Gia tăng tự nhiên

Một phần của tài liệu Biến đổi cơ cấu dân số hà nội trong quá trình đô thị hóa (Trang 80)

9. Kết cấu luận văn

3.3.1. Gia tăng tự nhiên

Trong những năm qua, Hà Nội là địa phương đi đầu cả nước trong thực hiện một số chỉ tiêu trong công tác Dân số kế hoạch hóa gia đình. Tốc độ gia tăng quy mô dân số đã được kiểm soát tuy nhiên vẫn có sự gia tăng.

Đơn vị: %0

Nguồn: Niên giám Thống kê Hà Nội

Biều đồ 3.1 : Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên Hà Nội qua các năm Trong những năm qua Hà Nội về cơ bản mức độ tăng dân số tự nhiên củ Hà Nội tương đối ổn định. Theo số liệu của điều tra biến động dân số và nhà ở tính đến 1/4/2013 quy mô dân số toàn thành phố là gần 70 triệu người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên toàn thành phố ổn định ở mức: 12,71%o (năm 2009) và đạt tỷ lệ 12,49%o (năm 2011) và năm 2012 tăng lên là 15,35%o, đến năm 2013 giảm xuống còn 12,28%. Toàn thành phố tiếp tục duy trì mức sinh thay thế (số con bình quân của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ - TFR) là 2,0. Trước năm 2008, Hà Nội (cũ) là 1,83 con/phụ nữ và của Hà Tây là 2,0

con/phụ nữ. Sau khi hợp nhất mức sinh của Hà Nội tiếp tục giảm từ 2,08 con năm 2009 và năm 2012 là 2,06 con.. Nhìn chung, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên của các cặp vợ chồng cũng có xu hướng giảm dần từ năm 2009 đến nay mặc dù trước khi có Pháp lệnh sửa đổi điều 10 của Pháp Lênh Dân Số năm 2003 được ban hành (2008), tỷ lệ sinh con thứ 3 của các cặp vợ chồng có xu hướng tăng nhẹ. So với các địa phương khác trên toàn quốc, tỷ lệ sinh phụ nữ sinh con từ thứ thứ 3 trở lên của Hà Nội thấp hơn nhiều và cũng thấp hơn so với mặt bằng chung của khu vực thành thị của cả nước (8,61% ở Hà Nội, 9,6% khu vực thành thị của cả nước và 14,2% của toàn quốc).

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh, các yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau, khó có thể tách riêng ảnh hưởng của từng yếu tố.

Những yếu tố tự nhiên, sinh học

Khả năng sinh sản chỉ có ở một nhóm tuổi nhất định (tuổi có khả năng sinh sản). Nơi nào có số phụ nữ trong tuổi có khả năng sinh sản cao (đặc biệt độ tuổi từ 20 đến 30) thì mức sinh cao và ngược lại. Dân số Hà Nội trong những năm 2009- 2013 tỷ lệ dân số trong độ tuổi kết khá cao, đặc biệt là dân số nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên tỷ lệ tăng dân số mặc dù đã có giảm dưới ảnh hưởng của các chính sách về dân số kế hoạch hóa gia đình nhưng vẫn có sự gia tăng đáng kể. Điều kiện tự nhiên của môi trường sống cũng ảnh hưởng đến mức sinh. Nơi nào có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển sinh sản thì nơi đó dân số tăng nhanh.

-Phong tục tập quán và tâm lý xã hội

Tập quán và tâm lý xã hội có tác động lớn đến mức sinh.

Tập quán kết hôn sớm, muốn có nhiều con, thích con trai, có nếp có tẻ... là tập quán và tâm lý chung của xã hội cũ, những xã hội có trình độ kinh tế, văn hoá cổ truyền.

Việt Nam là một quốc gia châu Á có nền văn hoá truyền thống, trong đó tư tưởng Nho giáo đóng vai trò chủ đạo. Một trong những giá trị của Nho giáo là mô hình gia đình truyền thống, trong đó việc nối dõi tông đường, thờ phụng tổ tiên, phụng dưỡng cha mẹ là những giá trị nền tảng. Trong nền văn hoá đó, tâm lý ưa thích con trai trở lên mãnh liệt cho mỗi cá nhân, mỗi cặp vợ chồng, mỗi gia đình và mỗi dòng họ. Hệ thống an sinh xã hội cho người cao tuổi chưa phát triển, nhất là ở các khu vực nông thôn, nơi có tới 70% dân số đang sinh sống. Người già hầu hết không có lương hưu, hay trợ cấp xã hội, họ cần sự chăm sóc về y tế. Tất cả phụ thuộc vào khả năng phụng dưỡng của con cái, mà theo quan niệm của gia đình truyền thống, trách nhiệm đó chủ yếu thuộc về con trai. Người già vì thế sẽ cảm thấy lo lắng cho tương lai và bất an khi về già nếu không có con trai.

Do nhu cầu phát triển kinh tế hộ gia đình: ở nhiều vùng nông thôn, các công việc nặng nhọc, đặc biệt là công việc trong các ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp, khai thác khoáng sản, đi biển đánh bắt thuỷ hải sản xa bờ đều đòi hỏi sức lao động cơ bắp của nam giới. Chính vì vậy, con trai vừa là trụ cột về tinh thần, vừa là trụ cột về kinh tế cho cả gia đình.

Tất cả những điều đó đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi cá nhân, và trở thành một phần của nền văn hoá truyền thống Việt Nam. Ưa chuộng con trai chính là nguyên nhân gốc rễ của hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, còn một nguyên nhân phụ trợ nữa dẫn tới mất cân bằng giới tính khi sinh là do những chuẩn mực xã hội mới như gia đình qui mô nhỏ cũng tạo áp lực giảm sinh, khi mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 1-2 con. Điều này dường như xung đột với giá trị văn hoá truyền thống là phải có con trai bằng mọi giá. Chính sự xung đột này đã tạo áp lực đối với các cặp vợ chồng: vừa mong muốn có ít con, lại mong muốn trong số đó phải có con trai. Đây là động lực

khiến các cặp vợ chồng tìm kiếm và sử dụng các dịch vụ lựa chọn giới tính trước sinh. Những tiến bộ trong y học, nhất là các kỹ thuật lựa chọn giới tính trước sinh đã trở thành như một “cứu cánh” đối với một số cặp vợ chồng để đáp ứng được cả 2 mục tiêu.

Ngoài ra, những chính sách giải quyết các vấn đề liên quan đến bất bình đẳng giới chưa thật thỏa đáng cũng góp phần thúc đẩy một số phụ nữ chủ động tìm kiếm các dịch vụ lựa giới tính trước sinh.

Ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển, xuất hiện những chuẩn mực mới như kết hôn muộn, gia đình nhỏ, nam nữ bình đẳng... dẫn đến mức sinh giảm.

Một phần của tài liệu Biến đổi cơ cấu dân số hà nội trong quá trình đô thị hóa (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)