MỤC LỤC Mục lục iii Danh mục chữ vıết tắt v Danh mục bảng vi Danh mục hình vii Trích yếu luận văn 1 Thesıs abstract 3 Phần 1. Đặt vấn đề 5 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 5 Phần 2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu 7 2.1. Cơ sở lý luận về quy hoạch nông thôn mới 7 2.1.1. Nông thôn 7 2.1.2. Phát triển nông thôn 8 2.1.3. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới 8 2.1.4. Mối liên hệ giữa phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới và chương trình nông thôn mới 16 2.2. Cơ sở thực tiễn về quy hoạch nông thôn mới 17 2.2.1. Tình hình quy hoạch phát triển nông thôn trên thế giới 17 2.2.2. Tình hình quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam 22 2.2.3. Tình hình quy hoạch xây dựng nông thôn mới tỉnh Phú Thọ 26 2.3. Cơ sở pháp lý về quy hoạch nông thôn mới 29 Phần 3. Nộı dung và phương pháp nghıên cứu 32 3.1. Địa điểm nghiên cứu 32 3.2. Thời gian nghiên cứu 32 3.3. Đối tượng nghiên cứu 32 3.4. Nội dung nghiên cứu 32 3.4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Thanh Thủy 32 3.4.2. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới huyện Thanh Thủy 32 3.4.3. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã Xuân Lộc, xã Bảo Yên, xã Sơn Thủy 33 3.4.4. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện 33 3.5. Phương pháp nghiên cứu 33 3.5.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp 33 3.5.2. Phương pháp chọn điểm 33 3.5.3. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp 34 3.5.4. Phương pháp so sánh 35 3.5.5. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu 35 Phần 4. Kết quả và thảo luận 36 4.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trường và kinh tế xã hội 36 4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên 36 4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội 38 4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn huyện 47 4.2. Tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thanh Thủy 48 4.2.1. Tình hình lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới 48 4.2.2. Tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới 48 4.2.3. Kết quả thực hiện tiêu chí nông thôn mới của các xã trong huyện Thanh Thủy 53 4.2.4. Những ưu điểm, tồn tại và hạn chế trong việc triển khai xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thanh Thủy 55 4.3. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã Xuân Lộc, xã Bảo Yên, xã Sơn Thủy 56 4.3.1. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã Xuân Lộc 58 4.3.2. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã Bảo Yên 67 4.3.3. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã Sơn Thủy 77 4.3.4. Đánh giá chung 85 4.4. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện 91 Phần 5. Kết luận và đề nghị 94 5.1. Kết luận 94 5.2. Kiến nghị 95 Tài liệu tham khảo 96 Phụ lục 98 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng việt ATTP : An toàn thực phẩm BCĐ : Ban chỉ đạo BHYT : Bảo hiểm y tế CNHHĐH : Công nghiệp hóa – hiện đại hóa CSHT : Cơ sở hạ tầng CTMTQG : Chương trình mục tiêu Quốc gia CTR : Chất thải rắn HĐND : Hội đồng nhân dân HTX : Hợp tác xã MTQG : Mục tiêu quốc gia NTM : Nông thôn mới PTNT : Phát triển nông thôn QCVN : Quy chuẩn Việt Nam QCXDVN : Quy chuẩn xây dựng Việt Nam SXKD : Sản xuất kinh doanh SU : Phong trào Làng mới của Hàn Quốc làng (Saemaul) TBA : Trạm biến áp TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TCXDVN : Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam THPT : Trung học phổ thông THCS : Trung học cơ sở TMDV : Thương mại dịch vụ TTCN : Tiểu thủ công nghiệp UBMTTQ : Ủy ban mặt trận tổ quốc UBND : Ủy ban nhân dân XD : Xây dựng DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1. Cơ cấu giá trị sản xuất năm 2015 2017 38 Bảng 4.2. Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất xã Xuân Lộc 59 Bảng 4.3. Kết quả thực hiện quy hoạch sản xuất xã Xuân Lộc 60 Bảng 4.4. Tình hình thực hiện quy hoạch công trình hạ tầng xã hội xã Xuân Lộc 61 Bảng 4.5. Tình hình thực hiện quy hoạch giao thông xã Xuân Lộc 64 Bảng 4.6. Tình hình thực hiện quy hoạch hệ thống cấp điện xã Xuân Lộc 65 Bảng 4.7. Kết quả thực hiện quy hoạch mạng lưới điểm dân cư xã Xuân Lộc đến năm 2017 67 Bảng 4.8. Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất xã Bảo Yên 68 Bảng 4.9. Kết quả thực hiện quy hoạch sản xuất xã Bảo Yên 70 Bảng 4.10. Kết quả thực hiện quy hoạch hệ thống hạ tầng xã hội xã Bảo Yên 71 Bảng 4.11. Tình hình thực hiện quy hoạch giao thông xã Bảo Yên 73 Bảng 4.12. Tình hình thực hiện xây dựng hệ thống cấp điện xã Bảo Yên 74 Bảng 4.13. Kết quả thực hiện quy hoạch mạng lưới điểm dân cư đến năm 2017 xã Bảo Yên 76 Bảng 4.14. Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất xã Sơn Thủy 78 Bảng 4.15. Kết quả thực hiện quy hoạch vùng sản xuất xã Sơn Thủy đến năm 2017 80 Bảng 4.16. Kết quả thực hiện quy hoạch hệ thống hạ tầng xã hội xã Sơn Thủy 81 Bảng 4.17. Tình hình thực hiện quy hoạch giao thông xã Sơn Thủy 82 Bảng 4.18 Tình hình thực hiện quy hoạch thủy lợi xã Sơn Thủy 83 Bảng 4.19. Tình hình thực hiện xây dựng hệ thống cấp điện xã Sơn Thủy 84 Bảng 4.20. Kết quả thực hiện quy hoạch mạng lưới điểm dân cư đến năm 2017 xã Sơn Thủy 85 Bảng 4.21. Tổng hợp hiểu biết của người dân về chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới 90 Bảng 4.22. Sự tham gia đóng góp của người dân vào xây dựng nông thôn mới 90 DANH MỤC HÌNH Hình 4.1: Vị trí huyện Thanh Thủy trong tỉnh Phú Thọ 36 Hình 4.2. Vị trí địa lý 3 xã điểm thực hiện nghiên cứu 57 TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Đoàn Văn Hà Tên Luận văn: “Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ” Ngành: Quản lý đất đai Mã số: 8.85.03.01 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn huyện Thanh Thủy trong thời gian qua. Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thực hiện hiệu quả quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thanh Thủy. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp: Tại UBND huyện Thanh Thủy, các phòng ban chức năng của huyện Thanh Thủy, thu thập các số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình quản lý và sử dụng đất, phát triển các khu dân cư mới, tình hình công tác quy hoạch nông thôn mới trên toàn huyện. Phương pháp chọn điểm: Đề tài sử dụng phương pháp chọn điểm để lựa chọn địa bàn nghiên cứu phù hợp. Qua đó, đề tài chọn 3 xã điểm của huyện Thanh Thủy là: Xã Xuân Lộc, xã Bảo Yên, xã Sơn Thủy. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp + Điều tra tại UBND các xã điểm nghiên về công tác quy hoạch nông thôn mới; điều tra, khảo sát và đánh giá các số liệu có liên quan đến việc thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại các xã. + Thu thập số liệu sơ cấp thông qua phiếu điều tra được thiết kế sẵn, đối tượng lựa chọn khảo sát là các hộ dân và một số cán bộ lãnh đạo quản lý tại 3 xã được chọn nghiên cứu. Phương pháp so sánh: Được thực hiện thông qua phân tích các kinh nghiệm, bài học của các mô hình, chương trình phát triển nông thôn cấp cơ sở của các nước và của Việt Nam. Việc nghiên cứu so sánh được phân tích theo các mặt về điều kiện triển khai, nội dung thực hiện, vai trò của cộng đồng, cách thức hỗ trợ của Nhà nước, quy mô và mức độ thực hiện, nhân rộng… Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu: Các số liệu sơ cấp và thứ cấp sau khi thu thập tiến hành tổng hợp và xử lý số liệu điều tra theo mục đích nghiên cứu. Căn cứ và kết quả xử lý tiến hành tổng hợp kết quả điều tra theo các chỉ tiêu phân tích, so sánh và rút ra những đánh giá từ thực tiễn. Sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp và phân tích số liệu từ các xã chọn nghiên cứu. Kết quả chính và kết luận Thanh Thủy là huyện miền núi nằm về phía Đông Nam của tỉnh Phú Thọ, có điều kiện mở rộng giao lưu kinh tế với các trung tâm kinh tế lớn. Trong những năm vừa qua nền kinh tế của huyện đạt được tốc độ tăng trưởng khá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực từ nông nghiệp sang công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ. Tình hình kinh tế xã hội ổn định tạo tiền đề để huyện Thanh Thủy hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới sớm. Thực trạng phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện cơ bản hoàn thiện đáp ứng nhu cầu của người dân. Sau gần 4 năm thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đã đạt được kết quả như sau: Xã Tu Vũ, xã Yến Mao, xã Phượng Mao, xã Trung Nghĩa, xã Đồng Luận, xã Trung Thịnh, xã Hoàng Xá, xã Đoan Hạ, xã Bảo Yên, xã Tân Phương, xã Thạch Đồng, xã Xuân Lộc xã hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới; xã Sơn Thủy đạt 1219 tiêu chí, xã Đào Xá đạt 1419 tiêu chí. Hai xã chưa đạt tiêu chí cách nằm cách xa trung tâm huyện, điều kiện kinh tế có khăn, cơ sở hạ tầng chưa được hoàn thiện. Kết quả thực hiện quy hoạch xây dựng NTM xã Xuân Lộc, xã Bảo Yên và xã Sơn Thủy đến năm 2017 cho thấy : + Xã Xuân Lộc có địa hình bằng phẳng, đất nông nghiệp phân bố tập trung, cơ sở hạ tầng được hoàn thiện từ rất sớm, trình độ dân trí cao, xã đã hoàn thành 1919 tiêu chí xây dựng nông thôn vào đầu năm 2015 và là xã thứ hai hoàn thành 1919 tiêu chí xây dựng nông thôn mới của Huyện (sau xã Đồng Luận). + Xã Bảo Yên có hệ thống giao thông thuận lợi cho giao lưu, buôn bán trao đổi hàng hóa, phát triển kinh tế xã hội; hệ thống cơ sở hạ tầng được chú trọng đầu tư, từng bước hoàn thiện; trình độ dân trí cao; bên cạnh đó xã Bảo Yên là một trong hai địa phương có mạch nước khoáng nóng, đây lợi phát triển kinh tế xã hội đặc biệt là ngành thương mại dịch vụ và du lịch. Tính đến hết năm 2017 xã Bảo Yên đã hoàn thành 1919 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. + Xã Sơn Thủy nằm ở phía Tây của huyện Thanh Thủy, nằm cách xa trung tâm huyện, xã có địa hình chủ yếu là đồi núi, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, tình hình kinh tế của xã còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí ở mức trung bình. Tuy nhiên, công tác lập và thực hiện quy hoạch được triển khai nghiêm túc do đó đã đạt được những kết quả tích cực, tính đến hết năm 2017 xã Sơn Thủy đã đạt được 1219 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Việc đánh giá thực trạng quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ cho thấy, để hoàn thành các mục tiêu quốc gia về NTM theo kế hoạch đề ra ở các xã chưa đạt chuẩn cần thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp sau: Tăng cường tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân về xây dựng NTM; Sát sao trong chỉ đạo điều hành công tác tổ chức thực hiện xây dựng NTM ở các xã, điều chỉnh kịp thời các bất cập trong đồ án quy hoạch NTM; Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho xây dựng NTM, quản lý hiệu quả và minh bạch nguồn vốn. THESIS ABSTRACT Author: Doan Van Ha Thesis title: Evaluation of the implementation of new rural construction planning in Thanh Thuy district Phu Tho province Field: Land Management Code: 8.85.03.01 Name of training institution: Hanoi University Agriculture Research Purposes Assess the implementation of rural construction planning in Thanh Thuy in recent years. Proposing solutions to promote the effective implementation of the new rural construction planning in Thanh Thuy district. Research Methods Secondary data collection survey method: At the Peoples Committee of Thanh Thuy district, functional departments of Thanh Thuy district collecting data, documents on natural and socioeconomic conditions, situation management and use of land, development of new residential areas, new rural planning situation in the whole district. Method of selecting points: The subject uses the method of selecting points to select suitable study sites. Accordingly, the project selected three communes of Thanh Thuy district: Xuan Loc commune, Bao Yen commune, Son Thuy commune. Method of surveying primary data collection + Investigation at the Peoples Committees of the pilot communes for new rural planning; Survey, survey and evaluation of data related to the implementation of new rural construction planning in communes. + Collected primary data through predesigned questionnaires, survey respondents were households and some leaders in three selected communes Comparative method: This method implemented by analyzing the experiences and lessons from the models and programs of grassroots rural development in Vietnam and other countries. Comparative research is analyzed in terms of implementation conditions, implementation content, community role, state support, size and level of implementation, replication, etc. Methods of data synthesis and processing: Primary and secondary data collected, collected and processed for survey purposes. The results and the results of the survey was summarized and analyzed according to the criteria for analysis and drew comparisons from the evaluation. Use Excel software to aggregate and analyze data from selected communes. Main results and conclusions Thanh Thuy is a mountainous district located to the southeast of Phu Tho province, which has the conditions to expand economic exchanges with big economic centers. In recent years, the economy of the district has achieved a good growth rate, shifting the economic structure from positive agriculture to construction and service trade. The stable socioeconomic situation created a premise for Thanh Thuy district to complete the program of building new rural areas soon. Actual development of district infrastructure system meet the demands of the people. After nearly 4 years of planning new rural construction has achieved results as following: Tu Vu Commune, Yen Mao Commune, Phuong Mao Commune, Trung Nghia Commune, Dong Luan Commune, Trung Thinh Commune Hoang Xa commune, Doan Ha commune, Bao Yen commune, Tan Phuong commune, Thach Dong commune, Xuan Loc commune which are completed 19 criteria for building new rural areas; Son Thuy commune has got 1219 criteria, Dao Xa commune reached 1419 criteria. Two communes have not met the criteria far from the district center, the economic conditions are scarce and the infrastructure has not completed yet. The results of implementing the master plan for construction of village nurseries in Xuan Loc commune, Bao Yen commune and Son Thuy commune by 2017 show that: + Xuan Loc commune has a flat topography, agricultural land is concentrated, infrastructure is completed very early, high intellectual level, the commune has completed 1919 criteria for rural construction at the beginning. In 2015, it is the second commune to complete 1919 criteria for new rural construction of the district (after Dong Luan commune). + Bao Yen commune has convenient transportation systems for exchanging and trading commodities, socioeconomic development; Infrastructure system is focused on investment, step by step improvement and high educational standards of people; Besides, Bao Yen Commune is one of two localities with hot mineral water, which benefits the socioeconomic development, especially trade, service and tourism. By 2017, Bao Yen commune has completed 1919 criteria for building new rural areas. + Son Thuy Commune is located in the western part of Thanh Thuy District, far away from the district center. The terrains are characterized by hills, poor infrastructure and the economic situation of the commune is still difficult and the average level of education. However, the implementation of the plan has been seriously implemented so that positive results, by the end of 2017 Son Thuy has achieved 1219 criteria for building new rural. The evaluation of the current situation of new rural construction in Thanh Thuy district, Phu Tho province shows that in order to fulfill the national targets as planned in communes that are not up to the standards, Comprehensive solutions as belows: Strengthening propaganda to raise peoples awareness on neu rural construction; To direct the management of the implementation of new rural construction in the commune, timely adjustment of the real. PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. TÍNH CẤP THİẾT CỦA ĐỀ TÀİ Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển nhanh chóng nền kinh tế của đất nước, kinh tế khu vực nông thôn đã có nhiều khởi sắc rõ rệt. Tuy nhiên do trình độ sản xuất còn thấp nên tốc độ tăng trưởng kinh tế, đóng góp cho GDP của khu vực nông thôn còn chậm. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội ở nông thôn còn yếu kém, lạc hậu và không đồng bộ. Kết cấu hạ tầng chưa đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế; Cơ cấu hạ tầng kết nối giữa các khu vực còn yếu kém. Trước tình hình đó, để thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững và giải quyết những bất cập mà khu vực nông thôn đang gặp, Đảng và Nhà nước đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách về đầu tư phát triển cho khu vực nông thôn. Để vấn đề đầu tư được hiệu quả cao thì công tác quy hoạch cho khu vực nông thôn là rất cần thiết. Xây dựng nông thôn mới là chương trình mục tiêu quốc gia chiếm vị trí hết sức quan trọng. Thực hiện Quyết định số 193QĐTTg ngày 02022010 và Quyết định số 800QĐTTg ngày 04062010 của Thủ tướng Chính Phủ. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản hướng dẫn các địa phương triển khai công tác lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Trong đó công tác lập quy hoạch là tiêu chí số 1 trong 19 tiêu chí về nông thôn mới được ban hành. Huyện Thanh thủy là một huyện trung du, miền núi nằm về phía Đông Nam của tỉnh Phú Thọ, gồm 1 thị trấn và 14 xã. Trong những năm qua huyện Thanh Thủy đã có bước chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế xã hội, đời sống nhân dân ngày càng ổn định, cơ sở hạ tầng từng bước được hàn thiện. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn của huyện đang tạo ra một bộ mặt mới theo hướng tích cực. Sau 6 năm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Thanh Thủy đã đạt được nhiều kết quả tích cực, 1214 xã hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, chỉ còn xã Sơn Thủy và xã Đào Xá chưa hoàn thành các tiêu chí002E Tuy nhiên, Thanh Thủy vẫn là một huyện khó khăn: Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng kém phát triển, trình độ sản xuất thấp, thu nhập bình quân đầu người chưa cao, thu ngân sách trên địa bàn không đủ chi, hàng năm trên địa bàn huyện thường chịu ảnh hưởng của thời tiết như mưa bão, sương muối. Trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới còn gặp nhiều khó khăn như việc thu hồi đất để xây dựng các công trình gặp nhiều vướng mắc do bị khống chế bởi chỉ tiêu phân khu quy hoạch sử dụng đất, người dân có đất bị thu hồi không ủng hộ do giá bồi thường và hỗ trợ thấp, việc thực hiện các hạng mục công trình đòi hỏi phải huy động một nguồn vốn rất lớn trong khi nguồn lực của địa phương có hạn. Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn huyện Thanh Thủy trong thời gian qua. Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thực hiện hiệu quả quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thanh Thủy. 1.3. Phạm vi nghiên cứu Không gian: Huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ; Lựa chọn nghiên cứu 3 xã điểm: Xã Xuân Lộc, xã Bảo Yên, xã Sơn Thủy. Thời gian: + Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ từ khi thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới (năm 2011) đến nay. + Tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã Xuân Lộc, xã Sơn Thủy, xã Bảo Yên; huyện Thanh Thủy từ năm 2011 đến nay. 1.4. Những đóng góp mới Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn huyện Thanh Thủy từ năm 2011 đến nay, đồng thời tìm ra những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện quy hoạch nông thôn của huyện. Việc đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại huyện Thanh Thủy sẽ giúp Ban chỉ đạo của các xã, của huyện; các cấp chính quyền thấy được các hạn chế, tồn tại trong quá trình thực hiện quy hoạch xây dựng NTM, từ đó đưa ra các giải pháp, chính sách thực hiện các nội dung của quy hoạch xây dựng nông thôn mới trong tương lai. 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Từ kết quả nghiên cứu, đề tài tìm ra các vấn đề về thực tiễn khi thực hiện công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và các địa phương có các điều kiện tương tự khác tham khảo nhằm góp phần thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới đạt hiệu quả, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY HOẠCH NÔNG THÔN MỚI 2.1.1. Nông thôn Nông thôn dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Khi định nghĩa về nông thôn người ta thường so sánh nông thôn với đô thị. Có ý kiến cho rằng, khi xem xét nông thôn dùng chỉ tiêu mật độ dân số, số lượng dân cư: ở nông thôn thấp hơn so với thành thị. Có ý kiến dùng chỉ tiêu trình độ cơ cấu hạ tầng để phân biệt nông thôn với thành thị. Cũng có một số nhà quản lý lại cho rằng, để phân biệt giữa đô thị và nông thôn theo sự khác biệt giữa chúng về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Như về mặt kinh tế thì giữa đô thị và nông thôn có sự khác biệt về lao động, nghề nghiệp, mức độ và cách thu nhập về dịch vụ,... Về mặt xã hội thì đó là sự khác biệt trong lối sống, giao tiếp, văn hóa, gia đình, mật độ dân số, nhà ở,... Về mặt môi trường thì chủ yếu ở đây là môi trường tự nhiên, mức độ ô nhiễm,... Quan điểm khác cho rằng nên dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp cận thị trường, phát triển hàng hoá để xác định vùng nông thôn (nông thôn thấp hơn). Lại có quan điểm cho rằng, vùng nông thôn là vùng mà dân cư ở đây làm nông nghiệp là chủ yếu. Có quan điểm cho rằng, Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã. Theo Nghị định số 412010NĐCP ngày 1242010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn: Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn, được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã. Nông thôn Việt Nam hiện nay có khoảng 70% dân số sinh sống. Như vậy có thể thấy rằng, khái niệm về nông thôn chỉ mang tính chất tương đối, thay đổi theo thời gian và theo tiến trình phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia trên thế giới. Khái niệm nông thôn bao gồm nhiều mặt có quan hệ chặt chẽ với nhau. Có thể hiểu: “Nông thôn là vùng khác với vùng đô thị là ở đó có một cộng đồng chủ yếu là nông dân làm nghề chính là nông nghiệp, có mật độ dân cư thấp hơn, có cơ cấu hạ tầng kém phát triển hơn, có mức độ phúc lợi xã hội thua kém hơn, có trình độ dân trí, trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hoá thấp hơn ” (Vũ Thị Bình, 2006). 2.1.2. Phát triển nông thôn Ngân hàng thế giới đã đưa ra khái niệm PTNT như sau: PTNT là một chiến lược nhằm cải thiện đời sống kinh tế và xã hội của những người ở nông thôn, nhất là những người nghèo. Nó đòi hỏi phải mở rộng các lợi ích của sự phát triển đến với những người nghèo nhất trong số những người đang tìm kế sinh nhai ở các vùng nông thôn. Phát triển nông thôn nhìn chung được diễn tả bao gồm các hành động và sáng kiến được thực hiện để cải thiện mức sống khu vực ngoài đô thị, nông thôn, và các làng bản xa xôi. Những cộng đồng này có thể được nhận diện bởi mật độ dân số thấp, người dân sống trong các vùng không gian mở,... Phát triển nông thôn không chỉ là phát triển sản xuất nông nghiệp mà đồng thời phát triển sản xuất công nghiệp và dịch vụ nông thôn, tạo thành cơ cấu hợp lý. Như vậy, phát triển nông thôn là hệ thống đảm bảo sự phát triển tổng hợp kinh tế, xã hội, văn hóa và bảo vệ môi trường tại khu vực nông thôn nhằm vào việc cải thiện mức sống, cả tinh thần và vật chất của dân cư nông thôn. Tùy theo góc độ xem xét, PTNT có thể được diễn giải theo những cách khác nhau. Góc độ xem xét và diễn giải nội dung PTNT tương ứng đồng thời phục vụ triển khai thực hiện PTNT theo các cách, mục tiêu khác nhau. 2.1.3. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới 2.1.3.1. Các khái niệm cơ bản Khái niệm về nông thôn mới: Nông thôn mới là nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, xã hội dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh trật tự được giữ vững. Khái niệm về xây dựng nông thôn mới: Là xây dựng nông thôn đạt 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới. Khái niệm quy hoạch nông thôn mới: Là bố trí, sắp xếp các khu chức năng, sản xuất, dịch vụ, hạ tầng kinh tế xã hội môi trường trên địa bàn, theo tiêu chuẩn nông thôn mới, gắn với đặc thù, tiềm năng, lợi thế của từng địa phương; được mọi người dân của xã trong mỗi làng, mỗi gia đình ý thức đầy đủ, sâu sắc và quyết tâm thực hiện. 2.1.3.2. Các đặc trưng của nông thôn mới Nông thôn mới gồm các đặc trưng: Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn được nâng cao; Nông thôn mới phát triển theo quy hoạch, cơ cấu hạ tầng, kinh tế, xã hội hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ; Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy; Chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao; An ninh tốt, dân chủ được phát huy. Sau khi thực hiện đường lối đổi mới từ năm 1986 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp, nông thôn, nông dân, nước ta đã đạt được thành tựu to lớn và khá toàn diện; tuy nhiên, những thành tựu đạt được chư tương xứng với tiềm năng, lợi thế và chưa đồng đều giữa các vùng; nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần, sức cạnh tranh thấp;việc chuyển dịch cơ cấu kinh té và đổi mới cách thức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm; năng xuất, chất lượng, giá trị gia tăng nhiều mặt hàng thấp, chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn; đời sông vật chất và tinh thần của người dân nông thôn còn thấp; chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn với thành thị, giữa các vùng miền còn lớn, phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc… Vì vậy, xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân ở nông thôn. 2.1.3.3. Chức năng của nông thôn mới Chức năng sản xuất nông nghiệp hiện đại: Nông thôn là nơi diễn ra phần lớn các hoạt động sản xuất nông nghiệp của các quốc gia. Có thể nói nông nghiệp là chức năng tự nhiên của nông thôn. Chức năng cơ bản của nông thôn là sản xuất dồi dào các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao. Khác với nông thôn truyền thống, sản xuất nông nghiệp của nông thôn mới bao gồm cơ cấu các nghành nghề mới, các điều kiện sản xuất nông nghiệp hiện đại hoá, ứng dụng phổ biến khoa học kỹ thuật tiên tiến và xây dựng các tổ chức nông nghiệp hiện đại. Chức năng giữ gìn văn hóa truyền thống: Để đảm bảo giữ gìn được văn hóa truyền thống tốt đẹp của nông thôn, việc xây dựng nông thôn mới nếu như phá vỡ đi các cảnh quan làng xã mang tính khu vực đã được hình thành trong lịch sử thì cũng chính là phá vỡ đi sự hài hoà vốn có của nông thôn, làm mất đi bản sắc làng quê nông thôn. Điều này không những hạn chế tác dụng của chức năng nông thôn mà còn có tác dụng tiêu cực đến giữ gìn sinh thái cảnh quan nông thôn và cảnh quan văn hoá truyền thống. Chức năng sinh thái: Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá khiến con người ngày càng xa rời tự nhiên, dẫn đến những ô nhiễm trong môi trường nước và không khí. Nếu so sánh với hệ thống sinh thái đô thị, thì hệ thống sinh thái nông nghiệp một mặt có thể đáp ứng nhu cầu cung cấp các sản phẩm lương thực hoa quả cho con người, mặt khác cũng đáp ứng được các yêu cầu về môi trường tự nhiên. Thuộc tính sản xuất nông nghiệp đã quyết định hệ thống sinh thái nông nghiệp mang chức năng phục vụ hệ thống sinh thái. Đất đai canh tác nông nghiệp, hệ thống thuỷ lợi, các khu rừng, thảo nguyên,... phát huy các tác dụng sinh thái như điều hoà khí hậu, giảm ô nhiễm tiếng ồn, cải thiện nguồn nước, phòng chống xâm thực đất đai, làm sạch đất,... Chức năng này chính là một trong những tiêu chí quan trọng phân biệt giữa thành thị với nông thôn. Thông qua sự tuần hoàn của tự nhiên và năng lượng, cuối cùng, thành thị cũng là nơi thu được lợi ích từ chức năng sinh thái của nông thôn. 2.1.3.4. Mục tiêu xây dựng nông thôn mới Mục tiêu xây dựng nông thôn mới là nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn; xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững theo hướng hiện đại; nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất; sản phẩm nông nghiệp có sức cạnh tranh cao; xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội đồng bộ và hiện đại, nhất là đường giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, khu dân cư,…; xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, văn minh, giàu đẹp, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; an ninh trật tự được giữ vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chính trị ở nông thôn, củng cố vững chắc liên minh công nhân nông dân trí thức. 2.1.3.5. Nội dung xây dựng nông thôn mới Nội dung xây dựng nông thôn mới được thể hiện trong chương trình MTQG xây dựng NTM (Quyết định số 1600QĐTTg ngày 0682016), gồm 11 nội dung sau: Thứ nhất, Quy hoạch xây dựng nông thôn mới bao gồm: Quy hoạch xây dựng vùng nhằm đáp ứng tiêu chí của Quyết định số 558QĐTTg ngày 0542016 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí huyện nông thôn mới và quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Rà soát, điều chỉnh bổ sung các quy hoạch sản xuất trong đồ án quy hoạch xã nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp cấp huyện, cấp vùng và cấp tỉnh; bảo đảm chất lượng, phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và tập quán sinh hoạt từng vùng, miền. Rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế xã hội môi trường nông thôn trong đồ án quy hoạch xã nông thôn mới đảm bảo hài hòa giữa phát triển nông thôn với phát triển đô thị; phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã. Thứ hai, Phát triển hạ tầng kinh tế xã hội với mục tiêu đạt yêu cầu tiêu chí số 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9 trong bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Hoàn thiện hệ thống giao thông trên địa bàn thôn, xã. Đến năm 2020, có ít nhất 55% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 2 về giao thông. Hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng. Đến năm 2020, có 77% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 3 về thủy lợi. Cải tạo, nâng cấp, mở rộng hệ thống lưới điện nông thôn. Đến năm 2020, có 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 4 về điện. Xây dựng hoàn chỉnh các công trình đảm bảo đạt chuẩn về cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông. Hỗ trợ xây dựng trường mầm non cho các xã thuộc vùng khó khăn chưa có trường mầm non công lập. Đến năm 2020, có 80% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 5 về cơ sở vật chất trường học. Hoàn thiện hệ thống Trung tâm văn hóa thể thao, Nhà văn hóa Khu thể thao thôn, bản. Đến năm 2020, có 75% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hóa; 80% số xã có Trung tâm văn hóa, thể thao xã; 70% số thôn có Nhà văn hóa Khu thể thao. Hoàn thiện hệ thống chợ nông thôn, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn theo quy hoạch, phù hợp với nhu cầu của người dân. Đến năm 2020, có 70% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 7 về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn. Xây dựng, cải tạo, nâng cấp về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các trạm y tế xã, trong đó ưu tiên các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, xã hải đảo, các xã thuộc vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn. Đến năm 2020, có 90% trạm y tế xã có đủ điều kiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở, trong đó thiết lập mới trên 2.000 đài truyền thanh cấp xã; nâng cấp trên 3.200 đài truyền thanh cấp xã; nâng cấp trên 300 đài phát thanh, truyền hình cấp huyện và trạm phát lại phát thanh truyền hình; thiết lập mới trên 4.500 trạm truyền thanh thôn, bản xã khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo xa trung tâm xã. Đến năm 2020, có 95% số xã đạt chuẩn các nội dung khác của tiêu chí số 8 về Thông tin Truyền thông. Hoàn chỉnh các công trình đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt cho người dân. Đến năm 2020, có 95% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó 60% sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn của Bộ Y tế; 100% Trường học (điểm chính) và trạm y tế xã có công trình cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh. Thứ ba, Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân. Triển khai có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng liên kết chuỗi giá trị để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình khoa học, công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới, tăng cường công tác khuyến nông; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ cao vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Tiếp tục thúc đẩy liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; thu hút doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn, trong đó chú trọng công nghiệp chế biến nông sản và công nghiệp thu hút nhiều lao động. Tiếp tục đổi mới tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 20152020. Phát triển ngành nghề nông thôn bao gồm: Bảo tồn và phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch sinh thái; khuyến khích phát triển mỗi làng một nghề; hỗ trợ xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, cải tiến mẫu mã bao bì sản phẩm cho sản phẩm làng nghề. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn: + Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm; rà soát, cập nhật, bổ sung nhu cầu đào tạo nghề; phát triển chương trình đào tạo; hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, phương tiện, trung tâm dịch vụ việc làm giáo dục nghề nghiệp thanh niên, các trường trung cấp thủ công mỹ nghệ, trường công lập ở những huyện chưa có trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp ở trong và ngoài nước, giáo viên giảng dạy kiến thức kinh doanh khởi sự doanh nghiệp cho lao động nông thôn; + Xây dựng các mô hình đào tạo nghề có hiệu quả cho lao động nông thôn theo từng ngành, lĩnh vực để tổ chức triển khai nhân rộng; + Đào tạo nghề cho 5,5 triệu lao động nông thôn (bình quân 1,1 triệu lao độngnăm), trong đó, hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng cho 3,84 triệu lao động nông thôn, người khuyết tật, thợ thủ công, thợ lành nghề gắn với nhu cầu của thị trường lao động. Thứ tư, Giảm nghèo và an sinh xã hội nhằm mục tiêu đạt tiêu chí số 11 của Bộ tiêu chí quốc gia về NTM. Thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 20162020. Thực hiện các Chương trình an sinh xã hội ở xã, thôn. Thứ năm, Phát triển giáo dục ở nông thôn: Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 05 tuổi. Bảo đảm hầu hết trẻ em 5 tuổi ở mọi vùng miền được đến lớp để thực hiện chăm sóc, giáo dục 02 buổingày, đủ một năm học, nhằm chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, tiếng Việt và tâm lý sẵn sàng đi học, bảo đảm chất lượng để trẻ em vào lớp 1. Xóa mù chữ và chống tái mù chữ. Đến năm 2020, độ tuổi 1560: tỷ lệ biết chữ đạt 98% (trong đó, tỷ lệ biết chữ của 14 tỉnh có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn đạt 94%, tỷ lệ biết chữ của người Dân tộc thiểu số đạt 90%); độ tuổi 1535: tỷ lệ biết chữ đạt 99% (trong đó, tỷ lệ biết chữ của 14 tỉnh có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn đạt 96%, tỷ lệ biết chữ của người Dân tộc thiểu số đạt 92%). 100% đơn vị cấp tỉnh, huyện, 95% đơn vị cấp xã đạt chuẩn xóa mù chữ mức 2. Phổ cập giáo dục tiểu học. Đến năm 2020, duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học trên 6363 đơn vị cấp tỉnh, trong đó ít nhất 40% số tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học cấp độ 3; huy động được 99,7% trẻ 6 tuổi vào học lớp 1, tỉ lệ lưu ban và bỏ học ở tiểu học dưới 0,5%. 100% đơn vị cấp tỉnh, 100% đơn vị cấp huyện và 99,5% đơn vị cấp xã phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi theo quy định của Chính phủ. Thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Đến năm 2020, duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở trên 6363 tỉnh, thành phố trong đó ít nhất 40% số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3. Thứ sáu, Phát triển y tế cơ sở, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn. Xây dựng và Phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới đáp ứng yêu cầu của Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Thứ bảy, Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân nông thôn. Xây dựng, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở, tạo điều kiện để người dân nông thôn tham gia xây dựng đời sống văn hóa, thể thao. Góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hóa và tham gia các hoạt động thể thao của các tầng lớp nhân dân, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí cho trẻ em. Tập trung nghiên cứu, nhân rộng các mô hình tốt về phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của từng vùng, miền, dân tộc. Thứ tám, Vệ sinh môi trường nông thôn, khắc phục, xử lý ô nhiễm và cải thiện môi trường tại các làng nghề. Thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020, cải thiện điều kiện vệ sinh, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi vệ sinh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng sống cho người dân nông thôn. Xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn xã, thôn theo quy hoạch; thu gom và xử lý chất thải, nước thải theo quy định; cải tạo nghĩa trang; xây dựng cảnh quan môi trường xanh sạch đẹp. Khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường tại các làng nghề bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng. Thứ chín, Nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị xã hội trong xây dựng nông thôn mới; cải thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công; bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế xã hội chuyên sâu cho khoảng 500.000 lượt cán bộ, công chức xã (bình quân khoảng 100.000 lượt cán bộnăm) theo quy định của Bộ Nội vụ, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội tham gia xây dựng nông thôn mới theo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiện toàn Ban Chỉ đạo và bộ máy giúp việc Ban Chỉ đạo các cấp theo hướng đồng bộ, chuyên nghiệp. Các Bộ, ngành, cơ quan đoàn thể và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai Kế hoạch thực hiện Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”. Cải thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công. Đánh giá, công nhận, xây dựng xã tiếp cận pháp luật; bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân. Thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”. Thứ mười, Giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội nông thôn: Đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, bảo đảm an toàn, an ninh, trật tự xã hội địa bàn nông thôn. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, nhất là các xã vùng trọng điểm (biên giới, hải đảo) đảm bảo giữ vững chủ quyền quốc gia. Thứ mười một, Nâng cao năng lực xây dựng nông thôn mới và công tác giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình; truyền thông về xây dựng nông thôn mới. Tập huấn nâng cao năng lực, nhận thức cho cộng đồng và người dân, nhất là ở các khu vực khó khăn, vùng sâu, vùng xa, để hiểu đầy đủ hơn về nội dung, phương pháp, cách làm nông thôn mới. Ban hành Bộ tài liệu chuẩn phục vụ cho công tác đào tạo, tập huấn kiến thức cho cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới các cấp. Tăng cường tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp (nhất là cán bộ huyện, xã và thôn, bản, cán bộ hợp tác xã, chủ trang trại). Xây dựng và triển khai có hiệu quả hệ thống giám sát, đánh giá đồng bộ, toàn diện đáp ứng yêu cầu quản lý Chương trình trên cơ sở áp dụng công nghệ thông tin. Truyền thông về xây dựng nông thôn mới. 2.1.3.6. Trình tự xây dựng nông thôn mới Bước 1: Thành lập Ban chỉ đạo và Ban quản lý Chương trình NTM. Bước 2: Tổ chức tuyên truyền, học tập nghiên cứu các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM. Bước 3: Khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí. Bước 4: Lập đề án (kế hoạch) xây dựng NTM. Bước 5: Xây dựng quy hoạch NTM của xã. Bước 6: Tổ chức thực hiện đề án. Bước 7: Giám sát, đánh giá và báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện dự án. 2.1.4. Mối liên hệ giữa phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới và chương trình nông thôn mới 2.1.4.1. Vị trí và phạm vi của PTNT Như được phân tích ở trên, PTNT bao gồm các hoạt động đa ngành nhằm mục tiêu cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn. Theo cách đánh giá phục vụ các mục tiêu khác nhau, nội dung liên quan trong PTNT cũng thay đổi khác nhau tương ứng. Tuy vậy nhìn chung, nội dung PTNT là rất rộng lớn, có thể bao gồm các hoạt động đa ngành, liên quan đến nhiều cấp độ khác nhau diễn ra chủ yếu tại khu vực nông thôn. Như vậy tất cả các hoạt động nhằm đến mục tiêu cuối cùng, có tác động đến việc cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của bộ phận dân cư, của các cộng đồng nông thôn một cách bền vững, đều có thể coi là hoạt động, nội dung của PTNT. 2.1.4.2. Vị trí và phạm vi của xây dựng NTM Xây dựng nông thôn mới NTM có thể tạm coi là một bộ phận, hợp phần của tổng thể PTNT. Nếu căn cứ vào diễn giải ngôn từ, nông thôn mới sẽ khác biệt với nông thôn hiện nay hoặc với nông thôn trước kia. Sự khác biệt đó hàm ý sự thay đổi theo hướng tích cực của vùng nông thôn. Các thay đổi có thể về bộ mặt nông thôn thể hiện ra bên ngoài nói chung, nhưng cũng có thể là các thay đổi về chất lượng, về tinh thần tạo ra động lực thúc đẩy PTNT tại vùng phạm vi địa lý nhất định. Nếu PTNT là vấn đề phát triển chung, có sự thống nhất tương đối và có thể chia sẻ giữa các nước khác nhau trên thế giới, thì xây dựng NTM có tính chất đặc thù. Không nhiều nước sử dụng và phát triển nội dung này thành công trong PTNT. Xây dựng NTM tập trung vào tổ chức thực hiện các nội dung PTNT tại cấp cơ sở. Việc quản lý và thực hiện trên cơ sở cấp quản lý chính quyền tiếp xúc trực tiếp với cộng đồng dân cư. Nó có giới hạn về phạm vi địa lý với vùng diện tích tương đối nhỏ, tương ứng với phạm vi sinh sống của mỗi cộng đồng dân cư nông thôn. Xây dựng NTM là một quá trình liên tục, lâu dài. Các nội dung sẽ bao trùm tất cả các hoạt động PTNT tại cấp cơ sở. Có nhiều bên với vai trò khác nhau sẽ tham gia vào quá trình xây dựng NTM, đó là người dân, Nhà nước, các tổ chức và cá nhân khác. 2.1.4.3. Vị trí và phạm vi của chương trình NTM Xây dựng NTM là việc tập trung thực hiện các nội dung PTNT tại cấp cơ sở. Trong đó có sự tham gia của nhiều bên liên quan khác nhau. Sự tham gia của Nhà nước có vai trò rất quan trọng để có thể thúc đẩy PTNT cấp cơ sở ở vùng nông thôn trên phạm vi cả nước, đưa đến một mặt bằng chung, nhất là có thể tạo ra động lực cho sự phát triển mạnh mẽ về chất trong các giai đoạn tiếp theo. Nhà nước cần thiết kế và xây dựng một chương trình NTM nằm trong bối cảnh xây dựng NTM. Chương trình NTM là một chương trình do Nhà nước chủ trì, thực hiện hỗ trợ một số lĩnh vực cụ thể về quản lý, kỹ thuật và nguồn lực trong việc xây dựng NTM. Các lĩnh vực, cách thức hỗ trợ của Nhà nước trong chương trình NTM phải là thiết yếu, có hiệu quả, tạo ra tác động tích cực trong xây dựng NTM cấp cơ sở. Nếu như xây dựng NTM là một quá trình lâu dài thì chương trình NTM được thực hiện trong một khung thời gian nhất định. Như vậy, chương trình NTM do Nhà nước khởi xướng và thiết kế chương trình, trong đó có phần hỗ trợ quan trọng và phù hợp của Nhà nước nhắm đến việc xây dựng NTM. Chương trình NTM thường có khung thời gian trong giai đoạn 5 10 năm đầu của quá trình xây dựng NTM. 2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUY HOẠCH NÔNG THÔN MỚI 2.2.1. Tình hình quy hoạch phát triển nông thôn trên thế giới 2.2.1.1. Nhật Bản Mỗi làng một sản phẩm Sau Chiến tranh thế giới II, kinh tế Nhật Bản bị tàn phá nặng nề, không chỉ sản xuất công nghiệp mà nông nghiệp cũng đạt ở mức rất thấp, nguyên liệu và lương thực trong nước thiếu thốn trầm trọng. Do vậy, trong điều kiện đất chật người đông, để phát triển nông nghiệp Nhật Bản coi phát triển khoa học kỹ thuật nông nghiệp là biện pháp hàng đầu. Nhật Bản tập trung vào các công nghệ tiết kiệm đất như: tăng cường sử dụng phân hóa học; hoàn thiện công tác quản lý và kỹ thuật tưới tiêu nước cho ruộng lúa; lai tạo và đưa vào sử dụng đại trà những giống kháng bệnh, sâu rầy và chịu rét; nhanh chóng đưa sản xuất nông nghiệp sang kỹ thuật thâm canh, tăng năng suất,... Từ năm 1979, ở tỉnh Oita, Nhật Bản đã hình thành và phát triển phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” (OVOP), với mục tiêu phát triển vùng nông thôn của khu vực này một cách tương xứng với sự phát triển chung của cả Nhật Bản. Phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” dựa trên 3 nguyên tắc chính là: Địa phương hóa rồi hướng tới tới toàn cầu; tự chủ, tự lập, nỗ lực sáng tạo; phát triển nguồn nhân lực. Trong đó, nhấn mạnh đến vai trò của chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ kỹ thuật, quảng bá, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm được xác định là thế mạnh. Sau 20 năm áp dụng OVOP, Nhật bản đã có 329 sản phẩm đặc sản địa phương có giá trị thương mại cao như nấm hương Shitake, rượu Shochu lúa mạch, cam Kabosu,… giúp nâng cao thu nhập của nông dân địa phương. (Tuấn Anh, 2012). 2.2.1.2. Mỹ Mỹ là nước có điều kiện tự nhiên cực kỳ thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Vùng Trung Tây của nước này có đất đai màu mỡ nhất thế giới. Lượng mưa vừa đủ cho hầu hết các vùng của đất nước; nước sông và nước ngầm cho phép tưới rộng khắp cho những nơi thiếu mưa. Bên cạnh đó, các khoản vốn đầu tư lớn và việc tăng cường sử dụng lao động có trình độ cao cũng góp phần vào thành công của ngành nông nghiệp Mỹ. Điều kiện làm việc của người nông dân làm việc trên cánh đồng rất thuận lợi: máy kéo với các ca bin lắp điều hòa nhiệt độ, gắn kèm theo những máy cày, máy xới và máy gặt có tốc độ nhanh và đắt tiền. Công nghệ sinh học giúp phát triển những loại giống chống được bệnh và chịu hạn. Phân hóa học và thuốc trừ sâu được sử dụng phổ biến, thậm chí, theo các nhà môi trường, quá phổ biến. Công nghệ vũ trụ được sử dụng để giúp tìm ra những nơi tốt nhất cho việc gieo trồng và thâm canh mùa màng. Định kỳ, các nhà nghiên cứu lại giới thiệu các sản phẩm thực phẩm mới và những phương pháp mới phục vụ việc nuôi trồng thủy, hải sản, chẳng hạn như tạo các hồ nhân tạo để nuôi cá. Ngành nông nghiệp Mỹ đã phát triển thành một ngành “kinh doanh nông nghiệp”, một khái niệm được đặt ra để phản ánh bản chất tập đoàn lớn của nhiều doanh nghiệp nông nghiệp trong nền kinh tế Mỹ hiện đại. Kinh doanh nông nghiệp bao gồm rất nhiều doanh nghiệp nông nghiệp và các cơ cấu trang trại đa dạng, từ các doanh nghiệp nhỏ một hộ gia đình cho đến các tổ hợp rất lớn hoặc các công ty đa quốc gia sở hữu những vùng đất đai lớn hoặc sản xuất hàng hóa và nguyên vật liệu cho nông dân sử dụng. Cũng giống như một doanh nghiệp công nghiệp tìm cách nâng cao lợi nhuận bằng việc tạo ra quy mô lớn hơn và hiệu quả hơn, nhiều nông trại Mỹ cũng ngày càng có quy mô lớn hơn và củng cố hoạt động của mình sao cho linh hoạt hơn. Sự ra đời ngành kinh doanh nông nghiệp vào cuối thế kỷ XX đã tạo ra ít trang trại hơn, nhưng quy mô các trang trại thì lớn hơn nhiều. Đôi khi được sở hữu bởi những cổ đông vắng mặt, các trang trại mang tính tập đoàn này sử dụng nhiều máy móc hơn và ít bàn tay của nông dân hơn. Vào năm 1940, Mỹ có 6 triệu trang trại và trung bình mỗi trang trại có diện tích khoảng 67 ha, đến cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, số trang trại chỉ còn 2,2 triệu nhưng trung bình mỗi trang trại có diện tích 190 ha. Cũng chính trong khoảng giai đoạn này, số lao động nông nghiệp giảm rất mạnh từ 12,5 triệu người năm 1930 xuống còn 1,2 triệu người vào cuối thập niên 90 của thế kỷ trước dù cho dân số của Mỹ tăng hơn gấp đôi. Và gần 60% trong số nông dân còn lại đó đến cuối thế kỷ này chỉ làm việc một phần thời gian trên trang trại; thời gian còn lại họ làm những việc khác không thuộc trang trại để bù đắp thêm thu nhập cho mình. Hiện nay, trong cuộc sống hiện đại ồn ào, đầy sức ép, người Mỹ ở vùng đô thị hay ven đô hướng về những ngôi nhà thô sơ, ngăn nắp và những cánh đồng, phong cảnh miền quê truyền thống, yên tĩnh. Tuy nhiên, để duy trì “trang trại gia đình” và phong cảnh làng quê đó thực sự là một thách thức. (Nguồn: Tuấn Anh, 2012) 2.2.1.3. Thái Lan Sự trợ giúp mạnh mẽ của nhà nước Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống với dân số nông thôn chiếm khoảng 80% dân số cả nước. Để thúc đẩy sự phát triển bền vững nền nông nghiệp, Thái Lan đã áp dụng một số chiến lược như sau: Thứ nhất là chính sách trợ giá nông sản. Ở Thái Lan đang thực hiện trợ giá cho nông dân trên các lĩnh vực nông sản chủ yếu như sau: gạo, cao su, trái cây,… Việc trợ giá nông sản không chỉ thực hiện ở việc mua giá ưu đãi của nông dân mà nông dân trồng lúa còn được hưởng những ưu đãi khác như mua phân bón với giá thấp, miễn cước vận chuyển phân bón, được cung cấp giống mới có năng suất cao, được vay vốn lãi xuất thấp từ ngân hàng nông nghiệp,… Ngoài ra, Thái Lan cũng có hỗ trợ về giá cho nông dân trồng 05 loại cây chủ lực là sầu riêng, nhãn, vải, măng cụt và chôm chôm. Thực hiện tốt chính sách hổ trợ này chính phủ Thái Lan đưa các chuyên viên cao cấp phụ trách chương trình với nhiệm vụ giám sát từ việc sản xuất, phân phối, chế biến, giá cả cho đến tìm thị trường xuất khẩu mới. Thứ hai là chính sách công nghiệp nông thôn. Thái Lan vốn là nước nông nghiệp truyền thống với số dân nông thôn chiếm khoảng 80%. Do vậy, công nghiệp nông thôn được coi là nhân tố quan trọng giúp cho Thái Lan nâng cao chất lượng cuộc sống của nông dân. Để thực hiện nhiệm vụ này, chính phủ Thái Lan đã tập trung vào các công việc sau: cơ cấu lại ngành nghề phục vụ phát triển công nghiệp nông thôn, xem xét đầy đủ các nguồn tài nguyên, xem xét những kỹ năng truyền thống, nội lực tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất và tiếp thị,… Cụ thể là Thái Lan đã tập trung phát triển các ngành mũi nhọn như sản xuất hàng nông thủy, hải sản phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Công nghiệp chế biến thực phẩm Thái Lan phát triển mạnh nhờ một số chính sách sau: + Chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp với mục đích nâng cao chất lượng các mặt hàng nông sản gạo, dứa, tôm sú, cà phê bằng một chương trình “Mỗi làng một sản phẩm” (One tambon, One product OTOP) tức là mỗi ngày làm ra một sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng và có chất lượng cao. Trên thực tế chương trình này trung bình 06 tháng đem lại cho nông dân khoảng 84,2 triệu USD lợi nhuận. Bên cạnh chương trình trên chính phủ Thái Lan cũng thực hiện chương trình “Quỹ Làng” (Village Fund Progam) nghĩa là mỗi làng sẽ nhận được một triệu baht từ chính phủ để cho dân làng vay mượn. Trên thực tế đã có trên 75.000 ngôi làng ở Thái Lan được nhận khoản vay này. + Chính sách đảm bảo vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm. Để thực hiện chính sách chính phủ Thái Lan đã phát động chương trình: “Thái Lan là bếp ăn của thế giới” với mục đích khuyến khích các nhà chế biến và nông dân có nhữ
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu,kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệmột học vị nào
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đượccảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc
Phú Thọ, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn
Đoàn Văn Hà
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn trực tiếp và quý báu của thầy giáoPGS.TS Nguyễn Văn Dung, cùng các thầy cô giáo trong khoa Quản lý đất đai,Ban quản lý đào tạo - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợicho tôi thực hiện và hoàn thành luận văn
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo và cán bộ Ủy ban nhân dân huyệnThanh Thủy, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng nông nghiệp, PhòngThống kê, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn thuộc huyện Thanh Thủy, tỉnh PhúThọ đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo cơ quan và bạn bè đã giúp đỡ tôi hoànthành luận văn
Phú Thọ, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn
Đoàn Văn Hà
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC HÌNH
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
THESIS ABSTRACT
THESIS ABSTRACT
PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 TÍNH CẤP THİẾT CỦA ĐỀ TÀİ
PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY HOẠCH NÔNG THÔN MỚI
2.1.1 Nông thôn 8
2.1.2 Phát triển nông thôn 9
2.1.3 Quy hoạch xây dựng nông thôn mới 9
2.1.4 Mối liên hệ giữa phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới và chương trình nông thôn mới 17
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUY HOẠCH NÔNG THÔN MỚI
2.2.1 Tình hình quy hoạch phát triển nông thôn trên thế giới 18
2.2.2 Tình hình quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam 23
2.2.3 Tình hình quy hoạch xây dựng nông thôn mới tỉnh Phú Thọ 27
2.3 CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ QUY HOẠCH NÔNG THÔN MỚI
PHẦN 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
PHẦN 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trang 43.1 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
3.2 THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
3.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.4.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Thanh Thủy 33
3.4.2 Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới huyện Thanh Thủy 33
3.4.3 Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã Xuân Lộc, xã Bảo Yên, xã Sơn Thủy 34
3.4.4 Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện 34
3.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp 34
3.5.2 Phương pháp chọn điểm 34
3.5.3 Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp 35
3.5.4 Phương pháp so sánh 36
3.5.5 Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu 36
PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI
4.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên 37
4.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội 39
4.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn huyện 48
4.2 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH THỦY
4.2.1 Tình hình lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới 49
4.2.2 Tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới 50
4.2.3 Kết quả thực hiện tiêu chí nông thôn mới của các xã trong huyện Thanh Thủy 55
4.2.4 Những ưu điểm, tồn tại và hạn chế trong việc triển khai xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thanh Thủy 56
Trang 5* Ưu điểm
- Trên địa bàn huyện đã có nhiều mô hình sản xuất thành công mang lại hiệu
quả kinh tế cao như: mô hình gieo trồng, liên kết sản xuất lúa chất lượng cao; mô hình trồng cây dược liệu, nuôi cá lồng; mô hình trồng rau hữu cơ, chăn nuôi hữu cơ, cây ăn quả; mô hình chế biến, tiêu thụ, liên kết xuất khẩu chè , các mô hình sản xuất thu được nhiều kết quả tốt, năng suất, sản lượng các cây trồng, vật nuôi đều tăng đáng
kể, đem lại giá trị kinh tế cao, nhiều mô hình đã được nhân rộng và được đa số nhân dân đồng tình ủng hộ; kinh tế trang trại được nhân rộng và phát triển mạnh làm gia tăng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích, thu nhập của người dân tăng cao; đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ngày càng nâng lên, bản sắc văn hóa truyền thống được duy trì, nhiều câu lạc bộ về các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được thành lập, thường xuyên có các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao giữa các địa phương trong và ngoài huyện
- BCĐ huyện đã tích cực phát huy vai trò, trách nhiệm, thường xuyên chỉ
đạo cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể các xã thực hiện huy động lồng ghép nguồn lực đầu tư nâng cấp, cải tạo hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân tích cực dồn đổi, tích tụ ruộng đất nhằm tạo ô thửa lớn để áp dụng cơ giới hóa, áp dụng tiến bộ KHKT, đưa giống mới chất lượng cao vào sản xuất giúp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân; tham gia mua thẻ BHYT; giữ gìn vệ sinh môi trường nông thôn; giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tại địa phương Đồng thời, thực hiện toàn diện trên tất cả các lĩnh vực nhằm nâng cao
số lượng, chất lượng các chỉ tiêu, tiêu chí, xã đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới (tăng 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới so với năm 2016) .
- Hàng tháng UBND các xã báo cáo tiến độ chương trình nông thôn mới về
UBND huyện từ đó nắm bắt tiến độ triển khai, cho chủ trương, bàn giải pháp triển khai thực hiện các tiêu chí một cách kịp thời để hoàn thành huyện nông thôn mới vào năm 2018
- BCĐ NTM huyện luôn chú trọng và làm tốt công tác thi đua khen thưởng,
kịp thời biểu dương và nhân rộng các điển hình tiên tiến trong phong trào xây dựng nông thôn mới
* Tồn tại, hạn chế
Trang 6- Công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện chương trình của một số cấp ủy,
chính quyền, MTTQ, các đoàn thể và Ban chỉ đạo xã chưa được
thường xuyên, chưa có sự phối hợp chặt chẽ, thiếu quyết liệt; công tác thông tin, tuyên truyền còn hạn chế; vai trò, sự vào cuộc của chủ thể xây dựng nông thôn mới (người dân) một số nơi chưa tích cực,
dẫn đến chất lượng của một số tiêu chí chuyển biến chậm (tỷ lệ người
dân tham gia BHYT thấp, đường giao thông nội đồng, xây dựng nhà
văn hóa khu dân cư, công tác bảo vệ môi trường trong nông thôn ).
- Ban chỉ đạo của một số xã tuy đã xây dựng kế hoạch, song tiến độ, giải
pháp triển khai thực hiện còn chậm và thiếu quyết liệt, chưa có các
giải pháp cụ thể, kế hoạch, lộ trình thực hiện các tiêu chí chưa đạt,
đặc biệt đối với các tiêu chí cần tập trung công tác tuyên truyền, vận
động sự vào cuộc tích cực của người dân
- Một số xã công tác tổng hợp báo cáo chưa kịp thời, chưa nghiên cứu kỹ hệ
thống văn bản mới để đánh giá thực trạng nông thôn của địa phương,
chất lượng nội dung và thời gian báo cáo chưa đảm bảo so với yêu
cầu gây khó khăn cho công tác tổng hợp, đánh giá, tham mưu chỉ đạo
thực hiện chương trình trên địa bàn huyện
- Một số hạng mục công trình cần đầu tư để đảm bảo đạt tiêu chí huyện, xã
đạt chuẩn nông thôn nhưng chưa được đầu tư xây dựng do thiếu
nguồn kinh phí, đặc biệt tiêu chí giao thông, trường học tại xã Sơn
Thủy; một số công trình thi công chưa đảm bảo tiến độ theo yêu cầu
như trạm y tế xã Đào Xá, Sơn Thủy
- Một bộ phận Nhân dân chưa nhận thức đúng và đầy đủ mục tiêu, ý nghĩa,
quyền lợi, trách nhiệm khi tham gia chương trình, nhất là việc giữ gìn vệ sinh môi trường, mua thẻ BHYT, xây dựng nhà văn hóa khu dân cư, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn
- Công tác triển khai thực hiện và giải ngân vốn chương trình xây dựng
nông thôn mới còn lúng túng, chậm tiến độ, đặc biệt là vốn phát triển
sản xuất 4.3 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ XUÂN LỘC, XÃ BẢO YÊN, XÃ SƠN THỦY
4.3.1 Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã
Xuân Lộc 59
Trang 7quả tích cực; vùng sản xuất lúa tập trung được UBND xã đầu tư hệ thống giao thống, thủy lợi hoàn thiện tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp của xã phát triển; vùng trồng hoa màu tại bãi bồi sông Đà đã thu hút được doanh nghiệp tư nhân đầu tư sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn VietGap, đây là tiền đề cho phát triển nền nông nghiệp sạch, an toàn trên địa bàn xã; Khu công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chưa được thực hiện do khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng cũng như nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
c Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng
* Hạ tầng xã hội Tình hình thực hiện quy hoạch hệ thống hạ tầng xã hội tại xã Xuân Lộc
được trình bày tại bảng sau: Nhìn chung, phương án quy hoạch các công trình hạ tầng xã hội trên địa
bàn xã khá nhiều; tuy nhiên, kết quả thực hiện khá tích cực, từ khi triển khai thực hiện phương án quy hoạch xã đã thực hiện 23/34 hạng mục công trình đạt tỷ lệ 67,65%; các công trình phục vụ lợi ích của nhân dân như trường học, trạm y tế, bưu điện, nhà văn hóa, chợ xã được UBND xã chú trọng đầu tư xây dựng; Các công trình thương mại dịch vụ (cây xăng, trung tâm thương mại, chợ mới), công trình văn hóa (Nhà lưu niệm cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng), công trình cây xanh, vườn hoa và một số sân thể thao chưa thực hiện do chưa có nguồn vốn đầu tư
* Hạ tầng kỹ thuật
- Giao thông
Trang 8Việc thực hiện xây dựng hệ thống giao thông trên địa bàn xã Xuân Lộc được
triển khai và hoàn thiện sớm Kết quả thực hiện được thể hiện qua bảng sau: Nhìn chung, hệ thống giao thông trên địa bàn xã Xuân Lộc đã hoàn thiện, xã
đã cứng hóa được 31,59/38,18 km đạt tỷ lệ 82,74%, các tuyến giao thông chưa được cứng hóa là do chưa thực hiện xây dựng các khu dân cư mới, khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Hệ thống giao thông trên địa bàn xã đã hoàn thiện và đáp ứng tốt nhu cầu của người dân, đó kết quả của việc phối hợp Nhà nước và nhân dân cùng làm, hệ thống giao thông hoàn thiện là tiền đề cho sự phát triển kinh
tế xã hội của địa phương
- Thủy lợi, cấp nước + Đối với hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất: Khi xây dựng phương án quy
hoạch hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất trên địa bàn xã đã được hoàn thiện đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu phục vụ sản xuất Tính đến hết năm 2017, hệ thống thủy lợi vẫn đáp ứng được nhu cầu sản xuất của người dân + Đối với hệ thống cấp nước: Theo phương án quy hoạch, trên địa bàn xã có
một trạm cấp nước sạch cung cấp nước sinh hoạt cho người dân địa phương và các xã lân cận, quy hoạch xây dựng các tuyến cấp nước với tổng chiều dài 10,55km đường ống cấp nước đến các khu dân cư mới và một số vùng trên địa bàn xã chưa sử dụng nước sạch của trạm cấp nước Kết quả thực hiện: Đã thực hiện xây dựng các tuyến đường ống với tổng chiều dài 8,5/10,55km đạt tỷ lệ 80,57%; các tuyến chưa được xây dựng là do các hạng mục khu dân cư mới chưa được triển khai; tuy nhiên đánh giá tiêu chí nông thôn mới thì xã đã đạt tiêu chí này (trên địa bàn xã có 100% số hộ được dùng nước sạch hợp vệ sinh
và 84,39% số hộ dùng nước sạch theo quy định)
- Cấp điện Tình hình thực hiện quy hoạch hệ thống cấp điện trên địa bàn xã Xuân Lộc
được thể hiện qua bảng sau: Việc thực hiện xây dựng và hoàn thiện hệ thống cấp điện trên địa bàn xã cơ
bản đã đảm bảo theo đúng quy hoạch, xã đã hoàn thành 7/11 hạng mục đạt 63,63%, hệ thống cấp điện trên địa bàn xã đã đảm bảo cung cấp điện cho 100% sô hộ trên địa bàn xã
- Vệ sinh môi trường
Trang 9+ Đối với hệ thống nghĩa trang, nghĩa địa: Phương án quy hoạch của xã là
giữ nguyên hiện trạng sử dụng; tính đến hết năm 2017, trên địa bàn
xã không có trường hợp mai táng trái quy định, việc mai táng trên
địa bàn xã đảm bảo phù hợp với quy định và quy hoạch
+ Rác thải: Theo phương án quy hoạch, quy hoạch bãi rác thải quy hoạch với diện tích 15.128 m2; tuy nhiên tính đến hết năm 2017 hạng mục này chưa thực hiện, do UBND xã đã phối hợp với công ty môi trường tổ chức thu gom xử lý chất thải vận chuyển vể khu xử lý rác của huyện đảm bảo vệ sinh môi trường
d Quy hoạch phát triển điểm dân cư nông thôn
Nhìn chung, kết quả thực hiện quy hoạch phát triển điểm dân cư trên địa bàn xã tương đối tốt; các khu vực như khu cổng UBND xã, Ao Đỗi Ngược khu 5 việc giao đất rất thuận lợi do vị trí đẹp, cơ sở hạng tầng hoàn thiện và nhu cầu sử dụng đất tại các khu vực này khá cao; một số vị trí chưa thực hiện được là do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng Tính đến hết năm 2017, xã đã thực hiện giao đất, đấu giá quyền sử dụng đất với diện tích 2,37/4,27ha, đạt 55,50%
4.3.2 Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã Bảo Yên 69
Xã Bảo Yên nằm ở phía Tây Nam của huyện Thanh Thuỷ, có tổng diện tích tự nhiên là: 506,23ha, cách trung tâm huyện 5km
Có đường ranh giới giáp với các xã:
- Phía Bắc giáp thị trấn Thanh Thủy
- Phía Nam giáp xã Đoan Hạ
- Phía Đông giáp huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
- Phía Tây giáp xã Sơn Thủy
Bảo Yên là 1 xã có địa hình tương đối bằng phẳng, có cánh đồng rộng rất thuận lợi cho việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng cũng như việc phát triển giao thông, thủy lợi, quy hoạch xây dựng các công trình trên địa bàn xã Khí hậu xã Bảo Yên mang đặc điểm chung của khí hậu miền bắc Việt Nam là khí hậu nhiệt dới gió mùa, chia làm 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông
Về tình hình kinh tế - xã hội: Tổng giá trị thu nhập năm 2017: 157,123 tỷ
đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 26,52 triệu
đồng/người/năm; tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2017 là: 6,8%; tổng
sản lượng lương thực đạt: 2.015 tấn Cơ cấu kinh tế: Ngành nông nghiệp chiếm 36,2%; ngành thương mại dịch vụ chiếm 51,0%; ngành
Trang 10công nghiệp, TTCN chiếm 12,8 %; bình quân lương thực đầu người năm 2017 đạt 340kg/người/năm Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên đạt 1,3%; Tỷ lệ hộ nghèo còn 3,16%; tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 80,8%; tình hình chính trị, quốc phòng - an ninh được đảm bảo ổn định và giữ vững
a Quy hoạch sử dụng đất Tổng diện tích tự nhiên tính đến hết năm 2017 của xã Bảo Yên là 506,23 ha
tăng 3,17 ha so với phương án quy hoạch được duyệt do kiểm kê lại diện tích năm 2014 Nhìn chung, kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất xã Bảo Yên đã đạt được nhiều kết quả tích cực Một số chỉ tiêu sử dụng đất của xã Bảo Yên còn chưa hoàn thành so với phương
án quy hoạch được đề ra như:
* Đối với nhóm đất nông nghiệp
- Đất trồng lúa: Diện tích năm 2017 là 261,99 ha cao hơn 24,29 ha so với diện
tích quy hoạch đến năm 2020 là 237,7 ha, do chưa thực hiện một số
dự án trang trại tổng hợp, vùng trồng rau sạch và khu tiểu thủ công nghiệp
- Đất trồng cây hàng năm khác: Diện tích năm 2017 là 26,40 ha thấp hơn
14,68 ha so với diện tích quy hoạch đến năm 2020, do kiểm kê diện tích năm 2014 và do chưa thực hiện hết dự án vùng trồng rau sạch
- Đất trồng cây lâu năm: Diện tích năm 2017 là 30,95 ha cao hơn 10,07 ha so
với diện tích quy hoạch đến năm 2020, do kiểm kê diện tích năm 2014
- Đất nuôi trồng thủy sản: Diện tích năm 2017 là 33,15 ha cao hơn 8,25 ha so
với diện tích quy hoạch được duyệt là 24,90 ha, do kiểm kê diện tích năm 2014 và do người dân chuyển đổi mục đích một số khu vực trũng thấp không thể trồng lúa
- Đất nông nghiệp khác: Diện tích năm 2017 là 2,16 ha thấp hơn 20,64 ha so
với diện tích quy hoạch đến năm 2020, do chưa thực hiện hiện xây dựng khu trang trại tổng hợp khu vực phía Tây cả xã
* Đối với nhóm đất phi nông nghiệp:
- Đất thương mại -dịch vụ: Diện tích năm 2017 là 5,92 ha cao hơn 4,15 ha so
với diện tích quy hoạch đến năm 2020, do một số dự án thương mại dịch vụ được sự chấp thuận của UBND tỉnh phát sinh trong giai đoạn quy hoạch
- Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã: Diện tích
năm 2017 là 45,28 ha cao hơn 3,94 ha so với diện tích quy hoạch đến
Trang 11năm 2020, do các chỉ tiêu sử dụng đất chưa được thực hiện: Đất cơ sở
y tế, đất thể dục thể thao, đất cơ sở giáo dục đào tạo, đất công trình bưu chính viễn thông; ngoài ra trong giai đoạn quy hoạch có phát sinh dự cấp thiết do cấp UBND Tỉnh chủ trương đầu tư: Trung tâm y
tế điều dưỡng người có công số 1 với diện tích 2,1ha
- Đất ở tại nông thôn: Diện tích năm 2017 là 42,25 ha thấp hơn 3,92 ha so với
diện tích quy hoạch đến năm 2020, do một số dự án phát triển mạng lưới điểm dân cư nông thôn chưa được thực hiện
- Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng: Diện tích năm
2017 là 2,77 ha thấp hơn 1,53 ha so với diện tích quy hoạch đến năm
2020, do chưa thực hiện các dự án mở rộng nghĩa trang trên địa bàn xã
- Đất khu vui chơi giải trí công cộng: Diện tích năm 2017 là 0,45ha thấp hơn
0,44 ha so với diện tích quy hoạch đến năm 2020, do kiểm kê diện tích năm 2014
b Quy hoạch sản xuất Tình hình thực hiện quy hoạch sản xuất tại xã Bảo Yên được trình bày tại
bảng sau: Kết quả thực hiện quy hoạch sản xuất của xã Bảo Yên nhìn chung đã đảm
bảo tiến độ theo phương án quy hoạch đến năm 2020 của xã Bảo Yên, bước đầu đã thu hút được tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng được vùng trồng rau sạch, tạo được công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương; tuy nhiên đối với quy hoạch khu tiểu thủ công nghiệp còn chưa thực hiện do khó khăn trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, chưa thu hút được đầu tư; đối với khu trang trại tổng hợp còn chưa thực hiện do trong những năm qua thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp không
ổn định dẫn đến việc các tổ chức, cá nhân không đầu tư
c Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng
* Hạ tầng xã hội Tình hình thực hiện quy hoạch hệ thống hạ tầng xã hội tại xã Bảo Yên được
trình bày tại bảng sau:
* Hạ tầng kỹ thuật
- Giao thông Tình hình thực hiện các công trình giao thông tương đối tốt Kết quả trình
bày trong bảng 4.11:
- Thủy lợi
Trang 12Tình hình thực hiện quy hoạch hệ thống cấp điện trên địa bàn xã Bảo Yên
được thể hiện qua bảng sau:
4.3.3 Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã Sơn
Thủy 78
a Quy hoạch sử dụng đất Tổng diện tích tự nhiên tính đến hết năm 2017 là 1220,2 ha tăng 53,33 ha so
với phương án quy hoạch đến năm 2020 nguyên nhân là do kiểm kê
lại diện tích năm 2014 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất xã
Sơn Thủy đã đạt được nhiều kết quả tốt, tuy nhiên diện tích năm
2017 so với diện tích quy hoạch đến năm 2020 còn có sự chênh lệnh
lớn, cụ thể như sau:
* Đối với nhóm đất nông nghiệp
- Đất trồng lúa: Diện tích năm 2017 là 212,16 ha cao hơn 29,16 ha so với diện
tích quy hoạch đến năm 2020, do chưa chuyển đổi mục đích thực hiện
các dự án nuôi trồng thủy sản và các dự án phát triển kinh tế xã hội
khác
- Đất trồng cây hàng năm khác: Diện tích năm 2017 là 9,57 ha thấp hơn
10,43 ha so với diện tích quy hoạch đến năm 2020, do chưa thực hiện
dự án trồng hoa màu
- Đất trồng cây lâu năm: Diện tích thực hiện đến hết năm 2017 là 213,25 ha
cao hơn 102,43 ha so với diện tích quy hoạch đến năm 2020; do kiểm
kê diện tích năm 2014
- Đất rừng phòng hộ: Diện tích năm 2017 là 70,02 ha thấp hơn 84,89ha so
với diện tích quy hoạch đến năm 2020, do chưa thực hiện dự án
chuyển rừng sản xuất sang rừng phòng hộ
- Đất rừng sản xuất: Diện tích thực hiện đến hết năm 2017 là 476,39 ha cao
hơn 80,89 ha so với diện tích quy hoạch đến năm 2020, do kiểm kê
diện tích năm 2014 và chưa chuyển đổi từ rừng sản xuất sang rừng
phòng hộ
- Đất nuôi trồng thủy sản: Diện tích năm 2017 là 89,05 ha thấp hơn 29,20 ha
so với diện tích quy hoạch đến năm 2020, do kiểm kê diện tích năm
2014 và do chưa hoàn thành dự án chuyển mục đích đất trồng lúa
sang nuôi trồng thủy sản
- Đất nông nghiệp khác: Diện tích năm 2017 là 5,11 ha cao hơn 5,11 ha so với
diện tích quy hoạch đến năm 2020; do trong giai đoạn quy hoạch,
được sự đồng ý của UBND xã và UBND huyện, một số hộ gia đình đã
Trang 13thực hiện xây dựng trang trại chăn nuôi, phát triển kinh tế hộ gia đình
* Đối với nhóm đất phi nông nghiệp:
- Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp: Diện tích thực hiện đến hết năm 2017
là 32,75 ha thấp hơn 27,66 ha so với diện tích quy hoạch đến năm
2020, chưa thực hiện dự án khu khai thác và chế biến quặng
- Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã: Diện tích
năm 2017 là 51,47 ha thấp hơn 13,33 ha so với diện tích quy hoạch đến năm 2020; do một số chỉ tiêu chưa thực hiện: Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo, đất giao thông, đất thủy lợi
- Đất ở tại nông thôn: Diện tích năm 2017 là 37,90 ha cao hơn 1,49 ha so với
diện tích quy hoạch đến năm 2020, do chưa thực hiện các hạng mục phát triển điểm dân cư nông thôn
- Đất xây dựng trụ sở cơ quan: Diện tích năm 2017 là 0,16 ha thấp hơn 0,31
ha so với diện tích quy hoạch đến năm 2020 ha, do kiểm kê diện tích năm 2014
- Đất cơ sở tôn giáo: Diện tích năm 2017 là 0,89 ha thấp hơn 1,06 ha so với
diện tích quy hoạch đến năm 2020, do kiểm kê lại diện tích năm 2014 .
- Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng: Diện tích năm
2017 là 7,98 ha cao hơn 2,75 ha so với diện tích quy hoạch đến năm
2020, do kiểm kê lại diện tích năm 2014
b Quy hoạch sản xuất Tình tình thực hiện phương án quy hoạch sản xuất của xã Sơn Thủy được
thể hiện qua bảng sau:
c Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng
* Hạ tầng xã hội Nhìn chung, các công trình hạ tầng xã hội trên địa bàn xã được thực hiện
theo đúng quy hoạch, tiến độ thực hiện đạt được là khá tốt Tình hình thực hiện quy hoạch hệ thống hạ tầng xã hội tại xã Sơn Thủy được trình bày tại bảng sau:
Từ khi lập phương án quy hoạch đến hết năm 2017, các công trình hạ tầng
xã hội trên địa bàn xã Sơn Thủy đã được các cấp, các ngành chú trọng đầu tư xây dựng do đó kết quả đạt được tương đối cao, theo phương án quy hoạch hạ tầng xã hội xã Sơn Thủy có 8 hạng mục, hết năm 2017 xã đã hoàn thành 6/8 hạng mục đạt tỷ lệ 75,0%; các công trình trường học, trạm y tế, trụ sở UBND được hoàn thiện và đưa vào
Trang 14sử dụng đảm bảo phục vụ nhu cầu của nhân dân Các công trình nhà văn hóa khu dân cư được nhân dân hưởng ứng và đóng góp kinh phí xây dựng, đến hết năm 2017, tất cả các khu dân cư đều có nhà văn hóa
* Hạ tầng kỹ thuật
- Giao thông Tình hình thực hiện xây dựng các công trình giao thông tương đối tốt Kết
quả trình bày trong bảng 4.17:
- Thủy lợi Tình hình thực hiện xây dựng các hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã còn
chậm; tính đến hết năm 2017, hệ thống thủy lợi được kiên cố hóa 13,2/21,1km đạt 62,56% Kết quả trình bày cụ thể qua bảng sau:
- Cấp điện Tình hình thực hiện xây dựng các công trình cấp điện trên địa bàn xã Sơn
Thủy đạt được kết quả cao Kết quả thực hiện được thể hiện qua bảng sau: Theo phương án quy hoạch, xây dựng mới 4 trạm biến áp, nâng cấp 3 trạm
biến áp hiện có và xây dựng đường dây cao hạ thế, kết quả thực hiện tính đến hết năm 2017 đạt được khá tốt, thực hiện 9/10 hạng mục đạt
tỷ lệ 90%, chỉ còn trạm biến áp theo phương án quy hoạch gần nhà văn hóa khu 1 là chưa thực hiện Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn trên địa bàn xã đạt 100%
- Vệ sinh môi trường
- Chất thải rắn: Phương án quy hoạch đến năm 2020 trên địa bàn xã quy
hoạch khu xử lý chất thải rắn với diện tích 0,4 ha; bố trí các điểm tập kết CTR sinh hoạt, trang bị thùng đựng CTR công cộng loại 0,5 m3
và xe đẩy tay cho các thôn để thu gom và vận chuyển CTR từ các điểm tập kết đến điểm trung chuyển Kết quả thực hiện: Chưa thực hiện xây dựng khu xử lý chất thải rắn do UBND xã đã phối hợp với công ty môi trường tổ chức thu gom xử lý chất thải vận chuyển vể khu xử lý rác của huyện đảm bảo vệ sinh môi trường
d Quy hoạch phát triển điểm dân cư nông thôn Qua bảng trên cho thấy, quy hoạch mạng lưới điểm dân cư của xã đã được
triển khai thực hiện nhưng tiến độ khá chậm, tính đến hết năm 2017,
xã đã thực hiện giao đất 0,3/2,28ha đạt tỷ lệ 13,16%; tỷ lệ thực hiện quy hoạch phát triển điểm dân cư trên địa bàn xã khá thấp, nguyên nhân chính là do nhu cầu về đất ở trên địa bàn xã không cao; dân cư
Trang 15trên địa bàn xã thưa thớt, giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thấp; từ đó UBND xã đã hạn chế xây dựng hạng tầng để giao đất, đấu giá quyền sử dụng đất
4.3.4 Đánh giá chung 86
- Về điều kiện tự nhiên: Xã Xuân Lộc có đất đai, địa hình, khí hậu,… thuận
lợi để phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa Diện tích đất nông nghiệp của xã Xuân Lộc là 371,05 ha, trong đó diện tích đất trồng lúa là 204,74 ha phân bố tập trung thành vùng lớn, đây là điều kiện cho việc phát triển sản xuất tập trung và có thể
áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất Ngoài ra, xã Xuân Lộc là xã có địa hình bằng phẳng cũng là lợi thế cho việc đầu tư xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng
- Về nguồn nhân lực: Xã Xuân Lộc có trình độ dân trí cao, nguồn nhân lực
có khả năng học hỏi và tiếp thu những ứng dụng của khoa học công
nghệ vào sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu về nhân công cho ngành nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hóa, phát triển kinh tế - xã hội
- Về hệ thống cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng ngay từ khi lập phương án quy
hoạch đã có sự hoàn thiện nhất định, điều này làm giảm bớt kinh phí xây dựng; từ đó việc thực hiện phương án quy hoạch sẽ đạt hiệu quả hơn
- Về điều kiện tự nhiên: Xã Bảo Yên có diện tích tự nhiên nhỏ nhất trong 3
xã điểm nghiên cứu Tuy nhiên, địa hình của xã tương đối bằng phẳng, các vùng canh tác nông nghiệp tập trung thuận lợi để phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển hình thức trang trại Ngoài ra, xã Bảo Yên là một trong hai xã cùng với thị trấn Thanh Thủy có mạch nước khoáng nóng tự nhiên, đây là điều kiện rất thuận lợi cho hoạt động thương mại dịch vụ, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
- Về nguồn nhân lực: Xã Bảo Yên cũng là xã mà người dân có trình độ dân
trí cao, nguồn nhân lực có khả năng học hỏi và tiếp thu những ứng dụng của khoa học công nghệ vào sản xuất, việc người dân có trình
độ dân trí cao cũng là lợi thế trong công cuộc xây dựng nông thôn mới của địa phương
- Về cơ sở hạ tầng: Xã Bảo Yên nằm trên trục đường Tỉnh lộ 316, các tuyến
đường liên xã, liên thôn đều kết nối với đường Tỉnh lộ, đây là điều
Trang 16kiện thuận lợi cho các hoạt động vận tải, hoạt động mua bán, trao đổi
hàng hóa với các địa phương lân cận
4.3.4 Tổng hợp ý kiến của cán bộ và nhân dân trong đánh giá việc thực hiện xây dựng nông thôn mới tại các xã điểm
a Đánh giá sự hiểu biết của người dân về xây dựng nông thôn mới
4.4 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
4.4.1 Giải pháp về tuyên truyền
4.4.2 Giải pháp về vốn đầu tư
4.4.3 Giải pháp về công tác tổ chức thực hiện
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 KẾT LUẬN
5.2 KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC
Trang 17DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa tiếng việt
Trang 18DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1 Cơ cấu giá trị sản xuất năm 2015 - 2017
Bảng 4.2 Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất xã Xuân Lộc
Bảng 4.3 Kết quả thực hiện quy hoạch sản xuất xã Xuân Lộc
Bảng 4.4 Tình hình thực hiện quy hoạch công trình hạ tầng xã hội xã Xuân Lộc
Bảng 4.5 Tình hình thực hiện quy hoạch giao thông xã Xuân Lộc
Bảng 4.6 Tình hình thực hiện quy hoạch hệ thống cấp điện xã Xuân Lộc
Bảng 4.7 Kết quả thực hiện quy hoạch mạng lưới điểm dân cư xã Xuân Lộc đến năm 2017
Bảng 4.8 Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất xã Bảo Yên
Bảng 4.9 Kết quả thực hiện quy hoạch sản xuất xã Bảo Yên
Bảng 4.10 Kết quả thực hiện quy hoạch hệ thống hạ tầng xã hội xã Bảo Yên
Bảng 4.11 Tình hình thực hiện quy hoạch giao thông xã Bảo Yên
Bảng 4.12 Tình hình thực hiện xây dựng hệ thống cấp điện xã Bảo Yên
Bảng 4.13 Kết quả thực hiện quy hoạch mạng lưới điểm dân cư đến năm 2017 xã Bảo Yên
Bảng 4.14 Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất xã Sơn Thủy
Bảng 4.15 Kết quả thực hiện quy hoạch vùng sản xuất xã Sơn Thủy đến năm 2017
Bảng 4.16 Kết quả thực hiện quy hoạch hệ thống hạ tầng xã hội xã Sơn Thủy
Bảng 4.17 Tình hình thực hiện quy hoạch giao thông xã Sơn Thủy
Bảng 4.18 Tình hình thực hiện quy hoạch thủy lợi xã Sơn Thủy
Bảng 4.19 Tình hình thực hiện xây dựng hệ thống cấp điện xã Sơn Thủy
Bảng 4.20 Kết quả thực hiện quy hoạch mạng lưới điểm dân cư đến năm 2017 xã Sơn Thủy
Bảng 4.21 Tổng hợp hiểu biết của người dân về chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới
Bảng 4.22 Sự tham gia đóng góp của người dân vào xây dựng nông thôn mới
Trang 19DANH MỤC HÌNHHình 4.1: Vị trí huyện Thanh Thủy trong tỉnh Phú Thọ Hình 4.2 Vị trí địa lý 3 xã điểm thực hiện nghiên cứu
Trang 20TRÍCH YẾU LUẬN VĂNTên tác giả: Đoàn Văn Hà
Tên Luận văn: “Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn huyện Thanh Thủy - tỉnh Phú Thọ”
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp: Tại UBND huyện Thanh Thủy,các phòng ban chức năng của huyện Thanh Thủy, thu thập các số liệu, tài liệu về điều kiện
tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình quản lý và sử dụng đất, phát triển các khu dân cư mới,tình hình công tác quy hoạch nông thôn mới trên toàn huyện
- Phương pháp chọn điểm: Đề tài sử dụng phương pháp chọn điểm để lựa chọn địabàn nghiên cứu phù hợp Qua đó, đề tài chọn 3 xã điểm của huyện Thanh Thủy là: XãXuân Lộc, xã Bảo Yên, xã Sơn Thủy
- Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp
+ Điều tra tại UBND các xã điểm nghiên về công tác quy hoạch nông thôn mới;điều tra, khảo sát và đánh giá các số liệu có liên quan đến việc thực hiện quy hoạch xâydựng nông thôn mới tại các xã
+ Thu thập số liệu sơ cấp thông qua phiếu điều tra được thiết kế sẵn, đối tượng lựachọn khảo sát là các hộ dân và một số cán bộ lãnh đạo quản lý tại 3 xã được chọn nghiên cứu
- Phương pháp so sánh: Được thực hiện thông qua phân tích các kinh nghiệm,bài học của các mô hình, chương trình phát triển nông thôn cấp cơ sở của các nước vàcủa Việt Nam Việc nghiên cứu so sánh được phân tích theo các mặt về điều kiện triểnkhai, nội dung thực hiện, vai trò của cộng đồng, cách thức hỗ trợ của Nhà nước, quy mô
và mức độ thực hiện, nhân rộng…
- Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu: Các số liệu sơ cấp và thứ cấp sau khi thuthập tiến hành tổng hợp và xử lý số liệu điều tra theo mục đích nghiên cứu Căn cứ vàkết quả xử lý tiến hành tổng hợp kết quả điều tra theo các chỉ tiêu phân tích, so sánh vàrút ra những đánh giá từ thực tiễn Sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp và phân tích sốliệu từ các xã chọn nghiên cứu
Kết quả chính và kết luận
Trang 21- Thanh Thủy là huyện miền núi nằm về phía Đông Nam của tỉnh Phú Thọ, cóđiều kiện mở rộng giao lưu kinh tế với các trung tâm kinh tế lớn Trong những năm vừaqua nền kinh tế của huyện đạt được tốc độ tăng trưởng khá, chuyển dịch cơ cấu kinh tếtheo hướng tích cực từ nông nghiệp sang công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ.Tình hình kinh tế - xã hội ổn định tạo tiền đề để huyện Thanh Thủy hoàn thành chươngtrình xây dựng nông thôn mới sớm.
- Thực trạng phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện cơ bản hoàn thiện đápứng nhu cầu của người dân Sau gần 4 năm thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mớitrên địa bàn huyện đã đạt được kết quả như sau: Xã Tu Vũ, xã Yến Mao, xã Phượng Mao,
xã Trung Nghĩa, xã Đồng Luận, xã Trung Thịnh, xã Hoàng Xá, xã Đoan Hạ, xã Bảo Yên,
xã Tân Phương, xã Thạch Đồng, xã Xuân Lộc xã hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nôngthôn mới; xã Sơn Thủy đạt 12/19 tiêu chí, xã Đào Xá đạt 14/19 tiêu chí Hai xã chưa đạttiêu chí cách nằm cách xa trung tâm huyện, điều kiện kinh tế có khăn, cơ sở hạ tầng chưađược hoàn thiện
- Kết quả thực hiện quy hoạch xây dựng NTM xã Xuân Lộc, xã Bảo Yên và xãSơn Thủy đến năm 2017 cho thấy :
+ Xã Xuân Lộc có địa hình bằng phẳng, đất nông nghiệp phân bố tập trung, cơ sở
hạ tầng được hoàn thiện từ rất sớm, trình độ dân trí cao, xã đã hoàn thành 19/19 tiêu chíxây dựng nông thôn vào đầu năm 2015 và là xã thứ hai hoàn thành 19/19 tiêu chí xâydựng nông thôn mới của Huyện (sau xã Đồng Luận)
+ Xã Bảo Yên có hệ thống giao thông thuận lợi cho giao lưu, buôn bán trao đổihàng hóa, phát triển kinh tế xã hội; hệ thống cơ sở hạ tầng được chú trọng đầu tư, từngbước hoàn thiện; trình độ dân trí cao; bên cạnh đó xã Bảo Yên là một trong hai địa phương
có mạch nước khoáng nóng, đây lợi phát triển kinh tế xã hội đặc biệt là ngành thương mạidịch vụ và du lịch Tính đến hết năm 2017 xã Bảo Yên đã hoàn thành 19/19 tiêu chí xâydựng nông thôn mới
+ Xã Sơn Thủy nằm ở phía Tây của huyện Thanh Thủy, nằm cách xa trung tâmhuyện, xã có địa hình chủ yếu là đồi núi, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, tình hình kinh tế của
xã còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí ở mức trung bình Tuy nhiên, công tác lập và thựchiện quy hoạch được triển khai nghiêm túc do đó đã đạt được những kết quả tích cực, tínhđến hết năm 2017 xã Sơn Thủy đã đạt được 12/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới
Trang 22- Việc đánh giá thực trạng quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyệnThanh Thủy, tỉnh Phú Thọ cho thấy, để hoàn thành các mục tiêu quốc gia về NTM theo kếhoạch đề ra ở các xã chưa đạt chuẩn cần thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp sau: Tăngcường tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân về xây dựng NTM; Sát saotrong chỉ đạo điều hành công tác tổ chức thực hiện xây dựng NTM ở các xã, điều chỉnhkịp thời các bất cập trong đồ án quy hoạch NTM; Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho xâydựng NTM, quản lý hiệu quả và minh bạch nguồn vốn.
THESIS ABSTRACTAuthor: Doan Van Ha
Thesis title: "Evaluation of the implementation of new rural construction planning in
Thanh Thuy district - Phu Tho province"
Field: Land Management Code: 8.85.03.01
Name of training institution: Hanoi University Agriculture
Research Purposes
- Assess the implementation of rural construction planning in Thanh Thuy in
recent years
- Proposing solutions to promote the effective implementation of the new rural
construction planning in Thanh Thuy district
Research Methods
- Secondary data collection survey method: At the People's Committee of Thanh
Thuy district, functional departments of Thanh Thuy district collecting data, documents onnatural and socio-economic conditions, situation management and use of land,development of new residential areas, new rural planning situation in the whole district
- Method of selecting points: The subject uses the method of selecting points to
select suitable study sites Accordingly, the project selected three communes of ThanhThuy district: Xuan Loc commune, Bao Yen commune, Son Thuy commune
- Method of surveying primary data collection
+ Investigation at the People's Committees of the pilot communes for new ruralplanning; Survey, survey and evaluation of data related to the implementation of newrural construction planning in communes
+ Collected primary data through pre-designed questionnaires, surveyrespondents were households and some leaders in three selected communes
- Comparative method: This method implemented by analyzing the experiencesand lessons from the models and programs of grassroots rural development in Vietnamand other countries Comparative research is analyzed in terms of implementationconditions, implementation content, community role, state support, size and level ofimplementation, replication, etc
Trang 23- Methods of data synthesis and processing: Primary and secondary datacollected, collected and processed for survey purposes The results and the results of thesurvey was summarized and analyzed according to the criteria for analysis and drewcomparisons from the evaluation Use Excel software to aggregate and analyze datafrom selected communes.
Main results and conclusions
Thanh Thuy is a mountainous district located to the southeast of Phu Thoprovince, which has the conditions to expand economic exchanges with big economiccenters In recent years, the economy of the district has achieved a good growth rate,shifting the economic structure from positive agriculture to construction and servicetrade The stable socio-economic situation created a premise for Thanh Thuy district tocomplete the program of building new rural areas soon
- Actual development of district infrastructure system meet the demands of thepeople After nearly 4 years of planning new rural construction has achieved results asfollowing: Tu Vu Commune, Yen Mao Commune, Phuong Mao Commune, Trung NghiaCommune, Dong Luan Commune, Trung Thinh Commune Hoang Xa commune, Doan
Ha commune, Bao Yen commune, Tan Phuong commune, Thach Dong commune, XuanLoc commune which are completed 19 criteria for building new rural areas; Son Thuycommune has got 12/19 criteria, Dao Xa commune reached 14/19 criteria Twocommunes have not met the criteria far from the district center, the economic conditionsare scarce and the infrastructure has not completed yet
- The results of implementing the master plan for construction of villagenurseries in Xuan Loc commune, Bao Yen commune and Son Thuy commune by 2017show that:
+ Xuan Loc commune has a flat topography, agricultural land is concentrated,infrastructure is completed very early, high intellectual level, the commune hascompleted 19/19 criteria for rural construction at the beginning In 2015, it is the secondcommune to complete 19/19 criteria for new rural construction of the district (afterDong Luan commune)
+ Bao Yen commune has convenient transportation systems for exchanging andtrading commodities, socio-economic development; Infrastructure system is focused oninvestment, step- by- step improvement and high educational standards of people;Besides, Bao Yen Commune is one of two localities with hot mineral water, whichbenefits the socio-economic development, especially trade, service and tourism By
2017, Bao Yen commune has completed 19/19 criteria for building new rural areas.+ Son Thuy Commune is located in the western part of Thanh Thuy District, far awayfrom the district center The terrains are characterized by hills, poor infrastructure andthe economic situation of the commune is still difficult and the average level ofeducation However, the implementation of the plan has been seriously implemented so
Trang 24that positive results, by the end of 2017 Son Thuy has achieved 12/19 criteria forbuilding new rural.
- The evaluation of the current situation of new rural construction in ThanhThuy district, Phu Tho province shows that in order to fulfill the national targets asplanned in communes that are not up to the standards, Comprehensive solutions asbelows: Strengthening propaganda to raise people's awareness on neu rural construction;
To direct the management of the implementation of new rural construction in thecommune, timely adjustment of the real
Trang 25PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ1.1 TÍNH CẤP THİẾT CỦA ĐỀ TÀİ
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển nhanh chóng nền kinh tếcủa đất nước, kinh tế khu vực nông thôn đã có nhiều khởi sắc rõ rệt Tuy nhiên dotrình độ sản xuất còn thấp nên tốc độ tăng trưởng kinh tế, đóng góp cho GDP củakhu vực nông thôn còn chậm Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn cònyếu kém, lạc hậu và không đồng bộ Kết cấu hạ tầng chưa đảm bảo yêu cầu pháttriển kinh tế; Cơ cấu hạ tầng kết nối giữa các khu vực còn yếu kém Trước tìnhhình đó, để thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững và giải quyết những bất cập
mà khu vực nông thôn đang gặp, Đảng và Nhà nước đã đưa ra nhiều chủ trương,chính sách về đầu tư phát triển cho khu vực nông thôn Để vấn đề đầu tư đượchiệu quả cao thì công tác quy hoạch cho khu vực nông thôn là rất cần thiết
Xây dựng nông thôn mới là chương trình mục tiêu quốc gia chiếm vị tríhết sức quan trọng Thực hiện Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 02/02/2010 vàQuyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 của Thủ tướng Chính Phủ Bộ Tàinguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã
có văn bản hướng dẫn các địa phương triển khai công tác lập quy hoạch xây dựngnông thôn mới Trong đó công tác lập quy hoạch là tiêu chí số 1 trong 19 tiêu chí
về nông thôn mới được ban hành
Huyện Thanh thủy là một huyện trung du, miền núi nằm về phía ĐôngNam của tỉnh Phú Thọ, gồm 1 thị trấn và 14 xã Trong những năm qua huyệnThanh Thủy đã có bước chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, đờisống nhân dân ngày càng ổn định, cơ sở hạ tầng từng bước được hàn thiện Vấn
đề chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn của huyện đang tạo ra một bộ mặtmới theo hướng tích cực Sau 6 năm triển khai thực hiện Chương trình xây dựngnông thôn mới huyện Thanh Thủy đã đạt được nhiều kết quả tích cực, 12/14 xãhoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, chỉ còn xã Sơn Thủy và xã Đào
Xá chưa hoàn thành các tiêu chí002E
Tuy nhiên, Thanh Thủy vẫn là một huyện khó khăn: Đời sống nhân dâncòn gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng kém phát triển, trình độ sản xuất thấp, thunhập bình quân đầu người chưa cao, thu ngân sách trên địa bàn không đủ chi,hàng năm trên địa bàn huyện thường chịu ảnh hưởng của thời tiết như mưa bão,sương muối Trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới còn gặp nhiềukhó khăn như việc thu hồi đất để xây dựng các công trình gặp nhiều vướng mắc
Trang 26do bị khống chế bởi chỉ tiêu phân khu quy hoạch sử dụng đất, người dân có đất bịthu hồi không ủng hộ do giá bồi thường và hỗ trợ thấp, việc thực hiện các hạngmục công trình đòi hỏi phải huy động một nguồn vốn rất lớn trong khi nguồn lựccủa địa phương có hạn Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thanh Thủy - tỉnh Phú Thọ”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn huyện ThanhThủy trong thời gian qua
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thực hiện hiệu quả quy hoạch xâydựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thanh Thủy
1.3 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Huyện Thanh Thủy - tỉnh Phú Thọ; Lựa chọn nghiên cứu 3
xã điểm: Xã Xuân Lộc, xã Bảo Yên, xã Sơn Thủy
- Thời gian:
+ Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến việc thực hiện chương trình xâydựng nông thôn mới tại huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ từ khi thực hiện quyhoạch xây dựng nông thôn mới (năm 2011) đến nay
+ Tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã XuânLộc, xã Sơn Thủy, xã Bảo Yên; huyện Thanh Thủy từ năm 2011 đến nay
1.4 Những đóng góp mới
- Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn huyện ThanhThủy từ năm 2011 đến nay, đồng thời tìm ra những thuận lợi và khó khăn trong quátrình thực hiện quy hoạch nông thôn của huyện Việc đánh giá tình hình thực hiệnquy hoạch xây dựng nông thôn mới tại huyện Thanh Thủy sẽ giúp Ban chỉ đạo củacác xã, của huyện; các cấp chính quyền thấy được các hạn chế, tồn tại trong quátrình thực hiện quy hoạch xây dựng NTM, từ đó đưa ra các giải pháp, chính sáchthực hiện các nội dung của quy hoạch xây dựng nông thôn mới trong tương lai
1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Từ kết quả nghiên cứu, đề tài tìm ra các vấn đề về thực tiễn khi thực hiệncông tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và các địaphương có các điều kiện tương tự khác tham khảo nhằm góp phần thực hiện quyhoạch xây dựng nông thôn mới đạt hiệu quả, nâng cao đời sống vật chất, tinh thầncho người dân
Trang 27PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY HOẠCH NÔNG THÔN MỚI
2.1.1 Nông thôn
Nông thôn dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất nông nghiệp chiếm
tỷ trọng lớn Khi định nghĩa về nông thôn người ta thường so sánh nông thôn với
đô thị Có ý kiến cho rằng, khi xem xét nông thôn dùng chỉ tiêu mật độ dân số, sốlượng dân cư: ở nông thôn thấp hơn so với thành thị Có ý kiến dùng chỉ tiêutrình độ cơ cấu hạ tầng để phân biệt nông thôn với thành thị
Cũng có một số nhà quản lý lại cho rằng, để phân biệt giữa đô thị và nôngthôn theo sự khác biệt giữa chúng về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường Như
về mặt kinh tế thì giữa đô thị và nông thôn có sự khác biệt về lao động, nghềnghiệp, mức độ và cách thu nhập về dịch vụ, Về mặt xã hội thì đó là sự khácbiệt trong lối sống, giao tiếp, văn hóa, gia đình, mật độ dân số, nhà ở, Về mặtmôi trường thì chủ yếu ở đây là môi trường tự nhiên, mức độ ô nhiễm,
Quan điểm khác cho rằng nên dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp cận thị trường,phát triển hàng hoá để xác định vùng nông thôn (nông thôn thấp hơn) Lại cóquan điểm cho rằng, vùng nông thôn là vùng mà dân cư ở đây làm nông nghiệp làchủ yếu
Có quan điểm cho rằng, Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nộithành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ
sở là UBND xã
Theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ vềchính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn: Nông thôn làphần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn, đượcquản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã Nông thôn Việt Namhiện nay có khoảng 70% dân số sinh sống
Như vậy có thể thấy rằng, khái niệm về nông thôn chỉ mang tính chấttương đối, thay đổi theo thời gian và theo tiến trình phát triển kinh tế, xã hội củacác quốc gia trên thế giới Khái niệm nông thôn bao gồm nhiều mặt có quan hệchặt chẽ với nhau
Có thể hiểu: “Nông thôn là vùng khác với vùng đô thị là ở đó có một cộngđồng chủ yếu là nông dân làm nghề chính là nông nghiệp, có mật độ dân cư thấphơn, có cơ cấu hạ tầng kém phát triển hơn, có mức độ phúc lợi xã hội thua kém
Trang 28hơn, có trình độ dân trí, trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hoá thấphơn ” (Vũ Thị Bình, 2006).
2.1.2 Phát triển nông thôn
Ngân hàng thế giới đã đưa ra khái niệm PTNT như sau: PTNT là mộtchiến lược nhằm cải thiện đời sống kinh tế và xã hội của những người ở nôngthôn, nhất là những người nghèo Nó đòi hỏi phải mở rộng các lợi ích của sự pháttriển đến với những người nghèo nhất trong số những người đang tìm kế sinhnhai ở các vùng nông thôn
Phát triển nông thôn nhìn chung được diễn tả bao gồm các hành động vàsáng kiến được thực hiện để cải thiện mức sống khu vực ngoài đô thị, nông thôn,
và các làng bản xa xôi Những cộng đồng này có thể được nhận diện bởi mật độdân số thấp, người dân sống trong các vùng không gian mở, Phát triển nôngthôn không chỉ là phát triển sản xuất nông nghiệp mà đồng thời phát triển sảnxuất công nghiệp và dịch vụ nông thôn, tạo thành cơ cấu hợp lý
Như vậy, phát triển nông thôn là hệ thống đảm bảo sự phát triển tổng hợpkinh tế, xã hội, văn hóa và bảo vệ môi trường tại khu vực nông thôn nhằm vàoviệc cải thiện mức sống, cả tinh thần và vật chất của dân cư nông thôn Tùy theogóc độ xem xét, PTNT có thể được diễn giải theo những cách khác nhau Góc độxem xét và diễn giải nội dung PTNT tương ứng đồng thời phục vụ triển khai thựchiện PTNT theo các cách, mục tiêu khác nhau
2.1.3 Quy hoạch xây dựng nông thôn mới
2.1.3.1 Các khái niệm cơ bản
- Khái niệm về nông thôn mới: Nông thôn mới là nông thôn có kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuấthợp lý, xã hội dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, đời sống vật chất,tinh thần được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh trật tự đượcgiữ vững
- Khái niệm về xây dựng nông thôn mới: Là xây dựng nông thôn đạt 19
tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới
- Khái niệm quy hoạch nông thôn mới: Là bố trí, sắp xếp các khu chức
năng, sản xuất, dịch vụ, hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường trên địa bàn, theotiêu chuẩn nông thôn mới, gắn với đặc thù, tiềm năng, lợi thế của từng địaphương; được mọi người dân của xã trong mỗi làng, mỗi gia đình ý thức đầy đủ,sâu sắc và quyết tâm thực hiện
Trang 292.1.3.2 Các đặc trưng của nông thôn mới
Nông thôn mới gồm các đặc trưng: Kinh tế phát triển, đời sống vật chất vàtinh thần của người dân nông thôn được nâng cao; Nông thôn mới phát triển theoquy hoạch, cơ cấu hạ tầng, kinh tế, xã hội hiện đại, môi trường sinh thái được bảovệ; Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy;Chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao; An ninh tốt, dân chủ được phát huy
Sau khi thực hiện đường lối đổi mới từ năm 1986 đến nay, dưới sự lãnhđạo của Đảng, nông nghiệp, nông thôn, nông dân, nước ta đã đạt được thành tựu
to lớn và khá toàn diện; tuy nhiên, những thành tựu đạt được chư tương xứng vớitiềm năng, lợi thế và chưa đồng đều giữa các vùng; nông nghiệp phát triển cònkém bền vững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần, sức cạnh tranhthấp;việc chuyển dịch cơ cấu kinh té và đổi mới cách thức sản xuất trong nôngnghiệp còn chậm; năng xuất, chất lượng, giá trị gia tăng nhiều mặt hàng thấp,chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn; đờisông vật chất và tinh thần của người dân nông thôn còn thấp; chênh lệch giàunghèo giữa nông thôn với thành thị, giữa các vùng miền còn lớn, phát sinh nhiềuvấn đề xã hội bức xúc… Vì vậy, xây dựng nông thôn mới là một trong nhữngnhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân ở nôngthôn
2.1.3.3 Chức năng của nông thôn mới
- Chức năng sản xuất nông nghiệp hiện đại: Nông thôn là nơi diễn ra phần
lớn các hoạt động sản xuất nông nghiệp của các quốc gia Có thể nói nông nghiệp
là chức năng tự nhiên của nông thôn Chức năng cơ bản của nông thôn là sản xuấtdồi dào các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao Khác với nông thôn truyềnthống, sản xuất nông nghiệp của nông thôn mới bao gồm cơ cấu các nghành nghềmới, các điều kiện sản xuất nông nghiệp hiện đại hoá, ứng dụng phổ biến khoahọc kỹ thuật tiên tiến và xây dựng các tổ chức nông nghiệp hiện đại
- Chức năng giữ gìn văn hóa truyền thống: Để đảm bảo giữ gìn được văn
hóa truyền thống tốt đẹp của nông thôn, việc xây dựng nông thôn mới nếu như phá
vỡ đi các cảnh quan làng xã mang tính khu vực đã được hình thành trong lịch sử thìcũng chính là phá vỡ đi sự hài hoà vốn có của nông thôn, làm mất đi bản sắc làngquê nông thôn Điều này không những hạn chế tác dụng của chức năng nông thôn
Trang 30mà còn có tác dụng tiêu cực đến giữ gìn sinh thái cảnh quan nông thôn và cảnhquan văn hoá truyền thống.
- Chức năng sinh thái: Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá khiến con
người ngày càng xa rời tự nhiên, dẫn đến những ô nhiễm trong môi trường nước
và không khí Nếu so sánh với hệ thống sinh thái đô thị, thì hệ thống sinh tháinông nghiệp một mặt có thể đáp ứng nhu cầu cung cấp các sản phẩm lương thựchoa quả cho con người, mặt khác cũng đáp ứng được các yêu cầu về môi trường
tự nhiên Thuộc tính sản xuất nông nghiệp đã quyết định hệ thống sinh thái nôngnghiệp mang chức năng phục vụ hệ thống sinh thái Đất đai canh tác nôngnghiệp, hệ thống thuỷ lợi, các khu rừng, thảo nguyên, phát huy các tác dụngsinh thái như điều hoà khí hậu, giảm ô nhiễm tiếng ồn, cải thiện nguồn nước,phòng chống xâm thực đất đai, làm sạch đất, Chức năng này chính là một trongnhững tiêu chí quan trọng phân biệt giữa thành thị với nông thôn Thông qua sựtuần hoàn của tự nhiên và năng lượng, cuối cùng, thành thị cũng là nơi thu đượclợi ích từ chức năng sinh thái của nông thôn
2.1.3.4 Mục tiêu xây dựng nông thôn mới
Mục tiêu xây dựng nông thôn mới là nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinhthần của dân cư nông thôn; xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững theohướng hiện đại; nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất; sảnphẩm nông nghiệp có sức cạnh tranh cao; xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạtầng kinh tế - xã hội đồng bộ và hiện đại, nhất là đường giao thông, thủy lợi, trườnghọc, trạm y tế, khu dân cư,…; xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, vănminh, giàu đẹp, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; anninh trật tự được giữ vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa; tăng cường sự lãnhđạo của Đảng trong hệ thống chính trị ở nông thôn, củng cố vững chắc liên minhcông nhân - nông dân - trí thức
2.1.3.5 Nội dung xây dựng nông thôn mới
Nội dung xây dựng nông thôn mới được thể hiện trong chương trìnhMTQG xây dựng NTM (Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 06/8/2016), gồm 11nội dung sau:
Thứ nhất, Quy hoạch xây dựng nông thôn mới bao gồm:
- Quy hoạch xây dựng vùng nhằm đáp ứng tiêu chí của Quyết định
số 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí huyện
Trang 31nông thôn mới và quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thànhnhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
- Rà soát, điều chỉnh bổ sung các quy hoạch sản xuất trong đồ án quyhoạch xã nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp cấp huyện, cấp vùng vàcấp tỉnh; bảo đảm chất lượng, phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, anninh, quốc phòng và tập quán sinh hoạt từng vùng, miền
- Rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xãhội - môi trường nông thôn trong đồ án quy hoạch xã nông thôn mới đảm bảohài hòa giữa phát triển nông thôn với phát triển đô thị; phát triển các khu dân cưmới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã
Thứ hai, Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội với mục tiêu đạt yêu cầu tiêu
chí số 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9 trong bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới
- Hoàn thiện hệ thống giao thông trên địa bàn thôn, xã Đến năm 2020, có
ít nhất 55% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 2 về giao thông
- Hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng Đến năm 2020, có 77% số xãđạt chuẩn tiêu chí số 3 về thủy lợi
- Cải tạo, nâng cấp, mở rộng hệ thống lưới điện nông thôn Đến năm
2020, có 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 4 về điện
- Xây dựng hoàn chỉnh các công trình đảm bảo đạt chuẩn về cơ sở vậtchất cho các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông Hỗ trợ xây dựng trường mầmnon cho các xã thuộc vùng khó khăn chưa có trường mầm non công lập Đếnnăm 2020, có 80% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 5 về cơ sở vật chất trường học
- Hoàn thiện hệ thống Trung tâm văn hóa - thể thao, Nhà văn hóa - Khuthể thao thôn, bản Đến năm 2020, có 75% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 6 về cơ sởvật chất văn hóa; 80% số xã có Trung tâm văn hóa, thể thao xã; 70% số thôn cóNhà văn hóa - Khu thể thao
- Hoàn thiện hệ thống chợ nông thôn, cơ sở hạ tầng thương mại nôngthôn theo quy hoạch, phù hợp với nhu cầu của người dân Đến năm 2020, có70% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 7 về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn
- Xây dựng, cải tạo, nâng cấp về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các trạm
y tế xã, trong đó ưu tiên các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, xã hải đảo, các xãthuộc vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn Đến năm 2020, có 90% trạm y tế xã
có đủ điều kiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
Trang 32- Tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ
sở, trong đó thiết lập mới trên 2.000 đài truyền thanh cấp xã; nâng cấp trên3.200 đài truyền thanh cấp xã; nâng cấp trên 300 đài phát thanh, truyền hình cấphuyện và trạm phát lại phát thanh truyền hình; thiết lập mới trên 4.500 trạmtruyền thanh thôn, bản xã khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hảiđảo xa trung tâm xã Đến năm 2020, có 95% số xã đạt chuẩn các nội dung kháccủa tiêu chí số 8 về Thông tin - Truyền thông
- Hoàn chỉnh các công trình đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt cho ngườidân Đến năm 2020, có 95% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp
vệ sinh, trong đó 60% sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn của Bộ Y tế; 100%Trường học (điểm chính) và trạm y tế xã có công trình cấp nước và nhà tiêu hợp
vệ sinh
Thứ ba, Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân
- Triển khai có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướngliên kết chuỗi giá trị để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình khoa học, công nghệ phục
vụ xây dựng nông thôn mới, tăng cường công tác khuyến nông; đẩy mạnh ứngdụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ cao vào sản xuất nông, lâm, ngưnghiệp
- Tiếp tục thúc đẩy liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sảnphẩm; thu hút doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn, trong đó chú trọngcông nghiệp chế biến nông sản và công nghiệp thu hút nhiều lao động
- Tiếp tục đổi mới tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, hỗ trợ phát triểnhợp tác xã giai đoạn 2015-2020
- Phát triển ngành nghề nông thôn bao gồm: Bảo tồn và phát triển làngnghề gắn với phát triển du lịch sinh thái; khuyến khích phát triển mỗi làng mộtnghề; hỗ trợ xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, cải tiến mẫu mã bao bì sảnphẩm cho sản phẩm làng nghề
- Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn:
+ Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm; rà soát, cập nhật, bổ sungnhu cầu đào tạo nghề; phát triển chương trình đào tạo; hỗ trợ đầu tư cơ sở vậtchất, thiết bị đào tạo, phương tiện, trung tâm dịch vụ việc làm - giáo dục nghềnghiệp thanh niên, các trường trung cấp thủ công mỹ nghệ, trường công lập ở
Trang 33những huyện chưa có trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập; đào tạo, bồidưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp ở trong và ngoài nước,giáo viên giảng dạy kiến thức kinh doanh khởi sự doanh nghiệp cho lao độngnông thôn;
+ Xây dựng các mô hình đào tạo nghề có hiệu quả cho lao động nôngthôn theo từng ngành, lĩnh vực để tổ chức triển khai nhân rộng;
+ Đào tạo nghề cho 5,5 triệu lao động nông thôn (bình quân 1,1 triệu laođộng/năm), trong đó, hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng cho3,84 triệu lao động nông thôn, người khuyết tật, thợ thủ công, thợ lành nghề gắnvới nhu cầu của thị trường lao động
Thứ tư, Giảm nghèo và an sinh xã hội nhằm mục tiêu đạt tiêu chí số 11
của Bộ tiêu chí quốc gia về NTM
- Thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bềnvững giai đoạn 2016-2020
- Thực hiện các Chương trình an sinh xã hội ở xã, thôn
Thứ năm, Phát triển giáo dục ở nông thôn:
- Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 05 tuổi Bảo đảm hầu hết trẻ em 5tuổi ở mọi vùng miền được đến lớp để thực hiện chăm sóc, giáo dục 02buổi/ngày, đủ một năm học, nhằm chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm,thẩm mỹ, tiếng Việt và tâm lý sẵn sàng đi học, bảo đảm chất lượng để trẻ emvào lớp 1
- Xóa mù chữ và chống tái mù chữ Đến năm 2020, độ tuổi 15-60: tỷ lệbiết chữ đạt 98% (trong đó, tỷ lệ biết chữ của 14 tỉnh có điều kiện kinh tế - xãhội khó khăn đạt 94%, tỷ lệ biết chữ của người Dân tộc thiểu số đạt 90%); độtuổi 15-35: tỷ lệ biết chữ đạt 99% (trong đó, tỷ lệ biết chữ của 14 tỉnh có điềukiện kinh tế - xã hội khó khăn đạt 96%, tỷ lệ biết chữ của người Dân tộc thiểu
số đạt 92%) 100% đơn vị cấp tỉnh, huyện, 95% đơn vị cấp xã đạt chuẩn xóa mùchữ mức 2
- Phổ cập giáo dục tiểu học Đến năm 2020, duy trì vững chắc kết quảphổ cập giáo dục tiểu học trên 63/63 đơn vị cấp tỉnh, trong đó ít nhất 40% sốtỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học cấp độ 3; huy động được99,7% trẻ 6 tuổi vào học lớp 1, tỉ lệ lưu ban và bỏ học ở tiểu học dưới 0,5%.100% đơn vị cấp tỉnh, 100% đơn vị cấp huyện và 99,5% đơn vị cấp xã phổ cậpgiáo dục tiểu học đúng độ tuổi theo quy định của Chính phủ
Trang 34- Thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở Đến năm 2020, duy trìvững chắc kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở trên 63/63 tỉnh, thành phốtrong đó ít nhất 40% số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt chuẩn phổcập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3.
Thứ sáu, Phát triển y tế cơ sở, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe
người dân nông thôn
Xây dựng và Phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới đáp ứngyêu cầu của Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới
Thứ bảy, Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân nông
thôn
- Xây dựng, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiếtchế văn hóa, thể thao cơ sở, tạo điều kiện để người dân nông thôn tham gia xâydựng đời sống văn hóa, thể thao Góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hóa vàtham gia các hoạt động thể thao của các tầng lớp nhân dân, đáp ứng nhu cầu vuichơi, giải trí cho trẻ em
- Tập trung nghiên cứu, nhân rộng các mô hình tốt về phát huy bản sắcvăn hóa, truyền thống tốt đẹp của từng vùng, miền, dân tộc
Thứ tám, Vệ sinh môi trường nông thôn, khắc phục, xử lý ô nhiễm và cải
thiện môi trường tại các làng nghề
- Thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinhnông thôn đến năm 2020, cải thiện điều kiện vệ sinh, nâng cao nhận thức, thayđổi hành vi vệ sinh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, góp phần nâng cao sứckhỏe và chất lượng sống cho người dân nông thôn
- Xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn xã,thôn theo quy hoạch; thu gom và xử lý chất thải, nước thải theo quy định; cải tạonghĩa trang; xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp
- Khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường tại các làng nghề bị ô nhiễmđặc biệt nghiêm trọng
Thứ chín, Nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của tổ chức Đảng, chính
quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới; cải thiện vànâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công; bảo đảm và tăng cường khảnăng tiếp cận pháp luật cho người dân
- Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh
tế - xã hội chuyên sâu cho khoảng 500.000 lượt cán bộ, công chức xã (bình quân
Trang 35khoảng 100.000 lượt cán bộ/năm) theo quy định của Bộ Nội vụ, đáp ứng yêu cầuxây dựng nông thôn mới.
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tham gia xâydựng nông thôn mới theo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thônmới, đô thị văn minh”
- Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiện toàn Ban Chỉ đạo và bộmáy giúp việc Ban Chỉ đạo các cấp theo hướng đồng bộ, chuyên nghiệp
- Các Bộ, ngành, cơ quan đoàn thể và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương triển khai Kế hoạch thực hiện Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xâydựng nông thôn mới”
- Cải thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công
- Đánh giá, công nhận, xây dựng xã tiếp cận pháp luật; bảo đảm và tăngcường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân
- Thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”
Thứ mười, Giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội nông thôn:
- Đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, bảo đảm
an toàn, an ninh, trật tự xã hội địa bàn nông thôn
- Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, nhất là các xã vùng trọng điểm(biên giới, hải đảo) đảm bảo giữ vững chủ quyền quốc gia
Thứ mười một, Nâng cao năng lực xây dựng nông thôn mới và công tác
giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình; truyền thông về xây dựng nông thônmới
- Tập huấn nâng cao năng lực, nhận thức cho cộng đồng và người dân,nhất là ở các khu vực khó khăn, vùng sâu, vùng xa, để hiểu đầy đủ hơn về nộidung, phương pháp, cách làm nông thôn mới
- Ban hành Bộ tài liệu chuẩn phục vụ cho công tác đào tạo, tập huấn kiếnthức cho cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới các cấp Tăng cường tậphuấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp(nhất là cán bộ huyện, xã và thôn, bản, cán bộ hợp tác xã, chủ trang trại)
- Xây dựng và triển khai có hiệu quả hệ thống giám sát, đánh giá đồng bộ,toàn diện đáp ứng yêu cầu quản lý Chương trình trên cơ sở áp dụng công nghệthông tin
- Truyền thông về xây dựng nông thôn mới.
Trang 362.1.3.6 Trình tự xây dựng nông thôn mới
Bước 1: Thành lập Ban chỉ đạo và Ban quản lý Chương trình NTM
Bước 2: Tổ chức tuyên truyền, học tập nghiên cứu các chủ trương, chính sáchcủa Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM
Bước 3: Khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí
Bước 4: Lập đề án (kế hoạch) xây dựng NTM
Bước 5: Xây dựng quy hoạch NTM của xã
Bước 6: Tổ chức thực hiện đề án
Bước 7: Giám sát, đánh giá và báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện dự án
2.1.4 Mối liên hệ giữa phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới và
chương trình nông thôn mới
2.1.4.1 Vị trí và phạm vi của PTNT
Như được phân tích ở trên, PTNT bao gồm các hoạt động đa ngành nhằmmục tiêu cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn Theo cáchđánh giá phục vụ các mục tiêu khác nhau, nội dung liên quan trong PTNT cũngthay đổi khác nhau tương ứng Tuy vậy nhìn chung, nội dung PTNT là rất rộnglớn, có thể bao gồm các hoạt động đa ngành, liên quan đến nhiều cấp độ khácnhau diễn ra chủ yếu tại khu vực nông thôn Như vậy tất cả các hoạt động nhằmđến mục tiêu cuối cùng, có tác động đến việc cải thiện đời sống vật chất và tinhthần của bộ phận dân cư, của các cộng đồng nông thôn một cách bền vững, đều
có thể coi là hoạt động, nội dung của PTNT
2.1.4.2 Vị trí và phạm vi của xây dựng NTM
Xây dựng nông thôn mới NTM có thể tạm coi là một bộ phận, hợp phầncủa tổng thể PTNT Nếu căn cứ vào diễn giải ngôn từ, nông thôn mới sẽ khác biệtvới nông thôn hiện nay hoặc với nông thôn trước kia Sự khác biệt đó hàm ý sựthay đổi theo hướng tích cực của vùng nông thôn Các thay đổi có thể về bộ mặtnông thôn thể hiện ra bên ngoài nói chung, nhưng cũng có thể là các thay đổi vềchất lượng, về tinh thần tạo ra động lực thúc đẩy PTNT tại vùng phạm vi địa lýnhất định Nếu PTNT là vấn đề phát triển chung, có sự thống nhất tương đối và
có thể chia sẻ giữa các nước khác nhau trên thế giới, thì xây dựng NTM có tínhchất đặc thù Không nhiều nước sử dụng và phát triển nội dung này thành côngtrong PTNT
Xây dựng NTM tập trung vào tổ chức thực hiện các nội dung PTNT tạicấp cơ sở Việc quản lý và thực hiện trên cơ sở cấp quản lý chính quyền tiếp xúc
Trang 37trực tiếp với cộng đồng dân cư Nó có giới hạn về phạm vi địa lý với vùng diệntích tương đối nhỏ, tương ứng với phạm vi sinh sống của mỗi cộng đồng dân cưnông thôn Xây dựng NTM là một quá trình liên tục, lâu dài Các nội dung sẽ baotrùm tất cả các hoạt động PTNT tại cấp cơ sở Có nhiều bên với vai trò khác nhau
sẽ tham gia vào quá trình xây dựng NTM, đó là người dân, Nhà nước, các tổ chức
và cá nhân khác
2.1.4.3 Vị trí và phạm vi của chương trình NTM
Xây dựng NTM là việc tập trung thực hiện các nội dung PTNT tại cấp cơ
sở Trong đó có sự tham gia của nhiều bên liên quan khác nhau Sự tham gia củaNhà nước có vai trò rất quan trọng để có thể thúc đẩy PTNT cấp cơ sở ở vùngnông thôn trên phạm vi cả nước, đưa đến một mặt bằng chung, nhất là có thể tạo
ra động lực cho sự phát triển mạnh mẽ về chất trong các giai đoạn tiếp theo
Nhà nước cần thiết kế và xây dựng một chương trình NTM nằm trong bốicảnh xây dựng NTM Chương trình NTM là một chương trình do Nhà nước chủtrì, thực hiện hỗ trợ một số lĩnh vực cụ thể về quản lý, kỹ thuật và nguồn lựctrong việc xây dựng NTM Các lĩnh vực, cách thức hỗ trợ của Nhà nước trongchương trình NTM phải là thiết yếu, có hiệu quả, tạo ra tác động tích cực trongxây dựng NTM cấp cơ sở Nếu như xây dựng NTM là một quá trình lâu dài thìchương trình NTM được thực hiện trong một khung thời gian nhất định
Như vậy, chương trình NTM do Nhà nước khởi xướng và thiết kế chươngtrình, trong đó có phần hỗ trợ quan trọng và phù hợp của Nhà nước nhắm đếnviệc xây dựng NTM Chương trình NTM thường có khung thời gian trong giaiđoạn 5 - 10 năm đầu của quá trình xây dựng NTM
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUY HOẠCH NÔNG THÔN MỚI
2.2.1 Tình hình quy hoạch phát triển nông thôn trên thế giới
2.2.1.1 Nhật Bản
Mỗi làng một sản phẩm
Sau Chiến tranh thế giới II, kinh tế Nhật Bản bị tàn phá nặng nề, không chỉsản xuất công nghiệp mà nông nghiệp cũng đạt ở mức rất thấp, nguyên liệu vàlương thực trong nước thiếu thốn trầm trọng Do vậy, trong điều kiện đất chậtngười đông, để phát triển nông nghiệp Nhật Bản coi phát triển khoa học - kỹthuật nông nghiệp là biện pháp hàng đầu Nhật Bản tập trung vào các công nghệtiết kiệm đất như: tăng cường sử dụng phân hóa học; hoàn thiện công tác quản lý
và kỹ thuật tưới tiêu nước cho ruộng lúa; lai tạo và đưa vào sử dụng đại trà những
Trang 38giống kháng bệnh, sâu rầy và chịu rét; nhanh chóng đưa sản xuất nông nghiệpsang kỹ thuật thâm canh, tăng năng suất,
Từ năm 1979, ở tỉnh Oi-ta, Nhật Bản đã hình thành và phát triển phongtrào “Mỗi làng một sản phẩm” (OVOP), với mục tiêu phát triển vùng nông thôncủa khu vực này một cách tương xứng với sự phát triển chung của cả Nhật Bản.Phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” dựa trên 3 nguyên tắc chính là: Địa phươnghóa rồi hướng tới tới toàn cầu; tự chủ, tự lập, nỗ lực sáng tạo; phát triển nguồnnhân lực Trong đó, nhấn mạnh đến vai trò của chính quyền địa phương trongviệc hỗ trợ kỹ thuật, quảng bá, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm được xác định là thếmạnh Sau 20 năm áp dụng OVOP, Nhật bản đã có 329 sản phẩm đặc sản địaphương có giá trị thương mại cao như nấm hương Shitake, rượu Shochu lúa
mạch, cam Kabosu,… giúp nâng cao thu nhập của nông dân địa phương (Tuấn Anh, 2012).
2.2.1.2 Mỹ
Mỹ là nước có điều kiện tự nhiên cực kỳ thuận lợi để phát triển nôngnghiệp Vùng Trung Tây của nước này có đất đai màu mỡ nhất thế giới Lượngmưa vừa đủ cho hầu hết các vùng của đất nước; nước sông và nước ngầm chophép tưới rộng khắp cho những nơi thiếu mưa
Bên cạnh đó, các khoản vốn đầu tư lớn và việc tăng cường sử dụng laođộng có trình độ cao cũng góp phần vào thành công của ngành nông nghiệp Mỹ.Điều kiện làm việc của người nông dân làm việc trên cánh đồng rất thuận lợi:máy kéo với các ca bin lắp điều hòa nhiệt độ, gắn kèm theo những máy cày, máyxới và máy gặt có tốc độ nhanh và đắt tiền Công nghệ sinh học giúp phát triểnnhững loại giống chống được bệnh và chịu hạn Phân hóa học và thuốc trừ sâuđược sử dụng phổ biến, thậm chí, theo các nhà môi trường, quá phổ biến Côngnghệ vũ trụ được sử dụng để giúp tìm ra những nơi tốt nhất cho việc gieo trồng
và thâm canh mùa màng Định kỳ, các nhà nghiên cứu lại giới thiệu các sản phẩmthực phẩm mới và những phương pháp mới phục vụ việc nuôi trồng thủy, hải sản,chẳng hạn như tạo các hồ nhân tạo để nuôi cá
Ngành nông nghiệp Mỹ đã phát triển thành một ngành “kinh doanh nôngnghiệp”, một khái niệm được đặt ra để phản ánh bản chất tập đoàn lớn của nhiềudoanh nghiệp nông nghiệp trong nền kinh tế Mỹ hiện đại Kinh doanh nôngnghiệp bao gồm rất nhiều doanh nghiệp nông nghiệp và các cơ cấu trang trại đadạng, từ các doanh nghiệp nhỏ một hộ gia đình cho đến các tổ hợp rất lớn hoặc
Trang 39các công ty đa quốc gia sở hữu những vùng đất đai lớn hoặc sản xuất hàng hóa vànguyên vật liệu cho nông dân sử dụng Cũng giống như một doanh nghiệp côngnghiệp tìm cách nâng cao lợi nhuận bằng việc tạo ra quy mô lớn hơn và hiệu quảhơn, nhiều nông trại Mỹ cũng ngày càng có quy mô lớn hơn và củng cố hoạtđộng của mình sao cho linh hoạt hơn.
Sự ra đời ngành kinh doanh nông nghiệp vào cuối thế kỷ XX đã tạo ra íttrang trại hơn, nhưng quy mô các trang trại thì lớn hơn nhiều Đôi khi được sởhữu bởi những cổ đông vắng mặt, các trang trại mang tính tập đoàn này sử dụngnhiều máy móc hơn và ít bàn tay của nông dân hơn Vào năm 1940, Mỹ có 6 triệutrang trại và trung bình mỗi trang trại có diện tích khoảng 67 ha, đến cuối thậpniên 90 của thế kỷ XX, số trang trại chỉ còn 2,2 triệu nhưng trung bình mỗi trangtrại có diện tích 190 ha Cũng chính trong khoảng giai đoạn này, số lao động nôngnghiệp giảm rất mạnh - từ 12,5 triệu người năm 1930 xuống còn 1,2 triệu ngườivào cuối thập niên 90 của thế kỷ trước - dù cho dân số của Mỹ tăng hơn gấp đôi
Và gần 60% trong số nông dân còn lại đó đến cuối thế kỷ này chỉ làm việc mộtphần thời gian trên trang trại; thời gian còn lại họ làm những việc khác khôngthuộc trang trại để bù đắp thêm thu nhập cho mình
Hiện nay, trong cuộc sống hiện đại ồn ào, đầy sức ép, người Mỹ ở vùng đôthị hay ven đô hướng về những ngôi nhà thô sơ, ngăn nắp và những cánh đồng,phong cảnh miền quê truyền thống, yên tĩnh Tuy nhiên, để duy trì “trang trại giađình” và phong cảnh làng quê đó thực sự là một thách thức (Nguồn: Tuấn Anh,2012)
2.2.1.3 Thái Lan
Sự trợ giúp mạnh mẽ của nhà nước
Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống với dân số nông thônchiếm khoảng 80% dân số cả nước Để thúc đẩy sự phát triển bền vững nền nôngnghiệp, Thái Lan đã áp dụng một số chiến lược như sau:
Thứ nhất là chính sách trợ giá nông sản Ở Thái Lan đang thực hiện trợ giá
cho nông dân trên các lĩnh vực nông sản chủ yếu như sau: gạo, cao su, trái cây,…Việc trợ giá nông sản không chỉ thực hiện ở việc mua giá ưu đãi của nông dân mànông dân trồng lúa còn được hưởng những ưu đãi khác như mua phân bón với giáthấp, miễn cước vận chuyển phân bón, được cung cấp giống mới có năng suấtcao, được vay vốn lãi xuất thấp từ ngân hàng nông nghiệp,… Ngoài ra, Thái Lancũng có hỗ trợ về giá cho nông dân trồng 05 loại cây chủ lực là sầu riêng, nhãn,
Trang 40vải, măng cụt và chôm chôm Thực hiện tốt chính sách hổ trợ này chính phủ TháiLan đưa các chuyên viên cao cấp phụ trách chương trình với nhiệm vụ giám sát
từ việc sản xuất, phân phối, chế biến, giá cả cho đến tìm thị trường xuất khẩumới
Thứ hai là chính sách công nghiệp nông thôn Thái Lan vốn là nước nông
nghiệp truyền thống với số dân nông thôn chiếm khoảng 80% Do vậy, côngnghiệp nông thôn được coi là nhân tố quan trọng giúp cho Thái Lan nâng cao chấtlượng cuộc sống của nông dân
Để thực hiện nhiệm vụ này, chính phủ Thái Lan đã tập trung vào các côngviệc sau: cơ cấu lại ngành nghề phục vụ phát triển công nghiệp nông thôn, xemxét đầy đủ các nguồn tài nguyên, xem xét những kỹ năng truyền thống, nội lựctiềm năng trong lĩnh vực sản xuất và tiếp thị,… Cụ thể là Thái Lan đã tập trungphát triển các ngành mũi nhọn như sản xuất hàng nông thủy, hải sản phục vụ xuấtkhẩu và tiêu dùng trong nước
Công nghiệp chế biến thực phẩm Thái Lan phát triển mạnh nhờ một sốchính sách sau:
+ Chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp với mục đích nâng cao chấtlượng các mặt hàng nông sản gạo, dứa, tôm sú, cà phê bằng một chương trình
“Mỗi làng một sản phẩm” (One tambon, One product - OTOP) tức là mỗi ngàylàm ra một sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng và có chất lượng cao Trên thực tếchương trình này trung bình 06 tháng đem lại cho nông dân khoảng 84,2 triệuUSD lợi nhuận Bên cạnh chương trình trên chính phủ Thái Lan cũng thực hiệnchương trình “Quỹ Làng” (Village Fund Progam) nghĩa là mỗi làng sẽ nhận đượcmột triệu baht từ chính phủ để cho dân làng vay mượn Trên thực tế đã có trên75.000 ngôi làng ở Thái Lan được nhận khoản vay này
+ Chính sách đảm bảo vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm Để thực hiệnchính sách chính phủ Thái Lan đã phát động chương trình: “Thái Lan là bếp ăncủa thế giới” với mục đích khuyến khích các nhà chế biến và nông dân có nhữnghành động thiết thực có hiệu quả để kiểm soát chất lượng vệ sinh thực phẩm đảmbảo cho xuất khẩu và người tiêu dùng
Thứ ba là: mở cửa thị trường thích hợp để thu hút đầu tư mạnh mẽ của nước
ngoài cho nông nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến thực phẩm Ở đây chính
phủ Thái Lan đã có chính sách trợ cấp ban đầu cho các nhà máy chế biến và đầu tưtrực tiếp vào các cơ sở hạ tầng như cảng, kho lạnh, sàn đấu giá và đầu tư vào