Biến đổi cơ cấu dân số hà nội trong quá trình đô thị hóa

93 708 2
Biến đổi cơ cấu dân số hà nội trong quá trình đô thị hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------ HÀ THỊ MAI PHƯƠNG BIẾN ĐỔI CƠ CẤU DÂN SỐ HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC Hà Nội – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------ HÀ THỊ MAI PHƯƠNG BIẾN ĐỔI CƠ CẤU DÂN SỐ HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 60 31 03 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Hoàng Bá Thịnh Hà Nội – 2014 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên cho tôi gửi lời cảm ơn đến tất cả những người bằng cách này hay cách khác đã giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn. Nếu không có sự giúp đỡ ấy, tôi không thể hoàn thành luận văn của mình. Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Hoàng Bá Thịnh – Người thầy đã tận tình chỉ dẫn, định hướng, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và làm luận văn. Nhờ có sự chỉ bảo tận tình của thầy mà tôi đã hoàn thành luận văn thạc sỹ của mình. Với tôi Thầy giống như một người Thầy, một người Cha dìu dắt tôi trên con đường học vấn và cuộc sống. Tiếp theo tôi muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè những người đã động viên, cổ vũ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Những người khác mà tôi vô cùng biết ơn những Thầy Cô trong khoa xã hội học, những người đã cung cấp nền tảng kiến thức và giúp tôi hoàn thành mọi thủ tục bảo vệ luận văn. Hà Nội, năm 2014 Hà Thị Mai Phương MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ........................................................ 3 3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu.............................................. 3 4. Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu ....................................................... 4 5. Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................... 4 6. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................ 4 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu xã hội học ......................... 5 8. Khung phân tích ......................................................................................... 6 9. Kết cấu luận văn ......................................................................................... 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU.......... 8 1.1.Tổng quan vấn đề nghiên cứu ................................................................ 8 1.2. Cơ sở lý luận ........................................................................................ 12 1.2.1.Các khái niệm cơ bản ......................................................................... 12 1.2.1.1. Khái niệm dân số ............................................................................. 12 1.2.1.2. Khái niệm cơ cấu dân số và biến đổi cơ cấu dân số ......................... 13 1.2.1.3. Khái niệm đô thị hóa và quá trình đô thị hóa ................................... 14 1.2.2. Lý thuyết ............................................................................................ 16 1.2.2.1.Lý thuyết đô thị hóa .......................................................................... 16 1.2.2.2. Lý thuyết biến đổi xã hội .................................................................. 20 1.2.2.3.Lý thuyết biến đổi dân số .................................................................. 22 1.3. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu ............................................................ 23 CHƯƠNG 2: MỘT SỐ CHIỀU CẠNH BIẾN ĐỔI CƠ CẤU DÂN SỐ HÀ NỘI ....................................................................................................... 35 2.1. Vài nét về dân số Hà Nội ..................................................................... 35 2.2. Một số biến đổi cơ cấu dân số Hà Nội trong quá trình đô thị hóa .... 39 2.2.1. Cơ cấu tuổi dân số. ............................................................................ 40 2.2.2.Cơ cấu giới tính dân số....................................................................... 53 2.2.3. Cơ cấu nghề nghiệp dân số ............................................................... 59 CHƯƠNG 3: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI BIẾN ĐỔI CƠ CẤU DÂN SỐ HÀ NỘI ....................................................................... 68 3.1.Chính sách của Hà Nội về dân số kế hoạch hóa gia đình ................... 68 3.2. Đô thị hóa ............................................................................................. 69 3.3. Sự gia tăng tự nhiên và di cư .............................................................. 73 3.3.1. Gia tăng tự nhiên............................................................................... 73 3.3.2. Di cư .................................................................................................. 76 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 84 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1.Một số chỉ tiêu tăng trưởng Kinh tế - Xã hội Hà Nội ..................... 28 Bảng 1.2: Giá trị sản xuất Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản theo giá hiện hành. (Hà Nội năm 2008-2013).............................................................................. 31 Bảng 1.3. Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành ............................ 33 Bảng 2.1: Biến động tự nhiên dân số khu vực Hà Nội giai đoạn năm 2008- 2013..37 Bảng 2.2 cơ cấu tuổi – giới tính dân số thành thị/ nông thôn Hà Nội 2009 ... 43 Bảng 2.3: Cơ cấu nhóm tuổi dân số Hà Nội năm 2013 ................................. 46 Bảng 2.4: Cơ cấu tuổi- giới tính dân số thành thị và nông thôn Hà Nội 1/4/2013 ....................................................................................................... 49 Bảng 2.5: Sự gia tăng dân số theo cơ cấu tuổi của Hà Nội năm 2009 và năm 2013.. 51 Bảng 2.6: Dân số Hà Nội từ 15 tuổi trở lên theo tình trạng hoạt động kinh tế, giới tính và nông thôn, đô thị (người), 2009 ................................................. 59 Bảng 2.7: Dân số Hà Nội từ 15 tuổi trở lên đang làm việc chia theo nghề nghiệp, nông thôn và đô thị (người) ............................................................. 61 Bảng 2.8: Cơ cấu lao động đang làm việc trong độ tuổi phân theo ngành kinh tế (%) ........................................................................................................... 62 Bảng: 2.9. Số người thiếu việc làm, thất nghiệp và không hoạt động kinh tế từ 15 tuổi trở lên ở Hà Nội tính đến 1/1/2014 ................................................... 63 Bảng 2.10. Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên chia theo nghề nghiệp ........... 65 Bảng 2.11: Cơ cấu lao động đang làm việc trong độ tuổi phân theo ngành kinh tế (%) ........................................................................................................... 66 Bảng 3.1: Tỷ suất dân nhập cư và xuất cư Hà Nội qua các năm.................... 78 Bảng 3.2: Tỷ lệ và số lượng người di cư đến Hà Nội qua các năm ............... 79 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Dân số trung bình Hà Nội qua các năm .................................... 36 Biểu đồ 2.2: Mật độ dân số Hà Nội so với các thành phố lớn Việt Nam ...... 38 Biểu đồ 2.3: Dân số trung bình Hà Nội qua các năm phân theo khu vực thành thị - nông thôn .............................................................................................. 39 Biểu đồ 2.4: Tháp dân số cơ cấu tuổi – giới tính Hà Nội 2009...................... 41 Biểu đồ 2.5: Tháp cơ cấu tuổi – giới tính dân số khu vực thành thị Hà Nội năm 2009...................................................................................................... 44 Biểu đồ 2.6: Tháp cơ cấu tuổi – giới tính dân số khu vực nông thôn Hà Nội năm 2009...................................................................................................... 44 Biểu đồ 2.7: Cơ cấu tuổi-giới tính dân số Hà Nội năm 2013 ........................ 45 Biểu đồ 2.8: Cơ cấu tuổi-giới tính dân số thành thị Hà Nội năm 2013 .......... 47 Biểu đồ 2.9: Cơ cấu tuổi-giới tính dân số nông thôn Hà Nội năm 2013 ........ 47 Biểu đồ 2.10: So sánh tháp tuổi dân số Hà Nội năm 2009 và năm 2013 ....... 50 Biểu đồ 2.11: Tỷ số giới tính Hà Nội từ năm 2005-2013 .............................. 54 Biểu đồ 2.12: Tỷ lệ tăng dân số theo giới tính của Hà Nội từ năm 2006- năm 2013 ............................................................................................................. 55 Biểu đồ 2.13: Cơ cấu giới tính khu vực nội thành Hà Nội qua các năm ........ 56 Biểu đồ 2.14: Cơ cấu giới tính khu vực nông thôn Hà Nội qua các năm ....... 57 Biều đồ 3.1 : Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên Hà Nội qua các năm ................. 73 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Theo tờ Newizv, dẫn báo cáo của Liên Hợp Quốc cho biết, năm 2009 nhân loại đã bước qua một giới hạn rất quan trọng là dân thành thị trên hành tinh chúng ta đã vượt số dân nông thôn. 60 năm trước dân số trên thế giới phân bố theo tỷ lệ: 70% ở nông thôn, 30% ở thành thị. Tới giữa thế kỷ 21 tỷ lệ có thể đổi ngược - ở thành thị có tới 70% số dân toàn cầu và đạt con số 5,3 tỷ người. Trong đó châu Á chiếm 63% (3,3 tỷ người), châu Phi – gần 25% (1,2 tỷ người). Nguyên nhân của sự biến đổi dân số đô thị nói trên không chỉ do sự mở rộng tự nhiên của dân cư hiện có vì mức độ tăng trưởng dân cư tự nhiên của thành phố thường thấp hơn nông thôn. Mà do quá trình đô thị hóa kéo theo sự chuyển dịch dân cư nông thôn vào đô thị. Sức hút từ đô thị và lực đẩy từ nông thôn tăng. Lực đẩy dân số ở nông thôn phát sinh từ việc đông dân, ít đất canh tác, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, cuộc sống nghèo nàn lạc hậu, việc mở rộng quy môi đô thị. Sức hút của đô thị đến từ các khu công nghiệp, điều kiện văn hóa giáo dục, y tế... Ở các nước đang phát triển nói chung và ở Việt Nam nói riêng, đặc trưng của quá trình đô thị hóa là sự tăng nhanh dân số đô thị, tạo nên những điểm dân cư đô thị cực lớn làm mất cân đối trong sự phát triển hệ thống dân cư, tạo nên những biến đổi trong cơ cấu dân số. Mà như chúng ta đã biết, dân số là một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế, biến đổi xã hội đất nước, nó có tầm quan trọng hàng đầu đối với kinh tế - chính trị của một quốc gia. Đây vừa là lực lượng lao động vừa là người tiêu dùng trong xã hội. Hàng năm các quốc gia luôn tổ chức các cuộc điều tra dân số, xoay quanh những vận động của dân số như: quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư, biến động về dân số… Từ 1 những số liệu thực tế có được, giúp các nhà quản lí có thể thấy nhận diện rõ bức tranh dân số của quốc gia đang diễn tiến như thế nào để có những định hướng phát triển dân số phù hợp vừa phát triển kinh tế bền vững và đảm bảo giáo dục, an sinh xã hội. Bên cạnh đó các dự báo dân số trong tương lai cũng có ý nghĩa quyết định tới mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong việc hoạch định các chính sách, chiến lược quốc gia. Việt Nam là nước đang phát triển. Song song với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, quá trình đô thị hóa cũng đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống xã hội. Ngân hàng Thế giới (WB) đã đánh giá Việt Nam là nước có tốc độ đô thị hóa cao nhất Đông Nam Á. Nếu năm 1986, tỉ lệ dân cư sống tại đô thị Việt Nam mới 19% (khoảng 11,8 triệu người) thì đến năm 2010 đã tăng lên 30,5% (khoảng 26,3 triệu người), dự báo đến năm 2020 sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Theo xu thế phát triển của cả nước, Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh là một trong hai thành phố có mức và tốc độ đô thị hóa đạt cao nhất. Cũng theo báo cáo đánh giá đô thị hóa của Word Bank tỷ lệ đô thị hóa ở Hà Nội 2010 là 30 - 32% và sẽ nhảy vọt thành 55 65% vào năm 2020.[16;tr 3] Đặc biệt sau quyết định mở rộng thủ đô 8/2008, địa giới hành chính Hà Nội tăng lên gấp 3,6 lần so với trước kia. Điều này tạo nên nhiều biến đổi sâu sắc về sản xuất, cơ cấu nghề nghiệp, về cách tổ chức sinh hoạt xã hội, cơ cấu tổ chức, văn hóa, dân số... Chính vì thế, việc quy hoạch dân cư nhằm chỉnh trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật tạo điều kiện cho việc mở rộng, phát triển kinh tế - xã hội là một chính sách lớn được các cấp ủy Đảng và chính quyền nhân dân Thủ đô Hà Nội đặc biệt quan tâm. Vì vậy, việc nhận thức những ảnh hưởng từ sự biến đổi dân số là điều rất cần thiết. Xuất phát từ những thực tế trên tôi lựa chọn đề tài: “Biến đổi cơ 2 cấu dân số Hà Nội trong quá trình đô thị hóa” với mong muốn khắc họa bức tranh dân số Hà Nội trong quá trình đô thị hóa. 2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 2.1. Ý nghĩa lý luận Trong quá trình nghiên cứu về biến đổi cơ cấu dân số Hà Nội dưới tác động của đô thị hóa luận văn đã vận dụng một số lý thuyết xã hội học như: lý thuyết đô thị hóa, lý thuyết biến đổi dân số, lý thuyết biến đổi xã hội, và các phương pháp nghiên cứu xã hội học. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần vào việc khẳng định và phát triển hệ thống các lý luận, phương pháp, khung phân tích trong nghiên cứu xã hội học về các vấn đề liên quan đến dân số, gia đình, nghề nghiệp,đô thị. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu này đồng thời cũng mong muốn góp phần làm cơ sở giúp các nhà quản lý, hoạch định chiến lược của Thủ đô Hà Nội có được những phân tích ý nghĩa cho việc quy hoạch phát triển thủ đô và giải quyết các vấn đề về kinh tế - xã hội, môi trường, việc làm, đời sống của người dân. 3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Biến đổi cơ cấu của dân số ở Hà Nội trong quá trình đô thị hóa. 3.2. Khách thể nghiên cứu Dân số Hà Nội. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: Biến đổi cơ cấu của dân số ở Hà Nội trong quá trình đô thị hóa (từ năm 2008-2013) Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung mô tả những biến đổi cơ cấu dân số Hà Nội trong quá trình đô thị hóa qua số liệu Tổng Cục Thống kê. 3 Ở đây luận văn tập trung mô tả 3 biến đổi của cơ cấu dân số là biến đổi cơ cấu tuổi , cơ cấu giới tính dân số và cơ cấu nghề nghiệp dân số. Bên cạnh đó chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến sự biến đổi cơ cấu dân số này trong quá trình đô thị hóa. 4. Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu 4.1. Mục đích của nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu với mục đích làm sáng rõ những biến đổi cơ cấu dân số Hà Nội dưới tác động của quá trình đô thị hóa và những nhân tố ảnh hưởng tới sự biến đổi nói trên. 4.2. Nhiệm vụ của nghiên cứu. - Làm rõ một số vấn đề về lý luận và thực tiễn về biến đổi cơ cấu dân số hiện nay. - Phân tích những biến đổi của cơ cấu tuổi dân số, cơ cấu giới tính dân số và cơ cấu nghề nghiệp dân số Hà Nội dưới tác động của quá trình đô thị hóa. - Phát hiện những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của biến đổi cơ cấu dân số đến tăng trưởng kinh tế và biến đổi xã hội. 5. Câu hỏi nghiên cứu - Cơ cấu tuổi, cơ cấu giới tính và cơ cấu nghề nghiệp dân số dân số Hà Nội biến đổi như thế nào trong quá trình đô thị hóa?, - Những yếu tố nào ảnh hưởng tới những biến đổi cơ cấu dân số trên ở Hà Nội? 6. Giả thuyết nghiên cứu - Tỷ trọng người già và trẻ em trong cơ cấu tuổi dân số Hà Nội đang có xu hướng gia tăng, nhóm dân số trong độ tuổi lao động vẫn chiếm ưu thế nhưng có nhiều biến động. 4 - Tỷ số giới tính nhóm tuổi trẻ em ở Hà Nội ngày càng tăng, cơ cấu giới tính toàn Hà Nội chung đang hướng tới cân bằng giới tính. - Cơ cấu nghề nghiệp dân số Hà Nội đang chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng lao động trong khu vực dịch vụ và công nghiệp. - Quá trình đô thị hóa cùng những chính sách của Đảng nhà nước trong từng thời điểm lịch sử cụ thể đã tạo nên những thay đổi về mức sinh, sự di cư.. là nguyên nhân ảnh hưởng mạnh tới biến đổi cơ cấu tuổi, cơ cấu giới tính và cơ cấu nghề nghiệp dân số ở Hà Nội. 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu xã hội học 7.1. Phương pháp luận Luận văn sử dụng phương pháp luận Mac xít và hệ thống lý luận phương pháp xã hội học đại cương trong toàn bộ nội dung của đề tài làm cơ sở cho việc xem xét và giải thích các sự kiện xã hội trong các mối quan hệ biện chứng và trong quá trình phát triển của lịch sử xã hội. Phương pháp này giúp xem xét sự vận động, biến đổi của cơ cấu dân số trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội mới. Đồng thời phương pháp tiếp cận hệ thống và phương pháp lịch sử -cụ thế cũng giúp xem xét quá trình biến đổi về cơ cấu dân số Hà Nội quá trình đô thị hóa trong mối quan hệ biện chứng với các chính sách, nghị định, quy định pháp luận về dân số kế hoạch hóa gia đình, các chính sách về hôn nhân…trong mối quan hệ tác động ảnh hưởng tới những biến đổi về cơ cấu dân số ở Hà Nội. 7.2.Cơ sở dữ liệu của nghiên cứu Số liệu được sử dụng trong luận văn lấy từ số liệu gốc của tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 và điều tra biến động dân số kế hoạch hóa gia đình năm 2013 của tổng cục thống kê. 5 7.3. Các phương pháp nghiên cứu khác khác Ngoài cơ sở dữ liệu trên luận văn còn sử dụng phương pháp phân tích nhiều tài liệu thứ cấp khác. Phương pháp này được áp dụng để tra cứu, tổng hợp các báo cáo tổng kết, các tài liệu báo chí sẵn có liên quan đến biến đổi dân số phục vụ cho nghiên cứu của đề tài: Niêm giám thống kê Hà Nội từ năm 2008 đến năm 2013; điều tra lao động việc làm năm 2013 của Tổng cục Thống kê; Báo cáo kinh tế xã hội Hà Nội năm 2009 và năm 2013… 8. Khung phân tích Chính sách phát triển kinh tế - xã hội thủ đô Quá trình đô thị hóa Biến đổi cơ cấu dân số Hà Nội Cơ cấu tuổi dân số Cơ cấu giới tính 6 Cơ cấu nghề nghiệp 9. Kết cấu luận văn Ngoài các phần: mở đầu; kết luận và khuyến nghị; danh mục tài liệu tham khảo; luận văn có kết cấu gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài Chương 2: Một số biến đổi cơ cấu dân số Hà Nội Chương 3: Những yếu tố ảnh hưởng tới sự biến đổi cơ cấu dân số Hà Nội 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU 1.1.Tổng quan vấn đề nghiên cứu Dân số là lĩnh vực nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như địa lý học, sinh học, kinh tế học, giáo dục học, xã hội học...Đặc biệt trong những năm trở lại đây, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa ở Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ tác động đến nhiều lĩnh vực đời sống xã hội trong đó không thể không nói đến dân số. Rất nhiều công trình nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến dân số đã xuất hiện với nhiều chiều hướng nghiên cứu và cách tiếp cận khác nhau. Đề tài “Nghiên cứu một số đặc trưng chất lượng dân số của một vài vùng dân cư miền Bắc Việt Nam” (Năm 2000) do PGS.TS Nguyễn Văn Yên, khoa Sinh Học, Đại học Khoa Học Tự Nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội chủ nhiệm, nghiên cứu ở 6 xã thuộc 2 huyện Đông Hưng và Quỳnh Phụ, Thái Bình. Bằng những phương pháp thường được sử dụng trong cả Nhân học, Y học, Môi trường và Xã hội học...đề tài đã mô tả rõ thực trạng chất lượng dân số của địa bàn nghiên cứu qua các chỉ số về văn hóa xã hội, môi trường, bệnh tật qua đó nhấn mạnh cần mở rộng triển khai các chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình với công tác vệ sinh môi trường, lồng ghép các chương trình này với phát triển kinh tế xã hội. Từ đó nghiên cứu khẳng định đây chính là nhân tố quan trọng, làm tốt công tác này chính là nhân tố quan trọng cho việc nâng cao chất lượng dân số. Luận án Tiến Sỹ Kinh Tế của Bùi Minh Tiệp (năm 2012) về “tác động của biến đổi cơ cấu dân số tuổi đến tăng trưởng kinh tế”. Luận án đã hệ thống hóa các lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm về biến đổi cơ cấu tuổi dân số và tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế ở các nước trên thế giới. Từ đó rút ra bài học cho Việt Nam. Qua phân tích tình hình dân số Việt Nam, đặc biệt chú trọng đến biến đổi cơ cấu tuổi dân số và tác động của nó đến tăng trưởng kinh 8 tế, luận án đã chỉ rõ, đây mới là nhân tố quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Quan điểm này là một bước tiến mới so với các nghiên cứu trước kia, thường tập trung phân tích quy mô dân số. Luận án cũng chỉ rõ giai đoạn nào của biến đổi cơ cấu tuổi dân số ở Việt Nam tác động tích cực hay tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế (thúc đẩy/ kìm hãm thu nhập bình quân đầu người), từ đó có hướng chuẩn bị cho giai đoạn tới. Bên cạnh đó, bằng kết quả phân tích định lượng và phương pháp hợp lý hóa khoa học, luận án đã xây dựng mô hình và ước lượng tác động của biến đổi cơ cấu tuổi dân số đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và xu hướng già hóa dân số ở Việt Nam. Nghiên cứu giúp các nhà làm chính sách có cách nhìn rõ hơn và tận dụng tốt cơ hội dân số và giải quyết hiệu quả một các thách thức góp phần tăng trưởng kinh tế và chuẩn bị cho thời kỳ dân số già. Ngoài ra còn có rất nhiều các công trình, đề tài nghiên cứu dưới các góc độ khác liên quan tới dân số như giáo dục, y tế và môi trường... Dưới góc độ xã hội đã có một số nghiên cứu về dân số và các mối quan hệ như: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc Gia “ Kiến tạo để đánh giá nhanh chất lượng dân số cộng đồng nông thôn” lấy ví dụ ở Nam Định, Thái Bình, Quảng Ngãi (mỗi tỉnh 1 xã), thực hiện trong 2 năm 2001 -2003 do PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa trưởng khoa Xã hội học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn chủ nhiệm. Bằng phương pháp điều tra xã hội học kết hợp với phân tích tài liệu, nhóm nghiên cứu đề tài đã phân tích hệ thống chất lượng dân số nông thôn Việt Nam hiện nay, kiến tạo chỉ số PQI và bộ chỉ thị đơn, áp dụng chỉ số PQI để đánh giá nhanh chất lượng dân số và tìm giải pháp cải thiện dân số tại các xã địa bàn nghiên cứu. Qua cách tính của chỉ số PQI trong nghiên cứu có thể áp dụng đánh giá nhanh chất lượng dân số trên một thôn, xã, huyện hay một tỉnh thành hoặc cả nước. Từ đó có thể lập nên 9 một bản đồ bằng phương pháp GIS để đánh giá xã/huyện nào chỉ số chất lượng dân số còn thấp, thấp ở mặt nào: thể lực, trí lực, văn hóa tinh thần hay môi trường...Từ đó chúng ta có kế hoạch tổng thể để đầu tư theo vùng, tỉnh hoặc huyện nhằm nâng cao chất lượng dân số ở những xã còn thấp. Luận án Tiến Sĩ của Đặng Xuân Thao, (năm 2000) viện xã hội học “về mối quan hệ giữa dân số việc làm ở nông thôn đồng bằng sông Hồng trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Nghiên cứu đã phân tích, chứng minh làm rõ mối quan hệ tương tác giữa dân số việc làm ở nông thôn đồng bằng sông Hồng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa qua các số liệu điều tra, khảo sát, so sánh vi mô và vĩ mô tìm ra quy luật chung và những phát hiện đặc thù. Tình trạng quá tải dân số sẽ dẫn đến thất nghiệp, việc làm và nghèo đói. Ngược lại, khi công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển tạo ra nhiều việc làm, lại thiếu lao động đặc biệt là lao động có chất lượng cao. Nghiên cứu là cơ sở giúp các nhà quy hoạch nắm rõ để đề ra những chính sách dân số, giải pháp việc làm phù hợp cho từng giai đoạn, từng vùng miền cụ thể. Luận văn thạc sỹ xã hội học của Lê Thanh Hồng (2008) với đề tài “ các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến chất lượng dân số của đô thị Hà Nội” luận văn nghiên cứu 11 yếu tố kinh tế xã hội tác động đến chất lượng dân số đô thị ở Hà Nội: thu nhập và phân phối thu nhập; lao động và việc làm; giao thông liên lạc; sức khỏe; giáo dục; nhà ở; môi trường; cuộc sống và gia đình; sự tham gia công tác xã hội của phụ nữ; trật tự an toàn công cộng; văn hóa và giải trí…qua đó nhận thức rõ yếu tố nào tác động trực tiếp, yếu tố nào tác động gián tiếp đến chất lượng dân số từ đó đề xuất một số giải pháp cụ thể như tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của chính quyền và sự hoạt động có hiệu quả của các ban, ngành, đoàn thể; thực hiện các giải pháp về tăng trưởng kinh tế, nâng cao chỉ số GDP, tạo điều kiện vật chất để nâng cao các tiêu chí khác trong chỉ số phát triển nguồn nhân lực; nâng cao các chỉ tiêu 10 phát triển phúc lợi xã hội cho người dân; tăng cường giáo dục đào tạo và xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, thực hiện tốt chính sách dân số… nhằm nâng cao chất lượng dân số đô thị thành phố Hà Nội. Luận văn Thạc sỹ Xã hội học của Đỗ Thị Thanh Hương (2012) về “ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dân số dân tộc Pà Thẻn, Huyện Quảng Bình, Tỉnh Hà Giang”. Bằng phương pháp phân tích tài liệu của dự án “Nghiên cứu đánh giá, xây dưng mô hình can thiệp nâng cao chất lượng dân số một số dân tộc có số dân dưới 10.000 người” và các phương pháp nghiên cứu xã hội học khác đề tài đã mô tả chất lượng dân số dân tộc Pà Thẻn qua các chỉ báo về thể chất, trí tuệ và tinh thần và cơ cấu dân số. Qua đó khẳng định chính sách xã hội, cụ thể là cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản (dân số, y tế, giáo dục) và phát triển kinh tế là các yếu tố quan trọng, tác động quyết định đến chất lượng dân số dân tộc. Vì vậy, các ngành chức năng cần đầu tư cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật hỗ trợ để nâng cao chất lượng dân số cho người dân trong vùng. Nhìn chung, các nghiên cứu về dân số đã có đều đi sâu vào một góc độ nào đó của dân số như: dân số với tăng trưởng kinh tế, chất lượng dân số, dân số giáo dục... chưa có một nghiên cứu nào mô tả một bức tranh khái quát về dân số và phân tích theo chiều ngược lại, là tại sao dân số thời kỳ này lại như vậy, yếu tố nào chi phối xu hướng phát triển dân số thời điểm đó...để tìm ra những ảnh hưởng của bức tranh dân số tại thời điểm đó đến các lĩnh vực của đời sống xã hội. Từ đó có cái nhìn hai chiều trong việc quy hoạch phát triển dân số và kinh tế xã hội phù hợp. Xuất phát từ ý nghĩa trên luận văn chọn hướng nghiên cứu về Biến đổi cơ cấu dân số Hà Nội trong quá trình đô thị hóa. 11 1.2. Cơ sở lý luận 1.2.1.Các khái niệm cơ bản 1.2.1.1. Khái niệm dân số Theo PGS.TS Vũ Thị Thuyền & TS. Lưu Bích Ngọc trong tài liệu dân số học, viện dân số và các vấn đề xã hội: Dân số là dân cư được xem xét , nghiên cứu ở góc độ: quy mô, cơ cấu và chất lượng. Quy mô, cơ cấu dân số trên một lãnh thổ không ngừng biến động do có người được sinh ra, có người bị chết, có người di cư đến và có ng ười di cư đi, hoặc đơn giản chỉ là theo năm tháng, bất cứ ai cũng chuyển từ nhóm tuổi này sang nhóm tuổi khác. Như vậy, nói đến dân số là nói đến quy mô, cơ cấu , chất lượng và những yếu tố gây nên sự biến động của chúng như: sinh, chết và di cư. Vì vậy, dân số thường được nghiên cứu cả ở trạng thái tĩnh lẫn trạng thái động. - Nghiên cứu dân số ở trạng thái tĩnh: Nghiên cứu trạng thái dân cư tại một thời điểm (thời điểm điều tra, hoặc tổng điều tra dân số): Số lượng, phân bố, cơ cấu dân số theo một hay nhiều tiêu thức như: Tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp… - Nghiên cứu dân số ở trạng thái động: Nghiên cứu ba dạng vận động của dân cư: Vận động tự nhiên thông qua sinh và chết; Vận động cơ học tức là đi và đến; Vận động xã hội bao gồm những tiến triển về học vấn, nghề nghiệp, mức sống, hôn nhân… Kết quả của 3 dạng vận động nêu trên là tập hợp dân cư đổi mới liên tục, hay nói một cách khác là xảy ra quá trình tái sản xuất dân số . Năm 1958, Liên hợp quốc xác định rằng “Dân số học là khoa học nghiên cứu về dân số, về cơ bản liên quan đến quy mô, cơ cấu và sự phát triển dân số”. 12 Dân số luôn luôn biến động theo thời gian và không gian. Những biến động về dân số có ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi các nhân, gia đình và toàn xã hội. Nhằm đảm bảo sự kiểm soát nhất định đối với vấn đề dân số của một quốc gia thì quốc gia thường có những cuộc điều tra dân số để làm cơ sở đánh giá, nhân định và đưa ra những chính sách đối với vấn đề dân số của quốc gia Nhìn chung từ các quan điểm trên có thể kết luận chung rằng: Dân số là tập hợp người sống trong một lãnh thổ nhất định, gắn với các chỉ tiêu đặc trưng là tỷ suất sinh, tỷ suất tử và biến đổi dân số cơ học. 1.2.1.2. Khái niệm cơ cấu dân số và biến đổi cơ cấu dân số Cơ cấu dân số là sự phân chia tổng số dân của một vùng thành các nhóm theo một hay nhiều tiêu thức (mỗi một tiêu thức là một đặc trưng nhân khẩu học nào đó).[25;tr25] Có rất nhiều loại cơ cấu dân số như: Cơ cấu dân số theo tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn , trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, mức sống , thành thị nông thôn…Việc nghiên cứu cơ cấu dân số cho phép chúng ta nghiên cứu một cách tỷ mỉ và kỹ lưỡng hơn dân số của một địa phương. Trong các loại cơ cấu dân số thì hai cơ cấu quan trọng nhất là cơ cấu tuổi và cơ cấu giới tính. Bởi vì cơ cấu theo tuổi và giới tính là các đặc tính quan trọng của bất kỳ nhóm dân số nào, nó ảnh hưởng đến mức sinh, mức chết, di dân trong nước và quốc tế, tình trạng hôn nhân, lực lượng lao động, thu nhập quốc dân thuần túy, kế hoạch phát triển giáo dục và an sinh xã hội. Cơ cấu dân số theo tuổi được thể hiện thông qua sự phân chia dân số theo từng độ tuổi, nhóm 5 độ tuổi hoặc 10 độ tuổi hoặc các nhóm tuổi trẻ em (0-14 tuổi), nhóm tuổi lao động (15-59 tuổi), nhóm tuổi già (trên 60 tuổi). Cơ cấu giới tính là sự phân chia dân số thành hai nhóm nam và nữ. 13 Cơ cấu dân số theo nghề nghiệp, là toàn bộ dân số từ 15 tuổi trở lên được chia theo các loại hoạt động, bao gồm: làm việc, nội trợ, đi học, mất khả năng lao động và không làm việc (có nhu cầu và không có nhu cầu việc làm). Những người có việc làm lại được chia theo lĩnh vực hoạt động kinh tế. Các nhóm dân số này luôn được phân tích kết hợp với các tiêu thức tuổi, giới tính, thành thị và nông thôn... Khi nghiên cứu cơ cấu dân số, ngoài tuổi và giới tính, một số khía cạnh khác, các khía cạnh này góp phần trở thành những đặc điểm chủ yếu của dân số. Vì vậy, sau khi xem xét cơ cấu tuổi và giới tính của dân số, chúng ta sẽ xem xét tiếp các cơ cấu quan trọng khác của dân số. Đó là sự phân chia dân số theo các tiêu chí như tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, giáo dục, trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghề nghiệp,theo các loại hoạt động và các thành phần kinh tế. Các loại cơ cấu dân số này thường được phân tích kết hợp với cơ cấu dân số theo tuổi và giới tính, cho phép hiểu sâu hơn về số lượng và chất lượng dân số. Biến đổi cơ cấu dân số là thay đổi trong cơ cấu dấn số, có thể là trong toàn bộ cơ cấu dấn số nói chung hay trong từng cơ cấu dân số. Trong khuôn khổ nghiên cứu này, luận văn phân tích những biến đổi về cơ cấu tuổi, giới tính dân số với cơ cấu nghề nghiệp dân số Hà Nội. 1.2.1.3. Khái niệm đô thị hóa và quá trình đô thị hóa Khái niệm về đô thị hóa rất đa dạng, bởi vì đô thị hóa chứa đựng nhiều hiện tượng và biểu hiện khác nhau trong quá trình phát triển. Theo PGS. TS. Phạm Hùng Cường thì “Đô thị hóa là một hiện tượng kinh tế xã hội phức tạp diễn ra trên một không gian rộng lớn mà người ta có thể biểu thị nó qua các yếu tố sau: + Sự tăng nhanh của tỷ lệ dân cư đô thị trong tổng số dân. 14 + Sự tăng lên của số lượng các đô thị đồng thời với sự mở rộng của các không gian đô thị. + Sự chuyển hóa về lối sống phân tán sang tập trung từ điều kiện hạ tầng kinh tế đơn giản sang phức tạp và có thể nảy sinh nhiều yếu tố được coi là những hậu quả trong quá trình đô thị hóa như sự khan hiếm nhà cửa, sự gia tăng các khu nhà ổ chuột nạn ô nhiễm môi trường. Trong xã hội học đô thị, khái niệm đô thị là một khái niệm cơ bản, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về đô thị, tuy nhiên trong bài viết này tác giả chỉ đề cập đến khái niệm đô thị theo hướng tiếp cận xã hội học. Định nghĩa xã hội học về đô thị dựa trên cấu trúc xã hội và chức năng mà nó thực hiện. Các nhà xã hội học không quan tâm đến số dân tối thiểu hay sự thừa nhận chính thức của đô thị về mặt tổ chức. Một cách truyền thống thì xã hội học định nghĩa các đô thị như là những hình thức tổ chức xã hội có xuất xứ địa lý và mang những đặc trưng nhất định: thứ nhất, có số dân tương đối đông, mật độ dân số cao và không thuần nhất (Wirth 1938); thứ hai, ít nhất có một bộ phận dân cư làm các công việc phi nông nghiệp và có một số chuyên gia; thứ ba, theo M.Weber, một đô thị phải đảm nhận những chức năng thị trường và ít nhất phải có một phần quyền lực quản lý đều hành (Weber 1958); thứ tư, các đô thị thể hiện những hình thức tương tác, trong đó một cá nhân được biết đến không phải như là một nhân cách đầy đủ theo nghĩa là ít nhất có một số tương tác với những người khác không phải như là những cá nhân, mà là với các vai trò mà họ đảm nhận; thứ năm, các đô thị đòi hỏi một gắn kết xã hội dựa trên một cái gì đó rộng hơn là gia đình trực hệ hay bộ lạc, mà có thể là dựa trên luật lệ hợp lý hay truyền thống như tôn giáo hay sự trung thành với nhà vua. Đây mặc dù chưa phải là một định nghĩa đầy đủ, nhưng nhìn chung đã khái quát được những đặc trưng của đô thị. 15 Sự phát triển của đô thị ngày càng mạnh mẽ và đã trở thành quá trình đô thị hóa. Các nhà khoa học thuộc nhiều bộ môn đã nghiên cứu quá trình đô thị hoá và đưa ra không ít định nghĩa cùng với những đánh giá về quy mô, tầm quan trọng và dự báo tương lai của quá trình này. Trong đó phổ biến là định nghĩa về quá trình đô thị hóa dựa trên cơ sở cách tiếp cận nhân khẩu học và địa lý kinh tế. Theo định nghĩa này, đô thị hoá chính là sự di cư từ nông thôn vào thành thị, là sự tập trung ngày càng nhiều dân cư sống những vùng lãnh thổ địa lý hạn chế được gọi là các đô thị. Đó cũng là quá trình gia tăng tỷ lệ dân cư đô thị trong tổng số dân của một quốc gia. Các nhà khoa học ngày càng ngả sang cách hiểu đô thị hoá như là một quá trình kinh tế - xã hội lịch sử mang tính quy luật, trên quy mô toàn cầu. Khái quát hơn, đô thị hóa được xem là quá trình tổ chức lại môi trường cư trú của nhân loại, ở đó bên cạnh mặt dân số, địa lý môi trường còn mặt xã hội, một mặt rất quan trọng của vấn đề. Còn theo cách tiếp cận xã hội học thì quá trình đô thị hoá được hiểu: “là một quá trình kinh tế - xã hội lịch sử, mang tính quy luật, quy mô toàn cầu; là quá trình tổ chức lại môi trường cư trú của nhân loại; là sự chuyển thể các khuôn mẫu của đời sống xã hội, phổ biến lối sống đô thị”. Như vậy, quá trình đô thị hoá theo chiều thời gian là một quá trình lịch sử xuyên suốt. Trong quá trình đó các dòng di cư mạnh mẽ từ đô thị ra thành thị, sự bành trướng của đô thị ngày càng rộng, số lượng các đô thị ngày một nhiều, dẫn đến nhiều biến đổi trong cơ cấu dân số ở các địa phương 1.2.2. Lý thuyết 1.2.2.1.Lý thuyết đô thị hóa Đô thị hóa là một xu thế khách quan và tất yếu trong tiến trình phát triển đất nước theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Theo PGS.TS Trịnh Duy Luân: quá trình đô thị hóa chính là sự di cư từ nông thôn và thành thị, là sự tập trung ngày càng nhiều dân cư sống trong 16 những vùng lãnh thổ địa lý hạn chế được gọi là các đô thị.[14;chương 2; tr2]. Đó cũng là quá trình tăng tỷ lệ dân cư đô thị trong tổng số dân cư của một quốc gia. Đây được coi là đấu hiệu định lượng của quá trình đô thị hóa cùng với các chỉ báo về số lượng, quy mô và các kiểu đô thị hiện có. Dưới góc độ Xã hội học, John Macionis trong cuốn sách giáo khoa về Xã hội học (1998) đã đưa ra quan điểm rằng : Đô thị hóa không chỉ là sự thay thế dân cư trong xã hội mà còn là sự chuyển thể nhiều kiểu mẫu đời sống xã hội khác. Biểu hiện thứ hai này được coi là dấu hiệu định tính của quá trình đô thị hóa. Các nhà xã hội học lấy hai dấu hiệu này để đánh giá chiều hướng phát triển của đô thị hoá. Nếu các dấu hiệu định lượng (sự tăng trưởng số dân đô thị, sự mở rộng lãnh thổ và số lượng các thành phố...) chiếm ưu thế cho thấy quá trình đô thị hoá diễn ra theo bề rộng. Ngược lại, nếu các dấu hiệu định tính (chất lượng, tiêu chuẩn sống đô thị, sự đa dạng các kiểu mẫu văn hoá và nhu cầu...) chiếm ưu thế cho thấy quá trình đô thị hoá diễn ra theo bề sâu. Theo đánh giá của các nhà xã hội học, quá trình đô thị hoá thế giới trong thế kỷ XX vẫn chủ yếu diễn ra theo bề rộng. Cho đến cuối thế kỷ XX, đặc biệt tại một số nước có nền công nghiệp phát triển đô thị hoá diễn ra theo bề sâu. Nó được đánh dấu bằng các dấu hiệu định tính chững lại hoặc giảm sút. Như vậy, về mặt xã hội, đô thị hóa được hiểu là quá trình tổ chức lại môi trường cư trú của con người. Đô thị hóa không chỉ thay đổi sự phân bố dân cư và những yếu tố vật chất, mà còn làm chuyển hóa những khuôn mẫu của đời sống xã hội, phổ biến lối sống đô thị tới các vùng nông thôn, và toàn bộ xã hội. Quá trình đô thị hóa không chỉ diễn ra về mặt số lượng như tăng trưởng dân số, mở rộng lãnh thổ, tăng trưởng về sản xuất, mà còn thể hiện cả về mặt chất lượng, nâng cao tiêu chuẩn sống, làm phong phú hơn các khuôn mẫu văn hóa và nhu cầu.Theo cách tiếp cận này có lý thuyết xã hội học về đô thị hoá, trường phái Chicago trong nghiên cứu về đô thị hoá, trường phái xã 17 hội học đô thị mới. Các lý thuyết của trường phái Chicago chủ yếu đề cập đến mô hình sử dụng đất đai của khu đô thị tại thành phố Chicago (theo Jon M.Shepard, 1987). Lý thuyết vùng đồng tâm được xây dựng bởi Ernest Burgess (1992) và các nhà khoa học trường Đại học Chicago, xuất phát từ sự lý giải nguyên nhân và kết quả của sự phát triển thành phố Chicago. Thuyết này miêu tả sự phát triển của đô thị theo các chu kỳ vòng tròn của các vùng, bắt đầu từ thành phố trung tâm tiến ra ngoài. Vòng tròn đồng tâm bao gồm các lớp: vòng trong cùng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của thành phố. Nơi đây có ảnh hưởng đặc biệt mạnh mẽ đến các vùng khác của thành phố. Vòng tiếp theo theo gọi là vùng chuyển tiếp. Đây là khu vực mở rộng của vùng trung tâm, khi các công việc kinh doanh và các hoạt động mới của gia nhập vào vòng trung tâm. Vùng này trước kia có thể là vùng định cư của những người trung lưu và thượng lưu. Nhưng do sự xâm nhập quá lớn của quá trình kinh doanh nên họ đã di chuyển ra vùng khác. Chung quanh vùng chuyển tiếp là vùng nhà ở của những người đang làm việc. Rồi đến vùng nhà ở của giới trung lưu và thượng lưu. Biệt thự là nơi chiếm ưu thế ở vùng này. Vùng ngoài cùng là ngoại ô nằm ngoài địa phận hành chính của thành phố. Lý thuyết hình quạt (do Homer Hoyt đề xướng năm 1939) lại chỉ ra rằng mô hình sử dụng đất đai không phụ thuộc vào khoảng cách tính từ quân trung tâm kinh doanh. Đất đai bị tác động mạnh mẽ của bởi các con đường giao thông. Từ trung tâm ra ngoại ô được nối bởi các con đường giao thông chính và phân chia thành các khu hình quạt khác nhau. Mỗi khu có đặc trưng riêng (khu công nghiệp, khu văn phòng, khu bán hàng, khu kinh doanh...). Kế thừa và phê phán hai lý thuyết trên, lý thuyết nhiều trung tâm cho rằng, một thành phố có thể có nhiều trung tâm khác nhau. Những trung tâm này phát triển không liên quan nhiều đến trung tâm kinh doanh mà nào phản 18 ánh tích chất đặc biệt của mỗi trung tâm về các vấn đề lịch sử, địa lý và truyền thống. Bên cạnh những lý thuyết về mô hình sử dụng đất đai kể trên, các nhà xã hội học của trường đại học Chicago còn quan tâm nghiên cứu đến những ảnh hưởng của các thành phố đến lối sống của cư dân. Thuyết đô thị ra đời để chứng minh cho các vấn đề đó. Người đầu tiên đưa ra khái niệm lối sống đô thị là Luis Wirth vào những năm 30 của thế kỷ XX. Ông coi lối sống đô thị như là “các khuôn mẫu của văn hoá cấu trúc đô thị và khác căn bản với văn hoá cộng đồng nông thôn” [13; tr.129]. Theo ông, đặc trưng của lối sống đô thị là: quy mô dân số lớn, mật độ dân số cao (quá nhiều người trên 1km2) và sự hỗn tạp về thành phần xã hội. Các nghiên cứu của trường phái này chú trọng đến những vấn đề bất cập của đời sống xã hội ở các đô thị, vấn đề rối loạn tổ chức xã hội, vấn đề tội phạm, tệ nạn xã hội, bệnh tâm lý liên quan đến cuộc sống quá tải của cư dân đô thị... Cho đến nay, trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu khác nhau của các nhà xã hội học về quá trình đô thị hoá. Như vậy, tiếp cận theo hướng xã hội học về quá trình đô thi hoá cho thấy, các về quá trình đô thị hoá được các nhà xã hội học quan tâm nghiên cứu từ rất sớm. Có thể nói rằng bản chất của đô thị hóa là sự phát triển các khu dân cư đô, đất đai thị mang tính chất công nghiệp, các cụm kinh tế, công nghiệp, dịch vụ, kết cấu hạ tầng cơ sở. Đô thị hóa tạo cơ sở thúc đẩy phát triển phân công lao động xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khi thực hiện đô thị hóa các khu vực được đô thị hóa có sự chuyển đổi mạnh mẽ về cơ cấu tổ chức: thay đổi về tổ chức dân cư, về tổ chức kinh tế xã hội, tương ứng với sự thay đổi về cấu trúc là sự thay đổi về chức năng sao cho phù hợp. Vì vậy, “Dân số và đô thị hóa” luôn có mối quan hệ thân thiết chặt chẽ, tác động lẫn nhau. 19 1.2.2.2. Lý thuyết biến đổi xã hội Lý thuyết này chỉ ra rằng, cũng như giới tự nhiên, mọi xã hội, mọi nền văn hoá đều không ngừng biến đổi. Sự ổn định xã hội chỉ là sự ổn định tương đối, còn thực tế nó không ngừng thay đổi từ bên trong bản thân nó. Sự biến đổi trong xã hội hiện đại càng rõ ràng hơn. Mọi xã hội đều có những biến đổi mỗi ngày theo những cách thức, mức độ, thời điểm và nhịp độ khác nhau. Những biến đổi đều ít hay nhiều có được sự kế thừa từ quá khứ của nó và theo đuổi một mẫu hình hay một dự định mới được cụ thể rõ ràng. Những trường hợp được coi là biến đổi xã hội. Thứ nhất, biến đổi xã hội tất yếu là một hiện tượng tập thể, tức là nó bao hàm một tập thể hay một khu vực được đánh giá như một tập thể nó phải tác động tới những điều kiện hay những lối sống hay thậm chí đến thế giới tinh thần của một vài cá nhân. Thứ hai, biến đổi xã hội là một biến đổi cấu trúc tức là người ta phải quan sát được sự thay đổi trong tổng thể hay trong một vài bộ phận của tổ chức xã hội. Thực tế để nói về sự biến đổi xã hội chủ yếu là người ta có thể chỉ ra sự thay đổi về những thành phần, cấu trúc hay văn hóa của tổ chức xã hội và có thể mô tả một cách đầy đủ chính xác nhất về những thay đổi đó. Thứ ba, giả định rằng trước kia người ta có thể xác định được sự biến đổi cấu trúc. Nói cách khác, người ta phải mô tả được tổng thể những thời điểm chuyển đổi hay sự nối tiếp của những chuyển đổi đó giữa hai hay nhiều thời điểm từ trước đó (giữa các điểm T1, T2…Tn). Thực tế, người ta chỉ có thể đánh giá và đo lường sự biến đổi xã hội đối với một thời điểm tham khảo trong quá khứ. Từ thời điểm tham khảo có thể nói rằng đã có sự biến đổi. Thứ tư, để thực sự là biến đổi cấu trúc thì mọi biến đổi xã hội phải có tính liên tục, tức là chuyển đổi quan sát được không chỉ là những chuyển đổi bề ngoài. 20 Ngoài ra, biến đổi xã hội còn được định nghĩa như sau: “Biến đổi xã hội là một quá trình qua đó những khuôn mẫu hành vi, quan hệ xã hội, thiết chế xã hội và hệ thống phân tầng xã hội thay đổi theo thời gian” [7;tr38] Biến đổi xã hội xảy ra chịu tác động của các yếu tố bên trong đó là kỹ thuật công nghê, văn hóa mới, những cấu trúc xã hội mới, những xung đột, tăng trưởng dân số, tính hiện đại và hiện đại hóa. Trong đó, kỹ thuật và công nghệ mới là một yếu tố cơ bản của sự biến đổi xã hội, cấu trúc xã hội đóng vai trò chủ yếu trong sự biến đổi xã hội, phát triển dân số là một động lực chính đưa đến sự biến đổi xã hội hiện đại, những xung đột xã hội dẫn đến các phong trào xã hội tạo nên sự biến đổi xã hội trên những phạm vi, mức độ khác nhau. Bên cạnh đó các nhân tố bên ngoài cũng tác dộng đến sự biến đổi xã hội như sự truyền bá, sự biến đổi của hệ sinh thái. Như vậy, các yếu tố bên trong và bên ngoài đều tạo ra sự biến đổi xã hội, và cả hai có thể là nguyên nhân khiến các xã hội sụp đổ. Sự biến đổi xã hội có thể mang ý nghĩa tích cực, tiến bộ, nhưng cũng có thể mang ý nghĩa ngược lại Các nhà xã hội học khi xem xét đến sự phát triển của xã hội, đã đưa ra một số lý thuyết để giải thích tại sao biến đổi xã hội lại xảy ra và dự đoán những biến đổi sẽ diễn ra trong tương lai. Nhìn chung biến đổi xã hội và dân số có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau Sự tăng trưởng nhanh về dân số là một động lực chính đưa đến sự biến đổi xã hội hiện đại. Sự biến đổi căn bản về quy mô dân số có thể gây ra thay đổi sâu sắc về văn hóa, xã hội. Lúc dân số một xã hội tăng nhiều hơn đã đặt ra những vấn đề mới đòi hỏi những mô hình mới của tổ chức xã hội. Sự phát triển dân số hoặc sự giảm sút dân số đều có tác động mạnh đến sự biến đổi xã hội. Và ngược lại những biến đổi về mặt xã hội cũng tạo nên những biến đổi dân số. Cơ cấu xã hội thay đổi, quy mô dân số, cơ cấu dân số cũng thay đổi theo trong xã hội đó. 21 1.2.2.3.Lý thuyết biến đổi dân số Nói đến nghiên cứu về dân số không thể không nhắc tới học thuyết kinh điển về dân số của Malthus (sinh năm 1766 – mất năm 1834 nhà nhân khẩu học, kinh tế học người Anh) cho rằng dân số thế giới của 25 năm lại tăng gấp đôi và tăng lên như vậy từ thời kỳ này qua thời kỳ khác theo cấp số nhân trong khi của cải vật chất chỉ tăng theo cấp số cộng. Hai là, học thuyết về quá độ dân số, cho rằng mỗi nước phát triển phải trải qua ba giai đoạn tiến triển dân số. Ở giai đoạn 1, tỷ suất sinh và tỷ suất chết khá cao, mức sinh cao hơn một chút so với mức chết, vì vậy dân số tăng khá chậm, thậm trí ổn định. Đến giai đoạn 2, thời kỳ cách mạng công nghiêp, cùng với những tiến bộ trong công nghiệp, mức sống vật chất tinh thần, chăm sóc sức khỏe ban đầu và các phương pháp y tế công đồng được nâng cao nhờ đó mà tỷ lệ tử vong giảm rõ rệt, tuổi thọ trung bình tăng cao, trong khi đó tỷ lệ sinh lại không có thay đổi đáng kể gì. Kết quả là thời kỳ này dân số tăng nhanh, hay còn gọi là thời kỳ bùng nổ dân số. Giai đoạn 3, tác động của công nghiệp hóa tới các điều kiện kinh tế xã hội dẫn đến những thay đổi làm tăng tuổi thọ trung bình, đồng thời làm mức sinh giảm dần. Đến cuối giai đoạn này mức sinh và mức chết đều rất thấp. Nguyên nhân chủ yếu là đời sống cao, chăm sóc y tế tốt, phụ nữ tham gia lao động sản xuất và các công tác xã hội khác nên có ý thức sinh con ít, chuyển từ nhu cầu số lượng sang chất lượng đối với con cái. Như vậy dân số ở các nước phát triển đã đi từ trạng thái cân bằng lãng phí (sinh nhiều chết nhiều) sang trạng thái cân bằng tiết kiệm (sinh ít chết ít). Ba là, lý thuyết dân số của Mác- Enghen: Trong các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa duy vậy lịch sử. Mác – Enghen và Lê Nin đã nhiều lần đề cập đến vấn đề dân số. Một trong những luận điểm quan trọng hàng đầu của học thuyết Mác – Enghen về dân số là quan điểm cho rằng mỗi hình thức kinh 22 tế xã hội có quy luật dân số tương ứng với nó, phương thức sản xuất như thế nào thì sẽ có quy luật phát triển dân số như thế ấy. Mác – Enghen cho khẳng định rằng sản xuất vật chất và tái sản xuất dân cư suy cho cùng là nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội loài người. Căn cứ vào những điều kiện cụ thể của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội mỗi quốc gia phải xác định quy mô dân số tối ưu để một mặt đảm bảo sự hưng thịnh của đất nước, mặt khác nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi người dân. Con người có thể kiểm soát các quá trình dân số nhằm phục vụ cho sự phát triển của xã hội, cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho chính mình. Việt Nam là quốc gia đang phát triển, chúng ta đang ở vào giai đoạn cách mạng công nghiệp chuyển dần sang công nghiệp hóa, cùng với những biến đổi về đời sống kinh tế xã hội, dân số cũng đang có những biến đổi khá nhanh. 1.3. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu Về lịch sử, địa lý: Hà Nội là thủ đô của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Hiện Cùng với thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội hiện nay đang là một trong hai đô thị loại đặc biệt của Việt Nam. Hà Nội nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm chính trị và tôn giáo ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Năm 1010, Lý Công Uẩn, vị vua đầu tiên của nhà Lý, quyết định xây dựng kinh đô mới ở vùng đất này với cái tên Thăng Long. Trong suốt thời kỳ của các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, kinh thành Thăng Long là nơi buôn bán, trung tâm văn hóa, giáo dục của cả miền Bắc. Khi Tây Sơn rồi nhà Nguyễn lên nắm quyền trị vì, kinh đô được chuyển về Huế và Thăng Long bắt đầu mang tên Hà Nội từ năm 1831, dưới thời vua Minh Mạng. Năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của Liên bang Đông Dương và được người Pháp xây dựng, 23 quy hoạch lại. Trải qua hai cuộc chiến tranh, Hà Nội là thủ đô của miền Bắc rồi nước Việt Nam thống nhất và giữ vai trò này cho tới ngày nay. Ngày 29/5/2008, kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XII thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh liên quan. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2008 Thủ đô Hà Nội chính thức có hiệu lực. Địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội được mở rộng trên cơ sở hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số tỉnh Hà Tây, điều chỉnh toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung thuộc huyện Lương Sơn (Hoà Bình). Theo đó, vào thời điểm tháng 8/2008, Thủ đô Hà Nội mở rộng sẽ có diện tích 3323,6 Km2, dân số là 6844,1 nghìn người, mật độ dân số trung bình là 2059 người/km2 ( năm 2012); Hà Nội có 30 đơn vị hành chính quận, huyện. Trong đó có 12 quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Long Biên, Thanh Xuân, Hà Đông, Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liên. Các 17 huyện: Đông Anh, Sóc Sơn, Gia Lâm, Thanh Trì, Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, ứng Hòa, Mê Linh và 1 thị xã Sơn Tây; có 577 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 401 xã, 154 phường và 22 thị trấn) [5]; phía đông giáp các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên; phía tây giáp các tỉnh Hoà Bình, Phú Thọ; phía bắc giáp các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc. Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ấm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít. Hà Nội có hai dạng địa hình chính là đồng bằng và đồi núi. Địa hình đồng bằng chủ yếu thuộc địa phận Hà Nội cũ và một số huyện phía đông của Hà Tây (cũ), chiếm khoảng 3/4 diện tích tự nhiên, nằm bên hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các sông. 24 Hà Nội nằm cạnh hai con sông lớn ở miền Bắc: sông Đà và sông Hồng. Sông Hồng dài 1.183km từ Vân Nam (Trung Quốc) xuống. Ðoạn sông Hồng qua Hà Nội dài 163km (chiếm khoảng 1/3 chiều dài trên đất Việt Nam, khoảng 550km. Ngoài hai con sông lớn, trên địa phận Hà Nội còn có các sông: Đuống, Cầu, Cà Lồ, Đáy, Nhuệ, Tích, Tô Lịch, Kim Ngưu, Bùi. Hồ đầm ở địa bàn Hà Nội có nhiều. Những hồ nổi tiếng ở nội thành Hà Nội như hồ Tây, Trúc Bạch, Hoàn Kiếm, Thiền Quang, Bảy Mẫu. Hàng chục hồ đầm thuộc địa phận Hà Nội cũ: hồ Kim Liên, hồ Liên Đàm, đầm Vân Trì... và nhiều hồ lớn thuộc địa phận Hà Tây (cũ): Ngải Sơn - Đồng Mô, Suối Hai, Mèo Gù, Xuân Khanh, Tuy Lai, Quan Sơn... Về kinh tế, xã hội: Hà Nội là trung tâm văn hóa kinh tế, chính trị văn hóa của cả nước. Từ thủ đô Hà Nội, có thể đi khắp mọi miền đất nước bằng các loại phương tiện giao thông đều thuận tiện. Đường không: sân bay quốc tế Nội Bài (nằm ở địa phận huyện Sóc Sơn, cách trung tâm Hà Nội chừng 35km). Đường sắt: Hà Nội là đầu mối giao thông của 5 tuyến đường sắt trong nước. Có đường sắt liên vận sang Bắc Kinh (Trung Quốc), đi nhiều nước châu Âu. Ngoài ra còn rất nhiều tuyến đường bộ và đường thủy liên thông các tỉnh. Văn hóa – Du lịch: Hà Nội hiện có trên 4.000 di tích và danh thắng, trong đó được xếp hạng quốc gia trên 1.000 di tích và danh thắng (hàng trăm di tích, danh thắng mới được sáp nhập từ Hà Tây và Mê Linh) với hàng trăm đền, chùa, công trình kiến trúc, danh thắng nổi tiếng. Là một trong hai trung tâm giáo dục đại học lớn nhất quốc gia, trên địa bàn Hà Nội có trên 102 trường đại học cùng nhiều cao đẳng, đạo tạo hầu hết các ngành nghề quan trọng. Theo Niên giám thống kê Hà Nội năm 2013, tại thành phố có 652134 sinh viên . Nhiều trường đại học ở đây như Đại học 25 Quốc gia Hà Nội, Đại học Y, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội,Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội là những trường đào tạo ngành và chuyên ngành hàng đầu của Việt Nam. Kinh tế: Hà Nội là một trong 2 trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước, đóng vai trò hạt nhân vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Với điều kiện tự nhiên phong phú,nguồn lực cho phát triển dồi dào Hà nội có nhiều tiềm năng và lợi thế so với các tỉnh, thành phố khác đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức lớn cho việc phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Trong những năm qua kinh tế Hà Nội đã có sự tăng trưởng liên tục, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của cả nước. Từ một thành phố tiêu thụ hàng hóa, quy mô nhỏ, nền công nghiệp chỉ với một vài cơ sở sản xuất hàng tiêu dùng, đời sống vật chất và tinh thần còn nhiều khó khăn, đến nay, Hà Nội đã phát triển không ngừng - là trung tâm đầu não chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ, kinh tế và giao lưu quốc tế. Năm 2012, với dân số chiếm 7,84% cả nước, thành phố Hà Nội đã đóng góp 10,06% GDP, 9% kim ngạch xuất khẩu, 13,5% giá trị sản xuất công nghiệp, 23,5% vốn đầu tư phát triển, 19,73% thu ngân sách và 23,5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Giai đoạn 2006 – 2010 mức tăng trưởng bình quân là 10,73%/năm (cả nước là 6,2%). Năm 2011 GDP tăng 10.14 % gấp 1.7 lần so với mức tăng GDP của cả nước (5.89%); năm 2012 GDP tăng 8.3% gấp 1.6 lần so với mức tăng GDP của cả nước (5.03%). Năm 2013 là năm bản lề của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015, trước những khó khăn của nền kinh tế, Hà Nội đã vượt lên, tiếp tục giữ tốc độ tăng trưởng và có những bước phát triển, đóng góp 10,1% GDP; 7,5% kim ngạch xuất khẩu;17,2% thu ngân sách và 21,64% tổng vốn đầu tư của cả nước. Tổng sản phẩm trên địa bàn tăng 8,25% đạt kế hoạch đề ra là từ 8,0-8,5% và bằng 1,53 26 lần mức tăng chung của cả nước (5.4%). Theo báo cáo kinh tế xã hội Hà Nội 6 tháng đầu năm 2014 của Sở Kế hoạch Đầu tư, kinh tế Thủ đô 6 tháng đầu năm 2014 tiếp tục duy trì tăng trưởng nhưng còn thấphơn mức cùng kỳ năm trước, năm 2013, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 8,25% so cùng kỳ năm trước (năm 2012 là 8.1%). Trong đó: Giá trị tăng thêm ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản tăng 2,46%; Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp, xây dựng tăng 7,57%; Giá trị tăng thêm ngành dịch vụ tăng 9,42% . TT 1 Chỉ tiêu Đơn vị 2009 2010 2011 2012 2013 206,55 243,210 291,750 326,470 373,000 108,002 128,804 152,723 171,754 197,988 85,700 102,761 121,704 136,301 155,018 12,803 14,322 17,323 18,415 19,994 7,37 11,04 10,13 8,1 8,08 7,1 11,11 10,80 9,3 9,42 8,9 11,72 10,21 7,7 7,57 0,1 6,44 4,29 0,4 2,46 Tổng sản phẩm trên địa bàn Tỷ theo giá hiện đồng hành - Dịch vụ - Công nghiệp và xây dựng - Nông, lâm nghiệp, thủy sản 2 Tăng tổng sản phẩm trên địa % bàn - Dịch vụ - Công nghiệp và xây dựng - Nông,lâm nghiệp thủy sản 27 3 Triệu GDP/người 31,92 36,79 43,0 46,9 52,3 85,448 108,301 121,919 131,407 117,500 6 7 7 7 7 đồng 4 5 Thu NSNN trên Tỷ địa bàn đồng Dân số trung Tr.ng bình ười Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hà Nội Bảng 1.1.Một số chỉ tiêu tăng trưởng Kinh tế - Xã hội Hà Nội Về cơ cấu ngành kinh tế, cùng với tốc độ tăng cao liên tục và khá ổn định của GDP, cơ cấu ngành kinh tế của Hà Nội đang hình thành một hình thái với chất lượng caohơn, cơ cấu ngành chuyểnbiến khá nhanh theo hướng tích cực, giảm nhanh tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăngnhanh tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, trong đó dịch vụ đóng vai trò chủđạo, từ năm 2008 đến nay ngành dịch vụ luôn chiếm trên 50% trong cơ cấu tổng sảnphẩm trên địa bàn, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm từ 6,6% năm 2008 xuống còn5,36% năm 2013. Theo số liệu báo cáo Cục Thống kê Hà Nội, năm 2013, giá trịtăng thêm ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 2,46% (đóng góp 0,14% vào mứctăng chung của GDP). Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp, xây dựng tăng 7,57%(đóng góp 3,21%). Giá trị tăng thêm ngành dịch vụ tăng 9,42% (đóng góp 4,9% ). Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn chậm và chưa rõ nét, năm 2013 cơcấu các ngành (dịch vụ 53.08%, công nghiệp xây dựng 41.56%, nông lâm nghiệp thủysản 5.36%) không thay đổi nhiều so với năm 2009 (dịch vụ 52.3%, công nghiệp xâydựng 41.5%, nông lâm nghiệp thủy sản 6.2%). Lĩnh vực dịch vụ: Trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội đến năm 2020 lĩnh vực dịch vụ được ưu tiên phát triển và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ: tài chính - ngân hàng, du lịch, thương mại, khoa học 28 công nghệ, giáo dục - đào tạo, y tế bưu chính viễn thông, vận tải công cộng...; từng bước xây dựng Hà Nội thành trung tâm dịch vụ trình độ, chất lượng cao của vùng đồng bằng sông Hồng, cả nước và khu vực Xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại, du lịch gắn với quảng bá văn hóa Thủ đô. Tạo tiền đề để xây dựng Hà Nội thành trung tâm mua sắm hàng hóa của khu vực vào năm 2020. Tăng tỷ trọng các nhóm hàng, dịch vụ có giá trị gia tăng cao trong xuất khẩu hàng hóa, dịchvụ. Với định hướng đó, trong những năm qua ngành dịch vụ trên địa bàn Hà Nội đã phát triển ngày càng đa dạng, đóng vai trò chủ đạo đóng góp vào mức tăng trưởng GDP của thành phố. Các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng lớn, dịch vụ trình độ cao, chất lượng cao tiếp tục được phát triển như tài chính – ngân hàng, thông tin truyền thông…Hà Nội trở thành trung tâm thương mại – du lịch – dịch vụ lớn nhất cả nước, có nhiều siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tự chọn… Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân15,2%/năm, xuất khẩu địa phương tăng 18,2%/năm, nhập khẩu tăng bình quân 5,4%/năm, nhập siêu được kiểm soát. Hạ tầng du lịch được đầu tư phát triển, trong 5 năm từ 2008 đến 2012 đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 2.500 phòng khách sạn, với công suất sử dụng phòng duy trì mức trên 60%. Năm 2013, ngành du lịch Hà Nội đón 2,58 triệu lượt khách quốc tế, tăng 22,9% so với năm trước, doanh thu du lịch đạt 38.500 tỷ đồng tăng 20,3% so với cùng kỳ năm trước và chiếm khoảng 14-15% GDP toàn thành phố. Mặc dù được xác định là ngành trọng điểm, ưu tiên phát triển nhưng mức tăng trưởng của ngành năm 2013 là 9.42% chưa đạt được chỉ tiêu đề, cơ cấu ngành dịch vụ còn thiên về hướng truyền thống, đặc biệt chưa thực sự thiết lập được các kênh phân phối hàng hóa và dịch vụ bán lẻ theo hướng văn minh hiện đại, chưa thực sự gắn sản xuất với tiêu dùng. Lĩnh vực công nghiệp,xây dựng: Công nghiệp là ngànhđược ưu tiên đầu tư phát triển nhằm tạo đà cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thủ 29 đô, với chủ trương của Thành phố phát triển mạnh công nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch, các sản phẩm có hàm lượng xám cao, khuyến khích phát triển công nghiệp phụ trợ, các sản phẩm công nghiệp chủ lực…do vậy ngành đã có tốc độ tăng trưởng nhanh. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp năm 2012 gấp1,62 lần so với năm 2008, bình quân tăng trưởng giai đoạn 2008 – 2012 là 12,97%, năm 2013 giá trị tăng thêm ngành công nghiệp, xây dựng tăng 7,57%. Theo số liệu niêm giám thống kê Hà Nội năm 2013 tính đến năm 2013 Hà Nội đã đầu tư xây dựng 107cụm công nghiệp với tổng diện tích 3.192ha, tăng 5 cụm và tăng 2,8% diện tích so với năm 2008. Nhiều công trình hạ tầng kinh tế - xã hội, giao thông, khu đô thị được đầu tư và đưa vào sử dụng góp phần hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng các ngành sản xuấtvà dịch vụ. Trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp thì công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm 95% tổng giá trị sản xuất trên địa bàn. Các sản phẩm công nghiệp chủ lực bao gồm dây điện, bia, chế biến sữa, rượu bia, phụ tùng xe máy, thép kết cấu, gốm sứ, bánh kẹo, dệt may, động cơ điện, điện tử…. Như vậy lĩnh vực công nghiệp và xây dựng đã có đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế của Thủ đô, tuy nhiên quy mô giá trị sản xuất công nghiệp vẫn nhỏ, tốc độ tăng còn chậm chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra, hầu hết các ngành công nghiệp đều phải nhập khẩu nguyên liệu, phụ kiện lắp ráp, giá trị gia tăng trong sản phẩm chưa cao,yếu tố hiện đại trong toàn ngành chưa được quan tâm đúng mức, trình độ kỹ thuật công nghệ nhìn chung, vẫn ở mức trung bình.Tình trạng ô nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp ngày càng tăng… Lĩnh vực nông nghiệp: Trong những năm quá, mặc dù diện tích nông – lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn Hà Nội liên tục giảm do quá trình đô thi hóa ngày càng diễn ra nhanh, nhưng với nhiều các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển nông nghiệp ngoại thành vì vậy đóng góp của ngành nông – lâm 30 nghiệp,thủy sản trên địa bàn Thành phố vẫn gia tăng tương đối, chiếm trên 5% cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn. Trong đó tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm tuyệt đối trên 90% hơn hẳn so với lâm nghiệp và thủy sản. Chia ra (Đơn vị: tỷ đồng) Năm Tổng Nông nghiệp Lâm Nghiệp Thủy Sản 2008 20140 19304 59 777 2009 21566 20582 59 925 2010 26978 25244 55 1679 2011 37367 34601 68 2698 2012 42158 38982 64 3112 2013 43173 39694 79 3400 (Theo Niên giám Thống kê Hà Nội 2013) Bảng 1.2: Giá trị sản xuất Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản theo giá hiện hành. ( Hà Nội năm 2008-2013) Thành phố hiện có 1.350 làng nghề và làng có nghề (bằng 59% tổng số làng cả nước) đóng góp đáng kể vàophát triển kinh tế chung. Tuy nhiên tình trạng ô nhiễm môi trường nước, không khí tại các làng nghề gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường xung quanh mà chưa có hướng khắc phục mang tính hiệu quả bền vững. Sản xuất nông nghiệp chưa hình thành được các vùng sản xuất hànghóa chuyên canh, gắn với công nghiệp chế biến, chăn nuôi chưa tập trung Về cơ cấu theo thành phần kinh tế Đóng góp của các thành phần kinh tế vào tổng sản phẩm quốc nội có xu hướng tăng lên qua các năm trong tất cả các thành phần kinh tế. Khu vực Nhà nước vẫn chiếmtỷ trọng lớn nhất trong GDP thành phố trên 43%, năm 2008 31 đạt 78.693 tỷ đồng,năm 2012 đạt 141.299 tỷ đồng (tăng 62.606 tỷ). Khu vực kinh tế Nhà nước đóng góp rất quan trọng vào tăng trưởng kinh tế trên địa bàn, tuy nhiên sự đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp hang năm thấp nhất trong các thành phần kinh tế, năm 2008 cả khu vực kinh tế Nhà nước Trung ương và kinh tế Nhà nước địa phương đóng góp 34.957 tỷ đồng, đến năm 2012 đóng góp 68.298 tỷ đồng vào giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn chiếm 15% giá trị sản xuất trên địa bàn trong khi khu vực kinh tế ngoài nhà nước đạt 177,678 tỷ đồng, chiếm gần 40%. Thành phần kinh tế Nhà nước có đóng góp tương đối lớn vào trị giá hàng xuất khẩu trên địa bàn thành phố nhưng cũng là khu vực chiếm tỷ trọng cao nhất về trị giá hàng nhập khẩu hàng năm, năm 2008 trị giá hàng nhập khẩu là 15.098 triệu USD, năm 2012 là 15.211 triệu USD chiếm 65,3% và 63% tổng trị giá hàng nhập khẩu trên địa bàn. Ngoài ra khu vực doanh nghiệp nhà nước được đánh giá hoạt động kém hiệu quả và tác động tới bên cầu của thị trường lao động còn tương đối khiêm tốn. 32 STT Chỉ tiêu 2008 2010 2011 2012 Tổng sản phẩm 1 trên địa bàn (tỷ 178,605 245,887 291,750 326,470 đồng) - Nhà nước 78,693 107,058 126,235 141,299 - Ngoài nhà nước 67,098 93,965 112,615 126,757 29,712 41,086 48,780 54,319 3,102 3,778 4,120 4,095 100 100 100 100 - Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Thuế nhập khẩu Cơ cấu tổng sản 2 phẩm trên địa bàn (%) - Nhà nước 44.1 43.6 43.3 43.3 - Ngoài nhà nước 37.6 38.2 38.6 38.8 16.6 16.7 16.7 16.6 1.7 1.5 1.4 1.3 - Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Thuế nhập khẩu Nguồn: Niên giám Thống kê Hà Nội 2012 Bảng 1.3. Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành Cơ cấu vùng kinh tế Sự biến đổi về biên giới hành chính dẫn đến sự mở rộng thành phố dẫn đến những biến đổi quan trọng như quá trình đô thi hóa tăng nhanh thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng việc làm phi nông nghiệp,chuyển đổi mục đích sử dụng đất… Khu vực kinh tế thành thị gồm có 10 quận nội 33 thành có tốc độ tăng trưởng cao là nơi tập trung của các ngành dịch vụ, côngnghiệp có trình độ, có giá trị lớn. Khu vực ngoại thành gồm 18 huyện và 1 thị xã có tốc độ phát triển chậm hơn do vậy sẽ có xu hướng gia tăng khoảng cách với nội thành. Hiện ngành nông nghiệp và cơ cấu kinh tế ngoại thành đã có sự chuyển biến bước đầu tích cực, các địa phương cũng đẩy mạnh việc phát triển sản xuất hình thành các khu công nghiệp tập trung, các vùng chuyên canh cho sản xuất nông nghiệp, các vùng sản xuất hàng hoá trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của từng vùng. Điều này tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp chế biến, góp phần tạo nên xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hà Nội liên tục tăng qua các năm, tuy nhiên chất lượng phát triển của Hà Nội nhìn chung còn một số hạn chế nhất định, chuyển dịch cơ cấu kinh tế tuy đã đúng hướng nhưng còn chậm, tính bền vững và hiệu quả tăng trưởng của Hà Nội còn thấp, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Hà Nội còn thấp, tài nguyên thiên nhiên ngày càng giảm, việc khaithác và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai chưa hợp lý, tình trạng ô nhiễm môitrường ngày một gia tăng, chênh lệch giàu nghèo, các tệ nạn xã hội...đang là thách thức đe dọa đến tính bền vững trong tăng trưởng kinh tế của Hà Nội trong thời gian tới. 34 CHƯƠNG 2: MỘT SỐ CHIỀU CẠNH BIẾN ĐỔI CƠ CẤU DÂN SỐ HÀ NỘI 2.1. Vài nét về dân số Hà Nội Việt Nam là quốc gia đông dân số, có quy mô dân số rất lớn và dân tăng nhanh. Theo Tổng cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình, tính đến cuối năm 2013 dân số Việt Nam đã đạt mốc có khoảng 90 triệu người, là nước đông dân thứ 13 trên thế giới và đứng thứ 8 Châu Á, trong đó số dân thành thị là 28,9 triệu người chiếm 32,2 %, dân số nông thôn là 60,6 triệu người chiếm 67,7%. Mật độ dân số Việt Nam là khoảng 27 người/km2 năm 2013. Mật độ dấn số Việt Nam đứng thứ 40 trên thế giới và đứng thứ 16 Châu Á. (Theo điều tra biến động dân số 01/04/2013 của Tổng cục thống kê). Mà theo Liên Hợp Quốc, để cuộc sống thuận lợi, bình quân trên 1km2 chỉ nên có từ 35-40 người. Như vậy là, mật độ dân số Việt Nam cao gấp khoảng 6-7 lần "mật độ chuẩn”. So với mật độ dân số Trung Quốc (136 người/km2) thì mật độ dân số Việt Nam đã cao gần gấp đôi, còn so với các nước phát triển thì gấp trên 10 lần. Trong đó Hà Nội, địa phương luận văn nghiên cứu có mật độ dân số cao nhất cả nước. Trong những năm gần đây, Hà Nội đang chịu áp lực gia tăng dân số. Kể từ sau khi mở rộng địa giới hành chính, dân số Thủ đô đạt trên 7 triệu người. 35 Nguồn: Niên giám Thống kê Hà Nội qua các năm Biểu đồ 2.1: Dân số trung bình Hà Nội qua các năm Dân số Hà Nội đã tăng lên đáng kể từ sau thời điểm sáp nhập mở rộng địa giới hành chính ngày 1/8/2008. Trước đó, dân số Hà Nội 2007 tức là thời điểm trước mở rộng dân số là 3394,6 nghìn người. Sau khi mở rộng, dân số Hà Nội là 6350.0 nghìn người (2008) và tăng lên thành 6476.9 nghìn (2009) người và rộng 3.324,92km2, đến năm 2013 tăng lên 7,128 triệu người. Trong vòng 5 năm (2008-2013) dân số Hà Nội tăng lên 778.300 người. Theo tính toán ta thấy, tốc độ tăng dân số trung bình trước khi mở rộng của thủ đô là 46,5 nghìn người/năm. Còn sau khi mở rộng thủ đô 2008 dân số Hà Nội trung bình năm tăng lên rất nhanh 129.7 nghìn người/năm. Dù vào thời điểm các năm trước khi mở rộng (2005, 2006, 2007) và sau mở rộng (2009), dân số Hà Nội vẫn gia tăng. Sự gia tăng này là đóng góp của cả sự gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học về dân số. 36 Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tỷ suất sinh 16.87 17.16 16.80 17.14 19.79 17.72 4.41 4.45 4.51 4.65 4.61 4.44 12.46 12.71 12.29 12.49 15.36 13.28 thô (‰) Tỷ suất chết thô (‰) Tỷ lệ gia tăng tự nhiên (‰) Nguồn: Niên giám Thống kê Hà Nội qua các năm Bảng 2.1: Biến động tự nhiên dân số khu vực Hà Nội giai đoạn năm 2008- 2013 Nhìn chung chỉ trong hai năm 2006 và năm 2010 tỷ lệ gia tăng tự nhiên dân số khu vực Hà Nội có giảm nhẹ còn nhìn chung vẫn có sự gia tăng qua các năm, chỉ riêng năm 2012 gia tăng dân số tự nhiên Hà Nội tăng lên hẳn so với tốc độ gia tăng bình quân, số lượng trẻ em sinh ra tăng cao 19.79 ‰. Việc tỷ lệ gia tăng tự nhiên dân số xảy ra trong quá trình đô thị hoá có thể được hiểu do mức sống của người dân đã ngày càng được nâng cao nên có điều kiện chăm sóc con cái nhiều hơn, thêm vào đó tuổi thọ của người dân kéo dài hơn do các điều kiện y tế được cải tiến. Những điều này góp phần tăng nhanh dân số Hà Nội hiện nay. Một đặc điểm nổi bật của dân số Hà Nội mật độ dân số Hà Nội khá cao, năm 2013 là 2169 người/km2, cao hơn gấp hàng nghìn lần so với tiêu chuẩn. Và là thành phố có mật độ dân số lớn thứ 2 Việt Nam chỉ sau Thành phố Hồ Chí Minh. 37 Nguồn : Niên giám Thống kê Việt Nam 2013 Biểu đồ 2.2: Mật độ dân số Hà Nội so với các thành phố lớn Việt Nam Mật độ dân số trung bình của Hà Nội gấp 8 lần mật độ chung của cả nước và có sự phân bố không đồng đều, chênh lệch lớn giữa khu vực ngoại thành và nội thành Theo thống kê Hà Nội năm 2013, dân số chủ yếu tập trung ở khu vực nội đô lịch sử từ Nam sông Hồng đến vành đai II. Cụ thể, quận Hoàn Kiếm có mật độ là 29.471 người/km2, quận Ba Đình có gần 26.249 người/km2, quận Đống Đa hơn 40.331 người/km2, Hai Bà Trưng khoảng hơn 31.308 người/km2, các vùng ngoại ô hay Hà Tây cũ như quận Hà Đông mật độ dân số là 5.885 người/km2, huyện Thanh Oai là 1.497 người/km2, huyện Ba Vì chỉ 630 người/km2. Sự phân bố dân cư Hà Nội cũng không đồng đều, khu vực nông thôn chỉ tăng lên hơn gần 32 vạn người nhưng khu vực thành thị tăng lên hơn 45 vạn. 38 Nguồn: Niêm giám thống kê Hà Nội 2013 Biểu đồ 2.3: Dân số trung bình Hà Nội qua các năm phân theo khu vực thành thị - nông thôn Hiện trên địa bàn thành phố có trên 30 dân tộc cư trú; trình độ dân trí và mức sống của mỗi dân tộc, mỗi vùng khác nhau. Nếu theo tốc độ tăng dân số như hiện tại, đến năm 2015, dân số Hà Nội có thể lên đến 7,6 triệu người, như vậy là đã "vượt" mục tiêu phát triển dân số và làm ảnh hưởng đến các chỉ tiêu kinh tế - xã hội khác. Trong khi đó, theo Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 định hướng đến năm 2050 và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của thành phố đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì mục tiêu phát triển dân số của Hà Nội đến năm 2015 là 7,2 - 7,3 triệu người, đến năm 2020 khoảng 7,9 - 8 triệu người. 2.2. Một số biến đổi cơ cấu dân số Hà Nội trong quá trình đô thị hóa Nghiên cứu về biến đổi cơ cấu dân số có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc giúp các cơ quan quản lý nhà nước cũng như từng địa phương có cái nhìn cụ thể về thực trạng dân số địa phương để có những chính sách phát triển phù hợp. Trong khôn khổ bài nghiên cứu này luận văn chọn nghiên cứu về 39 ba phương diện trong cơ cấu dân số ở Hà Nội là biến đổi cơ cấu tuổi dân số, biến đổi cơ cấu giới tính dân số và biến đổi cơ cấu nghề nghiệp dân số Hà Nội. Cơ cấu theo giới tính, độ tuổi và nghề nghiệp của dân số giữ vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế cũng như xã hội của một quốc gia nói chung và của một vùng nói riêng. Bởi lẽ dân số và cơ cấu dân số tác động lên các mặt của đời sống xã hội rất mạnh. Cơ cấu dân số thiên sang trẻ, đời sống xã hội rất dễ bị mất cân đối về y tế, giáo dục, việc làm và đặc biệt là định hướng các hành vi xã hội. Cơ cấu dân số thiên sang già, đời sống xã hội rất dễ bị mất cân đối trong khâu chăm sóc người già, khám chữa bệnh và đặc biệt là thiếu nhân lực cho nền kinh tế. Với các lý do như vậy, việc dự báo dân số chi tiết theo giới tính, nhóm tuổi và nghề nghiệp sẽ có ý nghĩa thực tế rất lớn. 2.2.1. Cơ cấu tuổi dân số. Tuổi là khoảng thời gian sống của một người tính từ ngày sinh đến một thời điểm nhất định. Trong thống kê dân số, tuổi được tính bằng số năm tròn (không kể số ngày, tháng lẻ) và thường được gọi là “tuổi tròn”. Cơ cấu dân số theo độ tuổi là sự tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định, thông thường là theo các nhóm 5 độ tuổi. Cơ cấu dân số theo tuổi cũng là biểu hiện của trình độ phát triển của mỗi nước, chính sách và quy mô dân số của nước đó. Nó phản ánh một bức tranh tổng quát về mức sinh, mức chết và tốc độ gia tăng dân số của nhiều thế hệ, trong đó có các thế hệ mới sinh trong vòng 5-10 gần đây. Trong cơ cấu dân số theo tuổi thì Tháp tuổi là biểu biểu đồ tổng hợp thể hiện cơ cấu dân số theo lứa tuổi và theo giới. Cũng như nhiều nước đang phát triển trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng đang ở trong thời kỳ quá độ dân số, chuyển từ nước có mức độ sinh và mức độ tử cao sang một nước có mức 40 độ sinh và mức độ tử thấp. Điều này làm thay đổi đáng kể cấu trúc tuổi - giới tính của Việt Nam. Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009 Biểu đồ 2.4: Tháp dân số cơ cấu tuổi – giới tính Hà Nội 2009 (Người) Tháp dân số Hà Nội 2009 biểu hiện một cơ cấu dân số rất trẻ. Đặc trưng cho quá trình chuyển đổi nhân khẩu học của Việt Nam, là quá trình chuyển từ giai đoạn đặc trưng bởi tỷ suất sinh cao, tuổi thọ ngắn sang giai đoạn có tỷ suất sinh giảm và tuổi thọ trung bình tăng lên. Sự giảm sút trong tỷ suất sinh cũng như sự cải thiện về tuổi thọ dẫn đến sự thay đổi trong cơ cấu dân số tính theo độ tuổi Hà Nội năm 2009. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 20-50 tuổi khá cao, đặc biệt ở độ tuổi trẻ 20-35 tuổi. Dân số ở độ tuổi 0 thu hẹp hơn so với những năm trước đó chứng tỏ tỷ lệ sinh đã giảm. Tháp dân số năm 2009 cũng cho thấy, các thanh từ 20-24 tuổi và 25-29 tuổi đối với cả nam và nữ đều “nở” ra mạnh. Điều này chứng tỏ: tỷ trọng dân 41 số ở độ tuổi kết hôn khá cao đặc biệt đối với phụ nữ, nhóm tuổi có tỷ suất sinh đẻ cao nhất điều này dự báo cho một xu hướng ra tăng tỷ suất sinh tự nhiên cho những năm tiếp theo khá cao và cho thấy thực tế trước mắt là Hà Nội đang có số ở độ tuổi lao động cũng tăng cao, đây có thể là một lợi thế nhưng cũng là một sức ép đối với công tác giải quyết việc làm ở thủ đô. So sánh cơ cấu giới giữa nam và nữ ta thấy nhìn chung trong cơ cấu dân số Hà Nội, tỷ lệ dân số nữ vẫn cao hơn dân số nam. Đặc biệt ở độ tuổi già, dân số nữ cao hơn nhiều so với dân số nam, điều này một phần được quy định bởi đặc điểm sinh học ở nhiều nước nói chung cũng như ở Hà Nội nói riêng, dân số nữ luôn có tuổi thọ cao hơn nam giới. Tuy nhiên ở nhóm tuổi từ 15-17 tuổi trở xuống đến 0 tuổi, thì cơ cấu giới tính Hà Nội có sự biến đổi ngược lại. Dân số nam cao hơn nữ. Điều này cho thấy tỷ lệ sinh con trai ở Hà Nội khá cao. Ở các nhóm tuổi dưới 15 tuổi, đặc biệt là nhóm tuổi từ 0 -9 tuổi thì cơ cấu giới tính chưa chịu tác động nhiều bởi cơ cấu giới tính của nhóm dân di cư mà chủ yếu là do cơ cấu giới tính khi sinh quy định. Cơ cấu tuổi – giới tính nông thôn/ thành thị Hà Nội (đơn vị: người) Nhóm tuổi Thành thị Nông thôn Chung Nam Nữ Chung Nam Nữ 2.644.538 1.290.233 1.354.303 3.807.373 1.879.829 1.927.544 0 48.223 25.509 22.714 71.768 38.404 33.364 1-4 169.791 89.280 80.511 273.495 144.913 128.582 5-9 161.146 83.595 77.551 277.487 143.255 134.232 10-14 145.338 74.852 70.486 280.938 143.711 137.227 15-17 103.927 52.381 51.546 206.053 105.100 100.953 18-19 132.545 59.535 73.010 188.383 93.042 95.341 20-24 305.622 139.827 165.795 414.009 206.308 207.701 25-29 276.311 131.717 144.594 357.195 182.164 175.031 30-34 226.252 111.937 114.315 292.649 149.558 143.091 42 35-39 186.633 92.894 93.739 261.142 133.296 127.846 40-44 140.870 70.2061 70.664 240.390 120.262 120.128 45-49 190.069 94.426 95.643 252.426 123.163 129.263 50-54 168.119 84.852 83.267 203.664 97.854 105.810 55-59 116.916 54.046 62.870 126.316 57.596 68.720 60-64 87.520 40.023 47.497 89.307 40.938 48.369 65-69 63.800 31.965 31.835 73.583 32.255 41.328 70-74 48.399 23.439 24.960 69.610 27.988 41.622 75-79 35.786 16.305 19.481 60.406 22.262 38.144 80-84 21.386 8.649 12.737 35.972 10.672 25.300 85+ 15.883 4.795 11.088 32.580 7.088 25.492 Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009 Bảng 2.2 cơ cấu tuổi – giới tính dân số thành thị/ nông thôn Hà Nội 2009 So sánh cơ cấu dân số thành thị và nông thôn Hà Nội 2009 ta thấy dân số ở nông thôn chiếm tỷ lệ cao hơn dân số thành thị, dân số thành thị Hà Nội năm 2009 là 2.644.538 người chiếm 40.99% trong khi dân số ở nông thôn là 3.8707.373 người, chiếm 59.1%. Trong cơ cấu dân số thành thị và nông thôn thì dân số nữ đều chiếm tỷ trọng cao hơn dân số nam, điều này phù hợp với tỷ suất giới tính chung của Việt Nam, nữ giới vẫn đang chiếm tỷ lệ cao hơn nam trong cơ cấu dân số. Tuy nhiên ở thành thị sự chênh lệch giới tính cao hơn nông thôn, năm 2009 tỷ lệ cơ cấu giới tính ở khu vực thành thị là (48.79% Nam/; 51.21 % Nữ), ở khu vực nông thôn là (49,3% Nam; 50.07 Nữ). 43 Nguồn : Tổng điều tra dân số và nhà ở Nguồn : Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009 2009 Biểu đồ 2.5: Tháp cơ cấu tuổi – giới Biểu đồ 2.6: Tháp cơ cấu tuổi – giới tính dân số khu vực thành thị Hà tính dân số khu vực nông thôn Hà Nội năm 2009 (Người) Nội năm 2009 (Người) Tháp cơ cấu tuổi – giới tính của khu vực thành thị và nông thôn Hà Nội 2009 đều có đáy nhỏ, chứng tỏ mức sinh ở Hà Nội năm 2009 giảm đáng để so với các năm trước. Và cơ cấu giới tính khi sinh năm 2009 đã có sự thay đổi, số bé trai được sinh ra lớn hơn bé gái. Trong suốt khoảng tuổi từ 0-14 tuổi, cơ cấu giới tính có sự chênh lệch về nhóm nam, (nam chiếm 51,8%). Hà Nội là địa phương có tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh ở mức cao, (115 bé trai/100 bé gái) và có chiều hướng gia tăng. Nhìn chung cơ cấu tuổi – giới tính khu vực thành thị có nhiều biến động hơn khu vực nông thôn Hà Nội. Bởi khu vực thành thị chịu nhiều ảnh hưởng của yếu tố di dân. Điều này sẽ được phân tích ở chương tiếp theo của luận văn. 44 Cơ cấu tuổi – giới tính dân số Hà Nội 2013 Nguồn: Số liệu chạy từ nguồn số liệu điều tra biến động dân số và nhà ở của Tổng cục tống kê Hà Nội 1/4/2013 Biểu đồ 2.7: Cơ cấu tuổi-giới tính dân số Hà Nội năm 2013 (Người) Dân số Hà Nội 2013 vẫn mang đặc trưng chung của cơ cấu dân số cả nước là tỷ lệ nữ chiếm tỷ lệ cao hơn nam (nam chiếm 49.77%). Phân tích theo cơ cấu tuổi ta thấy tháp dân số 2013 biểu thị cho một cơ cấu dân số trẻ. Nếu tính tỷ số không phụ thuộc là từ 15-64 thì dân số Hà Nội năm 2013 đạt mức trên cả “cơ cấu dân số vàng” 67,86 %, tỷ lệ dân số phụ thuộc còn lại là 32.14%. Trong đó nhóm tuổi trẻ em phụ thuộc (23.06%) chiếm đa số hơn nhóm tuổi người già phụ thuộc (9.08%). 45 Chung Độ tuổi 0-14 Số người Nam % 1,598,775 23.06 Nữ 856,613 Tỷ lệ phầm trăm % 24.8 Số người 742,162 Tỷ lệ phầm trăm % 21.3 Số người 15-64 4,705,319 67.86 2,328,090 67.5 2,377,229 68.3 64-80+ 629,845 9.08 266,341 7.7 363,504 10.4 Tổng 6.933.940 100 3,451,044 100 3,482,896 100 Nguồn: Số liệu chạy từ nguồn số liệu điều tra biến động dân số của Tổng cục thống kê Hà Nội năm 1/4/2013 Bảng 2.3: Cơ cấu nhóm tuổi dân số Hà Nội năm 2013 Trong cơ cấu nhóm tuổi dân số Hà Nội, có sự khác nhau trong cơ cấu nhóm tuổi nam và nữ. Ở nhóm tuổi 0-14 tuổi dân số nam chiếm phần lớn hơn. Tỷ số giới tính lên tới 115.4 %, cao hơn mức tỷ số giới tính chung của Hà Nội năm 2013 là 99.09%. Hà Nội là địa phương có chỉ số chênh lệch giới tính khi sinh lớn nhất cả nước và mức độ ngày càng cao. Dự báo trong tương lại tình trạng thừa nam, thiếu nữ ở tuổi kết hôn ở Hà Nội khá trầm trọng. Nhóm tuổi từ 15-64 tuổi, nhóm tuổi không phụ thuộc và là nhóm tuổi chiếm phần đa số trong cơ cấu dân số. Điều này mang lại lợi thế “cơ cấu dân số vàng” cho thủ đô. Tuy nhiên cũng là một khó khan trong vấn đề giải quyết việc làm. Ở nhóm tuổi này cơ cấu dân số chênh lệch về phía nữ, dân số nữ chiếm 50.52% tổng dân số ở độ tuổi này, nam thấp hơn gần 49.48%. Cơ cấu giới tính của nhóm tuổi này không chỉ phụ thuộc vào tỷ số giới tính khi sinh trước đó mà còn phụ thuộc nhiều vào cơ cấu giới tính của những người di cư tới Hà Nội. Bởi những người di cư tới Hà Nội đa số ở độ tuổi lao động. Nhóm tuổi 65-80+ chiếm phần nhỏ nhất trong cơ cấu dân số Hà Nội tại thời điểm này 9.08%, trong cơ cấu giới tính nhóm tuổi này, dân số nữ chiếm 46 57.71%, hơn hẳn dân số nam, điều này phần lớn do yếu tố sinh học quy định, nam giới thường có tuổi thọ trung bình thấp hơn nữ giới. Cơ cấu tuổi – giới tính khu vực thành thị và nông thôn Hà Nội năm 2013 Biểu đồ 2.8: Cơ cấu tuổi-giới tính dân Biểu đồ 2.9: Cơ cấu tuổi-giới tính dân số thành thị Hà Nội năm 2013(Người) số nông thôn Hà Nội năm 2013(Người) Nguồn: Số liệu chạy từ nguồn số liệu thống kê điều tra biến động dân số và nhà ở của Tổng cục tống kê Hà Nội 1/4/2013 Nhìn chung cơ cấu tuổi dân số cả khu vực thành thị và nông thôn đều có sự phình ra ở giữa, biểu thị cho một cơ cấu dân số trẻ. Tuy nhiên ở tháp cơ cấu tuổi của khu vực thành thị có nhiều biến động hơn tháp cơ cấu tuổi của khu vực nông thôn. Điều này bởi lẽ khu vực thành thị là nơi có nhiều dân di cư, họ ra thành thị học tập, làm việc và định cư ở Hà Nội. Dân di cư thành thị đến từ nhiều vùng miền khác nhau, đặc biệt với lợi thế thủ đô, các quận/huyện trung tâm Hà Nội ngày càng tăng số lượng dân nhập cư. Nhìn vào tháp cơ cấu tuổi khu vực thành thị tính đến 1/4 2013 ta thấy ở 2 nhóm tuổi 30-34 tuổi và 50-54 tuổi phình ra, đặc biệt đối nhóm tuổi 50-54 lớn dự báo xu hướng dân số già hóa trong tương lại 10 năm nữa của khu vực 47 thành thị sẽ khá cao. Ở tháp tuổi khu vực nông thôn phình ra ở nhóm tuổi 2024 tuổi, độ bước vào độ tuổi lao động và kết hôn, điều này mang lại lợi thế nguồn nhân lực trẻ cho địa phương nhưng cũng là áp lực lớn cho việc giải quyết nhu cầu việc làm ở nông thôn. Xét về cơ cấu tuổi– giới tính khu vực thành thị và nông thôn đều có chênh lệch về giới, tỷ số giới tính của khu vực thành thị là 100% cao hơn tỷ số giới tính của khu vực nông thôn (98.38%). Khu vực thành thị có tỷ lệ nam giới cao hơn hẳn so với khu vực nông thôn. Tuy nhiên ở từng nhóm tuổi cũng khác nhau có sự khác nhau về cơ cấu giới tính. Độ tuổi Thành thị Nông thôn Nam Nữ Nam Nữ 0 31,821 27,541 49,925 34,162 1-4 111,137 92,160 146,187 124,050 5-9 125,803 101,770 168,102 157,866 10-14 93,243 79,786 130,396 124,828 15-17 57,148 50,525 79,877 77,382 18-19 42,378 40,989 63,628 80,773 20-24 103,778 123,952 188,582 178,164 25-29 112,812 123,452 165,936 160,709 30-34 121,895 127,946 151,255 148,842 35-39 108,251 112,019 130,153 124,624 40-44 100,905 102,286 133,877 129,229 45-49 84,342 83,438 118,972 124,398 50-54 118,285 113,827 124,205 123,078 55-59 94,314 88,481 99,725 112,230 60-64 61,772 72,343 66,001 78,543 48 65-69 41,981 50,491 42,495 48,879 70-74 34,313 34,026 38,413 48,346 75-79 23,377 27,853 29,029 46,074 80-84 18,409 21,893 19,691 37,631 +85 7,979 18,743 10,655 29,567 Đơn vị: Người Nguồn: Số liệu chạy từ nguồn số liệu thống kê điều tra biến động dân số và nhà ở của Tổng cục Thống kê Hà Nội 1/4/2013 Bảng 2.4: Cơ cấu tuổi- giới tính dân số thành thị và nông thôn Hà Nội 1/4/2013 Ở trên bảng, các nhóm tuổi được bôi vàng là những nhóm tuổi dân số nam cao hơn dân số nữ. Ở khu vực thành thị, các nhóm tuổi từ 0-19 tuổi dân số nam đông hơn nữ, đặc biệt ở nhóm tuổi 1-9 tuổi, số nam sinh ra trong những năm gần đây ở các vùng thành thị Hà Nội khá cao. Các nhóm tuổi từ 54-59 và 70-74 dân số khu vực thành thị cũng có tỷ lệ nam cao hơn nữ. Còn ở khu vực nông thôn thì khác hơn, nhóm tuổi từ 0-17 có dân số nam cao hơn nữ, khác với khu vực thành thị nhóm tuổi từ 18-19 tuổi ở nông thôn, số nữa lại cao hơn nam rất nhiều. tiếp theo các nhóm tuổi từ 24-44 và 50-54 tuổi ở khu vực nông thôn lại có tỷ lệ nam cao hơn nữ. Lực lượng nam thanh niên trong độ tuổi lao động ở khu vực nông thôn Hà Nội 2013 là khá cao, điều này do đô thị hóa mở rộng ở Hà Nội trong những năm gần đây, rất nhiều nhà máy, khu công nghiệp mọc lên ở khu vực ngoại thành Hà Nội thu hút lực lượng lớn lao động đến định cư. 49 Cơ cấu tuổi dân số Hà Nội năm 2009 và năm 2013 Đơn vị: % Nguồn: Tổng điều tra dân số, nhà ở 2009 và số liệu chạy từ điều tra biến động dân số và nhà ở 1/4/2013 của Tổng Cục Thống Kê Biểu đồ 2.10: So sánh tháp tuổi dân số Hà Nội năm 2009 và năm 2013 So sánh tháp tuổi dân số Hà Nội năm 2009 và năm 2013 ta thấy ở 3 thanh cuối cùng của đáy tháp biểu thị cho nhóm tuổi 0, nhóm tuổi từ 1-4 tuổi và nhóm tuổi từ 5-9 tuổi của năm 2013 gần phủ kín cả năm 2009, sự “nở ra” ở những thanh đáy tháp này điều này cho thấy đang có sự gia tăng mức sinh từ năm 2009 đến năm 20013 ở Hà Nội. Tỷ lệ nhóm tuổi trẻ em trong cơ cấu tuổi của năm 2013 cao hơn hẳn năm 2009. So với năm 2009 thì tỷ lệ dân số nhóm tuổi từ 10-29 tuổi của năm 2013 đều giảm đi. Đặc biệt, có thể dễ dàng nhìn thấy ở 2 nhóm tuổi 20-24 tuổi và 25-29 tuổi là 2 nhóm tuổi có tỷ lệ dân số lớn nhất trong cơ cấu dân số Hà Nội cả năm 2009 và năm 2013, trong đó năm 2009 cao hơn năm 2013. 50 Nhóm tuổi 30-34 tuổi và nhóm tuổi 35-39 tuổi là 2 nhóm tuổi có nhiều biến động, có sự gia tăng tỷ lệ dân số của năm 2013 so với năm 2009, tuy nhiên chỉ tăng ở nhóm dân số nữ, nhóm dân số nam thì thấp hơn năm 2009. Nhóm tuổi 40-44 tuổi tỷ lệ dân số của năm 2013 lại tăng lên so với 2009, đánh dấu xu hướng già hóa dân số. Sang nhóm tuổi 45 -49 tuổi, tỷ lệ dân số năm 2013 giảm hơn so với năm 2009. Từ nhóm tuổi 50 – 80+ tuổi, nhóm dân số bước vào già hóa và dân số già 64-80+ tuổi, tỷ lệ dân số thuộc nhóm tuổi này năm 2013 tăng lên đáng kể so với năm 2009. Điều này chứng tỏ, sau 5 năm, dân số Hà Nội xu hướng già hóa dân số Hà Nội đang tăng và tuổi thọ trung bình của người dân cũng tăng lên đáng kể. Dân số 1/4/2009 Nhóm tuổi Tổng Nam Dân số 1/4/2013 Nữ Tổng Nam Nữ 856,613 742,162 Dân số (Nghìn người) 0-14 1,428,186 15-64 4,566,318 2,241,125 2,325,193 4,705,319 2,328,090 2.377.229 65 – 80+ Tổng 457,407 743,519 185,420 684,667 271,987 65 – 80+ 629,845 266,341 363,504 6,451,911 3,170,064 3,281,847 6,933,940 3,451,044 3.482,896 0-14 15-64 1,598,770 Tốc độ gia tăng dân số (%) Tổng 11.9 15.2 8.4 3.04 3.88 2.24 37.7 43.64 33.65 7.47 8.86 6.13 Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009 và số liệu chạy từ điều tra biến động dân số và nhà ở 1/4/2013 của tổng cục Thống Kê Bảng 2.5: Sự gia tăng dân số theo cơ cấu tuổi của Hà Nội năm 2009 và năm 2013 51 Bảng số liệu trên thể hiện rõ tốc độ gia tăng dân số Hà Nội từ năm 2009 đến năm 2013 theo cơ cấu nhóm tuổi. Trong đó nhóm tuổi già, từ 65 tuổi trở lên có tốc độ tăng rất cao, điều này cho ta thấy tuổi thọ của dân số Hà Nội đang tăng nhanh và xu hướng già hóa dân số rõ rệt, trong đó dân số nam tăng nhanh hơn so với dân số nữ. Điều này phần nào do, đến thời kỳ này dân số Việt Nam nói chung không còn ảnh hưởng bởi chiến tranh (đặc biệt nam giới) tuổi thọ trung bình tăng. Theo cách tính tỷ lệ người cao tuổi tổng cục thống kê: dân số từ 60 tuổi trở lên/chia cho tổng dân số nhân 100. Nếu tỷ lệ này dưới trên 10 và tiếp tục là dân số đang bắt đầu bước vào quá trình già hóa. Theo vậy, tỷ lệ người cao tuổi dân số Hà Nội năm 2009 là 9,83%, đến năm 2013 đã tăng lên 13.1 %, điều này cho thấy dân số Hà Nội đang bước vào giai đoạn già hóa. Nhóm tuổi trẻ em từ 0-14 tuổi cũng có sự gia tăng mạnh. Trong đó dân số nam tăng nhiều hơn so với dân số nữ. Hà Nội là địa phương có tỷ lệ sinh con trai lớn nhất cả nước. Ở nhóm tuổi lao động (nhóm tuổi không phụ thuộc) 15-64 tuổi, tuy vẫn chiếm phần đa trong cơ cấu dân số nhưng mức độ gia tăng dân số thấp hơn so với hai nhóm dân số phụ thuộc. Trong đó tỷ lệ gia tăng dân số nam cũng cao hơn so với nữ, điều này chứng tỏ ở thời điểm hiện tại dân số Hà Nội vẫn đang có lợi thế “cơ cấu dân số vàng”. Tỷ số phụ thuộc của dân số Hà Nội năm 2009 là 43,26% đến năm 2013 tăng lên là 47,36%. Khi “Tỷ số phụ thuộc” ở mức 50% trở xuống, tức là hai người trong độ tuổi lao động mới phải “gánh” một hoặc ít hơn một người ăn theo, người ta nói rằng,đây là cơ cấu dân số “vàng”. Với tốc độ chuyển biến như hiện nay, trong tương lai cơ cấu dân số Hà Nội sẽ có nhiều thay đổi mạnh sau 10 năm tổng điều tra dân số. 52 Tiểu kết: Tháp dân số Hà Nội năm 2009 có hình dạng gần giống hình tam giác, nhưng dân số trong độ tuổi 20-29 chiếm đa số so với các độ tuổi khác. Đến năm 2013 tháp dân số Hà Nội đã có nhiều biến đổi số người trong độ tuổi 20-29 tuổi tuy vẫn chiếm phần lớn nhưng tỷ lệ đã ít hơn nhiều so với năm 2009, thay vào đó số người trong độ tuổi 50 trở lên bắt đầu gia tăng đáng kể. Xu hướng già hóa gia tăng. Bên cạnh đó, tỷ lệ dân số độ tuổi trẻ em 0-9 tuổi cũng tăng lên. Trong tương lai, nhóm dân số phụ thuộc (người già và trẻ em) của Hà Nội sẽ tăng. Nhóm tuổi ở độ tuổi lao động thì có nhiều biến đổi, bởi bên cạnh những biến đổi tự nhiên, Hà Nội là thủ đô của cả nước, trung tâm kinh tế -văn hóa chính trị lớn, thành phố đang có tốc độ đô thị hóa mạnh, thủ đô được mở rộng, các nhà máy, khu công nghiệp mọc lên rất nhiều là những điều kiện thu hút nhập cư tăng. Đấy là những yếu tố đã, đang và sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến biến đổi cơ cấu dân số Hà Nội. 2.2.2.Cơ cấu giới tính dân số. Cơ cấu dân số theo giới tính biểu thị khả năng tương quan giữa giới nam và giới nữ hoặc so với tổng số dân. Cơ cấu này ảnh hưởng đến sự phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội và sự hoạch định chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của các quốc gia, đồng thời nói lên vị thế, vai trò của mỗi giới đối với xã hội. Cơ cấu dân số theo giới tính được đo bằng tỷ số giới tính, được định nghĩa là số lượng nam giới trên 100 nữ giới. 53 Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 2013 và tính toán của tác giả Biểu đồ 2.11: Tỷ số giới tính Hà Nội từ năm 2005-2013 (%) Tỷ số giới tính của toàn bộ dân số nước ta từ trước đến nay luôn nhỏ hơn 100. Ngoài nguyên nhân chủ yếu (nam giới có mức tử vong cao hơn nữ giới). Còn xét trong địa phương nghiên cứu, tỷ số giới tính của Hà Nội cũng luôn nhỏ hơn 100. Tuy nhiên tỷ số giới tính luôn có xu hướng tăng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tỷ số giới tính tăng liên tục, một trong những nguyên nhân chủ yếu là tình trạng phân biệt giới. Việt Nam không phải là quốc gia đầu tiên đối mặt với vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh nhưng sự thật đây là một thách thức rõ ràng và ngày càng tăng lên. Hiện nay, toàn châu Á đang thiếu hụt khoảng 117 triệu phụ nữ do mất cân bằng giới tính khi sinh. có một bằng chứng cụ thể ở châu Á và Việt Nam cho thấy, mất cân bằng giới tính khi sinh chủ yếu là do việc lựa chọn giới tính trước khi sinh, do những quan niệm có từ lâu đời về việc ưa thích con trai và đánh giá thấp giá trị trẻ em gái. Những quan niệm này đã tạo nên áp lực to lớn về việc phải sinh được con trai đối với phụ nữ và cuối cùng ảnh hưởng tới địa vị kinh tế - xã hội, đời sống sinh sản cũng như sức khỏe và sự sinh tồn của họ. 54 Nguồn: Niên giám Thống kê Hà Nội 2013 và tính toán của tác giả Biểu đồ 2.12: Tỷ lệ tăng dân số theo giới tính của Hà Nội từ năm 2006năm 2013(%) Nhìn vào biểu đồ này ta thấy rõ, tỷ lệ nam nữ trong cơ cấu dân số Hà Nội có sự gia tăng qua mỗi năm nhưng mức độ không đồng đều. Mốc năm 2008, năm Hà Nội mở rộng, dân số nam và nữ đều tăng nhiều. Đến năm 2009 tỷ lệ dân số nam vẫn tăng nhiều trong khi dân số nữ thì tăng ít hơn. Sang năm 2010 thì ngược lại tỷ lệ dân số nam tăng rất ít so với năm trước đó (0.9%), trong khi tỷ lệ dân sô nữ lại tăng lên mạnh (3.4%) so với trước đó. Bước sang năm 2011 tỷ lệ dân số nam lại tăng lên mạnh trong khi tỷ lệ dân số nữ giảm đáng kể. Đến năm 2012 và năm 2013 nhìn chung tỷ lệ gia tăng dân số cả nam và nữ ở mức độ tương đôi ngang nhau và có sự bình ổn hơn trong hai năm. Nguyên nhân của những biến đổi tỷ lệ tăng dân số nam và nữ này của Hà Nội được quy định bởi cơ cấu giới tính khi sinh và và tử. Tuy nhiên, đối với địa phương, với vị trí là thủ đô, trung tâm kinh tế chính trị của cả nước và là nơi đang có quá trình đô thị hóa mạnh mẽ và mở rộng trong những năm gần đây thì một lý do không kém phần quan trọng làm biến đổi cơ cấu giới tính chính 55 là sự di cư cùng những chính sách phát triển thủ đô, chính sách về dân số kế hoạch hóa gia đình… Biến đổi cơ cấu giới tính Hà Nội qua các năm theo khu vực Khu vực thành thị (nội thành): Sau quyết định mở rộng đô thị Hà Nội từ 2008, khu vực thành thị Hà Nội bao gồm 12 quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Long Biên, Thanh Xuân, Hà Đông, Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm. Nguồn: Niên giám Thống kê Hà Nội 2013 và tính toán của tác giả Biểu đồ 2.13: Cơ cấu giới tính khu vực nội thành Hà Nội qua các năm Nhìn chung ở khu vực nội thành, cơ cấu giới tính dân số Hà Nội không khác với cơ cấu chung của cả nước, vẫn là dân số nữ nhiều hơn dân số nam, nhưng tỷ lệ chênh lệch nhỏ từ 1-2% và luôn có sự biến động của các năm, lúc tăng lúc giảm. Năm 2009 cơ cấu giới tính dân số ở khu vực nội thành gần chỉ chênh lệch ít 1.94 % thì đến năm 2013 có sự biến động mạnh, cơ cấu dân số nữ cao hơn cơ cấu dân số nam 2.26%. Sự biến động cơ cấu giới tính được quy định bởi nhiểu yếu tố như cơ cấu giới tính khi sinh và di dân. 56 Khu vực nông thôn: gồm17 huyện: Đông Anh, Sóc Sơn, Gia Lâm, Thanh Trì, Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, ứng Hòa, Mê Linh và 1 thị xã Sơn Tây. Nguồn: Niêm Giám thống kê Hà Nội 2013 và tính toán của tác giả Biểu đồ 2.14: Cơ cấu giới tính khu vực nông thôn Hà Nội qua các năm Cơ cấu giới tính khu vực nông thôn Hà Nội từ 2009 -2013 cũng mang nhiều đặc trưng của cơ cấu giới tính Việt Nam, tỷ số nữ nhiều hơn nam. Tuy nhiên có sự chênh lệch hơn hơn so với khu vực nội đô. Năm 2009 tỷ số chênh lệch giới tính ở khu vực nông thôn Hà Nội là 1.58%. Đến 2013 tỷ số chênh lệch giới tính ở khu vực nông thôn Hà Nội tăng lên là 2.14%. So sánh cơ cấu giới tính của vùng nông thôn và thành thị Hà Nội những năm qua ta thấy, về điểm chung cả cơ cấu giới tính Hà Nội vẫn có sự chênh lệch, nam nhiều hơn nữ. Và sự chênh lệch giới tính ở vùng nông thôn có xu hướng cao hơn so với vùng nội đô. Tuy nhiên biến đổi qua từng năm. Đặc 57 biệt năm 2010 khoảng cách chệnh lệch giới tính nữ so với nam ở cả hai khu vực địa lý đều khá cao. Đến năm 2011 và năm 2012 cơ cấu giới tính Hà Nội có xu hướng hướng tới cân bằng, khoảng cách chênh lệch nữ/ nam thấp dần. Tiểu kết: Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào trong sự tồn tại của nó cũng chịu tác động hai chiều khác nhau của các sự vật, hiện tượng khác. Bởi vậy, không có sự vật, hiện tượng nào đứng im mà nó luôn luôn vận động và phát triển theo chu kỳ của nó. Vấn đề chênh lệch giới tính cũng thế, theo thời gian và không gian tỷ số giới tính thay đổi khác nhau trong mối quan hệ của nó. Như chúng ta đã biết, giới tính được cấu thành bởi hai bộ phần nam và nữ, chênh lệch xảy ra khi có sự biến đổi khác nhau giữa hai bộ phận này trong đầu ra, đầu vào và bản thân quá trình phát triển của nó trên một phạm vi lãnh thổ nhất định. Nguyên nhân ảnh hưởng làm biến đổi tỷ số giới tính trước hết đó là đầu vào tức là số trẻ sơ sinh, thứ 2 là trong quá trình phát triển của bản thân nó – di cư, thứ 3 là đầu ra – tỷ số tử vong. Nói rõ hơn là sự khác biệt về cơ cấu giới tính của trẻ sơ sinh, của dòng di cư và của mức tử vong hàng năm. Bên cạnh đó là do các nhân tố kinh tế – xã hội. Nhìn chung, tỷ số giới tính ở các nước đang phát triển thường cao hơn ở các nước phát triển. Di cư có thể có vai trò lớn tác động đến cơ cấu giới tính của dân số khi tỷ suất di cư thuần lớn và khá khác biệt giữa nam và nữ. Sự mất cân bằng giới tính khi sinh do hiện tượng chọn lựa giới tính của thai nhi và trẻ em cũng làm cho tỷ số giới tính của dân số một số nước tăng lên một cách bất bình thường. Số liệu về cơ cấu dân số theo giới tính có ý nghĩa quan trọng trong phân tích thống kê quá trình tái sản xuất dân số nói chung và phân tích từng hiện tượng sinh,chết, hôn nhân và di cư nói riêng. Mặt khác, đây còn là cơ sở để phân tích mối quan hệ giữa dân số với các vấn đề kinh tế - xã hội khác như quản lý và sử dụng lao động,lập kế hoạch phát triển kinh tế. 58 2.2.3. Cơ cấu nghề nghiệp dân số Cơ cấu nghề nghiệp dân số chịu ảnh hưởng nhiều của cơ cấu tuổi và cơ cấu giới tính dân số của địa phương. Thủ đô Hà Nội có một cơ cấu dân số trẻ nên số lượng dân số ở độ tuổi lao động khá lớn. Trong cơ cấu nghề nghiệp dân số chủ yếu người ta xét đến tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là một trong những chỉ báo chung nhất đo mức độ tham gia lực lượng lao động của dân số. Nó được xác định bằng tỷ lệ những người tham gia lực lượng lao động trong dân số từ 15 tuổi trở lên. Theo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 2009, năm 2009, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số Hà Nội như sau: Hà Nội Đô thị Nông thôn Chung Nam Nữ Chung Nam Nữ Chung Nam Nữ 3.288.470 1.646.599 1.641.871 1.187.907 607.697 580.210 2.100.563 1.038.902 1.061.661 108.061 61.943 46.118 54.119 30.127 23.992 53.942 31.816 22.126 1.557.394 678.923 878.471 832.995 357.722 475.233 724.439 321.201 403.238 14.003 8.522 5.481 3.825 1.924 1.901 10.178 6.958 3.580 Làm việc Thất nghiệp Không hoạt động kinh tế Không xác định Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 Bảng 2.6: Dân số Hà Nội từ 15 tuổi trở lên theo tình trạng hoạt động kinh tế, giới tính và nông thôn, đô thị (người), 2009 59 Tỷ lệ thất nghiệp trong dân số Hà Nội từ 15 tuổi trở lên năm 2009 là 2,17% trong tổng số 4.967.928 người từ 15 tuổi trở lên, trong đó nam giới chiếm 57,3%, nữ 42,7%. Xét theo vùng cư trú, số người thất nghiệp ở đô thị nhỉnh hơn nông thôn (50,08% và 49,92%). Theo giới tính, tỷ lệ nam giới thất nghiệp chiếm 55,7% số người thất nghiệp ở đô thị, và ở nông thôn tỷ lệ nam giới thất nghiệp chiếm 58,9% số người thất nghiệp ở nông thôn. Số người không hoạt động kinh tế chiếm 31,3% tổng số người từ 15 tuổi trở lên. Tỷ lệ này ở đô thị nhiều hơn ở nông thôn, và phụ nữ chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới trong dân số không hoạt động kinh tế (56,4% và 43,6%), theo vùng nông thôn và đô thị, tỷ lệ nữ không hoạt động kinh tế cũng luôn cao hơn nam giới: nông thôn (55,7% nữ so với 44,3% nam giới) và đô thị tỷ lệ tương ứng là 57,05% và 52,95%. Xem xét cơ cấu việc làm theo nghề nghiệp cho chúng ta hiểu được sự đa dạng của loại hình việc làm đồng thời hình dung được trình độ chuyên môn kỹ thuật tương ứng với các loại hình công việc. Năm 2009, cơ cấu việc làm theo nghề nghiệp của Hà Nội như sau: Nghề nghiệp Hà Nội Đô thị Nông thôn Lãnh đạo 49.617 39.391 10.226 Chuyên môn kỹ thuật bậc cao 445.702 359.728 85.975 Chuyên môn kỹ thuật bậc trung 149.955 80.601 69.353 Nhân viên 75.205 51.191 24.014 Dịch vụ cá nhân, bảo vệ, bán hàng 530.695 294.391 236.305 Nghề trong nông, lâm và ngư 21.747 4.094 17.6531 1 Theo số liệu này, chỉ có 0,67% dân số Hà Nội từ 15 tuổi trở lên đang làm việc có liên quan đến nông nghiệp. Một tỷ lệ quá thấp so với khoảng 2,5 triệu người Hà Nội đang sinh sống nhờ vào nông nghiệp. Điều này có thể liên quan đến chọn mẫu điều tra, số liệu trên phạm vi cả nước, cũng chỉ có 8,8 triệu người làm nghề nông lâm, ngư nghiệp trên tổng số 47,68 triệu người từ 15 tuổi trở lên đang làm việc, chỉ chiếm 18,5% mà thôi. Trong khi đó 70% dân số sống ở nông thôn với 69,45 triệu và có khoảng hai phần ba dân số phụ thuộc vào nông nghiệp như là một nguồn lao động và sinh kế chính. 60 nghiệp Thợ thủ công và các thợ khác có 553.537 128.431 425.106 250.247 121.468 128.799 Nghề đơn giản 1.211.763 108.612 1.103.151 Tổng 3.288.470 1.187.907 2.100.563 liên quan Thợ lắp ráp và vận hành máy móc, thiết bị Nguồn: tác giả tính toán dựa trên số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009 Bảng 2.7: Dân số Hà Nội từ 15 tuổi trở lên đang làm việc chia theo nghề nghiệp, nông thôn và đô thị (người) Bảng trên cho thấy, cơ cấu nghề nghiệp trong dân số từ 15 tuổi trở lên đang làm việc ở Hà Nội với khu vực đô thị chiếm tỷ lệ cao những người làm các nghề như: lãnh đạo (79,4%), nghề chuyên môn kỹ thuật bậc cao (80,7%), chuyên môn kỹ thuật bậc trung (53,8%), dịch vụ cá nhân, bảo vệ, bán hàng (55,5%). Trong khi đó, khu vực nông thôn đa số làm các nghề trong nông, lâm và ngư nghiệp (81,2%), thợ thủ công và các thợ khác có liên quan (76,8%), thợ lắp ráp và vận hành máy móc, thiết bị (51,4%) và nghề đơn giản (91%). Phân tích cơ cấu nghề nghiệp theo nông thôn và đô thị ở Hà Nội không chỉ thấy được đặc điểm nghề nghiệp gắn với nông thôn (nông nghiệp, nghề thủ công) mà còn thể hiện rõ sự khác biệt và khoảng cách về trình độ chuyên môn kỹ thuật giữa đô thị và nông thôn ở Hà Nội. Với sự tương phản đến cao độ về cơ cấu nghề nghiệp theo trình độ chuyên môn kỹ thuật: 81% chuyên môn kỹ thuật bậc cao ở đô thị so với 91% lao động giản đơn ở nông thôn. Bên cạnh đó, cơ cấu nghề nghiệp cũng phản ánh cấu trúc quyền lực/cơ cấu chính trị: đa số những người lãnh đạo, có quyền ra quyết định đều tập trung ở các đô 61 thị (79,4%), có nghĩa cứ 5 người làm lãnh đạo ở Hà Nội thì có 4 người sống ở khu vực đô thị. Sự tập trung phần lớn các nhà lãnh đạo và chuyên môn kỹ thuật cao ở Hà Nội vì Hà Nội là thủ đô, trung tâm chính trị, kinh tế và khoa học của cả nước, nơi có nhiều trường cao đẳng, đại học và các viện nghiên cứu hàng đầu của Việt Nam. Phân tích cơ cấu lao động việc làm theo ngành kinh tế sẽ cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tỷ trọng LĐ trong Tỷ trọng LĐ trong Tỷ trọng LĐ ngành nông, lâm ngành công nghiệp trong ngành nghiệp và thuỷ sản và xây dựng dịch vụ Cả nước 51,9 21,6 26,5 Thành thị 13,4 32,0 54,6 Nông thôn 66,4 17,6 16,0 Vùng ĐBsông Hồng Hà Nội 45,8 26,7 27,6 31,4 27,7 40,9 Nguồn: tác giả tính toán dựa trên số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009 Bảng 2.8: Cơ cấu lao động đang làm việc trong độ tuổi phân theo ngành kinh tế (%) Số liệu cho thấy ở vùng đồng bằng sông Hồng, tỷ trọng lao động có việc làm theo khu vực kinh tế là: nông nghiệp (45,8%), công nghiệp và xây dựng (26,7%) và dịch vụ (27,6%). Là một địa phương thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, Hà Nội có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhanh hơn nhiều tỉnh, thành phố khác. Chỉ có 31% dân số trong độ tuổi lao động đang làm việc liên quan đến nông nghiệp, 41% làm việc trong ngành dịch vụ, nhiều hơn 1,48 lần so với vùng đồng bằng sông 62 Hồng và hơn 1,54 lần so với cả nước. Trong khi đó, lao động trong ngành nông nghiệp ở Hà Nội chỉ bằng 68,5% của vùng đồng bằng sông Hồng, và bằng 60,5% so với cả nước. Đây là một minh chứng cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu lao động - nghề nghiệp của Hà Nội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá rất rõ. Cơ cấu nghề nghiệp dân số Hà Nội 2013 Năm 2013 dân số dân trong độ tuổi từ 15 tuổi trở lên của Hà Nội là là 5.335.165 người trong đó có hơn 3,6 triệu người đang hoạt động kinh tế tăng gần 350 nghìn người so với năm 2009 là (3.288.470 người). Còn lại là số người thất nghiệp, thiếu việc làm và không hoạt động kinh tế theo bảng dưới. Đơn vị: Nghìn người Hà Nội Chung Nam Thành thị Nữ Số người 16,6 12,4 thiếu việc 29,0 làm Số người 136,1 97,8 38,3 thất nghiệp Số người không hoạt 1539,3 639,1 900,3 động kinh tế Chung Nam Nông thôn Nữ Chung Nam Nữ 4,4 2,1 2,3 24,6 14,5 10,1 102,0 74,6 27,5 34,1 23,2 10,8 849,5 354,0 495,5 689,8 285,1 404,7 Nguồn: Điều tra lao động – việc làm, Tổng cục thống kê Bảng: 2.9. Số người thiếu việc làm, thất nghiệp và không hoạt động kinh tế từ 15 tuổi trở lên ở Hà Nội tính đến 1/1/2014 Theo bảng trên trên ta thấy tỷ lệ thất nghiệp dân số Hà Nội năm 2013 là 2,5% trên tổng dân số từ 15 tuổi trở lên của Hà Nội là 5.335.165 người. So với năm 2009 tỷ lệ thất nghiệp ở Hà Nội tăng lên đáng kể. Trong đó, số người thất nghiệp nam cao gấp 2 lần so với nữ giới. Và số người thất nghiệp ở thành thị nhiều gấp 3 lần so với nông thôn. 63 Số người thiếu việc làm ở Hà Nội năm 2013 là 0.54 % trong tổng số dân số Hà Nội từ 15 tuổi trở lên. Trong đó, số người thiếu việc làm ở nông thôn cao hơn nhiều lần so với ở thành thị. Tuy nhiên có sự khác biệt về giới tính của số người thiếu việc làm ở nông thôn và thành thị. Ở khu vực nông thôn, số nam giới thiếu việc làm cao hơn 0,5 lần so với nữ giới. Còn ở thành thị, số nam giới thiếu việc làm lại ít hơn ở nữ giới. Điều này do đặc điểm kinh tế vùng nông thôn và thành thị. Ở nông thôn, kinh tế nông nghiệp chiếm ưu thế mà đặc điểm của nông nghiệp thì có nhiều thời gian nông nhàn, và người phụ nữ ở nông thôn làm các công việc đồng áng là chủ yếu. Số người không hoạt động kinh tế ở Hà Nội năm 2013 là 28,85% trong tổng số dân từ 15 tuổi trở ở Hà Nội. So với năm 2009 số người không hoạt động kinh tế ở Hà Nội có xu hướng giảm. Trong đó số nữ giới không hoạt động kinh tế cao hơn số nam giới và số người không hoạt động kinh tế ở thành thị cao hơn ở nông thôn. Điều này, là do số người già công nhân viên chức ở khu vực thành thị Hà Nội ở độ tuổi nghỉ hưu không tham gia các hoạt động kinh tế, khác với đặc trưng ở nông thôn. Một trong những tiêu chí quan trọng trong phân tích cơ cấu nghề nghiệp dân số là cơ cấu theo ngành nghề lao động. Năm 2013 Hà Nội có 28,5% "Lao động giản đơn". Các nhóm nghề cơ bản khác bao gồm "Dịch vụ cá nhân, bảo vệ và bán hàng" chiếm 20,9 % và "Thợ thủ công và các thợ khác có liên quan" chiếm 18,4%. Ngược lại, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật bậc trung chiếm 16,0 %. Hà Nội Thành Thị Chung Nam Nông thôn Chung Nam Nữ Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100 100 1.Nhà lãnh đạo 1,7 2,6, 0,8 3,6 5,3 3,1 0,5 0,9 0,2 64 Nữ Chung Nam Nữ 2.CMTK bậc cao 3.CMKT bậc trung 4.Nhân viên 5.Dịch vụ cá nhân, bảo vệ và bán hàng 6.Nghề trong NôngLâm-Ngư nghiệp 7.Thủ công nghiệp và các thợ khác có lien quan 8.Thợ lắp ráp và vận hành máy móc thiết bị 9.Nghề đơn giản 16,0 15,6 16,4 33,8 32,7 35,1 5,0 4,7 5,4 3,7 3,3 4,1 4,8 4,7 5,0 3,0 2,4 3,6 2,7 2,8 2,6 4,2 4,1 4,4 1,7 2,0 1,5 20,9 17,0 25,0 27,5 20,9 34,6 16,9 14,5 19,2 0,6 0,7 0,5 0,2 0,2 0,2 0,8 1,0 0,7 18,4 24,6 12,0 8,7 11,5 5,6 24,4 33,0 15,7 7,5 10,6 4,3 8,2 13,1 3,0 7,0 9,1 5,0 28,5 22,7 34,4 8,8 7,4 10,3 40,6 32,5 48,7 Nguồn: Điều tra lao động – việc làm, Tổng cục thống kê Bảng 2.10. Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên chia theo nghề nghiệp năm 2013 Do đặc trưng vị trí là thủ đô trung tâm kinh tế văn hóa- giáo dục của cả nước nên tỷ lệ các ngành lãnh đạo và chuyên môn kỹ thuật bậc cao ở Hà Nội hơn hẳn các vùng khác. Và cũng có sự chênh lệch rõ rệt giữa vùng thành thị và nông thôn Hà Nội. Tiếp đó là nghề dịch vụ cá nhân, bảo vệ và bán hàng. Ngành này cũng có tỷ lệ cao hơn ở khu vực thành thị so với nông thôn, trong 65 cơ cấu nghề nghiệp dân số Hà Nội 15 tuổi trở lên ở thành thị nghề này chiếm 27,5 % trong khi ở nông thôn là 16,9 %. Ở vùng nông thôn Hà Nội thì lao động đơn giản và thủ công nghiệp chiếm ưu thế, trong đó lao động đơn giản chiếm 40,6%. So với năm 2009 có sự chuyển biến nghề nghiệp trong cơ cấu nghề của dân số Hà Nội. Số lao động làm việc trong nông – lâm – ngư nghiệp có xu hướng giảm hơn, năm 2009 là 0.67 % đến năm 2013 còn 0,6 %. Số lao động làm các nghề dịch vụ thương mại tăng lên. Những phân tích cơ cấu lao động việc làm theo ngành kinh tế tiếp theo sẽ cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Hà Nội. Cùng với tốc độ đô thị hóa ngày một tăng ở Hà Nội thì sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là mộtchủ trương lớn của Đảng và Nhà nước quá trình này tất yếu làm thay đổi tỷ trọng lao động trong các ngành kinh tế. Đơn vị : % Cả nước Vùng ĐBsông Hồng Hà Nội Tỷ trọng LĐ trong Tỷ trọng LĐ trong Tỷ trọng LĐ ngành nông, lâm ngành công nghiệp trong ngành nghiệp và thuỷ sản và xây dựng dịch vụ 46,8 21,2 32,0 41,7 29.8 28,5 24,3 28,2 47,5 Nguồn: Điều tra lao động – việc làm, Tổng cục thống kê Bảng 2.11: Cơ cấu lao động đang làm việc trong độ tuổi phân theo ngành kinh tế (%) năm 2013 Năm 2013, khu vực "Nông, lâm, thuỷ sản" ở Hà Nội chiếm 24,3 lao động, giảm 7.1 % so với năm 2009. Khu vực "Công nghiệp và xây dựng" tăng 66 từ 0,8 % so với năm 2009. Trong khi đó khu "Dịch vụ" tăng từ 40,9% năm 2009 lên tới 47,5%. So với vùng đồng bằng sông Hồng, cơ cấu kinh tế của Hà Nội hoàn toàn khác, các ngành dịch vụ chiếm ưu thế hơn hẳn. Tiểu kết: Dưới ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa và sự biến đổi cơ cấu tuổi , cơ cấu giới tính dân số Hà Nội, cơ cấu nghề nghiệp của dân số Hà Nội cũng có nhiều chuyển biến, lao động trong các nghề nông nghiệp sang chuyển sang các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ, đặc biệt là ngành dịch vụ. Quá chuyển đổi nghề nghiệp không chỉ đơn thuần chuyển từ ngành nghề này sang ngành khác của người dân mà còn làm thay đổi cơ cấu của trong từng ngành, giúp cho các ngành phù hợp với cơ chế hiện nay. Dưới những biến đổi của cơ cấu nghề nghiệp, cơ chế thị trường tạo điều kiện để người lao động thỏa mãn nhu cầu tinh thần thông qua các hoạt động giải trí: xem tivi, đọc báo, nghe đài, chơi các môn thể thao, đi tham quan, du lịch, nâng cao đời sống cho người dân. 67 CHƯƠNG 3: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI BIẾN ĐỔI CƠ CẤU DÂN SỐ HÀ NỘI 3.1.Chính sách của Hà Nội về dân số kế hoạch hóa gia đình Hà Nội là thủ đô, trung tâm lớn của cả nước, chính vì thế mọi chính sách phát triển thành phố từ kinh tế, đến văn hóa, môi trường, xã hội và cả dân số đều là những nhân số hết sức quan trọng có tác động đến tình hình của Hà Nội cũng như cả nước. Như chúng ta đã biết, nhân tố con người là một trong những nhân tố quan trọng cho mọi sự phát triển. Các chính sách, chiến lược liên quan đến con người mà ở đây là dân số nói chung đều ảnh hướng rất lớn đến sự biến đổi của chính chủ thể của nó là dân số, sau đó những biến đổi về dân số sẽ ảnh hưởng và quy định rất nhiều những yếu tố khác biến đổi và phát triển theo. Và điều ngược lại cũng vậy. Trong những năm qua, cùng với quá trình phát kinh tế - xã hội triển thủ đô, Hà Nội cũng đang thực hiện nhiều chính sách về dân số. Cũng như các địa phương khác trong cả nước, công tác Dân số-kế hoạch hoá gia đình là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội. Hà Nội cũng tích cực thực hiện các chính sách về dân số kế hoạch hóa gia đình và pháp lệnh dân số năm 2003 và những sửa đổi Pháp Lệnh dân số năm 2008. Theo báo cáo “Kết quả thực hiện Pháp lệnh Dân số và biện pháp triển khai công tác dân số phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội tại Hà Nội” của Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ thành phố Hà Nội. Tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số (Hà Nội, ngày 24/9/2013). Rất nhiều thông điệp đã được phát ra nhằm vận động nhân dân tích cực tham gia, như: “Mỗi gia đình chỉ có 1 hoặc 2 con”; “Dù gái hay trai, chỉ 2 là đủ”. Có thể nói 68 các thông điệp này đã bắt đầy ăn sâu trong ý thức mỗi người dân, đã góp phần to lớn tạo nên sự chuyển biến mang tính bước ngoặt trong tư tưởng, nhận thức của người Việt Nam nói chung và người dân của Thủ đô Hà Nội nói riêng, chuyển từ mô hình sinh nhiều con sang mô hình sinh ít con và nâng cao chất lượng dân số. Chính vì vậy, đa số người dân Thủ đô đã đồng tình với quy định “Mỗi cặp vợ chồng có 1 hoặc 2 con”. Hà Nội là địa phương có tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh cao nhất cả nước, thực hiện chương trình nâng cao chất lượng dân số được đầu tư mạnh về nhân lực và vật lực trong những năm gần đây. Các loại dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng dân số như sàng lọc trước sinh, sơ sinh hay vận động tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân là những mô hình đã được triền khai mạnh mẽ ở Hà Nội, tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông tư vấn, vận động đối tượng, thực hiện quy trình sàng lọc trước sinh và sơ sinh tại 577 xã, phường, thị trấn của 29 quận/huyện toàn Hà Nội 3.2. Đô thị hóa Ở thế kỷ trước, thế kỷ 19 đối với các nước phát triển đã có lúc dân số thành thị giảm đi do chết nhiều hơn sinh, di dân đến các thành phố diễn ra chậm chạp do không có nhu cầu lao động. Ngày nay kinh tế phát triển, trong đó quá trình công nghiệp hóa đã thúc đẩy hình thức di dân này. Các kết quả nghiên cứu (Weller,1971) chỉ ra rằng nhiều thành phố ở Nam Mỹ di dân chiếm 75 -100% sự gia tăng dân số thành thị. Trong hầu hết các nước đang phát triển, đặc biệt là ở Nam Mỹ và châu Á do chênh lệch về mức sống lớn giữa thành thị và nông thôn (thành thị cao hơn nông thôn) đã làm tăng cường các yếu tố lực hút từ thành thị. Mặt khác, do thiếu những chính sách phát triển kinh tế- xã hội nhằm hạn chế tốc độ tăng dân số ở các vùng nông thôn, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, đã làm cho các yếu tố sức đẩy mạnh lên. Tốc độ tăng dân số nhanh tại các nước đông dân, điển hình là Ấn Độ, 69 Inđônêxia, Băngladesh, Pakistan, Braxin… Mặc dù đã có những thành công trong việc kiểm soát dân số như Trung Quốc, Việt Nam, nhưng phần lớn dân số lại ở nông thôn và đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, quá trình đô thị hoá vẫn diễn ra mạnh mẽ và phức tạp. Theo dự báo của Liên Hợp Quốc, bức tranh dân số thành thị có thể sẽ thay đổi lớn trong nửa đầu thế kỷ 21, với số lượng các thành phố lớn trên hai mươi triệu dân tập trung chủ yếu trong các nước đang phát triển. Theo đánh giá ở Ngân Hàng Thế Giới (WB) tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam đạt 3,4% năm và đa số tập trung trong và xung quanh Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Mặc dù tỷ lệ sinh ở nông thôn luôn cao hơn ở thành thị, nhưng do quá trình công nghiệp hóa, di dân từ nông thôn ra thành thị nên dân cư thành thị luôn tăng nhanh. Như đã nêu, những khác biệt giữa thành thị và nông thôn trong lĩnh vực dân số tồn tại ở hầu hết các nước. Yếu tố quan trọng làm nên sự khác biệt là trình độ học vấn ở thành thị cao hơn nông thôn, giao thông và thông tin liên lạc thuận tiện và hiệu quả hơn. Các vấn đề như mật độ dân số cao, đất đai và nhà ở, việc làm và thất nghiệp, tiền công và thu nhập, môi trường,... đều mang tính đặc thù. Người dân thành thị có tính linh hoạt cao, tư duy và lối sống cũng khác so với nông thôn. Tổng thể các yếu tố trên quyết định nhận thức, thái độ và hành vi dân số. Trong quá trình đô thị hóa, ngoài việc tích tụ dân cư để hình thành các thành phố mới, số dân thành thị tăng lên chủ yếu do mở rộng địa giới hành chính, tăng tự nhiên và một phần do di dân từ nông thôn ra thành thị dưới nhiều hình thức khác nhau. Bởi vậy, hành vi dân số bị chi phối trước hết bởi điều kiện sống của những người dân gốc. Lối sống thành thị ảnh hưởng lớn đến hành vi dân số, trước hết là hôn nhân, sinh đẻ và nuôi dạy con cái. Nhìn chung, tuổi kết hôn trung bình ở thành thị cao hơn ở nông thôn. Các đôi nam nữ kết hôn muộn sẽ rút 70 ngắn thời kỳ sống trong hôn nhân, khả năng sinh đẻ giảm đi. Tỷ lệ người sống độc thân và tỷ lệ ly hôn ở thành thị cũng cao hơn nhiều so với nông thôn. Ngoài ra, quan niệm sinh ít con và duy trì quy mô gia đình nhỏ cũng là các yếu tố quan trọng làm giảm mức sinh. Mức sinh và mức chết ở thành thị đều thấp hơn ở nông thôn nhờ hệ thống chăm sóc sức khoẻ ở thành phố có chất lượng cao hơn. Ở một số nước quá trình đô thị diễn ra nhanh, có hiện tượng khác biệt về cơ cấu tuổi và giới tính ở thành thị so với nông thôn. Tỷ số giới tính ở thành thị của các nước đang phát triển thường có xu hướng cao hơn so với ở nông thôn. Tình hình ngược lại ở các nước phát triển. Tỷ số giới tính cũng có thể khác nhau theo các nhóm tuổi giữa dân số thành thị và nông thôn, nhóm tuổi từ 20 -29 tuổi ở thành thị thường tỷ số giới tính cao hơn so với nông thôn. Hà Nội là thành phố đang bước vào công nghiệp hóa, đô thị hóa mạnh mẽ, đặc điểm dân số Hà Nội mang đặc trưng của dân số các thành phố đang phát triển. Đô thị hóa là kết quả của sự phát triển nói chung, cũng như quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng, là quá trình biến đổi xã hội nông nghiệp, nông thôn thành xã hội đô thị, công nghiệp. Do đó, đô thị hóa ảnh hưởng đến các điều kiện sống của dân cư theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực. Ảnh hưởng tích cực Trong điều kiện bình thường, quá trình đô thị hóa tạo ra những thế mạnh như đáp ứng nhu cầu lao động từ khu vực nông thôn cho thành thị, điều hoà tiền công và thu nhập, giảm sức ép về dân số, về đất đai để tạo tiền đề cho tập trung và tích tụ ruộng đất, phát triển nền nông nghiệp lớn, điện khí hóa và công nghiệp hoá nông thôn, giao thoa văn hoá, phát triển giáo dục 71 và y tế. Con người ban đầu thường thích sống trong trung tâm thành phố, nơi tập trung các dịch vụ đa dạng và thuận tiện. Tuy nhiên , cùng với sự phát triển của xã hội, mạng lưới dịch vụ được mở mang và chất lượng được nâng cao, phương tiện giao thông dễ dàng, cơ sở thông tin liên lạc nhanh chóng, nhà ở mới với thiết kế và tiện nghi phù hợp… người ta có xu hướng ở các khu vực mới xung quanh thành phố. Ảnh hưởng tiêu cực Tuy nhiên với tốc độ đô thị hóa ngày càng lớn trong các nước đang phát triển đã và đang tạo ra một số khó khăn, có ảnh hưởng đến môi trường và điều kiện sống ở thành thị. Trước hết, quá trình đô thị hóa gắn với việc hình thành các vành đai quanh đô thị. Điều này làm thay đổi nghề nghiệp của dân cư sinh sống tại khu vực này. Do bị mất đất canh tác người nông dân buộc phải tìm những nghề mới để làm việc. Một số người không có khả năng họ c những nghề mới nên đã trở thành những người không có việc làm. Khi sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích công nghiệp và dịch vụ, nhà nước và các nhà đầu tư đã trả cho nông dân tiền đền bù quyền sử dụng đất. Một số nông dân đã sử dụng tiền đền bù này vào v iệc đánh bạc và sử dụng ma túy. Điều này góp phần làm tăng tệ nạn xã hội. Ở các nước đang phát triển có dân số đông với tốc độ đô thị hóa nhanh thì tình hình ngược lại, xuất hiện cái gọi là "vành đai nghèo đói". Nghĩa là, do quán tính của di dân vào các thành phố, số lượng người đã vượt quá nhu cầu việc làm và dịch vụ, thêm vào đó là cơ cấu không phù hợp, các điều kiện sống cho số người dôi dư đã không được đảm bảo, họ làm các việc không ổn định với thu nhập thấp, thậm chí trái pháp luật, nơi ở tạm bợ, tạo nên các “xóm liều” và tệ nạn xã hội 72 3.3. Sự gia tăng tự nhiên và di cư 3.3.1. Gia tăng tự nhiên Trong những năm qua, Hà Nội là địa phương đi đầu cả nước trong thực hiện một số chỉ tiêu trong công tác Dân số kế hoạch hóa gia đình. Tốc độ gia tăng quy mô dân số đã được kiểm soát tuy nhiên vẫn có sự gia tăng. Đơn vị: %0 Nguồn: Niên giám Thống kê Hà Nội Biều đồ 3.1 : Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên Hà Nội qua các năm Trong những năm qua Hà Nội về cơ bản mức độ tăng dân số tự nhiên củ Hà Nội tương đối ổn định. Theo số liệu của điều tra biến động dân số và nhà ở tính đến 1/4/2013 quy mô dân số toàn thành phố là gần 70 triệu người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên toàn thành phố ổn định ở mức: 12,71%o (năm 2009) và đạt tỷ lệ 12,49%o (năm 2011) và năm 2012 tăng lên là 15,35%o, đến năm 2013 giảm xuống còn 12,28%. Toàn thành phố tiếp tục duy trì mức sinh thay thế (số con bình quân của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ - TFR) là 2,0. Trước năm 2008, Hà Nội (cũ) là 1,83 con/phụ nữ và của Hà Tây là 2,0 73 con/phụ nữ. Sau khi hợp nhất mức sinh của Hà Nội tiếp tục giảm từ 2,08 con năm 2009 và năm 2012 là 2,06 con.. Nhìn chung, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên của các cặp vợ chồng cũng có xu hướng giảm dần từ năm 2009 đến nay mặc dù trước khi có Pháp lệnh sửa đổi điều 10 của Pháp Lênh Dân Số năm 2003 được ban hành (2008), tỷ lệ sinh con thứ 3 của các cặp vợ chồng có xu hướng tăng nhẹ. So với các địa phương khác trên toàn quốc, tỷ lệ sinh phụ nữ sinh con từ thứ thứ 3 trở lên của Hà Nội thấp hơn nhiều và cũng thấp hơn so với mặt bằng chung của khu vực thành thị của cả nước (8,61% ở Hà Nội, 9,6% khu vực thành thị của cả nước và 14,2% của toàn quốc). Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh, các yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau, khó có thể tách riêng ảnh hưởng của từng yếu tố. Những yếu tố tự nhiên, sinh học Khả năng sinh sản chỉ có ở một nhóm tuổi nhất định (tuổi có khả năng sinh sản). Nơi nào có số phụ nữ trong tuổi có khả năng sinh sản cao (đặc biệt độ tuổi từ 20 đến 30) thì mức sinh cao và ngược lại. Dân số Hà Nội trong những năm 2009- 2013 tỷ lệ dân số trong độ tuổi kết khá cao, đặc biệt là dân số nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên tỷ lệ tăng dân số mặc dù đã có giảm dưới ảnh hưởng của các chính sách về dân số kế hoạch hóa gia đình nhưng vẫn có sự gia tăng đáng kể. Điều kiện tự nhiên của môi trường sống cũng ảnh hưởng đến mức sinh. Nơi nào có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển sinh sản thì nơi đó dân số tăng nhanh. -Phong tục tập quán và tâm lý xã hội Tập quán và tâm lý xã hội có tác động lớn đến mức sinh. Tập quán kết hôn sớm, muốn có nhiều con, thích con trai, có nếp có tẻ... là tập quán và tâm lý chung của xã hội cũ, những xã hội có trình độ kinh tế, văn hoá cổ truyền. 74 Việt Nam là một quốc gia châu Á có nền văn hoá truyền thống, trong đó tư tưởng Nho giáo đóng vai trò chủ đạo. Một trong những giá trị của Nho giáo là mô hình gia đình truyền thống, trong đó việc nối dõi tông đường, thờ phụng tổ tiên, phụng dưỡng cha mẹ là những giá trị nền tảng. Trong nền văn hoá đó, tâm lý ưa thích con trai trở lên mãnh liệt cho mỗi cá nhân, mỗi cặp vợ chồng, mỗi gia đình và mỗi dòng họ. Hệ thống an sinh xã hội cho người cao tuổi chưa phát triển, nhất là ở các khu vực nông thôn, nơi có tới 70% dân số đang sinh sống. Người già hầu hết không có lương hưu, hay trợ cấp xã hội, họ cần sự chăm sóc về y tế. Tất cả phụ thuộc vào khả năng phụng dưỡng của con cái, mà theo quan niệm của gia đình truyền thống, trách nhiệm đó chủ yếu thuộc về con trai. Người già vì thế sẽ cảm thấy lo lắng cho tương lai và bất an khi về già nếu không có con trai. Do nhu cầu phát triển kinh tế hộ gia đình: ở nhiều vùng nông thôn, các công việc nặng nhọc, đặc biệt là công việc trong các ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp, khai thác khoáng sản, đi biển đánh bắt thuỷ hải sản xa bờ đều đòi hỏi sức lao động cơ bắp của nam giới. Chính vì vậy, con trai vừa là trụ cột về tinh thần, vừa là trụ cột về kinh tế cho cả gia đình. Tất cả những điều đó đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi cá nhân, và trở thành một phần của nền văn hoá truyền thống Việt Nam. Ưa chuộng con trai chính là nguyên nhân gốc rễ của hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam. Bên cạnh đó, còn một nguyên nhân phụ trợ nữa dẫn tới mất cân bằng giới tính khi sinh là do những chuẩn mực xã hội mới như gia đình qui mô nhỏ cũng tạo áp lực giảm sinh, khi mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 1-2 con. Điều này dường như xung đột với giá trị văn hoá truyền thống là phải có con trai bằng mọi giá. Chính sự xung đột này đã tạo áp lực đối với các cặp vợ chồng: vừa mong muốn có ít con, lại mong muốn trong số đó phải có con trai. Đây là động lực 75 khiến các cặp vợ chồng tìm kiếm và sử dụng các dịch vụ lựa chọn giới tính trước sinh. Những tiến bộ trong y học, nhất là các kỹ thuật lựa chọn giới tính trước sinh đã trở thành như một “cứu cánh” đối với một số cặp vợ chồng để đáp ứng được cả 2 mục tiêu. Ngoài ra, những chính sách giải quyết các vấn đề liên quan đến bất bình đẳng giới chưa thật thỏa đáng cũng góp phần thúc đẩy một số phụ nữ chủ động tìm kiếm các dịch vụ lựa giới tính trước sinh. Ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển, xuất hiện những chuẩn mực mới như kết hôn muộn, gia đình nhỏ, nam nữ bình đẳng... dẫn đến mức sinh giảm. 3.3.2. Di cư Ngày nay, đã có rất nhiều các lý thuyết nghiên cứu về hiện tượng di dân. Di dân, hiểu theo nghĩa rộng là sự dịch chuyển bất kỳ của con người trong một không gian và thời gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú tạm thời hay vĩnh viễn. Hiểu theo nghĩa hẹp thì di dân là sự di chuyển dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này đến một đơn vị lãnh thổ khác, nhằm thiết lập nơi cư trú mới trong một không gian, thời gian nhất định. Về các nguyên nhân của hiện tượng di dân từ nông thôn ra thành thị có thể đưa ra hai nguyên nhân cơ bản sau: Thứ nhất, đó là nguyên nhân kinh tế: hầu hết các nhà kinh tế học, các nhà xã hội học đều nhất trí cho rằng hiện tượng di dân từ nông thôn ra thành thị có thể được giải thích chủ yếu bằng nguyên nhân kinh tế. Những nhân tố này bao gồm không chỉ bởi lực đẩy quen thuộc từ nơi xuất cư như: thiếu đất canh tác, thiếu việc làm, thu nhập thấp… mà còn bởi lực hút từ những nơi nhập cư: cơ hội việc làm có tính ổn định, thu nhập cao hơn so với nơi ở cũ… Các nghiên cứu đều cho thấy: tiền lương, thu nhập, việc làm, mức độ thất nghiệp… đều ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định di cư của người dân. Thứ hai, là nguyên nhân phi kinh tế, như: vấn đề chất lượng cuộc sống, 76 những người di dân muốn có cuộc sống tốt hơn thông qua cuộc sống ở thành thị, nơi có ánh đèn rực rỡ của thành phố, nơi đó có các phương tiện giao thông, phương tiện thông tin đại chúng… được hiện đại hóa, nơi có hệ thống giáo dục, y tế, dịch vụ phát triển; vấn đề về phong tục tập quán và các nhân tố xã hội khác cũng tác động sâu sắc tới quá trình di dân từ nông thôn ra thành thị, ví dụ như những người di dân muốn thoát khỏi những ràng buộc truyền thống, những phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu ở nông thôn; vấn đề đi học của con cái và đoàn tụ gia đình cũng là những lực hút của dòng di dân từ nông thôn ra thành thị. Trong những năm gần đây dòng người di cư từ nông thôn ra các thành phố lớn ngày càng mạnh mẽ, với tốc độ tăng nhanh, quy mô ngày một lớn đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, nó đã và đang tác động không nhỏ đến dân số, đời sống của người dân nơi di cư. Do đặc điểm nước ta là một nước nông nghiệp nước ta có những bước phát triển vượt bậc trong việc tăng năng suất và sản lượng, dẫn tới “dư thừa” lao động. Hơn 50% số di dân lâu dài và 90% di dân mùa vụ di chuyển đến các thành phố lớn vì nguyên nhân này. Đặc biệt là vùng đồng bằng sông Hồng “đất chật người đông”, thời gian dư thừa lao động chiếm tới 30%-40%, đồng thời mặt độ dân số đông, diện tích canh tác thì có hạn. Điều đó tất yếu dẫn đến việc một bộ phận người lao động phải ra đi tìm việc ở các thành phố lớn nhằm tăng thêm thu nhập và định cư tại nơi di cư. Sự khác biệt về tiền lương và thu nhập giữa các vùng, đặc biêt giữa nông thôn và thành thị là yếu tố thúc đẩy quá trình di dân tới đô thị. Họ chấp nhận những công việc nặng nhọc, vất vả để mưu sinh và để có tiền gửi về cho gia đình. Thứ hai, Hà Nội (cũng như thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị lớn khác) là miền đất hứa của nhiều người về môi trường giáo dục và đào tạo, có điều kiện y tế và chăm sóc sức khỏe, có đời sống văn hóa tinh thần cao hơn, có các phương tiện thông tin đại 77 chúng và các dịch vụ tiện ích khác… Họ đến đây để học tập, làm việc, mưu cầu một cuộc sống tốt đẹp hơn… sau đó lại kéo theo gia đình, người thân nhập cư để đoàn tụ. Một nguyên nhân không kém phần quan trọng đẩy nhanh tốc độ gia tăng dân số ở Hà Nội trong những năm qua, chính là sự gia tăng nhập cư. Dòng người di cư từ nông thôn ra các thành phố lớn ngày càng mạnh mẽ, với tốc độ tăng nhanh, quy mô ngày một lớn. Quá trình đô thị hóa mở rộng, Hà Nội sẽ tiếp tục chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, phát triển các ngành các lĩnh vực và sản phẩm công nghệ cao… Với những đặc điểm và lợi thế đó, Hà Nội thực sự là mảnh đất hấp dẫn dân nhập cư. Năm 2009 sau Hà Nội mở rộng thủ đô tỷ lệ dân nhập cư vào Hà Nội tăng khá cao 2.1‰ so với năm 2008, và tỷ lệ xuất cư cũng giảm mạnh còn một nửa so với năm trước đó từ 6.8‰ năm 2008 xuống còn 3.2‰ năm 2009. Đến năm 2012 tỷ lệ dân nhập cư giảm mạnh còn 6.1‰. và nhập cư là 3.3 ‰. Năm 2013 tỷ lệ dân nhập cư và xuất cư Hà Nội trở lại mức cân bằng chưa từng có trong những năm qua. Đơn vị :‰ Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Nhập cư 10.7 13.8 10.8 11.0 6.1 7.7 3.2 4.9 6.4 3.3 7.4 Xuất cư 6.8 Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội qua các năm Bảng 3.1: Tỷ suất dân nhập cư và xuất cư Hà Nội qua các năm Mấy năm qua dân số tăng tự nhiên của Hà Nội khoảng 10 vạn người/năm, tăng dân số cơ học khoảng 5 vạn người/năm. Đặc biệt trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, mức độ đô thị hóa của Hà Nội đang ra tăng nhanh chóng, Hà Nội đã xây 78 dựng hoàn chỉnh 9 khu công nghiệp và 11 cụm công nghiệp vừa và nhỏ. Nhiều sản phẩm công nghiệp, trong đó có một số sản phẩm mới của ngành công nghiệp điện tử, công nghiệp phần mềm, chế tạo khuôn mẫu… đã đứng vững trên thị trường. Thời gian tới, Hà Nội sẽ tiếp tục chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, phát triển các ngành các lĩnh vực và sản phẩm công nghệ cao… Với những đặc điểm và lợi thế đó, Hà Nội thực sự là mảnh đất hấp dẫn dân nhập cư. Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tỷ lệ tăng dân 0.59 0.66 0.68 0.73 0.81 1.08 1.36 1.31 1.43 1.55 số cơ học (%) Số 16,985 19,570 20,768 22,964 26,245 35,218 46,240 44,540 48,620 52,588 người Nguồn: Số liệu thống kê dân số Hà Nội qua các năm. Bảng 3.2. Tỷ lệ và số lượng người di cư đến Hà Nội qua các năm Từ bảng số liệu ta có thể thấy, quy mô và tốc độ của lượng người di dân vào Hà Nội qua các năm ngày càng tăng, chẳng hạn năm 2001 số người di cư vào Hà Nội là 16,985 người thì đến năm 2007 là 46,240 người và con số đó đã là 52,588 người vào năm 2010. Như vậy, xu thế chung trong những năm tới là số lượng người lao động ngoại tỉnh vào Hà Nội vẫn tăng lên một cách nhanh chóng. Hiện tượng này, nếu không có sự quản lý, điều tiết sẽ gây ra những vấn đề phức tạp trong đời sống kinh tế xã hội cho thủ đô trong những năm tới. Phân tích về cơ cấu dân cư và lao động di cư tới Hà Nội, thực tế đã cho thấy rằng, khoảng 85% người di dân là vào độ tuổi từ 15-29 tuổi, đặc biệt cao 79 nhất là ở độ tuổi từ 20-24 tuổi chiếm 37,14% và độ tuổi từ 15-19 tuổi chiếm 28,27% tiếp theo là độ tuổi 25-29 tuổi chiếm 10,88%. Như vậy, di dân chủ yếu là người trong độ tuổi lao động trẻ, khỏe, rất ít người trên 50 tuổi. Hiện tượng này có thể là do yêu cầu đối với lao động di cư, tính cạnh tranh trên thị trường lao động và một phần tâm lý người trẻ thường thích sống ở các thành phố. Nhìn về tổng thể thì nam có xu hướng di cư nhiều hơn đôi chút so với nữ. Tuy nhiên, nhìn vào từng nhóm tuổi thì nữ chiếm ưu thế hơn ở các nhóm tuổi trên 30; còn ở các nhóm tuổi dưới 30 số di dân nam nhiều hơn số di dân nữ. Sự gia tăng tỷ lệ nữ so với nam giới ở độ tuổi trên 30 trong số di dân có thể liên quan tới việc đoàn tụ gia đình cũng như sự phát triển nhanh chóng của các loại hình kinh tế dịch vụ…Qua đó, thu hút nhiều phụ nữ nông thôn về tìm việc làm và lập nghiệp ở Hà Nội. Về trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật thì có thể thấy rằng: trình độ học vấn của người di dân lâu dài tương đối khá, không hề thua kém với dân sở tại. Di dân tới Hà Nội chính là một trong những nguyên nhân trực tiếp làm biến đổi cơ cấu dân số Hà Nội trong những năm gần đây. 80 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Dân số luôn là vấn đề không chỉ có các nhà khoa học, các chuyên gia mà ngay cả các chính phủ, tổ chức kinh tế- xã hội đều rất quan tâm. Không chỉ ngày này mà đã từ rất lâu, không chỉ với nước ta mà tất cả các nước trên thế giới đều rất quan tâm. Sự quan tâm đó không chỉ vì sức ép của bùng nổ dân số mà cả vì sức mạnh của quốc gia, không chỉ quan tâm hạn chế mà con khuyến khích phát triển dân số. Bởi, dân số luôn luôn tồn tại với hai tư cách vừa là lực lượng sản xuất vừa là lực lượng tiêu dung. Vì vậy, những nghiên cứu về biến đối cơ cấu dân số có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế xã hội. Ảnh hưởng đó có thể là tích cực hay tiêu cực còn phụ thuộc vào thực trạng, xu hướng phát triển cũng như trình độ của mỗi địa phương từng thời kỳ. Như vậy trong vòng gần 5 năm sau ngày mở rộng đô thị hóa Hà Nội, tính theo mốc điều tra dân số 1/4/2009 và 1/4/2013 dân số Hà Nội sẽ tăng thêm hơn 482 nghìn người, cơ cấu dân số đang chuyển dịch theo hướng nhóm dân số trẻ đông đảo, nhóm dân số cao tuổi đang tăng và mất cân bằng giới tính khi sinh. Hà Nội cần phải có các chính sách phát triển kinh tế phù hợp để số người tăng thêm này không cản trở những tiến bộ của công cuộc phát triển kinh tế công nghiệp hóa, đô thị hóa, và giải quyết các vấn đề an sinh xã hội cho người già, tăng cường các sinh sách giảm thiểu nguy cơ mất cân bằng giới tính khi sinh đang tăng cao. Theo dự báo thì số lượng phụ nữ trong độ tuổi 25-49 tiếp tục tăng nhưng mức độ tăng đã giảm nhiều so với thập kỷ trước. Như vậy, nhu cầu về dịch vụ sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình vẫn gia tăng trong tương lai gần. Mặt khác, nhà nước sẽ có điều kiện đầu tư nhiều hơn nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình. Số lượng trẻ em (0-14 tuổi) sẽ tiếp tục tăng trong 5 năm năm tiếp theo của tổng điều tra 81 dân số 2019 do đó dịch vụ giáo dục và y tế cho thanh thiếu niên, lực lượng lao động trong tương lai cần tăng cường. Nhìn chung Hà Nội vẫn đang ở Kỷ nguyên “cơ cấu dân số vàng”. Đây chính là “cửa sổ cơ hội” với những đặc điểm nhân khẩu học thuận lợi nhất để hoàn thành quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Để có thể tận dụng cơ cấu dân số vàng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, cần hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới đòi hỏi lao động có chất lượng và năng suất cao. Muốn như vậy phải có những chính sách tăng cường đầu tư cho phát triển, đặc biệt là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ thông qua các chương trình y tế, giáo dục, đào tạo nghề hiện đại. Già hóa tuy chưa phải là vấn đề câp bách ở thời điểm hiện tại song cần phải quan tâm bởi số người từ 60 tuổi trở lên sẽ tăng rất nhanh trong thời gian tới. Đặc biệt ở Hà Nội, đô thị đất trật người đông vấn đề giải quyết các dịch vụ an sinh xã hội cho người già là một vấn đề không nhỏ. Vì vậy, nếu không có đủ các chính sách hỗ trợ thì họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Về mặt nhân khẩu học, không nên hạ mức sinh xuống mức quá thấp dẫn đến tỷ trọng người già tăng quá cao. Các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và hưu trí phải phù hợp với xu hướng dân số đang già đi, quy mô gia đình nhỏ lại, tỷ lệ sống độc thân, góa bụa, nhất là phụ nữ, ngày càng gia tăng. Nên có chiến lược xây dựng chương trình bảo hiểm xã hội hiện đại, có mức bao phủ rộng và bền vững trong cơ chế thị trường. Bên cạnh đó, cần có những chính sách nhằm tăng cường khả năng tự lực của người cao tuổi đồng thời cũng phải có những chính sách khuyến khích gia đình và cộng đồng có trách nhiệm chăm sóc người già. Cần có các biện pháp quyết liệt hơn để ngăn chặn tình trạng tỷ số giới tính khi sinh đang có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên, chúng ta không chỉ cần ngăn chặn mà còn phải chuẩn bị để chung sống với tình trạng này. Có lẽ kinh 82 nghiệm ở một nơi như Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc hay Ấn Độ là cần thiết để Việt Nam. Cần bổ sung những nghiên cứu chuyên sâu hơn về những vấn đề dân số và gia đình đang tồn tại, như vấn đề tảo hôn, bất bình đẳng nam nữ, hoặc mới xuất hiện như già hóa dân số, ly hôn/ly thân, kết hôn muộn, sống độc thân. Việc tìm hiểu mối liên hệ giữa các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội với những vấn đề này là rất cần thiết cho việc xây dựng chính sách thích hợp. Ngoài ra, nên có thêm những dự báo dân số chi tiết hơn, không chỉ cấp quốc gia mà cả cấp tỉnh, thành phố, để cung cấp thông tin cần thiết cho công tác lập kế hoạch và xây dựng chính sách trung và dài hạn, tận dụng tối đa tiềm năng dân số cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. 83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Andrei Simic’,1973, The peasant Urbanites: A study of rural-urban mobility in Serbia. New York: Seminar Press. 2.TS. Youngtae Cho,(2013), Bài học kinh nghiệm từ quá trình biến động nhân khẩu học ở Hàn Quốc, Kỷ yếu Hội thảo “ Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về giảm sinh” do Bộ KH&ĐT tổ chức, Hà Nội,ngày 27 tháng 3 năm 2013. 3. GS. TS Nguyễn Đình Cử. Hà Tuấn Anh. Thay đổi cấu trúc dân số và dự báo giai đoạn cơ cấu dân số “vàng” ở Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo thảo quốc gia về biến đổi cơ cấu dân số. Hà Nội, 6-2009 4. GS.TS Nguyễn Đình Cử (2012). Nhu cầu chuyển đổi từ chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình sang chính sách phát triển dân số, Viện dân số và các vấn đề xã hội. Đại học Kinh tế Quốc dân. 5. Cục thống kê Hà Nội, Niên giám thống kê Hà Nội ( 2013). Nxb Thống Kê, Hà Nội. 6. Cục thống kê Hà Nội, (2013) Báo cáo Kết quả thực hiện Pháp lệnh Dân số và biện pháp triển khai công tác dân số phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội tại Hà Nội. 7.Phạm Tất Dong – Lê Ngọc Hùng (2006), Xã hội học, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội. 8. Diana Leat (2005), Theories of social change. 9. PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa, (2006), Tập bài giảng xã hội học dân số. 10. PGS.TS Nguyễn Minh Hòa, (2012). Đô thị hóa, những vấn đề lý thuyết và thực tiễn, Nxb Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh 11. GS.TS. Lê Ngọc Hùng (2009), Lịch sử và lý thuyết xã hội học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 84 12.Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bác khoa Việt Nam, Từ điển bách khoa Việt Nam (2003), Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội 13. GS.TS Trịnh Duy Luân (2004), Xã hội học đô thị, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 14. GS.TS.Trịnh Duy Luân,(2009), Sách Đô thị hóa, chương 2, trang 2. 15. John Macionis,(1998), Sociology. 16.Ngân hàng thế giới,(2010) Báo cáo đánh giá đô thị hóa Việt Nam, trang 3. 17.Setha. M. 1999, Theorizing the city - the new urban Anthropology Reader. New Jersey: Rutgers University Press. 18. Tổng cục thống kê (2009), Kết quả điều tra quy mô dân số theo địa phương, Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, Nxb Thống Kê, Hà Nội. 19. Tổng cục thống kê (2013), kết quả điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình, Nxb Thống Kê, Hà Nội. 20.Tổng cục dân số kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y Tế, (2013), Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ dân số kế hoạch hóa gia đình cho công tác viên dân số kế hoạch hóa gia đình, Hà Nội. 21.Tổng cục tống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu Tư (2011), Chuyên khảo cấu trúc tuổi, giới tính và hôn nhân dân số Việt Nam, Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, Nxb Thống Kê, Hà Nội. 22. Tổng cục thống kê, (2013). Báo cáo điều tra lao động việc làm 2013, Nxb Thống Kê, Hà Nội. 23. TS. Đinh Văn Thông, (2010) “Di dân ngoại tỉnh vào thành phố Hà Nội - vấn đề đặt ra và giải pháp", Hội thảo Phát triển bền vững thủ đô Hà Nội văn hiến, anh hùng, vì hòa bình, Tạp chí Đảng công sản Việt Nam 10/2010. 85 24. Hoàng Bá Thịnh (chủ nhiệm), (2012) Biến đổi cơ cấu, chất lượng dân số trong quá trình đô thị hóa tại Hà Nội: Thực trạng và giải pháp; đề tài Khoa học và Công nghệ. Sở KH&CN thành phố Hà Nội. 25. PGS.TS Vũ Thị Thuyền & TS. Lưu Bích Ngọc (2014). Tài liệu dân số học, Tổng cục dân số kế hoạch hóa gia đình, 2014, Hà Nội. 26. PGS.TS Nguyễn Thị Thiềng, Phạm Thúy Hương, Partrick Gubry, Franck C; J.M Cusset (chủ biên), 2006, Đô thị Việt Nam trong thời kỳ quá độ”, NXB Thế giới. 27. TS. Dương Quốc Trọng, (2013), Báo cáo tổng quan mất cân bằng giới tính khi sinh, Tổng cục dân số kế hoạch hóa gia đình. 28. Báo cáo kinh tế -xã hội Hà Nội, https://docs.google.com 29. Địa giới thành phố Hà Nội mở rộng, http://hanoi.vietnamplus.vn/Home/Dia-gioi-thanh-pho-Ha-Noi-mo-ronglan-thu-ba/20099/96.vnplus 86 [...]... mô tả 3 biến đổi của cơ cấu dân số là biến đổi cơ cấu tuổi , cơ cấu giới tính dân số và cơ cấu nghề nghiệp dân số Bên cạnh đó chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến sự biến đổi cơ cấu dân số này trong quá trình đô thị hóa 4 Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu 4.1 Mục đích của nghiên cứu Đề tài nghiên cứu với mục đích làm sáng rõ những biến đổi cơ cấu dân số Hà Nội dưới tác động của quá trình đô thị hóa và... - Cơ cấu tuổi, cơ cấu giới tính và cơ cấu nghề nghiệp dân số dân số Hà Nội biến đổi như thế nào trong quá trình đô thị hóa? , - Những yếu tố nào ảnh hưởng tới những biến đổi cơ cấu dân số trên ở Hà Nội? 6 Giả thuyết nghiên cứu - Tỷ trọng người già và trẻ em trong cơ cấu tuổi dân số Hà Nội đang có xu hướng gia tăng, nhóm dân số trong độ tuổi lao động vẫn chiếm ưu thế nhưng có nhiều biến động 4 - Tỷ số. .. tới sự biến đổi nói trên 4.2 Nhiệm vụ của nghiên cứu - Làm rõ một số vấn đề về lý luận và thực tiễn về biến đổi cơ cấu dân số hiện nay - Phân tích những biến đổi của cơ cấu tuổi dân số, cơ cấu giới tính dân số và cơ cấu nghề nghiệp dân số Hà Nội dưới tác động của quá trình đô thị hóa - Phát hiện những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của biến đổi cơ cấu dân số đến tăng trưởng kinh tế và biến đổi xã hội... các thành phần kinh tế Các loại cơ cấu dân số này thường được phân tích kết hợp với cơ cấu dân số theo tuổi và giới tính, cho phép hiểu sâu hơn về số lượng và chất lượng dân số Biến đổi cơ cấu dân số là thay đổi trong cơ cấu dấn số, có thể là trong toàn bộ cơ cấu dấn số nói chung hay trong từng cơ cấu dân số Trong khuôn khổ nghiên cứu này, luận văn phân tích những biến đổi về cơ cấu tuổi, giới tính dân. .. đến biến đổi dân số phục vụ cho nghiên cứu của đề tài: Niêm giám thống kê Hà Nội từ năm 2008 đến năm 2013; điều tra lao động việc làm năm 2013 của Tổng cục Thống kê; Báo cáo kinh tế xã hội Hà Nội năm 2009 và năm 2013… 8 Khung phân tích Chính sách phát triển kinh tế - xã hội thủ đô Quá trình đô thị hóa Biến đổi cơ cấu dân số Hà Nội Cơ cấu tuổi dân số Cơ cấu giới tính 6 Cơ cấu nghề nghiệp 9 Kết cấu luận... quá trình tổ chức lại môi trường cư trú của nhân loại; là sự chuyển thể các khuôn mẫu của đời sống xã hội, phổ biến lối sống đô thị Như vậy, quá trình đô thị hoá theo chiều thời gian là một quá trình lịch sử xuyên suốt Trong quá trình đó các dòng di cư mạnh mẽ từ đô thị ra thành thị, sự bành trướng của đô thị ngày càng rộng, số lượng các đô thị ngày một nhiều, dẫn đến nhiều biến đổi trong cơ cấu dân. .. nhìn hai chiều trong việc quy hoạch phát triển dân số và kinh tế xã hội phù hợp Xuất phát từ ý nghĩa trên luận văn chọn hướng nghiên cứu về Biến đổi cơ cấu dân số Hà Nội trong quá trình đô thị hóa 11 1.2 Cơ sở lý luận 1.2.1.Các khái niệm cơ bản 1.2.1.1 Khái niệm dân số Theo PGS.TS Vũ Thị Thuyền & TS Lưu Bích Ngọc trong tài liệu dân số học, viện dân số và các vấn đề xã hội: Dân số là dân cư được xem... rằng: Dân số là tập hợp người sống trong một lãnh thổ nhất định, gắn với các chỉ tiêu đặc trưng là tỷ suất sinh, tỷ suất tử và biến đổi dân số cơ học 1.2.1.2 Khái niệm cơ cấu dân số và biến đổi cơ cấu dân số Cơ cấu dân số là sự phân chia tổng số dân của một vùng thành các nhóm theo một hay nhiều tiêu thức (mỗi một tiêu thức là một đặc trưng nhân khẩu học nào đó).[25;tr25] Có rất nhiều loại cơ cấu dân số. .. giới tính dân số với cơ cấu nghề nghiệp dân số Hà Nội 1.2.1.3 Khái niệm đô thị hóa và quá trình đô thị hóa Khái niệm về đô thị hóa rất đa dạng, bởi vì đô thị hóa chứa đựng nhiều hiện tượng và biểu hiện khác nhau trong quá trình phát triển Theo PGS TS Phạm Hùng Cường thì Đô thị hóa là một hiện tượng kinh tế xã hội phức tạp diễn ra trên một không gian rộng lớn mà người ta có thể biểu thị nó qua các... cơ cấu dân số như: Cơ cấu dân số theo tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn , trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, mức sống , thành thị nông thôn…Việc nghiên cứu cơ cấu dân số cho phép chúng ta nghiên cứu một cách tỷ mỉ và kỹ lưỡng hơn dân số của một địa phương Trong các loại cơ cấu dân số thì hai cơ cấu quan trọng nhất là cơ cấu tuổi và cơ cấu giới tính Bởi vì cơ cấu theo tuổi và giới ... nét dân số Hà Nội 35 2.2 Một số biến đổi cấu dân số Hà Nội trình đô thị hóa 39 2.2.1 Cơ cấu tuổi dân số 40 2.2.2 .Cơ cấu giới tính dân số 53 2.2.3 Cơ cấu nghề nghiệp dân. .. ảnh hưởng từ biến đổi dân số điều cần thiết Xuất phát từ thực tế lựa chọn đề tài: Biến đổi cấu dân số Hà Nội trình đô thị hóa với mong muốn khắc họa tranh dân số Hà Nội trình đô thị hóa Ý nghĩa... cứu Dân số Hà Nội 3.3 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: Biến đổi cấu dân số Hà Nội trình đô thị hóa (từ năm 2008-2013) Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung mô tả biến đổi cấu dân số Hà Nội

Ngày đăng: 09/10/2015, 19:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan