Lý thuyết biến đổi xã hội

Một phần của tài liệu Biến đổi cơ cấu dân số hà nội trong quá trình đô thị hóa (Trang 27)

9. Kết cấu luận văn

1.2.2.2. Lý thuyết biến đổi xã hội

Lý thuyết này chỉ ra rằng, cũng như giới tự nhiên, mọi xã hội, mọi nền văn hoá đều không ngừng biến đổi. Sự ổn định xã hội chỉ là sự ổn định tương đối, còn thực tế nó không ngừng thay đổi từ bên trong bản thân nó. Sự biến đổi trong xã hội hiện đại càng rõ ràng hơn. Mọi xã hội đều có những biến đổi mỗi ngày theo những cách thức, mức độ, thời điểm và nhịp độ khác nhau. Những biến đổi đều ít hay nhiều có được sự kế thừa từ quá khứ của nó và theo đuổi một mẫu hình hay một dự định mới được cụ thể rõ ràng. Những trường hợp được coi là biến đổi xã hội.

Thứ nhất, biến đổi xã hội tất yếu là một hiện tượng tập thể, tức là nó bao hàm một tập thể hay một khu vực được đánh giá như một tập thể nó phải tác động tới những điều kiện hay những lối sống hay thậm chí đến thế giới tinh thần của một vài cá nhân.

Thứ hai, biến đổi xã hội là một biến đổi cấu trúc tức là người ta phải quan sát được sự thay đổi trong tổng thể hay trong một vài bộ phận của tổ chức xã hội. Thực tế để nói về sự biến đổi xã hội chủ yếu là người ta có thể chỉ ra sự thay đổi về những thành phần, cấu trúc hay văn hóa của tổ chức xã hội và có thể mô tả một cách đầy đủ chính xác nhất về những thay đổi đó.

Thứ ba, giả định rằng trước kia người ta có thể xác định được sự biến đổi cấu trúc. Nói cách khác, người ta phải mô tả được tổng thể những thời điểm chuyển đổi hay sự nối tiếp của những chuyển đổi đó giữa hai hay nhiều thời điểm từ trước đó (giữa các điểm T1, T2…Tn). Thực tế, người ta chỉ có thể đánh giá và đo lường sự biến đổi xã hội đối với một thời điểm tham khảo trong quá khứ. Từ thời điểm tham khảo có thể nói rằng đã có sự biến đổi.

Thứ tư, để thực sự là biến đổi cấu trúc thì mọi biến đổi xã hội phải có tính liên tục, tức là chuyển đổi quan sát được không chỉ là những chuyển đổi bề ngoài.

Ngoài ra, biến đổi xã hội còn được định nghĩa như sau: “Biến đổi xã hội là một quá trình qua đó những khuôn mẫu hành vi, quan hệ xã hội, thiết chế xã hội và hệ thống phân tầng xã hội thay đổi theo thời gian” [7;tr38]

Biến đổi xã hội xảy ra chịu tác động của các yếu tố bên trong đó là kỹ thuật công nghê, văn hóa mới, những cấu trúc xã hội mới, những xung đột, tăng trưởng dân số, tính hiện đại và hiện đại hóa. Trong đó, kỹ thuật và công nghệ mới là một yếu tố cơ bản của sự biến đổi xã hội, cấu trúc xã hội đóng vai trò chủ yếu trong sự biến đổi xã hội, phát triển dân số là một động lực chính đưa đến sự biến đổi xã hội hiện đại, những xung đột xã hội dẫn đến các phong trào xã hội tạo nên sự biến đổi xã hội trên những phạm vi, mức độ khác nhau. Bên cạnh đó các nhân tố bên ngoài cũng tác dộng đến sự biến đổi xã hội như sự truyền bá, sự biến đổi của hệ sinh thái. Như vậy, các yếu tố bên trong và bên ngoài đều tạo ra sự biến đổi xã hội, và cả hai có thể là nguyên nhân khiến các xã hội sụp đổ. Sự biến đổi xã hội có thể mang ý nghĩa tích cực, tiến bộ, nhưng cũng có thể mang ý nghĩa ngược lại

Các nhà xã hội học khi xem xét đến sự phát triển của xã hội, đã đưa ra một số lý thuyết để giải thích tại sao biến đổi xã hội lại xảy ra và dự đoán những biến đổi sẽ diễn ra trong tương lai.

Nhìn chung biến đổi xã hội và dân số có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau Sự tăng trưởng nhanh về dân số là một động lực chính đưa đến sự biến đổi xã hội hiện đại. Sự biến đổi căn bản về quy mô dân số có thể gây ra thay đổi sâu sắc về văn hóa, xã hội. Lúc dân số một xã hội tăng nhiều hơn đã đặt ra những vấn đề mới đòi hỏi những mô hình mới của tổ chức xã hội. Sự phát triển dân số hoặc sự giảm sút dân số đều có tác động mạnh đến sự biến đổi xã hội. Và ngược lại những biến đổi về mặt xã hội cũng tạo nên những biến đổi dân số. Cơ cấu xã hội thay đổi, quy mô dân số, cơ cấu dân số cũng thay đổi theo trong xã hội đó.

1.2.2.3.Lý thuyết biến đổi dân số

Nói đến nghiên cứu về dân số không thể không nhắc tới học thuyết kinh điển về dân số của Malthus (sinh năm 1766 – mất năm 1834 nhà nhân khẩu học, kinh tế học người Anh) cho rằng dân số thế giới của 25 năm lại tăng gấp đôi và tăng lên như vậy từ thời kỳ này qua thời kỳ khác theo cấp số nhân trong khi của cải vật chất chỉ tăng theo cấp số cộng.

Hai là, học thuyết về quá độ dân số, cho rằng mỗi nước phát triển phải trải qua ba giai đoạn tiến triển dân số. Ở giai đoạn 1, tỷ suất sinh và tỷ suất chết khá cao, mức sinh cao hơn một chút so với mức chết, vì vậy dân số tăng khá chậm, thậm trí ổn định. Đến giai đoạn 2, thời kỳ cách mạng công nghiêp, cùng với những tiến bộ trong công nghiệp, mức sống vật chất tinh thần, chăm sóc sức khỏe ban đầu và các phương pháp y tế công đồng được nâng cao nhờ đó mà tỷ lệ tử vong giảm rõ rệt, tuổi thọ trung bình tăng cao, trong khi đó tỷ lệ sinh lại không có thay đổi đáng kể gì. Kết quả là thời kỳ này dân số tăng nhanh, hay còn gọi là thời kỳ bùng nổ dân số. Giai đoạn 3, tác động của công nghiệp hóa tới các điều kiện kinh tế xã hội dẫn đến những thay đổi làm tăng tuổi thọ trung bình, đồng thời làm mức sinh giảm dần. Đến cuối giai đoạn này mức sinh và mức chết đều rất thấp. Nguyên nhân chủ yếu là đời sống cao, chăm sóc y tế tốt, phụ nữ tham gia lao động sản xuất và các công tác xã hội khác nên có ý thức sinh con ít, chuyển từ nhu cầu số lượng sang chất lượng đối với con cái. Như vậy dân số ở các nước phát triển đã đi từ trạng thái cân bằng lãng phí (sinh nhiều chết nhiều) sang trạng thái cân bằng tiết kiệm (sinh ít chết ít).

Ba là, lý thuyết dân số của Mác- Enghen: Trong các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa duy vậy lịch sử. Mác – Enghen và Lê Nin đã nhiều lần đề cập đến vấn đề dân số. Một trong những luận điểm quan trọng hàng đầu của học thuyết Mác – Enghen về dân số là quan điểm cho rằng mỗi hình thức kinh

tế xã hội có quy luật dân số tương ứng với nó, phương thức sản xuất như thế nào thì sẽ có quy luật phát triển dân số như thế ấy. Mác – Enghen cho khẳng định rằng sản xuất vật chất và tái sản xuất dân cư suy cho cùng là nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội loài người. Căn cứ vào những điều kiện cụ thể của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội mỗi quốc gia phải xác định quy mô dân số tối ưu để một mặt đảm bảo sự hưng thịnh của đất nước, mặt khác nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi người dân. Con người có thể kiểm soát các quá trình dân số nhằm phục vụ cho sự phát triển của xã hội, cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho chính mình.

Việt Nam là quốc gia đang phát triển, chúng ta đang ở vào giai đoạn cách mạng công nghiệp chuyển dần sang công nghiệp hóa, cùng với những biến đổi về đời sống kinh tế xã hội, dân số cũng đang có những biến đổi khá nhanh.

Một phần của tài liệu Biến đổi cơ cấu dân số hà nội trong quá trình đô thị hóa (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)