Điều trị bệnh viêm vú

Một phần của tài liệu khảo sát hiệu quả điều trị bệnh viêm vö ở bõ sữa (Trang 28)

a. Viêm vú lâm sàng

Cần kết hợp giữa các liệu pháp điều trị sau:

 Điều trị cục bộ: sử dụng các chế phẩm đặc hiệu có kháng sinh hoặc không có kháng sinh để bơm trực tiếp vào thùy vú bị viêm.

 Điều trị toàn thân: chọn loại kháng sinh phù hợp dựa trên kết quả phân lập vi khuẩn và kháng sinh đồ. Tránh sự đối kháng khi sử dụng kết hợp kháng sinh. Liều lƣợng và cách sử dụng của các chế phẩm trên theo hƣớng dẫn của nhà sản xuất.

Các liệu pháp điều trị hỗ trợ:

- Vắt sữa nhiều lần trong ngày (3-6 lần ngày) để loại bỏ tối đa mầm bệnh, độc tố và sản dịch viêm ra ngoài theo sữa;

- Sử dụng oxytocin để tăng cƣờng sự co thắt của cơ trơn ống dẫn sữa và tống sữa ra ngoài đồng thời loại bỏ độc tố, vi khuẩn cũng nhƣ những sản phẩm của quá trình viêm.

- Sử dụng thuốc kháng viêm gồm: ketovet, preso (thành phần xem phụ lục)…..(không dùng preso cho gia súc đang mang thai).

- Tăng cƣờng sức đề kháng bằng các loại vitamin nhất là nhóm A, D, E. Cải thiện tình trạng dinh dƣỡng, giảm 1 3 thức ăn tinh, tăng cƣờng thức ăn thô xanh.

- Cách ly bò bệnh thuận tiện cho công tác chăm sóc và điều trị.

b. Viêm vú cận lâm sàng

- Chỉ điều trị khi tình trạng viêm vú cận lâm sàng nặng có nguy cơ chuyển sang viêm vú lâm sàng (CMT mức độ 3 hay kết quả đo điện trở sữa thấp hơn 250). Điều trị nhƣ trên, ƣu tiên sử dụng các liệu pháp điều trị hỗ trợ trƣớc khi phải sử dụng kháng sinh.

- Điều trị triệt để toàn bộ những thùy vú bị viêm cận lâm sàng trong giai đoạn cạn sữa bằng chế phẩm có kháng sinh đặc hiệu (Chung Anh Dũng, 2005).

16

2.3 MỘT SỐ VI KHUẨN GÂY VIÊM VÖ 2.3.1 Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn)

Staphylococcus là loài vi khuẩn sinh mủ điển hình, phân bố rộng rãi trong thiên nhiên. Da và niêm mạc là nơi cƣ trú chủ yếu của tụ cầu khuẩn, ngoài ra còn có các tổ chức khác nhƣ lông, móng, tuyến mồ hôi, tuyến mỡ, lổ chân lông, mũi, mắt, họng, niêm mạc đƣờng tiêu hóa (Nguyễn Vĩnh Phƣớc, 1977).

Giống Staphylococcus chia làm 3 loài là Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis, Staphylococcus saprophyticus. Loài gây bệnh thƣờng gặp nhất là

Staphylococcus aureus.

Staphylococcus aureus thuộc họ Micrococcaceae, do Rosenbach phân lập đƣợc vào năm 1884 (Bergey’s Manual, 2005).

a. Đặc điểm hình thái

Đƣờng kính 0,5-1,5µm, gồm nhiều cầu khuẩn gắn liền nhau tạo thành hình giống nhƣ chùm nho, bắt màu Gram dƣơng, không có lông, không có nha bào, thƣờng không có vỏ nhày (Asperger, 1994).

b. Đặc điểm nuôi cấy

Dễ nuôi cấy, phát triển đƣợc ở nhiệt độ 10-450

C, thích hợp ở điều kiện hiếu khí hay kỵ khí. Nhiệt độ thích hợp là 30-370C , pH từ 7,0-7,5 (H.Asperger, 1994).

Các môi trƣờng thích hợp cho Staphylococcus mọc là môi trƣờng Mannitol Salt Agar (MSA), môi trƣờng thạch máu, môi trƣờng nƣớc thịt (Nguyễn Vĩnh Phƣớc, 1977)

Hình 5: Vi khuẩn Staphylococcus aureus

(http://www.life.umd.edu/cbmg/faculty/ asmith/Staphylococcus.jpg)

Hình 4: Vi khuẩn Staphylococcus aureus trên môi trƣờng MSA

17

- Môi trƣờng Mannitol Salt Agar (MSA): sau 12-24 giờ thì S.aureus mọc thành từng đám nhỏ, tròn, màu vàng, rìa gọn, khô. Môi trƣờng thạch chuyển sang màu vàng (Nguyễn Vĩnh Phƣớc, 1977). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Môi trƣờng thạch máu: nó sẽ làm dung huyết. Làm dông huyết tƣơng thỏ (Trần Thị Phận, 2004).

- Môi trƣờng gelatin: cấy sâu, sau 3-4 ngày làm tan chảy gelatin rất rõ (Nguyễn Vĩnh Phƣớc, 1977)

c. Sức đề kháng:

S.aureus đề kháng với nhiệt độ và hóa chất cao hơn các vi khuẩn không nha bào. Nhiệt độ 800C vi khuẩn bị diệt trong một giờ. Đun sôi 1000C chết sau 1- 2 phút. Dễ bị tiêu diệt bởi các thuốc sát trùng nhƣng đề kháng với sự khô và sự đóng băng. Ở nơi khô ráo, S. aureus sống từ 4-5 tháng (Trần Thị Phận, 2004).

d. Tính gây bệnh

Nhiễm khuẩn ngoài da: làm nung mủ các vết thƣơng, các nơi bị xây sát trên da, làm các tổ chức bị sƣng tạo thành ổ mủ.

Nhiễm khuẩn huyết: từ các ổ mủ nhiễm trùng ngoài da, S.aureus xâm nhập vào máu gây chứng huyết nhiễm mủ và theo máu đi đến các cơ quan tạo nên các ổ áp xe gây viêm da, viêm vú ở bò sữa.

Trong các loài vật thì ngựa dễ cảm nhiễm nhất rồi đến bò, chó, heo, cừu. Gà vịt có sức đề kháng rất cao đối với S.aureus (Nguyễn Vĩnh Phƣớc, 1977).

Trong phòng thí nghiệm thỏ mẫn cảm nhất. Tiêm canh trùng vào tĩnh mạch thỏ thì thỏ chết trong vòng 1-2 ngày vì chứng huyết nhiễm mủ, mổ khám thì thấy có nhiều ổ áp xe ở tim, thận, bắp thịt….(Trần Thị Phận, 2004).

e. Chẩn đoán

Kiểm tra trên kính hiển vi: lấy mẫu bệnh phẩm phết kính và soi dƣới kính hiển vi ta thấy các tụ cầu tập trung thành từng đám có hình chùm nho màu tím.

Tiêm động vật thí nghiệm trên thỏ, thỏ chết trong vòng một đến hai ngày.

Dựa vào các đặc tính sinh hóa: S.aureus làm dung huyết, đông huyết tƣơng của thỏ, lên men đƣờng mannitol và phản ứng với catalase.

f. Nhạy cảm đối kháng với kháng sinh

Theo Nguyễn Ngoc Thanh Hà, S.aureus nhạy cảm Ciprofloxacin (95,00%), Gentamycin (95,00%), Neomycin (100%), Streptomycin (80,00%).

18

Theo Hồ Nhƣ Thủy (2006), S.aureus nhạy cảm với Amoxycillin (95,00%), Cefotaxime (85,00%), Ciprofloxacin (55,00%), Norfloxacin (85,00%).

g. Nguồn lây bệnh của tuyến vú do S.aureus

Tuyến vú nhiễm bệnh và đầu vú tổn thƣơng là các nguồn lây nhiễm chính của

S.aureus. S.aureus ở âm đạo và ở da thì ít nghiêm trọng hơn. Hầu hết đều nhiễm trong quá trình lấy sữa (H.Asperger, 1994).

Vi khuẩn sản sinh trong tuyến vú, làm cho các ống dẫn sữa dễ vở và tiếp tục lây nhiễm sau đó sản sinh ra các độc tố (coagulase, hemolysine) gây co mạch máu và hoại tử tế bào mô. Hình thức phổ biến của bệnh viêm vú do S.aureus là cận lâm sàng, mãn tính, có thể gây ra do viêm vú quá cấp kết thúc bằng hoại thƣ và mục rửa các tuyến vú, tạo nền móng cho mầm bệnh phát triển ( H.Aaperger,1994).

2.3.2 Streptococcus agalactiae (liên cầu khuẩn)

Liên cầu khuẩn là những cầu khuẩn xếp thành chuổi, uốn khúc dài ngắn khác nhau. Liên cầu khuẩncó ở khắp nơi trong tự nhiên nhƣ đất, nƣớc, không khí. Trong cơ thể động vật và ngƣời thì sống hoại sinh ở đƣờng hô hấp và tiêu hóa. Thƣờng thấy ở trên da, niêm mạc (Nguyễn Vĩnh Phƣớc, 1977).

a. Đặc điểm hình thái

Liên cầu khuẩn có hình cầu hoặc hình bầu dục, đƣờng kính có khi đến 1µm, bắt màu Gram dƣơng, không di động. Liên cầu xếp thành hình chuỗi vì nó phân chia trong mặt phẳng thẳng gốc với trục của chuỗi, chiều dài của chuỗi tùy thuộc vào điều kiện môi trƣờng (Nguyễn Nhƣ Thanh et al., 1997).

b. Đặc tính nuôi cấy

Tụ cầu khuẩn là vi khuẩn hiếu khí hay kỵ khí tùy tiện, mọc tốt ở tất cả môi trƣờng. Liên cầu mọc thích hợp ở 370C (Nguyễn Nhƣ Thanh et al., 1997).

Môi trƣờng nƣớc thịt: vi khuẩn hình thành hạt hoặc những bông, rồi lắng xuống đáy ống. Vì thế khi nuôi cấy môi trƣờng trong ống có cặn.

Môi trƣờng thạch thƣờng: vi khuẩn hình thành dạng khuẩn lạc nhỏ, tròn lồi, bóng, màu hơi xám. Liên cầu thƣờng hình thành chuỗi ngắn (Nguyễn Nhƣ Thanh et al.,

1997). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Môi trƣờng thạch máu: dựa vào tính chất dung huyết, liên cầu có 3 type khuẩn lạc khi quan sát ở độ phóng đại gấp 60 lần gồm:

- Type alpha (α): khuẩn lạc đƣợc bao quanh một vòng hồng cầu còn nguyên hình nhƣng màu xanh, khuẩn lạc có một vòng tan máu, đây là hiện tƣợng tiêu huyết

19

không hoàn toàn chỉ có một phần hồng cầu bị dung giải. Độc lực của nhóm này không cao (Nguyễn Nhƣ Thanh et al., 1997).

- Type beta (β): bao quanh khuẩn lạc là một vòng tan máu hoàn toàn trong suốt, không còn hồng cầu quanh khuẩn lạc. Độc lực của nhóm này cao (Nguyễn Nhƣ Thanh et al. 1997).

- Type gamma (γ): xung quanh khuẩn lạc không có sự thay đổi nào, hồng cầu trong thạch vẫn giữ màu hồng nhạt. Không có khả năng làm dung huyết, thƣờng là những vi khuẩn không gây bệnh (Nguyễn Nhƣ Thanh et al., 1997).

c. Sức đề kháng

Liên cầu có sức đề kháng kém đối với nhiệt độ và hóa chất. Ở 70 0C liên cầu chết trong vòng 35-40 phút, ở 100 0C chết trong vòng 1 phút.

Các chất sát trùng thông thƣờng dễ tiêu diệt liên cầu khuẩn (Nguyễn Nhƣ Thanh et al., 1997).

d. Tính gây bệnh

Trong tự nhiên

Liên cầu có ở khắp nơi trên cơ thể ngƣời và động vật, bình thƣờng cƣ trứ ở họng và ruột, một số liên cầu có khả năng gây bệnh cho ngƣời và động vật.

Ở ngƣời, thƣờng gặp trong nhiều bệnh nhiễm khuẩn nhƣ mƣng mủ ở phủ tạng, viêm họng, mẩn đỏ…

Ở động vật, liên cầu thƣờng gây nên những chứng mƣng mủ. Ở ngựa, liên cầu gây bệnh viêm hạch truyền nhiễm Adenitis equorum. Ở bò, liên cầu thƣờng gây bệnh viêm vú truyền nhiễm của bò sữa, bệnh bại huyết của bê.

Ở dê, liên cầu gây chứng mƣng mủ, viêm vú, viêm phổi và ngoại tâm mạc.  Trong phòng thí nghiệm

Thỏ là động vật dễ cảm thụ nhất. Nếu tiêm liên cấu vào dƣới da cho thỏ, thấy áp xe tại nơi tiêm. Nếu tiêm liên cầu vào tĩnh mạch hay phúc mạc thỏ chết nhanh do nhiễm khuẩn huyết.

Ngoài ra, có thể dùng chuột nhắt để gây bệnh (Nguyễn Nhƣ Thanh et al., 1997).

e. chẩn đoán

Chẩn đoán vi khuẩn học:

Lấy mẫu bệnh phẩm: có thể lấy máu ở ổ áp xe hoặc mủ ở ngoài da hay niêm mạc. Kiểm tra bằng kính hiển vi: làm tiêu bản, nhuộm Gram, quan sát dƣới kính hiển vi. Nếu là liên cầu khuẩn thì có hình cầu, bắt màu Gram dƣơng, xếp thành chuỗi.

20

Nuôi cấy vào môi trƣờng thích hợp: bệnh phẩm đƣợc nuôi cấy vào môi trƣờng nƣớc thịt, môi trƣờng thạch máu.

Tiêm động vật thí nghiệm: dùng thỏ để gây bệnh.

Chẩn đoán huyết thanh học: có thể dùng phản ứng huyết thanh học nhƣ phản ứng ngƣng kết, phản ứng kết hợp bổ thể để chẩn đoán.

2.3.3 Escherichia coli (E. coli)

E.coli thuộc họ Enterobacteriaeceae đƣợc Escherich ngƣời Đức phân lập đầu tiên và đƣa ra đặc điểm của vi khuẩn vào năm 1885. E.coli là loài quan trọng đƣợc tìm thấy trong phân (Nguyễn Vĩnh Phƣớc et al., 1977).

(http://www.biology.ele.ue.edu/.../Gram_Stain/Gram_Stain.htm ;

http://www.maxine-log.blogspot.com/2007_08_01_archive.html)

Hình 6: Vi khuẩn E.coli trên kính hiển vi quang học và kính hiển vi điện tử

21 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Đặc điểm hình thái

E.coli là trực khuẩn hình gậy ngắn, kích thƣớc 2x0,6 – 3x 0,6 µm. Trong cơ thể có hình cầu trực khuẩn, đứng riêng lẻ đôi khi xếp thành chuỗi ngắn. Phần lớn E.coli có khả năng di động do có lông xung quanh thân. Vi khuẩn không sinh nha bào, có thể có giáp mô.

Vi khuẩn bắt màu Gram âm, có thể bắt màu đều hay sẫm ở hai đầu, khoảng giữa nhạt hơn (Nguyễn Nhƣ Thanh et al., 1997).

b. Đặc tính nuôi cấy

E.coli là trực khuẩn hiếu khí và yếm khí tùy tiện, nhiệt độ thích hợp là 370C, có thể sống ở 10-46 0

C. Mọc dễ dàng trên môi trƣờng MacConkey (MC).

Một số hóa chất ức chế sự phát triển của E.coli nhƣ chlorine và dẫn xuất của nó (Nguyễn Thanh Bảo, 2006).

Trên thạch thƣờng sau 24 giờ hình thành những khuẩn lạc tròn, ƣớt không trong suốt, màu tro trắng nhạt, hơi lồi, đƣờng kính 2-3 mm. Nuôi lâu thì khuẩn lạc màu nâu nhạt (Nguyễn Nhƣ Thanh et al., 1997).

Trong môi trƣờng nƣớc thịt thì E.coli làm môi trƣờng rất đục, có cặn lắng xuống đáy, đôi khi có mảng màu xám nhạt trên mặt, môi trƣờng sẽ có mùi thối (Nguyễn Nhƣ Thanh et al., 1997).

Trên môi trƣờng EMB thì E.coli hình thành những khuẩn lạc to tròn, hơi lồi, bóng, màu tím bầm, có ánh kim (Trần Thị Phận, 2004).

Trên môi trƣờng MC E.coli hình thành khuẩn lạc to tròn đều, hơi lồi, màu hồng nhạt, kích thƣớc 2-3 mm (Nguyễn Vĩnh Phƣớc et al., 1977).

c. Sức đề kháng

Vi khuẩn E.coli không hình thành nha bào nên sức đề kháng yếu, bị tiêu diệt ở nhiệt độ 550C trong vòng 1 giờ, ở 600C vi khuẩn sống trong 15-30 phút. Các chất sát trùng nhƣ acid phenic, clorua, formol có thể diệt vi khuẩn trong vòng 5 phút, nhƣng vi khuẩn đề kháng mạnh với sự khô (Lê Văn Tạo, 2006).

d. Tính gây bệnh

Trong tự nhiên

Hầu hết các loài động vật đều mẫn cảm với bệnh nhƣ: các loài gia súc, gia cầm, chim, bò sát đều có thể bị bệnh do E.coli. Chúng bị nhiễm bệnh qua nhiều con đƣờng khác nhau nhƣng chủ yếu là đƣờng tiêu hóa (Đào Trọng Đạt, 2001).

E.coli có sẵn trong ruột của tất cả các động vật nhƣng chỉ có tác dụng gây bệnh khi sức đề kháng của con vật giảm sút do chăm sóc, nuôi dƣỡng, bị cảm lạnh hay cảm

22

nắng, mắc các bệnh không truyền nhiễm hay các bệnh truyền nhiễm và các bệnh ký sinh trùng.

E.coli thƣờng gây bệnh cho gia súc mới đẻ từ 2-3 ngày hoặc 4-8 ngày.  Trong phòng thí nghiệm:

Tiêm vi khuẩn vào dƣới da cho chuột bạch, chuột lang, thỏ có thể gây viêm cục bộ, nếu tiêm với liều lớn có thể gây bại huyết, làm chết con vật (Nguyễn Nhƣ Thanh et al., 1997).

e. Chẩn đoán

Dùng bệnh phẩm cấy trên môi trƣờng phân lập, quan sát hình thái trên tiêu bản, làm các phản ứng huyết thanh ngƣng kết và phản ứng sinh hóa sau đó thử độc lực trên động vật thí nghiệm (Nguyễn Nhƣ Thanh et al., 1997).

f. Nhạy cảm đối với kháng sinh

Theo Bùi Thị Tho (2003), kết quả kiểm tra tính kháng thuốc của vi khuẩn phân lập từ heo con bệnh phân trắng của trƣờng Đại Học Nông Nghiệp 1 (Hà Nôi) từ năm 1976 đến nay cho thấy tỷ lệ kháng thuốc của E.coli đối với Chloramphenicol là 25,78% với Chlortetracyxlline là 23,21%, với Streptomycin và Sulphonamide lần lƣợt là 77,07% và 89,97%.

Theo Đỗ Ngọc Thúy, (2002) thử tính kháng sinh của 106 chủng E.coli, chọn ra từ 323 gốc phân lập đƣợc từ heo tiêu chảy ở 4 trại heo miền bắc, dùng E.coli ATCC 25922 làm đối chứng, nhận thấy các chủng đề kháng mạnh với các kháng sinh thông thƣờng vẫn sử dụng điều trị bệnh: Amoxicillin (76,42%), Streptomycin (88,68%) và Tetracycline (97,17%) phổ biến là đa kháng với trên 3 loại kháng sinh (90,57%), các biệt có 3 chủng (2,83%) đề kháng với 13 trong số 14 loại kháng sinh đƣợc kiểm tra.

Theo Nguyễn Ngọc Thanh Hà (2004), E.coli nhạy cảm với Ciprofloxacin (100%), Gentamycin (100%), Neomycin (100%), Ofloxacin (100%), Kanamycin (100%), Ampicillin (86,67%), Bactrim (80%).

g. Nguồn lây bệnh viêm vú do E.coli

Khoảng 30% bệnh viêm vú lâm sàng là do các vi khuẩn đƣờng ruột và đặc biệt là 27% do E.coli trong trƣờng hợp nhiễm trùng, phản ứng viêm rất rõ, thƣờng ở thể lâm sàng đôi khi nguy kịch (Pierre Brouillet và Bernard Faroult, 2003).

23 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƢƠNG 3

NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Viêm vú lâm sàng và viêm vú cận lâm sàng.

3.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM

Thời gian: tháng 06-12/2013

Địa điểm: Đề tài đƣợc thực hiện tại các hộ chăn nuôi và trang trại bò sữa tại Long An, Sóc Trăng.

Nuôi cấy phân lập vi khuẩn: Phòng vi sinh Công ty Vemedim.

3.3. PHƢƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU 3.3.1 Đối tƣợng nghiên cứu

- Bò sữa đang cho sữa ở tỉnh Long An và Sóc Trăng

3.3.2 Mẫu bệnh phẩm

- Sữa viêm dùng để phân lập gồm các mẫu sau:

Bảng 1 : Số lƣợng mẫu bệnh phẩm lấy từ bò bị viêm vú lâm sàng ở tỉnh Sóc Trăng và Long An để phân lập vi khuẩn.

Địa điểm Loại mẫu Số mẫu

Trang trại tập trung Nông hộ Tổng cộng Sữa Sữa 7 2 9

24

3.3.3 Số con kiểm tra CMT

Bảng 2: Số con bò thử CMT ở tỉnh Sóc Trăng và Long An

Địa điểm Loại mẫu Số con thử CMT

Trang trại tập trung Nông hộ Tổng cộng Sữa Sữa 128 120 248

3.3.4 Số con điều trị bệnh viêm vú lâm sàng. Bảng 3: Số con bò điều trị bệnh viêm vú Bảng 3: Số con bò điều trị bệnh viêm vú

Địa điểm Số lƣợng (con)

Trang trại tập trung Long An 49

Nông hộ ở Sóc Trăng 59

Tổng cộng 108

3.3.5 Thuốc điều trị

 Thuốc bơm vú:

CEQUIN for LC, Ceptifi for LC, thuốc bơm vú bò….  Thuốc tiêm.

Ceptiket, Ketovet, Preso, Canxi – B12, Cequin 250

3.3.6 Dụng cụ và hóa chất

Dụng cụ tiêm chích: Kim tiêm số 18, ống tiêm loại 25ml (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dụng cụ phòng thí nghiệm: găng tay, kéo, ống đong, ống nghiệm, đĩa petri, đèn cồn, tâm bong vô trùng, cân điện tử, thùng trữ mẫu, tủ ấm, tủ sấy, autoclave, kính hiển vi, buồng cấy vô trùng….

Hóa chất: cồn 700, thuốc thử California Mastitis Test (CMT), Methylen Blue

Môi trƣờng nuôi cấy: Nutrent Agar (NA), MacConkey Agar (MC), Blood Agar (BA), Mannitol Salt Agar (MSA), Tryptycase Soy Agar (TSA), Eosin Methylene Blue Agar (EMB), Kligler Iron Agar (KIA), Mueller Hinton Agar (MHA), Methyl

Một phần của tài liệu khảo sát hiệu quả điều trị bệnh viêm vö ở bõ sữa (Trang 28)