Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì có thể thay thế được, là một trong những thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, xây dựng công trình văn hoá, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, là yếu tố cấu thành lãnh thổ của mỗi quốc gia, gắn liền với lịch sử dân tộc và tình cảm của con người trong xã hội. Xây dựng bộ mặt mới cho nông thôn trên cơ sở phát triển kinh tế xã hội, sử dụng các nguồn lực của địa phương là một vấn đề quan trọng trong quá trình đô thị hóa nông nghiệp nông thôn hiện nay. Trong những năm, thực hiện Nghị quyết của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với mục tiêu: “Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa và kinh tế tri thức,tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020”, Nhà nước xây dựng và triển khai các đề án quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại các đại phương. Nhận thức rõ sự cần thiết và quan trọng của việc ứng dụng GIS vào công tác quy hoạch nông thôn mới của xã, được sự phân công của khoa Tài nguyên và Môi trường – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo ThS. Phạm Văn Vân, Giảng viên bộ môn Trắc địa bản đồ và hệ thống thông tin địa lý Khoa Tài nguyên và Môi trường, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quy hoạch nông thôn mới xã Chính Công – huyện Hạ Hòa – tỉnh Phú Thọ’’.
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì có thể thay thế được, là một trong những thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, xây dựng công trình văn hoá, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, là yếu tố cấu thành lãnh thổ của mỗi quốc gia, gắn liền với lịch sử dân tộc và tình cảm của con người trong xã hội. Xây dựng bộ mặt mới cho nông thôn trên cơ sở phát triển kinh tế xã hội, sử dụng các nguồn lực của địa phương là một vấn đề quan trọng trong quá trình đô thị hóa nông nghiệp nông thôn hiện nay. Trong những năm, thực hiện Nghị quyết của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với mục tiêu: “Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa và kinh tế tri thức,tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020”, Nhà nước xây dựng và triển khai các đề án quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại các đại phương. Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp, phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hóa, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo, thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị. Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế chính trị tổng hợp. Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân cơ niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh. 1 Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, trong những năm gần đây nền kinh tế - xã hội của xã Chính Công cũng như nhiều xã trên địa bàn huyện Hạ Hòa đã có những bước phát triển nhanh chóng. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng một cách vượt bậc. Bộ mặt nông thôn không ngừng được đổi mới theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, thực tế đã nảy sinh không ít khó khăn, bất cập. Cụ thể do chưa có quy hoạch xây dựng tổng thể trên phạm vi toàn xã nên trong quá trình đầu tư xây dựng các cấp chính quyền gặp nhiều khó khăn trong việc điều hành, quản lý. Các dự án đầu tư xây dựng công trình mang tính tự phát thiếu đồng bộ không ăn nhập với không gian chung. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật hoặc đã xuống cấp hoặc được đầu tư xây dựng mới nhưng chưa tính toán cho lâu dài nên vận hành kém hiệu quả. Đặc biệt, là môi trường nông thôn ngày càng ô nhiễm… Để khắc phục những tồn tại trên cần sớm nghiên cứu, tổ chức lập quy hoạch xây dựng mạng lưới các điểm dân cư nông thôn trên địa bàn xã. Đây là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách để tổ chức không gian các điểm dân cư nông thôn, hệ thống công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, tạo lập môi trường sống thuận lợi cho người dân đáp ứng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thị xã, bảo đảm an ninh, quốc phòng và phát triển nông thôn bền vững Hiện nay công nghệ GIS là một công nghệ thông tin đặc biệt được quan tâm và ứng dụng rộng rãi trong nhiều chuyên ngành khác nhau, trong đó có ngành địa chính. GIS không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế, tiết kiệm về thời gian, thuận lợi cho người sử dụng mà còn góp phần giảm nhẹ cường độ lao động, nâng cao hiệu suất làm việc. Ngoài ra GIS còn giúp chúng ta có thể tra cứu dễ dàng, cập nhật bổ xung hay chỉnh lý những biến động một cách thường xuyên, tạo nhiều thuận lợi cho việc lưu trữ, thu thập, xử lý số liệu thuộc tính hay không gian. 2 Nhận thức rõ sự cần thiết và quan trọng của việc ứng dụng GIS vào công tác quy hoạch nông thôn mới của xã, được sự phân công của khoa Tài nguyên và Môi trường – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo ThS. Phạm Văn Vân, Giảng viên bộ môn Trắc địa bản đồ và hệ thống thông tin địa lý - Khoa Tài nguyên và Môi trường, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quy hoạch nông thôn mới xã Chính Công – huyện Hạ Hòa – tỉnh Phú Thọ’’. 1.2. Mục đích, yêu cầu 1.2.1. Mục đích - Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quy hoạch nông thôn mới xã Chính Công. - Khai thác cơ sở dữ liệu đã xây dựng phục vụ công tác quy hoạch nông thôn mới xã Chính Công. 1.2.2. Yêu cầu - Điều tra thu thập đầy đủ, chính xác các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương. - Xây dựng cơ sở dữ liệu chuẩn hóa, đầy đủ, chính xác, kịp thời về thông tin kinh tế, xã hội của địa bàn nghiên cứu. - Cơ sở dữ liệu có khả năng ứng dụng vào công tác lập quy hoạch nông thôn mới của địa phương. 3 PHẦN II TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan về quy hoạch nông thôn mới 2.1.1 Một số khái niệm cơ bản - Điểm dân cư nông thôn: Là nơi cư trú tập trung của nhiều hộ gia đình gắn kết với nhau trong sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động xã hội khác trong phạm vi một khu vực nhất định bao gồm trung tâm xã, thôn, làng ấp, bản, buôn, phum, sóc được hình thành do điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa, phong tục, tập quán và các yếu tố khác. - Quy hoạch nông thôn mới là bố trí, sắp xếp các khu chức năng, sản xuất, dịch vụ, hạng tầng kinh tế - xã hội - môi trường trên địa bàn, theo tiêu chuẩn nông thôn mới, gắn với đặc thù, tiềm năng, lợi thế của từng địa phương; được mọi người dân của xã trong mỗi làng, mỗi gia đình ý thức đầy đủ, sâu sắc và quyết tâm thực hiện. - Nhiệm vụ, đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới: Là nhiệm vụ, đồ án quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn có nội dung đáp ứng các tiêu chí trong Bộ tiêu chi Quốc gia về nông thôn mới được ban hành tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng chính phủ, Quyết định số 800/2010/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 của Thủ tưởng phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2010. - Khu chức năng xã, thôn, xóm, bản, làng, trung tâm xã: Là khu đất thuộc xã hoặc thôn, xóm, bản , làng, trung tâm xã…được sử dụng với mục đích bố trí các hoạt động kinh tế, xã hội như cư trú, sản xuất, kinh doanh, văn hóa, giải trí, giao dục, y tế và mục đích khác của cộng đồng dân cư sở tại. - Phân khu chức năng xã, thôn, xóm, bản , làng, trung tâm xã: Là việc phân chia khu vực quy hoạch xã hoặc thôn, xóm, bản, làng, trung tâm xã theo 4 các khu chức năng phục vụ mục đích hoạt động kinh tế, xã hội và mục đích khác của cộng đồng dân cư. - Chỉ tiêu sử dụng đất: Là chỉ tiêu đê quản lý phát triển không gian, kiến trúc được xác định cụ thể cho một khu vực hay một lô đất bao gồm mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, chiều cao xây dựng tối đa, chiêu cao tối thiểu của công trình. - Mật độ xây dựng tối đa: Tỉ lệ giữa diện tích xây dựng công trình (m2 – diện tích chiếm đất được tính theo hình chiếu của mái che công trình) trên diện tích toàn lô đất, tính bằng %. - Hệ số sử dụng đất: Được tính bằng tổng diện tích sàn toàn công trình 9M2)/diện tích toàn lô đất, không tính diện tích tầng hầm, mái. - Chỉ giới đường đỏ: Là đường ranh giới được xác định trên bản đồ qui hoạch và thực địa để phân định ranh giới giữa phần đất để xây dựng công trình và phần đất rành cho đường giao thông hoặc công trình kỹ thuật hạ tầng, không gian công cộng khác. - Chỉ giới xây dựng: Là đường đỏ giới hạn cho phép xây dựng nhà, công trình trên lô đất. 2.1.2. Khái niệm và các tiêu chí quy hoạch nông thôn mới 2.1.2.1. Khái niệm về quy hoạch nông thôn mới Phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn giành được sự quan tâm to lớn của Đảng và Nhà nước, nhiều chủ trương chính sách đã được ban hành và tổ chức thực hiện hiệu quả và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được tăng cường, điện, đường, trường, trạm…nhất là thủy lợi, giao thong đã được đầu tư xây dựng tại nhiều nơi, góp phần thúc đẩy sản xuất, từng bước thay đổi bộ mặt nông thôn. Quy hoạch nông thôn mới là bố trí, sắp xếp các khu chức năng, sản xuất, dịch vụ, hạng tầng kinh tế - xã hội - môi trường trên địa bàn, theo tiêu chuẩn nông thôn mới, gắn với đặc thù, tiềm năng, lợi thế của từng địa 5 phương; được mọi người dân của xã trong mỗi làng, mỗi gia đình ý thức đầy đủ, sâu sắc và quyết tâm thực hiện. Quy hoạch nông thôn mới bao gồm: quy hoạch định hướng phát triển không gian: quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo chuẩn mới; quy hoạch phát triển các khu dân cư và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp. 2.1.2.2. Các tiêu chí quy hoạch nông thôn mới * Tiêu chí 1: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch - Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp, hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ - Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo chuẩn mới. - Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp * Tiêu chí 2: Giao thông - Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT - Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT - Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa - Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện 6 * Tiêu chí 3: Thủy lợi - Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh - Tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa * Tiêu chí 4: Điện - Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện - Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn * Tiêu chí 5: Trường học - Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia * Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hóa - Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ VH-TT-DL - Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu thể thao thôn đạt quy định của Bộ VH-TT-DL * Tiêu chí 7: Chợ nông thôn - Chợ đạt chuẩn của Bộ Xây dựng * Tiêu chí 8: Bưu điện - Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông - Có Internet đến thôn * Tiêu chí 9: Nhà ở dân cư - Nhà tạm, dột nát - Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng * Tiêu chí 10: Thu nhập - Thu nhập bình quân đầu người /năm so với mức bình quân chung của tỉnh 7 * Tiêu chí 11: Hộ nghèo - Tỷ lệ hộ nghèo * Tiêu chí 12: Cơ cấu lao động - Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp * Tiêu chí 13: Hình thức tổ chức sản xuất - Có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt động có hiệu quả * Tiêu chí 14: Giáo dục - Phổ biến giáo dục trung học - Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) - Tỷ lệ lao động qua đào tạo * Tiêu chí 15: Y tế - Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế - Y tế xã đạt chuẩn quốc gia * Tiêu chí 16: Văn hóa - Xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hóa theo quy định của Bộ VH-TT-DL * Tiêu chí 17: Môi trường - Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia - Các cơ sở SX-KD đạt tiêu chuẩn về môi trường - Không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và có các hoạt 8 động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp - Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch - Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định * Tiêu chí 18: Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh - Cán bộ xã đạt chuẩn - Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định - Đản bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn "trong sạch, vững mạnh" - Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên * Tiêu chí 19: An ninh, trật tự xã hội được giữ vững - An ninh, trật tự xã hội được giữ vững 2.1.3. Cơ sở pháp lý của quy hoạch nông thôn mới - Luật đất đai số 13/2003/QH11 - Luật số 38/2009/QH12 - Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 Hội nghị lần thứ bẩy Ban chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. - Nghị quyết 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn - Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/11/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng - Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hổ trợ và tái định cư 9 - Quyết định số 800/2010/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 - Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới - Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 2/2/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới - Thông tư liên tịch số 13/2011 ngày 30/10/2011 Quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới - Thông tư số 09/2010/TT-BXD ngày 04/8/2010 quy định việc lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới - Thông tư số 07/2010/TT-BNNPTNT của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới - Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới - Thông tư số 72/2010/TT-BTC ngay 11/05/2010 Hướng dẫn cơ chế đặc thù về quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án đầu tư tại 11 xã thực hiện Đề án “Chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” - Thông tư liên tịch 26/2011/TTLT - BNNPTNT - BKHĐT-BTC hướng dẫn nội dung thực hiện Quyết định 800/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn - Bộ kế hoạch đầu tư – Bộ tài chính ban hành - Tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn ban hành theo Thông tư số 31/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ XD 10 - QCVN 14:2009/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Quy hoạch xây dựng nông thôn ban hành theo Thông tư số 32/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ XD 2.1.4. Nội dung và nhiệm vụ quy hoạch nông thôn mới 2.1.4.1. Nội dung của quy hoạch nông thôn mới. - Phân tích và đánh giá hiện trạng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật của xã để xác định động lực phát triển, tính chất đặc trưng vùng, miền, định hướng phát triển kinh tế - xã hội; dự báo quy mô dân số, dự báo sử dụng quỹ đất xây dựng cho từng điểm dân cư, dự báo những khó khăn vướng mắc trong quá trình quy hoạch xây dựng. - Định hướng tổ chức không gian, phân khu chức năng sản xuất, sinh sống, các vùng có tính đặc thù, hệ thống các công trình công cộng, xác định mạng lưới thôn, bản, hệ thống các công trình phục vụ sản xuất. - Xác định quy mô diện tích, cơ cấu, ranh giới sử dụng đất, các chỉ tiêu về đất đối với hệ thống công trình công cộng, dịch vụ, đất ở, đất sản xuất, đất xây dựng hạ tầng kỹ thuật và nhu cầu phát triển. Xác định giải pháp quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, bố trí các lô đất theo chức năng sử dụng với quy mô đáp ứng yêu cầu phát triển của từng giai đoạn quy hoạch và bảo vệ môi trường. - Xác định hệ thống dân cư tập trung thôn, bản trên địa bàn hành chính xã phù hợp với đặc điểm sinh thái, tập quán văn hóa của từng vùng miền, xác định các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật cụ thể, gồm: + Quy mô, chỉ tiêu cơ bản về đất, nhà ở và công trình công cụng cộng tại thôn, bản. + Các chỉ tiêu cơ bản của công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình phục vụ sản xuất chủ yếu trong thôn, bản. - Hệ thống công trình công cộng cấp xã: 11 + Xác định vị trí, quy mô, nội dung cần cải tạo, chỉnh trang hoặc được xây dựng mới các công trình công cộng, dịch vụ như các công trình giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, thương mại, dịch vụ cấp xã và ở các thôn, bản phù hợp với điều kiện địa lý, kinh tế, văn hóa – xã hội và tập quán sinh sống của nhân dân. + Xác định hệ thống các công trình di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan có giá trị. - Quy hoạch mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật giao thông, thoát nước, cấp nước, cấp điện, thoát nước thải, vệ sinh môi trường, nghĩa trang toàn xã, các thôn, bản và vùng sản xuất. - Xác định các dự án ưu tiên đầu tư tại trung tâm xã và các thôn, bản, khu vực được lập quy hoạch. 2.1.4.2. Nhiệm vụ của quy hoạch nông thôn mới - Phải tuân thủ các văn bản pháp quy hiện hành về quy hoạch xây dựng; các quy định pháp lý có liên quan về bảo vệ các công trình kỹ thuật, công trinh quốc phòng, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh và bảo vệ môi trường. - Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, từng vùng và quy hoạch phát triển nghành; gắn liền với định hướng phát triển hệ thống đô thị, các vùng kinh tế và phù hợp với Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; phải xác định cụ thể định hướng phát triển và đặc trưng của từng khu vực nông thôn; giải quyết tốt mối quan hệ giữa xây dựng trước mắt với phát triển lâu dài, giữa cải tạo với xây dựng mới; phù hợp với sự phát triển về kinh tế của địa phương và thu thập thực tế của người dân; sử dụng hợp lý vốn đầu tư, đất đai và tài nguyên trên địa bàn. - Phải có sự tham gia của người dân, cộng đồng dân cư, từ ý tưởng quy hoạch đến huy động nguồn vốn, tổ chức thực hiện và quản lý xây dựng. 12 - Đảm bảo tính đồng bộ, phù hợp với nguồn vốn đầu tư và điệu kiện kinh tế - Xã hội của địa phương, định hướng, giải pháp, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội, môi trường điểm dân cư, hạn chế tối đa những ảnh hưởng do thiên tai, ngập lụt, nền đất yếu. - Bảo đảm hiện đại, văn minh nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của từng vùng, miền, từng dân tộc và ổn định cuộc sống dân cư, giữ gìn bảo tồn di sản và phát huy các giá trị văn hóa vật thể, thích ứng với điều kiện thiên tai. 2.2. Tổng quan về hệ thống thông tin địa lý (GIS) 2.2.1. Khái niệm chung Hệ thống thông tin địa lý tiếng Anh là Geographical Information Systems. Nó được hình thành từ 3 khái niệm: địa lý (Geographical); thông tin (Information); hệ thống (Systems). Khái niệm “địa lý” (Geographical) được sử dụng vì GIS trước hết liên quan đến đặc trưng “địa lý” hay “không gian”. Các đặc trưng này liên quan đến các đối tương không gian. Chúng có thể là các đối tượng vật lý, kinh tế hay văn hoá trong tự nhiên. Các đặc trưng trên bản đồ là biểu diễn ảnh của không gian của các đối tượng trong thế giới thực. Khái niệm “thông tin” (Information) được sử dụng vì chúng liên quan đến khối lượng dữ liệu khổng lồ do GIS quản lý. Các đối tượng đều có các dữ liệu lưư dữ dưới dạng thuộc tính và không gian. Khái niệm “hệ thống” đề cập đến cách tiếp cận hệ thống của GIS. Môi trường GIS được chia thành các Modul để dễ hiểu và quản lý nhưng chúng được hợp lại trong một thể thống nhất. Tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ của mỗi hệ thống thông tin địa lý mà có nhiều định nghĩa khác nhau, tuy nhiên chúng đều dựa vào 3 yếu tố quan trọng 13 là dữ liệu đầu vào, hệ thống vi tính số kỹ thuật cao và khả năng phân tích số liệu không gian. Người sử dụng GIS Thế giới thực Phần mềm + CSDL Kết quả Sơ đồ 1. Mô hình hệ thống GIS 2.2.2. Tầm quan trọng của GIS GIS là một thành viên của hệ thống thông tin xử lý cùng một lúc thông tin chỉ vị trí tương đối và thông tin chỉ tính chất thuộc tính của đối tượng mà chúng ta quen gọi là thông tin đồ họa và phi đồ họa. Các GIS được ứng dụng vào các mục đích như sau: thu nhận, lưu trữ, xử lý, phân tích, mô hình hóa và hiển thị dữ liệu không gian phục vụ cho những bài toán tổng thể và thiết kế quàn lý. So với những hệ thống thông tin phi đồ họa thì GIS ra đời muộn hơn. Mặc dù ra đời chậm song do tính ưu việt của nó, nhất là khả năng phân tích số liệu dự báo các khả năng có thể xảy ra giúp cho con người sử dụng có thể ra những quyết định hợp lý, thực thi những dự án mang cả tính vi mô và vĩ mô cho nên hiện nay GIS được ứng dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực Địa chính. Ngày nay, ở nhiều quốc gia trên thế giới , GIS đã trở thành công cụ trợ giúp quyết đinh trong hầu hết các hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, đối phó với thẩm họa thiên tai… và đặc biệt là ứng dụng trong lĩnh vực điều tra quản lý đất và các tài nguyên thiên nhiên khác. GIS có khả năng trợ giúp các cơ quan chính phủ, các nhà quản lý, các doanh nghiệp, các cá nhân đánh giá được hiện trạng các quá trình thông qua các chức năng thu 14 thập quản lý, truy vấn, phân tích và tổng hợp các thong tin được gắn với nền bản đồ nhất quán trên cơ sở các dữ liệu của bản đồ đầu vào. 2.2.3. Các bộ phận cấu thành của hệ thống GIS 2.2.3.1. Phần cứng Phần cứng của một hệ thống thông tin địa lý bao gồm các hợp phần sau: Bộ xử lý trung tâm (CPU), thiết bị nhập dữ liệu, lưu dữ liệu và thiết bị xuất dữ liệu. - Bộ xử lý trung tâm CPU (central processing unit) gồm các yếu tố quan trọng nhất là: hệ thống điều khiển, bộ nhớ và tốc độ xử lý. Máy tính là nơi thể hiện các yếu tố này. - Thiết bị nhập và lưu trữ dữ liệu: gồm các thiết bị như bàn số hoà, máy quét để chuyển các dạng dữ liệu sang dạng số. Thiết bị CD ROOM để lấy thông tin có trong băng đĩa: ổ đọc băng,ổ đĩa cứng,… - Thiết bị xuất dữ liệu: gồm máy in, máy chiếu, các báo cáo kết quả phân tích,… Hiện nay với sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là sự ra đời của thiết bị mạng cho phép trao đổi thông tin giữ những người sử dụng, tạo điều kiện cho HTTT địa lý ngày càng phát triển. 2.2.3.2. Phần mềm Phần mềm GIS cung cấp các các chức năng và công cụ cần thiết để lưu giữ, phân tích và hiển thị thông tin địa lý. Phần mềm trong HTTT địa lý GIS có các chức năng cơ bản: - Nhập dữ liệu - Lưu trữ dữ liệu và quản lý dữ liệu - Chuyển đổi dữ liệu - Hiển thị dữ liệu và báo cáo kết quả - Giao diện với người tiêu dùng 15 2.2.3.3. Dữ liệu GIS Đây là thành phần quan trọng nhất của một hệ GIS. Gồm các dữ liệu không gian và thuộc tính. Hệ GIS kết hợp dữ liệu không gian với các nguồn dữ liệu khác, thậm chí có thể sử dụng DBMS để tổ chức và quản lý, lưu trữ dữ liệu. - Dữ liệu không gian: là các dữ liệu thu được từ ảnh hàng không, ảnh vệ tinh, đường đồng mức, địa bạ về quyền sử dụng đất,… - Dữ liệu thuộc tính: là các thông tin đi kèm với các dữ liệu không gian của các đối tượng trên bản đồ hay trên ảnh. Đây là các dữ liệu ở dạng văn bản hoặc các số liệu thống kê thu được trong công tác điều tra dã ngoại, hoặc là các số liệu phân tích trong phòng thí nghiệm,…được lưu trữ dưới dạng các tập tin dạng chữ hoặc dạng số có thể có thể nhập trực tiếp hoặc gián tiếp vào hệ thống GIS. Dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính cần đảm bảo tính liên kết, thống nhất, có khả năng trao đổi dữ liệu với các hệ thống thông tin khác và có thể xuất dữ liệu dưới các dạng khác nhau. 2.2.3.4. Người sử dụng Yếu tố con người trong hệ thống GIS là rất quan trọng. Không có yếu tố này, các yếu tố về kỹ thuật (phần cứng, phần mềm, CSDL) sẽ không phát huy được hiệu quả của nó. Đặc biệt là hiện nay công nghệ thông tin ngày một phát triển, hệ thống thông tin địa lý ngày càng hiện đại, thì con người trong GIS lại càng trở nên quan trọng. Nguồn nhân lực trong hệ thống GIS gồm: cán bộ vận hành, cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý. 2.2.3.5. Các biện pháp tổ chức GIS phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau nên tuỳ mỗi chức năng mà thiết kế sao cho phù hợp. Đó không những là các thông số kỹ thuật, khả năng sử dụng hiệu quả của con người, mà là sự kết hợp hài hoà các yếu tố trên và 16 có sự phù hợp với các chính sách của nhà nước, khả năng ứng dụng vào thực tế cao. 2.2.4. Các chức năng của hệ thống thông tin địa lý 2.2.4.1. Nhập dữ liệu - Nhập từ bàn phím - Quét ảnh - Số hóa - Dữ liệu viễn thám - Các cơ sở dữ liệu số 2.2.4.2. Quản lý dữ liệu - Dữ liệu không gian - Dữ liệu thuộc tính - Hỏi đáp, tra cứu dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính. 2.2.4.3. Sửa đổi và phân tích dữ liệu không gian - Chuyển đổi khuôn dạng, chuyển đổi từ vector sang raster và ngược lại. - Chuyển đổi hình học: từ hệ tọa độ giả định (tương đối) sang hệ tọa độ địa lý (tuyệt đối) và ngược lại. - Biên tập, ghép biên, tách các mảnh bản đồ. 2.2.4.4. Sửa đổi và phân tích dữ liệu phi không gian - Biên tập thuộc tính - Hỏi đáp dữ liệu thuộc tính. 2.2.4.5. Tích hợp dữ liệu phi không gian và thuộc tính Đây là các chức năng quan trọng nhất của hệ GIS để phân biệt với các hệ khác, nhất là các hệ vẽ bản đồ tự động và các hệ CAD là những hệ cũng làm việc với bản đồ trên máy tính. - Chiết xuất thông tin: tách, lọc thông tin quan tâm trong dữ liệu - Nhóm các thông tin theo một tiêu chuẩn nhất định 17 - Đo đạc, xác định nhanh các thông số hình học của đối tượng được thể hiện như diện tích, độ dài, vị trí… - Chồng ghép: + Các phép tính toán giữa các bản đồ + Các phép tính logic + Các phép so sánh điều kiện. - Các phép tính toán lân cận (quan hệ không gian); lọc, phân tích vùng đệm, phân tích xu thế, tính toán độ dốc, hướng phơi, hướng phân tích lưu vực, chiết xuất dòng chảy… - Các phép nội suy từ điểm, từ đường. - Dựng mô hình 3 chiều (3D) và phân tích trên mô hình 3 chiều: tạo lát cắt, phân tích tầm nhìn… - Tính toán để tìm khoảng cách, đường đi. 2.2.4.6. Xuất bản - Lập chú giải: xử lý văn bản, các kiểu đường, các biều tượng… - In. 2.2.5. Ứng dụng của GIS GIS có ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành khoa học, nhiều lĩnh vực khác nhau 2.2.5.1. Trên thế giới - Trong môi trường: GIS được sử dụng trong những chức năng từ đơn giản nhất như: đánh giá môi trường, vị trí và thuộc tính của cây, cho đến các ứng dụng phực tạp như: dùng khả năng phân tích của GIS để mô hình hoá các tiến trình xói mòn đất, sự lan truyền ô nhiễm trong môi trường khí hoặc nước, sự phản ứng của lưu vực sông khi có trận mưa lớn. Điều tra và quản lý tài nguyên, môi trường là lĩnh vực ứng dụng sớm nhất của GIS, và từ 1980 đã được thương mại hoá. Các ứng dụng trong môi trường đem lại thành công 18 nhất là: đánh giá tác động của các yếu tố tới môi trường, điều tra sự biến đổi khí hậu, thuỷ văn,… - Khí tượng thuỷ văn: Trong lĩnh vực này GIS được sử dụng như một hệ thống đáp ứng nhanh, phục vụ chống thiên tai như lũ quét ở vùng hạ lưu, xác định tâm bão, dự đoán các nguồn chảy, xác định mức độ ngập lụt, từ đó đưa ra các biện pháp phòng chống kịp thời. Ở ứng dụng này, sử dụng mô hình dạng ảnh. Gần đây nhất, công nghệ GIS và viễn thám đã giúp nước Mỹ chủ động đối phó với cơn bão Katrina nhờ việc mô tả bản chất, dự báo đường đi, phạm vi ảnh hưởng. Tất cả mọi người có thể theo dõi diễn biến của cơn bão thông qua Internet, do vậy đã giảm thiểu thiên tai một các đáng kể. - Nông nghiệp: Ứng dụng rất rộng rãi như: Xây dựng bản đồ đất, đánh giá khả năng thích nghi của cây trồng, giám sát thu hoạch, dự tính năng suất, thống kê nông sản, thống kê nông hộ, xác định các kỹ thuật canh tác, xác định hệ thống, thời gian tưới tiêu, tính toán sự xói mòn, bồi lở trong đất, dự báo các yếu tố khí hậu, dự báo về thị trường tiêu thụ,…Cho đến nay ngành Nông nghiệp tại Nhật Bản được xem là hiện đại nhất nhờ các ứng dụng của GIS để bố trí hệ thống cây trồng, phát hiện dịch bệnh và mức độ lây lan, xây dựng mô hình tưới tiêu trên cơ sở kết hợp với yếu tố thời tiết và thổ nhưỡng,… - Dịch vụ tài chính: Được sử dụng để xác định các chi nhánh mới của Ngân hàng, xác định những khu vực có mức độ rủi ro thấp nhất và cao nhất. - Y tế: GIS được ứng dụng trong ngành khi thực hiện các phân tích như: Chỉ được lộ trình nhanh nhất giữa vị trí của xe cấp cứu và bệnh nhân, GIS phân tích khả năng lây lan của dịch bệnh ra xung quanh. Gần đay nhất GIS đã được xây dựng để quản lý và dự báo khả năng lây lan của dịch cúm lợn, đưa ra các dự báo và phòng trừ về khả năng lan của căn bệnh này. Từ đó có các phương án chủ động ứng phó. 19 - Chính quyền địa phương: Chính quyền địa phương là nơi sử dụng GIS nhiều nhất, là nơi GIS phát huy được nhiều ứng dụng nhất. Nhờ GIS, chính quyền địa phương có thể tìm kiếm và quản lý thửa đất thay thế cho việc lưu trữ và tìm kiếm bằng giấy tờ, sổ sách. GIS được sử dụng trong việc quản lý, bảo dưỡng đường giao thông, nhà cửa, - Giao thông: Với các dữ liệu về giao thông GIS có thể chỉ đường cho người tham gia giao thông với các loại bản đồ và chỉ ra quãng đường ngắn nhất để tới đích. Ứng dụng này được ứng dụng trong cả đường bộ, đường thuỷ và đường hàng không. Điển hình nhất là các hãng Taxi ở Nhật Bản, GIS được dùng để xây dựng các bản đồ điện tử gắn trên mỗi xe mà người ta gọi là NAVI. Nhờ chức năng tra cứu, hiển thị, GIS luôn chỉ cho họ con đường ngắn nhất đến địa điểm yêu cầu của khách hàng. - Các ngành điện, nước, ga,… Những cá nhân, công ty hoạt động trong lĩnh vực này là những đối tượng sử dụng ứng dụng của GIS nhiều nhất. GIS chỉ cho người sử dụng quãng đường ngắn nhất từ trạm trung tâm đến vị trí người tiêu dùng, đảm bảo thời gian và chi phí thấp nhất. 2.2.5.2. Tại Việt Nam Tại Việt Nam, công nghệ GIS được thí điểm khá sớm. Nếu như trước đây GIS chỉ được dùng trong các Viện, Trung tâm nghiên cứu và các trường đại học thì bây giờ GIS đã được nhân rộng ra khắp các đối tượng và lĩnh vực. Sau hơn nhiều năm áp dụng, GIS được đánh giá là công nghệ phù hợp đối với các lĩnh vực liên quan tới yếu tố địa lý và không gian. Đến nay, GIS được sử dụng ở trong nhiều ngành: quy hoạch nông lâm nghiệp, quản lý rừng, lưu trữ tư liệu địa chất, đo đạc bản đồ, địa chính, quản lý đô thị,… đã mang lại hiệu qủa bước đầu cao cho hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng nước ta và có nhiều triển vọng trong thời gian sắp tới. 20 - Trong việc quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên: Trong việc quản lý theo dõi diễn biến, đánh giá tài nguyên rừng, Viện điều tra Quy hoạch rừng đã ứng dụng khá thành công công nghệ GIS, Viễn thám và GPS. Việc này được thực hiện những năm 80 trong khi Viện thực hiện dự án quốc tế với UNDP về nâng cao năng lực về thống kê và quản lý tài nguyên rừng. Cho đến nay, việc quản lý tài nguyên rừng vẫn tiếp tục được thông qua việc chồng xếp, giải đoán các ảnh viễn thám, kết hợp với bản đồ rừng và đo GPS kiểm chứng. GIS và viễn thám là hai công cụ đắc lực để dự báo lũ lụt, và cháy rừng. - Trong dự báo khí tượng, thủy văn: Với 3/4 diện tích đồi núi, Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng lớn của lũ lụt, xói mòn, xói lở đất và lũ quét ở miền núi. Lũ lụt gây thiệt hại về người, về của và môi trường sinh thái. Do vậy công tác giảm thiểu thiệt hại là rất quan trọng được đặt lên hàng đầu ở tất cả quốc gia. Ứng dụng GIS là một giải phát tốt nhằm hạn chế những ảnh hưởng xấu này. Trường Đại học Thuỷ Lợi đã ứng dụng các loại mô hình tính toán và GIS để cảnh báo lũ và ngập lụt cho vùng đồng bằng các sông lớn miền Trung nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng của thiên tai lũ lụt cho nhân dân trong vùng - Trong lĩnh vực nông nghiệp: GIS đã tính toán và xây dựng được các hệ thống nông nghiệp thích hợp cho khu vực bao gồm về hệ thống cây trồng, vật nuôi, tưới tiêu và chế độ chăm sóc. GIS cũng ứng dụng để toán năng suất sản lượng của nông sản. Ứng dụng này đã được áp dụng để tính năng suất lúa ở Đồng bằng Sông Cửu Long, năng suất cà phê ở Buôn Mê Thuật. Tính toán khả năng cung của sản phẩm để điều chỉnh thị trường. 21 - Trong việc bố trí các cơ sở kinh doanh và các dịch vụ công cộng: GIS được áp dụng để bố trí các Ngân hàng, siêu thị, trung tâm văn hoá,…đảm bảo đáp ứng được nhu cầu sử dụng tốt nhất cho người dân. - Trong y tế: Ứng dụng nổi trội nhất của GIS là dự báo vùng nguy cơ sốt rét. - Trong giao thông: Hiện nay tại Hà Nội và Tp HCM đã triển khai thành công và tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống giao thông ở dạng số. GIS được dùng để thành lập CSDL, dùng chức năng truy cứu để tìm đường đi của xe bus, để chỉ đường cho người tham gia giao thông. Đây là ứng dụng lớn thúc đẩy ngành du lịch phát triển và tương lai sẽ được nhân rộng ra các thành phố lớn. 2.3. Ứng dụng của hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong công tác quy hoạch 2.3.1. Khái quát về hệ thống thông tin địa lý phục vụ quy hoạch Sự xâm nhập trong vài năm trở lại đây của GIS vào Việt Nam trong một số chuyên ngành làm nảy sinh hàng loạt vấn đề xung quanh bản chất chức năng và khả năng ứng dụng trong điều kiện Việt Nam. Việc tổ chức nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến GIS đã được thực hiện ở một số cơ quan và cá nhân. Tuy nhiên kết quả ứng dụng của công nghệ mới mẻ này vào thực tế chưa nhiều và đặc biệt là ngành quy hoạch. Hệ thống thông tin quy hoạch bao gồm nhiều thành phần trong đó thành phần cơ bản là các chuyên gia quy hoạch ngành. Quá trình thiết kế quy hoạch luôn luôn dựa trên các thông tin quy hoạch ngành. Các thông tin truyền thông chủ yếu dựa trên bản đồ, các tài liệu điều tra thống kê hay khảo sát thí nghiệm. Ở một khía cạnh nào đó thì không thể gọi các thông tin này là một hệ thông tin quy hoạch vì đôi khi chúng không liên quan đến nhau, hoặc quan hệ không được thể hiện, không được miêu tả trong thông tin. 22 2.3.2. Các thành phần của hệ thống thông tin địa lý quy hoạch ( Phạm Trọng Mạnh - Cơ sở hệ thống thông tin địa lý GIS trong quy hoạch và quản lý đô thị ) Hệ thống thông tin địa lý quy hoạch Chuyên gia quy hoạch Cơ sở dữ liệu quy hoạch Phần mềm GIS ứng dụng Phần cứng tương thích Sơ đồ 2: Các thành phần của hệ thống thông tin địa lý quy hoạch Thành phần cơ sở dữ liệu trong GIS quy hoạch chính là nội dung quan tâm của quá trình thiết kế quy hoạch. Khác với những hệ thống thông tin khác, GIS có cơ sở dữ liệu đa dạng. Dữ liệu có thể nhập từ các nguồn khác nhau. Thành phần phần mềm GIS quy hoạch được thiết kế từ nhiều hãng khác nhau. Mỗi phần mềm có những ưu nhược điểm riêng. Tuy vậy bất cứ phần mềm nào cũng phải đáp ứng được các chức năng chính như: đồ hoạ, lưu trữ dữ liệu, in ấn, chồng lớp, nhập xuất dữ liệu, Có thể kể ra một số phần mềm GIS được ứng dụng hiện nay trên thế giới và ở nước ta: - Các phần mềm GIS do Việt Nam sản xuất: + CMAP của tổng công ty đo đạc bản đồ số 3 chạy trên Autocad. + FAMIS và CADDB của Tổng cục Địa chính chạy trên Microstation, Foxprro. + FLOODMAP của Bộ Y tế. + Phần mềm của trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội chạy trên hệ điều hành DOS. - Các phần mềm GIS do nước ngoài sản xuất: + SDR của Newzealand chạy trên hệ điều hành DOS. 23 + ITR của Hungary chạy trên hệ điều hành DOS. + AUTOCAD của hãng ACAD (Mỹ) chạy trên hệ điều hành DOS, Window. + Phần mềm MAPINFO của Mỹ. + Phần mềm ILWIS của Hà Lan. + Phần mềm ACR/INFO, ACRVIEW của hãng ESRI (Mỹ ). + MICROSTATION, IRASB, IRASC, GEOVEC, MRFCLEAN, MRFFLAG của hãng INTERGRAPH. Tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể mà người ta có thể lựa chọn một phần mềm GIS thích hợp cho nhiệm vụ quy hoạch, điều kiện kinh tế với trình độ chuyên môn hiện có. 2.3.3. Thành phần nội dung chủ yếu của cơ sở dữ liệu trong hệ thống thông tin địa lý quy hoạch 2.3.3.1. Phân loại thông tin quy hoach theo cách truy cập dữ liệu Hiện nay có rất nhiều cách phân loại thông tin. Tuỳ theo mục đích sử dụng mà người thiết kế thông tin đưa ra các phân loại. Theo các nhà quy hoạch thì có thể phân loại ra: thông tin về tự nhiên, thông tin kinh tế, thông tin xã hội,... Theo các nhà thiết kế có thể phân ra 2 loại: thông tin không gian (điểm, đường, vùng). Thông tin phi không gian (thông tin thuộc tính). * Thông tin không gian Thông tin không gian là dữ liệu có chứa trong nó khái niệm về vị trí đối tượng. Tập hợp thông tin không gian này gọi là hệ thống không gian hay là cơ sở dữ liệu không gian. Nó là dữ liệu phản ánh những đối tượng có kích thước vật lý nhất định hay một không gian nhất định. Đối với GIS đó là những yếu tố địa lý, địa chất,... được phản ánh trên bản đồ bằng những cấu trúc nhất định, các cấu trúc dữ liệu này được mô tả thông qua 3 dạng cơ bản: điểm, đường, vùng. Thông tin dạng điểm như cột điện, gốc cây, đình,... thông tin 24 dạng đường như: sông ngòi, đường xá, ranh giới,... thông tin dạng vùng như: ao hồ, mảnh rừng, sân bay, thửa đất,,... Đối với công tác quy hoạch các thông tin không gian có ý nghĩa đặc thù bởi phương án quy hoạch luôn được thể hiện bằng các bản vẽ thiết kế kĩ thuật, mối quan hệ giữa các đối tượng gắn liền với toạ độ và thể hiện rõ bằng thông tin không gian của các đối tượng. * Thông tin phi không gian Thông tin phi không gian hay thông tin thuộc tính là những thông tin không thể biểu diễn bằng tính không gian hay nói cách khác nó không có tính không gian, không thể biểu diễn bằng hình dáng, kích thước hay vị trí của sự vật. Ví dụ như các thông tin về dân số (mật độ dân số, tốc độ phát triển dân số và sự phân bố dân cư,...). Các chỉ tiêu về kinh tế (GDP, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm,...) Các thông tin về chủ sử dụng đất (địa chỉ, nghề nghiệp, khả năng đầu tư cho sử dụng đất,...) Các thông tin này có ý nghĩa rất lớn tới việc xây dựng và lựa chọn phương án quy hoạch vì vậy nó là đối tượng quan tâm của các nhà quy hoạch. 2.3.3.2. Phân loại thông tin theo nội dung dữ liệu Dựa vào nội dung thông tin phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất cấp xã chúng ta có thể phân loại như sau: - Thông tin về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: bao gồm các thông tin về : + Vị trí địa lý: các vùng giáp ranh, hệ thống ranh giới hành chính. + Địa hình, địa mạo: dạng địa hình, hình dáng của địa hình. + Tài nguyên thuỷ văn: Sông suối, ao, hồ, kênh rạch,... + Tài nguyên rừng: Diện tích, độ che phủ, chất lượng các loại rừng,... + Khí hậu: Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, nắng, gió, lượng mưa,... + Địa chất công trình: Tính chất cơ lý của đất. 25 + Địa chất thuỷ văn: Xác định số lượng và chất lượng, khả năng khai thác sử dụng nguồn nước ngầm. + Tài nguyên khoáng sản: Xác định trữ lượng, chất lượng và khả năng khai thác của các loại khoáng sản. + Cảnh quan thiên nhiên và môi trường: Thực trạng của cảnh quan + Thiên tai: Xác định loại thiên tai như lũ lụt, bão cháy rừng, hạn hán,... - Thông tin về điều kiện kinh tế - xã hội: + Hiện trạng về dân cư và lao động: Tổng dân số, quy mô dân số, phân bố dân số, tỉ lệ gia tăng dân số,... + Hiện trạng về nhà ở: Số nóc nhà so với số hộ, chất lượng các công trình nhà ở và các điều kiện phục vụ khu dân cư. + Hiện trạng sử dụng đất: Được thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất và các biểu mẫu thống kê của địa phương và phải nắm được các thông tin về tình hình sử dụng đất sai mục đích, lấn chiếm, tranh chấp đất đai,... + Hiện trạng các công trình hạ tầng xã hội: Các công trình văn hoá, y tế, giáo dục, thương mại, dịch vụ, du lịch. + Hiện trạng phát triển kinh tế: Được xác định bằng các chỉ tiêu: GDP, tốc độ tăng trưởng hàng năm, thu nhập bình quân đầu người, tỷ trọng các ngành, giá trị kinh tế. - Các thông tin dự báo: Dựa trên cơ sở các thông tin hiện trạng đã có, kết hợp với các tài liệu định hướng phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Chúng ta tiến hành xây dựng các thông tin dự báo khả năng phát triển của vùng trong tương lai. Các thông tin dự báo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong xây dựng và lựa chọn phương án quy hoạch. 26 2.4. Giới thiệu phần mềm tin học ứng dụng trong đề tài 2.4.1. Giới thiệu về MicroStation MicroStation là một phần mềm giúp thiết kế (CAD) được sản xuất và phân phối bởi Bentley Systems MicroStation có môi trường đồ họa rất mạnh cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ họa thể hiện các yếu tố bản đồ. MicroStation còn được sử dụng để là nền cho các ứng dụng khác như: Famis, Geovec, Irasb, MSFC, Mrfclean, Mrfclean và eTools, eMap (tập hợp các giải pháp xử lý bản đồ địa hình, địa chính của công ty [eK] ) chạy trên đó. Các công cụ của MicroStation được sử dụng để số hóa các đối tượng trên nền ảnh raster, sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ. MicroStation còn cung cấp cung cụ nhập, xuất dữ liệu đồ họa từ phần mềm khác qua các file (.dxf) hoặc (.dwg). Đặc biệt, trong lĩnh vực biên tập và trình bày bản đồ, dựa vào các tính năng mở của MicroStation cho phép người sử dụng tự thiết kế các ký hiệu dạng điểm, dạng đường, dạng pattern và rất nhiều các phương pháp trình bày bản đồ được coi là khó sử dụng đối với một số phần mềm khác (MapInfo, AutoCAD, CorelDraw, Adobe Freehand…) lại được giải quyết một cách dễ dàng trong MicroStation. Ngoài ra, các file dữ liệu của các bản đồ cùng loại được tạo dựa trên nền một file chuẩn (seed file) được định nghĩa đầy đủ các thông số toán học bản đồ, hệ đơn vị đo được tính theo giá trị thật ngoài thực địa làm tăng giá trị chính xác và thống nhất giữa các file bản đồ. Các công cụ của MicroStation được sử dụng để số hóa các đối tượng trên nền ảnh (Raster), sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ. MicroStation còn cung cấp công cụ nhập, xuất (import, export) dữ liệu đồ họa từ các phần mềm khác qua các file (.dxf) hoặc (.dwg). 27 2.4.2. Giới thiệu về Mapinfo 2.4.2.1. Giới thiệu chung MapInfo Professional là phầm mềm hệ thống thông tin địa lý do công ty MapInfo sản xuất. Phiên bản hiện hành là MapInfo Professional 9.0. MapInfo Professional là phần mềm chạy trên môi trường Window, có chức năng kết nối với các ứng dụng Window khác (chẳng hạn như Microsoft Office). Trên nền một văn bản Office có thể tạo ra một bản đồ MapInfo cho phép người dùng tương tác được . MapInfo Professional là một ứng dụng ánh xạ mạnh, cho phép những người phân tích doang nghiệp và những người chuyên nghiệp GIS dễ dàng làm cho trực quan những mối quan hệ giữa dữ liệu và địa lý. Với MapInfo Professional giúp có thể thực hiện những công việc phức tạp và phân tích dữ liệu một cách chi tiết. Nó thực hiện những thao tác dễ dàng hơn, giảm chi phí trong phân tích dữ liệu, tăng hiệu quả và cải thiện tốc độ công việc. * Yêu cầu của hệ thống MapInfo version 6.0: - Môi trường hệ thống: Mapinfo chạy trên môi trường của hệ thống Window 98, Window 2000. Để đảm bảo phần mềm có thể chạy ổn định trên máy tính cần đảm bảo các yêu cầu sau: + Bộ nhớ máy tính từ 64Mb trở lên + Dung lượng đĩa cứng tối thiểu là 72Mb để cài đặt toàn bộ chương trình ( không kể phần dữ liệu Data, phần dữ liệu ví dụ). - Màn hình : VGA, SVGA hoặc mà hình có độ phân giải cao hơn - Các thiết bị kèm theo: Bàn số hoá (Digitizer), máy quét ảnh (Scanner), máy in (Printer) và một số phần mềm liên quan như: Microstation, ARC/INFO... - Cài đặt chương trình: quá trình cài đặt MapInfo cũng tương tự như việc cài đặt các chương trình khác trên Windows. 28 2.4.2.2 Tổ chức thông tin bản đồ của MapInfo a. Các dạng dữ liệu bản đồ Các thông tin trong MapInfo được tổ chức theo từng Table, mỗi Table là một tập hợp các File về thông tin đồ họa và phi đồ họa chứa các bản ghi mà hệ thống tạo ra. Chúng ta chỉ có thể truy nhập vào chức năng của phần mềm khi đã mở ít nhất một Table. Cơ cấu tổ chức thông tin của các Table mà trong đó chứa các đối tượng địa lý được tổ chức theo các tập tin sau : + *.TAB : chứa các thông tin mô tả dữ liệu + *.DAT : chứa các thông tin nguyên thủy, phần mở rộng của tệp tin này có thể là *.WKS, DBF, XLS. + *.MAP : bao gồm các thông tin mô tả đối tượng địa lý (không gian) + *.ID : bao gồm các thông tin về sự liên kết các đối tượng. + *.IND : chứa các thông tin về chỉ số đối tượng. Tập tin này chỉ có khi chúng ta chọn chỉ số Index một trường nào đó trong một Table. b. Tổ chức thông tin trong MapInfo Như đã đề cập ở trên dữ liệu trong MapInfo được chia thành 2 loại dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính. Trong MapInfo mỗi loại dữ liệu trên có phương thức tổ chức thông tin khác nhau. * Table (Bảng) Trong MapInfo dữ liệu không gian được phân ra thành các lớp thông tin khác nhau (layer), mỗi lớp thông tin không gian được đặt trong một Table. Người dùng có thể thực hiện các thao tác đóng, mở, sửa đổi, lưu trữ… các Table này. Để tạo thành một Table cần ít nhất là 2 file, *.TAB: chứa toàn bộ các cầu trúc của dữ liệu và *.DAT chứa dữ liệu thô (gốc). Nếu trong một Table có chứa các đối tượng đồ hoạ sẽ có 2 file nữa đi kèm: *.Map (mô tả các đối tượng đồ hoạ) và *.ID chứa các tham số chứa liên kết giữa dữ liệu với các đối 29 tượng đồ hoạ. Một số các Table còn có thể thêm *.IND file này cho phép người sử dụng tìm kiếm đối tượng trên Bản đồ bằng lệnh Find. * Workspace (Vùng làm việc) Mỗi Table trong MapInfo chỉ chứa chứa một lớp thông tin, trong khi đó trên một không gian làm việc có rất nhiều lớp thông tin khác nhau. Workspace là phương tiện để gộp toàn bộ lớp thông tin khác nhau lại tạo thành một tờ bản đồ hoàn chỉnh với đầy đủ các yếu tố nội dung, hơn thế nữa một Workspace thể chứa các bảng tính, các biểu đồ, layout. * Browser (Bảng hiển thị dữ liệu thuộc tính) Dữ liệu thuộc tính mô tả cho các đối tượng không gian trong MapInfo dưới dạng một bảng tính có các hàng và cột (với hàng là các bảng ghi và cột là các trường dữ liệu). Có thể chỉnh sửa các record trong các Table như tạo thêm các record mới, xoá bớt các record, hoặc có thể thực hiện các thao tác tính toán dựa vào các trường dữ liệu trên bảng thuộc tính: tỉnh diện tích, tính chu vi… * Map (Cửa sổ hiển thị dữ liệu bản đồ) Dữ liệu bản đồ (địa lý) của các đối tượng không gian nhằm mô tả vị trí, hình dáng trong một hệ thống toạ độ nhất định. Một cửa sổ MAP cho phép hiển thị cùng một lúc nhiều lớp thông tin (Layer) khác nhau hoặc bật tắt hiển thị một lớp thông tin nào đó. Cửa sổ đồ thị cho phép hiển thị một cách trực quan các số liệu có liên quan dưới dạng các đồ thị. Có thể tạo các kiểu đồ thị khác nhau: 3D, cột, đường, vùng… ngoài ra còn có nhiều mẫu đồ thị có sẵn để tham khảo và lựa chọn. Có một đặc tính quan trọng trong cửa sổ bản đồ của MapInfo khi cho phép xây dựng bản đồ chuyên đề tô màu theo các đối tượng riêng biệt cho phép nhập dữ liệu nhanh chóng, đầy đủ, chính xác tại Map/Create Thematic Map. 30 * Layout (trình bày in ấn) Cho phép người sử dụng kết hợp các Browser, các cửa sổ bản đồ, biểu đồ và các đối tượng đồ hoạ khác vào một trang in từ đó có thể gửi kết quả ra máy in hoặc máy vẽ c. Tổ chức thông tin theo các lớp đối tượng Các thông tin bản đồ trong các phần mềm LIS thường tổ chức quản lý theo từng lớp đối tượng. Trong máy tính mỗi một mảnh bản đồ là sự chồng xếp của các lớp thông tin lên nhau. Mỗi lớp thông tin là tập hợp các đối tượng bản đồ thuần nhất, thể hiện và quản lý các địa lý trong không gian theo một chủ đề cụ thể, phục vụ cho một mục đích cụ thể trong hệ thống. Đối tượng chính mà MapInfo quản lý: + Đối tượng điểm (Point): thể hiện vị trí của các đối tượng. Ví dụ: trụ sở UBND xã, trạm y tế, trạm biến áp,…. + Đối tượng đường (Line): thể hiện các đối tượng không khép kín hình học. Ví dụ : địa giới hành chính xã, hệ thống giao thông,… + Đối tượng vùng (Region): thể hiện các đối tượng khép kín hình học và bao phủ một diện tích nhất định. Ví dụ: ao, hồ, các thửa đất,…. + Đối tượng chữ (Text): thể hiện các đối tượng không phải là đối tượng địa lý. Ví dụ: tên thôn, bản, chú dẫn, các đơn vị giáp ranh,… Với cách tổ chức thông tin theo từng lớp đối tượng như vậy đã giúp cho phần mềm MapInfo xây dựng thành lập các khối thông tin độc lập cho các mảnh bản đồ máy tính linh hoạt hơn theo các cách tập hợp lớp thông tin khác nhau trong hệ thống. Dễ dàng thêm vào các lớp thông tin mới hoặc xóa đi các đối tượng khi không cần thiết. 31 d. Sự liên kết thông tin thuộc tính với các đối tượng bản đồ Một sự khác biệt của các thông tin trong LIS với các thông tin trong các hệ đồ họa máy tính là sự liên kết chặt chẽ giữa thông tin mang tính chất không gian và thông tin mang tính chất thuộc tính. Trong cơ cấu quản lý của cơ sở dữ liệu (CSDL) MapInfo sẽ được chia thành 2 phần cơ bản : CSDL thuộc tính và CSDL bản đồ (CSDL không gian). Các bản ghi trong các cơ sở dữ liệu này được quản lý độc lập với nhau nhưng được liên kết thông qua chỉ số ID, được lưu trữ và quản lý chung cho cả 2 loại bản ghi nói trên. Các thông tin thuộc tính thể hiện nội dung bên trong của các đối tượng bản đồ và có thể truy nhập, tìm kiếm thông tin cần thiết thông qua cả 2 loại dữ liệu: dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian. 2.4.2.3. Chức năng cơ bản của MapInfo a. Xây dựng cơ sở dữ liệu Bao gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính cùng khả năng liên kết 2 dạng dữ liệu này thành một khối thống nhất. b. Biên tập đối tượng trên bản đồ - Tự động hoá quá trình xây dựng bản đồ; - Sản xuất những bản đồ mới qua phân tích, xử lý dữ liệu; - Ứng dụng máy tính trong bản đồ; - Ưu điểm chính trong tự động hoá là cập nhật dễ dàng những biến động trong quá trình sử dụng, đặc biệt trong quá trình sử dụng đất; - Chỉnh lý biến động trên bản đồ mà không cần vẽ lại như nhập thửa, tách thửa… - Tỷ lệ và phép chiếu thay đổi dễ dàng. c. Biên tập dữ liệu thuộc tính Dữ liệu thuộc tính có thể nhập trực tiếp trên bản đồ thông qua công cụ Info trên thanh Main hoặc nhập trực tiếp trên bảng thuộc tính, cập nhật tự động qua Menu Table/Update column. 32 d. Tra cứu, tìm kiếm, hiển thị thông tin Hệ thống thông tin địa lý có khả năng truy vấn đối tượng, đây là thao tác tìm kiếm đặc biệt qua 2 phương pháp: Select và SQL Select. Thông qua 2 phương pháp truy vấn này cho phép tìm kiếm thông tin thửa đất theo yêu cầu với các thuật toán đơn giản, dễ hiểu như: tìm các thửa đất là đất thổ cư, tìm các thửa đất có diện tích lớn hơn 5000 m 2…phục vụ công tác quy hoạch nhanh chóng, tiện ích hơn, tiết kiệm phần thời gian điều tra thực địa. e. Xây dựng bản đồ chuyên đề Bản đồ chuyên đề là sự tăng cường, làm nổi bật bản đồ với những giá trị riêng biệt thể hiện bằng các màu, các kiểu nền, ký hiệu hoặc đồ thị theo các giá trị của chúng trong lớp thông tin. Sử dụng MapInfo có thể tạo ra 7 dạng bản đồ chuyên đề, danh sách các dạng bản đồ được thể hiện trong hộp thoại Create Thematic Map. f. Trao đổi thông tin với các phần mềm khác Nhờ ứng dụng này mà khi xây dựng cơ sở dữ liệu có thể tiết kiệm thời gian, kinh phí. Từ bản đồ số dạng MicroStation có thể chuyển đổi sang MapInfo và ngược lại, hoặc có thể nhập dữ liệu thuộc tính từ Excel, chuyển đổi sang Excel để tính toán, in ấn… 33 PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng - Cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quy hoạch nông thôn mới tại xã Chính Công - huyện Hạ Hòa - tỉnh Phú Thọ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu được thực hiện trên xã Chính Công - huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ. 3.3. Nội dung nghiên cứu 3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của xã 3.3.1.1. Điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý - Địa hình, địa mạo - Khí hậu - Thuỷ văn - Tài nguyên đất - Tài nguyên nước 3.3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội - Dân số, lao động - Tình hình phát triển kinh tế - Tình hình văn hóa xã hội - Phân bố dân cư - Hệ thống các công trình công cộng - Hiện trạng sử dụng đất - Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật 34 3.3.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quy hoạch nông thôn mới 3.3.2.1. Điều tra thu thập số liệu 3.3.2.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp Điều tra, thu thập số liệu cần thiết phục vụ cho mục đích nghiên cứu. 3.4.2. Phương pháp chuyên gia Tham khảo ý kiến của các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao, những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu. 3.4.3. Phương pháp nhập số liệu xây dựng bản đồ Sử dụng phần mềm chuyên ngành như: MicroStation, Mapinfo để nhập số liệu không gian và số liệu thuộc tính. 3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu Hoàn thiện cơ sở dữ liệu và khai thác cơ sở dữ liệu đó vào mục đích quy hoạch nông thôn mới bằng chức năng tìm kiếm, phân lớp dữ liệu. 3.4.5. Phương pháp thống kê, tính toán Sử dụng chức năng phân tích dữ liệu để phân nhóm các đối tượng theo từng chỉ tiêu, tính toán các số liệu cho các phương án quy hoạch nông thôn mới. 3.4.6. Phương pháp trình bày kết quả Trình bày kết quả nghiên cứu gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc theo quy phạm của ngành Tài Nguyên và Môi Trường. 35 PHẦN IV DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 4.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội 4.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý Chính Công là xã nằm ở vùng trung du miền núi phía Bắc thuộc huyện Hạ Hoà - tỉnh Phú Thọ, cách trung tâm huyện 15km về phía Đông Nam, có vị trí địa lý như sau: - Phía Bắc giáp xã Hương Xạ. - Phía Đông giáp xã Yên Kỳ huyện Hạ Hòa và xã Hanh Cù huyện Thanh Ba. - Phía Nam giáp xã Vĩnh Chân và xã Yển Khê huyện Thanh Ba. - Phía Tây giáp xã Yên Luật. 4.1.1.2. Địa hình Là xã nằm ở vùng trung du miền núi, tiếp giáp với vùng đất trũng nên có địa hình khá đa dạng bao gồm cả đồi núi thấp, các thung lũng nhỏ hẹp và đất mặt nước. Độ cao tuyệt đối phổ biến từ 60 - 80m chia thành 2 nhóm địa hình rõ rệt đó là: Vùng đồi núi thấp xem kẽ ruộng dộc tập chung chủ yếu ở phía Bắc và Phía Tây khu vực giáp xã Hương Xạ và xã Yên Luật. Vùng đất bằng và trũng tập chung chủ yếu ở phía Đông và Đông Nam của xã, quanh khu vực đầm Chính Công, địa hình ở đây tương đối bằng phẳng, ít đồi gò, là nơi tập chung sản xuất cây lương thực chính của xã. 4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn Xã Chính Công nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, của vùng trung du và miền núi phía Bắc. 36 Nhiệt độ tương đối ổn định, trung bình năm khoảng 22 - 25 oC. Tổng lượng nhiệt cả năm khoảng 8.500oC, tháng nóng nhất nhiệt độ có thể lên đến 41oC (tháng 6,7), tháng lạnh nhất là tháng 12 và tháng 1, có khi nhiệt độ xuống đến 4 - 5oC. - Lượng mưa trung bình năm 1.800 mm. Mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm tập trung vào các tháng 6, 7, 8, 9. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau, tiết trời lạnh có những năm vào thời kì này cả tháng không có mưa gây ảnh hưởng xấu cho sản xuất nông nghiệp nhất là vào thời vụ gieo trồng đông xuân. - Độ ẩm không khí trung bình năm 85 - 87%. - Trong năm xã có hai mùa gió chính là gió mùa Đông Bắc và gió Đông Nam. Gió mùa Đông Bắc xuất hiện từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau, đôi khi kèm theo sương muối gây ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp. Gió Đông Nam xuất hiện vào thời gian từ tháng 4 đến tháng 11 tạo khí hậu dễ chịu và kèm theo mưa nhiều. Ngoài hai hướng gió thịnh hành thì ở khu vực còn xuất hiện gió phơn Tây Nam tạo ra không khí khô và nóng, độ ẩm không khí thấp. Xã Chính Công chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chế độ thuỷ văn của đầm Chính Công và các ao hồ trong vùng. Đầm Chính Công là nguồn cung cấp nước chính phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trong xã. Đồng thời cũng là nơi phát triển nuôi trồng thuỷ sản chính của xã và các khu vực lân cận. 4.1.1.4. Đất đai thổ nhưỡng Do ảnh hưởng của địa hình nên đất đai của xã được phân chia ra làm 3 loại chính. - Đất chiêm trũng, úng nước về mùa mưa, có diện tích vào khoảng 200ha, chiếm 28% tổng diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở ven đầm Chính Công. 37 - Đất dốc tụ: Có diện tích không nhiều, tập chung chủ yếu ở phía Bắc của xã. Đây là loại đất được hình thành do quá trình sói mòn rửa trôi, thường nằm ở chân đồi. Đất có tính chất là chua, hàm lượng các chất dinh dưỡng trung bình, thành phần cơ giới là đất cát pha đến thịt nhẹ. Thường được sử dụng trồng các loại cây hoa màu. - Đất đồi gò, đây là đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá mácma, đây là loại đất chính của xã, chiếm 60% tổng diện tích tự nhiên. Loại đất phù hợp với cây lâm nghiệp và cây công nghiệp lâu năm. 4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên khác Tài nguyên nước: - Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt của xã rất phong phú cả trong mùa mưa lẫn mùa khô. Nguồn nước mặt chủ yếu lấy từ đầm Chính Công, đây là nguồn nước chủ yếu cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất. - Nguồn nước ngầm: Mực nước ngầm của xã ở độ sâu 5 - 25m nguồn nước ngầm với trữ lượng lớn, chất lượng tốt. Đây là nguồn nước chính phục vụ sinh hoạt của người dân trong xa qua hình thức giếng đào và giếng khoan. * Nhận xét đánh giá chung về điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên, tài nguyên, nhân lực của xã Chính Công đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các ngành kinh tế. Cụ thể: + Đất đai, địa hình, khí hậu, thủy văn cho phép xã phát triển nền nông nghiệp theo hướng sản xuất nông lâm thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa. + Với tiềm năng phát triển về nông - lâm nghiệp tạo đà phát triển cho các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp như công nghiệp giấy, chế biến chè… Tuy nhiên vẫn còn một số điểm chú ý sau: + Diễn biến thời tiết không thuận lợi, đặc biệt là mưa lớn xảy ra. Gây nên hiện tượng ngập úng trong một số khu vực đồng chiêm trũng, đặc biệt là 38 đầm Chính Công thường xảy ra ngập úng cục bộ vào mùa mưa. Nhiều bà con mất trắng diện tích lúa chiêm do ngập úng không thu hoạch kịp và chăn nuôi thủy sản cũng gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chính là do lượng nước mưa từ các ngòi Yên Kỳ, Hương Xạ và vùng lân cận tập trung đổ dồn về đầm Chính Công. + Hạn chế: Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Nguồn lao động tuy dồi dào nhưng vẫn còn thiếu nguồn lao động đã qua đào tạo. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao, công tác dân số KHHGĐ và số hộ sinh con thứ 3 chưa giảm, kế hoạch xây dựng chợ chưa được triển khai. 4.1.2. Hiện trạng kinh tế xã hội 4.1.2.1.Tình hình phát triển kinh tế. - Cơ cấu kinh tế năm 2010: + Nông - Lâm nghiệp: chiếm 74,4% + Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng: chiếm 14 % + Thương mại - Dịch vụ - Xuất khẩu lao động: chiếm 11,6 % - Thu nhập bình quân/người/năm: 8,2 triệu đồng. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2010 so với năm 2009 là 17,96 %. - Phân loại hộ năm 2010: + Tỷ lệ hộ khá: 27,94 % + Tỷ lệ hộ trung bình: 42,35 % + Tỷ lệ hộ nghèo: 27,91 %. 4.1.2.2. Dân số, lao động: Tổng số nhân khẩu của xã năm 2010 là 2.026 nhân khẩu và 562 hộ. Trong đó tập trung chủ yếu ở các khu dân cư: khu 4, khu 5 và khu 7. Lao động tập trung chủ yếu trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp. Năm 2010, tổng lao động trong của xã là 896 người, chiếm 44,23% tổng dân số. 39 Trong đó, lao động nông nghiệp là 573 người, chiếm 64% tổng số lao động. Cơ cấu lao động trong xã có xu hướng chuyển dịch theo hướng tích cực giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp. 4.1.2.3. Tình hình văn hóa xã hội: - Văn hóa, giáo dục: Trên địa bàn xã, hiện có 4 dân tộc là dân tộc Kinh, Mường, Nùng và dân tộc Sán Dìu, mỗi dân tộc đều mang nét đặc trưng riêng trong đời sống văn hóa, hòa nhập làm phong phú bản sắc văn hóa của địa phương. Hiện nay, trên địa bàn xã có một số bà con sinh hoạt tôn giáo theo Đạo Phật. Hoạt động tôn giáo không có vấn đề về chính trị, chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương. Hiện nay, trên địa bàn xã có một trường mầm non, một trường tiểu học. Trường mầm non xã đã đạt trường chuẩn quốc gia năm 2009. Tỷ lệ học sinh lên cấp 2 đạt 100%. - Y tế: Trạm y tế được tài trợ bởi dự án Plan. Trạm y tế có diện tích 1.233 m2 ở khu 5, đã đạt chuẩn quốc gia năm 2009. Có 1 bác sĩ, 1 y sĩ, 1 hộ sinh. Gồm 2 dãy nhà cấp 4 và nhà để xe. Có vườn thuốc nam diện tích 200m2, cần chỉnh trang, làm sạch vườn thuốc và trồng thêm các loại cây thuốc. Trạm y tế cơ bản đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức Bảo hiểm y tế đạt 81,89% gồm các đối tượng học sinh, sinh viên, người có công, công chức, viên chức, hưu trí... - Cơ sở vật chất thông tin văn hóa: + Điểm bưu điển văn hóa xã: 40 Hiện nay trên địa bàn đã có bưu điện văn hóa xã với diện tích 200m2, thuộc khu 5, chưa có điểm truy cập internet đến xã. Bưu điện xã là loại nhà mái bằng, thiếu trang thiết bị như máy tính, điện thoại, bàn ghế, sách báo… Trong giai đoạn tới cần nâng cấp bưu điện. + Nhà văn hóa thôn: Hiện nay xã đã có 7 nhà văn hóa ở 7 khu, diện tích 70m2/nhà. Tuy nhiên, trang thiết bị và cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, các nhà văn hóa đều là nhà cấp 4, kết hợp vừa là nơi hội họp vừa là nơi sinh hoạt văn hóa của bà con trong thôn. Các nhà văn hóa còn thiếu trang thiết bị như bàn ghế, quạt, điện, loa, đài…Các khu chưa có sân thể thao, chưa có sân vận động xã, chưa có nhà văn hóa trung tâm. + Trung tâm văn hóa thể thao xã: Xã chưa có trung tâm văn hóa thể thao xã, chưa đáp ứng được tiêu chí văn hóa thể thao của bộ Du lịch văn hóa thể thao cũng như nhu cầu sinh hoạt văn hóa thể thao của người dân. - Chợ: Xã chưa có chợ phục vụ cho nhu cầu mua bán, cần được xây mới để đảm bảo hoạt động thường xuyên, là trung tâm, đầu mối dịch vụ thương mại liên xã. Tuy nhiên xây dựng chợ là một vấn đề rất khó khăn do nhu cầu giao dịch và trao đổi thương mại, mua bán hàng hóa chưa phát triển. Nhân dân trên địa bàn xã thường trao đổi và mua bán hàng hóa các xã lân cận như Vĩnh Chân, Hanh Cù và Hương Xạ. - Công trình tôn giáo: 41 Hiện nay trên địa bàn xã chưa có đài tưởng niệm các liệt sĩ, có 3 khu nghĩa địa thuộc khu 1 diện tích 3.251m2, khu 4 với diện tích 9.350m2, khu 7 với diện tích 7.673m2 và một chùa Cả thuộc khu 5 với diện tích 1.100m2. - Cơ quan: Trụ sở Ủy ban nhân dân xã nằm trong khuôn viên có diện tích 1.656,8m2 ở khu 5. Hội trường UBND xã 100 chỗ ngồi, gồm 2 dãy nhà, 1 dãy nhà cấp 4 và 1 dãy nhà 2 tầng. Thiếu trang thiết bị như quạt, bàn ghế, tủ đựng tài liệu, máy tính…Một số phòng làm việc cần nâng cấp, sửa chữa. Hiện nay UBND xã đang xây thêm một dãy nhà 2 tầng phục nhằm trang bị thêm phòng làm việc cho cán bộ trong xã. 4.1.2.4. Hiện trạng sử dụng đất: Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2011 của xã Chính Công, cho biết hiện trạng sử dụng đất như sau: Tổng diện tích tự nhiên của xã là 713,84ha trong đó: + Đất nông nghiệp: 647,22ha, chiếm 90,667% tổng diện tích tự nhiên. + Đất phi nông nghiệp: 36,62ha, chiếm 5,13% tổng diện tích tự nhiên. + Đất chưa sử dụng: 11,56ha, chiếm 1,619% tổng diện tích tự nhiên. Nhận xét: - Hiệu quả sử dụng đất chưa cao, chưa tận dụng được hệ thống ao, hồ, đầm và mặt nước chuyên dùng vào mục đích nuôi trồng thủy sản. Do thời tiết thất thường, mưa lớn gây nên tình trạng ngập úng cục bộ ở một số xứ đồng, do đó, khó khăn trong việc thâm canh tăng vụ. 42 Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất xã Chính Công STT 1 1.1 1.2 1.5 1.6 2 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7 2.8 2.9 2.10 2.11 2.12 2.13 3 Diện tích CHỈ TIÊU TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN ĐẤT NÔNG NGHIỆP Đất lúa nước Đất trồng cây lâu năm Đất rừng sản xuất Đất nuôi trồng thủy sản ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công (ha) 713,84 647,22 133,77 137,71 177,84 122,01 36,62 Cơ cấu (%) 100,00 90,667 18,739 19,291 24,913 17,092 5,130 0,16 0,022 trình sự nghiệp Đất có mục đích công cộng 31,97 4,48 Đất giao thông 26,88 3,77 Đất thủy lợi 3,32 0,47 Đất công trình năng lượng 0,12 0,02 Đất công trình bưu chính viễn thông 0,02 0,00 Đất cơ sở văn hóa 0,53 0,07 Đất cơ sở y tế 0,13 0,02 Đất cơ sở giáo dục đào tạo 0.97 0,14 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 0,11 0,015 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 2,02 0,283 Đất có mặt nước chuyên dùng 4,8 0,672 Đất phát triển hạ tầng 29,53 4,137 ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG 11,56 1,619 (Nguồn: UBND xã Chính Công) - Hệ thống cơ sở hạ tầng đang còn thiếu, chưa đáp ứng đủ các yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội, do đó việc sử dụng đất phi nông nghiệp đặc biệt là đất dành cho các mục đích công cộng ngày càng tăng đã làm cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm dần. 4.1.2.5. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật a. Giao thông * Đường liên xã 43 Tổng chiều dài đường liên xã là 7,22km, tỷ lệ đường cứng hóa là 100%, mặt đường rộng từ 3,5m, nền đường 5m. Đường liên xã phục vụ tốt cho nhu cầu đi lại của người dân. * Đường trục thôn Tổng chiều dài đường liên thôn là 5,1km, trong đó có tỷ lệ đường cứng hóa là 2,4km chiếm 47,05%. Chiều rộng mặt đường từ 3 - 4m. * Đường ngõ xóm Tổng chiều dài đường ngõ, xóm là 19,3km, trong đó cứng hóa được 0,5km, chiếm 3,0%. Phần lớn các đường ngõ xóm là đường đất do đó gây khó khăn cho việc đi lại của người dân, đặc biệt là trong mùa mưa. * Đường nội đồng Tổng chiều dài đường nội đồng là 10,97km, trong đó đường nội đồng chưa được cứng hóa. Hiện trạng đường nội đồng chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân, đặc biệt là gây khó khăn cho việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất. b. Thủy hệ Hiện tại trên địa bàn xã có 1 trạm bơm, chưa có hệ thống kênh thoát nước cho đồng ruộng vào mùa lũ, do đó ảnh hưởng đến năng suất mùa vụ. Tổng chiều dài hệ thống kênh mương toàn xã là 19,6km và hiện chưa được cứng hóa. Trên địa bàn xã chưa có hệ thống cung cấp nước tập trung, nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt chủ yếu lấy từ nguồn nước ngầm, được khai thác từ giếng khơi, giếng khoan ở quy mô hộ gia đình. Số hộ dùng nước sạch đạt 98,5%. c. Cấp điện - Trạm điện của xã là trạm treo. 44 - Lưới chiếu sáng: Chưa có hệ thống chiếu sáng đường giao thông và mạng lưới chiếu sáng đường thôn xóm. - Hiện trạng sử dụng điện: 99% số hộ dùng điện thường xuyên và an toàn. d. Hiện trạng chất lượng môi trường - Việc lạm dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp vẫn còn diễn ra, chưa đảm bảo khoảng cách ly an toàn do vậy gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, mặt khác về lâu dài có thể gây ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước. - Chưa có điểm thu gom và xử lý rác thải, nước thải. Do chưa có hệ thống kênh mương thoát nước nên phần lớn chất thải sinh hoạt được chảy ra nơi có địa hình trũng trong khu dân cư, một số khu vực nước thải sinh hoạt chảy ra các tuyến đường nội thôn, gây mất mỹ quan và ảnh hưởng đến môi trường. Phân gia súc phần lớn được thu gom làm phân bón cho sản xuất nông nghiệp, một phần nhỏ thải tự do gây ô nhiễm môi trường. - Hiện nay, đầm Chính Công và các ao trên địa bàn xã có dấu hiệu bị ô nhiễm nguồn nước gây không ít khó khăn cho chăn nuôi thủy sản. 45 4.1.3. Đánh giá hiện trạng, nhận xét 4.1.3.1. Thuận lợi - Điều kiện tự nhiên, tài nguyên, nhân lực tạo tiền đề cho việc phát triển ngành sản xuất theo hướng kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. - Các ngành kinh tế đã có sự chuyển biến đúng hướng, khai thác được lợi thế của từng vùng, từng khu. Các cơ sở sản xuất đã thích nghi với cơ chế mới mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, khoa học kỹ thuật, trang thiết bị, đào tạo, sản xuất gắn với thị trường, bước đầu làm ăn hiệu quả, ổn định việc làm cho người lao động. - Đội ngũ cán bộ lãnh đạo của xã được tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, lý luận. - Nguồn lao động có tính cần cù và sáng tạo trong sản xuất. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển một nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa có hiệu quả kinh tế cao. - Cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của nhân dân trong sản xuất và đời sống. - Đất sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn xã trong thời gian qua đã được sử dụng hiệu quả, đem lại hiệu quả trong sản xuất. 4.1.3.2. Khó khăn, hạn chế + Vị trí địa lý không thuận lợi, xa các trục đường giao thông chính, xa các trung tâm kinh tế, chính trị của huyện, tỉnh (Cách trung tâm huyện Hạ Hòa 15km, trung tâm huyện Thanh Ba 8km, Trung tâm thành phố Việt Trì 50km). Khó khăn trong việc giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa xã hội. + Tốc độ phát triển kinh tế chưa cao, chuyển dịch cơ cấu chậm, cơ cấu ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ. 46 + Khả năng tính toán và đầu tư vốn trong sản xuất còn chưa khai thác được hết tiềm năng của địa phương, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, còn mang tính tự phát, kinh tế hộ gia đình là chủ yếu, các hộ chưa mạnh dạn đầu tư, các mô hình sản xuất tiên tiến chưa được nhân rộng, chưa phát huy được tiềm năng thế mạnh của vùng. + Chất lượng giao thông kém, các tuyến đường ngõ, xóm, đường nội đồng chủ yếu là đường đất, vào mùa mưa thì thường gây lầy lội làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. + Một số công trình hạ tầng xã hội đã xuống cấp, cần được nâng cấp và đầu tư thiếu trang thiết bị bên trong như bưu điện, các nhà văn hóa... + Thiếu các điều kiện và phương tiện thuận lợi cho giáo dục, vui chơi giải trí. + Xã chưa chợ để phục vụ cho giao lưu phát triển kinh tế. + Đất đai rộng song địa hình chủ yếu là đồi gò và đồng sâu do vậy ruộng manh mún, khả năng tích tụ ruộng đất thấp, khó khăn cho việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. + Sản xuất nông nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào thời tiết, người dân khó chủ động trong việc tưới tiêu nên nhiều năm thời tiết bất lợi làm thất thu. + Người nông dân sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp nhưng thiếu đất để sản xuất. + Lực lượng lao động ở xã lớn nhưng lại thiếu việc làm, thất nghiệp và bán thất nghiệp vẫn thường xuyên xảy ra. Tình trạng các lao động chính không được đào tạo kỹ năng nghề nghiệp ra ngoài tìm việc làm chủ yếu là lao động phổ thông thu nhập thấp, dễ bị tổn thương, du nhập các văn hóa thiếu lành mạnh ảnh hưởng tới truyền thống văn hóa của địa phương. + Người dân vẫn còn mang nặng tư tưởng làng quê như: Bè phái, cục bộ, gia trưởng, cào bằng ... Điều này đã kìm hãm và là một trong những 47 nguyên nhân gây khó khăn cho việc thực hiện phát triển kinh tế - xã hội của xã. 4.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quy hoạch nông thôn mới xã Chính Công. 4.2.1. Các bước xây dựng cơ sở dữ liệu Các bước xây dựng cơ sở dữ liệu được thể hiện qua sơ đồ sau: 48 Điều tra thu thập số liệu Nhập dữ liệu Dữ liệu thuộc tính Dữ liệu không gian Phân tích dữ liệu Quét bản đồ Nhập dữ liệu Điều khiển ảnh quét Nắn chuyển toạ độ Xây dựng các lớp dữ liệu phục vụ số hoá bản đồ Số hoá bản đồ theo lớp Hoàn thiện bản đồ Cơ sở dữ liệu thuộc tính Cơ sở dữ liệu không gian CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI Phục vụ quy hoạch nông thôn mới Sơ đồ 3: Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ quy hoạch nông thôn mới 49 4.2.2. Điều tra thu thập số liệu Các số liệu thu thập tại địa phương bao gồm: - Dữ liệu không gian: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Chính Công năm 2011 tỷ lệ 1:5000, được xây dựng trên hệ toạ độ quốc gia VN – 2000. Bản đồ địa chính xã Chính Công năm 2011 tỷ lệ 1:1000 - Dữ liệu thuộc tính: + Các biểu thống kê, kiểm kê đất đai các năm từ 2005 đến 2011 + Tình hình sử dụng đất qua các năm + Báo cáo thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội - ANQP năm 2011, phương hướng phát triển kinh tế xã hội – ANQP năm 2012 xã Chính Công + Báo cáo quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2010 – 2020 xã Chính Công. + Kết hợp điều tra ngoại nghiệp về tình hình phân bố dân cư, các công trình kinh tế xã hội. 4.2.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu Cơ sở dữ liệu GIS phục vụ công tác quy hoạch nông thôn mới bao gồm hai thành phần là: cơ sở dữ liệu không gian và cơ sở dữ liệu thuộc tính. Cơ sở dữ liệu GIS phải được xây dựng trên các chuẩn dữ liệu quốc tế và các thủ tục cần thiết đảm bảo cho việc trao đổi thông tin trong hệ thống, giữa các ngành, các địa phương trong cả nước cũng như quốc tế. Sau khi điều tra nghiên cứu tình hình cụ thể tại địa phương, chúng tôi tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ công tác quy hoạch nông thôn mới xã Chính Công - huyện Hạ Hòa - tỉnh Phú Thọ được xây dựng như sau: 4.2.3.1. Phân lớp dữ liệu không gian Từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất thu thập được trong quá trình điều tra, tiến hành biên tập lại theo đúng quy phạm thành lập bản đồ. 50 Các đối tượng được phân thành các nhóm đối tượng điểm, đường, vùng. Ký hiệu, màu sắc trên bản đồ được biên tập theo quy phạm của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường. Dữ liệu không gian được phân thành các lớp dữ liệu sau: - Lớp thửa đất: LUC, ONT, NHK, BHK… - Lớp giao thông: đường quốc lộ, đường trục xã - liên xã, đường trục thôn - ngõ xóm, đường nội đồng - Lớp thuỷ hệ: mương, kênh, sông, suối - Lớp đối tượng điểm: trạm biến áp, UBND xã, bưu điện, nhà văn hóa… - Lớp cơ sở dữ liệu kinh tế xã hội: vị trí các thôn trong xã - Lớp các đối tượng khác: khung, bảng chú giải, chữ, ranh giới xã - Lớp dữ liệu dạng ảnh 4.2.3.2. Xây dựng dữ liệu thuộc tính cho các lớp Sau khi xây dựng xong cơ sở dữ liệu không gian (dữ liệu bản đồ), chún g ta tiến hành xây dựng dữ liệu thuộc tính cho từng lớp thông tin và tiến hành nhập dữ liệu thuộc tính. a. Lớp thửa đất Các trường của thửa đất bao gồm các trường thuộc tính được thể hiện theo bảng 2. 51 Bảng 4.2: Các trường thuộc tính lớp thửa đất Tên trường Kiểu trường Độ rộng Đơn trường vị Ma_dat Character 5 Ten_thon Dien_tich Muc_dichsd Ghi_chu Character Float Character Character 40 Giải thích tên trường Loại đất theo hiện trạng (Luật đất đai năm 2003) Tên thôn Ha Diện tích Mục đích sử dụng đất Ghi chú 50 40 b. Lớp giao thông Các trường của lớp cơ sở dữ liệu giao thông bao gồm các trường được thể hiện theo bảng 3 Bảng 4.3: Các trường thuộc tính lớp giao thông Tên trường Ten_duong Cap_duong Chieu_dai Chieu_rong Ghi_chu Kiểu trường Character Character Float Float Character Độ rộng trường 50 30 Đơn vị M M 100 Giải thích tên trường Tên đường Cấp đường Chiều dài Chiều rộng Ghi chú c. Lớp thủy hệ Các trường của lớp thủy hệ bao gồm các trường được thể hiện theo bảng 4 52 Bảng 4.4: Các trường thuộc tính lớp thủy hệ Tên trường Kiểu trường Ma_dat Character Ten_thuyhe Character Loai_thuyhe Character Chieu_dai Float Chieu_rong Float M_cunghoa Float Ghi_chu Character d. Lớp đối tượng điểm Độ rộng Đơn vị trường 5 50 30 M M M 100 Giải thích tên trường Mã đất Tên thủy hệ Loại thủy hệ Chiều dài Chiều rộng Mét cứng hóa Ghi chú Các trường của lớp đối tượng dạng điểm bao gồm các trường được thể hiện theo bảng 5 Bảng 4.5: Các trường thuộc tính của lớp đối tượng điểm Tên trường Kiểu trường Stt Integer Doi_tuong Character Ten_congtrinh Character Vị trí Character Dien_tich Float Thuc_trang Character Tc_NTM Character e. Lớp cơ sở dữ liệu kinh tế xã hội Độ rộng Đơn trường 30 30 30 100 50 Giải thích vị tên trường Số thứ tự Đối tượng Tên công trình Thôn Vị trí M2 Diện tích Thực trạng Tiêu chuẩn nông thôn mới Các trường của lớp cơ sở kinh tế xã hội bao gồm các trường được thể hiện theo bảng 6 53 Bảng 4.6: Các trường thuộc tính của lớp cơ sở dữ liệu kinh tế - xã hội Tên Kiểu Độ rộng Đơn trường trường vị Stt Ten_thon So_ho So_khau So_ld Lao_dongnn trường Float Character Float Float Float Float Lao_dongpnn Float Tyle_gtds Float Giải thích tên trường Số thứ tự Tên thôn Hộ Số hộ Người Số khẩu Người Số lao động Người Laođộng nông nghiệp Lao động phi nông Người nghiệp % Tỷ lệ gia tăng dân số 50 Sau khi xây dựng xong cấu trúc dữ liệu cho các lớp dữ liệu bao gồm cả dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính tôi tiến hành xây dựng các dữ liệu chi tiết. 54 4.3. Quản lý và cung cấp thông tin phục vụ cho quy hoạch nông thôn mới 4.3.1. Các lớp thông tin trong cơ sở đã xây dựng được phục vụ cho quy hoạch nông thôn mới 4.3.1.1. Lớp thửa đất Hình 4.1: Sơ đồ lớp thửa đất xã Chính Công – Hạ Hòa – Phú Thọ. 55 Đối tượng trên lớp thửa đất được thể hiện ở hình 1. Với thuộc tính tôi đã xây dựng tại bảng 7, bao gồm các nội dung mã đất, tên thôn, diện tích, mục đích sử dụng, ghi chú. Lớp thửa đất bao gồm các đối tượng như: LUC, ONT, NHK, BHK, NTD… Bảng 4.7: Bảng thuộc tính lớp thửa đất. 56 4.3.1.2. Lớp giao thông Hình 4.2: Sơ đồ mạng lưới giao thông xã Chính Công – huyện Hạ Hòa – Tỉnh Phú Thọ Đối tượng trên lớp giao thông được thể hiện ở hình 2. Với thuộc tính tôi đã xây dựng tại bảng 8, bao gồm các nội dung tên đường, cấp đường, chiều dài, chiều rộng, ghi chú. Lớp giao thông bao gồm các đối tượng như: 57 đường quốc lộ, đường trục xã – liên xã, đường trục thôn – ngõ xóm, đường nội đồng Bảng 4.8: Thuộc tính lớp giao thông. 58 4.3.1.3. Lớp thủy hệ Hình 4.3. Sơ đồ mạng lưới thủy hệ xã Chính Công – huyện Hạ Hòa – tỉnh Phú Thọ Đối tượng trên lớp thuỷ hệ được thể hiện ở hình 3. Với thuộc tính tôi đã xây dựng tại bảng 9, bao gồm các nội dung mã loại đất, . tên thuỷ hệ, chiều 59 dài, chiều rộng, mét cứng hoá, ghi chú. Lớp thuỷ hệ bao gồm các đối tượng như: sông, suối, mương, kênh tiêu chua Bảng 4.9: Bảng thuộc tính lớp thủy hệ 60 4.3.1.4. Lớp đối tượng điểm Hình 4.4. Sơ đồ vị trí các đối tượng công trình công cộng xã Chính Công – huyện Hạ Hòa – tỉnh Phú Thọ Đối tượng trên lớp đối tượng dạng điểm được thể hiện ở hình 4. Với thuộc tính tôi đã xây dựng tại bảng 10, bao gồm các nội dung công trình, trên công trình, vị trí, diện tích, ghi chú. Lớp thuỷ hệ bao gồm các đối tượng như: đình, UBND xã, trường tiểu học, … 61 Bảng 4.10: Thuộc tính lớp đối tượng dạng điểm 62 4.3.1.5. Lớp cơ sở dữ liệu kinh tế - xã hội. Hình 4.5: Sơ đồ vị trí các thôn xã Chính Công – huyện Hạ Hòa – tỉnh Phú Thọ Đối tượng trên lớp cơ sở dữ liệu kinh tế - xã hội được thể hiện ở hình 5. Với thuộc tính tôi đã xây dựng tại bảng 4.11, bao gồm các nội dung số thứ tự, tên thôn, số khẩu, số hộ, số lao động, lao động nông nghiệp, lao động phi nông nghiệp. Lớp thuỷ hệ bao gồm các đối tượng như: Khu 1, khu 2, khu 3…. 63 Bảng 4.11: Thuộc tính lớp cơ sở dữ liệu kinh tế - xã hội 4.4. Ứng dụng cơ sở dữ liệu vào công tác quy hoạch nông thôn mới của xã Chính Công. Từ cơ sở dữ liệu đã xây dựng ở trên và căn cứ vào định hướng quy hoạch nông thôn mới của địa phương, tôi tiến hành xây dựng quy hoạch nông thôn mới của xã Chính Công. 4.4.1. Quy hoạch đường giao thông. Tổ chức và điều chỉnh lại mạng lưới giao thông trên cơ sở kế thừa và phát triển mạng lưới đường hiện có. Cải tạo và mở rộng các đường cụt, đường hẻm hoặc mở thêm các đường mới để đáp ứng yêu cầu đi lại, sinh hoạt, sản xuất và tiếp cận với khu trung tâm xã. Nâng cấp cải tạo kết cấu mặt đường phù hợp với điều kiện cụ thể của xã, đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường. Hiện nay trên địa bàn tổng chiều dài đường liên xã là 7,22km, tỷ lệ đường cứng hóa là 100%, mặt đường rộng từ 3,5m, nền đường 5m phục vụ tốt cho nhu cầu đi lại của người dân. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều tuyến đường trục thôn đường ngõ xóm và đường nội đồng chưa được cứng hóa gây khó khăn cho việc đi lại sản xuất của người dân vào mùa mưa. Dựa vào cơ sở dữ liệu đã xây dựng ở trên, chúng ta có thể tìm trên bản đồ những tuyến đường chưa được cứng hóa để từ đó phục vụ cho công tác xây dựng đường giao thông trong dự án nông thôn mới của xã. 64 Thuộc tính và vị trí các tuyến đường cần được cứng hóa cụ thể như ở hình Hình 4.6: Các tuyến đường chưa được cứng hóa trong xã Theo tiêu chuẩn nông thôn mới các tuyến đường liên thôn sẽ được nhựa hóa 11.5km với mặt đường rộng 3.5m, các tuyến đường ngõ xóm được bê tông hóa 9.15km với bề rộng 3m. 4.4.2. Quy hoạch mạng lưới điểm dân cư Tổ chức mạng lưới điểm dân cư là một trong những mục tiêu hàng đầu của quy hoạch nông thôn mới nhằm đem lại môi trường sống tốt hơn cho nhân dân. Trên cơ sở định hướng phát triển khu dân cư của xã và dự báo nhu cầu đất ở trong giai đoạn 2011-2015 đơn vị thực hiện dự án đưa ra bảng quy hoạch đất ở như sau: 65 Bảng 4.12: Bảng quy hoạch đất ở xã Chính Công STT 1 2 3 4 5 Vị trí Gò Dốc Sồi Đồi ông Bẩy Gò Du Đồi ông Văn Khu trung tâm xã Tổng Khu 1 5 5 5 5 Diện tích (m2) 2000 5000 1800 3000 9800 21600 Dựa vào cơ sở dữ liệu đã xây dựng được, các vị trí quy hoạch mạng lưới dân cư được thể hiện trên bản đồ như sau Hình 4.7: Vị trí các khu quy hoạch đất ở 66 4.4.3. Quy hoạch thủy lợi Hiện tại trên địa bàn xã có 1 trạm bơm, chưa có hệ thống kênh thoát nước cho đồng ruộng vào mùa lũ, do đó ảnh hưởng đến năng suất mùa vụ. Tổng chiều dài hệ thống kênh mương toàn xã là 19,6km và hiện chưa được cứng hóa. Để phục vụ cho nhu cầu tưới tiêu của bà con nông dân dự án nông thôn mới đã đưa ra đề xuất cứng hóa 19,6km kênh mương, nâng cấp một số tuyến kênh ở Phai Ngòi Cái, Phai Ngòi Con, cần nâng cấp 8 cống trên địa bàn xã và xây mới một số cống tại các xứ đồng như vùng Chằm Thau khu 7, vùng cây Côm khu 6 khu vực cổng nhà ông Liên Miên, ông Loan Mậu, ông Hựu Định, mở mới 700 m đoạn mương men theo ranh giới trung tâm xã chảy ra đồng Thung, đồng thời làm mới 2 cống ra ngòi cái tại xứ đồng đó. Cần nâng cấp và khơi thông dòng chảy tại các khu vực hồ đập như: Đầm Đằng, Tây Cốc, Nong Hồ. Dựa vào cơ sở dữ liệu đã xây dựng ở trên, chúng ta có thể tìm trên bản đồ những tuyến kênh mương chưa được cứng hóa để từ đó phục vụ cho công tác xây dựng đường giao thông trong dự án nông thôn mới của xã. 67 Hình 4.8: Các tuyến mương chưa được cứng hóa. 4.4.4. Quy hoạch công trình công cộng 4.4.4.1. Quy hoạch nhà văn hóa các thôn Để biết được hiện trạng của các nhà văn hóa của các thôn ta mở bảng thuộc tính của lớp dữ liệu dạng điểm 68 Hình 4.9: Vị trí và thuộc tính của các nhà văn hóa thôn Qua đó ta có thể thấy được hiện nay xã đã có 7 nhà văn hóa ở 7 khu, diện tích 70m2/nhà. Tuy nhiên, trang thiết bị và cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, các nhà văn hóa đều là nhà cấp 4, kết hợp vừa là nơi hội họp vừa là nơi sinh hoạt văn hóa của bà con trong thôn. Để đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt của bà con, nhà văn hóa các khu 1, khu 2, khu 7 cần được mở rộng với diện tích đất xây dựng tối thiểu là 500m2/nhà, đầu tư thêm trang thiết bị như loa đài, bàn ghế...san nền khu 3, xây dựng lại nhà văn hóa khu 1, khu 4, khu 7 do bị xuống cấp. 69 4.5. Đánh giá chung về khả năng ứng dụng của GIS trong quá trình thực hiện đề tài. Trong quá trình sử dụng đất đai điều quan trọng chính là việc sử dụng tìm hiểu tình hình thực tế của địa phương và ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý GIS vào xây dựng hệ thống thông tin đất đai phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất làm sao có hiệu quả nhất. Chính vì lẽ đó công tác quản lý đất đai và lưu trữ thông tin vể đất đai là nhiệm vụ hàng đầu đặt ra. Việc áp dụng tin học trong công tác lưu trữ và quản lý dữ liệu địa chính là rất cần thiết. Sau quá trình thực tập tại xã Chính Công. Với những kết quả đã đạt được chúng tôi đi đến một số đánh giá chung về khả năng ứng dụng của GIS như sau: 4.3.1. Ưu điểm GIS là phần mềm có nhiều chức năng khác nhau được ứng dụng rộng rãi do nó thoả mãn được nhiều yêu cầu của người sử dụng như: - Có khả năng xây dựng và biên tập các bản đồ, bản đồ chuyên đề chính xác và có tính thẩm mĩ cao. - Có khả năng liên kết giữa dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính, giúp cho việc tìm kiếm, hiển thị thông tin có tính trực quan cao. - Có khả năng tạo biểu đồ với nhiều dạng biểu đồ khác nhau, phù hợp với từng yêu cầu nhất định. - Có khả năng phân nhóm thông tin nhằm giúp nhà quy hoạch thống kê được các chỉ tiêu theo từng nhóm yêu cầu khác nhau. - Có khả năng tính toán tự động một cách có hiệu quả và có độ chính xác cao. - Có khả năng trao đổi thông tin với các phần mềm khác như: MicroStation, Famis, Excel, Autocad,... - Có khả năng cập nhật thông tin và tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng và linh hoạt. 70 - Có khả năng sử lý đồng thời hai loại dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính Ngoài ra Mapinfo còn cung cấp cho chúng ta khả năng in ấn tốt, rõ nét. 4.3.2. Hạn chế - Hạn chế khi làm việc với dữ liệu không gian: + Khi số hoá bản đồ trên phần mềm Mapinfo không thể vừa số hoá vừa Zoom to hoặc nhỏ bản vẽ vì vậy việc số hoá bản đồ gặp khó khăn. + Khi xây dựng biểu đồ không thể thể hiện được hết các trường dữ liệu theo yêu cầu trong cùng một lúc mà chỉ thể hiện được tối đa 4 trường dữ liệu. + Khi trích lục thửa đất chỉ trích lục được một thửa đất lựa chọn mà không trích lục được các thửa đất xung quanh theo mẫu thiết kế. + Khi in ấn bản đồ ở các tỉ lệ khác nhau phải biên tập lại các đối tượng điểm, Text làm mất nhiều thời gian và chậm tiến độ công việc. - Hạn chế khi làm việc với dữ liệu thuộc tính: Trong quá trình chỉnh lý biến động hoặc xây dựng phương án quy hoạch mới thì các nội dung thông tin trước đó bị xoá hết muốn lưu trữ thông tin của thửa trước khi biến động phải ghi thửa biến động đó sang một file mới với các trường thuộc tính mới 71 PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Việc lập Quy hoạch nông thôn mới xã Chính Công, huyện Hạ Hòa phù hợp với các tiêu chí là xã “Nông thôn mới” là rất quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của xã. Lập Quy hoạch nông thôn mới xã Chính Công đảm bảo các tiêu chí về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, góp phần hoàn thiện đầy đủ 19 tiêu chí về xã nông thôn mới như Quyết định số 491/QĐ-TTg đã đề ra. Đem lại môi trường sống và lao động sản xuất gắn với truyền thống sinh hoạt của người dân, đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường bền vững. Việc ứng dụng công nghệ thông tin đất đai GIS – Mapinfo vào xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu mang lại hiệu quả cao nhờ khả năng phân tích, xử lý và tìm kiếm dữ liệu nhanh chóng, chính xác, đảm bảo được yêu cầu, đòi hỏi thực tế của công tác quy hoạch nông thôn mới. Trên cơ sở hệ thống thông tin địa lý GIS và căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, tôi tiến hành nghiên cứu ứng dụng phần mềm Mapinfo xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quy hoạch nông thôn mới. Cơ sở dữ liệu được xây dựng trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất bao gồm: 5.1.1. Cơ sở dữ liệu không gian Bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Chính Công tỷ lệ 1:5000, sử dụng phần mềm Mapinfo biên tập lại các lớp thông tin cụ thể như sau: - Lớp thửa đất - Lớp giao thông - Lớp thuỷ hệ - Lớp đối tượng điểm 72 - Lớp cơ sở dữ liệu kinh tế xã hội - Lớp các đối tượng khác - Lớp dữ liệu dạng ảnh 5.1.2. Cơ sở dữ liệu thuộc tính Cơ sở dữ liệu thuộc tính bao gồm các bảng thuộc tính được xây dựng cho từng lớp thông tin bản đồ chi tiết đến từng thửa đất. Các bảng thuộc tính của các lớp thông tin có các trường dữ liệu khác nhau nhằm cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho công tác quy hoạch sử dụng đất. Từ cơ sở dữ liệu kinh tế xã hội đã được xây dựng, cho phép chúng ta phân tích dữ liệu như tính toán, tìm kiếm, thống kê, hiển thị thông tin thửa đất, xây dựng bản đồ chuyên đề, tạo trang trình bày, in ấn bản đồ. Hệ thống cơ sở dữ liệu đã được xây dựng ở trên cũng đã khắc phục được những nhược điểm của hệ thống cơ sở dữ liệu trước đây của xã. Cơ sở dữ liệu được lưu trữ trên giấy nay đã được lưu trữ dưới dạng số rất thuận lợi cho việc bảo quản, lưu trữ và quá trình khai thác sử dụng. Với những kết quả đạt được tôi thấy rằng hệ thống thông tin địa lý là một hệ thống có khả năng đáp ứng những đòi hỏi của công tác quy hoạch nông thôn mới. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế nhất định về trang thiết bị tin học, về tài liệu, số liệu, bản đồ cũng như kiến thức về hệ thống thông tin địa lý GIS còn yếu kém, nên hệ thống thông tin được xây dựng còn có nhiều thiếu sót rất cần được tiếp tục hoàn thiện. 5.2. Kiến nghị Để ứng dụng GIS vào xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quy hoạch nông thôn mới, tôi có một số kiến nghị sau: - Phải nghiên cứu đặc điểm cụ thể của từng địa phương để có giải pháp tốt nhất ứng dụng công nghệ GIS vào xây dựng cơ sở dữ liệu. - Phải đầu tư kinh phí, trang thiết bị và đào tạo chuyên môn cho cán bộ địa chính để đảm bảo sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu 73 - Trong phạm vi đề tài, tôi kiến nghị với nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Tài Nguyên và Môi Trường, các cấp, các ngành có liên quan tạo điều kiện cho sinh viên học tập, nghiên cứu, làm việc, nâng cao trình độ chuyên môn cũng như kiến thức tin học vào công tác quản lý Nhà nước về đất đai. 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo tốt nghiệp khóa 51_ “Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất huyện Tiên Lãng – TP Hải Phòng” . Khoa tài nguyên và môi trường – trường đại học nông nghiệp Hà Nội 2. Báo cáo tốt nghiệp khóa 52 “Ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quy hoạch sử dụng đất xã Yên Phong, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định” 3. Báo cáo quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Chính Công – Hạ Hòa – Phú Thọ 4. Chương 2 điều 18 Hiến pháp Nước Cộng hoà xã hôi chủ nghĩa việt nam 5. Chương II Điều 5 Nghị định số 69/2009/NĐ – CP có nêu 5 nội dung quy hoạch cấp huyện 6. Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất - Nhà xuất bản bản đồ năm 2007. 7. Luật đất đai năm 2003 - Nhà xuất bản chính trị Quốc gia năm 2003. 8. Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện luật đất đai năm 2003. 9. Phạm Văn Vân (2010), Bài giảng hệ thống thông tin đất đai, Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội 10. PGS.TS. Đoàn Công Quỳ. Giáo trình Quy hoạch sử dụng đất. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội 11. Quy phạm thành lập bản đồ - Bộ Tài Nguyên và Môi Trường 12. Trang web Bộ TN&MT: http//:www.monre.vn 13. Trần Thị Băng Tâm – Lê Thị Giang _Bài giảng Hệ thống thông tin địa lý 14. Trang web tìm kiếm thông tin: http://www.google.com.vn/ 75 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập tại khoa Tài nguyên - Môi trường - Trường Đại học Nông nghiệp - Hà Nội và sau thời gian thực tập tại công ty cổ phần đầu tư và tư vấn Phương Bắc, em đã được trang bị thêm nhiều kiến thức và những kinh nghiêm quý báu từ thực tiễn cuộc sống. Em xin chân thành cảm ơn các tập thể và cá nhân đã giúp đỡ em trong cuộc sống cũng như trong quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện. Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo Ths. Phạm Văn Vân, giảng viên khoa Tài nguyên và Môi trường đã dành nhiều thời gian quý báu tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đề tài. Em xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy cô giáo trong khoa Tài nguyên - Môi trường đã trang bị cho em những kiến thức cơ bản, hữu ích phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu đề tài cũng như cho công tác của em sau này. Em cũng xin chân trành cảm ơn các anh chị trong công ty cổ phần đầu tư và tư vấn Phương Bắc đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em tiếp cận với các vấn đề mới mẻ trong thực tế, giúp em làm rõ được mục tiêu nghiên cứu đề tài. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, những người đã động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, rèn luyện tại trường và trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành đề tài thực tập tốt nghiệp này. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2012 Sinh viên Hoàng Anh Tuấn i MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN...............................................Error: Reference source not found MỤC LỤC.................................................... Error: Reference source not found DANH MỤC CÁC BẢNG...........................Error: Reference source not found DANH MỤC CÁC HÌNH............................ Error: Reference source not found PHẦN I.............................................................................................................1 ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................1 1.2. Mục đích, yêu cầu.....................................................................................3 1.2.1. Mục đích.................................................................................................3 1.2.2. Yêu cầu...................................................................................................3 PHẦN II............................................................................................................4 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.............................................4 2.1. Tổng quan về quy hoạch nông thôn mới................................................4 2.1.1 Một số khái niệm cơ bản........................................................................4 2.1.2. Khái niệm và các tiêu chí quy hoạch nông thôn mới.........................5 2.1.2.1. Khái niệm về quy hoạch nông thôn mới...........................................5 2.1.3. Cơ sở pháp lý của quy hoạch nông thôn mới......................................9 - Thông tư số 72/2010/TT-BTC ngay 11/05/2010 Hướng dẫn cơ chế đặc thù về quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án đầu tư tại 11 xã thực hiện Đề án “Chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”....................................................................10 - Thông tư liên tịch 26/2011/TTLT - BNNPTNT - BKHĐT-BTC hướng dẫn nội dung thực hiện Quyết định 800/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn - Bộ kế hoạch đầu tư – Bộ tài chính ban hành..............................................................................................10 i - Tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn ban hành theo Thông tư số 31/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ XD..............................................10 - QCVN 14:2009/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Quy hoạch xây dựng nông thôn ban hành theo Thông tư số 32/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ XD.....................................................................................11 2.1.4. Nội dung và nhiệm vụ quy hoạch nông thôn mới.............................11 2.1.4.1. Nội dung của quy hoạch nông thôn mới.........................................11 - Phân tích và đánh giá hiện trạng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật của xã để xác định động lực phát triển, tính chất đặc trưng vùng, miền, định hướng phát triển kinh tế - xã hội; dự báo quy mô dân số, dự báo sử dụng quỹ đất xây dựng cho từng điểm dân cư, dự báo những khó khăn vướng mắc trong quá trình quy hoạch xây dựng..........11 - Định hướng tổ chức không gian, phân khu chức năng sản xuất, sinh sống, các vùng có tính đặc thù, hệ thống các công trình công cộng, xác định mạng lưới thôn, bản, hệ thống các công trình phục vụ sản xuất......11 - Xác định quy mô diện tích, cơ cấu, ranh giới sử dụng đất, các chỉ tiêu về đất đối với hệ thống công trình công cộng, dịch vụ, đất ở, đất sản xuất, đất xây dựng hạ tầng kỹ thuật và nhu cầu phát triển. Xác định giải pháp quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, bố trí các lô đất theo chức năng sử dụng với quy mô đáp ứng yêu cầu phát triển của từng giai đoạn quy hoạch và bảo vệ môi trường...............11 - Xác định hệ thống dân cư tập trung thôn, bản trên địa bàn hành chính xã phù hợp với đặc điểm sinh thái, tập quán văn hóa của từng vùng miền, xác định các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật cụ thể, gồm:..................................11 + Quy mô, chỉ tiêu cơ bản về đất, nhà ở và công trình công cụng cộng tại thôn, bản.........................................................................................................11 + Các chỉ tiêu cơ bản của công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình phục vụ sản xuất chủ yếu trong thôn, bản............................................................11 ii - Hệ thống công trình công cộng cấp xã:....................................................11 + Xác định vị trí, quy mô, nội dung cần cải tạo, chỉnh trang hoặc được xây dựng mới các công trình công cộng, dịch vụ như các công trình giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, thương mại, dịch vụ cấp xã và ở các thôn, bản phù hợp với điều kiện địa lý, kinh tế, văn hóa – xã hội và tập quán sinh sống của nhân dân.......................................................................12 + Xác định hệ thống các công trình di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan có giá trị...............................................................................................................12 - Quy hoạch mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật giao thông, thoát nước, cấp nước, cấp điện, thoát nước thải, vệ sinh môi trường, nghĩa trang toàn xã, các thôn, bản và vùng sản xuất............................................12 - Xác định các dự án ưu tiên đầu tư tại trung tâm xã và các thôn, bản, khu vực được lập quy hoạch.........................................................................12 2.1.4.2. Nhiệm vụ của quy hoạch nông thôn mới........................................12 - Phải tuân thủ các văn bản pháp quy hiện hành về quy hoạch xây dựng; các quy định pháp lý có liên quan về bảo vệ các công trình kỹ thuật, công trinh quốc phòng, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh và bảo vệ môi trường......................................................................................................12 - Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, từng vùng và quy hoạch phát triển nghành; gắn liền với định hướng phát triển hệ thống đô thị, các vùng kinh tế và phù hợp với Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; phải xác định cụ thể định hướng phát triển và đặc trưng của từng khu vực nông thôn; giải quyết tốt mối quan hệ giữa xây dựng trước mắt với phát triển lâu dài, giữa cải tạo với xây dựng mới; phù hợp với sự phát triển về kinh tế của địa phương và thu thập thực tế của người dân; sử dụng hợp lý vốn đầu tư, đất đai và tài nguyên trên địa bàn.......................................................................................12 iii - Phải có sự tham gia của người dân, cộng đồng dân cư, từ ý tưởng quy hoạch đến huy động nguồn vốn, tổ chức thực hiện và quản lý xây dựng.12 - Đảm bảo tính đồng bộ, phù hợp với nguồn vốn đầu tư và điệu kiện kinh tế.............................................................................................................13 - Xã hội của địa phương, định hướng, giải pháp, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội, môi trường điểm dân cư, hạn chế tối đa những ảnh hưởng do thiên tai, ngập lụt, nền đất yếu............................................13 - Bảo đảm hiện đại, văn minh nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của từng vùng, miền, từng dân tộc và ổn định cuộc sống dân cư, giữ gìn bảo tồn di sản và phát huy các giá trị văn hóa vật thể, thích ứng với điều kiện thiên tai...........................................................13 2.2. Tổng quan về hệ thống thông tin địa lý (GIS).....................................13 2.2.1. Khái niệm chung..................................................................................13 2.2.2. Tầm quan trọng của GIS....................................................................14 2.2.3. Các bộ phận cấu thành của hệ thống GIS.........................................15 2.2.4. Các chức năng của hệ thống thông tin địa lý....................................17 2.2.5. Ứng dụng của GIS...............................................................................18 2.2.5.1. Trên thế giới......................................................................................18 2.2.5.2. Tại Việt Nam.....................................................................................20 2.3. Ứng dụng của hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong công tác quy hoạch...............................................................................................................22 2.3.1. Khái quát về hệ thống thông tin địa lý phục vụ quy hoạch.............22 2.3.2. Các thành phần của hệ thống thông tin địa lý quy hoạch...............23 2.3.3. Thành phần nội dung chủ yếu của cơ sở dữ liệu trong hệ thống thông tin địa lý quy hoạch............................................................................24 2.4. Giới thiệu phần mềm tin học ứng dụng trong đề tài...........................27 2.4.1. Giới thiệu về MicroStation.................................................................27 2.4.2. Giới thiệu về Mapinfo.........................................................................28 iv PHẦN III........................................................................................................34 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................................................34 3.1. Đối tượng.................................................................................................34 3.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................34 3.3. Nội dung nghiên cứu..............................................................................34 3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của xã.........................................34 3.3.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quy hoạch nông thôn mới............35 3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................35 3.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp...............................35 3.4.2. Phương pháp chuyên gia.....................................................................35 3.4.3. Phương pháp nhập số liệu xây dựng bản đồ.....................................35 3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu...................................................................35 3.4.5. Phương pháp thống kê, tính toán.......................................................35 3.4.6. Phương pháp trình bày kết quả.........................................................35 PHẦN IV........................................................................................................36 DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC..............................................................36 4.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội.......................................................36 4.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên...................................36 4.1.1.1. Vị trí địa lý........................................................................................36 4.1.2. Hiện trạng kinh tế xã hội....................................................................39 4.1.3. Đánh giá hiện trạng, nhận xét............................................................46 4.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quy hoạch nông thôn mới xã Chính Công................................................................................................................48 4.2.1. Các bước xây dựng cơ sở dữ liệu.......................................................48 4.2.2. Điều tra thu thập số liệu......................................................................50 4.2.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu........................................................................50 v 4.3. Quản lý và cung cấp thông tin phục vụ cho quy hoạch nông thôn mới .........................................................................................................................55 4.3.1. Các lớp thông tin trong cơ sở đã xây dựng được phục vụ cho quy hoạch nông thôn mới.....................................................................................55 4.3.1.1. Lớp thửa đất.....................................................................................55 .........................................................................................................................55 Đối tượng trên lớp thửa đất được thể hiện ở hình 1. Với thuộc tính tôi đã xây dựng tại bảng 7, bao gồm các nội dung mã đất, tên thôn, diện tích, mục đích sử dụng, ghi chú. Lớp thửa đất bao gồm các đối tượng như: LUC, ONT, NHK, BHK, NTD….................................................................56 .........................................................................................................................56 4.3.1.2. Lớp giao thông..................................................................................57 .........................................................................................................................57 Đối tượng trên lớp giao thông được thể hiện ở hình 2. Với thuộc tính tôi đã xây dựng tại bảng 8, bao gồm các nội dung tên đường, cấp đường, chiều dài, chiều rộng, ghi chú. Lớp giao thông bao gồm các đối tượng như: đường quốc lộ, đường trục xã – liên xã, đường trục thôn – ngõ xóm, đường nội đồng..............................................................................................57 .........................................................................................................................58 4.3.1.3. Lớp thủy hệ.......................................................................................59 .........................................................................................................................59 Đối tượng trên lớp thuỷ hệ được thể hiện ở hình 3. Với thuộc tính tôi đã xây dựng tại bảng 9, bao gồm các nội dung mã loại đất, . tên thuỷ hệ, chiều dài, chiều rộng, mét cứng hoá, ghi chú. Lớp thuỷ hệ bao gồm các đối tượng như: sông, suối, mương, kênh tiêu chua....................................59 .........................................................................................................................60 4.3.1.4. Lớp đối tượng điểm..........................................................................61 .........................................................................................................................61 vi Đối tượng trên lớp đối tượng dạng điểm được thể hiện ở hình 4. Với thuộc tính tôi đã xây dựng tại bảng 10, bao gồm các nội dung công trình, trên công trình, vị trí, diện tích, ghi chú. Lớp thuỷ hệ bao gồm các đối tượng như: đình, UBND xã, trường tiểu học, …........................................61 .........................................................................................................................62 4.3.1.5. Lớp cơ sở dữ liệu kinh tế - xã hội....................................................63 .........................................................................................................................63 Đối tượng trên lớp cơ sở dữ liệu kinh tế - xã hội được thể hiện ở hình 5. Với thuộc tính tôi đã xây dựng tại bảng 4.11, bao gồm các nội dung số thứ tự, tên thôn, số khẩu, số hộ, số lao động, lao động nông nghiệp, lao động phi nông nghiệp. Lớp thuỷ hệ bao gồm các đối tượng như: Khu 1, khu 2, khu 3…................................................................................................63 .........................................................................................................................64 4.4. Ứng dụng cơ sở dữ liệu vào công tác quy hoạch nông thôn mới của xã Chính Công....................................................................................................64 4.4.1. Quy hoạch đường giao thông..............................................................64 4.4.2. Quy hoạch mạng lưới điểm dân cư....................................................65 4.4.3. Quy hoạch thủy lợi..............................................................................67 4.4.4. Quy hoạch công trình công cộng........................................................68 Qua đó ta có thể thấy được hiện nay xã đã có 7 nhà văn hóa ở 7 khu, diện tích 70m2/nhà. Tuy nhiên, trang thiết bị và cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, các nhà văn hóa đều là nhà cấp 4, kết hợp vừa là nơi hội họp vừa là nơi sinh hoạt văn hóa của bà con trong thôn...................................69 Để đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt của bà con, nhà văn hóa các khu 1, khu 2, khu 7 cần được mở rộng với diện tích đất xây dựng tối thiểu là 500m2/nhà, đầu tư thêm trang thiết bị như loa đài, bàn ghế...san nền khu 3, xây dựng lại nhà văn hóa khu 1, khu 4, khu 7 do bị xuống cấp............69 vii 4.5. Đánh giá chung về khả năng ứng dụng của GIS trong quá trình thực hiện đề tài.......................................................................................................70 4.3.1. Ưu điểm................................................................................................70 4.3.2. Hạn chế.................................................................................................71 PHẦN V..........................................................................................................72 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................72 5.1. Kết luận...................................................................................................72 5.2. Kiến nghị.................................................................................................73 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................75 LỜI CẢM ƠN..................................................................................................i MỤC LỤC.........................................................................................................i DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................ix DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................i viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất xã Chính Công.....................................43 Bảng 4.2: Các trường thuộc tính lớp thửa đất............................................52 Bảng 4.3: Các trường thuộc tính lớp giao thông........................................52 Bảng 4.4: Các trường thuộc tính lớp thủy hệ.............................................53 Bảng 4.5: Các trường thuộc tính của lớp đối tượng điểm.........................53 Bảng 4.6: Các trường thuộc tính của lớp cơ sở dữ liệu kinh tế - xã hội...54 Bảng 4.7: Bảng thuộc tính lớp thửa đất......................................................56 Bảng 4.8: Thuộc tính lớp giao thông............................................................58 Bảng 4.9: Bảng thuộc tính lớp thủy hệ........................................................60 Bảng 4.10: Thuộc tính lớp đối tượng dạng điểm........................................62 Bảng 4.11: Thuộc tính lớp cơ sở dữ liệu kinh tế - xã hội...........................64 Bảng 4.12: Bảng quy hoạch đất ở xã Chính Công......................................66 ix DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Sơ đồ lớp thửa đất xã Chính Công – Hạ Hòa – Phú Thọ..........55 Hình 4.2: Sơ đồ mạng lưới giao thông xã Chính Công – huyện Hạ Hòa – Tỉnh Phú Thọ.................................................................................................57 Hình 4.3. Sơ đồ mạng lưới thủy hệ xã Chính Công – huyện Hạ Hòa – tỉnh Phú Thọ..........................................................................................................59 Hình 4.4. Sơ đồ vị trí các đối tượng công trình công cộng xã Chính Công – huyện Hạ Hòa – tỉnh Phú Thọ...................................................................61 Hình 4.5: Sơ đồ vị trí các thôn xã Chính Công – huyện Hạ Hòa – tỉnh Phú Thọ..........................................................................................................63 Hình 4.6: Các tuyến đường chưa được cứng hóa trong xã........................65 Hình 4.7: Vị trí các khu quy hoạch đất ở....................................................66 Hình 4.8: Các tuyến mương chưa được cứng hóa......................................68 Hình 4.9: Vị trí và thuộc tính của các nhà văn hóa thôn...........................69 i [...]... quy hoạch ( Phạm Trọng Mạnh - Cơ sở hệ thống thông tin địa lý GIS trong quy hoạch và quản lý đô thị ) Hệ thống thông tin địa lý quy hoạch Chuyên gia quy hoạch Cơ sở dữ liệu quy hoạch Phần mềm GIS ứng dụng Phần cứng tương thích Sơ đồ 2: Các thành phần của hệ thống thông tin địa lý quy hoạch Thành phần cơ sở dữ liệu trong GIS quy hoạch chính là nội dung quan tâm của quá trình thiết kế quy hoạch Khác với... hình văn hóa xã hội - Phân bố dân cư - Hệ thống các công trình công cộng - Hiện trạng sử dụng đất - Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật 34 3.3.2 Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quy hoạch nông thôn mới 3.3.2.1 Điều tra thu thập số liệu 3.3.2.2 Xây dựng cơ sở dữ liệu 3.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp Điều tra, thu thập số liệu cần thiết phục vụ cho mục đích... khi xây dựng cơ sở dữ liệu có thể tiết kiệm thời gian, kinh phí Từ bản đồ số dạng MicroStation có thể chuyển đổi sang MapInfo và ngược lại, hoặc có thể nhập dữ liệu thuộc tính từ Excel, chuyển đổi sang Excel để tính toán, in ấn… 33 PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng - Cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quy hoạch nông thôn mới tại xã Chính Công - huyện Hạ Hòa - tỉnh. .. kiếm thông tin cần thiết thông qua cả 2 loại dữ liệu: dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian 2.4.2.3 Chức năng cơ bản của MapInfo a Xây dựng cơ sở dữ liệu Bao gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính cùng khả năng liên kết 2 dạng dữ liệu này thành một khối thống nhất b Biên tập đối tượng trên bản đồ - Tự động hoá quá trình xây dựng bản đồ; - Sản xuất những bản đồ mới qua phân tích, xử lý dữ liệu; ... Phương pháp nhập số liệu xây dựng bản đồ Sử dụng phần mềm chuyên ngành như: MicroStation, Mapinfo để nhập số liệu không gian và số liệu thuộc tính 3.4.4 Phương pháp xử lý số liệu Hoàn thiện cơ sở dữ liệu và khai thác cơ sở dữ liệu đó vào mục đích quy hoạch nông thôn mới bằng chức năng tìm kiếm, phân lớp dữ liệu 3.4.5 Phương pháp thống kê, tính toán Sử dụng chức năng phân tích dữ liệu để phân nhóm các... và công cụ cần thiết để lưu giữ, phân tích và hiển thị thông tin địa lý Phần mềm trong HTTT địa lý GIS có các chức năng cơ bản: - Nhập dữ liệu - Lưu trữ dữ liệu và quản lý dữ liệu - Chuyển đổi dữ liệu - Hiển thị dữ liệu và báo cáo kết quả - Giao diện với người tiêu dùng 15 2.2.3.3 Dữ liệu GIS Đây là thành phần quan trọng nhất của một hệ GIS Gồm các dữ liệu không gian và thuộc tính Hệ GIS kết hợp dữ liệu. ..- QCVN 14:2009/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Quy hoạch xây dựng nông thôn ban hành theo Thông tư số 32/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ XD 2.1.4 Nội dung và nhiệm vụ quy hoạch nông thôn mới 2.1.4.1 Nội dung của quy hoạch nông thôn mới - Phân tích và đánh giá hiện trạng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật của xã để xác định động lực phát triển, tính chất... của cơ sở dữ liệu trong hệ thống thông tin địa lý quy hoạch 2.3.3.1 Phân loại thông tin quy hoach theo cách truy cập dữ liệu Hiện nay có rất nhiều cách phân loại thông tin Tuỳ theo mục đích sử dụng mà người thiết kế thông tin đưa ra các phân loại Theo các nhà quy hoạch thì có thể phân loại ra: thông tin về tự nhiên, thông tin kinh tế, thông tin xã hội, Theo các nhà thiết kế có thể phân ra 2 loại: thông... năm, ) Các thông tin về chủ sử dụng đất (địa chỉ, nghề nghiệp, khả năng đầu tư cho sử dụng đất, ) Các thông tin này có ý nghĩa rất lớn tới việc xây dựng và lựa chọn phương án quy hoạch vì vậy nó là đối tượng quan tâm của các nhà quy hoạch 2.3.3.2 Phân loại thông tin theo nội dung dữ liệu Dựa vào nội dung thông tin phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất cấp xã chúng ta có thể phân loại như sau: - Thông tin... hoạch mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật giao thông, thoát nước, cấp nước, cấp điện, thoát nước thải, vệ sinh môi trường, nghĩa trang toàn xã, các thôn, bản và vùng sản xuất - Xác định các dự án ưu tiên đầu tư tại trung tâm xã và các thôn, bản, khu vực được lập quy hoạch 2.1.4.2 Nhiệm vụ của quy hoạch nông thôn mới - Phải tuân thủ các văn bản pháp quy hiện hành về quy hoạch xây dựng; các quy định pháp