cực. • Góc nhập xạ phụ thuộc địa hình: Sườn dốc ngược hướng tia bức xạ -> góc nhập xạ lớn ( càng dốc thì góc nhập xạ càng lớn ). Sườn dốc cùng hướng tia bức xạ -> góc nhập xạ nhỏ ( càng dốc thì góc nhập xạ càng nhỏ ). Đặc biệt các dãy núi song song với vĩ tuyến: + Sườn dốc quay về hướng chí tuyến -> sườn dương  nhận được bức xạ mặt trời -> có cả ngày và đêm Góc nhập xạ phụ thuộc địa hình + Sườn dốc quay về hướng cực -> sườn âm + nếu núi cao hơn độ cao của mặt trời giữa trưa trong mùa đông -> thì vì mặt trời không lên quá chóp núi nên không có bức xạ mặt trời -> không có ngày -> bóng đêm liên tiếp 24 giờ như ở cực trong một thời gian, cho đến khi độ cao mặt trời giữa trưa vượt quá chóp núi mới có ngày. VD: một số thung lũng sâu ở núi An Pơ ở Thuỵ Sĩ, Áo đều có đêm đông kéo dài. • Góc nhập xạ phụ thuộc thời gian chiếu sáng (thay đổi theo ngày): Góc nhập xạ tăng dần và đạt cực đại lúc giữa trưa (12 giờ), và giảm dần về chiều. b) Bức xạ Mặt Trời phụ thuộc vào thời gian chiếu sáng: (thời gian chiếu xạ) Mùa hạ: Ngày dài -> thời gian chiếu xạ dài -> BXMT lớn. Mùa đông: Ngày ngắn -> thời gian chiếu xạ ngắn -> BXMT nhỏ. Mùa hạ ở BBC dài 186 ngày > NBC dài 179 ngày -> vì vậy BXMT ở BBC > NBC. Bức xạ mặt trời tới bề mặt trái đất được phân phối như sau: 30% phản hồi lại không gian. 19% được khí quyển hấp thụ. 47% được mặt đất hấp thụ. 4% tới mặt đất lại bị phản hồi vào không gian. Trường THPT Chuyên Thái Bình 156 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI  47% bức xạ mặt trời được mặt đất hấp thụ thành nhiệt năng sau đó lại bức xạ vào khí quyển (bức xạ mặt đất) -> là nguyên nhân chủ yếu tạo nên nhiệt độ không khí ở bề mặt đất. * Cán cân BXMT của mặt đất: 2. Nhiệt độ: * Nhiệt độ: - Nhiệt độ của 1 nơi là T0 của lớp không khí ở nơi ấy (cánh mặt đất 2 m) - Nhiệt độ phụ thuộc vào BXMTR và BXMĐ (BXMĐ là chủ yếu). BXMT BXMT Góc NX cung cấp nhiệt độ T0 bề mặt TĐ cung cấp nhiệt độ T0 không khí t/g chiếu sáng - Nhiệt độ trung bình ngày = tổng nhiệt độ 24 giờ / 24. - Nhiệt độ trung bình tháng = tổng nhiệt độ trung bình các ngày / số ngày trong tháng. - Nhiệt độ trung bình năm = tổng nhiệt độ trung bình 12 tháng / 12tháng. - Độ chênh lệch giữa nhiệt độ tháng cao nhất và nhiệt độ tháng thấp nhất gọi là biên độ nhiệt ( kí hiệu ∆t0) ( có biên độ nhiệt ngày, tháng, năm ) - Nhiệt độ tối cao tuyệt đối là nhiệt độ cao nhất đo được ở một địa điểm. Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là nhiệt độ thấp nhất đo được ở một địa điểm. Trường THPT Chuyên Thái Bình 157 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI - Đường đẳng nhiệt là đường nối liền những trạm có cùng nhiệt độ trung bình = nhau đã điều chỉnh so với mặt biển chuẩn ( thường có đường đẳng nhiệt tháng 1, tháng 7, đường đẳng nhiệt trung bình năm). + VD: Trạm Đà Lạt: cao 1500 m so mặt biển, tháng 7 nhiệt độ trung bình 0 là 20 c -> Nhiệt độ trung bình điều chỉnh ngang mặt biển là: 200 + (1500 x 6 ) / 1000 = 200 + 90 = 290c. - Bản đồ đẳng nhiệt là bản đồ vẽ các đường đẳng nhiệt. Thường có bản đồ đẳng nhiệt tháng 1. Tháng 7 ( là 2 tháng nhiệt độ cao nhất, thấp nhất trong năm ) và bản đồ đẳng nhiệt trung bình năm. * Các nhân tố ảnh hưởng đến nhiệt độ: Nhiệt độ phân phối trên bề mặt địa cầu tuỳ thuộc vào góc nhập xạ và thời gian chiếu sáng, độ trong của khí quyển. Những điều kiện ấy thay đổi theo vĩ độ, ngày, thời gian mùa, địa hình ( độ cao, hướng sườn + độ dốc ), lục địa - đại dương, dòng biển, gió, mưa, bề mặt đệm. 1. Vĩ độ: Càng lên vĩ độ cao nhiệt độ càng giảm do góc chiếu sáng giảm: 2. Địa hình: - Càng lên cao nhiệt độ càng giảm: Lên cao 1000 m nhiệt độ giảm 60c. - Hướng sườn và độ dốc: + Sườn phơi ra dưới ánh sáng mặt trời nhiệt độ cao, sườn khuất ánh sáng mặt trời nhiệt độ thấp hơn. + Cùng sườn phơi ra dưới ánh sáng mặt trời: sườn càng dốc -> góc nhập xạ càng lớn -> Nhiệt độ cao. + Cùng sườn khuất ánh sáng mặt trời : sườn càng dốc -> góc nhập xạ càng nhỏ -> Nhiệt độ càng thấp. 3. Lục địa - đại dương: Cùng một vĩ độ 4. Càng vào sâu trong lục địa, mùa hè nhiệt độ càng tăng, mùa đông nhiệt độ càng giảm -> biên độ nhiệt năm càng lớn. 5. Các nhân tố khác... II. Nhiệt độ Việt Nam: * Dạng câu hỏi về phân tích nhiệt độ theo Át lát: 1. Phân tích đặc điểm chế độ nhiệt nước ta? ảnh hưởng tới phát triển KT - XH? - Khai thác ở các bản đồ nhiệt độ của trang 9 Át lát: Trường THPT Chuyên Thái Bình 158 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI - Hình 5: bản đồ nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng 1 và tháng 7: - Khái quát chung: Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa châu Á, có sự phân hoá sâu sắc theo không gian (theo B - N, Đ - T, độ cao), theo thời gian (phân hoá mùa). Điều này thể hiện ở từng yếu tố khí hậu như nhiệt độ, mưa, sự phân hoá các miền khí hậu. Chế độ nhiệt nước ta cũng chịu ảnh hưởng của VTĐL, vĩ độ, độ cao, hướng sườn và các hoàn lưu khí quyển. Sự khác nhau giữa các yếu tố này sẽ góp phần tạo nên sự phân hoá đa dạng của chế độ nhiệt nước ta. - Chế độ nhiệt nước ta mang tính chất nhiệt đới: - Nước ta nằm trong khu vực có chế độ nhiệt thuộc vành đai nhiệt đới: Nhiệt độ trung bình năm toàn lãnh thổ chủ yếu 20 - 240c, > 240c (tiêu chuẩn nhiệt đới t0 > 200c). - Nguyên nhân: Do VTĐL thuộc vành đai nhiệt đới BBC (trong vòng nội chí tuyến BBC), một năm 2 lần mặt trời qua thiên đỉnh -> góc nhập xạ lớn -> nhiệt độ cao. c) Nhiệt độ nước ta có sự phân hoá đa dạng theo mùa, theo B - N, theo Đ - T và theo độ cao: * Nhiệt độ phân hoá theo mùa: - Miền Bắc nước ta (từ Huế -> bắc), chế độ nhiệt phân hoá thành 2 mùa nóng (mùa hè) - mùa lạnh (mùa đông) + Mùa nóng (mùa hè): Từ T5 -> T10: Nhiệt độ cao, cao nhất vào tháng 7, nhiệt độ tb T7 ở miền Bắc chủ yếu từ 24 – 280 c; > 280 c. Nguyên nhân do mặt trời di chuyển biểu kiến lên BBC nên góc nhập xạ lớn + có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh -> nền nhiệt cao. Trường THPT Chuyên Thái Bình 159 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI + Mùa Lạnh từ T11 -> T4: Nhìn chung nền nhiệt ở miền Bắc thấp, thấp nhất vào tháng 1: T0 tb T1 chủ yếu từ 14 -> 180 c và góc nhập xạ giảm + là khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc ở nước ta. + Biên độ nhiệt lớn giữa 2 mùa. + Biểu hiện qua trạm khí tượng Hà Nội: Hình 6: Trạm khí tượng Hà Nội - Từ T5 -> T10: Nhiệt độ cao > 250 c, cao nhất vào tháng 7 là 270 c; từ T11 -> T4: nhiệt độ ở Hà Nội thấp (có 5 tháng nhiệt độ < 200 c ), thấp nhất vào tháng 1là 150 c. ∆t0 lớn 120 c. - Miền Nam: Sự phân hoá mùa không rõ rệt, nhiệt độ gần như nóng quanh năm, biên độ nhiệt độ rất nhỏ, đặc biệt riêng Nam Bộ quanh năm đều > 24 0c. ( trạm khí tượng HCM nhiệt độ cả 12 tháng > 25 0c, ∆t0 = 2 0c ). Do nằm gần xích đạo, quanh năm nhận được góc chiếu sáng lớn -> góc nhập xạ cao -> nhiệt độ cao. - Biên độ nhiệt cao ở miền Bắc, thấp ở miền Nam cũng do ảnh hưởng của vĩ độ và gió mùa Đông bắc. * Nhiệt độ phân hoá theo B - N: - Dựa vào nền màu ta thấy nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam: + T0 tb năm: MKHPB: chủ yếu 20 - 240c. MKHPN: chủ yếu > 240c. + T0 tb T1: MKH PB: chủ yếu 14 -> 180c, vùng núi cao giáp biên giới phía Bắc < 14 0c. MKHPN: 20 -> 240c và > 240c. + T0 tb T7: thể hiện sự phân hoá không rõ nét. Trường THPT Chuyên Thái Bình 160 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI - Nguyên nhân: Do vị trí địa lí lãnh thổ nước ta kéo dài trên nhiều vĩ độ, càng vào phía Nam vĩ độ thấp thì nhiệt độ càng cao và 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh xa+ do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc giảm dần từ bắc vào nam. - Biểu hiện qua các trạm khí hậu: Hà Nội - Đà Nẵng - TP HCM Hình 7: Trạm khí tượng Hà Nội – Đà Nẵng – thành phố Hồ Chí Minh Trạm Độ cao T0 tb Số tháng T min: T max: ∆t0 Đỉnh 0 0 năm T < 20 c T1 T7 nhiệt 0 Hà Nội < 50 20 - 24 5 17 c 29 12 1 0 Đà Nẵng < 50 > 24 0 22 c 29 7 1 0 TP HCM < 50 > 24 0 25,5 c 27,5 - T4 2 2 - Qua bảng số liệu ta thấy: + T0 tb năm, T0 tb T1, tăng dần từ bắc vào nam. + ∆t0, số tháng nhiệt độ < 200 c giảm dần từ bắc vào nam. + Miền Nam có 2 đỉnh nhiệt, ∆t0 nhỏ. Miền Bắc có một đỉnh nhiệt, ∆t0 cao. T0 tb tháng lạnh nhất từ B vào N chênh nhau rất lớn (HN: 170 c - HCM 250 c -> chênh nhau 80 c). T0 tb tháng nóng nhất từ B vào N chênh nhau rất nhỏ ( HN: 290 c - HCM 27,50 c -> chênh nhau 1,50 c ). -> Từ B vào N: Nhiệt độ tăng dần, tăng nhanh biểu hiện rõ vào tháng 1. - Nguyên nhân: + Nhiệt độ tăng dần từ B vào N do vĩ độ càng thấp thì nhiệt độ càng cao do góc nhập xạ càng lớn + Miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc -> nền nhiệt thấp hơn + Phía Bắc về mùa hạ mặt trời lên thiên đỉnh ở gần chí tuyến bắc. + MKH PB biên độ nhiệt năm lớn, có 1 cực đại do 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh gần nhau. Trường THPT Chuyên Thái Bình 161 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI + MKH NB biên độ nhiệt nhỏ, có 2 cực đại nhiệt độ do 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh xa nhau. + Miền bắc nhiệt độ cao nhất vào tháng 7 do trùng với thời gian mặt trời lên thiên đỉnh. + Miền Nam nhiệt độ cao nhất vào tháng 4 do trùng với thời gian mặt trời lên thiên đỉnh lần thứ nhất nhưng do miền Nam đang ở cuối mùa khô nên nhiệt độ nóng nhất. Nhiệt độ phân hoá theo Đ - T: Trên cùng vĩ độ T0 tb năm vùng khí hậu NTB chủ yếu > 24 0c , còn vùng khí hậu Tây Nguyên thì chủ yếu 20 - 24 0c. T0 tb T1: Ven biên giới phía Tây T0 < 14 0c, còn đồng bằng phía Đông T0 14 - 18 0c. Phân hoá Đ - T biểu hiện rõ nhất giữa ĐB và TB qua 2 trạm khí hậu Lạng Sơn, Điện Biên Phủ. Số tháng T min: T max: T0 < 20 ∆t0 T1 T7 0 c Trạm Độ cao Điện Biên 200 500 5 15 0c 25 0c Lạng Sơn 200 500 6 13 0c 27 P P max P min 10 1600 340 - 8 20 - 1 14 1440 260 - 7 20- 12 + T0 min ở Lạng Sơn < Điện Biên. + T0 lớn nhất, ∆t0, số tháng nhiệt độ < 200 c của Lạng Sơn > Điện Biên. + Lạng Sơn và Điện Biên ở cùng vĩ độ, cùng độ cao nhưng nền nhiệt của Điện Biên > Lạng Sơn. + Do Lạng Sơn nằm giữa cánh cung hút GMĐB -> chịu ảnh hưởng rất mạnh của gió mùa Đông bắc -> T0 tháng 1 thấp -> ∆t0 cao hơn. Lạng Sơn nói riêng và Đông Bắc nói chung có mùa đông dai fvà lạnh nhất cả nước. Điện Biên ( vùng Tây Bắc ) do được dãy Hoàng Liên Sơn chắn nên ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc, do đó mùa đông ấm hơn -> ∆t0 nhỏ hơn. Nhiệt độ phân hoá theo độ cao: Thể hiện rõ nét nhất ở sự khác biệt về nhiệt độ giữa các vùng đồng bằng và trung du miền núi: T0 tb năm: Trường THPT Chuyên Thái Bình 162 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI + ĐBSH, DHMTr, ĐBSCL: chủ yếu từ 20 – 240 c và > 240 c. + Vùng núi cao Hoàng Liên Sơn ( cao > 1500m ) T0 tb năm ≤ 180 c, trên các khối núi cao Ngọc Lĩnh, Ngọc Krinh, cao nguyên Lâm Viên T0 < 200 c. T0 tb tháng 1: + ĐBSH, DHMTr, ĐBSCL: chủ yếu từ 140 c đến > 240 c. + Vùng núi cao Hoàng Liên Sơn , Ngọc Lĩnh, Ngọc Krinh, cao nguyên Lâm Viên T0 < 140 c. T0 tb tháng 7: + ĐBSH, DHMTr, ĐBSCL: chủ yếu từ 24 – 280 c và > 280 c. + Vùng núi cao Hoàng Liên Sơn , Ngọc Lĩnh, Ngọc Krinh, cao nguyên Lâm Viên T0 < 200 c. Ở các dãy núi cao nhiệt độ bao giờ cũng thấp nhất vì càng lên cao nhiệt độ càng giảm: Chứng minh qua cặp trạm khí hậu Hà Nội < 50 m - SaPa > 1500 m. Trạm Độ cao Số tháng T0 < 20 0 c T min: T1 T max: T7 ∆t0 P P max P min SaPa 1650 12 7,5 0c 18 0c 10,5 2800 480 - T8 50 - 1 Hà Nội < 50 4 17 0c 29 12 1653 310 - 8 20 -1 * Chế độ nhiệt: - Càng nên cao nhiệt độ càng giảm: Do SaPa cao > 1650 m, còn Hà Nội thấp < 50 m nên: + T0 tb T1: Hà Nội: 17 0c > SaPa: 7,5 0c + T0 tb T7 Hà Nội: 29 0c > SaPa: 18 0c + Số tháng T0 < 20 0c ở Hà Nội là 4 tháng, còn SaPa là cả 12 tháng. - Chênh lệch nhiệt độ: Hà Nội: 12 0c > SaPa: 10,5 0c d) Ảnh hưởng tới phát triển KT - XH: Nền nhiệt cao -> Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới cho năng suất cao, ổn định. Cây trồng sinh trưởng và phát triển quanh năm, khả năng xen canh, tăng vụ lớn. Bên cạnh các sản phẩm nhiệt đới còn có các sản phẩm cận nhiệt và ôn đới do khí hậu phân hoá theo đai cao. Do khí hậu phân hoá theo vĩ độ -> nền nông nghiệp khác nhau giữa 2 miền Nam - Bắc: Miền Nam cây nhiệt đới chủ yếu, còn miền Bắc có thế mạnh cây cận nhiệt, ôn đới. Trường THPT Chuyên Thái Bình 163 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Nguồn lợi thủy sản phong phú, đa dạng -> có điều kiện đánh bắt, nuôi trồng thủy sản quanh năm. Rừng nhiệt đới phát triển mạnh đa dạng ( rừng thường xanh, rừng rụng lá, rừng nước mặn... ) -> thuận lợi phát triển lâm nghiệp. Thu hút khách du lịch do khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, du lịch núi cao ( SaPa, Đà Lạt...), cảnh quan rừng nhiệt đới.. Khó khăn: + Nền nhiệt cao -> quá trình phong hoá, xâm thực, xói mòn đất diễn ra mạnh hơn, dễ cháy rừng -> vấn đề bảo vệ tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên rất quan trọng. + Nền nhiệt cao -> sâu bệnh, nấm mốc dễ phát triển -> thiệt hại phát triển N - L - N2. + Nhiệt độ phân hoá -> miền bắc có rét hại, rét đậm , sương muối vào mùa đông -> gây khó khăn cho sản xuất và đời sống. Đọc At lát địa lí Việt Nam và dựa vào kiến thức địa lí đã học, hãy phân tích ảnh hưởng của địa hình đối với chế độ nhiệt ở nước ta. Độ cao địa hình ảnh hưởng đến chế độ nhiệt: Khái quát địa hình: Địa hình nước ta có 1/4diện tích là đồng bằng với độ cao trung bình < 50m, 3/4diện tích là đồi núi và cao nguyên, chủ yếu là núi thấp và trung bình, một số khối núi và cao nguyên cao như Hoàng Liên Sơn, thượng Kon Tum, Ngọc Lĩnh, cao nguyên Lâm Viên cao > 1500m -> địa hình có sự chênh lệch lớn về độ cao giữa đồng bằng và miền núi tạo cho chế độ nhiệt nước ta có sự phân hoá theo đai cao. Theo qui luật địa lí: Càng lên cao nhiệt độ càng giảm (lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6 0c). Biểu hiện qua nền nhiệt độ của át lát: T0 tb năm: +Vùng đồng bằng, trung du và cao nguyên thấp : chủ yếu từ 20 - 24 0c và > 24 0c. + Vùng núi và cao nguyên ( cao > 1500m ): Hoàng Liên Sơn, Ngọc Lĩnh, Ngọc Krinh, cao nguyên Lâm Viên T0 < 20 0c. T0 tb tháng 1: + Vùng đồng bằng, trung du và cao nguyên thấp: chủ yếu từ 14 0c đến > 24 0c. + Vùng núi cao Hoàng Liên Sơn , Ngọc Lĩnh, Ngọc Krinh, cao nguyên Lâm Viên T0 < 14 0c. Trường THPT Chuyên Thái Bình 164 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI T0 tb tháng 7: + Vùng đồng bằng, trung du và cao nguyên thấp: chủ yếu từ 24 - 28 0c và > 28 0c. + Vùng núi cao Hoàng Liên Sơn , Ngọc Lĩnh, Ngọc Krinh, cao nguyên Lâm Viên T0 < 20 0c. Ở các dãy núi cao nhiệt độ bao giờ cũng thấp nhất vì càng lên cao nhiệt độ càng giảm: - Chứng minh qua cặp trạm khí hậu Hà Nội < 50 m - SaPa > 1500 m. Trạm Độ cao T0 tb năm T min: T1 SaPa Hà Nội 1650 < 50 < 18 0c 20 - 24 0c 7,5 0c 17 0c T max: T7 ∆t0 18 0c 29 10,5 12 Số tháng T0 < 20 0c 12 4 * Chế độ nhiệt: Càng nên cao nhiệt độ càng giảm: Do SaPa cao > 1650 m, còn Hà Nội thấp < 50 m nên: + T0 tb năm: Hà Nội 20 - 24 0c > Sa Pa ( < 18 0c ) + T0 tb T1: Hà Nội: 17 0c > SaPa: 7,5 0c + T0 tb T7 Hà Nội: 29 0c > SaPa: 18 0c + Số tháng T0 < 20 0c ở Hà Nội là 4 tháng, còn SaPa là cả 12 tháng. - Chênh lệch nhiệt độ: Hà Nội: 12 0c > SaPa: 10,5 0c --> T0 tb năm, T0 tb tháng 1, T0 tb tháng 7 ở Hà Nội > SaPa do Hà Nội ở vùng đồng bằng độ cao thấp ( 5 m ); còn Sa Pa ở vùng núi cao > 1500m nên nhiệt giảm theo độ cao; số tháng nhiệt độ < 20 0c ở Sa Pa > Hà Nội cũng vì Sa Pa có độ cao lớn. Độ cao địa hình làm nhiệt độ có sự phân hoá theo đai cao. b) Hướng địa hình và hướng sườn: Địa hình nước ta có 2 hướng chính: Hướng TB - ĐN và hướng vòng cung. Hướng TB - ĐN; * Dãy Hoàng Liên Sơn: Chạy hướng TB - ĐN -> là ranh giới khí hậu giữa ĐB và TB -> làm cho chế độ nhiệt nước ta có sự phân hoá Đ - T, đông bắc lạnh hơn tây bắc, biểu hiện qua 2 trạm khí hậu Lạng Sơn và Điện Biên Trường THPT Chuyên Thái Bình 165 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Trạm Độ cao Điện Biên Lạng Sơn 200 - 500 200 - 500 Số tháng T0 < 20 0c 5 6 T min: T1 T max: T7 15,5 0c 12,5 0c 26 0c 26 ∆t0 10,5 13,5 + T0 tb tháng 1 của Lạng Sơn < Điện Biên; ∆t0 Lạng Sơn > Điện Biên; số tháng T0 < 20 0c ở Lạng Sơn > Điện Biên. + Do Lạng Sơn nằm ở phía đông dãy Hoàng Liên Sơn ( vùng chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa đông bắc ), giữa cánh cung hút GMĐB -> chịu ảnh hưởng rất mạnh của gió mùa Đông bắc -> T0 tháng 1 thấp -> ∆t0 cao hơn và số tháng nhiệt độ < 20 0c cao. Điện Biên nằm ở phía tây dãy Hoàng Liên Sơn, do được dãy Hoàng Liên Sơn chắn nên ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc, do đó mùa đông ấm hơn -> ∆t0 nhỏ hơn. * Dãy Trường Sơn Bắc: chạy hướng TB - ĐN là ranh giới khí hậu giữa đông Trường Sơn và tây Trường Sơn: + T0 tb năm từ dãy Hoành Sơn -> dãy Bạch Mã : Đông Trường Sơn > 24 0c Tây Trường Sơn 20 - 24 0c + T0 tb T1: Đông Trường Sơn 14 - 18 và 18 - 20 0c Tây Trường Sơn < 14 và 14 - 18 0c. + T0 tb T7: Đông Trường Sơn > 28 0c Tây Trường Sơn < 28 0c. + Nền nhiệt của đông Trường Sơn > tây Trường Sơn do sườn đông là đồng bằng địa hình thấp < 50 m + chịu ảnh hưởng của gió phơn tây nam khô nóng -> nhiệt độ cao hơn đặc biệt vào mùa hè. Hướng T - Đ: * Dãy Hoành Sơn: chạy hướng T - Đ là ranh giới khí hậu giữa MKHPB và MKH BTB và DHNTB, làm khí hậu có sự phân hoá B - N. + T0 tb năm: vùng DH BTB: bắc dãy Hoành Sơn: 20 - 24 0c. nam dãy Hoành Sơn: > 24 0c + T0 tb tháng 1: vùng DH BTB: bắc dãy Hoành Sơn: 14 - 18 0c. nam dãy Hoành Sơn: 18 - 20 0c + Do dãy Hoành Sơn có hướng T - Đ chạy lan sát biển -> sườn bắc dãy Hoành Sơn chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa đông bắc nên có mùa đông lạnh > T0 tb năm thấp; sườn nam dãy Hoành Sơn do khuất gió mùa đông bắc, nên ảnh hưởng của gió mùa đông bắc giảm dần -> Nhiệt độ cao hơn. Trường THPT Chuyên Thái Bình 166 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI + Biểu hiện qua trạm khí tượng Thanh Hoá, Đồng Hới: T max: T7 ∆t0 T0 tb năm T min: T1 Thanh Hoá Độ cao m < 50 20 - 240c 17 0c 29 10 Số tháng T0 < 20 0c 4 Đồng Hới < 50 > 24 0c 19 0c 29 9 1 Trạm - Thanh Hoá nằm phía bắc dãy Hoành Sơn, chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa đông bắc nên T0 tb năm, T0 tb tháng 1 < Đồng Hới, số tháng T0 < 20 0c và ∆t0 > Đồng Hới, vì Đồng Hới nằm phía nam dãy Hoành Sơn nên ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc. * Dãy Bạch Mã: chạy hướng T - Đ làm nhiệt độ có sự phân hoá giữa sườn bắc và nam dãy -> nhiệt độ có sự phân hoá B - N. + T0 tb tháng 1: bắc dãy Bạch Mã 18 - 20 0c nam dãy Bạch Mã: 20 - 24 0c. + Do dãy Bạch Mã có hướng T - Đ chạy lan sát biển -> sườn bắc dãy Bạch Mã còn chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên có mùa đông lạnh -> T0 tb tháng 1 thấp ; sườn nam dãy Bạch Mã do khuất gió mùa đông bắc, nên ảnh hưởng của gió mùa đông bắc giảm dần -> Nhiệt độ cao hơn. + Biểu hiện qua trạm khí tượng Đồng Hới và Đà Nẵng: Độ cao T0 tb T min: T1 T max: T7 ∆t0 Số tháng m năm T0 < 20 0c Đồng Hới < 50 > 24 0c 19 0c 29 9 1 0 Đà Nẵng < 50 m 22,5 c 29 6,5 0 Đồng Hới nằm phía bắc dãy Bạch Mã, chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên T0 tb tháng 1 < Đà Nẵng ( T0 có tháng < 20 0c ), Đà Nẵng không còn tháng T0 < 20 0c vì Đà Nẵng nằm phía nam dãy Bạch Mã nên ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc. Dãy Bạch Mã được coi là ranh giới ảnh hưởng của gió mùa đông bắc. a) Hướng vòng cung: * 4 cánh cung ở đông bắc (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) mở rộng ở phía bắc, qui tụ tại Tam Đảo -> là địa hình hút gió mùa đông bắc lạnh và khô -> tạo vùng khí hậu lạnh nhất nước ta. Trạm Trường THPT Chuyên Thái Bình 167 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI - Biểu hiện: T0 tb tháng 1 ở đông bắc lạnh nhất cả nước: < 14 0c và từ 14 - 18 0c. Số tháng T0 < 20 0c lớn nhất cả nước từ 5 - 12 tháng. * Cánh cung nam Trường Sơn: Hướng kinh tuyến, lưng quay ra biển -> là ranh giới khí hậu giữa Tây Nguyên và DH NTB. Nền nhiệt Tây Nguyên < DH NTB: + T0 tb năm Tây Nguyên: chủ yếu 20 - 24 0c DH NTB: chủ yếu > 24 0c + T0 tb tháng 7 Tây Nguyên: chủ yếu 20 - 24 0c và 24 - 28 0c DH NTB: chủ yếu 24 - 28 0c và > 28 0c - Do DH NTB chịu ảnh hưởng của gió phơn tây nam -> nóng khô. - Tây Nguyên ở sườn đón gió mùa tây nam nóng ẩm, mưa nhiều nên nhiệt độ thấp. -> Kết luận: Độ cao địa hình, hướng địa hình, hướng sườn tạo chế độ nhiệt nước ta có sự phân hoá theo B - N, Đ - T, độ cao... Dựa vào biểu đồ khí hậu trong át lát, xác định độ cao chênh lệch giữa 2 địa điểm là Đà Lạt và Nha Trang, cho biết đây là loại độ cao gì? Đáp án Để xác định độ cao ta dựa vào nền nhiệt tháng 7, mùa hè quy luật địa đới ít bị biến đổi ( vì nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc, toàn quốc đều chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ ). Gọi độ cao chênh lệch giữa Đà Lạt và Nha Trang là x. Ta đo trong át lát được nhiệt độ chênh lệch giữa Đà Lạt và Nha Trang là 9 0c. Theo qui luật, lên cao 1000 m nhiệt độ giảm 6 0c. Vậy lên cao x m nhiệt độ giảm 9 0c. A x = ( 1000 x 9 ) / 6 = 1.500 m. Đây là độ cao tương đối. Dạng phân tích các bảng số liệu về nhiệt độ: Quan sát bảng thống kê dưới đây: Trường THPT Chuyên Thái Bình 168 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Địa phương Năm Hà Nội Huế TP Hồ Chí Minh 2309 2502 2706 Nhiệt độ trung bình Tháng nóng Tháng lạnh nhất nhất 0 29 2 1702 2903 2005 2907 260 Hãy trình bày và giải thích đặc điểm nhiệt độ ở nước ta? Đáp án Nhận xét: Nhiệt độ trung bình năm ở các địa phương của nước ta luôn luôn trên 20 0c. Viết 1 mục nhận xét khái quát trước khi phân tích theo từng hàng: + Hàng dọc: càng ra Bắc nhiệt độ càng giảm dần vì càng xa xích đạo. + Hàng ngang: Nhiệt độ miền Nam điều hoà hơn miền Bắc . Nhiệt độ trung bình năm : Từ thành phố HCM ra Hà Nội giảm dần hoặc nêu ngược lại , giảm 307: vì càng xa xích đạo, nếu nêu ngược lại thì phải nói là càng gần xích đạo. - Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất: cũng giảm, nhưng giảm ít. Vì thời gian này mặt trời “di chuyển ” về chí tuyến Bắc hoặc các địa phương đều có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất giảm rõ rệt (giảm nhiều), giảm tới 808; vì phía Bắc chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa mùa Đông. Càng ra Bắc chế độ nhiệt càng khắc nghiệt hơn, hoặc nêu là chênh lệch giữa tháng nóng nhất và lạnh nhất càng lớn; Huế chênh lệch 808, Hà Nội chênh lệch 120: vì chịu ảnh hưởng của khí hậu cận chí tuyến và trực tiếp chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa Đông. Nhiệt độ miền Nam ( thành phố HCM ) điều hoà hơn; chênh lệch giảm 2 tháng chỉ có 307 , vì khí hậu có tính chất cận xích đạo, hoặc (vì gần xích đạo). Cho bảng số liệu thống kê dưới đây: Địa phương Nhiệt độ trung bình Năm Tháng nóng Tháng lạnh nhất nhất 0 0 Lạng Sơn 21 2 27 0 1303 Huế 2502 2903 2005 Cà Mau 2607 2709 2501 Trường THPT Chuyên Thái Bình 169 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Hãy trình bày và giải thích đặc điểm nhiệt độ ở nước ta? Đáp án Nhiệt độ trung bình năm của các địa điểm trên đều > 20 0c . Vì nước ta thuộc vành đai nội chí tuyến BBC, một năm có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh nên góc nhập xạ lớn -> nhận được nhiều nhiệt. Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ Nam ra Bắc ( hoặc nói ngược lại , tăng dần từ Bắc vào Nam ): + Dẫn chứng: T0 tb năm ở Cà Mau > Lạng Sơn 5,5 0c ( hoặc nhiệt độ giảm dần từ Cà Mau tới Lạng Sơn tới 5,5 0c ). + Vì càng gần xích đạo nhiệt độ càng tăng. Nhiệt độ tháng nóng nhất cũng giảm dần từ Nam ra Bắc nhưng ít hơn ( giảm 0,9 0c ). Vì thời gian này BBC chúc về phía mặt trời, các địa phương đều có 2 lần Mặt trời lên thiên đỉnh, ở nước ta nơi nào cũng nhận được nhiều nhiệt. Nhiệt độ tháng lạnh nhất càng giảm rõ rệt, giảm tới 11,8 0c + Dẫn chứng: Cà Mau - Huế giảm 4,6 0c. Cà Mau - Lạng Sơn giảm 18 0c. + Nguyên nhân: Vì miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, miền Nam không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc. + Lạng Sơn thuộc vùng Đông Bắc, nơi vĩ độ cao nhất, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc, lại nằm giữa các cánh cung hút gió nhiều hơn -> Nhiệt độ tháng 1 rất lạnh. + Huế thuộc vùng BTB, gió mùa đông bắc đã suy yếu do bị biến tính và các dãy núi Trường Sơn đâm ngang ra biển cản trở. Càng ra bắc biên độ dao động nhiệt càng lớn: Lạng Sơn 1307 c, Huế 8 08 c, Cà Mau 207 . Vì miền Bắc gần chí tuyến, chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc. Miền Nam gần xích đạo không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc. Cho bảng số liệu sau: Bảng nhiệt độ (0c) ba trạm khí tượng Hà Giang, Lạng Sơn, Hà Nội Trạm Hà Giang (118 m). Vĩ độ: 22049/B Lạng Sơn ( 259 m ) Vĩ độ: 21050/B Hà Nội (5 m) Vĩ độ: 21001/B 15,5 13,7 16,4 27,3 27,0 28,9 22,5 21,3 23,5 Nhiệt độ trung bình tháng 1 Nhiệt độ trung bình tháng 7 Nhiệt độ trung bình năm Trường THPT Chuyên Thái Bình 170 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI So sánh và giải thích về chế độ nhiệt của 3 trạm khí tượng trên. Từ đặc điểm của chế độ nhiệt trên hãy rút ra các nhân tố ảnh hưởng đến khí hậu của nước ta? Đáp án a) Giống nhau: Cả 3 địa điểm đều nằm trong miền khí hậu phía Bắc ( khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh ): + Nhiệt đới: đều có nhiệt độ trung bình năm > 20 0c ( đạt chỉ tiêu nhiệt đới ). Do VTĐL thuộc vành đai nhiệt đới BBC ( vùng nội chí tuyến BBC ), một năm 2 lần mặt trời qua thiên đỉnh -> góc nhập xạ lớn -> nhiệt độ cao. + Đều có nhiệt độ tháng 1 < 18 0c. Do nằm thuộc vùng chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa đông bắc, nên có mùa đông lạnh nhất cả nước, nhiệt độ tháng 1 nhỏ < 18 0c. + Đều có ∆t0 lớn: Hà Giang là 11,8 0c, Lạng Sơn 13,3 0c, Hà Nội 12,5 0c. Do nằm ở vĩ độ cao và mùa đông chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa đông bắc -> chênh lệch nhiệt độ lớn. b) Khác nhau: Nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội ( 23,5 0c ) > Hà Giang ( 22,5 0c ) > Lạng Sơn ( 21,3 0c ). Nhiệt độ trung bình tháng 1 của Hà Nội ( 16,4 0c ) cao nhất, rồi đến Hà Giang ( 15,5 0c ), thấp nhất là Lạng Sơn ( 13,7 0c ). Nhiệt độ trung bình tháng 7 của Hà Nội ( 28,9 0c ) cao nhất, rồi đến Hà Giang ( 27,3 0c ), thấp nhất là Lạng Sơn ( 27,0 0c ). Biên độ nhiệt giữa tháng 1 và tháng 7: Lạng Sơn lớn nhất 13,3 0c, rồi đến Hà Nội 12,5 0c, Hà Giang biên độ nhiệt nhỏ nhất là 11,8 0c. Nguyên nhân: + Hà Nội: Nhiệt độ trung bình năm, T0 tb tháng 1, T0 tb tháng 7 cao nhất vì Hà Nội nằm ở vĩ độ thấp hơn và ở vùng địa hình đồng bằng. + Hà Giang: Nhiệt độ trung bình năm, T0 tb tháng 1, T0 tb tháng 7 cao hơn Lạng Sơn vì: Hà Giang địa hình thấp hơn Lạng Sơn ( tuy nằm ở vĩ độ cao hơn Lạng Sơn ), và ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc hơn Lạng Sơn và Hà Nội. + Lạng Sơn: Nằm ở độ cao nhất so với Hà Nội và Hà Giang, nằm ở vùng chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gío mùa đông bắc nên nhiệt độ trung bình năm, T0 tb tháng 7, và đặc biệt T0 tb tháng 1 đều thấp hơn Hà Giang và Hà Nội. Trường THPT Chuyên Thái Bình 171 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI + Biên độ nhiệt độ Lạng Sơn và Hà Nội lớn hơn Hà Giang vì chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc mạnh hơn, T0 tb tháng 7 ở Hà Nội cao hơn Hà Giang vì Hà Nội nằm trong vùng đồng bằng, độ cao địa hình thấp. Dựa vào bảng số liệu sau: Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm Địa điểm Lạng Sơn Hà Nội Vinh Huế Quy Nhơn TP. HCM Ttb tháng 1 ( 0 c ) 13,3 16,4 17,6 19,7 23,0 25,8 T tb tháng 7 ( 0 c ) 27,0 28,9 29,6 29,4 29,7 27,1 T tb năm ( 0 c ) 21,2 23,5 23,9 25,1 26,8 27,1 Hãy nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ bắc vào nam. Giải thích nguyên nhân? a) Nhận xét: Nhiệt độ trung bình năm ở các địa phương nước ta luôn > 200c. Nhiệt độ trung bình tháng 1: càng vào Nam nhiệt độ càng tăng và sự chênh lệch nhiệt độ khá lớn ( lạng Sơn và TP. HCM chênh lệch nhiệt độ tới 1205). Nhiệt độ trung bình tháng 7: cũng có sự thay đổi từ Bắc vào Nam, nhiệt độ trung bình của Vinh cao hơn Huế và của Quy Nhơn cao hơn TP. HCM . Sự chênh lệch nhiệt độ từ Bắc vào Nam rất ít ( Lạng Sơn và TP.HCM chênh lệch nhiệt độ là 0,10 c ). Nhiệt độ trung bình năm cũng có sự thay đổi, càng vào Nam càng tăng. Biên độ nhiệt lại giảm dần từ Bắc vào Nam (Lạng Sơn là 1403 nhưng TP.HCM chỉ là 103). Nhiệt độ miền Nam điều hòa hơn miền Bắc. b) Giải thích: T0 tb năm, T0 tb T1, T0 tb T7 tăng dần từ Bắc vào Nam. Do vị trí địa lí lãnh thổ nước ta kéo dài trên nhiều vĩ độ, càng vào phía Nam càng gần xích đạo góc nhập xạ càng lớn nên nhiệt độ càng cao và khoảng cách 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh xa, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc giảm dần từ Bắc vào Nam. Tháng 1 có sự chênh lệch nhiệt độ lớn từ Bắc vào Nam vì đây là thời kì hoạt động mạnh của GMĐB ở phía Bắc. Tháng 7 do Mặt Trời di chuyển biểu kiến lên chí tuyến bắc nên sự chênh lệch nhiệt độ ít. Trường THPT Chuyên Thái Bình 172 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Nhiệt độ miền Nam điều hòa hơn miền Bắc vì gần xích đạo nên khí hậu có tích chất cận xích đạo. Tháng 7: Huế và TP.HCM do có lượng mưa nhiều nên nhiệt độ thấp hơn so với Vinh và Quy Nhơn. Mặt khác Vinh chịu tác động gió phơn khô nóng. Cho bảng số liệu chế độ nhiệt ở một số địa điểm Địa điểm Vĩ độ Lạng Sơn 21051/B Huế 16026/B TP.HCM 10049/B Ttb tháng 1 ( 0c ) T tb năm ( 0c ) 21,2 25,1 27,1 13,3 20,0 25,8 T tb tháng 7 ( 0c ) 27,0 29,4 27,1 Biên độ nhiệt tb năm ( 0c ) Biên độ nhiệt tuyệt đối ( 0c ) Tổng nhiệt độ năm ( 0c ) 13,7 9,7 3,1 41,9 32,5 26,2 7881 9161 9818 Dựa vào bảng số liệu và kiến thức đã học, nhận xét và giải thích sự thay đổi chế độ nhiệt của nước ta theo hướng bắc – nam? a) Nhận xét: Nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình và tổng nhiệt độ tăng dần từ bắc vào nam: + Nhiệt độ trung bình năm tăng từ 21,2 0 c ở Lạng Sơn -> 27,1 0 c ở TP. HCM. + Nhiệt độ trung bình tháng 1 tăng từ 13,30 c ở Lạng Sơn -> 25,80 c ở TP. HCM. + Tổng nhiệt độ tăng từ 78810 c ở Lạng Sơn -> 9818 0 c ở TP. HCM. Biên độ nhiệt năm và biên độ nhiệt tuyệt đối giảm dần từ bắc vào nam. + Biên độ nhiệt năm giảm từ 13,7 0 c ở Lạng Sơn -> 3,1 0 c ở TP. HCM + Biên độ nhiệt tuyệt đối giảm từ 41,9 0 c ở Lạng Sơn -> 26,2 0 c ở TP. HCM Nhiệt độ trung bình tháng 7 của Huế 29,40 c cao hơn của TP.HCM 27,10 c Sự chênh lệch nhiệt độ theo hướng bắc – nam khác nhau theo mùa. + Mùa đông chênh lệch nhiệt độ bắc – nam lớn: tháng 1 giữa lạng Sơn và TP. HCM chênh lệch nhiệt độ tới 1205. + Mùa hè chênh lệch nhiệt độ từ bắc vào nam rất ít ( Lạng Sơn và TP.HCM chênh lệch nhiệt độ là 0,10 c ). b) Giải thích: Tháng 7 nhiệt độ của Huế cao hơn của TP.HCM do Huế chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam. Trường THPT Chuyên Thái Bình 173 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Do vị trí địa lí lãnh thổ nước ta kéo dài trên nhiều vĩ độ, càng vào phía Nam càng gần xích đạo góc nhập xạ càng lớn nên nhiệt độ càng cao. Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc giảm dần từ Bắc vào Nam. Tháng 1 có sự chênh lệch nhiệt độ lớn từ Bắc vào Nam vì đây là thời kì hoạt động mạnh của GMĐB ở phía Bắc. Tháng 7 do Mặt Trời di chuyển biểu kiến lên chí tuyến bắc nên sự chênh lệch nhiệt độ ít (do hoạt động của GMMH nên sự chênh lệch nhiệt độ ít ). Do tháng 1 chênh lệch nhiệt độ lớn, còn tháng 7 chênh lệch nhiệt độ nhỏ > nên biên độ nhiệt năm và biên độ nhiệt tuyệt đối giảm dần từ bắc vào nam. Nhiệt độ trung bình tháng và năm (0C) tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 16,4 25,8 17,0 26,7 20,2 27,9 23,7 28,9 27,3 28,3 28,8 27,5 28,9 27,1 28,2 27,1 27,2 26,8 24,6 26,7 21,4 26,4 18,2 25,7 Năm Địa điểm Hà Nội Tp. HCM Hãy phân tích sự khác biệt trong chế độ nhiệt của hai địa điểm trên và giải thích vì sao có sự khác biệt đó. a). Phân tích sự khác biệt trong chế độ nhiệt: - Hà Nội có nền nhiệt độ thấp hơn thành phố Hồ Chí Minh (nhiệt độ trung bình năm 23,50C so với 27,10C). - Hà Nội có 3 tháng (12, 1 và 2) nhiệt độ xuống dước 200C. - Hà Nội có 4 tháng (6, 7, 8, 9) nhiệt độ cao hơn thành phố Hồ Chí Minh. - Thành phố Hồ Chí Minh quanh năm nóng, không có tháng nào nhiệt độ xuống dưới 250C. - Biên độ nhiệt độ ở Hà Nội cao (12,50C), biên độ nhiệt độ ở thành phố Hồ Chí Minh thấp (3,10C) b). Giải thích: - Hà Nội chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc, nên có nhiệt độ thấp trong các tháng mùa đông, trong thời gian này thành phố Hồ Chí Minh không chịu tác động của gió mùa đông bắc nên nhiệt độ cao. - Từ tháng 5 đến tháng 10, toàn lãnh thổ nước ta có gió tây nam thịnh hành và Tín phong nửa cầu Bắc hoạt động xen kẻ. Trong thời gian này nhiệt độ cao đều trên toàn quốc. Trường THPT Chuyên Thái Bình 174 23,5 27,1 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI - Hà Nội nằm gần chí tuyến Bắc, thêm vào đó hiệu ứng phơn thỉnh thoảng xảy ra trong mùa hạ nên nhiệt độ các tháng 6, 7, 8, 9 cao hơn ở thành phố Hồ Chí Minh. - Hà Nội ở gần chí tuyến Bắc, cùng với nhiệt độ hạ thấp về mùa đông nên biên độ nhiệt cao, thành phố Hồ Chí nằm gần xích đạo, nền nhiệt độ cao quanh năm nên biên độ nhiệt độ thấp hơn B. PHẦN KẾT LUẬN: Trên đây là một số nội dung liên quan tới “ Yếu tố nhiệt của khí hậu Việt Nam trong thi học sinh giỏi quốc gia” mà tôi đã soạn thảo và giảng dạy cho học sinh đội tuyển. Trong quá trình soạn và giảng vẫn còn một số nội dung tôi chưa kịp đề cập tới và chất lượng bài soạn không tránh được những thiếu sót, rất mong được cùng các đồng nghiệp chia sẻ, đóng góp ý kiến để chúng ta có được những tài liệu chuẩn, đầy đủ và chính xác phục vụ dạy các em học sinh. Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp. Ngày 6 tháng 8 năm 2013 Người viết Nguyễn Thị La THPT chuyên Hạ Long. Trường THPT Chuyên Thái Bình 175 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI HỘI THẢO KHOA HỌC CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ NĂM 2013 Chuyên đề: Yếu tố nhiệt của khí hậu Việt Nam trong luyện thi HSGQG Nhóm địa lý Trường THPT Chuyên Thái Nguyên PHẦN I: MỞ ĐẦU Khí hậu là một trong những nhân tố quyết định bộ mặt của cảnh quan tự nhiên Việt Nam. Cùng với địa hình, khí hậu có tác động đến sự hình thành lớp phủ thổ nhưỡng, thực vật, sự sinh sống và cư trú của các loài động vật, đến chế độ thủy văn và hải văn và đặc biệt có tác động mạnh mẽ đến cuộc sống và sản xuất của con người. Xét các yếu tố của khí hậu, yếu tố nhiệt độ là quan trọng nhất, bởi vì nó luôn luôn biến đổi theo thời gian và không gian, là nguồn gốc và động lực của các yếu tố ẩm (mưa), gió. Việc xác định các vành đai nhiệt là cơ sở để phân chia các vành đai khí hậu. Trong luyện thi HSG quốc gia, việc giảng dạy và luyện tập cho học sinh kĩ năng phân tích đặc điểm chế độ nhiệt của khí hậu Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn do không có SGK dạy chuyên địa, SGK địa lý 12 chỉ giới thiệu khái quát mang tính định hướng. Yếu tố nhiệt của khí hậu Việt Nam là nội dung quan trọng bao giờ cũng có trong đề thi HSG cấp tỉnh và cấp quốc gia. Trong hội thảo lần này, nhóm địa lý trường THPT Chuyên Thái Nguyên xin đề xuất một số nội dung về "yếu tố nhiệt của khí hậu Việt Nam trong luyện thi HSG quốc gia". Kính mong các thầy cô giáo, các đồng nghiệp đóng góp ý kiến giúp đỡ để hoàn thiện nội dung chuyên đề. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn ! Trường THPT Chuyên Thái Bình 176 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Trường THPT Chuyên Thái Bình 177 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI PHẦN II: NỘI DUNG I. Đặc điểm chế độ nhiệt ở Việt Nam 1. Đặc điểm chung: Nền nhiệt của nước ta mang tính chất nhiệt đới. - Nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều lớn hơn 20oC (trừ trên các miền núi cao). Vĩ độ Địa điểm Nhiệt độ TB năm 21o51' Lạng Sơn 21,2oC 21o02' Hà Nội 23,5oC 16o26' Huế 25,1oC 13o46' Quy Nhơn 26,8oC 10o49' Tp Hồ Chí Minh 27,1oC 10o0' Cà Mau 27,0oC - Tổng lượng bức xạ lớn trên 120-130 kcal/cm2/năm, cán cân bức xạ trên toàn lãnh thổ dương quanh năm trên 75 kcal/cm2/năm (Thành phố Hồ Chí Minh là 111 kcal/cm2/năm). - Tổng lượng nhiệt hoạt động trong năm rất lớn: từ 8000oC 10.000oC. - Số giờ nắng trong năm rất cao từ 1400 - 3000 giờ/năm. Nguyên nhân? Tính chất nhiệt đới được quyết định bởi vị trí địa lý của nước ta nằm trong vòng đai nội chí tuyến của bán cầu Bắc từ vĩ độ 8o34'B đến 23o23'B, khiến cho mặt trời luôn luôn nằm cao trên đường chân trời và qua thiên đỉnh giữa trưa tại mỗi địa phương 2 lần trong năm. 2. Sự phân hóa của chế độ nhiệt Trường THPT Chuyên Thái Bình 178 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Chế độ nhiệt phản ánh tác động của bức xạ và nắng, của hoàn lưu gió mùa và gió tín phong cũng như của địa hình. Do đó, chế độ nhiệt có sự phân hóa theo thời gian và không gian. a. Phân hóa theo thời gian (theo mùa) - Nước ta một năm có 2 mùa nhiệt rõ rệt phù hợp với 2 mùa gió: mùa đông (lạnh nhất là tháng 1) có gió mùa Đông Bắc và mùa hè (nóng nhất là tháng 7) có gió mùa Tây Nam. + Mùa đông (từ tháng 11 tới tháng 4): Nhìn vào ALĐL Việt Nam trang 9 (khí hậu), ta thấy hầu hết diện tích lãnh thổ nước ta có nhiệt độ dưới 24oC vào tháng 1, cụ thể một số địa điểm như sau: Lạng Sơn 13,3oC Đà Nẵng 21,3oC Hà Nội 16,4oC Nha Trang 24oC Vinh 17,6oC Tp Hồ Chí Minh 25,8oC Huế 19,7oC Cà Mau 24oC Lạng Sơn thuộc miền núi phía Bắc có tới 5 tháng nhiệt độ xuống thấp dưới 20oC (từ tháng XI đến tháng III). Sa Pa nằm ở độ cao 1500m quanh năm nhiệt độ dưới 18oC (tháng 1 là 8oC). + Mùa hè (từ tháng V đến tháng X): Hầu hết lãnh thổ nước ta có nhiệt độ trên 24oC vào tháng 7, nhiệt độ tương đối đồng nhất trên cả nước: Hà Nội 28,9oC, Huế và Đà Nẵng 29,4oC, Tp Hồ Chí Minh 28.9oC (IV), Cà Mau 28oC. - Nguyên nhân phân hóa nhiệt độ theo mùa là do 2 nguyên nhân chủ yếu: + Do nước ta chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa: mùa hè, cả nước chịu ảnh hưởng gió mùa Tây Nam nóng ẩm, còn mùa đông - gió mùa Trường THPT Chuyên Thái Bình 179 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Đông Bắc lạnh làm cho nhiệt độ miền Bắc bị hạ thấp, các vùng miền núi còn chịu ảnh hưởng của độ cao địa hình. + Do chuyển động biểu kiến của mặt trời nên có sự chênh lệch về góc nhập sạ và thời gian chiếu sáng trong năm. b. Phân hóa theo không gian - Phân hóa theo chiều Bắc - Nam: + Càng vào Nam nhiệt độ càng tăng: Điều này thể hiện rõ nét nhất qua bản đồ nhiệt độ trung bình năm và nhiệt độ trung bình tháng 1. Nhiệt độ trung bình năm: miền Bắc, đại bộ phận lãnh thổ có nhiệt độ trung bình năm từ 20oC - 24oC (trừ các vùng núi cao), của miền Nam từ 20oC - 24oC và trên 24oC (Nam Bộ, đồng bằng ven biển). Nhiệt độ trung bình tháng 1: nhiệt độ trung bình của miền Bắc chủ yếu từ 14oC - 18oC, vùng núi cao phía Bắc và Trường Sơn Bắc dưới 14oC (Sa Pa 8oC). Nhiệt độ trung bình miền Nam trên 20oC, Nam Bộ vẫn trên 24oC. + Càng vào Nam biên độ nhiệt năm và biên độ nhiệt tuyệt đối ngày càng giảm Địa điểm Biên độ nhiệt năm Biên độ nhiệt tuyệt đối Lạng Sơn 13,7oC 41,9oC Hà Nội 12,5oC 40,1oC Thanh Hóa 12,0oC 36,6oC Đà Nẵng 9,0oC 32,0oC Tp Hồ Chí Minh 3,1oC 26,2oC + Biến trình nhiệt năm có sự khác biệt giữa 2 miền Nam - Bắc: Miền Nam có dạng xích đạo, trong năm có 2 lần nhiệt độ cao nhất vào tháng 4, tháng 8 và có 2 lần nhiệt độ thấp nhất vào tháng 6 và tháng 12. Trường THPT Chuyên Thái Bình 180 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Còn miền Bắc có dạng chí tuyến, trong năm có 1 lần nhiệt độ cao nhất vào tháng 7, thấp nhất tháng 1. + Nhiệt độ tối cao và tối thấp: Nhiệt độ tối cao miền Bắc cao hơn miền Nam, ngược lại nhiệt độ tối thấp lại thấp hơn nhiều. Địa điểm Nhiệt độ tối thấp Nhiệt độ tối cao Lạng Sơn -2,1oC 39,8oC Hà Nội 2,7oC 42,8oC Lai Châu 4,9oC 42,5oC Đà Nẵng 11,0oC 40,9oC Tp Hồ Chí Minh 13,8oC 40,0oC Hà Tiên 15,4oC 34,8oC Nguyên nhân phân hóa theo chiều Bắc - Nam? 3 nguyên nhân chủ yếu: + Càng vào Nam càng gần xích đạo, xa chí tuyến nên góc nhập xạ và thời gian chiếu sáng trong năm tăng dần làm cho nhiệt độ tăng theo chiều Bắc - Nam. + Do càng vào Nam gió mùa Đông Bắc càng yếu. + Do khoảng cách giữa 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh tăng dần từ Bắc vào Nam (ở cao nguyên Đồng Văn cách nhau 8 ngày, Hà Nội 53 ngày, Huế 93 ngày, Cà Mau 141 ngày). - Phân hóa theo độ cao: Do chịu ảnh hưởng của quy luật đai cao: trong tầng đối lưu khí quyển trung bình lên cao 100m, nhiệt độ giảm trung bình 0,6oC nên nhiệt độ nước ta có sự phân hóa theo độ cao rất rõ rệt. Điều này thể hiện rõ qua bản đồ nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng 1 và tháng 7. Trường THPT Chuyên Thái Bình 181 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI + So sánh nhiệt độ vùng núi cao Hoàng Liên Sơn với đồng bằng sông Hồng; vùng núi cao Kon Tum với đồng bằng Duyên hải Nam Trung Bộ ta thấy: Vùng Hoàng Liên Sơn Khối núi Kon Tum Đồng bằng sông Hồng Duyên hải Nam Trung Bộ Độ cao Nhiệt độ TB năm trên 2000m 18oC Nhiệt độ TB tháng 1 14oC 18 oC- 14 oC-18 trên 1500m dưới 20m dưới 20m o 20 C 20 oC-24 o o C 14 oC-18 o C C o > 24 C 20 oC-24 o C Nhiệt độ TB tháng 7 20oC dưới 20 oC > 24 oC > 24 oC + So sánh 2 trạm khí hậu Nha Trang và Đà Lạt: Trạm Đà Lạt có nhiệt độ trung bình năm 19 oC, tháng 1 thấp nhất 16,5 oC, tháng 5 cao nhất 21 oC. Trạm Nha Trang có trị số tương ứng là 26 oC, tháng 1 là 24 oC, tháng 5 là 27 oC (Đà Lạt cao 1500m, Nha Trang 17m). - Phân hóa theo hướng sườn: Thể hiện qua tác động tương hỗ giữa hoàn lưu gió mùa với hướng các dãy núi (Hướng Tây Bắc - Đông Nam, Tây Đông, vòng cung). + Dãy Hoàng Liên Sơn: ngăn không cho gió mùa Đông Bắc xâm nhập sang phía Tây, làm cho nhiệt độ giữa Tây Bắc và Đông Bắc có sự khác biệt: • Phía Đông Bắc, do ảnh hưởng của núi cánh cung xòe cánh về phía Bắc và phía Đông, chụm đầu ở núi Tam Đảo, gió mùa Đông Bắc lạnh xâm nhập sâu vào lãnh thổ làm cho vùng có mùa đông lạnh nhất cả nước, mùa đông đến sớm kết thúc muộn. Trường THPT Chuyên Thái Bình 182 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI • Phía Tây Bắc khuất gió Đông Bắc lạnh nên có mùa đông lạnh vừa, mùa đông đến muộn kết thúc sớm. So sánh 2 trạm khí hậu Lạng Sơn và Điện Biên Phủ (có vĩ độ và độ cao gần giống nhau): trạm Lạng Sơn có nhiệt độ trung bình năm 21,2 oC, có 5 tháng lạnh < 18 oC (từ tháng 11 tới tháng 3), biên độ nhiệt năm cao 13,7 oC (mặc dù gần biển hơn). Trạm Điện Biên Phủ có nhiệt độ trung bình năm cao hơn 23 oC, có 3 tháng lạnh < 18 oC (tháng 12 tới tháng 2), biên độ nhiệt năm thấp hơn là 10 oC (mặc dù sâu trong nội địa hơn). + Dãy Trường Sơn Bắc: Sườn Đông của Trường Sơn Bắc khuất gió mùa Tây Nam đầu hè (tháng 5 đến tháng 8) nên chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn khô nóng, nhiệt độ cao trên 28 oC, thậm chí có những ngày 38 oC kéo dài tới một tuần lễ. Phía Nam Tây Bắc và đôi khi cả đồng bằng sông Hồng cũng chịu ảnh hưởng của gió khô nóng này. + Dãy núi Hoành Sơn và Bạch Mã: Là những dãy núi chạy dài theo hướng Tây - Đông đã ngăn cản sự xâm nhập của gió mùa Đông Bắc lạnh xuống phía Nam và làm cho nó suy yếu chấm dứt hoạt động tại dãy núi Bạch Mã. Núi Bạch Mã trở thành ranh giới tự nhiên của hai miền khí hậu Bắc - Nam. • Miền khí hậu phía Bắc: khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh ít mưa và mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, nhiệt độ trung bình năm từ 2025 oC, có 3 tháng lạnh < 20 oC. • Miền khí hậu phía Nam: khí hậu cận xích đạo gió mùa, có mùa mưa khô phân hóa sâu sắc, nhiệt độ trung bình năm > 25 oC, không có tháng nào < 20 oC. II. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự thay đổi nhiệt độ không khí ở Việt Nam Trường THPT Chuyên Thái Bình 183 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Qua phân tích đặc điểm chế độ nhiệt ở Việt Nam (mục I), ta rút ra có 4 nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự thay đổi nhiệt độ không khí trên lãnh thổ nước ta là: vĩ độ địa lý, hoàn lưu gió mùa, địa hình, thời gian mặt trời lên thiên đỉnh. 1. Vĩ độ địa lý kết hợp với gió mùa đông khiến cho nhiệt độ giảm dần từ Nam ra Bắc Sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm và trung bình tháng lạnh nhất từ Bắc vào Nam ở một số địa phương nước ta. Vĩ độ Địa điểm Nhiệt độ TB năm 21o51' Lạng Sơn 21,2oC Nhiệt độ TB tháng lạnh nhất 13,3 oC 21o02' Hà Nội 23,5 oC 16,4 oC 18o40' Vinh 23,9 oC 17,6 oC 16o36' Huế 25,1 oC 20,0 oC 13o46' Quy Nhơn 26,8 oC 23,0 oC 10o49' Tp Hồ Chí Minh 27,1 oC 26,8 oC 5,9 oC 13,5 oC Chênh lệch 2. Gió mùa Đông Bắc đóng góp phần làm cho biên độ nhiệt lớn hơn khi đi từ Nam ra Bắc Vĩ độ Địa điểm Biên độ nhiệt độ TB năm 21o51' Lạng Sơn 13,7 oC Biên độ nhiệt độ tuyệt đối (Nhiệt độ tối cao và tối thấp) 41,9 oC 21o02' Hà Nội 12,5 oC 40,1 oC 18o40' Vinh 12,0 oC 38,1 oC 16o36' Huế 9,7 oC 32,5 oC 10o49' Tp Hồ Chí Minh 3,1 oC 26,2 oC Trường THPT Chuyên Thái Bình 184 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Ở phía Bắc, khu vực Đông Bắc chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc nên biên độ nhiệt lớn hơn khu vực Tây Bắc (mặc dù Tây Bắc nằm sâu trong lục địa hơn). Vĩ độ Địa điểm Biên độ nhiệt TB năm 21o51' Lạng Sơn 13,7 oC Biên độ nhiệt tuyệt đối (Nhiệt độ tối cao và tối thấp) 41,9 oC 22o03' Lai Châu 9,4 oC 37,6 oC 3. Địa hình nước ta là nhân tố tác động mạnh mẽ tới nhiệt độ - Nước ta có 3/4 diện tích là đồi núi, do đó nhiệt độ nước ta có sự phân hóa theo độ cao. Địa hình chịu tác động của gió mùa Đông Bắc nên vùng núi miền Bắc lạnh hơn vùng núi miền Nam. So sánh thay đổi nhiệt độ trung bình theo độ cao giữa Sa Pa - Lai Châu ở miền Bắc và Đà Lạt - Nha Trang ở miền Nam, ta thấy cùng vĩ độ nơi địa hình cao có nhiệt độ trung bình năm thấp hơn, nhiệt độ trung bình Đà Lạt cao hơn Sa Pa. Vĩ độ và độ cao 22o20' 1581m 11o57' 1500m Địa điểm Nhiệt độ TB năm Sa Pa 15,2 oC Đà Lạt Vĩ độ và độ cao 21,03o 244m 12o13' o 18,3 C Trường THPT Chuyên Thái Bình 6m 185 Địa điểm Nhiệt độ TB năm Lai Châu 22,6 oC Nha Trang 26,3oC HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI - Ở phía Bắc, do ảnh hưởng của địa hình núi Hoàng Liên Sơn chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam chắn gió mùa Đông Bắc lạnh, khiến cho chế độ nhiệt độ giữa Đông Bắc và Tây Bắc cũng có sự khác biệt. Bảng nhiệt độ TB các tháng của Lạng Sơn và Lai Châu (oC) Địa 1 điểm 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lạng 13,3 14,3 18,2 22,1 23,3 26,9 27,0 26,6 25,2 22,2 18,3 14,8 Sơn Lai 17,1 18,0 21,3 24,6 24,5 26,5 26,5 26,6 26,1 23,7 20,6 17,7 Châu Qua bảng ta thấy: Vùng Đông Bắc tiêu biểu là Lạng Sơn, núi cánh cung tạo điều kiện cho gió mùa Đông Bắc xâm nhập sâu, mùa đông đến sớm kết thúc muộn và lạnh nhất cả nước. Vùng Tây Bắc nằm ở sườn khuất gió Đông Bắc nên mùa đông đến muộn kết thúc sớm, có mùa đông lạnh vừa (tiêu biểu là Lai Châu). - Ở miền Trung, do ảnh hưởng của dãy Trường Sơn kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, sườn đông khuất gió mùa Tây Nam vào thời gian đầu hè từ tháng 5 đến tháng 8 nên chịu ảnh hưởng hiệu ứng phơn khô nóng, nhiệt độ cao trên 38 oC,.... Phía Nam Tây Bắc cũng chịu tác động hiệu ứng phơn do bức chắn của khối núi sông Mã chạy dọc biên giới Việt Lào. Đồng bằng sông Hồng đôi khi cũng chịu ảnh hưởng của gió phơn này. Về thu - đông (tháng 8 - tháng 1) sườn Đông dãy Trường Sơn chắn các luồng gió Đông Bắc từ biển vào gây mưa lớn, tỏa nhiều nhiệt khiến cho nhiệt độ vào mùa đông ở đây cao hơn nhiều so với phía Tây, phía Bắc. Trường THPT Chuyên Thái Bình 186 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI 4. Thời gian mặt trời lên thiên đỉnh cũng ảnh hưởng tới nhiệt độ trung bình một số địa phương Bảng thống kê ngày mặt trời lên thiên đỉnh từ Bắc vào Nam ở một số địa phương trên đất nước ta Ngày mặt trời Hai lần lên thiên đỉnh Địa điểm Vĩ độ cách nhau Lần 1 Lần 2 Lũng Cúc - Hà Giang 23o23' 18-6 26-6 8 ngày Hà Nội 21o02' 26-5 18-7 53 ngày Vĩnh Linh 17o0' 8-5 5-8 89 ngày Huế 16o26' 6-5 7-8 93 ngày Kon Tum 14o22' 29-4 14-8 107 ngày Quy Nhơn 13o46' 27-4 16-8 111 ngày Nha Trang 12o15' 23-4 21-8 119 ngày Mũi Dinh 11o21' 20-4 24-8 125 ngày Tp Hồ Chí Minh 10o47' 18-4 25-8 128 ngày Sóc Trăng 9o36' 15-4 28-8 134 ngày Mũi Cà Mau 8o34' 12-4 1-9 141 ngày Qua bảng ta thấy: - Các địa phương từ vĩ tuyến 14oB trở vào có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh vào tháng 4 và tháng 8, cách xa nhau 3,5 tới hơn 4,5 tháng. Ngày nóng nhất trong năm ở thành phố Hồ Chí Minh và đồng bằng Nam Bộ đều rất sớm từ tháng 4 (Tp Hồ Chí Minh có nhiệt độ tháng 4 là 28,9 oC, tháng 8 là 27 oC). - Các địa phương ở Bắc Bộ có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh gần nhau từ cuối tháng 5 đến trung tuần tháng 7, cách nhau vài ngày (Lũng Cú có 8 Trường THPT Chuyên Thái Bình 187 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI ngày) đến gần 2 tháng (Hà Nội 53 ngày). Vì thế, Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ nóng nhất rơi vào tháng 7 (Hà Nội có nhiệt độ tháng 5 là 27,3oC, tháng 7 là 28,9 oC). III. Các quy luật phân hóa trong chế độ nhiệt ở Việt Nam Từ đặc điểm chung của chế độ nhiệt (mục I) và các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới sự thay đổi nhiệt độ không khí ở Việt Nam (mục II), ta rút ra quy luật phân hóa địa đới và phi địa đới trong chế độ nhiệt như sau: 1. Quy luật phân hóa địa đới trong chế độ nhiệt - Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lý và cảnh quan tự nhiên theo vĩ độ từ xích đạo về hai cực. Đây là quy luật phổ cập tạo nên các vòng đai địa lý bao quanh trái đất. Nguyên nhân sâu xa của quy luật này là sự giảm dần góc nhập xạ từ xích đạo về 2 cực làm cho nhiệt độ trung bình cũng giảm theo, trong khi biên độ nhiệt năm lại tăng lên. - Trong chế độ nhiệt ở Việt Nam, quy luật địa đới thể hiện rõ nét và quan trọng nhất: nhiệt độ tăng từ Bắc vào Nam, còn biên độ nhiệt năm lại giảm, do lãnh thổ kéo dài theo chiều kinh tuyến, càng vào Nam càng gần xích đạo xa chí tuyến, góc chiếu và thời gian chiếu sáng cũng thay đổi theo. Tính chung cho cả năm, nhiệt độ trung bình năm tăng từ Bắc vào Nam bình quân 0,36 oC/1 vĩ tuyến là rất cao(gấp 10 lần so với các nước khác cùng vĩ độ), còn vào mùa đông cao hơn nữa 0,6 oC/1 vĩ tuyến. Trong khi đó, biên độ nhiệt các tỉnh miền núi phía Bắc lại lớn (Lũng Cú là 16 oC), tính bình quân biên độ nhiệt giảm từ Bắc vào Nam 1 oC/1 vĩ tuyến. - Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh làm hạ thấp nhiệt độ miền Bắc (ranh giới là dãy Bạch Mã 16 oC), cảnh quan tự nhiên nước ta Trường THPT Chuyên Thái Bình 188 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI chia làm 2 đới: đới rừng gió mùa chí tuyến ở miền Bắc và đới rừng gió mùa á xích đạo ở miền Nam. Đới rừng gió mùa chí tuyến lại phân thành 2 á đới: từ Hoành Sơn (18oB) trở ra Bắc là khu vực có mùa đông dài trên 3 tháng với nhiệt độ trung bình < 18oC, thậm chí có nơi < 15 oC. Từ Hoành Sơn đến Bạch Mã có mùa đông lạnh ngắn dưới 3 tháng, tại các khu vực đồng bằng ven biển tính chất nhiệt đới đã thể hiện rõ nét không có tháng nào nhiệt độ < 18 oC. Đới rừng gió mùa á xích đạo ở miền Nam nước ta do không chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc lạnh nên nhìn chung nóng quanh năm, không có tháng nào dưới 20 oC, nên sự phân hóa theo quy luật địa đới ở đây dựa vào sự phân hóa chế độ ẩm. Ranh giới để phân ra 2 á đới là vĩ độ 14oB. Phía Bắc vĩ độ 14oB, do ảnh hưởng của khối núi Kon Tum nên khí hậu ở đây ấm, mùa khô ngắn và không sâu sắc, trừ các khu vực núi cao có nhiệt độ trung bình năm < 18 oC và 20oC, còn lại từ 20 oC-23 oC. Khu vực phía Nam vĩ độ 14oB, địa hình thấp hơn, mùa khô trở nên sâu sắc kéo dài 5-6 tháng, trừ các vùng núi cao ở Tây Nguyên, nhiệt độ trung bình năm ở đây trên 25 oC, đạt tiêu chuẩn chế độ nhiệt á xích đạo (thể hiện rõ nét từ Quy Nhơn trở vào). 2. Quy luật phân hóa phi địa đới trong chế độ nhiệt - Quy luật phi địa đới là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần địa lý và cảnh quan. Nguyên nhân tạo nên quy luật này là do năng lượng bên trong lòng trái đất. Nguồn năng lượng này đã tạo ra sự phân chia bề mặt trái đất thành lục địa, đại dương, địa hình núi cao. - Quy luật phi địa đới thể hiện ở quy luật đai cao và quy luật địa ô. Trường THPT Chuyên Thái Bình 189 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI + Về quy luật phân hóa nhiệt độ theo địa ô (còn gọi là quy luật phân hóa theo kinh đô). Xét về mặt vị trí theo kinh đô, Việt Nam nằm gọn trong á địa ô của địa ô gió mùa châu Á, đó là á địa ô gió mùa Đông Nam Á. Như vậy, gió mùa tác động tương hỗ với địa hình (chủ yếu là độ cao và hướng của các dãy núi) là nguyên nhân chính làm xuất hiện quy luật địa ô ở Việt Nam. Vai trò của vị trí địa lý so với biển ít tác dụng trong việc hình thành quy luật này, vì hình dáng nước ta hẹp ngang chạy dài chiều kinh tuyến. Các dãy núi giữ vai trò quan trọng tạo ra quy luật địa ô như đã trình bày là: bức chắn địa hình dãy Hoàng Liên Sơn, dãy núi biên giới Việt Lào (khối núi sông Mã), dãy Trường Sơn Bắc. Đến lượt mình, cánh cung Trường Sơn Nam đón gió Đông Bắc ở sườn Đông, tạo hiệu ứng phơn khô nóng cho Tây Nguyên từ tháng 12 tới tháng 4, với nhiệt độ cao trung bình trên 27oC. Ngoài ra, độ rộng lục địa cũng là nguyên nhân tạo ra quy luật địa ô. Độ rộng lục địa ảnh hưởng tới biên độ nhiệt địa phương. Nơi có độ lục địa lớn nhất là miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có biên độ nhiệt cao nhất cả nước mặc dù gần biển, trung bình 12oC-14oC (Hà Nội 12,5oC). Nơi có biên độ nhiệt cao thứ 2 là miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, miền Tây Bắc nằm sâu trong nội địa, biên độ nhiệt 10 oC-12 oC (Sơn La 10,5 oC). + Quy luật phân hóa nhiệt độ theo độ cao Trong phần này, cần lưu ý 2 vấn đề ngoài các nội dung đã trình bày trong phần trước: - Thứ nhất: bản chất của vấn đề nhiệt độ giảm theo độ cao là càng lên cao mật độ không khí càng loãng, ít hơi nước, ít bụi bẩn, ít sol khí (phần tử rắn) nên mặt đất càng tăng cường bức xạ hồng ngoại, nghĩa là nó chỉ phát Trường THPT Chuyên Thái Bình 190 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI ra năng lượng có các bước sóng dài từ 4-120µc không nhận được bằng mắt thường, năng lượng này khuếch tán vào không gian. - Thứ hai: Trên lãnh thổ Việt Nam tồn tại một hệ thống bao gồm 3 đai cao như sau: + Đai nhiệt đới ẩm gió mùa chân núi có độ cao dưới 600-700m ở miền Bắc và 900-1000m ở miền Nam. Đặc trưng của đai này có một mùa hạ nóng, nhiệt độ trung bình tháng ≥ 25 oC, tổng nhiệt độ hoạt động trên 7500 oC. + Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở độ cao 600m đến 2600m. Đặc trưng của đai này có mùa hạ mát, nhiệt độ trung bình tháng < 25 oC, tổng nhiệt độ hoạt động là > 4500 oC. + Đai ôn đới gió mùa trên núi có độ cao > 2600m. Đai này chiếm diện tích rất nhỏ chỉ có ở núi cao Hoàng Liên Sơn, Pusilung. Đặc trưng của đai này khí hậu giống ôn đới, quanh năm nhiệt độ < 15 oC, mùa đông < 5 oC. III. Kết luận Việc giảng dạy xoay quanh yếu tố nhiệt độ của khí hậu Việt Nam trong luyện thi HSG quốc gia là vấn đề rất khó, đòi hỏi người thầy phải có kiến thức tổng hợp về khoa học tự nhiên, có tư duy sâu, nhìn nhận phát hiện các mối liên hệ trong tự nhiên một cách toàn diện. Qua học tập về địa lý tự nhiên Việt Nam, giúp học sinh yêu bộ môn, có quyết tâm cao ôn luyện để đạt giải cao. Trong chuyên đề này, chúng tôi chỉ tập trung phân tích đặc điểm chế độ nhiệt, những nhân tố ảnh hưởng và quy luật phân hóa nhiệt độ của khí hậu trên lãnh thổ Việt Nam phục vụ giảng dạy trong trường THPT. Do Trường THPT Chuyên Thái Bình 191 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI trình độ còn hạn chế, bài viết sẽ còn nhiều thiếu sót nên chúng tôi rất mong ý kiến đóng góp của anh chị em giáo viên, thầy cô giáo bộ môn toàn quốc. Xin trân trọng cảm ơn! Trường THPT Chuyên Thái Bình 192 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÌM HIỂU YẾU TỐ NHIỆT CỦA KHÍ HẬU VIỆT NAM Giáo viên: Đỗ Thị Vui Trường THPT Chuyên Lào Cai I. Đặt vấn đề Khí hậu là thành phần tự nhiên rất quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến các thành phần tự nhiên khác như sông ngòi, đất, sinh vật, địa hình... Các yếu tố cấu thành khí hậu rất đa dạng gồm các yếu tố nhiệt, ẩm và hoàn lưu, chúng có mối quan hệ mật thiết và biến đổi theo thời gian, phân hóa phức tạp theo không gian. Đây là một trong những nội dung khó luôn được đề cập trong các đề thi HSG các cấp nhất là cấp quốc gia của môn địa lý hằng năm. Làm thế nào để học sinh nắm chắc và vận dụng kiến thức phần khí hậu nhuần nhuyễn là điều trăn trở của các giáo viên dạy đội tuyển phần Địa lý tự nhiên Việt Nam. Vì đây là nội dung khó và phức tạp nên phương châm chia nhỏ kiến thức để tìm hiểu sâu trong kế hoạch viết chuyên đề thảo luận của Hội các trường chuyên khu vực Đồng bằng Duyên hải Bắc bộ là hoàn toàn hợp lí. Trong chuyên đề hẹp này tôi xin đưa ra quan điểm cá nhân về bồi dưỡng học sinh giỏi phần yếu tố nhiệt của khí hậu Việt Nam. Mong nhận được sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp. II. Nội dung. 1. Hướng dẫn học sinh khai thác atlat khi học phần yếu tố nhiệt của khí hậu Việt Nam. - Các câu hỏi trong đề thi học sinh giỏi các cấp đối với phần Tự nhiên Việt Nam luôn dựa trên cơ sở kiến thức của học sinh kết hợp với kĩ năng khai thác atlat địa lí. Đối với yếu tố nhiệt của khí hậu học sinh cần biết Trường THPT Chuyên Thái Bình 193 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI cách xác định và phân tích các chỉ số cơ bản của yếu tố nhiệt là: nhiệt độ trung bình năm, tổng nhiệt độ, biên độ nhiệt, tháng nóng nhất, tháng lạnh nhất, sự chi phối của các loại gió…. Vì vậy học sinh cần khai thác thông tin từ các trạm khí hậu trong bản đồ chính và khai thác từ 3 bản đồ nhiệt phía dưới của trang khí hậu và phải kết hợp với khai thác một số trang có các yếu tố khác liên quan. - Để dạy tốt nội dung này giáo viên cần nắm chắc những kiến thức, biết cách hướng dẫn học sinh tích cực, chủ động khai thác các phương tiện, thiết bị dạy học nhất là Atlat địa lí Việt Nam để hiểu kiến thức và vận dụng những kiến thức vào giải quyết những yêu cầu cụ thể của câu hỏi. Giáo viên cần đặc biệt chú ý rèn luyện cho học sinh cách phân tích các trạm khí hậu, phân tích các mối quan hệ nhân quả giữa các thành phần tự nhiên với nhau, tự nhiên với kinh tế - xã hội, thành lập dàn ý đối với từng vấn đề cụ thể, kĩ năng làm bài thi, kiểm tra… - Mục tiêu cần đạt là học sinh phải: + Phân tích và giải thích được đặc điểm chung của chế độ nhiệt nước ta, sự phân hóa chế độ nhiệt theo thời gian và không gian (Bắc – Nam, Đông – Tây, đai cao...), chế độ nhiệt của từng miền khí hậu, từng vùng khí hậu, từng vùng lãnh thổ. + So sánh để thấy được sự khác nhau về chế độ nhiệt giữa các miền khí hậu, các vùng khí hậu, các vùng lãnh thổ với nhau, trong nội bộ từng khu vực. + HS phải phân tích được mối quan hệ của chế độ nhiệt với các yếu tố khác của khí hậu và với các thành phần tự nhiên khác cũng như ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng lãnh thổ và cả nước. 2. Nội dung kiến thức học sinh cần nắm được khi tìm hiểu yếu tố nhiệt của khí hậu Việt Nam. Trường THPT Chuyên Thái Bình 194 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI a. Chế độ nhiệt của khí hậu Việt Nam tiêu biểu cho khí hậu của miền nhiệt đới. - Biểu hiện: Nền nhiệt cao: Nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều lớn hơn 200C, trừ các khu vực núi cao có một diện tích rất nhỏ so với diện tích toàn lãnh thổ. Ở đa số các trạm hầu hết là các tháng có nhiệt độ trên 20 0 C: Hà Nội có 9 tháng nhiệt độ >20 0 C, Từ Đà Nẵng trở vào ở đồng bằng không có tháng nào nhiệt độ 24 0 C. Nhiệt độ tháng 1 thấp hơn nhiệt độ tháng 7, biểu hiện rõ rệt nhất ở miền Bắc. Ví dụ tại trạm Lạng Sơn từ tháng 11 đến tháng 3 nhiệt độ xuống dưới 20 0 C và 7 tháng có nhiệt độ cao >20 0 C. Nhiệt độ ban ngày cao hơn nhiệt độ ban đêm. - Nguyên nhân: Nước ta chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa, vào mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc có tính chất lạnh. Do chuyển động biểu kiến của mặt trời nên có sự chênh lệch về thời gian chiếu sáng và góc nhập xạ trong năm. Nhiệt độ ban ngày cao hơn nhiệt độ ban đêm do chuyển động biểu kiến của mặt trời trong 1 ngày đêm. * Theo không gian - Phân hoá theo chiều bắc- nam + Từ bắc vào nam nhiệt độ trung bình năm tăng dần đặc biệt là nhiệt tháng 1: trong khi hầu hết các địa phương từ Đà Nẵng trở vào Nam có nhiệt độ tháng 1 >21oC thì các địa phương từ Huế trở ra Bắc có nhiệt độ dưới 20oC, ở Lạng Sơn 13.3oC. + Biên độ dao động nhiệt giảm dần từ B vào N, miền Bắc có biên độ dao động nhiệt khá lớn > 10oC, trong khi biên độ dao động ở miền Nam nhỏ 3 – 8oC ( TP HCM: 3oC) + Biến trình nhiệt năm của miền Bắc có 1 cực đại và 1 cực tiểu trong khi phần lớn miền khí hậu phía Nam xuất hiện 2 cực đại và 2 cực tiểu (Tây Nguyên, Nam Bộ) + Nguyên nhân: Do lãnh thổ nước ta trải dài trên nhiều vĩ độ, càng vào nam càng gần xích đạo nên góc nhập xạ tăng dần. Cường độ hoạt động của gió mùa mùa đông yếu dần từ B và N do bị biến tính trên quãng đường di chuyển và gặp địa hình của các dãy núi, mạch núi ăn ngang đặc biệt là 2 dãy núi Hoành Sơn, Bạch Mã. Trường THPT Chuyên Thái Bình 196 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI - Phân hoá theo độ cao: càng lên cao nhiệt độ càng giảm do chịu tác động của quy luật đai cao (dẫn chứng bằng cách so sánh nhiệt độ của cặp trạm khí hậu Hà Nội- Sapa hoặc Nha Trang- Đà Lạt) Bảng thông tin thêm về nhiệt độ trung bình năm của một số địa điểm có độ cao khác nhau. Địa điểm Độ cao Nhiệt độ trung bình năm Sơn La 676m 21,00C Tam Đảo 897m 18,00C Sapa 1570m 15,20C Plâycu 800m 21,80C Đà Lạt 1513m 18,30C - Phân hoá theo hướng sườn: + Ở Bắc Bộ: biên độ nhiệt độ trung bình năm của Lạng Sơn là 13,70C trong khi Điện Biên (22003’B) thấp hơn chỉ có 1,90C, nếu biên độ nhiệt tuyệt đối ở Lạng Sơn là 41,90C thì Điện Biên chỉ có 37,60C. Do Lạng Sơn thuộc vùng Đông Bắc nơi trực tiếp đón gió mùa đông bắc còn Điện Biên nằm ở sườn Tây của HLS là sườn khuất gió này. + Vào tháng 7, nhiệt độ của Tây Nguyên và Nam bộ thấp hơn của DHMT khoảng 4oC do Tây Nguyên và Nam bộ nằm ở sườn đón gió tây nam còn DHMT thuộc sườn khuất gió xảy ra hiện tượng phơn làm nhiệt độ tăng cao. 3. Một số câu hỏi luyện tập. Câu 1. Phân tích các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến nhiệt độ không khí ở Việt Nam. * Vị trí địa lí và hình dáng lãnh thổ: Trường THPT Chuyên Thái Bình 197 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI - Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến Bán Cầu Bắc, các địa phương trong cả nước có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh trong năm, góc nhập xạ lớn nên có nền nhiệt cao. - Lãnh thổ hẹp ngang và kéo dài theo chiều B-N, trải dài trên 15 độ vĩ  1650km tạo nên sự phân hóa của chế độ nhiệt theo chiều B- N(dẫn chứng). Khoảng cách giữa hai lần Mặt trời lên thiên đỉnh tăng dần từ Bắc vào Nam do vậy chế độ nhiệt có sự khác biệt khá rõ giữa hai miền. Điều này giúp chúng ta hiểu tại sao ngày nóng nhất trong năm ở Tp. hồ Chí Minh và Nam Bộ đến sớm từ tháng tư trong khi những ngày nắng gay gắt nhất ở Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ là những ngày cuối tháng năm và trung tuần tháng 7. * Địa hình: - Địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế nên tính chất nhiệt đới của khí hậu vẫn được bảo tồn ở vành đai chân núi ( ở miền B dưới 600- 700m, miền N dưới 900- 1000m) - Do địa hình nước ta ¾ diện tích là đồi núi nên ngoài sự phân hóa theo chiều B-N, chế độ nhiệt còn phân hóa theo độ cao và quy luật là cứ lên cao khoảng 100m thì nhiệt độ giảm khoảng 0.6oC (SaPa có nhiệt độ trung bình năm khoảng 15oC trong khi nhiệt độ các vùng thấp của cả nước đều >21oC). Từ đó hình thành các vành đai khí hậu theo độ cao có chế độ nhiệt khác nhau: + Đai nhiệt đới gió mùa chân núi: Miền Bắc: < 600,700m ; miền Nam: < 900,1000m: Khí hậu nhiệt đới biểu hiện rõ rệt ở nền nhiệt cao, mùa hạ nóng, nhiệt độ TB > 25oC + Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi: Miền Bắc: 600,700-> 2600m; miền Nam: 900,1000-> 2600m: Khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ > 25oC. + Đai ôn đới núi cao có độ cao > 2600m: Lạnh quanh năm, nhiệt độ các tháng dưới 15oC. Mùa đông to < 5oC. - Địa hình tạo sự phân hóa chế độ nhiệt theo chiều đông tây. Trường THPT Chuyên Thái Bình 198 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI + Ở phía Bắc, do ảnh hưởng của địa hình khiến cho chế độ nhiệt giữa Đông Bắc và Tây Bắc cũng có sự khác biệt. Tây Bắc có mùa đông đến muộn và kết thúc sớm còn Đông Bắc có mùa đông đến sớm kết thúc muộn. Sở dĩ như vậy vì do Đông Bắc có các cánh cung mở rộng về phía Bắc hút gió mùa Đông Bắc lạnh còn Tây Bắc bị dãy Hoàng Liên Sơn cao chắn gió, nếu gió mùa Đông Bắc vượt qua dãy núi cao này thì cũng đã bị biến tính. + Hướng TB- ĐN của dãy Trường Sơn vuông góc với hướng gió Tây Nam khiến cho sườn đông chịu ảnh hưởng của gió tây khô nóng vào mùa hạ nhiệt độ tăng cao hơn so với sườn tây. Mùa đông thì ngược tại. + Hướng tây- đông của các dãy Hoành Sơn và Bạch Mã có tác dụng ngăn ảnh hưởng của gió mùa đông bắc xuống phía nam góp phần làm cho nhiệt độ của miền N cao hơn miền B (d/c) * Hoàn lưu: - Gió mùa mùa đông góp phần làm cho nhiệt độ trung bình năm và nhiệt độ tháng 1 tăng dần từ B- N. Biên độ nhiệt giảm dần từ B-N. Càng vào Nam càng xa tác động của gió mùa mùa đông nên biên độ nhiệt độ càng nhỏ. Ví dụ, biên độ nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội (21001’B) là 12,50C trong khi Tp. Hồ Chí Minh chỉ có 3,10C. Nếu biên độ nhiệt tuyệt đối (nhiệt độ tối cao và tối thấp) của Hà Nội là 40,10C thì Tp. Hồ Chí Minh thấp hơn nhiều: 26,20C. Ở phía Bắc, khu vực Đông Bắc chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông nên biên độ nhiệt lớn hơn khu vực Tây Bắc. Có thể chứng minh như sau: biên độ nhiệt độ trung bình năm của Lạng Sơn là 13,70C trong khi Điện Biên (22003’B) thấp hơn chỉ có 1,90C, nếu biên độ nhiệt tuyệt đối ở Lạng Sơn là 41,90C thì Lai Châu chỉ có 37,60C. - Đầu mùa hạ, sự hoạt động của khối khí TBg đã tạo ra sự phân hóa chế độ nhiệt giữa 2 sườn của Trường Sơn do hiện tượng phơn. Câu 2. Căn cứ vào bảng số liệu hãy phân tích sự khác biệt trong chế độ nhiệt của hai địa điểm trên và giải thích vì sao có sự khác biệt đó? Nhiệt độ trung bình tháng và năm (oC) tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh Trường THPT Chuyên Thái Bình 199 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Tháng Hà Nội 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm 16,4 17,0 20,2 23,7 27,3 28,8 28,9 28,2 27,2 24,6 21,4 18,2 23,5 TP. Hồ 25,8 26,7 27,9 28,9 28,3 27,5 27,1 27,1 26,8 26,7 26,4 25,7 27,1 Chí Minh * Phân tích sự khác biệt trong chế độ nhiệt: - Hà Nội có nền nhiệt độ thấp hơn Tp Hồ Chí Minh (nhiệt độ trung bình năm 23,5oC so với 27,1oC) - Hà Nội có 3 tháng (tháng 12, 1, 2) nhiệt độ xuống dưới 20oC, thậm chí có 2 tháng nhiệt độ xuống dưới 18oC. Hà Nội có 4 tháng (tháng 6, 7 , 8, 9) nhiệt độ cao hơn Tp. Hồ Chí Minh - Tp. Hồ Chí Minh quanh năm nóng, không có tháng nào nhiệt độ xuống dưới 25,7oC - Biên độ nhiệt độ ở Hà Nội cao, tới 12,5oC, biên độ nhiệt ở Tp. hồ Chí Minh thấp, chỉ có 3,1oC - Nhiệt độ cao nhất ở Hà Nội là tháng 7 trong khi TP. Hồ Chí Minh là tháng 4 * Giải thích nguyên nhân của sự khác biệt - Hà Nội do chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc thổi từ áp cao vùng lục địa phương Bắc tràn xuống nên có nhiệt độ thấp nhất trong các tháng mùa đông. Trong thời gian này, Tp. Hồ Chí Minh không chịu tác động của gió này nên nền nhiệt độ cao. - Từ tháng 5 đến tháng 10, toàn lãnh thổ nước ta có gió Tây nam và Tín phong nửa cầu Bắc hoạt động xen kẽ. Trong thời gian này nhiệt độ cao đều trên toàn quốc - Hà Nội nằm gần chí tuyến Bắc, cùng với nhiệt độ hạ thấp về mùa đông, nên biên độ nhiệt cao hơn Tp. Hồ Chí Minh nằm gần Xích đạo, cùng với hai mùa nhiệt độ tương đối cao, biên độ nhiệt thấp hơn. Trường THPT Chuyên Thái Bình 200 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI - Hà Nội nằm gần chí tuyến Bắc, thời gian hai lần Mặt trời qua thiên đỉnh trong mùa hạ ngắn hơn. Thêm vào đó hiện tượng phơn tỉnh thoảng xảy ra trong các tháng mùa hạ nên nhiệt độ các tháng 7, 8, 9 cao hơn ở Tp. Hồ Chí Minh - Tp. Hồ Chí Minh nhiệt độ cao nhất vào tháng 4 gần trùng với thời gian Mặt trời lên thiên đỉnh lần thứ nhất tại đây, thêm vào đó đây là tháng hạn, có lượng mưa thấp nhất trong năm. Câu 3. Chứng minh rằng các khối khí hoạt động trong mùa đông có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phân hóa chế độ nhiệt của nước ta. * Mùa đông nước ta có sự hoạt động của 2 khối khí là NPc và Tm - Khối khí NPc: Là khối không khí lạnh (NPc) xuất phát từ áp cao Xibia di chuyển xuống theo hướng ĐB. Thời gian hoạt động từ tháng X đến tháng IV năm sau. Tính chất lạnh khô vào đầu mùa, lạnh ẩm và có mưa phùn vào cuối mùa. Phạm vi hoạt động ở miền Bắc, giới hạn là dãy Bạch Mã (16oB) - Khối khí Tm: Là gió tín phong BBC, thổi đến nước ta theo hướng ĐB. Thời gian hoạt động quanh năm nhưng hoạt động rõ nhất vào thời kì chuyển tiếp xuân- thu vì các mùa còn lại bị cơ chế gió mùa lấn át. Tính chất ấm và khá ẩm vì đã bị biến tính sau khi qua biển đông. Phạm vi hoạt động rộng trên cả nước. * Sự ảnh hưởng của 2 khối khí đến sự phân hóa chế độ nhiệt ở nước ta rất rõ. Thể hiện: - Ảnh hưởng của NPc: + Tạo cho miền B có 1 mùa đông lạnh, đầu mùa lạnh khô, cuối mùa lạnh ẩm và cường độ lạnh có sự khác nhau giữa các khu vực trong vùng. Cường độ lạnh nhất là vùng Đông Bắc tiếp đến là ĐBSH. Độ lạnh giảm hơn ở vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. + Gió này kết hợp với địa hình tạo ra sự phân hóa đa dạng của chế độ nhiệt: Trường THPT Chuyên Thái Bình 201 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Sự phân hóa theo B- N: Miền B có khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh, miền N có khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm. Nền nhiệt tăng dần từ B- N nhất là vào mùa đông, biên độ nhiệt giảm dần từ B- N. Sự phân hóa theo Đ- T thể hiện rõ giữa 2 sườn của HLS. Sườn đông là vùng Đông Bắc có mùa đông kéo dài, đến sớm, kết thúc muộn còn Tây Bắc nằm ở sườn tây có mùa đông ngắn hơn, đến muộn và kết thúc sớm hơn. - Ảnh hưởng của Tm. Hoạt động của Tm kết hơn với địa hình cũng góp phần tạo nên sự phân hóa chế độ nhiệt ở nước ta vào mùa đông đặc biệt là sự phân hóa giữa 2 sườn của Trường Sơn. Sườn Đông là DHMT có tiết trời ấm áp sau những đợt lạnh của gió mùa đông bắc thể hiện rõ ở BTB. Ngược lại tạo ra thời tiết nắng nóng, khô cho nam bộ và Tây Nguyên nơi khuất gió do nằm ở sườn tây của Trường Sơn. Câu 4. Dựa vào atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy chứng minh rằng ngay trong vùng Đông bắc bắc bộ chế độ nhiệt có sự phân hóa đa dạng: * Khái quát về vùng Đông bắc bắc bộ có phạm vi nằm ở tả ngạn sông Hồng, phía N giáp bồng bằng Sông Hồng. Nằm trong miền khí hậu phía bắc và nằm trọn trong vùng khí hậu Đông bắc bộ. * Đặc điểm phân hóa của chế độ nhiệt: - Chế độ nhiệt có sự phân hóa theo hướng B-N, thể hiện rõ nhất qua nhiệt độ trung bình tháng 1 và tháng 7. + Nhiệt độ tháng 1 ở khu vực biên giới phía B dưới 14oC, trong khi phần phía N có nhiệt độ ở mức 14- 18oC. Do phần giáp biên giới là vùng cửa ngõ đón gió mùa đông bắc nên cường độ lạnh lớn hơn phía N của vùng. + Nhiệt độ tháng 7 của phần phía B cũng thấp hơn phần phía N. Biên giới phía B có nhiệt tháng 7 dưới 24oC còn phần phía N là trên 24oC. Do phần Trường THPT Chuyên Thái Bình 202 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI lãnh thổ phía N có sự hoạt động của gió phơn. Tại các thành phố, nền nhiệt còn bị tăng cường bởi diện tích xây dựng lớn. - Chế độ nhiệt có sự phân hóa theo độ cao tuân theo quy luật đai cao là cứ nên cao 100m thì nhiêt độ giảm 0.6oC. Khu vực núi cao Hà Giang luôn có nhiệt độ trung bình năm thấp hơn nền nhiệt chung của toàn vùng. - Chế độ nhiệt có sự phân hóa theo mùa: Mùa đông có nền nhiệt thấp hơn mùa hè đặc biệt là sự chênh lệch giữa nhiệt tháng 1 và tháng 7 làm cho biên độ dao động nhiệt của vùng lớn nhất cả nước, ở mọi địa phương biên độ dao động nhiệt luôn >10oC. * Kết luận: Chế độ nhiệt của miền có sự phân hóa đa dạng là do tác động của nhiều yếu tố hoàn lưu, địa hình, bề mặt đệm. Chế độ nhiệt của vùng tiêu biểu cho khí hậu nhiệt đới gió mùa của nước ta. Câu 5. Dựa vào atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy trình bày và giải thích đặc điểm chế độ nhiệt của miền Bắc nước ta. * Khái quát: Miền Bắc là phần lãnh thổ nằm phía Bắc của dãy Bạch Mã được phân thành 4 cùng khí hậu là: vùng khí hậu Tây bắc bộ, vùng khí hậu Đông bắc bộ, vùng khí hậu Trung và Nam bắc bộ và vùng khí hậu Bắc Trung Bộ. * Đặc điểm chế độ nhiệt. - Nền nhiệt cao, nhiệt độ trung bình năm của miền >20oC, thỏa mãn tiêu chuẩn của miền nhiệt đới. Do nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến Bán Cầu Bắc, các địa phương có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh trong năm, góc nhập xạ lớn nên có nền nhiệt cao. - Chế độ nhiệt có sự phân hóa: + Chế độ nhiệt có sự phân hóa theo hướng B-N(cách trình bày giống câu 4). + Chế độ nhiệt có sự phân hóa theo độ cao(cách trình bày giống câu 4). Trường THPT Chuyên Thái Bình 203 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI + Chế độ nhiệt có sự phân hóa theo đông – tây: Sự phân hóa theo Đ- T thể hiện rõ giữa 2 sườn của HLS. Sườn đông là vùng Đông Bắc có mùa đông kéo dài, đến sớm, kết thúc muộn còn Tây Bắc nằm ở sườn tây có mùa đông ngắn hơn, đến muộn và kết thúc sớm hơn. + Chế độ nhiệt có sự phân hóa theo mùa(cách trình bày giống câu 4). * Kết luận chung:…… III. Kết luận Trên đây là nội dung chuyên đề mà tôi trực tiếp biên soạn và bồi dưỡng độ tuyển. Tuy nhiên kinh nghiệm của bản thân trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi còn ít, chắc chắn đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn./. Trường THPT Chuyên Thái Bình 204 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ: PHÂN TÍCH YẾU TỐ NHIỆT CỦA KHÍ HẬU VIỆT NAM Người viết: Nhóm Địa Trường THPT chuyên Biên Hòa – Hà Nam MỞ ĐẦU Địa lí tự nhiên Việt Nam là một phần quan trọng của chương trình trung học phổ thông chuyên. Trong đó phần khí hậu Việt Nam là một trong những nội dung lớn và có liên quan đến nhiều thành phần tự nhiên khác như: địa hình, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật và cảnh quan. Nội dung khí hậu Việt Nam thường xuất hiện nhiều trong các kì thi, đặc biệt là thi học sinh giỏi quốc gia. Dưới đây tôi xin đưa ra một số nội dung kiến thức và bài tập cơ bản liên qua tới yếu tố nhiệt của khí hậu Việt Nam. NỘI DUNG I. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẾ ĐỘ NHIỆT CỦA KHÍ HẬU NƯỚC TA 1. Vị trí địa lí Qui định góc nhập xạ từ đó ảnh hưởng đến lượng nhiệt từ Mặt Trời dồn xuống mặt đất. Vị trí địa lí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu trong năm có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh nên có góc nhập xạ lớn, nền nhiệt độ cao. Càng vào phía Nam càng gần xích đạo nên nền nhiệt càng cao. 2. Địa hình a. Độ cao Nước ta ¾ là đồi núi nhưng phần lớn là đồi núi thấp dưới 1000 m (khoảng trên 65%), chỉ có 1% trên 2000 m nên tính chất nhiệt đới được bảo toàn trên hầu khắp lãnh thổ Trường THPT Chuyên Thái Bình 205 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Tuy nhiên địa hình có sự phân hóa theo độ cao nên nền nhiệt cũng có sự phân hóa theo đai cao. Ở tầng đối lưu cứ lên cao 1000met nhiệt độ giảm 60C, vì vậy những vùng núi cao ở nước ta có nền nhiệt thấp hơn so với nền nhiệt trung bình của cả nước. b. Hướng sơn văn của địa hình - Hướng vòng cung của các cánh cung ở Đông Bắc tạo điều kiện cho gió mùa Đông Bắc tác động xâm nhập sâu vào lãnh thổ nước ta làm cho vùng núi Đông Bắc vào mùa đông có nhiều tháng nhiệt độ xuống thấp và lạnh nhất cả nước. - Hướng Tây Bắc - Đông Nam của dãy Hoàng Liên Sơn có tác dụng ngăn ảnh hưởng của gió mùa đông bắc đến khu Tây Bắc làm cho vùng này có mùa đông ngắn hơn và đỡ lạnh hơn so với khu Đông Bắc. - Hướng Tây - Đông của các dãy núi Hoành Sơn, Bạch Mã có tác dụng ngăn ảnh hưởng của gió mùa đông bắc xuống phía Nam góp phần làm cho nền nhiệt ở phái Nam cao hơn phía Bắc. 3. Hoàn lưu gió mùa a. Gió mùa mùa đông - Gió mùa Đông Bắc có nguồn gốc từ áp cao Xibia hoạt động từ vĩ tuyến 0 16 B trở ra Bắc với tính chất cơ bản là lạnh và khô đã làm cho nền nhiệt của miền Bắc bị hạ thấp trong mùa đông, có 2 - 3 tháng nhiệt độ dưới 180C. - Gió Tín Phong xuất phát từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Bắc thổi về hạ áp Xích Đạo với tính chất nóng và khô ảnh hưởng rõ đến miền Nam nước ta gây thời tiết khô nóng. b. Gió mùa mùa hạ Gồm nguồn gốc từ Bắc Ấn Độ Dương (thổi đầu hạ) và nguồn gốc từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu nam (thổi giữa và cuối hạ) với tính chất nóng ẩm làm cho nền nhiệt trong mùa hạ cao trên cả nước. II. ĐẶC ĐIỂM CHẾ ĐỘ NHIỆT Ở NƯỚC TA 1. Khái quát chung Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa châu Á, có sự phân hoá sâu sắc theo không gian (theo B - N, Đ - T, độ cao), theo thời gian (phân hoá mùa). Trường THPT Chuyên Thái Bình 206 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Điều này thể hiện ở từng yếu tố khí hậu như nhiệt độ, mưa, sự phân hoá các miền khí hậu. Chế độ nhiệt nước ta cũng chịu ảnh hưởng của vị trí địa lí, vĩ độ, độ cao, hướng sườn và các hoàn lưu khí quyển. Sự khác nhau giữa các yếu tố này sẽ góp phần tạo nên sự phân hoá đa dạng của chế độ nhiệt nước ta. 2. Chế độ nhiệt nước ta mang tính chất nhiệt đới - Nước ta nằm trong khu vực có chế độ nhiệt thuộc vành đai nhiệt đới: Nhiệt độ trung bình năm toàn lãnh thổ chủ yếu 20 - 240c, phía Nam >240c - Nguyên nhân: Do vị trí địa lí thuộc vành đai nhiệt đới BBC (trong vòng nội chí tuyến BBC), một năm 2 lần mặt trời qua thiên đỉnh -> góc nhập xạ lớn > nhiệt độ cao. 3. Nhiệt độ nước ta có sự phân hoá đa dạng theo mùa, theo B - N, theo Đ - T và theo độ cao * Nhiệt độ phân hoá theo mùa - Miền Bắc nước ta (từ Huế -> Bắc), chế độ nhiệt phân hoá thành 2 mùa nóng (mùa hè) - mùa lạnh (mùa đông) + Mùa nóng (mùa hè): Từ T5 -> T10: Nhiệt độ cao, cao nhất vào tháng 7, nhiệt độ trung bình tháng 7 ở miền Bắc chủ yếu từ 24 - 28 0c; có nơi > 28 0c. Nguyên nhân do Mặt Trời di chuyển biểu kiến lên BBC nên góc nhập xạ lớn, áp thấp nóng phía Tây hoạt động mạnh. + Mùa Lạnh từ T11 -> T4: Nhìn chung nền nhiệt ở miền Bắc thấp, thấp nhất vào tháng 1: T0 trung bình T1 chủ yếu từ 14 -> 18 0c và góc nhập xạ giảm. Là khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc ở nước ta. + Biên độ nhiệt lớn giữa 2 mùa. + Biểu hiện qua trạm khí tượng Hà Nội: Từ T5 -> T10: Nhiệt độ cao > 25 0 c, cao nhất vào tháng 7 là 27 0c; từ T11 -> T4: nhiệt độ ở Hà Nội thấp (có 5 tháng nhiệt độ < 20 0c), thấp nhất vào tháng 1là 15 0c. ∆t0 lớn 12 0c. - Miền Nam: Sự phân hoá mùa không rõ rệt, nhiệt độ gần như nóng quanh năm, biên độ nhiệt độ rất nhỏ, đặc biệt riêng Nam Bộ quanh năm đều >24 0 c. (trạm khí tượng HCM nhiệt độ cả 12 tháng >25 0c, ∆t0 = 2 0c). Do nằm gần Trường THPT Chuyên Thái Bình 207 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI xích đạo, quanh năm nhận được góc chiếu sáng lớn -> góc nhập xạ cao -> nhiệt độ cao. Không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc lạnh. - Biên độ nhiệt cao ở miền Bắc, thấp ở miền Nam cũng do ảnh hưởng của vĩ độ và gió mùa Đông bắc. * Nhiệt độ phân hoá theo B - N - Dựa vào nền màu ta thấy nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam: + T0 trung bình năm: MKHPB: chủ yếu 20 - 240c. MKHPN: chủ yếu > 240c. + T0 trung bình T1: MKH PB: chủ yếu 14 -> 180c, vùng núi cao giáp biên giới phía Bắc 240c và > 240c. + T0 trung bình T7: thể hiện sự phân hoá không rõ nét. - Nguyên nhân: Do vị trí địa lí lãnh thổ nước ta kéo dài trên nhiều vĩ độ, càng vào phía Nam vĩ độ thấp thì nhiệt độ càng cao và 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh cách xa nhau. Do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc giảm dần từ bắc vào nam. - Biểu hiện qua các trạm khí hậu: Hà Nội - Đà Nẵng - TP HCM Trạm Độ cao T0 tb năm Số tháng T0 min T0 < 20 0c T1 Trường THPT Chuyên Thái Bình 208 T0 max T7 t0 Đỉnh nhiệt HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Hà Nội < 50 20 – 24 5 17 0c 29 12 1 Đà Nẵng < 50 > 24 0 22 0c 29 7 1 TP HCM < 50 > 24 0 25,5 0c 27,5 - T4 2 2 Qua bảng số liệu ta thấy + T0 trung bình năm, T0 trung bình tháng một, tăng dần từ Bắc vào Nam. + ∆t0, số tháng nhiệt độ < 20 0c giảm dần từ bắc vào nam. + Miền Nam có 2 đỉnh nhiệt, ∆t0 nhỏ. Miền Bắc có một đỉnh nhiệt, ∆t0 cao. - T0 trung bình tháng lạnh nhất từ B vào N chênh nhau rất lớn (Hà Nội: 170C, TPHCM 25,5 0c -> chênh nhau 8,5 0C ). - T0 trung bình tháng nóng nhất từ B vào N chênh nhau rất nhỏ (Hà Nội: 290C, TP HCM 27,5 0C -> chênh nhau 1,5 0c ). - Từ Bắc vào Nam: Nhiệt độ tăng dần, tăng nhanh biểu hiện rõ vào tháng 1. Nguyên nhân + Nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam do vĩ độ càng thấp thì nhiệt độ càng cao do góc nhập xạ càng lớn. Miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc -> nền nhiệt thấp hơn. Phía Bắc về mùa hạ mặt trời lên thiên đỉnh ở gần chí tuyến Bắc. + MKH PB biên độ nhiệt năm lớn ,có 1 cực đại do 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh gần nhau. + MKH PN biên độ nhiệt nhỏ, có 2 cực đại nhiệt độ do 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh xa nhau. + Miền Bắc nhiệt độ cao nhất vào tháng 7 do trùng với thời gian mặt trời lên thiên đỉnh. + Miền Nam nhiệt độ cao nhất vào tháng 4 do trùng với thời gian mặt trời lên thiên đỉnh lần thứ nhất nhưng do miền Nam đang ở cuối mùa khô nên nhiệt độ nóng nhất. * Nhiệt độ phân hoá theo Đ - T: Trên cùng vĩ độ - T0 trung bình năm vùng khí hậu NTB chủ yếu >24 0c , còn vùng khí hậu Tây Nguyên thì chủ yếu 20 - 24 0c. Trường THPT Chuyên Thái Bình 209 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI - T0 trung bình tháng 1: Ven biên giới phía Tây T0 Điện Biên. + Lạng Sơn và Điện Biên ở cùng vĩ độ, cùng độ cao nhưng nền nhiệt của Điện Biên > Lạng Sơn. Nguyên nhân: Do Lạng Sơn nằm giữa cánh cung hút GMĐB -> chịu ảnh hưởng rất mạnh của gió mùa Đông bắc -> T0 tháng 1 thấp -> t0 cao hơn. Lạng Sơn nói riêng và Đông Bắc nói chung có mùa đông dài và lạnh nhất cả nước. Điện Biên (vùng Tây Bắc) do được dãy Hoàng Liên Sơn chắn nên ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc, do đó mùa đông ấm hơn -> t0 nhỏ hơn. * Nhiệt độ phân hoá theo độ cao: Thể hiện rõ nét nhất ở sự khác biệt về nhiệt độ giữa các vùng đồng bằng và trung du miền núi: - T0 trung bình năm: + ĐBSH, DHMT, ĐBSCL: chủ yếu từ 20 - 24 0C và >24 0C. + Vùng núi cao Hoàng Liên Sơn (cao > 1500m) T0 trung bình năm ≤ 180C, trên các khối núi cao Ngọc Lĩnh, Ngọc Krinh, cao nguyên Lâm Viên T0 < 20 0c. - T0 trung bình tháng 1: + ĐBSH, DHMTr, ĐBSCL: chủ yếu từ 14 0c đến >24 0C. Trường THPT Chuyên Thái Bình 210 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI + Vùng núi cao Hoàng Liên Sơn , Ngọc Lĩnh, Ngọc Krinh, cao nguyên Lâm Viên T0 28 0C. + Vùng núi cao Hoàng Liên Sơn, Ngọc Lĩnh, Ngọc Krinh, cao nguyên Lâm Viên T0 1500 m. Trạm SaPa Hà Nội Độ cao 1650 < 50 Số tháng T0 < 20 0c T min: T1 7,5 0c 12 0 4 17 c T max: T7 t0 18 0c 10,5 29 12 - Càng nên cao nhiệt độ càng giảm: Do SaPa cao > 1650 m, còn Hà Nội thấp < 50 m nên: + T0 trung bình tháng 1: Hà Nội: 17 0c > SaPa: 7,5 0c + T0 trung bình tháng 7: Hà Nội: 29 0c > SaPa: 18 0c + Số tháng T0 SaPa: 10,5 0 III. ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ NHIỆT ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ Xà HỘI. * Thuận lợi: - Nền nhiệt cao -> Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới cho năng suất cao, ổn định. Cây trồng sinh trưởng và phát triển quanh năm, khả năng xen canh, tăng vụ lớn. - Bên cạnh các sản phẩm nhiệt đới còn có các sản phẩm cận nhiệt và ôn đới do khí hậu phân hoá theo đai cao. - Do khí hậu phân hoá theo vĩ độ -> nền nông nghiệp khác nhau giữa 2 miền Nam - Bắc: Miền Nam cây nhiệt đới chủ yếu, còn miền Bắc phát triển cây nhiệt đới có thế mạnh cây cận nhiệt, ôn đới. Trường THPT Chuyên Thái Bình 211 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI - Nguồn lợi thủy sản phong phú, đa dạng -> có điều kiện đánh bắt, nuôi trồng thủy sản quanh năm. - Rừng nhiệt đới phát triển mạnh đa dạng (rừng thường xanh, rừng rụng lá, rừng nước mặn...) -> thuận lợi phát triển lâm nghiệp. - Thu hút khách du lịch do khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, du lịch núi cao (SaPa, Đà Lạt...), cảnh quan rừng nhiệt đới.. * Khó khăn: + Nền nhiệt cao -> quá trình phong hoá, xâm thực, xói mòn đất diễn ra mạnh hơn, dễ cháy rừng -> vấn đề bảo vệ tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên rất quan trọng. + Nền nhiệt cao -> sâu bệnh, nấm mốc dễ phát triển -> thiệt hại phát triển Nông - Lâm - Ngư. + Nhiệt độ phân hoá -> miền bắc có rét hại, rét đậm , sương muối vào mùa đông -> gây khó khăn cho sản xuất và đời sống. IV. CÁCH PHÂN TÍCH CHẾ ĐỘ NHIỆT 1. Cách phân tích chế độ nhiệt một vùng khí hậu. a. Khái quát chung - Thuộc miền khí hậu nhiệt nào? - T0 trung bình năm. - Mùa nóng: thời gian từ tháng nào đến tháng nào, nhiệt độ trung bình bằng bao nhiêu? - Mùa lạnh: thời gian từ tháng nào đến tháng nào, nhiệt độ trung bình bằng bao nhiêu? - Số tháng lạnh to < 180c hoặc < 200c là mấy tháng( nếu có). - Trình bày về ∆t0, mấy cực đại nhiệt độ, mấy đỉnh nhiệt. b. Sự phân hoá Sự phân hoá chế độ nhiệt theo B - N, Đ - T, độ cao nếu có. 2. Cách phân tích chế độ nhiệt một trạm khí hậu. - Trạm thuộc miền khí hậu hay kiểu khí hậu nào. - Nhiệt độ trung bình năm? nguyên nhân? - Sự phân hóa nhiệt độ. Số tháng nhiệt độ dưới 200C( nếu có). Nguyên nhân? Trường THPT Chuyên Thái Bình 212 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI - Nhiệt độ tháng max, tháng min. - Biên độ nhiệt. - Biến trình nhiệt. KẾT LUẬN Trên đây là một số nội dung qua kinh nghiệm giảng dạy. Chúng tôi rất mong được đồng nghiệp góp ý, rút kinh nghiệm để tôi tiếp tục hoàn thiện hơn trong quá trình giảng dạy phần nội dung chuyên đề khí hậu Việt Nam nhằm giảng dạy cho các em đạt kết quả cao hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Trường THPT Chuyên Thái Bình 213 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI tr­êng thpt chuyªn trÇn phó chuyªn ®Ò sù ph©n bè nhiÖt ®é kh«ng khÝ trªn tr¸i ®Êt Ng- êi thùc hiÖn: §µo Trung Qu©n Tr- êng THPT Chuyªn TrÇn Phó– H¶i Phßng Trường THPT Chuyên Thái Bình 214 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI H¶i Phßng th¸ng 8 n¨m 2013 PhÇn I. Më §Çu Trong c¸c k× thi häc sinh giái Quèc gia gÇn ®©y th­êng ®­a vµo ®Ò thi mét sè c©u hái liªn quan ®Õn häc phÇn khÝ quyÓn. §©y lµ mét trong nh÷ng néi dung khã, ®ßi hái häc sinh ph¶i t­ duy rÊt nhiÒu khi tr¶ lêi c©u hái. Trong chuyªn ®Ò “Sù ph©n bè nhiÖt ®é cña kh«ng khÝ trªn Tr¸i §Êt” t«i xin ®­a ra mét sè néi dung kiÕn thøc vµ c¸c bµi tËp liªn quan ®Ó lµm tµi liÖu trong qu¸ tr×nh gi¶ng d¹y. RÊt mong ®­îc sù ®ãng gãp ý kiÕn cña c¸c thÇy c«, b¹n bÌ ®ång nghiÖp ®Ó chuyªn ®Ò ®­îc hoµn thiÖn h¬n . PhÇn Néi Dung I. Sù ph©n bè nhiÖt ®é cña kh«ng khÝ trªn Tr¸i §Êt 1. Bøc x¹ vµ nhiÖt ®é cña kh«ng khÝ - Bøc x¹ MÆt Trêi lµ dßng vËt chÊt vµ n¨ng l­îng cña MÆt Trêi ph¸t ra. §©y chÝnh lµ nguån cung cÊp nhiÖt chñ yÕu cho mÆt ®Êt, nhiÖt cung cÊp chñ yÕu cho kh«ng khÝ ë tÇng ®èi l­u lµ nhiÖt cña bÒ mÆt Tr¸i §Êt ®­îc MÆt Trêi ®èt nãng. - NhiÖt ®é cña kh«ng khÝ lµ l­îng nhiÖt khi mÆt ®Êt hÊp thô n¨ng l­îng nhiÖt MÆt Trêi råi bøc x¹ l¹i vµo kh«ng khÝ vµ chÝnh c¸c chÊt trong kh«ng khÝ hÊp thô. - Khi ®o nhiÖt ®é kh«ng khÝ nguêi ta dïng nhiÖt kÕ ®Ó ®o, ë c¸c tr¹m khÝ t­îng nguêi ta th­êng ®o nhiÖt ®é kh«ng khÝ mçi ngµy Ýt nhÊt 3 lÇn vµo lóc 5 giê, 13 giê, 21 giê. NhiÖt ®é kh«ng khÝ lu«n lu«n thay ®æi theo tõng giê, gi÷a c¸c ngµy, c¸c th¸ng, c¸c n¨m. Trường THPT Chuyên Thái Bình 215 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Do ®ã, ®Ó nghiªn cøu nhiÖt ®é kh«ng khÝ cña mét ®Þa ph­¬ng nµo ®ã ng­êi ta ph¶i tÝnh nhiÖt ®é trung b×nh ngµy, nhiÖt ®é trung b×nh th¸ng, nhiÖt ®é trung b×nh n¨m. §Ó tÝnh nhiÖt ®é trung b×nh ngµy nguêi ta ph¶i ®o mçi ngµy Ýt nhÊt 3 lÇn råi céng l¹i chia trung b×nh, nhiÖt ®é trung b×nh th¸ng b»ng c¸ch céng nhiÖt ®é c¸c ngµy trong th¸ng råi lÊy trung b×nh, ®Ó cã nhiÖt ®é trung b×nh n¨m ng­êi ta lÊy nhiÖt ®é c¸c th¸ng céng l¹i vµ chia cho 12. 2. Sù ph©n bè nhiÖt ®é cña kh«ng khÝ trªn Tr¸i §Êt NhiÖt ®é cña kh«ng khÝ cã sù kh¸c nhau ë kh¾p n¬i trªn thÕ giíi, nhiÖt ®é kh«ng khÝ ®­îc thÓ hiÖn râ nhÊt th«ng qua c¸c ®­êng ®¼ng nhiÖt trªn b¶n ®å thÕ giíi. §Ó x©y dùng b¶n ®å c¸c ®­êng ®¼ng nhiÖt, ng­êi ta lÊy nhiÖt ®é kh«ng khÝ trung b×nh nhiÒu n¨m cña c¸c th¸ng hay n¨m ®· ®­îc ®o ë c¸c tr¹m, qui vÒ ®é cao mÆt n­íc biÓn ghi c¸c sè nµy lªn b¶n ®å, sè liÖu cña tr¹m nµo ghi ®óng tr¹m ®ã, dïng ph­¬ng ph¸p néi suy quy nhiÖt ®é t¹i c¸c ®iÓm ®o vÒ cïng nhiÖt ®é ë ®é cao mùc n­íc biÓn, nèi c¸c ®iÓm cã cïng mét gi¸ trÞ nhiÖt ®é l¹i sÏ ®­îc nh÷ng ®­êng ®¼ng nhiÖt trªn b¶n ®å. L- îc ®å c¸c ®- êng ®¼ng nhiÖt th¸ng 1 ë mùc n- íc biÓn Trường THPT Chuyên Thái Bình 216 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI L- îc ®å c¸c ®- êng ®¼ng nhiÖt th¸ng 7 ë mùc n- íc biÓn Nh×n vµo b¶n ®å nhiÖt ®é th¸ng 1 vµ th¸ng 7 ta thÊy r»ng, nhiÖt ®é kh«ng khÝ trªn Tr¸i §Êt nh×n chung gi¶m dÇn tõ xÝch ®¹o vÒ hai cùc, ®iÒu ®ã hoµn toµn phï hîp víi qui luËt ph©n bè cña bøc x¹ MÆt Trêi. T¹i xÝch ®¹o, nhiÖt ®é trung b×nh cña tÊt c¶ c¸c th¸ng trong n¨m ®Òu lín h¬n 250C. ë vïng nhiÖt ®íi, nh÷ng th¸ng mïa h¹ nhiÖt ®é cao h¬n 300C, h­íng gi¶m nhiÖt ®é tõ xÝch ®¹o vÒ hai cùc nh­ng gi¶m nhanh ë b¸n cÇu mïa ®«ng. VÝ dô: th¸ng 7 vÜ ®é 400 B¸n cÇu B¾c cã ®­êng ®¼ng nhiÖt 16 -200C, cßn ë B¸n cÇu Nam lµ tõ 8 -100C. Ng­îc l¹i, ë b¶n ®å th¸ng 1, cïng ë vÜ ®é 400 B¸n cÇu B¾c cã ®­êng ®¼ng nhiÖt 120C, B¸n cÇu Nam lµ 16 -200C. Mét ®iÒu dÔ thÊy th«ng qua b¶n ®å, ®ã lµ c¸c ®­êng ®¼ng nhiÖt th­êng kh«ng trïng víi vßng trßn vÜ tuyÕn, nguyªn nh©n chÝnh lµ do kh«ng cã sù ®ång nhÊt cña bÒ mÆt Tr¸i §Êt, sù kh¸c nhau gi÷a lôc ®Þa vµ ®¹i d­¬ng dÉn ®Õn sù ph¶n håi vµ bøc x¹ cña chóng kh¸c nhau, nhiÖt dung kh¸c nhau nªn sù nãng lªn vµ l¹nh ®Þa còng kh¸c nhau. V× thÕ, trªn cïng Trường THPT Chuyên Thái Bình 217 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI mét vÜ tuyÕn c¸c ®Þa ®iÓm kh¸c nhau cã nhiÖt ®é kh¸c nhau rÊt lín chÝnh ®iÒu nµy mµ ng­êi ta ph©n ra lµm hai kiÓu khÝ hËu lôc ®Þa vµ khÝ hËu ®¹i d­¬ng. ë b¸n cÇu Nam, biÓn vµ ®¹i d­¬ng chiÕm ­u thÕ, ®Æc biÖt ë c¸c vÜ tuyÕn vïng «n ®íi lôc ®Þa hÇu nh­ kh«ng cã, nªn ë ®©y mïa h¹ còng nh­ mïa ®«ng, c¸c ®­êng ®¼ng nhiÖt gÇn nh­ kh«ng lÖch ra khái vßng trßn vÜ tuyÕn, t¹i c¸c vÜ tuyÕn nhiÖt ®íi trªn c¸c lôc ®Þa Nam Phi, Nam MÜ c¸c ®­êng ®¼ng nhiÖt lÖch khái vßng vÜ tuyÕn t¹o thµnh nh÷ng l­ìi nãng mïa h¹, l­ìi l¹nh mïa ®«ng ë b¸n cÇu B¾c nh÷ng ®­êng ®¼ng nhiÖt lÖch khái h­íng vÜ tuyÕn rÊt lín, ®Æc biÖt vµo th¸ng 1, trªn c¸c lôc ®Þa l¹nh c¸c ®­êng ®¼ng nhiÖt cã xu h­íng xuèng phÝa nam nhÊt lµ c¸c vÜ tuyÕn «n ®íi, cßn trªn c¸c ®¹i d­¬ng Êm h¬n th× c¸c ®­êng ®¼ng nhiÖt l¹i ®­îc ®Èy lªn phÝa b¾c. Trªn c¸c lôc ®Þa ch©u ¸, B¾c MÜ, t¹o thµnh nh÷ng vïng cã ®­êng ®¼ng nhiÖt khÐp kÝn nh­ nh÷ng “®¶o l¹nh”. B¶n ®å th¸ng 7 th× ng­îc l¹i, trªn c¸c lôc ®Þa nãng nh÷ng ®­êng ®¼ng nhiÖt ®­îc ®Èy lªn phÝa b¾c, cßn trªn c¸c ®¹i d­¬ng l¹nh th× chóng l¹i lïi xuèng phÝa nam t¹o thµnh c¸c “®¶o Êm” ë B¾c Phi, TiÓu ¸... 3. C¸c nh©n tè ¶nh h­ëng tíi sù ph©n bè nhiÖt ®é cña kh«ng khÝ - VÜ ®é + NhiÖt ®é trung b×nh n¨m gi¶m dÇn tõ xÝch ®¹o vÒ hai cùc + Biªn ®é nhiÖt trong n¨m t¨ng dÇn tõ xÝch ®¹o ®Õn cùc - Lôc ®Þa vµ ®¹i d­¬ng + §¹i d­¬ng cã biªn ®é nhiÖt nhá, lôc ®Þa cã biªn ®é nhiÖt lín + NhiÖt ®é trung b×nh n¨m cao nhÊt vµ thÊp nhÊt ®Òu ë lôc ®Þa - §Þa h×nh Trường THPT Chuyên Thái Bình 218 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI + Trong tÇng ®èi l­u, cµng lªn cao nhiÖt ®é kh«ng khÝ cµng gi¶m, trung b×nh cø lªn cao 100m nhiÖt ®é gi¶m 0,60C + H­íng s­ên: nhiÖt ®é kh¸c nhau gi÷a h­íng cña s­ên nói, s­ên ph¬i n¾ng cã nhiÖt ®é cao h¬n s­ên khuÊt n¾ng + §é dèc kh¸c nhau cã nhiÖt ®é kh¸c nhau. N¬i cã ®é dèc nhá sÏ cã nhiÖt ®é cao h¬n n¬i cã ®é dèc lín v× líp kh«ng khÝ ®­îc ®èt nãng cã ®é dµy lín h¬n. + BÒ mÆt ®Þa h×nh: bÒ mÆt ®Þa h×nh b»ng ph¼ng nhiÖt ®é thay ®æi Ýt h¬n n¬i cã bÒ mÆt thÊp v× ë n¬i ®Êt tròng ban ngµy Ýt giã, nhiÖt ®é cao, ban ®ªm khÝ l¹nh trªn cao dån xuèng lµm cho nhiÖt ®é thÊp. Trªn c¸c cao nguyªn, kh«ng khÝ lo·ng h¬n ë ®ång b»ng nªn nhiÖt ®é thay ®æi nhanh h¬n ®ång b»ng. II. H­íng dÉn tr¶ lêi mét sè c©u hái vµ bµi tËp liªn quan ®Õn nhiÖt ®é cña kh«ng khÝ trªn Tr¸i §Êt C©u 1. Cho b¶ng sè liÖu B¶ng ph©n phèi tæng l­îng bøc x¹ MÆt Trêi ë c¸c vÜ ®é (§¬n vÞ: cal/cm2/ngµy) ngµy 00 100 200 500 700 900 21/3 672 659 556 367 132 0 22/6 577 649 728 707 624 634 23/9 663 650 548 361 130 0 22/12 616 519 286 66 0 0 a. Cho biÕt b¶ng sè liÖu trªn nãi vÒ tæng bøc x¹ MÆt trêi ph©n phèi ë b¸n cÇu nµo? V× sao b. NhËn xÐt vµ gi¶i thÝch sù ph©n phèi tæng l­îng bøc x¹ trªn c¸c vÜ ®é ®· cho Tr¶ lêi Trường THPT Chuyên Thái Bình 219 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI a. B¶ng sè liÖu thuéc B¸n cÇu B¾c - Gi¶i thÝch + Ngµy 22/6 tæng bøc x¹ ë vÜ ®é 200 cao nhÊt, gãc nhËp x¹ lín (MÆt Trêi lªn thiªn ®Ønh ë chÝ tuyÕn B¾c) +Ngµy 22/6 tæng x¹ ë 900 cao cßn c¸c ngµy kh¸c dÒu b»ng 0 + Ngµy 22/12 tõ 700 – 900 tæng x¹ b»ng 0, gãc nhËp x¹ b»ng 0 ( MÆt Trêi lªn thiªn ®Ønh ë chÝ tuyÕn Nam) + DÉn chøng kh¸c b. NhËn xÐt, gi¶i thÝch - Tæng bøc x¹ MÆt Trêi thay ®æi theo vÜ ®é vµ theo thêi gian - Nh×n chung tæng x¹ gi¶m dÇn tõ xÝch ®¹o vÒ cùc (trõ ngµy 22/6), gãc nhËp x¹ gi¶m dÇn + Ngµy 22/6 tæng x¹ lín nhÊt ë 200 do MÆt Trêi lªn thiªn ®Ønh ë chÝ tuyÕn 23027’, c¸c vÜ ®é 500, 700, 900 cã tæng x¹ cao h¬n xÝch ®¹o do thêi gian chiÕu s¸ng MÆt Trêi nhiÒu h¬n. + Ngµy 22/12 tæng x¹ mÆt trêi thÊp nhÊt ë c¸c vÜ ®é 10 0, 20, 500, 700, 900 thÊp h¬n ë xÝch ®¹o, thÊp nhÊt c¸c ngµy do gãc nhËp x¹ nhá, thêi gian chiÕu s¸ng ng¾n. + T¹i xÝch ®¹o: ngµy 21/3 vµ 23/9 tæng x¹ cao nhÊt do MÆt Trêi lªn thiªn ®Ønh t¹i ®©y, ngµy 22/6 vµ 22/12 tæng x¹ thÊp nhÊt do vÞ trÝ MÆt Trêi ë thÊp nhÊt so víi mÆt ph¼ng xÝch ®¹o. C©u 2. Ph©n tÝch t¸c ®éng cña ®Þa h×nh ®Õn nhiÖt ®é Tr¶ lêi + Trong tÇng ®èi l­u, cµng lªn cao nhiÖt ®é kh«ng khÝ cµng gi¶m, trung b×nh cø lªn cao 100m nhiÖt ®é gi¶m 0,60C + H­íng s­ên: nhiÖt ®é kh¸c nhau gi÷a h­íng cña s­ên nói, s­ên ph¬i n¾ngcã nhiÖt ®é cao h¬n s­ên khuÊt n¾ng Trường THPT Chuyên Thái Bình 220 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI + §é dèc kh¸c nhau cã nhiÖt ®é kh¸c nhau. N¬i cã ®é nhá sÏ cã nhiÖt ®é cao h¬n n¬i cã ®é dèc lín v× líp kh«ng khÝ ®­îc ®èt nãng cã ®é dµy lín h¬n. + BÒ mÆt ®Þa h×nh: bÒ mÆt ®Þa h×nh b»ng ph¼ng nhiÖt ®é thay ®æi Ýt h¬n n¬i cã bÒ mÆt thÊp . Trªn c¸c cao nguyªn kh«ng khÝ lo·ng h¬n ë ®ång b»ng nªn nhiÖt ®é thay ®æi nhanh h¬n ®ång b»ng. C©u 3. Dùa vµo b¶n ®å ®­êng ®¼ng nhiÖt d­íi ®©y, h·y nªu nhËn xÐt vµ gi¶i thÝch sù ph©n bè nhiÖt däc theo vÜ tuyÕn 45 0B Tr¶ lêi - §­êng ®¼ng nhiÖt 00C vµ 100C vång lªn cao vÒ phÝa cùc trªn c¸c ®¹i d­¬ng vµ vâng vÒ xÝch ®¹o trªn c¸c lôc ®Þa, chøng tá ®¹i d­¬ng cã nhiÖt ®é cao h¬n lôc ®Þa. Nguyªn nh©n do n­íc nhËn nhiÖt chËm h¬n nh­ng to¶ nhiÖt chËm h¬n ®Êt liÒn, v× vËy ®¹i d­¬ng mïa h¹ m¸t h¬n mïa ®«ng Êm h¬n ®Êt liÒn. - §­êng ®¼ng nhiÖt 00C vµ 100C ë bê ®«ng ®¹i d­¬ng vång lªn cao vÒ phÝa cùc h¬n bê t©y chøng tá bê ®«ng ®¹i d­¬ng Êm h¬n bê t©y. Trường THPT Chuyên Thái Bình 221 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Nguyªn nh©n do dßng biÓn nãng ch¶y tõ chÝ tuyÕn vÒ cùc lµm nhiÖt ®é bê ®«ng cao h¬n. C©u 4. Sù ph©n ho¸ nhiÖt ®é theo ®é cao ®· g©y ra hiÖn t­îng chªnh lÖch nhiÖt ®é gi÷a ch©n vµ ®Ønh cña mét ®Þa h×nh lµ 1,8 0C. a. H·y t×m ®é cao t­¬ng ®èi cña h×nh nµy b. KhÝ ¸p ë ch©n ®Ønh th­êng xuyªn ®o ®­îc lµ 710mm Hg. VËy khÝ ¸p ë ®Ønh ®Þa h×nh nµy lµ bao nhiªu biÕt r»ng cø lªn cao 100m khÝ ¸p gi¶m 10mm Hg. c. Víi c¸c ®iÓm ®· x¸c ®Þnh ë trªn ®Þa h×nh nµy ®­îc xÕp vµo ®Þa h×nh g×? Tr¶ lêi a. Trong tÇng ®èi l­u cµng lªn cao nhiÖt ®é cµng gi¶m víi 0,6 0/100m, biÕt nhiÖt ®é chªnh lÖch gi÷a ch©n nói vµ ®Ønh lµ 1,8 0C nªn ®é cao ®Þa h×nh = 100 x 1,8/0,6 = 300m. b. Cµng lªn cao kh«ng khÝ cµng lo·ng nªn søc nÐn cµng nhá, khÝ ¸p gi¶m trung b×nh 100 mm Hg/100m. Tõ ch©n lªn ®Ønh khÝ ¸p gi¶m 30 mm Hg, vËy khÝ ¸p ë ®Ønh lµ 680 mm Hg. Trªn mÆt biÓn khÝ ¸p trung b×nh lµ 760 mm Hg. VËy ®é chªnh cao gi÷a ®Ønh vµ mùc n­íc biÓn lµ 50 x10 = 500 m VËy ®é cao tuyÖt ®èi ®Þa h×nh lµ 800 m c. §Þa h×nh trªn ®­îc xÕp vµo ®Þa h×nh nói C©u 5. Cho b¶ng sè liÖu sau Biªn ®é n¨m cña nhiÖt ®é kh«ng khÝ ë c¸c vÜ ®é (®¬n vÞ: 0C) VÜ ®é b¸n cÇu b¸n cÇu Nam vÜ ®é B¾c 800 31 b¸n cÇu b¸n cÇu Nam B¾c 400 28,7 Trường THPT Chuyên Thái Bình 222 17,7 4,9 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI 700 32,2 19,5 300 13,3 7,0 600 29 11,8 200 7,4 5,9 500 23,8 4,3 00 1,8 1,8 Dùa vµo b¶ng sè liÖu trªn vµ nh÷ng kiÕn thøc ®· häc, nhËn xÐt vµ gi¶i thÝch sù thay ®æi vÒ biªn ®é nhiÖt n¨m ë c¸c vÜ ®é trªn. Tr¶ lêi - Tõ 00-300 c¶ hai b¸n cÇu diÖn tÝch lôc ®Þa ®Òu t¨ng nªn biªn ®é nhiÖt t¨ng, b¸n cÇu B¾c cã biªn ®é nhiÖt t¨ng nhanh h¬n v× diÖn tÝch lôc ®Þa t¨ng nhanh h¬n - Tõ 300 – 500 B¾c vµ Nam + DiÖn tÝch lôc ®Þa ë b¸n cÇu B¾c tiÕp tôc t¨ng nhanh, biªn ®é nhiÖt ®é t¨ng nhanh + DiÖn tÝch lôc ®Þa b¸n cÇu Nam gi¶m nhanh nªn biªn ®é nhiÖt gi¶m nhanh - T­ 500 – 700 B¾c vµ Nam + DiÖn tÝch lôc ®Þa ë b¸n cÇu B¾c t¨ng dÇn tíi møc cao nhÊt nªn biªn dé nhiÖt tiÕp tôc t¨ng + Chªnh lÖch ngµy ®ªm vµ gãc chiÕu ngµy cµng lín do xuÊt hiÖn c¸c ®¶o vµ b¸n ®¶o ë Nam Cùc - Tõ 70 – 80 0 B¾c vµ Nam + B¸n cÇu B¾c xuÊt hiÖn B¾c B¨ng D­¬ng nªn biªn ®é nhiÖt gi¶m + B¸n cÇu Nam gÆp lôc ®Þa Nam cùc nªn biªn ®é nhiÖt t¨ng C©u 6. Dùa vµo b¶ng sè liÖu sau. VÜ ®é 570B bê T©y ®¹i d­¬ng bê §«ng ®¹i d­¬ng Tr¹m NhiÖt ®é Tr¹m NhiÖt ®é nhau Nªn -308 Abíc-®in +802 120 (Cana®a) Trường THPT Chuyên Thái Bình (Anh) 223 Chªnh HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI 290B Kenn¬®i +150 Tar-Fay-a (Hoa K×0 +120 30 (Maroc) NhËn xÐt vµ gi¶i thÝch vÒ nhiÖt ®é trung b×nh vµ chªnh lÖch nhiÖt ®é cña 4 tr¹m khÝ t­îng trªn. Tr¶ lêi - C¸c tr¹m n¨m ë vïng «n ®íi ( tr¹m Nªn, Abíc-®in), cËn nhiÖt ®íi (Kenn¬®i, Tar-Fay-a) - Vïng vÜ ®é cao; NhiÖt ®é trung b×nh ë bê ®«ng §¹i T©y D­¬ng Êm h¬n bê T©y §¹i T©y D­¬ng, nhiÖt ®é tr¹m Abíc-®in cao h¬n tr¹m Nªn. * Nguyªn nh©n do dßng biÓn nãng b¾c §¹i T©y D­¬ng lµm Êm bê ®«ng §¹i T©y D­¬ng, dßng biÓn l¹nh Labrado lµm l¹nh bê T©y §¹i t©y D­¬ng. - Vïng vÜ ®é thÊp NhiÖt ®é trung b×nh cña bê ®«ng §¹i T©y D­¬ng l¹nh h¬n bê t©y §¹i T©y D­¬ng, nhiÖt ®é tr¹m Tar-Fay-a thÊp h¬n tr¹m Kenn¬®i. * Nguyªn nh©n do dßng biÓn l¹nh Canary lµm gi¶m nhiÖt ®é bê ®«ng §¹i T©y D­¬ng, dßng biÓn nãng G¬n-xtrim lµm Êm bê t©y §¹i T©y D­¬ng. PhÇn KÕt LuËn Trong thêi gian ng¾n, chuyªn ®Ò “Sù ph©n bè nhiÖt ®é cña kh«ng khÝ trªn Tr¸i §Êt” ch¾c ch¾n sÏ cã nhiÒu thiÕu sãt. RÊt mong ®­îc sù ®ãng gãp ý kiÕn cña c¸c thÇy c« gi¸o ®Ó chuyªn ®Ò ®­îc hoµn thiÖn h¬n. Xin ch©n thµnh c¶m ¬n! Trường THPT Chuyên Thái Bình 224 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ - Hòa Bình CHUYÊN ĐỀ MÔN ĐỊA LÍ: YẾU TỐ NHIỆT CỦA KHÍ HẬU VIỆT NAM PHẦN MỞ ĐẦU Khí hậu Việt Nam luôn là một trong những phần kiến thức khó nhưng thực sự hay và hấp dẫn trong chương trình Địa lí Việt Nam. Để khai thác được kĩ càng nội dung này, ngoài việc nêu những đặc điểm chung của khí hậu, còn phải phân tích kĩ những yếu tố của khí hậu. Yếu tố nhiệt độ mang tính phân bố không đều và hết sức phức tạp do chịu tác động phân hoá của cả quy luật địa đới và phi địa đới. Khi khai thác nhân tố này, trước hết phải nắm vững phần kiến thức cơ bản hay chính là đặc điểm chế độ nhiệt của nước ta. Sau đó, phân tích nó dưới nhiều góc độ khác nhau thông qua các dạng bài từ Atlat Địa lí Việt Nam trang khí hậu. Giáo viên nên đặt ra nhiều kiểu câu hỏi: phân tích, giải thích, chứng minh, so sánh,…để khắc sâu kiến thức cho học sinh. Kết hợp giữa lí thuyết và vận dụng để khai thác nhuần nhuyễn Atlat chính là yêu cầu không thể thiếu đối với học sinh trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi. Phần chuyên đề của chúng tôi dưới đây có những nội dung chính như sau: - Đặc điểm chế độ nhiệt nước ta. - Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nhiệt. - Các dạng câu hỏi bài tập về chế độ nhiệt thông qua khai thác Atlat Địa lí Việt Nam. PHẦN NỘI DUNG I. Đặc điểm chế độ nhiệt của nước ta 1. Tính chất nhiệt đới Tính chất nhiệt đới thể hiện qua yếu tố bức xạ và nền nhiệt cao: Trường THPT Chuyên Thái Bình 225 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Do độ cao Mặt trời trên mặt phẳng chân trời ở nước ta luôn luôn lớn (độ cao Mặt trời thấp nhất lúc giữa trưa ở Đồng Văn là 43012’, ở 100B là 56046’) và mỗi địa phương trong năm đều có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh nên: + Lượng bức xạ tổng cộng ở nước ta rất lớn, đạt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới và á xích đạo đạt 120-140 kcal/cm2. + Cân bằng bức xạ luôn dương đều đạt 75 kcal/cm2/năm. +Nhiệt độ TB hàng năm ở mọi nới trên cả nước cũng vượt chỉ tiêu 220C -250C. +Tổng nhiệt độ trung bình năm là 8000-90000C. 2.Sự phân hóa đa dạng của chế độ nhiệt Bảng số liệu: Nhiệt độ trung bình tại 1 số địa điểm (0C) Địa điểm Vĩ độ Nhiệt độ trung bình tháng I 13,3 16,4 19,7 23 25,8 Nhiệt độ trung bình tháng VII 27 28,9 29,4 29,7 27,1 Nhiệt độ trung bình năm 21,2 23,5 25,1 26,8 27,1 Biên độ nhiệt Lạng Sơn 21050’B 13,7 0 Hà Nội 21 01’B 12,5 0 Huế 16 24’B 9,7 0 Quy Nhơn 13 46’B 6,7 0 TP.Hồ Chí 10 49’B 1,3 Minh Chế độ nhiệt nước ta phân hóa đa dạng theo thời gian và không gian a. Phân hóa theo thời gian -Nhiệt độ trung bình tháng 1 đều thấp hơn tháng 7, đặc biệt các địa điểm phía Bắc dãy Bạch Mã nhiệt độ hạ thấp dưới 200C -Nhiệt độ trung bình tháng 7 cả nước đều cao trên 250C. b. Phân hóa theo không gian *Phân hóa Bắc – Nam -Chế độ nhiệt: Ở miền Nam chế độ nhiệt có dạng xích đạo, trong năm có 2 lần nhiệt độ cao nhất vào tháng 4, tháng 8 và 2 lần nhiệt độ thấp nhất vào tháng 6, tháng 12; còn ở miền Bắc, chế độ nhiệt có dạng chí tuyến, trong năm có 1 lần nhiệt độ cao nhất thường vào tháng 6, 7 và 1 lần nhiệt độ thấp nhất thường vào tháng 12 hoặc tháng 1. Trường THPT Chuyên Thái Bình 226 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI - Nhiệt độ trung bình năm có sự tăng dần theo vĩ độ từ Bắc vào Nam (TB 0,350C/10 vĩ tuyến, nhiều hơn so với các nước khác trong khu vực nhiệt đới như Ấn Độ chỉ 0,040C, Lào 0,20C/10 vĩ tuyến): nhiệt độ trung bình của TP Hồ Chí Minh cao hơn Lạng Sơn 5,90C -Nhiệt độ trung bình tháng 1 có sự khác biệt rõ rệt giữa miền Bắc và miền Nam: các địa điểm từ Đà Nẵng trở ra đều có nhiệt độ dưới 200C, chênh lệch nhiệt độ giữa TP.Hồ Chí Minh và Lạng Sơn rất lớn - Biên độ nhiệt tăng từ Nam ra Bắc - Sự phân hóa này thể hiện qua 2 miền khí hậu phía Bắc và phía Nam: + Miền khí hậu phía Bắc: Tổng nhiệt độ đạt tiêu chuẩn khí hậu nhệt đới, biên độ nhiệt trung bình năm > 90C, lượng bức xạ tổng cộng < 140 kcal/cm2, số giờ nắng < 2000 giờ, có mùa đông lạnh. +Miền khí hậu phía Nam: Tổng nhiệt độ đạt tiêu chuẩn khí hậu á xích đạo và nhiệt đới. Nền nhiệt cao, nóng quanh năm, biên độ nhiệt trung năm < 90C, lượng bức xạ tổng cộng >140 kcal/cm2, số giờ nắng > 2000 giờ *Phân hóa độ cao - Bên cạnh sự phân hóa theo vĩ độ, do tác động của qui luật đai cao nên ở nơi nào có độ cao lớn hơn sẽ có nhiệt độ trung bình thấp hơn. Ở các vùng núi cao tổng nhiệt độ giảm và chỉ đạt tiêu chuẩn của khí hậu á nhiệt đới và ôn đới. Độ cao Nhiệt độ trung bình năm(0C) Sơn La 676m 21,0 Tam Đảo 897m 18,0 Sa Pa 1570m 15,2 Plây Cu 800m 21,8 Đà Lạt 1513m 18,3 Địa điểm - Phân hóa thành 3 đai cao với sự khác nhau về nhiệt độ: Trường THPT Chuyên Thái Bình 227 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI + Đai nhiệt đới gió mùa chân núi: Độ cao < 600-700m ở miền Bắc, < 1000m ở miền Nam. Nhiệt độ trung bình năm > 250C, nền nhiệt tương đối ổn định. + Đai cận nhiệt gió mùa trên núi: Độ cao 1000m- 2600m. khí hậu tương đối mát mẻ, không có tháng nào quá 250C. +Đai ôn đới núi cao: Độ cao > 2600m. Nhiệt độ thấp < 150C, mùa đông < 50C 3.Tính thất thường của chế độ nhiệt Tính thất thường trong chế độ nhiệt thể hiện: + Sự mở đầu và kết thúc không bình thường của mùa nóng và mùa lạnh ở miền Bắc nước ta. Năm rét sớm, năm rét muộn, năm có mùa rét kéo dài gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống. + Sự xuất hiện các cực trị nhiệt độ (cao nhất, thấp nhất tuyệt đối) cũng như thời hạn kéo dài của những ngày rét lạnh và khô nóng. + Nhiệt độ có xu hướng tăng lên khá rõ rệt trong những năm gần đây. Trong 50 năm (1958-2007) nhiệt độ trung bình ở nước ta tăng lên 0,50C-0,70C II. Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nhiệt nước ta 1. Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ Tính chất nhiệt đới được quyết định bởi vị trí nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến của BCB, khiến cho Mặt Trời luôn luôn nằm cao trên đường chân trời và qua thiên đỉnh lúc giữa trưa tại mỗi địa phương 2 lần trong năm. Khoảng cách giữa 2 lần Mặt trời qua thiên đỉnh tăng dần từ Bắc vào Nam (ở cao nguyên Đồng Văn chỉ trong vài ngày, còn bán đảo Cà Mau khoảng cách này là gần 5 tháng) làm cho chế độ nhiệt có sự khác biệt khá rõ rệt giữa 2 miền Bắc và Nam Cũng do lãnh thổ nước ta trải dài trên nhiều vĩ độ địa lí dẫn tới sự giảm góc nhập xạ theo chiều Bắc – Nam, dẫn tới sự phân hóa theo vĩ độ của chế độ nhiệt. 2. Hoàn lưu gió mùa Trường THPT Chuyên Thái Bình 228 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Sự hoạt động luân phiên của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam khiến cho khí hậu nước ta có nét khác với những nơi có khí hậu nhiệt đới không chịu ảnh hưởng của gió mùa. Nó tạo nên sự phân hóa theo mùa của khí hậu, trong đó có chế độ nhiệt. Hoạt động của gió mùa là nguyên nhân gây nên sự phức tạp của chế độ nhiệt nước ta: - Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh ở miền Bắc nước ta, càng xuống phía Nam suy yếu và kết thúc bởi bức chắn địa hình dãy Bạch Mã, làm cho nhiệt độ và biên độ nhiệt có sự phân hóa Bắc – Nam. - Sự hoạt động của gió mùa làm tăng thêm tính chất thất thường của chế độ nhiệt. Gió mùa Đông Bắc hoạt động về mùa đông mang lại thời tiết lạnh giá và khiến cho miền Bắc có mùa đông lạnh. Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh làm cho nền nhiệt hạ xuống rất thấp, ở miền núi phía Bắc, nhiệt độ có thể xuống 00C. Hoạt động của gió Tây khô nóng vào đầu mùa hạ có khi làm cho nhiệt độ tăng 400C. 3. Địa hình Địa hình kết hợp với hoàn lưu gió mùa là nguyên nhân gây nên sự phân hóa của chế độ nhiệt. + Hướng núi ảnh hưởng gián tiếp tới sự thay đổi nhiệt độ: .Hướng vòng cung của các cánh cung ở Đông Bắc tạo điều kiện cho gió mùa Đông Bắc tác động xâm nhập sâu vào lãnh thổ nước ta khiến cho các địa phương ở phía Bắc có nhiều tháng nhiệt độ xuống thấp. .Hướng Tây Bắc- Đông Nam: Hướng TB-ĐN của dãy Hoàng Liên Sơn ngăn ảnh hưởng của gió mùa ĐB đến khu vực Tây Bắc nên mùa đông ngắn hơn và nền nhiệt cao hơn khu vực Đông Bắc. Trường THPT Chuyên Thái Bình 229 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Hướng TB-ĐN của dãy Trường Sơn vuông góc với gió mùa Tây Nam khiến sườn Đông chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng vào mùa hạ, nhiệt độ cao từ 38- trên 400C. => Tạo sự phân hoá theo chiều Tây- Đông của chế độ nhiệt. Hướng Tây-Đông của các dãy núi: Hoành Sơn, Bạch Mã có tác dụng ngăn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc xuống phía nam, góp phần làm cho nhiệt độ của phía Nam cao hơn phía Bắc=> tạo sự phân hoá Bắc-Nam của chế độ nhiệt. + Độ cao địa hình ảnh hưởng trực tiếp tới sự thay đổi nhiệt độ: Theo qui luật đai cao, cứ lên cao khoảng 100m, nhiệt độ giảm 0,60C. Vì vậy những vùng núi cao ở nước ta có nhiệt độ thấp hơn so với nền nhiệt trung bình của cả nước. III. Các dạng câu hỏi, bài tập về yếu tố nhiệt. Bài 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, phân tích đặc điểm chế độ nhiệt nước ta. Khí hậu nước ta có nền nhiệt độ cao: t0 TB trên toàn quốc hàng năm đều lớn hơn 200C, trừ các khu vực núi cao. - Nhiệt độ giảm dần theo vĩ độ từ Nam ra Bắc (TB 0,350C/10 vĩ tuyến, nhiều hơn so với các nước khác trong khu vực nhiệt đới như Ấn Độ chỉ 0,040C, Lào 0,20C/10 vĩ tuyến). - Vào mùa đông, sự khác biệt về chế độ nhiệt độ giữa hai miền rõ rệt, Hà Nội lạnh hơn TPHCM đến 9,40C. - Còn mùa hạ, nhiệt độ gần như đồng đều trên khắp lãnh thổ: nhiệt độ tb tháng nóng nhất ở Hà Nội là 28,9 0C (tháng 7), ở Huế là 29,40C (tháng 7) và ở tp HCM là 28,90C (tháng 4). - Biên độ nhiệt: nơi nào chịu tác động của gió mùa Đông Bắc sẽ có biên độ nhiệt cao hơn. Vì thế, biên độ nhiệt ở ngoài Bắc lớn hơn ở trong Nam rất nhiều. - Bên cạnh sự phân hóa của chế độ nhiệt theo vĩ độ còn có sự phân hóa theo độ cao: nơi nào có độ cao lớn hơn sẽ có nhiệt độ trung bình thấp hơn. Trường THPT Chuyên Thái Bình 230 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Độ cao Nhiệt độ trung bình năm(0C) Sơn La 676m 21,0 Tam Đảo 897m 18,0 Sa Pa 1570m 15,2 Plây Cu 800m 21,8 Đà Lạt 1513m 18,3 Địa điểm - Sự phân hóa của chế độ nhiệt thể hiện qua hai khu vực khí hậu(miền kh, vùng khí hậu) + Ở phía Nam, tổng nhiệt độ đạt tiêu chuẩn của khí hậu cận xích đạo và nhiệt đới + Ở phía Bắc, tổng nhiệt độ đạt tiêu chuẩn của khí hậu nhiệt đới Ngoài ra, do tác động của quy luật đai cao nên ở các vùng núi, tổng nhiệt độ lại giảm và chỉ còn đạt tiêu chuẩn của khí hậu cận nhiệt đới và khí hậu ôn đới. Bài 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy giải thích sự phân hoá nhiệt của khí hậu Việt Nam? * Khái quát: chế độ nhiệt nước ta có sự phân hoá theo không gian và thời gian * Sự phân hoá theo thời gian: Thể hiện qua việc so sánh nền nhiệt độ tháng 1 và nhiệt độ tháng 7 hoặc xác định nhiệt độ trên đường biểu diễn nhiệt độ của các trạm khí hậu. - Do nước ta chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa, vào mùa đông nhiều bộ phận chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc lạnh. - Do chuyển động biểu kiến của Mặt trời nên có sự chênh lệch về góc nhập xạ và thời gian chiếu sáng trong năm. * Sự phân hoá theo không gian: - Phân hoá theo chiều Bắc-Nam: thể hiện qua bản đồ nền nhiệt trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng 1 và đường biểu diễn nhiệt độ của các trạm khí hậu + Càng vào nam càng gần xích đạo, xa chí tuyến nên góc nhập xạ và thời gian chiếu sáng trong năm tăng dần Trường THPT Chuyên Thái Bình 231 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI + Càng vào Nam tác động của gió mùa mùa đông càng giảm. - Phân hoá theo hướng sườn (theo chiều Đông- Tây): Thể hiện chủ yếu qua nhiệt độ tháng nóng nhất, lạnh nhất thông qua sự so sánh nhiệt độ của các trạm khí hậu theo cặp: Lạng Sơn với Điện Biên + Khu vực đón gió mùa Đông Bắc nhiệt độ hạ thấp còn khu vực khuất gió sẽ có nhiệt độ cao hơn (Lạng Sơn đón gió mùa Đông bắc sớm nhất, cường độ mạnh nhất, thời gian tác động kéo dài hơn so với Điện Biên). + Đối với gió mùa Tây Nam, khu vực khuất gió sẽ có nền nhiệt cao hơn (do hiệu ứng phơn) so với khu vực đón gió.(Điện Biên chịu tác động của gió mùa Tây Nam biến tính thành gió phơn Tây Nam khô nóng, Lạng Sơn không chịu tác động của gió phơn). - Phân hoá theo độ cao: thể hiện qua nền nhiệt trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng 1, tháng 7 và đường biểu diễn nhiệt độ của các trạm khí hậu (Hà Nội- SaPa, Nha Trang- Đà Lạt) => Do chịu ảnh hưởng của quy luật đai cao, trung bình cứ lên cao 100m, nhiệt độ giảm 0,60C Bài 3: Phân tích đặc điểm nhiệt độ thông qua trạm khí hậu: Trạm SaPa *Đặc điểm nhiệt độ trạm khí hậu Sapa: - Nhiệt độ trung bình năm của Sapa khoảng 150C thấp hơn so với trung bình của nước ta - Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất rơi vào tháng 7, đạt khoảng 180C - Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất rơi vào tháng 1, chỉ đạt khoảng 70C - Biên độ nhiệt trung bình năm của Sapa là khoảng 110C, cao hơn so với mức trung bình cả nước. * Giải thích: - Do SaPa chịu ảnh hưởng mạnh của các đợt gió mùa mùa đông lạnh. Trường THPT Chuyên Thái Bình 232 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI - Nhiệt độ SaPa chịu ảnh hưởng của độ cao địa hình theo quy luật cứ lên cao khoảng 100m, nhiệt độ giảm trung bình khoảng 0,60C. Sapa nằm ở vị trí có vĩ độ cao hơn so với các trạm khí hậu khác. - Thời kì Mặt trời chuyển động biểu kiến ở gần chí tuyến Bắc vào tháng 7, Sapa nằm gần chí tuyến hơn nên nhận được lượng nhiệt lớn. - Thời kì có nhiệt độ thấp nhất là khoảng thời gian Mặt trời chuyển động biểu kiến về nửa cầu Nam, nên lượng nhiệt nhận được giảm dần so với thời gian trước. Tuy nhiên, nguyên nhân chính là do trong khoảng thời gian này Sapa chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc với cường độ mạnh. - Biên độ nhiệt cao hơn so với trung bình cả nước do Sapa chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa đông nên nhiệt độ giảm rõ rệt trong thời kì mùa đông. Ngoài ra Sapa cũng nằm gần chí tuyến nên độ chênh góc nhập xạ và thời gian chiếu sáng trong năm lớn hơn so với nhiều địa điểm khác ở phía Nam. Bài 4: So sánh đặc điểm nhiệt độ giữa các trạm khí hậu: Hà Nội và Đà Nẵng * Khái quát vị trí, vĩ độ và độ cao địa hình của hai trạm: - Hà Nội thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, ở vĩ độ khoảng 210B, độ cao dưới 50m - Đà Nẵng thuộc miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ, ở vĩ độ khoảng 160B, độ cao dưới 50m * Giống nhau: - Cả hai trạm đều có nhiệt độ trung bình năm cao, khoảng trên 230C - Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất của cả hai trạm đều cao và rơi vào tháng 7, nhiệt độ tháng thấp nhất của hai trạm đều rơi vào tháng 1. - Nguyên nhân: Do nằm trong vùng nội chí tuyến nửa cầu Bắc, trong năm có hai lần Mặt trời lên thiên đỉnh. Thời gian Mặt trời chuyển động biểu kiến lên nửa Trường THPT Chuyên Thái Bình 233 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI cầu Bắc, hai địa điểm có nhiệt độ tối cao; khi Mặt trời chuyển động biểu kiến xuống nửa cầu Nam, 2 địa điểm có nhiệt độ tối thấp. * Khác nhau: - Nhìn chung nền nhiệt của Đã Nẵng cao hơn so với Hà Nội. - Nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội từ 20-240C, Đà Nẵng trên 240C - Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất của Hà Nội khoảng 170C, Đà Nẵng là 210C. - Hà Nội có 3 tháng nhiệt độ thấp dưới 200C còn Đà Nẵng không có tháng nào nhiệt độ thấp dưới 200C. - Biên độ nhiệt trong năm của Hà Nội cao hơn so với Đà Nẵng (Hà Nội khoảng 120C, Đà Nẵng là 70C). - Nguyên nhân: + Do Hà Nội nằm ở vĩ tuyến cao hơn, gần chí tuyến Bắc, trong khu vực Đồng bằng sông Hồng nên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa mùa đông, còn Đà Nẵng nằm ở vĩ độ thấp hơn, gần xích đao nên chịu ảnh hưởng yếu hơn của gió mùa mùa đông. + Do ảnh hưởng của địa hình tạo nên các bức chắn theo chiều T-Đ (đèo Ngang, dãy Bạch Mã) cản trở hoạt động của gió mùa mùa đông xuống phía Nam. + Biên độ nhiệt của Hà Nội cao hơn do càng vào Nam độ chênh lệch góc nhập xạ và thời gian chiếu sáng trong năm cũng như ảnh hưởng của gió mùa mùa đông càng giảm. Bài 5: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhiệt độ nước ta. - Nhiệt độ chịu tác động của nhiều nhân tố: địa hình, hoàn lưu gió, tác động của biển, tác động của vị trí địa lí – hình dạng lãnh thổ - Vị trí địa lí – hình dạng lãnh thổ + VN nằm hoàn toàn trong vành đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, 1 năm có hai lần mặt trời lên thiên đỉnh=> lượng bức xạ lớn, cán cân bức xạ luôn dương, số giờ nắng cao từ 1400-2000h/năm, nhiệt độ trung bình năm trên 200C. Trường THPT Chuyên Thái Bình 234 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI + Những địa điểm có sự khác biệt về vĩ độ sẽ khác nhau về góc nhập xạ, khác nhau về khoảng cách giữa hai lần MTLTĐ sẽ chi phối tới lượng nhiệt nhận được trong năm. (Phía Bắc vĩ tuyến 160B nằm ở vĩ độ cao hơn, góc nhập xạ nhỏ hơn, khoảng cách giữa hai lên MTLTĐ không rõ rệt=> biến trình nhiệt có 1 cực đại, nhiệt độ trung bình trên 20 0C. Phía Nam vĩ tuyến 160B, gần xích đạo hơn, góc nhập xạ lớn, khoảng cách giữa hai lần MTLTĐ xa nhau=> biến trình nhiệt có hai cực đại, nhiệt độ trung bình năm trên 250C). + Vị trí giáp biển: điều hoà chế độ nhiệt, vùng ven biển có biên độ nhiệt nhỏ hơn vùng đồi núi phía Tây. - Tác động của hoàn lưu gió: + Những nơi chịu sự tác động của gió mùa mùa đông có nền nhiệt trung bình thấp hơn, nhiệt độ thấp nhất trên toàn quốc và ngược lại (nhiệt độ nhỏ hơn 180C). + Những nơi chịu tác động của gió mùa Tây Nam, đặc biệt là gió phơn thì có nền nhiệt cao hơn, nhiệt độ tối cao so với toàn quốc (Nhiệt độ cao trên 250C). + Vào thời gian gió mùa suy yếu, sự hoạt động gió tín phong nửa cầu Bắc khiến cho nhiệt độ luôn trên 200C. + Khu vực chịu tác động của gió mùa Đông Bắc sẽ có biên độ nhiệt lớn. - Tác động của địa hình: + Hướng núi ảnh hưởng gián tiếp tới sự thay đổi nhiệt độ: Hướng vòng cung của các cánh cung ở Đông Bắc tạo điều kiện cho gió mùa Đông Bắc tác động xâm nhập sâu vào lãnh thổ nước ta khiến cho các địa phương ở phía Bắc có nhiều tháng nhiệt độ xuống thấp. Hướng Tây Bắc- Đông Nam: Hướng TB-ĐN của dãy Hoàng Liên Sơn ngăn ảnh hưởng của gió mùa ĐB đến khu vực Tây Bắc nên mùa đông ngắn hơn và nền nhiệt cao hơn khu vực Đông Bắc (trạm Lạng Sơn có 6 tháng nhiệt độ dưới 200C, nhiệt độ thấp nhất là Trường THPT Chuyên Thái Bình 235 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI 130C; Điện Biên có 4 tháng nhiệt độ dưới 200C, nhiệt độ tháng nhỏ nhất vẫn đạt 170C). Hướng TB-ĐN của dãy Trường Sơn vuông góc với gió mùa Tây Nam khiến sườn Đông chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng vào mùa hạ, nhiệt độ cao từ 38- trên 400C. => Tạo sự phân hoá theo chiều Tây- Đông của chế độ nhiệt. Hướng Tây-Đông của các dãy núi: Hoành Sơn, Bạch Mã có tác dụng ngăn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc xuống phía nam, góp phần làm cho nhiệt độ của phía Nam cao hơn phía Bắc=> tạo sự phân hoá Bắc-Nam của chế độ nhiệt. + Độ cao địa hình ảnh hưởng trực tiếp tới sự thay đổi nhiệt độ: Theo qui luật đai cao, cứ lên cao khoảng 100m, nhiệt độ giảm 0,60C. Vì vậy những vùng núi cao ở nước ta có nhiệt độ thấp hơn so với nền nhiệt trung bình của cả nước. . Các địa phương vùng Trung du miền núi phía Bắc có đường đẳng nhiệt năm là 150C và 200C do phần lớn có độ cao trên 250m. . Các địa phương thuộc vùng ĐBSH có đường đẳng nhiệt năm là 230C do có địa hình thấp dưới 50m. . Đà Lạt (độ cao 1000-1500m) có nhiệt độ trung bình năm dưới 200C. . Nha Trang (độ cao 0-50m) có nhiệt độ trung bình năm là 260C.  Phân hoá theo độ cao của chế độ nhiệt. Bài 6: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy xác định trên bản đồ vùng có nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất? Giải thích? - Những khu vực có nhiệt độ trung bình thấp nhất dưới 180C chủ yếu ở những vùng núi cao: + Vùng núi Hoàng Liên Sơn và 1 phần vùng núi cao ở biên giới Việt-Trung, Việt Lào. Do ảnh hưởng của độ cao địa hình và gió mùa Đông Bắc. + Vùng núi Kon Tum và cao nguyên Lâm Viên. Do độ cao địa hình. - Những vùng có nhiệt độ cao trên 240C phân bố dọc phần phía Nam của Duyên hải miền Trung, Trung Tây Nguyên và Nam Bộ. Nguyên nhân: do vị trí nằm ở Trường THPT Chuyên Thái Bình 236 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI phía Nam, gần xích đạo hơn gần chí tuyến và gần như không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh. PHẦN KẾT LUẬN Trên đây là một số kinh nghiệm của nhóm GV Địa Lí chúng tôi trong việc soạn và giảng về yếu tố nhiệt của khí hậu Việt Nam. Phần bài tập chủ yếu căn cứ vào việc khai thác Atlat trên cơ sở nền tảng kiến thức đã cung cấp cho học sinh, do vậy chúng tôi không đề cập tới dạng bài phân tích bảng số liệu về nhiệt độ. Trong quá trình giảng dạy, việc khai thác từng yếu tố chi tiết theo chương trình kiến thức chuyên sâu đòi hỏi phải có nguồn kiến thức và kinh nghiệm nhiều năm. Bởi vậy, phần chia sẻ của chúng tôi trên đây chắc chắn sẽ còn rất nhiều thiếu sót, kính mong sự đóng góp ý kiến của các bạn và các anh chị đồng nghiệp. Trường THPT Chuyên Thái Bình 237 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI CHUYÊN ĐỀ: YẾU TỐ NHIỆT CỦA KHÍ HẬU VIỆT NAM TRONG THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA (Trường THPT chuyên Hưng yên) PHẦN 1: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN YẾU TỐ NHIỆT Trước khi hướng dẫn học sinh phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến yếu tố nhiệt của khí hậu Việt Nam yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức đại cương về nhiệt (thế nào là nhiệt độ không khí, nguồn cung cấp nhiệt cho không khí, cách đo nhiệt độ không khí, các nhân tố ảnh hưởng đến nhiệt độ không khí, sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất) 1. Vĩ độ Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam phần đất liền nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu. Điểm cực Bắc nằm sát chí tuyến Bắc còn điểm cực Nam chỉ cách Xích đạo hơn 80 vĩ tuyến khiến cho Mặt Trời luôn nằm cao trên đường chân trời và qua thiên đỉnh lúc giữa trưa tại mỗi địa phương 2 lần trong năm. Lượng bức xạ tổng cộng thường đạt 110-130 kcal/cm2/năm, cán cân bức xạ đạt 85-110 kcal/cm2/năm đều vượt và đạt chỉ số của khí hậu nhiệt đới. Vì thế nhiệt độ trung bình năm nước ta cao, thường từ 22-250C, tổng nhiệt hàng năm thường đạt 80000C -90000C Do lãnh thổ nước ta kéo dài trên khoảng 15 độ vĩ tuyến, miền Bắc gần chí tuyến còn miền Nam gần Xích đạo hơn, nhiệt độ cao và ổn định hơn nên đây là một trong những nguyên nhân khiến nhiệt độ nước ta có sự phân hóa Bắc Nam 2. Gió Nhiệt độ của nước ta còn thay đổi tùy theo hoạt động gió cùng với tính chất của nó (gió mùa Đông Bắc, gió Tín phong, gió Lào, gió Tây Nam, …). Gió mùa Đông Bắc thổi vào nước ta từ tháng 11- tháng 4 năm sau, xuất phát từ áp cao Xibia gây nên thời tiết lạnh, nhiệt độ trong các tháng mùa đông hạ thấp, nhất là ở Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng làm cho miền Bắc không đạt chỉ tiêu khí hậu nhiệt đới (xem bảng 1). Càng vào Nam, gió Đông Bắc càng yếu dần và bị biến tính. Sau vĩ tuyến 160B xem như không còn tác động của gió mùa Đông Bắc nên hệ quả chế độ nhiệt thay đổi theo hướng Bắc Nam: nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ Nam ra Bắc, sự chênh lệch nhiệt độ trung bình năm giữa miền Bắc và miền Nam thấp hơn nhiều so với sự chênh lệch nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất giữa miền Bắc và miền Nam. Gió mùa Đông Bắc cũng là nguyên nhân chủ yếu làm biên độ nhiệt tăng dần từ Nam ra Bắc, biên độ nhiệt tuyệt đối ở phía Bắc thấp nhiều hơn so với phía Nam. Bảng 1: Nhiệt độ không khí trung bình các tháng 12, 1, 2, 3 ở một số địa phương chịu tác động của gió mùa Đông Bắc, năm 2011 Địa phương Sơn La Tuyên Hà Nội Vinh Quang 0 Nhiệt độ trung bình tháng 14,7 C 16,50C 17,40C 17,10C Trường THPT Chuyên Thái Bình 238 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI 12 Nhiệt độ trung bình tháng 1 11,70C 12,50C 12,80C 14,20C Nhiệt độ trung bình tháng 2 16,70C 17,60C 17,70C 17,70C Nhiệt độ trung bình tháng 3 16,40C 170C 17,10C 16,90C Gió Lào gây ra thời tiết khô nóng cho duyên hải miền Trung, nhiệt độ có thể lên tới 370C. Gió Lào thổi là nguyên nhân chính khiến nhiệt độ các tháng đầu mùa hạ của duyên hải miền Trung (như Vinh, Qui Nhơn) nhiệt độ tăng cao vượt cả khu vực Nam Bộ (như Cà Mau) – mặc dù Nam Bộ là nơi nằm ở gần Xích đạo hơn (xem bảng 2). Bảng 2: Nhiệt độ trung bình tháng 6, 7 ở một số địa phương năm 2011 Địa phương Vinh Qui Nhơn Cà Mau Nhiệt độ trung bình tháng 6 30,50C 30,50C 280C Nhiệt độ trung bình tháng 7 29,70C 30,40C 27,70C Tín phong Bắc bán cầu thổi xen kẽ với gió mùa Đông Bắc làm xuất hiện kiểu thời tiết nắng ấm, nhiệt độ tăng cao trong mùa Đông cho miền Bắc khi gió mùa Đông Bắc bị suy yếu. Gió này cũng gây mùa khô sâu sắc với nền nhiệt độ cao cho Tây Nguyên và Nam Bộ từ tháng 11 đến tháng 4 (năm sau) Đối với gió mùa mùa hạ, do đặc tính của khối khí này là nóng ẩm nên làm cho nhiệt độ trung bình của nước ta khá cao, trung bình từ 260C-290C, nhiệt độ tối cao có thể lên tới 300C-350C, nhiệt độ tối thấp lên tới khoảng 220C-280C. 3. Địa hình Xét về nhân tố độ cao địa hình, địa hình nước ta ¾ diện tích là đồi núi, tính phân bậc địa hình khá rõ nên theo qui luật đai cao nhiệt độ nước ta có sự phân hóa rõ rệt theo độ cao. Nha Trang (12013’B-6m) và Đà Lạt (11057’B1500m) mặc dù có vĩ độ gần tương đương nhưng do Đà Lạt có độ cao lớn hơn nên nhiệt độ lại thấp hơn Nha Trang. Sapa (22020’B, 1581m) và Lai Châu (22003’B, 244m) ở vĩ độ xấp xỉ nhau nhưng do Sapa nằm ở độ cao cao hơn nên nhiệt độ trung bình năm chỉ là 15,20C thấp hơn Lai Châu (22,60C) Tuy nhiên do bị chi phối bởi gió mùa Đông Bắc nên sự giảm sút nhiệt độ theo độ cao ở phía Bắc nhanh hơn phía Nam: ví dụ Sa Pa và Đà Lạt mặc dù nằm ở độ cao tương đương nhau (Sapa cao 1581m, Đà Lạt 1500m) nhưng nhiệt độ trung bình năm, nhất là nhiệt độ trung bình các tháng mùa đông của Sapa thấp hơn hẳn Đà Lạt (nhiệt độ trung bình năm của Đà Lạt là 1803 còn Sapa là 1502). Do ảnh hưởng của hướng các dãy núi đối với các luồng gió mùa trong năm dẫn đến chế độ nhiệt nước ta có sự phân hóa Bắc-Nam, Tây-Đông. Dãy Hoành Sơn và Bạch Mã chạy theo hướng Tây Đông đâm ngang ra biển ở vĩ tuyến 160B như bức tường thành góp phần làm cho gió mùa Đông Bắc không thể xâm nhập xuống miền Nam nước ta và làm cho miền này không có mùa đông lạnh. Ở miền núi phía Bắc, do ảnh hưởng của hướng địa hình khiến cho chế độ nhiệt giữa Đông Bắc và Tây Bắc cũng có sự khác biệt. Tây Bắc có mùa đông Trường THPT Chuyên Thái Bình 239 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI đến muộn và kết thúc sớm còn Đông Bắc có mùa đông đến sớm kết thúc muộn. Sở dĩ như vậy vì do Đông Bắc có các cánh cung mở rộng về phía Bắc hút gió mùa Đông Bắc lạnh còn Tây Bắc bị dãy Hoàng Liên Sơn cao chắn gió, nếu gió mùa Đông Bắc vượt qua dãy núi cao này thì cũng đã bị biến tính. 4. Mặt Trời lên thiên đỉnh Cùng nằm ở trong khu vực nội chí tuyến nhưng chế độ nhiệt ở hai miền Nam và Bắc lại khác nhau: miền Nam có hai tối đa và hai tối thiểu (dạng xích đạo) còn miền Bắc chỉ có một tối đa và một tối thiểu (dạng nhiệt đới hay dạng chí tuyến). Lí do vì sao? Việt Nam nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu nên tất cả các địa điểm trên lãnh thổ nước ta đều có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần trong năm. Tuy nhiên khoảng cách giữa hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh ở miền Nam khá lớn (khoảng cách giữa hai lần Mặt trời lên thiên đỉnh tăng dần từ Bắc vào Nam - ở cao nguyên Đồng văn chỉ cách nhau vài ngày còn ở bán đảo Cà Mau khoảng cách này là gần 5 tháng) nên chế độ nhiệt có dạng xích đạo, trong năm có hai lần nhiệt độ cao nhất vào tháng 4, tháng 8 và hai lần nhiệt độ thấp nhất vào tháng 6 và tháng 12. Càng lên phía Bắc, hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh càng gần nhau và thành một lần ở chí tuyến Bắc nên chế độ nhiệt ở miền Bắc có dạng nhiệt đới với một tối đa và một tối thiểu (một lần nhiệt độ cao nhất vào tháng 6, tháng 7 và có một lần nhiệt độ thấp nhất thường vào tháng 12 hoặc tháng 1) Yếu tố Mặt Trời lên thiên đỉnh cũng ảnh hưởng đến nhiệt độ trung bình của các địa phương. Điều này giúp chúng ta hiểu được vì sao những ngày nóng nhất trong năm ở Tp. Hồ chí Minh và Nam Bộ nói chung đều rất sớm từ tháng tư còn ở Hà Nội và Đồng bằng sông Hồng thì những ngày nắng gay gắt nhất là ở cuối tháng năm và trung tuần tháng bảy 5. Các yếu tố khác Nhiều yếu tố tự nhiên khác cũng ảnh hưởng không nhỏ đến yếu tố nhiệt của khí hậu Việt Nam như mưa, biến đổi khí hậu toàn cầu, vị trí địa lí và hình dáng lãnh thổ, mức độ đô thị hóa, rừng, … Tp. Hồ Chí Minh nhiệt độ cao nhất vào tháng tư ngoài nguyên nhân do yếu tố Mặt Trời lên thiên đỉnh còn do tác động của lượng mưa, đây là tháng có lượng mưa thấp gần nhất trong năm. Biến đổi khí hậu toàn cầu làm nhiệt độ của Trái Đất và Việt Nam tăng lên. Trong vòng 50 năm từ 1958-2007 nhiệt độ tăng 0,50C-0,70C, trong đó nhiệt độ trung bình năm của bốn thập kỉ gần đây (1961-2000) cao hơn nhiệt độ trung bình năm của ba thập kỉ trước đó (1931-1960), nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn mùa hè và nhiệt độ của vùng khí hậu phía Bắc tăng nhanh hơn vùng phía Nam. Trường THPT Chuyên Thái Bình 240 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Hình dáng lãnh thổ hẹp ngang, kéo dài với ba mặt giáp biển góp phần làm cho chế độ nhiệt nước ta điều hòa hơn so với nhiều nước khác cùng vĩ độ ở Bắc Phi, Tây Nam Á, nhất là biên độ nhiệt giữa ngày và đêm. Vùng nội thành của các thành phố lớn (Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh), do dân cư tập trung với mức độ cao, hoạt động giao thông vận tải và công nghiệp thải ra khí quyển nhiều khí CO2, mức độ bê tông hóa cao cũng góp phần làm nhiệt độ cao hơn các vùng lân cận. PHẦN 2: CÁC TRỊ SỐ NHIỆT Các trị số nhiệt cần phân tích và làm rõ bao gồm: nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ tối đa, nhiệt độ tối thiểu và biên độ nhiệt. Đây là các căn cứ để phân tích đặc điểm chế độ nhiệt nước ta 1. Nhiệt độ trung bình năm Bảng 3: Nhiệt độ trung bình năm của một số địa điểm Địa điểm Nhiệt độ trung Địa điểm Nhiệt độ trung 0 bình năm C bình năm0C Hà Nội (21001’B) 23,50C Cancutta (22032’B) 26,40C Vinh (18040’B) 23,90C Viên Chăn (17057’B) 25,70C Huế (16024’B) 25,20C Rangun (16046’B) 27,40C Qui Nhơn (13046’B) 26,80C Băng Cốc (13045’B) 28,10C Tp.Hồ Chí Minh 27,10C Phnom Pênh 27,90C (11033’B) (10049’B) Nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều lớn hơn 200C (trừ vùng núi cao), điều đó phù hợp với lượng nhiệt của Mặt Trời ở miền nhiệt đới. Nhưng tuy nhiên nếu đối chiếu với tiêu chuẩn về nền nhiệt của vùng nội chí tuyến thì nước ta thường thấp hơn so với các nước cùng vĩ độ khác ở Bắc Phi, Ấn Độ, Tây Nam Á (bảng 3). Bảng 4: Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất, thấp nhất của một số địa điểm Địa điểm Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất ( 0C) tháng thấp nhất ( 0C) Huế (16024’B) 29,40C 20,00C Rangun (16046’B) 30,40C 25,10C Vinh (18040’B) 29,60C 17,60C Viên Chăn (17057’B) 280C 21,20C Lạng Sơn (21051’B) 27,00C 13,30C Cancutta (22032’B) 30,60C 19,60C Quan sát bảng 4 ta thấy nếu so sánh nhiệt độ trung bình tháng cao nhất thì nhìn chung nước ta tương đương hoặc chênh lệch không đáng kể với các nước Trường THPT Chuyên Thái Bình 241 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI cùng vĩ độ. Nhưng nếu xét đến nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất thì nước ta thấp hơn hẳn vài độ, thậm chí vào mùa đông nền nhiệt độ của miền Bắc nước ta được xem như có mùa đông lạnh nhất so với các nước nước có cùng vĩ tuyến. 2. Nhiệt độ tối đa và tối thiểu Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối của nước ta thường khoảng 400C-430C, nếu so sánh với các nước cùng vĩ độ thì đây là con số thấp. Ta có thể thấy ở các sa mạc và bán sa mạc Bắc Phi những trị số nhiệt cao nhất trong mùa hạ có thể lên tới hơn 500C. Xét về trị số nhiệt độ cao nhất tuyệt đối thì Đồng bằng sông Cửu Long không phải là cao nhất (mặc dù đây là nơi gần Xích đạo) mà là các địa phương chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió phơn (như Đà Nẵng, Lai Châu) và hai đô thị lớn nhất cả nước. Bảng 5: Trị số nhiệt độ cao nhất tuyệt đối và thấp nhất tuyệt đối ở một số địa phương nước ta Địa điểm Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối Lào Cai 1,40C Lai Châu 3,40C Lạng Sơn -1,80C Tuyên Quang 2,40C Móng Cái 1,10C Hà Nội 2,70C Huế 8,80C Đà Nẵng 10,20C Quảng Ngãi 12,40C Tp.Hồ Chí Minh 13,80C Hà Tiên 15,40C Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 40,10C 42,50C 39,80C 39,60C 39,10C 42,80C 41,30C 40,90C 41,40C 40,00C 34,80C Xét về trị số nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối: miền Bắc có trị số thấp hơn so với miền Nam. Mặc dù cùng vĩ độ tương đương với Tây Bắc nhưng Đông bắc có trị số nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối còn nhỏ hơn khu vực Đông bắc (Lạng Sơn xuống thấp dưới 00C trong khi Lai Châu là hơn 30) do đây là nơi chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của gió mùa Đông Bắc. Như vậy nếu tính nhiệt độ trung bình thì Việt Nam cao đạt tiêu chuẩn của khí hậu nhiệt đới (>250C) nhưng nếu xét đến trị số nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối thì trên lãnh thổ nước ta còn có cả những khi nhiệt độ hạ xuống thấp ở mức rất rét (dưới 100C) và thậm chí là có cả hiện tượng tuyết rơi (dưới 00C). Đây cũng là yếu tố độc đáo của khí hậu Việt Nam khác với các nước nhiệt đới cùng vĩ tuyến. Trường THPT Chuyên Thái Bình 242 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Thông qua các trị số về nhiệt độ cao nhất tuyệt đối và thấp nhất tuyệt đối ta có thể thấy rằng chế độ nhiệt nước ta rất thất thường và phức tạp mà nguyên chính là do tác động của hoàn lưu gió mùa 3. Biên độ nhiệt Xét về biên độ nhiệt độ (cả biên độ trung bình năm và biên độ tuyệt đối) thì nơi nào chịu tác động của gió mùa Đông Bắc sẽ có biên độ nhiệt độ cao hơn. Vì thế biên độ nhiệt ở ngoài Bắc lớn hơn trong Nam rất nhiều. Mặc dù cùng vĩ độ tương đương nhưng Đông Bắc thậm chí nằm gần ven biển hơn vẫn có biên độ nhiệt cao hơn Tây Bắc ở sâu trong nội địa (vì Đông Bắc là nơi chịu tác động của gió mùa Đông Bắc sâu sắc nhất nước ta). Bảng 6: Biên độ trung bình năm và biên độ tuyệt đối của một số địa phương nước ta Địa điểm Lạng Sơn Lai Châu Hà Nội Thanh Hoá Vinh Huế Tp.Hồ Chí Minh Biên độ trung bình năm 13,70C 9,40C 12,50C 12,00C 12,00C 9,40C 3,10C Biên độ tuyệt đối 41,60C 39,10C 40,10C 39,90C 38,20C 32,50C 26,20C Tuy nhiên so với các nước khác cùng vĩ độ thì biên độ nhiệt trung bình năm của nước ta vẫn cao hơn. Ví dụ Tp Vinh của nước ta và Tp. Viên Chăn của Lào có cùng vĩ độ tương đương nhưng biên độ nhiệt trung bình năm của Vinh vẫn lớn hơn (Vinh là 12,00C, Viên Chăn là 6,80C), hoặc Tp. Cancutta của Ấn Độ mặc dù cùng vĩ độ tương đương, độ cao bằng nhau (7m) với Lạng Sơn của nước ta nhưng biên độ nhiệt trung bình năm của Lạng Sơn vẫn cao hơn (Lạng Sơn là 13,70C, Cancutta là 110C). Biên độ nhiệt trung bình năm nước ta cao chủ yếu là do sự hạ thấp nhiệt độ trong mùa đông. Bảng 7: Biên độ nhiệt trung bình năm của một số địa điểm Địa điểm Biên độ nhiệt Địa điểm Biên độ nhiệt trung bình năm ( trung bình năm ( 0 0 C) C) 0 0 0 Huế (16 24’B) 9,4 C Rangun (16 46’B) 5,30C Vinh (18040’B) 12,00C Viên Chăn 6,80C (17057’B) Lạng Sơn 13,70C Cancutta 110C 0 (21 51’B) (22032’B) Trường THPT Chuyên Thái Bình 243 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM CHẾ ĐỘ NHIỆT Trên nền tảng khí hậu nhiệt đới với nhiệt độ cao thì chế độ nhiệt của nước ta diễn biến rất thất thường và có sự phân hóa không gian đa dạng do tác động của nhiều nhân tố khác nhau. I. Chế độ nhiệt nước ta mang tính chất nhiệt đới: Nước ta nằm trong khu vực có chế độ nhiệt thuộc vành đai nhiệt đới: nhiệt độ trung bình năm toàn lãnh thổ chủ yếu 20 - 240C và lớn hơn 240C (tiêu chuẩn nhiệt đới nhiệt độ phải lớn hơn 18 - 200C ). Đa số các trạm ở nước ta hầu hết là các tháng có nhiệt độ trên 20 0 C. Hà Nội có 9 tháng nhiệt độ lớn hơn 20 0 C, từ Đà Nẵng trở vào ở đồng bằng không có tháng nào nhiệt độ dưới 20 0 C Chế độ nhiệt nước ta phần lớn mang tính chất nhiệt đới chỉ trừ một bộ phận nhỏ ở những vùng núi cao nằm trong thang nhiệt độ thấp dưới 18 0C. Các vùng núi cao đó là vùng núi cao Hoàng Liên Sơn và một phần vùng núi cao ở biên giới Việt-Trung, Việt-Lào (do ảnh hưởng của độ cao địa hình và gió mùa Đông Bắc), vùng núi cao Kon Tum và cao nguyên Lâm Viên (do ảnh hưởng của yếu tố độ cao địa hình) II. Chế độ nhiệt có sự phân hóa. Sự phân hóa của chế độ nhiệt nước ta cũng tuân theo những qui luật địa lí chung của Trái Đất đó là qui luật địa đới (sự phân hóa theo vĩ độ-sự phân hóa Bắc Nam) và qui luật phi địa đới (sự phân hóa theo độ cao, phân hóa theo chiều Đông Tây). 1. Sự phân hóa theo vĩ độ (phân hóa Bắc Nam) Theo qui luật địa đới, nhiệt độ có sự giảm dần từ các vùng ở vĩ độ thấp lên các vùng ở vĩ độ cao. Ở nước ta sự phân hóa theo vĩ độ cũng được thể hiện rõ: biên độ nhiệt trung bình năm càng vào Nam (về phía vĩ độ thấp) càng giảm, nhiệt độ trung bình năm càng vào Nam càng nóng hơn, tính chất nhiệt đới càng rõ rệt và điển hình hơn Do lãnh thổ nước ta kéo dài trên 150 vĩ tuyến và quan trọng hơn là do gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ giảm dần từ Nam ra Bắc, trung bình khoảng 0,350C/1 độ vĩ tuyến. Nếu so với các nước nằm ở vĩ độ tương đương như nước ta mà không hoặc ít chịu tác động của gió mùa Đông Bắc thì tốc độ giảm nhiệt độ trung bình từ Nam ra Bắc của nước ta sẽ nhanh hơn (ví dụ: Ấn Độ chỉ giảm 0,040C/1 độ vĩ tuyến, Lào chỉ giảm 0,20C/1 độ vĩ tuyến). Thế nhưng thực ra sự giảm nhiệt độ trung bình năm từ Nam ra Bắc không phải đều là 0,350C/1 độ vĩ tuyến mà có sự khác nhau rõ rệt giữa hai miền Bắc và Nam. Ở miền Bắc mỗi vĩ độ giảm tới 0,410C còn miền Nam mỗi vĩ độ chỉ giảm 0,160C. Điều đó được lí giải bởi miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc còn miền Nam thì hầu như không. Nguyên nhân thứ hai là do miền Nam nằm ở vĩ độ thấp hơn miền Bắc. Trong vùng vĩ độ thấp có nhiệt độ trung bình năm giảm chậm còn vùng vĩ độ cao có nhiệt độ trung bình năm giảm nhanh là do nhiệt độ phụ thuộc vào cường độ bức xạ Mặt trời mà cường độ bức xạ Mặt Trời lại phụ thuộc vào góc chiếu sáng- lượng nhiệt mà bề mặt Trái đất nhận Trường THPT Chuyên Thái Bình 244 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI được: I = I0.sin  (với  là góc chiếu sáng; I0 là lượng nhiệt lớn nhất và không đổi) nên I phụ thuộc vào sin  . Trong vùng vĩ độ thấp có góc chiếu sáng lớn quanh năm và thay đổi không nhiều nên tổng lượng nhiệt mà bề mặt Trái Đất nhận được thay đổi không đáng kể do sin  giảm chậm. Trong vùng vĩ độ cao có góc chiếu sáng nhỏ quanh năm và chênh lệch giữa các mùa lớn nên tổng lượng nhiệt mà bề mặt Trái đất nhận được giảm nhanh và chênh lệch nhiều giữa các tháng trong năm do sin  giảm nhanh. Nếu xem xét kĩ về nhiệt độ các mùa thì sự khác biệt giữa hai miền Bắc và Nam còn rõ hơn. Về mùa hạ nhiệt độ gần như đồng nhất trên khắp lãnh thổ: nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất của Hà Nội là 28,90C (tháng 7), ở Huế là 29,40C (tháng 7) còn Tp. Hồ Chí Minh là Hà Nội là 28,90C (tháng 4); sở dĩ trong mùa hạ có sự thống nhất về nhiệt độ do có sự đồng nhất về các khối khí tác động. Trái lại trong mùa đông gió mùa Đông Bắc lạnh xuất phát từ áp cao Xibia chỉ hoạt động ở phạm vi miền Bắc nên giữa miền Bắc và miền Nam có sự chênh lệch lớn về nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất (tháng 1). Giữa Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh chênh lệch nhau tới 9,40C, gần 10C/1 độ vĩ tuyến, từ Đà Nẵng trở vào phía Nam không có tháng nào nhiệt độ xuống đến 200C và dãy bạch Mã là ranh giới cuối cùng của miền có mùa đông lạnh Cũng có thể nhận biết sự phân hóa theo vĩ độ qua biến trình năm của chế độ nhiệt: ở khu vực miền Bắc do vị trí nằm gần chí tuyến nên biến trình nhiệt độ hàng năm có 1 cực đại và 1 cực tiểu rất rõ rệt mang tính chất chí tuyến (nhiệt đới). Trong khi đó khu vực Nam Bộ nước ta do gần Xích đạo hơn nên đã có dáng dấp của chế độ nhiệt với 2 cực đại và 2 cực tiểu Sự phân hóa của chế độ nhiệt còn thể hiện qua sự phân chia khí hậu nước ta thành hai miền là miền Bắc và miền Nam với ranh giới là dãy Bạch Mã. Miền Nam nhiệt độ trung bình năm trên 250C không có tháng nào nhiệt độ xuống dưới 200C, tổng nhiệt độ năm vượt quá 93000C, biên độ nhiệt năm thấp. Trong khi đó miền Bắc nước ta từ dãy Bạch Mã trở ra do chịu tác động của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ trung bình năm thấp hơn, đồng bằng Bắc Bộ và vùng núi phía Bắc có mùa đông kéo dài 2-3 tháng (nhiệt độ 90C. Ngay trong từng miền khí hậu thì chế độ nhiệt cũng có sự phân hóa khá rõ theo chiều từ Bắc xuống Nam. Đối với Miền Bắc đặc điểm chế độ nhiệt của phía Bắc dãy Hoành Sơn (180B) có sự khác biệt với phía Nam của dãy Hoành Sơn. Trong khi từ dãy Hoành Sơn trở ra Bắc có mùa đông lạnh thì từ dãy Hoành Sơn trở vào Nam lại không còn mùa đông rõ rệt. Nguyên nhân là do dãy núi này làm giảm ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc xâm nhập xuống phía Nam, hơn nữa do gió mùa Đông Bắc di chuyển trên quãng đường dài nên dần bị biến tính. Đối với miền khí hậu phía Nam: nền nhiệt độ (thể hiện ở nhiệt độ trung bình năm và tổng nhiệt độ) đạt tiêu chuẩn khí hậu Xích đạo, quanh năm nhiệt độ trung bình các tháng đều trên 250C chỉ thể hiện rõ từ 140B trở vào. Còn trong phạm vi từ 140B (Quy Nhơn) đến dãy Bạch Mã, do bức chắn của khối núi Kon Trường THPT Chuyên Thái Bình 245 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Tum, lượng mưa còn lớn và trong năm có 3-4 tháng nhiệt độ trung bình dưới 250C. 2. Sự phân hóa theo độ cao Sự phân hóa theo độ cao chỉ diễn ra ở các vùng núi. Nếu núi càng cao thì sự phân hóa biểu hiện càng rõ rệt. Ở miền núi có sự giảm đi của nhiệt độ theo độ cao do sự tăng nhanh bức xạ sóng dài của bề mặt đất khiến cho cán cân bức xạ có chiều hướng giảm đi mỗi khi lên cao. Bảng 8: Sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm của một số địa phương nước ta theo độ cao Địa phương Độ cao Nhiệt độ trung bình năm Sơn La 602 m 21,20C Plây cu 772 m 22,40C Tam Đảo 900 m 18,20C Đà Lạt 1500 m 19,10C Sapa 1581 m 15,20C Sự phân hóa nhiệt theo độ cao khiến cho Việt Nam xuất hiện những đai cao khác nhau. Đai nhiệt đới gió mùa (dưới 600 – 700m ở miền Bắc, dưới 900 – 1000m ở miền Nam): khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa với nhiệt độ trung bình năm trên 200C, mùa hạ trên 250C, riêng miền Bắc vào mùa đông thì nhiệt độ có thể dưới 180C, tổng nhiệt độ hàng năm khoảng trên 75000C. Đai cận nhiệt đới gió mùa (tiếp theo đến 2600m): khí hậu mang tính chất cận nhiệt đới mát mẻ, không có tháng nào trên 250C, tổng nhiệt độ hàng năm từ khoảng 45000C-75000C. Trong đai này lại có sự phân chia thành hai á đai là: đai từ 600m-700m đến 1600m-1700m nhiệt độ trung bình khoảng từ 18- dưới 250C, trong khi đai từ 1600m-1700m trở lên thì nhiệt độ thấp trung bình dưới 180C. Đai ôn đới gió mùa trên núi (trên 2600m) chỉ có ở Hoàng Liên Sơn, quanh năm rét với nhiệt độ dưói 150C, mùa đông xuống dưới 50C, tổng nhiệt độ hàng năm không quá 45000C. Như vậy sự phân hóa các đai cao của nước ta ngoài sự phụ thuộc vào độ cao tuyệt đối thì vẫn chịu tác động của vị trí địa lí. Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, chịu sự chi phối sâu sắc của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa do đó vành đai ở chân núi vẫn mang tính chất nhiệt đới gió mùa. Và do địa hình nước ta đồi núi thấp chiếm ưu thế nên tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta vẫn được bảo toàn. Giới hạn độ cao của các vành đai ở nước ta còn bị chi phối bởi sự phân hóa theo chiều vĩ độ và ảnh hưởng của chế độ gió mùa đối với vùng núi đó. Thực tế cho thấy các vùng núi cao ở miền Bắc nước ta có nhiều đai cao hơn và nằm ở độ cao thấp hơn so với các vùng núi cao miền Nam 3. Sự phân hóa theo chiều Đông Tây Mặc dù cùng vĩ độ tương đương nhưng nhiệt độ các tháng trong mùa đông của Đông Bắc thấp hơn khu vực Tây Bắc. Đông Bắc mùa đông đến sớm, kết thúc muộn và lạnh hơn Tây Bắc (mùa đông đến muộn, kết thúc sớm và bớt Trường THPT Chuyên Thái Bình 246 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI lạnh hơn). Quan sát bảng số liệu nhiệt độ trung bình các tháng của Lạng Sơn (Đông Bắc) và Lai Châu (Tây Bắc) ta thấy mùa đông của Lạng Sơn kéo dài 3 tháng từ tháng 12 đến tháng 2 còn của Lai Châu chỉ còn 2 tháng là tháng 12 và 1, nhiệt độ trung bình các tháng mùa đông của Lạng Sơn là 14,10C trong khi Lai Châu lên tới 17,40C. Như vậy, vùng núi Đông Bắc có khí hậu mang tính cận nhiệt đới gió mùa còn vùng núi thấp Tây Bắc mang sắc thái nhiệt đới ẩm gió mùa. Bảng 9: Nhiệt độ trung bình các tháng của Lạng Sơn và Lai Châu (đơn vị: 0C) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lạng 13,3 14,3 18,2 22,1 23,3 26,9 27,0 26,6 25,2 22,2 18,3 14,8 Sơn Lai 17,1 18,0 21,3 24,6 24,5 26,5 26,5 26,6 26,1 23,7 20,6 17,7 Châu Nguyên nhân do địa hình Đông Bắc có hướng vòng cung mở rộng về phía bắc và đông bắc tạo điều kiện cho gió mùa Đông Bắc xâm nhập sâu vào lãnh thổ nên là nơi ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc. Tây Bắc có dãy Hoàng Liên Sơn chạy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam chắn gió mùa Đông Bắc nên hạn chế ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Gió mùa Đông Bắc phải đi vòng xuống Đồng bằng sông Hồng rồi sau đó mới đi dọc theo các thung lũng sông để xâm nhập lên Tây Bắc. Do trải qua quãng đường dài hơn nên gió mùa Đông Bắc bị suy yếu và làm cho Tây Bắc có mùa đông không lạnh bằng Đông Bắc và đến muộn, kết thúc sớm hơn Đông Bắc III. Chế độ nhiệt có tính thất thường Nước ta nằm trải dài trên 150 vĩ tuyến lại nhiều núi, địa hình phức tạp và nhất là do vị trí địa lí đặc biệt trong miền châu Á gió mùa mà chế độ nhiệt nước ta vừa phức tạp và vừa thất thường nhất là ở miền Bắc (do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh). 1. Sự thất thường thể hiện ở sự dao động lớn của các trị số nhiệt Biểu hiện của tính thất thường trong chế độ nhiệt nước ta ở sự dao động đáng kể về nhiệt độ trong các tháng mùa đông ở miền Bắc. Nhiệt độ tháng 1 của bất kì năm nào đó cũng có thể nóng hơn hoặc lạnh hơn so với nhiệt độ trung bình năm từ 3-50C. Tuy vậy ở khu vực Tây Bắc - Bắc Trung Bộ sự chênh lệch này thấp hơn, chỉ vào khoảng 1-20C. Có năm mùa đông nhiệt độ hạ thấp xuống mức rét đậm (do gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh, đến sớm, kết thúc muộn), rét hại xuống dưới 100C, thậm chí có cả hiện tượng tuyết rơi. Nhưng cũng có năm mùa đông nhưng thời tiết nóng bất thường (gió mùa Đông Bắc hoạt động yếu). Người ta đã ghi lại được những cực đại tuyệt đối của nhiệt độ trong mùa đông ở Hà Nội và Thanh Hóa lên tới hơn 300C, thời tiết nóng nực như mùa hạ. Bảng 10: Nhiệt độ cực đại tuyệt đối về mùa đông của Hà Nội và Thanh Hóa Địa phương Tháng 11 Tháng 12 Tháng 1 Tháng 2 0 0 0 Hà Nội 34,5 C 31,4 C 33,1 C 35,10C Trường THPT Chuyên Thái Bình 247 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Tp. Hồ Chí 35,20C 31,40C 33,00C 35,80C Minh 2. Sự thất thường thể hiện ở sự dao động của các ngày bắt đầu và kết thúc các mùa nóng, lạnh. Sự dao động này có thể từ 12-29 ngày tại khu vực Đông bắc và Đồng bằng Bắc Bộ. Tại Lạng Sơn, năm rét sớm (năm 1928) mùa lạnh đến sớm hơn hơn trung bình 18 ngày, năm rét muộn (1963) mùa lạnh chậm đến 14 ngày, năm mùa lạnh kết thúc sớm (năm 1960) thì lệch 19 ngày, năm mùa lạnh kết thúc muộn (1929) thì lệch 12 ngày. Tại Hà Nội, năm rét sớm (năm 1948) mùa lạnh đến sớm hơn hơn trung bình 18 ngày, năm rét muộn (1957) mùa lạnh chậm đến 17 ngày, năm mùa lạnh kết thúc sớm (năm 1946) thì lệch 29 ngày, năm mùa lạnh kết thúc muộn (1927) thì lệch 15 ngày. Tại khu vực Tây Bắc và Bắc Trung Bộ thời gian dao động mùa nóng và lạnh còn mạnh mẽ hơn, lớn nhất đối với thời kì bắt đầu của mùa là 39-40 ngày và đối với thời kì kết thúc mùa có thể tới 40-50 ngày Tiểu kết: Do vị trí địa lí nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu nên chế độ nhiệt nước ta thể hiện rõ đặc tính nhiệt đới. Nhưng tuy nhiên do tác động tổng hợp của nhiều nhân tố khác nhau nên chế độ nhiệt nước ta có sự phân hóa rõ rệt và biến động thất thường. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến thiên nhiên và mọi hoạt động sản xuất - đời sống của nhân dân ta. PHẦN 4: ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ NHIỆT ĐẾN TỰ NHIÊN VÀ SẢN XUẤT - ĐỜI SỐNG I. Ảnh hưởng của yếu tố nhiệt đến tự nhiên Nhiệt là một trong các yếu tố cơ bản của khí hậu và là một trong những yếu tố quan trọng nhất có ảnh hưởng đến tự nhiên. Sự thay đổi của yếu tố nhiệt kéo theo sự thay đổi của các thành phần tự nhiên khác (theo qui luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí) 1. Khí hậu Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm đều cao, quanh năm trên 250C là một trong những nguyên nhân chính làm cho cân bằng ẩm của Nam Bộ thấp hơn hẳn so với miền Bắc (nhiệt độ thấp hơn). Bảng11: Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh (đơn vị: mm) Địa phương Lượng mưa Lượng bốc hơi Cân bằng ẩm Hà Nội 1676 989 +687 Tp. Hồ Chí Minh 1931 1686 +245 Quan sát bảng số liệu ta thấy mặc dù Hà Nội (miền Bắc) có lượng mưa thấp hơn Tp. Hồ Chí Minh (Nam Bộ) nhưng cân bằng ẩm của Hà Nội vẫn cao hơn Tp. Hồ Chí Minh. Sở dĩ như vậy vì nhiệt độ mùa đông của Tp. Hồ Chí Trường THPT Chuyên Thái Bình 248 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Minh cao hơn Hà Nội đã làm cho lượng bốc hơi ở đây cao hơn (cân bằng ẩm bằng tổng lượng mưa trừ đi lượng bốc hơi) 2. Địa hình Nhiệt độ cao kết hợp với độ ẩm lớn đã đẩy nhanh quá trình phong hóa diễn ra mạnh tạo nên lớp phủ vụn bở dày cho địa hình. Nhiệt độ cao cũng góp phần làm đẩy nhanh tốc độ hòa tan, phá hủy đá vôi tạo nên địa hình karst độc đáo với các hang động, suối cạn, thung khô. Nhiều nước trên thế giới mặc dù có độ ẩm cao, cấu tạo điạ chất có nhiều đá vôi nhưng các dạng địa hình karst không phong phú như nước ta, nguyên nhân chính là do yếu tố nhiệt độ. Yếu tố nhiệt còn ảnh hưởng gián tiếp đến địa hình thông qua sinh vật. Sinh vật nhiệt đới cũng hình thành nên các dạng địa hình đặc biệt như địa hình rạn san hô (san hô là loài sinh vật chỉ sống ở những vùng biển nhiệt đới nông), … 3. Sông ngòi: Do nhiệt độ cao quanh năm nên nước trong hệ thống các sông ngòi Việt Nam không có hiện tượng đóng băng vào thu đông. Nguồn cung cấp nước cho sông chủ yếu là do nước mưa và nước ngầm, do vậy dẫn đến chế độ nước sông theo sát nhịp điệu của chế độ mưa. Điều này khác với các nước ở miền khí hậu lạnh ngoài nước mưa và nước ngầm thì nguồn cung cấp nước cho sông còn do băng tuyết tan, vì thế các sông ở đây có lũ vào cuối xuân đầu hạ (khi băng tuyết tan). 4. Thổ nhưỡng Vai trò của yếu tố nhiệt cực kì quan trọng đối với quá trình hình thành đất feralit ở nước ta. Trong điều kiện nhiệt cao kết hợp với độ ẩm lớn thì quá trình phong hóa diễn ra rất mạnh mẽ, trong đó phong hóa hóa học là chủ yếu, tạo nên lớp vỏ phong hóa dày từ vài mét đến vài chục mét. Nhiệt độ cao làm tốc độ phân giải vật chất hữu cơ cao nên lượng mùn tích lũy trong đất ít. Điều này hoàn toàn khác với ở các vùng rừng ôn đới mặc dù có lượng sinh khối nhỏ hơn nhưng lớp mùn lại dày hơn nước ta. Lí do là vì nhiệt độ vùng ôn đới thấp làm hạn chế các quá trình phân hủy, xác hữu cơ tồn tại và tích tụ trong khoảng thời gian dài nên đã tạo nên lớp mùn dày. Nhiệt độ thay đổi theo độ cao dẫn đến đất nước ta cũng thay đổi theo độ cao. Ở độ cao dưới 600m-700m (ở miền Bắc) và dưới 900m-1000m (ở miền Nam) do nền nhiệt độ cao nên nhóm đất chính là feralit. Từ độ cao tiếp theo đến độ cao 1600m-1700m nhiệt độ giảm đã làm hạn chế quá trình phân giải chất hữu cơ, mùn được tích lũy, hình thành đất feralit có mùn, đồng thời quá trình phong hóa yếu đi làm cho tầng đất mỏng hơn. Ở độ cao trên 1600m-1700m đến dưới 2600m nhiệt độ thấp (trung bình dưới 180C), quá trình feralit ngưng trệ, hình thành đất mùn. Ở độ cao từ 2600m trở lên (chỉ có ở Hoàng Liên Sơn) do nhiệt độ thấp dưới 150C, mùa đông xuống dưới 50C nên đất ở đây là đất mùn thô. Trường THPT Chuyên Thái Bình 249 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI 5. Sinh vật. Khí hậu nhiệt đới với nền nhiệt độ cao kết hợp với độ ẩm lớn nên rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh là hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam nhưng hiện nay phần lớn nó đã biến biến dạng do tác động của con người. Rừng nhiệt đới với đặc trưng là cấu trúc nhiều tầng tán (do nền nhiệt cao, số giờ nắng nhiều), cây gỗ cao (lên đến vài chục m), thành phần loài đa dạng (vùng vĩ độ thấp, nhiệt độ cao thì thành phần loài phong phú nhưng số lượng cá thể trong một loài không nhiều còn vùng vĩ độ cao, nhiệt độ thấp thì thành phần loài hạn chế nhưng số lượng cá thể trong một loài lại nhiều) Nước ta với nền nhiệt cao nên trong giới sinh vật, thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế. Thực vật trong rừng phổ biến là các loài thuộc họ cây nhiệt đới như họ Đậu, Vang, Dâu tằm, Dầu. Động vật trong rừng là các loài chim, thú nhiệt đới, nhiều ếch nhái, côn trùng cũng rất phong phú. Chế độ nhiệt của nước ta có sự phân hóa kéo theo sinh vật nước ta cũng có sự phân hóa. Miền Bắc nước ta với nền nhiệt độ trung bình năm trên 200C, mùa đông lạnh dưới 180C kéo dài 2-3 tháng, biên độ nhiệt trung bình lớn nên cảnh quan tiêu biểu là đới rừng gió mùa nhiệt đới, với thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn các loài cận nhiệt, ôn đới. Miền khí hậu phía nam nền nhiệt độ thiên về khí hậu xích đạo, nóng quanh năm, nhiệt độ trung bình năm trên 250C, không có tháng nào dưới 200C, biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ nên cảnh quan tiêu biểu là đới rừng gió mùa cận xích đạo, chiếm ưu thế là các loài thực vật, động vật vùng xích đạo và nhiệt đới từ phương Nam lên, phương Tây di cư sang. Nhiệt độ nước ta có sự phân hóa theo độ cao nên sinh vật có sự thay đổi theo đai cao. Bên cạnh các hệ sinh thái nhiệt đới chiếm ưu thế ở độ cao dưới 600m-700m ở miền Bắc và dưới 900m-1000m ở miền Nam thì từ độ cao tiếp theo đến độ cao 1600m-1700m do khí hậu mát mẻ nên xuất hiện rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim, trong rừng xuất hiện các loài chim, thú cận nhiệt đới phương Bắc, các loài thú có lông dày như gấu, sóc, cầy, cáo. Ở độ cao trên 1600m-1700m do nhiệt độ thấp nên rừng sinh trưởng kém, thực vật thấp nhỏ, đơn giản về thành phần loài, rêu, địa y phổ biến thân, cành cây. Ở trên núi có độ cao từ 2600m trở lên nhiệt độ thấp xuống dưới 150C có các loài thực vật ôn đới như đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam. Như vậy ta có thể kết luận rằng khí hậu nước ta thể hiện rõ sự mâu thuẫn và thống nhất giữa tính chất nhiệt đới của vĩ độ và tính chất phi địa đới do gió mùa Đông Bắc và địa hình đem lại. Nhưng muà đông của nước ta ngắn, mà nhiệt độ lại không xuống thấp lắm, địa hình nước ta phần lớn là đồi núi thấp cho nên tính chất nhiệt đới vẫn là chủ yếu chi phối đến mọi đặc điểm của thiên nhiên nước ta. II. Ảnh hưởng của yếu tố nhiệt đến sản xuất và đời sống Yếu tố nhiệt ảnh hưởng đến nhiều mặt hoạt động sản xuất và đời sống, trực tiếp nhất và rõ rệt nhất là hoạt động sản xuất nông nghiệp. 1. Đối với nông nghiệp Trường THPT Chuyên Thái Bình 250 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Do ảnh hưởng của yếu tố nhiệt mà nền nông nghiệp nước ta thể hiện rõ tính nhiệt đới: nền nhiệt cao nên trong cơ cấu cây trồng vật nuôi, các sản phẩm có nguồn gốc nhiệt đới chiếm ưu thế (ví dụ cây lương thực: lúa gạo, sắn, ..; cây công nghiệp: cà phê, cao su, mía, điều, hồ tiêu, ...). Sản xuất nông nghiệp diễn ra quanh năm. Áp dụng có hiệu quả các biện pháp thâm canh, tăng vụ, xen canh, gối vụ. Nền nông nghiệp nước ta khá đa dạng: mùa đông lạnh cho phép phát triển tập đoàn cây trồng vụ đông đặc sắc ở Đồng bằng sông Hồng và các cây trồng vật cận nhiệt và ôn đới trên các vùng núi. Sự phân hóa của yếu tố nhiệt là cơ sở để có lịch thời vụ khác nhau giữa các vùng, nhờ thế mà có sự chuyển dịch mùa vụ từ Nam ra Bắc, từ đồng bằng lên trung du miền núi. Chế độ nhiệt thất thường không ổn định do hoạt động của gió mùa kết hợp với nền nhiệt ẩm cao và nhiều thiên tai tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh, phát triển và lan tràn trên diện rộng làm tăng thêm tính chất bấp bênh vốn có của nền nông nghiệp. Ví dụ: hiện tượng rét đậm, rét hại năm làm … Đối với lâm nghiệp: nền nhiệt cao kết hợp với độ ẩm lớn là cơ sở để nhanh chóng phục hồi lớp phủ rừng trên đất trống bằng mô hình nông lâm kết hợp. Đối với ngư nghiệp: nhiệt độ cao và ổn định quanh năm nhất là ở Nam Bộ tạo điều kiện thuận lợi cho ra khơi. 2. Đối với các ngành kinh tế khác Nhiệt độ cũng là yếu tố có ảnh hưởng nhất định đến sự phân bố công nghiệp. Khí hậu nhiệt đới tạo nên tập đoàn cây trồng vật nuôi đặc thù, đó là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp chế biến lương thực- thực phẩm. Nền nhiệt độ nước ta cao kết hợp với độ ẩm lớn làm cho máy móc dễ bị hư hỏng, oxi hóa cũng chi phối đến việc lựa chọn kĩ thuật và công nghệ sản xuất. Nền nhiệt độ cao cũng tác động không nhỏ đến hoạt động của các ngành công nghiệp khai khoáng, … Nếu như ở các nước xứ lạnh hoạt động vận tải vào mùa đông bị trở ngại do băng tuyết , xe máy hoạt động cần có các thiết bị sưởi phức tạp và phải có các loại xăng dầu cho điều kiện băng giá thì ở nước ta với khí hậu nhiệt đới nên vận tải đường bộ có thể diễn ra quanh năm. Đối với vận tải đường biển cũng vậy, trong điều kiện nhiệt độ cao, nước biển không đóng băng thì tàu bè có thể đi lại quanh năm. Nhưng tuy nhiên nền nhiệt cao cùng với độ ẩm lớn cũng làm cho các phương tiện vận tải bị rỉ, ăn mòn nhanh đòi hỏi phải có công nghệ nhiệt đới hóa máy móc, cần phải xây dựng các kho tàng, bến bãi để bảo quản hàng hóa để tránh nắng… Nền nhiệt cao đã tạo điều kiện cho nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới trong đó có những sản phẩm có giá trị như lúa gạo, cà phê, cao su, dừa, điều, hồ tiêu, mía … nhằm cung cấp nguồn hàng cho xuất khẩu. III. Ca dao tục ngữ nói về sự liên quan giữa yếu tố nhiệt với sản xuất nông nghiệp Trường THPT Chuyên Thái Bình 251 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Nhiệt độ là một trong những yếu tố của tự nhiên có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và cụ thể trong nội dung này tôi muốn nhấn mạnh đến ngành sản xuất lúa đối với miền Bắc. Việt Nam là một trong những cái nôi của nền văn minh lúa nước, do đó nhân dân ta đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm về mối quan hệ giữa yếu tố nhiệt với việc trồng lúa nước. Lúa là cây lương thực ưa nhiệt do vậy yếu tố nhiệt ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của việc trồng lúa như: thời vụ gieo cấy, kĩ thuật cấy lúa, tuổi mạ, mật độ gieo mạ, kĩ thuật cấy lúa, lúa trổ, .. * Đối với lúa mùa bà con nông dân vùng Đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung Bộ có câu ca dao : « Tua rua đi dắt mạ mùa Tiểu thử cày bừa cấy ruộng nông sâu » Đối với lúa mùa thời gian gieo thích hợp nhất vào tiết Tua rua vào khoảng 6-7 tháng 6 dương lịch và cấy vào khoảng tháng 7 dương lịch (tiết Tiểu thử ngày 7-8 tháng 7 dương lịch). Sở dĩ vậy vì đây là khoảng thời gian có nhiệt độ cao nhất, ngày dài nên quá trình sinh lí trong cơ thể cây lúa được tiến hành thuận lợi, lúa sẽ tích lũy được nhiều chất dinh dưỡng và năng suất sẽ cao. Nếu cấy lúa muộn hơn, nhiệt độ giảm và độ dài ban ngày đã rút ngắn lại thì lúa sẽ đẻ ít, có khi không kịp đẻ đã làm đòng, gieo càng muộn thì thời gian sinh trưởng càng ngắn và năng suất sẽ giảm. Còn riêng đối với lúa chiêm nhân dân ta cũng có kinh nghiệm chọn thời kì gieo cấy thích hợp : Ở Đồng bằng Bắc Bộ : « Cấy tháng chạp, đạp không ra Lục lạp, tháng chạp, tháng sáu Chiêm hai năm đầu mùa tháng sau » Ở Bắc Trung Bộ : « Mạ chiêm gieo trước sương giáng mười ngày Cấy sau đông chí mười ngày cũng vừa » Cấy tháng chạp tức là cấy vào tháng giêng dương lịch, chiêm hai năm tức là cấy chiêm từ 15 tháng 12 năm nay sang tháng giêng dương lịch năm sau, sở dĩ vậy vì sang tháng giêng, khoảng thời gian này thời tiết đã bắt đầu thời tiết ấm, ẩm lên. Cấy lúa chiêm cũng như trồng khoai lang nên chọn những ngày nắng ấm, nhiệt độ cao vì nếu rét thì lúa mới cấy dễ bị lụi vì chưa kịp bén rễ, khả năng chịu rét kém. Vì thế nhân dân ta có câu « Bốc mả kiêng ngày trùng tang Trồng lang kiêng ngày gió bấc » (Gió bấc là gió mùa Đông Bắc xuất phát từ áp cao Xibia) * Đối với kĩ thuật cấy lúa thì nhân dân ta có câu: «Mạ chiêm thì cấy cho sâu Mạ mùa phải nảy mầm cau mới vừa » Hay «Mạ chiêm thì cấy cho sâu Mạ mùa phải gửi cành dâu mới vừa» Hay : « Mạ chiêm chôn sâu dận chặt Mạ mùa vừa đặt vừa đi» Trường THPT Chuyên Thái Bình 252 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Mạ mùa cấy vào lúc nhiệt độ cao nên chóng bén rễ (gửi cành dâu tức là cấy nông), cấy nông thì lúa sẽ đẻ sớm và chóng xanh cho nên khi cấy mạ mùa thì chỏ vừa đặt vừa đi. Ngược lại đối với lúa chiêm, thời gian cấy là thời gian rét, nhiệt độ hạ thấp nên phải cấy sâu vì lúa lâu bén rễ do đó tránh được lụi vì rét. * Tuổi mạ cũng liên quan chặt chẽ đến yếu tố nhiệt. Mạ mùa có đặc tính phát triển nhanh do có đủ nhiệt độ và ánh sáng cho nên nếu để mạ già thì mạ sẽ không phát triển được nhánh và một số mầm nách sinh ra sớm sẽ không phát triển được và do đó mạ sẽ mọc ống. Mạ chiêm mà cấy non thì dễ bị lụi vì rét vì mạ cấy xuống lâu bén rễ nên rất kém chịu rét. Bà con nông dân đã có kinh nghiệm về hiện tượng này. «Tháng sáu mà cấy mạ già, Thà rằng công ấy ở nhà ẵm con Tháng chạp mà cấy mạ non Thà rằng công ấy ở nhà ẵm con » Lưu ý, lịch mà ông cha dùng là âm dương lịch, thường chậm so với dương lịch khoảng một tháng. Bà con nông dân đã xác định được tuổi mạ vì nhận thấy được rõ ảnh hưởng của yếu tố nhiệt : « Mạ chiêm ba tháng chưa già Mạ mùa tháng rưỡi ắt là chẳng non » Đối với lúa chiêm nếu cấy mạ non sẽ không tốt nhưng ngược lại cấy mạ quá thì năng suất cũng sẽ kém vì mạ cấy quá thì, thời gian sinh trưởng của lúa sẽ rút ngắn lại. Nhưng đối với mạ chiêm nếu qua ba đợ rét (ba giá) mà đem cấy thì lúa sau này sẽ chịu rét được tốt hơn vì đã quen chịu lạnh. Cho nên ca dao có câu : « Mùa đông rét buốt ngoài da Mạ được ba giá thì ta nhổ về » Hoặc : « Chiêm ba giá, mùa cá chết ». Mùa cá chết được hiểu theo nghĩa nhiệt độ cao về mùa hè làm cho cá trong ruộng lúa có thể chết vì nước nóng, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của lúa mùa * Nhiệt còn là một trong những yếu tố quan trọng bên cạnh yếu tố nước có ảnh hưởng lớn đến mật độ gieo mạ. Đối với lúa mùa, do có những điều kiện thời tiết thuận lợi (nhiệt độ cao, đủ nước) nên mạ mùa sinh trưởng nhanh chóng, mau phát triển lá vì thế mạ mùa không cần gieo dày lắm. Còn đối với lúa chiêm, có thể gieo dày hơn mạ mùa bởi mạ chiêm sinh trưởng trong điều kiện ít thuận lợi hơn (rét, khô hạn). Gieo dày để mạ được ấm chân, cho nên có câu «Mùa bớt rạ, chiêm tra vào » hay « Tháng chín gieo ngả, tháng ba gieo thóc » * Ngay cả đối với kĩ thuật cấy lúa thì nhiệt độ cũng là yếu tố được quan tâm hàng đầu. Trường THPT Chuyên Thái Bình 253 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Lúa chiêm đẻ nhánh ít vì sinh trưởng trong điều kiện trời rét còn ngược lại lúa mùa đẻ nhánh nhiều hơn vì sinh trưởng trong điều kiện nhiệt độ cao cho nên cấy lúa chiêm cần nhiều rảnh hơn cấy lúa mùa. Bà con nông dân đã có kinh nghiệm lâu đời trong kĩ thuật cấy : « Chiêm to tẻ, mùa nhẽ con ». Tẻ ở đây tức là dảnh lúa còn nhẽ tức là nhỏ, ít dảnh. * Do yếu tố nhiệt mà lúa mùa dù có gieo cấy sớm hay muộn thì đều trổ cùng một lúc (nhiệt độ cao, ngày dài) và của lúa chiêm là gieo trước thì trổ trước, gieo muộn thì trổ muộn. Vì thế nhân dân ta có câu ca dao :« Chiêm cập cợi, mùa đợi nhau » Hoặc « Lúa chiêm là lúa bất nghì Cấy trước trổ trước chẳng thì đợi ai » Nhiệt độ là một yếu tố quan trọng đối với lúa trổ. Lúa trổ vào lúc ấm áp là điều kiện rất thuận lợi. Vì thế bà con nông dân đã có kinh nghiệm : « Gió đông là chồng lúa chiêm Gió may, gió bấc là duyên lúa mùa « Hay « Chiêm bóc vỏ, mùa xỏ tay » Ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ vào lúc có gió đông (gió Tín phong) thổi tức là thời tiết ấm áp, bà con nông dân đã cởi bớt áo ấm ra (bóc vỏ) thì lúa chiêm trổ rất thuận lợi. Còn đối với lúa mùa, vào khoảng cuối tháng 9, đầu tháng 10 là thời gian lúa mùa trổ, nhiệt độ không khí còn cao nhưng nếu có gió mùa Đông Bắc sớm thổi về làm cho nhiệt độ hạ thấp thì sẽ tạo điều kiện tốt cho lúa trổ và phơi màu. Trong những ngày lúa trổ nếu thời tiết trở lạnh, bà con phải mặc thêm áo (xỏ tay) thì lúa sẽ tốt Hoặc « Lúa trổ thanh minh, vinh cả xã Lúa trổ cốc vũ, no đủ mọi bề » Câu này có nghĩa là nếu lúa chiêm trổ vào khoảng từ thượng đến trung tuần tháng tư dương lịch, tức là trong khoảng từ tiết thanh minh (4/4 dương lịch) đến tiết cốc vũ (ngày 20/4 dương lịch) vì trong thời gian này thỉnh thoảng có những trận mưa đầu mùa, tiết trời đã ấm áp, có lợi cho lúa trổ bông và tránh được rét và gió Lào Nếu khi trổ nhiệt độ cao hơn nhiệt độ tối cao tới hạn (trên 390C) hay thấp hơn nhiệt độ tối thấp tới hạn (dưới 180C- 200C) thì lúa sẽ trổ kém. Nếu lúa chiêm mà trổ sớm dễ bị gặp rét nàng Bân : «Con đói thì con ăn khoai Chớ thấy lúa trổ tháng hai mà mừng » Nếu lúa chiêm trổ sớm vào khoảng tháng 2 (tức cuối tháng 3 dương lịch) dễ gặp rét muộn và làm nhiệt độ giảm xuống dưới mức nhiệt độ tối hạn thấp nhất tuyệt đối với lúa trổ Ở Bắc Trung Bộ nếu lúa trổ vào tiết lập hạ (đầu tháng 5 dương lịch) dễ gặp gió Lào với nhiệt độ cao hơn 400C-lớn hơn nhiệt độ tối cao tới hạn của lúa nên năng suất không cao. Trường THPT Chuyên Thái Bình 254 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI PHẦN 5 : CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Một số lưu ý khi khai thác kiến thức từ Atlat Câu hỏi yêu cầu sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trở thành phổ biến trong tất cả các đề thi học sinh giỏi quốc gia. Trước hết GV cần giới thiệu cho HS yếu tố nhiệt của khí hậu Việt Nam trong Atlat phản ánh nhiệt độ trung bình nước ta với 3 mốc thời gian: nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng giêng (đặc trưng cho mùa đông), nhiệt độ trung bình tháng 7 (đặc trưng cho mùa hạ) Thông thường câu hỏi gắn với Atlat có 2 dạng là : Dựa vào Atlat, hãy...; hoặc Dựa vào Atlat và kiến thức đã học, hãy….Vì vậy, học sinh cần xác định rõ phạm vi kiến thức cần sử dụng để trả lời câu hỏi là chỉ dựa vào Atlat hay khai thác cả Atlat kết hợp với kiến thức đã học bên ngoài. Các yêu cầu làm việc với Atlat rất đa dạng. Do đó giáo viên cần giúp học sinh xây dựng một dàn bài có được từ vốn tri thức địa lí sẵn có của bản thân vào việc đọc các trang Atlat. 2. Một số dạng câu hỏi về yếu tố nhiệt của khí hậu khai thác từ Atlat Đối với chuyên đề yếu tố nhiệt của khí hậu Việt Nam, chúng ta có thể gặp một số dạng câu hỏi như sau: - Dạng 1: Trình bày đặc điểm của chế độ nhiệt nước ta (các vùng, miền) - Dạng 2: Chứng minh sự phân hóa của nhiệt độ nước ta (các vùng, miền) - Dạng 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nhiệt của nước ta (các vùng, miền) - Dạng 4: So sánh đặc điểm chế độ nhiệt của các trạm khí hậu. - Dạng 5: Phân tích mối quan hệ giữa yếu tố nhiệt với các thành phần tự nhiên khác. 2.1. Dạng 1: Trình bày đặc điểm chế độ nhiệt nước ta (các vùng, miền) Mở bài: Giới thiệu về ranh giới, phạm vi các miền (nếu là vùng, miền), khái quát về đặc điểm chế độ nhiệt vùng đó: - Nền nhiệt cao - Sự phân hóa Riêng tính thất thường của chế độ nhiệt nước ta, ít được thể hiện rõ Atlat Bài tập: Dựa vào Átlát địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày đặc điểm chế độ nhiệt của nước ta? Mở bài: Giới thiệu khái quát về đặc điểm chế độ nhiệt nước ta và đặc điểm đó được hình thành do tác động tổng hợp của nhiều nhân tố a. Nền nhiệt độ trung bình năm của nước ta cao: + Phần lớn lãnh thổ nước ta có nhiệt độ trung bình năm trên 20 0 C (trừ vùng núi cao) + Ở đa số các trạm hầu hết là các tháng có nhiệt độ trên 20 0 C . Hà Nội có 9 tháng nhiệt độ >20 0 C, . Từ Đà Nẵng trở vào ở đồng bằng không có tháng nào nhiệt độ < 20 0 C Trường THPT Chuyên Thái Bình 255 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI b. Chế độ nhiệt của nước ta có sự phân hóa theo không gian và thời gian * Theo thời gian + Tháng 1 hầu hết diện tích lãnh thổ có nhiệt độ < 24 0 C + Tháng 7 hầu hết diện tích lãnh thổ có nhiệt độ cao >24 0 C => Nhiệt độ tháng 1 thấp hơn nhiệt độ tháng 7, biểu hiện rõ rệt nhất ở miền Bắc. Ví dụ tại trạm Lạng Sơn từ tháng 11 đến tháng 3 nhiệt độ xuống dưới 20 0 C và 7 tháng có nhiệt độ cao >20 0 C * Theo không gian - Phân hoá theo chiều bắc- nam . Nhiệt độ trung bình năm tăng dần . Biên độ nhiệt giảm dần . Nhiệt độ trung bình tháng 1 tăng dần . Số tháng nhiệt độ < 20 0 C giảm dần . Biến trình nhiệt: Miền Bắc có 1 cực đại, miền Nam có hai cực đại - Phân hoá theo độ cao: Càng lên cao nhiệt độ càng giảm (dẫn chứng bằng cách so sánh nhiệt độ của cặp trạm khí hậu Hà Nội- Sapa hoặc Nha Trang- Đà Lạt) - Phân hoá theo hướng sườn : . Bắc Bộ: lấy dẫn chứng cặp Lạng Sơn (đón gió) với trạm Điện Biên (khuất gió) . DHMT: Sườn khuất gió mùa tây nam nhiệt độ cao hơn sườn đón gió Bài tập: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày đặc điểm chế độ nhiệt của miền khí hậu phía Bắc? 2.2. Dạng 2: Chứng minh sự phân hóa của nhiệt độ nước ta (các vùng, miền) Mở bài: Giới thiệu phạm vi ranh giới (nếu là vùng, miền), khái quát đặc điểm chế độ nhiệt nước ta có sự phân hóa ở các khía cạnh: - Nhiệt độ trung bình năm - Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất, thấp nhất - Biên độ nhiệt trung bình năm - Số lần nhiệt độ đạt cực trị, .. Bài tập: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh tính phân hóa theo chiều Bắc - Nam của chế độ nhiệt nước ta? Mở bài: Khái quát về chế độ nhiệt nước ta có sự phân hóa, một trong những biểu hiện của sự phân hóa đó là phân hóa theo chiều Bắc Nam: - Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam (dựa vào bản đồ nhiệt độ trung bình năm và các trạm khí hậu). - Nhiệt độ trung bình tháng 1 tăng dần từ Bắc vào Nam (Bản đồ nhiệt độ trung bình tháng 1 và các trạm khí hậu) - Số lần nhiệt độ đạt cực trị của các miền (dựa vào các trạm khí hậu). - Biên độ nhiệt năm: dựa vào đường biểu diễn nhiệt độ các trạm. Bài tập: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh tính phân hóa theo độ cao của chế độ nhiệt nước ta? Trường THPT Chuyên Thái Bình 256 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Bài tập: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh tính phân hóa theo Đông-Tây của chế độ nhiệt nước ta? 2.3. Dạng 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nhiệt của nước ta (các vùng, miền)? Mở bài: Giới thiệu về ranh giới, phạm vi các miền (nếu là vùng, miền), khái quát về đặc điểm chế độ nhiệt của vùng vùng lãnh thổ nghiên cứu và khẳng định đặc điểm đó chịu chi phối tổng hợp của nhiều nhân tố: - Vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ - Địa hình: đai cao, hướng sườn - Gió mùa - Nhân tố khác (nếu có) Bài tập: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nhiệt nước ta? Mở bài: Giới thiệu đặc điểm chế độ nhiệt nước ta thuộc chỉ tiêu vùng nhiệt đới và có sự phân hóa đa dạng. Đặc điểm này do tác động đồng thời của các nhân tố: vị trí, địa hình, gió mùa... * Vị trí và hình dạng lãnh thổ: + Vị trí: NCT của BBC-> BBC + Hình dạng lãnh thổ hẹp ngang, kéo dài -> sự phân hóa B – N + 3 mặt giáp biển: chế độ nhiệt điều hòa. * Gió mùa: 2 loại gió tính chất khác nhau chi phối chế độ nhiệt phân hóa theo mùa * Địa hình: + Độ cao địa hình tạo nên sự phân hóa nhiệt độ theo đai cao: + Địa hình chủ yếu đồi núi thấp: nhiệt độ đạt chỉ tiêu của KH nhiệt đới. + Các dãy núi lớn là ranh giới khí hậu giữa các vùng miền làm chế dộ nhiệt phân hóa: Hoàng Liên Sơn, dãy Hoành Sơn, Dãy Bạch Mã... Bài tập: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nhiệt của vùng khí hậu Bắc Trung Bộ? 2.4. Dạng 4: So sánh đặc điểm chế độ nhiệt của các trạm khí hậu. Mở bài: giới thiệu vị trí địa lí hai trạm, khái quát về đặc điểm chế độ nhiệt có nhiều khác nhau về: - Nhiệt độ trung bình năm - Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất, thấp nhất - Biên độ nhiệt trung bình năm - Số lần nhiệt độ đạt cực trị, ... Bài tập: Hãy phân tích sự khác biệt trong chế độ nhiệt của trạm Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh? Mở bài: Giới thiệu vị trí địa lí của trạm Hà Nội và Tp. Hồ chí Minh - Hà Nội có nền nhiệt độ thấp hơn Tp Hồ Chí Minh (nhiệt độ trung bình năm 23,5oC so với 27,1oC) Trường THPT Chuyên Thái Bình 257 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI - Hà Nội có 3 tháng (tháng 12, 1, 2) nhiệt độ xuống dưới 20oC, thậm chí có 2 tháng nhiệt độ xuống dưới 18oC - Hà Nội có 4 tháng (tháng 6, 7 , 8, 9) nhiệt độ cao hơn Tp. Hồ Chí Minh - Tp. Hồ Chí Minh quanh năm nóng, không có tháng nào nhiệt độ xuống dưới 25,7oC - Biên độ nhiệt độ ở Hà Nội cao, tới 12,5oC, biên độ nhiệt ở Tp. hồ Chí Minh thấp, chỉ có 3,1oC - Nhiệt độ cao nhất ở Hà Nội là tháng 7 trong khi TP. Hồ Chí Minh là tháng 4 Bài tập: Hãy phân tích sự khác biệt trong chế độ nhiệt của trạm Nha Trang và Đà Lạt? 2.5. Dạng 5: Phân tích tác động của chế độ nhiệt đến các thành phần tự nhiên khác Đây là dạng câu hỏi tương đối khó, không thể chỉ sử dụng riêng trang bản đồ yếu tố nhiệt-mà cần phải kết hợp với khai thác kiến thức từ các trang khác, yêu cầu học sinh phải sử dụng tổng hợp cả kiến thức và kĩ năng địa lí, đồng thời phải sử dụng cả kĩ năng tư duy, trong nhiều trường hợp còn cần sử dụng cả óc sáng tạo. Bài tập: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích tác động của yếu tố nhiệt độ đến sinh vật nước ta? Lưu ý ngoài việc sử dụng trang bản đồ nhiệt độ và động, thực vật thì còn phải sử dụng cả trang bản đồ bản đồ hình thể để quan sát địa hình (nhiệt độ thay đổi theo đặc điểm địa hình), đất (vì nhiệt độ ngoài tác động trực tiếp đến sinh vật và còn tác động gián tiếp đến sinh vật thông qua yếu tố đất) Trường THPT Chuyên Thái Bình 258 [...]... trong chuyên đề Chế độ nhiệt Phần bài tập có thể áp dụng các bảng số liệu trong phần phương tiện này để học sinh có thể nhận xét, phân tích hoặc giải thích chế độ nhiệt nước ta 2.1 Phần đặc điểm chế độ nhiệt của Việt Nam - Biểu hiện đặc điểm chung chế độ nhiệt của Việt Nam + Atlat Địa lí Việt Nam (trang khí hậu, đặc biệt các bản đồ nhiệt) + Bản đồ nhiệt độ trung bình thế giới Trường THPT Chuyên Thái... Bắc từ 900m ở miền Nam đến 2600m: có chế độ nhiệt của miền khí hậu cận nhiệt đới, nhiệt độ hạ thấp Khu vực có độ cao >2600m: có chế độ nhiệt của miền khí hậu ôn đới, nhiệt độ xuống rất thấp 2 3 Các bài tập liên quan tới biểu đồ tương quan nhiệt – ẩm ở các trạm khí tượng trong atlát Địa lý Bài 1: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy trình bày đặc điểm chế độ nhiệt của Đà Lạt Hướng dẫn:... tốt nhất trong phần gợi mở học sinh vào bài học mới hoặc làm bài tập ứng dụng Chuyên đề chế độ nhiệt có thể áp dụng trong các nội dung sau: + Giải thích đặc điểm chế độ nhiệt + Trình bày và giải thích sự phân hóa chế độ nhiệt + Ảnh hưởng các nhân tố đến chế độ nhiệt + Sự biến đổi chế độ nhiệt + Làm bài tập ứng dụng 2 Phương pháp động não: Động não là phương pháp giúp cho học sinh trong một thời gian ngắn... chuyên đề nhiệt độ, giáo viên có thể kích thích học sinh phát biểu kể về những điểm nóng nhất nước ta, mức độ nóng của nó hoặc giáo viên kể về những câu chuyện sự khác biệt nhiệt độ giữa các vùng, trong các thời điểm trong năm Ví dụ câu chuyện về sự biến đổi nhiệt độ của Việt Nam: Khí hậu nước ta vốn mang đặc điểm của vùng nhiệt đới Đặc biệt, về mùa hè, khi cả 2 miền đều chịu ảnh hưởng của cùng khối khí. .. khi đọc chế độ nhiệt ở 1 trạm khí tượng: - Vị trí đại lý và độ cao của trạm (dựa vào bản đồ địa hình + khí hậu) - Nằm ở miền khí hậu nào - Đặc điểm chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình năm, tháng cao nhất, thấp nhất, biên độ nhiệt, biến trình nhiệt Nội dung chính: - Đà Lạt nằm ở khoảng 110 50’B, ở độ cao trên 1500m (1513m), thuộc miền khí hậu phía Nam, vùng khí hậu Tây Nguyên Đà Lạt có nhiệt độ trung... Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy nhận xét đặc điểm chế độ nhiệt ở nước ta và giải thích Hướng dẫn phân tích đề: - Nguồn kiến thức khai thác là atlat Địa lý – bản đồ khí hậu, chú ý các bản đồ nhiệt độ, biểu đồ nhiệt ẩm tại các trạm khí tượng và kiến thức đã học - Nội dung: 2 yêu cầu nội dung: + Nhận xét đặc điểm chế độ nhiệt + Giải thích các đặc điểm chế độ nhiệt của nước ta - Từ yêu... chất nhiệt đới của chế độ nhiệt + Độ cao địa hình tạo ra sự phân hóa nhiệt theo đai cao: Càng lên cao, không khí càng loãng, bức xạ mặt đất càng giảm nên nhiệt độ càng giảm Việt Nam có 15 % lãnh thổ có độ cao > 1000m, chế độ nhiệt có sự phân hóa theo các đai cao: Những khu vực độ cao dưới 600 – 700 ở miền Bắc và dưới 1000 m ở miền Nam: có chế độ nhiệt vùng nhiệt đới với nền nhiệt độ cao Khu vực có độ. .. nữa mà đối Việt Nam học sinh phải biết khai thác các yếu tố tác động tới chế độ nhiệt rất đặc thù: nổi bật là tác động của gió mùa, đặc biệt là gió mùa đông bắc; tác động địa hình (hướng sườn), đặc điểm của hình dạng lành thổ… Như vậy, các nhóm nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới chế độ nhiệt của nước ta mà học sinh cần nắm chắc để vận dụng bao gồm: vị trí địa lý – góc nhập xạ, chuyển động biểu kiến của mặt... đến chế độ nhiệt nước ta? Hướng dẫn: Xác định yêu cầu đề bài: Phân tích tác động của địa hình đến chế độ nhiệt Các yếu tố địa hình như độ cao, hướng núi, hướng sườn đã tác động đến chế độ nhiệt như thế nào? Cụ thể: Địa hình chủ yếu tạo ra sự phân hóa nhiệt theo không gian, đồng thời còn làm khắc sâu sự phân hóa nhiệt theo thời gian - Phần lớn địa hình Việt Nam là đồi núi thấp nên tính nhiệt đới của chế. .. thích cho các đặc điểm của chế độ nhiệt thì học sinh phải nắm chắc các nhân tố ảnh hưởng tới nhiệt độ (đã được học kĩ ở lớp 10), có kĩ năng vận dụng vào Việt Nam, tìm được mối quan hệ giữa yếu tố nhiệt độ với các yếu tố tự nhiên khác Ví dụ: Nhiệt độ trung bình năm của nước ta cao do: Vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bắc bán cầu, trong năm mọi địa điểm đều có lần mặt Trường THPT Chuyên Thái ... THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI Chuyên đề xếp loại xuất sắc CHUYÊN ĐỀ: ĐẶC ĐIỂM CHẾ ĐỘ NHIỆT CỦA KHÍ HẬU VIỆT NAM TRONG THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA. .. học sinh giỏi Để dạy nội dung này, đặc biệt dạy cho đối tượng học sinh giỏi cách hiệu hoàn thành đề tài Chế độ nhiệt khí hậu Việt Nam thi học sinh giỏi Quốc gia Đề tài giúp cho giáo viên học sinh. .. ĐẾN CHẾ ĐỘ NHIỆT CỦA KHÍ HẬU VIỆT NAM Chế độ nhiệt Việt Nam chịu tác động tổng hợp nhiều nhân tố: vị trí địa lý, hoàn lưu khí quyển, địa hình… Các nhân tố quy định đặc điểm khí hậu Việt Nam có chế

Ngày đăng: 10/10/2015, 22:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan