Cảnh quan xanh luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Cảnh quan xanh giúp con người gần gũi hơn với thiên nhiên và tạo ra bầu không khí trong lành, thư thái. Bên cạnh đó, ta còn biết rằng hoa cây cảnh là tinh hoa của thiên nhiên, chúng không chỉ mang vẻ đẹp rực rỡ mà phần lớn còn có giá trị bảo vệ môi trường. Từ xa xưa, con người đã biết tận dụng vẻ đẹp của nhiều loại cây khác nhau để làm đẹp cho không gian sống của mình. Không chỉ thưởng ngoạn ở bên ngoài, họ còn đem một thế giới thiên nhiên thu nhỏ vào trong không gian sống và làm việc của mình với nhiều mục đích khác nhau tùy thuộc vào sở thích của mỗi người. Cây xanh trong thiết kế nội thất thường được sử dụng như 1 yếu tố trang trí, giúp không gian nhìn sinh động hơn, hoặc đơn giản chỉ để che những khuyết điểm của không gian hoặc chứa đựng những ý nghĩa phong thủy sâu xa mang lại may mắn cho gia chủ. Xu hướng hiện nay trong ngành kiến trúc cảnh quan đó là lồng ghép các yếu tố từ thiên nhiên vào ngôi nhà của gia chủ, đặc biệt là sử dụng các loại cây cảnh nhỏ thay cho các loại cây có kích thước lớn. Ngoài yếu tố trang trí, chọn loại cây thích hợp cho có thể góp phần tăng ảnh hưởng tốt đến sức khoẻ của con người, giúp thanh lọc không khí, phòng các bệnh về hô hấp, thư giãn, giảm căng thẳng và khả năng làm việc có hiệu quả hơn. Có thể nói, nhu cầu trồng cây cảnh trang trí nội thất nhà ở văn phòng hiện nay rất thiết yếu cần đảm bảo các tiêu chí đẹp, hợp phong thủy, nghệ thuật hướng tới một không gian tương lai xanh sạch đẹp. Nhưng cây nội thất lại đòi hỏi yêu cầu điều kiện ngoại cảnh cao như yêu cầu về điều kiện về nhiệt độ, ánh sáng, ẩm độ, không khí, đất và dinh dưỡng cao hơn hẳn so với cây ngoại thất. Cây nội thất cũng rất phong phú đa dạng về chủng loại và giá trị sử dụng, có loài chơi hoa, có loài chơi lá nên cần phải áp dụng các chế độ chăm sóc phù hợp. Việc sử dụng phân bón ngoài nguyên tắc sử dụng đúng loại, đúng liều lượng còn phải căn cứ theo thời gian quá trình hòa tan trong đất. Đối với cây trồng nội thất, phân bón hòa tan là một lựa chọn thích hợp hơn so với phân chậm tan và không tan. Trong ngành nông nghiệp đã có rất nhiều nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến các loại cây trồng như cây lương thực, cây công nghiệp, các loại cây đem lại giá trị kinh tế cao… nhưng chưa nhiều người tìm hiểu sâu về nhu cầu dinh dưỡng của cây nội thất. Với mục tiêu duy trì cây luôn xanh tốt, cung cấp đầy đủ các yếu tố cần thiết cho cây thì cần nắm rõ những vai trò của dinh dưỡng và cách thức cung cấp dinh dưỡng phù hợp, vậy nên em chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của một số cây nội thất và ứng dụng trong thiết kế cảnh quan” làm đề tài nghiên cứu. Phần II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Vai trò của phân bón đối với cây trồng 2.1.1. Vai trò và các yếu tố dinh dưỡng trong phân bón Để cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt thì cần có đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng. Đất là nguồn chủ yếu cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Trong đất cũng đã có một số yếu tố khoáng như muối khoáng. Muối khoáng trong đất tồn tại ở dạng không tan hoặc dạng hoà tan (dạng ion). Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào bản chất của đất thì cây không thể nào sinh trưởng và phát triển đến mức tối đa, do vậy cần phải bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng mà biện pháp chủ yếu là thông qua phân bón. Phân bón là nguồn quan trọng cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng, nó bao gồm các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu cho cây đóng vai trò quan trọng trong từng giai đoạn sinh trưởng, ngoài ra còn tham gia vào thành phần các chất cấu tạo nên hệ thống chất nguyên sinh, cấu trúc nên tế bào và các cơ quan. Năm 1938, Sachs và Knop đã tiến hành phương pháp trồng cây trong dung dịch dinh dưỡng để tìm ra các nguyên tố mà cây cần. Họ đã kết luận cây cần 10 nguyên tố để sinh trưởng phát triển bình thường, đó là: Các bon, Oxy, Hydro, Nitơ, Phospho, Kali, Canxi, Lưu huỳnh, Magie và Sắt. Với sự phát triển của các phương pháp nghiên cứu, ngày nay con người đã phát hiện ra một cách chính xác các nguyên tố thiết yếu của cây trồng bao gồm 16 nguyên tố: C, H, O, N, K, P, Ca, Mg, S, Cu, Fe, Mn, Mo, B, Zn, Cl. Các chất dinh dưỡng cây trồng hấp thụ được đều có giá trị như nhau và quan trọng như nhau. Ba nguyên tố C, H, O có sẵn trong tự nhiên và cây có thể tự tổng hợp được nên không được xếp vào nhóm các nguyên tố thiết yếu. Căn cứ vào số lượng chất dinh dưỡng cây trồng sử dụng, người ta có thể chia các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu thành 3 nhóm chính là: nguyên tố dinh dưỡng đa lượng (đạm, lân, kali), trung lượng (canxi, magie, lưu huỳnh) và vi lượng (sắt, kẽm, đồng,…). 2.1.2. Phân loại phân bón và vai trò của từng loại đối với hoa cây cảnh Căn cứ vào nguồn gốc, thành phần, phân bón bao gồm ba loại là phân bón vô cơ (phân hóa học), phân bón hữu cơ, và phân bón vi sinh vật. Phân vô cơ gồm có phân vô cơ đa lượng, trung lượng và vi lượng. Phân vô cơ đa lượng bao gồm phân đạm, lân, kali: Phân đạm (N): theo Hoàng Minh Tấn (2000), đạm có vai trò quan trọng bậc nhất trong các nguyên tố cấu tạo nên sự sống, tham gia vào hàng loạt các chất quan trọng trong cơ thể thực vật như, Protein, Nucleic acid, cấu trúc của Chlorophyl, các Phytohormon, Phytocrom và Vitamin, đạm quyết định các 16 quá trình trao đổi chất, các biến đổi sinh lý, sinh hóa và quá trình sinh trưởng phát triển của cây. Đối với cây hoa cây cảnh, đạm đóng vai trò tạo lên nguyên sinh chất của tế bào, tham ra cấu tạo diệp lục lá, là thành phần chính cho sự quang hợp. Thiếu đạm cây sinh trưởng kém, phát dục nhanh, lá bị vàng, ra hoa sớm, chất lượng hoa kém. Thừa đạm cây sinh trưởng thân, lá mạnh, mềm, yếu, dễ đổ, ra hoa muộn hoặc không ra hoa, sâu bệnh phát sinh, phát triển nhiều (Nguyễn Quang Thạch và Đặng Văn Đông, 2002). Phân lân (P2O5): Lân tham gia vào sự hình thành các nucleoproteit của nhân tế bào, lân có mặt trong phosphatit, chất giữ vai trò quan trọng trong việc kiến tạo nên membran (Plasmalem, tonoplast và membran của tất cả các cơ quan trong tế bào), lân có tác dụng rất lớn trong việc tạo thành tính thấm của tế bào và hình thành áp suất thẩm thấu, hoạt động của enzyme phụ thuộc rất lớn vào sự có mặt của lân. Cùng với vitamin, lân tham gia tạo thành một số enzyme quan trọng trong trao đổi chất (NAD, NADP, FAD...), trong các quá trình trao đổi chất lân giữ vai trò trung tâm vì nó tham gia vào xây dựng nên ATP là hợp chất giàu năng lượng. Lân rất cần cho sự hình thành nên các bộ phận mới ra mầm non (khi đó lân tham gia tích cực trong quá trình kiến tạo nên hoạt chất hình thành mầm hoa, đẻ nhánh, phân cành, ra hoa, đậu quả và phát triển bộ rễ. Lân ảnh hưởng đến sự vận chuyển đường, bột tích lũy về hạt và các bộ phận của chất nguyên sinh làm cho cây chống được lạnh, chống được nóng. Lân còn có tác dụng đệm, làm cho cây chịu được chua, kiềm. Lân có trong thành phần hạt nhân tế bào, rất cần cho sự hình thành bộ phận mới của cây. Lân tham gia vào các thành phần enzim, các Protein, và còn tham gia vào quá trình tổng hợp các axit amin. Do vậy các bộ phận thân, lá, rễ và hoa đều cần lân, lân giúp cho bộ rễ sinh trưởng mạnh, cây con khỏe, tỷ lệ sống cao, thân cứng, hoa bền, màu sắc đẹp. Thiếu lân, đường trong lá tăng, lá già tăng, bộ rễ phát triển kém, cuống hoa ngắn, hoa ít, mau tàn, màu sắc nhợt nhạt (Hoàng Minh Tấn, 2000). Phân kali (K2O): Kali tồn tại chủ yếu ở huyết tương tế bào và không bào và hoàn toàn không có mặt trong nhân tế bào. Theo cơ sở khoa học, hầu hết kali trong tế bào thực vật (80%) tồn tại trong dịch tế bào, chỉ khoảng 20% là tồn tại ở dạng hấp phụ trao đổi với thể keo trong huyết tương và không bào. Mặc dù không trực tiếp tham gia vào cấu trúc vật chất cấu tạo nên tế bào nhưng kali lại có vai trò quan trọng trong việc ổn định các cấu trúc này và hỗ trợ cho việc hình thành các cấu trúc giàu năng lượng như ATP trong quá trình quang hợp và phosphoril hóa. Kali có tác dụng điều chỉnh các đặc tính lý hóa học của keo nguyên 17 sinh chất, kali là nhân tố điều chỉnh sự đóng mở của khí khổng, nên có tác dụng điều chỉnh sự trao đổi nước trong cây, kali có ý nghĩa quan trọng trong sự hình thành sức trương của tế bào, điều chỉnh dòng vận chuyển trong libe, kali hoạt hóa hàng loạt các enzyme trong tế bào chất như RuDP Carboxylaza, nitratriductaza, ATPaza... (Hoàng Minh Tấn và cs, 2000). Trước lúc ra hoa kali giữ mối quan hệ về nồng độ giữa canxi và natri ở mức tương đối ổn định, kali thâm nhập vào tế bào làm tăng tính thấm của màng đối với nhiều chất, ảnh hưởng mạnh tới quá trình trao đổi Gluxit, đến trạng thái nguyên sinh chất của tế bào từ đó giúp cho sự vận chuyển các chất đường bột trong cây,nhờ đó giúp cây giữ nước tốt, tăng khả năng chống hạn, tăng cường tính chống rét và tăng cường khả năng kháng các bệnh về nấm, tăng khả năng quang hợp (Nguyễn Quang Thạch, Đặng Văn Đông, 2000). + Phân vô cơ trung lượng: Canxi (Ca), rất cần cho quá trình phân chia tế bào và sự sinh trưởng của bộ rễ, vì nó tham gia vào sự hình thành các gian bào mà bản thân các chất này được tạo thành từ pectat canxi. Đặc biệt canxi có vai trò như một chất giải độc do trung hòa bớt các axit hữu cơ trong cây và hạn chế độc hại khi dư thừa một số chất như K+, NH4+. Nó cũng cần thiết cho sự đồng hóa đạm nitrat và vận chuyển gluxit từ tế bào đến các bộ phận dự trữ của cây. Canxi giúp cây chịu úng tốt hơn do làm giảm độ thấm của tế bào và việc hút nước của cây. Ngoài ra, canxi có còn có tác dụng cải tạo đất, giảm độ chua mặn và tăng cường độ phì của đất, giúp cho cây sinh trưởng tốt, nếu thiếu canxi bộ rễ cây phát triển chậm, thân mềm yếu, nghiêm trọng hơn lá non và đỉnh sinh trưởng bị chết khô, thiếu canxi ảnh hưởng đến sự hình thành vách tế bào. Canxi giúp cho cây tăng tính chịu nhiệt, hạn chế tác dụng của axit hữu cơ, ảnh hưởng tới quá trình hút nước và dinh dưỡng (Hoàng Minh Tấn, 2000). Magie (Mg), có vai trò quan trọng trong trao đổi chất và quang hợp của cây trồng. Trong lá magie chiếm tới 10% hàm lượng các chất. Bên cạnh đó magie còn đóng vai trò hoạt hóa các enzyme trong các phản ứng trao đổi gluxit, liên quan đến quang hợp, hô hấp và trao đổi axit nucleic (Hoàng Minh Tấn và cs, 2000). Thiếu Magie lá già bị đốm vàng lan rộng ra toàn bộ diện tích với các đốm đen trên mép lá, cây thường nhỏ, giòn dễ gãy, bón phân Magie làm tăng năng suất, tăng số nhánh, tăng tính chống chịu ở hoa cây cảnh (Nguyễn Xuân Linh, Nguyễn Thị Kim Lý, 2005). + Các nguyên tố vi lượng chỉ chiếm 0,05% vật chất sống của cây, nhưng nó lại đóng vai trò sinh lý đặc biệt quan trọng trong cây (Hoàng Đức Cự, 1995). Vi lượng, xét về mặt số lượng cây cần không nhiều, nhưng mỗi nguyên tố đều có vai trò xác định trong các giai đoạn của cây trồng và không thể thay thế trong đời sống cây trồng (Vũ Hữu Yên, 1998). Các nguyên tố vi lượng cây hoa cần là: Cu, Zn, Fe, Mn, B... Phân hữu cơ bao gồm các loại phân bắc, phân chuồng, xác các loại động vật, phân rác, phân xanh...các phân này có chứa hầu hết các nguyên tố đa lượng và vi lượng, giúp cây sinh trưởng tốt, bền khỏe, hoa đẹp. Tuy nhiên phân hữu cơ có nhược điểm tác dụng chậm, gây ô nhiễm môi trường vì vậy trong canh tác người ta thường ủ phân hữu cơ với phân vi sinh để bón lót hoặc bón thúc (Nguyễn Xuân Linh, Nguyễn Thị Kim Lý, 2005). Tuy nhiên đối với cây cảnh, nhất là những cây nội thất thì việc sử dụng phân bón hữu cơ là không thích hợp do môi trường sống của cây và đặc tính của loại phân này. Phân vi sinh vật là những chế phẩm trong đó có chứa các loài vi sinh vật có ích. Có nhiều nhóm vi sinh vật có ích bao gồm vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn được sử dụng để làm phân bón. Trong số đó quan trọng là các nhóm vi sinh vật cố định đạm, hoà tan lân, phân giải chất hữu cơ, kích thích sinh trưởng cây trồng, v.v..Trong những năm gần đây, ở nhiều nước trên thế giới, người ta đã tổ chức sản xuất công nghiệp một số loại phân vi sinh vật và đem bán ở thị trường trong nước. Một số loại phân vi sinh vật được bán rộng rãi trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, mức độ các loại phân vi sinh vật còn rất ít và chỉ là bộ phận nhỏ so với phân hoá học trên thị trường phân bón. 2.2. Tình hình nghiên cứu, sử dụng phân bón trên thế giới và Việt Nam Theo Nguyễn Văn Uyển (1995), phân bón trên thị trường trong nước và thế giới rất phong phú, thường sản xuất dưới dạng các chế phẩm, có thể chia thành 3 nhóm: Nhóm chỉ có các yếu tố dinh dưỡng đa lượng và vi lượng phối hợp hoặc riêng rẽ. Nhóm có thêm các chất kích thích sinh trưởng, nhằm thúc đẩy sinh trưởng hoặc thúc đẩy ra hoa kết trái, giảm tỷ lệ rụng quả, thúc đẩy quá trình chín hoặc làm mau ra rễ. Nhóm có các loại thuốc hóa học phòng trừ sâu bệnh được phối trộn với tỷ lệ thích hợp. 2.2.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng phân bón trên thế giới Theo thông báo của Tổ chức Nông lương quốc tế (FAO), nếu bón phân đồng bộ, cân đối, hợp lý thì phân bón cho tăng năng suất cây trồng bình quân từ 3540% phần còn lại do giống và các yếu tố khác (tư liệu FAO năm 1970). Trong khi khoa học lai tạo giống mới cây trồng tối đa chỉ đạt trên 10%. Theo đánh giá của Viện Dinh dưỡng Cây trồng Quốc tế (IPNI), phân bón góp khoảng 3035% tổng sản lượng cây trồng, phân bón vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, giúp làm tăng độ mầu mỡ của đất, tăng năng suất cho cây trồng, chất lượng nông sản. Có thể nói, phân bón chiếm vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp sạch và thâm canh tăng năng suất, chất lượng cây trồng nhất là trong lĩnh vực sản xuất Rau Hoa Quả. Hàng vụ, ngoài lượng dinh dưỡng cây lấy đi thì chất dinh dưỡng còn bị mất đi theo nhiều con đường khác. Trong đó, một phần lớn là bị rửa trôi do nước và do gió, phần khác do trực di vì thành phần cơ giới và hàm lượng mùn trong đất suy giảm. Để giữ cho độ phì nhiêu của đất được ổn định thì ngoài việc sử dụng chế độ canh tác đúng, bổ sung chất dinh dưỡng, chất khoáng hàng năm cho đất theo nguyên tắc cây lấy đi bao nhiêu, ta bổ sung lại một lượng chất tương đương. Không nên bón nhiều một hai chất mà bỏ quên các chất khác hoặc bón quá nhiều chất này hay chất kia, điều đó sẽ làm cho hiệu suất sử dụng của chúng suy giảm, ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kinh tế cây trồng. Vào cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, thuyết Mùn do Thaer (1873) đề xuất cho từng cây hấp thụ mùn để sống. Đến thế kỷ XIX nhà hoá học người Đức Liebig (1840) đã xây dựng thuyết chất khoáng. Liebig cho rằng độ màu mỡ của đất là do muối khoáng trong đất. Ông nhấn mạnh rằng việc bón phân hoá học cho cây sẽ làm tăng năng suất cây trồng. Năm 1963, Kinur và Chiber khẳng định việc bón phân vào đất cho từng thời kỳ khác nhau là khác nhau. Vào năm 1964, Prianitnikov đưa ra quan điểm: phân bón là nguồn dinh dưỡng bổ sung cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, đối với từng loại cây, từng tuổi cây cần có những nghiên cứu cụ thể tránh lãng phí phân bón không cần thiết. Việc bón phân thiếu hoặc thừa đều dẫn đến biểu hiện về chất lượng cây kém đi, sinh trưởng chậm. Việc phát hiện ra các chất kích thích sinh trưởng như Auxin (1880 Darwin, 1928 Went, 1934 Kogl), Gibberellin (1926 Kurosawa, 1938 Yabuta), Xytokinin (1955 Miller, Skoog), các chất ức chế sinh trưởng như axit abxixic (1961 liu, Carn, 1963 Ohkuma, Eddicott), Ethylen, các hợp chất phenol... và sử dụng các chất này làm phương tiện hóa học để điều chỉnh quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng, được coi như bước đầu tiên sử dụng chế phẩm phân bón cho cây trồng (Cao Kỳ Sơn, Nguyễn Văn Bộ, Bùi Đình Dinh, 1998). Trong những năm gần đây nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Nhật, Anh, Đức, Thái Lan, Trung Quốc... đã sản xuất và sử dụng nhiều chế phẩm phân bón có tác dụng làm tăng năng suất, phẩm chất nông sản, không làm ô nhiễm môi trường như : YoGen, Atonik... (Nhật Bản), Organic, Cheer...(Thái Lan), Bloom Plus, Solu Spray, Spray... (Hoa Kỳ), Đặc đa thu, Đặc phong thu, Diệp lục tố... (Trung Quốc)... nhiều chế phẩm đã được khảo nghiệm và cho phép sử dụng trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam (Cao Kỳ Sơn, Nguyễn Văn Bộ, Bùi Đình Dinh, 1998).
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC i
LỜI CAM ĐOAN iii
LỜI CẢM ƠN iv
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
Phần I: MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích và yêu cầu 2
1.1.1 Mục đích 2
1.1.2 Yêu cầu 2
Phần II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Vai trò của phân bón đối với cây trồng 3
2.1.1 Vai trò và các yếu tố dinh dưỡng trong phân bón 3
2.1.2 Phân loại phân bón và vai trò của từng loại đối với hoa cây cảnh 4
2.2 Tình hình nghiên cứu, sử dụng phân bón trên thế giới và Việt Nam 7
2.2.1 Tình hình nghiên cứu và sử dụng phân bón trên thế giới 8
2.2.2 Tình hình nghiên cứu và sử dụng phân bón trong nước 9
2.3 Sơ lược hình thành và phát triển hệ thống tưới nhỏ giọt 13
2.3.1 Trên thế giới 13
2.3.2 Tại Việt Nam 16
Phần III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
3.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 18
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 18
3.1.2 Vật liệu nghiên cứu 18
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 19
3.2.1 Địa điểm nghiên cứu 19
3.2.2 Thời gian nghiên cứu 19
3.3 Nội dung nghiên cứu 19
3.4 Phương pháp nghiên cứu 20
3.4.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 20
Trang 23.4.2 Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu 24
3.4.3 Phương pháp phân tích số liệu 25
3.5 Phương pháp thiết kế trong ứng dụng cảnh quan 25
Phần IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 26
4.1 Kết quả nghiên cứu thí nghiệm 26
4.1.1 Ảnh hưởng của phân bón đến tốc độ sinh trưởng cây Ngọc Ngân 26
4.1.1.1 Tốc độ sinh trưởng chiều cao cây 26
4.1.1.2 Động thái ra lá 27
4.1.1.3 Tốc độ sinh trưởng đường kính tán 28
4.1.1.4 Tốc độ tăng trưởng kích thước lá mới thí nghiệm 1 29
4.1.1.5 Chỉ tiêu hoa của cây Ngọc Ngân 30
4.1.1.6 Chỉ số diệp lục (chỉ số spad) thí nghiệm 1 32
4.1.2 Ảnh hưởng của phân bón đến tốc độ sinh trưởng cây Saphia 34
4.1.2.1 Tốc độ sinh trưởng chiều cao cây 34
4.2.1.2 Động thái ra lá 35
4.1.2.3 Tốc độ sinh trưởng đường kính tán 36
4.1.2.4 Tốc độ tăng trưởng kích thước lá mới thí nghiệm 2 37
4.1.2.5 Sự phát triển phân cành cấp 1 của cây Saphia 38
4.1.2.6 Chỉ số diệp lục (chỉ số spad) thí nghiệm 2 39
4.2 Phương án thiết kế ứng dụng 41
4.2.1 Phân tích hiện trạng 41
4.2.2 Thuyết minh ý tưởng 43
4.2.2.1 Ý tưởng chung 43
4.2.2.2 Phương án thiết kế 45
4.2.3 Dự toán công trình 50
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52
5.1 Kết luận 52
5.2 Kiến nghị 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
PHỤ LỤC 55
KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU THỐNG KÊ 57
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi Số liệu vàkết quả nghiên cứu trong đề tài này là hoàn toàn trung thực và chưa từng đượccông bố hoặc sử dụng trong bất kì công trình nào khác
Tác giả đề tài
Nguyễn Thị Ngọc Anh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt đề tài khóa luận này ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bảnthân tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các Thầy Cô giáocùng sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn trong lớp
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng tới Thầy
giáo Th.S Bùi Ngọc Tấn Bộ môn Rau Hoa Quả Khoa Nông học
-Trường Học Viện Nông nghiệp Việt Nam đã dành nhiều thời gian tâm huyết,tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi về mọi mặt để tôi hoàn thành tốtkhóa luận này
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các Thầy giáo, Cô giáo cùngtoàn thể cán bộ nhân viên trong Bộ môn Rau - Hoa - Quả - Khoa Nông học
đã quan tâm giúp đỡ tôi, chia sẻ kinh nghiệm quý báu, tạo điều kiện tốt nhấttrong quá trình thực hiện đề tài khóa luận
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, các bạn trong lớpK58-RHQ và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành báocáo tốt nghiệp này
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 01 tháng 07 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Ngọc Anh
Trang 5DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây Ngọc Ngân 26
Bảng 4.2: Tốc độ tăng trưởng số lượng lá của cây Ngọc Ngân 27
Bảng 4.3: Tốc độ tăng trưởng đường kính tán cây Ngọc Ngân 28
Bảng 4.4: Sự phát triển kích thước lá cây Ngọc Ngân 29
Bảng 4.5: Tỉ lệ ra hoa của cây Ngọc Ngân 31
Bảng 4.6: Kích thước hoa cây Ngọc Ngân 32
Bảng 4.7: Biến động chỉ số diệp lục của lá cây Ngọc Ngân 33
Bảng 4.8: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây Saphia 34
Bảng 4.9: Tốc độ tăng trưởng số lượng lá của cây Saphia 35
Bảng 4.10: Tốc độ tăng trưởng đường kính tán cây Saphia 36
Bảng 4.11: Sự phát triển kích thước lá cây Saphia 37
Bảng 4.12: Sự phát triển phân cành cấp 1 cây saphia 38
Bảng 4.13: Biến động chỉ số diệp lục của lá cây Saphia 39
Bảng 4.14: Biến động chỉ số diệp lục của lá cây trong thí nghiệm 2 50
Trang 6DANH MỤC ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH
Đồ thị 4.1: Kích thước lá trung bình cây Ngọc Ngân 30
Đồ thị 4.2: Kích thước lá trung bình cây Saphia 37
Hình 2.1: Các quốc gia dẫn đầu số sáng chế về đăng ký tưới nhỏ giọt (2010) 15
Hình 4.2: Địa điểm thiết kế 41
Hình 4.3: Sơ đồ công năng 44
Hình 4.4: Mặt bằng tổng thể thiết kế quán cafe 45
Hình 4.5: Phối cảnh mặt tiền 46
Hình 4.6: Khu vực cửa chính……… ………46
Hình 4.7: Khu vực cửa kính 46
Hình 4.8: Giá đỡ gắn trên tường 47
Hình 4.9: Vị trí trung tâm quán Cafe 47
Hình 4.10: Phối cảnh vườn tường 48
Trang 8Phần I: MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề
Cảnh quan xanh luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống củamỗi chúng ta Cảnh quan xanh giúp con người gần gũi hơn với thiên nhiên vàtạo ra bầu không khí trong lành, thư thái Bên cạnh đó, ta còn biết rằng hoa câycảnh là tinh hoa của thiên nhiên, chúng không chỉ mang vẻ đẹp rực rỡ mà phầnlớn còn có giá trị bảo vệ môi trường Từ xa xưa, con người đã biết tận dụng vẻđẹp của nhiều loại cây khác nhau để làm đẹp cho không gian sống của mình.Không chỉ thưởng ngoạn ở bên ngoài, họ còn đem một thế giới thiên nhiên thunhỏ vào trong không gian sống và làm việc của mình với nhiều mục đích khácnhau tùy thuộc vào sở thích của mỗi người
Cây xanh trong thiết kế nội thất thường được sử dụng như 1 yếu tố trangtrí, giúp không gian nhìn sinh động hơn, hoặc đơn giản chỉ để che những khuyếtđiểm của không gian hoặc chứa đựng những ý nghĩa phong thủy sâu xa mang lạimay mắn cho gia chủ Xu hướng hiện nay trong ngành kiến trúc cảnh quan đó làlồng ghép các yếu tố từ thiên nhiên vào ngôi nhà của gia chủ, đặc biệt là sử dụngcác loại cây cảnh nhỏ thay cho các loại cây có kích thước lớn Ngoài yếu tốtrang trí, chọn loại cây thích hợp cho có thể góp phần tăng ảnh hưởng tốt đếnsức khoẻ của con người, giúp thanh lọc không khí, phòng các bệnh về hô hấp,thư giãn, giảm căng thẳng và khả năng làm việc có hiệu quả hơn Có thể nói,nhu cầu trồng cây cảnh trang trí nội thất nhà ở văn phòng hiện nay rất thiết yếucần đảm bảo các tiêu chí đẹp, hợp phong thủy, nghệ thuật hướng tới một khônggian tương lai xanh sạch đẹp Nhưng cây nội thất lại đòi hỏi yêu cầu điều kiệnngoại cảnh cao như yêu cầu về điều kiện về nhiệt độ, ánh sáng, ẩm độ, khôngkhí, đất và dinh dưỡng cao hơn hẳn so với cây ngoại thất Cây nội thất cũng rấtphong phú đa dạng về chủng loại và giá trị sử dụng, có loài chơi hoa, có loàichơi lá nên cần phải áp dụng các chế độ chăm sóc phù hợp
Trang 9Việc sử dụng phân bón ngoài nguyên tắc sử dụng đúng loại, đúng liềulượng còn phải căn cứ theo thời gian quá trình hòa tan trong đất Đối với câytrồng nội thất, phân bón hòa tan là một lựa chọn thích hợp hơn so với phân chậmtan và không tan
Trong ngành nông nghiệp đã có rất nhiều nghiên cứu ảnh hưởng của phânbón đến các loại cây trồng như cây lương thực, cây công nghiệp, các loại câyđem lại giá trị kinh tế cao… nhưng chưa nhiều người tìm hiểu sâu về nhu cầudinh dưỡng của cây nội thất Với mục tiêu duy trì cây luôn xanh tốt, cung cấpđầy đủ các yếu tố cần thiết cho cây thì cần nắm rõ những vai trò của dinh dưỡng
và cách thức cung cấp dinh dưỡng phù hợp, vậy nên em chọn đề tài “Nghiên
cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của một số cây nội thất và ứng dụng trong thiết kế cảnh quan” làm đề tài nghiên cứu.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.1.1 Mục đích
- Dựa vào kết quả nghiên cứu để đánh giá được ảnh hưởng của dinh dưỡngđến cây nội thất, làm cơ sở khoa học để xây dựng kỹ thuật, áp dụng vàocảnh quan thực tế, từ đó đưa ra được các quy trình, phương pháp, chế độchăm sóc, cung cấp bổ sung dinh dưỡng cho cây
- Ứng dụng thiết kế cảnh quan nội thất tạo không gian xanh trong nhà nhằmđáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của con người
1.1.2 Yêu cầu
- Đo lường, đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng của cây trong các điều kiệnchăm sóc, chế độ tưới, công thức phân bón khác nhau
- So sánh ảnh hưởng của phân bón khi áp dụng cùng một phương pháp bón
- Hoàn thành bản vẽ thiết kế cảnh quan nội thất, phối cảnh và hạch toán chiphí cho thiết kế
Trang 10Phần II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Vai trò của phân bón đối với cây trồng
2.1.1 Vai trò và các yếu tố dinh dưỡng trong phân bón
Để cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt thì cần có đầy đủ các yếu tốdinh dưỡng Đất là nguồn chủ yếu cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng Trongđất cũng đã có một số yếu tố khoáng như muối khoáng Muối khoáng trong đấttồn tại ở dạng không tan hoặc dạng hoà tan (dạng ion) Tuy nhiên, nếu chỉ dựavào bản chất của đất thì cây không thể nào sinh trưởng và phát triển đến mức tối
đa, do vậy cần phải bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng mà biện pháp chủ yếu làthông qua phân bón Phân bón là nguồn quan trọng cung cấp các chất dinhdưỡng cho cây trồng, nó bao gồm các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếucho cây đóng vai trò quan trọng trong từng giai đoạn sinh trưởng, ngoài ra còntham gia vào thành phần các chất cấu tạo nên hệ thống chất nguyên sinh, cấutrúc nên tế bào và các cơ quan
Năm 1938, Sachs và Knop đã tiến hành phương pháp trồng cây trongdung dịch dinh dưỡng để tìm ra các nguyên tố mà cây cần Họ đã kết luận câycần 10 nguyên tố để sinh trưởng phát triển bình thường, đó là: Các bon, Oxy,Hydro, Nitơ, Phospho, Kali, Canxi, Lưu huỳnh, Magie và Sắt Với sự phát triểncủa các phương pháp nghiên cứu, ngày nay con người đã phát hiện ra một cáchchính xác các nguyên tố thiết yếu của cây trồng bao gồm 16 nguyên tố: C, H, O,
N, K, P, Ca, Mg, S, Cu, Fe, Mn, Mo, B, Zn, Cl Các chất dinh dưỡng cây trồnghấp thụ được đều có giá trị như nhau và quan trọng như nhau Ba nguyên tố C,
H, O có sẵn trong tự nhiên và cây có thể tự tổng hợp được nên không được xếpvào nhóm các nguyên tố thiết yếu Căn cứ vào số lượng chất dinh dưỡng câytrồng sử dụng, người ta có thể chia các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu thành 3nhóm chính là: nguyên tố dinh dưỡng đa lượng (đạm, lân, kali), trung lượng(canxi, magie, lưu huỳnh) và vi lượng (sắt, kẽm, đồng,…)
Trang 112.1.2 Phân loại phân bón và vai trò của từng loại đối với hoa cây cảnh
Căn cứ vào nguồn gốc, thành phần, phân bón bao gồm ba loại là phân bón
vô cơ (phân hóa học), phân bón hữu cơ, và phân bón vi sinh vật
Phân vô cơ gồm có phân vô cơ đa lượng, trung lượng và vi lượng Phân
vô cơ đa lượng bao gồm phân đạm, lân, kali:
-Phân đạm (N): theo Hoàng Minh Tấn (2000), đạm có vai trò quan trọng bậcnhất trong các nguyên tố cấu tạo nên sự sống, tham gia vào hàng loạt các chấtquan trọng trong cơ thể thực vật như, Protein, Nucleic acid, cấu trúc củaChlorophyl, các Phytohormon, Phytocrom và Vitamin, đạm quyết định các 16quá trình trao đổi chất, các biến đổi sinh lý, sinh hóa và quá trình sinh trưởngphát triển của cây Đối với cây hoa cây cảnh, đạm đóng vai trò tạo lên nguyênsinh chất của tế bào, tham ra cấu tạo diệp lục lá, là thành phần chính cho sựquang hợp Thiếu đạm cây sinh trưởng kém, phát dục nhanh, lá bị vàng, ra hoasớm, chất lượng hoa kém Thừa đạm cây sinh trưởng thân, lá mạnh, mềm, yếu,
dễ đổ, ra hoa muộn hoặc không ra hoa, sâu bệnh phát sinh, phát triển nhiều(Nguyễn Quang Thạch và Đặng Văn Đông, 2002)
bào, lân có mặt trong phosphatit, chất giữ vai trò quan trọng trong việc kiến tạonên membran (Plasmalem, tonoplast và membran của tất cả các cơ quan trong tếbào), lân có tác dụng rất lớn trong việc tạo thành tính thấm của tế bào và hìnhthành áp suất thẩm thấu, hoạt động của enzyme phụ thuộc rất lớn vào sự có mặtcủa lân Cùng với vitamin, lân tham gia tạo thành một số enzyme quan trọngtrong trao đổi chất (NAD, NADP, FAD ), trong các quá trình trao đổi chất lângiữ vai trò trung tâm vì nó tham gia vào xây dựng nên ATP là hợp chất giàunăng lượng Lân rất cần cho sự hình thành nên các bộ phận mới ra mầm non (khi
đó lân tham gia tích cực trong quá trình kiến tạo nên hoạt chất hình thành mầmhoa, đẻ nhánh, phân cành, ra hoa, đậu quả và phát triển bộ rễ Lân ảnh hưởng
Trang 12sinh làm cho cây chống được lạnh, chống được nóng Lân còn có tác dụng đệm,làm cho cây chịu được chua, kiềm Lân có trong thành phần hạt nhân tế bào, rấtcần cho sự hình thành bộ phận mới của cây Lân tham gia vào các thành phầnenzim, các Protein, và còn tham gia vào quá trình tổng hợp các axit amin Dovậy các bộ phận thân, lá, rễ và hoa đều cần lân, lân giúp cho bộ rễ sinh trưởngmạnh, cây con khỏe, tỷ lệ sống cao, thân cứng, hoa bền, màu sắc đẹp Thiếu lân,đường trong lá tăng, lá già tăng, bộ rễ phát triển kém, cuống hoa ngắn, hoa ít,mau tàn, màu sắc nhợt nhạt (Hoàng Minh Tấn, 2000).
hoàn toàn không có mặt trong nhân tế bào Theo cơ sở khoa học, hầu hết kalitrong tế bào thực vật (80%) tồn tại trong dịch tế bào, chỉ khoảng 20% là tồn tại ởdạng hấp phụ trao đổi với thể keo trong huyết tương và không bào Mặc dùkhông trực tiếp tham gia vào cấu trúc vật chất cấu tạo nên tế bào nhưng kali lại
có vai trò quan trọng trong việc ổn định các cấu trúc này và hỗ trợ cho việc hìnhthành các cấu trúc giàu năng lượng như ATP trong quá trình quang hợp vàphosphoril hóa Kali có tác dụng điều chỉnh các đặc tính lý hóa học của keonguyên 17 sinh chất, kali là nhân tố điều chỉnh sự đóng mở của khí khổng, nên
có tác dụng điều chỉnh sự trao đổi nước trong cây, kali có ý nghĩa quan trọngtrong sự hình thành sức trương của tế bào, điều chỉnh dòng vận chuyển tronglibe, kali hoạt hóa hàng loạt các enzyme trong tế bào chất như RuDP -Carboxylaza, nitratriductaza, ATPaza (Hoàng Minh Tấn và cs, 2000) Trướclúc ra hoa kali giữ mối quan hệ về nồng độ giữa canxi và natri ở mức tương đối
ổn định, kali thâm nhập vào tế bào làm tăng tính thấm của màng đối với nhiềuchất, ảnh hưởng mạnh tới quá trình trao đổi Gluxit, đến trạng thái nguyên sinhchất của tế bào từ đó giúp cho sự vận chuyển các chất đường bột trong cây,nhờ
đó giúp cây giữ nước tốt, tăng khả năng chống hạn, tăng cường tính chống rét vàtăng cường khả năng kháng các bệnh về nấm, tăng khả năng quang hợp (NguyễnQuang Thạch, Đặng Văn Đông, 2000)
Trang 13+ Phân vô cơ trung lượng:
- Canxi (Ca), rất cần cho quá trình phân chia tế bào và sự sinh trưởng của bộ rễ,
vì nó tham gia vào sự hình thành các gian bào mà bản thân các chất này đượctạo thành từ pectat canxi Đặc biệt canxi có vai trò như một chất giải độc dotrung hòa bớt các axit hữu cơ trong cây và hạn chế độc hại khi dư thừa một sốchất như K+, NH4+ Nó cũng cần thiết cho sự đồng hóa đạm nitrat và vậnchuyển gluxit từ tế bào đến các bộ phận dự trữ của cây Canxi giúp cây chịu úngtốt hơn do làm giảm độ thấm của tế bào và việc hút nước của cây Ngoài ra,canxi có còn có tác dụng cải tạo đất, giảm độ chua mặn và tăng cường độ phìcủa đất, giúp cho cây sinh trưởng tốt, nếu thiếu canxi bộ rễ cây phát triển chậm,thân mềm yếu, nghiêm trọng hơn lá non và đỉnh sinh trưởng bị chết khô, thiếucanxi ảnh hưởng đến sự hình thành vách tế bào Canxi giúp cho cây tăng tínhchịu nhiệt, hạn chế tác dụng của axit hữu cơ, ảnh hưởng tới quá trình hút nước
và dinh dưỡng (Hoàng Minh Tấn, 2000)
- Magie (Mg), có vai trò quan trọng trong trao đổi chất và quang hợp của câytrồng Trong lá magie chiếm tới 10% hàm lượng các chất Bên cạnh đó magiecòn đóng vai trò hoạt hóa các enzyme trong các phản ứng trao đổi gluxit, liênquan đến quang hợp, hô hấp và trao đổi axit nucleic (Hoàng Minh Tấn và cs,2000) Thiếu Magie lá già bị đốm vàng lan rộng ra toàn bộ diện tích với các đốmđen trên mép lá, cây thường nhỏ, giòn dễ gãy, bón phân Magie làm tăng năngsuất, tăng số nhánh, tăng tính chống chịu ở hoa cây cảnh (Nguyễn Xuân Linh,Nguyễn Thị Kim Lý, 2005)
+ Các nguyên tố vi lượng chỉ chiếm 0,05% vật chất sống của cây, nhưng nó lạiđóng vai trò sinh lý đặc biệt quan trọng trong cây (Hoàng Đức Cự, 1995) Vilượng, xét về mặt số lượng cây cần không nhiều, nhưng mỗi nguyên tố đều cóvai trò xác định trong các giai đoạn của cây trồng và không thể thay thế trongđời sống cây trồng (Vũ Hữu Yên, 1998) Các nguyên tố vi lượng cây hoa cần là:
Trang 14Phân hữu cơ bao gồm các loại phân bắc, phân chuồng, xác các loại độngvật, phân rác, phân xanh các phân này có chứa hầu hết các nguyên tố đa lượng
và vi lượng, giúp cây sinh trưởng tốt, bền khỏe, hoa đẹp Tuy nhiên phân hữu cơ
có nhược điểm tác dụng chậm, gây ô nhiễm môi trường vì vậy trong canh tácngười ta thường ủ phân hữu cơ với phân vi sinh để bón lót hoặc bón thúc(Nguyễn Xuân Linh, Nguyễn Thị Kim Lý, 2005) Tuy nhiên đối với cây cảnh,nhất là những cây nội thất thì việc sử dụng phân bón hữu cơ là không thích hợp
do môi trường sống của cây và đặc tính của loại phân này
Phân vi sinh vật là những chế phẩm trong đó có chứa các loài vi sinh vật
có ích Có nhiều nhóm vi sinh vật có ích bao gồm vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn được
sử dụng để làm phân bón Trong số đó quan trọng là các nhóm vi sinh vật cốđịnh đạm, hoà tan lân, phân giải chất hữu cơ, kích thích sinh trưởng cây trồng,v.v Trong những năm gần đây, ở nhiều nước trên thế giới, người ta đã tổ chứcsản xuất công nghiệp một số loại phân vi sinh vật và đem bán ở thị trường trongnước Một số loại phân vi sinh vật được bán rộng rãi trên thị trường thế giới.Tuy nhiên, mức độ các loại phân vi sinh vật còn rất ít và chỉ là bộ phận nhỏ sovới phân hoá học trên thị trường phân bón
2.2 Tình hình nghiên cứu, sử dụng phân bón trên thế giới và Việt Nam
Theo Nguyễn Văn Uyển (1995), phân bón trên thị trường trong nước vàthế giới rất phong phú, thường sản xuất dưới dạng các chế phẩm, có thể chiathành 3 nhóm:
- Nhóm chỉ có các yếu tố dinh dưỡng đa lượng và vi lượng phối hợp hoặc riêng
rẽ
- Nhóm có thêm các chất kích thích sinh trưởng, nhằm thúc đẩy sinh trưởnghoặc thúc đẩy ra hoa kết trái, giảm tỷ lệ rụng quả, thúc đẩy quá trình chín hoặclàm mau ra rễ
- Nhóm có các loại thuốc hóa học phòng trừ sâu bệnh được phối trộn với tỷ lệthích hợp
Trang 152.2.1 Tình hình nghiên cứu và sử dụng phân bón trên thế giới
Theo thông báo của Tổ chức Nông lương quốc tế (FAO), nếu bón phânđồng bộ, cân đối, hợp lý thì phân bón cho tăng năng suất cây trồng bình quân từ35-40% phần còn lại do giống và các yếu tố khác (tư liệu FAO năm 1970).Trong khi khoa học lai tạo giống mới cây trồng tối đa chỉ đạt trên 10% Theođánh giá của Viện Dinh dưỡng Cây trồng Quốc tế (IPNI), phân bón góp khoảng30-35% tổng sản lượng cây trồng, phân bón vừa cung cấp dinh dưỡng cho câytrồng, giúp làm tăng độ mầu mỡ của đất, tăng năng suất cho cây trồng, chấtlượng nông sản Có thể nói, phân bón chiếm vị trí quan trọng trong nền nôngnghiệp sạch và thâm canh tăng năng suất, chất lượng cây trồng nhất là trong lĩnhvực sản xuất Rau - Hoa - Quả
Hàng vụ, ngoài lượng dinh dưỡng cây lấy đi thì chất dinh dưỡng còn bịmất đi theo nhiều con đường khác Trong đó, một phần lớn là bị rửa trôi do nước
và do gió, phần khác do trực di vì thành phần cơ giới và hàm lượng mùn trongđất suy giảm Để giữ cho độ phì nhiêu của đất được ổn định thì ngoài việc sửdụng chế độ canh tác đúng, bổ sung chất dinh dưỡng, chất khoáng hàng năm chođất theo nguyên tắc cây lấy đi bao nhiêu, ta bổ sung lại một lượng chất tươngđương Không nên bón nhiều một hai chất mà bỏ quên các chất khác hoặc bónquá nhiều chất này hay chất kia, điều đó sẽ làm cho hiệu suất sử dụng của chúngsuy giảm, ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kinh tế cây trồng
Vào cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, thuyết Mùn do Thaer (1873) đềxuất cho từng cây hấp thụ mùn để sống Đến thế kỷ XIX nhà hoá học người ĐứcLiebig (1840) đã xây dựng thuyết chất khoáng Liebig cho rằng độ màu mỡ củađất là do muối khoáng trong đất Ông nhấn mạnh rằng việc bón phân hoá họccho cây sẽ làm tăng năng suất cây trồng Năm 1963, Kinur và Chiber khẳng địnhviệc bón phân vào đất cho từng thời kỳ khác nhau là khác nhau Vào năm 1964,Prianitnikov đưa ra quan điểm: phân bón là nguồn dinh dưỡng bổ sung cho cây
Trang 16nghiên cứu cụ thể tránh lãng phí phân bón không cần thiết Việc bón phân thiếuhoặc thừa đều dẫn đến biểu hiện về chất lượng cây kém đi, sinh trưởng chậm.
Việc phát hiện ra các chất kích thích sinh trưởng như Auxin (1880 Darwin, 1928 - Went, 1934 - Kogl), Gibberellin (1926 - Kurosawa, 1938 -Yabuta), Xytokinin (1955 - Miller, Skoog), các chất ức chế sinh trưởng như axitabxixic (1961 - liu, Carn, 1963 - Ohkuma, Eddicott), Ethylen, các hợp chấtphenol và sử dụng các chất này làm phương tiện hóa học để điều chỉnh quátrình sinh trưởng, phát triển của cây trồng, được coi như bước đầu tiên sử dụngchế phẩm phân bón cho cây trồng (Cao Kỳ Sơn, Nguyễn Văn Bộ, Bùi ĐìnhDinh, 1998) Trong những năm gần đây nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Nhật,Anh, Đức, Thái Lan, Trung Quốc đã sản xuất và sử dụng nhiều chế phẩm phânbón có tác dụng làm tăng năng suất, phẩm chất nông sản, không làm ô nhiễmmôi trường như : YoGen, Atonik (Nhật Bản), Organic, Cheer (Thái Lan),Bloom Plus, Solu Spray, Spray (Hoa Kỳ), Đặc đa thu, Đặc phong thu, Diệp lụctố (Trung Quốc) nhiều chế phẩm đã được khảo nghiệm và cho phép sử dụngtrong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam (Cao Kỳ Sơn, Nguyễn Văn Bộ, BùiĐình Dinh, 1998)
-2.2.2 Tình hình nghiên cứu và sử dụng phân bón trong nước
So với các lĩnh vực nông nghiệp khác, nghề trồng hoa cây cảnh là mộtngành kinh tế còn non trẻ nhưng những năm qua đã phát triển với tốc độ mạnh
mẽ nhờ giá trị thiết thực nó đem lại, giá trị sản lượng hoa cây cảnh toàn thế giớinăm 1995 đạt 45 tỷ USD nhưng đến năm 2006 đã tăng lên 66 tỷ USD Còn ởViệt Nam, so với năm 1995, diện tích hoa cây cảnh năm 2010 đã tăng 4,6 lần,giá trị sản lượng tăng 15,67 lần đạt 3.564 tỷ đồng, trong đó xuất khẩu xấp xỉ 20triệu USD Hiện nay, đã có nhiều mô hình trồng hoa, cây cảnh cho thu nhập đạt
600 triệu đến trên 2 tỷ đồng Việc nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tíchđất nhằm đảm bảo tính ổn định trong sản xuất, góp phần thúc đẩy kinh tế là yêucầu cấp thiết trong chiến lược phát triển nông nghiệp ở nước ta hiện nay
Trang 17Qua điều tra, tổng kết về vai trò của phân bón với cây trồng ở Việt Namcho thấy: Trong số các biện pháp kỹ thuật trồng trọt liên hoàn (làm đất, giống,mật độ gieo trồng, BVTV ), bón phân luôn là biện pháp kỹ thuật có ảnh hưởnglớn nhất, quyết định nhất đối với năng suất và sản lượng cây trồng Giống mớicũng chỉ phát huy được tiềm năng của mình, cho năng suất cao khi được bón đủphân và bón hợp lý Từ thực tiễn sản xuất cũng cho thấy: Không có phân hoáhọc thì không có năng suất cao Phân bón là một trong các biện pháp kỹ thuậtđược sử dụng phổ biến thường xuyên đem lại hiệu quả lớn Tuy nhiên bón phâncần phải cân đối để cung cấp cho cây trồng các chất dinh dưỡng thiết yếu, đủliều lượng, tỷ lệ thích hợp, thời gian bón hợp lý theo từng đối tượng cây trồng,từng loại đất và mùa vụ cụ thể để đảm bảo năng suất cao, chất lượng tốt Tronghoạt động sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam, phân bón là một trong những vật tưquan trọng và được sử dụng với một lượng khá lớn hàng năm Tính từ năm 1985tới nay, diện tích gieo trồng ở nước ta chỉ tăng 57,7%, nhưng lượng phân bón sửdụng tăng tới 517% Theo tính toán, lượng phân vô cơ sử dụng tăng mạnh trongvòng 20 năm qua, tổng các yếu tố dinh dưỡng đa lượng N+P2O5+K2O năm
2007 đạt trên 2,4 triệu tấn, tăng gấp hơn 5 lần so với lượng sử dụng của năm
1985 Ngoài phân vô cơ, hàng năm nước ta còn sử dụng khoảng 1 triệu tấn phânhữu cơ, hữu cơ sinh học, hữu cơ vi sinh các loại Tuy nhiên so với các nướctrong khu vực và trên thế giới, lượng phân bón sử dụng trên một đơn vị diện tíchgieo trồng ở nước ta vẫn còn thấp, cao nhất mới chỉ đạt khoảng 195 kg NPK/ha.Theo số liệu tính toán của các chuyên gia trong lĩnh vực nông hoá học ở ViệtNam, hiện nay hiệu suất sử dụng phân đạm mới chỉ đạt từ 30-45%, lân từ 40-45% và kali từ 40-50%, tuỳ theo chân đất, giống cây trồng, thời vụ, phươngpháp bón, loại phân bón… Như vậy, còn 60 – 65% lượng đạm tương đương với1,77 triệu tấn urê, 55 – 60% lượng lân tương đương với 2,07 triệu tấn supe lân,55-60% lượng kali tương đương với 344 nghìn tấn Kali Clorua được bón vào đất
Trang 18Việc lạm dụng sử dụng phân hóa học, nhất là phân đa lượng N, P, K riêng
rẽ, sẽ làm cho cây phát triển không cân đối, tỷ lệ đạt chuẩn không cao, độ bềnthấp, hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao, ngoài ra còn làm ô nhiễm môitrường đất, nước và không khí, đặc biệt đất canh tác bị thoái hóa, tái chua, chaicứng Vì vậy, cần tìm ra một giải pháp chiến lược an toàn dinh dưỡng câytrồng, có ý nghĩa lớn lao trong phát triển nông nghiệp bền vững đang là vấn đềcấp thiết đặt ra cho các nhà khoa học và các cơ quan nghiên cứu Việc khuyếncáo sử dụng loại phân bón nào? Bón theo phương thức nào? Trên đối tượng câytrồng nào cho hiệu quả cao nhất? Trong nước cũng có nhiều nhà nghiên cứu vềlĩnh vực này như Nguyễn Hữu Thước (1963), Nguyễn Ngọc Tân (1985),Nguyễn Xuân Quát (1985), Trần Gia Biển (1985) các tác giả đều đi đến kếtluận chung rằng mỗi loại cây trồng có yêu cầu về loại phân, nồng độ, phươngthức bón, tỷ lệ hỗn hợp phân bón hoàn toàn khác nhau Tùy thuộc loại cây trồng,điều kiện ngoại cảnh, giai đoạn sinh trưởng mà lựa chọn loại phân bón cùng vớicách thức, liều lượng phù hợp sao cho phát huy tối đa hiệu quả sử dụng phânbón đồng thời giải quyết các vấn đề liên quan đến cây trồng
Dựa theo chức năng, phân bón có 2 loại thường được sử dụng là phân bón
rễ và phân bón lá Tác giả Đường Hồng Dật (2003), cho thấy bón qua lá phânphát huy hiệu lực nhanh, tỷ lệ cây sử dụng chất dinh dưỡng thường đạt ở mứccao 90 - 95%, trong khi bón qua đất cây chỉ sử dụng 40 - 50% Các tác giả Cao
Kỳ Sơn, Nguyễn Văn Bộ, Bùi Đình Dinh (1998), cho biết, chế phẩm phân bónqua lá đã làm tăng chất lượng nông sản: giảm hàm lượng NO3 trong dưa chuột
28 - 35%, trong cải xanh 20 - 35%, trong bắp cải 25 - 70% Phun phân bón lá TP
- 108 cho cà chua làm tăng: tỷ lệ tinh bột lên 29%, hàm lượng muối khoáng lên17,6%, vitamin C lên 11,1%, hàm lượng đường lên 23% Phun HVP cho tráiThanh long làm thời gian lưu giữ trái kéo dài thêm 10 - 12 ngày so với đốichứng, làm tăng độ Bric của trái quýt Tiểu 3,7%
Trang 19Đối với hoa cây cảnh, kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của PBL trên cácđối tượng này còn chưa nhiều Tuy nhiên, khi khảo nghiệm PBL Agriconik trêncây hoa hồng và hoa thược dược ở Hà Nội cho kết quả: số lượng và đường kínhhoa đều tăng so với đối chứng phun nước sạch, còn phun PBL Komix - FL chohoa cây cảnh làm tăng số hoa, đường kính hoa, giữ cho hoa lâu tàn (Vũ CaoThái, 2000) Xử lý phân bón lá SNG, Atonik cho cây hoa cúc đã tác động mạnhđến giai đoạn sinh trưởng sinh thực của cây, làm tăng tỷ lệ hoa hữu hiệu (11%
so với đối chứng không phun), tăng năng suất, chất lượng, kéo dài tuổi thọ củahoa, còn xử lý SNG và BPF, nồng độ 10ml/lít cho cây hoa cúc lúc bắt đầu ra nụ,
đã làm tăng đường kính hoa lên đáng kể, màu sắc hoa tươi hơn, thân lá xanhđậm, cuống hoa to hơn (Nguyễn Quang Thạch, 2002) Theo Nguyễn Thị Kim
Lý (2001), xử lý PBL "Thiên Nông" cho cây hoa cúc CN97 trong 2 vụ đôngxuân, PBL GA3 phun liên tục 7 ngày/lần, từ sau trồng 15 ngày đến khi cây phânhóa mầm hoa, xử lý khi cây bắt đầu phân hóa mầm hoa đến khi nụ nứt cánh Kếtquả: các loại chế phẩm trên đều ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng, phát triển củacây, cho hiệu quả kinh tế gấp 12,3 lần so với đối chứng, tác giả kết luận: GA3tác dụng mạnh ở giai đoạn cây sinh trưởng sinh dưỡng, KPTHT có hiệu quả cao
ở giai đoạn sinh trưởng sinh thực, PBL tác dụng điều hòa cả 2 quá trình này.Nghiên cứu ảnh hưởng của PBL phức hữu cơ Pomior trên các cây hoa cúc, hoađồng tiền và hoa hồng, Hoàng Ngọc Thuận (2005), cho thấy:
- Khi sử dụng PBL Pomior 0,3% cho cây hoa cúc trong vườn ươm nhân giốngbằng nuôi cấy mô tế bào, tỷ lệ sống khi ra ngôi cây con trong ống nghiệm tăng35%, so với đối chứng phun nước sạch, cây con mập, sau 10 ngày ra ngôi, tốc
độ tăng trưởng chiều cao nhanh gấp 1,45 lần
- Thí nghiệm sử dụng PBL Pomior 0,4% cho cây cúc vàng hè Đà Lạt, kết quảnăng suất, chất lượng, độ bền hoa cắt, khả năng chống chịu sâu bệnh đều caohơn đối chứng Đặc biệt có thể sử dụng PBL Pomior để bón thúc cho cây hoa
Trang 20- Trên cây cúc đồng tiền kép, thí nghiệm bón thúc bằng PBL Pomior ở các nồngđộ: 0,2%, 0,3%, 0,4% và 0,5% đều cho khả năng sinh trưởng và năng suất caohơn, tuy nhiên ở nồng độ Pomior 0,4% cho hiệu quả cao nhất, đường kính hoatăng 1,14 lần, chiều cao cành, tăng 1,15 lần, năng suất hoa tăng 1,22 lần, số hoaloại I tăng 1,44 lần so với đối chứng
- Trên cây hoa hồng Đỏ nhung (Pháp) khi phun PBL Pomior 0,3% cho cây 5ngày/lần kết quả, năng suất chất lượng hoa đều cao hơn, hiệu quả kinh tế tănggấp 1,27 lần, so với đối chứng bón thúc bằng phân khoáng qua rễ (cùng nền bónlót) Các thí nghiệm trên cây hoa hồng Đỏ san (Hà Lan), và các cây trồng khác:lúa, rau, cây ăn quả đều cho kết quả tương tự
Với những ưu điểm về hiệu suất sử dụng cho hoa cây cảnh nói chung,phân bón lá là một giải pháp thích hợp Tuy nhiên, đối với cây nội thất ta cầnxem xét đến mức độ ảnh hưởng của nó, một khi trồng và chăm sóc thì tất nhiênphải bón phân định kỳ để duy trì vẻ đẹp đồng thời cung cấp chất dinh dưỡng chocây Việc này trở nên khó khăn khi đặt cây trong một diện tích chật hẹp, nơi conngười tiếp xúc thường xuyên, chung sống và làm việc với nó, chưa kể đến mức
độ độc hại khi bón phân qua lá, lây lan trong không khí ảnh hưởng đến sức khỏecủa con người do đó có thể lựa chọn cách thức bón tiện lợi và phù hợp hơn
2.3 Sơ lược hình thành và phát triển hệ thống tưới nhỏ giọt
2.3.1 Trên thế giới
Một trong số những phương thức tưới phổ biến là tưới nhỏ giọt, qua đây
ta có thể hòa tan phân bón vào dung dịch trong quá trình tưới Công nghệ, kỹthuật tưới nhỏ giọt lần đầu tiên được sử dụng trong các nhà kính ở nước Anhvào cuối năm 1940 Trong những năm của thập kỷ 50, nhiều hệ thống tưới nhỏgiọt đã được áp dụng rộng rãi trên các cánh đồng ở Israel Tiếp theo, cùng vớicông cuộc nghiên cứu phát triển kỹ thuật tưới nhỏ giọt ở Mỹ và Israel trongnhững năm 60 là một quá trình phát triển ứng dụng, thay thế các kỹ thuật truyền
Trang 21thống bằng các kỹ thuật công nghệ tưới hiện đại, tiết kiệm nước Việc nghiêncứu ứng dụng thành công các đường ống và thiết bị tưới bằng nhựa của Israel đã
mở ra một giai đoạn mới cho công nghệ tưới nhỏ giọt trên toàn cầu Diện tíchcanh tác được tưới bằng hệ thống nhỏ giọt trên thế giới không ngừng tăng lên
Mỹ, Israel, Úc, Ý, Áo, Tây Ban Nha, Hungary, Đức v.v là những nước trênthế giới có nhiều kinh nghiệm và thành tựu trong lĩnh vực nghiên cứu, áp dụngcông nghệ kỹ thuật tưới nhỏ giọt Ở Mỹ nhiều cuộc nghiên cứu các hệ thốngtưới nhỏ giọt được áp dụng hiệu quả cho hơn 600 ha cây trồng ở vùng ven sôngcủa là các hệ thống tưới bang Califonia- Mỹ từ năm 1957-1965 Vào đầu nhữngnăm 80, nhiều thực nghiệm về tưới nhỏ giọt đã được thực hiện ở Califomia vàArizona Hệ thống tưới nhỏ giọt ở đây không những làm tăng năng suất câytrồng một cách đáng kể, mà còn giảm lượng nước tưới và phân bón cần thiết Ởvùng thung lũng Napa thuộc bang Califomia, các hệ thống tưới nhỏ giọt đượcquản lý tốt và tiết kiệm ít nhất 50% lượng nước tưới cho cây trồng Tưới nhỏgiọt đã có từ thời kỳ cổ đại với các bình đất sét đục lỗ cho nước thấm qua hay hệthống ống dẫn đục lỗ tại Đức (năm 1920) nhưng phải đến năm 1959, nhờ côngsức của hai cha con Simcha Blass và Yeshayahu người Israel, phương pháp nàymới được hoàn thiện
Nói đến hệ thống tưới nhỏ giọt phải kể đến tập đoàn Netafim, Israel nổitiếng thế giới Israel với địa hình hầu hết là sa mạc và bán sa mạc, nước là thứtài nguyên mà Israel luôn luôn thiếu và được coi là tài nguyên quốc gia Mọihoạt động sản xuất nông nghiệp của đất nước này xoay quanh ba chữ “Tiết kiệmnước” Chính vì vậy, các nhà khoa học Israel đã nghiên cứu và cho ra đời hệthống tưới tiêu hiện đại, tiết kiệm tối đa nguồn nước như: tưới nhỏ giọt, sử dụngcác van tự động, lọc nhiều tầng, dùng vòi phun áp lực thấp và phun mưa loạinhỏ Nhờ tưới nhỏ giọt, nông dân tiết kiệm được 60% lượng nước Kinh nghiệmcủa họ cho thấy nếu được tưới bằng các phương pháp tưới nhỏ giọt thì năng suất
Trang 22các biện pháp tưới thông thường Việc áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt đối vớicây ăn quả và các vùng trồng cây thương mại hứa hẹn tiềm năng phát triển lớn.
Hệ thống tưới tự động đã được Israel đưa vào áp dụng rộng rãi và đã được đưađến các nước áp dụng trong sản xuất nông nghiệp và cảnh quan
Tại Nam Mỹ và Châu Âu, tưới nhỏ giọt đã trở nên rất phổ biến Tập đoànNetafim đã nhập hợp đồng cung cấp hệ thống tưới tiêu nhỏ giọt trị giá 22 triệuUSD cho dự án trồng mía đường quy mô lớn tại Peru Việc áp dụng hệ thốngtưới nhỏ giọt đang trong giai đoạn phát triển ở Châu Á, đặc biệt tại Ấn Độ vàTrung Quốc là hai quốc gia có tỷ lệ diện tích được tưới lớn nhất thế giới Một sốquốc gia Trung Á cũng đang chuyển đổi hệ thống thuỷ lợi tưới dưới thời Liên
Xô được thiết kế cho các nông trang lớn sang biện pháp tưới tiêu hiện đại tiếtkiệm nước phù hợp với mô hình nông trang nhỏ hơn Có thể nói công nghệ tướinước tiết kiệm Israel đang dẫn đầu thế giới, nhưng theo dữ liệu sáng chế tiếp cậnđược thì các sáng chế liên quan đến tưới nước không thấy xuất hiện nhiều ởIsrael Lĩnh vực này trên thế giới có gần 800 sáng chế, trong đó, Trung Quốc cónhiều sáng chế được đăng ký nhất (445 sáng chế), tiếp đến là Mỹ với 149 sángchế Sở hữu nhiều sáng chế về hệ thống tưới nhỏ giọt là công ty XinjiangTianye(Trung Quốc); T- Systems International (Mỹ)
Hình 2.1: Các quốc gia dẫn đầu số sáng chế về đăng ký tưới nhỏ giọt (2010)
Trang 23Các hệ thống tưới nhỏ giọt ở Hungary được bắt đầu sử dụng phổ biến từ năm
1968 Các trường đại học, các cơ sở nghiên cứu thủy lợi ở đất nước này đã cónhiều đóng góp quan trọng trong việc cải tiến áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọtcho trên 50 ha của các hợp tác xã nông nghiệp Micsurin vào năm 1973 đạt hiệuquả cao, hệ thống quy mô trên 600 ha cũng được sử dụng công nghệ này Hiệnnay, việc nghiên cứu áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước là xu thế chung củaquốc tế nhằm thay thế cho các phương pháp, kỹ thuật tưới thông thường Côngnghệ tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt chính là một trong những lựa chọn hàng đầutrong việc thúc đẩy phát triển thủy lợi của nhiều nước trên thế giới Hiện nay,hầu như các quốc gia trên thế giới ít nhiều đều áp dụng công nghệ tưới tiết kiệmnước Kỹ thuật tưới nhỏ giọt được sử dụng rộng rãi ở các nước công nghiệp pháttriển với những ứng dụng về công nghệ vật liệu, điển hình là Mỹ, Isreal, Nhật và
Úc (Theo ước tính của FAO, 2004)
2.3.2 Tại Việt Nam
Tưới tiết kiệm nước cho các loại cây trồng đã trở nên phổ biến trong điềukiện mới về kinh tế và xã hội ở Việt Nam Trong những năm gần đây, một số dự
án nghiên cứu ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt cho các loại cây trồng đã đượctriển khai ở nước ta như mô hình tưới nhỏ giọt cho 1.5 ha rau quả sạch ở Trườngcao đẳng kỹ thuật Hà Tây, 65 ha chè ở thị xã Tuyên Quang, 1 ha cây ăn quả ởNúi Cốc, Bắc Thái, 1 ha rau quả của Viện nghiên cứu cây ăn quả ở Gia Lâm, HàNội, 3.8 ha trồng cây nho ở Ninh Thuận, 2 ha trồng cây thanh long ở tỉnh BìnhThuận, mô hình tưới nhỏ giọt tại Trung tâm cây giống Phú Hộ - Phú Thọ và 2 hatrồng cây mía ở huyện An Khê tỉnh Gia Lai Hiệu quả kinh tế của việc áp dụngcông nghệ tưới tiết kiệm nước ở các nghiên cứu cho được thể hiện rõ rệt (TrầnChí Trung, 2015)
Tưới nhỏ giọt có tốc độ tưới chậm, giúp dinh dưỡng phóng thích từ từ đểtăng hiệu lực với cây trồng và chống thất thoát, giúp tiết kiệm phân bón, dinh
Trang 24dưỡng phân bố đồng đều, trong quá trình sản xuất các phản ứng hóa học có thểxảy ra tạo nên những phức chất giúp gia tăng hiệu quả với cây trồng và giảmthiểu thất thoát, tưới nhỏ giọt giúp tiết kiệm nước, không gây lãng phí.
Để cây trồng phát triển tốt nhất, cần duy trì độ ẩm ở vùng rễ trong mộtkhoảng ẩm độ nhất định Độ ẩm này tùy thuộc mức độ khó khăn của cây trồngkhi hút nước từ trong đất Việc cung cấp nước thường xuyên giúp duy trì độ ẩmcần thiết trong đất
Trong mùa khô, hệ thống tưới nhỏ giọt có thể giúp hạn chế được dịch hại(bệnh và côn trùng) vì lá cây không bị ướt Tăng sức đề kháng cho cây trồng,chống chọi với sâu bệnh tốt
Có thể sử dụng như chất cải tạo đất nếu tưới thường xuyên vào đất để cảithiện tính chất vật lý, hoá học, sinh học của đất Đất có khả năng giữ ẩm caohơn, có nhiều khoáng chất hoà tan hơn, nhiều chất dinh dưỡng hơn và đặc biệt
số lượng, chủng loại vi sinh vật có ích trong đất cao hơn, sinh khối trong đấtngày càng cao
Ngoài những tác dụng tích cực mà hệ thống tưới nhỏ giọt mang lại thì vẫnphải kể đến một số tồn tại như sau:
- Tắc nghẽn: đây là hiện tượng xảy ra khá phổ biến trên tất cả hệ thống tướinhỏ giọt hiện nay Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này Trong đónguyên nhân chủ yếu do chất lượng nguồn nước cũng như chất liệu làm nênđường ống, ánh sáng tạo nên rêu Cách khắc phục hiện tượng này: sử dụngnguồn nước tuyệt đối sạch không cặn và tạp chất, sử dụng thuốc chống rêu…
- Chi phí ban đầu cao
- Các trở ngại khác: Lượng nước chảy ra dưới dạng giọt, tia nước nhỏ Mụcđích chính là đảm bảo cho nước được phân phối đều Điều thiết yếu là lượngnước chảy ra phải đồng đều, yếu tố này thay đổi khi có sự chênh lệch áp suất
Trang 25Phần III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
- Cây Ngọc Ngân (Dieffenbachia picta)
- Cây Saphia (Philodendron erubescens)
3.1.2 Vật liệu nghiên cứu
- Chậu cây, thùng xốp (40x60cm), bầu đất (14x16cm)
- Giá thể: phối trộn theo tỉ lệ 1 đất: 1 sỉ than: 1 trấu hun: 1 xơ dừa
+ Đất phù sa: có thành phần cơ giới trung bình, tơi xốp, được xử lí bằng cáchphơi khô, đập nhỏ, sàng lọc trước khi sử dụng
+Trấu hun: vỏ trấu đem hun cháy không hoàn toàn, có tính thoát nước, thôngthoáng, nhẹ, xốp, không ảnh hưởng đến tính chất pH
+ Sỉ than đập nhỏ, phơi khô
+ Xơ dừa phơi khô, xử lí để giảm mầm bệnh Phytophthora
- Thành phần công thức phân bón, dung dịch dinh dưỡng:
0,01% B, 0,05% Zn, 0,05% Cu, 0,05% Fe, 0,025% Mn, 0,005% molypden (Mo),
Trang 26+ Phân hữu cơ cao cấp Pomior: N 10,75%; P2O5 5,5%; K2O 4,8%; CaO 0,04%;
Mg2+ 540mg/l; Cu2+ 163mg/l; FeO 322mg/l; Zn2+ 236mg/l; Mn2+ 163mg/l;
loại Acid amin 340mg/l
- Các dụng cụ đo lường (thước thẳng, thước dây, panme…)
- Vật tư nông nghiệp, dụng cụ hỗ trợ
- Dây truyền nhỏ giọt và nguồn nước sạch
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.2.1 Địa điểm nghiên cứu
- Nhà lưới Khoa Nông học – Học viện Nông Nghiệp Việt Nam
3.2.2 Thời gian nghiên cứu
- Từ ngày 15/01/2017 đến ngày 15/06/2017
3.3 Nội dung nghiên cứu
- Nội dung 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của một sốloại cây nội thất Gồm 2 thí nghiệm:
+ Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của câyNgọc Ngân, có sử dụng phương pháp tưới nhỏ giọt
+ Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của câySaphia, có sử dụng phương pháp tưới nhỏ giọt
- Nội dung 2: Ứng dụng thiết kế cảnh quan nội thất: “Thiết kế cảnh quan nội thấtquán Cafe”
Trang 273.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm
a Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của cây
Ngọc Ngân, có sử dụng phương pháp tưới nhỏ giọt
- Loại cây sử dụng là cây Ngọc Ngân được nhân giống bằng phương pháp giâm
b Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của cây
Saphia, có sử dụng phương pháp tưới nhỏ giọt
- Loại cây sử dụng là cây Saphia được nhân giống bằng phương pháp giâm
- Trồng cây trong bầu đất kích cỡ 14x16 (cm), mỗi bầu 1 cây, khối lượng giá thế
ở các bầu là như nhau
Trang 28- Thực hiện trên 2 loại cây, mỗi loại cây 4 mẫu, các mẫu được chọn phải tươngđối đồng đều về số thân chính, số lá, số nhánh, số rễ.
- Khu vực bố trí thí nghiệm: nhà lưới có mái che, chắn gió, có hệ thống lưới đen
để che bớt ánh nắng vào mùa hè, thuận lợi tưới tiêu, gần nguồn nước
(CT Đối chứng)
- Phân bón, dung dịch: chuẩn bị các công thức dinhdưỡng trong thí nghiệm, xác định thành phần, hàmlượng, liều lượng pha chế dung dịch
- Phân đầu trâu NPK 501: 1g pha loãng 1 lítnước
- Bio-life: 3ml Bio-life pha loãng 1lít dung dịch
- Pomior: 1ml Pomior pha loãng 1 lít dung dịch
- Tổng lượng phân bón sử dụng trong một thí nghiệm:+ Phân đầu trâu NPK 501: 12 g tương đương 12 lítdung dịch
+ Bio-life: 36ml Bio-life tương đương 12 lít dung
Trang 29- Khi pha chế cần phải đảm bảo an toàn, dụng cụ phachế phải được rửa sach trước và sau khi pha.
tính hợp lý và thuận tiện
- Lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt:
+ Mỗi cây sẽ sử dụng một dây dẫn truyền dung dịchvới lưu lượng nhỏ giọt là 20 giọt/ml, tốc độ10ml/ngày
+ Một bình dung dịch 1.5l gắn 4 ống truyền dịch, sẽcung cấp dung dịch cho 4 cây/CT
+ Thực hiện 2 loại cây sẽ sử dụng hết 24 bình dungdịch tương ứng 4CT và 3 lần NL
+ Mỗi cây chỉ nhận 300ml dung dịch trong vòng 30
Trang 30ngày thì tiến hành thay dung dịch mới cho cây.
+ Tất cả các bình dung dịch được bố trí trên cao và cốđịnh bởi các dây buộc Mỗi bình đều được phủ lớpnilon đen đề phòng các bệnh về nấm tiếp xúc vớidung dịch dinh dưỡng
- Theo dõi và chăm sóc cây, quan sát biểu hiện củacây, đề phòng sâu bệnh và có biện pháp xử lý khi cầnthiết
Theo dõi
- Thu thập số liệu theo dõi định kỳ 10 ngày/lần
- Ghi chép các chỉ tiêu sinh trưởng cụ thể về thân, lá
A11
A12CT
4
A13
A14
A15
A16NL
2
CT1
A17
A18
A19
A20CT
2
A21
A22
A23
A24CT
3
A25
A26
A27
A28
Trang 31A35
A36CT
2
A37
A38
A39
A40CT
3
A41
A42
A43
A44CT
4
A45
A46
A47A48
Trang 323.4.2 Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu
a Các chỉ tiêu về thời gian
- Thời gian cây hồi xanh (ngày): được tính từ ngày bắt đầu trồng đến khi nào câyxanh tốt trở lại
- Thời gian ra lá mới (ngày): khi đo đánh dấu lá mới ra trên lá, xác định thờigian và động thái ra lá
- Thời gian tồn tại của lá, độ bền lá (ngày): tính từ ngày phiến lá mở ra hết thành
lá trưởng thành đến khi lá vàng héo và rụng
b Các chỉ tiêu về sinh trưởng
- Tỉ lệ sống sau khi trồng(%) = (tỉ lệ cây sống/tổng số cây được trồng) x 100%
- Chiều dài rễ (cm): đo chiều dài của rễ dài nhất trước khi giâm
- Số lượng rễ ban đầu: đếm số rễ của cành trước khi giâm, đảm bảo độ đồng đềugiữa các cành giâm
- Chiều cao cây (cm): dùng thước thẳng đo sát từ gốc đến đỉnh sinh trưởng củacây Lấy số liệu 10 ngày/lần
- Đường kính thân (mm): đo bằng thước panme Lấy số liệu 10 ngày/lần
- Số nhánh cấp 1: đếm số nhánh trên thân chính Lấy số liệu 30 ngày/lần
- Mức độ phân nhánh: phân nhánh mạnh, phân nhánh TB, phân nhánh yếu
Trang 33- Đường kính tán lá (cm): dùng thước thẳng đo theo phương pháp đường chéo.
Độ rộng được xác định ở vị trí rộng nhất của tán Lấy số liệu 10 ngày/lần
- Số lượng lá (lá): tổng số lá trên thân chính, lấy số liệu 10 ngày/lần chú ý pháthiện lá mới mọc để theo dõi
- Theo dõi lá mới mọc, đánh dấu để theo dõi sinh trưởng
- Độ bền lá (ngày): tính từ ngày lá xuất hiện đến khi héo vàng và rụng
- Chỉ số spad (chỉ số diệp lục): đo bằng máy spad 502 Chỉ đo trên các lá trưởngthành 30 ngày/ 1 lần Đo 5 lần/lá rồi lấy kết quả trung bình
3.4.3 Phương pháp phân tích số liệu
- Số liệu thí nghiệm được xử lí và phân tích thống kê bằng chương trình MicrosoftExcel và IRRISTAT phiên bản 5.0 bao gồm phân tích sai số thí nghiệm (CV%)
và kiểm tra sai khác có ý nghĩa giữa các công thức thí nghiệm (LSD 5%)
3.5 Phương pháp thiết kế trong ứng dụng cảnh quan
- Triển khai chi tiết các bản vẽ thiết kế
+ Xây dựng bản vẽ mặt bằng thiết kế chi tiết bằng phần mềm Autocad
+ Dựng phối cảnh từ bản vẽ mặt bằng thiết kế bằng phần mềm SketchUp
- Hoạch toán chi phí
Thống kê cây theo chủng loại, số lượng được sử dụng trong thiết kế, theođơn giá cây xanh trên thị trường để đưa ra bản dự toán chi phí cho phương án
mà mình đưa ra
- Hoàn thành hồ sơ bản vẽ thiết kế bao gồm: bản vẽ mặt bằng thiết kế, phốicảnh công trình
Trang 34Phần IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Kết quả nghiên cứu thí nghiệm
4.1.1 Ảnh hưởng của phân bón đến tốc độ sinh trưởng cây Ngọc Ngân
4.1.1.1 Tốc độ sinh trưởng chiều cao cây
Chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự sinhtrưởng và phát triển của cây trồng qua các giai đoạn Sau 150 ngày theo dõi, câyNgọc Ngân sinh trưởng khá mạnh, biểu hiện là tốc độ tăng trưởng chiều caotrung bình của các cây đều tăng đáng kể giữa các lần đo
Bảng 4.1: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây Ngọc Ngân
Đơn vị: cm/thời gian sau trồng
Công thức
Thời gian sau trồng 0
ngà y
20 ngà y
40 ngà y
60 ngà y
80 ngà y
100 ngà y
120 ngà y
140 ngà y
150 ngày
CT2 (n=12) 0,00 0,78 1,04 1,48 2,11 3,66 4,40 4,40 4,53(bc)CT3 (n=12) 0,00 0,75 1,07 1,55 2,13 2,68 2,96 3,07 3,18(ab)
LSD 5% 0,00 0,42 1,58 1,87 1,90 0,87 0,99 1,12 1,20
( Chú thích: CT1: Không sử dụng; CT2: phân đầu trâu NPK;
CT3: dung dịch Bio – life; CT4: phân hữu cơ Pomior)
Ở bảng 4.1, số liệu cho thấy tốc độ tăng trưởng của cây Ngọc Ngân khiđược bổ sung thêm phân bón có hiệu quả cao hơn khi không sử dụng Cụ thểkhi áp dụng CT2 (phân NPK) là 4,53 cm cao nhất trong ba công thức còn lại vàkhác có ý nghĩa đối với công thức đối chứng là CT1 ở mức 5% Cây trồng ởCT3 (dung dịch Bio – life) sau khi kết thúc thí nghiệm có tốc độ tăng trưởng là
Trang 353,18 cm sai khác không có ý nghĩa với công thức đối chứng ở mức ý nghĩa 5%.Còn lại là CT4 (phân Pomior) đạt 3,66 cm có sai khác với công thức đối chứng
ở mức ý nghĩa 5% Công thức phát triển kém nhất là công thức đối chứng chỉtăng 2,06 cm so với trước khi làm thí nghiệm, thấp hơn so với CT2 (phân NPK)
là 2,47 cm
4.1.1.2 Động thái ra lá
Kết quả động thái ra lá là tốc độ ra lá mới trung bình giữa các lần đo trongthí nghiệm 1 được thể hiện ở bảng 4.2 Bộ lá giữ vai trò quan trọng trong quátrình sinh trưởng, phát triển của cây Lá là cơ quan quang hợp, là nơi tổng hợp
và tích lũy các chất hữu cơ tham gia vào các cấu trúc cơ thể, là nơi biểu hiện cácsinh lý rõ rệt nhất Cây càng ra nhiều lá mới thì tán càng dày, cây cứng cáp vàkhỏe mạnh, tăng khả năng quang hợp và trao đổi chất, đồng thời bộ lá đẹp vàdày làm tăng tính thẩm mỹ cho cây Tốc độ ra lá bị ảnh hưởng nhiều của điềukiện ngoại cảnh, chế độ chăm sóc, môi trường sống của cây
Bảng 4.2: Tốc độ tăng trưởng số lượng lá của cây Ngọc Ngân
Đơn vị: lá/thời gian sau trồng
60 ngày
90 ngày
120 ngày
150 ngày
Trang 36( Chú thích: CT1: Không sử dụng; CT2: phân đầu trâu NPK;
CT3: dung dịch Bio – life; CT4: phân hữu cơ Pomior)
Dựa vào số liệu ở bảng 4.2, cây Ngọc Ngân có động thái ra lá rất thấp,biểu hiện ở tốc độ ra lá trung bình tăng không đáng kể, cao nhất mới chỉ là 1,33
lá xuất hiện ở CT2 (phân NPK) và thấp nhất là 0,5 lá tại CT1 (không sử dụng).CT3 (Bio – life) với tốc độ là 0,75 lá sai khác không có ý nghĩa so với công thứcđối chứng ở mức 5% Còn lại CT4 (phân Pomior) có tốc độ là 1,00 lá sai khác
có ý nghĩa với công thức đối chứng Cây Ngọc Ngân được sử dụng trong trangtrí nội thất, thường được trồng trong chậu kích thước nhỏ đặt trên bàn nên việcsinh trưởng và phát triển với tốc độ chậm là điều hoàn toàn bình thường
4.1.1.3 Tốc độ sinh trưởng đường kính tán
Đường kính tán của cây trồng tăng đồng nghĩa bộ khung tán phát triểnhơn, tán dày và rộng ra, chiếm diện tích nhiều hơn, cây cứng cáp và khỏe mạnh,tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng, tăng sức chống chịu với điều kiện tự nhiên
và sâu bệnh hại Bộ tán dày và đẹp là một trong những điểm mạnh quyết địnhgiá trị thẩm mỹ của cây khi được lựa chọn để trang trí nội thất
Bảng 4.3: Tốc độ tăng trưởng đường kính tán cây Ngọc Ngân
Đơn vị: cm/thời gian sau trồng
60 ngày
90 ngày
120 ngày
150 ngày
CT1(n=12
1,09(abc)CT2(n=12
CT3(n=12
Trang 37) )
( Chú thích: CT1: Không sử dụng; CT2: phân đầu trâu NPK;
CT3: dung dịch Bio – life; CT4: phân hữu cơ Pomior)
Đường kính tán cây Ngọc Ngân trong thí nghiệm 1 có tốc độ tăng trưởngkhông đáng kể, cao nhất là ở CT2 (phân NPK) với tốc độ 1,57 cm Sau khi kếtthúc thí nghiệm, cả ba công thức CT2 (phân NPK), CT3 (Bio – life) và CT4(phân Pomior) đều có sự sai khác không có ý nghĩa ở mức 5% so với công thứcđối chứng Điều này chứng tỏ việc sử dụng các loại phân bón khác nhau khôngảnh hưởng nhiều đến sự phát triển đường kính tán của cây Ngọc Ngân
4.1.1.4 Tốc độ tăng trưởng kích thước lá mới thí nghiệm 1
Lá là bộ phận quan trọng của cây, vừa tạo tính thẩm mỹ cho cây mà cònlàm nhiệm vụ quang hợp tạo sinh khối cho cây, nhờ vậy mà cây lớn lên, tích lũyvật chất hữu cơ cho quá trình sinh trưởng phát triển của cây Cây nội thất là loạicây chơi lá nên sự kết hợp hài hòa giữa chỉ tiêu chiều dài và chiều rộng tạo rahình dạng lá đẹp phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người chơi là điều cần thiếtđồng thời giúp cho quá trình trao đổi chất được thúc đẩy
Bảng 4.4: Sự phát triển kích thước lá cây Ngọc Ngân
Côn
g
thức
Thời gian từ khi bắt đầu xuất hiện lá mới
01 ngày 20 ngày 40 ngày 60 ngày 80 ngày 100 ngày
Trang 38( Chú thích: CT1: Không sử dụng; CT2: phân đầu trâu NPK;
CT3: dung dịch Bio – life; CT4: phân hữu cơ Pomior)
Ở thí nghiệm đối với cây Ngọc Ngân, kích thước lá lớn nhất xuất hiện ởCT2 (phân NPK) và thấp nhất ở CT3 (Bio – life), nhưng tốc độ tăng trưởng củaCT2 và CT3 là nhanh nhất biểu hiện ở kích thuớc lá cuối cùng
Đồ thị sau biểu hiện kích thước lá cuối cùng của bốn công thức sau khikết thúc thí nghiệm đối với cây Ngọc Ngân
Đồ thị 4.1: Kích thước lá trung bình cây Ngọc Ngân
4.1.1.5 Chỉ tiêu hoa của cây Ngọc Ngân
Dựa vào bảng 4.5, sau khi kết thúc thí nghiệm, ta nhận thấy tỷ lệ ra hoacủa cây Ngọc Ngân trong mỗi công thức dinh dưỡng khác nhau sau 150 ngày
theo dõi có kết quả hoàn toàn khác nhau chứng tỏ mức độ ảnh hưởng của từng
loại phân bón lên cây trồng là không giống nhau Công thức đối chứng không cócây ra hoa đồng nghĩa với việc ảnh hưởng của phân bón lên cây trồng so với khi
Trang 39không sử dụng là tốt hơn Thời gian ra hoa của các cây trong công thức khácnhau cho thấy mức độ ảnh hưởng của các loại phân bón là không giống nhau,thời gian ảnh hưởng nhanh hơn, hiệu quả sử dụng cao hơn.
Trang 40Bảng 4.5: Tỉ lệ ra hoa của cây Ngọc Ngân
Công thức Tỉ lệ ra hoa
(%)
Thời gian ra hoa sớm nhất (ngày)
Đặc điểm hoa
- Hoa hình trụ dài, thon dàinhư búp, có bao hoa che kín.Khi mới xuất hiện bao hoa cómàu xanh dần dần chuyểntrắng
- Khi nở có tách bao nhưngvẫn được bao bọc, bề mặt hoasần sùi, màu trắng, không cómùi thơm, một cây mọc từ 1 –
2 hoa, độ bền hoa từ 10 – 15ngày
- Cuống hoa thường ngắn,mọc từ đầu đỉnh thân
( Chú thích: CT1: Không sử dụng; CT2: phân đầu trâu NPK;
CT3: dung dịch Bio – life; CT4: phân hữu cơ Pomior)
Xác suất trung bình cây ra hoa nhiều nhất và sớm nhất được xuất hiện ởCT2 (phân NPK), đạt tỉ lệ 83,3% tương đương 10/12 cây, so với công thứcđối chứng CT1 là 0% thì CT2 (phân NPK) sai khác có ý nghĩa Đối với CT3(Bio – life) có tỉ lệ ra hoa là 25% có sự sai khác với công thức đối chứng ởmức 5% Còn lại là CT4 (phân Pomior) với tỉ lệ ra hoa là 75% cao thứ haitrong ba công thức và sai khác với công thức đối chứng ở mức ý nghĩa 5%