skkn lựa chọn các dạng bài tập về cảm thụ văn học để bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng việt lớp 4

18 2.2K 5
skkn lựa chọn các dạng bài tập về cảm thụ văn học để bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng việt lớp 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Trước hết em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo Trường Đại học sư phạm Hà Nội II. Đặc biệt là sự chỉ bảo hướng dẫn tận tình của cô giáo dạy học phần : Phương pháp dạy học Tiếng Việt, cô Phạm Thị Hoà đã giúp em hoàn thành đề tài này. Em cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ của Ban giám hiệu Trường Tiểu học Quảng Đức, cùng thầy, cô giáo khối lớp 4, 5 đã tạo mọi điều kiện để em hoàn thiện đề tài. Dù rất cố gắng nhưng đề tài cũng không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo và bạn bè đồng nghiệp. Thanh Hoá, tháng 04 năm 2003 Học viên : Đỗ Thị Hằng 1 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đỗ Thị Hằng MỤC LỤC STT NỘI DUNG TRANG PHẦN MỞ ĐẦU 3 1 Lý do chọn đề tài 3 2 Mục đích nghiên cứu 3 3 Nhiệm vụ nghiên cứu 4 4 Phạm vi nghiên cứu 4 5 Phương pháp nghiên cứu 4 PHẦN NỘI DUNG 5 1 Cơ sở lý luận 5 2 Thực trạng dạy học 5 3 Các biện pháp đề xuất 7 4 Ý kiến đề xuất 16 PHẦN KẾT LUẬN 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO 18 2 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đỗ Thị Hằng PHẦN MỞ ĐẦU 1- Lý do chọn đề tài : Như chúng ta đã biết môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học có vị trí hết sức quan trọng cùng với Bộ môn Toán và các môn học khác, nó góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu của nhân cách con người, là nền móng cho nền khoa học. Trong giai đoạn đất nước ta hiện nay, việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học môn Tiếng Việt là rất cần thiết, nhằm phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh Tiểu học và phù hợp với yêu cầu của thời đại. Trong chương trình Tiếng Việt 4 đã hoàn thành việc dạy tập đọc theo các chủ đề tập làm văn, theo thể loại chính tả, từ ngữ, ngữ pháp, kể chuyện, tiếng việt Nội dung về dạy tập đọc là một trong những nội dung trọng tâm của học sinh Tiểu học. Bởi trong các giờ tập đọc này dưới sự hướng dẫn của thầy cô, các em đọc hiểu và cảm nhận những bài thơ, bài văn hay trong sách giáo khoa, từ đó thêm mở mang tri thức, phong phú về tâm hồn. Có năng lực cảm thụ văn học tốt các em càng hứng thú khi viết văn, càng thêm yêu quý tiếng Việt và có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Chính vì vậy, việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh là một yêu cầu cần thiết trong giảng dạy môn Tiếng Việt ở Tiểu học, không những thông qua các tiết tập đọc ngay ở lớp mà kể cả những buổi bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt chúng ta phải đưa ra các bài tập về cảm thụ văn học, vì đây cũng là một loại bài tập để đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt. Để trau dồi năng lực cảm thụ văn học cho học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 4 nói riêng, người giáo viên phải quan tâm tới nhiệm vụ bồi dưỡng và nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho các em. Vậy làm thế nào để giúp học sinh hình thành khả năng cảm thụ văn học, phát huy tính sáng tạo và kích thích niềm say mê học môn Tiếng Việt. Xuất phát từ sự nhận thức, cũng như qua tìm hiểu thực trạng việc dạy học cảm thụ văn học tôi chọn đề tài : “Lựa chọn các dạng bài tập về cảm thụ văn học để bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt lớp 4”. Đây là vấn đề mà tôi thấy mình cần phải góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng dạy học. Góp phần vào việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh năng khiếu. 2- Mục đích nghiên cứu : - Tìm hiểu một cách đầy đủ nội dung và phương pháp dạy học hướng dẫn luyện tập và cảm thụ văn học. - Nghiên cứu làm sáng tỏ một số khó khăn về quá trình cảm thụ văn học cho học sinh trong dạy học Tiếng Việt theo chương trình hiện hành. Trên cơ sở 3 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đỗ Thị Hằng đó đề ra một số biện pháp cụ thể nhằm góp phần hướng dẫn cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4 đạt kết quả tốt. 3- Nhiệm vụ nghiên cứu : Để thực hiện mục đích nghiên cứu, cần phải xác định nhiệm vụ nghiên cứu sau : - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài. - Tìm hiểu thực trạng việc dạy học cảm thụ văn học. - Đề ra những biện pháp để giúp học sinh phát triển năng lực cảm thụ văn học. 4- Phạm vi nghiên cứu : Do điều kiện, thời gian và khuôn khổ của một đề tài, tôi chỉ đề xuất một số biện pháp nhỏ trong việc “Lựa chọn các dạng bài tập về cảm thụ văn học để giảng dạy cho học sinh lớp 4”. 5- Phương pháp nghiên cứu : * Nghiên cứu lý luận : - Tài liệu tham khảo để tìm hiểu tâm sinh lý học sinh có liên quan. - Tham khảo các tài liệu : + Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 đến 5 (Nhà xuất bản giáo dục - 1999). + Góp phần phát triển năng lực cảm thụ văn học lớp 2, 3, 4, 5 (Nhà xuất bản giáo dục). + Luyện tập về cảm thụ văn học Tiểu học. + Vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học qua các bài tập đọc lớp 4, 5. * Thực trạng dạy và học về “cảm thụ văn học”. * Dự giờ rút kinh nghiệm, vận dụng qua các đợt bồi dưỡng trong hè cho giáo viên. + Khảo sát chất lượng học sinh. 4 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đỗ Thị Hằng PHẦN NỘI DUNG 1- Cơ sở lý luận : Mục tiêu giáo dục đòi hỏi ngày càng cao nên nội dung chương trình ngày càng cải tiến để phù hợp với nhu cầu thời đại. Đối với việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt yêu cầu đặt ra cho học sinh không những chỉ ra cho học sinh tập viết các bài văn hay, học tốt các giờ từ ngữ, ngữ pháp, luyện tập về cảm thụ văn học qua các giờ tập đọc, các tiết bồi dưỡng học sinh giỏi để các em mang tri thức phong phú về tâm hồn, có năng lực cảm thụ văn học, tạo điều kiện cho các em hứng thú, yêu thích văn học, trở thành những công dân có ích cho xã hội. Hơn nữa, căn cứ vào đặc điểm tâm lý học sinh Tiểu học và đặc điểm môn Tiếng Việt, nội dung môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học được sắp xếp theo cấu trúc đồng tâm theo các chủ đề. Nhờ sắp xếp theo cấu trúc đồng tâm mà các nội dung của môn Tiếng Việt được củng cố thường xuyên và phát triển dần từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Vì vậy mà “cảm thụ văn học” nó không phải học trong phạm vi một bài, một chương, một lớp mà nó được sử dụng liên tục ở các bài sau, chương sau và các lớp sau, ngoài ra còn được sử dụng trong thực tiễn hàng ngày. Đồng thời việc “cảm thụ văn học” nó có mối quan hệ mật thiết với tất cả các phân môn của môn Tiếng Việt. Vì vậy, các em phải nắm vững các phương pháp, các yêu cầu rèn luyện về cảm thụ văn học như trau dồi hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn hay yêu cầu tích luỹ vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống với văn học, yêu cầu nắm vững kỹ thuật cơ bản về Tiếng Việt, yêu cầu rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn về cảm thụ văn học. 2- Thực trạng dạy học : Để tìm hiểu thực trạng việc dạy học cảm thụ văn học, tôi đã tiến hành dự giờ, trao đổi với giáo viên, học sinh, đồng thời cho học sinh làm bài kiểm tra về cảm thụ văn học qua các tiết tập đọc, giờ tự học, bồi dưỡng học sinh giỏi. Dự giờ tập đọc của giáo viên bài : “Việt Nam thân yêu”, bài : “Mẹ vắng nhà ngày bão” và thông qua kết quả khảo sát học sinh, tôi nhận thấy rằng giáo viên còn dạy theo phương pháp cổ truyền, giáo viên lên lớp truyền đạt thông tin có sẵn trong sách giáo khoa (SGK) không sáng tạo và chủ yếu khai thác bài bằng hệ thống câu hỏi có sẵn trong sách giáo khoa và luyện đọc. Phần cảm thụ văn học không đề cập tới hoặc chỉ là sơ sài. Giáo viên và học sinh phụ thuộc vào tài liệu như : Sách bài soạn, để học tốt Tiếng Việt, góp phần phát triển năng lực cảm thụ. Qua dự giờ tôi thấy học sinh phải chấp nhận giá trị đã có mà chưa độc lập, sáng tạo trong suy nghĩ, đặc biệt phần cảm thụ văn học. 5 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đỗ Thị Hằng Hạn chế của việc dạy học môn tập đọc theo tôi thường gặp ở giáo viên là : - Kiến thức bó gọn trong bài. - Học sinh không được chuẩn bị đúng mức để hoạt động độc lập, sáng tạo, luôn lệ thuộc vào thầy cô. - Học sinh học tập thường ít hứng thú, không bộc lộ và phát triển năng lực cá nhân. - Giáo viên làm việc máy móc, không năng động, sáng tạo. Chính vì vậy mà các em không cảm nhận được những câu thơ, câu văn, đoạn thơ, đoạn văn, bài thơ, bài văn hay. Nếu trong các giờ tập đọc, giáo viên chú ý hướng dẫn cảm thụ văn học cho các em thì sẽ phát huy được tính sáng tạo, kích thích niềm say mê học môn Tiếng Việt đạt kết quả cao hơn. Ví dụ bài : “Việt Nam thân yêu”, giáo viên đưa ra đoạn thơ : “Đất nghèo nuôi những anh hùng Chìm trong máu chảy lại vùng đứng lên. Đạp quân thù xuống đất đen Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”. Nếu đặt câu hỏi : Khổ thơ trên gợi cho em cảm xúc gì về truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta ? Thay cho câu hỏi trong SGK “Đất nghèo như xưa”. Cho biết nhân dân ta có truyền thống tốt đẹp gì ? Giáo viên gợi ý để học sinh cảm thụ những nét chính là : Đoạn thơ trên gợi cho em cảm xúc tự hào về truyền thống của nhân dân ta bất khuất, anh dũng trước mọi kẻ thù xâm lược, đồng thời là giàu lòng nhân ái. Họ không sợ nguy hiểm dù có phải đầu rơi, máu chảy “Chìm trong máu chảy lại vùng đứng lên”, kẻ thù dù có hung bạo đến đâu nhân dân ta cũng có quyền đánh bại chúng “Đạp quân thù xuống đất đen”, khi đã đánh bại bọn xâm lược, 6 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đỗ Thị Hằng nhân dân ta lại lao động, xây dựng đất nước, mong muốn sống hoà bình, hữu nghị với các nước khác “Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”. Hoặc bài : “Mẹ vắng nhà ngày bão”, giáo viên chỉ cần nêu đoạn thơ : “Thế rồi cơn bão qua Bầu trời xanh trở lại Sáng ấm cả gian nhà”. Và đặt câu hỏi : Đoạn thơ có hình ảnh nào đẹp, hình ảnh đó giúp em cảm nhận điều gì ? Các em sẽ tự suy nghĩ và phát huy năng lực văn của mình để cảm thụ. Ví dụ : Sau những ngày mưa bão, có nắng mới làm cho cảnh vật tươi sáng và ấm áp, thời tiết đẹp trở lại. “Mẹ về như nắng mới Sáng ấm cả gian nhà”. Cho thấy nỗi vui mừng khôn xiết của bố, con khi mẹ về sau những ngày trông đợi. Mẹ như ‘nắng mới” làm cho gian nhà ẩm ướt sau cơn bão như sáng ấm lên, “nắng mới” cũng la hình ảnh trở về của người mẹ đã xua đi sự trống trải, sự mong mỏi và gia đình lại đoàn tụ vui vẻ. 3- Các biện pháp đề xuất : Để giúp học sinh phát triển năng lực cảm thụ văn học một cách độc lập, sáng tạo, tôi mạnh dạn đưa ra một số đề xuất nhỏ. 3.1- Về nội dung : - Giáo viên có thể soạn ra các bài tập từ dễ đến khó, chứ không phụ thuộc vào SGK có sẵn và sử dụng những nội dung để cho các em cảm thụ. Không dùng ô hệ thống câu hỏi SGK mà tìm tòi, đề xuất những câu hỏi phát vấn học sinh phù hợp nội dung từng vấn đề cảm thụ văn học. Có như vậy mới phù hợp với đối tượng học sinh, kích thích được sự hứng thú, say mê sáng tạo khi viết văn một cách chủ động và phát triển năng lực cá nhân của từng học sinh. Ngoài môn tập đọc, tận dụng tối đa nội dung các môn học khác để có cơ hội là triển khai ngay vấn đề “cảm thụ văn học”. 3.2- Về phương pháp : 7 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đỗ Thị Hằng - Trước hết giáo viên cần tổ chức cho học sinh học tập theo phương pháp tích cực “dạy học hướng vào người học” thông qua các hình thức học tập : Học cá nhân, học theo nhóm, trò chơi học tập v.v Giáo viên là người hướng dẫn, tổ chức hoạt động học sinh, với học sinh tự huy động vốn hiểu biết của bản thân để tự chiếm lĩnh tri thức mới rồi dùng các tri thức đó vào trong thực hành. - Trong các tiết bồi dưỡng Tiếng Việt, giáo viên cần đưa ra nhiều yêu cầu cảm thụ khác nhau, nhằm củng cố, bổ sung kiến thức, bồi dưỡng trong từng bài tập đọc cụ thể. Ví dụ : Nêu ý nghĩa của đoạn bài hoặc dạng bài chỉ ra hình ảnh đẹp, dạng bài phát hiện ra các biện pháp tu từ, dạng bài phát hiện từ đắt, dạng bài phát hiện ra từ tượng thanh, tượng hình. - Giáo viên cần giành nhiều thời gian chấm, chữa bài của học sinh để kịp thời động viên và phát hiện các thiếu sót của học sinh. Có kế hoạch và biện pháp giúp đỡ học sinh sửa chữa thiếu sót của mình. Trong quá trình dạy học, theo tôi : Cảm thụ văn học chính là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm, đoạn văn, đoạn thơ thậm chí một từ ngữ có giá trị trong câu văn, câu thơ. Như vậy cảm thụ văn học có nghĩa là khi đọc (nghe) một câu truyện, một bài thơ ta không những hiểu mà còn phải xúc cảm, tưởng tượng và thật gần gũi “nhập thân” với những gì đã đọc. Cho nên trong quá trình dạy học môn tập đọc giáo viên phải căn cứ vào chương trình, vào từng loại bài, vào điều kiện thực tế của nhà trường để dạy tốt phân môn tập đọc, đồng thời chú ý rèn luyện cho học sinh những kỹ năng cảm thụ văn học ở phương diện lý thuyết (như trên đã nêu) và đặc biệt kỹ năng vận dụng thực hành (luyện các dạng bài tập) phù hợp với mục đích yêu cầu của tiết dạy. Thời gian dạy thêm, dạy bồi dưỡng là cơ hội tốt nhất để giáo viên hướng dẫn những kỹ năng này cho học sinh. Cảm thụ văn học diễn ra ở các em không hoàn toàn giống nhau do nhiều yếu tố quyết định như : Vốn sống và hiểu biết, năng lực và trình độ kiến thức, tình cảm và thái độ khi tiếp xúc với văn học , ngay cả ở một người, sự cảm thụ văn học của một bài văn, bài thơ, trong những thời điểm khác nhau cũng có nhiều biến đổi, do đó trên từng đối tượng mà ra những dạng bài cảm thụ từ dễ đến khó, yêu cầu tất cả học sinh phải tham gia làm bài, nhưng cách chấm, chữa, nhận xét khác nhau. Học sinh khá - giỏi : Chấm cả bài, học sinh trung bình : Rèn viết đoạn, học sinh yếu : Rèn viết câu. Mức độ nâng dần trong hai kỳ của năm học, yêu cầu học sinh cố gắng học tập tốt các yêu cầu về rèn luyện cảm thụ văn học. - Gợi ý cho học sinh tiếp xúc câu văn gây nhiều ham thích. - Lập sổ tay khi tích luỹ về thực tế cuộc sống, về văn học. 8 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đỗ Thị Hằng - Bước đầu nắm vững kiến thức cơ bản về tiếng Việt. - Rèn luyện kỹ năng viết một số câu, đoạn văn về cảm thụ văn học. Đối với các dạng bài nói chung, giáo viên nên sử dụng các phương pháp : Phương pháp quan sát, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp giảng giải, phương pháp ôn luyện, học cá nhân, học nhóm, học cả lớp, trò chơi học tập Trong quá trình giảng dạy ở các tiết tập đọc, tiết tự học, tiết Tiếng Việt, chọn ở bất kỳ dạng bài tập nào cũng cần kết hợp nhiều phương pháp để hướng dẫn các em thực hiện bài tập về cảm thụ văn học và yêu cầu các em phải thực hiện tốt các thao tác cơ bản sau : - Đọc kỹ đề bài, nắm chắc yêu cầu của bài tập (Phải trả lời được điều cần nêu bật được điều gì ?). - Đọc và tìm hiểu về câu thơ, câu văn hay đoạn trích được nêu trong bài. - Hình thành được những thói quen trước khi bước vào thực hiện bài tập các em phải thực hiện tốt các thao tác trên, có như vậy chất lượng cảm thụ mới đạt được kết quả cao. Có 4 dạng bài tập cảm thụ văn học với từng loại bài mà giáo viên vận dụng các phương pháp, hình thức dạy học khác nhau. a- Với dạng bài tìm hiểu tác dụng của cách dùng từ, đặt câu sinh động : Ở bài tập này, chúng ta nên vận dụng các phương pháp và hình thức học tập như sau : Phương pháp quan sát, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp giảng giải, phương pháp luyện tập, học cá nhân, học cả lớp. Các bước tiến hành : - Bước 1 : Cho các em thực hiện các thao tác cơ bản như trên. - Bước 2 : Hướng dẫn các em mang tính gợi mở, sáng tạo để các em cảm thụ. - Bước 3 : Học sinh thực hiện bài tập cảm thụ. - Bước 4 : Cho học sinh nêu (cá nhân, nhóm) kết quả cảm thụ để cùng nhau tham khảo góp ý rút kinh nghiệm. Ví dụ : Khi cho các em cảm thụ đoạn thơ : “Quýt nhà ai chín đỏ cây 9 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đỗ Thị Hằng Hỡi em đi học hây hây má tròn. Trường em mấy tổ trong thôn Ríu ra ríu rít chim non đầu mùa”. (Tố Hữu) Với yêu cầu của đề tài : Đoạn thơ trên có từ nào là từ láy ? Hãy nêu rõ tác dụng gợi tả của mỗi từ láy ? Với dạng bài tập này trước tiên cho các em thực hiện các thao tác cơ bản như trên, sau đó hướng dẫn các em mang tính gợi mở, sáng tạo để các em cảm thụ : - Tác giả đã dùng những từ láy nào để gợi tả vẻ đẹp của em bé, của tiếng chim, tiếng cười ? (Từ láy “hây hây má tròn”, “ríu ra ríu rít”). - Từ láy “hây hây má tròn” gợi tả vẻ đẹp của em bé như thế nào ? (Màu da đỏ phơn phớt trên má tươi tắn và đầy sức sống ). - Còn từ láy “ríu ra ríu rít” gợi tả tiếng chim kêu, tiếng cười nói như thế nào ? (Tiếng chim kêu hay, tiếng cười nói trong và cao vang lên liên tiếp và vui vẻ). Sau khi các em cảm thụ xong, để cho các em trình bày cảm thụ của mình để mọi người tham khảo góp ý rút kinh nghiệm. Thông qua bài tập cảm thụ, tôi nhận thấy rằng các em rất hứng thú học tập. Các em đã nắm bắt được tác dụng gợi tả của từ láy trong văn cảnh. b- Với dạng bài phát hiện những hình ảnh chi tiết có giá trị gợi tả : Ở dạng bài tập này, giáo viên cũng cho học sinh thực hiện các thao tác cơ bản tương tự như dạng bài tập trên và cũng sử dụng các phương pháp đó. Ví dụ : Khi các em cảm thụ đoạn thơ : “Lời ru có gió mùa thu Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về. Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. 10 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đỗ Thị Hằng [...]... năm giảng dạy lớp 4, 5, tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân tôi khi lựa chọn các dạng bài tập về cảm thụ văn học để bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt - Cho học sinh hiểu rõ thế nào là cảm thụ văn học và nắm vững các yêu cầu rèn luyện về cảm thụ văn học (Qua 4 dạng bài cụ thể) - Đổi mới phương pháp soạn giảng - Đọc nghiên cứu các tài liệu tham khảo về môn Tiếng Việt, nhất là các tài liệu... KHOA HỌC Đỗ Thị Hằng 12 Trong quá trình lựa chọn các dạng bài tập về cảm thụ văn học để giảng dạy cho học sinh lớp 4, tôi thấy các nhà nghiên cứu đã đưa ra các dạng bài tập rất phù hợp với trình độ của học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 4 nói riêng Thông qua các bài tập cảm thụ các em được mở mang tri thức, phong phú về tâm hồn, các em có hứng thú khi viết văn Sau đây tôi xin nêu một số dạng bài. .. khảo về năng lực cảm thụ văn học cho học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 4 nói riêng - Trong các tiết tập đọc, ngoài khai thác các câu hỏi trong sách giáo khoa, sách bài soạn, sách tham khảo giáo viên, tôi còn lựa chọn các dạng bài tập để các em cảm thụ Có bài thì nên cho các em nêu ý nghĩa của đoạn, của bài, nhưng có bài lại cho các em chỉ ra hình ảnh đẹp và đánh giá, có bài lại cho các em... đời” 4- Ý kiến đề xuất : Hiện nay, việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt ở các nhà trường Tiểu học, nhất là về phần cảm thụ văn học còn gặp nhiều khó khăn, để giúp các Nhà trường trong lĩnh vực này đề nghị lãnh đạo Ngành giáo dục, các cấp cần xem xét những vấn đề sau : - Có cơ chế thích hợp tạo điều kiện vật chất, tinh thần để học sinh tự do lựa chọn môn học, yêu thích môn văn học vì môn văn học. .. môn văn học vì môn văn học là môn quan trọng - Tài liệu sách tham khảo để giáo viên dạy học - Mở các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt để giáo viên học tập rút kinh nghiệm về nội dung và phương pháp giảng dạy ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 16 Đỗ Thị Hằng KẾT LUẬN Công việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho các em học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 4 nói riêng là một việc hết... quả đòi hỏi người giáo viên luôn tự học tập, tích luỹ vốn kiến thức cho bản thân Đồng thời phải học hỏi để rút ra được kinh nghiệm giảng dạy tốt nhất và phải biết lựa chọn các dạng bài tập để bồi dưỡng cảm thụ văn học cho các em Bởi môn Tiếng Việt không có quy tắc, công thức như môn Toán Một bài văn hay là kết quả phối hợp nhuần nhuyễn tất cả các phân môn Tiếng Việt cộng với vốn sống và con mắt quan... phát hiện các biện pháp tu từ như : So sánh, nhân hoá, điệp ngữ, đảo ngữ Cũng có bài lại cho các em phát hiện ra từ đắt, từ tượng thanh, tượng hình, đặt câu sinh động, đọc diễn cảm có sáng tạo, có bài lại cho các em cảm thụ văn học qua một đoạn văn, đoạn thơ hay một bài văn, bài thơ - Trong các buổi bồi dưỡng học sinh giỏi tôi phải lựa chọn kỹ hệ thống bài tập sao cho phù hợp với đối tượng học sinh, phù... hợp với năng lực cảm thụ của các em Trong các buổi tập đọc hay bồi dưỡng nên tạo cho các em phát huy tính độc lập, sáng tạo của bản thân từng học sinh để các em cảm thụ chứ không áp đặt những kiến thức sẵn có ở bất kỳ tình huống nào, nếu có chỉ là hình thức gợi ý - Thường xuyên chấm, chữa bài cho các em để kịp thời động viên và phát hiện các thiếu sót, từ đó có biện pháp giúp học sinh sửa chữa thiếu... hoạch bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh một cách có hệ thống, phù hợp với lịch dạy của Nhà trường, phù hợp với phân phối chương trình hiện hành ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 17 Đỗ Thị Hằng TÀI LIỆU THAM KHẢO 1- Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 đến 5 (Nhà xuất bản giáo dục - 1999) 2- Góp phần phát triển năng lực cảm thụ văn lớp 2, 3, 4, 5 (Nhà xuất bản giáo dục) 3- Vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học. .. cường trước mọi thử thách của thời gian d- Dạng bài tập cảm thụ văn học qua một đoạn văn (thơ) : Ví dụ : Khi cho học sinh cảm thụ đoạn thơ : “Sông La ơi sông La Trong veo như ánh mắt Bờ tre xanh in mát Mươn mướt đôi hàng mi” Yêu cầu của bài : “Đoạn thơ trên giúp em cảm nhận vẻ đẹp của dòng sông La như thế nào ? Hướng dẫn cho các em cảm thụ : Đoạn thơ giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp thật quyến rũ của dòng . tìm hiểu thực trạng việc dạy học cảm thụ văn học tôi chọn đề tài : Lựa chọn các dạng bài tập về cảm thụ văn học để bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt lớp 4 . Đây là vấn đề mà tôi thấy. ở lớp mà kể cả những buổi bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt chúng ta phải đưa ra các bài tập về cảm thụ văn học, vì đây cũng là một loại bài tập để đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt. Để. dạy lớp 4, 5, tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân tôi khi lựa chọn các dạng bài tập về cảm thụ văn học để bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt. - Cho học sinh hiểu rõ thế nào là cảm

Ngày đăng: 03/12/2014, 19:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan