Đánh giá hiện trạng, nhận xét

Một phần của tài liệu Ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quy hoạch nông thôn mới xã Chính Công, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ (Trang 46)

- Bảo đảm hiện đại, văn minh nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa,

4.1.3.Đánh giá hiện trạng, nhận xét

4.1.3.1. Thuận lợi

- Điều kiện tự nhiên, tài nguyên, nhân lực tạo tiền đề cho việc phát triển ngành sản xuất theo hướng kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.

- Các ngành kinh tế đã có sự chuyển biến đúng hướng, khai thác được lợi thế của từng vùng, từng khu. Các cơ sở sản xuất đã thích nghi với cơ chế mới mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, khoa học kỹ thuật, trang thiết bị, đào tạo, sản xuất gắn với thị trường, bước đầu làm ăn hiệu quả, ổn định việc làm cho người lao động.

- Đội ngũ cán bộ lãnh đạo của xã được tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, lý luận.

- Nguồn lao động có tính cần cù và sáng tạo trong sản xuất. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển một nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa có hiệu quả kinh tế cao.

- Cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của nhân dân trong sản xuất và đời sống.

- Đất sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn xã trong thời gian qua đã được sử dụng hiệu quả, đem lại hiệu quả trong sản xuất.

4.1.3.2. Khó khăn, hạn chế

+ Vị trí địa lý không thuận lợi, xa các trục đường giao thông chính, xa các trung tâm kinh tế, chính trị của huyện, tỉnh (Cách trung tâm huyện Hạ Hòa 15km, trung tâm huyện Thanh Ba 8km, Trung tâm thành phố Việt Trì 50km). Khó khăn trong việc giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa xã hội.

+ Tốc độ phát triển kinh tế chưa cao, chuyển dịch cơ cấu chậm, cơ cấu ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ.

+ Khả năng tính toán và đầu tư vốn trong sản xuất còn chưa khai thác được hết tiềm năng của địa phương, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, còn mang tính tự phát, kinh tế hộ gia đình là chủ yếu, các hộ chưa mạnh dạn đầu tư, các mô hình sản xuất tiên tiến chưa được nhân rộng, chưa phát huy được tiềm năng thế mạnh của vùng.

+ Chất lượng giao thông kém, các tuyến đường ngõ, xóm, đường nội đồng chủ yếu là đường đất, vào mùa mưa thì thường gây lầy lội làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

+ Một số công trình hạ tầng xã hội đã xuống cấp, cần được nâng cấp và đầu tư thiếu trang thiết bị bên trong như bưu điện, các nhà văn hóa...

+ Thiếu các điều kiện và phương tiện thuận lợi cho giáo dục, vui chơi giải trí.

+ Xã chưa chợ để phục vụ cho giao lưu phát triển kinh tế.

+ Đất đai rộng song địa hình chủ yếu là đồi gò và đồng sâu do vậy ruộng manh mún, khả năng tích tụ ruộng đất thấp, khó khăn cho việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.

+ Sản xuất nông nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào thời tiết, người dân khó chủ động trong việc tưới tiêu nên nhiều năm thời tiết bất lợi làm thất thu.

+ Người nông dân sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp nhưng thiếu đất để sản xuất.

+ Lực lượng lao động ở xã lớn nhưng lại thiếu việc làm, thất nghiệp và bán thất nghiệp vẫn thường xuyên xảy ra. Tình trạng các lao động chính không được đào tạo kỹ năng nghề nghiệp ra ngoài tìm việc làm chủ yếu là lao động phổ thông thu nhập thấp, dễ bị tổn thương, du nhập các văn hóa thiếu lành mạnh ảnh hưởng tới truyền thống văn hóa của địa phương.

+ Người dân vẫn còn mang nặng tư tưởng làng quê như: Bè phái, cục bộ, gia trưởng, cào bằng ... Điều này đã kìm hãm và là một trong những

nguyên nhân gây khó khăn cho việc thực hiện phát triển kinh tế - xã hội của xã.

Một phần của tài liệu Ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quy hoạch nông thôn mới xã Chính Công, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ (Trang 46)