1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CÁC DẠNG bài tập về KHÍ hậu VIỆT NAM QUA ATLAT

23 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 111,5 KB

Nội dung

Các bài tập không chỉ đề cập về khí hậu chung của Việt Nam mà còn có nhiều bài tập, câu hỏi về khí hậu các miền, vùng, thậm chí các trạm khí tượng; về các yếu tố của khí hậu…Trong khuôn

Trang 1

Trong các trang Atlat Địa lí tự nhiên Việt Nam, có lẽ trang khí hậu Việt Nam ( trang 9) là trang mà có nhiều dạng câu hỏi, bài tập nhất Các bài tập không chỉ đề cập về khí hậu chung của Việt Nam mà còn có nhiều bài tập, câu hỏi về khí hậu các miền, vùng, thậm chí các trạm khí tượng; về các yếu tố của khí hậu…

Trong khuôn khổ TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN IX, tôi xin trình

bày chuyên đề “ Các dạng bài tập về khí hậu Việt Nam qua Atlat” để trao

đổi với các bạn đồng nghiệp Rất mong có được những đóng góp ý kiến từ các thầy cô giáo để chuyên đề hoàn thiện hơn

B NỘI DUNG:

I CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ KHÍ HẬU QUA ATLAT:

Trang 2

Qua kinh nghiệm giảng dạy Địa lí trong các kì thi học sinh giỏi tỉnh Phú Thọ cũng như kì thi học sinh giỏi Quốc gia, tôi có thể phân các dạng bài tập về khí hậu Việt Nam qua Atlat thành những dạng bài tập như sau:

1 Các dạng bài tập phân theo yêu cầu của câu hỏi:

Theo cách phân chia này, các dạng bài tập về khí hậu được chia ra làm

4 dạng:

- Dạng câu hỏi phân tích, trình bày:

Đây là dạng câu hỏi đơn giản nhất, dễ làm nhất vì đơn giản yêu cầu của câu hỏi là trình bày một vấn đề về khí hậu Học sinh chỉ cần nắm được kiến thức cơ bản thì hoàn toàn có thể làm tốt câu hỏi này

Ví dụ: Căn cứ vào Atlat và kiến thức đã học:

- Trình bày các đặc điểm của khí hậu nước ta

- Phân tích tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu nước ta

- Dạng câu hỏi chứng minh:

Đối với dạng câu hỏi này, học sinh cần huy động kiến thức, nhất là những dẫn chứng phù hợp với yêu cầu của bài để chứng minh cho nhận định

đề bài yêu cầu Để việc chứng minh thêm thuyết phục, rất cần có các số liệu , dẫn chứng để minh họa Các số liệu, dẫn chứng này đã có trong Atlat nên học sinh cần bám sát vào Atlat Tuy nhiên, cũng cần lưu ý thêm là cần phải biết sàng lọc, lựa chọn kiến thức cũng như các số liệu cần thiết để chứng minh, tránh lan man, dàn trải

Trang 3

- Dạng câu hỏi so sánh:

Trong phần khí hậu Việt Nam, việc so sánh các yếu tố khí hậu ở các miền khí hậu, vùng khí hậu, thậm chí giữa các trạm khí hậu rất đa dạng, nhiều câu hỏi Ví dụ so sánh đặc điểm khí hậu giữa miền khí hậu phía Bắc

và miền khí hậu phía Nam… Đối với dạng câu hỏi này, học sinh cần biết cách khái quát hóa kiến thức để tìm ra các tiêu chí để so sánh Sau đó cần phân loại, sắp xếp kiến thức theo từng tiêu chí để phục vụ cho việc so sánh

- Dạng câu hỏi giải thích:

Dạng câu hỏi này nhìn chung so với ba dạng câu hỏi trên là khó hơn, không chỉ đòi hỏi học sinh nắm chắc kiến thức không chỉ của phần khí hậu

mà của tất cả các yếu tố có liên quan đến khí hậu như: vị trí địa lí, hình dáng lãnh thổ, địa hình, biển… Hơn nữa học sinh còn phải biết vận dụng những kiến thức đó để giải thích cho phần nội dung đề bài yêu cầu Ví dụ như câu “ Giải thích vì sao khu vực Huế - Đà Nẵng lại là một trong những khu vực có lượng mưa lớn nhất nước ta?”, thì ngoài việc học sinh theo dõi Atlat xác định lượng mưa ở đó lớn, thì cần phải có kiến thức về khí hậu khác ( gió mùa, fron, dải hội tụ nhiệt đới…) hay bức chắn địa hình…

2 Các dạng bài tập phân theo nội dung của yêu cầu:

a Nội dung về phạm vi lãnh thổ:

- Các câu hỏi khí hậu trên phạm vi toàn Việt Nam: Câu hỏi này có thể

về đặc điểm chung hoặc cũng có thể về các yếu tố của khí hậu

Ví dụ như: Qua Atlat và kiến thức đã học, hãy:

Trang 4

Phân tích đặc điểm chung của khí hậu nước ta.

Giải thích sự thay đổi chế độ nhiệt từ Bắc vào Nam

Nhận xét và giải thích về hoạt động của các loại gió của nước ta

- Các câu hỏi về phạm vi các miền khí hậu: Hiện nay ở nước ta khí

hậu được chia thành 2 miền: miền khí hậu phía Bắc và miền khí hậu phía Nam mà ranh giới tự nhiên chính là dãy núi Bạch Mã ( vĩ tuyến 160B) Các câu hỏi về các miền khí hậu này có thể về tất cả các yếu tố khí hậu của miền hay so sánh riêng các yếu tố khí hậu giữa hai miền

Ví dụ : Căn cứ vào Atlat và kiến thức đã học, hãy:

Trình bày đặc điểm khí hậu của miền khí hậu phía Bắc ( phía Nam)

So sánh những điểm khác biệt về chế độ nhiệt giữa miền khí hậu phía Bắc và miền khí hậu phía Nam

Vì sao có sự khác biệt về khí hậu giữa hai miền?

- Các câu hỏi trong phạm vi các vùng khí hậu: cũng tương tự như các

câu hỏi trong các miền khí hậu, nhưng ở các vùng khí hậu thì ở nước ta có 7 vùng khí hậu, vì thế số lượng các câu hỏi cũng đa dạng hơn, và các cặp so sánh cũng nhiều hơn

Ví dụ : Căn cứ vào Atlat và kiến thức đã học, hãy:

Trình bày đặc điểm khí hậu của vùng khí hậu Tây Bắc Bộ ( Đông Bắc Bộ, Trung và Nam Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ)

Trang 5

So sánh những điểm khác biệt về chế độ nhiệt giữa vùng khí hậu Tây Bắc Bộ với Đông Bắc Bộ; Nam Trung Bộ với vùng khí hậu Tây Nguyên )

Vì sao có sự khác biệt về khí hậu giữa hai vùng khí hậu …?

- Các câu hỏi về các trạm khí hậu: Trên trang Khí hậu ( trang 9) trong

Atlat có 14 trạm khí hậu, mỗi trạm là đại diện cho một vùng khí hậu hoặc một kiểu khí hậu trên lãnh thổ nước ta Vì vậy việc phân tích các trạm khí hậy hay so sánh giữa các cặp khí hậu đều phải căn cứ vào đặc điểm khí hậu của các vùng, các miền khí hậu, thậm chí phải xem xét cả yếu tố độ cao của trạm khí hậu đó Ví dụ đề bài yêu cầu so sánh giữa trạm khí hậu Sa Pa với trạm Lạng Sơn, ta thấy hai trạm này cùng nằm trong miền khí hậu phía Bắc, vùng khí hậu Đông Bắc Bộ, vì vậy ngoài những điểm giống nhau thì các yếu

tố khí hậu ở đây có nhiều điểm khác biệt Để thấy được sự khác biệt đó ta phải tìm nguyên nhân từ độ cao địa hình

b Nội dung về các yếu tố khí hậu:

- Các câu hỏi tổng hợp: Đây là các câu hỏi về tất cả các yếu tố khí hậu

hay câu hỏi về đặc điểm khí hậu Khi làm dạng câu hỏi này, học sinh cần trình bày, phân tích tất cả các yếu tố khí hậu để là rõ đặc điểm khí hậu của một miền, một vùng, một khu vực hay của một trạm khí hậu Các yếu tố khí hậu ở trang 9 Atlat chúng ta có thể khai thác được là nhiệt độ, lượng mưa, chế độ gió ở cả trang bản đồ khí hậu chung và các trang bản đồ nhiệt độ, lượng mưa

- Các câu hỏi về từng yếu tố khí hậu: Các câu hỏi về từng yếu tố của

khí hậu tương đối nhiều Khi làm các câu hỏi này, học sinh cần tìm hiểu ở các trang Atlat về nhiệt độ và lượng mưa Ở mỗi bản đồ về nhiệt độ và lượng

Trang 6

mưa lại có 3 bản đồ nhỏ: Bản đồ nhiệt độ có bản đồ nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng 1 và nhiệt độ trung bình tháng 7 Còn với bản đồ lượng mưa thì gồm bản đồ lượng mưa trung bình năm, bản đồ tổng lượng mưa từ tháng XI – IV, từ tháng V – X Học sinh cần lưu ý phải nghiên cứu yếu tố khí hậu đó về sự phân hóa theo mùa và theo không gian một cách toàn diện.

Nói tóm lại, dù với dạng bài tập nào về khí hậu qua Atlat, học sinh cũng phải nắm được các kiến thức và kĩ năng cơ bản về khí hậu sau:

+ Nắm được đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam

+ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới khí hậu Việt Nam ( kết hợp đọc trang Khí hậu với các trang bản đồ hình thể, tự nhiên để nêu lên vị trí địa lí, hình thể, hoạt động của gió mùa, nhân tố địa hình)

+ Vai trò và hoạt động của gió mùa, ảnh hưởng của gió mùa tới khí hậu Việt Nam

+ Phân tích các biểu đồ khi hậu để rút ra những nhận xét về đặc điểm của khí hậu của 2 miền và 7 vùng khí hậu

+ Phân tích sự phân bố nhiệt, sự phân hóa chế độ nhiệt theo thời gian

và không gian, giải thích sự phân hóa đó

+ Phân tích sự phân bố mưa, nhận xét về sự phân hóa của sự phân bố mưa theo không gian, thời gian và giải thích

+ Xác định rõ hai miền khí hậu: Miền khí hậu phía Bắc và miền khí hậu phía Nam với ranh giới khí hậu ở dãy Bạch Mã

Trang 7

+ Xác định rõ 7 vùng khí hậu và ranh giới của các vùng khí hậu.

II MỘT SỐ BÀI TẬP CỤ THỂ VỀ KHÍ HẬU QUA ATLAT:

Câu 1: Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nắng lắm, mưa nhiều Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

1 Giải thích vì sao khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

2 Trình bày những biểu hiện về tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu nước ta.

xạ lớn

b) Tính chất ẩm

- Nước ta nằm kề Biển Đông, đường bờ biển kéo dài trên 3260km Biển Đông đã làm biến tính các khối khí thổi vào đất liền: tăng nhiệt ẩm cho khối khí từ phương bắc xuống, làm dịu mát các khối khí nóng từ phương nam lên

- Hình dáng lãnh thổ hẹp ngang kép dài theo chiều vĩ tuyến Hướng nghiêng chung của địa hình là tây bắc - đông nam thấp dần ra biển đã tạo thuận lợi cho các luồng gió hướng đông nam từ biển thâm nhập sâu vào trong đất liền

- Gió mùa kết hợp với tác động của Biển Đông đã mang đến cho nước

ta lượng mưa lớn, độ ẩm cao

Trang 8

- Hằng năm, nước ta nhận được một lượng bức xạ Mặt trời lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm.

- Nhiệt độ trung bình năm cao, vượt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới, từ

+ Những sườn đón gió biển và các khối núi cao, lượng mưa có thể lên tới 3500 - 4000mm

- Độ ẩm không khí cao, trên 80% Cân bằng ẩm luôn dương

Trang 9

c) Tính chất gió mùa

Tính chất gió mùa biểu hiện ở chỗ trong một năm nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa, với 2 mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ

* Gió mùa mùa đông

Trong mùa đông, nước ta chịu ảnh hưởng đồng thời của 2 loại gió cùng thổi theo hướng đông bắc vào nước ta, nhưng có nguồn gốc khác nhau

- Gió mùa Đông Bắc

+ Nguồn gốc: khối không khí lạnh xuất phát từ trung tâm áp cao bia di chuyển qua lục địa vào nước ta

Xi-+ Hướng gió: Đông Bắc

+ Phạm vi hoạt động từ vĩ tuyến 160B trở ra

+ Thời gian và tính chất:

• Vào nửa đầu màu đông (từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau) khối không khí lạnh đi qua lục địa Trung Hoa mang lại cho miền Bắc thời tiết lạnh và khô

• Nửa cuối mùa đông(từ tháng 2 đến tháng 4) khối không khí lạnh di chuyển qua Biển Đông vào nước ta gây nên thời tiết lạnh ẩm, mưa phùn cho vùng ven biển và đồng bằng ở miền Bắc

+ Đặc điểm: gió mùa Đông Bắc chỉ hoạt động từng đợt không kéo dài liên tục, cường độ mạnh nhất trong mùa đông và ở miền Bắc hình thành một mùa đông với 2 - 3 tháng nhiệt độ dưới 180C Khi di chuyển xuống phía nam suy yếu dần do bị dãy Bạch Mã chắn ngang ở vĩ tuyến 160B

- Gió tín phong ở phía nam dãy Bạch Mã

+ Nguồn gốc : xuất phát từ trung tâm áp cao trên biển Thái Bình Dương (Tm) thổi về Xích đạo

+ Hướng : Đông Bắc

Trang 10

+ Phạm vi hoạt động : từ vĩ tuyến 160B trở vào.

- Hướng gió: cả 2 luồng gió cùng hướng tây nam thổi vào Việt Nam (riêng khu vực Bắc Bộ gió thổi theo hướng đông nam do ảnh hưởng của áp thấp Bắc Bộ)

370C và độ ẩm xuống dưới 50%

+ Vào giữa và cuối mùa hạ (từ tháng 6 đến tháng 10): gió mùa Tây Nam (xuất phát từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam) hoạt động Vượt qua vùng biển xích đạo gió này trở nên nóng ẩm thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên

Câu 2: Việt Nam nằm trong khu vực có chế độ gió mùa điển hình nhất trên thế giới Căn cứ và Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

1 Phân tích tác động của gió mùa đến khí hậu nước ta

2 Làm rõ ảnh hưởng của khí hậu gió mùa đến sản xuất nông nghiệp.

Gợi ý trả lời

1 Phân tích tác động của gió mùa đến khí hậu nước ta

Trang 11

a) Khái quát: nằm ở trung tâm khu vực gió mùa châu Á, lãnh thổ Việt Nam

là nơi giao lưu của các khối khí hoạt động theo mùa giữa 2 nửa cầu Bắc và Nam

b) Phân tích tác động

* Gió mùa mùa đông

- Đặc điểm của gió mùa mùa đông (nêu thời gian hoạt động, nguồn gốc, hướng gió, tính chất, phạm vi hoạt động)

- Ảnh hưởng:

+ Chế độ nhiệt: gió mùa mùa đông là nguyên nhân chủ yếu làm cho nhiệt độ giảm dần từ Nam ra Bắc (dẫn chứng về nhiệt độ trung bình năm, tháng 1), biên độ nhiệt tăng dần từ Nam ra Bắc (dẫn chứng); sinh ra một mùa đông lạnh ở miền Bắc nước ta (3 tháng nhiệt độ dưới 200C) Miền Nam không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nóng quanh năm (dẫn chứng)

+ Thời tiết diễn biến thất thường

* Gió mùa mùa hạ

- Đặc điểm: nêu thời gian hoạt động, nguồn gốc, hướng gió, tính chất, phạm vi hoạt động

- Ảnh hưởng:

+ Đầu mùa hạ: mưa cho Nam Bộ và Tây Nguyên (dẫn chứng), khô cho Trung Bộ

+ Cuối mùa hạ: nóng ẩm, mưa cho cả nước

* Gió mùa kết hợp với địa hình là nguyên nhân cơ bản tạo nên sự

phân hóa đa dạng của khí hậu nước ta

- Sự phân mùa của khí hậu: miền Bắc có mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng, mưa nhiều, hai mùa chuyển tiếp là mùa xuân và mùa thu Miền Nam có một mùa mưa và mùa khô sâu sắc

Trang 12

- Sự phân hóa không gian của khí hậu theo Bắc - Nam, Đông - Tây.

2 Ảnh hưởng của khí hậu gió mùa đến sản xuất nông nghiệp.

b) Khó khăn

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cũng là điều kiện cho các loại sâu bọ phá hoạt mùa màng, dịch bệnh ở gia súc phát triển mạnh, nấm mốc ảnh hưởng đến năng suất trồng trọt và chăn nuôi

- Sự phân mùa của khí hậu: mùa khô thiếu nước nhất là ở Tây Nguyên

và Đông Nam Bộ, mùa mưa thường kem theo bão nhất là ở miền Bắc và miền Trung gây khó khăn cho sản xuất và đời sống

- Hằng năm, trung bình có 3 - 4 trận bão lớn và nhiều đợt áp thấp nhiệt đới gây thiệt hại lớn nhất và vùng duyên hải miền Trung

- ở miền Bắc (đặc biệt khu vực miền núi) có hiện tượng rét đậm, rét hại ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng

- Bắc Trung Bộ chịu ảnh hưởng tiêu cức của gió phơn Tây Nam

- Tính chất thường của khí hậu cũng làm cho sản xuất nông nghiệp cũng chịu sự chi phối của thời tiết làm cho sản xuất phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên Vì thế, ở nước ta công tác phòng chống thiên tai là rất quan trọng

Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

1 So sánh đặc điểm của miền khí hậu phía Bắc với miền khí hậu phía Nam

Trang 13

2 Cho biết sự khác nhau về khí hậu có tác động như thế nào đến thiên nhiên của mỗi miền.

Gợi ý trả lời

1 Sơ sánh đặc điểm của hai miền khí hậu

Nước ta có hai miền khí hậu: miền khí hậu phía Bắc và miền khí hậu phía Nam với ranh giới là dãy Bạch Mã (vĩ tuyến 160B) Trên nền chung của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nhưng khí hậu hai miền vẫn có sự khác biệt, nhất là ở chế độ nhiệt và chế độ gió

* Miền khí hậu phía Bắc

- Kiểu khí hậu: nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh

- Chế độ nhiệt:

+ Nhiệt độ trung bình nằm thấp hơn, khoảng từ 20 - 240C (trừ vùng núi cao)

+ Nhiệt độ trung bình tháng 1 rất thấp (phổ biến trong khoảng 14 -

180C, vùng núi phía Bắc nhiệt độ xuống dưới 140C)

+ Số tháng lạnh (nhiệt độ trung bình dưới 200C) là 3 tháng (vùng khí hậu Đông Bắc Bộ, vùng khí hậu trung và nam Bắc Bộ) Tuy nhiên số tháng lạnh giảm dần khi sang phía tây và xuống phía nam Đến Huế chỉ còn thời tiết se lạnh

+ Biên độ nhiệt trung bình năm lớn hơn (khoảng trên 100C)

- Sự phân mùa của khí hậu căn cứ vào chế độ nhiệt, khí hậu chia thành

2 mùa: mùa hạ (từ tháng 5 đến tháng 10), mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 4)

- Chế độ gió: trong năm có 2 loại gió thịnh hành:

+ Mùa đông: gió mùa Đông Bắc

+ Mùa hạ: gió mùa Tây Nam

Trang 14

Ngoài ra còn có gió tây khô nóng, nhưng hoạt động mạnh mẽ nhất ở khu vực Bắc Trung Bộ.

- Bão: số cơn bão đổ bộ vào nhiều hơn Tần suất bão của vùng khí hậu Bắc Trung Bộ lên tới 1,3 đến 1,7 cơn bão/tháng, còn khu vực phía Bắc trung bình cũng có từ 1 đến 1,3 cơn bão/tháng Mùa bão có xu hướng chậm dần từ Bắc vào Nam

* Miền khí hậu phía Nam

- Kiểu khí hậu: cận xích đạo gió mùa nóng quanh năm

20 - 240C, vùng khí hậu Nam Bộ cao trên 240C

+ Không có tháng lạnh, biểu hiện rõ từ Quy Nhơn trở vào

+ Biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ hơn miền khí hậu phía Bắc (trung bình từ 3 - 40C)

- Sự phân mùa: do nhiệt độ cao quanh năm nên không thể phân mùa dựa vào chế độ nhiệt như miền khí hậu phía Bắc Sự phân mùa của miền khí hậu phía Nam dựa vào chế độ mưa Trong năm có hai mùa là mùa mừa và mùa khô Thời gian của mùa mưa trùng với mùa hạ, còn mùa khô trùng với thời kì mùa đông của miền khí hậu phía Bắc

- Chế độ gió: khác với miền khí hậu phía Bắc, miền khí hậu phía Nam không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc mà chịu ảnh hưởng của gió Tín phong đông bắc trong mùa đông

Ngày đăng: 14/10/2015, 14:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w