1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tổng hợp một số đề thi học sinh giỏi môn văn học 11 của một số trường trên toàn quốc CÓ ĐÁP ÁN

58 6,7K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 2,32 MB

Nội dung

Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 11 của một số trường trên toàn quốc Trường THPT Chuyên Bắc Ninh – Tỉnh Bắc Ninh ĐỀ ĐỀ NGHỊ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÙNG DUYÊN HẢI ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN THỨ V Môn : NGỮ VĂN; Khối 11 Thời gian làm bài : 180 phút, không kể thời gian phát đề Câu 1 (8 điểm). Cá chép con và cua Cá chép con dạo chơi trong hồ nước. Lúc đi ngang nhà cua, thấy cua đang nằm, vẻ mặt rất đau đớn, cá chép con bèn bơi lại gần và hỏi: - Bạn cua ơi, bạn làm sao thế? Cua trả lời: - Tớ đang lột xác bạn à.. - Ôi, chắc là bạn đau lắm. Nhưng tại sao bạn lại phải làm như thế ? - Họ hàng nhà tớ ai cũng phải lột xác thì mới lớn lên và trưởng thành được, dù rất đau đớn cá chép con ạ. - À, bây giờ thì tớ đã hiểu. (Những mẩu chuyện thiếu nhi chọn lọc – NXB Kim Đồng, 2009) Anh (chị) có suy nghĩ gì sau khi đọc câu chuyện trên ? Câu 2 (12 điểm). Nhận xét về vai trò của chi tiết nghệ thuật trong truyện, có ý kiến cho rằng: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên? Hãy chọn hai chi tiết đặc sắc trong hai tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân và “Chí Phèo” của Nam Cao để làm sáng tỏ nhận định trên. www.nbkqna.edu.vn 1 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 11 của một số trường trên toàn quốc ĐÁN ÁN Câu 1 ( 8 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng: Nắm vững kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội. Vận dụng nhuần nhuyễn các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận… Diễn đạt trong sáng, bố cục rõ ràng, không mắc lỗi chính tả. II. Yêu cầu về nội dung: Bài viết cần làm sáng tỏ những ý sau: 1. Phân tích khái quát câu chuyện: - Câu chuyện nhấn mạnh đến cách thức mà cua con “lớn lên và trưởng thành” – đó là “lột xác”. “Lột xác” là trút bỏ lớp vỏ cũ, hình thành và phát triển một lớp vỏ hoàn toàn mới, vừa vặn hơn với cơ thể. Mỗi lần lột xác là loài cua lại lớn hơn. Song quá trình “lột xác” lại rất đau đớn và thường gặp nguy hiểm nữa. Tuy nhiên, loài cua không thể lớn lên mà không lột xác. - Điều quan trọng là cách chấp nhận rất tự nhiên của cua con với quá trình lột xác của họ hàng nhà mình, coi như đó là cách duy nhất để lớn lên và trưởng thành. 2. Bình luận: - Câu chuyện đã gợi cho ta bài học nhân sinh sâu sắc về quá trình lớn lên và trưởng thành của muôn loài và con người: muốn lớn lên và trưởng thành, muốn đạt đến thành công thì tất cả muôn loài và con người cần phải trải qua chông gai thử thách, qua những quá trình lột xác đau đớn. - Cuộc đời con người là một hành trình dài, trong đó có những dấu mốc thành công không thể phai mờ, nó đánh dấu sự trưởng thành của mỗi chúng ta trên đường đời. Nhưng để đi đến những thành công ấy, con người đã phải qua quá trình “lột xác” đau đớn. Quá trình này là tự thân, không ai thay thế được chính bản thân ta. Do đó, để “lớn lên và trưởng thành”, con người phải tự thân vận động vượt qua khó khăn, thử thách, chông gai cũng như loài cua, cua con cũng phải tự lột xác mới lớn lên được. - Thái độ chấp nhận thử thách, khó khăn như một điều tất yếu trong cuộc sống là thái độ cần thiết để con người có thể “lớn lên và trưởng thành” và đạt tới thành công. Vượt qua thử thách cũng là một cách để thể hiện bản lĩnh, ý chí, nghị lực sống của con người, khẳng định ý nghĩa sự sống của mỗi con người. - Từ quá trình “lột xác” của cua con, câu chuyện cũng đưa ra một quy luật của sự sống: sự sống là một sự phát triển liên tục mà ở đó cái mới thay thế cái cũ là điều tất yếu. Con người cần nhận thức được quy luật của sự phát triển ấy để thích ứng và làm chủ bản thân trong những thử thách và chông gai trên đường đời. Mỗi cá nhân đều cần lột xác để trưởng thành, từ đó thúc đẩy sự phát triển đi lên của xã hội. www.nbkqna.edu.vn 2 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 11 của một số trường trên toàn quốc *(Lưu ý: Mỗi luận điểm trên đều có phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ. Dẫn chứng phải tiêu biểu, toàn diện, xác đáng) 3. Mở rộng vấn đề: - Phê phán lối sống nhu nhược, sợ hãi, không dám đương đầu với thử thách và chông gai, giam mình trong vỏ ốc, cả đời không đạt đến thành công. - Phê phán lối sống ỷ lại, không tự thân vận động, ngại thay đổi, phụ thuộc vào người khác. 4.Bài học rút ra: - Con người cần biết dũng cảm đương đầu với khó khăn, trong phong ba bão táp, con người sẽ trưởng thành rất nhanh chóng và đạt đến những thành công trên đường đời. III. Cách chấm điểm: - Điểm 7-8: Bài viết đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Hành văn có cảm xúc, lập luận thuyết phục. - Điểm 5-6: Bài viết đáp ứng được những ý cơ bản, hầu như không mắc lỗi về kĩ năng và diễn đạt. - Điểm 3-4: Bài viết chỉ trình bày được một nửa yêu cầu về kiến thức, còn mắc lỗi về kĩ năng và diễn đạt. - Điểm 1-2: Bài viết chưa hiểu rõ về vấn đề hoặc không biết cách lập luận, mắc lỗi nhiều về kĩ năng và diễn đạt. - Điểm 0: Bài viết lạc đề hoàn toàn hoặc học sinh không viết bài. Câu 2 (12 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng: Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học dạng lí luận văn học, vận dụng nhuần nhuyễn các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh.... Diễn đạt trong sáng, bố cục mạch lạc, rõ ràng. Không mắc lỗi chính tả. II. Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày nhiều cách sáng tạo song cần đảm bảo được những ý cơ bản sau: 1. Giải thích - “Chi tiết” là gì? – Ở đây không phải muốn nói đến những chi tiết thông thường cấu thành cốt truyện mà muốn nói đến những chi tiết nghệ thuật - là các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng (Từ điển thuật ngữ văn học). - Vì sao “chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”? (Vai trò của chi tiết đối với tác phẩm văn học và thể hiện tài năng của nhà văn). www.nbkqna.edu.vn 3 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 11 của một số trường trên toàn quốc Chi tiết nghệ thuật tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tác phẩm. Chi tiết có khả năng thể hiện, giải thích, làm minh xác cấu tứ nghệ thuật của nhà văn, trở thành tiêu điểm, điểm hội tụ của tư tưởng tác giả trong tác phẩm. Chi tiết nghệ thuật gắn với quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người, với truyền thống văn hóa nghệ thuật nhất định. -> Do đó, “chi tiết nhỏ” có khả năng tạo nên “nhà văn lớn”. 2. Phân tích và chứng minh a. Khái quát: - Tác giả, tác phẩm: tác giả Nam Cao và tác phẩm “Chí Phèo”, tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm “Chữ người tử tù”. - Chọn chi tiết đặc sắc trong mỗi tác phẩm: có thể chọn các chi tiết trong “Chí Phèo”: chi tiết tiếng chửi của Chí Phèo ở đầu truyện, chi tiết Chí Phèo tỉnh rượu sau cuộc gặp gỡ với Thị Nở ở bờ sông, chi tiết bát cháo hành của Thị Nở, chi tiết Chí Phèo ôm mặt khóc rưng rức khi bị thị Nở từ chối… Với “Chữ người tử tù” có thể chọn chi tiết cảnh cho chữ cuối tác phẩm… - Đánh giá được vị trí quan trọng của các chi tiết trong tác phẩm và trong việc thể hiện tài năng của nhà văn. b. Cảm nhận, phân tích cụ thể các chi tiết: - HS chọn và phân tích hai trong số những chi tiết đặc sắc thuộc hai tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân và “Chí Phèo” của Nam Cao. Bám sát vai trò và ý nghĩa của chi tiết đối với tác phẩm văn học và nhà văn, đồng thời làm rõ ý nghĩa, vai trò của chi tiết với tác phẩm cụ thể. - Trong quá trình phân tích cần đối sánh để làm nổi bật ý nghĩa của từng chi tiết đã chọn. 3. Bình luận, đánh giá - Hai chi tiết đều là những chi tiết nghệ thuật đặc sắc, góp phần không nhỏ tạo nên thành công cho tác phẩm và nhà văn, thể hiện khả năng khái quát hiện thực và sáng tạo nghệ thuật của hai nhà văn. - Quá trình lao động nghệ thuật của nhà văn là quá trình lao động công phu, chắt lọc từng chi tiết nhỏ trong đời sống để tạo nên những chi tiết nghệ thuật sáng giá. Bởi vậy, nhận định trên hoàn toàn đúng đắn. III. Cách chấm điểm: - Điểm 10-12: Bài viết đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Hành văn có cảm xúc, lập luận rõ ràng, dẫn chứng thuyết phục… www.nbkqna.edu.vn 4 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 11 của một số trường trên toàn quốc - Điểm 7-9: Bài viết đáp ứng được những ý cơ bản, hầu như không mắc lỗi về kĩ năng và diễn đạt. - Điểm 4-6: Bài viết chỉ trình bày được một nửa yêu cầu về kiến thức, còn mắc lỗi về kĩ năng và diễn đạt. - Điểm 1-3: Bài viết chưa hiểu rõ về vấn đề, chủ yếu kể lể lại các tình tiết. Diễn đạt và kĩ năng viết văn nghị luận yếu. - Điểm 0: Bài viết lạc đề hoàn toàn hoặc học sinh không viết bài. * Lưu ý: 1. Tôn trọng những bài viết sáng tạo mà vẫn đảm bảo yêu cầu cơ bản của hướng dẫn chấm. 2. Tuyệt đối không được đếm ý cho điểm mà phải chú ý đúng mức tới kĩ năng làm bài, khả năng diễn đạt của học sinh.. 3. Điểm toàn bài là tổng điểm của hai câu và cho điểm lẻ tới 0,5. ------------------------------- Hết --------------------------------- www.nbkqna.edu.vn 5 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 11 của một số trường trên toàn quốc SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG KHU VỰC DH&ĐBBB (Đề thi gồm có 01 trang) NĂM HỌC 2012-2013 MÔN: VĂN - LỚP 11 ĐỀ THI ĐỀ XUẤT Thời gian làm bài: 180 phút Câu 1 (8 điểm): Suy nghĩ về câu nói sau: Đường đời không chỉ có một lối đi Câu 2 (12 điểm): Mỗi nghệ sĩ có thể đến với văn chương và cuộc đời bằng con đường riêng của mình. Nhưng… tư duy nghệ thuật dù có đổi mới đến đâu đi nữa thì cũng không thể vượt ra ngoài các quy luật của chân thiện mĩ, quy luật nhân bản. Nhà văn chân chính có sứ mệnh khơi nguồn cho dòng sông văn học đổ ra đại dương nhân bản mênh mông. (Lã Nguyên, Nguyễn Minh Châu và những trăn trở trong đổi mới tư duy nghệ thuật/ Nguyễn Minh Châu – về tác gia và tác phẩm; NXB GD; Hà Nội; 2007; trang 395) Anh (chị) hiểu nhận định trên như thế nào? Làm sáng tỏ qua truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam và “Chí Phèo” của Nam Cao. …………………………………Hết………………………………… Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:…………………….. Số báo danh:…………Trường:…………… Chữ kí của giám thị 1:………………. Chữ kí của giám thị 2:…………………….. www.nbkqna.edu.vn 6 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 11 của một số trường trên toàn quốc SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI (Hướng dẫn chấm gồm có 04 trang) KHU VỰC DH&ĐBBB HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ XUẤT NĂM HỌC 2012-2013 MÔN: VĂN - LỚP 11 Thời gian làm bài: 180 phút Câu 1 (8 điểm): Đường đời không chỉ có một lối đi 1. Giải thích (2.0 điểm) - Lời khẳng định ở chỗ: không chỉ có một lối đi; đã nhấn mạnh: có nhiều lối đi trên đường đời – con đường cuộc đời mỗi người. Cuộc đời nhiều ngã rẽ, nhiều nẻo đường; mỗi con đường dẫn đến những mục tiêu khác nhau. Có con đường thẳng, phẳng phiu, có con đường chông gai, gồ ghề, trắc trở, gập ghềnh; có nhiều ngả đường dẫn đến đích; vấn đề lối đi nào ngắn nhất, thông minh nhất, đạt mục tiêu sớm nhất thì còn tùy thuộc vào sự lựa chọn của mỗi người. - Câu nói đặt ra vấn đề lựa chọn đường đi trên đường đời của con người. 2. Bình luận (5.0 điểm) - Đây là vấn đề rất quan trọng đặt ra với mỗi người, nhất là những người sắp bước vào đời, đang lựa chọn đường đi cho cuộc đời mình. Tại sao trên đường đời lại có nhiều lối đi? Bởi con đường là do con người tạo ra, người ta đi mãi thành đường. Con đường kết nối những điểm trong không gian, cũng là cái đích cần tới của con người. Tạo ra nhiều con đường cũng tức là tạo ra nhiều cách đi đến đích, tạo ra nhiều sự lựa chọn cho con người. Ví dụ để lập nghiệp lập thân với thanh niên có nhiều con đường: Ngày xưa để lập nghiệp người con trai có thể trên con đường lập đức hành đạo, lập công, hay con đường lập ngôn. Có người lựa chọn con đường công danh, người chọn con đường văn chương nghệ thuật, con đường võ nghệ... Thời đại cách mạng cũng mở ra nhiều con đường với người thanh niên Việt Nam thế kỉ 20. Có người lựa chọn đúng đắn con đường của mình; nhưng không ít người lầm đường lạc lối. Lựa chọn con đường sáng – www.nbkqna.edu.vn 7 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 11 của một số trường trên toàn quốc tối, đen – trắng, phải – trái là cả vấn đề nhân cách và ý chí của con người. Ngày nay cũng vậy, có nhiều con đường: học tập thành danh, lao động sản xuất, kinh doanh công nghệ, văn nghệ thể thao… và trên con đường nào cũng có người thành danh nổi tiếng. - Nhưng lưạ chọn con đường đi nào tùy thuộc vào mỗi người: mục tiêu, ước mơ, khát vọng, ham muốn, hay bản lĩnh, ý chí của con người. Có người chọn đường đi trên đường đời đúng đắn, đi đến đích nhanh chóng dễ dàng? Có người lựa chọn sai con đường của mình dẫn đến những sai lầm đổ vỡ? - Vấn đề đặt ra: có nhiều con đường đi trên đường đời đến đích, vậy nên con người không nên bi quan chán nản mỗi khi vấp ngã trên đường đời. Có những lúc băn khoăn, chao đảo, đứng ở ngã ba cuộc đời nhiều lối rẽ, không biết đi con đường nào. Lúc ấy hãy tỉnh táo nhận ra con đường đi của riêng mình và quyết tâm dấn bước, đó là điều tiên quyết để lập thân lập nghiệp với mỗi người, nhất là người thanh niên. Và phải chọn được con đường của riêng mình, không nên dẫm lên vết chân người đi trước. - Phê phán những người hèn yếu, không biết chọn đường đi trên đường đời, hoặc chọn con đường sai lầm hại dân hại nước, hại nhà hại mình; hoặc bỏ cuộc, đầu hàng số phận. 3. Bài học và liên hệ (1.0 điểm) - Nhận thức được những ngã rẽ cuộc đời, con đường đúng đắn để đi. - Quyết tâm thực hiện con đường mình đã lựa chọn, không bỏ dở con đường; có nghị lực bản lĩnh vượt qua mọi trở ngại trên đường đời nhiều chông gai trắc trở; biết chống lại những cám dỗ trên đường đời, biết tránh những xấu xa trên con đường để đi đến đích. Câu 2 (12 điểm): 1. Giải thích: (4.5 điểm) a. Mỗi nghệ sĩ… riêng mình (1.5 điểm) Câu nói đề cập đến cách tiếp cận, cắt nghĩa, lí giải đời sống bằng văn chương của mỗi người nghệ sĩ: mỗi người có con đường của riêng mình. Vì sao? www.nbkqna.edu.vn 8 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 11 của một số trường trên toàn quốc + Vì đời sống là đối tượng khám phá của NT, của văn chương. Cuộc đời là nơi xuất phát của văn học. + Đứng trước HT cuộc sống phong phú, mỗi nhà nghệ sĩ có những cảm xúc, suy ngẫm, lí giải khác nhau, lựa chọn những mảng đề tài khác nhau, cách xử lí đề tài khác nhau để đặt ra những vấn đề khác nhau. Và đó là con đường riêng họ tạo ra cho mình. Đó cũng là yêu cầu xuất phát từ đặc trưng của VHNT: lĩnh vực của sự sáng tạo. Đó cũng là lương tâm, là trách nhiệm của mỗi người nghệ sĩ. Nam Cao tâm niệm: “Văn chương không cần những người thợ khéo tay…”. Nếu không tạo ra con đường riêng của mình thì sao? Tác phẩm của họ sẽ trở thành sự sao chép, sẽ chết, sẽ dẫm lên vết chân của người đi trước. Nghĩa là nó sẽ chẳng mang đến chút gì mới lạ cho văn chương. Tác dụng: Tạo ra con đường riêng của mình người nghệ sĩ sẽ tạo ra sự đa dạng trong sáng tạo nghệ thuật, khẳng định sức sống của mỗi tác phẩm, vị trí, phong cách của nhà văn, cái lí để nhà văn đứng được với cuộc đời. Có thể lấy ví dụ: Cùng một đề tài, cách xử lí khác nhau ở các nhà văn. b. Tư duy NT…. quy luật chân thiện mĩ, quy luật nhân bản (1.5 điểm) Đây là vấn đề đổi mới tư duy nghệ thuật – một vấn đề đặt ra như một nhu cầu bức thiết, sống còn của nghệ thuật. Nhà văn luôn phải tự làm mới mình góp phần đổi mới nghệ thuật. Đổi mới cái gì? Đổi mới đề tài, chủ đề, cảm hứng, văn phong… Quan trọng là đổi mới tư duy, cách nhìn nhận của nhà văn trước cuộc đời. Nhưng mọi sự đổi mới đều không vượt ra ngoài quy luật chân, thiện, mĩ. Cái chân, cái thiện, cái mĩ, cái nhân bản vẫn là cái đích hướng đến của mọi khám phá, sáng tạo nghệ thuật. Quy luật chân thiện mĩ, nhân bản giống như sợi dây neo giữ, là giới hạn mà bán kính sáng tạo nhà văn quay chiều nào cũng không thể vượt qua. Nói cách khác, nó cũng là một tâm điểm của mọi khám phá sáng tạo nghệ thuật. Văn học sở dĩ là nhu cầu, là món ăn tinh thần không thể thiếu của con người, vì nó là lĩnh vực đáp ứng nhu cầu sống của con người. Văn học có nhiều chức năng (nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ, dự báo, giải trí…); có nhiều quan niệm cổ kim đông tây, nhưng điểm giao thoa gặp gỡ vẫn cứ là cái chân - thiện - mĩ, những vấn đề mang tính nhân bản nhân văn của đời sống con người. Cái chân, là muốn nói đến chức năng www.nbkqna.edu.vn 9 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 11 của một số trường trên toàn quốc nhận thức của văn học; văn học phải chân thực. Cái thiện là nói đến chức năng giáo dục, cảm hóa của văn học. Cái mĩ, là nói đến chức năng thẩm mĩ, chức năng cơ bản nhất, chất keo kết dính các chức năng khác. Khi đạt tới chân thiện mĩ là văn học đạt tới chiều sâu nhân bản, hướng về con người, vì con người. c. Sứ mệnh nhà văn chân chính… đại dương nhân bản mênh mông (1.5 điểm) Đây là vấn đề trăn trở của nhiều cây viết. Chữ dùng có thể khác nhau, nhưng thực chất vẫn là một. Thạch Lam, Nam Cao, Nguyễn Tuân và nhiều nhà văn khác có những phát biểu về vấn đề này. Đó là vấn đề cái tâm của người cầm bút. Ở đây người nói đặt vấn đề: “khơi nguồn dòng sông văn học đổ ra đại dương nhân bản mênh mông” – ý tưởng độc đáo. Mọi dòng sông đều đổ về biển rộng, cũng như mọi khám phá sáng tạo đều có đích hướng về, những vấn đề thuộc về con người, nhân sinh, nhân bản. Bởi lẽ, con người là một trung tâm khám phá của văn học nghệ thuật. Văn học có thể viết về mọi vấn đề của đời sống, mọi hình thức sáng tạo, nhưng đều hướng tới là để đặt ra và cắt nghĩa những vấn đề của nhân sinh. Văn học chân chính phải là thứ văn chương vị đời, nhà văn chân chính phải là nhà văn vì con người, tác phẩm mới đạt tới tầm nhân bản. 2. Chứng minh qua một vài tác phẩm (6.0 điểm) - Cách đến với cuộc sống của Thạch Lam qua truyện “Hai đứa trẻ”: Chuyện một phố huyện buồn, những đứa trẻ nghèo với tâm hồn nhân ái, giàu mơ ước. Qua đó nhà văn đặt ra nhiều vấn đề sâu sắc mang tính nhân văn, nhân bản: vấn đề khát vọng sống của con người; vấn đề quyền được sống của trẻ em; vấn đề số phận con người và khát vọng đổi thay cuộc sống… Tác phẩm lấp lánh tư tưởng nhân văn theo cách viết của Thạch Lam (3.0 điểm). - Cách đến với cuộc sống của Nam Cao qua truyện “Chí Phèo”: Chuyện về số phận bi thảm của người nông dân, về khát vọng lương thiện của con người – quỷ dữ. Dù đến muộn trên văn đàn, nhưng Nam Cao vẫn tạo được dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn đọc chính nhờ hướng khám phá và phát hiện đời sống của riêng mình. Chí Phèo sở dĩ trở nên bất hủ chính nhờ tài năng và tâm huyết cũng như phong cách của Nam Cao. www.nbkqna.edu.vn 10 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 11 của một số trường trên toàn quốc - Cả hai tác phẩm đều chạm tới vấn đề mang tính nhân văn, nhân bản: khám phá vẻ đẹp con người, chất người, tức là đạt tới chân thiện mĩ… Tuy nhiên mỗi tác giả trong mỗi tác phẩm lại có những khám phá nghệ thuật riêng, hướng đi riêng; làm nên giá trị riêng cho mỗi tác phẩm và khẳng định vị trí của mỗi nhà văn trong nền văn học (3.0 điểm). 3. Kết luận (1.5 điểm): khẳng định vai trò của hướng đi riêng trong khám phá sáng tạo; đặc biệt là cái đích muôn đời của văn chương. Trên đây chỉ là những gợi ý có tính chất định hướng. GV cần căn cứ trên bài viết cụ thể để chấm điểm cho sát hơn. Khuyến khích những bài viết sáng tạo. Người ra đề: Trần Thúy Hoàn, GV THPT Chuyên Bắc Giang www.nbkqna.edu.vn 11 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 11 của một số trường trên toàn quốc Sở giáo dục đào tạo Hà nam Trường thpt chuyên biên hoà đề thi chọn học sinh giỏi khối trường thpt chuyên Duyên hải bắc bộ Năm học 2012-2013 (đề giới thiệu) Người ra đề: Lê Thị Chung Môn ngữ văn: lớp 11 Thời gian làm bài: 180 phút Câu 1(8 điểm) Bàn luận về trình độ học vấn và cách ứng xử văn hoá của con người trong cuộc sống hôm nay. Câu 2 (12 điểm) Nghệ thuật miêu tả tâm lí con người là thước đo tài năng người nghệ sĩ. Hãy phân tích trong sự đối sánh nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ (Thạch Lam) và nhân vật văn sĩ Hộ trong Đời thừa (Nam Cao) để thấy được những nét riêng của mỗi nhà văn về vấn đề nói trên (theo Ngữ Văn 11, Nâng cao, tập 1) ---------------------Hết--------------------Sở giáo dục đào tạo Hà nam Trường thpt chuyên biên hoà (đề giới thiệu) Người ra đề: Lê Thị Chung hướng dẫn chấm đề thi chọn học sinh giỏi khối trường thpt chuyên Duyên hải bắc bộ Năm học 2012-2013 Môn ngữ văn: lớp 11 Câu 1 (8 điểm) Trên cơ sở hiểu đúng vấn đề về trình độ học vấn, ứng xử văn hóa của con người trong cuộc sống hiện đại hôm nay, biết cách tạo lập văn bản nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lí, học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách, song về cơ bản cần có những ý sau: 1. Dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận (0,5 điểm) 2. Giải thích (2,0 điểm) - Trình độ học vấn là vốn tri thức mỗi người tiếp thu được qua sách vở, mà thước đo là những tấm bằng tốt nghiệp, những chứng chỉ xác nhận học hàm, học vị. - ứng xử văn hoá là cách ứng xử đẹp, thể hiện ở lời nói, hành vi, cử chỉ trong cuộc sống hằng ngày. -> Hai khái niệm trên bề ngoài là độc lập nhưng thực chất lại có mối quan hệ mật thiết với nhau. 3. Bình luận ( 4,5 điểm) a. Người có trình độ học vấn thường có cách cư xử rất văn hoá. Vì kiến thức họ nhận được từ sách vở, về thực tế và cách ứng xử luôn hoà thấm trong nhau. Họ học cao, biết rộng, hiểu tâm lí con người nên làm chủ được phát ngôn hành động, cử chỉ của mình trong mọi tình huống. Họ biết tôn trọng mình, tôn trọng người khác. Trong mắt mọi người, họ luôn được mọi người yêu mến, nể trọng,..(Dẫn chúng thực tế minh hoạ…) b.Nhưng có một số người có trình độ học vấn nhưng chưa chắc đã có cách ứng xử văn hoá. Vì những người này thường không làm chủ được lới nói, hành vi của mình nhất là trong hoàn cảnh bất thường. Có thể học rộng, tài cao nhưng đôi lúc không ý thức được hành vi của mình là thiếu văn hoá, làm tổn hại đến danh dự, quyền lợi của người khác hay suy nghĩ lệch lạc để biện hộ cho việc khẳng định bản thân trước đám đông, hoặc do tâm lí đố kị, thù hằn ai đó ăn sâu vào tiềm thức nên www.nbkqna.edu.vn 12 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 11 của một số trường trên toàn quốc muốn hạ thấp nhân phẩm, thậm chí lấy đi mạng sống của kẻ đối nghịch, … Cách ứng xử thiếu văn hoá là mầm mống của căn bệnh vô cảm đến lạnh lùng, tàn nhẫn trong xã hội cần được đấu tranh, lên án,…(Dẫn chứng thực tế minh hoạ) c. Trong xã hội, lại có người không có trình độ học vấn nhưng cách ứng xử vẫn có văn hoá. Đó là những người do điều kiện không thuận lợi nên không được học hành đến nơi đến chốn nhưng họ biết phân biệt rõ trắng - đen, phải - trái trong cuộc đời. Họ am hiểu tâm lý con người hướng tâm hồn mình và người khác đến chân trời của chuẩn mực đạo đức, của cái Đẹp. Họ có khả năng kiềm chế nóng giận, bức xúc trong hoàn cảnh bất thường. Họ có tấm lòng bao dung, nhân hậu, vị tha. Cuộc sống này có vô vàn những con người như thế, rất đáng để ta quý trọng và học tập,…(Dẫn chứng thực tế minh hoạ) 4. Bài học nhận thức và hành động (1,0 điểm) - Cần tiếp thu tri thức sách vở, trau dồi kĩ năng sống, kiên định theo lí tưởng sống cao đẹp. - Đấu tranh với những biểu hiện thiếu văn hoá trong cuộc sống hằng ngày. Câu 2 (12 điểm) Trên cơ sở hiểu đúng yêu cầu của đề, nắm chắc kiến thức về các tác phẩm Hai đứa trẻ, Đời thừa, các tác giả Thạch Lam, Nam Cao, biết cách tạo lập văn bản nghị luận văn bản ở dạng đề đối sánh, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, song về cơ bản cần có những ý sau. 1. Dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận (0,5 điểm ) 2. Giải thích (2,0 điểm) - Tâm lí, tính cách con người bao giờ cũng là đối tượng phản ánh của văn học. Lịch sử văn học dân tộc xét cho cùng là lịch sử tâm hồn của nhân dân. - Nghệ thuật miêu tả tâm lí là nhà văn sử dụng các phương tiện, biện pháp nghệ thuật để tái hiện thế giới tâm lí phong phú, phức tạp của con người trong tác phẩm của mình. - Thước đo là tiêu chuẩn đánh giá sự vật, hiện tượng nào đó. - Tài năng người nghệ sĩ là khả năng sáng tạo nghệ thuật, cơ sở để hình thành phong cách nhà văn. -> Nhận định trên thừa nhân chân lí trong sáng tạo nghệ thuật: tài năng của người nghệ sĩ không phụ thuộc vào điều anh ta nói mà hãy xem anh ta miêu tả tâm lí nhân vật ra sao? Người nghệ sĩ lớn bao giờ cũng là một bậc thầy trong việc mêu tả tâm lí. 3. Phân thích trong sự đối sánh 3.1. Giống nhau (2,0 điểm) a. Tác giả: Thạch Lam và Nam Cao là những nhà văn xuất sắc có đóng góp lớn cho công cuộc hiện đại hoá văn học nước nhà (giai đoạn đầu thế kỉ XX đến năm 1945) b. Cảm hứng sáng tạo: Họ đều hướng tới những số phận bất hạnh trong xã hội cũ bằng trái tim nhân đạo dào dạt, sâu sắc. c. Nghệ thuật miêu tả tâm lí: - Đều tìm đến thể loại truyện ngắn. - Đều chú trọng đến việc miêu tả tâm lí con người trong hoàn cảnh cụ thể, không quan tâm nhiều đến việc miêu tả yếu tố ngoại hình. - Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, phù hợp với tâm lí nhân vật. 3.2. Khác nhau (7,0 điểm) a. Tác giả: - Thạch Lam là nhà văn thuộc khuynh hướng văn học lãng mạn. - Nam Cao là nhà văn thuộc khuynh hướng văn học hiện thực phê phán. b. Cảm hứng sáng tác: - Thạch Lam: Cảm thương vô hạn trước những mảnh đời vô danh, vô nghĩa trong xã hội cũ. - Nam Cao: Thông cảm sâu sắc trước tấn bi kịch tinh thần đau đớn, dai dẳng của người tri thức nghèo trong xã hội cũ. c. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của hai nhà văn * Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật Liên của nhà văn Thạch Lam. www.nbkqna.edu.vn 13 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 11 của một số trường trên toàn quốc - Tác giả miêu tả cảm xúc, cảm giác mong manh, tinh tế: lúc chiều tàn khi đêm xuống, Liên lắng nghe lòng mình phát hiện những cảm giác mơ hồ không hiểu. - Sự nhịp nhàng giữa ngoại cảnh và tâm hồn nhân vật : buổi chiều, cửa hàng hơi tối - đôi mắt Liên ngập đầy dần bóng tối; đêm xuống, tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn- đêm phố huyện yên tĩnh đến mức có thể nghe thấy tiếng hoa bàng rơi khe khẽ; đến đêm khuya, khi tàu đến từ xa, Liên đánh thức An dậy; khi tàu đến rồi vụt qua, Liên dắt tay em đứng lên ngắm nhìn; tàu đi vào trong đêm tối và không còn nghe thấy tiếng xe lửa nữa thì Liên đi nghỉ rồi chìm vào giấc ngủ tĩnh mịch và đầy bóng tối,… - Thủ pháp đối lập, thủ pháp được các nhà văn lãng mạn ưa dùng: Đối lập giữa quá khứ rực rỡ và hiện tại buồn chán của Liên; đối lập giữa cái thoáng qua là đoàn tàu thì rực rỡ, tráng lệ và cái hiện tại là bóng tối thì bền vững. - Lựa chọn hệ thống hình ảnh thi vị nhẹ nhàng, giàu sức gợi, câu văn có nhịp điệu êm mượt, góp phần làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, nhạy cảm của nhân vật. * Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật Hộ của nhà văn Nam Cao: - Nam Cao miêu tả rất sâu sắc những giằng xé trong tâm trạng người trí thức nghèo: + Hộ có khát vọng cao đẹp nhưng không thể thực hiện khát vọng ấy. Vì thế Hộ rất khổ tâm: Nam Cao đã đi sâu miêu tả thế giới tâm lí đau đớn của Hộ khi không làm gì được để nâng cao giá trị cuộc sống của mình: xấu hổ, đau đớn,…mắng mình là thằng khốn nạn, đê tiện. Khi biết mình không thể đạt được hoài bão vì gánh nặng cơm áo ghì sát đất, những cái tên sau mới trồi ra rực rỡ hơn thì Hộ trở nên thay đổi tâm tính: cau có, gắt gỏng, bực bội. Hộ nhận ra mình đã hỏng, không thể cứu vãn… + Hộ không thể lựa chọn dứt khoát giữa nghệ thuật và tình thương. Dám hi sinh nghệ thuật vì tình thương, sống cho tình thương nhưng giấc mơ có một tác phẩm có giá trị cứ âm ỉ, giày vò Hộ. Điều ấy dẫn anh đến bi kịch thứ hai. Hộ chà đạp lên lẽ sống, tình thương rồi lại ân hận vì điều đó. Anh rơi vào bế tắc. - Nam Cao khéo léo tạo tình huống để đẩy xung đột nội tâm lên đỉnh điểm. Đó là lần Hộ xuống phố đi lĩnh nhuận bút, gặp Trung và Mão, anh lại quên người vợ hiền, đàn con đang đói khát đợi ở nhà… Kết thúc truyện, Nam Cao để cho nhân vật Hộ tự chất vấn lương tâm,… -> Trước sau, Hộ vẫn bảo vệ lẽ sống tình thương. Đây là cảm hứng chủ đạo xuyên suốt sự nghiệp sáng tác của Nam Cao. - Nam Cao linh hoạt trong việc sử dụng ngôn từ để miêu tả nội tâm nhân vật: có khi dùng lời người kể chuyện; có khi dùng lời nhân vật… 3.3. Lý giải sự khác nhau (0,5 điểm) - Do hoàn cảnh sống, sở trường của mỗi nhà văn. - Do yêu cầu của nghệ thuật: không lặp lại người khác. www.nbkqna.edu.vn 14 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 11 của một số trường trên toàn quốc MộT Số LƯU ý CHUNG 1. Hướng dẫn chấm chỉ đưa ra một cách giải quyết, cần tôn trọng những cách giải quyết khác, miễn là có lý. 2. Tuyệt đối không được đếm ý cho điểm mà phải chú ý đúng mức tới kỹ năng làm bài của học sinh. 3. Chỉ cho điểm tối đa ở các ý khi học sinh diễn đạt lưu loát, có cảm xúc, không mắc lỗi về câu, từ, chính tả… 4. Trên cơ sở bài làm của học sinh, giáo viên cần cân nhắc để cho điểm và có thể cho điểm lẻ tới 0,25 ở mỗi ý. 5. Cần có sự phân loại bài làm của học sinh: Những bài làm tỏ ra hiểu đúng vấn đề, kỹ năng tốt, tuy chưa sâu sắc, đầy đủ vẫn có thể cho điểm tối đa, điểm thưởng và ngược lại. 6. Điểm toàn bài là tổng điểm của hai câu và cho điểm lẻ tới 0,25 ---------------------------- Hết-------------------------------- www.nbkqna.edu.vn 15 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 11 của một số trường trên toàn quốc SỞ GD&ĐT HÒA BÌNH TRƯỜNG THPT CHUYÊN HOÀNG VĂN THỤ ĐỀ GIỚI THIỆU ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI BẬC THPT VÙNG DUYÊN HẢI &ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN THỨ VI, NĂM HỌC 2012-2013 Môn Ngữ văn; Lớp: 111 Thời gian: 180 phút không kể thời gian phát đề Câu 1. (8,0 điểm) Nêu những cảm nhận và suy ngẫm của anh (chị) về ý kiến sau của R.Targore “Nếu bạn đóng cửa với mọi sai lầm, chân lý cũng bị bạn cho đứng ngoài cửa” Câu 2: (12 điểm) Bằng kiến thức của anh (chị) về một số tác phẩm có trong chương trình Ngữ văn 11 hãy làm sáng tỏ ý kiến sau của Sê-khốp “Nếu tác giả không có lối đi riêng thì người đó không bao giờ là nhà nhăn cả...Nếu anh không có giọng riêng, anh ta khó trở thành nhà văn thực thụ" ----------- Hết ---------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:.............................................; Số báo danh:................................ ………………………………………………………………………………………………….. SỞ GD&ĐT HÒA BÌNH TRƯỜNG THPT CHUYÊN HOÀNG VĂN THỤ ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI BẬC THPT VÙNG DUYÊN HẢI &ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN THỨ VI, NĂM HỌC 2012-2013 Môn: Ngữ văn ; Lớp: 11 HƯỚNG DẪN CHẤM Câu/ý Nội dung Điểm Câu 1. 1) Đây là dạng đề mở. Thí sinh có quyền tự do trình bày suy 8 điểm nghĩ của mình theo những hướng khác nhau. Tuy nhiên, cần đạt được một số yêu cầu cơ bản sau: - Về hình thức và kĩ năng www.nbkqna.edu.vn 16 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 11 của một số trường trên toàn quốc Trước hết, thí sinh cần phải xác định đây là đề nghị luận xã hội. Dạng đề này cho phép thí sinh tự do lựa chọn các kiểu bài và thao tác tạo lập văn bản khác nhau, nhưng phải phù hợp và nhuần nhuyễn. Đồng thời, thí sinh cũng đựoc tự do huy động các chất liệu khác nhau như: chất liệu thuộc tri thức sách vở, tri thức đời sống và những trải nghiệm của riêng mình. Tuy nhiên, vẫn phải xác định rõ vấn đề ở câu này thuộc về thực tế đời sống chứ không phải trong các tác phẩm văn học. - Về nội dung Bài làm cần đạt được những nội dung cơ bản sau: a) Giải thích câu nói - Sai lầm: những thất bại, ngộ nhận, sai sót trong cuộc sống. - Đóng cửa: Không chấp nhận, thừa nhận. - Chân lý: Những nhận thức đúng đắn, có ý nghĩa lớn lao, quan trọng  Ý kiến của R.Targo muốn khẳng định về ý nghĩa của những sai lầm trong cuộc sống. Việc biết chấp nhận, thừa nhận sai lầm là cách tốt nhất để tìm ra chân lý trong cuộc sống. b)Bình luận về ý kiến của R.Targo - Khẳng định ý kiến của R.Tagore là rất sâu sắc. vì: + Những chân lý trong cuộc sống thường gắn với những kiến thức phức tạp, những triết lí sâu sắc đòi hỏi một quá trình tư duy nghiền ngẫm dài nên không dễ gì để tìm ra chân lý. Việc mắc sai lầm trong quá trình đi tìm chân lí là điều khó tránh khỏi. + Sau mỗi lần thất bại nếu biết phân tích, tìm nguyên nhân, tìm cách khắc phục thì con người sẽ rút ra được những bài học, kinh nghiệm quý báu để có thể thành công trong những lần sau. + Biết đối diện và vượt qua những sai lầm con người sẽ trở nên bản lĩnh, giàu kinh nghiệm sống. Đây là điều kiện quan trọng để có thể tìm được những chân lý có giá trị. + Mọi chân lý đều có tính tương đối, đến một thời điểm nảo đó sẽ trở nên lạc hậu hoặc không còn phù hợp vì vậy cần www.nbkqna.edu.vn 17 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 11 của một số trường trên toàn quốc xác định tâm lí dám chấp nhận và vượt qua sai lầm thì con người mới có thể vượt qua chính mình tìm ra những chân lý mới. Trong quá trình bình luận học sinh cần đưa ra các dẫn chứng xác đáng, phù hợp để chứng minh. b) Bài học - Bài học về nhận thức: cần nhận thức được sai lầm, ngộ nhận là điều bình thường trong cuộc sống. Mắc sai lầm không có gì đáng xấu hổ mà điều quan trọng là cần rút kinh nghiệm để thành công. Mỗi người cần xác định tâm lý vững vàng để dám chấp nhận và vượt qua sai lầm của bản thân tránh rơi và tâm lí bi quan, hụt hẫng, sợ đối mặt với sai lầm. - Bài học về hành động: Sau mỗi lần mắc sai lầm cần nghiền ngẫm, phân tích để xem mắc sai lầm ở đâu và tìm cách khắc phục. Cần mạnh mẽ và bản lĩnh để vượt qua sai lầm. Phần liên hệ bản thân: khuyến khích những cảm xúc chân thành, những câu chuyện cảm động của bản thân học sinh 2) Là dạng đề mở, nên người chấm cũng cần có cái nhìn "mở". Nghĩa là cần đón nhận nhiều quan điểm khác nhau, nhiều lối nghĩ khác nhau, nhiều lối viết khác nhau, nhiều thể loại và văn phong khác nhau… Không nên câu nệ trong đánh giá. 12 điểm Câu 2: Thí sinh có quyền triển khai bài làm của mình theo những hướng và các cách khác nhau. Tuy nhiên, bài làm cần đạt được một số yêu cầu cơ bản sau: - Về hình thức và kĩ năng (2,0 điểm) Thí sinh cần xác định đây là kiểu bài lý luận văn học để triển khai bài làm đúng kiểu văn bản. Thí sinh cần phát huy đồng thời kiến thức lí luận văn học và kĩ năng phân tích tác phẩm văn học để làm sáng rõ cho luận đề. - Về nội dung (10,0 điểm) Bài làm cần đạt được hai nội dung căn bản sau: Mở bài: Dẫn dắt để giới thiệu được luận đề Thân bài: www.nbkqna.edu.vn 18 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 11 của một số trường trên toàn quốc 1/ Giải thích ý kiến: - Lối đi riêng: Hướng khai thác, phản ánh đời sống in đậm dấu ấn cá nhân của mỗi một tác giả. Có thể là nét riêng trong phạm vi đề tài, chủ đề, cách tiếp cận, cái nhìn riêng biệt….. - Giọng điệu riêng: Giọng điệu là một yếu tố quan trọng trong việc xác định phong cách của một tác giả. Một nhà văn muốn có phong cách riêng nhất thiết phải có một “giọng điệu” riêng. Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” [1] thì“Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ của tác giả, có vai trò rất lớn tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc.” -> Ý kiến của Sê-khốp thực chất bàn về phong cách nghệ thuật với các cấp độ khác nhau. Để trở thành một nhà văn, người cầm bút cần tìm ra cho mình một hướng tiếp cận, khai thác, phản ánh đời sống một cách độc đáo, còn để trở thành một nhà văn tài năng, người cầm bút cần tạo ra cho mình một giọng điệu riêng không lẫn với bất cứ nhà văn nào khác. 2/ Bình luận * Khẳng định ý kiến trên là hoàn toàn xác đáng, sâu sắc và đúng đắn. *Chứng minh bằng kiến thức lý luận văn học: Học sinh cần huy động kiến thức lý luận về phong cách nghệ thuật để nhận thấy điều không thể thiếu với mỗi nhà văn chính là phong cách nghệ thuật. + Phong cách nghệ thuật là những nét độc đáo trong cả nội dung và hình thức nghệ thuật của một tác phẩm. Với một tác giả, phong cách tạo nên từ sự lặp lại tương đối liên tục của các nét độc đáo này. + Phong cách nghệ thuật thể hiện ở cái nhìn, phạm vi đề tài, chủ đề, các biện pháp nghệ thuật, giọng điệu… + Vai trò của phong cách: Làm nên sức sống cho tác phẩm và khẳng định tài năng của tác giả. * Chứng minh bằng kiến thức văn học Học sinh có quyền lựa chọn những tác phẩm văn xuôi đã học để chứng minh trong đó cần tập trung làm rõ: - Lối đi riêng của các tác giả: vd Thạch Lam chọn sự giao thoa giữa hiện thực và lãng mạn, tự sự và trữ tình; Nguyễn Tuân luôn khai thác đời sống ở phương diện văn hóa thẩm mĩ: Nam Cao luôn khai thác người nông dân trong mối quan hệ tính cách- hoàn cảnh để làm bật lên nhân phẩm… - Giọng điệu riêng của các tác giả: VD Thạch Lam luôn có giọng nhỏ nhẹ, thâm trầm, thấm đẫm chất thơ; Vũ Trọng Phụng luôn có giọng đả kích, châm biếm, sâu cay; Nam Cao www.nbkqna.edu.vn 19 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 11 của một số trường trên toàn quốc có sự hòa trộn giọng điệu để tác phẩm có tính đa thanh, đa giọng…. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa, giá trị của phong cách nghệ thuật I. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ Nhận biết Chủ đề 1. Nghị luận xã hội Số câu: 1 Tỉ lệ: 40% Thông hiểu Vận dụng Vận dụng thấp Biết sử dụng các thông tin về cuộc sống xung quanh qua sách, báo, truyện, sách...để nghị luận Vận dụng cao 1 câu (40% ×20 = 4,0 đ) 2. Nghị luận văn học 40% × 20 = 8,0 đ Biết kết hợp phân tích, biểu cảm, bình luận về giá trị của truyện cổ tích. Qua đó đảm bảo tính trọn vẹn về nội dung và tính thẩm mĩ về hình thức trình bày. 1 câu (60% × 20 = 6,0đ) Số câu: 1 Tỉ lệ: 60% Tổng cộng 8,0 đ 12,0 đ Së gd & ®t hng yªn ®Ò thi chän häc sinh giái Trêng thpt chuyªn hng yªn Khèi trêng thpt chuyªn www.nbkqna.edu.vn Cộng 20 60% × 20 = 12,0 đ 20 đ Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 11 của một số trường trên toàn quốc Duyªn h¶i b¾c bé N¨m häc 2012 – 2013. M¤N NG÷ V¡N - LíP 11 Đề gồm 2 câu 1 trang ( Thời gian làm bài: 180 phút) Câu 1: ( 8 điểm). Suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề đặt ra trong đoạn thơ sau: “Người chìa tay và xin con một đồng. Lần thứ nhất con hãy tặng người ấy hai đồng. Lần thứ hai hãy biếu họ một đồng. Lần thứ ba con phải biết lắc đầu. Và đến lần thứ tư, con hãy im lặng, bước đi.” (“Gửi con” - Bùi Nguyễn Trường Kiên) Câu 2. ( 12 điểm ). “Đọc một câu thơ hay, người ta không thấy câu thơ, chỉ còn thấy tình người trong đó”. (Tố Hữu) Bằng những hiểu biết về Thơ mới, anh/chị hãy trình bày ý kiến của mình về quan niệm trên. ................Hết..................... www.nbkqna.edu.vn 21 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 11 của một số trường trên toàn quốc Së Gd & ®t hng yªn TR¦êNG THPT CHUY£N hng yªn H¦íNG DÉN CHÊM (Gồm 04 trang) §Ò THI CHäN HäC SINH GIáI KHèI TR¦êNG THPT CHUY£N DUY£N H¶I B¾C Bé N¡M HäC : 2012 – 2013 M¤N NG÷ V¡N - LíP 11 Câu 1(8 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng. - Biết cách làm bài nghị luận xã hội, bố cục mạch lạc, rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng cụ thể, sinh động, văn giàu cảm xúc, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, diễn đạt. II. Yêu cầu về kiến thức. - Hiểu và đánh giá, bàn luận thuyết phục vấn đề mà đề bài nêu ra. - Học sinh có thể có những kiến giải, đánh giá theo quan điểm riêng của mình song cần lôgic, hợp lí và đảm bảo những ý sau : 1. Dẫn dắt, nêu được vấn đề cần nghị luận. 2. Giải thích: Qua đoạn thơ, người cha nhắc nhở con về việc giúp đỡ người khác trong cuộc sống. Cần giúp đỡ mọi người song phải biết giới hạn, và đôi khi, từ chối cũng là một cách giúp đỡ. 3. Bình luận: + Giúp đỡ người khác là nghĩa cử cao đẹp, cần thiết trong cuộc sống. Vì trong cuộc sống ai cũng có lúc gặp khó khăn, sự giúp đỡ của người khác có giá trị quý báu, góp phần nâng đỡ cả về vật chất và tinh thần, thắt chặt sợi dây nối kết giữa người với người. + Tuy nhiên, đôi khi chúng ta cũng cần học cách từ chối lời đề nghị giúp đỡ. Bởi nếu ta quá dễ dãi, ta dễ bị lợi dụng, bản thân người được giúp đỡ cũng ỷ lại, không chịu tự thân vận động. Khi đó việc làm của ta trở thành “phản tác dụng”, chẳng những không thể giúp người mà còn hại người. Sự từ chối, ban đầu có thể gây www.nbkqna.edu.vn 22 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 11 của một số trường trên toàn quốc mất lòng nhưng mặt khác, đó cũng là cách để người đó chủ động, tích cực phát huy khả năng của bản thân, tự mình tháo gỡ khó khăn, vững vàng hơn trong cuộc sống. (HS cần chú ý phân tích cách đếm số lượng: lần thứ nhất, lần thứ hai… không nhằm chỉ những con số cụ thể mà nhằm nhấn mạnh tính chất tăng tiến, hành động “chìa tay và xin” lặp lại nhiều lần – Đó là khi người nhận thụ động, lười biếng, chỉ trông chờ vào người khác) 4. Mở rộng: + Khi giúp đỡ cần chân thành, tránh tuyệt đối thái độ ban ơn, khinh rẻ người nhận. (Chú ý các từ: tặng, biếu trong lời thơ) + Khi từ chối cũng cần kiên quyết tránh cả nể (lắc đầu, im lặng, bước đi) 5. Liên hệ bản thân: Học cách giúp đỡ người khác, nhiệt tình, đúng mực để sự giúp đỡ ấy phát huy giá trị tốt đẹp. (Trong khi làm rõ các ý, cần liên hệ với thực tiễn bằng các dẫn chứng sinh động) III. Cách cho điểm - Điểm 7-8: Bài viết nắm chắc vấn đề, trình bày một cách thuyết phục các yêu cầu về kiến thức nêu trên. Có kiến thức xã hội phong phú; hành văn mượt mà; kết cấu mạch lạc, lôgic, lập luận sắc sảo, có những phát hiện tinh tế, sáng tạo. Không vi phạm yêu cầu về kĩ năng. - Điểm 5-6: Học sinh trình bày một cách tương đối các yêu cầu về kiến thức, biết làm bài nghị luận xã hội. Bố cục bài viết sáng rõ, lôgic, dẫn chứng thuyết phục. Có thể chấp nhận vài lỗi nhỏ. - Điểm 3-4: Hiểu vấn đề nhưng lập luận chưa chặt chẽ, trình bày được ½ yêu cầu về kiến thức, ý văn chưa sáng, còn vài lỗi về diến đạt. Câu 2. (12 điểm): A. Yêu cầu : *Về kĩ năng: Làm tốt kiểu bài nghị luận văn học với việc vận dụng kết hợp các thao tác giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bình luận. Bố cục rõ ràng, hành văn trôi chảy, mượt mà, lí lẽ sắc sảo, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp. www.nbkqna.edu.vn 23 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 11 của một số trường trên toàn quốc * Về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết về Thơ mới, đặc biệt là các tác phẩm trong chương trình Ngữ Văn 11, học sinh có thể có những cách kiến giải khác nhau, song cần đảm bảo các ý chính: 1. Giải thích: - “Câu thơ hay”: Là sản phẩm lao động sáng tạo của nhà thơ, có khả năng lay động lòng người, có giá trị tinh thần bền vững, có sức sống mãnh liệt trong lòng độc giả, cũng là hình thức tồn tại của những tư tưởng, tình cảm mà nhà thơ muốn gửi gắm. - “Đọc”: Là hành động tiếp nhận và thưởng thức của người đọc. - “Tình người”: Là nội dung tạo nên giá trị đặc trưng của thơ. => Quan niệm của Tố Hữu đề cập đến giá trị của thơ từ góc độ của người tiếp nhận: Giá trị của thơ là giá trị của những tư tưởng, tình cảm được biểu hiện trong thơ. 2. Lí giải: - Đối tượng của thơ là thế giới tâm hồn, tình cảm của con người. Những cảm xúc, rung động, những suy tư, trăn trở… đều có thể trở thành đối tượng khám phá và thể hiện của thơ. - Với người làm thơ, bài thơ là phương tiện biểu đạt tình cảm, tư tưởng. Chỉ có cảm xúc chân thành, mãnh liệt mới là cơ sở cho sự ra đời một tác phẩm nghệ thuật chân chính. Cảm xúc càng mãnh liệt, càng thăng hoa thì thơ càng có nhiều khả năng chinh phục, ám ảnh trái tim người đọc. -Với người đọc thơ, đến với bài thơ là để trải nghiệm một tâm trạng, một cảm xúc và kiếm tìm sự tri âm. Do vậy, khi tìm đến một tác phẩm thơ, người đọc quan tâm nhiều tới cảm xúc, tới tình cảm mà nhà thơ kí thác. Tuy nhiên, nói “không thấy câu thơ” không có nghĩa là câu thơ không tồn tại mà hình thức biểu hiện đó đã đồng nhất với nội dung, trở thành dạng tồn tại của nội dung tình cảm. 3. Chứng minh bằng việc phân tích một vài dẫn chứng thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ mới (Chú ý: Học sinh trong quá trình phân tích phải làm nổi bật tiếng nói tình cảm, nội dung cảm xúc được thể hiện trong thơ.) 4. Đánh giá, mở rộng: - Ý nghĩa của câu nói đối với người làm thơ? www.nbkqna.edu.vn 24 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 11 của một số trường trên toàn quốc - Ý nghĩa của câu nói đối với người đọc thơ? -Thơ hay là thơ lay động tâm hồn con người bằng tình cảm song để có thơ hay , người làm thơ bên cạnh sự sâu sắc, mãnh liệt của tình cảm, sự phong phú của cảm xúc cần nghiêm túc, công phu trong lao động nghệ thuật. Đây là hai yếu tố không thể xem nhẹ trong sáng tạo và thưởng thức thơ ca. B. Thang điểm • Điểm 10-12: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, thể hiện năng lực tư duy, khả năng cảm thụ văn học sâu sắc. Bố cục bài chặt chẽ, lập luận sắc sảo, hành văn mượt mà, sáng tạo. • Điểm 9 - 10: Đáp ứng được những yêu cầu cơ bản về kiến thức, hành văn trong sáng, bố cục chặt chẽ, có thể mắc vài lỗi về chính tả hoặc diễn đạt. • Điểm 7 - 8: Hiểu yêu cầu của đề, cảm thụ tốt song lập luận và chứng minh chưa thật sự thuyết phục, thiếu một số ý, mắc vài lỗi. • Điểm 5 - 6: Trình bày được ½ yêu cầu của đề, lúng túng trong diễn đạt, mắc nhiều lỗi. • Điểm 3- 4: Hiểu đề lơ mơ, bài viết sơ sài, diễn đạt lủng củng. • Chú ý: Người chấm linh hoạt trong quá trình chấm bài, khuyến khích những bài viết sáng tạo, có sự phát hiện mới mẻ và có cách lí giải thuyết phục. ..............Hết ............ www.nbkqna.edu.vn 25 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 11 của một số trường trên toàn quốc Trêng thpt chuyªn TØnh lµo cai -----------------------ĐỀ ®Ò xuÊt Héi thi häc sinh giái duyªn h¶I b¾c bé Lần thứ V Môn thi: NGỮ VĂN-Lớp 11 Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề thi có 01 trang) C©u 1.( 8 ®iÓm) Trong cuốn nhật kí Mãi mãi tuổi hai mươi, Nguyễn Văn Thạc viết: “…thời gian trôi, không bao giờ ngoảnh lại và những gì mất đi không bao giờ người ta còn có. Nhưng thời gian vẫn còn thừa thãi, còn rơi vãi trong tay những người đang than thở”. Suy nghĩ của anh(chị) về lời tâm sự trên. Câu 2 (12 điểm) “ Trên trang sách, cuộc sống tuyệt vời biết bao nhưng cũng bi thảm biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn niềm sầu muộn. Cái nên thơ còn lóng lánh giọt nước mắt ở đời” (Theo Nguyễn Văn Thạc - Mãi mãi tuổi 20) Anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua một số tác phẩm văn học. www.nbkqna.edu.vn 26 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 11 của một số trường trên toàn quốc HƯỚNG DẪN CHẤM I. HƯỚNG DẪN CHUNG Đề bài gồm 2 câu theo cấu trúc đề thi học sinh giỏi Quốc gia: câu 1 (8 điểm) là bài nghị luận xã hội; câu 2 (12 điểm) là bài nghị luận văn học. Đề bài có sự tích hợp kiểm tra kiến thức xã hội, kiến thức văn học và kĩ năng diễn đạt, lập luận của học sinh. • Giám khảo cần nắm vững nội dung bài làm của học sinh để đánh giá, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc. Chú ý khuyến khích các bài viết có ý riêng, sáng tạo. • Thí sinh có thể trình bày theo các cách riêng, nếu đáp ứng các yêu cầu vẫn cho đủ điểm. • II. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM 1. Yêu cầu chung về kĩ năng • Nắm phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội và bài nghị luận văn học. Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác. • Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. • Không mắc lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ. 2. Yêu cầu chung về nội dung Câu Nội dung Điểm Câu 1 8,0 Suy nghĩ về ý nghĩa của thời gian, thái độ sống • Giới thiệu vấn đề nghị luận 1,0 * Giải thích: -Nguyễn Văn Thạc chỉ ra quy luật của thời gian và cuộc sống con người: thời gian “Không bao giờ ngoảnh lại” “ những cái mất đi không bao giờ người ta còn có”. -Thời gian đang bị lãng phí,bị mất đi một cách vô ích -> không được sử dụng, không được trân trọng. Người đang than thở: là những người đang kêu than, thổ lộ nỗi buồn rầu đau khổ của mình.Những người này đã bỏ phí thời gian vào việc kêu than. -> Khảng định: thời gian rất quý giá nó một đi không trở lại vì thế phải trân trọng và sống thật có ý nghĩa, vượt lên trên những đau buồn, nghịch cảnh để sống có ích hơn. 2,0 • Bình luận: 4,0 -Đây là ý kiến của một liệt sĩ trẻ đã hiến dâng cuộc đời và tuổi thanh xuân cho cách mạng, cho sự nghiệp cứu nước vĩ đại của nhân dân ta. Anh là biểu tượng của vẻ đẹp lí tưởng và khát vọng sống cống hiến. Chính vì vậy đây là lời tâm sự rất thật, rất đáng trân trọng ở mọi giai đoạn lịch sử nước nhà. -Con người luôn chạy đua với thời gian bởi thời gian trôi đi là không trở lại,bởi con người ai cũng chỉ được sống môt lần cần phải sống sao cho không khỏi ân hận xót xa vì đã sống hoài sống phí. -Bên cạnh những niềm hạnh phúc cuộc sống còn luôn chứa đựng những nghịch cảnh, những khó khăn có thể khiến con người phải đau khổ. Chúng ta sẽ cần sự sẻ chia song nếu chúng ta đầu hàng số phận, ngồi kêu than với những khó khăn gặp phải mà không đứng lên làm cho tốt đẹp hơn lúc đó ta đã lãng phí thời gian sống vì sống không có ích, sống hoài, sống phí. - Phê phán những con người sống ích kỉ, nhút nhát, thiếu ý chí ( nhất là một bộ phận giới trẻ ăn chơi, thiếu lí tưởng ước mơ….) - Ca ngợi và trân trọng những tấm gương luôn vượt qua nghịch cảnh để sống tốt đẹp hơn, ca ngợi những người làm việc , sống hết mình để thời gian sống trở nên đáng quý www.nbkqna.edu.vn 27 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 11 của một số trường trên toàn quốc vì không chỉ làm cho mình họ đã sống cho cả những người xung quanh. • Lưu ý: học sinh cần lấy dẫn chứng trong thực tế cuộc sống để chứng minh. 1,0 Phương hướng rèn luyện của bản thân. Câu 2 Làm sáng tỏ một ý kiến bàn về văn học. • 12,0 Giới thiệu vấn đề nghị luận 1,5 3,0 Cuộc sống được đề cập trong văn học luôn có hai mặt: vừa có những hạnh phúc tuyệt vời vừa có những đau khổ bất tận, vừa có nụ cười trong sáng vừa có giọt nước mắt cay đắng. • Sở dĩ như vậy vì văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống với tất cả mọi chiều kích của nó. • 6,0 Học sinh phân tích tác phẩm để chứng minh: • Cuộc sống tuyệt vời với cái đẹp, cái nên thơ chính là những giá trị tốt đẹp của cuộc sống: lòng yêu thương, đức hy sinh, sự rung động trước cái đẹp,… • Cuộc sống bi thảm với niềm sầu muộn và giọt nước mắt chính là những mặt hạn chế, tiêu cực. Đó là cái ác, cái xấu, những mặt trái của con người, cái khốc liệt của chiến tranh, … Tất cả những điều này đều được phản ánh trong văn học. • Văn học không phản ánh cuộc sống một cách đơn điệu, một chiều mà ở góc nhìn đa chiều. Trong mặt tốt, tích cực có cái tiêu cực, hạn chế. • Cái đẹp mà văn học đem lại không phải cái gì khác hơn là cái đẹp của sự thật đời sống được khám phá một cách nghệ thuật. • 1,5 • Khái quát, đánh giá những vấn đề đã nghị luận. www.nbkqna.edu.vn 28 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 11 của một số trường trên toàn quốc SỞ GD& ĐT NINH BÌNH TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG VĂN TỤY ĐỀ THI CHỌN HSG KHU VỰC ĐBDH&BB Năm học 2012-2013 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 11 Thời gian làm bài 180 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 02 câu, trong 01 trang) Câu 1 (8 điểm) Chuyện kể rằng, có một vòng tròn rất hoàn mỹ. Nó rất tự hào về thân hình tròn trĩnh đến từng milimet của mình. Thế nhưng một buổi sáng thức dậy, nó thấy mình bị mất đi một góc lớn hình tam giác. Buồn bực, vòng tròn ta đi tìm mảnh vỡ đó. Vì không còn hoàn hảo nên nó lăn rất chậm. Nó bắt đầu ngợi khen những bông hoa dại đang toả sắc bên đường, nó vui đùa cùng ánh nắng mặt trời, tâm tình cùng sâu bọ… Một ngày kia nó tìm được một mảnh hoàn toàn vừa khít và ghép vào. Nó lăn đi và nhận ra mình đang lăn quá nhanh. Đến nỗi, không kịp nhận ra những bông hoa đang cố mỉm cười với nó. Vòng tròn thấy rằng, cuộc sống khác hẳn đi khi nó lăn quá nhanh. Nó dừng lại, đặt mảnh vỡ bên đường rồi chầm chậm lăn đi. Hãy bình luận về ý nghĩa triết lí của câu chuyện trên . Câu 2 (12 điểm): Sách Lí luận văn học (tập 3, Phương Lựu chủ biên - NXB ĐHSP, 2011) viết: Phong cách là chỗ độc đáo về tư tưởng cũng như nghệ thuật có phẩm chất thẩm mĩ thể hiện trong sáng tác của những nhà văn ưu tú. Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? hãy làm rõ cách hiểu của mình qua một vài sáng tác (thuộc văn học lãng mạn Việt Nam 1930-1945) của một tác giả mà anh (chị) đã học, đọc thêm. ………………………HẾT……………………. www.nbkqna.edu.vn 29 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 11 của một số trường trên toàn quốc SỞ GD& ĐT NINH BÌNH TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG VĂN TỤY HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG KHU VỰC ĐBDH&BB Năm học 2012-2013 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 11 (HDC thi gồm 04 trang) Câu 1 (8 điểm) I. YÊU CẦU Đây là một kiểu đề mở nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh. Học sinh có thể trình bày những suy nghĩ riêng của mình. Tuy nhiên, bài viết cần đảm bảo những yêu cầu sau: 1. Về hình thức - Thí sinh có thể sử dụng các thao tác tạo lập văn bản khác nhau nhưng cần phải phù hợp và nhuần nhuyễn. Đồng thời thí sinh cũng được tự do huy động các chất liệu khác nhau thuộc các lĩnh vực: sách vở, đời sống, hoặc những trải nghiệm của bản thân để làm bài. Tuy nhiên bài làm phải xác định rõ vấn đề thuộc về đời sống - xã hội chứ không phải thuộc về lĩnh vực văn học - nghệ thuật - Bài viết đúng là bài văn nghị luận xã hội, bố cục rõ ràng, trình bày sạch sẽ; lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. 2. Về nội dung Bài làm cần đạt được những ý cơ bản sau: - Khái quát được ý nghĩa triết lí cuả câu chuyện về chiếc vòng tròn: Chiếc vòng tròn là biểu tượng của sự hoàn hảo. Bài học về cái vòng tròn cho chúng ta thấy một điều tưởng như nghịch lí đó là: đôi khi sự khiếm khuyết thiếu hụt chính là biểu hiện chứng tỏ con người là con người với ý nghĩa đúng đắn, nhân bản nhất. Đây chính là triết lí về con người bất toàn. Chính sự bất toàn là động cơ để con người hoà nhập cùng cộng đồng và vươn tới những giá trị tốt đẹp và ngày một hoàn thiện. - Bàn luận về triết lí trên: đây là một triết lí khá sâu sắc. + Triết lí này đã nhìn nhận con người và đời sống ở góc độ nhân bản, con người bao giờ cũng có phần Con và phần Người, phần ưu điểm và hạn chế, tích cực và tiêu cực. Xét từ góc độ triết học, sự tồn tại của hai mặt đối lập và thống nhất trong cùng một cá thể là một tất yếu. + Quá trình sống, học tập, lao động, hoà nhập với cộng đồng của con người là một quá trình học hỏi, đấu tranh, vươn đến sự hoàn thiện. Đó chính là ý nghĩa cuộc sống, ý nghĩa tồn tại của mỗi con người. . - Mở rộng, nâng cao vấn đề, liên hệ thức tiễn: www.nbkqna.edu.vn 30 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 11 của một số trường trên toàn quốc + Trong cuộc sống, mỗi con người cần biết rõ những hạn chế, khiếm khuyết của mình để khắc phục vươn lên, học hỏi mọi người, hoàn thiện bản thân; mặt khác, trong hành trình đó, con người không nên cầu toàn, không nên đòi hỏi bản thân sự hoàn hảo tuyệt đối, vì đó là điều không thể. Nên biết chấp nhận mình để hoà nhập với cộng đồng. + Cần có cách nhìn nhận đánh giá con người và ứng xử theo quan điểm nhân bản: đó là biết đề cao những mặt tích cực, độ lượng, chấp nhận và chia sẻ những mặt hạn chế; giúp đỡ nhau cùng hoàn thiện Câu chuyện về cái vòng tròn là một thông điệp triết lí về sự tồn tại của con người. Đặt trong thời kì hội nhập và phát triển của xã hội hiện nay, triết lí nhân sinh của câu chuyện là bài học sống và ứng xử sâu sắc với tất cả mọi người. Đối với các bạn trẻ đang ở độ tuổi phát triển và hoàn thiện nhân cách thì triết lí trên càng có giá trị thực tiễn trong hành trang vào đời (Học sinh có thể lấy những dẫn chứng, cứ liệu khác nhau để minh họa, liên hệ thực tiễn phù hợp với nội dung nghị luận. Giám khảo cần trân trọng những bài viết có cách trình bày tự nhiên, chân thực; không rơi vào lan man, công thức, khẩu hiệu, sáo rỗng). II. Cho điểm: - Điểm 8: Bài viết đảm bảo các yêu cầu trên, có thể mắc 1-2 lỗi nhỏ. - Điểm 6: Bài viết đảm bảo 2/3 yêu cầu trên, có thể viết tốt ý 2; ý 3 chưa nói được chính xác, sắc sảo - Điểm 4: Có hiểu đề , bước đầu đã có giải thích, phần bàn luận viết không thuyết phục, không sâu, thiếu trọng tâm - Điểm 2: Hiểu sơ sài, viết lan man - Điểm 0: Không hiểu đề, viết lạc đề. Câu 2 (12 điểm) I. Về hình thức Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, sử dụng kết hợp các thao tác nghị luận giải quyết một vấn đề văn học theo định hướng yêu cầu của đề bài. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. II. Về nội dung Có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo rõ các ý sau: 1. Nêu cách hiểu của bản thân về nhận định: Phong cách là chỗ độc đáo về tư tưởng cũng như nghệ thuật có phẩm chất thẩm mĩ thể hiện trong sáng tác của những nhà văn ưu tú. - Khái niệm phong cách nghệ thuật là một phạm trù thẩm mỹ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo www.nbkqna.edu.vn 31 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 11 của một số trường trên toàn quốc trong sáng tác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay trong văn học dân tộc - Trong nhận định trên, khái niệm phong cách được đề cập là phong cách nghệ thuật của một nhà văn, không phải bất cứ nhà văn nào cũng có phong cách. Chỉ có những nhà văn có tài năng, có bản lĩnh (nhà văn ưu tú) mới có được phong cách riêng độc đáo. - Nhà văn có phong cách nhà văn chính là nhà văn phải đem lại một tiếng nói mới cho văn học, đó là sự độc đáo mà đa dạng, bền vững mà luôn đổi mới. Đặc biệt nó phải có tính chất thẩm mĩ nghĩa là đem lại cho người đọc sự hưởng thụ thẩm mĩ dồi dào. Phong cách không chỉ là dấu hiệu trưởng thành của một nhà văn mà khi đã nở rộ thì nó còn là bằng chứng của một nền văn học đã trưởng thành. - Phong cách nghệ thuật có cội nguồn từ cá tính sáng tạo của nhà văn. Cá tính sáng toạ klà sự hợp thành của những yếu tố như thế giới quan, tâm lí, khí chất, cá tính sinh hoạt... Phong cách của nhà văn cũng mang dấu ấn của dân tộc và thời đại. - Có thể nhận ra phong cách của nhà văn trong tác phẩm. Có bao nhiêu yếu tố trong tác phẩm thì có bấy nhiêu chỗ cho phong cách nhà văn thể hiện. Cụ thể: + Qua cái nhìn, cách cảm thụ giàu tính khám phá nghệ thuật đối với cuộc đời + Qua giọng điệu riêng, gắn liền với cảm hứng sáng tác + Nét riêng trong sự lựa chọn, xử lý đề tài, xác định chủ đề, xác định đối tượng miêu tả... + Tính thống nhất, ổn định trong cách sử dụng các phương thức và phương tiện nghệ thuật Các biểu hiện của phong cách văn học không tồn tại tách rời mà bao hàm lẫn nhau hay tồn tại thông qua nhau. Tất cả tạo thành một nguyên tắc xuyên suốt trong việc xây dựng hình thức nghệ thuật, đem lại cho hiện tượng văn học một tính chỉnh thể toàn vẹn. 2. Làm rõ cách hiểu của bản thân qua một vài sáng tác (thuộc văn học lãng mạn Việt Nam 1930-1945) của một tác giả đã học, đọc thêm. Học sinh có thể chọn một vài tác phẩm của một cây bút lãng mạn (thơ hoặc văn xuôi): Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Thạch Lam, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử, Huy Cận.... Tuy nhiên học sinh phải đảm bảo yêu cầu: - Tác phẩm, tác giả được chọn để minh hoạ là văn học lãng mạn thuộc giai đoạn 1930-1945. - Phần minh hoạ phải bám sát vấn đề lí luận đã lí giải, phải làm nổi bật nét độc đáo (cái mới) mà tác giả đem đến cho văn học, nghĩa là cách cảm nhận độc đáo về thế giới và hệ thống bút pháp phù hợp với cách cảm nhận ấy được tác giả thể hiện như thế nào trong tác phẩm. - Quá trình lấy dẫn chứng, học sinh phải nhìn nhận tác phẩm theo nguyên tắc chỉnh thể (vì các biểu hiện của phong cách văn học không tồn tại tách rời mà bao hàm lẫn nhau hay tồn tại thông qua nhau). III. Các mức điểm cụ thể như sau: www.nbkqna.edu.vn 32 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 11 của một số trường trên toàn quốc * Điểm 8 : đáp ứng tốt các yêu cầu nêu trên. Văn viết có cảm xúc. Có thể còn một vài sai sót nhỏ không đáng kể. * Điểm 6: hiểu đề, hướng khai thác hợp lí. Đáp ứng tương đối tốt các yêu cầu về kiến thức.Có ý khai thác chưa sâu, còn một vài sai sót nhỏ. * Điểm 4: phân tích chung chung, chưa làm nổi bật được vẻ đẹp của tác phẩm theo yêu cầu đề. Mắc nhiều lỗi diễn đạt. * Điểm 2: Bài làm chưa hoàn thiện hoặc sơ sài, chỉ mang tính chất kể lể, diễn xuôi ý thơ. Mắc nhiều lỗi diễn đạt. * Điểm 0: sai lạc hoàn toàn về nội dung, phương pháp. ------------------------HẾT---------------------- www.nbkqna.edu.vn 33 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 11 của một số trường trên toàn quốc ĐỀ ĐỀ XUẤT KÌ THI DUYÊN HẢI LẦN 7 TẠI HẢI PHÒNG ĐỀ VĂN KHỐI 11 ĐỀ BÀI Câu 1 (8 điểm): Suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề đặt ra trong bài thơ sau: VÔ ĐỀ Pimen Panchenko "Đừng đố kị cũng đừng hợm hĩnh Bạn tôi ơi hãy làm chủ bản thân Tự dưới thấp hãy nhìn thông cao vợi Nhìn mây trời Chứ không phải thế nhân Còn nếu bạn giữa vinh quang chói lọi Hãy tự mình vượt qua nó bạn ơi Tự trên cao hãy nhìn xuống suối Xuống cỏ hoa Chứ không phải con người." Câu 2 (12 điểm): Về thơ, Nguyễn Công Trứ tâm sự: "Trót nợ cùng thơ phải chuốt lời", còn Tố Hữu lại khẳng định rằng "Đọc một câu thơ hay, người ta không thấy câu thơ, chỉ còn thấy tình người trong đó" Bằng việc phân tích bài thơ "Vội vàng" (Xuân Diệu), anh (chị) hãy trình bày ý kiến của mình về những quan niệm trên. www.nbkqna.edu.vn 34 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 11 của một số trường trên toàn quốc HƯỚNG DẪN CHẤM VĂN KHỐI 11 Câu 1: 1. Nội dung bài thơ và vấn đề đặt ra: - Một số khái niệm: + Đố kị: cảm thấy khó chịu, ghét bỏ người có thể hơn mình ở một điều gì đó. + Hợm hĩnh: lên mặt, kiêu căng vì cho rằng mình có cái hơn hẳn người khác (tiền của, địa vị…) + Làm chủ: khả năng chi phối, điều khiển, quản lý chính bản thân mình. - Nội dung lời khuyên thứ nhất: không nên đố kị với những người tạm thời hơn mình, cần biết tự chủ bằng bản lĩnh để tạo cho tâm hồn sự thanh thản, an nhiên. - Nội dung lời khuyên thứ 2: không nên tự đắc với những gì mình đạt được. Chỉ nên xem nó như một nỗ lực, cố gắng để dâng hiến trong muôn vàn những sự dâng hiến khác của bao người. 2. Lý giải: - Không nên đố kị với những người tạm thời hơn mình vì sự đố kị khiến tâm hồn ta vẩn đục, nhân cách ta trở nên tầm thường và mất đi sự tỉnh táo, sáng suốt. Cần xác định mục tiêu sống của mình và dồn tâm sức để thực hiện mục tiêu ấy. Nếu có thể, hãy cố gắng phân tích nguyên nhân thành công của người khác để tự rút kinh nghiệm cho mình. - Không nên chìm đắm, tự thỏa mãn trong vinh quang vì vinh quang, thành công chỉ có ý nghĩa nhất thời, không phải là điều vĩnh viễn tồn tại. Nếu chìm đắm trong vinh quang, tự mãn với thành công là ta đã dừng lại cuộc hành trình đáng ra cần tiếp tục, đã tự giới hạn phạm vi thành công của chính mình. Cần nhìn rộng ra xung quanh để thấy không chỉ thành công của mình mà thấy cả những nỗ lực, cố gắng của người khác. 3. Bàn luận, mở rộng: - Cần phân biệt thái độ đố kị, tị hiềm với sự so sánh trên cơ sở ý thức thi đua để phấn đấu vươn lên; cần phân biệt thái độ tự mãn, tự kiêu, ngủ quên trên chiến thắng với niềm tự hào chính đáng. - Đôi khi, sự đố kị (ở một mức độ nhất định) có thể là động lực để phấn đấu, niềm tự hào khi thấy mình hơn người khác cũng là cảm giác không nhất thiết phải triệt tiêu hoàn toàn bởi nó giúp ta có được sự cân bằng về tâm lý sau rất nhiều cố gắng, nỗ lực. - Tuy nhiên, để mọi cảm xúc không trở nên thái quá, để cách ứng xử có sự chừng mực, hợp lý, rất cần bản lĩnh, sự hiểu biết để kiểm soát, điều chỉnh bản thân. www.nbkqna.edu.vn 35 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 11 của một số trường trên toàn quốc Câu 2: 1. Tìm hiểu vấn đề (6 đ): - Quan niệm của Nguyễn Công Trứ: + Nội dung quan niệm:"nợ" vừa là duyên nợ, vừa là trách nhiệm của người cầm bút với thơ ca; "chuốt" lµ chØnh söa, lùa chän mét c¸ch c«ng phu sao cho ®¹t tiªu chuÈn cao nhÊt vÒ mÆt thÈm mÜ. Tõ ý nghÜa cô thÓ cña tõ dïng, cã thÓ thÊy NCT ®· ®Æt ra yªu cÇu vÒ tr¸ch nhiÖm cña nghÖ sÜ trong lao ®éng th¬ ca. + Cơ sở quan niệm của NCT: lao động thơ là lao động nghệ thuật - nó đòi hỏi công phu, tâm huyết và sự sáng tạo. Sáng tạo sẽ đem đến cái mới, công phu tâm huyết sẽ tạo nên sự hoàn hảo và chiều sâu. Văn chương tồn tại bởi nội dung tư tưởng song tồn tại bằng ngôn từ nghệ thuật. Nếu chất liệu ngôn từ không được lựa chọn và gọt giũa, sức biểu đạt của nó kém đi sẽ khiến tư tưởng, tâm huyết của nghệ sĩ không thể hiện được trọn vẹn, tính nghệ thuật của tác phẩm giảm sút, sức hấp dẫn nghệ thuật kém sẽ khiến những giá trị còn lại dù có cũng khó phát huy tác dụng. Thơ ca lại càng đòi hỏi điều này vì nó có những đặc trưng mang tính loại biệt (trong phạm vi dung lượng giới hạn, thơ cần biểu đạt một cách sâu sắc, tinh tế tư tưởng, tình cảm, khát vọng bằng hình tượng nghệ thuật giàu tính thẩm mĩ và có sức mê hoặc mạnh mẽ). "Chuốt lời" vì thế sẽ là sự thể hiện của tài năng, cũng là sự thể hiện trách nhiệm của nhà thơ với thơ và với người đọc. - Quan niệm của Tố Hữu: + Nội dung quan niệm: "câu thơ" là sản phẩm lao động sáng tạo của nhà thơ, cũng là hình thức tồn tại của những tư tưởng tình cảm mà nhà thơ gửi gắm. "Đọc" là hành động tiếp nhận và thưởng thức của người đọc. "Tình người" là nội dung tạo nên giá trị đặc trưng của thơ - là nội dung tình cảm, cảm xúc của thơ. Từ ý nghĩa cụ thể của từ ngữ, có thể hiểu ý kiến của TH đề cập đến giá trị của thơ từ góc nhìn của người thưởng thức, tiếp nhận thơ: giá trị của thơ là giá trị của những tư tưởng tình cảm được biểu hiện trong thơ. Tình cảm, cảm xúc càng sâu sắc mạnh mẽ, càng lớn lao đẹp đẽ sẽ càng khiến thơ lay động lòng người. + Cơ sở quan niệm của TH: đặc trưng của thơ là thể hiện tư tưởng qua sự rung động của tâm hồn, qua các cung bậc của tình cảm. Với người làm thơ, bài thơ là phương tiện biểu đạt tình cảm, tư tưởng. Với người đọc thơ, đến với bài thơ là để trải nghiệm một tâm trạng, một cảm xúc và tìm một sự đồng cảm sẻ chia về mặt tình cảm với nhà thơ - sẻ chia những điều đang làm mình trăn trở. Vì thế, khi đến với một bài thơ, người đọc chú ý tới tình cảm, cảm xúc chứ ít chú ý tới hình thức biểu đạt cảm xúc ấy (vốn là công việc của nhà nghiên cứu). Tuy nhiên, nói "không thấy câu thơ" không có nghĩa là "câu thơ" không tồn tại mà là "câu thơ" đã đồng nhất với tình www.nbkqna.edu.vn 36 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 11 của một số trường trên toàn quốc người, là nội dung cảm xúc đã lặn vào trong chính cái hình thức biểu đạt và hình thức trở thành dạng tồn tại, hình thức tồn tại của tình cảm. - Đánh giá và đề xuất ý kiến: hai ý kiến không hề mâu thuẫn mà là sự bổ sung để mang đến một nhận thức tương đối toàn diện về thơ. Từ hai ý kiến này có thể xác định: thơ hay là thơ lay động tâm hồn con người bằng cảm xúc, tình cảm. Song để có thơ hay, nhà thơ bên cạnh sự sâu sắc của tình cảm, sự phong phú của cảm xúc cần nghiêm túc trong lao động nghệ thuật mà trước hết là lựa chọn, chỉnh sửa và sáng tạo trong sử dụng ngôn ngữ. 2. Phân tích bài thơ (6 đ): 2.1. Nội dung cảm xúc: là sự thể hiện một tình yêu cuộc sống mãnh liệt - Niềm say mê cuộc sống khiến XD phát hiện ra một thiên đường trên mặt đấtmột thiên đường tràn đầy xuân sắc và vô cùng hấp dẫn. - Yêu cuộc sống, nhà thơ cũng ý thức sâu sắc về giá trị cuộc sống nên khát khao đảo lộn quy luật cuộc sống, ngăn cản bước đi của thời gian để gìn giữ những vẻ đẹp của sự sống. - Cũng vì niềm say mê với cuộc sống nên nhà thơ mới hốt hoảng lo âu, thậm chí oán giận thời gian trôi chảy vô tình. - Tình yêu cuộc sống đã tiếp thêm sức mạnh để nhà thơ không buông trôi theo sự trôi chảy của thời gian, sự phôi pha tàn úa của sự sống mà tăng cường độ sống để sống mạnh mẽ, trọn vẹn và tận độ bằng việc giao cảm và hưởng thụ sự sống. 2.2. Hình thức biểu đạt: - Lời thơ là lời nói với rất nhiều dấu hiệu ngữ pháp (sử dụng hư từ, hô ngữ...) và hình thức đối thoại giúp nhà thơ thể hiện trực tiếp con người cá nhân, giọng điệu cá nhân mở đường cho sự thổ lộ giãi bày cảm xúc một cách tự nhiên và nồng nhiệt. - Ngôn ngữ rất giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, đặc biệt rất trẻ trung, hiện đại và đầy táo bạo giúp tác giả chuyển tải bức thông điệp tinh thần một cách độc đáo, gây ấn tượng mạnh mẽ. Người ra đề và làm đáp án: Nguyễn Thanh Huyền - THPT chuyên Nguyễn Trãi - Hải Dương www.nbkqna.edu.vn 37 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 11 của một số trường trên toàn quốc SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN BỈNH KHIÊM KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ NĂM 2013 ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: NGỮ VĂN , LỚP 11 ( Thời gian: 180 phút không kể thời gian giao đề) Câu hỏi 1: ( 8 điểm) “Người cậy ở tâm, cây nương ở rễ.” ( Ngạn ngữ Trung Hoa) Trình bày suy nghĩ của anh/ chị về quan niệm trên. Câu hỏi 2: ( 12 điểm) Nhà văn I.X Tuocghenhev khẳng định: “Cái quan trọng trong tài năng văn học là tiếng nói của mình, là cái giọng riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kì một người nào khác.” Anh/ chị hiểu quan niệm trên như thế nào? Phân tích truyện ngắn “ Hai đứa trẻ” của Thạch Lam để làm sáng tỏ quan niệm đó. ĐÁP ÁN Câu hỏi 1 I. YÊU CẦU VỀ KỸ NĂNG - Học sinh biết vận dụng kết hợp các thao tác nghị luận để làm bài văn nghị luận xã hội. - Tổ chức bài viết rõ ràng, lập luận bài viết chặt chẽ, diễn đạt sáng rõ, lưu loát. II. YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG Hướng dẫn chấm chỉ nêu những định hướng chính. Học sinh có thể có nhiều cách sắp xếp và tổ chức bài làm theo nhiều hướng khác nhau nhưng cần đáp ứng những kiến thức cơ bản sau: 1. Giải thích quan niệm – Người cậy ở tâm, cây nương ở rễ. - Câu ngạn ngữ có cách diễn đạt ngắn gọn, súc tích, cân xứng, giàu hình ảnh. Một ý thể hiện “người”, ý còn lại thể hiện “cây”, cây và người có mối liên quan. Làm người thì nhờ ở tấm lòng (hiểu rộng là đạo đức, nhân cách), loài cây thì dựa vào gốc rễ. www.nbkqna.edu.vn 38 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 11 của một số trường trên toàn quốc Câu ngạn ngữ đã khẳng định phẩm chất cần thiết phải có để làm nền tảng tạo nên giá trị của con người - đó là tấm lòng, đạo đức, nhân cách cao đẹp. Ở cây cối, phần quý nhất chính là phần gốc rễ của nó. Cây chỉ có thể sống được, toả bóng mát, cho đời hương hoa quả ngọt khi có bộ rễ vững chắc; con người chỉ đẹp, chỉ thể hiện được giá trị của mình khi giữ được cái nền tảng tâm hồn cao quý. 2. Suy nghĩ về quan niệm: - Câu ngạn ngữ là lời nhận xét đúng đắn về giá trị con người thông qua đối chiếu giá trị một thực thể trong thiên nhiên. Từ đó mà mở ra một quan niệm sống tích cực - làm người là phải biết nâng niu, giữ gìn tấm lòng, đạo đức nhân cách tốt đẹp. Trong cuộc sống không có con người nào được đồng loại của mình ngợi ca mà lại thiếu đi cái tâm cao quý, không ai đi gửi gắm niềm tin vào một con người có nhân cách không ra gì. - Đạo đức, nhân cách cao đẹp là những phẩm chất không thể thiếu để làm nên giá trị của một con người nhưng nói như vậy không có nghĩa là phủ nhận những yếu tố khác như tài năng chẳng hạn. Nhưng nếu cho rằng tài năng sẽ làm nên giá trị quyết định của một con người e chưa thỏa đáng, bởi tài năng chỉ là lá cành, quả ngọt còn tấm lòng, đạo đức mới là nền tảng vững bền để lá quả kia nương theo, nhờ vào mà đâm chồi nẩy lộc. - Học sinh biết đưa ra những ví dụ cụ thể để chứng minh được sự đúng đắn của vấn đề. 3. Bài học nhận thức và hành động: - Từ việc nhận thức về tính đúng đắn của lời khuyên trên, học sinh biết rút ra bài học thiết thực cho bản thân - bên cạnh việc học tập tiếp thu kiến thức khoa học, phải không ngừng rèn luyện đạo đức, nhân cách sống để trở thành người hữu ích. B. BIỂU ĐIỂM - Điểm 7-8 : Hiểu đúng ý nghĩa câu ngạn ngữ và có ý kiến xác đáng, có suy nghĩ mới mẻ mang tính thuyết phục cao, có cách viết hấp dẫn thu hút người đọc. - Điểm 5-6 : Hiểu đúng ý nghĩa câu ngạn ngữ, có ý kiến xác đáng nhưng còn mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 3-4 : Đáp ứng một phần yêu cầu của đề, còn mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 1-2 : Hiểu nhưng bài viết sơ sài, tản mạn, chưa hoàn chỉnh. - Điểm 0 : Chưa làm được gì. ĐÁP ÁN Câu hỏi 2 I. YÊU CẦU VỀ KỸ NĂNG - Học sinh biết vận dụng kết hợp các thao tác nghị luận (đặc biệt là các thao tác giải thích, phân tích, chứng minh) để làm bài văn nghị luận văn học. - Tổ chức bài viết rõ ràng, lập luận bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có chất www.nbkqna.edu.vn 39 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 11 của một số trường trên toàn quốc văn. II. YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các nội dung cơ bản sau: 1. Giải thích quan niệm của I.X Tuocghenhev : - Ý tưởng của I.X Tuocghenhev khá rõ. Nhà văn khẳng định yếu tố quan trọng làm nên tài năng của một nhà văn là cách viết, cách thể hiện riêng đầy cá tính sáng tạo (mà I.X Tuocghenhev đã diễn đạt đầy ấn tượng là tiếng nói của mình, là cái giọng riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kì một người nào khác). Ở quan niệm của mình, I.X Tuocghenhev đã đề cao phong cách nghệ thuật của người viết văn (tính độc đáo trong sáng tạo nghệ thuật của nhà văn gắn liền với một quan niệm nhất định về con người và cuộc đời, kéo dài thành vệt đậm đầy cảm hứng trong chuỗi sáng tác của họ). 2. Chứng minh cái giọng riêng biệt (phong cách) của Thạch Lam qua truyện ngắn “Hai đứa trẻ”. - Thể hiện ở việc chọn loại truyện “không có chuyện” (không giàu sự tình, không thiên về cốt truyện, hành động mà chỉ đi sâu vào tâm trạng, không khí). Cốt truyện “Hai đứa trẻ” (như rất nhiều truyện ngắn khác của Thạch Lam) nhẹ nhàng, gần như không có cốt truyện nhưng khó quên. Dưới ngòi bút của Thạch Lam, con người, nhịp điệu cuộc sống hiện ra đều đều không thay đổi, không có gì khiến bạn đọc phải hồi hộp chờ đợi. Tất cả thoang thoảng, man mác và vẩn vơ theo tâm trạng nhân vật Liên. Chính điều đó lại làm nên nét riêng của tác phẩm. - Thể hiện ở tài miêu tả những nét tinh tế, nhẹ nhàng của cảm xúc, tâm trạng, tình cảm: tâm trạng của nhân vật Liên trước cảnh chiều về, đêm xuống, canh khuya (lúc chuyến tàu đêm băng qua phố huyện nghèo). Liên vừa nhận ra nét nên thơ, thân thuộc lẫn nét lặng lẽ, man mác buồn của cảnh chiều và đêm; mong ngóng chuyến tàu đổ xuống bao khát khao về ảnh hình một chút thế giới trong mơ tưởng...(học sinh biết so sánh Thạch Lam với Nam Cao và Nguyễn Tuân, hai tác giả cùng thời với Thạch Lam cũng rất thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, từ đó làm nổi bật lên nét riêng của Thạch Lam ở phương diện này). - Thể hiện ở những câu văn và những miêu tả giàu chất thơ: Thạch Lam là con người vừa hiện thực vừa lãng mạn. Chất thi vị của đời sống có mặt trong “Hai đứa trẻ” qua các trang viết về chiều tà, đêm tối. - Thể hiện ở những nhân vật không có sự phức tạp của nội tâm, cũng dường như không có tính cách gì sắc nét không phân tuyến chính diện phản diện như các tác phẩm của những nhà văn cùng thời, mà là những con người đang lặng lẽ đắm chìm trong tăm tối, buồn bã với những tâm trạng không rõ ràng, những ranh giới tình cảm mong manh. Liên trong “Hai đứa trẻ” là một nhân vật như vậy. 3. Đánh giá - Quan niệm của I.X Tuocghenhev là một quan niệm hoàn toàn đúng đắn về mặt lý thuyết và thực hành sáng tạo văn học. Quan niệm trên phù hợp với quy luật muôn đời của hoạt động nghệ thuật mà Nam Cao tâm đắc: người nghệ sĩ phải “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”. www.nbkqna.edu.vn 40 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 11 của một số trường trên toàn quốc B. BIỂU ĐIỂM - Điểm 11-12: Bài làm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. Bài mạch lạc, hành văn trôi chảy, giàu hình ảnh, cảm xúc. Có thể còn mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 9-10: Đáp ứng tương đối đầy đủ các yêu cầu cơ bản. Bài rõ ý, văn suôn, có ý thức viết câu văn có hình ảnh. Có thể còn mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 7-8: Bài làm chứng tỏ hiểu đề, kết cấu hợp lí. Còn mắc một số lỗi về diễn đạt. - Điểm 5-6: Hiểu đề, bài còn chung chung. Còn mắc một số lỗi về diễn đạt. - Điểm 3-4: Bài làm còn hạn chế về kiến thức, kĩ năng và diễn đạt. - Điểm 1-2: Tản mạn, tối nghĩa, quá sơ sài. - Điểm 0: Chưa làm được gì hoặc hoàn toàn lạc đề. www.nbkqna.edu.vn 41 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 11 của một số trường trên toàn quốc SỞ GD&ĐT QUẢNG NINH KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN KHU TRƯỜNG THPT CHUYÊN HẠ LONG VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BÁC BỘ LẦN THỨ VI Môn: Ngữ văn lớp 11 ĐỀ ĐỀ NGHỊ ( Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề ) Đề thi gồm 01 trang Câu 1 (8 điểm) Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa được gợi ra từ bài thơ sau: “ Một phù thủy Mở quán hàng nho nhỏ “Mời vào đây Ai mua gì cũng có” Tôi là khách đầu tiên Từ bên trong Phù thủy ló ra nhìn “Anh muốn gì” “Tôi muốn mua tình yêu Mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn...” “Hàng chúng tôi chỉ bán cây non Còn quả chín anh phải trồng, Không bán”! ( “Quán hàng phù thủy” – K.Badijađrô – Thái Bá Tân dịch) Câu 2 (12 điểm) Giáo sư Lê Đình Kỵ cho rằng: “Tác phẩm nghệ thuật đạt tới cái đẹp theo nghĩa: mang được sự thật sâu xa của đời sống bên ngoài, đồng thời mang được sự thật tâm tình của con người” Bằng những hiểu biết về sự nghiệp sáng tác của Nam Cao, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên. ---------------HÕt--------------- www.nbkqna.edu.vn 42 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 11 của một số trường trên toàn quốc HƯỚNG DẪN CHẤM THI MÔN NGỮ VĂN 11 C©u 1 YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC Thí sinh có thể bộc lộ quan điểm của mình theo những cách khác nhau nhưng cần chân thành, hợp lý, chặt chẽ và thuyết phục. Về cơ bản, cần đạt được một số ý chính sau: 1. Phân tích sơ lược bài thơ ( 1.5đ) - Bài thơ là cuộc đối thoại giữa nhân vật phù thủy và nhân vật Tôi. Phù thủy đại diện cho sức mạnh quyền năng biến hóa thần kì còn nhân vật Tôi là người khách đầu tiên đang khao khát muốn mua được những thứ mình cần là tình yêu, hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn...tại quán hàng mà như phù thủy nói là “mua gì cũng có”. - Tưởng như với sức mạnh của phù thủy, nhu cầu của nhân vật Tôi được đáp ứng nhưng cuối cùng người khách đầu tiên ấy đã không được như mong muốn, không phải vì người khách không có tiền hay thứ gì ngang giá để đổi mà là cửa hàng không đáp ứng được -> Qua đó, bài thơ gửi gắm một triết lí sâu sắc về vai trò của con người trong việc tạo dựng và vun trồng hạnh phúc cũng như những điều tốt đẹp của chính bản thân mình. 2. Bàn luận, mở rộng về ý nghĩa gợi ra từ bài thơ (4.5 đ) • Con người luôn mong muốn có được những điều tốt đẹp, là tình bạn, tình yêu, hạnh phúc, sự bình yên...Nhưng con người thường mong chờ hạnh phúc tự đến hoặc có được một cách dễ dàng • Thế nhưng, hạnh phúc hay những điều tốt đẹp đều không thể mua bán mà chỉ có được khi con người không ngừng nỗ lực, cố găng, tự xây đắp, cũng giống như cây hạnh phúc, cây tình bạn, cây tình yêu...không thể có được ngay cả ở nơi có sự thần kì ngự trị. • Tất cả những giá trị này muốn có được đều phải có thời gian, công sức, đều phải xuất phát từ tình cảm chân thành, không vụ lợi, toan tính…. 3. Bài học nhân thức và hành động ( 2đ) www.nbkqna.edu.vn 43 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 11 của một số trường trên toàn quốc - Tự ý thức được vai trò của bản thân trong việc tự tạo ra hạnh phúc và những giá trị tốt đẹp cho chính mình - Từ đó, không ngừng nỗ lực xây dựng hạnh phúc cho mình bằng những hành động cụ thệ ( Đặc biệt là với thế hệ trẻ) Lưu ý : - Chỉ cho điểm tối đa ở các ý khi bài làm đảm bảo tốt yêu cầu về diễn đạt - Bài làm cần có dẫn chứng phong phú, họa cho mỗi luận điểm YÊU CẦU VỀ KĨ NĂNG - Học sinh biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề xã hội - Bài viết có bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ - Diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc, sáng tạo, hạn chế tối đa các lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Câu 2: YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau: 1. Đặt vấn đề ( 0.5đ) Dẫn dắt và giới thiệu nhận định cần làm sáng tỏ. 2. Giải quyết vấn đề ( 11đ) a. Giải thích: ( 1.5 đ) • “..mang được sự thật sâu xa của đời sống bên ngoài”: Phản ánh được chân thực hiện thực khách quan của đời sống, không phải chỉ là bề ngoài mà ở bề sâu. • “…mang được sự thật tâm tình của con người”: Phản ảnh được chân thực thế giới tâm hồn, tình cảm của con người  Tác phẩm nghệ thuật đạt tới cái đẹp là những tác phẩm phàn ảnh được một cách chân thực, sâu sắc hiện thực khách quan cũng như khám phá được thế giới tâm hồn, tình cảm của con người.  Tiêu chí quan trọng để đánh giá tác phẩm văn học có giá trị www.nbkqna.edu.vn 44 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 11 của một số trường trên toàn quốc b. Phân tích, chứng minh ( 7.5đ) * Cơ sở lí luận • Bản chất của văn học là phản ảnh hiện thực khách quan và thể hiện tư tưởng, tình cảm của người nghệ sĩ. “Nhà văn là người thư kí trung thành cùa thời đại”( Banlzac) • “Văn học là nhân học”, là khoa học về con người, khám phá con người ở phương diện tâm hồn, tình cảm.. Nội tâm của con người với những trạng thái cảm xúc đa dạng, phức tạp chính là đích hướng tới của văn học “ Thơ là người thư kí trung thành của những trái tim” -> Thước đo giá trị của một tác phẩm văn học là ở sự chân thực, sâu sắc trong phản ánh đời sống với những qui luật khách quan và thế giới nội tâm của con người. Lưu ý: Ở phần này, học sinh cẩn đưa ra một số dẫn chứng thật ngắn gọn để chứng minh cho cơ sở lí luận * Chứng minh, làm sáng tỏ nhận định qua sự nghiệp sáng tác của Nam Cao Về quan niệm sáng tác: Nhà văn phê phán, xem nhẹ thứ văn chương nhạt nhẽo, diễn một vài ý rất nhẹ, rất nông, quấy loàng trong một thứ văn chương bằng phẳng và quá ư dễ dãi -> Từ quan niệm này, Nam Cao đựơc xem là nhà văn tiêu biểu của chủ nghĩa hiện thực với khả năng phản ánh chân thực hiện thực của đời sống khách quan và khám phá bề sâu tâm trạng con ngươi. Về thực tiễn sáng tác Cần phân tích được sự đóng góp của những tác phẩm của Nam Cao trên hai phương diện • Khả năng phản ánh bề sâu hiện thực khách quan với những qui luật của nó, cho người đọc một cái nhìn sâu sắc về đời sống. (Ví dụ: “Chí Phèo”,“Sống mòn”..) -> Nam Cao không chỉ phản ánh mà còn phân tích, lí giải hiện thực ấy và chỉ ra những qui luật. • Khả năng khám phá, phân tích tâm lí của con người. -> Bậc thầy của nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật. www.nbkqna.edu.vn 45 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 11 của một số trường trên toàn quốc ( Ví dụ “Chí Phèo:, “Đời thừa”, “Sống mòn”..) (HS cần phân tích cụ thể, chi tiết các dẫn chứng đưa ra nhằm làm sáng tỏ luận điểm) c. Đánh giá chung (2.0đ) - Với khả năng phản ánh hiên thực khách quan và tâm trạng con người, những sáng tác của Nam Cao đã khẳng định được sức sống lâu bền của mình - Nhận định của GS Lê Đình Kỵ có ý nghĩa to lớn trong định hướng sáng tác và tiếp nhận, là một tiêu chí, thước đo giá trị của văn học. 3.Kết thúc vấn đề ( 0.5đ) Khẳng định lại vần đề cần làm sáng tỏ YÊU CẦU VỀ KĨ NĂNG - Có kĩ năng làm bài văn nghị luận văn học - Đảm bảo bố cục ba phần của một bài văn, kết cấu mạch lạc, chặt chẽ - Diễn đạt lưu loát, trong sáng, giàu cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ.. - Ở mỗi luận điểm, cần có dẫn chứng phong phú, phù hợp, biết chọn lọc để phân tích những dẫn chứng tiêu biểu. Giáo viên ra đề www.nbkqna.edu.vn 46 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 11 của một số trường trên toàn quốc SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TB TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI BÌNH KÌ THI CHỌN HSG C10 LẦN THỨ VI ĐỀ THI MÔN : NGỮ VĂN LỚP 11 THỜI GIAN LÀM BÀI: 180 PHÚT Câu 1: (8 điểm) Có người cho : “Ta hãy học theo cách của dòng sông nhìn thấy núi thì đi đường vòng”, nhưng người khác lại cho “Trong rừng có rất nhiều lối di, ta chọn lối đi chưa có dấu chân người”. Anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về những ý kiến trên. Câu 2: ( 12 điểm) Lamáctin- nhà thơ Pháp- tâm sự : “Thế nào là thơ? Đó không phải chỉ là một nghệ thuật, đó là sự giải thoát của lòng tôi”. Anh/ chị có suy nghĩ gì về lời tâm sự trên? Hãy dựa vào những hiểu biết về bài thơ Vội vàng ( Xuân Diệu) để làm sáng tỏ những suy nghĩ của mình. www.nbkqna.edu.vn 47 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 11 của một số trường trên toàn quốc SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TB TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI BÌNH KÌ THI CHỌN HSG C10 LẦN THỨ VI ĐÁP ÁN MÔN : NGỮ VĂN LỚP 11 Câu 1 (8điểm) A- Yêu cầu I- Kiến thức Học sinh có thể làm theo những cách khác nhau, nhưng về cơ bản phải làm rõ: - Giải thích: + Dòng sông khi gặp núi thì đi đường vòng: con người khi gặp khó khăn, trở ngại thì nên tìm hướng đi khác dễ dàng hơn. + Chọn lối đi chưa có dấu chân người: con người cần mạo hiểm, dũng cảm đối đầu với thử thách . + Bằng cách nói hình ảnh hai câu nói nêu lên những bài học về lẽ sống. Hai ý kiến nêu lên hai cách sống: một cách sống linh hoạt, khôn khéo, một cách sống dũng cảm, mạo hiểm. - Bàn luận + Trong cuộc sống, khó khăn, thử thách là điều không thể tránh khỏi. + Gặp khó khăn lớn, vượt quá khả năng của mình, nên tìm cách giải quyết bằng những hướng khác nhau, thậm chí phải đi đường vòng, phải mất thêm thời gian, công sức. Nếu linh hoạt trong cách giải quyết vấn đề ta vẫn gặt hái được thành công, đến được đích mình đã định. Không linh hoạt, mềm dẻo, cứ đâm đầu vào đá ta sẽ chuốc lấy thất bại. + Nhưng trong cuộc sống, để đến được đích mà mình đã chọn, ta phải biết mạo hiểm, dũng cảm, sáng tạo, phải tìm cho mình một lối đi riêng. Lối đi ấy có thể có những rủi ro, nhưng ta phải biết chấp nhận. Chỉ có như vậy ta mới có thể đến được đích một cách nhanh nhất, có thể biến ước mơ thành hiện thực. Nếu có thất bại đó cũng là bài học quý cho thành công tiếp theo. + Hai ý kiến không hề đối lập mà chỉ là những cách thức khác nhau để giúp chúng ta đạt được thành công trong cuộc sống. + Trong cuộc sống, chúng ta phải biết linh hoạt, mềm dẻo nhưng có lúc cần mạo hiểm, dũng cảm, sáng tạo. Nếu vận dụng linh hoạt những phẩm chất ấy trong từng hoàn cảnh cụ thể nhất định ta sẽ biến ước mơ thành hiện thực. Tuy nhiên khôn khéo, cẩn trọng nhưng không ỉ lại, lười suy nghĩ, mạo hiểm, dũng cảm không có nghĩa là liều lĩnh, thấy chết mà vẫn lao vào. - Liên hệ tới bản thân. II- Kĩ năng Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; luận điểm, luận cứ rõ rằng, khoa học, chặt chẽ; lập luật sắc sảo; dẫn chứng cụ thể sinh động; có cảm xúc; không mắc lối diễn đạt.... B- Cách cho điểm - Điểm 7- 8: Hiểu vấn đề, biết làm bài nghị luận xh, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng sinh động, không mắc lỗi hoặc lỗi không đáng kể. www.nbkqna.edu.vn 48 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 11 của một số trường trên toàn quốc - Điểm 5-6: Tỏ ra hiểu vấn đề, dẫ chứng cụ thể, lập luận chưa chặt chẽ, ý văn chưa sáng, còn vài lỗi diễn đạt; hoặc bài lập luận chặt chẽ, ý sáng rõ nhưng dẫn chứng chưa có. - Điểm 3-4: Hiểu vấn đề lơ mơ, chưa chú ý minh hoạ bằng dẫn chứng cụ thể, diễn đạt còn nhiều lỗi. - Điểm 1-2 : Khai thác được một vài ý nhưng sơ sài, mắc nhiều lỗi. - Điểm 0: Không viết gì, hoặc viết không liên quan đến đề. Câu 2 (12 điểm) A- Yêu cầu I- Kiến thức Học sinh có thể trình bày vấn đề theo những cách khác nhau, song bài viết phải làm nổi bật được các nội dung chính sau: - Giải thích + Thơ không chỉ là một nghệ thuật: thơ là nghệ thuật kì diệu nhất của ngôn ngữ, hấp dẫn, lay động lòng người bởi cái đẹp của từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu.... + Thơ là “sự giải thoát của lòng tôi” : Thơ là tiếng nói tâm hồn, tình cảm của nhà thơ với bao buồn, vui, ước mơ, hi vọng.... + Thơ không chỉ là sản phẩm kì diệu của nghệ thuật ngôn từ mà thơ là phương tiện giao tiếp, bộc bạch tình cảm của người nghệ sĩ với đời. - Bàn luận + Ý kiến nói lên được đặc trưng cơ bản của thơ. + Những nhà thơ lớn là những bậc thầy về ngôn ngữ, những bài thơ hay phải có ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, giàu cảm xúc, giàu sức gợi, hình ảnh đẹp, phong phú... + Nhưng thơ chỉ tràn ra khi các cung bậc cảm xúc trong tâm hồn nhà thơ dâng trào cao độ, đòi hỏi được giãi bày, chia sẻ, cảm thông.... + Là tiếng nói tâm hồn nên thơ dễ lay động hồn người. Đó là tiếng lòng đi tìm những lòng “đồng điệu”. - Bài thơ Vội vàng (Xuân Diệu) + Bài thơ hay bởi những cảm xúc được biểu hiện trong một hệ thống ngôn ngữ giàu tính nghệ thuật. + Nhưng bài thơ ám ảnh người đọc bởi tiếng nói sôi nổi, mãnh liệt của một hồn thơ yêu đời ham sống, bởi những quan niệm nhân sinh, quan niệm thẩm mĩ mới mẻ. - Đánh giá: + ý kiến nói đúng về tiêu chí của bài thơ hay. + Những cảm xúc, tình cảm mãnh liệt chân thành, mang tính thẩm mĩ , cùng sự sáng tạo trong hình thức biểu hiện sẽ làm nên sức sống cho thơ. + Đó là bài học quý giá cho những người muốn trở thành thi sĩ, những người yêu thơ muốn thâm nhập thế giới vi diệu, bí ẩn của thơ ca. 2- Kĩ năng Học sinh biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề văn học. Luận điểm rõ ràng, lô gíc; lập luận sắc sảo, thuyết phục. Văn giàu cảm xúc, hình ảnh; không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả.... www.nbkqna.edu.vn 49 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 11 của một số trường trên toàn quốc B- Cách cho điểm - Điểm 11-12: Học sinh đạt được hầu hết các yêu cầu nói trên, có thể mắc lỗi nhưng không đáng kể. - Điểm 9-10: Bài đạt được gần hết các yêu cầu trên và còn mắc một vài lỗi . - Điểm 7-8 : Bài đạt được hầu hết các yêu cầu về nội dung, lập luận chưa chặt, ý chưa sáng, còn vài lỗi diễn đạt. - Điểm 5- 6: Bài viết tỏ ra hiểu vấn đề lơ mơ, phân tích chưa hướng tới làm sáng tỏ yêu cầucủa đề, diễn đạt còn nhiều lỗi. - Điểm 3-4 : Bài viết sơ sài, chỉ phân tích bài thuần tuý, mắc nhiều lỗi. - Điểm 0-2: Không viết gì, hoặc tỏ ra không hiểu gì về đề. www.nbkqna.edu.vn 50 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 11 của một số trường trên toàn quốc SỞ GD VÀ ĐT NAM ĐỊNH ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC TRƯỜNG THPT CHUYÊN DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LÊ HỒNG PHONG MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (8,0 điểm) Trong một cuộc thi Thế vận hội được tổ chức ở thành phố Settle, có 9 nhà điền kinh tham gia cuộc thi chạy 100m. Khi cuộc đua bắt đầu được hơn chục mét thì một vận động viên trượt chân, ngã khuỵu xuống. Anh ta đã không thể chạy được nữa và… đã khóc. Tiếng khóc khiến cho 8 người còn lại chạy chậm lại rồi dừng hẳn. Họ nhìn nhau và cùng đi về phía người bị ngã. Họ nâng chàng trai dậy, rồi… cả 9 người cùng tiến về đích. Sau một thoáng ngỡ ngàng, tất cả khán giả chứng kiến cuộc đua hôm ấy đã đứng dậy, vỗ tay rất to và tràng vỗ tay đã kéo dài rất lâu. (Theo songda.com.vn) Những suy nghĩ của anh(chị) từ câu chuyện trên? Câu 2 (12,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: Với Thơ mới, thi ca Việt Nam bước vào một thời đại mới. Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm rõ điều làm nên dấu ấn của thời đại mới qua một số bài thơ mới đã học trong chương trình. www.nbkqna.edu.vn 51 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 11 của một số trường trên toàn quốc ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Câu 1 (8 điểm) *Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận một vấn đề xã hội được rút ra từ câu chuyện nhỏ: biết cách lập ý với lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng, văn viết có cảm xúc... *Yêu cầu về kiến thức 1.Ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện kể về một người hoạn nạn trong cuộc thi thể thao đã được mọi người giúp đỡ. Những tràng vỗ tay rất to và kéo dài rất lâu của khán giả không phải cổ vũ cho những thành tích cao trong thể thao mà là sự ghi nhận cho một tình cảm đẹp và rất cần thiết trong cuộc sống: tấm lòng biết sẻ chia và quan tâm đến người khác. Có thể thấy qua câu chuyện, chiến thắng không phải là tất cả, ý nghĩa thực sự của cuộc sống chính là ở chỗ ta biết giúp đỡ người khác cùng chiến thắng dù có phải chậm một bước. 2.Suy nghĩ - Con người rất cần sự sẻ chia, đồng cảm vì cuộc sống không xuôi chiều, nhiều những khó khăn, bất trắc, bản thân mỗi người không dễ vượt qua những khó khăn, thử thách ấy. - Khi được sẻ chia và đồng cảm sẽ con người có được sức mạnh, có nghị lực để vượt qua khó khăn thử thách, nõi buồn, sự khổ đau sẽ vợi bớt, tránh xa được những tội lỗi xấu xa… - Một người biết đồng cảm, sẻ chia với người khác là một nhân cách tốt, có một tấm lòng nhân hậu, là điều kiện để con người sống giữa cộng đồng, sống giữa cuộc đời. - Mỗi người cần học cách sẻ chia và đồng cảm; sẻ chia đồng cảm không chỉ ở tư tưởng mà phải trở thành những hành động, việc làm cụ thể của mỗi người; xã hội cần biết tôn vinh, đề cao vẻ đẹp này, cần lên án những thái độ vô cảm, ích kỉ của con người. HS cần biết kết hợp lí lẽ và dẫn chứng để lập luận trở nên thuyết phục. www.nbkqna.edu.vn 52 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 11 của một số trường trên toàn quốc Cách cho điểm - Điểm 7 - 8: Bài viết nắm chắc vấn đề, đáp ứng tốt những yêu cầu của kiểu bài nghị luận xã hội rút ra từ một tác phẩm văn học hoặc câu chuyện nhỏ, có ý kiến sắc sảo, có kiến thức xã hội phong phú. - Điểm 5 - 6: Bài viết hiểu vấn đề, biết làm bài nghị luận xã hội, dẫn chứng sinh động, không mắc lỗi. - Điểm 3 - 4: Hiểu vấn đề nhưng lập luận chưa chặt chẽ, ý vẫn chưa sáng, còn vài lỗi về diễn đạt. - Điểm 1 - 2 : Hiểu vấn đề còn lơ mơ, lí lẽ sơ sài, dẫn chứng thiếu thuyết phục hoặc không có dẫn chứng, diễn đạt còn nhiều lỗi. - Điểm 0 : Không viết gì, hoặc không hiểu gì về đề. Câu 2 (12 điểm) *Yêu cầu về kỹ năng: Học sinh biết cách làm bài nghị luận một ý kiến bàn về văn học, kết hợp nhuần nhuyễn kiến thức lí luận văn học và khả năng cảm thụ tác phẩm văn học; bố cục bài viết hợp lí, văn viết trong sáng, có cảm xúc. *Yêu cầu về kiến thức: 1.Giải thích ý kiến: ý kiến đã khẳng định vai trò, vị trí của thơ mới trong lịch sử văn học Việt Nam. +Trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc, ở thời kì từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, Thơ mới thể hiện rõ nét quá trình hiện đại hóa, tạo ra bước chuyển của nền văn học từ trung đại sang hiện đại, phong trào Thơ mới đã tạo ra nhiều phong cách thơ chưa từng có trong lịch sử văn học dân tộc, nhiều tên tuổi lớn xuất hiện: Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính...; thơ mới cũng tạo ra một lớp công chúng mới... +Điều quan trọng thơ mới mang đến một nội dung, cảm xúc mới, Hoài Thanh gọi đó là tinh thần thơ mới: thể hiện cái tôi cá nhân với cách nhìn đời bằng cặp mắt xanh non, trẻ trung tươi mới, đầy ngơ ngác trước thiên nhiên và cuộc sống, phơi trải sự phong phú của tâm hồn mình (nét nổi bật là sự buồn sầu, cô đơn trước không gian mênh mông, thời gian vô cùng, vô tận) www.nbkqna.edu.vn 53 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 11 của một số trường trên toàn quốc +Thơ mới còn có sự cách tân về nghệ thuật: mới ở thể thơ, mới về ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu...-> Sự đổi mới về nghệ thuật thực chất là thể hiện sự đổi mới trong cách nhìn mới mẻ của cái tôi cá nhân 2.Phân tích, chứng minh - Cần chọn được những bài thơ mới tiêu biểu trong chương trình. - Cần phân tích để làm nổi bật những dấu ấn của thời đại mới ở các bài thơ trên phương diện +Nội dung, cảm xúc: là tiếng nói của cái tôi cá nhân cảm nhận cuộc sống, vũ trụ một cách cụ thể trực tiếp, cái tôi với nỗi buồn sầu, cô độc, bơ vơ... +Nghệ thuật: sự mới mẻ ở thể thơ, từ ngữ, câu thơ, biện pháp tu từ, nhịp thơ, giọng điệu... -Khuyến khích những bài viết biết cách so sánh (với thơ cũ) để nhấn mạnh nét mới của thơ mới. Cách cho điểm - Điểm 10 -12: Kiến thức lí luận vững vàng, có năng lực cảm thụ tác phẩm theo định hướng, diễn đạt có chất văn. - Điểm 8 - 9: Đáp ứng khá đầy đủ các yêu cầu, có kiến thức, kĩ năng làm văn tốt, cảm thụ chưa thật sâu sắc hoặc lí luận có ý chưa đầy đủ. - Điểm 6 - 7: Về kiến thức, hiểu chưa đầy đủ nhận định, lí luận sơ sài, phân tích tác phẩm chung chung, mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 4 - 5: Chưa đạt yêu cầu về kĩ năng và kiến thức, tuy có hiểu biết về các các phẩm được chọn, còn nhiều lỗi về diễn đạt. - Điểm dưới 4: Chưa hiểu đề hoặc viết lan man. ----------------Hết---------------- www.nbkqna.edu.vn 54 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 11 của một số trường trên toàn quốc Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MÔN VĂN- KHỐI 11. NĂM HỌC 2012-2013 Câu 1(8.0 điểm) Con người ta sớm muộn gì cũng nhận thấy rằng chính họ là người làm vườn cho tâm hồn và đạo diễn cho cuộc đời họ. (Giêm A- len) Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên. Câu 2(12 điểm) Bàn về văn học, Standal viết: “ Văn học là tấm gương phản chiếu đời sống xã hội” Còn Lê Nin cho rằng: “ Nghệ thuật không đòi hỏi người ta phải thừa nhận các tác phẩm của nó như là hiện thực” Anh/ chị hiểu những ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ. Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI. ĐÁP ÁN CHẤM MÔN VĂN LỚP 11 – NĂM HỌC 2012 -2013 A.Yêu cầu chung: - Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học và nghị luận xã hội. - Bố cục hợp lý - Diễn đạt trong sáng B. Yêu cầu cụ thể: I. CÂU 1(8,0 điểm) Giải thích ngắn gọn ý kiến(2,0 điểm) - “Chính họ là người làm vườn cho tâm hồn”: Cách diễn đạt hình ảnh về khả năng tự giáo dục cũng là trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với quá trình hình thành, hoàn thiện nhân cách của mình. - “Chính họ…là đạo diễn cho cuộc đời họ”: Cách nói hàm súc, chính xác về khả năng chỉ đạo, tổ chức cuộc đời mình của mỗi cá nhân, cũng là trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với cuộc sống của bản thân trong quá khứ, hiện tại và tương lai. www.nbkqna.edu.vn 55 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 11 của một số trường trên toàn quốc - “Con người ta sớm hay muộn gì cũng nhận thấy…”: Khẳng định mỗi con người đều tiềm tàng khả năng tự nhận thức, tự giáo dục bản thân. Nhưng ở mỗi người, năng lực ấy được bộc lộ ở những thời điểm khác nhau của cuộc đời. Có người, ngay từ khi còn trẻ đã có được nhận thức đúng về mình. Nhưng cũng có không ít người phải trải qua chặng đường đời dài lâu mới có được nhận thức như thế. => Mượn cách nói giàu hình ảnh, hàm súc mà chính xác, Giêm Alen đã giúp con người nhận ra năng lực tự nhận thức của mình và đặt ra cho mỗi người yêu cầu: không ai khác, mỗi cá nhân phải có trách nhiệm với quá trình rèn luyện nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn, và đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng tương lai cho mình. Bàn luận về ý kiến( 5,0 điểm) - Cuộc đời, quá trình hình thành, hoàn thiện nhân cách của mỗi người chịu tác động của nhiều yếu tố: +Yếu tố khách quan (môi trường giáo dục gia đình, trong nhà trường và ngoài xã hội, xu thế phát triển của thời đại, những biến động lịch sử, chính trị…) đóng vai trò ảnh hưởng chi phối . +Yếu tố chủ quan (Vốn sống, hiểu biết, bản lĩnh khát vọng, niềm đam mê, năng lực tự nhận thức, khả năng tự giáo dục…) của mỗi cá nhân đóng vai trò quan trọng có tính quyết định. - Để trở thành “người làm vườn” đích thực của tâm hồn mình, là “đạo diễn” đích thực của cuộc đời mình, mỗi cá nhân phải chủ động trang bị cho mình những hành trang cần thiết (xác định nghiêm túc, đúng đắn mình muốn trở thành con người như thế nào? Tự bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện những phẩm chất, tính cách phù hợp, nói cách khác: tự mài sắc trí tuệ và luôn làm giàu tâm hồn). - Con người khi trở thành “người làm vườn”đích thực của tâm hồn mình, là “đạo diễn” đích thực của cuộc đời mình, cũng có nghĩa là đã thực sự làm chủ được cuộc đời mình. Khi ấy, con người không còn bị lệ thuộc vào sự “rủi may” của cái gọi là “số phận” hay “định mệnh”. www.nbkqna.edu.vn 56 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 11 của một số trường trên toàn quốc - Phê phán những cá nhân sống không có trách nhiệm với bản thân, không có ý thức rèn luyện nhân cách, bồi dưỡng tri thức để vươn lên, tự làm chủ cuộc đời mình => Không có trách nhiệm với gia đình, đất nước. Bài học nhận thức và hành động (1,0 điểm) - Ý kiến có giá trị sâu sắc, đúng đắn về cách sống : + Cần nhận thức rõ làm chủ cuộc đời mình là một trong những năng lực vô cùng quan trọng giúp con người, nhất là những người trẻ tuổi hòa nhập và đứng vững để đi đến thành công, có được hạnh phúc trong thời đại hội nhập toàn cầu hiện nay. + Từ đó xác định rõ mục đích sống, tự bồi dưỡng kiến thức, trau dồi những phẩm chất tốt đẹp, ý thức được chính mình là người quyết định số phận của bản thân để không ngừng nuôi dưỡng khát vọng vươn lên trong cuộc sống. Có những hành động cụ thể để khẳng định giá trị của bản thân bằng những đóng góp tích cực cho xã hội. Câu 2: (12 điểm) 1. Giải thích (2,0 điểm) - Ý kiến của Standal nghĩa là: Văn học phản ánh hiện thực. - Ý kiến của Lê Nin nghĩa là: nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng không bê nguyên si hiện thực cuộc sống vào trong tác phẩm. Hiện thực trong tác phẩm là hiện thực phản ánh thông qua lăng kính của tác giả, thể hiện tư tưởng tình cảm, quan niệm thẩm mĩ và tài năng của tác giả. Như vậy: 2 ý kiến tưởng như trái ngược nhau nhưng thực chất là bổ sung cho nhau. Ý kiến của Lê Nin bổ sung cho ý kiến của Standal để nhấn mạnh chức năng của văn học: Văn học phản ánh hiện thực nhưng đó là hiện thực được nhìn qua lăng kính chủ quan của tác giả thể hiện tâm tư tình cảm của tác giả. 2. Bình luận (3,0 điểm) Vấn đề đặt ra từ 2 ý kiến trên là hoàn toàn chính xác vì: - Văn học bắt nguồn từ cuộc sống, lấy chất liệu từ hiện thực cuộc sống. - Văn học phản ánh hiện thực không theo cách chụp ảnh, bê nguyên si đời sống vào trong tác phẩm mà hiện thực ấy phải được chọn lọc qua cái nhìn của người nghệ sĩ thể hiện dụng ý nghệ thuật của tác giả. Vì vậy hiện thực trong tác phẩm đôi khi được www.nbkqna.edu.vn 57 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 11 của một số trường trên toàn quốc hư cấu nhưng vẫn được chấp nhận vì nó phản ánh đúng lô gíc tình cảm và thể hiện tư tưởng của nhà văn. 3. Chứng minh (6,0 điểm) Học sinh phải vận dụng kiến thức đã học để chứng minh được 2 ý cơ bản sau: - Văn học phản ánh hiện thực cuộc sống. Dù phản ánh hiện thực gì nhưng đối tượng văn học hướng tới vẫn là con người. - Không phải hiện thực nào được phản ánh cũng làm nên tác phẩm nghệ thuật. Hiện thực được phản ánh trong tác phẩm phải thể hiện được bản chất xã hội, thể hiện tư tưởng tình cảm của nhà văn và tác động sâu sắc tới độc giả. 4. Nâng cao (1 điểm) Văn học phản ánh hiện thực nó đòi hỏi nhà văn phải có vốn sống phải trải nghiệm để có thể phản ánh được bản chất của hiện thực. - Nhà văn phải là người nhạy cảm, tinh tế và tài năng để có những phát hiện mới mẻ trước hiện thực cuộc sống. - Người tiếp nhận văn học: cần nhìn nhận hiện thực trong tác phẩm là hiện thực phản ánh tâm tư tình cảm của nhà văn. www.nbkqna.edu.vn 58 [...]... www.nbkqna.edu.vn 21 Tng hp mt s thi xut mụn Vn hc 11 ca mt s trng trờn ton quc Sở Gd & đt hng yên TRƯờNG THPT CHUYÊN hng yên HƯớNG DẫN CHấM (Gm 04 trang) Đề THI CHọN HọC SINH GIỏI KHốI TRƯờNG THPT CHUYÊN DUYÊN HảI BắC Bộ NĂM HọC : 2012 2013 MÔN NGữ VĂN - LớP 11 Cõu 1(8 im) I Yờu cu v k nng - Bit cỏch lm bi ngh lun xó hi, b cc mch lc, rừ rng, lp lun cht ch, dn chng c th, sinh ng, vn giu cm xỳc, khụng... (60% ì 20 = 6,0) S cõu: 1 T l: 60% Tng cng 8,0 12,0 Sở gd & đt hng yên đề thi chọn học sinh giỏi Trờng thpt chuyên hng yên Khối trờng thpt chuyên www.nbkqna.edu.vn Cng 20 60% ì 20 = 12,0 20 Tng hp mt s thi xut mụn Vn hc 11 ca mt s trng trờn ton quc Duyên hải bắc bộ Năm học 2012 2013 MÔN NGữ VĂN - LớP 11 gm 2 cõu 1 trang ( Thi gian lm bi: 180 phỳt) Cõu 1: ( 8 im) Suy ngh ca anh (ch) v vn t ra... Trờng thpt chuyên Tỉnh lào cai - đề xuất Hội thi học sinh giỏi duyên hảI bắc bộ Ln th V Mụn thi: NG VN-Lp 11 Thi gian lm bi: 180 phỳt (khụng k thi gian phỏt ) ( thi cú 01 trang) Câu 1.( 8 điểm) Trong cun nht kớ Mói mói tui hai mi, Nguyn Vn Thc vit: thi gian trụi, khụng bao gi ngonh li v nhng gỡ mt i khụng bao gi ngi ta cũn cú Nhng thi gian vn cũn tha thói, cũn ri vói trong tay nhng ngi ang... nhng bi vit sỏng to Ngi ra : Trn Thỳy Hon, GV THPT Chuyờn Bc Giang www.nbkqna.edu.vn 11 Tng hp mt s thi xut mụn Vn hc 11 ca mt s trng trờn ton quc S giỏo dc o to H nam Trng thpt chuyờn biờn ho thi chn hc sinh gii khi trng thpt chuyờn Duyờn hi bc b Nm hc 2012-2013 ( gii thiu) Ngi ra : Lờ Th Chung Mụn ng vn: lp 11 Thi gian lm bi: 180 phỳt Cõu 1(8 im) Bn lun v trỡnh hc vn v cỏch ng x vn hoỏ ca con... VN TY HNG DN CHM THI CHN HSG KHU VC BDH&BB Nm hc 2012-2013 MễN: NG VN LP 11 (HDC thi gm 04 trang) Cõu 1 (8 im) I YấU CU õy l mt kiu m nhm phỏt huy tớnh ch ng sỏng to ca hc sinh Hc sinh cú th trỡnh by nhng suy ngh riờng ca mỡnh Tuy nhiờn, bi vit cn m bo nhng yờu cu sau: 1 V hỡnh thc - Thớ sinh cú th s dng cỏc thao tỏc to lp vn bn khỏc nhau nhng cn phi phự hp v nhun nhuyn ng thi thớ sinh cng c t do huy... phỏ mt cỏch ngh thut 1,5 Khỏi quỏt, ỏnh giỏ nhng vn ó ngh lun www.nbkqna.edu.vn 28 Tng hp mt s thi xut mụn Vn hc 11 ca mt s trng trờn ton quc S GD& T NINH BèNH TRNG THPT CHUYấN LNG VN TY THI CHN HSG KHU VC BDH&BB Nm hc 2012-2013 MễN: NG VN LP 11 Thi gian lm bi 180 phỳt (khụng k thi gian giao ) ( thi gm 02 cõu, trong 01 trang) Cõu 1 (8 im) Chuyn k rng, cú mt vũng trũn rt hon m Nú rt t ho v thõn... ta khú tr thnh nh vn thc th" - Ht -Thớ sinh khụng c s dng ti liu Cỏn b coi thi khụng gii thớch gỡ thờm H v tờn thớ sinh: ; S bỏo danh: S GD&T HềA BèNH TRNG THPT CHUYấN HONG VN TH THI CHN HC SINH GII BC THPT VNG DUYấN HI &NG BNG BC B LN TH VI, NM HC 2012-2013 Mụn: Ng vn ; Lp: 11 HNG DN CHM Cõu/ý Ni dung im Cõu 1 1) õy l dng m Thớ sinh cú quyn t do trỡnh by suy 8 im ngh ca mỡnh theo... nhiờn, cn t c mt s yờu cu c bn sau: - V hỡnh thc v k nng www.nbkqna.edu.vn 16 Tng hp mt s thi xut mụn Vn hc 11 ca mt s trng trờn ton quc Trc ht, thớ sinh cn phi xỏc nh õy l ngh lun xó hi Dng ny cho phộp thớ sinh t do la chn cỏc kiu bi v thao tỏc to lp vn bn khỏc nhau, nhng phi phự hp v nhun nhuyn ng thi, thớ sinh cng oc t do huy ng cỏc cht liu khỏc nhau nh: cht liu thuc tri thc sỏch v, tri thc i... phm vn hc www.nbkqna.edu.vn 26 Tng hp mt s thi xut mụn Vn hc 11 ca mt s trng trờn ton quc HNG DN CHM I HNG DN CHUNG bi gm 2 cõu theo cu trỳc thi hc sinh gii Quc gia: cõu 1 (8 im) l bi ngh lun xó hi; cõu 2 (12 im) l bi ngh lun vn hc bi cú s tớch hp kim tra kin thc xó hi, kin thc vn hc v k nng din t, lp lun ca hc sinh Giỏm kho cn nm vng ni dung bi lm ca hc sinh ỏnh giỏ, trỏnh m ý cho im mt cỏch mỏy... con ngi sng ớch k, nhỳt nhỏt, thiu ý chớ ( nht l mt b phn gii tr n chi, thiu lớ tng c m.) - Ca ngi v trõn trng nhng tm gng luụn vt qua nghch cnh sng tt p hn, ca ngi nhng ngi lm vic , sng ht mỡnh thi gian sng tr nờn ỏng quý www.nbkqna.edu.vn 27 Tng hp mt s thi xut mụn Vn hc 11 ca mt s trng trờn ton quc vỡ khụng ch lm cho mỡnh h ó sng cho c nhng ngi xung quanh Lu ý: hc sinh cn ly dn chng trong thc ... Tng hp mt s thi xut mụn Vn hc 11 ca mt s trng trờn ton quc Trờng thpt chuyên Tỉnh lào cai - đề xuất Hội thi học sinh giỏi duyên hảI bắc Ln th V Mụn thi: NG VN-Lp 11 Thi gian lm bi:... www.nbkqna.edu.vn 21 Tng hp mt s thi xut mụn Vn hc 11 ca mt s trng trờn ton quc Sở Gd & đt hng yên TRƯờNG THPT CHUYÊN hng yên HƯớNG DẫN CHấM (Gm 04 trang) Đề THI CHọN HọC SINH GIỏI KHốI TRƯờNG THPT CHUYÊN... thi xut mụn Vn hc 11 ca mt s trng trờn ton quc S GIO DC V O TO THI CHN HC SINH GII TRNG THPT CHUYấN BC GIANG KHU VC DH&BBB ( thi gm cú 01 trang) NM HC 2012-2013 MễN: VN - LP 11 THI XUT Thi

Ngày đăng: 10/10/2015, 22:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w