Giới thiệu về Mapinfo

Một phần của tài liệu Ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quy hoạch nông thôn mới xã Chính Công, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ (Trang 28)

- Bảo đảm hiện đại, văn minh nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa,

2.4.2.Giới thiệu về Mapinfo

2.4.2.1. Giới thiệu chung

MapInfo Professional là phầm mềm hệ thống thông tin địa lý do công ty MapInfo sản xuất. Phiên bản hiện hành là MapInfo Professional 9.0.

MapInfo Professional là phần mềm chạy trên môi trường Window, có chức năng kết nối với các ứng dụng Window khác (chẳng hạn như Microsoft Office). Trên nền một văn bản Office có thể tạo ra một bản đồ MapInfo cho phép người dùng tương tác được .

MapInfo Professional là một ứng dụng ánh xạ mạnh, cho phép những người phân tích doang nghiệp và những người chuyên nghiệp GIS dễ dàng làm cho trực quan những mối quan hệ giữa dữ liệu và địa lý. Với MapInfo Professional giúp có thể thực hiện những công việc phức tạp và phân tích dữ liệu một cách chi tiết. Nó thực hiện những thao tác dễ dàng hơn, giảm chi phí trong phân tích dữ liệu, tăng hiệu quả và cải thiện tốc độ công việc.

* Yêu cầu của hệ thống MapInfo version 6.0:

- Môi trường hệ thống: Mapinfo chạy trên môi trường của hệ thống Window 98, Window 2000. Để đảm bảo phần mềm có thể chạy ổn định trên máy tính cần đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Bộ nhớ máy tính từ 64Mb trở lên

+ Dung lượng đĩa cứng tối thiểu là 72Mb để cài đặt toàn bộ chương trình ( không kể phần dữ liệu Data, phần dữ liệu ví dụ).

- Màn hình : VGA, SVGA hoặc mà hình có độ phân giải cao hơn

- Các thiết bị kèm theo: Bàn số hoá (Digitizer), máy quét ảnh (Scanner), máy in (Printer) và một số phần mềm liên quan như: Microstation, ARC/INFO...

- Cài đặt chương trình: quá trình cài đặt MapInfo cũng tương tự như việc cài đặt các chương trình khác trên Windows.

2.4.2.2 Tổ chức thông tin bản đồ của MapInfo a. Các dạng dữ liệu bản đồ

Các thông tin trong MapInfo được tổ chức theo từng Table, mỗi Table là một tập hợp các File về thông tin đồ họa và phi đồ họa chứa các bản ghi mà hệ thống tạo ra. Chúng ta chỉ có thể truy nhập vào chức năng của phần mềm khi đã mở ít nhất một Table.

Cơ cấu tổ chức thông tin của các Table mà trong đó chứa các đối tượng địa lý được tổ chức theo các tập tin sau :

+ *.TAB : chứa các thông tin mô tả dữ liệu

+ *.DAT : chứa các thông tin nguyên thủy, phần mở rộng của tệp tin này có thể là *.WKS, DBF, XLS.

+ *.MAP : bao gồm các thông tin mô tả đối tượng địa lý (không gian) + *.ID : bao gồm các thông tin về sự liên kết các đối tượng.

+ *.IND : chứa các thông tin về chỉ số đối tượng. Tập tin này chỉ có khi chúng ta chọn chỉ số Index một trường nào đó trong một Table.

b. Tổ chức thông tin trong MapInfo

Như đã đề cập ở trên dữ liệu trong MapInfo được chia thành 2 loại dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính. Trong MapInfo mỗi loại dữ liệu trên có phương thức tổ chức thông tin khác nhau.

* Table (Bảng)

Trong MapInfo dữ liệu không gian được phân ra thành các lớp thông tin khác nhau (layer), mỗi lớp thông tin không gian được đặt trong một Table. Người dùng có thể thực hiện các thao tác đóng, mở, sửa đổi, lưu trữ… các Table này.

Để tạo thành một Table cần ít nhất là 2 file, *.TAB: chứa toàn bộ các cầu trúc của dữ liệu và *.DAT chứa dữ liệu thô (gốc). Nếu trong một Table có chứa các đối tượng đồ hoạ sẽ có 2 file nữa đi kèm: *.Map (mô tả các đối tượng đồ hoạ) và *.ID chứa các tham số chứa liên kết giữa dữ liệu với các đối

tượng đồ hoạ. Một số các Table còn có thể thêm *.IND file này cho phép người sử dụng tìm kiếm đối tượng trên Bản đồ bằng lệnh Find.

* Workspace (Vùng làm việc)

Mỗi Table trong MapInfo chỉ chứa chứa một lớp thông tin, trong khi đó trên một không gian làm việc có rất nhiều lớp thông tin khác nhau. Workspace là phương tiện để gộp toàn bộ lớp thông tin khác nhau lại tạo thành một tờ bản đồ hoàn chỉnh với đầy đủ các yếu tố nội dung, hơn thế nữa một Workspace thể chứa các bảng tính, các biểu đồ, layout.

* Browser (Bảng hiển thị dữ liệu thuộc tính)

Dữ liệu thuộc tính mô tả cho các đối tượng không gian trong MapInfo dưới dạng một bảng tính có các hàng và cột (với hàng là các bảng ghi và cột là các trường dữ liệu). Có thể chỉnh sửa các record trong các Table như tạo thêm các record mới, xoá bớt các record, hoặc có thể thực hiện các thao tác tính toán dựa vào các trường dữ liệu trên bảng thuộc tính: tỉnh diện tích, tính chu vi…

* Map (Cửa sổ hiển thị dữ liệu bản đồ)

Dữ liệu bản đồ (địa lý) của các đối tượng không gian nhằm mô tả vị trí, hình dáng trong một hệ thống toạ độ nhất định. Một cửa sổ MAP cho phép hiển thị cùng một lúc nhiều lớp thông tin (Layer) khác nhau hoặc bật tắt hiển thị một lớp thông tin nào đó.

Cửa sổ đồ thị cho phép hiển thị một cách trực quan các số liệu có liên quan dưới dạng các đồ thị. Có thể tạo các kiểu đồ thị khác nhau: 3D, cột, đường, vùng… ngoài ra còn có nhiều mẫu đồ thị có sẵn để tham khảo và lựa chọn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có một đặc tính quan trọng trong cửa sổ bản đồ của MapInfo khi cho phép xây dựng bản đồ chuyên đề tô màu theo các đối tượng riêng biệt cho phép nhập dữ liệu nhanh chóng, đầy đủ, chính xác tại Map/Create Thematic Map.

* Layout (trình bày in ấn)

Cho phép người sử dụng kết hợp các Browser, các cửa sổ bản đồ, biểu đồ và các đối tượng đồ hoạ khác vào một trang in từ đó có thể gửi kết quả ra máy in hoặc máy vẽ

c. Tổ chức thông tin theo các lớp đối tượng

Các thông tin bản đồ trong các phần mềm LIS thường tổ chức quản lý theo từng lớp đối tượng. Trong máy tính mỗi một mảnh bản đồ là sự chồng xếp của các lớp thông tin lên nhau. Mỗi lớp thông tin là tập hợp các đối tượng bản đồ thuần nhất, thể hiện và quản lý các địa lý trong không gian theo một chủ đề cụ thể, phục vụ cho một mục đích cụ thể trong hệ thống.

Đối tượng chính mà MapInfo quản lý:

+ Đối tượng điểm (Point): thể hiện vị trí của các đối tượng. Ví dụ: trụ sở UBND xã, trạm y tế, trạm biến áp,….

+ Đối tượng đường (Line): thể hiện các đối tượng không khép kín hình học.

Ví dụ : địa giới hành chính xã, hệ thống giao thông,…

+ Đối tượng vùng (Region): thể hiện các đối tượng khép kín hình học và bao phủ một diện tích nhất định.

Ví dụ: ao, hồ, các thửa đất,….

+ Đối tượng chữ (Text): thể hiện các đối tượng không phải là đối tượng địa lý.

Ví dụ: tên thôn, bản, chú dẫn, các đơn vị giáp ranh,…

Với cách tổ chức thông tin theo từng lớp đối tượng như vậy đã giúp cho phần mềm MapInfo xây dựng thành lập các khối thông tin độc lập cho các mảnh bản đồ máy tính linh hoạt hơn theo các cách tập hợp lớp thông tin khác nhau trong hệ thống. Dễ dàng thêm vào các lớp thông tin mới hoặc xóa đi các đối tượng khi không cần thiết.

d. Sự liên kết thông tin thuộc tính với các đối tượng bản đồ

Một sự khác biệt của các thông tin trong LIS với các thông tin trong các hệ đồ họa máy tính là sự liên kết chặt chẽ giữa thông tin mang tính chất không gian và thông tin mang tính chất thuộc tính. Trong cơ cấu quản lý của cơ sở dữ liệu (CSDL) MapInfo sẽ được chia thành 2 phần cơ bản : CSDL thuộc tính và CSDL bản đồ (CSDL không gian).

Các bản ghi trong các cơ sở dữ liệu này được quản lý độc lập với nhau nhưng được liên kết thông qua chỉ số ID, được lưu trữ và quản lý chung cho cả 2 loại bản ghi nói trên. Các thông tin thuộc tính thể hiện nội dung bên trong của các đối tượng bản đồ và có thể truy nhập, tìm kiếm thông tin cần thiết thông qua cả 2 loại dữ liệu: dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian.

2.4.2.3. Chức năng cơ bản của MapInfo a. Xây dựng cơ sở dữ liệu

Bao gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính cùng khả năng liên kết 2 dạng dữ liệu này thành một khối thống nhất.

b. Biên tập đối tượng trên bản đồ

- Tự động hoá quá trình xây dựng bản đồ;

- Sản xuất những bản đồ mới qua phân tích, xử lý dữ liệu; - Ứng dụng máy tính trong bản đồ;

- Ưu điểm chính trong tự động hoá là cập nhật dễ dàng những biến động trong quá trình sử dụng, đặc biệt trong quá trình sử dụng đất;

- Chỉnh lý biến động trên bản đồ mà không cần vẽ lại như nhập thửa, tách thửa…

- Tỷ lệ và phép chiếu thay đổi dễ dàng.

c. Biên tập dữ liệu thuộc tính

Dữ liệu thuộc tính có thể nhập trực tiếp trên bản đồ thông qua công cụ Info trên thanh Main hoặc nhập trực tiếp trên bảng thuộc tính, cập nhật tự động qua Menu Table/Update column.

d. Tra cứu, tìm kiếm, hiển thị thông tin

Hệ thống thông tin địa lý có khả năng truy vấn đối tượng, đây là thao tác tìm kiếm đặc biệt qua 2 phương pháp: Select và SQL Select.

Thông qua 2 phương pháp truy vấn này cho phép tìm kiếm thông tin thửa đất theo yêu cầu với các thuật toán đơn giản, dễ hiểu như: tìm các thửa đất là đất thổ cư, tìm các thửa đất có diện tích lớn hơn 5000 m2…phục vụ công tác quy hoạch nhanh chóng, tiện ích hơn, tiết kiệm phần thời gian điều tra thực địa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

e. Xây dựng bản đồ chuyên đề

Bản đồ chuyên đề là sự tăng cường, làm nổi bật bản đồ với những giá trị riêng biệt thể hiện bằng các màu, các kiểu nền, ký hiệu hoặc đồ thị theo các giá trị của chúng trong lớp thông tin.

Sử dụng MapInfo có thể tạo ra 7 dạng bản đồ chuyên đề, danh sách các dạng bản đồ được thể hiện trong hộp thoại Create Thematic Map.

f. Trao đổi thông tin với các phần mềm khác

Nhờ ứng dụng này mà khi xây dựng cơ sở dữ liệu có thể tiết kiệm thời gian, kinh phí. Từ bản đồ số dạng MicroStation có thể chuyển đổi sang MapInfo và ngược lại, hoặc có thể nhập dữ liệu thuộc tính từ Excel, chuyển đổi sang Excel để tính toán, in ấn…

PHẦN III

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quy hoạch nông thôn mới xã Chính Công, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ (Trang 28)