1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LỰA CHỌN nội DUNG và PHƯƠNG PHÁP ôn tập CHO học SINH GIỎI QUỐC GIA KHI GIẢNG dạy CHUYÊN đề QUAN hệ QUỐC tế từ năm 1919 đến năm 2000

37 667 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 242 KB

Nội dung

A.MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: - Với khối các trường chuyên trong cả nước, công tác bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi quốc gia bao giờ cũng có một vị trí đặc biệt quan trọng với hoạt động trọng tâm của nhà trường. Thành tích học sinh giỏi quốc gia bao giờ cũng được nhắc đến đầu tiên như một trong những biểu hiện cho vị thế của từng trường, chính vì vậy, vấn đề nâng cao hiệu quả dạy và học, hiệu quả của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi luôn được các trường quan tâm đúng mức. Những năm gần đây, khối các trường chuyên vùng đồng bằng và duyên hải Bắc Bộ đã nhiều lần tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia, đây thực sự là những diễn đàn quan trọng để các giáo viên có thể cùng nhau trao đổi, đúc rút kinh nghiệm, bổ sung các nguồn tư liệu, đồng thời có thể xác định được những phương pháp dạy học hiệu quả nhất cho từng vấn đề. Vì vậy, những cuộc hội thảo này ngày càng có sức hút với phần lớn giáo viên các trường chuyên. - Đến với cuộc hội thảo năm nay, trường THPT chuyên Vĩnh Phúc chủ động đưa ra chuyên đề: LỰA CHỌN NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ÔN TẬP CHO HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA KHI GIẢNG DẠY CHUYÊN ĐỀ QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000, Theo tôi, đây là một chuyên đề rất rộng, rất hay, rất quan trọng và rất thiết thực trong quá trình dạy đội tuyển học sinh giỏi quốc gia. Đề tài này cũng mở ra rất nhiều vấn đề mà mỗi giáo viên đều cần có những kiến thức sâu sắc, chắc chắn mới có thể giải quyết thấu đáo, đáp ứng được yêu cầu của học sinh khi tham dự các kỳ tập huấn đội tuyển học sinh giỏi quốc gia. - Nội dung của chuyên đề không nằm trọn vẹn trong chương trình của riêng một khối lớp mà nó trải dài ở cả 2 chương trình Lịch sử Thế giới lớp 11 và lớp 12, nó được coi như một nội dung bổ dọc với rất nhiều vấn đề lớn và quan trọng của mối quan hệ quốc tế, nó liên quan đến kiến thức tổng hợp của nhiều sự kiện lớn, có nhiều hiện tượng mới xảy ra, thậm chí còn đang tiếp diễn ( Đặc biệt là phần quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến năm 2000). Nó phản ánh mối quan hệ 1 nhiều chiều, đa dạng, phức tạp của các quốc gia, dân tộc trên thế giới, những sự kiện này có tác động sâu sắc đến đời sống chính trị của toàn nhân loại trong một khoảng thời gian rất dài ( Một thế kỷ), không chỉ vậy, những sự kiện đó còn có mối liên hệ chặt chẽ đến sự phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam trong xu thế hội nhập hiện nay. Những nội dung đó không ít thì nhiều, hầu như năm nào cũng hiện diện trong nội dung các đề thi học sinh giỏi, đề thi tốt nghiệp, đề thi tuyển sinh của từng địa phương hay của cấp quốc gia, chính vì thế, vị trí của chuyên đề trong chương trình ôn luyện học sinh giỏi quốc gia chắc chắn luôn được các giáo viên có kinh nghiệm đặt đúng tầm vóc, vị trí để đầu tư tâm huyết, xác định những nội dung, kiến thức cần và đủ, phong phú và sâu sắc để truyền đạt cho học sinh. Chuyên đề này không chỉ hay mà còn rất khó, đòi hỏi giáo viên phải có những phương pháp thích hợp, tích cực và sáng tạo mới có thể truyền tải đến các em một cách hiệu quả nhất. - Đề tài rất rộng, nhưng trong khuôn khổ cuộc hội thảo năm nay, tôi muốn được chia sẻ về những nội dung và phương pháp ôn tập cho học sinh giỏi quốc gia về một mảng chuyên sâu, đó là Lựa chọn nội dung và phương pháp giảng dạy về hai trật tự thế giới được thành lập trong thế kỷ XX cho đội tuyển HSG Quốc gia. - Sở dĩ tôi chọn nội dung trên vì theo tôi, đây là một nội dung quan trọng nhất, trọng tâm nhất, nó có ý nghĩa xuyên suốt đối với toàn bộ chuyên đề quan hệ quốc tế sau 2 cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai, toàn bộ những nội dung trọng tâm, cốt yếu nhất của chuyên đề đều ít nhiều có liên quan đến sự ra đời, tồn tại và suy vong của hai trật tự thế giới này, làm rõ những nội dung của đề tài này, trên thực tế, chúng ta đã giúp cho học sinh có được kiến thức sâu sắc và chắc chắn nhất để lĩnh hội và làm chủ được tất cả những nội dung của đề tài về quan hệ quốc tế từ sau năm 1919 đến năm 2000. Hơn nữa, nắm chắc được những kiến thức của chuyên đề này, học sinh còn có thể vận dụng để củng cố chắc chắn hơn nhiều kiến thức quan trọng của phần lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1919 đến năm 2000, một giai đoạn quan trọng nhất, trọng tâm nhất khi ôn thi học sinh giỏi quốc gia và ôn thi đại học 2 2- Mục đích của đề tài: - Đây là một chuyên đề được sử dụng để giảng dạy cho đội tuyển học sinh giỏi quốc gia, nên mục đích của chuyên đề cũng gắn với mục tiêu của việc nâng cao tầm hiểu biết của học sinh về những nội dung cơ bản, trọng tâm về sự ra đời, tồn tại, suy vong cùng những đặc điểm cơ bản của hai trật tự thế giới được hình thành trong thế kỷ XX. - Qua chuyên đề, học sinh không chỉ nắm vững được kiến thức cơ bản về 2 trật tự thế giới , mà còn được rèn luyện nhiều kỹ năng như so sánh, phân tích, đánh giá các vấn đề lịch sử, từ đó rút ra những đặc điểm và có thể dự đoán được tương lai của trật tự thế giới - Chuyên đề cũng xác định những biện pháp, cách thức cụ thể giúp học sinh tiếp cận, nắm bắt, tiến tới hiểu sâu sắc những kiến thức cơ bản và có khả năng vận dụng kiến thức để xử lý các dạng đề thi có kiến thức liên quan đến chuyên đề - Chuyên đề gồm 3 phần: I. Một số phương pháp cơ bản hướng dẫn học sinh ôn tập chuyên đề II. Nội dung kiến thức chính 1- Hiểu biết chung về trật tự thế giới 2- Sự hình thành, tồn tại và tan rã của trật tự theo hệ thống Véc xaiOasinhtơn 3- Sự hình thành, tồn tại và tan rã của trật tự 2 cực Ianta III. Hệ thống câu hỏi và bài tập 3 B. NỘI DUNG I. Một số phương pháp cơ bản hướng dẫn học sinh ôn tập chuyên đề - Đây là một chuyên đề dành riêng để phục vụ cho việc ôn thi học sinh giỏi quốc gia nên cách thức giúp học sinh tiếp cận vấn đề không giống với những nội dung giảng dạy thông thường ở trên các lớp học đại trà, có nghĩa là giáo viên không chỉ bằng cách cung cấp kiến thức đơn thuần mà còn là việc hướng dẫn cho học sinh nắm được những kiến thức cơ bản nhất, định hướng cho học sinh lựa chọn và sử dụng những cách tiếp cận đa chiều để hiểu và lý giải được bản chất của những nội dung đó, trong đó đặc biệt khuyến khích ý thức tự học, tự nghiên cứu. Với các em học sinh giỏi quốc gia, nhiệm vụ của giáo viên không chỉ là trang bị kiến thức mà còn phải định hướng để giúp các em tiếp cận với những phương pháp tự học, tự nghiên cứu, hướng dẫn các em cách làm việc với các nguồn tư liệu khác nhau để tự làm phong phú kiến thức của chính mình. Đồng thời, trên cơ sở qúa trình tự học, tự nghiên cứu, giáo viên cũng rất cần tổ chức cho các em những buổi thảo luận, trao đổi trên lớp, trong nhóm đội tuyển để tăng cường khả năng làm việc nhóm, tăng khả năng tư duy sáng tạo cho các em. - Trong chuyên đề này, giáo viên sẽ hướng dẫn để học sinh nắm được những nội dung cơ bản cơ bản sau: + Quá trình hình thành và sụp đổ của trật tự thế giới theo hệ thống Vec xaiOasinhtơn và con đường dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai. + Qúa trình xác lập Trật tự 2 cực Ianta mà thực chất là sự phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa 2 cực Xô- Mỹ; Sự đối đầu giữa 2 cực Đông- Tây do 2 siêu cường đứng đầu thông qua cuộc Chiến tranh lạnh; Những nhân tố cơ bản dẫn đến kết thúc Chiến tranh lạnh và sự giải thể của Trật tự 2 cực Ian ta. - Khi hướng dẫn học sinh tiếp cận với những kiến thức cơ bản này, giáo viên phải giúp học sinh hiểu rõ bản chất của các trật tự thế giới, từ đó, xây dựng cho các em kỹ năng phân tích, phê phán để hiểu rõ thực chất mối quan hệ giữa các nước lớn, các trung tâm khu vực cũng như các mối quan hệ song phương, đa phương trên bàn cờ chính trị thế giới. 4 - Qua nhiều năm giảng dạy đội tuyển học sinh giỏi quốc gia về chuyên đề này, tôi thường sử dụng những biện pháp cụ thể như sau để giúp học sinh nắm bắt kiến thức một cách chủ động nhất, có khả năng vận dụng tốt nhất để làm bài thi đạt kết quả cao. 1. Khai thác triệt để những nội dung cơ bản trong sách giáo khoa theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động trong quá trình lĩnh hội kiến thức của học sinh - Kiến thức SGK về trật tự thế giới theo hệ thống Véc xai- Oasinhtơn trong SGK lớp 11 không được đề cập bằng một bài học cụ thể, nhưng giáo viên có thể khai thác kiến thức về nội dung này ở bài 25( SGK 11 nâng cao), mục những nét chung về các nước tư bản chủ nghĩa trong những năm 1919-1929, dù rất sơ lược nhưng cũng đủ để các em có những khái niệm cơ bản nhất về trật tự thế giới được xác lập ngay sau chiến tranh Thế giới thứ nhât - Về trật tự thế giới 2 cực Ian ta, ở SGK lớp 12 nâng cao, nội dung kiến thức được đề cập rất chi tiết, cụ thể, không chỉ ở Bài 1: Sự hình thành Trật tự Thế giới sau Chiến tranh Thế giới thứ hai ( 1945-1949) mà còn nằm rải rác ở nhiều bài khác như Bài 10: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kỳ chiến tranh lạnh; Bài 12: Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000. Vì thế, khi hướng dẫn học sinh làm việc với SGK, giáo viên cần định hướng cho các em những nội dung kiến thức cơ bản cần nắm chắc để các em có thể lựa chọn và ghi nhớ. 2. Sử dụng các phương tiện trực quan hợp lý để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức: - Phương tiện trực quan luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình dạy học lịch sử, với riêng nội dung về 2 trật tự thế giới trong thế kỷ XX, nhiều bản đồ, tranh ảnh được khai thác hợp lý sẽ giúp cho học sinh khắc sâu kiến thức mà không bị nhàm chán, ở chuyên đề này, khi tập trung làm rõ kiến thức về trật tự Vec- Oa,tôi thường sử dụng bản đồ nước Đức, trước và sau hòa ước Vec xai để cho học sinh thấy rõ những bất công mà nước Đức phải gánh chịu theo nội dung 5 bản hòa ước này, ngoài ra, còn sử dụng bản đồ châu Âu thời kỳ này để thấy rõ sự tan rã của 4 đế quốc lớn ở châu Âu (Nga, Đức, Áo- Hung, Thổ Nhĩ Kì)... - Khi dạy về trật tự 2 cực Ianta, tôi cũng sử dụng rất nhiều bản đồ tranh ảnh, cụ thể, có thể sử dụng bản đồ Chiến tranh thế giới thứ hai (Mặt trận châu Âu và Bắc Phi) để cho học sinh thấy vị trí của bán đảo Crưm, trên đó là thành phố nhỏ Ianta, nơi diễn ra hội nghị quyết định nhất để hình thành lên trật tự thế giới 2, sử dụng bức ảnh 3 nguyên thủ tam cường trong hội nghị Ianta để làm rõ vị thế của 3 nước (đặc biệt là 2 nước Liên Xô Và Mỹ) trong việc chi phối mối quan hệ quốc tế sau chiến tranh… 3. Hướng dẫn học sinh tìm đọc, tham khảo các sách, báo, tài liệu tham khảo hợp lý - Với chuyên đề này, để đạt hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu của học sinh thi học sinh giỏi quốc gia, kiến thức ở SGK chỉ là nền tảng kiến thức cơ bản, giáo viên còn phải hướng dẫn cho học sinh tham khảo thêm nhiều tài liêu, sách báo bên ngoài, đặc biệt, có thể khai thác tư liệu trên mạng Internet để bổ xung những hiểu biết cho các em thêm phần phong phú, sinh động. Tuy nhiên, do thời gian của các em có hạn, hơn nữa, tham khảo kiến thức bên ngoài SGK, nhất lại là những vấn đề còn rất mới mẻ, thậm chí đang diễn ra thì tài liệu tham khảo thường hay có hiện tượng nhiễu thông tin, hoặc có nhiều ý kiến, đánh giá trái chiều, làm khó cho học sinh trọng nhận thức, chính vì vậy, vai trò định hướng của giáo viên rất quan trọng và cần thiết. Thông thường, khi dạy chuyên đề này, tôi hay yêu cầu học sinh tham khảo thêm các sách như: Lịch sử thế giới hiện đại ( quyển 2) của tác giả Trần Thị Vinh và Lê Vân Anh- NXB Đại học sư phạm2008; Lịch sử quan hệ quốc tế( 1917-1945) của Lê văn Quang NXB Giáo DụcHà Nội - 2001; Lịch sử quan hệ quốc tế thế kỷ XX- NXB Giáo Dục- Hà Nội – 2000… 4. Tổ chức cho học sinh trao đổi- đàm thoại để phát hiện kiến thức mới hoặc để phân tích, đánh giá vấn đề, hướng đến một nhận thức chung nhất - Với phương pháp này, giúp học sinh có thể phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo tỏng học tập, đồng thời giúp các em tăng cường khả năng 6 diễn đạt, tăng kỹ năng hoạt động nhóm… để thực hiện công việc trao đổi và đàm thoại được hiệu quả, tôi thường chủ động đề xuất hệ thống các câu hỏi, các vấn đề để các em dựa vào đó thảo luận, phát hiện kiến thức mới hoặc tranh luận để hướng đến những đánh giá, nhận thức vấn đề hoàn chỉnh nhất. 5. Hướng dẫn học sinh so sánh, đối chiếu các sự kiện trong mối quan hệ quốc tế ở 2 thời kỳ trước và sau chiến tranh thế giới thứ hai. - Những bài tập so sánh, đánh giá đã được học sinh của tôi làm khá hoàn chỉnh ( Tôi sẽ trình bày cụ thể ở mục hệ thống câu hỏi và bài tập sau đây ) 6. Trên cơ sở nhận thức sâu sắc kiến thức về 2 trật tự thế giới, giáo viên hướng dẫn cho học sinh kỹ năng vận dụng kiến thức đã học để đánh giá về thực tiễn cuộc sống hiện nay, tìm mối liên hệ giữa lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc Việt Nam, từ đó, hướng tới việc các em có thể dự đoán tương lai phát triển của thế giới. Qua đó, giáo dục cho các em ý thức trách nhiệm đối với quê hương, đất nước và cộng đồng. 7. Hướng dẫn HS củng cố kiến thức thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập - Như trên đã nói, đây là một chuyên đề rất quan trọng, kiến thức của chuyên đề rất hay được sử dụng để làm các bài thi học sinh giỏi các cấp, trong đó có cả thi học sinh giỏi quốc gia nên việc củng cố kiến thức sẽ giúp học sinh nắm vững, nắm sâu kiến thức, từ đó có các em hoàn toàn có thể chủ động ứng phó với bất cứ một dạng câu hỏi nào trong quá trình thi cử. - Với những phương pháp vừa nêu trên, tôi đã vận dụng để cùng với học sinh các đội tuyển của tôi hoàn chỉnh được những nhận thức cơ bản nhất về 2 trật tự thế giới được thành lập trong TKXX, đồng thời còn được bổ sung thêm những kiến thức rất phong phú, sinh động. Trên cơ sở đó, qua nhiều năm giảng dạy đội tuyển, chúng tôi đã hình thành được một hệ thống câu hỏi và bài tập mà với chủ quan của tôi cho rằng rất thiết thực trong quá trình ôn luyện cho các đội tuyển, may mắn toàn bộ nội dung này phù hợp với yêu cầu cuộc hội thảo năm nay do trường chuyên Vĩnh Phúc tổ chức nên tôi đã chọn để báo cáo trong cuộc hội thảo này. Mong được sự quan tâm và chia sẽ của các đồng nghiệp 7 II. Nội dung kiến thức chính 1. Hiểu biết chung về trật tự thế giới a. Khái niệm về trật tự thế giới: - Trật tự thế giới là sự sắp xếp, phân bổ và cân bằng quyền lực giữa các đế quốc nhằm duy trì ổn định hệ thống quốc tế. Trật tự thế giới chỉ có tính tương đối do sự thay đổi so sánh lực lượng giữa các cường quốc. Chiến tranh thế giới là lúc thế giới mất trật tự (trật tự bị phá vỡ) và đi tới xác lập 1 trật tự mới của quan hệ quốc tế. b. Các trật tự đã từng tồn tại trong lịch sử thế giới: + Trong TK XIX, trật tự thế giới đã 2 lần được thiết lập nhưng chủ yếu trong phạm vi châu Âu: - Trật tự Viên (1815- 1870) tức là sau chiến tranh Napoleong đến trước chiến tranh Pháp- Phổ (1871) - Trật tự Phran Phuốc (1871- 1914) tức là sau chiến tranh Pháp- Phổ đến khi chiến tranh thế giới I bùng nổ. + Sang TK XX, những trật tự thế giới theo ý nghĩa đầy đủ mới được xác lập: - Trật tự theo hệ thống Véc Xai- Oasinhtơn tồn tại khoảng 20 năm ( Từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến trước Chiến tranh thế giới thứ hai) - Trật tự 2 cực Ianta tồn tại gần nửa thế kỷ (1945- 1991) 2. Trật tự thế giới theo hệ thống Véc- xai - Oa-sinh-tơn a. Sự hình thành - Cuối XIX, cùng với quá trình chủ nghĩa tư bản chuyển mạnh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, những cuộc chiến tranh cục bộ đầu tiên đã bùng nổ....Thế giới mất trật tự cục bộ. - Cuối XIX, đầu XX, sự hình thành và chạy đua vũ trang giữa 2 khối đế quốc Anh, Pháp, Nga và Đức, Áo- Hung dẫn đến chiến tranh thế giới I. Thế giới rơi vào tình trạng mất trật tự. - Sau chiến tranh, các cường quốc ở châu Âu đều bị suy yếu, 2 nước tư bản lâu đời là Anh và Pháp tuy chiến thắng nhưng nền kinh tế kiệt quệ bởi chiến 8 tranh và trở thành con nợ của Mỹ. Italia bị khủng hoảng trầm trọng. Ba đế quốc rộng lớn là Nga, Đức và Áo- Hung lần lượt sụp đổ. Đế quốc Đức và Áo- Hung bại trận, bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh và những cuộc cách mạng bùng nổ nên lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. - Ở bên ngoài châu Âu, Mỹ và Nhật không bị tàn phá bởi chiên tranh, thậm chí còn thu được nhiều lợi nhuận nhờ buôn bán vũ khí và hàng hóa trong chiến tranh đã vươn lên nhanh chóng, vượt qua nhiều nước tư bản ở châu Âu.- Tương quan lực lượng giữa các cường quốc thay đổi rõ rệt, bất lợi cho các nước châu Âu vốn vẫn quen chiếm vị trí trung tâm trong thế giới tư bản trước đây. - Cách mạng tháng 10 Nga đã tạo ra một chuyển biến căn bản của tình hình thế giới, CNTB không còn là một hệ thống duy nhất thống trị thế giới nữa. Nước Nga XHCN đã trở thành một thách thức nghiêm trọngvới các nước TBCN - Trong bối cảnh ấy, để giải quyết những vấn đề do chiến tranh đặt ra, các nước đế quốc thắng trận đã họp hội nghị Vecxai (1919- 1920) và Oasinh tơn (1921- 1922) để phân chia thành quả chiến tranh, hình thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, đó là trật tự theo hệ thống Véc xai- Oasinhtơn. Đây là một trật tự thế giới do chủ nghĩa Đế quốc xác lập, trong đó 3 cường quốc Anh- Pháp- Mỹ giành được nhiều ưu thế nhất và “ 7/10 dân cư thế giới trong tình trạng bị nô dịch” như cách nói của Lê nin. Ngay trong nội bộ phe Đế quốc cũng bị phân chia thành những nước thỏa mãn và bất mãn với hệ thống này, từ đó, tạo ra mầm mống của những xung đột quốc tế trong tương lai. b. Hội Quốc Liên - Ngày 10/1/1920, Hội Quốc Liên chính thức được thành lập với 44 thành viên ban đầu nhất trí kí công ước sáng lập. - Hội Quốc Liên có 3 tổ chức chính là : Đại hội đồng (gồm tất cả các nước thành viên, họp mỗi năm 1 lần vào tháng 9); Hội đồng thường trực (gồm 5 ủy viên là các cường quốc: Anh, Pháp, Mỹ, Nhật và Italia), sau còn lại 4 vì Mỹ không tham gia, ngoài ra còn có 1 số ủy viên có kỳ hạn, mỗi năm họp 3 lần; Ban thư ký thường trực như một nội các, làm việc hành chính thường xuyên. 9 - Các cơ quan chuyên môn của hội Quốc Liên gồm có tòa án quốc tế và một số tổ chức khác như tổ chức lao động quốc tê, tổ chức sưc khỏe, ủy ban người tị nạn... - Hội Quốc Liên là tổ chức quốc tế có quy mô lớn đầu tiên nhằm duy trì, bảo vệ trật tự thế giới mới, ngăn ngừa các cuộc chiến tranh xung đột nhưng thực chất, đó chỉ là công cụ của các nước đế quốc thắng trận nhằm duy trì nguyên trạng trật tự thế giới mới có lợi cho họ.Tuy nhiên, vai trò của Hội Quốc Liên rất mờ nhạt, mọi quyết định hầu như chỉ mang tính hình thức vì Hội Quốc Liên không có sức mạnh thực tế để thực thi các quyệt định của mình, hơn nữa, việc Mỹ từ chối không tham gia vào Hội Quốc Liên cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và sức mạnh của tổ chức này. Diễn biến của mối quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ nhất sớm cho thấy sự bất lực của Hội Quốc Liên trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế. c. Quá trình tồn tại và tan rã của trật tự thế giới theo hệ thống Vecxai Oasinhtơn - Để đảm bảo cho các điều khoản của các hiệp ước Vec xai- Oasinhtơn được thực hiện đầy đủ, đến những năm 20 của TK XX, các nước Đế quốc đã lần lượt tiến hành thêm nhiều hội nghị quốc tế như Hội nghị Giênôvơ (Italia) diễn ra 5/1922, ở hội nghị này, nước Nga xô viết lần đầu tiên được mời tham dự, nhưng do những bất đồng về quan điểm giải quyết các vấn đề chính nên hội nghị này này hầu như không đạt được kết quả gì, dù vậy, bên lề hội nghị, vẫn có 1 hiệp ước riêng rẽ được ký kết giữa Nga và Đức. Sự kiện này đánh dấu sự xói mòn đầu tiên của trật tự thế giới sau CTTG I. - Sau Giênôvơ, các nước còn liên tiếp tiến hành các hội nghị quốc tế tại Lôdan (Thụy Sĩ- cuối 1922); Hội nghị Lôcácnô( Thụy Sỹ- 1925), ở hội nghị này, Đức được kết nạp vào Hội Quốc Liên, đến 9/1926, Đức trở thành thành viên chính thức của Hội. Vào khoảng thời gian này, dường như có một sự hòa dịu và xích lại gần nhau hơn trong quan hệ giữa các nước tư bản chủ nghĩa, trên cơ sở đó, hiệp ước Briăng- Kelốtgiơ ( Pháp- 8/1928) được ký kết, hiệp ước này được đánh giá là “đỉnh cao của làn sóng hòa bình trong thập niên 20” song 10 thực tế cho thấy việc đặt niềm tin vào hiệp ước này là “ ảo tưởng nguy hiểm”. Vì ngay sau đó, Anh và Pháp đã ký một thỏa thuận riêng rẽ về vấn đề vũ khí, và chỉ 1 năm sau đó, cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra, 3 nước Đức - Ý Nhật cũng đã tìm cách liên minh với nhau trong một phe Trục mang đầy màu sắc hung hăng, hiếu chiến. Hòa bình thế giới bị đe dọa nghiêm trọng, trật tự thế giới đứng trước nguy cơ sụp đổ. - Nước Đức bại trận đã bị các nước Đế quốc thắng trận quy kết trách nhiệm về “ Tội ác gây chiến tranh” ở hội nghị Véc- xai, vì vậy, phải chịu những điều khoản rất nặng nề về bồi thường chiến phí (132 tỉ Mác vàng), bị hạn chế vũ trang đến mức thấp nhất, mất đi 1/8 đất đai, 1/12 dân số, 1/3 mỏ than, 2/5 sản lượng gang, gần 1/3 sản lượng thép và gần 1/7 diện tích trồng trọt. Toàn bộ gánh nặng này đè lên vai nhân dân lao động Đức, nhưng thực tế lại không thủ tiêu được tiềm lực kinh tế chiến tranh của Đức. Thực tế cho thấy, nước Đức thời kỳ đầu không có khả năng trả nợ, và sau đó cũng không mất một đồng nào vào việc bồi thường chiến phí.. Đặc biệt, từ 1924, các nước Mỹ và Anh còn đề ra các kế hoạch như Đâuét và Yơng nhằm giúp Đức phục hồi và phát triển nền kinh tế, Đến 1929, sản lượng công nghiệp Đức đã vượt cả Anh và Pháp. Đức còn tăng cường tiềm lực quân sự của mình. Từng bước một, Đức tìm cách thoát khỏi những ràng buộc của hệ thống Véc xai, khôi phục chủ quyền kinh tế, tài chính, ngoại giao. Đây cũng chính là biểu tượng cho sự xói mòn nghiêm trọng của trật tự thế giới theo hệ thống Véc-xai - Oasinhtơn. - Khi cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 nổ ra, thế giới tư bản nhanh chóng phân chia thành 2 thế lực. Các nước không có hoặc rất ít thuộc địa gặp nhiều khó khăn về vốn, nguyên liệu và thị trường đã đi theo con đường phát xít háo bộ máy nhà nước, thiết lập nền chuyên chính khủng bố công khai nhằm cứu vãn tình trạng khủng hoảng trầm trọng của mình. Các nước ĐứcNhật- Italia là điểm hình cho xu hướng này. Trong suốt những năm 1929-1936, 3 nước này đã từng bước phá vỡ những điều khoản chính yếu của hệ thống Vécxai - Oa-sinh-tơn và tích cực chuẩn bị chiến tranh phân chia lại thế giới. Trong khi đó, các nước nhiều thuộc địa, giàu tài nguyên như Mỹ, Anh, Pháp đã tìm đến 11 những giải pháp cải cách kinh tế- xã hội , duy trì nền dân chủ đại nghị tư sản và đặc biệt, mong muốn duy trì nguyên trạng hệ thống Véc-xai - Oa-sinh-tơn. Quan hệ giữa các nước đế quốc trong thập niên 30 diễn biến ngay càng phức tạp. Sự hình thành 2 khối đối lập- một bên là Đức- Italia và Nhật, một bên là Mỹ- Anhpháp với cuộc chạy đua vũ trang ráo riết giữa 2 khối đã phá vỡ hệ thống thỏa hiệp tạm thời Véc-xai - Oa-sinh-tơn, dẫn tới sự hình thành 2 lò lửa chiến tranh ở châu Âu là Đức và Ý cùng một lò lửa chiến tranh ở châu Á là Nhật Bản. Sự hung hãn của 3 tên phát xít gần như không gặp phải một sự ngăn cản có hiệu lực nào, mọi phản ứng của các nước Anh, Pháp, Mỹ và đặc biệt của Hội Quốc Liên là vô cùng yếu ớt và thiếu hiệu quả. Như vậy, có thế nói khi 3 nước Đức- ÝNhật đi theo con đường phát xít hóa, chạy đua vũ trang nhằm phát động chiến tranh, phân chia lại thế giới, phá bỏ trật tự cũ, thành lập trật tự mới có lợi cho mình. Chiến tranh thế giới II bùng nổ, trật tự theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn bị phá vỡ. d. Đặc điểm + Phản ánh so sánh lực lượng mới giữa các nước tư bản Âu- Mỹ + Là sự phân chia thế giới và phân chia quyền lợi giữa các nước đế quốc thắng trận, áp đặt sự nô dịch với các nước bại trận, các nước thuộc địa, phụ thuộc, như Lênin đã từng nói “ Đấy không phải là hòa ước, đấy là những điều kiện mà bọn ăn cướp tay cầm dao, buộc nạn nhân không có gì tự vệ phải chấp nhận”, vì vậy mà nó chứa đựng đầy mâu thuẫn, cũng chính vì thế đây là trật tự không bền vững chỉ mang tính chất tạm thời. + Bản đồ chính trị thế giới có sự thay đổi: 4 đế quốc đã tan vỡ (Nga, Đức, Áo- Hung, Thổ Nhĩ Kì), trên cơ sở đó nhiều nước cộng hòa mới thành lập (Ba Lan, các nước Ban Tích, Áo, Hunggary, Tiệp Khắc, Nam Tư). 3. Trật tự thế giới 2 cực Ian ta a. Sự thành lập * Hoàn cảnh triệu tập hội nghị Ian ta: 12 - Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới II bước vào giai đoạn kết thúc với thắng lợi nghiêng về phe Đồng minh, trong nội bộ phe đồng minh chống phát xít nổi lên nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách cần giải quyết đó là: + Nhanh chóng kết thúc chiến tranh. + Đánh bại hoàn toàn các nước phát xít. + Tổ chức lại một trật tự thế giới mới. + Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận, nhất là các cường quốc giữ vai trò chủ yếu trong chiến tranh. => Trong bối cảnh đó, một hội nghị quốc tế đã được triệu tập tại Ianta (Liên Xô) từ ngày 4-11/2/1945 với sự tham dự của nguyên thủ 3 cường quốc là: Xtalin (Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô); Rudơven (Tổng thống Mỹ); Sơcsin (Thủ tướng Anh) * Nội dung hội nghị: - Hội nghị đã diễn ra trong không khí hết sức gay go, quyết liệt vì thực chất nội dung hội nghị là cuộc tranh giành và phân chia thành quả thắng lợi chiến tranh giữa các thế lực tham chiến có liên quan mật thiết tới nền hòa bình và an ninh thế giới sau này. - Cuối cùng, hội nghị đã đưa ra những quyết định quan trọng: + Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật. Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh, trong thời gian từ 2 đến 3 tháng sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á. + Thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc nhằm duy trì hoà bình, an ninh thế giới + Thoả thuận việc đóng quân ở các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á giữa các cường quốc thắng trận. Ở châu Âu: quân đội Liên Xô đóng quân ở Đông Đức, Đông Beclin và các nước Đông Âu. Quân đội Mỹ, Anh, Pháp đóng quân ở Tây Đức, Tây Beclin 13 và một số nước Tây Âu khác. Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô, Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mỹ. Áo và Phần Lan là hai nước trung lập. Ở châu Á : - Hội nghị chấp nhận những điều kiện để Liên Xô tham chiến chống Nhật: Giữ nguyêntrạng Mông Cổ; khôi phục quyền lợi của nước Nga đã bị mất do chiến tranh Nga- Nhật năm 1904: Trả lại Liên Xô phía Nam bán đảo Xakhalin và các đảo xung quanh, 4 đảo trong quần đảo Curin; quốc tế hóa thương cảng Đại Liên (Trung Quốc) và khôi phục việc Liên Xô thuê cảng Lữ Thuận làm căn cứ hải quân, Liên Xô cùng Trung Quốc khai thác đường sắt Nam Mãn ChâuĐại Liên. - Quân đội Mỹ chiếm đóng Nhật Bản , phía nam vĩ tuyến 38 trên bán đảo Triều Tiên. Liên Xô đóng quân ở Bắc Triều Tiên. Trung Quốc cần trở thành một quốc gia thống nhất và dân chủ; chính phủ Trung Hoa dân quốc cần cải tổ với sự tham gia của Đảng cộng sản và các đảng phái dân chủ; trả lại Trung Quốc vùng Mãn Châu, đảo Đài Loan và Bành Hồ. Các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Tây Á) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng truyền thống của các nước phương Tây Theo thỏa thuận của hội nghị Pôtxđam (Đức, từ 17/7 đến 2/8/1945), việc giải giáp quân Nhật ở Đông Dương được giao cho quân đội Anh vào phía Nam vĩ tuyến 16 và quân đội Trung Hoa Dân quốc vào phía Bắc. * Hệ quả: - Hội nghị Ianta đã thể hiện sự thay đổi trong tương quan lực lượng giữa các cường quốc trên thế giới so với trước đó, trong đó nổi lên vai trò và vị thế có tính chất quyết định của 2 siêu cường là Mỹ và Liên Xô. + Lúc này, các nước tư bản đứng đầu Tây Âu như Anh, Pháp đều bị chiến tranh tàn phá, các nước phát xít như Đức- Italia và Nhật bản đều là những nước bại trận và hoàn toàn kiệt quệ. Trong khi đó, Mỹ nổi lên như một siêu cường quốc có khả năng khống chế toàn bộ thế giới tư bản cả về kinh tế và quân sự. Tất cả các nước tư bản ( Tây Âu và Nhật ) đều phải dựa vào Mỹ để phục hồi 14 nền kinh tế. Đây chính là cơ hội bằng vàng để Mỹ vươn lên nắm quyền lãnh đạo trong hệ thống tư bản chủ nghĩa và thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới. + Liên Xô có vị thế là lực lượng quyết định trong sự nghiệp tiêu diệt chủ nghĩa phát xít nên vị trí quốc tế và ảnh hưởng của Liên Xô ngày càng được mở rộng. Liên Xô là một siêu cường về sức mạnh quân sự, lại thoát khỏi thế bị cô lập tuyệt đối trong thời kỳ trước chiến tranh. Lúc này, bên cạnh liên Xô có rất nhiều đồng minh quan trọng là hàng loạt các nước XHCN ở Đông Âu đã ra đời, hệ thống XHCN đã xuất hiện. Hơn nữa, ngay sau chiến tranh, phong trào cách mạng thế giới lên cao, tấn công ồ ạt vào thành trì của chủ nghĩa đế quốc càng khiến cho vị thế của Liên Xô được củng cố và khẳng định. + Khi tương quan giữa các nước có sự thay đổi mạnh như vậy, mặt trận Đồng minh chống phát xít hình thành trong chiến tranh đứng trước nguy cơ tan rã. Mỹ đã sớm nhìn nhận Liên Xô như một lực lượng có khả năng cản trở âm mưu bá chủ thế giới của mình nên đã sớm triển khai chính sách kiềm chế Liên Xô. Nhưng, do vị thế quốc tế của Liên Xô đã đạt đến đỉnh cao nhất kể từ sau thắng lợi của Cách mạng tháng 10, Liên Xô cũng trở thành nước duy nhất có thể tạo được thế cân bằng với Mỹ nên cả Mỹ và Liên Xô đều có những thỏa hiệp với nhau để cùng sắp xếp trật tự thế giới mới sau chiến tranh. - Những quyết định của hội nghị Ianta cùng những thoả thuận sau đó của 3 cường quốc đã trở thành khuôn khổ cho một trật tự thế giới mới từng bước được thiết lập trong những năm 1945- 1947, thường được gọi là Trật tự hai cực Ianta (một cực do Liên Xô đứng đầu, đại diện cho các nước XHCN, còn cực còn lại do Mỹ đứng đầu, đại diện cho các nước TBCN. Trật tự 2 cực Ianta tồn tại kéo dài trong suốt thời kì Chiến tranh lạnh, từ 1947 đến 1991 sau khi Liên Xô sụp đổ mới chấm dứt. b. Tổ chức Liên Hợp Quốc * Sự thành lập: Sau Hội nghị Ianta không lâu, từ ngày 25/4/1945 đến ngày 26/6/1945 hội nghị đại biểu 50 nước họp tại Xanfranxixco (Mỹ) đã thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc. Ngày 15 24/10/1945, sau khi được Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn, bản Hiến chương chính thức có hiệu lực (Ngày này về sau trở thành Ngày Liên hợp quốc) * Mục đích : Văn kiện quan trọng nhất của Liên Hợp Quốc là Hiến chương đã nêu rõ mục đích của tổ chức này là: - Duy trì hoà bình và an ninh thế giới. - Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc. - Tiến hành hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng giữa các quốc gia và nguyên tắc dân tộc tự quyết. * Nguyên tắc hoạt động : Để thực hiện được các mục đích đó, Liên Hợp Quốc hoạt động theo những nguyên tắc sau: •Bình đẳng giữa các quốc gia và nguyên tắc dân tộc tự quyết. •Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước. •Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào. •Giải quyết mọi tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hoà bình. •Chung sống hoà bình và sự nhất trí của 5 cường Quốc Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc. * Cơ cấu tổ chức : - Các cơ quan chính: Hiến chương Liên hợp quốc quy định bộ máy tổ chức của Liên hợp quốc gồm 6 cơ quan chính là: + Đại hội đồng là cơ quan lớn nhất gồm tất cả các nước thành viên, mỗi năm họp 1 lần. Mọi vấn đề quan trọng (như bầu ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an, giải quyết các cuộc chiến tranh xung đột) phải được thông qua với 2/3 số nước thành viên trở lên, những vấn đề khác phải được thông qua đa số phiếu) ; + Hội đồng bảo an là cơ quan chính trị quan trọng nhất, giữ vai trò chủ yếu trong việc bảo vệ hòa bình an ninh thế giới; hoạt động thường xuyên. HĐBA gồm 15 nước thành viên, trong đó 5 ủy viên thường trực không đổi là Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc (trước 1971 là chính quyền Đài Loan) và 10 nước ủy viên k hông thường trực nhiệm kì 2 năm (có sự phân đều theo các châu lục). 16 Mọi quyết định của Hội đồng bảo an phải được 9/15 nước thông qua, trong đó có 5 nước ủy viên thường trực, phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc buộc tất cả các nước phải thực hiện. + Ban Thư kí là cơ quan hành chính- tổ chức của Liên hơp quốc, đứng đầu là tổng thư kí, nhiệm kì 5 năm tối đa là 2 nhiệm kì liên tiếp. + Hội đồng kinh tế và Xã hội (gồm 54 nước thành viên có nhiệm vụ giải quyết đề xuất các vấn đề kinh tế xã hội) ; Hội đồng Quản thác (là cơ quan được Liên hợp quốc ủy thác quản lí điều hành một bộ phận lãnh thổ có tranh chấp; Toà án Quốc tế (đặt tại Lahay là cơ quan tư pháp của LHQ). + Ngoài ra Liên Hợp Quốc còn có nhiều tổ chức chuyên môn khác như: •T/c Lương thực nông nghiệp (FAO) •T/c Y tế thế giới ( WHO) •T/c Giáo dục, khoa học, văn hoá (UNESCO) •Quỹ Nhi đồng quốc tế (UNICEF) •Ngân hàng thế giới (WB) •Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)... •Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) •Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) - Trụ sở đặt tại New York. Đến năm 2008, Liên hợp quốc có 192 quốc gia thành viên. Liên hợp quốc hiện nay là một tổ chức quốc tế quan trọng và lớn nhất hành tinh. Liên Hợp Quốc trở thành một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm gìn giữ hòa bình, an ninh thế giới. c. Sự xói mòn và sụp đổ của Trật tự hai cực Ianta * Trật tự 2 cực Ianta bị xói mòn + Cách mạng Trung Quốc thắng lợi 1949 đã tác động tới Mỹ và Liên Xô... (Nội chiến Quốc - Cộng đã phá vỡ quy định của Xô- Mỹ về vấn đề Trung Quốc sẽ trở thành 1 quốc gia thống nhất và dân chủ...Mặt khác, thắng lợi của Đảng cộng sản trong cuộc nội chiến này đã tạo ra đột phá với trật tự 2 cực; Mỹ thất bại 17 trong âm mưu khống chế Trung Quốc, Liên Xô phải từ bỏ những đặc quyền ở Đông Bắc Trung Quốc) + Sự lớn mạnh của Tây Âu (đặc biệt sự ra đời của EEC biểu hiện ý muốn thoát khỏi sự khống chế của Mỹ) và Nhật Bản làm giảm phạm vi ảnh hưởng và vai trò của Mỹ (cho thấy ảnh hưởng của Mỹ với đồng minh suy giảm đồng thời cho thấy các đồng minh trở thành đối thủ cạnh tranh với Mỹ) + Liên Xô mặc dù vẫn có vị thế đứng đầu, nhưng từ giữa những năm 70 của thế kỷ XX bắt đầu có sự trì trệ về kinh tế, lại bộc lộ mâu thuẫn với Trung Quốc và 1 số nước Đông Âu ( Rumani) nên ảnh hưởng của Liên Xô cũng thu hẹp dần. + Sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc làm thay đổi bộ mặt của khu vực Á, Phi, Mỹ Latinh, phá bỏ phạm vi ảnh hưởng truyền thống của Mỹ và Tây Âu. + Từ những năm 70 của TK XX, xu thế đối thoại xuất hiện, Chiến tranh lạnh có dấu hiệu tan băng, trật tự 2 cực bị phá vỡ từng mảng lớn. * Trật tự 2 cực Ianta sụp đổ: + Liên Xô và Mỹ rút dần "sự có mặt" của mình ở nhiều khu vực quan trọng trên thế giới (phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô bị mất hết, còn phạm vi ảnh hưởng của Mỹ bị thu hẹp ở khắp nơi). + Sau sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu; khối Đông Âu, phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô đã bị tan vỡ, cùng với nó là khối Liên minh phòng thủ Vacxava và Hội đồng tương trợ kinh tế SEV bị giải thể. + Thế "hai cực" của hai siêu cường trong Trật tự 2 cực thực sự bị phá vỡ: Liên Xô bị khủng hoảng và tan rã từ góc độ một nhà nước và sức mạnh kinh tế, quân sự của Mỹ cũng bị suy giảm đáng kể so với Tây Âu và Nhật Bản. + Sự vươn lên của Đức và Nhật Bản về kinh tế, chính trị là mối lo ngại thực sự cho Mỹ, Liên Xô. => Sự tan rã của trật tự 2 cực Ianta không phải do chiến tranh mà là sự suy yếu của 2 cực, sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống XHCN và những thay đổi trong nội bộ phe TBCN. 18 d. Đặc điểm - Trật tự hai cực Ianta là sự phản ánh một hiện thực mới của thế giới sau chiến tranh Thế giới thứ II: sự cân bằng quyền lực giữa 2 nước lớn là Liên Xô và Mỹ trong quan hệ quốc tế. - Sự phân chia khu vực ảnh hưởng trên thế giới chủ yếu giữa 2 siêu cường Mỹ- Liên Xô. Với bản chất chế độ chính trị xã hội khác nhau, từ mối quan hệ đồng minh chống phát xít, Xô - Mỹ trở nên đối đầu, tập hợp lực lượng hình thành 2 phe TBCN và XHCN. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, thế giới phân chia thành 2 phe, 2 cực với 2 siêu cường hùng mạnh đứng đầu. - Nếu trong trật tự theo hệ thống Véc xai- Oasinhtơn, quyền lực chi phối hoàn toàn thuộc các nước tư bản: Anh, Pháp, Mỹ thì trong trật tự 2 cực Ianta tình hình thay đổi. Thế độc tôn của chủ nghĩa tư bản không còn, Liên Xô- nhà nước XHCN đứng đầu 1 cực trở thành thành trì của hòa bình, an ninh thế giới, chỗ dựa của phong trào giải phóng dân tộc, là đối trọng và có khả năng kiềm chế chủ nghĩa tư bản khiến nó không thể làm mưa làm gió như thời kì trước. - Thế giới phân đôi với tình trạng chiến tranh lạnh căng thẳng và chạy đua vũ trang ráo riết, các khối liên minh quân sự chính trị liên tiếp ra đời, những cuộc chiến tranh cục bộ đã bùng nổ đặt thế giới bên thảm họa 1 cuộc chiến tranh hủy diệt. - Tuy đối đầu quyết liệt nhưng cả 2 siêu cường Mỹ- Xô đều cố gắng tránh xung đột trực tiếp về quân sự. Do vậy, thế giới trong trật tự 2 cực Ianta vừa trong tình trạng mâu thuẫn vừa hòa hoãn , chung sống hòa bình, vừa đấu tranh vừa hợp tác. - Việc giải quyết các vấn đề chính trị, quân sự, lãnh thổ, bồi thường chiến tranh với các nước chiến bại cũng thỏa đáng hơn. - Biểu hiện trật tự 2 cực ở châu Âu rõ ràng, chặt chẽ. Ở châu Á sự phân cực không rõ ràng và ngay từ đầu đã bị vi phạm. III. Hệ thống câu hỏi và bài tập 1. Hệ thống câu hỏi 19 Câu 1: Hãy nhận xét về những mặt tích cực và hạn chế của trật tự theo hệ thống Véc xai- Oasinhtơn? * Mặt tích cực: - Là trật tự thế giới đầu tiên được thiết lập trong thời kì hiện đại, khác với các trật tự cận đại. Các trật tự trước chỉ tập trung ở châu Âu, còn trật tự theo hệ thống Vécxai- Oasinhtơn có phạm vi mở rộng ra toàn thế giới (cả châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ). Nó đã bao quát được gần như toàn bộ thế giới. - Là trật tự thế giới lần đầu tiên được xác lập với những điều khoản, cam kết chặt chẽ buộc các nước tham gia phải tuân thủ. - Lần đầu tiên có một tổ chức quốc tế được thành lập để giám sát trật tự này, mặc dù trên thực tế có thể không làm được điều này – đó là Hội Quốc Liên. * Mặt hạn chế: - Nhằm mục tiêu bảo vệ tối đa lợi ích của các nước thắng trận, do những người thắng trận dựng lên (Mỹ, Anh, Pháp, Italia, Nhật ), trong đó Mỹ và Nhật dù tham gia sau, bị tổn thất ít nhất nhưng lại thu lợi nhiều nhất nhờ cuộc chiến tranh này. Do vậy trật tự này là quá bất công với các nước bại trận, đây chính là nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh mới; đặc biệt là với nước Đức (hiệp ước Vécxai đẩy nước Đức vào tình trạng nô lệ mà người ta chưa từng nghe thấy, chưa từng trông thấy bao giờ); dồn các nước bại trận vào chân tường, có những điều khoản không thể thực hiện được (thực tế Đức không trả một xu chiến phí nào vì sau chiến tranh, Đức bị khủng hoảng, không có khả năng tài chính để trả). Như vậy, những điều khoản của hiệp ước là không có tính khả thi. - Ngay cả những nước thắng trận cũng không thỏa mãn với hệ thống Vec xai- Oasinhtơn. - Sự bất lực của Hội Quốc Liên: Mỹ không tham gia Hội Quốc Liên, khiến tổ chức này yếu và thiếu (yếu vì không có sự tham gia của các cường quốc, thiếu tài chính). Hội Quốc Liên không có quân đội, không có tài chính và không đưa ra được các chế tài xử phạt các nước vi phạm). Vì thế Hội Quốc Liên tồn tại ngắn và giải thể khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. 20 - Ủng hộ chế độ ủy trị, thực ra là công nhận chế độ thuộc địa – tức công nhận nền thống trị của chủ nghĩa đế quốc đối với các dân tộc bị áp bức, bảo vệ quyền lợi cho chủ nghĩa đế quốc chứ không phải đại bộ phận các dân tộc trên thế giới. Câu 2: Trình bày tóm tắt quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ I dẫn đến sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ II, từ đó rút ra nhận xét về bản chất của chủ nghĩa đế quốc? * Tình hình quốc tế sau Chiến tranh thế giới I: - Trật tự theo hệ thống Vecxai- Oasinhtơn ra đời nhằm mục tiêu bảo vệ tối đa lợi ích của các nước thắng trận, do những người thắng trận dựng lên và quá bất công với các nước bại trận, chưa đựng đầy những mâu thuẫn, hận thù nên chắc chắn không tồn tại được lâu dài. - Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933 , tình hình các nước tư bản có nhiều biến đổi. Xuất hiện việc lựa chọn 2 con đường trong thế giới tư bản chủ nghĩa. + Con đường của các nước thắng trận: nhiều thuộc địa, nhiều thị trường => cải cách ôn hòa để khôi phục kinh tế và ổn định chính trị. + Các nước không có thị trường, không thuộc địa => phát xít hóa bộ máy nhà nước, sử dụng bạo lực để đàn áp phong trào đấu tranh trong nước, gây chiến tranh thế giới để chia lại địa cầu. - Các thế lực phát xít đã kí Hiệp ước liên minh, hình thành khối Trục, ráo riết chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới. - Các nước tư bản dân chủ cũng tìm cách liên minh với nhau, 2 khối đế quốc kình địch nhau nhưng đều muốn xóa bỏ Liên Xô. Anh- Pháp- Mỹ có hành động dung dưỡng chủ nghĩa phát xít (Hiệp ước Muyních). - Đức tấn công Ba Lan, Chiến tranh thế giới II bùng nổ. => Cả 2 cuộc chiến tranh đều do chủ nghĩa đế quốc gây ra, đều là sự phản ánh mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc. => Bản chất của chủ nghĩa đế quốc là chiến tranh. Cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới không thể tách rời cuộc đấu tranh chống đế quốc. Cuộc 21 đấu tranh này là nhiệm vụ của toàn nhân loại, lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Câu 3: Từ bảng so sánh về thời gian và thành phần tham dự hội nghị Vécxai và Ianta, em hãy rút ra nhận xét. N Hội nghị Véc xai Hội nghi Ianta T Từ tháng 5/1919 (Sau khi Tháng 2/1945 ( Trước khi D hời gian chiến tranh thế giới I kết thúc gần chiến tranh thế giới II kết thúc nửa 1 năm) T 27 nước tham gia năm) 3 nước Mỹ, Liên Xô và Anh hành phần •Nhận xét: - Sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc gần 1 năm, hội nghị Vecxai mới được triệu tập, có tới 27 nước tham gia, trong đó nổi lên vai trò của 5 cường quốc: Mỹ, Anh, Pháp, Nhật và Ialia, tuy nhiên lúc này chưa có một quốc gia nào có vai trò nổi bật có khả năng chi phối tuyệt đối (kể cả Mỹ), mỗi đế quốc thắng trận khi đến với hội nghị đều mang theo tham vọng rất lớn của riêng mình, không ai chịu nhường ai nên không khí trong hội nghị nhốn nháo, cá mè một lứa. Sau hội nghị Vecxai, Mỹ còn triệu tập hội nghị Oasinhton để giành lấy những lợi ích cho riêng mình. Trật tự thế giới theo hệ thống Vec-Oa chứa đựng rất nhiều mâu thuẫn giữa các nước thắng trận với các nước thua trận, ngoài ra còn có cả mâu thuẫn giữa các nước thắng trận với nhau nên nó không ổn định và nhanh chóng tan rã. - Đến tháng 2 năm 1945, khi Chiến tranh thế giới thứ II chưa kịp kết thúc, phe Đồng minh sớm nhận thấy những mâu thuẫn nổi lên đã quyết định tiến hành hội nghị Ianta để giải quyết mâu thuẫn, quyết định việc kết thúc chiến tranh. Có điều khác biệt là hội nghị Ianta chỉ có đại biểu của ba cường quốc được mời tham dự, mọi quyết định của hội nghị này sẽ được cả thế giới tuân theo. Bởi vì, vào thời điểm này, ba nước Liên Xô, Mỹ, Anh đã trở thành những siêu cường có 22 thể quyết định vận mệnh của cuộc chiến tranh, của cả thế giới, sức mạnh thực tế của Mỹ và Liên Xô đã cho phép họ có thể chi phối mọi mối quan hệ quốc tế, nên tiếng nói của họ mang tính rất quyết định. Bởi vậy, trật tự thế giới được lập ra ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai là trật tự 2 cực, nó tồn tại song hành với một cuộc Chiến tranh lạnh, kéo dài tới 40 năm và chỉ sụp đổ khi 1 trong 2 cực là Liên Xô bị khủng hoảng và tan rã về mặt nhà nước, cực còn lại là Mỹ cũng bị suy giảm đáng kể sức mạnh trước các đồng minh của Mỹ như Nhật Bản và Tây Âu. Câu 4: Hãy so sánh và lý giải thái độ đối xử của các nước thắng trận với các nước bại trận sau 2 cuộc chiến tranh thế giới. - Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất: Các nước thắng trận, nhất là Pháp và Anh đã có chủ trương dìm các nước bại trận, nhất là nước Đức xuống bùn đen, với mục tiêu quàng những ách nô dịch khủng khiếp lên đầu nước Đức khiến quốc gia này vĩnh viễn không thể phục hồi, trỗi dậy, như thế họ hy vọng có thể triệt tiêu được nguy cơ nước Đức một lần nữa trở thành ngòi châm cho một cuộc chiến tranh thế giới mới. Nhưng thực tế lại chứng minh điều ngược lại, nước Đức nuôi mối hận thù, ngang ngược từ chối trả các khoản bồi thường chiến phí khổng lồ, tự ý rút lui khỏi Hội Quốc Liên, phục hồi và xây dựng một đội quân chính quy khổng lồ và chính thức phát động cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai chỉ sau khi hiệp ước Vécxai ký kết đúng 20 năm( 1919-1939), điều đó đã được chính thống chế Ferdinand Foch, một chính khách của nước Pháp đã dự báo trước: “ Đây không phải là một hội nghị hòa bình. Đây chỉ là một cuộc hưu chiến trong vòng 20 năm”. Báo chí các nước châu Âu thời đó cũng đồng loạt đăng tải thông tin, sau khi hòa ước Vécxai được ký kết, nước Pháp bắn pháo hoa ăn mừng trong khi ở bên kia biên giới, chính phủ Đức tuyên bố treo cờ rủ, để quốc tang! Rút kinh nghiệm từ cách ứng xử giữa các nước sau chiến tranh thế giới thứ nhất, khi chuẩn bị kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, bắt đầu từ hội nghị Ianta, 3 cường quốc thay vì bàn những biện pháp cực đoan trong đối xử với các nước chiến bại đã tập trung nhấn mạnh đến chủ trương thực hiện xu hướng dân 23 chủ hóa các nước này, nhờ đó đã tạo tiền đề để bảo đảm một nền hòa bình lâu dài cho thế giới. Còn một nguyên nhân nữa khiến các nước đế quốc phải thay đổi cách ứng xử với các nước phát xít bại trận là vì lúc này khu vực Đông Âu do chịu ảnh hưởng của Liên Xô nên đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, vì vậy chủ nghĩa xã hội đã phát triển từ 1 nước duy nhất là Liên Xô trở thành một hệ thống thế giới, thành một lực lượng đối trọng với hệ thống đế quốc chủ nghĩa. Như vậy, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trong quan hệ quốc tế đã xuất hiện một mâu thuẫn mới, mang tính sống còn giữa 2 hệ thống chính trị, xã hội đối lâp. Đó là mâu thuẫn giữa hệ thống Xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô với hệ thống đế quốc chủ nghĩa đứng đầu là Mỹ. Bởi vậy, Mỹ và các nước đế quốc cần liên minh với nhau chặt chẽ hơn để đối phó với Liên Xô và các nước XHCN. Sau chiến tranh, Mỹ sớm đề ra và thực hiện kế hoạch Mácsan nhằm phục hưng châu Âu, trong đó, Cộng Hòa Liên Bang Đức là nước nhận được khoản vay khổng lồ để nhanh chóng hồi phục nền kinh tế, trở thành quốc gia phát triển nhất châu Âu. Thậm chí, Mỹ và các nước Tây Âu còn kết nạp Tây Đức là thành viên chính thức của khối quân sự NATO, trực tiếp đe dọa đến nền hòa bình và an ninh ở châu Âu. Mỹ cũng là nước được quyền chiếm đóng Nhật, thay vì trả mối hận thù sau sự kiện Trân Châu cảng, Mỹ đã giúp chính phủ Nhật thực hiện hàng loạt các cải cách dân chủ, viện trợ cấp tập về kinh tế giúp Nhật phục hồi nhanh sau chiến tranh, đặt Nhật dưới ô bảo vệ hạt nhân, ký hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật… biến Nhật thành đồng minh quan trọng và tin cậy nhất của Mỹ ở khu vực châu ÁThái Bình Dương. Câu 5: Những quy định nào trong hội nghị Ianta sau này đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình Việt Nam? Một trong những nội dung của hội nghị Ianta quy định: Các vùng còn lại của châu Á: Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng truyền thống của các nước phương Tây. Sau này, nội dung đó được quy định cụ thể hơn trong hội nghị Pốtxđam về vấn đề giải giáp quân đội Nhật Bản: Ở Đông Dương, 24 quân đội Anh và Trung Hoa Dân Quốc sẽ được thực hiện nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật ở 2 khu vực Nam và Bắc vĩ tuyến 16. Quy định này đã tạo thời cơ cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược đất nước ta lần thứ hai (1945-1954), buộc nhân dân ta phải tiến hành cuộc kháng chiến 9 năm gian khổ chống đế quốc Pháp và bọn can thiệp Mỹ. Trong cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta, Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa đã hết lòng giúp đỡ, ủng hộ nhân dân ta. Như thế, ngay tại chiến trường Đông Dương đã có những biểu hiện rõ nét của thế đối đầu 2 phe, 2 cực. Câu 6: Em hãy cho biết ý kiến của mình về những vai trò, hạn chế của tổ chức Liên Hợp Quốc từ khi thành lập đến nay trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế và những đóng góp của Việt Nam với tổ chức này? * Vai trò của Liên Hợp Quốc : - Liên Hợp Quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất, số nước thành viên liên tục tăng, đến năm 2006 đã có 192 thành viên, được tổ chức chặt chẽ, hoạt động toàn diện, đều đặn. - Liên Hợp Quốc trở thành một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm gìn giữ hòa bình, an ninh thế giới. - Liên Hợp Quốc có vai trò to lớn trong việc giải quyết các tranh chấp, xung đột và chiến tranh ở nhiều khu vực (như giải quyết vấn đề hai miền đất nước trên bán đảo Triều Tiên, vấn đề kết thúc chiến tranh và lập lại hòa bình ở Đông Dương 1954, vấn đề Campuchia, Cônggô, vấn Đông Timo, vấn đề Côsôvô 2003..); tiến hành giải trừ quân bị, hạn chế chạy đua vũ trang, nhất là các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt; thủ tiêu chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc - Thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác quốc tế; giúp đỡ các dân tộc, nhất là các nước đang phát triển, về kinh tế, xã hội, nhân đạo, văn hóa, khoa học, giáo dục, y tế....với phương châm "giúp người để người tự cứu lấy mình" (như tạo nên các điều kiện phát triển bền vững, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, tiến hành các cải cách về cơ chế quản lý). 25 - Cùng nhân loại giải quyết các vấn đề toàn cầu khác như sự vơi cạn tài nguyên thiên nhiên, AIDS, bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường , chiến tranh hạt nhân, bảo tồn các di sản văn hoá của nhân loại. =>Nhìn chung trong bối cảnh toàn cầu hóa, nhất là sau khi trật tự 2 cực tan rã, vai trò của Liên Hợp Quốc ngày càng quan trọng. * Hạn chế: - Một mặt là những hoạt động kém hiệu quả, tham nhũng trong nội bộ LHQ. Mặt khác Mỹ cũng tìm cách phớt lờ vai trò của Liên Hợp Quốc, gây áp lực buộc Hội đồng Bảo an thông qua nhiều nghị quyết sai trái (như đưa quân vào Triều Tiên năm 1950- 1953, đưa ra cái gọi là "vấn đề nhân quyền" ở các nước XHCN; không giải quyết được cuộc xung đột kéo dài ở Trung Đông, Ban căng; không ngăn ngừa được Mỹ gây chiến tranh ở Irắc; vấn đề Libi) - Từ đó đặt ra yêu cầu là phải thực hiện dân chủ hoá Liên Hợp Quốc hơn nữa để Liên Hợp Quốc thực sự là ngôi nhà chung của các quốc gia dân tộc. * Việt Nam với Liên Hợp Quốc: - Việt Nam được kết nạp tháng 20/9/1977, là thành viên thứ 149 của LHQ; đã thực hiện nghiêm chỉnh Hiến chương và các nghị quyết của Liên hợp quốc như chống tham nhũng, chương trình an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, quyền trẻ em. Việt Nam có nhiều đóng góp tích cực vào hoạt động của tổ chức này, nhờ đó vai trò và vị trí của Việt Nam trong Liên Hợp Quốc ngày càng nâng cao. - Ngày 16/7/2007, lần đầu tiên Việt Nam trở thành ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2008- 2009 với số phiếu tán thành 96%. Quan hệ hợp tác giữa Liên Hợp Quốc và Việt Nam trong nhiều năm qua là chặt chẽ, có hiệu quả và thiết thực, nhất là trong tiến trình hội nhập quốc tế. - Hiện nay, nhiều cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc đang hoạt động rất hiệu quả ở Việt Nam như: Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Tổ chức Văn hóa Khoa học Giáo dục (UNESCO), Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức y tế thế giới (WHO)...Quan hệ hợp tác giữa 26 Liên Hợp Quốc và Việt Nam rất chặt chẽ, hiệu quả và thiết thực, nhất là trong tiến trình hội nhập quốc tế hiện nay. 2. Hệ thống bài tập Bài tập 1: So sánh và đánh giá những điểm giống và khác nhau giữa 2 trật tự thế giới Vécxai - Oasinh tơn và trật tự hai cực Ianta * Những điểm giống nhau: - Cả trật tự theo hệ thống Vecxai- Oasinhtơn và trật tự 2 cực Ianta đều là kết quả của những cuộc chiến tranh thế giới đẫm máu trong lịch sử nhân loại, đều được thiết lập sau 2 cuộc đại chiến; phản ánh tương quan lực lượng giữa các nước tham chiến: phản ánh tham vọng và sức mạnh, ý chí của các nước lớn đối với các nước bại trận. - Đều do các cường quốc thắng trận thiết lập để phục vụ những lợi ích cao nhất của họ. Đều là kết quả của những thỏa thuận, tranh luận gay gắt giữa các cường quốc qua các hội nghị quốc tế (trật tự theo hệ thống Vecxai- Oasinhtơn là kết quả của hai hội nghị Vecxai và Oasinhtơn, sau Chiến tranh thế giới thứ hai là các Hội nghị Ianta, Têhêran, Pốtxđam, Sanphranxixcô, Cai-rô…) - Đều là sự phân chia thành quả chiến tranh của các nước thắng trận, áp đặt sự nô dịch với các nước bại trận, thuộc địa phụ thuộc. - Đều có các tổ chức quốc tế được thành lập để giám sát và duy trì trật tự thế giới (Hội Quốc Liên và Liên Hợp Quốc). - Đều chỉ tồn tại có ý nghĩa tương đối trong một thời kì lịch sử nhất định, sau một thời gian sẽ sụp đổ, không phải là bất biến; là những trật tự trong trạng thái động chứ không phải trong trạng thái tĩnh – phản ánh sự thay đổi về tương quan lực lượng giữa các lực lượng tham gia trong trật tự đó. - Đều không giải quyết được những mâu thuẫn, những bất hòa trong quan hệ quốc tế. * Những điểm khác nhau: - Về thời gian: Trật tự theo hệ thống Vecxai- Oasinhtơn ra đời từ những quyết định của các hội nghị sau khi chiến tranh kết thúc, tồn tại trong 20 năm. 27 Trật tự Véc-Oa sụp đổ khi 3 lò lửa chiến tranh xuất hiện ở châu Á và châu Âu, các nước phát xít đã xé bỏ các điều khoản của hệ thống Vec- Oa một cách trắng trợn. Trật tự 2 cực Ianta ra đời trên cơ sở những quyết định các hội nghị trước và sau khi chiến tranh kết thúc, tồn tại hơn 40 năm. Do sự cân bằng lực lượng, không bên nào đủ sức tấn công, tiêu diệt bên kia, hai bên ở thế giằng co nên trật tự chỉ sụp đổ khi một cực là Liên Xô bị tan rã về mặt nhà nước. Tuy nhiên cả hai bên đều có mặt trong tất cả các cuộc chiến tranh cục bộ trên thế giới, đứng sau các lực lượng tham chiến. Đó chính là nguyên nhân gây ra cuộc Chiến tranh lạnh chứ không phải chiến tranh nóng. - Tính chất: Trật tự theo hệ thống Vecxai- Oasinhtơn là một trật tự đa cực, trật tự Ianta là trật tự hai cực. Đây là điểm khác nhau cơ bản nhất. - Quyền lực chi phối: Trật tự theo hệ thống Vecxai- Oasinhtơn là một trật tự đa cực, chỉ bao gồm các thành viên thuộc khối TBCN, vì nó phản ánh sức mạnh của các cường quốc tham gia, trong đó Mỹ đã vươn lên đứng đầu hệ thống TBCN chưa đủ khả năng chi phối tuyệt đối như sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Trong khi đó, trật tự Ianta là trật tự hai cực với quyền lực gần như tuyệt đối thuộc về hai siêu cường Mỹ và Liên Xô. Trật tự này có điểm khác biệt cơ bản so với trật tự thế giới trước là có sự hiện diện của cực Liên Xô – một nước XHCN. Do đó, trong trật tự này có sự đối lập gay gắt giữa hai hệ tư tưởng đại diện cho hai hệ thống XHCN (Liên Xô) và hệ thống TBCN (Mỹ). Mặt khác, nó có vai trò tích cực đối với phong trào cách mạng thế giới. Những điều này không có ở trật tự Véc-Oa. - Việc giải quyết vấn đề các nước bại trận và duy trì hòa bình sau chiến tranh cũng hoàn toàn khác nhau. Trật tự 2 cực Ianta thể hiện sự tiến bộ và tích cực hơn hẳn so với trật tự Véc-Oa. Việc giải quyết các vấn đề chính trị, quân sự, lãnh thổ, bồi thường chiến tranh với các nước chiến bại trong trật tự 2 cực Ianta thỏa đáng hơn. - Vai trò của hai tổ chức quốc tế trong hai trật tự thế giới cũng khác nhau. Biểu hiện: 28 + Hội Quốc Liên là tổ chức của các nước lớn, Hội Quốc Liên khi mở rộng nhất có trên 60 nước, nó được coi là công cụ bảo vệ quyền lợi của các đế quốc thắng trận, nó kết thúc sự tồn tại khi Chiến tranh thế giới II bùng nổ, trật tự Vécxai- Oasinhtơn bị phá vỡ. + Liên Hợp Quốc với vai trò là tổ chức đa phương toàn cầu mang tính toàn diện và tiến bộ hơn hẳn so với Hội Quốc Liên. Liên Hợp Quốc là tổ chức mà tất cả các nước đều có quyền tham gia, dù lớn hay nhỏ, mạnh hay yếu (hiện nay có trên 190 nước tham gia). Hệ thống tổ chức của Liên hợp quốc bao gồm hàng ngàn tổ chức quốc tế trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, kể cả bảo vệ môi trường…nó giải quyết tất cả các lĩnh vực liên quan đến đời sống. Liên hợp quốc có đủ sức mạnh tài chính và năng lực thực tế giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu. Chỉ Liên hợp quốc mới có lực lượng quân sự - đội quân gìn giữ hòa bình để tham gia giải quyết các vấn đề trên thế giới (đội quân mũ nồi xanh). Vì thế Liên Hợp Quốc giải quyết được các vấn đề trạnh chấp trong khi nhiều lệnh trừng phạt của Hội Quốc Liên chỉ làm cho các nước bực mình vì tổ chức này không đủ sức mạnh thực tế để trừng phạt. Khi trật tự 2 cực Ianta sụp đổ, Liên Hợp Quốc không tan rã theo mà vẫn tiếp tục tồn tại, hiện nay là tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh, có vai trò quan trọng trong quan hệ quốc tế. - Trong trật tự Véc- Oa, có sự mâu thuẫn cao độ giữa các nước đế quốc thỏa mãn và bất mãn, vì vậy đã dẫn đến cục diện chủ nghĩa đế quốc bị phân hóa thành 2 phe: tư bản dân chủ và tư bản phát xít đối đầu nhau, cùng chạy đua vũ trang gây lên cuộc Chiến tranh thế giới thứ II vô cùng tàn khốc. Còn ở trật tự 2 cực Ianta cũng đã diễn ra cuộc đối đầu gay gắt và kéo dài hơn 40 năm giữa Liên Xô và Mỹ làm cho tình hình thế giới luôn căng thẳng nhưng chỉ dừng lại ở hình thái chiến tranh lạnh vì cả hai bên đều nhận thức rõ Chiến tranh thế giới III sẽ là cuộc chiến tranh hạt nhân, mang tính hủy diệt. 29 - Sự tan rã: Trật tự theo hệ thống Vécxai- Oasinhtơn tan rã khi Thế chiến II bùng nổ, trật tự 2 cực Ianta tan rã khi cực Liên Xô sụp đổ và thế 2 cực không còn. - Sự sụp đổ của 2 trật tự thế giới dẫn đến những hệ quả khác nhau: - Trật tự theo hệ thống Vecxai- Oasinhtơn sụp đổ dẫn đến một cuộc chiến tranh thế giới mới, còn trật tự 2 cực Ianta sụp đổ dẫn tới kết thúc thời kì chiến tranh lạnh và hình thành xu thế mới trong quan hệ quốc tế, xu thế đối thoại, hợp tác trong cùng tồn tại hòa bình, lúc này, thế giới đang bước vào thời kì quá độ để tiến tới một trật tự thế giới mới. Trong thời kì quá độ này Mỹ đóng vai trò chi phối với mong muốn thiết lập trật tự đơn cực. Nhưng giữa ước mong và hiện thực với nước Mỹ còn một khoảng cách quá xa vời. – Tương lai của trật tự thế giới có thể sẽ là nhất siêu nhiều cường (siêu là Mỹ – siêu cường nổi trội với sức mạnh kinh tế (GDP đạt tới 10000 tỉ USDLiên Xô trước khi tan rã cũng chưa bằng 1/3 Mỹ). Nhưng giai đoạn này đã xuất hiện nhiều cường quốc có địa vị kinh tế, tài chính khổng lồ, điển hình là Nhật với GDP đạt 5000 tỉ, Đức đạt 3000 tỉ. Từ năm 2010, Trung Quốc cũng đã gia nhập câu lạc bộ các quốc gia có tổng thu nhập quốc dân trên 1000 tỉ USD, bởi thế, xu hướng phát triển sẽ là đa cực, nhiều trung tâm. Bài tập 2: Nhận xét và lý giải những đặc điểm của 2 trật tự thế giới được hình thành trong thế kỷ XX - Lịch sử phát triển của xã hội loài người trong TK XX đã chứng kiến sự tồn tại và tan rã của 2 trật tự thế giới theo hệ thống Vecxai- Oasinhtơn (19191939) và trật tự 2 cực Ianta (1945- 1991). Làm rõ những đặc điểm của các trật tự thế giới trong thế kỷ XX sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn đúng đắn hơn, khách quan hơn về sự ra đời của trật tự thế giới mới hiện nay. Trật tự theo hệ thống Vecxai- Oasinhtơn và trật tự 2 cực Ianta có những đặc điểm cần lưu ý như sau: 1- Cả hệ thống Véc xai- Oasinhtơn và trật tự 2 cực Ianta đều là kết quả của những cuộc chiến tranh thế giới đẫm máu trong lịch sử nhân loại 2- Đều do các cường quốc thắng trận thiết lập để phục vụ những lợi ích cao nhất của họ 30 3- Đều có các tổ chức quốc tế được thành lập để giám sát và duy trì trật tự thế giới (Hội Quốc Liên và Liên Hợp Quốc) 4- Đều chỉ tồn tại có ý nghĩa tương đối, trong một khoảng thời gian nhất định. 5- Đều không giải quyết được những mâu thuẫn, những bất hòa trong quan hệ quốc tế. - Cả 2 trật tự thế giới trong thế kỷ XX đều được sinh ra từ 2 cuộc chiến tranh tàn khốc nhất trong lịch sử loài người và đều do các cường quốc thắng trận thiết lập để phục vụ những lợi ích cao nhất của họ.. Chiến tranh thế giới I vừa kết thúc, các nước thắng trận hay chính xác hơn là những nước có vai trò quyết định đến kết cục của chiến tranh đã lập ra trật tự theo hệ thống VecxaiOasinhtơn. Ở trật tự 2 cực Ianta, tình hình cũng như vậy. Chiến tranh thế giới II gần đến hồi kết, tháng 2/1945, các nước có vai trò quyết định trong chiến tranh như Mỹ, Liên Xô, Anh đã tổ chức Hội nghị Ianta, tạo cơ sở cho ra đời của Trật tự 2 cực Ianta. Như vậy, chiến tranh là yếu tố đầu tiên quyết định sự xuất hiện trật tự thế giới trong thế kỉ XX. - Ở cả 2 trật tự thế giới trong TK XX đều lập ra một tổ chức quốc tế nhằm duy trì những nghị quyết mà các nước thắng trận đã đề ra và giám sát, duy trì trật tự thế giới: đó là Hội Quốc Liên (trong trật tự Véc-Oa) và Liên Hợp Quốc (trong trật tự Ianta). Các tổ chức quốc tế lớn này đã có những vai trò nhất định trong các mối quan hệ quốc tế sau chiến tranh. - Cả 2 trật tự thế giới trong thế kỷ XX chỉ tồn tại có ý nghĩa tương đối. Nó dễ bị rạn nứt, luôn luôn bị đe dọa phá vỡ, bị xói mòn ngay từ khi nó mới ra đời. Trật tự theo hệ thống Vecxai- Oasinhtơn ra đời 1919 thì chỉ 10 năm sau, thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933 rồi sau đó là sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít, trật tự theo hệ thống Vecxai- Oasinhtơn đã bị rạn nứt. Các nước Đức, Nhật, Italia không chấp nhận sự sắp đặt của Anh- Pháp- Mỹ trong quan hệ quốc tế, đã gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai đưa đến sự sụp đổ của trật tự này. Ở trật tự 2 cực Ianta, tình hình cũng tương tự. Nó ra đời trong những năm 1945 - 1947 thì đến những năm 50, đầu 60 với sự thắng lợi của cách mạng 31 Trung Quốc, sự phát triển kinh tế của Nhật Bản, Tây Âu cũng khiến trật tự này bị xói mòn nghiêm trọng. Trung Quốc đầu những năm 60 không chấp nhận Liên Xô đứng đầu hệ thống XHCN nữa, thậm chí coi Liên Xô là đế quốc xã hội. Ở phía bên kia, Nhật Bản, Tây Âu cũng không còn chấp nhận sự chi phối tuyệt đối của Mỹ. - Cả 2 trật tự thế giới trong thế kỷ XX đều không giải quyết được những mâu thuẫn, những bất hòa trong quan hệ quốc tế. Mâu thuẫn giữa các nước diễn ra gay gắt. Ở trật tự theo hệ thống Vecxai- Oasinhtơn, các nước bại trận trong Chiến tranh thế giới I (đặc biệt là Đức) bị thua thiệt sau chiến tranh, bị mất hết thuộc địa nên những nước này luôn tìm cách phá bỏ trật tự đã được xác lập để phân chia lại thế giới bằng vũ lực. Ở trật tự 2 cực Ianta, tình hình cũng như vậy. Quan hệ giữa hai cực, hai hệ thống luôn trong tình trạng đối đầu, căng thẳng, khiến nguy cơ chiến tranh thế giới có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Bài tập 3: Phân tích tình hình thế giới sau khi Trật tự 2 cực Ianta sụp đổ và dự đoán về xu hướng hình thành trật tự thế giới mới? * Tình hình thế giới sau khi Trật tự Ianta sụp đổ: - Sau khi Liên Xô tan rã, nước Nga là quốc gia kế tục Liên Xô. Sau một thời gian lâm vào tình trạng khủng hoảng đã ổn định trở lại, giữ vững vị trí cường quốc, có vai trò quan trọng trong quan hệ quốc tế mới. Bên cạnh đó các nước Tây Âu, Nhật Bản, Trung Quốc cũng vươn lên trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, khoa học kĩ thuật, văn hóa để trở thành đối trọng với Mỹ. Mỹ là siêu cường duy nhất còn lại, muốn vươn lên thống trị thế giới, duy trì trật tự thế giới 1 cực nhưng lại phải đối phó với một loạt khó khăn, thách thức cả ở trong nước và trên thế giới, vì vậy, tham vọng đó không dễ gì thực hiện. - Sau Chiến tranh lạnh, các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm để xây dựng sức mạnh thực sự của quốc gia mình. - Liên Xô tan rã tạo cho Mỹ lợi thế tạm thời. Nước Mỹ mong muốn tận dụng cơ để khẳng định địa vị bá chủ thế giới, chủ trương thiết lập trật tự thế giới 32 đơn cực. Tuy nhiên giữa tham vọng và hiện thực vẫn đang là một khoảng cách xa vời. - Sau khi Trật tự hai cực Ianta sụp đổ, Liên Hợp Quốc vẫn tiếp tục tồn tại và ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình thế giới và thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc. - Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đang phát triển như vũ bão đã tác động to lớn đến nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới. - Phong trào đấu tranh vì bốn mục tiêu lớn của thời đại vẫn tiếp tục phát triển và đạt nhiều thắng lợi. - Sau Chiến tranh lạnh, nền hòa bình thế giới được củng cố nhưng ở nhiều nơi, nhiều khu vực vẫn diễn ra những cuộc nội chiến, xung đột quân sự đẫm máu như ở Trung Đông, một số nước châu Phi… * Dự đoán xu hướng hình thành trật tự thế giới mới: Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, một trật tự thế giới mới đang dần hình thành. Việc xác lập trật tự này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: 1- Chiến tranh thế giới đã được vãn hồi sẽ không còn là nhân tố đóng vai trò quyết định cho sự ra đời trật tự thế giới mới nữa. Nhân loại đã và đang cố gắng ngăn chặn nguy cơ bùng nổ Chiến tranh thế giới III vì đó sẽ là cuộc chiến tranh hạt nhân, không có người thắng kẻ bại mà là cuộc chiến tranh hủy diệt. Lúc này, sức mạnh kinh tế của mỗi quốc gia sẽ trở thành yếu tố chủ đạo, có vai trò quyết định đến sự ra đời của trật tự thế giới mới. Nước nào, khu vực nào có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, ổn định sẽ khẳng định được vai trò và vị trí trong quan hệ quốc tế mới, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. 2- Sự phát triển thực lực (về kinh tế, chính trị, quân sự; trong đó trụ cột là về kinh tế) của các cường quốc Mỹ, Nga, Trung Quốc; Anh, Pháp, Đức, Nhật... 3- Sự lớn mạnh của các lực lượng cách mạng thế giới (sự thành công của công cuộc đổi mới ở các nước XHCN, sự vươn lên của các nước Á, Phi, Mỹ Latinh sau khi giành độc lập, sự phát triển của phong trào vì hòa bình dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới...) 33 4- Những đột phá và biến chuyển của cục diện thế giới do tác động của cuộc Cách mạng KHKT và công nghệ. => Từ những sự phân tích nói trên, có thể thấy, thế giới hiện nay đang diễn ra cuộc đấu tranh giữa hai xu hướng thiết lập trật tự thế giới đơn cực hoặc đa cực. Trong đó, trật tự thế giới đa cực sẽ là điều mà hầu hết các dân tộc mong muốn. Đó là thế giới mà tất cả các dân tộc đều có tiếng nói của mình trong mối quan hệ quốc tế, một thế giới bình đẳng cùng có lợi. 34 C. KẾT LUẬN Với cách thức thi cử và tuyển sinh như hiện nay, chúng ta, những người giáo viên lịch sử chắc chắn không thể đã hết những khó khăn khi còn gắn bó với nghề. Nhưng, với tâm huyết và trách nhiệm trước nền giáo dục nước nhà, trách nhiệm với học sinh và với thế hệ trẻ của đất nước, dù khó khăn đến đâu, tôi tin rằng chúng ta vẫn vững vàng vượt qua. Bởi chúng ta đang có trong tay những em học sinh đam mê học môn Lịch sử nhất, khi các em chọn vào các lớp, các khối chuyên Sử, là khi các em và gia đình các em gửi gắm vào chúng ta niềm tin và tình yêu với thày cô, đặc biệt với bộ môn mà rất nhiều học sinh khác đã quay lưng lại. Tôi nghĩ, đây chính là động lực lớn nhất giúp tất cả chúng ta, những giáo viên Lịch sử các trường chuyên luôn đầy tâm huyết với nghề, với người sẽ còn tiếp tục phấn đấu và cống hiến. Thành quả của học sinh qua mỗi kỳ thi chính là phần thưởng tinh thần lớn nhất với thày cô, và cũng sẽ trở thành động cơ giúp cho nhiều học sinh các tỉnh tiếp tục lựa chọn khối chuyên Sử là đích đến của mình qua mỗi kỳ tuyển sinh, chuyển cấp từ THCS lên khối THPT. Nhiệt huyết của chúng ta chắc chắn sẽ được xã hội ghi nhận, tôi vừa mong ước, vừa hy vọng đến một ngày, môn Lịch sử sẽ được trả lại đúng vị trí quan trọng của nó trong nền giáo dục nước nhà. Nhưng trước hết, chúng ta cần làm thật tốt nhiệm vụ chính trị trọng tâm của các trường chuyên là làm sao cho các đội tuyển học sinh giỏi quốc gia có được thành tích ấn tượng nhất. Tôi rất tự hào về đội ngũ giáo viên Lịch sử của trường chúng tôi luôn được đánh giá rất cao về năng lực chuyên môn, về sự tâm huyết với nghề, tôi cũng tự hào về các thế hệ học sinh khối chuyên Sử của chúng tôi với tình yêu và lòng quyết tâm cao độ đã vinh dự mang về cho nhà trường rất nhiều thành tích cao qua các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, với nhiều giải nhất,nhì, ba qua các năm học. Chuyên đề này của tôi có sự đóng góp công sức không nhỏ của các giáo viên trong tổ, của các thế hệ đội tuyển học sinh giỏi quốc gia, và chính chuyên đề này cũng góp phần vào việc đưa đến những kết quả tốt qua nhiều kỳ thi. Mạnh dạn trình bày ra đây, rất mong các đồng nghiệp các trường chuyên góp ý, bổ sung để chuyên đề ngày càng hoàn thiện thêm. Xin chân thành cảm ơn và mong muốn được hợp tác! 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Thanh Bình (chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, HN, 2010. 2. Đỗ Thanh Bình (chủ biên), Một số vấn đề trong quan hệ quốc tế thế kỷ XX, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, HN, 2012. 3. Vũ Dương Ninh (chủ biên), Một số chuyên đề lịch sử thế giới, NXB Đại học Quốc gia HN, 2006. 4. Lê Văn Quang, Lịch sử quan hệ quốc tế (1917-`945), NXB Giáo dục, HN, 2000. 5. Trần Thị Vinh, Lịch sử thế giới hiện đại, quyển 2, NXB Đại học Sư phạm HN, HN, 2008. 6. Lịch sử quan hệ quốc tế thế kỷ XX, NXB Giáo Dục, Hà Nội, 2000. 36 MỤC LỤC 37 [...]... học sinh khối chuyên Sử của chúng tôi với tình yêu và lòng quyết tâm cao độ đã vinh dự mang về cho nhà trường rất nhiều thành tích cao qua các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, với nhiều giải nhất,nhì, ba qua các năm học Chuyên đề này của tôi có sự đóng góp công sức không nhỏ của các giáo viên trong tổ, của các thế hệ đội tuyển học sinh giỏi quốc gia, và chính chuyên đề này cũng góp phần vào việc đưa đến. .. trận cũng không thỏa mãn với hệ thống Vec xai- Oasinhtơn - Sự bất lực của Hội Quốc Liên: Mỹ không tham gia Hội Quốc Liên, khi n tổ chức này yếu và thiếu (yếu vì không có sự tham gia của các cường quốc, thiếu tài chính) Hội Quốc Liên không có quân đội, không có tài chính và không đưa ra được các chế tài xử phạt các nước vi phạm) Vì thế Hội Quốc Liên tồn tại ngắn và giải thể khi Chiến tranh thế giới thứ... vàng vượt qua Bởi chúng ta đang có trong tay những em học sinh đam mê học môn Lịch sử nhất, khi các em chọn vào các lớp, các khối chuyên Sử, là khi các em và gia đình các em gửi gắm vào chúng ta niềm tin và tình yêu với thày cô, đặc biệt với bộ môn mà rất nhiều học sinh khác đã quay lưng lại Tôi nghĩ, đây chính là động lực lớn nhất giúp tất cả chúng ta, những giáo viên Lịch sử các trường chuyên luôn... nhưng thực tế lại không thủ tiêu được tiềm lực kinh tế chiến tranh của Đức Thực tế cho thấy, nước Đức thời kỳ đầu không có khả năng trả nợ, và sau đó cũng không mất một đồng nào vào việc bồi thường chiến phí Đặc biệt, từ 1924, các nước Mỹ và Anh còn đề ra các kế hoạch như Đâuét và Yơng nhằm giúp Đức phục hồi và phát triển nền kinh tế, Đến 1929, sản lượng công nghiệp Đức đã vượt cả Anh và Pháp Đức còn... nhiều cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc đang hoạt động rất hiệu quả ở Việt Nam như: Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Tổ chức Văn hóa Khoa học Giáo dục (UNESCO), Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức y tế thế giới (WHO) Quan hệ hợp tác giữa 26 Liên Hợp Quốc và Việt Nam rất chặt chẽ, hiệu quả và thiết thực, nhất là trong tiến trình hội nhập quốc tế hiện nay 2 Hệ thống... lịch sử nhân loại 2- Đều do các cường quốc thắng trận thiết lập để phục vụ những lợi ích cao nhất của họ 30 3- Đều có các tổ chức quốc tế được thành lập để giám sát và duy trì trật tự thế giới (Hội Quốc Liên và Liên Hợp Quốc) 4- Đều chỉ tồn tại có ý nghĩa tương đối, trong một khoảng thời gian nhất định 5- Đều không giải quyết được những mâu thuẫn, những bất hòa trong quan hệ quốc tế - Cả 2 trật tự thế... Hội Quốc Liên (trong trật tự Véc-Oa) và Liên Hợp Quốc (trong trật tự Ianta) Các tổ chức quốc tế lớn này đã có những vai trò nhất định trong các mối quan hệ quốc tế sau chiến tranh - Cả 2 trật tự thế giới trong thế kỷ XX chỉ tồn tại có ý nghĩa tương đối Nó dễ bị rạn nứt, luôn luôn bị đe dọa phá vỡ, bị xói mòn ngay từ khi nó mới ra đời Trật tự theo hệ thống Vecxai- Oasinhtơn ra đời 1919 thì chỉ 10 năm. .. chức chuyên môn khác như: •T/c Lương thực nông nghiệp (FAO) •T/c Y tế thế giới ( WHO) •T/c Giáo dục, khoa học, văn hoá (UNESCO) •Quỹ Nhi đồng quốc tế (UNICEF) •Ngân hàng thế giới (WB) •Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) •Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) •Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) - Trụ sở đặt tại New York Đến năm 2008, Liên hợp quốc có 192 quốc gia thành viên Liên hợp quốc. .. của tất cả các nước •Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào •Giải quyết mọi tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hoà bình •Chung sống hoà bình và sự nhất trí của 5 cường Quốc Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc * Cơ cấu tổ chức : - Các cơ quan chính: Hiến chương Liên hợp quốc quy định bộ máy tổ chức của Liên hợp quốc gồm 6 cơ quan chính là: + Đại hội đồng là cơ quan lớn nhất gồm tất... tham gia năm) 3 nước Mỹ, Liên Xô và Anh hành phần •Nhận xét: - Sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc gần 1 năm, hội nghị Vecxai mới được triệu tập, có tới 27 nước tham gia, trong đó nổi lên vai trò của 5 cường quốc: Mỹ, Anh, Pháp, Nhật và Ialia, tuy nhiên lúc này chưa có một quốc gia nào có vai trò nổi bật có khả năng chi phối tuyệt đối (kể cả Mỹ), mỗi đế quốc thắng trận khi đến với hội nghị đều ... Những nội dung không nhiều, năm diện nội dung đề thi học sinh giỏi, đề thi tốt nghiệp, đề thi tuyển sinh địa phương hay cấp quốc gia, thế, vị trí chuyên đề chương trình ôn luyện học sinh giỏi quốc. .. III Hệ thống câu hỏi tập B NỘI DUNG I Một số phương pháp hướng dẫn học sinh ôn tập chuyên đề - Đây chuyên đề dành riêng để phục vụ cho việc ôn thi học sinh giỏi quốc gia nên cách thức giúp học sinh. .. này, thực tế, giúp cho học sinh có kiến thức sâu sắc chắn để lĩnh hội làm chủ tất nội dung đề tài quan hệ quốc tế từ sau năm 1919 đến năm 2000 Hơn nữa, nắm kiến thức chuyên đề này, học sinh vận

Ngày đăng: 14/10/2015, 08:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w