Tổng hợp một số đề thi học sinh giỏi môn văn học 10 của một số trường trên toàn quốc CÓ ĐÁP ÁN

68 4.6K 5
Tổng hợp một số đề thi học sinh giỏi môn văn học 10 của một số trường trên toàn quốc CÓ ĐÁP ÁN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc TRƯỜNG THPT CHUYÊN Bắc Ninh --------------Người ra đề: Ngô Phương Nga Đề đề xuất KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ Lần thứ V - Năm 2013 MÔN THI: NGỮ VĂN 10 Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) _---------------------------- Câu 1( NLXH- 8 điểm) Dấu câu Chàng thanh niên nọ có trong tay bộ dấu câu. Thoạt tiến, anh đánh mất dấu phảy(,). Anh ta trở nên sợ những điều phức tạp, cố tìm những câu đơn giản. Sau đó anh đánh mất dấu chấm than(!) và bắt đầu nói khe khẽ, không có ngữ điệu. Chẳng còn gì làm anh ta sung sướng hay phẫn nộ. Anh đã thờ ơ với mọi chuyện. Tiếp theo anh mất luôn dấu hỏi(?) và chẳng bao giờ anh ta muốn biết điều gì vì không muốn hỏi. Thời gian sau, anh ta rũ sạch dấu hai chấm(: ).Anh không còn giải thích được điều gì. Và thế là anh chỉ còn dấu ngoặc kép(“ ”) luôn trích dẫn ý người khác. Anh ta cứ như vậy cho đến dấu chấm hết(./.) Suy nghĩ của anh( chị ) khi đọc xong câu chuyện. Câu 2: 12 điểm Bàn về thơ, Viên Mai viết: “ Hễ làm người thì quý thẳng mà làm thơ thì quý cong…” ( Viên Mai, trích Tuỳ Viên thi thoại, sách Ngữ văn 10 Nâng cao, tập 1, NXB GD, H 2006, tr 208) Hãy giải thích và làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du. ................... Hết................. Giám thị không giải thích gì thêm www.nbkqna.edu.vn 1 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc Họ và tên thí sinh: ..........................................................Số báo danh:................................................... TRƯỜNG THPT CHUYÊN Bắc Ninh --------------Người ra đề: Ngô Phương Nga HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ Lần thứ V - Năm 2013 ------------------------- Câu 1( NLXH- 8 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách làm bài nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí. - Lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng. - Văn viết trong sáng mạch lạc, có cảm xúc, sáng tạo, hạn chế tối đa các lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp. II. Yêu cầu về kiến thức: 1. Ý nghĩa của câu chuyện: Nêu vai trò của từng loại dấu câu trong việc biểu đạt suy nghĩ cảm xúc, thái độ của con người. Mỗi dấu câu ( .! ?( ) “ “, : ./.) đều có ý nghĩa, cách sử dụng nhất định, không thể coi nhẹ, không thể bỏ qua. Từ chuyện dấu câu, nói chuyện con người. Mỗi dấu câu được sử dụng ẩn dụ cho một thái độ, hành động cần phải có của con người. Người thanh niên đánh mất dần những dấu câu cũng là đánh mất chính mình. Bài học về dấu câu là bài học về lối sống giản dị mà sâu sắc. 2. Suy nghĩ về ý nghĩa của câu chuyện - Câu chuyện có ý nghĩa nhắn nhủ “Chớ coi thường những điều nhỏ trong cuộc sống”. Những dấu câu tưởng đơn giản bình thường, dễ bỏ qua, dễ dùng sai nhưng có vai trò quan trọng làm nên ý nghĩa của câu, của văn bản. Nếu không có dấu câu, tất cả từ ngữ đều chỉ còn là những kí hiệu vô nghĩa. (Lấy dẫn chứng về việc không sử dụng dấu câu hoặc sử dụng dấu bừa bãi làm sai lệch, vô nghĩa văn bản) - Câu chuyện còn là lời cảnh tỉnh về lối sống. Anh thanh niên sợ những điều phức tạp, không còn biết sung sướng hay phẫn nộ, thờ ơ với mọi chuyện, mọi điều, không còn là mình, đánh mất mình, chỉ a dua nói theo người khác…. Đó là lối sống giản đơn hời hợt, ích kỉ, vô cảm, thờ ơ với mọi việc, mọi người. Hậu quả của lối sống ấy là cái chết trong tư tưởng tâm hồn. Một sự tồn tại vô nghĩa chứ không phải là sống – đó là dấu chấm hết của cuộc đời. (Lấy dẫn chứng trong cuộc sống để làm rõ tác hại của lối sống này) - Câu chuyện là lời khuyên con người cần biết quan tâm đến mọi người mọi vật xung quanh, luôn khao khát học hỏi, sống nhiệt thành, hết mình, là mình… Đó là lối sống đẹp đẽ hữu ích mà mọi người cần phải có( Lấy dẫn chứng biểu dương cho lối sống đẹp) 3. Liên hệ thực tế và bản thân: Liên hệ với lối sống của bản thân và giới trẻ hiện nay. III. Biểu điểm: + Điểm 7-8: Hiểu câu chuyện từ đó rút ra được những bài học sâu sắc về cuộc sống. Suy nghĩ sâu sắc, chân thành, dẫn chứng phong phú, trình bày thuyết phục. www.nbkqna.edu.vn 2 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc + Điểm 5-6: Hiểu câu chuyện nhưng bài học nhắn nhủ chưa sâu sắc, diễn đạt lưu loát; có nhiệt tình thuyết phục nhưng dẫn chứng chưa phong phú. + Điểm 3-4: Hiểu câu chuyện nhưng diễn đạt còn đơn điệu, liên hệ bài học còn công thức, dẫn chứng chưa thuyết phục + Điểm 1-2: Hiểu câu chuyện đơn giản, các ý tản mạn rời rạc, dẫn chứng nghèo nàn Câu 2: 12,0 điểm I. Yêu cầu về kỹ năng: - Viết đúng kiểu bài nghị luận về một vấn đề lí luận văn học - Bố cục bài viết đủ ba phần, rõ ràng và logic về ý - Không mắc lỗi về diễn đạt, chính tả II. Yêu cầu về nội dung: 1. Giải thích: - hễ làm người thì quý thẳng: làm người quý ở sự ngay thẳng trung thực - làm thơ thì quý cong: cong theo Viên Mai là lối nói gián tiếp, ý tại ngôn ngoại của thơ Viên Mai nhấn mạnh thơ phải có tứ, có sự kín đáo, hàm súc. 2. Bàn luận: - Viên Mai chú trọng đến hình thức biểu hiện của thơ. Nhà thơ không nói trực tiếp, không nói hết mà chỉ gợi, người đọc phải phát hiện, suy ngẫm mới có thể lĩnh hội được nội dung. - Nói thơ quý ở chỗ cong là vì đặc trưng của văn thơ là sự phản ánh hiện thực qua thế giới hình tượng nghệ thuật được xây dựng bởi ngôn từ. Đặc trưng ngôn ngữ thơ là hàm ẩn, hàm súc đa nghĩa. Sức hấp dẫn của thơ là ý ở ngoài lời, tạo dư vị, gợi liên tưởng, suy ngẫm sâu sắc cho người thưởng thức. - Đọc thơ, hiểu thơ là cả quá trình khám phá đầy bất ngờ thú vị. Vì vậy thơ “ cong” vừa có sức chuyển tải lớn, vừa tạo điều kiện cho người đọc phát huy vai trò chủ động trong cách đọc hiểu. 3. Làm sáng tỏ ý kiến của Viên Mai qua bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du. a. Giới thiệu: Nguyễn Du – đại thi hào dân tộc, nhà thơ hiện thực và nhân đạo lớn nhất trong văn học Việt Nam thế kỷ XVIII. “Thanh Hiên thi tập” sáng tác bằng chữ Hán thể hiện tình cảm sâu sắc của Nguyễn Du với thân phận con người – nạn nhân của chế độ phong kiến. Độc Tiểu Thanh ký là một trong những sáng tác được nhiều người biết đến, thể hiện sâu sắc tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du. Bài thơ là sự kết hợp hài hoà giữa nỗi thương người và sự thương mình, giữa sự xót thương cho kiếp người mệnh bạc và lòng trân trọng ngợi ca những phẩm chất cao đẹp của con người. Nghệ thuật thơ chữ Hán Đường luật thể hiện cô đúc tâm sự Nguyễn Du trước thời cuộc, minh hoạ cho ý kiến của Viên Mai, thể hiện rõ tính hàm súc, vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ ca. b. Cảm hứng xuyên suốt toàn bài được diễn tả trong khuôn khổ cô đúc của thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú, với những ngôn từ, hình ảnh mang tính biểu trưng đa nghiã “ý tại ngôn ngoại”- ý ở ngoài lời. - Hai câu mở đầu là tiếng khóc Tiểu Thanh. Không nước mắt, không thổn thức, lời thơ giàu sức gợi www.nbkqna.edu.vn 3 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc + Nguyễn Du khóc Tiểu Thanh, viếng Tiểu Thanh không phải ở mộ nàng. “ Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư”, Nguyễn Du không nhằm tả cảnh đẹp Tây Hồ mà chỉ mượn sự thay đổi của không gian để nói lên một cảm nhận về sự biến đổi của cuộc sống. Mối quan hệ giữa “vườn hoa – gò hoang” hàm ý tượng trưng những biến thiên của trời đất. Nhìn hiện tại để nhớ về quá khứ, câu thơ trào dâng một nỗi đau xót ngậm ngùi cho vẻ đẹp chỉ còn trong dĩ vãng. + Nguyễn Du khóc nàng chỉ qua một tập sách mỏng (nhất chỉ thư). Chữ độc- người chết là một kẻ cô đơn, chữ nhất- người viếng cũng là một kẻ cô đơn, hai tâm hồn cô đơn gặp nhau. Sự gặp gỡ bất chấp hạn định không gian( tẫn thành khư), thời gian( xưa- nay gần 300 năm), vật chất( nhất chỉ thư)- sự gặp gỡ của những tâm hồn tri kỉ + Hai từ “độc điếu” không phải là tiếng “thổn thức” mà nước mắt lặng lẽ thấm vào trong. Tiếng khóc bộc lộ lòng nhân ái, sự đồng cảm xót xa. Hai câu thơ dịch đã thoát ý nguyên tác nên làm giảm đi phần nào hàm ý súc tích của câu thơ chữ Hán. - Hai câu thực là sự hồi tưởng, cảm nhận số phận của Tiểu Thanh. Với nghệ thuật đối, ngôn từ hàm súc ước lệ, Nguyễn Du đã bộc lộ niềm trân trọng ngưỡng mộ tài năng tâm hồn Tiểu Thanh, bộc lộ sự xót thương cho số phận bi kịch của nàng. + Son phấn biểu tượng cho s¾c ®Ñp, v¨n ch¬ng biểu tượng cho- tµi n¨ng. TiÓu Thanh lµ h×nh ¶nh lÝ tëng cña c¸i ®Ñp thÓ chÊt lÉn t©m hån. + Nhưng nàng phải chịu bi kịch hồng nhan đa truân- tài mệnh tương đố. Bi kịch đến mức chôn vẫn hận- đốt còn vương, bi kịch cả lúc sống và khi đã chế, bi kịch đến tột đỉnh vô mệnh- chẳng có gì( so với bạc mệnh- mệnh mỏng) - Hai câu luận là sự đồng cảm, đồng điệu với Tiểu Thanh. + Từ số phận của Tiểu Thanh, Nguyễn Du đã khái quát thành cái nhìn về con người trong xã hội phong kiến. Những người như Tiểu Thanh, Thuý Kiều, Đạm Tiên vì có phong vận mà mang sẵn kì oan mà phải chịu số phận bị thảm- hận cổ kim, trời khôn hỏi. + Đồng cảm, Nguyễn Du tự nhận” phong vận kì oan ngã tự cư” ta là người cùng hội cùng thuyền với kẻ mắc nỗi oan lạ lung vì nết phong nhã. Cùng có số phận bi kịch, cùng tâm trạng, thương người đến thương mình, Nguyễn Du thương cho số phận con người nói chung trong cuộc đời. - Hai câu kết là sự tự khóc mình. Nguyễn Du kết bằng một câu hỏi lớn. Một câu hỏi với nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc. + Nguyễn Du muốn vượt hạn định thời gian để tìm sự đồng cảm ở hậu thế, chứng tỏ hiện tại bi kịch, Nguyễn Du hoàn toàn cô đơn, không người tri kỉ. Đó là một sự tự thương cực độ vừa thất vọng vừa nhen nhóm một niềm hi vọng về cuộc đời. + Lời tự xưng đau đáu thể hiện ý thức về bản ngã, về cái Tôi. Khóc Tiểu Thanh, Nguyễn Du đang làm điếu văn tự khóc mình. + Điếu văn này cũng chính là sự bộc lộ thái độ của Nguyễn Du với chế độ phong kiến đương thời. c. Đánh giá: Lời thơ hàm súc, cô đọng mang ý nghĩa biểu trưng sâu sắc. “ Ý tại ngôn ngoại”- “làm thơ quý cong” Nguyễn Du không nói trực tiếp, không nói hết mà chỉ gợi, người đọc phải phát hiện, suy ngẫm. Bài thơ thể hiện sâu sắc tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du, tài năng thơ chữ Hán hàm súc, uyên thâm của ông. III. Biểu điểm: - Điểm 11-12: Bài viết đáp ứng tốt các yêu cầu nêu trên, kiến thức phong phú. Văn viết có cảm xúc, giàu chất văn. - Điểm 9-10: Bài viết đáp ứng được các yêu cầu trên nhưng phần chứng minh chưa thật tốt hoặc chưa có sự khái quát. - Điểm 7- 8: Bài viết về cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên nhưng các ý còn sơ lược hoặc còn mắc sai sót về diễn đạt. - Điểm 5- 6: Chưa hiểu rõ đề, các ý sơ sài, thiếu sức thuyết phục. Mắc nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 3- 4: Chưa hiểu rõ đề, các ý quá sơ sài, diễn đạt yếu. - Điểm 1- 2: Bài viết sai lạc hoặc chệch hướng về nội dung và phương pháp. -----Hết---- www.nbkqna.edu.vn 4 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc www.nbkqna.edu.vn 5 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc Sở Giáo dục & Đào tạo TTHuế Trường THPT Chuyên Quốc Học  ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÙNG DUYÊN HẢI ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN THỨ VI MÔN : NGỮ VĂN THỜI GIAN 180 PHÚT  Câu 1. (8 điểm) “Giá trị lớn nhất của một trái tim biết yêu thương là sự chân thành.” (C. Dikens) Anh/chị có suy nghĩ gì về ý kiến trên? Câu 2. (12 điểm) Bêlinxki đã viết: “Bất cứ thi sĩ vĩ đại nào, sở dĩ họ vĩ đại bởi vì những đau khổ và hạnh phúc của họ bắt nguồn từ khoảng sâu thẳm của lịch sử xã hội; bởi vì họ là khí quan và đại biểu của xã hội, của thời đại và của nhân loại.” (Dẫn theo Lý luận văn học, Phương Lựu, NXB Giáo dục 1997, tr. 361) Từ ý kiến trên, anh/chị hiểu như thế nào về sự vĩ đại của Nguyễn Du qua tác phẩm Truyện Kiều. ............... Hết ………… Sở Giáo dục & Đào tạo TTHuế Trường THPT Chuyên Quốc Học  ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÙNG DUYÊN HẢI ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN THỨ VI MÔN : NGỮ VĂN THỜI GIAN 180 PHÚT  HƯỚNG DẪN CHẤM www.nbkqna.edu.vn 6 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc Câu 1 (8 điểm) A. Yêu cầu về kỹ năng Học sinh biết cách làm bài nghị luận xã hội; bài viết có bố cục rõ ràng, lập luận và dẫn chứng thuyết phục; diễn đạt mạch lạc. B. Yêu cầu về kiến thức Học sinh có thể trình bày ý kiến, quan điểm của mình theo những cách khác nhau, nhưng bài viết phải rõ ràng, hợp lí, thuyết phuc, có cảm xúc. Về cơ bản, bài làm cần đạt được một số ý chính sau: 1. Giải thích - Trái tim biết yêu thương: là sự quan tâm đến người khác, biết chia sẻ tình cảm của mình với những người xung quanh. - Sự chân thành: là tình cảm được biểu hiện một cách tự nhiên; không giả dối, vụ lợi. - Chủ đề đặt ra cho bài viết: Giá trị lớn nhất của một trái tim biết yêu thương là sự chân thành. Đó là tình cảm cao quý và đáng trân trọng nhất trong quan hệ, đối xử giữa con người với con người trong cuộc sống. 2. Bình luận - Vì sao một trái tim cần biết yêu thương? + Cuộc sống của con người chỉ có ý nghĩa khi đặt trong các mối quan hệ với gia đình và xã hội. Con người luôn cần được sự quan tâm giúp đỡ của người khác. Ngược lại bản thân mỗi người cũng phải biết quan tâm giúp đỡ mọi người. Sự sẻ chia sẽ đem đến tình yêu thương cho tất cả mọi người trong mọi mối quan hệ. Có như vậy, cuộc sống sẽ có ý nghĩa và tốt đẹp hơn. + Sự yêu thương luôn đem đến cho người nhận niềm vui, đồng thời cũng khiến người cho cảm thấy hạnh phúc. Từ đó có thể giúp con người tự nhận thức được giá trị của mình, giá trị của những người sống xung quanh mình để điều chỉnh hành vi, thái độ sống, hướng đến cuộc sống ngày càng tích cực hơn. + Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, con người đang có khuynh hướng vị kỉ, ít quan tâm đến người khác; dẫn đến thái độ thờ ơ với cuộc sống. Vì vậy “một trái tim biết yêu thương” sẽ giúp mọi người xích lại gần nhau hơn, tránh được những sự việc đáng tiếc xảy ra trong đời sống cá nhân, riêng lẻ của từng người. - Vì sao sự yêu thương cần được thể hiện một cách chân thành? + Tình cảm luôn tác động mạnh mẽ đến nhận thức của con người. Nếu tình cảm bị lừa dối hay lợi dụng sẽ khiến người nhận dễ bị tổn thương gây ra những phản ứng tiêu cực. Vì vậy, sự yêu thương cần phải được thể hiện một cách chân thành. + Nếu sự yêu thương bị giả dối sẽ ngày càng tạo thành hố sâu trong mối quan hệ giữa con người với con người. Thế giới sẽ ngày càng bị chia cắt. Con người sẽ rơi vào lối sống ích kỉ. www.nbkqna.edu.vn 7 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc - Sự yêu thương chân thành là tình cảm cao quý và đáng trân trọng nhất mà con người cần vươn đến và phải đạt được. - Con người cần phải sống như thế nào để thể hiện sự yêu thương chân thành? + Phải giữ gìn trái tim trong sáng, tình cảm chân thành, không sống vụ lợi cá nhân. Phải biết yêu thương người khác như yêu thương chính bản thân mình. + Tình cảm yêu thương chân thành đó phải được thể hiện bằng những thái độ, hành động cụ thể thiết thực đối với những người xung quanh. 3. Liên hệ bản thân và rút ra bài học C. Cho điểm - Điểm 8: Bài làm đáp ứng tốt các yêu cầu ở A và B. - Điểm 6: Bài làm nắm được yêu cầu; phần giải thích, minh họa bằng thực tiễn đời sống tương đối rõ ràng; phần bình luận, mở rộng có thể còn chưa thật đầy đủ nhưng đã tỏ ra hiểu đúng ý nghĩa của vấn đề. - Điểm 4: Bài làm đáp ứng được một nửa các yêu cầu trên, nhìn chung, có hiểu vấn đề nhưng bình luận chưa toàn diện và thấu đáo. - Điểm 2: Bài làm sơ sài, viết lan man, chưa hiểu vấn đề. - Điểm 0: Bài lạc đề. Câu 2. (12 điểm) A. Yêu cầu về kỹ năng Học sinh có kĩ năng làm bài nghị luận văn học: nghị luận một ý kiến bàn về văn học; kết hợp linh hoạt, nhuẫn nhuyễn các thao tác lập luận; diễn đạt mạch lạc, thuyết phục, giàu cảm xúc. B. Yêu cầu về kiến thức 1. Giải thích ý kiến - Nhà văn là người thư kí trung thành của thời đại. Qua những tác phẩm của họ, người đọc có thể hiểu được phần nào diện mạo bức tranh đời sống của một thời đại. - Qua một tác phẩm văn học lớn, những bức tranh đời sống của thời đại, đặc biệt là tiếng nói của con người trong thời đại đó, được thể hiện bằng tiếng nói đại diện của chính nhà văn, người nghệ sĩ sáng tạo. - Nhà thơ lớn phải nói về cuộc sống bằng chính trái tim của mình; họ phải hiểu, cảm thông và chia sẻ với cuộc sống của nhân dân. Từ đó, những vấn đề trong tác phẩm của họ chính là tiếng nói đại diện cho số phận của những người dân trong đời sống xã hội. - Văn học là tấm gương phản ánh hiện thực. Nhà văn có vai trò là người thư kí trung thành của thời đại. Nhưng đặc biệt, để trở thành thi sĩ vĩ đại, người viết cần phải có một trái tim đồng cảm với tiếng nói của nhân dân để từ đó có thể chia sẻ những hạnh phúc hay đau khổ của họ trong mỗi tác phẩm của mình; và tác phẩm mới trở thành tiếng nói đại diện cho tiếng nói của dân tộc trong một thời đại. www.nbkqna.edu.vn 8 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc - Nguyễn Du là nhà thơ vĩ đại đã làm được tất cả những điều đó trong tác phẩm Truyện Kiều của ông. 2. Chứng minh và bình luận 2.1. Khẳng định ý kiến trên của Bêlinxki là đúng đối với những người nghệ sĩ chân chính qua mọi thờ đại. 2.2. Làm rõ điều đó qua tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. - Qua Truyện Kiều, Nguyễn Du đã tái tạo một bức tranh hiện thực của đời sống. Đó là xã hội phong kiến đang suy tàn, các tập đoàn phong kiến tranh quyền đoạt lợi. Đời sống người dân khốn khổ, lầm than, không có quyền sống. + Bọn quan lại tham lam, hối lộ, xử kiện bất minh + Bọn buôn người + Sự lạm quyền + Thế lực của đồng tiền - Tất cả các thế lực đó đã dẫn người phụ nữ tài sắc Thúy Kiều vào cảnh đoạn trường. - Qua Truyện Kiều, Nguyễn Du đã “đau khổ và hạnh phúc” chung với số phận đau thương của nàng Kiều. Nguyễn Du đã thể hiện thái độ đau xót, cảm thông với những con người bị áp bức trong xã hội phong kiến thối nát. + Kiều tài hoa, thông minh sắc sảo nhưng phải chịu lận đận, truân chuyên. + Kiều dám vượt qua lễ giáo phong kiến, tự do gắn bó yêu thương với Kim Trọng mà vẫn giữ được tình yêu trong sáng, thủy chung. Vì chữ Hiếu nàng đã lỗi thề, nhưng vẫn giữ trọn chữ tình son sắt, … + Ở lầu xanh, phải tiếp khách làng chơi nhưng nàng vẫn giữ được một tâm hồn thanh sạch. + Mười lăm năm đoạn trường với bao tai ương nhưng Thúy Kiều vẫn giữ được phẩm cách tốt đẹp của mình. Nàng không buông xuôi, phó mặc mà luôn có ý thức về nhân phẩm, muốn thoát khỏi cuộc sống tủi nhục, xấu xa đó. - Nguyễn Du đã vui, buồn, hạnh phúc và đau khổ cùng cuộc đời nàng Kiều, một nhân vật tiêu biểu đại diện cho biết bao con người tài sắc mà bất hạnh trong chế độ xã hội phong kiến. 3. Mở rộng vấn đề - Vai trò của người nghệ sĩ trong sáng tác văn học nghệ thuật là rất quan trọng. Thông qua những tác phẩm nghệ thuật lớn người ta có thể hiểu được cuộc sống của một thời đại. - Người nghệ sĩ phải sáng tác bằng tất cả sự cảm nhận và rung động từ trái tim; phải thấu hiểu, cảm thông và chia sẻ với từng thân phận con người trong cuộc sống... Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm là thước đo tầm vóc nhà sáng tác; và muốn trở thành vĩ đại, thi sĩ phải là người đại diện cho ngôn ngữ và tiếng lòng của một thời đại. www.nbkqna.edu.vn 9 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc 4. Khẳng định giá trị của ý kiến Ý kiến trên của Bêlinxki đã đánh giá đúng vai trò, vị trí của nhà văn trong sáng tác văn học nói riêng và đời sống nghệ thuật nói chung. Điều đó đã được chứng minh qua tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. C. Cho điểm - Điểm 12: Bài làm đáp ứng tốt các yêu cầu nêu trên. - Điểm 10: Hiểu đề, đáp ứng khá tốt các yêu cầu nêu trên; nắm được yêu cầu của đề, giải quyết đúng hướng; có những phát hiện khá tinh tế, sâu sắc; lập luận thuyết phục, văn phong mạch lạc. - Điểm 8: Tỏ ra hiểu vấn đề, có định hướng đúng; phân tích tương đối sâu sắc; tuy vậy, bài chưa toàn diện. - Điểm 6: Có hiểu yêu cầu, xác định được hướng phân tích, song chưa thuyết phục về lí lẽ khi phân tích về tác phẩm và tác giả. Câu văn rõ ý. - Điểm 4: Chưa xác định được yêu cầu của đề, chỉ biết phân tích chung chung về tác phẩm; mắc nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 2: Chưa hiểu vấn đề, viết lan man, diễn đạt kém. - Điểm 0: Bài làm lạc đề. ……….. Hết ………… www.nbkqna.edu.vn 10 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BẮC GIANG TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG (Đề giới thiệu) ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHỐI TRƯỜNG THPT CHUYÊN DUYÊN HẢI BẮC BỘ Năm học: 2012 - 2013 Môn Ngữ văn - Lớp 10 Thời gian làm bài: 180 phút Câu 1 (8,0 điểm) Trong cuốn sách Khẳng định bản thân, tác giả Lưu Dung (Trung Quốc) đã căn dặn con mình: Nên nhớ, loài vi trùng tự thỏa hiệp có thể ăn sâu vào cốt tủy, khiến cả đời con không đứng thẳng lên được. (Khẳng định bản thân - Lưu Dung, NXB Văn hóa dân tộc. 2008) Lời căn dặn trên gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì? Câu 2 (12,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ. Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy liên hệ với một bài ca dao và một bài thơ trung đại (đã được học hoặc đọc thêm trong chương trình Ngữ văn 10 Nâng cao) để làm sáng tỏ vấn đề. -----------------------------Hết-------------------------------Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC GIANG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG CHỌN HỌC SINH GIỎI KHỐI TRƯỜNG (Đề giới thiệu) THPT CHUYÊN DUYÊN HẢI BẮC BỘ Năm học: 2012 - 2013 Môn Ngữ văn - Lớp 10 (Bản hướng dẫn gồm có 04 trang) www.nbkqna.edu.vn 11 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc Câu 1 (8,0 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài nghị luận xã hội, bố cục mạch lạc, rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Dẫn chứng cụ thể, sinh động, văn giàu cảm xúc, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, diễn đạt. II. Yêu cầu về kiến thức - Hiểu và đánh giá, bàn luận thuyết phục vấn đề mà đề bài nêu ra - Học sinh có thể có những kiến giải, đánh giá theo quan điểm riêng của mình song cần lôgic, hợp lí và đảm bảo những ý sau: 1. Giải thích (2,0 điểm) - Tự thỏa hiệp: Thái độ và hành động chấp nhận hoàn cảnh, thực tế trước mắt; bỏ qua mục đích, dự định mình đã vạch ra trước đó. - Cách nói hình ảnh loài vi trùng tự thỏa hiệp có thể ăn sâu vào cốt tủy, khiến cả đời con không đứng thẳng lên được gợi tả sự nguy hại của việc con người tự thỏa hiệp với mình trong cuộc sống. Giống như loài vi trùng gây bệnh, tâm lí tự thỏa hiệp có thể ăn sâu và hủy hoại cuộc đời của mỗi con người, khiến người ta không thể sống một cuộc đời như mong đợi. -> Lời căn dặn của người cha với con cũng là một bài học đạo đức sâu sắc, có tác dụng cảnh tỉnh con người trước nguy cơ tự thỏa hiệp để biện hộ cho sự hèn nhát, thiếu bản lĩnh, ý chí mình khi không thực hiện được một việc nào đó. 2. Bình luận (5,0 điểm) a. Tự thỏa hiệp là loài vi trùng nguy hiểm có thể ăn sâu vào cốt tủy và khiến con người ta không đứng thẳng lên được là vì: - Trong mỗi con người đều có hai phần Con và Người, bản năng và lí trí…Không ít trường hợp tiếng nói của bản năng với nhu cầu hưởng thụ, tâm lí ngại khó ngại khổ, tự thoả mãn đã lấn át lí trí, khiến con người gục ngã trên hành trình thực hiện lí tưởng. Tâm lí tự thỏa hiệp xuất hiện có thể vỗ về người ta quên đi thực tại, biện hộ cho thất bại của bản thân mình. + Tự thỏa hiệp là vi trùng nguy hiểm vì những biểu hiện của nó hầu như không gây nguy hại gì ngay tức khắc nhưng lại dần ăn sâu, hủy hoại con người, dần tạo thành những thói quen khó bỏ, những tính xấu khó chữa, biến con người thành nhu nhược, lười biếng, sống không lí tưởng. b. Mở rộng, nâng cao vấn đề www.nbkqna.edu.vn 12 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc - Cần phân biệt tự thỏa hiệp với sự tỉnh táo chấp nhận thực tế để sửa đổi, tránh bảo thủ máy móc. - Cần phê phán những người, những biểu hiện hèn nhát, tự ru mình, thỏa hiệp với hoàn cảnh trước mắt. 3. Bài học và liên hệ bản thân (1,0 điểm) Mỗi người cần nâng cao ý thức, đề cao tính kỉ luật tự giác, không cho phép mình thối chí, tự thoả hiệp bằng lòng với bản thân. Câu 2 (12,0 điểm) I. Yêu cầu về kỹ năng Biết cách làm bài nghị luận văn học: kết cấu sáng rõ, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, văn viết giàu cảm xúc. II. Yêu cầu về kiến thức Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau, song về cơ bản cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau: 1. Giải thích (2,0 điểm) - Thơ ca: trước hết là một loại hình văn học, sau nữa có thể hiểu là chỉ văn học nghệ thuật nói chung. - Thơ ca bắt rễ từ lòng người: Thơ ca là tiếng nói chân thực của tình cảm. Nó được khơi nguồn, bắt rễ từ tư tưởng, cảm xúc của người nghệ sĩ. Vế thứ nhất của nhận định đề cập đến khởi nguồn của thơ, vai trò của yếu tố tình cảm, xúc cảm trong sáng tác thơ, đến nội dung của tác phẩm văn học. - Nở hoa nơi từ ngữ: Từ ngữ hiểu rộng là ngôn từ nghệ thuật, là giá trị nghệ thuật, là vẻ đẹp ngôn ngữ của tác phẩm văn học. Như vậy, nhận định của đề bài bàn về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của tac phẩm nghệ thuật; về đặc trưng của văn học, đặc trưng của thơ; đề cao vai trò của yếu tố tình cảm, cảm xúc www.nbkqna.edu.vn 13 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc trong thơ, đồng thời yêu cầu tình cảm ấy phải được diễn tả bằng ngôn từ đẹp đẽ, giàu tính thẩm mĩ. Đây là một qui luật, cũng là một yêu cầu trong sáng tạo nghệ thuật. 2. Bình luận (4,0 điểm) a. Vì sao lại nói: Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ? - Thơ ca bắt rễ từ lòng người bởi lẽ: + Xuất phát từ đặc trưng của văn học: Nghệ thuật là lĩnh vực sáng tạo để phản ánh hiện thực, trong đó phản ánh tâm tư, tình cảm của chủ thể sáng tạo. Xuất phát từ đặc trưng về đối tượng, nội dung của văn học, có thể thấy: văn học không phản ánh hiện thực một cách bàng quan, lạnh lung mà bao giờ cũng gắn chặt với tình cảm, ước mơ, khát vọng…của nhà văn. Điều đó tạo nên qui luật tình cảm trong phản ánh nghệ thuật. + Xuất phát từ đặc trưng của thơ, đặc biệt là thơ trữ tình: tiếng nói trữ tình bao giờ cũng được bộc lộ trực tiếp, trở thành bình diện thứ nhất của sáng tác. - Tiếng nói của tình cảm, tâm tư con người được gửi gắm trong tác phẩm nghệ thuật như thế nào? + Nhu cầu được giãi bày những gì chất chứa trong lòng (niềm vui, nỗi buồn…) + Là lời nhắn gửi, sự cảm thông; là tiếng lòng đến với tiếng lòng (tiếng nói tri âm) + Nghệ thuật chân chính còn chứa đựng trong nó chiều sâu của tư tưởng tiến bộ, các giá trị đối với cuộc sống, làm đẹp và phong phú hơn cho tâm hồn con người. - Nở hoa nơi từ ngữ bởi lẽ: vẻ đẹp của tình cảm, cảm xúc trong thơ phải được kết tinh ở hình thức nghệ thuật, được biểu hiện bằng những biện pháp nghệ thuật độc đáo mà trước hết là nghệ thuật sử dụng ngôn từ. b. Bàn luận, mở rộng vấn đề - Nếu thơ chỉ bắt rễ từ lòng người, chỉ có tình cảm cảm xúc mãnh liệt mà không nở hoa nơi từ ngữ thì tình cảm cảm xúc trong thơ sẽ không tìm được hình thức biểu hiện độc đáo, hấp dẫn; do đó khó tạo nên vẻ đẹp, sức lôi cuốn của tác phẩm. - Ngược lại, nếu chỉ trau chuốt, đẽo gọt ngôn từ mà xem nhẹ tình cảm, cảm xúc thì tác phẩm sẽ trở nên khô khan, nghệ thuật không sao cất cánh lên được. 3. Chứng minh (6,0 điểm) Thí sinh chọn và phân tích một bài ca dao và một bài thơ trung đại (đã được học hoặc đọc thêm trong chương trình Ngữ văn 10 Nâng cao) để làm sáng tỏ vấn đề. * Lưu ý: - Trªn ®©y chØ lµ nh÷ng gîi ý cã tÝnh chÊt ®Þnh hưíng; gi¸m kh¶o cÇn th¶o luËn kü vÒ yªu cÇu vµ biÓu ®iÓm ®Ó bæ sung cho hoµn chØnh trưíc khi chÊm. - C¶ hai c©u ®Òu thuộc d¹ng ®Ò më, nªn ngưêi chÊm cÇn linh ho¹t trong ®¸nh gi¸. CÇn c¨n cø vµo t×nh h×nh vµ chÊt lưîng thùc tÕ cña mçi bµi lµm ®Ó cho ®iÓm thÝch hîp. www.nbkqna.edu.vn 14 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc - CÇn khuyÕn khÝch nh÷ng t×m tßi, s¸ng t¹o riªng c¶ trong néi dung vµ h×nh thøc cña bµi lµm. www.nbkqna.edu.vn 15 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ XUẤT ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI Các trường THPT chuyên khu vực Duyên hải - ĐBBB lần thứ VI MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 Câu 1 (8 điểm) VẾT ĐEN TRÊN TỜ GIẤY TRẮNG Chuyện xảy ra tại một trường trung học. - Thầy giáo giơ cao một tờ giấy trắng, trên đó có một vết mực đen và đặt câu hỏi với học sinh: - Các em có thấy gì không? Cả phòng học vang lên câu trả lời: - Đó là một vết mực đen. Thầy giáo nhận xét: - Các em không trả lời sai. Nhưng không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng ư? Và thầy kết luận: - Con người thường chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ. Khi đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều khoảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời. Đáng gì một chấm đen, một vệt đen mà bỏ đi cả trang giấy trắng quý giá. Trong số các học sinh ngồi trong lớp có một cậu bé tên là Cô-phi. Cậu bé Côphi năm nào nay chính là Cô-phi An-nan, người đã trở thành tổng thư ký Liên hiệp quốc và là một sứ giả thiện chí trong các cuộc đàm phán, một nhà hòa giải nổi tiếng thế giới từng được trao tặng giải Noben Hòa bình. Khi được hỏi về bí quyết dẫn đến những thành công trong cuộc sống và trong sự nghiệp chính trị, Cô-phi An-nan đều kể lại câu chuyện vết mực đen trên tờ giấy trắng. ( Bức thư của người thầy – NXB Văn hóa thông tin 2005). Suy nghĩ của anh (chị) về câu chuyện trên. Câu 2 (12 điểm) Bàn về giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều, giáo sư Đặng Thanh Lê khẳng định: “Những thành tựu rực rỡ nghệ thuật của Truyện Kiều đã chứng minh rằng ông cha chúng ta xưa kia tuy sống trong những hoàn cảnh lịch sử hết sức khắc nghiệt, nhiều thời gian bị nô dịch về mọi mặt trong đó có đời sống văn hóa, phải luôn võ trang chống ngoại xâm nhưng chúng ta đã bảo vệ được những bản sắc nghệ thuật dân tộc và phấn đấu đưa bản sắc ấy phát triển ngày càng rực rỡ, phong phú”. Trình bày ý kiến của anh (chị) về bản sắc nghệ thuật dân tộc trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. -------------------HẾT-----------------www.nbkqna.edu.vn 16 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 (Hướng dẫn chấm gồm 04 trang) Câu 1 I. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội có bố cục rõ ràng, chặt chẽ, mạch lạc; vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận đã học; diễn đạt sáng tạo, biểu cảm và thuyết phục. Không mắc lỗi về chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. II. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau. Tuy nhiên cần thể hiện được nội dung cơ bản sau: - Ý nghĩa của câu chuyện mang đến một bài học về cách nhìn nhận, đánh giá sự việc và con người trong cuộc sống. Thực tế hiếm có sự việc và con người hoàn hảo. Điều quan trọng là khi nhìn nhận về một sự việc hoặc một con người, chúng ta biết bỏ qua những hạn chế ấy để nhận ra những điều tốt đẹp đáng trân trọng khác. - Đây là một bài học quý giá vì trong đời sống con người sẽ có nhược điểm hoặc đã từng mắc lỗi lầm. Đó là những điều rất dễ nhận thấy và ta thường chỉ nhìn vào những điều dễ thấy ấy để kỳ thị và coi thường họ, bỏ qua họ trong cuộc đời. Đường đời không phải lúc nào cũng trải đầy hoa hồng và nhiều khi cuộc sống đặt trước mắt ta nhiều khó khăn thử thách, thậm chí là thất bại, mất mát khiến ta dễ chán nản, tuyệt vọng, buông xuôi. Hai cách ứng xử trên đều sai lầm. - Chúng ta cần có một thái độ sống tích cực, cần có một tấm lòng bao dung, vị tha, cần có một cái nhìn giàu tính nhân văn khi nhìn nhận về sự việc hoặc con người xung quanh ta để đánh giá một cách đúng đắn nhất. - Chúng ta không thể làm những vết đen đã có biến mất hoàn toàn nhưng có thể giúp tờ giấy trắng trở nên có ý nghĩa, khi đó vết đen sẽ phai mờ và không ai còn để ý đến nó nữa. HS lấy dẫn chứng cụ thể phù hợp để làm sáng tỏ. III. Biểu điểm: - Điểm 7 - 8: Đáp ứng tốt các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức. Khuyến khích những ý kiến sắc sảo, những cách lập luận sáng tạo, thuyết phục, tạo ấn tượng riêng. www.nbkqna.edu.vn 17 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc - Điểm 5 - 6: Đáp ứng được cơ bản các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức, còn yếu về lập luận. - Điểm 3 - 4: Đáp ứng ở mức độ trung bình các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức, lập luận yếu, còn lúng túng trong việc trình bày ý kiến cá nhân. - Điểm 1 - 2: Chưa hiểu rõ nội dung yêu cầu của đề, trình bày quá sơ sài. Câu 2 I. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận văn học. Diễn đạt trong sáng, bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. II. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh cần nêu được các ý cơ bản sau: 1. Giải thích (2,5 điểm) - Bản sắc: tính chất đặc biệt, vốn có, tạo thành phẩm cách riêng - Bản sắc nghệ thuật dân tộc: những giá trị văn hóa nghệ thuật hình thành từ tâm thức dân tộc, có tính chất truyền thống, độc đáo, tạo thành phẩm cách riêng của Việt Nam, không dễ lẫn với bất cứ dân tộc nào khác và bất biến trong quá trình phát triển của lịch sử. - Truyện Kiều của Nguyễn Du là sự kế thừa và phát huy rực rỡ giá trị nghệ thuật truyền thống của văn học nước nhà. Đó là sản phẩm của đời sống tinh thần Việt Nam, là kết quả logic của quá trình phát triển văn học Việt Nam (sự phát triển nội tại của nhận thức đời sống, của tiếng Việt nghệ thuật, sự chín muồi về thể thơ lục bát và truyện thơ Nôm). => Những giá trị nghệ thuật đặc sắc của Truyện Kiều đã bảo tồn và góp phần phát triển rực rỡ bản sắc nghệ thuật dân tộc bất chấp những thử thách, khó khăn của hoàn cảnh lịch sử và điều kiện sống. 2. Chứng minh (8,0 điểm) - Khẳng định sự đúng đắn, sâu sắc của nhận định. - Đưa ra những cơ sở lí luận về giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều và minh họa bằng những đoạn trích đã học, đã đọc (Trao duyên, Nỗi thương mình, Chí khí anh www.nbkqna.edu.vn 18 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc hùng, Thề nguyền,…) để làm sáng tỏ ý kiến của bản thân một cách thuyết phục. Sau đây là những định hướng cơ bản: + Văn tự chữ Nôm kết hợp với thể thơ lục bát truyền thống. (2 điểm) + Nghệ thuật xây dựng nhân vật sống động: (2,5 điểm) Đặt trong sự so sánh đối chiếu giữa Truyện Kiều với Kim Vân Kiều truyện để nhận thấy những sự sáng tạo của Nguyễn Du. ▪ thay đổi tính cách nhân vật (cô Kiều Trung Hoa – con người đạo lí → cô Kiều Việt Nam – con người tâm lí, …) ▪ thay đổi phương thức miêu tả nhân vật (quá trình diễn biến tâm lí) → Cách nhìn nghệ thuật về con người mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc. + Ngôn ngữ tiếng Việt trong sáng, trau chuốt, giàu sức biểu cảm: (2,5 điểm) ▪ Từ Hán Việt, điển tích điển cố được Việt hóa cao độ ▪ Từ thuần Việt trong sáng, điêu luyện, vận dụng một cách tài tình từ láy, thành ngữ, tục ngữ, ca dao, lời ăn tiếng nói của dân gian. + Nghệ thuật tự sự - trữ tình: kế thừa từ ngâm khúc, truyện Nôm (những thể loại văn học dân tộc) và có sự sáng tạo vượt bậc: (1 điểm) ▪ Lời văn đa dạng: lời nửa trực tiếp, lời đối thoại, lời độc thoại nội tâm ▪ Kết cấu trùng điệp (gặp gỡ - chia li), kết thúc không trọn vẹn. HS lấy dẫn chứng cụ thể, phù hợp để làm sáng tỏ. 3. Mở rộng vấn đề (1,5 điểm) - Giá trị nghệ thuật đặc sắc của Truyện Kiều đã trở thành phương tiện hữu hiệu để chuyển tải giá trị nội dung sâu sắc, đậm đà tinh thần dân tộc. - Kế thừa và sáng tạo là quy luật tất yếu cho sự hình thành và phát triển của mọi nền văn học. - Khẳng định bản sắc nghệ thuật dân tộc đã làm nên giá trị và sức sống bền vững của Truyện Kiều trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. III. Biểu điểm: - Điểm 11 - 12: đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, bài viết sâu sắc độc đáo, diễn đạt lưu loát, câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc. www.nbkqna.edu.vn 19 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc - Điểm 8 - 10: Nội dung đầy đủ, có thể còn thiếu một vài ý nhỏ, bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, câu văn có hình ảnh, cảm xúc. - Điểm 5 - 7: Bài làm còn thiếu ý. Văn chưa hay nhưng rõ ý. Mắc không quá 7 lỗi chính tả, dùng từ, viết câu. - Điểm 3 - 4: Trình bày ý còn sơ sài, kết cấu không rõ ràng, còn nhiều lỗi diễn đạt (>7 lỗi). - Điểm 1 - 2: Không hiểu đề, không có kĩ năng nghị luận, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt. -------------- Hết --------------Lưu ý: Giám khảo vận dụng linh hoạt biểu điểm. Có thể thưởng điểm cho những bài viết có sáng tạo nếu điểm toàn bài chưa đạt tối đa. Điểm cho lẻ đến 0,25. www.nbkqna.edu.vn 20 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc TRƯỜNG THPT CHUYÊN BIÊN HÒA HÀ NAM KÌ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI – ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 ĐỀ GIỚI THIỆU (Thời gian làm bài: 180 phút) Người soạn đề và đáp án: Nguyễn Thị Bích Hằng Câu 1 (8,0 điểm) Đam mê “ Mỗi người trước sau phải rước một đam mê. Người không ham thích một cái gì cả là một người bệnh, một người không bình thường, hay là một người chuẩn bị đi tu, vì đã diệt dục. Nhưng ai dám bảo người tu hành là người không đam mê? Và đam mê một ý niệm thường mãnh liệt hơn đam mê một cái gì cụ thể. Các bậc cha mẹ thường hay đón đường đam mê của con cái bằng cách mớm cho chúng một đam mê đầu đời: tập cho con thích vẽ, thích đàn và nhất là thích học. Đam mê học hỏi là niềm đam mê không bao giờ phản bội con người.” (Theo Bửu Ý, tạp chí Tia sáng, tháng 9 - 1999) Quan điểm của nhà giáo Bửu Ý gợi cho anh/chị những suy nghĩ gì ? Câu 2 (12,0 điểm) Bàn về người nghệ sĩ sáng tác văn chương, có ý kiến cho rằng: Tài là ở tình phát ra, tài cao ắt tình sâu. Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào ? Qua đoạn trích Nỗi thương mình (Truyện Kiều - Nguyễn Du, theo Ngữ văn 10 Nâng cao), anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. ------Hết-----HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1 Nội dung Trên cơ sở hiểu ý nghĩa của đoạn văn, biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí, bài làm của học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần có những ý sau: 1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận www.nbkqna.edu.vn Điểm 0,5 21 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc 2. Phân tích quan điểm của nhà giáo Bửu Ý - Đam mê: niềm thích thú, say mê hơn mức bình thường. - Học hỏi: là quá trình tiếp thu tri thức từ sách vở, trường học; từ thực tế cuộc sống để nâng cao hiểu biết, làm giàu vốn sống. Học hỏi cũng có thể hiểu là học tập. - Phản bội: gây hại cho con người. -> Nhà giáo Bửu Ý cho rằng: Đam mê học hỏi không giống nhiều niềm đam mê khác có thể gây ra tác hại xấu cho con người; đam mê học hỏi sẽ mang lại nhiều điều bổ ích, có ý nghĩa cho con người; là niềm đam mê có ích. -> Ý kiến trên nhằm đề cao vai trò của việc học hỏi đối với con người. 3. Suy nghĩ về quan điểm của nhà giáo Bửu Ý - Trong cuộc sống, ai cũng có một niềm đam mê, song không phải niềm đam mê nào cũng mang lại lợi ích cho con người: + Những đam mê lành mạnh: học hỏi, đọc sách, vẽ tranh, chơi thể thao... sẽ mang đến niềm vui, niềm hạnh phúc cho con người. + Những đam mê có hại: cờ bạc, rượu chè, sắc dục... sẽ phản bội con người, làm con người ngày càng sa đọa có thể dẫn đến vòng tội lỗi, tha hóa nhân cách. - Đam mê học hỏi là niềm đam mê không bao giờ phản bội con người bởi: + Học hỏi mở mang cho con người tri thức về đời sống tự nhiên, xã hội, con người; rèn luyện cho con người những kĩ năng cần thiết. + Đam mê học hỏi giúp con người: từ chỗ biết ít đến biết nhiều, từ biết sơ sài đến biết sâu sắc; từ chỗ biết một lĩnh vực mà có hiểu biết về nhiều lĩnh vực đời sống khác nhau; có nhiều kinh nghiệm trong công việc và trong cuộc sống. + Đam mê học hỏi, con người sẽ có cơ hội khẳng định mình: khẳng định tri thức mình tích lũy được; khẳng định khả năng lao động, sáng tạo. -> Là một trong những con đường dẫn đến thành công + Đam mê học hỏi là nhu cầu cao quý mang tính nhân văn làm cho con người sống có ý nghĩa, giúp con người ngày càng hoàn thiện nhân cách, phẩm chất... -> Đam mê học hỏi sẽ giúp con người tránh rơi vào những đam mê có hại, và nó sẽ không bao giờ phản bội con người. (Lấy dẫn chứng thực tế để chứng minh) 4. Bàn luận mở rộng vấn đề - Ý kiến của nhà giáo Bửu Ý là một gợi ý về phương châm sống: sống là phải không ngừng tìm tòi, học hỏi để nâng cao tri thức, để ngày một hoàn thiện hơn; tránh xa những đam mê tầm thường vì nó sẽ phản bội con người. - Đam mê học hỏi không tự có mà do rèn luyện mới hình thành. www.nbkqna.edu.vn 22 2,0 4,0 1,0 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc 2 - Biết kết hợp hài hòa giữa đam mê học hỏi với những đam mê lành mạnh khác. (Lấy dẫn chứng thực tế để chứng minh) 5. Bài học cho bản thân Trên cơ sở hiểu đúng vấn đề cần nghị luận, nắm vững kiến thức về đoạn trích Nỗi thương mình, biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề văn học, bài làm của HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song về cơ bản cần có các ý sau: 1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận 2. Hiểu ý kiến + Tài: khả năng, năng lực đặc biệt, tài hoa của người cầm bút; có cá tính sáng tạo, có cách thức thể hiện độc đáo tạo nên những áng thơ văn bất hủ. ( Tài năng) + Tình: tình cảm, tấm lòng tâm huyết của người nghệ sĩ. Đó là lòng thương yêu, sự đồng cảm xót thương với nỗi khổ đau của con người; thái độ trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của con người; sự căm thù,tố cáo các thế lực đen tối vùi dập con người; hướng con người tới một tương lai tốt đẹp hơn (tấm lòng nhân đạo sâu sắc). -> Một tác phẩm văn học thành công về mặt nghệ thuật bao giờ cũng là kết quả từ những buồn vui, trăn trở của người nghệ sĩ với cuộc đời. -> Mối quan hệ giữa tài và tình là sự kết hợp không thể tách rời, trong đó tình là gốc, tài là cành, là ngọn. 3. Phân tích đoạn trích Nỗi thương mình để làm sáng tỏ ý kiến * Đoạn trích Nỗi thương mình đã thể hiện tài cao của Nguyễn Du - Nguyễn Du là bậc thầy về ngôn ngữ nghệ thuật: + Sự kết hợp nhuần nhị giữa ngôn ngữ bác học (điển tích, ước lệ) và ngôn ngữ bình dân (thành ngữ dân gian, từ ngữ mộc mạc dung dị) + Sử dụng số từ phiếm chỉ, từ chỉ số nhiều, cách tách từ + Biện pháp nghệ thuật: điệp từ, ẩn dụ, câu hỏi tu từ, đặc biệt là nghệ thuật đối. + Nhịp thơ thay đổi đột ngột - Nguyễn Du còn là bậc thầy trong việc miêu tả tâm lí nhân vật: + Nguyễn Du đặt nhân vật Thúy Kiều hoàn cảnh bi kịch để khắc họa những diễn biến tâm trạng phức tạp, những nét tâm tư thầm kín nhất, riêng tư nhất. + Lời nửa trực tiếp: lời nhân vật và lời tác giả hòa vào nhau tạo nên sự đồng cảm sâu sắc. * Đoạn trích Nỗi thương mình đã thể hiện tình sâu của Nguyễn Du - Cảm thông sâu sắc với nỗi đau đớn, tủi nhục của nàng Kiều - Ca ngợi vẻ đẹp nhân cách nàng Kiều: biết đau khổ trước hoàn cảnh thực tại: ê chề, bẽ bàng vì sự nhơ nhớp của thân phận gái lầu www.nbkqna.edu.vn 23 0,5 0,5 3,0 7,0 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc xanh - Trân trọng, đề cao ý thức cá nhân con người: biết thương thân, xót thân, biết khát khao hạnh phúc thực sự, khát khao giữ gìn nhân phẩm - Lên án xã hội bạo tàn chà đạp và dìm con người xuống đáy xã hội. * Mối quan hệ giữa tài cao và tình sâu - Mỗi một lời, một chữ, một câu trong đoạn thơ là sự hòa quyện giữa tài và tình. Sự hòa quyện ấy giúp tác giả thể hiện thành công nỗi thương mình xót xa và khẳng định nhân cách nàng Kiều. - Tình là cái gốc để khởi phát ra tài, nhờ tài mà tác giả đã sáng tạo nên những trang thơ có sức lay động lòng người. 4. Bàn luận mở rộng - Mỗi tác phẩm văn học, xét đến cùng, là tấm lòng nhà văn. Ở những nhà văn chân chính xưa nay, tình bao giờ cũng là gốc của tài. - Truyện Kiều sở dĩ trở thành một kiệt tác văn học và được coi như quốc hồn, quốc túy của dân tộc là bởi xuất phát từ nỗi đau đớn lòng của Nguyễn Du trước cuộc đời dâu bể. Song nếu không có cái tài của nhà thơ thì tác phẩm cũng sẽ không thể có sức hấp dẫn vượt thời gian như vậy. 5. Ý nghĩa của vấn đề - Đối với người sáng tác - Đối với người thưởng thức tác phẩm văn học. 1,0 0,5 MỘT SỐ LƯU Ý CHUNG 1. Hướng dẫn chấm chỉ đưa ra một cách giải quyết, cần tôn trọng những cách giải quyết khác miễn là có lí. 2. Tuyệt đối không được đếm ý cho điểm mà phải chú ý đúng mức tới kĩ năng làm bài của học sinh. 3. Chỉ cho điểm tối đa ở các ý khi học sinh diễn đạt lưu loát, có cảm xúc, không mắc lỗi về từ, câu, chính tả… 4. Trên cơ sở bài làm của học sinh, GV cân nhắc để cho điểm và có thể cho điểm lẻ tới 0,25 ở mỗi ý. 5. Cần có sự phân loại bài làm của HS: những bài làm tỏ ra hiểu đúng vấn đề, kĩ năng tốt, tuy chưa sâu sắc, đầy đủ vẫn có thể cho điểm tối đa, điểm thưởng và ngược lại. 6. Điểm toàn bài là tổng điểm của hai câu và cho lẻ tới 0,25 điểm. --------Hết-------- www.nbkqna.edu.vn 24 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc SỞ GD&ĐT HÒA BÌNH TRƯỜNG THPT CHUYÊN HOÀNG VĂN THỤ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN THỨ VI MÔN: NGỮ VĂN Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) (ĐỀ GIỚI THIỆU) Câu 1 (8 điểm): Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói sau: “Nếu có hai cái bánh mì, tôi sẽ bán một cái để mua hoa hồng. Cả tâm hồn cũng cần phải được ăn uống.” Câu 2 (12 điểm): “ Giống như ngọn lửa bốc lên từ những cành khô, tài năng bắt nguồn từ những tình cảm mạnh mẽ của con người… Thơ sinh ra từ tình yêu và lòng căm thù, từ nụ cười trong sáng hay từ những giọt nước mắt cay đắng” (Raxun Gamdatôp-Trích Đaghexta của tôi) Bằng hiểu biết của mình về thơ ca trung đại Việt Nam, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên? …………………………….. HẾT………………………………………….. (Ghi chú: Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm) www.nbkqna.edu.vn 25 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc SỞ GD&ĐT HÒA BÌNH TRƯỜNG THPT CHUYÊN HOÀNG VĂN THỤ ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ - LẦN THỨ VI MÔN: NGỮ VĂN Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) (ĐỀ GIỚI THIỆU) HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1 (8 điểm): A. Yêu cầu chung - Thí sinh được tự do lựa chọn các kiểu bài và thao tác tạo lập văn bản, nhưng phải phù hợp và nhuần nhuyễn. - Thí sinh được tự do huy động các chất liệu thuộc tri thức sách vở, tri thức đời sống và những trải nghiệm của riêng mình…Tuy nhiên, vẫn phải xác định rõ vấn đề thuộc phạm vi nghị luận xã hội chứ không phải nghị luận văn học. - Hành văn lưu loát, trong sáng, giàu cảm xúc B. Nội dung cần đạt Đây là bài NLXH dạng mở, có thể nêu những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần hợp lý, chặt chẽ, thuyết phục. Cụ thể, bài làm cần đảm bảo những ý cơ bản sau: 1. Giải thích (2đ): − Bánh mì là một cách diễn đạt nhằm chỉ những giá trị vật chất thiết yếu cần cho sự sống của mỗi con người. −Hoa hồng là những giá trị tinh thần, tình cảm của con người trong cuộc sống. −Tâm hồn là ý nghĩ, tình cảm, làm thành đời sống nội tâm, thế giới bên trong của con người. −Ý cả câu: vật chất và tinh thần cần được cân bằng, hài hòa trong cuộc sống. Con người không nên chỉ quan tâm đến vật chất mà còn phải chăm sóc, bồi dưỡng cho tâm hồn của mình. 2. Bàn luận (4đ) − Nhu cầu vật chất ( ăn, ở, mặc, tiện nghi. . .) rất cần thiết trong cuộc sống của con người. Nhưng quá coi trọng vật chất, con người dễ bị rơi vào lối sống ích kỷ, vô cảm. . . Một bộ phận nhỏ trong xã hội hiện nay có suy nghĩ lệch lạc, chỉ nghĩ đến vật chất, lấy đó làm mục tiêu phấn đấu, làm thước đo giá trị con người. − Tùy thuộc vào hoàn cảnh, nhu cầu tinh thần cũng nên được chú ý song hành với nhu cầu vật chất. Sống trong sự hài hòa, cân đối giữa tinh thần và vật chất là điều mà chúng ta hướng tới. − Tinh thần của câu nói nhấn mạnh ở vế sau: Cả tâm hồn cũng cần phải được ăn uống. Tâm hồn có vị trí rất quan trọng trong đời sống con người. Tâm hồn cũng cần được nuôi dưỡng để thế giới tình cảm của con người ngày càng giàu có, phong phú hơn. Tâm hồn sẽ làm nên những nét đẹp nhân văn trong mỗi con người và khiến cho cuộc đời ý nghĩa hơn. www.nbkqna.edu.vn 26 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc 3. Bài học nhận thức và hành động(2đ): − Câu nói không chỉ thể hiện một quan niệm sống đúng đắn, tích cực mà còn giúp cho mọi người biết cách phấn đấu để hoàn thiện nhân cách, nâng cao phẩm giá. − Bản thân cần tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, tự làm giàu có thế giới tâm hồn . . . C. Thang điểm - Điểm 7- 8: Bài viết đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Hành văn có cảm xúc, lí luận thuyết phục… - Điểm 5- 6: Bài viết đáp ứng được những ý cơ bản, không mắc lỗi diễn đạt, vi phạm yêu cầu về kĩ năng nhưng không đáng kể. - Điểm 3- 4: Bài viết chỉ trình bày được một nửa yêu cầu về kiến thức, vi phạm nhiều yêu cầu về kĩ năng. - Điểm 1- 2: Bài viết chưa hiểu rõ về vấn đề hoặc không biết cách lập luận, vi pham nghiêm trọng yêu cầu về kĩ năng. - Điểm 0: Không viết gì hoặc viết sai lệch hoàn toàn. Ghi chú: Tùy vào bài viết mà người chấm linh hoạt cho điểm. Câu 2 (12 điểm): A. Yêu cầu chung - Biết cách làm một bài văn NL tổng hợp - Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, thuyết phục. - Hành văn trong sáng, giàu cảm xúc, hình ảnh, không mắc lỗi diễn đạt. B. Nội dung cần đạt Bài làm có thể có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng cần đáp ứng được một số ý kiến cơ bản sau: 1. Giải thích ý kiến (3điểm) - “ Giống như ngọn lửa bốc lên từ những cành khô, tài năng bắt nguồn từ những tình cảm mạnh mẽ của con người…”: Bằng cách nói hình ảnh, R. Gammatop đã đề cập đến một yếu tố quan trọng làm nên tài năng của người nghệ sĩ, đó là tình cảm. Tình cảm càng mãnh liệt thì các sáng tác càng dồi dào, càng đi sâu vào trái tim người đọc. - “Thơ sinh ra từ tình yêu và lòng căm thù, từ nụ cười trong sáng hay từ những giọt nước mắt cay đắng”: lại đề cập đến đặc trưng sáng tác của thể loại thơ ca. Những tình cảm mạnh mẽ của người nghệ sĩ được cụ thể hóa bằng những sắc thái cụ thể như: tình yêu, lòng căm thù, nụ cười trong sáng hay những giọt nước mắt cay đắng của người thi sĩ. - Lí giải nguyên nhân: + Xuất phát từ đặc trưng của văn học: Văn học là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Do đó, nội dung tình cảm chiếm một vị trí quan trọng. Người đọc đến với tác phẩm không chỉ để xem tác phẩm nói điều gì, nói bằng cách nào, mà hơn thế, còn muốn khám phá “sự nghiền ngẫm hiện thực, lí giải hiện thực” (Secnusepxki), bức thông điệp tình cảm của nhà văn trước hiện thực. Nếu bức thông điệp ấy hời hợt, vô tình, tất yếu không thể làm rung động lòng người. www.nbkqna.edu.vn 27 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc + Xuất phát từ đặc trưng của hoạt động sáng tạo nghệ thuật: Tình cảm có vai trò vô cùng quan trọng trong sáng tạo nghệ thuật. Tình cảm là điểm khởi nguồn, là năng lượng thúc đẩy ngòi bút nhà văn trong quá trình sáng tác, cũng là đích đến của văn chương. Do đó, nếu nhà văn không “xúc động hồn thơ” thì làm sao có được những áng văn chương “như có máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm ở trên tờ giấy, khiến ai đọc cũng phải thấm thía, ngậm ngùi, đau đớn như đứt ruột” được? -> Câu nói có ý nghĩa như một tuyên ngôn, một bài học cho những người sáng tác: Hãy luôn “mở lòng ra đón lấy những vang động của đời”, hãy viết “bằng tim, bằng máu, bằng lệ, bằng hồn”, hãy “gõ vào tim anh” trước khi đưa tác phẩm “trả tận tay người cùng với máu anh” … 2. Chứng minh, bình luận qua các tác phẩm thơ ca (7điểm) Học sinh có thể thoải mái lựa chọn phạm vi dẫn chứng song lưu ý chỉ xoay quanh các tác phẩm thơ ca trung đại. Dẫn chứng đưa ra phải thể hiện rõ vai trò của tình cảm mãnh liệt trong thành công của tác phẩm, thấy được tình cảm chính là yếu tố đầu tiên cho thấy tài năng người nghệ sĩ. Nên có tất cả những dẫn chứng theo từng biểu hiện tình cảm: tình yêu, lòng căm thù, nụ cười trong sáng hay những giọt nước mắt cay đắng của người thi sĩ. Khuyến khích những dẫn chứng mới, lạ, những phát hiện, nhận định sâu sắc về sức mạnh của tình cảm trong sáng tạo thi ca nói riêng và nghệ thuật nói chung 3. Bình luận, mở rộng (2 điểm) - Khẳng định nhận định trên rất đúng đắn, sâu sắc không chỉ với thơ ca trung đại Việt Nam mà với thơ ca ở mọi thời đại, mọi dân tộc. (liên hệ mở rộng ca dao, thơ hiện đại Việt Nam, thơ Đường,…) - Không chỉ đúng với thơ ca, nhận định này còn là chân lí trong sáng tạo nghệ thuật nói chung. Tuy vậy, ngoài tình cảm người nghệ sĩ thực sự còn cần có tài năng thiên bẩm, có vốn tri thức, vốn ngôn ngữ phong phú, có lòng yêu nghề,…. C. Thang điểm - Điểm 11 - 12: đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, bài viết sâu sắc độc đáo, diễn đạt lưu loát, câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc. - Điểm 8 - 10: Nội dung đầy đủ, có thể còn thiếu một vài ý nhỏ, bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, câu văn có hình ảnh, cảm xúc. - Điểm 5 - 7: Bài làm còn thiếu ý. Văn chưa hay nhưng rõ ý. Mắc không quá 7 lỗi chính tả, dùng từ, viết câu. - Điểm 3 - 4: Trình bày ý còn sơ sài, kết cấu không rõ ràng, còn nhiều lỗi diễn đạt(>7 lỗi). - Điểm 1- 2: Không hiểu đề, không có kĩ năng nghị luận, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt. Lưu ý: Giám khảo vận dụng linh hoạt biểu điểm. Có thể thưởng điểm cho những bài viết có sáng tạo nếu điểm toàn bài chưa đạt tối đa. Điểm cho lẻ đến 0,5. www.nbkqna.edu.vn 28 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc www.nbkqna.edu.vn 29 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HƯNG YÊN TRƯỜNG THPT CHUYÊN HƯNG YÊN (ĐỀ GIỚI THIỆU) ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHỐI TRƯỜNG THPT CHUYÊN DUYÊN HẢI BẮC BỘ NĂM HỌC: 2012 – 2013 MÔN NGỮ VĂN - LỚP 10 Thời gian làm bài: 180 phút ------------------------∗ ∗ ∗-----------------------Câu 1 (8,0 điểm) ƯỚC VỌNG VÀ HẠT GIỐNG Ngày xưa có hai đứa trẻ đều có nhiều ước vọng rất đẹp đẽ. “Làm sao có thể thực hiện được ước vọng?” Tranh luận hoài 2 đứa trẻ mang theo câu hỏi đến cụ già, mong tìm những lời chỉ bảo. Cụ già cho mỗi đứa trẻ một hạt giống, và bảo: - Đấy chỉ là hạt giống bình thường, nhưng ai có thể bảo quản nó tốt thì người đó có thể tìm ra con đường thực hiện ước vọng! Nói xong cụ già quay lại rồi đi khuất ngay. Sau đó mấy năm, cụ già hỏi hai đứa trẻ về tình trạng bảo quản hạt giống. Đứa trẻ thứ nhất mang ra một chiếc hộp được quấn bằng dây lụa nói: - Cháu đặt hạt giống trong chiếc hộp, suốt ngày giữ nó. Nói rồi nó lấy hạt giống ra cho cụ già xem, thấy rõ hạt giống nguyên vẹn như trước. Đứa trẻ thứ hai mặt mũi xám nắng, hai bàn tay nổi chai. Nó chỉ ra cánh đồng mênh mông lúa vàng phấn khởi nói: - Cháu đem hạt giống xuống đất mỗi ngày lo tưới nước chăm sóc bón phân diệt cỏ ….tới nay nó đã kết hạt mới đầy đồng. Cụ già nghe xong mừng rỡ nói : - Các cháu, ước vọng cũng như hạt giống đó. Chỉ biết khư khư giữ lấy nó thì chẳng có thể lớn lên được. Chỉ khi dùng mồ hôi, sức lực, tưới tắm vun trồng cho nó thì mới có thể biến thành hoa trái, mùa màng bội thu thôi! (Theo: Quà tặng cuộc sống/ truyện 186.com) Suy nghĩ của anh (chị) về câu chuyện trên. Câu 2 (12,0 điểm) Bàn về đặc trưng của thơ, nhà nghiên cứu Trần Thanh Đạm cho rằng: “Thơ là ý lớn, tình sâu trong lời hay, tiếng đẹp” (Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể - NXB Giáo dục, HN,1976, Tr.53). Anh (chị) có suy nghĩ gì về ý kiến trên? Hãy chọn một bài thơ hoặc một đoạn trích thơ trung đại Việt Nam tiêu biểu trong chương trình Ngữ văn 10 để làm sáng tỏ ý kiến đó. --------------- Hết --------------www.nbkqna.edu.vn 30 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN TRƯỜNG THPT CHUYÊN HƯNG YÊN (ĐỀ GIỚI THIỆU) HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHỐI TRƯỜNG THPT CHUYÊN DUYÊN HẢI BẮC BỘ NĂM HỌC: 2012 - 2013 MÔN NGỮ VĂN - LỚP 10 Câu 1 (8 điểm) A) Yêu cầu về kĩ năng - Nắm vững cách làm kiểu bài nghị luận xã hội. - Kết cấu bài viết chặt chẽ. - Diễn đạt, hành văn trong sáng. B) Yêu cầu về kiến thức Đây là một đề mở, nhằm khơi gợi liên tưởng và suy ngẫm của học sinh từ một mẩu chuyện nhỏ nhưng có ý nghĩa sâu sắc. Học sinh có thể tổ chức bài viết linh hoạt, sử dụng nhiều thao tác nghị luận và đặc biệt có thể đưa ra nhiều liên tưởng, suy nghĩ khác nhau miễn là hợp lí. Tuy nhiên, cần hướng tới một số ý cơ bản như sau: 1.Phân tích ngắn gọn để rút ra ý nghĩa của câu chuyện. - Câu chuyện kể về hai cậu bé giàu ước mơ và khát vọng nhưng chưa tìm được con đường thực hiện ước vọng của mình, và cụ già đã giúp đã giúp chúng bằng cách để chúng bảo quản những hạt giống. + Cậu bé thứ nhất bao bọc hạt giống trong "chiếc hộp bằng giấy lụa" và "suốt ngày giữ nó" -> Ước vọng của cậu nguyên vẹn nhưng không có thành công nào cả. + Cậu bé thứ hai gieo hạt giống, "chăm sóc bón phân" và cậu đã được "mùa màng bội thu" -> Ước vọng của cậu đã được hiện thực hóa bằng những hành động cụ thể. => Phải nỗ lực hành động để biến ước mơ thành hiện thực, đó là con đường để thực hiện ước vọng. 2. Bình luận www.nbkqna.edu.vn 31 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc - Con người sống không thể thiếu ước mơ, ước vọng. Ước vọng tạo động lực để con người phấn đấu, đạt tới những cái đích cao đẹp trong cuộc sống, tạo niềm tin để con người vượt qua những khó khăn, lạc quan trước cuộc sống hiện tại, tin tưởng vào tương lai... - Ước vọng sẽ không thành hiện thực khi ta cứ khư khư giữ lấy, cứ ấp ủ mà không bắt tay vào thực hiện bởi không ai bỏ công lao, sức lực để thực hiện ước vọng hộ người khác. Hơn nữa, nếu ước vọng chỉ tồn tại trong suy nghĩ thì dù có cao đẹp đến đâu cũng trở nên vô nghĩa, đôi khi còn đẩy con người vào những ảo tưởng viển vông, xa dời thực tế. - Ước vọng chỉ có ý nghĩa khi được hiện thực hóa và nó chỉ được hiện thực hoá khi ta hành động để đạt được nó. Bởi không có ước vọng nào, thành công nào đạt được mà không phải bỏ ra mồ hôi và công sức. Nếu ta biết cố gắng, không nề hà vất vả, khổ cực thì chắc chắc chắn một ngày ước vọng sẽ được bén rễ, đơm hoa, kết trái. 3. Mở rộng vấn đề - Câu chuyện mang ý nghĩa định hướng và giáo dục sâu sắc đối với con người, đặc biệt là tuổi trẻ về việc nuôi dưỡng và thực hiện những ước vọng cao đẹp. - Câu chuyện cũng phê phán những bạn trẻ có ước mơ nhưng thiếu ý chí, nghị lực để thực hiện ước mơ; những bạn trẻ ôm ấp những ước mơ viển vông, xa vời, hão huyền, đặc biệt là những người sống thiếu ước mơ, khát vọng, sống hoài sống phí tuổi trẻ... 4. Bài học nhận thức và hành động Mẩu chuyện là lời nhắc nhở giúp chúng ta có nhận thức và hành động đúng đắn để thực hiện ước vọng. (Trong khi làm rõ các ý, cần liên hệ với thực tiễn bằng các dẫn chứng sinh động) *Cách chấm điểm: - Điểm 7-8: Bài viết đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Hành văn có cảm xúc, lập luận thuyết phục. - Điểm 5-6: Bài viết đáp ứng được những ý cơ bản, hầu như không mắc lỗi về kĩ năng và diễn đạt. - Điểm 3-4: Bài viết chỉ trình bày được một nửa yêu cầu về kiến thức, còn mắc lỗi về kĩ năng và diễn đạt. www.nbkqna.edu.vn 32 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc - Điểm 1-2: Bài viết chưa hiểu rõ về vấn đề hoặc không biết cách lập luận, mắc lỗi nhiều về kĩ năng và diễn đạt. - Điểm 0: Bài viết lạc đề hoàn toàn hoặc học sinh không viết bài. Câu 2: ( 12 điểm) A. Yêu cầu về kỹ năng: 1. Học sinh nhận thức được yêu cầu của đề: Giải thích một vấn đề mang tính lí luận văn học và làm rõ điều đó qua một tác phẩm hoặc một trích đoạn nào đó thuộc phần văn học Việt Nam trung đại lớp 10. 2. Biết vận dụng các thao tác: giải thích, chứng minh, bình luận, phân tích một cách nhuần nhuyễn. 3. Kết cấu rõ ràng, chặt chẽ, lập luận thuyết phục. 4. Diễn đạt mạch lạc, trong sáng, giàu chất văn. Bài viết phải vừa có sắc thái lý luận, vừa thể hiện rõ những cảm nhận tinh tế về tác giả, tác phẩm. B. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng về cơ bản cần đảm bảo các yêu cầu sau: 1. Giải thích: - Thơ là “ý lớn, tình sâu”: Thơ trước hết là sự thể hiện tình cảm mãnh liệt của chủ thể trữ tình trước thế sự, nhân sinh. Tuy nhiên đó không phải là thứ tình cảm bản năng mà đã được ý thức, được lắng lọc, chưng cất qua xúc cảm thẩm mỹ. Vì thế, tình cảm trong thơ là thứ tình cảm lớn, tình cảm đẹp, tình cảm sâu sắc, cao thượng thấm nhuần bản chất nhân văn. Tình cảm ấy phải gắn với tình cảm của nhân dân, của nhân loại  Đây là đặc trưng nội dung nổi bật của thơ. - “lời hay, tiếng đẹp”: Đây là đặc trưng về hình thức của thơ, cụ thể hơn là đặc trưng về ngôn ngữ. Ngôn ngữ trong thơ là thứ ngôn ngữ đã được cách điệu hoá so với ngôn ngữ thông thường. Đó là ngôn từ có nhịp điệu, có những kết hợp mới, bất ngờ theo nguyên tắc lạ hoá, sử dụng nhiều phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ tạo tính biểu tượng, tính đa nghĩa, ngôn từ trong thơ giàu nhạc tính... www.nbkqna.edu.vn 33 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc → Ý kiến khẳng định đặc trưng nổi bật của thơ: Sự gắn bó chặt chẽ giữa những đặc trưng nổi bật về nội dung (tình cảm mãnh liệt, sâu sắc của chủ thể trữ tình) và hình thức (ngôn từ cách điệu, lạ hoá, hàm súc, giàu nhịp điệu...) của thơ ca. 2. Chứng minh: Học sinh có thể lựa chọn một bài thơ tiêu biểu của Nguyễn Trãi, một trích đoạn tiêu biểu trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, hoặc một tác phẩm trong văn học trung đại thuộc chương trình Ngữ văn 10 để phân tích, chứng minh. Lưu ý, trong quá trình phân tích tác phẩm hoặc trích đoạn cần làm nổi bật rõ đặc trưng về nội dung (ý lớn, tình sâu) và hình thức (lời hay, tiếng đẹp). 3. Đánh giá, nâng cao vấn đề. Vấn đề bàn luận đã khu biệt thơ với các thể loại văn học khác. Đồng thời nó cũng góp phần định hướng cho người tiếp nhận thơ ca: từ việc khai thác các yếu tố hình thức ngôn từ độc đáo, đặc sắc, người đọc sẽ khám phá và lĩnh hội được những tình ý sâu kín mà nhà thơ gửi gắm qua tác phẩm. * Cách chấm điểm: - Điểm 10-12: Bài viết đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Hành văn có cảm xúc, lập luận rõ ràng, dẫn chứng thuyết phục… - Điểm 7-9: Bài viết đáp ứng được những ý cơ bản, hầu như không mắc lỗi về kĩ năng và diễn đạt. - Điểm 4-6: Bài viết chỉ trình bày được một nửa yêu cầu về kiến thức, hoặc phân tích tác phẩm đơn thuần. Còn mắc lỗi về kĩ năng và diễn đạt. - Điểm 1-3: Bài viết chưa hiểu rõ về vấn đề, chủ yếu diễn xuôi văn bản. Diễn đạt và kĩ năng viết văn nghị luận yếu. - Điểm 0: Bài viết lạc đề hoàn toàn hoặc học sinh không viết bài. www.nbkqna.edu.vn 34 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ Lần thứ VI - Năm 2013 MÔN THI: NGỮ VĂN 10 Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 02 câu trong 01 trang) Câu 1 (8 điểm) Suy nghĩ của anh ( chị ) về câu nói sau: “ Thấy lóng lánh từ xa – đó là đồ trang sức. Càng gần càng thấy sáng – đó là học vấn“ ( Sách Lễ ký ) Câu 2 (12 điểm) Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật qua các đoạn trích: Trao duyên, Nỗi thương mình ( Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) ......................................................... KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ www.nbkqna.edu.vn 35 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc Lần thứ V - Năm 2013 ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN 10 (Đáp án gồm 03 trang) Câu 1. I. Yêu cầu chung - Thí sinh nhận thức đúng đề. - Biết cách làm bài. - Hành văn trong sáng, bố cục khoa học. - Có những phát hiện mới mẻ. II. Yêu cầu cụ thể 1. Giải thích câu nói (2.0 điểm) - “đồ trang sức”: đồ trang sức để tôn lên vẻ đẹp bên ngoài, vẻ đẹp hình thức nên thường mang bên ngoài, chúng lại thường có màu sắc đẹp nên rất dễ nhận thấy cho nên từ xa cũng có thể nhận ra vẻ đẹp này và thu hút được người ta ngay từ những giây phút ban đầu. - Học vấn: là hiểu biết, trình độ, văn hóa của con người. Nhưng ngược lại với vẻ đẹp bề ngoài, vẻ đẹp của đồ trang sức thì học vấn không thể quan sát bằng thị giác mà biết được. Học vấn không tồn tại ở dạng vật chất mà tồn tại ở dạng tinh thần làm nên diện mạo tinh thần của con người. Chỉ qua tiếp xúc, trao đổi tìm hiểu người ta mới biết đâu là người có học vấn, mới thấy được vẻ đẹp của người có học vấn và học tập được từ những con người đó, thấy được vẻ đẹp của người có học vấn. - Ý nghĩa của câu nói: Học vấn làm nên giá trị con người, làm nên vẻ đẹp của con người, muốn đánh giá con người không phải lầ vẻ bề ngoài mà là đời sống tinh thần bên trong. 3. Nêu ý kiến bình luận(3.0 điểm) - Vật chất, hình thức rất dễ nhận ra, dễ tạo ấn tượng ban đầu tạo ra vẻ đẹp hào nhoáng bề ngoài cho con người và người khác cũng rất dễ nhận diện. Nhưng đây không phải là những điều cốt yếu làm nên giá trị con người, nó có thể nhanh chóng co được hoạc mất đi, có thể trao đổi được. - Học vấn, văn hóa luôn là một tài sản lớn nó là thước đo giá trị con người. Khi đánh giá con người không phải căn cứ vào những giá trị bên ngoài mà phải căn cứ vào giá trị tinh thần như học vấn, tâm hồn. - Học vấn không phải tự nhiên có phải do quá trình học tâp, lao động tích lũy; nó làm giàu thêm đời sống tinh thần của con người làm giàu thêm kho tri thức của nhân loại. Học vấn luôn mở rộng tầm hiểu biết của con người, nâng cao giá trị sống của ccn người. - Tiếp xúc với học vấn và con người có học vấn chúng ta luôn học hỏi được nhiều điều, mở rộng tâm hồn và tri thức, được tri thức mở đường soi sáng. 4. Chứng minh( 1.0 điểm) Lấy dẫn chứng từ thực tế cuộc sống và từ trong sách vở để chứng minh chính cho những nhận định trên 5. Mở rộng (2.0 điểm) - Phê phán những quan niệm, những hành động chỉ quan tâm đến vật chất đến vẻ đẹp hào nhoáng bề ngoài mà quên đi việc học tập; nâng cao đời sống tinh thần hoạc đánh giá con người lệch chuẩn chỉ quan tâm đến vật chất, danh tiếng của một số người hiện nay. - Vừa tạo ra vẻ đẹp bề ngoài kết hợp với vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp của học vấn luôn là đích hướng tới của con người. Câu 2 1. Yêu cầu về kĩ năng : - Biết cách làm bài nghị luận văn học. - Bài viết có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, không mắc lỗi về dùng từ, ngữ pháp. www.nbkqna.edu.vn 36 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc - có năng lực cảm thụ văn học, văn viết có cảm xúc, diến đạt trong sáng, đánh giá cao những phát hiện độc đáo 2. Yêu cầu về kiến thức: 1. Khái quát chung về nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật ( 2đ) Nội tâm nhân vật là những nỗi lòng, những cung bậc cảm xúc những trạng thái tâm lí của nhân vật. Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật chính là cách để biểu đạt rõ nhất, hay nhất và chính xác những trạng thái cảm xúc, diễn biến tâm lí phức tạp của nhân vật. Đặc biệt trong truyện thơ nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật đóng một vai trò quan trong trong việc lột tả tính cách và trạng thái nhân vật để nhân vật trở nên sống động và gần gũi với hiện thực cuộc đời. Tuy nhiên nội tâm con người là vô hình người khác không thể nghe hay nhìn thấy được, nhiệm vụ của nhà văn là dùng ngôn ngữ làm sao cho các vô hình hiện hữu. Đó chính là nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật. 2. Đoạn trích Trao duyên Đoạn trích thể hiện phẩm chất cao quý của Thúy Kiều trong tình yêu. Trước bi kịch tình yêu tan vỡ, nàng có thể làm tất cả những điều gì cho hạnh phúc của ngưởi mình yêu, đồng thời nói lên nỗi đau đớn cực độ vì phải tự nguyện từ bỏ tình yêu. Trong đoạn trích Nguyễn Du đã thể hiện năng lực thấu hiểu con người qua việc miêu tả tâm lí nhân vật, nhất là việc sự dụng rất thành công lời đối thoại và độc thoại. - Thấu hiểu những trạng thái, tâm lí phức tạp của nhân vật: + Lúc đầu Thúy Kiều tìm cách trao duyên cho em điều mà: “ Hở môi ra cũng thẹn thùng Để lòng thì phụ tấm lòng với ai” Lúc này Kiều thật tỉnh táo lời nói, hành động của nhân vật có tình, có lí, có thắt có buộc để vân nhận lời. Lí lẽ vừa xót xa vừa thuyết phục, lại tỏ ra là người thấu hiểu em gái mình. Lúc này Thúy Kiều là con người của lí trí sáng suốt. + Sau đó nỗi đau cứ tăng dần lên: Khi trao kỉ vật có sự giao thoa giữa lí trí và tình cảm, bắt đầu biểu hiện mâu thuẫn của nhân vật: duyên có thể trao nhưng tình không thể, không thể đoạn tuyệt tình với người yêu cảm nên lời Kiều chứa chất bao đau đớn, giằng xé, chua chát. “ Chiếc vành với bức tờ mây, Duyên này thì giữ, vật này của chung.” “ Dù em nên vợ nên chồng Xót người bạc mệnh ắt lòng chẳng quên.” + Sau khi đã trao duyên, trao kỉ vật Kiều rơi vào trạng thái đáu đớn tuyệt vọng - Tác giả rất thành công lời đối thoại và độc thoại: Lúc đầu là lời đối thoại với Thúy Vân nhưng càng về sau lời đối thoại dần biến thành lời độc thoại nội tâm mà lại như đang đối thoại với người yêu. 2. Đoạn trích Nỗi thương mình Đoạn trích miêu tả một đoạn đời đầy đau khổ, tủi nhục của Thúy Kiều – khi ở lầu xanh nhưng không vì thế mà gợi cho người đọc một chân dung cô Kiều nhem nhuốc, xấu xa mà lại toát www.nbkqna.edu.vn 37 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc lên chân dung một con người có tâm hồn trong sạch cùng vơi đó là lòng yêu thương bao la của tác giả dành cho nhân vật. Đoạn trích miêu tả tâm trạng kiều qua bút pháp ước lệ tượng trưng nên dù tái hiện quãng thời gian “ sống vợ khắp người ta” nên vẫn giữ được chân dung cao đẹp của nhân vật. Đó chính là thái độ cảm thông và trân trọng của tác giả được biểu hiện nhất quán trong tác phẩm. Tác giả thấu hiểu tâm lí nhân vật, đồng cảm, hóa thân vào nhân vật qua việc miêu tả trực tiếp những trạng thái cảm xúc của nhân vật từ lúc “ giật mình” rồi cảm thấy tủi nhục, ê chề, đau khổ, chán chường tuyệt vọng. Tác giả dùng ngôn ngữ nửa trực tiếp; hàng loạt câu hỏi tu từ dồn dập, hàng loạt các thành ngữ, điệp từ để miêu tả chính xác nỗi đau khổ của Kiều. 3. Biểu điểm - Điểm 10 - 12: Nhận thức sâu sắc vấn đề, nêu đầy đủ những yêu cầu trên, lập luận chặt chẽ, bài làm ít mắc lỗi về chính tả, dùng từ. - Điểm 8- 9 : Nêu được đa số các yêu cầu nói trên, bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ nhưng những lí lẽ và dẫn chứng nêu ra chưa thật thuyết phục. - Điểm 5 - 7 : Tỏ ra hiểu đề, song các ý còn sơ sài, diễn đạt kém lưu loát. - Điểm 1 - 6 : Sai lạc về nội dung và phương pháp. Lưu ý: Giám khảo vận dụng linh hoạt biểu điểm. Có thể thưởng điểm cho những bài viết có sáng tạo nếu điểm toàn bài chưa đạt tối đa. Điểm cho lẻ đến 0,25. www.nbkqna.edu.vn 38 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG VĂN TỤY ĐỀ ĐỀ XUẤT CHỌN HSG OLIMPIC LỚP 10 Năm học 2012-2013 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể giao đề) (Đề này gồm 02 câu trong 01 trang) Câu 1 (8.0 điểm): Nam nhi vị liễu công danh trái Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu (Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão) Dịch nghĩa:. Nam nhi chưa trả được nợ công danh, Biết xấu hổ khi nghe đến Vũ Hầu. Anh (chị) hãy phát biểu suy nghĩ của mình từ ý nghĩa hai câu thơ trên. Câu 2 (12 điểm): Cổ kim hận sự thiên nan vấn Phong vận kì oan ngã tự cư. (Độc Tiểu Thanh kí – Nguyễn Du) Dịch nghĩa: Mối hận cổ kim khó mà hỏi trời Oan lạ của người phong vận ta cũng tự thấy có mình ở trong ấy. (Đào Duy Anh) Bằng hiểu biết về cuộc đời và văn nghiệp Nguyễn Du, đặc biệt là Truyện Kiều, anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý thơ trên. ……………………………….. Hết………………………………………….. Họ và tên thí ……………………………………… Họ và tên giám thị ……………………………........... Họ và tên giám thị …………………………………... www.nbkqna.edu.vn sinh:…………………………………………..SBD: 1:………………………………………...Chữ kí: 2:…………………………………………Chữ kí: 39 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc THƯ CÁO LỖI VỀ VIỆC HIỆU CHỈNH ĐỀ NGỮ VĂN 10 Kính gửi: Tổ Ngữ văn trường THPT chuyên Trần Phú - Hải Phòng Trong câu 1 (8 điểm) trong đề thi đề xuất của môn Ngữ văn khối 10, do sai sót kĩ thuật, câu thơ thứ nhất của bài Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão) đã bị nhầm thành câu 3 của bài Ngôn hoài (Dương Không Lộ), nay xin sửa lại là: Nam nhi vị liễu công danh trái (phiên âm Hán – Viêt) Nam nhi chưa trả được nợ công danh (dịch nghĩa) Chúng tôi thành thật xin cáo lỗi cùng quí Tổ. Ninh Bình, ngày 11 tháng 04 năm 2013 Tổ trưởng: Bùi Ngọc Minh www.nbkqna.edu.vn 40 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TỈNH VÙNG DUYÊN HẢI BẮC BỘ, MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 - NĂM HỌC 2012-2013 Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian phát đề) Câu 1 (8 điểm): Quan điểm của anh (chị) về ý kiến sau: “Dù bạn là ai hoặc bạn bao nhiêu tuổi, nếu muốn thành đạt, thì động lực cho sự thành đạt đó nhất thiết phải xuất phát từ chính bên trong con người bạn” (Paul J. Meyer) Câu 2 (12 điểm): “Cái đẹp là điều kiện không thể thiếu được của nghệ thuật, nếu thiếu cái đẹp thì không có và không thể có nghệ thuật. Đó là một định lí”. ( "Biêlinxki Toàn tập” - Mátxcơva, 1984, T2, tr 353) Từ ý kiến trên anh (chị) hiểu như thế nào về chức năng thẩm mĩ của văn học nghệ thuật? www.nbkqna.edu.vn 41 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TỈNH VÙNG DUYÊN HẢI BẮC BỘ MÔN VĂN LỚP 10 - NĂM HỌC 2012 - 2013 Câu 1 (8 điểm): Ý chính cần nêu: I- Đặt vấn đề: 1/8 điểm II- Giải quyết vấn đề: 6/8 điểm 1. Giải thích nội dung câu nói: 1/8 điểm - Động lực: Là cái thúc đẩy đến từ bên trong thôi thúc chúng ta hành động, là động cơ, là lí do xuất phát từ những nhu cầu sâu xa bên trong. - “Dù bạn là ai hoặc bạn bao nhiêu tuổi, nếu muốn thành đạt, thì sự thành đạt đó nhất thiết phải xuất phát từ chính bên trong con người bạn”: Động lực không phân biệt danh tính, tuổi tác, nó là điều kiện thiết yếu để dẫn đến thành công cho mỗi người trong mọi việc. 2. Bình luận: 4/8 điểm - Đây là ý kiến thiết thực, đúng đắn. - Cần phân biệt: Động lực xuất phát từ những nhu cầu tự bên trong sâu xa trong những suy tư của mỗi chúng ta, thúc đẩy con người hành động. Động lực khác sự hô hào, lên gân từ bên ngoài. - Điều kiện để có động lực tự bên trong sâu xa suy tư của con người: + Phải có khát vọng chân chính để vươn tới mục đích nhất định: “Động lực xuất phát từ những khát vọng thực sự”. (Denis Waitley) Khát vọng là hạt giống mà ở đó mọi sự thành công nảy nở và phát triển giúp con người thành công trong cuộc sống. Khát vọng khác khả năng. Khát vọng giúp người bình thường trở nên phi thường. Khát vọng càng cháy bỏng thì càng dẫn đến thành công. Khát vọng phải đi cùng ý chí không được nản chí khi thực hiện. + Phải có niềm tin đạt được mục tiêu đó: “Cơ hội dẫn đến thành công luôn được đo bởi niềm tin của chính bạn”. (Robert Collier) Niềm tin sẽ đánh thức tài năng trong mỗi con người, sẽ mang lại những thành tựu nho nhỏ và dần vun đắp sự tự tin của bạn. + Biết hình dung, tưởng tượng ra trước kết quả - đó là động lực lớn: “Bạn cần hình dung rõ kết quả mình sẽ đạt được trước khi bắt tay vào thực hiện”. (Alex Morrison) Chính những hình dung này thôi thúc mỗi chúng ta hành động và thành công. www.nbkqna.edu.vn 42 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc - Dẫn chứng trong cuộc sống: Ví dụ 1: Đầu những năm 1930, kĩ sư tên Joseph Strauss thường đi công tác đến một công trường ở San Francisco nơi ông có thể ngắm cảnh từ một phía của vịnh San Francisco hoang vu. Tâm lí ông luôn hình dung chiếc cầu nối liền hai phía. Đó là động lực thôi thúc ông thành công. Đến 2005 người Mĩ kỉ niệm lần thức 68 ngày khánh thành chiếc cầu nổi tiếng Golden Gate - niềm tự hào của người Mĩ. Ví dụ 2: Năm 1961 Tổng thống Mĩ John Kennedy nói rằng người Mĩ nên hướng tới mục tiêu đưa con người lên mặt trăng và trở về trái đất an toàn trước khi thập niên chấm dứt. Tại Nasa có nhóm nhân viên đã hình dung cảnh đó và quyết tâm thực hiện bằng được. Năm 1969 Neil Amstrong đi bộ trên mặt trăng và trở về trái đất. Ví dụ 3: Bill Gates thường nghĩ về chiếc máy vi tính như chiếc máy dùng để lưu trữ dữ liệu và xử lí văn bản... Ví dụ 4: Bác hồ luôn hướng tới độc lập và tự do cho dân tộc, khát vọng cháy bỏng và quyết tâm tìm đường cứu nước của Bác đã mang lại độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam. - Nếu không có động lực chân chính con người không thành công trong cuộc sống, mọi việc trì trệ. 3. Rút ra bài học cho bản thân: 1/8 điểm - Nhận thức: Động cơ chính đáng. - Hành động: Hành động chân chính. III- Kết thúc vấn đề: 1/8 điểm. Câu 2 (12 điểm): Ý chính cần nêu: I- Đặt vấn đề: (1/12 điểm) II- Giải quyết vấn đề: 1. Giải thích nội dung nhận định (2/12 điểm) - Cái đẹp là điều kiện không thể thiếu được của nghệ thuật. - Thỏa mãn cái đẹp là nhu cầu của tất cả các lĩnh vực, trong đó nghệ thuật gánh trách nhiệm nặng nề hơn cả. Sáng tạo thẩm mĩ trở thành mục tiêu bản chất của nghệ thuật, cụ thể gắn với chức năng thẩm mĩ của văn học. 2. Chức năng thẩm mĩ văn học: (8/12 điểm) a) Khái niệm: www.nbkqna.edu.vn 43 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc - Nói đến chức năng văn học là nói đến mục đích sáng tác: Viết để làm gì? Nói đến ý nghĩa xã hội của sáng tác như thế nào? - Khái niệm chức năng: “Là sự biểu hiện ra bên ngoài các đặc tính của một khách thể nào đó trong một hệ thống các quan hệ nhất định”. (“Tự điển triết học”) - Văn học là một hoạt động nhận thức và sáng tạo thẩm mĩ dưới ánh sáng của lí tưởng thẩm mĩ, được chi phối bởi cảm xúc thẩm mĩ, nhận thức khám phá, sáng tạo theo qui luật của cái đẹp. Thẩm mĩ là đặc điểm có tính biệt, là một thuộc tính, một phẩm chất tất yếu của văn học nghệ thuật. b) Biểu hiện: - Nhiệm vụ: Chức năng thẩm mĩ của văn nghệ bộc lộ ở chỗ nó có nhiệm vụ thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ, phát triển năng lực và thị hiếu thẩm mĩ của con người. - Bản chất: Nhu cầu về cái đẹp là nhu cầu sâu xa về những cái lí tưởng, về sự hoàn thiện, khao khát sự hài hòa, nó gắn với hoạt động thực tiễn, với quá trình phát triển thể chất tinh thần, thỏa mãn nhu cầu về cái đẹp của con người. - Cách thực hiện chức năng thẩm mĩ: điển hình hóa, chọn lọc khát quát kĩ lưỡng... làm cho những cái đẹp ở ngoài đời sống vào trong tác phẩm đẹp thêm bội phần. + Sáng tạo ra cái đẹp mới vốn không có trong hiện thực làm giàu thêm vẻ đẹp của thế giới và giàu thêm cho đời sống tinh thần của mỗi người. + Là trường học của những sáng tạo thẩm mĩ: nôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ gìn giữ, phát triển chất nghệ sĩ vốn có trong tâm hồn mỗi con người hướng về cái tốt đẹp. c) Ý nghĩa: + Giáo dục thẩm mĩ. + Phát triển mở rộng phạm vi: Nó không chỉ là khoa học của riêng nghệ thuật mà mở rộng: Công nghệ thẩm mĩ, môi trường thẩm mĩ... - Lưu ý: Tránh cực đoan dẫn đến chủ nghĩa duy mĩ “nghệ thuật vị nghệ thuật” rơi vào chủ nghĩa hình thức, mất hết ý nghĩa và sức sống. - Mối quan hệ giữa chức năng thẩm mĩ với các chức năng khác: là nối quan hệ giữa hệ thống với yếu tố. “Mĩ cảm là thừa số hoặc mẫu số chung của những chức năng chính quen thuộc của văn nghệ” (Phương Lựu “Trên đà đổi mới văn hóa văn nghệ”. Viện văn học, Sở VHTT Quảng Ngãi, 1994, tr 57-58) III- Kết thúc vấn đề: 1/12 điểm. www.nbkqna.edu.vn 44 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN BỈNH KHIÊM KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ NĂM 2013 ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: NGỮ VĂN , LỚP 10 ( Thời gian: 180 phút không kể thời gian giao đề) CÂU HỎI 1: (8 điểm) Bài thơ sau đây được tác giả Đặng Chân Nhân (sinh năm 1993) sáng tác vào năm 15 tuổi. ĐƯỜNG TẮT Đặng Chân Nhân Luôn có một con đường ở trước bạn Con đường dài mà bạn đang đi, hướng tới đích Có một con đường ngắn hơn, cũng ở đó Con đường nhỏ, ngắn và dễ đi hơn Nó không dài, không tốn thời gian và không có một chướng ngại vật nào. Nhưng Con đường nhỏ ấy Nó bỏ qua rất nhiều thứ Nó không cho bạn một tí kinh nghiệm nào Nó không làm cho bạn mạnh mẽ hơn Nó không làm cho bạn tốt hơn Và nó luôn là con đường sai. Nhưng Con người vẫn đi con đường nhỏ ấy Những kẻ trộm đi con đường ấy để trở thành kẻ giàu Những kẻ lừa dối đi con đường ấy để trở nên thành công Chúng dễ dàng đạt được những thứ người khác đạt được một cách khó nhọc Chúng trở nên thành công với những ý nghĩ vô học Liệu chúng có thể tồn tại? Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề được đặt ra trong bài thơ. www.nbkqna.edu.vn 45 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc CÂU HỎI 2: (12 điểm) Đánh giá về sức sống của thơ lục bát, có ý kiến cho rằng: “Thể thơ lục bát đi từ ca dao đến “Truyện Kiều” đã không ngừng vận động, ngày càng hoàn thiện hơn để lột tả vẻ đẹp cùng những biến thái mơ hồ nhất, sâu thẳm nhất của thế giới tâm hồn người Việt”. Bằng việc phân tích vẻ đẹp của một số câu ca dao lục bát tiêu biểu và một vài trích đoạn “Truyện Kiều” đã học, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên. ĐÁP ÁN CÂU HỎI 1: I) Yêu cầu về kĩ năng: Vận dụng thuần thục cách làm bài văn nghị luận xã hội (nghị luận về một tư tưởng, đạo lí). Có cách viết chặt chẽ, lưu loát. II)Yêu cầu về kiến thức: www.nbkqna.edu.vn 46 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc Học sinh có thể đề xuất những cách hiểu, cách bàn luận theo cảm nhận riêng, điều quan trọng là cách hiểu và cách bàn luận ấy phải gắn với ý tưởng của có sự hợp lí về lập luận và phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức chung của xã hội. Nên tổ chức bài làm theo định hướng sau: 1. Giải thích ý tưởng của bài thơ Bài thơ nêu lên suy nghĩ về con đường tắt, hình ảnh ẩn dụ về cách thức mà người đời sử dụng để đi đến thành công. Theo tác giả, có hai con đường: một dài, một ngắn (còn gọi là đường tắt). Người chân chính chấp nhận con đường dài, dù biết rằng đi con đường đó sẽ mất nhiều thời gian, mất nhiều công sức. Những kẻ bất chính chọn con đường tắt để mau tới đích hơn. Tác giả bài thơ cho rằng, con đường tắt tuy mau chóng đem lại thành công nhưng thành công đó sẽ không tồn tại dài lâu; bởi vậy con người hãy chọn con đường dài, vì đó là con đường chân chính. 2. Phân tích mặt đúng, bác bỏ cách hiểu chưa đúng về vấn đề a. Con đường dài là con đường gian khổ, tốn nhiều công sức, bắt buộc người đi phải vận dụng tài năng, ý chí của bản thân mới đến được mục tiêu. Chỉ khi chọn con đường này thì mục tiêu đạt được mới thực sự có giá trị và bền vững theo thời gian. Đây là lựa chọn khó, vì nó chỉ dành cho người có tài đức, biết kiên trì quyết tâm theo đuổi mục tiêu của mình. Con đường tắt là con đường giúp đạt được mục tiêu mà không phải tốn nhiều trí tuệ, công sức, thời gian, nhờ vào việc sử dụng những cách thức bất chính, những mánh khóe, những mưu mô bất chấp đạo đức làm người. b. Một số người xuất phát từ những động cơ chưa đúng đắn vẫn nghĩ rằng nên chọn những con đường tắt (bất chấp quy luật khách quan và các chuẩn mực đạo đức) để đạt đến thành công. c. Cả hai con đường đều có thể đạt đến mục tiêu như nhau, nhưng người đi đường tắt do không có năng lực thực sự để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong công việc, trong nghề nghiệp, trong cuộc sống - do vậy, nguy cơ thất bại rất cao. Và do vậy, cá nhân họ sẽ bị xã hội xem thường. Trái lại người đi theo con đường chân chính do có thực tài, có khả năng sáng tạo trong công việc, do đó thường thành công trong cuộc sống và sẽ được xã hội đánh giá cao. 3.Bài học nhận thức và hành động. Từ việc nhận thức về ý nghĩa của vấn đề, mỗi người cần rút ra một bài học không nên đi đường tắt.Vì đi đường tắt là tự mình hạ thấp giá trị của mình, làm xói mòn đạo đức và có nguy cơ thất bại. Hãy bước đi trên con đường chân chính vì điều này sẽ góp phần làm củng cố, phát huy các giá trị đạo đức và bảo đảm sự thành công vững chắc. III) Cách cho điểm: - Điểm 7-8: Bài chặt chẽ, mạch lạc, đúng hướng. Đáp ứng các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. Có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 5-6: Bài tương đối chặt chẽ, đúng hướng. Đáp ứng các yêu cầu cơ bản về kĩ năng và kiến thức. Có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. www.nbkqna.edu.vn 47 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc - Điểm 3-4: Bài còn sơ sài nhưng nhìn chung vẫn đúng hướng. Còn mắc một số lỗi về diễn đạt hoặc bài còn chung chung nhưng vẫn đúng hướng. Còn mắc một số lỗi về diễn đạt. - Điểm 1-2: Bài tản mạn, quá sơ sài hoặc bài tối nghĩa, chưa hoàn chỉnh. - Điểm 0: Chưa làm được gì hoặc hoàn toàn lạc đề. ĐÁP ÁN CÂU HỎI 2: I. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh cần vận dụng thuần thục cách thức, phương pháp làm bài văn nghị luận văn học. Trong quá trình phân tích, nhất thiết phải đối sánh hai đối tượng đề đã dẫn để có cách nhìn nhận toàn diện, đầy đủ. Phần phân tích cần được diễn đạt lưu loát, sáng rõ, giàu hình ảnh và cảm xúc. II. Yêu cầu về kiến thức: www.nbkqna.edu.vn 48 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc Hướng dẫn chấm chỉ nêu những định hướng chính. Học sinh có thể có nhiều cách sắp xếp và tổ chức bài làm theo nhiều hướng khác nhau nhưng cần đáp ứng những kiến thức cơ bản sau: 1. Giới thiệu chung về thể lục bát: - Đây là một thể thơ ra đời từ rất sớm, đậm đà tính dân tộc, là một trong những thể thơ thân thuộc gần gũi nhất với người Việt trong kho tàng thơ ca dân tộc và có những ảnh hưởng rất sâu rộng trong lịch sử phát triển của nền văn học viết. - Vẻ đẹp của thơ lục bát thể hiện trên những khía cạnh cơ bản sau: + Thơ lục bát có cấu trúc ngắn gọn, hai câu, mười bốn tiếng, với thi luật chặt chẽ nhưng lại hàm chứa một độ mở rất linh hoạt về số câu nên bài thơ lục bát có thể dài ngắn khác nhau phù hợp với việc diễn tả nhiều cung bậc tình cảm đa dạng, phong phú. + Với những đặc điểm riêng trong thi luật như cách hiệp vần, phối thanh, ngắt nhịp..., thơ lục bát đã khai thác thành công những tinh hoa của tiếng Việt trên tất cả các phương diện ngữ âm, ngữ nghĩa …để vừa tạo ra một thứ nhạc tính nhịp nhàng, réo rắt rất độc đáo, đầy cuốn hút lại vừa mở ra những khả năng vô tận trong việc biểu hiện mọi biến thái, sắc màu của đời sống. Thơ lục bát dễ làm nhưng khó hay. Điều này thực sự đòi hỏi tài năng và bản lĩnh của từng tác giả. 2. Giải thích nhận định: -Cũng như các thể loại văn học khác, thể thơ lục bát của dân tộc ta (từ ca dao đến “Truyện Kiều”) cũng đã có một quá trình không ngừng vận động theo hướng ngày càng hoàn thiện. -Thơ lục bát (từ ca dao đến “Truyện Kiều”) đã thể hiện vẻ đẹp và sức sống dồi dào trên cơ sở khai thác những kết tinh kỳ diệu nhất của ngôn ngữ dân gian trong ca dao. Theo thời gian, với ý thức kế thừa và phát huy những tinh hoa của thể thơ lục bát cùng sức sáng tạo mạnh mẽ, các nhà thơ đã không ngừng làm dồi dào hơn sức sống của thể loại này trong việc lột tả vẻ đẹp cùng những biến thái mơ hồ nhất, sâu thẳm nhất của thế giới tâm hồn người Việt. 2. Phân tích vẻ đẹp của thơ lục bát trong ca dao và Truyện Kiều trên các phương diện như ngôn ngữ và sự vận dụng các yếu tố cơ bản của thi luật (vần, nhịp, phối thanh) trên tinh thần đối sánh để làm rõ sự hoàn thiện của thơ lục bát trong “Truyện Kiều” so với ca dao khi tập trung “lột tả vẻ đẹp cùng những biến thái mơ hồ nhất, sâu thẳm nhất của thế giới tâm hồn người Việt”. Cần chỉ rõ những sáng tạo xuất sắc của Nguyễn Du trong Truyện Kiều trên tinh thần kế thừa những tinh hoa của thể lục bát trong ca dao. Cụ thể như sau: - Về ngôn ngữ: + Ca dao coi trọng việc biểu hiện xúc cảm trực tiếp, lời thơ mang dấu ấn của văn nói, ngôn từ rất linh hoạt gồm thực từ và nhiều hư từ, thậm chí, ưa dùng khẩu ngữ. Trên cơ sở đó, ngôn ngữ của thơ lục bát trong ca dao chân chất, mộc mạc như lời nói hàng ngày của người bình dân nhưng đã được chọn lọc kĩ lưỡng để phù hợp với từng cảnh ngộ, từng tâm trạng nên rất dễ đi vào lòng người. + Truyện Kiều là một sự kết hợp nhuần nhị và độc đáo ngôn ngữ thơ ca dân gian và ngôn ngữ thơ bác học cổ điển. Ngôn ngữ thơ lục bát Truyện Kiều vừa vẫn giữ nguyên vẹn sự mộc mạc, giản dị của ngôn ngữ dân gian nhưng đã đạt đến độ tinh luyện của www.nbkqna.edu.vn 49 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc sự tài hoa và có cả tính hàm súc, trang trọng rất mẫu mực của từ Hán Việt, của điển tích, điển cố. Tất cả đã mang lại những dáng dấp, sắc màu tươi mới, phong phú cho câu thơ. - Về thi luật: + Lục bát trong ca dao thường có cách gieo vần, phối thanh khá linh hoạt. Ngoài kiểu gieo vần lưng và vần chân theo mô hình chuẩn, ca dao lục bát còn có những lối hiệp vần, phối thanh phóng khoáng ở lục bát biến thể để phù hợp với nhu cầu cụ thể của việc bày tỏ nội tâm, biểu hiện đời sống. Đối với Truyện Kiều, Nguyễn Du rất chú trọng hiệp vần, phối thanh theo đúng luật thơ nên vần và thanh trong “Truyện Kiều” đã trở nên ổn định, chuẩn mực hơn nhưng vẫn không hề làm giảm đi khả năng biểu hiện vô tận vốn có của thể loại này. + Đặc biệt, nếu lục bát trong ca dao coi trọng cách ngắt nhịp chẵn để tạo ra tính cân đối, nhịp nhàng về âm điệu thì với Truyện Kiều, Nguyễn Du đã có nhiều sáng tạo mới mẻ, đặc sắc đem lại những nhịp điệu mới lạ cho câu thơ. Ngoài nhịp chẵn mang tính truyền thống, ông còn sử dụng rất nhiều cách ngắt nhịp khác nhau góp phần đắc lực trong việc diễn tả tính cách, diễn biến tâm trạng của nhân vật. 3. Chỉ ra quy luật và nguyên nhân của sự vận động ngày càng hoàn thiện của thơ lục bát trong “Truyện Kiều” so với ca dao: - Sự vận động ngày càng hoàn thiện của thơ lục bát trong Truyện Kiều so với ca dao đã tuân theo quy luật tiếp biến và ý thức sáng tạo của người nghệ sĩ trong văn học: Nguyễn Du đã rất có ý thức tiếp thu những tinh hoa của thể loại thơ lục bát trong ca dao như là một kết tinh kỳ diệu của văn học dân gian trên nhiều phương diện cả tư tưởng nghệ thuật lẫn hình thức thể hiện và phát huy chúng một cách sáng tạo trên cơ sở kế thừa những thành tựu của nền thơ ca bác học của thời đại mình. - Nguyên nhân: Suốt cuộc đời nhiều thăng trầm, lao khổ, Nguyễn Du có cơ hội tiếp thu văn hóa từ nhiều nguồn khác nhau để trở thành một nhà thơ có tri thức uyên bác trên nhiều phương diện: văn hóa bình dân và văn hóa phong kiến quý tộc. Sự nhạy cảm trong tư duy của một thiên tài nghệ thuật đã đưa Nguyễn Du tìm đến với thể lục bát như một lẽ tự nhiên trên hành trình sáng tạo làm mới những giá trị của văn học dân tộc . 4. Đánh giá: Quả vậy, “Thể thơ lục bát đi từ ca dao đến “Truyện Kiều” đã không ngừng vận động, ngày càng hoàn thiện hơn để lột tả vẻ đẹp cùng những biến thái mơ hồ nhất, sâu thẳm nhất của thế giới tâm hồn người Việt”. Đến Nguyễn Du, thể lục bát đã được làm mới, với một cơ cấu chặt chẽ và một hình thức diễm lệ chưa từng có. Chính thể lục bát, qua sáng tạo của Nguyễn Du đã nâng cao tầm vóc của Truyện Kiều và làm càng làm rạng rỡ hơn vẻ đẹp của tiếng Việt, khơi nguồn cho những sáng tạo mới mẻ khác của các tác giả ở thể thơ này trong các chặng đường sau. III. Cách cho điểm: - Điểm 11-12: Bài làm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. Bài mạch lạc, hành văn trôi chảy, giàu hình ảnh, cảm xúc. Có thể còn mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 9-10: Đáp ứng tương đối đầy đủ các yêu cầu cơ bản. Bài rõ ý, văn suôn, có ý thức viết câu văn có hình ảnh. Có thể còn mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt. www.nbkqna.edu.vn 50 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc - Điểm 7-8: Bài làm chứng tỏ hiểu đề, kết cấu hợp lí. Còn mắc một số lỗi về diễn đạt. - Điểm 5-6: Hiểu đề, bài còn chung chung. Còn mắc một số lỗi về diễn đạt. - Điểm 3-4: Bài làm còn hạn chế về kiến thức, kĩ năng và diễn đạt. - Điểm 1-2: Tản mạn, tối nghĩa, quá sơ sài. - Điểm 0: Chưa làm được gì hoặc hoàn toàn lạc đề. www.nbkqna.edu.vn 51 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN HẠ LONG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHỐI TRƯỜNG PTTH CHUYÊN DUYÊN HẢI - BẮC BỘ NĂM HỌC 2012 - 2013 ĐỀ MÔN NGỮ VĂN - LỚP 10 (Thời gian làm bài: 180 phút ) Câu 1. Suy nghĩ của anh chị về ý kiến cho rằng : Sống là không chờ đợi. Câu 2. Bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua hai đoạn "Nỗi thương mình" ( Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) và "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ" ( Trích Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm) ............... Hết ............... (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHỐI TRƯỜNG THPT CHUYÊN DUYÊN HẢI - BẮC BỘ MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2012 -2013 www.nbkqna.edu.vn 52 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc CÂU 1. *Yêu cầu về kĩ năng. - Học sinh biết cách làm bài nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí. Biết vận dụng các thao tác giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận. Đưa ra được ý kiến riêng khi giải quyết vấn đề. - Bài viết có bố cục mạch lạc, hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, dẫn chứng phong phú, thuyết phục. - Không mắc lỗi dùng từ, viết câu, chính tả.Văn viết có cảm xúc. - Trình bày sạch sẽ, khoa học. * Yêu cầu về kiến thức. 1. Giải thích. - chờ đợi : chờ trông, mong đợi những điều tốt đẹp tự nhiên đến với mình hoặc người khác mang tới cho mình. - Nội dung ý kiến: Sống là không chờ đợi. + Ý kiến ngắn gọn, khẳng định dứt khoát : sống là không dựa dẫm vào những điều may rủi, không trông chờ vào người khác. Sống là không thụ động, không ỷ lại mà phải luôn luôn tích cực, chủ động trong mọi lúc, mọi nơi, mọi tình huống ... Sống không chờ đợi còn là luôn hướng về tương lai nhưng không ảo tưởng, trân trọng quá khứ nhưng không đắm chìm và luôn sáng suốt với hiện tại trước mắt. + Ý kiến đưa ra đã khái quát được một phương châm sống hiện đại, tích cực, có ý nghĩa khích lệ với tất cả mọi người nhất là tầng lớp thanh niên. 2. Đánh giá. Ý kiến đúng. Vì: Khi con người sống mà không chờ đợi: - Sẽ tự đặt ra cho mình những mục tiêu, tự sắp xếp những kế hoạch, phương hướng cụ thể cho cuộc sống. Sẽ cố gắng, nỗ lực hết mình trong mọi phương diện : công việc, học tập, sinh hoạt... Sẽ phát huy mọi năng lực và thế mạnh của bản thân : giao tiếp, ứng xử, xử lí tình huống.... Từ đó mà trở nên năng động, tích cực, sáng tạo để có thể đạt được những mục đích và thực hiện được những ước mơ hoài bão của cuộc đời. - Sẽ tận dụng được mọi thời gian, để mỗi ngày đều trở nên có ý nghĩa chứ không trôi qua một cách tẻ nhạt, vô vị. - Sẽ nhận được sự thân thiện, trân trọng của mọi người. - Sống không chờ đợi không có nghĩa là nhanh vội, nông cạn, hời hợt, sống gấp, sống lạnh lùng. Trong cuộc sống có những công việc, hoàn cảnh vẫn đòi hỏi con người phải kiên trì, nhẫn nại, cần đến sự hợp tác mới dẫn tới thành công. 3. Bàn bạc. - Cuộc đời mỗi con người là hữu hạn, từng giờ, từng phút vẫn trôi qua, cuộc sống và xã hội luôn luôn vận động như vũ bão về phía trước. Sống tích cực, chủ động sẽ giúp bản thân mỗi người bắt kịp với xu thế phát triển chung mà không bị tụt hậu, không ở lại sau lưng mọi người. - Phê phán những người đã và đang sống ỷ lại, sống gửi, sống nhờ và trở thành sống hoài, sống phí. - Bài học về nhận thức và hành động: + Cần phải đúc rút cho mình những phương châm sống đúng đắn. Coi đây là một phương châm sống lí tưởng cho bản thân. + Ngay từ bây giờ phấn đầu học tập, làm việc để xây dựng một tương lai vững chắc. Không thoả mãn với những gì đã có, không sống trong tưởng tượng mà chủ động, năng động, tích cực, sáng tạo trước cuộc sống. * Hướng dẫn chấm. - Điểm 7- 8 : Học sinh trình bày một cách thuyết phục hai yêu cầu kiến thức www.nbkqna.edu.vn và kĩ năng. 53 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc - Điểm 5- 6 : Học sinh trình bày một cách tương đối các yêu cầu về kiến thức, thiếu một vài ý nhỏ, mắc ít lỗi trong kĩ năng. - Điểm 3 - 4 : Học sinh trình bày 1/2 yêu cầu về kiến thức, vi phạm nhiều lỗi kĩ năng. - Điểm 1- 2: Chưa nắm được vấn đề, vi phạm nhiều lỗi kĩ năng. CÂU 2. *Yêu cầu về kĩ năng. - Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học : giải quyết một vấn đề thông qua hai đoạn trích cụ thể, có những cảm nhận, đánh giá mang màu sắc cá nhân. Biết vận dụng linh hoạt, hiệu quả các thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, phân tích, so sánh... - Bài viết có bố cục rõ ràng, hệ thống luận điểm, luận cứ thuyết phục. - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu. Hành văn trôi chảy, linh hoạt, giàu cảm xúc. - Trình bày sạch sẽ, khoa học. * Yêu cầu về kiến thức 1. Giải thích ngắn gọn. - Bi kịch: là hoàn cảnh éo le, trắc trở, đau thương, là những đấu tranh căng thẳng của con người mà kết thúc thường là sự thất bại, hi sinh. - Bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến: là những cảnh ngộ trái ngang, những hoàn cảnh sống đau thương mà họ rơi vào. Họ đều là những nạn nhân khốn khổ của xã hội nhưng không tránh khỏi những dằn vặt, khổ đau, tủi hờn, xót xa, tuyệt vọng... 2. Nguyên nhân xã hội dẫn đến bi kịch của người phụ nữ. - Xã hội phong kiến (xã hội nam quyền) đặc biệt coi thường người phụ nữ. Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ là đối tượng bị rẻ khinh và áp bức nặng nề nhất. Họ bị chà đạp cả về thể xác và tinh thần. - Xã hội phong kiến Việt Nam cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX khủng hoàng trầm trọng. Bộ máy chính quyền chuyên chế đang trong giai đoạn sâu mọt, mục ruỗng nên ra sức tiến hành các cuộc chiến tranh phi nghĩa, thi hành các chính sách dã man, tàn bạo để thống trị, bóc lột nhân dân. Đời sống nhân dân thống khổ, điêu linh và người phụ nữ càng thêm khốn khổ. Họ khổ vì trăm ngàn thứ định kiến, lễ giáo hà khắc, vì chiến tranh phi nghĩa, vì nhỏ bé giữa xã hội... - Sự thức tỉnh ý thức cá nhân ở người phụ nữ: bước đầu họ ý thức về thân phận, bi kịch, ý thức về quyền sống, về giá trị bản thân, họ muốn vươn lên vượt thoát khỏi hoàn cảnh trong những khát khao về hạnh phúc, tình yêu, vươn lên để giữ gìn những giá trị người cao đẹp... 3. Phân tích bi kịch của nàng Kiều và người chinh phụ trong hai trích đoạn. a. Điểm chung trong bi kịch của nàng Kiều và người chinh phụ. - Họ đều rơi vào hoàn cảnh bi kịch. Đều đối diện với chính mình trong những khoảng không gian, thời gian dễ gợi buồn, gợi sầu nhất để mà thương cảm cho chính bản thân mình - tự thương mình. - Họ đều có những khát khao cháy bỏng về tình yêu, hạnh phúc lứa đôi nhưng không thực hiện được. - Tiếng nói tự thương, những khát khao chính đáng ấy ở họ chứa đựng một tinh thần phản kháng mãnh liệt đối với xã hội phong kiến. - Các tác giả đã viết về bi kịch của người phụ nữ với tất cả nỗi niềm thương xót, cảm thông, chia sẻ. Từ trong chính những bi kịch ấy của người phụ nữ, trong nỗi thống khổ của họ, các tác giả đã phát hiện, trân trọng, nâng niu những phẩm chất cao quý luôn hiện hữu ở những người phụ nữ bé nhỏ. - Thể thơ dân tộc là thể loại các tác giả tìm đến để viết về bi kịch của người phụ nữ đồng thời bộc lộ cảm quan hiện thực sắc sảo và tấm lòng yêu thương con người sâu sắc, mênh mông. b. Điểm khác biệt trong bi kịch của nàng Kiều và người chinh phụ. b.1. Bi kịch của nàng Kiều trong đoạn trích" Nỗi thương mình". - Hoàn cảnh của nàng Kiều : từng là tiểu thư khuê các, sống trong cảnh "Êm đềm trướng rủ màn che" nhưng xã hội phong kiến đã xô đẩy Kiều rơi vào chốn lầu xanh nhơ nhớp với bao bẽ bàng, tủi hổ.. www.nbkqna.edu.vn 54 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc - Tâm trạng của nàng Kiều trong cảnh lầu xanh : khổ đau, tủi nhục, bẽ bàng, xót xa, day dứt....gượng gạo với những buồn vui.... cô đơn, sầu tủi vì thiếu người tri âm... - Nàng Kiều ý thức sâu sắc về cảnh ngộ bi kịch, về nhân cách, phẩm giá, sự đổi thay giá trị bản thân khi rơi vào hoàn cảnh nghiệt ngã, khao khát vươn lên, thoát khỏi dòng chảy đục ngầu của cuộc đời để giữ gìn nhân cách, để được sống như một người phụ nữ bình thường với cuộc sống bình yên. Đó cũng chính là ý thức về quyền sống chính đáng của một con người. - Đặc sắc nghệ thuật ở đoạn thơ : thể thơ lục bát, từ đan chéo, câu hỏi tu từ, nghệ thuật đối lập...tạo giọng thơ day dứt, xót xa, góp phần diến tả tâm trạng đầy giông bão của nàng Kiều. b.2. Bi kịch của người chinh phụ trong đoạn trích" Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ". - Hoàn cảnh của người chinh phụ : có cuộc sống an nhàn, sung sướng, có địa vị xã hội nhưng sống trong cảnh đơn chiếc, lẻ loi vì chồng đi chinh chiến. - Đời sống nội tâm của người chinh phụ không thanh thản mà đầy bi kịch : khắc khoải đợi chờ, cô đơn, lẻ loi trong mọi không gian, thời gian, thất vọng, tủi sầu, nhớ thương da diết, khát khao mãnh liệt về hạnh phúc lứa đôi... - Những cung bậc tâm trạng nói lên thật đầy đủ ý thức của người chinh phụ về tình yêu, về hạnh phúc lứa đôi, về quyền sống của con người. - Đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ : thể thơ song thất lục bát, từ ngữ, hình ảnh tương trưng, nhiều thủ pháp nghệ thuật khai thác hiệu quả : điệp, đối lập.... tạo giọng thơ triền miên, da diết tựa như nỗi sầu vời vợi trong lòng người chinh phụ. 4. Đánh giá. - Qua bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, các tác giả lên tiếng đòi quyền sống cho họ. Hai đoạn thơ cũng như các tác phẩm là những bản cáo trạng đanh thép đối với xã hội cũ. - Từ hai trích đoạn thấy tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của các tác giả - tư tưởng nhân đạo vượt thoát khỏi khoảng trời trung đại chật chội để vươn tới tầm nhân loại bao la. * Hướng dẫn chấm. - Điểm 11-12: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, bài viết sâu sắc độc đáo, diễn đạt lưu loát, câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc. - Điểm 8 -10: Nội dung tương đối đầy đủ, có thể còn thiếu một vài ý nhỏ, bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, câu văn có hình ảnh, cảm xúc. - Điểm 5-7: Bài làm đáp ứng một nửa nội dung. Văn chưa hay nhưng rõ ý. Mắc một số lỗi về kĩ năng. - Điểm 3 - 4: Trình bày ý còn sơ sài, kết cấu không rõ ràng, còn nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 1- 2: Không hiểu đề, không có kĩ năng nghị luận, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt. * Một số lưu ý. - Chỉ cho điểm tối đa với những bài đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. - Học sinh có thể có những kiến giải và trình bày riêng giáo viên dựa vào thực tế cụ thể để đánh giá, cho điểm linh hoạt. Khuyến khích những bài có sáng tạo hợp lí. - Điểm toàn bài là tổng điểm của cả hai câu, tính lẻ tới 0,5. www.nbkqna.edu.vn 55 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc SỞ GD&ĐT THÁI BÌNH KỲ THI HỌC SINH GIỎI DUYÊN HẢI BẮC BỘ TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI BÌNH NĂM HỌC 2012 - 2013 Môn: Ngữ văn lớp 10 ĐỀ ĐỀ NGHỊ ( Thời gian làm bài: 180 phút ) Câu 1 (8 điểm) Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh (chị) về lời khuyên mà ông Steve Jobs - giám đốc điều hành tập đoàn máy tính Apple - dành cho bạn trẻ: Ước mơ lớn sẽ giúp bạn thay đổi thế giới này… Câu 2 (12 điểm) Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu là bài thơ Đường đã nói được hay nhất nỗi sầu về kiếp người. (Dẫn theo Vũ Quần Phương – Bình thơ, Nxb Dân trí, 2012) Bằng cảm nhận về bài thơ, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận xét trên. ---------------HÕt--------------- SỞ GD&ĐT THÁI BÌNH KỲ THI HỌC SINH GIỎI DUYÊN HẢI BẮC BỘ TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI BÌNH NĂM HỌC 2012 - 2013 Môn: Ngữ văn 10 HƯỚNG DẪN CHẤM THI MÔN NGỮ VĂN 10 Câu 1. (8,0 điểm) www.nbkqna.edu.vn 56 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc I. Yêu cầu về kĩ năng: - Thí sinh biết cách làm bài nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí, bài viết có bố cục rõ ràng, các luận điểm, luận cứ xác đáng, vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận như giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ..., diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. II. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng bài làm cần đạt được những ý cơ bản sau: 1. Nêu vấn đề cần nghị luận. 2. Giải thích. - Từ ngữ, hình ảnh: + Ước mơ: những điều mỗi người hướng tới và mong muốn đạt được trong tương lai. + Ước mơ lớn: những điều hướng tới có tầm vóc lớn lao, vĩ đại hoặc mong muốn đạt được mãnh liệt, cháy bỏng.. - Khái quát: Bằng cách nói khẳng định, câu nói đề cao vai trò, ý nghĩa ước mơ của bạn trẻ đối với sự phát triển và tiến bộ của nhân loại. 3. Bình luận. a. Khẳng định tính đúng đắn của câu nói (phân tích có kèm dẫn chứng). - Ước mơ của bạn trẻ trong cuộc sống rất phong phú: có ước mơ lớn lao vĩ đại, có ước mơ bé nhỏ bình dị; có ước mơ vụt đến rồi vụt đi, có ước mơ theo ta suốt cuộc đời… - Ước mơ là điều rất cần thiết đối với mỗi người: giúp chúng ta định hướng được mục tiêu để vươn tới; tiếp thêm sức mạnh để đối mặt với trở ngại khó khăn; làm phong phú thêm đời sống tâm hồn, rèn luyện ý chí; tô điểm cho cuộc sống thêm tươi đẹp có ý nghĩa... - Ước mơ lớn sẽ giúp bạn thay đổi cả thế giới: tạo động lực để chúng ta phát triển được tận độ khả năng của mình, cống hiến nhiều thành quả nhất cho xã hội; tạo ra sức ảnh hưởng mạnh mẽ đối với những người xung quanh, làm thay đổi cách nghĩ của họ; tập hợp liên kết những người có cùng mơ ước, cùng nhau chia sẻ và hành động để sớm vươn tới những thành công lớn lao.. - Nếu không có ước mơ lớn, tâm hồn con người sẽ cằn cỗi héo úa, cuộc sống tẻ nhạt, vô vị, tầm thường. b. Mở rộng vấn đề. - Ước mơ lớn là điều cần thiết, nhưng cần tránh mơ ước quá viển vông, ảo tưởng, thiếu thực tế; tránh mơ ước vị kỷ, vi phạm những chuẩn mực đạo đức xã hội... - Cần có những ước mơ lớn lao, nhưng cũng cần phải có những hành động cụ thể để biến ước mơ ấy thành hiện thực. ... 4. Bài học. - Con người cần thái độ tự tin, dám mơ ước lớn và theo đuổi đến cùng ước mơ của mình. www.nbkqna.edu.vn 57 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc - Thường xuyên học tập, rèn luyện để nuôi dưỡng những ước mơ cao đẹp, đồng thời biết nâng niu, trân trọng ước mơ của mọi người xung quanh… III. Cách cho điểm: 7 - 8 điểm: Đảm bảo được đầy đủ các yêu cầu, nghị luận có sức thuyết phục, diễn đạt có cảm xúc, có thể mắc một vài lỗi nhỏ. 5 - 6 điểm: Đáp ứng khá đầy đủ yêu cầu ; nghị luận tương đối có sức thuyết phục, không có sai sót lớn về diễn đạt. 3 - 4 điểm: Tỏ ra hiểu vấn đề; biết cách làm bài nghị luận xã hội, tuy vậy bài viết còn sơ sài về nội dung hoặc mắc nhiều lỗi. 1 - 2 điểm: Hiểu vấn đề lơ mơ; mắc quá nhiều lỗi. Câu 2. (12,0 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng: - Thí sinh cần xác định đây là kiểu bài nghị luận văn học về một tác phẩm thơ để triển khai bài làm. Thí sinh cần phát huy năng lực cảm thụ tác phẩm kết hợp các thao tác so sánh, tổng hợp, vận dụng kiến thức lí luận văn học về thể loại thơ trữ tình để giải quyết vấn đề. - Bài làm có bố cục rõ ràng chặt chẽ, diễn đạt có chất văn; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. II. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng bài làm cần đạt được những ý cơ bản sau: 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và lời nhận xét. 2. Làm sáng tỏ lời nhận xét (phân tích có kèm dẫn chứng). a. Nỗi sầu về kiếp người là đề tài quen thuộc trong thơ ca xưa nay, đặc biệt là thơ Đường. - Liên hệ một số câu thơ, bài thơ tiêu biểu cùng đề tài trong thơ ca xưa nay và trong chính thơ Đường. - Phân tích cảm nhận để thấy cách khai thác riêng của mỗi nhà thơ về đề tài đó b. Bài thơ Hoàng Hạc lâu đã nói được hay nhất nỗi sầu về kiếp người * Bốn câu đầu: Nỗi sầu được chiêm nghiệm từ tích xưa cho đến cái mắt thấy bây giờ. - Con người được đặt trong nhiều mối quan hệ: không gian- thời gian, cái còn – cái mất, thiên nhiên thực tại - huyền thoại hư ảo… - Tâm trạng: vừa băn khoăn, thảng thốt về lẽ tồn vong của thân phận, vừa chiêm nghiệm về lẽ hư vô, về cái lẽ có không còn mất của kiếp người… * Bốn câu sau: nỗi sầu được gợi ra từ cái mắt thấy bây giờ mà ngẫm tới mai sau. - Đặt ra mối quan hệ giữa con người với thực tại đẹp đẽ, sắc nét, từ đó gợi ra cảm nghĩ về tương quan còn mất trong tương lai: con người sẽ đi về chốn mịt mù nào… www.nbkqna.edu.vn 58 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc - Từ tâm trạng cụ thể: sầu vì nhớ nhà đến tâm trạng khái quát có tính hàm ẩn: sầu vì sự hữu hạn, phù du của kiếp người trước vũ trụ vĩnh hằng… c. Đặc sắc trong nghệ thuật thể hiện. - Sự phá cách trong cách đặt thanh, gieo vần của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật vốn chặt chẽ nghiêm ngặt.. - Hình ảnh thơ vừa mang nghĩa thực vừa giàu ý nghĩa biểu tượng; kết cấu thơ liền mạch, hài hòa giữa tự sự và trữ tình; ngôn từ giản dị mà hàm súc làm nên sức truyền cảm sâu sắc, gây ấn tượng mạnh cho người đọc… 4. Đánh giá chung. - Viết về nỗi sầu của kiếp người, một vấn đề muôn thuở, bài thơ Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu đã tiếp nối mạch chảy liên tục của văn học, đồng thời đóng góp thêm những giá độc đáo, sâu sắc. Đó cũng chính là quy luật chung trong sáng tạo nghệ thuật nói chung, thơ trữ tình nói riêng. - Với giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc, bài thơ giúp thanh lọc tâm hồn người đọc khi chạm tới những vấn đề cốt yếu nhất của đời sống; đồng thời giúp người đọc có thêm định hướng để cảm nhận một bài thơ hay… III. Cách cho điểm: 10 - 12 điểm: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu; văn viết có cảm xúc; có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ. (Khuyến khích những sáng tạo của học sinh) 7 - 9 điểm: Trình bày đủ ý; diễn đạt trôi chảy, không mắc sai sót lớn về kiến thức và diễn đạt. 4 - 6 điểm: Tỏ ra hiểu vấn đề; biết cách nghị luận, diễn đạt được. 1 - 3 điểm: Còn lúng túng về phương pháp nghị luận; viết chung chung sơ sài. -------------------Hết--------------------- www.nbkqna.edu.vn 59 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc SỞ GD VÀ ĐT NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG ĐỀ THI HSG CỤM DHDBBB NĂM HỌC 2012 – 2013 Môn: Ngữ văn - Lớp 10 Thời gian làm bài: 180 phút (không kể giao đề) Đề thi gồm 01 trang Câu 1 (8,0 điểm): Nick Vujicic-tác giả cuốn sách Cuộc sống không giới hạn, đã từng tâm sự: Từ sâu thẳm trái tim mình, tôi tin rằng cuộc đời không có bất cứ giới hạn nào hết. Cho dù những thách thức mà bạn đang phải đối mặt là gì đi nữa, cho dù những thách thức ấy có khốc liệt, nghiệt ngã đến mức nào chăng nữa, tôi cũng mong bạn hãy tin tưởng và cảm thấy như vậy về cuộc sống của chính mình. Anh (chị) có chia sẻ với suy nghĩ trên không? Câu 2 (12,0 điểm): Có ý kiến cho rằng: Truyện Kiều thể hiện tài nghệ tuyệt vời của Nguyễn Du trong việc diễn tả nội tâm nhân vật. Anh (chị) hiểu như thế nào về nhận định trên? Hãy làm rõ ý hiểu của mình qua một vài đoạn trích Truyện Kiều đã học. --- HẾT --- ĐÁP ÁN ĐỀ THI HSG CỤM NĂM HỌC 2012 – 2013 Môn: Ngữ văn - Lớp 10 Câu 1 (8,0 điểm): Nic Vujicic-Tác giả cuốn sách Cuộc sống không giới hạn, đã từng tâm sự: www.nbkqna.edu.vn 60 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc Từ sâu thẳm trái tim mình, tôi tin rằng cuộc đời không có bất cứ giới hạn nào hết. Cho dù những thử thách mà bạn đang phải đối mặt là gì đi nữa, cho dù những thử thách ấy có khốc liệt, nghiệt ngã đến mức nào chăng nữa, tôi cũng mong bạn hãy tin tưởng và cảm thấy như vậy về cuộc sống của chính mình. Anh (chị) có chia sẻ với suy nghĩ trên không? Câu 2 (12,0 điểm): Có ý kiến cho rằng: Truyện Kiều thể hiện tài nghệ tuyệt vời của Nguyễn Du trong việc diễn tả nội tâm nhân vật. Anh (chị) hiểu như thế nào về nhận định trên? Hãy làm rõ ý hiểu của mình qua một vài đoạn trích Truyện Kiều đã học. CÂU 1: (8 điểm ) I. Yêu cầu chung Biết làm bài NLXH bàn về một vấn đề tư tưởng đạo lí: Lí lẽ rõ ràng, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, dẫn chứng hợp lí…Không nên lí giải khô khan, nên viết tự nhiên, chân thực, sâu sắc. II. Yêu cầu cụ thể 1.Giải thích ( 1,0 điểm) - Theo Từ điển Tiếng Việt: Giới hạn là phạm vi, mức độ nhất định không thể hoặc không được phép vượt qua. Thử thách là những tình huống, việc làm khó khăn, gian khổ đòi hỏi con người có nghị lực, khả năng mới vượt qua. - Với lời tâm sự trên, Nick Vujicic muốn khẳng định niềm tin mãnh liệt của bản thân, đồng thời muốn thuyết phục mọi người hãy tin rằng: cuộc sống của mỗi người không bao giờ có điểm dừng, dù có phải trải qua những thử thách khó khăn và khốc liệt đến như thế nào. 2. Bàn (6,0 điểm) - Điều Nick Vujicic tin tưởng, đồng thời muốn thuyết phục mọi người là hoàn toàn đúng, bởi: . Sống trong cuộc đời, không ai là không tránh khỏi những khó khăn, thử thách. Chỉ có điều mức độ của khó khăn, trở ngại đặt ra với mỗi người là có khác nhau. . Giới hạn thường đặt ra khi con người phải đối mặt với những trở ngại, khó khăn trong cuộc đời: khi thi trượt, khi thất nghiệp, khi người bạn thân nhất bỏ ta đi… www.nbkqna.edu.vn 61 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc - Song những giới hạn ấy sẽ bị tháo gỡ nếu con người có đủ nghị lực, niềm tin để vượt lên những thử thách của chính bản thân mình. Vì vậy cuộc đời không có bất cứ một giới hạn nào, không bao giờ là dấu chấm hết kể cả với người bất hạnh nhất. Dẫn chứng: Bản thân Nick Vujicic đã là minh chứng thuyết phục nhất cho điều mà anh nói. Còn thử thách nào lớn hơn, còn giới hạn nào nghiệt ngã hơn khi sinh ra anh đã là người khuyết tứ chi?! Nhưng anh đã vượt lên, trở thành người Chủ tịch một tổ chức quốc tế, giám đốc một Công ty lớn và là diễn giả có sức truyền cảm lớn nhất và đặc biệt nhất hành tinh… 3. Suy nghĩ, hành động (1,0 điểm) - Tâm sự của Nick, cuộc đời chói sáng của Nick đã khẳng định một chân lí lớn lao: Không có giới hạn nào lớn hơn sự tự giới hạn chính mình. - Tâm sự của Nick cũng là tâm huyết cả đời của anh. Song điều đó còn có ý nghĩa chia sẻ và động viên với tất cả những ai đã và đang đối mặt với giới hạn như anh đã từng phải đối mặt; là lời thức tỉnh, nâng đỡ với tất cả những ai đã từng bị giới hạn ngáng trở con đường phía trước. - Bài học của bản thân. CÂU 2: (12 điểm) I. Yêu cầu chung Biết làm bài NLVH. Vận dụng tốt các thao tác giải thích, phân tích, chứng minh văn học. Chọn được đoạn trích tiêu biểu và biết phân tích định hướng. Văn viết có hình ảnh và giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng. II. Yêu cầu cụ thể 1. Giải thích: (1,0 điểm) - Truyện Kiều là tác phẩm lớn, kết tinh tài năng, sức sáng tạo lớn của đại thi hào Nguyễn Du. Một trong những sáng tạo lớn của Truyện Kiều so với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, so với các tác phẩm tự sự từng ra đời trước Truyện Kiều (như truyện cổ tích, Truyền kì mạn lục…) là ông đã chuyển trọng tâm của truyện từ việc kể sự kiện sang biểu hiện nội tâm nhân vật, làm cho nhân vật sống động hơn, sâu sắc hơn. Ở đây người đọc đã thấy rõ tài nghệ bậc thầy của Nguyễn Du trong việc diễn tả nội tâm nhận vật. - Để diễn tả nội tâm nhân vật, Nguyễn Du đã vận dụng linh hoạt các hình thức ngôn ngữ như ngôn ngữ kể chuyện, ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ độc thoai, lời nửa trực tiếp, bút pháp tả cảnh ngụ tình… 2. Chứng minh (10,0 điểm) www.nbkqna.edu.vn 62 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc HS có thể chọn các đoạn tiêu biểu được học là Trao duyên, Nỗi thương mình… để phân tích, chứng minh. Trong quá trình phân tích cần tập trung làm rõ tài nghệ của Nguyễn Du trong diễn tả nội tâm nhân vật, những hình thức nghệ thuật đặc sắc mà ông đã vận dụng để làm chân dung tinh thần của nhân vật một cách chân thực, sống động nhất. 3. Đánh giá ( 1,0 điểm ) - Tài nghệ diễn tả nội tâm nhân vật cho thấy sáng tạo lớn lao của Nguyễn Du trong Truyện Kiều so với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Kết tinh tài nghệ ấy, Truyện Kiều trở thành cuốn bách khoa thư của muôn ngàn tâm trạng. - Tài nghệ đó xuất phát từ tấm lòng hiểu đời, thương người sâu sắc của Nguyễn Du. - Để lại cho đời Truyện Kiều, Nguyễn Du đồng thời còn để lại cho muôn đời bài học về sự sáng tạo, về sự kết hợp tuyệt đẹp giữa tài và tâm của người nghệ sĩ. Lưu ý: - Trên đây chỉ là những ý cơ bản. Học sinh có thể làm theo những cách linh hoạt khác nhau miễn là ý sáng rõ và thuyết phục. - Cần khuyến khích sự sáng tạo của học sinh trong cách phát hiện ý và trình bày ý. www.nbkqna.edu.vn 63 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc TRƯỜNG THPT CHUYÊN VĨNH PHÚC --------------- HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ Lần thứ VI - Năm 2013 MÔN THI: NGỮ VĂN 10 (Hướng dẫn chấm gồm 04 trang) ------------------------- Câu 1 I. Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách làm bài nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí. - Lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng. - Văn viết trong sáng mạch lạc, có cảm xúc, sáng tạo, hạn chế tối đa các lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp. II. Yêu cầu về kiến thức: 1. Xác định được ý nghĩa của câu chuyện: - Chim én đã tốt bụng tặng Dế Mèn món quà thật tuyệt vời là một chuyến thưởng ngoạn khung cảnh mùa xuân tươi đẹp, ấm áp. Tiếc thay Dế Mèn không biết trân trọng món quà ấy. Từ người chịu ơn, Dế Mèn đã ảo tưởng mình là người ban ơn. Từ việc mình là gánh nặng của người khác, Dế Mèn đã tưởng người khác chính là gánh nặng của mình. Lòng ích kỉ, tính toán và sự ngộ nhận, ảo tưởng đã khiến Dế Mèn phải trả giá đắt: “ nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành” - Câu chuyện có hình thức như một chuyện ngụ ngôn phản ánh một thực tế của con người hiện nay: đời sống hiện đại giúp con người có thể làm được nhiều việc hơn nhưng cũng khiến họ ảo tưởng về mình nhiều hơn và suy nghĩ, lối sống cũng thực dụng hơn. Câu chuyện cảnh tỉnh mọi người nói chung đặc biệt là thế hệ trẻ nói riêng đừng quá ảo tưởng về bản thân mình và không nên sống quá ích kỉ, toan tính. Xác định chính mình là ai và giúp đỡ người khác một cách không vụ lợi, bạn sẽ nhận được nhiều hơn những thứ bạn đã cho đi. 2. Rút ra bài học cuộc sống: Câu chuyện ngắn gọn nhưng ý nghĩa rất sâu sắc. Mỗi người đều có thể học được những bài học nhân sinh từ câu chuyện: - Đó có thể là câu chuyện về giá trị cuộc sống : Biết trân trọng những gì mình đang có thì sẽ cảm nhận được giá trị đích thực cuộc sống. Nếu không biết trân trọng những gì mình đang có sẽ rất khó có được hạnh phúc thậm chí còn gặp bất hạnh. Hạnh phúc là tuỳ thuộc vào cách ứng xử và thái độ sống của mỗi người. - Đó có thể là câu chuyện về niềm tin: Lòng tốt là đáng quý nhưng niềm tin còn đáng quý hơn, chúng ta cần tin tưởng nhau để cuộc sống thoải mái và nhẹ nhàng hơn. www.nbkqna.edu.vn 64 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc - Đó có thể là bài học về cách nhìn, cách cảm nhận: Với cách nhìn thiện cận, hời hợt ta sẽ không phát hiện đúng bản chất của cuộc sống, dẫn đến những quyết định sai lầm. - Đó có thể là bài học về cho và nhận: Cho và nhận đều luôn chuyển hoá, tưởng rằng cho đi nhưng lại được nhận lại và ngược lại. - Đó có thể là bài học về sự hợp tác và chia sẻ: Nếu biết hợp tác chia sẻ thì mọi người đều có lợi, có hạnh phúc. * Lưu ý: Không nhất thiết phải chỉ ra tất cả những bài học trên. Điều quan trọng là thí sinh nhận thức một trong những bài học đó sâu sắc như thế nào, văn viết có thuyết phục, hấp dẫn hay không.) 3. Nhận thức và bài học cho bản thân III. Biểu điểm: - Điểm 7-8: bài viết hiểu đươc vấn đề đặt ra từ bài thơ, đáp ứng tốt những yêu cầu của kiểu bài nghị luận xã hội, có ý kiến sắc sảo, sáng tạo, có kiến thức xã hội phong phú. - Điểm 5-6: Bài viết hiểu vấn đề, biết làm bài nghị luận xã hội, dẫn chứng sinh động, không mắc lỗi - Điểm 3-4: Hiểu đề nhưng lập luận chưa chặt chẽ, ý văn chưa sáng, còn vài lỗi về diễn đạt - Điểm 1-2: Hiểu vấn đề còn lơ mơ, quá lan man trong việc phân tích tác phẩm, chưa chú ý trình bày suy nghĩ về các vấn đề được đặt ra. Diễn đạt còn nhiều lỗi. - Điểm 0: không viết gì hoặc không hiểu gì về đề. Câu 2 (12 điểm) I Yêu cầu về kĩ năng Hiểu đúng yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài nghị luận văn học, bố cục chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, dẫn chứng chọn lọc, không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt và ngữ pháp. Biết vận dụng các thao tác nghị luận, giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh thuần thục. II. Yêu cầu về nội dung 1. Giải thích - Ngọn gió: Tài năng, cảm hứng sáng tạo và tư tưởng nghệ thuật của nhà thơ - Tiếng nói riêng: Nét độc đáo, riêng biệt trong cái nhìn, cách nghĩ, cảm xúc và cách thể hiện của nhà thơ trong tác phẩm. - Ý kiến của R. Tagor đề cập tới vấn đề cá tính sáng tạo của nhà thơ, nhà văn, yếu tố quan trọng làm nên giá trị và sức hấp dẫn của tác phẩm nghệ thuật. Chính cái tài, cái tâm cùng với những rung cảm thẩm mỹ của là cơ sở để nhà thơ có được “ tiếng nói riêng”, giúp tác phẩm vượt qua những giới hạn, những rào cản để đến với người đọc và tạo lập nên những giá trị bất hủ. 2. Tiếng nói riêng của Nguyễn Du trong Độc Tiểu Thanh kí a. Cảm hứng sáng tạo - Nhà thơ xúc cảm trước Tiểu Thanh – một người phụ nữ có thật, rất cụ thể trong cuộc đời. www.nbkqna.edu.vn 65 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc - Niềm thương cảm của Nguyễn Du trước một khách hồng nhan tài hoa mà bạc mệnh vượt qua những giới hạn thời gian, không gian và sự cách trở Âm – Dương. b. Nỗi niềm tâm sự của tác giả - Từ số phận Tiểu Thanh nhà thơ bày tỏ lòng thương đời, thương người đến da diết, khắc khoải. - Tự soi vào nỗi uất hận của nhân vật trữ tình để nhận thức rõ hơn về thận phận của chính mình. - Bật lên thành tiếng khóc nghẹn ngào, xót xa về nỗi cô độc, lạc lõng trước cuộc đời. Gửi niềm khao khát tri âm ở những lớp người mai hậu. c. Nghệ thuật thể hiện đặc sắc - Sự phá vỡ tính quy phạm của văn học Trung đại biểu hiện ở việc không tuân thủ nghiêm ngặt những niêm luật chặt chẽ của thơ Đường luật, việc xuất hiện trực diện “cái tôi” trữ tình Tố Như trong tác phẩm. - Bài “Độc Tiểu Thanh kí” của Tố Như viết theo thể đường luật cô đúc, hàm súc nhưng phảng phất giọng điệu bi phẫn do rất nhiều thanh trắc, gợi cảm giác trĩu nặng, ngưng đọng. Bên cạnh đó, giọng điệu của bài thơ cũng rất chân thành, giàu cảm xúc, thể hiện một thế giới nội tâm sâu thẳm và vô cùng tinh tế, nhạy cảm của nhà thơ. 3. Đánh giá - “Tiếng nói riêng” không chỉ tạo nên sức sống và sự hấp dẫn của tác phẩm mà còn góp phần làm phong phú thêm cho thơ ca nhân loại. Vì vậy, bằng tài năng và tâm huyết để lại dấu ấn riêng trong sáng tác vừa là thiên chức vừa là trách nhiệm của nhà thơ, là yêu cầu thiết yếu, sống còn của sáng tạo nghệ thuật. - Chỉ khi nào cái riêng ấy chạm được đến những nỗi niềm, những khát vọng và những rung động thẩm mỹ của tất cả mọi người và mọi thời đại, hướng con người đến chân, thiện, mỹ thì mới tạo nên tầm khái quát và chiều sâu nhân đạo, nhân văn cho một bài thơ, đưa thi phẩm “ băng qua rừng, băng qua biển” để bất tử trong lòng người đọc. III. Biểu điểm: - Điểm 11 - 12: đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, bài viết sâu sắc độc đáo, diễn đạt lưu loát, câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc. - Điểm 8 - 10: Nội dung đầy đủ, có thể còn thiếu một vài ý nhỏ, bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, câu văn có hình ảnh, cảm xúc. - Điểm 5 - 7: Bài làm còn thiếu ý. Văn chưa hay nhưng rõ ý. Mắc không quá 7 lỗi chính tả, dùng từ, viết câu. - Điểm 3 - 4: Trình bày ý còn sơ sài, kết cấu không rõ ràng, còn nhiều lỗi diễn đạt(>7 lỗi). - Điểm 1- 2: Không hiểu đề, không có kĩ năng nghị luận, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt. www.nbkqna.edu.vn 66 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc Lưu ý: Giám khảo vận dụng linh hoạt biểu điểm. Có thể thưởng điểm cho những bài viết có sáng tạo nếu điểm toàn bài chưa đạt tối đa. Điểm cho lẻ đến 0,5. www.nbkqna.edu.vn 67 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Văn học 10 của một số trường trên toàn quốc TRƯỜNG THPT CHUYÊN VĨNH PHÚC --------------- KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ Lần thứ VI - Năm 2013 MÔN THI: NGỮ VĂN 10 Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 02 câu trong 01 trang) ------------------------- Câu 1 (8 điểm): Câu chuyện về Chim Én và Dế Mèn Mùa xuân đất trời rất đẹp. Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai con Chim Én thấy tội nghiệp bèn rủ Dế Mèn dạo chơi trên trời. Mèn hốt hoảng. Nhưng sáng kiến của Chim Én đưa ra rất giản dị: Hai chú Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô. Mèn ngậm vào giữa. Thế là cả ba cùng bay lên. Mây nồng nàn trời đất gợi cảm, cỏ hoa vui tươi, Dế Mèn say sưa. Sau một hồi miên man, Mèn ta chợt nghĩ bụng: Ơ hay! Việc gì ta phải gánh hai con Én này trên vai cho mệt nhỉ? Sao ta không quẳng gánh nợ này đi để dạo chơi một mình có sướng hơn không? Nghĩ là làm, Mèn há mồm ra. Nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành. ( Theo Đoàn Công Huy trong mục “ Trò chuyện đầu tuần” của báo Hoa học trò) Bài học về cuộc sống mà em nhận được từ câu chuyện trên? Câu 2 (12 điểm): Nhà thơ vĩ đại của Ấn Độ Rabinđranat Tagor từng bày tỏ: Ngọn gió nhà thơ băng qua rừng, băng qua biển để tìm ra tiếng nói của riêng mình. (Những con chim bay lạc) Em hiểu như thế nào về ý kiến trên? Hãy đi tìm tiếng nói riêng của Nguyễn Du trong bài thơ Độc Tiểu Thanh kí. ................... HẾT................. Giám thị không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh: ..........................................................Số báo danh:................................................... www.nbkqna.edu.vn 68 [...]... để cho điểm thích hợp www.nbkqna.edu.vn 14 Tng hp mt s thi xut mụn Vn hc 10 ca mt s trng trờn ton quc - Cần khuyến khích những tìm tòi, sáng tạo riêng cả trong nội dung và hình thức của bài làm www.nbkqna.edu.vn 15 Tng hp mt s thi xut mụn Vn hc 10 ca mt s trng trờn ton quc S GIO DC V O TO H NI TRNG THPT CHU VN AN CNG HềA X HI CH NGHA VIT NAM c lp - T do - Hnh phỳc XUT THI HC SINH GII Cỏc trng... cha t ti a im cho l n 0,5 www.nbkqna.edu.vn 28 Tng hp mt s thi xut mụn Vn hc 10 ca mt s trng trờn ton quc www.nbkqna.edu.vn 29 Tng hp mt s thi xut mụn Vn hc 10 ca mt s trng trờn ton quc S GIO DC & O TO HNG YấN TRNG THPT CHUYấN HNG YấN ( GII THIU) THI CHN HC SINH GII KHI TRNG THPT CHUYấN DUYấN HI BC B NM HC: 2012 2013 MễN NG VN - LP 10 Thi gian lm bi: 180 phỳt -Cõu 1 (8,0... k nng vit vn ngh lun yu - im 0: Bi vit lc hon ton hoc hc sinh khụng vit bi www.nbkqna.edu.vn 34 Tng hp mt s thi xut mụn Vn hc 10 ca mt s trng trờn ton quc K THI CHN HC SINH GII KHU VC DUYấN HI V NG BNG BC B Ln th VI - Nm 2013 MễN THI: NG VN 10 Thi gian: 180 phỳt (Khụng k thi gian giao ) ( thi gm 02 cõu trong 01 trang) Cõu 1 (8 im) Suy ngh ca anh ( ch ) v cõu núi sau: Thy lúng lỏnh t xa ú l trang... Thớ sinh chn v phõn tớch mt bi ca dao v mt bi th trung i (ó c hc hoc c thờm trong chng trỡnh Ng vn 10 Nõng cao) lm sỏng t vn * Lu ý: - Trên đây chỉ là những gợi ý có tính chất định hớng; giám khảo cần thảo luận kỹ về yêu cầu và biểu điểm để bổ sung cho hoàn chỉnh trớc khi chấm - Cả hai câu đều thuc dạng đề mở, nên ngời chấm cần linh hoạt trong đánh giá Cần căn cứ vào tình hình và chất lợng thực tế của. .. thờm trong chng trỡnh Ng vn 10 Nõng cao) lm sỏng t vn -Ht -Cỏn b coi thi khụng gii thớch gỡ thờm S GIO DC V O TO BC GIANG HNG DN CHM THI TRNG THPT CHUYấN BC GIANG CHN HC SINH GII KHI TRNG ( gii thiu) THPT CHUYấN DUYấN HI BC B Nm hc: 2012 - 2013 Mụn Ng vn - Lp 10 (Bn hng dn gm cú 04 trang) www.nbkqna.edu.vn 11 Tng hp mt s thi xut mụn Vn hc 10 ca mt s trng trờn ton quc... li 6 im ton bi l tng im ca hai cõu v cho l ti 0,25 im Ht www.nbkqna.edu.vn 24 Tng hp mt s thi xut mụn Vn hc 10 ca mt s trng trờn ton quc S GD&T HềA BèNH TRNG THPT CHUYấN HONG VN TH THI HC SINH GII KHU VC DUYấN HI NG BNG BC B LN TH VI MễN: NG VN Thi gian: 180 phỳt (Khụng k thi gian giao ) ( GII THIU) Cõu 1 (8 im): Trỡnh by suy ngh ca anh (ch) v cõu núi sau: Nu cú hai cỏi bỏnh mỡ, tụi s bỏn... mt s trng trờn ton quc S GD&T HềA BèNH TRNG THPT CHUYấN HONG VN TH P N THI HC SINH GII KHU VC DUYấN HI NG BNG BC B - LN TH VI MễN: NG VN Thi gian: 180 phỳt (Khụng k thi gian giao ) ( GII THIU) HNG DN CHM Cõu 1 (8 im): A Yờu cu chung - Thớ sinh c t do la chn cỏc kiu bi v thao tỏc to lp vn bn, nhng phi phự hp v nhun nhuyn - Thớ sinh c t do huy ng cỏc cht liu thuc tri thc sỏch v, tri thc i sng v nhng...Tng hp mt s thi xut mụn Vn hc 10 ca mt s trng trờn ton quc S GIO DC O TO BC GIANG TRNG THPT CHUYấN BC GIANG ( gii thiu) THI CHN HC SINH GII KHI TRNG THPT CHUYấN DUYấN HI BC B Nm hc: 2012 - 2013 Mụn Ng vn - Lp 10 Thi gian lm bi: 180 phỳt Cõu 1 (8,0 im) Trong cun sỏch Khng nh bn thõn, tỏc gi Lu Dung (Trung Quc) ó... on trớch th trung i Vit Nam tiờu biu trong chng trỡnh Ng vn 10 lm sỏng t ý kin ú - Ht www.nbkqna.edu.vn 30 Tng hp mt s thi xut mụn Vn hc 10 ca mt s trng trờn ton quc S GIO DC V O TO HNG YấN TRNG THPT CHUYấN HNG YấN ( GII THIU) HNG DN CHM THI CHN HC SINH GII KHI TRNG THPT CHUYấN DUYấN HI BC B NM HC: 2012 - 2013 MễN NG VN - LP 10 Cõu 1 (8 im) A) Yờu cu v k nng - Nm vng cỏch lm kiu bi... Cú th thng im cho nhng bi vit cú sỏng to nu im ton bi cha t ti a im cho l n 0,25 www.nbkqna.edu.vn 20 Tng hp mt s thi xut mụn Vn hc 10 ca mt s trng trờn ton quc TRNG THPT CHUYấN BIấN HềA H NAM Kè THI HC SINH GII CC TRNG THPT CHUYấN KHU VC DUYấN HI NG BNG BC B MễN NG VN LP 10 GII THIU (Thi gian lm bi: 180 phỳt) Ngi son v ỏp ỏn: Nguyn Th Bớch Hng Cõu 1 (8,0 im) am mờ Mi ngi trc sau phi rc mt am mờ ... mt s thi xut mụn Vn hc 10 ca mt s trng trờn ton quc K THI CHN HC SINH GII KHU VC DUYấN HI V NG BNG BC B Ln th VI - Nm 2013 MễN THI: NG VN 10 Thi gian: 180 phỳt (Khụng k thi gian giao ) ( thi. .. hp mt s thi xut mụn Vn hc 10 ca mt s trng trờn ton quc TRNG THPT CHUYấN BIấN HềA H NAM Kè THI HC SINH GII CC TRNG THPT CHUYấN KHU VC DUYấN HI NG BNG BC B MễN NG VN LP 10 GII THIU (Thi gian... www.nbkqna.edu.vn 40 Tng hp mt s thi xut mụn Vn hc 10 ca mt s trng trờn ton quc THI HC SINH GII CC TNH VNG DUYấN HI BC B, MễN NG VN LP 10 - NM HC 2012-2013 Thi gian: 180 phỳt (Khụng k thi gian phỏt ) Cõu

Ngày đăng: 10/10/2015, 22:01

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Câu 1( NLXH- 8 điểm)

  • Dấu câu

  • Chàng thanh niên nọ có trong tay bộ dấu câu.

  • Thoạt tiến, anh đánh mất dấu phảy(,). Anh ta trở nên sợ những điều phức tạp, cố tìm những câu đơn giản.

  • Sau đó anh đánh mất dấu chấm than(!) và bắt đầu nói khe khẽ, không có ngữ điệu. Chẳng còn gì làm anh ta sung sướng hay phẫn nộ. Anh đã thờ ơ với mọi chuyện.

  • Tiếp theo anh mất luôn dấu hỏi(?) và chẳng bao giờ anh ta muốn biết điều gì vì không muốn hỏi.

  • Thời gian sau, anh ta rũ sạch dấu hai chấm(: ).Anh không còn giải thích được điều gì. Và thế là anh chỉ còn dấu ngoặc kép(“ ”) luôn trích dẫn ý người khác.

  • Anh ta cứ như vậy cho đến dấu chấm hết(./.)

  • Suy nghĩ của anh( chị ) khi đọc xong câu chuyện.

  • Câu 2: 12 điểm Bàn về thơ, Viên Mai viết:

  • “ Hễ làm người thì quý thẳng mà làm thơ thì quý cong…”

  • ( Viên Mai, trích Tuỳ Viên thi thoại, sách Ngữ văn 10 Nâng cao, tập 1, NXB GD, H 2006, tr 208)

  • Hãy giải thích và làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du.

  • Câu 1( NLXH- 8 điểm)

  • 2. Suy nghĩ về ý nghĩa của câu chuyện

  • - Câu chuyện có ý nghĩa nhắn nhủ “Chớ coi thường những điều nhỏ trong cuộc sống”. Những dấu câu tưởng đơn giản bình thường, dễ bỏ qua, dễ dùng sai nhưng có vai trò quan trọng làm nên ý nghĩa của câu, của văn bản. Nếu không có dấu câu, tất cả từ ngữ đều chỉ còn là những kí hiệu vô nghĩa. (Lấy dẫn chứng về việc không sử dụng dấu câu hoặc sử dụng dấu bừa bãi làm sai lệch, vô nghĩa văn bản)

  • - Câu chuyện còn là lời cảnh tỉnh về lối sống. Anh thanh niên sợ những điều phức tạp, không còn biết sung sướng hay phẫn nộ, thờ ơ với mọi chuyện, mọi điều, không còn là mình, đánh mất mình, chỉ a dua nói theo người khác…. Đó là lối sống giản đơn hời hợt, ích kỉ, vô cảm, thờ ơ với mọi việc, mọi người. Hậu quả của lối sống ấy là cái chết trong tư tưởng tâm hồn. Một sự tồn tại vô nghĩa chứ không phải là sống – đó là dấu chấm hết của cuộc đời. (Lấy dẫn chứng trong cuộc sống để làm rõ tác hại của lối sống này)

  • - Câu chuyện là lời khuyên con người cần biết quan tâm đến mọi người mọi vật xung quanh, luôn khao khát học hỏi, sống nhiệt thành, hết mình, là mình… Đó là lối sống đẹp đẽ hữu ích mà mọi người cần phải có( Lấy dẫn chứng biểu dương cho lối sống đẹp)

  • 3. Liên hệ thực tế và bản thân: Liên hệ với lối sống của bản thân và giới trẻ hiện nay.

  • III. Biểu điểm:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan