Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
92,5 KB
Nội dung
Chuyên đề môn Địa lý:
YẾU TỐ NHIỆT ĐỘ, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI YẾU TỐ
NHIỆT CỦA KHÍ HẬU VIỆT NAM
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Mai Thương
Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
Nội dung về khí hậu đặc biệt là các yếu tố của khí hậu như nhiệt độ, độ
ẩm, chế độ gió là những nội dung hay nhưng tương đối khó trong phần Địa lí tự
nhiên Việt Nam. Mặc dù kiến thức dài và khó nhưng thời lượng dành cho nội dung
này trong phân phối chương trình còn ít nên việc giảng dạy và học tập gặp nhiều
khó khăn.
Đối với giáo viên và học sinh các trường THPT nói chung và THPT
Chuyên nói riêng, nội dung về khí hậu cũng như chế độ nhiệt cần phải được trang
bị một cách kĩ càng để giúp rèn luyện các kĩ năng cũng như giải thích được các
hiện tượng liên quan trong thực thế. Điều này càng trở nên quan trọng trong khi nội
dung về khí hậu hiện nay xuất hiện rất nhiều trong các kì thi Học sinh giỏi cấp tỉnh
và quốc gia
Xuất phát từ những nguyên nhân trên, trong chương trình hội thảo lần này,
tôi xin có một vài ý kiến về "Yếu tố nhiệt và các nhân tố ảnh hưởng tới yếu tố nhiệt
của khí hậu Việt Nam" với các nội dung về lí thuyết và một số dạng bài tập cơ bản.
Với chuyên đề đưa ra tôi hi vọng có thể chia sẻ được một số kinh nghiệm trong
việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Kính mong các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp quan
tâm, đóng góp ý kiến để chuyên đề hoàn thiện hơn.
Phần thứ hai: NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
I. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẾ ĐỘ NHIỆT CỦA KHÍ HẬU
NƯỚC TA
1. Vị trí địa lí và hình dáng lãnh thổ
1
Qui định góc nhập xạ từ đó ảnh hưởng đến lượng nhiệt từ Mặt Trời xuống
mặt đất. Vị trí địa lí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu trong năm
có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh nên có góc nhập xạ lớn, nền nhiệt độ cao. Càng
vào phía Nam càng gần xích đạo nên nền nhiệt càng cao.
Đất nước ta có hình chữ S, hẹp ngang và trải dài trên nhiều vĩ tuyến. Sự
chênh lệch về vĩ độ địa lí là cơ sở của sự phân hoá Bắc – Nam của chế độ nhiệt.
Theo quy luật địa đới vĩ độ càng cao thì nhiệt trung bình năm càng giảm và biên độ
nhiệt năm tăng dần.
2. Địa hình
- Ảnh hưởng của độ cao địa hình đến nhiệt độ: Cứ lên cao 100m, nhiệt độ
giảm 0,5 - 0,60C. Nguyên nhân là do theo độ cao, bức xạ Mặt Trời tăng, nhưng bức
xạ của mặt đất còn tăng nhanh hơn, nên nhiệt độ giảm rất nhanh. Cho nên ở những
vùng núi cao, nhiệt độ trung bình năm thấp hơn đồng bằng xung quanh rất nhiều.
Nếu toàn bộ địa hình bề mặt Trái Đất được san bằng thì nhiệt độ trung bình năm
trên Trái Đất sẽ tăng lên 0,70C.
Vì vậy, độ cao địa hình tạo ra phân hoá khí hậu theo đai cao: địa hình càng
cao thì tính vành đai của khí hậu càng phong phú, hình thành nhiều kiểu khí hậu
khác nhau.
- Ảnh hưởng của hướng địa hình tới nhiệt độ:
+ Hướng vòng cung của các cánh cung ở Đông Bắc tạo điều kiện cho gió
mùa Đông Bắc tác động xâm nhập sâu vào lãnh thổ nước ta làm cho vùng núi Đông
Bắc vào mùa đông có nhiều tháng nhiệt độ xuống thấp và lạnh nhất cả nước.
+ Hướng Tây Bắc - Đông Nam của dãy Hoàng Liên Sơn có tác dụng ngăn
ảnh hưởng của gió mùa đông bắc đến khu Tây Bắc làm cho vùng này có mùa đông
ngắn hơn và đỡ lạnh hơn so với khu Đông Bắc.
+ Hướng Tây - Đông của các dãy núi Hoành Sơn, Bạch Mã có tác dụng ngăn
ảnh hưởng của gió mùa đông bắc xuống phía Nam góp phần làm cho nền nhiệt ở
phái Nam cao hơn phía Bắc.
+ Ảnh hưởng của hướng sườn đến nhiệt độ: Sườn phơi nắng có góc nhập xạ
lớn và nhiệt lượng nhận được cao hơn. Sườn khuất nắng có góc chiếu sáng nhỏ hơn
và nhiệt lượng nhận được thấp hơn.
2
- Ảnh hưởng của độ dốc địa hình đến nhiệt độ: Nơi có độ dốc nhỏ, nhiệt độ cao
hơn ở nơi có độ dốc lớn, bởi vì lớp không khí được đốt nóng có độ dày lớn hơn.
− Ảnh hưởng của địa hình đến biên độ nhiệt trong ngày: Nơi đất bằng,
nhiệt độ thay đổi ít hơn nơi đất trũng, vì nơi đất trũng ban ngày ít gió, nhiệt độ
cao hơn, ban đêm khí lạnh trên cao dồn xuống làm cho nhiệt độ thấp. Trên vùng
núi và cao nguyên, không khí loãng hơn ở đồng bằng, nên nhiệt độ thay đổi
nhanh hơn ở đồng bằng.
3. Hoàn lưu gió mùa
a. Gió mùa mùa đông
- Gió mùa Đông Bắc có nguồn gốc từ áp cao Xibia hoạt động từ vĩ tuyến
160B trở ra Bắc với tính chất cơ bản là lạnh và khô đã làm cho nền nhiệt của miền
Bắc bị hạ thấp trong mùa đông, có 2 - 3 tháng nhiệt độ dưới 180C.
- Gió Tín Phong xuất phát từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Bắc thổi về hạ áp
Xích Đạo với tính chất nóng và khô ảnh hưởng rõ đến miền Nam nước ta gây thời
tiết khô nóng.
b. Gió mùa mùa hạ
Gồm nguồn gốc từ Bắc Ấn Độ Dương (thổi đầu hạ) và nguồn gốc từ áp cao
cận chí tuyến nửa cầu nam (thổi giữa và cuối hạ) với tính chất nóng ẩm chi phối
nền nhiệt trong mùa hạ của cả nước.
4. Các nhân tố khác
Bề mặt đệm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ và phản hồi nguồn năng lượng
Mặt Trời, từ đó ảnh hưởng đến chế độ nhiệt. Ví dụ mặt đất đen ẩm hấp thụ nhiều,
phản hồi ít, ngược lại mặt đất trắng khô hấp thụ ít còn phản hồi nhiều. Hay khu vực
là cát khô thì phản hồi nhiều hơn là khu vực đồng cỏ. Địa hình bề mặt là cát pha ở
duyên hải Bắc Trung Bộ làm tăng thêm tính nóng bức khó chịu mỗi khi có gió Lào
thổi khiến vùng này trở thành nơi chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió phơn Tây nam.
Hiện tượng Mặt Trời lên thiên định tác động đến biến trình nhiệt năm của
các địa phương. Càng về phía bắc khoảng cách hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh càng
gần nhau nên chế độ nhiệt các địa phương phưong bắc có một cực đại và một cực
tiểu còn các địa phương gần xích đạo hơn thì có hai cực đại rõ rệt hơn.
3
Ngay các yếu tố khác của khí hậu cũng tác động mạnh đến chế độ nhiệt. Khi
mưa xuống sẽ làm giảm nhiệt độ. Vì vậy dễ hiểu hơn khi cực đại lần hai trong năm
tại TP Hồ Chí Minh lại thấp hơn lần một và nhiệt tháng VII tại đây cũng thấp hơn
các địa phương khác như Hà Nội, Quy Nhơn…
II. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VỀ YẾU TỐ NHIỆT CỦA KHÍ HẬU VIỆT NAM
1. Chế độ nhiệt của Việt Nam vượt chỉ tiêu của một đất nước nhiệt đới
Tính chất nhiệt đới được quyết định bởi vị trí của nước ta nằm hoàn toàn
trong vành đai nội chí tuyến của nửa cầu Bắc từ 8 030'B tới 23023'B khiến cho Mặt
Trời luôn nằm cao trên đường chân trời và qua thiên đỉnh lúc giữa trưa tại mỗi địa
phương 2 lần trong năm.
Tính chất nhiệt đới thể hiện rõ nét qua các yếu tố bức xạ. Lượng bức xạ tổng
cộng của Việt Nam rất lớn, cán cân bức xạ quanh năm dương, đạt tiêu chuẩn của
khí hậu nhiệt đới và á xích đạo. Do độ cao của Mặt Trời trên mặt phẳng chân trời
của nước ta luôn lớn (độ cao Mặt Trời thấp nhất lúc giữa trưa tại Đồng Văn là
43012', ở vĩ độ 200B là 46046' và ở 100B lên tới 56046') nên lượng bức xạ tổng cộng
hàng năm thường đạt trên 120 - 130 kcal/cm2. Cán cân bức xạ trên toàn bộ lãnh thổ
nước ta đều đạt trên 75kcal/cm2/năm, vượt tiêu chuẩn của khí hậu nhiệt đới.
Nhiệt độ trung bình năm ở hầu hết mọi nơi trong cả nước đều vượt trên 20 220C, ở Hà Nội chỉ số này là 23,50C, ở thành phố Hồ Chí Minh lên tới 27,10C.
2. Chế độ nhiệt của nước ta phân hóa đa dạng
Trên nền tảng nhiệt đới ẩm gió mùa, chế độ nhiệt của nước ta phân hóa rất
đa dạng theo cả không gian và thời gian mà nguyên nhân chính là do đặc điểm vị trí
địa lí, lãnh thổ kết hợp với địa hình và hoạt động của gió mùa Đông Bắc.
Khí hậu nước ta có nền nhiệt độ cao nhưng tăng dần từ Bắc vào Nam (trung
bình 0,350C/10 vĩ tuyến, nhiều hơn các nước khác trong khu vực nhiệt đới như Ấn
Độ là 0,040C, Lào 0,20C/10 vĩ tuyến).
Địa điểm
Lạng Sơn
Hà Nội
Vinh
Vĩ độ
21050'B
21001'B
18040'B
Nhiệt độ trung bình hầng năm
21,60C
23,50C
23,90C
4
Quảng Trị
16044'B
Huế
12024'B
Quảng Ngãi
15008'B
Quy Nhơn
13046'B
TP Hồ Chí Minh
10049'B
Vào mùa Đông, sự khác biệt về nhiệt độ giữa hai
hơn thành phố Hồ Chí Minh tới 9,40C .
25,00C
25,20C
25,80C
26,80C
27,10C
miền rõ rệt, Hà Nội lạnh
Địa điểm
Vĩ độ
Nhiệt độ trung bình hầng năm
0
Hà Nội
21 01'B
16,40C
Vinh
18040'B
17,60C
Huế
12024'B
20,00C
Quảng Ngãi
15008'B
21,70C
Quy Nhơn
13046'B
23,00C
TP Hồ Chí Minh
10049'B
25,80C
Vào mùa hạ, nhiệt độ gần như đồng đều trên khắp lãnh thổ. Nhiệt độ trung
bình tháng nóng nhất tại Hà Nội là 28,9 0C (tháng 7), ở Huế là 29,40C (tháng 7) và
thành phố Hồ Chí Minh là 28,90C (tháng 4).
Xét về các trị số nhiệt độ cao nhất tuyệt đối và thấp nhất tuyệt đối phân bố
từ Bắc vào Nam như sau:
Địa điểm
Lào Cai
Lai Châu
Lạng Sơn
Tuyên Quang
Móng Cái
Hà Nội
Huế
Đà Nẵng
Quảng Ngãi
TP Hồ Chí Minh
Hà Tiên
Rạch Giá
Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối
1,40C
3,40C
-1,80C
2,40C
1,10C
2,70C
8,80C
10,20C
12,40C
13,80C
15,40C
14,80C
Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối
40,10C
42,50C
39,80C
39,60C
39,10C
42,80C
41,30C
40,90C
41,40C
40,00C
34,80C
37,90C
5
Về biên độ nhiệt thì nơi nào chịu tác động của gió mù Đông Bắc sẽ có biên
độ nhiệt cao hơn, vì thế biên độ nhiệt của phía Bắc lớn hơn phía Nam rất nhiều:
Địa điểm
Biên độ nhiệt trung bình
năm
Lạng Sơn
13,70C
Lai Châu
9,40C
Hà Nội
12,50C
Thanh Hóa
12,00C
Vinh
12,00C
Huế
9,40C
TP Hồ Chí Minh
3,10C
Rạch Giá
3,10C
Bên cạnh sự phân hóa của chế độ nhiệt theo vĩ độ còn có sự phân hóa theo
độ cao, nơi nào có độ cao lơn hơn sẽ có nhiệt độ trung bình thấp hơn.
Địa điểm
Độ cao
Sơn La
676m
Tam Đảo
897m
Sa Pa
1570m
Plây Ku
800m
Đà Lạt
1513m
3. Chế độ nhiệt diễn biến thất thường
Nhiệt độ trung bình năm
21,00C
18,00C
15,20C
21,80C
18,30C
Tính thất thường trong chế độ nhiệt mà nguyên nhân chính là do sự hoạt
động của gió mùa Đông Bắc thể hiện ở sự dao động đáng kể về nhiệt độ trong các
tháng mùa đông ở miền Bắc. Nhiệt độ của tháng 1 ở bất kì một năm nào đó cũng có
thể nóng hơn hoặc lạnh hơn so với nhiệt độ nhiều năm từ 3 - 5 0C. Tuy vậy, ở khu
vực Tây Bắc và Bắc Trung Bộ sự chênh lệch này thấp hơn, chỉ vào khoảng 1 - 20C.
Ở miền Bắc, số tháng có nhiệt độ xấp xỉ giá trị trung bình ở Đông Bắc chỉ
khoảng 30%, ở đồng bằng Bắc Bộ là 40%, ở Tây Bắc và Bắc Trung Bộ thì cao hơn
một chút, được trên 50%. Cường độ thất thường được thể hiện qua sự dao động của
nhiệt độ năm lạnh nhất và năm nóng nhất so với trị số trung bình. Nhiệt độ tháng
lạnh nhất, tháng I, có thể cao hơn hoặc thấp hơn nhiệt độ trung bình nhiều năm của
tháng này là từ 3 đến 60C.
6
Dao động nhiệt độ tháng I ở một số địa điểm
Địa điểm
Nhiệt độ trung bình
(0C)
Nhiệt độ thấp nhất
Nhiệt độ cao nhất
(0C)
(0C)
Lạng Sơn
13,7
7,8 (Năm 1930)
17,9 (Năm 1950)
Hà Nội
16,6
12,3 (năm 1930)
20,6 (năm 1901)
Đồng Hới
18,9
16 (năm 1930)
23,1 (năm 1941)
Nhân tố chính gây ra sự thất thường này là gió mùa mùa đông thổi mang
theo khối khí lạnh phương bắc xuống miền Bắc. Và vì vậy quan sát bảng trên ta
thấy càng xuống phía nam thì sự dao động về nhiệt độ mùa lạnh càng nhỏ đi cùng
với sự suy yếu dần của gió mùa Đông Bắc. Trong mùa nóng, sự đồng nhất về nhiệt
độ của các khối khí đã lại không gây ra sự chênh lệch nhử trên; mức độ dao động
của nhiệt độ tháng VII, tháng nóng nhất, chỉ 1 đến 20C.
Sự thất thường về yếu tố nhiệt dẫn đến sự dao động về ngày bắt đầu và kết
thúc các mùa. Sự dao động này trung bình là khoảng 15 – 30 ngày. Ta coi mùa lạnh
là thời kì có nhiệt độ ổn định dưới 200C. Tại vùng Đông Bắc, nơi có mùa đông khá
ổn định, ngày bắt đầu hay kết thúc mùa lạnh cũng xê dịch là 12 – 19 ngày. Tại
Đồng bằng Bắc Bộ, giới hạn mùa lạnh còn biến động nhiều hơn. Ngày bắt đầu
chênh lệch với trung bình là 17 – 18 ngày, ngày kết thúc chênh lệch tới 15 – 29
ngày. Tại khu vực Tây Bắc và Bắc Trung Bộ mức độ dao động còn lớn hơn, với
thời gian bắt đầu chênh là 30 – 40 ngày, với thời gian kết thúc chênh 40 – 50 ngày.
Như vậy sự dao động về ngày bắt đầu và kết thúc mùa lạnh thì càng xuống phía
nam lại càng mạnh. Sang mùa hạ, sự dao động này nhỏ hơn mùa lạnh, tối đa chỉ có
10 – 27 ngày, và càng xuống phía nam sự dao động này cũng càng mạnh.
III. CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT
7
Để tìm hiểu và giải đáp các câu hỏi về chế độ nhiệt giáo viên cần hướng
dẫn học sinh nắm vững kiến thức cơ bản, vận dụng hợp lí và biết cách sử dụng triệt
để Atlat Địa lí Việt Nam, sau đây có thể đưa ra một vài dạng câu hỏi:
Dạng 1. Các câu hỏi trình bày, giải thích, chứng minh về đặc điểm chung của
chế độ nhiệt
Dạng câu hỏi này chủ yếu yêu cầu HS trình bày (giải thích, chứng minh) về các
đặc điểm của chế độ nhiệt, mức độ vận dụng kiến thức ở mức thấp và vừa, ví dụ:
CH1. Dùa vµo b¶n ®å khÝ hËu trong tËp Atlat ®Þa lý ViÖt Nam, chøng minh khÝ hËu
níc ta cã tÝnh chÊt nhiÖt ®íi.
CH2. Tại sao chế độ nhiệt nước ta (đặc biệt ở miền Bắc) cố diễn biến rất thất
thường
Dạng 2. Các câu hỏi trình bày, giải thích, chứng minh, so sánh về sự phân hóa
của chế độ nhiệt theo không gian và thời gian
Dạng câu hỏi này yêu cầu HS vận dụng kiến thức ở mức trung bình và khó
với các câu hỏi ở phạm vi khác nhau, ví dụ:
CH1. Trình bày sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam.
Gợi ý: Trước hết HS phải xác định được các tiêu chí khi trình bày về chế độ
nhiệt như nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất, thấp nhất,
biên độ nhiệt...sau đó vận dụng kiến thức đã học và sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam
để trả lời câu hỏi, cụ thế:
- Nhiêt độ trung bình năm: tăng dần từ Bắc vào Nam (DC)
- Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất: tăng từ Bắc vào Nam (DC)
- Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất: phân hóa không rõ rệt
- Tiến trình nhiệt: Miền khí hậu phía Bắc: 1 cực đại, 1 cực tiểu
Miền khí hậu phía Nam: 2 cực địa, 2 cực tiểu
- Biên độ nhiệt năm: giảm dần từ Bắc vào Nam
CH2. Dựa vào bảng số liệu sau, hãy nhận xét và giải thích về sự thay đổi nhiệt độ
từ Bắc vào Nam.
Địa điểm
Lạng Sơn
Hà Nội
Huế
Đà Nẵng
Nhiệt độ trung bình
21,2
23,5
25,1
25,7
TP Hồ Chí
Minh
27,1
8
năm(0C)
Gợi ý:
- Nhận xét: Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam (dẫn chứng)
- Giải thích: Do địa hình và lãnh thổ nước ta kéo dài theo nhiều vĩ độ, càng
vào nam góc chiếu sáng càng lớn, lượng bức xạ nhận được nhiều và ảnh hưởng của
gió mùa Đông Bắc yếu dần nên nền nhiệt độ tăng…
CH3. Chứng minh và giải thích sự phân hóa theo không gian của chế độ nhiệt của nước ta.
Gợi ý:
* Phân hóa theo chiều B - N:
- Thể hiện qua nền nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng 1 và
đường biểu diễn nhiệt độ của các trạm khí hậu: Nhiệt độ TB năm tăng dần từ Bắc
vào Nam, còn biên độ nhiệt giảm dần từ Bắc vào Nam (D/c: trạm Hà Nội, trạm Đà
Nẵng, trạm TP.HCM về nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt…)
- Giải thích: Do càng vào Nam càng gần xích đạo, xa chí tuyến nên góc
nhập xạ và thời gian chiếu sáng trong năm tăng dần... Do càng vào Nam thì tác
động của gió mùa Đông Bắc càng yếu....
* Phân hóa theo độ cao:
- Thể hiện qua nền nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng 1,
tháng 7 và đường biểu diễn nhiệt của các trạm khí hậu. Dẫn chứng: So sánh nhiệt
độ của cặp trạm khi hậu Hà Nội - Sa Pa hoặc Nha Trang - Đà Lạt (về nhiệt độ trung
bình năm, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất, tháng thấp nhất) hoặc so sánh nền
nhiệt độ trung bình năm giữa vùng núi cao Hoàng Liên Sơn với vùng đồng bằng
Bắc Bộ.
- Giải thích: Do chịu ảnh hưởng của quy luật đai cao: cứ lên cao 100m,
nhiệt độ giảm 0,60C...
* Phân hóa theo hướng sườn:
- Thể hiện chủ yếu qua nhiệt độ tháng nóng nhất, lạnh nhất. Dẫn chứng: so
sánh chế độ nhiệt của trạm Lạng Sơn (nơi đón gió mùa Đông Bắc) với trạm Điện
Biên Phủ (nơi khuất gió mùa Đông Bắc).
- Giải thích: đối với gió mùa Đông Bắc: khu vực đón gió sẽ chịu ảnh hưởng
mạnh mẽ, nhiệt độ hạ thấp, còn khu vực khuất gió sẽ có nền nhiệt độ cao hơn....
9
Đối với gió mùa Tây Nam: khu vực khuất gió sẽ có nền nhiệt độ cao hơn (do hiệu
ứng Phơn) so với khu vực đón gió...
CH4. Phân tích những nhân tố chủ yếu gây ra sự phân hoá chế độ nhiệt của khí hậu
Việt Nam.
Gợi ý:
- Vị trí địa lí, hình dáng lãnh thổ: Góc nhập xạ và thời gian chiếu sáng tăng dần từ
Bắc vào Nam
- Tác động của địa hình: độ cao, hướng địa hình, độ dốc...
- Tác động của gió mùa:
+ Gió mùa Đông bắc: miền bắc có mùa đông lạnh, miền Nam không có mùa đông.
+ Gió mùa Tây nam kết hợp với địa hình gây ra hiện tượng phơn ở duyên hải
miền Trung làm nhiệt độ tăng cao.
- Tác động của các nhân tố khác: bề mặt đệm, thời gian mặt trời lên thiên đỉnh....
CH5. So sánh và giải thích đặc điểm nhiệt độ hai trạm khí hậu Đồng Hới và Cà Mau.
Gợi ý:
* Khái quát vị trí hai trạm:
- Đồng Hới thuộc miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ ở vĩ độ 17 0 25’B,
độ cao dưới 50m.
- Cà Mau thuộc miền tự nhiên Nam Trung Bộ và Nam Bộ, ở vĩ độ khoảng 8 0
50’B, độ cao dưới 50m.
* Giống nhau: có nhiệt độ trung bình năm cao >24 0C,tháng có nhiệt độ cao nhất
đều khoảng 29-300C. Giải thích : Đều nằm trong khu vực nội chí tuyến....
* Khác nhau.
- Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất của Đồng Hới là vào tháng 7. Ngược lại
nhiệt độ trung bình tháng cao nhất của Cà Mau khoảng là vào tháng 4.
Giải thích: Cà Mau có nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là vào tháng 4 bởi
vì giai đoạn này mặt trời lên thiên đỉnh ở phía Nam.
- Đồng Hới thuộc miền khí hậu phía Bắc, có biên độ nhiệt cao hơn Cà Mau
(Dẫn chứng ). Đồng Hới có 2-3 tháng nhiệt độ [...]... miền khí hậu phía Bắc gần chí tuyến Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên mùa đông nhiệt độ thấp hơn Cà Mau Dạng 3 Tìm mối liên hệ giữa chế độ nhiệt và các yếu tố tự nhiên khác Đây là dạng câu hỏi khó, đỏi hỏi HS vận dụng kiến thức ở mức độ cao, ví dụ: CH1 Phân tích ảnh hưởng của địa hình đến chế độ nhiệt của khí hậu nước ta Gợi ý: - Tác động trực tiếp : nước ta ¾ diện tích là đồi núi nên nhiệt. .. nên nhiệt độ giảm dần theo độ cao ( lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C) - Tác động gián tiếp thông qua hướng của địa hình làm nhiệt độ có sự chênh lệch giữa các vùng và các tháng trong năm : + Hướng vòng cung của các cánh cung Đông Bắc tạo điều kiện gió mùa ĐB xâm nhập sâu vào lãnh thổ khiến ở phía Bắc nhiều tháng nhiệt độ xuống thấp (D/C) + Hướng TB-ĐN của dãy Hoàng Liên Sơn ngăn chặn gió mùa ĐB nên... khối không khí lạnh từ phương Bắc tràn về - Địa hình với các dãy núi hình cánh cung mở ra đón gió mùa Đông Bắc (dẫn chứng) * Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có mùa đông đỡ lạnh và ngắn Dãy núi Hoàng Liên Sơn là dãy núi cao và đồ sộ nhất nước ta chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam khi vượt qua dãy núi này thì gió mùa Đông Bắc bị suy yếu, làm cho những đợt gió mùa đầu tiên và cuối cùng đều không ảnh hưởng đến... dung lí thuyết và các dạng bài tập như trên phần nào đã giúp học sinh củng cố thêm kiến thức và rèn luyện được một số kĩ năng làm bài như xác định đề, khai thác Atlat Địa lí Việt Nam để giải quyết vấn đề Tuy nhiên do thời gian viết chuyên đề và kinh nghiệm bản thân còn hạn chế, phần nội dung trình bày trên không tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, bạn ... nhit, mc dng kin thc mc thp v va, vớ d: CH1 Dựa vào đồ khí hậu tập Atlat địa lý Việt Nam, chứng minh khí hậu nớc ta có tính chất nhiệt đới CH2 Ti ch nhit nc ta (c bit Bc) c din bin rt tht... vo Nam (DC) - Nhit trung bỡnh thỏng thp nht: tng t Bc vo Nam (DC) - Nhit trung bỡnh thỏng cao nht: phõn húa khụng rừ rt - Tin trỡnh nhit: Min khớ hu phớa Bc: cc i, cc tiu Min khớ hu phớa Nam: ... hu: Nhit TB nm tng dn t Bc vo Nam, cũn biờn nhit gim dn t Bc vo Nam (D/c: trm H Ni, trm Nng, trm TP.HCM v nhit trung bỡnh nm v biờn nhit) - Gii thớch: Do cng vo Nam cng gn xớch o, xa tuyn nờn