DANH MỤC BẢNG 1 Số lượng mẫu bệnh phẩm lấy từ bò bị viêm vú lâm sàng ở tỉnh Sóc Trăng và Long An để phân lập vi khuẩn 23 2 Số con bò thử CMT ở tỉnh Sóc Trăng và Long An 24 3 Số con bò
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BÔ MÔN THÚ Y
Đề tài: Khảo sát hiệu quả điều trị bệnh viêm vú ở bò sữa
Do sinh viên Phạm Trọng Tính thực hiện tại các tỉnh ở Long An, Sóc Trăng, từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2013
Cần Thơ, ngày … tháng … năm … Cần Thơ, ngày … tháng … năm …
Trần Ngọc Bích
Cần Thơ, ngày … tháng … năm …
Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn:
Thầy Trần Ngọc Bích đã hết lòng lo lắng, quan tâm, hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp này
Cô Nguyễn Thị Ánh Tuyết – Trưởng phòng Chăm Sóc Khách Hàng Công ty CP SXKD Vật Tư và Thuốc Thú Y Vemedim đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi được học tập và hoàn thành luận văn Đồng gửi lời cảm ơn đến anh Huỳnh Minh Trí, anh Bùi Hoàng Huy, anh Võ Duy Thanh cùng tất cả các anh chị phòng vi sinh – Trung Tâm Nghiên Cứu & Phát Triển Cty Vemedim đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài
Xin chân thành cám ơn anh giám đốc, các anh kỹ thuật và các anh chị làm việc tại hợp tác xã EVERGROWTH đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập
Xin chân thành cảm ơn quí thầy cô Bộ môn thú y – khoa Nông Nghiệp & SHƯD trường Đại Học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu để giúp tôi làm hành trang trong suốt đời mình
Cảm ơn các bạn lớp Thú Y LT K37 đã đồng hành và chia sẽ với tôi trong suốt thời gian qua
Cần Thơ, ngày … tháng … năm …
Phạm Trọng Tính
Trang 5TÓM LƢỢC
Đề tài: “khảo sát hiệu quả điều trị bệnh viêm vú ở bò sữa” thực hiện trên các đàn
bò sữa chăn nuôi ở trại tập trung ở Long An và các hộ dân ở hợp tác xã EVERGROWTH từ tháng 06/2013 đến tháng 08/2013 nhằm nghiên cứu các phác đồ điều trị bệnh viêm vú cho có hiệu quả Điều trị chia ra làm các phác đồ sau vắt sữa liên tục, thuốc bơm vú, thuốc bơm kết hợp chích kháng sinh và đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị bệnh viêm vú Hiệu quả điều trị của phác đồ vắt sữa liên tục phác đồ 1 (20%), phác đồ 2 (84,62%), phác đồ 3 (90,32%), phác đồ 4 (92,31%) Tỷ
lệ viêm vú lâm sàng là (12,98%) Xác định hiện trạng bệnh viêm vú tiềm ẩn bằng phương pháp thử CMT thu được kết quả: tỉ lệ viêm vú tiềm ẩn (45,56%), tỉ lệ thùy
vú viêm (28,33%) Vi khuẩn gây bênh viêm vú chủ yếu là E.coli (66,67%), Staphylococcus (100%) Các vi khuẩn phân lập nhạy với kháng sinh : Cefquinome, Florfenicol, Fosfomycin và Doxycycline
Trang 6LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng để tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào
Cần Thơ, ngày … tháng 12 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Trang 7MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Trang duyệt i
Lời cảm ơn ii
Tóm lược iii
Lời cam đoan iv
Mục lục v
Danh mục chữ viết tắt viii
Danh mục bảng ix
Danh mục hình x
Danh mục sơ đồ xi
CHƯƠNG 1: ĐẶC VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2
2.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VỀ BỆNH VIÊM VÚ BÒ SỮA 2
2.1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước về bệnh viêm vú 2
2.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước về bệnh viêm vú 3
2.2 CẤU TẠO TUYẾN SỮA VÀ BẦU SỮA 4
2.2.1 Cấu tạo tuyến sữa 4
2.2.2 Bầu vú 6
2.2.3 Chu kỳ tiết sữa 6
2.2.3.1 Một chu kỳ tiết sữa 6
2.2.3.2 Sản lượng sữa trong toàn chu kỳ 7
2.2.4 Sơ lược về bệnh viêm vú 7
2.2.4.1 Nguyên nhân gây bệnh viêm vú 7
2.2.4.2 Vi khuẩn gây bệnh viêm vú ở bò sữa 8
2.2.4.3 Quá trình phát triển của bệnh viêm vú 9
2.2.4.4 Các dạng viêm vú 10
2.2.4.5 Chẩn đoán bệnh viêm vú 12
Trang 82.2.4.6 Thiệt hại của bệnh viêm vú 12
2.2.4.7 Phòng bệnh 12
2.2.4.8 Điều trị bệnh viêm vú 15
2.3 MỘT SỐ VI KHUẨN GÂY BỆNH VIÊM VÚ 16
2.3.1 Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn) 16
2.3.2 Streptococcus agalactiae (liên cầu khuẩn) 18
2.3.3 Escherichia coli (E.coli) 20
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
3.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 23
3.2 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM 23
3.3 PHƯƠNG TIÊN NGHIÊN CỨU 23
3.3.1 Đối tượng nghiên cứu 23
3.3.2 Mẫu bệnh phẩm 23
3.3.3 Số con kiểm tra CMT 24
3.3.4 Số con điều trị bệnh viêm vú lâm sàng 24
3.3.5 Thuốc điều trị 24
3.3.6 Dụng cụ và hóa chất 24
3.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
3.4.1 Viêm vú lâm sàng 24
3.4.2 Viêm vú cận lâm sàng (CMT) 25
3.4.3 Nuôi cấy phân lập vi khuẩn 27
3.4.3.1 Vi khuẩn Staphylococcus aureus 27
3.4.3.2 Vi khuẩn Streptococcus agalactiae 29
3.4.3.3 Vi khuẩn E.coli 31
3.4.4 Thực hiện kháng sinh đồ 33
3.4.5 Thử nghiệm điều trị 35
3.4.6 Các thuốc dùng trong phác đồ 36
3.4.7 Chỉ tiêu theo dõi 37
3.4.8 Phương pháp xử lý số liệu 37
Trang 9CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 38
4.1 TỔNG QUÁT VỀ TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI BÒ SỮA TẠI CÁC TỈNH 38
4.1.1 Phương thức chăn nuôi 38
4.1.2 Phương thức vắt sữa 38
4.1.3 Tình hình vệ sinh 38
4.2 TỈ LỆ BÒ BỊ VIÊM VÚ LÂM SÀNG 39
4.3 TỈ LỆ VÀ MỨC ĐỘ BỆNH VIÊM VÚ CẬN LÂM SÀNG TRÊN ĐÀN BÒ SỮA 40
4.4 KẾT QUẢ PHÂN LẬP VI KHUẨN 41
4.5 KẾT QUẢ KHÁNG SINH ĐỒ 42
4.6 KẾT QUẢ DÙNG THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM VÚ 44
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 46
5.1 KẾT LUẬN 46
5.2 ĐỀ NGHỊ 46
Trang 10DANH MỤC CHỬ VIẾT TẮT
Ký hiệu Diễn giải
CLSI Clinical and Laboratory Standards Institute
Trang 11DANH MỤC BẢNG
1 Số lượng mẫu bệnh phẩm lấy từ bò bị viêm vú lâm sàng ở tỉnh Sóc
Trăng và Long An để phân lập vi khuẩn
23
2 Số con bò thử CMT ở tỉnh Sóc Trăng và Long An 24
3 Số con bò điều trị bệnh viêm vú 24
6 Đặc tính sinh hóa đặc trưng của vi khuẩn Staphylococcus aureus 27
7 Đặc tính sinh hóa đặc trưng của vi khuẩn E.coli 31
8 Đường kính vòng vô khuẩn chuẩn của một số kháng sinh đối với vi
khuần Staphylococcus aureus và Streptococcus agalatiae
12 Tỉ lệ viêm vú cận lâm sàng khảo sát bằng phương pháp CMT 40
13 Mức độ viêm vú tiềm ẩn qua kiểm tra CMT 41
14 Kết quả phân lập vi khuẩn trên sữa lấy từ các bò bệnh viêm vú lâm
sàng
41
15 Kết quả kháng sinh đồ đối với vi khuẩn Staphylococcus aureus 42
16 Kết quả kháng sinh đồ đối với vi khuẩn E.coli 43
17 Kết quả dùng thuốc điều trị bệnh viêm vú 44
Trang 12DANH MỤC HÌNH
2 Đường cong biểu diễn một chu kỳ tiết sữa bình thường 7
4 Vi khuẩn Staphylococcus aureus trên môi trường MSA 16
5 Vi khuẩn Staphylococcus aureus 16
6 Vi khuẩn E.coli trên kính hiển vi quang học và kính hiển vi điện tử 20
7 Vi khuẩn E coli trên môi trường EMB 20
8 Trại chăn nuôi bò sữa tập trung 23
9 Chăn nuôi bò sữa ở nông hộ 23
11 Kiểm tra sữa bò bị viêm vú bằng phương pháp CMT 26
12 Dùng khăn lau sạch bầu vú 27
13 Lấy mẫu sữa viêm cho vào túi nylon 27
14 Staphylococcus aureus làm đông huyết tương thỏ 27
15 Streptococcus làm đục môi trường NaCl 6,5% 29
16 Vi khuẩn E.coli trên môi trường EMB 31
18 Sát trùng núm vú bằng Vime - Iodine 36
Trang 13DANH MỤC SƠ ĐỒ
1 Quy trình phân lập vi khuẩn Staphylococcus aureus 28
2 Quy trình phân lập vi khuẩn Streptococcus agalactiae 30
3 Quy trình phân lập vi khuẩn E.coli 32
Trang 14Nuôi bò sữa chiếm tỉ lệ khá lớn ở các địa phương như: Nghệ An, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Cần Thơ, Sóc Trăng… Ngành chăn nuôi bò sữa đã đem lại thu nhập đáng kể cho nhiều hộ gia đình nông dân và các trang trại
Tuy vậy, ngành chăn nuôi bò sữa còn gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân như : vốn chăn nuôi bò sữa đối với hộ nông dân còn cao, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng bò sữa tương đối khó so với nuôi heo hoặc nuôi bò thịt và đặc biệt phải kể đến là nguyên nhân do bệnh tật gây ra
Đối với đàn bò sữa có một số bệnh thường gặp như: bệnh viêm vú, viêm tử cung, các bệnh truyền nhiễm…trong đó bệnh quan trọng là bệnh viêm vú Có nhiều yếu tố dẫn đến bệnh này như: vệ sinh phòng bệnh, kỹ thuật vắt sữa…đặc biệt là các loài vi
khuẩn gây bệnh phổ biến như E.coli, Staphylococcus aureus, Streptococcus agalactiae Khi phát hiện ở từng nơi từng lúc thì có những cách điều trị khác nhau,
có nơi không điều trị vì sợ ảnh hưởng sữa, có nơi điều trị nhưng không liên tục dẫn đến việc kháng thuốc, hiệu quả kém, gây hư vú… làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển cho đàn bò sữa sau này
Được sự phân công của Bộ môn Thú y khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng trường Đại học Cần Thơ cùng sự hỗ trợ của Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh
vật tư và thuốc thú y Vemedim, chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát hiệu quả
điều trị bệnh viêm vú ở bò sữa” nhằm mục tiêu: Xác định một liệu trình điều trị
bệnh viêm vú trên bò sữa cho hiệu quả cao
Trang 15CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VỀ BỆNH VIÊM VÖ BÕ SỮA
Bệnh viêm vú là rất quan trọng đối với bò sữa nên cũng có rất nhiều tác giả ở trong nước và ngoài nước đã nghiên cứu về bệnh viêm vú từ năm 1976 cho đến nay gồm
các bài viết của các tác giả sau:
2.1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Morris và Frost (1976), qua nghiên cứu ghi nhận vi khuẩn gây viêm vú chính ở bò
sữa là Staphylococcus và Streptococcus
Theo Leslich et al (1983), các tác nhân gây viêm vú được phân chia như sau: gây viêm vú truyền nhiễm bao gồm các vi khuẩn: Staphylococcus aureus, Streptococcus agalactiae Gây viêm vú do vi khuẩn môi trường là Streptococcus môi trường khác với Streptococcus agalactiae), nhóm Coliform (Ecoli, Klebslellaspp và Enterobacter spp), các Staphylococcus không làm đông huyết tương, vi khuẩn tấn công vào hạch vú như Pseudomonas spp
Larry Smith et al (1984) khảo sát tình hình viêm vú trên đàn bò sữa ở Ohio (Mỹ) cho biết trong 30 ngày đầu của chu kỳ tiết sữa nhiễm vi khuẩn Streptococcus spp khoảng 59% và 69% đối với Coliform từ những loài vi khuẩn được phân lập Sự thay đổi hàng năm từ 0,7-3,0% đối với Coliform và 1,6-4,7% đối với nhóm Streptococcus spp Đối với những trường hợp viêm vú lâm sàng thì khoảng 81% cho nhóm Coliform và 53% cho nhóm Streptococcus từ những loài vi khuẩn phân
lập được
Gonzalez et al (1989) trong chương trình kiểm soát bệnh viêm vú lâm sàng trên hai
đàn bò sữa ở California (Mỹ): trong 1654 trường hợp viêm vú lâm sàng được phát
hiện qua phân lập vi khuẩn cho thấy nhóm Coliform chiếm 49%; nhóm Streptococcus môi trường chiếm 60% Sự tác động cao nhất của viêm vú lâm sàng bỡi nhóm Coliform và Streptococus môi trường tại mỗi đàn xuất hiện trong thời
gian lúc giao mùa (đầu mùa mưa, cuối mùa đông)
Một cuộc khảo sát về vai trò gây bệnh trên đàn bò sữa của Bretagne (1996) cho kết quả như sau: trong 396 trường hợp viêm vú lâm sàng được phát hiện qua phân lập
được các vi khuẩn như sau: Streptococcus chiếm 52%, Coliform chiếm 23%, Staphylococcus aureus 18% và các loại khác 7% Trong khi đó trên 292 con bò viêm vú tiềm ẩn có liên qua đến hai loài vi khuẩn chủ yếu là Staphylococcus aureus
và Streptococcus (Streptococcus uberis, Streptococcus dysagalactiae và Strepyococcus agalactiae), còn tỉ lệ nhiễm do E.coli rất hiếm
Trang 16Byarugaba et al (2004) khảo sát 60 hộ dân nuôi bò sữa ở Uganda, tổng số bò khảo
sát là 172 bò đang cho sữa tương ứng với 688 thùy vú được lấy mẫu để kiểm tra: tỉ
lệ bò thử CMT dương tính (61,3%), thùy vú viêm tiềm ẩn (60,7%), phân lập mẫu
sữa cho thấy Pseudomonas aeruginosa (1,2%), Staphylococcus aureus (11,19%), Staphylococcus spp (30,5%), Streptococcus (2%), E.coli (14,4%)
2.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước về bệnh viêm vú
Nguyễn Văn Thành et al (1998) phân lập 55 mẫu sữa viêm vú tại khu vực TP Hồ Chí Minh nhận thấy tỉ lệ nhiễm các loại vi khuẩn như sau: Staphylococcus aureus (67,27%), Streptococcus agalactiae (32,73%), E.coli (5,45%) Kháng sinh hiệu quả
là norfloxacin và gentamycin
Nguyễn Ngọc Nhiên et al (1999) kiểm tra 1679 mẫu sữa của 518 bò nuôi ở Ba Vì,
tỉnh Hà Tây và ngoại thành Hà Nội bằng phương pháp CMT thấy có 771 mẫu
dương tính, chiếm tỷ lệ 45,92% Trong các mẫu dương tính: Staphylococcus aureus (205 mẫu: 26,85%), Streptococcus agalactiae (294 mẫu; 38,13%), E.coli (263 mẫu;
34,1%), vi khuẩn khác (3,16-7,18) Thử kháng sinh đồ cho thấy ba loại kháng sinh oxytetracyclin, neomycin, chloramphenicol có tác dụng tốt với các loài vi khuẩn gây viêm vú
Nguyễn Ngọc Điền (1999) điều tra tình trạng viêm vú tiềm ẩn trên đàn bò sữa nuôi tại Quận 12, TP Hồ Chí Minh, kết quả cho thấy: trong 240 con bò vắt sữa được khảo sát có 102 bò bị viêm vú tiềm ẩn, chiếm tỉ lệ 42,5%, trong đó viêm 4 vú là 39,16%; viêm 2 vú là 8,75% viêm 1 vú và 3 vú tỉ lệ không đáng kể Vi khuẩn phân
lập được trong mẫu sữa viêm gồm: Staphylococcus spp (34,33%), Staphylococcus aureus (14,92%), Streptococcus spp (19,40%), nhiễm cả hai loài (31,35%) Kháng
sinh nhạy cảm: norfloxacin, cephalexin, gentamycin
Nguyễn Văn Phát et al (1999) khảo sát đàn bò đang cho sữa của 80 hộ chăn nuôi
thuộc huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh vào hai thời điểm tháng 3 năm 1999 và tháng 4 năm 1999, kết quả cho thấy trung bình hàng tháng có 2,54% bò đang cho sữa bị viêm vú lâm sàng và 26,02% bò bị viêm vú tiềm ẩn Những loại vi khuẩn
chính gây nên bệnh gồm: Staphylococcus aureus, Streptococcus spp và E.coli
Những vi khuẩn này nhạy cảm với norfloxacin, gentamycin và cephalosporin
Nguyễn Thị Kim Loan (2000) phân lập vi sinh trên 100 mẫu sữa bò viêm vú tiềm ẩn
ở 4 khu vực Thuận An, Bến Cát – Bình Dương, Hóc Môn –Tp Hồ Chí Minh và trại
bò An Phước, kiểm tra thấy : Streptococcus agalactiae (49%), Staphylococcus aureus (33%), E.coli (20%), Enterobacter (4%)
Đỗ Thị Hồng Nga (2003) nuôi cấy, phân lập vi khuẩn Staphylococcus aureus gây
bệnh viêm vú tiềm ẩn ở bò đang cho sữa huyện Ô Môn, Tp Cần Thơ trên 80 mẫu
Trang 17sữa, kết quả có 30 mẫu dương tính, đạt tỉ lệ 37,5% Kháng sinh nhạy cảm với
Staphylococcus aureus là ampicillin, ciprofloxacin, tetracycline, nitrofuration,
gentamycin, norfloxacin, erythromycin, neomycin, amikacin và Bactrim
Nguyễn Ngọc Thanh Hà (2004) khảo sát 638 bầu vú trên 229 con bò trên địa bàn
Tp Cần Thơ, kết quả khảo sát có 269 mẫu CMT dương tính, tỉ lệ 42,16% Kết quả
phân lập vi khuẩn cho thấy tỉ lệ nhiễm Staphylococcus aureus chiếm 22,26%, E.coli
là 8,62% và Streptococcus agalactiae 5,8%
Kết quả nuôi cấy, phân lập vi khuẩn E.coli, Staphylococcus aureus của Nguyễn Thị
Thu Thảo (2008) trong sữa và môi trường vắt sữa ở một số hộ chăn nuôi bò sữa
thuộc Tp Cần Thơ Kết quả cho thấy, tỉ lệ nhiễm E.coli, Staphylococcus aureus từ
các mẫu sữa lần lượt là 9,15% và 18,64% và từ môi trường lần lượt là 33,58% và 29,10%
Nguyễn Minh Trí (2008) khảo sát tỉ lệ viêm vú trên đàn bò sữa thuộc Trung tâm Giống Nông Nghiệp TP Cần Thơ thu được kết quả như sau: tỉ lệ bò viêm vú (52,78%), trong đó tỉ lệ bò viêm vú tiềm ẩn (41,67%) Kết quả phân lập vi khuẩn
cho thấy tỉ lệ nhiễm cao nhất là Staphylococcus aureus (47,06%), E coli (21,57%)
(88,89%)
Theo báo cáo số 1156/BC-CCTY của Chi cục Thú y thành phố Hồ Chí Minh ngày 31/12/2007, qua kiểm tra 229 mẫu sữa tại các quận/huyện bằng phương pháp CMT: tỷ lệ nhiễm mức 3+ là 31.44% tăng so với năm 2006 (24.50%), tỷ lệ nhiễm mức 4+ là 6.55% (năm 2006, 14.79%), tỷ lệ nhiễm dương tính 1+ trở lên là 88.21% (năm 2006, 86.31%)
2.2 CẤU TẠO TUYẾN SỮA VÀ BẦU SỮA
2.2.1 Cấu tạo tuyến sữa
Tuyến sữa hay còn gọi là tuyến vú là cơ quan sản xuất sữa của bò Tuyến vú bao gồm mô tuyến và mô liên kết, ngoài ra còn có hệ cơ, mạch quản, lâm ba và thần kinh
Trang 18Mô tuyến:
Mô tuyến gồm hai phần chính: hệ thống ống bào và hệ thống ống dẫn Đó là cơ quan tạo sữa duy nhất của bò Sự phát triển của tuyến liên quan trực tiếp đến năng suất sữa, bao gồm: tuyến bào, hệ thống dẫn sữa và bể sữa
Mô liên kết:
Mô liên kết của tuyến sữa thực hiện chức năng định hình, bảo vệ cơ giới và sinh học Chúng bao gồm các tổ chức sau: da, mô liên kết mỏng, mô liên kết dày, màng treo bên nông, màng treo bên sâu, tổ chức liên kết đệm
Hệ cơ:
Xung quanh các nang tuyến có cơ biểu mô Khi cơ này co bóp sữa được đẩy từ nang tuyến vào hệ thống ống dẫn để đổ vào bể sữa xung quanh các ống dẫn sữa lớn và
bể sữa có hệ thống cơ trơn Xung quanh các đầu vú có hệ cơ vòng gọi là cơ thắt đầu
vú Khi cơ biểu mô co bóp thì cơ trơn giãn và cơ thắt đầu vú co lại Ngược lại thì sữa được đẩy ra ngoài thành tia
Mạch máu:
Hệ thống động mạch: động mạch đi từ khoang bụng, thông qua rãnh bẹn, quanh co
uốn khúc làm tốc độ dòng chảy chậm lại
Tĩnh mạch: các tĩnh mạch tuyến sữa trước và sau được thông với nhau bằng tĩnh
mạch nối có kết cấu van, những van này hoạt động linh động, cho nên máu có thể chảy theo bất cứ chiều nào tùy thuộc vào vị trí của gia súc
Hệ thống lâm ba: hệ thống lâm ba trong tuyến sữa có chức năng vận chuyển dịch
thể hoặc dịch lâm ba từ bề mặt tế bào đến hạch lâm ba và trả lại dịch thể đến tuần hoàn tĩnh mạch Hạch lâm ba lọc dịch thể theo cách loại trừ vật lạ và sản sinh lâm
Trang 192.2.2 Bầu vú
Bò có bốn vú gắn liền với nhau tạo thành một bầu vú Bốn vú này tương đối độc lập với nhau, điều này có thể nhìn thấy từ bên ngoài Khi quan sát bầu vú từ phía sau ta thấy một rãnh chia bầu vú thành hai nửa và mỗi nửa được tạo thành từ hai khoang gọi là khoang trước và khoang sau
Giữa các khoang vú có các vách ngăn bằng mô liên kết Các vách ngăn chạy theo chiều dọc và chiều ngang làm cho các khoang độc lập với nhau Như vậy một khoang vú này sản sinh ra một lượng sữa lớn hơn các khoang kia hoặc một trong các khoang kia bị nhiễm khuẩn mà các khoang khác không bị ảnh hưởng nặng Một bầu vú lý tưởng là:
Bầu vú phát triển, rộng và sâu, 4 khoang vú có thể tích tương đương nhau
Các núm vú thẳng đứng, dài trung bình, tách biệt rõ ràng Khỏang cách giữa các núm vú trước lớn hơn một chút so với khoảng cách giữa các núm vú sau
Các dây chằng nâng đỡ bầu vú vững chắc, bầu vú không bị chảy quá sâu Trên bề mặt bầu vú thấy có nhiều tĩnh mạch và các tĩnh mạch này nổi rõ Bên trong chứa nhiều mô tuyến
Một bầu vú chứa ít mô tuyến và chứa nhiều mô liên kết thì mặc dù thể tích lớn nhưng không phải là bầu vú lý tưởng để khai thác sữa
Có thể phân biệt dễ dàng một bầu vú có nhiều mô tuyến với bầu vú có nhiều mô liên kết bằng cách quan sát bầu vú sau khi vắt sữa Sau khi vắt sữa nếu bầu vú có nhiều mô tuyến thì rỗng, mềm, còn bầu vú có nhiều mô liên kết thì cứng, vẫn còn hình dạng như bầu vú đầy sữa, ngay cả khi đã vắt kiệt sữa Có thể đánh giá mô tuyến của bầu vú bằng cách ấn một hoặc nhiều ngón tay lên bầu vú Nếu như dấu ấn ngón của ngón tay chậm mất đi thì chứng tỏ bầu vú có nhiều mô tuyến trong trường hợp bầu vú có nhiều mô liên kết thì dấu ấn của ngón tay nhanh chóng mất đi hoặc không để lại dấu ấn và có cảm giác cứng khi ấn tay
2.2.3 Chu kỳ tiết sữa
2.2.3.1 Một chu kỳ tiết sữa
Trước khi đẻ, bò mẹ bắt đầu tiết sữa chuẩn bị cho bê con bú Sau khi sinh bê, bò mẹ bắt đầu bước vào chu kỳ tiết sữa khoảng thời gian từ khi bò bắt đầu cho sữa cho đến lúc cạn sữa gọi là “chu kỳ tiết sữa”
Về lý thuyết, một chu kỳ tiết sữa lý tưởng kéo dài 305 ngày, nhưng trên thực tế, có thể kéo dài hơn tùy thuộc vào thời điểm cạn sữa, khoảng 2 tháng trước khi bò mẹ sinh lứa tiếp theo
Trang 202.2.3.2 Sản lượng sữa trong toàn chu kỳ
Trong chu kỳ tiết sữa, khoảng thời gian từ 4 đến 10 tuần sau khi sinh bê là lúc bò
mẹ đạt tới sản lượng cao nhất (năng suất tối đa) Năng suất tối đa cao thường dẫn tới tổng sản lượng sữa trong toàn bộ chu kỳ sẽ cao Năng suất tối đa thuộc vào nhiều yếu tố như giống, chế độ dinh dưỡng Sau khi đạt năng suất tối đa, sản lượng sẽ giảm dần, trung bình khoảng 7 - 10% mỗi tháng cho tới ngày cạn sữa, đây
là lúc sản lượng sữa thấp nhất trong cả chu kỳ
Hình 2: Đường cong biểu diễn một chu kỳ tiết sữa bình thường
(Dc406.4shared.com/doc/RXbhY5DR/preview.html)
2.2.4 Sơ lược về bệnh viêm vú
Viêm vú là sự viêm của một hay nhiều thùy vú với sự hiện diện của một hay nhiều loài vi khuẩn trong mô vú, dẫn đến sự gia tăng số lượng tế bào thân (somatic cells) trong sữa, đặc biệt là tế bào bạch cầu Đồng thời làm thay đổi tính chất vật lý và hóa học của sữa, hậu quả là làm giảm sản lượng sữa, nghiêm trọng có thể gây chết thú (Phạm Hồng Phương, 2005)
2.2.4.1 Nguyên nhân gây bệnh viêm vú
Có ba nguyên nhân chính gây bệnh viêm vú ở bò sữa
Vật nuôi: do bò sữa có bầu vú quá to, núm vú quá dài thường gặp nhất trên
bò sữa cao sản Trong quá trình vắt sữa làm xây xát, bầu vú bị tổn thương tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương hở này
Năng suất sữa tối đa
Tuần lễ sau đẻ
Kg/ngày
Trang 21 Môi trường: do quy trình chăn nuôi vệ sinh kém, chuồng trại không thông
thoáng, thiếu ánh sáng, mật độ nuôi dầy, dinh dưỡng kém, do thao tác vắt sữa không đúng và không đảm bảo yêu cầu vệ sinh khi vắt sữa cho bò sữa
Vi khuẩn: do nhiều loại vi khuẩn và nấm gây bệnh xâm nhập vào tuyến qua
các vết thương ở bầu vú, núm vú Sữa là môi trường rất tốt cho vi khuẩn và nấm sinh sôi phát triển nhanh gây ra các ổ viêm, phá hoại các tổ chức tuyến sữa Các loài
vi khuẩn gây bệnh viêm vú thường gặp là Staphylococcus aureus, Streptococcus agalactiae, E.coli
Hình 3: Các yếu tố gây viêm vú
(http://www.vcn.vnn.vn/PrintPreview.aspx?ID=8167 ; http://www.sonongnghiep.hochiminhcity.gov.vn )
2.2.4.2 Vi khuẩn gây bệnh viêm vú bò sữa
Staphylococcus aureus: gây bệnh mạnh đối với tuyến vú từ thể tiềm ẩn đến thể cấp
tính Các vi khuẩn xâm nhập và phát triển trong ống dẫn sữa, đặc biệt là những nơi
có tổn thương hoặc viêm ở lỗ tiết đầu núm vú Staphylococcus aureus truyền từ nơi
bị nhiễm sang những núm vú khác thông qua các phương tiện vắt sữa, khăn lau bầu
vú và tay người vắt sữa (Phùng Quốc Quảng, 2001)
Streptococcus agalactiae: là tác nhân gây bệnh cần đến mô tuyến vú để phát triển
và nhân lên Vi khuẩn gây viêm vú tiềm ẩn, đôi khi thành bệnh viêm vú thể cấp tính Về cơ bản việc lây truyền bệnh là do người vắt sữa Vắt sữa không cạn làm tăng mức độ trầm trọng của bệnh (Phùng Quốc Quảng, 2001)
Vi khuẩn dạng Coliform gồm E.coli, Klebsiella pneumonia, Klebsiella oxytoca và Enterobacter aerogens Bệnh do nuôi dưỡng bò trong môi trường không vệ sinh
Trang 22trong thời kỳ cạn sữa, trong khu vực ô nhiễm vắt sữa trễ khi bò bắt đầu cho sữa (Phạm Hồng Phương, 2005)
2.2.4.3 Quá trình phát triển của bệnh viêm vú
Sự xâm nhập của vi khuẩn vào tuyến sữa
Vi khuẩn xâm nhập vào tuyến sữa, chống lại khả năng phòng vệ và nhân lên nhanh chóng Vi khuẩn có thể tấn công vào tuyến sữa bằng nhiều cách; giữa các công đoạn vắt sữa, qua lỗ đầu núm vú, qua sự vận động lý học như áp lực tác động vào bầu vú khi bò di chuyển, vận động
Quá trình hình thành bệnh
Vi khuẩn tấn công vào các mô rồi vào bên trong tuyến sữa để gây bệnh: S aureus
bám vào các mô và nhân lên nhanh chóng ở các vú có lượng tế bào thân thấp Bệnh
do E.coli phụ thuộc vào khả năng loại thải vi khuẩn của tế bào bạch cầu Nếu lượng
tế bào thân cao (>500,000/ml) vào thời điểm mà E.coli bắt đầu xâm nhập hoặc các
tế bào bạch cầu di chuyển nhanh đến tuyến sữa để nhằm cản quá trình xâm nhập của
E.coli thì có thể loại thải vi khuẩn
Khi sữa có số lượng tế bào thân thấp là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển Ở thể mãn tính, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào các nang tuyến, ống dẫn nhỏ nhân lên trong sữa và sản sinh độc tố kích họat tế bào bạch cầu, gây sưng tấy và hoại tử các tế bào tiết sữa
Quá trình viêm nhiễm của tuyến sữa
Khi phản ứng viêm xảy ra thu hút các tế bào bạch cầu và dịch thể vào trong mô tuyến Quá trình viêm ở thể nhẹ như thể cận lâm sàng hoặc có thể tiến triển thành thể lâm sàng làm sữa vón cục Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, những biến đổi này có thề kèm theo biểu hiện phù nề, sưng đỏ của tuyến vú cũng như có lẫn máu ở dịch tiết ra
Quá trình chống lại sự nhiễm bệnh của các mô
Các tế bào thân đi vào máu và đến các tế bào biểu mô bị tổn thương, tích tụ lại ở các nang tuyến, các ống dẫn sữa lớn và bể chứa sữa trước khi đi vào sữa Trong quá trình di hành, các tế bào thân sẽ phóng thích ra các chất phá hủy tế bào tiết sữa làm giảm sản lượng sữa
Quá trình viêm kéo dài, các ống dẫn sữa bị tắt nghẽn, sữa sẽ tích lại trong các nang
và gây áp lực với tế bào tiết sữa Các tế bào này ở trạng thái không hoạt động hay bị phá hủy phụ thuộc vào mức độ trầm trọng của bệnh Sau đó, cấu trúc của các nang tuyến sẽ bị thay thế bởi các mô sẹo, đầu tiên ảnh hưởng đến sản lượng sữa, sau đó là quá trình tiết sữa (Phạm Hồng Phương, 2005)
Trang 232.2.4.4 Các dạng viêm vú
a Viêm vú tiềm ẩn
Bệnh viêm vú tiềm ẩn rất phổ biến và gây những thiệt hại về kinh tế là rất lớn vì nó làm giảm sản lượng sữa và chất lượng sữa Bệnh này nguy hiểm ở chỗ là nó duy trì mầm bệnh, lây lan cho những bò khác mà người chăn nuôi không biết Bò ít có triệu chứng bên ngoài, nhưng thường thì kém ăn, thỉnh thoảng sữa bò bị kết tủa và không
có biểu hiện triệu chứng ở bầu vú (Vương Ngọc Long, 2007)
b Viêm vú lâm sàng
Viêm vú thể thanh dịch (Serosa mastitis)
Nguyên nhân: do Staphylococcus, Streptococcus, E.coli đi vào tổ chức liên
kết của bầu vú khi bầu vú bị xây xát Bệnh có thể kế phát do viêm tử cung hoặc viêm nội mạc tử cung, vi khuẩn vào máu và đi đến tuyến vú (Vương Ngọc Long, 2007)
Triệu chứng: tuyến vú sưng to ở một thùy hay toàn bộ bầu vú Khi sờ vào vú
có cảm giác nóng, lúc đầu sữa biến đổi không rõ ràng về sau khi bệnh lan rộng trong tuyến sữa và bộ phận tiết sữa thì sữa sẽ loãng và lợn cợn Con vật biểu hiện trạng thái đau nhẹ, giảm ăn, sốt 39,5-40oC, ủ rũ mệt nhọc, bệnh xuất hiện sau khi đẻ
1-2 tuần (Trần Tiến Dũng et al., 2002)
Chẩn đoán: chẩn đoán phân biệt với bệnh bầu vú bị thủy thũng Ở bệnh này
thì bầu vú sưng, nóng, đỏ, đau, hạch lâm ba vú cũng sưng to Xét nghiệm sữa, kiểm tra vi khuẩn gây bệnh (Vương Ngọc Long, 2007)
Vú ở thể viêm cata (Catarrhalis mastitis)
Nguyên nhân: do Staphylococcus, Streptococcus, E.coli xâm nhập vào, do cơ
vòng đầu vú khép không kín làm sữa rò rỉ ra ngoài, vi khuẩn từ nền chuồng, tay người vắt sữa, khăn lau vú bẩn theo đó xâm nhập vào bể sữa đến các tuyến vú gây viêm
Triệu chứng: đặc trưng là các tế bào thượng bì bị tróc ra, ở những ổ viêm có
dịch thẩm xuất Sữa bò cặn hoặc cục sữa vón do dịch thẩm xuất và bạch cầu Thể viêm vú này thường không làm bầu vú bò sưng lên nhưng làm cho núm vú tăng thể tích do biểu bì dầy lên
Chẩn đoán: chẩn đoán thông qua sờ nắn, đặc biệt là xem xét kích thước núm
vú, xét nghiệm sữa, kiểm tra vi khuẩn gây bệnh (Vương Ngọc Long, 2007)
Trang 24Viêm vú có mủ (Purulenta mastitis)
Nguyên nhân: Do kế phát viêm cata, do vi khuẩn đa số là Streptococcus, Staphylococcus, E.coli và các vi khuẩn gây mủ khác Bệnh có tính lây lan khi nuôi
nhốt chung bò bệnh với bò khỏe
Triệu chứng:
Thể cấp tính: Thùy vú sưng, nóng đỏ đau, lượng sữa giảm và ngưng hẳn Sữa loãng màu hồng nhạt do sung huyết và xuất huyết tuyến sữa Trong sữa có những lợn cợn
và có những dịch mủ Con vật sốt 40-41oC, mạch nhanh, ủ rũ kém ăn
Thể mãn tính: thú bệnh qua các thời kỳ cấp tính sau 3-4 ngày trở thành mãn tính Các triệu chứng trên giảm dần, bầu vú giảm hiện tượng sưng đỏ, giảm đau nhưng lượng sữa vẫn ít và loãng màu hồng nhạt
Chẩn đoán: ngoài chẩn đoán triệu chứng lâm sàng và biến đổi chất lượng
sữa, chẩn đoán vi khuẩn học có tính quyết định Nếu kiểm tra dưới kính hiển vi ta thấy nhiều liên cầu trùng, tụ cầu trùng hoặc các vi khuẩn khác thì có thể xác định là
viêm có mủ (Trần Tiến Dũng et al., 2002)
Viêm vú thể áp xe (Uberi abcessus)
Nguyên nhân: tái phát của viêm vú có mủ, khi đường tiết sữa bị tắt thì bọc
mủ hình thành
Triệu chứng: thùy vú sưng, đỏ, nóng, đau, sờ vào thấy bùng nhùng bên trong
Nếu bọc mủ cạn thì thấy rõ, nếu có nhiều bọc mủ thì trên bề mặt thùy vú có nhiều chỗ phồng lên, lượng sữa giảm, chất lượng sữa thay đổi Sữa tiết ra có mủ khi tuyến
vú bị nhiễm mủ, nếu bọc mủ to thì bầu vú vỡ mủ, bò đi lại khó khăn
Chẩn đoán: dựa vào triệu chứng cục bộ và sự thay đổi thành phần sữa, xử lý
bọc mủ kịp thời nếu không sẽ dẫn đến huyết nhiễm mủ (Vương Ngọc Long, 2007)
Viêm vú có máu (Haemorrhagica mastitis)
Nguyên nhân: do kế phát viêm thanh dịch viêm cata, cũng có thể là triệu
chứng nhiễm trùng toàn thân
Triệu chứng: thường ở thể cấp tính ảnh hưởng một hoặc cả tuyến vú, con vật
sốt 40-41oC, ủ rủ, kém ăn hoặc bỏ ăn Bầu vú bệnh sưng to rõ rệt, có đám tụ huyết
đỏ sẫm, con vật đau đớn khi ấn tay vào hay khi vắt sữa Sữa loãng có màu hồng hoặc đỏ như máu, có những mảnh sữa vón lại (Vương Ngọc Long, 2007)
Chẩn đoán: dựa vào sự biến đổi của bầu vú, sữa và dựa vào triệu chứng toàn
thân Theo nhận định của Nguyễn Hữu Ninh (1994) thì bệnh tiến triển nhanh, biến chứng thường gặp là nhiễm trùng máu và bò bệnh sẽ chết sau 7-9 ngày
Trang 252.2.4.5 Chẩn đoán bệnh viêm vú
Chẩn đoán lâm sàng: những trường hợp viêm nặng có thể chẩn đoán bằng mắt và
sờ nắn bầu vú Cần chú ý đến trạng thái sữa như: vón cục, màu hơi vàng có mủ lẫn máu đều là những dấu hiệu của viêm vú (Trần Tiến Dũng et al., 2002)
Chẩn đoán bằng phương pháp CMT (California Mastitic Test): xét nghiệm dựa
trên tác động phá hủy màng tế bào của thuốc thử Leucocytest Xét nghiệm được xem là dương tính khi trong 1ml sữa có trên 500000 tế bào (Phùng Quốc Quảng, 2001)
Chẩn đoán vi khuẩn: phân lập vi khuẩn từ sữa là phương pháp tốt nhất để chẩn
đoán bệnh viêm vú Dùng phép thử CMT để chọn bầu vú dùng nuôi cấy Mẫu sữa phải được làm lạnh ngay để ngăn chặn vi khuẩn môi trường phát triển (H Asperger, 1994)
2.2.4.6 Thiệt hại của bệnh viêm vú
Bệnh viêm vú gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi bò sữa Bò bị bệnh sản lượng sữa giảm 20-30% Tuyến sữa bị tổn thương, chất lượng sữa giảm và bò có thể bị loại thải Bê con uống sữa bò bị bệnh có thể bị tiêu chảy do nhiễm độc, chậm lớn, tỷ lệ chết cao Sữa bò bệnh phải hủy bỏ, không sử dụng cho người (Phạm Sĩ Lăng, Lê Thị Tài, 2000)
Chi phí điều trị tốn kém, sau một thời gian loại thải kháng sinh, sữa mới được sử dụng (Phùng Quốc Quảng, 2001)
2.2.4.7 Phòng bệnh
Để phòng bệnh viêm vú ta cần chú ý các đặc điểm sau:
a Giữ điều kiện vệ sinh môi trường xung quanh chuồng nuôi:
- Dọn vệ sinh 3 lần ngày, sát trùng chuồng trại định kỳ hàng tháng (bằng chất sát trùng chứa 100ppm I ốt hoạt tính…) Nền chuồng có độ dốc khoảng 2-4% Khu xử
lý nước phân và nước thải cách chuồng bò tối thiểu 10m (25 – 50m), rãnh thoát nước và phân có độ dốc 3-5%
- Tránh cấu trúc chuồng, nền chuồng quá thô ráp làm trầy xước bầu vú
- Nhốt riêng bò khỏe mạnh và bò bị viêm vú
b Vắt sữa hợp vệ sinh
Thực hiện nghiêm túc 12 quy tắc trong suốt quá trình vắt sữa, bao gồm:
Trang 26Trước khi vắt sữa
b.1 Giữ sạch sẽ môi trường xung quanh nơi vắt sữa và không gây stress cho bò
sữa Kiểm tra tình trạng vệ sinh máy, tay của người vắt sữa và vệ sinh dụng cụ vắt sữa trước khi sử dụng
b.2 Vắt sữa đàn bò theo thứ tự quy định: những con bò đẻ lứa đầu và khỏe mạnh
được vắt trước rồi đến những bò rạ, bò bị viêm vú cận lâm sàng được vắt sữa sau cùng…
b.3 Kiểm tra tình trạng viêm vú thông qua việc quan sát bầu vú và những tia sữa
đầu
b.4 Rửa sạch bầu vú bằng nước, sau đó phun xịt bằng dung dịch sát trùng phù hợp
có chứa I ốt 0,5-1% hay hypochlorite 4% hay 0,05% sodium hydroxide
b.5 Lau khô từng núm vú bằng giấy thấm riêng biệt, hoặc có khăn lau khô cho từng
bò sữa
Trong khi vắt sữa
b.6 Bắt đầu vắt sữa sau khi kích thích bầu vú trong 1 phút
b.7 Vắt sữa bằng tay: vắt nắm với nhịp vắt sữa tối đa là 60 – 80 lần phút Đối với
máy vắt sữa kiểm tra áp lực hút 275-350 mmHg, gắn đầu hút thẳng vào núm vú, trong thời gian vắt sữa không làm việc gì khác đề tránh tình trạng vắt sữa quá mức, nhịp vắt từ 45 – 60 lần phút
b.8 Kiểm tra bầu vú trước khi ngừng vắt, tắt máy vắt sữa trước khi rút đầu hút ra
khỏi núm vú, rút 4 đầu hút (teatcup) ra khỏi núm vú cùng lúc
b.9 Có thể cho bê bú vét để đảm bảo sạch sữa trong bầu vú
Sau khi vắt sữa
b.10 Ngay sau khi vắt sữa, nhúng núm vú vào dung dịch sát trùng hiệu quả (sử
dụng một trong các chất sau: chlorhexidine (0,5%), iodophor (0,5 – 1,0%), hypochlorite (4%), chlorous acid-chlorine dioxide, linear dodecyl benzene sulfonic acid (1,94%), ambicin NTM, dung dịch lugol 0,2% hoặc Iodine 0,5% … trong 30 giây
b.11 Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ vắt sữa ngay sau khi vắt Đối với máy vắt sữa, vệ sinh
theo đúng trình tự sau: rửa các ống dẫn bằng nước sạch và ấm (35-45oC), lấy chính xác số lượng chất tẩy (chất tẩy chuyên dụng có hàm lượng kiềm khoảng 25% và 4% chlorine) cần dùng pha vào nước nóng 80-85oC, sau đó cho chảy tuần hoàn trong hệ thống từ 10-15 phút, chú ý đủ nhiệt độ cần thiết (nhiệt độ nước chảy vào là 80-85o
C
Trang 27và nhiệt độ nước chảy ra là > 50oC), sau đó rửa lại bằng nước lạnh và sạch, để khô ráo
b.12 Theo dõi, ghi chép và đánh giá chất lượng sữa sau khi vắt
c Sử dụng những phương pháp có thể phát hiện sớm, nhanh và hiệu quả tình trạng
viêm vú cận lâm sàng
- Hàng ngày quan sát tình trạng bầu vú, núm vú và chất lượng sữa
- Phương pháp CMT
- Phương pháp phát hiện viêm vú bằng cồn
d Sử dụng chương trình quản lý bò cạn sữa hiệu quả và xử lý triệt để những thùy vú
viêm hay bò bị viêm cận lâm sàng vào giai đoạn cạn sữa
- Áp dụng đầy đủ các biện pháp trong chương trình cạn sữa hiệu quả
- Xử lý triệt để những thùy vú, những bò bị viêm vú trong giai đoạn cạn sữa (quy trình điều trị)
e Xử lý đúng cách và đúng lúc tất cả những bò bị viêm vú lâm sàng
- Kết hợp các biện pháp điều trị có và không có kháng sinh, các biện pháp hỗ trợ để tăng sức đề kháng cơ thể (quy trình điều trị bệnh viêm vú bò sữa)
- Chỉ bán sữa sau khi ngừng sử dụng kháng sinh ít nhất 3 ngày
- Phát hiện và loại thải những bò sữa bị viêm vú mãn tính có các biểu hiện sau đây: + Viêm vú mãn tính kéo dài từ 2 chu kỳ sữa trở lên và sản lượng sữa thấp
+ Kết quả đếm số lượng tế bào somatic hàng tháng luôn cao hơn 400.000 và kéo dài
2 chu kỳ sữa
+ Điều trị 3 lần liên tục không hiệu quả trong chu kỳ sữa gần nhất
+ Kết hợp giữa tình trạng viêm vú kéo dài, sinh sản kém và sản lượng sữa thấp
f Tăng sức đề kháng của cơ thể bò sữa để chống sự nhiễm bệnh:
- Có chế độ dinh dưỡng tốt nhằm duy trì tính ngon miệng, cung cấp đủ dinh dưỡng cho bò sữa (theo tiêu chuẩn NRC, 2001)
- Bổ sung vitamin A, D, E, khoáng đa lượng và vi khoáng
- Tiêm phòng khi xác định tỷ lệ nhiễm một loại vi khuẩn tăng cao
- Định kỳ tẩy giun sán (nội, ngoại ký sinh trùng) nhất là sán lá gan trên bò (3 tháng lần)
- Chú ý đối với những bò chuyển vùng cần được tiêm phòng ký sinh trùng đường máu
Trang 28g Ngăn ngừa nhiễm mầm bệnh sau vắt sữa:
Ngay sau khi ngưng vắt sữa, nên cung cấp thức ăn xanh hay cám hỗn hợp để kích thích bò đứng ăn trong vòng 30 phút (Chung Anh Dũng, 2005)
2.2.4.8 Điều trị bệnh viêm vú
a Viêm vú lâm sàng
Cần kết hợp giữa các liệu pháp điều trị sau:
Điều trị cục bộ: sử dụng các chế phẩm đặc hiệu có kháng sinh hoặc không có kháng sinh để bơm trực tiếp vào thùy vú bị viêm
Điều trị toàn thân: chọn loại kháng sinh phù hợp dựa trên kết quả phân lập
vi khuẩn và kháng sinh đồ Tránh sự đối kháng khi sử dụng kết hợp kháng sinh Liều lượng và cách sử dụng của các chế phẩm trên theo hướng dẫn của nhà sản xuất
- Sử dụng thuốc kháng viêm gồm: ketovet, preso (thành phần xem phụ lục)… (không dùng preso cho gia súc đang mang thai)
- Tăng cường sức đề kháng bằng các loại vitamin nhất là nhóm A, D, E Cải thiện tình trạng dinh dưỡng, giảm 1 3 thức ăn tinh, tăng cường thức ăn thô xanh
- Cách ly bò bệnh thuận tiện cho công tác chăm sóc và điều trị
b Viêm vú cận lâm sàng
- Chỉ điều trị khi tình trạng viêm vú cận lâm sàng nặng có nguy cơ chuyển sang viêm vú lâm sàng (CMT mức độ 3 hay kết quả đo điện trở sữa thấp hơn 250) Điều trị như trên, ưu tiên sử dụng các liệu pháp điều trị hỗ trợ trước khi phải sử dụng kháng sinh
- Điều trị triệt để toàn bộ những thùy vú bị viêm cận lâm sàng trong giai đoạn cạn sữa bằng chế phẩm có kháng sinh đặc hiệu (Chung Anh Dũng, 2005)
Trang 292.3 MỘT SỐ VI KHUẨN GÂY VIÊM VÖ
2.3.1 Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn)
Staphylococcus là loài vi khuẩn sinh mủ điển hình, phân bố rộng rãi trong thiên
nhiên Da và niêm mạc là nơi cư trú chủ yếu của tụ cầu khuẩn, ngoài ra còn có các
tổ chức khác như lông, móng, tuyến mồ hôi, tuyến mỡ, lổ chân lông, mũi, mắt, họng, niêm mạc đường tiêu hóa (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977)
Giống Staphylococcus chia làm 3 loài là Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis, Staphylococcus saprophyticus Loài gây bệnh thường gặp nhất là Staphylococcus aureus
Staphylococcus aureus thuộc họ Micrococcaceae, do Rosenbach phân lập được vào
năm 1884 (Bergey’s Manual, 2005)
b Đặc điểm nuôi cấy
Dễ nuôi cấy, phát triển được ở nhiệt độ 10-450
C, thích hợp ở điều kiện hiếu khí hay
kỵ khí Nhiệt độ thích hợp là 30-370C , pH từ 7,0-7,5 (H.Asperger, 1994)
Các môi trường thích hợp cho Staphylococcus mọc là môi trường Mannitol Salt
Agar (MSA), môi trường thạch máu, môi trường nước thịt (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977)
Hình 5: Vi khuẩn Staphylococcus aureus
(http://www.life.umd.edu/cbmg/faculty/
asmith/Staphylococcus.jpg)
Hình 4: Vi khuẩn Staphylococcus aureus trên
môi trường MSA
Trang 30- Môi trường Mannitol Salt Agar (MSA): sau 12-24 giờ thì S.aureus mọc thành từng
đám nhỏ, tròn, màu vàng, rìa gọn, khô Môi trường thạch chuyển sang màu vàng (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977)
- Môi trường thạch máu: nó sẽ làm dung huyết Làm dông huyết tương thỏ (Trần Thị Phận, 2004)
- Môi trường gelatin: cấy sâu, sau 3-4 ngày làm tan chảy gelatin rất rõ (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977)
c Sức đề kháng:
S.aureus đề kháng với nhiệt độ và hóa chất cao hơn các vi khuẩn không nha bào
Nhiệt độ 800C vi khuẩn bị diệt trong một giờ Đun sôi 1000C chết sau 1- 2 phút Dễ
bị tiêu diệt bởi các thuốc sát trùng nhưng đề kháng với sự khô và sự đóng băng Ở
nơi khô ráo, S aureus sống từ 4-5 tháng (Trần Thị Phận, 2004)
d Tính gây bệnh
Nhiễm khuẩn ngoài da: làm nung mủ các vết thương, các nơi bị xây sát trên da, làm các tổ chức bị sưng tạo thành ổ mủ
Nhiễm khuẩn huyết: từ các ổ mủ nhiễm trùng ngoài da, S.aureus xâm nhập vào máu
gây chứng huyết nhiễm mủ và theo máu đi đến các cơ quan tạo nên các ổ áp xe gây viêm da, viêm vú ở bò sữa
Trong các loài vật thì ngựa dễ cảm nhiễm nhất rồi đến bò, chó, heo, cừu Gà vịt có
sức đề kháng rất cao đối với S.aureus (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977)
Trong phòng thí nghiệm thỏ mẫn cảm nhất Tiêm canh trùng vào tĩnh mạch thỏ thì thỏ chết trong vòng 1-2 ngày vì chứng huyết nhiễm mủ, mổ khám thì thấy có nhiều
ổ áp xe ở tim, thận, bắp thịt….(Trần Thị Phận, 2004)
e Chẩn đoán
Kiểm tra trên kính hiển vi: lấy mẫu bệnh phẩm phết kính và soi dưới kính hiển vi ta thấy các tụ cầu tập trung thành từng đám có hình chùm nho màu tím
Tiêm động vật thí nghiệm trên thỏ, thỏ chết trong vòng một đến hai ngày
Dựa vào các đặc tính sinh hóa: S.aureus làm dung huyết, đông huyết tương của thỏ,
lên men đường mannitol và phản ứng với catalase
f Nhạy cảm đối kháng với kháng sinh
Theo Nguyễn Ngoc Thanh Hà, S.aureus nhạy cảm Ciprofloxacin (95,00%),
Gentamycin (95,00%), Neomycin (100%), Streptomycin (80,00%)
Trang 31Theo Hồ Như Thủy (2006), S.aureus nhạy cảm với Amoxycillin (95,00%),
Cefotaxime (85,00%), Ciprofloxacin (55,00%), Norfloxacin (85,00%)
g Nguồn lây bệnh của tuyến vú do S.aureus
Tuyến vú nhiễm bệnh và đầu vú tổn thương là các nguồn lây nhiễm chính của
S.aureus S.aureus ở âm đạo và ở da thì ít nghiêm trọng hơn Hầu hết đều nhiễm
trong quá trình lấy sữa (H.Asperger, 1994)
Vi khuẩn sản sinh trong tuyến vú, làm cho các ống dẫn sữa dễ vở và tiếp tục lây nhiễm sau đó sản sinh ra các độc tố (coagulase, hemolysine) gây co mạch máu và
hoại tử tế bào mô Hình thức phổ biến của bệnh viêm vú do S.aureus là cận lâm
sàng, mãn tính, có thể gây ra do viêm vú quá cấp kết thúc bằng hoại thư và mục rửa các tuyến vú, tạo nền móng cho mầm bệnh phát triển ( H.Aaperger,1994)
2.3.2 Streptococcus agalactiae (liên cầu khuẩn)
Liên cầu khuẩn là những cầu khuẩn xếp thành chuổi, uốn khúc dài ngắn khác nhau Liên cầu khuẩn có ở khắp nơi trong tự nhiên như đất, nước, không khí Trong cơ thể
động vật và người thì sống hoại sinh ở đường hô hấp và tiêu hóa Thường thấy ở trên da, niêm mạc (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977)
a Đặc điểm hình thái
Liên cầu khuẩn có hình cầu hoặc hình bầu dục, đường kính có khi đến 1µm, bắt màu Gram dương, không di động Liên cầu xếp thành hình chuỗi vì nó phân chia trong mặt phẳng thẳng gốc với trục của chuỗi, chiều dài của chuỗi tùy thuộc vào
điều kiện môi trường (Nguyễn Như Thanh et al., 1997)
Môi trường thạch thường: vi khuẩn hình thành dạng khuẩn lạc nhỏ, tròn lồi, bóng,
màu hơi xám Liên cầu thường hình thành chuỗi ngắn (Nguyễn Như Thanh et al.,
Trang 32không hoàn toàn chỉ có một phần hồng cầu bị dung giải Độc lực của nhóm này
không cao (Nguyễn Như Thanh et al., 1997)
- Type beta (β): bao quanh khuẩn lạc là một vòng tan máu hoàn toàn trong suốt, không còn hồng cầu quanh khuẩn lạc Độc lực của nhóm này cao (Nguyễn Như
Ở dê, liên cầu gây chứng mưng mủ, viêm vú, viêm phổi và ngoại tâm mạc
Trong phòng thí nghiệm
Thỏ là động vật dễ cảm thụ nhất Nếu tiêm liên cấu vào dưới da cho thỏ, thấy áp xe tại nơi tiêm Nếu tiêm liên cầu vào tĩnh mạch hay phúc mạc thỏ chết nhanh do nhiễm khuẩn huyết
Ngoài ra, có thể dùng chuột nhắt để gây bệnh (Nguyễn Như Thanh et al., 1997)
e chẩn đoán
Chẩn đoán vi khuẩn học:
Lấy mẫu bệnh phẩm: có thể lấy máu ở ổ áp xe hoặc mủ ở ngoài da hay niêm mạc Kiểm tra bằng kính hiển vi: làm tiêu bản, nhuộm Gram, quan sát dưới kính hiển vi Nếu là liên cầu khuẩn thì có hình cầu, bắt màu Gram dương, xếp thành chuỗi
Trang 33Nuôi cấy vào môi trường thích hợp: bệnh phẩm được nuôi cấy vào môi trường nước thịt, môi trường thạch máu
Tiêm động vật thí nghiệm: dùng thỏ để gây bệnh
Chẩn đoán huyết thanh học: có thể dùng phản ứng huyết thanh học như phản ứng ngưng kết, phản ứng kết hợp bổ thể để chẩn đoán
2.3.3 Escherichia coli (E coli)
E.coli thuộc họ Enterobacteriaeceae được Escherich người Đức phân lập đầu tiên
và đưa ra đặc điểm của vi khuẩn vào năm 1885 E.coli là loài quan trọng được tìm thấy trong phân (Nguyễn Vĩnh Phước et al., 1977).
Trang 34Vi khuẩn bắt màu Gram âm, có thể bắt màu đều hay sẫm ở hai đầu, khoảng giữa
nhạt hơn (Nguyễn Như Thanh et al., 1997)
b Đặc tính nuôi cấy
E.coli là trực khuẩn hiếu khí và yếm khí tùy tiện, nhiệt độ thích hợp là 370C, có thể sống ở 10-46 0
C Mọc dễ dàng trên môi trường MacConkey (MC)
Một số hóa chất ức chế sự phát triển của E.coli như chlorine và dẫn xuất của nó
(Nguyễn Thanh Bảo, 2006)
Trên thạch thường sau 24 giờ hình thành những khuẩn lạc tròn, ướt không trong suốt, màu tro trắng nhạt, hơi lồi, đường kính 2-3 mm Nuôi lâu thì khuẩn lạc màu
nâu nhạt (Nguyễn Như Thanh et al., 1997)
Trong môi trường nước thịt thì E.coli làm môi trường rất đục, có cặn lắng xuống
đáy, đôi khi có mảng màu xám nhạt trên mặt, môi trường sẽ có mùi thối (Nguyễn
Vi khuẩn E.coli không hình thành nha bào nên sức đề kháng yếu, bị tiêu diệt ở nhiệt
độ 550C trong vòng 1 giờ, ở 600C vi khuẩn sống trong 15-30 phút Các chất sát trùng như acid phenic, clorua, formol có thể diệt vi khuẩn trong vòng 5 phút, nhưng
vi khuẩn đề kháng mạnh với sự khô (Lê Văn Tạo, 2006)
d Tính gây bệnh
Trong tự nhiên
Hầu hết các loài động vật đều mẫn cảm với bệnh như: các loài gia súc, gia cầm,
chim, bò sát đều có thể bị bệnh do E.coli Chúng bị nhiễm bệnh qua nhiều con
đường khác nhau nhưng chủ yếu là đường tiêu hóa (Đào Trọng Đạt, 2001)
E.coli có sẵn trong ruột của tất cả các động vật nhưng chỉ có tác dụng gây bệnh khi
sức đề kháng của con vật giảm sút do chăm sóc, nuôi dưỡng, bị cảm lạnh hay cảm
Trang 35nắng, mắc các bệnh không truyền nhiễm hay các bệnh truyền nhiễm và các bệnh ký sinh trùng
E.coli thường gây bệnh cho gia súc mới đẻ từ 2-3 ngày hoặc 4-8 ngày
Trong phòng thí nghiệm:
Tiêm vi khuẩn vào dưới da cho chuột bạch, chuột lang, thỏ có thể gây viêm cục bộ,
nếu tiêm với liều lớn có thể gây bại huyết, làm chết con vật (Nguyễn Như Thanh et al., 1997)
e Chẩn đoán
Dùng bệnh phẩm cấy trên môi trường phân lập, quan sát hình thái trên tiêu bản, làm các phản ứng huyết thanh ngưng kết và phản ứng sinh hóa sau đó thử độc lực trên
động vật thí nghiệm (Nguyễn Như Thanh et al., 1997)
f Nhạy cảm đối với kháng sinh
Theo Bùi Thị Tho (2003), kết quả kiểm tra tính kháng thuốc của vi khuẩn phân lập
từ heo con bệnh phân trắng của trường Đại Học Nông Nghiệp 1 (Hà Nôi) từ năm
1976 đến nay cho thấy tỷ lệ kháng thuốc của E.coli đối với Chloramphenicol là
25,78% với Chlortetracyxlline là 23,21%, với Streptomycin và Sulphonamide lần lượt là 77,07% và 89,97%
Theo Đỗ Ngọc Thúy, (2002) thử tính kháng sinh của 106 chủng E.coli, chọn ra từ
323 gốc phân lập được từ heo tiêu chảy ở 4 trại heo miền bắc, dùng E.coli ATCC
25922 làm đối chứng, nhận thấy các chủng đề kháng mạnh với các kháng sinh thông thường vẫn sử dụng điều trị bệnh: Amoxicillin (76,42%), Streptomycin (88,68%) và Tetracycline (97,17%) phổ biến là đa kháng với trên 3 loại kháng sinh (90,57%), các biệt có 3 chủng (2,83%) đề kháng với 13 trong số 14 loại kháng sinh được kiểm tra
Theo Nguyễn Ngọc Thanh Hà (2004), E.coli nhạy cảm với Ciprofloxacin (100%),
Gentamycin (100%), Neomycin (100%), Ofloxacin (100%), Kanamycin (100%), Ampicillin (86,67%), Bactrim (80%)
g Nguồn lây bệnh viêm vú do E.coli
Khoảng 30% bệnh viêm vú lâm sàng là do các vi khuẩn đường ruột và đặc biệt là
27% do E.coli trong trường hợp nhiễm trùng, phản ứng viêm rất rõ, thường ở thể
lâm sàng đôi khi nguy kịch (Pierre Brouillet và Bernard Faroult, 2003)
Trang 36CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Viêm vú lâm sàng và viêm vú cận lâm sàng
3.2 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM
Thời gian: tháng 06-12/2013
Địa điểm: Đề tài được thực hiện tại các hộ chăn nuôi và trang trại bò sữa tại Long
An, Sóc Trăng
Nuôi cấy phân lập vi khuẩn: Phòng vi sinh Công ty Vemedim
3.3 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU
3.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Bò sữa đang cho sữa ở tỉnh Long An và Sóc Trăng
3.3.2 Mẫu bệnh phẩm
- Sữa viêm dùng để phân lập gồm các mẫu sau:
Bảng 1 : Số lượng mẫu bệnh phẩm lấy từ bò bị viêm vú lâm sàng ở tỉnh Sóc Trăng và Long An để phân lập vi khuẩn
Trang trại tập trung
Nông hộ
Tổng cộng
Sữa Sữa
Trang 373.3.3 Số con kiểm tra CMT
Bảng 2: Số con bò thử CMT ở tỉnh Sóc Trăng và Long An
Trang trại tập trung
Nông hộ
Tổng cộng
Sữa Sữa
128
120
248
3.3.4 Số con điều trị bệnh viêm vú lâm sàng
Bảng 3: Số con bò điều trị bệnh viêm vú
Dụng cụ tiêm chích: Kim tiêm số 18, ống tiêm loại 25ml
Dụng cụ phòng thí nghiệm: găng tay, kéo, ống đong, ống nghiệm, đĩa petri, đèn
cồn, tâm bong vô trùng, cân điện tử, thùng trữ mẫu, tủ ấm, tủ sấy, autoclave, kính hiển vi, buồng cấy vô trùng…
Hóa chất: cồn 700, thuốc thử California Mastitis Test (CMT), Methylen Blue
Môi trường nuôi cấy: Nutrent Agar (NA), MacConkey Agar (MC), Blood Agar
(BA), Mannitol Salt Agar (MSA), Tryptycase Soy Agar (TSA), Eosin Methylene Blue Agar (EMB), Kligler Iron Agar (KIA), Mueller Hinton Agar (MHA), Methyl Red – Voges ProsKauer (MR-VP)
3.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4.1 Viêm vú lâm sàng
Dựa vào các biểu hiện lâm sàng của gia súc như:
Trang 38Lấy thân nhiệt
Biểu hiện vú viêm: nóng, đỏ, sưng, đau, cứng
Bỏ ăn……
Ta cũng có thể phát hiện bằng mắt thương và cũng có thể dùng CMT để thử
3.4.2 Viêm vú cận lâm sàng (CMT)
Phương pháp thử CMT (California Mastitis Test)
Dùng thuốc thử Leucocytest (có màu tím) thử sữa từ mỗi thùy vú của bò, theo tỉ lệ sữa và thuốc thử là 1:1 (2ml sữa :2ml thuốc thử) Đây là phản ứng bán định lượng
để đánh giá sự hiện diện của tế bào bạch cầu trong sữa
Cách tiến hành
Đầu tiên rửa bầu vú, sau đó dùng khăn ấm lau cho sạch bầu vú, vắt bỏ những giọt sữa đầu tiên trên từng thùy vú nhằm tránh tạp khuẩn Sau đó trên mỗi thùy vú lấy 2ml sữa cho vào 1 trong 4 đĩa trong khai theo thứ tự trước trái (A), trước phải (B), sau trái (C), sau phải (D), sau đó cho thêm 2 ml thuốc thử vào các đĩa trên khay đã vắt 2ml sữa vào đó, lắc nhẹ qua lại vài lần để cho sữa và thuốc thử trộn vào nhau Sau đó quan sát và đọc kết quả
Hình 10: Bầu vú sưng và đỏ