1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

YẾU tố NHIỆT của KHÍ hậu VIỆT NAM TRONG THI học SINH GIỎI QUỐC GIA (2)

21 568 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 205 KB

Nội dung

Gió mùa Đông Bắc thổi vào nước ta từ tháng 11- tháng 4 năm sau, xuất phát từ áp cao Xibia gây nên thời tiết lạnh, nhiệt độ trong các tháng mùa đông hạ thấp, nhất là ởĐông Bắc và Đồng bằn

Trang 1

CHUYÊN ĐỀ:

YẾU TỐ NHIỆT CỦA KHÍ HẬU VIỆT NAM TRONG THI HỌC SINH GIỎI

QUỐC GIA

PHẦN 1: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN YẾU TỐ NHIỆT

Trước khi hướng dẫn học sinh phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến yếu tố nhiệtcủa khí hậu Việt Nam yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức đại cương về nhiệt (thế nào lànhiệt độ không khí, nguồn cung cấp nhiệt cho không khí, cách đo nhiệt độ không khí,các nhân tố ảnh hưởng đến nhiệt độ không khí, sự phân bố nhiệt độ không khí trên TráiĐất)

1 Vĩ độ

Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam phần đất liền nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyếnBắc bán cầu Điểm cực Bắc nằm sát chí tuyến Bắc còn điểm cực Nam chỉ cách Xíchđạo hơn 80 vĩ tuyến khiến cho Mặt Trời luôn nằm cao trên đường chân trời và qua thiênđỉnh lúc giữa trưa tại mỗi địa phương 2 lần trong năm Lượng bức xạ tổng cộng thườngđạt 110-130 kcal/cm2/năm, cán cân bức xạ đạt 85-110 kcal/cm2/năm đều vượt và đạt chỉ

số của khí hậu nhiệt đới Vì thế nhiệt độ trung bình năm nước ta cao, thường từ

22-250C, tổng nhiệt hàng năm thường đạt 80000C -90000C

Do lãnh thổ nước ta kéo dài trên khoảng 15 độ vĩ tuyến, miền Bắc gần chí tuyếncòn miền Nam gần Xích đạo hơn, nhiệt độ cao và ổn định hơn nên đây là một trongnhững nguyên nhân khiến nhiệt độ nước ta có sự phân hóa Bắc Nam

2 Gió

Nhiệt độ của nước ta còn thay đổi tùy theo hoạt động gió cùng với tính chất của

nó (gió mùa Đông Bắc, gió Tín phong, gió Lào, gió Tây Nam, …)

Gió mùa Đông Bắc thổi vào nước ta từ tháng 11- tháng 4 năm sau, xuất phát từ

áp cao Xibia gây nên thời tiết lạnh, nhiệt độ trong các tháng mùa đông hạ thấp, nhất là ởĐông Bắc và Đồng bằng sông Hồng làm cho miền Bắc không đạt chỉ tiêu khí hậu nhiệtđới (xem bảng 1) Càng vào Nam, gió Đông Bắc càng yếu dần và bị biến tính Sau vĩtuyến 160B xem như không còn tác động của gió mùa Đông Bắc nên hệ quả chế độnhiệt thay đổi theo hướng Bắc Nam: nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ Nam ra Bắc,

sự chênh lệch nhiệt độ trung bình năm giữa miền Bắc và miền Nam thấp hơn nhiều sovới sự chênh lệch nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất giữa miền Bắc và miền Nam Giómùa Đông Bắc cũng là nguyên nhân chủ yếu làm biên độ nhiệt tăng dần từ Nam ra Bắc,biên độ nhiệt tuyệt đối ở phía Bắc thấp nhiều hơn so với phía Nam

Trang 2

Bảng 1: Nhiệt độ không khí trung bình các tháng 12, 1, 2, 3 ở một số địa phương chịu

tác động của gió mùa Đông Bắc, năm 2011

Bộ (như Cà Mau) – mặc dù Nam Bộ là nơi nằm ở gần Xích đạo hơn (xem bảng 2)

Bảng 2: Nhiệt độ trung bình tháng 6, 7 ở một số địa phương năm 2011

Tín phong Bắc bán cầu thổi xen kẽ với gió mùa Đông Bắc làm xuất hiện kiểuthời tiết nắng ấm, nhiệt độ tăng cao trong mùa Đông cho miền Bắc khi gió mùa ĐôngBắc bị suy yếu Gió này cũng gây mùa khô sâu sắc với nền nhiệt độ cao cho TâyNguyên và Nam Bộ từ tháng 11 đến tháng 4 (năm sau)

Đối với gió mùa mùa hạ, do đặc tính của khối khí này là nóng ẩm nên làm chonhiệt độ trung bình của nước ta khá cao, trung bình từ 260C-290C, nhiệt độ tối cao cóthể lên tới 300C-350C, nhiệt độ tối thấp lên tới khoảng 220C-280C

Tuy nhiên do bị chi phối bởi gió mùa Đông Bắc nên sự giảm sút nhiệt độ theo độcao ở phía Bắc nhanh hơn phía Nam: ví dụ Sa Pa và Đà Lạt mặc dù nằm ở độ cao tươngđương nhau (Sapa cao 1581m, Đà Lạt 1500m) nhưng nhiệt độ trung bình năm, nhất lànhiệt độ trung bình các tháng mùa đông của Sapa thấp hơn hẳn Đà Lạt (nhiệt độ trungbình năm của Đà Lạt là 1803 còn Sapa là 1502)

Do ảnh hưởng của hướng các dãy núi đối với các luồng gió mùa trong năm dẫnđến chế độ nhiệt nước ta có sự phân hóa Bắc-Nam, Tây-Đông

Trang 3

Dãy Hoành Sơn và Bạch Mã chạy theo hướng Tây Đông đâm ngang ra biển ở vĩtuyến 160B như bức tường thành góp phần làm cho gió mùa Đông Bắc không thể xâmnhập xuống miền Nam nước ta và làm cho miền này không có mùa đông lạnh.

Ở miền núi phía Bắc, do ảnh hưởng của hướng địa hình khiến cho chế độ nhiệtgiữa Đông Bắc và Tây Bắc cũng có sự khác biệt Tây Bắc có mùa đông đến muộn vàkết thúc sớm còn Đông Bắc có mùa đông đến sớm kết thúc muộn Sở dĩ như vậy vì doĐông Bắc có các cánh cung mở rộng về phía Bắc hút gió mùa Đông Bắc lạnh còn TâyBắc bị dãy Hoàng Liên Sơn cao chắn gió, nếu gió mùa Đông Bắc vượt qua dãy núi caonày thì cũng đã bị biến tính

4 Mặt Trời lên thiên đỉnh

Cùng nằm ở trong khu vực nội chí tuyến nhưng chế độ nhiệt ở hai miền Nam vàBắc lại khác nhau: miền Nam có hai tối đa và hai tối thiểu (dạng xích đạo) còn miềnBắc chỉ có một tối đa và một tối thiểu (dạng nhiệt đới hay dạng chí tuyến) Lí do vì sao?

Việt Nam nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu nên tất cả các địađiểm trên lãnh thổ nước ta đều có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần trong năm.Tuy nhiên khoảng cách giữa hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh ở miền Nam khá lớn(khoảng cách giữa hai lần Mặt trời lên thiên đỉnh tăng dần từ Bắc vào Nam - ở caonguyên Đồng văn chỉ cách nhau vài ngày còn ở bán đảo Cà Mau khoảng cách này làgần 5 tháng) nên chế độ nhiệt có dạng xích đạo, trong năm có hai lần nhiệt độ cao nhấtvào tháng 4, tháng 8 và hai lần nhiệt độ thấp nhất vào tháng 6 và tháng 12 Càng lênphía Bắc, hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh càng gần nhau và thành một lần ở chí tuyếnBắc nên chế độ nhiệt ở miền Bắc có dạng nhiệt đới với một tối đa và một tối thiểu (mộtlần nhiệt độ cao nhất vào tháng 6, tháng 7 và có một lần nhiệt độ thấp nhất thường vàotháng 12 hoặc tháng 1)

Yếu tố Mặt Trời lên thiên đỉnh cũng ảnh hưởng đến nhiệt độ trung bình của cácđịa phương Điều này giúp chúng ta hiểu được vì sao những ngày nóng nhất trong năm

ở Tp Hồ chí Minh và Nam Bộ nói chung đều rất sớm từ tháng tư còn ở Hà Nội vàĐồng bằng sông Hồng thì những ngày nắng gay gắt nhất là ở cuối tháng năm và trungtuần tháng bảy

5 Các yếu tố khác

Nhiều yếu tố tự nhiên khác cũng ảnh hưởng không nhỏ đến yếu tố nhiệt của khíhậu Việt Nam như mưa, biến đổi khí hậu toàn cầu, vị trí địa lí và hình dáng lãnh thổ,mức độ đô thị hóa, rừng, …

Tp Hồ Chí Minh nhiệt độ cao nhất vào tháng tư ngoài nguyên nhân do yếu tốMặt Trời lên thiên đỉnh còn do tác động của lượng mưa, đây là tháng có lượng mưathấp gần nhất trong năm

Biến đổi khí hậu toàn cầu làm nhiệt độ của Trái Đất và Việt Nam tăng lên Trongvòng 50 năm từ 1958-2007 nhiệt độ tăng 0,50C-0,70C, trong đó nhiệt độ trung bình nămcủa bốn thập kỉ gần đây (1961-2000) cao hơn nhiệt độ trung bình năm của ba thập kỉ

Trang 4

trước đó (1931-1960), nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn mùa hè và nhiệt độ của vùngkhí hậu phía Bắc tăng nhanh hơn vùng phía Nam.

Hình dáng lãnh thổ hẹp ngang, kéo dài với ba mặt giáp biển góp phần làm chochế độ nhiệt nước ta điều hòa hơn so với nhiều nước khác cùng vĩ độ ở Bắc Phi, TâyNam Á, nhất là biên độ nhiệt giữa ngày và đêm

Vùng nội thành của các thành phố lớn (Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh), do dân cư tậptrung với mức độ cao, hoạt động giao thông vận tải và công nghiệp thải ra khí quyểnnhiều khí CO2, mức độ bê tông hóa cao cũng góp phần làm nhiệt độ cao hơn các vùnglân cận

PHẦN 2: CÁC TRỊ SỐ NHIỆT

Các trị số nhiệt cần phân tích và làm rõ bao gồm: nhiệt độ trung bình năm, nhiệt

độ tối đa, nhiệt độ tối thiểu và biên độ nhiệt Đây là các căn cứ để phân tích đặc điểmchế độ nhiệt nước ta

1 Nhiệt độ trung bình năm

Bảng 3: Nhiệt độ trung bình năm của một số địa điểm

Nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều lớn hơn 200C (trừ vùng núi cao), điều

đó phù hợp với lượng nhiệt của Mặt Trời ở miền nhiệt đới Nhưng tuy nhiên nếu đốichiếu với tiêu chuẩn về nền nhiệt của vùng nội chí tuyến thì nước ta thường thấp hơn sovới các nước cùng vĩ độ khác ở Bắc Phi, Ấn Độ, Tây Nam Á (bảng 3)

Bảng 4: Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất, thấp nhất của một số địa điểm

cao nhất ( 0 C)

Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất ( 0 C)

Trang 5

Nhưng nếu xét đến nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất thì nước ta thấp hơn hẳn vài độ,thậm chí vào mùa đông nền nhiệt độ của miền Bắc nước ta được xem như có mùa đônglạnh nhất so với các nước nước có cùng vĩ tuyến.

2 Nhiệt độ tối đa và tối thiểu

Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối của nước ta thường khoảng 400C-430C, nếu so sánhvới các nước cùng vĩ độ thì đây là con số thấp Ta có thể thấy ở các sa mạc và bán samạc Bắc Phi những trị số nhiệt cao nhất trong mùa hạ có thể lên tới hơn 500C Xét về trị

số nhiệt độ cao nhất tuyệt đối thì Đồng bằng sông Cửu Long không phải là cao nhất(mặc dù đây là nơi gần Xích đạo) mà là các địa phương chịu ảnh hưởng sâu sắc của gióphơn (như Đà Nẵng, Lai Châu) và hai đô thị lớn nhất cả nước

Bảng 5: Trị số nhiệt độ cao nhất tuyệt đối và thấp nhất tuyệt đối ở một số địa phương nước ta

Địa điểm Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối Lào Cai

40,1 0 C 42,5 0 C 39,8 0 C 39,6 0 C 39,1 0 C 42,8 0 C 41,3 0 C 40,9 0 C 41,4 0 C 40,0 0 C 34,8 0 C

Xét về trị số nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối: miền Bắc có trị số thấp hơn so với miềnNam Mặc dù cùng vĩ độ tương đương với Tây Bắc nhưng Đông bắc có trị số nhiệt độthấp nhất tuyệt đối còn nhỏ hơn khu vực Đông bắc (Lạng Sơn xuống thấp dưới 00Ctrong khi Lai Châu là hơn 30) do đây là nơi chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của gió mùaĐông Bắc Như vậy nếu tính nhiệt độ trung bình thì Việt Nam cao đạt tiêu chuẩn củakhí hậu nhiệt đới (>250C) nhưng nếu xét đến trị số nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối thì trênlãnh thổ nước ta còn có cả những khi nhiệt độ hạ xuống thấp ở mức rất rét (dưới 100C)

và thậm chí là có cả hiện tượng tuyết rơi (dưới 00C) Đây cũng là yếu tố độc đáo của khíhậu Việt Nam khác với các nước nhiệt đới cùng vĩ tuyến

Thông qua các trị số về nhiệt độ cao nhất tuyệt đối và thấp nhất tuyệt đối ta cóthể thấy rằng chế độ nhiệt nước ta rất thất thường và phức tạp mà nguyên chính là dotác động của hoàn lưu gió mùa

3 Biên độ nhiệt

Xét về biên độ nhiệt độ (cả biên độ trung bình năm và biên độ tuyệt đối) thì nơinào chịu tác động của gió mùa Đông Bắc sẽ có biên độ nhiệt độ cao hơn Vì thế biên độ

Trang 6

nhiệt ở ngoài Bắc lớn hơn trong Nam rất nhiều Mặc dù cùng vĩ độ tương đương nhưngĐông Bắc thậm chí nằm gần ven biển hơn vẫn có biên độ nhiệt cao hơn Tây Bắc ở sâutrong nội địa (vì Đông Bắc là nơi chịu tác động của gió mùa Đông Bắc sâu sắc nhấtnước ta).

Bảng 6: Biên độ trung bình năm và biên độ tuyệt đối của một số địa phương nước ta

41,6 0 C 39,1 0 C 40,1 0 C 39,9 0 C 38,2 0 C 32,5 0 C 26,2 0 C

Tuy nhiên so với các nước khác cùng vĩ độ thì biên độ nhiệt trung bình năm củanước ta vẫn cao hơn Ví dụ Tp Vinh của nước ta và Tp Viên Chăn của Lào có cùng vĩ

độ tương đương nhưng biên độ nhiệt trung bình năm của Vinh vẫn lớn hơn (Vinh là12,00C, Viên Chăn là 6,80C), hoặc Tp Cancutta của Ấn Độ mặc dù cùng vĩ độ tươngđương, độ cao bằng nhau (7m) với Lạng Sơn của nước ta nhưng biên độ nhiệt trungbình năm của Lạng Sơn vẫn cao hơn (Lạng Sơn là 13,70C, Cancutta là 110C) Biên độnhiệt trung bình năm nước ta cao chủ yếu là do sự hạ thấp nhiệt độ trong mùa đông

Bảng 7: Biên độ nhiệt trung bình năm của một số địa điểm

tố khác nhau

I Chế độ nhiệt nước ta mang tính chất nhiệt đới:

Nước ta nằm trong khu vực có chế độ nhiệt thuộc vành đai nhiệt đới: nhiệt độtrung bình năm toàn lãnh thổ chủ yếu 20 - 240C và lớn hơn 240C (tiêu chuẩn nhiệt đớinhiệt độ phải lớn hơn 18 - 200C ) Đa số các trạm ở nước ta hầu hết là các tháng có nhiệt

độ trên 200C Hà Nội có 9 tháng nhiệt độ lớn hơn 200C, từ Đà Nẵng trở vào ở đồngbằng không có tháng nào nhiệt độ dưới 200C

Trang 7

Chế độ nhiệt nước ta phần lớn mang tính chất nhiệt đới chỉ trừ một bộ phận nhỏ

ở những vùng núi cao nằm trong thang nhiệt độ thấp dưới 18 0C Các vùng núi cao đó làvùng núi cao Hoàng Liên Sơn và một phần vùng núi cao ở biên giới Việt-Trung, Việt-Lào (do ảnh hưởng của độ cao địa hình và gió mùa Đông Bắc), vùng núi cao Kon Tum

và cao nguyên Lâm Viên (do ảnh hưởng của yếu tố độ cao địa hình)

II Chế độ nhiệt có sự phân hóa.

Sự phân hóa của chế độ nhiệt nước ta cũng tuân theo những qui luật địa lí chungcủa Trái Đất đó là qui luật địa đới (sự phân hóa theo vĩ độ-sự phân hóa Bắc Nam) vàqui luật phi địa đới (sự phân hóa theo độ cao, phân hóa theo chiều Đông Tây)

1 Sự phân hóa theo vĩ độ (phân hóa Bắc Nam)

Theo qui luật địa đới, nhiệt độ có sự giảm dần từ các vùng ở vĩ độ thấp lên cácvùng ở vĩ độ cao Ở nước ta sự phân hóa theo vĩ độ cũng được thể hiện rõ: biên độ nhiệttrung bình năm càng vào Nam (về phía vĩ độ thấp) càng giảm, nhiệt độ trung bình nămcàng vào Nam càng nóng hơn, tính chất nhiệt đới càng rõ rệt và điển hình hơn

Do lãnh thổ nước ta kéo dài trên 150 vĩ tuyến và quan trọng hơn là do gió mùaĐông Bắc nên nhiệt độ giảm dần từ Nam ra Bắc, trung bình khoảng 0,350C/1 độ vĩtuyến Nếu so với các nước nằm ở vĩ độ tương đương như nước ta mà không hoặc ítchịu tác động của gió mùa Đông Bắc thì tốc độ giảm nhiệt độ trung bình từ Nam ra Bắccủa nước ta sẽ nhanh hơn (ví dụ: Ấn Độ chỉ giảm 0,040C/1 độ vĩ tuyến, Lào chỉ giảm0,20C/1 độ vĩ tuyến)

Thế nhưng thực ra sự giảm nhiệt độ trung bình năm từ Nam ra Bắc không phảiđều là 0,350C/1 độ vĩ tuyến mà có sự khác nhau rõ rệt giữa hai miền Bắc và Nam Ởmiền Bắc mỗi vĩ độ giảm tới 0,410C còn miền Nam mỗi vĩ độ chỉ giảm 0,160C Điều đóđược lí giải bởi miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc còn miền Nam thì hầunhư không Nguyên nhân thứ hai là do miền Nam nằm ở vĩ độ thấp hơn miền Bắc.Trong vùng vĩ độ thấp có nhiệt độ trung bình năm giảm chậm còn vùng vĩ độ cao cónhiệt độ trung bình năm giảm nhanh là do nhiệt độ phụ thuộc vào cường độ bức xạ Mặttrời mà cường độ bức xạ Mặt Trời lại phụ thuộc vào góc chiếu sáng- lượng nhiệt mà bềmặt Trái đất nhận được: I = I0.sin (với là góc chiếu sáng; I0 là lượng nhiệt lớn nhất

và không đổi) nên I phụ thuộc vào sin Trong vùng vĩ độ thấp có góc chiếu sáng lớnquanh năm và thay đổi không nhiều nên tổng lượng nhiệt mà bề mặt Trái Đất nhậnđược thay đổi không đáng kể do sin giảm chậm Trong vùng vĩ độ cao có góc chiếusáng nhỏ quanh năm và chênh lệch giữa các mùa lớn nên tổng lượng nhiệt mà bề mặtTrái đất nhận được giảm nhanh và chênh lệch nhiều giữa các tháng trong năm do singiảm nhanh

Nếu xem xét kĩ về nhiệt độ các mùa thì sự khác biệt giữa hai miền Bắc và Namcòn rõ hơn Về mùa hạ nhiệt độ gần như đồng nhất trên khắp lãnh thổ: nhiệt độ trungbình tháng nóng nhất của Hà Nội là 28,90C (tháng 7), ở Huế là 29,40C (tháng 7) còn Tp

Hồ Chí Minh là Hà Nội là 28,90C (tháng 4); sở dĩ trong mùa hạ có sự thống nhất về

Trang 8

nhiệt độ do có sự đồng nhất về các khối khí tác động Trái lại trong mùa đông gió mùaĐông Bắc lạnh xuất phát từ áp cao Xibia chỉ hoạt động ở phạm vi miền Bắc nên giữamiền Bắc và miền Nam có sự chênh lệch lớn về nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất(tháng 1) Giữa Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh chênh lệch nhau tới 9,40C, gần 10C/1 độ vĩtuyến, từ Đà Nẵng trở vào phía Nam không có tháng nào nhiệt độ xuống đến 200C vàdãy bạch Mã là ranh giới cuối cùng của miền có mùa đông lạnh

Cũng có thể nhận biết sự phân hóa theo vĩ độ qua biến trình năm của chế độnhiệt: ở khu vực miền Bắc do vị trí nằm gần chí tuyến nên biến trình nhiệt độ hàng năm

có 1 cực đại và 1 cực tiểu rất rõ rệt mang tính chất chí tuyến (nhiệt đới) Trong khi đókhu vực Nam Bộ nước ta do gần Xích đạo hơn nên đã có dáng dấp của chế độ nhiệt với

2 cực đại và 2 cực tiểu

Sự phân hóa của chế độ nhiệt còn thể hiện qua sự phân chia khí hậu nước tathành hai miền là miền Bắc và miền Nam với ranh giới là dãy Bạch Mã Miền Namnhiệt độ trung bình năm trên 250C không có tháng nào nhiệt độ xuống dưới 200C, tổngnhiệt độ năm vượt quá 93000C, biên độ nhiệt năm thấp Trong khi đó miền Bắc nước ta

từ dãy Bạch Mã trở ra do chịu tác động của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ trung bìnhnăm thấp hơn, đồng bằng Bắc Bộ và vùng núi phía Bắc có mùa đông kéo dài 2-3 tháng(nhiệt độ <180C), tổng nhiệt hoạt động từ 75000C- 93000C, biên độ nhiệt >90C

Ngay trong từng miền khí hậu thì chế độ nhiệt cũng có sự phân hóa khá rõ theochiều từ Bắc xuống Nam Đối với Miền Bắc đặc điểm chế độ nhiệt của phía Bắc dãyHoành Sơn (180B) có sự khác biệt với phía Nam của dãy Hoành Sơn Trong khi từ dãyHoành Sơn trở ra Bắc có mùa đông lạnh thì từ dãy Hoành Sơn trở vào Nam lại khôngcòn mùa đông rõ rệt Nguyên nhân là do dãy núi này làm giảm ảnh hưởng của gió mùaĐông Bắc xâm nhập xuống phía Nam, hơn nữa do gió mùa Đông Bắc di chuyển trênquãng đường dài nên dần bị biến tính Đối với miền khí hậu phía Nam: nền nhiệt độ(thể hiện ở nhiệt độ trung bình năm và tổng nhiệt độ) đạt tiêu chuẩn khí hậu Xích đạo,quanh năm nhiệt độ trung bình các tháng đều trên 250C chỉ thể hiện rõ từ 140B trở vào.Còn trong phạm vi từ 140B (Quy Nhơn) đến dãy Bạch Mã, do bức chắn của khối núiKon Tum, lượng mưa còn lớn và trong năm có 3-4 tháng nhiệt độ trung bình dưới 250C

2 Sự phân hóa theo độ cao

Sự phân hóa theo độ cao chỉ diễn ra ở các vùng núi Nếu núi càng cao thì sự phânhóa biểu hiện càng rõ rệt Ở miền núi có sự giảm đi của nhiệt độ theo độ cao do sự tăngnhanh bức xạ sóng dài của bề mặt đất khiến cho cán cân bức xạ có chiều hướng giảm đimỗi khi lên cao

Bảng 8: Sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm của một số địa phương nước ta theo độ cao

Trang 9

Đà Lạt 1500 m 19,1 0 C

Sự phân hóa nhiệt theo độ cao khiến cho Việt Nam xuất hiện những đai cao khácnhau Đai nhiệt đới gió mùa (dưới 600 – 700m ở miền Bắc, dưới 900 – 1000m ở miềnNam): khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa với nhiệt độ trung bình năm trên

200C, mùa hạ trên 250C, riêng miền Bắc vào mùa đông thì nhiệt độ có thể dưới 180C,tổng nhiệt độ hàng năm khoảng trên 75000C Đai cận nhiệt đới gió mùa (tiếp theo đến2600m): khí hậu mang tính chất cận nhiệt đới mát mẻ, không có tháng nào trên 250C,tổng nhiệt độ hàng năm từ khoảng 45000C-75000C Trong đai này lại có sự phân chiathành hai á đai là: đai từ 600m-700m đến 1600m-1700m nhiệt độ trung bình khoảng từ18- dưới 250C, trong khi đai từ 1600m-1700m trở lên thì nhiệt độ thấp trung bình dưới

180C Đai ôn đới gió mùa trên núi (trên 2600m) chỉ có ở Hoàng Liên Sơn, quanh nămrét với nhiệt độ dưói 150C, mùa đông xuống dưới 50C, tổng nhiệt độ hàng năm khôngquá 45000C

Như vậy sự phân hóa các đai cao của nước ta ngoài sự phụ thuộc vào độ caotuyệt đối thì vẫn chịu tác động của vị trí địa lí Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến,chịu sự chi phối sâu sắc của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa do đó vành đai ở chân núivẫn mang tính chất nhiệt đới gió mùa Và do địa hình nước ta đồi núi thấp chiếm ưu thếnên tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta vẫn được bảo toàn

Giới hạn độ cao của các vành đai ở nước ta còn bị chi phối bởi sự phân hóa theochiều vĩ độ và ảnh hưởng của chế độ gió mùa đối với vùng núi đó Thực tế cho thấycác vùng núi cao ở miền Bắc nước ta có nhiều đai cao hơn và nằm ở độ cao thấp hơn sovới các vùng núi cao miền Nam

3 Sự phân hóa theo chiều Đông Tây

Mặc dù cùng vĩ độ tương đương nhưng nhiệt độ các tháng trong mùa đông củaĐông Bắc thấp hơn khu vực Tây Bắc Đông Bắc mùa đông đến sớm, kết thúc muộn vàlạnh hơn Tây Bắc (mùa đông đến muộn, kết thúc sớm và bớt lạnh hơn) Quan sát bảng

số liệu nhiệt độ trung bình các tháng của Lạng Sơn (Đông Bắc) và Lai Châu (Tây Bắc)

ta thấy mùa đông của Lạng Sơn kéo dài 3 tháng từ tháng 12 đến tháng 2 còn của LaiChâu chỉ còn 2 tháng là tháng 12 và 1, nhiệt độ trung bình các tháng mùa đông củaLạng Sơn là 14,10C trong khi Lai Châu lên tới 17,40C Như vậy, vùng núi Đông Bắc cókhí hậu mang tính cận nhiệt đới gió mùa còn vùng núi thấp Tây Bắc mang sắc thái nhiệtđới ẩm gió mùa

Bảng 9: Nhiệt độ trung bình các tháng của Lạng Sơn và Lai Châu (đơn vị: 0 C)

Lạng

Sơn

13, 3

14, 3

18, 2

22, 1

23, 3

26, 9

27, 0

26, 6

25, 2

22, 2

18, 3

14, 8 Lai Châu 17,

1

18, 0

21, 3

24, 6

24, 5

26, 5

26, 5

26, 6

26, 1

23, 7

20, 6 17, 7

Trang 10

Nguyên nhân do địa hình Đông Bắc có hướng vòng cung mở rộng về phía bắc vàđông bắc tạo điều kiện cho gió mùa Đông Bắc xâm nhập sâu vào lãnh thổ nên là nơiảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc Tây Bắc có dãy Hoàng Liên Sơn chạytheo hướng Tây Bắc- Đông Nam chắn gió mùa Đông Bắc nên hạn chế ảnh hưởng củagió mùa Đông Bắc Gió mùa Đông Bắc phải đi vòng xuống Đồng bằng sông Hồng rồisau đó mới đi dọc theo các thung lũng sông để xâm nhập lên Tây Bắc Do trải quaquãng đường dài hơn nên gió mùa Đông Bắc bị suy yếu và làm cho Tây Bắc có mùađông không lạnh bằng Đông Bắc và đến muộn, kết thúc sớm hơn Đông Bắc

III Chế độ nhiệt có tính thất thường

Nước ta nằm trải dài trên 150 vĩ tuyến lại nhiều núi, địa hình phức tạp và nhất là

do vị trí địa lí đặc biệt trong miền châu Á gió mùa mà chế độ nhiệt nước ta vừa phứctạp và vừa thất thường nhất là ở miền Bắc (do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắclạnh)

1 Sự thất thường thể hiện ở sự dao động lớn của các trị số nhiệt

Biểu hiện của tính thất thường trong chế độ nhiệt nước ta ở sự dao động đáng kể

về nhiệt độ trong các tháng mùa đông ở miền Bắc Nhiệt độ tháng 1 của bất kì năm nào

đó cũng có thể nóng hơn hoặc lạnh hơn so với nhiệt độ trung bình năm từ 3-50C Tuyvậy ở khu vực Tây Bắc - Bắc Trung Bộ sự chênh lệch này thấp hơn, chỉ vào khoảng 1-

20C

Có năm mùa đông nhiệt độ hạ thấp xuống mức rét đậm (do gió mùa Đông Bắchoạt động mạnh, đến sớm, kết thúc muộn), rét hại xuống dưới 100C, thậm chí có cả hiệntượng tuyết rơi Nhưng cũng có năm mùa đông nhưng thời tiết nóng bất thường (giómùa Đông Bắc hoạt động yếu) Người ta đã ghi lại được những cực đại tuyệt đối củanhiệt độ trong mùa đông ở Hà Nội và Thanh Hóa lên tới hơn 300C, thời tiết nóng nựcnhư mùa hạ

Bảng 10: Nhiệt độ cực đại tuyệt đối về mùa đông của Hà Nội và Thanh Hóa

Sự dao động này có thể từ 12-29 ngày tại khu vực Đông bắc và Đồng bằng Bắc

Bộ Tại Lạng Sơn, năm rét sớm (năm 1928) mùa lạnh đến sớm hơn hơn trung bình 18ngày, năm rét muộn (1963) mùa lạnh chậm đến 14 ngày, năm mùa lạnh kết thúc sớm(năm 1960) thì lệch 19 ngày, năm mùa lạnh kết thúc muộn (1929) thì lệch 12 ngày Tại

Hà Nội, năm rét sớm (năm 1948) mùa lạnh đến sớm hơn hơn trung bình 18 ngày, nămrét muộn (1957) mùa lạnh chậm đến 17 ngày, năm mùa lạnh kết thúc sớm (năm 1946)thì lệch 29 ngày, năm mùa lạnh kết thúc muộn (1927) thì lệch 15 ngày

Ngày đăng: 24/04/2017, 01:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w